You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO


************

BÁO CÁO CUỐI KỲ


MÔN HỌC: ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG
SẢN XUẤT NƯỚC ÉP TRÁI CÂY TỰ ĐỘNG

NHÓM 3
SVTH: Phan Anh Duy 19151106
SVTH: Võ Hạnh Đông 19151115
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 19151160
GVHD: TS. Tạ Văn Phương
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2022

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


Chương 1. Tổng quan
1.1. Giới thiệu đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Giới hạn đề tài
1.4. Cấu trúc của đề tài.
1.5. Ứng dụng của đề tài

Chương 2: Nội dung

2.1. Giới thiệu đề tài hiện nay và một số đề xuất liên quan đến đề tài

2.2. Sơ đồ khối hệ thống

2.3. Chọn thiết bị

2.4. Giới thiệu phần mềm

Chương 3: Thiết kế hệ thống

3.1. Yêu cầu hệ thống

3.1.1. Yêu cầu phần cứng

3.1.2. Yêu cầu phần mềm

3.1.3. Giải pháp

3.2. Thiết kế phần cứng

3.2.1. Sơ đồ kết nối

3.2.2. Mô tả giải pháp về phần cứng

3.3. Thiết kế phần mềm

3.3.1. Thiết kế giao diện giữa phần mềm và phần cứng


3.3.2. Thiết kế trang bảo mật

3.3.3. Thiết kế trang điều khiển và giám sát

Chương 4: Mô phỏng, thử nghiệm và kết quả

4.1. Kết quả thiết kế phần cứng

4.2. Kết quả thiết kế phần mềm

4.3. Kết quả hoạt động của hệ thống

4.4. Kết quả đạt được về các kỹ năng khác

Chương 5: Kết luận và hướng phát triển

5.1. Kết luận

5.2. Hướng phát triển

Chương 1. Tổng quan


1.1. Giới thiệu đề tài
Như chúng ta đã biết sự phát triển của khoa học kỹ thuật qua từng thời kỳ lịch
sử, nó đã có những ảnh hưởng không nhỏ để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụ thể
là trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại. Có thể nói rằng sự phát triển của
Công nghệ điện tử - tin học, được coi là một cuộc cách mạng công nghệ trên toàn
thế giới. Ở nước ta, ngành kỹ thuật điện tử - tin học đã được ứng dụng vào lĩnh vực
điều khiển tự động, đặc biệt là điều khiển lập trình và hệ thống scada. Trên thế giới
hiện nay người ta đã sản xuất ra những thiết bị có thể lập trình được.Đó chính là
thiết bị điều khiển có lập trình Programmable Logic Controller viết tắt là PLC.
PLC có thể coi là một ứng dụng điển hình của mạch vi xử lý. So với quá trình điều
khiển bằng mạch điện tử thông thường thì PLC có nhiều ưu điểm hơn hẳn, ví dụ
như: Kết nối mạch điện đơn giản, rút ngắn được thời gian lắp đặt công trình, dễ
dàng thay đổi công nghệ nhờ việc thay đổi nội dung chương trình điều khiển, ứng
dụng điều khiển trong phạm vi rộng, độ tin cậy cao... Sự ra đời của các thiết bị điều
khiển này đã làm thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rõ rệt. Vì
vậy việc cải tiến và phát triển các thiết bị điều khiển luôn được quan tâm, để đáp
ứng yêu cầu thay thế con người trong các môi trường độc hại, các yêu cầu về công
nghệ mới đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Trong quá trình học tập và làm việc tại
trường, tìm hiểu các bộ điều khiển lập trình, nhóm đã lựa chọn đề tài: “THIẾT KẾ
GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT NƯỚC ÉP TRÁI
CÂY TỰ ĐỘNG” để nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức đã học.
Hệ thống chiết rót hoa quả tự động là dây chuyền được lắp đặt, thiết kế hiện
đại, đạt tiêu chuẩn cao đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định và nâng cao hiệu
quả sản xuất. Thiết bị điều khiển PLC cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán
điều khiển thông qua một ngôn ngữ lập trình sẵn tạo điều kiện trong công tác quản
lý sản xuất và tiết kiệm nhân công. Với các loại nguyên liệu khác nhau như trái cây
tươi, nước trái cây cô đặc, bột trái cây… thông qua các phương pháp pha loãng,
trích ly, nghiền, đồng hóa, khử khí, chiết rót… có thể chế biến thành nhiều loại
nước ép trái cây mang nhiều hương vị khác nhau.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Tìm hiểu được quá trình hoạt động của một hệ thống sản xuất nước ép công
nghiệp.
- Tìm hiểu được các thiết bị sử dụng về việc thiết kế và thi công một hệ thống
sản xuất nước ép tự động.
- Mô phỏng và giám sát hệ thống thông qua Wincc điều khiển trạng thái làm
việc của hệ thống bằng màn hình HMI.
1.3. Giới hạn của đề tài.
- Thiết kế hệ thống sản xuất nước ép tự động.
- Sử dụng PLC S7-1200.
- Mô phỏng hệ thống trên Wincc.
- Thiết kế màn hình giám sát, điều khiển, phân quyền, cảnh báo cho hệ thống.
- Chi phí sản xuất tối ưu.
1.4.Cấu trúc đề tài.
- Chương 1. Tổng quan
- Chương 2: Nội dung
- Chương 3: Thiết kế hệ thống
- Chương 4: Mô phỏng, thử nghiệm và kết quả
- Chương 5: Kết luận và hướng phát triển

