You are on page 1of 68

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HOÁ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
ĐIỀU KHIỂN LOGIC
CHUYÊN NGÀNH:
KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

NHÓM: 17Nh33B

Thông tin Sinh viên:


SVTH: Võ Duy Đức
Lớp: 17TDH2
Thuộc nhóm: 3

Thông tin Cán bộ hướng dẫn:


GVHD: TS. Nguyễn Kim Ánh

Đà Nẵng, tháng …… năm 20….


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay ở tất cả các nhà máy và xí nghiệp công nghiệp đều trang bị các hệ thống
tự động hóa ở mức cao. Các hệ thống này nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm,
năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giải phóng con người ra khỏi nhưng vị trí độc
hại…
Các hệ thống tự động hóa giúp chúng ta theo dõi, giám sat quy trình công nghệ
thông qua các chỉ số đo lường kểm tra. Các hệ thống tự động hóa thực hiện chức năng
điều chỉnh các thông số công nghệ nói riêng và điều khiển toàn bộ quy trình công nghệ
hoặc toàn bộ xí nghiệp nói chung. Hệ thống tự động hóa đảm bảo cho quy trình công
nghệ xảy ra trong điều kiện cần thiết và đảm bảo nhịp độ sản xuất mong muốn của từng
công đoạn trong quy trình công nghệ. Chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động
của các phân xưởng, của từng nhà máy, xí nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chất lượng làm
việc của các hệ thống tự động hóa nay.
Để phát triển sản xuất, ngoài việc nghiên cứu hoàn thiện các quy trình công nghệ
hoặc ứng dụng công nghệ mới, thì một nghiên cứu không kém phần quan trọng là nâng
cao mức tự động hóa của các quy trình công nghệ.
Với nhu cầu trên, nhóm chúng em được giao đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước
thải ”. Đây là một đề tài không hoàn toàn mới nhưng nó rất phù hợp với những sinh viên
như chúng em có thể tìm hiểu sâu hơn về quy trình công nghệ và qua đó thiết kế nên hệ
thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu chuẩn trên dây chuyền tự động hóa .
Để hoàn thành được đồ án này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến Sỹ
Nguyễn Kim Ánh đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ nhóm chúng em, cùng toàn thể
các thầy cô giáo trong khoa và nhà trường đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng em
trong quá trình thực hiện đồ án.

Đà Nẵng, ngày…tháng…tháng…năm
Sinh viên thực hiện

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI....................................5


1.1 Sơ đồ công nghệ...................................................................................................5
1.2 Nguyên lý làm việc...............................................................................................6
1.2.1 Vùng 1, vùng xử lý nước thô.................................................................................6
1.2.2 Vùng 2, vùng cân bằng các chất trong nước thải...................................................7
1.2.3 Vùng 3, vùng tạo nước thải trung hoà...................................................................8
1.2.4 Vùng 4, vùng loại bỏ các tạp chất dạng huyền phù và lơ lửng………………....12
1.2.5 Vùng 5, vùng xử lý các chất hữu.........................................................................13
1.2.6 Vùng 6, vùng khử trùng......................................................................................14
1.3 Kết luận.............................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: CÁC CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH SỬ DỤNG TRONG HỆ
THỐNG........................................................................................................................... 16
2.1 Các cảm biến.......................................................................................................16
2.1.1 Cảm biến đo độ pH.............................................................................................16
2.1.2 Cảm biến đo mức bùn.........................................................................................17
2.1.3 Cảm biến đo độ đục.............................................................................................18
2.2 Các thiết bị sử dụng trong hệ thống....................................................................19
2.2.1 Hệ thống sục khí.................................................................................................19
2.2.2 Máy khuấy chìm..................................................................................................21
2.2.3 Công tắc phao......................................................................................................23
2.2.4 Máy bơm chìm nước thải………………………………………………………..26
2.2.5 Van điện từ solenoid...........................................................................................24
2.3 Kết luận chương 2...............................................................................................27
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC VÀ THIẾT KẾ TRANG BỊ ĐIỆN
CHO HỆ THỐNG............................................................................................................28
3.1 Giới thiệu PLC....................................................................................................28
3.1.1 Cấu trúc của PLC................................................................................................30
3.1.2 Các hoạt động xử lý bên trong PLC....................................................................33

2
3.1.3 Ngôn ngữ lập trình..............................................................................................35
3.2 Giới thiệu một số PLC của hãng MITSUBISHI ELECTRIC..............................37
3.3 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống............................................................................37
3.4 Giới thiệu về bộ điều khiển dùng trong hệ thống................................................37
3.4.1 FX3U-64MR/ES-A.............................................................................................37
3.4.2 FX3U-4AD-ADP:...............................................................................................40
3.5 Bảng phân kênh các thiết bị vào ra.....................................................................44
3.6 Lựa chọn và tính toán thiết bị cho mạch động lực..............................................46
3.6.1 Relay................................................................................................................... 46
3.6.2 Công tắc tơ..........................................................................................................47
3.6.3 Lựa chọn Aptomat...............................................................................................49
3.7 Bản vẽ sơ đồ hệ thống.........................................................................................51
3.8 Kết luận..............................................................................................................51
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN
......................................................................................................................................... 52
4.1 Sơ đồ thuật toán...................................................................................................52
4.2 Chương trình điều khiển......................................................................................58
4.3 Kết luận chương 4...............................................................................................64

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải...............................................................5
Hình 1.2: Cấu tạo của mương lắng cát......................................................................6
Hình 1.3: Cấu tạo của bể cân bằng............................................................................7
Hình 1.4: Cấu tạo của bể trung hoà...........................................................................9
Hình 1.5: Cấu tạo của bể lắng..................................................................................11
Hình 1.6: Bể chứa bùn.............................................................................................12
Hình 1.7: Bể vi sinh.................................................................................................13
Hình 1.8: Bể khử trung............................................................................................14

Hình 2.1: Cấu tạo điện cực đo


pH………………………………………………….16
Hình 2.2: Cảm biến đo mức độ bùn Kansai.............................................................17
Hình 2.3: Hình dáng và sơ đồ nguyên lý máy thổi khí............................................20
Hình 2.4: Một số hình ảnh về máy khuấy chìm.......................................................21
Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy khuấy chìm Faggiolati GM17A471T1-4V2AK0.......22
Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý công tắc pha..................................................................23

Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống điều


khiển……………………………………..30
Hình 3.2: Sơ đồ khối tổng quát của CPU.................................................................31
Hình 3.3: Quá trình thực hiện của PLC...................................................................34
Hình 3.4: Sơ đồ nối các cổng vào............................................................................36
Hình 3.5: Sơ đồ FX3U-64MR/ES-A.......................................................................38
Hình 3.6: Kích thước của modul fx3u-64mr/es-a....................................................38
Hình 3.7:Sơ đồ chân của FX3U-64MR/ES-A.........................................................39
Hình 3.8: FX3U-4AD-ADP.....................................................................................40
Hình 3.9: Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-ADP..................................................41
Hình 3.10: Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-AD..................................................41
Hình 3.11: Sơ đồ chân của FX3U-4AD-ADP..........................................................42
Hình 3.12: Sơ đồ kết nối Analog.............................................................................42
Hình 3.13: Kích thước bên ngoài, phần tên, và Terminal Layout............................43

4
Hình 3.14: Relay.....................................................................................................46
Hình 3.15: Hình ảnh công tác tơ Uđm = 220V, Iđm = 150A.......................................48
Hình 3.16: Aptomat.................................................................................................49

5
CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1 Sơ đồ công nghệ

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

6
1.2 Nguyên lý làm việc
Nước thải ở mỗi dây chuyền sản xuất và nguồn nước phát sinh từ hoạt động sinh
hoạt của công nhân được thu gom lại và cho chảy tự nhiên nhờ vào trọng lực qua bộ lọc
rác thô. Rác thải có kích thước lớn gồm: cát đá vụn, gỗ, giấy, giẻ, nylon… sẽ được giữ lại
tránh gây ra các sự cố trong quá trình vận hành ở các công trình sau như làm tắc bơm,
đường ống dẫn đảm bảo an toàn và thuận lợi cho cả hệ thống trong quá trình vận hành.
Các rác thải này sẽ được lấy lên thường xuyên để tránh làm tắc lọc.
1.2.1 Vùng 1, vùng xử lý nước thô
Vùng 1 được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là: Bộ lọc rác thô và mương lắng cát.
1.2.1.1 Bộ lọc rác thô: Là bộ lọc xử lý các loại rác lớn trước khi đưa vào mương lắng cát
để tránh bị tắc nghẽn ở mương lắng cát.
1.2.1.2 Mương lắng cát
Tại mương lắng cát, tấm lọc rác tinh được lắp đặt nhằm giữ lại các rác thải có kích
cỡ nhỏ hơn để hạn chế tối đa rác thải theo vào ngăn bơm, tăng cường khả năng bảo vệ
bơm.
a) Cấu tạo

Hình 1.2: Cấu tạo của mương lắng cát

Cấu tạo của mương lắng cát gồm có:


 Tấm lọc rác thô: dùng để giữ lại các loại rác lớn từ bên ngoài vào để đưa ra nước
mịn
 Tấm lọc rác tinh: dùng để lọc các loại bùn và rác lại nhỏ làm cho chất lượng nước
tốt hơn trước khi đưa vào bơm để bơm vào bể cân bằng.

7
 Phao đo mức nước: phao này dùng để đo mức nước có trong mương lắng cát.
b) Nguyên lý hoạt động
Ban đầu khi bắt đầu hoạt động thì trong mướng lắng cát sẽ chưa có nước nên làm
cho phao V1.P1 trong bể sẽ hạ thấp xuống làm cho mạch điện trong phao sẽ hở ra, từ đó
sẽ đưa tín hiệu đến van đưa nước vào sẽ mở ra làm cho nước từ ngoài chảy vào bể lắng
cát.
Khi nước trong bể đầy thì phao V1.P1 sẽ được đẩy lên làm cho mạch điện trong
phao sẽ đóng lại, tín hiệu này sẽ được đưa tới làm cho van tự động đóng lại không cho
nước vô tránh trường hợp tràng nước ra ngoài.
Tức là, phao V1.P1 có nhiệm vụ điều khiển van tự động V1.V1 đưa nước thải vào
mương lắng cát, có một cảm biến đưa tín hiệu Digital 0 hoặc 1; khi tín hiệu ở mức 0 thì
van tự động mở, tín hiệu ở mức 1 thì van tự động đóng; có nghĩa là van sẽ luôn mở cho
đến khi nước trong mương lắng cát dâng lên làm phao V1.P1 nổi lên làm kín mạch dòng
điện sinh ra làm van đóng lại.
1.2.2 Vùng 2, vùng cân bằng các chất trong nước thải
Vùng 2 là một cái bể cân bằng, tại bể cân bằng, một dàn ống sục khí được bố trí
dưới đáy với mục đích là khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn, làm đồng đều các
thành phần (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…). Do tính chất nước thải thay đổi theo
từng giờ sản xuất và tùy vào tính chất nước thải của từng công đoạn nên bể cân bằng rất
cần thiết trong việc điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, làm giảm kích thước và tạo
chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh sự cố quá tải. Ngoài
ra bể cân bằng còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các chất bẩn trong
nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các chất độc hại cao đi trực
tiếp vào các công trình xử lý sinh học.

