You are on page 1of 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN ĐỀ :

VHBD VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ NGUỒN ĐIỆN CHO CÁC TRẠM


VIỄN THÔNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CẤP NGUỒN CHO


TRẠM VIỄN THÔNG
1 1. Sơ đồ của hệ thống cấp nguồn cho trạm viễn thông.

1: Trạm biến áp 5 : Thiết bị viễn thông


2: Máy phát điện dự phòng 6 : Ắc quy
3: Máy nắn 7 : Thiết bị nghịch lưu
4: Hệ thống điều khiển 8 : Hệ thống vi tính
9: Thiết bị dùng xoay chiều khác
Hình 1.1 : Hệ thống cấp nguồn có điện lưới quốc gia
Tất cả các thiết bị trên đều phải đảm bảo dung lượng và chất lượng để đảm
bảo hoạt động bình thường của trạm vi
ễn thông.
1.3. Sơ đồ hệ thống nguồn điện trạm viễn thông thực tế
1.3.1. Sơ đồ

1
1.3.2.
Nguyên lý cơ bản
Trên hình vẽ là Sơ đồ hệ thống nguồn điện trạm viễn thông. Ở sơ đồ này chúng ta
thấy gồm có các phần: Thứ nhất là Nguồn lưới điện, thứ hai là Máy phát điện, thứ
ba là Máy phát điện di động và một bộ phận điều khiển giám sát.
Nguồn điện lưới quốc gia hoặc Máy phát điện hoặc Máy phát điện di động sẽ vào
Tủ chuyển đổi điện. Sau khi qua Tủ chuyển đổi điện thì qua Thiết bị cắt sét hoặc
Thiết bị cắt lọc sét để đưa vào Tủ phân phối điện.
Ở Tủ phân phối điện này thì hệ thống điện được cung cấp cho hệ thống máy nén
điện, đó là tủ nguồn; phần thứ hai là cung cấp điện cho hệ thống điều hòa; phần
thứ ba là cung cấp điện cho hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra, ở các trạm trung tâm
có hệ thống UPS thì nó cũng cấp điện cho hệ thống UPS để cung cấp cho máy vi
tính làm việc.
Về hệ thống máy nén điện, thì sau khi được chuyển đổi thì hệ thống máy
nén điện này chuyển đổi nguồn điện 220V thành nguồn -48V một chiều để cung
cấp cho thiết bị viễn thông (chuyển mạch và truyền dẫn). Ngoài ra, nó có thể
cấp cho các nguồn Inverter để cung cấp cho Các phụ tải đặc biệt.

CHƯƠNG III: HỆ THỐNG MÁY NẮN ĐIỆN _ TỦ NGUỒN

3.1. Sơ đồ cấp nguồn cho tủ nguồn

2
3.1.1. Cấp từ Nguồn điện 1 pha, 3 pha từ điện lưới.

Sơ đồ Cấp từ Nguồn điện 1 pha, 3 pha điện lưới. Sau đó, đi vào từng phần cụ thể.
Hệ thống 3 pha hoặc 1 pha qua hệ thống cầu chì được đưa vào cung cấp cho hệ
thống máy nén. Đó là các Rectifier để chuyển đổi nguồn xoay chiều thành nguồn
một chiều DC -48V. Hệ thống này được điều khiển bằng hệ thống điều khiển
(System Controller) cho tủ nguồn, sau khi thành nguồn -48V sẽ cấp cho tải ưu
tiên đó là các thành phần truyền dẫn; một phần cấp cho tải không ưu tiên đó là các
trạm BTS hoặc các trung tâm chuyển mạch; phần còn lại nguồn để nạp cho hai tổ
ắc quy dự phòng khi mất điện lưới.
Ở trên sơ đồ này thì chúng ta nhận thấy gồm có các options từ 1 đến 7.
 Option 1 là để phân bố điện áp xoay chiều cho các Rec;
 Option 2 là Option bảo vệ tăng cường cho hệ thống quá áp hoặc quá dòng;
 Option 3 là để ngắt kết nối khi điện áp ắc quy xuống thấp mà người ta gọi là
BLBD;
 Option 4 là để ngắt kết nối phần tải không ưu tiên khi điện áp cấp cho tải bị
xuống cấp;
 Option 5 là bộ cảm biến nhiệt độ ắc quy;
 Option 6 là giám sát tự động tổ ắc quy 1;
 Option 7 là giám sát tự động tổ ắc quy 2.
Để nối điện AC tới Rack nguồn, người ta nối như sau:
1. Nối 3 dây pha vào chung aptomat 63A trong tủ điện AC.
2. Nối 1 dây trung tính (màu xanh) vào trong tủ điện AC.

3
3. Trên 5 aptomat (CB) cho nguồn AC: nối 3 dây pha vào 5 CB (F1F5), cho 5
REC, nếu số REC nhiều hơn thì số CB sẽ tương ứng. (Option 1).
Bây giờ chúng ta xem việc Bố trí đường điện AC như thế nào.
Điện lưới từ công tơ của điện lực được đưa vào aptomat 3 pha như hình vẽ. Sau
khi qua aptomat 3 pha nó được đưa vào cầu dao đảo. Từ cầu dao đảo nó sẽ tới bộ
chống sét AC trong phòng máy. Cầu dao đảo này nhằm mục đích sử để dụng điện
lưới và sử dụng điện máy nổ.
Tiếp theo là hệ thống chống sét AC
Đối với chế độ điện lưới: để bảo vệ các thiết bị khỏi bị sét đánh qua đường điện
lưới thì người ta bố trí sao cho Điện lưới từ hộp cầu dao đảo chiều sẽ đi qua hộp
phân phối AC. Ở hộp phân phối AC này thì chúng ta nhận thấy rằng, đối với
nguồn điện lưới thì nó được đưa qua bộ chống sét AC ở trong phòng máy. Hệ
thống chống sét AC này là nhằm mục đích cắt lọc sét và chống sét lan truyền trên
đường dây điện lực nhằm bảo vệ an toàn cho thiết bị. Ở đây chúng ta thấy có một
phần là phần máy nổ tới hộp phân phối AC này thì cầu dao đóng xuống.
Hộp phân phối AC này gồm có phân phối các hệ thống sử dụng điện AC trong
toàn bộ phòng máy. Đó là, hệ thống ổ cắm, ánh sáng; Hộp cảnh báo; hệ thống cấp
nguồn cho Điều hòa 1, Điều hòa 2 và hệ thống cấp nguồn AC cho Tủ nguồn. Khi
sử dụng nguồn điện lưới thì tất cả các thiết bị này đều thông qua hộp tự động
chống sét AC.
3.1.2. Cấp từ nguồn máy phát điện tại chỗ.
Ở chế độ Cấp từ nguồn máy phát điện tại chỗ hay còn gọi là chế độ máy nổ thì
Bypass chống sét khi cấp điện máy nổ và khi có sự cố hỏng chống sét thì các thiết
bị không được bảo vệ.
Nguồn điện máy nổ từ hộp cầu dao đảo chiều được đưa vào hộp phân phối AC,
hộp phân phối AC để sử dụng chế độ máy nổ thì chế độ điện lưới bị cắt ra, tương
ứng hộp chống sét cũng bị cắt ra. Lúc này nguồn điện từ máy nổ ưu tiên cấp cho
trạm BTS hoặc thiết bị chuyển mạch
3.1.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nguồn -48V.
Trên sơ đồ chúng ta thấy một sơ đồ hệ thống cung cấp nguồn tiêu biểu. Nguyên
lý hoạt động của hệ thống cung cấp nguồn -48V như sau: Nguồn điện lưới hoặc
máy nổ 3 pha hoặc 1 pha được đưa vào hệ thống máy nắn (tủ nguồn) qua cầu dao
đảo và khởi động từ (nếu có). Điện áp 3 pha được đưa vào L1, L2, L3 qua các CB
F1 cho tới F5 để đưa vào các Rec tương ứng. Các Rectifier tương ứng này sẽ làm
việc và chuyển đổi thành nguồn -48V với công suất tùy theo loại Rec và loại tủ
nguồn khoảng từ 1200W đến 3200W. Nguồn -48V này một mặt cấp cho tải, một
mặt nạp cho ắc quy dưới sự điều khiển của hệ thống điều khiển, công suất của tủ

4
nguồn phụ thuộc vào số Rec được sử dụng và công suất của từng Rec. Toàn bộ
việc cung cấp nguồn điện -48V này được điều khiển bởi hệ thống điều khiển
3.2. Giới thiệu các loại tủ nguồn cung cấp nguồn điện trạm viễn thông
Hiện nay VNPT chúng ta đang sử dụng rất nhiều loại tủ nguồn khác nhau, của
nhiều nước khác nhau. Do thời gian có hạn nên trong tài liệu này chỉ trình bày ba
loại tủ nguồn cơ bản phổ biến hầu hết ở tất cả các VNPT các tỉnh thành.
3.2.1. Tủ nguồn Emerson.
Hiện nay VNPT đang sử dụng rất nhiều loại tủ nguồn Emerson khác nhau:
Emerson PS48300/1800, Emerson PS48165/3200, Emerson PS48330/2900,
Emerson PS48550/3200, Emerson PS48300/2900…
3.2.1.1. Cách nhận biết và các thông số kỹ thuật cơ bản của các loại tủ nguồn.
Thứ nhất là Ý nghĩa tên gọi PS 48300/1800:
 PS có nghĩa là cấp nguồn;
 48 là điện áp một chiều đầu ra mà tủ nguồn cung cấp 48V;
 300 là dòng điện cực đại mà tủ nguồn cung cấp;
 1800 là Công suất 01 module REC ~ 1800W.
3.2.1.2. Thông số kỹ thuật:
Hầu hết các tủ nguồn Emerson đều có thông số kỹ thuật tương đương như nhau.
Ở đây giới thiệu đại diện một loại tủ nguồn. Đối với tủ nguồn Emerson PS 48
300/1800 thì có thông số kỹ thuật như sau:
AC vào: - Dải điện áp: 85 ~ 290 VAC.
- Tần số : 45Hz ~ 65 Hz.
DC ra: - Điện áp DC: 42.2 ~ 57.7 VDC.
- Dung lượng: Maximum 300A
Công suất đầu ra của 01 module REC R48-1800:
 Đạt 100% công suất (1740W) nếu điện áp AC cấp cho REC từ 176VAC ~
290 VAC.
 Đạt 50% công suất (1050 W) nếu điện áp AC cấp cho REC=110VAC
 Đạt 44.4% công suất (800 W) nếu điện áp AC cấp cho REC=85VAC.
Đối với các thông số kỹ thuật của các tủ nguồn khác thì cũng hoàn toàn tương tự.
3.2.1.3. Cấu trúc phần cứng:

5
Về hình dáng của nó giống như trên hình. Về cấu trúc bên trong, chúng ta thấy có
hai đèn chỉ thị cảnh báo màu xanh và màu đỏ: đèn cảnh báo màu xanh báo hiệu
tủ nguồn hoạt động bình thường, đèn cảnh báo màu đỏ sẽ sáng khi có bất kỳ cảnh
bảo nào ở các bộ phận trong tủ. Bo giao tiếp tín hiệu và cảnh báo ngoài, Module
điều khiển và hiển thị, Module của các REC. Ở đây chúng ta thấy tủ nguồn này
có 10 REC.

