You are on page 1of 70

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1 (PBL1)


MÁY ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. VÕ QUANG SƠN

: ThS. NGUYỄN VĂN TẤN

SINH VIÊN THỰC HIỆN : VÕ VĂN THÀNH

LỚP SINH HOẠT : 19DCLC3

LỚP HỌC PHẦN : 19.27A

MÃ SỐ SINH VIÊN : 105190122

ĐÀ NẴNG, 2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

DỰ ÁN LIÊN MÔN 1 (PBL1):


MÁY ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
Họ và tên: VÕ VĂN THÀNH
Lớp sinh hoạt: 19DCLC3 Nhóm:27A Số thứ tự: 16

I. Nhiệm vụ, yêu cầu:


Phần 1 – Thiết kế động cơ điện không đồng bộ: Thiết kế động cơ điện
không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc với các số liệu ban đầu như sau:
1. Công suất định mức: Pđm = 7.5 kW
2. Điện áp dây định mức: Uđm- /Y - 220/380 V
3. Tốc độ đồng bộ: n1 = 1500 vòng/phút
4. Tần số định mức: f đm = 50 Hz
5. Hiệu suất: đm = 87.5 %
6. Hệ số công suất: cosđm = 0.86
7. Kiểu kín IP44.
8. Chế độ làm việc dài hạn.
9. Cấp cách điện: F hoặc B
Còn các thông số khác phải phù hợp với tiêu chuẩn nhà nước.
Phần 2 – Tìm hiểu thiết bị điện trong các sơ đồ mạch điều khiển động cơ
điện không đồng bộ (nhóm từ 3 đến 5 sinh viên):
1. Tìm hiểu sơ đồ một mạch điều khiển động cơ điện không đồng bộ
(mạch khởi động, mạch đảo chiều, mạch hãm, …)
2. Tìm hiểu chức năng, cấu tạo, nguyên lý và các vấn đề liên quan của
thiết bị điện trong sơ đồ trên.

II. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:


Phần 1 – Thiết kế động cơ không đồng bộ: Xác định kích thước chủ yếu;
thiết kế dây quấn, lõi sắt stato và rôto; tính toán tham số của động cơ ở chế độ
làm việc bình thường; tính tổn hao; tính đặc tính làm việc và đặc tính mở máy.
Vẽ một bản vẽ tổng lắp ráp A0 (cắt 1/4).
Phần 2 – Tìm hiểu thiết bị điện mạch điều khiển động cơ không đồng bộ:
Sơ đồ mạch điều khiển, báo cáo các vấn đề đã tìm hiểu như trong phần nhiệm
vụ, yêu cầu.
Giáo viên hướng dẫn
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



Phần I
THIẾT KẾ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
Đặc tính làm việc của động cơ điện không đồng bộ rôto lồng sóc
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



Phần II
TÌM HIỂU THIẾT BỊ ĐIỆN MẠCH ĐIỀU
KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



Phần II: TÌM HIỂU THIẾT BỊ ĐIỆN MẠCH


ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ.

A, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động sao – tam
giác.
B, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động hai động cơ
chạy luân phiên.
C, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động ba động cơ
chạy tuần tự.
D, Một số hình ảnh về thiết bị điện.
A, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động sao – tam giác:
1, Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực:

Hình 1.1 Mạch khởi động sao tam giác.

2, Tìm hiểu chức năng, cấu tạo, nguyên lý, và các vấn đề liên quan của
thiết bị điện trong sơ đồ mạch trên:
a, Cấu tạo và chức năng của các thiết bị điện trong sơ đồ:
- Mạch động lực:
• Aptomat (MCCB) để đóng cắt và cấp nguồn điện cho mạch động lực.
• Contactor:
- contactor chính (K1): điều khiển dòng điện vào động cơ.
- contactor sao (K2) và contactor tam giác (K3): chuyển chế độ từ mạch đấu nối
sao sang mạch đấu nối tam giác.
• Rơle nhiệt (ORL): Relay nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ.
- Mạch điều khiển:
• Cầu chì (CC): bảo vệ các thiết bị điện trong mạch điều khiển.
• ON: Nút nhấn khởi động, khởi động động cơ từ chế độ sao sang chế độ tam
giác.
• OFF: Nút nhấn dừng để dừng động cơ.
• T: Relay thời gian, định thời gian để chuyển từ chế độ sao sang chế độ tam
giác.
• Đèn báo (ON): đèn báo động cơ đang hoạt động.
• Đèn báo (FAULT): đèn báo động cơ đang gặp sự cố quá tải.
b, Nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện trong mạch:
• Vận hành mạch khởi động sao tam giác:
- Đóng MCCB cấp nguồn cho mạch động lực và mạch điều khiển.

