You are on page 1of 44

aa BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA ĐIỆN
--------

BÀI TẬP LỚN


MÔN: ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH PLC
ĐỀ TÀI
Ứng dụng PLC S7-200, S7-1200 của SIEMENS thực hiện
bài toán đo, điều khiển và cảnh báo tốc độ động cơ

Giảng viên hướng dẫn : tiến sĩ ĐÀO THỊ MAI PHƯƠNG

Sinh viên thực hiện : TRẦN HỮU ĐỒNG

MSV : 1041040296-k11

8/2018

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 4
1.1 Mục đích ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2 Phương pháp đo. ................................. Error! Bookmark not defined.
1.3 Tìm hiểu về PLC ................................................................................... 6
1.3.1 Khái quát về PLC S7-200 .............................................................. 6
1.3.2 Các module mở rộng, đối tượng liên quan .................................. 12
1.3.2.1 Module mở rộng.................................................................... 12
1.3.2.2 GIỚI THIỆU VỀ MODULE ANALOG EM235. ................ 14
1.3.3 Bộ đếm tốc độ cao của S7-200 ................................................... 19
1.3.4 Khái quát về PLC S7-1200 .......................................................... 25
1.3.5 Bộ đếm tốc độ cao của S7-1200 (CTRL_HSC): ......................... 29
1.3.6 ENCODER ................................................................................... 32
4. CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG .................................................. 35
2.1 Lựa chọn thiết bị ................................................................................. 35
2.2 Xây dựng sơ đồ khối, sơ đồ đấu dây.................................................. 35
2.2.1 Xây dựng sơ đồ khối .................................................................... 35
2.2.2 Sơ đồ đấu dây ............................................................................... 37
2.3 xây dựng thuật toán điều khiển ........................................................... 37
2.4 xây dựng phần mềm chương trình ...................................................... 38
2.4.1 Bảng định địa chỉ. ........................................................................ 38
2.4.2 Chương trình điều khiển PLC S7-200 ......................................... 39
2.4.2 Chương trình điều khiển PLC S7-1200 ....................................... 41
5. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐỀ TÀI ...................................................... 43
3.1 Kết quả nghiên cứu lý thuyết .............................................................. 43
3.2 Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 43
KẾT LUẬN ................................................................................................... 43
6. CHƯƠNG IV: BẢN DỊCH TÀI LIỆU .................................................. 44
4.1. Bản dịch tài liệu lý thuyết .................................................................. 44
4.2. Bản Tài Liệu Sử Dụng PLC, biến tần ................................................ 44

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Yêu cầu
ứng dụng tự động hóa ngày càng cao vào trong đời sống sinh hoạt, sản xuất (yêu
cầu điều khiển tự động, gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả….) mặt khác nhờ các ứng
dụng công nghệ khoa học, kỹ thuật đã phát triển nhanh chóng làm xuất hiện một
loại thiết bị điều khiển khả trình là PLC.

Trong lúc thực hiện bài tập lớn với đề tài: “ Ứng dụng PLC S7-200, S7-
1200 của SIEMENS thực hiện bài toán đo, điều khiển và cảnh báo tốc độ
động cơ ” dưới sự chỉ dẫn của cô giáo Đào Thị Mai Phương. Trong quá trình
thực hiện em còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu cũng như hiểu biết,mặc dù đã cố
gắng nhưng khả năng, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên không thể tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến bổ xung của cô giáo để đề
tài này được chính xác và hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Mục đích của đề tài


1.1.1. Mục đích chọn đề tài
Trong công nghiệp nói chung và trong nghành đo lường và điều khiển nói chung
vấn đề đo và điều khiển tốc độ động cơ là một vấn đề quan trọng nó quyết định việc
máy có chạy có ổn định hay không, đúng yêu cầu công nghệ đặt ra hay không hay có
đạt tiêu chuẩn về độ chính xác máy thực hiện hay không. Do vậy trong ngành đo lường
cảm và điều khiển có nhiều phương pháp đo và điều khiển tốc độ động cơ.
Trên cơ sở những kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường, dựa vào những
tính năng ưu việt của PLC và biến tần. Em xin được lựa chọn đề tài “ Ứng dụng PLC
đo, điều khiển và cảnh báo tốc độ động cơ với dải đo 0-1500 vòng/ phút” .

1.1.2. Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là điều khiển và cảnh báo tốc độ trên động cơ ở một
ngưỡng đặt trước thông qua sự điều khiển của PLC đối với biến tần, động cơ sẽ
thay đổi tốc độ dựa trên tín hiệu mà cảm biến encoder đưa về .

1.1.3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Do kiến thức, thời gian, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đề tài chỉ được
thực hiện dưới dạng thiết kế một mô hình động cơ công suất nhỏ và encoder 200
xung/vòng

1.1.4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài

Điều khiển tự động là xu thế phát triển tất yếu trong các lĩnh vực công nghiệp
cũng như sinh hoạt bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Ở các hệ thống điều khiển tự
động có quy mô vừa và lớn thì PLC được sử dụng làm thiết bị điều khiển cho toàn hệ
thống.
Kết hợp xây dựng một hệ thống điều khiển tự động với các thiết bị điện tử
công suất có ý nghĩa khoa học lớn trong việc xây dựng một hệ thống tự động hoàn
chỉnh cả về chức năng lẫn hiệu quả kinh tế. Đề tài “Ứng dụng PLC, điều khiển và
cảnh báo tốc độ động cơ với dải đo 0-1500 vòng/ phút” xây dựng mô hình kết hợp
PLC với biến tần để điều khiển tốc độ động cơ một cách tối ưu nhất.
Về mặt thực tiễn, đề tài đi theo hướng phát triển mới cho các hệ thống đo và
điều khiển tốc độ động cơ . Thay thế cho các dạng đo và điều khiển tốc độ động cơ theo
các phương pháp đã coi là nỗi thời.

4
1.2 Phương pháp đo tốc độ động cơ

1.2.1 Đo vận tốc vòng quay sử dụng máy phát tốc


Máy phát tốc là máy phát điện một chiều, cực từ là nam châm vĩnh cửu, điện
áp trên cực máy phát tỉ lệ với tốc độ quay của nó, máy phát tốc nối cùng trục với
phanh hãm điện từ và cùng trục động cơ do đó tốc độ quay của nó chính là tốc độ
quay của động cơ , tốc độ này tỉ lệ với điện áp của máy phát tốc độ, dùng Volmet
điện từ hoặc đồng hồ đo tốc độ nối với nó có thể đo được tốc độ của động cơ. Giá
trị điện áp âm hay dương phụ thuộc vào chiều quay.
𝜔𝑛𝜙0
𝐸𝑟 = − = −𝑁𝑛𝜙𝑜
2𝜋
Trong đó:
N: là số vòng quay trong 1 giây
⍵: là vận tốc góc của roto
Φo: là từ thông xuất phát từ cực nam châm
N là tổng số day chính trên roto

Hình 1.1 Cấu tạo của máy phát dòng 1 chiều

1.2.2 Đo tốc độ động cơ bằng phương pháp quang điện tử.


