You are on page 1of 28

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG


NGHỆ NHIỆT LẠNH
––o0o—

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ
THONG NHIỆT-LẠNH

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN


NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN

GVHD:TS. Nguyễn Hoàng Khôi


Trần Tất Mạnh Cường (Nhóm trưởng) 20049791
Lê Hữu Thịnh 20048101
Nguyễn Văn Tính 20053441
Nguyễn Hoàng Trung 20053891
Phan Bá Đạt 20059331
LỚP: ĐHNL16B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
i

NHIỆM VỤ TIỂU LUẬN MÔN HỌC TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU
QUẢ TRONG HỆ THỐNG NHIỆT-LẠNH
Họ và tên: MSSV:
Trần Tất Mạnh Cường (Nhóm trưởng) 20049791
Lê Hữu Thịnh 20048101
Nguyễn Văn Tính 20053441
Nguyễn Hoàng Trung 20053891
Phan Bá Đạt 20059331

Ngành: Công nghệ Kĩ thuật Nhiệt-Lạnh Năm học:2022

Tên đề tài
TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG
ĐỘNG CƠ ĐIỆN
I/ Nội dung đề tài:

-Tìm hiểu các cơ hội tiết kiệm điện năng khi sử dụng động cơ điện

II/ Ngày giao nhiệm vụ:

- Ngày 29 tháng 8 năm 2022

III/ Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

-Ngày 30 tháng 10 năm 2022

Giảng viên giảng dạy

TS. Nguyễn Hoàng Khôi


ii

TÓM TẮT
 Hiệu suất của động cơ phụ thuộc vào giải pháp thiết kế và điều kiện vận hành.
Động cơ hiệu suất cao được thiết kế chuyên dụng để giảm tổn thất nhiệt trong các
cuộn dây stato, roto, lõi thép… Nhờ vậy có thể tăng hiệu suất lên thêm 3%- 8% so
với động cơ tiêu chuẩn. Giá của động cơ hiệu suất cao đắt hơn so với động cơ tiêu
chuẩn, nhưng phần chênh lệch này sẽ được hoàn vốn rất nhanh nhờ giảm chi phí
vận hành. Trong một số trường hợp tải của thiết bị như băng tải, gầu tải, máy
nghiền, máy nén khí thay đổi liên tục, lúc non tải lúc đầy tải, thì có thể sử dụng thiết
bị điều chỉnh công suất (PowerBoss) mà không cần phải thay thế động cơ. Nguyên
lý làm việc của PowerBoss là cấp vừa đủ điện năng cần thiết thông qua thay đổi
điện áp cấp cho động cơ. PowerBoss ứng dụng giải pháp khởi động mềm, các
thyristor được bật ở điểm mà điện áp nguồn gần với zero trong từng bán chu kỳ,
nhờ đó sẽ giảm dòng điện cấp cho động cơ, nên giảm các tổn hao đồng và sắt bên
trong động cơ. Nguyên lý cơ bản của bộ biến tần khá đơn giản: Đầu tiên, nguồn
điện AC được chỉnh lưu và lọc thành nguồn DC bằng các bộ chỉnh lưu cầu diode và
tụ. Sau đó, điện áp DC được biến đổi nghịch lưu thành điện áp AC, thông qua hệ
transistor lưỡng cực có cổng cách ly (IGBT) bằng phương pháp điều chế độ rộng
xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn, tần số
chuyển mạch xung có thể lên tới dãy tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động
cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt. Hiệu suất làm việc của động cơ điện còn phụ thuộc
vào chất lượng nguồn điện cung cấp cho nó nên để sử dụng điện năng cho động cơ
một cách tiết kiệm, cũng cần quan tâm nâng cao chất lượng nguồn cung cấp. Quá
trình bảo dưỡng động cơ điện thực hiện khá phức tạp và qua nhiều quy trình khác
nhau, đòi hỏi kỹ sư phải có chuyên môn để đánh giá và phán đoán tình huống,
những trường hợp có thế xảy ra trong quá trình vận hành. Việc bảo dưỡng tốt sẽ
giúp cho động cơ được đảm bảo hoạt động cũng như tiết kiệm một lượng năng
lượng lớn trong quá trình vận hành của hệ thống. Giúp giảm chi phí sản xuất, giảm
nguồn năng lượng, tăng năng xuất, tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư. Ngoài ra còn tiết
kiệm kha khá nguồn năng lượng cung cấp cho động cơ để hoạt động vì khi động cơ
bị bụi bẩn hay hư hỏng sẽ dẫn đến việc động cơ bị trì trệ, mất đi tính linh hoạt, gây
ra việc kéo theo một lượng lớn năng lượng hoang phí cho nó. Vì vậy việc vệ sinh và
bảo dưỡng cũng là một cơ hội tốt và cần thiết cho quá trình tiết kiệm năng lượng
của động cơ điện, trách việc lãng phí nguồn năng lượng.
iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................vi
NỘI DUNG TÌM HIỂU......................................................................................1
1. SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ HIỆU SUẤT CAO...................................................1
2. HẠN CHẾ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC QUÁ TẢI HOẶC NON TẢI...............5
3. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BIẾN TẦN TRONG TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN…………………………………………………....10
4. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN CUNG CẤP...........14
5. VỆ SINH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ SAU MỘT KHOẢNG THỜI
GIAN NHẤT ĐỊNH..........................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................20
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các giải pháp tiết kiệm điện cơ bản.....................................................................................................................7


v

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1: Các động cơ điện..................................................................................................................................................1
Hình 2: Motor IE3.............................................................................................................................................................2
Hình 3: Motor IE2.............................................................................................................................................................3
Hình 4: Động cơ Premium Gold của Toshiba...................................................................................................................3
Hình 5: Sơ đồ tiết kiệm điện năng theo thời gian..............................................................................................................4
Hình 6: Các loại máy biến tần.........................................................................................................................................10
Hình 7: Các thiết bị biến tần............................................................................................................................................11
Hình 8: Biến tần trong động cơ điện...............................................................................................................................12
Hình 9: Ứng dụng biến tần cho máy nén khí...................................................................................................................12
Hình 10: Ứng dụng biến tần cho hệ thống HVAC...........................................................................................................13
Hình 11: Lò hơi đốt than.................................................................................................................................................15
Hình 12: Động cơ điện trong máy bơm...........................................................................................................................16
vi

