You are on page 1of 33

MỤC LỤC

Chương 1: Các tính năng của sản phẩm .................................................................... 2


1. Tổng quan ............................................................................................................. 2
2. Sơ đồ bố trí các thành phần trong tủ nguồn ......................................................... 2
3. Các tính năng của tủ nguồn .................................................................................. 3
Chương 2: Hướng dẫn lắp đặt..................................................................................... 5
Chương 3: Hướng dẫn vận hành................................................................................. 9
1. Kiểm tra trước khi bật nguồn ............................................................................... 9
2. Khởi động tủ nguồn .............................................................................................. 9
3. Giám sát các thông số của tủ nguồn ..................................................................... 9
4. Cài đặt và điều khiển các thông số của tủ nguồn ............................................... 10
4.1 Điều khiển hệ thống (CONTROL) .............................................................. 11
4.2 Cài đặt mạng giám sát (NET CONFIG) ...................................................... 12
4.3 Cài đặt các thông số hệ thống (CONFIGURATION) ................................. 14
5. Hướng dẫn truy cập web giám sát ...................................................................... 19
5.1 Maintenance ..................................................................................................... 21
5.2 Operator ........................................................................................................... 28
Chương 4: Một số lưu ý trong vận hành .................................................................. 29
Chương 5: Một số lỗi phát sinh trong quá trình vận hành và cách xử lý ............. 32

1
Chương 1: Các tính năng của sản phẩm

1. Tổng quan
Tủ nguồn Delta “ESEA050-HAA01” được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cung cấp
nguồn 48VDC/50A cho các ứng dụng mạng không dây và có dây. Nó kết hợp “Bộ
chỉnh lưu” và “Bộ điều khiển” trong một mô-đun chiều cao 1U để cung cấp một hệ
thống điện nhỏ gọn với nhiểu tính năng thông minh.

1. Các thông số của sản phẩm


Mục Thông số
Điện áp AC đầu vào 1 pha, 220-240V, có cắt lọc sét AC
Dòng điện AC đầu vào 15A (Tối đa)
Tần số AC đầu vào 50/60 Hz
Điện áp DC đầu ra 4V
Dòng điện DC đầu ra 50A (Tối đa)
Rectifier (Bộ chuyển đổi AC-DC) DPR 850B (Max. 3)
Bộ điều khiển Bộ điều khiển Delta
Aptomat cho tải 20A x2, 10A x2
Aptomat cho ắc quy 30A x2, có LVD với dòng > 75A
Số tổ ắc quy 2
Nhiệt độ vận hành -5°C to +65°C (+23°F to +149°F)
Nhiệt độ lưu kho 0°C to +75°C (+32°F to +167°F)
Độ ẩm hoạt động 0~95%, không ngưng tụ
Độ cao < 2000m so với mặt nước biển
Độ ồn < 65dB

2. Sơ đồ bố trí các thành phần trong tủ nguồn

2
Hình 1.1 Các bộ phận của tủ nguồn

Hình 1.2 Bộ điều khiển tủ nguồn


3. Các tính năng của tủ nguồn
Tính năng hiển thị
Model hệ thống và model bộ điều khiển
Điện áp và dòng điện AC đầu vào
1. Hiển thị các
Điện áp DC đầu ra (sai số ± 0.25V)
thông số của
Năng lượng tiêu thụ (kWh)
tủ nguồn
Dòng tải, dòng ắc quy (sai số ± 1A)
Nhiệt độ môi trường (sai số ± 0.1ºC)
Số tổ ắc quy
2. Hiển thị các
Điện áp, dòng điện ắc quy
thông số của
Nhiệt độ ắc quy (sai số ± 0.1ºC)
ắc quy
Dung lượng còn lại của ắc quy (SoC)
3. Hiện thị các Điện áp, dòng điện đầu vào và đầu ra của rectifier
thông số của Số serial
rectifier Trạng thái hoạt động
Tính năng cảnh báo
1. Cảnh báo tủ Cảnh báo lỗi đầu vào AC, điện áp đầu vào AC thấp/cao (AC
nguồn fail, AC high/low)

