You are on page 1of 313

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2019
  
˝MỤC LỤC
Thông tin chung về chương trình đào tạo 3

1. Ngành Công nghệ May 4

2. Ngành Công nghệ Thông tin 26

3. Ngành Công nghệ Thực phẩm 44

4. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Máy tính 62

5. Ngành Quản lý Công nghiệp 79

6. Ngành Kế toán 92

7. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông 110

8. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện Điện tử 127

9. Ngành Công nghệ Chế tạo máy 144

10. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí 158

11. Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô 172

12. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử 191

13. Ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt206

14. Ngành Công nghệ Kỹ thuật In 224

15. Ngành Công nghệ Công trình Xây dựng 242

16. Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường 259

17. Ngành Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa 274

Mô tả tóm tắt các môn học chung 287

Các môn Toán, Lý, Hoá 288

Các môn Tiếng Anh 293

Các môn Tự chọn đại cương 296

Các môn Lý luận chính trị 299

1
Các môn Giáo dục thể chất 302

2
THÔNG TIN CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức toàn khoá:
- Đối với khối ngành kỹ thuật: Tổng số tín chỉ là 150. Gồm những ngành sau:
1. Công nghệ May
2. Công nghệ Thông tin
3. Công nghệ Thực phẩm
4. Công nghệ kỹ thuật Máy tính
5. Công nghệ kỹ thuật Điện tử Truyền thông
6. Công nghệ kỹ thuật Điện Điện tử
7. Công nghệ kỹ thuật Công nghệ Chế tạo máy
8. Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
9. Công nghệ kỹ thuật Ô tô
10. Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử
11. Công nghệ kỹ thuật Nhiệt
12. Công nghệ In
13. Công nghệ kỹ thuật Công trình Xây dựng
14. Công nghệ kỹ thuật Môi trường
15. Công nghệ kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa

- Đối với khối ngành kinh tế: Tổng số tín chỉ là 134. Gồm những ngành sau:
1. Kế toán
2. Quản lý công nghiệp

Tổng số tín chỉ trên không bao gồm những môn học sau đây, sinh viên bắt buộc phải hoàn thành
nhưng không tính điểm tích lũy.

STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ


1. PHED110513 Giáo dục thể chất 1 1
2. PHED110613 Giáo dục thể chất 2 1
3. PHED130713 Giáo dục thể chất 3 3
4. GDQP008031 Giáo dục quốc phòng 1 1
5. GDQP008032 Giáo dục quốc phòng 2 1
6. GDQP008033 Giáo dục quốc phòng 3 2

3
CÔNG NGHỆ MAY
Trưởng ngành

Phùng Thị Bích Dung

4
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
2 MATH132401 Toán 1 3
3 EHQT130137 Anh văn 1 3
4 GCHE130603 Hóa học đại cương 3
5 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
6 INGT130251 Nhập môn ngành công nghệ may 3(2+1)
7 GEMA230351 Thiết bị may CN và bảo trì 3(2+1)
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0 (1)
KIẾN THỨC KHÁC TỰ CHỌN (2TC) (chọn 1 trong số các môn sau)
9 TEMA122851 Nguyên liệu dệt 2
AEST224851 Thẩm mỹ học 2
Tổng 22

Học kỳ 2:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 MATH132501 Toán 2 3
2 EHQT130237 Anh văn 2 3
3 SSRC220451 Hệ thống cỡ số trang phục 2
4 PHYS130902 Vật lý 1 3
5 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1
6 FATR230551 Nguyên phụ liệu may 3(2+1)
7 FCCT230751 Kỹ thuật may cơ bản 3(1+2)
8 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0 (1)
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG (6 TC) (chọn 3 trong số các môn sau)
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2

5
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ
11 WOPS120390 2
thuật
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Tổng 24

Học kỳ 3:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 LLCT130105 Triết học Mác – Lênin 3
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
3 GDAP340851 Đồ họa ứng dụng (CNM) 4(2+2)
4 EHQT130337 Anh văn 3 3
5 PHYS131002 Vật lý A2 3
6 GMTE231451 Công nghệ SX ngành may 3
7 FMDR231051 Thiết kế trang phục nam CB 3
8 PFMD222751 TH Thiết kế trang phục nam CB 2
9 PHED110715 Giáo dục thể chất 3 0 (3)
KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH (2TC) (chọn 1 trong số các môn sau)
1 BAIL121052 Vẽ minh họa thời trang cơ bản 2(1+1)
2 FUFA221352 Nền tảng thiết kế thời trang 2(2+1)
3 BPLA121808 Kế hoach khởi nghiệp 2
Tổng 25

Học kỳ 4:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
2 EHQT230437 Anh văn 4 3
3 FWDR331151 Thiết kế trang phục nữ CB 3
4 PFWD332851 TH thiết kế trang phục nữ CB 2
5 PRAP331551 Chuẩn bị sx ngành may 3
6 GQMA321651 Quản lý chất lượng TP 2
7 PPAP323151 TH chuẩn bị sx ngành may 2
8 ADMO138685 Tin học dành cho kỹ sư 3(2+1)
KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH TỰ CHỌN (4TC) (chọn 2 trong số các môn sau)
1 WAMA325451 Quản lý kho 2

6
2 EGTE320951 Anh văn chuyên ngành. 2
3 ARCL224651 Mỹ thuật trang phục 2
4 FFTE325551 Công nghệ hoàn tất vải. 2
5 COEM423951 Thêu vi tính 2
6 SMTE322551 Vật liệu dệt thông minh 2
Tổng 24

Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 EHQT230537 Anh văn 5 3
2 CAAP332051 Công nghệ CAD ngành may 3
3 STGE422451 Chuyên đề Doanh nghiệp (CNM) 2
4 PCAP313251 TH Công nghệ CAD ngành may 1
5 AWDR331251 Thiết kế trang phục nữ NC 3
6 PAWD332951 TH Thiết kế trang phục nữ NC 3
7 MEAP431851 Quản lý đơn hàng ngành may 3
Tổng 18

Học kỳ 6:

TT Mã MH Tên MH Số TC
1 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 AGMA321751 Quản lý SX ngành may 2
3 AMDR421351 Thiết kế trang phục nam NC 2
4 PAMD433051 TH Thiết kế trang phục nam NC 3
TỰ CHỌN CHUYÊN NGÀNH (4TC) (chọn theo chuyên ngành trong các môn sau)
Môn chuyên ngành Thiết kế May CN
1 WODR425251 Thiết kế trang phục công sở. 2(1+1)
2 PFUS324351 Thiết kế trang phục lót, áo tắm 2(1+1)
3 KCD435751 Thiết kế trang phục dệt kim 2(1+1)
Môn chuyên ngành Công nghệ sản xuất
1 IGPT326051 Triển khai sản xuất ngành may 2(1+1)
AMPT320251 Tự động hóa các quá trình sản xuất ngành 2
2 may
3 WATE324551 Công nghệ wash sản phẩm may. 2
4 PAET422651 Công nghệ in – thêu 2
Tổng 13

7
Học kỳ 7:

TT Mã MH Tên MH Số TC
1 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
TỰ CHỌN CHUYÊN NGÀNH (5TC) (chọn 2 môn theo chuyên ngành trong các môn sau)
Môn chuyên ngành Thiết kế May CN
1 WDDE433451 Thiết kế trang phục cưới. 3(1+2)
2 PMOD434151 Thiết kế thời trang trên Dressform 3(2+1)
3 CHDR435951 Thiết kế trang phục trẻ em. 3(2+1)
4 HHDE433551 Thiết kế nón túi xách 3(2+1)
5 PRDR425351 Thiết kế trang phục bảo hộ lao động 2(1+1)
6 JADE422351 Thiết kế Jacket, Trench Coat. 2(1+1)
 Môn chuyên ngành Công nghệ sản xuất
1 FABR324451 Quản trị thương hiệu trang phục 2
2 KMTE433851 Công nghệ sản xuất hàng dệt kim 3
3 PLIS42375 Thiết kế nhà xưởng & lắp đặt thiết bị 2
4 CAMM424051 Quản lý sx trên máy tính 2
5 PPAP421951 Lập kế hoạch sx ngành may 2
6 MIAP435051 Cải tiến sản xuất ngành may 3
KIẾN THỨC LIÊN NGÀNH (4TC) (chọn 2 trong số các môn sau)
1 CUSM321006 Quan hệ quản trị khách hàng 2
2 CUSM321006 Giao tiêp trong KD 2
3 GAMA425151 Marketing hàng may mặc. 2
4 APIE324951 Xuất nhập khẩu hàng may mặc 2
5 IGTN424251 Đàm phán KD hàng may mặc 2
6 SCMA430709 Quản trị chuỗi cung ứng 2
7 PGBU324751 Tâm lý học kinh doanh. 2
Tổng 11

8
Học kỳ 8:
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH (2TC) (chọn 1 trong 2 chuyên ngành)
Chuyên ngành Thiết kế may công nghiệp
1 GDPR422251 Đồ án thiết kế 2
Chuyên ngành Công nghệ sản xuất
1 GTPR422151 Đồ án công nghệ 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 GRTH475651 Đồ án tốt nghiệp 7
2 IICO445651 Thực tập Doanh nghiệp (CNM) 4
Tổng 13

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Nhập môn ngành Công nghệ may


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng quan về ngành nghề đào tạo, những yêu cần có của
một người kỹ sư trong tương lai về các kiến thức chuyên môn nhằm giúp sinh viên có thể hiểu vai trò,
chức năng các công việc cụ thể trong chuyên ngành từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp và có thái độ tích
cực trong giao tiếp cũng như trong học tập. Môn học còn cung cấp các kỹ năng cơ bản nhằm phát huy
khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu của bản thân, đồng thời sinh viên sẽ được tham quan thực tế tại các
doanh nghiệp may mặc để có những định hướng đúng đắn hơn về ngành nghề đang theo học.

02. Nguyên liệu dệt


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:

9
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, thành phần cấu tạo, tính chất hóa
lý, công nghệ chế tạo của các loại xơ sợi dệt. Học phần cũng giới thiệu những loại nguyên liệu dệt đang
được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất ngành may mặc hoặc liên quan đến may mặc. Qua học
phần, sinh viên có thể phân biệt, lựa chọn và phát triển các loại nguyên liệu dệt này một cách phù hợp
để thiết kế và gia công các sản phẩm may mặc có giá trị.

03. Thẩm mỹ học


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học giúp sinh viên có được kiến thức cơ bản về cái đẹp, thị hiếu thẩm mỹ, nghệ thuậ, nhằm nâng
cao trình độ thẩm mỹ, năng lực đánh giá, năng lực sáng tạo và thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống.
Môn học còn trang bị cho sinh viên những kiến thức về lịch sử của tư tưởng thẩm mỹ, mỹ học đối với
các loại hình nghệ thuật, vai trò của chủ thể và khách thể thẩm mỹ… góp phần rèn luyện phương pháp
tư duy về thẩm mỹ cho sinh viên.

04. Tin học văn phòng nâng cao


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao về lĩnh vực tin học
văn phòng như: soạn thảo văn bản, tạo lập và xử lý bản tính, tạo các tập tin thuyết trình. Người học có
thể vận dụng các kiến thức đã học để sử dụng một cách thành thạo các phần mềm Microsoft Office:
Word, Excel và PowerPoint để thiết kế các tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và công việc
chuyên môn của mình. Ngoài ra, học phần này cũng trang bị cho sinh viên các kỹ năng mềm như làm
việc nhóm và thuyết trình các vấn đề nâng cao.

05. Thiết bị may công nghiệp và bảo trì


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Môn học giúp sinh viên nắm được các những khái niệm và đặc tính của thiết bị ngành may, hiểu được
quy trình tạo mũi may, nắm được chức năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu trên các
thiết bị. Học phần cũng cung cấp cho sinh viên những phương pháp điều chỉnh một số chi tiết, hiểu
nguyên nhân và biết sửa chữa một số trục trặc thông thường. Ngoài ra sinh viên còn biết sử dụng và điều
chỉnh một số máy chuyên dùng.

06. Hệ thống cỡ số trang phục


10
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành nhân trắc học, các phương
pháp nghiên cứu trong nhân trắc học và trình tự thực hiện các bước xây dựng hệ thống cỡ số trang phục
bằng phương pháp nhân trắc học kết hợp với thống kê toán học. Ngoài ra, học phần còn giới thiệu
những hệ thống cỡ số trang phục chuẩn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

07. Nguyên phụ liệu may


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, cấu tạo, tính chất, phương pháp
xử lý hoàn tất, phạm vi ứng dụng của các loại vải. Môn học cũng giới thiệu một số phương pháp đánh
giá, kiểm tra chất lượng vải trước khi đưa vào sản xuất hàng may mặc. Đồng thời môn học cũng giới
thiệu những đặc điểm cơ bản của các loại phụ liệu may và những ứng dụng của các loại phụ liệu này
trong công nghiệp may mặc một cách hợp lý nhằm tăng giá trị cho sản phẩm.

08. Công nghệ sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần:2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết: Thiết bị may công nghiệp và bảo trì.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất may công nghiệp và
những ảnh hưởng của thiết bị, vật tư, điều kiện kỹ thuật đến công nghệ sản xuất sản phẩm.
09. Kỹ thuật may cơ bản
Cấu trúc học phần:3(1:2:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết bị may công nghiệp và bảo trì, Nguyên phụ liệu may
Mô tả học phần:
Môn học giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về các dụng cụ và thiết bị cơ bản trong ngành may,
các kỹ thuật may gia đình và công nghiệp, ký hiệu các loại đường may khi thực hiện ráp nối các chi tiết
trên sản phẩm. Học phần cũng cung cấp các phương pháp xác định vị trí kích thước và kỹ thuật lắp ráp
của các cụm chi tiết sẽ được ứng dụng trên sản phẩm.

10. Thiết kế trang phục nam cơ bản


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Kỹ thuật may cơ bản.
Mô tả học phần:
11
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về những phương pháp đo ni mẫu, phương pháp thiết
kế dựng hình, kỹ thuật may các loại trang phục nam cơ bản với mọi lứa tuổi. Đồng thời môn học cũng
cung cấp các phương pháp xây dựng qui trình lắp ráp sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
thiết kế mẫu nhằm có cách điều chỉnh phù hợp với từng kiểu dáng khác nhau.

11. Thiết kế trang phục nữ cơ bản


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Kỹ thuật may cơ bản.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị các kiến thức cơ bản về những phương pháp đo ni mẫu, phương pháp thiết kế các chi
tiết thành phẩm của quần, áo, váy nữ dựa trên các thông số kích thước của ni mẫu được cung cấp hoặc
của cỡ trung bình trong hệ cỡ số trang phục nữ chuẩn bất kỳ. Đồng thời môn học cũng cung cấp các
phương pháp chuyển đổi ly, tạo đường decoup, đường trang trí trên sản phẩm, phương pháp lựa chọn độ
cử động toàn phần phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và hình thái cơ thể nữ theo từng lứa tuổi.
12. Thiết kế trang phục nữ nâng cao
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết:Thiết kế trang phục nữ cơ bản.
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức nâng cao trong cách lựa chọn thông số cử động, cách vẽ thiết kế, cách
tạo mẫu trang phục nữ gồm áo dài truyền thống Việt Nam, áo đầm biến kiểu và áo Blazer theo số đo cá
nhân.

13. Thiết kế trang phục nam nâng cao


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết:Thiết kế trang phục nữ cơ bản.
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp xác định thông số kích thước
và cách lựa chọn độ cử động toàn phần phù hợp với từng vị trí kích thước trên sản phẩm. Học phần cũng
giới thiệu phương pháp thiết kế các nhóm chi tiết cho sản phẩm Veston và Jacket 2 lớp. Đồng thời,
hướng dẫn xây dựng qui trình may cho các cụm chi tiết được ứng dụng để lắp ráp hoàn thiện các sản
phẩm.

14. Chuẩn bị sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)

12
Điều kiện tiên quyết: TKTP nam CB, Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, TC & QL sản
xuất.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về công nghệ gia công chi tiết, các phương
pháp xây dựng định mức kỹ thuật và qui trình công nghệ gia công sản phẩm. Đặc biệt, môn học hướng
dẫn người học thiết lập bộ tài liệu kỹ thuật cho một mã hàng cụ thể.

15. Quản lý chất lượng trang phục


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm, chức năng, phương pháp quản lý và đánh giá chất
lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm may, các phương pháp quản lý chất lượng (QC, TQC,
TQM, tiêu chuẩn ISO), phương thức kiểm tra và quản lý chất lượng các công đoạn của sản xuất may
công nghiệp.

16. Quản lý sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những khái niệm về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp,
phương thức thành lập doanh nghiệp; Trình bày qui trình hoạt động và cách tổ chức quản lý các bộ phận
sản xuất trong xí nghiệp may. Bên cạnh đó môn học cũng giới thiệu các hệ thống sản xuất, các phần
mềm (MRP, GPRO, GSD,..) đang được ứng dụng trong quản lý sản xuất và trình bày cách tính chi phí,
giá thành và hạch toán lãi lỗ cho sản phẩm may.

17. Quản lý đơn hàng


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất.
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về các tiêu chuẩn cũng như yêu cầu của công việc quản
lý đơn hàng trong ngành May. Mô tả cụ thể các bước công việc của nhân viên quản lý đơn hàng từ giai
đoạn phát triển mẫu, cho đến khi may mẫu tiền sản xuất và trong giai đoạn sản xuất hàng loạt. Ngoài ra
môn học cung cấp cho sinh viên cách thức tính giá sản phẩm may, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, phương

13
thức xuất nhập khẩu hàng may mặc, kê khai hàng hóa và các nội dung có trong bản hợp đồng gia công
hàng may mặc.

18. Công nghệ CAD ngành may


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)

Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Chuẩn bị sản xuất.
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ứng dụng tin học trong quá trình quản lý và
điều hành sản xuất, giới thiệu về các hệ thống thiết kế mẫu với sự trợ giúp của máy tính. Học phần cũng
mô tả chi tiết phương pháp ứng dụng phần mềm AccuMark hỗ trợ quá trình thiết kế mẫu và giác sơ đồ
đáp ứng cho các công đoạn triển khai sản xuất sản phẩm trong công nghiệp.

19. Chuyên đề Doanh nghiệp (CNM)


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần nhằm triển khai mô hình đào tạo liên kết với doanh nghiệp. Sinh viên được cung cấp những
kiến thức cập nhật thực tế đến từ chuyên gia của các Doanh nghiệp May có uy tín trong và ngoài nước
thông qua các chuyên đề đặc biệt (ví dụ: công nghệ Wash sản phẩm Jean, Công nghệ Dán trong sản
phẩm may, quy trình Audit Xưởng May, Các Tiêu chuẩn kiểm định Hàng May mặc xuất khẩu thị trường
Châu Âu, các tiêu chuẩn kiểm định hàng Dệt kim, Thiết kế rập bằng phần mềm chuyên dụng nâng
cao, ...v.v) đang được ứng dụng và triển khai có hiệu quả.

20. TH Thiết kế trang phục nam cơ bản


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nam cơ bản.
Mô tả học phần:
Môn học hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp đo ni mẫu trực tiếp trên cơ thể người, đồng thời hướng
dẫn thực hiện phương pháp thiết kế, giác sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp hoàn chỉnh
các sản phẩm gồm: áo sơ mi, áo blouse, quần short, quần tây nam theo qui trình công nghệ và tiêu chuẩn
kỹ thuật trong công nghiệp.

21. TH Thiết kế trang phục nữ cơ bản


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nữ cơ bản.

14
Mô tả học phần:
Môn học hướng dẫn cách đo ni trên cơ thể người, đồng thời hướng dẫn thực hiện cách vẽ thiết kế, giác
sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp hoàn chỉnh áo, quần tây và váy nữ cơ bản theo tiêu
chuẩn kỹ thuật.

22. TH Thiết kế trang phục nữ nâng cao


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nữnâng cao.
Mô tả học phần:
Học phần hướng dẫn cách đo thông số kích thước thiết kế trang phục áo dài, áo đầm và Áo Blazer trên
cơ thể người, đồng thời hướng dẫn thực hiện cách vẽ thiết kế, giác sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm
và lắp ráp hoàn chỉnh các sản phẩm đã học theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

23. TH Thiết kế trang phục nam nâng cao


Cấu trúc học phần: 3(0:3:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nam nâng cao.
Mô tả học phần :
Học phần hướng dẫn cách vẽ thiết kế, giác sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp hoàn chỉnh
sản phẩm veston theo tài liệu kỹ thuật. Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên cách nhận biết và xử lý
các sai hỏng liên quan đế kỹ thuật lắp ráp sản phẩm.

24. TH Chuẩn bị sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Điều kiện tiên quyết: : Chuẩn bị sản xuất
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, đặc biệt là các kỹ năng xây dựng qui trình
công nghệ gia công chi tiết, xây dựng qui trình lắp ráp sản phẩm, xây dựng định mức gia công, xây
dựng tài liệu kỹ thuật sản xuất hoàn chỉnh một mã hàng.

25. TH Công nghệ CAD ngành may


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Điều kiện tiên quyết: : Công nghệ Cad ngành may
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần mềm thiết kế mẫu kỹ thuật AccuMark.
Học phần giới thiệu các ứng dụng của phần mềm AccuMark có thể hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị sản

15
xuất may công nghiệp. Hướng dẫn sinh viên các thao tác sử dụng của phần mềm này, để thiết kế hoàn
chỉnh bộ mẫu rập kỹ thuật cho một sản phẩm cụ thể được sử dụng trong sản xuất.

26. Thực tập Doanh nghiệp


Cấu trúc học phần: 4(0:4:8)
Điều kiện tiên quyết: : Phải học hoàn thiện các khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
Mô tả học phần :
Môn học giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế của Doanh nghiệp May. Đồng thời
ứng dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế sản xuất. Sinh viên sẽ thực tập tại các doanh
nghiệp may và được tham gia học việc trực tiếp vào đúng chuyên môn đã chọn gồm chuyên ngành Thiết
kế May công nghiệp và chuyên ngành Công nghệ sản xuất.

01.Quản lý kho
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Quản lý sản xuất ngành may
Mô tả học phần:
Môn học Quản lý kho là môn học cung cấp kiến thứcchuyên môn nâng cao cho sinh viên trình độ đại
học ngành công nghệ may. Học phần này giúp sinh viên biết được tầm quan trọng của công việc quản lý
kho; hiểu và thể hiện được vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người thủ kho; Vận dụng được các
nguyên tắc và phương pháp lưu trữ, sắp xếp hàng hóa phù hợp trong kho; Thực hiện các nghiệp vụ
nhập, xuất, kiểm soát hàng hóa trong công tác quản lý kho.

27. Anh văn chuyên ngành Công nghệ may


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại trang phục dệt kim thông dụng, kỹ thuật tạo rập
mẫu các chi tiết thành phẩm của một số loại trang phục dệt kim dựa trên bảng thông số kích thước thiết
kế. Đồng thời, môn học hướng dẫn thực hiện cách giác sơ đồ, cách cắt các chi tiết bán thành phẩm và
lắp ráp hoàn chỉnh áo Polo shirt và quần Jogger theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

28. Mỹ thuật trang phục


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần

16
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về mỹ thuật bao gồm: màu sắc, đường nét,
hình khối, tỷ lệ cơ thể, phương pháp nghiên cứu từ thực tế. Từ đó vận dụng những ý tưởng cần thiết cụ
thể trong trang phục có tính mỹ thuật góp phần định hướng thẩm mỹ cho thời trang tương lai.

29. Công nghệ hoàn tất vải


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần
Môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành công nghệ may. Công nghệ hoàn tất vải, cung cấp các
kiến thức cơ sở như khái niệm, nguyên lý hoạt động, tính chất, các yếu tố ảnh hưởng và một số ứng
dụng trong thực tế của các quá trình hoàn tất chức năng cho vải bao gồm các hoàn tất cơ học như xử lý
đốt lông, cào lông, cán láng, mài vi sinh, mài đá… và các hoàn tất hóa học như kháng khuẩn, chống
nhàu, chống thấm, chống cháy, chống vón cục, chống tia cực tím, tạo mùi hương…Từ đó, sinh viên có
thể vận dụng kiến thức trong môn học này để nhận biết, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề
chất lượng sản phẩm may tạo ra từ vải dệt

30. Thêu vi tính


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Điều kiện tiên quyết: Phải học hoàn thiện các khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành
Mô tả học phần :
Học phần này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu, nhận biết máy thêu vi tính và phần mềm thiết kế mũi thêu
trên máy vi tính. Đây là lĩnh vực gắn liền với ngành may, trang trí cho sản phẩm may thêm đa dạng và
phong phú. Môn học này sẽ mô tả chi tiết phương pháp ứng dụng phần mềm thiết kế mẫu thêu Tajima
với sự trợ giúp của máy tính, nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản để có thể thiết kế được
những mẫu thêu đơn giản trên máy vi tính.

31. Vật liệu thông minh


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Nguyên phụ liệu may, công nghệ hoàn tất vải
Mô tả học phần :
Môn học Vật liệu dệt thông minh thuộc khối kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo kỹ sư
ngành công nghệ may giới thiệu cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tiến bộ kỹ thuật trong nghiên cứu
và phát triển các loại xơ sợi vải dệt. Từ đó, môn học hỗ trợ sinh viên các ý tưởng ứng dụng những phát
kiến mới nhất vào thực tế sản xuất đem lại nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may.

32. Thiết kế trang phục bảo hộ lao động

17
Cấu trúc học phần: 2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Thiết kế trang phục nam cơ bản.
Mô tả học phần :
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp xác định thông số kích thước,
phương pháp lựa chọn kiểu dáng và chất liệu may sản phẩm cho trang phục công sở phù hợp với từng
nhóm ngành nghề khác nhau. Học phần cũng giới thiệu phương pháp thiết kế các nhóm chi tiết cho các
sản phẩm như: quần và áo phù hợp kiểu dáng đã chọn, đồng thời cũng hướng dẫn cho sinh viên phương
pháp xây dựng qui trình may cho các cụm chi tiết được ứng dụng để lắp ráp hoàn thiện các sản phẩm.

33. Thiết kế trang phục công sở


Cấu trúc học phần: 2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Thiết kế trang phục nữ cơ bản.
Mô tả học phần :
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp xác định thông số kích thước,
phương pháp lựa chọn kiểu dáng và chất liệu may sản phẩm cho trang phục công sở phù hợp với từng
nhóm ngành nghề khác nhau. Học phần cũng giới thiệu phương pháp thiết kế các nhóm chi tiết cho các
sản phẩm như: quần, áo, váy nữ phù hợp kiểu dáng đã chọn, đồng thời cũng hướng dẫn cho sinh viên
phương pháp xây dựng qui trình may cho các cụm chi tiết được ứng dụng để lắp ráp hoàn thiện các sản
phẩm.

34. Thiết kế trang phục cưới


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nữ nâng cơ bản, Thiết kế trang phục nữ nâng cao.
Mô tả học phần :
Môn học này trang bị các kiến thức cơ bản về nguồn gốc lịch sử ra đời của trang phục cưới, đặc điểm
cấu trúc cơ bản của trang phục cưới và các nguyên phụ liệu chuyên dùng cho trang phục cưới. Cung cấp
các kiến thức nâng cao trong phương pháp thiết kế, phương pháp tạo mẫu các sản phẩm trang phục cưới
cơ bản. Môn học hướng dẫn thực hiện phương pháp đo ni mẫu, phương pháp thiết kế, phương pháp tạo
mẫu, giác sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp hoàn chỉnh 1 sản phẩm cưới theo các thông
số kích thước của ni mẫu đo được.

35. Thiết kế Trench Coat, Jacket


Cấu trúc học phần: 2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết:Nguyên phụ liệu may, Nguyên liệu dệt,Thiết kế trang phục nam nữ cơ bản
Mô tả học phần :

18
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về đặc điểm, kiểu dáng, chất liệu những phương pháp
đo ni mẫu, phương pháp thiết kế dựng hình, kỹ thuật may các loại trang phục Jacket, Traincoat với mọi
lứa tuổi. Đồng thời môn học cũng cung cấp các phương pháp xây dựng qui trình lắp ráp sản phẩm và
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế mẫu nhằm có cách điều chỉnh phù hợp với từng kiểu dáng
khác nhau.

36. Thiết kế trang phục lót, áo tắm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Nguyên phụ liệu may, công nghệ hoàn tất vải
Mô tả học phần :
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phương pháp thiết kế rập và kỹ thuật may
cho các sản phẩm áo tắm và trang phục lót. Đồng thời môn học còn cung cấp những phương pháp lựa
chọn độ cử động toàn phần phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và chất liệu sử dụng

37. Thiết kế thời trang trên Dressform


Cấu trúc học phần: 2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống cỡ số trang phục, Kỹ thuật may cơ bản.
Mô tả học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phương pháp thiết kế rập và kỹ thuật tách rập
chi tiết từ manequin. Đồng thời môn học còn cung cấp những kỹ năng chuyển đổi và xử lý các đường
trang trí trên sản phẩm, phương pháp lựa chọn độ cử động toàn phần phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và
chất liệu sử dụng.

38. Thiết kế nón và túi xách


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Điều kiện tiên quyết:: Hệ thống cỡ số trang phục, Kỹ thuật may cơ bản..
Mô tả học phần :
Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực may nón và túi xách. Từ
việc biết chọn nguyên phụ liệu để may đến việc nắm vững các lý thuyết để vẽ các kiểu nón – túi xách cơ
bản. Và dựa trên những cơ sở thiết kế, sinh viên có thể tự ra rập các mẫu có sẵn hay tự thiết kế các kiểu
dáng của chính mình một cách sáng tạo.

39. Thiết kế trang phục trẻ em


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Điều kiện tiên quyết:: Hệ thống cỡ số trang phục, Kỹ thuật may cơ bản..
Mô tả học phần :
19
Môn học trang bị các kiến thức cơ bản về những phương pháp, kỹ thuật thiết kế và tạo mẫu các chi tiết
thành phẩm của trang phục trẻ em dựa trên hệ cỡ số chuẩn hoặc ni mẫu được cung cấp. Môn học hướng
dẫn thực hiện phương pháp thiết kế, giác sơ đồ, cắt các chi tiết bán thành phẩm và lắp ráp hoàn chỉnh
các sản phẩm gồm: áo đầm bé gái, áo sơ mi bé trai bâu Danton rời và quần short bé trai. Ngoài ra môn
học còn giúp người học lựa chọn nguyên phụ liệu phù hợp cho từng sản phẩm trên.

40. Thiết kế trang phục dệt kim


Cấu trúc học phần: 2(1:1:4)
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật May cơ bản, Thiết kếTP nam cơ bản, Thiết kế trang phục nữ cơ
bản
Mô tả học phần:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các loại trang phục dệt kim thông dụng, kỹ thuật tạo rập
mẫu các chi tiết thành phẩm của một số loại trang phục dệt kim dựa trên bảng thông số kích thước thiết
kế. Đồng thời, môn học hướng dẫn thực hiện cách giác sơ đồ, cách cắt các chi tiết bán thành phẩm và
lắp ráp hoàn chỉnh áo Polo shirt và quần Jogger theo tiêu chuẩn kỹ thuật.

41. Đồ án thiết kế
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Thiết kế trang phục nữ nâng cao, Thiết kế trang phục Nam nâng cao, Hệ
thống cỡ số trang phục, chuẩn bị sản xuất
Mô tả học phần :
Môn học hướng dẫn sinh viên thực hiện trình tự phát triển một mẫu sản phẩm may công nghiệp theo xu
hướng hiện hành. Thông qua đó, củng cố cho sinh viên tất cả các kiến thức về thiết kế đã học, về các kỹ
năng thực hành sản xuất may công nghiệp.

42. Thiết kế nhà xưởng và lắp đặt thiết bị may


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Thiết bị may công nghiệp và bảo trì, Tổ chức và quản lý sản xuất.
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho người học các kiến thức cơ sở của công việc thiết kế mặt bằng tổng thể xí nghiệp
công nghiệp. Đưa ra giải pháp qui hoạch một xí nghiệp công nghiệp dựa vào điều kiện kinh doanh, yếu
tố tự nhiên, yếu tố con người, yếu tố xã hội. Bên cạnh đó môn học cũng đề cập đến qui trình vận hành,
lắp đặt các thiết bị ngành may, tổ chức thiết kế không gian, luồng hàng, luồng người phù hợp đảm bảo
các yêu cầu an toàn cho nhà xưởng như vi khí hậu, chiếu sáng, thông gió, chống cháy nổ, an toàn khói
bụi, an toàn điện.

20
43. Lập kế hoạch sx ngành may
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và quản lý sản xuất.
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các khái niệm, ý nghĩa, nguyên tắc và các yêu cầu
của từng loại kế hoạch, phương pháp lập kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng cũng như từng bộ phận
trong sản xuất. Học phần cũng cung cấp cho sinh viên hệ thống bài tập áp dụng khi triển khai lập kế
hoạch thực tế ngành may.

44. Cải tiến sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết:: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất.
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết về giám sát và cải tiến sản xuất may công nghiệp,
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cải tiến sản xuất. Học phần cũng cung cấp những phương pháp và
công cụ cải tiến trong sản xuất cho ngành may công nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình học, sinh viên
được tiếp cận và giải quyết các tình huống giả định về cải tiến sản xuất may.

45. Tự động hóa quá trình sản sản xuất ngành may
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :
Tự động hoá quá trình sản xuất dệt may là môn học chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật dệt
may. Môn học trình bày các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản xuất, các hệ thống thiết kế, điều khiển sản
xuất, vận chuyển, hoạch định sản xuất, quản lý chất lượng với sự hỗ trợ của máy tính. Ngoài ra môn học
cũng giới thiệu một số hệ thống sản xuất tự động đang được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt, may.

46. Quản trị thương hiệu trang phục


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản giúp người học hiểu rõ về cách thức xây dựng một thương hiệu
thời trang. Thông qua những tình huống thực tế, người học có thể phát triển kiến thức và kỹ năng phát
triển giá trị của một thương hiệu thời trang, xây dựng chiến lược PR (public relation), định vị và đo
lường thương hiệu

21
47. Công nghệ in thêu
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :
Môn học này này nhằm giúp sinh viên tìm hiểu, nhận biết các sản phẩm may mặc được trang trí bằng
công nghệ in và thêu. Đây là lĩnh vực gắn liền với ngành may, giúp trang trí cho sản phẩm may thêm đa
dạng và phong phú. Môn học này gồm 2 chương. Chương 1, giới thiệu chung về những công nghệ in
trên vải được sử dụng phổ biến hiện nay, quy trình kiểm tra và tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm
sau in. Chương 2, giới thiệu chung về công nghệ thêu trên vải, quy trình kiểm tra và tiêu chí đánh giá
chất lượng sản phẩm sau khi thêu.

48. Công nghệ Wash sản phẩm may


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Công nghệ hoàn tất vải Nguyên liệu dệt
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về Công nghệ wash Jeans, qui trình sản xuất và hoàn tất vải
Jeans, công nghệ nhuộm màu chàm Indigo....Từ đó, sinh viên nhận biết được các hiệu ứng wash trên sản
phẩm, các loại hóa chất, công cụ, máy móc thiết bị sử dụng để tạo ra các hiệu ứng wash trên sản phẩm
Jeans.

49. Quản lý sản xuất trên vi tính


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên những lý thuyết liên quan đến phân tích thao tác, đo lường công việc,
trình bày nguyên tắc thiết lập code thao tác và cung cấp bộ mã code thao tác có sẵn trong phần mềm
GPRO. Môn học cũng trình bày các chức năng và ứng dụng của phần mềm GPRO cũng như cách sử
dụng các công cụ trên phần mềm để thực hiện phân tích và cải tiến các công đoạn sản xuất may.

50. Công nghệ sản xuất hàng dệt kim


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Điều kiện tiên quyết:: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất.
Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ sản xuất may công nghiệp và những ảnh
hưởng của thiết bị, vật tư, điều kiện kỹ thuật đến công nghệ sản xuất sản phẩm dệt kim. Đặc biệt, môn

22
học hướng dẫn cho người học cách kiểm nghiệm vật liệu và xử lý vật liệu nhằm sản xuất sản phẩm dệt
kim một cách hiệu quả.

51. Đồ án công nghệ


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :
Môn học nhằm củng cố cho sinh viên các kiến thức về công nghệ sản xuất đã học, cập nhật các qui trình
sản xuất mới trong thực tế và tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức - quản lý sản xuất may công nghiệp tại các
doanh nghiệp. Từ đó, áp dụng vào xây dựng quy trình công nghệ cho một mã hàng sản xuất công nghiệp
cụ thể.

52. Triển khai sản xuất ngành may


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Công nghệ sản xuất, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất..
Mô tả học phần :

Học phần này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về triển khai công nghệ sản xuất trong các
công đoạn cắt, may, hoàn tất. Bên cạnh đó, sinh viên biết vận dụng kiến thức để phân tích những ảnh
hưởng của thiết bị, vật tư, bán thành phẩm, điều kiện kỹ thuật đến công nghệ sản xuất sản phẩm. Sinh
viên được tạo điều kiện thực hành thực tế tại doanh nghiệp.

53. Nền tảng thiết kế thời trang


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi trong ngành thiết kế thời trang, làm nền tảng cơ
sở cho những đồ án thiết kế sau này. Sinh viên được trang bị kiến thức với ba nội dung chính quan trọng
như sau: Kiến thức tổng quát về thời trang, các nguyên lý thiết kế thời trang và cách thức chuyển tải ý
tưởng để thiết kế bộ sưu tập cơ bản

54. Vẽ minh họa thời trang cơ bản


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng vẽ phác thảo dáng cơ thể người cơ bản, phương
pháp vẽ người thời trang, trang phục, nhằm thể hiện ý tưởng thiết kế và đạt hiệu quả giao tiếp bằng hình
ảnh trong công việc
23
55. Kế hoạch khởi nghiệp
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Môn học Kế hoạch khởi nghiệp nhằm giới thiệu cho sinh viên các khái niệm, mô hình khởi nghiệp,
hướng dẫn sinh viên xác định các cơ hội khởi nghiệp, đánh giá tính khả thi của một ý tưởng khởi nghiệp
và lập kế hoạch khởi nghiệp.

56. Giao tiếp trong kinh doanh


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Môn học này cung cấp kiến thức về khoa học giao tiếp trong kinh doanh Việt Nam hiện nay gồm nhập
môn khoa học giao tiếp và các hình thức giao tiếp. Đồng thời ứng dụng khoa học giao tiếp vào hoạt
động sản xuất kinh doanh như: những mối quan hệ phổ biến trong giao tiếp kinh doanh, cách sử dụng
ngôn ngữ thích hợp, tác phong chuyên nghiệp nơi công sở, các tình huống giao tiếp trong kinh doanh và
cách ứng xử (trình bày trước đám đông, hội họp, làm việc nhóm…)

57. Marketing hàng may mặc


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Điều kiện tiên quyết: Kinh tế học đại cương, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất.
Mô tả học phần :
Môn học này cung cấp kiến thức căn bản về marketing, xác định môi trường marketing và giúp lựa chọn
thị trường mục tiêu; mô tả các chiến lược marketing trong marketing-mix; giới thiệu cơ bản về quản trị
marketing nhằm giúp sinh viên có thể áp dụng vào môi trường kinh doanh tại các doanh nghiệp hàng
may mặc Việt Nam quy mô vừa và nhỏ hiện nay.

58. Xuất nhập khẩu hàng may mặc


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Kinh tế học đại cương, Chuẩn bị sản xuất, Tổ chức và quản lý sản xuất.

Mô tả học phần :
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về Qui trình làm việc của bộ phận Xuất nhập khẩu tại các
doanh nghiệp may, công tác biên soạn các bộ chứng từ cho thủ tục xuất – nhập hàng trong ngành may.
Đồng thời, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức về nghiệp vụ khai báo bải quan cho hàng nhập –
xuất, thủ tục cho đơn cấp CO, .... và các qui định về thuế xuất cho công tác giao thương nội địa cũng
như quốc tế.
24
59. Đàm phán và kinh doanh hàng may mặc Quốc tế
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Tổ chức và quản lý sản xuất, Marketing hàng may mặc.
Mô tả học phần :
Môn học này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết về kinh doanh hàng may mặc quốc tế giúp cho
sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường và xu hướng quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may
mặc. Vận dụng được khác biệt văn hóa, tập quán thương mại, chính trị-luật pháp. Có tư duy về hoạch
định chiến lược toàn cầu trong sản xuất, quản trị nhân lực, marketing và tài chính tiền tệ quốc tế phù
hợp với môi trường kinh doanh hàng may mặc. Tiếp theo, môn học cung cấp cho sinh viên những lý
luận cơ bản về đàm phán, những kiến thức về phát triển các kỹ năng đàm phán trong kinh doanh quốc tế
và những kiến thức về văn hóa đặc trưng của các đối tác phổ biến trong kinh doanh hàng may mặc ở
Việt Nam hiện nay.

60. Tâm lý học kinh doanh hàng may mặc


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức tổng quan về những khía cạnh tâm lý trong các hoạt động
kinh doanh, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó nhận thức
được bản chất của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đồng thời môn học cũng phân tích ứng
dụng những qui luật tâm lý vào quá trình kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả đồng thời giảm bớt sự rủi
ro trong các hoạt động kinh doanh.

61. Quan hệ quản trị khách hàng


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Học phần này nghiên cứu một cách tổng thể các khía cạnh của quản trị quan hệ khách hàng (CRM), bao
gồm chiến lược chăm sóc khách hàng, bán hàng và công nghệ thông tin; qua đó, giúp người học hình
dung quy trình thực hiện CRM trong doanh nghiệp và có thể ứng dụng được thông qua việc phân tích
các tình huống

62. Quản trị chuỗi cung ứng


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần :
Tóm tắt nội dung học phần: Quản trị chuỗi cung ứng là một ngành học, một nghề chuyên môn rất mới ở
Việt Nam và cả trên thế giới ngày nay. Học phần Quản trị chuỗi cung ứng sẽ trang bị cho người học

25
những kiến thức nền tảng về chuỗi cung ứng và công tác quản trị chuỗi. Người học sẽ được cung cấp
các khái niệm, định nghĩa, mục đích, giá trị, mô hình, chiến lược và phương pháp để xây dựng, vận
hành và đánh giá chuỗi cung ứng. Đây là môn học thuộc kiến thức ngành, giúp người học nắm vững lý
thuyết và vận dụng được trong thực tiễn tại các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ.

