You are on page 1of 10

Xây dựng mạch điều áp xoay chiều để điều khiển nhiệt độ cho ấm đun nước

220V/1800W

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ

Bộ chỉnh điện áp xoay chiều để phù hợp với yêu cầu người sử dụng

 Khái niệm: Bộ điều áp xoay chiều (hay bộ điều chỉnh điện áp xoay
chiều) dùng để biến đổi điện áp xoay chiều về độ lớn và dạng sóng tần
số không thay đổi (AC voltage controller).
 Phân loại : Dựa vào số pha nguồn cấp mà ta có thể chia thành 2 bộ
điều chỉnh điện áp :
 Điều áp xoay chiều một pha.
 Điều áp xoay chiều ba pha.
 Nguyên lý hoạt động :các bộ biến đổi điện áp được dung để biến đổi
điện áp hiệu dụng đặt lên tải. Nguyên lý của bộ biến đổi này là dung
các phần tử van bán dẫn nối tải với nguồn trong một khoảng thời gian
t1 hay t0 theo một chu kì lặp lại. Bằng cách thay đổi độ rộng của t1 hay
t0 trong khoảng T ta thay đổi được giá trị điện áp trung bình ra trên tải.
Nguyên lý này có ưu điểm là điều chỉnh điện áp ra trong một pham vi
rộng và vô cấp, hiệu suất cao vì tổn thất trên các phần tử điện tử công
suất nhỏ.
 Nên mạch điều áp AC – AC có thể sử dụng cho các loại tải khác nhau
như điều khiển độ sáng của bóng đèn sợi đốt, đièu khiển bếp điện,
điều khiển bình đun nước siêu tốc…
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ
PHÙ HỢP VỚI CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT CẢ VỀ MẠCH ĐỘNG LỰC
VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
+ Mạch xoay chiều có thể điều chỉnh thay đổi điện áp hiệu dụng cấp đến tải
bằng cách dùng cặp SCR đấu song song ngược chiều hay dùng Triac.

+ Đây là phương pháp điều khiển công suất tác dụng cấp đến tải. Mạch điều
khiển công suất này chỉ thay đổi điện áp hiệu dụng cấp đến tải nhưng không
thay đổi tần số.

+ Các ứng dụng:


 Điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ.
 Điều khiển nguồn điện trong công nghiệp.
 Điều khiển ánh sáng đèn thắp sáng.
 Điều khiển đầu điều áp dưới tải của máy biến áp.
 Bù tỉnh công suất phản kháng.

Ưu điểm:
 Siêu rẻ

Nhược điểm:
 Do chất lượng linh kiện.
 Mạch điều khiển chạy thẳng vào nguồn điện => Nguy hiểm.
 Quá trình điều khiển phi tuyến không xuống được góc alpha nhỏ.
 Bất lợi chính của mạch điều chỉnh áp AC là cho sóng hài bậc cao xuất
hiện trên dòng và áp cấp đến tải.

III. THUYẾT MINH CHI TIẾT TOÀN BỘ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
MẠCH CÓ KÈM THEO CÁC ĐỒ THỊ MINH HỌA.

Mạch sơ đồ nguyên lý
Vai trò các linh kiện
 BTA16 : Triac điều khiển điện áp trên tải.
 VR1 : biến trở để điều chỉnh thời gian dẫn của Triac.
 R1, R2, R3 : điện trở hạn chế.
 DB3 : Diac định ngưỡng điện áp để Triac dẫn.
 C1 : tụ điện tạo điện áp ngưỡng để mở thông Triac.
 mạch R2 - C2 mắc song song với Triac để bảo vệ quá áp cho Triac.
 D1 : Diode phát quang báo khi có điện áp vào.
Nguyên lý hoạt động

 Khi cấp điện cho mạch (nguồn cấp U2 hình sin), tại thời điểm U2 đổi dấu
Triac chưa dẫn, tụ C1 được nạp. Khi nào đủ điều kiện, Triac được dẫn từ đó
tới cuối bán kì. Như vậy việc dẫn của Triac phụ thuộc vào sự biến thiên điện áp
Uc1 và đặc tính của Triac. Khi thay đổi biến trở VR1 hằng số thời gian nạp tụ thay
đổi, thời điểm mở Triac thay đổi, khoảng thời gian dẫn dòng điện của Triac thay
đổi điện áp và dòng điện đưa vào tải được điều chỉnh .
Bảo vệ quá áp cho Triac:

Có 2 nguyên nhân:

+ Nguyên nhân nội tại: (xảy ra trong quá trình chuyển đổi của các van)
đây là sự tích tụ điện tích trong các lớp bán dẫn

