You are on page 1of 115

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn và các
số liệu kết quả tính toán trong luận văn là hoàn toàn trung thực dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.VS.TSKH. Trần Đình Long.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
MỤC LỤC
Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 4
Danh mục các bảng 5
Danh mục các hình vẽ 6
Mở đầu 7
Chương 1: Bối cảnh hình thành và phát triển thị trường điện Việt 9
Nam
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh tại Việt 9
Nam
1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường 11
điện tại Việt Nam
1.2.1. Hai bước của mỗi cấp: thí điểm và hoàn chỉnh 15
1.2.2. Các điều kiện tiên quyết của từng cấp độ phát triển 27
1.3. Mô hình tổ chức ngành điện Việt Nam trong điều kiện thị 32
trường phát điện cạnh tranh
1.4. Nguyên tắc vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam 34
(VCGM)
Chương 2: Nghiên cứu về tái cấu trúc ngành điện tương ứng với 39
các cấp độ phát triển của thị trường điện
2.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức của EVN 39
2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu ngành điện trong điều kiện thị trường điện 43
cạnh tranh
2.3. Tái cơ cấu EVN 46
2.3.1. Thành lập các đơn vị phát điện độc lập 47
2.3.2. Thành lập Tổng Công Ty Truyền Tải điện 49
2.3.3. Thành lập Công Ty Mua Bán Điện 53
2.3.4. Hoạt động của Cục Điều Tiết Điện Lực 55

-1-
2.3.5. Các phương án tái cơ cấu cho ngành điện Việt Nam trong giai 59
đoạn thị trường phát điện cạnh tranh
Chương 3: Cơ cấu giá điện trong thị trường điện cạnh tranh 63
3.1. Hiện trạng cơ chế giá điện Việt Nam 63
3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi định giá 66
3.3. Phương pháp xác định giá phát điện 66
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện 67
3.3.1.1. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện công nghệ 68
cho Nhà máy điện chuẩn
3.3.1.2. Phương pháp xây dựng giá cố định công nghệ bình quân 68
của Nhà máy điện chuẩn
3.3.1.3. Phương pháp xác định giá biến đổi công nghệ của Nhà 72
máy điện chuẩn cho năm áp dụng khung giá
3.3.1.4. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy 73
thuỷ điện
3.3.2. Nguyên tắc xác định giá phát điện theo từng năm của hợp 74
đồng mua bán điện
3.3.3. Nguyên tắc điều chỉnh giá phát điện từng năm trong hợp đồng 75
mua bán điện
3.3.3.1. Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy nhiệt 76
điện theo từng năm của hợp đồng mua bán điện
3.3.3.2. Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy thủy 78
điện mới theo từng năm của hợp đồng mua bán điện
3.3.3.3. Phương pháp chuyển đổi giá phát điện của nhà máy nhiệt 79
điện hiện có để áp dụng cho hợp đồng mua bán điện trong Thị trường
phát điện cạnh tranh
3.4. Phí truyền tải điện 81
3.4.1. Các phương pháp xác định phí truyền tải 81
3.4.1.1. Phí đấu nối 82

-2-
3.4.1.2. Phí sử dụng lưới truyền tải 83
3.5. Giá phân phối điện 91
3.5.1. Phương pháp luận chung cho thiết lập giá phân phối/ bán lẻ 91
điện
3.5.2. Phí đấu nối hệ thống phân phối điện 94
3.5.3. Phí sử dụng hệ thống phân phối điện 94
Chương 4: Áp dụng tính toán khung giá phát điện cho nhà máy 96
nhiệt điện trong hệ thống điện Việt Nam
4.1. Các số liệu chỉ tiêu kinh tế đầu vào 96
4.2. Ví dụ áp dụng tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương (Lạng 99
Sơn)
4.2.1. Giới thiệu về nhà máy Nhiệt Điện Na Dương 99
4.2.2. Áp dụng tính toán 100
Kết luận 105
Tài liệu tham khảo 106
Phụ lục 109

-3-
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài:


Trong giai đoạn hiện nay, ngành điện đang phải đối mặt với vấn đề thiếu vốn
đầu tư vào nguồn và lưới điện. Đây cũng là một trong những lí do khiến các dự án
đầu tư xây dựng các nguồn và lưới điện bị chậm tiến độ dẫn đến việc cung không
đủ cầu nên việc thiếu điện diễn ra thường xuyên. Trước tình hình đó, ngành điện
một mặt huy động nguồn vốn tự có đồng thời kêu gọi đầu tư từ các nhà đầu tư khác
nhau như: các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài…
Tuy nhiên, để thu hút các nhà đầu tư bên ngoài EVN tham gia vào hoạt động
điện lực thì vấn đề đặt ra là phải tạo sự cạnh tranh công bằng cho các bên tham gia.
Do đó thị trường điện cạnh tranh ra đời để đáp ứng nhu cầu tất yếu đó. Giá điện là
một yếu tố rất quan trọng trong quá trình cạnh tranh này. Việc xác định giá điện
trong thị trường phát điện cạnh tranh khá phức tạp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của thị trường. Vì vậy việc nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến giá
điện trong thị trường phát điện cạnh tranh mang tính thời sự cấp bách.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc ngành điện tương thích với các cấp độ phát
triển của thị trường và cơ cấu giá điện trong thị trường điện Việt Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong khuôn khổ luận văn, nội dung nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi
các vấn đề liên quan đến sự cần thiết phải xây dựng và phát triển thị trường điện lực
cạnh tranh tại Việt Nam, các cấp độ phát triển thị trường và cấu trúc của ngành
điện tương ứng với từng cấp độ, cơ cấu giá điện trong thị trường điện cạnh tranh và
đối tượng áp dụng cho hệ thống điện Việt Nam.
3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
Đầu năm 2012, theo quyết định của Chính Phủ Việt Nam bắt đầu vận hành thị
trường phát điện cạnh tranh - Giai đoạn (cấp độ) đầu tiên của lộ trình phát triển thị
trường điện.

-7-
Nhiều vấn đề liên quan cần được nghiên cứu để đảm bảo điều khiển và vận
hành thị trường có hiệu quả, trong đó có vấn đề tái cơ cấu và xây dựng cấu trúc của
ngành điện tương thích với từng cấp độ phát triển, cách tính các loại giá và phí
trong cơ cấu giá điện của hệ thống điện Việt Nam. Vì vậy nội dung nghiên cứu
trong luận văn có thể được xem như có tính khoa học và giá trị áp dụng thực tiễn.
Để có thể đạt được kết quả nghiên cứu của luận văn, học viên xin chân thành
cảm ơn sự tham gia giúp đỡ và đóng góp ý kiến tích cực cho nội dung luận văn của
các đồng nghiệp tại nhà máy Nhiệt Điện Na Dương (Lạng Sơn), đặc biệt là sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của VS.GS.TSKH Trần Đình Long - Bộ Môn Hệ Thống
Điện - Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

-8-
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN (Electriciy of Vietnam) : Tập đoàn Điện Lực Việt Nam
IPP (Independent Power Producer) : Đơn vị phát điện độc lập
PPA ( Power Purchase Agreement) : Hợp đồng mua bán điện
SCADA/EMS (Supervisory Control And Data Acquisition/Energy Management
System) : Hệ thống quản lý vận hành và đo đếm
từ xa/quản lí năng lượng
SO/MO(System Operator/Market Operator): Đơn vị điều hành hệ thống/thị trường
CfD (Contract for Difference) : Hợp đồng sai khác
BOT (Building-Operating-Transfering) : Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao
PVN (Petrol Vietnam) : Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam
TKV : Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
CTNĐ : Công ty nhiệt điện
CTTNHHMTV : Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên
CTTVXDĐ : Công ty tư vấn xây dựng điện
EPTC (Electric Power Trading company) (SB)
: Đơn vị mua duy nhất
TT : Đơn vị truyền tải
PP/BL : Đơn vị phân phối/bán lẻ
KH : Khách hàng
NPT (National Power Tranmission Coporation)
: Tổng công ty truyền tải điện Quốc Gia
ERAV (Electricity Regulatory Authority of Vietnam)
: Cục điều tiết điện lực (Bộ Công
Thương)
MBB : Đơn vị mua bán buôn
KL : Khách hàng lớn

-4-
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Các điều kiện tính toán cho nhà máy Nhiệt Điện Na Dương
(Lạng Sơn)..........................................................................................................101
Bảng 4.2. Kết quả tính toán khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện than
Na Dương ...........................................................................................................104

-5-
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc thị trường một người mua nội bộ EVN ................................16
Hình 1.2. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh một đơn vị mua hoàn chỉnh.20
Hình 1.3. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh.....................................24
Hình 1.4. Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.......................................... 26
Hình 3.1. Ví dụ mô tả tỉ lệ dòng công suất ra và vào tại một nút ....................... 86

-6-
CHƯƠNG 1.
BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM
1.1. Sự cần thiết phải xây dựng thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam.
Hiện nay mô hình tổ chức của ngành điện nước ta về cơ bản là mô hình tích hợp
ngành dọc cả 3 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Cả 3 khâu này
hiện phần lớn do EVN độc quyền quản lí, chỉ có 1 phần nhỏ thuộc kinh doanh điện
nông thôn; kinh doanh điện trong 1 số khu công nghiệp và một số nhà máy điện
BOT và IPP (chiếm khoảng 30% công suất đặt hệ thống) là do các doanh nghiệp
ngoài EVN quản lí.
Cách quản lí độc quyền dẫn đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kinh doanh
không đáp ứng được yêu cầu phát triển, giá điện chưa thực sự hợp lí, tình trạng độc
quyền có thể dẫn đến cửa quyền làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính
đáng của người sử dụng điện. Do nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng cao thị
trường độc quyền bộc lộ thêm nhược điểm là không đáp ứng được nhu cầu về công
suất cũng như sản lượng cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội do không thu hút
được các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống nguồn và lưới đ iện.
Theo dự báo của Viện Năng Lượng, nhu cầu phụ tải sẽ tiếp tục tăng cao trong
thời gian đến, trong giai đoạn 2011-2020 dự báo nhu cầu điện tăng ở mức 11%-
15%/năm, đột biến có thể cao hơn. Tổng nhu cầu sản lượng điện năm 2015 (theo dự
báo trong QHĐ VII) theo các phương án cơ sở và cao khoảng 194,3 đến 210,8 tỉ
kWh. Như vậy từ nay đến năm 2015 mỗi năm cần có xấp xỉ 4.500MW công suất
mới để đáp ứng cho nhu cầu phụ tải tăng thêm. Đáp ứng nhu cầu là vấn đề then chốt
đối với mục tiêu phát triển kinh tế Quốc gia. Với tổng công suất nguồn điện phải
đầu tư trong giai đoạn 2011-2030 là 137.800MW, khả năng cân đối vốn đầu tư của
EVN là không thể tự đáp ứng, bên cạnh đó do yêu cầu cấp bách về tiến độ thì năng
lực quản lý là một thách thức lớn đối với EVN. Có thể khẳng định nếu không có các
nguồn lực mới về đầu tư thì khả năng cân đối công suất hệ thống và an ninh hệ
thống sẽ không được đảm bảo. Tăng trưởng nhu cầu điện cao trong những năm gần

-9-
đây đã làm cho công suất phát điện dự phòng rất thấp, có những thời điểm hệ thống
điện không có dự phòng công suất phải cắt giảm phụ tải. Mức dự phòng công suất
thấp không thể đảm bảo an toàn và tin cậy của hệ thống điện. Đến cuối năm 2009
công suất lắp đặt trên 17.600 MW trong khi đó nhu cầu đỉnh vào khoảng 16.048
MW, công suất khả dụng khoảng 16.813 MW. Ở nhiều thời điểm còn thấp hơn do
sự cố của các tổ máy phát điện, do kế hoạch đại tu sửa chữa thiết bị điện, đường
ống dẫn khí…Hệ thống gần như không có dự phòng nên không thể đảm bảo tính tin
cậy và an ninh hệ thống điện. Tình trạng thiếu điện đã diễn ra từ năm 2006 đến nay
và ngày càng gay gắt hơn, trong các năm tới tình trạng thiếu điện vẫn tiếp tục xảy ra
mà nguyên nhân là nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu.
Theo quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam, yêu cầu vốn đầu tư cho phát
triển ngành điện giai đoạn 2011-2030 (Quy hoạch điện VII) vào khoảng 2.977.572
tỷ đồng (tương đương khoảng 156 tỷ USD), bình quân đầu tư hàng năm toàn ngành
điện giai đoạn 2011-2030 là 7,81 tỷ USD/năm. Trong đó vốn đầu tư của EVN là
1.386.563 tỷ đồng chiếm 47% và của các đơn vị ngoài EVN là 1.591.010 tỷ đồng
chiếm 53%. Nếu tính tổng đầu tư xã hội trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 250 tỉ
USD thì đầu tư phát triển điện lực chiếm tỉ trọng khoảng 11,7%, đây là một thách
thức lớn về nguồn vốn và khả năng huy động vốn vì vậy bên cạnh các biện pháp do
EVN thực hiện như xúc tiến cổ phần hóa, phát hành trái phiếu,…..để tạo nguồn vốn
cần tận dụng các nguồn vốn vay đa dạng ODA, OCR, vay tín dụng xuất khẩu…Tuy
nhiên để có thể vay ODA và vay thương mại nước ngoài cần có bảo lãnh của chính
phủ song vẫn còn một số dự án đã có chủ trương nhưng chưa được cấp bảo lãnh.
Theo cân đối tài chính của EVN, nguồn vốn huy động giai đoạn 2011-2015 thông
qua các nguồn tự có của EVN bao gồm vốn khấu hao cơ bản huy động cho đầu tư
theo qui định hiện hành, phần quỹ đầu tư phát triển lợi nhuận từ các công trình liên
doanh và cổ phần chuyển đầu tư,vốn bán cổ phần là 129.096 tỷ đồng; nguồn vốn
vay thu xếp được rất hạn chế chỉ đáp ứng cho một số công trình đầu tư chủ yếu ở
giai đoạn từ nay đến 2015 với tổng số vốn khoảng 83.470 tỷ đồng. Theo tổng nhu
cầu đầu tư (cả lãi xây dựng) đến năm 2015 các công trình của EVN thì nguồn vốn

- 10 -
còn thiếu cho cả nguồn và lưới là khá lớn khoảng 192.000 tỷ đồng. Như vậy nguồn
vốn hiện nay có khả năng huy động chỉ có thể đáp ứng được khoảng 50% vốn đầu
tư cần thiết cho phát triển ngành điện, còn cần huy động thêm vốn đầu tư từ các
nguồn vốn phi chính phủ, việc thu hút lượng vốn đầu tư phi chính phủ lớn như vậy
vào ngành điện trong giai đoạn 2011-2030 là một thách thức lớn về nguồn vốn và
khả năng huy động vốn đặt ra cho EVN và chính phủ Việt Nam.
Ngành điện đang đối mặt với một loạt những thách thức và vấn đề cần giải
quyết. Nếu không có những cải cách lớn, sự phát triển của ngành điện không thể
bền vững. Đó chính là những yếu tố thúc đẩy việc hình thành và phát triển thị
trường điện cạnh tranh.
1.2. Các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện tại Việt
Nam.
Trong thập niên 1990, nhiều công ty truyền tải và điện lực bị thúc ép để thay
đổi cách thức vận hành và kinh doanh điện năng của họ, từ cơ cấu hợp nhất theo
ngành dọc thành hệ thống thị trường mở. Đ iều này có thể thấy rõ ở các quốc gia
như Vương Quốc Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Mỹ và vài quốc gia Nam Mỹ.
Có nhiều lý do để thay đổi và sự thay đổi là khác nhau ở các vùng và các quốc gia.
Đối với các quốc gia đang phát triển, vấn đề chính là phụ tải tăng nhanh kết
hợp với việc quản lý hệ thống không hiệu quả và các chính sách thuế không hợp lý.
Điều này ảnh hưởng khả năng nguồn tài chính để hỗ trợ đầu tư trong việc cải tạo
nâng cấp công suất phát điện và khả năng truyền tải. Hoàn cảnh đã bắt buộc nhiều
quốc gia phải sắp xếp lại ngành điện của họ dưới sức ép của các tổ chức đầu tư quốc
tế. Mặt khác, ở các quốc gia phát triển, vấn đề đặt ra là phải cung cấp điện năng với
giá thấp hơn và tạo điều kiện cho nhà tiêu thụ có nhiều lựa chọn hơn trong việc mua
điện năng giá rẻ. Mục tiêu của việc thay đổi cách thức vận hành, nghĩa là điều tiết
lại hoặc phi điều tiết để nâng cao tính cạnh tranh và mang đến cho người tiêu thụ
những chọn lựa mới và lợi ích kinh tế. Dưới môi trường phi điều tiết, cơ cấu tổ chức
ngành dọc trong điều hành tất cả các chức năng bao gồm phát điện, truyền tải, phân
phối và bán lẻ, bị tách ra thành các công ty riêng biệt phục vụ theo mỗi chức năng.

- 11 -
Hoá đơn tiền điện cho người dùng cuối cùng gồm ít nhất hai phần: một, từ đơn vị
điều hành lưới điện truyền tải và phân phối chịu trách nhiệm nối kết lưới điện và
phục vụ bảo dưỡng; hai, từ các công ty (hay nhà máy) chịu trách nhiệm phát điện
năng.
Năm 1996, Hunt và Shuttleworth đã đưa ra bốn mô hình thị trường điện. Các
mô hình này tương ứng với mức độ khác nhau của sự độc quyền và cạnh tranh trong
nền công nghiệp điện; tương ứng với cấu trúc tổ chức nền công nghiệp của mỗi
quốc gia. Bốn mô hình này có các đặc tính như sau [2]:
Mô hình 1: Độc quyền liên kết dọc. Cả ba khâu sản xuất, truyền tải và phân phối
điện năng cho khách hàng đều do một công ty kiểm soát. Không có cạnh tranh trong
bất kỳ khâu nào. Mô hình này được sử dụng ở rất nhiều nước trong một thời gian
dài.
Ưu điểm của mô hình này là cả 3 khâu sản xuất, truyền tải, phân phối đều do 1 công
ty điều khiển vì vậy việc điều hành hệ thống tập trung và trong nhiều trường hợp
được thực hiện nhanh chóng. Công ty chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Trong một số trường hợp, Nhà nước bảo trợ cho kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty bằng cách bù giá. Hệ thống giá mua và bán điện được
thống nhất cho tất cả các khách hàng trên toàn quốc và có tính ổn định trong khoảng
thời gian nhất định.
Nhược điểm:
- Sự can thiệp quá sâu của Nhà nước sẽ hạn chế khả năng chủ động của các
công ty. Do có sự bảo trợ của nhà nước, nên các công ty ít quan tâm đến việc đầu tư
công nghệ, kỹ thuật hiện đại cho hệ thống điện, cũng như các giải pháp giảm tổn
thất điện năng.
- Do đặc thù của ngành điện, đầu tư phải đi trước một bước và với lượng vốn
lớn. Đây sẽ là gánh nặng cho chính phủ khi nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng.
- Bộ máy quản lí, tổ chức đan xen chức năng và thường rườm rà.
- Khách hàng phụ thuộc vào các cơ sở độc quyền và không được chọn nhà
cung cấp cho mình.

- 12 -
Mô hình 2: Duy nhất một đại lý mua bán sỉ. Các nhà máy điện của nhà nước cũng
như của tư nhân cạnh tranh sản xuất với nhau còn khâu truyền tải và phân phối
được kiểm soát bởi một công ty độc quyền. Công ty truyền tải có quyền lựa chọn
nhà cung cấp cho mình, nhưng khách hàng dùng điện không được chọn nhà cung
cấp. Mô hình này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình cải tổ.
Ưu điểm:
- Đa dạng hình thức sở hữu trong khâu phát điện nên đã giải quyết được gánh
nặng cho chính phủ về vốn đầu tư phát triển nguồn điện. Đầu tư đổi mới công nghệ
của các nhà máy điện sẽ giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khuyến
khích các nhà đầu tư sản xuất các dạng năng lượng sạch và giá thành thấp.
- Do cạnh tranh giữa các nguồn phát nên giá điện có thể hạ.
Nhược điểm:
- Giá trong khâu phân phối cho người tiêu dùng do nhà nước qui định, nhưng
giá bán của các nhà sản xuất lại do thị trường điều tiết, nên công ty phân phối sẽ
thiếu chủ động trong kinh doanh bán điện khi thị trường có biến động.
- Các công ty phân phối không có cơ hội lựa chọn đối tác cung cấp điện cho
mình để giảm chi phí, cắt giảm chi phí cung cấp điện sẽ bị hạn chế.
- Người tiêu dùng không có sự lựa chọn nhà phân phối.
Mô hình 3: Cạnh tranh bán buôn. Khách hàng công nghiệp lớn có thể ký hợp đồng
trực tiếp mua điện từ công ty truyền tải. Các công ty phân phối có thể lựa chọn nhà
cung cấp cho mình, có thể mua điện từ nhiều công ty bán buôn khác nhau tuy nhiên
vẫn độc quyền trong khâu phân phối cho các khách hàng dùng điện. Khâu truyền tải
có thể độc quyền sở hữu nhà nước và việc mua bán điện được thông qua thị trường
điện. Mô hình này được sử dụng ở các nước: Chi lê, Hà Lan, Đan Mạch, Anh,
Argentina và một số nước khác.
Ưu điểm:
- Các công ty phân phối có cơ hội lựa chọn đơn vị cung ứng điện với chi phí
thấp nhất.

- 13 -
- Cạnh tranh mở rộng sẽ gây áp lực khiến các đơn vị phát điện phải nâng cao
hiệu quả và giảm chi phí.
- Các khách hàng lớn có đủ điều kiện có thể lựa chọn các đối tượng cung cấp
cho mình.
- Hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với mô hình cạnh tranh phát
điện - cơ quan mua duy nhất.
Nhược điểm:
- Có độ rủi ro thị trường cao hơn so với mô hình cạnh tranh phát điện.
- Các khách hàng vừa và nhỏ có thể không thu được lợi ích trực tiếp từ việc
tiết kiệm chi phí điện năng và hiệu năng thị trường.
Mô hình 4: Cạnh tranh bán lẻ. Tất cả các khách hàng đều có quyền lựa chọn nhà
cung cấp điện, thanh toán phí thuê mướn lưới truyền tải và phân phối. Giá cả ở đây
hoàn toàn được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu điện năng thông qua Cục
Điều Tiết Điện Lực.
Ưu điểm:
- Bao gồm các ưu điểm của 3 mô hình nói trên. Trong dây chuyền sản xuất-
kinh doanh bán điện đã tách thành các khâu riêng biệt hoạt động kinh doanh độc
lập, do đó các công ty phát điện và phân phối điện đã tự chủ và chủ động hơn trong
công tác quản lí, tổ chức vì thế hiệu quả kinh doanh của các công ty cao hơn so với
các mô hình trên.
Nhược điểm:
- Do khâu phát điện và truyền tải điện độc lập nên việc điều hành sẽ phức tạp
hơn.
Tại Việt Nam cùng với công cuộc đổi mới và phát triển của nền kinh tế quốc
dân, Nhà nước đã đề ra chủ trương đa dạng hóa sở hữu và thị trường hóa các hoạt
động điện lực, đảm bảo ngành điện phát triển trước một bước so với tăng trưởng
của nền kinh tế để cung cấp đủ điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Đây là chính sách phù hợp với xu thế cải tổ theo hướng thị trường hóa
ngành điện trên thế giới hiện nay, đồng thời cũng là một hướng đi tất yếu nhằm giải

- 14 -
quyết bài toán đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của ngành điện và khách hàng được sử dụng điện với giá cả hợp lý.
Những chủ trương này đã được cụ thể hóa trong Luật Điện lực, các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ và nhiều văn bản pháp lý khác.
Theo đó, thị trường đ iện lực sẽ được xây dựng và phát triển theo nguyên tắc
công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của nhà nước, hướng
đến mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; tăng quyền lựa chọn nhà
cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế trong
và ngoài nước tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện và bán
lẻ điện. Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện, giảm
áp lực tăng giá điện; đảm bảo cung cấp điện ổn định, tin cậy và chất lượng ngày
càng cao; đảm bảo phát triển ngành điện bền vững. Thị trường điện lực Việt Nam sẽ
hình thành và phát triển theo lộ trình gồm 3 cấp độ, trong đó mỗi cấp độ có một
bước thí điểm và một bước hoàn chỉnh [1]:
• Cấp độ 1: thị trường phát điện cạnh tranh.
• Cấp độ 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
• Cấp độ 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
1.2.1. Hai bước của mỗi cấp độ: thí điểm và hoàn chỉnh:
a) Cấp độ 1- Bước 1 : Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm
Thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc Tập
Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo
mô hình một đơn vị mua duy nhất. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện,
các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty
độc lập về hạch toán kinh doanh.
Các công ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tiếp tục
bán điện cho EVN theo các hợp đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết.
Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trò quan trọng trong hệ
thống điện hiện đang thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện
độc lập IPP (Independent Power Producer) dưới dạng các công ty nhà nước độc lập;

- 15 -
các nhà máy điện còn lại phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập
dưới dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn
chỉnh.

