You are on page 1of 114

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

QUI ĐỊNH
GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
CÁC CÔNG TRÌNH TBA ĐIỆN ÁP 110, 220, 500KV

(Mã số QĐ 09-09)

(Ban hành kèm theo quyết định số 939 /QĐ-EVN ngày 28 tháng 8 năm 2009)

Hà nội, tháng 8/2009


NỘI DUNG
I. Mục đích 3
II. Các tài liệu liên quan 3
III. Nọi dung chính 3
CHƯƠNG I : CÁC QUY ĐỊNH CHUNG ................................................................................5
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ..................................................................5
Điều 2: Định nghĩa và các chữ viết tắt ....................................................................................6
Điều 3: Hướng dẫn thực hiện ..................................................................................................8

CHƯƠNG II : QUY ĐỊNH TỔ CHỨC GIÁM SÁT NGHIỆM THU....................................11


Điều 4: Các căn cứ pháp lý cho công tác giám sát, nghiệm thu ...........................................11
Điều 5: Quy định về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia nghiệm thu………………...9
Điều 6: Qui định về trách nhiệm của các bên:.........................................................................9
Điều 7: Công tác giám sát trong quá trình thi công xây lắp .................................................10
Điều 8: Quy định về trách nhiệm của người giám sát ...........................................................11
Điều 9: Quy định giám sát của cơ quan tư vấn .....................................................................11
Điều 10: Quy định công tác tổ chức nghiệm thu...................................................................12
Điều 11: Nghiệm thu công việc ............................................................................................13
Điều 12: Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng……………........……..14
Điều 13: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình hoàn thành đưa vào sử
dụng .................................................................................................................................15

CHƯƠNG III : QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH................................................16


Điều 14: Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình của Ban QLDA…………..…………… 16
Điều 15: Quy định về danh mục các văn bản pháp lý và tài liệu kỹ thuật ...........................18
Điều 16: Quy định về công tác nhận hàng ............................................................................19
Điều 17: Quy định về quản lý thiết bị kho bãi giám sát thi công nghiệm thu Nền móng......20
Điều 18: Qui định về tổ hợp và lắp đặt..................................................................................20
Điều 19: Qui định về bản vẽ hoàn công ...............................................................................20
Điều 20: Qui định về thí nghiệm…………………………………………….……...…………………. 21
Điều 21: Quy định về khối lượng cần nghiệm thu………………………………………….22
Điều 22: Các nội dung kiểm tra nghiệm thu thiết bị trước khi đưa vào vận hành……..……..24
Điều 23: Quy định về giám sát thi công nghiệm thu hệ thống PCCC trạm……………………25
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN ..............................................................................32
Điều 24: Điều khoản thi hành................................................................................................32
Điều 25: Sửa đổi, bổ sung quy định ......................................................................................32
Phụ lục 1: Danh mục kiểm tra dành cho giám sát thi công ..............................…… ………33
Phụ lục 2: Danh mục kiểm tra dành cho Nghiệm thu............................................................58
Phụ lục 3: Danh mục kiểm tra dành cho Hệ thống PCCC……………………………..… ..85
Phụ lục 4: Danh mục kiểm tra nghiệm thu trạm GIS…………………………………… 110

4
I. Mục đích
“Quy định Giám sát thi công và nghiệm thu cho các công trình TBA cấp điện
áp 110, 220, 500kV” qui định các nội dung Giám sát thi công và nghiệm thu cho
các công trình TBA điện áp 110, 220, 500kV áp dụng thống nhất trong toàn EVN
nhằm đảm bảo chất lượng đầu tư xây dựng, phát huy hiệu quả đầu tư.

II. Các tài liệu pháp lý liên quan:


1. Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CH XHCN Việt Nam;
2. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản
lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày
18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định 209/2004/NĐ-CP;
3. Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ về qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật điện lực về bảo
vệ an toàn công trình lưới điện cao áp
4. TCXDVN-371 (2006) về nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng;
5. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư số
04/2004/TT-BCA ngày 31/1/2004 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003;
6. Qui định ‘Thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy cho các dự án
xây dựng các công trình điện’ ban hành theo Quyết định số 956/QĐ-EVN
ngày 30/05/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
7. Quyết định số 69/QĐ-EVN-HĐQT ngày 30/01/2008 của Hội đồng quản
trị về việc ban hành Quy chế phân cấp quyết định đầu tư và thực hiện đầu
tư trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam
8. Quy phạm trang bị điện ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN
ngày 11/07/2006 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương);
9. Quy Chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện-QCVN01:2008 BCT ban
hành theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BCT ngày 17/06/2008 của Bộ
Công thương.

III. Nội dung chính

CHƯƠNG I : CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


1.1 Phạm vi điều chỉnh
Qui định này qui định nội dung công tác giám sát thi công và nghiệm thu cho
các dự án công trình TBA xây dựng mới và cải tạo mở rộng có cấp điện áp
110kV, 220kV, 500kV thống nhất áp dụng thực hiện trong tất cả các đơn vị Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
1.2 Đối tượng áp dụng
Tất cả các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ giám sát thi công, nghiệm thu và
bàn giao các công trình trạm biến áp cần tuân thủ thực hiện theo các qui định
trong tài liệu này, gồm:
- Các Ban chức năng của EVN;
- Các Ban QLDA nguồn điện;
- Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia;
- Các Công ty Điện lực;
- Các Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện.
- Đối với các Công ty Cổ phần do EVN vốn góp, người đại diện phần vốn góp
của EVN trong các Công ty cổ phần phải có trách nhiệm đề xuất để HĐQT
hoặc Đại hội đồng cổ động của Công ty cổ phần thông qua và áp dụng Quy
định này;
- Các nhà thầu khảo sát, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, tư vấn quản
lý dự án, các nhà thầu thi công các dự án do EVN là chủ đầu tư hoặc các
công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ là chủ đầu tư;
Điều 2. Định nghĩa và các chữ viết tắt

2.1 Trong Quy định này, những từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
- EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- NPT: Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia.
- Ban QLDA: Ban Quản lý dự án các công trình điện.
- Đơn vị: Đối tượng chịu sự điều chỉnh của quy định này (nêu trong khoản
1.2, Điều 1).
- Bên A: Chủ đầu tư/Đại diện cho chủ đầu tư.
- Bên B: Đơn vị thi công xây lắp.
- Bên C: Đơn vị tiếp nhận vận hành.
- Người giám sát: Là người thay mặt chủ đầu tư (do chủ đầu tư thuê) để giám
sát các đơn vị xây lắp thi công đúng thiết kế, đủ khối lượng, đảm bảo chất
lượng công trình.
- TBA: Trạm biến áp
- ĐDK: Đường dây tải điện trên không.
- CTTTĐ: Công ty Truyền tải điện
- CTĐL: Công ty Điện lực
- CTCPTVXDĐ: Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện
- QLVH: Quản lý vận hành.
6
- SCTX: Sửa chữa thường xuyên.
- CBSX: Chuẩn bị sản xuất.
- MBA: Máy biến áp.
- TU: Máy biến điện áp.
- TI: Máy biến dòng điện.
- MC: Máy cắt
- DCL: Dao cách ly.
- DTĐ: Dao tiếp đất.
- CS: Chống sét.
- TCN: Tiêu chuẩn ngành nay đổi thành Qui chuẩn quốc gia
- AC: Alternating Current - Dòng điện xoay chiều.
- DC: Direct Current - Dòng điện một chiều.
- Console: Bàn điều khiển kết nối cuộc gọi tổng đài.
- MDF: Main Distribution Frame - Giá phân phối dây (giá đấu dây)
- 4W E&M: 4 Wires E&M - Trung kế 4 dây báo hiệu kiểu E&M.
- LT: Line Trap - Cuộn bẫy sóng (cản sóng)
- CD: Coupling Device - Bộ lọc nối.
- CC: Communication Capacitor - Tụ điện liên lạc
- CVT: Capacitive Voltage Transformer - Biến điện áp kiểu tụ điện.
- PLC: Power Line Carrier - Tải ba.
- FXO: Foreign Exchange Office - Giao tiếp điện thoại phía tổng đài.
- FXS: Foreign Exchange Subscriber - Giao tiếp điện thoại phía thuê bao.
- RF: Radio Frequency: Tần số vô tuyến.
- Pilot Frequency: Tần số lái.
- Tone Guard : Tần số âm thường trực.
- Command: Lệnh.
- AGC: Automatic Gain Controller - Bộ điều khiển tự động hệ số khuếch đại.
- Indoor: Thiết bị lắp đặt trong nhà.
- Outdoor: Thiết bị lắp đặt ngoài trời.
- Modem: Modulation and Demodulation: Thiết bị điều chế và giải điều chế.
- SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) : Hệ thống giám sát,
điều khiển và thu thập dữ liệu vận hành của HTĐ và truyền về hệ thống máy
tính trung tâm để xử lý tại các Trung tâm điều độ.
- BER: Bit Error Rate - Tỷ lệ lỗi bit.
- SDH: Synchronous Digital Hierarchy : Phân cấp số đồng bộ.
- PCM: Pulse Code Modulation - Điều chế xung mã.
- PCM-30: Thiết bị ghép/phân kênh dung lượng 30 kênh kiểu PCM.
- DDF: Digital Distribution Frame - Giá phân phối kênh, luồng.
- EOW: Engineering Order Wire - Kênh nghiệp vụ.
- DCC: Data Communication Channel - Kênh thông tin số liệu.

7
Điều 3. Hướng dẫn thực hiện

1. Các đơn vị khi tiến hành Giám sát thi công và nghiệm thu các công trình
TBA 110kV, 220kV, 500kV xây dựng mới cũng như cải tạo, mở rộng căn
cứ Qui định này để thực hiện Giám sát thi công và nghiệm thu. Các nội
dung giám sát, nghiệm thu được lập thành phiếu nghiệm thu gồm danh
mục kiểm tra cụ thể phù hợp với đặc thù của công trình (qui mô và thiết
bị được sử dụng…) để tiến hành nghiệm thu. Kết luận “đạt” hay “không
đạt” cho mỗi nội dung căn cứ theo cơ sở nêu ở mục 3 và các tiêu chuẩn
và qui phạm áp dụng cho ở mục 4 điều này. Phiếu này sẽ là phụ lục của
biên bản nghiệm thu giữa các bên tham gia nghiệm thu.
2. Danh mục kiểm tra giám sát, nghiệm thu phần xây dựng và một số thiết
bị đang sử dụng hiện tại cho trong phụ lục 1, 2, 3. Đối với mỗi công trình
cụ thể nếu thiết bị sử dụng trong trạm không có trong phụ lục, tham khảo
các danh mục này để lập danh mục phù hợp.
3. Giám sát thi công và nghiệm thu được thực hiện trên cơ sở Hồ sơ Thiết kế
cơ sở, thiết kế Bản vẽ thi công hoặc Thiết kế kỹ thuật Thi công được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; số lượng và cấu hình thiết bị, các chỉ tiêu kỹ
thuật của hệ thống thiết bị thể hiện trong Hợp đồng mua sắm thiết bị.
4. Các tiêu chuẩn, tài liệu áp dụng cho công tác nghiệm thu:
4.1 Về quản lý chất lượng công trình
Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
Nghị định số: 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
Nghị định số: 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của chính phủ về Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an
toàn công trình lưới điện cao áp.
TCXDVN-371 (2006) về nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng;
TCVN 5951-1995: Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng.
TCVN 4055-1985: Tổ chức thi công.
TCVN 4252- 1988: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi
công. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
4.2 Về thi công phần móng
TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy
phạm thi công, nghiệm thu.
TCVN 2682-1992: Xi măng pooc lăng.
TCVN 1770-1986: Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.
TCXDVN 302: 2004 Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
8
TCXDVN 325: 2004 Phụ gia hoá học bê tông.
TCVN 5540-1991: Bê tông - Kiểm tra đánh giá độ bền - Quy định chung.
TCVN 4085-1985: Kết cấu gạch đá. Qui phạm thi công và nghiệm thu
TCVN 4447- 1987: Công tác đất. Qui phạm thi công và nghiệm thu
TCXDVN 390 - 2007: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép. Qui
phạm thi công nghiệm thu.
TCVN 5639-1991: Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong-Nguyên tắc cơ bản.
TCXD 79 -1980: Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng
TCXDVN 286: 2003 Đóng và ép cọc-Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCXD 88: 1982 Cọc - Phương pháp thí nghiệm hiện trường.
TCXD 189&190-1996 : Móng cọc tiết diện nhỏ - Tiêu chuẩn thiết kế - Tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCXDVN 327: 2004: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ
chống ăn mòn trong môi trường biển.
TCVN 1765-75: Thép cácbon kết cấu thông thường - Mác thép và yêu cầu
kỹ thuật.
4.3 Về kết cấu thép:
TCXD 170-1989: Kết cấu thép - Gia công lắp ráp và nghiệm thu - Yêu
cầu kỹ thuật.
TCVN 1876-76; TCVN 1915-76; TCVN 1916-76 : Gia công, chế tạo bu
lông đai ốc.
18TCN - 04-92: Phủ kẽm nhúng nóng cột điện.
TCVN – 2001: Thép kết cấu và thép dùng cho xây dựng.
4.4 Về lắp đặt thiết bị và phụ kiện
11TCN -18-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần I – Qui định chung
11TCN -19-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần II - Hệ thống đường
dẫn điện.
11TCN -20-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần III - Trang bị phân phối
và Trạm biến áp.
11TCN -21-2006: Quy phạm trang bị điện - Phần IV - Bảo vệ và tự động
Quy trình vận hành - sửa chữa MBA-1998 ban hành theo Quyết định số
623/ĐVN/KTNĐ ngày 23/5/1997
Quy trình vận hành trạm biến áp 500kV- Bộ Năng Lượng-1994.

9
Nghiệm thu phần điều khiển tích hợp TBA theo Qui định nghiệm thu hệ
thống điều khiển tích hợp TBA (QĐ 09-01-số 513/QĐ-EVN ngày
26/3/2008)
Quy định công tác đóng điện nghiệm thu từ xa các công trình XDCB mới
Qui định trình tự thủ tục đóng điện lần đầu và chạy thử nghiệm thu các công
trình điện (QĐ 09-05).
Các tiêu chuẩn quốc tế và TCVN tham chiếu áp dụng trong hợp đồng mua
bán thiết bị

10
CHƯƠNG II : QUY ĐỊNH TỔ CHỨC GIÁM SÁT NGHIỆM THU

Điều 4. Các căn cứ pháp lý cho công tác giám sát, nghiệm thu

Các Đơn vị, tổ chức cá nhân tham gia giám sát, nghiệm thu phải tuân
thủ Luật xây dựng số: 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, Nghị định của chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/NĐ-CP ngày
16/12/2004, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về việc sửa đổi bổ
sung nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, các thông tư hướng dẫn
thi hành hoặc bổ sung và sửa đổi (nếu có).
Nghiệm thu PCCC tổ chức nghiệm thu căn cứ theo các qui định của luật
PCCC, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành một số điều của Luật PC&CC, thông tư số 04/2004/TT–BCA ngày
31/3/2004 của Bộ công an Hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04/4/2003 của Chính phủ về thiết kế, thẩm duyệt, kiểm tra, giám sát thi công
và nghiệm thu công trình về PCCC.

Điều 5. Quy định về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân tham gia nghiệm
thu
Chịu trách nhiệm trước EVN và pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm
chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng,
sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác.
Các cán bộ và nhân viên tham gia nghiệm thu phải nắm vững qui định này
cũng như các tài liệu pháp lý, qui chuẩn, tiêu chuẩn, qui phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật
và qui trình hiện hành liên quan đến công tác xây lắp và các tài liệu nghiệm thu:
1. Hồ sơ thiết kế.
2. Hồ sơ thi công.
3. Hồ sơ hoàn công.
Ngoài ra phải hiểu rõ các đặc tính kỹ thuật của thiết bị, các bản vẽ và các
hướng dẫn của nhà chế tạo bao gồm các yêu cầu cụ thể về lắp đặt và thí nghiệm
chạy thử.

Điều 6. Quy định trách nhiệm của các bên

Bên A (Ban QLDA ): Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về khối
lượng, chất lượng và tiến độ thi công công trình:
1. Sử dụng vật liệu, thiết bị đúng chủng loại; Thi công đúng thiết kế, đúng qui
trình qui phạm, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, các bản vẽ và các
hướng dẫn của nhà chế tạo; Thực hiện đúng qui trình tiếp nhận, bốc dỡ, bảo
quản, lắp đặt và thí nghiệm chạy thử các thiết bị; Ngoài ra đảm bảo tuân thủ
các qui định về môi trường.
11
2. Chỉ được ký hợp đồng giao nhận thầu xây dựng với các tổ chức tư vấn xây
dựng và nhà thầu xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
theo quy định.
3. Báo cáo định kỳ hàng quí về chất lượng và tiến độ công trình gửi cho chủ
đầu tư (EVN, NPT, …) và cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng theo phân cấp.
Bên B: chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về khối lượng, chất
lượng công trình và tiến độ công trình; Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp
đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công sai thiết kế, sai qui
trình qui phạm, sai tiêu chuẩn kỹ thuật, các bản vẽ và các hướng dẫn của nhà
chế tạo về việc tiếp nhận, bốc dỡ, lắp đặt và thí nghiệm chạy thử của các thiết
bị, gây hư hỏng hoặc sự cố và ô nhiễm môi trường.

Bên C: Được quyền tham gia xem xét trong quá trình thi công, góp ý những
sai phạm của Bên B về sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công sai
thiết kế, sai qui trình qui phạm, sai tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, các bản vẽ
và các hướng dẫn của nhà chế tạo về trang thiết bị cho việc tiếp nhận, bốc dỡ,
lắp đặt và thí nghiệm chạy thử; Báo cho bên A các sai phạm trên để bên A yêu
cầu bên B xử lý và ghi vào nhật ký thi công. Bên C không chịu trách nhiệm về
các sai phạm trong quá trình thi công. Là thành viên của hội đồng nghiệm thu,
chịu trách nhiệm liên đới về các sai phạm, hư hỏng xảy ra do trong quá trình
nghiệm thu không phát hiện được.

Điều 7. Công tác giám sát trong quá trình thi công xây lắp

Ban QLDA tự giám sát thi công hoặc tổ chức tư vấn giám sát thi công (Ban
QLDA ký hợp đồng thuê) phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định và phải có
các bộ phận chuyên trách đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ
thống toàn bộ quá trình thi công xây lắp từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn
thành nghiệm thu và bàn giao toàn bộ công trình.
Nếu Ban QLDA không đủ điều kiện năng lực thực hiện công tác giám sát
thi công phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công thực hiện giám sát một số hạng
mục hoặc toàn bộ dự án thì phải báo cáo chủ đầu tư phê duyệt. Ưu tiên thuê Đơn
vị quản lý vận hành (Bên C) làm tư vấn giám sát nhất là phần lắp đặt, thí nghiệm
hiệu chỉnh và chạy thử các thiết bị của trạm.
Ban QLDA, Tư vấn giám sát thi công tổ chức giám sát 24/24 giờ tại hiện
trường và lập sổ nhật ký giám sát hiện trường. Sổ nhật ký hiện trường là một
trong những tài liệu trong hồ sơ nghiệm thu. Các cá nhân ghi sổ nhật ký hiện
trường phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác của các công việc ghi
trong nhật ký hịên trường.

12
Điều 8. Quy định về trách nhiệm của người giám sát

1. Trách nhiệm của người giám sát liên quan đến toàn bộ các công việc thi
công từ khi khởi công cho đến khi bàn giao công trình; Có mặt khi bất kỳ
công việc nào được tiến hành tại hiện trường để đảm bảo chất lượng đủ về
khối lượng.
2. Quan sát và kiểm tra mọi hạng mục thi công tại hiện trường đảm bảo đủ về
khối lượng, đúng thiết kế, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
3. Đảm bảo rằng qui trình tiếp nhận được tuân thủ. Kiểm tra tài liệu vận
chuyển, danh mục đóng gói và dữ liệu trên bảng tên. Kiểm tra và báo cáo
các hư hỏng hoặc thiếu.
4. Bảo đảm rằng qui trình bảo quản được tuân thủ theo hướng dẫn của nhà chế
tạo; vật tư, thiết bị được cất giữ cẩn thận với các biện pháp bảo vệ khỏi các
hư hỏng.
5. Ghi lại đầy đủ các dữ liệu của bảng tên của thiết bị trong phiếu kiểm tra.
Đảm bảo rằng mọi dữ liệu trên bảng tên đúng với hợp đồng mua sắm thiết
bị.
6. Bảo đảm rằng toàn bộ việc tổ hợp, lắp đặt được thực hiện theo các bản vẽ
và hướng dẫn của nhà chế tạo và các bản vẽ thi công được phê duyệt.
7. Quan sát và kiểm tra việc thực hiện các thí nghiệm và kiểm tra các kết quả
thí nghiệm được ghi vào báo cáo thí nghiệm đúng.
8. Ghi chép đầy đủ nhật ký về các hoạt động xây dựng, lắp đặt, thí nghiệm với
lưu ý đặc biệt đến các vấn đề trục trặc và các biện pháp giải quyết. Bảo đảm
rằng mọi sai sót, hư hỏng trong quá trình thi công đã được xử lý.
9. Hoàn thành các mẫu báo cáo theo như các yêu cầu của hồ sơ nghiệm thu.

