You are on page 1of 50

MỞ ĐẦU

Tóm tắt: Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực cơ điện tử đã
tạo nên một động lực thúc đẩy và phát triển các ngành công nghiệp khác nhằm phục vụ và đáp ứng được
nhu cầu của con người trong cuộc sống. Con người với sự trợ giúp của máy móc, những công cụ thông
minh đã không phải trực tiếp làm việc, hay những công việc mà con người không thể làm được với khả
năng của mình mà chỉ việc điều khiển chúng hay chúng làm việc hoàn toàn tự động đã mang lại những lợi
ích hết sức to lớn, giảm nhẹ và tối ưu hóa công việc. Với sự tiến bộ này đã đáp ứng được những nhu cầu
của con người trong cuộc sống hiện đại nói chung và trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói riêng.

Đối với những sinh viên cơ điện tử chúng ta thì việc nghiên cứu, tìm hiểu các đặc tính của các loại cảm
biến, nghiên cứu thiết bị giao tiếp cảm biến trong thực tế có ý nghĩa thực tế hết sức quan trọng. Nó không
những trang bị cho chúng ta kỹ năng làm việc trong lĩnh vực điều khiển tự động, điện tử mà còn giúp
chúng ta theo kịp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật ngày nay khi tốt nghiệp ra trường.
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Tạ Tuấn Hưng là người trực tiếp định hướng
giảng dạy và hướng dẫn em từ các môn học cho đến khi hoàn thành đồ án.

Em xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã động viên, góp ý và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học
tập và thực hiện đồ án.

Trong quá trình thực hiện đồ án và làm bài báo cáo đồ án môn học, khó tránh khỏi sai sót rất mong
quý thầy cô thông cảm và bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cùng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên bài báo cáo sẽ còn những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em có
thể tích lũy được thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2022

Sinh viên thực hiện


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử và công dụng

1.1.1. Khái niệm chung

Hình 1.1. Khái niệm Cơ điện tử


Khái niệm Cơ điện tử được mở ra từ định nghĩa ban đầu của công ty điện tử Yasakawa. Trong các tài
liệu xin bảo hộ thương hiệu của mình, Yasakawa định nghĩa Cơ điện tử như sau:
“Thuật ngữ mechatronics (Cơ điện tử) được tạo thành bởi “mecha” trong mechanism (cơ cấu) và
“tronics” trong electronics (điện tử). Nói cách khác, các công nghệ và sản phẩm được phát triển sẽ ngày
càng được kết hợp chặt chẽ và hữu cơ thành phần điện tử vào trong các cơ cấu, và rất khó có thể chỉ ra ranh
giới giữa chúng”
Khái niệm Cơ điện tử tiếp tục phát triển sau khi Yasakawa đưa ra định nghĩa đầu tiên. Một định nghĩa
khác về Cơ điện tử thường hay được nói tới do Harashima, Tomizuka và Fukada đưa ra năm 1996. Theo
họ, Cơ điện tử được hiểu là:
“Sự tích hợp chặt chẽ của kỹ thuật cơ khí với điện tử và điều khiển máy tính thông minh trong thiết kế
và chế tạo các sản phẩm và quy trình công nghiệp”.
Cùng năm đó, Auslander và Kempf cũng đưa ra một định nghĩa khác như sau [4]:
“Cơ điện tử là sự ứng dụng các quyết định liên hợp tạo nên hoạt động của các hệ vật lý.”
Năm 1997, Shetty và Kolk lại quan niệm:
“Cơ điện tử là một phương pháp luận được dùng để thiết kế tối ưu các sản phẩm cơ điện.”
Và gần đây, Bolton đề xuất định nghĩa:
“Một hệ Cơ điện tử không chỉ là sự kết hợp chặt chẽ các hệ cơ khí, điện và nó cũng không chỉ đơn
thuần là một hệ điều khiển; nó là sự tích hợp đầy đủ của tất cả những hệ trên.”

Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống chống va chạm của ô tô

Tất cả những định nghĩa và phát biểu trên về Cơ điện tử đều chính xác và có giá trị, tuy nhiên bản
thân chúng, nếu đứng riêng lẻ lại không định nghĩa được đầy đủ thuật ngữ Cơ điện tử. Mặc dù đã có những
nỗ lực trong việc tiếp tục định nghĩa thuật ngữ Cơ điện tử, phân loại các sản phẩm Cơ điện tử và phát triển
một chương trình giảng dạy Cơ điện tử chuẩn, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất
nào trong việc định nghĩa một cách toàn diện “thế nào là Cơ điện tử”. Tuy nhiên sự thiếu nhất trí này lại là
một tín hiệu đáng mừng. Nó cho thấy rằng lĩnh vực này đang tồn tại, và là một chủ đề còn khá mới mẻ.
Thậm chí khi không có định nghĩa thống nhất về Cơ điện tử, các kỹ sư cũng hiểu được bản chất triết học
của Cơ điện tử từ những định nghĩa trên và từ bản thân kinh nghiệm sống của họ.
1.1.2. Công dụng của hệ thống cơ điện tử
Hệ thống cơ điện tử thực hiện việc điều khiển toàn bộ động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống phanh
và các hệ thống khác với độ chính xác cao bằng ECU (bộ vi xử lí). Đây là một hệ thống điều khiển
tổng hợp các hệ thống điều khiển bởi các ECU khác nhau đảm bảo tính năng cơ bản của ôtô. Việc
phát triển các hệ thống cơ điện tử trên ô tô nhằm giải quyết các vấn đề:

- Tối ưu hóa quá trình làm việc của động cơ nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm phát thải khí
độc hại và tăng công suất của động cơ.
- Tăng tính an toàn chuyển động của ô tô (bao gồm an toàn chủ động và an toàn thụ đông).
- Tăng tính tiện nghi sử dụng nhằm giảm mệt mỏi cho người ngồi trên xe...
1.2. Hệ thống cơ điện tử trên ô tô

Hình 1.3. Sơ đồ một hệ thống điều khiển tự động

Các thành phần của hệ thống cơ điện tử:


1. Thiết bị công nghệ cơ khí:
Đây chính là cơ cấu máy công tác, thực hiện các thao tác của quá trình công nghệ.
2. Cảm biến (sensor)
Là thiết bị chuyển đổi năng lượng từ dạng này qua dạng khác, được dùng để xác định giá trị các đại
lượng vật lý. Ví dụ cảm biến vận tốc, cảm biến gia tốc, cảm biến ứng suất, cảm biến áp suất, cảm biến lưu
lượng...
3. Cơ cấu chấp hành (actuator)
Đây là thiết bị nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài và tác động vào thiết bị công nghệ trên cơ sở tín
hiệu điều khiển từ bộ điều khiển. Trong các hệ thống cơ điện tử thường gặp ba loại cơ cấu chấp hành là
công tắc, động cơ (điện) tịnh tiến và động cơ (điện)quay.
4. Bộ vi xử lý (microprocessor)
Dùng làm lõi của bộ điều khiển. Cấu trúc của nó gồm 4 thành phần chính: bộ tính toán số học và lô gíc,
bộ điều khiển, các thanh ghi và các bus truyền thông.
5. Phần mềm điều khiển
Phần mềm điều khiển thể hiện thuật toán điều khiển, có tác dụng chỉ ra cách thức hệ thống hoạt động.
Cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh ECU và đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến. Hoạt
động của hệ thống điều khiển đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết. ECU cũng đảm bảo sự tối ưu ở
các chế độ hoạt động của hệ thống, giúp chuẩn đoán hệ thống.
1.2.1. Các hệ thống điều khiển động cơ
Động cơ xăng sinh công qua chu trình giãn nở của hỗn hợp xăng và không khí. Ba yếu tố chủ yếu của
động cơ xăng để sinh công là: hỗn hợp hòa khí (hòa khí) tốt, nén tốt, đánh lửa tốt.
Để đạt được 3 yếu tố này trong cùng một lúc, điều quan trọng là sự điều khiển chính xác để tạo được
hỗn hợp hòa khí và thời điểm đánh lửa. Trước năm 1981, chỉ có hệ thống điều khiển động cơ là EFI (Phun
nhiên liệu bằng điện tử), sử dụng máy tính để điều khiển lượng phun nhiên liệu. Ngoài EFI này, ngày nay,
còn có các hệ thống khác được điều khiển bằng máy tính, bao gồm ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử), ISC
(Điều khiển tốc độ chạy không tải), các hệ thống chẩn đoán, v.v...
Để máy tính làm việc được thích hợp, cần có một hệ thống toàn diện bao gồm các thiết bị đầu vào và
đầu ra. Trên một ô tô, các cảm biến như cảm biến nhiệt độ nước hoặc cảm biến lưu lượng khí nạp tương
ứng với thiết bị đầu vào. Và các bộ chấp hành như các kim phun hoặc các IC đánh lửa tương ứng với thiết
bị đầu ra. Máy tính điều khiển động cơ được gọi là ECU động cơ (hoặc ECM: Môđun điều khiển động cơ).
Các cảm biến, các bộ chấp hành và ECU động cơ gắn liền với các dây dẫn điện. Chỉ sau khi ECU động cơ
xử lý các tín hiệu vào từ các cảm biến và truyền các tín hiệu điều khiển đến các bộ chấp hành mới có thể
điều khiển được toàn bộ hệ thống như là một hệ thống điều khiển bằng máy tính.
- Hệ thống EFI (Phun nhiên liệu điện tử)
Hệ thống EFI sử dụng các cảm biến khác nhau để phát hiện các tình trạng hoạt động của động cơ và xe ô
tô. Theo các tín hiệu từ các cảm biến này, ECU tính toán lượng phun nhiên liệu thích hợp nhất và điều
khiển các kim phun để phun khối lượng nhiên liệu thích hợp. Trong thời gian xe chạy bình thường, ECU
động cơ xác định khối lượng phun nhiên liệu để đạt được tỷ lệ hòa khí theo lý thuyết, nhằm đảm bảo công
suất, mức tiêu thụ nhiên liệu và mức khí xả thích hợp trong cùng một lúc.Ở các thời điểm khác, như trong
thời gian hâm nóng, tăng tốc, giảm tốc hoặc các điều kiện làm việc với tải trọng cao, ECU động cơ phát
hiện các điều kiện đó bằng các cảm biến khác nhau và sau đó hiệu chỉnh khối lượng phun nhiên liệu nhằm
đảm bảo một hỗn hợp hòa khí thích hợp nhất ở mọi thời điểm.

