You are on page 1of 7

Trang 1 / 7

CÔNG TY TNHH MTV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐIỆN LỰC HẢI PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC
Hải Phòng, ngày 28 tháng 01 năm
2021
BÁO CÁO
Về việc chuẩn bị nội dung tham luận Hội nghị chuyên đề QLKT – Vận hành – An toàn

Kính gửi: Phó Giám Đốc KTSX Công ty.

Thực hiện công văn của Công ty Điện lực Hải Phòng số: 249/PCHP-KT,
ngày 25/01/2021 về việc chuẩn bị nội dung Hội nghị chuyên đề QLKT – Vận
hành – An toàn.
Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực báo cáo công tác thí nghiệm định kỳ thiết bị điện
kết hợp sửa chữa bảo dưỡng thiết bị theo điều kiện vận hành (CBM) với các nội
dung sau:
Trên thế giới hiện nay, việc áp dụng mô hình bảo trì theo (CBM) được nhân
rộng và đánh giá đạt được nhiều ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống; theo
thời gian cố định; theo mô hình vận hành hỏng thay thế. Để áp dụng thực hiện các
công tác thí nghiệm theo điều kiện vận hành (CBM) cần phải xây dựng thống nhất
bộ tiêu chí đánh giá định lượng thử nghiệm cho các chủng loại thiết bị như (Máy
cắt, máy biến áp 110kV, cầu dao, chống sét ...) từ đó người quản lý vận hành theo
dõi, đánh giá, định lượng bằng số điểm cụ thể để đánh giá được tình trạng sức
khỏe của thiết bị đang vận hành; qua kết quả thu nhận đó đề xuất phương án thử
nghiệm /sửa chữa, bảo trì hợp lý, hạn chế những thiệt hại gây ra do hư hỏng thiết
bị.
Mục tiêu cốt lõi của thí nghiệm định kỳ theo điều kiện là phát hiện và ghi
nhận được những dữ liệu trong điều kiện thực tế của thiết bị để làm tiền đề cho
việc phân tích và tham gia đề xuất các chiến lược bảo trì chủ động trước khi có sự
cố xảy ra gây hư hỏng thiết bị.
Việc triển khai (CBM) đòi hỏi phải xây dựng hệ thống ghi nhận và xử lý
thông tin, thu thập các giá trị vận hành trong quá khứ, chuẩn hóa giá trị định
Trang 2 / 7

lượng cho từng chủng loại thiết bị, trang bị đầy đủ các thiết bị theo dõi, thiết bị
đo, thiết bị giám sát không cần cắt điện.
Thí nghiệm định kỳ theo điều kiện vận hành (CBM) sẽ mang lại rất nhiều
ưu điểm như: giảm tình trạng hư hỏng thiết bị, giảm chi phí sửa chữa và chi phí
nhân công, giảm chỉ số SAIDI; tăng hiệu quả cho việc thực hiện sản xuất kinh
doanh được giao; giúp rà soát toàn bộ hệ thống và tất cả các tài sản, thiết bị. Thay
cho việc thí nghiệm, bảo trì định kỳ cứng nhắc bằng việc thí nghiệm, bảo trì linh
hoạt, chủ động hơn.
Trong thực trạng thí nghiệm định kỳ thiết bị, việc thực hiện công tác thí
nghiệm theo định kỳ ở thời gian nhất định (1 năm/ 3 năm…) và theo yêu cầu của
nhà sản xuất chỉ dựa trên các định mức trung bình hoặc tối ưu nhất trong sản xuất
mà không căn cứ vào tình trạng thực tế sử dụng của thiết bị đó (tình trạng vận
hành như – quá tải, non tải, điện áp, dòng điện, tuổi thọ vận hành…) khiến cho
công việc thí nghiệm định kỳ không đánh giá hết các giá trị và đề xuất hướng xử
lý được tình trạng làm việc thực tế của thiết bị đó.
Tần suất kiểm tra và thử nghiệm định kỳ sẽ được xác định với những yếu tố
như: Kiểu lắp đặt, cách sử dụng và tần suất bảo trì cũng như các tác động bên
ngoài mà thiết bị phải chịu.
Thời gian kiểm tra định kỳ và kiểm tra lắp đặt cũng cần phải dựa trên đánh
giá rủi ro với các khoảng thời gian phụ thuộc vào một số thông số như:
• Tuổi thọ của thiết bị,
• Chất lượng của thiết bị,
• Điều kiện môi trường,
• Người vận hành thiết bị,
• Người giám sát /người chịu trách nhiệm lắp đặt,
• Hướng dẫn của nhà sản xuất,
• Tần suất sử dụng,
• Kiến thức người sử dụng và vận hành thiết bị,
• Kiến thức, trách nhiệm của người đánh giá kết quả thử nghiệm,
• Khả năng hư hỏng thiết bị.
Xí nghiệp Dịch vụ Điện lực đề xuất thời gian dự kiến, hạng mục kiểm tra / thử
nghiệm định kỳ với một số thiết bị điển hình có cấp điện áp 110kV.
Trang 3 / 7