LỜI MỞ ĐẦU

A.Đặt vấn đề

 Năng lượng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tất
cả mọi hoạt động, mọi công việc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều phải dùng
đến năng lượng, từ công nghiệp, nông nghiệp đến thương mại, dịch vụ. Năng lượng là
đầu tàu, là ngành tiên phong thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia. Một quốc gia
muốn phát triển mạnh, muốn tăng trưởng kinh tế cao thì nhất thiết phải đáp ứng được
đầy đủ nhu cầu năng lượng.
 Các nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là năng lượng hóa thạch
như than đá, dầu mỏ, khí đốt... Tuy nhiên chúng lại gây ô nhiễm rất lớn tới môi trường.
Hơn nữa, do việc khai thác quá mức nên các nguồn năng này đang ngày càng trở nên
cạn kiệt. Bên cạnh đó chúng ta còn sử dụng năng lượng nguyên tử. Năng lượng nguyên
tử tuy dồi dào nhưng lại vô cùng nguy hiểm và gây ô nhiễm rất lớn. Giải pháp hiện nay
đó là năng lượng tái tạo. Ưu điểm của loại năng lượng này là có thể tái sử dụng nhiều
lần, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên nó lại có một nhược điểm, đó là đòi hỏi chi
phí đầu tư rất lớn.
 Chính những vấn đề này đã đặt ra một dấu hỏi về khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu
năng lượng cho sự phát triển. Từ đó một nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra hiện nay đó là
phải tìm ra được nguồn năng lượng thay thế phù hợp, đồng thời phải sử dụng năng
lượng làm sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất.
B.Mục đích đề tài

 Động cơ điện hiệu suất cao có khả năng tiết kiệm điện đáng kể. Những dòng động cơ
điện thường đặc trưng với khả năng tiết kiệm điện hiệu quả, cho nên khi lựa chọn lắp
đặt trong dây chuyền, máy móc,... chúng ta có thể cắt giảm chi phí rất lớn.
 Đầu tư đạt hiệu quả kinh tế ấn tượng nhờ lợi ích khi sử dụng động cơ điện hiệu suất
cao, nâng cao hiệu quả kinh tế đạt được từ hoạt động đầu tư của mình. So với những
lợi ích mang lại trong quá trình sử dụng, chi phí đầu tư cho những động cơ này là
không quá lớn. Vì thế, các doanh nghiệp vẫn có thể tiết kiệm chi
7

phí đáng kể, đồng thời nâng cao lợi nhuận mong muốn, góp phần tăng năng lực cạnh
tranh.
 Tiết kiệm điện, bảo vệ các thiết bị điện trong cùng hệ thống, khi khởi động trực tiếp,
dòng khởi động lớn gấp nhiều lần so với dòng định mức, làm cho lượng điện tiêu thụ
tăng vọt. Biến tần không chỉ giúp khởi động êm, mà còn làm cho dòng khởi động thấp
hơn dòng định mức, tiết kiệm lượng điện ở thời điểm này. Đồng thời, không gây sụt áp
(thậm chí gây hư hỏng) cho các thiết bị điện khác trong cùng hệ thống. Ngoài ra đối
với tải bơm, quạt, máy nén khí… hoặc những ứng dụng khác cần điều khiển lưu
lượng/áp suất, biến tần sẽ giúp ngừng động cơ ở chế độ không tải, từ đó tiết kiệm tối đa
lượng điện năng tiêu thụ.

 Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng: Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì kết
quả thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vấn đề quản lý, sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được theo dõi thường xuyên và mang lại những kết
quả lâu dài, bền vững, giảm chi phí sản xuất, vận hành, sửa chữa.
C.Kết cấu của tiểu luận

Tiểu luận gồm các nội dung chính như sau:

 Sử dụng động cơ hiệu suất cao

 Hạn chế động cơ làm việc non tải hoặc quá tải

 Điều chỉnh tốc độ bằng biến tần

 Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn cung cấp
 Vệ sinh và bảo dưỡng động cơ sau một khoảng thời gian nhất định
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

NỘI DUNG TÌM HIỂU

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ
DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN

1. SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ HIỆU SUẤT CAO

 Những chiếc động cơ công nghiệp thường được lắp đặt trong các máy móc được cấu
thành từ các thiết bị lớn như các
máy gia công, động cơ thuyền hay rô bốt
công nghiệp. Những chiếc động cơ công suất
cao sẽ đóng góp to lớn vào nỗ lực tiết kiệm
năng lượng tại các nhà máy. Nhờ sự phát
minh vượt bậc của người thầy vật lý
Micheael Faraday,
động cơ điện được phát triển không
Hình 1: Các động cơ điện
ngừng và không chỉ dừng lại ở công
suất sơ khai mà thế giới cơ điện đã cải tiến tạo nên dòng sản phẩm có hiệu suất cao IE2,
IE3 và mang lại giá trị kinh tế cao cho người sử dụng.Vậy động cơ điện hiệu suất cao
IE2, IE3 là gì? Và những lợi ích từ động cơ điện tiêu chuẩn cao IE2, IE3?
 Động cơ điện hiệu suất cao IE2, IE3

