You are on page 1of 38

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CPC 100 ........................................................................ 3


1.CPC100 làm việc an toàn, tin cậy .................................................................................. 3
2.Giới thiệu về phần cứng: ................................................................................................ 3
3. Giới thiệu về phần mềm: ............................................................................................... 4
4. Truyền kết quả đo từ CPC100 sang máy tính ............................................................... 5
5. Chuẩn bị thí nghiệm trước khi ra hiện trường (thí nghiệm offline) ................................. 7
6. Tiện ích của OMCIRON Device (kết nối các thiết bị của OMICRON) ............................ 8
7.Các định dạng dữ liệu của CPC100 ............................................................................... 9
8.Thay thế cầu chì ............................................................................................................. 9
9.Thay thế pin cho máy kiểm tra cực tính tại nhiều điểm đo CP OL .................................. 9
PHẦN 2: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CPC 100 ....................................................................... 10
I. AN TOÀN ......................................................................................................................... 10
II. QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM ................................................................................................ 10
1. Máy biến dòng điện ..................................................................................................... 10
1.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính ......................................................................... 10
1.2.Máy biến dòng khi đưa dòng AC vào tải (vào mục CT Burden) ............................. 13
1.3.Xác định đặc tính đường cong từ hóa (điểm gãy) vào mục CT Excitation ............. 14
1.4.Điện trở một chiều các cuộn dây vào mục (Winding Resistance) .......................... 15
1.5. Thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp vào mục (V Withstand) ........... 16
2.Máy biến điện áp .......................................................................................................... 17
2.1.Đo tỉ số biến và xác định cực tính vào mục (VT Ratio) .......................................... 17
2.2.Đo công suất tải của máy biến điện áp vào mục (VT Burden) ............................... 18
2.3.Điện trở một chiều ................................................................................................. 18
2.4.Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp ở 2kV vào mục (V Withstand) .............. 18
2.5.Xác định cực tính tại nhiều điểm đo vào mục Pol Check (phụ kiện tùy chọn) ........ 19
3.Máy biến áp lực ............................................................................................................ 19
3.1.Đo tỉ số biến vào mục (TR Ratio) ........................................................................... 19
3.2.Đo điện trở một chiều các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp vào mục ................ 21
3.3.Kiểm tra sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải OLTC vào mục (TRTapCheck) ..... 22
3.4.Kiểm tra tổ đấu dây máy biến áp với thẻ Vector Group Check .............................. 23
3.5 Khử từ dư với thẻ Demagnetization ...................................................................... 24
4.Các hạng mục đo điện trở ............................................................................................ 26

Trang 1 trên 38
5. Thẻ ghi chú Comment được dùng để nhập các thông tin về đối tượng đo .................. 28
6.Thẻ thí nghiệm đa năng Quick được dùng với những ứng dụng sau: .......................... 28
7.Thẻ thí nghiệm Sequencer (tùy chọn) ứng dụng đo tỷ số của máy biến dòng ở các giá trị
bằng 5%, 20%, 50%, 100% giá trị dòng định mức .......................................................... 32
8.Thẻ thí nghiệm Ramping (tùy chọn) ứng dụng thí nghiệm giá trị tác động/trở về của rơ le
quá dòng ......................................................................................................................... 33
9. Các tùy chọn mở rộng và ứng dụng ............................................................................ 34
9.1. Tùy chọn đo điện dung và tổn hao điện môi CP TD1 ............................................ 34
9.2. Hộp chuyển đổi 3 pha CP SB1 ............................................................................. 35
9.3. Tùy chọn đo tổng trở đường dây CP CU1. ........................................................... 36
9.4. Tùy chọn CP CB2 ................................................................................................. 37

