You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP
==========o0o==========

BÁO CÁO THỰC HÀNH


ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT
Mã: 13350H
Học kỳ: 2 – Năm học: 2022 – 2023

Họ và tên: Trịnh Hoàng Tùng Dương


Mã SV: 90216
Lớp: ĐTĐ62CLC
Nhóm: N03-TH1 (2 buổi)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Hồng Hải


Bộ môn: Điện tử công suất
Khoa: Điện – Điện tử
Nhóm TH: N03.TH1

1
MỤC LỤC
BÀI 1: VAN BÁN DẪN...................................................................................................................................3
4.1 Nội dung lý thuyết.........................................................................................................................3
4.2. Kết quả thực hành, kết luận..........................................................................................................7
4.3 Nhìn vào datasheet ta thấy:............................................................................................................13
BÀI 2: CHỈNH LƯU......................................................................................................................................14
4.1 Mạch chỉnh lưu hình tia 1 pha.....................................................................................................14
4.2. Mạch chỉnh lưu hình tia 2 pha....................................................................................................15
4.3.Sơ đồ mạch lực chỉnh lưu tia 3 pha có tải là tải thuần trở:..........................................................16
4.4. Chỉnh lưu cầu 1 pha............................................................................................................................18
4.5. Sơ đồ mạch lực chỉnh lưu cầu 3 pha có tải là tải thuần trở:........................................................19
BÀI 3: BĂM XUNG MỘT CHIỀU.................................................................................................................21
BÀI 4: NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN..............................................................................................................29
4.2 Biến tần........................................................................................................................................31
I. Tìm hiểu về biến tần Micromater Eco................................................................................................32
1. Các đặc tín cơ bản của Micromaster..............................................................................................33
2. Các đầu nối nguồn cho động cơ.....................................................................................................33
3. Sử dụng màn hình điều khiển........................................................................................................37
Cảnh báo và mã lỗi..........................................................................................................................38
Thông số và kĩ thuật………………………………………………………………………………39

2
BÀI 1: CÁC PHẦN TỬ BÁN DẪN CÔNG SUẤT CƠ BẢN

1. Mục tiêu:
_ Chứng minh bài giảng về các phần tử bán dẫn cơ bản trong môn học điện tử
công suất
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
_ Chuẩn bị trước nội dung thực hành và các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn cho
bài thí nghiệm só 1
3. Trang thiét bị cần thiết
_ Các van bán dẫn công suất trong phòng thí nghiệm
4. Các nội dung, quy trình
_ Tìm hiểu dáng kích thước và đặc trưng các phần tử bán dẫn công suất
_ Đo đạc thử nghiệm các phần tử bán dẫn công suất
_ Ghi chép số liệu đưa ra các nhận xét
4.1 Nội dung lý thuyết
a) Điôt
Điôt công suất do 2 mặt ghép p-n ghép thành, diện tích mặt ghép tỉ lệ với dòng
điện cho phép qua điôt.Trung bình mật độ dòng cỡ 10A/mm2

3
hình 1.1 cấu trúc điôt
Đặc tính vôn-ampe:

hình 1.2 đường đặc tính vôn ampe


Nhánh thuận: dưới điện áp UAK >0. ĐIOT phân cực thuận, đường đặc tính có
dạng mũ.
Nhánh ngược: dưới điện áp UAK<0 .ĐIÔT phân cực ngược, khi tăng U dòng
điện cũng tăng. Tới giá trị giới hạn. khi U >U2 dong điện tăng đột ngột phá hủy
điôt.
b) Tiristor

4
Tiristor là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn p-n-p-n tạo thành. Cấu trúc
và kí hiệu trình bày trên hình.Tiristor có 3 lớp tiếp giáp J1, J2, J3 hình thành 3 cực
anot A, katot K, cực điều khiển G.