3
Cảnh báo điện áp DC thấp/cao, thay đổi trạng thái BLVD,
LLVD (DC high/low alarm, LLVD, BLVD)
Aptomat tải, aptomat ắc quy thay đổi trạng thái (load CB
trip, batt CB trip)
Nhiệt độ ắc quy, nhiệt độ môi trường cao (Batt temp high,
devide temp high)
2. Cảnh báo ắc Dung lượng ắc quy thấp (Low capacity)
quy Mất giám sát ắc quy (Lost connection)
Cảnh báo lỗi rectifier, lỗi nhiều rectifier (Rectifier failure
alarm, multiple rectifier failure alarm)
3. Cảnh báo Lỗi truyền thông (Communication fail)
rectifier Quá tải, lỗi chia tải không đều (Overload, load sharing
error)
Bảo vệ quá nhiệt, bảo vệ quá áp (OTP, OVP)
Cảnh báo chạy máy phát điện
4. Cảnh báo
Cảnh báo lỗi khởi động máy phát điện
máy phát
Mất nhiên liệu, báo động mức nhiên liệu thấp (Giao tiếp
điện
thông qua RS485 với máy phát)
5. Các cảnh báo Cảnh báo khói, cảnh báo mở cửa,…(thông qua các tín hiệu
khác đầu vào số) (Smoke alarm, door open,…)

Tính năng cài đặt các tham số và điều khiển


1. Các tham số Ngưỡng cảnh báo điện áp đầu vào AC cao/ thấp
của tủ nguồn Ngưỡng đóng/ mở BLVD, LLVD
Ngưỡng cảnh báo điện áp DC đầu ra cao/ thấp
Ngưỡng bảo vệ quá áp đầu ra
Hệ số điện trờ shunt
2. Các tham số Chế độ sạc ắc quy
của ắc quy Hệ số bù nhiệt
Điện áp sạc ắc quy
Giới hạn dòng sạc
Ngưỡng nhiệt độ cao
Chế độ bảo trì ắc quy tự động/ thủ công (thời gian bắt đầu,
điện áp kết thúc, dung lượng kết thúc, nhiệt độ kết thúc)
3. Các tham số Khởi động mềm
của rectifier Giới hạn dòng điện đầu ra
Chạy luân phiên rectifier
4. Máy phát Công suất máy phát điện
điện Giám sát mất nhiên liệu, mức nhiên liệu thấp
Chế độ hoạt động
Khởi động/Dừng tự động & thủ công….

4
Chương 2: Hướng dẫn lắp đặt
Bước 1: Gắn tủ nguồn lên giá
Sử dụng 4 ốc M6 để cố định.

Hình 2.1 Lắp tủ nguồn lên giá đỡ


Bước 2: Đấu nối dây nối đất cho tủ nguồn
Sử dụng ốc M4 để cố định.

Hình 2.2 Đấu nối dây nối đất

5
Bước 3: Đấu nối dây nguồn đầu vào cho tủ nguồn

Hình 2.3 Đấu nối dây cấp nguồn


 Khuyến cáo: Sử dụng dây 35mm2.
Bước 4: Đấu nối tải

Hình 2.4 Kết nối tải


 Dùng tô-vít ấn nút để đấu nối dây cấp nguồn cho tải

6
Hình 2.5 Cách thức đấu nối tải
Bước 5: Đấu nối ắc quy

Hình 2.6: Cách thức đấu nối ắc quy


Bước 6: Kết nối các cảm biến nhiệt độ

Hình 2.7 Đấu nối cảm biến nhiệt độ


 TA là nhiệt độ môi trường
 TB là nhiệt độ ắc quy
Bước 7: Đấu nối các cổng DO/DI/RS485
7
Hình 2.8 Cách thức đấu nối các cổng DO/DI/RS485
Bước 8: Lắp đặt các mô – đun chỉnh lưu (rectifier)
 Để lắp đặt mô-đun chỉnh lưu, hãy giữ tay cầm bằng một tay và sử dụng tay kia
để đỡ nửa sau của mô-đun chỉnh lưu.
 Đặt bộ chỉnh lưu vào giá và đẩy nó vào khe cho đến khi phát ra tiếng “Click”
từ tay cầm, khi đó bộ chỉnh lưu sẽ được khóa trong tủ nguồn

