You are on page 1of 15

CÔNG TY CỔ PHẦN QLVH THỦY ĐIỆN TÂY BẮC

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN NẬM BAN 1


----------

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ
HỆ THỐNG KÍCH TỪ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: …/QĐ-VHTB ngày … tháng. .. năm 2020
của Giám đốc Công ty CP Quản lý Vận hành Thủy điện Tây Bắc)

MÃ HIỆU: QT 08
PHIÊN BẢN: 01

Lai Châu, tháng 04 năm 2020


Đơn vị hiệu CÔNG TY CỔ PHẦN QLVH THỦY ĐIỆN TÂY BẮC
chỉnh Người viết Người kiểm tra

Họ & tên

Chức danh

Chữ ký

Xem xét, kiểm tra Phê duyệt


Họ & tên
Chức danh

Chữ ký

ĐƠN VỊ CÁ NHÂN ĐƯỢC PHÂN PHỐI

Tên Đơn vị, cá nhân Số lượng Tên Đơn vị, cá nhân Số lượng

Phòng Điều khiển trung tâm,


Ban Giám đốc Công ty 01 01
gian máy, đập tràn.

Ban giám đốc nhà máy 01 Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật 01

Phòng vận hành 01 Cán bộ an toàn (Nếu có) 01

BẢNG THEO DÕI NHỮNG THAY ĐỔI

Phiên
Ngày/ tháng/ năm Người thực hiện Tóm tắt nội dung
bản
MỤC LỤC
Chương 1 Giới thiệu hệ thống kích từ
Chương 2 Quy định chung
Chương 3 Thao tác trong vận hành
Chương 4 Các hiện tượng bất thường và xử lý sự cố
1. Mục đích
Quy trình này quy định nguyên tắc, cách thức quản lý vận hành và xử lý sự cố
hệ thống kích từ Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1 nhằm đảm bảo an toàn cho người
và thiết bị, đảm bảo cho Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1 vận hành an toàn – liên tục
- kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng
Những người cần phải biết quy trình này:
 Giám đốc Công ty;
 Trưởng, Phó phòng Kế hoạch-Kỹ thuật công ty;
 Ban giám đốc nhà máy;
 Các nhân viên vận hành;
 Cán bộ kỹ thuật, công nhân sửa chữa;
 Cán bộ an toàn (nếu có).
3. Tài liệu viện dẫn.
 Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật điện;
 Quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật an toàn điện;
 Quy trình an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
 Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia;
 Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia;
 Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia;
 Tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo
4. Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.
4.1. Thuật ngữ:
 Sự cố: Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả năng
của thiết bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết bị…
 Ban Giám đốc: Giám đốc và các Phó Giám đốc Công ty hoặc Giám đốc và
các Phó Giám đốc nhà máy.
 Phòng Kế hoạch-kỹ thuật: Là Phòng Kế hoạch - kỹ thuật trực thuộc Công ty.
 Nhân viên vận hành: Là tất cả những người trực tiếp tham gia vận hành dây
chuyền sản xuất điện của Nhà máy thuỷ điện Nậm Ban 1, gồm: Trưởng ca
nhà máy, Trưởng kíp, Trực chính gian máy.
4.2
Các từ ngữ viết tắt:
Từ ngữ, ký hiệu Giải thích, định nghĩa
A1 Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền
KSĐH Kỹ sư điều hành Hệ thống điện
HTĐ Hệ thống điện
NMTĐ Nhà máy thủy điện
MBA Máy biến áp
TU Máy biến điện áp đo lường
TI Máy biến dòng điện đo lường
H Máy phát thuỷ điện
D Máy phát Diesel
AB Áp tô mát
MC Máy cắt điện
DCL Dao cách ly
DTĐ Dao tiếp đất
CC Cầu chì
CS Chống sét
C Thanh cái
SCADA Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory Control
And Data Acquisition)
DCS Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Chương 1
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KÍCH TỪ
I. Giới thiệu về các thành phần chính của hệ thống kích từ:
1. Máy biến áp kích từ kiểu khô cách điện bằng epoxy:
Máy biến áp kích từ có nhiệm vụ biến đổi điện áp từ 6,3kv xuống 170V để
cung cấp nguồn lực, nguồn điều khiển cho hệ thống kích từ trong chế độ tự kích,
nối lưới cũng như trong quá trình làm việc bình thường của tổ máy.
2. Các cầu chỉnh lưu:
Hệ thống kích từ sử dụng chỉnh lưu cầu 06 diode, việc vận hành hệ thống có
thể được điều khiển thông qua nút ấn điều khiển tại chỗ hoặc cũng có thể điều
khiển từ xa qua giao diện truyền thông kết nối với PLC, hệ thống SCADA, hệ
điều khiển DCS, hoặc bằng các tín hiệu Analog và digital.
Thiết kế của hệ thống kích từ cho phép ứng dụng linh hoạt trong kiến trúc hệ
thống và thích hợp cho hầu hết các ứng dụng của hệ thống kích từ khác nhau.
Các cấu hình được đề xuất là chế độ điều khiển tự động AVR.
Chế độ điều khiển kích từ gồm: Điều khiển bằng tay tại tủ điều khiển và điều
khiển tự động.
Nhiệm vụ của hệ thống kích từ là: khi máy phát làm việc hệ thống biến đổi
điện áp xoay chiều thành 1 chiều qua hệ thống điều khiển trung tâm G10 cấp
điện vào cuộn dây stator máy phát phụ và cảm ứng 1 sức điện động xoay chiều
sang cuộn dây roto máy phát phụ qua điốt quay đưa điện áp 1 chiều vào roto
máy phát chính để điều khiển điện áp đầu cức máy phát chính.
3. Thiết bị điều chỉnh điện áp:
Gồm có bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR. Đây là chức năng làm việc
chính điều chỉnh tự động thực hiện các chức năng sau:
+ Tự động giữ điện áp ổn định trong dải điện áp cho phép;
+ Phân phối công suất vô công giữa các máy phát làm việc song
song;
+ Giữ công suất vô công phát không đổi trong trường hợp thay đổi
góc tải nhằm giảm tổn thất truyền tải;
+ Đảm bảo máy phát làm việc trong các giới hạn an toàn.
4. Thiết bị đóng cắt kích từ:
- Công tắc tơ K49: sẽ đóng khi tốc độ tổ máy đạt 90% định mức để mồi từ ban
đầu và cắt ra khi điện áp đầu cực máy phát đạt 40% định mức để bắt đầu quá
trình tự kích.