Hình 1.3 cấu tạo chung


c)Transistor
Trasitor là phần tử bán dẫn có cấu trúc gồm 3 lớp bán dẫn p-n-p hoặc n-p-n tạo
lên từ 2 tiếp giáp p-n. transistor có 3 cực như hình vẽ:

Hình 1.4 Cấu tạo Transistor


d)Mosfet

5
Hình 1.5 Cấu tạo MOSFET và Kí hiệu Mosfet

e) IGBT

Hình 1.6 Cấu tạo IGBT và Ký hiệu IGBT


f) TRIAC

6
Triac là phần tử bán dẫn gồm 3 cực được tạo lên từ 5 lớp bán dẫn tạo lên cấu trúc
p-n-p-n như ở tiristor theo cả 2 chiều giữa các cực T1 và T2 .về nguyên tắc có thể
coi triac như 2 tiristo song song đấu ngược.

Hình 1.7 Cấu tạo và cấu trúc tương đương TRIAC


TRIAC có thể điều khiển dẫn dòng bằng cả xung dương (dòng đi vào cực điều
khiển ) và cả xung âm (dòng đi ra khỏi cực điều khiển). tuy nhiên dòng điều khiển
âm có độ nhạy kém hơn, nghĩa là dòng điều khiển phải lớn hơn.

4.2. Kết quả thực hành, kết luận


a) Đo van điôt

Diot RAK RKA Nhận xét


7
Bán dẫn 100A 40 ∞ Tốt
Bán dẫn 10A 50 ∞ Tốt

b) Đo van Transistor

Tên R12 R13 R23 R21 R31 R32 Nhận


Transistor xét
H1061 3,1*10−3 5,1 ∞ ∞ ∞ ∞ Tốt
−3
¿ 10
GT40T101 4*10−3 ∞ ∞ ∞ ∞ ∞ Hỏng

c) Đo van tiristor

Tên Tiristor R12 R13 R23 R21 R31 R32 Nhận


xét
8
K9202H 120 ∞ ∞ 260 ∞ ∞ Tốt
Dẫn dòng 20 ∞ ∞ 20 ∞ ∞
200A

d) Đo van Mosfet

Tên Mosfet R12 R13 R23 R21 R31 R32 Nhận


xét
SPW20m6055 120 ∞ ∞ 260 ∞ ∞ Hỏng
Dẫn dòng 20 ∞ ∞ 20 ∞ ∞
200A

e) Đo van IGBT

Tên IGBT R12 R13 R23 R21 R31 R32 Nhận


xét
∞ 30 ∞ ∞ 30 ∞ Hỏng
SKM300GB 8 8 8 9 8 8
9
Số liệu data sheet

10
11
BÀI 2: CHỈNH LƯU

2.1. Mục đích, yêu cầu


_ Tìm hiểu về cấu trúc , các phần tử, phương pháp điều khiển trong bộ chỉnh
lưu
2.2 Công tác chuẩn bị của sinh viên
_ Chuẩn bị trước nội dung thực hành và các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
cho bài thí nghiệm số 2
2.3. Trang thiết bị cần thiết
_ Bộ chỉnh lưu 3 pha tiristor trong phòng thí nghiệm
_ Bộ SIMOREC
2.4. Các nội dung, quy trình
_ Tìm hiểu cấu trúc bộ chỉnh lưu chức năng các phàn tử
_ Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển
_ Đấu nối vận hành bộ biến đổi SIMOREC
2.4.1 Mạch chỉnh lưu hình tia 1 pha

 Sơ đồ mạch và giản đồ sóng :

Hình 2.1 sơ đồ mạch van và điện áp

12
 Sơ đồ đấu nối thực nghiệm:

Hình 2.2 sơ đồ mạch van đấu nối

 Nhận xét:
Ưu điểm: mạch đơn giản, chỉ dùng một điot
Nhược điểm: do mạch chỉ cho dòng qua tải một nửa chu kì nên hệ số thấp, dạng
sóng ra có độ gợn sóng lớn,lọc khó, ít dùng.