Mô tả thành phần bên trong tủ nguồn EMERSON PS48300/1800. Ở phần thứ


nhất, tức là phần trên chúng ta nhận thấy có 02 cầu chì Ắc quy – Battery, có 03
cầu chì nhỏ hơn để cấp cho tải, có Busbar 0V DC (đây là dương nguồn), các CB
cấp cho tải khác và có Busbar -48V DC. Các Busbar đều làm bằng đồng đỏ có độ
dẫn điện rất tốt và điện trở xấp xỉ bằng 0.
Ở thành phần bên dưới chúng ta thấy điểm đấu các pha nóng cấp cho các REC,
Thanh trung tính chung, CB cấp AC cho ngăn REC, Thanh đấu đất, VDR (bộ điều
chỉnh điện áp).
3.2.1.4. Ý nghĩa các đèn chỉ thị trên REC và các phím chức năng trên board điều
khiển.
- Phần thứ nhất Ý nghĩa các đèn chỉ thị trên các module REC:
Chúng ta có 3 loại module REC: R48-1800A, R48-2900U, R48-3200. Về cấu tạo
và cấu trúc ở bên ngoài thì các loại REC này hoàn toàn giống nhau. Trên REC có
3 đèn, đó là Led xanh chỉ thị nguồn, Led vàng chỉ thị bảo vệ, Led đỏ chỉ thị cảnh
báo. Hoạt động của các đèn LED được thể hiện ở trên bảng bên:

6
 Đối với đèn Chỉ thị nguồn (màu xanh):
nếu sáng xanh liên tục là Bình thường,
nếu Tắt là không bình thường do không
có nguồn AC vào REC hoặc trường hợp
thứ hai là sáng nhấp nháy là do REC đang
dưới sự điều khiển của SCU (board điều
khiển).
 Đối với đèn chỉ thị bảo vệ màu vàng, Bình
thường thì đèn này phải tắt, khi có sự cố
thì đèn này sáng do Điện áp AC vào REC
quá cao hoặc quá thấp, quá nhiệt …, còn
nếu sáng nhấp nháy là do lỗi Trao đổi thông tin giữa REC và SCU.
 Đối với đèn chỉ thị cảnh báo màu đỏ: Bình thường thì đèn này phải tắt, khi có
sự cố thì đèn này sáng do Quá áp đầu ra của REC, còn nếu sáng nhấp nháy là
do quạt của REC bị lỗi.
- Ý nghĩa các đèn chỉ thị và chức năng các phím trên board điều khiển và hiển
thị tủ nguồn EMERSON

Tủ nguồn EMERSON có ba loại bộ điều khiển khác nhau đó là: M500D, M500F,
M500S. Các bộ điều khiển đều có ba đèn chỉ thị cảnh báo đó là đèn màu xanh,
đèn màu vàng và đèn màu đỏ. Đèn màu xanh gọi là đèn Run, đèn chỉ thị cảnh báo
màu vàng và đèn chỉ thị cảnh báo khẩn cấp màu đỏ.
 Đèn cảnh báo màu xanh ở trạng tái bình thường thì đèn sáng, ở trạng tái lỗi thì
đèn này tắt nguyên nhân là do không có nguồn vào máy nắn.
 Đèn cảnh báo màu vàng ở trạng tái bình thường thì đèn tắt, ở trạng tái lỗi thì
đèn này sáng nguyên nhân là do Có cảnh báo đang được theo dõi.

Đèn cảnh báo khẩn cấp màu đỏ ở trạng tái bình thường thì đèn tắt, ở trạng tái lỗi
thì đèn này sáng nguyên nhân là do Có lỗi lớn hoặc lỗi nghiệm trọng.
Các phím điều khiển trên board điều khiển gồm có 6 phím:

7
 ESC: Trở về menu trước
  và : Thay đổi menu. Đối với một chuỗi ký tự, 02 phím này có thể được sử
dụng để thay đổi các tuỳ chọn khác nhau.
  và : Thay đổi giá trị. Đối với một chuỗi ký tự, 02 phím này có thể di
chuyển con trỏ sang trái hay sang phải.
 ENT: Vào menu chính hay xác nhận menu chọn.

Trong quá trình cài đặt, chúng ta sử dụng các phím này để cài đặt các thông số
cho tủ nguồn
3.2.1.5. Hướng dẫn cài đặt tham số cho tủ nguồn EMERSON.
- Phần thứ nhất : Đọc thông tin trạng thái của hệ thống
Trên trang menu chính, trang thông tin hệ thống đầu tiên chứa thông tin chính về
vận hành hệ thống, bao gồm 2 trang màn hình:
• Một trang hiển thị năm,
tháng và ngày, trang kia
hiển thị giờ, phút và giây.
Năm được hiển thị bằng 4
số, đơn vị thời gian khác là
bằng 2 số;
• Trên cả hai trang hiển thị điện áp, tổng dòng tải;
• Trạng thái hoạt động của hệ thống bình thường hay có cảnh báo (trên hình là
trạng thái không có cảnh báo);
• Chế độ quản lý ắc quy (AUTO hoặc MANUAL) và trạng thái của ắc quy là FC
hay BC. Trạng thái của ắc quy FC là bù nhiệt, BC là kiểm tra nhanh (trên hình
là Auto và BC);
Hai trang này hiển thị với khoảng cách thời gian chuyển trang là 2 giây.
Trên trang menu chính, Ta ấn phím  hoặc : ta được các trang màn hình thông
tin về ắc quy, nguồn cung cấp AC, nguồn AC cấp cho RECT:
Trên trang màn
hình số 1 chúng ta
thấy tổ ắc quy số 1:
50A, dung lượng
hiện nay còn là
60%, tổ ắc quy số 2:
50A, dung lượng hiện nay còn là 60%. Điều này có nghĩa có hai tổ ắc quy đang
phóng với dòng 50A dung lượng còn là 60%.
Ở trang màn hình tiếp theo thông báo điện áp AC đầu vào là điện áp 3 pha: pha
A là 221V, pha B là 225V, pha C là 223V.

8
Ở trang màn hình tiếp theo là thông báo điện áp AC cấp cho Rect, điện áp
này cực đại là 230V và cực tiểu là 220V.
- Cài đặt cảnh báo (Alarm Settings)
Trên bất kỳ trang thông tin nào, nhấn phím “ENT” để
vào menu chính. Menu chính gồm có 3 mục chính, đó
là: trạng thái, vận hành bảo dưỡng và cài đặt.

Dùng phím   để chọn menu con “Settings” và nhấn “ENT” để xác nhận. Hệ
thống sẽ yêu cầu nhập mật khẩu thì chúng ta nhập mật khẩu (thường là bằng 1).
Màn hình cài đặt cảnh báo sẽ hiện ra, nhấn phím “ENT” lúc này trang màn hình
cài đặt các thông số của cảnh báo sẽ xuất hiện.
Thứ nhất là loại cảnh báo (Alarm Type), tại đây chúng ta ấn ENT trang màn hình
tiếp theo có các mục như sau:
Loại cảnh báo, block cảnh báo, mức cảnh báo và cổng Relay.
• Mục Alarm Type dùng để chọn loại cảnh báo;
• Mục Level cài đặt mức độ nghiêm trọng của cảnh báo;
• Mục Relate Relay cài đặt tiếp điểm đầu vào, đầu ra cho cảnh báo muốn sử
dụng.
Ở đây phương thức cảnh báo (Alarm Mode) trên màn hình là số 1 (#1) nghĩa là
phương thức cảnh báo cao
Ở trang màn hình tiếp theo là mục xóa lịch sử cảnh báo (Clear Hist Alarm) chúng
ta chọn No (N) và Block Alarm chúng ta cũng đặt No.
- Cài đặt thông số ắc quy (Battery Settings)
Từ màn hình Settings,
chúng ta dùng phím 
để chọn tới phần Cài đặt
thông số ắc quy (Battery
Settings). Menu cài đặt
ắc quy được chia ra làm 5 menu nhỏ bao gồm:
- Cài đặt các thông số chính của ắc quy
(Batt.Selection);
- Cài đặt thông số cắt bảo vệ điện áp thấp (LVD
Setting);
- Cài đặt thông số quản lý nạp (Charge);

