You are on page 1of 16

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 2

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................ 3

1. Tìm hiểu mạch H bridge – 1 Phase ........................................................ 3


2. Tìm hiểu mạch điều khiển số.................................................................. 5
3. Tìm hiểu mạch cấp nguồn …………………………………………….. 6

CHƯƠNG II : PHẦN THỰC NGHIỆM........................................................... 7

1. Thiết kế, lắp ráp và hàn mạch................................................................. 7


2. Sơ đồ thiết kế chi tiết chức năng nhiệm vụ ............................................ 10
3. Kết quả thực nghiệm............................................................................... 15

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN.............................................................................. 16

1
LỜI MỞ ĐẦU.
Ngày nay, trong hầu hết các ngành kinh tế, kĩ thuật, nhất là các ngành công nghiệp
đều áp dụng kĩ thuật tự động hoá. Có thể nói, tự động hoá đã làm thay đổi diện mạo
nhiều ngành sản xuất, dịch vụ ở nhiều nước đã xuất hiện những nhà máy không có
người, văn phòng không có giấy... Khắp nơi đã bắt gặp những thuật ngữ như Thương
mại điện tử, Chính phủ điện tử, Máy thông minh, Thiết bị thông minh...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ bán dẫn điện, ngày
nay Điện tử công suất đã giữ một vai trò quan trọng trong kỹ thuật điện nói chung.
Môn học Điện tử công suất đã trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên các
ngành kỹ thuật điện, Tự động hoá.

Điện tử công suất là công nghệ biến đổi điện năng từ dạng này sang dạng khác
trong đó các phần tử bán dẫn công suất đóng vai trò trung tâm.

Bộ biến đổi điện tử công suất còn được gọi là bộ biến đổi tĩnh (static converter) để
phân biệt với các máy điện truyền thống (electric machine) biến đổi điện dựa trên
nguyên tắc biến đổi điện từ trường. Điện tử công suất được ứng dụng rộng rãi trong
hầu hết các ngành công nghiệp hiện đại. Có thể kể đến các ngành kỹ thuật mà trong
đó có những ứng dụng tiêu biểu của các bộ biến đổi bán dẫn công suất như truyền
động điện, giao thông đường sắt, nấu luyện thép, gia nhiệt cảm ứng, điện phân nhôm
từ quặng mỏ, các quá trình điện phân trong công nghiệp hóa chất, trong rất nhiều các
thiết bị công nghiệp và dân dụng khác nhau...Trong những năm gần đây công nghệ
chế tạo các phần tử bán dẫn công suất đã có những tiến bộ vượt bậc và ngày càng
trở nên hoàn thiện dẫn đến việc chế tạo các bộ biến dổi ngày càng nhỏ gọn, nhiều
tính năng và sử dụng ngày càng dễ dàng hơn.

Trong thời gian thực tập tại trường ĐHBK Hà Nội em đã có cơ hội được tiếp cận
và hiểu thêm về mạch điện tử công suất , cùng với đó là trực tiếp tham gia vào quá
trình làm mạch để làm quen với các linh kiện điện tử. Em xin chân thành cảm ơn
thầy đã hướng dẫn và tạo điều kiện để em hoàn thành thực tập với kết quả tốt nhất.

Hà nội,ngày 01 tháng 09 năm 2020.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Quân

2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tìm hiểu mạch H bridge – 1 Phase IGBT


 Sơ đồ nguyên lý :

 H Bridge - 1 Phase là một mạch gồm 4 "công tắc" được mắc theo hình
chữ H. Bằng cách điều khiển 4 "công tắc" này đóng mở, ta có thể điều
khiển được dòng điện qua động cơ cũng như các thiết bị điện tương tự, 4
"công tắc" này thường là Transistor BJT, MOSFET,IGBT hay Relay. Tùy
vào yêu cầu điều khiển khác nhau mà người ta lựa chọn các loại "công
tắc" khác nhau, trong mạch thết kế thì 4 “công tắc” này là các van IGBT.
 Nguyên lý làm việc : Với nguồn DC được cấp từ mạch nguồn và tín hiệu
điều khiển đóng mở van IGBT thì mạch cầu H sẽ cho phép chiều nguồn DC
đi vào tải được đảo chiều theo ý muốn dẫn đến việc chiều quay của động cơ
thay đổi.