IPP PEVN

PPA
SO/MO

TT EPTC (SB)

PP/BL

KH

Điện năng
Tiền điện
Điều khiển

Hình 1.1. Cấu trúc thị trường một người mua nội bộ EVN
Hoạt động của thị trường bắt đầu với việc công ty mua bán điện (EPTC) - Đơn
vị mua duy nhất (Single Buyer - SB) dự báo phụ tải và lập kế hoạch phát triển
nguồn phù hợp với qui hoạch phát triển điện lực quốc gia. Cơ quan điều tiết sẽ
thông qua và giám sát việc thực hiện đầu tư nguồn mới phù hợp với qui định cạnh
tranh chọn nhà đầu tư nguồn điện mới theo qui hoạch nguồn chi phí tối thiểu. Các
đơn vị phát điện độc lập bán điện cho SB thuộc EVN thông qua các hợp đồng mua
bán có thời hạn ký với SB. Các đơn vị phát điện của EVN (PEVN) cạnh tranh bán
điện cho SB qua các hợp đồng song phương hoặc qua thị trường ngắn hạn. Đơn vị
điều hành giao dịch thị trường (Market Operator - MO) lập kế hoạch huy động công

- 16 -
suất, điện năng của các nhà máy điện và chuyển cho Đơn vị điều độ hệ thống điện
quốc gia (System Operator - SO) thực hiện điều hành hệ thống điện. SB sẽ thanh
toán tiền điện cho các Đơn vị phát điện theo các hợp đồng có thời hạn vả qua giao
dịch ngắn hạn. SB bán buôn điện cho các đơn vị phân phối theo khung giá bán buôn
được qui định bởi Cục Điều tiết Điện lực. Các công ty phân phối độc quyền bán lẻ
cho các khách hàng sử dụng điện theo biểu giá bán lẻ được Thủ tướng Chính phủ
qui định. Các khách hàng và các đơn vị phân phối, thông qua SB phải trả phí truyền
tải cho đơn vị truyền tải, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và phí giao dịch cho SO và
MO. Trong quá trình thực hiện thị trường nội bộ cần xây dựng các mức phí này để
thực hiện thanh toán thử trong nội bộ. Cục Điều tiết Điện lực qui định mức phí
truyền tải, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và phí giao dịch áp dụng cho các đối tượng
tham gia thị trường.
Trong giai đoạn thị trường nội bộ này, các đơn vị phát điện sẽ tham gia thị
trường thử nghiệm, cạnh tranh bán điện cho SB. Các nhà máy điện độc lập tiếp tục
bán điện cho SB theo các PPA dài hạn.
Trách nhiệm quản lý hệ thống truyền tải hiện nay do Tổng công ty Truyền tải
điện quốc gia (NPT) đảm nhận, NPT có 4 đơn vị truyền tải hạch toán phụ thuộc.
Đầu tư lưới truyền tải để phù hợp với cấu trúc thị trường sẽ do NPT chịu trách
nhiệm. Qui hoạch điện Quốc gia sẽ đưa ra danh mục các công trình cần xây dựng và
theo đó NPT sẽ là chủ đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý quá trình đầu tư xây
dựng, việc xây dựng tuân theo các quy định đầu tư xây dựng của Chính phủ. Để chủ
động đề phòng với tình trạng quá tải và phát triển đột biến khác trong quá trình vận
hành, NPT vẫn được đề xuất để đầu tư xây dựng các hạng mục chưa có trong qui
hoạch, nhưng quá trình đầu tư và xây dựng này phải chịu sự giám sát của ERAV.
Giai đoạn này các công ty phân phối chưa tham gia vào hoạt động của thị
trường phát điện cạnh tranh.
Vai trò SO của TT Điều độ HTĐ Quốc gia không có gì thay đổi. Chức năng
chính của SO bao gồm:
- Lập kế hoạch vận hành hệ thống điện ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

- 17 -
- Lập phương thức huy động nguồn và điều khiển thời gian thực, thực hiện
các dịch vụ phụ trợ.
- Thực hiện phối hợp sửa chữa, thí nghiệm nguồn, lưới.
- Thực hiện thao tác và xử lý sự cố trên hệ thống điện.
TT Điều độ HTĐ Quốc gia hiện tại có thể sẽ đồng thời đảm nhiệm chức năng
MO. MO có các chức năng chính như sau:
- Điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán điện giao ngay. Quản lý
việc thực hiện mua bán công suất, điện năng trong các hợp đồng có thời hạn và các
hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện lực;
- Lập kế hoạch huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện trên cơ sở
công suất, điện năng trong các hợp đồng có thời hạn, đăng ký mua bán điện giao ngay
của các đơn vị tham .gia mua bán điện trên thị trường và các ràng buộc kỹ thuật trong
hệ thống điện để giao cho Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia và các đối tượng tham
gia thị trường điện thực hiện;
- Xác định nhu cầu sử dụng các dịch vụ truyền tải điện, .phân phối điện, các
dịch vụ phụ trợ để ký hợp đồng với các Đơn vị truyền tải điện, phân phối điện, các
đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;
- Tính toán giá điện tức thời, lập hóa đơn thanh toán đối với lượng công suất,
điện năng mua bán giao ngay và các phí sử dụng dịch vụ phụ trợ.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh một người mua các chức năng chính
của SB như sau:
- Dự báo phụ tải trung và dài hạn để cân đối lượng nguồn cần bổ sung mới
phù hợp với qui hoạch.
- Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư phát triển các nguồn điện mới theo nguyên tắc
cạnh tranh theo qui hoạch nguồn chi phí tối thiểu dưới sự giám sát của ERAV.
- Thương thảo, ký và quản lý các hợp đồng PPA với các nhà đầu tư nguồn điện,
các hợp đồng song phương với các đơn vị phát điện, các họp đồng dịch vụ truyền tải
với công ty truyền tải, các hợp đồng dịch vụ vận hành.

- 18 -
- Cân đối các yêu cầu mua điện trong các thời kỳ ngắn hạn chuyển cho MO
thực hiện tổ chức mua bán giao ngay.
Khi thực hiện cải cách ngành điện theo hướng mở ra thị trường cạnh tranh
cần phải có Cơ quan điều tiết điện lực nhằm phân tách rõ các chức năng hoạch định
chính sách và chức năng giám sát và tổ chức thực hiện chính sách. Điều tiết được
định nghĩa là việc thiết lập và đảm bảo hiệu lực thi hành các luật lệ nhằm thúc đẩy
hiệu quả và tính tối ưu vận hành của các thị trường. Việc thành lập cơ quan điều tiết
độc lập là một bước quan trọng cơ bản đầu tiên trong chương trình cải tổ ngành điện
chuẩn bị phát triển thị trường điện cạnh tranh. Để đảm bảo thành công của việc đưa
cạnh tranh vào ngành điện, cần thiết phải có một thế chế điều tiết rõ ràng, minh
bạch, có một cơ quan điều tiết độc lập được trao đầy đủ quyền lực để thực hiện các
chức năng giám sát thực hiện. Hoạt động của Cục Điều Tiết Điện Lực: Thống nhất
quản lý cấp phép hoạt động điện lực trong phạm vi toàn quốc; Xây dựng các quy
định chi phối các.hoạt động của thị trường điện; Giám sát và điều tiết quan hệ cung
cầu; Xây dựng, phê duyệt, giám sát thực hiện biểu giá điện; Giám sát thực thi luật và
các qui định, giải quyết tranh chấp, xử phạt vi phạm và cưỡng chế thi hành; Thực
hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tiết điện lực và phát triển thị trường điện;
Tổ chức đào tạo cán bộ, chuyên gia điều hành thị trường, chuyên gia qui hoạch hệ
thống, tính toán giá điện.
b) Cấp độ 1- Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh
Cho phép các nhà máy điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN tham
gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình
một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện lên thị trường thông qua
các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện
năng mua bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều Tiết Điện Lực quy
định.

- 19 -
Genco IPP P ĐMT EVN

SO/MO

TT EPTC (SB) Người


được quyền
lựa chọn
PP/BL

KH
Điện năng
Tiền điện
Điều khiển
Hình 1.2. Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh một đơn vị mua hoàn
chỉnh
Về cơ bản nguyên tắc hoạt động không có gì thay đổi, cạnh tranh sẽ gồm cả
trong giai đoạn đầu tư xây dựng nguồn mới và trong các đơn vị phát điện hiện có.
Chỉ khác so với thị trường nội bộ là các IPP được tham gia chào giá trên thị trường
ngắn hạn và các chức năng điều tiết sẽ được đưa vào thực hiện một cách đầy đủ.
Khi thành lập các công ty phát điện độc lập (Genco), mỗi công ty nên sở hữu
vài nhà máy điện, lý tưởng nhất các công ty có thể sở hữu cả các nhà máy nhiệt điện
và thủy điện để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quản lý và hoạt động trong thị trường.
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đầu hình thành thị
trường điện cạnh tranh, các nhà máy điện thuộc một công ty lớn tích hợp dọc sẽ
được tách ra khỏi khâu truyền tải và hình thành ra 3 đến 5 công ty phát điện lớn.
Các nhà máy thủy điện đa mục tiêu (PĐMT) vẫn có thể cạnh tranh một cách hiệu
quả trong thị trường nếu có một quy định phù hợp. Các nhà máy thủy điện trong
cùng một sơ đồ bậc thang nên tổ chức thuộc quyền sở hữu của một công ty phát
điện, giúp cho việc quản lý và khai thác các bậc thang hiệu quả hơn, tối ưu hóa

- 20 -
thông qua phối hợp chặt chẽ giữa các nhà máy. Một vấn đề nữa trong giai đoạn này
là để cho việc cạnh tranh hiệu quả, tránh các hiện tượng lũng đoạn thị trường, tỉ lệ
công suất đặt của một Đơn vị phát điện độc lập (Genco) phải nhỏ hơn 25% tổng
công suất đặt của toàn hệ thống (theo kinh nghiệm thế giới). Để sắp xếp tách các
nhà máy ra độc lập một cách hợp lý và hiệu quả cần có đề án nghiên cứu chi tiết về
vấn đề này. Giai đoạn phát điện cạnh tranh sẽ tạo điều kiện cho các công ty phát
điện nâng cao năng lực tài chính và quản lý thương mại.
Đến giai đoạn này, khâu truyền tải cần phải được tách ra độc lập để đảm bảo
hoạt động công bằng và minh bạch của thị trường phát điện cạnh tranh. Đơn vị
truyền tải sẽ là một đơn vị hoạt động phi lợi nhuận, cung cấp các dịch vụ truyền tải
và được hưởng phí. Việc tham gia của các Đơn vị phát điện ngoài EVN đòi hỏi Đơn
vị truyền tải phải không có chung lợi ích kinh tế với các Đơn vị phát điện của EVN.
Trước khi chuyển sang giai đoạn phát điện cạnh tranh cũng cần phải nghiên cứu về
tổ chức của Đơn vị truyền tải diện. Chức năng của đơn vị truyền tải điện khi tách ra
độc lập trong giai đoạn này như sau:
- Ký các hợp đồng và cung cấp dịch vụ truyền tải, đấu nối cho các Đơn vị
phát điện và các đơn vị phân phối. Đảm bảo việc tham gia lưới truyền tải công
bằng cho các đơn vị phát điện;
- Quản lý vận hành thiết bị truyền tải đảm bảo an toàn tin cậy;
- Đầu tư phát triển lưới truyền tải phù hợp với qui hoạch điện lực.
Khâu phân phối điện: Chưa có thay đổi, chủ yếu tập trung vào phát triển năng
lực quản lý và năng lực tài chính.
Chức năng về vận hành hệ thống và vận hành thị trường không có gì thay đổi
so với giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể có một số phương án về tổ chức khâu này
như sau:
- Vận hành hệ thống và Vận hành thị trường nằm chung trong 1 đơn vị thuộc
EVN như giai đoạn trước
- Vận hành hệ thống thuộc công ty truyền tải độc lập, Vận hành thị trường
thuộc EVN.

- 21 -
- Vận hành hệ thống và Vận hành thị trường chung trong 1 đơn vị và tách ra
độc lập với EVN, trực thuộc Cục Điều tiết Điện lực.
Điều tiết điện lực: Hoạt động điều tiết trong giai đoạn nảy không có thay đổi
nhiều so với giai đoạn trước. Cần phải thêm một số nhiệm vụ sau:
- Quản lý các đăng ký tham gia thị trường;
- Xác định tỉ lệ giao dịch qua thị trường ngắn hạn theo từng thời kỳ;
- Thông qua các giải pháp công nghệ chính và tổng chi phí đầu tư cho thực
hiện các dự án phát triển nguồn và lưới điện truyền tải mới.
- Phê duyệt các loại phí truyền tải, giao dịch thị trường điện, dịch vụ phụ trợ
và các loại phí khác liên quan đến hoạt động của thị trường điện;
- Xây dựng các qui định cho hoạt động của thị trường bán buôn điện cạnh
tranh thử nghiệm.
c) Cấp độ 2 - Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm
Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành
thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm. Cho phép hình thành một số đơn vị
bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty
truyền tải điện hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia
duy nhất trực thuộc EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị
điều hành giao dịch thị trường điện do EVN tiếp tục quản lý.
Giá bán buôn điện trong khu vực thử nghiệm sẽ không do cơ quan điều tiết qui
định nữa mà hoàn toàn quyết định bởi việc cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy số
lượng và độ lớn các công ty phát điện tham gia trong thị trường thử nghiệm này
phải được tính toán để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả.
Chức năng của công ty truyền tải không có gì thay đổi so với giai đoạn trước.
Công ty truyền tải sẽ phải tính phí truyền tải để Cục Điều tiết thông qua.
Vai trò chính của cơ quan vận hành hệ thống là đảm bảo cân bằng cung và cầu
và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Vai trò vận hành trở nên phức
tạp hơn do số lượng thành viên tham gia thị trường nhiều hơn, do vậy đòi hỏi hoạt
động điều hành thị trường phải rõ ràng và công bằng hơn. Giai đoạn này đã hình

- 22 -
thành thêm một số người mua khác là các đơn vị mua bán buôn (MBB) để đảm bảo
công bằng giữa người bán và người mua, giữa các người mua với nhau và giữa các
người bán với nhau, cần tách đơn vị điều hành giao dịch thị trường ra độc lập. Đơn
vị điều hành giao dịch thị trường điện nên thuộc Cục Điều tiết Điện lực để thực hiện
chức năng giám sát hoạt động thị trường điện. Chức năng vận hành hệ thống có thể
vẫn thuộc EVN hoặc có thể chuyển thành một đơn vị của công ty truyền tải điện. Vị trí
của đơn vị này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thị trường.
Các chức năng điều tiết trong thị trường phát điện cạnh tranh vẫn tiếp tục được
thực hiện trong thị trường bán buôn cạnh tranh. Tuy nhiên, cần phải hiệu chỉnh lại
các qui định về hoạt động thị trường, giám sát điều tiết và biểu giá cho phù hợp. Số
lượng đối tượng tham gia thị trường bán buôn cạnh tranh sẽ tăng lên đáng kể so với
giai đoạn trước. Do vậy, việc giải quyết mâu thuẫn và các biện pháp chống lũ ng
đoạn thị trường sẽ phức tạp hơn.
d) Cấp độ 2 - Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh
Cho phép các công ty phân phối điện hiện thuộc EVN được chuyển đổi thành
các công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần) để mua điện trực tiếp từ các
đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho
các công ty này. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các
đơn vị phân phối và các khách hàng lớn.

- 23 -
EVN

Genco IPP PĐMT

SO/MO

TT MBB MBB

Người được
quyền lựa PP/BL
chọn

KL KH

Điện năng
Tiền điện
Điều khiển
Hình 1.3. Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Các Đơn vị phát điện chào giá bán và ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp với
các đơn vị phân phối hoặc các đơn vị bán buôn điện thảo hợp đồng song phương có
thời hạn hoặc thông qua thị trường điện giao ngay. Đơn vị điều hành giao dịch thị
trường lập kế hoạch huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện và chuyển
cho Đơn vị điều độ hệ thống quốc gia thực hiện điều hành hệ thống điện. Đơn vị
điều hành giao dịch thị trường chịu trách nhiệm lập hoá đơn thanh toán đối với
lượng công suất, điện năng mua bán ngắn hạn và chi phí cho sử dụng các dịch vụ
phụ trợ cho các đơn vị tham gia thị trường điện. Các đơn vị phân phối trong khu
vực thử nghiệm thị trường bán buôn sẽ cạnh tranh mua điện từ các nhà máy theo
các hợp đồng song phương hoặc qua thị trường giao ngay hoặc từ các đơn vị bán
buôn. Các đơn vị phân phối điện tiếp tục độc quyền bán lẻ điện (theo địa bàn quản

- 24 -
lý lưới điện phân phối) cho các khách hàng theo biểu giá bán lẻ được Thủ tướng
Chính phủ qui định. Đơn vị truyền tải điện chịu trách nhiệm đảm bảo phương tiện
kỹ thuật cho việc thực hiện các giao dịch mua bán điện trên thị trường. Các đơn vị
phân phối, đơn vị bán buôn điện và các khách hàng lớn mua điện trực tiếp từ các
đơn vị phát đ iện sẽ phải trả phí truyền tải, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và phí giao
dịch cho Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện. Cục Điều tiết Điện lực qui
định mức phí truyền tải, phí phân phối, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và phí giao dịch
áp dụng cho các Đối tượng tham gia thị trường.
e) Cấp độ 3 - Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm
Cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để
triển khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định,
các khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ
điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ đ iện của các công ty phân phối được lựa chọn
thí điểm sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối; các đơn
vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh
tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.
f) Cấp độ 3 - Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh
Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách
hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình
(đơn vị bán lẻ điện) hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường.
Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu về hoạt động điện lực được phép
thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị
này được quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho
khách hàng sử dụng điện.

- 25 -
EVN

Genco IPP PĐMT

SO/MO

TT MBB MBB

Người được
quyền lựa PP BL PP BL BL
chọn

KL KH KH

Điện năng
Tiền điện
Điều khiển

Hình 1.4. Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Các Đơn vị phát điện chào giá bán và trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện với các
đơn vị bán buôn, các đơn vị bán lẻ điện trong khu vực thử nghiệm hoặc các khách
hàng sử dụng điện lớn theo các hợp đồng song phương hoặc thông qua thị trường
điện ngắn hạn. Các đơn vị bán lẻ chào giá và bán điện cho các khách hàng theo các
hợp đồng song phương với giá thoả thuận nằm trong khung giá bán lẻ điện do
Chính phủ quy định. Đơn vị điều hành giao dịch thị trường chịu trách nhiệm lập kế
hoạch huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện và chuyển cho Đơn vị
điều độ hệ thống quốc gia thực hiện điều hành hệ thống điện; Đơn vị điều hành giao
dịch thị trường chịu trách nhiệm lập hóa đơn thanh toán đối với lượng công suất,
điện năng mua bán ngắn hạn và chi phí cho sử dụng các dịch vụ phụ trợ cho các đơn
vị tham gia thị trường điện. Đơn vị truyền tải điện và các đơn vị phân phối điện chịu

- 26 -
trách nhiệm đảm bảo phương tiện kỹ thuật cho việc thực hiện các giao dịch mua bán
điện trên thị trường. Đơn vị bán lẻ điện sẽ phải thanh toán phí truyền tải cho Đơn vị
truyền tải điện, phí phân phối cho Đơn vị phân phối điện, phí giao dịch và phí sử
dụng các dịch vụ phụ trợ cho Đơn vị điều hành thị trường. Cơ quan điều tiết điện
lực qui định mức phí truyền tải, phí phân phối, phí sử dụng các dịch vụ phụ trợ và
phí giao dịch áp dụng cho các đối tượng tham gia thị trường.
Trong thị trường thử nghiệm cạnh tranh bán lẻ điện, các chức năng của các
công ty phân phối sẽ phải chia tách thành chức năng sở hữu, vận hành và duy trì
mạng lưới phân phối và chức năng bán lẻ điện. Các công ty phân phối có thể được
tiếp tục bán điện cho các khách hàng không muốn mua điện từ các đơn vị bán lẻ. Để
thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường bán lẻ điện, cần khuyến khích các đơn vị bán lẻ
độc lập phát triển, tức là không sở hữu mạng lưới phân phối điện.
Đa dạng hóa quyền sở hữu lưới phân phối sẽ hạn chế việc bù giá chéo giữa
các mạng lưới phân phối điện, khiến các chi phí của từng công ty phân phối rõ ràng
hơn, điều tiết hiệu quả và dễ dàng hơn. Bước đi đầu tiên là tăng cường hoạt động tài
chính của các công ty phân phối và chuyển đổi các công ty này thành các công ty
độc lập, tự chủ về quản lý và tài chính. Khi các công ty này có khả năng tài chính
vững vàng thì giá trị thị trường của họ sẽ được cải thiện và có thể hình thành các
chủ sở hữu mới.
Về điều tiết: không phê duyệt và xây dựng khung biểu giá cho khu vực thử
nghiệm bán lẻ. Nhiệm vụ trong giai đoạn này là phải hoàn chỉnh các qui định cho
hoạt động của thị trường bán lẻ điện.
Thời gian thực hiện cho từng cấp độ từ 6 đến 8 năm ( mỗi bước khoảng 3-4
năm).
1.2.2. Các điề u kiện tiên quyết của từng cấp độ phát triển:
a) Cho thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm (cấp độ 1 - bước 1):
Về cơ cấu tổ chức:
- Các nhà máy điện trực thuộc EVN được tách thành các đơn vị hạch toán độc
lập (Genco).

- 27 -
- Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực (MO) và Công ty bán điện
(EPTC) trực thuộc EVN được thành lập.
Về hệ thống các văn bản:
- Quy định lưới truyền tải và quy định vận hành thị trường điện lực thí điểm
được Bộ Công Thương ban hành.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống quản lý vận hành (SCADA/EMS) và hệ thống đo đếm từ xa đã
được thiết lập hoàn chỉnh tới các đơn vị phát điện thuộc EVN và tới các nút quan
trọng trong lưới truyền tải, đáp ứng các hoạt động của thị trường phát điện cạnh
tranh thí điểm.
- Các hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành và giao dịch thanh toán trên
thị trường được trang bị phù hợp.
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn vị mới thành lập
gồm Cục Điều Tiết Điện Lực, Công ty mua bán điện, đơn vị điều hành giao dịch thị
trường điện, đơn vị điều độ hệ thống điện, đơn vị truyền tải điện và các đơn vị phát
điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
đáp ứng được yêu cầu hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
b) Cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (cấp độ 1 - bước 2):
Về cơ cấu tổ chức: Các nhà máy điện thuộc EVN được tách thành các đơn vị
phát điện độc lập (không có chung lợi ích kinh tế với đơn vị mua duy nhất, đơn vị
truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện) dưới dạng các công ty
nhà nước độc lập hoặc các công ty cổ phần. Tổng công suất đặt của một đơn vị phát
điện không được vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống.
Về hệ thống các văn bản pháp lý:
- Đề án tái cơ cấu ngành điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Đề án thiết kế thị trường điện lực phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh được Bộ
Công Thương phê duyệt.
- Quy định thị trường điện lực được bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới phù
hợp với cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

- 28 -
- Các quy định cho vận hành thị trường phát điện cạnh tranh bao gồm: quy
định lưới truyền tải; quy định về thủ tục giám sát thực hiện quy hoạch và thực hiện
các dự án trong danh mục dự án quy hoạch; quy định về thủ tục cấp, sửa đổi, bổ
sung và giám sát thực hiện giấy phép hoạt động điện lực; quy định về trình tự và thủ
tục chọn nhà đầu tư phát triển các dự án nguồn mới theo quy hoạch nguồn chi phí
tối thiểu; quy định về thủ tục đăng ký tham gia thị trường phát điện cạnh tranh; quy
định về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường
điện lực; quy định về xử lý các vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong hoạt
động thị trường điện lực được ban hành.
- Các quy định về phương pháp xây dựng, thủ tục, trình tự lập, thẩm định và
phê duyệt biểu giá điện bán lẻ, khung giá phát điện, khung giá điện bán buôn, phí
truyền tải điện, phí phân phối điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực, phí
điều tiết, phí sử dụng dịch vụ phụ trợ và các loại phí có liên quan khác; quy định về
mẫu hợp đồng PPA; quy định v ề giám sát hoạt động mua bán điện trên thị trường,
kiểm tra thực hiện khung, biểu giá điện, các loại phí đã được ban hành.
- Quy định về xử lý các chi phí dàn xếp của các hợp đồng PPA dài hạn khi các
IPP tham gia thị trường được ban hành.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm từ xa được thiết lập hoàn chỉnh tới
toàn bộ các nhà máy điện trong hệ thống điện, đáp ứng các hoạt động của thị trường
phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện được trang bị
phù hợp.
- Các thiết bị phục vụ chức năng giám sát giao dịch thị trường tại Cục Điều
Tiết Điện Lực được trang bị hoàn chỉnh.
- Dự phòng công suất nguồn của hệ thống phải được duy trì ở mức trên 20%
công suất đặt của toàn hệ thống.
- Tỷ lệ công suất đặt của một đơn vị phát điện không được vượt quá 25% công
suất đặt của toàn hệ thống.

- 29 -
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn vị phát điện độc
lập cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ
đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
c) Cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (cấp độ 2 - bước 1):
Về cơ cấu tổ chức:
Một số công ty phân phối điện được lựa chọn để thí điểm mua điện trực tiếp từ
các đơn vị phát điện hoặc các đơn vị bán buôn.
Hệ thống các văn bản:
- Đề án thiết kế thị trường bán buôn điện thí điểm được phê duyệt.
- Các quy định về hoạt động đ iều tiết; quy định thị trường; quy định lưới
truyền tải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị
trường bán buôn cạnh tranh.
- Quy định về điều kiện cho các khách hàng lớn được lựa chọn mua điện trực
tiếp từ đơn vị phát điện hoặc qua thị trường điện lực được ban hành.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống thu thập số liệu, giám sát điều khiển/quản lý năng lượng
(SCADA/EMS), hệ thống đo đếm từ xa được thiết lập hoàn chỉnh tới toàn bộ các
đơn vị phân phối độc lập và tới các khách hàng sử dụng điện lớn, đáp ứng các hoạt
động của thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm.
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện được trang bị
phù hợp.
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn phân phối được
lựa chọn cho thị trường bán buôn điện thí điểm cần có đội ngũ cán bộ, công nhân
viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị
trường điện cạnh tranh.
d) Cho thị trường điện lực bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (cấp độ 2 - bước 2):
Về cơ cấu tổ chức:
- Các công ty phân phối đã được tổ chức lại để hình thành các đơn vị phân
phối điện độc lập.

- 30 -
- Một số đơn vị bán buôn điện mới được thành lập để tham gia giao dịch trên
thị trường, đơn vị mua duy nhất trở thành một trong những đơn vị bán buôn điện
bình thường dưới dạng một công ty độc lập.
Hệ thống các văn bản:
- Đề án thiết kế thị trường điện lực bán buôn điện cạnh tranh và Đề án thành
lập các đơn vị phân phối điện độc lập được phê duyệt.
- Các quy định về hoạt động điều tiết, quy định thị trường, quy định lưới
truyền tải được sửa đổi bổ sung phù hợp với cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh
tranh.
- Quy định về cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư nguồn điện mới theo quy hoạch
nguồn chi phí tối thiểu được sửa đổi phù hợp với mục tiêu cạnh tranh của thị trường
bán buôn.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống SCADA/EMS, hệ thống đo đếm từ xa được trang bị hoàn chỉnh tới
tất cả các điểm đấu nối vào/ra của lưới điện truyền tải đến các đơn vị phân phối độc
lập và tới các khách hàng sử dụng điện lớn.
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang
bị phù hợp đáp ứng cấu trúc và vận hành của thị trường bán buôn.
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn vị phân phối
điện độc lập cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
e) Cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (cấp độ 3 - bước 1):
Hệ thống các văn bản pháp lý:
- Đề án thiết kế thị trường điện lực bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm và Đề án tổ
chức lại các công ty phân phối và lựa chọn quy mô bán lẻ điện thí điểm được phê
duyệt.
- Các quy định về hoạt động điều tiết, quy tắc thị trường điện lực và quy định
lưới truyền tải được sửa đổi bổ sung phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị
trường bán lẻ điện.