8
1.2.2.1 Cấu tạo của bể cân bằng

Hình 1.3: Cấu tạo của bể cân bằng


Cấu tạo của bể cân bằng gồm có:
 Hai phao để đo mức nước thấp (V2.P2) và mức nước cao (V2.P3) trong bể cân
bằng.
 Hai máy bơm nước (V2.B1 và V2.B2) : dùng để bơm nước từ bể cân bằng lên bồn
định lượng.
 Một máy sục khí (V2.MSK1) : máy sục khí có tác dụng là trộn lẫn nước và các
loại tạp chất có trong nước như (BOD, COD, pH, N, P, Nhiệt độ…) để dễ dàng xử
lý hơn.
1.2.2.2 Nguyên lý hoạt động
Khi nước trong bể lắng cát chảy vào bể cân bằng thì mực nước trong bể cân bằng sẽ
được đo bởi hai phao mức thấp và phao mức cao. Hai phao V2.P2 và V2.P3 có nhiệm vụ
điều khiển máy sục khí V2.MSK1 và máy bơm V2.B1, V2.B2.
Phao V2.P2 là cảm biến mức thấp. Khi mực nước trong bể cân bằng xuống mức
thấp hơn so với phao V2.P2 thì mạch điện trong phao P2 sẽ hở ra nên không có tín hiệu
nào được gửi đi nên hai máy bơm V2.B1, V2.B2 và máy sục khí V2.MSK1 sẽ không
hoạt động. Còn khi mực nước lên bằng hoặc cao hơn phao V2.P2 thì mạch điện trong
phao sẽ đóng lại nên có tín hiệu Digital từ V2.P2 gửi đi thì khởi động máy bơm V2.B1,
nếu mà mực nước đi xuống thì ngừng bơm. Đồng thời khởi động máy sục khí V2.MSK1,
nếu mực nước đi xuống thì ngừng sục khí. Phao V2.P3 là cảm biến mức cao, khi mực
nước trong bể cân bằng thấp hơn phao V2.P3 thì mạch điện trong phao V2.P3 sẽ hở ra
nên sẽ không có tín hiệu gì gửi đi. Còn khi mực nước trong bể bằng hoặc cao hơn phao
V2.P3 thì mạch điện trong phao sẽ kín mạch nên có tín hiệu Digital từ phao V2.P3 gửi đi
thì cả hai bơm V2.B1 và V2.B2 khởi động. Khi mực nước giảm thì cho V2.B1 ngưng
9
hoạt động và cho V2.B2 hoạt động. Hai máy bơm hoạt động luân phiên nhau để tăng tuổi
thọ của bơm. Không có trường hợp nước tràn vì nước chảy qua bể cân bằng từ mương
lắng cát bằng trọng lực mà V1.P1 đã kiểm soát lượng nước vào.
1.2.3 Vùng 3, vùng tạo nước thải trung hoà
Vùng 3 được cấu tạo gồm 2 bộ phận: Bồn định lượng và bể trung hoà.
1.2.3.1 Bồn định lượng
Là nơi điều tiết nước chảy vào chảy vào bể trung hòa, làm cho nước chảy vào bồn
trung hòa không vượt mức cho phép.
a) Cấu tạo: có hai ngăn nhằm không để cho nước chảy qua bồn trung hòa quá nhiều,
nước được bơm thừa lên sẽ tự động chảy xuống lại bể cân bằng.
b) Nguyên lý hoạt động: Từ bể cân bằng nước thải được bơm lên bồn định lượng
bởi 1 trong 2 bơm V2.B1 và V2.B2 rồi cho chảy tự nhiên xuống bể trung hòa. Nếu
lượng nước được bơm lên ngăn thứ nhất bị tràn sang ngăn thứ hai thì từ ngăn thứ hai
nước thải sẽ tự động chảy về lại bể cân bằng.
1.2.3.2 Bể trung hoà PH
Là nơi xử lý cân bằng tính axit/bazo trong nước thải, đảm bảo cho độ pH trong
nước thải luôn duy trì ở mước cho phép. Mục đích của bể này dùng để tránh được hiện
tượng ăn mòn, phá hủy vật liệu của hệ thống ống dẫn, công trình thoát nước, cũng như
đảm bảo độ pH cho phép của ngồn nước tiếp nhận như sông, ngòi, ao hồ, nước thải công
nghiệp có tính axit.
1.2.3.2 Cấu tạo
 Gồm các bộ phận chính như sau:
 Bồn chứa axit: gồm có 2 máy bơm axit (V3.AX1, V3.AX2), 1 máy khuấy
(V3.MK2), 1 phao đo mức axit có trong bồn (P7.AX), 1 đèn báo (L.AX).
 Bồn chứa bazo: gồm có 2 máy bơm bazo (V3.BZ1, V3.BZ2), 1 máy khuấy
(V3.MK3), 1 phao đo mức bazo có trong bồn (P8.BZ), 1 đèn báo (L.BZ).
 Một máy khuấy (V3.MK1): được đặt trong bể trung hoà và có tác dụng khuấy. đều
khi cho axit/bazo vào nước thải trong quá trình trung hoà pH.
 Phao để đo mức nước cao (V3.P5) và mức nước thấp trong bể (V3.P4).
 Sensors đo pH: có nhiệm vụ kiểm tra độ pH trong bể.

10
 Một van tự động (V3.V4): có nhiệm vụ đưa nước thải đã được trung hoà qua bể
lắng.

Hình 1.4: Cấu tạo của bể trung hoà

1.2.3.3 Nguyên lý hoạt động


Phao V3.P4(Cảm biến mức thấp) và phao V3.P5 (cảm biến mức cao) có nhiệm vụ
điều khiển máy khuấy V3.MK1, bơm V2.B1, V2.B2, và van tự động V3.V4. Khi mực
nước trong bể trung hoà xuống mức thấp hơn so với phao V3.P4 (cảm biến V3.P4 không
tác động), thì 2 bơm V2.B1 và V2.B2 hoạt động luân phiên bơm nước lên bồn định
lượng, rồi sau đó nước chảy tự nhiên qua bể trung hoà. Và lúc này van V3.V2 ở trạng thái
đóng.
Còn khi mực nước lên bằng hoặc cao hơn phao V3.P5 (Cảm biến V3.V2 tác động)
thì sẽ cho ngưng hoạt động 2 bơm V2.B1 và V2.B2. Lúc này ta thực hiện quá trình trung
hoà pH. Phao V3.P5 kết hợp với thiết bị đo pH chuyên dụng với thang đo 14 để điều
khiển V3.MK1, V3.MK2 và V3.MK3 cũng như các bơm AX và BZ.
Khi pH trong nước nhỏ hơn 6,5 thì bơm bazo hoạt động, bơm bazo từ bồn bazo vào
bể. Đồng thời máy khuấy trong bể hoạt động; bazo được bơm cho đến khi pH trong nước
đạt mức cho phép.
Khi pH trong nước lớn hơn 7.5 thì bơm axit hoạt động, bơm axit từ bồn axit vào bể.
Đồng thời máy khuấy trong bể hoạt động; axit được bơm cho tới khi pH trong nước thải
đạt mức cho phép.
Cụ thể như sau:
 Độ pH nhỏ hơn 3.5 thì khởi động V3.BZ1, V3.BZ2 và V3.MK1, V3.MK3
 Độ pH nằm trong khoảng (3.5 ÷ 6.5) thì khởi động V3.BZ1, V3.MK1 và V3.MK3.
11
 Độ pH nằm trong khoảng (7.5 ÷ 10.5) thì khởi động V3.AX1, V3.MK1 và
V3.MK2.
 Độ pH lớn hơn 10.5 thì khởi động V3.AX1, V3.AX2, V3.MK1 và V3.MK2.
 Độ pH nằm trong khoảng (6.5 ÷ 7.5) thì cho MK1 ngừng hoạt động và mở van
V3.V2.
Hai đèn báo L.AX và L.BZ để báo hiệu mức axit và bazo có trong bể chứa axit và
bazo. Khi P.AX không tác động tức là mức axit đang ở mức thấp thì đèn báo L.AX sáng.
Khi P.BZ không tác động tức là mức axit đang ở mức thấp thì đèn báo L.BZ sáng.
Nước sau khi xử lý xong sẽ được xả qua bể lắng. Sau khi nước được xả hết qua bể
lắng (Lúc này mực nước sẽ thấp hơn so với phao V3.P4) thì van V3.V2 đóng lại.
1.2.4 Vùng 4, vùng loại bỏ các tạp chất dạng huyền phù và cặn lơ lửng
Vùng 4 được cấu tạo từ 2 bộ phận : bể lắng và bể chứa bùn.
1.2.4.1 Bể lắng
Bể lắng dùng để tách các tạp chất thô ra khỏi nước thải và lắng diễn ra dưới tác
dụng của trọng lực.
Bể lắng ngang là bể có hình chữ nhật. có hai hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời,
nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể. Chiều sâu của bể lắng H = (1,5 ÷ 4) m,
chiều dài L = (8 ÷ 12) m, chiều rộng B= (3 ÷ 6) m. Bể lắng ngang có ứng dụng khi lưu
lượng nước thải lớn hơn 15.000m3/day. Hiệu quả lắng 60%.
Bể lắng gồm các phần tử:
 1 cảm biến đo độ đục.
 1 máy khuấy: có nhiệm vụ khuấy đều khi cho chất PAC vào bể để đẩy nhanh quá
trình lắng.
 1 cảm biến mức thấp đo mức nước PAC
 1 đèn báo (L.PAC) để báo hiệu mức PAC trong bể chứa PAC
 2 cảm biến đo mức bùn có trong bể: 1 cảm biến mức thấp (V4.SB1) và 1 cảm biến
mức cao (V4.SB2).
 1 máy bơm bùn (V4.BB): có nhiệm vụ bơm bùn trong bể lắng khi mức bùn trong
bể vượt quá mức cho phép.

12
a) cấu tạo

Hình 1.5: Cấu tạo của bể lắng


b) Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình lắng gián đoạn, các hạt lơ hửng phân bố không đồng đều theo chiều
cao lớp nước thải. Qua một thời gian nào đó, phần trên của thiết bị lắng xuất hiện mức
nước trong. Càng xuống đáy, nồng độ chất lơ lửng càng cao và ngay tại đáy, lớp cặn
được tạo thành. Theo thời gian, chiều cao lớp nước trong và lớp cặn tăng lên. Sau một
khoảng thời gian xác định, trong thiết bị lắng chỉ còn hai lớp nước trong và lớp cặn. Tiếp
theo nếu cặn không được lấy ra thì nó sẽ ép và chiều cao lớp cặn bị giảm. Trong bể lắng
liên tục cũng có các vùng tương tự nhưng chiều cao của chúng không thay đổi trong suốt
quá trình.
Ngoài ra, trong bể lắng một hạt chuyển động theo dòng nước có vận tốc v và dưới
tác dụng của trọng lực chuyển động xuống dưới với vận tốc ω Như vậy, bể lắng có thể
lắng những hạt có quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó.
Vận tốc chuyển động của nước trong bể lắng không lớn hơn 0,01m/s. Thời gian lắng 1-3
giờ. Thiết bị đo độ đục V4.DDUC tiến hành đo lượng tạp chất cũng như các hạt lơ lửng
trong nước để tham chiếu và tiến hành điều khiển bơm chất PAC để cố định cũng như
lắng bùn xuống đáy bể.
 0 <độ đục< 100 thì không tác động.
 100 ≤ độ đục < 500 thì tiến hành khởi động bơm V4.PAC1, V4.MK4 và V4.MK5.
 500 ≤ độ đục < 1000 độ đục thì tiến hành khởi động bơm V4.PAC1, V4.PAC2,
V4.MK4 và V4.MK5. 2 cảm biến đo mức bùn có nhiệm vụ đo mức bùn có trong
bể. Khi lượng bùn trong bể vượt quá mức cho phép (cảm biến mức cao V4.SB2
tác động) thì tiến hành cho máy bơm bùn V4.BB hoạt động, hút bùn trong bể lắng
sang bể chứa bùn. Khi mức bùn giảm xuống dưới mức cảm biến mức thấp V4.SB1
tác động thì cho máy bơm bùn V4.BB ngừng hoạt động.