26
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trưởng ngành

Nguyễn Đăng Quang

27
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 LLCT130105 Triết học Mác – Lênin 3
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
3 MATH143001 Đại số tuyến tính và cấu trúc đại số 4
4 MATH132401 Toán 1 3
5 EHQT130137 Anh văn 1 3
6 INIT130185 Nhập môn ngành CNTT 3
7 INPR130285 Nhập môn lập trình 3
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0 (1)
Tổng 21

Học kỳ 2:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 LLCT230214 Lịch sử ĐCSVN 2
2 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 MATH132501 Toán 2 3
4 PHYS130902 Vật lý 1 3
5 PHYS111202 TN Vật lý 1 1
6 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
7 EHQT130237 Anh văn 2 3
8 PRTE230385 Kỹ thuật lập trình 3
9 PHED110613 Giáo dục thể chất 1 0 (1)
Tự chọn ĐC 1 2
Tổng 22

Học kỳ 3:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 EHQT230337 Anh văn 3 3
3 DIGR230485 Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị 3
4 DASA230179 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3
5 OOPR230279 Lập trình hướng đối tượng 3
6 Tự chọn ĐC 2 2

28
Tự chọn ĐC 3 2
7 DBSY230184 Cơ sở dữ liệu 3
8 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
9 PHED110715 Giáo dục thể chất 3 0
Tổng 23

Học kỳ 4:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 EEEN231780 Điện tử căn bản 3
2 DBMS330284 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3
3 WIPR230579 Lập trình trên Windows 3
4 OPSY330280 Hệ điều hành 3
5 EHQT230437 Anh văn 4 3
6 CAAL230180 Kiến trúc máy tính và hợp ngữ 3
7 NEES330380 Mạng máy tính căn bản 3
Tổng 21

Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 WEPR330479 Lập trình Web 3
2 INSE330380 An toàn thông tin 3
3 ARIN330585 Trí tuệ nhân tạo 3
4 EHQT330537 Anh văn 5 3
5 PROJ215879 Đồ án CNTT 1
6 PRBE214262 Thực tập điện tử căn bản 1
7 Môn ngành TC 1 3
8 Môn ngành TC 2 3
Tổng 20

Học kỳ 6:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 Môn ngành TC 3 3
2 Môn ngành TC 4 3
3 Môn CN tự chọn 1 3
Hướng Chuyên ngành công nghệ phần mềm (CNPM)
4 OOSE330679 Công nghệ PM HĐT 3
29
5 DEPA330879 Mẫu thiết kế phần mềm 3
6 MOPR331279 Lập trình di động 3
Hướng Chuyên ngành mạng và an ninh mạng
4 INSE331980 Mật mã học 3
5 ADNT330580 Mạng máy tính nâng cao 3
6 ETHA332080 Tấn công mạng và phòng thủ 3
Hướng Chuyên ngành hệ thống thông tin (httt)
4 ISAD330384 Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin 3
5 BDES333877 Nhập môn dữ liệu lớn 3
6 DAMI330484 Khai phá dữ liệu 3
Tổng 18

Học kỳ 7:
Mã MH
TT Mã MH Tên MH Số TC
trước
1 ITIN441085 Thực tập tốt nghiệp 4
2 ITEN420885 Chuyên đề doanh nghiệp 2
3 LEBU320026 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật 0(2)
Hướng Chuyên ngành công nghệ phần mềm (CNPM)
4 SOTE431079 Kiểm thử phần mềm 3
5 MTSE431179 Các công nghệ phần mềm mới 3
6 POSE431479 Tiểu luận chuyên ngành CNPM 3
Hướng Chuyên ngành mạng và an ninh mạng
4 CNDE430780 Thiết kế mạng 3
5 NSEC430880 An ninh mạng 3
Tiểu luận chuyên ngành Mạng và an ninh
6 POCN431280 3
mạng
Hướng Chuyên ngành hệ thống thông tin (httt)
4 SEO431884 SEO 3
5 DBSE431284 Bảo mật CSDL 3
6 POIS431184 Tiểu luận chuyên ngành HTTT 3
Tổng 15
Học kỳ 8:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 Môn CN tự chọn 2 3
2 GRPR471979 Khóa luận tốt nghiệp 7

30
Tổng 10

Môn học tự chọn

Kiến thức giáo dục đại cương : Sinh viên chọn 6 tín chỉ (3 môn) trong số các môn học sau đây
(viết tắt là Tự chọn ĐC 1,2,3) :

Số
ST Mã MH trước,
Mã môn học Tên học phần tín
T MH tiên quyết
chỉ
1. GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2. IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3. INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4. INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5. IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6. INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7. ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8. SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9. LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10. PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
11. WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
12. REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức ngành tự chọn : Sinh viên chọn 4 trong số các môn học sau (môn ngành TC 1,2,3,4)
ST Mã MH trước,
Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
T MH tiên quyết
1. DIPR430685 Xử lý ảnh số 3(2+1) THCS
2. ADPL331379 Ngôn ngữ Lập trình tiên tiến 3(2+1) CNPM
3. ESYS431080 Hệ thống nhúng 3(2+1) MANM
4. FOIT331380 Lý thuyết thông tin 3(2+1) MANM
5. ITPM430884 Quản lý dự án CNTT 3(2+1) HTTT
6. ECOM430984 Thương mại điện tử 3(2+1) HTTT
7. CLCO332779 Điện toán đám mây 3(2+1) CNPM
8. INOT431780 Internet vạn vật 3(2+1) MANM
9. MALE431085 Học máy 3(2+1)

Kiến thức chuyên ngành : Sinh viên chọn 2 trong số các môn sau (ký hiệu Môn CN tự chọn 1, 2)
ST Số tín Mã MH trước,
Mã môn học Tên học phần
T chỉ MH tiên quyết
1. TOEN430979 Công cụ và môi trường phát triển PM 3(2+1)
2. SEEN431579 Search Engine 3(2+1)
3. SOPM431679 Quản lý dự án phần mềm 3(2+1)
4. ADMP431879 Lập trình di động nâng cao 3(2+1)
5. HCIN431979 Tương tác người máy 3(2+1)
31
6. ESDN432079 Thiết kế phần mềm gíao dục 3(2+1)
7. BDAN333977 Phân tích dữ liệu lớn 3(2+1)
8. DAWH430784 Kho dữ liệu 3(2+1)
9. INRE431084 Truy tìm thông tin 3(2+1)
10. DIFO432180 Pháp lý kỹ thuật số 3(2+1)
11. NSMS432280 Hệ thống giám sát an toàn mạng 3(2+1)
12. WISE432380 An toàn mạng không dây và di động 3(2+1)
13. CLAD432480 Quản trị trên môi trường cloud 3(2+1)
14. NPRO430980 Lập trình mạng 3(2+1)
15. MAAN431680 Phân tích mã độc 3(2+1)
16. OOSD330879 Thiết kế phần mềm hướng đối tượng 3(2+1)
17. WESE331479 Bảo mật web 3(2+1)
18. ADDB331784 Cơ sở dữ liệu Nâng cao 3(2+1)
19. ERP431984 ERP 3(2+1)
20. DLEA432085 Học sâu 3(2+1)
Kiến thức tự chọn liên ngành
ST Mã MH trước,
Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
T MH tiên quyết
1. DIGI330163 Kỹ thuật số 3(2+1)
2. DSIC330563 Thiết Kế Mạch Số Với HDL 3(2+1)
3. BIIM330865 Xử lý ảnh y sinh 3(2+1)
4. BIME331965 Thiết kế mô hình trên máy tính 3(2+1)
Thu thập và điều khiển thiết bị với
5. APME332565 3(2+1)
máy tính
6. DSPR431264 Xử lý tín hiệu số 3(2+1)
Các môn học sinh viên có thể hoàn thành trong quá trình học tập từ HK1 – HK8
ST
Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ Ghi chú
T
1. ITEN420885 Chuyên đề doanh nghiệp 2
2. ITIN441085 Thực tập tốt nghiệp 4 Từ HK6 – HK8
Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ
3. LEBU320026 0(2)
thuật

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Điện tử căn bản


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

32
Cung cấp kiến thức cơ bản và phương pháp phân tích, tính toán các mạch điện và mạch điện tử căn bản
thường sử dụng trong thực tếnhư: mạch điện một chiệu, mạch điện xoay chiều, mạch chỉnh lưu, mạch ổn
áp, mạch ngắt dẫn dùng BJT, mạch khuếch đại tín hiệu, mạch dao động ...

02. Thực tập điện tử căn bản


Hướng dẫn sinh viên thực hành các mạch kỹ thuật điện tử như mạch chỉnh lưu, mạch xén, mạch nguồn
DC, mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, mạch transistor ngắt dẫn, mạch dao động, các mạch điều khiển dùng
SCR, TRAC, DIAC, quang trở, op-to, các mạch đếm và thanh ghi và các mạch điện tử ứng dụng trong
thực tế

03. Nhập môn ngành CNTT


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về các chuẩn mực cần có của một người kỹ sư CNTT; kiến thức cơ bản về
phầncứng, phần mềm máy tính, các hướng chuyên ngành và ngành nghề liên quan đến lĩnh vực
CNTT;khái niệm về tư duy máy tính (Computational Thinking); các kỹ năng giao tiếp: bằng lời, bằng
văn bản; kỹ năng thuyết trình, soạn slide báo cáo; kỹ năng tự học và khai thác thông tin trên Internet.

04. Nhập môn lập trình


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấpkiến thức cơ bản về cách biểu diễn dữ liệu trên máy tính, hệ thống số với các phép toán nhị
phân, bát phân, thập lục phân, các bước giải một bài toán lập trình. Ngoài ra môn học này còn định
hướng phương pháp tư duy, phong cách lập trình, cách giải quyết bài toán tin học bằng lưu đồ khối, lập
trình các bài toán tin học đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình C/C++.

05. Kỹ thuật lập trình


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấpkiến thức về phân tích, đánh giá độ phức tạp của giải thuật, đồng thời cũng cung cấp các giải
thuật và kỹ thuật lập trình để giải quyết bài toán thực tế cũng như nâng cao hiệu quả của các chương
trình máy tính.

06. Toán rời rạc và lý thuyết đồ thị


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

33
Cung cấp kiến thức về: (1) “Toán rời rạc” - kiến thức cơ bản về logic mệnh đề, logic vị từ, suy diễn
logic, quan hệ tương đương, quan hệ thứ tự, dàn và đại số Bool;kiến thức và kỹ năng trong việc phân
tích, nhìn nhận vấn đề, trong việc xác định công thức đa thức tối tiểu bằng phương pháp biểu đồ
Karnaugh. (2) “Lý thuyết đồ thị” (LTĐT)- hiểu biết về các lĩnh vực ứng dụng của lý thuyết đồ thị, cung
cấp kiến thức nền tảng về lý thuyết đồ thị ứng dụng trong tin học. Cung cấp các thuật toán, kỹ thuật và
kỹ năng lập trình các giải thuật trong lý thuyết đồ thị.

07. Trí tuệ nhân tạo


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về các vấn đề, ý tưởng, và giải thuật nền tảng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
(artificial intelligence – AI), bao gồm các giải thuật giải quyết vấn đề bằng tìm kiếm (solving problems
by searching), quá trình quyết định Markov (Markov decision processes), học củng cố (reinforcement
learning), mô hình Markov ẩn (hidden Markov models), mạng Bayes (Bayesian networks), mạng quyết
định (decision networks), phân cụm (clustering), và naïve Bayes. Việc nắm bắt được các ý tưởng và giải
thuật này không chỉ giúp người học có khả năng giải quyết các vấn đề thực tế bằng AI, mà còn có khả
năng tiếp thu những thành tựu tiên tiến trong lĩnh vực dễ dàng hơn.

08. Xử lý ảnh số
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức và kỹ năng để viết được các chương trình xử lý ảnh cơ bản, bao gồm:Cơ bản về xử
lý ảnh số; các phương pháp nâng cao chất lượng ảnh trong miền không gian và tần số; hình thái học;
phân vùng ảnh; trích đặc điểm và nhận dạng

09. Học sâu


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức nền tảng về lý thuyết và công cụ. Trên cơ sở này, sinh viên xây dựng và huấn luyện
được các mạng nơ-ron sâu và ứng dụng vào thị giác máy tính…

10. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

34
Cung cấp kiến thức về các cấu trúc dữ liệu và giải thuật thông dụng trên máy tính; khả năng phân tích và
xây dựng giải thuật bằng mã giả và hiện thực giải thuật trên máy tính bằng một ngôn ngữ lập trình C/C+
+; khả năng vận dụng cấu trúc dữ liệu và giải thuật đã học để giải quyết bài toán trong thực tế.

11. Lập trình hướng đối tượng


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về công nghệ Visual .NET 2015/2017 của Microsoft, các thành phần chính
của .NET framework; kiến thức về các thành phần cơ bản và cú pháp của ngôn ngữ C#; kiến thức về
phương pháp luận trong lập trình OOP: lớp, đối tượng, thuộc tính, phương thức, sự thừa kế, tính đa
hình, giao diện; kiến thức và kỹ năng sử dụng cơ chế ủy quyền và việc đáp ứng của nó theo các sự kiện;
kiến thức và kỹ năng xây dựng Generic với lớp, giao diện, phương thức; kiến thức cơ bản về LINQ; kỹ
năng sử dụng các lớp dựng sẵn trong C# để xây dựng các chương trình WinForm đơn giản.

12. Lập trình windows


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức nền tảng và phương pháp lập trình trên môi trường windows; kiến thức về
ADO.NET để làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu; có khả năng phát triển các loại ứng dụng winform
sử dựng các công nghệ Windows form controls, Graphic controls, LINQ to SQL, Entity framework,
Microsoft report.

13. Lập trình web


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức nền tảng về các ứng dụng web được xây dựng bằng công nghệ Servlet và JSP trên
nền tảng J2EE framework. Tập trung chủ yếu vào (1) Thư viện thẻ chuẩn JSTL (JavaServer Pages
Standard Tag Library): tập các thẻ JSP với các chức năng chung hỗ trợ cho nhiều ứng dụng JSP và (2)
Mô hình MVC (Model-View-Controller Pattern). Sau khi học xong môn học này, sinh viên được trang
bị các kỹ năng phân tích và thiết kế; có khả năng ứng dụng mô hình MVC để phát triển một ứng dụng
web hoàn chỉnh trên công nghệ Servlet và JSP.

14. Công nghệ phần mềm hướng đối tượng


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần
35
Cung cấp kiến thức cơ bản về quy trình phát triển một sản phẩm phần mềm nói chung cũng như quy
trình phát triển phần mềm theo phương pháp hướng đối tượng nói riêng; các kiến thức về ngôn ngữ mô
hình hóa hợp nhất (UML); kỹ năng thiết kế và vẽ các loại lược đồ UML trên công cụ thiết kế; kỹ năng
trong quy trình như khảo sát hiện trạng, xác định yêu cầu, phân tích, thiết kế, cài đặt, kiểm thử, đóng gói
và triển khai một sản phẩm phần mềm. Đồng thời với các kỹ năng nghề nghiệp, người học còn được rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm, viết báo cáo và sưu liệu phần mềm.

15. Mẫu thiết kế phần mềm


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần
Cung cấp kiến thức nền tảng về phương pháp thiết kế phần mềm mềm theo cách tiếp cần hướng đối
tượng, sự cần thiết của việc sử dụng các mẫu thiết kế phần mềm;kiến thức chi tiết về các mẫu thiết kế
phần mềm phổ biến; khả năng vận dụng các mẫu thiết kế này để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau
trong công nghệ phần mềm.

16. Lập trình di động


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp cho người học kiến thức về lập trình di động nói chung, và lập trình android nói riêng; kiến
thức về cấu trúc của một dự án Android; kiến thức về các thư viện để tương tác đến phần cứng của thiết
bị; kiến thức về cơ sở dữ liệu sqlite. Sau khi kết thúc khoá học, sinh viên có khả năng vận dụng những
kiến thức đã học để xây dựng 1 ứng dụng Android hoàn chỉnh.

17. Kiểm thử phần mềm


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về kiểm thử phần mềm, quy trình kiểm thử phần mềm; kiến thức về thiết kế và cài
đặt những kĩ thuật kiểm thử; kiến thức về CMMi.Sau khi kết thúc khoá học, sinh viên có khả năng vận
dụng kiến thức để thiết kế, thực thi và đánh giá chất lượng phần mềm; thực hành sử dụng những công cụ
quản lý lỗi, và công cụ kiểm thử tự động.

18. Điện toán đám mây


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

36
Cung cấp kiến thức về các APIs quan trọng của như những dịch vụ cung cấp bởi Google, Amazon,
vàMicrosoft Cloud, bao gồm các kỹ thuật xây dựng và triển khai các ứng dụng cũng như việc duy trì các
máy ảo; cách sử dụng các mô hình đám mây như: Cloud as the infrastructure, Cloud as the platform, và
Cloud ad the software services; cách sử dụng các RESTFul Web services; cách sử dụng cả Web
interfaces và chế độ dòng lệnh (CLI) thông qua Linux/Unix terminal để làm việc với các Cloud service.

19. Công cụ và môi trường phát triển phần mềm


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về cú pháp, ý nghĩa và công dụng và các lĩnh vực ứng dụng của ngôn ngữ mô hình
hóa hợp nhất UML; kiến thức về mô hình hướng đối tượng và các loại lược đồ trong UML; kiến thức về
các quy trình phát triển phần mềm, tiêu biểu là quy trình hợp nhất của Rational (RUP) và quy trình phát
triển phần mềm linh hoạt (agile methodology); kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế phần mềm để lập các
lược đồ bằng UML; kỹ năng sử dụng một số công cụ phát triển để phục vụ cho quá trình phát triển một
sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh.

20. Search engine


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về search engine, kĩ năng xây dựng và đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại
search engine

21. Quản lý dự án phần mềm


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về các khái niệm trong quản lý dự án công nghệ thông tin đặc biệt là dự án công
nghệ phần mềm; kiến thức về các mảng công việc trong quản lý dự án công nghệ phần mềm; kiến thức
và kỹ năng lập kế hoạch; kiến thức và kỹ năng quản lý yêu cầu; quản lý thời gian và chi phí thực hiện dự
án; quản lý nguồn nhân lực của dự án; quản lý rủi ro của dự án.

22. Tương tác người máy


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

37
Cung cấp kiến thức: user-centered design, các kỹ thuật phát triển giao diện và đánh giá tính khả dụng
với mục đích giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng thiết kế tập trung vào người dùng, các nguyên tắc và
phương pháp để tạo ra các giao diện tốt bằng bất kỳ công nghệ nào. Một số chủ đề chính bao gồm:

Tại sao thiết kế giao diện người dùng lại quan trọng và tại sao lại khó?Tầm quan trọng của lý thuyết
màu, phân cấp và cân bằng; cách suy nghĩ của một nhà thiết kế; cách thiết kế hướng người dùng; thiết
kế đồ họa và tương tác cho giao diện người dung; thiết kế web; thiết kế web chuyển sang thiết kế di
động và ngược lại; thiết kế ứng dụng cho iOS và Android.

23. Thiết kế phần mềm giáo dục


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về những yếu tố tạo nên một phần mềm giáo dục hoặc trò chơi hỗ trợ học tập tốt?
làm cách nào để chúng ta tạo ra và đánh giá chúng? Ý tưởng tạo ra các phần mềm/game này đến từ đâu?
Các chủ đề sẽ được đề cập trong khóa học gồm: tính khả dụng (usability); trải nghiệm người dùng (user
experiences); những cách khác nhau mà phần mềm và trò chơi có thể được dùng để thúc đẩy học tập;
đặc điểm của một phần mềm giáo dục (tính năng chung của phần mềm cho việc học); đặc điểm của một
trò chơi hỗ trợ học tập; cách thức mà trò chơi có thể mang lại những trải nghiệm; cách thiết kế phần
mềm giáo dục và làm thế nào để đánh giá được các thiết kế một cách khoa học và đáng tin cậy; hiện
thực và đánh giá phần mềm giáo dục và các trò chơi học tập; các xu hướng của thị trường phần mềm
giáo dục và trò chơi học tập.

24. Kiến trúc máy tính và hợp ngữ


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức liên quan tới kiến trúc máy tính: những yếu tố về thiết kế làm tăng hiệu năng xử lý
như kiến trúc CPU, tổ chức bộ nhớ; các đặc điểm về khía cạnh lập trìnhnhư tổ chức độ dài bit, kiến trúc
tập lệnh của vi xử lý x86-64. Kiến thức về lập trình hợp ngữ trên x64 CPU, các lời gọi hệ thống, gọi hợp
ngữ từ ngôn ngữ cấp cao; kỹ thuật chạy từng bước và gỡ rối chương trình mã máy bằng gdb.

25. Hệ điều hành


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

38
Cung cấp kiến thức cơ bản của hệ điều hành;các nguyên lý cơ bản để xây dựng Hệ điều hành; cấu trúc
và việc ứng dụng các nguyên lý cơ bản trong các hệ điều hành cụ thể; mô phỏng điều khiển thiết bị của
Hệ điều hành thông qua lập trình hệ thống.

26. Mạng máy tính căn bản


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về các khái niệm cơ bản trong mạng máy tính, đặc điểm cơ bản của các loại mạng;
kiến thức về nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng, các kỹ thuật phổ biến triển khai trên hạ tầng
mạng, các giao thức phổ biến hoạt động trong hệ thống mạng; các kiến thức về thiết kế, cấu hình, bảo
mật và vận hành hệ thống mạng đơn giản.

27. Mật mã học


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp các khái niệm cơ bản về mã hóa thông tin, giới thiệu các phương pháp mã hóa, giải mã và ứng
dụng trong bảo mật thông tin, các cơ chế và nghi thức bảo mật Ngoài ra, học phần này cũng cung cấp
khả năng vận dụng kiến thức về mã hóa thông tin đã học để giải quyết một số bài toán bảo mật trong
thực tế.

28. Mạng máy tính nâng cao


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về công nghệ định tuyến, phân loại và đặc điểm của các giao thức định tuyến; cung
cấp kiến thức về cấu hình một số giao thức phổ biến; cung cấp kiến thức về VLAN, ACL, NAT; các
công nghệ WAN.

29. An toàn thông tin


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về những vấn đề liên quan đế an toàn thông tin trong máy tính và mạng máy tính
gồm:CIA triad, chính sách an ninh, attack surface, attack tree; an toàn thông tin về phần mềm gồm HĐH
và ứng dụng; bảo mật web; phân tích mã độc; an toàn thông trên mạng như Firewall, IDS/IPS; mật mã
học ứng dụng như các kỹ thuật mật mã đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn, mã đối xứng và công khai.

39
30. Tân công mạng (Tấn công và phòng thủ)
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về các tấn công phổ biến và các biện pháp phòng thủ trong mạng máy tính.

31. Thiết kế mạng


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về những đặc điểm cơ bản khi thiết kế một hệ thống mạng; kiến thức về quy trình
các giai đoạn thiết kế mạng, phương pháp thiết kế theo mô hình phân lớp; kiến thức về thiết kế mạng
LAN, WLAN, WAN; và thiết kế mạng đảm bảo tính bảo mật, tính sẵn sàng của hệ thống.

32. An ninh mạng


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về nguyên lý của các kỹ thuật an ninh mạng; kiến thức về các kỹ thuật và công cụ
phân tích các lỗ hổng trong hệ thống mạng; các kỹ thuật tấn công mạng; các giao thức bảo mật và kỹ
thuật bảo mật ứng dụng mạng; các kỹ thuật bảo mật hạ tầng mạng như Firewall, IDS/IPS.

33. Hệ thống nhúng


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức liên quan tới hệ thống nhúng, bao gồm: tổng quan về mô hình hệ thống nhúng, tính
chất, các ứng dụng của hệ thống nhúng; vi điều khiển ARM và tập lệnh; kiến thức về nguyên tắc lập
trình nhúng, các công cụ lập trình phần mềm nhúng.

34. Lý thuyết thông tin


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản của lý thuyết thông tin, bao gồm:Độ đo lượng tin (Measure of Information);
sinh mã tách được (Decypherable Coding); kênh truyền tin rời rạc không nhớ (Discrete Memoryless
Channel); sửa lỗi kênh truyền (Error Correcting Codings).
35. Hệ thống giám sát an toàn mạng
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

40
Cung cấp kiến thức về các thành phần trong hệ thống giám sát mạng; kiến thức về phương pháp tổ chức
triển khai một hệ thống giám sát, các giao thức dùng trong giám sát mạng; kiến thức về các công cụ
trong giám sát, các hình thức cảnh báo khi hệ thống mạng có sự cố xảy ra.

36. An toàn mạng không dây


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức liên quan về kênh truyền thông không dây, kiến trúc và các giao thức mạng không
dây, tấn công trên mạng không dây, các kỹ thuật bảo vệ.

37. Quản trị trên môi trường cloud


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về công nghệ cloud, triển khai cài đặt, cấu hình, quản trị trên môi trường cloud,bao
gồm triển khai các máy ảo; cài đặt các ứng dụng và dịch vụ trên cloud; quản trị tài nguyên; giám sát các
hoạt động của hệ thống trên môi trường cloud.

38. Phân tích malware


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức liên quan tới phần mềm mã độc, phân loại malware, công nghệ đảo ngược, các
phương pháp phân tích phần mềm mã độc, cách sử dụng một số công cụ trong phân tích mã độc.

39. Vạn vật kết nối Internet


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức liên quan tới vạn vật kết nối internet sử dụng kiến thức kiến trúc máy tính, mạng
máy tính, hệ thống nhúng để thiết kế, lập trình cho các hệ thống điều khiển thông minh.

40. Cơ sở dữ liệu
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở dữ liệu và kiến thức chuyên sâu về mô hình dữ liệu quan hệ: quan
hệ, phụ thuộc hàm, các ràng buộc trên quan hệ, siêu khóa, khóa chính, khóa dự tuyển, khóa ngoại, bao
đóng của tập phụ thuộc hàm, bao đóng của tập thuộc tính, phủ tối tiểu của tập phụ thuộc hàm, thuật toán

41
tìm bao đóng của tập thuộc tính, thuật toán xác định khóa, các dạng chuẩn và tính chất tương ứng. Trang
bị cho người học kiến thức về mô hình thực thể kết hợp để thiết kế CSDL.

41. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về nguyên lý của DBMS,cách sử dụng ngôn ngữ lập trình SQL, các định nghĩa và
ứng dụng của thủ tục nội tại, bẫy lỗi, chỉ mục, lập trình CSDL, quản lý truy cập trong DBMS, các
nguyên lý quản lý giao tác, quản lý truy xuất cạnh tranh, phục hồi sau sự cố.

42. Bảo mật Web


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản về các rủi ro hàng đầu (OWASP Top 10) đối với ứng dụng Web, các hình
thức tấn công phía Client: lừa đảo (phishing), session hijacking, browser extension exploration...; các
hình thức tấn công phía Server: directory traversal, file inclusion...; một số hình thức tấn công khác:
buffer overflow, SQL Injection. Học phần cũng trang bị cho người học kỹ năng tìm hiểu các giải pháp
phòng chống, bảo vệ và sử dụng các kỹ thuật, công cụ hỗ trợ để xây dựng ứng dụng Web an toàn.

43. Phân tích thiết kế HTTT


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống thông tin, các thành phần của một hệ thống thông tin; các kỹ
thuật thu thập thông tin, phân tích hoạt động của hệ thống thông tin; các khái niệm có liên quan, ý nghĩa
và tầm quan trọng của chúng; kiến thức và kỹ năng trong việc xác định cấu trúc, các thành phần cần
thiết để xây dựng và triển khai một hệ thống thông tin; đánh giá, phân loại các dạng thông tin, kỹ thuật
áp dụng và các mô hình, bảng thiết kế của nhiều khía cạnh mô tả hoạt động của hệ thống của các tổ chức
kinh tế, giáo dục, y tế… ; hướng dẫn người học sử dụng các công cụ để hỗ trợ trong quá trình phân tích
và thiết kế hệ thống thông tin.

44. Khai phá dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm, thuật toán và ứng dụng của khai phá dữ liệu. Các chủ đề
được đề cập đến trong học phần bao gồm: các khái niệm cơ bản và quá trình về khai phá dữ liệu; các
42
vấn đề liên quan đến quá trình tiền xử lý dữ liệu; các thuật toán khai phá luật kết hợp: Apriori, FP-
Growth, ...; các thuật toán phân loại: k lân cận gần nhất (k-NN), cây quyết định, Naive Bayes, ...; các
thuật toán gom cụm: gom cụm phân hoạch k-means, gom cụm phân cấp gộp AGNES; các thuật toán
phân tích ngoại biên: dựa trên thống kê, dựa trên xấp xỉ, dựa trên gom cụm, dựa trên phân loại; các độ
đo và phương pháp đánh giá các thuật toán khai phá dữ liệu.

45. Cơ sở dữ liệu nâng cao


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức tổng quát về một số loại cơ sở dữ liệu (CSDL) mở rộng: CSDL hướng đối tượng,
CSDL bán cấu trúc XML, CSDL NoSQL, CSDL phân cấp (blockchain)... ; Big Data và CSDL NoSQL,
so sánh CSDL quan hệ truyền thống với CSDL NoSQL, phân loại các loại CSDL NoSQL (key-value,
document-based, column-based, graph), cài đặt một CSDL NoSQL cụ thể (VD: MongoDB, Cassandra,
CouchDB...), thực hiện tạo lập, lưu trữ, quản lý và thao tác dữ liệu trên cơ sở dữ liệu này.
46. Phân tích dữ liệu
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về việc vận dụng các công cụ của khoa học dữ liệu để giải quyết các bài toán trong
kinh doanh. Người học sẽ làm quen với các hoạt động phân tích dữ liệu trong kinh doanh và thực hiện
các hoạt động này sử dụng các công cụ phân tích thống kê, khai phá dữ liệu và tối ưu hóa bằng ngôn
ngữ lập trình R.

47. Bảo mật cơ sở dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức nền tảng về cả lý thuyết lẫn thực hành để có thể hiểu được những cơ chế, mô hình
và kỹ thuật bảo mật cơ sở dữ liệu, cụ thể: các kiểu tấn công, các cấp độ bảo mật và các phương pháp bảo
vệ; các mô hình DAC, MAC, RBAC; bảo mật bằng phương pháp mã hóa dữ liệu; vấn đề kiểm định
(Audit); cách thức hiện thực các mô hình và các công nghệ hỗ trợ bảo mật trong các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu; nguyên lý thiết kế và cài đặt các cơ chế bảo mật; các mô hình bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu

48. Quản lý dự án CNTT


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức kiến thức và kỹ năng làm việc hiệu quả cho hoạt động quản lý các dự án CNTT.
43
49. Thương mại điện tử
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về thương mại điện tử và cung cấp cho người học ba mảng kiến thức chủ đạo : các
mô hình kinh doanh thương mại điện tử, các hoạt động marketing cho thương mại điện tử, và các vấn đề
chủ đạo khi thiết kế, xây dựng, và vận hành nền tảng thương mại điện tử.

50. Học máy


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về lĩnh vực học máy và một số giải thuật học máy. Sinh viên sẽ thực hiện các bài tập
lập trình bằng ngôn ngữ lập trình Python, phân tích, đánh giá các giải thuật này. Sinh viên cũng sẽ thực
tập hình thành ý tưởng, thiết kế và hiện thực hóa một hệ thống học máy đơn giản trong đồ án môn học
xuyên suốt học kỳ.

51. Hệ hỗ trợ ra quyết định


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức về tiến trình ra quyết định, cấu trúc và các thành phần của hệ hỗ trợ ra quyết định,
cách quản lý và khai thác dữ liệu, các mô hình được sử dụng trong hệ hỗ trợ ra quyết định… Ngoài ra,
sinh viên được trang bị kỹ năng sử dụng các công cụ để giải quyết các bài toán ra quyết định, lưu trữ và
khai thác dữ liệu hiệu quả. Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế và
xây dựng các hệ hỗ trợ ra quyết định trên nền tảng các hệ thống thông tin quản lý.

52. Kho dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp kiến thức cơ bản về kho dữ liệu, kiến trúc kho dữ liệu và các mô hình đa chiều; thực hành
thiết kế kho dữ liệu và sử dụng các công cụ phổ biến để quản lý các bảng tổng hợp (pivot table) và tạo
các luồng công việc tích hợp dữ liệu (data integration workflows); sử dụng các phần mở rộng của SQL
được hỗ trợ bởi các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ để trả lời các câu hỏi phân tích trong kinh doanh.

53. Truy tìm thông tin


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
44
Cung cấp kiến thức nền tảng giúp người học hiểu được cách làm việc cũng như cách xây dựng một hệ
thống truy tìm (tìm kiếm) thông tin, đặc biệt là thông tin ở dạng văn bản, cụ thể:Kiến trúc tổng quát của
một hệ thống truy tìm thông tin; quá trình tiền xử lý và xây dựng chỉ mục tài liệu; các mô hình truy tìm
thông tin quan trọng như mô hình không gian vector, mô hình xác suất, mô hình ngôn ngữ; phương pháp
đánh giá thực nghiệm một hệ thống truy tìm thông tin; các kỹ thuật phản hồi và mở rộng truy vấn; cách
hoạt động của một hệ thống tìm kiếm thông tin trên web (web search engine)

45
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Trưởng ngành

Phạm Thị Hoàn

46
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 LLCT130105 Triết học Mac – Lenin 3
2 MATH132401 Toán 1 3
3 GCHE130603 Hóa đại cương 3
4 PHYS130902 Vật lý 1 3
5 OCHE220203 Hóa hữu cơ 2
6 INFT330150 Nhập môn ngành Công nghệ thực phẩm 3(2+1)
7 ADMO138685 Tin học văn phòng nâng cao 3(2+1)
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
9 EHQT130137 Anh văn 1 3
Tổng 23

Học kỳ 2:
Mã MH trước*,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. LLCT120405 Chủ nghĩa XH khoa học 2
2. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mac – Lenin 2
3. MATH132501 Toán 2 3
4. THER222932 Kỹ thuật nhiệt 2
5. TEDG130120 Vẽ kỹ thuật – Cơ bản 3
6. FOMI320850 Vi sinh thực phẩm 2
7. FOCH330650 Hóa học thực phẩm 3 OCHE220203*
8. ACHE220303 Hóa phân tích 2
9. EOCH210403 Thí nghiệm hóa hữu cơ 1
10. EHQT130237 Anh văn 2 3
11. PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
12. PHYS131002 Vật lý 2 3
Tổng 26
Học kỳ 3:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước*,
MH tiên quyết
1 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 Môn tự chọn (Khoa học xã hội –
2
Nhân văn)
3 MATH132601 Toán 3 3
4 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
5 ELEE220144 Kỹ thuật điện 2
47
6 FOBI320750 Hóa sinh thực phẩm 2 FOCH330650*
7 FONA421550 Phân tích thực phẩm 2
8 PHCF320550 Hóa lý 2
9 PFMI422850 Thí nghiệm Vi sinh thực phẩm 2
10 EACH210503 Thí nghiệm Hóa phân tích 1
11 EHQT230337 Anh văn 3 3
12 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0 (3)
Tổng 23

Học kỳ 4:

Số Mã MH trước*,
TT Mã MH Tên MH
TC MH tiên quyết
1 MHAP330450 Quá trình và thiết bị cơ học-thủy lực- 3 MATH132401*;
khí nén trong Công nghệ thực phẩm MATH132501*;
MATH132601*
2 FOSE421450 Đánh giá cảm quan thực phẩm 2
3 CEPR421850 Công nghệ chế biến lương thực 2
4 PRBC421950 Công nghệ sản xuất bánh kẹo 2
5 PVFB422050 Công nghệ sản xuất rau quả và nước 2
giải khát
6 LLCT220514 Lịch sử Đảng CS Việt Nam 2
7 PRFA412950 Thi nghiệm Phân tích thực phẩm 1
8 PFCB412750 Thí nghiệm Hóa sinh thực phẩm 1
9 PFSE413050 Thí nghiệm Đánh giá cảm quan thực 1
phẩm
10 EHQT330437 Anh văn 4 3
11 FNUT320850 Dinh dưỡng học 2
Tổng 21

Học kỳ 5:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH
trước*,
MH tiên
quyết
1 HETE330250 Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong 3 MHAP330450
Công nghệ thực phẩm *

2 TEFT421650 Anh văn chuyên ngành CNTP 2


3 PDRD422150 Công nghệ sản xuất sữa và các sản phẩm 2
từ sữa
4 PTCC422250 Công nghệ sản xuất trà, cà phê, chocolate 2
5 FSAF320950 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2 FOMI320850*
6 FETE424250 Công nghệ lên men 2

48
7 PCPR414750 Thực tập Công nghệ chế biến lương thực 1
8 PBCP414850 Thực tập Công nghệ sản xuất bánh kẹo 1
9 PVFB414950 Thực tập Công nghệ sản xuất rau quả và 1
nước giải khát
10 FAPR423150 Thực tập tốt nghiệp 1 2 Đi học kỳ hè
sau học kỳ 4
11 EHQT330537 Anh văn 5 3
Tổng 21

Học kỳ 6:

Số Mã MH trước*,
TT Mã MH Tên MH
TC MH tiên quyết
1. Tự chọn liên ngành 1 (VD:
FORE424450 - Nghiên cứu và phát 2
triển sản phẩm
2. Tự chọn liên ngành 2 (VD: 2
FOPA421250- Bao bì thực phẩm)
3. Tự chọn chuyên ngành CNTP 1 (VD: 2 FOMI320850*,
FOBI424350 - Công nghệ sinh học thực FOBI320750*
phẩm)
4. Tự chọn chuyên ngành CNTP 2 (VD: 2
FOAD420950 - Phụ gia thực phẩm)
5. MSPR422350 Công nghệ chế biến thịt và thủy sản 2
6. MTEQ320350 Quá trình và thiết bị truyền khối trong HETE330250*;
2
Công nghệ thực phẩm
7. FPPD421350 Thiết kế công nghệ và nhà máy thực MHAP330450*,
phẩm 2 HETE330250*,
MTEQ320350*
8. PDRD415050 Thực tập Công nghệ sản xuất sữa và
1
các sản phẩm từ sữa
9. PRTC415150 Thực tập Công nghệ sản xuất trà, cà
1
phê, chocolate
10. PRFT415350 Thí nghiệm Công nghệ lên men 1
Tổng 17

Học kỳ 7:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước*,
MH tiên quyết
1 Tự chọn liên ngành 3 (VD: 2
FOMA421050 - Quản lý chất lượng
thực phẩm)
2 SOFT431750 Thống kê và qui hoạch thực nghiệm 3 MATH132401*,
trong Công nghệ thực phẩm MATH132501*,
49
MATH132601*
3 Đồ án tự chọn (Ví dụ: Quá trình và 1 MHAP330450*,
thiết bị trong Công nghệ thực phẩm HETE330250*,
- PPEF412450) MTEQ320350*
(môn học làm theo dự án, Project-
based learning course)
4 PMSP415250 Thực tập Công nghệ chế biến thịt và 1
thủy sản
5 PPEF412650 Thí nghiệm Quá trình và thiết bị 1 MHAP330450*,
trong Công nghệ thực phẩm HETE330250*,
MTEQ320350*
6 STFT422550 Chuyên đề doanh nghiệp 2
7 FAPR423250 Thực tập tốt nghiệp 2 2 Đi học kỳ hè sau
học kỳ 6
Tổng 12
* Môn học Liên hệ doanh nghiệp sẽ được triển khai theo hình thức thời gian tập trung (5
tiết/buổi, 3 buổi/1TC) và linh hoạt, phân bố nhiều đợt tùy theo sự bố trí của khoa. SV tham
gia đầy đủ 6 buổi, viết báo cáo và nộp bài cho Giảng viên phụ trách chấm điểm, có xác
nhận của Khoa.

Học kỳ 8:

(Bộ môn sẽ xem xét và đưa ra các điều kiện để sinh viên thực hiện 1 trong 2 môn học sau)
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước*,
MH tiên quyết
1 GRTH473350 Khóa luận tốt nghiệp 7 Đạt kỳ thi kiểm
(môn học làm theo dự án, Project- tra năng lực
based learning course) “Qualified exam”
1 Các môn tốt nghiệp:

FOEN423450 a) Kỹ thuật thực phẩm (Food 2


Engineering)
FOSC423550 b) Khoa học thực phẩm (Food 2
Sciences)
FOPR423650 c) Các công nghệ chế biến thực 2
phẩm (Food Processes)
FMQE413750 d) An toàn trong sản xuất thực 1
phẩm (Safety in Food
Processing)
Tổng 07

Môn học tự chọn


- Tự chọn (02 TC) - Khối khoa học xã hội – nhân văn

50
(SV chọn 1 môn học, tương ứng 02 TC, trong số các môn học sau):
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
MH tiên quyết

1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2

2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2

3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2

4 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2

5 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2

6 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2

7 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2

Kỹ năng làm việc trong môi trường


8 WOPS120390 2
kỹ thuật

9 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

Tổng cộng 2

- Đồ án (01 TC)
Mã MH trước*,
TT Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
MH tiên quyết
Đồ án Quá trình và Thiết bị trong
MHAP330450*,
Công nghệ thực phẩm
1. PPEF412450 1 HETE330250*,
(Project of Processes and Equipments
MTEQ320350*
in Food Technology)
Đồ án Công nghệ thực phẩm
2. PFOT412450 1
(Project of Food technology)
Tổng cộng 1

– Kiến thức liên ngành


Sinh viên chọn 10 tín chỉ liên ngành (trong đó 04 TC phải thuộc khối liên ngành TP – các môn tự
chọn chuyên ngành CNTP 1 và 2) trong danh sách các khối liên ngành bên dưới. SV nên nhờ tư vấn thêm từ
Ban tư vấn để có sự lựa chọn phù hợp.
ST Mã môn học Tên môn học Số tín Nhóm ngành đào tạo
T chỉ
KHỐI LIÊN NGÀNH THỰC PHẨM
1. FOAD420950 Phụ gia thực phẩm (Food 2 Công nghệ Thực phẩm
Additives)
51
2. FOPA421250 Bao bì thực phẩm 2 Công nghệ Thực phẩm
(Food Packaging)
3. FOBI424350 Công nghệ sinh học thực 2 Công nghệ Thực phẩm
phẩm (Mã MH trước:
(Food Biotechnology) FOMI320850*, FOBI320750*)
4. FORE424450 Nghiên cứu và phát triển 2 Công nghệ Thực phẩm
sản phẩm (Food Research
and Development)
5. FOMA421050 Quản lý chất lượng thực 2 Công nghệ Thực phẩm
phẩm (Food Management)
6. LTPF424550 Công nghệ bảo quản lạnh 2 Công nghệ Thực phẩm
thực phẩm
(Low Temperature-
Preservation of Food)
7. DRTF424650 Công nghệ sấy thực phẩm 2 Công nghệ Thực phẩm
(Drying Technology in
Food )
KHỐI LIÊN NGÀNH HÓA HỌC
8. TOCO423603 Công nghệ chất màu 2 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
9. TFCF423703 Công nghệ hóa hương liệu 2 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
10. TCOS423803 Công nghệ hóa mỹ phẩm 2 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
11. TSCL120803 Kỹ thuật PTN và an toàn 2 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
hóa chất
12. MATH121101 Phương pháp tính 2 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
13. TSEP232003 Kỹ thuật phân riêng 3 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
14. SEPC232503 Thống kê và quy hoạch 3 Công nghệ kỹ thuật Hóa học
thực nghiệm trong CNKT
hoá học
KHỐI LIÊN NGÀNH MÔI TRƯỜNG
15. HSEN322110 An toàn sức khỏe môi 2 Công nghệ kỹ thuật môi trường
trường
16. EIAS323210 Đánh giá tác động môi 2 Công nghệ kỹ thuật môi trường
trường
17. WSDN322210 Mạng lưới cấp thoát nước 2 Công nghệ kỹ thuật môi trường
18. CPSD323110 Sản xuất sạch hơn và Thiết 2 Công nghệ kỹ thuật môi trường
kế bền vững
KHỐI LIÊN NGÀNH KINH TẾ, CƠ KHÍ
19. BAMA231209 Makerting cơ bản 3 Kinh tế
20. TEMA321406 Quản trị công nghệ 3 Kinh tế
21. MMAT451525 Công nghệ chế tạo máy 3 Cơ khí
22. MEDI330823 Thiết kế cơ khí 3 Cơ khí
– Các môn học MOOC (Massive Open Online Cources):
Nhằm tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, SV có
thể tự chọn các khóa học online đề xuất trong bảng sau hoặc cung cấp những chứng chỉ để xét tương
đương với các môn học có trong chương trình đào tạo:
ST Mã môn học Tên môn học Số Môn học được xét tương đương
52
tín
T MOOC (đường link đăng ký)
chỉ
1. BIEN325450 Biochemistry Engineering 2 FOBI320750-Hóa sinh thực phẩm
(https://ocw.mit.edu/courses/
chemical-engineering/10-442-
biochemical-engineering-spring-
2005/index.htm)
2. PHCH325550 Physical chemistry 2 PHCF320550-Hóa lý
(https://ocw.mit.edu/courses/
chemistry/5-61-physical-chemistry-
fall-2013/)
3. INEC325650 Introduction of 2 ACHE231203-Hóa phân tích
Experimental Chemistry (https://ocw.mit.edu/courses/
chemistry/5-35-introduction-to-
experimental-chemistry-fall-2012/)
4. INHT335750 Introduction of Heat 3 HTE330250-Quá trình và thiết bị
transfer truyền nhiệt trong CNTP
(https://ocw.mit.edu/courses/
mechanical-engineering/2-051-
introduction-to-heat-transfer-fall-
2015/)
5. SYMI325850 System Microbiology 2 FOMI320850-Vi sinh thực phẩm
(https://ocw.mit.edu/courses/
biological-engineering/20-106j-
systems-microbiology-fall-2006/)
6. Nếu SV có chứng chỉ về quản lý chất lượng (ví dụ: QA/QC (7QC tools)+ISO
9001&22000+GMP/HACCP) thì được xem xét miễn học các phần tương ứng trong môn
học Quản lý chất lượng thực phẩm
7. Nếu SV có chứng chỉ về vệ sinh an toàn thực phẩm thì được xem xét miễn học phần an toàn
thực phẩm trong môn học Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
8. Nếu SV có bằng trung cấp tin học, lập trình viên hoặc chứng chỉ tin học văn phòng nâng
cao thì được xem xét miễn học môn Tin học văn phòng nâng cao
9. Nếu SV có chứng chỉ về kỹ thuật phân tích thực phẩm thì được xem xét miễn học môn Thí
nghiệm phân tích thực phẩm
10. Nếu SV có chứng chỉ về kỹ thuật phân tích vi sinh thì được xem xét miễn học môn Thí
nghiệm vi sinh
11. Nếu SV có chứng chỉ về các khóa học công nghệ chế biến thực phẩm (như Trà, cà phê, ca
cao…) do các trường hoặc viện tổ chức thì sẽ được xem xét miễn học các môn Thực tập
công nghệ tương ứng.