- 31 -
- Quy định lưới phân phối được xây dựng và ban hành.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống SCADA/EMS/BMS, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn
chỉnh tới tất cả các khách hàng sử dụng điện và tới các điểm đo đếm trong khu vực
lưới phân phối được chọn để thí điểm.
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang
bị phù hợp với cấu trúc và vận hành của thị trường bán lẻ điện.
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn vị bán lẻ điện
được lựa chọn cho thí điểm thị trường bán lẻ điện cần có đội ngũ cán bộ, công nhân
viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được các hoạt động của thị
trường điện cạnh tranh.
f) Cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (cấp độ 3 - bước 2):
Hệ thống các văn bản:
- Đề án thiết kế thị trường điện lực bán lẻ điện cạnh tranh được phê duyệt.
- Các quy định về hoạt động điều tiết, quy định thị trường, quy định lưới
truyền tải được sửa đổi bổ sung phù hợp với cấu trúc và vận hành thị trường bán lẻ
điện cạnh tranh.
Về cơ sở hạ tầng hệ thống điện:
- Hệ thống SCADA/EMS/BMS, hệ thống đo đếm từ xa được đầu tư hoàn
chỉnh cho lưới phân phối.
- Hệ thống thông tin phục vụ quản lý vận hành thị trường điện lực được trang
bị phù hợp với cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.
Về năng lực hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường: Các đơn vị bán lẻ điện
độc lập cần có đội ngũ cán bộ, công nhân viên đã được đào tạo chuyên môn, nghiệp
vụ đáp ứng được các hoạt động của thị trường điện cạnh tranh.
1.3. Mô hình tổ chức ngành điện Việt Nam trong điều kiện thị trường phát điện
cạnh tranh.
Sau 4 năm thiết kế thị trường điện, tham khảo các mô hình của Tây ban Nha,
Mỹ, Anh, Newzealand, thu thập ý kiến của các đơn vị sản xuất điện (EVN, PVN,

- 32 -
TKV…) và các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB, AFD), phân tích đánh giá 2
loại mô hình thường được sử dụng cho giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh:
Mô hình chào giá theo chi phí CBP ( Cost Based Pool) và mô hình thị trường chào
giá tự do PBP ( Price Based Pool), kết quả là: Mô hình thị trường chào giá theo chi
phí được đánh giá và lựa chọn là mô hình phù hợp với điều kiện và đặc thù của Việt
Nam. Bởi lẽ, mặc dù mô hình thị trường chào giá tự do có tính cạnh tranh cao hơn,
nhưng với cơ chế thanh toán giá điện 1 thành phần ( bao gồm chi phí cố định và
biến đổi), các nhà đầu tư vào nguồn điện có xu hướng thu hồi vốn nhanh thông qua
việc bắt tay nhau đẩy giá điện lên cao. Do vậy, mô hình PBP đòi hỏi việc tổ chức thị
trường điện phải đảm bảo không một đơn vị nào tham gia có thể lũng đoạn được thị
trường. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mô hình PBP mang lại nhiều rủi ro cho nhà
đầu tư, nên không thu hút đầu tư vào nguồn điện. Còn với mô hình CBP, mặc dù
tính cạnh tranh của thị trường không cao, phức tạp trong việc xác định các chi phí
(cố định, biến đổi) của các nhà máy điện, nhưng sẽ đảm bảo tỷ lệ thu hồi vốn hợp lý
cho nhà đầu tư, từ đó thu hút đầu tư xây dựng nguồn điện mới. Với cơ chế thanh
toán theo công suất sẵn sàng, CBP sẽ nâng cao độ sẵn sàng cung cấp điện của các
nhà máy cho hệ thống điện; đồng thời giúp cho hệ thống điện vận hành dài hạn với
chi phí thấp nhất.
Phương pháp quản lý thị trường điện tập trung dựa trên một sự dàn xếp tập
trung để thu được hiệu quả kinh tế tối ưu của thị trường. Đặc trưng chính của
phương pháp này là công suất được bán thông qua thị trường chứ không mua bán
trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ. Thị trường được điều hành hoặc
bởi đơn vị điều hành giao dịch hoặc một cách trực tiếp bởi ISO/MO. Nhiệm vụ của
người điều hành thị trường là đưa hoạt động thị trường đạt được mục tiêu tối ưu
kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, người điều hành thị trường chọn lựa giá chào
thầu điện năng từ nhà cung cấp cũng như từ khách hàng tiêu thụ. Giá chào thầu có
liên quan đến khoảng thời gian nào đó, thường là nửa giờ hoặc một giờ, chúng được
đưa ra để ISO/MO xem xét trước một ngày. Do đó mô hình thị trường điện tập
trung cũng được biết đến như thị trường ngày tới. Khi giá chào thầu được đưa ra,

- 33 -
người điều hành thị trường chạy chương trình OPF có xem xét các ràng buộc của
lưới điện. Mục tiêu của chương trình OPF là cực tiểu tổng chi phí hay cực đại phúc
lợi xã hội. OPF tính toán giá giao ngay tại mỗi nút của lưới điện cũng như số lượng
công suất mà mỗi thành phần tham gia thị trường đã cung cấp hoặc đã mua. Khách
hàng và nhà cung cấp được làm hóa đơn giá giao ngay của nút tương ứng với lượng
công suất.
1.4. Nguyên tắc vận hành thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam (VCGM).
Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam gồm 2 thị trường thành phần chính sau
[3]:
- Thị trường hợp đồng: các đơn vị phát điện kí hợp đồng với đơn vị mua buôn
duy nhất theo cơ chế hợp đồng.
- Thị trường điện giao ngay: áp dụng mô hình thị trường điều độ tập trung
chào giá theo chi phí ( Mandatory Cost - Based Gross Pool ).
a) Nguyên tắc hoạt động của thị trường:
- Trong thị trường phát điện cạnh tranh VCGM, toàn bộ điện năng phát của
các nhà máy điện được bán cho đơn vị mua bán buôn duy nhất, lịch huy động các tổ
máy được lập căn cứ trên bản chào giá theo chi phí biến đổi. Điện năng mua bán
được thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao
dịch thông qua hợp đồng sai khác.
- Tỉ lệ điện năng thanh toán theo giá hợp đồng cho năm đầu tiên của thị trường
được qui định ở mức bằng 90% - 95% tổng sản lượng điện phát của nhà máy, phần
còn lại được thanh toán theo giá thị trường giao ngay. Tỉ lệ này được giảm dần qua
các năm tiếp theo để tăng tính cạnh tranh trong hoạt động phát điện, nhưng không
thấp hơn 60%.
b) Các đối tượng tham gia thị trường:
- Các đơn vị tham gia cạnh tranh phát điện: gồm các nhà máy điện có công
suất đặt từ 30MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc gia ( trừ các nhà máy điện gió,
điện địa nhiệt).

- 34 -
- Đơn vị mua buôn duy nhất: Công ty Mua Bán Điện thuộc Tập đoàn Điện Lực
Việt Nam.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: Trung Tâm điều độ hệ
thống điện Quốc Gia.
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ:
• Đơn vị cung cấp dịch vụ thu thập và quản lí số liệu đo đếm điện năng:
Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin thuộc Công Ty Thông Tin Viễn
Thông Điện Lực.
• Đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tải điện: Tổng Công Ty Truyền Tải
Điện Quốc Gia.
c) Các cơ chế hoạt động của thị trường:
- Cơ chế hợp đồng mua bán điện trong thị trường:
• Các nhà máy điện tham gia cạnh tranh trên thị trường ( trừ các nhà máy
điện BOT, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu): kí hợp đồng
mua bán điện (PPA) dưới dạng hợp đồng sai khác (CfD) với đơn vị mua
buôn duy nhất. Giá hợp đồng được qui đổi từ giá công suất và giá điện
năng do hai bên thỏa thuận nhưng không vượt quá khung giá cho nhà
máy điện chuẩn do Bộ Công Thương ban hành. Sản lượng hợp đồng
hàng năm được xác định trước khi bắt đầu năm vận hành theo kết quả
tính toán tối ưu hệ thống điện của năm tiếp theo. Tỉ lệ sản lượng thanh
toán theo giá hợp đồng do Cục Điều Tiết Điện Lực qui định hàng năm.
Sản lượng thanh toán theo giá hợp đồng của từng chu kì giao dịch được
tính toán phân bổ từ sản lượng hợp đồng hàng năm.
• Các nhà máy điện BOT: do đơn vị mua buôn duy nh ất chào giá thay
trong thị trường để thực hiện nghĩa vụ bao tiêu trong các hợp đồng PPA
và tối ưu chi phí mua điện của đơn vị mua buôn duy nhất.
• Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu: kí hợp đồng mua bán
điện với đơn vị mua buôn duy nhất theo mẫu do Bộ Công Thương ban
hành, đảm bảo cho các nhà máy thu hồi đủ chi phí thực tế.

- 35 -
• Các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ (dự phòng khởi động
nhanh, dự phòng nguội và dự phòng vận hành phải phát do ràng buộc
an ninh hệ thống điện): kí hợp đồng hàng năm với đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
d) Cơ chế vận hành của thị trường điện giao ngay:
- Thị trường điện giao ngay có chu kì giao dịch là 1 giờ. Các đơn vị phát điện
công bố công suất sẵn sàng và chào giá phát điện của từng tổ máy cho từng chu kì
giao dịch của ngày tới.
- Các nhà máy nhiệt điện chào giá theo chi phí biến đổi của từng tổ máy trong
giới hạn giá trần của nhà máy sử dụng công nghệ chuẩn. Các nhà máy thủy điện
chào giá phát điện trong phạm vi ± 10% giá trị nước như đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện tính toán và công bố cho từng nhà máy.
- Lịch huy động các tổ máy được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện lập cho từng chu kì giao dịch căn cứ trên bản chào giá của các tổ máy, dự báo
phụ tải hệ thống điện và khả năng tải của lưới điện truyền tải theo nguyên tắc tổng
chi phí mua điện là thấp nhất.
- Giá điện năng thị trường giao ngay (SMP) được đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện xác định cho từng chu kì giao dịch theo nguyên tắc giá biên
hệ thống điện căn cứ trên phụ tải của hệ thống, các bản chào giá và công suất sẵn
sàng thực tế của các tổ máy.
- Giá thị trường toàn phần cho từng chu kì giao dịch sử dụng trong tính toán,
thanh toán hợp đồng CfD được xác định bằng tổng giá điện năng thị trường và giá
công suất thị trường.
e) Cơ chế giá công suất thị trường:
- Các nhà máy điện tham gia cạnh tranh trên thị trường ( trừ các nhà máy điện
BOT, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu) được thanh toán giá công suất
thị trường khi được lập lịch huy động.
- Giá công suất thị trường được xác định hàng năm đảm bảo cho nhà máy điện
mới tốt nhất ( là nhà máy nhiệt điện chạy nền, có tổng chi phí phát điện thấp nhất

- 36 -
trong các nhà máy mới được đưa vào vận hành trong năm) thu hồi đủ tổng chi phí
phát điện trong năm.
- Giá công suất thị trường được xác định cho từng giờ, tỉ lệ thuận với phụ tải
hệ thống điện giờ cao điểm và giờ bình thường. Giá công suất giờ thấp điểm bằng
zero.
f) Cơ chế cung cấp dịch vụ phụ trợ trong thị trường
- Các dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện ( dự phòng khởi động nhanh, dự
phòng nguội và dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện) do
các đơn vị phát điện cung cấp theo hợp đồng kí hàng năm với đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện.
- Số lượng dịch vụ phụ trợ cần thiết hàng năm do đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện xác định để đảm bảo an ninh vận hành hệ thống điện. Giá
các dịch vụ phụ trợ được xác định đảm bảo cho các nhà máy điện thu hồi chi phí
thực tế. Tổng chi phí dịch vụ phụ trợ hàng năm được đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện xây dựng và trình duyệt trong tổng chi phí vận hành hệ thống
điện và thị trường điện hàng năm.
- Dịch vụ điều chỉnh tần số và dự phòng quay được thanh toán cho toàn bộ
lượng công suất được lập lịch huy động theo giá công suất thị trường và cho toàn bộ
điện năng phát theo giá điện năng thị trường.
g) Cơ chế thanh toán trong thị trường:
- Chu kì thanh toán trong thị trường là 1 tháng.
- Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện chịu trách nhiệm tính toán
và công bố các khoản thanh toán trong thị trường điện giao ngay cho từng chu kì
giao dịch và cho toàn bộ chu kì thanh toán.
- Căn cứ vào số liệu thanh toán do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện công bố và hợp đồng mua bán điện đã kí với đơn vị mua buôn duy nhất, đơn vị
phát điện tính toán và phát hành hóa đơn cho chu kì thanh toán.

- 37 -
- Căn cứ số liệu thanh toán do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện công bố và hợp đồng mua bán điện đã kí với đơn vị phát điện đơn vị mua buôn
duy nhất chịu trách nhiệm kiểm tra và thực hiện thanh toán cho các nhà máy điện.
- Căn cứ số liệu thanh toán do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện công bố và hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ đã kí, đơn vị phát điện phát
hành hóa đơn cho các dịch vụ phụ trợ đã cung cấp trong chu kì thanh toán.
h) Cơ chế huy động các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu:
- Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu được đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện lập và công bố lịch huy động theo yêu cầu sử dụng
nguồn nước tối ưu cho nhiều mục tiêu theo qui định của Nhà nước và giá trị nước
đảm bảo an ninh vận hành hệ thống điện.

- 38 -
CHƯƠNG 2.
NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÀNH ĐIỆN TƯƠNG ỨNG
VỚI CÁC CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Hiện nay có rất nhiều đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đang
tham gia vào hoạt động điện lực tại Việt Nam như: Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
(EVN), Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN), Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt
Nam (TKV), các Tổng Công Ty Sông Đà, Lilama, Vinaconex, Licogi, một số công
ty tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài khác, trong đó EVN hiện vẫn đang chiếm tỉ
phần áp đảo.
2.1. Hiện trạng cơ cấu tổ chức của EVN
EVN là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành,
trong đó sản xuất kinh doanh điện năng là ngành kinh doanh chính. Hoạt động sản
xuất kinh doanh điện năng của EVN bao trùm tất cả các lĩnh vực phát điện, truyền
tải điện, phân phối điện, kinh doanh điện năng và các chức năng dịch vụ phụ trợ
liên quan. Hội đồng thành viên của EVN được tự chủ trong kinh doanh và chịu
trách nhiệm toàn bộ về tình hình sản xuất kinh doanh theo các chức năng của Tập
Đoàn. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trong công tác quản lí nhà nước về hoạt
động điện lực, đề ra các chính sách phát triển điện lực và thực hiện chức năng giám
sát, điều tiết hoạt động điện lực.
Cơ cấu quản lí và điều hành EVN bao gồm [4]:
a) Hội đồng thành viên.
b) Ban kiểm soát.
c) Tổng giám đốc.
d) Các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
e) Bộ máy giúp việc.
- Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên là cơ quan đại diện trực tiếp chủ
sở hữu nhà nước tại EVN. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên không quá 09
người, gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Hội đồng thành viên có

- 39 -
các thành viên chuyên trách và không chuyên trách do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Hội đồng thành viên thực hiện các quyền,
nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ
và chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của EVN tại các doanh nghiệp khác. Hội
đồng thành viên có quyền nhân danh EVN để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
việc xác định và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của EVN, trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp cho
các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu.
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên thành lập để giúp Hội
đồng thành viên kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài
chính và việc chấp hành Điều lệ của EVN, nghị quyết, quyết định của Hội đồng
thành viên. Ban kiểm soát có tối đa 05 thành viên, Trưởng Ban kiểm soát là thành
viên Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên phân công; các thành viên khác
của Ban kiểm soát có đủ tiêu chuẩn do Hội đồng thành viên lựa chọn, bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, trừ trường
hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng thành viên
EVN, điều hành hoạt động hàng ngày của EVN theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp
với Điều lệ của EVN và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; chịu
trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các
quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên tuyển chọn,
bổ nhiệm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản.
- Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc:
+ EVN có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng thành
viên tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ
luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc
điều hành công việc của EVN theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân

- 40 -
công hoặc uỷ quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến ký kết hợp đồng hoặc liên
quan đến sử dụng con dấu của EVN đều phải thực hiện bằng văn bản. Kế toán
trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của EVN; giúp Tổng giám
đốc giám sát tài chính tại EVN theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán;
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công hoặc uỷ quyền.
+ Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc
Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc, bao gồm:
a) Bộ phận giúp việc Hội đồng thành viên có trách nhiệm tham mưu, giúp việc
cho Hội đồng thành viên. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ
phận giúp việc do Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định.
b) Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu, giúp
việc cho Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ do Tổng giám đốc
quyết định sau khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
Trong quá trình hoạt động, Tổng giám đốc có quyền đề nghị Hội đồng thành
viên xem xét, quyết định việc thay đổi cơ cấu, biên chế, số lượng và chức năng,
nhiệm vụ của Văn phòng, các Ban chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu hoạt
động kinh doanh của EVN và quy định pháp luật.
Trong cơ cấu tổ chức của EVN bao gồm:
1. Khối phát điện:
- Công ty Thuỷ điện (CTTĐ) Hoà Bình; CTTĐ Yaly; CTTĐ Trị An; CTTĐ
Quảng Trị; CTTĐ Tuyên Quang; CTTĐ Đại Ninh; CTTĐ Thác Mơ; CTTĐ Đa
Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên (CTTNHHMTV) Nhiệt
điện Cần Thơ; CTTNHHMTV Nhiệt điện Phú Mỹ; CTTNHHMTV Nhiệt điện Thủ Đức;
Công ty Nhiệt điện (CTNĐ) Uông Bí; CTNĐ Ninh Bình; CTNĐ Bà Rịa .
2. Khâu phân phối điện:

- 41 -
- Tổng công ty điện lực Miền Bắc: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty
điện lực 1 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các CTTNHHMTV Điện
lực Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty mẹ -
Tổng công ty điện lực Miền Bắc.
- Tổng công ty điện lực Miền Nam: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty
điện lực 2 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại CTTNHHMTV Điện lực
Đồng Nai từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty mẹ - Tổng công ty điện lực Miền
Nam.
- Tổng công ty điện lực Miền Trung: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại công ty
điện lực 3 và chuyển quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại CTTNHHMTV Điện lực
Đà Nẵng, công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa từ Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam về công ty
mẹ - Tổng công ty điện lực Miền Trung.
- Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội: được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại
công ty điện lực thành phố Hà Nội.
- Tổng công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh: được thành lập dựa trên cơ sở tổ
chức lại công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khối truyền tải điện:
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia: trên cơ sở tổ chức lại lại 4 công ty truyền tải
điện 1, 2, 3, 4.
4. Các đơn vị sự nghiệp:
- Trường Cao đẳng Điện lực thành phố Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Điện
lực miền Trung; Trường Đại học Điện lực; Trường Cao đẳng Nghề điện.
5. Khối tư vấn xây dựng điện:
- Công ty Tư vấn xây dựng điện (CTTVXDĐ) 1; CTTVXDĐ 2; CTTVXDĐ 3;
CTTVXDĐ 4.
6. Khối cơ khí điện lực:
- Công ty Cơ điện Thủ Đức; Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện; Công ty cổ
phần Cơ khí điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện miền Trung.
7. Khối viễn thông, công nghệ thông tin:

- 42 -
- Công ty Thông tin Viễn thông điện lực; Trung tâm Thông tin điện lực; Trung
tâm Công nghệ thông tin.
8. Các trung tâm, các ban quản lí dự án và các công ty con:
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
- Các Ban Quản lý dự án nguồn điện; Các Ban Quản lý dự án lưới điện; Ban
Quản lý dự án xây dựng dân dụng; Ban Chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân và
Năng lượng tái tạo; Ban quản lí dự án và Trung tâm điều hành thông tin Viễn thông
ngành Điện lực Việt Nam.
- Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ văn phòng, khách sạn và Du lịch điện
lực; Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc; Công ty cồ phần Dịch
vụ sửa chữa nhiệt điện miền Nam; Công ty Tài chính điện lực.
- Công ty Mua Bán điện.
9. Các công ty liên kết:
- Công ty cổ phần Phát triển điện Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát
triển điện Sê San 3A; Công ty TNHH IQLinks; Ngân hàng Thương mại cổ phần An
Bình; Công ty cổ phần Thuỷ điện miền Trung; Công ty cổ phần Điện Việt - Lào;
Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu; Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình;
Công ty cổ phần Dịch vụ sửa chữa nhiệt điện miền Bắc; Công ty cổ phần Chứng
khoán Hà Thành.
Quan hệ của EVN với các đơn vị thành viên và quan hệ giữa các đơn vị thành
viên trong EVN với nhau mang nặng tính phân cấp nội bộ. Điều này hạn chế đến
tính tự chủ trong hoạt động sản xuất của từng đơn vị thành viên, không tạo được sự
cạnh tranh, dẫn đến hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện năng
còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về công suất cũng như sản lượng cho phát
triển kinh tế-xã hội, không thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống nguồn
và lưới điện.
2.2. Sự cần thiết tái cơ cấu ngành điện trong điều kiện thị trường điện cạnh
tranh

- 43 -
Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia, bảo đảm chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất
lượng ngày càng cao, giá cạnh tranh, đặc biệt coi trọng tiết kiệm điện năng từ khâu
phát, truyền tải đến khâu sử dụng.
Trong khoảng 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những
nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy thủy
điện khoảng 21.100 MW. Theo số liệu của tổng sơ đồ VII, từ nay đến năm 2030 sẽ
có 52 công trình thuỷ điện (hiện đã có 22 công trình) với tổng công suất theo quy
hoạch là 19.100 MW. Như vậy trong tổng sơ đồ VII của EVN, có hàng trăm công
trình thuỷ điện có công suất từ 1MW đến hàng trăm MW. Nhưng trữ năng kinh tế
của thuỷ điện chỉ có giới hạn, vì vậy, tỷ lệ công suất và điện năng của thuỷ điện so
với công suất và điện năng của nguồn điện khác, theo thời gian sẽ giảm đi một cách
rõ rệt. Công suất sẽ giảm từ hơn 40% (năm 2011-2013) xuống thấp hơn 20% (năm
2030).
Các chuyên gia nhận định vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện ngày
càng giảm, trong khi nhiệt điện đã, đang và vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Do đó phát
triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và
phân bố của các nguồn nhiên liệu [5]:
- Nhiệt điện than: năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW. Giai đoạn 2011 -
2020 cần xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở), 8.000 - 10.000
MW (phụ tải cao). Do nguồn than sản xuất trong nước hạn chế, cần xem xét xây
dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.
- Nhiệt điện khí: năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai đoạn 2011
- 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW (phương án cấp khí cơ sở), trong
trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng 7.000
MW.

- 44 -
Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử: Đầu tư khảo sát,
nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện
nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến
đưa vào vận hành vào năm 2020.
Nhập khẩu điện: theo hiệp định hợp tác năng lượng đã ký kết, Việt Nam sẽ
nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào. Tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu
điện từ Campuchia và Trung Quốc.
Phát triển các nhà máy sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Tận dụng các
nguồn năng lượng mới tại chỗ để phát điện cho các khu vực mà lưới điện quốc gia
không thể cung cấp được hoặc cung cấp kém hiệu quả.
Phát triển nguồn điện phải đi đôi với phát triển lưới điện, phát triển lưới điện
phân phối phải phù hợp với phát triển lưới điện truyền tải. Phát triển nhanh hệ thống
truyền tải 220, 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất
điện năng trên lưới truyền tải, bảo đảm khai thác kinh tế các nguồn điện; phát triển
lưới 110 kV thành lưới điện phân phối cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Nghiên cứu
giảm bớt cấp điện áp trung của lưới điện phân phối. Nhanh chóng mở rộng lưới điện
phân phối đến vùng sâu, vùng xa. Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để
giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra
còn thực hiện đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn nhằm góp phần đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Có các cơ chế tài chính thích
hợp để Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo được vai trò chủ đạo trong việc thực
hiện các mục tiêu phát triển của ngành điện Việt Nam. Tiếp tục triển khai mộ t số
công trình đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), liên
doanh hoặc BOO để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư. Tập trung nghiên cứu khoa
học, công nghệ tiên tiến áp dụng cho sản xuất và truyền tải điện năng. Nghiên cứu
ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và
giảm thiểu tác động đến môi trường với những bước đi hợp lý. Tiếp tục thực hiện lộ
trình cải cách giá điện đã được duyệt theo hướng vừa tiến dần đến chi phí biên dài
hạn vừa cải cách biểu giá điện, giảm bù chéo quá lớn giữa các nhóm khách hàng.