9
- Các thông số của chế độ kiểm tra ắc quy (Batt.Test);
Cài đặt hệ số bù điện áp cho quá trình nạp theo nhiệt độ (Temp Comp).
Bây giờ chúng ta vào các menu nhỏ để cài đặt các thông số của ắc quy. Thứ nhất
là Batt.Selection. Ở mục này gồm có các menu nhỏ như sau:
• Mục Mode: để chỉ chế độ lựa chọn loại ắc quy, sử dụng khi ta muốn tự cài đặt
lại thông số ắc quy mà không theo các thông số có sẵn đã cài đặt trong modul
M500D. Có hai chế độ là Auto và Manual. Khuyến nghị để Auto.
• Mục Batt String: Số lượng tổ ắc quy được lắp đặt. Ví dụ ở đây là 2 tổ ắc quy.
Mục Capacity: Dung lượng của một tổ ắc quy (theo tài liệu của thiết bị). Theo
thực tế phải đặt là tổng dung lượng ắc quy lắp đặt tại trạm (do hệ thống sử dụng
chung một shunt dòng để đo kiểm cho tất cả các tổ ắc quy). Ví dụ chúng ta có 2
tổ ắc quy, dung lượng mỗi tổ là 150Ah thì tổng dung lượng ở đây là 300Ah.
+ Bây giờ chúng ta sang menu Cài đặt thông số cắt bảo vệ điện áp thấp
(LVD Setting). Tại menu này sẽ ra các màn hình gồm các menu con, gồm có:
• Mục LLVD Enable: Dùng để chọn hay không chọn sử dụng chức năng ngắt
tải khỏi hệ thống khi điện áp cấp cho tải xuống thấp, sao cho tải không ưu tiên
sẽ được ngắt khỏi nguồn. Theo đó, dung lượng còn lại của ắc quy có thể được
duy trì cấp cho tải ưu tiên lâu hơn.
• Mục BLVD Enable: Dùng để chọn hay không chọn sử dụng chức năng ngắt
ắc quy khỏi hệ thống khi điện áp ắc quy xuống thấp, ắc quy sẽ ngừng cấp điện
cho tải, chống phóng điện quá giới hạn của ắc quy.
• Mục LLVD: Để đặt giá trị ngưỡng điện áp thấp mà nếu giá trị điện áp cấp cho
tải đạt đến thì bộ LLVD sẽ hoạt động. Nghĩa là cắt tải khỏi hệ thống.
• Mục BLVD: Để đặt giá trị ngưỡng điện áp thấp mà nếu giá trị điện áp phóng
của ắc quy đạt đến thì bộ BLVD sẽ hoạt động. Ngắt điện áp DC đầu ra ắc quy.
Không cấp cho tải để đảm bảo cho ắc quy.
Chúng ta sang menu con thứ ba là Ở menu này gồm có các mục sau:
• Mục Float: Dùng để đặt giá trị điện áp nạp cho ắc quy ở chế độ nạp đệm hay

còn gọi là nạp nổi (nạp Float còn tương đương với nạp Standby Use). Thực tế

10
ta nhập giá trị này theo giá trị của loại ắc quy tại trạm. VD: Ắc quy Vision có
giá trị là Uf = 13,6V x 4 bình = 54,4V. Lúc này ta sẽ cài giá trị điện áp nạp nổi
là 54,4V.
• Mục Boost: Dùng để đặt giá trị điện áp nạp cho ắc quy ở chế độ tăng cường
(nạp Boost còn tương đương với nạp Equalize hay nạp Cycle Use). Thực tế ta
nhập giá trị này theo giá trị quy định của loại ắc quy tại trạm. VD: Ắc quy
Vision có giá trị là Uf = 14.4V x 4 = 57,6V. Lúc này ta sẽ cài giá trị điện áp
nạp Boost cho tủ nguồn là 57,6V; điện áp này đủ để nạp cho cả 2 tổ ắc quy.
• Mục Limit: Dùng để đặt giá trị giới hạn dòng điện nạp cho tổ ắc quy theo dung
lượng. Thông thường giá trị này bằng 0.1C10.
• Mục Over: Dùng để đặt giá trị cảnh báo dòng nạp quá cao. Trong quá trình
nạp khi ắc quy bị đói hoặc quá đói thì dòng nạp tăng lên nhưng không được
vượt quá 0.3C10.
• Trong menu To Boost: Các giá trị Curent và Capacity được đặt để Module
giám sát sẽ điều khiển hệ thống chuyển vào trạng thái BC khi dòng nạp hoặc
khi dung lượng ắc quy đạt đến giá trị đặt. Điện áp nạp sẽ bằng giá trị điện áp
nạp “Boost”.
• Trong menu Constantboost: Các giá trị Current và Duration được đặt để Hệ
thống trong trạng thái BC sẽ chuyển vào trạng thái FC khi dòng nạp giảm đến
giá trị đặt và sau khoảng thời gian đặt ở trên. Điện áp nạp ắc quy sau đó sẽ bằng
giá trị điện áp nạp “Float”.
• Trong menu Automatic Boost: ta chọn Y để cho tủ nguồn tự động nạp tăng
cường cho ắc quy khi ắc quy đói.
• Tương tự như vậy, ở mục Cyclic Boost ta cũng đặt Y. Ở đây các bạn chú ý rằng
nếu Trong menu Automatic Boost: ta chọn N thì tủ nguồn sẽ không tự động
nạp tăng cường cho ắc quy; như vậy sẽ dẫn tới ắc quy luôn luôn đói.
Bây giờ chúng ta sang Cài đặt menu hệ số bù điện áp cho quá trình nạp theo nhiệt
độ (Temp Comp). Đối với ắc quy khi nạp thì vấn đề nhiệt độ rất quan trọng, do
vậy, ở mục này chúng ta phải cài đặt đầy đủ.
• Nếu mục Temp1 hoặc Temp2: được đặt là
Battery có nghĩa là ta có sử dụng chức năng giám
sát nhiệt độ của ắc quy và điều chỉnh điện áp nạp
cho ắc quy (Nếu ta đặt là Ambient có nghĩa là ta
sử dụng chức
năng giám sát
nhiệt độ môi
trường để tác
động đến hoạt

11
động của hệ thống).
• Mục Center Temp: Dùng để đặt nhiệt độ trung tâm đây là điểm mốc để so
sánh sự thay đổi nhiệt độ của ắc quy. Thông thường chúng ta đặt 25o C.
• Mục Temp.Comp: là hệ số bù nhiệt cho hệ thống đối với một tổ ắc quy (giá
trị mặc định là 72mV/0C/tổ ắc quy), giá trị này chỉ có tác dụng khi mục Temp1
hoặc Temp2 được đặt là Battery.
• Mục BATT TEMP ALARM: Đặt chế độ cảnh báo nhiệt độ ắc quy. Ở đây
mục Over thì đặt 70o C, High thì đặt 50o C, Low thì đặt 0o C
- Cài đặt thông số nguồn xoay chiều (AC
Settings).
Từ màn hình Settings, chúng ta dùng phím  để
chọn tới phần AC Settings. Ở đây chúng ta ấn phím
ENT thì sẽ ra các menu con:
• Mục OverVolt: Module giám sát sẽ phát cảnh báo
khi điện áp AC vào cao hơn giá trị đặt (Ở đây người
ta đặt là 240V nhưng nên đặt theo mặc định là 280V).
• Mục LowVolt: Module giám sát sẽ phát cảnh báo khi điện áp AC vào thấp hơn
giá trị đặt (Nên đặt theo mặc định là 180V). Nếu chúng ta đặt ở giá trị cao là
210V thì đối với điện vùng nông thôn hoặc giờ cao điểm sẽ phát sinh cảnh báo,
mà chúng ta hay gọi là cảnh báo giả, nhưng lúc này tủ nguồn sẽ chuyển đổi cho
ắc quy làm việc và ắc quy sẽ cấp nguồn cho thiết bị mặc dù điện áp xoay chiều
đang có.
• Mục UnderVolt: Module giám sát sẽ phát cảnh báo khi điện áp AC vào thấp
hơn giá trị đặt (Nên đặt theo mặc định là 170V trở xuống tùy vào địa điểm đặt
trạm mà chúng ta đặt cho phù hợp).
• Mục AC Input: Đặt thông số này theo tình huống thực tế. Trong hệ thống có
bảng mạch AC, có thể chọn duy nhất “Single Phase” hoặc “3-phase”, trong hệ
thống không có bảng mạch AC, chỉ có thể chọn “None”.
- Cài đặt thông số nguồn một chiều (DC Settings).

Từ màn hình cài đặt thông số (Parameter Set), chúng ta dùng phím  để chọn tới
phần DC Settings. Ở đây chúng ta ấn phím ENT thì sẽ ra các menu con:

12
• Mục Over: Báo cảnh “DC Over Voltage” sẽ phát khi điện áp DC đầu ra cao
hơn giá trị đặt (Mặc định là 58,5V).
• Mục Low: Báo cảnh điện áp DC thấp sẽ phát khi điện áp DC đầu ra thấp hơn
giá trị đặt (Mặc định là 45V nhưng khi ắc quy của trạm yếu thì chúng ta nên
đặt là 48V, 47V hoặc 46V). Nếu thay đổi giá trị điện áp cắt bảo vệ điện áp thấp
thì cũng phải thay đổi giá trị này. Lưu ý, giá trị điện áp thấp này sẽ liên quan
tới giá trị điện áp thấp để cảnh báo.
• Mục Under: Báo cảnh điện áp DC quá thấp sẽ phát khi điện áp DC đầu ra thấp
hơn giá trị đặt (Mặc định là 45V). Nếu thay đổi giá trị điện áp cắt bảo vệ điện
áp thì cũng phải thay đổi giá trị này. Giá trị cảnh báo Under bao giờ cũng ≤ giá
trị cảnh báo Low. Ở đây chúng ta cài đặt ở mục điện áp DC thì chúng ta cũng
phải liên hệ đến phần sau đó là phần cài đặt cho Rec.
- Cài đặt thông số cho bộ nắn điện (Rectifiers Settings).

