You are on page 1of 18

1.

Tên học phần: HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ


2. Số tín chỉ: 02
3. Phân bổ thời gian:
- Lý thuyết: 29 tiết
- Kiểm tra: 01 tiết
4. Tài liệu học tập:
[1]. Đào Mạnh Hùng (2012), Bài Giảng Các hệ thống cơ điện tử
trên ô tô, Trường Đại học GTVT Hà Nội.
[2]. Đỗ văn Dũng (2007), Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện
đại, Trường Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh
[3]. Phạm Anh Tuấn biên dịch của ROBERT H. BISHOP (2005),
Cơ điện tử (tập 1, 2), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
[4]. Konrad Reif (2015), Automotive Mechatronics, Bosch
Professional Automotive Information, Springer Vieweg
[5]. B.T. Fijalkowski (2011), Automotive Mechatronics:
Operational and Practical Issues Volume I,II, Springer, Poland
Nội dung tổng quát:

Phân bổ thời gian

Lý Tài liệu học tập, Tổng


Nội dung Thảo Bài tập Kiểm
thuyết, tham khảo cộng
luận lớn tra
Bài tập

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG


VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ 2 2
TRÊN Ô TÔ
Chương 2. CÁC THÀNH PHẦN
CỦA HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ 6 6
TRÊN Ô TÔ

Chương 3: HỆ THỐNG ĐIỀU


KHIỂN ĐỘNG CƠ 8 8

Chương 4. HỆ THỐNG ĐIỀU 13 1 14


KHIỂN Ô TÔ
Tổng 29 1 30
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.1. Khái niệm chung
 Mechatronics International Journal cho định nghĩa đầu tiên
năm 1991: “Cơ điện tử trong hình thức cơ bản của nó có thể coi là
sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí và điện trong các quá trình công
nghệ hiện đại. Đó là khái niệm tương đối mới với việc thiết kế các
hệ thống, thiết bị và sản phẩm nhằm mục đích đạt được sự cân
bằng tối ưu giữa cấu trúc cơ học và việc điều khiển tổng thể nó“

 Năm 1996, tạp chí IEEE Transaction on Mechatronics định


nghĩa: “Cơ điện tử là sự kết hợp của kỹ thuật cơ khí với điện tử và
điều khiển máy tính thông minh trong việc thiết kế và sản xuất các
sản phẩm công nghiệp và các quá trình”
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.1. Khái niệm chung
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.1. Khái niệm chung
Hệ thống cơ điện tử là thiết bị công nghệ cơ khí điều khiển tự
động bởi thiết bị điện tử => Thiết bị công nghệ cơ khí + bộ điều
khiển tự động bằng điện tử.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.1. Khái niệm chung
Các thành phần của hệ thống cơ điện tử
1. Thiết bị công nghệ cơ khí:
Đây chính là cơ cấu máy công tác, thực hiện các thao tác của quá
trình công nghệ.
2. Cảm biến (sensor)
Là thiết bị chuyển đổi năng lượng từ dạng này qua dạng khác, được
dùng để xác định giá trị các đại lượng vật lý. Ví dụ cảm biến vận tốc,
cảm biến gia tốc, cảm biến ứng suất, cảm biến áp suất, cảm biến lưu
lượng…
3. Cơ cấu chấp hành (actuator)
Đây là thiết bị nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài và tác động
vào thiết bị công nghệ trên cơ sở tín hiệu điều khiển từ bộ điều khiển.
Trong các hệ thống cơ điện tử thường gặp ba loại cơ cấu chấp hành là
công tắc, động cơ (điện) tịnh tiến và động cơ (điện) quay.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.1. Khái niệm chung
Các thành phần của hệ thống cơ điện tử
4. Bộ vi xử lý (microprocessor)
Dùng làm lõi của bộ điều khiển. Cấu trúc của nó gồm 4 thành
phần chính: bộ tính toán số học và lô gíc, bộ điều khiển, các thanh
ghi và các bus truyền thông.
5. Phần mềm điều khiển
Phần mềm điều khiển thể hiện thuật toán điều khiển, có tác dụng
chỉ ra cách thức hệ thống hoạt động.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.1. Khái niệm cơ điện tử
1.1.2. Vai trò của cơ điện tử
Hệ thống cơ điện tử thực hiện việc điều khiển toàn bộ động cơ,
hệ thống truyền lực, hệ thống phanh và các hệ thống khác với độ
chính xác cao bằng ECU (bộ vi xử lí). Đây là một hệ thống điều
khiển tổng hợp các hệ thống điều khiển bởi các ECU khác nhau
đảm bảo tính năng cơ bản của ôtô. Việc phát triển các hệ thống cơ
điện tử trên ô tô nhằm giải quyết các vấn đề:
-Tối ưu hóa quá trình làm việc của động cơ nhằm giảm tiêu hao
nhiên liệu, giảm phát thải khí độc hại và tăng công suất của động
cơ.
- Tăng tính an toàn chuyển động của ô tô (bao gồm an toàn chủ
động và an toàn thụ đông).
- Tăng tính tiện nghi sử dụng nhằm giảm mệt mỏi cho người ngồi
trên xe…
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Vào đầu những năm 1960, thiết bị điện tử trên ô tô chỉ là thiết
bị radio. Các thiết bị chức năng khác thuần túy là cơ khí hoặc điện
từ. Đai an toàn lúc bấy giờ thuần túy cơ khí. Hệ thống cung cấp
điện thuần túy là hệ thống điện từ. Hệ thống đánh lửa thường dùng
tiếp điểm cơ khí; năm 1966, hãng BOSCH đã thành công trong
việc chế tạo hệ thống phun xăng kiểu cơ khí …

