You are on page 1of 36

BÀI TẬP PLC (từ cơ bản đến nâng cao)

I.LÍ THUYẾT:
1/ PLC:
Câu 1:
Ngõ vào của plc có thể đóng điện cho cuộn dây rơle để điều khiển một
động cơ được không?Các khối vào và khối ra đóng vai trò gì trong việc
giao tiếp giữa plc và thiết bị ngoại vi?
Câu 2:
Các khối mở rộng ngõ vào/ra có lợi ích gì?
Câu 3:
Điều gì xảy ra nếu một ngõ ra AC được cấp nguồn DC?
Câu 4:
Một khối vào ra mở rộng của PLC họ S7-200 loai EM223 gồm có 8 ngõ
vào DC/8 ngõ ra role.Các ngõ vào được nối với 4 nút nhấn,2 ngõ ra
được nối với một role trung gian sử dụng nguồn 24VDC dùng để đóng
mạch cho một cotacto 220VAC để điều khiển động cơ 3 pha
220V/380V.2 ngõ ra được nối với 2 đèn báo 220VAC để báo chiều quay
của động cơ.2 ngõ ra được sử dụng cho các van khí nén 24VDC.Hãy vẽ
sơ đồ nối dây các ngõ vào ra này với ngoại vi theo yêu cầu.
Câu 5:
Hãy thiết kế một dự án được điều khiển bằng PLC.Trước khi đặt hàng,
cần phải phác thảo việc nối dây cơ bản và lựa chọn các loại PLC hoặc
khối vào ra của các ngõ vào ra tương ứng.Các thiết bị được sử dụng để
nối với các ngõ vào gồm có: 2 công tắc hành trình một nút ấn thường hở,
1 nút nhấn thường đóng và 1 tiếp điểm nhiệt.Ngõ ra sẽ điều khiển 1 van
solenoid 24VDC, một đèn báo 110VAC và 1 động cơ
220VAC/50HP.Hãy lựa chọn loại PLC hoặc một khối vào/ra phù hợp
với kết nối dây theo yêu cầu đặt ra.
Câu 6:
Hãy phác thảo sơ đồ ngõ ra cho các dây của PLC theo yêu cầu được nối
dây dưới đây:
-Một van khí nén có 2 cuộn dây solenoid.
-Một đèn báo 24VDC.
-Một đèn báo 120 VAC.
-Một động cơ công suất thấp 12 VDC.
*/ An toàn trong PLC
II.BÀI TẬP:
1. Bit logic cơ bản:
Bài tập 1.1:
Dùng một công tắc thường hở kết nối với ngõ vào I0.0 để mở/tắt đèn ở
ngõ ra Q0.0, bật công tắc thì đèn sang tắt công tắc thì đèn tối.
Bài tập 1.2:
Dùng 2 nút ấn thường hở ON và OFF điều khiển bật tắt đèn.
Nút ON nối với ngõ vào I0.0
Nút OFF nối với ngõ vào I0.1
Đèn nối với ngõ ra Q0.0
Bài tập 1.3:
Mỗi 1 nút nhấn được gắn 2 tiếp điểm( 1NO và 1NC), khi tác động nút
nhấn thì cả 2 tiếp điểm này tác động theo. Đèn sáng nếu chỉ tác động 1
trong 2 nút ấn S1, S2.
Bài tập 1.4:
Khởi động đcơ ưu tiên dừng máy:
I0.0:nút ấn 1
I0.1: nút STOP
Q0.0: đcơ 1
Thiết kế mạch khởi động đcơ sao cho ấn nút mở máy đcơ chạy, ấn nút
dừng đcơ dừng, ấn cả 2 nút đcơ dừng.
Bài tập 1.5:
Mạch tự duy trì ưu tiên mở máy:
I0.0: nút ấn 1
I0.1: nút STOP
Chú ý: Khi ấn nút mở máy đcơ chạy ,sau đó nhả ra đcơ vẫn chạy.Khi ấn
STOP đcơ dừng hẳn.Ấn cả 2 nút đcơ chạy.
Bài tập 1.6:
Khởi động đcơ 3 pha được báo bằng đèn:
I0.0: nút ấn Q0.0: động cơ
I0.1: nút STOP Q0.1: đèn 1 (đcơ đang chạy)
Q0.2: đèn 2 (đcơ đang dừng)
Nhấn nút I0.0 đcơ chạy và nhả nút I0.0 đcơ vẫn chạy đồng thời được báo
bằng đèn.
Nhấn nút STOP đcơ dừng đồng thời được báo bằng đèn.
Bài tập 1.7:
Đảo chiều động cơ:
I0.0 : động cơ quay thuận Q0.0: quay thuận
I0.1 : động cơ quay ngược Q0.1: quay ngược
I0.2 (stop): động cơ dừng.
Lưu ý: phải khóa chéo 2 contacto bằng mạch bên ngoài.(nút ấn I0.0 và
I0.1).
Bài tập 1.8:
Đảo chiều động cơ có đèn báo:
I0.0: nút ấn 1 Q0.0: quay phải
I0.1: nút ấn 2 Q0.1: quay trái
I0.2: nút STOP Q0.2: đèn 1 sáng (đcơ quay phải)
Q0.3: đèn 2 sáng (đcơ quay trái )
Q0.4: đèn 3 sáng (đcơ dừng)

