You are on page 1of 19

Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS.

Phạm Quốc Thái

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................4
PHẦN 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN........................................................5
1.1. Giới thiệu chung hệ thống điều khiển....................................................................5
1.2. Bộ điều khiển trung tâm ECU................................................................................6
- Bộ vi xử lý ............................................................................................................7
- Bộ nhớ....................................................................................................................7
- Đường truyền – BUS..............................................................................................8
- Mạch giao tiếp ngõ vào..........................................................................................8
- Giao tiếp ngõ ra......................................................................................................9
PHẦN 2. CÁC CẢM BIẾN SỬ DỤNG TRONG CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN.....................10
2.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu...................................................................................10
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................10
2.1.2. Cấu tạo.............................................................................................................10
2.1.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................11
2.2. Cảm biến vị trí trục cam......................................................................................11
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ...................................................................................11
2.2.2. Cấu tạo.............................................................................................................11
2.2.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................12
2.3. Cảm biến áp suất khí nạp.....................................................................................12
2.3.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................12
2.3.2. Cấu tạo.............................................................................................................12
2.3.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................13
2.4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.........................................................................13
2.4.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................13
2.4.2. Cấu tạo.............................................................................................................13
2.4.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................14
2.5. Cảm biến vị trí bướm ga.......................................................................................14
2.5.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................14
2.5.2. Cấu tạo.............................................................................................................14

1
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

2.5.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................15


2.6. Cảm biến oxy.......................................................................................................15
2.6.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................15
2.6.2. Cấu tạo.............................................................................................................15
2.6.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................16
2.7. Cảm biến kích nổ.................................................................................................16
2.7.1. Chức năng nhiệm vụ........................................................................................16
2.7.2. Cấu tạo.............................................................................................................16
2.7.3. Nguyên lí làm việc...........................................................................................17
PHẦN 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ.........................................17
3.1. Hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử.......................................................17
3.2. Hệ thống điều khiển đánh lửa..............................................................................18
3.3. Hệ thống điều khiển phun nhiên liệu...................................................................19

2
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của ngành điện tử thì trong công nghệ ôtô cũng có những
thay đổi mạnh mẽ. Hàng loạt các linh kiện bán dẫn, thiết bị điện tử được trang bị trên
động cơ ôtô nhằm mục đích giúp tăng công suất động cơ, giảm suất tiêu hao nhiên liệu và
đặc biệt là giảm được mức ô nhiễm môi trường do khí thải tạo ra.
Động cơ đốt trong ngày nay đang phát triển rất mạnh, giữ vai trò quan trọng trong
nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,
đường biển, đường không cũng như trong nhiều ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, con
đường phát triển đi lên của ngành động cơ đốt trong nói chung và ngành công nghiệp ôtô
nói riêng của các nước rất khác nhau. Tuỳ thuộc chủ yếu vào năng lực của ngành cơ khí
và mức độ công nghiệp hoá của từng nước.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta chia ra trong động cơ đốt trong cũng
như trong ôtô ra nhiều hệ thống như hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hê thống làm
mát...., mỗi hệ thống đều có tầm quan trọng nhất định. Việc thiết kế một hệ thống điều
khiển động cơ, điều khiển tất cả các hệ thống trên ôtô trong động cơ sẽ giúp cho sinh viên
củng cố lại những kiến thức đã học nắm vững nguyên lí của những hệ thống đó và biết đi
sâu tìm hiểu những hệ thống khác.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Phạm Quốc Thái, em đã hoàn thành
đề tài này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo
còn ít nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô chỉ bảo
để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Quốc
Thái ,các thầy cô giáo trong khoa, cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp em hoàn thành
đồ án này.

