You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


--- ---

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO HỌC PHẦN


THỰC TẬP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Văn Nam


Sinh viên thực hiện : Lê Đặng Thái Phong
Nguyến Trọng Nhiên
Nguyễn Văn Linh
Trần Đặng Anh Khải
Lớp học phần : 291TTDCN01

Đà Nẵng, năm 2020


NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 3
PHẦN I: THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN ........................................................................................ 4
1. Xác định công năng của tủ điện: ....................................................................................... 4
a. Khởi động mở máy động cơ. ...................................................................................... 4
b. Khởi động và đảo chiều động cơ (Gián tiếp). ........................................................... 4
c. Khởi động động cơ Y/∆. ................................................................................................. 4
2. Danh sách các vật tư cần thiết: ......................................................................................... 4
3. Sơ đồ hoạt động của tủ điện: ............................................................................................. 5
a. Sơ đồ mạch động lực: ................................................................................................. 5
b. Sơ đồ mạch điều khiển: .............................................................................................. 5
c. Sơ đồ bố trí các thiết bị bên trong và ngoài tủ: ............................................................ 5
4. Nguyên lý hoạt động: ....................................................................................................... 10
a. Mạch điều khiên mở máy động cơ ba pha công suất nhỏ - có bảo vệ quá dòng: 10
b. Mạch điều khiển mở máy và đảo chiều quay động cơ điện ba pha (đảo chiều
gián tiếp):
..................................................................................................................................... 10
c. Mạch điều khiển mở máy động cơ ba pha công suất lớn theo kiểu đổi nối sao – tam
giác (Dùng role thời gian): .................................................................................................. 10
PHẦN II: THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH TỦ ĐIỆN ...................................................... 12
PHẦN III: KẾT LUẬN ................................................................................................... 19
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Học phần thực tập điện công nghiệp giúp sinh viên hiểu biết cấu tạo và đặc
điểm của các loại mạch điều khiển trong các máy công cụ. Biết các nguyên tắc lắp
đặt các mạch điều khiển cơ bản, sửa chữa và lắp đặt được các mạch điều khiển thường
gặp trong các máy sản xuất.
Tủ điện là một thiết bị không thể thiếu trong bất kỳ một công ty, nhà xưởng,
xí nghiệp nào nó đóng vai trò như đầu não, điều khiển toàn bộ hệ thống điện và là
trạm cung cấp nguồn điện, điều khiển và phân phối các mạch điện phục vụ cho nhu
cầu sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, được sử dụng để lắp đặt và bảo vệ
cho các thiết bị điện đóng cắt, thiết bị điều khiến và là nơi đầu nối để phân phối điện
cho các công trình khác nhau. Đồng thời, tủ điện đảm bảo cách ly mọi người khỏi các
thiết bị điện trong quá trình sử dụng, tránh trường hợp bị điện giật hay xảy ra bất cứ
sự cố nào

Nhóm 1 Trang 3
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
PHẦN I: THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN
1. Xác định công năng của tủ điện:
a. Khởi động mở máy động cơ.
b. Khởi động và đảo chiều động cơ (Gián tiếp).
c. Khởi động động cơ Y/∆.
2. Danh sách các vật tư cần thiết:

STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Số lượng Ghi Kí


tính yêu cầu nhận chú tên

1 Đèn báo đỏ Cái 1 1

2 Đèn báo xanh Cái 1 1

3 Đèn báo vàng Cái 1 1

4 Volt kế Cái 1 1

5 Bộ chuyển mạch Cái 1 1

6 Ampe kế Cái 1 1

7 Cảm biến dòng TI Cái 1 1

8 Nút nhấn có đèn Cái 4 4


màu xanh

9 Nút nhấn có đèn Cái 3 3


màu đỏ

10 Nút dừng khẩn cấp Cái 1 1

11 Cầu nối Domino Cái 1 1

12 Cầu chì Cái 2 2

13 Ro-le nhiệt Cái 3 3

14 Ro-le đóng cắt Cái 2 2

15 Ro-le thời gian Cái 1 1

16 Đế ro-le thời gian Cái 1 1

Nhóm 1 Trang 4
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

17 Contactor Cái 6 6

18 Aptomat 3 pha tổng Cái 1 1

19 Aptomat 1 pha Cái 1 1

20 Ro-le mất pha Cái 1 1

21 Tủ điện Cái 1 1

22 Thanh ray Cái 1 1

23 Máng điện Cái 1 1

24 Đầu cốt Bịch 3 3

25 Đầu cốt PG Cái

26 Dây điện mét

3. Sơ đồ hoạt động của tủ điện:


a. Sơ đồ mạch động lực:
b. Sơ đồ mạch điều khiển:
c. Sơ đồ bố trí các thiết bị bên trong và ngoài tủ:

Nhóm 1 Trang 5
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Nhóm 1 Trang 6
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Nhóm 1 Trang 7
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Nhóm 1 Trang 8
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Nhóm 1 Trang 9
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
4. Nguyên lý hoạt động:

Tủ điện điều khiển động cơ ba pha gồm ba mạch điều khiển:

• Mạch điều khiên mở máy động cơ ba pha công suất nhỏ - có bảo vệ qua
dòng.
• Mạch điều khiển mở máy và đảo chiều quay động cơ điện ba pha (đảo
chiều gián tiếp).
• Mạch điều khiển mở máy động cơ ba pha công suất lớn theo kiểu đổi nối
sao – tâm giác (Dùng role thời gian).
a. Mạch điều khiên mở máy động cơ ba pha công suất nhỏ - có bảo vệ quá
dòng:
Muốn động cơ làm việc, sau khi đóng Aptomat ta nhấn nút ON1, cuộn dây
Contactor K1 có điện sẽ hút nắp từ động. Các tiếp điểm chính K1 bên mạch động
lực sẽ đóng lại, động cơ được cấp điện làm việc để mở máy trực tiếp với toàn bộ
điện áp lưới. Tiếp điểm K1 mắc song song với nút ON1 cũng đóng lại để duy trì
dòng điện qua cuộn dây K1 khi ta thôi ấn nút ON1.
Muốn dừng động cơ thì ta nhấn nút OFF1 để cắt điện cuộn dây K1, động cơ sẽ
dừng tự do.
Động cơ được bảo vệ quá tải bởi role nhiệt RN1
b. Mạch điều khiển mở máy và đảo chiều quay động cơ điện ba pha (đảo
chiều gián tiếp):
Trong đó K2 tác động thì động cơ quay thuận, K3 tác động thì động cơ quay
nghịch
Khi nhấn nhấn ON2-T, Contactor K2 tác động, các tiếp điểm K2 ở mạch động
lực đóng lại cấp điện cho động cơ quay thuận. Tiếp điểm K2 mắc song song ON2-
T để duy trì dòng điện qua cuộn dây K2 khi thôi nhấn ON2-T
Muốn dừng động cơ, nhấn OFF2, động cơ dừng tự do
Khi nhấn ON2-N, Contactor K3 tác động, các tiếp điểm K3 ở mạch động lực
đóng lại cấp điện cho động cơ điện cho động cơ quay nghịch (vì đã đảo 2 trong 3
pha). Tiếp điểm K3 mắc song song ON2-N để duy trì dòng điện qua cuộn dây K3
khi thôi nhấn ON2-N.
Để tránh ngắn mạch giữa 2 pha A và C khi cả hai contactor K2 và K3 cùng hút,
mạch điều khiển cuộn K2 và K3 được khóa chéo. Tiếp điểm thương đóng K2 được
mắc nối tiếp với mạch cuộn hút K3 và ngược lại.
c. Mạch điều khiển mở máy động cơ ba pha công suất lớn theo kiểu đổi nối
sao – tam giác (Dùng role thời gian):
Sơ đồ này chỉ sự dụng cho các động cơ làm việc bình thường ở cách nối ∆.

Nhóm 1 Trang 10
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
Muốn động cơ khởi động ta ấn ON3, công tắc tơ K4, rơ le thời gian RTh và công
tắc tơ K5 có điện. Stator của động cơ đã nối hình Y qua các tiếp điểm K5 và nối vào
lưới qua các tiếp điểm K4 ở mạch động lực.

Động cơ mở máy với điện áp pha giảm đi √3 lần so với định mức.
Sau một thời gian chỉnh định, rơ le thời gian RTh tác động. Tiếp điểm RTh thường
đóng mở chậm mắc nối tiếp với cuộn K5 mở ra để ngắt điện cuộn K5 và đồng thời
tiếp điểm RTh thường mở đóng chậm mắc nối tiếp với cuộn K6 đóng lại, cuộn K6
có điện. Ở mạch động lực, tiếp điểm K5 mở ra và K6 đóng lại. Cuộn dây stator của
động cơ sẽ chuyển sang nối ∆ để làm việc ở điện áp định mức, quá trình mở máy
kết thúc.
Khi dừng động cơ ta ấn nút OFF3, động cơ dừng tự do.
Để tránh ngắn mạch giữa 2 pha A và C khi cả 2 công tắc tơ K5 và K6 cùng hút,
mạch điểu khiển cuộn K5 và K6 được khoá chéo.
Tiếp điểm thường đóng K5 được mắc nối tiếp với mạch cuộn hút K6 và ngược
lại.

