You are on page 1of 70

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng ở nước ta phát triển rất mạnh, đặc
biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các trung tâm thành thị khác trong cả nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó thì không ít các nhà cao tầng đã mọc lên và dĩ nhiên ta
không thể dùng đôi bàn chân để leo lên rồi lại leo xuống hàng ngày trong những toà nhà
đó. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã nghĩ đến thang máy. Sử dụng thang máy vừa tiết
kiệm thời gian vừa tốn ít công sức đồng thời tạo nên vẻ mỹ quan kiến trúc và sự hiện đại
hoá của các toà nhà. Nên việc tìm hiểu và phát triển thang máy là một vấn đề cần thiết.
Thang máy là công cụ dùng để chuyên chở người, hàng hoá từ độ cao này đến độ cao
khác theo chu kỳ. Bên ngoài và bên trong thang máy đều có các nút điều khiển và hướng
dẫn sử dụng. - Hiện nay có rất nhiều công ty tham gia vào thị trường thang máy ở nước ta
nên việc cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt. Do đó, theo em việc tìm hiểu để phát triển và
đổi mới kiểu dáng cũng như chất lượng của thang máy là một vấn đề hết sức cần thiết của
các công ty đó. Mà vấn đề cần quan tâm đầu tiên khi cải tạo và nâng cấp một hệ thống thang
máy là thay thế hệ thống điều khiển cũ sử dụng relay bằng một thiết bị điều khiển có thể
lập trình được (chẳng hạn như là PLC) nhằm làm cho mạch điều khiển của hệ thống trở nên
gọn, nhẹ, hoạt động chính xác, đáng tin cậy và quan trọng nhất là dễ dàng thay đổi cấu hình
hệ thống khi có yêu cầu.
Trong thời gian học tập vừa qua chúng em đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu một số
thiết bị hiện đại và được biết PLC là một thiết bị điều khiển công nghiệp đã và đang được
sử dụng rộng rãi. Vì thế mục tiêu của chúng em là sử dụng ngôn ngữ lập trình Step 7-
Micro/win cho bộ PLC SIMATIC S7-1200 của hãng SIEMENS để thiết lập chương trình
điều khiển thang máy ( được mô phỏng trên phần mềm TIA Portal V14) với mục đích “Tính
toán, thiết kế hệ thống điều khiển vận thang chở hàng 10 tầng dùng PLC”.

1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

1.1 Giới thiệu chung về thang máy.

1.1.1 Khái niệm chung về Thang Máy.

Thang máy là một thiết bị chuyên dung để vận chuyển người, hang hóa, vật liệu.v.v.
theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 150 so với phương thẳng đứng
theo một tuyến đã định sẵn.
Thang máy là thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực
tiếp đến tài sản, tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết
kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy
trình, quy phạm…
Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện
để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: Điện
chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông báo,
bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tắc an toàn của cabin, khóa an toàn cửa
tầng, bộ cứu hộ khi mất điện nguồn...

2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.1: Hình dáng tổng thể của thang máy

3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

1.1.2 Cấu trúc điển hình của thang máy.

Các loại thang máy có cấu trúc hiện đại nhằm nâng cao tính tin cậy, an toàn, tiện lợi
trong vận hành. Thang máy thường bao gồm một số bộ phận chức năng sau:
- Cơ cấu dẫn động.
- Cabin cùng hệ thống treo cabin.
- Cơ cấu đóng mở cabin và phanh an toàn đảm bảo cho cabin không bị rơi tự
do khi gặp sự cố.
- Hệ thống ray dẫn hướng cho cabin đối trọng .
- Bộ hạn chế tốc độ tác động lên phanh an toàn để dừng cabin khi tốc độ đạt
quá giới hạn cho phép.
- Bộ giảm chấn ở đáy giếng thang.
- Hệ thống các thiết bị an toàn và phục vụ khác.
- Tủ điện và hệ thống điều khiển.
Mỗi bộ phận chức năng đó đảm nhận một nhiệm vụ làm thang máy hoàn chỉnh hơn, an
toàn thuận tiện hơn.
* Kết cấu, sơ đồ bố trí thiết bị của thang máy được thể hiện ở hình sau:
1. Cabin. 2. Con trượt ray dẫn hướng
3. Ray dẫn hướng cabin. 4. Thanh kẹp tăng cáp.
5. Cụm đối trọng. 6. Ray dẫn hướng đối trọng.
7. Tụ dẫn hướng đối trọng. 8. Cáp tải.
9. Cụm máy. 10. Cửa xếp cabin.
11. Nêm chống rơi. 12. Cơ cấu chống rơi.
13. Giảm chấn. 14. Thanh đỡ.
15. Kẹp ray cabin. 16. Gía ray cabin.
17. Bulông bắt giá ray. 18. Gía ray đối trọng. 19. Kẹp ray đối trọng.

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.2: Kết cấu cơ khí của thang máy.

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

1.1.3 Chức năng của một số bộ phận trong Thang máy

+Cabin:
Là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy, nó sẽ là nơi chứa
hàng, chở người đến các tầng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích thước, hình
dáng, thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó. Hoạt động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên
xuống dựa trên đường trượt, là hệ thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm
bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác không dung dật trong cabin trong quá trình làm
việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên và xuống , có tải hay
không có tải người ta xử dụng một hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp
chuyển động nhịp nhàng do phần khác điều chỉnh đó là động cơ.
+Phanh:
Là khâu an toàn , nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí
dừng tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh gắn gắn đồng
trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá
trình làm việc của đông cơ.
+Động cơ mở cửa:
Là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa
tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa
tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm bảo quá trình đóng mở êm
nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang
đòng thì cửa sẽ mở tự động nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có găn phản hồi với động cơ qua
bộ xử lý trung tâm.
+Cửa:
Gồm cửa cabin và cửa tầng. Cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển
động không tạo ra cảm giác chóng mặt cho khách hàng và ngăn không cho rơi

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

khỏi cabin bất cứ thứ gì. Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các thiết
bọi trong đó . Cửa cabin và cửa tầng có khoátự động để đảm bảo đóng mở kịp thời.

+Bộ hạn chế tốc độ:


:Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vạn tốc
cho phép , bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển động cơ và phanh là
m việc. Các thiết bị phụ khác: như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc , các chỉ thị số
báochiều chuyển động… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác
dễ chịu khi đi thang máy.