Từ màn hình cài đặt thông số (Parameter Set), chúng ta dùng phím  để chọn
tới phần Rect Settings. Ở đây chúng ta ấn phím ENT thì sẽ ra các menu con:
• Mục Rect Over Volt: Báo cảnh quá áp rectifier sẽ phát khi điện áp đầu ra của

rectifier cao hơn giá trị đặt (Mặc định là 59V). Chúng ta lưu ý rằng giá trị của
Rect này phả i được đặt luôn luôn lớn hơn giá trị của điện áp DC.
• Mục Default Volt: Giá trị điện áp mặc định của hệ thống (Mặc định là 53,5V).
Nhưng chúng ta phải cài đặt lại và thường đặt với giá trị điện áp nạp đệm của
ắc quy. Như vậy, căn cứ giá trị của các tổ ắc quy để chúng ta tính toán đặt giá
trị này cho đúng. Giả sử giá trị điện áp nạp cho ắc quy là 54,4V và chúng ta
đặt giá trị 53,5V thì rõ ràng điện áp đầu ra của Rec nhỏ hơn giá trị điện áp nạp
đệm của ắc quy do đó ắc quy sẽ không đầy. Như vậy, chúng ta phải đặt giá trị
này ≥ giá trị điện áp nạp đệm cho ắc quy.
• Mục Fan Speed: Để đặt kiểu điều khiển tốc độ quạt. Khi đặt là “Half Speed”,
rectifier sẽ điều chỉnh quạt theo nhiệt độ. Khi đặt là “Full Speed”, quạt sẽ
chạy ở tốc độ mạch nhất (Mặc định là Half Speed).
• Mục HVSD Time: Rectifier sẽ tự động ngắt nguồn khi quá áp và khởi động
lại sau một thời gian nhất định (ở đây chúng ta cài đặt là 300 giây tương ứng
với 5 phút); như vậy sau thời gian mặc định thì Rec sẽ kiểm tra xem có còn
quá áp hay không. Thời gian trễ được đặt qua thông số “HVSD Time”. Nếu

13
điện áp đầu ra của rectifier bình thường trong thời gian trễ, rectifier đó sẽ được
coi là bình thường, nếu không thì rectifier đó sẽ bị khóa và chức năng tự khởi
động lại sẽ bị vô hiệu.
- Cài đặt thông số chung cho Hệ thống (Systems Settings).
Từ màn hình
cài đặt thông
số (Parameter
Set), chúng ta
dùng phím
 để chọn tới
phần Systems Settings. Ở đây chúng ta ấn phím ENT thì các trang màn hình
sẽ hiện ra:
• Mục Adress: Đặt địa chỉ là mặc định 1 ;
• Mục Text: Chọn ngôn ngữ ta chọn English. (Trong các tủ nguồn Emerson
thường có 3 loại ngôn ngữ là tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Trung
Quốc; không nên đặt ở tiếng Trung Quốc vì hầu hết sẽ không vận hành bảo
dưỡng được).
• Mục CommMode: Chọn Modem
• Mục Baud: Chọn mặc định là 9600
• Mục Set Date: Đặt ngày tháng năm hiện tại cho hệ thống.
• Mục Set Time: Đặt giờ cho hệ thống.
• Mục System Type: Để định nghĩa loại hệ
thống. Module giám sát M500D có thể
giám sát nhiều hệ thống nguồn. Nếu loại
hệ thống không được đặt chính xác, có thể
có lỗi sẽ xảy ra.
• (Mặc định là 48V/50A/300/None hoặc 48V/30A/SET/None tùy vào loại
Rectifier và tùy vào loại tủ Emerson mà trạm sử dụng). Đây là điều các
bạn cần lưu ý.

14
3.2.2. Tủ nguồn Power One.
Tủ nguồn POWER ONE gồm có ba loại chính, đó là: Power-One PPS16.48,
Power-One PPS25.48, Power-One PPS32.48. Đây là ba loại tủ nguồn POWER
ONE đặc trưng đang được sử dụng trên mạng lưới Vinaphone
3.2.2.1. Ý nghĩa tên gọi PPS 16.48
 PPS có nghĩa là cấp nguồn;
 16 là Công suất 01 module REC ~ 1600W
 48 là điện áp một chiều đầu ra mà tủ nguồn cung cấp -48V.
Tương tự đối với các loại PPS25.48, PPS32.48 thì công suất của các Rec sẽ tương
ứng là 2500W hoặc 3200W.
3.2.2.2. Thông số kỹ thuật của các loại tủ nguồn máy nắn POWER-ONE

Thông số kỹ thuật của các loại tủ nguồn máy nắn POWER-ONE hoàn toàn tương
tự như nhau. Ở đây trình bày chỉ tiêu kỹ thuật của một loại tiêu biểu là PPS 16.48.
o Điện áp AC đầu vào: 100 ~ 250VAC.
o Dòng đầu AC vào: <10A.
o Tần số: 44 ~ 66 Hz.
o Điện áp DC ra: 45 ~ 56 VDC.
o Dòng DC ra cực đại: 32A
o Công suất DC ra: 1600W/RECT khi điện áp AC vào > 185V và
675W khi điện áp vào 85V – 185V;
o Nhiệt độ làm việc: Từ -40oC - +65oC
 Sử dụng module rectifier FMP16.
 Hỗ trợ tối đa: 04 module FMP16.
3.2.2.3. Ý nghĩa các đèn chỉ thị trên REC và các phím chức năng trên board
điều khiển.
Đối với tủ POWER-ONE, có 3 loại Rec khác nhau
đó là: FMP16.48, FMP32.48, FMP25.48. Ở trên
các REC này đều có 3 đèn chỉ thị đó là: đèn xanh,
vàng và đỏ. Hầu như nguyên lý cảnh báo đèn của ba
loại REC là như nhau.
 Đối với đèn màu xanh: khi bình thường thì đèn
này sáng xanh liên tục; khi không bình thường thì
đèn này tắt có nghĩa là do không có nguồn AC
vào REC.
 Đối với đèn vệ màu vàng, Bình thường thì đèn
này phải tắt, khi có sự cố thì đèn này sáng do REC
quá dòng/nhiệt độ cao/tốc độ quá thấp; còn nếu

15
sáng nhấp nháy là do Rec vẫn trao đổi thông tin với Board điều khiển nhưng
vẫn bị lỗi.
 Đối với đèn chỉ thị cảnh báo màu đỏ: Bình thường thì đèn này phải tắt, khi có
sự cố thì đèn này sáng do REC lỗi hoặc điện áp ra cao hoặc REC shut down.
Ý nghĩa các đèn chỉ thị và các phím
chức năng trên board điều khiển
 Ở board điều khiển thì chúng ta
thấy: Phím ESC, Phím di
chuyển lên, Phím di chuyển
xuống, Phím Enter, ba Đèn chỉ
thị cảnh báo Alarm, Cổng giao
tiếp PC:Ethernet, Cổng giao tiếp PC:RS232

3.2.2.4. Hướng dẫn cài đặt tham số cho tủ nguồn POWER ONE.

Trang màn hình chính của tủ nguồn POWER ONE như trên hình vẽ. Đây là màn
hình thực tế, ở góc phải bên trên có đề 54.18V, đây là điện áp ra của tủ nguồn.

 Dòng thứ nhất là dòng điện của ắc quy, hiện nay bằng 0A, điều này có nghĩa
là ắc quy không phóng điện và đang ở chế độ nạp đệm;
 Dòng thứ hai là phân phối dòng tải, hiện nay chúng ta thấy dòng tải đang tiêu
thụ của tủ nguồn cung cấp 31A;
 Dòng thứ ba là dòng của Rec, hiện nay dòng của Rec đưa ra là 32A.
 Cài đặt cảnh báo LVA, tức là cảnh báo điện áp thấp.
Từ màn hình chính ta Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn Adjust Limits rồi ấn ,
tiếp tục Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn Low Voltage . Nếu hỏi Password thì
nhập 1234 . Lúc này sẽ hiện trang màn hình: Low Voltage (48.2V), chúng ta
thay đổi giá trị bằng các mũi tên lên/ xuống. Ví dụ ở đây giá trị điện áp thấp là
48.2V nhưng trong thực tế chúng ta nên đặt giá trị điện áp thấp này tùy theo từng
loại tủ nguồn và tình hình ắc quy của trạm nên chúng ta thường đặt có lúc 48V,
47V hoặc 46V. Sau khi cài đặt xong thì chúng ta ấn  để xác nhận và quay lại
menu trước đó.
 Cài đặt cảnh báo điện áp cao HVA.
Cũng tương tự như trường hợp cài đặt điện áp thấp, Từ màn hình chính ta Ấn nút
mũi tên lên/xuống để chọn Adjust Limits rồi ấn , tiếp tục Ấn nút mũi tên
lên/xuống để chọn High Voltage . Nếu hỏi Password thì nhập 1234 . Lúc này

16
sẽ hiện trang màn hình: High Voltage (57.0V), chúng ta thay đổi giá trị bằng các
mũi tên lên/ xuống. Điện áp cao chúng ta đặt tùy theo thực tế tại trạm nhưng thông
thường chúng ta cho 57.0V hoặc 57.5V. Sau khi xác định được trị số cài đặt xong
thì chúng ta ấn  để xác nhận và quay lại menu trước đó.
 Đặt ngưỡng ngắt điện áp thấp LVA Disconnect.
Tương tự như trên chúng ta dùng phím mũi tên lên/xuống để chọn Adjust Limits
rồi ấn , tiếp tục Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn Alarm Limits (giới hạn cảnh
báo) . Lúc này chúng ta sẽ vào menu Load/Battery Disconnect (ngắt tải và ắc
quy). Nếu hỏi Password thì nhập 1234 . Ở Menu này chúng ta sẽ cài đặt các
thông số cần, khi điện áp giảm đến giá trị này thì tải/ắc quy sẽ được ngắt ra khỏi
hệ thống. Ở đây, người ta đặt 43.2V, trong trường hợp này thì tải/ắc quy chúng ta
dùng chung theo quy định; nhưng trong trường hợp ắc quy yếu, già dùng lâu rồi
thì chúng ta nên cài chỉ số này cao hơn như 44V hoặc 45V. Thay đổi giá trị bằng
các mũi tên lên/ xuống. Sau đó ấn  để xác nhận và quay lại menu trước đó.
 Đặt ngưỡng ngắt điện áp cao HVA Disconnect.
Tương tự như trên chúng ta dùng phím mũi tên lên/xuống để chọn Adjust Limits
rồi ấn , tiếp tục Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn Alarm Limits (giới hạn cảnh
báo) . Lúc này chúng ta sẽ vào menu chọn mục OverVoltage Shutdown . Nếu
hỏi Password thì nhập 1234 . Chúng ta thay đổi giá trị bằng các mũi tên lên/
xuống. Thông thường giá trị Shutdown nguồn chúng ta đặt là 59.0V hoặc 59.5V.
Trong nhiều trường hợp chúng ta không thể cài đặt hơn giá trị này vì điện áp ra
của tủ nguồn nhỏ hơn giá trị điện áp cài đặt. Do vậy chúng ta cài đặt giá trị điện
áp cao quá thì tủ nguồn sẽ không bao giờ Shutdown. Các bạn lưu ý điều này để
cài đặt cho từng loại tủ nguồn. Sau khi xác định được trị số thì chúng ta ấn  để
xác nhận và quay lại menu trước đó.
 Cài đặt giới hạn dòng nạp cho ắc quy.
Tương tự như trên chúng ta dùng phím mũi tên lên/xuống để chọn Adjust Limits
rồi ấn , tiếp tục Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn Battery Current Limit .
Nếu hỏi Password thì nhập 1234 . Khi vào mục này thì chúng ta sẽ đặt ở chế độ
ON, nghĩa là cho phép đặt giới hạn dòng nạp cho ắc quy. Ví dụ trên màn hình
chúng ta đặt trị số giới hạn dòng nạp cho ắc quy là 45A. Tùy theo từng tiết bị cụ
thể mà chúng ta cài đặt cho phù hợp. Chúng ta thay đổi giá trị bằng các mũi tên
lên/ xuống. Sau khi xác định được trị số thì chúng ta ấn  để xác nhận và quay lại
menu trước đó.
 Đặt điện áp nạp đệm cho ắc quy.
Sau khi tính toán điện áp nạp đệm cho ắc quy từ các tổ ắc quy thực tế tại trạm,
chúng ta sẽ có một trị số xác định về điện áp nạp đệm cho ắc quy. Từ màn hình
chính ta dùng phím mũi tên lên/xuống để chọn Select/Adjust U1-U4 rồi ấn ,