* Dùng bộ cảm biến quang tốc độ với đĩa mã hóa (Encoder)
Encoder là thiết bị có thể phát hiện sự chuyển động hay vị trí của vật, Encoder sử
dụng các cảm biến quang để sinh ra chuỗi xung , từ đó chuyển sang phát hiện sự
chuyển động, vị trí hay hướng chuyển động của vật thể.

Hình 1.2 Sơ đồ hoạt động của Encodor


Nguồn sáng được lắp đặt sao cho ánh sang liên tục được tập trung xuyên qua đĩa,
bộ phận thu nhận ánh sáng được lắp đặt ở mặt còn lại của đĩa sao cho có thể nhận được
ánh sáng, đĩa được lắp đặt trên trục của động cơ hay thiết bị khác cần xác định vị trí
sao cho khi trục quay thì tín hiệu xung vuông được sinh ra.

5
Việc đếm các xung được sinh ra ta có thể xác định được tốc độ của động cơ.

1.2.3 Đo tốc độ động cơ dùng cảm biến từ


Dựa vào nguyên lý cơ bản của cảm biến từ, người ta gắn trên trục động cơ một
miếng kim loại. Người ta dùng cảm biến từ để để đọc tín hiệu xung. Khi động cơ quay
đồng nghĩa với việc miếng kim loại cũng quay theo và cảm biến nhận tín hiệu và đựa
ra tín hiệu điện sau đó đưa tín hiệu này vào vi điều khiển để xử lý .

1.3 Tìm hiểu về PLC


1.3.1 Khái quát về PLC S7-200
 Giới thiệu về PLC (Programmable Logic Control) (Bộ điều khiển
logic khả trình)
Hình thành từ nhóm các kỹ sư hãng General Motors năm 1968 với ý
tưởng ban đầu là thiết kế một bộ điều khiển thoả mãn các yêu cầu sau:
- Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ hiểu.
- Dễ dàng sửa chữa thay thế.
- Ổn định trong môi trường công nghiệp.
- Giá cả cạnh tranh.
Thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC: Programmable Logic Control) (hình
1.1) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số
thông qua một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc thể hiện thuật toán đó bằng mạch
số.

Hình 1.1: chương trình lập trình 1 network


- Tương đương một mạch số.

Hình 1. 2: mạch số
Như vậy, với chương trình điều khiển trong mình, PLC trở thành bộ điều khiển
số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường

6
xung quanh (với các PLC khác hoặc với máy tính). Toàn bộ chương trình điều khiển
được lưu nhớ trong bộ nhớ PLC dưới dạng các khối chương trình (khối OB, FC hoặc
FB) và thực hiện lặp theo chu kỳ của vòng quét.

Hình 1.3: Bộ điều khiển PLC


Để có thể thực hiện được một chương trình điều khiển, tất nhiên PLC phải có
tính năng như một máy tính, nghĩa là phải có một bộ vi xử lý (CPU), một hệ điều
hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển, dữ liệu và các cổng vào/ra để giao
tiếp với đối tượng điều khiển và trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên
cạnh đó, nhằm phục vụ bài toán điều khiển số PLC còn cần phải có thêm các
khối chức năng đặc biệt khác như bộ đếm (Counter), bộ định thì (Timer)... và
những khối hàm chuyên dụng.

7
Hình 1.4 : Sơ đồ cấu trúc chung của PLC

Trong đó:
- Bộ nhớ chương trình : là 1 bộ nhớ điện tử đặc biệt có thể đọc được. Nếu sử
dụng bộ nhớ RAM thì nội dung của nó luôn luôn thay đổi được. Trong trường
hợp mất nguồn, dữ liệu bộ nhớ RAM không bị mất nếu sử dụng pin dự phòng
Nếu chương trình làm việc ổn định thì nó có thể được nạp vào 1 bộ nhớ cố định
như EPROM, EEPROM.
- Hệ điều hành : sau khi cấp nguồn nuôi cho bộ điều khiển, hệ điều hành của nó
sẽ cài đặt các counter, timer, bit nhớ và các dữ liệu với thuộc tính không được
nhớ bởi pin dự phòng.
- Bit nhớ : các bit memory là các phần tử nhớ
- Bộ đệm : là 1 vùng nhớ mà hệ điều hành ghi nhớ các tín hiệu ở các ngõ vào ra
nhị phân.
- Accumulator :là 1 bộ nhớ trung gian mà qua đó các timer hay counter được
nạp hay thực hiện các phép toán số học.
- Counter,timer :là các vùng nhớ,hệ điều hành ghi nhớ các giá trị trong nó
- Hệ thống bus : hệ điều hành, các thiết bị ngoại vi được kết nối với PLC thông
qua các Bus nối.

 CẤU TRÚC PHẦN CỨNG PLC HỌ S7-200.

8
Các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật họ S7-200.
Các tính năng của PLC S7-200.
- Có nhiều loại CPU.
- Có nhiều Module mở rộng.
- Có thể mở rộng đến 7 Module.
- Bus nối tích hợp trong Module ở mặt sau.
- Có thể nối mạng với cổng giao tiếp RS 485 hay Profibus.
- Máy tính trung tâm có thể truy cập đến các Module.
- Không quy định rãnh cắm.
- Phần mềm điều khiển riêng.

- Tích hợp CPU, I/O nguồn cung cấp vào một Module.
- “Micro PLC với nhiều chức năng tích hợp.
 Các module của S7-200.

9
Hình 1.5: sơ đồ chân . cổng ra, vào PLC
 Bộ lập trình PLC S7-200
 Sử dụng PLC s7-200 CPU 224
 Cấu hình phần cứng
S7-200 của hãng Siemens là thiết bị lập trình cỡ nhỏ, cấu trúc theo kiểu modul, có
các modul mở rộng, thành phần cơ bản là các CPU nhiều chủng loại như CPU 21x,
22x. Ngày nay các CPU 21x không còn được sản xuất, thay vào đó là các CPU 22x
như CPU 221, 222, 224… Nổi bật nhất là dòng CPU 224 với nhiều đặc điểm ưu việt.

