You are on page 1of 48

Ket-noi.

com kho tài liệu miễn phí

LỜI NÓI ĐẦU


Điện tử công suất là lĩnh vực kỹ thuật hiện đại, nghiên cứu ứng dụng của
các linh kiện bán dẫn công suất làm việc ở chế độ chuyển mạch và quá trình
biến đổi điện năng.
Ngày nay, không riêng gì ở các nước phát triển, ngay cả ở nước ta các thiết
bị bán dẫn đã và đang thâm nhập vào các ngành công nghiệp và cả trong lĩnh
vực sinh hoạt. Các xí nghiệp, nhà máy như: ximăng, thủy điện, giấy, đường, dệt,
sợi, đóng tàu….. đang sử dụng ngày càng nhiều những thành tựu của công
nghiệp điện tử nói chung và điện tử công suất nói riêng. Đó là những minh
chứng cho sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Với mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, ngày càng có nhiều xí
nghiệp mới, dây chuyền mới sử dụng kỹ thuật cao đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và kỹ
sư điện những kiến thức về điện tử công suất. Cũng với lý do đó, chúng em
được làm đồ án môn học điện tử công suất.
Nhiệm vụ: ” ThiÕt kÕ vµ m« pháng biÕn tÇn cÇu 1 pha.”.
Mặc dù đã dành nhiều cố gắng xong không tránh khỏi những sai sót nhất
định, em mong được sự góp ý của thầy, cô. Cuối cùng em xin chân thành cảm
ơn Thầy cô trong khoa, đặc biệt TS. Nguyễn Hoàng Mai đã giúp em hoàn
thành đồ án môn học này.

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 11 năm 2014


Sinh viên thực hiện

Hoàng Thanh Tú

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 1


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN ..................... 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN ............................... 4
1.1.1 Bộ nghịch lưu ...................................................................................... 4
1.1.2 Bộ biến tần ........................................................................................... 5
1.1.2.1 Biến tần gián tiếp.......................................................................... 6
1.1.2.2 Biến tần trực tiếp .......................................................................... 8
1.2 BỘ NGHỊCH LƯU ĐỘC LẬP ĐIỆN ÁP MỘT PHA ............................... 9
1.2.1 Nguyên lý hoạt động và các tham số cơ bản ....................................... 9
1.2.2 Tụ lọc đầu vào trong nghịch lưu điện áp. ..................................... 13
CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN MẠCH ĐỘNG LỰC.............................................. 14
2.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐỘNG LỰC ........................................... 14
2.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN ĐIỆN ÁP ĐẦU RA ................ 15
2.2.1 Điều chế PWM cho nghịch lưu điện áp một pha .............................. 15
2.2.1.1 Điều chế PWM hình sin hai cực tính ......................................... 16
2.2.1.2 Điều chế PWM hình sin một cực tính ........................................ 17
2.2.1.3 Chọn phương án điều chế SWPM .............................................. 18
2.2.2 Chọn thiết bị bán dẫn đóng cắt .......................................................... 18
2.3 THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC ........................................................... 20
2.3.1 Tính toán bộ nghịch lưu..................................................................... 20
2.3.1.1 Chon hệ số điều biến tần số........................................................ 20
2.3.1.2 Chon hệ số điều biến biên độ ..................................................... 21
2.3.1.3 Tính toán điện áp chịu đựng yêu cầu của IGBT ........................ 21
2.3.1.4 Tính toán dòng điện cần thiết để chọn IGBT ............................. 22
2.3.1.5 Chọn IGBT ................................................................................. 22
2.3.1.6 Tản nhiệt cho IGBT.................................................................... 23
2.3.2 Tính toán diode chỉnh lưu và bộ lọc nguồn ....................................... 24

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 2


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.3.2.1 Bộ lọc đầu vào một chiều cho nghịch lưu .................................. 24
2.3.2.2 Tính chọn diode chỉnh lưu ......................................................... 24
2.3.2.3 Bảo vệ quá điện áp cho các Diode chỉnh lưu ............................. 25
2.3.3 Tính chọn máy biến áp .................................................................. 26
2.3.4 Tính toán bộ lọc tần số đầu ra nghịch lưu ..................................... 26
2.3.5 Bảo vệ quá dòng cho bộ biến tần .................................................. 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ............................................... 28
3.1 CẤU TRÚC MẠCH ĐIỀU KHIỂN ....................................................... 28
3.2 TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN ..................................................... 28
3.2.1 Khâu tạo sóng sin .......................................................................... 28
3.2.2 Khâu tạo sóng mang tam giác ....................................................... 30
3.2.3 Khâu nghịch đảo sóng sin ............................................................. 31
3.2.4 Khâu so sánh tạo xung .................................................................. 32
3.2.5 Khâu đảo xung điều khiển ............................................................ 32
3.2.6 Khâu cách ly và khếch đại ............................................................ 32
3.2.7 Thiết kế nguồn nuôi cho mạch điều khiển. ................................... 34
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG DẠNG SÓNG ĐẦU RA VỚI CÁC LOẠI TẢI
BẰNG MATLAB SIMULINK ........................................................................... 36
4.1 Sơ đồ mạch mô phỏng ............................................................................ 36
4.2 Kết quả mô phỏng với tải R-L đèn tuýp................................................. 37
4.3 Kết quả mô phỏng với tải R bếp điện..................................................... 41
4.4 Kết quả mô phỏng với tải động cơ ......................................................... 43
4.5 Kết quả mô phỏng với tải mạ điện R-C-E............................................. 46

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỊCH LƯU VÀ BIẾN TẦN


1.1.1 Bộ nghịch lưu
Nghịch lưu độc lập (NLĐL) là thiết bị để biến đổi năng lượng dòng điện một
chiều thành năng lượng dòng điện xoay chiều với tần số ra cố định hoặc thay
đổi.
PDC NGHỊCH LƯU
PAC
f=0 ĐỘC LẬP f=var
f=const
Trong hệ thống chỉnh lưu cũng có bộ nghịch lưu nhưng là nghịch lưu
phụ thuộc tuy cũng biến đổi năng lượng một chiều (DC) thành năng lượng điện
xoay chiều (AC), nhưng tần số điện áp và dòng điện xoay chiều chính là tần số
không thể thay đồi của lưới điện. Hơn nữa sự hoạt động của nghịch lưu này phải
phụ thuộc vào điện áp lưới vì tham số điều chỉnh duy nhất là góc điều khiển α
đuợc xác định theo tần sổ và pha của lưới xoay chiều đó.
Nghịch lưu độc lập hoạt động với tần số ra do mạch điều khiển quyết
định và có thể thay đổi tuỳ ý, tức là độc lập với lưới điện.
Nghịch lưu độc lập được phân thành ba loại:
1. NLĐL điện áp: cho phép biến đổi từ điện áp một chiều E thành nguồn điện
áp xoay chiều có tính chất như điện áp lưới: trạng thái không tải là cho phép
còn trạng thái ngắn mạch tải là sự cố

PDC PAC
NLĐL

̴
f=0 f≠0

E Uac
̴ Tải

NLĐL điện áp

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 4


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2 NLĐL dòng điện: cho phép biến nguồn dòng một chiều thành nguồn dòng
điện xoay chiều.
PDC PAC
NLĐL

̴
f=0 f≠0

I Iac
̴ Tải

NLĐL dòng điện

3 NLĐL cộng hưởng: có đặc điểm khi hoạt động luôn hình thành một mạch
vòng dao động cộng hưởng RLC.

Tải của NLĐL lả thiết bị điện xoay chiều có thể là một pha hay ba pha,
do đó NLĐL cũng được chế tạo hai dạng NLĐL một pha và NLĐL ba pha.

Van bán dẫn sử dụng trong NLĐL phụ thuộc loại nghịch lưu:
Với NLĐL điện áp, van hoạt động dưới tác động của sức điện động
một chiều E, điều này tương tự như van trong băm xung một chiều, vì vậy
thích hợp phải là van điêu khiên hoàn toàn: các loại transistor BT,
MOSFET, IGBT hay GTO.
Với NLĐL dòng điện và NLĐL cộng hưởng, do tính chất mạch cho
phép ứng dụng tốt van bán điều khiển thyristor nên chúng thường được
dùng.

1.1.2 Bộ biến tần


Biến tần là thiết bị biến đổi năng lượng dòng điện xoay chiều tần số này sang
năng lượng dòng điện xoay chiều tẩn số khác.