17
tiếp tục Ấn nút mũi tên lên/xuống để chọn U1 Normal Voltage. Nếu hỏi
Password thì nhập 1234 . Khi vào mục này thì chúng ta sẽ thay đổi giá trị điện
áp nạp đệm cho ắc quy bằng các mũi tên lên/ xuống tới giá trị mà chúng ta đã tính
toán. Sau khi xác định được trị số thì chúng ta ấn  để xác nhận và quay lại menu
trước đó.
 Đặt điện áp nạp bù (nạp tăng cường) cho ắc quy.
Cũng giống như điện áp nạp đệm cho ắc quy, chúng ta cũng phải tính toán điện
áp nạp bù (nạp tăng cường) cho ắc quy từ các tổ ắc quy thực tế tại trạm. Sau khi
tính toán được giá trị này chúng ta cài đặt như sau. Từ màn hình chính ta dùng
phím mũi tên lên/xuống để chọn Select/Adjust U1-U4 rồi ấn , tiếp tục Ấn nút
mũi tên lên/xuống để chọn U2 Boost Voltage (điện áp nạp tăng cường cho ắc
quy) . Nếu hỏi Password thì nhập 1234 . Khi vào mục này thì chúng ta sẽ thay
đổi giá trị điện áp nạp tăng cường cho ắc quy bằng các mũi tên lên/ xuống tới giá
trị mà chúng ta đã tính toán. Sau khi xác định được trị số thì chúng ta ấn  để xác
nhận và quay lại menu trước đó.

3.2.3. Tủ nguồn VPRS.


Cũng như hai loại tủ nguồn trước, bây giờ chúng ta vào Phần cứng của các tủ
nguồn VPRS. Tủ nguồn VPRS gồm có ba loại chính, đó là: VPRS 200, VPRS
400, VPRS 400 loại mới. Đây là ba loại tủ nguồn VPRS đặc trưng đang được sử
dụng trên mạng lưới Vinaphone
3.2.3.1. Ý nghĩa tên gọi VPRS 400 NEW
 VPRS là tên công ty DongAh TElecomm Vietnam Power Supply (cung cấp
nguồn);
 400 là dòng điện cực đại mà tủ nguồn có thể cung cấp; do VPRS 400 có hai
loại nên loại sau có them chữ NEW có nghĩa là mới. Và chúng ta sẽ nghiên
cứu về loại mới này.
3.2.3.2. Thông số kỹ thuật của tủ nguồn máy nắn VPRS400 mới:
AC vào: - Điện áp: 1pha 220VAC, 3pha 380VAC;
 Dải điện áp cho phép: 90 ~ 290 VAC;
 Tần số : 45Hz ~ 70 Hz.
 DC ra: - Điện áp DC: 44 ~ 60 VDC
 Dòng 50A/REC, max 400A (nghĩa là nó có 8 module Rec).

18
3.2.3.3. Cấu tạo tủ nguồn máy nắn VPRS 400 mới.

 Trên hình là hình dáng bên ngoài của tủ nguồn máy nắn VPRS 400 mới. Nó
gồm: Module điều khiển và hiển thị, các Module RECs (ở đây có 8 Module
RECs tương ứng với 400A).
 Về cấu trúc bên trong của tủ nguồn VPRS 400 mới này, gồm có: CBs AC
vào, Busbar 0VDC, Busbar -48VDC; CB dùng cho ắc quy, ở đây có 2 CB; Các
CBs cấp nguồn cho tải, VDR (bộ điều chỉnh) và các rơ le LVD contractor cắt điện
áp thấp.
3.2.3.4. Ý nghĩa các đèn chỉ thị trên REC và chức năng các phím trên board điều
khiển.
 Thứ nhất là các Rec, hình dáng các Rec như trên hình vẽ, gồm có công tắc
đóng mở Rec ON/OFF; có các đèn cảnh báo: đèn cảnh báo nguồn, đèn cảnh báo
Mino, đèn cảnh báo Majo; và có một chiết áp điều chỉnh điện áp. Như vậy, Rec

19
này hoàn toàn tương tự như các Rec chúng ta đã nghiên cứu, chỉ có thêm công tắc
đóng mở cho từng Rec.
 Về board điều khiển thì nó cũng có công tắc ON/OFF để đóng mở cấp
nguồn cho board điều khiển. Có màn hình hiển thị để hiển thị các thông số; về
đèn báo lỗi thì có đèn Normal, đèn Faul. Như vậy, giống các tủ nguồn khác nó
cũng có 2 đèn để cảnh báo, tất cả các cảnh báo đều đưa ra đèn Faul. Cũng như các
board điều khiển khác mà chúng ta đã nghiên cứu thì trên board điều khiển của
VPRS cũng có các phím mũi tên lên/xuống, EDIT, ENT.
3.2.3.5. Hướng dẫn cài đặt tham số cho tủ nguồn VPRS 400 MỚI.
Trang màn hình chính của tủ nguồn VPRS 400
MỚI như hình vẽ.
 Thứ nhất là VPRC-400: tên của bộ điều
khiển tủ nguồn VPRC-400;
 A/FL: Phương thức nạp ắc quy tự động
(Auto), hiện tại đang ở chế độ nạp nổi (Float); với Điện áp đang cấp cho hệ
thống là – 54.5Volt.
 MAX: 400A: Dòng cực đại của tủ nguồn, tương ứng với 8 Rec đang hoạt động
OK. Điều này có nghĩa là: Một Rect có dòng cực đại là 50A.
 DCV là Điện áp DC hiện tại ở ngõ ra tủ nguồn = 54.5V;
 LCA là tải hiện nay của tủ nguồn = 10 A.
 Kiểm tra AC vào tủ nguồn.
Từ màn hình chính ta ấn phím ENT sẽ xuất hiện màn hình tiếp theo hiển thị các
pha của điện áp 3 pha đưa vào cấp cho tủ nguồn. Như vậy, ta sẽ thấy như hình
trên điện áp đã có đủ 3 pha :
Pha 1 (ký hiệu AC-R) = 220V, cung cấp điện cho REC 1, 4, 5;
Pha 2 (AC-S) = 221V , cung cấp điện cho REC 2, 6,
8;
Pha 3 (AC-T) = 220V , cung cấp điện cho REC 3, 7.
Như vậy, theo cấu tạo phần cứng nó phân chia các pha
cấp điện cho các Rec một cách đầy đủ. Sau khi kiểm
tra xem điện áp 3 pha có đầy đủ và đảm bảo thông số kỹ thuật ta nhấn phím ENT
lần nữa sẽ xuất hiện thông số về dòng nạp hay xả của ắc quy, nhấn mũi tên xuống
lần nữa để về màn hình chính.
Ở trên trang màn hình tiếp theo ta thấy dòng chữ
BCA (dòng của ắc quy): Dòng có dấu + là dòng
nạp, có dấu - là dòng xả ắc quy. Trong hình vẽ có
chữ +7: ắc quy đang nạp với cường độ dòng điện
là 7A. Tiếp theo ta thấy dòng chữ OUT với giá trị 17 là Dòng tổng ra hiện tại của

20
tủ nguồn. Như vậy, một mặt tủ nguồn đang nạp cho ắc quy và một mặt đang cung
cấp cho tải. Nhấn mũi tên xuống lần nữa để về màn hình chính.
 Xem hoạt động của từng Rect.
Từ màn hình chính ta ấn mũi tên xuống (F1) ta được
màn hình tiếp theo, đó là hiển thị trạng thái của Rec
1:
Điện áp ngõ ra Rect1 = 54.5V; Dòng điện 10A và
Nhiệt độ của Rect1 = 23 độ C.
Để xem tiếp thông tin về Rec2, 3,…. Thì ta nhấn tiếp mũi tên xuống (F1);
Ghi chú : F1 là phím mũi tên xuống, F2 là phím EDIT, F3 là phím ENT, F4 là
phím mũi tên lên.
 Xem dòng tải của từng Rect.
Ta nhấn phím  (F1) cho đến khi màn hình hiển thị ra như sau: UNIT: các Rec;
AMP: dòng điện đi ra của Rec và Status: trạng thái của Rec.
Ở đây có 8 Rec: Rec1: 10A; Rec2: 10A; Rec3: 10A;…cho đến Rec8: 10A; ta có
8 Rect tương ứng dòng tải của toàn tủ nguồn hiện nay là 80A. Trong trường hợp
này chúng ta lưu ý, nếu Dòng tải của từng Rect lệch nhau thì Rec nào có dòng tải
ra nhỏ nhất thì Rec đó đã yếu và sắp hỏng. Có những trường hợp Dòng tải của
Rect không có và không có cảnh báo thì chúng ta cần phải thay thế ngay Rec đó.
 Xem điện áp nạp cho ắc quy.
Ta nhấn phím  (F1) cho đến khi màn hình hiển thị ra như sau:
Battery Charge Volt: Điện áp nạp ắc quy;
FL: Điện áp nạp nổi (nạp đệm) hiện tại là 54.5V;
EQ: Điện áp nạp tăng cường (nạp bù) hiện tại là
56.0V.
 Xem tham số DC (nguồn một chiều).
Ta nhấn phím  (F1) sẽ xem được các điện áp một
chiều.
OV : OverVoltage: Giá trị điện áp quá áp (hiện nay
đặt là -58.0V);
UV : UnderVoltage: Giá trị điện áp quá thấp (hiện nay
đặt là -48.0V);
Tiếp theo là OV EMERGENCY: Giá trị điện áp quá
áp nghiêm trọng (hiện nay đặt là -59.0V);
Tiếp theo là OV S/D: Giá trị điện áp quá áp sẽ
ShutDown tủ nguồn (hiện nay đặt là -59.5V); nếu vượt
quá giá trị này thì tủ nguồn sẽ tự ShutDown
 Xem tham số ắc quy.