13
Trong bể chứa PAC, cảm biến mức thấp P.PAC để đo mức PAC chứa trong bể. Khi
cảm biến này không tác động tức là mức PAC đang ở mức thấp khi đó đèn báo L.PAC
sang.
1.2.4.2 Bể chứa bùn

Là nơi chứa bùn sau khi lắng và bùn được xử lí sơ cấp bằng cơ chế nén bùn.
a. Cấu tạo

Hình 1.6: Bể chứa bùn


b. Nguyên lý hoạt động
Bùn vi sinh dư được bơm ra định kỳ và tập trung lại tại bế chứa bùn. Tại đây cùng
với thời gian, bùn vi sinh sẽ bị phân hủy thành nước dơ & xác bùn. Nước dơ sẽ được xử
lý theo chu trình, còn xác bùn cùng với các cặn lắng khác sẽ được hút bỏ bằng xe bồn
chuyên dụng, định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần.
1.2.5 Vùng 5, vùng xử lý các chất hữu
Vùng 5 là bể vi sinh để xử lý các chất thải hữu cơ bằng hoạt động của các vi sinh
vật, sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất thải. Các vi sinh vật có thể là vi khuẩn hiếu khí
hoặc yếm khí.
a) Cấu tạo của bể vi sinh
Tùy theo khả năng tài chính và diện tích đất mà người ta có thế sử dụng ao hồ có
sẵn hoặc xây dựng các bể nhân tạo xử lý. Đối với bể nhân tạo thường bao gồm các thành
phần chính sau:
• 1 máy sục khí dưới đáy bể (V5.MSK2).
• 1 máy khuấy chìm (V5.MK6).
• 3 phao đo mức nước trong bể vi sinh: V5.P6H, V5.P6M, V5.P6L.

14
Hình 1.7: Bể vi sinh
b) Nguyên lý hoạt động của bể vi sinh
Tổng quan: Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí
được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng máy sục khí
V5.MSK3, hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm
V5.MK6 đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ, photpho và các chất trong nước thải diễn
ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây khí
được ngừngcung cấp vào bể tạo môi trường yên tĩnh và với khả năng lắng nhanh dựa vào
trọng lực,bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này
sau đó được xả xuống bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.
Hoạt động cụ thể: Phao P6 có nhiệm vụ đo mức nước trong bể để tiến hành điều
khiển máy khuấy V5.MK6 và máy sục khí V5.MSK2 cũng như điều khiển thiết bị lấy
nước bề mặt. Phao P6 có 3 mức:
V5.P6L là cảm biến mức thấp. Khi mực nước tăng (Cảm biến V5.P6L tác động), thì
sẽ khởi động V5.V3, V5.MSK2, V5.MK6. Nếu như mực nước giảm (Cảm biến V5.P6L
ngưng tác động) thì V5.MSK3 và V5.MK6 ngưng hoạt động.
V5.P6H cảm biến mức cao. Khi mực nước dâng cao nhất (Cảm biến V5.P6H tác
động) thì ta ngừng V5.MK6 cũng như V5.MSK2 và V5.V3 , sau thời gian 5 phút cho
nước trong bể lắng đi thì tiến hành cho thiết bị lấy nước bề mặt V5.BNS hoạt động.
V5.P6M cảm biến mức trung bình. Khi mực nước ở trong bể xuống dưới mức trung
bình (Cảm biến V5.P6M ngưng tác động), ta cho V5.BNS ngưng hoạt động và cho
V5.MSK2, V5.MK6 và V5.V3 hoạt động trở lại, cung cấp lại nước cho bể vi sinh và tiến
hành chu trình mới.

15
1.2.6 Vùng 6, vùng khử trùng
Vùng 6 là một cái bể khử trùng là nơi chúng ta làm giảm lượng vi sinh vật (các vi
sinh vật có hại) có trong nước bằng cách sử dụng các dung dịch hóa học trước khi nước
được kiểm tra để thải ra bên ngoài.
a) Cấu tạo của bể khử trùng
Bể khử trùng thường đơn giản là bể bình thường với hệ thống bơm nước từ công
đoạn trước vào và hệ thống thoát nước ra cùng với các cảm biến đo mức nước và nồng độ
các vi sinh vật trong nước.Bể được đơn giản với các thiết bị như sau:
 2 phao đo mức nước thấp và mức nước cao của bể (V6.P7 và V6.P8)
 1 van tự động (V6.V4)
 Bồn chứa Clo: gồm 1 máy bơm Clo (V6.CLO), 1 máy khuấy (V6.MK7), 1 cảm
biến mức thấp(P.CLO) và 1 đèn báo(L.CLO).

Hình 1.8: Bể khử trung

b) Nguyên lý hoạt động của bể khử trùng


Tổng quan: Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm
lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước clorine (nồng độ 6-9 ppm)
để khử trùng trong thời gian 4 phút (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng
nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào
bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá...).
Hoạt động cụ thể của các thiết bị: tại bể khử trùng nước sẽ được ngâm với clo để
diệt một số vi khuẩn trong thời gian 4 phút. Khi phao V6.P7 không tác động thì tiến hành

16
chobơm nước sạch từ bể vi sinh sang bể khử trùng. Khi phao V6.P8 tác động (bể đầy
nước) thì cho ngừng bơm. Sau đó cho tiến hành bơm Clo vào bể khử trùng trong thời
gian 1 phút ( bơm Clo V6.CLO và máy khuấy V6.MK7 hoạt động). Sau đó ta ngâm Clo
trong bể trong thời gian 4phút. Sau 4 phút, ta cho mở van V6.V4 để đưa nước qua bể lưu
lượng. Khi phao V6.P7 ngưng tác động thì đóng van V6.V4 lại và tiến hành bơm nước từ
bể lưu vi sinh qua bể khử trùng và bắt đầu lại một chu trình mới.
Trong bể chứa Clo, cảm biến đo mức thấp (P.Clo) đo mức Clo trong bể, khi P.Clo
không tác động tức là mức Clo trong bể đang ở mức thấp, khi đó đèn báo L.Clo sang lên.
1.3 Kết luận
Việc xử lý nước thải công nghiệp cần đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật cũng như chất
lượng nước đầu ra đảm bảo, đúng với các quy định môi trường. Để thực hiện được điều
này, một nhà máy xử lý nước thải công nghiệp cần có một quy trình công nghệ phù hợp.
Trong chương 1 này đã trình bày cụ thể, bao gồm: các bộ phận, cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của một quy trình công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho một nhà máy. Và đây
cũng là tiền đề để chúng ta tiếp tục xây dựng các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: CÁC CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH SỬ DỤNG


TRONG HỆ THỐNG
2.1 Các cảm biến
2.1.1 Cảm biến đo độ pH
a) Giới thiệu chung
Nước thải cần xử lí được thu từ nhiều nguồn thải nên vấn đề chứa các thành phần
chất hóa học mang tính axit hay bazo là không tránh khỏi. Vậy nên cần lắp đặt các cảm
biến đo độ PH ở các hệ thống xử lí. Ở đây bể trung hòa nước thải, để đảm bảo sự giám
17
sát và kiểm sát độ PH thông qua các công nghê xử lí nhằm đưa PH về khoảng 6.5 - 7.5
trước khi thải ra nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghê tiếp theo.
b) Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Cấu tạo: Một điện cực pH được cấu tạo bởi hai loại thủy tinh. Thân điện cực được
làm bằng loại thủy tinh không dẫn điện, đầu điện cực thường có dạng hình bầu và cấu tạo
bởi loại thủy tinh có công thức gồm các oxit silica, lithium, canxi và các nguyên tố khác
cho phép ion lithium xuyên qua. Cấu trúc vật lý giúp cho điện cực thủy tinh cho phép ion
lithium trao đổi với các ion hydro trong chất lỏng tạo thành lớp thủy hợp. Một điện thế cỡ
mV được sinh ra giữa tiết diện của đầu thủy tinh pH với dung dịch lỏng bên ngoài. Độ
lớn của điện thế này phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch. Độ khác nhau của điện thế
tạo ra bởi lớp bên ngoài và lớp thủy hợp bên trong điện cực có thể đo bằng điện cực
bạc/bạc cloride

Hình 2.1: Cấu tạo điện cực đo pH

Nguyên lý làm việc: Giá trị pH được tính theo nồng độ ion H+. Khi có sự chênh
lệch bên trong điện cực đo (bầu kính) và trong dung dịch đo, ion H+ sẽ chuyển vào bên
trong điện cực đo để cân bằng pH. Lúc này chênh lệch điện áp giữa điện cực mẫu và điện
cực đo sẽ được cảm biến xác định và chuyển thành giá trị pH.
c) Chọn cảm biến đo độ pH
Ta chọn cảm biến Hach DPD1R1 với đặc điểm kỹ thuật:
 Dải đo: 0 đến 14 pH
 Độ nhạy: ±0.01pH
 Độ trôi: 0,03pH/24h
 Có bù trừ nhiệt tự động bằng NTC 300Ohm
18
 Dòng nước tại điểm làm việc không quá 3m/s
 Cầu muối là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dung dịch đo, gồm 3 bộ phận
chính: điện cực đo là bầu kính, điện cực nối đất titan và điện cực mẫu
 Vỏ cảm biến làm bằng nhựa Ryton có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất
 Đầu cảm biến chịu được áp suất 6.9bar ở 70 ̊C.Điện áp đầu ra đã qua khâu
khuếch đại: 0 - 10V
2.1.2 Cảm biến đo mức bùn
a) Giới thiệu chung
Cảm biến báo mức chất rắn dạng xoay Kansai : Là loại cảm biến báo mức dạng
xoay được thiết kế dành riêng cho báo mức các loại chất rắn như bột cám, cát, đá, bùn, sử
dụng báo mức trong các bồn chứa, xilo, tank, báo mức xi măng. Cảm biến báo mức dạng
xoay được thiết kế và sản xuất tại Nhật của hãng Kansai. Có trọng lượng nhẹ, hoạt động
ổn định và độ tin cậy cao.
b) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hình 2.2: Cảm biến đo mức độ bùn Kansai


Cảm biến đo mức độ bùn của hãng Kansai gồm 4 bộ phận chính: Nguồn, trục, cánh
quay và phần truyền động. Cấu tạo bên trong của cảm biến đo mức độ bùn Kansai. Bên
trong có một lò xo móc vào bốn vị trí, mỗi vị trí là 1 lựa chọn lực xoay, momen xoắn của
motor cánh quay, chức năng này rất hữu ích khi sử dụng trong môi trường chất rắn có lực
cản nhỏ.
Nguyên lý làm việc: Khi hoạt động thì bên trong cảm biến báo mức chất rắn có một
motor chuyển động làm cho trục và cánh xoay quay liên tục . Khi có vật tác động vào
cánh xoay làm cánh xoay ngừng lại, lúc này sẽ tạo ra một lực tác động vào một công tắc
bên trong làm cho motor ngừng quay và đồng thời tác động thêm một công tắc để tạo một
tín hiệu báo trạng thái mức chất rắn.

