You are on page 1of 15

I.

Giới thiệu cấu trúc hệ thống ATS


1. Cấu trúc của bộ ATS được chia thành các khối sau:
Khối nguồn điều khiển.
Khối tạo điện áp mẫu.
Khối bảo vệ thấp áp mất pha hay cao áp.
Khối chấp hành.
Khối tạo thời gian trễ.

2. Giới thiệu chức năng của các khối như sau:


Khối tạo điện áp mẫu: Đầu vào là tín hiệu điện áp ba pha xoay chiều đầu ra là tín
hiệu điện áp mẫu một chiều. Có chức năng lấy tín hiệu điện áp ba pha chỉnh lưu
đưa vào mạch so sánh.
Khối nguồn điều khiển: Đầu vào là điện áp của một pha bất kì đầu ra là điện áp
một chiều cung cấp nguồn một chiều cho mạch điều khiển , đồng thời tạo ra điện
áp chuẩn để so sánh.
Khối bảo vệ thấp áp, mất pha, cao áp đầu vào là hai tín hiệu điện áp chuẩn và mẫu
để so sánh và đưa ra tín hiệu điều khiển đến khối chấp hành.
Khối chấp hành đầu vào là nguồn nuôi và hai tín hiệu điều khiển được đưa tới hai
khối bảo vệ áp và khối thời gian, đầu ra là tín hiệu điều khiển động cơ đề, động
cơ gạt le, công tắc tơ .
Khối thời gian đầu vào là nguồn nuôi còn đầu ra là tín hiệu điều khiển đến khối
chấp hành

1
II. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ HỆ THỐNG ATS

Giới thiệu phần tử


F1, F2: cầu chì
A,B: 2 contactor
Gen: nguồn mày phát
Main supply: nguồn chính
Load: tải
K: tín hiệu điều khiển củ đề

2
Thuyết minh nguyên lý
Phần mạch lực
Phần lực gồm mạch nguồn điện chính đó là MAINS SUPPLY:
Mạch cung cấp nguồn chủ đạo cho tải trong suốt quá trình làm việc, đây là mạch
điện 3 pha 4 dây L1,L2,L3,N có trung tính nối chung với trung tính nguồn dự
phòng.
Các cầu chì F1 dùng với mục đích bảo vệ khi hệ thống xảy ra quá tải, hay ngắn
mạch. Contactor A dùng để đóng cắt mạch điện cho tải được cung cấp điện từ
nguồn chính. Contactor A này cần đảm bảo liên động an toàn với contactor B
phía nguồn điện dự phòng để trách hiện tượng trong cùng một thời gian cả hai
nguồn điện đều cung cấp cho tải.
Phần mạch lực phía nguồn dự phòng là nguồn điện từ máy phát GEN. Đây là máy
phát điện xoay chiều 3 pha 4 dây với các pha G1,G2,G3,N. Nguồn này chỉ được
đưa vào sử dụng khi nguồn chính xảy ra sự cố và làm việc trong thời gian khắc
phục sự cố phía nguồn điện chính.

3
Phía đóng cắt phía nguồn dự phòng là contactor B. Contactor được liên động với
A cả về điện và cơ khí. Cả 2 contactor này điều được điều khiển bởi bộ ATS phát
ra.
Phần mạch điều khiển
Bộ ATS là bộ điều khiển chủ đạo, nó có nghiệm vụ là giám sát các thông số kĩ
thuật phía nguồn điện chính và nguồn dự phòng để đưa ra tín hiệu điều khiển hợp
lý nhắm cung cấp nguồn cho tải an toàn tin cậy và hiệu quả.
Các cuộn dậy A,B là các cuộn dây tương ứng của các contactor A và B. Việc cấp
điện cho các cuộn dây này được lấy từ bộ điều khiển ATS, cả 2 cuộn dây không
được cấp nguồn đồng thời, các tiếp điệm tương ứng là a1, a2, b1, b2 là các tiếp
điểm phụ của A và B. với a2, b2 dùng để liên động khóa chéo về điện cho 2 cuộn
dây, a1, b1 dùng làm tín hiệu phản hồi đưa về nhằm mục đích báo rằng các
contactor đã tác động.
K là tín hiệu điều khiển củ đề máy phát điện với tiếp điểm hở tương ứng. Tín hiệu
máy phát được lấy từ cặp tiếp điểm O-GEN (9,10)
Chân tín hiệu (1,2) dùng để điều khiển contactor A
Chân tín hiệu (5,6) dùng để điều khiển contactor B
Chân tín hiệu (3,4) dùng để báo vị trí “0”
Chân tín hiệu (7) dùng tùy chọn đầu ra
Chân tín hiệu (8) dùng làm chân COM
Chân tín hiệu (9,10) dùng đề máy phát điện
Chân tín hiệu (16) dùng tùy chọn đầu vào 2
Chân tín hiệu (17) dùng tùy chọn đầu vào 1
Chân tín hiệu (18) dùng làm chân COM
Chân tín hiệu (15) dùng làm phản hồi của contactor B
Chân tín hiệu (13) dùng làm phản hồi của contactor A
Ngoài ra các chân L1,L2,L3,N là các chân nguồn cấp nguồn đầu vào của bộ ATS
lấy từ lưới điện chính.