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần:5(5:0:10)có nghĩa: 5 tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

53
01. Nhập môn ngành Công nghệ thực phẩm
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần nhập môn ngành được thiết kế để trang bị cho người học những khái niệm, định
nghĩa, các kiến thức, tri thức căn bản về ngành công nghệ thực phẩm. Giúp cho người học có
phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về ngành công nghệ thực phẩm,
từ đó có những định hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp
tương lai của mình. Học phần này giúp cho sinh viên về định hướng nghề nghiệp, các kỹ
năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề nghiệp.

02. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt trong CNTP


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Môn học trước: MHAP330450
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học những khái niệm, định nghĩa, các kiến thức, tri thức căn bản về các
quá trình truyền nhiệt xảy ra trong công nghệ chế biến thực phẩm: đun nóng, làm nguội,
ngưng tụ, bay hơi, cô đặc, hấp, thanh trùng và làm lạnh, làm đông …, tính toán cân bằng
nhiệt, cân bằng vật chất cho các đối tượng công nghệ CNTP, tính toán thiết kế các quá trình
và tính chọn các thiết bị các hệ thống thiết bị truyền nhiệt; tính toán các dây chuyền công
nghệ, và kiểm tra năng suất thiết bị.Ứng dụng và vận hành các hệ thống thiết bị phục vụ cho
quá trình sản xuất một cách hợp lý, đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện các đồ án môn
học, đồ án khóa luận tốt nghiệp.Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương pháp
luận khi học chuyên sâu về quá trình truyền nhiệt trong CNTP, từ đó có những định hướng
cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.

03. Quá trình và thiết bị truyền khối trong CNTP


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Môn học trước: HETE330250
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học những khái niệm, định nghĩa, các kiến thức, tri thức căn bản về các
quá trình truyền khối như: quá trình hấp thụ, hấp phụ, trích ly, chưng cất, hòa tan, sấy xảy ra
trong công nghệ chế biến thực phẩm, ứng dụng và vận hành các hệ thống thiết bị phục vụ
cho quá trình sản xuất một cách hợp lý, đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện các đồ án
môn học, đồ án khóa luận tốt nghiệp. Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương
pháp luận khi học chuyên sâu về quá trình truyền khối, từ đó có những định hướng cụ thể về
khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.

04. Quá trình và thiết bị cơ học-thủy lực-khí nén trong CNTP


54
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Môn học trước: MATH132401, MATH132501, MATH132601
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học những khái niệm, định nghĩa, các kiến thức, tri thức căn bản về các
quá trình thủy lực, khí nén và các quá trình cơ học xảy ra trong công nghệ chế biến thực
phẩm, ứng dụng và vận hành các hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất một cách
hợp lý, đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện các đồ án môn học, đồ án khóa luận tốt
nghiệp. Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu
về quá trình thủy lực, khí nén và các quá trình cơ học, từ đó có những định hướng cụ thể về
khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.

05. Hóa lý
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Thực Phẩm những kiến thức cơ bản về
căn bản về các hệ keo và các quá trình xảy ra trong hệ keo, từ đó giúp cho sinh viên ngành
thực phẩm nắm bắt và hiểu sâu hơn về các hệ keo trong thực phẩm, đồng thời làm nền tảng
cho sinh viên tiếp cận các kiến thức của các môn học thuộc chuyên ngành thực phẩm sau
này.

06. Hóa học thực phẩm


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Môn học trước: OCHE220203
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên các khái niệm, định nghĩa, các kiến thức cơ sở về cấu trúc, tính chất,
chức năng, tính năng công nghệ của các chất cấu thành thực phẩm bao gồm: nước, protein,
glucid, lipid, vitamin, các sắc tố, chất mùi và chất khoáng, cơ sở về xúc tác sinh học. Giải
thích và ứng dụng các tính năng công nghệ của các hợp phần thực phẩm trong quá trình chế
biến và bảo quản thực phẩm một cách khoa học.Đây là môn học cơ sở ngành giúp sinh viên
có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của các môn học chuyên ngành cũng như giúp sinh viên
vững vàng ứng dụng các kiến thức của môn học trong nghề nghiệp sau này.

07. Hóa sinh thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Môn học trước: FOMI320850
Mô tả học phần:
55
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về xúc tác sinh học, các con đường trao đổi chất
và sinh tổng hợp trong trong tế bào sống nói chung và vật liệu thực phẩm nói riêng. Xem xét
sự tương tác hoá sinh học giữa các thành phần trong thực phẩm và ảnh hưởng của những
biến đổi này đến quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

08. Vi sinh thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi sinh vật như đặc điểm về
hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng, phát triển, hoạt động sống cũng như
vai trò quan trọng của vi sinh vật đối với các quá trình chuyển hóa cơ bản của các chất trong
thiên nhiên nói chung và trong thực phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp
cho sinh viên kiến thức về hệ vi sinh vật trong thực phẩm, ứng dụng của hệ vi sinh vật có lợi
và các phươngpháp ức chế hệ vi sinh vật có hại cho thực phẩm. Đây là môn học cơ sở ngành
giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của những môn học chuyên ngành cũng như
giúp sinh viên vững vàng ứng dụng trong nghề nghiệp sau này. Ứng dụng hợp lý và điều
khiển các quá trình của vi sinh vật xảy ra trong công nghệ chế biến thực phẩm.

09. Phụ gia thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về phụ gia được sử dụng trong côn nghệ
thực phẩm để sau khi hoàn thành môn học, người học có thể lựa chọn được các loại phụ gia
phù hợp với từng loại nguyên liệu và sản phẩm thông qua tìm hiểu về đặc điểm và tính chất
của chúng.

10. Quản lý chất lượng thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chất lượng thực phẩm và
các phương pháp để quản lý chất lượng thực phẩm; cung cấp cho người học các kiến thức và
kỹ năng để tiến hành các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm trong nhà máy. Đồng thời
học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về các hệ thống đảm bảo chất lượng thực phẩm
đang được áp dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm như: GMP, ISO 9001:2008; ISO
22001: 2008, HACCP, TQM, 5S, SA 8000… Môn học này sẽ giúp người học nhận thức
được vai trò và tầm quan trọng của các hoạt động quản lý chất lượng thực phẩm tại các nhà
máy để sẵn sàng đảm nhận các công việc đó tại nhà máy sản xuất.

56
11. Dinh dưỡng học
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về vai trò của các chất dinh dưỡng
đối với sức khỏe con người. Môn học này cũng giúp người học có khả năng xác định , đánh
giá giá trị năng lượng và dinh dưỡng của thực phẩm, Trên cớ sở đó, người học có khả năng
thiết lập chế độ ăn cân đối, hợp lý cho mọi đối tượng lao động để nâng cao sức khỏe và
phòng tránh được các loại bệnh tật.

12. Vệ sinh an toàn thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp cho học viên một số khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm, các mối
nguy liên quan đến an toàn thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, sơ chế, chế biến và bảo
quản thực phẩm. Ngoài ra, học phần này còn giới thiệu các biện pháp phòng ngừa và đảm
bảo an toàn thực phẩm.

13. Bao bì thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên về kiến thức Kỹ thuật bao bì thực phẩm và ứng dụng
của kỹ thuật này trong chế biến và bảo quản thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của
người tiêu dùng và thương mại, xuất khẩu. Trong cuộc sống hiện đại thì thực phẩm ngoài
chất lượng ra, còn phải chú ý nhiều đến các loại bao bì và mẫu mã để đáp ứng nhu cầu xã
hội. Bên cạnh đó, bao bì đã tham gia bảo quản thực phẩm sau chế biến nhưng phải thân thiện
với môi trường.Giúp cho người học có kiến thức về chức năng bao bì, phân loại bao bì theo
vật liệu, đặc tính, cấu tạo, công dụng, phương pháp đóng góibao bì cho thực phẩm đối với
các loại bao bì: giấy, thủy tinh, kim loại, plasic.

14. Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Môn học trước: MHAP330450, HETE330250, MTEQ320350
Mô tả học phần:
Môn học Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến
thức về cách thiết kế một quy trình công nghệ và lựa chọn thông số công nghệ để sản xuất
thực phẩm. Mặt khác, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng để xây dựng các lập

57
luận kinh tế, kỹ thuật, các nguyên tắc để bố trí nhà máy sản xuất thực phẩm.

15. Đánh giá cảm quan thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho người học những khái niệm, những kiến thức cơ bản về đánh giá cảm
quan thực phẩm, cũng như cơ chế tương tác của các hợp chất mùi, vị đến các tế bào cảm
giác trên các giác quan như vị giác và khứu giác. Đồng thời, khóa học này giúp người học
được tiếp cận với những phương pháp đánh giá cảm quan và cách xử lý số liệu tương ứng
được sử dụng phổ biến trong đánh giá chất lượng và nghiên cứu phát triển sản phẩm như:
phép thử phân biệt, phép thử mô tả và phép thử thị hiếu. Hơn nữa, người học còn được giới
thiệu về một vài phương pháp hiện đại trong nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng.

16. Phân tích thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên những phương pháp xác định các thành phần cơ bản
của các sản phẩm thực phẩm như: protein, glucid, lipid, khoáng, vitamin và nhiệt lượng của
các sản phẩm thực phẩm. Trang bị cho sinh viện nguyên tắc hoạt động của một số thiết bị
hiện đại được sử dụng để phân tích hàm lượng và cấu trúc của thực phẩm. Trang bị cho sinh
viên một số kỹ thuật xử lý các mẫu thực phẩm khác nhau trước khi tiến hành phân tích. Từ
đó, giúp sinh viên tích lũy đủ kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho các phương pháp
phân tích ngoài các doanh nghiệp.

17. Anh văn chuyên ngành CNTP


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học những thuật ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh trong lĩnh vực công
nghệ thực phẩm như: hóa học thực phẩm, hóa sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, kỹ thuật
lên men và các quá trình thiết bị trong công nghệ thực phẩm. Giúp cho người học có một
vốn từ trong lĩnh vực thực phẩm đủ để có thể đọc và hiểu những bài báo và sách bằng tiếng
Anh. Từ đó, có thể vận dụng vốn từ có đượcđể viết các bài báo cáo hay công trình nghiên
cứu khoa học bằng tiếng Anh

18. Thống kê và qui hoạch thực nghiệm trong CNTP


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Môn học trước: MATH132401, MATH132501, MATH132601

58
Mô tả học phần:
Môn học này là môn học thuộc nhóm chuyên ngành nhằm giới thiệu cho sinh viên những
kiến thức ứng dụng về tối ưu hóa trong kỹ thuật và công nghệ thực phẩm; áp dụng các công
cụ hiện đại để giải quyết các bài toán công nghệ thực phẩm với các phương pháp tối ưu.
Khóa học sẽ giới thiệu về thống kê kỹ thuật, thiết kế và tối ưu hóa thí nghiệm.

19. Công nghệ chế biến lương thực


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, công nghệ chế
biến các sản phẩm lương thực như gạo, mì sợi, tinh bột…Môn học này sẽ giúp người học
nắm được những kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ, các biến đổi của sản phẩm trong
quá trình chế biến, nguyên tắc hoạt động của các loại máy móc sử dụng trong quy trình chế
biến các sản phẩm lương thực. Trên cơ sở đó, người học sẽ có khả năng nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm lương thực để đa dạng hóa các sản phẩm lương thực hiện nay.

20. Công nghệ sản xuất bánh kẹo


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức sau:Thành phần và chức năng của các
nguyên liệu và phụ gia sử dụng trong sản xuất bánh và kẹo; Quy trình công nghệ sản xuất
bánh biscuit và một số dạng bánh khác; Quy trình công nghệ sản xuất kẹo cứng và một số
loại kẹo khác; Tính toán cân bằng vật chất; Các vấn đề kiểm soát chất lượng.

21. Công nghệ sản xuất rau quả và nước giải khát
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về công nghệ chế biến nước giải khát và công
nghệ chế biến rau quả.Môn học này có 2 phần chính:Phần I: CNSX nước giải khát: Nguyên
liệu, qui trình sản xuất, máy và thiết bị, các phương pháp kiểm tra các qui trình công nghệ và
chất lượng sản phẩm nước giải khát.Phần 2: CNCB Rau quả: Nguyên liệu rau quả các loại.
Đặc điểm, cấu tạo, thành phần hóa học nguyên liệu. Giới thiệu các nguyên tắc, kỹ thuật và
các biến đổi trong quá trình chế biến một số các sản phẩm từ rau quả nhiệt đới như: rau quả
đóng hộp, nước rau quả, mứt, rau quả sấy khô,….

22. Công nghệ sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa

59
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về công nghệ bảo quản và chế biến sữa.Môn học
này có 2 phần chính:Phần 1. Nguyên liệu sữa: Giới thiệu chung về sữa và sự phát triển ngành
sữa- Tính chất vật lý và thành phần hóa học của sữa- Hệ vi sinh vật sữa- Phương pháp thu
nhận và bảo quản sữa. Phần 2. Các sản phẩm sữa: Quy trình công nghệ - Các chỉ tiêu chất
lượng của sản phẩm

23. Công nghệ sản xuất trà, cà phê, cacao

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của nguyên liệu
trà, cà phê và ca cao. Các quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ trà, cà phê và ca
cao. Môn học sẽ giúp sinh viên có các kiến thức về nguồn nguyên liệu, thành phần và tính
chất của nguyên liệu, các biến đổi của nuyên liệu trong quá trình chế biến. Đồng thời nắm
vững phương pháp, kỹ thuật, các thông số, máy móc, thiết bị của từng quá trình trong một
quy trình chế biến và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của sản phẩm.Môn học cũng giúp sinh
viên hình thành phương pháp tư duy khoa học về cách thiết lập, tổ chức một quy trình công
nghệ chế biến khi được giao cho một nguyên liệu thực phẩm cụ thể và yêu cầu đối với thành
phẩm.

24. Công nghệ chế biến thịt và thủy sản


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên liệu dùng trong
thực phẩm và các phương pháp để chế biến thịt và thủy sản. Cung cấp cho người học các
kiến thức và kỹ năng để hiểu về thực phẩm và công nghệ chế biến thịt và thủy sản, đồng thời
tiến hành chế biến các sản phẩm thực phẩm trong nhà máy chế biến, đánh giá kiểm tra chất
lượng sản phẩm. Môn học này sẽ giúp người học nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của thịt, cá trong dinh dưỡng và chế biến thực phẩm, trong sản xuất công nghiệp. Giúp cho
sinh viên có phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về công nghệ chế
biến thực phẩm. Đồng thời nâng cao kiến thức về công nghệ chế biến thịt và thủy sản sẽ
giúp ích cho sinh viên hội nhập kinh tế quốc và có chiến lược về chế biến và xuất nhập khẩu
sản phẩm thịt, tôm, cá khi xây dựng và hoạch định công nghệ thực phẩm tại các nhà máy chế
60
biến thực phẩm.

25. Đồ án Quá trình và thiết bị trong CNTP


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Môn học trước: MHAP330450, HETE330250, MTEQ320350
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học về các kiến thức, kỹ năng thực tế, kỹ năng tính toán thiết kế hệ thống
thiết bị trong CNTP, tính toán thiết kế công nghệ nhà máy, ứng dụng và vận hành các hệ
thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hợp lý, đồng thời làm nền tảng cho
việc thực hiện các đồ án khóa luận tốt nghiệp sau này.Giúp cho người học có phương pháp
tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về quá trình truyền khối, từ đó có những định
hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp của mình.

26. Chuyên đề doanh nghiệp


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Giới thiệu một số qui trình sản xuất thực tiễn. Giới thiệu các các hoạt động thực tiễn diễn ra
tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm. Giới thiệu những thành tựu mới
trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

27. Thí nghiệm Quá trình và thiết bị trong CNTP


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Môn học trước: MHAP330450, HETE330250, MTEQ320350
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học về các kiến thức, kỹ năng thực tế của các quá trình và thiết bị cơ học
– thủy lực – khí nén, truyền nhiệt, truyền khối xảy ra trong công nghệ chế biến thực phẩm,
ứng dụng và vận hành các hệ thống thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất một cách hợp lý,
đồng thời làm nền tảng cho việc thực hiện các đồ án môn học, đồ án khóa luận tốt nghiệp sau
này.Giúp cho người học có phương pháp tiếp cận, phương pháp luận khi học chuyên sâu về
quá trình và thiết bị cơ học – thủy lực – khí nén, truyền nhiệt, truyền khối trong CNHH&TP,
từ đó có những định hướng cụ thể về khả năng học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp
của mình.

28. Thí nghiệm Hóa sinh thực phẩm

61
Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Môn học này trang bị cho người học những kiến thức cơ sở về các quá trình xúc tác sinh
học. Đồng thời, môn học còn giúp cho người học hình thành những nghiên cứu về những
yếu tố ảnh hưởng tới các quá trình xúc tác sinh học trên. Từ đó, giúp sinh viên tích lũy kiến
thức cũng như kỹ năng nhằm thực hành và giải thích cho những kết quả phân tích trong các
quá trình chế biến, bảo quản sản phẩm thực phẩm. Ngoài ra, môn học còn trang bị cho sinh
viên các kiến thức về cơ chế của các quá trình chuyển hóa và biến đổi thành phần hóa học
trong thực phẩm ; giúp sinh viên có thể điều khiển hợp lý các quá trình xảy ra trong chế biến
và bảo quản thực phẩm.

29. Thí nghiệm Vi sinh thực phẩm


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi sinh vật như đặc điểm về
hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng, phát triển, hoạt động sống cũng như
vai trò quan trọng của vi sinh vật đối với các quá trình chuyển hóa cơ bản của các chất trong
thiên nhiên nói chung và trong thực phẩm nói riêng. Bên cạnh đó, học phần cũng cung cấp
cho sinh viên kiến thức về hệ vi sinh vật trong thực phẩm, ứng dụng của hệ vi sinh vật có lợi
và các phươngpháp ức chế hệ vi sinh vật có hại cho thực phẩm. Đây là môn học cơ sở ngành
giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức của những môn học chuyên ngành cũng như
giúp sinh viên vững vàng ứng dụng trong nghề nghiệp sau này. Ứng dụng hợp lý và điều
khiển các quá trình của vi sinh vật xảy ra trong công nghệ chế biến thực phẩm.

30. Thí nghiệm phân tích thực phẩm


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:

Môn học này sẽ trang bị cho sinh viên những phương pháp xác định các thành phần cơ bản
của các sản phẩm thực phẩm như: protein, glucid và lipid của các sản phẩm thực phẩm.
Trang bị cho sinh viên một số kỹ thuật xử lý các mẫu thực phẩm khác nhau trước khi tiến
hành phân tích. Từ đó, giúp sinh viên tích lũy đủ kiến thức cũng như kỹ năng thực hành cho
các phương pháp phân tích ngoài các doanh nghiệp.

31. Thí nghiệm Đánh giá cảm quan thực phẩm

62
Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho người học những khái niệm, những kiến thức cơ bản về đánh giá cảm
quan thực phẩm, cũng như cơ chế tương tác của các hợp chất mùi, vị đến các tế bào cảm
giác trên các giác quan như vị giác và khứu giác. Đồng thời, giúp người học tiếp cận với
những phương pháp đánh giá cảm quan và cách xử lý số liệu tương ứng được sử dụng phổ
biến trong đánh giá chất lượng và nghiên cứu phát triển sản phẩm như: phép thử phân biệt,
phép thử mô tả và phép thử thị hiếu.

32. Liên hệ doanh nghiệp 1


Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Giúp người học có những trải nghiệm trong thực tiễn các công việc tại các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Giúp người học quan sát, phân
tích được các kiến thức đã học trong thực tiễn.

33. Liên hệ doanh nghiệp 2


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Giúp người học có những trải nghiệm trong thực tiễn các công việc tại các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thực phẩm. Giúp người học áp dụng được các
kiến thức đã học trong thực tiễn.

34. Khóa luận tốt nghiệp


Cấu trúc học phần:7(0:7:14)
Mô tả học phần:

Trang bị cho sinh viên các kiến thức và các kỹ năng tiếp cận nghiên cứu khoa học, vận dụng
các kiến thức công nghệ đã học để hoàn thành đề tài nghiên cứu đã chọn.

35. Các môn tốt nghiệp


Mô tả học phần:
Nhắc lại và nâng cao hơn các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành đã học.

63
64
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÁY TÍNH
Trưởng ngành

Trương Ngọc Sơn

65
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 ICET335064 Nhập môn ngành CNKT máy tính 3(2+1)
2 MATH132401 Toán 1 3
3 PHYS130902 Vật lý 1 3
4 GCHE130103 Hóa đại cương 3
5 CPRL130064 Ngôn ngữ lập trình C 3
6 LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
7 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
8 EHQT130137 Anh văn 1 3
9 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
10 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
Tổng 25

Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
Song hành
1 MATH132501 Toán 2 3 MATH132401
2 PHYS131002 Vật lý 2 3 PHYS130902

3 AMCE245164 Toán nâng cao cho kỹ thuật máy tính 4 MATH132401

4 ELCI240144 Mạch điện 4 MATH132401

5 BAEL340662 Điện tử cơ bản 4 ELCI240144

6 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1 PHYS130902

7 EHQT130237 Anh văn 2 3 EHQT130137

8 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2

9 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

10 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)

Tổng 26

Học kỳ 3:

66
Mã MH (trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC tiên quyết, song
song)/ Ghi chú
1 MATH132601 Toán 3 3 MATH132501

2 PHYS111302 Thí nghiệm vật lý 2 1 PHYS131002

3 DIGI330163 Kỹ thuật số 3 BAEL340662

4 MATH132901 Xác suất - thống kê ứng dụng 3 MATH132501

5 EHQT230337 Anh văn 3 3 EHQT130237

6 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2

7 SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3 BAEL340662

8 ELPR320762 TT Điện tử 2 BAEL340662

9 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 3*

10 Tự chọn KH XHNV, SV chọn 2 trong các môn sau: 4

11 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2

12 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2

13 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2

14 INLO220405 Nhập môn Logic học 2

15 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2

16 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2

17 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2

18 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2

19 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2

20 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2

21 WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2

22 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

67
Tổng 24

Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 DSCC235864 Cấu trúc rời rạc 3 CPRL130064
2 DSPR431264 Xử lý tín hiệu số 3 SISY330164
3 ICSD336764 Thiết kế hệ thống và vi mạch tích hợp 3 DIGI330163
4 COOA335364 Kiến trúc và tổ chức máy tính 3 DIGI330163
5 CNIN435464 Mạng máy tính và Internet 3 DIGI330163
6 DACO430664 Kỹ thuật truyền số liệu 3 DIGI330163
7 DIPR310263 TT Kỹ thuật số 1 DIGI330163
8 EHQT230437 Anh văn 4 3 EHQT230337
Tổng 22
Học kỳ 5:
Mã MH (trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC tiên quyết, song
song)/ Ghi chú
1 EMSY435664 Hệ thống nhúng 3 COOA335364
2 RTOS345264 Hệ điều hành thời gian thực 4(3+1) DIGI330163
3 VICD436264 Thiết kế vi mạch VLSI 3 ICSD336764
4 ITFA336064 Cơ sở và ứng dụng IoT 3

5 CNIL415464 TT Mạng máy tính và Internet 1

6 COOL325364 TT Kiến trúc và tổ chức máy tính 2

7 ICSL316764 TT Thiết kế hệ thống và vi mạch tích hợp 1

8 DACL411164 TT Kỹ thuật truyền số liệu 1


9 DSPL411264 TT Xử lý tín hiệu số 1
10 EHQT330537 Anh văn 5 3

Tổng 22

68
Học kỳ 6:

Mã MH (trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC tiên quyết, song
song)/ Ghi chú
1 HSCD446164 Thiết kế kết hợp HW/SW 4 (3+1)
2 ITFL316064 TT Cơ sở và ứng dụng IoT 1
3 VICL416264 TT Thiết kế vi mạch VLSI 1
4 EMSL415664 TT Hệ thống nhúng 1  
5 SEPR415564 Đồ án 1 1
6 BLCE427264 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật 0(2) Hoạt động ngoại
(KTMT) khóa
7 Tự chọn khối kiến thức chuyên ngành/
Tự chọn 9
liên ngành (SV chọn 9 TC )
Khối kiến thức chuyên ngành (tối thiểu 3
TC)
8 OOPC336964 Lập trình hướng đối tượng với C++ 3
9 ALDS335764 Giải thuật và cấu trúc dữ liệu 3
10 Thiết kế vi mạch tương tự (English
AICD433164 3
course)
11 APML436564 Máy học ứng dụng (English course) 3
12 WMNW437464 Mạng vô tuyến và di động 3
13 MBAD436364 Phát triển ứng dụng di động 3
14 AIFA436864 Cơ sở và ứng dụng AI (Liên kết DN) 3
15 CLCO436664 Điện toán đám mây (English course) 3
16 DASY436464 Hệ cơ sở dữ liệu 3
17 ESDS437064 Thiết kế hệ thống nhúng 3
18 ATST437164 Chuyên đề công nghệ bán dẫn (Liên kết 3
DN)
Khối kiến thức liên ngành (tối đa 6 TC)
19 ROTE430946 Kỹ thuật robot 3
20 SCDA430946 Hệ thống SCADA 3
21 BISI331863 Xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh 3
22 IMPR432463 Xử lý ảnh 3
23 CONE332364 Mạng máy tính truyền thông 3

69
24 INRO331129 Robot công nghiệp 3
25 HCIN431979 Tương tác người máy 3
Tổng 17

Học kỳ 7:
Mã MH (trước,
TT Mã HP Môn Số TC tiên quyết, song
song)/ Ghi chú
1 SEPR415964 Đồ án 2 1
2 COOP427164 Chuyên đề Doanh nghiệp (KTMT) 2
3 INTE447464 TT Tốt nghiệp 4
Tổng 7

Học kỳ 8:
Mã MH (trước,
TT Mã HP Môn Số TC tiên quyết, song
song)/ Ghi chú
1 CAPR478964 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín
chỉ, trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Xác suất thống kê và ứng dụng


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:
Mô tả học phần:

Môn học này bao gồm thống kê mô tả, xác suất sơ cấp, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất,
các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, tương quan và hồi
qui tuyến tính.

02. Toán nâng cao cho kỹ thuật máy tính


Cấu trúc học phần:4(4:0:8)
Môn học trước, học song song:Toán 1

70
Mô tả học phần:

Nội dung môn học bao gồm các cơ sở về phép biến đổi, đại số tuyến tính, đại số vi phân đại số tuyến
tính và hàm phức.

03. Ngôn ngữ lập trình C


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho Sinh Viên (SV) kiến thức cơ bản về định nghĩa, phân loại và mục đích sử
dụng cơ bản của các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Môn học cũng cung cấp cho SV kiến thức về
các cấu trúc dữ liệu, cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ C. Học phần giúp cho SV có kiến thức và
kỹ năng tốt trong việc thiết kế, thực thi các chương trình điều khiển, quản lý bằng ngôn ngữ C

04. Nhập môn ngành CNKT máy tính


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:

Môn học này bao gồm 45 tiết nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức chung về khái niệm kỹ sư kỹ
thuật máy tính và trang bị cho kỹ sư về vai trò trách nhiệm, đạo đức của người kỹ sư. Nội dung môn
học sẽ cung cấp cho sinh viên các khái niệm căn bản về thiết kế kỹ thuật, trang bị cho sinh viên
những kỹ năng mềm cần thiết: làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Từ đó môn học
giúp sinh viên có phương pháp học tập tốt trong khi còn trong nhà trường và sau khi tốt nghiệp ra
trường các kỹ sư tương lai có tác phong, thái độ tốt cùng các kiến thức cần thiết để có được việc làm
tốt.

05. Mạch điện


Cấu trúc học phần:4(4:0:8)
Môn học trước, học song song:Toán 1
Mô tả học phần:

Học phần môn Mạch điện cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hai định luật Kirchhoff 1,2. Các
phương pháp phân tích mạch: biến đổi tương đương, phương pháp thế nút, phương pháp dòng mắt
lưới. Các định lý về mạch: định lý Thevenin-Norton , định lý cân bằng công suất, định lý xếp chồng.
Áp dụng số phức để giải bài toán xác lập điều hòa. Mạch hỗ cảm, mạch chứa khuếch đại thuật toán,
Mạch ba pha đối xứng và không đối xứng, Mạng hai cửa, Phân tích mạch trong miền thời gian, phân

71
tích mạch trong miền tần số, giản đồ bode, Mạch phi tuyến..

06. Điện tử cơ bản


Cấu trúc học phần:4(4:0:8)
Môn học trước, học song song:Mạch điện
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu chế tạo linh kiện điện tử.
Trình bày cấu trúc, đặc trưng và ứng dụng của các linh kiện điện tử cơ bản như Diode, Transistor,
SCR, TRIAC, DIAC, OP-AMP và các linh kiện 4 lớp bán dẫn, linh kiện quang điện tử. Hướng dẫn
sinh viên cách phân tích, tính toán các thông số và thiết kế các mạch điện tử cơ bản như: mạch chỉnh
lưu, mạch xén, mạch nguồn DC, mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, mạch khuếch đại công suất, mạch
transistor ngắt dẫn, mạch dao động, các mạch điều khiển dùng SCR, TRAC, DIAC, quang trở, op-to
và các mạch điện tử ứng dụng trong thực tế.

07. Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Mạch điện, Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về các hệ thống số, các cổng logic cơ bản, các định lý
cơ bản của đại số Boole. Sinh viên còn được học cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và
CMOS, các thông số đặc tính của vi mạch số, phân loại các họ vi mạch, nguyên lý chuyển đổi giữa
tín hiệu tương tự và tín hiệu số, cấu trúc hoạt động và ứng dụng của bộ nhớ, nguyên lý các mạch dao
động số. Sau cùng, môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán, nhận biết các
mạch tổ hợp, mạch tuần tự, đề ra và giải quyết những vấn đề mạch số, và rồi thiết kế những hệ thống
số.
08. Tín hiệu và hệ thống
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Toán 1
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản cũng như ứng dụng về các tín hiệu và hệ thống
liên tục theo thời gian. Nội dung bao gồm: tổng quan về tín hiệu liên tục; các tín hiệu xác định thực
72
và đặc trưng; phân tích tín hiệu trên miền thời gian; phép biến đổi Laplace và tích chập; biểu diễn
CTFS và phân tích tín hiệu trên miền tần số CTFT; tổng quan về hệ thống liên tục và phân loại các
hệ thống điều chế và hệ thống lọc.
09. Kỹ thuật truyền số liệu
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Tín hiệu và hệ thống, Kỹ thuật số
Mô tả học phần:

Cung cấp cho sinh viên cách nhìn thống nhất của lãnh vực rộng của thông tin máy tính và số liệu,
nhấn mạnh những nguyên lý cơ bản và những chủ đề thiết yếu liên quan đến kỹ thuật truyền số liệu,
dồn kênh, tách kênh, kỹ thuật sửa sai, điều khiển luồng, ngoài ra môn học còn đề cập đến các dịch
vụ chuyển dữ liệu giữa các thiết bị trong mạch và giữa các mạng với nhau.
10. Kiến Trúc và Tổ Chức Máy Tính
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C, Kỹ thuật số, Cấu trúc rời rạc
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kiến trúc (Architecture), vi kiến
trúc (Microarchitecture) .Các kiến trúc được sử dụng các thế hệ vi xử lý, tổ chức các bộ vi xử lý, hệ
máy tính; cấu tạo và tổ chức bộ nhớ; tổ chức quản lý giao tiếp xuất nhập: giao tiếp qua slot, qua port;
tổ chức và quản lý thiết bị ngoại vi; giao tiếp với hệ thống đo và điều khiển ngoại vi; lập trình hợp
ngữ. Học phần này còn cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng trong phân tích, chuẩn đoán sự
cố máy tính; khả năng thiết kế được hệ vi xử lý căn bản và ứng dụng được hợp ngữ trong việc viết
chương trình điều khiển phần cứng.
11. Hệ thống nhúng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kiến trúc và Tổ chức máy tính hoặc Kỹ thuật vi xử lý
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết kế, giao tiếp, cấu hình, và lập
trình các hệ thống nhúng. Nền tảng Arduino, một hệ thống nhúng phổ biến, rẻ tiền được các nhà sưu
tầm, các nhà nghiên cứu và trong ngành công nghiệp, được sử dụng để thực hiện các kỹ thuật đã học
trong lớp. Vào cuối khóa học, sinh viên sẽ nắm vững các kiến thức cơ bản về thiết kế và lập trình hệ
thống nhúng. Môn học này sẽ giúpsinh viên chuẩn bị cho sự nghiệp của mình trong ngành công
73
nghiệp và nghiên cứu.
12. Thiết kế hệ thống số nâng cao
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số
Mô tả học phần:

Môn này trang bị cho sinh viên các kiến thức về thiết kế vi mạch số gồm ASIC và FPGA. Ngôn ngữ
lập trình Verilog để lập trình thiết kế các mạch tổ hợp, các mạch tuần tự, các mạch điện ứng dụng,
các phương pháp thiết kế mạch tổ hợp và tuần tự, các hàm mô tả diễn tả mối quan hệ giữa tài nguyên
thiết kế và hiệu suất về thời gian của mạch thiết kế với số lượng ngõ vào. Các kỹ thuật tối ưu về tài
nguyên và thời gian trể của hệ thống. Phương pháp thiết kế mạch theo mô hình trạng thái máy hữu
hạn.
13. Xử lý tín hiệu số
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Tín hiệu và hệ thống
Mô tả học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên: các khái niệm, phân loại, nguyên lý lấy mẫu và hồi phục cho
một tín hiệu liên tục theo thời gian; các phân tích trên miền thời gian của tín hiệu và hệ thống rời
rạc; phép biến đổi Z và ứng dụng; các phân tích trên miền tần số của tín hiệu và hệ thống rời rạc như
DTFS, DTFT, N-DFT và N-FFT; mạch lọc số FIR và IIR.
14. Mạng máy tính và Internet
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật truyền số liệu
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về công nhệ mạng máy tính: các dịch vụ mạng, các
giao thức trong mô hình TCP/IP, các thiết bị mạng và liên mạng. Môn học cũng cung cấp cho sinh
viên các kỹ năng thiết kế, cấu hình các hệ thống mạng máy tính và liên mạng. Đồng thời, môn học
cũng giúp sinh viên rèn luyện thái độ làm việc hiệu quả, nghiêm túc và có tinh thần tiếp thu những
kiến thức mới trong lĩnh vực mạng máy tính.
15. Hệ điều hành thời gian thực
Cấu trúc học phần:4(3:1:8)
Môn học trước, học song song:Kiến trúc và tổ chức máy tính
74
Mô tả học phần:

Giới thiệu cho sinh viên về khái niệm nền tảng, cấu trúc chung của hệ điều hành. Các nội dung liên
quan đến tiến trình, đồng bộ và deadlock, quản lý bộ nhớ thực, bộ nhớ ảo. Giới thiệu về hệ điều hành
thời gian thực sử dụng đặc biệt trên các hệ thống nhúng bao gồm tổng quan về phần cứng và việc kết
nối phần cứng, các ngắt và sử dụng ngắt trong hệ thống vi xử lý, vi điều khiển, nguyên lý và thiết kế
lập lịch thời gian thực, trì hoãn, quản lý tác vụ, chia sẻ dữ liệu và việc đồng bộ hoá, các bộ định thời,
việc cân bằng giữa không gian bộ nhớ và tốc độ xử lý. Giới thiệu các nguyên lý, khái niệm nền tảng
của các hệ điều hành thời gian thực và việc sử dụng chúng để phát triển các phần mềm ứng dụng đa
tác vụ nhúng. Việc kết nối giữa hệ điều hành và bộ xử lý với hệ thống đa tác vụ sẽ được khảo sát với
việc tập trung vào việc lập lịch tiến trình, truyền thông giữa các tác vụ và đồng bộ hoá. Khảo sát một
số hệ điều hành thời gian thực chính như: RTX51, uCLinux, embedded Linux. Sinh viên sẽ thực
hiện các bài tập, đề tài liên quan và xây dựng một hệ điều hành thời gian thực đơn giản sau khi kết
thúc khoá học.
16. Thiết kế kết hợp HW/SW
Cấu trúc học phần:4(3:1:8)
Môn học trước, học song song:Thiết kế FPGA/ASIC với Verilog
Mô tả học phần:

Trong các hệ thống nhúng (embedded system) thực hiện các chức năng thời gian thực trong các hệ
thống điện gia dụng, hệ thống giám sát, hệ thống viễn thống, hệ thống điều khiển. Thông thường,
các hệ thống này được thiết kế riêng biệt giữa phần cứng và phần mềm, chính việc này dẫn đến sự
không đồng nhất giữa phần cứng và phần mềm. Trong học phần này trang bị cho người học kiến
thức cơ bản về phần cứng (HW), phần mềm (SW) và thiết kế kêt hợp HW/SW. Các mô hình thiết kế
luồng dữ liệu (data-flow) luồng điều khiển (control-flow) và quá trình thực hiện các mô hình. Các
phương pháp phân tích đánh giá hiệu năng thiết kế. Các đường dữ liệu (Datapath) với máy trạng thái
hữu hạn(FSM). Phân tích các kiến trúc vi lập trình, các lõi nhúng đã chức năng và hệ thống trên chip
(SoC) cũng được phân tích trong nội dung môn học.

17. Thiết kế vi mạch VLSI


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Thiết kế FPGA/ASIC với Verilog
Mô tả học phần:

75
Môn học giúp sinh viên có khả năng thiết kế các cổng logic tổ hợp và tuần tự cơ bản, từ đó xây dựng
nên một hệ thống thiết kế vi mạch số có kích thước và ứng dụng lớn, một hệ thống vi mạch số tích
hợp. Môn học giúp sinh viên phân tích ảnh hưởng các thành phần ký sinh R, L, C tới vấn đề định
thời, công suất tiêu thụ của thiết kế, từ đó sinh viên có thể đưa ra các giải pháp tối ưu để thiết kế một
vi mạch số. Môn học cũng trang bị cho sinh viên kiến thức về cách sản xuất và thực hiện layout một
cổng logic chuẩn tới một hệ thống vi mạch số

18. Cơ sở và ứng dụng IoT


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật truyền số liệu, Hệ thống nhúng
Mô tả học phần:

Những tiến bộ liên quan đến các vấn đề về hiệu quả năng lượng và giảm chi phí đã mang đến sự
phát triển nhanh chóng và triển khai các thiết bị mạng và các hệ thống cảm biến/chấp hành có thể
kết nối giữa thế giới thực và thế giới ảo. Số lượng các thiết bị kết nối tới mạng Internet đã vượt quá
số dân trên thế giới và được dự đoán vào khoản 50 tỷ thiết bị vào năm 2020. Nền tảng cho sự kết nối
này được gọi là Internet of Things (IoT). Đây là sự kết hợp chặt chẻ của rất nhiều công nghệ bao
gồm mạng cảm biến không dây, các hệ thống Pervasive (Ubiquitous), AmI (ambient intelligence,
các hệ thống phân tán và theo ngữ cảnh. Nội dung môn học này cung cấp cho sinh viên các khái
niệm về IoT trong đó tập trung vào các nền tảng (nền tảng phần cứng và phần mềm ứng dụng có thể
ứng dụng trong IoT), các giao thức M2M (các giao thức truyền thông có thể ứng dụng trong IoT :
Zigbee, Bluetooth, IEEE 802.15.4, IEEE 802.15.6, IEEE 802.15.11) và các cơ chế xử lý dữ liệu và
thông tin.