19
c) Lựa chọn cảm biến đo mức bùn
Ta sử dụng cảm biến đo mức bùn của hãng Kansai với các thông số sau:
 Nguồn cấp: 200 đến 220 VAC, hoặc 100 đến 110 VAC, 50 hoặc 60 Hz.
 Tiếp điểm: 250V AC 3A.Tốc độ cánh xoay: 0.83 rpm (50 Hz), 1 rpm (60Hz).
 Chiều quay cánh xoay: Theo chiều kim đồng hồ.Công suất tiêu thụ: 1.5 W.
 Nhiệt độ hoạt động: 0-50 độ C.Momen xoắn: 170 – 270 N.m. x 10-4.
 Chiều dài cáp: Đi kèm dây dài 500mm.
 IP: 55 chống bụi và chống nước, sử dụng trong các môi trường ẩm cao, vật liệu
xây dựng, cát, đá.
 Tín hiệu ngõ ra: Tiếp điểm relay NO và NC.
2.1.3 Cảm biến đo độ đục
a) Giới thiệu chung
Độ đục là một trong những thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác định chất
lượng nước uống. Độ đục được xem như một đặc điểm để nhận diện các tác nhân gây
bệnh có trong nước uống. Trong nước tự nhiên, đo độ đục được thực hiện để đánh giá
chất lượng nước nói chung và khả năng tương thích của nó trong các ứng dụng liên quan
đến sinh vật thuỷ sinh. Việc giám sát và xử lý nước thải hoặc đã từng chỉ cần dựa trên sự
kiểm soát độ đục. Hiện nay, việc đo độ đục ở cuối của quá trình xử lý nước thải là cần
thiết để xác minh rằng các giá trị nằm trong tiêu chuẩn quy định.
b) Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Nguyên lý làm việc: Cảm biến đo độc đục bao gồm: sensor, hệ điều chỉnh lưu
lượng, hệ điều áp, van đối áp. Nước đầu vào sẽ liên tục được chuyển vào khoang chứa
mẫu của cảm biến bằng bơm. Cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc đo lường độ đục
Nephelometric của tiêu chuẩn châu Âu ISO 7027 & DIN EN 27027. Trong thiết bị có
một nguồn sáng hồng ngoại chiếu vào khoang chứa nước. Cường độ ánh sáng dẫn truyền
qua mẫu nước sẽ được ghi nhận bằng cảm biến. Sau đó dựa trên giá trị cường độ ánh
sáng bị giảm, máy sẽ xuất ra giá trị độ đục của nước.Thiết bị có độ chính xác cao ±2% và
ngưỡng đo là 0-1000NTU, điện áp đầu ra đã qua khâu khuếch đại: 0- 10V.
c) Các lợi điểm của công nghệ
Khi kiểm soát chu trình lọc bằng cảm biến độ đục quá trình lọc sẽ đạt được các lợi
ích sau:
 Tăng lưu lượng nước xử lý;
 Giảm thiểu lượng nước rửa lọc;
 Tăng tuổi thọ vật liệu lọc;
 Kiểm soát hoàn toàn được chất lượng nước và tối ưu hóa lưu lượng nước xử lý;
20
 Chất lượng nước xử lý tốt do khả năng đáp ứng với tính chất nước đầu vào;
 Công nghệ hiện đại, truyền thông bằng SCADA, vận hành, cảnh báo lỗi;
 Giảm chi phí nhân công vận hành.
d) Cách thức lắp đặt và kích thước
 Vị trí lắp đặt: cách vị trí lấy gần hơn 2-3m, nước mẫu sẽ được bơm về thiết bị
 Là dạng thiết bị indoor, cần có hộc tủ chứa khi lắp ngoài trời
 Hộc tủ chứa cần trống tối thiểu 20cm phía trên để thao tác
 Lưu lượng nước lấy mẫu cần thiết 6 -60l/h, áp suất < 13.8 bar, nhiệt độ < 50°C.
2.2 Các thiết bị sử dụng trong hệ thống
2.2.1 Hệ thống sục khí
Trong hệ thống xử lý nước thải, chúng ta thường cung cấp khí cho các bể: Bể điều
hòa và bể hiếu khí.
Đối với bể điều hòa là nới tập trung các nguồn nước thải một nguồn duy nhất và
đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục và tính chất cua nước thải dao động
theo thời gian trong ngày nên để đảm bảo nhiệm vụ điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ
nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình xử lí, tránh hiện tượng
hệ thống xử lý quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí
và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tranh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
Đối với bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính lơ lửng là công trình đơn vị
quyết định hiểu quả xử lý của trạm vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải.
Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải ở dạng lơ lửng. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận
oxy và chuyển hóa chất hữu cơ thánh thức ăn. Trong môi trường hiếu khí ( nhờ khí O2
sục vào- hoạt động cung cấp khí), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hưu cơ để phát triển,
tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất. Vì
vậy nhằm đảm bảo lượng oxy cấp vào bể Aerotank đủ cho quá trình Nitrate hóa chúng ta
cần phải tính toán chính xác lượng khí cấp vào bể nhằm duy trì DO trong bể đảm bảo
nống độ oxy hòa tan luôn >2mg/l.
Thiết bị cung cấp khí cho hệ thống gồm: Máy thổi khí Longtech-Đài Loan; đĩa/ống
phân phối khí Longtech –Đài loan hoặc Jager-Đức. Tính toán lượng khí cần cung
cấp(m3/phút) dựa vào những số liệu sau: Công suất xử lý(m3/ngày đêm), Thể tích bể cần
sục khí(Dài x Rộng x Cao).

21
Hình 2.3: Hình dáng và sơ đồ nguyên lý máy thổi khí

Cấu tạo gồm: 1 – Ống giảm thanh đầu vào (ống hút)


2 – Động cơ điện (Motor)
3 – Thân máy thổi khí Heywel RSS-80
4 – Van an toàn
5 – Đồng hồ áp suất
6 – Van một chiều
7 – Cacte máy thổi khí
8 – Khung đế máy thổi khí
9 – Ống giảm thanh đầu ra (Ống đẩy)
10- Khớp nối mềm (Chống rung mặt bích)
Tính toán lựa chọn máy thổi khí Longtech –Đài Loan:
Lượng không khí cần cung cấp cho quá trình xử lý nước thải tính theo công thức:
Qk = Qtt.D (m3 khí/h);
Với: Qtt – lưu lượng nước thải tính toán (m3/h);
D – Lượng không khí cần thiết để xử lý 1 m3 nước thải (m3 khí/ m3 nước thải);
Hs
p = 98066,5(1 + 10,33
)
Áp lực của máy thổi khí tính theo công thức :
Với Hs – Độ ngập của thiết bị phân tán khí trong nước (m);

22
3,64 ( p −26,3 ) Q x
0,29

Công suất của máy thổi khí được tính theo công thức sau: N = 1000n
Với: Qk – Tổng lưu lượng khí cấp cho bể xử lý (m3/h):
n – Hệ số sử dụng hữu ích của máy thổi khí (lấy khoảng 0,5 – 0,75).
Từ các tính toán kỹ thuật như trên ta lựa chọn Model máy thổi khí Longtech có các
thông số về lưu lượng khí, áp lực máy, công suất điện năng, kích thước chi tiết của máy
phù hợp thông qua catalog của nhà sản xuất.
Tính toán số lượng đĩa/ống phân phối khí cần dùng:
Để thực hiện việc phân phối khí ta có thể sử dụng các đĩa phân phối khí sau:
Đĩa phân phối khí bọt mịn Lưu lượng: 0.02 – 0.2 m3/phút
Số lượng đĩa cần dùng = Lưu lượng máy thổi khí/lưu lượng đĩa thổi khí = 30/0,1 = 300
cái.
Lưu ý: Việc lựa chọn thiết bị phân tán khí phụ thuộc vào từng quy mô công trình. Đảm
bảo cường độ khí phân tán phải đảm bảo lớn hơn giá trị tối thiểu để có thể tách cặn bẩn
chui ra khỏi các lỗ và phải nhỏ hơn giá trị tối đa để vận tốc nổi không lớn, giữ được thời
gian tiếp xúc của khí và nước.
Đối với các đĩa phân phối khí bọt mịn, kích thước bọt khí từ 1 – 6mm;
Đối với hệ ống đục lỗ, đĩa khí thô thì kích thước bọt khí từ 2 – 10 mm.
2.2.2 Máy khuấy chìm
a) Giới thiệu chung

Hình 2.4: Một số hình ảnh về máy khuấy chìm


Lựa chọn máy khuấy chìm GM17A1T (GM17A471T1- 4V2KA0) 1.1 Kw. Máy
khuấy chìm Faggiolati cho các hệ thống xử lý nước thải cơ bản là một động cơ có đầu
trục gắn một cánh quạt để khuấy trộn chất lỏng, hòa tan các hạt lắng và ngăn chặn sự
phân tầng. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, các hồ nuôi trồng
thủy sản,….
b) Lựa chọn máy khuấy chìm

23
Thông số kỹ thuật của máy khuấy chìm GM17A1T (GM17A471T1- 4V2KA0) 1.1
Kw :
 Công suất máy : 1.1 Kw
 Công suất cánh khuấy : 0.42 kw
 Đường kính cánh khuấy : 176 mm
 Số cánh quạt : 2 cánh
 Điện áp : 380V (3phase) 50Hz
 Tốc độ : 1380 RPM
 Số cực : 4 poles
 Xuất xứ : Italia
 Sức đẩy : 120 N
 Cấp độ bảo vệ: IP68
 Chuẩn cách điện Lớp H (chịu nhiệt đến 180oC )
 Thân máy: Gang EN-GJL-250
 Cánh quạt: Inox AISI 316
 Trục: SUS AISI 420
 Seal cơ khí trên: ceramic/graphite
 Seal cơ khí dưới: silicon carbide
c) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Cấu tạo máy khuấy chìm GM17A1T (GM17A471T1-4V2KA0) :

Hình 2.5: Sơ đồ cấu tạo máy khuấy chìm Faggiolati GM17A471T1-4V2AK0


Gồm 6 bộ phận cơ bản: 1. Trục chính của máy khuấy chìm vật liệu Inox AISI 420.
2. Động cơ đồng bộ 4 cực, lớp bảo vệ H (180 độ C).
3. Phốt cơ khí làm kín phía trên máy khuấy chìm Faggiolati.
4. Phốt làm kín phía dưới.
5. Housing: Cast Iron EN-GJL-250.
6. Cánh khuấy: Inox AISI 316.
24
Với các loại vật liệu như trên, máy khuấy chìm Faggiolati được sử dụng phù hợp
với nhiều ứng dụng khuấy trộn chất lỏng khác nhau. Trong đó là các loại nước thải có lẫn
rác và hạt rắn, khả năng chịu được ăn mòn và chống nước tuyệt đối để đảm bảo tuổi thọ.
Nguyên lý làm việc: Máy khuấy chìm giúp khuấy trộn nước thải tạo một môi
trường không gây lắng đọng, đồng nhất các thành phần có trong nước thải, từ đó tạo điều
kiện thuận lợi để vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí hoặc hiếu khí sử dụng nguồn oxi nội tại để
sinh sôi và phát triển. Chính nhờ hệ thống vi sinh vật thiếu khí này mà nước thải có hàm
lượng nitơ và photpho cao sẽ được xử lý đến nồng độ thích hợp trước khi xả thải ra bên
ngoài.
2.2.3 Công tắc phao
a) Giới thiệu chung
Là một thiết bị đóng cắt điện tự động đơn giản giữa trên mức độ chuyển của chất
lỏng. Nó thể truyền tải chỉ có hai loại tín hiệu -level không, mức highA mạch có thể được
thiết kế để bắt đầu ngăn chặn một số quá trình tiếp nhận các tín hiệu từ công tắc phao.
Quy trình chung đang gửi báo động ở mức độ thấp hoặc cao, bắt đầu hoặc dừng động cơ
máy bơm.
b) Phân loại:
Dựa vào nguyên lý làm việc của công tắc phao ta chia làm hai loại: Loại mở tại vị
trí nổi lên và tắt khi vị trí bám xuống; loại mở ở tại vị trí bám xuống và tắt ở vị trí trở lên
nổi .
c) Sơ đồ và nguyên lý làm việc
Sơ đồ nguyên lý:

Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý công tắc pha

25
Nguyên lý làm việc: Khi nước được chứa đầy hoặc tới mức ta đã giới hạn, phao
được dựng lên, bi trong phao sẽ nối công tắc nằm trong phao, làm cho hai tiếp điểm được
nối với nhau, cho phép bơm hoạt động (đấu theo chống cạn). Khi máy bơm hoạt đông,
nước sẽ được hút từ từ lên bể chứa trên cao, phao sẽ hạ dần xuống và viên bi trong phao
sẽ rời khỏi tiếp điểm đã đóng làm hai tiếp điểm bị đứt quãng. Máy bơm sẽ không hoạt
động cho tới khi nước trong bể chứa tích trữ đủ.
2.2.4 Máy bơm chìm nước thải
a) Giới thiệu chung
Máy bơm chìm nước là dòng máy bơm có cấu tạo khá đặc biệt, đặt chìm dưới nước
để có thể đẩy nước ngầm từ bên dưới lên. Máy bơm chìm nước có 2 loại, mỗi loại có cấu
tạo khác nhau: Máy bơm chìm nước dạng ly tâm loại máy bơm nước này hoạt động dựa
trên lực ly tâm tạo ra bởi cánh quạt của máy bơm chìm nước để đẩy nước ra khỏi ống
bơm, và từ đó đưa nước lên trên.
Máy bơm chìm nước dạng tích cực: Loại máy bơm chìm nước tích cực hoạt động
dựa trên nguyên lý tạo môi trường chân không bên trong ống bơm, sau đó đẩy nước ra
khỏi thân bơm, từ đó nước được vận chuyển từ bên dưới lên bên trên mặt đất.