Cụ thể ta có chế độ hoạt động của mạch cầu H :

+ Khi S1,S2 được cấp tín hiệu đóng van trong khi đó van S3,S4 cấp tín hiệu mở
van thì chiều dòng điện qua tải sẽ chạy từ trái sang phải của tải

3
+ Khi S1,S2 được cấp tín hiệu mở van trong khi đó van S3,S4 cấp tín hiệu đóng
van thì chiều dòng điện qua tải sẽ chạy từ phải sang trái của tải

+ Quá trình đóng mở các cặp van S1-S2 và S3-S4 có thể thực hiện với khoảng thời
gian được định trước bởi chương trình điều khiển được cài đặt từ mạch điều khiển

+ Khi các cặp van S1-S2 hoặc S3-S4 không đóng hay mở cùng nhau sẽ không có
nguồn DC đến tải nên yêu cầu sự chính xác trong tín hiệu điều khiển là vô cùng
quan trọng.

 Một số lưu ý :

+ Việc lựa chọn sử dụng van đóng mở là phụ thuộc vào yêu cầu bài toán:

- Với yêu cầu thời gian đảo chiều không quá nhanh thì có thể dùng Relay để
giảm chi phí
- Với nguồn DC cấp cho mạch lớn thì nên chọn van BJT vì có khả năng đóng
mở với điện áp cao
- Với nguồn DC trung bình, yêu cầu đóng mở nhanh thì MOSFET hay IGBT
có thể cân nhắc lựa chọn tùy theo chi phí linh kiện.

+ Ngoài việc lựa chọn van thì việc tính toán và thiết kế thêm các mạch Subber để
giảm tổn thất khi đóng mở các van là cần thiết ; trong các ứng dụng yêu cầu về
cách ly mạch lực và mạch điều khiển thì cần thêm các máy biến áp xung đi kèm.

4
2. Tìm hiểu mạch điều khiển số :
Mạch điều khiển số được thiết kế sử dụng vi điều khiển dsPIC30F4011
chuyên dùng trong việc điều khiển động cơ qua các kênh băm xung PWM.
Các tín hiệu điều khiển được tạo ra bằng phương pháp điều chế độ rộng
xung PWM sau đó đưa các tín hiệu này đến các chân điều khiển các van
trong mạch lực. PWM tạo ra bằng cách đưa ra giá trị Duty Cycle (%) và tần
số đóng ngắt (Hz) để vi điều khiển xử lý

Ngoài trung tâm là vi điều khiển dsPIC thì còn thiết kế thêm các nút điều
khiển như Start, Stop, các nút chọn chế độ hoạt động, … các đèn led báo
trạng thái mạch. Mạch cũng bố trí sẵn các chân cắm cho bộ ADC khi cần
thiết và 1 mà hình LCD hiển thị các thông số cài đặt của mạch như tần số
đóng ngắt , hệ số điều chế xung, chế độ hoạt động…

5
3. Tìm hiểu mạch cấp nguồn :
 Sơ đồ mạch :

 Nguyên lý hoạt động : điện áp cấp cho mạch qua cầu chì và diode cầu nạp
vào tụ 1 chiều tạo ra áp trên chân đầu vào của ICL7815 và ICL7915 , 2 IC
này có tác dụng ổn áp và cung cấp ở chân đầu ra IC điện áp ổn định ở 15V,
điện áp này được dự trữ bởi tụ C2, tạo dòng qua led và cấp nguồn ổn định
cho mạch điều khiển số. Còn với nguồn 24V cấp cho mạch lực do chỉ phụ
thuộc vào điện áp đã được nạp và phóng từ tụ C9 mà không có IC để ổn áp
nên điện áp thực đạt được có thể thấp hơn tính toán từ 1 đến 2V, nguồn 24
cũng tạo dòng để làm sáng led . Các điện trở R1,R2,R3 có tác dụng giảm
dòng qua led vì dòng quá cao gây cháy led.

