You are on page 1of 23

TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP - VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CÁC THIẾT BỊ


TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG XANH:
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Hà Nội, tháng 6/2023


www.viettel.com.vn
NỘI DUNG BÁO CÁO
1 NĂNG LƯỢNG XANH VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

2 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ CỦA VIỆT NAM

3 VIETTEL THAM GIA PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ NĂNG LƯỢNG XANH

4 KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

www.viettel.com.vn
NĂNG LƯỢNG XANH VÀ TIỀM
NĂNG PHÁT TRIỂN

2
1 TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG XANH 3

Hệ sinh thái năng lượng xanh

Chuyển hóa năng lượng Tích trữ năng lượng Quản lý sử dụng
năng lượng
Điện mặt trời Hệ thống Pin Lithium
Điện gió Hydrogen Smart Grid Net Zero
Điện sinh khối Pin dòng chảy Tủ nguồn thông minh 2050
Địa nhiệt Thủy điện tích năng AC/DC inverter
Các nguồn khác Các dạng dự trữ khác Smart EMS-IOT
2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM 4

Tiềm năng điện gió, mặt trời


1. Tiềm năng điện gió
 Theo WB, Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió lớn nhất Đông Nam
Á đạt 513 GW, lớn hơn 10 lần tổng công suất ngành điện năm 2020.
 Tổng tiềm năng kỹ thuật đạt khoảng 377 GW
+ Điện gió trên bờ/gần bờ: đạt ~ 217 GW
+ Điện gió ngoài khơi: đạt ~ 160 GW
2. Tiềm năng điện mặt trời
 Tiềm năng điện mặt trời khoảng 963 GW (mặt đất 837,4 GW; mặt
nước 77,4 GW; mái nhà 48,2 GW)
CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG
ĐIỆN GIÓ CỦA VIỆT NAM

5
1 CƠ HỘI PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN GIÓ CỦA VIỆT NAM 6

Một số điểm nổi bật của quy hoạch điện 8


 Ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời tự sản tự tiêu.
 Phát triển điện mặt trời phải kết hợp với pin lưu trữ.
 Phát triển mạnh điện gió ngoài khơi kết hợp với các loại hình năng
lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió trên bờ,…) để sản xuất
năng lượng mới (hydro, amoniac xanh,...) phục vụ trong nước và xuất
khẩu.
 Ưu tiên phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ trong
nước và xuất khẩu, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.
 Đến năm 2030 công suất pin lưu trữ đạt 300 MW, đến năm 2050 công
suất thủy điện tích năng và pin lưu trữ đạt 45,5 GW.
 Ban hành thí điểm, tiến tới xây dựng chính thức cơ chế hợp đồng
mua bán điện trực tiếp giữa nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo và
khách hàng tiêu thụ đồng bộ với sửa đổi Luật Điện lực và lộ trình thực
hiện thị trường điện cạnh tranh. Nghiên cứu xây dựng quy định thu
phí đối với các hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA).
2 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SẢN XUẤT TURBINE CÔNG NGHIỆP 7

Tổng quan turbine điện gió công nghiệp

Xu hướng phát triển công suất turbine điện gió

Vị trí triển khai lắp đặt điện gió ngoài khơi


2 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SẢN XUẤT TURBINE CÔNG NGHIỆP 8

Tổng quan turbine điện gió công nghiệp

Top 10 nhà sản xuất turbine điện gió lớn nhất thế giới năm 2021

Tỉ lệ chi phí đầu tư cho dự án điện gió ngoài khơi


(nangluongvietnam.vn)

Thị phần của các hãng sản xuất turbine điện gió tại Việt Nam
(Nguồn: Thống kê từ 84 dự án điện gió đã triển khai)
2 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SẢN XUẤT TURBINE CÔNG NGHIỆP 9

Cấu tạo và tỉ trọng giá thành

TT Thành phần Tỷ trọng

1 Cột 26.3 %
2 Cánh 22.2 %
3 Hộp số 12.9 %
4 Máy phát 3.44 %
5 Bộ chuyển đổi 5.01 %
6 Biến áp 3.59 %
7 Khung chính 2.8 %
8 Vỏ bảo vệ 1.35 %

Bộ điều chỉnh
9 1.25%
hướng

Tỉ lệ giá thành các bộ phận của turbine điện gió


(Nguồn: Wind Direction 2007)

Tối thiểu công suất lắp đặt 2 GW/năm mới đảm bảo thị trường cho nội địa hóa.
2 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SẢN XUẤT TURBINE CÔNG NGHIỆP 10

