You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

====o0o====

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
ASPHALT

Giảng viên hướng dẫn : TS.Lê Thị Thúy Nga


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Minh Tú
Lớp : TĐH3-K59
MSSV :181603042

Hà nội, 06/2022
MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................... iv
DANH MỤC LƯU ĐỒ ........................................................................................... v
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................... 1
Tổng quan về trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt ................... 2
1.1. Các khái niệm chung về công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng .................. 2
1.1.1 Bê tông nhựa nóng .................................................................................... 2
1.1.2. Trạm trộn bê tông nhựa nóng .................................................................. 3
1.2. Nguyên lí hoạt động của trạm trộn bê tông nhựa nóng ................................. 6
1.3. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động từng cụm cấu thành của Trạm trộn ................ 8
Thiết kế mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt ........... 19
2.1. Mục tiêu đề tài .............................................................................................. 19
2.2. Lựa chọn các thiết bị sử dụng trong mô hình .............................................. 21
2.2.1. Van điện nước ........................................................................................ 21
2.2.2. Đầu cân (loadcell) .................................................................................. 21
2.2.3. PLC S7 1200 .......................................................................................... 25
2.2.4. Động cơ khuấy trộn ............................................................................... 28
2.2.5. Tính chọn động cơ băng tải ................................................................... 29

Xây dựng hệ thống điều khiển mô hình trạm trộn bê tông nhựa
nóng ................................................................................................ 43
3.1. Lưu đồ điều khiển ......................................................................................... 43
3.2. Mạch lực điều khiển ..................................................................................... 44
3.3. Cấu hình phần cứng cho PLC S7-1200 1212C AC/DC/RLY ....................... 50
3.4. Lập trình chương trình điều khiển ............................................................... 54
3.4.1. Các chế độ điều khiển mô hình Trạm trộn bê tông nhựa nóng.............. 54
3.4.2. Các tín hiệu vào ra trên module PLC .................................................... 55
3.4.3. Danh sách và ý nghĩa các ô nhớ dùng trong chương trình .................... 59
3.4.4. Các khối chương trình trong project ...................................................... 62
3.5. Thiết kế giao diện người dùng HMI ............................................................. 63
3.5.1. Giới thiệu phần mềm ............................................................................. 63
3.5.2. Thiết kế giao diện HMI cho Hệ thống điều khiển mô hình Trạm trộn .. 63
: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống ............................ 67

4.1. Vận hành thực tế để kiểm nghiệm mô hình .................................................. 67


4.2. Đánh giá kết quả đạt được ........................................................................... 80
KẾT LUẬN............................................................................................................ 80
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 81
1.1. Khối OB1 .................................................................................................. 81
1.2. Khối OB100 .............................................................................................. 82
1.3. Khối hàm FC_AUTO ............................................................................... 82
1.4. Khối hàm FC_DOC_VE_LOADCELL .................................................... 85
1.5. Khối hàm FC_MANU .............................................................................. 85
1.6. Khối hàm FC_OUTPUT ........................................................................... 87
1.7. Khối hàm FC_SIMULATION .................................................................. 89
Lời nói đầu

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, cùng với các cuộc cách mạng công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động
ngày càng phổ biến. Nhờ được tự động hoá làm giảm sức lao động của con người, các
hệ thống máy móc tự động đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, sử dụng nguyên liệu tiết kiệm v.v..
Trong lĩnh vực cầu đường, việc ứng dụng tự động hóa trong quá trình sản xuất Bê
tông Asphalt tại các trạm trộn bê tông nhựa nóng thực sự đã mang lại hiệu quả về năng
suất, chất lượng rất lớn cho quá trình sản xuất. Nhận thấy đây là một công nghệ thiết
thực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, em đã chọn đề tài: “Thiết kế Mô
hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt”. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài,
em đã được củng cố và học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức về điện tử.
Dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của cô Lê Thị Thúy Nga cùng với sự cố
gắng của bản thân, em đã hoàn thành đề tài đúng thời gian cho phép.
Do trong một thời gian ngắn, hiểu biết còn hạn chế nên đề tài của em không tránh
khỏi những sai sót, nhầm lẫn, vì vậy em rất mong có thêm sự chỉ bảo, hướng dẫn của
các thầy cô để em có thể phát triển và hoàn thiện thêm đề tài.

1
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Tổng quan về trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt

1.1. Các khái niệm chung về công nghệ sản xuất bê tông nhựa nóng
1.1.1 Bê tông nhựa nóng
a. Bê tông nhựa nóng
Bê tông nhựa nóng (BTNN) là hỗn hợp cấp phối gồm: đá, cát, bột khoáng (phụ gia)
và nhựa đường, được sử dụng chủ yếu làm kết cấu mặt đường mềm.Tính chất và chất
lượng của BTNN phụ thuộc vào thành phần cấp phối, cỡ hạt, cường độ hạt và tỷ lệ nhựa
đường; đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, chế độ trộn.

b. Phân loại Bê tông nhựa nóng


Bê tông nhựa có nhiều loại và có thể phân loại như sau:

• Căn cứ vào loại nhựa và nhiệt độ lúc rải có thể chia thành loại rải nóng khi
dùng nhựa đặc có độ kim lún 60/90, 40/60 và rải ở nhiệt độ 1200 C-1400 C,
đây chính là BTNN. Loại rải ấm khi dùng nhựa có độ kim lún 200/300,
130/200, loại rải nguội khi dùng nhựa lỏng nguội hay nhũ tương.
• Căn cứ vào độ chặt khi lu lèn chia thành loại có độ chặt lớn – có độ rỗng 3-
5% khi rải thảm lớp bề mặt; loại có độ chặt nhỏ có độ rỗng 5-10% dùng cho
lớp dưới.
• Theo hàm lượng đá dăm có cỡ hạt >5 (mm), có thể chia thành loại nhiều đá
dam (50%-60%), loại vừa ( 30-50%), loại ít ( 20-25%).
• Theo kích cỡ lớn nhất của viên đá chia thành:
▪ Loại hạt thô dùng cho lớp lót hoặc lớp bù vênh có dmax hạt < 40(mm)
▪ Loại hạt vừa (hạt trung) có dmax < 20 (25) (mm)
▪ Loại bê tông hạt mịn dung cho lớp mặt khi có cỡ hạt lớp nhất là
5(mm).

2
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.1.2. Trạm trộn bê tông nhựa nóng


a. Trạm bê tông nhựa nóng
Trạm trộn bê tông nhựa nóng(TTBTNN) là một tổng thành gồm nhiều thiết bị và
cụm thiết bị mà mỗi cụm thiết bị đều phối hợp làm việc nhịp nhàng với nhau để trộn các
hạt cát đá nóng, phụ gia với nhựa đường nóng đã được định lượng theo tỷ lệ quy định
để tạo thành sản phẩm là bê tông nhựa nóng.

b. Phân loại Trạm trộn bê tông nhựa nóng


Có nhiều cách phân loại trạm trộn bê tông nhựa nóng, trên thực tế thường phân
loại như sau:

• Dựa vào tính cơ động của trạm chia ra: Trạm trộn di động, trạm trộn cố
định, và trạm có tính cơ động cao (trên móng nổi).
• Dựa vào nguyên tắc làm việc chia ra: Trộn theo chu kỳ và trộn liên tục.
• Dựa theo năng suất thường dùng của trạm trộn, chia làm 3 loại: Loại trạm
trộn năng suất lớn (từ 80 - 150 (tấn/giờ)); Loại trạm trộn năng suất vừa (40 -
60 (tấn/ giờ)) và loại trạm trộn có năng suất nhỏ (dưới 30 (tấn/ giờ)). Loại rất
lớn từ 200- 400 (tấn/ giờ) ít dùng.
• Dựa theo đường di chuyển của luồng vật liệu, chia thành: Trạm trộn nằm
ngang, và trạm bố trí theo kiểu hình tháp.

c. Ưu nhược điểm các loại trạm trộn bê tông nhựa nóng

• Trạm trộn BTNN cố định: được bố trí trên nền móng bê tông cố định có mặt
bằng tương đôi rộng, để sản xuất với một khối lượng bê tông nhựa lớn. Do trạm
phải đặt trên nền móng bê tông tương đối kiên cố, cho nên mỗi lần di chuyển
trạm thường rất khó khăn, tốn kém đáng kể (cho nên ít khi nghĩ tới di chuyển
trạm). Trạm loại này thưòng có năng suất lớn và rất lớn.
• Trạm BTNN kiểu cơ động: thường được bố trí trên một số kết cấu kiểu rơmoóc,
có thể kéo đi được. Loại này chỉ phù hợp với trạm có năng suất nhỏ dưới 30
(T/h). Tuy là loại cơ động nhưng ở Việt Nam, tính cơ động này trở nên rất kém
vì quá trình di chuyển thực ra rất cồng kềnh vì phải dùng đầu kéo.