Hình 1.2 Trạng thái của mạch sao tam giác khi mạch ở chế độ nối sao.
- Nhấn nút ON cho dòng điện chạy qua mạch điều khiển, khi nhả nút
ON tiếp điểm K1 đóng duy trì dòng điện, dòng điện qua cuộn hút K1, K3 làm
tiếp điểm thường hở K1, K3 đóng lại trở thành tiếp điểm duy trì. Đèn báo hiệu
(ON) sáng lên báo động cơ đang hoạt động, lúc này động cơ đang chạy với chế
độ sao. Đồng thời cấp điện cho Relay thời gian T khi đó relay thời gian bắt đầu
đếm.
Hình 1.3 Trạng thái của mạch khi mạch chuyển từ nối sao sang nối tam giác.
- Khi relay thời gian đếm đủ (5s), tiếp điểm của relay thời gian T đảo
trạng thái, lúc này K2 được cấp điện, tiếp điểm thường đóng của K2 sẽ mở ra,
cuộn hút K3 bị cắt điện, tiếp điểm thường mở đóng chậm của K2 đóng lại, lúc
này động cơ chạy theo kiểu tam giác. Nếu có sự cố quá tải ở động cơ, relay nhiệt
(ORL) hoạt động, tiếp điểm của ORL sẽ nhảy, các contactor bị cắt điện, động cơ
dừng hoạt động. đèn báo (FAULT) sang lên báo động cơ gặp sự cố.
Hình 1.4 Biểu diễn sự cố khi động cơ bị quá tải.
- Nếu có sự cố gì đó như mất pha, quá tải… làm rờ le nhiệt nhảy thì tiếp
điểm thường đóng OLR hở, mạch điều khiển mất điện toàn bộ, công tắc tơ nhả
hết, động cơ dừng lại.
c, Tính toán và chọn thiết bị phù hợp với mạch:
• Aptomat đóng cắt (MCCB):
- Công suất của động cơ:
P = số cuối ngày sinh nhân 5 + công suất đề
= 6 * 5 + 7.5 = 37.5 (kW)
→ Chọn công suất 37kW
- Dòng điện định mức của động cơ (Iđm) tính theo công thức tính công
suất động cơ.
P= √3 ∗ 𝑈𝑑𝑚 ∗ 𝐼𝑑𝑚 ∗ cos 𝜑
𝑃(𝑊) 37000
→ Idm = = = 70.3 A.
√3∗𝑈𝑑𝑚∗cos 𝜑 √3∗380∗0,8
- Dòng điện định mức của CB:
Icb = Idm * 2 = 70.3 * 2 = 140.6 A.
→ Tra theo catalogue của hãng LS chọn CB ABS203c (In = 150A, Icu = 42kA).
• Contactor:
- Chọn contactor nối tam giác và con tắc tơ chính có dòng định mức bằng nhau:
Icontactor (chính, nối tam giác) = (1,2-1,5) * Idm
= (1,2-1,5) * 70.3
= (84.36 – 105.45) A.
→ Tra theo catalogue của hãng LS chọn CONTACTOR 3 pha MC-130a (In = 130A).
- chọn contactor nối sao:
𝐼𝑑𝑚 70.3
Icontactor (sao) = (1,2-1,5) * = (1,2-1,5) *
√3 √3
= (48.7 – 60.9) A.
→ Tra theo catalogue của hãng LS chọn CONTACTOR 3 pha MC-75a (In = 75A).
* khi chuyển từ nối sao sang nối tam giác thì khi nối sao (Idm = Id = Ip)
còn khi nối tam giác thì (Idm = Id = √3 *Ip) nên khi chuyển từ nối sao sang nối
tam giác thì Idm phải chia cho √3.
• Rơle nhiệt:
- Ta chọn rơle nhiệt cho khởi chính (contactor) theo loại contactor đã chọn, ta tra
catalogue của LS thì đối với khởi MC-130a ta chọn rơle nhiệt MT-150a.
• Rơle thời gian:
+Sử dụng loại relay thời gian là ON Delay có đế 8 chân, điều chỉnh thời gian
bằng biến trở trên mặt.
+Tùy theo thời gian phù hợp với ứng dụng có các dãy thời gian là: 6S, 10S, 30S,
60S, 10M, 30M, 60M, 2H, 6H.
+Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz.
+Ta dùng rơ le thời gian GT3S-1AF20 của IDEC.
• Đèn báo.
• Nút nhấn để điều khiển.
• Động cơ 3 pha 3P-380V- 37KW theo TCVN.
B, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động hai động cơ chạy
luân phiên:
1, Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực:

Hình 2.1 Mạch 2 động cơ hoạt động luân phiên.

