You are on page 1of 26

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI BÌNH

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI UZ ABB

Mã ký hiệu: PCTB-P4.QT.OLTC.02
Lần ban hành: 01

NGƯỜI VIẾT NGƯỜI KIỂM TRA PHÊ DUYỆT

Nguyễn Văn Hoan Bùi Văn Đính Lê Bá Quyến

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÃ CÓ

Ngày, tháng, năm Nội dung thay đổi Lần ban hành
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CÔNG TY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐIỆN LỰC THÁI BÌNH
Số: /QĐ-PCTB Thái Bình, ngày tháng năm 2019

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy trình vận hành, bảo dưỡng và xử lý sự cố
Bộ điều áp dưới tải kiểu UZ - ABB

GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI BÌNH


Căn cứ Quy trình vận hành - sửa chữa máy biến áp ban hành kèm theo
Quyết định số 623/ĐVN/KTNĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam (Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Căn cứ tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Thái Bình được Tổng
công ty Điện lực miền Bắc quy định.
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Kỹ thuật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy trình vận
hành, bảo dưỡng và xử lý sự cố bộ điều áp dưới tải kiểu UZ - ABB”.
Điều 2. Quy trình này áp dụng cho loại điều áp dưới tải nêu trong Điều 1.
Các vấn đề khác liên quan không nêu trong quy trình này đều phải tuân theo
các quy trình, quy phạm hiện hành của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng
Công ty Điện lực miền Bắc và Công ty Điện lực Thái Bình đã ban hành.
Điều 3. Các ông Trưởng phòng Kỹ thuật, Trưởng phòng Điều độ, Trưởng
phòng An toàn, Đội QLVH lưới điện Cao thế và cán bộ nhân viên làm công tác
quản lý vận hành, bảo dưỡng, xử lý sự cố loại điều áp dưới tải nêu trong Điều
1 phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong quy trình này.
Điều 4. Quy trình có hiệu lực từ ngày ký, mọi quy định trái với quy trình
này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề chưa phù hợp, yêu cầu
các đơn vị tập hợp ý kiến gửi về phòng Kỹ thuật Công ty để báo cáo Giám đốc
cho hiệu chỉnh./.

KT. GIÁM ĐỐC


Nơi nhận: PHÓ GIÁM ĐỐC
- Như điều 3
- Lưu VT, P4.

Lê Bá Quyến
MỤC LỤC

Phần I ....................................................................................................... 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG .............................................................. 1
Điều 1. Phạm vi áp dụng ........................................................................... 1
Điều 2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt ...................................................... 1
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện.................................................................. 1
Phần II ...................................................................................................... 2
ĐỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN ...................... 2
Điều 4. Định nghĩa .................................................................................... 2
Điều 5. Giải thích các từ viết tắt ............................................................... 2
Điều 6. Tài liệu viện dẫn ........................................................................... 2
Phần III .................................................................................................... 4
NỘI DUNG .............................................................................................. 4
Chương I .................................................................................................. 4
CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH .............................................. 4
Điều 7. Bộ OLTC phải được lắp đặt, vận hành trong điều kiện môi trường
thỏa mãn các yêu cầu sau .................................................................................. 4
Điều 8. Bộ OLTC phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau: ............. 4
Điều 9: Kiểm tra trước khi đưa bộ điều áp vào vận hành: ........................ 5
Điều 10: Các quy định khi vận hành bộ điều áp : ..................................... 6
Điều 11: Vận hành điều chỉnh điện áp dưới tải: ....................................... 6
Điều 12: Kiểm tra trong quá trình vận hành: ............................................ 8
Điều 13: Quản lý dầu bộ điều chỉnh điện áp ............................................. 9
Chương 2 ................................................................................................ 11
THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG ...................................................... 11
Điều 14. Các quy định về thí nghiệm và bảo dưỡng .............................. 11
Điều 15: Khối lượng thử nghiệm đầy đủ một thiết bị OLTC bao gồm: . 12
Điều 16: Khối lượng thử nghiệm sau khi đại tu một thiết bị OLTC bao
gồm: ................................................................................................................. 12
Điều 17: Bảo dưỡng thay thế: ................................................................. 13
CHƯƠNG II........................................................................................... 15
XỬ LÝ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ ............. 15
Điều 18: Nguyên tắc chung khi xử lý sự cố: ........................................... 15
Điều 19: Xử lý các hiệu tượng không bình thường và sự cố: ................. 15
Điều 20. Xử lý sự cố khi aptomat cấp nguồn cho động cơ trong bộ truyền
động OLTC nhảy, đóng lại không được.......................................................... 16
Điều 21. Khi thực hiện chuyển nấc bằng điện thì aptomat cấp nguồn cho
động cơ chuyển nấc nhảy. ............................................................................... 17
Điều 22. Đang chuyển nấc bằng điện, bộ truyền động dừng lại đột ngột.
......................................................................................................................... 18
Phụ lục I ................................................................................................. 20
GIỚI THIỆU VỀ BỘ OLTC CỦA HÃNG MR ................................. 20
1. Giới thiệu chung: ................................................................................. 20
2. Thông số kỹ thuật: ............................... Error! Bookmark not defined.
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Phần I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng


Quy trình này áp dụng cho bộ điều áp dưới tải kiểu UZ do ABB sản xuất.
Quy trình này chỉ áp dụng trong phạm vi nội bộ Công ty Điện lực Thái Bình.
Những nội dung liên quan đến công tác vận hành, thí nghiệm và bảo dưỡng
bộ điều áp dưới tải kiểu UZ không nêu trong Quy trình này được thực hiện theo
tài liệu của nhà chế tạo và các quy trình, quy phạm về vận hành thiết bị.
Điều 2. Biên soạn, soát xét, phê duyệt
Biên soạn: Cán bộ phòng Kỹ thuật.
Kiểm tra và soát xét: Trưởng (Phó) Phòng Kỹ thuật.
Phê duyệt: Phó Giám đốc Kỹ thuật.
Điều 3. Trách nhiệm thực hiện
- Cán bộ của phòng Kỹ thuật, phòng Điều độ được phân công theo dõi
vận hành trạm 110kV.
- Các Điều độ viên phòng Điều độ Công ty.
- Lãnh đạo Đội QLVH lưới điện Cao thế (gồm trưởng, phó, cán bộ kỹ
thuật, kỹ thuật viên an toàn chuyên trách).
- Trực ca tại các trạm 110kV có máy biến áp lắp bộ điều áp dưới tải nêu
trên.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 1/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Phần II
ĐỊNH NGHĨA, VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN

Điều 4. Định nghĩa


- Công ty: Công ty Điện lực Thái Bình.
- Tổng Công ty: Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.
- Nhân viên vận hành: Trực chính, trực phụ.
- Đơn vị: Được hiểu là Đội QLVH lưới điện Cao thế trực thuộc Công ty
Điện lực Thái Bình được giao nhiệm vụ quản lý vận hành các đường dây và trạm
110kV khu vực.
Điều 5. Giải thích các từ viết tắt
- A1: Điều độ viên Trung tâm Điều độ hệ thống Điện miền Bắc đương ca.
- B11: Điều độ viên phòng Điều độ Công ty Điện lực Thái Bình đương ca.
- QLVH: Quản lý vận hành.
- MBA: Máy biến áp lực.
- OLTC: Bộ điều áp dưới tải.
- ONAN: Làm mát bằng dầu tự nhiên.
- ONAF: Làm mát cưỡng bức bằng quạt gió.
Điều 6. Tài liệu viện dẫn
- Quy trình vận hành - sửa chữa máy biến áp ban hành kèm theo Quyết
định số 623/ĐVN/KTNĐ ngày 23 tháng 5 năm 1997 của Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam.
- Quy định thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết
bị nhất thứ ban hành kèm theo công văn số 3075/CV-EVN-KTLĐ ngày 14
tháng 7 năm 2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 2/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

- Bộ Quy chuẩn Kỹ thuật điện QCVN QTĐ 5:2008/BCT - Kiểm định trang
thiết bị hệ thống điện; QCVN QTĐ 6:2008/BCT- Vận hành, sửa chữa trang
thiết bị hệ thống điện; QCVN QTĐ 7:2008/BCT – Thi công các công trình điện
ban hành kèm quyết định số 54/2008/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của
bộ Công Thương.
- Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương quy
định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
- Thông tư 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công Thương quy
định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia;
- Thông tư số 28/2014 ngày 15/9/2014 của Bộ Công Thương quy định quy
trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia;
- Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương
quy định hệ thống điện phân phối.
- Quy trình an toàn điện ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-EVN
ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Tài liệu kỹ thuật đi kèm thiết bị của nhà sản xuất.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 3/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Phần III
NỘI DUNG

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH

Điều 7. Bộ OLTC phải được lắp đặt, vận hành trong điều kiện môi
trường thỏa mãn các yêu cầu sau
Bộ OLTC sử dụng dầu cách điện, nhiệt độ dầu phải đảm bảo:
- Lớn nhất không quá 100oC
- Nhỏ nhất không dưới -250C
Nhiệt độ môi trường không khí:
- Lớn nhất không quá 400C
- Nhỏ nhất không dưới -450C
Điều 8. Bộ OLTC phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật sau:
1. Độ bền cơ khí không có phụ tải điện là 500.000 lần đóng cắt. Độ bền
điện là 60.000 lần đóng cắt khi cắt dòng định mức đến 100A và 25.000 lần đóng
cắt khi cắt dòng định mức trên 1000A. Nghĩa là bộ OLTC phải đạt được số lần
đóng cắt trên ở tải định mức mà không cần thay tiếp điểm.
2. Kết cấu thiết bị phải cho phép lấy mẫu và thay dầu thường xuyên.
3. Thời gian chuyển nấc không được vượt quá 10 giây với sai số không
quá 20%.
4. Bộ dẫn động phải hoạt động bình thường với điện áp từ 0,85 ÷ 1,1 điện
áp định mức, phải cho phép điều khiển tại chỗ, từ xa và tự động.
5. Khi chuyển động bằng tay, lực quay không được lớn hơn 200N.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 4/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

