You are on page 1of 6

Nguyễn Đắc Trà

61TĐH1

Chương 2
Câu 1: Vai trò của bộ biến đổi trong hệ thống điều khiển TDD?
- Trong hệ thống truyền động điện bộ biến đổi điện tử công suất là phần tử
không thể thiếu. Bộ biến đổi có 2 nhiệm vụ chính:
+ Biến đổi năng lượng điện đầu vào để năng lượng điện đầu ra có thống số
như biên độ, tần số phù hợp để cấp cho các động cơ truyền động;
+ Lưu giữ thông tin điều khiển trong hệ thống điều khiển.
- Bộ biến đổi thông thường ac-dc gọi là chỉnh lưu dùng điot hay thyristor
để không không điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nguồn dc và cho dẫn năng
lượng 1 chiều hay 2 chiều, Nhược điểm của bộ biến đổi này là chất lượng
năng lượng kém. Do yêu cầu cao của chất lượng năng lượng ngta sử dụng
bộ lọc thụ động, bộ lọc tích cực, bộ lọc lai cho các bộ biến đổi thông
thường, tuy nhiên giá thành bộ lọc này khá cao, nặng nề, cồng kềnh và
kéo theo tổn hao. Sự lụa chọn tốt hơn là sử dụng bộ biến đổi chứa bên
trong nó là bộ ac-dc giúp giảm kích thước, nâng cao hiệu suất, điện áp dc
được điều chỉnh để cung cấp cho tải và hoạt động linh hoạt của hệ thống.
- Trong 1 số ứng dụng điện áp dc đầu ra cần điều chỉnh và yêu cầu dòng
năng lượng chạy 1 chiều như trong SMPS, loại tải định mức thấp ASD
trong các quạt gió điều hoà không khí,…Nhưng cũng có loại tải lại đòi
hỏi năng lượng 2 chiều. Nên các bộ biến đổi có loại dẫn 1 chiều có loại 2
chiều.

Câu 2: Các loại van bán dẫn thường được sử dụng.


Sự phát triển mạnh mẽ của các van bán dẫn công suất điền khiển hoàn toàn đã
tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các bộ biến đổi ac-dc. Các van MOSFET dùng
cho tải công suất nhỏ. Ở tải trung sủ dụng IGBT được xem là 1 thiết bị lý tưởng
cho 1 bộ biến đổi này cùng với công nghẹ điều biên PWM. Ở tải lớn hơn nữa
GTO được sử dụng và khả năng khoá điện áp ngược ở tần số đóng ngắt vài
KHz.

Câu 3: Phân loại bộ biến đổi.

Câu 4: Trình bày cấu tạo, nguyên lý và tính chất của bộ nâng áp Boost.
BƯỚC 1 
Ở đây, không có gì xảy ra. Tụ điện đầu ra được sạc đến điện áp đầu vào trừ đi
một lần sụt giảm diode.
 
BƯỚC 2 
Bây giờ, đã đến lúc bật công tắc. Nguồn tín hiệu của chúng ta tăng cao, bật
MOSFET. Tất cả dòng điện được chuyển hướng qua MOSFET thông qua cuộn
cảm. Lưu ý rằng tụ điện đầu ra vẫn được sạc vì nó không thể phóng điện qua
diode phân cực ngược.
Tất nhiên, nguồn điện không bị đoản mạch ngay lập tức, vì cuộn cảm làm cho
dòng điện tăng lên tương đối chậm. Ngoài ra, một từ trường hình thành xung
quanh cuộn cảm. Lưu ý đến cực của điện áp đặt trên cuộn cảm.
BƯỚC 3 
MOSFET bị tắt và dòng điện đến cuộn cảm bị dừng đột ngột. 
Bản chất của cuộn cảm là duy trì dòng điện trơn tru; nó không thích sự thay đổi
đột ngột của dòng điện. Vì vậy nó không thích sự tắt đột ngột của dòng điện. Nó
đáp ứng điều này bằng cách tạo ra một điện áp lớn có cực ngược lại với điện áp
ban đầu cung cấp cho nó bằng cách sử dụng năng lượng được lưu trữ trong từ
trường để duy trì dòng điện đó.
Nếu chúng ta quên phần còn lại của các phần tử mạch và chỉ chú ý đến các ký
hiệu phân cực, chúng ta nhận thấy rằng cuộn cảm lúc này hoạt động giống như
một nguồn điện áp mắc nối tiếp với điện áp cung cấp. Điều này có nghĩa là cực
dương của diode bây giờ ở điện áp cao hơn so với cực âm (hãy nhớ rằng lúc đầu
tụ điện đã được sạc để cung cấp điện áp) và được phân cực thuận. 
Tụ điện đầu ra hiện đã được sạc đến điện áp cao hơn trước đây, điều đó có
nghĩa là chúng ta đã nâng thành công điện áp DC thấp lên mức cao hơn.

