You are on page 1of 33

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN HUỔI VANG – THÀNH BƯỞI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY PHÁT
ĐIỆN NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HUỔI VANG

MÃ HIỆU: QT06
PHIÊN BẢN: 01

Điện Biên, tháng 12 năm 2023

1
1. Mục đích.
Quy định nguyên tắc quản lý vận hành và xử lý sự cố máy phát điện Nhà máy Thủy
điện Huổi Vang nhằm đảm bảo cho thiết bị vận hành an toàn liên tục và hiệu quả kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng.
1. Công ty Cổ phần Thủy điện Huổi Vang – Thành Bưởi;
2. Ban Giám đốc Nhà máy Thủy điện Huổi Vang;
3. Cán bộ an toàn, kỹ thuật, phương thức;
4. Các nhân viên Tổ vận hành;
5. Các nhân viên Tổ sửa chữa.
3. Tài liệu viện dẫn.
1. Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.
2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.
3. Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia.
4. Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.
5. Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.
6. Quy trình an toàn điện.
7. Tài liệu, hướng dẫn các thiết bị của nhà chế tạo.
8. Nội quy lao động của Công ty.
4. Định nghĩa, thuật ngữ viết tắt.
4.1. Thuật ngữ:

Đơn vị công tác: Là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp,... Mỗi
đơn vị công tác phải có ít nhất 2 người, trong đó phải có 01 người
chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
Nhân viên đơn vị Là người của đơn vị công tác trực tiếp thực hiện công việc do người
công tác: chỉ huy trực tiếp phân công.
Người chỉ huy trực Là người có trách nhiệm phân công công việc, chỉ huy và giám sát
tiếp: nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Người lãnh đạo Là người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của
công việc: cùng một tổ chức hoạt động điện lực.
Người cho phép là người thực hiện cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở tại hiện
làm việc: trường, khi hiện trường công tác đã đủ điều kiện đảm bảo an toàn về
điện (thường là nhân viên vận hành).
Phiếu công tác: Là giấy cho phép đơn vị công tác vào làm việc với thiết bị điện và
2
phòng ngừa không xảy ra tai nạn điện. Phiếu công tác do người được
giao nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành cấp.
Lệnh công tác: Là lệnh viết ra giấy hoặc trực tiếp ra lệnh bằng lời nói (hay qua điện
thoại, bộ đàm) để thực hiện công việc ở thiết bị điện và vật liệu điện
mà không phải thực hiện việc cho phép làm việc.
Sự cố: Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả năng
của thiết bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết
bị.
Ban Giám đốc: Giám đốc vận hành và các Phó Giám đốc vận hành Nhà máy thủy
điện Huổi Vang.
Giám đốc: Giám đốc vận hành Nhà máy thủy điện Huổi Vang.
Tổ vận hành: Tổ quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Huổi Vang
Nhân viên vận Là tất cả những người tham gia trực tiếp tham gia vận hành dây
hành: chuyền sản xuất điện của Nhà máy thuỷ điện Huổi Vang, gồm:
Trưởng ca nhà máy, Trực chính trung tâm, Trực chính gian máy
Tổ vận hành: Tổ quản lý vận hành Nhà máy thuỷ điện Huổi Vang
Tổ sửa chữa: Tổ sửa chữa thường xuyên của Nhà máy thuỷ điện Huổi Vang
4.2. Viết tắt:

Từ ngữ, Giải thích, định nghĩa


ký hiệu

ĐĐQG Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0)

ĐĐM Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1)

KSĐH Kỹ sư điều hành Hệ thống điện

HTĐ Hệ thống điện

NMĐ Nhà máy điện

MBA Máy biến áp

SCADA Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory Control
And Data Acquisition)

DCS Hệ thống điều khiển phân tán (Distributed control system)

Sự cố Là tất cả các sự kiện xảy ra gây hư hỏng thiết bị, làm giảm khả năng của
thiết bị hoặc các chế độ vận hành có nguy cơ gây hư hỏng thiết bị.

TGĐ Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy điện Huổi Vang - Thành Bưởi

3
GĐNM Giám đốc Nhà máy thủy điện Huổi Vang

TVH Tổ vận hành – Nhà máy Thủy điện Huổi Vang

TSC Tổ sửa chữa – Nhà máy Thủy điện Huổi Vang

4
Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG, THÔNG SỐ KỸ THUẬT

A. THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHÍNH


STT Nội dung Số liệu Đơn vị

1 MÁY PHÁT ĐIỆN

1.1 Kiểu loại: SF6000-30/3450

- Công suất danh định 5.5 MW

- Hệ số công suất Cosϕ 0.8

- Số pha 3 Pha

- Tần số 50 Hz

- Tốc độ quay 200 V/p

- Điện áp đầu cực máy phát 6.3 KV

- Tỷ số ngắn mạch 0.85

1.2 Điện trở, điện kháng

- Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd 1.3054 Pu

- Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq 0.7476 Pu

- Điện kháng quá độ dọc trục X’d 0.2046 Pu

- Điện kháng siêu quá độ dọc trục X’’d 0.1393 Pu

- Điện kháng siêu quá độ ngang trục X”q 0.7476 Pu

- Điện kháng thứ tự nghịch trước/sau bão hòa X2 0.1882 Pu

- Điện kháng thứ tự không trước/sau bão hòa X0 0.0687 Pu

1.3 Hằng số thời gian

- Hằng số thời gian quá độ hở mạch dọc trục T’d0 3.7151 Sec

- Hằng số thời gian quá độ hở mạch dọc trục T” d0 0.0351 Sec

1.1. Độ tăng nhiệt:


- Cuộn dây Stator: 70K
5
- Cuộn dây Rotor: 70K
1.2. Hiệu suất:

Công suất/hệ số cos ɸ 0.8 1.00

100% 97.63 98.09

80% 97.38 97.87

60% 96.88 97.44

1.3. Điện trở một chiều và điện dung ở 20 độ C:

Điện trở một chiều cuộn dây Stator, từng pha 0.01760 Ω

Điện trở một chiều cuộn dây Rotor 0.1110 Ω

Điện dung cuộn dây Stator, ba pha so với đất 0.7705µF

Điện dung cuộn dây Rotor so với đất 0.0601 µF

2. Bộ hòa đồng bộ (SYNC):


Bộ hòa tự động chính xác tại nhà máy được trang bị cả hai chế dộ hòa tự động và bằng
tay. Hệ thống hòa sẽ được gửi tín hiệu đến khi điện áp đạt 6KV.
Thông tin các thiết bị được cài đặt trong hệ thống hòa:
4.2.1. Đồng hồ kép điện áp (Double Frequency Meter)
4.2.2. Đồng hồ kép tần số (Double Frequency Meter)
4.2.3. Đồng hồ góc lệch pha (Syncroscope)
4.2.4. Bộ hòa tự động (Auto synchronizen)
4.2.5. Rơ le kiểm tra đồng bộ (25 check suynchronizing relay)
4.2.6. Rơ le chống hòa đồng bộ (25 GX guard relay)
4.2.7. Đèn báo đồng bộ 1 (Synch. Lamp.1)
4.2.8. Báo đồng bộ 2 (Synch. Lamp.2)
4.2.9. Đèn báo trong giới hạn đồng bộ (Synch. In limit)
4.2.10. Khóa chọn tổ máy hòa (Unit selection)
4.2.11. Khóa chọn tại chỗ/từ xa (Selector Switch: Local/Remote)
4.2.12. Khóa tăng/giảm điện áp bằng tay (Voltage: Raise/Lower)
4.2.13. Khóa tăng/giảm tốc độ bằng tay (Speed: Raise/Lower)

6
4.2.14. Khóa điều khiển máy cắt (Breaker control switch: trip/Neutral/close)
4.2.15. Khóa lựa chọn điện áp hòa bằng tay (Synchronizing switch: Off/ON)
4.2.16. Khóa lựa chọn đồng bộ góc lệch pha bằng tay (Synchroscope switch:
Off/ON)
4.2.17. Khóa chế độ tự động/bằng tay (Selector Switch: Auto/Neutral/Manual)
3. Tủ LCU & Auxiliary control panel (LCU) điều khiển tổ máy:
Tủ điều khiển và giám sát tại chỗ đối với tổ máy. Gồm có 02 tủ LCU#1 và LCU #2 cho
02 tổ máy. Các chức năng trên tủ LCU gồm:
1. A H Controls: Hiển thị và điều khiển độ mở cánh hướng ở chế độ
TEST.
2. Speed Monitor: Hiển thị tốc độ tổ máy.
3. Governo touch panel: Hiển thị, giám sát và điều khiển hệ thống
điều tốc.
4. Selector Switch (Run/Test): Khóa chọn chế độ trong vận hành
bình thường / Thí nghiệm với chế độ thử nghiệm.
5. Selector Switch (Local/Remote): Khóa chọn chế độ tại chỗ trên
tủ LCU/Từ xa trên DCS.
6. Speed/Load (Raise/Lower): Điều chỉnh tốc độ/Điều chỉnh công
suất. Muốn tăng/giảm tốc độ/công suất lắc khóa sang
Raise/Lower.
7. Brake (Released/Applied): Phanh tổ máy, thao tác phanh/giải trừ
phanh bằng cách lắc khóa sang Applied/Released
8. Machine Start: Nút ấn khởi động tổ máy theo logic.

