You are on page 1of 52

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đồ án “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH


TOÁN BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG LƯỚI PHÂN PHỐI (479BT – BÌNH
THỦY)” này em đã gặp phải nhiều khó khăn do kiến thức còn hạn chế nhưng cuối
cùng cũng hoàn thành đúng thời hạn. Em xin chân thành cám ơn thầy Trần Anh
Nguyện đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án.

Em xin cảm ơn các anh chị khóa trước và các bạn cùng khóa đã giúp đỡ em rất nhiều
trong việc tìm tài liệu tham khảo và thu thập các số liệu để phục vụ cho quá trình
thực hiện và hoàn thành đồ án lần này.

Trong quá trình thực hiện đồ án , mặc dù đã cố gắng hoàn thiện tuy nhiên do hạn chế
về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được
sự đóng góp quý báu của thầy, các anh chị và các bạn.

Em xin chân thành cám ơn !

Cần Thơ, tháng 5 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Lưu Ngọc Huy

1
LỜI MỞ ĐẦU
Bài toán tính dung lượng bù quan trọng trong quá trình quản lý, vận hành lưới điện
bởi những lợi ích ưu thế của nó mang lại: Nâng cao khả năng tải của dây dẫn, giảm
công suất nguồn, giảm được tổn thất điện năng lưới điện,…

Phần mềm PSS/ADEPT của hãng PTI là phần mềm chuyên dụng để giải quyết các
bài toán trên lưới điện trong đó có bài toán bù công suất phản kháng. Là một sinh
viên chuyên ngành điện, em thấy việc trang bị kĩ năng, kiến thức để sử dụng phần
mềm tính toán này là hết sức cần thiết. Mục đích để em có thêm hiểu biết, kĩ năng
sử dụng phần mềm và quan trọng hơn là góp phần tăng độ chính xác, thời gian hoàn
thành công việc nhờ ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT vào tính toán. Góp phần vào
sự phát triển của bản thân và kinh tế, xã hôi đất nước.

2
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i


LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. ii

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN.......................................................... 5
1.1 Sơ lược về hệ thống điện Việt Nam ..................................................... 5
1.2 Hệ thống điện Việt Nam ..................................................................... 11
1.3 Tổng quan về Điện lực Bình Thủy ..................................................... 12
1.4. Sơ lược về lưới điện của Điện lực Bình Thủy ................................... 15

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG ......................... 17
2.1 Bù công suất phản kháng lưới điện phân phối .................................. 17
2.1.1 Khái niệm.................................................................................... 17
2.1.2 Hệ số công suất và sự điều chỉnh ............................................... 17

3
2.1.3 Mục tiêu và lợi ích của bù công suất phản kháng ...................... 19
2.1.4 Điều chỉnh dung lượng bù .......................................................... 21
2.2 Kết luận.............................................................................................Error!
Bookmark not defined.

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT VÀ CÁC ỨNG DỤNG TÍNH
TOÁN TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ................................................23
3.1. Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT ................................................... 23
3.2. Các cửa sổ ứng dụng của phần mềm ................................................. 24

CHƯƠNG 4
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH TOÁN PHÂN BỐ CÔNG
SUẤT VÀ BÙ TỐI ƯU TUYẾN 479BT – BÌNH THỦY ........................... 40
4.1 Các bước thực hiện khi sử dụng phần mềm PSS/ADEPT ................. 40
4.2 Tính toán bù công suất phản kháng .................................................... 42
4.2.1 Thiết đặt các chỉ số trong hộp thoại Economic ........................... 42
4.2.2 Tính toán bù công suất tối ưu tuyến 479BT ................................ 45

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 51
5.1 Kết luận ............................................................................................... 51
5.2 Kiến nghị............................................................................................. 51

4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN

1.1 Sơ lược về hệ thống điện Việt Nam


1.1.1 Sơ lược về hệ thống điện

Hình 1.1:Hệ thống điện

Hệ thống điện là một mạng lưới kết nối các thiết bị điện, dùng để phát điện, truyền
tải và sử dụng điện năng. Một hệ thống điện lớn, cung cấp điện lực cho một vùng
miền, hoặc một quốc gia cũng được gọi là lưới điện và có thể chia nhỏ hơn thành 4
mảng lớn gồm: nhà máy điện, hệ thống truyền tải, hệ thống phân phối và phụ tải

5
điện. Phần lớn các hệ thống điện lớn trên thế giới ngày nay sử dụng hệ thống điện
xoay chiều ba pha.

1.1.2 Nhà máy điện


Nhà máy điện là nhà máy sản xuất điện năng ở quy mô công nghiệp, nơi tạo ra nguồn
điện cung cấp cho hầu hết các khu vực trong nước.

Phần điện của các nhà máy điện có các thiết bị chính và phụ. Các thiết bị phụ chủ
yếu dùng để thực hiện các chức năng đo lường, phát tín hiệu, bảo vệ, tự động,…Các
thiết bị quan trọng như:các máy phát điện đồng bộ, các hệ thống thanh góp, các thiết
bị đóng cắt, các dao cách ly và các thiết bị tự dùng đảm nhiệm những chức năng
chính của nhà máy. Trong đó, bộ phận chính yếu của hầu hết các nhà máy điện là
máy phát điện. Đó là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng thường sử dụng
nguyên lý cảm ứng điện từ. Tuy nhiên, nguồn năng lượng để chạy các máy phát điện
này lại không giống nhau. Nó phụ thuộc vào phần lớn các loại chất đốt và công nghệ
mà nhà máy có thể tiếp cận được.

Nhà máy nhiệt điện có thể được phân loại dựa trên hai tiêu chí: loại nhiên liệu được
sử dụng và phương pháp tạo ra động năng quay.

Phân loại nhà máy điện dựa vào loại nhiên liệu:

Nhà máy điện hạt nhân: dùng nhiệt tạo bởi phản ứng hạt nhân để quay tuabin
hơi.
Nhà máy nhiệt điện: sử dụng năng lượng hóa thạch ( khí đồng hành, dầu
diesel…) có thể dùng tua bin khí (khi dùng khí đồng hành) hoặc hơi (khi dùng
dầu)
Nhà máy địa nhiệt: lấy sức nóng từ những tầng sâu của trái đất
Nhà máy năng lượng tái tạo: lấy nhiệt bằng cách đốt bã mía, rác thải, khí
biogas…

6
Dựa vào phương pháp tạo động năng quay:

Nhà máy tuabin hơi: làm sôi nước và dùng áp suất do hơi phát ra làm quay
cánh tuabin.
Nhà máy tuabin khí: dùng áp suất do dòng khí di chuyển qua cánh tuabin làm
quay tuabin. Do đó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó có thể được dùng
cho việc tạo động năng đầu cho tuabin trong các nhà máy điện mặc dù tốn
kém hơn.
Nhà máy tuabin kết hợp hơi-khí: kết hợp ưu điểm của hai loại tuabin trên.

1.1.3 Hệ thống truyền tải và phân phối

Về mặt nghiên cứu tính toán lưới điện được chia làm 4 loại:

Lưới hệ thống (110-220-500 kV)


Lưới truyền tải (35-110-220 kV)

7
Lưới phân phối trung áp (6-10-15-22-35 kV)
Lưới phân phối hạ áp (0.4/0.22 kV)

1.1.3.1 Lưới điện hệ thống


Lưới hệ thống bao gồm các đường dây tải điện và trạm biến áp khu vực nối liền các
nhà máy điện tạo thành hệ thống điện. Lưới có nhiều mạch vòng kín để khi ngắt điện
bảo quản đường dây hoặc sự cố một đến hai đường dây vẫn đảm bảo liên lạc hệ
thống. Vận hành kín để đảm bảo liên lạc thường xuyên và chắc chắn giữa các nhà
máy điện với nhau và với phụ tải.

1.1.3.2 Lưới truyền tải


Lưới truyền tải làm nhiệm vụ tải điện từ các trạm khu vực đến các trạm trung gian.
Lưới truyền tải có đặc điểm: sơ đồ kín có dự phòng với hai lộ son song từ một trạm
khu vực và từ hai trạm khu vực khác nhau. Vận hành hở vì lý do hạn chế dòng ngắn
mạch, có thiết bị đóng nguồn dự trữ khi có sự cố.

Lưới điện được thực hiện bằng đường dây trên không và lưới ngầm. Thực hiện trên
không là phương pháp chính.

Trong lưới truyền tải, dây trung tính máy biến áp thường được nối đất.

Lưới điện truyền tải Việt Nam bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960. Sau nửa
thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay lưới điện truyền tải đã lớn mạnh với hàng
nghìn km đường dây và hàng trăm trạm biến áp. Công nghệ đường dây nhiều mạch,
nhiều cấp điện áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220 Kv, thiết bị SVC 110 kV,
tụ bù dọc 500 kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ
truyền tải điện tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng rộng rãi tại lưới điện truyền tải
Việt Nam.