Trang 3
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

- Công tắc tơ Q01: sẽ mở khi tổ máy bị sự cố.


- Thyristor: được cấp xung điều khiển để đưa dòng điện (hoặc ngắt dòng điện)
kích từ vào cuộn dây stator máy phát phụ.
II. Nhiệm vụ, yêu cầu:
1. Nhiệm vụ:
Kích từ ban đầu.
- Tự động điều chỉnh điện áp đầu ra của máy phát.
- Đảm bảo khả năng làm việc của máy phát trong hệ thống điện với các điều
kiện vận hành bình thường cũng như sự cố.
- Diệt từ trường trong máy phát phụ.
- Cường hành kích từ với bội số cho trước theo điện áp và dòng điện trong
điều kiện có sự vi phạm các thông số định mức trong hệ thống gây giảm điện
áp tại thanh cái nhà máy.
2. Yêu cầu :
Hệ thống kích từ phải bảo đảm được các chế độ làm việc sau đây của máy
phát điện:
- Khởi động và dừng tổ máy, kích từ ban đầu và đấu máy phát vào lưới điện.
- Làm việc bền vững trong các chế độ quá độ và chế độ sự cố.
- Bảo đảm các yêu cầu về tăng và giảm kích từ theo qui định và tiêu chuẩn
chung.
- Dập từ ở chế độ dừng bình thường cũng như dừng sự cố cho các máy phát
kích từ
- Tự động điều chỉnh dòng điện kích từ theo độ biến thiên của điện áp và tần
số.
3. Thông số kỹ thuật của hệ thống kích từ máy phát
A Máy biến áp kích từ
1 Loại máy biến áp khô Được đặt trong nhà, cách điện bằng epoxy
2 Công suất định mức 4 kVA
3 Điện áp sơ cấp định mức 6.3 kV
4 Điện áp thứ cấp định mức 170 V
5 Tần số 50 Hz
6 Cấp cách điện F
7 Kiểu làm mát Tự nhiên (AN)
B Bộ chỉnh lưu
1 Cầu chỉnh lưu cầu 3 pha 01 bộ
C Thông số máy phát kích từ
1 Công suất: 57,74 kVA
2 Điện áp đầu vào 74,13 Vdc