Bài tập 1.9:


Khởi động động cơ theo trình tự:
I0.0: nút ấn 1 Q0.0: cuộn dây của contacto của động cơ 1
I0.1: nút ấn 2 Q0.1: cuộn dây của contacto của động cơ 2
I0.2: nút ấn 3 Q0.2: cuộn dây của contacto của động cơ 3
I0.3: nút STOP
Chú ý: Phải ấn lần lượt công tắc.Ấn nút 1 động cơ 1 chạy sau đó mới ấn
đến nút 2 đcơ 2 chạy(đcơ 1 vẫn chạy).Ấn nút 3 động cơ 3 chạy(đcơ
1,đcơ 2 vẫn chạy).Nếu chưa ấn nút 1 thì ấn nút 2 đcơ ko chạy.
2. Sử dụng lệnh SET (S) và RESET (R), và lệnh nhớ R-S (SR và
RS):
Bài tập 2.1:
Bật tắt 1 bóng đèn( hay 1 đcơ)
I0.0: nút ấn 1
I0.1: nút ấn 2
Sử dụng 2 lệnh set(S) và reset(R).
Bài tập 2.2:
Bật/tắt nhiều bóng đèn cùng lúc:
I0.0: nút ấn 1 (start)
I0.1: nút ấn 2 (stop)
Q0.0: đèn 1
Q0.1: đèn 2
….
Q0.n: đèn thứ n.
Chú ý: Sử dụng lệnh set và reset.
Bài tập 2.3:
Mạch ưu tiên mở máy:
Sử dụng mạch nhớ R-S khi lập trình.
I0.0: nút ấn thường mở
I0.1: nút ấn thường đóng
Bộ ưu tiên Set (SR)
Khi ấn nút I0.0 đcơ chạy, khi ấn nút I0.1 đcơ dừng, khi ấn cả 2 nút đcơ
chạy.
Bài tập 2.4:
Mạch ưu tiên dừng máy:
Sử dụng mạch nhớ R-S khi lập trình:
I0.0: nút ấn thường mở
I0.1: nút ấn thường đóng
Bộ ưu tiên Reset (RS)
Khi ấn nút I0.0 đcơ dừng, khi ấn I0.1 đcơ chạy, khi ấn cả 2 nút đcơ
dừng
Bài tập 2.5:
Đảo chiều động cơ có đèn báo sử dụng mạch nhớ R-S:
Khi động cơ quay thuận thì đèn H1 sáng, khi động cơ quay ngược thì
đèn H2 sáng, khi động cơ dừng thì đèn H3 sáng.
3.Bộ định thời Timer: TON,TONR,TOF
Bài tập 3.1:
Ấn công tắc động cơ sẽ chạy sau 5s:
I0.0: công tắc 1 (START)
I0.1: công tắc 2 (STOP)
Q0.0: động cơ 1
TON: bộ timer đóng mạch chậm
Bài tập 3.2:
Mở máy động cơ trong 1s kể từ khi đóng công tắc và dừng bất cứ lúc
nào:
I0.0: công tắc 1
Q0.0: động cơ 1
I0.1: công tắc 2
Dùng TONR: bộ timer đóng mạch chậm có nhớ
Bài tập 3.3:
Dừng động cơ sau 1s:
I0.0: công tắc 1
TOF: time đóng mạch chậm
Bài tập 3.4:
Viết chương trình tạo xung theo mong muốn( có xung thì đèn sáng
không có xung thì đèn tắt):

5s 10s

Sử dụng 2 TON khóa chéo nhau.