- Hệ thống ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử)


Hệ thống ESA phát hiện các điều kiện của động cơ căn cứ vào các tín hiệu do các cảm biến khác nhau
cung cấp, và điều khiển các bugi đánh lửa ở thời điểm thích hợp. Căn cứ vào tốc độ động cơ và tải trọng
của động cơ, ESA điều khiển chính xác góc đánh lửa sớm để động cơ có thể tăng công suất, làm sạch khí
xả, và ngăn chặn kích nổ một cách có hiệu quả.
- Hệ thống ISC (điều khiển tốc độ không tải)
Hệ thống ISC điều khiển tốc độ không tải sao cho nó luôn luôn thích hợp ở các điều kiện thay
đổi (hâm nóng, phụ tải điện, v.v...) Để giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và tiếng ồn, một động cơ
phải hoạt động ở tốc độ càng thấp càng tốt trong khi vẫn duy trì một chế độ chạy không tải ổn định.
Hơn nữa, tốc độ chạy không tải phải tăng lên để đảm bảo việc hâm nóng và khả năng làm việc thích
hợp khi động cơ lạnh hoặc đang sử dụng máy điều hòa không khí.
- Hệ thống chẩn đoán
ECU động cơ có một hệ thống chẩn đoán. ECU luôn luôn giám sát các tín hiệu đang được chuyển vào
từ các cảm biến khác nhau. Nếu nó phát hiện một sự cố với một tín hiệu vào, ECU sẽ ghi sự cố đó dưới
dạng của những DTC (Mã chẩn đoán hư hỏng) và làm sáng MIL (Đèn báo hư hỏng). Nếu cần ECU có thể
truyền tín hiệu của các DTC này bằng cách nhấp nháy đèn MIL hoặc hiển thị các DTC hoặc các dữ liệu
khác trên màn hình của máy chẩn đoán cầm tay. Các chức năng chẩn đoán phát ra các DTC và các dữ liệu
về một sự cố trên một máy chẩn đoán có dạng tiên tiến và hoàn chỉnh cao của hệ thống điện tử.
Hệ thống điều khiển động cơ gồm có ba nhóm: các cảm biến, ECU động cơ, và các bộ chấp hành.
1.2.2. Các hệ thống điều khiển thân xe
Hệ thống điện thân xe áp dụng rất nhanh những tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho hệ thống an toàn hơn
và tạo ra nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Hệ thống điện thân xe bao gồm các hệ thống chia nhỏ sau đây:
™ - Hệ thống thông tin và chẩn đoán:
+ Các loại đồng hồ chỉ báo
+ Các đèn cảnh báo

+ Các cảm biến cho đồng hồ và cảm biến báo nguy


+ Các giắc chẩn đoán và giắc kết nối dữ liệu
™ - Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu:
+ Các đèn chiếu sáng
+ Các công tắc và rơle điều khiển
+ Các ECU đèn
+ Các cảm biến
™ - Hệ thống gạt nước rửa kính:
+ Các môtơ gạt nước
+ Công tắc và rơle điều khiển
+ Các ECU điều khiển
+ Các cảm biến
™ - Hệ thống khóa cửa, chống trộm:
+ Các môtơ điều khiển khóa cửa
+ Các bộ phận phát, nhận tín hiệu điều khiển cửa
+ Các công tắc rơle điều khiển
+ Các ECU điều khiển
+ Các cảm biến
™ - Hệ thống nâng hạ kính:
+ Các môtơ cửa sổ điện
+ Các công tắc cửa sổ điện
+ Các IC diều khiển và cảm biến tốc độ
™ - Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu:
+ Cụm gương và các môtơ
+ Các công tắc điều khiển và ECU
™ - Hệ thống điều hòa không khí:
+ Các cảm biến
+ ECU điều khiển
+ Các công tắc điều khiển
+ Các bộ phận chấp hành
™ - Hệ thống túi khí, dây đai:
+ Bộ túi khí
+ Bộ dây đai
+ Các cảm biến
+ Bộ kiểm soát CPU
™ - Hệ thống mạng CAN:
+ Các IC CAN
+ Các ECU
+ Cáp nối

1.2.3. Các hệ thống điều khiển gầm


1.2.3.1. Phân loại
Khung gầm ô tô hay còn được biết với cái tên Classis hoặc Frame. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành
bắt nguồn từ nước Pháp dùng để mô tả một bộ khung hay cấu trúc của một chiếc xe ô tô. Giống như bộ
khung xương của cơ thể người, khung gầm là bộ phận chính hỗ trợ hoạt động của chiếc xe, có trách nhiệm
nâng đỡ cho các thành phần chi tiết khác trong xe nhờ hệ thống các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau giúp
tạo nên hình dáng tổng thể của một chiếc xe. Khung xe này thường được làm bằng sắt, thép hoặc một số
loại vật liệu tổng hợp khác.
Một số khung gầm phổ biến hiện nay là khung gầm hình thang, khung gầm liền khối, khung xương sống,
khung hình ống và khung không gian bằng nhôm.

- Khung gầm hình thang


Có thể nói, đây là một trong những loại khung gầm lâu đời nhất hiện nay. Giống như tên gọi, loại
khung gầm này có hình dáng giống như một cái thang. Khung xe này thường được chế tạo từ chất liệu thép
và được thiết kế độc đáo gồm 2 thanh dọc dài đối xứng đóng vai trò chịu lực chính với nhiều thanh ngắn
bắt chéo ở giữa 2 thanh. Nhờ kết cấu chặt chẽ như thế nên khung gầm này có thể chịu được tải trọng lớn
với các lực tác động theo chiều dọc khi phanh xe hoặc tăng tốc. Hơn nữa, các bộ phận của khung gầm này
không được gắn cố định nên việc lắp ráp, sửa chữa và thay thế cũng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của khung gầm hình thang là có độ cứng xoắn khá yếu nên không chịu được tác
động của trọng tải theo phương thẳng đứng hoặc bị xóc nảy lên. Vì thế, khi lái xe có khung gầm này sẽ
không đảm bảo an toàn khi đi qua những đoạn cua hiểm hóc.

Hình 1.4. Khung gầm ô tô có hình dạng như cái thang


- Khung gầm hình xương sống
Khung gầm xương sống hay còn được gọi là khung gầm đơn, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm một ống
hình trụ có mặt cắt dọc theo trọng tâm của xe để nối trục phía trước với phía sau xe, trông như một khung
xương chính. Bên trong còn có một khoảng trống cho trục lái. Vì thế, loại khung gầm này có khả năng
chống chịu với mọi địa hình phức tạp, rất thích hợp với các dòng xe thể thao cỡ nhỏ.