1.1.4 Thang máy chở hàng hóa.

1.1.4.1 Vai trò và tiện ích.


*Vai trò.
Thang máy là phương tiện vận chuyển rất quan trọng trong các nhà máy, kho hàng
trong cao ốc có nhiều tầng. Nói một cách khác, loại thang máy tải hàng khi hoạt động ổn
định, tin cậy và an toàn sẽ giúp cho dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp bạn hoạt động
hiệu quả, giúp cho việc xuất – nhập hàng đúng kế hoạch. Như vậy, nó không chỉ có vai trò
quan trọng trong việc vận chuyển người mà nó còn được sử dụng vận chuyển hàng hóa, xe
cộ lên các tầng cao của tòa nhà. Loại thang máy như vậy gọi là thang máy chở hàng … Nó
được lắp đặt ở các nhà máy, kho hàng, showroom oto… góp phần lưu thông hàng hóa dễ
dàng hơn.
Thang máy tải hàng hay cũng có thể gọi là thang máy nâng hàng, hiện nay loại thang
máy này rất phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng… Nói chung nhiệm vụ
chính là nâng tải các hàng hóa di chuyển qua các tầng trong nhà máy phục vụ cho việc cất
trữ, rời kho hay lưu chuyển sản xuất trong các nhà máy.
*Tiện ích

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Lúc chưa có thang máy tải hàng thì việc bốc vác, di chuyển hàng hóa hoàn toàn nhờ
sức con người. Họa chăng bây giờ có máy cẩu, hay máy tời nhưng với những loại tải hàng
này thì sản phẩm rất dễ bọ hư hại đặc biệt đồ dễ hỏng, cần di chuyển cẩn thận. Loại hình
vận chuyển trên cũng rất dễ gây nguy hiểm cho người tham gia làm việc.
Bây giờ với thang máy chở hàng thì việc vận chuyển hàng hóa chở nên dễ dàng hơn
bao giờ hết. Thang máy tải hàng sẽ làm cho bạn yên tâm khi di chuyển hàng hóa dễ vỡ,
hàng đặc thù vào các tầng trong nhà máy bằng chỉ một nút bấm. Thang máy tải hàng tiết
kiệm tiền và sức người trong di chuyển hàng hóa, đỡ tốn kinh phí cho các nhà doanh nghiệp.

1.1.4.2. Đặc điểm chung của thang máy chở hàng


Nhìn chung, hệ thống hoạt động của thang máy nâng hàng được thiết kế lập trình vi xử
lý làm tăng khả năng an toàn tin cậy, khả năng đáp ứng linh hoạt theo các điều kiện sử dụng
khác nhau ở các nhà máy, tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu đáp ứng
cho các dây chuyền sản xuất (như là trong các showroom oto, xe máy).
Hệ thống điều khiển dẫn động cửa sử dụng loại biến đổi điện áp – tần số VVVF dùng
loại cửa có kích thước vừa và nhỏ, sử dụng loại truyền động DC cho loại cửa có kích thước
lớn làm gia tăng công suất và tính bền vững của hệ thống.
Điều khiển động cơ: sử dụng điều khiển tốc độ vô cấp, bằng hệ thống biến đổi tần số và
điện áp (VVVF) làm tiết kiệm điện năng, dừng tầng chính xác giúp cho việc vận chuyển
kết hợp với xe nâng dễ dàng.

1.2 Máy kéo - Động cơ thang máy tải hàng:


Hiện nay trên thị trường thang máy có rất nhiều hãng sản xuất thang máy khác nhau,
đi theo đó là sản xuất máy kéo cũng nhiều xuất xứ khác nhau. Riêng đối với thang máy
Mitsubishi thì tất cả các sản phẩm đều do tập đoàn Mitsubishi sản xuất và lắp ráp đồng bộ.
Việc lắp đặt đồng bộ làm cho thang máy hoạt động tốt hơn, sử dụng và sửa chữa trở nên
đơn giản và nhanh chóng hơn.

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.3: Máy kéo thang máy Mitsubishi


Máy kéo thang máy Mitsubishi có cấu tạo hết sức phức tạp và hiện đại, do có nhiều
nhu cầu trọng tải khác nhau mà Mitsubishi cho sản xuất ra nhiều loại máy kéo có công suất
kéo khác nhau. Đối với thang máy là sản phầm đưa người hoặc hàng hóa lên trên cao nhờ
sức kéo, chính vì vậy mà máy kéo có vai trò rất quan trọng đối với chiếc thang. Như vậy
máy kéo thang máy Mitsubishi đơn giản chỉ là một động cơ điện. Tuy nhiên động cơ điện
này cần phải có công suất lớn, hoạt động tin cậy và chắc chắn nhất, đảm bảo an toàn cho
người sử dụng khi máy kéo hoạt động.
Thông thường thang máy có phòng máy là chủ yếu, chính vì vậy máy kéo thang
máy Mitsubishi được đặt tại phòng máy, trên miệng giếng thang, đây là nơi cao nhất của
một chiếc thang máy, máy kéo thang máy được đặt cố định và chắc chắn đảm bảo độ cân
bằng và hoạt động một cách an toàn nhất. Máy kéo thang máy Mitsubishi tùy vào điều kiện
cụ thể mà đôi khi nó được đặt ở vị trí đặc biệt khi thang máy không có phòng máy.
Máy kéo thang máy Mitsubishi thường rất nặng, được cấu tạo từ một động cơ điện
sinh lực kéo, động cơ này được điều khiển bởi máy biến tần. sau khi công do động cơ điện

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

này tạo ra nó sẽ qua một hộp số hay là bộ điều chỉnh tốc độ. Đến puli dẫn động, máy kéo
thang máy sẽ hoạt động thông qua bộ puly này, với một bên là đối trọng, một bên là cabin
thang máy. Chính vì nguyên lý làm việc như thế này sẽ làm cho máy kéo hoạt động tiết
kiệm điện và nhẹ nhàng hơn. Chỉnh cần một lực nhẹ nó có thể thay đổi vị trí của cabin và
đối trọng.

Hình 1.4: Máy kéo Mitsubishi


Nguồn điện cung cấp cho máy kéo thang máy Mitsubishi thường là nguồn ba pha
bởi lẽ thang may Mitsubishi là thiết bị có công suất lớn, khi hoạt động cần phải được cung
cấp dòng điện lớn và ổn định thì thang máy mới hoạt động tốt nhất. Hiện tại có nhiều hãng
thang máy sử dụng nguồn điện một pha cho thang máy của mình nhưng qua thực tế cho
thấy sử dụng nguồn điện một pha này không có tính ổn định không an toàn cho người sử
dụng. Nhiều công ty quảng cáo rằng sử dụng nguồn một pha cho thang máy sẽ tiết kiệm
điện nhưng thực tế cho thấy không như vậy. Để động cơ hoạt động với công suất như vậy
thì động cơ cũng cần phải tiêu tốn một lượng điện đủ dùng.
1.3 Hệ thống điều khiển trung tâm - tủ điện thang máy tải hàng:
1.3.1 Khái niệm.
Hệ thống tủ điện thang máy tải hàng là bộ não của hệ thống. Nó quyết định khá
lớn tới khả năng hoạt động ổn định, bền bỉ của hệ thống, dưới đây là các thiết bị của một
cấu hình tủ điều khiển đã được kiểm nghiệm và đánh giá hoạt động tốt, ổn định trong mọi

10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

môi trường công nghiệp cũng như dân dụng. Thiết bị dễ bảo hành sửa chữa, phù hợp với
khí hậu nhiệt đới của Việt nam.