Điều 9. Giám sát tác giả của Cơ quan tư vấn

Trong quá trình thi công xây lắp, Cơ quan tư vấn thiết kế phải cử người có
đủ năng lực thường xuyên thực hiện giám sát tác giả gồm những công việc sau:
1. Giải thích cho Ban QLDA và nhà thầu xây lắp về tài liệu thiết kế công
trình để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu của thiết kế.
2. Phối hợp với Ban QLDA, nhà thầu giải quyết các vướng mắc, thay đổi,
phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công theo thẩm quyền quy định.
3. Kiểm tra công tác thi công xây lắp về sự phù hợp với thiết kế được
duyệt. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật
ký hiện trường của Ban quản lý dự án, yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế.
Trường hợp không thực hiện các khuyến cáo, tư vấn thiết kế phải có văn bản
thông báo cho Ban QLDA xử lý và báo cáo chủ đầu tư.
4. Thoả thuận bản vẽ thi công do nhà thầu lập.

13
5. Tham gia nghiệm thu các công trình xây lắp: Các công việc (nếu cần),
chuyển giai đoạn, chạy thử thiết bị, hạng mục công trình và công trình hoàn
thành.

Điều 10. Công tác tổ chức nghiệm thu

Thành lập hội đồng nghiệm thu (HĐNT) các cấp: Theo Quy chế phân cấp
quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Quyết
định số 69/QĐ-EVN-HĐQT ngày 30/01/2008 của Hội đồng quản trị) và tuỳ thuộc
quy mô và tầm quan trọng của từng dự án (theo các qui định hiện hành) để thành
lập các Hội đồng nghiệm thu
1. HĐNT cấp chủ đầu tư (EVN, NPT, Công ty Truyền tải Điện, Công ty
điện lực):

• Do Tổng Giám đốc/ giám đốc của Đơn vị chủ đầu tư quyết định thành
lập. Ban QLDA dự kiến thành phần Hội đồng nghiệm thu, báo cáo
Đơn vị chủ đầu tư ra quyết định thành lập.
• Thành phần HĐNT gồm: Phó Tổng Giám đốc/phó Giám đốc phụ trách
dự án là Chủ tịch; Trưởng Ban QLDA là uỷ viên thường trực; các uỷ
viên là đại diện lãnh đạo Tổng thầu, lãnh đạo các nhà thầu xây lắp,
cung cấp thiết bị, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị, cơ quan tư vấn thiết
kế, giám sát, chủ nhiệm thiết kế, Đơn vị quản lý vận hành/Ban CBSX;
lãnh đạo các Ban chuyên môn của EVN/NPT và Trung tâm điều độ hệ
thống điện quốc gia. Tuỳ từng nội dung nghiệm thu, uỷ viên thường
trực báo cáo Chủ tịch HĐNT cấp EVN/NPT để mời đủ thành phần
HĐNT (không nhất thiết phải mời tất cả).
• Nhiệm vụ của HĐNT: Kiểm tra công tác nghiệm thu của HĐNTCS
theo đồ án thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với các quy định hiện
hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

2. HĐNT cơ sở (HĐNTCS):
• Do Tổng Giám đốc/ giám đốc của Đơn vị chủ đầu tư quyết định thành
lập. Ban QLDA dự kiến thành phần HĐNTCS, báo cáo Đơn vị chủ đầu
tư ra quyết định thành lập.
• Thành phần HĐNTCS gồm: Trưởng Ban QLDA là Chủ tịch, một Phó
Trưởng Ban QLDA ủy viên thường trực và lãnh đạo Ban điều hành của
Tổng thầu, lãnh đạo các nhà thầu xây lắp, cung cấp thiết bị, nhà thầu tư
vấn thiết kế, giám sát, chủ nhiệm thiết kế, Đơn vị quản lý vận hành/
Ban CBSX... là uỷ viên.
• Nhiệm vụ chính của HĐNTCS:
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng theo Điều 26
– NĐ209 và mục 7- Điều 1 – NĐ49 làm cơ sở báo cáo HĐNT cấp
trên.
14
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu nghiệm thu và làm báo cáo kết quả nghiệm
thu của mình để HĐNT cấp trên xem xét, tổ chức nghiệm thu hoặc
kiểm tra.
- Trực tiếp báo cáo giải trình khi HĐNT cấp trên kiểm tra hoặc nghiệm
thu.
3. Ban nghiệm thu kỹ thuật:
• Do Trưởng Ban QLDA quyết định thành lập.
• Thành phần Ban nghiệm thu kỹ thuật: gồm cán bộ kỹ thuật của A-B-C-
TV giám sát tác giả, tư vấn giám sát thi công, Ban CBSX. Ban nghiệm
thu kỹ thuật do lãnh đạo phòng kỹ thuật của Ban quản lý dự án làm
Trưởng ban (Chi tiết xem Điều 25, NĐ209).
• Nhiệm vụ:
- Nghiệm thu bộ phận công trình và chuyển giai đoạn thi công xây lắp
theo Điều 25, NĐ209. Đối với hạng mục PCCC thì tổ chức nghiệm thu
theo quy định hiện hành về PCCC (Nghị định 35/2003/NĐ-CP và Thông
tư số 04/2004/I-BCA).
- Làm báo cáo kết quả nghiệm thu của mình cho HĐNTCS

4. Tiểu Ban nghiệm thu kỹ thuật:


• Do Trưởng Ban QLDA quyết định thành lập.
• Thành phần Ban nghiệm thu kỹ thuật gồm: Các cán bộ kỹ thuật giám sát
của Ban QLDA (hoặc tư vấn giám sát), cán bộ giám sát thi công của
Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu), cán bộ kỹ thuật thi
công trực tiếp của nhà thầu và giám sát tác giả (nếu cần).
• Nhiệm vụ của Tiểu ban nghiệm thu kỹ thuật: Nghiệm thu các công việc:
Nền móng, khối đổ bê tông, công tác che khuất, quá trình lắp đặt các
thiết bị, các chi tiết trong hệ thống thiết bị ... theo Điều 24, NĐ209.

Điều 11. Nghiệm thu công việc

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng :


a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây lắp;
b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Ban QLDA phê duyệt và những thay
đổi thiết kế đã được chấp thuận ;
c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng ;
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng ;
đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị công nghệ
được thực hiện trong quá trình xây dựng ;
e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Ban QLDA và các văn bản khác
có liên quan đến đối tượng nghiệm thu ;
g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công
xây dựng.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu :

15
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường : công việc xây dựng, lắp
đặt thiết bị tại hiện trường ;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây
dựng phải thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình ;
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so
với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật ;
d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu
được lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 4A NĐ209. Những người trực
tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu.
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu :
Theo quyết định thành lập Tiểu ban nghiệm thu kỹ thuật.

Điều 12. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 11 của
Quy định này và các kết quả thí nghiệm khác;
b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng,
giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;
c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công và tài
liệu mô tả địa chất hố móng;
d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công
xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây
dựng tiếp theo ;
e) Báo cáo chất lượng công tác xây lắp của nhà thầu thi công xây lắp, của
tư vấn thiết kế.
2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường : bộ phận công trình xây
dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây
dựng đã thực hiện;
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;
d) Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình
được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm
thu được lập thành biên bản (tham khảo theo mẫu quy định tại Phụ lục 5A
NĐ209).
3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu :
Theo quyết định thành lập Ban nghiệm thu kỹ thuật.

16
Điều 13. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình hoàn
thành đưa vào sử dụng

1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công
trình xây dựng đưa vào sử dụng:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy định này;
b) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động hệ thống thiết bị;
c) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
d) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công
trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;
đ) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
phòng chống cháy, nổ; vệ sinh môi trường ;
e) Báo cáo chất lượng công trình xây lắp của nhà thầu, của tư vấn thiết kế,
của Ban chuẩn bị sản xuất, của Ban QLDA.

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng :
a) Kiểm tra hiện trường;
b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;
c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, thao tác thử toàn bộ hệ thống thiết bị;
d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường, an toàn vận hành của các thiết bị
nâng;
đ) Kiểm tra quy trình vận hành, xử lý sự cố và quy trình bảo trì công trình
xây dựng;
e) Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử
dụng, lập Biên bản nghiệm thu (tham khảo theo mẫu tại Phụ lục số 6, 7 NĐ209).

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:


Theo quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở

4. Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý
để Ban QLDA làm thủ tục bàn giao công trình đưa vào khai thác sử dụng, quyết
toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.
5. Các dự án có thầu phụ hoặc có các nhà thầu liên danh thì HĐNTCS chỉ
nghiệm thu bộ phận công trình, chuyển giai đoạn thi công, hạng mục công trình,
công trình hoàn thành... với nhà thầu chính hoặc Tổng thầu.
6. Ban QLDA chịu trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ tài liệu hoàn thành xây
dựng công trình theo quy định của Nhà nước về lưu trữ hồ sơ.

17
CHƯƠNG III: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Điều 14. Quản lý chất lượng công trình xây dựng của Ban QLDA

Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, Ban QLDA phải thực hiện các
công việc sau:
1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:
a. Kiểm tra các điều kiện đủ để đảm bảo khởi công công trình (Theo Điều 72
Luật xây dựng):
- Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hoàn thành việc đền bù giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sử
dụng đất theo quy định của pháp luật, phù hợp với Tiêu chuẩn bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Thủ tướng Chính phủ/ Bộ
Công Thương/ HĐQT EVN/ HĐQT Công ty cổ phần).
- Thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp chưa có thiết kế kỹ thuật và Tổng dự toán được duyệt thì phải có thiết
kế và dự toán của hạng mục khởi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có
hợp đồng giao nhận thầu xây lắp hợp pháp.
b. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án. Bộ phận
giám sát chất lượng gồm những người có đủ năng lực theo quy định:
- Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành. Có chứng chỉ hành nghề do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
- Có kinh nghiệm công tác đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên.
- Nắm vững thiết kế, các điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu của các
công trình, các tiêu chuẩn sử dụng thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình.
c. Kiểm tra điều kiện năng lực xây dựng của các nhà thầu xây dựng (thầu
chính/ tổng thầu, thầu phụ/ các nhà thầu liên danh).
d. Thẩm tra và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.
Thiết kế bản vẽ thi công do Ban QLDA thẩm tra, ra quyết định phê duyệt và
đóng dấu vào bản vẽ trước khi giao cho nhà thầu.
Trường hợp nhà thầu lập Thiết kế bản vẽ thi công thì chuyển cho tư vấn thiết
kế chính thẩm định, kiểm tra và thoả thuận sau đó Ban QLDA thẩm tra phê duyệt
e. Trường hợp khi lập TKBVTC có thay đổi về qui mô, công năng, hiệu quả
của các hạng mục so với thiết kế kỹ thuật được duyệt thì Ban QLDA phải trình
cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
2. Giai đoạn thực hiện thi công:
a. Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây lắp phù
hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng; các qui trình về
phương án tự kiểm tra chất lượng của nhà thầu xây dựng, các phòng thí nghiệm
hợp chuẩn: Phòng thí nghiệm xây dựng, phòng thí nghiệm cơ lý đất đá...
b. Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công, về nhân lực của nhà thầu xây
dựng được chọn so với hồ sơ dự thầu. Trường hợp các dự án chỉ định thầu, kiểm

18
tra thiết bị, nhân lực của nhà thầu so với thiết bị và nhân lực được nêu trong hồ sơ
thiết kế kỹ thuật của dự án và hồ sơ năng lực của nhà thầu.
c. Kiểm tra vật liệu, cấu kiện sản phẩm xây dựng tại hiện trường bằng cách
xem xét và thông qua chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất và kết quả thí nghiệm
do các phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
Các vật liệu đưa vào sử dụng cho các công trình phải rõ xuất xứ, nguồn gốc
và phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của công trình.
d. Kiểm tra thiết bị công nghệ trước khi lắp đặt vào công trình thông qua
chứng chỉ chất lượng của nơi sản xuất thiết bị và kết quả kiểm định chất lượng
thiết bị do các tổ chức có tư cách pháp nhân được Nhà nước quy định thực hiện.
Thiết bị lắp đặt phải đúng nguồn gốc, xuất sứ và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết
kế/ hợp đồng đã ký kết.
e. Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho công trình và
sự an toàn cho các công trình ở vùng lân cận do nhà thầu lập.
f. Giám sát chất lượng, kiểm tra khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc
(xây, lắp) từng bộ phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình và công
trình để thực hiện nghiệm thu công trình.
g. Tổ chức kiểm định đối chứng chất lượng sản phẩm xây dựng khi thấy cần
thiết. Số lượng lấy mẫu kiểm định không được vượt quá 5% số lượng mẫu theo
quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật và không ít hơn 3 mẫu. Trưởng ban QLDA
quyết định phê duyệt Đề cương kiểm định đối chứng chất lượng sản phẩm xây
dựng của từng hạng mục cụ thể trước khi thực hiện.
h. Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công từng công việc, từng bộ phận, từng
giai đoạn, từng hạng mục công trình và công trình đưa vào sử dụng.
i. Chủ trì phối hợp với nhà thầu tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công (nếu
có) giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công theo sự phân cấp của
EVN.
k. Khi phát hiện thiết bị thi công, nhân lực, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ không phù hợp với hợp đồng giao
nhận thầu thì được quyền:
- Yêu cầu nhà thầu xây dựng phải sử dụng thiết bị thi công, nhân lực theo
đúng cam kết đã nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây lắp;
- Không cho phép đưa vào sử dụng trong công trình những vật liệu, cấu
kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng,
quy cách; không phù hợp với công nghệ; chưa qua kiểm tra, kiểm định.
- Dừng thi công và lập biên bản khi nhà thầu vi phạm các điều kiện đảm bảo
chất lượng công trình, an toàn thi công xây lắp và vệ sinh môi trường.
- Từ chối nghiệm thu các sản phẩm của thi công xây lắp, chạy thử thiết bị
không đảm bảo chất lượng. Lý do từ chối phải thể hiện bằng văn bản gửi cho nhà
thầu.
l. Trước khi nghiệm thu những công việc, bộ phận, hạng mục công trình,
công trình nếu phát hiện các dấu hiệu không đảm bảo chất lượng thì Ban QLDA
phải thuê tư vấn kiểm định chất lượng đánh giá làm cơ sở nghiệm thu.

19
m. Lập báo cáo về chất lượng công trình xây dựng, hồ sơ và tài liệu nghiệm
thu trước khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị chạy thử,
tổng hợp nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành trình
EVN/NPT và Hội đồng nghiệm thu các cấp.
n. Đôn đốc nhà thầu theo dõi tình hình thời tiết trong suốt quá trình thi công,
tổ chức công tác dự báo khí tượng thủy văn phục vụ thi công nhằm đảm bảo tiến
độ, chất lượng và an toàn cho công trình, đặc biệt trong mùa mưa bão.

Điều 15. Quy định về danh mục các văn bản pháp lý và tài liệu kỹ thuật
trong hồ sơ nghiệm thu (các văn bản pháp lý và tài liệu kỹ thuật trong hồ sơ
nghiệm thu hoàn thành phải là bản gốc)

STT Tên tài liệu Mã số Ngày nhận Ghi chú


1 Dự án đầu tư xây dựng công trình
đã được phê duyệt
2 Hồ sơ đất đai: Các văn bản pháp lý
về sử dụng đất đai, các tài liệu đền
bù, giải phóng mặt bằng đã được
các cơ quan hữu quan phê duyệt
(danh sách đền bù giải toả, danh
sách ký nhận tiền đền bù đúng,
đủ…)

3 Hồ sơ đánh giá tác động môi


trường
4 Hồ sơ khảo sát của công trình đã
được duyệt

5 Hồ sơ thiết kế của công trình đã


được duyệt và các văn bản cho
phép hiệu chỉnh
6 Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị.
7 Các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn lắp
đặt, vận hành, bảo dưỡng và biên
bản thí nghiệm xuất xưởng các
thiết bị của Nhà chế tạo.

8 Các phiếu kiểm tra chất lượng của


vật tư phụ kiện trước khi đưa vào
sử dụng cho công trình
9 Các biên bản thí nghiệm thiết bị

20
trong và sau khi lắp đặt tại hiện
trường
10 Hệ thống PCCC được cơ quan nhà
nước phê duyệt; Các biên bản kiểm
tra việc thi công lắp đặt thiết bị
PCCC theo như đã được phê duyệt.
11 Hồ sơ thi công
12 Hồ sơ hoàn công
13 Danh sách các tổ chức tư vấn thiết
kế, tư vấn giám sát thi công, các tổ
chức thầu xây lắp tham gia xây
dựng công trình ( nhà thầu chính,
phụ) và phần việc hoặc hạng mục
công trình do tổ chức đó thực hiện

Điều 16. Quản lý chất lượng đối với công tác nhận hàng

1. Thiết bị công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài:


- Kiểm tra đánh giá hình thức bên ngoài như bao bì, đóng kiện... trường
hợp có nghi ngờ về chất lượng trong quá trình vận chuyển phải tổ chức kiểm tra
theo điều khoản hợp đồng đã ký kết, yêu cầu nhà cấp hàng mở niêm phong kiểm
tra có chứng kiến của cơ quan giám định và lập biên bản giám định.
- Kiểm tra tính phù hợp của thiết bị đối với hợp đồng như: Chứng chỉ
xuất xưởng, nguồn gốc xuất xứ, các chứng chỉ kiểm tra, thí nghiệm....
2. Thiết bị, kết cấu thép gia công trong nước: Ngoài việc tiến hành các thủ
tục như đối với hàng nhập khẩu còn phải kiểm tra tính phù hợp của vật liệu gia
công chế tạo (như xuất xứ, loại mác, các chỉ tiêu kỹ thuật....) thiết bị hoặc kết
cấu so với các quy định đã ghi trong tài liệu thiết kế hoặc hợp đồng gia công chế
tạo.
3. Khi kiểm tra phát hiện thấy có hư hỏng hoặc có sự không phù hợp với
yêu cầu kỹ thuật hoặc hợp đồng đã ký kết thì phải:
- Trường hợp những hư hỏng nhỏ, không ảnh hưởng tới chất lượng sử
dụng, vận hành và có thể khắc phục được phải yêu cầu nhà cấp hàng sửa chữa,
khắc phục ngay các hư hỏng bằng kinh phí của họ, sau sửa chữa phải có biên
bản nghiệm thu đánh giá chất lượng công tác sửa chữa và chất lượng thiết bị.
- Trường hợp không thể khắc phục sửa chữa được, phải lập biên bản, kiên
quyết từ chối và yêu cầu nhà cấp hàng (nhà thầu) đưa ra khỏi công trường và
phải cấp bù thiết bị khác cùng loại, nhưng không được làm ảnh hưởng tới tiến độ
xây lắp. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí phát sinh và chi phí phạt chậm tiến độ
xây lắp (nếu việc thay thế làm chậm tiến độ) theo hợp đồng. Trường hợp
21
chưa vận chuyển ra khỏi công trường được ngay nhà cấp hàng phải có cam kết
thời hạn vận chuyển.

Điều 17. Quản lý thiết bị lưu kho bãi

1. Tất cả các thiết bị và kết cấu cơ khí trong quá trình lưu kho bãi chờ đưa
lắp đặt phải được bảo quản theo đúng quy trình hướng dẫn của nhà máy chế tạo
và các quy định khác của Nhà nước.
2. Trường hợp lưu kho bãi dài ngày phải tổ chức bảo dưỡng định kỳ theo
hướng dẫn của nhà máy chế tạo.