3
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

• Trạm BTNN kiểu đặt trên móng nổi: thích hợp cho tất cả các trạm có năng suất
từ 30 đến 120 (T/h) có thể lên tới 150 (T/h). Loại này có tính cơ động cao, hiệu
quả kinh tế lớn và lần đầu tiên được Việt Nam đưa vào sử dụng năm 1993.
• Trạm trộn BTNN làm việc theo chu kỳ: tức là vật liệu đưa vào trộn và lấy sản
phẩm ra khỏi thùng trộn theo từng mẻ một. Thông thường thùng trộn của trạm
này có kết cấu gồm các cánh trộn khuấy lắp trên 2 trục quay ngược chiều nhau.
Vật liệu đưa vào trộn gồm có cát, đá nóng và chất phụ gia,sau khi đã được định
lượng chính xác theo yêu cầu mỗi mác thảm được xả vào thùng trộn để trộn với
nhựa đường nóng. Nhựa đường phun vào thùng trộn nhờ bơm nhựa và các ống
phun. Nhựa được phun dưới dạng sương bao bọc lấy các hạt vật liệu. Sau một
thời gian hoà trộn, hỗn hợp được xả xuống một lần qua cửa mở dưới đáy thùng
trộn đưa vào phương tiện vận chuyển. Ưu điểm của loại trạm trộn này là khả
năng khuấy trộn đều, dễ dàng thay đổi được thành phần % của các loại vật liệu
đem trộn, khả năng định lượng chính xác hơn. Nhược điểm là, năng lượng chi
phí cho việc trộn tổn hao khá lớn.
• Trạm trộn BTNN liên tục: sản phẩm sau khi trộn được đưa ra liên tục qua cửa
thùng trộn. Thùng trộn cua loại trạm này có 2 cửa. Một cửa vật liệu được cấp
vào liên tục gồm cát. đá nóng và chất phụ gia. Ống phun nhựa đường bố trí trong
thùng trộn phun liên tục. Một cửa đầu kia của thùng trộn được mở thường xuyên
để sản phẩm liên tục đổ ra phương tiện vận chuyển. Ưu điểm của trạm trộn
BTNN liên tục là năng suất cao. Năng lượng chi phí cho việc trộn một khối thảm
nhỏ. Nhược điểm là: hỗn hợp trộn không thể đồng đều và khả nâng định lượng
cốt liệu không chính xác bằng trộn chu kỷ: do đó chất lượng sản phẩm không
cao.
• Trạm trộn bê tông nhựa bố trí trên cùng một mặt bằng: với loại trạm trộn này
thì các cụm máy được bố trí trên một mặt bằng, không có cụm nào nằm trên cụm
máy nào. Ưu điểm: việc lắp ráp dễ dàng, chiều cao trạm thấp, việc sửa chữa,
điều chỉnh thuận lợi. Nhược điểm: mặt bằng quá rộng và cồng kềnh.
• Trạm trộn BTNN bố trí theo kiểu tháp: với loại trạm trộn này, một số các cụm
máy được bố trí chồng lên nhau theo kiểu tháp như cụm thiết bị sàng và chứa
vật liệu nóng bố trí trên thiết bị cân, thiết bị cân trên thiết bị trộn. Ưu điểm của

4
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

cách bố trí này là: mặt băng được thu gọn máy làm việc liên hoàn từ trên xuống
dưới. Nhược điểm: chiều cao trạm khá lớn công việc lắp đặt phức tạp, sửa chữa
bảo dưỡng khó, nền móng cho khối tháp phải đảm bảo độ ổn định khi làm việc
và khi có gió bão.

d. Các yêu cầu đặt ra cho trạm trộn

• Độ trộn đều mà năng suất cao.


• Nhiệt độ trong các bộ phận gia nhiệt như sấy vật liệu, nấu nhựa đều được khống
chê tự động có điều khiển từ xa.
• Hệ thống cân đong được tự động hoá hoàn toàn có hiện số bằng các thiết bị điện
tử đảm bảo độ chính xác cao về thành phần cốt liệu trộn.
• Kết cấu trạm gọn, nhẹ, cơ động, tiêu hao nhiên liệu ít.
• Ngoài ra, trạm trộn BTNN hiện đại còn bảo đảm tránh gây ô nhiễm môi trường
xung quanh. Khả năng thu bụi đạt được> 95% những hạt bụi có kích thước nhỏ
hơn 8 micrômet.

5
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.2. Nguyên lí hoạt động của trạm trộn bê tông nhựa nóng
Sau khi tìm hiểu các loại trạm trộn phổ biến ở Việt Nam của các nhà sản xuất như
SPECO (Hàn Quốc), Vinabima (Việt Nam), Nhà máy Cơ khí Công trình (Việt Nam),
chúng em thấy Trạm trộn bê tông nhựa nóng làm việc theo chu kì là loại trạm được dùng
chính ở trên các công trình khắp nước ta hiện nay. Vì vậy đồ án này chúng em quyết
định sẽ tìm hiểu, xây dựng bản mô phỏng theo công nghệ của loại trạm này.

• Sơ đồ công nghệ của trạm BTNN kiểu chu kỳ

Kho phụ Bãi cát đá Nhựa đường


gia

Thùng nấu
Máy xúc thô

Băng gầu

Phễu đá Phễu đá
Phễu cát Phễu đá lớn
Tháp tách + một nhỏ
ống khói
Bơm
dầu
Băng tải tiếp Băng tải tiếp Băng tải tiếp Băng tải tiếp
Bể nước
liệu liệu liệu liệu
Thùng nấu
dầu môi chất
Bồn chứa Bơm

Vít tải Băng tải dài


Tháp tưới Bơm nhựa
nước nóng
Băng gầu phụ Băng gầu
gia nguội

Phễu trung Tang sấy Cân nhựa


gian nóng
Băng gầu
Bụi lớn
nóng
Vít tải
Quạt Xi lô Sàng phân
gió lắng loại
hút bụi Tưới nhựa
Cân phụ gia Các ô chứa
vật liệu nóng

Phễu cân cát


đá

Buồng trộn

Xả thảm

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ công nghệ trạm trộn BTNN kiểu chu kỳ

6
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

• Nguyên lí hoạt động của trạm BTNN kiểu chu kỳ


Cát đá từ kho bãi được máy bốc xúc đưa vào các ngăn phễu cấp vật liệu, mỗi ngăn
chứa một loại vật liệu riêng biệt. Phía dưới mỗi phễu có gắn thiết bị định lượng sơ bộ
vật liệu, vật liệu sẽ rơi xuống máng cấp liệu trước khi đưa vào băng chuyền rồi đưa lên
thùng sấy vật liệu. ở đây vật liệu cát, đá dăm được rang sấy đến nhiệt độ 200 - 220°c
nhờ ngọn lửa (nguồn nhiệt) ở buồng đốt. Hơi nóng sau khi đã đi từ đầu này sang đầu
kia của thùng sây sẽ đi vào các thiết bị thu bụi và các xilo trước khi được thải ra ngoài
không khí. Bụi được thu lại nếu không chứa hạt sét và có tính cơ lý thích hợp sẽ được
đưa về thùng chứa bột đá để sử dụng lại. Vật liệu đá dăm các cỡ và cát sau khi được
rang nóng đến nhiệt độ 200 - 220°C sẽ theo bằng gầu nóng đưa vào máy sàng. Tại đây,
máy sàng sẽ phân ra các cỡ hạt: 0 - 5(mm);5 – 15(mm) và 15 - 35(mm). Mỗi cỡ hạt sẽ
rơi xuống một ngăn tương ứng của thùng chứa. Bột đá được chuyển từ kho chứa phụ gia
đến một ngăn riêng của thùng chứa nhờ băng gầu. Dưới các ngăn của thùng chứa là thiết
bị cân đong. Tại đây, các hỗn hợp vật liệu lại được cân đong theo đúng tỷ lệ quy định
của hỗn hợp bê tông nhựa (sai số cho phép < ± 1% trọng lượng) và rồi được đưa vào
thùng trộn.
Nhựa sau khi đã được đun nóng đến nhiệt độ (160° - 165°C) ở thiết bị nấu nhựa,
qua ống dẫn và bơm, nhựa được bơm và định lượng tại thiết bị định lượng rồi bơm vào
thùng trộn (sai sô cho phép ± 1,5%). Hỗn hợp đá, cát, bột đá (hoặc có thêm chất phụ
gia) được trộn đều trong thùng trộn với thời gian từ 10 - 25 (giây). Sau đó, nhựa sẽ phun
vào và nhào trộn tiếp từ 10 - 20 (giây) rồi mới mở cửa xả để sản phẩm đổ vào xe vận
chuyển chở tới công trường hoặc chứa sẵn vào xilo có vỏ bọc cách nhiệt. Nhiệt độ của
hỗn hợp bê tông sau khi trộn phải đạt được từ 150° - 160° (C), có thể tới 170° (C) tuỳ
cự ly chuyên chở.