PAC PDC
BIẾN TẦN

U1, f1,m1 U2,f2,m2

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 5


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.1.2.1 Biến tần gián tiếp

PAC PDC PDC PAC


LỌC MỘT NGHỊCH LƯU
CHỈNH LƯU
CHIỀU ĐỘC LẬP
U1, f1,m1 U2,f2,m2

Cấu trúc thông dụng của biến tần gián tiếp như hình, qua đây ta thấy để tạo
ra nguồn xoay chiều tần số khác với đầu vào phải tiến hành hai quá trình biến
đổi năng lượng; chỉnh lưu biến năng lượng xoay chiều về một chiều, sau đó là
nghịch lưu để biến đổi ngược lại. Biến tần này còn được gọi là biến tần cỏ khâu
trung gian một chiều theo sơ đồ cẩu trúc biến đổi năng lượng. Việc sử dụng
NLĐL làm bộ biến đổi tần số đầu ra cho phép biến tần loại này cỏ khả năng
thay đổi tẩn số trong phạm vi rộng và độc lập, đây là ưu điểm chủ yếu đem đến
ứng dụng rất rộng rãi cùa nó trong thực tế hiện nay. Nhược điểm cơ bản của
biến tần gián tiếp là hiệu suất không thật cao do chính quá trình biến đổi năng
lượng hai lần.
Khối chỉnh lưu trong biến tần gián tiếp có thế là chỉnh lưu điều khiển
hay không điều khiến tuỳ thuộc vào loại nghịch lưu độc lập được dùng và
công suất tải.
a. Biến tần gián tiếp sử dụng nghịch lưu độc lập điện áp:
đòi hỏi nguồn một chiều có độ đập mạch nhỏ và ổn định, vì vậy thường
dùng chỉnh lưu điốt với khâu lọc một chiều kiểu C hoặc lọc LC và cỏ cấu trúc
như hình, chỉnh lưu điều khiển ít dùng do độ đập mạch điện áp xấu đi nhiều
(tăng mạnh) khi điều chỉnh giảm điện áp một chiều.

PAC PDC P DC
LỌC MỘT
PDC
NGHỊCH LƯU
PAC
CHỈNH LƯU
CHIỀU ĐỘC LẬP LỌC TẦN SỐ

U1, f1,m1 ĐIỐT (C ; LC) ĐIỆN ÁP U2, f2,m2

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 6


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

 Với cấu trúc này, mạch điều khiển chỉ tác động duy nhất vào khối nghịch
lưu độc lập điện áp để đảm bảo cả yêu cầu về tần số và điện áp ra tải, do
đó mạch điều khiển khá phức tạp. Với tải công suất trung bình và lớn phải
dùng chinh lưu cầu nhiều pha: m2=6,12 ... để vừa giảm hệ số đập mạch và
không cần tụ lọc lớn, vừa cải thiện đáng kể hệ số méo của dòng điện tiêu
thụ từ lưới xoay chiều.
 Với tải công suất không lớn, nhiệm vụ điều chỉnh và ổn định điện áp ra có
thể thông qua điều khiển diện áp một chiều bằng cách đưa thêm vào bộ
băm xung một chiều sau chỉnh lưu điôt và lọc. Đôi khi băm xung một
chiều còn dùng đế tăng điện áp (băm xung kiểu song song) cho trường
hợp nguồn xoay chiều thấp hơn giá trị cần có
b. Biến tần gián tiếp sử dụng nghịch lưu độc lập dòng điện:
đòi hỏi nguồn dòng một chiều, trong khi đó sau chỉnh lưu chỉ cho phép
nhận được điện áp chứ không phải dòng, vì vậy để chuyển đổi thành
nguồn dòng buộc phải thực hiện đồng thời hai biện pháp:
 Sử dụng lọc điện cảm với giá trị lớn để làm độ đập mạch dòng
điện nhỏ, tương ứng dòng không đổi tức là có nguồn dòng. Tuy
nhiên điện cảm lọc không cho phép ổn định và điểu chỉnh dòng
ra, do đó cần biện pháp thứ hai.
 Dùng chỉnh lưu điều khiển để tự động điều chỉnh điện áp chỉnh
lưu theo các biến động tải và nguồn bằng hệ thống kín với phản
hồi dòng điện để đảm bảo vừa điểu chỉnh dòng theo yêu cầu
công nghệ, vừa ổn định dòng chống các biến động này.

PAC PAC PAC


LỌC MỘT
P ACLƯU
NGHỊCH
CHỈNH LƯU
CHIỀU ĐỘC LẬP TẢI
ĐIỀU KHIỂN (L)
U1, f1,m1 U2, f2,
DÒNG ĐIỆN

m2
Như vậy biến tần dùng nghịch lưu dòng điện có cấu trúc như trên
hình. Trạng thái không tải với nguồn dòng là cấm (trạng thái sự cố)
nên biến tần này chỉ được hoạt động khi đà nối tải.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 7


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

c. Biến tần gián tiếp sử dụng nghịch lưu độc lập cộng hưởng:
có thể hoạt động với nguồn áp hay nguồn dòng nhưng nói chung
thường sử dụng chỉnh lưu điều khiển. NLĐL cộng hưởng hay ứng
dụng cho thiết bị gia nhiệt tần số nên thường chỉ sử dụng loại một pha.
1.1.2.2 Biến tần trực tiếp
Biến tần trực tiếp dùng nguyên tắc sau:
• Dùng hai bộ chỉnh lưu cùng loại, đầu ra đấu ngược cực tính.
• Mỗi bộ chỉnh lưu đảm nhận một dấu của điện áp ra và cho hai bộ
chạy lần lượt sẽ tạo thành điện áp hai dấu (xoay chiều) ở đầu ra.

Sử dụng nguyên tắc này sẽ đạt hiệu suất cao vì không cần biến đổi năng lượng
hai lần, tuy nhiên loại này có một số nhược điểm như: tần số ra phụ thuộc tần số
nguồn; điều chỉnh tần số trơn khá khỏ khăn, số lượng van lớn, nếu muốn đạt chỉ
tiêu chất lượng tốt như biến tần gián tiếp thì toàn hệ thống (cả lực và điều khiển)
đều phức tạp.
NLĐL và biến tần được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như cung cấp
điện, các hệ điều khiển tốc độ động cơ điện xoay chiều, truyền tải điện năng
HVDC, luyện kim, các bộ biến đối cho các nguồn năng lượng mới.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 8


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.2 BỘ NGHỊCH LƯU ĐỘC LẬP ĐIỆN ÁP MỘT PHA


1.2.1 Nguyên lý hoạt động và các tham số cơ bản
NLĐL điện áp một pha có thể dùng sơ đồ cầu, bán cầu hay tia, Tuy nhiên
dạng điện áp ra là như nhau nên ta chỉ xét sơ đồ cầu.

NLĐL điện áp 1 pha sơ đồ cầu

Các van hoạt động theo cặp T1, T2 và T3,T4; hai cặp van dẫn khoảng thời
gian như nhau và bằng một nửa chu kỳ của điện áp ra. Điện áp ra có dạng
xung chữ nhật với giá trị ±E. Điện áp ra này thoả mãn các điều kiện của
một điện áp xoay chiều tuần hoàn là:
• Điện áp ra có hai dấu dương và âm;
• Giá trị trung bình bằng không;
• Sau một nửa chu kỳ có giá trị bằng nhau nhưng ngược dấu:
u(t) = - u(t + T/2);
• Sau một chu kỳ lặp lại trạng thái: u (t) = u(t + T).

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 9


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tuy nhiên điện áp này không phải hình sin, ngoài thành phần cơ bản u, i
có chu kỳ bằng chu kỳ điều khiển còn có các sóng hài bậc cao.
Biểu thức chung của sóng hài


4E sin(2𝑘 − 1) 𝜔𝑡
𝑢(𝑡) = ∑ (1.1)
𝜋 2𝑘 − 1
𝑘=1

Như vậy để có điện áp hình sin cần chọn ra, lọc ra tần số mong muốn do
đó đầu ra của NLĐL điện áp có bộ lọc tần số. Để đánh giá dạng điện áp ra
khác đi (méo) so với hình sin mong muốn cần sử dụng các tham số sau:
1. Hệ số sóng hài bậc k , là tỉ số giữa trị số hiệu dụng sóng hài bậc k
với sóng hài cơ bản:
U𝑘 U
HF𝑘 = = 𝑘𝑚 (1.2)
U1 U1𝑚

2. Hệ sô méo bậc k (Distortion Factor k-harmonic):

U𝑘 HF𝑘
DF𝑘 = = (1.3)
𝑘 2 U1 𝑘2
3. Hệ sổ méo (Distortion Factor):


1 U𝑘
DF= √ ∑ ( 2 )2 (1.4)
U1 𝑘
𝑘=2,3…

4. Hệ số méo tổng (Total Harmonic Distortion-THD):


2
√∑∞ √U2 2 +U3 2 +...U𝑛 2
𝑘=2,3… U𝑘
TDH= U1
= U1
(1.5)

Ảnh hưởng lớn nhất đến dạng sin của điện áp ra là sóng hải gần nhất với sóng
cơ bản, vì vậy trong phân tích thường chú ý chủ yếu đến sóng hài bậc thấp nhất
này, gọi là LOH (Lowest - Order Harmonic). Các sóng hài cỏ biên độ nhỏ hơn
3% biên độ sóng hài cơ bản (HFk < 0,03) được bỏ qua không xét đến ngay

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 10


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

cả với LOH, lúc đó coi điện áp ra là hinh sin hoàn chỉnh không méo.