Trang 2 trên 38
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CPC 100
1. CPC 100 làm việc an toàn, tin cậy
+ CPC100 có vỏ bên ngoài được chế tạo chắc chắn, cách ly hoàn toàn về điện, an toàn cho
người sử dụng.
+ Cáp dòng cao áp chịu được 800A AC và 400A DC (biên độ) làm việc an toàn.
+ CPC100 có nút dừng khẩn cấp, có khóa an toàn, có cảnh báo phóng hết điện tích tàn dư
khi đo điện trở một chiều, đèn cảnh báo có điện áp cao, cảnh báo nối đất thiết bị trước khi
thí nghiệm (tùy chọn).
+ CPC100 có hệ thống đèn chỉ thị tự động đảm bảo cho người sử dụng đấu đúng sơ đồ thí
nghiệm.
Chú ý: nguồn làm việc là 100 đến 240VAC, tối đa cho phép là 85 đến 264VAC. Tuy nhiên
nên sử nguồn cấp 190 ÷ 240 VAC để đảm bảo phát đủ công suất 800A AC.
2. Giới thiệu về phần cứng
+ CPC100 có các cổng kết nối với các hợp bộ nâng cấp:
- Cổng serial nối với CP TD1 để đo tang, điện dung, hệ số công suất
- Cổng EXT BOOSTER để nối với máy tạo dòng CP CB2 tạo được 2000A
- Cổng mạng (Network) để nối CPC100 trực tiếp với máy tính hoặc với mạng cục bộ LAN
giúp người sử dụng có thể truyền dữ liệu thông qua giao diện web.
Kết nối thông qua giao diện web:

Trang 3 trên 38
Một hợp bộ CPC100 có thể kết nối với một hoặc nhiều máy tính khác nhau hoặc một máy
tính có thể kết nối với nhiều CPC100 khác nhau:

- Các kết quả có thể được truyền ra máy tính thông qua cổng USB.
- Đối với các hợp bộ CPC100 V0 (không có cổng USB chỉ có cổng PC) thì người sử dụng
khi kết nối với máy tính phải chú ý bỏ chế độ tường lửa firewall hoặc các chế độ chặn kết nối
của các phần mềm diệt virut.

3. Giới thiệu về phần mềm


+ Vào biểu tượng thanh công cụ để cài đặt các thông số cho máy
a. Device setup (cài đặt thiết bị):
- Lựa chọn kết nối với các hợp bộ nâng cấp CP CB2, CP CU1.
- Cài đặt các thông số đầu vào đo lường
- Lựa chọn chế độ bỏ qua kiểm tra nối đất,
- Đặt tần số 50Hz hoặc 60Hz
- Tùy chọn chế độ tự động lưu kết quả ở 10, 30, 60 phút hoặc lưu bằng tay.
b. Network (cổng mạng):
- Đặt chế độ IP động Auto IP với: 169.254.70.17 để kết nối CPC100 với máy tính qua cáp
mạng nối trực tiếp hoặc DHCP thông qua mạng cục bộ LAN.
- Đặt chế độ IP tĩnh để kết nối CPC100 với máy tính qua cáp mạng nối trực tiếp.

Trang 4 trên 38
c. Display (hiển thị): điều chỉnh độ tương phản khi làm việc ngoài trời.
d.Date/time: cài đặt ngày tháng năm cho máy
e. Regional Setting (cài đặt vùng): cài đặt được 8 loại ngôn ngữ, kiểu nhiệt độ 0C hoặc 0F,
kiểu đặt ngày tháng, thời gian.
f. Sytem Infor (thông tin hệ thống): Số chế tạo máy, version phần mềm, phần cứng, tình
trạng bộ nhớ.
Chú ý số lượng thẻ thí nghiệm mở cùng 1 lúc không quá 32 thẻ (phụ thuộc dung lượng bộ
nhớ)
4. Lấy kết quả đo từ CPC100 sang máy tính

B1: Cài đặt ứng dụng OMICRON Devices

B2: Kết nối CPC100 với máy tính thông qua cổng Network bằng cáp mạng
Click đúp vào biểu tượng OMICRON Devices

Trang 5 trên 38
B3: Nháy đúp vào biểu tượng CPC100 có số chế tạo lần lấy dữ liệu, vào thư mục “Tests”.

B4: Lựa chọn thư mục kết quả cần lấy.