Bao gồm: PLC, các biến tần, các thiết bị bảo vệ ( cầu dao, cầu chì, aptomat,…)
1.3.2 Tồng quan về PLC.
Thiết bị điều khiển logic khả trình (Programmable Logic Control), viết tắt thành
PLC, là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển số thông qua
một ngôn ngữ lập trình, thay cho việc phải thể hiện thuật toán đó bằng mạch số.
Các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đáp ứng những yêu cầu điều khiển trong công nghiệp:
- Dễ lập trình và dễ thay đổi chương trình điều khiển, sử dụng thích hợp trong nhà máy.
- Cấu trúc dạng module để dễ dàng bảo trì và sửa chữa.
- Tin cậy hơn trong môi trường sản xuất của nhà máy công nghiệp.
- Dùng linh kiện bán dẫn nên có kích thước nhỏ gọn hơn mạch role chức năng
tươngđương.
- Giá thành có khả năng cạnh tranh cao.
Như vậy, với chương trình điều khiển trong mình, PLC trở thành một bộ điều khiển
số nhỏ gọn, dễ thay đổi thuật toán và đặc biệt dễ trao đổi thông tin với môi trường xung
quanh (với các PLC khác hoặc với máytính). Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu
nhớ trong bộ nhớ của PLC dưới dạng các khối chương trình (khối OB, FC hoặc FB) và
được thực hiện lặp theo chu kỳ của vòng quét (scan).
Để thực hiện một chương trình điều khiển tất nhiên PLC phải có chức năng như một
máy tính nghĩa là phải có một bộ vi xử lý (CPU), một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu chương
trình điều khiển, dữ liệu và phải có các cổng vào ra để giao tiếp được với đối tượng điều
khiển và để trao đổi thông tin với môi trường xung quanh. Bên cạnh đó để phục vụ bài toán
điều khiển số, PLC còn cần phải có thêm các khối chức năng đặc biệt khác như là bộ
đếm (Counter), bộ thời gian (Timer) và các khối hàm chuyên dụng.

11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Sự gia tăng những ứng dụng PLC trong công nghiệp đã thúc đẩy các nhà sản xuất trên
thế giới hoàn chỉnh các họ PLC với mức độ khác nhau về khả năng, tốc độ xử lý và hiệuxuất.
Các họ PLC phát triển từ loại làm việc độc lập, chỉ với 20 ngõ vào/ra và dung lượng bộ nhớ
chương trình 500 bước đến các module nhằm dễ dàng mở rộng thêm khả năng và chức năng
chuyên dùng:
- Xử lý tín hiệu liên tục (Module Analog).
- Điều khiển động cơ Servo, động cơ bước.
- Truyền thông.

Hình 1.5: Mô hình bộ điều khiển lập trình PLC.


Hầu hết các họ PLC của các hãng sản xuất trên thế giới đều có các module chính như sau:
•Bộ xử lý trung tâm CPU: là bộ não của PLC, xử lý chương trình điều khiển.
•Bộ vào/ra (Input/Output Module): nhận tín hiệu vào và gửi tín hiệu ra.
•Bộ nhớ (Memory Module): dùng để chứa chương trình điều khiển dữ liệu.

12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.6: Hoạt động của một PLC

Bộ vi xử lý sẽ lần lượt quét các trạng thái của đầu vào và các thiết bị phụ trợ, thực hiện
logic điều khiển được đặt ra bởi chương trình ứng dụng, thực hiện các tính toán và điều
khiển các đầu ra tương ứng của PLC. Các PLC thế hệ cuối cho phép thực hiện các phép
tính số học và các phép tính logic, bộ nhớ lớn hơn, tốc độ xử lý cao hơn và có trang bị giao
diện với máy tính, với mạng nội bộ.v.v.

13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Bộ vi xử lý điều khiển chu kỳ làm việc của chương trình. Chu kỳ này được gọi là chu
kỳ quét của PLC, tức là khoảng thời gian thực hiện xong một vòng các lệnh của chương
trình điều khiển. Chu kỳ quét được minh họa ở hình sau :

Hình 1.7: chu kì quét của PLC


Khi thực hiện quét các đầu vào, PLC kiểm tra tín hiệu từ các thiết bị vào như công tấc,
cảm biến,…Trạng thái của tín hiệu vào được lưu tạm thời váo một mảng nhớ. Trong thời
gian quét chương trình, bộ xử lý quét lần lượt các lệnh của chương trình điều khiển, sử
dụng các trạng thái của tín hiệu vào trong mảng nhớ để xác định các đầu ra đáp ứng hay
không. Kết quả là các trạng thái của đầu ra được ghi vào mảng nhớ, PLC sẽ cấp hoặc ngắt
điện cho các mạch ra để điều khiển các thiết bị ngoại vi. Chu kỳ quét của PLC có thể kéo
dài từ 1 đến 25 mili giây. Thời gian quét đầu vào và đầu ra thường ngắn so với chu kỳ quét
của PLC.
3

1.3.3 Tổng quan về biến tần.

1.3.3.1 Khái niệm


Biến tần là một thiết bị được dùng để điều khiển tốc độ quay của động cơ dòng điện
xoay chiều bằng cách điều khiển tần số của điện năng cung cấp cho động cơ.

14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Bằng cách sử dụng Biến tần để điều chỉnh tốc độ, các động cơ này có thể được sử
dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, mà động cơ một tốc độ sẽ không đáp ứng được.
1.3.3.2 Các bộ phận cơ bản của biến tần
Thông qua quá trình hoạt động của biến tần, ta có thể rút ra cấu tạo biến tần gồm
mạch chỉnh lưu, mạch một chiều trung gian (DC link), mạch nghịch lưu và phần điều khiển
(hình vẽ).

Hình 1.8: Sơ đồ tổng quát về biến tần.

Từ đó, ta có thể cụ thể hóa thành 6 bộ phận chính như sau:

15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.9: Bộ chỉnh lưu


Phần đầu tiên trong quá trình biến điện áp đầu vào thành đầu ra mong muốn cho động
cơ là quá trình chỉnh lưu (xoay chiều thành 1 chiều).

Hình 1.10: Tuyến dẫn Một chiều


Tuyến dẫn Một chiều là một giàn tụ điện lưu trữ điện áp Một chiều đã chỉnh lưu. Sắp
xếp chúng theo cấu hình Tuyến dẫn Một chiều sẽ làm tăng điện dung.

Hình 1.11: IGBT


Thiết bị IGBT được công nhận cho hiệu suất cao và chuyển mạch nhanh. Trong biến
tần, IGBT được bật và tắt theo trình tự để tạo xung với các độ rộng khác nhau từ điện áp
Tuyến dẫn Một chiều được trữ trong tụ điện. Trong hình bên dưới, sóng hình tam giác nhiều
chấm biểu thị sóng mang và đường tròn biểu thị một phần sóng dạng sin.