2, Tìm hiểu chức năng, cấu tạo, nguyên lý, và các vấn đề liên quan của
thiết bị điện trong sơ đồ mạch trên:
a, Cấu tạo và chức năng của các thiết bị điện trong sơ đồ:
- Mạch động lực:
• ACB: đóng cắt và cấp nguồn cho mạch động lực.
• MCCB1, MCCB2: đóng cắt và bảo vệ 2 động cơ khi có sự cố.
• K1: Contactor 1, cấp điện cho động cơ M1.
• K2: Contactor 2, cấp điện cho động cơ M2.
• ORL1, ORL2: Relay nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ M1 và M2.
- Mạch điều khiển:
• CB1P: MCB 1 pha, đóng cắt và cấp nguồn cho mạch điều khiển.
• STOP: Nút nhấn dừng (STOP), dừng chạy cả 2 động cơ.
• START: Nút nhấn khởi động (START), khởi động động cơ cả 2 động cơ.
• T1: Rơle thời gian 1 (Timer Relay), định thời gian để chuyển từ động cơ M1
sang M2.
• T2: Rơle thời gian 2 (Timer Relay), định thời gian để chuyển từ động cơ M2
sang M1.
• M1R: Đèn báo động cơ M1 đang hoạt động.
• M2R: Đèn báo động cơ M2 đang hoạt động.
• M1S: Đèn báo động cơ M1 đang gặp sự cố quá tải.
• M2S: Đèn báo động cơ M2 đang gặp sự cố quá tải.
b, Nguyên lý hoạt động của mạch:
• Vận hành mạch khởi động 2 động cơ luân phiên:
- Đóng ACB, MCCB1và MCCB2 cấp điện cho mạch động lực; đóng
CB1P cấp điện cho mạch điều khiển.

Hình 2.2 Trạng thái của mạch 2 động cơ khi chạy với động cơ số 1.

- Nhấn nút khởi động START, để cấp điện cho khởi K1 để khởi động
động cơ M1 đồng thời cấp điện cho Timer relay T1 để định thời gian để chuyển
đổi từ động cơ M1 sang động cơ M2 và đèn M1R sáng để báo hiệu động cơ M1
đang chạy, khi khởi K1 được cấp điện thì tiếp điểm duy trì được đóng lại để duy
trì trạng thái cho khởi K1.
Hình 2.3 Trạng thái của mạch 2 động cơ khi chuyển từ động cơ 1 sang động cơ 2

- Khi role thời gian (T1) được cấp nguồn và sau thời gian được cài đặt
thì tiếp điểm thường đóng mở chậm mở ra ngắt ra cắt nguồn cho khởi K1 để
động cơ M1 tắt, còn tiếp điểm thường mở đóng chậm đóng lại cấp nguồn cho
khởi K2 để khởi động động cơ M2 đồng thời cấp nguồn cho Timer relay T2 để
định thời gian để chuyển đổi từ động cơ M2 sang động cơ M1 và đèn M2R sáng
lên để báo hiệu động cơ M2 đang chạy.

- Để chuyển đổi từ động cơ M2 sang động cơ M1 thì khi động cơ M2


được khởi động thì Timer relay T2 cũng được bật để định thời gian để bật động
cơ M1, sau khi hết thời gian cài đặt thì khi đó tiếp điểm thường đóng mở chậm
của Timer relay T2 mở ra cắt nguồn khởi K2 để động cơ M2 tắt còn tiếp điểm
thường mở đóng chậm của Timer relay T2 đóng lại để cấp nguồn cho khởi K1
để khởi động động cơ M1. Thì khi đó 2 động cơ được khởi động chạy luân phiên
2 động cơ với thời gian cài đặt.

- Để tắt 2 động cơ ta nhấn nút (STOP) để cắt nguồn cho 2 khởi K1 và K2.
• Khi có sự cố xảy ra trên mỗi động cơ:

- Khi xảy ra sự cố quá tải ở động cơ M1, tiếp điểm thường đóng (95-96)
của ORL1 (Rơle nhiệt) mở ra cắt nguồn cấp cho động cơ M1 và tiếp điểm duy
trì cũng mở ra, tiếp điểm thường mở (97-98) của ORL1 đóng lại; đèn M1S sáng
báo hiệu động cơ đang gặp sự cố.