6. Với tín hiệu điều chỉnh có độ dài bất kỳ chỉ tác động có một lần và
chuyển có một nấc.
Điều 9: Kiểm tra trước khi đưa bộ điều áp vào vận hành:
1. Trước khi đưa máy biến áp vào làm việc, kiểm tra hoạt động của bộ
điều áp và bộ truyền động động cơ (cùng với kiểm tra chức năng của các rơ le
bảo vệ) phải tiến hành như sau:
- Kiểm tra hoạt động của bộ điều áp trước khi đóng điện vào máy biến áp
phải tiến hành kiểm tra chức năng cơ của bộ điều áp và bộ truyền động động
cơ.
- Phải chạy đủ 1 vòng qua tất cả các nấc (quay thuận và quay ngược).
2. Đảm bảo rằng mỗi vị trí hoạt động, bộ truyền động và bộ điều áp phải
cùng một vị trí.
Chú ý: Sự mất đồng bộ giữa bộ điều áp và bộ truyền động có thể xảy ra
nếu bộ điều áp và bộ truyền động chỉ không cùng nấc. Việc không đồng bộ giữa
bộ điều áp và bộ truyền động này dẫn tới phá hoại nghiêm trọng bộ điều áp và
máy biến áp, nếu vẫn cho tiếp tục làm việc.
- Kiểm tra cả 2 vị trí cao nhất và thấp nhất, tự động dừng và chức năng
giới hạn vị trí cơ và điện.
3. Kiểm tra tất cả các van nằm giữa bình dầu phụ cho OLTC và bộ điều
áp đã mở.
4. Kiểm tra xem bộ đếm số lần chuyển nấc có đúng không và ghi lại số
chỉ của bộ đếm trước khi vận hành máy biến áp.
5. Kiểm tra sự làm việc của rơ le dòng dầu, đảm bảo tốt và ổn định.
6. Phải nối đất OLTC trước khi đưa vào vận hành. Bắt vít tiếp đất ở đầu
trên bộ điều áp và bắt vít tiếp đất của hợp bộ bảo vệ động cơ điều khiển với vỏ
máy biến áp.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 5/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

7. Trước khi đưa điện áp vào OLTC, ta phải tiến hành các bước thử nghiệm
để kiểm tra chức năng cơ học của OLTC và động cơ truyền động. Đối với quá
trình vận hành thử này, OLTC phải trải qua toàn bộ chu kỳ vận hành. Tại mỗi
vị trí vận hành các số chỉ của cơ cấu truyền động và nấc máy biến áp phải có
cùng một vị trí.
Điều 10: Các quy định khi vận hành bộ điều áp :
1. Khi chuyển nấc MBA phải thực hiện theo lệnh của điều độ viên có
quyền điều khiển và phải ghi vào nhật ký vận hành.
2. Cần phải duy trì thường xuyên sự tương ứng giữa điện áp lưới và điện
áp định mức của nấc điều chỉnh.
3. Không được vận hành lâu dài MBA với bộ OLTC không làm việc.
4. Không vận hành, sử dụng bộ điều áp khi sấy bộ điều áp chưa khô và
chưa tra dầu mỡ vào các ổ trục truyền động của bộ điều áp.
5. Không được vận hành bộ điều áp khi khoang chứa dầu chưa được nạp
đầy dầu.
6. Không được phép chuyển nấc điều chỉnh khi máy biến áp đang bị quá
tải nếu dòng phụ tải vượt quá dòng định mức của bộ OLTC.
Điều 11: Vận hành điều chỉnh điện áp dưới tải:
1. Ở chế độ bình thường, trực ca vận hành trạm có thể thực hiện vận hành
điều chỉnh điện áp dưới tải theo chế độ tự động (đưa rơle tự động điều chỉnh
điện áp vào chế độ vận hành) hoặc chế độ vận hành bằng tay (tại chỗ hoặc từ
xa).
2. Khi xác định chính xác rằng không điều chỉnh được OLTC bằng điện
từ xa hoặc tại chỗ do động cơ điều khiển bộ truyền động bị hỏng, cho phép tiến
hành chuyển nấc OLTC bằng cách quay tay nếu cần thiết, đồng thời nhanh
chóng sửa chữa động cơ để có thể đưa vào vận hành bằng điện.
3. Trình tự điều khiển tăng giảm nấc vận hành

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 6/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

3.1. Điều khiển bằng quay tay tại tủ truyền động.


* Tăng nấc:
+ Khoá lựa chọn vị trí REMOTE/LOCAL để ở vị trí “LOCAL – tại chỗ”
+ Cho tay quay thao tác vào lỗ rồi quay ngược chiều kim đồng hồ đến khi
kim đồng hồ chỉ thị nấc chuyển sang nấc khác, có tiếng kêu của bộ hợp chốt
các tiếp điểm phụ.
* Giảm nấc:
+ Khoá lựa chọn vị trí REMOTE/LOCAL để ở vị trí “LOCAL – tại chỗ”
+ Cho tay quay thao tác vào lỗ rồi quay theo chiều kim đồng hồ đến khi
kim đồng hồ chỉ thị nấc chuyển sang nấc khác, có tiếng kêu của bộ hợp chốt
các tiếp điểm phụ.
3.2. Điều khiển bằng điện tại tủ truyền động.
* Tăng nấc:
+ Bật công tắc cấp nguồn cho động cơ.
+ Khoá lựa chọn vị trí REMOTE/LOCAL để ở vị trí “LOCAL – tại chỗ”
+ Vặn khoá điều khiển sang vị trí tăng nấc.
+ Kiểm tra bằng mắt chỉ thị nấc của đồng hồ chỉ thị đã chuyển sang nấc
khác.
* Giảm nấc:
+ Bật công tắc cấp nguồn cho động cơ.
+ Khoá lựa chọn vị trí REMOTE/LOCAL để ở vị trí “LOCAL – tại chỗ”
+ Vặn khoá điều khiển sang vị trí giảm.
+ Kiểm tra bằng mắt chỉ thị nấc của đồng hồ chỉ thị đã chuyển sang nấc
khác.
3.3 Điều khiển từ xa (Tại tủ điều khiển trong phòng điều khiển trung tâm).