21
 Chúng ta nhấn phím  (F1) cho đến khi xuất hiện màn hình như hình vẽ,
đó là điện áp nguy hiểm của ắc quy. Điện áp ắc quy
xuống thấp nghiêm trọng khi mà điện áp giảm xuống
còn -44.0V. Lúc này ắc quy xả gần hết và sẽ có cảnh
báo, tham số này chúng ta có thể cài đặt.
 Tham số thứ hai là 50% dung lượng ắc quy. Khi
ắc quy xả còn 50% dung lượng thì điện áp của nó còn
lại là -45.0V. Tham số này chúng ta có thể cài đặt.
 Tham số tiếp theo là dung lượng ắc quy, Dung lượng của các tổ bình ắc quy
của trạm. Ở đây chúng ta thấy là 440Ah. Nếu trạm có 2
tổ ắc quy thì dung lượng của mỗi tổ là 220Ah. Còn nếu
trạm có 1 tổ ắc quy thì dung lượng của tổ đó là 440Ah.
 Phương thức nạp điện cho ắc quy, hiện nay đang ở
chế độ Auto mode tức là chế độ nạp tự động; và
Temp Comp đang ở chế độ ON nghiã là có sử dụng
cảm biến nhiệt độ môi trường.
 Dòng nạp điện cho ắc quy. Dòng nạp ban đầu là
150A và dòng nạp kết thúc là 10A. Chúng ta lưu ý
ở đây dòng nạp ban đầu là nạp tăng cường (EQ).
 Về giới hạn dòng nạp cho ắc quy, hiện nay chúng
ta để là 60A. Giới hạn dòng nạp ắc quy rất quan
trọng. Lưu ý nếu vị trí này ghi OFF thì rất nguy
hiểm vì nó sẽ nạp cho ắc quy mà không giới hạn
dòng nạp ắc quy. Do đó khi quá dòng sẽ dễ nhảy CB
và thậm chí hỏng Rec.
 Thay đổi các tham số nguồn theo thực tế trạm.
Hầu hết các trạm hiện nay đã được cài đặt sẵn nhưng trong quá trình sử dụng thì
các ắc quy có thể bị yếu đi hoặc trong quá trình bảo dưỡng chúng ta thay thế ắc
quy hoặc chúng ta them tải (ví dụ tải 3G); do đó chúng ta cần thay đổi các tham
số nguồn theo thực tế trạm.
Phương pháp thay đổi này như sau: Từ trang màn hình chính chúng ta Nhấn phím
EDIT thì trên màn hình sẽ đòi hỏi nhập Password. Pass mặc định của nhà sản xuất
là 000000. Sau khi nhập thì ấn ENT. Nếu Password được chấp nhận thì nó sẽ
biểu nhấn một phím bất kỳ để tiếp tục.
 Nhấn phím EDIT thì trên màn hình sẽ hiển
thị cài đặt điện áp nạp đệm cho ắc quy (FL)
Chúng ta sẽ cài đặt điện áp nạp đệm cho ắc quy theo
tính toán trên các tổ ắc quy hiện có trong trạm. Giả

22
sử chúng ta tính toán là 54.5V thì chúng ta sẽ cài là 54.5V. Sau khi cài xong thì
chúng ta ấn ENT để xác nhận.
 Cài đặt điện áp nạp tăng cường cho ắc quy (EQ).
Tương tự như điện áp nạp đệm, chúng ta sẽ cài đặt
điện áp nạp tăng cường cho ắc quy theo tính toán
trên các tổ ắc quy hiện có trong trạm. Ở đây cài đặt
điện áp nạp tăng cường cho ắc quy là 56.0V, chúng
ta có thể sửa giá trị này theo tính toán và ấn ENT
để xác nhận.
 Cài đặt giới hạn dòng nạp.
Căn cứ vào dòng nạp của tủ nguồn cho ắc quy hiện
tại mà chúng ta có thể cài đặt là 60A, 70A, 80A,…
hoặc đối với những trạm dung lượng nhỏ chúng ta
có thể cài đặt là 30A. Việc cài đặt giới hạn dòng
nạp ắc quy rất quan trọng nên chúng ta phải tính
toán chính xác cho dòng nạp các tổ ắc quy thực tế có trong trạm.
 Cài đặt về quá dòng.
Ở đây cài đặt về quá dòng thì chúng ta cài đặt 100%
nhưng chúng ta có thể cài đặt 105% hoặc 108% tùy
theo hiện trạng của trạm.
 Cài đặt dòng sạc cho ắc quy (EQ).
Căn cứ và số Rec, vào tủ nguồn ắc quy, chúng ta sẽ
cài đặt dòng nạp cho ắc quy ở chế độ tăng cường.
Trong trường hợp này là 50A.
 Cài đặt dung lượng các tổ ắc quy.
Trong nhiều trường hợp các tổ ắc quy ở trong trạm
bị hư hỏng thì chúng ta thay mới. Lúc này dung
lượng có thể sẽ bị thay đổi hoặc khi chúng ta lắp
thêm các thiết bị thì dung lượng ắc quy cũng sẽ bị
thay đổi. Do đó, phải Cài đặt lại dung lượng các tổ
ắc quy. Căn cứ vào dung lượng các tổ ắc quy thực tế trong trạm mà chúng ta cài
đặt lại thông số này. Trên màn hình là người ta cài 440Ah

3.2.3.6. Xử lý cảnh báo trên tủ nguồn VPRS.


Chúng ta chỉ cần xử lý trên Rec và Module điều khiển.
 Thứ nhất là Rec (Module nguồn): Ở trạng thái bình thường thì chỉ có đèn PWR
sáng xanh mà thôi.
Khi có đèn đỏ MAJO thì ta nên kiểm tra xem có nguồn cung cấp cho Rect không
hay Rect đã hỏng phải thay thế. (Để kiểm tra xem Rect đã hỏng hay không thì

23
chúng ta đã học ở mục trước là kiểm tra xem có dòng hay điện áp ra Rec hay
không, nếu không có thì là do Rect đã hỏng phải thay thế.)
 Phần Module điều khiển – VPRC.
- Bình thường thì chỉ có đèn NORMAL sáng xanh mà thôi.
- Khi có đèn đỏ FAIL thì ta nên kiểm tra trêm màn hiển thị xem có cảnh báo
không. Căn cứ vào cảnh báo hiển thị để có hướng xử lý phù hợp.

CHƯƠNG VI.
ĐO VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ẮC QUY BẰNG MÁY ĐO HIOKI.

Một accu tốt nội trở của nó có giá trị nhỏ, khi accu bị xuống cấp giá trị nội
trở của nó tăng lên. Nguyên nhân là do sự ăn mòn các bản cực hay dung dịch
điện giải bị hao hụt vv...Do vậy, có thể căn cứ vào giá trị nội trở accu để xác định
chất lượng của nó có còn dùng được hay không và đưa ra những cảnh báo để xử
lý hoặc thay thế.
4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA ACCU.
Hiện nay, với sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin nên vấn đề về
năng lượng là hết sức quan trọng, trong đó vấn đề nguồn dự phòng là vấn đề hết
sức cần thiết, accu là một trong các giải pháp được sử dụng phổ biến để cung cấp
nguồn. Đặc biệt trong một số lĩnh vực như viễn thông, công nghệ thông tin, ô tô…
Để hệ thống làm việc liên tục không ngắt quãng thì việc kiểm tra chất lượng của
accu online là rất cần thiết, để đáp ứng được vấn đề trên ta cần phải đo điện dẫn
của accu bằng phương pháp đo nội trở để suy ra dòng và tuổi thọ của accu.
Có 2 phương pháp tổng thể để kiểm tra chất lượng của accu đó là: Phương
pháp kiểm tra trong quá trình phóng nạp và xác định nội trở của accu. Mỗi phương
pháp đều có ưu nhược điểm riêng.
Phương pháp kiểm tra phóng/nạp đo chính xác dung lượng phóng của accu,
tuy nhiên nó cần một khoảng thời gian khá lâu, không thích hợp với việc kiểm tra
hàng loạt. Nếu dùng phương pháp đo này chỉ xác định được chất lượng accu trong
trường hợp offline ngoài ra nó gây ảnh hưởng không tốt cho accu và chỉ đo accu
có dung lượng thấp.
Với phương pháp đo nội trở việc đánh giá dung lượng accu ở phương pháp
này phức tạp hơn vì nó dựa vào mối quan hệ giữa nội trở và dung lượng của accu.
Giá trị nội trở của accu phụ thuộc vào từng phương pháp đo cụ thể, với phương
pháp đo khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau. Mối quan hệ giữa nội trở và dung
lượng của accu là quan hệ phi tuyến phức tạp phụ thuộc nhiều yếu tố như: trạng
thái làm việc của accu, nhiệt độ, chủng loại accu, chất liệu làm accu… Tuy nhiên,

