You are on page 1of 10

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THÍ NGHIỆM ĐIỆN ETCVN

MÃ SỐ: QT-01

QUY TRÌNH
THÍ NGHIỆM RƠ LE

Version: 01

Nguyễn Tiến Duy Nguyễn Đức Thịnh Mai Qúy Tuệ


Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt

Lần ban hành: 01.01


Ngày ban hành: 01/01/2017
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÃ CÓ

Ngày tháng Nội dung thay đổi Lần ban hành

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 2/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG


1.1. Mục đích
Tài liệu này nhằm hướng dẫn thực hiện quy trình thí nghiệm các chức
năng rơ le số để áp dụng trong công tác thí nghiệm lắp mới, thí nghiệm định
kỳ và thí nghiệm thiết bị lẻ tại công ty.
1.2. Phạm vi áp dụng
Tài liệu này áp dụng cho mọi thử nghiệm viên thí nghiệm của Phòng Thí
nghiệm.

2. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, TÊN VIẾT TẮT, TÀI LIỆU VIỆN DẪN
2.1. Định nghĩa, thuật ngữ, tên viết tắt
- Các định nghĩa, thuật ngữ, từ viết tắt có liên quan được sử dụng theo
ISO/IEC 17025:2005, Ampemet - Vonmet - Oatmet - Varmet Quy trình kiểm
định ĐLVN 55:1999.
- Thí nghiệm mới (TNM): là thí nghiệm đánh giá chất lượng thiết bị điện lần
đầu trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào sử dụng.
- Thí nghiệm định kỳ (TNĐK): là thí nghiệm thiết bị điện sau một khoảng thời
gian vận hành theo quy định nhằm đánh giá chất lượng hiện tại của thiết bị
điện để phòng ngừa sự cố có thể xảy ra do chất lượng của thiết bị điện suy
giảm.
- Thí nghiệm thiết bị lẻ (TNTBL): là công tác thí nghiệm bao hàm cả hai loại thí
nghiệm trên nhưng theo một quy mô nhỏ hơn chỉ do bản thân nhân viên của
xưởng thực hiện.
- TNV: thử nghiệm viên là người trực tiếp thực hiện công tác thí nghiệm (bao
gồm kỹ sư thí nghiệm và công nhân thí nghiệm).
- KTV: kỹ thuật viên là người chịu trách nhiệm chính công việc thí nghiệm
trong tổ công tác.
2.2. Tài liệu viện dẫn
- Thủ tục kiểm soát tài liệu TT-01.
- Thủ tục kiểm soát hồ sơ TT-09.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4159-85, TCVN 4160-85.
- Tiêu chuẩn IEC - 60255.

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 3/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện QCVN 01:2008/BCT.


- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện QCVN QTĐ-5:2009/BCT.
- Hướng dẫn sử dụng rơ le.

3. NỘI DUNG
3.1. Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm
3.1.1. Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm
- Người thực hiện công tác thí nghiệm rơ le cần có nghiệp vụ an toàn đã qua
sát hạch đạt yêu cầu.
- Đã đọc kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng và nắm vững đặc tính kỹ thuật của rơ
le, các thao tác giao diện với rơ le qua bàn phím.
- Có kiến thức chuyên môn phù hợp với công tác thí nghiệm rơ le.
- Nắm vững quy trình sử dụng hợp bộ thí nghiệm có liên quan.
- Nắm vững phương pháp thử các chức năng của rơ le.
- Nếu quá trình thí nghiệm có giao diện với rơ le bằng máy tính thì người thí
nghiệm phải biết sử dụng thành thạo máy tính và phần mềm ứng dụng đi cùng
rơ le.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, phụ kiện liên quan đến công tác thí nghiệm rơ le.
- Đối với công việc này yêu cầu phải có từ 2 người tham gia.
3.1.2. Yêu cầu về thiết bị thí nghiệm
Để thí nghiệm các loại rơ le bắt buộc phải có các thiết bị sau:
- Hợp bộ thí nghiệm rơ le kỹ thuật số CMC 356.
- Máy tính, dây giao diện.
- Đồng hồ vạn năng hiện số FLUKE 115.
- Megaohm CHAUVIN ARNOUX CA6547
- Bộ nguồn chỉnh lưu DC.
- Bến áp cách ly.
- Dụng cụ đồ nghề cá nhân.
- Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và
còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.
- Các hợp bộ, thiết bị thí nghiệm phải có hướng dẫn vận hành cụ thể kèm theo
đã được lãnh đạo phê duyệt.
3.2. Quy trình thí nghiệm
3.2.1. Những chuẩn bị, kiểm tra cần thiết trước khi thí nghiệm các chức
năng chính
a. Chú ý
- Đối với các rơ le đã được lắp đặt, đang vận hành trong hệ thống (nhà máy
điện, các trạm biến áp ..). Cần phải nắm vững sơ đồ đấu nối có liên quan:

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 4/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

mạch dòng, mạch áp, các mạch input, output và chức năng bảo vệ của rơ le
trong sơ đồ tổng thể.
- Phải kiểm tra mạch đấu nối đúng trước khi tiến hành bơm tín hiệu dòng,
áp…
- Khi bơm các tín hiệu áp phải tách cáp và cách ly (từ điểm thử về phía TU
hay những mạch liên quan khác) an toàn nhất. Hạn chế mức thấp nhất những
nguy hiểm không thể biết trước cho con người và thiết bị.
- Khi bơm các mạch dòng nếu tách cáp nhất thiết phải ngắn mạch cuộn TI có
liên quan.
- Khi ta thí nghiệm một chức năng bất kỳ. Để đảm bảo độ chính xác cần khóa
các chức
năng khác có liên quan.
- Trong quá trình thí nghiệm nếu phát hiện sự cố không bình thường cần phải
có báo cáo tồn tại cho cấp trên ngay để có cách giải quyết.
- Khi thực hiện thao tác phải nhẹ nhàng chính xác và dứt khoát.
- Khi thực hiện thí nghiệm hoàn tất một chức năng, kỹ thuật viên ghi kết quả
thí nghiệm trong phiếu kết quả.
- Sau khi thí nghiệm hiệu chỉnh xong phải trả lại đúng sơ đồ.
b. Kiểm tra tình trạng bên ngoài
- Rơ le phải còn nguyên vẹn không bị móp méo, bể vỡ hay biến dạng cơ học.
- Các chân rơ le phải chắc chắn không bị gãy và được đánh số rõ ràng.
- Các thông tin trên bề mặt rơ le như số seri, loại rơ le, Ua... phải rõ ràng
không bị tẩy xóa hay sửa chữa.
- Các phím bấm phải nhẹ nhàng, rõ ràng.
- Màn hình phải phẳng không bị phồng hay lõm.
c. Kiểm tra nối đất
Trước khi tiến hành thí nghiệm rơ le phải được nối đất chắc chắn, đạt
yêu cầu kỹ thuật vào vỏ của rơ le.
d. Cấp nguồn nuôi
Trước khi cấp nguồn nuôi cho rơ le ta kiểm tra sơ bộ bên ngoài: thiết bị
đã được nối đất chưa, nhìn trên rơ le nhà chế tạo ghi cấp nguồn nuôi AC hay
DC điện áp bao nhiêu, nếu điện áp 1 chiều phải đúng cực. Lúc đó ta đưa
nguồn vào, đèn báo nguồn phụ trên rơ le sáng lên.
3.2.2. Kiểm tra chức năng làm việc của rơ le
Vào cấu hình bật các chức năng cần thử lên. Sau đó vào hệ thống dữ
liệu để xem chức năng cần thử đang làm việc với nhóm đặt nào. Tiếp đến ta
vào nhóm đặt hiện tại và cài đặt thông số của chức năng cần thử.
3.2.2.1. Chức năng đo lường
- Dòng điện đầu vào hiển thị được tính bằng công thức sau:

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 5/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