1.5. Ứng dụng của đề tài

Hệ thống chiết rót hoa quả tự động là dây chuyền được dùng để ép nước trái cây
được sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất.
Ngoài ra hệ thống tương tự để phục vụ cho các ngành: thực phẩm, nước uống,
dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, dầu nhớt,…

Sự ra đời của máy chiết rót tự động đã tiết kiệm cho các nhà sản xuất một khoản
chi phí nhân công tương đối lớn, nâng cao năng suất chiết đóng thành phẩm vào
chai.

Chương 2: Nội dung

2.1. Giới thiệu đề tài hiện nay và một số đề xuất liên quan đến đề tài

Hệ thống chiết rót hoa quả tự động là dây chuyền được lắp đặt, thiết kế hiện đại,
đạt tiêu chuẩn cao đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả
sản xuất. Thiết bị điều khiển PLC cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều
khiển thông qua một ngôn ngữ lập trình sẵn tạo điều kiện trong công tác quản lý
sản xuất và tiết kiệm nhân công. Với các loại nguyên liệu khác nhau như trái cây
tươi, nước trái cây cô đặc, bột trái cây… thông qua các phương pháp pha loãng,
trích ly, nghiền, đồng hóa, khử khí, chiết rót… có thể chế biến thành nhiều loại
nước ép trái cây mang nhiều hương vị khác nhau.

*Đề xuất quy trình vận hành hệ thống sản xuất nước ép

Bước 1: Trước khi được chế biến trái cây sẽ được đưa đến băng chuyền của bộ
phận rửa đồng thời khi đó máy bơm bơm 1 lượng nước phù hợp vào để rửa trái cây
(nước phải đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế với độ cứng của nước không quá 2mg/
lít, với lượng Clo còn lại trong nước tráng là 3 – 5mg/ lít. ).

Bước 2: Nhằm hạn chế quá trình sinh hóa nhằm đảm bảo màu sắc cho các loại trái
cây nguyên liệu nên phải băng chuyền tiếp tục đưa trái cây đã được rửa đi qua hệ
thống máy sấy

Bước 3 : Trái cây sẽ tiếp tục được đưa vào máy ép tiến hành quy trình chế biến và
tách bã

Bước 4: Nước ép sẽ truyền tới bồn khuấy trộn đồng thời sẽ bơm thêm nước và chất
phụ gia vào khi đó máy khuấy sẽ hoạt động và trộn đều tất cả nguyên liệu.

Bước 5: Tất cả sản phẩm được trộn sẽ đưa tới bồn tiệt trùng UHT để được trải qua
phương pháp làm lạnh và diệt khuẩn nhanh chóng.
Bước 6: Nước ép sau khi được diệt khuẩn sẽ được chuyển tới bể chứa thành phẩm
(bồn ổn định màu và nhiệt độ trước khi được chiết rót ra).