Trang 6 trên 38
5. Chuẩn bị thí nghiệm trước khi ra hiện trường (thí nghiệm offline)

B1: Cài đặt ứng dụng “CPC Start Page” , chọn mục “CPC Editor”
B2: Chèn thẻ thí nghiệm và nhấn “Append”

B3: Cài đặt các thông số để thí nghiệm

Trang 7 trên 38
B4: Vào OMICRON Devices, chọn CPC 100 muốn truyền file mẫu thí nghiệm, copy file mẫu
vào folder này.
6. Tiện ích của OMICRON Device (kết nối các thiết bị của OMICRON)
Sau khi cài phần mềm OMICRON Devices, ta sẽ ứng dụng tiện ích này trong việc một máy
tính có thể kết nối với cùng 1 lúc nhiều CPC100 khác nhau

Serial Number IP Adress SW Version Status

Dễ dàng thực hiện các thao tác sao chép, dán, xóa, thay đổi tên của dữ liệu vào máy tính

Trang 8 trên 38
7.Các định dạng dữ liệu của CPC100
Định dạng file *xml: chứa nội dung của thẻ thí nghiệm, các thông số kỹ thuật cài đặt và kết
quả đo và đánh giá.
Định dạng file *xmt: chứa nội dung của thư viện mẫu thí nghiệm và người sử dụng có thể tải
trực tiếp những file này vào CPC100, định dạng này không chứa nội dung kết quả đo.
Chú ý: người sử dụng nên lưu các kết quả đo trước khi tắt nguồn của CPC100
8.Thay thế cầu chì
Khuyến cáo chỉ nên thay thế bằng cầu chì của hãng OMCIRON với
3 chủng loại sau:
+ 6,3A T cho AC OUTPUT ở chế độ sử dụng 6A cho DC OUTPUT.
+ 3,15A T cho AC OUTPUT ở chế độ sử dụng 130V.
+ 10A FF cho các đầu vào đo lường.
9.Thay thế pin cho máy kiểm tra cực tính tại nhiều điểm đo CP OL

Bước 1: Sử dụng tuốc nơ vít tháo nắp Bước 2: Rút pin ra khỏi máy

Bước 3: Thay Pin mới

Trang 9 trên 38
PHẦN 2: QUY TRÌNH VẬN HÀNH CPC 100
I. AN TOÀN
+ Cách ly hoàn toàn đối tượng đo khỏi lưới điện.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn điện: tiếp địa vỏ máy CPC100 và đối tượng đo.
+ Kiểm tra bên ngoài máy chính, phụ kiện và nguồn đầu vào của CPC100 (điện áp làm việc
bình thường: 100VAC ÷ 240VAC, điện áp cho phép: 85VAC ÷ 264VAC).
+ Nắm được các chế độ làm việc ngắn hạn và dài hạn khi tạo dòng điện và điện áp cao.
II. QUI TRÌNH THÍ NGHIỆM
1. Máy biến dòng điện
Vào thẻ thí nghiệm CT để lựa chọn các hạng mục thí nghiệm

1.1. Đo tỉ số biến và xác định cực tính


Phương pháp 1 vào mục CT ratio and burden
• Tạo dòng 800A AC đưa vào phía sơ cấp của máy biến dòng thông qua đầu ra
xoay chiều (AC OUTPUT) hoặc 2000A AC nếu kết hợp thêm máy tạo dòng CP
CB2 và đo dòng điện trở về phía thứ cấp thông qua cổng IAC là 10A hoặc kìm kẹp
dòng điện. CPC100 sẽ tự động đo được biên độ, góc pha của dòng điện IAC và
điện áp V1AC phía thứ cấp, tính toán tỷ số thực và sai số so với tỷ số định mức.
Chú ý: Khi đo tỉ số biến bằng phương pháp này phải nối tắt các cuộn còn lại tránh cảm
ứng. Giao diện màn hình hiển thị

Tỉ số biến biến dòng điện 1 Tỉ số biến biến


dòng điện 2

Dải đo: AC 800 A Tự động


(Dải đo đầu ra) (Khi đo xong máy
sẽ tự động dừng)

Trang 10 trên 38
Dòng sơ cấp: 200.0A Dòng thứ cấp 5.000A
(Dòng thứ cấp
định mức)

Dòng thử nghiệm: 200.0A Tần số 50.00 Hz


(Dòng bơm vào phía sơ cấp)