Bài tập 3.5:
Đảo chiều quay động cơ có khống chế thời gian:
I0.0: nút ấn 1(đcơ quay phải) Q0.0: đcơ quay phải
Q0.3: đèn H2(trái)
I0.1: nút ấn 2(đcơ quay trái) Q0.1: đcơ quay trái
Q0.4: đèn H0(dừng)
I0.2: nút ấn 3(đcơ dừng) Q0.2: đèn H1(phải)
Q0.5: đèn H3(chờ)
Việc đảo chiều quay không thể thực hiện đc sau khi nút dừng I0.2 được
ấn chưa hết 5s để chờ cho động cơ dừng hẳn.
Đèn báo chờ H3 sẽ chớp tắt với tần số 1Hz trong thời gian chờ đcơ dừng
hẳn.
Bài tập 3.6:
Chiếu sáng gara:
Đèn trước cửa gara không được tắt ngay lập tức khi ấn công tắc, mà nó
vẫn còn phải sáng thêm một thời gian nữa( khoảng 1 phút) để cho người
đi qua.
I0.0: công tắc
Q0.0: đèn chiếu sáng gara.
Bài tập 3.7: Thiết bị rót chất lỏng vào thùng chứa:

-Khi S1 đóng lại: - thùng được đưa xuống băng tải


-băng tải hoạt động.
-Khi 1 thùng rỗng ở dưới bồn chứa(S2 có điện): -băng tải dừng
-thùng rỗng dưới
bồn chứa
-Y1 mở rót chất
lỏng vào thùng rỗng
-Sau 5s thì thùng rỗng chứa đầy chất lỏng:-Y1 đóng lại
-một thùng rỗng khác đc
đưa xuống băng tải
-Băng tải tiếp tục di chuyển cho đến khi nào thùng đến dưới bồn chứa thì
dừng lại.Quá trình được lặp lại.
-Nếu chất lỏng trong bồn chứa hết thì còi H1 sẽ báo với tần số 1 Hz
-Nếu thùng chứa trong kho hết thì băng tải tự động dừng sau thời gian
15s kể từ lúc thùng cuối được rót đầy
Chú ý: Y2 là 1 solenoid đc sử dụng để chặn thùng trong kho, để thùng
rớt xuống băng tải chỉ cần solenoid có điện trong thời gian 100ms.
Bài tập 3.8:
Đèn hành lang hoặc đèn cầu thang có định thời:
Trên tường của các hàng lang trung cư, trước cửa mỗi căn hộ có gắn một
nút nhấn( giả sử hàng lang có 6 căn hộ tương ứng với 6 nút ấn từ S1 đến
S6). Khi tác tác động nút nhấn thì đèn chiếu sáng hàng lang( gồm có 6
đèn H1 đến H6) sẽ sáng trong thời gian 1 phút rồi sau đó tự động tắt.Nếu
trong thời gian 1 phút mà có một nút nhấn nào đó được ấn tiếp tục thì
đèn sẽ sáng trong thời gian 1 phút nữa kể từ lúc ấn sau cùng.Yêu cầu:
Viết chương trình sau đó nạp vào plc để kiểm tra.