Trang 4
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

3 Dòng điện đầu vào 12,96 ADC


4 Điện áp đầu ra 235.8 VDC
5 Dòng điện đầu ra 171,4 ADC
6 Điện áp cương hành 111.2V
7 Dòng điện cường hành 19.5A
8 Tần số máy phát kích từ 100 Hz

4. Các tín hiệu tại tủ điều khiển hệ thống kích từ:
Rotating Diode Failure: lỗi cầu chỉnh lưu
PT Fuse Failure: lỗi cầu chì TU cấp 2
Supervision Alarm 1: Lỗi cầu chì TU cấp 1
External Trip: Cắt kích từ
External Voltage Meter: Đồng hồ đo điện áp kích từ
External Current Meter: Đồng hồ đo dòng kích từ
Generator Voltage Meter: Đồng hồ đo điện áp đầu cực
Power Factor Meter: Đồng hồ giám sát cos
Ready For External: Đèn báo hệ thống kích từ sẵn sàng.
Limiter Active: Đèn báo giới hạn làm việc.
DC Supply On: Đèn báo nguồn DC
AC Supply On: Đèn báo nguồn AC
Annunciator Accept: Nút nhấn xác nhận lỗi trên bảng tín hiệu.
Annunciator Reset: Nút reset lỗi trên bảng tín hiệu.
External On: Nút nhấn khởi động kích từ.
External Off: Nút nhấn ngừng kích từ.
Set Point Lower: Nút nhấn giảm dòng kích từ.
Set Point Raise: Nút nhấn tăng dòng kích từ.
Auto On: Nút nhấn bật chế độ tự động.
Manual On: Nút nhấn bật chế độ bằng tay.
PR/VAR Mode On: Nút nhấn Khởi động chế độ tự động điều chỉnh điện áp.
PR/VAR Mode Off: Nút nhấn ngừng chế độ điều chỉnh điện áp tự động.
Fault/Alarm Reset: Nút nhấn Reset lỗi.

Chương 2
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chỉ được phép đưa hệ thống kích từ vào làm việc khi:
- Kết thúc tất cả các công việc sửa chữa trên hệ thống kích từ;
- Hệ thống kích từ đã được thí nghiệm đạt yêu cầu;
- Đơn vị sửa chữa đã có thông báo đưa hệ thống kích từ vào làm việc.
Điều 2. Cho phép nhân viên vận hành truy cập vào các trang màn hình giao
diện vận hành theo phân quyền mức truy cập dành cho nhân viên vận hành.
Cấm tự ý truy cập vào các trang màn hình được phân quyền dành cho nhân
viên sửa chữa và bảo dưỡng.

Trang 5
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Chương 3
PHẦN VẬN HÀNH
I. Quy định chung:
Điều 3. Chỉ những người được huấn luyện sát hạch đạt yêu cầu quy trình này
mới được phép vận hành hệ thống. Nhân viên vận hành, sửa chữa ngoài quy
trình này còn phải chấp hành các quy trình quy phạm có liên quan.
Điều 4. Vận hành hệ thống kích từ phải tuân thủ nghiêm các quy trình quy
phạm sau:
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN01:2008/BCT).
- Quy trình an toàn điện (205/2013/NĐ-CP)
- Khuyến cáo của nhà chế tạo
Điều 5. Các thiết bị trong hệ thống phải được duy trì thường xuyên ở trạng thái
làm việc tốt. Điều kiện môi trường phải đảm bảo sạch sẽ, làm mát và chống
ẩm tốt.
Điều 6. Bộ tự động điều chỉnh kích từ cùng toàn bộ trang bị của nó phải được
đóng vào làm việc thường xuyên, không được cắt ra khi ngừng và khi khởi
động máy phát điện. Chỉ cho phép cắt bộ phận tự động điều chỉnh điện áp để
sửa chữa hoặc kiểm tra, hiệu chỉnh.
Điều 7. Nguồn điện cung cấp cho các thiết bị trong hệ thống phải sẵn sàng. Các
aptomat cấp điện một chiều, xoay chiều phải luôn đóng khi tổ máy dừng dự
phòng nóng.
Điều 8. Nghiêm cấm các hành động dò tìm, phá khoá mã phân quyền của người
khác để truy nhập màn hình hệ thống hoặc tự ý thay đổi các tham số đặt, làm
ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của thiết bị.
Điều 9. Phải đảm bảo môi trường vận hành xung quanh không xảy ra cháy nổ,
không để nơi dễ cháy nổ hoặc gần nơi tập trung nhiều bụi tích điện làm giảm
khả năng cách điện xuống dưới mức giá trị cho phép.
Điều 10. Khi chữa cháy cho hệ thống các tủ bảng kích từ chỉ được dùng các
bình CO2, cấm không được dùng bình bột hoặc nước.
Điều 11. Kênh điều khiển tự động AVR là kênh làm việc chính được mặc
định trong hệ thống điều khiển.
Điều 12. Máy phát có thể vận hành trong các chế độ sau:
- Chế độ vận hành không tải.
- Chế độ vận hành khi nối lưới.
Điều 13. Các điều kiện đóng kích từ ban đầu cho máy phát.
- Máy cắt đầu cực cắt.