19. TT Điện tử
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Môn học người học thực hiện các nội dung về cách sử dụng các thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử;
Cách nhận dạng các linh kiện điện tử cơ bản như: R, L, C, diode, BJT, FET, OPAMP; Kiểm chứng
các mạch ứng dụng cơ bản của các linh kiện điện tử giữa lý thuyết và thực tế, từ đó phân tích họat
động của mạch trên thực tế; Vận dụng các mạch ứng dụng vào thực tế, phân tích họat động các mạch
điện tử cơ bản trong thực tế.
20. TT Kỹ thuật số
76
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành các mạch điện tử số như cổng logic, flip flop, mạch đếm, thanh ghi,
thiết kế mạch tổ hợp và mạch tuần tự, bộ nhớ, ADC, DAC và các mạch ứng dụng trong thực tế.
21. TT Kiến Trúc và Tổ Chức Máy Tính
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Kiến trúc và tổ chức máy tính
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kỹ năng trong phân tích, chuẩn đoán sự cố máy tính; kỹ
năng thiết kế, thi công hệ thống máy tính, kỹ năng lập trình hợp ngữ, kỹ năng lập trình điều khiển
phần cứng.
22. TT Hệ thống nhúng
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Hệ thống nhúng.
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học kiến thức về kiến trúc hệ thống nhúng, nguyên lý về hệ điều
hành nhúng, hệ điều hành thời gian thực.
23. TT Thiết kế hệ thống số nâng cao
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Thiết kế hệ thống và vi mạch số.
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành lập trình thiết kế vi mạch bằng ngôn ngữ Verilog sử dụng vi mạch
lập trình FPGA và phần mềm thiết kế vi mạch.
24. TT Xử lý tín hiệu số
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Xử lý tín hiệu số
Mô tả học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kĩ năng dùng phần mềm Matlab cho việc mô phỏng các tín
77
hiệu liên tục theo thời gian và tín hiệu rời rạc theo thời gian. Thông qua việc mô phỏng các loại tín
hiệu, sinh viên có thể phân tích, thiết kế và đánh giá các hệ thống liên tục hoặc rời rạc theo thời gian
trên cả hai miền thời gian và miền tần số. Bên cạnh việc mô phỏng trên Matlab, sinh viên cũng được
thực hiện việc phân tích và đánh giá các hệ thống rời rạc trên các kit DSP chuyên dụng của Texas
Instruments như C6713 DSK, C6416 DSK và C6437 EVM.
25. TT Thiết kế vi mạch VLSI
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Thiết kế mạch tích hợp VLSI
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực tập thiết kế vi mạch tích hợp VLSI trên phần mềm thiết kế vi mạch
Cadence.
26. TT Cơ sở và ứng dụng IoT
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Cơ sở và ứng dụng IoT
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành thiết kế và phát triển các hệ thống IoT trong các lĩnh vực ứng dụng
liên quan.
27. TT Mạng máy tính và Internet
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Mạng máy tính và Internet
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về mạng máy tính và các dịch vụ mạng cơ bản. Học phần
cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế và quản trị các hệ thống mạng LAN và liên mạng, kỹ
năng lập trình cho các thiết bị mạng. Đồng thời, môn học cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng chuẩn
đoán, khắc phục các sự cố trong mạng và liên mạng máy tính.
28. Thực tập tốt nghiệp
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Đồ án 2.
Mô tả học phần:

Sinh viên được giới thiệu đến các công ty trong nước và nước ngoài, các đơn vị sản xuất trong

78
ngành công nghiệp chuyên về điện tử để tập sự, làm các công việc thực tế của một kỹ sư điện tử -
viễn thông tương lai dưới sự hướng dẫn và điều động của đơn vị tiếp nhận thực tập.
29. Lập trình hướng đối tượng với C++
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức về lập trình theo hướng hướng đối tượng dùng ngôn ngữ
C++: lớp, đối tượng,tải bội, kế thừa, đa hình, khuôn hình. Môn học cũng trang bị cho sinh viên kỹ
năng thiết kế, thực thi và gỡ rối các chương trình viết bằng ngôn ngữ C++.
30. Giải thuật và cấu trúc dữ liệu
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho người học các cấu trúc dữ liệu cơ bản như bảng ghi, danh sách, mảng, cây.
Bên cạnh đó, người học còn được trang bị các kiến thức về các giải thuật để thực hiện trên các dữ
liệu sẵn có.
31. Thiết kế vi mạch tương tự
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Môn học giúp sinh viên có khả năng thiết kế ứng dụng vi mạch tương tự như bộ khếch đại, bộ ánh
xạ dòng, bộ khuếch đại sai phân, voltage reference, current mirror, charge pump, DRAM, SRAM,
Flash memory v.v trong sự ràng buộc diện tích, hiệu quả năng lượng, độ lợi, sự ổn định, đáp ứng tần
số. Phân tích các giải pháp kỹ thuật về ưu nhược điểm để đưa ra giải pháp kỹ thuật mạch tối ưu.
32. Máy học ứng dụng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Môn học này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nhận diện mẫu và máy học.
Học phần khái quát các thuật toán cơ bản về học có giám sát, học không giám sát, và hệ thống

79
khuyến nghị.
33. Mạng vô tuyến và di động
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật truyền số liệu
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp kiến thức tổng quan về mạng truyền dữ liệu không dây và mạng di động. Các
chủ đề bao gồm các xu hướng gần đây trong mạng không dây và di động, mã hóa và điều chế không
dây, truyền tín hiệu không dây, mạng không dây nội bộ IEEE 802.11a / b / g / n / ac, mạng không
dây gigabit 60 GHz, mạng không dây, mạng cục bộ IEEE 802.22, Bluetooth và Bluetooth Smart,
mạng không dây cá nhân, giao thức không dây cho Internet of Things, ZigBee, mạng di động: 1G /
2G / 3G, LTE, LTE-Advanced và 5G.
34. Phát triển ứng dụng di động
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức và kĩ năng lập trình trên nền tảng Android. Kết thúc
khóa học này, sinh viên có thể xây dựng được những ứng dụng triển khai trên các thiết bị thực tế.
Ngoài ra, trong suốt quá trình học, sinh viên sẽ được làm việc theo nhóm để rèn luyện khả năng làm
việc theo nhóm của mình.
35. Cơ sở và ứng dụng AI
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Tóm tắt nội dung học phần: Môn học Cơ sở và ứng dụng AI cung cấp cho sinh viên các kiến thức
nền tảng về trí tuệ nhân tạo và ứng dụng. Môn học được thiết kế bao gồm phần kiến thức nền tảng là
toán ứng dụng (applied mathematic), lý thuyết xác suất (propability), mạng nơ rôn nhân tạo
(artificial nerral network) và học sâu (deep learning). Môn học cũng trang bị các kỹ năng lập trình
ứng dụng trí tuệ nhân tạo, sử dụng ngôn ngữ Python, xây dựng các ứng dụng nhận dạng
36. Điện toán đám mây
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)

80
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C
Mô tả học phần:

Môn học này giới thiệu một góc nhìn từ trên xuống của điện toán đám mây, từ các ứng dụng và quản
trị đến lập trình và cơ sở hạ tầng. Trọng tâm chính của môn học này là các kỹ thuật lập trình song
song cho điện toán đám mây và các hệ thống phân tán quy mô lớn tạo thành cơ sở hạ tầng đám mây.
Các chủ đề bao gồm: tổng quan về điện toán đám mây, hệ thống đám mây, xử lý song song trên đám
mây, hệ thống lưu trữ phân tán, ảo hóa, bảo mật trong đám mây và hệ điều hành đa lõi. Bên cạnh đó
môn học cũng đề cập đến các giải pháp tiên tiến cho điện toán đám mây được phát triển bởi Google,
Amazon, Microsoft, Yahoo, VMWare.
37. Hệ cơ sở dữ liệu
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Ngôn ngữ lập trình C/C++
Mô tả học phần:

Môn học này giới thiệu các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng và triển khai các hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu. Từ góc độ người dùng, môn học sẽ thảo luận về mô hình hóa dữ liệu khái niệm, mô
hình hóa dữ liệu vật lý, tính toán dữ liệu, thiết kế lược đồ, truy vấn cơ sở dữ liệu và thao tác cơ sở dữ
liệu. Hơn nữa, từ quan điểm hệ, môn học học sẽ trình bày các vấn đề về biểu diễn dữ liệu, truy cập
và lập chỉ mục dữ liệu, xử lý truy vấn và tối ưu hóa và xử lý giao dịch.
38. Thiết kế hệ thống nhúng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Hệ thống nhúng
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp các kiến thức về thiết kế các hệ thống nhúng bao gồm thiết kế, thực hiện bao
gồm phân tích phần cứng và phần mềm hệ thống nhúng. Thiết kế, thực hiện và kiểm lỗi các ứng
dụng phần mềm phức tạp trên hệ thống nhúng. Cơ sở hệ điều hành thời gian thực cho các hệ thống
nhúng điều khiển thời gian thực
39. Chuyên đề công nghệ bán dẫn
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Hệ thống nhúng
Mô tả học phần:

81
Môn học này giới thiệu tổng quan về các thách thức và giải pháp trong các transistor kênh ngắn và
sau đó tập trung vào các nguyên lý transistor nhiều cổng. Các chủ đề khác sẽ được đề cập bao gồm
thiết kế mạch kỹ thuật số và analog / RF đa cổng, tiềm năng cho các ứng dụng System-On-Chip
(SoC) và các vấn đề về độ tin cậy / năng suất.

82
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
Trưởng ngành

Nguyễn Khắc Hiếu

83
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT130105 Triết học Mác – Lênin 3
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
3 EHQT130137 Anh văn 1 3
4 ECON240206 Kinh tế học 4
5 INMA130106 Nhập môn ngành QLCN 3(2+1)
6 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
7 MATH132701 Toán kinh tế 1 3
PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0 (1)
Tổng 20
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
2 EHQT130237 Anh văn 2 3
3 BLAW220308 Luật kinh tế 2
4 PRAC230407 Nguyên lý kế toán 3
5 FUMA230806 Quản trị học căn bản 3
6 MATH132801 Toán kinh tế 2 3
7 EDDG220120 Vẽ kỹ thuật 2
8 Tự chọn nhóm A 2
9 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 1
Tổng 20
Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT230337 Anh văn 3 3
2 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
3 BCOM320106 Giao tiếp kinh doanh 2
4 APCM220307 Tin học ứng dụng 2(1+1)
5 MAOP230706 Tối ưu hóa 3  
6 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
7 RMET220306 Phương pháp nghiên cứu 2(1+1)
8 Tự chọn nhóm A 2
9 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 1
Tổng 19
Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
84
1 EHQT230437 Anh văn 4 3
2 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
3 ECOM431308 Thương mại điện tử 3
4 DANA230606 Phân tích dữ liệu 3(2+1)
5 PRMA330806 Quản trị sản xuất 1 3
6 BSTA231006 Thống kê trong kinh doanh 3
7 PRAN321106 Lập và phân tích dự án 2
Tự chọn nhóm B 3
Tổng 19
Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT330537 Anh văn 5 3  
2 An toàn lao động và môi trường công
WSIE320425 2
nghiệp
3 ERPS431208 Hệ thống HĐ nguồn lực DN (ERP) 3
4 MAMA330906 Quản trị marketing 3
5 PRMA331506 Quản trị sản xuất 2 3
6 PROM430506 Quản trị dự án công nghiệp 3
7 Tự chọn nhóm B 3
8 Tự chọn nhóm C 3
Tổng 20
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 BPLA420606 Kế hoạch kinh doanh 2
2 FIMA430807 Quản trị tài chính 3
3 MAIM330406 Quản lý bảo trì công nghiệp 3
4 QMAN331606 Quản trị chất lượng 3
5 STMA430406 Quản trị chiến lược 3
6 HRMA331206 Quản trị nguồn nhân lực 3
7 Tự chọn nhóm C 3
Tổng 20
Học kỳ 7:
Mã MH trước,
TT Mã HP Môn Số TC
MH tiên quyết
1 SSFU420906 6 Sigma căn bản 2 BSTA231006
2 SCMA430706 Quản trị chuỗi cung ứng 3
3 LEAN420806 Sản xuất tinh gọn 2
4 ENPR221106 Chuyên đề doanh nghiệp (QLCN) 2
5 INTE421106 Thực tập tốt nghiệp 2
Tổng 11

85
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã HP Môn Số TC
MH tiên quyết
1 IMGR451206 Khóa luận tốt nghiệp 5
Tổng 5

Tự chọn:

Kiến thức Khoa học xã hội và nhân văn- nhóm A (Sinh viên chọn 02 trong các môn học sau)
ST Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
T
1 PLSK320605 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
2 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2
3 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
4 INLO220405 Nhập môn logic học 2
5 PSBU220408 Tâm lý học kinh doanh 2

Kiến thức khoa học kỹ thuật- Nhóm B (Sinh viên chọn 02 trong các môn học sau)
ST Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
T
CADM230320 Đồ hoạ kỹ thuật trên máy tính 3
1
(CAD)Auto Cad căn bản
2 AMAP432225 Tự động hóa quá trình sản xuất 3
3 ELEN232044 Kỹ thuật điện 3
4 WEDE330484 Thiết kế WEB 3 (2+1)
Kiến thức quản trị- nhóm C (Sinh viên chọn 2 trong các môn học sau)
ST Mã học phần Tên học phần Số tín Ghi chú
T chỉ
1 MAIS430306 Hệ thống thông tin quản lý (MIS) 3
2 ORBE330306 Hành vi tổ chức 3
3 BCUL330506 Văn hóa doanh nghiệp 3
4 TEMA331406 Quản trị công nghệ 3
5 PRMP330806 Thực hành Quản trị sản xuất 3
6 MAAC331307 Kế toán quản trị 3

Kiến thức liên ngành:

86
Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần
tự chọn:
Xem danh sách các môn học được đề xuất trong bảng dưới hoặc sinh viên có thể tự chọn các
môn học nằm ngoài danh sách được đề xuất trên tinh thần các môn học hỗ trợ hướng phát triển nghề
nghiệp sau này. SV nên nhờ tư vấn thêm từ Ban tư vấn để có sự lựa chọn phù hợp.

ST Số tín Môn học được xét tương đương


Mã môn học Tên môn học
T chỉ MOOC (đường link đăng ký)
Six sigma fundamentals
12. SSFU420906 6 sigma căn bản 2 https://www.coursera.org/
specializations/six-sigma-fundamentals
Introduction to Data Analysis Using
Thống kê kinh Excel
13. BSTA231006 3
doanh https://www.coursera.org/learn/excel-
data-analysis
Excel skills for business:
14. APCM220307 Tin học ứng dụng 2 Essentialshttps://www.coursera.org/spe
cializations/excel
Marketing
15. MAMA31706 Quản trị marketing https://www.icieducation.com/courses/
3 business/marketing/
An toàn lao động và Technological, Social, and Sustainable
môi trường công Systems - CEE 181
16. WSIE320425 nghiệp 2 https://gfa.asu.edu/courses/
technological-social-and-sustainable-
systems-cee-181

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín
chỉ, trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Giao tiếp trong kinh doanh


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Môn học cung cấp cho sinh viên những cơ sở lý luận của hoạt động giao tiếp như: Khái niệm, vai trò, ý
nghĩa của giao tiếp… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học các nguyên lý giao tiếp hiệu quả, các hình
thức giao tiếp và cách vận dụng những kỹ năng, kỹ xảo giao tiếp vào thực tế công việc hàng ngày, nhất
là hoạt động sản xuất kinh doanh.

02. Hành vi tổ chức

87
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình hành vi tổ chức, các yếu tố tác động đến những
hành vi của cá nhân và các nhóm trong một tổ chức, các vấn đề về thông tin liên lạc, lãnh đạo, cấu trúc
và văn hóa tổ chức

03. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về ERP, các hệ thống ERP trên thế
giới, Việt Nam, phân tích SWOT khi triển khai ERP, từ đó có thể áp dụng đưa ra những chiến lược phù
hợp khi triển khai ERP trong doanh nghiệp; Nắm được phương pháp triển khai hiệu quả nhất cho một hệ
thống ERP cụ thể và phổ biến.

04. Hệ thống thông tin quản lý


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về công nghệ thông tin, các thành phần
và các lọai hệ thống thông tin, từ đó có thể đưa ra những chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu hướng thời đại mới.

05. Kế hoạch khởi nghiệp


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Môn học Kế hoạch khởi nghiệp nhằm giới thiệu cho sinh viên các khái niệm, mô hình khởi nghiệp,
hướng dẫn sinh viên xác định các cơ hội khởi nghiệp, đánh giá tính khả thi của một ý tưởng khởi nghiệp
và lập kế hoạch khởi nghiệp.

06. Kinh tế học


Cấu trúc học phần: 4(4:0:8)
Mô tả học phần:

Môn Kinh tế học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành kinh tế những lý thuyết cơ bản để phân tích hoạt
động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô cũng như vĩ mô. Từ đó, người
88
học sẽ có cái nhìn tổng quát về các hoạt động kinh tế trong thực tiễn của nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước.

07. Lập và phân tích dự án


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Trang bị cho sinh viên những hiểu kiến thức cơ bản về phân tích dự án như: phân tích thị trường, phân
tích kỹ thuật-công nghệ, phân tích nhân lực, phân tích tài chính. Môn học cũng trang bị cho sinh viên
những chỉ tiêu lựa chọn dự án như: NPV, IRR, B/C...Ngoài ra, môn học cũng trang bị những kiến thức
về lạm phát và tác động của lạm phát lên tính khả thi của dự án

08. Lập kế hoạch kinh doanh


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch kinh doanh, bao gồm
vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp, cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh,
và cách viết bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và tóm tắt, với các bản kế hoạch kinh doanh chức năng
như Kế hoạch Marketing, Kế hoạch sản xuất, Kế hoạch nhân sự, Kế hoạch tài chính

09. Luật kinh tế


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Học phần Luật kinh tế trang bị cho người học những kiến thức cơ bản các quy định của pháp luật trong
kinh doanh. Người học sẽ được cung cấp các khái niệm, thuật ngữ pháp lý về luật kinh doanh cũng như
các hình thức tổ chức kinh doanh của công dân Việt Nam và người nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh
vào Việt Nam; quan hệ hợp đồng; định chế phá sản doanh nghiệp khi kinh doanh thua lỗ; các cơ quan
cùng cách thức giải quyết những tranh chấp và yêu cầu trong kinh doanh.

10. Nguyên lý kế toán


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Kế toán: các khái niệm, bản chất, chức
năng, đối tượng, mục đích và yêu cầu kế toán, phương pháp kế toán, quá trình thu thập, ghi chép số liệu
kế toán, trình tự kế toán, kế toán các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế
89
toán, nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán, lập và diễn dịch các báo cáo tài chính. Ngoài
ra, học phần còn giúp người học nắm khái quát được Chế độ kế toán Việt Nam bước đầu tiếp cận với
thực tiễn kế toán trong hệ thống quản lý của Việt Nam định hướng được việc sử dụng tài liệu kế toán
vào quản lý các lĩnh vực thuộc chuyên ngành đào tạo của mình làm cơ sở để tiếp cận nghiên cứu sâu
hơn về kế toán.

11. Nhập môn ngành QLCN


Cấu trúc học phần: 3(2:2:4)
Mô tả học phần:

Môn học này nhằm giới thiệu đến sinh viên chuẩn đầu ra, chương trình học của ngành Quản lý công
nghiệp và vị trí việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên các
phương pháp học tập đại học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm để có thể học tốt hơn các
môn chuyên ngành. Môn học cũng khái quát các kiến thức chuyên ngành được giảng dạy trong ngành
quản lý công nghiệp từ đó giúp người học có những định hướng cụ thể cho việc nghiên cứu và phát triển
nghề nghiệp tương lai của mình

12. Phân tích dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3(2:2:4)
Mô tả học phần:

Môn học giúp sinh viên có thể triển khai một nghiên cứu cụ thể khi đã có đề cương nghiên cứu. Việc
triển khai bao gồm việc đi thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo tổng kết lại kết quả nghiên
cứu. Môn học cũng trang bị cho sinh viên kỹ năng phối hợp công việc trong một nhóm để hoàn thành
mục tiêu đặt ra.

13. Phương pháp nghiên cứu


Cấu trúc học phần: 2(1:2:2)
Mô tả học phần:

Học phần này giúp sinh viên có được kiến thức căn bản về nghiên cứu khoa học, từ đây phát triển kỹ
năng tư duy, phân tích, đánh giá mang tính khoa học cho sinh viên. Ngoài việc được cung cấp lý thuyết
căn bản, sinh viên còn được thực hành một nghiên cứu cụ thể. Kết thúc học phần sinh viên có thể viết
được đề cương chi tiết hoàn chỉnh.

14. Quản lý bảo trì công nghiệp


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)

90
Mô tả học phần:

Môn học Quản lý bảo trì công nghiệp là môn học chuyên ngành nhằm trang bị cho sinh viên các kiến
thức liên quan đến phương thức quản lý bảo trì hiện đại. Qua môn học sinh viên có thể nâng cao khả
năng quản lý và nắm bắt các phương thức bảo trì hiện đại từ đó có khả năng tổ chức quá trình bảo trì với
hiệu quả cao như phương thức TPM, phân tích các vấn đề sản xuất bảo trì qua đó xây dựng hệ thống bảo
trì. Môn học này cũng hỗ trợ sinh viên hình thành ý tưởng khởi nghiệp

15. Quản trị chất lượng


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng. Học
phần giới thiệu một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất lượng trong tổ chức, đồng thời hướng dẫn
sinh viên sử dụng các phương pháp, kỹ thuật và công cụ để quản lý chất lượng như các công cụ kiểm
soát chất lượng bằng thống kê, phương pháp 5S, 6 Sigma. Học phần cung cấp những kiến thức về cách
xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong các doanh nghiệp.

16. Quản trị chiến lược


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược, bao gồm các khái
niệm cơ bản về tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược, môi trường kinh doanh, chiến lược cấp công ty, chiến
lược cấp đơn vị kinh doanh, chiến lược cấp chức năng, các chiến lược cạnh tranh, và các chiến lược hỗ
trợ. Thông qua đó, người học sẽ có khả năng phân tích môi trường kinh doanh, nhận diện được điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của doanh nghiệp. Từ đó người học có thể phân tích được các chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp, vận dụng các công cụ hỗ trợ để phát triển chiến lược kinh doanh

17. Quản trị chuỗi cung ứng


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Quản trị chuỗi cung ứng là một ngành học, một nghề chuyên môn rất mới ở Việt Nam và cả trên thế giới
ngày nay. Học phần Quản trị chuỗi cung ứng sẽ trang bị cho người học những kiến thức nền tảng về
chuỗi cung ứng và công tác quản trị chuỗi. Người học sẽ được cung cấp các khái niệm, định nghĩa, mục
đích, giá trị, mô hình, chiến lược và phương pháp để xây dựng, vận hành và đánh giá chuỗi cung ứng.

91
Đây là môn học thuộc kiến thức ngành, giúp người học nắm vững lý thuyết và vận dụng được trong thực
tiễn tại các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ

18. Quản trị dự án công nghiệp


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về quản trị dự án, từ những khái
niệm cơ bản về dự án, phân loại dự án, vẽ sơ đồ thanh ngang, sơ đồ mạng đến những khái niệm nâng
cao như quản trị tiến độ, quản trị chất lượng và quản trị chi phí dự án. Ngoài ra, môn học cũng cung cấp
những công cụ quản trị rủi ro dự án nếu có rủi ro xảy ra.

19. Quản trị học căn bản


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những yếu tố môi
trường tổng quát nhất tác động đến doanh nghiệp, tổ chức, và những chức năng cơ bản của quản trị
trong tổ chức kinh doanh, bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm tra.

20. Quản trị marketing


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần giới thiệu những triết lý kinh doanh hiện đại để tham gia vào kinh tế thị trường; Cung cấp một
số khái niệm về Quản trị Marketing; Giúp người học biết cách phân tích thị trường, lựa chọn thị trường
mục tiêu. Từ đó, hiểu và triển khai chiến lược Marketing thông qua 4 công cụ của Marketing mix: Sản
phẩm, giá, phân phối, Xúc tiến

21. Quản trị nguồn nhân lực


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần mô tả về tầm quan trọng và những xu hướng chung của công tác quản trị nguồn nhân lực bên
trong mỗi tổ chức hiện nay.Học phần cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết về những
công tác quản trị nguồn nhân lực cụ thể như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển
dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quản trị tiền lương, hệ thống đãi ngộ và quan hệ lao
động trong tổ chức
92
22. Quản trị sản xuất 1
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ
cung cấp cho thị trường. Học phần hệ thống sản xuất trang bị cho người học những kiến thức nền tảng
về cách thức vận hành của một số hệ thống sản xuất. Người học sẽ được cung cấp các khái niệm, thuật
ngữ trong lĩnh vực sản xuất cũng như các kiến thức và kỹ năng về thiết kế quy trình sản xuất, tính toán
các thống số trong hệ thống sản xuất, đồng thời hiểu được vai trò và nắm bắt công việc của một người
làm công tác quản lý trong hệ thống sản xuất. Đây là môn học thuộc kiến thức ngành, là môn học tiên
quyết giúp người học có kiến thức cơ sở để có thể lĩnh hội các kiến thức cao hơn, sâu hơn trong chuyên
ngành quản trị sản xuất như: quản trị sản xuất, sản xuất tinh gọn, quản trị chuỗi cung ứng.

23. Quản trị sản xuất 2


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ
cung cấp cho thị trường. Quản trị sản xuất có vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và thời gian
giao hàng.Học phần quản trị sản xuất trang bị cho người học những kiến thức nền tảng về công tác quản
trị sản xuất và điều hành trong doanh nghiệp. Người học sẽ được cung cấp các khái niệm, thuật ngữ
trong lĩnh vực sản xuất cũng như các kiến thức và kỹ năng về dự báo nhu cầu sản xuất, hoạch định công
suất nhà máy, định vị doanh nghiệp, bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, hoạch định nhu cầu nguyên
vật liệu, quản lý hàng tồn kho, điều độ sản xuất. Đây là môn học thuộc kiến thức ngành, giúp người học
nắm vững lý thuyết và vận dụng được trong thực tiễn tại các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ

24. Quản trị tài chính


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề tài chính trong công ty cổ
phần: khái niệm và những quyết định chủ yếu trong Quản trị tài chính công ty; ứng dụng phương pháp
tính giá trị tiền tệ theo thời gian, phương pháp đo lường lợi nhuận và rủi ro, phương pháp định giá
chứng khoán ... phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định về tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra,

93
học phần còn trang bị cho người học những kiến thức và công cụ phân tích và định giá nhằm đưa ra các
quyết định đầu tư, một trong ba quyết định chủ yếu của Quản trị tài chính công ty.

25. Sản xuất tinh gọn


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Sản xuất là một trong những chức năng chính của doanh nghiệp, là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ
cung cấp cho thị trường. Sản xuất sản phẩm đạt chất lượng với chi phí thấp có ý nghĩa quyết định sự
thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Để đạt được điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải cắt giảm, loại bỏ các lãng phí trong quá trình sản xuất, sản xuất tinh gọn là một
phương pháp hữu hiệu để đạt được mục tiêu này. Môn học sản xuất tinh gọn sẽ cung cấp cho nguời học
các kiến thức cơ bản về hệ thống sản xuất tinh gọn, các loại lãng phí, các công cụ được sử dụng để loại
bỏ lãng phí và sự kết hợp giữa sản xuất tinh gọn với một số hệ thống khác. Đây là môn học thuộc kiến
thức ngành, giúp người học nắm vững lý thuyết và vận dụng được trong thực tiễn tại các doanh nghiệp
sản xuất và cung cấp dịch vụ, là môn học tiên quyết cho môn six sigma.

26. Six sigma cơ bản


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hệ phương pháp cải tiến quá trình 6
sigma. Sau khi học viên đã xác định được các lãng phí ở môn học sản xuất tinh gọn, học viên sẽ được
giới thiệu một số công cụ chuyên sâu để cải tiến dự án, giảm thiểu các lãng phí đó theo chu trình Xác
định- Đo lường – Phân tích – Cải tiến – Kiểm soát (DMAIC) theo phương pháp 6 sigma. Sinh viên được
hướng dẫn sử dụng phần mềm Minitab để thực hành một dự án 6 sigma cụ thể.

27. Thống kê trong kinh doanh


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về thống đê được ứng dụng trong kinh
doanh. Các kiến thức bao gồm: hồi quy đơn biến, hồi quy đa biến, dự báo chuỗi thời gian, thống kê ứng
dụng trong quản lý chất lượng và ra quyết định trong quản lý. Ngoài ra môn học cũng trang bị cho sinh
viên kỹ năng sử dụng những phần mềm chuyên dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thống kê.
Môn học sẽ được học tại phòng máy tính của trường.

94
28. Chuyên đề doanh nghiệp
Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Làm quen với môi trường công việc tại xí nghiệp. Định hướng làm đề tài tốt nghiệp và định hướng nghề
nghiệp sau này.

29. Thương mại điện tử


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về thương mại điện tử, cách ứng dụng
và triển khai dự án về thương mại điện tử, từ đó có thể áp dụng đưa ra những chiến lược thương mại
điện tử phù hợp trong doanh nghiệp, nắm được phương thức triển khai hiệu quả nhất nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số.

30. Tối ưu hóa


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bài toán quy hoạch tuyến tính: người
học biết cách đưa những tình huống thực tế về mô hình tuyến tính và sử dụng các phương pháp toán học
để giải, đưa ra kết quả tối ưu. Ngoài ra, học phần cung cấp cho người học phương pháp giải một số bài
toán có ứng dụng thực tế như: bài toán vận tải, bài toán sản xuất đồng bộ.

95
KẾ TOÁN
Trưởng ngành

Nguyễn Thị Lan Anh

96
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT130105 Triết học Mác – Lênin 3
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
3 EHQT130137 Anh văn 1 3
4 ECON240206 Kinh tế học 4
5 INAC130107 Nhập môn ngành Kế toán 3(2+1)
6 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
7 MATH132701 Toán kinh tế 1 3
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
Tổng 20
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
2 EHQT130237 Anh văn 2 3
3 MIOF130207 Tin học văn phòng 3 (2+1)
4 FUMA230806 Quản trị học căn bản 3
5 MATH132801 Toán kinh tế 2 3
6 MAMA330906 Quản trị Marketing 3
7 BLAW230308 Luật kinh tế 3
8   Tự chọn nhóm A 2
9 PHED110513 Giáo dục thể chất 2 0(1)
Tổng 22
Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
3 EHQT230337 Anh văn 3 3
4 MAOP230706 Tối ưu hóa 3
5 PRAC230407 Nguyên lý kế toán 3  
6 APCM220307 Tin học ứng dụng 2 (1+1)
7 RMET230306 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 (1+1)
8 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
9   Tự chọn cơ sở ngành (Nhóm B) 2
10 PHED110613 Giáo dục thể chất 3 0(3)
Tổng 22

Học kỳ 4:
97
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
Không tích luỹ
1 EHQT230437 Anh văn 4 3
TC
2 DANA230606 Phân tích dữ liệu 3 (2+1)
3 TAPO330407 Chính sách Thuế 3 (2+1)
4 FIAC330207 Kế toán tài chính 1 3
5 COFI330307 Tài chính doanh nghiệp 1 3
6 COBA330507 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 3
7   Tự chọn cơ sở ngành (Nhóm B) 2
8 PRAC410607 Chuyên đề thực hành (Kiến tập) 2
Tổng 19
Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
Không tích luỹ
1 EHQT330537 Anh văn 5 3
TC
2 COAC331607 Kế toán chi phí 3
3 FIAC330907 Kế toán tài chính 2 3
4 AUDI430207 Kiểm toán 1 3
5 ADCF430307 Tài chính doanh nghiệp 2 3
6   Tự chọn chuyên ngành (nhóm C) 5
7 APAC330607 Kế toán hành chính sự nghiệp 3
8 BAAC331407 Kế toán ngân hàng 3
9 REAC321307 Lập sổ sách kế toán trên Access 2
10 REEX321207 Lập sổ sách kế toán trên Excel 2
Tổng 17
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 MAAC440507 Kế toán quản trị 4
2 ADAU430907 Kiểm toán 2 3
3 ACSO430407 Phần mềm kế toán 3 (2+1)
4 BUAN331107 Phân tích hoạt động kinh doanh 3  
5 ADFA431807 Kế toán tài chính nâng cao 3
6 Chuyên đề hội nhập doanh nghiệp
SSEN321807 2
ngành kế toán
7 Tự chọn chuyên ngành (nhóm C: 3TC) 3
8 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
ERPS431208 3 (2+1)
nghiệp (ERP)
9 Anh văn chuyên ngành kinh tế
ACBU331507 3
(Business English)
10 SEMA430807 Thị trường chứng khoán 3
11 FTMA430908 Quản trị ngoại thương 3
98
Tổng 21
Học kỳ 7:
Mã MH trước,
TT Mã HP Môn Số TC
MH tiên quyết
1 FIAC430807 Lập báo cáo tài chính 3 (2+1)
2 INAC331007 Kế toán quốc tế 3
3 INTE421007 Thực tập tốt nghiệp 2
Tổng 8
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã HP Môn Số TC
MH tiên quyết
1 GRAT452107 Khóa luận tốt nghiệp 5
Tổng 5

Kiến thức khoa học xã hội và nhân văn- nhóm tự chọn kiến thức giáo dục đại cương
(Nhóm A)(Sinh viên chọn 01 trong các môn học sau: 2 tín chỉ)

STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1 PSBU220408 Tâm lý học kinh doanh 2
2 BCOM320106 Giao tiếp trong KD 2
3 PRSK320705 Kỹ năng thuyết trình 2
4 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Tự chọn
Kiến thức cơ sở ngành - nhóm tự chọn cơ sở ngành
(Nhóm B) (Sinh viên chọn 02 trong các môn học sau: 4 tín chỉ)
ST Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
T
1 ORBE320106 Hành vi tổ chức 2 ORBE320106
2 CUSM321006 Quản trị quan hệ KH 2 CUSM321006
3 ININ220107 Đầu tư quốc tế 2 ININ220107
4 INBU220508 Kinh doanh quốc tế 2 INBU220207
5 BCUL320506 Văn hóa doanh nghiệp 2 BCUL320506
6 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2 BPLA121808
7 INPA421008 Thanh toán quốc tế 2 INPA421008
Tự chọn
Kiến thức chuyên ngành - nhóm tự chọn chuyên ngành
(Nhóm C) (Sinh viên chọn 03 trong các môn học sau: 8 tín chỉ)
99
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1 SEMA430807 Thị trường chứng khoán 3
2 ERPS431208 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp 3 (2+1)
(ERP)
3 ACBU331507 Anh văn chuyên ngành KT (Business English) 3
4 APAC330607 Kế toán hành chính sự nghiệp 3
5 BAAC331407 Kế toán ngân hàng 3
6 FTMA430908 Quản trị ngoại thương 3
7 REAC321307 Lập sổ sách kế toán trên Access 2 (1+1)
8 REEX321207 Lập sổ sách kế toán trên Excel 2 (1+1)

Kiến thức liên ngành:


Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần tự chọn
theo danh sách: (Sinh viên có thể tự chọn các môn học nằm ngoài danh sách được đề xuất trên tinh thần
các môn học hỗ trợ hướng phát triển nghề nghiệp sau này. SV nên nhờ tư vấn thêm từ Ban tư vấn để có
sự lựa chọn phù hợp.)

Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 PRMA330806 Quản trị sản xuất 3
2 PRAN331106 Lập và phân tích dự án 3
3 TMAN431509 Quản trị vận tải 3
4 DEMA431609 Quản trị kho bãi 3
Tổng 12

Thực tập tốt nghiệp, làm khóa luận tốt nghiệp


STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
1. INTE421007 Thực tập tốt nghiệp 2
2. GRAT452107 Khóa luận tốt nghiệp 5

Các môn học MOOC (Massive Open Online Cources):


Nhằm tạo tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, SV có thể tự chọn các
khóa học online đề xuất trong bảng sau để xét tương đương với các môn học có trong chương trình đào
tạo:

ST Số tín Môn học được xét tương đương


Mã môn học Tên môn học
T chỉ MOOC (đường link đăng ký)
17. MIOF130207 Tin học văn phòng 3 Excel skills for business:
(2+1) Essentialshttps://www.coursera.org/speci
100
alizations/excel
Marketing
18. MAMA31706 Quản trị marketing 3 https://www.icieducation.com/courses/
business/marketing/
Accounting analytics:
19. MAAC440507 Kế toán quản trị 4 https://www.coursera.org/learn/
accounting-analytics
Tổng 10

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ,
trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

1. Nhập môn ngành kế toán


Cấu trúc học phần: 3 (2,1,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về ngành học Kế toán cũng như các hiểu biết
nhất định về Khoa và Nhà trường. Trang bị cho sinh viên một số phương pháp học tập tại bậc đại học
cũng như 1 số kỹ năng cần thiết cho học tập và làm việc sau này.

2. Xác suất thống kê ứng dụng


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Điều kiện tiên quyết: Toán kinh tế 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giới thiệu các kiến thức cơ bản về lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng gồm : Biến cố
ngẫu nhiên, xác suất và các công thức tính xác suất, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất, lý
thuyết mẫu, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, hồi qui và tương quan tuyến tính.

3. Tối ưu hóa
Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Điều kiện tiên quyết: Toán kinh tế 1, Toán kinh tế 2
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học được mở đầu bằng việc giới thiệu vài vấn đề thực tế dẫn đến mô hình quy hoạch tuyến tính.
Trọng tâm của môn học là phần trình bày giải thuật đơn hình ở các mức độ sử dụng khác nhau. Lý
thuyết đối ngẫu được trình bày một cách đơn giản. Phần ứng dụng của quy hoạch tuyến tính được trình
bày sau cùng để thấy sự ứng dụng rộng rãi của quy hoạch tuyến tính.

101
4. Phương pháp nghiên cứu
Cấu trúc học phần: 2 (1,1,4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên cách tìm kiếm và đọc hiểu các bài báo khoa học từ đó xác định được
hướng nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị và kinh tế. Sau khi kết thúc môn học sinh viên có thể viết một
đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh và mang tính khả thi khi triển khai thực hiện.

5. Phân tích dữ liệu


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Điều kiện tiên quyết:Phương pháp nghiên cứu
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học giúp sinh viên có thể triển khai một nghiên cứu cụ thể khi đã có đề cương nghiên cứu . Việc
triển khai bao gồm việc đi thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo tổng kết lại kết quả nghiên
cứu.

6. Nguyên lý kế toán
Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết Kế toán: các khái niệm, bản chất,
chức năng, đối tượng, mục đích và yêu cầu kế toán, phương pháp kế toán, quá trình thu thập, ghi chép
số liệu kế toán, trình tự kế toán, các quá trình kinh doanh chủ yếu, các hình thức kế toán, nội dung và
các hình thức tổ chức công tác kế toán, lập và diễn dịch các báo cáo tài chính.

7. Quản trị học căn bản


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về quản trị và sự vận dụng thực tiễn của nó
như: khái niệm và bản chất của quản trị, nhà quản trị, môi trường quản trị, các lý thuyết quản trị, các
chức năng quản trị. Học phần còn cập nhật một số vấn đề mới của quản trị học hiện đại như: quản trị
thông tin và ra quyết định, quản trị sự đổi mới, quản trị rủi ro và cơ hội của một doanh nghiệp.

8. Luật kinh tế
Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:

102
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức hữu ích về doanh nghiệp như vấn đề thành lập, hoạt
động, tổ chức quản lý, giải thể, phá sản của các loại hình doanh nghiệp, bản chất pháp lý của từng loại
hình doanh nghiệp tư nhân, công ty, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài. Các quy định pháp lý hiện hành về hợp đồng kinh tế ở Việt Nam như nội dung HĐKT – ký
kết HĐKT – thực hiện HĐKT – các biện pháp thế chấp, cầm cố và bảo lãnh tài sản trong quan hệ
HĐKT – Xử lý vi phạm HĐKT – Thanh lý, thay đổi và đình chỉ HĐKT – HĐKT vô hiệu và xử lý
HĐKT vô hiệu ở Việt Nam; các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương
mại giữa các doanh nghiệp theo con đường tòa án và trọng tài thương mại: trình tự, thủ tục giải quyết sơ
thẩm, phúc thẩm một tranh chấp tại Tòa án, tổ chức và hoạt động của trọng tài thương mại, trình tự, thủ
tục giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài thương mại, thi hành bản án, quyết định của tòa án,
trọng tài tại Việt Nam…
9. Quản trị marketing
Cấu trúc học phần:3(3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Quản trị marketing là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về marketing, marketing là gì và
quá trình tiến hành hoạt động marketing trong một đơn vị như thế nào. Quá trình marketing bắt đầu
bằng việc phải hiểu biết sâu sắc môi trường marketing, nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng, trên
cơ sở đó doanh nghiệp sẽ xây dựng một chiến lược marketing hướng về khách hàng (customer-driven
marketing strategy) nhằm cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng. Để triển khai chiến lược marketing
đã chọn, doanh nghiệp phải cụ thể hóa chiến lược marketing của mình thành một chương trình
marketing liên hợp (integrated marketing program) bao gồm các yếu tố: chiến lược phát triển sản phẩm
(Product strategy), chiến lược định giá sản phẩm (Price strategy), chiến lược phân phối (Place strategy),
chiến lược truyền thông/chiêu thị (Communication/Promotion strategy).

10. Tin học văn phòng


Cấu trúc học phần: 3(2,1,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị các kiến thức căn bản về tin học văn phòng như: MS Word, MS Excel, Power Point...
Ngoài ra học phần còn trang bị cho sinh viên các kiến thức tin học ứng dụng trong kinh tế: các hàm
thống kê, phân tích giản đơn, mail merge, kỹ thuật trình bày báo cáo trên p.point,...

11. Kế toán tài chính 1


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:

103
Nội dung chủ yếu của học phần là trang bị cho sinh viên các kiến thức về tổ chức công tác kế toán tài
chính trong các loại hình doanh nghiệp; Nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế
toán thuộc hoạt động kinh doanh như tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, qua đó lập bảng cân đối kế
toán.

12. Kế toán tài chính 2


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Nội dung chủ yếu của học phần là trang bị cho sinh viên các kiến thức về tổ chức công tác kế toán tài
chính trong các loại hình doanh nghiệp; Nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế
toán thuộc hoạt động sản xuất, tính giá thành sản phẩm; giao dịch ngoại tệ, xây dựng cơ bản; bất động
sản đầu tư; đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn,…

13. Lập Báo cáo tài chính


Cấu trúc học phần: 3 (2,1,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Nội dung chủ yếu của học phần là trang bị cho sinh viên các kiến thức về tổ chức công tác kế toán tài
chính trong các loại hình doanh nghiệp; Nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với các đối tượng kế
toán thuộc hoạt động sản xuất, tính giá thành sản phẩm; giao dịch ngoại tệ, xây dựng cơ bản; bất động
sản đầu tư; đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn,… Lập và trình bày Báo cáo tài chính nhằm cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán để đề ra
các quyết định kinh tế.