- 45 -
Đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử
dụng điện ở nông thôn, miền núi. Tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành điện thì phải tiến
hành cải cách ngành điện, tiến hành thị trường hóa ngành điện. Việc phát triển thị
trường điện cạnh tranh sẽ đảm bảo được lợi ích của ba đối tượng đó là: Nhà nước sẽ
giảm được gánh nặng đầu tư; các doanh nghiệp điện lực sẽ tăng tính tự chủ, phát
huy khả năng sản xuất kinh doanh; khách hàng sẽ được hưởng lợi từ cơ chế cạnh
tranh. Đến nay, việc chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh đã cơ bản hoàn
thành. Tuy nhiên, nếu không tái cấu trúc ngành điện sẽ khó vận hành thị trường phát
điện cạnh tranh một cách minh bạch và hiệu quả, sẽ không thể mang lại lợi ích cho
người tiêu dùng. Mô hình tổ chức quản lí hiện tại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
là mô hình liên kết dọc, cả 3 khâu phát điện - truyền tải- phân phối và bán lẻ đều do
EVN quản lí, hạch toán, kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng, chi phí ở từng
khâu không được hạch toán riêng rẽ nhằm đánh giá hiệu quả từng khâu. Mô hình
này chưa tạo ra các cơ chế khuyến khích để các đơn vị nâng cao hiệu quả sản xuất -
kinh doanh giảm giá thành để nâng tính cạnh tranh. Vì vậy phải có kế hoạch tổng
thể tái cơ cấu ngành điện, tách biệt các khâu trong mô hình liên kết dọc để chống
chế độ độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị
trong từng khâu của dây chuyền nhằm tăng tính chủ động của đơn vị trong sản xuất
kinh doanh. Theo các chuyên gia kinh tế, việc tái cơ cấu ngành điện để có thị trường
điện cạnh tranh cần phải đẩy nhanh hơn, đi đôi với nó là việc thực hiện cơ chế giá
điện hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Khi thị trường điện cạnh tranh thì
giá điện sẽ không tạo sức ép tăng giá. Trên thế giới khi phát triển thị trường điện
cạnh tranh là phải tái cơ cấu đầu tiên, để có bước tạo cho cấu trúc ngành phù hợp
với vận hành của thị trường.
2.3. Tái cơ cấu EVN
Thực hiện tái cơ cấu EVN là cơ sở để xác định giá điện từng khâu phản ánh đúng
chi phí của khâu đó, đồng nghĩa với việc tăng khả năng thu hút đầu tư vào ngành
điện. Vì một nguyên lý cơ bản trong kinh tế là cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp

- 46 -
phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Việc tái cơ cấu ngành điện phải bảo đảm 3 yếu tố sau: cung cấp đủ điện, an toàn, có
chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững; từng bước thực hiện
cơ chế thị trường đối với ngành điện, giá bán điện phải tạo điều kiện thu hút các
thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện, trong đó các doanh nghiệp nhà nước tiếp
tục giữ vai trò chủ đạo [6].
2.3.1. Thành lập các đơn vị phát điện độc lập (Genco):
Bản thân EVN không đủ năng lực để đầu tư vào các dự án đáp ứng kịp sự phát
triển của nền kinh tế, các dự án nguồn điện luôn chậm tiến độ hoặc trục trặc kỹ
thuật khiến thiếu điện thường xuyên; do EVN đang là người mua duy nhất, đồng
thời là tập đoàn sở hữu trên 60% công suất nguồn toàn hệ thống nên khó thực hiện
quan hệ cạnh tranh bình đẳng với các nguồn điện của các chủ sở hữu khác. Đồng
thời nếu vẫn để EVN tiếp tục sở hữu các nhà máy điện hiện nay, sẽ không hình
thành được thị trường cạnh tranh ở khâu phát điện, vì EVN sở hữu quá lớn các
nguồn phát sẽ khống chế thị trường. Do đó mục tiêu xây dựng thị trường điện cạnh
tranh là đưa cạnh tranh vào hoạt động điện lực, trước mắt là khâu phát điện để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh có nghĩa là việc tái cơ cấu ngành điện sẽ bắt đầu
bằng việc tách các nhà máy điện ra khỏi EVN. Điều này khuyến khích tiết kiệm chi
phí trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối điện để có được giá điện hợp lý,
minh bạch tới người tiêu dùng đồng thời giúp ổn định giá điện để giảm áp lực tăng
giá điện mà không gây thiếu điện. Năm 2008, Bộ Công Thương trình Chính phủ đề
án tái cơ cấu ngành điện và đề xuất tách các nhà máy điện ra khỏi EVN và EVN chỉ
còn làm việc truyền tải, phân phối và mua bán điện, đồng thời quản lý một số nhà
máy điện đa mục tiêu hoặc đặc biệt quan trọng thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Khi thực hiện tái cơ cấu ngành điện, Nhà nước cần nắm giữ các nhà máy điện hạt
nhân (sắp xây dựng), các nhà máy phát điện có ảnh hưởng lớn để bảo đảm an ninh
năng lượng ( một số nhà máy thủy điện lớn đa mục tiêu).
Theo lộ trình phát triển thị trường điện dự kiến giai đoạn từ nay đến năm
2014 là thời gian hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Để thực

- 47 -
hiện được bước đi này, giới chuyên gia cho rằng, các nhà máy điện thuộc EVN phải
tách ra thành các đơn vị phát điện độc lập, không có chung lợi ích kinh tế với người
mua duy nhất, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện hiện
vẫn phụ thuộc EVN. Như vậy, các nhà máy điện do EVN sở hữu không thể tiếp tục
chiếm ưu thế trên thị trường và tạo điều kiện để các nhà máy điện mới tiềm tàng sẽ
được quan tâm trong thị trường điện Việt Nam đồng thời sẽ tạo ra sự cạnh tranh
lành mạnh giữa các công ty phát điện. Giải pháp trên nhằm huy động thêm nguồn
vốn cho ngành điện, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển nguồn điện mới để đáp
ứng nhu cầu thị trường. Với chính sách đa dạng hóa đầu tư xây dựng nguồn điện
như vậy, ngày càng có nhiều ngành, đơn vị ngoài EVN tham gia đầu tư xây dựng
các nhà máy điện. Đến năm 2010, cơ cấu nguồn điện đã thay đổi đáng kể. Theo tính
toán của Bộ Công Thương, đến năm 2015, tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư như
PVN (khoảng 10%), EVN (khoảng 60%), TKV (khoảng 10%). Các Tổng Cty Sông
Đà, Lilama, Vinaconex, Licogi, một số Cty và nhà đầu tư nước ngoài khác chiếm
khoảng 20%.
Bên cạnh đó, khi thực hiện phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh thì công suất lắp
đặt của từng đơn vị phát điện cũng không được vượt quá 25% công suất lắp đặt của
toàn hệ thống ( ước tính có khoảng 4-5 công ty phát điện lớn trên toàn quốc). Hiện
tại, công suất lắp đặt của toàn hệ thống vào khoảng 20.600 MW và phần các nhà
máy do EVN nắm giữ 100% vốn hay có cổ phần chi phối, hiện chiếm tỷ trọng hơn
60%. Theo Luật Doanh Nghiệp của Việt Nam, EVN có thể cổ phần hóa các nhà
máy điện, hoặc chuyển đổi các nhà máy điện thành các công ty TNHH một thành
viên (EVN là chủ sở hữu duy nhất ). Qua các lựa chọn này các nhà máy điện có thể
được chuyển đổi thành các công ty độc lập. Việc chuyển đổi các đơn vị hạch toán
phụ thuộc thành các công ty hạch toán độc lập đòi hỏi phải tăng cường năng lực và
thể chế một cách rộng rãi. Chỉ sau khi tăng cường năng lực cần thiết các công ty
phát điện độc lập mới có thể tham gia hiệu quả vào thị trường phát điện cạnh tranh.
Trong giai đoạn đầu của thị trường phát điện cạnh tranh - đơn vị mua duy nhất,
thị phần của các đơn vị phát điện độc lập có thể không là vấn đề quan trọng như các

- 48 -
thị trường cạnh tranh cao hơn ( thị trường cạnh tranh bán buôn, cạnh tranh bán lẻ ).
Đó là do đơn vị mua duy nhất sẽ vận hành theo các qui định thị trường và giám sát
của Chính Phủ nhằm ngăn chặn các hành vi phi cạnh tranh của các công ty phát
điện. Trong thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện, thị phần của các công ty phát
điện độc lập phải được điều tiết để ngăn chặn việc lũng đoạn thị trường. Do đó
trước khi tiến tới thị trường cạnh tranh bán buôn cần tiến hành một nghiên cứu
nhằm quyết định một số lượng tối ưu các công ty phát điện độc lập,trong đó xác
định mỗi thị phần công ty/nhà máy nắm giữ. Nhìn chung việc tái cơ cấu ngành điện
phải đáp ứng mục tiêu trước mắt là dỡ bỏ được các tồn tại của mô hình hiện tại đang
cản trở sự phát triển của ngành điện và mục tiêu lâu dài là xây dựng được thị trường
cạnh tranh thực sự.
2.3.2. Thành lập Tổng công ty Truyền tải điện [7]:
Hiện nay chức năng truyền tải điện do EVN nắm giữ và được giao cho Tổng
công ty Truyền tải, bao gồm 4 công ty truyền tải chia theo 4 khu vực hạch toán phụ
thuộc. Tổng công ty Truyền tải hiện có chức năng quản lí vận hành hệ thống truyền
tải điện, đơn vị này không có nhiệm vụ mở rộng và qui hoạch lưới truyền tải. Việc
chuyển đổi 4 công ty truyền tải hạch toán phụ thuộc thành một Tổng công ty Truyền
tải hạch toán độc lập đòi hỏi phải từng bước xây dựng năng lực bao quát trong quản
lí thương mại và tài chính cũng như trong qui hoạch và phát triển hệ thống truyền
tải phù hợp với từng cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
Thành lập một công ty truyền tải quốc gia phù hợp với mục tiêu cải cách
ngành điện của Chính phủ. Các lợi ích cơ bản của việc thành lập một công ty truyền
tải điện quốc gia độc lập thay cho 4 công ty truyền tải phụ thuộc là:
- Kinh tế trong quản lí, vận hành mạng lưới điện truyền tải Quốc Gia.
- Nguồn lực và thế mạnh tài chính tốt hơn, phối hợp tốt hơn trong nâng cấp,
qui hoạch, phát triển hệ thống truyền tải.
- Đưa ra biểu giá truyền tải cũng như các dịch vụ kết nối công bằng và hợp lí
cho việc thuê truyền tải điện trên mạng lưới truyền tải điện Quốc Gia.

- 49 -
- Phối hợp tốt hơn trong hoạt động tải điện, xác định công suất truyền tải khả
dụng và quản lí nghẽn mạch.
Vận hành hệ thống điện trở nên phức tạp hơn khi ngành điện hợp nhất theo
chiều dọc được chia tách thành các hoạt động phát điện, truyền tải và phân phối
điện riêng biệt và còn trở nên phức tạp hơn nữa khi cạnh tranh được đưa vào thị
trường với nhiều thành phần lần đầu tiên tham gia thị trường. Trong thị trường điện
cạnh tranh các thành phần tham gia thị trường muốn tối ưu hóa lợi nhuận, điều này
khiến cho đường dây truyền tải điện có thể bị quá tải và điện sản xuất có thể ở mức
cao hơn hoặc thấp hơn yêu cầu của phụ tải dẫn đến không ổn định và không cân
bằng hệ thống. Do đó cần có Pháp lệnh về lưới điện để đảm bảo tính tin cậy và an
toàn của hệ thống.
* Hoạt động của đơn vị truyền tải trong điều kiện thị trường cạnh tranh:
1. Giai đoạn thị trường đơn vị mua duy nhất:
Công ty truyền tải điện chịu trách nhiệm xây dựng và thương lượng các hợp
đồng dịch vụ truyền tải với đơn vị mua duy nhất, các hoạt động đấu nối truyền tải
cho các nhà máy điện và các công ty phân phối, tiếp cận truyền tải và các hoạt động
vận hành, sửa chữa bảo dưỡng, quản lí truyền tải, xây dựng giá truyền tải. Đây là
những nhà độc quyền và hoạt động tuân theo pháp luật, điều này có nghĩa là giá
dịch vụ của họ phải được cơ quan điều tiết thông qua. Chính phủ hoặc cơ quan điều
tiết thông qua giá truyền tải nhằm đảm bảo:
- Các hợp đồng đấu nối của Công ty truyền tải phải qui định bằng cách không
phân biệt đối xử trong lưới truyền tải đối với các nhà máy điện và các công ty phân
phối và các giá đấu nối cần đủ để công ty truyền tải điện thu hồi lại các chi phí hợp
lí của mình, bao gồm một khoản phí thu hồi hợp lí khi đầu tư vào các tài sản đấu
nối.
- Hợp đồng các dịch vụ truyền tải giữa công ty truyền tải và đơn vị mua duy
nhất cho phép công ty truyền tải điện thu hồi được các khoản chi phí cung cấp dịch
vụ truyền tải từ các nhà máy điện đến các công ty phân phối.

- 50 -
- Nếu có các khách hàng lớn mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện, sẽ cũng
có các hợp đồng dịch vụ truyền tải với các khách hàng lớn này.
- Các giá điện bán buôn của đơn vị mua duy nhất cho phép đơn vị này thu hồi
các chi phí mua điện, sử dụng lưới truyền tải và bán buôn điện cho các công ty phân
phối.
2. Giai đoạn thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện:
Trong mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn, hệ thống phải được vận hành
nhằm đáp ứng các hợp đồng của tất cả các đơn vị mua và bán điện đồng thời giảm
thiểu các chi phí cung ứng điện thông qua thị trường mua bán buôn điện. Điều này
đạt được bởi tất cả các đơn vị bán và mua điện tham gia vào một thỏa thuận nhiều
bên về vận hành hệ thống. Trong thị trường này có các đơn vị bán điện nhiều chi
nhánh và các đơn vị mua điện nhiều chi nhánh. Tất cả đều sử dụng các dịch vụ
truyền tải do đó công ty truyền tải cần xây dựng một phương pháp luận về giá để
định giá cho các dịch vụ này.
Cần xem xét lựa chọn về giá truyền tải, giá điện có thể thống nhất tức là áp
dụng một mức giá mà không tính đến khu vực địa lí hoặc giá điện phụ thuộc vào
khu vực, phản ánh chi phí cung cấp các dịch vụ truyền tải hoặc tại một điểm đấu nối
hoặc giữa các điểm đấu nối.
Mặc dù trách nhiệm chính của công ty truyền tải là sở hữu và vận hành hệ
thống truyền tải điện giống như trong thị trường đơn vị mua duy nhất nhưng trong
thị trường mua bán buôn điện, các mối quan hệ mang tính hợp đồng phức tạp hơn,
công ty truyền tải phải cung cấp một loạt các dịch vụ truyền tải trên cơ sở không
phân biệt đối xử bao gồm:
- Dịch vụ cố định trong đó khách hàng sử dụng lưới truyền tải được đảm bảo
sử dụng một lượng công suất truyền tải nhất định.
- Dịch vụ không cố định trong đó khách hàng sử dụng lưới truyền tải chỉ được
sử dụng một lượng công suất truyền tải khi lưới còn khả năng truyền tải công suất.

- 51 -
Công ty truyền tải còn phải xây dựng phương pháp luận giá truyền tải mới để
tính toán các mức giá truyền tải liên quan đến các dịch vụ được cung cấp, các mức
giá này được cơ quan điều tiết thông qua.
3. Giai đoạn thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện:
Hệ thống điện trong thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện được vận hành hầu
như giống với thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện. Trong thị trường cạnh
tranh mua bán buôn điện hệ thống phải được vận hành để đáp ứng các hợp đồng của
tất cả các đơn vị mua và bán điện và giảm thiểu các chi phí cung ứng điện thông
qua thị trường điện bán buôn, là điều mà tất cả các đơn vị mua và bán điện tham gia
vào một thỏa thuận nhiều bên về vận hành hệ thống đều đạt được. Trong thị trường
cạnh tranh bán lẻ thỏa thuận nhiều bên cũng như vậy, ngoại trừ sẽ có một số lượng
các đơn vị mua và bán điện lớn hơn, các công ty bán lẻ điện được thành lập.
Các trách nhiệm của công ty truyền tải điện không thay đổi nhiều khi chuyển
từ đơn vị mua duy nhất thành thị trường cạnh tranh mua bán buôn điện và sau đó là
thị trường cạnh tranh mua bán lẻ điện. Với việc đưa thị trường cạnh tranh bán lẻ
vào hoạt động, công ty truyền tải điện sẽ kí hợp đồng truyền tải điện với các đơn vị
phân phối hoặc là đơn vị bán lẻ điện.
EVN đang nắm trong tay hệ thống truyền tải điện quốc gia, nhưng nếu như
không coi việc bù tổn thất công suất phản kháng dọc đường dây là yếu tố sản xuất
thì đây là phương tiện lưu thông, chứ không phải là tư liệu sản xuất. Hơn nữa, do
tính chất quan trọng của khâu lưu thông phân phối điện năng là rất đặc biệt ở chỗ:
năng lượng điện vừa là sản phẩm nhưng lại vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu của các
ngành kinh tế sử dụng nó trong sản xuất và do vậy càng cần có sự điều tiết chung
của nhà nước. Về xây dựng cơ sở vật chất cho lưu thông phân phối, đây là vấn đề
khó khăn nhất trong việc kêu gọi vốn đầu tư. Lý do là đầu tư vào hệ thống cung cấp,
phân phối, truyền tải điện với giá điện hiện nay sẽ khó lòng thu hồi được vốn đầu tư
cũng như lãi. Thực tế cho thấy rằng, các hộ tiêu thụ không có lựa chọn nào khác khi
phải tiếp nhận điện năng từ một hệ thống lưu thông, phân phối với một cách thức tổ
chức phân phối chưa có gì thay đổi. Chính vì vậy, cơ quan nào chịu trách nhiệm xây

- 52 -
dựng cơ sở vật chất cho hệ thống lưu thông phân phối này là rất quan trọng. Nếu
công ty nhà nước quản lý toàn bộ cơ sở vật chất này cũng như tổ chức quản lý toàn
bộ khâu lưu thông phân phối thì cũng sẽ tồn tại ý kiến cho rằng độc quyền, điều này
cũng dễ dẫn tới việc kìm hãm bớt sự phát triển của thị trường điện. Trường hợp
khác, nếu nhà nước cho tư nhân hoá toàn bộ cơ sở vật chất và giao luôn cả việc tổ
chức quản lý, điều đó có nghĩa là trao tư liệu sản xuất chủ yếu (năng lượng điện)
của quốc gia cho tư nhân, hệ quả là nhà nước sẽ không còn điều tiết được cho các
ngành kinh tế khác, thậm chí rất đáng lo ngại vì khi đó, ảnh hưởng của thế độc
quyền của tư nhân sẽ rất lớn một khi họ nắm cổ phần chi phối. Từ đây thấy rằng,
với mô hình nào thì cũng cần có sự điều tiết của nhà nước trong lưu thông, phân
phối và cũng cần ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho
cho sự phát triển. Nhìn ra các nước trong khu vực, Hàn Quốc cũng tư nhân hoá
ngành điện nhưng không phải tất cả, mà chủ yếu là đa dạng hoá các sở hữu về
nguồn điện. Riêng về khâu lưu thông, phân phối, họ luôn luôn có sự điều tiết, kiểm
soát và hỗ trợ về giá, đồng thời họ thực hiện chính sách năng lượng điện theo chiến
lược dài hơi từ nhiều nguồn nhập năng lượng sơ cấp khác nhau. Do đó có nhiều ý
kiến cho rằng bộ phận truyền tải điện phải thuộc quyền quản lý của Nhà nước để
bảo đảm an ninh năng lượng và cần phải giao cho cơ quan hay doanh nghiệp công
ích phi lợi nhuận quản lý, tách hẳn với doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
Qua phân tích trên đây, ta thấy rằng nếu không đảm bảo được sự phát triển
cơ sở vật chất và tổ chức quản lý trong hệ thống lưu thông phân phối thì việc tái cơ
cấu ngành điện sẽ rất khó đạt được mục đích và yêu cầu đặt ra của thị trường điện.
2.3.3. Thành lập Công ty Mua Bán điện:
Trong thị trường đơn vị mua duy nhất các giá điện bán buôn do Công ty Mua
Bán điện bán cho các công ty phân phối/bán lẻ và giá điện bán lẻ do đơn vị phân
phối/bán lẻ bán cho khách hàng cũng được điều tiết.
Nhằm tránh xung đột lợi ích, Công ty Mua Bán điện, Công Ty Truyền Tải điện
và Đơn vị Vận hành hệ thống không nên có bất kì lợi ích tài chính nào trong kinh
doanh phát điện. Đơn vị mua duy nhất là một thực thể riêng biệt thuộc chính phủ và

- 53 -
phi lợi nhuận với năng lực quản lí thương mại, năng lực tài chính và tính tin cậy để
đủ thu hút các nhà đầu tư tham gia kí kết các hợp đồng mua bán điện, đầu tư và xây
dựng các nhà máy điện mới ở Việt Nam. Ban đầu, đơn vị mua duy nhất sẽ cần tăng
cường tín dụng bên ngoài như các bảo lãnh của Chính phủ hoặc các cơ quan tài
chính như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Đơn vị mua duy nhất- Công ty Mua Bán điện tiến hành mua các nguồn phát
điện mới cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện ở Việt Nam. Qui trình này bắt đầu với
việc đơn vị mua duy nhất dự báo phụ tải và lập kế hoạch nhu cầu công suất mới.
Sau đó, Cục Điều tiết/ Bộ Công Thương hoặc Thủ tướng Chính phủ theo phân cấp
thông qua dự báo phụ tải và kế hoạch mở rộng cũng như giám sát việc đầu tư xây
dựng nguồn điện dựa theo luật đấu thầu và qui hoạch có chi phí thấp nhất. Theo đó
Công ty Mua Bán điện đảm bảo cung cấp công suất mới dựa theo quá trình đấu thầu
cạnh tranh. Đối với nguồn điện mới sẽ cần xây dựng và thỏa thuận hợp đồng mua-
bán điện trung và dài hạn. Người thắng thầu sẽ tiến hành xây dựng và vận hành
nguồn điện mới theo hợp đồng nói trên.
Theo qui hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2015 EVN cũng sẽ còn giữ
vai trò chủ đạo trong việc phát triển nguồn điện mới và có thể huy động vốn như
một pháp thể độc lập. EVN cũng sẽ vẫn giữ công suất dự phòng mà không phụ
thuộc vào tiến trình đấu thầu cạnh tranh thông thường, ít nhất là trong giai đoạn đầu
của thị trường đơn vị mua duy nhất. Về lâu dài EVN cũng phải tham gia đấu thầu
cạnh tranh cho tất cả các dự án phát điện để đảm bảo sử dụng nguồn lực tối ưu nhất
và lợi ích đầy đủ của thị trường phát điện cạnh tranh. Việc lập kế hoạch, đ iều độ và
điều khiển hệ thống điện sẽ phải thống nhất với các luật thị trường của thị trường
đơn vị mua duy nhất.
Về nguyên tắc hoạt động của thị trường điện cạnh tranh là người mua và người
bán phải tách biệt mới tạo ra tính khách quan do đó điều đầu tiên ở thị trường này là
người điều hành thị trường phải hoàn toàn độc lập. Công ty Mua Bán điện Quốc Gia
sẽ có thể do Bộ Tài chính quản lý, ký hợp đồng mua điện trực tiếp với các nhà máy
điện hoặc các Tổng Công ty phát điện, trên cơ sở các nguồn này chào giá cạnh

- 54 -
tranh. Bộ này cũng có đủ chuyên gia giúp quản lý giá thành của từng nhà máy điện
phát và xác định được mua giá nào thì doanh nghiệp có lợi, giá nào người tiêu dùng
có lợi.
Thêm vào đó nếu EVN tiếp tục sở hữu Công ty Mua Bán điện, các nguồn
mới không do EVN sở hữu có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán, ký kết hợp
đồng để đưa vào vận hành bán điện. Bất cứ nhà đầu tư nào muốn đầu tư nhà máy
điện, đều phải đàm phán giá mua bán điện với EVN. Vì vậy, quá trình đàm phán
thường dẫn đến bế tắc, ảnh hưởng đến tiến độ đưa vào vận hành các nguồn điện.
Việc các nhà máy điện độc lập do các chủ đầu tư ngoài EVN đầu tư đã đẩy chi phí
lên cao, khiến giá điện cao, không tìm được điểm chung trong đàm phán hợp đồng
bán điện với EVN. Tổng Công ty Mua Bán điện sẽ phải kiểm tra tất cả các khâu
hạch toán, giá thành, mua, bán một cách sòng phẳng, minh bạch. Chính vì vậy việc
thành lập một Tổng Công ty Mua Bán điện quốc gia và tách bạch khâu mua - bán
điện ra khỏi EVN để minh bạch trong đàm phán là sự lựa chon tối ưu.
2.3.4. Hoạt động của Cục Điều tiết Điện lực:
Cục Điều tiết Điện lực được thành lập theo Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ căn cứ Điều 66 Luật Điện lực
2004 và được bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số
153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ, trực
thuộc Bộ Công Thương, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, trụ sở
chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Cơ cấu tổ chức Cục Điều Tiết Điện Lực hiện tại
gồm các đơn vị: Phòng Thị trường điện lực, Phòng Giá điện và Phí, Phòng Quy
hoạch và Giám sát cân bằng cung - cầu, Phòng Quan hệ Công chúng và Cấp phép,
Phòng Pháp chế, Văn phòng và Trung tâm Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực
và Đào tạo. Trong tương lai sẽ thành lập các đơn vị: Phòng Công nghệ thông tin,
Chi cục Điều tiết điện lực Miền Trung và Chi cục Điều tiết điện lực Miền Nam. Cục
Điều tiết điện lực là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham
mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về điều tiết hoạt động điện
lực; tổ chức thực hiện nhiệm vụ điều tiết hoạt động điện lực nhằm cung cấp điện an

- 55 -
toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công
bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Cục Điều tiết Điện lực thực hiện các
nhiệm vụ:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt hoặc ban hành:
a) Quy định phương pháp lập, trình tự, thủ tục ban hành giá bán lẻ điện;
b) Biểu giá bán lẻ điện;
c) Quy định các hành vi vi phạm và hình thức xử lý các hành vi vi phạm
quy định của pháp luật về hoạt động điện lực.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt hoặc ban hành:
a) Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi và
quản lý Giấy phép hoạt động điện lực;
b) Quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi
phí tối thiểu và trình tự thực hiện;
c) Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc
giảm mức tiêu thụ điện;
d) Đề án thiết kế thị trường điện các cấp độ;
đ) Các quy định về hoạt động của thị trường điện lực, bao gồm: quy định
vận hành thị trường điện; quy định lưới điện truyền tải; quy định lưới điện phân
phối; quy định đo đếm điện năng; quy định áp dụng hợp đồng mua bán điện mẫu;
e) Các quy định về phương pháp lập, trình tự, thủ tục thẩm định và ban
hành các loại giá và phí trong hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật;
g) Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán điện.
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá và
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy
hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình và các quy định về điều tiết điện lực
sau khi được phê duyệt.

- 56 -
4. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
về điều tiết điện lực; các văn bản cá biệt; văn bản quy phạm nội bộ theo quy định
của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ về điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện
lực, bao gồm:
a) Thẩm định quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
b) Công bố danh mục các dự án nguồn và lưới điện truyền tải cần đầu tư
phát triển hàng năm theo quy hoạch được duyệt; theo dõi việc thực hiện kế hoạch
các dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối
theo quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt;
c) Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực;
d) Ban hành các loại giá và phí của hoạt động điện lực, bao gồm: khung
giá phát điện, khung giá bán buôn điện; giá truyền tải điện; giá phân phối điện;
phí tham gia thị trường điện lực; phí giao dịch thị trường; phí điều độ hệ thống
điện; phí sử dụng các dịch vụ phụ trợ và các phí khác;
đ) Phê duyệt hợp đồng mua bán điện song phương có thời hạn (Power
Purchase Agreement - PPA) do các đơn vị phát điện và mua điện trình;
e) Kiểm tra, giám sát tình hình cung cấp điện và điều hành hệ thống điện
để đảm bảo cân bằng cung - cầu điện;
g) Đề xuất các giải pháp khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư phát triển các
công trình nguồn điện, lưới điện bảo đảm cân bằng cung - cầu dài hạn và vận
hành hệ thống điện ổn định, an toàn, tin cậy có mức độ dự phòng hợp lý, có chi
phí sản xuất, vận hành thấp nhất;
h) Xác định, công bố tỷ lệ công suất và điện năng giữa hình thức mua, bán
thông qua hợp đồng song phương có thời hạn và mua bán giao ngay cho các đơn
vị phát điện cho các cấp độ phát triển của thị trường điện lực;
i) Xác nhận tình trạng mang tải của lưới điện theo đề nghị của đơn vị điện
lực;

- 57 -
k) Phê duyệt phương thức hỗ trợ tài chính các dự án thực hiện quản lý nhu
cầu điện (Demand Side Management - DSM) và tiết kiệm năng lượng (Energy
Efficiency - EE);
l) Điều tiết hoạt động của thị trường điện lực; kiến nghị cấp có thẩm
quyền các phương án về sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị hoạt động điện lực
nhằm bảo đảm hoạt động cạnh tranh minh bạch của thị trường điện lực;
m) Kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện: quy định vận hành thị trường điện lực; giấy phép hoạt động điện
lực; hợp đồng mua bán điện song phương có thời hạn (PPA); biểu giá điện và phí
các loại; các chương trình, dự án quản lý nhu cầu điện (DSM) và tiết kiệm năng
lượng (EE) được duyệt; các quy định khác của pháp luật về hoạt động điện lực và
thị trường điện lực.
6. Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; xây dựng
chương trình tái cơ cấu ngành điện và mô hình thị trường điện các cấp độ phù hợp
với lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực Việt Nam và trình Bộ trưởng
Bộ Công Thương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tiết điện lực và phát triển thị trường điện
lực, các hoạt động liên quan tới liên kết lưới điện khu vực và phát triển thị trường
điện lực các nước tiểu vùng sông Mê Kông (Greater Mekong Subregion - GMS) và
ASEAN.
8. Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động điều
tiết điện lực.
9. Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của hoạt
động điều tiết điện lực và vận hành thị trường ở các cấp độ phát triển của thị trường
điện lực.
10. Lập báo cáo hàng năm về tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động điều tiết
và vận hành của thị trường điện lực theo quy định.
11. Sử dụng ngân sách nhà nước được cấp, các khoản thu phí và lệ phí cấp
phép, phí điều tiết điện lực và các phí khác theo quy định của pháp luật.