Điều 18. Quản lý chất lượng trong quá trình tổ hợp và lắp đặt

1. Vật tư, thiết bị do Chủ đầu tư giao cho nhà thầu xây lắp phải được sử
dụng đúng mục đích đã ghi trong tài liệu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Nghiêm cấm
việc sử dụng thiết bị công nghệ của dự án dưới bất kỳ hình thức nào sai mục đích
đã ghi trong thiết kế.
2. Thiết bị công nghệ trước khi đưa vào lắp đặt phải có biện pháp thi công
phù hợp được Chủ đầu tư (hoặc đại diện Chủ đầu tư) thỏa thuận hoặc phê duyệt.
3. Nhà thầu lắp máy bảo đảm rằng toàn bộ được thực hiện việc tổ hợp và
lắp đặt theo các bản vẽ và tài liệu hướng dẫn hoặc chuyên gia của nhà máy chế tạo
(nếu có) và theo biện pháp thi công đã được phê duyệt; Thực hiện các thí nghiệm,
hiệu chỉnh trong khi lắp đặt theo qui định tại Điều 20 quy định này.
4. Sau khi hoàn thành công tác lắp đặt, nhà thầu xây lắp phải lập bản vẽ
hoàn công trước khi nghiệm thu và trình HĐNT theo quy định về công tác lập
hoàn công đã ghi tại Điều 19 quy định này.
5. Công tác nghiệm thu đối với từng công việc, từng giai đoạn; nghiệm thu
công tác tổ hợp, lắp đặt, chạy thử đơn động, liên động, không tải, có tải... (tham
khảo biên bản nghiệm thu tại phụ lục số 4B, NĐ209). Căn cứ để nghiệm thu thực
hiện theo quy định tại Điều 12 của quy định này. Nội dung nghiệm thu theo các
danh mục được lập tại các phiếu nghiệm thu.
6. Trước khi đưa vào vận hành nối lưới phải có chương trình thí nghiệm
hợp bộ, có thoả thuận với Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) và được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Ban QLDA phải chịu trách nhiệm biên soạn, ban hành Quy trình vận
hành và xử lý sự cố cho tất cả các thiết bị công nghệ trước khi đưa vào vận hành
chính thức.

Điều 19: Qui định về bản vẽ hoàn công

Nhà thầu xây dựng phải lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành nghiệm
thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và

22
công trình đưa vào sử dụng theo qui định hiện hành (điều 27 Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004):
1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng
hoàn thành, trong đó thể hiện toàn bộ thay đổi so với thiết kế và tình trạng lắp đặt
thực tế cuối cùng được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt.
Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
Bản vẽ hoàn công có ghi ở dưới các số liệu thiết kế những số liệu tương ứng đã
thi công ở thực tế (kích thước, trục, mốc, cao trình, địa chất...).
2. Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận
công trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của
thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ
phận công trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải
ghi rõ họ tên, chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp
luật của nhà thầu thi công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Người giám sát thi
công xây dựng của Ban QLDA và tư vấn giám sát thi công (nếu có) ký tên xác
nhận. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để nghiệm thu và thực hiện bảo hành và bảo trì.
Trường hợp có thầu phụ hoặc có các nhà thầu liên danh, bản vẽ hoàn công
phải có xác nhận ghi rõ họ tên và đóng dấu của thầu chính hoặc tổng thầu.

Điều 20. Qui định về thí nghiệm

Khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm thiết bị tr-íc khi ®-a vµo vËn
hµnh được lấy theo nhµ chÕ t¹o thiÕt bÞ (biên bản thí nghiệm xuất
xưởng) và qui định hiện hành:
1. Tiêu chuẩn “Khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm, nghiệm thu, bàn giao
các thiết bị điện ” (tiêu chuẩn này hiện đang được MOIT hiệu chỉnh bổ
sung)
2. Văn bản số 3075 /CV-EVN-KTLĐ ngày 14/7/2003 và các văn bản khác
có liên quan của EVN
3. Tiêu chuẩn thí nghiệm được lấy theo số liệu thí nghiệm xuất xưởng và
tiêu chuẩn chế tạo được qui định tại hợp đồng mua sắm thiết bị.
Người giám sát phải ký các báo cáo thí nghiệm chính thức của đơn vị thí
nghiệm xác nhận rằng các thí nghiệm thực sự đã được thực hiện và các số liệu đã
được ghi chép chính xác.
Người giám sát không có trách nhiệm ghi chép hoặc diễn giải các kết quả thí
nghiệm. Người giám sát chỉ cần xác nhận rằng các thí nghiệm đã được thực hiện
và đơn vị thí nghiệm đã ghi chép đúng các dữ liệu. Nếu người giám sát phát hiện
bất kỳ quá trình thí nghiệm hoặc ghi kết quả không đúng, phải báo cáo cho người
có trách nhiệm.
Trách nhiệm của đơn vị thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị là thực hiện đầy đủ
khối lượng thí nghiệm theo phương pháp thí nghiệm đúng, điền đầy đủ các báo

23
cáo thí nghiệm chính thức và ký duyệt trước khi chuyển cho bên nhận thiết bị, cụ
thể:
1. Thông báo cho đơn vị tiếp nhận vận hành trước khi bắt đầu bất cứ thí
nghiệm nào
2. Thực hiện tất cả các thí nghiệm được khuyến cáo bởi nhà chế tạo thiết bị
và được qui định bởi EVN.
3. Biên bản của tất cả các thí nghiệm phải được ghi rõ các dữ liệu trên bảng
tên, thời gian, nhân viên thực hiện thí nghiệm, thiết bị hoặc vật tư được
thí nghiệm và các kết quả các thí nghiệm đã thực hiện.
4. Cung cấp các bản sao của các biên bản thí nghiệm cho đơn vị tiếp nhận
vận hành.
5. Thực hiện thí nghiệm lại những hạng mục thí nghiệm mà thành viên của
hội đồng nghiệm thu nghi ngờ kết quả thí nghiệm không đúng hoặc
không đảm bảo sai số với biên bản xuất xưởng.
6. Có trách nhiệm thay thế hoặc phục hồi nguyên trạng mọi thiết bị hoặc
vật tư hư hỏng do các thủ tục thí nghiệm sai hoặc dụng cụ thí nghiệm
không đúng.

Điều 21. Quy định về khối lượng cần nghiệm thu

I. Phần xây dựng:


Mặt bằng trạm: San lấp, cao độ, nền móng, cấp nước, thoát nước, quy cách rải
đá.
Xây dựng Cổng, hàng rào, bờ kè, taluy…
Xây dựng nhà điều hành, nhà bảo vệ, nhà chờ ca, nhà phân phối, nhà bơm
chữa cháy, nhà để máy phát Diezel, ...
Lắp đặt hệ thống điện trong nhà: Quạt trần, Máy điều hòa, quạt thông gió, đèn
chiếu sáng, ổ cắm.
Lắp đặt các thiết bị nhà vệ sinh, phòng ăn.
Lắp đặt hệ thống cấp nước (nước sinh hoạt, nước cứu hoả)
Lắp đặt hệ thống thoát nước (nước vệ sinh, nước mưa)
Hệ thống tiếp địa
Hệ thống mương cáp
Hệ thống chiếu sáng ngoài trời
Móng cột cổng, cột thu sét,…
Móng thiết bị (MBA, MC, DCL , TU, TI, CS, sứ đỡ, tủ …)
Hố thu dầu sự cố, đường thoát dầu, bể chứa dầu chung
Bể chứa nước chữa cháy
Hệ thống đường giao thông nội bộ

24
II. Phần điện:
THIẾT BỊ NHẤT THỨ
Cột thu sét, cột chiếu sáng, cột cổng, đấu nối nhất thứ …
Hệ thống chống sét đánh trực tiếp: dây chống sét, kim thu sét
Kéo dây nội bộ trạm (thanh cái, các cột cổng, xuống thiết bị, nội bộ ngăn lộ)
Lắp đặt giá đỡ thiết bị
Lắp đặt thiết bị:
- MBA và tủ nội bộ;
- Chống sét
- Máy cắt và tủ nội bộ
- Dao cách ly, dao tiếp địa và tủ nội bộ
- Biến dòng điện và hộp đấu dây
- Biến điện áp và tủ nội bộ
- Sứ đỡ, sứ treo
Biên bản thí nghiệm tất cả các thiết bị đạt yêu cầu

HỆ THỐNG NHỊ THỨ, AC, DC:


Lắp đặt tủ bảng điện (trong nhà ngoài sân, tủ trung gian trên thiết bị)
Tủ bảng điện AC và đấu nối nội bộ (thiết bị, số lượng, kỹ thuật đấu nối)
Tủ chỉnh lưu
Acqui
Tủ bảng điện DC và đấu nối nội bộ (thiết bị, số lượng, kỹ thuật đấu nối)
Các tủ điều khiển (thiết bị, số lượng, kỹ thuật đấu nối, điều khiển liên động)
Các tủ bảo vệ (thiết bị, số lượng, kỹ thuật đấu nối)
Các tủ Trung gian (thiết bị, số lượng, kỹ thuật đấu nối)
Đi cáp
Hệ thống SCADA.
Đấu nối liên kết các tủ bảng điện
Thử thao tác chuyển mạch các tủ bảng điện
Thử thao tác chuyển logic các mạch điện, các ngăn lộ…
Kiểm tra chỉnh định relay, thử relay tác động đúng, đủ
Hệ thống PCCC
Hệ thống đường ống, thiết bị phụ kiện trên đường ống
Bể chứa nước chữa cháy
Các thiết bị: máy bơm điện, máy bơm dùng nhiên liệu (Diezel…)
Máy bơm bù
Hệ thống báo khói
Hệ thống báo lửa
Hệ thống còi báo động
Chạy thử toàn hệ thống.

25
III. Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông:

Hệ thống tiếp địa và chống sét phòng máy thông tin


Tổng đài nội bộ
Thiết bị nguồn cung cấp AC, DC
Thông tin tải ba
Thông tin vi ba
Thiết bị truyền dẫn quang SDH và thiết bị ghép kênh

IV. Hệ thống Camera quan sát

Điều 22. Các nội dung kiểm tra nghiệm thu thiết bị trước khi đưa vào vận
hành

C¸c nội dung kiÓm tra chính sau ph¶i ®-îc thùc hiÖn
khi ®-a vµo vËn hµnh:
1. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c b¸t sø c¸ch ®iÖn xem cã bÞ
vì hoÆc h- háng. C¸c b¸t sø c¸ch ®iÖn ®-îc lau
s¹ch tr-íc khi ®ãng ®iÖn.
2. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c d©y dÉn thanh c¸i vµ c¸c
l¾p r¸p bao gåm ®é xiÕt chÆt cña bu-l«ng, t-a d©y
dÉn, ®é vâng ®óng, thø tù pha ®óng...
3. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c kÕt cÊu thÐp x©y dùng bao
gåm xiÕt chÆt bu l«ng, líp m¹ kÏm, vµ viÖc nèi
®Êt
4. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c bÒ mÆt thiÕt bÞ xem cã bÞ
søt mÎ hoÆc h- háng.
5. KiÓm tra kho¶ng trèng pha vµ ®Êt trªn tÊt c¶
kho¶ng lµm viÖc thanh c¸i vµ gi÷a c¸c bé phËn
mang ®iÖn cña tÊt c¶ thiÕt bÞ vµ c«ng tr×nh hoÆc
thiÕt bÞ mang ®iÖn thÕ ®Êt kh¸c.
6. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c dao c¸ch ly ®èi víi phÇn
x©y dùng chung, sù th¼ng hµng, tÝnh ch¾c ch¾n vËn
hµnh, kho¶ng trèng, kho¸ liªn ®éng c¬ khÝ thao
t¸c vµ sù ho¹t ®éng ®óng cña bÊt cø ®éng c¬
truyÒn ®éng c¬ khÝ nµo.
7. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c m¸y c¾t ®èi víi phÇn x©y
dùng chung, vËn hµnh ®óng vµ th¼ng hµng, ¸p lùc
vµ mËt ®é SF6 phï hîp, sù ho¹t ®éng ®óng cña hÖ
thèng thao t¸c b»ng khÝ hoÆc lo¹i kh¸c, ghi nhËn
sè lÇn thao tác vµ sè lÇn ch¹y m¸y nÐn...
8. KiÓm tra chøc n¨ng tÊt c¶ c¸c m¹ch r¬ le b¶o vÖ
vµ ®iÒu khiÓn. TÊt c¶ c¸c ®i d©y ph¶i ®-îc kiÓm
tra ®óng víi c¸c b¶n vÏ, c¸c hµng kÑp ®-îc lµm
®óng vµ d©y dÉn ®óng vµ cã l¾p ®Æt thÎ c¸p. KiÓm

26
tra các m¸y c¾t đóng cắt ®óng, phèi hîp thiÕt bÞ, chØ
thÞ, vµ các chøc n¨ng ho¹t ®éng.
9. C¸c hÖ thèng r¬ le cña ®-êng d©y truyÒn t¶i vµ
thiÕt bÞ th«ng tin liªn l¹c t-¬ng øng nªn ®-îc
kiÓm tra tõ ®Çu cuèi ®Ó ®¶m b¶o c¾t xa vµ phèi
hîp ®óng. ViÖc c¾t ®óng các MC, c¸c møc tÝn hiÖu
th«ng tin liªn l¹c, c¸c tÇn sè, chØ thÞ, vµ c¸c
chøc n¨ng ho¹t ®éng phải ®-îc kiÓm tra l¹i.
10. KiÓm tra điÒu khiÓn xa, ®o l-êng xa, vµ chØ thÞ
th«ng qua SCADA.
11. KiÓm tra c¸c m¹ch hoµ ®ång bé vµ ho¹t ®éng cña
cét hoµ.
12. KiÓm tra ho¹t ®éng ®óng cña c¸c thiÕt bÞ t¹i
tr¹m, bao gåm chøc n¨ng ho¹t ®éng, c¸c thao t¸c
tù ®éng chuyÓn ®æi ®óng, ho¹t ®éng cña thiÕt bÞ
c¾t ®iÖn ¸p thÊp...
13. §¶m b¶o giao diÖn ®óng víi nhµ m¸y ®iÖn, hÖ
thèng bï tÜnh, hoÆc l-íi ®iÖn kh¸c nÕu cã. KiÓm
tra các thao tác m¸y c¾t thực hiện tốt, các chØ thÞ, ®o
l-êng vµ chøc n¨ng ho¹t ®éng ®óng.
14. KiÓm tra điÖn ¸p vµ thø tù pha ®óng tr-íc khi
®ãng mét m¸y biến áp lùc lÇn ®Çu tiªn.
15. KiÓm tra ho¹t ®éng cña bé chuyÓn nÊc biÕn ¸p
dưới t¶i (OLTC) ®èi víi tÊt c¶ c¸c phương thức vËn
hµnh, bao gåm: tõ xa, t¹i chç, tù ®éng, b»ng
tay, vµ vËn hµnh riªng biÖt vµ tæ hîp ®èi víi tæ
m¸y biÕn ¸p mét pha.
16. KiÓm tra møc dÇu trªn tÊt c¶ thiÕt bÞ cã dÇu,
bao gåm c¸c m¸y biÕn ¸p, c¸c ®iÖn kh¸ng, c¸c m¸y
biÕn dßng, c¸c m¸y biÕn ®iÖn ¸p, m¸y biÕn ®iÖn
¸p kiÓu tô vµ c¸c m¸y c¾t.
17. KiÓm tra tÊt c¶ c¸c qu¹t vµ c¸c ®ång hå ®o vËn
hµnh ®óng tèc ®é vµ chiÒu quay.
18. §o cường độ điện trường vµ tiÕng ån nghe ®-îc cho
c¸c tr¹m siêu cao áp ®¶m b¶o phï hîp víi c¸c tiêu chuẩn
hiện hành.
19. Kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống PCCC. Đặt hệ thống PCCC
sẵn sàng làm viêc trước khi đóng điện xung kích.
20. Sau tÊt c¶ c¸c thÝ nghiÖm vµ kiÓm tra, thực hiện
®ãng ®iÖn tõng phÇn tr¹m biÕn ¸p vµ ®Ó ngâm ®iÖn
trong thêi gian 72 giờ tr-íc khi ®-a vµo vËn hµnh
đối với các công trình xây dựng mới, cho phép thời gian ngâm điện ít
hơn đối với các công trình cải tạo, nâng cấp trạm, trường hợp đặc biệt do
yêu cầu cấp thiết của phụ tải nếu chỉ thay thế MBA tới 110kV có thể cho
phép MBA mang tải ngay sau khi đóng xung kích.
27
Điều 23: Quy định về giám sát thi công nghiệm thu Hệ thống PCCC trạm

1. Toàn bộ nội dung công tác PCCC cho các công trình điện được xây dựng
mới tuân theo Qui định ‘Thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy
cho các dự án xây dựng các công trình điện’ ban hành theo Quyết định số
956/QĐ-EVN ngày 30/05/2008 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
2. Bên A (Ban QLDA) chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu về PCCC theo quy định
tại mục VI của Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/03/2004 hướng
dẫn thi hành Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 để phục vụ
nghiệm thu về PCCC.
3. Công tác giám sát thi công và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
phải tuân thủ theo Điều 17 và Điều 18 Nghị định 35/NĐ-CP ngày
04/04/2003.

Yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống báo cháy :
* Kiểm tra tĩnh hệ thống báo cháy :
Phương pháp kiểm tra:
i. Các thông số chế tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị được xác định
từ tem nhãn gắn trên thiết bị và chứng chỉ xuất xưởng kèm theo.
ii. Việc lắp đặt các thiết bị căn cứ theo hồ sơ thiết kế và hướng dẫn
lắp đặt của nhà sản xuất.
iii. Kiểm tra thông mạch và điện trở đường dây tín hiệu.
Các phiếu kiểm tra theo các nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Quy
định này.
* Kiểm tra chạy thử hệ thống báo cháy:
- Kiểm tra chạy thử hệ thống báo cháy được thực hiện khi đã hoàn thành các
công việc sau:
i. Đường dây tín hiệu đã được kiểm tra.
ii. Bản vẽ hoàn công, hướng dẫn sử dụng đã được lập.
iii. Tủ trung tâm báo cháy đã được cài đặt chế độ làm việc theo thiết
kế.
- Việc kiểm tra đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt phải được thực hiện
bằng thiết bị thử chuyên dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Số lượng thiết bị
kiểm tra được xác định như sau:
i. Tất cả các đầu báo cháy, trên các kênh hoặc loop.

28
ii. Số nút ấn báo cháy trên một kênh hoặc loop là 20% nhưng không
nhỏ hơn 1.
iii. Tất cả các chuông báo cháy.
- Thời gian kích hoạt các thiết bị báo động của hệ thống không lớn hơn 5
giây tính từ thời điểm đầu báo cháy phát tín hiệu báo động cháy.

Yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm và nghiệm thu hệ thống chữa cháy:
* Yêu cầu chung
- Thiết bị, vật tư trước khi đưa vào công trình và trong suốt quá trình
lắp đặt phải được kiểm tra theo qui định về quản lý chất lượng công
trình của nhà nước.
- Các qui định ở phần này với mục đích chỉ dẫn những biện pháp và
công tác kỹ thuật thử nghiệm hệ thống đã được lắp đặt.
- Các biên bản kiểm tra phải thực hiện theo các qui định hiện hành về
quản lý chất lượng công trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
* Kiểm tra tĩnh các thiết bị chữa cháy
- Các thông tin về thông số chế tạo, đặc tính kỹ thuật của thiết bị
được xác định từ tem nhãn gắn trên thiết bị và chứng chỉ xuất xưởng
kèm theo.
- Việc lắp đặt các thiết bị căn cứ theo hồ sơ thiết kế và hướng dẫn lắp
đặt của nhà sản xuất.
- Trục máy bơm chữa cháy và động cơ nối với nhau bằng khớp các
đăng không yêu cầu phải kiểm tra độ không song và độ lệch tâm.
- Phương pháp kiểm tra độ không song song và độ không lệch tâm
giữa trục máy bơm và trục động cơ phải được thực hiện bằng đồng hồ
so.
- Độ không song song và độ lệch tâm giữa trục máy bơm và trục
động cơ phải nhỏ hơn giá trị cho phép của nhà sản xuất, khe hở giữa hai
mặt bích khớp nối phải trong phạm vi qui định của nhà sản xuất.
- Phương pháp kiểm tra cách điện các cuộn dây, cách điện các pha
phải được thực hiện bằng đồng hồ đo điện trở cách điện.
- Kiểm tra thông mạch bằng đồng hồ đo điện áp (Vmet).
* Kiểm tra chạy thử hệ thống chữa cháy
- Công việc kiểm tra chạy thử máy bơm chữa cháy chỉ được tiến
hành khi đã có đầy đủ các điều kiện sau:
i. Công việc kiểm tra tĩnh máy bơm đã được tiến hành, không còn sai
sót nào phải khắc phục.
29
ii. Có sự hiện diện của chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế,
nhà thầu, nhà cung cấp thiết bị. Nếu không có nhà cung cấp thiết
bị, phải có sự nhất trí của chủ đầu tư.
iii. Nguồn cấp nước chữa cháy đã sẵn sàng,
iv. Đã có nguồn điện cấp đến trạm bơm,
v. Các thiết bị chữa cháy đã được kiểm tra tĩnh.
vi. Hệ thống đường ống đã được thử áp lực.
vii. Máy bơm đã được kiểm tra chạy thử
viii. Bản vẽ hoàn công, hướng dẫn sử dụng đã được lập.
ix. Máy bơm chữa cháy đã được đặt chế độ khởi động.
- Kiểm tra chạy thử hệ thống chữa cháy được thực hiện các công việc sau:
i. Thời gian kích hoạt trễ của hệ thống chữa cháy tự động không
được vượt quá 40 giây sau khi hai kênh thiết bị dò cháy tại khu
vực được bảo vệ bằng giàn phun sương phát tín hiệu báo cháy.
ii. Kiểm tra độ kín đường ống cấp nước chữa cháy.
iii. Hệ thống đường ống và van, van đầu nối họng chờ của hệ thống
cấp nước phòng cháy phải được thử độ kín bằng phương pháp thử
áp lực bằng nước hoặc khí ni tơ, khi có yêu cầu cụ thể của chủ đầu
tư.
iv. Nước sử dụng cho việc thử áp lực phải là nước sạch, không được
sử dụng nước biển, nước có chứa bùn đất để sử dụng cho việc thử
áp lực. Trong trường hợp sử dụng nước nợ để thử áp lực, sau khi
kết thúc việc thử áp lực phải tiến hành xúc rửa sạch đường ống
bằng nước sạch.
v. Áp lực thử có giá trị bằng 1,5 lần áp lực làm việc lớn nhất của hệ
thống, không tính áp lực nước va, nhưng không được nhỏ hơn 14
kg/cm2. Độ sụt áp trên đường ống không lớn hơn 5% so với áp lực
thử sau 2 giờ chịu áp, không bơm thêm nước vào trong đường ống.
Lưu ý: Để việc thử áp lực được chính xác cần phải có biện pháp xả
khí ra khỏi đường ống, nên lắp van có đường kính danh nghĩa D15
ở vị trí cao nhất của đường ống để xả khí.

- Hệ thống đường ống được kết luận là đạt yêu cầu khi thoả mãn tất cả
các điều kiện sau:
i. Không thấy hiện tượng rò rỉ trên bất cứ vị trí nào trên hệ thống
đường ống được thử áp lực.
ii. Không có hiện tượng đường ống bị biến dạng, hay bị dịch chuyển.

30
31
CHƯƠNG IV : TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Điều khoản thi hành

“Quy định Giám sát thi công và nghiệm thu cho các công trình TBA điện áp
110, 220, 500kV” có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Ban, Đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung quy định

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu gặp vướng mắc hoặc phát hiện
thiếu sót, bất cập thì các Ban, Đơn vị, cá nhân có liên quan kịp thời báo cáo EVN
và đề xuất sửa đổi, bổ sung.

32
Phụ lục 1: Phiếu kiểm tra dành cho giám sát thi công

Mã số: XD-1
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra mặt bằng
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Mặt bằng trạm được khoanh vùng đúng

2 Công trường được làm sạch và xới cỏ

3 Đất mượn

4 Đất được đắp và đầm đúng yêu cầu

5 Công trường được làm sạch trước khi làm bề mặt

6 Nền có độ dốc đúng yêu cầu trước khi làm bề mặt

7 Mặt nền được diệt cỏ

8 Vật liệu phủ bề mặt

9 Hàng rào được đặt đúng vị trí

10 Vật liệu làm hàng rào

11 Hàng rào được lắp đặt đúng

Ghi chú:

33
Mã số: XD-….
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị :
Danh mục kiểm tra móng
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

Đào hố móng
1 Vị trí móng đúng

2 Độ sâu hố móng, kích thước chân móng đúng thiết kế

3 Tuân thủ qui trình khi sử dụng chất nổ (nếu sử dụng)

4 Có biện pháp chống sụt khi độ sâu quá 1.5 m và đất liên kết kém

5 Đất thừa được di chuyển cách miệng hố một khoảng an toàn

Phần đáy vững chắc, cát hoặc đất đổ thêm vào phải có độ nén thích
6
hợp

Chuẩn bị đổ bê tông:

Nhận đúng chủng loại xi măng, chất liên kết, cát, các thanh thép lõi
7
của bê tông cùng với các chứng chỉ thích hợp

Các thanh thép không bị gỉ quá mức cho phép, không bị bẩn hoặc
8
dính các chất khác

9 Tất cả các vật liệu được lưu trữ đúng yêu cầu

10 Tất cả nước được loại bỏ khỏi hố móng

11 Kích cỡ và vị trí của lõi thép theo đúng bản vẽ

Đơn vị xây dựng đã chuẩn bị cho việc đổ bê tông, có đầm rung, chất
12
bảo dưỡng bê tông, các dụng cụ hoàn thiện, bơm... tại hiện trường

Cốt liệu bê tông sạch không lẫn tạp chất bên ngoài, ví dụ như các
13
tảng đất sét và những hòn đá lớn...

34
Đổ bê tông:
Việc trộn bê tông được kiểm soát theo lượng nước và cát chính xác,
14
thành phần độ ẩm thích hợp đối với cốt liệu bê tông

Số mẫu thí nghiệm bê tông thích hợp trên một mẻ, mẫu được lưu trữ
15
và bảo dưỡng thích hợp tại công trường trong thời gian 24 giờ

Thí nghiệm độ sụt nằm trong khoảng lớn nhất cho phép theo tiêu
16
chuẩn

Các bulông neo có cỡ và độ dài đúng thiết kế, không bị trầy xước,
17
được nối với lõi thép và đặt đúng vị trí, đúng độ nghiêng

18 Tất cả các ống đặt trong bê tông (nếu có) được đặt đúng

19 Các bulông và đai ốc néo có kích cỡ thích hợp và được đặt đúng vị trí

Xử lý bê tông theo phương pháp thích hợp tránh không làm phân tách
20
cốt liệu bê tông

21 Sử dụng thiết bị và qui trình đầm rung thích hợp

Đủ lượng bê tông bao phủ cốt thép, đặc biệt giữa thép và đất, giữa
22
thép và mặt trên cùng của móng

23 Chỗ nối giữa các mẻ đổ bê tông được chuẩn bị tốt

24 Các hợp chất bảo dưỡng và chống thấm được sử dụng đúng

Việc lấp đất bắt đầu không sớm hơn 8 giờ sau khi sử dụng vật liệu
25
chống thấm, 36 giờ sau khi đổ bê tông

26 Vật liệu dùng để lấp đúng tiêu chuẩn yêu cầu

27 Việc đầm đất được thực hiện theo tiêu chuẩn


+ Độ lồi lõm không lớn hơn tiêu chuẩn
+ Đất được làm ẩm nếu cần
+ Thêm nước khi đất khô và làm khô khi đất ướt
+ Nén đến mật độ yêu cầu hoặc lớn hơn
28 Độ dốc cuối cùng làm cho nước có thể thoát khỏi công trình

Các báo cáo về đào đất và làm nền móng và các báo cáo khác (nếu
29
có) được hoàn chỉnh và đệ trình
35
Mã số: XD-….
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị :
Danh mục giám sát thi công nghiệm thu Hệ thống cấp thoát nước
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

Tất cả các vật liệu được giao bao gồm ống, các phụ kiện, van và các
1
phụ tùng khác không bị hư hỏng và phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật

Phương pháp vận chuyển bốc dỡ ống phù hợp với các hướng dẫn
2
của nhà chế tạo để bảo vệ ống khỏi hư hỏng

3 Các tuyến được xác định đúng

Đào đúng tuyến và đúng độ sâu. Khi đào sâu quá, phải đảm bảo
4 cung cấp đủ vật liệu lấp và lót nền đường theo sự chấp thuận của kỹ
sư thiết kế.

Chiều rộng của rãnh được đào theo bản vẽ. Khi không được nêu rõ,
5 phải đảm bảo khoảng cách ít nhất là 20 cm giữa mặt ngoài của ống
và thành rãnh.

5 Vật liệu đào lên phải được đổ cách mép chỗ đào ít nhất là 1 m.

Ống được đặt đúng tuyến, đúng độ dốc và được lót liên tục, đồng
6 nhất ở bên dưới ống.

Các chỗ nối ống là sạch và được lắp đặt theo đúng hướng dẫn của
7 nhà chế tạo

Phụ tùng và các cấu trúc đặc biệt được xây dựng đúng vị trí và đúng
8 độ cao, các cấu trúc đúc tại chỗ được xây dựng theo các tiêu chuẩn
được chấp nhận.

Khi cần phải thực hiện các thí nghiệm thuỷ khí, bảo đảm đường ống
9 đáp ứng các tiêu chuẩn thí nghiệm trước khi lấp.

36
Bảo đảm việc lấp được thực hiện bằng các vật liệu được chấp nhận
10 với độ dày qui định và theo phương pháp đã được phê chuẩn. Đặc
biệt, kiểm tra các thao tác để không làm hư hỏng các chỗ nối ống.

Thí nghiệm mật độ, độ chặt được thực hiện và kết quả nhận được
11 phù hợp với tiêu chuẩn.

Bảo đảm các nguồn cung cấp nước uống, bảo đảm rằng tất cả các
12 đường ống đã được khử trùng tốt trước khi đưa vào sử dụng.

Mã số: XD-….
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra thanh cái
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Có bản copy của vận đơn

2 Xác nhận việc vận chuyển hoàn thành theo qui định

3 Kiểm tra thiếu hụt, báo cáo thiếu hụt

4 Kiểm tra hư hỏng, báo cáo hư hỏng

5 Bảo quản đáp ứng yêu cầu

6 Các vật liệu được xử lý đúng qui định

7 Vật liệu được làm sạch

8 Kiểm tra kích thước thanh cái đúng thiết kế

9 Qui trình uốn ống đáp ứng yêu cầu

Các bề mặt tiếp xúc được làm sạch, chất chống ô xi hoá được sử dụng
10
đúng qui định.

11 Các tấm chuyển tiếp được lắp đặt

37
1
2 Kiểm tra mô men của bulông đối với các phụ kiện kiểu bulông

13 Đo điện trở cách điện

Ghi chú:

Mã số: TB- …
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra máy biến áp và kháng điện
Tên trạm:
− Ngăn lộ :.........................................
− Toàn bộ thông số trên bảng tên

Tiếp nhận MBA GHI CHÚ

1 Vận đơn

2 Vận chuyển hoàn thành

3 Kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng hoặc dịch chuyển nhìn thấy

4 Ghi nhận va chạm:


Đứng
Dọc
Bên cạnh

5 Điểm đọng sương

6 Áp lực khí

7 Nhiệt độ không khí

Tiếp nhận dầu

38
8 Phương pháp vận chuyển

9 Số lượng

10 Độ bền cách điện (kV/…mm):


Khi vận chuyển Khi tiếp nhận

11 Dầu chuyển tới bể dự trữ

Bảo quản

12 Máy được nạp: Dầu Khí

13 Khí được kiểm tra định kỳ

14 Các bộ phận dễ hư hỏng được bảo quản đúng qui định

15 Các vấn đề khác

Đặt máy

16 Đường tâm nền được đánh dấu

17 Cấp độ nền
( 5 cm không có điểm cao hay thấp)

18 Nền được làm sạch trước khi đặt máy

19 Trọng tâm của máy biến áp thẳng với nền

Kiểm tra bên trong

20 Điều kiện thời tiết nắng, khô ráo, độ ẩm thấp

Máy được làm sạch bằng không khí khô trước khi mở.
21
Khu vực xung quanh cửa thăm sạch

22 áp lực bên trong máy dương

23 Thành phần ô xi > 19% trước khi chui vào máy

Người chui vào trong máy có quần áo bảo hộ thích hợp


24 đảm bảo khô, sạch; Các vật dụng cá nhân bỏ hết ra ngoài;
Ghi chép và kiểm tra các dụng cụ mang theo người trước
39
và sau khi làm việc trong MBA

25 Có người hỗ trợ ở cửa thăm khi có người bên trong máy

Kiểm tra sự thay đổi của cách điện, cuộn dây và lõi thép
26
(không bị xê dịch)

27 Kiểm tra đầu dây bị tước

28 Đảm bảo mọi bulông đã được vặn chặt

Tháo nối đất của lõi thép và đo cách điện (đảm bảo lõi
29
thép được nối đất ở một điểm)

30 Đảm bảo lõi thép đã được nối đất

31 Tháo bỏ mọi vật kê chèn trong khi vận chuyển

32 Đo cách điện biến dòng bên trong

Kiểm tra các chất bẩn, các vật nhỏ bằng kim loại và dấu
33
hiệu của hơi ẩm

34 Đảm bảo không có vật lạ và dụng cụ bỏ lại bên trong máy

35 Khác

36 Máy được đóng kín sau khi kiểm tra

37 Tạo áp lực không khí khô trong máy sau khi đóng

38 Đọc điểm đọng sương 24h sau khi đóng máy

Lắp đặt các thiết bị phụ


Lắp đặt sứ

39 Kiểm tra sứ rạn và nứt

40 Sứ được bốc dỡ đúng qui định

41 Nắp sứ được lau trước khi mở

42 Không khí khô được thổi vào máy khi mở

43 Lắp miếng đệm mới


40
44 Nối bên trong

45 Vặn bulông đúng mô men yêu cầu

46 Mức dầu đúng yêu cầu

47 Điện trở cách điện cuộn dây trước khi lắp sứ

Pha Cao Trung Hạ N


A
B
C

48 Lau sứ

Lắp bình dầu phụ

49 Kiểm tra hư hỏng

50 Kiểm tra hoạt động đúng của chỉ thị mức dầu

51 Đảm bảo túi cao su cách ly dầu kín

52 Lắp gioăng đệm mới cho tất cả các vị trí nối ống

53 Tất cả các mặt bích của ống được kiểm tra hư hỏng và bẩn

Bulông được vặn đúng mô men cho tất cả các vị trí nối
54
ống

Rơ le dòng dầu được lắp đúng (đúng hướng và đúng độ


55
dốc)

56 Các van hoạt động tốt

Lắp đặt cánh tản nhiệt

57 Kiểm tra hư hỏng, đánh số cánh tản nhiệt

58 Các mặt bích được lau sạch

59 Gioăng đệm mới được lắp cho mọi vị trí nối ống

60 Bulông được vặn đúng mô men ở mọi vị trí nối ống

41
61 Van hoạt động tốt

Lọc dầu

62 Đo điểm đọng sương trước khi hút chân không

63 Kiểm tra rò rỉ vỏ máy trước khi hút chân không

64 Chân không trong máy được giữ 12 giờ trước khi nạp dầu

65 Độ bền cách điện của dầu (trước khi lọc)

Dầu được tuần hoàn qua bộ lọc và thí nghiệm đạt tiêu
66
chuẩn trước khi nạp

67 Thí nghiệm dầu (xem mẫu thí nghiệm dầu)

Giữ chân không trong khi nạp dầu theo chỉ dẫn của nhà
68
chế tạo

69 Giữ tốc độ nạp dầu (đều đặn)

70 Kiểm tra rò rỉ dầu 24 giờ sau khi nạp

71 Điều chỉnh mức dầu

Xả khí tích tụ trong MBA tại các vị trí trên MBA đã được
72
nhà chế tạo định sẵn

Lắp đặt bên ngoài

73 Đo điện trở cách điện cho tất cả các thiết bị phụ

74 Kiểm tra hoạt động của các đồng hồ và cảm biến

75 Kiểm tra hoạt động của quạt, bôi dầu mỡ

Kiểm tra chức năng của các mạch bảo vệ, điều khiển và
76
báo tín hiệu

77 Lắp đặt chống sét và bộ đếm

78 Đo dòng rò của chống sét

79 Lau sứ
42
80 Nối đất:
Vỏ máy
Chống sét
Điểm trung tính

81 Kiểm tra hư hỏng mọi thiết bị

82 Kiểm tra hư hỏng bề mặt và sơn

Kiểm tra các thiết bị phụ

83 Rơ le gas/dòng dầu, xả khí tích tụ

84 Bộ thở

85 Thiết bị xả áp lực (vỏ máy)

86 Thiết bị xả áp lực (ngăn điều áp dưới tải)

87 Đồng hồ chỉ thị mức dầu

88 Quạt mát, động cơ bơm dầu

89 Báo tín hiệu

90 Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu

91 Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ cuộn dây

92 Rơ le áp lực

93 Rơ le dòng dầu của bộ điều chỉnh điện áp

94 Hoạt động của bộ điều chỉnh điện áp

95 Kiểm tra chức năng của tất cả các thiết bị và mạch

Thí nghiệm

96 Điện trở cách điện cuộn dây (R60), hệ số hấp thụ (R60/R15)

Điện trở cách điện mạch điều khiển, bảo vệ,các thiết bị
97
phụ

43
98 Tgδ của cách điện (sứ và cuộn dây)

99 Điện trở 1 chiều các cuộn dây

100 Tỉ số biến của máy biến áp

10
1 Kiểm tra thứ tự pha

10
2 Thí nghiệm không tải

10
3 Thí nghiệm ngắn mạch

10
4 Thí nghiệm dầu

10
5 Đóng điện xung kích

Ghi chú

44
Mã số: TB- …
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra máy cắt
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát

− Ngăn lộ : ........................................
− Toàn bộ thông số trên bảng tên

Tiếp nhận
1 Vận đơn/danh mục hàng hoá

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra thông số phù hợp thiết kế, ghi lại các dữ liệu của bảng tên

4 Kiểm tra hư hỏng

5 Bảo quản tốt

6 Bốc dỡ tốt

7 Sứ không bị nứt mẻ, có áp suất dư trong mỗi trụ cực (MC khí SF6)

Lắp đặt

8 Nền móng tốt

9 Các giá đỡ cân bằng, chắc chắn

10 Trụ cực đủ áp suất dư (khí SF6) trước khi lắp đặt.

11 Trụ máy cắt thẳng đứng

Các bề mặt tiếp xúc được làm sạch và bôi dầu mỡ theo như hướng dẫn
12
của nhà chế tạo; bu lông được xiết đủ lực, đủ số lượng, đủ đệm vênh.