Hình 2.7 : Sơ đồ cấu tạo máy bơm chìm nước dạng li tâm

b) Lựa chọn máy bơm


Ta lựa chọn máy bơm CNP có các đặc điểm:
 Máy bơm CNP có thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển.
 Đầu inox 304 chống ăn mòn, có thể bơm được chất lỏng có nhiệt độ từ -10o C đến
90o C.
 Hút được với độ cao lên đến 100 m

26
 Mức bảo vệ động cơ là IP55, ngăn chặn sự xâm nhập của bụi và nước. Motor
TEFC đóng kín và được làm mát bằng quạt
 Có khả năng bơm được các dung dịch ăn mòn.
 Đông cơ máy chạy mượt mà, không gây tiếng ồn, an toàn khi sử dụng.
 Máy bơm ly tâm hút nước thải có khả năng chạy liên tục 24h, tự động ngắt máy
khi nhiệt độ cao.
Thống số máy bơm CNP :
 Xuất xứ Tung Quốc
 Công suất 1,5 – 30 KW
 Cột áp 10 – 15 m
 Lưu lượng nước từ 5 – 20 m/h
 Nguồn điện 3 pha 380V – 50 Hz
2.2.5 Van điện từ solenoid
a) Giới thiệu chung
Van điện từ hay còn gọi là van điện từ solenoid, van từ điện, van solenoid, solenoid
valve, valve điện từ là một trong những loại van điện phổ biến trên thị trường. Dùng để
kiểm soát dòng chảy chất khí hoặc lỏng dựa vào nguyên lý chặn đóng mở do lực tác động
của cuộn dây điện từ.

Hình 2.8: Van điện từ solenoid


b) Cấu tạo
Van Solenoid là thiết bị hoạt động điện cơ. Được vận hành và điều chỉnh bởi dòng
điện thông qua tác dụng lực của điện từ.

27
Hình 2.9: Cấu tạo của van điện từ solenoid
Van điện từ được cấu tạo từ các bộ phận:
1. Thân van: Làm bằng đồng hoặc inox, nhựa…
2. Môi chất: khí ( khí nén, gas, v,v) hay chất lỏng (nước, dầu)
3. Ống rỗng ( lưu chất chưa qua)
4. Vỏ ngoài cuộn hít (để bảo vệ cuộn điện)
5. Cuộn từ (Cuộn dây từ)
6. Dây điện được nối kết với nguồn điện bên ngoài
7. Trục van làm kín bình thường lò xo ở số 8 sẽ tác động ép kín, làm cho van ở
trạng thái đóng)
8. Lò xo
9. Khe hở để lưu chất đi qua
c) Nguyên lý làm việc
Về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của van Solenoid hoạt động theo 1 nguyên lý
chung như sau:
Có 1 cuộn dây, trong đó có 1 lõi sắt và 1 lò xo nén vào lõi sắt, trong khi đó, lõi sắt
lại tỳ lên đầu 1 giăng bằng cao su. Bình thường nếu không có điện thì lò xo ép vào lõi sắt,
van sẽ ở trạng thái đóng. Nếu chúng ta cấp điện, tức là cho dòng điện chạy qua, cuộn dây
sinh từ trường sẽ tác động làm hút lõi sắt ra. Từ trường này có lực đủ mạnh để thắng
được lò xo, lúc này van mở ra.

28
2.3 Kết luận chương 2
Việc tìm hiểu thông tin về các thiết bị của hệ thống là cực kỳ quan trọng trong việc
xây dựng lên nhà máy. Nó giúp cho việc vận hành hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí.
Trong chương 2, chúng ta đã giới thiệu về cấu tạo cũng như là chức năng của các thiết bị
cảm biến và cơ cấu chấp hành được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
Những thông tin này sẽ được sử dụng để phục vụ việc nghiên cứu xây dựng nội dung
những chương tiếp theo.

29
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN BỘ ĐIỀU KHIỂN PLC VÀ THIẾT KẾ TRANG
BỊ ĐIỆN CHO HỆ THỐNG
3.1 Giới thiệu PLC
Thiết bị điều khiển lập trình đầu tiên (programmable controller) đã được những nhà
thiết kế cho ra đời năm 1968 (Công ty General Motor - Mỹ). Tuy nhiên, hệ thống này còn
khá đơn giản và cồng kềnh, người sử dụng gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành hệ
thống. Vì vậy các nhà thiết kế từng bước cải tiến hệ thống đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận
hành, nhưng việc lập trình cho hệ thống còn khó khăn, do lúc này không có các thiết bị
lập trình ngoại vi hổ trợ cho công việc lập trình.
Để đơn giản hóa việc lập trình, hệ thống điều khiển lập trình cầm tay
(programmable controller handle) đầu tiên được ra đời vào năm 1969. Điều này đã tạo ra
một sự phát triển thật sự cho kỹ thuật điều khiển lập trình. Trong giai đoạn này các hệ
thống điều khiển lập trình (PLC) chỉ đơn giản nhằm thay thế hệ thống Relay và dây nối
trong hệ thống điều khiển cổ điển. Qua quá trình vận hành, các nhà thiết kế đã từng bước
tạo ra được một tiêu chuẩn mới cho hệ thống, tiêu chuẩn đó là: dạng lập trình dùng giản
đồ hình thang (The diagroom format). Trong những năm đầu thập niên 1970, những hệ
thống PLC còn có thêm khả năng vận hành với những thuật toán hổ trợ (arithmetic), “vận
hành với các dữ liệu cập nhật” (data manipulation). Do sự phát triển của loại màn hình
dùng cho máy tính (Cathode Ray Tube: CRT), nên việc giao tiếp giữa người điều khiển
để lập trình cho hệ thống càng trở nên thuận tiện hơn.
Sự phát triển của hệ thống phần cứng và phần mềm từ năm 1975cho đến nay đã làm
cho hệ thống PLC phát triển mạnh mẽ hơn với các chức năng mở rộng: hệ thống ngõ
vào/ra có thể tăng lên đến 8.000 cổng vào/ra, dung lượng bộ nhớ chương trình tăng lên
hơn 128.000 từ bộ nhớ (word of memory). Ngoài ra các nhà thiết kế còn tạo ra kỹ thuật
kết nối với các hệ thống PLC riêng lẻ thành một hệ thống PLC chung, tăng khả năng của
từng hệ thống riêng lẻ. Tốc độ xử lý của hệ thống được cải thiện, chu kỳ quét (scan)
nhanh hơn làm cho hệ thống PLC xử lý tốt với những chức năng phức tạp số lượng cổng
ra/vào lớn.
Trong tương lai hệ thống PLC không chỉ giao tiếp với các hệ thống khác thông qua
CIM Computer Intergrated Manufacturing) để điều khiển các hệ thống: Robot,
Cad/Cam… ngoài ra các nhà thiết kế còn đang xây dựng các loại PLC với các chức năng
điều khiển “thông minh” (intelligence) còn gọi là các siêu PLC (super PLCS) cho tương
lai.
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua

30
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các
sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào
PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. Một
khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được
gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do
“người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm
đã lập trình.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối ( bộ điều khiển
bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :
- Lập trình dể dàng , ngôn ngữ lập trình dể học ;
- Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản , sửa chữa;
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp;
- Hoàn toàn tin cậy trog môi trường công nghiệp;
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như : máy tính , nối mạng , các
module mở rộng;
- Giá cả cá thể cạnh tranh được.
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều
khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định
bởi một chương trình . Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực
hiện việc điều khiể̉n dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng
chức năng của qui trình công nghệ , ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ
của PLC . Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dể dàng mà
không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay Relay.
Những ưu điểm kỹ thuật của bộ điều khiển PLC :
Chỉ tiêu so sánh Role Mạch số Máy tính PLC
Giá thành từng
Khá thấp Thấp Cao Thấp
chức năng.
Kích thước vật lý Lớn Rất gọn Khá gọn Rất gọn
Tốc độ điều khiển Chậm Rất nhanh Khá nhanh Nhanh
Khả năng
Rất tốt Tốt Khá tốt Tốt
chống nhiễu
Mất thời gian Mất thời gian Lập trình phức Lập trình và
Lắp đặt thiết kế và lắp để thiết kế. tạp và tốn thời lắp đặt đơn
đặt. gian. giản.
31
Chỉ tiêu so sánh Role Mạch số Máy tính PLC
Khả năng điều
khiển các tác vụ Không có Có Có Có
phức tạp.
Thay đổi, nâng cấp
Rất khó Khó Khá đơn giản Rất đơn giản
và điều khiển.
Công tác bảo trì Kém Kém Kém Tốt

Theo bảng so sánh ta nhận thấy được bộ điều khiển lập trình PLC với những ưu
điểm về phần cứng và phần mềm có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu chỉ tiêu trên.
Mặt khác, PLC có khả năng kết nối mạng và kết nối các thiết bị ngoại vi rất cao giúp cho
việc điều khiển được dễ dàng.
3.1.1 Cấu trúc của PLC
Tất cả các PLC đều có thành phần chính là :
 Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong ( có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ
ngoài EPROM );
 Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC ;
 Các Module vào /ra.

Hình 3.1: Sơ đồ khối của hệ thống điều khiển

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng
tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa
đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung . Nếu đơn vị lập trình là đơn vị
xách tay , RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã
được kiểm tra và sẳn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC . Đối với các PLC

32
lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hổ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương
trình . Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS458, …
Khối điều khiển trung tâm (CPU) gồm ba phần: bộ xử lý, hệ thống bộ nhớ và hệ
thống nguồn cung cấp.