Dòng sơ cấp: 199.99A


(Dòng thực tế bơm vào phía
sơ cấp của biến dòng)

Dòng thứ cấp: 5.0130A 0.100


(Dòng thứ cấp đo được) (Góc lệch pha  đối
với dòng sơ cấp)

Tỉ số: 200.0:5.0133 Sai số %


(Tí số dòng sơ cấp /dòng thứ
cấp)

Cực tính OK

Isocapdinhmuc
Dòng I thứ cấp tính toán 5.0133A được tính bằng: I thứ cấp thực tế x
Isocapthucte
Sai số % được tính bằng: (Kn x I thứ cấp tính toán – I sơ cấp thực tế)/I sơ cấp thực tế

Trang 11 trên 38
Tùy chọn có tính đến công suất được kết nối:

+ Điện áp thứ cấp (V thứ cấp): đo điện áp thứ cấp và góc pha so với dòng điện I sơ
cấp
+ Công suất: I thứ cấp định mức x (V thứ cấp thực tế x I thứ cấp định mức/I thứ cấp
thực tế)
+ Cos phi: của góc pha giữa I thứ cấp và V thứ cấp.
Phương pháp 2 vào mục CT Ratio V (with voltage)
• Đặt 1 điện áp có thể lên đến 500V vào phía thứ cấp của biến dòng thông qua đầu
ra 2kV AC và đo điện áp trở về phía sơ cấp thông qua đầu V2 AC. Đây là phương
pháp duy nhất để đo tỉ số biến đối với các máy biến dòng lắp sẵn ở các trạm GIS
hay biến dòng chân sứ trong máy biến áp khi không thể tạo dòng vào phía sơ
cấp.

Tỉ số biến biến dòng điện 1

Dòng sơ cấp 200.A Dòng thứ cấp 5.000A


(Dòng sơ cấp định mức) (Dòng thứ cấp
định mức)

Điện áp thử nghiệm 50.0V


(Điện áp bắt đầu đặt vào phía thứ cấp)

Tần số 50.00Hz Tự động (Khi đo


(Tần số đầu ra) xong máy sẽ tự
động dừng)

Điện áp thứ cấp (Điện áp thứ cấp đo được) 49.990V Dòng ra 46.79mA

Điện áp sơ cấp 626.3mV


(Điện áp sơ cấp đo được ở đầu vào V2AC)

Tỉ số (Tí số dòng sơ cấp /dòng thứ cấp) 200.0:2.


506

Cực tính OK

Trang 12 trên 38
1.2.Máy biến dòng khi đưa dòng AC vào tải (vào mục CT Burden)

Trang 13 trên 38
1.3.Xác định đặc tính đường cong từ hóa (điểm gãy) vào mục CT Excitation

+ Thực hiện ghi lại đặc tính từ hóa của máy biến dòng bằng cách tự động đưa điện áp có
thể lên tới 2kV vào phía thứ cấp.
+ Có 2 chế độ tùy chọn:
a.Chế độ thí nghiệm tự động

Trang 14 trên 38
Sau khi ấn nút I/O thì CPC100 sẽ tự động tăng dần điện áp đưa vào cuộn thứ cấp cho đến
khi tìm ra điểm gãy và vẽ lại đặc tính đường cong từ hóa.
b.Chế độ thí nghiệm bằng tay
Bỏ dấu tích trong mục auto, tăng chậm và từ từ đưa điện áp cuộn thứ cấp bằng cách xoay
núm tròn. Chú ý không được xoay núm quá nhanh vì có thể làm vượt giới hạn của giá trị
Imax.
1.4.Điện trở một chiều các cuộn dây vào mục (Winding Resistance)
Chú ý: Không được phép để hở mạch khi đang có dòng điện chạy qua đối tượng đo vì có
thể xuất hiện điện áp chọc thủng. Chỉ được phép tháo sơ đồ thí nghiệm khi đã kiểm tra đèn
cảnh báo màu đỏ “I” đã tắt (đã ngắt điện áp) và đèn LED đã tắt (đã phóng hết điện tích trong
cuộn dây).