7
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động từng cụm cấu thành của Trạm trộn

Hình 1.1 Tổng quan Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.1. Phễu cấp liệu nguội:


Phễu cấp liệu dùng để chứa vật liệu (Cát, đá các loại) và cung cấp cát, đá xuống
băng tải cao su nằm ngang ở phía dưới nhờ hệ thống băng tải định lượng sơ bộ tại các
phễu. Phễu cấp liệu được lắp ráp trên khung cứng, kết cấu chia làm 2 tầng. Phía trên 4
phễu có bố trí các lưới chắn sơ bộ nhằm giữ lại các viên đá quá cỡ, cành cây và tất cả
các vật lạ có kích thước lớn hơn mắt lưới 100x100. Phía đáy phễu có bố trí các băng tải
định lượng sơ bộ kết hợp với hệ thống biến tần.

Hình 1.2 Phễu cấp liệu nguội

8
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Vật liệu được định lượng sơ bộ bằng cách kết hợp điều chỉnh cao độ của cửa mở
(Điều chỉnh thô) làm cho khe hở giữa băng tải với cánh cửa thay đổi, tạo ra tiết diện
dòng chảy vật liệu phù hợp với thành phần cấp phối yêu cầu. Trong quá trình làm việc
độ cao cửa mở được giữ nguyên và việc điều chỉnh vật liệu được thực hiện bằng cách
điều chỉnh tần số động cơ thông qua biến tần, làm thay đổi tốc độ băng tải cấp liệu.

1.3.2. Băng tải cao su nằm ngang:

Hình 1.3 Băng tải cao su nằm ngang


Băng tải cao su có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu từ các phễu chứa vật liệu sau khi
đã định lượng sơ bộ đưa vào máng đón của băng tải nghiêng.

1.3.3. Băng tải cao su nghiêng:


Có nhiệm vụ cung cấp vật liệu đều đặn vào tang sấy. Cấu tạo chủ yếu của băng
tương tự như băng tải cao su nằm ngang nhưng băng tải này nghiêng 1 góc 16 O so với
phương nằm ngang. Máng đón vật liệu của băng tải nghiêng kết hợp sàng sơ bộ dạng
thanh để loại bỏ tiếp đá quá cỡ >= 80mm.

Hình 1.4 Băng tải cao su nghiêng

9
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.4. Tang sấy vật liệu:


Tang sấy vật liệu có nhiệm vụ là sấy khô vật liệu từ trạng thái môi trường (Nguội
và ẩm) lên trạng thái khô và nóng với nhiệt độ là: 150OC ~ 200OC.

Hình 1.5 Tang sấy vật liệu


Cấu tạo chính của tang sấy bao gồm:
- Thân tang sấy: Có cấu tạo dạng hình trụ nằm ngang, phía trong được hàn các
cánh nâng bố trí xen kẽ nhau làm tăng hiệu quả sấy vật liệu. Phía ngoài thân
tang sấy được bọc bảo ôn và được bố trí 2 vành lăn ma sát làm cơ sở tỳ cho
thân tang sấy vào 4 con lăn đỡ. 4 con lăn đỡ có nhiệm vụ dẫn động để quay
thân tang sấy.
- Phễu nhập vật liệu (Đầu vào tang sấy): Là để tiếp nhận vật liệu từ băng tải
nghiêng đổ vào thân tang sấy.
- Phễu xuất vật liệu (Đầu ra tang sấy): Là để chuyển vật liệu sau khi đã sấy đạt
nhiệt độ công tác 150OC ~ 200OC từ thân tang sấy vào băng gầu nóng. Băng
gầu nóng và phễu xuất có góc dốc tự do đảm bảo vật liệu chạy thông thoát
vào băng gầu nóng.
- Khung dầm và chân tang sấy: Là cơ sở để đặt thân tang sấy ở trên. Trên
khung dẫn tang sấy có lắp ráp 4 bộ con lăn ma sát, 02 bộ con lăn tỳ khống
chế sự dịch chuyển dọc của thân tang sấy.Toàn bộ hệ thống tang sấy đặt trên

10
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

4 chân trụ và góc nghiêng đều của toàn hệ thống là 4O theo chiều xuôi của
dòng vật liệu.
- Hệ thống dẫn động tang sấy: Là động lực xuất phát từ 4 động cơ, thông qua
4 hệ thông truyền động puly và dây đai đến hộp giảm tốc treo gắn vào trục
con lăn ma sát, làm cho thân tang sấy quay đều trong quá trình làm việc.
- Hệ thống gia nhiệt tang sấy: Sử dụng đầu đốt.Toàn bộ hoạt động của tang sấy
đều được điều khiển tự động hoá hoàn toàn quá trình đốt.
- Buồng đốt tang sấy có cấu tạo hình trụ đặt trên giá đỡ, góc nghiêng của buồng
đốt trùng với góc nghiêng của tang sấy đảm bảo ngọn lửa đốt được đúng tâm
tang sấy và tận dụng 100% nhiệt lượng của đầu đốt.
- Vỏ buồng đốt có cấu tạo 3 lớp: Lớp trong xây gạch chịu lửa, lớp giữa là bìa
Amiăng cách nhiệt và lớp ngoài là vỏ tôn.

1.3.5. Băng gầu nóng:


Băng gầu nóng có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu sau khi đã sấy đạt nhiệt độ làm việc
(150OC ~ 200 O C) từ tang sấy lên sàng phân loại. Được thiết kế kiểu thang thẳng đứng,
băng gầu nóng được lắp ráp với khung tháp phễu qua supo phía trên có bu lông xiết chặt.
Phía dưới băng gầu nóng có phễu nhập vật liệu nghiêng dốc vào phía gầu múc. Ngoài
ra băng gầu nóng còn được trang bị 02 bộ lò xo kép giúp cho giảm chấn chống quá tải
cho động cơ và tăng tuổi thọ cho xích tải. Băng gầu nóng vận chuyển vật liệu khô và
nóng do vậy nó có vỏ che phía ngoài để trán bụi và thất thoát nhiệt của vật liệu.

Hình 1.6 Băng gầu nóng

11
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.6. Băng gầu vận chuyển phụ gia:


Băng gầu phụ gia có nhiệm vụ vận chuyển phụ gia từ vít xoắn cấp phụ gia đưa lên
tháp phễu. Trên tháp phễu có bố trí phễu chứa phụ gia và xít xoắn cân phụ gia để đưa
phụ gia vào phễu cân phụ gia riêng. Nguyên lý cấu tạo của băng gầu nóng và băng gầu
phụ gia giống nhau. Gầu múc của băng gầu phụ gia nông hơn, đảm bảo vật liệu bột dễ
thoát hơn.

1.3.7. Vít xoắn vận chuyển phụ gia:


Trong trạm trộn có bố trí 2 vít xoắn để vận chuyển phụ gia. Vít xoắn cấp phụ gia có
nhiệm vụ vận chuyển phụ gia ở phía dưới phễu chứa phụ gia hoặc Cyclo đưa vào băng
gầu phụ gia. Vít xoắn cân phụ gia ở trên tháp phễu là để vận chuyển phụ gia từ phễu lưu
phụ gia vào phễu cân phụ gia. Cả 2 vít xoắn có cấu tạo giống nhau. Cấu tạo chính của
vít gồm có vỏ vít, trục cánh xoắn và ổ đỡ 2 đầu. Khi động cơ dẫn động qua hộp giảm
tốc và bộ truyền trung gian làm việc sẽ truyền chuyển động quay cho trục xoắn. Do cấu
tạo có dạng xoắn mà vật liệu được đẩy ra đầu kia của vít.