4. Tín hiệu ngừng máy từ bộ Scanner 1, 2:

Kênh SCANNER – 1 Alarm Trip

1 GEN WDG TEMP RTD-1 118 120


(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 1)

2 GEN WDG TEMP RTD-2


(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 2)

3 GEN WDG TEMP RTD-3


(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 3)

7
4 GEN WDG TEMP RTD-4
(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 4)

5 GEN WDG TEMP RTD-5


(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 5)

6 GEN WDG TEMP RTD-6


(Nhiệt độ cuộn dây Stator cảm biến số 6)

7 GEN CORE TEMP RTD -1


(Nhiệt độ lõi thép Stator cảm biến số 1)

8 GEN CORE TEMP RTD -2


108 110
(Nhiệt độ lõi thép Stator cảm biến số 2)

9 GEN CORE TEMP RTD -3


(Nhiệt độ lõi thép Stator cảm biến số 3)

10 GEN HOT AIR TEMP


(Nhiệt độ không khí nóng)
68 70
11 GEN HOT AIR TEMP
(Nhiệt độ không khí nóng MF)

12 GEN HOT AIR TEMP


(Nhiệt độ không khí nóng MF)
38 40
13 GEN COLD AIR TEMP
(Nhiệt độ không khí lạnh MF)

14 GEN CW INLET TEMP


30 33
(Nhiệt độ nước làm mát MF đầu vào)

15 GEN CW OUTLET TEMP


38 41
(Nhiệt độ nước làm mát MF đầu ra)

16 UCB: CW INTLET TEMP


(Nhiệt độ nước làm mát ổ đỡ, hướng trên đầu 30 33
vào)

8
17 UCB: CW OUTLET TEMP
(Nhiệt độ nước làm mát ổ đỡ, hướng trên đầu 38 41
ra)

18 LGB: CW INLET TEMP


(Nhiệt độ nước làm mát ổ hướng dưới đầu 30 33
vào)

19 LGB: CW OULET TEMP


38 41
(Nhiệt độ nước làm mát ổ hướng dưới đầu ra)

20 LGB OIL TEMP


60 63
(Nhiệt độ dầu ổ hướng dưới)

21 UCB OIL TEMP


60 63
(Nhiệt độ dầu ổ hướng trên)

22 UCB THRUST PAD TEMP – 1


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ đỡ cảm biến số 1)

23 UCB THRUST PAD TEMP – 2


75 78
(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ đỡ cảm biến số 2)

24 UCB THRUST PAD TEMP – 3


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ đỡ cảm biến số 3)

Kênh SCANNER – 2 Alarm Trip

1 UCB: GUIDE PAD TEMP-1


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng trên cảm biến 67 70
số 1

2 UCB: GUIDE PAD TEMP-2


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng trên cảm biến
số 2
67 70
3 UCB: GUIDE PAD TEMP-3
(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng trên cảm biến
số 3

4 LGB: GUIDE PAD TEMP – 1 63 66


9
(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng dưới cảm
biến số 1

5 LGB: GUIDE PAD TEMP – 2


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng dưới cảm
biến số 2

6 LGB: GUIDE PAD TEMP – 3


(Nhiệt độ bạc (xecmen) ổ hướng dưới cảm
biến số 3

7 TGB: OIL TEMP


(Nhiệt độ dầu ổ hướng tuabin)
60 63
8 TGB: BEARING TEMP
(Nhiệt độ ổ hướng tuabin)

9 UCB: VIBRATION X-AXIS


(Độ rung phương X ổ hướng trên)
180 250
10 UCB: VIBRATION Y-AXIS
(Độ rung phương Y ổ hướng trên)

11 UCB: VIBRATION Z-AXIS


2 3
(Độ rung phương Z ổ hướng trên)

12 UCB: VIBRATION X-AXIS


180 250
(Độ rung phương X ổ hướng dưới)

13 UCB: VIBRATION Y-AXIS


180 250
(Độ rung phương Y ổ hướng dưới)

14 GT: WTI-HV WINDNG


(Nhiệt độ cuộn dây cao áp MBA T1)
90 95
15 GT: W-LV WINDNG
(Nhiệt độ cuộn dây hạ áp MBA T1)

16 GT OIL TEMP 85 90

10
(Nhiệt độ dầu MBA T1)

5. Khí, nước làm mát máy phát:

Lưu lượng khí làm mát 10.8m3/s

Nhiệt độ khí làm mát lớn nhất 40 độ C

Lưu lượng nước làm mát 1,05m3/s

Nhiệt độ nước làm mát lớn nhất 30 độ C

Dung lượng làm mát 25 Kw

Lưu lượng khí 2.7m3/s

Nhiệt độ khí đầu vào 68.5 độ C

Nhiệt độ khí đầu ra 28 độ C

Tổn thất áp lực khí 195 Pa

Lưu lượng nước 15.58 m3/s

Nhiệt độ nước đầu vào 30 độ C

Nhiệt độ nước đầu ra 35 độ C

Tốn thấy áp nước 0.5 bar

Chương II. VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN

Điều 1. Vận hành máy phát điện Nhà máy Thuỷ điện Huổi Vang chỉ được giao cho
nhân viên vận hành đã qua huấn luyện kỹ thuật và sát hạch về chuyên môn, quy phạm,
quy trình vận hành máy phát điện đạt yêu cầu và được phân công nhiệm vụ.
Điều 2. Khi vận hành ngoài quy trình này còn phải tuân thủ các điều khoản có liên
quan trong các quy trình, quy phạm khác, tài liệu hướng dẫn của nhà chế tạo như:
1) Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về kỹ thuật điện.
2) Quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác thiết trí điện nhà máy điện và lưới
điện.
3) Quy trình an toàn điện.
11
4) Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.
5) Quy trình thao tác hệ thống điện quốc gia.
6) Hướng dẫn lắp đặt và vận hành máy phát điện của nhà chế tạo.
Điều 3. Máy phát điện chỉ được phép đưa vào vận hành khi tất cả các thiết bị sau sẵn
sàng làm việc bao gồm:
1) Hệ thống kích từ sẵn sàng và làm việc ở chế độ tự động.
2) Hệ thống điều tốc sẵn sàng và làm việc ở chế độ tự động.
3) Hệ thống điều khiển và rơle bảo vệ đã sẵn sàng.
4) Hệ thống cấp nước kỹ thuật cho các bộ làm mát không khí, làm mát dầu các
ổ, nước chèn trục tuabin sẵn sàng.
5) Hệ thống phanh sẵn sàng.
6) Mức dầu trong bể dầu ổ hướng máy phát, ổ hướng tuabine đảm bảo trong
phạm vi cho phép.
7) Nguồn cấp cho các thiết bị phụ đầy đủ.
8) Chỉ được phép vận hành máy phát khi nhiêt độ dầu các ổ ≥ 15 độ C, nếu
nhiệt độ nhỏ hơn 15 độ C thì phải ngừng hệ thống nước làm mát..
Điều 4. Chỉ cho phép đưa máy phát điện vào vận hành sau sửa chữa, thí nghiệm, hiệu
chỉnh khi:
1) Đã kết thúc tất cả mọi công việc trên máy phát điện và các hệ thống thiết bị
phụ, người và phương tiện đã rút hết, các phiếu lệnh công tác có liên quan đã khoá, thiết
bị đủ tiêu chuẩn vận hành sẵn sàng mang điện.
2) Đơn vị sửa chữa đã thử nghiệm máy phát đạt yêu cầu và đăng ký đưa máy
phát vào vận hành.
3) Đã kiểm tra trong buồng máy phát, khe hở không khí, các rãnh phần quay
máy phát sạch sẽ.
4) Không còn các tiếp địa di động và cố định.
5) Hệ thống bảo vệ máy phát và các thiết bị phụ trợ đã đưa vào và sẵn sàng
làm việc.
6) Kiểm tra cách điện rotor, stator đạt yêu cầu.
Điều 5. Trong vận hành bình thường là chế độ điều khiển các thiết bị từ trên DCS nên
các khóa chế độ điều khiển phải được chuyển đổi đúng phương thức là từ xa (REMOTE)
và tự động (AUTO)
Điều 6. Các chế độ vận hành tại chỗ (Local) hoặc bằng tay (Manual) chỉ được thực
hiện khi chế độ điều khiển trên DCS gặp sự cố hoặc có lỗi hư hỏng mà không thể thực