13 Vòng đẳng thế, tụ phân áp, điện trở đóng được lắp đặt đúng

14 Mã số của cơ cấu truyền động đúng với trụ cực tương ứng

15 Cáp điều khiển được lắp nối đúng theo bản vẽ


45
16 Hộp đấu nối đúng yêu cầu

17 Kiểm tra nối mạch bao gồm kí hiệu, giới hạn và nối đất

18 Thiết bị cắt nguồn hoạt động đúng

19 Kiểm tra các tiếp điểm phụ

20 Đóng/cắt bằng tay tốt

21 Thao tác bằng điện tốt

22 Kiểm tra độ rung của trụ cực MC khi thao tác bằng điện

23 Kiểm tra sơ đồ đóng không đồng pha

24 Làm việc của tiếp điểm phụ tốt

25 Hoạt động của chỉ thị vị trí MC đúng

26 Làm việc của bộ đếm số lần thao tác đúng

27 Nối đất tốt

28 Đầu nối cao áp đúng hướng dẫn của nhà chế tạo

30 Bulông được xiết đủ mômen và có đủ đệm vênh

31 Kiểm tra rò rỉ khí SF6

32 Kiểm tra áp suất SF6 đủ định mức (qui về nhiệt độ chuẩn)

33 Kiểm tra sự làm việc đúng của tiếp điểm khí SF6

34 Đo hàm lượng nước của khí SF6

35 Các phần mạ và sơn tốt

Thí nghiệm

Kiểm tra thực hiện đủ các hạng mục thí nghiệm MC theo biên bản
xuất xưởng của nhà chế tạo và kết quả không chênh lệch quá sai số

46
cho phép so với số liệu của biên bản xuất xưởng, tối thiểu gồm các
hạng mục dưới đây:

Điện trở cách điện giữa 2 tiếp điểm ở vị trí cắt, pha-pha và pha-đất ở
36
vị trí đóng

37 Điện trở cách điện cuộn đóng/cắt

38 Điện trở một chiều cuộn đóng/cắt

39 Thời gian đóng/cắt tại điện áp thao tác định mức

40 Kiểm tra và đo điện áp thao tác tối thiểu (minimum)

41 Độ không đồng thời

42 Thời gian ngừng tiếp xúc trong chu trình O-CO

Thời gian đóng của tiếp điểm điện trở đóng trước và thời gian ngừng
43 không tiếp xúc của tiếp điểm điện trở đóng trước (nếu có) đối với MV
500kV có điện trở đóng trước

44 Điện trở tiếp xúc tiếp điểm chính

45 Đo điện trở tiếp xúc đầu ra của MC nối với đường dây

Bộ truyền động khí nén/thuỷ lực

Kiểm tra ghi áp lực khí/dầu (ngay sau khi máy nén khí/dầu chạy) và
46
mức dầu định mức

47 Kiểm tra rò rỉ hệ thống cấp khí/dầu

48 Thí nghiệm thời gian nạp và xả khí/dầu

49 Đo tiêu thụ khí/dầu cho mỗi thao tác đóng, cắt

50 Kiểm tra và đo áp lực thao tác tối thiểu (minimum)

51 Kiểm tra đồng hồ đo áp suất

52 Kiểm tra tiếp điểm áp suất

47
53 Kiểm tra van an toàn

54 Kiểm tra bộ sấy

Bộ truyền động lò xo

55 Đo điện trở cách điện cuộn dây động cơ tích năng lò xo

56 Đo điện trở 1 chiều cuộn dây động cơ

57 Đo thời gian tích năng lò xo

58 Kiểm tra bộ sấy

Ghi chú:

48
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra TU/TI/CS/DCL
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Hồ sơ vận chuyển/giấy đóng hàng kèm theo vận đơn

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra hỏng hóc

4 Thoả mãn điều kiện bảo quản

Cách điện tốt: Sạch và không có bất kỳ vết nứt nào được nhìn thấy
5
bằng mắt

Lắp đặt phù hợp với bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo
6 (các hạng mục kiểm tra cụ thể như trong Phiếu nghiệm thu ở phụ lục
2)

Thử nghiệm đủ hạng mục và các kết quả kết quả thí nghiệm đạt tiêu
11
chuẩn

Ghi chú:

49
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra cách điện đỡ và cách điện treo
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Hồ sơ vận chuyển/giấy đóng hàng kèm theo vận đơn

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra hỏng hóc

4 Thoả mãn điều kiện bảo quản

5 Kiểm tra thông số của cách điện phù hợp

Cách điện tốt: Sạch và không có bất kỳ vết nứt nào được nhìn thấy
6
bằng mắt

7 Nền móng tốt

8 Lắp đặt phù hợp với bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo

9 Bulông và đai ốc được vặn chặt và đảm bảo

10 Đảm bảo tất cả các trụ đỡ đã được nối với hệ thống tiếp địa trạm

Thử nghiệm đủ hạng mục và các kết quả kết quả thí nghiệm đạt tiêu
11
chuẩn

Ghi chú:

50
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra giàn tụ bù
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Hồ sơ vận chuyển/giấy đóng hàng kèm theo vận đơn

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra hỏng hóc

4 Thoả mãn điều kiện bảo quản

Kiểm tra bình tụ trước khi lắp đặt:


- Cách điện tốt: Sạch và không có bất kỳ vết nứt, mẻ nào được
nhìn thấy bằng mắt.
5 - Không có vết rò rỉ dầu
- Bình tụ không bị vết bẹp, móp
- Đo điện trở cách điện
- Đo điện dung từng bình

6 Đấu nối phù hợp với bản vẽ của nhà chế tạo

7 Bulông và đai ốc được vặn chặt và đảm bảo

Đảm bảo các điểm nối đất đã được nối với hệ thống tiếp địa trạm
8
đúng thiết kế

Thử nghiệm đủ hạng mục và các kết quả kết quả thí nghiệm đạt tiêu
9
chuẩn

Ghi chú:

51
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra hệ thống bảo vệ rơle
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Hồ sơ vận chuyển/giấy đóng hàng kèm theo vận đơn

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra hỏng hóc

4 Thoả mãn điều kiện bảo quản

5 Vị trí lắp đặt chính xác

6 Đấu nối cáp đúng, có tên đầu cáp, đủ lực xiết

7 Hệ số biến áp và biến dòng chính xác

8 Kiểm tra các chức năng điều khiển và bảo vệ

9 Kiểm tra mạch liên động của MC, DCL, DTĐ

10 Kiểm tra cách điện cuộn dây điều khiển và bảo vệ

11 Kiểm tra các mức chỉnh định, điều chỉnh và các chỗ nối

12 Các mức chỉnh định được ghi lại

13 Thử nghiệm thứ cấp

14 Lấy đặc tính rơle bảo vệ

15 Kiểm tra pha đầu vào biến áp đo lường

16 Điều chỉnh và chỉnh định thiết bị bảo vệ

Kiểm tra và lắp đặt thiết bị ghép nối và SSB vi sóng radio và bộ
17
nhân có hoặc không PLC

18 Kiểm tra đường dây nối từ đầu này đến đầu kia của thiết bị bảo vệ
52
đường truyền và kênh truyền

Ghi và kiểm tra số lần truyền tải, tần số và mức tín hiệu thiết bị
19
kênh truyền

Ghi chú:

53
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra cáp ngâm
Nội dung Tiêu
chuẩn Kết luận
kiểm tra
Các hạng mục kiểm tra dây cáp (Bao gồm cả Không
Đạt
phần cáp chỗ gấp khúc) đạt
1 Sợi cáp (Bao gồm cả phần cáp chỗ gấp khúc)
• Nứt, giãn nở, biến dạng hoặc dịch chuyển
lõi cáp.
• Bán kính cong của cáp
• Độ lượn sóng của sợi cáp
• Thay đổi hình dáng của cáp chỗ gấp khúc
• Rò dầu (đối với cáp dầu)
• Khoảng cách với các cáp khác
• Kiểm tra pha
2 Đầu ống:
• Tình trạng của thiết bị ngăn nước
• Nứt, vỡ
• Tình trạng lắp đặt
• Rò nước
3 Giá đỡ cáp và phần đỡ phụ trợ
• Hư hỏng bề mặt
• Bulông, đai ốc bị lỏng
• Tình trạng lắp đặt
4 Giằng và công xon:
• Nứt, rỉ và tình trạng của vật liệu làm đệm
• Bulông, đai ốc bị lỏng
5 Phần đỡ phụ trợ và cách điện cho cáp
• Nứt, vỡ
• Vị trí lắp đặt, tình trạng lắp đặt
• Bulông, đai ốc bị lỏng
6 Ống bảo vệ
• Nứt, vỡ, thay đổi hình dáng
• Bulông, đai ốc bị lỏng

54
7 Nối đất:
• Đủ các điểm nối đất theo thiết kế
• Dây không bị đứt
• Lỏng chỗ tiếp xúc
• Đúng qui cách
8 Vách ngăn ngừa các động vật nhỏ:
• Vỡ, nứt, thay đổi hình dáng
• Tình trạng lắp đặt
• Bulông, đai ốc bị lỏng
9 Bảng nhãn hiệu:
• Đủ, đúng dữ liệu
• Tình trạng lắp đặt
Hạng mục kiểm tra đối với đầu cáp
1 Đầu cáp (bao gồm cả đĩa kim loại mỏng gắn
cùng):
• Lỏng đầu cốt
• Nứt, vỡ, rỉ
• Thay đổi hình dáng
• Bulông lỏng
• Không có hoặc rách băng màu phát hiện
nhiệt
2 Vỏ chống nước:
• Nứt, gỉ
• Thay đổi hình dáng
• Tình trạng tốt
• Rò rỉ hợp chất hoặcdầu
3 Sứ cách điện:
• Bẩn
• Nứt, vỡ
• Rò rỉ hợp chất hoặcdầu
4 Phụ kiện cách điện
• Bẩn
• Nứt, vỡ
5 Chất cách điện làm kín
• Nứt
• Đo điện trở cách điện
6 Vỏ bảo vệ
• Rò dầu
• Nứt, vỡ
• Thay đổi hình dáng

55
7 Phụ kiện nối với thiết bị GIS
• Thay đổi hình dáng
• Bulông đúng vị trí
8 Hộp nối
• Rò dầu
• Nứt, vỡ
• Bulông lỏng
9 Ống đồng ở hộp nối, vỏ bảo vệ
• Rò dầu
• Vỡ, giản nở, thay đổi hình dáng
• Nguyên vẹn của băng bảo vệ
10 Giá đỡ
• Nứt
• Tình trạng của vật liệu đệm
• Bulông lỏng
11 Đầu nối và van sơmi-stop
• Rò dầu
• Có nắp đậy
12 Ống cách điện
• Bẩn
• Nứt, vỡ
• Thay đổi hình dáng
13 Cáp (chỗ nối và cả phần cáp chỗ gấp khúc)
• Rò dầu
• Nứt, giãn nở, thay đổi hình dáng
• Tình trạng cong của cáp
• Kiểm tra độ võng
• Có và đúng màu băng hiển thị pha
14 Thanh giằng
• Nứt, vỡ
• Bulông lỏng
15 Ống bảo vệ:
• Nứt, vỡ, thay đổi hình dáng
16 Đế thép
• Thay đổi hình dáng, vỡ
• Chống rỉ
• Bulông lỏng
17 Nối đất
• Dây không bị đứt
• Chỗ nối lỏng
• Đúng qui cách
56
18 Bảng nhãn
• Đủ, đúng dữ liệu
• Tình trạng lắp đặt
19 Thiết bị bảo vệ vỏ cáp
• Bulông, đai ốc lỏng
• Tình trạng lắp đặt
Các hạng mục kiểm tra hộp nối cáp
1. Hộp nối cáp
• Rò hợp chất hoặc dầu
• Nứt, vỡ, giãn nở , thay đổi hình dáng
• Khiếm khuyết phần bảo vệ
• Khiếm khuyết ở đầu nối và van semi-stop
• Tiếp xúc
• Dịch chuyển
• Độ sạch
2. Cáp (Bao gồm cả phần cáp chỗ gấp khúc)
• Rò dầu
• Nứt, giãn nở thay đổi hình dáng
• Thay đổi hình dáng chỗ gấp khúc
• Khoảng cách với các cáp khác
3. Phần giá đỡ và cách điện cho cáp
• Nứt, vỡ
• Vị trí lắp đặt, tình trạng lắp đặt
• Bulông lỏng
4. Thiết bị chống võng
• Nứt,
• Tình trạng cố định
5. Kẹp nối (chỉ đối với cáp OF)
• Nứt
• Tình trạng lắp đặt
• Bulông lỏng
6. Vật dẫn
• Dây lỏng
• Không nối
• Tình trạng nối
7. Dây nối đất:
• Lỏng chỗ nối
• Đứt dây
• Đúng qui cách
57
8. Bảng nhãn:
• Đủ và đúng dữ liệu
• Tình trạng lắp đặt
9. Bảo vệ vỏ cáp:
• Tình trạng lắp đặt
• Bulông, đai ốc lỏng
Các hạng mục kiểm tra thiết bị cấp dầu
10 Thùng chứa dầu:

• Rò dầu, rò khí
• Nứt, gỉ

11 Đồng hồ đo dầu, đồng hồ đo khí:

• Rò dầu, rò khí
• Nứt hoặc vỡ mặt kính
• Có đọng sương không
• Tình trạng van
• Giá trị hiển thị chính xác
• Đo điện trở cách điện
12 Ống thở:

• Nứt, vỡ
• Đủ dầu ở cốc dầu
• Màu hạt hút ẩm

13 Tấm thép, đế:

• Nứt, bẩn
• Thay đổi hình dáng
• Bulông lỏng

14 Con nối cách điện:

• Rò dầu
• Nứt, thay đổi hình dáng
• Băng quấn cách điện nguyên vẹn

58
15 Van, bảng điện:

• Rò dầu
• Nứt, gãy
• Tình trạng van
• Tình trạng kín

16 Ống chì, con nối:

• Rò dầu
• Nứt, vỡ, thay đổi hình dáng
• Tình trạng lắp đặt

17 Cáp điều khiển:

• Nứt, gãy
• Có băng quấn nhận dạng
• Đo điện trở cách điện

18 Hộp điều khiển:

• Nứt, gỉ
• Tình trạng kín
• Bulông lỏng
• Đo điện trở cách điện

19 Hệ thống cảnh báo:

• Tình trạng hoạt động


• Đèn hiển thị và còi
• Đo điện trở cách điện

20 Dây nối đất:

• Dây không nối


• Đứt, lỏng mối nối
21 Bảng nhãn:
• Đủ, đúng dữ liệu
• Tình trạng lắp đặt

59
Mã số:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Đơn vị:
Danh mục kiểm tra giám sát hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông
Tên trạm: Ngày:
Người giám sát:

1 Hồ sơ vận chuyển/giấy đóng hàng kèm theo vận đơn

2 Hoàn thành vận chuyển

3 Kiểm tra hỏng hóc

4 Thoả mãn điều kiện bảo quản

5 Kiểm tra dữ liệu trên nhãn thiết bị đúng tài liệu nhà chế tạo

Quá trình trình lắp ráp, lắp đặt đúng với bản vẽ và các đặc tính kỹ
6
thuật của nhà chế tạo

Đảm bảo tất cả các tiếp địa cho các thiết bị viễn thông đã được nối
7
đúng thiết kế và nối với hệ thống tiếp địa trạm

Thử nghiệm đủ và các kết quả kết quả thí nghiệm được ghi vào biên
8
bản thí nghiệm đúng và đạt tiêu chuẩn

Đảm bảo tất cả các thiết bị thông tin liên lạc và viễn thông được
9
nghiệm thu đơn lẻ và nghiệm thu chạy thử toàn bộ hệ thống

60
Phụ lục 2: Phiếu kiểm tra dành cho Nghiệm thu

Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM THU Mã: XD …..


của chủ đầu tư MẶT BẰNG Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật

TT Đánh giá Ghi chú


Nội dung, hạng mục
Đạt Không đạt
1. Vạch tuyến và khoanh vùng đúng
2. Nền có độ dốc đúng yêu cầu
Nội dung
3. Đường giao thông nội bộ đúng thiết kế
chi tiết
4. Rải đá đúng qui cách các mục
5. Hàng rào được đặt đúng vị trí không đạt
được nêu
Vật liệu làm hàng rào đúng yêu cầu kỹ tại biên
6.
thuật bản tồn
7. Hàng rào được lắp đặt đúng tại
Toàn bộ mặt bằng được dọn sạch, gọn
8.
gàng
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

61
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM THU Mã: XD …..
của chủ đầu tư MÓNG Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật, hồ sơ hoàn công

TT Đánh giá Ghi chú


Nội dung, hạng mục
Đạt Không đạt
Kích thước chân móng và vị trí theo
1. 1.
đúng bản vẽ Nội
Các bulông neo có độ dư thích hợp và dung chi
2. tiết các
đặt đúng vị trí
mục
Các bulông và đai ốc néo có kích cỡ
3. không
thích hợp và được đặt đúng vị trí
đạt được
Thử mác bê tông một số vị trí (kiểm tra nêu tại
4.
xác xuất) biên bản
Các báo báo, hồ sơ hoàn công liên quan tồn tại
5.
đủ và đúng.
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

62
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA CÁCH ĐIỆN Mã: TB …..
của chủ đầu ĐỠ VÀ CÁCH ĐIỆN TREO Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng

Đánh giá Ghi


TT Nội dung, hạng mục chú
Đạt Không đạt
1. Nền móng tốt Nội
2. Kiểm tra thông số của cách điện phù hợp dung
chi tiết
Cách điện tốt: Sạch và không có bất kỳ vết các
3.
nứt nào được nhìn thấy bằng mắt mục
4. Trụ đỡ (sứ đỡ) thẳng đứng không
Lắp đặt phù hợp với bản vẽ và các đặc tính đạt
5. được
kỹ thuật của nhà chế tạo
nêu tại
6. Bulông và đai ốc được vặn chặt và đảm bảo biên
Thử nghiệm đủ và các kết quả thí nghiệm bản tồn
7. tại
đạt tiêu chuẩn
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

63
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU MBA VÀ KHÁNG ĐIỆN Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Serial number:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá Ghi
TT Nội dung, hạng mục chú
Đạt Không đạt
I. PHẦN NHẤT THỨ
Thân máy biến áp đặt trên bệ đúng tâm, độ Nội
1. nghiêng hoặc thẳng đứng theo hướng dẫn nhà dung
chế tạo chi
2. Lắp tủ điều khiển, truyền động bộ đổi nấc tiết
các
3. Lắp đặt các cánh quạt làm mát mục
4. Tình trạng rỉ dầu tại các mối hàn không
đạt
5. Tình trạng rỉ dầu tại các mặt bích nối được
6. Tình trạng bề mặt sứ không nứt, mẻ... nêu
7. Các sứ không bị rỉ, rịn dầu tại
biên
8. Mức dầu trong các sứ. bản
9. Tình trạng các relay trên máy biến thế tồn tại
10. Kiểm tra độ chuẩn của các relay trên MBA
11. Tình trạng các đồng hồ nhiệt độ
12. Tình trạng dầu trong giếng dầu
13. Mức dẩu thùng dầu phụ thân chính
64
14. Mức dầu thùng dầu phụ bộ đổi nấc
15. Đấu nối tiếp địa liên kết qua các mặt bích
16. Đấu nối tiếp địa cho thân máy
Đấu nối tiếp địa cho tủ, cánh cửa, các thiết bị
17.
(động cơ…)
Đấu nối tiếp địa cho sứ trung tính, cho cuộn
18.
tam giác (nếu không sử dụng)
19. Tình trạng silicagen và các bộ thở
20. Bộ đếm số lần hoạt động của bộ đổi nấc
Tình trạng các van dầu phải đúng theo hướng
21. dẫn của nhà chế tạo (làm bảng kiểm tra riêng
theo tên nhà chế tạo)
Đấu nối nhất thứ phía 110kV, 22kV- lực xiết
22.
bu long
23. Đấu nối cáp ngầm (nếu có)- lực xiết bulong
Kiểm tra lực siết bulong trên MBA theo qui
24.
định của nhà chế tạo
II. PHẦN NHỊ THỨ
Đấu nối nhị thứ trên thân máy có tên cáp, gen
1.
cáp…
Đấu nối nhị thứ cho các tủ có tên cáp, gen
2.
cáp…
3. Đổi nấc bằng tay quay tại chỗ
4. Đổi nấc bằng điện tại chỗ
Chỉ thị vị trí nấc tại tủ điều khiển, tại chỉ chị
5.
trên bộ đổi nấc và tại phòng điều hành…
Thử tác động relay trên MBA theo đúng thiết
6.
kế
Thử quạt làm việc đúng chiều và kiểm tra độ
7.
rung, ồn…
Thử vận hành quạt theo các chế độ (theo thiết
8.
kế)
Thử vận vận hành quạt chạy, ngừng theo
9.
nhiệt độ đúng yêu cầu nhà chế tạo
Thử các relay bảo vệ tác động đúng theo bảng
10.
65
chỉnh định relay
Lần lượt cô lập nguồn cho mạch trip 1 và
11.
mạch trip 2 để kiểm tra khi thử MC cắt
12. Vệ sinh toàn bộ thiết bị và hiện trường
III THÍ NGHIỆM
Biên bản thí nghiệm đủ các hạng mục thí
nghiệm tối thiểu theo phụ lục 1. Kết quả
không chênh lệch quá sai số cho phép so với
số liệu của biên bản xuất xưởng
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

66
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU MÁY CẮT Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá Ghi
TT Nội dung, hạng mục Không chú
Đạt
đạt

Kiểm tra bên ngoài


Độ liên kết của các phần tử cơ khí, chốt bi… chắc Nội
1. dung
chắn
chi
Hệ thống nối đất thiết bị (giá đở, tủ điều khiển, cửa tiết
2.
tủ…) các
3. Giá đỡ, trụ cực máy cắt thẳng đứng mục
khôn
4. Kiểm tra lực siết các bulong đủ mômen g đạt
Đấu nối nhất thứ (siết các bulong đầu cosse đủ được
5. nêu
mômen, fẳng đệm vênh, dây, ép cosse , độ võng …)
tại
6. Đấu nối tiếp địa các trụ cực và BTĐ biên
Kiểm tra bình chụi áp lực, các ống liên thông … bản
7. tồn
(nếu có)
tại
Tình trạng sứ MC: Sạch và không có bất kỳ vết nứt
8.
nào được nhìn thấy bằng mắt
9. Tình trạng đồng hồ SF6, Đồng hồ áp suất...