- 58 -
12. Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu
cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và
ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật.
13. Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực điều tiết điện lực theo kế
hoạch cải cách hành chính của Bộ Công Thương.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính,
tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công Thương.
15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương
giao và theo quy định của pháp luật.
2.3.5. Các phương án tái cơ cấu cho ngành điện Việt Nam trong giai đoạn
thị trường phát điện cạnh tranh:
Năm 2008, Bộ Công Thương đã đưa ra ba phương án tái cơ cấu ngành điện
cho giai đoạn thị trường phát điện cạnh tranh:
- Phương án 1: tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối đang thuộc
EVN thành các công ty hoạt động độc lập với sự quản lý của bộ chủ quản; một số
nguồn điện đa mục tiêu, có vai trò lớn trong hệ thống điện và Tổng công ty Truyền
tải điện quốc gia sẽ thuộc sự quản lý của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn
nhà nước.
- Phương án 2: chỉ tách khâu phát điện và vận hành hệ thống điện để khâu này
không thuộc quyền chi phối của EVN.
- Phương án 3: tách biệt khâu phát điện, mua bán điện và vận hành hệ thống
điện khỏi EVN, lúc này, EVN chỉ còn đóng vai trò là tập đoàn kinh doanh và bán lẻ
điện.
Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án thứ nhất. Tuy nhiên có
nhiều ý kiến trái chiều với ý kiến của Bộ Công Thương trong đề án tái cơ cấu ngành
điện. Tháng 7-2009, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận về Đề án tái cơ cấu ngành
điện cho phát triển thị trường điện Việt Nam, theo đó, việc tái cơ cấu phải bảo đảm
cung cấp đủ điện, an toàn, có chất lượng cao cho nền kinh tế quốc dân phát triển
bền vững; từng bước thực hiện cơ chế thị trường đối với ngành điện, giá bán điện

- 59 -
phải tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành điện, trong đó
các doanh nghiệp nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo. EVN, PVN, TKV cần
chiếm tỷ trọng lớn, chi phối tổng công suất nguồn điện. Cho đến nay vẫn chưa có
một quyết định chính thức nào từ phía Chính phủ về việc chọn một mô hình tối ưu
cho đề án tái cơ cấu ngành điện.
Như cách phân tích ở các phần ở trên, việc thực hiện tách các nhà máy phát
điện thuộc EVN có nhiều ưu điểm, và một khi đã có thị trường phát điện cạnh tranh,
tất cả các nhà máy điện của EVN hiện nay đều phải chào giá trên thị trường. Nhà
máy nào chào giá điện hợp lý nhất sẽ được chấp nhận. Đến lúc đó, EVN không
được quyền định giá điện nữa, mà cũng giống như tất cả các nhà máy phát điện
khác, giá cả sẽ tính theo giá cạnh tranh của từng nhà máy. Như vậy, khi thị trường
phát điện cạnh tranh ra đời, việc mua bán điện sẽ được tiến hành theo quy luật thị
trường giống như tất cả các sản phẩm khác; nhưng bên cạnh đó việc thực hiện tách
các nhà máy phát điện thuộc EVN cũng có nhiều nhược điểm:
- Mặc dù tách các nhà máy điện thuộc quyền sở hữu của EVN thành các công
ty phát điện độc lập tuy đem lại nhiều ưu thế cho thị trường phát điện cạnh tranh
nhưng các Công ty này chưa đủ uy tín để vay số lượng vốn lớn, không có bộ máy
mạnh chỉ đạo đầu tư cho các dự án điện mới kịp thời theo tiến độ đề ra, sẽ dẫn đến
nguy cơ có thể không đảm bảo tiến độ các công trình nguồn, gây thiếu hụt điện
năng. Do đó cũng nên để EVN giữ lại một số các nhà máy điện lớn (một số nhà máy
thủy điện đa mục tiêu và một số nhà máy điện nguyên tử đang sắp xây dựng) vì
EVN có khả năng huy được nguồn vốn, có kinh nghiệm và nguồn lực đã được xây
dựng hàng chục năm qua. Ngoài ra, EVN cũng có khả năng và nhiệm vụ thực hiện
công ích của Nhà nước đối với vùng sâu, vùng xa, hộ gia đình chính sách, hộ
nghèo... khi thực hiện thị trường điện cạnh tranh.
Xét đến việc tách khâu mua - bán điện và theo phương án đề ra của Bộ Công
Thương là tiến hành tách khâu vận hành hệ thống điện mà cụ thể ở đây là Trung
tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia mang lại nhiều ưu điểm bởi nếu như EVN
nắm giữ khâu mua bán điện như hiện nay thì tập đoàn này sẽ luôn muốn mua rẻ.

- 60 -
Nếu như Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, đơn vị l ập kế hoạch huy động
công suất và theo dõi biểu đồ phụ tải, thuộc quyền quản lý của EVN thì sẽ có xu
hướng ưu tiên huy động các nguồn điện của EVN trước. Nhiều ý kiến cho rằng chỉ
cần tách khâu mua-bán điện và Trung tâm Điều độ Quốc Gia ra khỏi EVN là đủ
điều kiện để hình thành một thị trường điện cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, nếu
tách khâu mua - bán điện ra khỏi EVN, thì sẽ có thể dẫn đến việc cân bằng tài chính
của khâu này sẽ không được đảm bảo, do Công ty Mua - Bán điện không cùng sở
hữu với các Công ty phân phối bán lẻ điện (thuộc EVN). Công ty này sẽ không có
động lực để đàm phán mua điện giá thấp từ các nhà máy điện để giữ giá bán lẻ điện
ở mức thấp như Nhà nước quy định. Trường hợp giá điện chưa theo giá thị trường
thì Nhà nước sẽ phải bù lỗ cho Công ty Mua - Bán điện, nếu không muốn thường
xuyên phải tăng giá bán lẻ điện. Điều này trái với chủ trương thị trường hoá giá điện
của Chính phủ.
Trước mắt, để khắc phục những vướng mắc khi đàm phán giá mua - bán điện
giữa các nhà đầu tư và EVN, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thành lập tổ công
tác đàm phán giá mua điện cho EVN với các chủ đầu tư bên ngoài. Tổ công tác này
thay vì chỉ có một mình EVN trước đây, gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian
đàm phán - thì thành phần tới đây, ngoài EVN sẽ gồm cả đại diện Bộ Công Thương,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ. Nguyên tắc đàm phán là sẽ
xuất phát trên cơ sở suất đầu tư cho từng loại công nghệ sản xuất (như thuỷ điện,
nhiệt điện than, khí...), bảo đảm lợi nhuận hợp lý, minh bạch tài chính, có tính đến
quyền lợi của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư, khách hàng sử dụng điện. Đối với
khâu điều độ hệ thống điện, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương ban hành
quy chế điều độ hệ thống điện quốc gia, trong đó quy định cụ thể phương pháp lập,
thẩm định và phê duyệt khung giá phát điện, có chế tài xử phạt đối với các đơn vị
không tuân thủ khi tham gia thị trường điện cạnh tranh.
Một trong những điều kiện để phát triển thị trường điện cạnh tranh ở các cấp
độ là các đơn vị hoạt động điện lực phải có quyền sử dụng lưới điện truyền tải một
cách bình đẳng và vì vậy cần phải tách hoạt động sản xuất kinh doanh của khâu

- 61 -
truyền tải ra khỏi các khâu phát điện và phân phối điện, đồng thời cần có phương
pháp xây dựng phí truyền tải điện minh bạch, phù hợp với cơ cấu ngành điện ở từng
cấp độ phát triển của thị trường điện. Nằm trong tiến trình này, vừa qua, Chính phủ
đã đồng ý việc thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN) theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Theo đó, công
ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do EVN sở hữu 100% vốn
điều lệ trên cơ sở tổ chức lại 4 Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3, 4 và 3 Ban Quản lý
dự án công trình điện miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Sau khi hoàn thành công
tác tái cơ cấu ngành điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia có thể sẽ trở thành
một công ty độc lập hoặc vẫn trực thuộc EVN nhưng hạch toán độc lập và đơn vị
truyền tải điện, theo quy định của Luật Điện lực, có trách nhiệm xây dựng phí
truyền tải điện, sau đó ERAV sẽ thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương
phê duyệt.
Như vậy việc tách hay thành lập một số công ty trung gian trong tái cơ cấu
EVN như: Công ty Mua Bán điện, Tổng công ty Truyền tải, Cục Điều tiết Điện lực
hay các Tổng công ty phân phối cần phải đi đôi với các qui định về giá hoặc phí của
các công ty, đơn vị này được hưởng trong khi tính toán cơ cấu giá để giá điện khi
đưa đến người tiêu dùng là hợp lí nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của các công ty,
đơn vị này.

- 62 -
CHƯƠNG 3.
CƠ CẤU GIÁ ĐIỆN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH
TRANH
3.1. Hiện trạng cơ chế giá điện Việt Nam:
Giá cả là nội dung và cũng là trở ngại lớn nhất trong quá trình đàm phán các
hợp đồng mua, bán điện giữa EVN và các nhà cung cấp. Nhà đầu tư nào cũng muốn
đạt được mức giá đủ bù đắp chi phí và có lãi, nhưng EVN lại không thể chấp nhận
vì nó thường cao hơn giá điện mà EVN đang cung cấp cho khách hàng của mình.
Theo Bộ Công Thương, cơ chế giá điện hiện hành chưa cho phép điều chỉnh linh
hoạt theo biến động của thị trường cũng là một nguyên nhân làm cản trở việc thu
hút đầu tư vào ngành điện. Hiện nay, giá điện mới chỉ được xem xét hiệu chỉnh mỗi
năm một lần với mức độ tăng rất hạn chế, chưa cho phép kịp thời điều chỉnh giá bản
lẻ điện khi các yếu tố hình thành giá điện đầu vào tăng cao. Do đó Chính phủ đã và
đang xây dựng lộ trình áp dụng giá điện theo thị trường, vì nếu không sẽ chẳng
doanh nghiệp nào dám đầu tư vào một ngành để rồi phải bán sản phẩm theo giá thấp
hơn giá thành. Trước mắt, có thể áp dụng sớm cơ chế giá thị trường đối với một số
trung tâm đô thị lớn, là nơi người dân có thu nhập và mức sống cao hơn các vùng
khác. Việc đề xuất cơ chế điều hành giá điện linh hoạt là hợp lý và cần thiết vì
chắc chắn sẽ có tác động tốt cho nền kinh tế trong dài hạn, mặc dù ngắn hạn
có thể gây ra chút khó khăn cho các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sẽ phải thích ứng với giá điện khi tăng, khi giảm phụ
thuộc vào yếu tố đầu vào như (than, nước, dầu, khí...) để tính toán mọi hoạt
động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính giá điện là bài toán cực kỳ phức tạp, phải tính toán đủ tất cả chi phí của
các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện, điều hành-quản lý ngành
và dịch vụ phụ trợ, ( cơ cấu giá điện ở Việt Nam hiện nay bao gồm: 70% giá điện
nằm ở khâu sản xuất, 8% giá ở khâu truyền tải, 20% ở khâu phân phối, 2% ở các
chi phí khác). Với cơ cấu giá điện của Việt Nam hiện nay, giá đầu vào - giá phát
điện - chiếm tới 70% giá điện thành phẩm thì một thay đổi nhỏ của chi phí đầu vào

- 63 -
cũng sẽ kéo theo tăng giá đầu ra. Hàng năm, Cục Điều tiết Điện lực sẽ xây dựng
phương án giá điện cơ sở đảm bảo tính toán thu hồi vốn cho từng khâu. Đặc biệt, cơ
chế thay đổi giá điện không theo năm như hiện nay mà sẽ được thay đổi theo từng
quý, theo biến động giá thành đầu vào. Tuy nhiên, để hạn chế điều chỉnh giá điện
liên tục, Cục Điều tiết Điện lực cũng đưa ra đề xuất, khi tỷ lệ chênh lệch giá dưới
một mức quy định thì sẽ không tiến hành thay đổi giá điện hàng quý. Nếu đầu vào
tăng đến mức nhất định sẽ thay đổi giá bán điện. Khi vận hành thị trường thì giá
điện thay đổi từng giờ, từng ngày, còn giá truyền tải phân phối thì tùy theo cách
thức điều tiết thay đổi một năm hoặc vài ba năm một lần. Đây là một vấn đề không
hề đơn giản cần phải giải quyết khi thị trường điện cạnh tranh ra đời và chính thức
vận hành. Điều đặc biệt trong phương án tăng giá điện của Bộ Công Thương là từ
năm 2010 sẽ áp dụng giá trần bán lẻ điện cho các khách hàng sản xuất và dịch vụ,
các công ty điện lực dựa trên mức trần và sàn sẽ được thỏa thuận giá với từng người
mua. Tuy vậy, để đảm bảo sự ổn định cho người dân, riêng giá điện sinh hoạt sẽ áp
dụng giá thống nhất trên toàn quốc do Nhà nước quy định.
Theo đó, quyết định số 24/2011/QĐ-TTg về điều chỉnh giá bán điện theo cơ
chế thị trường như sau:
1. Trong năm tài chính, giá bán điện chỉ được điều chỉnh khi thông số đầu
vào cơ bản biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện
hiện hành. Các thông số đầu vào khác của giá bán điện chỉ được xem xét để điều
chỉnh giá bán điện sau khi có báo cáo quyết toán, kiểm toán theo quy định.
2. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba
tháng.
3. Việc điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phải được thực hiện
công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, Nhà nước sử dụng Quỹ bình ổn giá
điện và các biện pháp khác để bình ổn giá bán điện nhằm giảm thiểu tác động bất
lợi đến ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
Bộ Công Thương vừa hoàn tất dự thảo quy định thị trường phát điện cạnh
tranh, trong đó, sẽ có giá sàn và giá trần cho việc chào giá lên hệ thống. Trong thị

- 64 -
trường phát điện cạnh tranh, Bộ Công Thương yêu cầu tất cả các nhà máy điện có
công suất từ 30MW trở lên, đấu nối vào lưới truyền tải điện, trừ các nhà máy BOT,
sẽ phải tham gia thị trường. Các đơn vị phát điện này sẽ phải chào giá trong giới
hạn giá trần và giá sàn. Giá trần thị trường do Cục Điều tiết Điện lực phê duyệt
hàng năm. Trong năm đầu tiên vận hành thị trường này, giá trần thị trường sẽ phải
đảm bảo giá phát điện bình quân năm không vượt quá 5% so với giá phát điện bình
quân của năm liền trước, đồng thời, tạo tín hiệu về nhu cầu điện năng của thị
trường. Đồng thời, chỉ các tổ máy phát điện sử dụng nhiên liệu nội địa được xem
xét trong tính toán giá trần thị trường. Giá trần phải phù hợp với chi phí sản xuất
điện năng của các công nghệ phát điện khác nhau. Trong đó, giá trần bản chào giá
của các tổ máy nhiệt điện được xác định hàng năm, điều chỉnh hàng tháng. Giá sàn
của các nhiệt điện là 1 đồng/kWh. Giới hạn các bản chào giá sàn hay trần của các tổ
máy thuỷ điện được xác định theo giá trị nước hàng tuần. Giá trần của nhà máy thuỷ
điện bằng 110% giá trị nước của nhà máy tính toán hàng tuần, giá sàn của nhà máy
thuỷ điện là 90% giá trị nước và không được thấp hơn 0 đồng/kWh. Ngoài ra, quy
định này cũng nêu rõ, đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sẽ lựa chọn
“nhà máy điện tốt nhất”để đưa vào huy động trong năm tới. Nhà máy điện mới tốt
nhất đáp ứng tiêu chí là nhà máy đã bắt đầu vận hành thương mại và phát điện toàn
bộ công suất trong năm lên kế hoạch, là nhà máy sử dụng công nghệ nhiệt điện than
hoặc tua-bin khí chu trình hỗn hợp, sử dụng nhiên liệu nội địa, có chi phí phát điện
toàn phần trung bình cho 1 kWh là thấp nhất. Các đơn vị phát điện phải cam kết hoà
lưới đồng bộ lên hệ thống theo đúng lịch huy động công suất điện ngày tới của đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Nếu không thực hiện được việc hoà
lưới tổ máy phát điện trong thời gian cam kết thì bị coi là vi phạm lệnh điều độ. Các
đơn vị phát điện sẽ bị đình chỉ quyền thành viên thị trường trong trường hợp không
duy trì các điều kiện tham gia thị trường điện và không tuân thủ hoặc vi phạm quy
định. Trong trường hợp này, đơn vị phát điện sẽ không được chào giá trên thị
trường điện. Đơn vị mua bán điện có trách nhiệm sẽ chào giá thay cho đơn vị phát
điện vi phạm. Theo Quyết định 276 của Thủ tướng, đây là cấp độ 1 của quá trình

- 65 -
hình thành thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh ở Việt Nam. Cấp độ 2 là hình
thành thị trường ở khâu bán buôn và cuối cùng là khâu bán lẻ điện. Quy định này
được coi là mốc quan trọng đảm bảo vận hành thị trường phát điện cạnh tranh [8].
3.2. Các nguyên tắc cơ bản khi định giá
Theo Ngân hàng Thế Giới việc xây dựng biểu giá điện cần phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế quốc gia không chỉ giữa các khu vực
của nền kinh tế mà còn trong nội bộ ngành điện. Nghĩa là giá điện phải định theo
chi phí để người tiêu dùng thấy được giá trị kinh tế thực của việc đáp ứng nhu cầu
của họ để cung và cầu có thể phối hợp một cách hiệu quả với nhau.
- Công bằng và bình đẳng gồm: một là phân bổ chi phí công bằng theo mức độ
ảnh hưởng mà người tiêu dùng gây ra với hệ thống, hai là đảm bảo ổn định giá ở
mức hợp lí, ba là đảm bảo cung cấp dịch vụ tối thiểu cho các gia đình, cá nhân
không có khả năng trả đủ tiền điện.
- Giá điện cần đảm bảo ngành điện có được doanh thu hợp lí để đáp ứng các
yêu cầu tài chính.
- Cơ cấu giá phải đơn giản, tiện đo đếm và thu tiền điện.
- Đáp ứng các yêu cầu về chính trị xã hội, ví dụ như là trợ giá một số khu vực
để khuyến khích phát triển, đảm bảo công bằng xã hội.
- Giá điện cần được tách thành các thành phần phát điện, truyền tải và phân
phối nhằm nâng cao hiệu quả, tính tin cậy và minh bạch.
Giá điện gộp chung các khâu không thể hiện được chi phí của từng khâu trong
hoạt động phát điện - truyền tải - phân phối. Một trong những nhân tố chủ chốt của
tiến trình cải cách là nhằm đảm bảo rằng ngành điện được tách thành các đơn vị độc
lập gắn với chức năng từng đơn vị. Điều đó có nghĩa là giá điện cũng cần phải được
tách theo từng chức năng phát điện, truyền tải, phân phối và như vậy các đơn vị sẽ
tính các giá riêng biệt cho các hoạt động mà đơn vị thực hiện hoặc dịch vụ mà đơn
vị cung cấp một cách minh bạch.
3.3. Phương pháp xác định giá phát điện [9].

- 66 -
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện:
1. Khung giá phát điện là dải giá trị từ không (0) đến mức giá trần của từng
loại hình nhà máy điện được xây dựng và ban hành hàng năm, để sử dụng trong
đàm phán giá phát điện năm cơ sở của hợp đồng mua bán điện ký kết trong năm đó.
2. Đối với nhà máy nhiệt điện: Khung giá phát điện được xây dựng cho phần
công nghệ của Nhà máy điện chuẩn (sau đây gọi tắt là khung giá phát điện công
nghệ) tương ứng với các thông số đầu vào để xác định mức giá trần công nghệ toàn
phần bao gồm: quy mô công suất, suất đầu tư công nghệ cho xây dựng Nhà máy
điện chuẩn, tỷ suất chiết khấu tài chính, loại và nguồn cung cấp nhiên liệu.
Giá phát điện công nghệ toàn phần của Nhà máy điện chuẩn tại năm áp dụng
khung giá bằng tổng giá cố định bình quân có chiết khấu của phần công nghệ chuẩn
và giá biến đổi của Nhà máy điện chuẩn tại năm tính giá, được quy định như sau:
a) Giá cố định công nghệ bình quân có chiết khấu (sau đây gọi tắt là giá cố
định bình quân) là thành phần để thu hồi chi phí đầu tư và các chi phí cố định khác
hàng năm cho phần công nghệ của Nhà máy điện chuẩn và không phụ thuộc vào sản
lượng điện năng phát.
b) Giá biến đổi công nghệ của năm áp dụng khung giá là thành phần để thu
hồi chi phí nhiên liệu, các chi phí biến đổi khác của Nhà máy điện chuẩn với số giờ
vận hành công suất cực đại bình quân hàng năm trong đời sống kinh tế của dự án .
3. Đối với nhà máy thủy điện: Mức trần của khung giá phát điện là giá chi phí
tránh được bình quân năm cơ sở xác định theo Biểu giá chi phí tránh được được ban
hành hàng năm theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về biểu giá chi phí
tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.
4. Các Nhà máy điện chuẩn
Nhà máy điện chuẩn được quy định như sau:
Công nghệ phát điện Công suất tinh của Nhà máy điện chuẩn (MW)
Than nội địa Than nhập khẩu
1x300

- 67 -
2x300
1x600 1x600
1. Nhiệt điện than 2x600 2x600
1x1.000 1x1.000
2x1.000 2x1.000
2. Nhiệt điện khí chu trình hỗn
hợp (cấu hình 2-2-1) 3x150
3x250

3.3.1.1. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện công nghệ cho Nhà
máy điện chuẩn:
1. Khung giá phát điện công nghệ là dải giá trị từ không (0) đến mức giá trần
công nghệ toàn phần của Nhà máy điện chuẩn.
2. Giá trần công nghệ toàn phần của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo
công thức sau:
gCN = FC CN + VC CN (3.1)
Trong đó:
FCCN: giá cố định công nghệ bình quân của Nhà máy điện chuẩn
(đồng/kWh);
VC CN : giá biến đổi công nghệ của năm áp dụng khung giá của Nhà máy điện
chuẩn (đồng/kWh).
3.3.1.2. Phương pháp xây dựng giá cố định công nghệ bình quân của Nhà
máy điện chuẩn:
1. Giá cố định công nghệ bình quân của Nhà máy điện chuẩn được xác định
theo công thức sau:
C VÐT, CN + C FOM
FC CN = (3.2)
Pt × Tmax
Trong đó:
FCCN: giá cố định công nghệ bình quân (đồng/kWh);

- 68 -
C VĐT,CN : chi phí vốn đầu tư xây dựng Nhà máy điện chuẩn (chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng) được quy đổi đều hàng năm (đồng);
C FOM: chi phí vận hành bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện chuẩn được
xác định theo tỷ lệ % trên tổng chi phí xây lắp và thiết bị của Nhà máy
điện chuẩn (đồng);
P t: tổng công suất tinh được tính bình quân cho cả đời sống kinh tế của
Nhà máy điện chuẩn (kW);
Tmax : thời gian vận hành công suất cực đại trong năm tính bình quân cho
nhiều năm trong toàn bộ đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn
(giờ).
2. Chi phí vốn đầu tư phần công nghệ của Nhà máy điện chuẩn được quy đổi
đều hàng năm (CVĐT,CN ) theo công thức sau:

(1 + i) n × i
C VÐT, CN = (SÐT × Pt ) × (3.3)
(1 + i) n − 1
Trong đó:
SĐT: suất đầu tư công nghệ của Nhà máy điện chuẩn (đồng/kW)
P t: tổng công suất tinh được tính bình quân cho cả đời sống kinh tế của
Nhà máy điện chuẩn (kW)
n: đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn (năm)
i: tỷ suất chiết khấu tài chính của Nhà máy điện chuẩn (%) là chi phí sử
dụng vốn bình quân gia quyền trước thuế (WACC).
3. Chi phí vận hành bảo dưỡng cố định hàng năm (C FOM) của Nhà máy điện
chuẩn được xác định theo công thức sau:
C FOM = SĐT × Pt × k × kFOM = k1 x SĐT x Pt (3.4)
Trong đó:
k: tỷ lệ chi phí vốn xây lắp và thiết bị trong suất đầu tư công nghệ của
Nhà máy điện chuẩn (%);
kFOM : hệ số vận hành bảo dưỡng cố định (%) của Nhà máy điện chuẩn.

- 69 -
4. Suất đầu tư công nghệ là chi phí đầu tư cho một (01) kW công suất tinh
bình quân của Nhà máy điện chuẩn bao gồm các hạng mục chi phí nằm trong hàng
rào nhà máy điện và chi phí cho các hạng mục công trình dùng chung trong trường
hợp tổ hợp có nhiều nhà máy điện thuộc các chủ sở hữu khác nhau.
Các chi phí thành phần trong suất đầu tư công nghệ bao gồm:
a) Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công
trình; phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ; san lấp mặt bằng xây dựng; xây dựng
công trình tạm; công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và
để điều hành thi công;
b) Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, đào tạo vận
hành nhà máy; lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh; vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các
loại phí liên quan khác;
c) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản
lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình
vào khai thác sử dụng;
d) Chi phí tư vấn xây dựng gồm các chi phí cho tư vấn khảo sát, thiết kế, giám
sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác;
đ) Chi phí khác gồm vốn lưu động trong thời gian chạy thử nghiệm thu nhà
máy, chi phí lãi vay và các chi phí cho vay vốn trong thời gian xây dựng nhà máy
điện và các chi phí cần thiết khác;
e) Chi phí dự phòng gồm các chi phí cho khối lượng công việc phát sinh và
dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
5. Tỷ suất chiết khấu tài chính i (%): Áp dụng chi phí sử dụng vốn bình quân
gia quyền danh định trước thuế (WACC) được xác định theo công thức sau:
D E
i= × rd + × re (3.5)
D+E D+E
Trong đó:
D: tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư (%)
E: tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư (%)

- 70 -
r d: lãi suất vốn vay (%) được xác định theo quy định tại điểm a khoản
này;
r e: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu (%).
a) Lãi suất vốn vay r d được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn
vốn vay nội tệ và ngoại tệ theo công thức sau:
r d = D F × rd,F + DD × r d,D (3.6)
Trong đó:
DF : tỷ lệ vốn vay ngoại tệ bình quân trong tổng vốn vay được quy định là
80%;
D D: tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được quy định là 20%;
r d,F: lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định bằng giá trị trung bình của lãi
suất hoán đổi đồng Đôla Mỹ thời hạn 10 năm trong 9 tháng đầu của
năm xây dựng khung giá trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn
(LIBOR swaps1 ) cộng với tỷ lệ bình quân năm cho dịch vụ phí của
các ngân hàng là 2,5%;
r d,D: lãi suất vốn vay nội tệ được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền
gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng
doanh nghiệp của 5 năm gần nhất xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng
năm, của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế
thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình quân năm
dịch vụ phí của các ngân hàng nhưng không vượt quá mức tối đa bằng
3,5%.
b) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế r e trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định
theo công thức sau:

1
LIBOR swaps được công bố trên trang thông tin điện tử: http://www.swap-rates.com

- 71 -
re,pt
re = (3.7)
(1 − t)
Trong đó:
r e,pt: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu được tính
bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân gia quyền của các nguồn vốn góp.
Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp nhà nước 2
được quy định là 10%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp tư
nhân được xác định bằng bình quân lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ
hạn 5 năm của các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trong 5 năm
gần nhất cộng với 3%;
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế
của Nhà máy điện chuẩn (%) được xác định theo quy định hiện hành.
3.3.1.3. Phương pháp xác định giá biến đổi công nghệ của Nhà máy điện
chuẩn cho năm áp dụng khung giá :
1. Giá biến đổi công nghệ của Nhà máy điện chuẩn cho năm áp dụng khung
giá (VCCN ) được xác định theo công thức sau:
VC CN = HR × P F × (1+f) (3.8)
Trong đó:
VCCN: giá biến đổi công nghệ của Nhà máy điện chuẩn (đồng/kWh);
HR: suất tiêu hao nhiên liệu tinh ở mức đầy tải đối với nhiệt điện than
(kg/kWh) hoặc suất hao nhiệt tinh ở mức đầy tải đối với nhiệt điện khí
(BTU/kWh);
f: tỷ lệ phần trăm tổng các chi phí khởi động, chi phí nhiên liệu - vật liệu
phụ và chi phí khác cho phát điện so với chi phí nhiên liệu chính;

2
Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước.