Điện trờ một chiều cuộn dây

Dải đo DC 6A
(Dải đo đầu ra)

Dòng thử nghiệm 5.000A Điện trở nhỏ 40.00 (Dải đo)
(Dòng thử nghiệm định mức) nhất

Dòng một chiều 4.9990A Điện trở lớn nhất 2.000


(Dòng thử nghiệm thực tế)

Điện áp một chiều 2.543V


(Điện áp đo được ở đầu vào
VDC)

Điện trở đo được 508.7m Thời gian 31.000s

Nhiệt độ qui đổi

Nhiệt độ thí nghiệm 25.00C

Nhiệt độ qui đổi 70.00C Điện trở qui đổi 608.4m

Có thể qui đổi giá trị điện trở một chiều đo được theo nhiệt độ:
+ Nhiệt độ đo : Nhiệt độ thực tế môi trường
+ Nhiệt độ qui đổi: Nhiệt độ được tính toán dựa theo kết quả đo được
+ Điện trở qui đổi: Điện trở tính toán được

 2350 C + Tref 
RRe f = Rmeas 
 235 C + Tmeas 
0

Trang 15 trên 38
+ Rref: Điện trở quy đổi về nhiệt độ Tref
+ Rmeas: Giá trị điện trở đo được
+ Tref: Nhiệt độ quy đổi
+Tmeas: Nhiệt độ thực tế
+ Thực hiện đo điện trở một chiều các cuộn dây với dòng 6A DC như sơ đồ dưới đây:

1.5. Thử nghiệm điện áp tăng cao tần số công nghiệp vào mục (V Withstand)
Thực hiện theo sơ đồ dưới đây

Trang 16 trên 38
Nối 1 đầu cáp của đầu ra 2kVAC đến 1 đầu thứ cấp của biến dòng (1S1) và đầu cáp
còn lại thì nối với đầu sơ cấp P1 và cùng nối đất. Tháo con nối ngắn mạch ở phía thứ cấp.
Chú ý: Đầu 1S1 của cuộn thứ cấp đang có điện áp cao.
2.Máy biến điện áp
Vào thẻ thí nghiệm VT để lựa chọn các hạng mục thí nghiệm

2.1.Đo tỉ số biến và xác định cực tính vào mục (VT Ratio)
Thực hiện phép đo tỉ số biến bằng cách đặt 1 điện áp lên đến 2kV vào phía sơ cấp của
biến điện áp thông qua đầu ra xoay chiều (AC OUTPUT) và đo điện áp trở về ở đầu V1 AC.

Trang 17 trên 38
2.2.Đo công suất tải của máy biến điện áp vào mục (VT Burden)
Đưa điện áp 130V AC vào cuộn thứ cấp

2.3.Điện trở một chiều


Giống sơ đồ đo điện trở một chiều của biến dòng điện, xem mục 1.4
2.4.Thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp ở 2kV vào mục (V Withstand)

Trang 18 trên 38
2.5.Xác định cực tính tại nhiều điểm đo vào mục Pol Check (phụ kiện tùy chọn)
Chú ý: Máy kiểm tra cực tính tại nhiều điểm đo (CPOL) là 1 phụ kiện tùy chọn. Người sử
dụng sẽ phát tín hiệu bằng dòng điện hoặc điện áp vào phía sơ cấp và sử dụng CPOL đo
phía thứ cấp. Chúng ta sẽ có các kết quả sau:
Cùng cực tính
Ngược cực tính
Tín hiệu yếu cần khuếch đại hoặc báo hiệu pin yếu.

3.Máy biến áp lực


Vào thẻ thí nghiệm Transformer để lựa chọn các hạng mục thí nghiệm

3.1.Đo tỉ số biến vào mục (TR Ratio)


Thực hiện phép đo tỉ số biến bằng cách đặt 1 điện áp xoay chiều có thể lên đến 2kV từ
đầu ra xoay chiều (AC OUTPUT) vào phía sơ cấp của máy biến áp, đo điện áp trở về của
phía thứ cấp thông qua đầu V1AC. CPC100 sẽ tự động tính toán tỷ số và độ lệch giữa các
pha trên cùng 1 nấc phân áp, đồng thời đo được dòng từ hóa. Đấu nối theo sơ đồ đo dưới
đây:

Trang 19 trên 38
Sơ đồ Y0y0

Sơ đồ Yd

Trang 20 trên 38
Bảng tra cứu nhanh cài đặt cấu hình CPC100 khi đo tổ đấu dâu của máy biến áp

3.2.Đo điện trở một chiều các cuộn dây ở tất cả các nấc phân áp vào mục
(R Winding)
+ Tạo dòng 6A DC

Trang 21 trên 38
+ Nếu đo điện trở một chiều bằng dòng 400A DC thì bắt buộc phải sử dụng thêm phụ kiện
CP SA1.

3.3. Kiểm tra sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải OLTC vào mục (TRTapCheck)

Trang 22 trên 38
Chú ý: Khi muốn đo điện trở một chiều của máy biến áp có điện cảm lớn phải sử dụng thẻ
thí nghiệm RWinding cùng hộp chống sét CP SA1 và không nên dùng thẻ thí nghiệm
Quick và thẻ Resistance

3.4.Kiểm tra tổ đấu dây máy biến áp với thẻ Vector Group Check
Để sử dụng được tính năng này cần phải sử dụng bộ chuyển đổi CP SB1 với sơ đồ sau:

Trang 23 trên 38
3.5 Khử từ dư với thẻ Demagnetization
Sử dụng thẻ Demag để khử từ dư trong lõi sắt máy biến áp kết hợp với hộp chuyển đổi ba
pha CP SB1 theo sơ đồ đấu nối sau:

Trang 24 trên 38
Lưu ý: Trước khi một chu kỳ khử từ kết thúc, không được chạm vào hoặc tháo cáp đấu nối.
Khi kết thúc quá trình khử từ nên tiếp địa để xả điện tích.
Quá trình khử từ dư theo trình tự các bước sau:

Trang 25 trên 38
- Chọn tổ đấu dây cho MBA cần khử từ dư với máy biến áp ba pha (Nếu là MBA một pha
chọn Single-phase transformers
- Chọn dòng điện để khử từ
4.Các hạng mục đo điện trở
Vào thẻ thí nghiệm Resistance để lựa chọn các hạng mục thí nghiệm

Đo điện trở tiếp xúc của máy cắt, dao cách ly (Có 3 dải đo)
1) Từ 1 đến 10m, ta đặt dải đo tương ứng là 400ADC

Dải đo 400ADC

Dòng thử nghiệm 300.0A

Hình 1

Trang 26 trên 38
Tạo dòng tối đa đến 400ADC từ đầu ra của CPC100 đưa vào cả 2 phía của đối
tượng thử nghiệm. Đo điện áp trở về ở đầu vào VDC, phần mềm CPC 100 sẽ tính toán ra
kết quả điện trở của đối tượng đo.
2) Từ 10m đến 10, ta đặt dải đo tương ứng là 6ADC

Dải đo 6ADC

Dòng thử nghiệm 5.000A

Hình 2
3) Từ 10 đến 20k, ta đặt dải đo tương ứng là 6ADC và dùng sơ đồ đo 2 dây

Dải đo V.DC(2 dây)

Dòng thử nghiệm Không áp dụng

Hình 3

Trang 27 trên 38
Ngoài ra với thẻ Resistance có thể đo điện trở xuất của đất, đo điện trở tiếp địa với trạm có
bán kính đến 100m hoặc nhỏ hơn chỉ với CPC100. Với những hệ thống nối đất lớn sử dụng
kết hợp thẻ Sequencer với thiết bị ghép nối CP CU1 sẽ là lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên phải
đảm bảo hệ thống được thí nghiệm không ở gần với một hệ thống nối đất khác.
5. Thẻ ghi chú Comment được dùng để nhập các thông tin về đối tượng đo
Chú ý soạn thảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt không dấu

6.Thẻ thí nghiệm đa năng Quick được dùng với những ứng dụng sau:
+ Đo tổn hao không tải của máy biến áp với cấu hình cài đặt như sau:
Cài đặt cấu hình: lựa chọn dải đo AC 2kV,AC 1kV hoặc AC 500V, AC 300V