 Đây là loại động cơ tiết kiệm điện theo tiêu chuẩn IE2, IE3 được Ủy ban kỹ thuật quốc
tế đưa ra. Trong số các tiêu chuẩn về tiết kiệm điện hiện nay, IE2, IE3 được xem là tiêu
chuẩn cao nhất hiện nay.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Mối quan tâm hàng đầu của hầu hết


tất cả các doanh nghiệp có sử dụng
động cơ điện trong hoạt động sản
xuất đó chính là chi phí sử dụng năng
lượng, mà năng lượng ở đây chủ yếu
là điện năng. Để cắt giảm được chi
phí trong việc sử dụng năng lượng,
thì động cơ có hiệu năng cao đang
được ứng dụng rộng rãi trong quy
trình sản xuất.
 IE2=High Efficiency (tương ứng với
tiêu chuẩn EFF1 - tiêu chuẩn tiết
kiệm điện

Hình 2: Motor IE3


năng và bảo vệ môi trường đã được xử lý ở công nghệ nâng cấp).
 IE3 = Premium Efficiency: Tiết kiệm điện tối ưu, các lõi rotor và stator cùng dây
đồng được chế tạo cao cấp hơn IE2 và lượng nguyên liệu cũng nhiều hơn..

 Việc sử dụng động cơ điện tiêu chuẩn IE2, IE3 sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh
nghiệp như:

 Tiết kiệm được chi phí sử dụng điện so với các loại động cơ điện thông thường.
 Nhiệt lượng sinh ra từ động cơ điện tiêu chuẩn IE2, IE3 thấp hơn nhiều so với động cơ
thường.
 Nhờ sinh nhiệt thấp nên rất thân thiện với môi trường, giúp giảm thiểu khí CO2 sinh ra
trong quá trình hoạt động.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 2
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Hiệu suất động cơ IE2 có hiệu suất động cơ dao


động từ 78% trở lên. IE3 có hiệu suất từ 80.8%
trở lên. Sản phẩm có công suất cao hơn thì hiệu
suất cũng cao hơn so với động cơ có công suất ở
mức thấp. Dựa trên những số liệu ở trên, chúng ta
có thể so sánh hiệu suất động cơ IE2, IE3. Và
nhận thấy được giá trị lợi ích của động cơ hiệu
suất cao mang lại.

 Ủy ban kĩ thuật điện quốc tế (IET) đã đưa ra 3


cấp về tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng. Và chiếc
động cơ của hãng Toshiba đã đạt tiêu chuẩn cao
nhất.
 Cùng với đà đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng thì
khuynh hướng sử dụng động cơ IE3 cũng được
dự đoán sẽ tăng nhanh. “ Hiện tại , nếu so với các
động cơ IE1 và IE2 thì giá thành ít nhiều có cao
hơn. Tuy nhiên, Hình 3: Motor IE2

nếu nhìn từ khía cạnh chi phí tái sinh thì rõ ràng động cơ IE3 có nhiều lợi ích. Có nghĩa
là, sự giảm thiểu chi phí về năng lượng có thể bù được cho khoản kinh phí mua máy.
Hơn thế nữa, cùng với khoảng thời gian dài sử dụng máy thì tỉ lệ giá thành của máy
trên tổng kinh phí mua máy và sử dụng chắc chắn sẽ giảm. Nếu sử dụng 10 năm, thì chi
phí mua máy chỉ chiếm 2~3% chi phí tái sinh.

Hình 4: Động cơ Premium Gold của Toshiba

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Để thực hiện biện pháp sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, cần lưu ý các
công việc sau:

 Thường xuyên cấp nhật các thông tin mới về công nghệ chế tạo thiết bị dùng điện.
 Thực hiện chế độ kiểm định đánh giá chất lượng và hiệu suất sử dụng của các thiết bị
dùng điện mới từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trên cơ sở đó, xây
dựng cơ chế dán nhãn công nhận chất lượng cho các thiết bị dùng điện có hiệu suất sử
dụng cao; đồng thời tổ chức thông tin tuyên truyền để giúp người sử dụng điện biết
cách,chọn lựa và sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao.
 Trợ giúp khách hàng chấp nhận việc thay thế các thiết bị dùng điện cũ có hiệu suất thấp
bằng các thiết bị dùng điện mới có hiệu suất cao hơn.
 Đưa ra chỉ tiêu hiệu suất kèm theo chế độ thưởng phạt để các nhà sản xuất thiết bị dùng
điện phấn đấu thực hiện.
 Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các sản phẩm động cơ điện được
ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày và hoạt động sản xuất kinh doanh như:
máy trộn, máy tiện, máy khoan, máy bơm nước, quạt điện,…

Hình 5: Sơ đồ tiết kiệm điện năng theo thời gian

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 4
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

2. HẠN CHẾ ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC QUÁ TẢI HOẶC NON TẢI
 Giảm mức tiêu thụ công suất phản kháng của các động cơ không đồng bộ
 Các động cơ không đồng bộ trong các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ một lượng đáng
kể công suất phản kháng. Thông thường thành phần công suất phản kháng không tải
chiếm tới (60÷70)% tổng công suất phản kháng mà thiết bị tiêu thụ. Như vậy chúng ta
thấy khi hệ số mang tải có giá trị nhỏ thì lượng tiêu thụ công suất phản kháng sẽ tăng.
Việc truyền tải một lượng công suất phản kháng qua mạng điện, gây ra một tổn thất
lớn, tỷ lệ với bình phương trị số của chúng. Ngoài ra việc truyền tải công suất phản
kháng còn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng điện áp.
 Từ những phân tích trên chúng ta thấy có thể áp dụng một số giải pháp để giảm
công suất phản kháng của các hộ tiêu thụ như sau:
 Hạn chế thời gian làm việc không tải của các động cơ
Đối với nhiều hộ tiêu thụ, thời gian làm việc không tải của động cơ có thể chiếm đến
50÷65% toàn bộ thời gian làm việc. Nếu thời gian không tải lớn, thì tốt nhất là cắt
động cơ ra khỏi lưới trong thời gian đó, như vậy mức tiêu thụ điện năng tác dụng và
phản kháng sẽ giảm xuống đáng kể. Trong các trường hợp khác có thể dùng bộ khống
chế không tải. Tuy nhiên cần phải tính toán kinh tế - kỹ thuật dựa theo đồ thị công suất
tác dụng và phản kháng tiêu thụ của động cơ. Để giảm thời gian làm việc không tải của
các thiết bị đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ hợp lý.
 Giảm điện áp đặt vào cuộn dây của động cơ non tải
Khi không có khả năng thay thế động cơ không đồng bộ non tải, có thể dùng biện pháp
giảm điện áp đặt trên cực động cơ. Việc giảm điện áp trên cực động cơ không đồng bộ
xuống trị số nhỏ cho phép Umin dẫn đến giảm sự tiêu thụ công suất phản kháng (do
giảm dòng từ hoá). Khi đó tổn thất công suất tác dụng cũng giảm xuống, kết quả là làm
tăng hiệu suất của động cơ. Trong thực tế người ta thường dùng các biện pháp đổi nối
cuộn dây stator và phân đoạn các cuộn dây stator.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 5
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