8
1.1.3.3 Lưới phân phối
Lưới phân phối là một bộ phận của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối điện năng
từ các trạm biến áp trung gian cho các phụ tải lưới phân phối nói chung, gồm hai
thành phần: lưới phân phối điện trung áp 6-35 kV và lưới phân phối điện hạ áp
380/220 kV.

Lưới phân phối có tầm quan trọng đặc biệt đối với hệ thống điện và mang nhiều đặc
trưng trực tiếp đảm bảo chất lượng điện cho các phụ tải, giữ vai trò quan trọng trong
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải. Có đến 98% điện năng bị mất là do
sự cố và ngưng điện kế hoạch lưới phân phối. Mỗi sự cố trên lưới phân phối đều có
ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Lưới điện phân phối trực tiếp cung cấp cho các thiết bị điện nên nó ảnh hưởng
trực tiếp đến tuổi thọ, công suất và hiệu quả các thiết bị điện.

Về cấu trúc lưới phân phối được chia thành:


Lưới phân phối hình tia không phân đoạn: đặc điểm của nó rất đơn giản, rẻ
tiền nhưng độ tin cậy thấp, không đáp ứng được nhu cầu của các phụ tải quan
trọng.
Lưới điện phân phối hình tia có phân đoạn: là lưới điện phân phối hình tia
được chia ra làm nhiều đoạn nhờ các thiết bị phân đoạn như: dao cách ly, cầu
dao phụ tải, máy cắt phân đoạn…Các thiết bị này có thể thao tác tại chỗ hoặc
điều khiển từ xa. Lưới này có độ tin cậy cao hay thấp phụ thuộc vào các thiết
bị phân đoạn và thiết bị điều khiển chung
Lưới điện kín vận hành hở: lưới này có cấu trúc mạch vòng kín hoặc hai
nguồn, có các thiết bị trong mạch vòng. Bình thường lưới vận hành hở, khi có
sự cố hoặc sửa chữa đường dây, người ta sử dụng các thiết bị đóng cắt để điều
chỉnh hồ sơ cấp điện, lúc đó phân đoạn bị mất điện, các phân đoạn còn lại vẫn
được cấp điện bình thường. Sơ đồ lưới kín vận hành hở có độ tin cậy cao hơn
so với sơ đồ hình tia. Về mặt nguyên tắc lưới có thể vận hành kín song đòi hỏi
thiết bị bảo vệ, điều khiển phải đắt tiền và hoạt động thật chính xác.

9
1.1.4 Phụ tải điện
Phụ tải điện loại 1:

Đây là loại phụ tải được cung cấp điện liên tục nếu mất điện sẽ gây ra những hậu
quả vô cùng nghiêm trọng

Đối với tính mạng con người thì loại phụ tải này là các hầm mỏ, bệnh viện…Đối với
sản xuất khinh doanh: trong các nhà máy luyện thép, lò cao…

Ngoài ra còn làm mất trật tự trị an và ảnh hưởng đến chính trị, quốc tế như các loại
phụ tải là các đại sứ quán, các công trình văn hóa công cộng…

Phụ tải điện loại 2:

Đây là loại phụ tải nếu mất điện sẽ gây thiệt hại về kinh tế như: sản xuất sản phẩm
bị thiếu hụt, thứ phẩm tăng, gây ra lãng công và không sử dụng hết công suất thiết
bị.

Phụ tải điện loại 3:

Là những hộ tiêu thụ không thuộc vào hai loại trên.

Đối với hộ tiêu thụ điện loại 1 phải được cung cấp điện bằng ít nhất hai nguồn cung
cấp điện độc lập và một nguồn dự phòng tại chỗ. Chỉ được phép ngừng cung cấp
điện trong thời gian tự động đóng nguồn dự phòng.

Nguồn điện dự phòng tại chỗ có thể là trạm cố định hoặc lưu động có máy phát điện
hoặc bộ lưu điện (UPS)

Đối với hộ tiêu thụ điện loại 2 phải được cung cấp điện bằng ít nhất một nguồn cung
cấp điện chính và một nguồn dự phòng, được phép ngừng cung cấp điện trong thời
gian cần thiết để đóng nguồn dự phòng

Đối với hộ tiêu thụ điện loại 3 được phép ngừng cung cấp điện trong thời gian sửa
chữa hoặc xử lý sự cố.

10
1.2 Hệ thống điện Việt Nam
1.2.1 Tổng quan hệ thống điện quốc gia
Hệ thống truyền tải điện bao gồm các cấp điện áp: 500 kV, 220 kV và 110 kV. Hệ
thống truyền tải điện 500 kV với tổng chiều dài 4.670 km từ Bắc tới Nam tạo điều
kiện truyền tải trao đổi điện năng giữa các miền Bắc, Trung và Nam. Mạch 1 của
đường dây 500 kV được đưa vào vận hành năm 1994, mạch 2 được đưa vào vận
hành vào cuối năm 2005.

Do yếu tố lịch sử cũng như địa lý, hệ thống điện Việt Nam được chia thành ba hệ
thống điện miền như sau:

Hệ thống điện miền Bắc bao gồm 28 tỉnh, thành phố phía Bắc trải dài từ Quảng Ninh
đến Hà Tĩnh, miền Bắc liên kết hệ thống điện quốc gia qua 4 trạm biến áp 500 kV
là Hòa Bình (2x450 MVA), Nho Quan (450 MVA), Thường Tín (450 MVA), Hà
Tĩnh (450 MVA); liên kết với hệ thống điện miền Trung qua đường dây 220 kV Hà
Tĩnh- Đồng Khởi.

Hệ thống điện miền Trung: bao gồm 9 tỉnh, thành phố trải dài từ Quãng Ninh đến
Khánh Hòa và 4 tỉnh Tây Nguyên. Hệ thống điện miền Trung liên kết với hệ thống
điện quốc gia qua 2 trạm biến áp 500 kV là Đà Nẵng (2x450 MVA) và Pleiku (450
MVA); Liên kết với hệ thống điện miền Nam qua đường dây 220 kV Nha Trang-
Đa Nhim và 2 đường dây 110 kV Cam Ranh- Ninh Hải, Cam Ranh- Đa Nhim; Ngoài
ra hệ thống điện miền Trung có trạm 110 kV Đắc Nông (7 MVA) thuộc tỉnh Đắc
Nông nhận điện từ hệ thống điện miền Nam qua đường dây 110 kV Thác Mơ- Bù
Đăng- Đắc Nông.

Hệ thống điện miền Nam: bao gồm 23 tỉnh, thành phố phía Nam trải dài từ Ninh
Thuận đến Cà Mau. Hệ thống điện miền Nam liên kết hệ thống điện quốc gia qua 5
trạm biến áp 500 kV là Di Linh (450 MVA), Tân Định (450 MVA), Phú Lâm (2x450
MVA), Nhà Bè (2x600 MVA), Phú Mỹ (2x450 MVA).

Hệ thống phân phối điện mặc dù trong điều kiện tương đối tốt vẫn còn có tổn thất
điện năng cao. Đường dây bị quá tải, máy biến áp vận hành với hiệu suất chưa cao,
cáp điện có chất lượng kém là những nguyên nhân chính gây ra tổn thất cao.

11
1.3 TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC BÌNH THỦY

Thành phố Cần Thơ được thành lập tháng 1 năm 2004 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cần
Thơ, là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ của toàn vùng.

Quận Bình Thủy – Thành phố Cần Thơ được thành lập theo nghị định số
05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của chính phủ, chính thức đi vào hoạt động kể từ
ngày 06/01/2004 bao gồm 8 phường An Thới, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy, Trà Nóc,
Trà An, Long Tuyền, Long Hòa và Thới An Đông.

Diện tích tự nhiên quận Bình Thủy: 71,0 km2.

Dân số trung bình của quận năm

Về tổ chức hành chính, quận Binh Thủy có 8 đơn vị hành chính. Phường Bình Thủy
là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của cả quận.

1.3.1 Tổng quan về Điện lực Bình Thủy


1.3.1.1 Cơ cấu tổ chức của Điện lực Bình Thủy

Điện lực Bình Thủy là chi nhánh thuộc công ty Điện lực TP. Cần Thơ. Điện lực Bình
Thủy sản xuất kinh doanh và cung cấp điện năng cho toàn quận Bình Thủy, đóng
vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội cho cả quận . Điện lực
Bình Thủy có tổng số 58 Cán bộ công nhân viên quản lý và vận hành cho cả Điện
lực Bình Thủy (2014).

Giám đốc Điện lực

Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước tập thể CBCNV về
mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Điện lực, chăm lo đời sống,
vật chất, tinh thần của CBCNV.
Giám đốc điện lực trực tiếp phụ trách một số mặt công tác sau:
Công tác kế hoạch năm, quý, tháng.