Hình 1.6: Hình ảnh của PLC S7-200 dùng CPU 224

10
Hình 1.7: Hình ảnh của PLC S7-200 dùng CPU 224

 Cấu trúc của CPU 224


- 4096 từ đơn để lưu bộ nhớ chương trình thuộc bộ nhớ đọc/ghi và không bị mất
dữ liệu nhờ giao diện EEPROM.
- 2560 từ đơn để lưu trữ dữ liệu.
- 14 cổng vào và 10 cổng ra logic.
- Có thể ghép thêm 7 modul mở rộng.
- Tổng số cổng vào ra cự đại là 128 cổng vào và 128 cổng ra.
- 256 bộ tạo thời gian trễ trong đó có 4 timer có độ phân giải 1ms, 16 timer có .độ
phân giải 10ms, 236 timer có độ phân giải 100ms.
- 256 bộ đếm sự kiện được chia làm 3 loại: 1 loại là bộ đếm chỉ đếm lên (CTU), 1
loại là bộ đếm chỉ đếm xuống (CTD), 1 loại là vừa đếm lên vừa đếm xuống
(CTDU).
- 256 bit nhớ đặc biệt và 112 bit dùng làm các bit trạng thái hoặc các bit đặt chế
độ làm việc.
- 2 đầu vào tương tự độ phân giải 8 bit.
- Tốc độ thực hiện lệnh xấp xỉ 0,37 s cho 1 lệnh logic.

11
- Tích hợp đồng hồ thời gian thực và cổng truyền thông RS-485.
- Có các chế độ ngắt như : ngắt truyền thông, ngắt theo sườn xung,…
- Các dữ liệu không bị mất trong vòng 190 giờ khi PLC bị mất điện.

 Mô tả các đèn báo trên CPU:


- SF ( đèn đỏ ) : đèn đỏ SF sáng lên báo hiệu hệ thống bị lỗi.
- RUN ( đèn xanh ) : RUN cho biết hệ thống đang làm việc và thực hiện chương
trình được nạp vào PLC
- STOP ( đèn vàng ) : báo hiệu PLC đang ở chế độ dừng làm việc.
- I x.x ( đèn xanh ) : đèn xanh ở cổng vào chỉ định trạng thái tức thời của cổng
.Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic của cổng.
- Q y.y ( đèn xanh ) : đèn xanh ở cổng ra chỉ định giá trị tức thời của cổng.Đèn
này báo hiệu trạng thái tín hiệu theo logic của cổng.

 Cổng truyền thông

S7 -200 và S7-1200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9
chân để phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác.
Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud. Tốc độ truyền cung cấp của
PLC theo kiểu tự do là 300 đến 38.400.

5 4 3 2 1

9 8 7 6

Hình 1.8: Sơ đồ chân của cổng truyền thông RS-485

- Cáp đó đi kèm theo máy lập trình Ghép nối S7-200 và S7-1200 với máy tính
PC qua cổng RS-232 cần có cáp nối PC/PPI với bộ chuyển đổi RS232/RS485.
1.3.2 Các module mở rộng, đối tượng liên quan

1.3.2.1 Module mở rộng


 Khái niệm về module analog:
Module analog là một công cụ để xử lý các tín hiệu tương tự thông qua việc xử lý
các tín hiệu số.

12
 Analog input:
Thực chất nó là một bộ biến đổi tương tự - số (A/D). Nó chuyển tín hiệu tương tự
ở đầu vào thành các con số ở đầu ra. Dùng để kết nối các thiết bị đo với bộ điều khiển:
chẳng hạn như đo nhiệt độ.
 Analog output:
Analog output cũng là một phần của module analog. Thực chất nó là một bộ biến
đổi số - tương tự (D/A). Nó chuyển tín hiệu số ở đầu vào thành tín hiệu tương tự ở đầu
ra. Dùng để điều khiển các thiết bị với dải đo tương tự. Chẳng hạn như điều khiển Van
mở với góc từ 0-100%, hay điều khiển tốc độ biến tần 0-50Hz.
 Nguyên lý hoạt động chung của các cảm biến và các tín hiệu đo chuẩn
trongcông nghiệp:
Thông thường đầu vào của các module analog là các tín hiệu điện áp hoặc dòng
điện. Trong khi đó các tín hiệu tương tự cần xử lý lại thường là các tín hiệu không điện
như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lưu lượng, khối lượng . . . Vì vậy người ta cần phải có
một thiết bị trung gian để chuyển các tín hiệu này về tín hiệu điện áp hoặc tín hiệu
dòng điện – thiết bị này được gọi là các đầu đo hay cảm biến. Để tiện dụng và đơn
giản các tín hiệu vào của module Analog Input và tín hiệu ra của module Analog
Output tuân theo chuẩn tín hiệu của công nghiệp.Có 2 loại chuẩn phổ biến là chuẩn
điện áp và chuẩn dòng điện.
 Điện áp : 0 – 10V, 0-5V,±5V…
 Dòng điện : 4 – 20 mA, 0-20mA,±10mA.

Hình 1.9: Mạch chuẩn hóa đầu ra


Hầu hết các PLC đều phải hỗ trợ các công cụ xử lý tín hiệu analog, đối với PLC
S7-200 thì đó là các module analog.

13
Để đọc tín hiệu analog vào PLC ta cần có bộ chuyển đổi tín hiệu không điện thành
tín hiệu điện (sensor nhiệt độ, áp suất…), bộ chuyển đổi tín hiệu điện tiêu chuẩn
(PT350…) và module đầu vào analog. S7-200 hỗ trợ hai module đọc tín hiệu analog là
EM231 và EM235

1.3.2.2 GIỚI THIỆU VỀ MODULE ANALOG EM235.


EM 235 là một module tương tự gồm có 4AI và 1AO 12bit (có tích hợp các bộ
chuyển đổi A/D và D/A 12bit ở bên trong).

Hình 1.10: Module Analog EM235

 Các thành phần của module analog EM235.


Thành phần
Mô tả
4 đầu vào A+ , A- , RA Các đầu nối của đầu vào A
tương tự được kí B+ , B- , RB Các đầu nối của đầu vào B
hiệu bởi các chữ cái C+ , C- , RC Các đầu nối của đầu vào C
A,B,C,D D+ , D- , RD Các đầu nối của đầu vào D
1 đầu ra tương tự (MO,VO,IO) Các đầu nối của đầu ra

14
Gain Chỉnh hệ số khuếch đại
Offset Chỉnh trôi điểm không
Switch cấu hình Cho phép chọn dải đầu vào và độ
phân giải

 Sơ đồ khối của đầu vào Analog.