Đà Nẵng, ngày 29 tháng 1 năm 2021


Sinh viên thực hiện
Nhóm 4

3
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

PHẦN 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN


1.1. Giới thiệu chung hệ thống điều khiển
Hệ thống điều khiển động cơ theo chương trình là một hệ thống điều khiển kiểu
mới được phát triển khi có sự ra đời của kỹ thuật vy xử lý. Hệ thống điều khiển này được
điều khiển theo một chương trình tính toán trực tiếp được thiết lập trong một máy tính
điện tử được bố trí trên xe gọi là ECU (Electronic Control Unit). Đầu vào các cảm biến
kiểm soát tình trạng hoạt động của động cơ và báo về cho bộ điều khiển ECU biết. Từ đó
ECU sẽ xử lý các tín hiệu đầu vào, tính toán và đưa ra tín hiệu đến cơ cấu chấp hành,
điều khiển đánh lửa, phun nhiên liệu, và điều khiển các cơ cấu chấp hành khác trên động
cơ và được mô tả dưới hình 1.1

Hình 1.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển động cơ

4
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

1.2. Bộ điều khiển trung tâm ECU


Hệ thống điều khiển động cơ bao gồm: ngõ vào (Inputs ) với chủ yếu là các cảm
biến , bộ điều khiển trung tâm ECU ( Electronic control unit ) là bộ não của hệ thống ,
ngõ ra ( Outputs) bao gồm các cơ cấu chấp hành ( Actuators ) như : boobin, vòi phun,
bugi đánh lửa , van cầm chừng. Cảm biến kiểm soát liên tục tình trạng hoạt động của
động cơ và báo về cho bộ điều khiển ECU biết. Từ đó, ECU sẽ tính toán, xử lí tín hiệu và
đưa ra tín hiệu điều khiển đến các cơ cấu chấp hành.
Chương trình điều khiển động cơ được nhà chế tạo viết và cài đặt sẵn trong bộ nhớ
của ECU. Tùy thuộc vào từng chế độ làm việc hay tình trạng hoạt động của động cơ mà
ECU sẽ tính toán dựa trên chương trình sẵn có để đưa ra những tín hiệu điều khiển đến
các cơ cấu chấp hành sao cho động cơ làm việc tối ưu.
ECU là một vi mạch tổ hợp cơ lớn dung để nhận biết tín hiệu, tính toán, lưu trữ
thông tin, quyết định các chức năng hoạt động và gởi các tín hiệu điều khiển thích hợp
đến các cơ cấu chấp hành. ECU được đặt trong vỏ kim loại để giải nhiệt tốt và được bố trí
ở nơi ít bị ảnh hưởng bỏi nhiệt độ và độ ẩm. Các linh kiện điện tử của ECU được sắp xếp
trong một board mạch. Các linh kiện công suất của tầng cuối, nơi điều khiển các cơ cấu
chấp hành được gắn với khung kim loại của ECU với mục đích giải nhiệt. Sự tổ hợp các
chức năng trong IC (bộ tạo xung, bộ chia xung, bộ dao động đa hài điều khiển việc chia
tần số) giúp ECU đạt độ tin cậy cao.
Trên xe oto có thể có một hoặc nhiều ECU. Bộ phận chủ yếu của nó là bộ vi xử lí
hay còn gọi là CPU. CPU lựa chọn các lệnh và xử lí số liệu từ bộ nhớ Rom và Ram chứa
các chương trình và dữ liệu ngõ vào (I/O) điều khiển nhanh số liệu từ các cảm biến và
chuyển các dữ liệu đã xử lí đến điều khiển các cơ cấu chấp hành (hình 1.2)

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc bên trong ECU

- Bộ vi xử lý (Microprocessor)
5
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Từ việc tiếp nhận thông tin tín hiệu ở các cảm biến trên động cơ thông qua các bộ nhớ
trong ECU, tín hiệu lập tức gửi đến Bộ vi xử lý, lúc này nó có chức năng tính toán và đưa
ra mệnh lệnh cho bộ phận chấp hành thích hợp. Có thể nói, đây là bộ phận quan trọng
nhất của ECU
- Bộ nhớ
Bao gồm bộ nhớ Rom và bộ nhớ Ram
ROM (Read Only Memory): Dùng trữ thông tin thường trực. Bộ nhớ này chỉ đọc
thông tin đã được lập trình sẵn, chứ không thể ghi vào được. Do đó, ROM chính là nơi
cung cấp thông tin cho bộ vi xử lý.
RAM (Random Access Memory): Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, dùng để lưu trữ thông
tin mới được ghi trong bộ nhớ và xác định bởi vi xử lý. RAM có thể đọc và ghi các số
liệu theo địa chỉ bất kỳ.
- Đường truyền – BUS
Có nhiệm vụ chuyển các lệnh và số liệu trong giữa các bộ phận bên trong bộ điều
khiển
- Mạch giao tiếp ngõ vào
Bộ chuyển đổi A/D (Analog to digital converter) dùng để chuyển các tín hiệu tương
tự từ đầu vào với sự thay đổi điện áp trên các cảm biến thành các tín hiệu số để đưa vào
bộ xử lí (hình 1.3)