Thay đổi tổ nối dây khi động cơ ba pha làm việc non tải.

Nếu động cơ ba pha luôn làm việc non tải thì giải pháp hợp lý là thay đổi tổ nối dây từ
tam giác sang đấu hình sao. Khi đổi nối cuộn dây từ tam giác sang hình sao thì công
suất định mức của động cơ sẽ giảm 3 lần, vì vậy sẽ làm tăng hệ số mang tải và giảm
công suất tiêu thụ từ phía lưới, giảm tổn thất trong bản thân động cơ và phía lưới điện.
Tuy nhiên cần lưu ý là khi đổi nối, mômen quay cực đại sẽ giảm 3 lần nên cần thiết
phải kiểm tra hệ số mang tải giới hạn để xác định giới hạn công suất của động cơ, các
điều kiện ổn định khác
 Kết luận
 Ngoài các giải pháp cơ bản trên, còn có các giải pháp hiệu quả khác: hợp lý hoá dây
chuyền sản xuất, thay thế và bố trí lại chế độ là việc của các máy biến áp, đối xứng hoá
mạng điện, bảo dưỡng định kỳ thiết bị điện, sử dụng các thiết bị bù công suất phản
kháng hoặc sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện... Từ các kết quả tính toán hiệu quả tiết
kiệm điện của một vài giải pháp nêu trên có thể áp dụng cho một số phụ tải công
nghiệp địa phương. Mỗi giải pháp đều cần những chi phí nhất định về vốn đầu tư và
nhu cầu công nghệ. Để có được các kết quả chính xác hơn cần có những khảo sát tỉ mỉ
và tính toán chi tiết. Dưới đây là bảng liệt kê một số giải pháp chính có thể áp dụng cho
các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 6
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

T Giải pháp Biện pháp thực hiện


T
1 Trang bị kiến thức Tài liệu hướng dẫn, tập huấn
2 Cải tiến công nghệ và thiết bị Chọn đúng công suất thiết bị, sử dụng thiết bị tiên
tiến
3 San bằng đồ thị tải Biểu giá điện, xắp xếp lịch làm việc hợp lý

4 Thay động cơ non tải


Giảm mức tiêu thụ công
Đổi sơ đồ nối dây của động cơ non tải
suất phản kháng của thiết bị
Hợp lý hoá dây chuyền sản xuất
5 Bù cos φ Chọn vị trí và công suất đặt bù có điều khiển

Sử dụng động cơ đồng bộ


6 Thiết bị T.kiệm điện Lắp đặt thiết bị tiết kiệm điện

7 Thay MBA Đặt 2 máy biến áp song song, cắt bớt 1 máy khi non
tải
Bảng 1: Các giải pháp tiết kiệm điện cơ bản
 Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong động cơ điện. Chi phí điện năng
tiêu thụ hàng năm của động cơ trong ngành công nghiệp tương đương bảy lần giá trị
đầu tư ban đầu. Đó thật sự là con số vô cùng lớn. Nhưng nếu giải quyết được vấn đề
động cơ vận hành không hiệu quả thì chúng ta có thể tiết kiệm được đến 30% tổng
điện năng tiêu thụ của động cơ. Để làm được đó bạn có thể áp dụng kết hợp các
phương pháp sau:
 Yêu cầu chung
1. Thay thế các động cơ hiệu suất thấp bằng động cơ hiệu suất cao.
2. Các động cơ có các đặc tính sau đây cần phải được xem xét để thay thế:
a) Động cơ chạy non tải dưới 60-70% công suất định mức;
b) Động cơ vận hành với công suất định mức nhưng đầu ra điều chỉnh bằng van, lá gió với độ mở dưới
60-70%;

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 7
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

c) Động cơ chạy quá tải trong một số khoảng thời gian vận hành đáng kể;
d) Động cơ sử dụng với thời gian vượt tuổi thọ cho phép chưa được đại tu;
e) Động cơ sử dụng với công suất biến đổi đáng kể trong thời gian sử dụng nhưng chưa sử dụng biến
tần;
f) Động cơ hiệu suất thấp;
g) Động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto.

 Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với động cơ:
1. Duy trì mức điện áp cung cấp với biên độ dao động tối đa là 5% so với giá trị danh
nghĩa.
2. Giảm thiểu mất cân bằng pha trong khoảng 1% để tránh làm giảm hiệu suất động cơ.
3. Duy trì hệ số công suất cao bằng cách lắp tụ bù ở vị trí càng gần với động cơ càng tốt.
4. Chọn công suất của động cơ thích hợp để tránh hiệu quả thấp và hệ số công suất kém.
5. Đảm bảo mức tải của động cơ lớn hơn 60%.
6. Áp dụng chính sách bảo trì thích hợp cho động cơ.
7. Sử dụng các bộ điều khiển tốc độ(VSD)hoặc hai cấp tốc độ cho ứng dụng thích hợp.
8. Sử dụng biến tần cho các động cơ có công suất biến đổi nhiều trong thời gian sử dụng
và các động cơ điều chỉnh tốc độ bằng điện trở roto.
9. Thay các động cơ hỏng, quá tải hoặc non tải bằng các động cơ hiệu suất cao.