Hình 2.9 Cách khóa và mở khóa khi lắp đặt bộ chỉnh lưu
 Trình tự lắp đặt bộ chỉnh lưu được khuyến nghị là từ trái sang phải của tủ
nguồn.
 Để tháo bộ chỉnh lưu ra khỏi tủ nguồn, nhấc tay cầm lên để mở khóa bộ chỉnh
lưu. Từ từ kéo nó ra khỏi tủ và dùng một tay đỡ nửa sau của bộ chỉnh lưu rôi
lấy nó ra khỏi tủ.

8
Chương 3: Hướng dẫn vận hành
1. Kiểm tra trước khi bật nguồn
 Đảm bảo tủ nguồn đã được nối đất đúng quy định
 Đảm bảo tất cả các aptomat đầu ra DC đều trong trạng thái tắt
 Siết chặt các ốc của aptomat đầu ra DC để đảm bảo tiếp xúc đúng cách với dây
dẫn của tải và dây cảm biến aptomat vì nó có thể gây hư hỏng do nhiệt
2. Khởi động tủ nguồn
Bước 1: Kiểm tra tất cả các dây điện được lắp đặt chính xác.
Bước 2: Kiểm tra và xác nhận điện áp đầu vào nằm trong dải cho phép
Bước 3: Rút tất cả các bộ chỉnh lưu ra khỏi hệ thống
Bước 4: Bật aptomat ắc quy
Bước 5: Kiểm tra màn hình hiển thị trên bộ điều khiển
Bước 6: Bật aptomat AC đầu vào
Bước 7: Kiểm tra lại màn hình hiển thị trên bộ điều khiển
Bước 8: Đẩy một bộ chỉnh lưu vào khe chỉnh lưu
Bước 9: Kiểm tra hệ thống hoạt động bình thường
Bước 10: Đẩy tất cả các bộ chỉnh lưu khác vào khe cắm
Bước 11: Lần lượt bật các aptomat phụ tải
3. Giám sát các thông số của tủ nguồn

Hình 2.10 Màn hình chính


Để cài đặt các thông số của tủ nguồn một cách chi tiết, nhấn phím “Enter” để
vào “Main Menu”

9
Trạng thái hệ thống (STATUS) bao gồm:
 Tổng quan hệ thống (OVERVIEW)
+ Chế độ hoạt động (Mode): Ắc quy sạc (Charge), Ắc quy xả (Discharge),…
+ Chế độ bù nhiệt ắc quy (T Comp): Tắt/ bật (inactive/active)
+ Điện áp ra hệ thống (Usys)
+ Dòng tải (Iload), dòng ắc quy (Ibatt), dòng ra bộ chỉnh lưu (Irect)
+ Công suất bộ chỉnh lưu (Prect), công suất hệ thống (Psys)
+ SoC, dung lượng ắc quy (Ahout), …
 Trạng thái các bộ chỉnh lưu (RECTIFIER)
+ Số lượng lắp đặt (Installed), số lượng chạy bình thường (OK), số lượng lỗi
(Fault), trạng thái hoạt động (Status)
+ Điện áp, dòng điện, công suất đầu ra (Uout, Iout, Pout)
+ Phiên bản (SW Version)
 Điện áp đầu vào (MAIN)
+ Điện áp đầu vào AC (AC U1)
 Nhiệt độ (TEMPERATURES)
+ Nhiệt độ môi trường (TAmb)
+ Nhiệt độ ắc quy (Tbatt)
 Năng lượng (ENERGY)
+ Năng lượng tải đã chạy (Eload)
+ Năng lượng đã nạp ắc quy (Ebatt), năng lượng ắc quy đã xả (Ebattin)
+ Năng lượng bộ chỉnh lưu đã cung cấp (Erect)
 Thông tin phần cứng (HW STATUS)
+ Bộ điều khiển: trạng thái (Status), Số se-ri (Serial), mô-đen (Part)
 Thông tin phần mềm (SW STATUS)
+ Phiên bản (Version)
4. Cài đặt và điều khiển các thông số của tủ nguồn