1.3.8. Sàng rung:


Sàng rung có nhiệm vụ phân loại thành phần cấp phối ra từng loại kích cỡ theo yêu
cầu của tiêu chuẩn AASHTO. Sàng rung có kết cấu kiểu bộ rung 02 trục lệch tâm, rung
định hướng do vậy nâng cao được hiệu quả sàng do lực rung không đổi hướng trong
suốt quá trình làm việc.

Cấu tạo chủ yếu của sàng rung gồm 2 phần là: phần sàng rung và phần vỏ sàng rung.
Trong quá trình sàng rung làm việc vật liệu sẽ được phân loại trên các lớp lưới của sàng.
Khi trục lệch tâm quay do cấu tạo của trục làm cho khung sàng rung và các lớp lưới
sàng rung đó chính là nguồn gốc để tạo rung và vật liệu được phân loại.

Thông thường 4 kích cỡ thường dùng của lưới sàng là: 4,75 mm, 12,7 mm, 19 mm
và 25,4 mm. Lớp trên cùng là lớp lưới có kích cỡ lớn nhất. Lớp dưới là nhỏ nhất. Các
cỡ hạt này được chứa vào các ngăn riêng biệt của phễu nóng. Các lò xo phía trong hỗ
trợ cho khung sàng khi làm việc và giảm chấn cho lực rung ảnh hưởng ít xuống hệ tháp
trộn. Toàn bộ sàng có vỏ che kín phía ngoài chống bụi và thất thoát nhiệt, khi bụi xuất

12
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

hiện trong quá trình sàng sẽ được hút qua ống riêng về xyclô, vỏ che chia làm nhiều tấm
đảm bảo cho việc sửa chữa và thay thế lưới sàng được thuận lợi.

1.3.9. Khối tháp phễu phía trên:

Hình 1.7 Phễu nóng


Khối tháp trên gồm có: hệ thống khung trên có lắp ráp phễu nóng, phễu chứa phụ
gia và các cửa cân vật liệu dưới đáy phễu nóng.
Phễu nóng có 4 ngăn chính:
+ Ngăn cát: Kích thước cốt liệu 0 - 4,75 mm.
+ Ngăn đá 1: Kích thước cốt liệu 4,75 - 12,7 mm.
+ Ngăn đá 2: Kích thước cốt liệu 12,7 - 19 mm.
+ Ngăn đá 3: Kích thước cốt liệu 19 - 25,4 mm.
Phễu cân phụ gia và phễu lưu phụ gia theo đường riêng.

1.3.10. Khối tháp trộn phía dưới:


Khối tháp trộn phía dưới chủ yếu cấu tạo gồm: khung chính, khung cân các phễu
cân vật liệu, cân phụ gia, bình cân nhựa, thùng trộn. Phía trên thùng trộn bố trí các phễu
cân, đáy các phễu cân có xi lanh mở cửa.
Thùng trộn kiểu cưỡng bức hoạt động theo chu kỳ, dạng 2 trục quay là trục phải và
trục trái. Bốn ổ gối đỡ lắp ráp ổ bi đũa lòng cầu 2 dãy đảm bảo 2 trục quay nhẹ nhàng.
Trên 2 trục trộn quay ngược chiều có lắp ráp các bàn tay trộn và cánh tay trộn. Góc

13
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

nghiêng của bàn tay trộn với trục là 45O, các cánh tay trộn trên 2 trục được lắp ráp tạo
thành 3 vùng đặc trưng của thùng trộn theo chiều dài trục.

Hình 1.8 Khối tháp trộn phía dưới


Hỗn hợp cốt liệu dịch chuyển từ giữa thùng trộn ra được đảo quay vòng vào giữa do
cánh tay nghịch của trục bên kia. Vùng giữa thùng trộn đảm bảo cho vật liệu từ trái qua
phải và từ phải qua trái. Do cấu tạo như vậy nên vật liệu được trộn một cách đồng đều
và khi xả thảm được nhanh, gọn. Nhựa đường lỏng được tưới áp lực cao vào vật liệu
trong thùng trộn qua ống phun nhựa và bơm nhựa khiến cho thảm BTNN được trộn đều
nhanh chóng.
Phần động lực dẫn động thùng trộn là phần động cơ, qua hộp giảm tốc, hệ thống
xích đến trục trộn chủ động và cặp bánh răng ngược chiều đảm bảo chiều quay của 2
trục ngược nhau.
Để mở cửa thùng trộn xả thảm nóng xuống xe ô tô vận chuyển, phía dưới đáy bố trí
01 cửa lật nhanh, đóng mở bằng xi lanh khí. Cửa mở thùng trộn luôn đóng trong suốt
quá trình trộn và mở khi xả bê tông nhựa nóng.

14
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.11. Hệ thống lọc bụi ướt:

Hình 1.9 Hệ thống lọc bụi ướt


Hệ thống lọc bụi ướt có nhiệm vụ lọc bụi và khói thoát ra từ tang sấy, thùng trộn
và sàng vật liệu với mục đích là thu giữ và xử lý các hạt bụi còn khói và hơi nước mới
xả ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh môi trường. Các bộ phận chủ
yếu của hệ thống lọc bụi ẩm: ống dẫn, xiclô thu bụi, quạt gió, bồn dập bụi, bình tách
nước, ống khói, bể lắng và bơm nước.
Nguyên lý của hệ thống là: Bụi, khói, hơi nước phát sinh ở tang sấy trong quá trình
sấy vật liệu, bụi ở thùng trộn trong quá trình cân trộn và bụi ở sàng trong quá trình sàng
vật liệu được thu bụi qua ống dẫn, nhờ lực hút của quạt hút, tại xiclô những hạt bụi cỡ
lớn được lắng đọng và sau đó đưa vào sử dụng lại ở băng gầu nóng. Còn các hạt bụi nhỏ
hơn (cỡ hạt vào khoảng nhỏ hơn 0,1 mm) tiếp tục đi qua quạt hút gió đẩy vào bồn dập
bụi. Khi bụi đi qua bồn này nhờ có bố trí ống phun nước làm cho các hạt bụi khô, nóng
bị ướt và chuyển sang bình lắng rồi chảy ra bể, còn khói và hơi nước được thoát lên ống
khói. Tại đây chỉ còn hơi nước thoát ra ngoài. Tại bể lắng, bùn được lắng đọng qua các
ngăn bể và nước sạch được sử dụng lại luân chuyển.

15
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.12. Hệ thống khí nén:

Hình 1.10 Hệ thống khí nén


Hệ thống khí nén có nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp việc điều khiển các cửa mở cân của
phễu nóng, các phễu cân, xả đáy thùng trộn .v.v. . Cấu tạo chủ yếu của hệ thống gồm:
Máy nén khí, bình tích khí, các bầu lọc nước và chứa dầu bôi trơn, đồng hồ đo áp suất,
van phân phối khí, xi lanh công tác và hệ thống ống dẫn.
Bình tích khí được bố trí trên tầng tháp trộn và tầng phễu nóng đảm bảo lưu lượng
khí tức thời cấp đủ cho các xy lanh khí làm việc. Xi lanh công tác nối với van phân phối
khí qua đường ống. Khi không có dòng điện điều khiển, cuộn dây điện từ của van không
có tác dụng. Khi có dòng điện van sẽ đóng hoặc mở xi lanh của các cửa phễu. Áp lực
làm việc thông thường của hệ thống khí nén là 7 - 8 KG/cm2. Sau mỗi ca làm việc phải
xả nước ở bầu lọc và bình tích, bình chứa của máy nén khí.