Trang 6
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

- Dao tiếp địa máy cắt đầu cực cắt.


- Không có bảo vệ nào của máy phát tác động.
- Không có bảo vệ nào của hệ thống kích từ tác động.
Khi tổ máy đáp ứng đầy đủ các điều kiện kích từ ban đầu, việc kích từ ban
đầu có thể được thực hiện tại chỗ hoặc thông qua hệ thống điều khiển từ xa.
Điều 14. Việc tăng hay giảm kích từ bằng tay có thể thực hiện bằng nút ấn
tại chỗ hoặc từ xa sẽ thay đổi trực tiếp giá trị đặt của hệ thống kích từ thông
qua đó thay đổi điện áp và công suất vô công của máy phát.
- Cấm tăng kích từ khi một trong các bảo vệ sau làm việc: chống quá bão hoà
mạch từ, quá kích thích, quá dòng stator.
- Cấm giảm kích từ khi một trong các bảo vệ sau tác động: kém kích từ,
chống mất kích từ. Cấm ấn đồng thời hai nút tăng và giảm kích thích.
Điều 15. Quá trình khởi động:
Khi tốc độ máy phát đạt 90% tốc độ định mức lệnh mồi từ được gửi đi , nếu
mồi từ thành công thì trong khoảng 5 giây sẽ nâng điện áp máy phát lên giá trị
40% điện áp định mức khi đó hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ tự kích.
Điều 16. Quá trình dừng bình thường:
Khi có lệnh dừng máy, công suất tổ máy giảm ≈ 0 máy cắt đầu cực cắt. Toàn
bộ năng lượng trong cuộn dây stator của máy phát phụ sẽ bị tiêu tán trên điện trở
phi tuyến.
Điều 17. Dừng sự cố:
Khi có lệnh cắt kích từ từ hệ thống bảo vệ, máy cắt đầu cực cắt, công tắc tơ
Q01 cắt đồng thời ngắt sung điều khiển thyristor, lúc này từ trường trong stator
máy phát phụ sẽ bị tiêu tán ở điện trở dập từ R02.
Từ trường trong rotor máy phát chính sẽ bị tiêu tán tại điện trở phi tuyến lắp
khép vòng trên thanh cái của chỉnh lưu cầu 3 pha tại đầu ra rotor máy phát phụ

CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH BÌNH THƯỜNG.


1. Kiểm tra trong vận hành bình thường.
Điều 18. Hệ thống kích từ có thể tiếp tục vận hành bình thường trong nhiều
năm cùng với độ lệch của tần số và điện áp nguồn điện nhà máy:
- Đối với hệ thống AC 400/220V dải lệch điện áp cho phép là ±10%. Độ lệch
của tần số khoảng -3HZ và +2HZ.
- Đối với hệ thống DC 220V, độ lệch của điện áp định mức là khoảng ±10%.