Việc phân tích tính toán qui luật dòng điện chính xác có thể thực hiện,
song sẽ cho các biểu thức phức tạp, do đó thực tế thường đơn giản hoá, ở NLĐL
điện áp sử dụng phương pháp “sóng hài cơ bản”. Trong phương pháp này coi
rằng điện áp ra chỉ chửa một thành phần cơ bản bậc một (u1) và do đó nó là hình
sin hoàn chỉnh, nhờ vậy có thề giải mạch theo cách Giải: mạch điện hình sin
quen thuộc. Theo (1.1) có điện áp cơ bản với k =1:

4E
u1 (𝑡) = sin 𝜔𝑡 = 1,273E sin 𝜃 = U1m sin 𝜃 (1.6)
𝜋
Dưới tác động của điện áp này dòng tải cũng biến thiên hình sin với qui luật:

U1𝑚
i𝑡 (𝑡) = I𝑚 sin(𝜔𝑡 − 𝜑) = sin(𝜃 − 𝜑)
z
𝜔L
(1.7)
2
trong đó: 𝑧 = √R 𝑡 + (𝜔L𝑡 )2 , 𝜑= tan−1 ( 𝑡)
R𝑡

π 2π

𝜃𝑘
𝜑

Dạng biến thiên của điện áp ra, dòng ra thực và theo phương pháp sóng hài cơ bản

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 11


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Dạng biến thiên của điện áp ra, dòng ra thực và theo phương pháp sóng hài cơ
bản trình bày trên hình, qua đó có thể thấy điểm dòng điện thực qua điểm không
cũng gần với trường hợp khi coi dòng điện là hình sin. Từ đây dễ dàng xác định
được dòng trung bình qua các van, các transistor dẫn dòng như nhau và các điôt
cũng vậy:
1 𝜃𝑘 I1𝑚
I𝐷 = ∫ −I𝑚 sin(𝜃 − 𝜑)𝑑𝜃 = (1 − cos 𝜑)
2𝜋 0 2𝜋
(1.8)
1 𝜋 I1𝑚
I𝑇 = ∫ I𝑚 sin(𝜃 − 𝜑)𝑑𝜃 = (1 + cos 𝜑)
2𝜋 𝜃𝑘 2𝜋

Quá trình năng lượng cho thấy:


• Khi transistor dẫn nguồn E cấp năng lượng ra tải.
• Khi điốt dẫn nguồn E nhận năng lượng từ điện cảm tải trả về.
Do đó giá trị trung bình dòng một chiều từ nguồn có thể tính từ dòng trung bình
qua các van IT, ID với lưu ý trong một chu kỳ có hai lần dẫn của nhóm van:

I1𝑚 I1𝑚 2I1𝑚


I𝑑 = 2(I 𝑇 − I𝐷 ) = 2[ (1 + cos 𝜑) − (1 − cos 𝜑)] = cos 𝜑
2𝜋 2𝜋 𝜋
2I1𝑚
Vậy công suất tiêu thụ từ nguồn đưa ra tải: P𝑑 = EI𝑑 =E cos 𝜑
𝜋
Còn công suất tải theo sóng hài cơ bản: P𝑡 = U𝑟𝑎 I𝑟𝑎 cos 𝜑 = U1 I1 cos 𝜑
Dùng phương pháp tuyến tính hóa dạng dòng điện, ta phải tính được điểm
qua không của dòng và điểm i max theo biểu thức sau:
1

E 1−𝑒 2𝜏
Giá trị cực đại của dòng tải: I𝑚𝑎𝑥 = T
R𝑡 −2𝜏
1+𝑒
2
Thời điểm dòng tải qua không: t k = 𝜏 ln T
-
1+e 2𝜏
1 T 1 I𝑚𝑎𝑥 𝑡𝑘
Dòng trung bình qua các van:I 𝑇 = 0,5 T I𝑚𝑎𝑥 (2 − 𝑡𝑘 ) ; I𝐷 = T 2

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 12


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

L𝑡
Trong đó 𝜏 hằng số thời gian mạch tải 𝜏=
R𝑡

1.2.2 Tụ lọc đầu vào trong nghịch lưu điện áp.


Năng lượng một chiều được lấy từ lưới điện xoay chiều thông qua mạch
chỉnh lưu. Trong trường hợp này phải mắc ờ đầu ra chỉnh lưu một tụ điện C, có
nhiệm vụ:
• Làm phẳng điện áp đầu ra tạo nguồn E.
• Nhận năng lượng trả về từ điện cảm tải khi các điôt dẫn dòng, vì chỉnh
lưu không cho dòng đảo chiều lại.
Trị số tụ điện phụ thuộc vào độ đập mạch cho phép của điện áp một chiều.
Khi điôt dẫn thì tụ nạp, do đó:
1 𝑡K E.τ 1 − √𝑎1 2 E.τ
∆UC = ∫ 𝑖D (𝑡) = ( − 𝑙𝑛 )= k
C 0 C.R 𝑡 1 + √𝑎1 1 + √𝑎1 C.R 𝑡 C

trong đó: a1 = exp(-T/2𝜏)


hệ số kc càng tăng khi chu kỳ T càng lớn, hay tần số càng giảm; kc lớn nhất khi
tần sổ tiến tới không f → 0 tương ứng T → ∞ thì kcmax= (1-ln2)≈0,3 lúc đó:

E.τ E.τ
∆UC = k Cmax = 0,3
C.R 𝑡 C.R 𝑡

và nếu lấy độ đập mạch theo thông lệ là 10% thì giá trị lớn nhất của tụ điện cần
mắc ở đầu vào nghịch lưu độc lập điện áp là:
0,3Eτ 0,3Eτ 𝜏 L𝑡
Cmax = = =3 =3 2
∆CR 𝑡 0,1ER 𝑡 R𝑡 R𝑡

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 13


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 2: TÍNH CHỌN MẠCH ĐỘNG LỰC

2.1 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐỘNG LỰC

Hình 2.1: Sơ đồ khối mạch động lực

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý mạch động lực

Trong đó
1. Khối biến áp lực: dùng máy biến áp 1 pha có tác dụng chuyển điện áp của
lưới điện xoay chiều sang điện áp thích hợp với tải, cách ly điện áp lưới.
2. Khối chỉnh lưu: Ta chọn khối chỉnh lưu cầu 1 pha dùng Diode
3. Khối lọc đầu vào: Làm phẳng điện áp đầu ra tạo nguồn E và nhận năng lượng
trả về từ điện cảm tải khi các điôt dẫn dòng, vì chỉnh lưu không cho dòng đảo
chiều lại.
4. Khối nghịch lưu: sử dụng nghịch lưu độc lập điện áp một pha, sơ đồ cầu.
5. Khối lọc đầu ra: có tác dụng lọc lấy sóng hài cơ bản, tăng chất lượng điện áp
đặt lên tải.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 14