14. Tài chính doanh nghiệp 1


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề tài chính trong công ty cổ
phần: khái niệm và những quyết định chủ yếu trong tài chính doanh nghiệp; ứng dụng phương pháp tính
giá trị tiền tệ theo thời gian, phương pháp đo lường lợi nhuận và rủi ro, phương pháp định giá chứng
khoán ... phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định về tài chính cho doanh nghiệp.Ngoài ra, học phần
còn trang bị cho người học những kiến thức và công cụ phân tích và định giá nhằm đưa ra các quyết
định đầu tư, một trong ba quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp.

15. Tài chính doanh nghiệp 2


Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)
104
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề tài chính trong công ty cổ
phần, bao gồm: quyết định đầu tư tài sản lưu động, quyết định nguồn vốn và chi phí sử dụng vốn, quyết
định về chính sách cổ tức của công ty, quyết định sáp nhập và thâu tóm, quyết định về quản lý rủi ro tài
chính ... phục vụ cho việc phân tích và ra quyết định về tài chính cho doanh nghiệp.Ngoài ra, để có thể
phân tích và đưa ra các quyết định này một cách đúng đắn đòi hỏi người học cần phải kết hợp với các
kiến thức đã học ở học phần Tài chính doanh nghiệp 1.

16. Chính sách thuế

Cấu trúc học phần: 3 (2,1,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giúp cho sinh viên hiểu được khái quát toàn bộ hệ thống thuế Việt nam hiện hành, đặc điểm,
cơ cấu một sắc thuế, xu hướng cải cách thuế Việt nam và thế giới. Ngoài ra học phần còn đi sâu giới
thiệu chi tiết một số sắc thuế chủ yếu.

17. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Cấu trúc học phần: 3 (2,1,6)


Điều kiện tiên quyết: Sinh viên năm thứ 3
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này sinh viên có khái niệm cơ bản và chức năng của ERP từ đó ứng dụng ERP trong thực tiễn
như từ việc theo dõi đơn hàng đơn giản, quản trị hàng tồn kho, sản xuất, chuỗi cung ứng cho đến quản
trị tài chính (cả kế toán và thuế) và quản trị nhân sự.

18. Anh văn chuyên ngành kinh tế (Business English)

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Cung cấp vốn từ vựng chuyên ngành kinh tế (kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng,..) cho
các công việc đòi hỏi sử dụng tiếng Anh trong quá trình làm việc. Ngoài ra, học phần này còn cung cấp
cho người học những kỹ năng viết và nói và đọc hiểu được các nghiệp vụ trong lĩnh vực thương mại,…

19. Phần mềm kế toán

Cấu trúc học phần: 3 (2,1,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giúp sinh viên nắm rõ công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp và kỹ năng ứng dụng các
phần mềm thực hiện công việc kế toán trong doanh nghiệp.

105
20. Kiểm toán 1

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, đối tượng, phương pháp của kiểm toán,
các loại kiểm toán, các khái niệm và quy trình cơ bản sử dụng trong việc chuẩn bị, thực hiện và hoàn
thành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm toán và bộ máy kiểm toán trong các
loại hình kiểm toán khác nhau.

21. Kiểm toán 2

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này tập trung vào việc áp dụng các hiểu biết căn bản đã được trình bày trong học phần Kiểm
toán 1 vào việc thực hiện kiểm toán các khoản mục trên báo cáo tài chính, bao gồm việc vận dụng các
chuẩn mực kiểm toán, tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và thiết lập các thủ tục kiểm
toán thích hợp đối với các khoản mục trên báo cáo tài chính.Ngoài ra, học phần mở rộng trình bày các
dịch vụ khác do doanh nghiệp kiểm toán cung cấp, cũng như hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán
nhà nước.

22. Kế toán chi phí

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này cho thấy vai trò của nhà quản lý và của kế toán viên trong quản lý chi phí ở một tổ chức,
và kế toán chi phí làm thế nào để giúp nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát chi phí. Thông tin
do kế toán chi phí cung cấp phục vụ cho việc ra quyết định của nhà nhà quản trị là chủ yếu, ngoài ra nó
còn cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính. Nội dung của học phần này bao gồm
những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng, nội dung và phương pháp của kế toán chi phí, về phân
loại chi phí, qui trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo 3 mô hình: kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính và mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo chi phí định mức.

23. Kế toán quản trị

Cấu trúc học phần: 4 (4,0,8)


Tóm tắt nội dung học phần:

106
Nội dung của học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về bản chất, chức năng và phương pháp của kế
toán quản trị; phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận; lập dự toán; phân tích biến động
chi phí; đánh giá trách nhiệm quản 1ý; định giá bán sản phẩm; thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra
quyết định ngắn hạn và dài hạn của nhà quản trị ; phân bổ chi phí cho các bộ phận phục vụ.

24. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng thương mại như: Đại cương về
ngân hàng thương mại; các nghiệp vụ huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ tài chính, các nghiệp
vụ sinh lợi khác; các công cụ thanh toán sử dụng trong các dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

25. Thị trường chứng khoán

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán như: Lý luận cơ bản về
chứng khoán, thị trường chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư;
phân tích và đầu tư chứng khoán, thị trường trái phiếu quốc tế.Trang bị cho sinh viên những kiến thức
căn bản về thị trường chứngkhoán, các chủ thể tham gia trên thị trường. Tìm hiểu về các công cụ lưu
thông trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu cơ chế hoạt động và giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Phân tích và định giá các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái
sinh.

26. Phân tích hoạt động kinh doanh

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giúp sinh viên phân tích được quá trình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề
xuất các biện pháp hợp lý để giảm thiểu rủi ro, kiểm soát chi phí, khai thác khả năng tiềm tàng của
doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp nghiên cứu riêng giúp sinh viên
hiểu và đánh giá đúng kết quả sản xuất về khốilượng, chất lượng sản phẩm. Nhận biết nguyên nhân ảnh
hưởng, phân tích biến động giá thành sản phẩm. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh
doanh và lợi nhuận. Phân tích báo tài chính của doanh nghiệp cho thấy được ý nghĩa của các số liệu trên
các báo cáo, mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối và báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Đánh giá được tình hình biến động cũng như kết cấu vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp. Khả

107
năng sinh lời, tình hình lưu chuyển vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng sẽ được sáng tỏ khi
phân tích báo cáo tài chính.

27. Thanh toán quốc tế

Cấu trúc học phần: 2 (2,0,2)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái, thị trường
hối đoái, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường hối đoái, cách phát hành và lưu thông các
phương tiện thanh toán quốc tế và cách thực hiện các phương thức thanh toán trong các giao dịch
thương mại, dịch vụ quốc tế.

28. Kế toán ngân hàng

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức về các nghiệp vụ kế toán trong lĩnh vực ngân hàng. Giúp
sinh viên có điều kiện ôn lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.Sinh viên biết hạch toán
một số nghiệp vụ ngân hàng như: nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt, tài
sản cố định và công cụ lao động, kinh doanh ngoại tệ-vàng bạc-thanh toán quốc tế, kết quả kinh
doanh.Nâng cao kỹ năng vận dụng lý thuyết và xử lý thực tế cho các sinh viên về các nghiệp vụ kế toán
ngân hàng...

29. Kế toán quốc tế

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp một số kiến thức cơ bản liên quan tới việc tổ chức thực hiện hệ thống kế toán quốc tế hiện đại.
Thông qua môn học này sẽ giúp cho người học có cơ sở đối chiếu hệ thống kế toán Việt Nam với hệ
thống kế toán Mỹ nhằm rút ra những vấn đề cần học tập để phát triển kế toán Việt Nam đồng thời còn
giúp sinh viên tiếp cận với Anh ngữ chuyên ngành.

30. Kế toán hành chính sự nghiệp

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị
hành chính sự nghiệp: Kế toán tài sản cố định và chi phí xây dựng cơ bản; Kế toán các nghiệp vụ thanh

108
toán; Kế toán nguồn kinh phí; Kế toán các khoản thu, chi; Quyết toán kinh phí và hệ thống báo cáo tài
chính.

31. Tin học ứng dụng

Cấu trúc học phần: 2 (1,1,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị các kiến thức chuyên sâu của MS Excel nâng cao. Ngoài ra học phần còn trang bị cho
sinh viên các kiến thức tin học ứng dụng trong kinh tế: các hàm toán tài chính, các hàm toán thống kê…
ứng dụng trong việc đánh giá các dự án, phân tích độ nhạy các dự án, định giá các công cụ tài chính,
cũng như cách thức, phương pháp tổ chức lưu trữ dữ liệu, truy vấn thông tin và lập báo cáo theo yêu
cầu.

32. Lập sổ sách kế toán trên Excel

Cấu trúc học phần: 2 (1,1,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng về sắp xếp, phân tích, đánh giá dữ liệu và kiểm soát dữ
liệu trong kế toán, tổ chức cơ sở dữ liệu trên Excel, cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
cơ sở dữ liệu, thiết kế các biểu mẫu sổ sách, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính cũng như cách lập
hàm Excel cho từng loại sổ sách, báo cáo kế toán, cách chuyển dữ liệu kế toán từ kì này sang kì kế toán
mới.Ngoài ra, học phần còn cung cấp cho người học nắm vững các quy tắc ghi chép sổ sách, báo cáo
theo quy định của Bộ Tài Chính, các nguyên tắc chung khi lập công thức cho biểu mẫu sổ sách, báo cáo
cũng như các thủ thuật Excel để người học có thể ứng dụng lập các biểu mẫu báo cáo sổ sách phù hợp
theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp.

33. Lập sổ sách kế toán trên Access

Cấu trúc học phần: 2 (1,1,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kỹ năng về sắp xếp, phân tích, đánh giá dữ liệu và kiểm soát dữ
liệu trong kế toán, tổ chức cơ sở dữ liệu trên Access, cách phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
cơ sở dữ liệu, thiết kế các biểu mẫu sổ sách, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính cũng như cách lập
hàm Access cho từng loại sổ sách, báo cáo kế toán, cách chuyển dữ liệu kế toán từ kì này sang kì kế
toán mới trên Access.Ngoài ra, học phần còn cung cấp cho người học nắm vững các quy tắc ghi chép sổ
sách, báo cáo theo quy định của Bộ Tài Chính, các nguyên tắc chung khi lập công thức cho biểu mẫu sổ

109
sách, báo cáo cũng như các thủ thuật Access để người học có thể ứng dụng lập các biểu mẫu báo cáo sổ
sách phù hợp theo yêu cầu của quản lý doanh nghiệp.

34. Kế toán tài chính nâng cao

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Hệ thống hóa kiến thức của các học phần kế toán tài chính A1, A2, A3 cũng như trang bị thêm các kiến
thức nâng cao trong kế toán tài chính: kế toán đầu tư tài chính, kế toán nghiệp vụ phát hành cổ phiếu,
trái phiếu, lập báo cáo tài chính hợp nhất,…chi phí cho các bộ phận phục vụ.

35. Kế hoạch khởi nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(2,0,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch khởi nghiệp. Trên cơ bản
là cung cấp những kiến thức cần thiết để SV có thể tổng hợp và thiết lập bản kế hoạch khởi nghiệp cơ
bản, giúp khơi gợi tinh thần hởi nghiệp trong sinh viên.

36. Đầu tư quốc tế

Cấu trúc học phần: 2 (2,0,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cơ bản về đầu tư quốc tế, môi trường đầu tư quốc tế; hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA); đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đầu tư gián tiếp nước ngoài, chuyển giao
công nghệ; các vấn đề và thực trạng đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

37. Kinh doanh quốc tế

Cấu trúc học phần: 2 (2,0,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh quốc tế như: Đại cương về kinh doanh
quốc tế; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh quốc tế; các chiến lược, chính sách và các mặt
của hoạt động kinh doanh quốc tế; và những vấn đề nhà quản trị phải đối mặt trong môi trường toàn cầu
hóa. Các kiến thức được cung cấp một cách đầy đủ, khoa học, có hệ thống và cập nhật nhằm đáp ứng
được những thay đổi từng ngày của hoạt động kinh doanh quốc tế toàn cầu.

38. Hành vi tổ chức

Cấu trúc học phần: 2 (2,0,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
110
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về mô hình hành vi tổ chức, các yếu tố tác động đến những
hành vi của cá nhân và các nhóm trong một tổ chức, các vấn đề về thông tin liên lạc, lãnh đạo, cấu trúc
và văn hóa tổ chức.

39. Văn hóa doanh nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(2,0,4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Môn Văn hóa doanh nghiệp cung cấp cho sinh viên kiến thức về văn hóa doanh nghiệp trong doanh
nghiệp và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển doanh
nghiệp. Các lý thuyết và kiến thức thực tế về văn hóa cũng như những khía cạnh sâu xa của văn hóa
doanh nghiệp. Từ đó, sinh viên có thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả cho doanh nghiệp trong
vai trò là một thành viên hay người tư vấn của doanh nghiệp đó.

40. Quản trị ngoại thương

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Môn Quản trị ngoại thương cung cấp kiến thức nghiệp vụ ngoại thương, giúp người học có được những
kỹ thuật cơ bản trong giao dịch, mua bán với nước ngoài. Trang bị một số thông lệ, qui ước trong
thương mại quốc tế, giúp người học năm được nôi dung và qui trình của các phương thức thanh toán
quốc tế… Nói chung, môn học giúp người học có thể quản trị quá trình thực hiện hợp đồng mua bán
ngoại thương hiệu quả.

41. Kinh tế học

Cấu trúc học phần: 4(4,0,8)


Mô tả học phần:
Môn Kinh tế học cung cấp cho sinh viên chuyên ngành kinh tế những lý thuyết cơ bản để phân tích hoạt
động kinh tế đang diễn ra trong nền kinh tế thị trường dưới góc độ vi mô cũng như vĩ mô. Từ đó, người
học sẽ có cái nhìn tổng quát về các hoạt động kinh tế trong thực tiễn của nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước.

42. Quản trị quan hệ khách hàng

Cấu trúc học phần: 2(2,0,4)


Mô tả học phần:
Học phần này nghiên cứu một cách tổng thể các khía cạnh của quản trị quan hệ khách hàng (CRM), bao
gồm chiến lược chăm sóc khách hàng, bán hàng và công nghệ thông tin; qua đó, giúp người học hình

111
dung quy trình thực hiện CRM trong doanh nghiệp và có thể ứng dụng được thông qua việc phân tích
các tình huống.

43. Lập và phân tích dự án


Cấu trúc học phần: 2(2,0,4)
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên những hiểu kiến thức cơ bản về phân tích dự án như: phân tích thị trường, phân
tích kỹ thuật-công nghệ, phân tích nhân lực, phân tích tài chính. Môn học cũng trang bị cho sinh viên
những chỉ tiêu lựa chọn dự án như: NPV, IRR, B/C...Ngoài ra, môn học cũng trang bị những kiến thức
về lạm phát và tác động của lạm phát lên tính khả thi của dự án

44. Chuyên đề hội nhập doanh nghiệp ngành kế toán

Cấu trúc học phần: 2 (0,2,4)


Điều kiện tiên quyết: Sinh viên năm 1-3
Tóm tắt nội dung học phần:
Chuyên đề doanh nghiệp là một môn yêu cầu sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu liên quan
đến hoạt động trong doanh nghiệp thông qua các hình thức : tham quan doanh nghiệp, nghiên cứu/làm
quen quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp, tham gia các hoạt động báo cáo chuyên đề thực tế tại
doanh nghiệp hoặc do các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp báo cáo tại Khoa, Nhà trường hoặc tại
một tổ chức giáo dục… Các hoạt động này được thực hiện xuyên suốt từ học kỳ 1 đến học kỳ 6 trong
CTĐT của ngành học.

Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên sẽ có kiến thức tổng thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp nói chung cũng như nắm bắt được yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp đối với các vị trí
công tác (định hướng nghề nghiệp) trong tương lai. Qua việc nghiên cứu, sinh viên rút ra được những
kinh nghiệm thực tiễn nhằm bổ sung kiến thức trước khi ra trường xin việc làm.

45. Chuyên đề thực hành (kiến tập)

Cấu trúc học phần: 2 (0,2,4)


Điều kiện tiên quyết: Sinh viên năm 2 trở lên
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên đăng ký tham gia kiến tập tại các công ty. Học phần giúp sinh viênhiểu biết về cơ cấu tổ chức
hoạt động của 1 doanh nghiệp. Mô tả được cơ cấu tổ chức của 1 doanh nghiệp cũng như các phòng ban
trong doanh nghiệp giúp sinh viên bước đầu làm quen với việc thực hiện 1 báo cáo khoa học.

46. Thực tập tốt nghiệp

112
Cấu trúc học phần: 2 (0,2,4)
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên năm thứ 4
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên đăng ký đề tài và tham gia thực tập tại các công ty dưới sự hướng dẫn của GVHD do Khoa
phân công. Học phần giúp sinh viên hiểu biết về cơ cấu tổ chức hoạt động của 1 doanh nghiệp; mô tả
được cơ cấu tổ chức của 1 doanh nghiệp cũng như các phòng ban trong doanh nghiệp; biết cách trình
bày 1 báo cáo thực tập tốt nghiệp; thực hiện được một báo cáo thực tập tốt nghiệp hoàn chỉnh.

47. Khóa luận tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 5 (0,5,10)


Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên đăng ký đề tài và hoàn thành đề tài theo kế hoạch học vụ của mình dưới sự hướng dẫn của
GVHD do Khoa phân công. Khóa luận tốt nghiệplà các đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết một
vấn đề kế toán, tài chính… cụ thể mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên tự chọn hoặc
theo gợi ý của giáo viên hướng dẫn.Nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng vận dụng những kiến
thức đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến ngành học cụ thể trong thực tế.

48. Quản trị kho bãi

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Quản trị kho bãi sẽ trang bị cho người học một loạt các chủ đề bao gồm: hệ thống kho bãi
trong chuỗi cung ứng, phương thức vận hành kho bãi, phương thức lưu trữ kho, công cụ quản lý nguyên
vật liệu, công nghệ để theo dõi hàng hóa, quản lý hàng tồn kho, và sự an toàn trong kho hàng. Người
học có thể làm việc như là một phần của một nhóm, và áp dụng các nguyên tắc đã học vào các hoạt
động cho các ứng dụng chuyênnghiệp.

49. Quản trị vận tải

Cấu trúc học phần: 3 (3,0,6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu.Học phần này đề cập đầy đủ nội dung thông tin về các phương thức vận tải hàng hóa ngoại thương
thông qua đường biển, đường sắt, đường hàng không, đường bộ vàthực hiện hợp đồng vận tải đa
phương thức phù hợp với luật pháp quốc tế và ViệtNam.

113
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Trưởng ngành

Nguyễn Ngô Lâm

114
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
1. IECE130564 Nhập môn ngành CNKT ĐT-VT 3
2. MATH132401 Toán 1 3
3. PHYS130902 Vật lý 1 3
4. GCHE130603 Hóa đại cương 3
5. EHQT130137 Anh văn 1 3
6. CPRL130064 Ngôn ngữ lập trình C 3
7. LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
8. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
9. GELA220405 Pháp luật đại cương 2
10. PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1) Không tính TC
Tích lũy
Tổng 25

Học kỳ 2:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
1. AMEE341944 Toán ứng dụng cho kỹ sư Điện - Điện Tử 4
2. MATH132501 Toán 2 3
3. PHYS131002 Vật lý 2 3
4. ELCI240144 Mạch điện 4 MATH132401
5. BAEL340662 Điện tử cơ bản 4 ELCI240144
6. PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
7. EHQT130237 Anh văn 2 3
8. LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
9. LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
10. PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
Tổng 26

Học kỳ 3:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
1. MATH132601 Toán 3 3
2. PHYS111302 Thí nghiệm vật lý 2 1
3. DIGI330163 Kỹ thuật số 3 BAEL340662
4. MATH132901 Xác suất - thống kê ứng dụng 3 MATH132501
115
5. EHQT230337 Anh văn 3 3
6. LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
7. SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3 MATH132401
8. ELPR320762 TT điện tử 2 BAEL340662
9. PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(3)
10, Tự chọn KHXHNV, SV chọn 2 trong các môn 4
11 sau:
GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
INLO220405 Nhập môn Logic học 2
IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Tổng 24

Học kỳ 4:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
1. DACO430664 Kỹ thuật truyền số liệu 3
2. DSPR431264 Xử lý tín hiệu số 3 SISY330164
3. MICR330363 Vi xử lý 3 DIGI330163
4. PRDI310263 TT kỹ thuật số 1 DIGI330163
5. EHQT230437 Anh văn 4 3
Tự chọn cơ sở ngành (6TC) 6
Sinh viên chọn 2 trong số các môn học sau:
6. MATH130301,
ELFI230344 Trường điện từ 3
PHYS120202
7. BAEL340662,
COEL330264 Điện tử thông tin 3
SISY330164
8. AMEE341944,
ACSY330346 Hệ thống điều khiển tự động 3
BAEL340662
9. BAEL340662,
EMSE232244 Đo lường và cảm biến 3
DIGI330163
10. EEMA330544 Vật liệu Điện - Điện tử 3
116
11. EEMA320544,
ELIN330444 Khí cụ điện 3
ELCI240144
12. Các môn học chọn theo hướng chuyên ngành hẹp (HK4) 6
Hướng Viễn Thông - Vi mạch
13. COSY330464 Hệ thống viễn thông 3 SISY330164
14. ICSD336764 Thiết kế hệ thống và vi mạch tích hợp 3 DIGI330163
Hướng Điện Tử Công Nghiệp
15. POEL330262 Điện tử công suất 3 BAEL340662
16. PLCS330846 Điều khiển lập trình 3 DIGI330163
Tổng 25
Học kỳ 5:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
1. PRMI320463 TT Vi xử lý 2 MICR330363
2. EHQT330537 Anh văn 5 3
Các môn học chọn theo hướng chuyên ngành hẹp (HK5) 14
Hướng Viễn Thông - Vi mạch
3. EMSY435664 Hệ thống nhúng 3 MICR330363
4. WCSY431364 Hệ thống thông tin vô tuyến 3 COSY330464
5. ICDV436264 Thiết kế vi mạch VLSI 3 ICSD336764
6. DSPL411264 TT Xử lý tín hiệu số 1 DSPR431264
7. ICSL316764 TT Thiết kế hệ thống và vi mạch tích hợp 1 ICSD336764
8. COSL420764 TT Hệ thống viễn thông 2 COSY330464
9. DACL411164 TT Kỹ thuật truyền số liệu 1 DACO430664
Hướng Điện Tử Công nghiệp
10. EMIN432563 Hệ thống nhúng trong công nghiệp 3 MICR330363
11. IMPR432463 Xử lý ảnh 3 DSPR431264
12. DSIC330563 Thiết kế vi mạch số với HDL 3 DIGI330163
13. PPLC321346 TT Điều khiển lập trình 2 PLCS330846
14. POEP320262 TT điện tử công suất 2 BAEL340662
15. PRDC312663 TT Thiết kế mạch điện tử số 1 DIGI330163
Tổng 19

Học kỳ 6:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã MH Tên MH tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
Các môn học chọn theo hướng chuyên ngành hẹp (HK6) 17
Hướng Viễn Thông - Vi mạch
1. EMSL415664 TT hệ thống nhúng 1 EMSY435664
117
2. ITFA436064 Cơ sở và ứng dụng IoT 3 EMSY435664
3. MIEN330364 Kỹ thuật siêu cao tần 3 ELCI240144
4. ITFL416064 TT Cơ sở và ứng dụng IoT 1 ITFA436064
5. ICDL416264 TT Thiết kế vi mạch VLSI 1 ICDV436264
6. WCSL411364 TT hệ thống thông tin vô tuyến 1 WCSY431364
7. SEPR411464 Đồ án 1 1 MICR330363
8. BLCE421564 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật Hoạt động ngoại
(ĐTVT) 0(2) khóa, không tính
TC Tích lũy
SV Tự chọn 2 trong các môn học sau cho
6
chuyên ngành Viễn Thông - Vi mạch:
9. AWPR330964 Anten và truyền sóng 3 MIEN330364
10. MICI421964 Mạch siêu cao tần (Tiếng Anh) 2 MIEN330364
11. FOCO432064 Thông tin quang 3 COSY330464
12. DICO432264 Thông tin số (Tiếng Anh) 3 DACO430664
13. INTH422164 Lý thuyết thông tin 2 COSY330464
14. IMPR432463 Xử lý ảnh (Tiếng Anh) 3 DSPR431264
15. TETM423164 Chuyên đề công nghệ viễn thông 3
16. MOCO431864 Hệ thống thông tin di động 3 COSY330464
17. CCNW432364 Mạng truyền thông máy tính 3 COSY330464
18. AIFA436864 Cơ sở và ứng dụng AI (Liên kết DN) 3 CPRL130064
Hướng Điện Tử Công nghiệp 17
19. EMSL412763 TT Hệ thống nhúng trong công nghiệp 1 EMIN432563
20. WITE332463 Công nghệ không dây 3 MICR330363
21. SETE331963 Công nghệ cảm biến 3 BAEL340662
22. PRIM311063 TT Xử lý ảnh 1 IMPR432463
23. PRDS320663 TT thiết kế vi mạch số với HDL 2 DSIC330563
24. ELPR310863 Đồ án 1 1 MICR330363
25. LDBU124763 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật Hoạt động ngoại
(ĐTCN) 0(2) khóa, không tính
TC Tích lũy
SV Tự chọn 2 trong các môn học sau cho
6
chuyên ngành Điện Tử Công nghiệp:
26. CIDE431163 Thiết kế mạch điện tử 3 BAEL340662
27. TVMU331563 Truyền hình số và đa phương tiện IMPR432463,
3
DACO430664
28. MALE330863 Máy học (Tiếng Anh) 3 IMPR432463
29. ITFA436064 Cơ sở và ứng dụng IoT 3
30. BISI331863 Xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh 3 IMPR432463
31. ADMI330763 Vi xử lý nâng cao (Tiếng Anh) 3 MICR330363
32. PLCN432946 Truyền thông công nghiệp 3
33. RFID331363 Công nghệ RFID 3
118
34. BIME331965 Thiết kế mô hình trên máy tính 3
35. INSK331663 Kỹ năng công nghiệp (Liên kết DN) 3
Tự chọn liên ngành (SV có thể chọn 6TC 6
các môn học tự chọn liên ngành thay thế
cho các môn học tự chọn chuyên ngành)
36. INRO331129 Robot công nghiệp 3
37. HCIN431979 Tương tác người máy 3
38. SCDA430946 Hệ thống SCADA 3
39. ROTE430946 Kỹ thuật robot 3
40. ELPS330345 Cung cấp điện 3
41. APEN331329 Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật 3
Tổng 17

Học kỳ 7:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã HP Môn tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
Hướng Viễn Thông – Vi Mạch
4 SEPR411664 Đồ án 2 1 SEPR411464
5 COOP420864 Chuyên đề Doanh nghiệp (ĐTVT) 2
6 INTE443064 TT tốt nghiệp 4 SEPR411664
Hướng Điện Tử Công Nghiệp
7 ELPR310963 Đồ án 2 1 MICR330363
8 BUTO124663 Chuyên đề Doanh nghiệp (ĐTCN) 2
9 GRPR344463 TT tốt nghiệp 4 ELPR310963
Tổng 7

Học kỳ 8:
Mã MH (trước,
Số
TT Mã HP Môn tiên quyết, song
TC song)/ Ghi chú
Hướng Viễn Thông – Vi Mạch
1 CAPR473964 Khóa luận tốt nghiệp 7
Hướng Điện Tử Công Nghiệp
1 THES474563 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7

119
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín
chỉ, trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]
01. TT Điện tử
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Môn học người học thực hiện các nội dung về cách sử dụng các thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử; Cách
nhận dạng các linh kiện điện tử cơ bản như: R, L, C, diode, BJT, FET, OPAMP; Kiểm chứng các mạch
ứng dụng cơ bản của các linh kiện điện tử giữa lý thuyết và thực tế, từ đó phân tích họat động của mạch
trên thực tế; Vận dụng các mạch ứng dụng vào thực tế, phân tích họat động các mạch điện tử cơ bản trong
thực tế.
02.
03. Xác suất thống kê và ứng dụng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Toán 2
Mô tả học phần:

Tóm tắt nội dung học phần:Môn học này bao gồm thống kê mô tả, xác suất sơ cấp, biến ngẫu nhiên và
luật phân phối xác suất, các số đặc trưng của biến ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết,
tương quan và hồi qui tuyến tính.
04.
05. Tín hiệu và hệ thống
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Toán 1
Mô tả học phần:

Giới thiệu phương pháp xử lý tín hiệu tương tự đang được nghiên cứu và ứng dụng trong công nghệ điện-
điện tử: Các ý niệm cơ bản về tín hiệu và hệ thống tương tự. Các phương pháp mô tả và xử lý tín hiệu
tương tự trong miền thời gian. Ứng dụng phương pháp toán tử trong xử lý tín hiệu tương tự. Các phương
pháp mô tả và xử lý tín hiệu tương tự trong miền tần số và các ứng dụng.

120
06.
07. Đồ án 1 (ĐTCN)
Cấu trúc học phần:1(1:0:3)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hiện một đề tài (mô phỏng, thi công) tổng hợp kiến thức các môn học cơ sở
ngành.
08.
09. Thiết kế vi mạch số với HDL
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số
Mô tả học phần:

Giới thiệu nguyên lý cấu tạo các thiết bị lập trình PLD, FPGA, giới thiệu ngôn ngữ lập trình VHDL,
Verilog để lập trình thiết kế các mạch tổ hợp, các mạch tuần tự, các mạch điện ứng dụng, phương pháp
thiết kế mạch.
10.
11. Kỹ thuật truyền số liệu
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số
Mô tả học phần:

Cung cấp cho sinh viên cách nhìn thống nhất của lãnh vực rộng của thông tin máy tính và số liệu, nhấn
mạnh những nguyên lý cơ bản và những chủ đề thiết yếu liên quan đến kỹ thuật truyền số liệu, dồn kênh,
tách kênh, kỹ thuật sửa sai, điều khiển luồng, ngoài ra môn học còn đề cập đến các dịch vụ chuyển dữ liệu
giữa các thiết bị trong mạch và giữa các mạng với nhau.
12.
13. Đồ án 2 (ĐTCN)
Cấu trúc học phần:1(1:0:3)
Môn học trước, học song song:Vi xử lý, Điều khiển lập trình, Thiết kế vi mạch số với HDL.
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hiện một đề tài (mô phỏng, thi công board) tổng hợp kiến thức các môn học cơ
sở chuyên ngành.
14.
15. Hệ thống nhúng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Vi xử lý, Điều khiển lập trình

121
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học kiến thức về kiến trúc hệ thống nhúng, nguyên lý về hệ điều hành
nhúng, hệ điều hành thời gian thực.
16.
17. Trường điện từ
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Toán 2, Vật lí 2.
Mô tả học phần:

Các khái niệm và phương trình cơ bản của trường điện từ, Trường điện từ tĩnh, trường điện từ dừng,
Trường điện từ biến thiên, Bức xạ điện từ, ống dẫn sóng và hộp cộng hưởng.
18.
19. Máy học
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Xử lý tín hiệu, Xử lý ảnh
Mô tả học phần:

Môn học này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về máy học. Học phần khái quát từ
kiến thức cơ bản về máy học, trong đó học cách để xây dựng hệ thống học và thích nghi cho ứng dụng
thực tế. Những đề tài của khóa học là những khái niệm học, nhận dạng dùng nơron, máy vector hổ trợ và
những phương pháp. Khóa học sẽ có những đề tài, giới thiệu phần mềm và một số ứng dụng trên tín hiệu
và hình ảnh.
20.
21. Công nghệ cảm biến
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Việc sử dụng các loại cảm biến khác nhau tăng lên nhanh chóng trong các công nghệ hiện đại. Hiện nay
rất nhiều các ứng dụng liên quan đến cảm biến được tìm thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm
công nghệ môi trường, kỹ thuật chế tạo, công nghiệp tự động và công nghệ y sinh. Nội dung môn học này
tập trung vào cơ sở lý thuyết, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các loại cảm biến. Ngoài ra môn học
này cũng đề cập đến các kỹ thuật đo lường, xử lý tín hiệu cảm biến và hệ thống đo lường cảm biến.
22.
23. Xử lý tín hiệu số
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Tín hiệu và hệ thống.

122
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về Xử lý tín hiệu số như: lấy mẫu, lượng tử hóa,
biến đổi Z, … thực hiện và thiết kế các mạch lọc số và các ứng dụng.
24.
25. Xử lý ảnh
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Xử lý tín hiệu số
Mô tả học phần:

Môn học này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xử lý ảnh. Cụ thể, nội dung bao
gồm những toán tử xử lý ảnh số và các ứng dụng cơ bản. Hơn nữa, những ứng dụng được đề cập bao gồm
lọc ảnh, tăng cường ảnh, biến đổi ảnh và phân đoạn và dò biên. Hơn nữa, kiến thức về thông minh nhân
tạo sẽ được áp dụng để nhân biết và phân loại đối tượng. Trong khóa học này, sinh viên còn được học
những phương pháp, kỹ năng trong nhóm để có thể xử lý một hệ thống ảnh thông qua việc sử dụng phần
mềm và những tài liệu tiếng Anh.
26.
27. Điều khiển lập trình
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuậtVi xử lý
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học các nội dung về các phương pháp xác định ngõ ra của cảm biến, cách
tính toán giá trị ngõ ra theo yêu cầu, các kiểu kết nối các loại cảm biến và cơ cấu chấp hành với bộ điều
khiển PLC, chức năng và nguyên lý hoạt động của PLC và ứng dụng tập lệnh.
28.
29. Thực tập vi xử lý
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuậtVi xử lý
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành lập trình cho vi điều khiển giao tiếp điều khiển led đơn, led 7 đoạn, LCD,
led ma trận, bàn phím, thời gian thực, truyền dữ liệu, định thời timer, đếm sản phẩm counter, chuyển đổi
ADC đo nhiệt độ, các ứng dụng thực tế.
30.
31. Thực tập kỹ thuật số
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuậtsố

123
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành các mạch điện tử số như cổng logic, flip flop, mạch đếm, thanh ghi, thiết
kế mạch tổ hợp và mạch tuần tự, bộ nhớ, adc, dac và các mạch ứng dụng trong thực tế. Hơn nữa, sinh
viên sẽ làm các mạch thi công thực tế sử dụng những IC số.
32.
33. Thực tập hệ thống nhúng
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Hệ thống nhúng.
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học kiến thức về kiến trúc hệ thống nhúng, nguyên lý về hệ điều hành
nhúng, hệ điều hành thời gian thực.
34.
35. Thực tập điện tử
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:

Môn học người học thực hiện các nội dung về cách sử dụng các thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử; Cách
nhận dạng các linh kiện điện tử cơ bản như: R, L, C, diode, BJT, FET, OPAMP; Kiểm chứng các mạch
ứng dụng cơ bản của các linh kiện điện tử giữa lý thuyết và thực tế, từ đó phân tích họat động của mạch
trên thực tế; Vận dụng các mạch ứng dụng vào thực tế, phân tích họat động các mạch điện tử cơ bản trong
thực tế.
36.
37. Thực tập điện tử công suất
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Điện tử công suất.
Mô tả học phần:

Môn học này người học thực hiện các nội dung về lắp ráp các mạch, phân tích quá trình hoạt động, vẽ
dạng sóng, đo kiểm các thông số cơ bản của các mạch chỉnh lưu, mạch điều chỉnh, đóng ngắt điện áp
xoay chiều, mạch nghịch lưu, mạch biến đổi điện áp DC – DC; Xác định sự cố, khắc phục và sửa chữa
các mạch thực tập tại xưởng và trong thực tế; Tính toán thiết kế các mạch tạo xung điều khiển đồng bộ,
các mạch điều chế…
38.
39. Thực tập thiết kế vi mạch số với HDL
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)

124
Môn học trước, học song song:Thiết kế vi mạch số với HDL.
Mô tả học phần:

Hướng dẫn sinh viên thực hành lập trình thiết kế mạch điện tử số bằng ngôn ngữ VHDL sử dụng vi mạch
lập trình PLD và FPGA, các ứng dụng thực tế.
40.
41. Thực tập điều khiển lập trình
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Điều khiển lập trình.
Mô tả học phần:

Môn học này người học thực hiện các nội dung về kết nối các loại cảm biến vào bộ điều khiển; tính toán
và lựa chọn thiết bị lập trình phù hợp theo yêu cầu và lập trình điều khiển cho hệ thống công nghiệp theo
yêu cầu.
42.
43. Thực tập tốt nghiệp
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Đồ án điện tử 2
Mô tả học phần:

Sinh viên được giới thiệu đến các công ty trong nước và nước ngoài, các đơn vị sản xuất trong ngành
công nghiệp chuyên về điện tử để tập sự, làm các công việc thực tế của một kỹ sư điện tử -viễn thông
tương lai dưới sự hướng dẫn và điều động của đơn vị tiếp nhận thực tập.
44.
45. Đồ án tốt nghiệp
Cấu trúc học phần:7(0:7:14)
Môn học trước, học song song:Đủ điều kiện học các môn tốt nghiệp,Thực tập tốt nghiệp.
Mô tả học phần:

Sinh viên chọn lựa một trong các lĩnh vực như: chuyển mạch, truyền dẫn và mạng viễn thông, VHDL, xử
lý tín hiệu số, hệ thống nhúng, Điều khiển lập trình hoặc kết hợp các lĩnh vực trên để thực hiện đề tài.
46.
47. Hệ thống viễn thông
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Tín hiệu và hệ thống
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về viễn thông như: tín hiệu, phổ, SNR, BER…các
kỹ thuật điều chế trong hệ thống thông tin tương tự, số, kỹ thuật ghép kênh, phân kênh, chuyển mạch &
125
tổng đài và sơ lược về các hệ thống thông tin.
48.
49. Kỹ thuật siêu cao tần
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Trường điện từ
Mô tả học phần:

Môn học trình bày các lý thuyết cơ sở của kỹ thuật siêu cao tần như: Hiện tượng truyền sóng, đồ thị
Smith, phối hợp trở kháng
50.
51. Hệ thống thông tin vô tuyến
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Hệ thống viễn thông.
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin vô tuyến như: thông tin di
động 2G, 3G, 4G và 5G, thông tin vi ba, thông tin vệ tinh; các giải pháp thông tin vô tuyến năng cao khả
năng tái sử dụng tần số, bảo mật, dung lượng, phân tập và thu thập năng lượng; các hệ thống thông tin sử
dụng các phương thức đa truy cập khác.
52.
53. Thực tập kỹ thuật truyền số liệu
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Thực tập kỹ thuật số, Kỹ thuật truyền số liệu.
Mô tả học phần:

Môn học nhằm trang bị các kiến thức thực tế trong kỹ thuật truyền số liệu, kết nối các thiết bị mạng thông
tin số, máy tính, khảo sát các giao thức truyền dữ liệu…
54.
55. Thực tập Xử lý tín hiệu số
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Môn học trước, học song song:Xử lý tín hiệu số.
Mô tả học phần:

Môn học giúp sinh viên làm quen với ngôn ngữ lập trình và lập trình cho chip DSP…, thực hiện các mạch
lọc số mô phỏng trên máy tính và chạy thực trên kit DSP với các tín hiệu chuẩn và audio.
56.
57. Thực tập hệ thống viễn thông
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Môn học trước, học song song:Hệ thống viễn thông

126
Mô tả học phần:

Môn học nhằm trang bị các kiến thức thực tế về mạch điện tử thông tin, mạch hệ thống thu phát AM, FM,
mạch điều chế số, chiếu chế xung.
58.
59. Anten và truyền sóng
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Trường điện từ
Mô tả học phần:

Môn học trình bày cơ sở toán học về lý thuyết antenna, truyền sóng. Truyền sóng trên đường dây dẫn và
qua các ống dẫn sóng. Phương thức truyền sóng vô tuyến và truyền qua cáp quang. Giới thiệu và mô tả
đặc tính của anten. Lý thuyết anten và hệ thống bức xạ.
60.
61. Mạch siêu cao tần
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật siêu cao tần.
Mô tả học phần:

Môn học đề cập đến các linh kiện trong mạch siêu cao tần, mạch khuếch đại siêu cao tần, mạch dao động,
mạch chia công suất, các dạng mạch ghép.
62.
63. Thông tin quang
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Hệ thống viễn thông.
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin dùng sợi quang như: biến đổi
điện - quang, quang - điện, điều chế, khuếch đại tín hiệu quang, ghép kênh, các kỹ thuật và thiết bị ghép
nối sợi quang, các hệ thống thông tin quang kết hợp, mạng thông tin quang, SNR, BER và các ứng dụng
của các hệ thống thông tin quang.
64.
65. Thông tin số
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Hệ thống viễn thông.
Mô tả học phần:

Môn học trang bị cho sinh viên các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin số như: sơ đồ khối hệ thống
thông tin số, kênh truyền, mã hoá nguồn, mã hoá kênh, vấn đề đồng bộ sóng mang, dung lượng kênh của
127
hệ thống, các bộ thu tối ưu trên kênh truyền có nhiễu AWGN, bộ cân bằng, các hệ thống đa kênh, đa sóng
mang, đa người sử dụng và kỹ thuật trải phổ trong thông tin số, …
66.
67. Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản.
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về các hệ thống số, các cổng logic cơ bản, các định lý cơ
bản của đại số Boole. Sinh viên còn được học cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và CMOS,
các thông số đặc tính của vi mạch số, phân loại các họ vi mạch, nguyên lý chuyển đổi giữa tín hiệu tương
tự và tín hiệu số, cấu trúc hoạt động và ứng dụng của bộ nhớ, nguyên lý các mạch dao động số. Sau cùng,
môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán, nhận biết các mạch tổ hợp, mạch tuần tự,
đề ra và giải quyết những vấn đề mạch số, và rồi thiết kế những hệ thống số. Hơn nữa, sinh viên được học
cách thiết kế 1 hệ thống số nhỏ có thể ứng dụng vào thực tế và viết báo cáo, tra cứu bằng tiếng Anh.

68.
69. Truyền hình số và đa phương tiện
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Tổng quan về hệ thống audio và video, hệ thống thu phát thanh AM và FM, hệ thống thu phát hình trắng
đen, thu phát hình màu. Khái niệm cơ bản về hệ thống số, hệ thống thu-phát thanh số, hệ thống truyền
hình số, phối hợp tín hiệu bít nối tiếp và ghép, nén tín hiệu audio và video số, truyền hình có độ phân giải
cao (HDTV), truyền hình multimedia và video ảnh số.
70.
71. Xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Môn học này nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh
sinh như EEG, EMG, fNIRS, CT-Scaner và MRI. Học phần khái quát từ kiến thức cơ bản về tín hiệu và
hình ảnh y sinh và những toán tử liên quan cho xử lý tín hiệu và hình ảnh y sinh, đến các phép biến đổi.
Lọc. Sau đó là phần giới thiệu về phép trích đặc trưng, mạng nơ-ron.
72.
73. Vi xử lý nâng cao
128
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Vi xử lý.
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học các nội dung về họ vi điều khiển ARM cortex 32 bit, đây là họ vi
điều khiển có cấu trúc mạnh, tích hợp đầy đủ tất cả ngoại vi từ cơ bản đến nâng cao và là họ vi điều khiển
ngày nay được sử dụng rất phổ biến. Môn học này sẽ giúp SV sau này ra trường có được cơ hội việc làm
tốt hơn vì nhu cầu xã hội hiện nay đang rất cần lĩnh vực lập trình ARM này.
74.
75. Vi xử lý
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Môn học này trang bị cho người học các nội dung về vai trò chức năng của vi xử lý, hệ thống vi xử lý, sự
ra đời của vi điều khiển. Cấu trúc bên trong vi điều khiển 8 bit, nguyên lý hoạt động của vi điều khiển 8
bit. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động các thiết bị ngoại vi của vi điều khiển như timer/counter, chuyển đổi
tương tự sang số, ngắt, điều chế độ rộng xung, truyền dữ liệu UART, SPI, I2C. Các kiến thức cơ bản về
ngôn ngữ lập trình hợp ngữ và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ C để lập trình cho các ứng dụng điều
khiển của vi điều khiển, các mạch ứng dụng dùng vi điều khiển.