Hình 3.2: Sơ đồ khối tổng quát của CPU

a) Đơn vị xử lí trung tâm


CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương
trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình , sẽ
đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để
thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều
khiển được giữ trong bộ nhớ.
b) Hệ thống Bus
Hệ thống Bus là tuyến dùng để truyền tín hiệu, hệ thống gồm nhiều đường tín hiệu
song song :
- Address Bus : Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các Module khác nhau.
- Data Bus : Bus dùng để truyền dữ liệu.
- Control Bus : Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điểu
khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC .
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các module vào ra thông
qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền
8 bit của 1 byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus , nó sẽ chuyển
tất cả trạnh thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra xuất

33
hiện trên Address Bus, module đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data bus.
Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC .
Các địa chỉ và số liệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O . Bên
cạch đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 18 MHZ. Xung này quyết
định tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ
thống.
c) Bộ nhớ
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp :
Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.
Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi các Relay.
Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất cả mọi vị trí trong bộ nhớ
đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ trong bộ nhớ .
Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi xử
lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo . Với
một địa chỉ mới , nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình này được
gọi là quá trình đọc .
Bộ nhớ bên trong PLC được tạo bỡi các vi mạch bán dẫn, mỗi vi mạch này có khả
năng chứa 2000 ÷ 16000 dòng lệnh , tùy theo loại vi mạch. Trong PLC các bộ nhớ như
RAM, EPROM đều được sử dụng .
RAM (Random Access Memory ) có thể nạp chương trình, thay đổi hay xóa bỏ nội
dung bất kỳ lúc nào. Nội dung của RAM sẽ bị mất nếu nguồn điện nuôi bị mất . Để tránh
tình trạng này các PLC đều được trang bị một pin khô, có khả năng cung cấp năng lượng
dự trữ cho RAM từ vài tháng đến vài năm. Trong thực tế RAM được dùng để khởi tạo và
kiểm tra chương trình. Khuynh hướng hiện nay dùng CMOSRAM nhờ khả năng tiêu thụ
thấp và tuổi thọ lớn .
EPROM (Electrically Programmable Read Only Memory)là bộ nhớ mà người
sửdụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung vào được . Nội dung của
EPROM không bị mấtkhi mất nguồn , nó được gắn sẵn trong máy , đã được nhà sản xuất
nạp và chứa hệ điều hành sẵn. Nếu người sử dụng không muốn mở rộng bộ nhớ thì chỉ
dùng thêm EPROM gắn bên trong PLC Trên PG (Programer) có sẵn chổ ghi và xóa
EPROM.
Môi trường ghi dữ liệu thứ ba là đĩa cứng hoạc đĩa mềm, được sử dụng trong máy
lập trình . Đĩa cứng hoặc đĩa mềm có dung lượng lớn nên thường được dùng để lưu
những chương trình lớn trong một thời gian dài .

34
Kích thước bộ nhớ :
- Các PLC loại nhỏ có thể chứa từ 300 ÷1000 dòng lệnh tùy vào công nghệ chế tạo ;
- Các PLC loại lớn có kích thước từ 1K ÷ 16K, có khả năng chứa từ 2000 ÷16000
dòng lệnh.
Ngoài ra còn cho phép gắn thêm bộ nhớ mở rộng như RAM , EPROM.
d) Các ngõ vào ra I/O
Các đường tín hiệu từ bộ cảm biến được nối với các module vào (các đầu vào của
PLC), các cơ cấu chấp hành được nối với các module ra (các đầu ra của PLC).
Hầu hết các PLC có điện áp hoạt động bên trong là 5V , tín hiệu xử lý là 12/24VDC
hoặc 100/240VAC.
Mỗi đơn vị I/O có duy nhất một địa chỉ, các hiển thị trạng thái của các kênh I/O
được cung cấp bỡi các đèn LED trên PLC, điều này làm cho việc kiểm tra hoạt động
nhập xuất trở nên dể dàng và đơn giản.
Bộ xử lý đọc và xác định các trạng thái đầu vào (ON, OFF) để thực hiện việc đóng
hay ngắt mạch ở đầu ra.
3.1.2 Các hoạt động xử lý bên trong PLC
a) Xử lý chương trình
Khi một chương trình đã được nạp vào bộ nhớ của PLC , các lệnh sẽ được trong
một vùng địa chỉ riêng lẻ trong bộ nhớ .
PLC có bộ đếm địa chỉ ở bên trong vi xử lý, vì vậy chương trình ở bên trong bộ nhớ
sẽ được bộ vi xử lý thực hiện một cách tuần tự từng lệnh một, từ đầu cho đến cuối
chương trình . Mỗi lần thực hiện chương trình từ đầu đến cuối được gọi là một chu kỳ
thực hiện. Thời gian thực hiện một chu kỳ tùy thuộc vào tốc độ xử lý của PLC và độ lớn
của chương trình. Một chu lỳ thực hiện bao gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau :

Hình 3.3: Quá trình thực hiện của PLC


Đọc trạng thái của tất cả đầu vào: PLC thực hiện lưu các trạng thái vật lý của ngõ
vào. Phần chương trình phục vụ công việc này có sẵn trong PLC và được gọi là hệ điều
hành Thực hiện chương trình: bộ xử lý sẽ đọc và xử lý tuần tự lệnh một trong chương

35
trình. Trong ghi đọc và xử lý các lệnh, bộ vi xử lý sẽ đọc tín hiệu các đầu vào, thực hiện
các phép toán logic và kết quả sau đó sẽ xác định trạng thái của các đầu ra.
Xử lý những yêu cầu truyền thông: suốt thời gian CPU xử lý thông tin trong chu
trình quét. PLC xử lý tất cả thông tin nhận được từ cổng truyền thông hay các module mở
rộng.
Thực hiện tự kiểm tra: trong 1 chu kỳ quét, PLC kiểm tra hoạt động của CPU và
trạng thái của modul mở rộng
Xuất tín hiệu ngõ ra: bộ vi xử lý sẽ gán các trạng thái mới cho các đầu ra tại các module
đầu ra.
b) Xử lý xuất nhập
Gồm hai phương pháp khác nhau dùng cho việc xử lý I/O trong PLC :
Cập nhật liên tục: Trong phương pháp này, CPU phải mất một khoảng thời gian để
đọc trạng thái của các ngõ vào sẽ được xử lý. Khoảng thời gian trên, thường là 3ms,
nhằm tránh tác động xung nhiễu gay bởi contact ngõ vào. Các ngõ ra được kích trực tiếp
(nếu có) theo sau tác vụ kiểm tra logic. Trạng thái các ngõ ra được chốt trong khối ngõ ra
nên trạng thái của chúng được duy trì cho đến lần cập nhật kế tiếp.
Lưu ảnh quá trình xuất nhập: Hầu hết các PLC loại lơn có thể có vài trăm I/O, vì
thế CPU chỉ có thể xử lý một lệnh ở một thời điểm. Trong suốt quá trình thực thi, trạng
thái mỗi ngõ nhập phải được xét đến riêng lẻ nhằm dò tìm các tác động của nó trong
chương trình. Do chúng ta yêu cầu relay 3ms cho mỗi ngõ vào, nên tổng thời gian cho hệ
thống lấy mẫu liên tục, gọi là chu kỳ quét hay thời gian quét, trở nên rất dài và tăng theo
số ngõ vào.
Để làm tăng tốc độ thực thi chương trình, các ngõ I/O được cập nhật tới một vùng
đặc biệt trong chương trình. Ở đây, vùng RAM đặc biệt này được dùng như một bộ đệm
lưu trạng thái các logic điều khiển và các đơn vị I/O. Từng ngõ vào và ngõ ra được cấp
phát một ô nhớ trong vùng RAM này. Trong khi kưu trạng thái các ngõ vào/ra vào
RAM. CPU quét khối ngõ vào và lưu trạng thái chúng vào RAM. Quá trình này xảy ra ở
một chu kỳ chương trình .
Khi chương trình được thực hiện, trạng thái của các ngõ vào đã lưu trong RAM
được đọc ra. Các tác vụ được thực hiện theo các trạng thái trên và kết quả trạng thái của
các ngõ ra được lưu vào RAM ngõ ra. Sau đó vào cuối chu kỳ quét, quá trình cập nhật
trạng thái vào/ra chuyển tất cả tín hiệu ngõ ra từ RAM vào khối ngõ ra tương ứng, kích
các ngõ ra trên khối vào ra. Khối ngõ ra được chốt nên chúng vẫn duy trì trạng thái cho
đến khi chúng được cập nhật ở chu kỳ quét kế tiếp.
Tác vụ cập nhật trạng thái vào/ra trên được tự động thực hiện bởi CPU bằng một
đoạn chương trình con được lập trình sẵn bởi nhà sản xuất. Như vậy, chương trình con sẽ
36
được thực hiện tự động vào cuối chu kỳ quét hiện hành và đầu chu kỳ kế tiếp. Do đó,
trạng thái của các ngõ vào/ra được cập nhật.
Lưu ý rằng, do chương trình con cập nhật trạng thái được thực hiện tại một thời
điểm xác định của chu kỳ quét, trạng thái của các ngõ vào và ngõ ra không thay đổi trong
chu kỳ quét hiện hành. Nếu một ngõ vào có trạng thái thay đổi sau sự thực thi chương
trình con hệ thống, trạng thái đó sẽ không được nhận biết cho đến quá trình cập nhật kế
tiếp xảy ra.
Thời gian cập nhật tất cả các ngõ vào ra phụ thuộc vào tổng số I/O được sử dụng,
thường là vài ms. Thời gian thực thi chương trình (chu kỳ quét) phụ thuộc vào độ lớn
chương trình điều khiển. Thời giant hi hành một lean cơ bản (một bước) là 0,08 µs đến
0.1 µs tùy loại PLC, nên chương trình có độ lớn 1K bước (1000 bước) có chu kỳ quét là
0,8 ms đến 1ms. Tuy nhiên, chương trình điều khiển thường ít hơn 1000 bước, khoảng
500 bước trở lại.
3.1.3 Ngôn ngữ lập trình
Có 5 loại ngôn ngữ dùng để lập trình cho PLC:
a) Ngôn ngữ lập trình ST (Structure text) hoặc STL (Statement List)
Là một ngôn ngữ lập trình cấp cao gần giống như Pascal, thực hiện các công việc
sau:
 Gán giá trị cho các biến.
 Gọi hàm và các FunctionBlock;
 Tạo và tính toán các biểu thức;
 Thực hiện các biểu thức điều kiện.
b) Ngôn ngữ lập trình IL (Instruction List)
Là ngôn ngữ lập trình cấp thấp, gần giống như ngôn ngữ máy Assembler, thường
được dùng để lập trình cho vi xử lý. Cấu trúc của chương trình bao gồm một loạt các câu
lệnh, mỗi câu lệnh nằm trên một dòng và được kết thúc bằng ký tự xuống dòng. Mỗi câu
lệnh bao gồm một toán tử và nhiều toán hạng. Toán hạng là đối tượng của toán tử và là
các biến hoặc các hằng số.
Ngôn ngữ IL phù hợp cho các ứng dụng nhỏ, giải quyết các vấn đề có thứ tự trước
sau. Nếu được lập trình tốt, chương trình viết bằng IL sẽ có tốc độ tính toán nhanh nhất.
Thí dụ: Bảng so sánh mã gợi nhớ ( code mnemonics ) của một số hãng
Của Mitsubishi:

37
Của Siemens:

c) Ngôn ngữ lập trình FBD ( Function Block Diagrams )


Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu đồ họa, bằng cách mô tả quá trình dưới các dòng
chảy tín hiệu giữa các khối hàm với nhau. Nó giống như việc đi dây trong các mạch điện
tử.
Một chương trình hoạt động:

Hình 3.4: Sơ đồ nối các cổng vào

d) Ngôn ngữ lập trình SFC (Sequence Function Charts)


Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu tuần tự, chương trình SFC bao gồm một chuỗi các
bước được thể hiện dưới dạng các hình chữ nhật và được nối với nhau.
Mỗi bước đại diện cho một trạng thái cụ thể cần được điều khiển của hệ thống. Mỗi
bước có thể thực hiện một hoặc nhiều công việc đồng thời.
Mỗi một mối nối có một hình chữ nhật ở giữa, đại diện cho điều kiện chuyển đổi
giữa các trạng thái trong hệ thống. Khi điều kiện chuyển đổi đạt được “ True “ thì cho
phép chuyển sang trạng thái tiếp theo. Thí dụ :
e) Ngôn ngữ lập trình LD (Ladder Diagram)
38
Còn gọi là ngôn ngữ bậc thang là một kiểu ngôn ngữ lập trình đồ họa. Lập trình
theo LD gần giống như khi các kỹ sư điện thiết kế và đi dây các bảng mạch điện điều
khiển logic: Rơ-le, công-tắc-tơ, khởi đồng từ . . .
3.2 Giới thiệu một số PLC của hãng MITSUBISHI ELECTRIC
Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao PLC trong công nghiệp nên nhà sản xuất đã
nghiên cứu chế tạo nhiều họ PLC đáp ứng cho nhu cầu nhiều nhiệm vụ điều khiển với
các dạng và qui mô khác nhau. Các PLC được chế tạo được chế tạo dực trên nhiều đặc
trưng như nguồn cấp điện, dạng điện áp ngõ vào, dạng ngõ ra, bộ xử lý, ngôn ngữ lập
trình, tập lệnh khả năng xử lý số lệnh, khả năng xử lý tốc độ cao, khả năng mở rộng với
module vào/ra và moul chức năng chuyên dùng, khả năng nối mạng.
3.3 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống
MELSEC FX có nhiều loại phiên bản khác nhau tùy thuộc vào bộ nguồn hay công
nghệ của ngõ ra. Ta có thể lựa chọn bộ nguồn cung cấp 100 – 220 V AC, 24 V DC hay
12 – 24 V DC, ngõ ra là relay hoặc transistor.
Với yêu cầu của hệ thống cần sử dụng :
- 18 đầu vào digital, 2 đầu vào analog;
- 24 đầu ra digital.
Vậy ta cần sử dụng bộ điều khiển phải đáp ứng đủ đầu vào và đầu ra.
Vậy nhóm quyết định chọn bộ điều khiển FX3U-64MR/ES-A và dùng thêm modul
mở rộng FX3U-4AD để có đầu vào là analog.
3.4 Giới thiệu về bộ điều khiển dùng trong hệ thống
3.4.1 FX3U-64MR/ES-A

a) Bố trí của FX3U

39
Hình 3.5: Sơ đồ FX3U-64MR/ES-A

Hình 3.6: Kích thước của modul fx3u-64mr/es-a


b) Đặc tính kĩ thuật FX3U-64MT/ES-A:
 Bộ nhớ EEPROM dung lượng lớn, lên tới 64000 dòng lệnh(steps);
 Tốc độ xử lý cao;
 Có khả năng mở rộng module vào/ra, các module chức năng đặc biệt, module
ADP;
 Tích hợp đồng hồ thời gian thực;
 Tích hợp giao diện truyền thông nối tiếp giữa PCs và HMI;
 Sử dụng ngôn ngữ lập trình chuẩn (Ladder);
 Có khe cắm thẻ nhớ dạng cassetes;
 Tích hợp điều khiển vị trí;
 Bộ CPU với 64 I/O: 32 đầu vào và 32 đầu ra transistor (Sink);
 Nguồn cấp: 100-240 VAC;
 Công suất: 45 W;
40
 Bộ nhớ chương trình: 64.000 Steps;
 Tích hợp đồng hồ thời gian thực.
 Bộ đếm: 235;
 Timer: 512;
 Tích hợp cổng thông RS232C, RS 485;
 Cáp kết nối: FX-USB-AW, USB-SC09, USB-SC09;
 Xuất xứ: Mitsubishi – Japan.
Số ngỏ vào 32
Số ngỏ ra 32
Nguồn cung cấp 220 VAC
Công suất 45
Truyền thông USB, RS232S, RS485
Kích thước 220x90x86

Sơ đồ chân:

Hình 3.7:Sơ đồ chân của FX3U-64MR/ES-A


Giải thích sơ đồ chân:
S/S: chân này nối về 0V nếu ta dùng kiểu nối source và nối lên 24V nếu ta dùng
kiểu nối sink;
L.N đầu vào ta cấp nguồn xoay chiều 220V/AC;
0V/24V: khi ta cấp nguồn 220V/AC thì trong PLC sẽ tạo ra nguồn 24V để sử dụng;
X0-X37 đầu vào digital;
Y0-Y37 đầu ra digital;

41
COM chân dùng để chọn số chân sử dụng, vi dụ ta chỉ sử dụng đầu ra từ Y0 đến Y3
thì ta nối COM1 xuống 0V nếu dung kiểu sink và nối lên 24V nếu sử dụng kiểu nối
source
Modul FX3U-64MR/ES-A dung nguồn nuôi 220VAC. Tín hiệu vào thì có thể chọn:
Source (PNP) cấp nguồn 24VDC vào 2 chân 24V và 0V, nối chân S/S với 0V, khi các
ngõ vào X nối với +24V thì on. Sink (NPN) nối chân S/S với chân 24V, khi các ngõ vào
X nối vơi 0V thì on
Đầu ra là relay, tùy thuộc vào cơ cấu chấp hành mà bạn cấp nguồn 24VDC hoặc
220VAC cho cơ cấu chấp hành
Vì đầu vào ta sử dụng chân tín hiệu analog nên ta sử dụng thêm modul kêt nối
thêm, ta sử dụng modul FX3U-4AD-ADP

Hình 3.8: FX3U-4AD-ADP


3.4.2 FX3U-4AD-ADP:

42
a) Sơ đồ kích thước:

Hình 3.9: Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-ADP

Hình 3.10: Sơ đồ kích thước của FX3U-4AD-AD


[1] trực tiếp gắn lỗ: 2 lỗ φ4.5 (0.18 ") (lắp vít: M4 vít);
[2] cáp mở rộng;
[3] ĐIỆN LED (màu xanh): sáng trong khi 5V DC điện được cung cấp từ
PLC;
[4] Terminal block để cung cấp điện (24V DC) (M3 thiết bị đầu cuối vít);
[5] khối Terminal cho đầu vào analog;
[6] 24V LED (màu đỏ):
Thắp sáng trong khi 24V DC điện được cung cấp đúng với thiết bị đầu cuối
[24+] và[24];

43
[7] LED A / D (màu đỏ): Đèn flash (tốc độ cao) trong A / D chuyển đổi;
[8] DIN rail móc lắp;
[9] DIN rail rãnh lắp ráp (35 mm (1,38 ") rộng).

b) Sơ đồ chân:

Hình 3.11: Sơ đồ chân của FX3U-4AD-ADP

c) Sơ đồ kết nối modul ANALOG


1 - Đối FX3U series PLC (AC loại điện), các nguồn cung cấp điện phục vụ 24V DC
cũng có sẵn.

Hình 3.12: Sơ đồ kết nối Analog


44
2- [FG] thiết bị đầu cuối và các [mass] thiết bị đầu cuối được kết nối trong nội bộ.
Không có "FG" thiết bị đầu cuối cho CH1. Khi sử dụng CH1, kết nối trực tiếp đến
[mass ] thiết bị đầu cuối;
3- Sử dụng một dây lá chắn xoắn 2 lõi cho dòng đầu vào tương tự, và tách nó ra từ
đường dây điện khác hoặc các dòng cảm ứng;
4- Đối với các đầu vào dòng điện , ngắn mạch [V] thiết bị đầu cuối và các [I +] thiết
bị đầu cuối;
5- Nếu có điện áp gợn trong điện áp đầu vào hoặc có tiếng ồn ở bên ngoài hệ thống
dây điện, kết nối một tụ điện khoảng 0,1 đến 0.47μF 25 V.
Kích thước bên ngoài, phần tên, và Terminal Layout:

Hình 3.13: Kích thước bên ngoài, phần tên, và Terminal Layout
[1] DIN rail gắn rãnh (DIN rail: DIN46277);
[2] tấm Name;
[3] khóa trượt bộ chuyển đổi đặc biệt.
Được sử dụng để kết nối với bộ điều hợp đặc biệt thêm vào phía bên trái của đặc
biệt này adapter.
[4] bộ chuyển đổi đặc biệt kết nối bao gồm:
Tháo nắp này để kết nối với bộ điều hợp đặc biệt bổ sung về phía bên trái;
[5] gắn lỗ trực tiếp: 2 lỗ φ4.5 (0.18 ") (lắp vít: M4 vít);
Không được sử dụng khi kết nối với FX3GC / FX3UC Dòng PLC.
[6] ĐIỆN LED (màu xanh):
Thắp sáng trong khi 24 V DC được cung cấp đúng với thiết bị đầu cuối '24+'và '24'.

45
[7] Terminal block (loại châu Âu):
Kết nối điện áp analog / tín hiệu hiện tại, và 24 V cung cấp điện DC;
[8] kết nối bộ chuyển đổi đặc biệt:
Được sử dụng để kết nối bộ chuyển đổi đặc biệt này để đơn vị chính PLC hoặc bộ
chuyển đổi đặc biệt;
[9] DIN rail móc lắp;
[10] bộ chuyển đổi đặc biệt ấn móc;
[11] kết nối bộ chuyển đổi đặc biệt.
Được sử dụng để kết nối truyền thông hoặc tương tự hợp đặc biệt về phía bên trái
của
3.5 Bảng phân kênh các thiết bị vào ra

Thiết bị vào
STT Địa chỉ Ký hiệu Chú thích
1 X0 START Nút nhấn khởi động (thường mở)
2 X1 STOP Nút dừng hệ thống
3 X2 V1.P1 Cảm biến đo mực nước cao vùng 1
4 X3 V2.P2 Cảm biến đo mực nước thấp vùng 2
5 X4 V2.P3 Cảm biến đo mực nước cao vùng 2
6 X5 V3.P4 Cảm biến đo mực nước thấp vùng 3
7 X6 V3.P5 Cảm biến đo mực nước cao vùng 3
8 X7 V4.SB1 Cảm biến đo mức bùn thấp vùng 4
9 X10 V4.SB2 Cảm biến đo mức bùn cao vùng 4
10 X11 V5.P6L Cảm biến đo mực nước thấp vùng 5
11 X12 V5.P6M Cảm biến đo mực nước trung bình vùng 5
12 X13 V5.P6H Cảm biến đo mực nước cao vùng 5
13 X14 V6.P7 Cảm biến đo mực nước thấp vùng 6
14 X15 V6.P8 Cảm biến đo mực nước cao vùng 6
15 X16 P.AX Cảm biến đo mức axit
16 X17 P.BZ Cảm biến đo mức bazo
17 X20 P.PAC Cảm biến đo mức PAC
18 X21 P.CLO Cảm biến đo mức Clo

46
19 V3.DPH Cảm biến đo độ Ph trong bể trung hòa (Analog)
20 V4.DDUC Cảm biến đo độ đục trong bể lắng (Analog)