12
hiện thao tác từ xa được. Hoặc do yêu cầu của Trưởng ca thì cho phép thao tác ở các chế
độ này.
Điều 7. Chỉ cho phép làm việc ở stator, rotor máy phát điện sau khi thực hiện các biện
pháp sau:
1) Tổ máy đã dừng và thực hiện biện pháp chống quay.
2) Đã cắt máy cắt đầu cực và đưa máy cắt ra vị trí thử nghiệm.(TEST)
3) Đã cắt các AB hạ thế và đưa tủ TU đo lường của máy phát ra vị trí thử
nghiệm.
4) Đã tiếp địa Stator và rotor máy phát.
Điều 8. Cấm khởi động MFĐ khi có bảo vệ tác động đi dừng máy hoặc hư hỏng MFĐ
mà chưa tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng.
Điều 9. Sau sửa chữa đại tu, trung tu định kỳ phải có chương trình thử nghiệm tổng thể
để đưa MFĐ vào làm việc. Chương trình phải được Lãnh đạo công ty phê duyệt.
Điều 10. Khi vận hành MFĐ phải đảm bảo MF luôn làm việc với những thông số quy
định của nhà chế tạo trong chế độ làm việc cho phép. , đảm bảo sự làm việc chắc chắn
của hệ thống kích từ, hệ thống làm mát và thiết bị bảo vệ rơ le.
Điều 11. Chế độ làm việc lâu dài của máy phát điện với công suất định mức được
quy định như sau
1) Ở tốc độ định mức và công suất định mức cho phép chênh lệch điện áp
±5% giá trị định mức (5.985kV ÷ 6.615kV).
2) Khi điện áp định mức thì tần số cho phép thay đổi trong phạm vi 1% fđm
(49,550,5 Hz).
3) Nếu có cả chênh lệch điện áp và tần số trong giới hạn nêu trên thì tổng của
chúng không vượt quá 6% hoặc nếu chúng không có giá trị dương đồng thời thì tổng giá
trị tuyệt đối của chúng sẽ không lớn hơn 5%.
4) Máy phát có thể vận hành liên tục khi điện áp đầu cực và tần số vượt quá
giá trị nêu trên với điều kiện công suất không làm cho dòng kích từ hoặc dòng điện stator
vượt quá 105% định mức.
Điều 12. Trong thời gian khởi động và vận hành phát điện phải thường xuyên
kiểm tra
1) Điện áp, dòng điện cuộn dây Stator.
2) Điện áp và dòng điện kích từ.
3) Nhiệt độ cuộn dây, lõi thép Stator.
4) Nhiệt độ máy biến áp kích từ.
5) Nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ môi trường làm mát máy phát.
13
Điều 13. Quy định về hoà máy phát điện với hệ thống
Hoà tổ máy phát điện với hệ thống điện trong vận hành bình thường được thực hiện
ở chế độ hòa đồng bộ chính xác tự động.
Điều kiện hoà tổ máy với hệ thống:
1) Góc lệch pha của điện áp giữa hai phía điểm hoà:   300.
2) Chênh lệch tần số giữa hai phía điểm hoà: f  0,25 Hz.
3) Chênh lệch điện áp giữa hai phía điểm hoà: U  10%.
Trong chế độ vận hành bình thường, việc hoà tổ máy với hệ thống được thực hiện
tại điểm hoà máy cắt đầu cực.
Việc hòa tổ máy phát điện bằng tay chỉ được thực hiện khi bộ hòa tự động bị hư
hỏng hoặc khi hệ thống điện có dao động về tần số, điện áp vượt quá giới hạn cho phép
đã được cài đặt trong bộ hòa tự động.
1. Bộ hòa tự động bị sự cố;
2. Khi tần số và điện áp của lưới không ổn định;
3. Khi kiểm tra, thí nghiệm hiệu chỉnh máy phát điện.
Điều 14. Quy định về chế độ làm việc quá tải của máy phát điện
Trong vận hành bình thường máy phát điện không được phép làm việc quá tải với
dòng điện cao hơn trị số định mức ứng với nhiệt độ quy định của môi trường làm mát.
Trong những điều kiện sự cố, máy phát điện được phép quá tải ngắn hạn dòng
điện stator và rotor theo đúng những điều kiện quy định của nhà chế tạo hoặc theo
bảng:

Bội số quá tải (Iqt/Iđm) 1,5 1,4 1,3 1,25 1,2 1,15 1,1

Stator 2 3 4 5 6 15 60
Thời gian quá tải (phút)
Rotor 2 3 4 5 6 15 60

Chú ý:
- Iđm là dòng định mức stato (687.3A) hoặc rô to (682A)
- Iqt là dòng quá tải (giá trị quá tải thực tế trong vận hành)
Điều 15. Khi xuất hiện chạm đất một pha trong mạch Stator máy phát với dòng chạm
đất lớn hơn 5A thì bảo vệ rơ le phải tác động tách máy phát ra khỏi vận hành, nếu bảo vệ
không tác động thì nhân viên vận hành phải nhanh chóng giảm công suất và tách máy
phát để kiểm tra.

14
Điều 16. Quy định về chênh lệch dòng điện giữa các pha: Cho phép chênh lệch dòng
điện giữa các pha đến 12% dòng điện định mức. Trong mọi trường hợp dòng điện của bất
cứ pha nào cũng không được vượt quá dòng điện định mức.
Điều 17. Máy phát không được làm việc ở chế độ phi đồng bộ (chế độ động cơ), nếu
máy phát mất đồng bộ mà bảo vệ chưa tác động thì phải nhanh chóng tách máy phát ra
khỏi lưới.
Điều 18. Trong vận hành bình thường không cho phép máy phát vận hành ở chế độ
thiếu kích thích (chế độ nhận công suất vô công Q) để tránh máy phát điện có nguy cơ
mất đồng bộ và tổ máy rung động quá phạm vi cho phép.
Điều 19. Mạch kích từ của máy phát điện phải có điện trở cách điện ít nhất bằng 0.5MΩ
đo bằng Mê gôm 250 – 500V. Máy phát điện được phép đưa vào làm việc với điện trở
cách điện của mạch kích thích thấp hơn trị số quy định phải được sự cho phép của Giám
đốc nhà máy hoặc người được Giám đốc ủy quyền..
Điều 20. Quy định kiểm tra cách điện máy phát
1) Máy phát ngừng sau 72 giờ trước khi khởi động tổ máy, nhân viên vận
hành trong ca phải đo điện trở cách điện cuộn dây Stator và Rotor.
2) Máy phát điện sau khi ngừng để sửa chữa và trước khi đưa vào vận hành
sau sửa chữa Nhân viên vận hành phải đo điện trở cách điện cuộn dây Stator và Rotor.
3) Đo điện trở cách điện cuộn dây Stator phải được đo bằng Megôm 2500V
hoặc 5000V. Đo điện trở cách điện cuộn dây Rotor phải được đo bằng Megôm 250 –
500V.
4) Trị số điện trở cách điện cuộn dây Stator không được thấp dưới 3 lần so với
trị số đo lần trước ở cùng điều kiện nhiệt độ, nhưng không thấp dưới 10MΩ. Hệ số hấp
thụ R60’/R15’ không thấp dưới 1,3.
5) Trị số điện trở cách điện cuộn dây Rotor máy phát điện phải đạt 0,5M trở
lên.
6) Các kết quả đo điện trở cách điện Stator và Rotor phải ghi vào sổ nhật ký
vận hành. Nếu kết quả đo không đạt tiêu chuẩn quy định thì phải tiến hành các biện pháp
xử lý như sấy máy phát và việc cho phép đưa vào vận hành phải do Giám đốc nhà máy
hoặc người được ủy quyền quyết định.
Điều 21. Quy định về nhiệt độ của máy phát điện
1) Máy phát điện được làm mát bằng không khí đối lưu tuần hoàn kín theo hai
chiều của Rotor nhờ các cánh quạt được gắn cố định trên 2 đầu của Rotor..
2) Nhiệt độ nước vào các bộ làm mát không khí máy phát không được quá
0
30 C.
3) Nhiệt độ không khí làm mát máy phát (khí lạnh): Nhiệt độ cảnh báo 38 0C.
Nhiệt độ ngừng máy 400C.
15
4) Nhiệt độ không khí làm mát máy phát (khí nóng): Nhiệt độ cảnh báo 680C.
Nhiệt độ ngừng máy 700C.
5) Cho phép máy phát làm việc với công suất định mức khi một bộ làm mát bị
hư hỏng tách ra khỏi hệ thống.
6) Nhiệt độ cuộn dây, lõi thép Stator:

Vị trí Nhiệt độ cảnh báo Nhiệt độ ngừng máy

Cuộn dây 1180C 1200C

Lõi thép 1080C 1100C

Điều 22. Quy định về sấy máy phát điện


Tổ máy ngừng dự phòng nhân viên vận hành phải kiểm tra bộ sấy tự động làm việc.
Trong trường hợp mạch tự động không làm việc thì phải thao tác đưa bộ sấy vào làm việc
ở chế độ bằng tay.
Khi đưa tổ máy vào vận hành nhân viên vận hành phải kiểm tra logic tự động tách
bộ sấy khỏi vận hành, nếu bộ sấy không tự động cắt phải thao tác tách bộ sấy bằng tay.
Trường hợp cách điện máy phát giảm thấp, việc sấy cách điện máy phát phải có
phương án cụ thể đã được GĐNM ký duyệt.
Điều 23. Quy định kiểm tra máy phát điện trong vận hành bình thường
Mỗi cá nhân viên vận hành phải kiểm tra máy phát điện ít nhất 4 lần trừ trường hợp
bất thường do GĐNM qui định.
Việc kiểm tra thiết bị máy phát điện và các thiết bị phụ được thực hiện theo lịch
kiểm tra thiết bị đã được GĐNM ký duyệt.
Kiểm tra máy phát điện đang vận hành cần chú ý quan sát:
1) Các chỉ thị của thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu bình thường và
chính xác phù hợp với trang thái vận hành bình thường của tổ máy.
2) Các rơle bảo vệ ở trạng thái làm việc bình thường, không có các hiện tượng
khác thường.
3) Nhiệt độ các bộ phận máy phát điện như các mối nối thanh dẫn Stator và
Rotor nằm trong giới hạn cho phép, không có hiện tượng phát nhiệt.
4) Tiếng kêu, độ rung, độ đảo trục máy phát điện bình thường, không có tiếng
gầm và tiếng ma sát kim loại.
5) Các cửa thông gió khép kín, buồng gió không có nước hoặc hơi nước.
6) Nước làm mát bình thường: Các van vào ra các bộ làm mát đều mở. Áp lực,
lưu lượng và nhiệt độ nước làm mát trong phạm vi cho phép.

16
7) Hệ thống kích từ vận hành bình thường, các chổi than và vành góp sạch sẽ
tiếp xúc tốt không bị phát tia lửa điện, các cầu thyristor không bị quá nhiệt, các đèn tín
hiệu, các khoá phải đúng với trạng thái làm việc bình thường.
8) Kiểm tra máy biến áp kích từ TE làm việc bình thường, không có tiếng kêu
khác thường, không có hiện tượng phát nhiệt độ tại các đầu cốt, biến dạng (chỉ được phép
kiểm tra phía ngoài rào chắn).
9) Trang bị PCCC, chiếu sáng của MFĐ đầy đủ.
10) Bằng những giác quan phát hiện những hiện tượng bất thường khác của
máy phát và các thiết bị phụ.
Điều 24. Thao tác ngừng máy bình thường chỉ được thực hiện sau khi giảm công suất P,
Q của tổ máy về ≈ 0 hoặc tổ máy đang vận hành không tải máy cắt đầu cực đã cắt.
Điều 25. Cấm khởi động tổ máy phát điện khi một trong các điều kiện sau của máy phát
điện chưa đầy đủ hoặc chưa sẵn sàng:
1) Cánh phai cửa nhận nước, và cánh phai cửa hạ lưu chưa được mở hoàn toàn.
1) Mức nước hồ chứa thấp hơn mức nước chết.
2) Hư hỏng hệ thống bảo vệ, tín hiệu, đo lường, điều khiển.
3) Bộ điều tốc hư hỏng không còn khả năng tự động bảo vệ lồng tốc khi sa
thải phụ tải.
4) Hư hỏng một trong các bơm dầu điều tốc, hoặc hư hỏng mạch tự động chạy
các bơm dầu đó.
5) Chất lượng dầu các ổ không đạt tiêu chuẩn.
6) Hệ thống phanh bị hư hỏng.
7) Hệ thống nước làm mát chưa sẵn sàng.
8) Hệ thống kích từ chưa sẵn sàng.
9) Hệ thống báo cháy, chữa cháy chưa sẵn sàng.
10) Cách điện Stator, Rotor không đảm bảo.
Điều 26. Các trường hợp phải ngừng tổ máy phát khẩn cấp (nút Emergency)
1) Máy phát điện có tiếng kêu lạ bất thường và rung động mạnh.
2) Chổi than hoặc vành góp bị phóng điện giàn đều.
3) Áp lực dầu điều tốc thấp hơn giới hạn cho phép.
4) Mức dầu trong bể dầu ổ đỡ, các ổ hướng thấp hơn mức cho phép.
5) Có khói, ngọn lửa, tia lửa trong máy phát điện.
6) Nhiệt độ các secment ổ đỡ, các ổ hướng của tổ máy thuỷ lực cao quá mức
quy định.
17
7) Tốc độ quay của tổ máy vượt quá trị số lồng tốc cho phép của nhà chế tạo.
8) Tổ máy có nguy cơ bị phá hỏng hoặc đe doạ đến tính mạng con người, thiết
bị.
9) Bục, vỡ đường ống dầu, đường ống nước kỹ thuật, mất nước làm mát kỹ
thuật.
10) Khi có bảo vệ tác động dừng máy nhưng tổ máy không dừng.
11) Khi có hư hỏng nặng ở hệ thống kích từ.
Thao tác ngừng máy khẩn cấp có thể được thực hiện từ màn hình DCS hoặc tủ điều
khiển tại chỗ bằng cách nhấn nút Emergency Stop.
Điều 27. Trong trường hợp phát hiện có khói, lửa ở buồng máy phát mà hệ thống báo
cháy máy phát không hoạt động thì phải nhanh chóng ngừng máy khẩn cấp, thực hiện các
biện pháp an toàn và chữa cháy máy phát.
Điều 28. Các bảo vệ phần điện cho máy phát