67
10. Độ rò rỉ khí SF6
11. Tủ điều khiển thắng đứng
12. Bộ truyền động thẳng đứng
13. Độ mạ kẽm
Cáp và đấu nối hàng kẹp
Hàng kẹp phải có tên; sợi cáp đấu vào hàng kẹp
14.
phải có đầu cosse, có tên sợi cáp đúng thiết kế
15. Loại cáp đúng thiết kế
Đi cáp trong tủ có hàng lối; có bussing; chống côn
16.
trùng vào hộp đấu, đúng nhãn cáp theo thiết kế
17. Kiểm tra siết các hàng kẹp

18. Vệ sinh

Thao tác bằng tay


Quay động cơ nạp năng lượng lò so bằng tay (nếu
19. MC dùng năng lượng lò xo) và kiểm tra các phần cơ
liên quan
20. Đóng MC bằng tay (nút ấn tại chỗ)
21. Cắt MC bằng bằng tay (nút ấn tại chỗ)
Thao tác bằng điện
Switch ở vị trí Local: thao tác bằng điện tại chổ
22.
(đóng - cắt)
23. Kiểm tra độ rung (khi MC đóng, cắt)
Switch ở vị trí Remote: thao tác bằng điện từ xa
24.
(đóng - cắt)
Switch ở vị trí Local: cấm thao tác bằng điện từ
25.
xa (đóng - cắt)
Switch ở vị trí Remote: thao tác bằng điện tại
26.
chổ (đóng - cắt)
27. Kiểm tra bộ đếm hoạt động MC làm việc tốt
Liên động
28. Cấm thao tác MC khi SF6 giảm cấp 2
Cấm thao tác MC khi các khí nén (thủy lực) giảm
29.
quá quy định (dựa trên thiết kế, thiết bị…)

30. Cấm thao tác MC khi giám sát mạch cắt bị trục 68
trặc
Thử test các relay bảo vệ tác động đúng MC theo
31.
bảng chỉnh định relay
Lần lượt cô lập nguồn cho mạch trip 1 và mạch trip
32.
2 để kiểm tra MC tác động
33. Thử tác động các mạch bảo vệ
…(liệt kê đầy đủ theo thiết kế, thực tế để kiểm
34.
tra đầy đủ các mạch liên động, bảo vệ)
Tín hiệu
35. MCB trip
36. Lò xo ; Khí nén; Thủy lực
37. Khí SF6
38. Local; Remote
… (liệt kê đầy đủ theo thiết kế, thực tế để kiểm
39.
tra đầy đủ các tín hiệu )

,ngày tháng năm 200

TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

69
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU DCL Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá Ghi
TT Nội dung, hạng mục Đạt Không đạt chú
I. Kiểm tra bên ngoài Nội
dung
Độ liên kết của các phần tử cơ khí, chốt bi… chi
1.
chắc chắn tiết
Hệ thống nối đất thiết bị (giá đỡ, tủ điều các
2.
khiển, cửa tủ…) mục
3. Nối đất DCL tiếp địa không
đạt
4. Giá đỡ cầu dao thẳng đứng được
5. Kiểm tra lực siết các bulong nêu
tại
Đấu nối nhất thứ (siết các bulong đầu cosse biên
6.
fẳng đệm vênh, dây, ép cosse , độ võng …) bản
7. Độ rung, lắc trong quá trình thao tác tồn
Tình trạng sứ DCL: Sạch và không có bất kỳ tại
8.
vết nứt nào được nhìn thấy bằng mắt
Tình trạng các tiếp điểm
10. Độ thẳng hàng của các tiếp điểm khi đóng
Khoảng cách an toàn từ dao đến các phần
11. mang điện và không mang điện khác (cả
khoảng cách tĩnh và động)
70
12. Tủ điều khiển thắng đứng
13. Bộ truyền động thẳng đứng
13. Độ mạ kẽm
II Thí nghiệm
14. Đo điện trở cách điện.
15. Đo điện trở tiếp xúc DCL ở vị trí đóng
16. Đo điện trở tiếp xúc kẹp cực
Đo thời gian chạy động cơ khi đóng, cắt (nếu
17.
có thao tác bằng điện)
III. Cáp và đấu nối hàng kẹp
Cáp và đấu nối hàng kẹp: Hàng kẹp phải có
18. tên; sợi cáp đấu vào hàng kẹp phải có đầu
cosse, có tên sợi cáp đúng thiết kế
19. Loại cáp đúng thiết kế
Đi cáp trong tủ có hàng lối; có bussing;
20. chống côn trùng vào hộp đấu, đúng nhãn cáp
theo thiết kế
21. Kiểm tra siết các hàng kẹp
22. Vệ sinh
IV. Thao tác bằng tay
23. Thao tác đóng DCL bằng cần quay tay
24. Thao tác mở DCL bằng cần quay tay
25. Thao tác đóng dao tiếp địa (DTĐ)
26. Thao tác mở DTĐ
V. Thao tác bằng điện tại chỗ và từ xa
Switch ở vị trí Local: thao tác bằng điện tại
27.
chổ (đóng - mở)
Switch ở vị trí Remote: thao tác bằng điện từ
28.
xa (đóng - mở)
Switch ở vị trí Local: cấm thao tác bằng điện
29.
từ xa (đóng - mở)
Switch ở vị trí Remote: cấm thao tác bằng
30.
điện tại chổ (đóng - mở)
VI Liên động
71
30. Cấm thao tác DCL khi DTĐ đang đóng
31. Cấm thao tác DTĐ khi DCL đang đóng
Cấm thao tác bằng điện khi cần quay tay
32.
đang ở vị trí làm việc (Crank Insertion)
Cấm tra cần quay tay khi đủ điều kiện Lock
33.
điện (liệt kê từng điều kiện theo thiết kế)
34. Cấm thao tác DCL khi MC đang đóng
Cấm thao tác DCL khi DTĐ liên động khác
35.
đang đóng
VII. Tín hiệu: liệt kê đầy đủ theo thiết kế, thực tế
36. MC cắt
37. DCL không bình thường
38. Local; Remote

,ngày tháng năm

TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

72
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU CHỐNG SÉT Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
T Đánh giá Ghi
T Nội dung, hạng mục chú
Đạt Không đạt
1. Kiểm tra bên ngoài Nội
Các dữ liệu trên bảng nhãn đúng với tài liệu nhà dung
2. chi
chế tạo
tiết
3. Độ liên kết của các phần tử cơ khí các
Hệ thống nối đất thiết bị: đúng thiết kế và nối mục
4. không
với hệ thống tiếp địa trạm
đạt
5. Giá đỡ và chống sét được lắp thẳng đứng được
6. Kiểm tra lực siết các bulong nêu tại
7. Đấu nối nhất thứ biên
bản
Tình trạng bên ngoài sứ: Sạch và không có bất tồn tại
8.
kỳ vết nứt nào được nhìn thấy bằng mắt
9. Tình trạng vành đẳng áp
10. Tình trạng đồng hồ đo dòng dò (nếu có)
Trị số dòng dò hiện tại nằm trong giới hạn cho
11.
phép, ghi trị số dòng dò hiện tại
12. Tình trạng lắp đặt đồng hồ đếm sét

13. Ghi số lần đếm sét hiện tại đọc ở đồng hồ đếm
73
sét
14. Độ mạ kẽm
15. Vệ sinh
Các thí nghiệm thực hiện đầy đủ, kết quả thí
16. nghiệm được ghi trong biên bản đúng và đạt tiêu
chuẩn
……..,ngày tháng năm

TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

74
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM THU Mã: TB …..
của chủ đầu tư BIẾN ĐIỆN ÁP Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá
Ghi
TT Nội dung, hạng mục Không chú
Đạt
đạt
1. Kiểm tra bên ngoài Nội
2. Độ liên kết của các phần tử cơ khí dung
chi tiết
3. Hệ thống nối đất thiết bị các
4. Giá đỡ thẳng đứng mục
không
5. Kiểm tra lực siết các bulong đạt
6. Đấu nối nhất thứ được
Tình trạng sứ bên ngoài: Sạch và không có bất nêu tại
7. biên
kỳ vết nứt nào được nhìn thấy bằng mắt
bản
8. Tình trạng các MCB trong tủ tồn tại
9. Tình trạng mức dầu/áp lực khí SF6
10. Độ rò rỉ dầu/khí SF6
11. Độ mạ kẽm
Cáp và đấu nối hàng kẹp: Hàng kẹp phải có
12. tên; sợi cáp đấu vào hàng kẹp phải có đầu
cosse, có tên sợi cáp đúng thiết kế
13. Loại cáp đúng thiết kế

75
Đi cáp trong tủ có hàng lối; có bussing chống
14. côn trùng vào hộp đấu, đúng nhãn cáp theo
thiết kế
15. Kiểm tra siết các hàng kẹp
16. Vệ sinh
Các thí nghiệm thực hiện đầy đủ, kết quả thí
17. nghiệm được ghi trong biên bản đúng và đạt
tiêu chuẩn
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

76
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU BIẾN DÒNG ĐIỆN Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá Ghi
Nội dung, hạng mục
TT Đạt Không đạt chú
1. Kiểm tra bên ngoài
2. Độ liên kết của các phần tử cơ khí
3. Hệ thống nối đất thiết bị
4. Giá đỡ thẳng đứng Nội
5. Kiểm tra lực siết các bulong dung
chi tiết
6. Đấu nối nhất thứ các
Tình trạng sứ bên ngoài: Sạch và không có mục
7. bất kỳ vết nứt nào được nhìn thấy bằng không
mắt đạt
được
8. Tình trạng mức dầu/áp lực khí SF6 nêu tại
9. Độ rò rỉ dầu/khí SF6 biên
10. Độ mạ kẽm bản
tồn tại
Cáp và đấu nối hàng kẹp: Hàng kẹp phải
11. có tên; sợi cáp đấu vào hàng kẹp phải có
đầu cosse, có tên sợi cáp đúng thiết kế
12. Loại cáp đúng thiết kế

77
Đi cáp trong tủ có hàng lối; có bussing
13. chống côn trùng vào hộp đấu, đúng nhãn
cáp theo thiết kế
14. Kiểm tra lực xiết các hàng kẹp
15. Vệ sinh
Các thí nghiệm thực hiện đầy đủ, kết quả
16. thí nghiệm được ghi trong biên bản đúng
và đạt tiêu chuẩn
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

78
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM Mã: TB …..
của chủ đầu tư THU GIÀN TỤ BÙ Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá Ghi
Nội dung, hạng mục
TT Đạt Không đạt chú
1. Kiểm tra từng bình tụ
Cách điện tốt: Sạch và không có bất kỳ vết
nứt, mẻ nào được nhìn thấy bằng mắt Nội
Không có vết rò rỉ dầu dung
chi tiết
Bình tụ không bị vết bẹp, móp các
Đấu nối các bình tụ đúng thiết kế/bản vẽ mục
2.
của nhà chế tạo không
3. Kiểm tra lực siết các bulong đạt
được
Đảm bảo các điểm nối đất đã được nối nêu tại
4.
với hệ thống tiếp địa trạm đúng qui định biên
5 Độ mạ kẽm của giá đỡ bản
tồn tại
Các thí nghiệm thực hiện đầy đủ, kết quả
6. thí nghiệm được ghi trong biên bản đúng
và đạt tiêu chuẩn
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

79
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM CÁP Mã: TB …..
của chủ đầu tư NGẦM Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Đánh giá
Ghi
TT Nội dung, hạng mục Không chú
Đạt
đạt
1. Kiểm tra lắp đặt cáp Nội
2. Kiểm tra đầu cáp dung
chi tiết
3. Kiểm tra hộp nối cáp các
4. Kiểm tra thiết bị cấp dầu (nếu là cáp dầu) hạng
mục
Kiểm tra các điểm nối đất: nối đất đúng qui
5. xem tại
cách, các điểm cần nối đất đúng thiết kế kỹ thuật
Phiếu
6. Kiểm tra pha kiểm tra
cáp
Các thí nghiệm thực hiện đầy đủ, kết quả thí ngầm
7. nghiệm được ghi trong biên bản đúng và đạt tiêu của Phụ
chuẩn lục 1
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

80
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM THU HỆ Mã: TB …..
của chủ đầu tư THỐNG CHIẾU SÁNG TRONG NHÀ Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm

Vị trí lắp
Bản Quy Số lượng Cơ Đánh giá
Đơn đặt
T Tên thiết vẽ cách sở Ghi
vị Theo Theo
T bị thi (công chế Không chú
tính thiết lắp Đúng Sai Đạt
công suất) tạo đạt
kế đặt
Phòng …
1. Đèn
chiếu
sáng
Loại…

2. Chiếu
sáng sự
cố
Loại…

3. Ổ cắm
điện
Loại…

4. Nguồn
cung cấp
Tủ bảng
điện
MCB…
Công
tắc…
5. Các TB
khác

81
Lô gô/Tên PHIẾU KIỂM TRA NGHIỆM THU Mã: TTLL&VT …..
của chủ đầu tư HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC Số tờ:
VÀ VIỄN THÔNG
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Vị trí:
Mã hiệu: Số chế tạo:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Biên bản xuất xưởng số:
Các biên bản thí nghiệm trong và sau lắp đặt (ghi số các biên bản)
Tiêu
Nội dung chuẩn Kết luận
kiểm tra
1. Hệ thống tiếp địa và chống sét phòng máy Không
Đạt
thông tin đạt
- Kiểm tra hệ thống tiếp địa của phòng máy thông tin tiêu
bao gồm: Thanh tiếp địa dùng để đấu nối cho các dây chuẩn
tiếp địa từ các thiết bị viễn thông riêng lẻ, bãi tiếp địa TCN 68-
(nếu riêng rẽ so với tiếp địa trạm) hoặc dây nối với 141-
hệ thống tiếp địa trạm. 1999
- Kiểm tra chống sét lan truyền theo đường nguồn:
Thiết bị chống sét nguồn được đấu nối giữa điện lưới
vào và thiết bị nguồn AC220V/DC48V.
2. Tổng đài nội bộ
2.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị.
- Khung giá tổng đài.
- Số lượng Card, Module thuộc phần chính của
tổng đài (main part).
- Số lượng Card thuê bao, Card trung kế tổng
đài.
- Bàn Console.
- Giá đấu dây MDF (giá 19’’, phiến đấu dây,
82
chống sét).
- Kiểm tra dây tiếp địa tổng đài.
- Kiểm tra cáp và vị trí điểm đấu nối nội bộ tổng
đài.
- Kiểm tra cáp và vị trí điểm đấu nối giữa tổng
đài và MDF.
- Kiểm tra cáp và đấu nối nguồn cho tổng đài.
- Mạng cáp thuê bao và hộp phân phối cáp thuê
bao.
- Số lượng máy điện thoại lẻ.
2.2. Nghiệm thu chạy thử:
- Kiểm tra thuê bao số, bàn Console (Digital
Subscriber).
- Kiểm tra thuê bao tương tự (Analog
Subscriber).
- Kiểm tra trung kế 4W E&M.
- Kiểm tra trung kế 2Mbit/s.
- Hoạt động của hệ thống cảnh báo.
3. Thiết bị nguồn cung cấp 220VAC/48VDC
3.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị nguồn 220VAC/48VDC,
thiết bị chống sét nguồn, tổ accu dự phòng.
- Đấu nối nguồn AC tới thiết bị chống sét
nguồn.
- Đấu nối các accu thành tổ accu 48V.
- Đấu nối giữa thiết bị nguồn 220VAC/48VDC
với thiết bị chống sét nguồn và tổ accu dự
phòng.
- Đấu nối thiết bị nguồn tới hệ thống aptomat
phân phối DC.
- Đấu nối tiếp địa thiết bị chống sét nguồn, bộ
nguồn 220VAC/48VDC.
3.2. Nghiệm thu chạy thử:
- Kiểm tra các chế độ làm việc của bộ nguồn:
Nạp ổn dòng (nạp nhanh), nạp ổn áp (nạp bù).
- Kiểm tra các chế độ bảo vệ của bộ nguồn: Quá
áp (over-voltage), quá dòng (over-load), quá
nhiệt (over-temperature), cắt bộ nguồn khi
điện áp lưới thấp (auto-shutdown).
- Kiểm tra hiển thị và cảnh báo bộ nguồn
220VAC/48VDC.
- Kiểm tra khả năng truy nhập để cấu hình bộ

83
nguồn 220VAC/48VDC từ xa (nếu có).
- Kiểm tra dung lượng tổ accu 48V.
4. Thông tin tải ba
4.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị ngoài trời gồm cuộn cản
sóng LT, bộ lọc nối CD, tụ liên lạc CC hoặc
CVT.
- Kiểm tra đấu nối thiết bị ngoài trời phía đường
dây và phía thanh cái TBA.
- Vị trí lắp đặt thiết bị PLC.
- Số lượng Card, Module thuộc phần chính của
PLC (main part).
- Số lượng Card giao diện của PLC (2W FXO,
2W FXS, 4W, 4W E&M, Teleprotection).
- Đấu nối giữa PLC và bộ lọc nối qua cáp đồng
trục RF.
- Đấu nối tiếp địa cho bộ lọc nối, thiết bị PLC
- Đấu nối giữa bộ lọc nối với tụ điện liên lạc.
- Đấu nối nguồn cho thiết bị tải ba.
4.2. Nghiệm thu chạy thử:
a. Chế độ tải giả 75Ohm (trong kiểu đấu Pha-Đất)
hoặc 150Ohm (trong kiểu đấu Pha-Pha) cho từng
kênh:
- Kiểm tra mức Pilot phát.
- Kiểm tra mức thoại phát.
- Kiểm tra mức phát Tone Guard và Command
(đối với Teleprotection).
- Kiểm tra mức Pilot thu.
- Kiểm tra mức thoại thu.
- Kiểm tra mức thu Tone Guard và Command
(đối với Teleprotection).
- Kiểm tra mức phát và thu trên các giao diện
2W và 4W.
b. Chuyển từ chế độ tải giả sang chế độ tải thật (tải
đường dây):
- Kiểm tra phối hợp trở kháng (Impedance
match).
- Kiểm tra ngưỡng đặt tự động điều chỉnh độ
khuếch đại thu (AGC).
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống cảnh báo.
c. Đấu nối các giao diện của PLC với các thiết bị liên
quan (Rơle bảo vệ, Modem 4W cho SCADA, máy