Hình 1.3 Bộ chuyển đổi A/D

6
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Bộ đếm (counter) đếm xung tín hiệu từ các cảm biến ( tốc độ động cơ , tốc độ xe )
rồi gởi số đếm đến bộ vi xử lí mô tả dưới (hình 1.4)

Hình1.4 Bộ đếm

Bộ khuếch đại (amplifier) một số cảm biến có tín hiệu rất nhỏ nên trong ECU cần
có các bộ khuếch đại (hình 1.5)

Hình 1.5 Bộ khuếch đại

Bộ ổn áp: bên trong ECU có các IC điều áp 7812 và 7805 để ổn áp 12V và 5V.
Nguồn 5V cung cấp cho các cảm biến làm việc (hình 1.6)

Hình 1.6. Bộ ổn áp
7
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

- Giao tiếp ngõ ra


Tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lí sẽ đưa đến các transistor công suất điều khuển rơ-le
solenoid, moto ( hình 1.7)

Hình 1.7 Giao tiếp ngõ ra

PHẦN 2. CÁC CẢM BIẾN SỬ DỤNG TRONG CƠ CẤU ĐIỀU KHIỂN


2.1. Cảm biến vị trí trục khuỷu
2.1.1. Chức năng và nhiệm vụ
Cảm biến loại này có công dụng báo cho ECU của xe biết chính xác vị trí của cốt máy
ở những vị trí tương ứng với cuối thì nổ để ECU điều chỉnh các thời điểm phun nhiên liệu
và đánh lửa thích hợp cho các xy lanh của động cơ.
Cảm biến vị trí trục khuỷu là một trong những cảm biến quan trọng góp phần trong
việc vận hành động cơ. Nếu thiếu cảm biến này, động cơ có thể không khởi động được,
tốc độ cầm chừng không đều. Máy rung vì đánh lửa sai, hao xăng và tăng tốc không ổn
định.
2.1.2. Cấu tạo
Bộ phận chính của cảm biến là một cuộn cảm ứng, một nam châm vĩnh cửu và một
rotor dùng để khép mạch từ có số răng tùy loại động cơ (hình 2.1)

8
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Hình 2.1 Cấu tạo cảm biến vị trí trục khuỷu


2.1.3. Nguyên lí làm việc
Cảm biến vị trí trục khuỷu được cấu tạo từ một nam châm vĩnh cửu, vì thế luôn có
một từ trường ổn định được sinh ra. Khi trục khuỷu quay, các chân thép được xoay trong
từ trường. Điều này dẫn đến dao động trong từ trường. Và tạo ra một tín hiệu dòng xoay
chiều (AC), mà bộ phận điều khiển động cơ (EMU) sử dụng để tính tốc độ quay. Dao
động từ rất hữu ích trong việc xác định tốc độ và vị trí của trục cam.
2.2. Cảm biến vị trí trục cam
2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ
Cảm biến là mạch tổ hợp trên cơ sở hiệu ứng Hall (hay hiệu ứng từ-điện trở) ghép vào
bộ khuyếch đại- tạo hình tín hiệu.
Cảm biến làm việc song hành với cơ cấu đánh dấu bằng chốt của trục cam: giữa chốt
đánh dấu của trục cam trùng với giữa răng thứ nhất của đĩa đồng bộ.
Cảm biến xác định các pha ĐCT của xy lanh số một tức là nó cho phép xác định điểm
bắt đầu của chu kỳ quay theo thứ tự làm việc của trục khuỷu động cơ
2.2.2. Cấu tạo
Loại cảm biến hiệu ứng điện từ có cấu tạo chính là cuộn dây điện từ và một nam châm
vĩnh cữu, nó như 1 máy phát điện mini, khi hoạt động nó tạo ra 1 xung điện áp hình sin
gửi về ECU (hình 2.2)