- Khi xảy ra sự cố quá tải ở động cơ M2, tiếp điểm thường đóng (95-96)
của ORL2 mở ra cắt nguồn cấp cho động cơ M2 và tiếp điểm duy trì của khởi
K2, tiếp điểm thường mở (97-98) đóng lại để làm sáng đèn M2S để báo hiệu
động cơ M2 đang gặp sự cố.
3, Tính toán và chọn thiết bị phù hợp với mạch (sử dụng phần mềm ETAP):

Hình 2.4 Mạch 2 động cơ trên cửa sổ phần mềm Etap

- Các phần tử trong mạch :


Nguồn: để nhập các thong số của nguồn ta nhấp vào biểu tượng
(power grid) trên cửa sổ làm việc của etap, ta nhập các thông số của nguồn cung
cấp: điện áp (35kV), công suất ngắn mạch (500MVA) và tỷ số ngắn mạch
(X/R=10).
Máy biến áp: để nhập các thông số của máy biến áp ta nhấp vào biểu
tượng trên cửa sổ làm việc của etap, sau đó ta nhập các thông số cho máy
biến áp: standard (IEC); điện áp cuộn sơ cấp (35kV), thứ cấp (0,4kV); công suất
của máy biến áp (160kVA).

Ta nhập tổng trở thứ tự thuận, tổng trở thứ tự không thuận , tỉ số X/R
(chọn Typical Z&X/R trong thẻ impedance )…

*Chọn MBA theo phụ tải tra ở sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 -500kV.
Cáp : để nhập các thông số của Cáp ta nhấp vào biểu tượng trên cửa
sổ làm việc của etap, sau đó ta nhập các thông số sau cho cáp: tên cáp, chiều dài,
sai số chiều dài, số sợi cáp trên 1 pha. Nhấp vào Library để chọn cáp từ thư viện
sẵn có trong Etap.

- Cửa sổ thư viện (library) của cable:

- Lựa chọn cable cho mạch:


ID cáp Tiết diện Chiều dài Sai số chiều dài Số sợi trên Loại
(mm) (m) (%) pha kết nối
Cáp 1 95 50 0 3 3 pha
Cáp 2 50 30 0 3 3 pha
Cáp 3 50 30 0 3 3 pha
Phụ tải: - Để nhập các thông số của phụ tải ta nhấp vào biểu tượng
trên cửa sổ màn hình ETAP, sau đó ta nhập các thông số sau cho phụ tải: tên phụ
tải, điện áp định mức, sự kết nối, công suất phụ tải, hệ số cosφ. Tỉ lệ phần trăm
tải tỉnh trên tải động.

- Thông số của phụ tải:


Tên phụ Điện áp Công suất Công suất Hệ số công suất
tải (kV) (kW) (kVA) (cos phi)
Động cơ 1 0,4 60 75 0,8
Động cơ 2 0,4 60 75 0,8
3.1, Tính chọn CB (bằng phần mềm Etap):

- Tính toán ngắn mạch:


-Vào mục để chuyển sang mode tính ngắn mạch và vào mục
(Edit Study Case) để điều chỉnh tính toán và chọn bus để tính ngắn mạch.

Hình 2.5 cửa sổ Edit Study Case

Hình 2.6 Tính toán ngắn mạch trên tất cả các bus
- Dòng định mức của CB tổng (ACB):

𝑷(𝒕ổ𝒏𝒈 𝟐 độ𝒏𝒈 𝒄ơ)∗𝟏𝟎𝟑 𝟏𝟐𝟎∗𝟏𝟎𝟑


Ta có: Itt = = = 𝟐𝟐𝟖(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB = 2 * Itt = 2 * 228 = 456(A)

- Chọn ACB của hãng LS:

Model CB Standard Size Rate Icu Ics Min delay


(amps) (kV) (kA) (kA) (sec)
AH-06D IEC 630 0.69 65 65 0.01

- Dòng định mức CB cho 2 động cơ 60kW (MCCB):


𝑷(độ𝒏𝒈 𝒄ơ)∗𝟏𝟎𝟑 𝟔𝟎∗𝟏𝟎𝟑
Ta có: Ittdc = = = 𝟏𝟏𝟒(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB = 2 * Ittđc = 2 * 114 = 228(A)


- Chọn MCCB của hãng K Moeller:
Model CB Standard Size Rate Icu Ics Min delay
(amps) (kV) (kA) (kA) (sec)
NZM9(M1) IEC 250 0.69 10 10 0.01
NZM9(M2) IEC 250 0.69 10 10 0.01
- Kiểm tra tính chọn CB:

• Ngắn mạch ở động cơ M1:

- Khi ngắn mạch ở động cơ M1 thì CB của động cơ M1 sẽ tác động


trước nếu CB của động cơ M1 không tác động thì CB tổng sẽ tác động. Như
trong hình minh họa thì việc tính chọn CB cho động cơ M1 là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus3 (bus tổng): Ixk=7,5 kA < Icu=65 kA
(CB tổng) => vậy ta chọn CB tổng vậy là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus4 (bus của động cơ M1):
Ixk=6kA < Icu=10kA(Icu của CB động cơ M1) => Vậy ta chọn CB cho động cơ
M1 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M1 và CB tổng
• Ngắn mạch ở động cơ M2:

- Tương tự khi ngắn mạch ở động cơ M2 thì CB của động cơ M2 tác


động trước nếu CB của động cơ M2 không tác động thì CB tổng tác động vậy
việc chọn CB của động cơ M2 là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus5 (bus của động cơ 2):
Ixk=6kA < Icu=10kA (Icu của CB động cơ M2) => vậy ta chọn CB cho động cơ
M2 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M2 và CB tổng

*CB của 2 động cơ là giống nhau nên sẽ có đồ thị đường cong đặc tính giống nhau.
3.2 Lựa chọn contactor và rơ le nhiệt:

Ta có: Icontactor = (1,2-1,5) * Ittdc = (1,2-1,5)*114 = (136.8-171) (A)

Tra theo catologo của hãng LS chọn contactor MC-185a (In=185A).