10
4.1 Điều khiển hệ thống (CONTROL)
 Để nhập mật khẩu, nhấn lần lượt các nút điều khiển: ↑ ↑ ↓ EXIT EXIT
ENTER
 Sạc cân bằng (EQUALIZE)
CONTROL → EQUALIZE → Start → Nhập mật khẩu → Yes

 Sạc nhanh (BOOST)


CONTROL → BOOST → Start → Nhập mật khẩu → Yes

 Kiểm tra ắc quy (BATTERY TEST)


CONTROL → BATTERY TEST → BT1 → START → Start → Nhập mật
khẩu → Yes

11
 Tắt tính năng ngắt điện áp thấp (LVD)
CONTROL → LVD → LVBD1 → Inhibit → Nhập mật khẩu → Yes

 Khởi động lại bộ điều khiển (REBOOT ORION)


CONTROL → REBOOT ORION → Reboot → Nhập mật khẩu → Yes

4.2 Cài đặt mạng giám sát (NET CONFIG)


 Để nhập mật khẩu, nhấn lần lượt các nút điều khiển: ↑ ↑ ↓ EXIT EXIT
ENTER
 Chế độ (MODE)
NET CONFIG → ETHERNET → IPv4 → MODE → Manual (thủ công) → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ để chuyển thành Automatic (tự động)

12
 Địa chỉ IP (IP ADDRESS)
NET CONFIG → ETHERNET → IPv4 → IP ADDRESS → 192.168.100.100
→ Nhập mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Mạng con (SUBNET MASK)


NET CONFIG → ETHERNET → IPv4 → SUBNET MASK → 255.255.255.0
→ Nhập mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 GATEWAY
NET CONFIG → ETHERNET → IPv4 → GATEWAY → 192.168.100.1 →
Nhập mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 DNS
NET CONFIG → ETHERNET → IPv4 → DNS → 0.0.0.0 → Nhập mật khẩu
→ Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

13
4.3 Cài đặt các thông số hệ thống (CONFIGURATION)
4.3.1 Cài đặt chung
 Thời gian (TIME&DATE)
CONFIGURATION → SYSTEM → TIME&DATE → Nhập mật khẩu → Nhấn
phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Đổi mật khẩu (UIM PASSWORD)


CONFIGURATION → SYSTEM → UIM PASSWORD → CHANGE →
Change → Nhập mật khẩu → Yes → Nhấn các phím điều khiển Exit, ↑, ↓
hoặc Enter để nhập mật khẩu mới.

4.3.2 Bộ chỉnh lưu (RECTIFIER)


 Điện áp ra mặc định (U Def)
CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Def → Nhập mật
khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

14
 Dòng đầu ra tối đa (Max. I)
CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → Max. I → Nhập mật
khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Công suất ra tối đa (Max. P)


CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → Max. P → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Ngưỡng ngắt khi điện áp vào AC thấp (U Lo Off)


CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Lo Off → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Ngưỡng bật khi điện áp vào AC tăng (U Lo On)


CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Lo On → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

15
 Ngưỡng ngắt khi điện áp vào AC cao (U Hi Off)
CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Hi Off → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Ngưỡng bật khi điện áp vào AC giảm (U Hi On)


CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Hi On → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

 Ngưỡng ngắt khi điện áp ra DC cao (U Max Off)


CONFIGURATION → RECTIFIER → PARAMETER → U Max Off → Nhập
mật khẩu → Nhấn phím điều khiển ↑ và ↓ để thay đổi giá trị.