- 72 -
PF: giá nhiên liệu chính cho phát điện của năm áp dụng khung giá không
bao gồm cước phí vận chuyển nhiên liệu, được tính bằng đồng/kg đối
với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU đối với nhiên liệu khí.
2. Giá nhiên liệu chính cho phát điện (P F) của năm áp dụng khung giá được
tính theo giá nhiên liệu trong phương án điều chỉnh giá điện của năm đó, trong đó:
a) Giá than nội địa là giá than cám 5 có nhiệt trị 5500kcal/kg được xác định
trên phương tiện vận chuyển tại điểm xếp hàng (ga/cảng/bến) của đơn vị cung cấp
b) Giá than nhập khẩu được xác định tại cảng nhập khẩu than (đồng/kg);
c) Giá khí được xác định tại mỏ cấp khí (đồng/BTU).
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng các thông số tính
toán giá phát điện của các Nhà máy điện chuẩn theo từng loại công nghệ và nguồn
gốc xuất xứ các thiết bị chính3 trên cơ sở kết quả đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các
dự án nguồn điện mới và các số liệu thực tế của các nhà máy điện đã đàm phán hợp
đồng mua bán điện, bao gồm:
a) Suất đầu tư công nghệ của các Nhà máy điện chuẩn (đồng/kW);
b) Suất tiêu hao nhiên liệu tinh ở mức đầy tải đối với Nhà máy điện chuẩn
chạy than (kg/kWh) hoặc suất hao nhiệt tinh ở mức đầy tải đối với Nhà máy điện
chuẩn chạy khí (BTU/kWh).
3.3.1.4. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy thuỷ
điện:
Mức trần của khung giá phát điện cho nhà máy thuỷ điện (g TĐ) của năm áp
dụng khung giá được xác định theo công thức sau:
g TÐ = ∑ ( ACTbq, j × t j ) (3.9)
j

Trong đó:
ACT bq,j: Giá chi phí tránh được trung bình của ba miền Bắc, Trung, Nam được
xác định theo biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết Điện lực

3
Thiết bị chính bao gồm: Lò hơi, tua bin, máy phát

- 73 -
ban hành hàng năm theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-
BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy
điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.
tj : Tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ cao thấp điểm trong
năm (%) được quy định như sau:
Mùa khô Mùa mưa
Cao Bình Thấp Cao Bình Thấp
điểm thường điểm điểm thường điểm
Tỷ lệ điện năng
20,0% 50,0% 14,0% 5,0% 9,0% 2,0%
sản xuất (%)

3.3.2. Nguyên tắc xác định giá phát điện theo từng năm của hợp đồng mua
bán điện:
1. Hai bên có quyền áp dụng giá cố định bình quân đã thỏa thuận cho các năm
trong thời hạn hợp đồng.
Trường hợp hai bên thống nhất quy đổi giá cố định bình quân đã thỏa thuận
thành giá từng năm trong thời hạn hợp đồng thì việc xác định các mức giá này phải
tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 2, khoản 3 mục này.
2. Đối với các nhà máy điện mới, trên cơ sở các điều kiện vay vốn thực tế và
khả năng tài chính của dự án, giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện và nhà
máy thuỷ điện được hai bên thỏa thuận quy đổi thành giá từng năm trong hợp đồng
mua bán điện theo các nguyên tắc sau:
a) Đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện được các nghĩa vụ hoàn trả các khoản
nợ vay cho đầu tư xây dựng nhà máy điện theo thời hạn hoàn trả vốn vay được quy
định là mười (10) năm kể từ ngày vận hành thương mại của nhà máy điện.
b) Giá cố định của năm cao nhất kể từ ngày vận hành thương mại của tổ máy
đầu tiên không vượt quá 1,08 lần giá cố định bình quân đã thỏa thuận đối với dự án

- 74 -
có một trăm phần trăm (100%) vốn góp là vốn tư nhân hoặc 1,2 lần đối với dự án có
một trăm phần trăm (100%) vốn góp là vốn nhà nước.
c) Tỷ suất lợi nhuận trên phần vốn góp chủ sở hữu của dự án duy trì mức tối
thiểu trong thời gian hoàn trả vốn vay và tăng dần trong các năm sau đó để đảm bảo
giá cố định bình quân trong đời sống kinh tế của nhà máy điện không thay đổi so
với mức giá đã được hai bên thỏa thuận.
3. Trường hợp thời hạn hợp đồng mua bán điện c ủa các nhà máy điện hiện có
đã hết hiệu lực, giá từng năm trong hợp đồng mua bán điện ký lại được quy định
như sau:
a) Trừ các nhà máy được quy định tại điểm b khoản này, các nhà máy điện
hiện có có giá cố định quy định trong hợp đồng là giá bình quân trong đời sống kinh
tế của nhà máy, giá từng năm trong hợp đồng mua bán điện được ký lại giữ nguyên
như giá hợp đồng hiện có.
b) Đối với nhà máy điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được cổ phần
hóa, giá cố định từng năm trong hợp đồng được quy định như sau:
(i) Trường hợp nhà máy điện không còn nghĩa vụ trả nợ vốn vay đầu tư xây
dựng nhà máy, giá cố định từng năm giữ nguyên như giá hợp đồng hiện có.
(ii) Trường hợp nhà máy điện còn nghĩa vụ trả nợ vốn vay đầu tư xây dựng
nhà máy, giá cố định từng năm trong hợp đồng mua bán điện ký lại được xác định
theo các nguyên tắc sau:
‐ Đảm bảo cho nhà đầu tư thực hiện được các nghĩa vụ hoàn trả các khoản nợ
vay cho đầu tư xây dựng nhà máy điện theo hợp đồng tín dụng đã ký.
‐ Đảm bảo tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu ở mức được xác
định trong phương án cổ phần hóa.
3.3.3. Nguyên tắc điều chỉnh giá phát điện từng năm trong hợp đồng mua
bán điện:
1. Giá cố định được điều chỉnh hàng năm theo tỷ giá thực tế tại thời điểm
thanh toán do một ngân hàng thương mại công bố do hai bên thoả thuận trên cơ sở

- 75 -
đảm bảo cho nhà đầu tư có khả năng thanh toán giá trị nợ gốc vốn vay ngoại tệ và
lãi vốn vay ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó.
2. Giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện được điều chỉnh hàng năm theo biến
động giá nhiên liệu cho phát điện tại thời điểm thanh toán. Trường hợp, giá nhiên
liệu được quy định bằng ngoại tệ, giá biến đổi được điều chỉnh theo tỷ giá thực tế
tại thời điểm thanh toán do một ngân hàng thương mại công bố do hai bên thoả
thuận.
3.3.3.1. Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy nhiệt điện theo
từng năm của hợp đồng mua bán điện:
1. Giá phát điện theo từng năm của nhà máy nhiệt điện được hai bên thỏa
thuận (g NĐ) gồm hai thành phần:
a) Giá cố định bình quân (FC) được tính theo công thức sau:
FC = FCCN + FCĐT (3.10)
Trong đó:
FCCN: giá cố định công nghệ bình quân được xác định theo phương pháp qui
định;
FCĐT : giá cố định đặc thù bình quân được xác định theo phương pháp qui
định.
b) Giá biến đổi tại năm cơ sở (VC 0 ) được tính theo công thức sau:
VC0 = VCCN,0 + VC ĐT,0 (3.11)
Trong đó:
VC CN,0: giá biến đổi công nghệ năm cơ sở;
VC DT,0: giá biến đổi đặc thù năm cơ sở.
2. Giá cố định bình quân của nhà máy nhiệt điện (FC) sau khi được chuyển
đổi thành giá cố định từng năm của hợp đồng mua bán điện (FCj ) theo nguyên tắc sẽ
được điều chỉnh theo biến động tỷ giá như sau:
a) Giai đoạn trước Ngày vận hành chính thức Thị trường phát điện cạnh tranh:

Tmax ⎡ λ j,T ⎤
FC j,T = FC j × × ⎢α F, j × + (1 − α F, j )⎥ (3.12)
12 ⎣ λ0 ⎦

- 76 -
Trong đó:
FCj,T : giá cố định tại thời điểm thanh toán của năm thứ j, được tính bằng
(đồng/(kW.tháng));
FCj : giá cố định năm thứ j (đồng/kWh);
α F,j : tỷ lệ phần trăm giá cố định được điều chỉnh theo tỷ giá của năm thứ j
(%);
λ j,T: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ tại thời điểm thanh toán
của năm thứ j (VNĐ/USD);
λ 0: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ năm cơ sở (VNĐ/USD).
b) Giai đoạn Thị trường phát điện cạnh tranh:
⎡ λ ⎤
FC j,TT = FC j ×⎢ α F, j × j,T + (1 − α F, j )⎥ (3.13)
⎣ λ0 ⎦
Trong đó:
FCj,TT : giá cố định tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (đồng/kWh);
FCj : giá cố định năm thứ j (đồng/kWh);
c F,j : tỷ lệ phần trăm giá cố định được điều chỉnh theo tỷ giá của năm thứ j
(%) được xác định theo quy định tại điểm c khoản này;
λ j,T: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ tại thời điểm thanh toán
của năm thứ j (VNĐ/USD);
λ 0: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ năm cơ sở (VNĐ/USD).
c) Tỷ lệ phần trăm giá cố định được điều chỉnh theo tỷ giá năm thứ j (α F,j )
được xác định theo công thức sau:
D F, j
αF, j = (3.14)
FC j × A bq

Trong đó:
FCj : giá cố định năm thứ j (đồng/kWh);
DF,j : tổng giá trị nợ gốc vốn vay ngoại tệ và lãi vốn vay ngoại tệ đến hạn
phải thanh toán trong năm j được xác định tương ứng với tỷ giá tại

- 77 -
năm cơ sở theo các hợp đồng tín dụng vay vốn cho đầu tư xây dựng
nhà máy (đồng);
Abq: sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm tại điểm giao nhận
điện của nhà máy (kWh).
3. Giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện được điều chỉnh theo giá nhiên liệu
như sau:
P F, j
VC j, TT = VC 0 × (1 + k HS, j ) × (3.15)
PF,0

Trong đó:
VCj,TT : giá biến đổi năm thứ j tại thời điểm thanh toán (đồng/kWh);
VC0 : giá biến đổi năm cơ sở (đồng/kWh);
kHS,j : hệ số suy giảm hiệu suất năm thứ j do hai bên thỏa thuận (%)
P F,0 : giá nhiên liệu cho phát điện tại năm cơ sở, tính bằng đồng/tấn đối với
nhiên liệu than hoặc đồng/BTU đối với nhiên liệu khí;
P F,j : giá nhiên liệu cho phát điện tại năm thứ j tại thời điểm thanh toán, tính
bằng đồng/tấn đối với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU đối với nhiên
liệu khí.
3.3.3.2. Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy thủy điện mới
theo từng năm của hợp đồng mua bán điện:
1. Giá bình quân của nhà máy thủy điện (g TĐ) xác định theo phương pháp qui
định sau khi được hai bên thỏa thuận sẽ được chuyển đổi thành giá từng năm của
hợp đồng mua bán điện (g j).
2. Giá của nhà máy thủy điện theo từng năm của hợp đồng mua bán điện
được điều chỉnh theo biến động tỷ giá thực tế tại thời điểm thanh toán theo công
thức sau:
⎡ DF, j λ j,T ⎛ DF, j ⎞⎤
g j, TT = g j × ⎢ × +⎜
1
⎜ − ⎟⎥ + T
⎟ j (3.16)
⎣⎢ g j × A bq λ0 ⎝ g j × A bq ⎠⎦⎥
Trong đó:
gj,TT: giá tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (đồng/kWh);

- 78 -
gj : giá của nhà máy thuỷ điện năm thứ j (đồng/kWh);
DF,j : tổng giá trị nợ gốc vốn vay ngoại tệ và lãi vốn vay ngoại tệ đến hạn
phải thanh toán trong năm j được xác định tương ứng với tỷ giá tại
năm cơ sở theo các hợp đồng tín dụng vay vốn cho đầu tư xây dựng
nhà máy (đồng);
Abq: sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm tại điểm giao nhận
điện của nhà máy (kWh);
λ j,T: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ tại thời điểm thanh toán
của năm thứ j (VNĐ/USD);
λ 0: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ năm cơ sở (VNĐ/USD);
Tj : Phí môi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước năm j
(đồng/kWh).
3.3.3.3. Phương pháp chuyển đổi giá phát điện của nhà máy nhiệt điện
hiện có để áp dụng cho hợp đồng mua bán điện trong Thị trường phát điện
cạnh tranh:
1. Trong giai đoạn Thị trường phát điện cạnh tranh, giá phát điện toàn phần
quy đổi áp dụng cho thanh toán theo hợp đồng sai khác được xác định theo công
thức sau:
PC,j = FCj + VCj (3.17)
Trong đó:
P C,j: giá phát điện toàn phần quy đổi tại thời điểm thanh toán của năm thứ j
(đồng/kWh);
FCj : giá cố định tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (đồng/kWh);
VCj : giá biến đổi của nhà máy nhiệt điện tại thời điểm thanh toán của năm
thứ j (đồng/kWh).
2. Đối với các nhà máy điện hiện có với giá hợp đồng là giá phát điện toàn
phần một thành phần tính bằng đồng/kWh, thì giá phát điện toàn phần của hợp đồng
sai khác được chuyển đổi thành giá hai thành phần. Trong đó giá cố định các năm

- 79 -
bằng giá cố định được xác định theo hợp đồng hiện có, giá biến đổi được điều chỉnh
hàng năm theo biến động giá nhiên liệu.
3. Đối với các nhà máy điện có giá phát điện là giá hai thành phần với giá cố
định tính bằng đồng/(kW.tháng) và giá biến đổi tính bằng đồng/kWh, thì giá phát
điện toàn phần quy đổi của hợp đồng sai khác hàng năm được xác định theo công
thức sau:

12 PF, j
PC, j = FC j × + VC 0 ×(1 + k HS, j ) × (3.18)
Tmax PF,0
Trong đó:
P C,j: giá hợp đồng mua bán điện dạng sai khác năm thứ j của nhà máy điện
(đồng/kWh);
FCj : giá cố định năm thứ j theo hợp đồng mua bán điện hiện có của nhà
máy điện (đồng/(kW.tháng));
Tmax : thời gian vận hành công suất cực đại trong năm tính bình quân nhiều
năm cho cả đời dự án nhà máy điện (giờ) được xác định theo quy
định.
VC0 : giá biến đổi của nhà máy điện tại năm ký hợp đồng mua bán điện
dạng sai khác (đồng/kWh);
kHS,j: hệ số suy giảm hiệu suất năm thứ j (%) do hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng hiện có (nếu có)
P F,0 : giá nhiên liệu cho phát điện tại năm ký hợp đồng mua bán điện dạng
sai khác, tính bằng đồng/tấn đối với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU
đối với nhiên liệu khí;
P F,j : giá nhiên liệu cho phát điện tại thời điểm thanh toán của năm thứ j,
tính bằng đồng/tấn đối với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU đối với
nhiên liệu khí.
4. Đối với các nhà máy điện hiện có với giá hợp đồng đã bao gồm giá công
suất, giá vận hành và bảo dưỡng cố định và các thành phần giá khác thì giá phát

- 80 -
điện toàn phần quy đổi của hợp đồng mua bán điện dạng sai khác hàng năm được
xác định theo công thức sau:

12 P
PC, j = (FCC j + FCOM j ) × + VC 0 × (1 + k HS, j ) × F, j (3.19)
T max PF,0
Trong đó:
P C,j: giá phát điện toàn phần quy đổi của hợp đồng mua bán điện dạng sai
khác năm thứ j của nhà máy điện (đồng/kWh);
FCC j: giá công suất năm thứ j theo hợp đồng hiện có (đồng/(kW.tháng));
FCOM j: giá vận hành bảo dưỡng cố định năm thứ j theo hợp đồng hiện có của
nhà máy điện (đồng/(kW.tháng));
Tmax : thời gian vận hành công suất cực đại trong năm tính bình quân nhiều
năm cho cả đời dự án nhà máy điện (giờ);
VC0 : giá biến đổi của nhà máy điện tại năm ký hợp đồng mua bán điện
dạng sai khác (kWh);
kHS,j: hệ số suy giảm hiệu suất năm thứ j (%) do hai bên thỏa thuận trong
hợp đồng hiện có (nếu có).
P F,0 : giá nhiên liệu cho phát điện tại năm ký hợp đồng mua bán điện dạng
sai khác, tính bằng đồng/tấn đối với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU
đối với nhiên liệu khí;
P F,j : giá nhiên liệu cho phát điện tại thời điểm thanh toán của năm thứ j,
tính bằng đồng/tấn đối với nhiên liệu than hoặc đồng/BTU đối với
nhiên liệu khí.
3.4. Phí truyền tải điện [10]:
Trong giá điện bán buôn hiện tại, các chi phí truyền tải do EVN hạch toán nội
bộ. EVN không phân biệt các chi phí cung cấp các dịch vụ truyền tải đối với các
đơn vị phân phối khác nhau, vì vậy phí truyền tải thống nhất mặc dù giá điện bán
buôn được điều chỉnh cho từng công ty phân phối để bù các chi phí phân phối khác
nhau nhằm phù hợp với giá bán lẻ thống nhất trong toàn quốc.
3.4.1. Các phương pháp xác định phí truyền tải.

- 81 -
3.4.1.1. Phí đấu nối:
Hiện nay có hai khái niệm chi phí đấu nối “nông” và chi phí đấu nối “sâu”.
Chi phí đấu nối “nông” là các chi phí liên quan đến các thiết bị phục vụ trực tiếp
cho mục đích đấu nối của khách hàng vào lưới truyền tải. Chi phí đấu nối “sâu” là
ngoài các chi phí đấu nối “nông” còn tính đến các chi phí tăng cường nguồn và lưới
do việc đấu nối của khách hàng để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, tin cậy.
Doanh thu đấu nối liên quan đến tài sản nối. Việc phân tách ranh giới tài sản
đấu nối và tài sản lưới truyền tải là việc đầu tiên để xác định chi phí đấu nối với nhà
máy điện hay công ty phân phối, hoặc với khách hàng. Nếu tài sản đấu nối của riêng
khách hàng thì khách hàng sử dụng lưới truyền tải không cần phải trả chi phí đấu
nối. Tài sản đấu nối này chính là chi phí đấu nối “nông”.
Xu hướng hiện nay ở các nước là xác định doanh thu yêu cầu cho việc đấu nối
“nông” để phân bổ cho người sử dụng. Một cách đơn giản, mỗi khi đấu nối (hoặc
chấm dứt đấu nối) của bất cứ khách hàng nào vào lưới điện truyền tải, công ty sẽ
thu một khoản phí đấu nối ( hoặc phí chấm dứt đấu nối) dựa trên giá trị của tài sản
đấu nối. Thông thường doanh thu đấu nối và phí đấu nối truyền tải được xác định
cho từng nút đấu nối. Phí đấu nối truyền tải được áp dụng với từng khách hàng tại
từng điểm đấu nối trên cơ sở yêu cầu doanh thu hàng năm đối với tài sản đấu nối.
Phí đấu nối được xác định như một dạng phí cố định hàng tháng.
DTĐNi
C NĐi = (3.20)
n i × 12

Trong đó:
- C ĐNi : phí đấu nối truyền tải tại nút i theo tháng ( đồng/tháng)
- DTĐNi : doanh thu đấu nối truyền tải yêu cầu hàng năm tại điểm i (đồng).
- n i : số lượng khách hàng tại điểm đấu nối i.
Trong trường hợp chấm dứt đấu nối, khách hàng phải chịu toàn bộ chi phí
chấm dứt đấu nối cho công ty truyền tải; bao gồm: giá trị tài sản còn lại và chi phí
tháo gỡ các tài sản đấu nối. Trong trường hợp nếu tại nút i có nhiều khách hàng

- 82 -
cùng đấu nối thì doanh thu chấm dứt đấu nối sẽ được phân bổ đều cho các khách
hàng.
DTCDĐDĐ
CCDĐNi = (3.21)
ni
Trong đó:
- C CDĐNi : chi phí chấm dứt đấu nối truyền tải của khách hàng tại nút i.
- DTCDĐNi : doanh thu chấm dứt đấu nối truyền tải tại nút i ( đồng).
- n i : số lượng khách hàng tại điểm đấu nối i.
Phương pháp này đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên có nhược điểm là các chi phí
tăng cường lưới để đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy đều do những người sử
dụng lưới hiện tại phải gánh chịu, người đấu nối mới không bị thu phí.
3.4.1.2. Phí sử dụng lưới truyền tải.
Trên cơ sở xác định doanh thu yêu cầu của công ty truyền tải điện, việc phân
bổ cho khách hàng sử dụng lưới điện theo các cách khác nhau gọi là phí sử dụng
lưới truyền tải ( gọi tắt là phí truyền tải). Có hai phương pháp chính hiện đang được
sử dụng rộng rãi ở nhiều nước để tính phí truyền tải:
• Phương pháp 1: là phương pháp điểm - điểm, xác định phí truyền tải dựa trên
khối lượng điện năng truyền tải giữa vị trí kết nối với hệ thống của người bán
và người mua.
• Phương pháp 2: là phương pháp tiếp cận hệ thống, xác định phí truyền tải
căn cứ vào vị trí đấu nối với hệ thống được thực hiện bằng một trong các
phương pháp sau: phương pháp “tem thư”, phương pháp MW-mile, phương
pháp tỉ lệ dòng công suất (tracing) và phương pháp xác định giá theo vị trí.
1. Phương pháp tiếp cận điểm - điểm:
Dịch vụ truyền tải điểm - điểm xuất hiện khi công ty truyền tải thực hiện một
dịch vụ truyền tải điện từ một điểm cung cấp đến một điểm nhận điện. Ứng dụng
phổ biến nhất của cách tiếp cận này là phương pháp đường dẫn theo hợp đồng.
Phương pháp này yêu cầu phải chỉ ra được điểm cung cấp điện và điểm nhận điện
cụ thể cho một giao dịch song phương cùng đường dẫn giữa hai nút này. Tuy nhiên,

- 83 -
trong nhiều trường hợp phương pháp này không phản ánh chính xác hướng truyền
tải thực tế.
2. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng khi tồn tại sự trao đổi năng
lượng đa phương trong thị trường. Cách tiếp cận này thích hợp đối với thị trường
điện tức thời, giao dịch tập trung toàn bộ lượng điện năng sản xuất và tiêu thụ,
không tạo ra những mối liên hệ trực tiếp giữa các bên tham gia giao dịch.
Đặc điểm chính của phương pháp này là dịch vụ truyền tải được cung cấp cho
từng điểm đấu nối chứ không cho một giao dịch truyền tải cụ thể. Điều này dẫn đến
phí truyền tải chỉ liên quan đến tính chất của khách hàng sử dụng lưới truyền tải
(nhà máy điện hay người tiêu thụ điện) và các điểm đấu nối của họ trong hệ thống
hơn là liên quan đến các giao dịch cụ thể.
Phương pháp tiếp cận hệ thống có ưu điểm là cơ cấu giá tương đối đơn giản và
không cần thiết phải phân bổ tổng chi phí hệ thống thông qua các đường dẫn theo
hợp đồng ( trào lưu công suất, phụ tải…). Phương pháp này có độ linh hoạt cao hơn
so với phương pháp điểm - điểm vì cho phép thực hiện cả các giao dịch điện năng
song phương và đa phương.
Ứng dụng thực tế của phương pháp tiếp cận hệ thống là phương pháp “tem
thư”, phương pháp MW -mile, phương pháp tỉ lệ dòng công suất, phương pháp định
giá theo vị trí (bao gồm giá theo nút hoặc theo vùng).
a) Phương pháp “tem thư”:
Phương pháp này dựa trên giả thuyết cho rằng mọi khách hàng đều sử dụng
các dịch vụ truyền tải giống nhau. Các thành phần chi phí (hay doanh thu yêu cầu)
của công ty truyền tải được phân bổ cho tất cả các khách hàng theo qui tắc tỉ lệ,
thông thường dựa trên phần đóng góp của mỗi khách hàng vào công suất cực đại
của hệ thống.
DTTT
C TT = (3.22)
PM × 12

Trong đó:

- 84 -
- C TT : phí sử dụng hệ thống truyền tải điện (đồng/kW.tháng).
- DTTT : doanh thu yêu cầu của tài sản truyền tải (đồng).
- PM : công suất đỉnh của hệ thống truyền tải (kW).
Riêng đối với nút phụ tải, phân bổ doanh thu theo yêu cầu sử dụng lưới truyền
tải theo phương pháp tem thư có thể chia thành hai thành phần: phí sử dụng lưới
theo công suất và theo điện năng. Tức là phân bổ tỉ lệ doanh thu theo đóng góp của
mỗi khách hàng vào công suất cực đại của hệ thống và theo điện năng sử dụng của
khách hàng được truyền tải qua lưới điện.
Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản, dễ áp dụng. Nhược điểm của
phương pháp là không đưa ra được các khuyến khích cho các quyết định chọn vị trí
và vận hành hợp lí. Do vậy không khuyến khích được nâng cao hiệu quả khai thác
lưới điện truyền tải.
Trên thực tế phương pháp này thường được áp dụng ở các nước phát triển, nơi
lưới điện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, nguồn điện đủ để đáp ứng nhu
cầu sử dụng điện, vấn đề quá tải đường dây về cơ bản không còn.
b) Phương pháp MW-mile:
Phương pháp MW-mile có thể sử dụng cho các giao dịch song phương cũng
như các giao dịch đa phương. Về nguyên tắc chung, phương pháp MW-mile là
phương pháp định giá trên cơ sở trào lưu công suất hệ thống và đưa ra được cách
đánh giá gần đúng mức độ sử dụng lưới truyền tải của từng khách hàng. Để tính giá
trị MW-mile, các trào lưu công suất trên các mạch được nhân với các khoảng cách
điện sau đó cộng lại để tính tổng số các MW-mile truyền tải. Trong trường hợp một
giao dịch song phương cần tính toán hai chế độ phân bố trào lưu công suất: khi có
và không có giao dịch. Tác dụng gia tăng của giao dịch là chênh lệch giữa giá trị
MW-mile trong trường hợp có và không có giao dịch đang xét. Tỉ số giữa lượng
MW-mile gia tăng và lượng MW-mile tổng có thể được sử dụng để phân bố chi phí
truyền tải cho từng giao dịch đơn lẻ.
Phương pháp MW-mile khi áp dụng cho các giao dịch đa phương ( khi không
xác định quan hệ trực tiếp giữa một nút máy phát và một nút tải) chính là sự gia

- 85 -
tăng phụ tải ở một nút sẽ gây nên sự gia tăng phát điện tại hàng loạt nút máy phát
khác nhau và ngược lại. Phương pháp MW-mile sẽ phân bổ chi phí đến từng nút.
Về bản chất, phương pháp này phản ánh một thực tế là chi phí phụ thuộc vào
công suất và khoảng cách truyền tải. Có 4 biến thể của MW-mile như sau:
- MW-mile cơ bản.
- MW-mile theo modul.
- MW-mile với chi phí bằng 0 cho trào lưu công suất ngược chiều.
- MW-mile với trào lư u công suất vượt trội.
c) Phương pháp tỉ lệ dòng công suất:
Phương pháp tỉ lệ dòng công suất cũng là một phương pháp dựa trên mức độ
sử dụng lưới truyền tải của khách hàng để phân bổ chi phí truyền tải, còn gọi là
phương pháp phân chia theo nguyên tắc tỉ lệ.
Phương pháp này sử dụng cách tiếp cận ma trận cấu trúc lưới để phân bổ dòng
công suất trên mỗi đường dây cho từng nhà máy hoặc tải riêng biệt trên cơ sở tính
toán các hệ số phân phối. Phương pháp tracing áp dụng để tính cho dòng công suất
tổng gồm cả công suất tác dụng và phản kháng. Phương pháp này đặt giả thiết:
- Trên mỗi đường dây đều có hai dòng công suất, một dòng công suất vào và
một dòng công suất ra (có tính đến tổn thất công suất trên đường dây).
- Trên mỗi nút thanh cái đều có công suất phát và công suất tiêu thụ.
Nguyên lí cơ bản của phương pháp này là xác định tỉ lệ dòng công suất ra trên
dòng công suất vào tại mỗi nút:
fa
f1

f2
fb

Hình 3.1. Ví dụ mô tả t ỉ lệ dòng công suất ra và vào tại một nút

- 86 -
fa f
f2 = f2 + f2 b
fa + fb fa + f b
fa fb
f1 = f1 + f1
fa + fb fa + f b
Phương pháp này sử dụng hai thuật toán xác định hệ số phân phối khác nhau để
phân bổ chi phí sử dụng lưới truyền tải cho phía nhà máy điện hoặc cho phía phụ
tải: thuật toán hướng ngược hay hướng nguồn phát (upstream-looking) dùng để
phân bố chi phí sử dụng truyền tải cho từng nhà máy điện với tổn thất công suất
được qui về phía phụ tải; thuật toán hướng thuận hay hướng phụ tải (downstream-
looking) dùng để phân bổ chi phí sử dụng truyền tải cho từng phụ tải với tổn thất
công suất được qui về phía nhà máy điện.
Phương pháp này theo thuật toán hướng ngược với hệ số phân phối được xác
định như sau:
g
Pij
∑ [A ]
n n
P
g
ij ,k
=
Pi
g
−1
u PGk = ∑D g
ij ,k PGk ; j∈αi
d
(3.23)
k=1 ik k= 1

Trong đó:

P ig = ∑P u
g
ij
+ PDi với i = 1,2,…..n (3.24)
j∈α i

⎧1 i= j

⎪ Pij
[ Au ]ij = ⎨− j ∈ α iu (3.25)
⎪ Pj
⎪0 các truong hop khác

g
Pij Pij
D g
ij ,k
= g
[A ]
−1
u ik
≅ [A ] −1
u ik
(3.26)
Pi Pi

Với các đại lượng:


Pijg : dòng công suất trên đường dây ij.