*Ở mạch này với động cơ 60kW thì ta sử dụng khởi động mềm cho
động cơ vì động cơ 60kW đã là động cơ có công suất lớn nên khi khởi động có
tải thì dòng điện khởi động sinh ra lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống cung
cấp điện cho động cơ nên ta sử dụng khởi động mềm (soft starter) để khởi
động để giảm bớt dòng khởi động, ổn định điện áp của động cơ, nâng cao hệ số
công suất của động cơ cũng như là tiết kiệm chi phí điện năng sử dụng. Ngoài
ra ở các khởi động mềm cũng trang bị bộ kiểm soát nhiệt độ cũng như là dòng
quá tải nên ta cũng không cần phải chọn them role nhiệt cũng như các thiết bị
bảo vệ cho động cơ.

3.3 Lựa chọn rơ le thời gian :

+Sử dụng loại relay thời gian là ON Delay có đế 8 chân, điều chỉnh thời gian
bằng biến trở trên mặt.

+Tùy theo thời gian phù hợp với ứng dụng có các dãy thời gian là: 6S, 10S,
30S, 60S, 10M, 30M, 60M, 2H, 6H.

+Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz.

+Ta chọn rơ le thời gian GT3S-1AF20 của IDEC.


C, Tìm hiểu thiết bị điện trong sơ đồ mạch khởi động ba động cơ chạy
tuần tự:
1, Sơ đồ mạch điều khiển và mạch động lực:

Hình 3.1 Mạch 3 động cơ tuần tự.


2, Tìm hiểu chức năng, cấu tạo, nguyên lý, và các vấn đề liên quan của thiết bị
điện trong sơ đồ mạch trên:
a) Cấu tạo và chức năng của các thiết bị điện trong sơ đồ :
- Mạch động lực:
• ACB: ACB 3 pha, đóng cắt và cấp nguồn cho mạch động lực
• MCCB1, MCCB2, MCCB3: MCCB 3 pha, đóng cắt và cấp nguồn cho động cơ
M1, M2, M3 ở mạch động lực.
• K1: contactor 1, điều khiển dòng điện vào động cơ M1.
• K2: contactor 2, điều khiển dòng điện vào động cơ M2.
• K3: contactor 3, điều khiển dòng điện vào động cơ M3.
• ORL1, ORL2, ORL3: Relay nhiệt, bảo vệ quá tải cho động cơ M1, M2, M3.
• L1, L2, L3: đèn báo pha, báo tín hiệu hoat động của ba pha.
- Mạch điều khiển:
• CB1P: MCB 1 pha, đóng cắt và cắt nguồn cho mạch điều khiển.
• STOP: nút nhấn dừng (STOP), dừng động cơ tạm thời.
• START: nút nhấn khởi động (STAR), khởi động động cơ.
• T1: Relay thời gian 1 (Timer Relay), định thời gian để chuyển từ động cơ M1
sang M2.
• T2: Relay thời gian 2 (Timer Relay), định thời gian để chuyển động cơ từ M2
sang M3.
• T3: Relay thời gian 3 (Timer Relay), định thời gian để chuyển động cơ từ M2
sang M1.
• M1R: đèn báo động cơ M1 đang hoạt động.
• M2R: đèn báo động cơ M2 đang hoạt động.
• M3R: đèn báo động cơ M3 đang hoạt động.
• M1S: đèn báo động cơ M1 đang gặp sự cố quá tải.
• M2S: đèn báo động cơ M2 đang gặp sự cố quá tải.
• M3S: đèn báo động cơ M3 đang gặp sự cố quá tải.
b) Nguyên lí hoạt động của mạch:
• Vận hành khởi động 3 động cơ theo thứ tự M1, M2, M3:
- Bật tuần tự: M1 → M2 → M3

- Đóng ACB, MCCB1, MCCB2, MCCB3 cấp điện cho mạch động lực,
đóng CB1P cấp điện cho mạch điều khiển.
- Nhấn nút START, tiếp điểm duy trì của K1 đóng lại đồng thời dòng
điện đi qua khơi động từ K1, rơ le thời gian T1 và đèn báo M1R sáng lên báo
động cơ M1 hoạt động.