Nhược điểm lớn nhất của loại khung gầm này là việc lắp ráp, sửa chữa trục truyền động của xe khá phức
tạp, dẫn đến chi phí sản xuất và bảo dưỡng khung gầm hình xương sống sẽ khá cao. Do đó, giá thành của
những loại xe có sử dụng khung này sẽ đắt hơn những loại xe khác trên thị trường.

Hình 1.5. Khung gầm xe hình xương sống

- Khung gầm nguyên khối


Khung gầm nguyên khối được thiết kế với một kết cấu duy nhất nối liền với lớp vỏ bao quanh tạo
thành một khối trông như chiếc lồng. Loại khung gầm này được cấu tạo từ các miếng nhỏ hàn lại với nhau
bằng laze trong dây chuyền sản xuất hơi nước nên khung gầm có độ cứng xoắn rất cao, có khả năng chống
chịu tốt và độ an toàn cao. Hơn nữa, nhờ kết cấu giống chiếc lồng nên sàn xe sẽ nằm liền với hệ thống gầm
ô tô, vì thế trọng tâm của xe sẽ thấp hơn làm tăng sự ổn định khi chạy vào các đoạn cua.

Tuy nhiên, khung gầm nguyên khối không thích hợp để sản xuất với số lượng nhỏ bởi nó được làm từ một
lượng kim loại lớn nên trọng lượng khá nặng và chi phí để sản xuất từng khung gầm sẽ rất đắt đỏ. Hơn nữa,
việc sửa chữa và bảo dưỡng xe sẽ khá tốn kém do các bộ phận gắn liền với nhau nên chỉ cần khung xe hoặc
gầm xe có hư hỏng sẽ dẫn đến toàn bộ hệ thống khung gầm bị ảnh hưởng.
Hình 1.6. Khung gầm ô tô nguyên khối không thích hợp để sản xuất với số lượng nhỏ

- Khung gầm hình ống


Khung gầm xe hình ống là khung xe dạng ống thép. Chúng được kết cấu từ nhiều ống cắt hình tròn hoặc
vuông đặt theo các hướng khác nhau nên rất chắc chắn, có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt. Vì thế, loại
khung gầm này được đánh giá là tốt nhất trong các loại khung gầm, đảm bảo được sự an toàn cho khách
hàng. Do đó, loại khung gầm này khá được ưa chuộng trong các loại xe đua tốc độ cao.

Hình 1.7. Khung gầm xe ô tô hình ống khá được ưa chuộng trong các loại xe đua tốc độ cao

- Khung gầm sử dụng không gian bằng nhôm


Có kết cấu tương tự như khung gầm nguyên khối, tuy nhiên, điểm khác biệt là loại khung gầm này sử dụng
chất liệu từ nhôm, trong khi khung gầm liền khối thường sử dụng chất liệu thép nguyên tấm là chủ yếu.
Hơn nữa, trọng lượng của khung gầm bằng nhôm cũng nhẹ hơn khung gầm liền khối rất nhiều, dẫn đến giá
thành sản phẩm cũng rẻ hơn.
Hình 1.8. Khung gầm xe ô tô bằng nhôm có trọng lượng nhẹ hơn khung gầm liền khối rất nhiều

1.2.3.2. Cấu tạo khung gầm ô tô


Hệ thống khung gầm ô tô bao gồm rất nhiều bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau, mỗi bộ phận sẽ có đặc
điểm và giữ vai trò khác nhau.
Hình 1.9. Kết cấu khung gầm ô tô gồm nhiều bộ phận khác nhau
- Khung xe
Khung xe là thành phần chính của hệ thống khung gầm ô tô, được cấu tạo bởi 2 thanh dọc theo hai bên xe
và các thanh ngắn nối ngang giữa 2 thanh. Có chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng tải của xe. Nếu khung xe
không được thiết kế cẩn thận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các đặc điểm như độ nghiêng của bánh lái, hình
dạng đầu xe và đặc biệt là khả năng động học khi lái xe.

- Động cơ
Động cơ ô tô là một bộ phận giúp chuyển đổi các dạng năng lượng khác thành cơ năng, giúp cung cấp công
suất, momen xoắn đến các bánh xe, nhờ đó mà xe ô tô có thể di chuyển trên đường với tốc độ mong muốn
của khách hàng.

Thông thường động cơ được gắn trên khung xe, tùy vào từng loại xe khác nhau mà động cơ có thể được
gắn ở phía trước, ở trung tâm hoặc phía sau xe. Cấu tạo của động cơ khá phức tạp gồm các thành phần như
hệ thống van nạp và xả, bugi, thanh truyền, trục khuỷu, piston,…Hiện nay, trên thị trường có 3 loại động cơ
phổ biến như động cơ hơi nước, động cơ đốt trong và động cơ điện.

- Bộ tản nhiệt
Bộ tản nhiệt hay còn gọi là hệ thống làm mát động cơ. Đây là bộ trao đổi nhiệt bằng kim loại chứa đầy chất
chống đông bên trong, các ống cao su được nối với nó và được gắn vào các cổ động cơ tương ứng cho phép
nước của hệ thống làm mát lưu thông trong chúng, giúp nhiệt độ động cơ không cao quá mức cho phép.
Các bộ phận cấu tạo nên bộ tản nhiệt gồm quạt, máy bơm tuần hoàn nước và bộ truyền động đai quạt.

- Ly hợp
Thành phần tiếp theo trong hệ thống khung gầm của ô tô là ly hợp. Bộ phận này có nhiệm vụ kết nối và
ngắt kết nối động cơ với hộp số một cách nhẹ nhàng. Nhờ có bộ ly hợp mà quá trình sang số trở nên mượt
mà hơn.