4
Nguyên lý làm việc của bộ chuyển nguồn ATS
Bộ ATS được chia ra làm 3 quá trình làm việc như sau
Giai đoạn 1: khởi động và kiểm tra các thông số phía nguồn điện chính
Giai đoạn 2: quá trình tự động đề máy phát điện sẵn sàng cấp nguồn cho tải từ
lưới điện nguồn dự phòng.
Giải đoạn 3: kiểm tra các thông số yêu cầu phía nguồn điện dự phòng từ máy phát
a) Giai đoạn 1
Ta cấp nguồn cho bộ ATS lấy từ nguồn điện chính, khởi động bộ ATS vào làm
việc. Lúc này ATS sẽ tự động kiểm tra các thông số của lười điện chính như là
dòng điện, điện áp hay tần số. Các giá trị này được so với các giá trị địn mực
tương ứng nếu đạt giá trị định mức thì đạt yêu cầu và có thể sẵn sàng đóng nguồn
điện chính vào cho tải. Trước khi đóng máy cắt phí nguồn điện chính thì bộ thời
gian đếm với khoảng thời gian t1 nhằm mục đích là các giá trị đó đã ổn định hay
chưa. Ngoài ra, khi đóng máy cắt A phía nguồn điện chính cũng cần phải thỏa
mãn là máy cắt phía nguồn điện dự phòng phải được mở ra an toàn nhằm để tránh
hiện tượng cùng 1 thời gian tải được cấp nguồn đồng thời từ 2 lưới điện.
b) Giai đoạn 2:
Trong quá trình làm việc của tại được cung cấp điện từ nguồn điện chính mà có
xảy ra 1 sự cố nào đó như mất pha, quá áp, quá dòng .v.v thì bộ chuyển nguồn
ATS sẽ tự động phát ra tín hiệu đề máy phát điện để sẵn sàng đưa lưới điện dự
phòng vào làm việc. Bộ khởi động máy phát có đặc điểm sau; nếu khởi động 1
lần mà thành công, nó sẽ trở về trạng thái ban đầu, nếu khởi động 1 lần mà không
thành công thì bộ điếm thời gian sẽ đếm trong 1 khoảng thời gian từ 3 đến 4 giây
rồi mới tiếp tục khởi động lần 2, nếu khởi động lần 2 không được sẽ khởi động
lần 3. Sau khi khởi động máy phát 3 lần mà không thành công thì bộ ATS sẽ tự
động phát tín hiệu cảnh báo ra bên ngoài cho người vận hành biết để khắc phục
sự cố. Và lúc này bộ ATS sẽ tự động khóa lại
c) Giai đoạn 3:
Sau khi máy phát được đề nổ thành công và chạy trong 1 khoảng thời gian cho
tới khi điện áp ổn định với mức điện áp khoảng 0.8 𝑈đ𝑚 thì bộ ATS sẽ kiểm tra
các thông số của lười điện từ máy phát. Nếu các thông số đã đạt thì bộ thời gian
bắt đầu đếm trong khoảng thời gian rồi mới phát tín hiệu đóng máy cắt B vào làm
việc. việc làm này đảm bảo lưới điện dự phòng đã chạy ổn định. Đồng thời cũng
cần thỏa mãn răng máy cắt phía nguồn điện chính đã được mở ra an toàn.
Trong quá trình làm việc của tải lấy nguồn từ phía máy phát thì bộ ATS vẫn trong
trạng thái sẵn sàng kiểm tra lưới điện chính nếu có điện trở lại thì phải đóng nguồn

5
điện trở lại từ nguồn điện chính. Nguồn dự phòng ở đây chỉ làm việc trong khoảng
thời gian mà lưới điện chính được khắc phục sự cố cho phép.