Bước 7: Sau khi tiến hành sản xuất xong, nước ép hoa quả từ trong bể chứa sẽ
được đẩy qua khu vực chiết rót và đóng chai. hệ thống băng tải sẽ tự động đẩy chai
tới vị trí được chiết rót nước ép theo lượng thể tích đã được thiết lập.

2.2. Sơ đồ khối hệ thống.

Hình: Sơ đồ khối hệ thống

Sơ đồ khối hệ thống gồm các khối chức năng:

- Bộ điều khiển trung tâm: có chức năng thu thập dữ liệu từ cảm biến, giám sát
hoạt động của hệ thống và điều khiển các thiết bị chấp hành.
- Khối cảm biến: gồm cảm biến quang đưa về bộ điều khiển trung tâm.
- Thiết bị chấp hành: gồm hệ thống băng tải, động cơ, van tiết lưu, máy sấy, máy
ép, các bể chứa.
- Điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu: người vận hành giám sát, thu thập dữ
liệu của hệ thống, điều khiển hệ thống theo mong muốn.

2.3. Chọn thiết bị.


2.3.1 PLC S7-1200 CPU 1214C ( 6ES7214-1AG40-0XB0)

https://dattech.com.vn/wp-content/uploads/
2022/03/6ES72141AG400XB0_datasheet_en.pdf

Đây là PLC Siemens có xuất xứ từ Đức

Hình 2.1 PLC SIEMENS S7-1200 CPU 1214C


DC/DC/DC

 Các tính năng nổi bật của PLC S7-1200


Bộ điều khiển mở rộng từ S7 với phương án mở rộng linh hoạt:
 1 bo mạch tín hiệu (SB) và 1 bo mạch truyền thông (CB)
 8 mô đun tín hiệu (SM)
 Có thể có lớn nhất 3 modun truyền thông (CM)
 Cổng truyền thông Profinet (Ethernet) được tích hợp sẵn
 Dùng để kết nối máy tính, với màn hình HMI hay truyền thông PLC-PLC
 Dùng kết nối với các thiết bị khác có hỗ trợ chuẩn Ethernet mở
 Đầu nối RJ45 với tính năng tự động chuyển đổi đấu chéo
 Tốc độ truyền 10/100 Mbits/s
 Hỗ trợ 16 kết nối Ethernet
 TCP/IP, ISO on TCP, và S7 protocol
 Các tính năng về đo lường, điều khiển vị trí, điều khiển quá trình
 6 bộ đếm tốc độ cao (high speed counter) dùng cho các ứng dụng đếm
và đo lường, trong đó có 3 bộ đếm 100kHz và 3 bộ đếm 30kHz.
2 ngõ ra PTO 100kHz để điều khiển tốc độ và vị trí động cơ bước hay bộ
lái servo (servo drive)

Ngõ ra điều rộng xung PWM, điều khiển tốc độ động cơ, vị trí valve,
hay điều khiển nhiệt độ…
 16 bộ điều khiển PID với tính năng tự động xác định thông số điểu khiển

(auto- tune functionality).


 Thiết kế linh hoạt
 Mở rộng tín hiệu vào/ra bằng board tín hiệu mở rộng (signal board),
gắn trực tiếp phía trước CPU, giúp mở rộng tín hiệu vào/ra mà không
thay đổi kích thước hệ điều khiển
 Mỗi CPU có thể kết nối 8 module mở rộng tín hiệu vào/ra
 Ngõ vào analog 0-10V được tích hợp trên CPU
 3 module truyền thông có thể kết nối vào CPU mở rộng khả năng truyền
thông, vd module RS232 hay RS485
 50KB work memory, 2MB load memory
 Card nhớ SIMATIC, dùng khi cần rộng bộ nhớ cho CPU, copy
chương trình ứng dụng hay khi cập nhật firmware
 Chẩn đoán lỗi online / offline.
 Cấu hình chi tiết
 PLC SIEMENS S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC (6ES7214-1AG40-
0XB0)
 SSIMATIC S7-1200, CPU 1214C, COMPACT CPU, DC/DC/DC
 ONBOARD I/O: + 14 DI 24V DC
+ 10 DO 24 V DC
+ AI 0 – 10V DC
 POWER SUPPLY: DC 20.4 – 28.8 V DC,
 PROGRAM/DATA MEMORY: 100 KB (6ES7214-1AG40-0XB0)