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

6. Tải

2.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI THIỆN ĐIỆN ÁP ĐẦU RA


2.2.1 Điều chế PWM cho nghịch lưu điện áp một pha
Các bộ nghịch lưu đề cập trong chương 1 là những bộ nghịch lưu mà dạng
sóng của dòng điện hoặc điện áp đưa vào bộ nghịch lưu là những xung vuông
hoàn toàn hoăc xung có nhảy cấp mà ta định nghĩa chung là những bộ nghịch
lưu nhảy cấp. Bộ nghịch lưu nhảy cấp loại này có những thuận lợi và hạn chế
nhất định trong điều khiển và dạng sóng đầu ra. Thuận lợi chủ yếu là vấn đề
điều khiển, trong điều khiển, ở một chừng mực nhất định, thì kết cầu của mạch
điều khiển tương đối đơn giản, thời gian đóng cắt của van bán dẫn được cố định
trong một chu kì. Ta thấy cả hai bộ nghịch lưu nguồn dòng và nguồn áp đề cập ở
chương 1 thì trong một nửa chu kì điện áp cơ bản đầu ra thì các van bán dẫn chỉ
đóng cắt một lần duy nhất. Có thể nói rằng tận số đóng cắt của van bán dẫn bằng
hai lần tần số của sóng cơ bản bộ nghịch lưu. Khả năng chuyển mạch của van
bán dẫn yêu cầu không cao, do vậy có thể dùng cho mạch công suất lớn vì các
van bán dẫn công suất lớn có tốc độ chuyển mạch thấp, các van công suất càng
lớn thì tốc độ chuyển mạch càng chậm. Bên cạnh ưu điểm trên thì bộ nghịch lưu
nhảy cấp trên bộc lộ một số nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là khả năng sin
hoá dòng điện hoặc điện áp không cao. Do đóng cắt cung cấp cho tải những
xung vuông nên khi tải là đông cơ sẽ xuất hiện sóng hài bậc cao không mong
muốn. Sóng hài xuất hiện làm tổn hao trong mạch tăng lên và độ tinh chỉnh
trong điều khiển giảm. Khi tần số đầu ra yêu cầu càng thấp thì sóng hài xuất
hiện càng nhiều và khi tốc độ cận không thì hai bộ nghịch lưu dạng này mất khả
năng kiểm soát tốc độ, đặc biệt là bộ nghịch lưu nguồn dòng.
Bộ nghịch lưu điều biến độ rộng xung ra đời khắc phục được nhược
điểm của hai bộ nghịch trên. Dạng sóng đầu ra của bộ nghịch lưu điều biến độ
rộng xung (PWM - Pulse Width Modulation) được điều biến gần sin hơn, thành
phần hài bậc cao được loại trừ đến mức tối thiểu, khả năng điều khiển thích nghi
theo mọi cấp điện áp và mọi tần số trong dải tần số định mức. Nhược điểm lớn
nhất của bộ nghịch lưu PWM là yêu cầu van bán dẫn có khả năng đóng cắt ở tần

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 15


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

số lớn. Tần số thông thường lớn hơn khoản 15 lần tần số định mức đầu ra của bộ
nghịch lưu.

2.2.1.1 Điều chế PWM hình sin hai cực tính


Nguyên tắc của SWPM là trong một khoảng dẫn của van, van không dẫn
liên tục mà đóng cắt rất nhiều lần với độ rộng xung dẫn bám theo giá trị tức thời
của hình sin có tần số bằng tần số sóng hài cơ bản.

T1,T2

Ura

T3,T4

Hình 2.3: Điều chế SPWM hai cực tính

Hình 2.3 minh họa phương pháp điều chế hình sin hai cực tính sử dụng xung
tam giác tần số cao (gọi là sóng mang – carrier) được so sánh với điện áp hình
sin (gọi là sóng điều chế - modulation), điểm cắt nhau giữa 2 điện áp này là
điểm chuyển đổi trạng thái của 2 cặp van cho nhau. Điện áp ra không chỉ còn
hai xung chữ nhật với điện áp +E hay –E mà là một dãy xung có độ rộng biến
thiên theo qui luật của sóng điều chế hình sin. Điện áp ra ở mỗi nửa chu kỳ luôn
tồn tại cả hai dấu ±E nên được gọi là điều chế hai cực tính.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 16


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.2.1.2 Điều chế PWM hình sin một cực tính

T1
T4
T3
T2

Ura

Hình 2.4: điều chế SPWM một cực tính

Để điều chế 1 cực tính có nhiều cách mà một trong số đó thể hiện ở hình 2.3.
Van của một cặp không đóng/ngắt đồng thời mà đổi nhau. thời điểm chuyển đổi
trạng thái giữa hai nhóm cũng khác nhau nhưng vẫn dựa theo nguyên tắc
SPWM.
Theo đồ thị ta thấy
• Điện áp ra bằng không khi T1 dẫn cùng T3 hoặc T2 dẫn cùng T4.
• Ở nửa chu kỳ đầu có những giai đoạn T1 dẫn cùng T2 sẽ có điện áp ra
bằng +E.
• Ở nửa chu kỳ sau khi T3 dẫn cùng T4 sẽ có điện áp ra bằng –E.
Trong cách này cần tạo hai hình sin ngược pha nhau và chỉ một xung tam giác
cao tần hoặc có thể làm ngược lại: chỉ dùng một sóng điều chế hình sin và hai
xung tam giác ngược pha nhau.
Một cách khác để nhận được điện áp môt cực tính là chỉ dùng một hình sin,
nhưng xung tam giác được dịch chuyển để luôn cùng dấu với điện áp hình sin.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 17


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.2.1.3 Chọn phương án điều chế SWPM


Phương pháp điều chế SWPM hai cực tính:
• Ưu điểm: Có mạch điều khiển đơn giản do điều khiển 2 van đồng thời
• Nhược điểm: Phổ sóng hài lớn hơn điều chế một cực tính

Phương pháp điều chế SWPM một cực tính:


• Ưu điểm: Phổ sóng hài tốt hơn điều chế hai cực tính
• Nhược điểm: Mạch điều khiển phức tạp hơn do phải điều khiển các van
riêng biệt.
Từ so sánh trên ta chọn phương án điều chế SWPM một cực tính
2.2.2 Chọn thiết bị bán dẫn đóng cắt
Tần số điện áp ra có giá trị từ 10 dến 100 Hz, Công suất 3kW. Trong bộ
nghịch lu sử dụng nguyên lý PWM thì tần số chuyển mạch lớn hơn nhiều lần tần
số cơ bản. Chính vì vây ta phải chọn linh kiện bán dẫn làm khoá chuyển mạch
phải có tốc độ chuyển mạch khá lớn. Các loại linh kiện bán dẫn có thể đáp ứng
được yêu cầu ở tần số này là:
+ Transistor lưỡng cực BJT - Bipolar Junction Transistor
+ Transistor hiệu ứng trường MOSFET - Metal Oxide Semicoducter Field
Effect Transistor
+ IGBT là sự kết hợp của BJT và MOSFET
Để tiến hành lựa chọn được van bán dẫn thích hợp, ta tiến hành phân tích ưu
nhược điểm các van bán dẫn trên.
Những vấn đề cơ bản về BJT
Trong phần này ta không đi sâu vào cấu tạo của Transistor mà ta chỉ phân
tích những yếu tố chính của nó khi vân hành.
Có thể nói rằng BJT là một phần tử đóng cắt cổ điển nhất và được sử dụng đầu
tiên để cho mục đích đóng cắt sau nhiệm vụ khuyếch đại.
- Dải công suất của BJT:
Ngày nay với kĩ thuật tiên tiến thì các BJT có thể có công suất khá lớn, các van
BJT có thể có điện áp chịu đựng hàng chục kilôvôn và có dòng cho phép cỡ vài
nghìn Ampe. Tần số chuyển mạch của BJT cho phép khá lớn, tần số cho phép
vào khoảng 10kHz. Tần số này càng giảm khi công suất van tăng. Độ tuyến tính

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 18


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

xung điện áp ra của BJT khá lớn, nguyên nhân chính do tụ kí sinh trên van nhỏ
nên cho phép van chuyển mạch nhanh.
Nhược điểm chủ yếu của BJT là công suất mạch điều khiển. Các BJT công suất
lớn thường có hệ số khuyếch đại nhỏ, cỡ trên dưới 10 lần. Điều này đông nghĩa
với công suất mạch điều khiển bằng 1/10 công suất mạch động lực nếu ta sử
dụng khuyếch đại trực tiếp. Công suất mạch điều khiển có thể giảm được nếu ta
sử dụng mạch Dalington cho tầng khuyếch đại cuối cùng, tuy vậy sẽ gây ra một
vấn đề đó là trễ điều khiển khi chuyển mạch tần số lớn.
- Tổn hao và làm mát BJT
Như đã phân tích, tổn hao trong BJT khá lớn do nó được điều khiển bằng dòng-
áp. Do tổn hao khá lớn nên các mạch dùng BJT thường có công suất nhỏ, cỡ vài
trăm oát. Việc sử dụng ở tần số cao hơn có thể làm được xong không kinh tế
trong điều khiển và làm mát van.
Những vấn đề cơ bản về MOSFET
- Dải công suất của MOSFET
Công nghệ MOSFET ra đời đã cải tiến được những nhược điểm trong điều
khiển BJT. Điểu khiển đóng mở MOSFET là điều khiển bằng điện áp đặt lên hai
cực, cực cổng (G - Gate) và cực nguồn (S - Source). Việc điều khiển bằng điện
áp đã làm giảm được kích thước và tổn hao trong mạch điều khiển và dẫn tới
khả năng tích hợp thành vi mạch.
Do sử dụng hiệu ứng trường nên MOSFET cho phép tần số chuyển mạch khá
lớn, có thể đến 100kHz. Độ tuyến tính của điện áp cao do tụ kí sinh trên van
nhỏ.
Tuy vậy công suất của MOSFET không cao, khả năng làm việc ở điện áp cao
không bằng được BJT. Các MOSFET công suất lớn thường có điện áp làm việc
dưới 1kV và dòng điện cỡ vài chục Ampe.
- Tổn hao và làm mát MOSFET
MOSFET là van bán dẫn có tổn hao nhỏ nhất trong tất cả các van bán dẫn có thể
sử dụng ở chế độ đóng cắt. Do sử dụng chuyển mạch bằng hiệu ứng trường nên
quá trình chuyển mạch gây ra tổn hao nhỏ. Đi liền với đó là việc làm mát cho
MOSFET tương đối đơn giản, có thể sử dụng hiệu suất dòng cao mà vẫn có thể
đảm bảo điều kiện làm mát. Do vậy khi dải công suất cỡ vài trăm oat thi ta nên
sử dụng MOSFET làm phần tử đóng cắt.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 19