Stt Chức năng bảo vệ Ký hiệu

1 Chức năng bảo vệ so lệch máy phát điện 87G

2 Chức năng bảo vệ công suất ngược 32R

3 Chức năng bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch 46

4 Chức năng bảo vệ trở kháng thấp 21

5 Chức năng bảo vệ chạm đất 100% 27GN

6 Chức năng bảo vệ chạm đất 95% 59N

7 Chức năng bảo vệ mất kích từ 40

8 Chức năng bảo vệ quá dòng kém áp 51/27

9 Chức năng bảo vệ chống hư hỏng máy cắt 50BF

10 Chức năng bảo vệ quá tải máy phát điện 49

11 Chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh cấp 1 50.1

12 Chức năng bảo vệ quá dòng cắt nhanh cấp 2 50.2

13 Chức năng bảo vệ quá dòng có thời gian 51

14 Chức năng bảo vệ chạm đất rotor cấp 1 64R.1

18
15 Chức năng bảo vệ chạm đất rotor cấp 2 64R.2

16 Chức năng bảo vệ tần số cao cấp 1 81O.1

17 Chức năng bảo vệ tần số cao cấp 2 81O.2

18 Chức năng bảo vệ tần số thấp cấp 1 81U.1

19 Chức năng bảo vệ tần số thấp cấp 2 81U.2

20 Chức năng bảo vệ quá điện áp cấp 1 59.1

21 Chức năng bảo vệ quá điện áp cấp 1 59.2

22 Chức năng bảo vệ điện áp thấp (Kém áp) 27

Chương III. KIỂM TRA, THAO TÁC TRONG VẬN HÀNH

Điều 29. Trong vận hành bình thường việc thao tác vận hành tổ máy được thực hiện ở
chế độ từ xa tại Trạm máy tính vận hành Phòng điều khiển trung tâm. Việc thao tác vận
hành tổ máy tại chỗ chỉ được thực hiện khi hệ thống điều khiển bằng máy tính bị sự cố,
khi hệ thống điện không ổn định, khi thí nghiệm hiệu chỉnh tổ máy hoặc khi xử lý sự cố
nếu thấy cần thiết.
Điều 30. Kiểm tra, thao tác đưa máy phát vào dự phòng sẵn sàng khởi động sau
sửa chữa (phần điện)
1) Kiểm tra công việc sửa chữa trên tổ máy và thiết bị phụ liên quan đã kết
thúc, người và phương tiện đã rút hết, đã tháo hết các tiếp địa di động, thu hồi các biển
báo tạm thời, các phiếu lệnh công tác đã kết thúc, thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành
2) Các đơn vị sửa chữa đã đăng ký trao trả thiết bị cho đơn vị quản lý vận
hành sau sửa chữa và có lệnh cho phép đưa vào vận hành của GĐNM.
Thao tác đối với tổ máy 1:
1) Kiểm tra MC601 cắt tốt, máy cắt ở vị trí thử nghiệm.
2) Kiểm tra, tháo hết các tiếp địa di động Stator, Rotor H1.
3) Cắt tiếp địa 601-05
4) Kiểm tra các AB hạ thế TU6H1A cắt, cầu chì TU6H1A đã được tách.
5) Kiểm tra các AB hạ thế TU6H1B cắt, cầu chì TU6H1B đã được tách.
6) Kiểm tra DCL trung tính MFĐ “NGT Panel” đang cắt.
7) Kiểm tra cắt cầu chì cao áp MBA kích từ..
19
8) Kiểm tra cách điện toàn mạch Stator và tỉ số hấp thụ R60/R15≥1.5.
9) Lắp cầu chì TU6H1A và TU6H1B.
10) Đóng các áp tô mát hạ thế TU6H1A và TU6H1B.
11) Đóng DCL trung tính MFĐ “NGT Panel”.
12) Lắp cầu chì cao áp MBA kích từ.
13) Đóng AB hạ thế MBA kích từ.
14) Đưa MC 601 vào vị trí vận hành, chuyển khóa chế độ MC601 sang vị trí
“Remote”.
15) Kiểm tra và thao tác đưa hệ thống kích từ vào sẵn sàng làm việc theo quy
trình vận hành hệ thống kích từ.
16) Kiểm tra, thao tác đưa hệ thống điều khiển, bảo vệ, tín hiệu của tổ máy H1
vào vận hành.
17) Chuyển chế độ điều khiển tổ máy phù hợp theo yêu cầu khởi động.
18) Đưa hệ thống nước kỹ thuật vào vận hành, kiểm tra các thông số đạt yêu
cầu.
Chú ý: Thực hiện tương tự đối với tổ máy H2.
Điều 31. Các điều kiện khởi động tổ máy từ xa
- Các điều kiện khởi động tổ máy:
1. Máy đang ở trạng thái ngừng.
2. Khóa chế độ ở vị trí “Run Mode”
3. Bơm nước kỹ thuật không có lỗi.
4. Hệ thống kích trục ở chế độ từ xa.
5. Hệ thống dầu áp lực ở chế độ từ xa.
6. Động cơ bơm một chiều hệ thống nước chèn trục ở chế độ từ xa.
7. Hệ thống nước kỹ thuật ở chế độ từ xa.
8. Áp lực khí chèn trục đúng giá trị theo quy định nhà chế tạo.
- Khởi động các thiết bị phụ:
9. Lệnh giải trừ khí trèn trục – Giám sát khí chèn trục đã được giải trừ.
10. Lệnh chạy bơm nước kỹ thuật – Giám sát bơn nước kỹ thuật làm việc tốt.
11. Giám sát mức dầu hệ thống dầu áp lực tại bể dầu điều tốc đảm bảo.
12. Giám sát áp lực hệ thống nước kỹ thuật đảm bảo.
13. Giám sát bơm dầu áp lực tại bể dầu điều tốc không bị lỗi.
20
14. Lệnh khởi động bơm dầu áp lực.
15. Giám sát áp lực dầu: Áp lực dầu đúng theo khoảng giá trị cho phép.
16. Giám sát bơm dầu áp lực chạy tốt.
17. Giám sát mức dầu hệ thống dầu áp lực đảm bảo.
18. Giám sát áp lực hệ thống nước kỹ thuật đảm bảo.
19. Giám sát lưu lượng nước chèn trục đảm bảo.
20. Giám sát lưu lượng nước làm mát ổ hướng tuabin đảm bảo.
21. Giám sát lưu lượng nước làm mát dầu đảm bảo.
22. Giám sát hệ thống phanh đã giải trừ.
23. Giám sát cánh hướng nước đóng hoàn toàn.
24. Giám sát tổ máy ở trạng thải tĩnh
25. Giám sát MC đầu cực đang cắt.
26. Giám sát hệ thống kích trục làm việc.
27. Giám sát không có tín hiệu từ bảo vệ tổ máy.
28. Giám sát nút bấm ngừng sự cố đã giải trừ
Điều 32. Khởi động hòa đồng bộ tự động
1. Các chế độ khởi động :
- Chế độ( Start to racing) là chế độ khởi máy quay không tải, không có kích từ.
- Chế độ ( Start to No-Load) là chế độ chạy không tải có kích từ. .
-Chế độ ( Start to Load) là chế độ khởi động và hòa lưới để phát điện .
2. Các chế độ tách lưới và ngừng tổ máy.
- Chế độ (Stop to No-Load) là chế độ tách lưới và chạy không tải có kích từ.
- Chế độ ( Stop to Standby) là chế độ tách lưới và máy quay không tải ,không có kích từ
- Chế độ (Stop to racing) là chế độ máy phát ngừng bình thường
-Chế độ (Accdent Stop) là chế độ máy phát ngừng do các bảo vệ .
-Chế độ (. Trên tủ hòa LCU chuyển khóa chế độ hòa (Local/Remote) sang vị trí từ xa
(local), chuyển khóa chọn chế độ điều khiển (Auto/Manual) sang vị trí tự động (Local),
khóa chọn máy phát hòa về (Unit Selector 1, 2) về vị trí cắt “Off”, khóa chọn góc pha hòa
bằng tay “Synchroscope Switch” ở vị trí “Off”.
1. Trên trang giao diện điều khiển kích chọn Unit 1 kích vào ô Conmands Unit
Start/Stop trên cửa sổ hiện ra kích vào “Start” sau đó chọn “Yes” để khởi động tổ máy
theo Logic.

21
2. Theo dõi quá trình khởi động theo logic cài đặt.
3. Theo dõi điện áp tăng dần lên giá trị định mức.
4. Trên tủ hòa LCU chuyển khóa chọn máy phát hòa về (Unit Selector 1, 2) về vị trí tổ
máy H1 “1”, khóa chọn điện áp hòa bằng tay “Synchronizing Switch” ở vị trí “On”,
khóa chọn góc pha hòa bằng tay “Synchroscope Switch” ở vị trí “On”.
5. Trên tủ hòa LCU theo dõi đồng hồ điện áp máy phát và lưới “Double Voltmeter” cân
bằng nhau trong giới hạn cho phép nếu điện áp máy phát và lưới lệch nhau điều chỉnh
bằng cách lắc khóa Voltage sang vị trí tăng “Raise” hoặc giảm “Lower” để điều chỉnh
điện áp máy phát và lưới cân bằng. Theo dõi đồng hồ tần số máy phát và lưới “Double
Frequency Meter” cân bằng nhau trong giới hạn cho phép nếu tần số máy phát và tần số
lưới lệch nhau điều chỉnh bằng cách lắc khóa “Speed” sang vị trí tăng “Raise” hoặc giảm
“Lower” để điều chỉnh tần số máy phát và tần số lưới cân bằng nhau.
6. Trên tủ hòa LCU quan sát đồng hồ giám sát góc lệch pha “Syncroscope” vòng quay
chậm và đến khi quét góc 12h, ba đèn led mầu xanh sáng “SYN ON”, đèn SYNCH.
LAMP -1, SYNCH. LAMP-2, SYNCH.IN LIMIT sáng thao tác lắc khóa đóng cắt máy
cắt sang vị trí đóng “Close”.
7. Trên trang giao diện điều khiển kích chọn Unit 1 kích vào ô lệnh điều khiển theo công
suất ‘Power control mode CMD” trên cửa sổ hiện ra kích vào “Yes” để chọn chế độ
điều khiển theo công suất đặt, sau đó nhân viên vận hành đặt công suất bằng cách kích
vào ô “Power setpoin” trên của sổ hiện ra nhập giá trị công suất cần đặt sai đó xác nhận
bằng cách bấm “Apply” và thực hiện lệnh bằng cách bấn “OK”.
8. Theo dõi công suất tổ máy tăng dần lên giá trị cài đặt và độ mở cánh hướng tương ứng
với giá trị cột nước ở thời điểm hiện tại.
Chú ý: Trình tự khởi động tổ máy H2 tương tự như tổ máy H1.
Điều 33. Thao tác khởi động tổ máy tại màn hình điều khiển LCU gian máy
1.Kiểm tra các điều kiện tổ máy sẵn sàng cho khởi động
2.Chuyển khóa lựa chọn chế độ điều khiển tủ LCU tổ máy sang Local
3.Click vào biểu tượng (Log.In)
4.Nhập tên (Ad) Đăng nhập với pass word (123)
5.Click vào biểu tượng (Machine Status) và lựa chọn các chế độ khởi động
6.Theo dõi quá trình khởi động tổ máy theo Lôgic
Chú ý: Trình tự khởi động tổ máy H2 tương tự như tổ máy H1. Trình tự trên chỉ thực
hiện trong chế độ thử nghiệm tổ máy.
Điều 34.Thao tác hòa lưới Bằng tay tại tủ LCU1 tổ máy H1
1)Kiểm tra máy cắt đầu cực 601 đang cắt tốt và sẵn sàng đưa vào vận hành