Bảng đề xuất dưới đây dự kiến thời gian, hạng mục kiểm tra / thử nghiệm
định kỳ dựa theo điều kiện vận hành (CBM) .
Để áp dụng mô hình (CBM) vào thực tế, từ đó áp dụng chung cho toàn đơn
vị sẽ mang lại nhiều hiệu quả như đã nêu trên. Việc áp dụng thí nghiệm định kỳ
thiết bị điện theo điều kiện vận hành (CBM) sẽ giúp hợp lý hóa công tác thí
nghiệm, sửa chữa bảo dưỡng cả về mặt kỹ thuật và kinh tế, đặc biệt góp phần
ngăn ngừa được các sự cố tiềm ẩn đảm bảo vận hành an toàn, từ đó nâng cao uy
tín của đơn vị và hướng đến sự hài lòng của khách hàng, đảm bảo cung cấp điện
an toàn, liên tục với độ tin cậy cao nhất.
Bảng đề xuất dự kiến thời gian, hạng mục kiểm tra/ thử nghiệm định kỳ
theo CBM như sau:
Phụ lục:
1. CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM (MBA) :
T.G dự kiến
Hạng mục kiểm tra thực hiện Ghi chú
(phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ K có tb
3. PD offline K có tb
4. VLF/ AC
5. Thí nghiệm không tải 30
6. Thí nghiệm phân tích đáp ứng tần số quét 90
7. Điện trở một chiều các cuộn dây 60
8. Đo tỷ số biến MBA 50
9. Đo điện trở cách điện các cuộn dây (IR) 40
10. Đo tgδ sứ, tgδ của các cuộn dây MBA 60
11. Thí nghiệm bộ điều chỉnh điện áp 60
12. Thí nghiệm điện áp DC đo dòng rò 30
13. Kiểm tra tổ đấu dây 30
14. Thí nghiệm dầu máy biến áp 120
Phân tích tính chất hoá lý
Phân tích khí hoà tan trong dầu
Trang 4 / 7

Đo tgδ ở 90o
18. Kiểm tra hệ thống quạt mát 60
19. Kiểm tra biến dòng chân sứ MBA 180
≥ 20 (giờ)
Thiết bị giám sát và bảo vệ: (Kiểm tra)
• Rơle hơi của MBA (loại 2 cấp, vị trí lấy mẫu khí).
• Rơle áp suất đột biến MBA.
• Rơle bảo vệ áp suất của bộ OLTC.
• Đồng hồ chỉ thị mức dầu của MBA, hiển thị theo nhiệt độ, tiếp điểm báo
hiệu mức dầu cao và thấp.
• Đồng hồ chỉ thị mức dầu của bộ OLTC, hiển thị theo nhiệt độ, tiếp điểm
báo hiệu mức dầu cao và thấp.
• Đồng hồ nhiệt độ dầu MBA có 4 cặp tiếp điểm có hiệu chỉnh theo nhiệt
độ (2 cặp tiếp điểm bảo vệ và 2 cặp tiếp điểm cho hệ thống làm mát).
• Đồng hồ nhiệt độ cuộn dây MBA cho tất cả các cuộn dây. Mỗi đồng hồ có
4 cặp tiếp điểm, có hiệu chỉnh theo nhiệt độ (2 cặp tiếp điểm bảo vệ và 2cặp tiếp
điểm cho hệ thống làm mát).
• Rơle áp lực.
• Rơle dòng dầu bảo vệ bộ OLTC.
- Đo lường từ xa:
• Đồng hồ nhiệt độ dầu.
• Đồng hồ nhiệt độ cho từng cuộn dây phía cao, trung và hạ áp.
• Kiểm tra cách điện hệ thống mạch điều khiển;
• Kiểm tra hệ thống nối đất;
• Kiểm tra các mối nối, tiếp xúc;
2. CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM CHỐNG SÉT VAN:
T.G dự kiến
Hạng mục kiểm tra thực hiện Ghi chú
(phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ
3. Đo điện trở cách điện mạch chính 30
Trang 5 / 7