76.
77. Thực tập xử lý ảnh
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Môn học thực tập xử lý ảnh là môn học thuộc nhóm chuyên ngành nhằm giúp cho sinh viên có được
những kiến thức và kỹ năng thực hành xử lý ảnh trên máy tính bằng phần mềm (Matlab) và trên phần
cứng (Raspberry). Thiết kế hệ thống nhận dạng thông minh thông qua hình ảnh khác nhau, cũng như làm
những topic thực tế.
78.
79. Lập trình Android ứng dụng điều khiển
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Vi xử lý.
Mô tả học phần:

129
Môn học trang bị cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện tử viễn thông những kiến thức cơ
bản về lập trình ứng dụng trên hệ điều hành di động Android. Giới thiệu các công cụ hỗ trợ phát triển hệ
điều hành Android, các thành phần cơ bản của một ứng dụng Android. Trình bày các đối tượng điều
khiển, thiết kế giao diện cơ bản trong Android. Nêu các phương thức xử lý sự kiện, các vấn đề liên quan
để hoàn thành và đóng gói một ứng dụng. Trình bày các công nghệ và các lớp ứng dụng kết nối SMS,
bluetooth, wifi, NFC, nhận dạng giọng nói, cảm biến gia tốc,... Kết hợp với các kiến thức nền điện tử, vi
xử lý xây dựng các hệ thống ứng dụng điều khiển liên quan..
80.
81. Thiết kế mạch Điện tử
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Điện tử cơ bản, Kỹ thuật số.
Mô tả học phần:

Trình bày những kiến thức cơ bản và thiết kế mạch ứng dụng mạch nguồn ổn áp và mạch khuếch đại công
suất âm tần. Trình bày những kiến thức cơ bản và ứng dụng của một vài cảm biến thông dụng: quang trở,
hồng ngoại, cặp nhiệt, điện trở nhiệt, cảm biến vận tốc, cảm biến trọng lực, … Trình bày nguyên lý hoạt
động và ứng dụng của một số vi mạch thông dụng trong điều khiển số: IC 555, Opamp (LM741, TL082,
LM339, ...), ISD2560, … Trình bày một số hệ thống ứng dụng kết hợp.
82.
83. Kỹ năng công nghiệp
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Môn học trước, học song song:Đồ án 1
Mô tả học phần:

Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức những tình huống thường xảy ra trong môi trường công
nghiệp và cách tiếp cận, giải quyết vấn đề xảy ra. Từ đó giúp sinh viên hình thành các kỹ năng để hoài
nhập nhanh trong môi trường công nghiệp sau khi ra trường. Cụ thể, khóa học sẽ dạy cho sinh viên về con
đường và sự nghiệp kỹ sư, những phân tích trong thất bại và thành công, những cách xử lý dữ liệu và
những kinh nghiệm làm việc.
84.
85. Chuyên đề doanh nghiệp
Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Môn học trước, học song song:Đồ án 2
Mô tả học phần:

Giới thiệu về dự án, thiết kế, phát triển và chuyển giao công nghệ những sản phẩm kỹ thuật tiềm năng
thông qua đề tài môn học. Bài giảng được cung cấp bởi nhiều người có kinh nghiệm trong kinh doanh
130
trong kỹ thuật. Sinh viên sẽ được học những kiến thức thực tế phục vụ cho việc phát triển kỹ năng kinh
doanh. Giảng viên sẽ nhấn mạnh đến vấn đề điều tra thị trường, quảng bá sản phẩm, chuyển giao công
nghệ và kinh thầu sản phẩm kỹ thuật.

131
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỆN TỬ
Trưởng ngành

Nguyễn Phan Thanh

132
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT130137 Anh Văn 1 3
2 LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
3 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
4 MATH132401 Toán 1 3
5 PHYS130902 Vật lý 1 3
6 GCHE130603 Hoá học đại cương 3
7 INIT130185 Nhập môn ngành CNKT Điện - Điện tử 3
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
9 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
Tổng 22
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT130237 Anh Văn 2 3
2 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
3 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
4 MATH132501 Toán 2 3 Toán 1
5 PHYS131002 Vật lý 2 3 Vật lý 1
6 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1 Vật lý 1
7 AMEE142044 Toán ứng dụng cho kỹ sư 4
8 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
9 ELCI140144 Mạch điện 4
Tổng 22
Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT130337 Anh Văn 3 3
Tự chọn liên ngành 1 3
ELFI 230344 Trường điện từ 3
Chọn 1 trong 3
2 EMIN330244 Đo lường và cảm biến 3
môn đề xuất
SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3
Bắt buộc
3 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
4 MATH142601 Toán 3 3 Toán 2
5 PHYS111302 Thí nghiệm vật lý 2 1 Vật lý 2
6 BAEL340662 Điện tử cơ bản 4 Mạch điện
7 ELMA230344 Máy điện 3
8 ELPR210644 TT điện 1
133
9 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(3)
Tổng 20
Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT 230437 Anh Văn 4 3
2 Tự chọn KH XH-NV 2
3 DIGI330163 Kỹ thuật số 3 Điện tử cơ bản
4 CPRL130064 Ngôn ngữ lập trình C 3
5 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
6 POEL330262 Điện tử công suất 3 Điện tử cơ bản
7   Tự chọn liên ngành 2 3
8 ELPS330345 Cung cấp điện 4 Mạch điện
9 PREM310744 TT máy điện 1 Máy điện
1
TT điện tử 2 Điện tử cơ bản
0 ELPR320762
Tổng 27
Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT230537 Anh Văn 5 3
2 MICR330363 Vi xử lý 3 Kỹ Thuật số
3 POSY330445 Hệ thống điện 4 Cung cấp điện
4 ELDR320545 Truyền động điện tự động 4 Máy điện
5 POEP320262 TT điện tử công suất 2 Điện tử công suất
6 PRDI310263 TT kỹ thuật số 1 Kỹ Thuật số
7 PRES322545 TT cung cấp điện 2 Cung cấp điện
Tổng 19
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 IPSC343045 Điều khiển hệ thống điện công nghiệp 4 DIGI330163
2 RENE346745 Năng lượng tái tạo (phần điện) 4 POSY346645
Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật
3 LSBE422545 0(2)
(CNKT Đ-ĐT))
4 PRMI320463 TT vi xử lý 2 MICR330363
5 PELE327245 TT truyền động điện tự động 2 ELDR346445
6 PRES411045 Đồ án Cung cấp điện 1 Cung cấp điện
Tổng 13

Học kỳ 7:
134
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
Truyền động điện
1 PRES316945 Đồ án Truyền động điện tự động 1 tự động
Điều khiển hệ
Đồ án Điều khiển hệ thống điện công
2 PISC414545 1 thống điện công
nghiệp
nghiệp
3 Tự chọn chuyên ngành 1 3
4 Tự chọn chuyên ngành 2 3
5 Tự chọn chuyên ngành 3 3
6 Năng lượng tái tạo
PREN417045 TT Năng lượng tái tạo phần điện 2
phần điện
Điều khiển hệ
7 ELEC422645 TT điều khiển tự động hóa HTĐ CN 2 thống điện công
nghiệp
Tổng 14
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 ININ449045 TT tốt nghiệp 4
1 SPSE329145 Chuyên đề doanh nghiệp (Hoạt động
2
ngoại khóa + seminar chuyên ngành)
1 FIPR479245 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 13

135
Các môn học tự chọn KH XH-NV (SV chọn 04 TC trong các MH sau):

Số Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên học phần
TC MH tiên quyết
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
11 WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

Tự chọn liên ngành (SV chọn 2 trong các môn sau)


1 ELFI 230344 Trường điện từ 3
2 EMIN330244 Đo lường và cảm biến 3
3 EEMA220544 Vật liệu điện - điện tử 3
4 ELIN320444 Khí cụ điện 3
5 SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3
6 PLCS 330846 Điều khiển lập trình 3
Tổng 29

Kiến thức tự chọn chuyên ngành: 9 TC (chọn 3 trong số các môn bên dưới)

ST
Mã môn học Tên học phần Số TC Kiểu bài tập
T
Tiều luận/bài
1. Tự chọn chuyên ngành/liên ngành/mooc 1 3
tập lớn
Tiều luận/bài
2. Tự chọn chuyên ngành/liên ngành/mooc 2 3
tập lớn
Tiều luận/bài
3. Tự chọn chuyên ngành/liên ngành/mooc 3 3
tập lớn

136
Các môn học tự chọn KH XH-NV (SV chọn 04 TC trong các MH sau):

Số Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên học phần
TC MH tiên quyết
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
11 WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

Tự chọn liên ngành (SV chọn 2 trong các môn sau)


1 ELFI 230344 Trường điện từ 3
2 EMIN330244 Đo lường và cảm biến 3
3 EEMA220544 Vật liệu điện - điện tử 3
4 ELIN320444 Khí cụ điện 3
5 SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3
6 PLCS 330846 Điều khiển lập trình 3

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín
chỉ, trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]
01. Toán ứng dụng cho kỹ sư Điện - Điện Tử
Cấu trúc học phần: 4 (4/0/8)
Điều kiện môn học trước: Toán 1, 2, 3
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học toán ứng dụng cho kỹ sư điện – điện tử là môn học thuộc nhóm cơ sở ngành, nhằm giới thiệu
và cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và công cụ toán học cơ sở cần thiết cho các lĩnh vực
trong các ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Điện Tử - Truyền Thông,
Công nghệ Kỹ Thuật Điện Tự Động, Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Máy Tính và Công Nghệ Kỹ Thuật
Môi trường nhằm giải tích mạch điện, xử lý tín hiệu, hệ thống điều khiển tự động
02. Ngôn ngữ lập trình C
Cấu trúc học phần: 3 (3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
137
Học phần cung cấp cho SV các kiến cơ bản về định nghĩa, phân loại ngôn ngữ lập trình, cách thức biên
soạn và thực thi một chương trình trên các hệ thống phần cứng khác nhau. Học phần cũng cung cấp cho
SV kiến thức về các loại dữ liệu trong C, C++ và các thức thực thi chúng. Đồng thời, học phần còn cung
cấp cho SV kiến thức về các cấu trúc điều khiển trong C, C++ và khả năng ứng dụng của chúng.Học
phần giúp cho SV có kiến thức và kỹ năng tốt trong việc thiết kế và thực thi các chương trình điều khiển
cho các hệ thống phần cứng khác nhau.
03. Mạch điện
Cấu trúc học phần: 4/0/8
Môn học trước: Môn toán cao cấp 1,2,3
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần môn Mạch điện cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hai định luật Kirchhoff 1,2. Các
phương pháp phân tích mạch: biến đổi tương đương, phương pháp thế nút, phương pháp dòng mắt lưới.
Các định lý về mạch: định lý Thevenin-Norton, định lý cân bằng công suất, định lý xếp chồng. Áp dụng
số phức để giải bài toán xác lập điều hòa. Mạch hỗ cảm, mạch chứa khuếch đại thuật toán, Mạch ba pha
đối xứng và không đối xứng, Mạng hai cửa, Phân tích mạch trong miền thời gian, phân tích mạch trong
miền tần số, giản đồ bode, Mạch phi tuyến
04. Điện tử cơ bản
Cấu trúc học phần: 4/0/8
Môn học tiên quyết: Vật lý, Mạch điện
Môn học trước: Toán 3, Vật lý, Mạch điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Khái niệm cơ bản về vật liệu chế tạo linh kiện điện tử. Cấu trúc, đặc trưng và ứng dụng của các linh kiện
điện tử cơ bản như Diode, Transistor, SCR, -TRIAC, DIAC, OP-AMP và các linh kiện 4 lớp bán dẫn,
linh kiện quang điện tử. Phân tích, tính toán các thông số và thiết kế các mạch điện tử cơ bản như: mạch
chỉnh lưu, mạch xén, mạch nguồn DC, mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, mạch khuếch đại công suất, mạch
transistor ngắt dẫn, mạch dao động, các mạch điều khiển dùng SCR, TRAC, DIAC, quang trở, op-to và
các mạch điện tử ứng dụng trong thực tế.
05. Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học tiên quyết: Điện tử cơ bản
Môn học trước: Điện tử cơ bản
Tóm tắt nội dung học phần:
Khái niệm về các hệ thống số, các cổng logic cơ bản. Các định lý cơ bản của đại số Boole, các mạch tổ
hợp, mạch tuần tự, cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và CMOS.Các thông số đặc tính của
vi mạch số, phân loại các họ vi mạch, nguyên lý chuyển đổi giữa tín hiệu tương tự và tín hiệu số, cấu
trúc hoạt động và ứng dụng của bộ nhớ, nguyên lý các mạch dao động số.
06. Vi xử lý
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học tiên quyết: Kỹ thuật số, điện tử cơ bản.
Môn học trước: Kỹ thuật số.
138
Tóm tắt nội dung học phần:
Các nội dung về vai trò chức năng của vi xử lý, hệ thống vi xử lý; lịch sử phát triển các thế hệ vi xử lý,
các thông số cơ bản để đánh giá khả năng của vi xử lý. Cấu trúc và vai trò các thành phần trong sơ đồ
khối của vi xử lý 8 bit, nguyên lý hoạt động của vi xử lý 8 bit.Lịch sử phát triển vi điều khiển, ưu và
nhược điểm khi sử dụng vi điều khiển, cấu trúc bên trong và bên ngoài vi điều khiển 8 bit; chức năng
các thiết bị ngoại vi: timer/counter, ngắt, truyền dữ liệu của vi điều khiển, ngôn ngữ lập trình Assembly,
ngôn ngữ C để lập trình cho vi điều khiển, các mạch ứng dụng vi điều khiển.
07. Máy điện
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học trước: Toán 3, Vật lý, Vật liệu Điện –ĐT, Mạch điện, Đo lường điện
Môn học tiên quyết: Mạch điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Khái niệm cơ bản về các loại máy điện trong hệ thống điện điện công nghiệp, bao gồm kết cấu, nguyên
lý làm việc, các chế độ làm việc, ứng dụng của máy điện trong công nghiệp.
08. Điện tử công suất
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học trước: Mạch điện; Điện tử cơ bản; Đo lường và cảm biến.
Tóm tắt nội dung học phần:
Các khái niệm về các linh kiện điện tử công suất cơ bản, về các mạch biến đổi điện năng như: Các mạch
đổi điện xoay chiều sang một chiều không điều chỉnh điện áp; Các mạch đổi điện xoay chiều sang một
chiều có điều chỉnh điện áp; Mạch chỉnh lưu có đảo chiều dòng điện; Các mạch điều chỉnh, đóng ngắt
điện áp xoay chiều; Các mạch biến đổi điện áp một chiều sang một chiều; Các mạch nghịch lưu, biến
tần vv… Các phương pháp tính toán, thiết kế các bộ nguồn chỉnh lưu, các nguyên tắc tạo xung điều
khiển đồng bộ cho SCR và phần mềm chuyên dùng để mô phỏng các mạch ĐTCS. 3
09. Hệ thống điều khiển tự động
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trước: Mạch điện, Đo lường điện và thiết bị đo, Hàm biến phức và phép biến đổi
Laplace, Điện tử cơ bản
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung vềcác thành phần của một hệ thống điều khiển tự
động, các phương pháp xây dựng mô hình toán học của hệ thống điều khiển tự động bao gồm: hàm
truyền đạt, grapth tín hiệu và phương trình trạng thái, vấn đề điều khiển được và quan sát được, các
phương pháp khảo sát ổn định của hệ thống điều khiển tự động, các phương pháp khảo sát chất lượng
của hệ thống điều khiển: độ chính xác, miền thời gian, miền tần số và các phương pháp thiết kế hệ thống
điều khiển tự động sao cho hệ ổn định và đạt được các chỉ tiêu chất lượng đề ra.
10. Trường điện từ
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp 1, 2. Vật lí đại cương 1, 2.
Điều kiện môn học trước: Toán cao cấp 1, 2. Vật lí đại cương 1, 2.
139
Tóm tắt nội dung học phần:
Các khái niệm và phương trình cơ bản của trường điện từ, Trường điện từ tĩnh, trường điện từ dừng,
Trường điện từ biến thiên, Bức xạ điện từ, ống dẫn sóng và hộp cộng hưởng.
11. Đo lường cảm biến
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học tiên quyết: Mạch điện, Điện tử cơ bản
Môn học trước: Môn mạch điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần đo lường cảm biến cung cấp cho sinh viên các kiến thức chung về đo lường điện; các phương
pháp đo các đại lượng như: điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung, điện cảm, tần số, góc pha, công suất,
điện năng, hệ số công suất. Ngoài ra còn cung cấp cho sinh viên kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt
động các loại cảm biến thông dụng trong công nghiệp và một số mạch đo của các loại cảm biến này.
12. Vật liệu điện-điện tử
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học trước:Hoá học, Vật lý đại cương và Toán cao cấp
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về cấu tạo, công nghệ chế tạo các lọai vật liệu điện,
điện tử, tính năng các loại vật liệu điện, điện tử thông dụng trong ngành điện, điện tử; Bản chất điện, cơ,
hóa, điện tử,…của vật liệu: dẫn điện, cách điện, siêu dẫn, bán dẫn, điều khiển dòng điện
13. Khí cụ điện
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học tiên quyết: Mạch điện.
Môn học trước: Mạch điện, vật liệu điện-điện tử.
Tóm tắt nội dung học phần:
Khí cụ điện là một môn học, trang bị cho người học những kiến thức cơ sở ngành Điện về toàn bộ trang
thiết bị làm nhiệm vụ truyền dẫn, đóng ngắt, điều khiển thiết bị đóng ngắt và bảo vệ trên đường truyền
tải năng lượng từ nguồn cung cấp đến tải tiêu thụ. Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công
nghệ kỹ thuật điện điện tử những kiến thức khoa học cơ bản, những cơ sở toán học, các phương trình vật
lý toán để lý giải các hiện tượng vật lý xảy ra trong hầu hết các khí cụ điện và thiết bị điện. Việc ứng
dụng, vận dụng kiến thức này để hiểu sâu sắc các ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trong các khí cụ mà
nhà sản xuất chế tạo đang có mặt trên thị trường.Đồng thời học phần cũng trình bày các cấu tạo cụ thể,
các nguyên lý hoạt động, các tham số kỹ thuật cần thiết chủ yếu của các loại khí cụ điện hiện được dùng
trên mạng cung cấp điện để ứng dụng, tính toán lựa chọn, kiểm tra các khí cụ điện trong hệ thống điện
công nghiệp và dân dụng.
14. Điều khiển lập trình + cảm biến, PLC
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học tiên quyết: Mạch điện, Điện tử cơ bản
Môn học trước: Toán ứng dụng cho Kỹ thuật điện
Tóm tắt nội dung học phần:

140
Các khái niệm về các thành phần của một hệ thống điều khiển tự động tuyến tính liên tục. Các phương
pháp xây dựng mô hình toán học của hệ thống điều khiển tự động bao gồm: hàm truyền đạt, grapth tín
hiệu và phương trình trạng thái, vấn đề điều khiển được và quan sát được, các phương pháp khảo sát ổn
định của hệ thống điều khiển tự động, các phương pháp khảo sát chất lượng của hệ thống điều khiển: độ
chính xác, miền thời gian, miền tần số và các phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển tự động sao cho
hệ ổn định và đạt được các chỉ tiêu chất lượng đề ra.
15. Đồ án Điều khiển hệ thống điện trong nhà máy
Cấu trúc học phần: 1/0/2
Điều kiện tiên quyết: Điều khiển lập trình
Môn học trước: Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện, điều khiển lập trình
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này có nội dung về giải quyết một số bài toán thực tế trong lãnh vực tự động hóa bao gồm thiết
kế, điều khiển bằng PLC và giám sát các quá trình như hệ thống đóng gói tự động, hệ thống đèn giao
thông, hệ thống băng tải, hệ thống lò nhiệt, hệ thống điều khiển băng tải, hế thống truyền động, và các
hệ thống có liên quan đến nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, mức, khối lượng.
16. TT điện
Cấu trúc học phần: (0/1/0.6)
Điều kiện tiên quyết:An toàn điện, Mạch điện
Môn học trước: Mạch điện, vật liệu điện – điện tử, điện tử cơ bản, thực tập đo lường điện và
thiết bị đo, an toàn điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học người học thực hiện các nội dung về công nghệ lắp đặt điện cơ bản, phương pháp tính toán thi
công, lắp đặt điện; Công nghệ kiểm tra chất lượng, lắp đặt máy điện và vận hành các máy điện thông dụng.
17. TT máy điện
Cấu trúc học phần: (0/2/1.3)
Điều kiện tiên quyết:Máy điện
Môn học trước: Môn mạch điện, vật liệu điện – điện tử, điện tử cơ bản, thực tập điện, thực tập
đo lường điện và thiết bị đo, an toàn điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học người học thực hiện các nội dung về công nghệ lắp đặt điện cơ bản, phương php tính toán thi
công, lắp đặt điện; Công nghệ kiểm tra chất lượng, công nghệ sửa chữa, lắp đặt máy điện, công nghệ gia
công chi tiết dây quấn, lắp ráp, vận hành các máy điện thông dụng.
18. TT điện tử công suất
Cấu trúc học phần: 0/2/1.3
Điều kiện tiên quyết:Điện tử cơ bản
Môn học trước: Mạch điện, vật liệu điện – điện tử, điện tử cơ bản, thực tập điện, thực tập đo
lường điện và thiết bị đo, thực tập điện tử, an toàn điện.
Tóm tắt nội dung học phần:

141
Môn học này người học thực hiện các nội dung về lắp ráp các mạch, phân tích quá trình hoạt động, vẽ
dạng sóng, đo kiểm các thông số cơ bản của các mạch chỉnh lưu, mạch điều chỉnh, đóng ngắt điện áp
xoay chiều, mạch nghịch lưu, mạch biến đổi điện áp DC – DC; Xác định sự cố, khắc phục và sửa chữa
các mạch thực tập tại xưởng và trong thực tế; Tính toán thiết kế các mạch tạo xung điều khiển đồng bộ,
các mạch điều chế…
19. TT điện tử
Cấu trúc học phần: 0/2/1.3
Điều kiện tiên quyết:Điện tử cơ bản
Môn học trước: Mạch điện, vật liệu điện – điện tử, điện tử cơ bản, thực tập điện, thực tập đo
lường điện và thiết bị đo, an toàn điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học người học thực hiện các nội dung về cách sử dụng các thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử; Cách
nhận dạng các linh kiện điện tử cơ bản như: R, L, C, diode, BJT, FET, OPAMP; Kiểm chứng các mạch
ứng dụng cơ bản của các linh kiện điện tử giữa lý thuyết và thực tế, từ đó phân tích họat động của mạch
trên thực tế; Vận dụng các mạch ứng dụng vào thực tế, phân tích họat động các mạch điện tử cơ bản
trong thực tế.
20. TT kỹ thuật số
Cấu trúc học phần: 0/1/1.3
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật số
Môn học trước:Điện tử cơ bản
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này hướng dẫn sinh viên thực hành các mạch điện tử số như cổng logic, flip flop, mạch đếm,
thanh ghi, thiết kế mạch tổ hợp và mạch tuần tự, bộ nhớ, adc, dac và các mạch ứng dụng trong thực tế.
21. TT vi xử lý
Cấu trúc học phần: 0/2/1.3
Môn học tiên quyết: Vi xử lý.
Môn học trước: Vi xử lý.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung thực hành lập trình cho vi điều khiển giao tiếp điều
khiển led đơn, led 7 đoạn, LCD, led ma trận, bàn phím, đồng hồ thời gian thực, định thời timer, đếm
xung ngoại counter, chuyển đổi tương tự sang số (ADC), giao tiếp cảm biến đo nhiệt độ, điều khiển
động cơ, truyền dữ liệu, các ứng dụng thực tế.
22. TT điều khiển tự động hóa HTĐ CN
Cấu trúc học phần: 0/1/1.3
Điều kiện tiên quyết: Điều khiển lập trình
Môn học trước: Tin học cơ bản, Kỹ thuật số, Hệ thống điều khiển tự động, Thiết bị điều khiển
điện, Điều khiển lập trình.
Tóm tắt nội dung học phần:

142
Môn học này người học thực hiện các nội dung về kết nối các loại cảm biến vào bộ điều khiển; tính toán
và lựa chọn thiết bị lập trình phù hợp theo yêu cầu và lập trình điều khiển cho hệ thống công nghiệp
theo yêu cầu.
23. Nhập môn ngành CNKT Điện - Điện tử
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Tóm tắt nội dung học phần:
Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ Kỹ thuật điện điện tử, chương trình khung và chương trình đào tạo
ngành Công nghệ Kỹ thuật điện điện tử, vai trò, vị trí công tác và các nhiệm vụ của Kỹ sư Ngành Công
nghệ Kỹ thuật điện điện tử và các hướng đào tạo chuyên ngành và các công nghệ đã, đang và sẽ được
ứng dụng trong ngành Công nghệ Kỹ thuật điện điện tử trong tương lai
24. Truyền động điện tự động
Cấu trúc học phần: 4/0/8
Môn học tiên quyết: Toán cao cấp, Tin học cơ bản, Máy điện, Khí cụ điện, Điện tử cơ bản, Điện
tử công suất
Môn học trước: Máy điện - Khí cụ điện, Điện tử công suất
Tóm tắt nội dung học phần:
Khái niệm về các đặc tính của hệ truyền động điện, phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện một
chiều và xoay chiều, phương pháp tính toán đặc tính của các loại động cơ ở những trạng thái làm việc
khác nhau, phương pháp xây dựng đặc tính và chọn thiết bị cho các hệ truyền động điện và nguyên lý
làm việc của các hệ truyền động mới.
25. Cung cấp điện
Cấu trúc học phần: 4/0/8
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trước:Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung:Các khái niệm cơ bản về phương pháp vận hành an
toàn thiết bị, mạng điện, cách cứu chữa người khi có tai nạn điện.Các biện pháp chống sét trực tiếp và
lan truyền, biện pháp nối đất cho công trình. Các phương pháp xác định phụ tải tính toán, tính toán tổn
thất điện áp, tổn thất điện năng, tính toán ngắn mạch, chọn số lượng và dung lượng máy biến áp, sơ đồ
trạm biến áp phân phối (trung thế xuống hạ thế) và nguồn dự phòng trong lưới hạ áp.Chức năng và
nguyên lý hoạt động của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trung và hạ áp, phương pháp lựa chọn dây dẫn cho
hạ áp (cho lưới điện lực và công trình) thiết bị đóng cắt- bảo vệ- đo lường, tủ phân phối trung và hạ áp,
bù công suất mạng điện hạ áp nhà xưởng và tính toán chiếu sáng công nghiệp.
26. Hệ thống điện
Cấu trúc học phần: 4/0/8
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trước:Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; an toàn
điện.
Tóm tắt nội dung học phần:

143
Môn học này trang bị cho người học các nội dung: Các khái nhiệm cơ bản về hệ thống điện, các phần tử
cơ bản trong hệ thống điện như phụ tải, trạm biến áp, đường dây, nhà máy điện gồm cấu tạo và mô hình
toán học.Các phương pháp giải tích trong mạng điện để tính toán gần đúng và chính xác phân bố công
suất trên lưới điện hình tia, vòng, tính toán điện áp nút, tổn thất, ngắn mạch ba pha, chọn lựa dây dẫn,
thiết bị trong HTĐ.Giới thiệu các bài toán và phương pháp giải quyết trong vận hành vận hành hệ thống
điện bằng các phần mềm máy tính để mô phỏng trạng thái xác lập của hệ thống điện.
27. Đồ án Cung cấp điện
Cấu trúc học phần: 1/0/2
Điều kiện tiên quyết: không
Môn học trước:mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp điện, hệ
thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học phương pháp thiết kế mạng điện phân phối xưởng gồm các nội
dung về đặc điểm phân xưởng, số liệu phụ tải, phân nhóm phụ tải, vạch sơ đồ nối dây, xác định phụ tải
tính toán ở từng cấp, chọn số lượng và dung lượng MBA, chọn công suất máy phát dự phòng, chọn công
suất bù và phương án bù, chọn dây dẫn/cáp, chọn thiết bị đóng cắt/ bảo vệ/đo lường, chọn tủ phân phối
điện, tính toán chống sét, tính toán nối đất và lập bản dự toán.
28. Đồ án Truyền động điện tự động
Cấu trúc học phần: 1/0/2
Điều kiện tiên quyết: không
Môn học trước: mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; truyền động điện
tự động
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học có các nội dung về giải quyết một bài toán thực tế trong lãnh vực truyền động điện tự động
liên quan đến động cơ DC và động cơ AC như là: đặc tính tốc độ, đặc tính cơ tự nhiên và đặc tính cơ
nhân tạo, các thông số ảnh hưởng đến dạng đặc tính cơ, cách vẽ đặc tính cơ, các phương pháp khởi động
và điều khiển động cơ ở các chế độ làm việc khác nhau như nâng, hạ tải theo yêu cầu và các trạng thái
hãm của động cơ điện.
29. TT Năng lượng tái tạo phần điện
Cấu trúc học phần:
Môn học tiên quyết: Không
Môn học trước: Hệ thống điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện-Điện tử những kiến thức thực hành cơ
bản về: năng lượng và năng lượng tái tạo:mặt trời, gió, sinh khối...
30. TT cung cấp điện
Cấu trúc học phần: 0/2/1.3
Điều kiện tiên quyết:Cung cấp điện, máy điện, khí cụ điện, mạch điện, đo lường điện, thực tập
điện cơ bản, thực tập máy điện

144
Môn học trước: Cung cấp điện, máy điện, khí cụ điện, mạch điện, đo lường điện, thực tập điện,
thực tập máy điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này người học thực hiện các nội dung về vận hành các mô hình trong cung cấp điện như: mô
hình đường dây, trạm biến áp, hệ thống điều khiển tụ bù, mô hình trạm biến áp, nhà máy điện và các mô
hình bảo vệ trong cung cấp điện; Đọc bảng vẽ thiết kế kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện; Khảo sát
mạng điện phân phối trung hạ thế.
31. TT truyền động điện tự động
Cấu trúc học phần: 0/2/1.3
Điều kiện tiên quyết:Máy điện-khí cụ điện, Truyền động điện tự động, điện tử công suất
Môn học trước: Máy điện-khí cụ điện, Truyền động điện tự động
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này người học thực hiện các nội dung về vẽ và khảo sát đặc tính cơ động cơ DC và động cơ
AC không đồng bộ; Điều chỉnh tốc độ động cơ DC và AC.
32. Ứng dụng Matlab trong KTĐ
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Mạch điện 1&2, Cung cấp điện, Hệ thống điện.
Môn học trước:các môn cơ sở mạch điện, Đo lường điện và thiết bị đo
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung cơ bản về phần mềm Matlab, ngôn ngữ lập trình
Matlab và các hộp công cụ cơ bản liên quan đến kỹ thuật điện.
33. Kỹ thuật chiếu sáng dân dụng và công nghiệp
Cấu trúc học phần: 2/0/4
Điều kiện tiên quyết: Mạch điện, máy điện; khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; an toàn
điện, cung cấp điện.
Môn học trước: mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp điện,
hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về các loại đèn, các phương thức chiếu sáng, các tiêu
chuẩn áp dụng; các đặc điểm, các yêu cầu, qui trình thiết kế và đánh giá hệ thống chiếu sáng nội-ngoại thất,
chiếu sáng quảng trường, chiếu sáng đường phố, chiếu sáng công nghiệp, chiếu sáng công trình thể thao.
34. Hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp điện, hệ thống điện
Môn học trước:Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Trang bị cho người học các nội dung về hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống camera quan
sát, kiểm soát an ninh, mạng máy tính, điện thoại, hệ thống Inbuilding; hệ thống Intercom.

145
35. Máy điện đặc biệt và sửa chữa máy điện
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Mạch điện; máy điện 1 và máy điện 2, khí cụ điện
Môn học trước:Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về các phương pháp tính toán phục hồi dây quấn cho
các loại máy điện thông dụng: Máy biến áp 1 pha, máy biến áp 3 pha; động cơ cảm ứng (không động
bộ) 3 pha và 1 pha, máy điện một chiều, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ đặc biệt và máy
điện xoay chiều có vành góp: cấu tạo, nguyên lý làm việc; các quan hệ điện từ và ứng dụng của chúng
trong công nghiệp và dân dụng.
36. Các bài toán trong vận hành và thiết kế hệ thống điện
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống điện, Mạch điện
Môn học trước: Máy điện, Khí cụ điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử những kiến thức giải quyết
các bài toán quan trọng trong hệ thống điện như: Phối hợp các tổ máy phát điện, điều khiển dòng công
suất phản kháng và điện áp nút, bài toán chống nghẽ mạch trong thị trường điện, ổn định hệ thống điện,
tái cấu hình lưới điện phân phối với sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích THĐ.
37. Ứng dụng điện tử công suất
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trước: Điện tử công suất, năng lượng tái tạo, truyền động điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Các ứng dụng và các hệ thống điện tử công suất là học phần sinh viên có thể tự chọn. Môn học trang bị
cho sinh viên các kiến thức về các ứng dụng và các hệ thống biến đổi năng lương dựa trên các mạch
điện tử công suất đã học và các kiến thức cơ sở ngành. Các ứng dụng và hệ thống được đề cập bao gồm:
ứng dụng trong điều khiển các loại động cơ (DC, AC, động cơ bước và động cơ servo), ứng dụng trong
các thiết bị hàn cắt kim loại, ứng dụng trong công nghiệp hóa chất, các hệ thống sử dụng năng lượng tái
sinh, các hệ thống nâng cao chất lượng điện năng… Ngoài ra môn học còn cung cấp cách lựa chọn, các
phương pháp tính toán, thiết kế cho các ứng dụng và hệ thống trên.
38. Kiểm toán và tiết kiệm năng lượng
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Hệ thống điện, Cung cấp điện
Môn học trước: Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:

146
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về ý nghĩa và mục đích của kiểm toán và tiết kiệm
năng lượng, quy trình kiểm toán năng lượng, các kỹ thuật, công nghệ để tiết kiệm năng lượng, các vấn
đề cần được nghiên cứu phát triển trong tương lai.
39. Nguồn dự phòng và hệ thống ATS
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Không
Môn học trước:Môn mạch điện, môn đo lường điện và thiết bị đo, cung cấp điện, hệ thống điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính năng và các thông
số kỹ thuật của nguồn dự phòng; Lựa chọn cấu hình và công suất các nguồn dự phòng; Cấu tạo, nguyên
lý hoạt động, tính năng và các thông số kỹ thuật của hệ thống ATS; Lựa chọn hệ thống ATS.
40. Quản trị công nghiệp & QLDA điện nâng cao
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Tin học cơ bản, Kinh tế học đại cương .
Môn học trước: Kinh tế học đại cương, cung cấp điện, hệ thống điện
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về quản lý rủi ro, quản lý hậu cần, các kỹ năng lập kế
hoạch trung và dài hạn, lập kế hoạch và quản lý chiến lược sản xuất của công ty từ cung cầu và doanh
thu trước đó, kiền thức về các loại đầu tư, dự án, quản lý dự án, các nguồn vốn dùng trong dự án; Giá trị
theo thời gian của đồng tiền; Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án; Nội dung dự án tiền khả thi và
dự án khả thi; Chọn sản phẩm và dịch vụ cho dự án; Phân tích kỹ thuật công nghệ của dự án; Tổ chức
quản lý dự án; Phân tích tài chính; Phân tích kinh tế, xã hội và môi trường; Trình tự lập dự án; Cơ sở
pháp lý, kỹ thuật và phương pháp thẩm định dự án.
41. Bảo vệ và tự động hóa hệ thống điện công nghiệp
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Môn mạch điện, máy điện; khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung
cấp điện, hệ thống điện, Ứng dụng matlab trong KTĐ.
Môn học trước: Toán cao cấp 1-3, Vật lý đại cương 1-3
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về chức năng, nguyên lý hoạt động, các thông số kỹ
thuật, các kỹ thuật cài đặt thông số của các thiết bị bảo vệ và tự động; hoạt động của các hệ thống tự
động trong hệ thống điện và trong mạng điện công nghiệp.
42. Hệ thống BMS
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học trước: Mạch điện, môn đo lường điện và thiết bị đo.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung tổng quan về hệ thống BMS; Đặc điểm kỹ thuật của
hệ thống BMS; Phần cứng và phần mềm hệ thống BMS; Thiết kế hệ thống quản lý tòa nhà BMS.
43. Nhà máy điện và trạm biến áp
147
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Môn học trước:Môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này trang bị cho người học các nội dung về cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý vận hành các loại nhà
máy điện; Sơ đồ phân phối các trạm biến áp, lựa chọn số lượng, dung lượng máy biến áp; Sơ đồ bảo vệ
và đo lường các trạm biến áp; Vận hành kinh tế các trạm biến áp.
44. Chất lượng điện năng
Cấu trúc học phần: 3/0/6
Điều kiện tiên quyết: Mạch điện, máy điện; khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện, Ứng dụng matlab trong KTĐ.
Môn học trước:môn mạch điện, máy điện-khí cụ điện; đo lường điện và thiết bị đo; cung cấp
điện, hệ thống điện.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này giới thiệu về các vấn đề chất lượng điện năng xét trên phương diện hệ thống cung cấp điện
cũng như hộ tiêu thụ điện dân dụng hoặc công nghiệp. Môn học đề cập đến các vấn đề sau: Chất lượng
điện năng tổng quan; Nhiễu điện từ; Vấn đề họa tần trên lưới cấp điện; Các quy định về hoạ tần cho hộ
tiêu thụ điện.

148
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
Trưởng ngành

Đặng Quang Khoa

149
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
3 LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
4 EHQT130137 Anh văn 1 3
5 INME130125 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật (2+1) 3
6 MATH132401 Toán 1 3
7 EDDG240120 Hình họa vẽ kỹ thuật 4
Tổng 18

Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0
2 MHAP110127 Thực tập nguội 1
3 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
4 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
5 MASI230226 Vật liệu học 2
6 EHQT130237 Anh văn 2 3
7 CAED230220 Thiết kế kỹ thuật cơ bản (2+1) 3
8 MATH132501 Toán 2 3
9 PHYS130902 Vật lý 1 3
10 ENME130620 Cơ kỹ thuật 3
Tổng 22

Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0
2 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
3 MATE211126 Thí nghiệm Vật liệu học 1

150
4 WEPR210430 Thực tập Kỹ thuật Hàn 1
5 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
6 Tự chọn Đại cương 2
7 EHQT230337 Anh văn 3 3
8 MATH132601 Toán 3 3
9 GCHE130603 Hoá đại cương 3
10 SMME230720 Sức bền vật liệu 3
11 METE330226 Công nghệ Kim loại 3

Tổng 22

Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT 230437 Anh Văn 4 3
2 Tự chọn Cơ sở 2
3 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
4  MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
5 TOMT220225 Dung sai – Kỹ thuật đo 2
6 Trang bị điện – Điện tử trong máy
EEEI421925 2
công nghiệp
7 TMMP230220 Nguyên lý chi tiết máy 3
8 FMMT330825 Cơ sở CN CTM 3
9 CAED321024 Ứng dụng CAE trong cơ khí 3
10 MEPR240227 Thực tập Cơ khí 1 4
Tổng 27

Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT330537 Anh Văn 5 3
2 MDPR310423 Đồ án thiết kế máy 1
3 EXMM21032
TN Đo lường cơ khí 1
5
4 AUMP323525 Tự động hóa QTSX (CKM) 2

151
5 PNHY330529 CN thủy lực và khí nén 3
6 MMAT43152
Công nghệ chế tạo máy (CTM) 3
5
7 CCCT431725 Công nghệ CAD/CAM-CNC 3
8 Tự chọn cơ sở 2
9 MEPR330327 Thực tập Cơ khí 2 3
10 MEPR330427 Thực tập Cơ khí 3 3
Tổng 24
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EPHT310629 TN Công nghệ thuỷ lực và khí nén 1
2 PMMT411625 Đồ án CNCTM 1
3 TN Tự động hoá quá trình sản xuất
EMPA313625 1
(CKM)
4 Học từ HK 1
SEMI323525 Chuyên đề Doanh nghiệp (CNCTM) 2 HK 6 sẽ tổng hợp
điểm
5 PCCC321825 Thực tập Công nghệ CAD/CAM-CNC 2
6 MTNC330925 Máy và hệ thống điều khiển số 3
7 Tự chọn Khối kiến thức chuyên ngành 6
8 Tự chọn cơ sở 5
Tổng 21

Học kỳ 7:

Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật Bắt buộc nhưng Ko
LEBU323525 0 (2) tính TC
(CNCTM) (2TC)

2 FAIN443025 TT tốt nghiệp 4

3 Tự chọn Khối kiến thức chuyên ngành 5

Tổng 9

152
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 GRAT473125 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7

Kiến thức Khoa học xã hội (chọn ít nhất 2 tín chỉ)

STT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú


1 GEEC22010 Kinh tế học đại cương 2
2 INMA220305 Nhập môn quản trị học 2
3 INLO220405 Nhập môn logic học 2
4 INSO321005 Nhập môn xã hội học 2

Ghi chú: sinh viên chọn 3 học phần, 6 tín chỉ khi đăng ký môn học

Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành (9 tín chỉ)

STT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú


1 ENVI321223 Dao động kỹ thuật 2
2 CFDY433624 Cơ lưu chất ứng dụng 3
3 HEAT220332 Truyền nhiệt 2
4 Ứng dụng Trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) trong thiết
AIAP324024 2
kế cơ khí
5 OPTE322925 Tối ưu hóa trong kỹ thuật 2
6 WSIE320425 An toàn lao động và môi trường CN 2
7 AUCO330329 Điều khiển tự động 3
Ghi chú: sinh viên chọn 3-4 học phần (tích luỹ ít nhất 6 tín chỉ) khi đăng ký môn học

Kiến thức chuyên ngành (11 tín chỉ) (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm)
STT Mã học phần Tên học phần Số TC Ghi chú
1 IMAS330625 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp 3 (2+1)
2 MOLD431224 Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu 3
3 PMDM321324 Thực tập thiết kế, chế tạo khuôn mẫu 2
4 NATE322625 Công nghệ nano 2
5 INRO321129 Robot công nghiệp 2
6 ELDR312025 TN Trang bị điện - Điện tử trong máy công nghiệp 1
7 INDE434025 Kỹ thuật thiết kế ngược 3 (2+1)
8 MFEM230220E Mô hình hóa & Phương pháp Phần tử hữu hạn 3 (2+1)
Ghi chú: sinh viên chọn 3-4 học phần (tích luỹ ít nhất 11 tín chỉ) khi đăng ký môn học

153
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ,
trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật


Cấu trúc học phần:3 (2, 1, 6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí,
định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cần thiết để có thể tiến hành học tập nâng cao ở các môn học
cơ sở ngành và chuyên ngành tiếp theo.
02. Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật
Cấu trục học phần:4 (3, 1, 8)
Mô tả học phần:

Học phầncung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu
chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, các nguyên tắc biểu diễn
không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của
bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động
trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO.