Giới thiệu các phần tử


K1,K2: là 2 contactor
L4: đèn báo tải đang lấy điện từ máy phát
L2: đèn báo tài lấy điện từ lưới
1 bộ điều khiển ATS

6
Nguyên lý hoạt động
Với ATS lưới - lưới, quá trình diễn ra như sau: nguồn điện lấy từ lưới 1 và lưới
2. Mạch hoạt động hai chế độ bằng tay hoặc tự động. Khi lưới 1bị mất điện thì
lưới 2 được đưa vào hoạt động. Với ATS lưới - máy phát, quá trình xảy ra phức
tạp hơn loại ATS lưới - lưới vì có thêm bộ phận khởi động, máy nổ được khởi
động, điện áp máy phát được thành lập. Nếu chất lượng điện áp máy phát đảm
bảo, bộ phận so sánh cấp tín hiệu cho bộ ĐK(điều khiển) và chuyển mạch (CM)
tác động, chuyển mạch từ lưới (1) qua máy phát. Thời gian chuyển nguồn từ máy
lưới điện sang máy phát trong khoảng thời gian rất ngắn (2 ÷ 5) giây. Khi đó có
điện áp máy phát, máy phát chạy không tải một thời iân để làm mát (3 ÷ 10) phút
rồi sau đó tự tắt

7
Giới thiệu phần tử

Với ATS lưới – máy phát, quá trình xảy ra phực tạp hơn loại ATS lưới-lưới vì có
thêm bộ khởi động, máy nổ được khởi động, điện áp máy phát được thành lập.
Nếu chất lượng điện áp máy phát được đảm bảo, bộ phận so sánh cấp tín hiệu cho
bộ điều khiển và chuyển mạch (CM) tác động, chuyển mạch từ lưới I qua máy
phát. Thời gian chuyển nguồn từ lưới điện qua máy phát trong khoảng thời gian
rất ngắn (2 đến 4 giây).

8
Nguyên lý
Quảng thời gian t1 từ thời điểm mất điện lưới đến khi máy phát điện khởi động
với thời gian ngắn khoảng từ (2 đến 4 giây). Khi điện áp đặt cỡ 0,8𝑈đ𝑚 , bộ điếm
thời gian trong bộ so sánh phía máy phát bắt đầu tính thời gian và sai khoảng thời
gian t2 ( khoảng từ 1 đến 25 giây), để kiểm tra xem điện lưới có điện trở lại không
nếu lưới điện không có điện thì tải được chuyển cho máy phát hoặc có thể đóng
tải trước nếu ta có sử dụng bộ AVR để ổn định điện áp khi có tải với điện áp thấp
hơn điện áp định mức. Sau đó máy phát chạy để thay thế điện lưới. Đến khi có
điện lưới thì t3 là khoảng thời gian từ khi lưới phục hồi đến khi tải được chuyển
từ máy phát điến lưới chính khoảng (3 giây đến 2 phút). Thời gian này dài hơn
để khẳng định lưới điện đã phục hồi ổn định.
Thời gian t4 là thởi gian chạy không tải của máy phát, chủ yếu làm nguội máy
phát điện ( 1 đến 2 phút). Đặc biệt là tất cả thời gian trên có thể dễ dàng thay đổi
qua các nút đặt thời gian

9
Giới thiệu phần tử:
 Main on load: đèn báo đang chạy hệ thống đèn lưới
 3 đèn báo mất pha u,v,w điện lưới
 Gen on load: đèn báo đang chạy hệ thống điện dự phòng
 3 đèn báo mất pha u,v,w máy phát điện dự phòng
 F4-1A là 3 cầu chì bảo vệ hệ thống ATS lưới – ATS
 F6 – 2A là cầu chỉ bảo vệ
 Main CTT là 3 công tắc tơ năm trên 3 pha của điện lưới
 Gen CTT là 3 công tắc tơ nằm trên 3 pha của máy phát
 MC là CTT bảo vệ tải khi nối với lưới điện
 GC là CTT bảo vệ tải khi nối với máy phát
 CM là cuộn đóng aptomat cấp nguồn chính
 CG là cuộn đóng aptomat cấp nguồn máy phát
 RMT là bộ điều khiển máy phát
 Ac quy 12/24v – 5A cấp nguồn cho bộ RMT
 A1 là công tắc chuyên mạch 4 vị trí Main-Auto-Gen-Off
 Bộ RMT có 3 vị trí điều khiển là Auto – Off – Test