Nhóm 1 Trang 11
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
PHẦN II: THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH TỦ ĐIỆN
1. Đo đạc và xử lý vỏ:

Hình 1: Đo đạc và xử lý vỏ
+ Bên hông của tủ điện ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các đầu PG để siết cố
định nguồn cung cấp điện cho tủ điện.
2. Cắt và gắn các thiết bị điện trên nắp tủ

Hình 2: Gia công xử lý vị trí lắp đặt đèn và đồng hồ


+ Việc gia công và xử lý lắp đặt các thiết bị lên cửa tủ cũng là một trong những
công đoạn quan trọng. Ngoài khía cạnh thuận tiện trong quá trình sử dụng thì thẩm
mỹ cũng là một việc cần chú ý tới .

Nhóm 1 Trang 12
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Hình 3: Lắp đặt các đèn báo và đồng hồ.


+ Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị
đặt ở phía trên cao để thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát
+ Các nút nhấn, đèn báo được bố trí sao cho thuận tiện cho việc thao tác vận hành
theo các chức năng của tủ
+ Nút dừng khẩn cấp được đặt tại vị trí dễ dàng nhìn thấy và thuận tiện cho việc
ngắt mạch điều khiển khi xảy ra sự cố.
3. Kết quả khi gắn các thiết bị trên nắp tủ:

Hình 4: Nhóm cùng tủ khi hoàn thành lắp các thiết bị trên vỏ, nắp tủ

+ Kết quả: Sau khi thi công


- Việc bố trí các đèn báo, đồng hồ và các nút nhấn hợp lý.
-Tính thẩm mỹ cao.
Nhóm 1 Trang 13
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
4. Xác định vị trí các thiết bị bên trong tủ:

Hình 5: Xác định vị trí các thiết bị bên trong tủ

+ Dựa vào sơ đồ bố trí thiết bị đã chuẩn bị trước. Nhóm so sánh và đặt các thiết bị
vào đúng vị trí. Cùng với đó là một số tinh chỉnh nhỏ để phù hợp với từng loại thiết
bị.
5. Đấu nối dây các thiết bị trong mạch điều khiển và mạch động lực

Hình 6: Nối dây phần điều khiển


+ Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, …) và được đánh số thứ tự để dễ
dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.

Nhóm 1 Trang 14
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Hình 7: Bấm cốt cố định đầu dây trong quá trình thi công

Hình 8: Cả nhóm cùng nhau thi công mạch động lực và mạch điều khiển

Nhóm 1 Trang 15
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
6. Hoàn tất lắp đặt các thiết bị bên trong tủ.

Hình 9: Cả nhóm cùng với các thiết bị bên trong tủ

+ Quá trình lắp đặt các thiết bị trong tủ diễn ra theo đúng các quy định trong
công nghiệp: - Đầu cốt được dán kí hiệu rõ ràng.
-Các dây được đi vuông góc với nhau đảm bảo an toàn tong
quá trình vận hành.
-..v..v
7. Lắp ráp hoàn thiện mạch mạch động lực và điều khiển.

Hình 10. Hoàn thiện mạch động lực và điều khiển.

Nhóm 1 Trang 16
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
8. Một hình ảnh của cả nhóm và tủ khi hoàn thành

Hình 11. Ảnh cả nhóm và tủ khi hoàn thành

+ Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp
nguồn điện cho Tủ điện công nghiệp. Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không
tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.

9. Vận hành tủ khi có tải

Hình 12: Các loại tải khi vận hành thử


+ Vận hành : - Khởi động mở máy động cơ
- Khởi động mở máy và đảo chiều động cơ
- Khởi động mở máy đông cơ đổi nối sao/tam giác

Nhóm 1 Trang 17
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp

Hình 13: Tủ và tải khi vận hành thử.

Hình 14: Hình ảnh nhóm báo cáo.

Nhóm 1 Trang 18
GVHD: Nguyễn Văn Nam Thực tập Điện Công Nghiệp
PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau một quá trình học tập và thực hiện thi công HP Thực tập điện công
nghiệp, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Nam, sự giúp đỡ
của các bạn cùng lớp, nhóm chúng em đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao của
học phần
Trong học phần này đã giúp em hiểu rõ hơn về:
- Cách thức thực hiện 1 tủ điện công nghiệp
- Hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện dùng trong công
nghiệp
- Lên bản vẽ thiết kế, và thi công tủ điện
- Tháo tác, vận hành tủ điện
- Nguyên lý hoạt động của các mạch điều khiển đông cơ 3 pha
- Tính chọn vật tư cho tủ điện sử dụng
Trong quá trình thực hiện, chắc chắn bản thân nhóm không thể tránh khỏi
những thiếu sót, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy và các
bạn để tủ điện này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 1 Trang 19

You might also like