84
điện thoại, tổng đài).
5. Thông tin vi ba
5.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt antenna (độ cao, hướng tính, góc
ngẩng), thiết bị ngoài trời (Outdoor).
- Vị trí lắp đặt thiết bị trong nhà (Indoor).
- Số lượng Card, Module thuộc phần vô tuyến.
- Số lượng Card, Module thuộc phần ghép kênh
(Multiplexer).
- Đấu nối giữa Outdoor và Indoor qua cáp đồng
trục RF (Feeder).
- Đấu nối tiếp địa antenna, Feeder, thiết bị
Indoor.
- Đấu nối cáp từ thiết bị Indoor ra MDF.
- Đấu nối nguồn cho thiết bị Indoor.
5.2. Nghiệm thu chạy thử:
- Kiểm tra công suất phát tín hiệu vô tuyến.
- Kiểm tra độ nhạy thu tín hiệu vô tuyến.
- Kiểm tra tỉ lệ lỗi bit (BER) tín hiệu vô tuyến.
- Kiểm tra ngưỡng đặt tự động điều chỉnh độ
khuếch đại thu.
- Kiểm tra hoạt động phần ghép kênh thiết bị
Indoor.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống cảnh báo.
6. Thiết bị truyền dẫn quang SDH và thiết bị ghép
kênh PCM-30
6.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị SDH và PCM-30.
- Số lượng Card và Module của thiết bị SDH và
PCM-30
- Kiểm tra đấu nối các giao diện điện của thiết
bị SDH, PCM-30 với phiến đấu dây của DDF.
- Đấu nối tiếp địa cho thiết bị SDH, PCM-30.
- Kiểm tra kết cuối cáp quang, hộp nối quang,
giá phối quang ODF.
- Đấu nối các giao diện quang của thiết bị tới
ODF thông qua dây nhảy quang (patchcord).
- Kiểm tra đấu nối từ thiết bị rơle bảo vệ đến
thiết bị SDH hoặc PCM-30 hoặc ODF.
- Đấu nối đồng bộ giữa thiết bị SDH và PCM-
30 (thông thường tại PCM-30 đặt chế độ
Master, SDH đặt chế độ Slave)
85
- Đấu nối nguồn cho thiết bị SDH và PCM-30.
6.2. Nghiệm thu chạy thử:
- Kiểm tra công suất phát các giao diện quang
của thiết bị SDH.
- Kiểm tra độ nhạy thu các giao diện quang của
thiết bị SDH.
- Kiểm tra tỉ lệ lỗi bit (BER) các giao diện
quang của thiết bị SDH.
- Kiểm tra BER tại các giao diện điện của thiết
bị SDH.
- Kiểm tra các kênh nghiệp vụ EOW, DCC của
thiết bị SDH.
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống cảnh báo
thiết bị SDH và PCM-30.
- Kiểm tra mức phát và thu các giao diện điện
2W, 4W của PCM-30.
- Kiểm tra tham số các kênh 4W Nx64 Kbit/s
G703 của PCM-30.
- Kiểm tra tham số của các giao diện X24, V35
của PCM-30.
7. Thiết bị ghép nối Rơle bảo vệ
7.1. Nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị:
- Vị trí lắp đặt thiết bị ghép nối Rơle bảo vệ
- Số lượng tiếp điểm vào ra của thiết bị ghép nối
- Số lượng module giao tiếp của thiết bị ghép
nối
- Đấu nối tiếp địa cho của thiết bị ghép nối
- Đấu nối nguồn cho của thiết bị ghép nối
7.2. Nghiệm thu chạy thử khi chưa ghép nối với thiết
bị bảo vệ:
- Kiểm tra mức thu phát của thiết bị ghép nối
- Kiểm tra đặc tuyến tần số kênh truyền analog
(nếu có)
- Kiểm tra
- Kiểm tra của thiết bị ghép nối
- Kiểm tra
7.3. Nghiệm thu chạy thử khi ghép nối với thiết bị
bảo vệ:
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống tiếp điểm của
thiết bị ghép nối
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống cảnh báo
- Kiểm tra chức năng kênh truyền từ hệ thống

86
rơle tới thiết bị
8. Nghiệm thu toàn bộ hệ thống:
- Kiểm tra chứ năng ghép nối của thiết bị với
các thiết bị khác trong hệ thống thông tin liên
lạc và viễn thông
- Kiểm tra chức năng hoạt động của toàn bộ hệ
thống

87
Phụ lục 3. Các phiếu kiểm tra Hệ thống PCCC

I. Các phiếu kiểm tra Hệ thống báo cháy tự động

Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT TỦ Mã: PCCC …..
chủ đầu tư TRUNG TÂM BÁO CHÁY Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng trung tâm báo cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất tủ trung tâm báo cháy
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt
2. Ngày xuất xưởng :
3. Vị trí, độ cao lắp đặt đúng thiết kế
4. Dung lượng của tủ (số kênh/ số loop):
5. Các nút hiển thị trên mặt tủ có đúng theo yêu cầu thiết
kế
6. Tủ báo cháy thường, cạnh các đèn tín hiệu zone báo
cháy đã có nhãn ghi tên vùng bảo vệ tương ứng chưa
7. Tủ báo cháy địa chỉ đã được lập trình chưa
8. Điện áp làm việc?
9. Dòng điện tiêu thụ (mA):
10. Công suất tiêu thụ (W) :
11. Phạm vi độ ẩm làm việc
12. Phạm vi nhiệt độ làm việc
13. Dung lượng bình ắc qui
14. Thông số kỹ thuật của bộ xạc nguồn
15. Các dây tín hiệu có được đánh dấu đầu dây không
16. Đầu cốt có được kẹp chặt không
17. Tủ trung tâm báo cháy đã được nối đất an toàn
18. Sơ đồ lắp đặt, tài liệu hướng dẫn sử dụng có chưa
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

88
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT ĐẦU Mã: PCCC …..
chủ đầu tư BÁO CHÁY Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hoặc hợp đồng mua sắm/ hồ sơ
mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng đầu báo cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất đầu báo cháy :
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt
2. Ngày xuất xưởng :
3. Thời hạn sử dụng (nếu có)
4. Vật liệu chế tạo đầu báo :
5. Kích thước đầu báo
6. Điện áp làm việc (Vdc):
7. Dòng điện tiêu thụ (mA)
8. Ngưỡng tác động?
9. Phạm vi nhiệt độ làm việc
10. Phạm vi độ ẩm làm việc :
11. Đầu báo cháy nhiệt vỏ chống nổ, cấp chống nổ
12. Đầu báo cháy nhiệt ngoài trời, cấp bảo vệ theo IP
13. Tiêu chuẩn chế tạo
14. Vị trí lắp đặt của đầu báo so với thiết kế
15. Khoảng cách từ đầu báo so với miệng cấp gió (nếu có)
16. Đầu báo cháy địa chỉ, đầu báo đã được đặt địa chỉ chưa
17. Dây tín hiệu, ống báo dây đúng chủng loại thiết kế chưa
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
89
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

Lô gô/Tên của chủ PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT Mã: PCCC …..
đầu tư NÚT ẤN BÁO CHÁY Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hồ sơ mời thầu/hợp đồng mua sắm
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng nút ấn báo cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất nút ấn báo cháy :
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt
2. Ngày xuất xưởng :
3. Vật liệu :
4. Kích thước ngoài :
5. Độ cao lắp đặt
6. Tiêu chuẩn chế tạo :
7. Cấp bảo vệ theo IP :
8. Vị trí lắp đặt đúng thiết kế?:

Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

90
Lô gô của chủ đầu tư PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT Mã: PCCC …..
CHUÔNG BÁO CHÁY Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặchợp đồng mua sắm/ hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng chuông báo cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất chuông báo cháy :
Kết luận
Tiêu chuẩn
Danh mục cần kiểm tra Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt
2. Ngày xuất xưởng :
3. Vật liệu :
4. Kích thước ngoài :
5. Độ cao lắp đặt
6. Tiêu chuẩn chế tạo :
7. Cấp bảo vệ theo IP :
8. Vị trí lắp đặt đúng thiết kế:
9. Độ vang tại vị trí 1m
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

91
II. Các phiếu kiểm tra Hệ thống cấp nước chữa cháy

Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA TĨNH MÁY Mã: PCCC …….
chủ đầu tư BƠM CHỮA CHÁY ĐỘNG CƠ ĐIỆN Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất bơm (kW) Lưu lượng nước(l/s):
Kiểu máy bơm: Cột áp (m H2O ):
Kiểu động cơ:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Máy bơm…………………………….. Máy bơm…………………………..
Động cơ: …………………………… Động cơ: …………………………..
Mã hiệu: Số serial:
Máy bơm……………….. Máy bơm……………………………
Động cơ: …………………………… Động cơ: ……………………………
Thời gian xuất xưởng:
Máy bơm…………………………
Động cơ: ……………………………
Bộ máy bơm & động cơ ……………
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng máy bơm:
Tiêu chuẩn sản xuất máy bơm
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt
2. Điện trở cách điện môtơ
U-V U-W V-W U-E V-E W-E

3. Dòng điện định mức của động cơ


4. Điện áp Pha / Tầng số của môtơ
5. Tốc độ mô tơ (Vòng/phút)
6. Công suất mô tơ (kW)
7. Cấp bảo vệ của vỏ động cơ theo IP
8. Cấp cách điện của cuộn dây
9. Kiểu truyền động (khớp nối mềm hay khớp các đăng)
10. Đường kính bánh xe công tác bơm (mm)
11. Đường kính danh nghĩa đầu hút
12. Đường kính danh nghĩa đầu đẩy
92
13. Máy bơm đã được cố định vào vị trí theo đúng thiết kế
chưa?
14. Vỏ máy bơm và động cơ bơm còn nguyên và mới không?
15. Sự quay tự do của môtơ và cánh bơm có tiếng kêu lạ
không?
16. Các ổ trục được làm sạch và bôi trơn chưa ?
17. Kết quả đo độ không song song trục động cơ và trục bơm
18. Kết quả đo độ không đồng trục giữa bơm và động cơ
19. Khe hở bề mặt giữa hai bích khớp nối?
20. Bộ chống rung (nếu có) lắp có thích hợp không?
21. Tấm bảo vệ cho khớp nối trục an toàn có thích hợp không
?
22. Bộ lọc rác có được làm sạch và đúng hướng không ?
23. Đường ống trong trạm bơm đã được thử áp lực chưa ?
24. Ống nối mềm được lắp hoàn chỉnh chưa?
25. Tất cả các van được gắn có thích hợp và đúng loại không?
26. Tất cả các đồng hồ được gắn có thích hợp và đúng loại
không?
27. Van an toàn ( van xả tuần hoàn) đã được lắp đúng thiết kế
chưa?
28. Van xả khí (nếu có) đã được lắp chưa?
29. Các ống nước nối đến bơm hoàn chỉnh chưa ?
30. Kích thước và chủng loại ống đúng theo thiết kế chưa ?
31. Tất cả các ống nước đã được lắp giá đỡ đúng theo thiết kế
chưa?
32. Dây cấp nguồn đã được đấu chưa?
33. Các đầu cốt và dây có được ép chặt không?
34. Sơ đồ đấu dây có đúng theo kiểu khởi động thiết kế
không?
35. Tiết diện, chủng loại dây cấp nguồn có đúng theo thiết kế
không?
36. Các ống thoát nước máy bơm đã được lắp đúng thiết kế
chưa?
37. Máy bơm đã được nối đất an toàn chưa?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

93
Lô gô của chủ đầu tư, PHIẾU KIỂM TRA TĨNH
Tư vấn giám sát và MÁY BƠM CHỮA CHÁY Mã: PCCC ……
Đơn vị thi công ĐỘNG CƠ DIESEL Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất bơm (kW) Lưu lượng nước(l/s):
Kiểu máy bơm: Cột áp (m H2O ):
Kiểu động cơ:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Máy Máy
bơm………………………………… bơm…………………………………
Động cơ: Động cơ: ……………………………
……………………………………
Mã hiệu: Số serial:
Máy Máy
bơm…………………………………… bơm…………………………………
Động cơ: Động cơ:
…………………………………… …………………………………
Thời gian xuất xưởng:
Máy
bơm……………………………………
Động cơ:
……………………………………
Bộ máy bơm & động cơ
…………………
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng máy bơm:
Tiêu chuẩn sản xuất máy bơm
Kết luận
Tiêu chuẩn
Danh mục cần kiểm tra Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Đồng hồ áp xuất dầu, tốc độ động cơ, nhiệt độ
nước có phù hợp không?
3. Dây tín hiệu, ống bao dây trên thân động cơ là loại
không cháy?
4. Có rơ le/cảm biến nhiệt độ nước, áp xuất dầu, tốc
độ động cơ?

94
5. Mô men quay của bộ đề và yêu cầu để khởi động
động cơ?
6. Tốc độ điểm làm việc của động cơ (Vòng/phút)
7. Kiểu truyền động (khớp nối mềm hay khớp các
đăng)
8. Đường kính bánh xe công tác bơm (mm)
9. Đường kính danh nghĩa đầu hút
10. Đường kính danh nghĩa đầu đẩy
11. Máy bơm đã được cố định vào vị trí theo đúng
thiết kế chưa?
12. Vỏ máy bơm và động cơ bơm còn nguyên và mới
không?
13. Sự quay tự do của cánh bơm có tiếng kêu lạ
không?
14. Các ổ trục được làm sạch và bôi trơn chưa ?
15. Kết quả đo độ không song song trục động cơ và
trục bơm
16. Kết quả đo độ không đồng trục giữa bơm và động

17. Khe hở bề mặt giữa hai bích khớp nối?
18. Bộ chống rung (nếu có) lắp có thích hợp không?
19. Tấm bảo vệ cho khớp nối trục an toàn có thích hợp
không ?
20. Bộ lọc rác có được làm sạch và đúng hướng không
?
21. Đường ống trong trạm bơm đã được thử áp lực
chưa ?
22. Ống nối mềm được lắp hoàn chỉnh chưa?
23. Tất cả các van được gắn có thích hợp và đúng loại
không?
24. Tất cả các đồng hồ được gắn có thích hợp và đúng
loại không?
25. Van an toàn ( van xả tuần hoàn) đã được lắp đúng
thiết kế chưa?
26. Van xả khí (nếu có) đã được lắp chưa?
27. Các ống nước nối đến bơm hoàn chỉnh chưa ?
28. Kích thước và chủng loại ống đúng theo thiết kế
chưa ?
29. Tất cả các ống nước đã được lắp giá đỡ đúng theo
thiết kế chưa?
30. Dây cấp nguồn, dây tín hiệu đã được đấu chưa?
31. Các đầu cốt và dây có được ép chặt không?
32. Các đầu dây có lắp số theo số trên sơ đồ thiết kế
nhà sản xuất ?
33. Sơ đồ đấu dây có đúng theo sơ đồ thiết kế của nhà
sản xuất ?
95
34. Tiết diện dây cấp nguồn, dây tín hiệu có đúng theo
thiết kế không?
35. Thùng dầu nhiên liệu có đúng dung tích thiết kế
không?
36. Độ cao đáy thùng dầu so với bơm cao áp của động
cơ ?
37. Các chi tiết bồn dầu có lắp đúng với hồ sơ nhà sản
xuất chưa?
38. Ống cấp/ hồi dầu có được lắp đúng hướng dẫn của
nhà sản xuất?
39. Dầu đã được đổ đầy bồn chứa dầu chưa?
40. Ống xả khói đã được lắp theo đúng thiết kế chưa?
41. Bình ắc qui có được đặt trên giá chưa?
42. Dây cấp nguồn ắc qui đến bộ khởi động đã được
lắp đúng chưa?
43. Đầu cốt dây cấp nguồn có được ép chặt không?
44. Đông cơ đã được châm dầu đúng theo hướng dẫn
nhà sản xuất?
45. Các ống thoát nước máy bơm đã được lắp đúng
thiết kế chưa?
46. Máy bơm đã được nối đất an toàn chưa?
47. Ống nước làm mát động cơ đã được điền đầy két
nước?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

96
PHIẾU KIỂM TRA TĨNH TỦ ĐIỀU
Lô gô/Tên của KHIỂN MÁY BƠM CHỮA CHÁY Mã: PCCC …..
Số tờ:
chủ đầu tư ĐỘNG CƠ ĐIỆN
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất động cơ máy bơm (kW)
Kiểu tủ điều khiển:
Nhà sản xuất: Số tủ điều khiển:
Mã hiệu: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng tủ điều khiển:
Tiêu chuẩn sản xuất tủ điều khiển:
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Tủ điều khiển đã được định vị đúng theo yêu cầu?
3. Trên cánh tủ có sơ đồ điều khiển và có tài liệu hướng dẫn?
4. Các nút chức năng, chi tiết hiển thị đúng theo thiết kế?
5. Chế độ khởi động khản cấp có không?
6. Phương thức khởi động so với hồ sơ thiết kế?
7. Kiểu khởi động của tủ so với yêu cầu thiết kế?
8. Cấp bảo vệ của tủ điều khiển (theo IP)
9. Dòng định mức cầu dao chính?
10. Dòng điện định mức của atomat chính?
11. Dòng định mức của contactor chính?
12. Dòng định mức contactor phụ?
13. Tiết diện của dây động lực/ thanh cái trong tủ?
14. Dây tín hiệu trong tủ có số đầu dây theo sơ đồ của nhà sản
xuất?
15. Thời gian đặt trễ của rơ le thời gian (nếu có)
16. Ống tín hiệu đã được nối với công tắc/cảm biến áp lực
(nếu có) ?
17. Ống tín hiệu áp lực đã được lắp theo đúng thiết kế ?
18. Các dây cấp nguồn vào/ra tủ điều khiển đến động cơ lắp
chưa?
19. Tiết diện dây nguồn vào/ ra đúng theo thiết kế?
20. Các đầu cốt và dây có được ép chặt không?
97
21. Dây động lực có đấu nối theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản
xuất?
22. Dây động lực ra động cơ có đi trong máng cáp?
23. Vỏ tủ và thiết bị trong tủ còn nguyên và mới không?
24. Cách điện giữa các dây pha có đảm bảo yêu cầu?
25. Tủ điều khiển đã được nối đất an toàn chưa?
26. Nếu có thể, yêu cầu nhà cung cấp thử không tải tủ?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

Lô gô của chủ đầu tư PHIẾU KIỂM TRA TĨNH MÁY Mã: PCCC …..
TỦ ĐIỀU KHIỂN MÁY BƠM Số tờ:
CHỮA CHÁY ĐỘNG CƠ DIESEL
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất động cơ máy bơm (kW)
Kiểu tủ điều khiển:
Nhà sản xuất: Số sơ-ri tủ điều khiển:
Mã hiệu: Nguồn gốc:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/ hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng tủ điều khiển:
Tiêu chuẩn sản xuất tủ điều khiển:
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn
kiểm tra Đạt Không đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Tủ điều khiển đã được định vị đúng theo yêu cầu?
3. Trên cánh tủ có sơ đồ điều khiển và có tài liệu
hướng dẫn?
4. Các nút chức năng, chi tiết hiển thị đúng theo thiết
98
kế?
5. Phương thức khởi động của tủ so với yêu cầu thiết
kế?
6. Cấp bảo vệ của vỏ tủ điều khiển (theo IP)
7. Dòng điện định mức của atomat chính?
8. Dòng điện xạc định mức của bộ nguồn?
9. Hình thức khởi động trong trường hợp khẩn cấp?
10. Dòng định mức rơ le nguồn cho contactor cấp
nguồn khởi động?
11. Dây tín hiệu trong tủ có số đầu dây theo sơ đồ của
nhà sản xuất?
12. Thời gian đặt trễ của rơ le thời gian (nếu có)
13. Ống tín hiệu đã được nối với công tắc/cảm biến áp
lực (nếu có) ?
14. Ống tín hiệu áp lực đã được lắp theo đúng thiết kế
?
15. Các dây tín hiệu vào/ra tủ điều khiển đến động cơ
đã được lắp ?
16. Các đầu cốt và dây có được ép chặt, có số đầu dây
không?
17. Dây tín hiệu ra động cơ có đi trong máng cáp?
18. Dây tín hiệu động cơ đã được kiểm tra thông mạch
chưa?
19. Vỏ tủ và thiết bị trong tủ còn nguyên và mới
không?
20. Tủ điều khiển đã được nối đất an toàn chưa?
21. Nếu cần, yêu cầu nhà cung cấp thử không tải tủ?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

99
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT ĐẦU Mã : PCCC …..
chủ đầu tư PHUN SƯƠNG Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu đầu phun:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng đầu phun:
Tiêu chuẩn sản xuất đầu phun:
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng
3. Vật liệu của đầu phun so với thiết kế
4. Đường kính danh nghĩa lắp đặt của đầu phun:
5. Kiểu đầu phun so với thiết kế:
6. Hệ số lưu lượng của đầu phun so với thiết kế:
7. Chi tiết lọc rác (nếu có) so với yêu cầu kỹ thuật:
8. Tư thế lắp đầu phun đúng theo yêu cầu thiết kế:
9. Khoảng cách lắp đặt đầu phun theo thiết kế:
10. Đầu phun có hướng dẫn lắp đặt sử dụng không
11. Khoảng cách lắp đặt đầu phun theo thiết kế:
12. Đầu phun có hướng dẫn lắp đặt sử dụng không
13. Kích thước đường ống trên giàn phun đúng thiết kê?
14. Thanh treo, giá đỡ ống lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật?
15. Đường ống đã được nối đất an toàn?
16. Đường ống đã được thử áp lực chưa?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

100
Lô gô của chủ đầu tư PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT Mã: PCCC …..
ĐẦU PHUN SPRINKLER Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu đầu phun:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/ hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng đầu phun:
Tiêu chuẩn sản xuất đầu phun:
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng
3. Vật liệu của đầu phun so với thiết kế
4. Đường kính danh nghĩa lắp đặt của đầu phun:
5. Kiểu đầu phun so với thiết kế:
6. Hệ số lưu lượng của đầu phun so với thiết kế:
7. Cấp độ áp lực làm việc của đầu phun so với thiết kế
8. Nhiệt độ nhả danh nghĩa của đầu phun so với thiết kế
9. Vật liệu thiết bị kích hoạt của đầu phun so với thiết kế
10. Kiểu chi tiết hướng dòng so với thiết kế
11. Tư thế lắp đầu phun đúng theo yêu cầu thiết kế:
12. Khoảng cách lắp đặt đầu phun theo thiết kế:
13. Đầu phun có hướng dẫn lắp đặt sử dụng không
14. Kích thước đường ống trên giàn phun đúng thiết kê?
15. Thanh treo, giá đỡ ống lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật?
16. Đường ống đã được nối đất an toàn?
17. Đường ống đã được thử áp lực chưa?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