Hình 2.2 Cấu hình chi tiết của PLC S7-1200 CPU 1214C DC/DC/DC

2.3.2 Cảm biến tiệm cận


https://linhkienvietnam.vn/cam-bien-khoang-cach-npn-e3f-ds30c4-5-30cm-g2h5?
gclid=Cj0KCQjwqPGUBhDwARIsANNwjV5epdMFh2F-
FPtu6xg1ltFIOv7W4XL-SfK7auoBfcZcjEEDSnOWH_0aAhW9EALw_wcB

Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “Công tắc tiệm cận” hoặc đơn giản
là “PROX” tên tiếng anh là Proximity Sensors) phản ứng khi có vật ở gần
cảm biến. Trong hầu hết các trường hợp, khoảng cách này chỉ là vài mm.
Cảm biến tiệm cận thường phát hiện vị trí cuối của chi tiết máy và tín hiệu
đầu ra của cảm biến khởi động một chức năng khác của máy. Đặc biệt cảm
biến này hoạt động tốt ngay cả trong những môi trường khắc nghiệt.

Hình: Cảm biến tiệm cận

 Đặc điểm
 Phát hiện vật thể không cần tiếp xúc, không tác động lên vật, khoảng
cách xa nhất tới 30mm.
 Hoạt động ổn định, chống rung động và chống shock tốt.
 Tốc độ đáp ứng nhanh, tuổi thọ cao so với công tắc giới hạn (limit switch).
 Đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi.
 Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.
 Nguyên lí hoạt động
Cảm biến tiệm cận hoạt động theo nguyên lý trường điện từ phát ra xung
quanh cảm biến với khoảng cách tối đa 30mm và gặp vật thể thì nó sẽ phát
tín hiệu truyền về bộ xử lý.

Hình Nguyên lý hoạt động của cảm biến

 Phân loại
Có hai loại cảm biến tiệm cận chính có thể kể đến. Đó là loại cảm ứng từ
và loại điện dung.
 Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng từ
Cảm ứng từ loại có bảo vệ (Shielded): Từ trường được tập trung trước mặt
sensor nên ít bị nhiễu bởi kim loại xung quanh, tuy nhiên khoảng cách đo
ngắn đi.
Cảm ứng từ loại không có bảo vệ (Un-Shielded): Không có bảo vệ từ
trường xung quanh mặt sensor nên khoảng cách đo dài hơn, tuy nhiên dễ bị
nhiễu của kim loại xung quanh.

 Cảm biến tiệm cận loại cảm ứng điện dung


Cảm ứng này phát hiện theo nguyên tắc tĩnh điện (sự thay đổi điện dung
giữa vật cảm biến và đầu sensor), có thể phát hiện tất cả vật thể.
 Ngõ ra của cảm biến:
Có 2 loại ngõ ra của cảm biến là NPN và PNP. Tuỳ thuộc vào ngõ vào của
PLC mà ta chọn loại cảm biến ngõ ra phù hợp.

Hình 2.5 Cảm biến ngõ ra loại NPN

Hình 2.6 Cảm biến ngõ ra loại PNP

 Ứng dung của cảm biến tiệm cận


Cảm biến tiệm cận ứng dụng phổ biến trong công nghiệp nhà máy như gắn
trên các dây truyền sản xuất, gắn trên các điện thoại cảm ứng, các loại xe ô
tô,…
Một số ứng dụng dễ thấy như:
 Kiểm soát chất lỏng trong bể chứa
 Kiển soát chất lỏng trong hộp giấy
 Kiểm soát kim loại
 Kiểm soát số lượng
 Trong mô hình phân loại sản phẩm theo cân nặng, cảm biến tiệm cận dùng
để kiểm soát số lượng sản phẩm được phân loại theo số cân nặng đã đặt
trước.