- Khi rơ le thời gian T1 bắt đầu đếm thì sau khoảng thời gian cài đặt
(20s) thì tiếp điểm thường mở đóng chậm của T1 đóng lại cấp điện cho khởi
động từ K2, rơ-le thời gian T2 và đèn báo M2R đồng thời tiếp điểm duy trì của
K2 cũng đóng lại để duy trì dòng điện qua khởi K2. Đèn M2R sáng lên báo động
cơ M2 hoạt động.
- Khi rơ le thời gian T2 bắt đầu đếm thì sau khoảng thời gian cài đặt
(20s) thì tiếp điểm thường mở đóng chậm của T2 đóng lại cấp điện cho khởi
động từ K3, rơ-le thời gian T3 và đèn báo M3R đồng thời tiếp điểm duy trì của
K3 cũng đóng lại để duy trì dòng điện qua khởi K3. Đèn M3R sáng lên báo động
cơ M3 hoạt động.
- Lúc này 3 động cơ M1, M2, M3 đang hoạt động.
- Tắt Tuần tự: M1 → M2 → M3

- Nhấn nút STOP thì rơ-le 1 bật, tiếp điểm thường đóng của rơ-le 1 hở
ra cắt dòng điện đi qua khởi K1 và tiếp điểm thường mở của rơ-le 1 đóng lại, lúc
này động cơ M1 bị ngắt điện nên dừng lại.
- Tiếp điểm thường mở của rơ-le 1 đóng lại cấp điện cho rơ-le thời gian
T4 sau khoảng thời gian cài đặt (20s) thì tiếp điểm thường đóng mở chậm của
rơ-le thời gian T4 mở ra cắt dòng điện đi qua khởi động từ K2 làm cho động cơ
M2 dừng lại.

- Sau khi rơ-le thời gian T4 đếm xong thì tiếp điểm thưởng mở đóng
chậm đóng lại cấp điện cho rơ le thời gian T5 hoạt động sau thời gian hoạt động
thì tiếp điểm thường đóng mở chậm của rơ-le thời gian T5 mở ra cắt dòng điện
đi qua khởi K3 làm cho động cơ 3 dừng lại.
- Lúc này 3 động cơ dừng lại theo thứ tự động cơ M1, M2, M3.
3, Tính toán và chọn thiết bị phù hợp với mạch 3 động cơ:
- Ở đây ta tính toán cho mạch 3 động cơ có công suất lần lượt là 7.5kW, 15kW, 22.5kW.

Hình 3.1 Mạch 3 động cơ trên cửa sổ phần mềm Etap.


- Các phần tử trong mạch :
Nguồn: để nhập các thong số của nguồn ta nhấp vào biểu tượng
(power grid) trên cửa sổ làm việc của etap, ta nhập các thông số của nguồn cung
cấp: điện áp(35kV), công suất ngắn mạch (500MVA) và tỷ số ngắn mạch
(X/R=10).
Máy biến áp: để nhập các thông số của máy biến áp ta nhấp vào biểu
tượng trên cửa sổ làm việc của etap, sau đó ta nhập các thông số cho máy
biến áp: standard (IEC); điện áp cuộn sơ cấp (35kV), thứ cấp (0,4kV); công suất
của máy biến áp (75kVA).

Ta nhập tổng trở thứ tự thuận, tổng trở thứ tự không thuận , tỉ số X/R
(chọn Typical Z&X/R trong thẻ impedance )…

*Chọn MBA theo phụ tải tra ở sổ tay lựa chọn và tra cứu thiết bị điện từ 0,4 -500kV.
Cáp : để nhập các thông số của Cáp ta nhấp vào biểu tượng trên cửa
sổ làm việc của etap, sau đó ta nhập các thông số sau cho cáp: tên cáp, chiều dài,
sai số chiều dài, số sợi cáp trên 1 pha. Nhấp vào Library để chọn cáp từ thư viện
sẵn có trong Etap.

- Cửa sổ thư viện (library) của cable:

- Lựa chọn cable cho mạch:


ID cáp Tiết diện Chiều dài Sai số chiều dài Số sợi trên Loại
(mm) (m) (%) pha kết nối
Cáp 1 25 50 0 3 3 pha
Cáp 2 6 40 0 3 3 pha
Cáp 3 10 30 0 3 3 pha
Cáp 4 16 20 0 3 3 pha
Phụ tải: - Để nhập các thông số của phụ tải ta nhấp vào biểu tượng
trên cửa sổ màn hình ETAP, sau đó ta nhập các thông số sau cho phụ tải: tên phụ
tải, điện áp định mức, sự kết nối, công suất phụ tải, hệ số cosφ. Tỉ lệ phần trăm
tải tỉnh trên tải động.