16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.12: dạng sóng

Nếu IGBT được bật và tắt tại mỗi điểm giao giữa sóng dạng sin và sóng mang, độ rộng
xung có thể thay đổi. PWM có thể được sử dụng để tạo đầu ra cho động cơ giống hệt với
sóng dạng sin. Tín hiệu này được sử dụng để điều khiển tốc độ và mô-men xoắn của động
cơ.

Hình 1.13: Bộ điện kháng Xoay chiều


Bộ điện kháng dòng Xoay chiều là cuộn cảm hoặc cuộn dây. Cuộn cảm lưu trữ năng
lượng trong từ trường được tạo ra trong cuộn dây và chống thay đổi dòng điện.

17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Hình 1.14: Bộ điện kháng Một chiều


Bộ điện kháng Một chiều giới hạn tốc độ thay đổi dòng tức thời trên tuyến dẫn Một
chiều. Việc giảm tốc độ thay đổi này sẽ cho phép bộ truyền động phát hiện các sự cố tiềm
ẩn trước khi xảy ra hỏng hóc và ngắt bộ truyền động ra.

Hình 1.15: Điện trở hãm trong mạch hãm.


18
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

Tải có lực quán tính cao và tải thẳng đứng có thể làm tăng tốc động cơ khi động cơ
cố chạy chậm hoặc dừng. Hiện tượng tăng tốc động cơ này có thể khiến động cơ hoạt động
như một máy phát điện. Khi động cơ tạo ra điện áp, điện áp này sẽ quay trở lại tuyến dẫn
Một chiều. Lượng điện thừa này cần phải được xử lý bằng cách nào đó. Điện trở được sử
dụng để nhanh chóng “đốt cháy hết” lượng điện thừa này được tạo ra bởi hiện tượng này
bằng cách biến lượng điện thừa thành nhiệt. Nếu không có điện trở, mỗi lần hiện tượng tăng
tốc này xảy ra, bộ truyền động có thể ngắt do Lỗi Quá áp trên Tuyến dẫn Một chiều.

1.3.3.3 Cách thức hoạt động của Biến tần

Hình 1.16: Sơ đồ.

Cách thức hoạt động cơ bản của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Chủ yếu qua 2 công
đoạn sau:

 Công đoạn 1: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và
lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh
lưu cầu diode và tụ điện. Điện đầu vào có thể là một pha hoặc ba pha, nhưng nó sẽ
ở mức điện áp và tần số cố định.
 Công đoạn 2: Điện áp một chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp
xoay chiều 3 pha đối xứng. Mới đầu, điện áp Một chiều được tạo ra sẽ được trữ trong

19
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

giàn tụ điện. Điện áp một chiều này ở mức rất cao. Tiếp theo, thông qua trình tự kích
hoạt thích hợp bộ biến đổi IGBT (IGBT là từ viết tắt của Tranzito Lưỡng cực có
Cổng Cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng
sóng đầu ra của Biến tần) của Biến tần sẽ tạo ra một điện áp Xoay chiều ba pha bằng
phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý và
công nghệ bán dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung có thể lên tới dải tần số
siêu âm nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên lõi sắt động cơ.

Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số
vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển (khi cần tăng hoặc giảm tốc độ của động cơ).

20
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY

1.3.4 Các thiết bị phụ của hệ thống điều khiển và bảo vệ.

1.3.4.1 Aptomat
Aptomat là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải ngắn
mạch, sụt áp, … đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường
xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Hình 1.17: Aptomat.


1.3.4.2 Công tắc tơ.
Công tắc tơ (Contactor) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt thường xuyên các mạch
điện động lực, từ xa, bằng tay (qua hệ thống nút bấm) hoặc tự động. Việc đóng cắt công
tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng nam châm điện, thủy lực hay khí nén. Thông
thường ta gặp loại đóng cắt bằng nam châm điện.

Hình 1.18: Contactor.

21
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài

Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài

2.1 Phân tích hệ thống thang máy chở hàng.

2.1.1 Thang máy chở hàng.

2.1.1.1 Khái niệm.


Thang máy chở hàng hóa là hệ thống thang máy chuyên dụng có tải trọng cực lớn có
thể lên đến 5 tấn. Loại thang máy này được sử dụng rộng rãi trong các khu công nghiệp,
khu chế xuất, nhà xưởng, nhà kho…
Phạm vi cung cấp:
Tải trọng: từ 200kg đến 5000kg.
Tốcđộ: từ 15m/ph đến 90m/pp.
Sử dụng máy kéo (tời tải hàng).
2.1.1.2 Đặc điểm.
- Có đặc thù cabin lớn do tải hàng hóa với khối lượng lớn, xe đẩy có thể ra vào một
cách dễ dàng.
- Thang máy phải chạy êm, không rung lắc ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa:
Chẳng hạn như đồ dễ vỡ, dễ biến dạng... Khi vận chuyển những mặt hàng này cần đóng gói
chắc chắn.
- Tính ổn định của thang máy tải hàng: Hệ thống phải hoạt động ổn định, liên tục phục
vụ dây chuyền sản xuất của nhà máy, xưởng...
2.1.1.3 Cơ chế hoạt động.
Khi nhận lệnh từ bảng điều khiển tại các tầng thì tủ điện sẽ cấp điện cho motor kéo làm
cho puly ma sát quay. Khi đó cáp nâng sẽ tác động lên hệ thống treo làm cho cabin chuyển
động lên, xuống theo ray dẫn hướng đến các tầng yêu cầu. Khi cabin dừng tại cửa tầng thì
cửa cabin và cửa tầng đồng thời mở ra cùng lúc thông qua hệ thống khóa liên động.
Trường hợp cabin, đối trọng chạy quá vận tốc cho phép (khoảng 15% vận tốc định mức)
thì bộ hạn chế tốc độ sẽ làm việc, bộ hãm bảo hiểm êm sẽ tác động kẹp hãm từ từ lên ray
dẫn hướng nhằm hạn chế phản lực tác động lên cabin không cho cabin chạy vượt quá tốc
22
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài
độ. Với trường hợp bị đứt cáp hoặc bộ hãm bảo hiểm êm không làm việc thì bộ hãm bảo
hiểm tức thời sẽ làm việc hãm cabin tức thời luôn trên ray.

2.1.2 Hệ thống điều khiển.

2.1.2.1 Phần động lực.


Phần động lực của thang máy gồm một động cơ kéo ca bin và một động cơ mở cửa
cabin. Cả hai động cơ này đều được sử dụng là động cơ 3 phases 380V. Động cơ kéo cabin
được kết nối với hộp số (giảm tốc độ, tăng hệ số chịu tải).

Hình 2.1: Động cơ kéo cabin.