10. Quấn lại các động cơ bị cháy tại các dịch vụ kỹ thuật đảm bảo.
11. Tối ưu hóa hiệu suất truyền động thông qua bảo trì và lắp đặt đúng cách các trục, xích,
bánh răng, bộ đai truyền.
12. Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh để kéo dài tuổi thọ cách điện và độ tin cậy
của động cơ.
13. Bảo trì, bảo dưỡng động cơ theo chỉ định của nhà sản xuất và sử dụng dầu hoặc mỡ
chất lượng cao để tránh bị nhiễm bẩn hoặc nước.
14. Bù công suất phản kháng cho các động cơ nếu cần thiết.
15. Khi thay thế hoặc lắp bộ điều khiển cho các động cơ cần lưu ý các đặc tính của động cơ
và đặc tính tải để đảm bảo phương án cải tiến có thể vận hành hiệu quả theo quy trình
công nghệ của hệ thống.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 8
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

3. BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BIẾN TẦN TRONG TIẾT KIỆM ĐIỆN
NĂNG TRONG ĐỘNG CƠ ĐIỆN

1. Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay
chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
2. Các loại biến tần ngày nay được ứng dụng rộng rãi phổ biến để điều khiển tốc độ cho
tất cả các máy móc trong các ngành, đặc biệt trong công nghiệp và xây dựng như: bơm
nước, quạt hút/đẩy, máy nén khí, băng tải, thiết bị nâng hạ, máy cán kéo, máy ép phun,
máy cuốn/nhả, thang máy,
hệ thống HVAC, máy trộn,
máy quay ly tâm, cải thiện
khả năng điều khiển của
các hộp
số, thay thế cho việc
sử dụng cơ cấu điều
khiển vô cấp truyền thống trong máy công tác.
3. Nguyên lý hoạt động: Hình 6: Các loại máy biến tần

 Nguyên lý hoạt động cơ bản của bộ biến tần được thể hiện qua 2 công đoạn sau:
Công đoạn 1: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều (AC) 1 pha hoặc 3 pha được chỉnh lưu
và lọc thành nguồn 1 chiều phẳng (DC). Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh
lưu cầu diode và tụ điện. Nguồn điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng
nó sẽ có điện áp và tần số cố định.
Công đoạn 2: Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp
xoay chiều 3 pha đối xứng. Ban đầu, điện áp 1 chiều được tạo ra sẽ được trữ trong giàn
tụ điện. Điện áp 1 chiều này ở mức rất cao tại DC bus.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 9
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

Tiếp theo, thông qua trình tự kích hoạt đóng ngắt thích hợp, bộ nghịch lưu IGBT của
biến tần sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng
xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và công nghệ bán dẫn công suất hiện
nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho
động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

4. Biến tần có 5 tác dụng chính sau:


 Bảo vệ động cơ
 Giảm hao mòn cơ khí
 Tiết kiệm điện
 Nâng cao năng suất
 Đáp ứng yêu cầu công nghệ.
5. Biến tần được ứng dụng ngày càng phổ biến
để điều khiển tốc độ cho tất cả các máy móc
trong các ngành, đặc biệt trong công nghiệp
và xây dựng: Máy nghiền, máy cán, kéo,
máy tráng màng, máy tạo sợi, máy nhựa, cao
su, sơn, hóa
chất, dệt, nhuộm, đóng gói, chế biến
Hình 7: Các thiết bị biến tần
gỗ, băng chuyền, cần trục, tháp giải
nhiệt , thiết bị nâng hạ, máy nén khí, bơm và quạt...
6. Ứng dụng biến tần trong động cơ điện:

 Ứng dụng biến tần cho bơm, quạt: sử dụng biến tần để điều khiển bơm, quạt giúp tiết
kiệm điện năng, dễ dàng điều khiển tốc độ động cơ, bảo vệ động cơ và chi tiết máy với
các chức năng bảo vệ: quá áp, quá nhiệt, thấp áp, bảo vệ nhiệt động cơ, đảo pha, bảo vệ
ngắn mạch, kẹt rotor…
 Quá trình dừng, khởi động đều được mềm hóa nên giảm thiểu sự tổn hại tới cho động
cơ về mặt cơ khí, cho hệ truyền động cũng như về mặt điện. Giúp giảm chi phí bảo
dưỡng.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 10
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Biến tần điều khiển bơm nước ổn định áp suất và lưu lượng cho chung cư cao tầng.
Nhiều biến tần
điều khiển nhiều bơm theo
nguyên lý san tải đặc biệt như
trong hệ thống cấp nước sạch
khu dân cư, đô thị. Biến tần điều
khiển quạt làm mát tháp giải
nhiệt cho các hệ thống
nước tuần hoàn trong
Hình 8: Biến tần trong động cơ điện
Nhà máy, nhà cao tầng (Giải nhiệt cho Chiller). Biến tần điều khiển quạt cấp gió tươi
cho các lò gia nhiệt, quạt tuần hoàn li tâm buồng đốt mức độ tải nặng với Moment quán
tính của cánh quạt lớn gấp nhiều lần Moment quán tính của động cơ.
 Ứng dụng biến tần cho máy nén khí:
 Chế độ điều khiển tốc độ quay motor
bằng biến tần: lượng cung cấp khí
chỉ cần đáp ứng đủ lượng khí tiêu
dùng, hệ thống cung cấp khí có thể
đạt được hiệu quả cao nhất và tiết
kiệm điện.
 Ứng dụng biến tần cho hệ thống HVAC: Hình 9: Ứng dụng biến tần cho máy nén khí
Hệ thống điều nhiệt và thông gió nhìn chung bao gồm các động cơ cho bơm tuần hoàn, máy
nén, quạt. Các động cơ này đều yêu cầu điều khiển lưu lượng, các giải pháp điều khiển truyền
thống như điều khiển các loại bơm, quạt đã nêu ở phần trên.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 11
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 12
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Việc sử dụng biến tần điều khiển động cơ cho phép điều khiển áp lực, lưu lượng theo
yêu cầu cần thiết, khởi động mềm,
tối ưu hóa hoạt động của động cơ,
tiết kiệm điện năng lượng... Thỏa
mãn yêu cầu điều nhiệt và thông gió.
 Ứng dụng biến tần cho máy khuấy
trộn, quay ly tâm:
 Động cơ xoay chiều được điều khiển
bằng biến tần để trộn vật liệu ở tốc Hình 10: Ứng dụng biến tần cho hệ thống HVAC
độ thích hợp trong thời gian mong muốn, để đảm bảo sản phẩm cuối là hỗn hợp vật liệu
hoặc nguyên liệu hợp lý.
 Biến tần rất thích hợp để điều khiển tốc độ của rô-to ly tâm tùy theo yêu cầu ứng dụng,
tối ưu hóa chế độ hoạt động của động cơ, tiết kiệm điện.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 13
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

4. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN CUNG CẤP


 Hiệu suất làm việc của động cơ điện còn phụ thuộc vào chất lượng nguồn điện cung
cấp cho nó. Nên để sử dụng điện năng cho động cơ một cách tiết kiệm, cũng cần quan
tâm nâng cao chất lượng nguồn cung cấp, chú ý đến các yếu tố sau:
 Duy trì điện áp ổn định cho động cơ, giữ ở mức dao động tối đa là 5%. Nếu điện áp
dưới 95% Uđm thì hiệu suất động cơ sẽ giảm 2%-4%. Khi làm việc với điện áp cao hơn
định mức thì hiệu suất động cơ cũng suy giảm và ảnh hưởng đến tuổi thọ.
 Duy trì hệ số cosj cao (~ 0,92) cho lưới điện bằng cách giảm thiếu hụt công suất phản
kháng (hạn chế động cơ không đồng bộ chạy non tải, thay thế động cơ không đồng bộ
bằng động cơ đồng bộ) hoặc bù công suất phản kháng. Bù công suất phản kháng còn có
tác dụng điều chỉnh và ổn định điện áp cho lưới điện.
 Giảm thiểu sự mất cân bằng pha vì sẽ gây tăng tổn thất và giảm hiệu suất động cơ.
 Nhận dạng và loại trừ các nguy cơ sự cố trên lưới điện như: mất pha, đứt dây trung
tính, hở mạch nối đất…
 Ngoài các giải pháp kỹ thuật nêu trên, người sử dụng còn có thể áp dụng các biện pháp
quản lý khác để tăng hiệu quả sử dụng động cơ như: xây dựng quy trình vận hành để
hợp lý hóa quá trình thao tác, giảm thời gian động cơ chạy non tải hay chạy vô công;
thực hiện kiểm toán năng lượng và triển khai đồng bộ chương trình DSM (Demand
Side Management) trong doanh nghiệp…
 Những chiếc động cơ công nghiệp thường được lắp đặt trong các máy móc được cấu
thành từ các thiết bị lớn như các máy gia công, động cơ thuyền hay rô bốt công nghiệp.
Những chiếc động cơ công suất cao sẽ đóng góp to lớn vào nỗ lực tiết kiệm năng lượng
tại các nhà máy:
 Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng: Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì kết quả
thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vấn đề quản lý,

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 14
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được theo dõi thường xuyên và mang lại những
kết quả lâu dài, bền vững.
 Bố trí sản xuất hợp lý để tận dụng cơ chế điện 3 giá: Dựa vào yêu cầu thực tế sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp có thể sắp xếp, bố trí lịch ngừng hoạt động một số dây
chuyền sản xuất vào giờ cao điểm, tập trung hoạt động giờ thấp điểm, hoặc giảm một
số phụ tải sử dụng điện hoạt động vào giờ cao điểm chuyển sang làm việc giờ thấp
điểm.
 Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống chiếu sáng: sử dụng đèn compact thay
thế đèn sợi đốt, sử dụng đèn hùynh quang T5 tại khu vực văn phòng, giảm công suất đèn
cao áp từ 250W xuống 150W và 70W hoặc sử dụng đèn compact tại một số vị trí không
quan trọng trong hệ thống đèn bảo vệ.
 Lắp biến tần cho các động cơ công suất lớn được sử dụng hiệu quả trong các trường
hợp: Điều khiển động cơ không đồng bộ công suất từ 15 đến trên 600kW với tốc độ
khác nhau; điều chỉnh lưu lượng của bơm, lưu lượng không khí ở quạt ly tâm, năng
suất máy, năng suất băng tải; ổn định lưu lượng, áp suất ở mức cố định trên hệ thống
bơm nước, quạt gió, máy nén khí...
 Các biện pháp ta cần biết khi sử dụng các động cơ điện lạnh ,điện nóng :
 Lắp máy lạnh đúng với diện tích phòng
 Chọn chế độ dry
 Hạn chế bật/tắt liên tục
 Cài đặt nhiệt độ hợp lí
 Hạn chế sử dụng cửa kính
 Vệ sinh máy lạnh thường xuyên
 Vận hành hệ số không khí thừa ở nhiệt độ
thích hợp
 Gia nhiệt nước cấp sử dụng bộ tiết kiệm Hình 11: Lò hơi đốt than
nhiệt
 Gia nhiệt không khí đốt

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 15
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Điều tiết xả hơi tự động


 Giảm áp suất hơi nước của lò hơi
 Điều tiết thay đổi tốc độ của quạt, thiết bị quạt gió và bơm.

