You are on page 1of 5

Câu 1. Chứng minh mạch khuếch đại công suất chế độ B đạt hiệu suất tối đa 78,5%.

Vẽ
mạch khuếch đại công suất chế độ B kiểu đẩy kéo ghép biến áp và giải thích nguyên lý
hoạt động?
- Mạch khuếch đại công suất chế độ B:
Po( AC )
%η= Pi (DC ) .100 %
2
V Co 2 Vcc
max Po ( AC )= ; max Pi ( DC ) =Vcc . ( maxIdc )=Vcc . π R
2 RL L
2
2V cc
⟹ maxPi ( dc )=
π RL
maxPo ( AC ) π
⟹%ηmax = .100 %= .100 %=78 ,5 %
maxPi( DC) 4
−¿ Mạch khuếch đại công suất chế độ B kiểu đẩy kéo ghép biến áp:

Máy biến áp chia pha đầu vào – Mạch đẩy kéo – Máy đẩy kéo đầu ra – Tải
- Nguyên lý hoạt động:
Sử dụng biến áp đầu vào điều chỉnh được để tạo tín hiệu phân cực đến 2 đầu
transistor và 1 máy biến áp đầu ra để điều khiển tải trong một chu kỳ đẩy kéo.
Trong mạch này, 2 transistor Q1 và Q2 được ghép nối theo kiểu đẩy kéo. Transistor
Q1 dẫn điện trong nửa chu kỳ dương của tín hiệu đầu vào, và transistor Q2 dẫn điện trong
nửa chu kỳ âm của tín hiệu đầu vào.
Trong nửa chu kỳ đầu, transistor Q1 chuyển sang trạng thái hoạt động trong khi Q2
tắt. Dòng I1 qua máy biến áp đến nửa chu kỳ đầu tiên của tín hiệu tải.
Trong nửa chu kỳ tiếp theo, Q2 dẫn, Q1 tắt. Dòng I2 qua biến áp dẫn đến tải trong
chu kỳ này. Tín hiệu tổng thể được tăng qua tải sau đó thay đổi trong toàn bộ chu kỳ hoạt
động của tín hiệu.
Câu 2. Nêu điểm khác nhau và giống nhau về cấu trúc và hoạt động của bộ ổn áp tuyến
tính nối tiếp so với bộ ổn áp tuyến tính rẽ nhanh. Đề xuất bộ ổn áp tuyến tính nổi tiếp (vẽ
mạch và nêu rõ giá trị điện trở sử dụng cho bộ lấy mẫu, và giá trị Vz của diode Zener) với
đầu vào Vin trong dải 11-13V, Vout=9V.
- Điểm giống nhau
+ Cả hai loại bộ ổn áp đều hoạt động dựa trên nguyên lý điều chỉnh điện trở của phần tử
điều chỉnh (đặc tính điện áp – dòng ngược tuyến tính) để giữ cho điện áp đầu ra ổn định
trong điều kiện điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tải thay đổi.
+ Chức năng chung là biến đổi điện áp một chiều vào thành điện áp ra một chiều xác định
và ổn định. Điện áp ra đó được duy trì trên một tầm rộng phụ thuộc vào điện áp và dòng
tải.
+ Mạch hồi tiếp cần được thiết kế để đảm bảo mạch ổn áp hoạt động ổn định
- Điểm khác nhau
+ Ổn áp nối tiếp là phần tử điều khiển mắc nối tiếp với tải. Điện áp ra được ổn định
bằng cách biến điệu “ phần tử tích cực “ nối tiếp và nó thường là một transistor có chức
năng như một điện trở thay đổi được. Khi VI thay đổi tạo nên sự thay đổi trong điện trở
tương đương (RS) của phần tử nối tiếp. Tích số RS.IL làm cho điện áp sai biệt (VI – VO)
thay đổi dẫn đến việc bổ chính cho điện áp vào thay đổi. Ổn áp nối tiếp dùng trong
trường hợp tải biến đổi ít và điện áp biến đổi nhiều.
Ưu điểm: Đơn giản, chính xác; Có thể ổn áp theo điện áp vào hay theo tải khá tốt;
Phản ứng nhanh với sự thay đổi của tải hay áp vào thay đổi; Ảnh hưởng của điện từ
trường nhỏ→ Ít nhiễu
Nhược điểm: có sụt áp lớn ở phần tử điều khiển, yêu cầu hệ thống tản nhiệt đi kèm,
gây tổn hao công suất nhiều, làm cho hiệu suất ra thấp khi nó ứng dụng ở dòng điện lớn;
khả năng chịu quá tải kém, do dòng điện qua phần tử điều chỉnh tăng lên khi tải tăng.
Ứng dụng: Mạch ổn áp TT nối tiếp thường được sử dụng trong các ứng dụng có
yêu cầu về hiệu suất không cao: mạch điện tử thông thường (mạch khuếch đại, mạch điều
khiển,…), các thiết bị điện tử có công suất nhỏ (đồng hồ, máy tính,..)
+ Ổn áp song song là ổn áp có phần tử điều khiển mắc song song với tải và điều
khiển dòng điện trong phần tử điều khiển để bổ chính các biến động điện áp vào và các
điều kiện tải thay đổi. Ổn áp song song dùng trong trường hợp tải thay đổi nhiều và điện
áp thay đổi ít. Khi IL tăng dòng Ishunt giảm để điều chỉnh sụt áp qua RS do đó VO luôn
không đổi.
Ưu điểm: Hiệu suất cao, do không có dòng điện qua phần tử điều chỉnh; Khả năng
chịu quá tải tốt, do dòng điện qua phần tử điều chỉnh không phụ thuộc vào tải.
Nhược điểm: Cấu trúc phức tạp, khó chế tạo, chi phí cao
Ứng dụng: Mạch ổn áp TT // thường được sử dụng trong các ứng dụng có yêu cầu
về hiệu suất cao: mạch điện tử công suất (máy tính, tivi,máy giặt,…), các thiết bị điện tử
y tế (máy chụp X-quang, máy siêu âm,…)
Câu 3. Trình bày về hiệu ứng điện dung Miller sinh ra do tụ kí sinh. Phân tích một ví dụ
sơ đồ khuếch đại dùng BJT có hiệu ứng Miller xảy ra.
Đối với bộ khuếch đại đảo pha (chênh lệch pha 180° giữa đầu vào và đầu ra, dẫn đến giá
trị âm cho Av), điện dung đầu vào và đầu ra tăng lên do mức điện dung nhạy với điện dung liên
điện cực giữa các chân đầu vào và đầu ra của thiết bị và độ lợi của bộ khuếch đại.