Hình 1.11: Sơ đồ khối đầu vào Analog

 Sơ đồ khối đầu ra Analog

15
Hình 1.12: Sơ đồ khối đầu ra Analog
 Định dạng dữ liệu
a) Dữ liệu đầu vào:
- Kí hiệu vùng nhớ : AIWxx (Ví dụ AIW0, AIW2…)
- Định dạng:
+ Đối với dải tín hiệu đo không đối xứng (ví dụ 0-10V,0-20mA):
Modul Analog Input của S7-200 chuyển dải tín hiệu đo đầu vào (áp,
dòng) thành giá trị số từ 0  32000.

+ Đối với dải tín hiệu đo đối xứng (Ví dụ  10V,  10mA,):
Modul Analog Input của S7-200 chuyển dải tín hiệu đo đầu vào áp,
dòng) thành giá trị số từ -32000  32000.

b) Dữ liệu đầu ra:


- Kí hiệu vung nhớ AQWxx (Ví dụ AQW0, AQW2…)
- Định dạng dữ liệu
+ Đối với dải tín hiệu đo không đối xứng (ví dụ 0-10V,4-20mA):
Modul Analog output của S7-200 chuyển đổi con số 0  32000 thành tín
hiệu điện áp đầu ra 0  10V.
+ Đối với dải tín hiệu đo đối xứng (Ví dụ  10V,  10mA,): Kiểu này các
module Analog output của S7-200 không hỗ trợ.

c) Bảng tổng hợp :


Định dạng dữ liệu Giá trị chuyển đổi
Kiểu tín hiệu đối xứng ( - 32000 đến +32000
 10V,  10mA,)

Tín hiệu không đối 0 đến +32000


xứng (0  10V, 4  20mA)

 Cách nối dây


a) Đầu vào tương tự:

16
- Với thiết bị đo đầu ra kiểu điện áp:

- Với thiết bị đo tín hiệu đầu ra dòng điện:

Hoặc :

b) Đầu ra tương tự:

17
c) Cấp nguồn cho Module:

Tổng quát cách nối dây:

Hình 1.13: Cách nối dây PLC S7-200

 Trình tự thiết lập và căn chỉnh cho module analog .


a/ Căn chỉnh đầu vào cho module analog
- Hãy tắt nguồn cung cấp cho module
- Gạt switch để chọn dải đo đầu vào
- Bật nguồn cho CPU và module. Để module ổn định trong vòng 15 phút.
- Sử dụng các bộ truyền, nguồn áp, hoặc nguồn dòng, cấp giá trị 0 đến một trong
những đầu vào.
- Đọc giá trị nhận được trong CPU.

18
- Căn cứ vào giá trị đó hãy chỉnh OFFSET để đưa giá trị về 0 (căn chỉnh điểm
không) , hoặc giá trị số cần thiết kế.
- Sau đó nối một trong những đầu vào với giá trị lớn nhất của dải đo.
- Đọc giá trị nhận được trong CPU.
- Căn cứ vào giá trị đó hãy chỉnh GAIN để đọc được giá trị là 32000, hoặc giá trị
số cần thiết kế.
- Lặp lại các bước chỉnh OFFSET và GAIN nếu cần thiết.
Chú ý :
- Phải chắc chắn nguồn cung cấp cho cảm biến phải được loại bỏ nhiễu và phải
ổn định.
- Dây dẫn tín hiệu phải có lớp bảo vệ chống nhiễu.
- Các đầu vào analog không sử dụng phải được nối ngắn mạch (ví dụ A+ nối với
A-)

1.3.3 Bộ đếm tốc độ cao của S7-200 (High speed counter – HSC ):
Lệnh khai báo bộ đếm tốc độ cao HSC cấu hình và điều khiển bộ đếm tốc độ
cao nhờ vào các bit nhớ đặc biệt của bộ đếm tốc độ cao đó. Tham số N chỉ ra bộ
đếm tóc độ cao đang sử dụng là bộ đếm bao nhiêu. Bộ đém tốc độ cao có thể
được câu hình lên tới 12 chế độ hoạt động khác nhau
Mỗi bộ đếm được cung cấp đầu vào cho xung clock, điều khiển hướng đến,
tín hiệu reset và bắt đầu mà bộ đếm đó hỗ chợ. Đối với những bộ đếm 2 pha thì
cả 2 xung có thể chạy ở tốc độ cực đại của chúng. Trong chế độ nhân tốc thì bạn
có thể chọn chế độ nhân 1 hoặc nhân 4 tốc độ cực đại. tất cả các bộ đếm chạy ở
tốc độ cực đại mà không ảnh hưởng tới bộ đếm khác.
Điều kiện gây ra lỗi sẽ Set ENO = 0
0001 ( lệnh HSC đặt trước HDEF )
0005 ( sử dụng đồng thời HSC/PLS)
 Bộ đếm tốc độ cao đếm các sự kiện mà tốc độ của nó vượt khỏi tầm
kiểm soát của vòng quét S7-200. Tần số đếm lớn nhất có thể của bộ
đếm tùy thuộc vào loại CPU mà bạn sử dụng. CPU 221 và CPU 222 hỗ
trợ 4 bộ đếm tốc độ cao. HSC0, HSC3, HSC4 và HSC5. Hai loại CPU

19
này không hỗ trợ bộ đếm HSC2 và HSC1 . CPU 224, CPU 224XP và
CPU 226 hỗ trợ cả 6 loại bộ đếm tốc độ cao từ HSC0 đến HSC5.
Về cơ bản thì bộ đếm tốc độ cao hoat động tương tự như nguyên lý cơ bản của
bộ đếm trong S7-200. Ở đây có thể tưởng tượng rằng một encoder sẽ cung cấp
đầu vào xung clock cho bộ đếm. Encoder sẽ cho ra một số lượng xung nhất định
trong một vòng quay và một xung reset sẽ được cho ra sau một vòng quay.
Mỗi khi giá trị đếm tức thời bằng giá trị đặt trước một ngắt xảy ra thì một giá
trị đặt trước mới được nạp vào cho lần hoạt động tiếp theo của bộ đếm. Còn khi
một tín hiệu reset tích cực, một ngắt xảy ra thì giá trị đặt trước đầu tiên sẽ được
nạp vào bộ đếm cho chu kỳ tiếp theo.
 Số lượng bộ đếm HSC có trong PLC và tần số tối đa cho phép:
Tùy thuộc vào loại CPU mà số lượng bộ đếm HSC và tốc độ tối đa cho phép khác
nhau.
Bộ Đếm Ngõ Vào Tần số cho phép Loại CPU
HSCO I0.0 30 KHZ 221,222,224,224XP,226
HSC1 I0.6 30 KHZ 221,222,224,224XP,226
HSC2 I1.2 30 KHZ 221,222,224,224XP,226
HSC3 I0.1 30 KHZ 221,222,224,224XP,226
HSC4 I0.3 200 KHZ 224xp
HSC5 I0.4 200 KHZ 224xp

 Vùng nhớ đặc biệt sử dụng để lập trình cho HSC:


Mỗi vùng nhớ HSC có một vùng nhớ riêng đặc biệt, vùng nhớ này được sử dụng
để khai báo chọn mode đếm, đặt giá trị, lưu giá trị cho HSC tương ứng.