2.1.2.2 Phần điều khiển.
*Các thiết bị điều khiển thang máy được lắp đặt trong tủ điều khiển bao gồm:
- Bộ nút ấn có thể điều khiển thang Manule ở phòng điều khiển.
- Bộ điều khiển và xử lý lệnh được sử dụng là PLC S7-1200 CPU1214C
AC/DC/Rly, có mô đun mở rộng PLC s7-1200 SM 1221 DI-6ES7221-1BF32-0XB0.
-Thiết bị công suất: Hai biến tần SIEMENS V20, một là điều khiển động cơ đóng
mở của, hai là điều khiển động cơ kéo cabin, công tắc tơ, áp tômát.
- Các rơ le trung gian.
- Các cảm biến.

23
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài

*Nhận xét về nguyên lý điều khiển của thang máy:


- Các tín hiệu điều khiển từ các tầng và cabin (tín hiệu của cảm biến) đều được đưa
về bộ xử lý trung tâm PLC.
- Biến tần và PLC được kết nối với nhau qua các đầu vào và ra số trên PLC và biến
tần. Các tín hiệu điều khiển từ đầu ra PLC, qua các rơ le trung gian đưa tới đầu vào số của
biến tần để điều khiển động cơ kéo cabin và động cơ mở cửa cabin.
- Động cơ kéo ở đây được điều khiển theo vòng kín có phản hồi tốc độ sử dụng
Encoder. Tín hiệu phản hồi từ Encoder gắn ở đầu trục động cơ được đưa tới các đầu vào
module ENCODER của biến tần V20.
- Việc xác định toạ độ của buồng thang được sử dụng là dùng bộ mã hoá vòng quay
(encoder) gắn vào đầu trục hộp số, dựa trên việc đếm số xung phát ra người ta xác định
được toạ độ và tốc độ di chuyển của buồng thang. Khi trục đồng cơ quay theo chiều kim
đồng hồ thì bộ đếm sẽ đếm tiến còn khi quay ngược chiều kim đồng hồ thì bộ đếm sẽ đếm
lùi. Tuy nhiên do sai số của bản thân bộ mã hoá vòng quay nên việc xác định toạ độ buồng
thang sẽ có sai số, nếu không có biện pháp khắc phục thì sai số sẽ được tích luỹ và buồng
thang sẽ không được điều khiển chính xác. Để khắc phục sai số phải dùng một bộ cảm biến
để xác định vị trí chính xác của sàn tầng.

24
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài

Hình 2.2: Tủ điện.

2.2 Lựa chon mô hình hệ thống.

25
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài

Hình 2.3: Sơ đồ thiết kế hệ thống thang máy.

26
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống

3.1 Mạch điểu khiển trên PLC-1200

3.1.1 Chế độ Start + Emergency Stop:

3.1.2 Cảm biến trên mỗi tầng.

27
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

28
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

3.1.3 Khi các tầng có tín hiệu mở cửa.

29
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

30
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

31
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

32
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

3.1.4 Cảm biến báo quá trọng tải:

33
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

3.1.5 Chế độ đóng - mở cửa:

34
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

35
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

36
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.
3.1.6 Chế độ ưu tiên lên xuống:

37
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

38
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

39
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.
3.1.7 Chuyển chế độ tần số f1 và f2:

40
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.

41
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.
3.1.8 Chế độ lên xuống:

42
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.
3.1.9 Chương trình chính: Main.

43
Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển

Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển


Chương trình điều khiển gồm 8 chương trình con và 1 chương trình chính:
1). Chế độ Start+ Emergency STOP
2). Cảm biến trên mỗi tầng
3). Khi các tầng có tín hiệu mở cửa
4). Cảm biến báo quá trọng tải
5). Chế độ đóng- mở cửa
6). Chế độ ưu tiên lên - xuống
7). Chuyển chế độ tần số f1 và tần số f2
8). Chế độ lên-xuống:
9). Chương trình chính: Main

4.1. Chế độ Start+ Emergency STOP

Ấn “Start” hệ thống bắt đầu hoạt động.


Khi gặp sự cố, nút “Emergency STOP” sẽ dừng mọi họat động của thang máy.

4.2. Cảm biến trên mỗi tầng.

Chức năng: Để thang máy dừng lại tại mỗi tầng được gọi mà không bị lệch so với mặt
sàn của tầng đó.

4.3. Khi các tầng có tín hiệu mở cửa

Khi ấn nút “ Gọi thang máy” ở mỗi tầng, đèn tại các nút sáng lên đồng thời thang
máy sẽ di chuyển lên hoặc xuống để tới mỗi tầng mà đã “Gọi thang máy”. Khi thang máy
đến nơi, Đèn tại các nút ấn đó tắt đi và tắt chế độ “Gọi thang máy”.

4.4. Cảm biến báo quá trọng tải.

44
Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển
Ở thang máy, sẽ quy định một khối cân nặng tối đa để bảo đảm an toàn cũng như
bảo vệ thang máy. Khi vượt quá số cân nặng lập tức dừng hoạt động của thang máy đồng
thời Còi và đèn báo quá trọng tải hoạt động.

4.5. Chế độ đóng- mở cửa

Giản đồ thời gian:

Khi “thang máy đi xuống hoặc đi lên tầng n”( chạm đến cả biến tầng n, động cơ lên-
xuống dừng lại) xuống mức thấp, “tín hiệu báo TM mở cửa” lên mức cao, “động cơ mở
cửa” lên mức 1, đồng thời “cảm biến báo thang máy mở cửa” cũng xuống mức 0. Khi chạm
đến “cảm biến báo TM đóng cửa”, “cảm biến báo TM đóng cửa” lập tức lên mức 1, chạy
“thời gian mở cửa”. Sau 1 khoảng thời gian, “ động cơ mở cửa” về mức 0, đồng thời “động
cơ đóng cửa” lên mức 1. Đến khi “ cảm biến báo TM mở cửa” lên mức 1, “động cơ đóng
cửa” xuống mức 0. Thang máy chuyển về chế độ hoạt động lên- xuống
Nếu trong khoảng thời gian mở cửa, có “ cảm biến trọng lực báo có lực tác động”
lên mức 1, “đông cơ đóng cửa” lập tức về mức 0, “ động cơ mở cửa” lên mức 1 và hoạt
động tương tự như trên.

4.6. Chế độ ưu tiên lên- xuống

Đây được xem như chế độ quan trọng nhất trong chương trình thang máy.

45
Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển
Nếu không có phân quyền ưu tiên này, thang máy sẽ hoạt động không theo yêu cầu,
có thể điều khiển 2 chế độ trong biến tần cùng 1 lúc, gây ra chạm chập, cháy nổ.
Trong chương trình này gồm 2 chế độ: chế độ ưu tiên lên và chế độ ưu tiên xuống
4.6.1. Chế độ ưu tiên lên:
Khi thang máy ở tầng thấp hơn, mà tầng cao hơn gọi thì thang máy sẽ Set “ưu tiên
lên” tầng cao hơn, không ưu tiên tầng thấp hơn gọi.Và khi “thang máy đi lên- xuống” chế
độ “ưu tiên lên”được reset. Có tác dụng trong 1 chu kì thang máy chuyển động lên xuống,
đóng mở cửa.
=>Nếu không còn tầng nào cao hơn, chế độ ưu tiên lên không hoạt động. Lúc này
nếu có tầng thấp hơn gọi xuống. Chế độ ưu tiên xuống hoạt động.
4.6.2. Chế độ ưu tiên xuống:
Tương tự như chế độ “Ưu tiên lên”
Ở chế độ này, thang máy không phải đi lên tới tầng cao nhất hay đi xuống tầng thấp
nhất mà không được gọi, linh hoạt chuyển đổi giữa 2 chế độ đi lên và đi xuống.