5. VỆ SINH VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ SAU MỘT KHOẢNG


THỜI GIAN NHẤT ĐỊNH
1. Đa số hầu hết các máy móc phục vụ
cho hoạt động công nghiệp lẫn đời
sống hiện nay đều sử dụng động cơ
điện là chủ yếu. Hiện nay động cơ
điện được sử dụng rộng rãi trong
các mảng công nghiệp như động cơ
cho kho lạnh, bơm công suất lớn,
trong lò
hơi, điều hòa không khí, sấy
thực phẩm,... Do động cơ Hình 12: Động cơ điện trong máy bơm
điện vừa ít gây ô nhiễm môi trường cũng như mang lại nhiều lợi ích về kinh tế lẫn lợi
ích về năng suất hơn các loại động cơ trước đây. Vì vậy một điều mà nhiều doanh
nghiệp quan tâm hiện nay là làm sau để tiết kiệm nguồn năng lượng cung cấp cho động
cơ một cách tốt nhất mà không làm giảm năng suất của hoạt động sản xuất. Mà một
trong những cách có thể nói đơn giản mà lại hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng
cho động cơ điện hiện nay là vệ sinh động cơ và bảo dưỡng định kì theo một chu kì
nhất định (thông thường là một tháng một lần). Cách tiết kiệm này được xem là một cơ
hội để động cơ có thể tiết kiệm hiệu quả một nguồn năng lượng lớn nhưng không quá
yêu cầu cao về vật chất lẫn nguồn nhân lực nên được các công ty ưu tiên sử dụng để
đảm bảo máy móc hoạt động một cách trơn tru, không quá lãng phí năng lượng vì
những hư hỏng, sai sót của động cơ.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 16
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

2. Khi sử dụng trong một khoảng thời gian trong môi trường công nghiệp, sản xuất, công
trường trong các nhà máy lò hơi, lò sấy, thiết bị điều hòa không khí, nhà máy nhiệt điện
thì các động cơ điện dễ bị tác động bởi các tác nhân môi trường bên ngoài như bụi bẩn,
cát đá, nguyên vật liệu bị văng ra rơi vào động cơ, gây ra tác động tuy không lớn và
ngay lập tức nhưng tích tụ trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động lớn tới động cơ
như gây ra tắc nghẽn động cơ, gây trì trệ, mất sự ổn định dẫn đến sự tiêu tốn điện năng
một cách lãng phí. Vì vậy việc vệ sinh định kì động cơ điện là một việc thiết yếu cho
việc tiết kiệm năng lượng cho hệ thống và đảm bảo quá trình sản xuất hoạt động một
cách trơn tru nhất có thể. Việc vệ sinh máy móc động cơ điện còn mang lại hiệu quả
giảm hao mòn máy móc, hư hỏng động cơ do bụi bẩn. Động cơ điện có thể được vệ
sinh theo các bước sau đây:
 Ngắt hoàn toàn động cơ và tách động cơ khỏi hệ thống để đảm bảo an toàn trong quá
trình vệ sinh cũng như trách gây hư hỏng trong hệ thống.
 Lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện, tránh bám bụi.
 Dùng xăng hoặc dầu rửa sạch vòng bi.
 Tra mỡ bò trong các bạc đạn động cơ điện, nếu thiếu thì thêm vào.
 Xem xét bên trong động cơ có các vật thể lạ hay không, nếu có thì dùng vật chuyên
dụng để lấy ra.
 Vệ sinh rãnh, dây quấn của động cơ.
 Sau khi vệ sinh xong thì lắp ráp động cơ lại và kiểm tra trước khi đưa lại vào vận hành
Trên là quy trình vệ sinh động cơ điện cơ bản của các máy phát điện phục vụ trong các
ngành công nghiệp lớn, các hoạt động sản xuất có quy mô lớn. Chúng ta nên vệ sinh,
bảo dưỡng động cơ sau một thời gian nhất định hoặc đủ số giờ làm việc để động cơ
điện được làm việc trong điều kiện tốt nhất cũng như đảm bảo tránh hư hỏng, gây ra
việc trì trệ làm tăng lượng năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất.
3. Quy trình bảo dưỡng động cơ điện cũng là một quá trình quan trọng giúp cho động cơ
không bị hư hại, cũng như nhanh chóng phát hiện ra tình trạng máy móc để kịp thời
sửa chữa. Ngoài ra nó còn giúp cho việc vận hành của hệ thống được ổn định

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 17
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

tránh trường hợp hư hại cũng như tiêu hao quá nhiều năng lượng do động cơ không
được chăm sóc, bảo dưỡng kịp thời. Dưới đây là quy trình bảo dưỡng động cơ điện
trong các hoạt động công nghiệp:
 Bước 1:
Cách ly động cơ ra khỏi dây chuyền sản xuất.
Cắt nguồn điện động lực, điều khiển và các tín hiệu liên động đến động cơ, tháo dây
tiếp địa.
 Bước 2:
Phối hợp với bộ phận bảo dưỡng cơ khí tháo khớp nối trục, bộ phận đo lường
-tự động hóa tháo và cách ly các thiết bị theo dõi và đo lường ( nếu có ).
 Bước 3:
Đánh dấu thứ tự của cáp đấu vào động cơ. Tháo cáp động lực, cáp nguồn sấy, cáp đo
lường khống chế và các loại cáp có liên quan.
 Bước 4:
Tháo động cơ khỏi vị trí, đưa xuống mặt bằng thuận lợi để bảo dưỡng.
 Bước 5:
Đánh dấu nắp động cơ, nắp mỡ.

Tháo nắp động cơ và nắp mỡ.