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Những vấn đề cơ bản về IGBT


Kết hợp những ưu điểm của BJT về mặt công suất và của MOSFET về mặt điều
khiển, IGBT ra đời. Sự ra đời của IGBT đã giải quyết cho BJT về tổn hao trong
điều khiển, và tăng công suất đóng cắt.
- Dải công suấtcủa IGBT
Dải công suất của IGBT có thể nói là lớn nhất trong các van sử dụng nguyên lý
chuyển mạch bằng dòng xung điều khiển. Do không bị hạn chế về điều khiển
nên có thể chế tạo IGBT với công suất khá lớn với giá thành không quá cao.
Ngày nay IGBT có thể chế tạo điện điện áp cỡ 6kV và dòng điện cỡ 3kA, trong
khi yêu cầu điện áp mạch điều khiển chỉ khoảng 20V và không cần dòng điều
khiển do điều khiển IGBT là bằng điện áp như MOSFET.
Tần số chuyển mạch của IGBT cũng khá lớn, thông thường các IGBT công suất
có tần số làm việc khoảng 20kHz.
- Tổn hao và làm mát cho IGBT
Trong quá trình vân hành IGBT có tổn hao thấp hơn BJT song lại cao hơn
MOSFET. Do vây quá trình làm mát của IGBT phải đặc biệt được chú ý khi dải
công suất tăn cao.
Qua phân tích ở trên và đặc điểm đóng cắt của mạch cần thiết kế ta chọn
IGBT làm phần tử đóng cắt
2.3 THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC
2.3.1 Tính toán bộ nghịch lưu
2.3.1.1 Chon hệ số điều biến tần số
Hệ số điều biến tần số là tỉ số giữa tần số sóng mang và tấn số sóng điều
biến.
𝑓
𝑚𝑓 = 𝑐
𝑓𝑑𝑐

Trong đó: 𝑓𝑐 : tần số sóng mang


𝑓𝑑𝑐 : tần số sóng diều biến
Hệ số điều biến tần số có một ý nghĩa rất qua trong trong phương pháp
nghịch lưu PWM. Việc chọn hệ số điều biến sẽ quyết định chất lương và giá
thành của bộ nghịch lưu.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 20


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tần số chuyển mạch van 𝑓𝑤𝑠 càng lớn độ méo hài càng giảm, tuy nhiên tần
số này bị hạn chế bởi khả năng đóng/cắt của van lực, mặt khác tổn thất chuyển
mạch và nhiễu cao tần trong công nghiệp cũng tăng nhanh theo 𝑓𝑤𝑠 . Vì vậy thiết
bị công suất có tần số điều chế thường dưới 10kHz.
Ta chọn 𝒎𝒇 = 40
Khi đó tần số chuyển mạch lớn nhất của van bán dẫn trong bộ nghịch lưu là:
𝑓𝑚𝑎𝑥 = 40.100 = 4000 𝐻𝑧
Tần số chuyển mạch nhỏ nhất của van bán dẫn trong bộ nghịch lưu:
𝑓𝑚𝑖𝑛 = 40.10 = 400 𝐻𝑧

2.3.1.2 Chon hệ số điều biến biên độ


Hệ số điều biến biên độ là tỷ số giữa biên độ điện áp sóng điều chế và biên độ
điện áp sóng mang:
U𝑚𝑑𝑐
𝑚𝑎 =
U𝑚𝑐
Trong đó: U𝑚𝑑𝑐 : Biên độ sóng điều chế
U𝑚𝑐 : Biên độ sóng mang
Bình thường 𝑚𝑎 < 1; nếu 𝑚𝑎 > 1 gọi là quá điều chế làm giảm chất lượng điện
áp ra.
Hệ số điều biến biên độ là một đại lượng quan trọng, đại lượng này quyết định
điện áp đầu ra của bộ nghịch lưu.
Do bộ nghịch lưu cần thiết kế yêu cầu điện áp ra ổn định 220V nên ta chọn
hệ số 𝑚𝑎 sao cho có thể dễ dàng thay đổi tỉ số giữa điện áp nguồn một chiều và
điện áp ra, giúp ổn định điên áp ra đồng thời giá trị nguồn một chiều yêu cầu
không chên lệch quá lớn điện áp ra.
Ta chọn 𝒎𝒂 = 0.85

2.3.1.3 Tính toán điện áp chịu đựng yêu cầu của IGBT
Theo kết quả tính toán bằng Matlab với 𝑚𝑎 = 0.85 có tỉ lệ U1/E ≈ 0.7353
Từ đó ta tính được điện áp nguồn một chiều cần cho bộ nghịch lưu:
220
E= = 299.19 V
0.7353
Ta lấy giá trị E = 300V

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 21


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trên thực tế có một phần điện áp rơi trên van IGBT và bộ lọc đầu ra nhưng ta
xét đến các giá trị này sau khi chọn IGBT
Đặc điểm đóng cắt của các van bán dẫn trong chế độ nghịch lưu là không phải
chịu điện áp ngược đặt lên van, do vậy quá trình chọn van có thể chọn hệ số an
toàn về áp thấp hơn khi chọn hệ số an toàn về áp khi chọn van cho chỉnh
lưu. Chọn hệ số an toàn về điện áp cho van bán dẫn là 2. Do vậy ta có điện áp
chịu đựng yêu cầu của van bán dẫn có giá trị bằng:
UV = 300.2 = 600V
2.3.1.4 Tính toán dòng điện cần thiết để chọn IGBT
Công suất của bộ nghịch lưu P=3kW
Dòng điện sóng cơ bản trong chế độ làm việc:
P 3000
IV = = = 13,64 A
U 220
Chọn hệ số dự trữ dòng điện là: Ki = 3,2
Dòng điện yêu cầu chọn IGBT:
Ivan = 3,2.13,64 = 43,65 A
Vậy ta có chỉ tiêu chọn van bán dẫn :
Ivan ≥ 43,65 A
Uvan ≥ 600 V
2.3.1.5 Chọn IGBT
Với công nghệ sản suất bán dẫn ngày nay thì các van bán dẫn có thể được tích
hợp trên một phần tử. Do đó ta chọn 4 van được tích hợp sẵn trên 1 phần tử:
Chọn IGBT : F4-50R12KS4

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 22


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 2.5 Hình dáng bên ngoài F4-50R12KS4

Hình 2.6 Sơ đồ chân F4-50R12KS4

• Loại van: Cầu 1 pha.


• Hãng sản xuất: EUPEC
• Điện áp ngược cực đại: UCES = 1200V
• Dòng điện chế độ dẫn liên tục: IC = 50 A
• Nhiệt độ vân hành thông thường: TC = 700C
• Tẩn số đóng cắt tối đa: fmax = 20 kHz
• Điện áp thuận trên van VF = 2 V
2.3.1.6 Tản nhiệt cho IGBT
Khi làm việc với dòng điện chạy qua, trên van IGBT có sụt áp, do đó có
tổn thất công suất ∆P, tổn thất này sinh ra nhiệt đốt nóng IGBT. Mặt khác
IGBT chỉ được phép làm việc dưới nhiệt độ cho phép Tcp nào đó, nếu quá nhiệt
độ cho phép thì IGBT sẽ bị phá hỏng. Để IGBT làm việc an toàn, không bị
chọc thủng về nhiệt, ta phải chọn và thiết kế hệ thống tản nhiệt hợp lý.
1-Tổn thất công suất trên 1 IGBT:
∆P = ∆U.Ilv = 2 . 13,6 = 27,2 (W)
2-Diện tích bề mặt toả nhiệt:
P 27,2
S n  4.  4.  0,452(m 2 )
K n . 8.30
Trong đó: : độ chênh lệch nhiệt độ so với môi trường.