2.3.3 Cảm biến quang phản xạ gương


Cảm biến quang phản xạ gương là cảm biến giúp ta phát hiện vật theo
nguyên tắc thu phát qua gương. Khi không có vật thì ánh sáng cảm biến phát
ra từ cảm biến phát phản xạ qua gương và quay về cảm biến nhận. Khi có vật
đi ngang qua, lúc này đường truyền này bị gián đoạn, cảm biến sẽ xuất ra ngõ
ra NPN hoặc PNP.

Hình 2.7 Cảm biến quang phản xạ gương OMRon E3Z-R61 2M

 Thông số kỹ thuật
Hình dạng Hình hộp

Phương pháp cảm biến Phản chiếu ngược

Khoảng cách cảm biến 4000mm

Khoảng cách tối thiểu 100mm

Loại đầu ra PNP

Thời gian đáp ứng 1 ms


Kích thước 10.8 x 31 x 20 mm

Loại ánh sáng Ánh sáng đỏ phân cực

Nguồn điện áp 12 - 24V

Bảng 2.1 Thông số kỹ thuật Cảm biến quang

2.3.4 Động cơ 3 pha không đồng bộ


Động cơ không đồng bộ 3 pha 4K80-4 (1.1kw) là dòng động cơ theo thiết
kế mới nhất của việt nam, động cơ có ưu điểm đó là hiệu suất cao, mô men mở

máy khỏe, tiếng ồn và độ rung thấp, kiểu dáng hình thức đẹp, kích thước lắp đặt
và dãy công suất phù hợp với tiêu chuẩn IEC. Chất lượng động cơ được đảm
bảo bởi hệ thống Quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001. Động cơ được sử dụng
rộng rãi để truyền động trong các máy móc thiết bị như máy cắt gọt kim loại,
máy bơm, quạt gió, máy nghiền trộn, máy xay xát…..

Hình 2.12 Động cơ 3 pha không đồng bộ 4K80-4 (1.1KW)

 Thông số kỹ thuật

Loại động cơ Động cơ 3 pha không đồng bộ


Điện áp (V) 220 - 380V / 50Hz

Dòng điện (A) 4,7 /2.7


Tốc độ quay (vòng / phút) 1400

Công suất (kW) 1.1

Hiệu suất (%) 76.5

Hệ số công suất 0.81

Tỷ số momen cực đại 2.2

Tỷ số dòng điện khởi động 6

Trọng lượng 21
Xuất xứ Việt Nam
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của động cơ 3 pha không đồng bộ 4K80-4

2.3.5 Một số thiết bị khác


a) Băng tải PVC

Hình: Băng tải PVC


 Thông số kỹ thuật
Chiều dài băng tải : 1.000 – 6.000
(mm) Chiều rộng băng tải : 300 – 1.000
(mm)
Chiều cao băng tải điều chỉnh : 500 – 1.500
(mm) Góc nghiêng băng tải 0-30º

2.3.n.m Nút nhấn

Hình Nút nhấn nhả phẳng Ø22 1NO 1NC đèn LED 220V AC/DC

 Thông số kỹ thuật
Loại Nút nhấn nhả phẳng
Kích thước (Ø) 22 m
Tiếp điểm 1 NO + NC
Đèn báo LED
Điện áp đèn báo 220V AC/DC

2.4. Giới thiệu phần mềm.

2.4.1 Tổng quan về phần mềm Tia Portal của Siemens

TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng
hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ
thống. Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng
chung 1 môi trường/nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống.
TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho phép
người dùng phát triển và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh
chóng, trên 1 nền tảng thống nhất. Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng
dụng riêng biệt để thống nhất tạo hệ thống.

TIA Portal - Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các phần
mềm khác phát triển: Lập trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm. Đặc
điểm TIA Portal cho phép các phần mềm chia sẻ cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên tính
thống nhất, toàn vẹn cho hệ thống ứng dụng quản lý, vận hành. 

TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:

1. Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
2. Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
3. Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để xác
định bệnh, lỗi hệ thống.
4. Tích hợp mô phỏng hệ thống.
5. Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens. 
Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14,TIA Portal
V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà
người dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng.

Ưu nhược điểm khi sử dụng Tia Portal:

TIA Portal là thuật ngữ quen thuộc được ứng dụng trong các lĩnh vực tự động hóa,
tích hợp nhiều phần mềm phổ thông khác như: HMI, PLC, Inverter của
Siemens. Phần mềm TIA Portal có những ưu và nhược điểm trong vận hành hệ
thống tự động hóa.

Ưu điểm: 

1. Tích hợp tất cả các phần mềm trong 1 nền tảng, chia sẻ cơ sở dữ liệu chung
dễ dàng quản lý, thống nhất cấu hình. Giải pháp vận hành thiết bị nhanh
chóng, hiệu quả, tìm kiếm khắc phục sự cố trong thời gian ngắn.
2. Tất cả các yếu tố: bộ lập trình PLC, màn hình HMI được lập trình và cấu
hình trên TIA Portal, cho phép các chuyên viên tiết kiệm thời gian thao tác,
thiết lập truyền thông giữa các thiết bị. Chỉ với 1 biến số của bộ lập trình
PLC được thả vào màn hình HMI, kết nối được thiết lập mà không cần bất
ký thao tác lập trình nào.
Hạn chế: Do tích hợp nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu hệ thống lớn nên dung
lượng bộ nhớ khổng lồ. Yêu cầu kỹ thuật cao của người lập trình, quản lý, tốn
nhiều thời gian để làm quen sử dụng.

2.4.2. Tổng quan về phần mềm WINCC

Phần mềm WinCC của Siemens là một phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao
diện điều khiển HMI (Human Machine Interface) cũng như phục vụ việc xử lý và lưu
trữ dữ liệu trong một hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Aquisition)
thuộc chuyên ngành tự động hóa.
WinCC là chữ viết tắt của Windows Control Center (Trung tâm điều khiển chạy
trên nền Windows), nói cách khác, nó cung cấp các công cụ phần mềm để thiết lập
một giao diện điều khiển chạy trên các hệ điều hành của Microsoft như
Windows NT hay Windows 2000, XP, Vista 32bit (Not SP1). Trong dòng các sản
phẩm thiết kế giao diện phục vụ cho vận hành và giám sát, WinCC thuộc thứ hạng
SCADA (SCADA class) với những chức năng hữu hiệu cho việc điều khiển.
WinCC kết hợp các bí quyết của Siemens, công ty hàng đầu trong tự động hóa
quá trình, và năng lực của Microsoft, công ty hàng đầu trong việc phát trỉên phần mềm
cho PC. Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có quy mô lớn nhỏ
khác nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng có quy mô toàn
công ty như việc tích hợp với những hệ thống cấp cao như MES (Manufacturing
Excution System - Hệ thống quản lý việc thực hiện sản suất) và ERP (Enterprise
Resource Planning). WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở quy mô toàn cầu nhờ hệ
thống trợ giúp của Siemens có mặt khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam hệ thống của
Siemens được tài trợ đưa vào hệ đào tạo chính thức.
Thông thường hiện nay có những phiên bản WinCC như sau:
+WinCC v5.
+WinCC v6.
+ WinCC Flexible.
Cấu trúc Control Center như sau:
•Control Center
+ WinCC Explorer trong Control Center: giao diện đồ họa cho cấu hình dưới
Windows 95 và Windows NT.
+ Quản Lý Dữ Liệu: cung cấp ảnh quá trình với những Tag giá trị theo các loại
sau:
+ Chu kỳ.
+ Chu kỳ với sự thay đổi.
+ Điều khiển sự kiện thời gian.
+ Truyền dữ liệu từ những hệ thống tự động hóa theo sau những cách:
+ Nhận.
+ Yêu cầu
•Những môđun chức năng
+ Hệ thống đồ họa (Graphich Designer): trình bày và nối quá trình bằng đồ họa.
+ Soạn thảo hoạt động (Global Scrip): làm một dự án động cho những yêu cầu
đặc biệt.
+ Hệ thống thông báo (Alarm Logging): những thông báo đầu ra và báo đã nhận
được thông tin ở đầu ra.
+ Soạn thảo và lưu giữ những giá trị phép đo (Tag Logging).
+ Soạn thảo những giá trị phép đo và cất giữ chúng trong thời hạn lâu dài.
+ Soạn thảo dữ liệu hướng người dùng và cất giữ chúng lâu dài.
+ Hệ thống báo cáo (Report Desgner): báo cáo những trạng thái hệ thống.
Control Center làm cho ta có thể định hướng xuyên qua những ứng dụng WinCC
và dữ liệu của nó với chỉ một ít thao tác. Control Center thao tác tương tự giống như
Explorer trong Windows. Trong WinCC bao gồm 2 cơ sở dữ liệu: một dành cho việc
định dạng hệ thống CS (Configuration System), một dành cho việc chạy thời gian thực
RT (Run time) khi chạy WinCC 2 cơ sở dữ liệu này luôn được tải vào và chạy song
song với nhau.