Tỷ số biến dòng pha = dòng pha nhất thứ / dòng pha nhị thứ
- Điện áp đầu vào hiển thị được tính bằng công thức sau:
Tỷ số biến áp pha = điện áp nhất thứ / điện áp nhị thứ
- Từ đó ta tính được dòng điện, điện áp hiển thị trên rơ le (khi đặt chế độ hiển
thị là Primary) sai số không quá 5%.
3.2.2.2. Bảo vệ quá dòng pha [50/51/67]
*Khi chọn bảo vệ quá dòng vô hướng:
- Đưa dòng 3 pha vào rơ le.
- Đặt dòng điện: Ia = Ib = Ic = 0A
- Tăng từ từ dòng điện Ia cho đến khi rơ le tác động theo I > ghi lại giá trị tác
động. Kiểm tra tiếp điểm đầu ra của những rơ le được cài đặt cho chức năng I
>. Giảm từ từ dòng điện Ia cho đến khi rơ le trở về, ghi giá trị trở về. Kiểm tra
thời gian tác động bằng cách lấy tiếp điểm đầu ra nối với đồng hồ đo thời gian
của hợp bộ thí nghiệm.
- Đặc mức dòng bơm theo I > >, I >>>, I >>>.
- So sánh với giá trị cài đặt, sai số không được phép quá quy định của nhà
chế tạo.
- Tương tự như trên bơm dòng vào các pha Ib , Ic , Iab , Ibc , Ica.
*Khi chọn bảo vệ quá dòng có hướng
- Đưa áp 3 pha và dòng 3 pha vào rơ le. Đặt góc dòng điện Ia chậm pha so
với điện áp Ubc một góc bằng β chỉnh định nếu là hướng thuận : (Ia , Ubc) = β
(nếu sử dụng hướng ngược thì = β + 180º)
- Đặt điện áp Ub = Uc = 57,7V ; Ua = 7V
- Đặt dòng điện Ia = Ib = Ic = 0A (Hệ thống dòng , áp đối xứng +120º)
- Tăng từ từ dòng điện Ia cho đến khi cho đến khi I > tác động, ghi lại giá trị
tác động.
- Kiểm tra các tiếp điểm đầu ra của các rơ le được cài đặc theo chức năng.
- Giảm từ từ dòng điện cho đến khi rơ le trở về, ghi lại giá trị trở về.
- Kiểm tra thời gian tác động.
- Kiểm tra vùng tác động.
3.2.2.3. Bảo vệ quá dòng chạm đất [50N/51N/67N]
Các hạng mục thí nghiệm, các hạng mục thực hiện giống như bảo vệ
quá dòng pha, thay bằng việc bơm dòng pha Ia, Ib, Ic thì ta bơm tương ứng
dòng Ian, Ibn, Icn.
3.2.2.4. Bảo vệ quá tải [ 49 ]
Đặt một đèn Led nào đó cho chức năng này để tiện theo dõi
Cài đặt các thông số cần thiết cho chức năng bảo vệ này
Bơm dòng pha cho đến khi rơ le khởi động.
Đo thời gian cắt.

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 6/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

3.2.2.5. Bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch [46 ]


Đặt dòng điện Ia = Ib = Ic = 0A (hệ thống dòng lệch nhau 120º). Nếu
hợp bộ ta bơm có thay đổi được góc pha (nghĩa là A,B,C ta phát góc ngược
lại A,C,B). Còn hợp bộ không có phát góc lệch pha được thì ta chỉ cần tráo
mạch dòng đưa vào rơ le (A,B,C thành A,C,B).
Tăng dòng từ từ cả 3pha A, B, C cho đến khi I2> làm việc, ghi lại giá trị
tác động, kiểm tra tiếp điểm của các rơ le được cài đặt theo chức năng. Giảm
từ từ dòng cả 3 pha A, B, C cho đến khi rơ le trở về, ghi lại giá trị trở về. Kiểm
tra thời gian tác động của bảo vệ. So sánh với giá trị của thông số đặt. Các
I2>> , I2>>> thử tương tự.
3.2.2.6. Bảo vệ quá áp [ 59 ]
Đặt điện áp Ua = Ub = Uc = 0V (đối xứng 120º). Tăng áp từ từ pha A
cho đến khi U > làm việc, ghi lại giá trị tác động , kiểm tra tiếp điểm của các rơ
le được cài đặt theo chức năng. Giảm từ từ áp pha A cho đến khi rơ le trở về,
ghi lại giá trị trở về. Kiểm tra thời gian tác động của bảo vệ. So sánh với giá trị
của thông số đặt. Thí nghiệm tương tự pha B , C , AB , BC , CA.
3.2.2.7. Bảo vệ kém áp [ 27 ]
Đặc điện áp Ua = Ub = Uc = 57,7V (đối xứng 120º). Giảm áp từ từ pha
A cho đến khi U < tác động, ghi lại giá trị tác động. Kiểm tra đầu ra các tiếp
điểm được cài đặt theo chức năng. Tăng từ từ áp pha A cho đến khi rơ le trở
về, ghi lại giá trị trở về. Kiểm tra thời gian tác động của bảo vệ. So sánh với
giá trị đặt. Thí nghiệm tương tự pha B , C, AB , BC , CA.
3.2.2.8. Bảo vệ quá áp chạm đất (REF)
Tương tự bảo vệ quá áp nhưng chỉ bơm 1 áp vào cuộn Uo của rơ le.
3.2.2.9. Kiểm tra chức năng so lệch [87]
- Kiểm tra giá tri tác động khi cấp dòng một phía
+ Bật chức năng bảo vệ so lệch.
+ Tăng dần dòng điện cho đến khi rơ le tác động.
- Kiểm tra giá tri tác động khi cấp dòng hai phía
+ Bật chức năng bảo vệ so lệch.
+ Tăng dần dòng điện cho đến khi rơ le tác động.
3.2.2.10. Kiểm tra chức năng quá dòng chạm đất hạn chế [87N]
Tắt các chức năng bảo vệ khác bật chức năng quá dòng chạm đất REF.
- Khi cấp dòng vào đầu vào dòng một pha không đi qua đầu vào dòng trung
tính. Tăng dần dòng điện cho đến khi rơ le tác động.
- Khi cấp dòng vào đầu vào trung tính: tăng dần dòng điện cho đến khi rơ le
tác động.
- Khi cấp dòng đi qua một đầu vào dòng pha và đầu vào dòng trung tính theo
sơ đồ nối tiếp cùng cực tính rơ le không tác động.