9
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Hình 2.2 Cấu tạo cảm biến vị trí trục cam


2.2.3. Nguyên lí làm việc
Khi trục cam quay chốt đánh dấu vào giữa nam châm và phần tử Hall. Khi cánh chốt
đánh dấu ra khỏi vị trí giữa nam châm và phần tử Hall thì từ trường sẽ xuyên qua khe hở
làm xuất hiện điện áp trên phần tử Hall làm cho transitor dẫn khi đó điện áp đầu ra của
cảm biến Ura  0V. Khi chốt đánh dấu xen giữa nam châm và phần tử Hall thì từ trường
từ nam châm sẽ vòng qua chốt đánh dấu làm mất điện áp trên phần tử Hall khi đó
Transitor ngắt điện áp đầu ra của cảm biến Ura  12V.
2.3. Cảm biến áp suất khí nạp
2.3.1. Chức năng nhiệm vụ
Cảm biến áp suất khí nạp giúp xác định chính xác lượng không khí nạp, áp suất dòng
khí nạp, từ đó gửi tín hiệu về ECU. Khi chịu áp lực, giá trị điện trở của các áp trở thay
đổi tạo ra sự mất cân bằng trong mạch cầu Wheastone làm sinh ra một tín hiệu điện áp.
Tín hiệu này được gởi đến khuyếch đại rồi chuyển đến bộ xử lý để báo biết áp lực đường
ống nạp.
2.3.2. Cấu tạo
Cảm biến áp suất đường ốp nạp được cấu tạo từ một buồng chân không có gắn một
con chip silicon, lưới lọc, đường ống dẫn và giắc cắm (hình 2.3)

10
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Hình 2.3 Cảm biến áp suất khí nạp


2.3.3. Nguyên lí làm việc
Cảm biến áp suất đường nạp cảm nhận áp suất đường ống nạp bằng một IC lắp trong
cảm biến và phát hiện ra tín hiệu PIM. ECU động cơ quyết định khoảng thời gian phun
nhiên liệu cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản dựa vào tín hiệu PIM này
Một chip silicon gắn liền với buồng chân không được duy trì độ chân không chuẩn, tất
cả được đặt trong bộ cảm biến. Một phía của chip tiếp xúc với áp suất đường ống nạp,
phía kia tiếp xúc với độ chân không trong buồng chân không
Áp suất đường ống nạp thay đổi làm hình dạng của chip silicon thay đổi và giá trị điện
trở của nó cũng dao động theo mức độ biến dạng.
Sự giao động của giá trị điện trở này được chuyển hóa thành một tín hiệu điện áp nhờ
IC lắp bên trong cảm biến và sau đó được gởi đến ECU động cơ ở cực PIM dùng làm
tín hiệu áp suất đường ống nạp. Cực VC của ECU động cơ cấp nguồn 5V không đổi
2.4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
2.4.1. Chức năng nhiệm vụ
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ
và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh
lửa sớm, tốc độ chạy không tải, …ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều

11
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ. Nếu thiếu đi cảm biến này,
xe sẽ khó khởi động
2.4.2. Cấu tạo
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo dạng trụ rỗng có ren ngoài, bên trong có
lắp một điện trở bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm. Cảm biến có 2 chân, 1 chân tín hiệu
THW và 1 chân mass E2 (hình 2.4 )

Hình 2.4 Cấu tạo cảm biến nhiệt độ nước làm mát
2.4.3. Nguyên lí làm việc
Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Nó được làm
bằng vật liệu bán dẫn nên có hệ số nhiệt điện trở âm. Khi nhiệt độ tăng điện trở giảm và
ngược lại, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng.
Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) đến
cảm biến rồi trở về ECU về mass. Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm
biến tạo thành một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín
hiệu tương tự – số (bộ chuyển đổi ADC – Analog to Digital converter).
Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi
ADC lớn. Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã
nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU động cơ biết động cơ đang lạnh. Khi động cơ
nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU động cơ
biết là động cơ đang nóng.
2.5. Cảm biến vị trí bướm ga
2.5.1. Chức năng nhiệm vụ
Cảm biến vị trí bướm ga được sử dụng để đo độ mở vị trí của cánh bướm ga để báo về
hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng thông tin tín hiệu mà cảm biến vị trí bướm ga gửi về