12
Công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương và tài chính.
Công tác kinh doanh điện năng.
Công tác hành chính, thanh tra bảo vệ pháp chế.
Công tác thi đua khen thưởng.
Công tác quy hoạch xây dựng mạng lưới điện, trạm biến áp và phụ tải.
Trực tiếp phụ trách phòng tổng hợp.
Phó giám đốc Điện lực – phụ trách kỹ thuật

Phó giám đốc điện lực phụ trách kỹ thuật là người giúp đỡ cho Giám đốc Điện
lực, được giám đốc ĐIện lực giao nhiệm vụ phụ trách quản lý vận hành, theo
dõi chỉ đạo về lĩnh vực công tác kỹ thuật, theo nhiệm vụ được phân công.
Chịu trách nhiệm tham mưu giúp giám đốc Điện lực chỉ đạo lĩnh vực quản lý
kỹ thuật và phụ trách các công tác khác như:
Được thay thế các mặt công tác của Điện lực khi giám đốc Điện lực đi vắng.
Công tác kỹ thuật, công tác điều độ, vận hành sửa chữa lưới điện, thiết bị điện.
Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đại tu, sữa chữa lưới điện, thiết bị điện.
Phòng kế hoạch – kỹ thuật – vật tư

Có tổng số 10 CBCNV
Chức năng:
Là đơn vị tham mưu giúp đỡ cho giám đốc Điện lực trong công tác xây dựng
kế hoạch phát triển lưới điện, quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch cung ứng
vật tư đảm bảo cho hoạt động của đơn vị.
Nhiệm vụ:
Lập kế hoạch hàng năm có chia ra từng quý, tháng trên cơ sở mục tiêu, nhiệm
vụ và nguồn lực thực tế của Điện lực trình Giám đốc Điện lực phê duyệt.
Thiết lập và quản lý toàn bộ hồ sơ lý lịch đường dây và thiết bị điện
(MBA,TU,TI, máy cắt, tụ bù, LBS, DS,...) và các tài sản khác của Điện lực.

13
Thực hiện kế hoạch kiểm tra và bảo trì đường dây và các thiết bị điện hàng
năm, quý, tháng và đề xuất phương án sửa chữa, đại tu, cải tạo lưới điện.
Phòng kinh doanh

Có tổng số 22 CBCNV
Chức năng
Phòng kinh doanh là đơn vị tham mưu về công tác kinh doanh điện năng trong
Điện lực.
Đôn đốc các bộ phận tổ chức thực hiện tốt công tác kinh doanh điện trong
Điện lực.
Đặc điểm tình hình và các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong tháng 9 - 2013
Sơ lược về lưới điện của Điện lực Bình Thủy

1.3.1.2 Nguồn điện

Hiện tại thành phố Cần thơ được cấp điện từ hai nhà máy điện Cần Thơ và Ô Môn
với hệ thống lưới điện quốc gia.

Nhà máy điện Cần Thơ là nhà máy điện hỗn hợp bao gồm 1 tổ máy nhiệt điện ngưng
hơi công suất 33MW, 4 tổ máy tua bin khí công suất 4*37,5 MW, cống suất khả
dụng khoảng 33-34 MW. Tổng công suất đặt của nhà máy Cần Thơ là 183 MW và
tổng công suất khả dụng là 167 MW.

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn là nhà máy điện ngưng hơi, công suất thiết kế là 330
MW.

Do cả 2 nhà máy nguồn nguyên liệu đắt nhất là dầu, vì vậy càng phát điện nhiều thì
càng lỗ. Do đó nguồn cấp điện chủ yếu cho TP. Cần Thơ là từ nhà máy điện Cà Mau,
công suất 1500 MW.

14
1.4 SƠ LƯỢC VỀ LƯỚI ĐIỆN BÌNH THỦY

1.4.1 Lưới 220kV

Hiện tại TP. Cần Thơ nhận điện từ nguồn điện lưới quốc gia 3 trạm biến áp
220/110kV Trà Nóc – 100+125MVA; đặt tại phường Trà Nóc; quận Bình Thủy,
Trạm biến áp 220/110kV Ô Môn – 2*125MVA; đặt tại phường Phước Thới; quận
Ô Môn, Trạm biên áp 220/110kV Thốt Nốt – 2* 125 MVA đặt tại phường Trung
Kiên; quận Thốt Nốt.

1.4.2 Lưới 110kV

Thành phố Cần Thơ được cấp điện từ hệ thống điện miền Nam qua 8 trạm biến áp
110kV là Cần Thơ, KCN Hưng Phú, Bình Thủy, Long Hòa, KCN Cần Thơ, Đài phát
thanh Nam Bộ, Thốt Nốt và Thới Thuận. Các trạm này nhận điện từ 3 trạm 220kV
Trà Nóc, Ô Môn và Thốt Nốt.

Quận Bình Thủy được cấp điện từ 3 trạm biến áp trung gian gồm: Trạm 110kV Công
nghiệp công suất 40+63 MVA thông qua 2 nguồn từ trạm 220/110kV Trà Nóc và
220/110kV Ô Môn, Trạm 110kV Bình Thủy công suất 1*40 MVA thông qua đường
dây 110kV Trà Nóc- Bình Thủy và Trạm 110kV Long Hòa công suất 1*40 MVA
thông qua đường dây 110kV Trà Nóc –Long Hòa – Cần Thơ.

15
1.4.3 Lưới phân phối

Đường dây 22kV

Hiện nay lưới điện trung thế của thành phố Cần Thơ nói chung và địa bàn quận Bình
Thủy nói riêng đang vận hành ở cấp điện áp 22KV. Tổng chiều dài đường dây trung
thế 22Kv trên địa bàn quận là 143,29 km, trong đó có 140,287 km đường dây 3 pha
và 3,003 km đường dây 1 pha.

Trạm phân phối 22/0,4 kV

Tổng dung lượng trạm phân phối của quận Bình Thủy hiện có: 232.082,5 KVA với
493 máy biến áp. Mật độ công suất đạt 3.287,3 Kva/km2 diện tích tự nhiên.

Lưới điện hạ thế

Tổng chiều dài đường dây hạ thế có trên địa bàn quận là 188,153 km, trong đó có
2,859 km hạ thế 1 pha và 185,294 km hạ thế 3 pha.

Lưới điện hạ thế có cấp điện áp 220/380 V (loại 3 pha) và 220 V (loại 1 pha) các
tuyến còn lại hạ thế 3 pha chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ có ở những nơi mật độ dân cư cao,
còn lại phần lớn là lưới 1 pha.

Cột của đường dây hạ thế là cột bê tông ly tâm. Dây dẫn sử dụng dây bọc trên không,
dây nhôm bọc AV hoặc cáp ABC với tiết diện từ 35- 120 mm2 và cách điện dùng
sứ ống chỉ.

16
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG

2.1 Bù công suất phản kháng lưới điện phân phối

2.1.1 Khái niệm

Trong quá trình cung cấp điện năng, một số phụ tải có nhu cầu được cung cấp công
suất phản kháng, mặc dù không sinh ra công, nhưng cần thiết để tạo ra từ trường,
một yếu tố trung gian trong quá trình chuyển hóa điện năng.

Sự truyền tải công suất phản kháng trên đường dây cũng như trong máy biến áp sẽ
làm xấu đi các chỉ số kinh tế - kỹ thuật của mạng điện. Do đó vấn đề đặt ra là giảm
sự truyền tải công suất phản kháng trên đường dây và các phần tử có dòng điện chạy
qua.

Để giảm truyền tải công suất phản kháng trong mạng điện, có thể đặt tụ điện hay
kháng điện như một phụ tải ở một điểm hay một số điểm trên đương dây (bù ngang);
các kháng điện dùng để tiêu thụ công suất phản kháng; còn tụ điện nhằm cung cấp
thêm công suất phản kháng cho đường dây. Hoặc có thể đặt thiết bị bù hai chiều:
Máy bù tĩnh (SVC) hay máy bù đồng bộ có thể cấp hoặc tiêu thụ công suất phản
kháng.

2.1.2 Hệ số công suất và sự điều chỉnh

Hệ số công suất:
Một phụ tải có tổng dẫn Y = G + jB được cung cấp bởi điện áp U thì có dòng điện I
chạy qua. Lúc này:

I = U.( G + jB) = IR + jIX .

Dòng điện I có thành phần tác dụng điện trở IR cùng pha với U và thành phần IX
vuông góc với U, góc pha giữa U và I là φ.

17
Công suất biểu kiến S = U.I = U.( IR + jIX) = P – jQ. Vậy công suất biểu kiến có
thành phần P (công suất có ích để chuyển đổi thành dạng năng lượng khác) và thành
phần phản kháng Q (công suất vô công nhưng là nhu cầu bắt buộc của tải). Quan hệ
S, P, Q thể hiện ở hình 2.1 b).