+ Nguyên nhân bên ngoài: thường xảy ra rất nhiều như khi đóng cắt
không tải một máy biến áp trên đường dây , khi có sét đánh.
- Mạch R-C mắc song song với mỗi van
- Theo luật đóng mở thì điện áp đột biến tăng sẽ biến thiên liên tục tại thời
điểm xảy ra quá độ qua tụ C. vì thế mà khi có tốc độ tăng trưởng điện áp
lớn thì vẫn giữ được điện áp anot của Triac không bị tăng đột ngột so với
catot
- R3 để bảo vệ cho con LED D1 không bị cháy, LED D1 phát sáng khi
mạch có điện chạy qua
Đồ thị tải thuần trở
Đồ thị tải Rt + Lt

IV. TÍNH CHỌN CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠCH ĐỘNG LỰC


- Triac là linh kiện giống như hai diode có thể điều khiển được và nối song
song ngược chiều. Nên triac dùng để đóng mở nguồn điện AC  cho thiết
bị như Motor, Đèn...
- Ngoài ra Triac còn dùng để điều khiển công suất cho bóng đèn, Motor:
Tức thay đổi cường độ sáng hay tốc độ động cơ.
- Để điều khiển được triac đóng mạch thì dòng điều khiển phải lớn hơn
dòng điều khiển định danh của triac. Do đặc điểm này nên không thể điều
khiền thiết bị tải có dòng quá nhỏ I<<50mA.
- Triac chỉ điều khiển được khi nguồn điện là có chu kỳ mà điện áp trở về
0.
- Điều khiền Triac: phải theo chiều của nguồn điện điều khiển. Tức khi ở
bán kỳ âm thì phải kích theo chiều âm và ngược lại. Và điện áp kích
không cần cao chỉ khoảng 1V đến 2V.

Tính toán :
Pt = 1800 W
Uv = 220 V
=> I = 8,2 A

Chọn Triac BTA16 – 600B


Thông số kĩ thuật:
  Điện áp cực đại: 600V
           Dòng điện thuận cực đại: 16A
           Điện áp điều khiển mở van: 1.5V
           Dòng điều khiển mở van: 100mA
           Nhiệt độ làm việc: -40oC ~ 125oC
Triac BTA16 - 600B là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm
việc như 2 Thyristor mắc song song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai
chiều. Triac BTA16 được đóng gói theo chuẩn TO-220, gồm 3 chân.
Triac BTA16 có thể chịu được điện áp cực đại đạt lên van là 600V
cho cả chiều thuận và chiều nghịch. Dải nhiệt độ làm việc rộng từ -40oC  cho
tới 125oC.
Triac BTA16  thích hợp sử dụng trong các mạch chuyển đổi AC.
Chúng có thể được sử dụng như một bật/tắt chức năng trong các ứng dụng,
cảm ứng khởi động động cơ mạch, bộ điều khiển tốc độ động cơ,...

Cảm biến nhiệt RTD PT100 

Chiều dài : 30mm, 40mm, 50mm, 60mm, 70mm….2000mm.


Đường kính cảm biến : 3mm, 4mm, 5mm, 6mm…27mm.

Nhiều thang đo khác nhau : -50..100 C, -50..200 C, -200…500 C…

Vật liệu : SS304, SS316, Ceramic.

Kiểu ren : G1/8, G1/2, G3/4, G1…

Chiều dài cáp tùy chọn : 2m, 3m, 4m…20m.

 
V. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC LINH KIỆN, PHẦN TỬ TRONG MẠCH
ĐO LƯỜNG-ĐIỀU KHIỂN(BAO GỒM CẢ CÁC PHẦN BẢO VỆ VÀ
CẢNH BÁO)
+ Linh kiện trong mạch :
- 01 Biến trở
- 02 Tụ
- 03 Điện trở
- 01 Led
- 01 Diac
- 01 Triac
+ Giá trị các linh kiện :
- Biến trở VR1 : 500k Ω
- Điện trở R1 : 1,2 k Ω
- R2 : 220  Ω
- R3 : 220 k Ω
- Tụ C1 : 100 nF (2G104J)
- C2 : 10 nF (2G103J)
- Diac : DB3
- Triac : BTA16 – 600B
- Led : 3V 1,5A
+ Tính toán:
Chọn biến trở 500k ohm
Dòng max qua Diac DB3 là 2A, 30V chọn dòng đi qua DB3 là 0,15A để mở
Triac BTA16.
U−Udb 3 220−30
=> R1 = 0,15
= 0,15 = 1267Ω => chọn R1 = 1,2k Ω

Chọn C1 = 100nF ( 2G104J ) .


220
Chọn Diac DB3, Diode phát quang 3V 1,5A => R3 = 0,001 = 220k Ω

Phần bảo vệ chọn : R2 = 220 Ω, tụ C2 = 10 nF (2G103J).

-
VI. Kết luận và phương hướng phát triển.

You might also like