1.3.13. Hệ thống nhiên liệu


Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ: cung cấp dầu FO, DO cho đầu đốt tang sấy .
Các bộ phận chủ yếu của hệ thống bao gồm: Bồn chứa dầu FO, bồn chứa dầu DO.
Bồn chứa dầu FO gồm có 2 bồn: Bồn sấy lắp ráp bộ sấy gián tiếp bằng dầu nóng và bồn
chứa phụ, khi bắt đầu sấy dầu chỉ sấy ở bồn sấy đảm bảo thời gian sấy dầu tức thời
nhanh. Dầu FO được sấy ở trong thùng dầu từ 60 - 80OC cung cấp vào đường ống cho
đầu đốt tang sấy

16
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.14. Hệ thống nấu nhựa gián tiếp:

Hình 1.11 Hệ thống nấu nhựa gián tiếp


Gồm có các cụm thiết bị chính như sau:
- Thiết bị nấu dầu truyền nhiệt có nhiệm vụ nấu và cấp dầu nóng (Chạy trong
đường ống tuần hoàn) để sấy nóng nhựa đường trong bồn nấu thô và bồn nấu
tinh. Thiết bị dùng đầu đốt nhỏ để gia nhiệt. Nhiệt độ dầu được nấu lên 2200C
và áp lực P = 2at.
- Thiết bị nấu tinh gồm có bồn nấu 2 lớp vỏ hình trụ, bên trong ghép hệ đường
ống chứa dầu nóng để đun nấu nhựa đường từ 90OC lên đến 145 - 165OC
(nhiệt độ làm việc của nhựa nóng).
- Hệ thống bơm dầu nóng có nhiệm vụ bơm dầu đã được đun nóng ở thùng
nấu dầu chảy trong đường ống tuần hoàn để truyền nhiệt cho nhựa đường.
Nhiệt độ nhựa đường tăng lên trong quá trình nhận nhiệt từ dầu truyền nhiệt,
còn dầu truyền nhiệt bị giảm dần nhiệt độ sẽ được bơm đẩy về thùng nấu, ở
đây dầu truyền nhiệt tiếp tục thu nhiệt, rồi lại được bơm đi tuần hoàn trong
đường ống dẫn dầu nóng...
- Hệ thống bơm nhựa nóng có nhiệm vụ: Bơm cấp nhựa nóng từ bồn chứa
nhựa tinh lên thùng cân nhựa trên tháp trộn. Sau khi cân xong đến chu kỳ
tưới nhựa trong mẻ trộn, nhựa được bơm phun vào thùng trộn để trộn với
phối liệu, cho ra bê tông nhựa nóng (thảm nóng).

17
Chương 1: Tổng quan về Trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

1.3.15. Hệ thống điều khiển tự động:


Hệ thống tự động sử dụng các cảm biến để thu thập thông tin rồi xử lý và điều khiển
toàn bộ hoạt động của trạm trộn thông qua bộ điều khiển khả trình (PLC), bao gồm tất
cả các nguyên công: Cân đong vật liệu theo nguyên tắc cân cộng dồn, cân đong nhựa,
nạp vật liệu, trộn vật liệu, xả thảm nóng xuống xe ô tô.

1.3.16. Hệ thống chống sét:


Trạm được bố trí cột thu sét tại điểm thu cao nhất. Với kim thu sét có khả năng tạo
tia tiên đạo, bán kính thu sét 60m kể từ tâm kim thu sét.

18
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Thiết kế mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt


1.1. Cấu tạo mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt
Như đã tìm hiểu ở chương trước, Trạm trộn bê tông nhựa nóng là một dây chuyền
bao gồm rất nhiều thiết bị, em xác định việc làm mô hình hoạt động từ khâu cấp liệu
đầu vào cho đến ra thành phẩm như trạm thật là hết sức khó khăn trong một khoảng
thời gian ngắn. Vì vậy em sẽ thiết kế tập trung vào phần cần điều khiển chính của trạm
trộn đó là khu vực Tháp chính, nơi diễn ra quá trình cân chính xác các thành phần đầu
vào để đưa vào thùng trộn theo các mẻ nối tiếp nhau.
Như vậy, mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng được em lên ý tưởng sẽ bao gồm
các thiết bị như sau:
• Phễu cấp đá cốt liệu.
• Băng tải ngang vận chuyển đá cốt liệu vào tang sấy.
• Băng gầu nóng vận chuyển đá cốt liệu nóng lên các phễu nóng.
• Phễu nóng chứa 2 loại đá cốt liệu, Phễu chứa phụ gia và Phễu chứa nhựa Asphalt.
• Phễu cân cốt liệu, Phễu cân phụ gia và Phễu cân nhựa.
• Thùng trộn.
• Hệ thống cân sử dụng các đầu cân tì.
• Hệ thống điều khiển.

19
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Ta có thể thấy sơ đồ hoạt động của mô hình sẽ như sau:

Phễu cấp Phễu cấp


đá 1 đá 2

Băng tải dài

Tang sấy

Băng gầu
nóng

Phễu chứa Phễu chứa Phễu chứa Bình chứa


phụ gia Đá 1 Đá 2 Nhựa Asphalt

Phễu cân Phễu cân Phễu cân Bình cân


phụ gia Đá 1 Đá 2 Nhựa Asphalt

Buồng trộn

Xả thảm

Biểu đồ 2.1 Lưu đồ hoạt động của mô hình


Hai loại đá cốt liệu được trữ trong các phễu cấp sau đó được xả xuống băng tải phía
dưới. Toàn bộ đá cốt liệu sau đó được cho vào trong tang sấy để sấy khô. Cốt liệu nóng
sau khi ra khỏi tang sấy được băng gầu đưa lên khu vực tháp chính.
Sau đó, ta coi như đá cốt liệu đã được đưa lên khu vực tháp chính, đi qua các mắt
sàng và phân thành hai loại đá cốt liệu được chứa trong hai phễu chứa nóng. Cùng với
bột khoáng và nhựa nóng, các thành phần này sẽ được xả vào các phễu cân tương ứng
và cân định lượng theo tỷ lệ quy định trong công thức trộn, sau đó xả từ phễu cân xuống
thùng trộn.

20
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Tại thùng trộn hỗn hợp cốt liệu nóng và nhựa nóng sẽ được trộn trong một khoảng
thời gian thích hợp (bao gồm hai giai đoạn trộn khô và trộn ướt) để thành hỗn hợp bê
tông nhựa nóng. Hỗn hợp bê tông nhựa nóng sẽ được xả trực tiếp xuống khay đựng.
Do nhựa nóng Asphalt không thể dùng trong mô hình thực tế nên chúng em sẽ thay
thế bằng nước.

1.2. Lựa chọn các thiết bị sử dụng trong mô hình

2.2.1.Van điện nước


Để thay thế cho thành phần nguyên liệu nhựa trong thực tế thì trong mô hình này sử
dụng nước nên để đóng cắt sẽ sử dụng van điện từ nước 24V.

Hình 2.11 Van điện từ nước 24V.

2.2.2.Đầu cân (loadcell)


Loadcell là thiết bị cảm biến dùng để chuyển đổi lực hoặc trọng lực thành tín hiệu
điện. Đầu ra của loadcell thường nằm trong khoảng từ 1 đến 3mV/V. Giá trị đầu ra
loadcell thường được đưa qua bộ khuếch đại tín hiệu rồi qua bộ chuyển đổi tương tự số
ADC sau đó mới được các bộ xử lý tín hiệu tính toán hoặc hiển thị.

2.4.1.1. Cấu tạo loadcell :


Loadcell được cấu tạo bởi hai thành phần, thành phần thứ nhất là Strain gage và
thành phần thứ hai là Load. Strain gage là một điện trở đặc biệt chỉ nhỏ bằng móng tay
có điện trở thay đổi khi bị nén hay kéo dãn và được nuôi bằng một nguồn điện ổn định
được dán chết trên Load. Load là một thanh kim loại chịu tải có tính đàn hồi.

21
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Hình 2.12 Các loại đầu cân.

2.4.1.2. Nguyên lý hoạt động :


Hoạt động dựa trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác dụng
tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở và do đó trả về tín hiệu điện áp
tỉ lệ.

2.4.1.3. Phân loại loadcell :


Phân loại theo lực tác động :
• Loadcell chịu kéo.
• Loadcell chịu nén.
• Loadcell chịu xoắn.
• Loadcell chịu uốn.
Phân loại theo hình dạng :
• Loadcell dạng đĩa.
• Loadcell dạng thanh.
• Loadcell dạng trụ.
• Loadcell dạng cầu.
• Loadcell dạng chữ S.
Phân loại theo kích thước và khả năng chịu tải :
• Loadcell loại bé.
• Loadcell vừa.
• Loadcell lớn.