Bài tập 3.9:


Dùng TOF viết chương trình điều khiển cho công nghệ trên.
Bài tập 3.10:
Điều khiển đèn và quạt hút:
Trong một phòng vệ sinh có trang bị một đèn chiếu sáng và một quạt hút
khí.Khi vào phòng bật công tắc lên vị trí ‘ON’ thì đèn sáng. Nếu ở trong
phòng lâu hơn 3 phút thì quạt hút sẽ tự động hoạt động. Khi ra khỏi
phòng bật công tắc về vị trí ‘OFF’ thì đèn tắt. Nếu quạt hút đã hoạt động
thì sau khi đèn tắt 5 phút thì nó mới dừng.
Viết chương trình cho công nghệ trên.
Bài tập 3.11:
Điều khiển bơm nước:
Yêu cầu: Viết chương trình điều khiển công nghệ trên
Bài tập 3.12: Điều khiển cửa lò:
Yêu cầu: Viết chương trình điều khiển công nghệ trên.
Bài tập 3.13: Điều khiển quá trình khởi động động cơ roto dây quấn:
Yêu cầu:Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên.
Bài tập 3.14: Giám sát hoạt động băng tải bằng cảm biến phát xung :
Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển công nghệ trên
Bài tập 3.15: Giám sát hoạt động băng tải bằng thời gian:

Sơ đồ công nghệ:
Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên
Bài tập 3.16:

Sơ đồ mạch động lực:


Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên.
Bài tập 3.17: Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên.
Bài tập 3.18: Điều khiển đèn giao thông
Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên
Bài tập 3.19:
Hai nút điều khiển ON và OFF tương ứng có 2 đèn báo trạng thái Đ1 và
Đ2.
a- Khi ấn ON băng tải 2 chạy trước, sau 10s băng tải 1 chạy.Khi ấn
OFF, băng tải 1 dừng trước, sau 10s bằn tải 2 dừng.
b- Sau khi ấn ON 10s thì băng tải 2 chạy trước, sau khi băng tải 2
chạy được 15s thì băng tải 1 chạy. Sau khi ấn nút OFF 15s thì băng
tải 1 dừng trước,sau đó 15s thì băng tải 2 cũng dừng.
Yêu cầu: Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên
Bài tập 3.20:
Một chương trình giải trí trên truyền hình gồm 3 người chơi tham gia trả
lời các câu hỏi và một người dẫn chương trình. Tại vị trí của mỗi người
chơi có một nút ấn và 1 đèn. Sau khi chương trình đưa ra câu hỏi, nếu 1
trong 3 người chơi ấn nút thì đèn tại vị trí người đó sáng và chuông kêu
trong 15s, 2 người còn lại ấn nút thì sẽ không có tác dụng. Người dẫn
chương trình sẽ ấn nút Reset để đưa về trạng thái ban đầu. Hai nút Start
và Stop để khởi động và dừng chương trình.
Bài tập 3.21:
Thiết kế và thực hiện chương trình điều khiển đèn giao thông
a- Khi ấn nút ON, các đèn lần lượt sáng theo thứ tự (
15s→5s→20s→15s….)
Xanh→Vàng→Đỏ→Xanh→Vàng→….
Khi ấn OFF hệ thống dừng.
b- Giống như phần a, nhưng thêm nút M. Nếu hệ thống đang hoạt
động bình thường như chu trình trên, ấn nút M thì sẽ chuyển sang
chế độ nhấp nháy (chỉ có đèn vàng nháy) với chu kì 5s, nếu ấn ON
thì trở về trạng thái hoạt động bình thường.
Bài tập 3.22:

4. Bộ đếm( counter): đếm lên(CTU), đếm xuống(CTD), đếm lên


xuống(CTUD):
Bài tập 4.1:
Cứ mỗi xung từ mức ‘0’ chuyển lên ‘1’ tại ngõ vào I0.0, bộ đếm sẽ tăng
1 đơn vị. Từ xung thứ 5 trở đi ngõ ra Q0.0 sẽ lên ‘1’. Nếu có xung vào
tại ngõ I0.1 thì ngõ ra Q0.0 xuống mức ‘0’.
Bài tập 4.2:
Sử dụng bộ đếm xuống TOF , giá trị hiện hành giảm từ 3 trở về 0. Với
I0.1 ở logic ‘0’ và mỗi lần I0.0 chuyển từ ‘0’ lên ‘1’ thì bộ đếm C2 giảm
đi 1 đơn vị. Khi giá trị hiện hành trong bộ đếm C2 bằng 0 thì ngõ ra
Q0.0 lên ‘1’.Khi I0.1 ở ‘1’ thì bộ đếm được đặt trước giá trị đếm là 3.
Bài tập 4.3:
Sử dụng bộ đếm lên xuống. Ngõ vào đếm lên nối với I0.0. Ngõ vào đếm
xuống nối với I0.1. Xóa bộ đếm bằng I0.2. Khi bộ đếm có giá trị hiện
hành >=4 thì ngõ ra Q0.0 lên ‘1’.
Bài tập 4.4: Đếm sản phẩm được đóng gói:
Sản phẩm đã đóng gói được đưa vào một thùng chứa bằng một băng tải(
kéo bởi động cơ M). Mỗi thùng chứa được 10 sản phẩm. Khi sản phẩm
đã được đếm đủ thì băng tải dừng lại để cho người vận hành đưa thùng
rỗng vào. Khi người vận hành ấn nút S1(NO) để tiếp tục thì băng tải
hoạt động. Quá trình cứ lặp đi lặp lại cho đến khi nào ấn nút dừng S0
(NC).
Sản phẩm trước khi vào thùng sẽ được đưa qua cảm biến quang S2
(NC)
Sơ đồ công nghệ:
Viết chương trình điều khiển cho công nghệ trên
Bài tâp 4.5: Kiểm soát chỗ cho Garage ngầm
Một Garage ngầm có 20 chỗ đậu xe. Ở ngõ vào có 2 đèn báo: Đèn đỏ
báo hiệu Garage đã hết chỗ, đèn xanh báo hiệu Garage còn trống. Đường
vào và đường ra chỉ cho phép một xe chạy.
Hai cảm biến S1 và S2 được đặt gần nhau để nhận biết xe vào hoặc ra.
Sơ đồ công nghệ:

Viết chương trình để điều khiển cho công nghệ trên.


Bài tập 4.6: Điều khiển bồn sấy:
Một bồn sấy hoạt động như sau:
Khi ấn nút khởi động S1 (NO) ,thì bồn sấy quay phải 20s, tự động dừng
lại 5s, sau đó quay trái 20s, tự động dừng lại 5s. Quá trình cứ lặp đi lặp
lại cho đến khi ấn nút dừng S2 (NC) hoặc sau thời gian 20 chu kì lặp sẽ
tự động dừng lại. Yêu cầu:
Viết chương trình điều khiển cho công nghệ trên.
Bài tập 4.7: Điều khiển bể ăn mòn:
Một bể chứa dung dịch ăn mòn để ăn mòn phần đồng còn thừa trên tấm
mạch in. Giỏ chứa các tấm mạch được treo vào một cần như hình 10.3.
Khi ấn nút khởi động S1 (NO) thì cần hạ giỏ xuống đến giới hạn dưới S3
(NC) để đặt các tấm mạch in ngập trong dung dịch ăn mòn. Sau thời
gian 15s thì cần nâng lên đến giới hạn trên của cần S2 (NC) thì tự động
hạ xuống trở lại. Chu kì lặp lại được 6 lần thì tự động dừng hoặc có thể
ấn nút dừng S0 (NC). Khi hệ thống đang hoạt động thì đèn báo H1 sáng.

Viết chương trình điều khiển công nghệ trên.


Bài tập 4.8: Kiểm soát băng chuyền sản phẩm:
Một hệ thống băng chuyền sản phẩm được cho theo sơ đồ công nghệ
như hình vẽ:
Khi ấn nút ‘start’ thì băng chuyền thùng hoạt động. Khi thùng đụng công
tắc hành trình S3 (NO) thì băng chuyền thùng dừng lại, băng chuyền sản
phẩm đóng gói bắt đầu chuyển động. Cảm biến S2 (NC) được dùng để
đếm số lượng sản phẩm. Khi đếm được 12 sản phẩm thì băng chuyền
sản phẩm dừng và băng chuyền thùng lại bắt đầu chuyển động. Bộ đếm
được đặt lại và quá trình vận hành được lặp lại cho đến khi ấn nút ‘stop’
(NC).

Viết chương trình điều khiển sơ đồ công nghệ trên.