- 87 -
Pi g : dòng công suất tổng qua nút i.
A u : ma trận phân phối hướng ngược.
A u-1 : ma trận nghịch đảo của A u
PGk : công suất phát tại nút k
PDi : công suất phụ tải tại nút i
α ui : các thanh cái được cấp nguồn trực tiếp từ thanh cái i

α id : các nút được cấp nguồn trực tiếp từ nút i ( theo hướng công suất)

D gij,k : hệ số phân phối theo cấu trúc lưới


Công suất tổng tại bất kì điểm nút nào cũng cân bằng với công suất phát tại nút
đó cộng với các dòng công suất vào nút đó từ các nút lân cận hoặc cân bằng với
công suất tải tại nút đó cộng với các dòng công suất tại nút đó đi ra.
Như vậy mức độ sử dụng lưới của nhà máy điện thứ k (UGk) được tính bằng tổng
của từng phân bổ công suất ( nhân với chi phí phân bổ theo công suất) trên các
đường dây mà nhà máy k đó sử dụng và được xác định như sau:
n
=∑
[ ]
n ⎧ −1
⎪A ⎫

U Gk ∑W ij
g
D g
ij , k PGk = PGk ∑ ⎨ u g ik ∑C ij ⎬ (3.27)
i =1 j∈ α di ⎩ Pi
i =1 ⎪ j ∈ α id ⎪

Trong đó:
Cij : tổng chi phí cố định của đường dây ij
Wgij : phí truyền tải theo đơn vị công suất truyền tải (MW hay kW) của đường
dây ij
D gij,k : hệ số phân phối theo cấu trúc lưới được xác định bởi công thức (3.26)
PGk : công suất phát tại nút k
Pi g : dòng công suất tổng qua nút i.
A u : ma trận phân phối hướng ngược.
A u-1 : ma trận nghịch đảo của A u
[A ]
−1
u ik
được xác định bởi công thức (3.25).
g
P i

- 88 -
Phương pháp theo thuật toán hướng thuận ( phân bổ chi phí truyền tải cho phía phụ
tải) cũng tương tự như phương pháp theo thuật toán hướng ngược; với hệ số ma trận
phân phối hướng thuận được xác định như sau:
⎧1 i= j

⎪ Pij
[ Au ]ij = ⎨− j ∈α i
u
(3.28)
⎪ Pj
⎪0 các truong hop khác

d) Phương pháp định giá theo vị trí:
Trong phương pháp định giá theo vị trí, phí truyền tải được tính ẩn theo giá
nút, xác định bằng sự chênh lệch giá theo vị trí giữa các nút trong hệ thống. Khách
hàng sử dụng hệ thống phải trả phí truyền tải phụ thuộc vào vị trí điểm đấu nối của
họ, không phụ thuộc vào giao dịch nào đã được kí kết. Phương pháp định giá truyền
tải theo nút có thể sử dụng khái niệm chi phí biên ngắn hạn hay dài hạn.
• Định giá theo chi phí biên đầu tư:
Phương pháp này được sử dụng tại Anh là phương pháp được biết đến nhiều
nhất trong số các phương pháp dựa trên chi phí biên dài hạn. Phương pháp này dựa
trên lí thuyết về vận tải, tối ưu tuyến tính nhưng không tính đến trào lưu công suất.
Phương pháp này sử dụng mô hình chức năng truyền tải cụ thể: coi lưới điện
mới được xây dựng dựa trên các tuyến truyền tải chính của lưới điện hiện có sau đó
áp dụng các bài toán vận tải chuẩn để xác định một lưới điện tối ưu mới, chỉ phục
vụ cho các chức năng vận chuyển, có nghĩa là tối ưu hàm:
m n
Min ∑∑ C ij Xij (3.29)
i =1 j =1

Trong đó:
- Xij : là trào lưu công suất từ nút i đến nút j
- Cij : chi phí ( tỉ lệ với khoảng cách ) từ i đến j
Để giải bài toán trên, mô hình cơ bản của bài toán là xác định phân nhánh tối
thiểu: nối tất cả các nút của một hệ thống sao cho tổng chiều dài của lưới điện là
nhỏ nhất. Để bắt đầu quá trình tối ưu một nút tham chiếu được chọn ra, trên lưới

- 89 -
điện đã được tối ưu chi phí biên dài hạn được tính cho mỗi gia tăng 1MW công suất
phát ra hay nhận vào tại từng nút của lưới điện. Chi phí biên dài hạn của nút tham
chiếu bằng 0, từ nút này các giá trị MW.km gia tăng để cung cấp lượng công suất
gia tăng MW tại nút tiếp theo được tính và định giá theo chi phí mở rộng lưới cho
1MW.km. Phương pháp này có thể tạo ra một bức tranh chính xác chi phí biên dài
hạn của lưới truyền tải tuy nhiên thực hiện phức tạp và mất nhiều thời gian.
• Chi phí biên truyền tải ngắn hạn:
Chi phí biên truyền tải ngắn hạn giữa hai nút trong hệ thống chính là sự chênh
lệch giữa hai giá điện tức thời tại hai nút đó. Trong khoảng thời gian rất ngắn, thực
tế tất cả các chi phí đều trở thành chi phí cố định trừ các chi phí liên quan đến tổn
thất và tắt nghẽn lưới. Nếu hệ thống điện là hoàn hảo và không có tổn thất, không
có ràng buộc, giá tức thời tại các nút trong hệ thống, tại bất kì thời điểm nào đều
như nhau. Đối với một hệ thống thực, chi phí tổn thất và ràng buộc chính là chi phí
biên truyền tải và là nguyên nhân gây ra sự khác nhau về giá giữa các nút.
Giá tức thời theo vị trí là giá tức thời của điện năng và dịch vụ hỗ trợ theo vị trí
dựa trên chi phí biên ngắn hạn (bao gồm cả các thành phần về tắc nghẽn và tổn thất
biên) và điều độ tập trung thông qua mô phỏng đầy đủ các hạn chế và tổn thất của
lưới điện.
Giá tức thời theo vị trí được xác định theo 3 yếu tố: chi phí biên xuất hiện tại
hai đầu truyền tải, tổn thất biên truyền tải và các ràng buộc về khả năng của lưới.
Về nguyên tắc, phương pháp định giá theo vị trí là phương pháp tiên tiến nhất
để định phí truyền tải vì nó đưa ra các khuyến khích chính xác đối với việc lựa chọn
vị trí của các nhà máy điện và phụ tải, đồng thời đưa ra các khuyến khích đầu tư vào
hệ thống truyền tải.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm là:
- Mô hình thiết lập rất phức tạp: do xác định giá trong thời gian thực nên việc
xây dựng các mô hình trào lưu công suất trực tuyến có số lượng lớn.

- 90 -
- Xu hướng tạo ra các hạn chế lưới (nghẽn mạch) nhằm thu lợi của các công ty
truyền tải. Điều này cần được khắc phục bằng các hợp đồng tài chính để bảo vệ
trước sự biến động của giá cả tức thời.
- Yêu cầu hệ thống hạ tầng kĩ thuật: phần cứng, phần mềm, hệ thống đo
đếm….phải hoàn hảo.
- Hoạt động thị trường có kinh nghiệm và mô hình thị trường điện phải là cạnh
tranh hoàn toàn.
Phí truyền tải theo vùng: được xác định theo từng khu vực của hệ thống điện, mỗi
khu vực sẽ xác định mức giá chung được tính toán dựa trên trung bình cộng phí các
nút trong vùng. Do vậy việc xác định mức phí sẽ đơn giản và thuận tiện hơn so với
cách tính giá điểm nút nói trên.
3.5. Giá phân phối điện [11]:
3.5.1. Phương pháp luận chung cho thiết lập giá phân phối/ bán lẻ điện
Giá cung ứng điện phân phối/bán lẻ cần được thiết kế để thu hồi các yêu cầu
được chấp nhận đối với ba hình thức dịch vụ sau: mạng lưới phân phối điện, đấu
nối, bán lẻ điện và dịch vụ khách hàng. Cho đến khi cạnh tranh bán lẻ điện được
đưa vào, các đơn vị phân phối vẫn sẽ cung cấp tất cả ba hình thức dịch vụ nói trên
với tư cách là nhà cung ứng độc quyền trong các khu vực lưới điện phân phối của
họ. Giá bán lẻ điện trong đó có thu hồi các chi phí phân phối sẽ bao gồm ít nhất là
ba (có thể là bốn) thành tố sau:
- Phí sử dụng hệ thống phân phối điện nhằm trang trải các chi phí sở hữu, vận
hành và bảo trì hệ thống phân phối điện từ điểm đấu nối vào lưới truyền tải điện đến
tài sản đấu nối của từng khách hàng.
- Phí đấu nối nhằm trang trải chi phí sở hữu, vận hành và bảo trì phương tiện
đấu nối vào mạng lưới phân phối của từng khách hàng.
- Giá năng lượng nhằm trang trải chi phí của điện mua buôn tại điểm đấu nối
của đơn vị phân phối vào lưới truyền tải và chi phí cung cấp các dịch vụ liên quan
đến khách hàng.

- 91 -
- Phí truyền tải hộ có thể là một phí riêng, hoặc bao gồm trong phí sử dụng hệ
thống phân phối hay bao gồm trong phí năng lượng.
- Các phí sử dụng hệ thống phân phối điện và các phí đấu nối sẽ được điều tiết.
Thiết lập các giá và phí được điều tiết gồm hai bước:
- Xác định yêu cầu doanh thu hàng năm được chấp nhận cho mỗi hình thức
dịch vụ.
- Thiết lập giá nhằm cho phép các đơn vị phân phối thu hồi tổng yêu cầu doanh
thu được chấp nhận cho các dịch vụ cung cấp.
a) Tổng yêu cầu doanh thu hàng năm được chấp nhận:
Yêu cầu doanh thu hàng năm được chấp nhận đối với một công ty phân phối
hoặc bán lẻ điện được tính toán như sau:
TDARR = DARR + DCOARR (3.30)
Trong đó:
- TDARR : yêu cầu doanh thu tổng hàng năm được chấp nhận đối với một
công ty phân phối/bán lẻ điện
- DARR : yêu cầu doanh thu hàng năm đối với sở hữu vận hành và bảo trì
mạng lưới phân phối
- DCOARR : yêu cầu doanh thu hàng năm đối với sở hữu, vận hành và bảo trì
tài sản cần thiết đế đấu nối khách hàng sử dụng điện vào hệ thống phân phối điện.
b) Các yêu cầu doanh thu hàng năm đối với sở hữu, vận hành và bảo dưỡng
mạng điện phân phối:
Yêu cầu doanh thu tổng hàng năm đối với mạng lưới phân phối điện được tính
toán như sau:
DARR = DO&M + DA&O + DDEP + DROA + AEL (3.31)
Trong đó:
- DO&M : các chi phí vận hành và bảo trì hàng năm tài sản mạng lưới phân
phối điện
- DA&O : chi phí hành chính/thường lệ hàng năm đối với mạng lưới phân phối
điện

- 92 -
- DDEP : chi phí khấu hao năm hiện tại của mạng phân phối
- DROA : suất lợi tức được điều tiết trên tài sản lưới phân phối
- AEL : tổn thất năng lượng được chấp thuận
Các chi phí khấu hao được tính toán như sau:
DDEP = DDEP% x DVA (3.32)
Trong đó:
- DDEP : chi phí khấu hao đối với các tài sản mạng lưới phân phối
- DDEP% : tỉ lệ khấu hao tài sản lưới phân phối tính theo %
- DVA : giá trị của tổng tài sản mạng lướ i phân phối điện trong vận hành
DROA được tính như sau:
DROA = DNROR x DNFAIO (3.33)
Trong đó:
- DNROR : suất lợi tức được điều tiết tính theo %
- DNFAIO : tài sản cố định ròng của mạng lưới phân phối điện tại thời điểm
đầu năm +50% chi tiêu vốn dự định trong năm
Giá trị DARR thay đổi với các mức điện áp khác nhau do phân bổ chi phí tới
các nhóm khách hàng khác nhau. Giá theo mức điện áp là quan trọng do đó các
khách hàng đấu nối tại cấp điện áp trung áp sẽ không phải trả chi phí của hệ thống
phân phối có điện áp thấp hơn.
c) Yêu cầu tổng doanh thu hàng năm đối với việc sở hữu, vận hành và bảo trì tài sản
cần thiết để đấu nối với từng khách hàng sử dụng điện riêng lẻ vào mạng lưới phân
phối điện (DCOARR)
Yêu cầu doanh thu hàng năm đối với các tài sản ( máy biến áp, thiết bị đóng
cắt, máy điện, rơle bảo vệ, công tơ....) do một công ty lắp đặt để đấu nối các khách
hàng riêng lẻ vào mạng lưới phân phối điện được tính toán theo công thức sau:
DCOARR = DCOO&M + DCODEP + DCOROA (3.34)
Trong đó:
- DCOO&M : chi phí vận hành và bảo trì hàng năm các tài sản đấu nối
- DCODEP : các chi phí khấu hao đấu nối của năm hiện tại

- 93 -
- DCOROA : thu lợi từ tài sản đấu nối
Các phương pháp tính toán các đại lượng trong (3.34) tương tự như các đại
lượng của mạng lưới điện phân phối đã miêu tả ở trên.
3.5.2. Phí đấu nối hệ thống phân phối điện:
Phí đấu nối phân phối điện (DCT) sẽ được thiết kế để thu hồi yêu cầu doanh
thu hàng năm đối với đấu nối tại từng mức điện áp, được tính theo công thức:

DCT = COARR (3.35)


TNC × 12
Trong đó:
- DCT : phí đấu nối phân phối điện (đồng/tháng)
- COARR : yêu cầu doanh thu hàng năm đối với đấu nối tại các mức điện áp
khác nhau
- TNC: số lượng khách hàng tại từng mức điện áp
Phí đấu nối lưới phân phối cũng có thể được thiết lập dựa trên công suất đấu
nối tính bằng đồng/kVA/tháng.
3.5.3. Phí sử dụng hệ thống phân phối điệ n:
Phí sử dụng hệ thống phân phối điện (DUOST) sẽ được thiết kế để cho phép
thu hồi yêu cầu doanh thu hàng năm được chấp nhận đối với các tài sản mạng lưới
phân phối điện
DUOST được tính toán theo công thức sau:
DARR
DUOST = (3.36)
DSPM × 12
Trong đó:
- DUOST : phí sử dụng hệ thống phân phối điện (đồng/kW/tháng)
- DARR : yêu cầu tổng doanh thu hàng năm đối với mạng lưới phân phối điện
- DSPM : nhu cầu đỉnh của mạng lưới phân phối điện (kW hay kVA)
DUOST sẽ được xây dựng ở các mức điện áp khác nhau. Đối với các khách hàng
lớn, phí dựa trên nhu cầu đỉnh được đo đếm, còn với các lớp khách hàng khác như
dân cư không có thiết bị đo đếm nhu cầu đỉnh, phí là lượng cố định mỗi kW công
suất được đấu nối.

- 94 -
Chương trình cải cách ngành điện cần thiết lập các tiêu chí, thủ tục công bằng,
bình đẳng và minh bạch cho việc xây dựng các biểu giá điện để có thể thu hồi chi
phí, nâng cao hiệu quả và dần dần loại bỏ trợ cấp trên cơ sở chi phí biên. Giá điện
cần được tách thành các giá phát điện, truyền tải và phân phối nhằm nâng cao hiệu
quả, tính tin cậy và minh bạch.
Biểu giá của nhà máy điện sẽ bao gồm một thành phần giá công suất cố định
và một thành phần giá năng lượng, với các chính sách khuyến khích nâng cao hiệu
quả của đơn vị phát điện.
Giá chuyển đổi bán buôn từ công ty mua bán điện cho từng công ty phân phối
được xác định tại mức cho phép các công ty này thu được một khoản lợi nhuận chấp
nhận được. Các biểu giá trong khâu phân phối cần làm sao để giá gần hơn với các
chi phí dịch vụ thực tế cho từng vùng và từng nhóm khách hàng. Tương tự như
trong khâu phân phối bán lẻ, giá của dịch vụ truyền tải được thiết lập để cho phép
công ty truyền tải điện thu hồi các chi phí của thiết bị truyền tải điện cộng với một tỉ
suất lợi nhuận đầu tư hợp lý.

- 95 -
CHƯƠNG 4
ÁP DỤNG TÍNH TOÁN KHUNG GIÁ PHÁT ĐIỆN CHO NHÀ
MÁY NHIỆT ĐIỆN TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
4.1. Các số liệu chỉ tiêu kinh tế đầu vào
Một chỉ tiêu kinh tế quan trọng ảnh hưởng lớn đến giá điện của các loại nguồn
phát là tổng vốn đầu tư công trình. Bất cứ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào một dự án
cũng cần thu hồi được vốn đầu tư qua giá bán.
Đối với các nhà máy điện, các đặc điểm kinh tế đầu tiên và quyết định chính là
chi phí về vốn đầu tư xây dựng nhà máy. Mỗi loại hình công trình đặc trưng sẽ có
suất vốn đầu tư khác nhau, vấn đề đặt ra là xác định thông tin chi phí chuẩn mực và
chính xác cho suất vốn đầu tư các loại công trình đó. Để đánh giá các chi phí về vốn
đầu tư công trình mới đưa vào vận hành có thể dùng công trình tham chiếu, hoặc
dùng số liệu ngành hoặc có thể lấy kinh nghiệm tổng hợp để đưa ra mức chuẩn cho
phép về suất vốn đầu tư mỗi loại. Với bất cứ cách sử dụng số liệu nào cũng cần đảm
bảo mức độ hợp lí về tất cả các chi phí vốn đầu tư, khuyến khích đưa ra tín hiệu phù
hợp cho các nhà đầu tư đồng thời có tính cạnh tranh, thu hút nguồn vốn đầu tư vào
công trình có chi phí vốn thấp. Về tổng mức đầu tư các công trình điện mới xây
dựng ở Việt Nam có thể xem xét tham khảo trong qui hoạch tối ưu phát triển nguồn
điện gần nhất và có hiệu chỉnh phù hợp mặt bằng giá hiện tại hoặc từ các tài liệu dự
án đầu tư mới nhất đã được phê duyệt, đồng thời so sánh với các công trình đầu tư
điện theo mỗi loại hình công nghệ trong khu vực và các nước trên thế giới cho phù
hợp. Đối với các công trình nhiệt điện cùng công nghệ có các loại công suất tổ máy
khác nhau thì điều chỉnh theo chỉ tiêu suất vốn đầu tư theo loại công suất tổ máy
chuẩn.
Do yếu tố chính ảnh hưởng đến xác định giá là vốn đầu tư nên việc xác định
chuẩn mực vốn đầu tư công trình là quan trọng. Tham khảo các tài liệu chuẩn mực
về các loại dự án đầu tư hiện nay ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới, các
thành phần chi phí vốn đầu tư công trình điện chủ yếu bao gồm: chi phí xây dựng;
chi phí lắp đặt; chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lí

- 96 -
dự án và chi phí đầu tư xây dựng công trình theo định mức qui định, các chi phí
khác bao gồm cả phần lưới đấu nối, chi phí lãi suất trong thời gian xây dựng (IDC)
và chi phí dự phòng. Trong đó, tỉ lệ chi phí thiết bị đối với nhiệt điện chiếm khá lớn
từ 45% đến 60% tổng vốn đầu tư, còn thủy điện thì chi phí xây dựng chiếm lớn hơn
khoảng 35% đến 55% tổng vốn đầu tư, tùy qui mô và điều kiện khu vực xây dựng
công trình. Vốn đầu tư các công trình nguồn được đưa vào tính toán theo chỉ tiêu
suất vốn đầu tư công trình. Bên canh đó, đối với nhà máy nhiệt điện thì đặc tính tiêu
hao nhiên liệu của mỗi loại công nghệ của nguồn phát sẽ khác nhau và như vậy chi
phí nhiên liệu cũng sẽ ảnh hưởng khá lớn trong giá thành nhiệt điện.
Phân tích vốn đầu tư công trình, cơ cấu vốn đầu tư được hình thành từ hai
nguồn chính: vốn cổ phần đóng góp ( phần tự có), vốn đi vay ( phần vốn nợ). Cần
thiết phải xác định chi phí vốn ước tính của tổ hợp vốn cổ phần và vốn vay để có
hình thức tài chính thu được chi phí vốn rẻ, đáp ứng được tiêu chí hệ số hoàn vốn
lớn hơn chi phí vốn, đưa ra tín hiệu thu hút nguồn vốn là động lự c cho nhà đầu tư.
Công thức xác định mức lợi nhuận sau thuế WACC (%) cho phép đạt được
trên tổng tài sản đầu tư của công trình:
WACC = g x r d x (1-t) + (1-g) x re (4.1)
Trong đó:
g: Tỉ lệ của phần vốn vay trên tổng vốn đầu tư (%).
(1-g): Tỉ lệ của phần vốn góp chủ sở hữu trên tổng vốn đầu tư (%).
rd: Lãi suất trung bình các nguồn vốn vay (%)
re: Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu (lãi suất vốn cổ
phần) (%).
t: Thuế suất thu nhập doanh nghiệp (%).
Giá phát điện công nghệ toàn phần của nhà máy điện chuẩn tại năm áp dụng
khung giá bằng tổng giá cố định bình quân có chiết khấu của phần công nghệ chuẩn
và giá biến đổi của nhà máy điện chuẩn tại năm tính giá: gCN = FCCN + VC CN
Trên cơ sở các số liệu về mỗi loại công trình như: qui mô công suất, suất đầu
tư công nghệ, tỉ suất chiết khấu tài chính i(%), loại và nguồn cung cấp nhiên liệu,

- 97 -
chi phí vận hành bảo dưỡng, thời gian vận hành công suất cực đại trong toàn bộ đời
sống kinh tế nhà máy điện chuẩn, suất tiêu hao nhiên liệu, giá nhiên liệu, xác định
khung giá phát điện của nhà máy điện chuẩn.
Số giờ huy động công suất đặt cực đại của các nhà máy điện áp dụng trong
phân tích kinh tế, tài chính được quy định như sau:
- Đối với các nhà máy nhiệt điện than: Số giờ sử dụng công suất đặt cực đại từ
6.500 giờ/năm đến tối đa 7.000 giờ/năm.
- Đối với các nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp: Số giờ sử dụng công suất
đặt cực đại từ 6.500 giờ/năm đến tối đa 7.000 giờ/năm.
- Đối với các nhà máy thuỷ điện có công suất lắp máy > 30MW: Số giờ sử
dụng công suất đặt cực đại tính toán cụ thể theo chế độ thuỷ văn, điều tiết hồ chứa
và có xem xét đến yêu cầu đảm bảo nước hạ lưu mùa kiệt của từng công trình và áp
dụng trong khoảng từ 4.000 giờ/năm đến tối đa 5.500 giờ/năm.
- Đối với các nhà máy thuỷ điện có công suất lắp máy < 30MW: Số giờ sử
dụng công suất đặt cực đại tính toán cụ thể theo chế độ thuỷ văn hoặc điều tiết hồ
chứa của từng công trình và áp dụng trong khoảng từ 3.000 giờ/năm đến tối đa
7.000 giờ/năm.
Chi phí vận hành bảo dưỡng được xác định cho mỗi công trình dựa trên cơ sở
chỉ tiêu tỉ lệ phần trăm theo suất vốn đầu tư công trình [13]:
Chi phí vận hành & bảo dưỡng:
Chi phí vận hành & bảo dưỡng được tính trên cơ sở thực tế của 2 thành phần cố
định và biến đổi hoặc có thể tính theo % vốn đầu tư như sau:
- Nhà máy thuỷ điện
+ Có công suất lắp máy > 30MW: 0,5% - 1,0% VĐT
+ Có công suất lắp máy < 30MW: 1,0% - 2,0%VĐT
- Nhiệt điện than
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu <1%: 2,5-3% VĐT
- Nhiệt điện than có FGD
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu <2%: 3,5% VĐT