2.4.2. Mạch chỉnh lưu hình tia 2 pha

 Sơ đồ mạch và giản đồ sóng trên lý thuyết:

13
Hình 2.3 sơ đồ mạch và giản đồ sóng
 Sơ đồ đấu nối thực nghiệm:

Hình 2.4 sơ đồ mạch van đấu nối

 Nhận xét:

14
Ưu điểm: điện áp 1 chiều có độ gợn sóng nhỏ, tần số gợn sóng 100HZ, dễ lọc, hiệu
quả tốt.
Nhược điểm: phải dùng 2 diot,biến áp phải lấy điểm giữa, chia thành 2 nửa cân
xứng.Điện áp ngược đặt lên mỗi điôt khi phân cực ngược chịu gấp đôi điện áp làm
việc(điện áp thuận)

2.4.3.Sơ đồ mạch lực chỉnh lưu tia 3 pha có tải là tải thuần trở:

 Sơ đồ mạch lực

Hình 2.5 sơ đồ mạch van

 Sơ đồ đấu nối thực nghiệm:

15
Hình 2.6 sơ đồ mạch van đấu nối

 Nhận xét:
Ưu điểm: cống suất máy biến áp này lớn hơn công suất 1 chiều 1,35 lần ,sụt
áp trong mạch van nhỏ nên thích hợp phạm vi điện áp làm việc thấp, độ đấp
mạch của điện áp ra thấp nên kich thước bộ lọc cần cũng nhỏ đi.
Nhược điểm:
 Dùng đến 6 điôt
 Phạm vi làm việc thấp

2.4.4. Chỉnh lưu cầu 1 pha


a. Sơ đồ nguyên lý Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha

16
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên lý

b. Sơ đồ đấu dây

Hình 2.8. Sơ đồ đấu dây mạch chỉnh lưu cấu 1 pha

2.4.5. Sơ đồ mạch lực chỉnh lưu cầu 3 pha có tải là tải thuần trở:
 Sơ đồ mạch lực và giản đồ sóng

17
Hình 2.9 sơ đồ mạch lực

Hình 2.10 giản đồ sóng

Sơ đồ đấu nối thực nghiệm

18
Hình 2.12 sơ đồ mạch van đấu nối

 Nhận xét:
Ưu điểm:
 Cho phép đấu thẳng vào lưới điện 3 pha
 Độ đập mạch rất nhỏ (5,7%), dạng sóng điện áp ra tốt
 Làm việc trong dải công suấtt rộng

Nhược điểm:
 Sụt áp trên van gấp đôi sơ đồ hình tia vì luôn có 2 van dẫn để đưa
dòng ra tải, nên không phù hợp với cấp điện áp dưới 10V

BÀI 3: BĂM XUNG MỘT CHIỀU


3.1. Mục tiêu:
_ Tìm hiểu về cấu trúc các phần tử phương pháp điều khiển trong bộ xung áp 1
chiều
3.2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
_ Chuẩn bị truocs nội dung thực hành và các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn
cho bài thí nghiệm số 3
3.3. Trang thiết bị cần thiết
19
_ Mạch xung áp nối tiếp
_ Mạch cầu H dung mosfet
_ Mạch cầu H dung L298
3.4. Các nội dung, quy trình
4.1. Sơ đồ mạch lực băm xung một chiều kiểu nối tiếp:

a. Phân tích cấu trúc mạch van


- Mạch BXMC kiểu nối tiếp gồm có một van bán dẫn (MOSFET), Nguồn một
chiều DC, Diode D1, cuộn cảm L, tải R
- Dương nguồn nối vào cực D của van, nối tiếp với cuộn cảm L rồi ra tải
-Tải R nối về âm nguồn, Diode D1 mắc song song với tải
b. Phân tích nguyên lý hoạt động
- Trong khoảng từ 0 đến T0, khi van dẫn điện, năng lượng nguồn sẽ được cấp cho
phụ tải, nếu coi van là lý tưởng có: Ut = E; vì dòng điện từ nguồn it cấp cho tải Rt
phải đi qua điện cảm L, nên điện cảm này sẽ được nạp năng lượng trong giai đoạn
Tr dẫn