12
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm hiệu chỉnh thời gian phun nhiên liệu, cắt nhiên
liệu, điều khiển góc đánh lửa sớm, điều chỉnh bù ga cầm chừng và điều khiển chuyển số.
Khi đạp gấp ga ở trong chế độ toàn tải, ECM sẽ tự động ngắt A/C, ECU chuyển về
chế độ “Open loop” để điều khiển phun nhiên liệu, bỏ qua tín hiệu từ cảm biến ô-xy
2.5.2. Cấu tạo

Hình 2.5 Cấu tạo cảm biến vị trí bướm ga


2.5.3. Nguyên lí làm việc
Bướm ga được mở ga hoặc đóng lại khi tài xế đạp hoặc nhả bàn đạp ga. Lúc này, cảm
biến bướm ga sẽ ghi lại hoạt động mở của bướm ga và chuyển hóa góc mở bướm ga
thành một tín hiệu điện áp và gửi tới ECU.
Nguyên lí loại tuyến tính:
Khi cánh bướm ga mở, con trượt trượt dọc theo điện trở và tạo ra điện áp tăng dần ở
cực VTA tương ứng với góc mở cánh bướm ga. Khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn, tiếp
điểm cầm chừng nối cực IDL với cực E2. Tín hiệu sẽ được đưa đến những hộp điều khiển
khác để thực hiện việc điều chỉnh lượng nhiên liệu cho động cơ.
2.6. Cảm biến oxy
2.6.1. Chức năng nhiệm vụ
Cảm biến oxy sử dụng để đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả gửi về ECU, ECU
dựa vào tín hiệu cảm biến ô xy gửi về sẽ hiểu được tình trạng nhiên liệu đang giàu (đậm)
hay đang nghèo (nhạt) và từ đó đưa ra tín hiệu điều chỉnh lượng phun cho thích hợp.
2.6.2. Cấu tạo
Loại được làm bằng gốm ziconium và được phủ 1 lớp Platin ở bề mặt tiếp xúc với khí
xả. có đường dẫn không khí đi vào bên trong lõi cảm biến (hình 2.6 )
13
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 350 độ C), với sự chênh lệch nồng độ khí xả của 2 bề
mặt ngoài và trong lõi cảm biến, cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp nằm trong khoảng
0.1-0.9V.
+ Điện áp càng nhỏ là càng nghèo nhiên liệu.
+ Điện áp càng lớn là càng giàu nhiên liệu.

Hình 2.6 Cấu tạo cảm biến oxy


Để cảm biến nhanh đạt tới nhiệt độ vận hành khi mới khởi động (trên 350 độ C), Cảm
biến có thêm 1 điện trở nung nóng bên trong để nung nóng cảm biến khi mới nổ máy. Giá
trị của điện trở nung nóng nằm khoảng 6-13Ω
2.6.3. Nguyên lí làm việc
Cảm biến oxy được lắp tại ống xả, bề mặt làm việc của cảm biến tiếp xúc trực tiếp với
khí xả, trong lõi của cảm biến có đường đưa không khí từ ngoài vào, sự chênh lệch về
nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm biến oxy sẽ tạo ra 1 điện áp: 0,1-0,9V.
+ Tín hiệu điện áp gần 0V là hỗn hợp nhiên liệu đang nghèo.
+ Tín hiệu điện ápgần 0.9V là hỗn hợp nhiên liệu đang giàu.
Cảm biến oxy làm việc trên dựa vào độ chênh lệch nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của
cảm biến, cảm biến sẽ làm việc tốt ở nhiệt độ 350̊C, cho nên người ta bố trí 1 bộ phận
nung nóng trong cảm biến để giúp cảm biến nhanh đạt đến nhiệt độ làm việc khi động cơ
nguội. Khi On chìa dây sấy của cảm biến sẽ được ECU nhịp mát để nung nóng cảm biến.
2.7. Cảm biến kích nổ
2.7.1. Chức năng nhiệm vụ
Nhiệm vụ của cảm biến kích nổ Knock Sensor là để đo tiếng gõ trong động cơ và phát
ra tín hiệu điện áp gửi về ECU, từ đó ECU sẽ nhận và phân tích tín hiệu đó để điều chỉnh
14
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