Hình 3.2 Cửa sổ nhập thông số cho tải


- Thông số của phụ tải:
Tên phụ Điện áp Công suất Công suất Hệ số công suất
tải (kV) (kW) (kVA) (cos phi)
Động cơ 1 0,4 7.5 9.37 0.8
Động cơ 2 0,4 15 18.75 0.8
Động cơ 3 0.4 22.5 28.13 0.8
3.1, Tính chọn CB (bằng phần mềm Etap):

- Tính toán ngắn mạch:

Hình 3.3 Tính ngắn mạch trên tất cả các bus


- Dòng định mức của CB tổng (ACB):

𝑷(𝒕ổ𝒏𝒈 𝟑 độ𝒏𝒈 𝒄ơ)∗𝟏𝟎𝟑 (𝟕.𝟓+𝟏𝟓+𝟐𝟐.𝟓)∗𝟏𝟎𝟑


Ta có: Itt = = = 𝟖𝟓. 𝟓(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB = 2 * Itt = 2 * 85.5 = 171(A)

- Chọn ACB của hãng LS:

Model CB Standard Size Rate Icu Ics Min delay


(amps) (kV) (kA) (kA) (sec)
AN-06D (LS) IEC 200 0.69 50 50 0.01

- Dòng định mức của từng CB (MCCB):


𝑷(độ𝒏𝒈 𝒄ơ 𝟏)∗𝟏𝟎𝟑 𝟕.𝟓∗𝟏𝟎𝟑
Ta có: Ittdc1 = = = 𝟏𝟒. 𝟐𝟒(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB1 = 2 * Ittđc1 = 2 * 14.24 = 28.5(A)


𝑷(độ𝒏𝒈 𝒄ơ 𝟐)∗𝟏𝟎𝟑 𝟏𝟓∗𝟏𝟎𝟑
Ittdc2 = = = 𝟐𝟖. 𝟓(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB2 = 2 * Ittđc2 = 2 * 28.5 = 57(A)


𝑷(độ𝒏𝒈 𝒄ơ 𝟑)∗𝟏𝟎𝟑 𝟐𝟐.𝟓∗𝟏𝟎𝟑
Ittdc3 = = = 𝟒𝟐. 𝟕(𝑨)
√𝟑∗𝑼∗𝐜𝐨𝐬 𝝋 √𝟑∗𝟑𝟖𝟎∗𝟎.𝟖

ICB3 = 2 * Ittđc3 = 2 * 42.7 = 85.5(A)

- Chọn MCCB của hãng K Moeller:


Động cơ Model CB Standard Size Rate Icu Min delay
(amps) (kV) (kA) (sec)
M1 S 200-C IEC 32 0.44 10 0.003
(ABB)
M2 S 800-C IEC 63 0.69 10 0.002
(ABB)
M3 C 120H-C IEC 100 0.44 10 0.01
(Merlin Gerin)
- Kiểm tra tính chọn CB:

• Ngắn mạch ở động cơ M1:

- Khi ngắn mạch ở động cơ M1 thì CB của động cơ M1 sẽ tác động


trước nếu CB của động cơ M1 không tác động thì CB tổng sẽ tác động. Như
trong hình minh họa thì việc tính chọn CB cho động cơ M1 là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus2 (bus tổng): Ixk=3,4kA < Icu=50kA (CB
tổng) => vậy ta chọn CB tổng vậy là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus4 (bus của động cơ 1):
Ixk=1.4kA < Icu=10kA(Icu của CB động cơ M1) => Vậy ta chọn CB cho động cơ
M1 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M1 và CB tổng
• Ngắn mạch ở động cơ M2:

- Khi ngắn mạch ở động cơ M2 thì CB của động cơ M2 sẽ tác động


trước nếu CB của động cơ M2 không tác động thì CB tổng sẽ tác động. Như
trong hình minh họa thì việc tính chọn CB cho động cơ M2 là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus5 (bus của động cơ 2):
Ixk=2.1kA < Icu=10kA (Icu của CB động cơ M2) => Vậy ta chọn CB cho động cơ
M2 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M2 và CB tổng
• Ngắn mạch ở động cơ M3:

- Khi ngắn mạch ở động cơ M3 thì CB của động cơ M3 sẽ tác động


trước nếu CB của động cơ M3 không tác động thì CB tổng sẽ tác động. Như
trong hình minh họa thì việc tính chọn CB cho động cơ M3 là hợp lí.