24
phương pháp đo nội trở được thực hiện nhanh và có thể xác định được giá trị nội
trở một cách chính xác, nếu dùng phương pháp bốn cực thì có thể đo được nội trở
rất nhỏ mà không phụ thuộc vào sai số do tiếp xúc hoặc dây nối. Đặc biệt khi dùng
phương pháp đo nội trở có thể xác định được chất lượng của accu trong trường
hợp online.
Với công nghệ vi điện tử phát triển ngày càng mạnh với tốc độ xử lý nhanh
do đó các phép toán, thuật toán phức tạp được xử lý đơn giản. Vậy việc đo nội trở
accu ngày càng được sử dụng rộng rãi để xác định chất lượng cho accu.
Vì vậy trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi trình bày cụ thể về cách thức
kiểm tra chất lượng của accu theo phương pháp đo nội trở.
4.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO NỘI TRỞ CỦA ACCU.
4.2.1. Tại sao phải đo nội trở, nội trở phụ thuộc vào các thông số nào
của accu ?
Giá trị nội trở đưa ra thông tin hữu ích để phát hiện ra accu đó có phải
thay thế hay không. Tuy nhiên một mình điện trở không thể đưa ra quan hệ tuyến
tính với dung lượng của accu. Việc tăng điện trở của các accu chỉ cho thấy sự lão
hóa và chất lượng của accu.
Khi đo nội trở của accu mới thường dao động trong khoảng 8%. Mặc dù
vậy khi accu được chuyển từ nhà máy ra nó sẽ được kiểm tra miễn là các thông
số điện áp và nội trở rơi vào dải cho phép. Sự thay đổi này chỉ do hai yếu tố quá
trình sản xuất và chất liệu sử dụng. Với sự hỗ trợ tốt về kỹ thuật các chuyên gia
có thể căn cứ vào nội trở để xác định được tuổi thọ của accu. Nếu giá trị nội trở
tăng khoảng 25% so với nội trở chuẩn 100% thì dung lượng của accu giảm đi
80%. Nội trở của accu trong quá trình phóng và trong quá trình nạp là khác nhau.
Song song với việc đo nội trở là đo điện áp của accu trong quá trình bảo
dưỡng. Nếu điện áp quá thấp thì accu bị hỏng (có thể bị ngắn mạch ở bên trong).
Nếu điện áp quá cao thì có thể do có một bộ nạp hoặc một accu khác được mắc
nối tiếp. Có thể phát hiện ra sự hư hại của accu thông qua nội trở và kiểm tra lại
theo điện áp và nhiệt độ của accu.
Phải đo nhiệt độ của accu vì nội trở của accu thay đổi theo nhiệt độ. Người
ta cho phép sử dụng nhiệt độ của dung dịch điện giải để đánh giá mức độ hư hại
của accu. Nếu bên trong accu bị ngắn mạch nhiệt độ của nó rất nóng trong quá
trình nạp. Nếu trong quá trình nạp mà accu không bị nóng cho ta biết có thể một
trong những cell tạo nên accu bị hỏng. Nếu thời gian nạp càng lâu hoặc việc
phóng/nạp lặp lại nhiều lần sẽ làm dung lượng accu giảm.
4.2.2. Các phương pháp đo nội trở của accu ?

25
Có nhiều phương pháp đo khác nhau nhưng chủ yếu dựa các phương pháp:
dùng nguồn một chiều, nguồn xoay chiều với tần số giới hạn trong dải nhất định
để đo trở kháng hoặc dùng nguồn đa tần để tạo quang phổ điện trở…Ở đây ta xét
đến một phương pháp đo nội trở chính xác là phương pháp đo bốn cực - nguồn
xoay chiều (AC four – terminal)
Phương pháp đo bốn cực - nguồn xoay chiều:
Nguyên lý đo: Nội trở của accu thay đổi trong dải vài mΩ đến hàng trăm
mΩ tùy vào loại accu và dung lượng của nó. Dùng một dòng xoay chiều xác định
điện áp rơi trên accu suy ra nội trở cần tìm. Mục đích dùng một dòng xoay chiều
cốt làm mất sự ảnh hưởng đến nguồn của accu. Phương pháp này được gọi là “AC
four – terminal” và phân biệt với phương pháp “DC four – terminal”. Hình 1 minh
họa nguyên lý hoạt động của “AC four – terminal”. Dòng xoay chiều là is được
đưa ra để đo giá trị nội trở, điện áp rơi trên nội trở là Vis. is là dòng xác định và
nội trở đo được không phụ thuộc vào điện trở tiếp xúc và điện trở dây nối. Trở
kháng của vôn mét rất lớn do đó không có dòng qua vôn mét, vậy điện áp rơi đo
được chỉ rơi trên nội trở trong của accu.

4.3. Giới thiệu máy đo HIOKI.


Máy đo accu HiTESTER 3554 của Nhật bản dùng xác định chất lượng ắc quy một
cách nhanh chóng bằng cách đo nội trở và điện áp của ắc quy được sử dụng và
có thể sao lưu trong trong bộ nhớ, mà không cần tắt hệ thống (đo online).
Thiết kế bốn phạm vi bao gồm 0,001 mΩ tới 3.100Ω cho phép đo lường dễ dàng
giữa dung lượng ắc quy axít chì kín bằng các
thiết bị này.
Bởi chỉ cần quy định cụ thể giới hạn cực tiểu
và cực đại cho trở kháng ắc quy và ngưỡng
điện áp tối thiểu, các thử nghiệm ắc quy một
cách nhanh chóng hiển thị cảnh báo hay
không dựa trên sự kết hợp các giá trị tham
khảo, đánh giá nhanh và chính xác.
4.4. Hướng dẫn sử dụng máy đo chất lượng ắc quy HIOKI 3554.
4.4.1. Giới thiệu mặt máy.
Mặt máy máy đo chất lượng ắc quy HIOKI 3554 như trên hình.

26
Thứ nhất là Nút tắt mở Nguồn,
thứ hai là Nút âm thanh,
thứ ba là Nút điều chỉnh đặc tính so sánh.
Nút đ/c giữ và lưu trữ tự động.
Nút đ/c thời gian hiện tại.
Nút lưu trữ số liệu đang hiển thị vào bộ nhớ.
Nút cài đặt cấu hình cho các giá trị.
Nút giữ hoặc hủy bỏ giá trị đang hiển thị.
Nút lựa chọn thang nội trở cần đo.
Nút lựa chọn thang điện áp ắc quy cần đo.
4.4.2. Cài đặt cho máy đo.
Để chuẩn bị đo thì chúng ta phải Cài đặt dải đo cho máy HIOKI 3554. Dải đo nội
trở của nó gồm có 4 thang đo, đó là: 3 mΩ / 30 mΩ / 300 mΩ / 3 Ω; Dải đo điện
áp 6 V / 60 V.
Điều này có nghĩa là nếu chúng ta đo các loại ăc quy 2V thì chúng ta cài đặt là
6V, còn nếu chúng ta đo các loại ăc quy 6V, 12V hoặc cả tủ nguồn 48V thì chúng
ta cài đặt dải đo là 60V. Cần đặc biệt lưu ý kiểm tra điều này khi chuẩn bị đo điện
áp đề phòng hư hỏng đồng hồ.
- Cài đặt dải đo nội trở:

27
Tùy theo giá trị nội trở của từng loại ắc quy theo bảng số chuẩn mà chúng ta cài
đặt giá trị đo cho phù hợp. Trong dải đo này chúng ta có 4 giá trị, đó là: 3 mΩ /
30 mΩ / 300 mΩ / 3 Ω; thông thường theo kinh nghiệm thì chúng ta nên cài đặt
30 mΩ cho các loại bình ăc quy 2V và 12V, sau đó chúng ta có thể điều chỉnh
xuống 3 mΩ cho loại bình 2V vì các loại bình 2V có nội trở rất thấp.
- Cài đặt dải đo điện áp
Như trên đã
nói đối với các
loại bình 2V
thì chúng ta
nên cài đặt
6V, còn đối
với các loại
bình 6V, 12V
hoặc cả tủ
nguồn 48V thì
chúng ta cài
đặt dải đo là
60V. Điều này
đặc biệt quan
trọng đề nghị các bạn đặc biệt lưu ý, trước khi đo phải kiểm tra giá trị này đề
phòng hư hỏng đồng hồ.
4.4.3. Phương pháp đo ắc quy.
- Công tác chuẩn bị đo và đo.
Đấu nối máy đo tới
bình ắc quy cần đo:
dây màu đỏ vào cực
dương của bình ắc
quy, dây màu đen
vào cực âm của
bình ắc quy. Chúng
ta chú ý không
được đấu nhầm đầu
dây đo. Tiếp tục
chúng ta giữ đầu
dây đo tiếp xúc tốt
đợi cho đến khi trên mặt đồng hồ xuất hiện Giá trị điện áp,

28
nội trở của ắc quy và nghe tiếng bíp; tức là giá trị đã được lưu lại. Chúng ta thả
que đo và có các giá trị trên đồng hồ như hình vẽ:
Giá trị nội trở của ắc quy là 0.428 mΩ.
Giá trị điện áp của ắc quy là 2.008V.
Khi sử dụng đôi que đo có sensor cảm biến nhiệt độ ắc quy
Model 9460 thì trên màn hình hiển thị thêm nhiệt độ của ắc
quy, ở đây là 26.00C.
4.4.4. Đánh giá chất lượng từng bình ắc quy.
Sau khi chúng ta tiến hành đo ắc quy thực tế tại trạm.
Ví dụ chúng ta đo ắc quy thực tế tại trạm là 2.008V nhưng
nội trở của ắc quy là
0.828 mΩ và giá tị chuẩn
của nó là 0.428 mΩ
chẳng hạn thì lúc này
chúng ta sẽ tiến hành
đánh giá chất lượng của
bình ắc quy như sau:
- Ở trên đồ thị biểu thị
điện áp của bình và
biểu thị nội trở của bình ắc quy. Nếu điện áp là 2.008V và nội trở là 0.428 mΩ,
nằm ở trong vùng PASS là vùng đảm bảo chất lượng ắc quy. Ta gọi giá trị này
là giá trị chuẩn.

- Trong quá trình chúng ta đo


định kỳ điện áp của nó sụt
còn 1.864V và nội trở đo
được 0.722 mΩ như trên đồ
thị. Như vậy chúng ta đặt
bình này vào mức cần xem
xét và nguy hiểm, cảnh báo là
bình này yếu.