Đối với bất kỳ bộ khuếch đại đảo pha nào, điện dung đầu vào sẽ tăng lên do "Hiệu ứng
Miller". Sự tăng này phụ thuộc vào độ lợi của bộ khuếch đại và điện dung "ký sinh" giữa các
cực đầu vào và đầu ra của thiết bị hoạt động. Hiệu ứng Miller cũng làm tăng điện dung đầu ra,
điều này cũng cần được tính đến khi xác định tần số cắt ngắt tần số cao.

Trong các bộ khuếch đại không đảo pha như Base chung và E chung, sự tác động của
hiệu ứng Miller lên điện dung đầu vào ít đáng kể hơn, do đó không phải là yếu tố quan trọng
cần quan tâm khi thiết kế mạch cho tần số cao.
Câu 4.1. Trình bày vẽ mạch khuếch đại công suất chế độ A: Vẽ mạch điện minh họa và
giải thích nguyên lý hoạt động, hiệu suất.
Câu 4.2. Trình bày vẽ mạch khuếch đại công suất chế độ AB: Vẽ mạch điện minh họa và
giải thích nguyên lý hoạt động, hiệu suất.
Câu 5. Phân biệt sự khác nhau trong phân cực E – MOSFET và D – MOSFET và JFET

Câu 7. Phân tích khả năng ổn định điểm làm việc tĩnh trong mạch thiên áp transistor
lưỡng cực kiểu hồi tiếp âm dòng điện.
Câu 8. Phân tích khả năng ổn định điểm làm việc tĩnh trong mạch thiên áp transistor
lưỡng cực kiểu hồi tiếp âm điện áp.

Câu 9. Trình bày và so sánh đặc điểm của các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ sử dụng E-
MOSFET (Gate và Source chung)
Câu 10. Trình bày và so sánh đặc điểm của các mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ sử dụng
transistor lưỡng cực (mắc theo kiểu E,C,B chung)
Câu 11. Vẽ mạch đẩy kéo nối tiếp dùng transistor khác loại. Hãy trình bày vai trò tác
dụng các phần tử của mạch

You might also like