Hình 3.1: Cấu trúc của WinCC

Phần mềm WinCC được tích hợp trên TIA PORTAL thuận tiện cho người dùng
lập trình, cấu hình, tích hợp các thiết bị trong dải sản phẩm tích hợp tự động hóa toàn
diện của siemens. Phần mềm Simatic WinCC V13 để cấu hình các màn hình HMI và
chạy Scada trên máy tính.

2.4.3. Tạo một giao diện mô phỏng WinCC trên phần mềm Tia Portal.
- Bước 1: Sau khi lập trình cho PLC-S7 1200 xong - trên cửa sổ “Project tree”
click “ Add new device”- Chọn “PC systems” – “Wincc RT Professional” – enter.

Bước 2: Khi xuất hiện cửa sổ mới trong cửa sổ “Hardware catalog” - chọn
“catalog”- chọn “communication module” – click “IE general” để lấy cổng kết nối ra.
Bước 3: Chọn cửa sổ “Network view” – Nhấn chuột nối cổng mạng giữa
PLC_1 CPU1214C và PC-system_1 SIMATIC PC Start… với nhau – rồi chọn
“connection” để tạo đường truyền giữa chúng.

Bước 4: Chọn “PC-system_1…” – “HMI_RT_1…” – “Screens” – “Add new


screen” Để tạo giao diện mô phỏng.
Bước 5: Giao diện mô phỏng của hệ thống chiết rót nước hoa quả tự động.
Chương 3: Thiết kế hệ thống

3.1. Yêu cầu hệ thống.

3.1.1. Yêu cầu phần cứng.

Phần cứng hệ thống với yêu cầu: Chiết rót nước ép được ra chai với công suất
60 sản phẩm/phút. Có các relay nhiệt để báo quá tải đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Sử dụng van điện để điều chỉnh nước cho các khâu cho phù hợp. Có các máy sấy,
khuấy, tiệt trùng và ổn định màu chuyên biệt cho hệ thống.

3.1.2. Yêu cầu phần mềm

Phần mềm hệ thống với yêu cầu: Tạo giao diện HMI có nhiệm vụ là giao
diện, giao tiếp giữa người và hệ thống. Tất cả các trạng thái và thông số cần thiết
của hệ thống đều cập nhật, hiển thị, người điều khiển có thể giám sát tất cả các
trạng thái hoạt động của hệ. Xây dựng hệ thống trên Wincc mô phỏng lại nguyên
lý hoạt động của hệ thống phân phối

nước với đầy đủ chức năng điều khiển, giám sát, alarm cảnh báo lỗi, phân quyền
truy cập hệ thống. Hệ thống hoạt động với 2 chế độ: Manual và Auto.

3.1.3. Giải pháp

- Chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu đưa ra.

- Sử dụng PLC S7-1200 kết hợp cùng các thiết bị đã chọn.

- Tạo giao diện HMI có đầy đủ các chức năng được kết nối bằng phương thức
Profibus.

3.2. Thiết kế phần cứng

3.2.1. Sơ đồ kết nối


3.2.2. Mô tả giải pháp về phần cứng

You might also like