22
2)Đảm bảo tổ máy đang vận hành ở chế độ không tải có kích từ
3)Thao tác tại tủ LCU1 tổ máy H1 ở gian máy:
-Chuyển khóa chọn chế độ hòa ở tủ LCU1 tổ máy H1 về vị trí Local
-Chuyển bộ hòa làm việc
-Kiểm tra bộ đồng bộ làm việc
-Điều chỉnh điện áp máy phát bằng cách lắc khóa Voltage sang vị trí (DEC)để giảm điện
áp máy phát(INC)để tăng điện áp máy phát
-Kiểm tra đồng bộ vạch đen chỉ 12 giờ thì đóng máy cắt đầu cực 601 bằng cách lắc khóa
sang vị trí (Close)
-Sau khi đã hòa xong thì khôi phục lại về vị trí ban đầu
+)Chế độ khởi động tổ máy bằng tay tại tủ điều tốc:
1)Tại màn hình tủ điều khiển điều tốc chọn chế độ bằng tay tại tủ(GUIDE E_MANUAL)
(RUNNER E_MANUAL)
-Bước 2 :chọn giới hạn độ mở cánh hướng tăng hoặc giảm(LIMIT INC)-(LIMIT DEC)
-Bước 3:chọn (INCREASE)để tăng độ mở cánh hướng đến khi tốc độ đạt 200 vòng/phút
khi đó hệ thống kích từ làm việc.
-Khi điện áp đầu cực đạt 6,3kv bộ hòa sẽ bắt đầu làm việc đưa máy phát điện hòa lưới.
-chọn (ECREASE)là để giảm độ mở cánh hướng và tốc độ để dừng máy.
Điều 34. Ngừng máy bình thường từ hệ thống DCS
1. Trên tủ LCU #1 kiểm tra khóa chọn chế độ điều khiển ở vị trí từ xa “Remote” khóa
chọn chế độ vận hành/thử nghiệm (Run/Test) ở vị trí vận hành “Run”. Kiểm tra áp lực
dầu điều tốc đảm bảo.
2. Trên trang giao diện điều khiển kích chọn Unit 1 kích vào ô Conmands Unit Start/Stop
trên cửa sổ hiện ra kích vào “Stop” sau đó chọn “Yes” để dừng tổ máy theo Logic.
3. Theo dõi công suất độ mở cánh hướng giảm dần.
4. Theo dõi trình tự các hệ thống làm việc theo logic ngừng máy bình thường đã lập trình
sẵn.
Chú ý: Trình tự ngừng tổ máy H2 tương tự như H1
Điều 35. Ngừng máy nhanh (QUICK SHUT DOWN)
1. Khi có các tín hiệu bảo vệ như: Nhiệt độ ổ bạc hướng trên, ổ hướng dưới, nhiệt độ
dầu...từ bộ Scanner tác động tổ máy sẽ thực hiện ngừng máy nhanh.
2. Tổ máy thực hiện quá trình giảm công suất, độ mở cánh hướng nhanh hơn quá trình
ngừng máy bình thường.

23
3. Khi công suất tổ máy giảm về giá trị cài đặt ≈ 300kw sẽ lệnh đi cắt máy cắt đầu cực.
4. Quá trình ngừng máy tiếp theo diễn ra theo logic ngừng bình thường. Nhân viên vận
hành giám sát quá trình ngừng máy theo logic cài đặt.
Điều 36. Ngừng máy không khẩn cấp (NON URGENT)
1. Khi có tín hiệu từ hệ thống rơ le bảo vệ tổ máy như: 40, 32R, 46, 27, 81, 59...
2. Relay bảo vệ gửi tín hiệu đến relay cắt đầu ra 86GZ (86GZ MASTER TRIP RELAY –
NON URG. FAULT).
3. 86GZ gửi tín hiệu đi cắt máy cắt đầu cực, ngừng hệ thống kích từ, gửi tín hiệu đến
SCADA.
4. Nhân viên vận hành giám sát tổ máy quay ở trạng thái không tải, không kích từ.
5. Kiểm tra tín hiệu bảo vệ tác động, xác định nguyên nhân sự cố.
Điều 37. Ngừng máy khẩn cấp (E STOP)
1. Khi có tín hiệu từ hệ thống relay bảo vệ tổ máy như 87G, 59N, 27GN, 50, 21....
2. Relay bảo vệ gửi tín hiệu đến relay cắt đầu ra 86G (86G MASTER TRIP RELAY –
URGENT FAULT).
3. 86G gửi tín hiệu đi thực hiện cắt máy cắt đầu cực, ngừng hệ thống kích từ, gửi tín hiệu
đến SCADA.
4. 86G gửi tín hiệu đến 86FT MASTER TRIP RELAY) 86FT gửi tín hiệu đi ngừng hệ
thống điều tốc.
5. Nhân viên vận hành giám sát quá trình ngừng máy sự cố theo logic cài đặt sẵn.
6. Kiểm tra tín hiệu bảo vệ tác động, xác định nguyên nhân sự cố.
Điều 38. Thao tác tách tổ máy H1 ra sửa chữa.
1. Đảm bảo tổ máy phát điện H1 đã ngừng.
2. Kiểm tra MC 601 cắt tốt ba pha.
3. Thao tác đưa MC 601 ra vị trí “TEST”.
4. Cắt các AB hạ thế TU6H1A và AB hạ thế TU6H1B.
5. Tháo cầu chì cao thế TU6H1A và TU6H1B.
6. Cắt DCL trung tính MFĐ “NGT”.
7. Chuyển khóa (TEST/Off/NORMAL) hệ thống kích từ sang vị trí “Off”.
8. Cắt AB hạ thế MBA kích từ.
9. Tháo cầu chì cao thế MBA kích từ.
10. Đóng tiếp địa di động Stator máy phát.

24
11. Làm các biện pháp an toàn, treo biển, làm thủ tục cho đội công tác vào làm việc.
Chú ý: Thực hiện tương tự đối với tổ máy H2

Chương IV. XỬ LÝ CÁC HIỆN TƯỢNG


VẬN HÀNH KHÔNG BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ CỐ

Điều 39. Nguyên tắc chung:


1) Áp dụng mọi biện pháp để loại trừ nguy hiểm cho người và thiết bị.
2) Phải theo dõi quá trình làm việc của các thiết bị tự động, trường hợp cần
thiết phải có sự hỗ trợ bằng tay.
3) Áp dụng mọi khả năng để duy trì sự làm việc bình thường của tổ máy chính
và thiết bị phụ.
4) Trên cơ sở chỉ số của các đồng hồ đo lường, bảo vệ tín hiệu và những biểu
hiện khác mà nhanh chóng phán đoán phạm vi và tính chất của sự cố để xử lý.
5) Kịp thời báo cáo với trực ban cấp trên những diễn biến và quá trình xử lý
của mình.
Điều 40. Bảo vệ so lệch dọc máy phát (87G) tác động.
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự kiện của DCS.
- Tín hiệu bảo vệ 87G trên relay HIPASE máy phát điện.
- Nhảy máy cắt đầu cực, nhảy máy cắt kích từ.
- Tổ máy dừng sự cố.
2. Nguyên nhân:
- Sự cố ngắn mạch giữa các pha trong vùng bảo vệ.
- Bảo vệ tác động sai.
3. Cách xử lý:
- Theo dõi quá trình dừng máy an toàn.
- Ghi lại các tín hiệu trên rơle, tín hiệu trên màn hình điều khiển.
- RESET các tín hiệu trên rơle, màn hình điều khiển.
- Giải trừ rơ le ngừng tổ máy.
- Kiểm tra hệ thống kích từ.
- Kiểm tra buồng máy phát, nếu xuất hiện cháy phải nhanh chóng tiến hành chữa
cháy máy phát theo Quy trình phòng chống cháy nổ.