Đầu những năm 80, BOSCH đã cho ra đời hệ thống phun sử


dụng kim phun điều khiển bằng điện. Có hai loại: hệ thống L-
Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định nhờ cảm biến đo lưu
lượng khí nạp) và D-Jetronic (lượng nhiên liệu được xác định dựa
vào áp suất trên đường ống nạp).
Đến năm 1984, người Nhật (mua bản quyền của BOSCH) đã
ứng dụng hệ thống phun xăng L-Jetronic và D-Jetronic trên các xe
của hãng Toyota
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Song song, với sự phát triển của hệ thống phun xăng, hệ thống
điều khiển đánh lửa theo chương trình (ESA–electronic spark
advance) cũng được đưa vào sử dụng vào những năm đầu thập kỷ
80. Sau đó, vào đầu những năm 90, hệ thống đánh lửa trực tiếp
(DIS–direct ignition system) ra đời, cho phép không sử dụng delco
và hệ thống này đã có mặt trên hầu hết các xe thế hệ mới.

Ngày nay, gần như tất cả các ôtô đều được trang bị hệ thống
điều khiển động cơ cả xăng và diesel theo chương trình, giúp động
cơ đáp ứng được các yêu cầu gắt gao về khí xả và tính tiết kiệm
nhiên liệu. Thêm vào đó, công suất động cơ cũng được cải thiện rõ
rệt.
Những năm gần đây, một thế hệ mới của động cơ phun xăng đã
ra đời. Đó là động cơ phun trực tiếp GDI. Trong tương lai gần, chắc
chắn GDI sẽ được sử dụng rộng rãi.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Alfa Romeo 2000 đời 1980 trở thành chiếc xe đầu tiên sử dụng
công nghệ nạp thông minh - sử dụng các cơ cấu dẫn động cơ khí.
Đến năm 1987 Nissan tiếp tục phát triển công nghệ này với việc sử
dụng kết hợp điện tử để điều khiển việc đóng mở các xupap nạp để
nâng cao hiệu quả làm việc của động cơ ở chế độ chờ và số vòng
quay thấp.