20
 Lập trình một bộ đếm tốc độ cao:
Bạn có thể dung HSC winzard để cấu hình cho bộ đếm tốc độ cao . HSC
winzard sử dụng các thông tin: loại và chế độ hoạt động của bộ đếm, giá trị đặt
trước của bộ đếm, giá trị tức thời của bộ đếm và khởi tao bộ đếm.
- Để sử dụng HSC winzard bạn vào Tool -> instruction Winzard -> HSC
- Để lập trình được một bộ đếm tốc độ cao bạn cần làm những bước sau đây:
B1: Chỉ định bộ đếm và chọn chế độ bộ đếm
B2: Thiết lập byte điều khiển
B3: Nạp giá trị bắt đầu chọ bộ đếm ( starting value )
B4: Nạp giá trị đặt trước cho bộ đếm ( target value )
B5: Gán và cho phép chương trình ngắt
B6: Khởi động bộ đếm ( tích cực bộ đếm )

- Chỉ định chế độ hoạt động và các đầu vào:


Sử dụng lệnh định nghĩa bộ đếm tốc độ cao HDEF để chọn chế độ đếm (
mode) và các đầu vào sử dụng .

21
Bảng : Các đầu vào sử dụng cho xung clock, điều khiển hướng và điều khiển bắt đầu.

Mode Description Inputs


HSC0 I0.0 I0.1 I0.2
HSC1 I0.6 I0.7 I1.0 I1.1
HSC2 I1.2 I1.3 I1.4 I1.5
HSC3 I0.1
HSC4 I0.3 I0.4 I0.5
HSC5 I0.4
0 Single-phase Clock
1 counter with internal Clock reset
2 direction control Clock reset Start
3 Single-phase Clock direction
4 counter with external Clock direction
5 direction control Clock direction Start
6 Two-phase counter Clock up Clock Down
7 with 2 clock input Clock up Clock Down
8 Clock up Clock Down Start
9 A/B phase Clock A Clock B
10 quadrature counter Clock A Clock B
11 Clock A Clock B Start

 Các mode đếm của bộ đếm:


 Ở đây đề cập đến chế độ sử dụng ở trong chương trình còn các chế độ khác
hoạt động tương tự ( Ta có thể tra data sheet)
Mode 9,10,11 : dùng để đếm xung A/B của ENCODER có 2 dạng
Dạng 1:đếm tăng 1 khi có xung A/B quay theo chiều thuận, giảm1 khi có xung
A/B quay theo chiều nghịch

22
Hình 1.14: Dạng 1
Dạng 2: Đếm tăng 4 khi có xung A/B quay theo chiều thuận, giảm4 khi có xung
A/B quay theo chiều nghịch

Hình 1.15: Dạng 2


Mode 9:chỉ đếm tăng hoặc giảm không có bit START và RESET
Mode 10: đếm tăng hoặc giảm có bit RESET nhưng không có bit START
Mode 11: : đếm tăng hoặc giảm có bit RESET và bit START để cho phép bắt
đầu đếm cũng như bắt đầu reset.Các bit reset cũng như start là các tín hiệu INPUT
được chọn từ bên ngoài

23
Mode 12:
Chỉ áp dụng với HSC0 và HSC3.HSC0 dùng để đếm xung phát ra từ Q0.0 .
HSC3 dùng để đếm xung phát ra từ Q0.1 .mà không cần phải đấu nối phần cứng có
nghĩa là PLC tự kiểm tra từ bên trong.

 Ý nghĩa các bit của byte trạng thái khi lập trình cho HSC:
 Ở đây đề cập đến chế độ sử dụng ở trong chương trình còn các chế độ
khác hoạt động tương tự ( Ta có thể tra data sheet)
Byte điều khiển của HSC1: SMB46

 Ý nghĩa các bit của byte điều khiển khi lập trình cho HSC:

 Ở đây đề cập đến chế độ sử dụng ở trong chương trình còn các chế độ khác
hoạt động tương tự ( Ta có thể tra data sheet)

Byte điều khiển của HSC1

24
2 .Giá trị tức thời, giá trị đặt

1.3.4 Khái quát về PLC S7-1200


 Giới thiệu về PLC S7-1200.

Bộ điều khiển logic khả trình (PLC) S7-1200 mang lại tính linh hoạt và sức
mạnh để điều khiển nhiều thiết bị đa dạng hỗ trợ các yêu cầu về điều khiển tự động.
Sự kết hợp giữa thiết kế thu gọn, cấu hình linh hoạt và tập lệnh mạnh mẽ đã khiến
cho S7- 1200 trở thành một giải pháp hoàn hảo dành cho việc điều khiển nhiều ứng
dụng đa dạng khác nhau.

Kết hợp một bộ vi xử lý, một bộ nguồn tích hợp, các mạch ngõ vào và mạch
ngõ ra trong một kết cấu thu gọn, CPU trong S7-1200 đã tạo ra một PLC mạnh mẽ.
Sau khi người dùng tải xuống một chương trình, CPU sẽ chứa mạch logic được yêu
cầu để giám sát và điều khiển các thiết bị nằm trong ứng dụng. CPU giám sát các
ngõ vào và làm thay đổi ngõ ra theo logic của chương trình người dùng, có thể bao
gồm các hoạt động như logic Boolean, việc đếm, định thì, các phép toán phức hợp
và việc truyền thông với các thiết bị thông minh khác.

Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ việc truy xuất đến cả CPU và chương
trình điều khiển:

 Mỗi CPU cung cấp một sự bảo vệ bằng mật khẩu cho phép người dùng cấu
hình việc truy xuất đến các chức năng của CPU.
 Người dùng có thể sử dụng chức năng “know-how protection” để ẩn mã nằm
trong một khối xác định.