Lấy Tmt = 400C. Nhiệt độ làm việc cho phép của IGBT Tcp= 1500C
Chọn Tlv trên cánh tản nhiệt là 700C
Suy ra  = Tlv – Tmt = 300C
Kn : hệ số toả nhiệt bằng đối lưu và bức xạ.
Chọn Kn = 8 W/m2.0C

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 23


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Chọn loại cánh tản nhiệt có 13 cánh, kích thước mỗi cánh
a.b=13.13 (cm x cm)
Tổng diện tích tản nhiệt của cánh:
S = 13 . 2 . 13 . 13 = 4400 (cm2) = 0,44 (m2)

2.3.2 Tính toán diode chỉnh lưu và bộ lọc nguồn


2.3.2.1 Bộ lọc đầu vào một chiều cho nghịch lưu
Vì dòng định mức của nguồn một chiều khá lớn, khoảng 10 A nên ta chọn bộ
lọc LC cho nguồn 1 chiều.
Bộ chỉnh lưu là chỉnh lưu cầu 1 pha dùng diode nên ta có các thông số sau
- Số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu trong một chu kỳ điện áp nguồn
xoay chiều: mđm = 2;
- Hệ số đập mạch của điện áp chỉnh lưu: k đm = 0,67;
- Hệ số đập mạch của điện áp đẩu ra, với bộ lọc chất lượng cao thì chỉ số
đó là 5% ≈0,05
Từ đó ta tính được hệ số san bằng:
k đmv 0.67
k sb = = = 13,4
k đmr 0.05
Điện trở tải định mức:
U2 2202
Rd = = ≈ 16 Ω
P 3000
Trị số điện cảm cho bộ lọc:
2. R d 2.16
L > Lmin = = = 33,9 mH
mđm 𝜋. 𝑓1 (mđm 2 − 1) 2𝜋. 50(22 − 1)
Chọn cuộn kháng có giá trị 35mH
Trị số tụ C
10(k sb + 1) 10(13,4 + 1)
C= = 2 = 1028 𝜇F
mđ𝑚 2 .L 2 .35.10−3
Chọn tụ hóa có giá trị 1000 𝝁F 400V
2.3.2.2 Tính chọn diode chỉnh lưu
Thông số để lựa chọn
Điện áp ra của chỉnh lưu: Ucl = 300 V
Dòng điện trung bình đầu ra của chỉnh lưu: Icl = 3000/220 = 13,6A

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 24


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trị số hiệu dụng nguồn xoay chiều:


10 10
U2 = U𝑑 = 300 = 333 V
9 9

Điện áp ngược cực đại lặp lại đặt lên diode:


URRM = 1,57 U2 = 522,81 V
Chọn hệ số dự trữ điện áp cho Diode: ku = 1,8
Điện áp ngược để chọn diode UV = 1,8.522,81 = 941 V
Dòng trung bình qua Diode:
Icl
Id = ≈7A
2
Chọn hệ số dự trữ dòng điện ki = 2
Dòng để chọn diode IV = 2.7= 14 A
Từ các số liệu trên Chọn diode CR20-100
• Dòng điện định mức: Iđm = 20 A
• Điện áp định mức: Uđm = 1000 V
• Dòng điện đỉnh: Ppik = 350 A
• Điện áp sụt trên diode khi định mức: ∆U = 1,1 V
• Dòng điện rò: Ir = 10 𝜇A
• Nhiệt độ cho phép làm việc: Tcp = 200℃
2.3.2.3 Bảo vệ quá điện áp cho các Diode chỉnh lưu
Bảo vệ quá điện áp do quá trình chuyển mạch đóng mở của các Diode được
thực hiện bằng cách mắc R-C song song với Diode.
Chọn R = 5,1 (  ), C = 0,25 ( F )

Hình 2.7 Mạch RC bảo vệ quá điện áp do chuyển mạch

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 25


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

2.3.3 Tính chọn máy biến áp


Chọn máy biến áp 1 pha làm mát bằng không khí tự nhiên. Máy biến áp có
công suất nhỏ, chỉ cỡ chục kVA trở lại, sụt áp trên điện trở cuộn thứ cấp tương
đối lớn khoảng 4%. Điện áp sụt trên 1 Diode khoảng 1,1 V.
Điện áp một chiều tổng quát tương ứng tải định mức:
Ud = Uđm + ∆UV + ΣΔUR = 300 + 2. (1,1 + 2) + 0,04.300 = 318,2 V
Công suất thực tế phía một chiều:
Pd = Ud Id = 318,2.10 = 4327.52 W
Công suất máy biến áp:
Sba = k p Pd = 1,23.3142 = 5322.84 VA
Điện áp thứ cấp định mức:
Ud 318,2
U2đm = = ≈ 350V
ku 0,9
Hệ số biến áp:
U1 220
k ba = = = 0,629
U2 350
Trị số hiệu dụng dòng điện cuộn thứ cấp
I2 = 1,11. Id = 1,11.13,6 = 15 A
Dòng điện cuộn sơ cấp:
I2 15
I1 = = ≈ 24 A
k ba 0,629
Vậy các tham số máy biến áp lực cần chọn là:
Sba = 6 kVA ; U1 = 220V; U2 =350V; I1 = 24A; I2 = 15A

2.3.4 Tính toán bộ lọc tần số đầu ra nghịch lưu


Dùng phương pháp SPWM cho phép loại bỏ được nhiều các sóng hài bậc
thấp vì sóng hài thấp nhất LOH có bậc sát với tần sổ sóng mang, do đó càng
tăng tần số này thi điện áp ra càng gần sin hơn. Nếu tải có điện cảm thì dòng tải
đã rất gần hình sin mặc dù không dùng bộ lọc. Bộ lọc cần thiết kế có mục tiêu
chính là lọc lấy sóng hài cơ bản.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 26


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Lọc lấy sóng hài cơ bản

Hình 2.8 lọc lấy sóng hài cơ bản

- Tính điện cảm L theo độ đập mạch dòng điện cho phép, ở đây chọn
ΔIL =2A tần số sóng mang tương ứng khi bộ nghịch lưu hoạt động ở tần số
50Hz là 2000Hz
0,125.E 0,125. 300
L= = = 9,375. 10−3 H
ΔIL . fm 2.2000
Chọn L = 10 mH
- Tính điện dung C theo điều kiện chống giao động với điện cảm tải ở đây
chọn Lt = 5 mH
1 1
C≤ 2
= 2 −3
= 5. 10−6 = 5 μF
(2𝜋ft ) . Lt (2𝜋. 1000) . 5. 10
Chọn C = 4,7 μF
- Tính điện trở theo điều kiện đập:

L 10. 10−3
R = 2√ = √ = 92,25Ω
C 4,7. 10−6

Sụt áp trên bộ lọc sẽ thay đổi theo tần số ra của bộ nghịch lưu. Hệ số điều biến
biên độ ma sẽ được điều chỉnh để giữ điện áp trên tải không đổi.
2.3.5 Bảo vệ quá dòng cho bộ biến tần
- Dòng tải định mức của bộ biến tần là 13,6A. Ta chọn cầu chì 18A mắc ở đầu
ra tải của bộ biến tần.
- Dòng định mức phía sơ cấp của máy biến áp là 24A ta chọn cầu chì 30A và
CB 30A cho đầu vào của MBA

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 27


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN


3.1 CẤU TRÚC MẠCH ĐIỀU KHIỂN

Hình 3.1 Sơ đồ khối mạch điều khiển


Do tần số sóng mang lớn hơn nhiều lần so với tần số sóng điều chế (30 lần)
nên ta không cần khâu đồng bộ gữa sóng điều chế và sóng mang.

3.2 TÍNH TOÁN MẠCH ĐIỀU KHIỂN


3.2.1 Khâu tạo sóng sin
Mạch điều khiển cần tạo sóng sin và sóng mang tam giác tần số sóng mang
tam giác gấp 40 lần tần số sóng sin và thay đổi tuyến tính đồng thời tần số của
hai sóng này để hệ số điều biến tần số không đổi
Trong khâu tạo sóng sin ta có thể dùng mạch cầu Wien để tạo sóng sin chuẩn.
tuy nhiên mạch này có nhược điểm là điều chỉnh tần số phải dùng biến trở kép,
các linh kiện khó có sự đồng nhất nên làm cho độ lợi vòng β thay đổi và méo tín
hiệu ra. Ngoài ra mạch này còn bị méo tín hiệu do nhiệt độ.
Hiện nay có rất nhiều loại IC cho phép tạo ra cả sóng sin và sóng tam giác
khá ổn định, có thể điều chỉnh tần số trong dải rộng. Qua khảo sát ta tìm được
IC thích hợp là XR2206CP. IC này có thể tạo được sóng sin và sóng tam giác
điều chỉnh từ 0.01Hz đến 1MHz. Trong mạch điều khiển ta cần sóng sin tần số
từ 10Hz đến 100Hz

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 28


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 3.2 Hình dáng và sơ đồ chân IC XR2206


Tra từ datasheet của XR2206 ta chọn sơ đồ mắc theo hình 11 tạo sóng sin không
có phần điều chỉnh mở rộng.