Các công ty có khả năng tham gia vào nội địa hóa

TT Hạng mục sản xuất Các công ty lớn tại VN tham gia

1 Hộp vỏ, trục cánh quạt, máy phát và lắp ráp GE (máy phát và hệ thống điều khiển), Helukabel (dây cáp)

2 Cột CS wind

3 Cánh quạt Chỉ cung cấp vật liệu: An Việt Long, Triac Composites

4 Cung cấp cáp ngầm Không có

Khung: Alpha ECC, Công ty xây lắp dầu khí PetroVietnam,


5 Trạm biến áp ngoài khơi Công ty chế tạo giàn khoan dầu khí, PTSC, Vietsovpetro
Phần điện: ABB, Hyosung
Alpha ECC, Công ty xây lắp dầu khí PetroVietnam, Công ty chế
6 Cung cấp móng
tạo giàn khoan dầu khí, PTSC, Vietsovpetro
Công ty vận tải liên hiệp Huy Hoàng, PTSC và Vietsovpetro-
7 Lắp đặt turbine và móng
chắc chắn phải liên kết với các nhà thầu nước ngoài

8 Bảo trì Nhiều công ty


2 ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SẢN XUẤT TURBINE CÔNG NGHIỆP 11

Thị trường trong nước - cơ hội

 Thị trường điện gió ngoài khơi đến 2050 của Việt Nam là 70 GW tương
đương với gần 200 tỷ USD.
 Hầu hết các khu vực ngoài khơi là vị trí trọng yếu về an ninh quốc
phòng, cơ hội để doanh nghiệp nhà nước tham gia và giám sát dự án.
 Là sản phẩm siêu trường, siêu trọng và phải may đo theo từng khu vực
nên là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với sản
phẩm nhập khẩu (giảm 20 - 30 % chi phí vận chuyển và nhập khẩu,
giảm ít nhất 10 % chi phí O&M).
 Nguồn nhân lực về R&D dồi dào, nhiều doanh nghiệp trong nước có
kinh nghiệm triển khai điện gió trên bờ và gần bờ sẵn sàng tham gia
chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi.
VIETTEL THAM GIA PHÁT TRIỂN
NĂNG LƯỢNG XANH

12
1 HỆ THỐNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG 13

Công suất nhỏ (< 5 kW)


 Ứng dụng:
 Cho các trạm viễn thông BTS.
 Cho mục đích sinh hoạt và sản xuất của các hộ gia đình, trang trại nhỏ, tòa nhà văn phòng.
 Viettel đã nghiên cứu làm chủ các công nghệ lõi:
 Biến tính nâng cao dải nhiệt độ làm việc của dung dịch điện ly thô.
 Chế tạo bộ biến đổi hybrid inverter công suất 5 kW.
 Thiết kế, chế tạo: Vỏ và phụ kiện, điện cực, quản lý năng lượng (BMS, EMS) cho hệ công suất nhỏ.
 Sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh: Hệ thống lưu trữ công suất nhỏ 5-10 kW cho hộ gia đình và các ứng dụng lưu trữ
cỡ nhỏ cho tòa nhà văn phòng sử dụng ắc quy Lithium hoặc Vanadium.

Hệ thống lưu trữ công nghệ Hệ thống lưu trữ công nghệ Lithium 5 kW
Vanadium 5 kW
1 HỆ THỐNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG 14

Công suất nhỏ (< 5 kW)


 Viettel có hệ thống phòng lab nghiên cứu điện  Làm chủ công nghệ biến tính nâng cao dải nhiệt độ làm việc
hóa hiện đại, đội ngũ kỹ sư chất lượng cao (10 kỹ của chất điện ly thô từ các nhà cung cấp uy tín từ Úc, Mỹ
sư điện hóa), hợp tác với nhiều trường đại học (electrolyte) lên dải (-10 0C đến 55 0C), cao hơn các sản
trong và ngoài nước: Đại học Monash (Úc), NUS phẩm thương mại hiện nay 5 0C.
(Singapore),…
1 HỆ THỐNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG 15

Công suất nhỏ (< 5 kW)


 Làm chủ công nghệ chế tạo bộ biến đổi công suất hybrid inverter công suất 5 kW:

 Làm chủ công nghệ thiết kế cơ khí, điện cực, BMS, EMS cho hệ công suất nhỏ:

Khung vỏ cơ khí Stack 5 kW BMS VÀ EMS


1 HỆ THỐNG LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG 16

Công suất lớn (> 100 kW)