5. Lệnh bắt sườn lên-xuống:
Bài tập 5.1:

Khởi động 2 động cơ cùng lúc:


Lấy cạnh lên của I0.0 xuất ra Q0.0, cạnh xuống của I0.0 xuất ra Q0.1
Bài tập 5.2:

Bài tập 5.3:


Viết chương trình điều khiển đơn giản cho băng tải sản phẩm (hình vẽ).
Khi sản phẩm A được đưa đến vị trí cần thao tác thì băng tải dừng lại
(được phát hiện bởi cảm biến CB1). Ấn nút S1 thì băng tải tiếp tục hoạt
động cho đến khi nào một sản phẩm đến đúng 1 vị trí nào đấy thì dừng
lại.Quá trình cứ lặp lại như trên

6. Lệnh đảo trạng thái ngõ ra:


Bài tập 6.1:
Dùng 2 vùng nhớ M0.0 và M0.1. Thiết kế mạch tự duy trì và phân tích
chức năng mạch đó.
Bài tập 6.2:
Dùng lệnh đảo trạng thái ngõ ra cho:
I0.0: nút ấn 1 (NO)
Q0.0: đèn 1
I0.1: nút ấn 2 (NC)
Khi ấn nút ấn I0.0 đèn 1 tắt ,khi nhả nút ấn I0.0 thì đèn 1 sáng.
Muốn tắt đèn ta ấn nút I0.1.
Bài tập 6.3:
Dùng 2 nút ấn thường hở bật tắt 1 bóng đèn.
////

khi nào người vận hành lại ấn 2 nút S1, S2


Viết chương trình điều khiển
Viết chương trình điều khiển cho công nghệ trên.
7. Phép toán số học lệnh:+ (ADD), - (SUB), * (MUL), / (DIV), gán
(MOVE), chuyển kiểu dữ liệu (CONV)
Bài tập 7.1:
Sản phẩm trên 1 băng tải được nhận biết bởi 1 cảm biến S1. Tổng số
lượng sản phẩm đếm được chứa trong MD20. Cứ 10 sản phẩm sẽ được
đóng thành 1 thùng và số lượng thùng được chứa trong MD24. Số lượng
sản phẩm có thể bị xóa bằng nút nhấn S2.
8. Phép toán so sánh: >, >=, ==, <>, <=, <
Bài tập 8.1:
Viết chương trình thực hiện nhiêm vụ sau:
Nếu giá trị MW20 nằm trong phạm vi (5;10) thì sẽ cho phép xuất giá trị
ra ở ngõ ra.
Nếu giá trị MW20 lớn hơn giá trị 10 thì ngõ ra số MW22 là giá trị 10 và
đèn báo giá trị max sáng.
Nếu giá trị MW20 nhỏ hơn giá trị 5 thì ngõ ra số MW22 là giá trị 5 và
đèn báo giá trị min sáng.
Chú ý: các ngõ vào ra số là Int.
Bài tập 8.2:
Viết chương trình điều khiển đèn giao thông cho một ngã 4: dùng 1
timer
Đỏ 25s, xanh 20s, vàng 5s

Bài tập 8.3:

9.Tổng hợp:
Bài tập 9.1:
Cho hệ thống như hình vẽ:

Hai nút điều khiển ON và OFF tương ứng có 2 đèn báo trạng thái Đ1 và
Đ2.
a/ Khi ấn ON băng tải 2 chạy trước, sau 10s băng tải 1 chạy. Khi ấn
OFF, băng tải 1 dừng trước, sau 10s băng tải 2 dừng.
b/ Sau khi ấn ON 10s thì băng tải 2 chạy trước, sau khi băng tải 2 chạy
được 15s thì băng tải 1 chạy. Sau khi ấn nút OFF 15s thì băng tải 1 dừng
trước, sau đó 15s thì băng tải 2 cũng dừng.
Yêu cầu: viết chương trình điều khiển công nghệ trên.

III. Lời giải (bài tập):


1/ Bit logic cơ bản:
Bài tập 1.1:

Bài tập 1.2:


Bài tập 1.3:

Bài tập 1.4:

Bài tập 1.5:


Bài tập 1.6:

Bài tập 1.7:

Bài tập 1.8:


Bài tập 1.9:

2/ Lệnh SET, RESET, mạch nhớ R-S:


Bài tập 2.1:
Bài tập 2.2:

Bài tập 2.3:


Giống bài 1.4
Bài tập 2.4:
Giống bài 1.5
Bài tập 2.5:

You might also like