Hình 3.3 Mạch tạo sóng sin dùng IC XR2206

R2 = 200Ω, R4 = 10kΩ
C3 = 1µF
Chọn giá trị R3 theo firuge 3: ta chọn biên độ
sóng sin ra là 1V tra trên đồ thị (Hình 3.4) ta
chọn được R3 = 16kΩ
Từ datasheet của XR2206 ta có:
1
𝑓 =
RC
với R = R1+P1
C = C1 ta chọn C1 = 1 µF Hình 3.4 Biên độ sóng ra theo R3

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 29


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tần số cần điều chế từ 10 – 100 Hz


Với tần số min 10Hz
1 1
R= = = 100 kΩ
𝑓C 1. 10−6 . 10
Với tần số max 100Hz
1 1
R= = = 10 kΩ
𝑓C 1. 10−6 . 100
Ta chọn R1 = 10 kΩ và P1 = 90 kΩ.
Biến trở P1 để điều chỉnh tần số sóng sin từ 10 – 100Hz
Với sơ đồ mắc theo firuge 11 thì độ méo dạng của sóng sin là < 2,5%
3.2.2 Khâu tạo sóng mang tam giác
Như đã đề cập ở trên, để thuận lợi cho việc điều chỉnh tần số ta cũng dùng
IC XR2206CP cho khâu tạo xung tam giác.Từ datasheet để tạo xung tam giác
sơ đồ mắc IC tương tự như ở khâu tạo sóng sin nhưng ta bỏ đi điện trở R2. Dạng
sóng ra là sóng tam giác hai cực tính.

Hình 3.5 Mạch tạo sóng mang tam giác dùng IC XR2206
Điều chỉnh biên độ sóng mang tam giác bởi P3:
Ta cần biên độ sóng ra từ 1V đến 6V. Từ đồ thị Hình 3.4 ta cần giá trị P3 từ
16kΩ đến 100kΩ. Để không bị quá điều chế làm giảm chất lượng điện áp ra
chọn P3 sao cho giá trị không được dưới 16kΩ. Ta dùng R7 = 16kΩ; P3 = 84kΩ
- Ứng với biên độ 1V hệ số điều biến biên độ là lớn nhất 𝑚𝑎 = 1
- Ứng với biên độ 6V hệ số điều biến biên độ là nhỏ nhất 𝑚𝑎 = 0.167

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 30


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Tần số ra cần điều chỉnh từ 400Hz đến 4000Hz


Chọn giá trị của C4 = 25nF
Với tần số min 400Hz
1 1
R= = = 100 kΩ
𝑓C 25. 10−9 . 400
Với tần số max 4000Hz
1 1
R= = = 10 kΩ
𝑓C 25. 10−9 . 4000
Ta chọn R6 = 10 kΩ và P2 = 90 kΩ.
Dùng biến trở kép để điều chình đồng thời tần số của sóng sin và sóng mang
răng cưa. Giá trị của P1 và P2 đều là 90kΩ nên ta chọn biến trở kép có giá trị cả
là 90kΩ
3.2.3 Khâu nghịch đảo sóng sin
Khâu này ta dùng mạch khuyếch đại đảo dùng opamp với hệ số khuếch đại
bằng -1

Hình 3.6 Sơ đồ mạch khuếch đại đảo


Mạch khuếch đại dảo
R8
Vout = −Vin
R7
Ta cần hệ số khuếch đại = -1 nên:
Vout R8
= − = −1
Vin R7
Chọn R8 = R7 = 10 kΩ

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 31


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

3.2.4 Khâu so sánh tạo xung


Khâu này so sánh sóng mang răng cưa U0 với sóng điều chế hình sin Usin.
khi U0 < Usin thì Uss = +U. khi U0 > Usin thì Uss = - U.

Hình 3.7 Sơ đồ mạch so sánh tạo xung

U0
Usin

Uss
Hình 3.8 Dạng sóng điện áp đầu vào và đầu ra khâu so sánh
Chọn R9 = R10 = 10 kΩ.
3.2.5 Khâu đảo xung điều khiển
Khâu này tạo xung điều khiển ngược với Uss .
Ta sử dụng IC 74ls04 với 6 cổng NOT.

Hình 3.9 Sơ đồ chân IC 74SL04

3.2.6 Khâu cách ly và khếch đại


Mạch khuếch đại và cách ly mạch động lực và mạch điều khiển sử dụng
phần tử quang.
Ưu điểm: đảm bảo độ cách ly giữa điều khiển và mạch động lực (độ cách điện
đến vài kV) và truyền được các xung có độ rộng tùy ý. Hiện nay công nghệ bán

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 32


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

dẫn có những bước phát triển nhảy vọt, chế tạo các phần tử opto dạng IC rất
thuận tiện cho mạch điều khiển. tuy nhiên do dòng điện tải của nó chỉ chịu được
vài chục mili Ampe nên không đủ công suất để mở van lực. vì vậy phải có tầng
khuếch đại.
Trên thị trường có nhiều loại Driver chuyên dùng để khuếch đại xung IGBT như
OptoA3120, OptoM57958L. trong phạm vi đồ án, ta sử dụng driver M57958L.
M57958L là một mạch ghép tích hợp được thiết kế để điều khiển IGBT lực. Nó
có 6 chân chức năng. Chân 1 được nối với điện áp so sánh. Chân 2 nối với
nguồn 15V. Chân 5 nối đất. Chân 6 và chân 8 nối với nhau bằng 2 tụ điện C5,
C6. Giữa C5 và C6 được nối đất. chân 7 nối ra IGBT.
Chức năng các linh kiện trong mạch:
- R20 để biến điện áp thành dòng điện tại đầu cực B của Q1.
- D5 để xén điện áp âm của Uss.
- Q1 có chức năng như 1 công tắc. khi cực B có dòng điện dương thì Q1 dẫn.
khi cực B không có dòng thì Q1 khóa
- C5,C6 là tụ lọc điện áp xoay chiều.
- R21 là điện trở hạn chế dòng phóng nạp của tụ điện giữa 2 cực GE..
- D6,D7 dùng để ghim áp cho mạch điều khiển trách hiện tượng dội áp làm
hỏng IGBT
Chọn R20= 10kΩ ; C5=C6=47µF; R21= 6,8Ω; UD6= UD7 = 18V

Hình 3.10 Sơ đồ khâu cách ly và khuếch đại.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 33


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 3.11 Dạng sóng điện áp của khâu cách ly và khếch đại
Nguyên lý hoạt động của khâu cách ly và khuếch đại
+) Giả sử nửa chu kì đầu của Uss là điện áp dương. Khi đó có dòng đi qua R20
vào cực B của Q1 làm cho Q1 dẫn. Đoạn mạch từ nguồn +15V tại điểm 2 thành
mạch kín. Có dòng điện chạy từ nguồn +15V qua điện trở, Diode phát quang và
Q1 về mass. Khi đó Diode phát quang sẽ tạo tín hiệu ánh sáng qua với Diode
bên đối điện. Diode này dẫn tạo thành mạch kín. Làm cho BJT NPN dẫn. Điện
áp tại cực B của MOSFET là -10V. cực S của MOSFET cũng bằng -10V. Làm
cho MOSFET khóa. Khi MOSFET khóa, 2 con BJT tầng trên sẽ dẫn, 2 con BJT
tầng dưới sẽ khóa. Cuối cùng thì điện áp tại cực G của IGBT là +15V ( lý
tưởng). làm cho IGBT mở.
+) Trong thời gian nửa chu kì sau của Uss là điện áp âm. Do có Diode D5 làm
cho cực B có điện áp bằng 0. Khi đó Q1 khóa, không có dòng đi qua R20. Đoạn
mạch từ nguồn +15V tại điểm 2 thành mạch hở. Diode nhận tín hiệu quang sẽ
khóa. Làm cho BJT NPN khóa lại. Điện áp tại cực B của MOSFET là 0V. cực S
của MOSFET cũng bằng -10V. Làm cho MOSFET mở. Khi MOSFET ở, 2 con
BJT tầng trên sẽ khóa, 2 con BJT tầng dưới sẽ dẫn. điện áp tại cực G của IGBT
là -10V ( lý tưởng). làm cho IGBT khóa.