Hình 2.2 b)

Xét tỷ lệ cos φ = P/S, hệ số này gọi là hệ số công suất. Ta thấy hệ số công suất là hệ
số biểu thị sự chuyển đổi công suất biểu kiến sang công suất hữu ích P

Điều chỉnh hệ số công suất:


Nguyên tắc điều chỉnh hệ số công suất là bù công suất phản kháng, tức cung cấp tại
chỗ bằng cách nối song song tải với một thiết bị bù có tổng dẫn phản kháng thuần (-
jB). Dòng điện cung cấp tổ hợp tải và thiết bị bù có tổng là:

I = U.[( G + jB) – jBc]

Công suất biểu kiến sau khi bù:

S = P – j(Q - Qc)

Hệ số công suất trước bù:


𝑃1
Cos φ1 =
√𝑃12 +𝑄12

18
Khi mắc tụ bù ngang dung lượng Qc ở phụ tải thì hệ số công suất tăng lên:
𝑃1
Cos φ2 =
√𝑃12 +(𝑄1−𝑄𝑐)2

Ta thấy công suất biểu kiến giảm từ S1 kVA đến S2 kVA và công suất phản kháng
giảm từ Q1 xuống Q2 kVAr bằng việc cung cấp một công suất Qc. Ta biết khí giảm
dòng điện phản kháng sẽ làm giảm dòng điện tổng trên dây dẫn do đó sẽ làm giảm
tổn thấy trên đường dây.

2.1.3 Mục tiêu và lợi ích của bù công suất phản kháng

Trước khi nghiên cứu các phương pháp tính toán chúng ta hãy xem xét lại ích lợi
của việc lắp đặt tụ điện để bù công suất phản kháng trên lưới phân phối. Để so sánh
giữa bù tập trung tại thanh cái và bù rãi trên xuất tuyến xem phương pháp nào hiệu
quả hơn. Một vấn đề khác cũng cần quan tâm là đồ thị phụ tải luôn thay đổi, do vậy
để việc bù công suất phản kháng đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần phải nghiên cứu
việc điều chỉnh công suất bù, nghĩa là bên cạnh một số tụ được nối cố định vào lưới,
số khác phải được đóng cắt (ứng động) theo yêu cầu vận hành.

Các lợi ích của việc lắp đặt tụ bù:

Sử dụng tụ điện:
Nói chung tụ điện có thể được sử dụng ở tất cả các cấp điện áp. Một bộ tụ riêng rẽ
có thể thêm vào bằng cách mắc song song để đạt được dung lượng kVAr và có thể
nối tiếp để đạt được điện áp kV. Số lượng thống kê thu thập được cho thấy, khoảng
60% tụ được lắp đặt cho các xuất tuyến, 30% tại thanh cái các trạm và 10% còn lại
cho hệ thống truyền tải.

Khi số kVAr của tụ điện cần thiết cho lưới đã được xác định, vấn đề còn lại là xác
định vị trí lắp đặt thích hợp. Qui tắc đơn giản dùng cho việc lắp đặt tụ cố định trên
xuất tuyến có phụ tải phân bố đều là lắp đặt chúng gần khoảng 2/3 từ trạm đến cuối
xuất tuyến. Đối với tải giảm đều, tụ cố định được lắp đặt ở khoảng 1/2 của xuất

19
tuyến. Mặt khác, việc lắp đặt tụ điện đóng cắt được xác định trên cơ sở yêu cầu của
việc điều chỉnh điện áp và thường được lắp đặt trong khoảng 1/3 cuối của xuất tuyến.

Các kiểu điều khiển dùng cho tụ điện đóng cắt:


Quá trình đóng cắt các tụ điện có thể thực hiện bằng cách điều khiển bằng tay hay
tự động bằng cách sử dụng một số kiểu điều khiển thông minh. Điều khiển bằng tay
(tại vị trí lắp đặt hay điều khiển từ xa. Các loại điều khiển thông minh có thể được
sử dụng trong đều khiển tự động bao gồm: Đóng cắt theo thời gian, điện áp, dòng
điện, điện áp – thời gian, điện áp – dòng điện, nhiệt độ. Các loại điều khiển phổ
thông nhất là: Điều khiển theo thời gian, điện áp, điện áp – dòng, điều khiển đóng
cắt theo thời gian là loại ít tốn kém nhất.

Các lợi ích kinh tế của việc lắp đặt tụ bù:


Phụ tải trên các hệ thống điện lực bao gồm hai thành phần: Công suất tác dụng (được
đo bằng kW) và công suất phản kháng (đo bằng kVAr ). Công suất tác dụng được
phát tại các nhà máy điện trong khi đó công suất phản kháng có thể được cung cấp
từ các nhà máy điện hoặc bằng các tụ điện. Chúng ta biết rằng các tụ bù ngang là
nguồn kinh tế nhất để đáp ứng các nhu cầu về công suất phản kháng cho các phụ tải
điện cảm và các đường dây chuyển tải vận hành ở hệ số công suất chậm sau.

Khi công suất phản kháng được cung cấp chỉ bằng các nhà máy điện, mỗi phần tử
hệ thống (như các máy phát, máy biến áp, đường dây truyền tải và phân phối, thiết
bị đóng cắt và thiết bị bảo vệ ) phải gia tăng dung lượng (kích cở), các tụ điện có thể
làm giảm nhẹ các điều kiện này bằng cách giảm các nhu cầu công suất phản kháng
từ nó đến các máy phát. Các dòng điện được giảm nhẹ từ vị trí lắp đặt các tụ điện
đến các máy phát. Kết quả là tổn thất và phụ tải được giảm nhẹ trên các đường dây
phân phối, các trạm biến áp, các đường dây truyền tải. Tùy thuộc vào hệ số công
suất chưa hiệu chỉnh của hệ thống, việc lắp đặt các tụ điện có thể làm gia tăng công
suất của các máy phát và trạm biến áp ít nhất là 30% và làm gia tăng khả năng của
mạch vào khoảng 30 đến 100% theo quan điểm điều chỉnh điện áp. Hơn nữa việc
làm giảm dòng điện trong máy biến áp, thiết bị phân phối và các đường dây làm
giảm tải giới hạn trên các phần tử này và có thể trì hoãn việc lắp đặt mới các thiết
bị.

20
Nói chung lợi ích kinh tế của các bộ tụ điện lắp đặt ở hệ thống phân phối sơ cấp tốt
hơn là lắp đặt ở thứ cấp. Nói chung các lợi ích kinh tế có thể đạt được do việc lắp
đặt tụ điện đó là:

 Giảm công suất phát


 Giảm công suất tải
 Giảm dung lượng các trạm biến áp phân phối
 Các lợi ích phụ trên hệ thống phân phối
 Giảm tổn thất điện năng
 Giảm độ sụt áp và hệ quả là cải thiện việc điều chỉnh điện áp
 Giảm công suất trên các xuất tuyến
 Trì hoãn hoặc giảm bớt chi phí tài chính cho việc cải thiện hay mở rộng

2.1.4 Điều chỉnh dung lượng bù

Để tính toán dung lượng bù cho từng phát tuyến, ta phải dựa vào phát tuyến đó để
xét xem có bao nhiêu nhánh lớn cần bù. Nếu phát tuyến không có nhánh rẽ lớn thì
việc tính toán bù chỉ xét trên phát tuyến đó mà thôi. Còn nếu phát tuyến đó có nhiều
nhánh lớn thì ta phải tiến hành tính toán bù trên các nhánh đó coi như các nhánh rẽ
đó là một phát tuyến mới. Sau đây là cách tính toán dung lượng bù cho từng phát
tuyến:

Xác định dung lượng bù tổng cho từng phát tuyến:

QbùΣ = P (tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).

Dung lượng bù tổng của phát tuyến:

Qbù max= Pmax(tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).

21
Dung lượng bù ở tải cực tiểu (bù nền):

Qbù min = Qbù nền = Pmin(tgϕ1 - tgϕ2) (KVAr).

Dung lượng bù ở tải cực đại (ứng động):

Qbù ưđ = Qbùmax - Qbù min (KVAr).

Trong đó: Công suất tác dụng của phát tuyến là:

Pmax= 3 .U.Imax cosϕ1 (KW)

Pmin= 3 .U.Imin cosϕ1 (KW)

Imax và Imin xác định từ đồ thị phụ tải của phát tuyến:

Hệ số công suất yêu cầu trên phát tuyến:


√1−𝑐𝑜𝑠 2 𝜑1
cosϕ2=0,95 ⇒ tan 𝜑2 = = 0,328
cos 𝜑1

22
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM PSS/ADEPT VÀ CÁC ỨNG DỤNG
TÍNH TOÁN TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

3.1 Giới thiệu phần mềm PSS/ADEPT

Phần mềm PSS/ADEPT (The Power System Simulator/Advanced Distribution


Engineering Productivity Tool) của hãng Shaw Power Technologies, Inc được sử
dụng rất phổ biến. Mỗi phiên bản tùy theo yêu cầu người dùng kèm theo khóa cứng
dùng chạy trên máy đơn hay máy mạng. Với phiên bản chạy trên máy đơn và khóa
cứng kèm theo, chỉ chạy trên môt máy tính duy nhất.