29
- Còn trong trường hợp chúng ta đo được giá trị điện áp là 1.800V và nội trở đo
được 0.828 mΩ như trên đồ thị. Như vậy chúng ta thấy giá trị nội trở lớn hơn
2 lần giá trị nội trở chuẩn, nằm trong vùng nguy hiểm.
Lúc này chúng ta có thể đánh
giá như sau: Khi giá trị nội trở
đo được lớn hơn 1.5 lần giá trị
chuẩn thì bình đang ở vào trạng
thái nguy hiểm. Nếu giá trị nội
trở lớn hơn 2 lần giá trị chuẩn thì
bình đó phải loại bỏ. Điều này
rất quan trọng để chúng ta đánh giá. Sau khi loại bình này ra thì chúng ta sẽ kiểm
tra lại và dùng các biện pháp phục hồi hoặc nạp lại để kiểm tra lần cuối, cho phóng
nạp. Nếu giá trị đo lại vẫn như vậy thì bình đó phải loại ra. Lưu ý rằng, nếu để
bình này trong tổ ắc quy thì nó sẽ kéo theo cả dàn ắc quy bị hư hỏng rất nhanh
trong thời gian 3 tháng đến 6 tháng. Các bạn cần đặc biệt chú ý để bảo dưỡng định
kỳ cho các dàn ắc quy ở các trạm viễn thông
4.4.5. Đánh giá chất lượng tổ ắc quy và biện pháp khắc phục.
Như trên chúng ta đã đo được giá trị của từng bình ắc quy hoặc giá trị của một
dàn bình ắc quy . Khi giá trị nội trở đo được lớn hơn 1.5 lần giá trị chuẩn thì bình
đang ở vào trạng thái nguy hiểm. Nếu giá trị nội trở lớn hơn 2 lần giá trị chuẩn thì
bình đó phải loại bỏ bình ra khỏi tổ ắc quy.
Khi một tổ ăc quy có một bình bị hỏng thì tổng trở của cả dàn bình tăng lên, tiêu
hao nội tại lớn làm cho hiệu suất phóng điện của dàn bình giảm.
Nguy hiểm hơn là sự kéo theo các bình khác trong dàn bình cũng giảm chất lượng
theo thời gian và dẫn đến hư hỏng cả dàn bình.
Biện pháp khắc phục:
Tháo bình hỏng ra khỏi dàn bình.
Thay bình khác cùng chủng loại và dung lượng. (Cần lưu ý phải cùng điện áp
và cùng dung lượng để dồn các loại bình giống nhau vào trong cùng một dàn
bình).
Mang bình tháo ra kiểm tra lại và phục hồi nó khi có điều kiện.
4.4.6. Các cấp độ hư hỏng của ắc quy
Sau khi sử dụng ắc quy một thời gian do quá trình nạp và bảo dưỡng ắc
quy chưa hoàn chỉnh sẽ có nhiều kết tủa trắng rắn màu trắng xám trên bề mặt bản
cực . Thành phần chủ yếu của kết tủa rắn này thường chiếm đến 98% là sunfat chì
PbSO4. Sự hiển diện quá nhiều sunfat chì trên bề mặt bản cực ngăn cản quá trình
điện hóa, suy giảm nghiêm trọng dung lượng, tăng nội trở của ắc quy. Một phần

30
vật chất của bản cực dương mau chóng bị tan rã thành một đám bùn màu nâu đen,
đọng lại dưới đáy bình và tạo ra dòng điện rò bên trong. Điều này đưa đến hệ quả
là ắc quy không thể nạp đầy, công suất cực đại giảm và có khả năng không thể sử
dụng được nữa.
Trong đa số các trường hợp đó, các ắc quy được xác định là hư hỏng và cần phải
thay mới. Chi phí thay mới thường là rất cao và là gánh nặng cho các VNPT tỉnh
thành và Tập đoàn. Do đó mà ở các nước tiên tiến người ta tìm nhiều cách để phục
hồi khả năng sử dụng để kéo dài tuổi thọ cho ắc quy.
Về cấp độ hư hỏng của ắc quy người ta chia ra làm 4 cấp độ hư hỏng chung như
sau:
Cấp độ 1: Suy giảm dung lượng
Là cấp độ hư hỏng nhẹ và thường xảy ra nhất.
Nguyên nhân: Là do sử dụng trong điều kiện bảo dưỡng không tốt hoặc để lâu
không sử dụng. Bảo dưỡng không tốt chủ yếu là do chất lượng nước bình không
tốt (Chất lượng ắc quy kém, ắc quy của các hãng không tên tuổi, không nhãn mác
hoặc có nhưng là hàng nhái kém chất lượng). Khi nước dung dịch không tinh khiết
lẫn khoáng nặng và tạp chất, tạo các kết tủa trong hỗn hống chì của bản cực gây
tăng nội trở của ắc quy, dẫn đến dòng phóng điện thấp và dung lượng suy giảm
“ảo”.
Để lâu không sử dụng thì tác dụng hóa hoạc giữa các Plaque chì và sunfat acid
tạo nên kết tủa sunfat chì trong plaque, gây tác dụng xấu tương tự như trên.
Biểu hiện hư hỏng của cấp độ này là: Sau khi nạp khoảng 10 giờ với dòng nạp In
= 1/8 dung lượng thì
Điện áp bình vẫn bằng điện áp định mức
Ắc quy sử dụng trong thời gian ngắn đã cạn bình
Đo dung lượng ghi nhận mức độ sụt giảm mất khoảng 30% đến 40%
Cấp độ 2: Ắc quy bị lão hóa
Trường hợp này rất phổ biến.
Dù sử dụng đúng chế độ và bảo dưỡng trong khoảng thời gian lâu dài thì các tấm
bản cực vẫn bị hao mòn do bột Premium chì tan rã dần và rời khỏi tấm cực, đọng
thành lớp bùn nâu dưới đáy bình . Dung lượng do đó cũng giảm sút. Dòng nạp
cho bình bình thường bây giờ trở nên quá lớn. Ví dụ: Ắc quy dung lượng 100Ah
nạp dòng bình thường 14A trong 8h , nay chỉ còn dung lượng 50Ah thì dòng nạp
phải là 7A. Dòng nạp quá lớn càng làm tăng quá trình phân hoại plaque tức là rã
lắc.
Biểu hiện ở cấp độ này:

31
Các tấm Plaque mềm hoặc nhũn ra, hỗn hống chì sẵn sàng rã thành bột nhão
nếu có tác động vật lý . Bùn nâu lắng đọng nhiều dưới đáy bình.
Đủ điện áp quy ước hoặc có giảm chút ít
Đo dung lượng thấy giảm nhiều (đến 50%). Bình dùng không đúng và đủ
tính năng như trước
Có sunfat chì trên đầu cực âm . Màu cực âm và dương phân hóa rõ rệt cụ
thể màu cực dương đen, cực âm xỉn màu và có dấu loang lổ
Cấp độ 3: Ắc quy phân hoại
Là ắc quy ở các tình trạng hư hỏng không được phục hồi và bảo dưỡng ngay mà
để quá lâu. Ngoài ra còn do sử dụng ắc quy đến cạn kiệt làm cho liên kết vật lý
giữa các hạt chì premium bị phá hoại, dẫn đến các plaque rã thành bột nhão chỉ
còn trơ lại khung hợp kim chì và antimoan.
Còn có một nguyên nhân chủ quan nữa là nạp ắc quy ngược cực. Tình trạng đảo
cực diễn ra làm phân hóa kết cấu vật lý của tấm plaque.
Biểu hiện của cấp độ này:
Điện áp dưới ngưỡng 1v/cell (6v/bình 12v)
Lớp bùn nâu dày đặc, có thể nối tắt các tấm plaque
Đo không phát hiện dung lượng. Không còn khả năng sử dụng
Biểu hiện bên ngoài cũng tương tự trường hợp trên nhưng trầm trọng hơn
Cấp độ 4: Hư hỏng hỗn hợp và các hư hỏng khác
Có thể một ắc quy bị hỏng mà nguyên nhân của nó là kết hợp tất cả các trường
hợp đã đề cập ở trên, Ngoài ra còn có thể bị rớt cọc bình (đứt đầu cọc hoặc đứt
cầu nối các cell) làm cho việc thông mạch nội trở bị gián đoạn
4.4.7. Hóa chất và phương pháp bảo dưỡng phục hồi
Bảo dưỡng và phục hồi ắc quy dựa vào cơ chế hóa học và điện hóa. Sửa chữa là
can thiệp bằng các biện pháp vật lý + Hóa hóa + Điện hóa
Bảo dưỡng, phục hồi và sửa chữa đều nhằm mục đích khôi phục tính năng và dung
lượng ắc quy
Hóa chất:
Hóa chất được sử dụng để phục hồi là Power Battery Plus được sản xuất bởi
BATTERY GURUS ở Slovakia có tác dụng:
- Làm cứng plaque, có khả năng định hình plaque đang phân rã và kết hợp
với bùn nâu tạo ra kết tủa không dẫn điện nghĩa là làm trung tính lớp bùn
nâu.
- Bù đắp dung lượng bằng cách tạo kết tủa chì trên plaque trong quá trình
điện phân (nạp), tranh giành Oxi của Sunfat chì để giải phóng khí
sunfuro(SO2) tái tạo tình trạng vật lý của bản cực chì.

32
- Xúc tác làm tăng nhanh quá trình phân rã sunfat chì và các sunfat các kim
loại “cứng” trong quá trình điện phân
Tổ hợp hóa chất dùng cho mỗi loại cấu trúc bình có tỷ lệ khác nhau.

Phục hồi:
- Rút dung dịch acid trong ắc quy tới mức có thể
- Rót dung dịch phục hồi, ngâm trong thời gian ít nhất là 4 giờ
- Nạp thep quy trình phục hồi trong thời gian từ 20 giờ đến 24 giờ
- Chuẩn độ lại và bổ sung dung dịch acid và đo dung lượng
- Nạp phục hồi tiếp theo trong 10 giờ và kết thúc quá trình phục hồi.

33

You might also like