Bộ ly hợp gồm có 2 kim loại quay với tốc độ RPM là bánh đà và đĩa áp suất với lớp lót ly hợp nằm giữa hai
bộ phận đó. Tuy nhiên, đối với hệ thống ly hợp tự động, ly hợp sẽ hoạt động theo lực ép của chất lỏng nên
thao tác ly hợp bằng tay không cần thiết nữa.
Hình 1.10. Bộ phận ly hợp trong hệ thống khung gầm có nhiệm vụ kết nối và ngắt kết nối động cơ với hộp
số

- Hộp số
Hộp số giúp xe di chuyển lùi về sau một cách dễ dàng. Ngoài ra, nó còn cung cấp mô men xoắn, bất cứ khi
nào lực cản vượt quá mức cho phép thì tỷ số truyền của nó sẽ được thay đổi.

- Khớp nối tổng thể


Khớp nối tổng thể hay còn được gọi là khớp vạn năng, là một bộ phận trong hệ thống khung gầm ô tô có
chức năng kết nối các mô men xoắn từ bất kỳ góc nào. Khớp nối tổng thể có hai bộ phận nằm phía sau là
hộp số và trục trước.
Hình 1.11. Bộ phận khớp nối tổng thể trong hệ thống khung gầm kết nối các mô men xoắn từ bất kỳ góc
nào
- Ổ đĩa cuối cùng – bánh răng đầu tiên
Truyền động cuối cùng sẽ truyền mô men xoắn từ khớp nối tổng thể dọc kiêm với trục đi đến bán trục.

Bánh răng chính là bộ phận truyền động của ô tô có nhiệm vụ chuyển đổi và phân phối các mô men xoắn
đến các bánh dẫn động.

- Khóa vi sai
Khóa vi sai là thuật ngữ chuyên ngành được dùng để chỉ những bộ phận có tác dụng truyền năng lượng
động cơ hộp số đến các bánh dẫn động. Cụ thể hơn, khóa vi sai là hệ thống bao gồm các bánh răng nằm
trên trục nối của 2 bánh xe. Nhờ có bộ vi sai nên các bánh xe sẽ di chuyển với tốc độ ổn định, tạo được sự
cân bằng khi xe chạy vào các đoạn cua, tránh tình trạng trượt quay bánh xe, tạo sự an toàn cho khách hàng.
Hiện nay, trên thị trường có hai loại khóa vi sai phổ biến là khóa vi sai mở và khóa vi sai khóa.

Hình 1.12. Bộ phận khóa vi sai trong hệ thống khung gầm


- Bán trục
Bán trục được sử dụng trong các hệ thống treo phụ thuộc và dùng khớp các đăng đồng tốc cho những xe có
hệ thống treo độc lập, làm nhiệm vụ dẫn đường. Ngoài ra, bán trục còn có tác dụng tiếp nhận tải trọng uốn
do lực tác động lên các bánh xe.

- Khung đỡ
Khung đỡ là bộ phận hỗ trợ động cơ, bánh xe, thân xe và một số bộ phận khác.

- Lò xo và bánh xe
Lò xo và bánh xe sẽ truyền tải trọng của xe từ khung xe xuống mặt đường.Lò xo có tác dụng giảm chấn
động trên mặt đường, tạo nên sự êm ái khi xe di chuyển qua các ổ gổ trên mặt đường. Nhờ giảm chấn tốt
nên lò xo thường được dùng trong hệ thống treo độc lập. Thông thường, lò xo được chế tạo từ thép dẻo
dạng tấm với thiết kế ren giúp cho lò xo có độ bền tốt hơn.

Bánh xe trong kết cấu khung gầm xe ô tô có tác dụng tăng độ ma sát, giúp xe không bị trượt trên những địa
hình khắc nghiệt. Lốp xe có rất nhiều loại như cứng, trơn, trung bình tùy theo nhu cầu của khách hàng lựa
chọn. Chất liệu trơn thường có cấu trúc mềm hơn nên nhanh khô hơn và có độ bám cao hơn những loại
khác.

- Hệ thống giảm xóc


Hệ thống giảm xóc này khác với lò xo ở chỗ nó không có khả năng chống lại áp suất tới. Tuy nhiên, bộ
phận này có thể hấp thụ được chấn động phát sinh khi lò xo hoạt động. Cụ thể là khi ô tô di chuyển qua các
bề mặt gồ ghề, do tính linh hoạt của lò xo và trọng lượng xe quá nặng làm xuất hiện những cú sốc lớn. Lúc
này hệ thống giảm xóc sẽ hoạt động để giúp ô tô tránh được những cú sốc đó, nó có thể chịu được lực xung
kích thông qua cơ chế chất lỏng.

- Hệ thống điện
Hệ thống điện chỉ chiếm khoảng 20% diện tích nhưng lại có khả năng điều khiển hoạt động của cả chiếc xe
lên đến 80%. Ngoài ra, hệ thống điện còn tham gia mã hóa, điều khiển thiết bị chống trộm, điều khiển bộ
điều hòa không khí, định vị GPS,…

Hình 1.13. Hệ thống điện điều khiển 80% hoạt động xe


- Hệ thống điều khiển ô tô
Hệ thống điều khiển ô tô bao gồm các hệ thống lái, điều khiển động cơ, hệ thống phanh và điều khiển bộ
truyền động

- Hệ thống lái
Ngoài các bộ phận trên thì khung gầm xe ô tô còn có hệ thống lái, có chức năng điều chỉnh kiểu lái và điều
khiển hướng di chuyển của bánh trước theo mong muốn của người vận hành. Hệ thống này bao gồm các bộ
phận như cơ cấu lái, trợ lực lái và dẫn động lái.
Hiện nay trên thị trường hệ thống lái chia làm 4 loại chính là hệ thống lái trợ thủy lực HPS, hệ thống Steer
by wire, hệ thống lái điều khiển điện tử EHPS và cuối cùng là hệ thống lái chủ động AFS.