22
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

2.4.1.4. Các thông số kĩ thuật cần quan tâm của loadcell :


Bảng 2.4 Ý nghĩa các thông số kĩ thuật đầu cân
Cho biết phần trăm chính xác trong phép đo. Độ chính
Độ chính xác
xác phụ thuộc tính chất phi tuyến, độ trễ, độ lặp.
Công suất định mức Giá trị khối lượng lớn nhất mà Loadcell có thể đo được
Là khoảng nhiệt độ mà đầu ra loadcell được bù vào nếu
Dải bù nhiệt độ nằm ngoài khoảng này đầu ra không được đảm bảo thực
hiện theo đúng chi tiết kĩ thuật được đưa ra
Được đánh giá theo thang đo IP (ví dụ IP65 : chống được
Cấp bảo vệ
độ ẩm và bụi).
Giá trị điện áp làm việc của loadcell ( thông thường đưa
Điện áp
ra giá trị lớn nhất và nhỏ nhất 5-15V)
Hiện tượng trễ khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong
Độ trễ kết quả. Thường đươc đưa ra dưới dạng phần trăm của
tải trọng.
Trở kháng được xác định thông qua S- và S+ khi loadcell
Trở kháng đầu vào
chưa kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
Thông thường đô tại dòng DC 50V. Giá trị cách điện
Điện trở cách điện giữa lớp vỏ kim loại của loadcell và thiết bị kết nối dòng
điện
Giá trị tải trọng mà Loadcell có thể bị phá vỡ hoặc biến
Phá hủy cơ học
dạng.
Giá trị ra Kết quả đo được ( đơn vị mV)
Cho dưới dạng trở kháng được đo giữa EX+ và EX-
Trở kháng đầu ra trong điều kiện loadcell chưa kết nối hoặc hoạt động ở
chế độ không tải .
Quá tải an toàn Là công suất mà loadcell có thể vượt quá
Hệ số tác động của Đại lượng được đo ở chế độ có tải, là sự thay đổi công
nhiệt độ suát cả loadcell dưới sự thay đổi của nhiệt độ

Hệ số tác động của Đại lượng được đo ở chế độ không tải, là sự thay đổi
nhiệt độ tại điểm 0 công suát cả loadcell dưới sự thay đổi của nhiệt độ.

23
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

2.4.1.5. Loadcell HL-8 5kg:


Khối lượng cốt liệu khoảng từ 1~3kg vì thế chúng em chọn sử dụng loadcell HL-8
5kg.

Hình 2.13 Loadcell HL-8 5kg


Thông số kĩ thuật :

Bảng 2.5 Thông số loadcell HL-8 5kg

Phá hủy cơ học 5Kg

Trở kháng đầu vào 1000±50Ω

Trở kháng đầu ra 1000±50Ω

Điện trở cách điện ≥ 2000 (100VDC)

Tỉ lệ đầu ra 1.0±0.1 mV/V

Điện áp kích thích 5 ~ 10V

Dải bù nhiệt độ -10 ~ 50 độ C

Dải nhiệt độ hoạt động -10 ~ 50 độ C

Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0 0.003%F.S

Hệ số tác động của nhiệt độ 0.05%F.S

Quá tải an toàn 150 %F.S

24
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

2.4.3.PLC S7 1200
Dòng sản phẩm PLC đầu tiên của Siemens là PLC S7-200. Năm 2009, Siemens ra
dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-200. Bộ điều khiển logic khả
trình PLC S7-1200 mang lại tính năng linh hoạt và sức mạnh điều khiển nhiều thiết bị
đa dạng. Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập lệnh mạnh mẽ
khiến cho PLC S7-1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển

nhiều ứng dụng nhỏ.

Module CPU của PLC S7-1200 tích hợp bộ vi xử lý, bộ nguồn, ngõ vào/ra, cổng
mạng PROFINET, các bộ đếm tốc độ cao (HSC), các ngõ vào tương tự tạo nên một bộ
điều khiển có tính năng mạnh mẽ.

Module CPU cung cấp một cổng PROFINET dành cho việc trao đổi thông tin qua
mạng PROFINET. Một số các module truyền thông mở rộng khác cho phép ghép nối
và truyền thông PLC S7-1200 qua mạng PROFIBUS, GPRS, RS485, RS232, IEC,
DNP3 và WDC.

Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ ba
ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA
Portal của Siemens.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại PLC S7-1200.

- Theo bộ vi xử lý, PLC S7-1200 được phân chia thành 5 dòng: CPU 1211C, CPU
1212C, CPU1214C, CPU 1215C, CPU 1217C.

- Theo nguồn nuôi cung cấp cho CPU, ngõ vào và ngõ ra tích hợp trên CPU:

+ Loại AC/DC/RLY: nguồn nuôi cấp cho CPU là xoay chiều, ngõ vào 1 chiều, ngõ
ra xoay chiều hoặc 1 chiều.

+ Loại DC/DC/RLY: nguồn nuôi cấp cho CPU là một chiều, ngõ vào 1 chiều, ngõ

ra xoay chiều hoặc 1 chiều.

25
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

+ Loại DC/DC/DC: nguồn nuôi cấp cho CPU, ngõ vào, ngõ ra đều là 1 chiều. Ưu
điểm và ứng dụng

- Ưu điểm

– Giảm đến 80% số lượng dây nối.

– Công suất tiêu thụ của PLC rất thấp .

– Khả năng tự chuẩn đoán do đó giúp cho việc sửa chữa được nhanh chóng và dễ
dàng.

– Chức năng điều khiển thay đổi dễ dàng bằng thiết bị lập trình, khi không có các
yêu cầu thay đổi các đầu vào ra thì không cần phải nâng cấp phần cứng

– Giảm thiểu số lượng rơle và timer so với hệ điều khiển cổ điển.

– Không hạn chế số lượng tiếp điểm sử dụng trong chương trình.

– Thời gian để một chu trình điều khiển hoàn thành chỉ mất vài ms, điều này làm
tăng tốc độ và năng suất PLC .

– Chương trình điều khiển có thể được in ra giấy chỉ trong thời gian ngắn giúp
thuận tiện cho vấn đề bảo trì và sửa chữa hệ thống.

– Chức năng lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu, dễ học.

– Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

– Dung lượng chương trình lớn để có thể chứa được nhiều chương trình phức tạp.

– Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.

– Dễ dàng kết nối được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, kết nối
mạng Internet, các Modul mở rộng.

– Độ tin cậy cao, kích thước nhỏ.

26
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

– Giá bán cạnh tranh. Đặc trưng của tất cả các dòng PLC bất kì là khả năng có thể
lập trình được, chỉ số IP ở dải quy định cho phép PLC hoạt động trong môi trường
công nghiệp khắc nghiệt, yếu tố bền vững thích nghi, độ tin cậy, tỉ lệ hư hỏng rất thấp,
thay thế và hiệu chỉnh chương trình dễ dàng, khả năng nâng cấp các thiết bị ngoại vi
hay mở rộng số lượng đầu vào nhập và đầu ra xuất được đáp ứng tuỳ nghi trong khả
năng trên có thể xem là các tiêu chí đầu tiên cho chúng ta khi nghĩ đến thiết kế phần
điều khiển trung tâm cho một hệ thống hoạt động tự động.

- Ứng dụng

Từ các ưu điểm nêu trên, hiện nay PLC đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực
khác nhau trong công nghiệp như:

– Hệ thống nâng vận chuyển.

– Dây chuyền đóng gói.

– Các robot lắp giáp sản phẩm .

– Điều khiển bơm.

– Dây chuyền xử lý hoá học.

– Công nghệ sản xuất giấy .

– Dây chuyền sản xuất thuỷ tinh.

– Sản xuất xi măng.

– Công nghệ chế biến thực phẩm.

– Dây chuyền chế tạo linh kiện bán dẫn.

– Dây chuyền lắp giáp Tivi.

– Điều khiển hệ thống đèn giao thông.

– Quản lý tự động bãi đậu xe.

27
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

– Hệ thống báo động.

– Dây chuyền may công nghiệp.

– Điều khiển thang máy.

– Dây chuyền sản xuất xe ôtô.

– Sản xuất vi mạch.

– Kiểm tra quá trình sản xuất .

Để chọn các module PLC sẽ sử dụng cho mô hình, ta dựa trên yêu cầu số đầu vào
và đầu ra của hệ thống cần điều khiển.