20
- Trong khoảng từ t0 đến hết chu kỳ điều khiển, van Tr khóa, điện cảm L phóng
năng lượng tích lũy ở giai đoạn trước, dòng điện qua L vẫn theo chiều cũ và chảy
qua van đệm D (dòng i2), lúc này Ut = -UD =0

c. Tính toán thông số của mạch

+ Chọn tham số nguồn DC: Uv max= 100 V ; Iv max = 10A

- Chọn tần số băm xung là 5kHz ; R = 10 Ohm

+ Chọn tham số van:

- Duty cycle D = (0.2 – 0.9)

- ITđm = 0.9*10 = 9 (A)

- UTđm = 200 (V)

+ Chọn tham số diode:

- IDđm = (1 - 0.2)*10 = 8 (A)

- UDđm = 200 (V)

+ Tính toán tham số cuộn cảm:

- Chọn độ dao động theo chỉ tiêu độ dao động dòng điện I . Chọn độ dao động
dòng điện 10% tương ứng với dòng tải lớn nhất là:
I = 1 (A)

E 100
ADCT: L= 4∗∆ I∗f = 4∗1∗5000 =5( mH )

21
+ Công thức liên hệ giữa điện áp đầu vào – ra: Ut = E.D
**) Tiến hành mô phỏng
+ Với D = 0.2  Ut = 100*0.2 = 20V
- Đồ thị dòng điện ra It, điện áp ra Ut :
* Dòng điện ra It:

* Điện áp ra Ut:

22
20

- Đồ thị điện áp của van

+ Với D = 0.5  Ut = 100.0.5 = 50V


- Đồ thị điện áp ra Ut, dòng điện ra It

* Điện áp ra Ut:

23
50

* Dòng điện ra It:

+ Đồ thị điện áp của van

24
d. Bình luận các kết quả thu được
+Với D = 0.2, ta thu được dòng điện và điện áp ra có dạng răng cưa có giá trị Ut =
20V ; It = 2A
+ Với D = 0.5, ta thu được dòng điện ra và điện áp ra có dạng răng cưa có giá trị Ut
= 50V ; It = 5A
+ Qua kết quả mô phỏng, ta thấy mức điện áp ra luôn nhỏ hơn điện áp vào  mạch
BXMC kiểu nối tiếp là mạch giảm áp (Buck converter)

4.2. Sơ đồ mạch lực băm xung một chiều kiểu song song:

25
a. Phân tích cấu trúc mạch van

- Mạch BXMC kiểu song song gồm có nguồn một chiều DC, van bán dẫn(IGBT),
cuộn cảm L, tụ C, tải R, điện trở Rng, diode D1
- Cực Katot của van nối tiếp với cuộn cảm L, điện trở Rng rồi nối với dương
nguồn
- Van được mắc nối tiếp với diode D1, song song với tải R, tụ điện C

b. Nguyên lý hoạt động của mạch


- Khi van Tr dẫn, toàn bộ điện áp nguồn được đặt vào cuộn cảm L và dòng điện từ
nguồn (dòng i1) chảy qua điện trở và cuộn cảm được nạp năng lượng. Trong giai
đoạn này diode D khóa và tải bị cắt hẳn khỏi nguồn, do đó năng lượng cấp ra tải là
nhờ điện dung C, vì vậy tụ điện C là nhất thiết phải có ở BXMC kiểu song song

26
- Khi van Tr bị khóa, năng lượng của cuộn kháng và của nguồn sẽ cấp ra tải (dòng
I2). Nhờ nhận thêm năng lượng tích lũy ở giai đoạn trước trong điện cảm nên điện
áp trên tải sẽ lớn hơnđiện áp nguồn E. Tụ C dùng để tích năng lượng và cấp cho Rt
trong giai đoạn van Tr dẫn