4.7. Chuyển chế độ tần số f1 và tần số f2

4.7.1. Chế độ cho phép f1 hoạt động:


Khi thang máy ở tầng thứ n, “cảm biến tầng n” lên mức 1, “ cho phép f1 hoạt động”
lên mức 1.Chuẩn bị quá trình vận hành quá trình đi lên-xuống.
4.7.2. Chế độ cho phép f2 hoạt động:
Khi “cảm biến báo đi chậm lại tầng thứ n” và “gọi thang máy tầng n” lên mức 1 thì
“cho phép f2 hoạt động” lên mức 1. Động cơ đi chậm lại và chuẩn bị quá trình dừng tại
tầng n.

4.8. Chế độ lên-xuống

4.8.1. Chế độ đi lên với tần số f1, sau đó chuyển sang tần số f2.
Thang máy ở tầng i, được gọi tới tầng n, “cảm biến báo thang máy mở cửa” từ
mức 0 lên mức 1. Chế độ “ưu tiên lên” và chế độ “cho phép f1 hoạt động” lên mức 1,
Thang máy đi lên với tần số f1, ngay lập tức chế độ “cho phép f1 hoạt động” xuống mức
0. Thang máy vẫn đi lên với tần số f1.
46
Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển
Khi thang máy chạm “cảm biến báo động cơ đi chậm lại tầng n”, chế độ “cho phép f2
hoạt động” lên mức cao, cắt “thang máy đi lên với tần số f1” đồng thời “thang máy đi lên
với tần số f2” hoạt động, thang máy đi lên tầng thứ n. Khi thang máy tới tầng thứ n, chế
độ “cho phép f2 hoạt động” xuống mức thấp, thang máy dừng lại tại tầng thứ n.
Quá trình hoạt động lặp đi lặp lại như vậy.
4.8.2. Chế độ đi xuống với tần số f1, sau đó chuyển sang tần số f2.
Hoạt động giống Chế độ đi lên với tần số f1, sau đó chuyển sang tần số f2.

4.9. Chương trình chính: Main

Tổng hợp tất cả các chương trình con.

47
Chương 5: Tính chọn các thiết bị cần thiết.
Chương 5: Tính chọn các thiết bị cần thiết.

5.1. Modul mở rộng.

Do thang máy chở hang có 10 tầng, vậy nên có số đầu vào là: 20(18 nút ấn lên xuống
và 2 nút ấn Start, Stop)
Mà trong S7-1200 chỉ có 16 đầu vào, nên ta cần modul mở rộng đầu vào, cụ thể là:
SM 1221 DI 8 x 24 VDC (8 cổng đầu vào)

Định dạng ngõ vào từ I2.0->I2.7

5.2. Cảm biến tiệm cận.

Từ tầng 2 đến tầng 9, để thang máy đi lên hoặc xuống k bị sai lệch vị trí, ở mỗi tầng
sẽ dung 2 cảm biến. 1 cảm biến tiệm cận dưới ngang bằng với mặt sàn và cảm biến ở trên
sao cho khoảng cách 2 cảm biến bằng chiều dài thang máy. Khi thang máy đi đến chạm vị
trí 2 cảm biến, thang máy dừng lại. Tầng 1 đặt vị trí cảm biến tiệm cận ở dưới sát mặt sàn,
và tầng 10 sẽ đặt cảm biến tiệm cận ở trên.
Ở chính giữa 2 cảm biến tiệm cận mỗi tầng, lắp 1 cảm biến tiệm cận có tác dụng
thay đổi tần số từ f1 sang f2 để chuẩn bi cho quá trình dừng thang máy.
Ở cửa mỗi thang máy, lắp thêm 2 cảm biến, 1 cảm biến nhận biết quá trình mở cửa,
1 cảm biến nhận biết quá trình đóng cửa.
48
 Tổng cộng cần 50 cảm biến tiệm cận.

5.3. Cảm biến lực (LoadCell).

1 cảm biến gắn trên sàn thang máy, để phát hiện trọng lượng của khối hàng.
1 cảm biến gắn ở cửa thang máy, khi có lực tác động, thang máy luôn mở cửa, giúp
vận chuyển hang hóa vào thang máy thuận tiện.
 Tổng công cần 2 cảm biến lực.

5.4. Các nút ấn

Từ tầng 2 đến tầng 9, ở mỗi tầng có 2 nút ấn. 1 nút ấn lên và 1 nút ấn xuống. Tầng
1 dùng 1 nút ấn lên, và tầng 10 sẽ dung 1 nút ấn xuống.
 Tổng cộng cần 20 nút ấn.

5.5. Đèn led 7 thanh

Ở mỗi tầng đặt 2 led 7 thanh, 1 cái báo hiệu thang máy đang ở tầng nào, 1 cái chỉ
chiều ưu tiên lên hoặc xuống.
 Cần 20 led 7 thanh.

5.6. Máy kéo

Thang máy chở hàng thường mang theo khối lượng hàng hóa lớn lên chúng em quyết
định lựa chọn máy kéo SG48GF để kéo thang máy.
Máy kéo SG48BF (800kg – 1250kg)
Máy kéo Sicor SG48-185B(F), không hộp số, nhập từ Ý:
Tải trọng: 1250kg
Tốc độ: 1.5m/s
Công suất: 12.3kw
7 cáp D8 * 320

49
Hình 5.1: Máy kéo SG48BF

50
Các thông số cơ bản:

51
5.7. PLC S7-1200

GIỚI THIỆU PLC S7-1200, HỖ TRỢ CHUẨN ETHERNET VÀ TCP/IP...


- S7-1200 ra đời năm 2009 dùng để thay thế dần cho S7-200. So với S7-200 thì S7-1200 có
những tính năng nổi trội hơn.
- S7-1200 được thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh giúp những giải pháp
hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-1200
- S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và TCP/IP.
Các thành phần của PLC S7-1200 bao gồm:
- 3 bộ điều khiển nhỏ gọn với sự phân loại trong các phiên bản khác nhau giống như điều
khiển AC hoặc DC phạm vi rộng
- 2 mạch tương tự và số mở rộng điều khiển mô-đun trực tiếp trên CPU làm giảm chi phí
sản phẩm
- 13 module tín hiệu số và tương tự khác nhau
- 2 module giao tiếp RS232/RS485 để giao tiếp thông qua kết nối PTP
- Bổ sung 4 cổng Ethernet
- Module nguồn PS 1207 ổn định, dòng điện áp 115/230 VAC và điện áp 24 VDC

So sánh giữa PLC S7-1200 và S7-200 về các module mở rộng


Ứng dụng:
Ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng như:
52
- Hệ thống băng tải
- Điều khiển đèn chiếu sáng
- Điều khiển bơm cao áp
- Máy đóng gói
- Máy in
- Máy dệt
- Máy trộn v.v…

CPU S7-1200
Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ nhớ chương
trình khác nhau….
S7-1200 có 3 dòng là CPU 1211C, CPU 1212C và 1214C.