- Hệ thống phanh
Với hệ thống phanh, người lái có thể giảm tốc độ ô tô một cách dễ dàng bằng cách chỉ cần đạp phanh thì hệ
thống sẽ sử dụng ma sát để năng lượng quay của bánh xe biến thành nhiệt năng, giúp xe dừng lại một cách
nhanh chóng. Có 4 loại phanh được sử dụng phổ biến trên ô tô là phanh đĩa, phanh tang trống, phanh khẩn
cấp và phanh bó cứng ABS.

- Kiểm soát động cơ


Trong hệ thống khung gầm của ô tô thì bộ phận này sẽ cho phép thay đổi số vòng quay của trục khuỷu cho
phù hợp với nhu cầu.

- Hệ thống truyền động


Bộ phận cuối cùng trong hệ thống khung gầm xe ô tô là hệ thống truyền động. Bộ truyền động bao gồm các
hệ thống bánh răng có nhiệm vụ giới hạn hoặc thay đổi các mối quan hệ giữa tốc độ của bánh xe với tốc độ
của động cơ xe.

Tất cả những bộ phận trên đã cấu tạo nên khung gầm ô tô hoàn chỉnh. Hệ thống khung gầm không chỉ giúp
nâng đỡ hệ thống xe mà còn có chức năng bảo vệ trong quá trình sử dụng của người dùng.
Chương 2.Động cơ V10-TD với hệ thống phun nhiên liệu bơm phản lực
2.1Giới thiệu Động cơ V10-TD
Động cơ V10-TDI là động cơ diesel

mới được phát triển, trong đó kết cấu

trọng lượng nhẹ sáng tạo và sức

mạnh to lớn được kết hợp trong kích

thước nhỏ gọn.

Nó có một khối xi lanh làm bằng nhôm,

trong đó hai hàng xi lanh được sắp xếp

nghiêng một góc 90o với nhau.

Bộ phận điều khiển và phụ trợ được dẫn động

bằng các bánh răng Hệ thống phun nhiên liệu dạng bơm

phản lực đã được thử nghiệm và thử


nghiệm đảm bảo hiệu suất cao với
lượng khí thải thấp.

Đặc điểm kỹ thuật cơ khí động cơ

– Khối xi lanh làm bằng nhôm với giá đỡ cuối làm bằng gang

– Nối đầu xi lanh và khối xi lanh thông qua kết nối vít thanh giằng

– Bộ điều khiển và phụ trợ dẫn động bằng bánh răng

– Trục cân bằng để giảm rung

Tính năng kỹ thuật quản lý động cơ

– Hai bộ điều khiển động cơ

– Được sạc bằng 2 bộ tăng áp có thể điều chỉnh

– Tuần hoàn khí thải được thực hiện bằng các van tuần hoàn khí thải điều khiển

bằng khí nén với các nắp đường ống nạp vận hành bằng điện

– Đầu dò Lambda để kiểm soát tuần hoàn khí thải


2.1.2 Thông số kỹ thuật
Mã động cơ AYH AJS
( Touareg) ( Phaeton )

Construction Động cơ V, góc chữ V 90

Displacement 4921 cm

Bore 81mm

Stroke 91.5 mm

Valves per 2
cylinder

Compression 18:1
ratio

Max. output 230 kW tại 4000 rpm

Max. torque 750 Nm tại 2000 rpm

Engine Bosch EDC 16


management

Fuel Dầu diesel ít nhất 49 CZ hoặc dầu diesel sinh học

Ignition 1 – 6 – 5 – 10 – 2 – 7 – 3 – 8 – 4 – 9
sequence

Exhaust EU 3
emission
standard
2.2 Thành phần động cơ
2.2.1 Máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện được bố trí tiết kiệm không gian trong không gian chữ V của
động cơ.
Nó được dẫn động bằng bộ truyền động giảm tốc thông qua trục truyền động
và đĩa Hardy của truyền động giảm tốc. Do trục truyền động, tốc độ máy phát điện
tăng gấp 3,6 lần So với tốc độ động cơ.
Điều này giúp tăng hiệu Suất máy phát điện có thể đáp ứng nhu cầu năng
lượng cao của hệ thống điện trên xe ngay cả khi chạy không tải.

Máy phát điện được làm mát bằng chất lỏng

Kết nối chất làm mát


Máy phát điện xoay chiều

Trục truyền

Đĩa cứng
ổ bánh răng Trục khuỷu
2.2.2 Bơm trợ lực lái máy nén hệ thống điều hoà không khí

Bơm trợ lực lái và máy nén của hệ

thống điều hòa được bố


trí thành một dãy trên
lốc máy. Bơm trợ lực
lái được dẫn động trực
tiếp bởi bộ truyền động
bánh răng.Máy nén của
hệ thống điều hòa được
dẫn động bởi trục dẫn
động chung và hai đĩa
Hardy xếp thành
hàng.Việc bảo vệ quá
tải cho máy nén của hệ Bơm trợ lực
lái
thống điều hoà không
khí được thực hiện
bằng một chi tiết cao su Máy nén hệ
định hình. thống điều
hoà không
Việc bảo vệ quá tải cho khí

máy nén của hệ thống


điều hoà không khí Đĩa cứng
được thực hiện bằng chi
tiết cao cu định hình.
2.2.3 Tuần hoàn dầu