25
- Kiểm tra tình trạng máy phát điện, thanh dẫn và các phần tử liên quan trong vùng
bảo vệ giới hạn của bảo vệ.
- Kiểm tra cách điện máy phát.
- Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị, hoặc không tìm được nguyên nhân phải báo
Phó Giám đốc kỹ thuật và Đơn vị sửa chữa để có biện pháp xử lý.
- Báo đơn vị sửa chữa kiểm tra rơle bảo vệ so lệch. Nếu do bảo vệ so lệch tác động
sai thì báo cáo GĐNM cho phép đưa tổ máy trở lại vận hành. khi vận hành phải thực hiện
tăng dần điện áp từ 0 lên định mức bình thường thì mới cho phép vận hành hoà lưới.
Điều 41. Bảo vệ chống chạm đất 95% Stator (59GN) và 100% (27NT) tác động.
1. Hiện tượng:
- Bảo vệ 95% cuộn dây Stator (59 GN) tác động:
+ Tín hiệu trên bảo vệ 59GN trên màn hình điều khiển DCS tại trung tâm.
+ Tín hiệu trên rơle HIPASE máy phát điện.
+ Nhẩy máy cắt đầu cực.
+ Nhẩy máy cắt kích từ.
+ Tổ máy quay không tải, không kích từ.
- Bảo vệ 100% cuộn dây Stator (27TN) tác động:
+ Tín hiệu bảo vệ 27TN trên màn hình điều khiển DCS tại trung tâm.
+ Tín hiệu trên rơle HIPASE máy phát điện.
+ Nhẩy máy cắt đầu cực.
+ Nhẩy máy cắt kích từ.
+ Tổ máy quay không tải, không kích từ.
2. Nguyên nhân:
- Cách điện cuộn dây Stator máy phát giảm thấp.
- Cách điện thanh cái hoặc cáp cấp điện áp 6kV của tổ máy tới máy biến áp chính
giảm thấp.
- Cách điện cuộn sơ cấp MBA TU6H1A hoặc TU6H1B giảm thấp.
- Đứt cầu chì phía cao áp của TU6H1A hoặc TU6H1B.
- Cách điện cuộn sơ cấp MBA chính 110kV giảm thấp (Trường hợp tổ máy đang
hoà lưới phát điện).
3. Cách xử lý:

26
Khi tổ máy đang hoà lưới mà bảo vệ chạm đất tác động tách tổ máy ra khỏi hệ
thống và chạy không có kích từ thì tiến hành:
- Kiểm tra máy biến áp chính nếu còn vận hành, kiểm tra điện áp đo lường phía 6kV
xem có chạm đất hay không. Nếu phát hiện chạm đất thì tiến hành tách máy biến áp tự
dùng liên quan và máy biến áp chính ra khỏi vận hành, kiểm tra cách điện, ngừng tổ máy
kiểm tra cách điện máy phát.
- Trường hợp phía 6kV phía máy biến áp chính không chạm đất, phải xác định máy
phát điện có chạm đất hoặc do bảo vệ tác động sai, tiến hành:
+ Ngừng tổ máy.
+ Kiểm tra hệ thống kích từ.
+ Kiểm tra toàn bộ máy phát và các thiết bị cấp điện áp 6kV của tổ máy.
+ Kiểm tra cách điện máy phát điện.
+ Kiểm tra cách điện thanh dẫn và cáp cấp điện áp 6kV của tổ máy.
+ Kiểm tra cách điện cuộn dây sơ cấp máy biến điện áp TU6H1A hoặc
TU6H1B.
+ Kiểm tra cầu chì phía cao áp của TU6H1A và TU6H1B.
Nếu phát hiện có hư hỏng thiết bị hoặc không tìm được nguyên nhân phải báo
GĐNM và Đơn vị sửa chữa để có biện pháp xử lý.
Điều 42. Bảo vệ quá tải máy phát điện (49).
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự kiện của DCS.
- Tín hiệu nhiệt độ các cuộn dây, lõi thép máy phát điện tăng cao trên màn hình điều
khiển DCS trung tâm.
2. Tín hiệu quá tải máy phát điện trên màn hình điều khiển DCS trung tâm.
3. Nguyên nhân:
- Dòng điện cuộn dây máy phát điện ≥1.1 Iđm.
- Do máy phát làm việc quá tải trong thời gian dài.
- Do hư hỏng ở hệ thống làm mát máy phát.
- Tín hiệu báo sai.
4. Cách xử lý:
- Nếu có tín hiệu nhiệt độ máy phát tăng cao, tiến hành kiểm tra điểm báo tín
hiệu nhiệt độ tăng cao so sánh với các điểm còn lại, kiểm tra dòng điện cuộn dây Stator,
Rotor, tình trạng quá tải của máy phát điện.

27
- Trường hợp nhiệt độ máy phát tăng cao không có tín hiệu máy quá tải, kiểm tra
nhiệt độ các điểm đo khác tăng đều thì tiến hành: Giảm dần công suất tổ máy đến khi hết
tín hiệu nhiệt độ tăng cao hoặc về công suất tối thiểu, kiểm tra toàn bộ hệ thống làm mát
máy phát điện.
- Trường hợp nhiệt độ máy phát tăng cao kết hợp với tín hiệu quá tải hoặc chỉ có tín
hiệu quá tải thì phải giảm ngay công suất tổ máy về tối thiểu. Kiểm tra xác định máy phát
quá tải do hữu công hay vô công, điều chỉnh giảm dần công suất đến khi hết tín hiệu quá
tải, tín hiệu nhiệt độ máy phát tăng cao. kiểm tra tần số, điện áp hệ thống, báo cáo điều độ
cấp trên để hỗ trợ điều chỉnh.
- Trường hợp do quá tải máy phát mà khi giảm công suất tổ máy về tối thiểu mà
nhiệt độ cuộn dây vẫn không giảm thì phải tách máy quay không tải, khi điều kiện cho
phép thì tiến hành hoà lại tổ máy với lưới.
- Trường hợp do hư hỏng hệ thống nước làm mát thì phải giảm công suất tổ máy,
theo dõi nhiệt độ về giới hạn cho phép. Nếu có điều kiện khắc phục được hệ thống làm
mát trong điều kiện máy chạy thì duy trì máy vận hành ở công suất tối thiểu đồng thời
tăng cường theo dõi nhiệt độ của cuộn dây, lõi sắt Stator. nếu không thì phải ngừng máy
để xử lý.
Điều 43. Bảo vệ quá điện áp (59) tác động.
1. Hiện tượng:
Cấp 1 (59.1) 7.90 kV tín hiệu cảnh báo.
Cấp 2 (59.2) 8.25 kV cắt MC đầu cực, dập từ, ngừng máy.
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự kiện của DCS.
- Tín hiệu bảo vệ quá điện áp 59.1 hoặc 59.2 tác động trên màn hình điều khiển
DCS trung tâm.
- Tín hiệu trên rơle HIPASE của máy phát.
- Điện áp máy phát gia tăng cao.
- Nhẩy MC đầu cực.
- Nhẩy máy cắt kích từ.
- Tổ máy quay không tải, không kích từ với tốc độ định mức.
2. Nguyên nhân:
- Hư hỏng hệ thống kích từ.
- Mất tải đột ngột của máy phát.
- Có thao tác đóng cắt tải lớn, thay đổi nấc phân áp MBA trên Hệ thống.
3. Cách xử lý:
- Ngừng tổ máy, theo dõi quá trình dừng máy an toàn.
28
- Nếu do hệ thống xa thải phụ tải gây ra, kiểm tra buồng máy phát có mùi cháy
không, kiểm tra cách điện xem có bị đánh thủng không. Nếu kiểm tra bề ngoài bình
thường báo Giám đốc NM cho phép khởi động lại và hoà lưới. Báo cáo điều độ cấp trên
điều chỉnh điện áp nút về giới hạn quy định.
- Nếu do trục trặc của bộ điều chỉnh kích từ dẫn đến bảo vệ quá điện áp tác động
tiến hành ngừng tổ máy. Báo Giám đốc NM, đơn vị sửa chữa để xử lý. Sau khi xử lý
xong khởi động lại tổ máy phải tăng dần điện áp từ 0.
Điều 44. Bảo vệ mất kích từ (40) tác động
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự kiện của DCS.
- Tín hiệu bảo vệ quá điện áp 40 tác động trên màn hình điều khiển DCS trung tâm.
- Tín hiệu trên rơle HIPASE máy phát điện.
- Dòng điện kích thích máy phát đột nhiên tăng mạnh, máy phát nhận công suất vô
công rất nhiều, dòng điện stator tăng mạnh, tổ máy có nguy cơ mất đồng bộ.
- Dòng điện stator và rotor và công suất vô công của tổ máy còn lại bất thường.
- Máy cắt đầu cực tự động cắt, tổ máy dừng khẩn cấp.
2. Nguyên nhân:
- Sự cố bộ điều chỉnh điện áp (AVR).
- Sự cố MC kích từ.
- Sự cố máy biến áp kích từ.
- Ngắn mạch vành trượt hoặc dây dẫn mạch kích từ.
- Hở mạch cuộn dây rotor hoặc mạch kích từ.
- Thao tác sai của nhân viên vận hành khi giảm điện áp đầu cực xuống quá giới hạn
cho phép.
- Do thao tác nhầm cắt máy cắt kích từ.
- Rơle tác động nhầm.
3. Biện pháp xử lý:
- Ngừng tổ máy, theo dõi quá trình dừng máy an toàn.
- Trường hợp sự cố bộ AVR kiểm tra xác định rõ nguyên nhân, báo cáo cấp trên để
có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trường hợp kiểm tra do sự cố máy cắt kích từ hoặc ngắn mạch vành trượt hoặc
dây dẫn mạch kích từ hoặc máy biến áp thì thao tác cô lập bộ kích từ và báo cáo với cấp
trên đề nghị có biện pháp xử lý kịp thời.