Phần mềm PSS/ADEPT là một phần mềm phân tích và tính toán lưới điện rất mạnh,
phạm vi áp dụng cho lưới cao thế đến hạ thế với qui mô số lượng nút không giới hạn
và hoàn toàn có thể áp dụng rộng rãi trong các công ty Điện Lực.

Phần mềm PSS/ADEPT được phát triển dành cho các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật
trong ngành điện. Nó được sử dụng như một công cụ để thiết kế và phân tích lưới
điện phân phối. PSS/ADEPT cũng cho phép chúng ta thiết kế, chỉnh sữa và phân
tích sơ đồ lưới một cách trực quan theo giao diện đồ họa với số nút không giới hạn.
Tháng 04/2004, hãng Shaw Power Technologies đã cho ra đời phiên bản
PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ sung và cập nhật đầy đủ các thông số thực
tế của các phần tử trên lưới điện. Đồ án này sẽ sử dụng phiên bản PSS/ADEPT 5.0
để tính toán bù tối ưu công suất phản kháng.

Nhiều module tính toán trong hệ thống điện không được đóng gói sẵn trong phần
mềm PSS/ADEPT. Nhưng chúng ta có thể mua từ nhà sản xuất từng module sau khi
cài đặt chương trình. Các Module bao gồm:

Bài toán tính phân bố công suất (Load Flow – Module có sẵn): Phân tích và
tính toán điện áp, dòng điện, công suất trên từng nhánh và từng phụ tải cụ thể.
Bài toán tính ngắn mạch (All Fault – Module có sẵn ): Tính toán ngắn mạch
tại tất cả các nút trên lưới, bao gồm các loại ngắn mạch như ngắn mạch 1 pha,
2 pha và 3 pha.
23
Bài toán TOPO ( Tie Open Point Optimization): Phân tích điểm dừng tối ưu.
Tìm ra những điểm có tổn hao công suất nhỏ nhất trên lưới và đó là điểm dừng
lưới trong mạng vòng 3 pha.
Bài toán CAPO (Optimal Capacitor Placement): Đặt tụ bù tối ưu. Tìm ra
những điểm tối ưu để đặt các tụ bù cố định và tụ bù ứng động sao cho tổn thất
trên lưới là bé nhất.
Bài toán tính toán các thông số đường dây (Line Properties Calculator): Tính
toán các thông số đường dây truyền tải.
Bài toán phối hợp và bảo vệ (Protection and Coordination).
Bài toán phân tích sóng hài (Hamornics): Phân tích các thông số và ảnh hưởng
của các thành phần sóng hài trên lưới.
Bài toán phân tích độ tin cậy trên lưới điện (DRA – Distribution Reliability
Analysis). Tính toán các thông số độ tin cậy trên lưới điện như:
 SAIFI: (chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của hệ thống) -
SAIDI: (chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình hệ thống)
 CAIFI: (chỉ tiêu thời gian mất điện trung bình của khách hàng)
 CAIDI: (chỉ tiêu tần suất mất điện trung bình của khách hàng)
 ASAI: (chỉ tiêu khả năng sẵn sàng cung cấp )
 ASUI: (chỉ tiêu khả năng không sẵn sàng cung cấp)
 ENS: (Chỉ tiêu thiếu hụt điện năng )
 AENS: (chỉ tiêu thiếu hụt điện năng trung bình )

3.2 Các cửa sổ ứng dụng của PSS/ADEPT

Cửa sổ ứng dụng của PSS/ADEPT bao gồm nhiều thành phần chính như sau:

Cửa sổ View: Bao gồm các thông tin cho các ứng dụng, đồ họa và ba cửa sổ
chính để thiết kế và phân tích một sơ đồ mạch điện.
Thanh trạng thái (Status Bar): Để hiển thị thông tin trạng thái của chương trình
khi PSS/ADEPT đang tính toán.
Thanh Menu chính (Main Menu): Gồm các hàm chức năng trong
PSS/ADEPT.

24
Thanh công cụ (ToolBar): Cung cấp các dụng cụ giúp cho việc vẽ sơ đồ mạch
điện thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.

1.2.1. CÁC CỬA SỔ VIEW

Cửa sổ ứng dụng View bao gồm 4 cửa sổ chính:

Equipment List View: Đây là cửa sổ chứa những trang thiết bị như: Dây dẫn,
thiết bị đóng cắt, máy biến áp, tải …
Diagram View: Đây là cửa sổ để ta tiến hành tạo sơ đồ lưới điện.
Report Preview: Cửa sổ này hiển thị các kết quả bảng báo cáo sau khi phân
tích và tính toán một bài toán cụ thể.
Progress View: Cửa sổ này dùng để hiển thị những thông tin khi chương trình
thực hiện, các thông tin này có thể là những thông báo lỗi, hay những cảnh
báo về một họat động của chương trình.

Hình 1.1: Các cửa sổ View trong PSS/ADEPT

25
Mỗi cửa sổ hiển thị những thông tin cụ thể khác nhau của nội dung dữ liệu trong một
ứng dụng của PSS/ADEPT.

Diagram View: Là cửa sổ chính trong ứng dụng của PSS/ADEPT nó luôn xuất hiện
khi ta bắt đầu một ứng dụng. Ví dụ: Như ta tiến hành tạo một sơ đồ lưới. Cửa sổ
Report Review chỉ xuất hiện khi ta cần bản báo cáo của một thông số cụ thể (như
điện áp nút, dòng nhánh, công suất nhánh, tổn thất công suất, tổn thất điện áp ….)
chúng ta có thể ẩn hoặc hiện các cửa sổ Equipment List hay Progress View .

1.2.1.1 Cửa sổ Equipment List View

Các chức năng trong cửa sổ này được trình bày như sau:

Branches: Bao gồm: Dây dẫn/Cáp, thiết bị đóng cắt, máy biến áp và tụ nối
tiếp…
Shunt devices: Bao gồm: Tụ, máy điện, tải tĩnh, tải MWh, thiết bị lọc sóng hài
và những điểm ngắn mạch…
Defaults: Bao gồm các thông số mặc định của một số đối tượng như Nút,
nhánh, các thiết bị nối song song.

1.2.1.2 Diagram View

Cửa sổ này hiển thị các thiết bị của một sơ đồ lưới điện. Chúng ta chỉ việc nhấp
chuột vào các biểu tượng trên thanh công cụ và đặt vào cửa sổ để thực hiện việc tạo
sơ đồ lưới. Hơn nữa chúng ta còn có thể nhấp để quan sát kết quả tính toán và phân
tích trên giao diện này. Pop-up menu (cửa sổ khi nhấp chuột phải) cửa sổ này còn
cung cấp cho người sử dụng các chức năng riêng trong Diagram View

26
Hình 1.5: Diagram Pop-up menu

Cut: Cho phép cắt một đối tượng đã được chọn (sơ đồ hoặc chỉ một đối tượng
trong sơ đồ và dán vào Clipboard).
Copy: Cho phép sao chép một đối tượng đã được chọn (sơ đồ hoặc chỉ một
đối tượng trong sơ đồ) và dán vào Clipboard.
Copy to clipboard: Cho phép sao chép toàn bộ hình ảnh trong ứng dụng
PSS/ADEPT và chúng ta có thể dán vào các ứng dụng khác, chẳng hạn như
Word, Visio, v.v…
Paste: Dán nội dung của Clipboard.
Delete: Cho phép xóa một đối tượng khi đối tựơng đó không còn kết nối vào
các đối tượng khác trên sơ đồ lưới. Ví dụ: Như khi ta muốn xóa một nút thì ta
phải xóa các dây nối với nút đó.
Select all: Cho phép chọn tất cả các đối tượng.
Toggle: Cho phép bật tắt, hiển thị hoặc ẩn các đối tượng
o In-service: Chỉ ra rằng các đối tượng đó đang kích hoạt hay không kích
hoạt.
o Autoposition: Cho phép tắt hay mở các chức năng định vị trí tự động của
các đối tượng trong ứng dụng.
Add Item(s) to:
o Group: Đưa một đối tượng được chọn vào nhóm (gourp).
o Layer: Đưa một đối tượng được chọn vào lớp (Layer).
o Load Category: Đưa một đối tượng được chọn vào loại tải (Load category).
o Moto starting: Đưa một đối tượng được chọn vào việc phân tích khởi động
động cơ.