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 7/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

* Tăng nấc:
+ Bật công tắc cấp nguồn cho động cơ tại tủ truyền động.
+ Khoá lựa chọn vị trí REMOTE/LOCAL tại tủ truyền động để ở vị trí
“REMOTE – từ xa”.
+ Nhấn hoặc xoay nút tăng nấc tại tủ điều khiển từ xa.
+ Kiểm tra bằng mắt chỉ thị nấc của đồng hồ chỉ thị tại tủ điều khiển từ xa
đã chuyển sang nấc khác.
* Giảm nấc:
+ Bật công tắc cấp nguồn cho động cơ tại tủ truyền động.
+ Khoá REMOTE/LOCAL tại tủ truyền động để ở vị trí “REMOTE – từ
xa”
+ Nhấn hoặc xoay nút giảm nấc tại tủ điều khiển từ xa.
+ Nhìn đồng hồ chỉ nấc tại tủ điều khiển từ xa đã chuyển sang nấc khác.
Điều 12: Kiểm tra trong quá trình vận hành:
1. Mỗi ca trực phải tiến hành kiểm tra ít nhất là 03 lần (khi giao nhận ca
và giữa ca).
2. Kiểm tra bộ điều áp và bộ truyền động bằng mắt.
+ Kiểm tra xem bộ đếm số lần chuyển nấc có đúng không và ghi lại số chỉ
của bộ đếm trước khi vận hành máy biến áp.
+ Quan sát mức dầu trong thùng dầu phụ của OLTC, rơle dòng dầu và bộ
truyền động.
+ Kiểm tra xem đồng hồ chỉ thị nấc ở tủ truyền động và đồng hồ ở tủ điều
khiển trong phòng điều khiển phải giống nhau.
+ Gioăng bảo vệ hộp bộ truyền động.
+ Tình trạng các thiết bị điều khiển bên trong bộ truyền động.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 8/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

3. Khi kiểm tra nếu phát hiện sai sót, sự cố thì phải báo ngay lãnh đạo đơn
vị và cấp điều độ có quyền điều khiển và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
Điều 13: Quản lý dầu bộ điều chỉnh điện áp
1. Dầu trong bộ điều chỉnh điện áp phải được lấy mẫu và thử nghiệm theo
thời hạn sau:
- Trước khi đưa bộ điều chỉnh điện áp vào vận hành.
- Định kỳ mỗi năm một lần.
- Sau mỗi lần sự cố làm rơ le dòng dầu tác động.
2. Mẫu dầu trong bộ điều chỉnh điện áp phải thử nghiệm các hạng mục
sau:
- Hàm lượng nước không quá 40ppm.
- Điện áp chọc thủng không dưới 40kV với dầu mới nạp và không dưới
30kV với dầu đang vận hành.
- Tạp chất cơ giới không quá 0,01%
- Tgδ ở 700C không quá 5%
Nếu dầu không đạt yêu cầu thì phải thay dầu mới.
3. Định kỳ thay dầu bộ điều chỉnh điện áp sau 50.000 lần tác động hoặc
theo kết quả thí nghiệm.
4. Nạp dầu và bổ sung dầu bộ điều chỉnh điện áp:
- Khi nạp dầu cho OLTC phải tiến hành theo trình tự:
- Rút khí từ khoang chứa dầu cho các tiếp điểm.
- Đóng nắp bộ điều áp.
- Xiết chặt đều các bu lông ở nắp.
- Bộ điều áp phải được nạp dầu mới dưới môi trường chân không.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 9/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

- Khi bổ sung dầu cho OLTC phải lựa chọn dầu cùng chủng loại với dầu
máy biến áp. Việc sử dụng chủng loại dầu khác chủng loại phải do cấp có thẩm
quyền quyết định

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 10/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Chương 2
THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG

Điều 14. Các quy định về thí nghiệm và bảo dưỡng


1. Công việc thí nghiệm và bảo dưỡng bộ OLTC được thực hiện bởi nhân
viên có kinh nghiệm đã được huấn luyện và đào tạo về công nghệ và có hiểu
biết về các qui trình an toàn, các cảnh báo trong hướng dẫn vận hành của nhà
chế tạo hoặc công việc chỉ được thực hiện dưới sự giám sát hướng dẫn của các
nhân viên này.
2. Sau khi bộ điều chỉnh điện áp đã lắp xong và bổ sung đủ dầu cần để ổn
định một thời gian trước khi tiến hành thí nghiệm. Thời gian ổn định dầu tính
từ lần bổ sung dầu sau cùng là 12 giờ.
Trong trường hợp khẩn cấp cần phải khôi phục lại lưới điện ngay, cho
phép tiến hành thí nghiệm để đóng điện máy biến áp sau 3 giờ kể từ khi kết
thúc bổ sung dầu nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
- Máy biến áp đang vận hành bình thường.
- Dầu nạp vào máy được xử lý bằng thiết bị có bộ phận tạo chân không
- 1 giờ sau khi kết thúc nạp dầu phải xả khí
3. Thời hạn thí nghiệm định kỳ bộ điều chỉnh điện áp được xác định theo
thời hạn sau:
- Một năm một lần.
Thí nghiệm đột xuất bộ điều chỉnh điện áp dưới tải tiến hành theo số lần
chuyển mạch phù hợp với hướng dẫn của nhà chế tạo.
Ngoài ra còn phải tiến hành thí nghiệm sau khi đại tu, sửa chữa lớn máy
biến áp.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 11/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