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 7/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

- Khi cấp dòng đi qua một đầu vào dòng pha và đầu vào dòng trung tính theo
sơ đồ nối tiếp ngược cực tính rơ le tác động.
Trong quá trình nâng dòng điện ta có thể kiểm tra giá trị dòng điện so
lệch được hiển thị trên màn hình rơ le hay trên máy tính.
3.2.2.11. Chức năng bảo vệ khoảng cách [21,21N]
Mắc sơ đồ mạch thử nghiệm.
Cài đặt các thông số, đó là giá trị đã được tính toán cho các vùng bảo
vệ của rơle Z1, Z2, Z3, Z4.
Xây dựng đặc tính trên cơ sở đặc tính cơ bản của rơle và các giá trị đã
cài đặt. Đồng thời phát dòng áp một lúc bằng cách sử dụng hợp bộ thí nghiệm
phát các giá trị điện trở. Lần lượt tiến hành thử cho từng vùng Z1, Z2, Z3, và
Z4 nếu có. Tính toán và lấy giá trị thử cho từng vùng, chú ý thử vùng biên.
Kết quả đạt khi giá tri tác động của vùng nào (RZ<= RZ đặt của vùng
đó). Thời gian tương ứng tZ1=t1, tZ2=t2, tZ3=t3, các đèn LED hiển thị đúng.
3.2.2.12. Chức năng bảo vệ công suất chạm đất [32N]
Đặt một đèn Led nào đó cho chức năng này để tiện theo dõi
Có thể lựa chọn chức năng bảo vệ 32N là P e > hay Ie Cos >. Ngưỡng
đặt của Pe và Ie Cos khác nhau về giá trị đặt thời gian, ngưỡng, ...
Sau khi đã đặt các giá trị để xác định ngưỡng tác động ta tiến hành bơm
điện áp, dòng Ie ... để lấy giá trị tác động và giá trị trả về.
Đối với Pe > hoặc Ie Cos > ta cũng có thể chọn thời gian đặt là độc lập
hay phụ thuộc tương tự như đặc tính thời gian đối với các chức năng khác.
Còn đối với Pe >> hoặc IeCos >> thì chỉ có thời gian độc lập.
3.2.2.13. Bảo vệ giám sát cuộn cắt máy cắt [74]
Giám sát cuộn cắt ở hai trạng thái đóng và cắt của máy cắt.
Thử bằng cách giả tạo cuộn cắt bị đứt bằng cách tách tạm dây đấu vào
cuộn cắt. Lúc này rơ le báo giám sát máy cắt làm việc, đo tiếp điểm đầu ra các
rơ le cài đặt theo chức năng. Trả đầu dây tách vào vị trí cũ, rơ le trở về.
3.2.2.14. Bảo vệ hư hỏng máy cắt [50BF]
Bảo vệ lỗi hư hỏng máy cắt được khởi tạo bên trong hoặc bên ngoài rơ
le ( đưa vào input được cài đặt bảo vệ hư hỏng máy cắt).
Khi lỗi máy cắt được kích hoạt cho rơ le. Lúc này ta tiến hành bơm dòng
pha bất kỳ vào rơ le. Nâng dòng từ từ cho đến khi rơ le tác động, ghi lại giá trị
tác động. Giữ giá trị dòng tác động phát xung đo thời gian làm việc. Đo các
tiếp điểm đầu ra được cài đặt theo chức năng.
3.2.2.15. Chức năng đóng lặp lại [ 79 ]
Khởi tạo đóng lặp lại: các sự cố như I >, I >> , I >>> , IN >.. các sự cố
cho phép ĐLL được khởi tạo bên trong rơ le.
Thời gian chết: khoảng thời gian máy cắt cắt ra đến khi đóng lại.