27
o CAPO: Đưa một đối tượng được chọn vào việc phân tích đặt tụ bù tối ưu.
Re-phase: Chọn lại các pha cần cho việc tính toán.
Properties: Hiển thị thông số của một thiết bị trên sơ đồ lưới.
Load Flow: Thực hiện viêc tính toán phân bố công suất.
Fault: Thực hiện việc tính toán ngắn mạch.
Motor Starting: Thực hiện việc tính toán bài toán khởi động động cơ.
Diagram Properties: Hiển thị tài nguyên của cửa sổ.
Lock Diagram: Khóa các chức năng thực hiện trong cửa sổ như thêm một đối
tượng, định vị lại hay xóa một đối tượng …
Print: In ấn nhanh một sơ đồ lưới.

1.2.1.3 Cửa sổ Report Preview

Hiển thị các kết quả báo cáo sau khi phân tích và tính toán một bài toán cụ thể, từ
đây ta có thể in ấn các kết quả này một cách dễ dàng thông qua File\Print.

Hình 1.6: Cửa sổ Report Preview

1.2.1.4 Cửa sổ Progress View

Hiển thị các thông báo khi chương trình thực hiện. Các thông báo này có thể là những
thông báo lỗi hay những cảnh báo về một hoạt động của chương trình, và cũng có

28
thể là những kết qủa hiển thị khi thực hiện một chức năng tính toán cụ thể như tính
phân bố công suất, tính ngắn mạch, tính toán khởi động động cơ, hay dừng tối ưu …

Hình 1.7: Cửa sổ Progress View

1.2.2 CÁC THANH CÔNG CỤ

1.2.2.1 Thanh menu chính (Main menu)

Thanh Menu chính được trình bày như dưới đây:

Hình 1.8: Menu chính và các thanh công cụ

PSS/ADEPT sử dụng các Menu để quản lý và thực thi các chức năng ứng dụng. Tùy
thuộc vào từng Menu cụ thể sẽ có các chức năng khác nhau. Tất cả các cửa sổ khác
nhau như Diagram, Equipment View, Progress View cùng chia sẽ cùng một menu
chính (Main Menu).

1.2.2.2 Zoom Toolbar

Bao gồm các nút lệnh điều khiển cho phép phóng to hay thu nhỏ theo một tỷ lệ tùy
chọn như Pan, Zoom In, Zoom Out, Zoom Area, Zoom Previous, Zoom 100%, Zoom
Extent, Diagram Properties.

29
1.2.2.3 Analysis Toolbar

Thanh công cụ cung cấp nhiều chức năng phân tích và tính toán trên lưới điện, bao
gồm như sau:

Load Flow Calculation: Tính toán phân bố công suất khi ở trạng thái ổn định
Flat Transformers.
Fault Calculation: Tính toán ngắn mạch tại tất cả các nút trong lưới điện
Toggle Fault Status.
Clear Fault: Xóa các thiết bị gây ra ngắn mạch trên mạch điện .
Motor Starting Caculation: Tính toán bài toán khởi động động cơ.
CAPO Analysis: Tính toán bài toán đặt tụ bù tối ưu.
TOPO Analysis: Tính toán điểm dừng tối ưu.
DRA Analysis: Tính toán độ tin cậy lưới điện.
Harmonics Calculation: Phân tích, tính toán sóng hài.
Coordination: Tính toán phối hợp các thiết bị bảo vệ Load Snapshots.
Analysis Options: Hiển thị hộp thoại Option trước khi tính toán và phân tích
Nextwork Validation.

Hình 1.10: Thanh công cụ Analysis

1.2.2.4 Diagram Toolbar

Thanh công cụ Diagram Toolbar cung cấp nhiều biểu tượng để biểu diễn các phần
tử của một lưới điện trên Diagram View

30
Hình 2.11: Thanh công cụ Diagram

Để kiểm tra các thông số của chương trình, ta làm như sau: Chọn File \Program
Setting từ Main Menu, hộp thọai xuất hiện .Ví dụ: Chọn thư viện dây dẫn cho lưới
điện thông qua hộp thoại Construction Dictionary. Thoát và restart lại ứng dụng để
update toolbar.

Hình 1.12: Hộp thoại thiết đặt thông số chương trình

31
1.2.2.5 File Toolbar

Thanh File Toolbar bao gồm những chức năng cơ bản cho việc tạo sơ đồ mới, mở
hoặc lưu một tập tin cả những file được định dạng của họ PSS/U (.dat) hay của họ
PSS/ADEPT (.adp).

Hình 1.13: Thanh công cụ File

1.2.2.6 Thanh công cụ (Tool Bars)

Các thanh công cụ chính của PSS/ADEPT là:

File
Diagram
Analysis
Zoom
Results
Reports
Harmonics (nếu bản quyền cho ta lựa chọn thanh công cụ này)
Mỗi thanh công cụ bao gồm các nút cung cấp nhanh các chức năng trong
PSS/ADEPT. Khi chúng ta rê chuột trên các nút trên thanh công cụ, Text box sẽ hiển
thị giải thích chức năng của nút lệnh đó.

Hơn nữa chúng ta có thể di chuyển các thanh công cụ từ nơi này đến nơi khác trên
màn hình, tạo một thanh công cụ mới, ẩn một hay tắt cả thanh công cụ, sao chép một
nút lệnh từ thanh công cụ này đến thanh công cụ khác và cũng có thể xóa một toolbar.

Để chọn những thanh công cụ mà chúng ta muốn hiển thị trên màn hình, ta làm như
sau: Chọn Tools\Customize từ Main Menu, hộp thoại Customize hiển thị:

32
Hình 1.15: Cửa sổ tùy chọn

Chọn Toolbar Tag


Khi muốn hiển thị một toolbar, ta chỉ đánh dấu vào trước mỗi toolbar cần chọn, chọn
Show Tooltips để hiển thị.

Để tạo một toolbar mới, ta làm như sau: Chọn Tools\ Customize từ Main Menu, hộp
thoại Customize hiển thị:

Chọn Toolbars Tag


Chọn New, hộp thoại Toolbar mới xuất hiện Đặt tên cho Toolbar, click OK

Chọn Tag Commands


Trong cột Categories, chọn một toolbar category, các nút lệnh sẽ hiển thị trong thanh
toolbar

Rê chuột đặt biểu tượng vào toolbar

Bấm nút OK để kết thúc.

33
1.2.3 TẠO BÁO CÁO

1.2.3.1 Results Toolbar

Thanh công cụ này cho phép chúng ta tùy chọn để hiển thị các kết quả trên sơ đồ.

Show phase A: Hiển thị kết quả cho pha A


Show phase B: Hiển thị kết quả cho pha B
Show phase C: Hiển thị kết quả cho pha C
Show Max(A,B,C): Hiển thị kết quả lớn nhất trong 3 pha A,B,C
Show Max(A,B,C): Hiển thị kết quả nhỏ nhất trong 3 pha A,B,C

Hình 1.16: Thanh công cụ Results

1.2.3.2 Report Toolbar

Cho phép ta xem kết quả báo cáo sau khi phân tích:

Branch Current by phase: Báo cáo kết quả dòng nhánh từng pha
NodeVoltage by phase: Báo cáo điện áp nút từng pha
Power Flow Detailed: Báo cáo chi tiết kết qủa tính toán phân bố công suất
Power Flow Summary: Báo cáo tổng quát tính toán phân bố công suất
Branch Power Losses: Báo cáo tổn thất công suất trên nhánh
Input List: Hiển thị thông số đầu vào
Voltage Profile: Hiển thị điện áp theo đồ thị

34
Hình 1.17 : Thanh công cụ Report

1.4 THIẾT ĐẶT CÁC THÔNG SỐ CHƯƠNG TRÌNH PSS/ADEPT

1.4.1 Cài đặt chung cho các bài toán phân tích

Ta phải thiết lập một vài thông số trước khi cho chạy các bài toán phân tích:

Chọn Analysis\Option từ Menu . Hộp thoại sau sẽ hiện ra:

35
Hình 1.18: Hộp thoại thiết đặt chung

Để thiết đặt tổng quát cho tất cả các bài toán ta vào bảng General. Ta có:

Voltage thresholds: Chọn ngưỡng điện áp cao nhất và thấp nhất tại một nút,
tính trong hệ đơn vị tượng đối dựa trên điện áp cơ bản tại các nút.
Rating limits: Các thông số giới hạn:
o Branch rating index: Chọn mức từ 1 đến 4 để xác định mức quá tải trên
nhánh. Bốn giá trị này có thể được nhập vào trong thư viện cấu trúc hoặc
được ghi rõ trong các bảng thuộc tính của từng thiết bị.
o % loading: Phần trăm tải được sử dụng để tính sự quá tải trên nhánh. Mặc
định là các nhánh bị quá tải khi nó lớn hơn 100% giá trị định mức.
Power factor limit: Xác định giới hạn hệ số công suất
Voltage unbalance: Chọn phương pháp để tính điện áp không đối xứng như:
36
o Percent difference between max and min phase voltage: % độ chênh lệch
giữa điện áp pha lớn nhất và nhỏ nhất.
o Percent difference between max and average phase voltage: % độ chênh
lệch giữa điện áp pha lớn nhất và trung bình.
o Ratio of negative – sequence to positive – sequence voltage: Tỉ số điện áp
giữa thứ tự thuận và thứ tự nghịch.
o Percent difference between phase and average voltage: % độ chênh lệch
điện áp pha và điện áp trung bình.
Nhập vào mức sai số của điện áp không đối xứng và nếu điện áp không đối
xứng lớn hơn giá trị này thì nó được thể hiện bằng màu trên sơ đồ

Current unbalance: Chọn phương pháp để tính dòng điện không đối xứng là:
o Percent difference between max and average phase current: % độ chênh
lệch dòng điện pha lớn nhất và trung bình
o Percent difference between phase and average phase current: % độ chênh
lệch dòng pha và dòng pha trung bình
o Ratio of zero – sequence to positive - sequence current: Tỉ số của dòng thứ
tự thuận và thứ tự không
o Ratio of negative – sequence to positive - sequence current: Tỉ số của dòng
thứ tự thuận và thứ tự nghịch.
Nhập vào giá trị sai số cho phép của dòng không đối xứng và nếu dòng không
cân bằng lớn hơn giá trị này thì nó sẽ được thể hiện bằng màu trên sơ đồ.