4. Nội dung khối lượng công việc thí nghiệm MBA theo Quy định thời
hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị nhất thứ của
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
Điều 15: Khối lượng thử nghiệm đầy đủ một thiết bị OLTC bao gồm:
- Xem xét bằng mắt thường.
- Đo độ nén tiếp điểm.
- Đo mômen quay.
- Đo thời gian đóng cắt tiếp điểm dập hồ quang bằng phương pháp chụp
sóng (tiếp điểm K).
- Đo điện trở một chiều toàn mạch ở hai vị trí của tiếp điểm đảo chiều (tiếp
điểm P).
- Kiểm tra độ bền điện.
- Kiểm tra độ kín dầu.
- Kiểm tra trình tự hoạt động của các tiếp điểm (đồ thị vòng).
- Nếu phải tháo rời các chi tiết của bộ OLTC thì phải chạy thử 10 vòng
không tải.
Điều 16: Khối lượng thử nghiệm sau khi đại tu một thiết bị OLTC bao
gồm:
- Đo độ nén tiếp điểm.
- Đo mômen quay.
- Đo điện trở một chiều của thuần trở hoặc cuộn kháng.
- Lấy đồ thị vòng và chụp sóng.
- Kiểm tra độ bền điện.
Chú ý: Trong trường hợp đại tu máy biến áp mà không đại tu bộ OLTC
thì chỉ cần thực hiện các hạng mục: Lấy đồ thị vòng và chụp sóng.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 12/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Điều 17: Bảo dưỡng thay thế:


- Sau 5 năm vận hành liên tục phải bảo dưỡng.
- Sau 150.000 lần chuyển nấc cần phải bảo dưỡng, sửa chữa.
- Mỗi năm phải kiểm tra, thí nghiệm bộ điều áp 01 lần.
- Với bộ điều áp có bộ lọc dầu sau 150.000 lần vận hành hoặc sau 80.000
lần vận hành không lọc dầu phải tiến hành kiểm, tra sửa chữa. Khi công tắc
chuyển mạch vận hành đến 800.000 lần chuyển nấc thì phải thay thế công tắc.
- Việc kiểm tra bảo dưỡng phải được thực hiện bởi các chuyên gia của
hãng sản xuất.
Danh mục bảo dưỡng bao gồm:
- Kiểm tra.
- Đại tu.
- Thay thế tiếp điểm.
a. Kiểm tra:
Việc kiểm tra tiến hành một năm một lần. Về nguyên tắc, việc kiểm tra
liên quan đến động cơ điều khiển bộ truyền động và thường là kiểm tra bằng
mắt bên trong hộp chứa động cơ để xem có gì bị mất mát không, kiểm tra chức
năng của bộ sấy, các khởi động từ.
Trong hộp của động cơ điều khiển bộ truyền động cơ lắp bộ đếm số lần
thao tác. Kiểm tra sự làm việc của bộ đếm. Nếu có thể kiểm tra động cơ và bộ
đếm bằng cách thao tác từng nấc theo chiều tăng và giảm.
Nếu OLTC có bình dầu phụ riêng thì phải kiểm tra bình thở và chỉ thị mức
dầu. Việc kiểm tra được thực hiện khi trong máy biến áp đang vận hành.
b. Đại tu:
Tuổi thọ của tiếp điểm và tần số thao tác sẽ xác định khoảng thời gian giữa
các lần đại tu.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 13/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Số lần thao tác của OLTC được ghi bằng bộ đếm. Cần phải ghi lại số lần
thao tác của bộ đếm khi kiểm tra và đại tu. Bộ OLTC cần được đại tu đều đặn
trong khoảng thời gian 1/5 tuổi thọ ước tính của tiếp điểm. Khi đại tu cần quan
sát sự mài mòn của tiếp điểm, nếu cần phải thay thế tiếp điểm mới.
Nếu bộ OLTC làm việc không liên tục và do đó thời gian để đạt được 1/5
tuổi thọ tiếp điểm sẽ rất lâu. Trong trường hợp này việc đại tu nên giới hạn 7
năm một lần.
c. Thay thế tiếp điểm.
Trên nhãn của OLTC có ghi tuổi thọ tính toán của tiếp điểm. Đối với máy
biến áp lực thông thường số lần thao tác của tiếp điểm dập lửa khoảng 20 lần
trong một ngày tức là việc thay thế tiếp điểm là không cần thiết so với tuổi thọ
của máy biến áp (đối với máy biến áp lò số lần thao tác có thể lớn hơn).
Ghi chú: Số lần thao tác không nên vượt quá 500.000 lần vì áp lực nén
tiếp điểm bằng lò xo có thể bị yếu đi.
- Giá trị điện áp phóng điện của dầu trong buồng tiếp điểm dập hồ quang
không được nhỏ hơn 30 kV/2,5mm đối với OLTC đang vận hành.
- Sau khi tiến hành đại tu bộ OLTC phải nạp dầu mới vào buồng chứa tiếp
điểm dập hồ quang bằng dầu mới có điện áp phóng điện nhỏ nhất là
40kV/2,5mm.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 14/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