CPU cung cấp một cổng PROFINET để giao tiếp qua một mạng PROFINET.
Các module truyền thông là có sẵn dành cho việc giao tiếp qua các mạng RS232 hay
RS485.

25
 Bộ phận kết nối nguồn

 Các bộ phận kết nối nối dây


củangười dùng có thể tháo được (phía
sau các nắp che)

 Khe cắm thẻ nhớ nằm dưới


cửa phíatrên

 Các LED trạng thái dành


cho I/Otích hợp

 Bộ phận kết nối PROFINET


(phíatrên của CPU.
Hình 1.16: PLC S7-1200
Các kiểu CPU khác nhau cung cấp một sự đa dạng các tính năng và dung lượng giúp
cho người dùng tạo ra các giải pháp có hiệu quả cho nhiều ứng dụng khác nhau.

Chức năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C

Kích thước vật lý (mm) 90 x 100 x 75 110 x 100 x 75

Bộ nhớ người dùng:


 Bộ nhớ làm việc  25 kB  50 kB
 Bộ nhớ nạp  1 MB  2 MB
 Bộ nhớ giữ lại  2 kB  2 kB
I/O tích hợp cục bộ  6 ngõ vào / 4  8 ngõ vào / 6  14 ngõ vào /
 Kiểu số ngõ ra ngõ ra 10 ngõ ra
 Kiểu tương tự  2 ngõ ra  2 ngõ ra  2 ngõ ra

Kích thước ảnh tiến trình 1024 byte ngõ vào (I) và 1024 byte ngõ ra (Q)

Bộ nhớ bit (M) 4096 byte 8192 byte

Độ mở rộng các module tín


Không 2 8
hiệu

Bảng tín hiệu 1

Các module truyền thông 3 (mở rộng về bên trái)

26
3 4 6
Các bộ đếm tốc độ cao
 3 tại 100 kHz  3 tại 100 kHz  3 tại 100 kHz
 Đơn pha
1 tại 30 kHz 3 tại 30 kHz
 3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz  3 tại 80 kHz
 Vuông pha
1 tại 20 kHz 3 tại 20 kHz

Các ngõ ra xung 2

Thẻ nhớ Thẻ nhớ SIMATIC (tùy chọn)

Thời gian lưu giữ đồng hồ


Thông thường 10 ngày / ít nhất 6 ngày tại 400C
thời gian thực

PROFINET 1 cổng truyền thông Ethernet

Tốc độ thực thi tính toán thực 18 μs/lệnh

Tốc độ thực thi Boolean 0,1 μs/lệnh

Họ S7-1200 cung cấp một số lượng lớn các module tín hiệu và bảng tín hiệu
để mở rộng dung lượng của CPU. Người dùng còn có thể lắp đặt thêm các module
truyền thông để hỗ trợ các giao thức truyền thông khác.

Module Chỉ ngõ vào Chỉ ngõ ra Kết hợp In/Out

8 x DC In 8 x DC Out 8 x DC In / 8 x DC Out
8 x Relay Out 8 x DC In / 8 x Relay Out
Kiểu số 16 x DC In / 16 x DC Out
Module tín 16 x DC In 16 x DC Out
16 x DC In / 16 x Relay
hiệu (SM) 16 x Relay Out
Out
Kiểu 4 x Analog In 2 x Analog In 4 x Analog In / 2 x Analog
tương tự 8 x Analog In 4 x Analog In Out

Kiểu số _ _ 2 x DC In / 2 x DC Out
Bảng tín hiệu
Kiểu
(SB) _ 1 x Analog In _
tương tự
Module truyền thông (CM)
 RS485
 RS232

27
 Các bảng tín hiệu.

Một bảng tín hiệu (SB) cho phép người dùng thêm vào I/O cho CPU. Người
dùng có thể thêm một SB với cả I/O kiểu số hay kiểu tương tự. SB kết nối vào phía
trước của CPU.

 SB với 4 I/O kiểu số (ngõ vào 2 x DC và ngõ ra 2 x DC)


 SB với 1 ngõ ra kiểu tương tự.

 Các LED trạng thái trên SB

 Bộ phận kết nối nối dây của


ngườidùng có thể tháo ra

Hình 1.17: PLC S7-1200

 Các module tín hiệu.

Người dùng có thể sử dụng các module tín hiệu để thêm vào CPU các chức
năng. Các module tín hiệu kết nối vào phía bên phải của CPU.

 Các LED trạng thái dành cho


I/O củamodule tín hiệu

 Bộ phận kết nối đường dẫn

 Bộ phận kết nối nối dây của


ngườidùng có thể tháo ra

Hình 1.18: PLC S7-1200

28
 Các module truyền thông.

Họ S7-1200 cung cấp các module truyền thông (CM) dành cho các tính năng bổ
sung vào hệ thống. Có 2 module truyền thông: RS232 và RS485.

 CPU hỗ trợ tối đa 3 module truyền thông


 Mỗi CM kết nối vào phía bên trái của CPU (hay về phía bên trái của một CM
khác)

 Các LED trạng thái


dành cho module truyền thông

 Bộ phận kết nối truyền thông

Hình 1.19: PLC S7-1200

1.3.5 Bộ đếm tốc độ cao của S7-1200 (CTRL_HSC):

LAD FBD

BỘ ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO HSC CỦA S7-1200


 Hoạt Động Của Bộ Đếm Tốc Độ Cao

Nếu những sự kiện ( tín hiệu xung) xảy ra có thời gian thực thi chậm hơn so với các khối
OB thì người dùng có thể sử dụng các bộ CTU, CTD, CTUD để đếm những sự kiện này.
Tuy nhiên, những sự kiện xảy ra có thời gian thực thi nhanh hơn các khối OB thì người

29
dùng cần phải sử dụng các bộ đếm tốc độ cao HSC của thiết bị. Ví dụ: người dùng có thể
sử dụng bộ đếm HSC để nhận tín hiệu trả về từ một encoder.
Lệnh CTRL_HSC cho phép người dùng có thể lập trình và thay đổi những thông số của
bộ HSC.
Bộ đếm HSC được thiết lập một giá trị cài đặt trước, và ngõ ra sẽ được kích hoạt trong
khoảng thời gian khi CV < PV. Bộ HSC cho phép thực hiện ngắt khi giá trị CV = PV.
 Lựa chọn kênh đếm tốc độ cao HSC
Những thông tin ở bảng sau sẽ giúp cho người dùng có thể kết nối và sử dụng được tần
số xung tối đa từ tín hiệu trả về CPU và Signal board.