MWh load linearizaion: Chọn phương pháp dùng để tuyến tính tải MWh
(tuyến tính hoá theo hình cây hay theo nhóm).
Để lưu lại các thiết lập trên ta nhấp OK.

1.4.2 Thiết đặt thông số lưới điện chương trình của PSS/ADEPT

Chúng ta cần phải thiết đặt các thông số trước khi thực hiện vẽ sơ đồ, phân tích hay
tính toán một chương trình cụ thể. PSS/ADEPT cho phép chúng ta thiết đặt thông số
một cách độc lập với từng người sử dụng (User profile). Thư viện dây dẫn
Construction dictionary (PTI.CON) trong PSS/ADEPT là file định dạng dưới mã
ASCCI cung cấp các dữ liệu cho hệ thống như trở kháng, thông số dây, máy biến
thế …Ta mở hộp thoại Program Setting từ: File\Program Setting

37
Để thiết lập thông số cho PSS/ADEPT ta làm như sau: Chọn File\Program Setting
từ Main Menu Chọn các Option trong PSS/ADEPT muốn thực hiện Working
Directories: Chọn đường dẫn cho các file đầu vào (Import), Image File và Report
File. Đường dẫn mặc định là: C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT5\Example (Input
File) và C:\Program Files\PTI\PSS-ADEPT5\Rpt (report file). Chúng ta cũng có thể
tạo ra những file thư viện dây dẫn, máy biến áp …phù hợp với lưới điện chúng ta,
các file đó với phần mở rộng là .con. Chúng soạn thảo trong bất kỳ một ứng dụng
sọan thảo nào như Word, Notepad, WordPad …

1.4.3 Thiết đặt thông số cho cửa sổ Diagram View

Chọn Diagram\Properties từ Main Menu hoặc Right click trên pop-up trong cửa sổ
Diagram View và chọn Diagram Properties.

Hình 1.20: Hộp thoại thông số sơ đồ lưới điện

38
General
Nhấp vào thẻ General để thiết đặt các thông số cho cửa sổ Diagram View. Tất cả các
lựa chọn này sẽ được thực thi khi nhấn nút Apply trước khi đóng cửa sổ hộp thoại.

o Grid spacing: Cho biết khoảng cách các ô trong lưới (tính bằng inch) khi hiển
thị lưới ta nhấp vào biểu tượng Show Grid
o Snap distance: Nhập vào khoảng cách những bước nhảy khi ta đặt thiết bị vào
sơ đồ. Nhấp vào biểu tượng Grid snap để chọn chế độ di chuyển theo bước
nhảy này.
o Colors: (Symbol,Text, Background, Grid, Invalid, Flow Arrow): Nhấp vào
biểu tượng Browse và chọn màu cho các thiết bị, chữ, màu nền, lưới và
mũi tên công suất.
o Item Labels: Chọn nhãn tên mà ta muốn hiển thị trên sơ đồ: Tên nút, tên thiết
bị, pha …
o Fonts: Chọn phông chữ cho nhãn
o Show flow arrows: Khi chọn thì sau khi tính phân bố công suất… sẽ hiển thị
mũi tên chỉ chiều của dòng công suất P và Q trên các nhánh.
Animate: Thể hiện dòng công suất nhấp nháy

Color coding
Nhấp chọn thẻ Color coding: Chúng ta có thể định dạng màu sắc cho từng ý định
như điện áp ngưỡng, những nhánh qúa tải, những nút và nhánh có tải không cân
bằng, những nhánh có hệ số công suất thấp v.v…

Nhấp Apply để xác nhận.

39
CHƯƠNG 4
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PSS/ADEPT TÍNH TOÁN PHÂN BỐ
CÔNG SUẤT VÀ BÙ TỐI ƯU TUYẾN 479BT – BÌNH THỦY

4.1 Các bước thực hiện khi sử dụng phần mềm PSS/ADEPT

4.1.1 Thiết lập thông số mạng lưới:

Trong bước này, ta thực hiện các khai báo các thông số lưới điện cần tính toán để
mô phỏng trong PSS/ADEPT gồm các nội dung:

Xác định thư viện dây dẫn.


Xác định thông số thuộc tính của lưới điện.

40
Xác định hằng số kinh tế của lưới điện.

4.1.2 Tạo sơ đồ:

Vẽ sơ đồ lưới điện cần tính toán vào chương trình PSS/ADEPT. Cập nhật số liệu
đầu vào cho sơ đồ lưới điện.

4.1.3 Chạy các chức năng tính toán:

Có 8 phân hệ tính toán trong phần mềm PSS/ADEPT 5.0. Trước khi thực hiện giải
các bài toán ta cần thiết lập các tuỳ chọn bằng cách mở hộp thoại option như hình
dưới đây

4.1.4 Báo cáo:

Sau khi chạy xong một trong các chức năng tính toán trên, bạn có thể xem kết quả
tính toán phân tích của phần mềm tại 3 vị trí như sau:

Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ


Xem kết quả tính toán trên của số progress view
Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report của phần mềm PSS/ADEPT

41
4.2 Tính toán bù công suất phản kháng lưới phân phối 22kV – phát tuyến
479BT

4.2.1 Thiết đặt các tùy chọn cho bài toán CAPO

Hộp thoại thiết đặt các thông số kinh tế trung áp trong CAPO

Price of electrical energy (per kWh): Giá điện năng tiêu thụ, cP, tính bằng đơn
vị/kWh. Đây là năng lượng thực.
Price of electrical reactive energy (per kVAr-h): Giá điện năng phản kháng
tiêu thụ, cQ, tuỳ chọn đơn vị tiền tệ, PSS/ADEPT và CAPO đều không bắt
buộc đơn vị tiền tệ phải sử dụng, chúng ta có thể sử dụng bất kỳ đơn vị tiền tệ
nào miễn sao đảm bảo tính nhất quán giữa các biến số. Giá trị này cũng như
các giá trị khác sẽ được đặt là 0 nếu không có giá trị trên thực tế.
Price of electrical demand (per kW): Giá công suất thực lắp đặt,dP, là giá công
suất phát phải trả để thay thế tổn hao hệ thống. Hiện tại CAPO không sử dụng
giá trị này.
42
Price of electrical reactive demand (per kVAr): Giá công suất phản kháng lắp
đặt, dQ. Hiện tại CAPO cũng không sử dụng giá trị này.
Discount rate (pu/yr): Tỷ số trượt giá, r, được sử dụng để qui đổi số tiền tiết
kiệm được và chi phí từ tương lai về thời điểm hiện tại. Nếu nguồn tài chính
của việc mua và lắp đặt tụ bù được vay từ ngân hàng thì tỷ số trượt giá sẽ bằng
hoặc gần bằng lãi suất cho vay của ngân hàng.
Inflation rate (pu/yr): Tỷ số phạm phát, i, là sự tăng giá điện năng và tiền bảo
trì tụ bù hàng năm. Lưu ý là tỷ số này tính bằng đơn vị tương đối (pu) chứ
không phải phần trăm (%). Thông thường giá trị này trong khoảng 0.02 đến
0.08 cho một năm.
Evaluation period (yr): Thời gian tính toán, N, là khoảng thời gian mà tiền tiết
kiệm được từ việc lắp đặt tụ bù bằng với tiền lắp đặt và bảo trì tụ bù đó (nghĩa
là thời gian hoàn vốn. Nếu thực tế có chính sách là đầu tư phải hoàn vốn trong
5 năm thì giá trị này được đặt là 5.
Installation cost for fixed capacitor banks (per/kVAr): Giá lắp đặt tụ bù cố
định, cF, có đơn vị /kVAr của kích cỡ tụ bù ; giá trị này cần phải được tính để
phù hợp với thực tế của người sử dụng. Có thể nó sẽ bao gồm tiền vỏ bọc tụ
bù, tiền vận chuyển, tiền công lao động,…
Installation cost for switched capacitor banks (per/kVAr): Giá lắp đặt tụ bù
ứng động, cQ, giống với tụ bù cố định, tuy nhiên có thể tụ bù ứng động sẽ có
giá cao hơn.
Maintenance rate for fixed capacitor banks (per/kVAr-yr): Tỷ giá bảo trì tụ bù
cố định, mF, là tiền để duy trì hoạt động của tụ bù hàng năm.
Maintenance rate for switched capacitor banks (per/kVAr-yr): Tỷ giá bảo trì
tụ bù ứng động, mS, gống với tụ bù cố định.