Trang 28 trên 38
+ Đo tổng trở ngắn mạch của máy biến áp
Cài đặt cấu hình: lựa chọn dải đo AC 3A và các lựa chọn những giá trị đo như: Z, R,X ở cột
thứ 3

Trang 29 trên 38
+ Đo điện trở tiếp xúc của máy cắt, dao cách ly
Cài đặt cấu hình: lựa chọn dải đo DC 400A

Trang 30 trên 38
+ Đo tỷ số máy biến dòng:
Cài đặt cấu hình: lựa chọn dải đo AC 800A. Ở cột thứ 3 có thể tùy chọn đo với loại CT có
dòng 1A hoặc 5A.

Trang 31 trên 38
+ Thí nghiệm rơ le sơ cấp (tùy chọn):
Cài đặt cấu hình: lựa chọn dải đo AC 800A. Sử dụng núm xoay để tăng nhanh giá trị dòng
điện.

7.Thẻ thí nghiệm Sequencer (tùy chọn) ứng dụng đo tỷ số của máy biến dòng ở các giá trị
bằng 5%, 20%, 50%, 100% giá trị dòng định mức
Sơ đồ đấu nối

Trang 32 trên 38
Cài đặt các thông số

8.Thẻ thí nghiệm Ramping (tùy chọn) ứng dụng thí nghiệm giá trị tác động/trở về của rơ le
quá dòng
Sơ đồ đấu nối

Trang 33 trên 38
Cài đặt các thông số

9. Các tùy chọn mở rộng và ứng dụng


9.1. Tùy chọn đo điện dung và tổn hao điện môi CP TD1
CP TD1 là tùy chọn để đo điện dung, tổn hao điện môi cho máy biến áp, biến điện áp, biến
dòng điện, máy cắt…ở các dải tần số, điện áp rộng với độ chính xác cao. (Chi tiết xem
hướng dẫn sử dụng CP TD1)

Trang 34 trên 38
9.2. Hộp chuyển đổi 3 pha CP SB1
Hộp chuyển đổi 3 pha CP SB1 kết hợp với CPC 100 mang đến những tính năng và ứng
dụng sau:
- Thí nghiệm đo tỉ số biến, điện trở một chiều cuộn dây máy biến áp tất cả các pha ở
tất cả các nấc phân áp hoàn toàn tự động chỉ với duy nhất một lần đấu nối giúp rút
ngắn thời gian thí nghiệm.
- Đo điện trở động, kiểm tra, phân tích sự liền mạch của bộ điều áp dưới tải (OLTC)
- Khử từ dư cho máy biến áp
- Tự động xác định tổ đấu dây máy biến áp

Trang 35 trên 38
9.3. Tùy chọn đo tổng trở đường dây CP CU1.

Sử dụng CPC 100 + CP CU1 để đo một cách chính xác tổng trở đường dây, cung cấp dữ
liệu chính xác cho việc chỉnh định rơ le bảo vệ khoảng cách, thiết bị định vị sự cố đường
dây.
Ngoài ra sử dụng CPC 100 + CP CU1 để đo các thông số:
- Điện áp bước, điện áp tiếp xúc của hệ thống nối đất
- Đo điện trở xuất, điện trở tiếp địa trạm biến áp có đường kính trạm lớn (dòng thí
nghiệm 100A)
- Đo các thông số hỗ cảm đường dây…

Trang 36 trên 38
Sơ đồ đo:

Cấu hình CPC 100:

(Chi tiết xem hướng dẫn sử dụng CP CU1)

9.4. Tùy chọn CP CB2

CP CB2 là tùy chọn tạo dòng điện đến 2000A dùng để thí nghiệm bơm dòng nhất thứ đo tỉ
số biến dòng, thử tác động của máy cắt hạ áp… được điều khiển bởi CPC 100.
Sơ đồ đấu nối CPC 100 kết hợp CP CB2 rất đơn giản và dễ thực hiện.
(Chi tiết xem hướng dẫn sử dụng CP CB2)
Tùy vào mục đích sử dụng ta có hai chế độ đấu nối sau:

Trang 37 trên 38
Trang 38 trên 38

You might also like