3.2.7 Thiết kế nguồn nuôi cho mạch điều khiển.


Mạch điều khiển sử dụng điện áp ±12V, Phần cách ly sử đụng điện áp
+15V và -10V. Nguồn nuôi cho mạch điều khiển ta dùng IC ổn áp chế tạo sẵn
trong đó seri 78xx và 79xx thông dụng nhất hiện nay. Dòng tải cho phép của
loại này là 1,5A (có tản nhiệt) thỏa mãn yêu cầu của mạch điều khiển. Ta chọn
sơ đồ chỉnh lưu cầu 1 pha sử dụng diode.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 34


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Sơ đồ nguyên lý mạch tạo nguồn nuôi:

Hình 3.12 Sơ đồ nguồn nuôi cho mạch điều khiển

Điện áp thứ cấp của máy biến áp nguồn nuôi:


15
U2 = = 16,7 ta chọn U2=20V
0,9
Để ổn định điện áp ra của nguồn nuôi ta dùng 2 vi mạch ổn áp 7812 và 7912
các thông số chung của vi mạch này như sau:
- Điện áp đầu vào: 7  35 V.
- Dòng điện đầu ra: Ira= 0  1 A.
Các tụ dùng để lọc thành phần sóng hài bậc cao. Chọn 2 loại tụ là 2200µF và
104 (1 µF).
Nguồn cho phần cách ly ta cần điện áp +15V và -10V:
Sơ đồ nguyên lý:

Hình 3.14 Sơ đồ nguồn nuôi cho mạch cách ly


Do dòng điện cấp cho phần cách ly không cần quá lớn nên ta có thể ổn áp bằng
Diode Zener như trên mạch. IGBT 2 và IBGT 4 có chung cực E nên ta có thể
dùng chung nguồn cho phần cách li. Vì vậy chỉ cần 3 nguồn cho phần cách li.
Máy biến áp:
Máy biến áp sử dụng cho mạch điều khiển là máy biến áp điểm giữa có điện áp
mỗi cuộn dây là 20V Điện áp định mức sơ cấp 220V. Dòng điện thứ cấp định
mức 2A.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 35


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Máy biến áp cho phần cách ly yêu cầu thấp hơn ta chọn điện áp định mức thứ
cấp 18V. Dòng thứ cấp định mức 0.5A
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG DẠNG SÓNG ĐẦU RA VỚI CÁC LOẠI TẢI
BẰNG MATLAB SIMULINK

4.1 Sơ đồ mạch mô phỏng

Hình 4.1 Sơ đồ mạch mô phỏng bằng Matlab Simulink

Hình 4.2 Sơ đồ bộ điều khiển PWM

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 36


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

4.2 Kết quả mô phỏng với tải R-L đèn tuýp


Mô phỏng ở tần số 100Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 37


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mô phỏng ở tần số 50Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 38


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mô phỏng ở tần số 10Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 39


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Đặc điểm với tải R-L


- Điện cảm tải càng lớn độ đập mạch của dòng điện tải càng giảm giảm nên
dòng sẽ càng gần với hình sin.
- Khi tăng tần số, độ đập mạch dòng điện càng nhỏ nên dòng trên tải cũng
càng gần với hình sin.
Kết quả mô phỏng:
- Kết quả mô phỏng cho thấy nhờ áp dụng phương pháp điều chế độ rộng xung
PWM dòng điện trên tải rất gần với hình sin ở mọi tần số.
- Hệ số méo dòng điện tổng THDI tăng dần khi tần số giảm dần.
- Hệ số méo điện áp tổng THDU cũng tăng dần khi giảm tần số.
- Biên độ của sóng hài có tần số là các bội số của tần số sóng mang khá lớn.
Nhận xét:
- Hệ số méo điện áp cũng tăng khi tần số giảm do ở tần số thấp bộ lọc tần số
đầu ra và lọc 1 chiều ở đầu vào làm việc kém hiệu quả. Ta có thể giảm hệ số
méo bằng cách tăng giá trị của các phần tử bộ lọc tuy nhiên điện áp rơi trên
bộ lọc và giá thành bộ biến tần sẽ tăng cao. Cuộn cảm cũng khó chế tạo hơn.
- Do tần số sóng mang thay đổi ở dải rất rộng (từ 400-4000Hz) nên lọc chặn
tần số sóng mang khó có thể áp dụng. Ta phải chấp nhận sóng hài khá lớn.
Kết luận: Với tải đèn tuýp thì độ méo điện áp và dòng điện như mô phỏng là
có thể chấp nhận được

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 40


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

4.3 Kết quả mô phỏng với tải R bếp điện


Mô phỏng ở tần số 10Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 41


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mô phỏng ở tần số 100Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 42


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Đặc điểm tải R:


- Dạng điện áp và dòng điện tải là như nhau.
- Điện áp và dòng điện tải cùng pha.
Kết quả mô phỏng:
- Kết quả mô phỏng cho thấy nhờ sử dụng phương pháp điều chế độ rộng xung
PWM và bộ lọc đầu ra, cả dòng điện và điện áp đều gần với hình sin.
- Độ méo điện áp và dòng điện tổng như nhau ở mọi tần số.
- Ở tần số càng thấp độ méo điện áp và dòng điện càng lớn.
Nhận xét:
- Hệ số méo điện áp và dòng điện tổng khá lớn ở tần số thấp. Ta có thể giảm
hệ số méo bằng cách tăng giá trị của các phần tử bộ lọc tuy nhiên điện áp rơi
trên bộ lọc và giá thành bộ biến tần sẽ tăng cao.
- Do tần số sóng mang thay đổi ở dải rất rộng (từ 400-4000Hz) nên lọc chặn
tần số sóng mang khó có thể áp dụng. Ta phải chấp nhận sóng hài bậc cao
khá lớn.
Kết luận:
Với tải là bếp điện không yêu cầu quá khắt khe về điện áp và dòng điện thì độ
méo điện áp và dòng điện như mô phỏng là hoàn toàn chấp nhận được.

4.4 Kết quả mô phỏng với tải động cơ


Mô phỏng ở tần số 10Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra


SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 43
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra

Mô phỏng ở tần số 100Hz

Dạng điện áp và dòng điện đầu ra

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 44


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện ra


Đặc điểm với tải Động Cơ:
- Điện cảm động cơ lớn nên dòng rất gần với hình sin.
- Khi tăng tần số, độ đập mạch dòng điện càng nhỏ nên dòng trên tải cũng
càng gần với hình sin.
Kết quả mô phỏng:
Hệ số méo dòng điện tổng THDI tăng dần khi tần số giảm dần.
- Hệ số méo điện áp tổng THDU cũng tăng dần khi giảm tần số.
- Biên độ của sóng hài có tần số là các bội số của tần số sóng mang khá lớn.
Nhận xét:
- Ở tần số thấp sóng hài dòng điện và điện áp tải là khá cao.
- Do tần số sóng mang thay đổi ở dải rất rộng (từ 400-4000Hz) nên lọc chặn
tần số sóng mang khó có thể áp dụng. Ta phải chấp nhận sóng hài khá lớn.
Kết luận:
Ở tần số thấp sóng hài dòng điện và điện áp khá lớn nên với tải nhạy cảm với
sóng hài như động cơ thì không thể hoạt động lâu được do tổn hao lớn và gây
phát nóng thiết bị. Ở tần số cao hơn thì động cơ mới hoạt động lâu được.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 45


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

4.5 Kết quả mô phỏng với tải mạ điện R-C-E


Mô phỏng ở tần số 10Hz

Dạng điện áp và dòng điện tải

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện tải

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 46


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Mô phỏng ở tần số 100Hz

Dạng điện áp và dòng điện tải

Phổ sóng hài điện áp và dòng điện tải

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 47


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Đặc điểm tải R-C-E:


- Dòng điện sớm pha hơn điện áp
- Có điện áp ngược đặt trên tải.
Kết quả mô phỏng:
- Kết quả mô phỏng cho thấy ở tần số thấp độ đập mạch dòng điện là rất lớn.
- Ở tần số 100Hz dòng điện và điện áp rất gần với hình sin, Hệ số méo tổng
nhỏ.
Nhận xét:
- Ở tần số thấp độ đập mạch dòng điện lớn do hiện tượng phóng nạp liên tục
của tụ điện trong tải.
- Khi tăng tần số độ đập mạch dòng điện giảm do chu kỳ phóng nạp của tụ
ngắn hơn.
Kết luận:
Với tải mạ điện, sóng hài bậc cao không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng mạ
nên có thể sử dụng bộ biến tần ở mọi tần số.

SVTH: Hoàng Thanh Tú Trang 48

You might also like