BÀI 4: NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN


1. Mục tiêu:
_ Tìm hiểu về cấu trúc các phần tử phương pháp điều khiển trong bộ nghịch lưu
và biến tần
2. Công tác chuẩn bị của sinh viên
_ Chuẩn bị trước nội dung thực hành và các yêu cầu của giáo viên hướng dẫn cho
bài thí nghiệm số 4
3. Trang thiết bị cần thiết
_Bộ nghịch lưu 3 pha trong phòng thí nghiệm
_ Bộ biến tần MICRO MASTER VECTOR
4. Các nội dung, quy trình
4.1. Sơ đồ mạch lực nghịch lưu áp một pha cầu H

27
a. Phân tích cấu trúc mạch
-Mạch nghịch lưu áp một pha bao gồm: nguồn một chiều DC, 4 van động lực
(IGBT), 4 diode D1 – D4 để trả công suất phản kháng của tải về lưới, Tải trở - cảm
RL

b. Phân tích nguyên lý hoạt động


Ở nửa chu kỳ đầu tiên(0 – θ2) cặp van T1, T2 dẫn điện, phụ tải được đấu vào
nguồn. Do nguồn là nguồn áp nên điện áp trên tải U1 = E. Tại thời điểm 0 =θ2, T1
và T2 bị khóa, đồng thời T3 và T4 mở ra. Tải được đấu vào nguồn theo chiều ngược
lại, tức là dấu điện áp trên tải sẽ đảo chiều và Ut = -E tại thời điểm θ2. Do tải mang
tính trở cảm nên dòng vẫn giữ nguyên hướng cũ (đường nét đậm), T1, T2 đã bị
khóa, nên dòng phải khép mạch qua D3, D4 về tụ C
Tương tự như vậy khi khóa cặp T3, T4 dòng tải sẽ khép mạch qua D1 và D2.Đồ thị
điện áp tải Ut, dòng tải it, dòng qua diode iD và dòng qua thyristor được biểu diễn
trên hình 4.12b

28
c. Tính toán tham số của mạch
+ Chọn tham số nguồn DC: UV = 220V
+ Chọn tham số IGBT:
- Uđm = 300V
- Iđm = 20A
- Tần số đóng cắt: 50Hz
+ Chọn tham số diode:
- Uđm = 300V
- Dòng nhỏ nhất để diode phân cực thuận: Imin = 0,05A
+ Chọn giá trị tải trở - cảm: R = 50 Ohm ; L = 200mH
**) Tiến hành mô phỏng
- Đồ thị điện áp Ut, dòng điện It, dòng qua diode, dòng qua T1,2

29
d. Giải thích đồ thị nhận được từ mô phỏng
- Đồ thị điện áp ra Ut có dạng hình vuông có biên độ là 220√2(V)
- Đồ thị dòng điện ra It có dạng gần giống hình sin do ảnh hưởng từ cuộn cảm L
làm cho dòng điện biến thiên tăng dần, giảm dần
- Nhận thấy dòng phản kháng được diode trả về lưới khi dòng It biến thiên cực đại

4.2 Biến tần


- Biến tần là thiết bị điện tử dùng để biến đổi nguồn điện xoay chiều có tần số và
biên độ xác định sang nguồn điện xoay chiều khác có tần số và biên độ thay đổi

Phanh

Nguồn Bộ Điều Mạch Công TB Chấp


Khiển Suất Hành

Khối vào
ra
Hình 4.1. Cáu trúc của bộ biến tần

30
 Phân loại theo phương pháp biến đổi
- Biến tần trực tiếp
- Biến tần gián tiếp
 Phân loại theo nguồn ra
- Biến tần nguồn dòng
- Biến tần nguồn áp
 Phân loại theo phương pháp điều khiển
- Phương pháp điều khiển cổ điển
- Phương pháp điều khiển PWM
- Phương pháp điều khiển véc – tơ
- Phương pháp điều khiển ma trận
 Phân loại theo nguồn cấp vào
- Biến tần một pha
- Biến tần ba pha
3.Ứng dụng của biến tần
- Lĩnh vực có thể sử dụng biến tần để tiết kiệm điện năng là các thế hệ có
mô men tải thay đổi theo tốc độ mà bơm và quạt li tâm là những ứng dụng
điển hình.