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 8/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

Thời gian hồi phục: khoảng thời gian bắt đầu đếm khi máy cắt đóng
thành công.
Thời gian hãm: khoảng thời gian bắt đầu đếm khi máy cắt đóng vào.
Các tín hiệu khoá đóng lặp lại được khởi tạo từ bên trong hoặc bên
ngoài rơ le.
Khi có tín hiệu sự cố cho phép đóng lặp lại nếu thời gian hồi phục, thời
gian hãm đạt yêu cầu và không có tín hiệu khoá đóng lặp lại thì rơ le tiến hành
đóng lặp lại. Nếu thời gian hồi phục hoặc thời gian hãm không đạt hoặc có tín
hiệu khoá thì rơ le sẽ khoá đóng lặp lại.
Sau khi thực hiện xong tất cả các phép thí nghiệm trên một đối tượng
thiết bị, TNV cần phải vệ sinh thiết bị đo, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng
thái như khi đã nhận ban đầu.
3.2.2.16. Bảo vệ chống công suất ngược
Để thử chức năng này ta phải tiến hành bơm cả dòng và áp do đó ta
cần xác định được cuộn dòng và cuộn áp được sử dụng cho chức năng này.
Để thay đổi giá trị công suất ta có thể thay đổi giá trị dòng hoặc áp do đó trước
khi thử ta phải tiến hành khóa một số chức năng như bảo vệ so lệch, bảo vệ
quá dòng, bảo vệ dòng thứ tự nghịch, bảo vệ quá áp, bảo vệ kém áp, bảo vệ
trở kháng thấp.
Ta tiến hành tính toán giá trị đặt cho chức năng này thông qua bảng
setting:
Psetting = a.UN*IN
Trong đó a là giá trị đã cho trong bảng setting.
Sau khi có được kết quả tính toán ta tiến hành thử như sau:
- Bước 1: ta tiến hành tách các hàng kẹp .
- Bước 2: lắp sơ đồ đấu nối giữa CMC 356 và Rơ le.
- Bước 3: ta lần lượt thử các giá trị cho từng pha và có bảng kết quả dưới đây:
Test current Calculated Measured voltage
P setting
(A) voltage (V)
XA
XB
XC
Time:
Setting values Pick - up values Contact

3.2.2.17. Bảo vệ quá tần, kém tần


Dùng hợp bộ phát áp để thử với F <. Giảm tần số từ định mức tới tác
động. Nâng tần số lại để lấy giá trị trở về.

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 9/10
ISO/IEC 17025:2005
Quy trình thí nghiệm Rơ le

Dùng hợp bộ phát áp để thử với F >. Phát áp cho cả ba pha. Tăng tần
số từ định mức tới tác động. Giảm tần số lại để lấy giá trị trở về.
Kiểm tra thời gian tác động so với giá trị đặt không được sai khác giá trị
cho phép.
3.2.4.16. Kiểm tra cuối cùng
Khi kết thúc quá trình thí nghiệm yêu cầu:
- Hoàn trả lại sơ đồ đúng theo sơ đồ nguyên lý.
- Thiết bị phải đưa về trạng thái sẵn sàng làm việc (Reset lại rơ le nếu có), trả
lại các giá trị cài đặt ban đầu và giải khoá các chức năng mà ta đã khoá trong
quá trình thử.
3.3. Ghi số liệu
Rơ le cần thí nghiệm sau khi đã được thí nghiệm tiến hành ghi số liệu
vào “Phiếu kết quả thí nghiệm Rơ le”.

4. HỒ SƠ LƯU
- Hồ sơ của quy trình này do thống kê xưởng lập, tập hợp, nhân bản, ít nhất
03 bản tại xưởng trong đó:
+ 01 bản lưu giữ làm bản gốc.
+ 01 bản ban hành dùng sao chép đối chiếu.
+ 01 bản đi kèm khi thực hiện công tác thí nghiệm.
- Hồ sơ do thống kê xưởng lưu giữ và bảo quản đúng theo thủ tục quản lý hồ
sơ TT-09

Lần ban hành: 01.01 Ký hiệu: QT-01


Ngày ban hành: 01/01/2017 Trang 10/10

You might also like