29
- Trường hợp do nhân viên vận hành thao tác nhầm thì tiến hành hòa lại tổ máy
mang tải trở lại.
- Trường hợp kiểm tra toàn bộ thông số tại tủ điều khiển tại chỗ ,máy tính điều
khiển trungtâm và đơn vị sửa chữa xác định rơle tác động nhầm thì cho phép giải trừ sự
cố và báo cáo cấp trên đề nghị khởi động tổ máy mang tải trở lại.
Điều 45. Bảo vệ quá dòng cắt nhanh và quá dòng có thời gian máy phát (50.1, 50.2,
51) tác động.
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự kiện của DCS báo sự cố.
- Tín hiệu trên rơle HIPASE máy phát điện.
- Nhảy máy cắt đầu cực, máy cắt kích từ.
- Tổ máy ngừng sự cố.
2. Nguyên nhân:
- Ngắn mạch ở 6kV.
- Chạm chập giữa các vòng dây cuộn dây Stator.
- Do bảo vệ tác động sai.
3. Cách xử lý:
- Theo dõi quá trình dừng máy an toàn.
- Kiểm tra toàn bộ phần nhất thứ trong phạm vi tác động của bảo vệ. Xác định điểm
ngắn mạch. Làm biện pháp an toàn kiểm tra cách điện máy phát
- Báo đơn vị sửa chữa kiểm tra Rơle bảo vệ xem có bình thường không. Nếu xác
định rõ nguyên nhân do bảo vệ tác động sai sau khi kiểm tra tổ máy bình thường việc cho
phép khởi động lại phải được sự đồng ý của GĐNM. Việc khởi động lại tổ máy phải nâng
dần điện áp từ 0 nên giá trị định mức, nếu bình thường mới được pháp hoà lưới.
Điều 46. Bảo vệ trở kháng (21G) tác động.
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu hiển thị trên trang sự cố hệ thống DCS báo TRIP, kèm theo chuông
- Tín hiệu trên rơ le HIPASE.
- Nhảy MC đầu cực, dập từ sự cố.
- Ngừng tổ máy sự cố
2. Nguyên nhân:
- Xảy ra ngắn mạch trong vùng tác động của bảo vệ.
- Do hư hỏng ở mạch nhị thứ.

30
- Do bảo vệ tác động nhầm.
3. Cách xử lý:
- Giám sát ngừng máy an toàn, kiểm tra thông số bảo vệ phấn đoán nguyên nhân
- Kiểm tra các thiết bị phần nhất thứ trong phạm vi bảo vệ tác động. Xác định điểm
ngắn mạch, làm biện pháp an toàn cho đội công tác vào xử lý.
- Nếu phát hiện nguyên nhân do hư hỏng mạch nhị thứ hoặc do bảo vệ tác động
nhầm thì báo đơn vị sửa chữa, kiểm tra xử lý, đưa máy trở lại vận hành khi được sự đồng
ý của Giám đốc nhà máy.
Điều 47. Bảo vệ điện áp thấp (27)
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu TRIP máy trên DCS kèm theo chuông và cảnh báo
- Tín hiệu trên rơ le HIPASE.
- Nhảy MC đầu cực.
- Máy ngừng sự cố.
2. Nguyên nhân:
- Do xảy ra sự cố ngắn mạch trên lưới hoặc trong khối tổ máy mà các bảo vệ khác
không tác động
- Do hư hỏng bộ điều chỉnh điện áp.
- Do bảo vệ tác động nhầm.
3. Biện pháp xử lý:
- Giám sát ngừng máy an toàn.
- Nếu hư hỏng bộ điều chỉnh AVR tiến hành tách hệ thống kích từ báo đội sửa chữa
xử lý.
- Do điện áp lưới thấp dẫn đến TRIP 27 báo điều độ A1. Báo cáo Giám đốc nhà
máy tiến hành đưa máy trở lại vận hành.
- Do bảo vệ tác động nhầm tiến hành kiểm tra, xử lý báo điều độ A1. Báo cáo Giám
đốc nhà máy tiến hành đưa máy trở lại vận hành.
Điều 49. Bảo vệ thứ tự nghịch (46)
1. Hiện tượng:
- Tín hiệu ALARM trên DCS kèm chuông.
- Tín hiệu trên rơ le HIPASE.
- Nhảy máy cắt đầu cực.
2. Nguyên nhân:
31
- Do xuất hiện hiện tượng chênh lệch dòng điện giữa các pha của máy phát điện.
- Do ngắn mạch, sự cố trên lưới.
- Do bảo vệ tác động nhầm.
3. Biện pháp xử lý:
- Kiểm tra các bảo vệ tác động xác định nguyên nhân. Nếu có tác động do sự cố
trên lưới thì báo cáo điều độ, Giám đốc nhà máy đưa máy trở lại vận hành.
- Do bảo vệ tác động nhầm tiến hành kiểm tra, xử lý. Báo cáo điều độ, Giám đốc
nhà máy đưa máy trở lại vận hành.
Điều 50. Cháy máy phát điện.
1. Hiện tượng:
- Nhiệt độ của các bộ phận MFĐ đều vượt quá trị số cho phép.
- MFĐ có mùi khét và có khói, chuông kênh báo cháy, báo khói làm việc.
- Các thông số vận hành có thể giao động.
2. Nguyên nhân:
- Do phóng điện cuộn dây MFĐ.
3. BIện pháp xử lý:
- Nếu bảo vệ không tác động thực hiện cắt nguồn tới các thiết bị.
- Cắt MC đầu cực MFĐ, dập từ, cách ly tổ máy, ngừng máy.
- Tiến hành chữa cháy MF bằng hệ thống nước cứu hỏa chhuyeen dùng và các
phương tiện chữa cháy khác theo Quy trình chữa cháy máy phát điện.
Điều 51. CỘT ÁP; CÔNG SUẤT; HIỆU SUẤT TỔ
Công suất tổ máy; hiệu suất sẽ được đặt theo cột áp như sau:
(Cột áp = MNTL – MNHL = Htt)
+ MNTL: Mức nước thượng lưu.
+ MNHL: Mức nước hạ lưu
+ Htt: Cột áp tính toán
- Lưu ý: Để đảm bảo phần cơ khí tổ máy vận hành an toàn; độ rung đảo tổ máy,
nhiệt độ các ổ trong giới hạn cho phép, cánh hướng; bánh xe công tác không
xâm thực; cơ cấu truyền động secvomotor, hệ thống điều tốc không điều
chỉnh liên tục, bơm dầu áp lực vận hành ổn định:
1. P tổ máy khi vận hành lớn hơn 50% P định mức tổ máy.
2. Độ mở cánh hướng; độ mở BXCT tương ứng với Htt, không lớn hơn 95% .

32
Htt Công suất (P) tương ứng với Htt Hiệu suất
(Mét) (MW) (%)

14 5.5 91

13.5 5 89.5

13 4.5 88.5

12.5 4 87.3

12 3.5 86.2

11.5 3 85.1

11 2.5 83

10.5 2 82

33

You might also like