2.4.4.Động cơ khuấy trộn


Dựa vào tìm kiếm tài liệu em có Mác bê tông 150 phục vụ thi công tuyến đường sắt trên
cao ga Hà Nội - Nhổn. Các máy trộn dùng để so sánh về công suất có dung tích thùng trộn
là: 1, 2, 3, 4 (m3) do Việt Nam chế tạo. Kết quả tính toán được thể hiện như bảng dưới đây

Bảng so sánh kết quả xác định công suất của động cơ dẫn động máy trộn theo các tác giả
đối với các máy trộn đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam

28
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Muốn trộn 4m3 /mẻ vậy nên chọn động cơ 55KW.

Hình 2.13: Động Cơ Điện 3 Pha 55 Kw Abb M2qa 250 M2a.

Thông số kĩ thuật

2.4.5.Tính chọn động cơ băng tải


Khi tính chọn công suất động cơ truyền động băng tải thường tính theo các thành phần
sau:
- Công suất P1 để dịch chuyển vật liệu.
- Công suất P2 để khắc phục tổn thất do ma sát trong các ổ đỡ, ma sát giữa băng tải và
các con lăn khi băng tải không chạy.
- Công suất P3 để nâng tải (nếu là băng tải nghiêng)

* Lực cần thiết để dịch chuyển vật liệu:


F1 = L.σ.k1.g.cosβ = L’.σ.k1.g
Với β = 60 (băng tải nằm nghiêng 60o).
→ F = 10. 2000. 10. 0,05.cos(60) = 5000 (N)
Với L = 10 (m); σ = 2000(kg); g = 10

Vì thành phần pháp tuyến Fn tạo ra lực cản ma sát trong các ổ đỡ và ma sát giữa băng tải
và con lăn.

Trong đó:
β = Góc nghiêng của băng tải.
L = Chiều dài băng tải(20m/ 2 mặt).
σ = Khối lượng vật liệu trên 1m băng tải.
k1 = Hệ số tính đến khi dịch chuyển vật liệu, k1 = 0,05.
Vận tốc =1m/s

29
Chương 2: Thiết kế Mô hình trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt

Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu:


P1 = F1.v = σ.L’. k1.v.g
→ P1 = 5000. 1 = 5000 (W)

Lực cản do các loại ma sát sinh ra khi băng tải chuyển động không tải:
F2 = 2.L.σb.k2.g. cosβ
→ F2 = 2.10.10.10.0,05cos(60)=50 (W)
Trong đó: k2 = là hế số tính đến lực cản khi không tải. k2 =0,05
σb = khối lượng băng tải trên 1m chiều dài băng(10kg/m).

Công suất cần thiết để khắc phục lực cản ma sát:


P2 = F2.v = 2.L’.σb .k2 . g
→ P2 =50.1 = 50 (W)

Lực cần thiết để nâng vật: F3 = ±L.σ.g.sinβ =10.2000.10.sin60=173205 N


Trong đó dấu (+) là khi tải đi lên, ( - ) khi tải đi xuống.

Công suất nâng bằng: P3 = F3.v = ±σ.H.v.g=173205 N


Công suất tĩnh của băng tải: P = P1 + P2 + P3 = (σ.L’.k1 + 2.L’.σb. k2 ± σ.H).v.g
→ P = P1 + P2 + P3 =5000 + 50+ 173205 = 178255 (W) = 178(kW)

Vậy công suất động cơ truyền động băng tải được tính theo biểu thức sau: Pđc = k3. (P/ )
→ Pđc = 1,2 .(178/0.9)= 237 (kW)
Trong đó:
k3 = Hệ số dự trữ về công suất (k3 = 1,2 ÷ 1,25)
η = Hiệu suất truyền động.
Hình 2.14: Motor điện 3 pha 340hp 250 Kw Parma

30
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Xây dựng hệ thống điều khiển mô hình trạm trộn bê


tông nhựa nóng
3.1. Lưu đồ điều khiển
Lưu đồ thuật toán điều khiển

Bắt Đầu

Nhập vào MAC Nhập khối lượng nguyên liệu

Nhập thời gian Nhập thời gian Nhập thời gian xả


trộn khô trộn ướt

Tín hiệu cho


phép hoạt động

Cân phụ Cân nhựa


Cân đá 1 Cân đá 2 Cân cát
gia

Xả vào băng tải

Xả vào nồi trộn

Trộn khô

Trộn ướt

Xả bê tông nhựa

43
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.2. Mạch lực điều khiển

Hình 3.2 Mạch động lực mô hình

44
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Hình 3.3 Mạch điều khiển của hệ thống

45
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Trên sơ đồ mạch điều khiển:


- K1: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt thiết bị cấp đá 1 vào thùng cân.
- K2: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả đá 1.
- K3: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt thiết bị cấp đá 2 vào thùng cân.
- K4: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả đá 2.
- K5: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt động cơ vít tải cát.
- K6: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả cát.
- K7: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt động cơ bơm nhựa.
- K8: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả nhựa.
- K9: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt động cơ bơm phụ gia.
- K10: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả phụ gia.
- K11: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt động cơ trộ.
- K12: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt van xả.
- K13: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt động cơ băng tải.
- K14: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển động cơ bơm nước khởi động đấu sao.
- K15: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển động cơ bơm nước làm việc đấu tam
giác.
- K16: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển động cơ vít tải xiên khởi động đấu sao.
- K17: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển động cơ vít tải xiên làm việc đấu tam
giác.
- K18: cuộn hút của công tắc tơ điều khiển đóng cắt máy nén khí.
- R1, R2, R3,…: các cuộn hút của các rơ le trung gian điều khiển cấp điện cho
cuộn hút của các công tắc tơ K1, K2, K3… tương ứng.

46
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Sơ đồ đấu dây

Hình 3.4 Sơ đồ đấu dây

47
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Bảng 4.2 Bảng địa chỉ đấu dây

Địa chỉ/ Ký hiệu Ý nghĩa


CB1 Loadcell cân đá 1
CB2 Loadcell cân đá 2
CB3 Loadcell cân cast
CB4 Loadcell cân phụ gia
CB5 Loadcell cân nhựa
I0.0 Hệ thống làm việc ở chế độ auto
I0.1 Hệ thống làm việc ở chế độ bằng tay
I0.2 Nút nhấn Start
I0.3 Nút nhấn Stop
I0.4 Xả đá 1 vào thùng cân
I0.5 Ngừng xả đá 1 vào thùng cân
I0.6 Xả đá 2 vào thùng cân
I0.7 Ngừng xả đá 2 vào thùng cân
I1.1 Xả phụ gia vào thùng cân
I1.2 Ngừng xả phụ gia vào thùng cân
I1.3 Bật động cơ bơm nhựa
I1.4 Tắt động cơ bơm nhựa
I1.5 Bật động cơ bơm cát
I1.6 Tắt động cơ bờm cát
I1.7 Bật động cơ trộn
I2.0 Tắt động cơ trộn
I2.1 Có xe chờ xả
I2.2 Khởi động băng tải
I2.3 Dừng băng tải
I2.4 Xả đá 1 vào băng tải
I2.5 Xả đá 2 vào băng tải

48
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

I2.6 Xả cát vào thùng trộn


I2.7 Xả phụ gia vào thùng trộn
I3.0 Xả nhựa vào thùng trộn
I3.1 Tiếp tục quá trình trộn
Q0.0 Cấp đá 1 vào thùng cân
Q0.1 Điều khiển van xả đá 1
Q0.2 Cấp đá 2 vào thùng cân
Q0.3 Điều khiển van xả đá 2
Q0.4 Động cơ bơm cát
Q0.5 Điều khiển van xả cát
Q0.6 Động cơ bơm nhựa
Q0.7 Điều khiển van xả nhựa
Q1.0 Động cơ bơm phụ gia
Q1.1 Điều khiển van xả phụ gia
Q1.2 Động cơ trộn
Q1.3 Điều khiển van xả
Q1.4 Động cơ băng tải

49
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.3. Cấu hình phần cứng cho PLC S7-1200 1212C AC/DC/RLY
Để cấu hình và lập trình cho hệ thống PLC Siemens ta sử dụng phần mềm Tia portal
v16. Cấu hình phần cứng cho PLC là một điều tất yếu trước khi tiến hành viết chương
trình. Vào mục Configure a device trong project để xây dựng cấu hình.

Chọn Add new device → Controllers. Lựa chọn PLC s7-1200 1212C AC/DC/RLY
và sử dụng phiên bản cao nhất v4.4. Sau đó nhấn Add để thêm PLC.