- Dòng ngắn mạch xung kích cực đại trên bus6 (bus của động cơ 3):
Ixk=2.7kA < Icu=10kA (Icu của CB động cơ M3) => Vậy ta chọn CB cho động cơ
M3 vậy là hợp lí.
Đồ thì đường cong đặc tính của CB động cơ M3 và CB tổng
3.2, Tính chọn CONTACTOR:

- Chọn contactor nối tam giác và con tắc tơ chính có dòng định mức bằng nhau:
Icontactor (chính, nối tam giác) = (1,2-1,5) * Ittdc
Động cơ Icontactor (chính, nối tam giác)(A)
M1 17.1-21.4
M2 34.2-42.8
M3 51.2-64.1
→ Tra theo catalogue của hãng LS chọn contactor cho khởi động từ chính và khởi nối
tam giác:
Động cơ Contactor (chính và nối ∆)
M1 MC-32a (In = 32A)
M2 MC-50a (In = 50A)
M3 MC-75a (In = 75A)
→Từ những contactor đã chọn ta chọn được Rơle nhiệt cho từng động cơ đối
với động cơ M1 ta chọn MT-32 (18-25)A, động cơ M2 ta chọn MT-63 (34-
50)A, động cơ M3 ta chọn MT-95 (54-75)A tra theo catalogue của hãng LS.

- chọn contactor nối sao:


𝐼𝑡𝑡𝑑𝑐
Icontactor (sao) = (1,2-1,5) *
√3

Động cơ Icontactor (nối sao)(A)


M1 9.9-12.3
M2 19.8-24.7
M3 30-37

→ Tra theo catalogue của hãng LS khởi động từ cho khởi nối sao:
Động cơ Contactor (nối 𝑌)(A)
M1 MC-18a (In = 18A)
M2 MC-32a (In = 32A)
M3 MC-40a (In = 40A)

* khi chuyển từ nối sao sang nối tam giác thì khi nối sao (Idm = Id = Ip)
còn khi nối tam giác thì (Idm = Id = √3 *Ip) nên khi chuyển từ nối sao sang nối
tam giác thì Idm phải chia cho √3.

3.3 Lựa chọn rơ le thời gian :

+Sử dụng loại relay thời gian là ON Delay có đế 8 chân, điều chỉnh thời gian
bằng biến trở trên mặt.
+Tùy theo thời gian phù hợp với ứng dụng có các dãy thời gian là: 6S, 10S,
30S, 60S, 10M, 30M, 60M, 2H, 6H.

+Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz.

+Ta chọn rơ le thời gian GT3S-1AF20 của IDEC.

3.4, Các thiết bị khác:

+Đèn báo.

+Nút nhấn.

+Động cơ.
D, Một số hình ảnh về thiết bị điện.

MCCB (Moulded Case Ciruit Breaker): là


khí cụ. Điện dòng cắt bằng tay và cắt tự động
khi có sự cố như: quá tải, ngắn mạch, sụt áp,
chạm đất,..trong mạch điện hạ thế

Contactor: Là một loại khí cụ điện đóng cắt từ


xa, tự động hoặc bằng cá nút ấn các mạch điện
lực có phụ tải điện áp lên đến 500V, dòng điện
đến 600A. Contactor có hai vị trí là đóng và cắt.
Tần số đóng có thể lên đến 1500 lần/giờ………
Role nhiệt: Là thiết bị dùng để bảo vệ động cơ vào
mạch điện khỏi bị quá tải, thường dùng kèm với
Contactor, thời gian làm việc khoảng từ vài giây
đến vài phút. Rơle nhiệt không tác động nhanh (tức
thời) như các thiết bị đóng cắt bằng cơ chế điện từ

Nút ấn ON, OFF, nút Dừng: Nút ấn là loại nút điều


khiển
Dùng để đóng ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác
nhau: các dụng cụ báo hiệu và cũng dùng để chuyển
đổi các mạch điều khiển, bảo vệ trong các mạch điện
một chiều có điện áp 440V và các mạch xoay chiều
có điện áp 500V, tần số 50Hz. Thường làm việc
trong môi trường ẩm ướt, không bụi bẩn, không có
hóa chất.

• Nút ấn thường mở (ON): khi nút bị ấn thì


mạch thông, khi thôi ấn thì lò xo bật lên làm
mạch điện bị cắt
• Nút nhấn thường đóng (OFF): chỉ các mạch
khi nút Bị ấn
• Nút Dừng: là loại nút được sử dụng dừng mấy
trong trường hợp khẩn cấp. Nhờ thiết kế đầu
nút lớn, trong trường hợp khẩn cấp có thể tác
động dễ dàng. Khi bị tác động thì nút ấn khẩn
cấp duy trì trạng thái, muốn trở lại ban đầu thì
phải xoay nút ấn.
Cầu chì: Là loại thiết bị dùng để bảo vệ
thiết bị điện và lưới điện tránh quá tải
hay ngắn mạch. Thường dùng cho bảo
vệ đường dây máy biến áp, động cơ,…

You might also like