Van ngắn
mạch
Vách ngăn hồi
dầu

Làm mát Lọc dầu


Vách ngăn hồi dầu Vách ngăn hồi
Công tắc áp dầu
suất dầu
Bơm chân
không

Khí thải
Pittong với kênh làm tăng áp
mát

Vòi phun dầu ( làm


Cung cấp dầu của mô-
mát pittong)
đun truyền động đai
Tách dầu
Bơm dầu

Không có áp suất Van điều khiển


áp suất dầu
Có áp suất Lỗ hút
Các van điều khiển áp suất dầu kiểm soát áp suất dầu của động cơ. Chúng mở ngay khi
áp suất dầu đạt đến giá trị cho phép.
Van ngắn mạch mở khi bộ lọc dầu bị tắc, do đó đảm bảo cung cấp dầu cho động cơ.
Các vách ngăn hồi dầu ngắn không cho dầu chảy ngược ra khỏi đầu xi lanh và vỏ bộ lọc
dầu vào chảo dầu khi động cơ dừng hoạt động.

2.2.4 Hệ thống quét dầu, lái xe bình thường

Hệ thống dầu nén, động cơ

Hồi dầu

Hồi
Hồi dầu Kênh
dầu
dầu
Hồi dầu bánh
nén
bộ tăng răng
Máy bơm áp
áp
suất dầu

Mức dầu- hoạt


động bình
thường

Van điều khiển


áp suất dầu
Bẫy nắp Tách dầu
Bơm hút dầu

Lỗ hút
Trong quá trình lái đồng đều, cân bằng, hai bơm áp suất dầu hút dầu ra khỏi thùng chứa
dầu qua cổ nạp dầu và bơm vào hệ thống dầu nén của động cơ.
Tại đó, dầu được hút ra bởi máy bơm quét dầu và quay trở lại bể chứa dầu bằng bộ tách
dầu.
Một phần dầu hồi chảy trực tiếp vào ngăn chứa của chảo dầu trong khi phần còn lại chảy
từ đường hồi của bộ tăng áp và của bộ truyền động bánh răng vào khu vực phía sau của
chảo dầu.
Bình tách dầu hoạt động theo nguyên lý lốc xoáy. Nó tách dầu khỏi hỗn hợp dầu – không
khí đã được làm sạch trước khi dầu chảy trở lại bể chứa dầu.

2.2.5 Hệ thống quét dầu, lái xe lên dốc


Khi lái xe lên dốc hoặc khi tăng tốc, dầu sẽ chảy vào khu vực phía sau của chảo
dầu.
Các bẫy nắp đóng lại, do đó ngăn không cho tất cả dầu chảy vào khu vực phía
sau của chảo dầu. Máy bơm quét dầu hút dầu ra khỏi khu vực phía sau của chảo dầu.
Điều này đảm bảo hồi dầu không áp suất từ bộ tăng áp và bộ truyền động bánh răng.
Dầu đã được loại bỏ được vận chuyển đến bể chứa bằng thiết bị tách dầu. điều
này đảm bảo cung cấp dầu của dầu máy bơm áp suất.
Hệ thống dầu nén, động cơ

Hồi dầu

2.2.6 Hệ thống quét dầu, lái xe đổ đèo

Khi xuống dốc hoặc khi phanh, dầu sẽ đọng lại ừ phần trước của chảo dầu. Nhờ
đó, mức dầu nằm trên cổ họng châm dầu, đảm bảo cung cấp dầu cho các bơm áp suất
dầu. Dầu quay lại từ bộ tăng áp và bộ truyền động bánh răng có thể chảy vào bể chứa dầu
thông qua các bẫy nắp mở .

Hệ thống dầu nén, động cơ

Hồi dầu
2.2.7 Hệ thống tuần hoàn nước làm mát
1. Bộ làm mát để lưu thông nước làm mát động cơ
2. Bộ làm mát cho máy phát điện / làm mát nhiên liệu
3. Bơm nước làm mát sau khi chạy V51
4. Kiểm tra van nước
5. Bơm làm mát nhiên liệu V166
6. Thân van
7. Đầu xilanh/khối xilanh
8. Máy phát điện xoay chiều
9. Bộ làm mát nhiên liệu
10. Bình chứa
11. Bơm tuần hoàn V55
12. Bộ trao đổi nhiệt
13. Máy sưởi phụ
14. Bộ làm mát hồi lưu khí thải
15. Bộ gửi nhiệt độ nước làm mát G62
16. Bộ gửi nhiệt độ nước làm mát – bộ làm mát

Tuần hoàn nước làm mát cho máy phát điện và làm mát nhiên liệu (chỉ có ở Touareg)
Ở Touareg, động cơ V10-TDI có lưu thông chất làm mát riêng biệt cho máy phát điện và
làm mát nhiên liệu. Điều này là bắt buộc bởi vì các nhiệt độ của chất làm mát quá cao để
làm mát hồi nhiên liệu khi động cơ đang chạy.
 Bơm nước làm mát động cơ V51
Máy bơm nước làm mát chạy sau là máy chạy bằng điện máy bơm điều khiển
được kích hoạt bởi động cơ

Bộ điều khiển.
Nó thực hiện hai nhiệm vụ:
1. Ở tốc độ động cơ thấp, bơm nước làm mát chạy sau hỗ trợ điều khiển cơ học
bơm nước làm mát, do đó cung cấp đủ tuần hoàn nước làm mát.
2. Để thực hiện chức năng chạy nước làm mát sau khi chạy, máy bơm được kích
hoạt bởi bộ điều khiển động cơ theo bản đồ đặc trưng.
 Bơm tuần hoàn V55
Bơm làm mát nhiên liệu là một tuần hoàn điện bơm. Nếu được yêu cầu, nó
được kích hoạt bởi Bộ điều khiển khí hậu điện tử, cung cấp lưu thông
của chất làm mát trong vòng tuần hoàn chất làm mát cho máy phát điện và làm
mát nhiên liệu.
1. Khi động cơ hoạt động, máy bơm cung cấp một dòng chất làm mát tăng
lên thông qua bộ trao đổi nhiệt cho lò sưởi, nó cũng hỗ trợ hoạt động
của phụ trợ lò sưởi.