Các khối chức năng CPU S7-1200


S7-1200 được trang bị thêm tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và
chương trình điều khiển.
Các đặc tính của CPU S7-1200 được thể hiện trong bảng sau:

53
Module mở rộng PLC S7-1200
PLC S7-1200 có thể mở rộng các module tín hiệu và các module gắn ngoài để mở rộng
chức năng của CPU. Ngoài ra, có thể cài đặt thêm các module truyền thông để hỗ trợ giao
thức truyền thông khác.
54
Khả năng mở rộng của từng loại CPU tùy thuộc vào các đặc tính, thông số và quy định của
nhà sản xuất.
S7-1200 có các loại module mở rộng sau:
- Communication module (CP).
- Signal board (SB)
- Signal Module (SM)
Các đặc tính của module mở rộng như sau:

Giao tiếp
S7-1200 hỗ trợ kết nối Profibus và kết nối PTP (point to point).
Giao tiếp PROFINET với:
- Các thiết bị lập trình
- Thiết bị HMI
- Các bộ điều khiển SIMATIC khác
Hỗ trợ các giao thức kết nối:
- TCP/IP
- SIO-on-TCP
- Giao tiếp với S7

55
Các kết nối của PLC S7-1200
Lập trình
- Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ ba ngôn ngữ
lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA Portal 11 của
Siemens.

5.8. Biến tần.

Đặc điểm chung


- Biến tần LS iG5A có giao diện mạnh mẽ và được nâng cấp, tối ưu hóa. iG5A cung cấp
điều khiển vectơ vòng hở, điều khiển PID, và bảo vệ chạm đất thông qua các chức năng
tích hợp sẵn mạnh mẽ.
- Giao diện thân thiện người dùng và dễ dàng cho việc bảo trì. Cài đặt thông số trở nên dễ
dàng hơn bao giờ hết với ứng dụng của 4
phím điều hướng. Hỗ trợ dễ dàng bảo trì thông qua cấu trúc chẩn đoán và thay đổi quạt
làm mát.
- Thiết kế nhỏ gọn giúp tối ưu hóa chi phí và ứng dụng cho nhiều vị trí.

56
- Biến tần LS iG5A đạt tiêu chuẩn toàn cầu CE, UL
Thông số kỹ thuâ ̣t

Ứng dụng của Cầu trục và các máy nâng hạ, băng chuyền, máy nén khí, máy đùn
biến tần LS ép, máy cuộn, hệ thống nhà kho tự động, máy nhấn chòm và các
iG5A máy cần tính năng điều khiển vị trí chính xác
1 pha 200~230 VAC (+10%, -15%) 50~60 [Hz] (±5%)
Nguồn cấp 3 pha 200~230 VAC(+10%, -15%) 50~60 [Hz] (±5%)
3 pha 380~480VAC 50~60 [Hz] (±5%)
1 pha 200~230 VAC : 0.4 -1.5 kW
Công suất 3 pha 200~230 VAC : 0.4 – 22 kW
3 pha 380~480 VAC : 0.4 – 22 kW
1 phase 200~230 VAC : 2.5-8A
Dòng điện 3 phase 200~230 VAC : 2.5-88A
3 phase 380~480 VAC : 1.25-45A
Dải tần số max 400Hz
Mô men khởi
150% hoặc hơn tại 0.5 Hz
động
Khả năng quá tải 120% trong 60 giây
Phương pháp
V/f, điều khiển vectơ vòng hở
điều khiển
Mômen hãm : max. 20%
Phanh hãm
Hiệu suất: max. 150% khi dùng điện trở hãm
Ngõ vào Ngõ vào đa chức năng P1 ~ P8 - Lựa chọn NPN/PNP
Ngõ ra Ngõ ra collector hở, ngõ ra rơ le đa chức năng, ngõ ra analog
Chức năng bảo Quá áp, thấp áp, quá dòng, qua nhiệt động cơ, quá nhiệt inverter,
vệ quá tải, lỗi truyền thông, lỗi phần cứng...
Điều khiển vòng hở, điều khiển PID,và bảo vệ chạm đất
Chức năng chính
Tích hợp sẵn bộ điều khiển PID, liên kết máy tính (RS-485)…
Hỗ trợ các chuẩn truyền thôngPU,USB, Modbus-RTU, Profibus,
Truyền thông
CC-Link, CAN open và SSCNET III
Tiêu chuẩ n: Tích hợp sẵn bô ̣ lo ̣c EMC, PLC
Thiết bị mở rộng Lựa cho ̣n: Bộ truyền thông, Cáp kết nối, DC reactor, AC reactor,
điện trở xả, bộ phanh, bộ điện trở..
Cấp bảo vệ IP 20, NEMA1 (Optional
57
Sơ đồ chọn mã

Bản vẽ kích thước

58
59
Sơ đồ đấ u nố i
60
61
62
5.9. Công tắc tơ.

Contactor là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm, khi sử dụng contactor ta có
thể điều khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp định mức lên đến 500V, dòng định
mức 780A.

Contactor: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động


Cấu tạo của Contactor :
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: nam châm điện, hệ thống dập hồ quang, hệ
thông tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ).

63
Cấu tạo Contactor
1. Nam châm điện:
Nam châm điện gồm 4 thành phần: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm, Lõi sắt, Lò
xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu
2. Hệ thống dập hồ quang:
Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì
vậy cần hệ thống dập hồ quang.
3. Hệ thống tiếp điểm:
Hệ thống tiếp điểm của contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận
liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm
thành hai loại:
o Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A, thí
dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi
cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
o Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp
điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở.
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai
tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung
cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp
điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện
động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.
Nguyên lý hoạt động của Contactor

64
Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào
hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động
hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở trạng thái hoạt
động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điẻm
làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ
mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn
dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

5.10. Aptomat.

( lựa chọn thiết bị tại sao lại chọn thế?)


Cái này chắc phải đọc hết hệ thống thang máy của người khác để tính toán.
Tính ra dòng điện, để lựa chọn Công tắc tơ, apstomat.
Dùng các thông số định mức của máy kéo ấy. tính dòng điện ngắn mạch. Dòng điện định
mức Để chọn.

