You are on page 1of 6

BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC
TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
MẠCH KHỞI ĐỘNG QUA ĐIỆN TRỞ STATOR
Ngành: Kĩ Thuật Điện
Chuyên nghành: Điện Công Nghiệp
Lớp: 18DDCA2

Giảng viên hướng dẫn: THẠC SĨ .Lê Quang Đức


Sinh viên thực hiện: Cao Trung Hiếu MSSV: 1811020134
Nguyễn Đức Toàn MSSV: 1811020242
Nguyễn Gia Luân MSSV: 1811021044

TP.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 4 năm 2021.


Mạch điều kiển động cơ điện qua điện trở stator 35HP
1.Mạch động lực

1.1 Động cơ:


- Công suất: 26,110 Kw
- Dòng điện: I = P/ (căn 3 x U x cosphi x hiệu suất)= 51A
- Tốc độ quay: 3000 v/ph
- Điện áp: 380v
- Tần số: 50 Hz
Chọn động cơ:
Mã động cơ: 1LE0102-2AA43-4..4

- Công suất:30Kw
- Dòng điện định mức:55A
1.2 Nối lưới:
MCCB:
+Tính năng: Cách ly / đóng cắt / BV Quá tải / BV ngắn mạch
+Thông số yêu cầu:
- Loại D có dòng cắt > 12 lần Ith
Icắt = Imccb x 12 = 75 x 12 = 900A
- Dòng danh định > 1,2 lần dòng động cơ
Idđ = Idm x 1,2 = 55 x 1,2 = 66A
Chọn MCCB:
Mã sản phẩm: EZC100F3075
- Dòng điện định mức: 75A
- Icắt = 10Kw
2
- Số cực: 3p
- Điện áp làm việc định mức: 400V
- tần số định mức: 50Hz / 60Hz
1.3 Nối tải:
-Contactor: chức năng điều khiển
Mã sản phẩm được chọn: LC1D40
- Số cực: 3P
- Dòng định mức In (A): 63A
- Tiếp điểm phụ: 3NO
Điện áp điều khiển : 220v
1.4 Relay nhiệt:
Rơ le nhiệt được lắp cùng với Contactor (Khởi động từ) để bảo vệ các thiết bị
điện
Mã sản phẩm: LRE361
- Điện áp : 380V
- Dải cài đặt: từ 55.0A đến 70.0A
- Số cực: 3P
1.5 Dây dẫn
- Thông số kỹ thuật yêu cầu: đáp ứng được dòng của các thành phần
- Tính chọn thiết bị: nguồn cho phép 380-440V
S= I/J = 55/6 = 9 mm2 ( mạch động lực )
Chọn cáp 10mm
mạch điều khiển ăn dòng ít nên ta chọn dây có thông số 0.75mm

2. Mạch điều khiển


2.1 . Nhiệm vụ, chức năng

3
- Cầu chì : Cầu chì là một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm
đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải
trên đường dây gây cháy, nổ.
- Chọn cầu chì 1A cho mạch điều khiển.
- Relay trung gian: Công dụng của relay trung gian là làm nhiệm vụ “trung
gian” chuyển tiếp mạch điện cho một thiết bị khác. Ví như bộ bảo vệ tủ lạnh
chẳng hạn. Khi điện yếu, relay sẽ ngắt điện, không cho tủ làm việc. Còn khi
điện ổn định thì nó lại cấp điện bình thường.
2.2 Thuyết minh hoạt động.
- Trình tự khởi động máy:
Để khởi động động cơ ta đóng CB rồi nhấn nút M. Contactor K1 có điện (mạch
1-35–7 -cuộn K1-2) sẽ đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực để động cơ
khởi động qua biến áp tự ngẫu TN (hoặc L, R) tiếp điểm K1 (5-7) đóng lại để
duy trì điện. Rơle thời gian Rth cũng có điện sau một thời gian duy trì nhất định
tiếp điểm thường mở đóng chậm.

-Trình tự dừng máy:


Rth (7-9) đóng lại, cấp điện cho cuộn dây K2 (mạch 1-3-5-7-9-cuộn K2-2) tiếp
điểm thường đóng của Contactor ở mạch động lực K2 mở ra để cắt điện biến áp
tự ngẫu TN và tiếp điểm thường hở K2 đóng lại, đưa điện 3pha trực tiếp vào
động cơ; quá trình mở máy kết thúc.

3. Mạch khởi động qua điện trở stator

4
Đối với những động cơ có công suất lớn, để hạn chế dòng điện mở máy, ta có
thể đấu Stato qua điện trở phụ qua điện kháng hoặc qua biến áp tự ngẫu theo các
sơ đồ mở máy đối xứng. Cũng có thể sử dụng 1 điện trở phụ đấu vào 1 pha của
Stato (gọi là mở máy không đối xứng)
Sau khi mở máy xong, ta mới nối tắt điện trở phụ, điện kháng hay biến áp tự
ngẫu. Mạch điện điều khiển có thể dùng chung một sơ đồ (hình 6 -3d). Cụ thể
trong sơ đồ contactor K1 dùng để mở máy và contactor K2 để làm việc, rơle
thời gian Rth để thực hiện mở máy tự động.

+ Ưu điểm: thiết kế đơn giản .


+ Nhược điểm: giảm dòng khi mở máy làm cho moment giảm bình phương lần
+ Ứng dụng: để chống hiện tượng quá tải khi khởi động động cơ .

5
6

You might also like