I. Tìm hiểu về biến tần Micromater Eco


- Biến tần Mircomaster là thiết bị biến đổi tần số dùng để điều khiển tốc
độ động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha. Có dãy công suất ngõ vào từ
120W- 7,5KW

1. Các đặc tín cơ bản của Micromaster


- Dễ cài đặt, lập trình và sử dụng
- Chịu quá tải 200% trong 3s cho tới 150% trong 60s
- Mô men khởi động lớn và điều chỉnh tốc độ motor chính xác
- Có thể kết hợp với bộ lọc
- Điều chỉnh dòng nhanh
- Khoáng nhiệt độ hoạt động từ 0- 50° C
- Có sẵn nguồn 15V-50mA cấp cho các bộ biến đổi phản hồi

31
- Điều khiển từ xa thông qua đường truyền nối tiếp RS485 sử dụng giao
thức USS với đặc tính điều khiển tới 31 bộ điều khiển biến tần qua giao thức
USS
- Tự động phát hiện động cơ 2,4,6 hoặc 8 đầu vào điều khiển
- Tích hợp sẵn phần mềm điều khiển quạt gió làm mát
- Khả năng lắp đặt liền nhau
- Các thông số được đặt từ khi sản xuất có thể đặt lại cho các thiết
bijcura châu Âu, Asian, Bắc Mỹ
- Tích hợp một số thành phần bảo vệ như quá dòng, cao áp, thấp áp ,
quá nhiệt

2. Các đầu nối nguồn cho động cơ


- Đảm bảo rằng nguồn cấp cho đúng điện áp và được thiết kế đảm bảo
cho dòng cần thiết. Đảm bảo rằng aptomat và cầu chì thích hợp với giá trị
dòng định mức được nối giữa nguồn cấp và biến tần
- Nối đúng nguồn cấp tới các đầu nối L1, L2, L3 và cực tiếp điểm cho
biến tần
- Nếu cần thiết sử dụng thêm khối hãm và các cực đấu DC+ và DC-
trên biến tần
- Xiết chặt các đầu nối nguồn và động cơ

Hình 4.3. Biến tần điều khiển

- Với ngõ vào biến tần sử dụng nguồn điện 1 pha

Hình 4.4. Ngõ vào biến tần nguồn 1 pha.

- Với ngõ vào biến tần sử dụng nguồn điện 3 pha


Hình 4.5. Ngõ vào biến tần nguồn 3 pha.

32
Cách đấu nối điều khiển:

Hình 4.6. Sơ đồ nối dây điều khiển

Hình4.7. Sơ đồ nguyên lý bên trong LOGO

 Các biến tần Mircromater được trang bị trong phòng thí nghiệm có cấu hình:
-

- 2 đầu vào tương tự - 2 cổng truyền thông nối tiếp


- 2 đầu ra tương tự - 1 cổng ghép nối PTC (nhiệt
- 6 đầu vào số trở đọ nhiệt độ động cơ)

33
- Cổng ghép nối với điện trở
hãm bên ngoài
- 2 role có thể lập trình
- Đầu phản hồi kín
- Nguồn cấp 15V-50mA cho
các biến bên ngoài
- Nguồn 10V cấp cho đầu vào
tương

34
Sử dụng màn hình điều khiển

Hình 4.8. Màn hình LOGO

Trong đó:

Bảng điều khiển / Nút ấn Hàm Chức năng

Jog Xoay nhẹ động cơ Nhấn nút này khi biến tần không có tín hiệu ra,
làm cho động cơ khởi động và chạy lại tần số xác
định. Động cơ dừng khi thả nút này ra. Khi động
cơ đang chạy, nút này không tác dụng. Nút không
sử dụng được khi set tham số P123=0