PSS/ADEPT cho phép chúng ta sửa đổi các tuỳ chọn trong phần tìm vị trí bù tối ưu.
Sửa các tuỳ chọn trong CAPO

 Chọn Analysis\Option từ Menu chính.

 Chọn thẻ CAPO

43
Chọn tuỳ chọn mà chúng ta muốn phân tích CAPO

Connection type: Dạng đấu nối: Chọn tụ có dạng đấu nối phù hợp: Sao hoặc
tam giác. Loại đấu nối này có thể chọn cho cả hai loại tụ cố định và ứng động
trên tất cả các nút của lưới điện.
Load snapshots to consider: Chọn loại đồ thị phụ tải: Có thể chọn bất cứ loại
đồ thị phụ tải nào trong quá tình tính toán, đánh dấu vào ô tương ứng trước
tên loại đồ thị.
Fixed Capacitor Placement: Đặt tụ bù tĩnh
Switched Capacitor Placement: Đặt tụ bù ứng động
Number of banks available: Số dải tụ cho phép: Đây là số tụ cố định và ứng
động mà chúng ta có thể có để đặt lên lưới (ví dụ: như là số tụ đang có trong
kho). Ban đầu thì số tụ này được đặt bằng không. Nếu vẫn để số tụ này là 0
thì khi chạy CAPO chúng ta sẽ thấy trên phần xem tiến trình câu thông báo
“không có tụ nào để đặt lên lưới”.
3 phase bank size (kVAr): Kích thước tụ ba pha: Là tổng độ lớn dải tụ 3 pha
tính bằng kVAr cho cả hai loại tụ cố định và ứng động đặt trên lưới.
Eligible nodes: Các nút thích hợp: Chọn các nút thích hợp mà tại đó có thể đặt
tụ bù cố định và ứng động bằng cách đánh dấu vào ô trước tên của nút.

44
4.2.2 Tính toán bù công suất phản kháng bằng phần mềm PSS/ADEPT
Sơ đồ lưới điện phát tuyến 479BT – Bình Thủy trên phần mềm PSS/ADEPT

Ta sẽ chạy bài toán bù công suất phản kháng (CAPO) ở phụ tải cơ bản (Base) trước
khi tiến hành tính toán đặt tụ bù tối ưu.

Ta thiết lập các thông số trong hộp thoại Economic của phần mềm.

Những thông số kinh tế do Tổng công ty Điện lực miền Nam thiết lập:

Giá mua 1kWh: 538 đồng

Giá mua 1kVArh: 538 đồng

Giá bán 1kWh: 895 đồng

Giá bán 1kVAr: 830 đồng

Tỷ số trượt giá (pu/year): 0.12 pu

Tỷ số lạm phát (pu/year): 0.08 pu

Thời gian hoàn vốn (year): 10 năm

Giá lắp đặt tụ bù cố định: 68,000.00 đồng

45
Giá lắp đặt tụ bù ứng động: 200,000 đồng

Tỷ giá bảo trì tụ bù cố định: 5,000 đồng

Tỷ giá bảo trì tụ bù ứng động: 7,000 đồng

Những thông số cơ bản của tuyến 479BT

Nguồn: Trạm 110/22 kV, công suất 40 MVA Bình Thủy.

Thông số dây dẫn của tuyến 479BT

Loại dây R (Ω/km) X (Ω/km) Ro (Ω/km) Xo (Ω/km) Iđm

AC240+AC150 0.1492 0.33944 0.37578 0.92843 610

AC120+AC70 0.2928 0.36414 0.64046 1.08664 380

Dây AC 240 làm dây dẫn cho tuyến chính ra khỏi trạm và được sử dụng làm trục
chính cho tuyến.

Dây AC 150, AC 120, AC 70 được dùng làm dây dẫn cho các nhánh và dây trung
tính.

46
Tính toán bù công suất tối ưu tuyến 479BT

Kết quả tính toán bù công suất phản kháng trên phần mềm PSS/ADEPT của tuyến
479BT ở phụ tải cơ bản như sau:

Tổng lượng tụ bù lắp đặt sau khi chạy bài toán CAPO

Trụ Dung lượng(kVAr) Loại tụ

HCSM1 1*300 Cố định

HTSBA2 1*300 Cố định

HTSBA1 1*300 Cố định

HTSBA3 1*300 Cố định

HTSMN1 1*300 Cố định

47
So sánh tổn hao công suất trước và sau khi bù lúc cao điểm

Thời điểm ΔP(kW) ΔQ(kVAr) Cos φ

Trước khi bù 66.50 270.60 0.87

Sau khi bù 63.39 257.83 0.92

So sánh điện áp tại một số nút trước và sau khi bù

TÊN NÚT TRƯỚC KHI BÙ (KV) SAU KHI BÙ (KV)

30/34 12,674 12,680

47A 12,652 12,663

CTVT-58/1 12,641 12,655

HCTVT 0,228 0,229

49 12,644 12,657

HTSBA1 0,226 0,228

HCSM1 0,226 0,227

Ta thấy điện áp các nút được nâng lên đáng kể sau khi bù. Độ sụt áp đã được cải
thiện.

48
Tính toán giá trị tiền lãi sau khi bù tối ưu

Nhận xét:

Sau khi giải bài toán bù tối ưu bằng chương trình con CAPO bằng phần mềm
PSS/ADEPT, ta có kết quả tổng dung lượng cần bù cho phát tuyến 479BT là 1500
kVAr trong đó toàn bộ là tụ bù cố định cho phụ tải cơ bản.

Các tụ bù cố định được lắp đặt phía hạ thế của các trạm ở các nhà máy, xí nghiệp có
công suất tác dụng và công suất phản kháng lớn.

Ta thấy tổn hao công suất giảm xuống đáng kể và cos phi được nâng lên từ 0.87 lên
0.92. Việc bù mang lại hiệu quả kinh tế cho lưới điện đồng thời giảm tổn thất không
mong muốn trên lưới phân phối.

49
Từ đó ta thấy bài toán CAPO nói riêng và phần mềm PSS/ADEPT hỗ trợ đắc lực
cho ta trong việc tính toán bù công suất phản kháng.

50
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Bù công suất phản kháng cho lưới điện phân phối là một trong những biện pháp hiệu
quả làm giảm tổn thất công suất dẫn đến giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả
vận hành lưới điện phân phối

Phần mềm PSS/ADEPT giúp phân tích tính toán lưới điện phân phối một cách chính
xác nếu thu thập các số liệu đầy đủ và chuẩn xác. Đồng thời có thể hiệu chỉnh và
thay đổi các thông số lưới dễ dàng, thuận tiện trong việc mở rộng sơ đồ. Thêm vào
đó cách xuất các dữ liệu báo cáo đa dạng nên dễ dang cho việc tổng hợp và đánh giá
kết quả.

Với sự trợ giúp của chương trình PSS/ADEPT, đồ án đã tìm được dung lượng bù và
vị trí bù sau cho kinh tế nhất đồng thời vẫn đảm bảo điện áp các nút nằm trong giới
hạn cho phép.

5.2 Kiến nghị


Do tình hình phát triển của phụ tải, cấu trúc lưới điện phân phối thường xuyên thay
đổi nên một số vị trí lắp đặt tụ bù sẽ không còn phù hợp, vì vậy cần theo dõi hệ số
công suất đầu nguồn và các thay đổi của phụ tải để tính toán, phân tích, hoán chuyển
các vị trí bù trên lưới cho hợp lý theo định kỳ.
Thường xuyên cập nhật số liệu hệ thống và đồ thị phụ tải, tính toán cân đối công
suất nguồn phát theo tình hình phụ tải để việc vận hành trở nên hiệu quả và kinh tế.

51
PHỤ LỤC

Bản vẽ phát tuyến 479BT – BÌNH THỦY trên PSS/ADEPT

Kết quả phân tích CAPO cho phát tuyến 479BT ở phụ tải cơ bản

Điện áp các nút trước và sau khi bù tối ưu công suất phản kháng bằng PSS/ADEPT

52

You might also like