Chế độ Phase A/B


CPU Địa chỉ Input Chế độ 1 hay 2 phase
Quadrature
1211C I0.0 ÷ I0.5 100 Khz 80 Khz
I0.0 ÷ I0.5 100 Khz 80 Khz
1212C
I0.6 ÷ I0.7 30 Khz 20 Khz
I0.0 ÷ I0.5 100 Khz 80 Khz
1214C và 1215C
I0.6 ÷ I1.5 30 Khz 20 Khz
I0.0 ÷ I0.5 100 Khz 80 Khz
1217C I0.6 ÷ I1.1 30 Khz 20 Khz
1 Mhz 1 Mhz

 Lựa Chọn Chức Năng Đếm Cho bộ HSC


Tất cả các bộ HSC đều được cấu hình giống nhau để có thể làm chức năng giống nhau.
Các chế độ đếm, điều hướng, và giá trị khởi đầu đều được cấu hình trong Configuration
Device của CPU cho HSC hoạt động.
Có 4 chức năng cơ bản của HSC là:
 Đếm Single-phase với điều hướng internal.
 Đếm Single-phase với điều hướng external.
 Đếm 2 phase với 2 ngõ vào xung.
 Đếm phase A/B lệch nhau 900 (A/B phase quadrature)

30
Một số chức năng khác của bộ HSC:
Chức năng đo tần số: một vài chế độ HSC cho phép cấu hình bộ HSC thực hiện đo tần
số thay vì chỉ đọc tín hiệu xung. Có 3 khoảng đo lường tần số cho phép thực hiện trong
PLC S7-1200 là: 0.01, 0.1, 1.0 giây.

 Tập lệnh xử lý xung tốc độ cao CTRL_HSC


Tham số vào kiểu dữ liệu của tập lệnh CTRL_HSC
Khai
Tham số Kiểudữ liệu Miêu tả
báo
HSC IN HW_HSC HSC identifier
DIR IN BOOL 1=Cho phép điều hướng mới
CV IN BOOL 1=Cho phép cài đặt giá trị mới
RV IN BOOL 1=Cho phép cài đặt giá trị tham chiếu mới
1=Cho phép cài đặt khoảng thời gian đếm
PERIOD IN BOOL
mới(chỉ áp dụng cho chế độ đo tần số)
NEW_DIR IN INT Hướng đếm mới:1= forward,-1= backward
NEW_CV IN DINT Giá trị đếm mới
NEW_RV IN DINT Giá trị tham chiếu mới
Khoảng thời gian mới được cài đặt(chỉ áp
NEW_PERIOD IN INT dụng cho chế độ đo tần số). 1=1s; 2=0,1s;
3=0,01s
BUSY OUT BOOL Hàm chức năng đang bận xử lý
STATUS OUT WORD Mã code báo trạng thái

31
1.3.6 ENCODER
Giới thiệu và phân loại
Encoder là tên gọi chung để chỉ các thiết bị mã hóa (cảm biến quang ).Trong
thực tế có rất nhiều loại và hình thức encoder khác nhau. Thông thường, đối với
các chuyển động quay, encoder dùng để quản lý vị trí góc của một điã quay, bánh
xe, hay trục động cơ, hoặc bất kì thiết bị quay nào cần xác định góc của nó.
 Encoder được chia làm 2 loại: absolute encoder và incremental encoder.
 Absolute encoder là encoder tuyệt đối, nghĩa là tính hiệu ta nhận được
chỉ rõ ràng vị trí của encoder, không cần phải xử lý thêm.
 Incremetal encoder là encoder mã hóa gia tăng (encoder tương đối),
thường chỉ có tối đa là 3 vòng lỗ. Nếu encoder có càng nhiều lỗ trên
đĩa thì thông tin nhận được càng chính xác.
 Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder
Nguyên lý cơ bản của encoder là một đĩa tròn xoay quay quanh trục, trên đĩa
có các lỗ (hoặc rãnh). Dùng đèn led chiếu lên mặt đĩa. Khi quay, chỗ không có lỗ
(rãnh) thì đèn không thể chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ (rãnh) thì đèn sẽ chiếu
xuyên qua. Phía mặt bên kia của đĩa được đặt một cảm biến thu. Với các tín hiệu
có hoặc không có ánh sáng chiếu qua, người ta ghi nhận được đèn led có chiếu
qua lỗ hay không.
Giả sử trên đĩa có n lỗ, thì mỗi lần cảm biến thu nhận được n lần tín hiệu đèn
led thì có nghĩa là đĩa đã quay được một vòng.

32
Hình 1.20 : Cấu tạo hoạt động encoder

Nguyên lý hoạt động của incremetal encoder: incremetal encoder sẽ tăng một
đơn vị khi có một lần lên xuống của cạnh xung, nghĩa là khi led quét qua một lỗ
thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biến đếm.
Để đếm được số vòng động cơ đã quay và hạn chế sai số xung tích lũy (trong
trường hợp có rung động không thể kiểm soát có thể gây ra sai số xung đếm được
ở encoder), một lỗ định vị được thêm vào để đếm số vòng quay của encoder (hình
dưới)

Hình 1.21 . Vòng quay Encoder với lỗ định vị.


Người ta đặt hai đèn led lệch nhau ở vòng lỗ hoặc sử dụng 2 vòng lỗ và 2 cảm biến
thu phát để xác định chiều quay của động cơ.

33
Hình 1.22 .Xác định chiều quay bằng cách sử dụng 2 vòng lỗ và 2 bộ CB thu - phát

34
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG

2.1 Lựa chọn thiết bị

Dựa trên cơ sở lý thuyết, nhóm quyết định lựa chọn các thiết bị sau đây để tiến hành
xây dựng, nghiên cứu đồ án:

- PLC S7 200
- Module mở rộng Alalog EM235( để kết nối với biến tần)
Encoder 200xung/vòng
-Dải đo tốc độ v= (0-1500) vòng / phút.
Động cơ không đồng bộ 3 pha.
Biến tần MM440 của hãng Siemens.
Các nút nhấn: Start, Stop
Các đèn báo trạng thái, đèn báo ngưỡng
Các thiết bị bảo vệ, đóng cắt cho mạch điện như Aptomat, công tắc tơ….