6
CHƯƠNG II .PHẦN THỰC NHIỆM

1.Thiết kế, lắp ráp và hàn mạch

a. Sơ đồ thiết kế mạch in

 Mạch cấp nguồn

 Mạch điều khiển số

7
 Mạch lực H Bridge – 1 Phase IGBT

8
b. Lắp ráp và hàn mạch

+ Xem danh sách linh kiện ( số lượng, thông số kỹ thuật) và lấy lần lượt từng linh
kiện

+ Xem vị trí chính xác của các linh kiện trên bảng mạch in

+ Lắp ráp các linh kiện 1 cách tuần tự, ưu tiên các linh kiện dán sau đó đến các linh
kiện cắm nhỏ trước to sau

+ Điều chỉnh nhiệt độ máy hàn phù hợp ( 300 – 400 độ C) , dùng lượng thiếc thích
hợp với từng linh kiện đủ để giữ linh kiện có độ chắc chắn.

c. Một số lưu ý trong thiết kế , lắp ráp và hàn mạch

+ Việc sắp xếp vị trí linh kiện trên bảng mạch nên tuân thủ theo vị trí trên bản vẽ
thiết kế mạch để việc đọc mạch dễ dàng hơn, phân vùng cụ thể cho từng khối chức
năng trên 1 bảng mạch

+ Khi lắp ráp linh kiện thì thông số kỹ thuật là cực kỳ quan trọng , hạn chế việc lắp
nhầm linh kiện hoặc lắp linh kiện không đúng với thông số thiết kế

+ Trước khi hàn nên kiểm tra lại sơ đồ thiết kế và cố định chắc chắn linh kiện , với
một số IC nên được hàn cao chân để đáp ứng nhu cầu tản nhiệt của linh kiện, tuyệt
đối không để các mối hàn dính chân vào nhau sẽ gây cháy mạch , hỏng linh kiện .

9
2. Sơ đồ thiết kế chi tiết chức năng nhiệm vụ

a. Mạch lực
 Mạch cấp điện áp chân E và truyền tín hiệu điều khiển cho chân G của IGBT

10
 Mạch cấp nguồn sơ cấp cho biến áp xung

 Mạch H Bridge – 1 Phase IGBT

 Mạch nhận tín hiệu băm xung PWM từ mạch điều khiển số

11
 Mạch bảo vệ quá dòng

b. Mạch điều khiển số


 Mạch chuyển đổi tín hiệu UART sang giao tiếp RS485 từ 2 chân vào ra nối
tiếp(PGD,PGC) của dsPIC30F4011 để giao tiếp thuận tiện với ngoại vi

12
 Nút chọn chế độ hoạt động Mạch phát xung clock

 Mạch hiển thị LCD

13
 Vi điều khiển dsPIC30F4011

c. Mạch cấp nguồn

14
3.Kết quả thực nghiệm (em quên chưa lưu lại ảnh chụp kết quả đo)

+ Với nguồn cấp đầu vào mạch nguồn là 18V thì kết quả đo tại đầu ra 15V cho kết
quả là khoảng 14,89 – 15,2V , kết quả tại đầu ra 24V thì chỉ đạt khoảng 22,87V

+ Đo kiểm tra tín hiệu điều khiển trong mạch cho dạng sóng điều khiển quá sát với
lý thuyết và có đỉnh sóng không quá cao , đảm bảo tín hiệu điều khiển từ 0-12V

+ Với mạch lực kiểm tra cấp nguồn sơ cấp cho biến áp xung đạt yêu cầu khoảng
15V, cho điệ áp ra đầu thứ cấp là 12V

+ Kiểm tra hoạt động của mạch bảo về quá dòng hoạt động bình thường

+ Đấu nối với tải ( quạt gió) hoạt động tốt, điện áp cấp cho tải ổn định theo yêu cầu
thiết kế

15
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN.

- Sau 6 tuần thực tập tại trường đại học bách khoa hà nội, dưới sự hướng dẫn
và tạo điều khiên của thầy.Em đã đúc kết cho mình được một số kiến thức
cũng như là kinh nghiệm trong công việc thực tế về mạch điện tử công suất,
cũng như là phương thức làm việc nhóm,bố trí công việc cho từng người trong
nhóm.
- Qua việc thực tế em nhận thấy việc tính toán lý thuyết và làm thực tế tuy có
khác rất nhiều nhưng lý thuyết vẫn là nền tảng rất cần thiết để ta thực hiện
trên thực tế.
- Tuy trong thời gian thực tập em cũng đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn chưa
đạt được kết quả mà thầy cũng như em mong muốn, nên em biết mình sẽ phải
cố gắng hơn trong những công việc tiếp theo.
- Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy trong thời gian qua đã hướng dẫn
cũng như tạo điều kiện để em hoàn thành công việc của mình.

16

You might also like