CHƯƠNG II
XỬ LÝ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ

Điều 18: Nguyên tắc chung khi xử lý sự cố:


1. Nhân viên vận hành có trách nhiệm áp dụng các biện pháp xử lý sự cố
theo quy định để nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn ngừa sự cố lan rộng, tuy
nhiên phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và thiết bị.
2. Nhân viên vận hành có trách nhiệm nhanh chóng khôi phục việc cung
cấp điện cho khách hàng, đặc biệt là các phụ tải quan trọng và đảm bảo chất
lượng điện năng về tần số, điện áp.
3. Nhân viên vận hành phải nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị
đã được tách ra khi sự cố, phân tích các hiện tượng sự cố, dự đoán thời gian
khôi phục.
4. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố được truyền đi bằng lời nói hoặc bằng tín hiệu
điều khiển.
5. Lệnh chỉ huy xử lý sự cố bằng lời nói do Điều độ viên cấp trên truyền
đạt trực tiếp tới Nhân viên vận hành cấp dưới tuân thủ theo Quy định quy trình
điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Lệnh chỉ huy xử
lý sự cố phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng. Điều độ viên cấp trên ra lệnh phải
chịu hoàn toàn trách nhiệm về lệnh của mình trong quá trình xử lý sự cố.
6. Trong quá trình xử lý sự cố, Nhân viên vận hành phải tuân thủ các quy
định của các Thông tư, các quy chuẩn kỹ thuật, TCVN, quy trình, quy định
chuyên ngành, quy định khác của pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của thiết bị
điện do nhà chế tạo quy định.
Điều 19: Xử lý các hiệu tượng không bình thường và sự cố:
Trường hợp không bình thường của bộ điều chỉnh điện áp:
- Mức dầu trong thùng dầu bộ điều áp hạ thấp, cần phải kiểm tra sự rò rỉ
và bổ sung dầu cùng gốc đủ tiêu chuẩn vận hành;
Bh: 01, ngày: / /2019
Phê duyệt sửa đổi: Trang 15/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

- Quá trình chuyển nấc có tiếng kêu khác thường, kiểm tra, bảo dưỡng tra
dầu mỡ các chi tiết của bộ truyền động, nếu không hết phải tiến hành thí nghiệm
bộ OLTC;
- Chỉ thị nấc vận hành từ xa và tại chỗ sai lệch, phải kiểm tra xác định tính
đúng đắn của bộ chỉ thị, thông thường do sai lệch của bộ chỉ thị nấc từ xa;
- Với một tín hiệu điều khiển, bộ chuyển nấc không dừng lại sau khi hết
hành trình chuyển một nấc, phải kiểm tra sửa chữa mạch điều khiển bộ truyền
động, chú ý các cặp tiếp điểm hành trình;
- Khi rơ le dòng dầu tác động, không được đưa MBA trở lại vận hành khi
chưa được kiểm tra nguyên nhân gây tác động của rơle bảo vệ. Nếu không kiểm
tra trước có thể dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng cho bộ điều chỉnh điện áp và
MBA.
Điều 20. Xử lý sự cố khi aptomat cấp nguồn cho động cơ trong bộ
truyền động OLTC nhảy, đóng lại không được.
1. Hiện tượng:
Aptomat 3 pha cấp nguồn cho động cơ trong bộ truyền động nhảy. Đóng
lại nhảy ngay.
2. Nguyên nhân:
Do có sai sót trong mạch điều khiển OLTC.
3. Cách xử lý:
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị và cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Kiểm tra sơ bộ xem động cơ có gì bất thường không, có mùi khét hay
không, các dây đấu trong tủ truyền động có bị chạm chập hay không. Nếu không
có gì bất thường, đóng lại aptomat 1 lần, nếu không được thì kiểm tra tiếp như
sau;
- Kiểm tra nút “Dừng khẩn cấp” (Nút màu đỏ ở tủ điều khiển từ xa máy
biến áp trong phòng điều khiển trung tâm), nếu đã bị nhấn vào thì dùng tay

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 16/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