4.3.3 Ắc quy (BATTERY)


 Nạp đệm (FLOAT)
CONFIGURATION → BATTERY → FLOAT
+ Tnom: Nhiệt độ hoạt động danh định
+ Usys@Tnom: Điện áp nạp

16
 Chế độ bù nhiệt ắc quy (TEMP COMP)
CONFIGURATION → BATTERY → TEMP COMP
+ Type: Kiểu bù nhiệt (Linear : Tuyến tính, None: Không bù nhiệt)
+ Slope: Mức tăng hoặc giảm điện áp/ 1 độ C
+ Start T: Giới hạn ngưỡng nhiệt độ thấp
+ Stop T: Giới hạn ngưỡng nhiệt độ cao
+ Max V: Điện áp tăng tối đa

 Nạp cân bằng (EQUALIZE)


CONFIGURATION → BATTERY → EQUALIZE
+ Enable: Bật/ tắt
+ Voltage: Điện áp sạc
+ Duration: Thời gian sạc
+ Interval: Chu kì lặp lại
+ Inhibit: Thời gian tạm dừng sạc cân bằng
+ ST From: Thời điểm bắt đầu
+ To: Thời điểm kết thúc

 Nạp nhanh (BOOST)


CONFIGURATION → BATTERY → BOOST
+ Type: Kiểu sạc (Time base: Theo thời gian, Curr. Base: Theo dòng điện,
Energy base: Theo năng lượng, None: không nạp nhanh)

17
 Kiểm tra ắc quy (BATTERY TEST)
 CONFIGURATION → BATTERY → BATTERY TEST → BT-1
+ Type: Kiểu kiểm tra (Cont. curr: Theo dòng không đổi, real load: Theo tải
thực tế

 Dung lượng, giới hạn dòng nạp ắc quy (BATT PARAMETER)


CONFIGURATION → BATTERY → BATTERY TEST → BATT
PARAMETER → LEAD-ACID → Battery
+ Max. Ibatt: Dòng sạc tối đa
+ Capacity: Dung lượng ắc quy

4.3.4 Ngưỡng cảnh báo


CONFIGURATION → EVENT → THRESHOLDS

4.3.5 Ngưỡng LBVD


CONFIGURATION → EVENT → THRESHOLDS → LVBD Trip →
Threshold

18
5. Hướng dẫn truy cập web giám sát
B1: Kết nối Ethernet của tủ nguồn với máy tính.
B2: Kiểm tra các thông số IPV4 trên tủ nguồn và cài đặt chính xác trên máy tính.

B3: Mở ứng dụng duyệt web Google Chrome, Cốc Cốc, Microsoft Edge,… sau đó
truy cập địa chỉ IP của tủ nguồn.

19
Sau đó nhập user name và password:
User name: Maintenance Password: tpsMaintenance
User name: Operator Password: tpsOperator

20
5.1 Maintenance

5.1.2 Status

Mục “Status” hiển thị:


+ Modules: Mô – đen và số seri bộ điều khiển, trạng thái các mạch điều khiển
+ Metter Panel: Các thông số điện áp, dòng điện, nhiệt độ của hệ thống và trạng
thái của các cảnh báo
+ Load: Năng lượng tiêu thụ, điện áp, dòng điện, công suất của tải
+ Battery: Các thông số của ắc quy, trạng thái battery test, thời gian dự phòng ắc
quy,…

21
+ Rectifier: Hiển thị mô – đen, số seri, điện áp vào, điện áp ra, dòng điện ra
+ Main: Điện áp AC đầu vào
5.1.3 Alarm

Mục “Alarm” hiển thị:


+ Status: Trạng thái các cảnh báo
+ Setup: Ẩn đi hoặc đưa ra các cảnh báo
+ Maintenance: Thực hiện các chức năng bật hoặc tắt,… cảnh báo
5.1.4 Log
Mục Log ghi lại lịch sử tác động, lịch sử đăng nhập, các cảnh báo,…