Trang 7
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

Điều 19. Kiểm tra trong điều kiện vận hành bình thường.
1. Kiểm tra máy biến áp kích từ làm việc bình thường.
2. Kiểm tra ATM cấp nguồn một chiều, xoay chiều đóng.
3. Kiểm tra các trạng thái tín hiệu đèn điều khiển đúng phương thức vận
hành. Các đèn truyền thông và tín hiệu làm việc tốt và chỉ thị đúng trạng
thái.
4. Tủ chỉnh lưu vận hành bình thường.
5. Không có tín hiệu báo lỗi.
6. Kiểm tra hệ thống kích từ trước khi khởi động.
7. Không có vật thể lạ trong các tủ kích từ cũng như bên cạnh tủ, cửa tủ phải
khoá.
8. Nguồn tự dùng xoay chiều và một chiều đã cấp tới cho hệ thống kích từ.
9. Không có tín hiệu báo lỗi nào đối với hệ thống kích từ.
10.Máy cắt đầu cực cắt.
11.Tiếp địa máy cắt đầu cực cắt.
12.Nguồn mồi từ đã sẵn sàng.
13.Các tín hiệu đèn chỉ thị đúng phương thức.
14.Khóa S10 để ở chế độ tự động điều chỉnh điện áp (AVR)
15.Trạng thái đèn truyền thông tốt.
Điều 20. Kiểm tra thao tác đưa hệ thống kích từ vào vận hành sau sửa chữa,
đại tu.
1. Kiểm tra các công việc trên hệ thống kích từ đã hoàn thành;
2. Hệ thống kích từ đã được kiểm tra và thí nghiệm đạt yêu cầu;
3. Tiếp địa di động đã được tháo;
4. Đo cách điện cuộn dây Rotor, stator máy phát kích từ đạt yêu cầu ( >0.5
MΩ)
5. Kiểm tra máy biến áp kích từ (TE) theo quy trình vận hành máy biến áp
khô;
6. Kiểm tra chuyển mạch S2 đang ở vị trí 1
7. Đóng ATM Q10
8. Đóng ATM Q13
9. Đóng ATM Q12
10. Đóng ATM Q30
11. Kiểm tra ATM Q502 đang đóng
12. Kiểm tra Khóa điều khiển S10 ở vị trí bật chế độ điều chỉnh điện áp
13. Kiểm tra bộ điều khiển G10 sẵn sàng làm việc

Trang 8
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

14. Đóng Q90, Q91, Q92, Q93


15. Kiểm tra hệ thống sấy, ánh sáng làm việc bình thường.
16. Kiểm tra hệ thống kích từ sẵn sàng làm việc
Điều 20: Trình tự quá trình mồi từ, diệt từ, thay đổi dòng kích từ, công suất vô
công máy phát.
Mồi từ bằng nguồn một chiều được thực hiện như sau: khi tổ máy quay với
tốc độ 90% tốc độ định mức tiến hành xuất lệnh khởi động hệ thống kích từ, tiếp
điểm thường mở K49 đóng lại đồng thời tiếp điểm thường mở Q01 đóng lại
dòng điện đi từ hệ thống một chiều qua chỉnh lưu diode V01 đến bộ điều khiển
AVR G10 cấp cho nguồn mồi từ ban đầu và một mạch cấp nguồn điều khiển cho
G10 qua ATM Q12 đóng, một mạch cấp tới bộ giảm áp 220/24VDC qua ATM
Q30 cấp nguồn cho bộ role ( logic điều khiển, khóa điều khiển, đèn trạng thái ).
Bộ điều khiển tự động G10 sẽ thay đổi xung của transistor để điều chỉnh điện áp
tới stator của máy phát phụ. Hệ thống kích thích khi điện áp đầu cực máy phát
đạt 40% Uđm máy phát thì lúc này nguồn mồi từ được cắt ra và quá trình tự kích
bắt đầu làm việc, nguồn điện được lấy từ đầu cực máy phát qua máy biến áp
kích từ 1 pha TE1 tới khóa S2 qua ATM Q10 và tiếp điểm Q01 qua bộ chỉnh lưu
cầu V02 sẽ được biến đổi thành dòng một chiều đưa vào bộ điều khiển G10 để
tăng điện áp máy phát lên định mức và điều khiển điện áp máy phát trong quá
trình máy phát làm việc
Khi quá trình mồi từ tác động mà sau 5 giây mà điện áp không đạt 40% giá
trị định mức, thì hệ thống sẽ gửi tín hiệu “mồi từ thất bại” và sau 5 giây sau mới
thực hiện xuất lệnh mồi từ lại lần nữa mới.
Điều 21. Chế độ làm việc bình thường
Trong chế độ vận hành bình thường hệ thống kích thích tự động điều chỉnh
dòng điện kích thích máy phát điện trong mọi chế độ, đồng thời bảo vệ và hạn
chế dòng kích thích ở các giá trị tới hạn trong chế độ quá tải cũng như ở chế độ
tiêu thụ công suất vô công. Bộ tự động điều chỉnh điện áp AVR so sánh tín hiệu
từ các TU, TI với giá trị đặt trước khi giá trị này cao hơn hoặc thấp hơn giá trị
đặt, bộ vi xử lý sẽ gửi tín hiệu đi điều khiển thay đổi góc mở của các transistor.
Kết quả là dòng của cuộn rotor máy phát thay đổi, làm cho điện áp đầu cực máy
phát về gần với giá trị mong muốn. Hệ thống kích thích đảm bảo tự động điều
khiển dòng điện kích thích cho máy phát khi thực hiện việc chuyển đổi từ chế độ
này sang chế độ khác theo chương trình đã được thiết lập
Điều 22: Chế độ không bình thường
Khi xuất hiện các chế độ làm việc không bình trong hệ thống kích thích cũng
như trong hệ thống điện hệ thống kích thích đảm bảo chức năng bảo vệ sau:

Trang 9
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

1. Chế độ phát nhiệt của cuộn dây stator, rotor của máy phát: Do yêu cầu
của hệ thống, dòng kích thích gây tăng nhiệt độ vượt định mức nhiệt độ của lõi
thép, cuộn dây rotor và stator tăng cao, máy phát có nguy cơ bị quá tải. Bộ AVR
sẽ đưa tín hiệu đi hạn chế dòng kích thích, đảm bảo dòng điện rotor máy phát
nằm trong giới hạn cho phép.
2. Chế độ hạn chế dòng điện kích thích tối thiểu: khi dòng kích thích quá
nhỏ có thể làm máy phát mất đồng bộ. Bộ AVR tự động đảm bảo kích thích máy
phát không vi phạm đường đặc tính hạn chế kích thích tối thiểu máy phát mà
nhà chế tạo đã quy định.
3. Chế độ cường hành kích thích: Khi xảy ra sự cố trong hệ thống điện, gây
sụt giảm điện áp trên thanh cái máy phát, bộ AVR tự động cường hành với một
bội số cho trước theo điện áp và dòng điện nhằm phục hồi điện áp đầu cực máy
phát về giá trị ổn định.
Chương 4
XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG KÍCH TỪ
1. Một số quy định :
Điều 23. Những hư hỏng phát sinh trong quá trình vận hành như tín hiệu cảnh
báo sai, thiết bị tự động không làm việc theo nguyên lý, hoặc rơle bảo vệ tác
động nhầm... thì trực ban vận hành phải ghi rõ tình trạng trong sổ nhật ký và
khiếm khuyết. Khi có yêu cầu của kỹ sư chính, có thể phối hợp với đội sửa chữa
hoặc cung cấp các thông tin cần thiết khác để phục vụ công tác sửa chữa và xử
lý khiếm khuyết.
Điều 24. Những sự cố dẫn đến cắt kích từ thì trên màn hình điều khiển sẽ xuất
hiện tín hiệu báo lỗi. Khi đó cần tiến hành giải trừ tín hiệu mới có thể bắt đầu
khởi động lại máy.
Điều 25. Những trường hợp bất thường như: nhiệt độ tủ chỉnh lưu tăng cao,
nhiệt độ máy biến áp kích từ tăng đột ngột ....nhưng vẫn nằm trong phạm vi cho
phép làm việc thì nhân viên vận hành phải thường xuyên theo dõi để tìm ra
nguyên nhân và các biện pháp khắc phục kịp thời.
2. Một số sự cố thường gặp và cách xử lý
Điều 26. Các bảo vệ của hệ thống kích từ
1. Bảo vệ nội bộ tủ
- bảo vệ quá áp stator
- Bảo vệ lỗi cầu trì TU đầu cực
- Bảo vệ lỗi diot quay
2. Bảo vệ điện trên rơ le