xoay núm theo chiều kim đồng hồ để giải trừ (Reset) rồi đóng lại aptomat, nếu
tốt thì sự cố đã được xử lý.
Nguyên nhân là cuộn dây bảo vệ của aptomat luôn có điện, do đó không
đóng được. Chức năng của nút này là: Trong quá trình chuyển nấc, nếu sau 1
chu trình chuyển nấc, kim chỉ thị nấc trên đồng hồ chỉ thị (Hoặc số nấc chỉ thị
trên màn hình LCD của rơ le tự động điều chỉnh nấc) không dừng lại thì nhân
viên vận hành nhấn nút dừng khẩn cấp để cắt điện khỏi động cơ, không cho
chuyển quá nấc yêu cầu. Do nút này nhô ra khỏi mặt tủ điều khiển xa nên trong
quá trình đi lại có thể đã vô tình tác động làm nút này bị nhấn vào.
- Nếu kiểm tra nút “Dừng khẩn cấp” vẫn bình thường thì cần kiểm tra
mạch điều khiển OLTC xem có bị chạm chập cáp từ tủ điều khiển xa đến tủ
truyền động OLTC hay không, tiếp điểm của nút này có bị chập hay không …
Việc này phải được thực hiện bởi nhân viên có trình độ xử lý mạch nhị thứ;
- Trong quá trình kiểm tra xử lý, nếu cần chuyển nấc MBA cho phép sử
dụng tay quay để chuyển nấc;
- Báo cáo cho lãnh đạo đơn vị để kết hợp xử lý. Báo cáo cho B11 để biết
thông tin và xử lý trong vận hành.
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định, cập nhật vào phần
mềm quản lý kỹ thuật PMIS.
Điều 21. Khi thực hiện chuyển nấc bằng điện thì aptomat cấp nguồn
cho động cơ chuyển nấc nhảy.
1. Hiện tượng:
Bình thường aptomat cấp nguồn cho bộ truyền động OLTC đóng tốt, khi
thực hiện chuyển nấc bằng điện thì aptomat này bị nhảy.
2. Nguyên nhân:
- Do mất 1 pha nguồn cấp cho động cơ;
- Do kẹt cơ khí bộ truyền động.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 17/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

3. Cách xử lý:
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Thử chuyển nấc MBA bằng tay quay xem có được hay không, nếu được
là do mất pha nguồn cấp cho động cơ; nếu không được là do bị kẹt cơ khí;
- Nếu bị mất pha thì kiểm tra aptomat cấp nguồn cho bộ truyền động nằm
trong tủ phân phối xoay chiều xem có bị hư hỏng hay không bằng cách đo điện
áp 3 pha phía dưới aptomat. Nếu đủ điện áp là do cáp từ tủ phân phối AC đến
tủ truyền động bị đứt 1 pha, thay thế bằng cáp khác. Nếu do aptomat hư hỏng
thì thay bằng aptomat khác là được;
- Nếu do kẹt cơ khí thì bắt buộc phải tách MBA ra khỏi vận hành để sửa
chữa. Bộ truyền động cơ khí của bộ OLTC là tập hợp một số khâu truyền động:
Chuyển động quay tròn bằng động cơ chuyển thành chuyển động dọc từ tủ
truyền động lên phía trên mặt MBA, chuyển thành chuyển động ngang vào phía
trên của bộ OLTC rồi chuyển thành chuyển động dọc xuống bộ OLTC nằm
trong MBA … , việc chuyển đổi các khâu truyền động được thực hiện bằng các
bánh răng. Trong quá trình vận hành, các bánh răng có thể bị nứt, mẻ gây ra kẹt
cơ khí;
- Kết hợp với các cấp Điều độ kết lại lưới để tách MBA ra khỏi vận hành
theo lệnh Điều độ;
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định; cập nhật vào phần
mềm quản lý kỹ thuật PMIS.
Điều 22. Đang chuyển nấc bằng điện, bộ truyền động dừng lại đột
ngột.
1. Hiện tượng:
Trực ca đang thực hiện chuyển nấc bằng điện, bộ truyền động của OLTC
đột ngột dừng lại.
2. Nguyên nhân:
- Mất nguồn điều khiển;
Bh: 01, ngày: / /2019
Phê duyệt sửa đổi: Trang 18/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

- Kẹt cơ khí.
3. Cách xử lý:
- Báo cáo lãnh đạo đơn vị và cấp điều độ có quyền điều khiển.
- Kiểm tra xem nấc hiện tại đã chuyển hết chưa chu trình hay đang lửng
giữa 2 nấc, bằng cách kiểm tra chỉ thị trong bộ truyền động (Kim chỉ trong vòng
tròn nhỏ không có số), nếu kim chỉ thị nằm trong vùng vạch màu đen là đã
chuyển hết chu trình;
- Nếu chưa hết chu trình, sử dụng tay quay để quay về nấc gần nhất (Phụ
thuộc vào kim chỉ trong vòng tròn nhỏ không có số. Nếu kim chỉ nằm ở góc
phần tư thứ nhất hoặc thứ 2 tức là đang quá nấc hiện tại 1 chút, thì quay ngược
chiều kim đồng hồ để kim chỉ chuyển về vùng vạch màu đen; nếu kim chỉ nằm
ở góc phần tư thứ 3 hoặc thứ 4 tức là chưa đến nấc hiện tại, thì quay theo chiều
kim đồng hồ để kim chỉ chuyển về vùng vạch màu đen). Trong trường hợp
không thể chuyển nấc bằng tay quay có nghĩa là bộ truyền động đang bị kẹt cơ
khí, trường hợp này bắt buộc phải tách MBA ra khỏi vận hành để xử lý;
- Nếu sự cố do mất nguồn điều khiển thì không cần tách MBA trong quá
trình xử lý, nếu cần chuyển nấc thì thực hiện chuyển bằng tay quay;
- Nếu bị mất nguồn điều khiển thì kiểm tra aptomat cấp nguồn cho động
cơ trong tủ truyền động có nhảy hay không; aptomat cấp nguồn cho bộ truyền
động nằm trong tủ phân phối xoay chiều xem có bị hư hỏng hay không bằng
cách đo điện áp 3 pha phía trên và dưới aptomat. Nếu không có điện áp là do
cáp từ tủ phân phối AC đến tủ truyền động bị đứt, thay thế bằng cáp khác. Nếu
do aptomat hư hỏng thì thay bằng aptomat khác là được;
- Kết hợp với các cấp Điều độ kết lại lưới để tách MBA ra khỏi vận hành
theo lệnh Điều độ (Nếu bị kẹt cơ khí);
- Ghi chép vào sổ sách và các biểu mẫu theo quy định; cập nhật vào phần
mềm quản lý kỹ thuật PMIS.