Rút rotor ra khỏi stator.
 Bước 6:
Vặn chặt nêm chèn, các nêm bị lỏng phải thay thế. Buộc
chặt của dây buộc cuộn dây Stator.
Kiểm tra bộ phận quạt gió, các cánh quạt.
Kiểm tra cuộn dây stator, nếu cách điện bị xây sát trên bề mặt, phải sấy và sơn tẩm cách
điện trở lại, sơn phủ chống ăn mòn.
 Bước 7:
Kiểm tra bộ phận vòng bi, kiểm tra khe hở vòng bi.
Đối chiếu tiêu chuẩn xem còn vận hành được không nếu không đạt phải thay thế vòng
bi.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 18
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

 Bước 8:

Đo trị số điện trở một chiều cuộn dây. Đo trị số điện trở cách điện.
 Bước 9:
Lắp ráp trở lại, các bước ngược lại so với khi tháo ra. Đưa
động cơ vào vị trí, cân chỉnh sơ bộ.
 Bước 10:
Kiểm tra mạch điều khiển (các chức năng điều khiển, bảo vệ, liên động,…).
 Bước 11:
Chạy thử không tải để kiểm tra chiều quay đã đúng với yêu cầu công nghệ chưa và ghi
nhận các thông số chạy không tải.
 Bước 12:
Kết thúc phiếu công việc. Các thông số về điện đều được ghi chép vào biên bản kiểm
tra động cơ hạ thế – lưu lý lịch máy.
Liên hệ với đội bảo dưỡng cơ khí, lắp lại khớp nối trục, cân chỉnh chính xác. Cân chỉnh
xong sẽ tiến hành bàn giao với các đơn vị liên quan để đưa máy vào vị trí sẵn sàng cho
sản xuất.
4. Quá trình bảo dưỡng động cơ điện thực hiện khá phức tạp và qua nhiều quy trình khác
nhau, đòi hỏi kỹ sư phải có chuyên môn để đánh giá và phán đoán tình huống, những
trường hợp có thế xảy ra trong quá trình vận hành. Việc bảo dưỡng tốt sẽ giúp cho động
cơ được đảm bảo hoạt động cũng như tiết kiệm một lượng năng lượng lớn trong quá
trình vận hành của hệ thống. Giúp giảm chi phí sản xuất, giảm nguồn năng lượng, tăng
năng xuất, tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư.
5. Việc vệ sinh và bảo dưỡng động cơ điện định kì là một việc cần thiết để đảm bảo việc
hoạt động của động cơ điện trong suốt quá trình vận hành, sản xuất. Đảm bảo an toàn
trong quá trình hoạt động. Ngoài ra còn tiết kiệm kha khá nguồn năng lượng cung cấp
cho động cơ để hoạt động vì khi động cơ bị bụi bẩn hay hư hỏng sẽ dẫn đến việc động
cơ bị trì trệ, mất đi tính linh hoạt, gây ra việc kéo theo một lượng lớn năng lượng hoang
phí cho nó. Vì vậy việc vệ sinh và bảo dưỡng cũng là một cơ hội tốt và cần thiết cho
quá trình tiết kiệm năng lượng của động cơ điện, trách việc lãng phí nguồn năng lượng.

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 19
TIẾT KIỆM VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG
KHOA CỘNG NGHỆ NHIỆT LẠNH
TRONG HỆ THỐNG NHIỆT LẠNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. BAOANAUTOMATION. (2019, 12 23).

Được truy lục từ https://baoanjsc.com.vn/du-an/ung-dung-cua-bien-


tan_2_1_31544_vn.aspx
[2]. Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. (2008, 7 21).

Được truy lục từ https://tietkiemnangluong.com.vn/tin-tuc/pho-bien-kien-


thuc/t6213/mot-so-giai-phap-tiet-kiem-dien-nang-cho-cac-phu-tai-dong-luc.html
[3]. CÔNG TY THNN XNK THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ TIA CHỚP. (không ngày tháng).

Được truy lục từ http://tatung.vn/tin-tuc/49/quy-trinh-va-cach-bao-duong-dong-co-


dien.html
[4]. CÔNG TY TNHH THIET BỊ CÔNG NGHỆ BÌNH MINH. (không ngày tháng).

Được truy lục từ https://mayphatnhapkhau.vn/quy-trinh-bao-duong-may-phat-dien/

[5]. DAIKINHBAC. (không ngày tháng).


Được truy lục từ https://hopgiamtoc.net/dong-co-dien-hieu-suat-cao-ie2-ie3/
[6]. ĐIỆN CƠ ĐỨC THUẬN. (2016, 1 25).
Được truy lục từ http://quanmotorducthuan.com/tu-van-ky-thuat/cach-bao-duong-
motordong-co-dien-3-pha-23.html
[7]. EVN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TIET KIỆM NĂNG LƯỢNG. (2012, 7 6).

Được truy lục từ https://tietkiemnangluong.evn.com.vn/d6/news/Cac-giai-phap-tiet-


kiem-nang-luong-cho-dong-co-dien-124-145-2174.aspx
[8]. EVN TONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIEN BAC. (không ngày tháng).

Được truy lục từ http://dlhaiduong.evn.com.vn/c3/dao-tao/Cac-bien-phap-tiet-kiem-


nang-luong-13-845.aspx
[9]. NGOCTIEN. (không ngày tháng).

Được truy lục từ https://ngoctien.com/dong-co-dien-hieu-suat-cao-toshiba-ie3/

[10]. Nguyễn Lương Minh. (2012, 7 6). EVN TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TIẾT
KIỆM NĂNG LƯỢNG.

Được truy lục từ https://tietkiemnangluong.evn.com.vn/d6/news/Cac-giai-phap-tiet-


kiem-nang-luong-cho-dong-co-dien-124-145-2174.aspx

TÌM HIỂU CÁC CƠ HỘI TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG KHI SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN 20

You might also like