 Ứng dụng:
 Lưu trữ cho các nhà máy điện gió, mặt trời bị cắt đỉnh công suất, hỗ trợ lưới điện bù công suất tải.
 Lưu trữ cho các khu công nghiệp, nhà máy lắp đặt điện mặt trời áp mái không sử dụng hết công suất.
 Viettel đã nghiên cứu làm chủ các công nghệ lõi:
 Điện cực: Làm chủ hoàn toàn công nghệ, thiết kế, chế tạo điện cực cơ sở cho hệ thống công suất lớn. Các phương
pháp biến tính, nâng cao hiệu suất điện cực; làm chủ công nghệ chế tạo 2 thành phần chính của điện cực (graphite
felt và bipolar plate) trong nước.
 Electrolyte: Làm chủ các phương pháp biến tính nâng cao nhiệt độ, hiệu suất, mật độ công suất.
 Inverter: Làm chủ công nghệ, thiết kế, chế tạo bộ bidirectional inverter 100 kW, đạt các tiêu chuẩn nối lưới Việt Nam
và Quốc tế.
 Sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh: Viettel đã ký hợp đồng với đối tác, đang triển khai hệ thống lưu trữ năng lượng
công suất 100 kW/ 500 kWh tại tỉnh Đồng Nai.
2 HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ 17

Công suất nhỏ (< 5 kW)


 Ứng dụng:
 Cho các trạm BTS (sử dụng cột độc lập hoặc tích hợp vào các cột BTS sẵn có).
 Ứng dụng cho mục đích sinh hoạt trên các đảo nhỏ ven biển, nhà giàn cho Hải quân,…
 Ứng dụng cho mục đích sinh hoạt cho các hộ gia đình, văn phòng làm việc trên các tòa
nhà,…
 Ứng dụng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (trồng Thanh Long, nuôi tôm,…).
 Viettel đã nghiên cứu làm chủ các công nghệ lõi:
 Thiết kế tính toán, mô phỏng, tối ưu biên dạng khí động học và khả năng chịu lực, điều
kiện làm việc của cánh turbine.
 Công nghệ điều khiển
 Thiết kế, chế tạo và tối ưu hiệu suất máy phát điện (Công nghệ vật liệu, thiết kế cơ khí,
làm mát, mô phỏng điện từ trường)
 Công nghệ xử lý bề mặt chống ăn mòn muối biển.
 Sản phẩm đã sản xuất, kinh doanh: Hoàn thành nghiên cứu, chế thử, đang trang bị thử
nghiệm tại một số trạm BTS của Viettel.
2 HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ 18

Điện gió công nghiệp ngoài khơi


Sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản xuất, dịch vụ phát triển ngành điện gió ngoài khơi với thế mạnh của Viettel:
 Tham gia khảo sát biển.
 Nghiên cứu, sản xuất các hệ thống giám sát (SCADA), phần mềm điều khiển, trung tâm dữ liệu,…
 Tham gia O&M.
 Sản xuất các linh kiện/ module điện tử, cơ khí phù hợp với trang thiết bị, nhà xưởng hiện có.
KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT

19
1 THÁCH THỨC - KHÓ KHĂN 20

Thách thức - khó khăn


 Chi phí đầu tư lớn (tỷ USD). Chưa rõ bài toán thị trường đầu ra, phải cạnh tranh với đối thủ từ
nước ngoài đã có thương hiệu.
 Chính phủ chưa có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển ngành năng lượng xanh
như: Vốn vay ưu đãi dài hạn, bảo hộ đầu ra hoặc giao doanh nghiệp trong nước các dự án thí
điểm cấp quốc gia (cần tham khảo chính sách phát triển điện gió, pin tích năng của chính phủ
Trung Quốc, Úc,...).
 Nền tảng công nghiệp nặng còn yếu, thiếu chuỗi cung ứng vật tư trong nước (hầu hết các vật tư,
nguyên vật liệu phải nhập khẩu dẫn đến chi phí sản xuất cao).
 Cần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian dài để tiếp cận với công nghệ phức
tạp trong lĩnh vực này.
2 KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT 21

Kiến nghị - đề xuất


 Chính phủ cho phát triển thí điểm điện gió ngoài khơi có sự tham gia của các tập đoàn lớn nhà nước.
 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để sản xuất thiết bị năng lượng xanh
trong nước.
 Chính phủ yêu cầu các nhà đầu tư phải có tỉ lệ nội địa hóa ít nhất 30% để phát triển ngành công
nghiệp năng lượng xanh.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

22

You might also like