2. Máy bơm thực hiện nhiệm vụ của nhiệt dư hoạt động cho đến 30 phút
sau khi động cơ bị dừng lại. Đối với mục đích này, nó được kích hoạt
bằng bộ điều khiển khí hậu điện tử khi người lái xe kích hoạt chức năng
nhiệt còn lại.

 Bơm làm mát nhiên liệu V66

Bơm làm mát nhiên liệu là một hệ thống tuần hoàn điện bơm. Nếu cần thiết, nó
được kích hoạt bởi động cơ bộ điều khiển, cung cấp sự lưu thông của chất làm mát
trong vòng tuần hoàn nước làm mát cho máy phát điện và
việc làm mát nhiên liệu.

2.2.8 Bộ điều chỉnh nhiệt để làm mát động cơ được điều khiển bằng bản đồ
đặc trưng

Bộ điều nhiệt cho điều khiển bản đồ đặc tính làm mát động cơ nằm trong liên
kết đường ống của vỏ bộ điều khiển chất làm mát. Nhiệm vụ của nó là chuyển đổi giữa
chất làm mát lớn và nhỏ hệ thống lưu thông. Để làm điều này, nó được kích hoạt bởi bộ
điều khiển động cơ theo yêu cầu trạng thái hoạt động của động cơ. Đặc điểm bản đồ có
chứa giá trị danh nghĩa nhiệt độ phụ thuộc vào tải của động cơ là lưu trữ trong bộ phận
điều khiển động cơ.

Ưu điểm của đặc tính kiểm soát bản đồ làm mát động cơ là nhiệt độ của chất
làm mát mức độ có thể được điều chỉnh cho hoạt động hiện tại trạng thái của động cơ.
Điều này giúp tiết kiệm nhiên liệu mức tiêu thụ trong phạm vi tải một phần và giảm khí
thải.
Mối nối ống của vỏ bộ điều khiển
chất làm mát

Mối nối ống của vỏ bộ


điều khiển chất làm mát

lò xo nén
sưởi ấm
điện trở

phần tử đàn
hồi stroke pin
2.2.9 Hệ thống nhiên liệu
Nhiên liệu được vận chuyển ra khỏi thùng nhiên liệu đến bộ phận lọc nhiên liệu
bằng bơm nhiên liệu điện. Bơm nhiên liệu cơ học hút nhiên liệu ra khỏi bộ lọc nhiên liệu
và vận chuyển nó ở áp suất cao vào đường ống dẫn nhiên liệu chạy sơ bộ.
Nhiên liệu không cần thiết cho quá trình phun nhiên liệu được vận chuyển qua
dòng hồi lưu của ống dẫn nhiên liệu đến bộ lọc nhiên liệu và từ đó quay trở lại thùng
nhiên liệu thông qua bộ làm mát nhiên liệu.

Máy phát nhiệt độ


nhiên liệu

Bộ phận lọc nhiên


liệu

Bơm nhiên liệu Bộ gửi nhiệt độ


nhiên liệu
ống dẫn nhiên liệu

Dòng hồi lưu


Chạy sơ bộ – áp suất thấp
Chạy sơ bộ – áp suất cao
2.2.10 Sơ đồ tổng thể
Bơm nhiên liệu điện hoạt động như bơm vận chuyển sơ bộ, bơm nhiên liệu đến
bộ phận lọc nhiên liệu.
Van một chiều ngăn không cho nhiên liệu chảy ra ngoài của đường ống dẫn
nhiên liệu và đường chạy sơ bộ trở lại bình nhiên liệu khi động cơ ở tốc độ
bế tắc.
Bộ lọc nhiên liệu bảo vệ hệ thống phun khỏi bị bẩn và mài mòn bởi các hạt và
nước.
Các máy bơm nhiên liệu vận chuyển nhiên liệu ra khỏi bộ lọc nhiên liệu và
bơm ở áp suất cao vào quá trình chạy sơ bộ của ống dẫn nhiên liệu.
Các van điều khiển áp suất điều chỉnh áp suất nhiên liệu trong lần chạy sơ bộ
nhiên liệu đến khoảng 8,5 bar.
Các van giảm áp suất giới hạn áp suất nhiên liệu trong dòng nhiên liệu hồi về ở
mức xấp xỉ. 1 thanh. Kết quả là các điều kiện áp suất trong hệ thống nhiên liệu được cân
bằng.
Bộ gửi nhiệt độ nhiên liệu được sử dụng để ghi lại lượng nhiên liệu
nhiệt độ cho bộ điều khiển động cơ.
Van gia nhiệt trước dẫn nhiên liệu trong dòng hồi lưu vào bộ lọc nhiên liệu khi
nhiệt độ bên ngoài thấp, do đó ngăn chặn tắc nghẽn của bộ lọc chèn.
Bộ làm mát nhiên liệu làm mát nhiên liệu trong dòng hồi lưu để bảo vệ bình
nhiên liệu khỏi nhiên liệu quá nóng.

Van giảm áp
Dòng hồi
nhiên liệu

Gửi nhiệt độ
nhiên liệu
Van điều khiển áp
suất
Máy bơm
phản lực

ống dẫn nhiên liệu

bộ làm mát nhiên


Bơm nhiên liệu điện
liệu
ống dẫn nhiên
liệu

Trở về
Chạy sơ bộ – áp suất thấp
Chạy sơ bộ – áp suất cao

You might also like