Khởi động biến Nhấn nút này để khởi động biến tần. Nút này
tần không có sử dụng được khi sét tham số P121 = 0

Tắt biến tần Nhấn nút này để tắt biến tần

OFF1: Nhấn nút này một lần làm cho động cơ


dừng theo thời gian giảm tốc

OFF2 : Nhấn nút này hai lần ( hay 1 lần nhưng giữ
lâu ) làm cho động cơ dừng nhanh

LED hiển thị Trình bày trên màn hình những giá trị cài đặt trên
biến tần

Thay đổi chiều Nhấn nút này để thay đổi chiều quay động cơ.
quay Khi động cơ đảo chiều thì trên màn hình sẽ hình
dấu “-“

Nút này không sử dụng được khi set tham số


P122=0

Tăng giá trị Nhấn nút này để tăng giá trị tần số ngoài ra dùng
thay đổi số tham số với giá trị cài đặt lớn hơn.
Nút này không sử dụng được khi set tham số

35
P124=0

Giảm giá trị Nhấn nút này để giảm giá trị tần số ngoài ra dùng
thay đổi số tham số với giá trị cài đặt nhỏ hơn.
Nút này không sử dụng được khi set tham số
P124=0

Truy cập tham số Nhấn nút này để truy cập tham số. Nút này
không sử dụng được khi set tham số P051=14 ;
P052=15; P053=14

Tham số thông dụng (P001: Lựa chọn cách hiển thị khi biến tần hoạt động

< Trong phòng thí nghiệm chỉ sử dụng tham số P001 >

0: Hiển thị tần số đầu ra (Hz)

2: Hiển thị dòng điện động cơ (A)

3: Hiển thị điên áp ra trên DC bus (V)

5: Hiển thị tốc độ động cơ (vòng /phút)

8: Hiển thị điện áp đầu ra

Cảnh báo và mã lỗi

Mã lỗi Nguyên nhân Chẩn đoán và các biện pháp khắc phục
+ Kiểm tra điện áp ngõ vào có nằm trong
+ Quá áp do nguồn cung cấp có điện
giới hạn cho phép hay không
F001 – Quá áp quá cao
+ Tăng thời gian giảm tốc
áp + Thời gian giảm tốc quá ngắn hay
+ Yêu cầu năng lượng hãm phải nằm trong
động cơ điều khiển với tải động
giới hạn cho phép
+ Công suất động cơ không phù hợp + Kiểm tra công suất động cơ có phù hợp
với công suất biến tần với công suất biến tần hay không
F002 – Quá + Chiều dài cáp không vượt quá giới hạn
+ Dây dẫn động cơ quá tải
dòng + Cáp động cơ và động cơ không được
+ Động cơ ngắn mạch chạm mát, ngắn mạch
+ Chạm đất + Kiểm tra động cơ có bị kẹt hay bị quá tải
F003-Quá + Kiểm tra xem động cơ có bị quá tải
Quá tải động cơ
tải không
+ Kiểm tra môi trường xung quanh của
biến tần
F005-Quá +Kiểm tra không khí vào ra của biến tần bị
Quá nhiệt biến tần
nhiệt che chắn không
+Kiểm tra quạt giải nhiệt có đang làm việc
không
F011- Lỗi
Lỗi giao tiếp bên trong biến tần Tắt nguồn và mở nguồn lại lần nữa
giao tiếp

36
II. Hình ảnh thực tế

37
38
Hình 4.9. Biến tần

Hình 4.10. Động cơ không đồng bộ 3 pha roto ngắn mạch

39
_ Thông số động cơ
Kiểu m(kg) P(kW) η(%) cosφ F(HZ) n(vòng/phút) U(∆/Y) I(∆/Y)

4K80B4 21,5 1,5 81 0,85 50 1430 220/380 5,9/3,4

3H80-4 10 0,37 71 0,72 50 1390 220/380 1,9/1,1

40
41

You might also like