góc đánh lửa sớm làm giảm tiếng gõ (Thông thường tiếng gõ sinh ra là do va đập các chi
tiết cơ khí trong động cơ bởi hiện tượng kích nổ).
2.7.2. Cấu tạo
Cảm biến kích nổ có cấu tạo bởi 1 vật liệu áp điện, tinh thể thạch anh. Khi có tiếng
gõ, cảm biến với tinh thể thạch anh sẽ tự phát ra điện áp và gửi về ECU.

Hình 2.7 Cảm biến kích nổ


2.7.3. Nguyên lí làm việc
Khi động cơ hoạt động, vì lý do nào đó dẫn tới có tiếng gõ (tự kích nổ, động cơ nóng
quá, va đập cơ khí….) cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp gửi về ECU và ECU sẽ điều
chỉnh trễ góc đánh lửa lại để giảm tiếng gõ.
Cụ thể: Các phần tử áp điện của cảm biến kích nổ được thiết kế có kích thước với tần
số riêng trùng với tần số rung của động cơ khi có hiện tượng kích nổ để xảy ra hiệu ứng
cộng hưởng (f = 6KHz – 13KHz).
Như vậy, khi động cơ có xảy ra hiện tượng kích nổ, tinh thể thạch anh sẽ chịu áp lực
lớn nhất và sinh ra một điện áp. Tín hiệu điện áp này có giá trị nhỏ hơn 2,5V. Nhờ tín
hiệu này, ECU động cơ nhận biết hiện tượng kích nổ và điều chỉnh giảm góc đánh lửa
cho đến khi không còn kích nổ. ECU động cơ có thể điều chỉnh thời điểm đánh lửa sớm
trở lại

PHẦN 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ


Sau quá trình tìm hiểu tổng quan về hệ thống điều khiển, công dụng, cấu tạo và
nguyên lí làm việc của các cảm biến sử dụng trong hệ thống điều khiển qua đó là cơ sở để
thiết kế được hệ thống điều khiển động cơ
15
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

3.1. Hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử


Sơ đồ mạch nhiên liệu điều khiển bằng điện tử được mô tả dưới hình 3.1

Hình 3.1 Sơ đồ mạch nhiên liệu điều khiển điện tử


Nhiên liệu được hút từ bình xăng bằng bơm xăng điện qua bộ lọc xăng để lọc sạch
các tạp chất. Sau đó qua ống phân phối, ở cuối ống phân phối có bộ ổn định áp suất
nhằm điều khiển áp suất của dòng nhiên liệu và giữ cho nó luôn ổn định.
Tiếp điến nhiên liệu sẽ được đưa đến vòi phun, từ các tín hiệu của cảm biến ECU
sẽ tính toán thời điểm phun và thời gian phun nhiên liệu để giữ cho tỷ lệ xăng và
không khí luôn đạt gần lý tưởng với mọi chế độ làm việc của động cơ, vòi phun sẽ mở
ra nhiên liệu được phun vào đường khí nạp rồi vào buồng cháy để động cơ hoạt động.
Sau đó ECU quyết định thời điểm đánh lửa phù hợp để động cơ đạt hiệu quả cao nhất
với mọi chế độ làm việc.
3.2. Hệ thống điều khiển đánh lửa
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến đối dòng điện 1 chiều hiệu điện thế thấp hoặc các
xung điện xoay chiều hiệu điện thế thấp thành các xung điện cao thế đủ để tạo nên tia lửa
phóng qua khe hở bugi đốt cháy hỗn hợp làm việc trong các xilanh của động cơ vào
những thời điểm thích hợp tương ứng với trình tự xilanh và các chế độ làm việc của động
cơ. Sơ đồ mô tả hệ thống điều khiển đánh lửa được mô tả dưới hình 3.2