Thiết bị ra
STT Địa chỉ Ký hiệu Chú thích
1 Y0 K_TONG Cuộn dây contactor tổng cấp điện hệ thống
2 Y1 V1.V1 Cuộn dây contactor van tự động vùng 1
3 Y2 V2.B1 Cuộn dây contactor máy bơm 1 nằm ở vùng số 2
4 Y3 V2.B2 Cuộn dây contactor máy bơm 2 nằm ở vùng số 2
5 Y4 V2.MSK1 Cuộn dây contactor máy sục khí 1 nằm ở vùng số 2
6 Y5 V3.V2 Cuộn dây contactor van 2 nằm ở vùng số 3
7 Y6 V3.MK1 Cuộn dây contactor máy khuấy 1 nằm ở vùng số 3
8 Y7 V3.MK2 Cuộn dây contactor máy khuấy 2 nằm ở vùng số 3
9 Y10 V3.MK3 Cuộn dây contactor máy khuấy 3 nằm ở vùng số 3
10 Y11 V3.AX1 Cuộn dây contactor máy bơm axit1 nằm ở vùng số 3
11 Y12 V3.AX2 Cuộn dây contactor máy bơm axit2 nằm ở vùng số 3
12 Y13 V3.BZ1 Cuộn dây contactor máy bơm bazo1 nằm ở vùng số 3
13 Y14 V3.BZ2 Cuộn dây contactor máy bơm bazo2 nằm ở vùng số 3
14 Y15 V4.MK4 Cuộn dây contactor máy khuấy 4 nằm ở vùng số 4
15 Y16 V4.MK5 Cuộn dây contactor máy khuấy 5 nằm ở vùng số 4
16 Y17 V4.BB Cuộn dây contactor máy bơm bùn nằm ở vùng số 4
17 Y20 V4.PAC1 Cuộn dây contactor máy bơm PAC1 nằm ở vùng số 4
18 Y21 V4.PAC2 Cuộn dây contactor máy bơm PAC2 nằm ở vùng số 4
19 Y22 V5.V3 Cuộn dây contactor van 3 nằm ở vùng số 5
20 Y23 V5.BNS Cuộn dây contactor máy bơm nằm ở vùng số 5
21 Y24 V5.MSK2 Cuộn dây contactor máy sục khí 2 nằm ở vùng số 5
22 Y25 V5.MK6 Cuộn dây contactor máy khuấy 6 nằm ở vùng số 5
23 Y26 V6.V4 Cuộn dây contactor van 4 nằm ở vùng số 6
24 Y27 V6.CLO Cuộn dây contactor máy bơm clo nằm ở vùng số 6
25 Y30 V6.MK7 Cuộn dây contactor máy khuấy 7 nằm ở vùng số 6
26 Y31 L.AX Cuộn dây contactor đèn báo mức axit trong bể chứa axit
47
27 Y32 L.BZ Cuộn dây contactor đèn báo mức axit trong bể chứa bazo
28 Y33 L.CLO Cuộn dây contactor đèn báo mức axit trong bể chứa clo
29 Y34 L.PAC Cuộn dây contactor đèn báo mức axit trong bể chứa PAC

3.6 Lựa chọn và tính toán thiết bị cho mạch động lực
3.6.1 Relay
a) Tổng quan: Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Nói là
một công tắc vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF
phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không. Hình bên là kí hiệu của rơ
le trong kỹ thuật. Còn về ý nghĩa kí hiệu thì phần tiếp theo sẽ giải thích.

Hình 3.14: Relay


b) Nguyên tắc hoạt động:
Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong và
tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng
hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp điểm
điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Rơ le có 2 mạch độc lập nhau họạt động. Một mạch là để điều khiển cuộn dây của
rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng
thái ON hay OFF. Một mạch điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay
không dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
Dòng chạy qua cuộn dây để điều khiển rơ le ON hay OFF thường vào khoảng
30mA với điện áp 12V hoặc có thể lên tới 100mA. Và bạn thấy đó, hầu hết các con chip
đều không thể cung cấp dòng này, lúc này ta cần có một BJT để khuếch đại dòng nhỏ ở
ngõ ra IC thành dòng lớn hơn phục vụ cho rơ le.
Chú ý: Tuy vậy, IC 555 có dòng điện ngõ ra có thể lên tới 200mA, vì thế với IC
555 thì không cần một BJT để khuếch đại dòng.

48
Hình bên chỉ ra cách hoạt động của rơ le với cuộn dây và các tiếp điểm điện. Khi có
dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây hút một đòn bẩy và làm mở các tiếp điểm điện, vì
thế dòng điện cần kiểm soát không thẩy đi qua rơ le. Và ngược lại. Bạn cũng thấy đó,
dòng điện chạy qua cuộn dây không hề có liên quan gì đến dòng điện cần kiểm soát.
Trên rơ le có 3 kí hiệu là: NO, NC và COM:
COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại.
Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le;
NC (Normally Closed): Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi rơ le ở trạng
thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này;
NO (Normally Open): Khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn dây) thì
chân COM sẽ được nối với chân này.
Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng
thái OFF. Và khi rơ le ON thì dòng này bị ngắt; ngược lại thì nối COM và NO.
c) Cách chọn rơ le phù hợp:
Bạn cần phải quan tâm đến kích thước và kiểu chân để chọn một rơ le phù hợp với
mạch điện của mình.
Bạn cần phải quan tâm đến điện áp điều khiển cuộn dây của rơ le. Có thể là 5V,
12V hoặc 24V. Mạch bạn thiết kế cung cấp điện áp nào?
Bạn phải quan tâm đến điện trở của cuộn dây.  Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến dòng
cần cung cấp cho cuộn dây hoạt động I = U / R.
Ví dụ: Bạn chọn một rơ le có điện áp hoạt động là 12V, cuộn dây có điện trở là 400
Ohm thì dòng cần thiết cung cấp là 30mA. Dòng này thì IC 555 có thể đáp ứng được,
nhưng hầu hết các IC khác thì không, nên cần một BJT để khuếch đại dòng.
Ngoài ra, bạn cần tìm rơ le có số tiếp điểm đóng mở phù hợp.Trong hệ thống này sử
dụng lại relay 24V DC , dòng hoạt động là 1A
3.6.2 Công tắc tơ
a) Định nghĩa:
Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực,
từ xa bằng tay hay tự động.
Việc đóng ngắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng điện từ, thủy
lực hay khí nén. Trong đó công tắc tơ điện từ được sử dụng nhiều hơn cả.
Khi đưa dòng điện vào cuộn dây của nam châm điện sẽ tạo ra từ thông F và sinh ra
lực hót điện từ Fđt . Do lực hót điện từ lớn hơn lực phản lực làm cho nắp của nam châm
điện bị hót về phía mạch từ tĩnh. Các tiếp điểm thường mở của công tắc tơ được đóng lại.

49
b) phân loại
Theo nguyên lý truyền động người ta chia công tắc tơ thành các loại sau:
 Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng điện từ;
 Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng thủy lực;
 Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng khí nén;
 Công tắc tơ không tiếp điểm.
Theo dạng dòng điện trong mạch:
 Công tắc tơ điện một chiều dùng để đóng ngắt mạch điện một chiều. Nam châm
điện của nó là nam châm điện một chiều;
 Công tắc tơ điện xoay chiều dùng để đóng ngắt mạch điện xoay chiều. Nam châm
điện của nó là nam châm điện xoay chiều.
Ngoài ra trên thực tế còn có loại công tắc tơ sử dụng để đóng ngắt mạch điện xoay
chiều, nhưng nam châm điện của nó là nam châm điện một chiều.
c) Các yêu cầu cơ bản của tắc công tơ
Điện áp định mức Uđm: Là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính
phải đóng/cắt, có các cấp: + 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V
xoay chiều.
Cuộn hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn từ 85% đến
105%Uđm.
Dòng điện định mức Iđm: Là dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm
việc gián đoạn - lâu dài, nghĩa là ở chế độ này thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng
không lâu quá 8 giờ.
Công tắc tơ hạ áp có các cấp dòng thông dụng: 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250,
300, 600A). Nếu đặt công tắc tơ trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn
10% vì làm mát kém, khi làm việc dài hạn thì chọn dòng điện định mức nhỏ hơn nữa
d) Tính chọn công tắc tơ dùng trong hệ thống

Hình 3.15: Hình ảnh công tác tơ Uđm = 380V, Iđm = 100 A
50
Động cơ sử dụng trong hệ thống có các thông số sau:
Pđm = 30kW, Uđm = 380V, hệ số công suất là 0.85
P đm 30000
Iđm = √3 U = √3 × 380× 0.85 =54 A
đm

Ta nhân hệ số dự trữ dòng điện KI = 1.4


=> Iđm = 1.5 × 54 = 76 A
Chọn loại công tắc tơ có Uđm = 380V, Iđm = 100 A
3.6.3 Lựa chọn Aptomat
a) Định nghĩa
Aptomat là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn
mạch, sụt áp, … đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường
xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Hình 3.16: Aptomat

b) Chức năng của aptomat


Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm
chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang). Khi đóng mạch, tiếp điểm
hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt
mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp
điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được

51
tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào
làm hư hại tiếp điểm chính. 
c) Một aptomat cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chế độ làm việc định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị
số dòng điện định mức chạy qua aptomat lâu bao nhiêu cũng được.
- Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kilo
Ampere (kA). Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm
việc tốt ở trị số dòng điện định mức (Idm).
- Để nâng tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại
do dòng điện ngắn mạch gây ra, aptomat phải có thời gian cắt bé.
Như vậy khi lắp đặt aptomat cần phải tính toán phụ tải sau đó chọn aptomat tiêu
chuẩn phù hợp với tải để lắp đặt, nếu không aptomat sẽ không bảo vệ được hệ thống như
hệ thống lạnh, một dây chuyền công nghệ nào đó …
d) Phân loại:
 Trong thực tế hiện nay aptomat thường chỉ có ba loại đó là:
 - Loại bảo vệ dòng (quá tải, ngắn mạch ….);
- Loại bảo vệ điện áp (mạng lưới có điện áp không ổn định hay sụt áp …);
 - Loại thứ ba là kết hợp của hai loại trên.
e) Chọn aptomat
Điều kiện để chọn Aptomat là: Iaptomat ≥ (1.25 ÷ 1.5). Iđm, vì vậy tính toán chọn
lắp đặt trong thực tế phải dựa vào bất đẳng thức trên. Chủ yếu dựa vào:
 - Dòng điện tính toán đi trong mạch;
 - Dòng điện quá tải;
 - Tính thao tác có chọn lọc.
Ngoài ra, lựa chọn aptomat còn phải căn cứ vào đặc tính làm việc của phụ tải,
aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn thường xảy ra trong điều kiện làm
việc bình thường như dòng điện khởi động, dòng điện đỉnh trong phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chng là dòng điện định mức của móc bảo vệ Iaptomat không được bé hơn
dòng điện tính toán Itt của mạch: Iaptomat  ≥ Itt
Chú ý: Do khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có
công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng
dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì
thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở
lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.
Động cơ sử dụng trong hệ thống có các thông số sau:
52
Pđm = 30 kW; Uđm = 380 V, hệ số công suất 0.85
P đm 30000
Iđm = √3 U = √3 × 380× 0.85 =54 A
đm

Ta nhân hệ số dự trữ dòng điện KI = 1.7


=> Iđm = 1.5 × 54 = 81 A

Vậy ta chọn loại aptomat có dòng là: I aptomat = 100 A


3.7 Bản vẽ sơ đồ hệ thống
(Đã vẽ trong bản vẽ)

3.8 Kết luận


Chương 3 khái quát cho ta hiểu biết thêm về plc đồng thời dựa vào nhu cầu thực tế
đưa ra cách tính toán số liệu hợp lí nhằm mục đích lựa chọn bộ điều khiển CPU, modul
mở rộng đầu vào analog cũng như các thiết bị relay, aptomat, contactor nhằm đáp yêu
cầu trong việc vận hành và bảo vệ hệ thống khi hoạt động.

53
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ THUẬT TOÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH
ĐIỀU KHIỂN
4.1 Sơ đồ thuật toán
 Khâu 1(Vùng 1,2 ) :

54
 Khâu 2(Vùng 3) :

55
 Khâu 3(Vùng 4) :

56
 Khâu 4(Vùng 5) :

57
 Khâu 5(Vùng 6) :

58
 Khâu 6: Đèn báo mức chất lỏng

59
4.2 Chương trình điều khiển

60
61
62
63
64
65
4.3 Kết luận chương 4
Chương này giúp bạn hiểu hơn về cách điều khiển hệ thống thông qua lưu đồ thuật
toán và chương trình điều khiển. Chương trình điều khiển thì có thể tùy vào từng người
mà có nhiều cách viết khác nhau, miễn sao mà hệ thống chạy đúng theo mong muốn của
người sử dụng.

66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bài giảng điều khiển Logic, 2017 – Trần Thái Anh Âu, Nguyễn Kim Ánh, Lê
Tiến Dũng
[2] Mitsubishi Electric, 2013 Programmable controllers MELSEC-F Basic &
applied instruction edition, FX-P3-E, 09R517 840, Himeji – Japan.

67

You might also like