Câu 5: Trình bày cấu tạo, nguyên lý và tính chất của bộ hạ áp Buck.
Trong mạch Buck cơ bản sẽ bao gồm 4 linh kiện điện tử là diode, khóa chuyển
mạch điện tử, cuộn dây và tụ điện.
Khi linh kiện điện tử bán dẫn đi qua cuộn cảm hay cuộn dây điện và thực hiện
việc nạp cho tụ điện nó sẽ duy trì dòng qua tải. Dòng qua cuộn dây và dòng điện
nạp vào tụ điện không tăng đột ngột và chúng tăng từ từ, khi đó điện áp ở đầu ra
trên tải cũng từ từ tăng lên, lúc này diode sẽ không dẫn điện bởi nó bị phân cực
ngược.
Mạch Buck hiện nay được đưa vào để ứng dụng với rất nhiều các thiết bị điện
khác nhau. Nó được sử dụng phổ biến ở mọi nơi, cụ thể như sau:
- Ứng dụng trong bộ chuyển độ POL cho máy tính để bàn và máy tính xách
tay. Mạch Buck được đưa vào ứng dụng với vai trò của bộ chuyển đổi
điểm tải hoặc POL, nhờ đó mà mạch không bị cô lập, chúng có khả năng
truyền công suất hiệu quả đến các dòng cao hơn. Đối với bo mạch chủ PC
và máy tính xách tay là điều đặc biệt hữu ích đó nhé! Các bộ vi xử lý hiện
đại ngày này thường được chạy dưới điện áp rất thấp, thông thường vào
khoảng 1.8V. Chính vì thế mà mạch Buck ứng dụng trong trường hợp
này rất hiệu quả. Mạch Buck đồng bộ, đôi khi nhiều pha được sử dụng
cho thực hiện chuyển mạch này. POL này thường được gọi với tên gọi
khác là Module thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh điện áp hoặc VRM trong
các thông số liên quan đến kỹ thuật của bo mạch chủ. Khi linh kiện bán
dẫn tắt dòng qua tải được lấy từ cuộn dây hay cuộn cảm của mạch và 1
phần nhỏ của tụ điện, lúc này diode sẽ dẫn ngay lập trình và dòng qua tải
chính là dòng điện đi qua diode và nó phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ linh kiện bán dẫn khỏi bị hỏng do điện áp ngược khi cắt dòng đặt
lên nó. Linh kiện bán dẫn có thể chết ngay lập trình khi điện áp ngược do
cuộn cảm sinh ra, và cộng thêm vào đó là nguồn điện tăng.
- Ứng dụng trong bộ sạc pin. Mạch Buck đồng bộ là cách tốt nhất, là giải
pháp tuyệt vời để làm giảm sự nóng lên của các thiết bị trong quá trình
sạc điện. Thông thường, công dùng để sạc cho các thiết bị di động được
dùng là công Micro USB. Nó cho phép dòng điện 5V chạy qua. Các mạch
sạc nằm bên trong thiết bị di động thường được dùng mạch Buck hạ áp và
một số còn được tích hợp thêm bộ điều khiển pin thông minh.

Câu 6: Phân loại biến tần


a. Biến tần AC
Biến tần AC là loại biến tần 1 pha – biến tần 3 pha  sử dụng điện áp xoay chiều
AC. Đây là loại biến tần được sử dụng rộng rãi nhất và được ứng dụng phổ biến
trong lĩnh vực công nghiệp. Hầu như gần 90 % các động cơ sử dụng trong các
nhà máy, nhà xưởng đều dùng loại biến tần AC.