4. Đo điện trở cách điện phần đế cách điện 30


5. Thí nghiệm bộ đếm sét/bộ giám sát 30
Kiểm tra đặc tính điện áp - dòng điện (V-A) xoay 30
6.
chiều
Kiểm tra đặc tính điện áp - dòng điện (V-A) một 30
7.
chiều
8. Thử nghiệm PD K có tb
9. Thí nghiệm phóng điện xung sét K có tb
≥ 2.5 (giờ)
Thiết bị bảo vệ: (Kiểm tra)
• Kiểm tra hệ thống nối đất;
• Kiểm tra các mối nối, tiếp xúc;
3. CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM MÁY CẮT :
T.G dự kiến
Hạng mục kiểm tra thực hiện Ghi chú
(phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ
3. Đo điện trở cách điện mạch chính 30
4. Đo điện trở tiếp xúc mạch chính 30
5. Đo thời gian đóng /cắt 30
6. Điện trở cách điện cuộn đóng/ cuộn cắt 15
7. Điện trở cách điện động cơ tích năng 15
8. Kiểm tra chân không 30
9. Độ tinh khiết và điểm đọng sương khí SF6
10. Xác định điểm rò khí SF6 K có tb
11. Thử nghiệm điện áp chịu thử 20 K có tb
≥ 3.0 (giờ)
Thiết bị bảo vệ: (Kiểm tra)
• Kiểm tra hệ thống nối đất;
• Kiểm tra các mối nối, tiếp xúc;
4. CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM DAO CÁCH LY :
Trang 6 / 7

T.G dự
Hạng mục kiểm tra kiến thực Ghi chú
hiện (phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ K có tb
3. Đo điện trở cách điện mạch chính 30
4. Đo điện trở tiếp xúc mạch chính 30
5. Đo thời gian đóng /cắt 30
6. Điện trở cách điện cuộn tác động 15
7. Điện trở cách điện động cơ tích năng 15
8. Kiểm tra truyền động cơ khí 10
9. Thử nghiệm điện áp chịu thử 20
≥ 2.5 (giờ)

5. HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM MÁY BIẾN DÒNG ĐIỆN :
T.G dự
Hạng mục kiểm tra kiến thực
Ghi chú
hiện (phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ K có tb
3. Kiểm tra điện trở cách điện 30
4. Kiểm tra đặc tính từ hoá 30
5. Kiểm tra ký hiệu cực tính các pha 30
6. Kiểm tra tỷ số biến 35
7. Điện trở một chiều 40
8. Thử nghiệm điện áp chịu thử 20
≥ 3.5 (giờ)
Thiết bị đo lường: (Kiểm tra)
• Kiểm tra hệ thống nối đất;
• Kiểm tra các mối nối, tiếp xúc;
6. HẠNG MỤC KIỂM TRA /THỬ NGHIỆM MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP :
Hạng mục kiểm tra T.G dự kiến Ghi chú
thực hiện
Trang 7 / 7

(phút)
1. Kiểm tra ngoại quan 10
2. Kiểm tra nhiệt độ K có tb
3. Kiểm tra điện trở cách điện 30
4. Kiểm tra đặc tính từ hoá 30 Nếu cần
5. Kiểm tra ký hiệu cực tính 30 Nếu cần
6. Kiểm tra tỷ số biến 15
7. Kiểm tra Điện trở một chiều 40
8. Kiểm tra Dòng không tải 30
9. Kiểm tra tgδ và giá trị điện dung của tụ 40
10. Thử nghiệm điện áp chịu thử 20
≥3.5 (giờ)
Thiết bị bảo vệ: (Kiểm tra)
• Kiểm tra hệ thống nối đất;
• Kiểm tra các mối nối, tiếp xúc;

KT. GIÁM ĐỐC KT. TRƯỞNG ĐƠN VỊ


P. GIÁM ĐỐC
(Duyệt)

Phạm Trọng Tuyên

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT;
- Lưu: XNDVĐL.

You might also like