65
Chương 6: Vẽ sơ đồ đấu nối
STT Đầu vào Tên gọi STT Đầu vào Tên gọi

1 I0.0 Start 11 I1.2 Gọi TM xuống tầng 5

2 I0.1 Stop 12 I1.3 Gọi TM lên tầng 6

3 I0.2 Gọi TM xuống tầng 1 13 I1.4 Gọi TM xuống tầng 6

4 I0.3 Gọi TM lên tầng 2 14 I1.5 Gọi TM lên tầng 7

5 I0.4 Gọi TM xuống tầng 2 15 I2.0 Gọi TM xuống tầng 7

6 I0.5 Gọi TM lên tầng 3 16 I2.1 Gọi TM lên tầng 8

7 I0.6 Gọi TM xuống tầng 3 17 I2.2 Gọi TM xuống tầng 8

8 I0.7 Gọi TM lên tầng 4 18 I2.3 Gọi TM lên tầng 9

9 I1.0 Gọi TM xuống tầng 4 19 I2.4 Gọi TM xuống tầng 9

10 I1.1 Gọi TM lên tầng 5 20 I2.5 Gọi TM lên tầng 10

Đầu ra Tên gọi


STT
1 Q0.0 Báo hệ thống TM đang hoạt động
2 Q0.1 Đèn báo quá tải sáng+ TM dừng HD
3 Q0.2 Chân DI1(inverter 2-ĐC mở cửa)
4 Q0.3 Chân DI2 (inverter 2-ĐC đóng cửa)
5 Q0.4 Chân DI1(inverter 1-động cơ đi xuống với f1)
6 Q0.5 Chân DI3(inverter 1-động cơ đi xuống với f2)
7 Q0.6 Chân DI2 (inverter 1-động cơ đi lên với f1)
8 Q0.7 Chân DI4 (inverter 1-động cơ đi lên với f2)

Đấu nối PLC với biến tần.

66
67
Contents
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THANG MÁY ................................................................2
1.1 Giới thiệu chung về thang máy. ............................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm chung về Thang Máy. .......................................................................................................2
1.1.2 Cấu trúc điển hình của thang máy. ...................................................................................................4
1.1.3 Chức năng của một số bộ phận trong Thang máy ............................................................................6
1.1.4 Thang máy chở hàng hóa. .................................................................................................................7
1.1.4.1 Vai trò và tiện ích. ......................................................................................................................7
1.1.4.2. Đặc điểm chung của thang máy chở hàng .................................................................................8
1.2 Máy kéo - Động cơ thang máy tải hàng: .................................................................................................8
1.3 Hệ thống điều khiển trung tâm - tủ điện thang máy tải hàng: ............................................................10
1.3.1 Khái niệm. .......................................................................................................................................10
1.3.2 Tồng quan về PLC. ..........................................................................................................................11
1.3.3 Tổng quan về biến tần. ....................................................................................................................14
1.3.3.1 Khái niệm ................................................................................................................................14
1.3.3.2 Các bộ phận cơ bản của biến tần ..........................................................................................15
1.3.3.3 Cách thức hoạt động của Biến tần ........................................................................................19
1.3.4 Các thiết bị phụ của hệ thống điều khiển và bảo vệ. ......................................................................21
1.3.4.1 Aptomat ...................................................................................................................................21
1.3.4.2 Công tắc tơ. .............................................................................................................................21
Chương 2: Phân tích và lựa chọn mô hình hệ thống vận thang cho đề tài ...........................................22
2.1 Phân tích hệ thống thang máy chở hàng. ...........................................................................................22
2.1.1 Thang máy chở hàng. ......................................................................................................................22
2.1.1.1 Khái niệm. ................................................................................................................................22
2.1.1.2 Đặc điểm. .................................................................................................................................22
2.1.1.3 Cơ chế hoạt động. .....................................................................................................................22
2.1.2 Hệ thống điều khiển. .......................................................................................................................23
2.1.2.1 Phần động lực. ..........................................................................................................................23
2.1.2.2 Phần điều khiển. .......................................................................................................................23
2.2 Lựa chon mô hình hệ thống....................................................................................................................25
Chương 3: Thiết kế mạch điều khiển cho hệ thống.................................................................................27
3.1 Mạch điểu khiển trên PLC-1200 .........................................................................................................27
3.1.1 Chế độ Start + Emergency Stop: .................................................................................................27

68
3.1.2 Cảm biến trên mỗi tầng. ..............................................................................................................27
3.1.3 Khi các tầng có tín hiệu mở cửa. .................................................................................................29
3.1.4 Cảm biến báo quá trọng tải: ........................................................................................................33
3.1.5 Chế độ đóng - mở cửa: ................................................................................................................34
3.1.6 Chế độ ưu tiên lên xuống: ...........................................................................................................37
3.1.7 Chuyển chế độ tần số f1 và f2: .................................................................................................40
3.1.8 Chế độ lên xuống: .......................................................................................................................42
3.1.9 Chương trình chính: Main. ..........................................................................................................43
Chương 4: Thuyết minh hoạt động của mạch điều khiển ......................................................................44
4.1. Chế độ Start+ Emergency STOP ........................................................................................................44
4.2. Cảm biến trên mỗi tầng.....................................................................................................................44
4.3. Khi các tầng có tín hiệu mở cửa ........................................................................................................44
4.4. Cảm biến báo quá trọng tải. ..............................................................................................................44
4.5. Chế độ đóng- mở cửa........................................................................................................................45
4.6. Chế độ ưu tiên lên- xuống .................................................................................................................45
4.6.1. Chế độ ưu tiên lên: .....................................................................................................................46
4.6.2. Chế độ ưu tiên xuống: ................................................................................................................46
4.7. Chuyển chế độ tần số f1 và tần số f2 ................................................................................................46
4.7.1. Chế độ cho phép f1 hoạt động: ...................................................................................................46
4.7.2. Chế độ cho phép f2 hoạt động: ...................................................................................................46
4.8. Chế độ lên-xuống ..............................................................................................................................46
4.8.1. Chế độ đi lên với tần số f1, sau đó chuyển sang tần số f2. .........................................................46
4.8.2. Chế độ đi xuống với tần số f1, sau đó chuyển sang tần số f2.....................................................47
4.9. Chương trình chính: Main .................................................................................................................47
Chương 5: Tính chọn các thiết bị cần thiết. .............................................................................................48
5.1. Modul mở rộng. ................................................................................................................................48
5.2. Cảm biến tiệm cận.............................................................................................................................48
5.3. Cảm biến lực (LoadCell).....................................................................................................................49
5.4. Các nút ấn..........................................................................................................................................49
5.5. Đèn led 7 thanh .................................................................................................................................49
5.6. Máy kéo .............................................................................................................................................49
5.7. PLC S7-1200 .......................................................................................................................................52
GIỚI THIỆU PLC S7-1200, HỖ TRỢ CHUẨN ETHERNET VÀ TCP/IP... .........................................................52
5.8. Biến tần. ............................................................................................................................................56

69
5.9. Công tắc tơ. .......................................................................................................................................63
5.10. Aptomat. .........................................................................................................................................65
Chương 6: Vẽ sơ đồ đấu nối.........................................................................................................................66

70

You might also like