2.2 Xây dựng sơ đồ khối, sơ đồ đấu dây.

2.2.1 Xây dựng sơ đồ khối


 Sơ đồ khối hệ thống:

35
Hình 2.1 Sơ đồ khối hệ thống
 Màn hình giao diện giữa người và máy:có nhiệm vụ giám sát quá trình làm
việc của hệ thống.
 Bộ điều khiển PLC:gồm khối xử lí trung tâm,bộ nhớ,các đầu vào ra dùng
để thực thi chương trình điều khiển.
 Biến tần:Có nhiệm vụ điều khiên tốc độ động cơ không đồng bộ,nó được
nối với PLC.
 Động cơ không đồng bộ:động cơ truyền động.
 Encoder:là thiết bị dùng để đo tốc độ động cơ và truyền tín hiệu phản hồi về
PLC.

36
2.2.2 Sơ đồ đấu dây

Hình 2.2 Sơ đồ đấu dây

2.3 xây dựng thuật toán điều khiển

Hình 2.3 Thuật toán điều khiển chương trình

37
Trước khi viết chương trình ta cần tính toán.
Cách giải quyết bài toán:
Dùng ngắt định thời để tính toán tốc độ động cơ.
Sau 1 khoảng thời gian lấy mẫu là T= 200ms=0.2s. (SMD48=200)
Thì số xung đọc được lưu ở ô nhớ HC1. Sau đó được chuyển sang ô nhớ VD10.
Vậy trong khoảng thời gian lấy mẫu encoder đếm được X xung thì gọi chương trình
ngắt ( ngắt định thời) , theo yêu cầu công nghệ encoder có độ phân giải là
200xung/vòng. => V=X/T hay V= X/0.2 ( xung / s).
Tính toán vận tốc
V=X/0.2 (xung/ s) hay V=(X*60)/(5*0.2*200)=60X/200 (vòng/ phút)

2.4 xây dựng phần mềm chương trình

2.4.1 Bảng định địa chỉ.


Đầu vào Địa chỉ Chức năng
Xung encoder I0.6, I0.7 Nhận Xung từ encoder(S7-200)
I0.0 Nhận Xung từ encoder(S7-1200)
Start I0.2 Khởi động hệ thống
Stop I0.3 Dừng hệ thống
Đầu ra Địa chỉ Chức năng
Run Q0.0 Đèn báo hệ thống chạy
SLA Q0.1 Đèn báo tốc độ thấp
SHA Q0.2 Đèn báo tốc độ cao

38
2.4.2 Chương trình điều khiển PLC S7-200
Chương trình gọi HSC và START, STOP, cảnh bảo SLA, SHA

39
Chương trình HSC Dùng timer T0 với chu ký ngắt là 200ms

40
2.4.2 Chương trình điều khiển PLC S7-1200

41
Thuyết minh chương trình hoạt động của hệ thống :
ẤN start ,hệ thống bắt đầu hoạt động , tín hiệu xung từ ecoder được đếm bởi bộ xử
lí tốc độ cao hsc , khi mà xung lớn hơn điều kiện cho sẵn thí đèn báo SHA báo sáng ,
khi tín hệu xung nhỏ hơn điều kiện thì SLA báo đèn sáng, ta kết thúc quá trình bằng
cách ấn stop.

42
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ ĐỀ TÀI

3.1 Kết quả nghiên cứu lý thuyết


Trên cơ sở bản đồ án này em đã tìm hiểu được một số vấn đề đó là:
- Tìm hiểu về PLC S7-200, S7-1200
- Tìm hiểu về module mở rộng của PLC như EM 235.
- Tìm hiểu về bộ đếm tốc độ cao HSC trong PLC
- Cách đo tốc độ động cơ.
- Tìm hiểu được phương pháp lập trình PLC bằng phần mềm Step 7 Micro Win
V4.0 cũng như việc mô phỏng PLC bằng phần mềm PLC Simulator.
- Tìm hiểu được phương pháp lập trình PLC bằng phần mềm TIA-portal V13, mô
phỏng trên S7-PLCSIM V13.

3.2 Kết quả thực nghiệm


Em đã xây dựng, lập trình chương trình đo, điều khiển và cảnh báo tốc độ động
cơ trên phần mềm V4.0 STEP 7. Microwin và phần mền TIA- Portal V13.
Do đặc thù của đồ án cũng như kinh phí có hạn của sinh viên nên em chưa thể tiến
hành thực nghiệm đồ án trên thực tế. Do vậy kết quả thực nghiệm còn hạn chế.

KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua qua việc học tập, tìm hiểu và làm bài tập môn học
đã giúp em biết nhiều thêm kiến thức bổ ích về bộ đếm tốc độ cao của S7-200, S7-
1200 trong công việc lập trình và ứng dụng thực tiễn của nó, có được nhiều kiến thức
về cách thức hoạt động, làm việc cũng như cách sử dụng nó. Qua đây em xin được gửi
lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Đào Thị Mai Phương đã nhiệt
tình giúp đỡ em, bài làm của em sẽ còn có nhiều thiếu sót về nội dung và hình thức,
mong cô giáo góp ý để em có thêm những kinh nghiệm trong việc làm bài tập và kiến
thức trên lớp.
Do thời gian thực hiện còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong nhận được sự góp ý, bổ sung sung nhiều hơn nữa của thầy cô giáo để đồ án
ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

43
CHƯƠNG IV: BẢN DỊCH TÀI LIỆU

4.1-Bản dịch tài liệu lý thuyết


Em có sử dụng sách giáo trình: Giáo trình Điều khiển lập trình PLC của
Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội để tra tìm ra cách viết chương trình điều
khiển.
Đồng thời, em kết hợp cũng với các môn lý thuyết mạch để có thể mô
phỏng mạch điều khiển, tìm ra mạch điều khiển tối ưu nhất.

4.2. Bản tài liệu sử dụng PLC, biến tần


- Em có sử dụng tài liệu trong giáo trình: Điều khiển lập trình PLC của
trường ĐH Công nghiệp Hà Nội để tìm hiểu cách sử dụng các khối lệnh và cách
sử dụng chúng.
- Ngoài ra, em có tra cứu và sử dụng tài liệu từ trang:
 http://www.alldatasheet.com.
Để tìm hiểu về biến tần, động cơ và Modun PLC: Thông số kỹ thuật, ưu
nhược điểm và giá thành…

 Tài liệu tham khảo:


 http://tailieu.vn
 http://www.alldatasheet.com
 https://www.youtube.com/watch?v=Z9luwCW4X28
 https://www.youtube.com/watch?v=PTDmV7D35bc
 https://plcvietnam.com.vn

44

You might also like