50
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình
Sau khi tạo ra 1 con PLC ta chọn chuột phải → Properties để cài đặt các thông số
mặc định của PLC.

Click vào System and clock memory và bật các bit hệ thống.

51
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Thêm 1 Scada bằng cách chọn Add new device → PC systems → SIMATIC HMI
application → WinCC RT Advanced.

Thêm module truyền thông để kết nối với PLC bằng kéo kéo thả IE general.

52
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Vào network view, kéo kết nối vật lí từ HMI qua PLC. Tiếp tục vào Connection và
kéo kết nối từ PLC qua HMI. Như vậy ta đã tạo xong kết nối truyền thông giữa PLC
và Scada.

53
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.4. Lập trình chương trình điều khiển


3.4.1. Các chế độ điều khiển mô hình Trạm trộn bê tông nhựa nóng

Biểu đồ 3.5 Lưu đồ các chế độ hoạt động của hệ thống

Như mục tiêu đặt ra từ khi bắt đầu đề tài, mô hình Trạm trộn bê tông nhựa nóng
được thiết kế sẽ có 2 chế độ hoạt động:

• Chế độ thủ công: thao tác trên các nút bấm thực được đặt trên bảng điều khiển.
Như đã đề cập ở phần trước, chế độ này được thiết kế để hoạt động độc lập
không thông qua PLC, khi PLC gặp sự cố ta vẫn có thể điều khiển được trạm
trộn.

54
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

• Chế độ tự động : Hệ thống chạy hoàn toàn tự động sau khi đặt các thông số cần
thiết (như số mẻ, thành phần cấp phối, thời gian trộn,...) và có thể theo dõi quá
trình hoạt động theo thời gian thực trên màn hình HMI.

3.4.2. Các tín hiệu vào/ra của module PLC

Bảng 3.1 Bảng địa chỉ tín hiệu input biến I

55
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Bảng 3.2 Bảng địa chỉ tín hiệu input biến M

56
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình
Bảng 3.3 bảng địa chỉ tín hiệu output ở chế độ auto

Bảng 3.4 bảng địa chỉ tín hiệu output ở chế độ manu

57
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Bảng 3.5 Bảng địa chỉ tín hiệu output

58
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.4.3. Danh sách và ý nghĩa các ô nhớ dùng trong chương trình

Bảng 3.6 Bảng địa chỉ các biến trung gian

Bảng 3.7 Bảng địa chỉ các biến trung gian loadcell

59
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Bảng 3.8 Bảng địa chỉ tín hiệu từ loadcell

Bảng 3.9 Bảng địa chỉ các giá trị thực tế ban đầu cho từng mác

Bảng 3.8 Bảng địa chỉ setting ban đầu cho từng mác

60
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

61
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.4.4. Các khối chương trình trong project


Chương trình được lập trình cho PLC bao gồm nhiều khối chương trình nhỏ là:
OB1: Khối chương trình chính.
OB100: Move các giá trị cài đặt thời gian trộng khô, trộn ướt, số mẻ trộn.
FC_AUTO: Chế độ tự động của hệ thống..
FC_DOC_VE_LOADCELL: Đọc về cân Loadcell
FC_MANU: Chế độ bằng tay của hệ thống.
FC_OUTPUT: Tổng hợp tín hiệu giữa bằng tay và tự động để đưa ra đầu ra Q.
FC_SIMULATION: Khối mô phỏng khi không có thiết bị thực.

62
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.5. Thiết kế giao diện người dùng HMI


3.5.1. Giới thiệu phần mềm
3.5.2. Thiết kế giao diện HMI cho Hệ thống điều khiển mô hình Trạm trộn
Để thiết kế giao diện HMI, trong màn hình Tia portal ta sử dụng công cụ với rất
nhiều các tùy biến hỗ trợ để ta có thể xây dựng một giao diện như mong muốn.

Hình 3.5 Giao diện thiết kế trạm trộn bê tông nhựa nóng

63
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

3.5.2.1. Cấu trúc giao diện HMI


Giao diện HMI được xây dựng bởi nhiều thành phần.

Hình 3.6 Bảng điều khiển

Hình 3.7 Hệ thống cấp đá

64
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Hình 3.8 Hệ thống cấp cát, phụ gia, nhựa.

Hình 3.9 Hệ thống bồn trộn, động cơ, van xả.

65
Chương 3: Xây dựng hệ thống điều khiển Mô hình

Hình 3.10 Hệ thống băng tải

66
Chương 4: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

4.1. Vận hành để kiểm nghiệm chương trình


Dưới đây là một số hình ảnh vận hành của mô hình Trạm trộn bê tông nhựa nóng
Asphalt do em thiết kế.

• Với các chế độ Thủ công, hệ thống vận hành tốt, các cơ cấu chấp hành hoạt động
chính xác dưới sự điều khiển của người dùng thông qua nút bấm ảo HMI.
• Với chế độ Tự động, sau khi thử chạy chế độ Giả lập và thấy hệ thống điều khiển
ổn định, sau khi nhập đầy đủ các thông số cấp phối đầu vào, em cho mô hình
bắt đầu chạy.

Hình 4.1 Khởi động quá trình trộn Tự động


Trên màn hình HMI sẽ hiển thị giao diện mô phỏng để theo dõi, quan sát trạng thái
của các cơ cấu chấp hành cũng như khối lượng cân các thành phần, từ đó em có thể so
sánh, đánh giá mức độ vận hành ổn định cũng như hoạt động chính xác của hệ thống.

75
Chương 4: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

Hình 4.2 Bắt đầu xả đá, phụ gia và nhựa để cân vật liệu

76
Chương 4: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

Hình 4.3 Xả đá và cát sau khi cân xong

Hình 4.4 Bắt đầu giai đoạn trộn khô

77
Chương 4: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

Hình 4.5 Xả nhựa và phụ gia vào thùng trộn sau khi trộn khô

Hình 4.6 Giai đoạn trộn ướt

78
Chương 4: Vận hành kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống

Hình 4.7 Kết thúc mẻ bằng công việc xả thảm

Hình 4.8 Kết quả cả quá trình trộn

79
Phụ lục

4.2. Đánh giá kết quả đạt được


Như vậy, sau quá trình thiết kế, chế tạo, lập trình cũng như vận hành thực tế mô
hình, em có thể đánh giá các kết quả đạt được như sau:

• Hệ thống điều khiển các cơ cấu chấp hành hoạt động chính xác ở cả 3 chế
độ:
o Thủ công: điều khiển thủ công các cơ cấu chấp hành không cần thông
qua PLC.
o Bán thủ công: điều khiển thủ công các cơ cấu chấp hành thông qua
PLC và giao diện HMI.
o Tự động: điều khiển tự động các cơ cấu chấp hành hoạt động theo sơ
đồ công nghệ thông qua PLC và giao diện HMI.
• Chương trình logic lập trình cho PLC hoạt động ổn định.
• Chương trình logic được lập trình để tối ưu thời gian trộn các mẻ từ đó giúp
tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả quá trình trộn.

• Giao diện người dùng HMI được thiết kế đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đầy
đủ chức năng cho người sử dụng.
• HMI có đầy đủ các chức năng:
Giám sát, mô phỏng hoạt động của hệ thống dây chuyền đang vận hành.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, em đã hoàn thành đề tài“Thiết kế Mô hình
trạm trộn bê tông nhựa nóng asphalt”. Em đã thu được những kết quả như sau :
- Có thêm những hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại trạm bê
tông nhựa nóng asphalt.
- Tìm hiểu thêm được cách thiết kế, chế tạo ra một sản phẩm cơ khí.
- Tìm hiểu được cách xây dựng một hệ thống điều khiển, giám sát.
- Biết được cách hoạt động cũng như cách cấu hình, lập trình cho PLC S7-1200 .
- Tìm hiểu cách xây dựng một màn hình giao diện.

80
Phụ lục

PHỤ LỤC
Chương trình lập trình cho PLC
1.Khối OB1

81
Phụ lục

2.Khối OB100

3.Khối FC_AUTO

82
Phụ lục

83
Phụ lục

84
Phụ lục

4.Khối FC_DOC_VE_LOADCELL

5.Khối FC_MANU

85
Phụ lục

86
Phụ lục

6.Khối FC_OUTPUT

87
Phụ lục

88
Phụ lục

7.Khối FC_SIMULATION

89
Phụ lục

90
Phụ lục

91

You might also like