Tuy nhiên công nghệ này đạt được mức độ hoàn thiện nhất là là
khi BMW ra mắt công nghệ VANOS cho phép điều chỉnh một cách
liên tục cả hai xupap nạp và xả cho phép tối ưu hóa hiệu quả làm
việc của động cơ, giúp tăng công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu và
khí xả cho động cơ.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Cũng vào những năm cuối 1970, hệ thống chống bó cứng bánh
xe khi phanh ABS được ứng dụng trên ô tô.
Hệ thống điều khiển chống trượt quay TCS (traction control
system) được phát triển trên ô tô vào giữa những năm 1990. Các
cảm biến xác định sự trượt quay của các bánh xe trong quá trình
tăng tốc và bộ điều khiển (vi xử lý) điều khiển giảm công suất của
động cơ truyền đến bánh xe và phanh bánh xe bị trượt quay.
Hệ thống điều khiển quá trình động lực học ô tô VDC (Vehicle
Dynamics Control) được giới thiệu trên ô tô vào cuối những năm
1990. Lúc bấy giờ, hệ thống này làm việc tương tự như TCS nhưng
có thêm cảm biến quay thân xe và cảm biến gia tốc ngang.
Hiện nay trên ô tô sử dụng hệ thống điều khiển ổn định của ôtô
ESC (electronic stability control). Nó thực hiện điều chỉnh lực kéo
và lực phanh tại các bánh xe để tránh các hiện tượng quay vòng
thừa và quay vòng thiếu.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Hộp số tự động chuyển số đã được đưa vào sử dụng trên ô tô
vào khoảng 1934 với kết cấu cơ khí thủy lực đơn thuần (AT:
Automatic Transmission).
Sau những năm 1975 loại hộp số này chuyển sang dùng với kết
cấu cơ khí thủy lực điện từ (EAT: Electronic Automatic
Transmission).
Hiện nay hộp số EAT không ngừng được hoàn thiện. So với hộp
số AT thông thường, hộp số EAT có nhiều ưu điểm nổi trội như:
đảm bảo điều khiển chuyển số vào thời điểm gần với điểm tối ưu
hơn, cho phép tạo nên nhiều chế độ hoạt động khác nhau phù hợp
với tính đa dạng làm việc của ô tô thông qua các chế độ lựa chọn
như: bình thường, tối ưu công suất hay tiết kiệm nhiên liệu
(Normal, Power, Economy).
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Trên ô tô hiện nay, các bộ vi xử lý 8, 16 và 32 bít được sử dụng
để hực hiện các chức năng điều khiển khác nhau. Các bộ vi điều
khiển với các bộ nhớ EEPROM/EPROM và nhiều thiết bị chức
năng khác như ADC, PWM, Timer,… được tích hợp trong chip dần
được ứng dụng trên ô tô.
Các bộ vi điều khiển loại 32 bit dùng cho điều khiển động cơ,
hệ thống truyền lực, túi khí; loại 16 bit dùng cho ABS, TCS, VDC,
hệ thống điều hòa không khí… và loại 8 bit hiện chỉ dùng để điều
khiển ghế, cửa, gương… Trên mỗi ô tô hiện nay có khoảng 40 đến
70 bộ vi điều khiển.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Các hệ thống cơ điện tử trên ô tô hiện đang được phát triển theo
hướng hoàn toàn tự động nhằm nâng cao tính năng an toàn, tính
thân thiện với môi trường, tính tiện nghi.
Các hệ thống điều khiển bằng điện và các hệ thống mạng không
dây để truyền thông giữa ô tô với các trung tâm điều độ giao thông
và với các ô tô khác đang được nghiên cứu ứngdụng.
Các hệ thống vi cơ điện MEMS (Micro ElectroMechanical
System), rada sóng ngắn đang được nghiên cứu ứng dụng trên các
ô tô và các hệ thống cơ điện tử trên ô tô ngày càng tinh tế với nhiều
chức năng ưu việt.
Ứng dụng của hệ thống định vị toàn cầu GPS đang được nghiên
cứu trên ô tô và ô tô được dự đoán sẽ hoàn toàn tự động trong vòng
vài thập kỷ tới.
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.3. Sơ đồ hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Ô tô ngày nay là tổ hợp của các hệ thống cơ khí, thủy khí và cơ -
điện tử, trong đó hệ thống cơ điện tử gồm 3 thành phần chính là:
- Khối các thông tin đầu vào, chủ yếu là các cảm biến;
- Khối tính toán và điều khiển, là các ECU;
- Khối các cơ cấu chấp hành, chủ yếu là các rơle điện từ, các van
điện từ, các loại môtơ, các mạch IC điều khiển.
Hệ thống cơ- điện tử được ví
như cấu trúc của con người
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.3. Sơ đồ hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ
1.3. Sơ đồ hệ thống cơ điện tử trên ô tô
Hệ thống điều khiển theo chương trình, bao gồm các cảm biến
kiểm soát liên tục tình trạng hoạt động của hệ thống. Một bộ ECU
tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến, xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu điều
khiển đến cơ cấu chấp hành.
Cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh ECU và đáp ứng các
tín hiệu phản hồi từ các cảm biến. Hoạt động của hệ thống điều
khiển đem lại sự chính xác và thích ứng cần thiết.
ECU cũng đảm bảo sự tối ưu ở các chế độ hoạt động của hệ
thống, giúp chẩn đoán hệ thống

You might also like