16
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống điều khiển đánh lửa

 Nguyên lí chung
Hệ thống điều khiển phun xăng điện tử trên động cơ về cơ bản được chia thành ba bộ
phận chính
+ Các cảm biến : có nhiệm vụ nhận biết các hoạt động khác nhau của động cơ và
phát ra các tín hiệu gởi đến ECU hay còn gọi là nhóm tín hiệu vào.
+ECU : có nhiệm vụ xử lý và tính toán các thông số đầu vào từ đó phát ra thông số
điều khiển đầu ra.
+Các cơ cấu chấp hành : Trực tiếp điều khiển lực phun thông qua các tín hiệu điều
khiển được từ ECU
Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh
có một bugi loại đầu dài. Hệ thống đánh lửa điện tử luôn luôn gắn liền với hệ thống phun
nhiên liệu, nó điều khiển tia lửa, góc đánh lửa luôn phù hợp với góc phun của nhiên liệu
nhờ các cảm biến để thực hiện quá trình đốt cháy tốt hơn và nhiên liệu được cháy hoàn
toàn, ít tốn nhiên liệu, tăng công suất động cơ, chất thải ít độc hại.
ECU căn cứ vào tín hiệu nhận được từ cảm biến vị trí trục khuỷu và căn cứ vào góc
đánh lửa cơ sở đã ghi sẵn trong bộ nhớ cũng như trong các thông số hiệu chỉnh để xác
định góc đánh lửa sớm cho động cơ. Việc tạo ra các tín hiệu dạng xung để cung cấp dòng
điện cho cuộn dây đánh lửa được lập trình sẵn để các cuộn dây cung cấp dòng điện trong
thời gian định mức trước với giá trị tính toán để đảm bảo cho:

17
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

Từ thông sinh ra trong các cuộn dây đạt giá trị lớn nhất, đảm bảo cuộn dây đủ năng
lượng để đánh lửa.
Điều khiển sự phát ra và chấm dứt tia lửa được ECU tính toán sau khi các dữ liệu
được nhập vào bởi:
- Tốc độ động cơ.
- Cảm biến vị trí trục khuỷu.
- Cảm biến vị trí trục cam.
- Cảm biến nhiệt độ động cơ.
- Cảm biến vị trí bướm ga.
- Cảm biến vị trí bàn đạp ga.
- Cảm biến kích nổ.
3.3. Hệ thống điều khiển phun nhiên liệu
Hệ thống phun xăng điện tử điều khiển theo một chương trình được lập trình sẵn, ECU
thu nhận tín hiệu từ các cảm biến đầu vào để xử lí, tính toán số liệu rồi đưa ra tín hiệu đến
cơ cấu chấp hành điều khiển quá trình phun xăng vào trong động cơ phù hợp với từng chế
độ tải của động cơ. Mạch điều khiển phun xăng được mô tả dưới hình 3.3

Hình 3.2 Sơ đồ mạch phun nhiên liệu


18
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC
Thiết kế hệ thống điều khiển động cơ GVHD: TS. Phạm Quốc Thái

 Nguyên lí chung
ECU của động cơ có hai chức năng chính trong việc điều khiển phun xăng đó là: Điều
khiển thời điểm phun của nhiên liệu và điều khiển lưu lượng phun nhiên liệu.
ECU của động cơ sẽ tính toán được khoảng thời gian phun nhiên liệu cũng như lượng
nhiên liệu phun dựa vào hai tín hiệu cơ bản sau gửi về:
- Tín hiệu của áp suất trên đường ống nạp.
- Tín hiệu của tốc độ động cơ.
Dựa trên những phép tính của các chương trình lưu trong bộ nhớ, ECU cũng xác định
được khoảng thời gian phun tối ưu cho từng chế độ hoạt động của động cơ ô tô dựa vào
các tín hiệu gửi về từ các cảm biến khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phạm Quốc Thái. Giáo trình hệ thống điện và điện tử trên oto. Nhà xuất bản
thông tin và truyền thông
2. Cataloge động cơ 2GR-FE

19
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Lớp: 18C4CLC

You might also like