- 98 -
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu >2%: 4,5% VĐT
- Nhiệt điện dầu
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu <2%: 3,25% VĐT
+ % lưu huỳnh trong nhiên liệu >2%: 3,5% VĐT
- Nhiệt điện khí
+ chạy DO: 2,5% VĐT
+ chạy khí: 2,0% VĐT
- Tua bin khí chu trình hỗn hợp
+ chạy DO: 5,5% VĐT
+ chạy khí: 4,5% VĐT

4.2. Ví dụ áp dụng tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn)
4.2.1. Giới thiệu về nhà máy Nhiệt Điện Na Dương
Công ty Nhiệt điện Na Dương thuộc Tổng Công ty than Việt Nam (nay là
Công ty Nhiệt điện Na Dương-Vinacomin thuộc Tổng Công ty Điện lực-
Vinacomin) được thành lập theo quyết định số 172/2003/QĐ-BCN ngày 24 tháng
10 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và chính thức chạy thương mại vào
tháng 11 năm 2005 được đặt tại xã Sàn Viên – huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
Nhà máy được thiết kế gồm 02 tổ máy với công suất định mức một tổ là 55,6MW
sử dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) của Foster Wheeler do hãng
Sumitomo Heavy Industrial chế tạo (kiểu có bao hơi, ống đứng và tuần hoàn tự
nhiên). Nguyên lý hoạt động của lò hơi dựa vào sự cân bằng khói gió trong buồng
đốt duy trì sự chuyển động hỗn độn của các hạt nhiên liệu rắn tạo nên các tầng (lớp)
nhiên liệu trong buồng lửa. Lò hơi được thiết kế với lưu lượng 205 t/h, nhiệt độ hơi
540oC, áp suất hơi 130 kg/cm2 . Áp dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn có
những ưu điểm nổi bật so với loại khác là hiệu suất cháy của nhiên liệu được cải
thiện, hiệu suất khử lưu huỳnh cao với tốn kém ít về đá vôi, nhiệt độ làm việc thấp,
có khả năng sử dụng được nhiều loại nhiên liệu khác nhau và cường độ trao đổi

- 99 -
nhiệt trong buồng đốt cao. Nhiệt độ buồng đốt thấp cũng có nghĩa là ô nhiễm được
giảm và chi phí cho kim loại và thiết bị buồng đốt được giảm đi.
Nhiên liệu sử d ụng là loại than nâu được cấp từ mỏ than Na Dương. Than sau
khi khai thác từ mỏ than qua các khâu sang tuyển được cấp lên lò qua hệ thống băng
tải vận chuyển, máy nghiền và hệ thống cấp than vào lò với công suất 180t/h. Do lò
hơi sử dụng nhiên liệu là loại than nâu hàm lượng lưu huỳnh cao nên áp dụng công
nghệ đốt kèm đá vôi để khử lưu huỳnh trong khói thải.
Lượng tro xỉ sản sinh ra được đưa ra ngoài qua hệ thống thải xỉ đáy lò (vít thải
xỉ đáy, Striper Cooler,…) và hệ thống lọc bụi tĩnh điện qua các ống vận chuyển xỉ
bằng khí nén đưa lên silo xỉ của nhà máy, tại đây tro xỉ được đưa lên các xe và vận
chuyển lên bãi thải xỉ của nhà máy.
Tuốc bin được thiết kế theo kiểu ngưng hơi một than có cửa trích làm mát
bằng bình ngưng với công suất định mức 55,6MW dùng để kéo máy phát điện kiểu
GTLRI494/58-2 do hãng FUJI chế tạo, làm mát bằng không khí, không khí được
làm mát bằng nước với máy kích thích đặt trên cùng một trục. Tuốc bin gồm 40
tầng cánh phản lực có 5 cửa trích hơi cho các bình gia nhiệt và bình khử khí. Sự lưu
chuyển của dòng hơi (nước) từ lò hơi sang tuốc bin và quay trở lại tạo thành vòng
tuần hoàn hơi – nước khép kín. Bên cạnh đó còn có vòng tuần hoàn nước làm mát
cho bình ngưng; nước làm mát được tản nhiệt nhờ hệ thống các tháp làm mát. Điện
năng sản xuất ra qua hệ thống máy cắt, máy biến áp đưa lên đường dây truyền tải
110kV.
Do nhà máy được xây dựng tại vị trí mà các nguồn nước (sông, suối) không
thuận lợi nên nước cấp cho nhà máy được dự trữ tại hồ Nà Cáy, qua hệ thống xử lý
nước cấp bổ sung cho chu trình hơi nước và phục vụ các nhu cầu khác của nhà máy.
4.2.2. Áp dụng tính toán
Các số liệu tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương sử dụng than nội địa
được cho trong bảng sau:

- 100 -
Bảng 4.1. Các điều kiện tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương

Nhiệt điện than nội


TT Chỉ tiêu
địa
1 Công suất (MW) 100
2 Suất đầu tư cả IDC ($/kW) 1089

3 Giá nhiên liệu bq P f ($/tấn) 19,23

4 Loại nhiên liệu than


5 Tmax CS phát (h) 6500
Hệ số O&M cố định
6 26,9
($/kW.năm) *
Hệ số O&M biến đổi
7 0,0015
(UScent/kWh)
8 Tự dùng (%) 10,7
9 Đời sống công trình (năm) 25
10 Thời gian xây dựng (năm) 2
Lãi suất vay vốn ngoại tệ hoặc
11 0
TDXK(%)
12 Vay TMTN(%) 5,4
13 WACC(%) 6,09
14 Tỉ lệ vốn CP/vay(%) 15/85
15 Thời gian trả nợ (năm) 10

*
Tính theo chỉ đạo của Bộ Công Thương = 2,5%.
Dựa vào các số liệu thu thập được, tính toán khung giá phát điện của nhà máy
nhiệt điện Na Dương theo phương pháp đề xuất ở chương trước. Giá phát điện bao
gồm giá cố định bình quân có chiết khấu của phần công nghệ chuẩn và giá biến đổi
của nhà máy. Kết quả tính toán được cho trong các bảng sau:

- 101 -
1. Chi phí vốn đầu tư phần công nghệ của nhà máy nhiệt điện được qui đổi đều
hàng năm Cvdt,cn (đồng):

Nhiệt điện than


TT Chỉ tiêu
nội địa
Suất đầu tư công
1 1089
nghệ($/kW)
2 Pt(MW) 100
3 i(%) 8,12%
Tỉ giá hối đoái
4 20580
(đồng/$)
5 Cvdt,cn (đồng) 2,01335.10 11

Tính theo tỉ giá năm 2011, với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp t(%) = 25%.
2. Chi phí vận hành bảo dưỡng cố định hàng năm của nhà máy nhiệt điện Cfom
(đồng):
Nhiệt điện than
TT Chỉ tiêu
nội địa
1 Pt (MW) 100
2 k1 2,2%
3 Cfom (đồng) 49.305.564.000

Với k1= k x kFOM được tính theo (3.4), trong đó k được tính theo [12], kFOM được
tính theo [13].
3. Giá cố định công nghệ bình quân của nhà máy FCCN (đồng/kWh):

Nhiệt điện than


TT Chỉ tiêu
nội địa

- 102 -
1 Pt (MW) 100
2 Tmax (h) 6500
3 FC cn (đồng/kWh) 385,60

4. Giá biến đổi công nghệ của năm áp dụng khung giá của nhà máy VCCN
(đồng/kWh):
Nhiệt điện than
TT Chỉ tiêu
nội địa
1 Pt(MW) 100
2 f(%) 5%

3 HR(kg/kWh) 0,73

4 Pf ($/tấn) 19,23
Tỉ giá hối đoái
5 20580
(đồng/$)
6 VC cn(đồng/kWh) 303,34

5. Giá trần công nghệ toàn phần của nhà máy được xác định theo công thức
sau:
gCN = FC CN + VCCN = 385,60+ 303,34 = 688,94 (đồng/kWh)

Với mức biến động của chỉ số giá cả và đầu tư, có thể đưa ra khung giá trần
theo phương án thay đổi độ nhậy. Phân tích độ nhậy được tiến hành đối với phân
tích tài chính dự án nhằm đánh giá các trường hợp rủi ro đối với Nhà đầu tư xảy ra
sau khi thực hiện dự án. Phân tích độ nhậy được tính toán cho các phương án sau
[12]:
1. Vốn đầu tư tăng 10%.
2. Chi phí O&M tăng 10%.
3. Chi phí nhiên liệu tăng 10%.

- 103 -
Kết quả tính toán cho nhà máy nhiệt điện Na Dương theo ba phương án như trên
được cho trong bảng sau:

Bảng 4.2. Kết quả tính toán khung giá phát điện cho
nhà máy nhiệt điện than Na Dương

Loại Phương án tăng chi phí Phương án tăng vốn đầu Phương án tăng chi phí
nhà O&M (đồng/kWh) tư (đồng/kWh) nhiên liệu (đồng/kWh)
máy
(công
suất,
gCN FCCN VCCN gCN FCCN VCCN gCN FCCN VCCN
MW)
Nhiệt
điện
than 696,53 393,34 303,34 727,51 424,16 303,34 719,28 385,60 333,68
(100M
W)

Nhìn chung, trong giá thành sản xuất điện của các loại nhà máy thấy rằng: các
yếu tố chính tạo nên cơ cấu giá thành sản xuất điện năng là khấu hao tài sản cố
định, chi phí nhiên vật liệu, chi phí sửa chữa lớn, chi phí trả lãi vay ngắn và dài hạn,
chi trả lương và bảo hiểm và các khoản thuế phải nộp…..Trong đó, tùy theo tính
chất, nhiên liệu để sản xuất điện của nhà máy mà tỷ trọng các thành phần chi phí
thay đổi khác nhau. Đối với các nhà máy nhiệt điện than, chi phí nhiên liệu là yếu tố
chủ yếu chiếm khoảng 46-60% giá thành sản xuất. Ngoài ra, thành phần chi phí
khác như khấu hao tài sản cố định cũng chiếm một tỉ trọng khá lớn khoảng 20-30%,
các loại chi phí còn lại như tiền lương, chi phí sửa chữa lớn chiếm tỉ trọng đáng kể
khoảng 10%, còn lại là các chi phí khác chiếm tỉ trọng không đáng kể trong giá
thành sản xuất điện năng. Ở đây luận văn phân tích sự thay đổi giá thành điện sản
xuất ra theo 3 yếu tố là sự thay đổi chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng và vốn đầu
tư.

- 104 -
KẾT LUẬN
1. Hoạt động điện lực theo cơ chế thị trường đã được qui định trong luật Điện lực
(2004) và các văn bản của Nhà nước, theo đó lộ trình hình thành và phát triển thị
trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam sẽ trải qua 3 cấp độ: thị trường phát điện
cạnh tranh, thị trường bán buôn điện cạnh tranh và thị trường bán lẻ điện cạnh
tranh.
2. Mỗi cấp độ phát triển của thị trường đòi hỏi một cơ cấu quản lý sản xuất kinh
doanh điện tương ứng - Vấn đề tái cấu trúc ngành điện trong đó quan trọng nhất là
cấu trúc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tương thích với hoạt động của từng cấp
độ thị trường là vấn đề phức tạp và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của thị
trường. Luận văn đã đi sâu phân tích cơ cấu của các mô hình thị trường ở từng cấp
độ phát triển, vai trò của các đối tác tham gia thị trường và mối tương tác giữa các
đối tác theo các quan hệ năng lượng, thanh toán, tiền điện, quan hệ điều khiển…
3. Giá điện là một nhân tố quan trọng trong thị trường điện cạnh tranh, ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia thị trường từ người bán cho đến người
mua. Luận văn đã nghiên cứu, phân tích cơ chế giá điện Việt Nam hiện nay và giới
thiệu các phương pháp tính giá điện, đặc biệt là tính toán giá phát điện. Luận văn
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản xuất điện cho thấy giá điện luôn
có xu hướng tăng vì giá nhiên liệu tăng, chi phí sửa chữa lớn…. Do đó, để tạo sự
cạnh tranh công bằng cho các bên tham gia thị trường từ các đơn vị sản xuất đến
truyền tải và phân phối để đem lại lợi ích, tiết kiệm chi phí cho khách hàng dùng
điện, EVN cần phải có những cải tổ đáng kể.
4. Trong phần áp dụng đã tính toán giá điện cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương với
nhiều đặc điểm, là một nhà máy nằm ngoài EVN, sử dụng nhiên liệu với hàm lượng
lưu huỳnh cao, công nghệ lò tầng sôi…để minh họa cho phương pháp tính. Trong ví
dụ cũng đã phân tích ảnh hưởng (độ nhạy) của những nhân tố khác nhau như vốn
đầu tư, chi phí nhiên liệu, chi phi O&M lên kết quả tính toán cho các loại nguồn
điện khác nhau, các thành phần của giá truyền tải và phân phối điện lên cơ cấu
chung của giá điện trong điều kiện thị trường điện cạnh tranh.

- 105 -
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giải thích các từ ngữ
Các từ và cụm từ được sử dụng trong luận văn được hiểu như sau:
1. Bản chào giá: là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ máy,
được đơn vị chào giá nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
theo mẫu bản chào giá quy định tại Thông tư này.
2. Bản chào giá lập lịch: là bả n chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện chấp nhận để lập lịch huy động ngày tới, giờ tới.
3. Bảng kê thanh toán: là bảng tính toán các khoản thanh toán cho nhà
máy điện trên thị trường điện được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện lập cho mỗi ngày giao dịch và cho mỗi chu kỳ thanh toán.
4. Can thiệp vào thị trường điện: là hành động thay đổi chế độ vận hành bình
thường của thị trường điện mà Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
phải áp dụng để xử lý các tình huống quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư này.
5. Chào giá theo nhóm: là cơ chế chào giá khi một đơn vị đại diện thực hiện
việc chào giá cho cả nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang.
6. Chi phí đầy tải: là chi phí biến đổi của tổ máy phát điện khi vận hành ở chế
độ đầy tải, tính bằng đồng/kWh.
7. Chu kỳ giao dịch: là chu kỳ tính toán giá điện năng trên thị trường điện
trong khoảng thời gian một (01) giờ tính từ phút đầu tiên của mỗi giờ.
8. Chu kỳ thanh toán: là chu kỳ lập chứng từ, hoá đơn cho các khoản giao dịch
trên thị trường điện trong khoảng thời gian một (01) tháng, tính từ ngày
mùng một hàng tháng.
9. Công suất công bố: là mức công suất sẵn sàng lớn nhất của tổ máy phát
điện được các đơn vị chào giá hoặc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện và đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ công bố theo thời
gian biểu thị trường.
10. Công suất điều độ: là mức công suất của tổ máy phát điện được Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện huy động thực tế trong chu kỳ giao dịch.

- 109 -
11. Công suất huy động: giờ tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự
kiến được huy động cho giờ đầu tiên trong lịch huy động giờ tới.
12. Công suất huy động ngày tới: là mức công suất của tổ máy phát điện
dự kiến được huy động cho các chu kỳ giao dịch trong lịch huy động ngày tới có xét
đến hạn chế khả năng truyền tải của lưới điện truyền tải.
13. Công suất phát tăng thêm: là phần công suất chênh lệch giữa công suất
điều độ và công suất được sắp xếp trong lịch tính giá thị trường của tổ máy phát
điện.
14. Công suất thanh toán: là mức công suất của tổ máy nằm trong lịch
công suất hàng giờ và được thanh toán giá công suất thị trường.
15. Dịch vụ phụ trợ: là các dịch vụ điều chỉnh tần số, dự phòng quay, dự
phòng khởi động nhanh, dự phòng nguội, vận hành phải phát do ràng buộc an ninh
hệ thống điện, điều chỉnh điện áp và khởi động đen.
16. Điện năng phát tăng thêm: là lượng điện năng phát của tổ máy phát điện
do được huy động tương ứng với công suất phát tăng thêm.
17. Đơn vị chào giá: là các đơn vị trực tiếp nộp bản chào giá trong thị
trường điện, bao gồm các đơn vị phát điện hoặc các nhà máy điện được đăng ký
chào giá trực tiếp, Đơn vị mua buôn duy nhất khi chào giá thay cho các nhà máy
BOT và đơn vị đại diện chào giá cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
18. Đơn vị mua buôn duy nhất: là Đơn vị mua điện duy nhất trong thị
trường điện, có chức năng mua toàn bộ điện năng qua thị trường điện và qua hợp
đồng mua bán điện.
19. Đơn vị phát điện: là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham gia
thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện này với Đơn vị
mua buôn duy nhất.
20. Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch: là đơn vị phát điện có nhà máy điện
không được chào giá trực tiếp trên thị trường điện, bao gồm các nhà máy thuỷ điện
chiến lược đa mục tiêu và các nhà máy điện có hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ.

- 110 -
21. Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch: là đơn vị phát điện có nhà máy điện
được chào giá trực tiếp trên thị trường điện.
22. Đơn vị quản lý số liệu đo đếm điện năng: là đơn vị cung cấp, lắp đặt, quản
lý vận hành hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng và mạng
đường truyền thông tin phục vụ thị trường điện.
23. Đơn vị truyền tải điện: là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động
điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện
truyền tải quốc gia.
24. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện: là đơn vị chỉ huy điều
khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc
gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
25. Giá công suất thị trường: là mức giá cho một đơn vị công suất tác
dụng xác định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán
công suất cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
26. Giá sàn bản chào: là mức giá thấp nhất mà đơn vị chào giá được phép
chào cho một tổ máy phát điện trong bản chào giá ngày tới.
27. Giá điện năng thị trường: là mức giá cho một đơn vị điện năng xác
định cho mỗi chu kỳ giao dịch, áp dụng để tính toán khoản thanh toán điện năng
cho các đơn vị phát điện trong thị trường điện.
28. Giá thị trường điện toàn phần: là tổng giá điện năng thị trường và giá
công suất thị trường của mỗi chu kỳ giao dịch.
29. Giá trần bản chào: là mức giá cao nhất mà đơn vị chào giá được phép
chào cho một tổ máy phát điện trong bản chào giá ngày tới.
30. Giá trần thị trường điện : là mức giá điện năng thị trường cao nhất
được xác định cho từng năm.
31. Giá trị nước: là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích trong
các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt điện
trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.

- 111 -
32. Hệ số suy giảm hiệu suất: là chỉ số suy giảm hiệu suất của tổ máy phát
điện theo thời gian vận hành.
33. Hệ số tải trung bình năm hoặc tháng: là tỷ lệ giữa tổng sản lượng điện
năng phát trong một năm hoặc một tháng và tích của tổng công suất đặt với tổng số
giờ trong một năm hoặc một tháng.
34. Hệ thống thông tin thị trường điện: là hệ thống các trang thiết bị và cơ sở
dữ liệu phục vụ quản lý, trao đổi thông tin thị trường điện do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện quản lý.
35. Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ: là hợp đồng cung cấp dịch vụ dự
phòng khởi động nhanh, dự phòng nguội và vận hành phải phát do ràng buộc an
ninh hệ thống điện được ký kết giữa Đơn vị phát điện và Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
36. Hợp đồng mua bán điện: là văn bản thỏa thuận mua bán điện giữa Đơn
vị mua buôn duy nhất và các đơn vị phát điện hoặc xuất khẩu, nhập khẩu điện.
37. Hợp đồng mua bán điện dạng sai khác: là hợp đồng mua bán điện ký kết
giữa Đơn vị mua buôn duy nhất với các đơn vị phát điện giao dịch trực tiếp theo
mẫu do Bộ Công Thương ban hành.
38. Lãi suất mặc định: là mức lãi suất được tính bằng lãi suất không kỳ hạn
của đồng Việt Nam trên thị trường liên ngân hàng tại thời điểm thanh toán.
39. Lập lịch có ràng buộc: là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát
điện theo phương pháp tối ưu chi phí phát điện có xét đến các ràng buộc
kỹ thuật trong hệ thống điện bao gồm giới hạn công suất truyền tải, dịch vụ phụ trợ
và các ràng buộc khác.
40. Lập lịch không ràng buộc: là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát
điện theo phương pháp tối ưu chi phí phát điện không xét đến các giới hạn truyền
tải và tổn thất truyền tải trong hệ thống điện.
41. Lịch công suất: là lịch do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
lập sau vận hành để xác định lượng công suất thanh toán trong từng chu kỳ giao
dịch.

- 112 -
42. Lịch huy động giờ tới: là lịch huy động dự kiến của các tổ máy để phát
điện và cung cấp dịch vụ phụ trợ cho chu kỳ giao dịch tới và ba chu kỳ giao dịch
liền kề sau đó.
43. Lịch huy động ngày tới: là lịch huy động dự kiến của các tổ máy để phát
điện và cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các chu kỳ giao dịch của ngày giao dịch tới.
44. Lịch tính giá điện năng thị trường: là lịch do Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện lập sau ngày giao dịch hiện tại để xác định giá điện năng thị
trường cho từng chu kỳ giao dịch.
45. Mô hình mô phỏng thị trường điện: là hệ thống các phần mềm mô
phỏng huy động các tổ máy phát điện và tính giá điện năng thị trường được Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành
năm, tháng và tuần.
46. Mô hình tính toán giá trị nước: là hệ thống các phần mềm tối ưu thủy nhiệt
điện để tính toán giá trị nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần.
47. Mức nước giới hạn: là mức nước thượng lưu thấp nhất của hồ chứa
thủy điện cuối mỗi tháng trong năm hoặc cuối mỗi tuần trong tháng do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và công bố.
48. Năm N: là năm hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo năm
dương lịch.
49. Ngày D: là ngày giao dịch hiện tại. 50. Ngày giao dịch là ngày diễn ra
các hoạt động giao dịch thị trường điện, tính từ 0 giờ 00 đến 24 giờ 00 hàng
ngày.
51. Nhà máy điện BOT: là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư
nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
52. Nhà máy điện mới tốt nhất: là nhà máy nhiệt điện mới đưa vào
vận hành có giá phát điện bình quân tính toán cho năm tới thấp nhất và giá hợp
đồng mua bán điện được thoả thuận căn cứ theo khung giá phát điện cho

- 113 -
nhà máy điện chuẩn do Bộ Công Thương ban hành. Nhà máy điện mới tốt nhất
được lựa chọn hàng năm để sử dụng trong tính toán giá công suất thị trường.
53. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu: là các nhà máy thuỷ điện lớn có
vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do nhà nước độc quyền
xây dựng và vận hành.
54. Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang: là tập hợp các nhà máy thủy điện,
trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên chiếm
toàn bộ hoặc phần lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện bậc thang dưới và
giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết nước lớn hơn một tuần.
55. Phần mềm lập lịch huy động: là hệ thống phần mềm được Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện sử dụng để lập lịch huy động ngày tới và giờ tới
cho các tổ máy phát điện trong thị trường điện.
56. Phụ tải hệ thống: là tổng sản lượng điện năng của toàn hệ thống điệ n tính
quy đổi về đầu cực các tổ máy phát điện trong một chu kỳ giao dịch.
57. Sản lượng đo đếm: là lượng điện năng đo đếm được của nhà máy điện tại
vị trí đo đếm.
58. Sản lượng hợp đồng giờ: là sản lượng điện năng được phân bổ từ sản
lượng hợp đồng tháng cho từng chu kỳ giao dịch và được thanh toán theo hợp đồng
mua bán điện dạng sai khác.
59. Sản lượng hợp đồng năm: là sản lượng điện năng cam kết hàng năm trong
hợp đồng mua bán điện dạng sai khác.
60. Sản lượng hợp đồng tháng: là sản lượng điện năng được phân bổ từ sản
lượng hợp đồng năm cho từng tháng.
61. Sản lượng kế hoạch năm: là sản lượng điện năng của nhà máy điện dự kiến
được huy động trong năm tới.
62. Sản lượng kế hoạch tháng: là sản lượng điện năng của nhà máy điện dự
kiến được huy động các tháng trong năm.

- 114 -
63. Suất hao nhiệt: là lượng nhiệt năng tiêu hao của tổ máy hoặc nhà máy điện
để sản xuất ra một đơn vị điện năng khi vận hành ở chế độ đầy tải, được xác định
cho từng loại công nghệ nhiệt điện.
64. Thanh toán phát ràng buộc: là khoản thanh toán mà Đơn vị phát điện được
nhận cho lượng điện năng phát tăng thêm.
65. Thành viên tham gia thị trường điện: là các đơn vị tham gia vào các hoạt
động giao dịch hoặc cung cấp dịch vụ trên thị trường điện.
66. Thị trường điện: là thị trường phát điện cạnh tranh được hình thành và phát
triển theo quy định tại Điều 18 Luật Điện lực.
67. Thiếu công suất: là tình huống khi tổng công suất công bố của tất cả các
Đơn vị phát điện nhỏ hơn nhu cầu phụ tải hệ thống dự báo trong một chu kỳ giao
dịch.
68. Thông tin bảo mật: là các thông tin mật theo quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận giữa các bên.
69. Thông tin thị trường: là toàn bộ dữ liệu và thông tin liên quan đến các hoạt
động của thị trường điện.
70. Thời điểm chấm dứt chào giá: là thời điểm mà sau đó các đơn vị phát điện
không được phép thay đổi bản chào giá ngày tới, trừ các trường hợp đặc biệt được
quy định trong Thông tư này. Trong thị trường điện, thời điểm chấm dứt chào giá là
10 giờ 00 của ngày D-1.
71. Thứ tự huy động: là kết quả sắp xếp các dải công suất trong bản chào theo
nguyên tắc Lập lịch không ràng buộc.
72. Thừa công suất: là tình huống khi tổng lượng công suất được chào ở mức
giá sàn và công suất công bố của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu do
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường công bố trong chu kỳ giao dịch lớn
hơn phụ tải hệ thống dự báo.
73. Tổ máy chạy đỉnh: là tổ máy phát điện chỉ được huy động vào các giờ cao
điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.

- 115 -
74. Tổ máy chạy lưng: là tổ máy phát điện được huy động vào các giờ cao
điểm và các giờ bình thường của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.
75. Tổ máy chạy nền: là tổ máy phát điện được huy động vào các giờ cao
điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm của biểu đồ phụ tải hệ thống điện.
76. Tổ máy khởi động chậm: là tổ máy phát điện không có khả năng khởi động
và hoà lưới trong thời gian nhỏ hơn 30 phút.

- 116 -
Phụ lục 2. Một số chỉ tiêu tổng hợp của nhà máy nhiệt điện Na Dương
TT CÁC THÔNG SỐ CHÍNH ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 Tổng vốn đầu tư Tr.U$ 121.074
2 Lãi suất trong quá trình xây dựng (IDC) Tr.U$ 5.800
3 Tư vấn của chủ đầu tư Tr.U$ 1.200
4. Chi phí san lấp mặt bằng Tr.U$ 0.133
5. Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Tr.U$ 0.200
6. Chi phí mua sắm trang thiết bị cho BQL Tr.U$ 0.100

- 117 -

You might also like