22
5.1.5 Control

Mục “Control” bao gồm:


+ LVD: Thông báo trạng thái LVD và cho phép tắt chức năng LVD (inhibit)
+ RS Latch: Cho phép trigger hoặc reset cảnh báo LVD
+ Enegry: Ghi lai năng lượng của tải, rectifier và ắc quy.
5.1.6 Configuration
Lưu ý: Sau khi thay đổi các thông số trong mục này cần nhấn “Accept Changes”

Mục “Configuration” bao gồm các cài đặt như:


+ Địa chỉ IP

23
+ Thời gian

+ Thông số SNMP

24
+ Update firmware bộ điều khiển

File type: Chọn backup -> Load file from PC

Nhấn vào “chọn tệp” để chọn file sau đó nhấn “Start”


+ Calib lại các thông số

+ Cài đặt dung lượng và giới hạn dòng nạp ắc quy

25
+ Cài đặt điện áp sạc Float cho ắc quy

+ Cài đặt tham số thay đổi điện áp sạc theo nhiệt độ bề mặt ắc quy

26
+ Bật chế độ sạc cân bằng, thay đổi các thông số của chế độ này

+ Bật chế độ sạc nhanh, thay đổi các thông số của chế độ này

+ Bật chế độ kiểm tra ắc quy, thay đổi các thông số của chế độ này

27
5.2 Operator
Chế độ này cho phép người dung xem các thông số trong các mục Home, Status,
Alarm, Log, tuy nhiên không thể cài đặt các thông số trong mục Configuration

28
Chương 4: Một số lưu ý trong vận hành
1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hiệu suất
+ Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến công suất chuyển đổi ở đầu ra các
Rectifier, nhiệt độ suy giảm công suất của các Rectifier > 45ºC
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ tới quá trình làm việc của Rectifier xảy ra khi nhiệt độ
nhà trạm tăng cao hoặc khi có sự cố về quạt làm mát. Do vậy, cần đảm bảo nhiệt độ
môi trường làm việc tốt cho các Rectifier và thường xuyên bảo dưỡng hệ thống.

2. Ảnh hưởng của điện áp đầu vào tới hiệu suất


+ Điện áp đầu vào ảnh hưởng tới sự suy giảm công suất đầu ra:

+ Do dải điện áp vào ảnh hưởng tới công suất chuyển đổi của các Rectifier nên
trong thực tế vận hành khai thác cần đảm bảo điện áp AC đầu vào tối thiểu ~
184V để duy trì sự hoạt động ổn định của các thiết bị.
3. Môt số lưu ý khi lắp đặt
• Lắp đặt ắc quy và đấu nối các đầu cực của ắc quy với nhau trước, chưa
đấu nối với tủ nguồn. Lắp đặt các tổ ắc quy phải theo quy tắc từ dưới lên trên
bắt đầu từ ngăn dưới cùng.
• Dải dây nối giữa ắc quy với tủ nguồn và tủ nguồn với khối phân phối
tải, thực hiện bóp đầu cốt theo quy định của nhà sản xuất, chưa đấu nối ngay.

29
• Đấu nối dây cấp nguồn AC đầu vào tới đầu vào các Rectifier và giữa
đầu ra Rectifier tới các thanh cái của tủ nguồn. Chưa cấp nguồn AC cho hệ
thống.
• Đảm bảo đấu nối tiếp đất cho hệ thống tủ nguồn: đấu tiếp đất cho vỏ tủ
nguồn tới bãi tiếp đất chung của nhà trạm, sử dụng dây đồng vàng xanh loại
M25 hoặc M35.
• Tắt toàn bộ MCB trên tủ nguồn: cả MCB đầu vào AC và các đầu ra
phân phối DC.
• Đấu nối đầu cực cáp âm (-48V) trước.
• Đấu nối đầu cực dương (0V) sau.
• Dùng lạt cố định dây cáp ngọn ngàng, dọc theo khung tủ.
• Kiểm tra lại toàn bồ đấu nối theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Lưu ý:
+ Không để dây nguồn âm của ACCU tì chặn vào tủ tại các vị trí cua vuông
góc, uốn gấp khúc. Tại các vị trí này cần cố định cáp vào tủ bằng lạt và để
chùng vị trí cua vuông góc:

+ Không dùng lạt buộc tại các vị trí cua, uốn cong, tránh làm rách vỏ cách điện
do buộc quá chặt:

• Kiểm tra và cài đặt các tham số tủ nguồn sau lắp đặt theo quy định.

30
4. Một số lưu ý khi bảo trì hệ thống
+ Không cần bảo trì đặc biệt cho tủ nguông, trừ khi tủ đang hoạt động trong
môi trường khắc nghiệt (môi trường nhiều bụi). Mặt trước và nắp của tủ được
xử lý bằng một lớp phủ đặc biệt, vì vậy không sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ
hoặc dung môi dễ bay hơi có thể dẫn đến hư hỏng do ăn mòn. Để vệ sinh hàng
ngày, hãy phủi bụi trên nắp và bảng điều khiển. Nếu cần, hãy sử dụng chất tẩy
rửa nhẹ nhàng hoặc vải ẩm nhẹ không có xơ để loại bỏ bụi bẩn hoặc vết ố.
+ Để tránh tủ nguồn hư hỏng hoặc gây nguy hiểm về điện, có các biện pháp
được đề xuất trong khi bảo trì được liệt kê bên dưới.
 Chỉ những người được đào tạo bài bản mới được tiếp cận tủ nguồn.
 Làm theo hướng dẫn để thực hiện bảo trì cần thiết.

31
Chương 5: Một số lỗi phát sinh trong quá trình vận hành và cách xử lý

Trạng thái Nguyên nhân có thể Hoạt động


 Kiểm tra nguồn
điện AC
 Đảm bảo đấu
đúng cách ở các
Nguồn điện AC không đầu vào AC
Màn hình LCD tắt
được cấp cho hệ thống  Kiểm tra aptomat
đã bật chưa
 Liên hệ kỹ thuật
viên nếu sự cố vẫn
tiếp tục tồn tại
 Kiểm tra nguồn
điện AC
 Đảm bảo đấu
đúng cách ở các
Nguồn điện AC không đầu vào AC
Tất cả LED tắt
được cấp cho hệ thống  Kiểm tra aptomat
đã bật chưa
 Liên hệ kỹ thuật
viên nếu sự cố vẫn
tiếp tục tồn tại
 Kiểm tra nguồn
điện AC
 Đảm bảo đấu
đúng cách ở các
Nguồn điện AC không đầu vào AC
được cấp cho hệ thống.  Kiểm tra aptomat
Đèn LED rectifier tắt
Rectifier lắp đặt không đã bật chưa
đúng cách.  Rút rectifier ra và
cắm lại cho đúng
 Liên hệ kỹ thuật
viên nếu sự cố vẫn
tiếp tục tồn tại
Hệ thống hiển thị trạng  Aptomat DC ở  Kiểm tra aptomat
thái hoạt động bình trạng thái mở tải đã bật chưa
thường nhưng không có  Thay đổi aptomat
đầu ra cho tải nếu xảy ra hiện
tượng quá tải
 Kiểm tra điện áp
đầu ra của hệ
thống

32
Ắc quy không cấp điện  Aptomat ắc quy ở  Kiểm tra aptomat
dự phòng khi nguồn AC trạng thái mở ắc quy đã bật
bị lỗi hoặc điện áp ắc chưa và kiểm tra
quy quá thấp điện áp ắc quy
 Tuổi thọ ắc quy  Thay ắc quy
sắp hết  Kiểm tra điện áp
 BLVD không đầu ra của hệ
đóng thống

33

You might also like