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 19/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Phụ lục I
GIỚI THIỆU VỀ BỘ OLTC CỦA HÃNG MR

1. Giới thiệu chung:


Bộ điều áp dưới tải của hãng ABB có nhiều loại UZE, UZF, UBB, UCG,
UCL, UCD, UCC,... đã được chế tạo và đưa vào vận hành từ nhiều năm. Các
bộ OLTC này có độ tin cậy cao. Nó được thiết kế đơn giản và có tuổi thọ của
máy biến áp.
Các bộ OLTC này không đòi hỏi phải bảo dưỡng nhiều. Chỉ có một số bộ
phận cần bảo dưỡng là các tiếp điểm, dầu cách điện trong thùng chứa tiếp điểm
dập hồ quang, động cơ điều khiển bộ truyền động. Các tiếp điểm này có thể
phải thay thế trong thời gian vận hành.
Thiết kế đơn giản cho phép thâm nhập vào tất cả các bộ phận dễ dàng làm
cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các chi tiết nhanh chóng và đơn giản.
Các bộ phận chính của OLTC là buồng tiếp điểm dập hồ quang và bộ lựa
chọn. Để bảo dưỡng tiếp điểm dập hồ quang phải rút cả cụm tiếp điểm ra khỏi
thùng, quan sát các tiếp điểm và kiểm tra sự mài mòn của chúng. Không nên
tháo trục truyền động khi nâng cụm tiếp điểm ra khỏi thùng. Nói chung không
cần bảo dưỡng các phần khác của bộ OLTC nằm trong thùng dầu chính của
máy biến áp.
Tuy nhiên nếu bộ OLTC đã thao tác đến 1.000.000 lần thì việc kiểm tra
bộ lựa chọn là cần thiết.
Cụm tiếp điểm dập hồ quang nằm trong buồng riêng cách ly với thùng dầu
chính. Điều này ngăn ngừa sự nhiễm bẩn vào thùng dầu chính khi bộ chuyển
nấc làm việc. Dầu trong buồng này cần phải được kiểm tra và lọc thường xuyên
để duy trì chất lượng dầu và phòng ngừa ăn mòn cơ khí.
Các bộ phận chính của buồng tiếp điểm dập hồ quang là:
- Tiếp điểm tĩnh chính;

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 20/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

- Tiếp điểm động chính;


- Tiếp điểm tĩnh chuyển tiếp;
- Tiếp điểm động chuyển tiếp;
- Điện trở chuyển tiếp;
- Hệ thống liên kết đa giác dẫn động bằng lò xo.
Công việc bải dưỡng bao gồm: Kiểm tra và làm sạch các tiếp điểm, các
phần cách điện của bộ dập hồ quang và vệ sinh bên trong buồng chứa tiếp điểm.
Bên cạnh việc bảo dưỡng tiếp điểm và làm sạch dầu thì phải kiểm tra và
bôi trơn bộ truyền động cơ khí, rơ le áp lực, thiết bị bảo vệ máy biến áp khỏi
hư hại do quá áp lực trong buồng tiếp điểm cũng phải kiểm tra.
Ý nghĩa của ký hiệu của bộ OLTC: Ví dụ loại: UZFRN 380/300
- UZ: Kiểu, loại bộ chuyển nấc;
- F: Kiểu lắp đặt (Có 2 loại: F là lắp đặt theo chiều nghiêng còn E là lắp
đặt theo chiều thẳng đứng);
- R: Kiểu tiếp điểm chính (Có 3 loại: L là loại tuyến tính - Tối đa có 17 vị
trí; R là loại cộng/trừ - Tối đa có 33 vị trí và D là loại thô/tinh - Tối đa có 29 vị
trí);
- N: Kiểu đấu nối (Có 3 loại: N cuộn dây đấu sao có điểm trung tính; T
cuộn dây cách điện hoàn toàn 3 pha và E cuộn dây đơn pha - Tùy chọn);
- 380: Điện áp xung sét chịu đựng của bộ OLTC (Có 5 loại: 200kV;
250kV; 380kV; 550kV và 650kV);
- 300: Dòng điện định mức của bộ OLTC (Có 3 loại: 150A; 300A và
600A).
2. Sơ đồ đấu nối bộ điều khiển OLTC:

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 21/22
Sđ: 00, ngày: /
Ký mã hiệu
QUY TRÌNH
VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ PCTB
BỘ ĐIỀU ÁP DƯỚI TẢI KIỂU UZ - ABB P4.QT.OLTC.02

Bh: 01, ngày: / /2019


Phê duyệt sửa đổi: Trang 22/22
Sđ: 00, ngày: /

You might also like