101
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT VAN Mã: PCCC …..
chủ đầu tư ALARM Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu :
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng van alarm:
Tiêu chuẩn sản xuất van alarm :
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn
kiểm tra Đạt Không đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng
3. Kiểu lắp van có đúng theo thiết kế (đứng, nằm)?
4. Đường kính danh nghĩa van:
5. Cấp độ áp lực làm việc của van?
6. Các đường ống tín hiệu lắp đúng/đủ theo tài liệu
hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất?
7. Bộ trễ (nếu có) được lắp chưa?
8. Công tắc áp lực (nếu có) đã được lắp chưa?
9. Đồng hồ áp lực phía thượng lưu/ hại lưu van lắp
chưa?
10. Van xả tháo kiệt đã lắp và có dẫn về hệ thống thoát
nước gần nhất của trạm chưa?
11. Mô tô nước (nếu có) đã được lắp ?
12. Chuông nước(nếu có) đã được lắp hoàn chỉnh chưa?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

102
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT VAN Mã: PCCC …..
chủ đầu tư TRÀN Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng van tràn:
Tiêu chuẩn sản xuất van tràn :
Tiêu chuẩn Kết luận
Danh mục cần kiểm tra
kiểm tra Đạt Không đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng
3. Kiểu lắp van có đúng theo thiết kế (đứng, nằm)?
4. Đường kính danh nghĩa van?
5. Hướng dòng chảy lắp trên van đúng không?
6. Cấp độ áp lực làm việc của van?
7. Các đường ống tín hiệu lắp đúng/đủ theo tài liệu
hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất?
8. Van điện từ đã được lắp chưa?
9. Cấp điện áp và dòng định mức của van điện từ?
10. Hộp chữa cháy bằng tay đã được lắp chưa?
11. Van xả kiệt đã được lắp chưa?
12. Công tắc áp lực (nếu có) đã được lắp chưa?
13. Đồng hồ áp lực phía thượng lưu/ hại lưu van lắp
chưa?
14. Các ống xả đã nối hết vào ống góp và dẫn về hệ
thống thoát nước gần nhất của trạm chưa?
15. Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng có không?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

103
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT VAN Mã: PCCC …..
chủ đầu tư CÁC LOẠI Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu :
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng van:
Tiêu chuẩn sản xuất van:
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng
3. Đường kính danh nghĩa của van?
4. Chủng loại van có đúng yêu cầu thiết kế?
5. Cấp độ áp lực trên thân van so với yêu cầu thiết kế?
6. Vật liệu thân van?
7. Vật liệu lá van ?
8. Vật liệu các chi tiết làm kín lá van?
9. Vật liệu trục van?
10. Tay quay van có mũi tên chỉ chiều đóng mở?
11. Trạng thái đóng/mở van có đúng không?
12. Có tiếng kêu lạ khi đóng mở van?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt

……..,ngày tháng năm


TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

104
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT TRỤ Mã: PCCC …..
chủ đầu tư NƯỚC CHỮA CHÁY VÀ HỘP ĐỰNG VÒI Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng trụ chữa cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất trụ chữa cháy :
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Thời gian xuất xưởng (nếu tổ hợp từ ống tại hiện
trường, lấy thời gian của van họng chờ)?
3. Kiểu trụ chữa cháy?
4. Vật liệu thân trụ chữa cháy?
5. Đường kính danh nghĩa thân và các họng chờ?
6. Số lượng họng chờ
7. Chiều cao của đầu nối họng chờ?
8. Kiểu đầu nối họng chờ?
9. Vật liệu chế tạo của đầu nối họng chờ?
10. Kiểu van họng chờ và đường kính danh nghĩa của van?
11. Áp suất làm việc của thân trụ?
12. Áp suất làm việc của van họng chờ?
13. Áp suất làm việc của đầu nối họng chờ?
14. Các đặc tính kỹ thuật của van đúng theo thiết kế?
15. Hộp đựng vòi chữa cháy đúng theo thiết kế?
16. Cuộn vòi chữa cháy và lăng phun đã lắp trong tủ chưa?
17. Kích cỡ cuộn vòi chữa cháy và lăng phun chữa cháy?
18. Áp suất làm việc của cuộn vòi và lăng phun chữa cháy?
19. Đầu nối họng chờ có lắp theo yêu cầu kỹ thuật ?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

105
Lô gô/Tên của chủ PHIẾU KIỂM TRA LẮP ĐẶT Mã: PCCC …..
đầu tư BÌNH CHỮA CHÁY Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Kiểu:
Nhà sản xuất: Nguồn gốc:
Mã hiệu:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ/ thiết bị kiểm tra:
Chứng chỉ xuất xưởng bình chữa cháy:
Tiêu chuẩn sản xuất bình chữa cháy
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Chủng loại thiết bị đúng theo hồ sơ phê duyệt?
2. Ngày xuất xưởng :
3. Ngày hết hạn sử dụng:
4. Loại chất chữa cháy:
5. Trọng lượng/ dung tích chất chữa cháy:
6. Trọng lượng toàn bình :
7. Áp suất nạp chất chữa cháy:
8. Áp suất thử vỏ bình chữa cháy
9. Nhiệt độ cất giữ?
10. Vị trí đặt bình đúng bản vẽ thiết kế?
11. Niêm phong trên bình còn nguyên vẹn không?
12. Giá treo bình có đúng hướng dẫn của nhà sản xuất?
13. Vòi phun, lăng phun đúng chủng loại yêu cầu?
14. Bình chữa cháy đã được cơ quan PCCC kiểm
định?
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

106
Lô gô/Tên của chủ PHIẾU THỬ NGHIỆM Mã: PCCC …..
đầu tư ĐỘ KÍN ĐƯỜNG ỐNG Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Các thông tin ban đầu
Cách thức kiểm tra Thử áp lực bằng nước
Áp suất thử (kg/cm2) ………………kg/cm2
Độ sụt áp cho phép ………………kg/cm2
Kết quả thử nghiệm
Áp suất tĩnh ban đầu:…...…………kg/cm2 Thời gian bắt đầu ..... giờ ……..phút
Áp suất tĩnh kết thúc………………kg/cm2 Thời gian kết thúc ….. giờ ……..phút
Số lượng vị trí rò rỉ ………………... điểm Khoảng thời gian kiểm tra…..giờ ...phút
Độ sụt áp thực tế…………….…….kg/cm2 Tỷ lệ phần trăm độ sụt áp tính toán ...%

Kết luận:
Đạt Kiểm tra lại Không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

107
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA CHẠY THỬ MÁY Mã: PCCC …..
chủ đầu tư BƠM CHỮA CHÁY ĐỘNG CƠ ĐIỆN Số tờ:

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất thiết kế máy bơm : ………kW Lưu lượng …… L/s, cột áp....... Kg/cm2
Kiểu máy bơm: Kiểu động cơ:
Nhà sản xuất Mã hiệu (model)
Máy bơm ……………………….…….. Máy bơm …………………………..
Động cơ ……………………………… Động cơ ………………………………
Tủ điều khiển .………………………... Tủ điều khiển ………………………...
Số serial Tốc độ quay định mức: . ……Vòng/phút
Máy bơm .…………………………….. Điện áp định mức …………………. Vol
Động cơ ………………………………… Tần số ……………………………… Hz
Tủ điều khiển …………………………... Số phase ………………………………
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/ hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ /thiết bị điện áp dòng điện tốc độ động cơ
kiểm tra:
lưu lượng nhiệt độ Khác …………
Kết luận
Tiêu chuẩn
Danh mục cần kiểm tra Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Dòng điện khởi động L1/L2/L3
2. Tốc độ vòng quay
3. Chiều quay của động cơ
4. Bộ phận làm kín trục bằng phớt mềm, kiểm tra
nước làm mát phớt làm kín trục.
5. Cột áp đẩy của máy bơm ở 0% lưu lượng
6. Dòng điện động cơ ở 0% lưu lượng tính toán
L1/L2/L3
7. Cột áp hút và đẩy máy bơm ở 100% lưu lượng
8. Dòng điện động cơ ở 100% lưu lượng tính toán
L1/L2/L3
9. Cột áp hút và đẩy của máy bơm ở 150% lưu lượng
10. Dòng điện động cơ ở 150% lưu lượng tính toán
L1/L2/L3
11. Độ không cân bằng dòng điện giữa các phase lớn
nhất %, ở 100% lưu lượng.
108
12. Máy bơm và động cơ có tiếng kêu lạ không
13. Để máy bơm chạy ở chế độ 100% lưu lượng thiết
kế, kiểm tra sự ổn định tốc độ vòng quay, lưu
lượng và cột áp của máy bơm với thời gian 30
phút
14. Kiểm tra các chức năng hiển thị trên tủ điều khiển
15. Kiểm tra nhiệt độ động cơ sau 30 phút.
16. Kiểm tra các thiết bị trong tủ có bị quá nóng
không
17. Kiểm tra chức năng khởi động khẩn cấp
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA CHẠY THỬ MÁY Mã: PCCC …..
chủ đầu tư BƠM CHỮA CHÁY ĐỘNG CƠ DIESEL Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống: Vị trí:
Công suất thiết kế máy bơm : ………kW Lưu lượng …………… L/s,
cột áp ……………. Kg/cm2
Kiểu máy bơm: Kiểu động cơ:
Nhà sản xuất Mã hiệu (model)
Máy bơm ……………………………….. Máy bơm …………..………………..
Động cơ ……………………………… Động cơ ………………………………
Tủ điều khiển…………………………... Tủ điều khiển ………………………...
Số serial Tốc độ quay định mức: ……. Vòng/phút
Máy bơm ……………………………….. Điện áp bình ắc qui………………... Vol
Động cơ ………………………………… Dung lượng bình ắc qui……..………Ah
Tủ điều khiển …………………………... Số lượng bình ắc qui ……...……………
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ /thiết điện áp dòng điện tốc độ động cơ
bị kiểm tra: lưu lượng nhiệt độ Khác …………………

109
Kết luận
Tiêu chuẩn
Danh mục cần kiểm tra Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ
2. Dòng điện khởi động cấp từ bình ắc qui
3. Tốc độ vòng quay
4. Chiều quay của động cơ
5. Bộ phận làm kín trục bằng phớt mềm, kiểm tra
nước làm mát phớt làm kín trục.
6. Cột áp đẩy của máy bơm ở 0% lưu lượng
7. Cột áp hút và đẩy máy bơm ở 100% lưu lượng
8. Cột áp hút và đẩy của máy bơm ở 150% lưu lượng
9. Máy bơm và động cơ có tiếng kêu lạ không
10. Để máy bơm chạy ở chế độ 100% lưu lượng thiết
kế, kiểm tra sự ổn định tốc độ vòng quay, lưu
lượng và cột áp của máy bơm với thời gian 30
phút
11. Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát
12. Kiểm tra nhiệt độ động cơ sau 30 phút.
13. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ
14. Kiểm tra điện áp bình ắc qui sau 6 lần đề máy,
khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đề là 15 giây
15. Kiểm tra dòng điện xạc ắc qui
16. Kiểm tra các chức năng hiển thị trên tủ điều khiển
17. Kiểm tra chức năng khởi động khẩn cấp
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

110
Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA CHẠY THỬ
chủ đầu tư HỆ THỐNG CHỮA CHÁY Mã: PCCC …..
VÀ BÁO CHÁY Số tờ:
Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình: Hạng mục:
Hệ thống chữa cháy Hệ thống báo cháy
Máy bơm chữa cháy động cơ điện..…. bộ Tủ trung tâm báo cháy..............………tủ
Máy bơm chữa cháy động cơ diesel.... bộ Đầu báo cháy khói ion … … …..… cái
Máy bơm duy trì áp lực ……………..bộ Đầu báo cháy khói quang học …… cái
Trụ chữa cháy ………………………..bộ Đầu báo khói tia chiếu (beam) …… cái
Họng nước vách tường ..……………..bộ Đầu báo cháy nhiệt trong nhà ……. cái
Van tràn ……………......…………….bộ Đầu báo cháy nhiệt ngoài nhà ……. cái
Van alarm …..………………………..bộ Nút ấn báo cháy trong nhà ...………. cái
Đầu phun sương …………………….cái Nút ấn báo cháy ngoài nhà ..………. cái
Đầu phun sprinkler …………………cái Chuông báo cháy……..…………….cái
Công tắc áp lực ……………………...cái Module điều khiển thiết bị không địa chỉ
Công tắc dòng chảy ……………….cái ………….cái
Module điều khiển chuông báo cháy.......cái
Module điều khiển tín hiệu vào/ra (I/0)...cái
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng/lắp đặt của nhà sản xuất
Dụng cụ /thiết đầu báo cháy khói đầu báo cháy nhiệt
bị kiểm tra: đầu phun sprinkler Khác …..…………………
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt
đạt
1. Thử các chức năng của tủ báo cháy, như thử báo cháy
“alarm test”, thử lỗi “fault test”, thử chức năng cách ly
“isolate”, tái lập lại “reset” có hoạt động chính xác
không?
2. Bật tắt nguồn xạc (AC) ít nhất 5 lần, kiểm tra hệ thống
có bị lỗi do nguồn AC bị gián đoạn không?
3. Kích hoạt đầu báo cháy khói trên từng kênh, kiểm tra
hiển thị trên tủ trung tâm báo cháy, chuông báo cháy
4. Kích hoạt đầu báo cháy nhiệt trên từng kênh, kiểm tra
hiển thị trên tủ trung tâm báo cháy, chông báo cháy
5. Kích hoạt nút ấn báo cháy trên từng kênh, kiểm tra hiển
thị trên tủ trung tâm báo cháy, chuông báo cháy
6. Kích hoạt đầu báo cháy khói dạng tia chiếu từng kênh,
kiểm tra hiển thị trên tủ trung tâm báo cháy, chuông báo
cháy

111
7. Kiểm tra đèn hiển thị từ xa của các đầu báo khói (nếu có)
8. Kiểm tra sự hiển thị của các tủ hiển thị phụ (nếu có)?
9. Mở trụ nước chữa cháy, với độ mở nhỏ, kiểm tra các
thông số sau:
a. Áp lực khởi động máy bơm duy trì áp lực
b. Áp lực khởi động máy bơm chữa cháy chính
c. Áp lực khởi động máy bơm chữa cháy dự phòng
d. Áp lực mở van an toàn hoặc van xả tuần hoàn
10. Kích hoạt đầu báo cháy nhiệt hoặc đầu phun sprinkler
hoa tiêu, kiểm tra các vấn đề sau:
a. Hiển thị trên tủ trung tâm báo cháy?
b. Thời gian trễ khởi động máy bơm chữa cháy?
c. Hệ thống phun sương có phủ kín thiết bị được bảo
vệ?
d. Sự phun đồng đều của giàn phun sương?
e. Kiểm tra các giá đỡ có ổn định?
f. Kiểm tra tín hiệu gửi về trung tâm báo cháy (nếu có)?
11. Kích hoạt nút ấn chữa cháy, hoặc hộp chữa cháy bằng
tay, kiểm tra khởi động máy bơm chữa cháy.
12. Giàn phun sprinkler, kích hoạt đầu một phun sprinkler ở
xa nhất, kiểm tra các vấn đề sau:
a. Hiển thị trên tủ trung tâm báo cháy (nếu có)?
b. Khởi động máy bơm chữa cháy?
c. Bán kính phun phủ so với thiết kế?
d. Kiểm tra các giá đỡ có ổn định?
e. Kiểm tra tín hiệu gửi về trung tâm báo cháy (nếu có)?
13. Để máy bơm chữa cháy hoạt động, kiểm tra các vấn đề
sau:
a. Đường ống cấp nước chữa cháy có ổn định không?
b. Đường ống cấp nước chữa cháy có bị rò rỉ không?
c. Lắp vòi chữa cháy, lăng phun vào một trụ nước chữa
cháy ở xa nhất kiểm trạ độ phun xa so với thiết kế?
d. Lắp vòi chữa cháy, lăng phun vào một trụ nước chữa
cháy ở cao nhất kiểm trạ độ phun xa so với thiết kế?
Kết luận:
Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

112
Phụ lục 4: Phiếu kiểm tra đối với trạm GIS

Lô gô/Tên của PHIẾU KIỂM TRA CHẠY THỬ Mã: GIS…..


chủ đầu tư ĐỐI VỚI TRẠM GIS Số tờ: :

Công trình:
Địa điểm:
Mã số công trình:
Hồ sơ căn cứ:
Bản vẽ: Ghi tên và số bản vẽ
Yêu cầu kỹ thuật: Tên thuyết minh kỹ thuật hoặc hợp đồng mua sắm/hồ sơ mời
thầu
Hồ sơ khác: Tài liệu hướng dẫn sử dụng, lắp đặt của nhà sản xuất
Các biên bản xuất xưởng của nhà sản xuất, biên bản thí nghiệm trong và sau khi lắp
đặt: Ghi tên và số biên bản
Tiêu Kết luận
Danh mục cần kiểm tra chuẩn Không
kiểm tra Đạt đạt
1. Kiểm tra kết cấu xây lắp:
- Các kết cấu ghép nối đảm bảo chắc chắn
- Các thiết bị và các bộ phận chức năng đúng vị trí
theo bản vẽ lắp ráp và hoạt động đúng chức năng
2. Kiểm tra hệ thống nối đất: đúng và đủ vị trí nối đất
theo bản vẽ thiết kế. Trị số đo theo biên bản lắp đặt đạt
yêu cầu kỹ thuật.
3. Kiểm tra chống sét
4. Kiểm tra TU (Thực hiện các hạng mục kiểm tra, thí
nghiệm đối với TU có thể làm tùy theo kết cấu GIS
cho phép)
5. Kiểm tra TI (Thực hiện các hạng mục kiểm tra, thí
nghiệm đối với TI có thể làm theo kết cấu GIS cho
phép)
6. Kiểm tra MC (Thực hiện các hạng mục kiểm tra, thí
nghiệm có thể làm đối với MC tùy theo kết cấu GIS
cho phép):
- Thao tác đóng/cắt bằng nút ấn tại chỗ 3 lần tại
điện áp, áp lực định mức
- Thao tác đóng/cắt bằng điều khiển từ xa 3 lần tại
điện áp, áp lực định mức
7. Kiểm tra DCL
- Đóng/cắt DCL bằng tay hoặc nút ấn tại chỗ: 3 lần
không có bất thường gì
- Thao tác đóng/cắt DCL bằng điều khiển từ xa 3 lần
tại điện áp, áp lực định mức
8. Kiểm tra rò rỉ khí SF6
113
9. Kiểm tra rò rỉ khí nén (đối với MC điều khiển bằng
khí nén)
10. Kiểm tra đồng hồ đo áp lực/mật độ khí SF6
11. Đo điện trở cách điện mạch điều khiển, bảo vệ
12. Đo điện trở cách điện mạch cao áp (các đầu ra với
đất và với nhau)
13. Đo độ ẩm khí SF6 (nếu có các ngăn phân biệt phải
đo độ ẩm khí SF6 của tất cả các ngăn)
14. Đo điện trở tiếp xúc:
- Đo điện trở tiếp xúc của từng tiếp điểm độc lập
hoặc từng cụm tùy theo cấu tạo GIS cho phép hoặc đo
toàn bộ các tiếp điểm của khối
- Đo điện trở tiếp xúc của các khóa phụ trợ
15. Kiểm tra pha đối với các đầu ra để đảm bảo liên
kết thiết bị nhất thứ đúng.
16. Kiểm tra mạch liên động: Kiểm tra các khóa an
toàn (điện và cơ khí), liên động của các bảng điều
khiển phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
17. Kiểm tra chức năng các mạch điều khiển, bảo vệ
Ghi chú: Một số hạng mục kiểm tra thí nghiệm chỉ thực hiện được trong quá trình
lắp đặt GIS tại hiện trường tùy theo module lắp ráp của GIS mà không thực hiện
được sau khi đã hoàn thành lắp đặt toàn khối.
Kết luận:

Ghi đạt hay không đạt, nêu rõ lý do những chi tiết không đạt
……..,ngày tháng năm
TT Đơn vị Họ tên các thành viên Chức danh Chữ ký

114

You might also like