b. Biến tần DC
Biến tần DC là loại biến tần thường dùng cho các ứng dụng nhằm điều khiển tốc
độ của động cơ 1 chiều (DC) đơn giản.
c. Biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào
Nếu bạn cần sử dụng một thiết bị điện sử dụng động cơ 3 pha  nhưng hệ thống
điện chỉ có điện áp 1 pha thì các loại biến tần thay đổi nguồn điện đầu vào sẽ là
công cụ đắc lực giúp bạn thực hiện được công việc này đấy.  Tuy nhiên, tùy
theo đặc điểm của điện áp đầu vào và điện áp của thiết bị điện mà các bước thực
hiện sẽ khác nhau. Sau đây là các trường hợp phổ biến thường gặp:
 Trường hợp 1: Nếu như điện áp đầu vào là điện áp 1 pha  220 V và động
cơ của thiết bị cần sử dụng điện áp 3 pha 380V thì bạn có thể sử dụng
biến tần để biến đổi nguồn điện đầu vào cho phù hợp để khởi động động
cơ . Đây là trường hợp đơn giản nhất.
 Trường hợp 2: Nhưng nếu chúng ta có điện áp đầu vào là 1 pha 220 V
nhưng động cơ thiết bị đòi hỏi điện áp 3 pha 380 V  và có công suất lớn
hơn 2.2 Kw mới hoạt động thì phải làm thế nào ? Bạn chỉ cần thực hiện
theo các bước sau đây :
Bạn hãy mua một máy biến áp có khả năng chuyển đổi điện áp 220 V sang điện
áp 380 V (tần số 50 Hz) , và tuỳ theo công suất mà bạn có thể chọn loại dòng từ
10 - 20 A. Tiếp theo, hãy chọn mua một bộ biến tần 3 pha 380 V. Lưu ý rằng
hãy chọn các biến tần có công suất lớn hơn công suất động cơ khoảng 20 %.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thiết bị trên, chúng ta sẽ tiến hành đấu dây cho
các thiết bị.
Đầu tiên bạn hãy cấp điện áp 220 V cho biến áp, nguồn điện đi qua biến áp sẽ
được biến đổi và có điện áp 380 V. Chúng ta sẽ cấp nguồn điện 380 V này cho
biến tần. Trên thiết bị biến tần sẽ có 3 chân đầu vào (L1, L2 và L3), chúng ta sẽ
kết nối nguồn điện 380 V vào chân L1/ R và L3/ T , còn chân L2 thì giữ nguyên
không sử dụng . Như vậy là chúng ta đã hoàn tất việc biến đổi điện áp 1pha 220
V thành điện áp 3 pha 380 V và có thể sử dụng điện áp này để điều khiển động
cơ 380 V có công suất lớn hơn 2.2 Kw .
 Trường hợp 3: Đối với các động cơ 3 pha sử dụng nguồn điện áp 220 V
có công suất nhỏ hơn 2.2 Kw thì công việc sẽ đơn giản hơn. Chúng ta chỉ
cần sử dụng biến tần biến đổi điện áp 1 pha 220 V thành điện áp  3 pha
220 V là có thể dùng trực tiếp mà không cần sử dụng tới máy biến áp .
d. Biến tần chỉnh độ rộng xung (PWM)
Biến tần điều chỉnh độ rộng xung (Pulse Width Modulation  - PWM) là loại
biến tần có cấu tạo và cơ chế hoạt động phức tạp nhất trong các loại biến tần
hiện nay. Tuy nhiên, bù lại là biến tần PWM cho phép động cơ của thiết bị điện
hoạt động hiệu quả hơn hẳn. Biến tần điều chỉnh độ rộng có khả năng biến đổi
dòng điện một chiều đầu vào thành dòng điện thích hợp với động cơ điện nhờ
vào việc sử dụng các bóng bán dẫn. Chức năng chính của các bóng bán dẫn này
là chuyển đổi dòng điện một chiều đầu vào từ tần số này sang các tần số khác
nhau phù hợp với đặc điểm điện áp của động cơ điện và thông qua đó sẽ cung
cấp một loạt các xung điện áp cho động cơ. Mỗi xung điện áp sẽ được chia
thành từng phần để phản ứng với phần điện kháng của động cơ điện và từ đó tạo
ra dòng điện thích hợp cho động cơ.
e. Biến tần Vector – biến đổi độ rộng xung
Biến tần vector dòng biến đổi độ rộng xung sử dụng một loại hệ thống điều
khiển tích hợp vào động cơ điện một chiều – bộ vi xử lý. Đây là một loại biến
tần mới và được ứng dụng ngày càng rộng rãi nhờ vào ưu điểm nổi bật của nó.
Bộ vi xử lý của biến tần vector biến đổi độ rộng xung được kết nối chặt chẽ với
động cơ điện thông qua một vòng điều khiển kín. Chính vì thế mà bộ xử lý này
có thể kiểm soát hoạt động của động cơ điện một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn.

You might also like