10
Thuyết minh hệ thống:
 Khi nguồn chính có điện, đèn báo chạy hệ thống điện lưới Main on load sẽ
sáng, 3 đèn báo 3 pha sáng đồng thời. Đầu ra của các đèn báo được nối với
CTT bảo vệ tải MC.3 pha từ lưới điện chính được nối với 3 pha vào trên
ATS qua 3 cầu chì bảo vệ hệ thống ATS. CM và CG là 2 cuộn đóng aptomat
trên lưới và máy phát được nối với nhau qua khóa liên động không khóa
đồng thời ( nếu khóa đống thời sẽ sảy ra ngắn mạch ) và được nối với công
tắc chuyển mạch 4 vị trí A1 là - -Main – auto – gen – off:
- Main : chạy lưới điện chính
- Auto : tự động chuyển nguồn
- Gen : chạy máy phát dự phòng
- Off : tắt
 Khi nguồn chính mất điện thì MC công tắc tơ sẽ cắt hệ thống lưới ra khỏi
tải,đèn báo main on load và 3 đèn báo mất pha sẽ tắt đòng thời CTT GC sẽ
đưa hệ thông phát điện dự phòng vào tải. Đèn Gen on load và 3 đèn báo
pha trên hệ thống điện dự phòng sẽ sáng báo hoạt động của hệ thống điện
dự phòng.
 Khi nguồn chính bị mất 1 trong các pha thì đèn báo mất pha tương ứng sẽ
tắt và CTT trên pha đó sẽ hoạt động.
 Khi nguồn chính mất điện nó sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống ATS. ATS sẽ
điều khiển bộ RMT máy phát. Điều khiển máy phát hoạt động cấp nguồn
cho hệ thống ATS sau đó hệ thống ATS sẽ cấp nguồn cho tải qua cầu chì
bảo vệ F6-2A.
 Bộ điều khiển RMT có 3 chế độ là:
Auto: tự động điều khiển máy phát
OFF: tắt máy phát
TEST: kiểm tra
 Khi nguồn chính có điện trở lại: hệ thống ATS đóng nguồn chính trở lại
cắt nguồn máy phát dự phòng và sạc lại điện cho hệ thống ac quy.

11
Lưu đồ thuật toán
Khi chưa sử dụng máy phát điện

12
Khi sử dụng máy phát điện làm nguồn cấp tạm thời

Quy ước
U1=1: tín hiệu điện áp phía nguồn chính đạt yêu cầu
U2=1: tín hiệu điện áp nguồn phụ tài đạt yêu cầu
Ma=1: contactor A đóng mạch cho tải
Ma=0: contactor ngắt tải ra khỏi nguồn
Mb=1 : contactor B đóng nguồn cho tải
Mb=0: contactor B ngắt tải ra khỏi nguồn
F2=1: tần số máy điện đạt yêu cầu

13
Sử dụng PLC S7 – 200 để lập trình

X0: nút ấn start


X1: sự cố
X2: tín hiệu kiểm tra ( kiểm tra các thông số của dòng điện và điện áp)
Y0: cấp điện cho tải
Y1: đề máy phát
Y2 : đèn báo
Y3 : máy phát nổ ra điện

14
Nguyên lý hoạt động
Sau khi thiết bị đo các thông số điện áp dòng điện thưc thì ta ấn X0 để tiến hành
cấp điện cho từ lưới vào tải nếu điện áp và dòng điện đủ điều kiện thì sẽ tự đóng
X2 thì khi ấn X0 điện sẽ được cấp cho phụ tải Y0, còn nếu X2 không đóng lại mà
ấn X0 thì sau 10s, T0 sẽ có điện và Y1 cũng có điện để thực hiện đề máy phát
nếu máy phát nổ thì X3 sẽ có điện đồng thời ngắn củ đề và thực hiện cấp điện cho
phụ tải Y0, còn nếu để không thành công thì sau 5s sẽ lại thực hiện đề máy phát
và tối đa là 3 lần. Sau 3 lần nếu không thành công thì sẽ đưa ra tín hiệu báo lỗi đễ
người giám sát biết và khắc phục.
Sơ đồ đấu nối dây PLC S7-200
+ -
Tín hiệu
start Sự cố kiểm tra
+24v

+ - SS X0 X1 X2

COM Y0 Y1 Y2 Y3

+24v

K1 K2 K3
0V
Cấp Đề Đèn Máy
cho máy báo sự phát
tải phát cố máy cấp
phát điện
không
nổ

15

You might also like