Trang 10
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

- Bảo vệ mất kích từ 40G


- Bảo vệ quá kích từ 24
Điều 27. Khi mồi từ không thành công
a. Hiện tượng:
- Sau khi có lệnh mồi từ 05s mà điện áp đầu cực máy phát vẫn nhỏ hơn
40%Uđm.
- Trên màn hình điều khiển và trên hệ thống điều tại trung tâm và gian máy
xuất hiện tín hiệu báo lỗi.
b. Nguyên nhân:
- Nút ấn chọn chế độ ở vị trí OFF kích từ.
- Nguồn 1 chiều cấp cho các bộ điều khiển cấp cho G10 bị mất.
- Nguồn lực 1 chiều cấp cho G10 bị mất.
- Công tắc tơ mồi từ hỏng.
- Điode trong mạch mồi từ hỏng.
- Hệ thống không nhận được lệnh mồi từ (trong trường hợp mồi từ từ hệ
thống DCS).
c. Biện pháp xử lý:
- Giải trừ tín hiệu.
- Xác định nguyên nhân bằng cách kiểm tra:
+ Nguồn một chiều cấp cho hệ thống điều khiển.
+ Công tắc tơ mồi từ.
+ Kiểm tra tín hiệu truyền từ hệ thống điều khiển xuống hệ thống kích từ.
- Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà tiến hành xử lý.
- Nếu không xác định được nguyên nhân hoặc xác định được nhưng không
xử lý được, báo PXSC xử lý.
Điều 28. Hệ thống kích từ không tự động điều khiển
a. Hiện tượng:
- Có tín hiệu trên tủ điều khiển của hệ thống kích từ.
- Có tín hiệu trên hệ thống điều khiển tại trung tâm.
- Chỉ thị thông số trên màn hình điều khiển không chính xác.
- Hệ thống kích từ không tự động điều chỉnh.
b. Nguyên nhân:
- Đứt cầu chì mạch TU.
- Sự cố trên mạch TU.

Trang 11
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

c. Biện pháp xử lý:


- Vận hành hệ thống kích từ bằng tay tại tủ điều khiển.
- Giải trừ tín hiệu.
- Kiểm tra cầu chì TU.
- Khi cần thiết được phép ngừng máy để kiểm tra.
- Báo PXSC xử lý.
Điều 29. Bảo vệ mất kích từ máy phát (40G) tác động.
1. Hiện tượng
- Tín hiệu bảo vệ 40G trên màn hình điều khiển DCS tại trung tâm và gian
máy.
- Tín hiệu trên rơle bảo vệ.
- Nhảy máy cắt đầu cực.
- Khởi động bảo vệ chống hư hỏng máy cắt đầu cực.
- Tổ máy dừng sự cố
2. Nguyên nhân
- Hư hỏng hệ thống điều chỉnh điện áp kích từ.
- Hở mạch cuộn dây Rotor, stator máy phát phụ hoặc mạch kích từ.
- Hở mạch roto máy phát chính
- Do thao tác nhầm cắt kích từ.
- Lỗi cầu chỉnh lưu
- Lỗi bộ điều khiển kích từ
- Hư hỏng MBA kích từ
- Cách xử lý
+ Giám sát ngừng máy an toàn
+ Kiểm tra các bộ điều khiển điện áp kích từ và toàn mạch kích từ có bình
thường không. Làm biện pháp an toàn để kiểm tra cách điện mạch rotor máy
phát chính và máy phát phụ, stator máy phát phụ, máy biến áp kích từ, mạch
và dây dẫn từ tủ kích từ đến máy phát phụ.
+ Nếu do nhân viên thao tác nhầm thì khởi động hòa lưới trở lại.
+ Nếu chưa phát hiện rõ nguyên nhân, sau khi đo lường cách điện của
Stator, rotor máy phát phụ, rotor máy phát chính là bình thường thì báo giám
đốc có thể chạy máy thử để kiểm tra nâng dần điện áp từ 0.
+ Nếu không xử lý được thì báo ban giám đốc nhà máy .
Điều 30. Bảo vệ quá kích thích 24

Trang 12
Lưu hành nội bộ Nhà máy thủy điện Nậm Ban 1

1. Hiện tượng
- Tín hiệu trên màn hình điều khiển trung tâm.
- Tín hiệu trên rơle bảo vệ.
- Điện áp máy phát tăng cao
- Tổ máy dừng sự cố
2. Nguyên nhân
- Hệ thống điện áp giảm thấp.
- Lỗi hệ thống kích từ
- Nhân viên vận hành thao tác nhầm
3. Cách xử lý
- Giám sát tổ máy ngừng an toàn
- Nếu nhân viên thao tác nhầm thì báo ban giám đốc để xin ý kiến khởi động
lại tổ máy
- Kiểm tra hệ thống kích từ, nếu không bị lỗi thì báo ban giám đốc xin ý kiến
khởi động lại tổ máy

Trang 13

You might also like