03. Cơ kỹ thuật
Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác
của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần: tĩnh học (lực, moment và ngẫu lực, liên
kết, phản lực liên kết, lực ma sát và điều kiện cân bằng của hệ lực), động học (các đặc trưng chuyển động
của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, chuyển động song phẳng và hợp các
chuyển động), động lực học (các định luật, định lý cơ bản của động lực học). Sau khi hoàn thành môn
học, sinh viên có thể tính toán, phân tích điều kiện cân bằng cho các hệ tĩnh định, phân tích được động
học cho các cơ cấu máy, phân tích được phản lực động trong các bài toán phẳng, vận dụng được định lý
động năng để giải quyết một số bài toán động lực học trong thực tế.

154
04. Sức bền vật liệu
Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp kiến thức về: tính toán sức chịu tải, các điều kiện và khả năng chịu lực và biến dạng
trong miền đàn hồi của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật, bao gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực và
ngoại lực, ứng suất và chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái chịu lực phẳng và không gian; tính toán
về ổn định và tải trọng động cho chi tiết máy; giải được một số bài toán siêu tĩnh thường gặp trong thực
tế kỹ thuật.

05. Nguyên lý - Chi tiết máy


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phầnnghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng
trong cơ khí. Sau khi học, sinh viên có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế
các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế và chi tiết máy trong thực tế kỹ
thuật sau.
06. Đồ án Thiết kế máy
Cấu trục học phần: 1 (0, 2, 4)
Điều kiện tiên quyết: Nguyên lý - Chi tiết máy
Mô tả học phần:

Học phầnnghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường
dùng trong cơ khí. Những vấn đề tính toán và thiết kế các chi tiết máy, vận dụng trong quá trình tính toán
thiết kế máy và chi tiết máy trong thực tế.

07. Dung sai - Kỹ thuật đo


Cấu trục học phần 3 (2, 1, 6)
Mô tả học phần:

Học phầncung cấp các kiến thức cơ bản về tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai và
lắp ghép các mối thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và then
hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài toán chuỗi kích thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước

155
trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết; thí
nghiệm kỹ thuật đo lường cơ khí đề cập đến những phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết cơ
khí chế tạo máy, giới thiệu dụng cụ thiết bị đo, độ chính xác, thao tác, tính sai số và xử lý kết quả đo.

08. Vật liệu học


Cấu trục học phần: 3 (2, 1, 6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức chung về cấu tạo kim loại và hợp kim, vật liệu kim loại trong
chế tạo cơ khí và các kiến thức cơ bản trong nhiệt luyện các vật liệu kim loại để bảo đảm cơ tính làm
việc. Cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất sử dụng các vật liệu polime, chất dẻo, vật liệu
composite, cao su, vật liệu keo, v.v.;

09. Anh văn chuyên ngành cơ khí


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên một số thuật ngữ chuyên ngành và trình tự thực hiện các công tác
chuyên môn để sinh viên có thể đọc và tham khảo các giáo trình, tạp chí, quy trình về chuyên ngành của
mình; nâng cao kỹ năng đọc hiểu, trình bày và viết thuyết minh kỹ thuật, bản vẽ, báo cáo, nhật ký gia
công, qui trình công nghệ hàn, … bằng tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh để giúp
sinh viên có thể tự tin khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài.

10. Cơ lưu chất ứng dụng


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phầncung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học và động lực học lưu chất,
khảo sát hệ lưu chất lý tưởng và những ứng dụng của chúng trong thực tế kỹ thuật.

11. Dao động kỹ thuật


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức để mô hình hóa được các hệ dao động trong cơ khí, các
phương pháp xây dựng mô hình toán cho hệ dao động, phương pháp giải tích và phương pháp số để tìm
đáp ứng của cơ hệ, phân tích được sự truyền dao động cũng như lực do dao động tác dụng lên nền, phân
tích các mode dao dộng của cơ hệ, các hiện tượng quan trọng trong dao dộng như cộng hưởng, hiện
156
tượng phách, … để sinh viên có thể sử dụng các kiến thức này trong việc thiết kế máy, phân tích các dữ
liệu thực nghiệm đo dao động, bảo trì bảo dưỡng các dây chuyền máy móc liên quan đến dao động.

12. Công nghệ kim loại


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và thiết bị để gia công kim
loại bằng các phương pháp đúc,gia công áp lực và hàn, cắt kim loại, phương pháp tạo phôi thích hợp để
chuẩn bị cho gia công cắt gọt.

13. Cơ sở công nghệ chế tạo máy


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phầncung cấp cơ sở lý thuyết về cắt gọt kim loại, cơ sở lý thuyết của các phương pháp gia công; độ
chính xác gia công và chất lượng bề mặt của chi tiết gia công, các yếu tố ảnh hưởng và hướng khắc
phục; chọn chuẩn và gá đặt khi gia công; đặc trưng các quá trình gia công cắt gọt trên các máy vạn
năng, chuyên dùng, ...

14. Công nghệ chế tạo máy


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp thiết kế quá trình công nghệ gia công
chi tiết máy; phương pháp thiết kế đồ gá gia công cơ; giới thiệu các quy trình công nghệ điển hình; công
nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.

15. Đồ án công nghệ chế tạo máy


Cấu trục học phần: 1 (0, 1, 2)
Mô tả học phần:

Học phần nhằm giúp sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để thiết kế qui trình
công nghệ gia công cơ cho một chi tiết cụ thể.

16. Tự động hóa quá trình sản xuất


Cấu trục học phần:: 3 (2, 1, 6)
157
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về nguyên lý làm việc của các phần tử và hệ thống điều
khiển khí nén, điện - khí nén. Giới thiệu nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều khiển khí nén, điện -
khí nén. Các kiến thức về phương tiện tự động hoá của các lĩnh vực sau: điều khiển; cấp phôi; kiểm tra.
Cung cấp một số khái niệm cơ bản về dây chuyền sản xuất và dây chuyền lắp ráp tự động hoá.

17. Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần giới thiệu đến sinh viên các kiến thức về: khuôn mẫu và các loại khuôn mẫu để tạo hình các
chi tiết bằng kim loại; trang bị kiến thức thiết kế, đường lối thiết kế và chế tạo một số bộ phận khuôn
mẫu cơ khí thông dụng: dập nguội, dập nóng, đúc áp lực, ...; thiết kế qui trình công nghệ gia công khuôn
mẫu cơ khí; thí nghiệm thiết kế khuôn mẫu nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế tạo hình lòng
khuôn, lựa chọn phương án công nghệ, thiết kế qui trình công nghệ gia công, lựa chọn thiết bị gia công
thích hợp, tính toán các thông số công nghệ.

18. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp


Cấu trục học phần: 3 (2, 1, 6)
Mô tả học phần:

Học phần giới thiệu các kiến thức về: tổ chức quản lý bảo trì bảo dưỡng công nghiệp; lập kế hoặch bảo
trì bảo dưỡng cụ thể cho một thiết bị công nghiệp; lập kế hoặch tháo lắp chi tiết máy; điều chỉnh các hệ
thống thiết bị công nghiệp; bảo trì cụm thiết bị theo kế hoạch; thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công
nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để có thể tiến hành hoạt động bảo trì, bảo dưỡng
cho các cơ cấu, bộ phận máy theo đúng qui trình và đảm bảo an toàn, …

19. Công nghệ nano


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ tạo các vật liệu, các cấu
trúc chức năng và linh kiện ở thang nano. Các ứng dụng hiện nay và xu thế áp dụng công nghệ nano
trong tương lai. Người học được trang bị các kiến thức cơ bản về cấu trúc của vật liệu nano cũng như
các quy trình tiền xử lý, xử lý vật liệu nano. Hiểu được các đặc tính vật lý, sinh hoá và các đặc tính khi

158
khảo sát vật liệu nano ở các kích thước khác nhau. Phương pháp tạo ra một cấu trúc nano cơ bản và ứng
dụng của công nghệ nano trong ngành vi điện tử.

20. An toàn lao động và môi trường công nghiệp


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phầntrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các sự cố trong lao động và các quy phạm về
an toàn lao động, các biện pháp kỹ thuật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

21. CAD/CAM-CNC
Cấu trục học phần: 3 (2, 1, 6)
Mô tả học phần:

Học phần giới thiệu các kiến thức về: các nội dung cơ bản của giải pháp CAD/CAM; các kỹ năng cơ
bản như: chọn thứ tự nguyên công, chọn dụng cắt, lập trình gia công trên máy CNC; cách khai thác các
phần mềm theo các thành phần của công nghệ CAD/CAM

22. Máy và hệ thống điều khiển số


Cấu trục học phần: 3 (3, 0, 6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: các loại máy cắt kim loại vạn năng như máy
tiện, phay, bào, mài …; các loại máy công nghiệp như máy bơm, máy nâng chuyển, thiết bị hàn điện, …
cũng như các máy tự động điều khiển bằng cam bao gồm các vấn đề sau : công dụng và khả năng công
nghệ của máy; các chuyển động tạo hình của máy và các cơ cấu cấu đặc biệt dùng để thực hiện các
chuyển động trong máy; sơ đồ kết cấu động học và sơ đồ động của máy; điều chỉnh máy để thực hiện
các công việc gia công; cơ sở thiết kế máy; khái niệm về máy điều khiển theo chương trình số, các kiến
thức cơ bản về máy NC, CNC bao gồm hệ thống điều khiển máy, hệ thống truyền động và các bộ phận
đặc biệt của máy NC, CNC.

23. Trang bị điện – điện tử trong máy công nghiệp


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp kiến thức về cơ sở truyền động điện, các loại động cơ điện và khí cụ điện, các mạch
điện cơ bản và sơ đồ điện của một số máy công tác điển hình. Các kiến thức cơ bản về điện tử và điện tử
159
công suất trong các máy công nghiệp: các thiết bị điều khiển lập trình (PLC), thiết bị biến đổi tần số
dòng điện xoay chiều, …

24. Ứng dụng CAE trong cơ khí


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về kỹ thuật mô phỏng trong công nghiệp(CAE – Computer Aided
Engineering) với tư cách như là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm.

25. Công nghệ thủy lực và khí nén


Cấu trúc học phần: 4 (3, 1, 8)
Mô tả học phần:

Học phần Công nghệ thủy lực và khí nén cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động và các
phương pháp tính toán các hệ thống truyền động và điều khiển bằng thủy lực và khí nén. Cũng trong học
phần này, các kiến thức về thiết kế hệ thống truyền động thủy lực và khí nén cũng được cung cấp.

Thí nghiệm Công nghệ thủy lực và khí nén cung cấp cho sinh viên kỹ năng về sử dụng các thiết bị khí
nén và thủy lực. Cách thiết kế và lắp ráp các hệ thống hệ thống điều khiển khí nén, thủy lực, điện – khí
nén, điện – thủy lực.

26. Robot công nghiệp


Cấu trục học phần: 2 (2, 0, 4)
Mô tả học phần:

Học phần Robot công nghiệp cung cấp kiến thức về lĩnh vực robot và những ứng dụng kỹ thuật này
trong tự động hóa sản xuất, trong dịch vụ, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở những kiến
thức được giới thiệu trong môn học này, người học có thể nhanh chóng tiếp cận và khai thác có hiệu quả
các loại robot như công nghiệp, dịch vụ, phục vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

27. Thực tập nguội


Cấu trục học phần: 1 (0, 1,2)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với
dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: vạch dấu, đục, dũa, cưa, uốn nắn, khoan khoét
160
doa, cắt ren, cao, ... ; đo các kích thước bằng tay, bằng các dụng cụ cầm tay: thước cặp, thước vuông,
pan-me, ca líp …

28. Thực tập kỹ thuật hàn


Cấu trục học phần: 1 (0, 1, 2)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫn: khái niệm, định nghĩa về hàn điện hồ quang; Cấu tạo nguyên lý hoạt động của
máy hàn thông thường, các loại que hàn; cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy hàn TIG, MIG; thực
hành được bài tập căn bản nhất về hàn điện hồ quang.

29. Thực tập cơ khí 1


Cấu trục học phần: 4 (0, 4, 8)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫnthực tập gồm các bài gia công cơ bản về: tiện, mài nhằm giúp cho sinh viên củng
cố kiến thức lý thuyết đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên
ngành và trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề tiện, mài làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết
chuyên ngành và thực tập kế tiếp.

30. Thực tập cơ khí 2


Cấu trục học phần: 3 (0, 3, 6)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫn thực tập gồm các bài gia công cơ bản về phay nhằm giúp cho sinh viên củng cố
kiến thức lý thuyết đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên ngành
và trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề phay làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết chuyên ngành và
thực tập kế tiếp.

31. Thực tập cơ khí 3


Cấu trục học phần: 3 (0, 3, 6)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫn thực tập gồm các bài gia công nâng cao về tiện nhằm giúp cho sinh viên củng cố
kiến thức lý thuyết đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên ngành
và trang bị một số kỹ năng nâng cao của nghề tiện làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết chuyên ngành.

161
32. Thực tập tốt nghiệp
Cấu trục học phần: 4 (0, 4, 8)
Mô tả học phần:

Là nội dung giúp sinh viên làm quen với tổ chức sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, sinh viên được tổ chức
tham quan kiến tập các xí nghiệp cơ khí, tìm hiểu cơ cấu tổ chức xí nghiệp, tham gia trực tiếp vào một
công đoạn sản xuất của nhà máy, xí nghiệp.

33. Khóa luận tốt nghiệp


Điều kiện tiên quyết: Đồ án công nghệ chế tạo máy
Mô tả học phần:

Khóa luận tốt nghiệplà các đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết một vấn đề công nghệ kỹ thuật cụ
thể mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên hướng
dẫn.

Nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề
cụ thể trong thực tế. Nội dung bao gồm tổng hợp các kiến thức đã học làm cơ sở để giải quyết vấn đề;
phân tích lựa chọn phương án và cách thức giải quyết vấn đề; đánh giá kết quả và bảo vệ thành quả đã
thực hiện.

162
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Trưởng ngành

Trương Quang Tri

163
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
3 LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
4 EHQT130137 Anh văn 1 3
5 INME130125 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật (2+1) 3
6 MATH132401 Toán 1 3
7 EDDG240120 Hình họa vẽ kỹ thuật (3+1) 4
Tổng 18

Học kỳ 2:
T Mã MH trước,
Mã MH Tên MH Số TC
T MH tiên quyết
1 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
2 MHAP110127 Thực tập nguội 1
3 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
4 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
5 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
6 EHQT130237 Anh văn 2 3
7 CAED230220 Thiết kế kỹ thuật cơ bản (2+1) 3
8 MATH132501 Toán 2 3
9 PHYS130902 Vật lý 1 3
10 ENME130620 Cơ kỹ thuật 3
Tổng 22

Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(1)

2 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1

164
3 WEPR210430 Thực tập Kỹ thuật Hàn 1

4 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2

5 MASI230226 Vật liệu học 2

6 EHQT230337 Anh văn 3 3

7 MATH132601 Toán 3 3

8 GCHE130603 Hoá đại cương 3

9 SMME230720 Sức bền vật liệu 3

10   Tự chọn Đại cương 1 4

Tổng 22

Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 EHQT 230437 Anh Văn 4 3

2 MATH130901 Xác suất thống kê ứng dụng 3

3 TOMT220225 Dung sai – Kỹ thuật đo 2

4 TMMP230220 Nguyên lý chi tiết máy 3

5 FMMT330825 Cơ sở CN CTM 3

6 PNHY330529 CN thủy lực và khí nén 3

7 MEPR240227 Thực tập Cơ khí 1 4

8   Tự chọn cơ sở ngành 1 5 (2 môn)

Tổng 26

Học kỳ 5:

Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1   Tự chọn cơ sở ngành 1 3

165
2 EHQT330537 Anh Văn 5 3
3 MDPR310423 Đồ án thiết kế máy 1
4 EXMM210325 TN Đo lường cơ khí 1
5 MATE211126 TN vật liệu học 1
6 EPHT310629 TN Thủy lực và khí nén 1
7 ECCC310324 TN CAD/CAM-CNC 1
8 CACC320224 CAD/CAM-CNC 2
9 PCNC322124 Thực tập CNC 2
10 CAED321024 Ứng dụng CAE trong cơ khí 3
11 MMAT431525 Công nghệ Chế tạo máy 3

Tổng 21

Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1
SEMI323524 Chuyên đề Doanh nghiệp (CNKTCK) 2
2
PLAP322224 Thực tập Công nghệ nhựa 2
3
ACCC330524 CAD/CAM-CNC nâng cao 3
4
MOLD431224 Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu 3
5
Tự chọn chuyên ngành 2 9

Tổng 19

Học kỳ 7:

Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 Tự chọn chuyên ngành 2 5

2 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật


LEBU323524 0(2)
(CNKTCK)
3 MPAU320729 Tự động hóa QT SX 2

166
4 MDMP421324 TN Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu 2

5 PACC320624 Thực tập CAD/CAM-CNC nâng cao 2

6 FAIN442324 Thực tập Tốt nghiệp (CNKTCK) 4

Tổng 15

Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 GRAT472424 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7
Môn học tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương (4 tín chỉ):

ST
T Mã MH Tên học phần Số TC Ghi chú
1 TEWR123525 Viết tài liệu kỹ thuật dành cho kỹ sư 2
2 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2
3 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
4 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
5 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
6 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
7 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ
8 WOPS120390 2
thuật
9 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
10 HIDE120124 Lịch sử tạo dáng 2
11 AEST220224 Mỹ thuật công nghiệp 2
Ghi chú: sinh viên chọn 2 học phần, 4 tín chỉ

Kiến thức cơ sở ngành và nhóm ngành (8 tín chỉ):

STT Mã MH Tên học phần Số TC Ghi chú


1 EEEN230129 Kỹ thuật điện - điện tử 3
2 AUCO330329 Điều khiển tự động 3
3 CFDY433624 Cơ lưu chất ứng dụng 3
Ứng dụng Trí tuệ thông minh nhân tạo
4 AIAP324025 2
(AI) trong thiết kế cơ khí
5 OPTE322925 Tối ưu hóa trong kỹ thuật 2
167
6 COIN220424 Màu sắc trong công nghiệp 2
7 SCDR130324 Kỹ thuật vẽ phác 3
Mô hình hóa & Phương pháp Phần tử
8 MFEM230220E 3
hữu hạn (2+1)
Ghi chú: sinh viên tích luỹ ít nhất 8 tín chỉ

Kiến thức chuyên ngành (cho các học phần lý thuyết và thí nghiệm) (15 tín chỉ):
ST Số Ghi
Mã học phần Tên học phần
T TC chú
1 MODS433424 Tính toán và mô phỏng khuôn 3
2 IMAS330625 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp (2+1) 3
3 NUMC330424 Hệ thống điều khiển chương trình số 3
4 PMMT411625 DA CNCTM 1
5 NATE322625 Công nghệ nano 2
6 EMPA310829 TN Tự động hóa QT SX 1
7 DEIP331225 Thiết kế sản phẩm công nghiệp 3
8 PDIP311124 Đồ án Thiết kế sản phẩm công nghiệp 1
9 INDE330524 Thiết kế Tạo dáng sản phẩm 3
10 ERGO221626 Ergonomics 2
11 INDE434025 Kỹ thuật thiết kế ngược (2+1) 3
12 PIDE321024 Thực tập Tạo dáng sản phẩm 2
13 PCIN310524 Thực tập Màu sắc trong công nghiệp 1
Ghi chú: sinh viên tích luỹ ít nhất 15 tín chỉ

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí,
định hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cần thiết để có thể tiến hành học tập nâng cao ở các môn học
cơ sở ngành và chuyên ngành tiếp theo.

02. Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật


Cấu trúc học phần: 4(3:1:8)
Mô tả học phần:

168
Học phần cung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu
chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, các nguyên tắc biểu diễn
không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của
bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động
trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO.

03. Cơ kỹ thuật
Cấu trúc học phần: 3 (3:0:6)
Môn học trước:Vật lý 1
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác
của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần: tĩnh học (lực, moment và ngẫu lực, liên
kết, phản lực liên kết, lực ma sát và điều kiện cân bằng của hệ lực), động học (các đặc trưng chuyển
động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay, chuyển động song phẳng và hợp
các chuyển động), động lực học (các định luật, định lý cơ bản của động lực học). Sau khi hoàn thành
môn học, sinh viên có thể tính toán, phân tích điều kiện cân bằng cho các hệ tĩnh định, phân tích được
động học cho các cơ cấu máy, phân tích được phản lực động trong các bài toán phẳng, vận dụng được
định lý động năng để giải quyết một số bài toán động lực học trong thực tế.

04. Sức bền vật liệu


Cấu trúc học phần: 3 (3:0:6)
Môn học trước: Cơ kỹ thuật
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp kiến thức về: tính toán sức chịu tải, các điều kiện và khả năng chịu lực và biến dạng
trong miền đàn hồi của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật, bao gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực
và ngoại lực, ứng suất và chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái chịu lực phẳng và không gian; tính
toán về ổn định và tải trọng động cho chi tiết máy; giải được một số bài toán siêu tĩnh thường gặp trong
thực tế kỹ thuật.

05. Nguyên lý - Chi tiết máy


Cấu trúc học phần: 3 (3:0:6)
Môn học trước: Sức bền vật liệu
Mô tả học phần:
Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng

169
trong cơ khí. Sau khi học, sinh viên có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế
các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế và chi tiết máy trong thực tế kỹ
thuật sau này.

06. Dung sai - Kỹ thuật đo


Cấu trúc học phần: 3 (2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về: Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai
và lắp ghép các mối thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và
then hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài toán chuỗi kích thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích
thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.
Thí nghiệm kỹ thuật đo lường cơ khí đề cập đến những phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết
cơ khí chế tạo máy, giới thiệu dụng cụ thiết bị đo, độ chính xác, thao tác, tính sai số và xử lý kết quả đo.

07. Đồ án Thiết kế máy


Cấu trúc học phần: 1(0:2:4)
Môn học trước: Nguyên lý - Chi tiết máy
Mô tả học phần:
Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường
dùng trong cơ khí. Những vấn đề tính toán và thiết kế các chi tiết máy, vận dụng trong quá trình tính
toán thiết kế máy và chi tiết máy trong thực tế.

08. Cơ lưu chất ứng dụng


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về tĩnh học, động học và động lực học lưu chất,
khảo sát hệ lưu chất lý tưởng và những ứng dụng của chúng trong thực tế kỹ thuật. Ứng dụng của CFD
trong các bài toán kỹ thuật.

09. Vật liệu học


Cấu trúc học phần: 3 (2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên: kiến thức chung về cấu tạo kim loại và hợp kim, vật liệu kim loại
trong chế tạo cơ khí và các kiến thức cơ bản trong nhiệt luyện các vật liệu kim loại để bảo đảm cơ tính

170
làm việc; cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất sử dụng các vật liệu polime, chất dẻo, vật liệu
composite, cao su, vật liệu keo, v.v. Thí nghiệm vật liệu học trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ
năng để có thể kiểm tra đặc tính cơ, lý, hóa, … của vật liệu bằng các thiết bị đo lường hiện đại.

10. Anh văn chuyên ngành cơ khí


Cấu trúc học phần: 2 (2:0:4)
Mô tả học phần:
Tóm tắt nội dung học phần: nhằm trang bị cho sinh viên một số thuật ngữ chuyên ngành và trình tự thực
hiện các công tác chuyên môn để sinh viên có thể đọc và tham khảo các giáo trình, tạp chí, quy trình về
chuyên ngành của mình; nâng cao kỹ năng đọc hiểu, trình bày và viết thuyết minh kỹ thuật, bản vẽ, báo
cáo, nhật ký gia công, qui trình công nghệ hàn, … bằng tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong
tiếng Anh để giúp sinh viên có thể tự tin khi làm việc với các chuyên gia nước ngoài.

11. Kỹ thuật điện – điện tử


Cấu trúc học phần: 4 (3:1:8)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên không chuyên ngành điện: kiến thức cơ bản về mạch điện, cách tính
toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện cơ bản; cung cấp khái quát
về đo lường các đại lượng điện, trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy điện, khí cụ điện thường gặp
trong sản xuất và đời sống; kiến thức về điện tử cơ bản dạng mạch rời, các mạch tích hợp tương tự và
số, giúp sinh viên hiểu được các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong ngành chuyên môn của mình; thí
nghiệm kỹ thuật điện – điện tử ứng dụng giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng về sử dụng dụng cụ đo
kiểm ; các công cụ tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, điện tử; phân biệt, lựa chọn, sử dụng vật
liệu điện, dây dẫn và linh kiện điện – điện tử ; hình thành kỹ năng cơ bản về lắp đặt, sửa chữa thiết bị
điện – điện tử ; lắp đặt các phụ tải 1 pha và 3 pha; thực hiện đấu nối, đảo chiều các động cơ điện thông
dụng.

12. CAD/CAM-CNC
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp: hệ tọa độ trên máy CNC; tập lệnh G, M cơ bản của máy CNC; phương pháp lập
trình thủ công; phương pháp lập trình tự động; mối quan hệ giữa CAD-CAM và CNC.

13. TN CAD/CAM-CNC
Cấu trục học phần: 1(0:1:2)

171
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cơ bản như: chọn thứ tự nguyên công, chọn dụng cắt, lập
trình gia công trên máy CNC; cách khai thác các phần mềm theo các thành phần của công nghệ
CAD/CAM.

14. Hệ thống điều khiển chương trình số


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Trang bị cho sinh viên các khái niệm về máy điều khiển theo chương trình số, cung cấp các kiến thức cơ
bản về máy NC, CNC bao gồm hệ thống điều khiển máy, hệ thống truyền động và các bộ phận đặc biệt
của máy NC, CNC.

15. Cơ sở công nghệ chế tạo máy


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết về cắt gọt kim loại, cơ sở lý thuyết của các phương pháp gia công; độ
chính xác gia công và chất lượng bề mặt của chi tiết gia công, các yếu tố ảnh hưởng và hướng khắc
phục; chọn chuẩn và gá đặt khi gia công; đặc trưng các quá trình gia công cắt gọt trên các máy vạn
năng, chuyên dùng, ...

16. Công nghệ thủy lực và khí nén


Cấu trúc học phần: 3(3,0,6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của hệ thống điều
khiển khí nén, điện khí nén, thủy lực, điện thủy lực. Ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng khí
nén, thủy lực so với điện. Giới thiệu các phần tử trong hệ thống. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch
điều khiển khí nén, thuỷ lực. Biện pháp phát hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sửa chữa và bảo dưỡng hệ
thống.

17. CAD/CAM-CNC nâng cao


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

172
Giới thiệu một số lệnh G, M nâng cao của máy CNC, ứng dụng các phần mềm CAD\CAM chuyên dùng
để thiết kế chi tiết có biên dạng phức tạp, lập trình, mô phỏng quá trình gia công và tạo chương trình NC
gia công chi tiết (lập trình tự động).

18. Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Môn học: giới thiệu về khuôn, mẫu và các loại khuôn để chế tạo sản phẩm; trang bị kiến thức thiết kế,
đường lối thiết kế và chế tạo hoàn thiện một bộ khuôn; thiết kế qui trình công nghệ gia công khuôn.

19. Ứng dụng CAE trong cơ khí


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Giới thiệu các phương pháp thiết kế, tính toán và phần mềm CAD/CAE hiện nay, khả năng ứng dụng
của nó vào việc phân tích tính toán kết cấu cơ khí. Ứng dụng một phần mềm cụ thể để minh họa.

20. Công nghệ chế tạo máy


Cấu trục học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phương pháp thiết kế quá trình công nghệ gia công
chi tiết máy; phương pháp thiết kế đồ gá gia công cơ; giới thiệu các quy trình công nghệ điển hình; công
nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.

21. Tự động hóa quá trình sản xuất


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về nguyên lý làm việc của các phần tử và hệ thống điều
khiển khí nén, điện - khí nén. Giới thiệu nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều khiển khí nén, điện -
khí nén. Các kiến thức về phương tiện tự động hoá của các lĩnh vực sau: điều khiển; cấp phôi; kiểm tra.
Cung cấp một số khái niệm cơ bản về dây chuyền sản xuất và dây chuyền lắp ráp tự động hoá.

22. Điều khiển tự động


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:

173
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động các hệ tuyến tính liên tục và rời
rạc. Cách thiết lập mô hình toán học của các phần tử và hệ thống. Sử dụng các công cụ phân tích đặc
tính thời gian, đặc tính tần số, các tiêu chuẩn ổn định để phân tích, thiết kế, đánh giá chất lượng hệ thống
điều khiển. Giới thiệu ứng dụng phần mềm Matlab trong điều khiển.

23. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

Học phần giới thiệu các kiến thức về: tổ chức quản lý bảo trì bảo dưỡng công nghiệp; lập kế hoặch bảo
trì bảo dưỡng cụ thể cho một thiết bị công nghiệp; lập kế hoặch tháo lắp chi tiết máy; điều chỉnh các hệ
thống thiết bị công nghiệp; bảo trì cụm thiết bị theo kế hoạch; thí nghiệm Bảo trì và bảo dưỡng công
nghiệp trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng để có thể tiến hành hoạt động bảo trì, bảo dưỡng
cho các cơ cấu, bộ phận máy theo đúng qui trình và đảm bảo an toàn, …

24. Công nghệ nano


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học công nghệ tạo các vật liệu, các cấu
trúc chức năng và linh kiện ở thang nano. Các ứng dụng hiện nay và xu thế áp dụng công nghệ nano
trong tương lai. Người học được trang bị các kiến thức cơ bản về cấu trúc của vật liệu nano cũng như
các quy trình tiền xử lý, xử lý vật liệu nano. Hiểu được các đặc tính vật lý, sinh hoá và các đặc tính khi
khảo sát vật liệu nano ở các kích thước khác nhau. Phương pháp tạo ra một cấu trúc nano cơ bản và ứng
dụng của công nghệ nano trong ngành vi điện tử.

25. Mô hình hóa & Phương pháp Phần tử hữu hạn


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về cơ học vật rắn biến dạng, các nguyên lý biến phân, các khái
niệm nền tảng cùng các bước cơ bản để phân tích một bài toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn cho
sinh viên. Môn học tập trung vào các bài toán thanh, dầm giúp sinh viên nắm được các bước quan trọng
trong việc giải một bài toán bằng phương pháp PTHH cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lời giải của
bài toán. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trải nghiệm thông qua việc lập trình và ứng dụng phần mềm
FEM cụ thể vào việc phân tích các bài toán kết cấu thanh, dầm.

174
26. Đồ án công nghệ chế tạo máy
Cấu trúc học phần: 1 (0:1:2)
Mô tả học phần:

Học phần nhằm giúp sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để thiết kế qui trình
công nghệ gia công cơ cho một chi tiết cụ thể.

27. Thực tập nguội


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với
dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: Vạch dấu, đục, dũa, cưa, uốn nắn, khoan khoét
doa, cắt ren, cao,... đo các kích thước bằng tay, các dụng cụ cầm tay: Thước cặp, thước vuông, pan me,
ca líp .v.v.

28. Thực tập kỹ thuật hàn


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫn: khái niệm, định nghĩa về hàn điện hồ quang; Cấu tạo nguyên lý hoạt động của
máy hàn thông thường, các loại que hàn; cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy hàn TIG, MIG; thực
hành được bài tập căn bản nhất về hàn điện hồ quang.

29. Thực tập cơ khí 1


Cấu trúc học phần: 4(0:4:8)
Mô tả học phần:

Học phần hướng dẫnthực tập gồm các bài gia công cơ bản về: tiện, mài nhằm giúp cho sinh viên củng
cố kiến thức lý thuyết đã học được ở các môn cốt lõi, chuẩn bị cho việc học tập các kiến thức chuyên
ngành và trang bị một số kỹ năng cơ bản của nghề tiện, mài làm cơ sở cho các nội dung lý thuyết
chuyên ngành và thực tập kế tiếp.

30. TN đo lường cơ khí


Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ Học phần này giúp cho sinh viên có khả
năng giải quyết bài toán đo kiểm về độ chính xác của các chi tiết máy trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật

175
của chi tiết máy hay bộ phận máy. Từ đó sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức trong học phần này để giải
quyết các vấn đề về thiết kế máy khi thực hiện đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.
31. Thực tập CNC
Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Môn học này giúp người học tiếp cận với các máy CNC công nghiệp, các phần mềm CAD\CAM chuyên
nghiệp đề gia công những sản phẩm tinh xảo có độ phức tạp về biên dạng.

32. TT công nghệ nhựa


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Môn học này giúp người học tiếp cận với máy ép nhựa công nghiệp, các phần mềm CAD\CAE chuyên
nghiệp đề phân tích dòng chảy, các khuyết tật trong sản phẩm nhựa, trực tiếp tạo ra các sản phẩm nhựa
bằng công nghệ ép phun.

33. TN thiết kế, chế tạo khuôn mẫu


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Môn học này giúp người học tiếp cận với các phần mềm CAD\CAM\CAE chuyên nghiệp để thiết kế
hoàn thiện một bộ khuôn, sủ dụng máy CNC để gia công bộ khuôn đó.

34. TT CAD/CAM-CNC nâng cao


Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)
Mô tả học phần:

Tạo chương trình NC bằng phương pháp lập trình tự động (CAD|CAM), gia công chi tiết để kiểm chứng
lại sự mô phỏng trên phầm mềm CAD\CAM.

35. Thực tập tốt nghiệp


Cấu trúc học phần: 4(0:4:8)
Mô tả học phần:

Là nội dung giúp sinh viên làm quen với tổ chức sản xuất trong lĩnh vực cơ khí, sinh viên được tổ chức
tham quan kiến tập tại các xí nghiệp cơ khí, tìm hiểu cơ cấu tổ chức xí nghiệp, tham gia trực tiếp vào
một công đọan của nhà máy, xí nghiệp.
176
36. Khóa luận tốt nghiệp
Cấu trúc học phần: 7(7:0:14)
Mô tả học phần:

Khóa luận tốt nghiệp là các đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết một vấn đề công nghệ kỹ thuật cụ
thể mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên hướng
dẫn. Môn học trang bị cho sinh viên kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề
cụ thể trong thực tế. Nội dung bao gồm kiến thức lý thuyết cơ sở để giải quyết vấn đề, phân tích lựa
chọn phương án và cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả và bảo vệ đề tài trước hội đồng đánh
giá.

177
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
Trưởng ngành

Dương Tuấn Tùng

178
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT130105 Triết học Mác-Lênin 3
2 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác-Lênin 2
3 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
4 INAT130130 Nhập môn ngành CN kỹ thuật ô tô 3 (2+1)
5 PHYS130902 Vật lý 1 3
6 MATH132401 Toán 1 3
7 GCHE130603 Hóa đại cương 3
8 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
9 ENGL130137 Anh văn 1 3
Tổng 22
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
2 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
3 MATH132501 Toán 2 3
4 PHYS131002 Vật lý 2 3
5 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
6 MATH132901 Xác suất - thống kê ứng dụng 3
7 TEDG130120 Vẽ kỹ thuật - Cơ bản 3
8 THME230721 Cơ lý thuyết 3
9 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
10 ENGL230237 Anh văn 2 3
Tổng 23
Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
2 CCPR224064 Lập trình C 2 (1+1)
3 THER222932 Kỹ thuật nhiệt 2
4 Tự chọn KHXH&NV (1) 2
5 MATH132601 Toán 3 3
6 MMCD230323 Nguyên lý - Chi tiết máy 3
7 STMA230521 Sức bền vật liệu 3 THME230721
8 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(1)
9 ENGL330337 Anh văn 3 3
Tổng 20

179
Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 Tự chọn Toán và khoa học tự nhiên (1) 3
2 ICEP330330 Nguyên lý Động cơ đốt trong 3
3 THEV330131 Lý thuyết Ô tô 3
4 AEEE230833 Kỹ thuật điện – điện tử 3
5 Tự chọn KHXH&NV (2) 2
6 TOMT220225 Dung sai kỹ thuật đo 2
7 FMMT320825 Cơ sở công nghệ chế tạo máy 2
8 METE320126 Công nghệ kim loại 2
Chọn 1 trong 4
9 PHEQ220332 Máy thủy lực và khí nén 2
10 FLUI220132 Cơ học lưu chất ứng dụng 2
11 EHQT230437 Anh văn 4 3
Tổng 21
Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 Tự chọn Toán và khoa học tự nhiên (2) 3
2 AMIC320133 Vi điều khiển ứng dụng 2
3 VEDE320231 Thiết kế ô tô 2 THEV330131
4 AEES330233 Hệ thống điện – điện tử ô tô 3
5 ICEC320430 Tính toán Động cơ đốt trong 2 (1+1) ICEP330330
6 PICE331030 TT Động cơ đốt trong 2 ICEP330330
7 PAPS331131 TT Hệ thống truyền lực ô tô 3
8 EHQT330537 Anh văn 5 3
Tổng 21
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. VACS330333 Hệ thống điều khiển tự động ô tô 3
2. CAES320530 Ứng dụng máy tính (ĐC) 2 (1+1)
3. CADS320531 Ứng dụng máy tính (KG) 2 (1+1) Chọn 1
4. CAMC320533 Ứng dụng máy tính (ĐOT) 2 (1+1)
5. PEMS331130 TT Hệ thống điều khiển động cơ 3
6. PACS321231 TT Hệ thống ĐK và chuyển động ô tô 2
7. PAES321133 TT Hệ thống điện – điện tử ôtô 2 AEES330233
8. AEVE320830 Năng lượng mới trên ô tô 2
9. Liên ngành (tự chọn 1) 2
10. SPAE310730 Đồ án môn học (ĐC) 1 ICEC320430
11. SPAC312131 Đồ án môn học (KG) Chọn 1 1 VEDE320231
12. SPAE310733 Đồ án môn học (ĐOT) 1 VACS330333
180
Tổng 17

Học kỳ 7:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 INSE320931Chuyên đề Doanh nghiệp (CNKT ô tô) 2
2 EFAE327031 Anh văn chuyên ngành 2
3 AAMT320830 Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô 2
4 ADRT320331 Công nghệ chẩn đoán sửa chữa ô tô 2 Chọn 1
5 AVIN320431 Dao động và tiếng ồn 2
6 PABE331233 TT Hệ thống điện thân xe 3
7 PABP321331 TT thân vỏ ô tô 2
8 POAD321230 TT Chẩn đoán trên ô tô 2 Chọn 1
9 PAUP321333 TT lập trình điều khiển ô tô 2
10 Liên ngành (tự chọn 2) 3 Chọn 1
11 ASMA220230 Quản lý dịch vụ ô tô 2
Tổng 16

Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PRGR432130 Thực tập tốt nghiệp (CNKT ô tô) 3
2 GRTH472030 Khóa luận tốt nghiệp (CNKT ô tô) 7
Tổng 10

Môn học tự chọn


Khối kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn: Sinh viên chọn 4 tín chỉ (2 môn) trong số các
môn học sau đây:

STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ Mã MH trước


1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn logic học 2
5 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2
6 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
7 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
8 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi trường
9 WOPS120390 2
kỹ thuật
10 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

181
Khối kiến thức Toán và Khoa học tự nhiên (SV chọn 2 trong các môn học sau): 6TC

STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ Mã MH trước


1 MATH133101 Toán cao cấp dành cho kỹ sư 1 3
2 MATH133201 Toán cao cấp dành cho kỹ sư 2 3 Chọn 2
3 PHYS131102 Vật lý 3 3

Kiến thức cơ sở nhóm ngành và ngành (Sinh viên chọn 1 trong các môn học sau): 2TC

STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ Mã MH trước


1 FMMT320825 Cơ sở công nghệ chế tạo máy 2
2 PHEQ220332 Máy thủy lực và khí nén 2
Chọn 1
3 METE320126 Công nghệ kim loại 2
4 FLUI220132 Cơ học lưu chất ứng dụng 2

Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên chọn 2 môn học theo chuyên ngành của mình): 5TC

Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 CAES320530 Ứng dụng máy tính (ĐC) 2 (1+1)
2 CADS320531 Ứng dụng máy tính (KG) 2 (1+1) Chọn 1
3 CAMC320533 Ứng dụng máy tính (ĐOT) 2 (1+1)
4 SPAE310730 Đồ án môn học (ĐC) 1
5 SPAC312131 Đồ án môn học (KG) 1 Chọn 1
6 SPAE310733 Đồ án môn học (ĐOT) 1
7 AAMT320830 Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô 2
8 ADRT320331 Công nghệ chẩn đoán sửa chữa ô tô 2 Chọn 1
9 AVIN320431 Dao động và tiếng ồn 2

Kiến thức Thí nghiệm, thực hành, thực tập (Sinh viên chọn 1 môn học theo chuyên ngành
của mình): 2TC

Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 PABP321331 TT thân vỏ ô tô 2
2 POAD321230 TT Chẩn đoán trên ô tô 2 Chọn 1
3 PAUP321333 TT lập trình điều khiển ô tô 2
Kiến thức liên ngành:
Sinh viên có thể chọn 5 tín chỉ liên ngành sau đây: 5TC
182
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
Tự chọn liên ngành 1 (SV chọn 1
trong 4 môn sau)
1 IMAS320525 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp 2
2 AUMP323525 Tự động hoá quá trình sản xuất 2 Chọn 1
3 ERMA326032 Năng lượng và quản lý năng lượng 2
4 MEVI220820 Dao động trong kỹ thuật 2
Tự chọn liên ngành 2 (SV chọn 1
trong 4 môn sau)
5 PNHY230529 Công nghệ thuỷ lực và khí nén 3
Chọn 1
6 MQMA331326 Quản trị sản xuất và chất lượng 3
7 DEIP331225 Thiết kế sản phẩm công nghiệp 3 (2+1)
8 AUCO330329 Điều khiển tự động 3
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Lập trình C


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về lập trình, làm quen về ngôn ngữ lập trình, nền tảng về
lập trình, các cú pháp trong lập trình...Sau khi hoàn thành học phần này, người hocSau khi hoàn thành
học phần này, người học có khả năng ứng dụng những kiến thức đã học để giải một số bài toán từ cơ
bản đến nâng cao trong kỹ thuật.

02. Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô


Cấu trúc học phần:3 (2/1/6)
Mô tả học phần:
Học phần nhập môn ngành được thiết kế để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với môi trường học
tập ở bậc đại học, trang bị những kiến thức tổng quát về ngành công nghệ Kỹ thuật ô tô; những kỹ năng
mềm cần thiết để đạt kết quả cao nhất torng quá trình học và cơ hội việc làm của mình sau này.Bên cạnh
đó, học phần này còn trang bị cho sinh viên những hiểu biết thực tế qua hoạt động tham quan các doanh
nghiệp ô tô, từ đó định hướng được nghề nghiệp và chuẩn bị những kế hoạch phấn đấu cho bản thân.

03. Cơ lý thuyết
Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
183
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác
của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần:Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên
kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ: phẳng, không gian, ngẫu lực và momen, lực ma
sát;Động học: các đặc trưng chuyển động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động
quay, chuyển động song phẳng và hợp các chuyển động;Động lực học: các định luật, định lý cơ bản của
động lực học, nguyên lý D’Alambert, phương trình Lagrange loại II, nguyên lý di chuyển khả dĩ và hiện
tượng va chạm trong thực tế kỹ thuật.

04. Sức bền vật liệu


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phầncung cấp kiến thức về: Tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật: các điều
kiện và khả năng chịu lực và biến dạng trong miền đàn hồi của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật, bao
gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực và ngoại lực, ứng suất và chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái
chịu lực phẳng và không gian: tính toán về ổn định và tải trọng động. Một số bài toán siêu tĩnh thường
gặp trong thực tế kỹ thuật.

05. Vẽ kỹ thuật - Cơ bản


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu
chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học họa hình, các nguyên tắc biểu diễn
không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của
bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động
trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và quốc tế.

06. Dung sai - Kỹ thuật đo


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai và lắp ghép các mối thông dụng trong ngành
chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và then hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài
toán chuỗi kích thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ
đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.Thí nghiệm kỹ thuật đo lường cơ khí đề cập đến

184
những phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết cơ khí chế tạo máy, giới thiệu dụng cụ thiết bị
đo, độ chính xác, thao tác, tính sai số và xử lý kết quả đo.

07. Kỹ thuật điện-điện tử


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về máy
điện, mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện
cơ bản; cung cấp khái quát về đo lường các đại lượng điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy
điện, khí cụ điện thường gặp trong sản xuất và đời sống.

08. Kỹ thuật nhiệt


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên một số khái niệm cơ bản về nhiệt động học kỹ thuật, các định luật 1 và
2, các chu trình sinh công và tiêu hao công, qua đó tính toán nhiệt và công cho các chu trình. Phần
truyền nhiệt giúp cho sinh viên nắm bắt một số khái niệm liên quan cũng như các quy luật trao đổi nhiệt:
dẫn nhiệt, truyền nhiệt đối lưu, bức xạ nhiệt.

09. Nguyên lý - Chi tiết máy


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng
trong cơ khí. Sau khi học, sinh viên có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế
các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế và chi tiết máy trong thực tế kỹ
thuật sau.

10. Vi điều khiển ứng dụng


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần bao gồm các kiến thức về cấu tạo phần cứng của Vi điều khiển (các bộ nhớ bên trong, bộ định
thời, các chức năng đặc biệt hỗ trợ khi sử dụng như tạo ngắt), cách lập trình cho Vi điều khiển và các tập
lệnh của nó để có thể áp dụng vào thực tế. Sau khi học xong học phần sinh viên sẽ: Hiểu được cấu trúc

185
một hệ thống xử lý điều khiển; Thiết kế mạch ứng dụng Vi điều khiển; Lập trình cho Vi điều khiển để
xử lý và điều khiển thiết bị ngoại vi.

11. Cơ sở công nghệ chế tạo máy


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cơ sở lý thuyết về Cắt gọt kim loại, cơ sở lý thuyết của các phương pháp gia công.
Độ chính xác gia công và chất lượng bề mặt của chi tiết gia công, các yếu tố ảnh hưởng và hướng khắc
phục. Chọn chuẩn và gá đặt khi gia công. Đặc trưng các quá trình gia công cắt gọt trên các máy vạn
năng, chuyên dùng, ...

12. Công nghệ kim loại


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về công nghệ và thiết bị để gia công kim
loại bằng các phương pháp đúc, gia công áp lực và hàn, cắt kim loại, phương pháp tạo phôi thích hợp để
chuẩn bị cho gia công cắt gọt.

13. Máy thủy lực và khí nén


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy thủy lực và khí nén, cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, đặc tính, phạm vi sử dụng, các hư hỏng thường gặp, phương thức sữa chửa, bảo
trì, bảo dưỡng cho các loại máy thủy lực và khí nén như: máy bơm cánh dẫn, bơm thể tích, quạt ly tâm,
quạt hướng trục, các loại máy nén khí. Đồng thời học phần cũng cung cấp cho người học khả năng thiết
kế, thi công, lắp đặt hệ thống thủy lực khí nén hoàn chỉnh. Người học có khả năng vận hạnh các loại
máy thủy lực, hệ thống thủy lực một cách an toàn hiệu quả.

14. Cơ học lưu chất ứng dụng


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các tính chất của lưu chất. Nghiên cứu
qui luật cân bằng của chất lỏng tĩnh, tính toán áp lực thủy tĩnh, nghiên cứu qui luật chuyển động của lưu
chất và các thông số đặc trưng cho nó mà không quan tâm đến lực, nghiên cứu lực tác dụng trong môi
trường lưu chất chuyển động và những qui luật tương tác về lực giữa dòng lưu chất với các vật rắn. Tìm

186
hiểu đặc trưng chuyển động một chiều của chất lỏng, dòng chảy qua lỗ vòi . Học phần còn cung cấp cho
người học kiến thức và kỹ năng tính toán, thiết kế, phân tích, đánh giá và tư vấn các ưu, nhược điểm của
các hệ thống thủy lực cho các công trình.

15. Kinh tế học đại cương


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Môn Kinh tế học đại cương cung cấp cho sinh viên không chuyên ngành kinh tế những kiến thức cơ bản
về kinh tế, những hiện tượng thực tế đang diễn ra trong nền kinh tế dưới góc độ vi mô cũng như vĩ mô.

16. Nhập môn quản trị chất lượng


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những chức năng cơ
bản của hoạt động quản trị, sự tác động của các yếu tố môi trường tổng quát nhất đối với hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp, những hướng dẫn cơ bản nhất về quản trị chi phí kinh doanh, tuyển
dụng và quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, và quản trị rủi ro nhằm giúp nhà quản trị nhận
diện và đưa ra những giải pháp để đối phó kịp thời.

17. Nhập môn Quản trị học


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những yếu tố môi
trường tổng quát nhất tác động đến doanh nghiệp và những chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức
kinh doanh, bao gồm: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm tra. Bên cạnh đó, các hoạt động trên lớp
được; thiết kế để nâng cao kỹ năng tìm kiếm thông tin, nói chuyện trước đám đông, tư duy; phản biện
của sinh viên.

18. Nhập môn Logic học


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học kiến thức về quá trình nhận thức của con người nhận thức và bản
chất của hoạt động tư duy. Người học được cung cấp kiến thức về các quy luật cơ bản của tư duy và các
hình thức của tư duy qua đó rèn luyện tư duy logic, có thể sử dụng chính xác từ, câu trong diễn đạt tư

187
tưởng, có kỹ năng lập luận, diễn giải cũng như chứng minh, bác bỏ vấn đề có sức thuyết phục, suy nghĩ
chín chắn, nhất quán, khắc phục những sai phạm trong tư duy, trong giao tiếp.

19. Kế hoạch khởi nghiệp


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khởi sáng tạo và khởi nghiệp, các giai
đoạn cần đi qua trong việc ươm mầm các ý tưởng và phát triển chúng thành các doanh nghiệp thành
công. Ngoài ra, các thuộc tính của một doanh nhân và các kỹ năng cần có ở một lãnh đạo, quản lý doanh
nghiệp cũng sẽ được trang bị qua các bài đọc thêm, nghiên cứu trường hợp, thảo luận trên lớp và dự án
cuối cùng. Người học có thể xác định tốt hơn và chủ động chọn lọc các cơ hội kinh doanh; sẽ phát triển
kỹ năng và sự tự tin để lập kế hoạch và khởi sự kinh doanh.

20. Tâm lý học Kỹ sư


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Để tạo nên sự tương tác giữa công nghệ và con người, sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ cần hiểu
được đặc điểm tâm lý cơ bản của con người. Học phần Tâm lý học Kỹ sư sẽ cung cấp cho sinh viên các
ngành công nghệ kỹ thuật các kiến thức về tâm lý con người và ứng dụng các kiến thức này vào thiết kế
hệ thống kỹ thuật phù hợp với con người.

21. Tư duy hệ thống


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần Tư duy hệ thống trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hệ thống, phương pháp
luận tư duy hệ thống, các phương pháp tư duy sáng tạo; hình thành ở sinh viên khả năng lập luận và giải
quyết vấn đề một cách hệ thống, logic và sáng tạo.

22. Kỹ năng xây dựng kế hoạch


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp xây dựng kế hoạch.
Hướng dẫn cho người học các kỹ năng tư duy và tìm kiếm giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
bản thân để từ đó người học hình thành cho mình kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch cá nhân

188
ngắn hạn và dài hạn, kế hoạch cho công việc phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra còn hướng dẫn người học
cách thức và kỹ năng quản lí thời gian và sắp xếp công việc hiệu quả.

23. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này thuộcnhóm môn học tự chọn của khối ngành kỹ thuật công nghệ. Môn học này nhằm hình
thành cho sinh viên một số kỹ năng làm việc cơ bản trong môi trường kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ năng
làm việc trong môi trường đa văn hóa, hiện đại, có sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ.

24. Phương pháp nghiên cứu khoa học


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Trong quá trình đào tạo ở trường Đại học, sinh viên không chỉ lĩnh hội tri thức từ phía giáo viên, mà học
còn phải tự học và tự nghiên cứu. Từ tự giác, tích cực và sáng tạo, sinh viên sẽ tìm ra cái mới nhằm giải
thích sâu sắc hay có lời giải phù hợp đó chính là sinh viên đã nghiên cứu khoa học. Học phần Phương
pháp nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung về các khái niệm, qui trình và cấu trúc...Để từ đó
sinh viên định hướng được việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, soạn được đề cương và áp dụng được các
phương pháp nghiên cứu trong khi thu thập và xử lý thông tin hợp lý trong khi tiến hành công trình
nghiên cứu khoa học. Sinh viên sẽ chủ động trong việc đang ký thực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường
cũng như tiến hành luận văn tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp một cách khoa học và thành công.

25. Nguyên lý Động cơ đốt trong


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô các kiến thức cơ bản về động cơ đốt
trong. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận, hệ thống cấu thành động cơ đốt trong, các chu
trình nhiệt động, chu trình làm việc lý tưởng và chu trình làm việc thực tế của động cơ, lý thuyết về quá
trình cháy. Các thông số đặc trưng và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình làm việc, các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật của động cơ đốt trong cũng được cung cấp cho sinh viên. Sau khi học xong học phần này sinh
viên có khả năng: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các chi tiết và hệ thống trong động cơ đốt
trong; Tính toán các đặc tính kinh tế kỹ thuật đặc trưng của động cơ đốt trong; So sánh các chu trình lý
tưởng và thực tế. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các các quá trình nạp, nén, cháy giãn nở và thải
của chu trình động cơ.

189
26. Lý thuyết ô tô
Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các vấn đề khảo sát động học và động
lực học chuyển động thẳng, quay vòng và phanh ô tô; khảo sát các hiện tượng dao động, ổn định và
đánh giá tính kinh tế nhiên liệu của ô tô; các đặc điểm về kết cấu, động học và động lực học của các
cụm và hệ thống thuộc gầm xe ô tô. Cung cấp cho người học những phương pháp tính toán cơ bản nhằm
kiểm tra khả năng làm việc của các chi tiết, các cụm và các hệ thống thuộc gầm xe ô tô.

27. Tính toán Động cơ đốt trong


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô những kiến thức cơ bản về động học và
động lực học của cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền. Hợp lực và momen tác dụng lên cơ cấu
piston – khuỷu trục – thanh truyền. Nguyên nhân gây mất cân bằng động cơ, và phân tích đặc điểm cân
bằng của động cơ một xy lanh, động cơ thẳng hàng nhiều xylanh và động cơ chữ V. Phương pháp tính
toán và kiểm tra sức bền của các chi tiết quan trọng trong động cơ gồm hệ thống bôi trơn, hệ thống làm
mát, piston, trục khuỷu, hệ thống phối khí và hệ thống nhiên liệu trên động cơ đốt trong.

28. Thiết kế ô tô
Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị kiến thức cơ sở cho việc đánh giá chất lượng động lực học chuyển động của ô tô,
cho những ứng dụng trong vận hành và khai thác cũng như trong tính toán động học và động lực học
cho ô tô.

29. Năng lượng mới trên ô tô


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Môn học bao gồm các kiến thức về thực trạng ô nhiễm môi trường do khí thải ô tô và vấn đề sức ép lên
nguồn nhiên liệu dầu mỏ, các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguồn nhiên liệu mới và
các ứng dụng về năng lượng mới này trong ngành công nghiệp ô tô. Xe điện, xe lai và các công nghệ
hiện đại để tối ưu hóa quá trình quản lý và sử dụng năng lượng trên xe điện, xe lai.Sau khi học xong học
phần sinh viên:Cókhả năng ứng dụng các loại nhiên liệu mớitrong ngành công nghiệp ô tô, cấu trúc hệ

190
thống xe điện, xe lai; Tính toán một số ứng dụng cơ bản về các nguồn năng lượng mới trên ô tô.Tính
toán sơ bộ để thiết kế cho xe lai điện.

30. Hệ thống điện – điện tử ô tô


Cấu trúc học phần:3 (3/0/6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô những kiến thức cơ bản về hệ thống
điện – điện tử của động cơ ô tô và hệ thống điện thân xe. Sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính, sơ
đồ mạch và tính toán các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện động cơ và hệ thống điện thân xe, bao
gồm: accu khởi động, hệ thống khởi động, nạp, đánh lửa, hệ thống điều khiển lập trình cho động cơ, hệ
thống chống trộm, hệ thống chiếu sáng và tín hiệu, hệ thống thông tin, hệ thống điện phụ. Sau khi học
xong học phần sinh viên:Hiểu được nguyên lý các hệ thống điện – điện tử của động cơ và hệ thống điện
thân xe; Phân tích được các hệ thống điện – điện tử; Tính toán, mô phỏng các mạng điện điều khiển
động cơ và mạng điện thân xe.

31. Hệ thống điều khiển tự động ô tô


Cấu trúc học phần:3 (3/1/6)
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô những kiến thức cơ bản về hệ thống điều
khiển tự động trên ô tô, bao gồm: sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính, sơ đồ mạch và tính toán
các hệ thống riêng biệt hợp thành mạng điện các hệ thống tự động điều khiển. Cụ thể: hệ thống điều
khiển truyền lực tự động, hệ thống ABS, hệ thống túi khí, hệ thống CCS, …Sau khi học xong học phần
sinh viên:Hiểu được nguyên lý các hệ thống điều khiển trên ô tô; Phân tích được thuật toán điều khiển
của các hệ thống điều khiển tự động trên ô tô; Tính toán, mô phỏng các hệ thống trên các phần mềm như
MATLAB hoặc LabVIEW.

32. Anh văn chuyên ngành


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên một số thuật ngữ chuyên ngành và trình tự thực hiện các công tác
chuyên môn để sinh viên có thể đọc và tham khảo các giáo trình, tạp chí chuyên ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô; nâng cao kỹ năng đọc hiểu, trình bày và viết thuyết minh sản phẩm kỹ thuật, báo cáo, … bằng
tiếng Anh và nâng cao kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh để giúp sinh viên có thể tự tin khi làm việc
trong môi trường nước ngoài.

191
33. Quản lý Dịch vụ ô tô
Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Môn học trình bày những kiến thức cơ bản liên quan đến các tiêu chuẩn vận hành dịch vụ ô tô, các vấn
đề về quản lý một cơ sở dịch vụ ô tô và các quy trình hoạt động về quản lý xưởng dịch vụ, cách đánh giá
hoạt động của xưởng dịch vụ.

34. TT Động cơ đốt trong


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phương pháp tháo lắp động cơ, phương
pháp điều chỉnh, kiểm tra, sửa chữa các bộ phận chi tiết của động cơ, sử dụng các loại dụng cụ trong
ngành ô tô có khoa học và chính xác. Sau khi học xong học phần này sinh viên:Sử dụng thành thạo các
loại dụng cụ trong ngành ô tô; Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ; Kiểm tra sửa chữa các chi tiết trong động cơ.

35. TT Hệ thống điều khiển động cơ


Cấu trúc học phần:2(0/3/6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành công nghệ ôtô các kiến thức về hệ thống điện điều khiển
động cơ xăng và động cơ Diesel. Cấu trúc, nguyên lý của hệ thống phun xăng và điều khiển động cơ
Diesel bằng điện tử, phân tích sơ đồ mạch điện, phương pháp kiểm tra, phương pháp chẩn đoán hệ thống
điều khiển động cơ xăng và diesel nghành ô tô.

36. TT hệ thống điện – điện tử ô tô


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Học phần thực tập cung cấp những kiến thức về cấu tạo, nguyên lý làm việc các hệ thống điện động cơ
ôtô. Phương pháp tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, xác định những nguyên nhân hư hỏng, phương pháp
chẩn đoán, tìm pan thuộc hệ thống điện động cơ bao gồm: Hệ thống cung cấp điện; Hệ thống khởi động;
Hệ thống điều khiển động cơ; Hệ thống mã hóa - chống trộm.

37. TT Hệ thống truyền lực ô tô


Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)
Mô tả học phần:

192
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức tổng quát về cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ
thống truyền lực trên ô tô bao gồm những cụm chi tiết như: ly hợp, hộp số, truyền động các-đăng, cầu
chủ động. Hướng dẫn các phương pháp, qui trình thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi
tiết nói trên.

38. TT Hệ thống điều khiển và chuyển động ô tô


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Đây là học phần tích hợp nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành
nghề nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Học phần này trang bị cho người học những kiến
thức tổng quát về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động của các hệ thống chuyển động và điều khiển trên
ôtô, bao gồm:, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, bánh xe và các góc đặt bánh xe. Hướng dẫn
các phương pháp, qui trình thực hành tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa các cụm chi tiết nói trên.

39. Ứng dụng máy tính (ĐC)


Cấu trúc học phần: 2(1/1/2)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và khả năng ứng dụng một số phần mềm
ứng dụng như Matlab, AVL Boost, Advisor, CFD, ESP... để thiết kế các chi tiết thuộc hệ thống động cơ
và mô phỏng các quá trình cháy, tính toán suất tiêu hao nhiên liệu hay nồng độ khí xả của động cơ đốt
trong. Đây là học phần tích hợp giúp người học có khả năng sử dụng các công cụ thiết kế và mô phỏng
trong lĩnh vực chuyên môn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

40. Ứng dụng máy tính (KG)


Cấu trúc học phần:2(1/1/2)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và khả năng ứng dụng một số phần mềm
ứng dụng như Catia, CaRsim,... để thiết kế và mô phỏng các chi tiết thuộc hệ thống gầm ô tô. Đây là học
phần tích hợp giúp người học có khả năng sử dụng các công cụ thiết kế và mô phỏng trong lĩnh vực
chuyên môn ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

41. Ứng dụng máy tính (DOT)


Cấu trúc học phần:2(1/1/2)
Mô tả học phần:

193
Môn học cung cấp những kiến thức về lý thuyết các cảm biến và phương pháp đo lường các cảm biến
trong ô tô, các thiết bị giao tiếp trong đo lường trên ô tô, lý thuyết điều khiển tự động trong ô tô nhằm
điều khiển các cơ cấu chấp hành và các hệ thống tự động trên xe. Sau khi học xong học phần sinh
viên:Thực hiện đo đạc tín hiệu từ các cảm biến; Tính toán, quy đổi các đại lượng đo lường và đại lượng
điều khiển.

42. Đồ án môn học (ĐC)


Cấu trúc học phần:1(0/1/2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán nhiệt và động lực học động cơ đốt trong;
trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phần mềm Matlab AVL Boost, Advisor, CFD, ESP... để tính toán,
mô phỏng các chi tiết hoặc các hệ thống động cơ và mô phỏng các quá trình cháy, tính toán suất tiêu hao
nhiên liệu hay nồng độ khí xả của động cơ đốt trong. Đây là học phần tích hợp giúp người học có khả
năng sử dụng các công cụ thiết kế và mô phỏng trong lĩnh động cơ đốt trong.

43. Đồ án môn học (KG)


Cấu trúc học phần:1(0/1/2)
Mô tả học phần:
Học phần này giúp sinh viên tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, phát triển khả năng tư duy, các kỹ
năng cần thiết để giải quyết một cách độc lập và sáng tạo các vấn đề học thuật hay cụ thể trong thực tế
liên quan đến lý thuyết ô tô và tính toán ô tô. Qua học phần này, sinh viên có khả năng sử dụng một số
phần mềm ứng dụng như Catia, CaRsim,... để thiết kế và mô phỏng các chi tiết thuộc hệ thống gầm ô tô.
Vận dụng các kiến thức đã học trong môn học “Lý thuyết ô tô”, “Thiết kế ô tô” thực hiện tính toán tổng
thể một cụm hoặc hệ thống trên ô tô, đánh giá một số tính năng hoạt động của hệ thống trên ô tô, các chỉ
tiêu làm việc của ô tô.

44. Đồ án môn học (ĐOT)


Cấu trúc học phần:1(0/1/2)
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức tổng hợp, hệ thống hóa các kiến thức, các kỹ năng cần thiết để
giải quyết trong thực tế liên quan đến hệ thống điện tử ô tô ô tô. Qua học phần này, sinh viên có khả
năng: Vận dụng các kiến thức đã học trong môn học “Hệ thống điện – điện tử ô tô”, “Điều khiển tự
động ô tô” thực hiện tính toán tổng thể một cụm hoặc hệ thống trên ô tô, tổng quát về mạng điện trên xe,
cập nhật các hệ thống điều khiển điện mới nhất của xe bao gồm các hệ thống truyền dẫn mạng, hệ thống
tiện nghi, an toàn chủ động trên xe, …
194
45. Công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô
Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các công nghệ chế tạo và kỹ thuật lắp
ráp ôtô, các hình thức tổ chức, thiết kế các nội dung, quy trình công ngệ trong lắp ráp và sửa chữa ô tô;
các tiêu chuẩn, quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ôtô. Học phần này giúp
cho người học hình thành các năng lực về tổ chức, quản lý sản xuất và chuyên môn trong công tác chế
tạo và lắp ráp ô tô.

46. Công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô tô


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các công nghệ chẩn đoán và sửa chữa ô
tô. Đề cập các nội dung liên quan đến quy trình chẩn đoán trong sửa chữa ô tô; các tiêu chuẩn, quy trình
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của ôtô. Học phần này giúp cho người học hình thành
các năng lực về tổ chức, quản lý và khai thác trong công tác chẩn đoán và sửa chữa ô tô.

47. Dao động và tiếng ồn ô tô


Cấu trúc học phần:2(2/0/4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các bản chất vật lý, nguồn gốc và các
nguyên nhân của tiếng ồn, sự rung động và va đập trên ô tô, đồng thời đưa ra các phương pháp chẩn
đoán và biện pháp sửa chữa khắc phục các hiện tượng trên. Học phần này giúp cho người học có khả
năng phân tích, giải thích được các hiện tượng tiếng ồn trong quá trình khai khác và sử dụng ô tô.

48. Thực tập chẩn đoán trên ôtô


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về qui trình kiểm tra chẩn đoán động cơ ôtô. Phương pháp
vận hành và sử dụng các thiết bị kiểm tra trên động cơ, phương pháp sử dụng tài liệu kỹ thuật.trong chẩn
đoán động cơ ( sử dụng sơ đồ điện trong chẩn đoán động cơ), các phương pháp và qui trình chẩn đoán
hệ thống điện trên ô tô.

49. Thực tập thân vỏ ô tô


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
195
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về kết cấu thân vỏ ô tô, hướng dẫn người học
thực hành các phương pháp, kỹ thuật hàn và kéo nắn sửa chữa thân xe, thực hành các quy trình, phương
pháp chuẩn bị bề mặt và pha màu, phun sơn. Học phần này trang bị cho người học các kỹ năng cơ bản
về tổ chức, điều hành và thực hiện kỹ thuật sửa chữa thân vỏ xe.

50. Thực tập lập trình điều khiển ô tô


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Nội dung học phần bao gồm: kiến thức về các tín hiệu điện trên ô tô (tín hiệu ngõ vào, ngõ ra điều
khiển), phương pháp điều khiển các loại cơ cấu chấp hành hệ thống trên ô tô, thuật toán điều khiển và
ứng dụng các kiến thức này để lập trình điều khiển từng hệ thống cụ thể.

51. Chuyên đề doanh nghiệp (CNKT ô tô)


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức liên quan đến hoạt động chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ tại
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật tô. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có khả
năng tiếp cận nhanh chóng với môi trường làm việc tại các công ty trong và ngoài nước, đáp ứng kịp
thời yêu cầu công việc tai công ty.

52. Thực tập tốt nghiệp


Cấu trúc học phần:2(0/2/4)
Mô tả học phần:
Học phần nhằm nâng cao nhận thức công nghệ và kỹ năng nghề, về quy trình công nghệ sửa chữa, lắp
ráp ôtô, làm quen với thực tế sản xuất và quản lý sản xuất tại xí nghiệp.Giúp sinh viên: Tiếp cận thực tế,
làm quen với môi trường công nghiệp. Nhận biết về cách tổ chức làm việc và quản lý các xí nghiệp. Vận
dụng kiến thức đã học vào trong lao động sản xuất. Qua đó giúp sinh viên đánh giá được năng lực của
bản thân và các thiếu sót, rút kinh nghiệm từ thực tế, từ đó hoàn thiện kiến thức chuyên môn, đạo đức
nghề nghiệp, tính kỷ luật trong lao động và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

53. Khoá luận tốt nghiệp


Cấu trúc học phần:6(0/6/12)
Mô tả học phần:
Khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp các kiến thức, những kỹ năng và vận dụng
chúng một cách khoa học và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế. Qua đó, sinh viên

196
có thể rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và
sáng tạo.

197
CÔNG NGHỆKỸTHUẬT CƠ ĐIỆN TỬ
Trưởng ngành

Vũ Quang Huy

198
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1. MATH132401 Toán 1 3
2. LLCT130105 Triết học Mác-Lênin 3
3. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin 2
4. PHYS130902 Vật lý 1 3
5. INME130129 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện Tử 3(2+1)
6. GCHE130603 Hóa đại cương 3
7. MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
8. ENDR130123 Vẽ kỹ thuật 1 3
9. PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
10. EHQT130137 Anh văn 1 3
Tổng 26
Học kỳ 2:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1. MATH132501 Toán 2 3
2. PHYS131002 Vật lý 2 3
3. PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
4. ENME130620 Cơ kỹ thuật 3
5. TOMT220225 Dung sai - Kỹ thuật đo 2
6. MEIF134529 Tin học trong kỹ thuật 3(2+1)
7. EHQT130237 Anh văn 2 3
8. Kiến thức giáo dục đại cương 1 (Tự chọn) 2
9. Kiến thức giáo dục đại cương 2( (Tự chọn) 2
10. PHED110613 Giáo dục thể chất 2 1 Không tính TC
11. LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
12. LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
Tổng 26
Học kỳ 3:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 MEMD230323 Nguyên lý - Chi tiết máy 3
2 MATH142601 Toán 3 3
3 AMME131529 Toán ứng dụng trong cơ khí 3
4 EEEN230129 Kỹ thuật điện – điện tử 3
199
5 SMME230720 Sức bền vật liệu 3
6 APEN231329 Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật 3(2+1)
7 EHQT230337 Anh văn 3 3
8 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(1)
9 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 2
Tổng 23
Học kỳ 4:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1. ENMA225959 Cảm biến và cơ cấu chấp hành 2
2. MPAU220729 Tự động hóa quá trình sản xuất 2
3. MATE230430 Kỹ thuật chế tạo 3
4. DITE226829 Kỹ thuật số 2
5. PNHY230529 Công nghệ thủy lực và khí nén 3
6. AUCO330329 Điều khiển tự động 3
7. MEPR220227 Thực tập cơ khí cơ bản 2
8. EHQT230437 Anh văn 4 3
Tổng 20
Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1. PRMD310529 Đồ án thiết kế cơ khí 1
2. GELA220405 Pháp luật đại cương 2
3. POEL326729 Điện tử công suất 2
4. SERV334029 Hệ thống truyền động servo 3
5. PACT310429 Thực tập điều khiển tự động 1
6. MICO236929 Vi xử lý 3
7. ROBO331129 Kỹ thuật Robot 3
8. PEEE210229 Thực tập thiết kế mạch 1
9. EHQT330537 Anh văn 5 3
Tổng 19
Học kỳ 6:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 Kiến thức chuyên ngành 1 (Tự chọn) 3
2 MALE337029 Học máy 3
3 PMIP326929 Thực tập Vi xử lý 2
4 ARIN337629 Trí tuệ nhân tạo 3(2+1)
200
5 PMPA326629 Thực tập Tự động hóa 2
6 PSEA315929 Thực tập cảm biến và robot 1
7 Kiến thức chuyên ngành 2 (Tự chọn) 3
8 Kiến thức chuyên ngành 3 (Tự chọn) 3
9 PESD321429 Thực tập Servo 2
Tổng 22
Học kỳ 7:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 FAIN442029 Thực tập Tốt nghiệp (CĐT) 4
5 PRME315129 Đồ án Cơ điện tử 1
6 SEMI325929 Chuyên đề doanh nghiệp (CĐT) 2
Tổng 7
Học kỳ 8:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 UGRA475529 Đồ án tốt nghiệp 7
Tổng 7

- Phần tự chọn môn học khối Khoa học xã hội – nhân văn: 4 TC
Sinh viên chọn học (SV chọn 02 trong số các môn học sau)

Số tín Ghi
STT Mã học phần Tên học phần
chỉ chú
1 GEEC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 INMA220305 Nhập môn quản trị học 2
3 INLO220405 Nhập môn logic học 2
4 INSO321005 Nhập môn xã hội học 2
5 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
6 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2
7 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
8 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
9 WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
10 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Tổng 24

- Phần tự chọn Kiến thức chuyên ngành


Sinh viên chọn học 9 TC trong số 30 TC tự chọn

TT Mã học phần Tên học phần Số tín Mã MH trước

201
chỉ
1 SCDA331629 Mạng truyền thông công nghiệp 3(2+1)
2 MAVI332529 Thị giác máy 3(2+1)
3 DIPR337529 Xử lý tín hiệu số 3(2+1)
4 EMSY337329 Hệ thống nhúng 3(2+1)
5 IOTM337629 IoT trong lĩnh vực Cơ điện tử 3(2+1)
6 PCTR331929 Điều khiển quá trình 3(2+1)
7 WEPR330479 Lập trình Web 3(2+1)
8 BDES333877 Nhập môn dữ liệu lớn (Big Data Essentials) 3(2+1)
9 CAED331024 Ứng dụng CAE trong cơ khí 3(2+1)
10 CCCT331725 Công nghệ CAD/CAM-CNC 3(2+1)
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ,
trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Nhập môn kỹ thuật Cơ khí


Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực Thiết kế công nghiệp, định
hướng nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cần thiết để có thể tiến hành học tập nâng cao ở các môn học cơ
sở ngành và chuyên ngành tiếp theo.

02. Kỹ năng mềm


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng để phát triển tìm năng cá
nhân và phát kiến thức chuyên môn nhằm phát huy tối đa năng lực học tập, nghiên cứu và lập nghiệp.
Các nội dung bao gồm:kỹ năng giao tiếp; kỹ năng viết thuyết minh và thuyết trình; kỹ năng tư duy
sáng tạo; kỹ phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng về lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch; kỹ năng kiểm
soát hành vi; kỹ năng ra quyết định; các kỹ năng trong quản lý
03. Giáo dục thể chất 1, 2, 3
Cấu trúc học phần:3(0:3:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên một số kiến thức cơ bản trong lĩnh vực TDTT, phương pháp tập luyện
TDTT cả về lý thuyết và thực hành và thực hiện được một số môn thể dục thể thao: Điền kinh, Thể dục,

202
Chương trình tự chọn (sinh viên được học một trong các môn thể thao tự chọn sau: Cầu lông, bóng
chuyền, bóng đá).

04. Giáo dục quốc phòng


Cấu trúc học phần:4(0:4:8)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên vấn đề tư duy lý luận trong đường lối quân sự của Đảng và một số nội
dung cơ bản về công tác quốc phòng, về nghệ thuật quân sự Việt Nam, về chiến lược “Diễn biến hoà
bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam. Nội dung chủ yếu là:
1. Một số nội dung cơ bản về đường lối quân sự của Đảng
2. Một số nội dung cơ bản về công tác quốc phòng
3. Một số nội dung kỹ thuật và chiến thuật bộ binh

05. Vẽ kỹ thuật 1
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu
chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, các nguyên tắc biểu diễn
không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của
bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động
trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO.

06. Cơ kỹ thuật
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác
của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần:
Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ: phẳng,
không gian, ngẫu lực và momen, lực ma sát.
Động học: các đặc trưng chuyển động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay,
chuyển động song phẳng và hợp các chuyển động.
Động lực học: các định luật, định lý cơ bản của động lực học, nguyên lý D ,Alambert, phương trình
Lagrange loại II, nguyên lý di chuyển khả dĩ và hiện tượng va chạm trong thực tế kỹ thuật.

07. Sức bền vật liệu


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:

203
Học phầncung cấp kiến thức về: Tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật: các điều
kiện và khả năng chịu lực và biến dạng trong miền đàn hồi của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật, bao
gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực và ngoại lực, ứng suất và chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái
chịu lực phẳng và không gian: tính toán về ổn định và tải trọng động. Một số bài toán siêu tĩnh thường
gặp trong thực tế kỹ thuật.
08. Nguyên lý - Chi tiết máy
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phầnnghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường
dùng trong cơ khí. Sau khi học, sinh viên có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và
thiết kế các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế và chi tiết máy trong
thực tế kỹ thuật sau.
09. Đồ án Thiết kế cơ khí
Cấu trúc học phần:1(1:0:2)
Mô tả học phần:
Học phầnnày củng cố các kiến thức đã học trong các học phần Hình họa- vẽ kỹ thuật, Nguyên lý – chi
tiết máy, Cơ kỹ thuật, Sức bền vật liệu và vận dụng các kiến thức đã học của những môn học trên tính
toán thiết kế một số cơ cấu/ hệ thống truyền động thường gặp trong hệ thống cơ điện tử như: hộp số, cơ
cấu tay gắp, cơ cấu đa hướng (joystick),… Đồng thời, sinh viên được hướng dẫn cách tính toán thiết kế
động học và động lực học của các cơ cấu truyền động thực tế trong hệ thống cơ – điện tử.

10. Dung sai - Kỹ thuật đo Số


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phầncung cấp các kiến thức cơ bản về: Tính đổi lẫn chức năng trong ngành chế tạo máy. Dung sai
và lắp ghép các mối thông dụng trong ngành chế tạo máy như mối ghép hình trụ trơn, mối ghép then và
then hoa, mối ghép ren, phương pháp giải bài toán chuỗi kích thước và nguyên tắc cơ bản để ghi kích
thước trên bản vẽ chi tiết, một số loại dụng cụ đo và phương pháp đo các thông số cơ bản của chi tiết.

11. Kỹ thuật chế tạo


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Môn học cung cấp các kiến thức kỹ thuật cơ sở về kỹ thuật cơ khí từ giai đoạn đầu đến cuối của quá
trình chế tạo các chi tiết. Môn học trang bị cho sinh viên kỹ thuật nhưng không chuyên về công nghệ
chế tạo máy có khả năng tính toán, thiết kế quy trình công nghệ chế tạo cơ khí nhằm đáp ứng các yêu
cầu về kỹ thuật và kinh tế.
204
12. Cảm biến và Cơ cấu chấp hành
Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Mục đích của khóa học này là truyền đạt kiến thức về nguyên lý, hoạt động, vận hàn và ứng dụng của
các loại cảm biến như cảm biến màu, tiệm cận, điện dung, cảm ứng, từ, nhiệt độ, quang, áp suất,
encoder.v. Bên cạnh đó môn học còn cung cấp các kiến thức cơ cấu chấp hành về khí nén, thủy lực,
các loại đông cợ, DC, AC, servo, tuyến tính v.v. . Các ứng dụng của cảm biến và cơ cấu chấp hành
cũng được giới thiệu trong khóa học.
13. Kỹ thuật điện – điện tử
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức về mạch điện, các phương pháp giải mạch điện, mạch
điện xoay chiều một pha và ba pha. Nguyên lý hoạt động và phương pháp tính toán các thông số của
máy biến áp, động cơ điện không đồng bộ, động cơ điện một chiều. Nguyên lý hoạt động, phương pháp
tính toán thông số hoạt động và các mạch ứng dụng cơ bản của các linh kiện điện tử cơ bản như Diode,
transistor BJT, MOSFET, SCR, TRIAC, Opamp.

14. Điều khiển tự động


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển tự động các hệ tuyến
tính liên tục và rời rạc. Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng về mô hình hoá hệ thống vật lý,
kiến thức và kỹ năng ứng dụng các công cụ toán học để khảo sát đặc tính động học của hệ thống, đánh
giá chất lượng động học của hệ thống, thiết kế và hiệu chỉnh hệ thống điều khiển. Đây là học phần cơ sở
ngành, giúp sinh viên có kiến thức nền tảng để tiếp cận nhanh các ứng dụng cụ thể, chuyên sâu trong tự
động hóa quá trình sản xuất.

15. Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về kỹ thuật số, hệ thống số đếm, nguyên tắc
hoạt động và cấu tạo của hệ thống số, giúp cho sinh viên có kiến thức để phân tích, thiết kế các vi mạch
số. Nội dung chương trình sẽ gồm các phần: hệ thống số đếm, đại số Boole, mạch logic liên hợp, mạch
tuần tự, bộ nhớ, mạch số học...

16. Công nghệ thủy lực và khí nén

205
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc của hệ thống điều
khiển khí nén, điện khí nén, thủy lực, điện thủy lực. Ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng khí
nén, thủy lực so với điện. Giới thiệu các phần tử trong hệ thống. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch
điều khiển khí nén, thuỷ lực. Biện pháp phát hiện lỗi của phần tử và hệ thống, sửa chữa và bảo dưỡng hệ
thống.

17. Tự động hóa quá trình sản xuất


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu trúc một hệ thống điều khiển tự động. Biết
cách vận dụng cảm biến, cơ cấu chấp hành và bộ điều khiển lập trình được (PLC) để tự động hóa các
dây chuyền sản xuất tự động. Đồng thời học phần này cũng cung cấp cho sinh viên các phương pháp lập
trình trong PLC và ứng dụng PLC để tự động hóa quá trình sản xuất trong công nghiệp.

18. Lập trình ứng dụng trong kỹ thuật


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lập trình giao diện và ngôn ngữ lập
trình C#. Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng cơ bản trong lập trình giao diện: xác định yêu
cầu của bài toán, thiết kế giao diện và xây dựng chương trình giao diện. Hình thành và phát triển kỹ
năng thiết kế giao diện và xây dựng chương trình.

19. Vi xử lý
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vi điều khiển. Giúp cho sinh viên có các
kiến thức về cấu trúc cơ bản của một vi điều khiển, vi xử lý, cách giao tiếp vi điều với ngoại vi. Cung
cấp cho sinh viên kỹ năng thiết kế một board mạch điện tử có sử dụng vi điều khiển và phương pháp lập
trình để điều khiển những hệ thống cơ – điện.

20. Kỹ thuật Robot


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Kỹ thuật robot là môn học trang bị cho người học hiểu biết về lĩnh vực robot và những ứng dụng kỹ
thuật này trong tự động hóa sản xuất, trong dịch vụ, cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Trên cơ sở
206
những kiến thức được giới thiệu trong môn học này, người học có thể nhanh chóng tiếp cận và khai thác
có hiệu quả các loại robot như công nghiệp, dịch vụ, phục vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực ứng
dụng cụ thể.

21. Điều khiển quá trình


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử những kiến thức cơ bản về
điều khiển quá trình, ứng dụng lý thuyết điều khiển tự động và các thiết bị tự động để điều khiển các
thông số quá trình: mức, lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, thành phần… trong hệ thống cơ – điện tử. Ứng
dụng phần mềm để mô phỏng, lập trình điều khiển và thiết kế giao diện giám sát các hệ thống cơ – điện
tử có liên quan đến các thông số quá trình

22. Hệ thống truyền động Servo


Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điên tử những kiến thức cơ bản về động
cơ điện và hệ thống servo trong công nghiệp. Nguyên lý tổng quát, các tính toán khi thiết kế và điều
khiển các loại động cơ điện và hệ servo thường dùng, từ hệ servo điện với động cơ bước, DC, AC đến
hệ servo thủy lực. Học phần còn trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết khi thiết kế quỹ đạo di
chuyển, đặc biệt các giải thuật nội suy cho các hệ servo nhiều trục.

23. Điện tử công suất


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các linh kiện điện tử công suất, các bộ
chỉnh lưu và nghịch lưu thường gặp trong các bộ điện tử công suất các phương pháp chuyển đổi DC-
AC. Đồng thời học phần này cung cấp cho sinh viên biết chọn lựa công suất cho các linh kiện điện tử
công suất hay công suất của động cơ phù hợp với một hệ hệ thống cơ – điện tử cụ thể.

24. Thị giác máy


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử những kiến thức về kỹ thuật
xử lý ảnh tĩnh và ảnh động, bao gồm những kỹ năng xử lý cơ bản (thao tác với ảnh và camera bằng
chương trình, làm mờ, khử nhiễu, làm nổi cạnh, chuyển đổi không gian màu) và nâng cao (nhận dạng
màu sắc, biên dạng, phát hiện chuyển động...). Đồng thời, áp dụng kỹ thuật xử lý ảnh để tạo ra các hệ

207
thống cảm biến thông minh cho máy (máy nhìn cho máy) sử dụng trong các dây chuyền sản suất và đời
sống.

25. Mạng truyền thông công nghiệp


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử cấu trúc một hệ thống mạng
truyền thông nghiệp, những kiến thức cơ bản về truyền dữ liệu trong thiết bị và điều khiển (cách thức
trao đổi thông tin giữa các chủ thể với nhau như các máy tính hoặc các PLC). Trong học phần này người
học biết được các giao thức truyền thông được sử dụng trong các thiết bị trong công nghiệp tiêu biểu
như : Profibus, Can, DeviceNet, Modbus, Ethernet, AS-i…Đồng thời, cung cấp cho sinh viên các kỹ
năng thiết kế, thực nghiệm các mạng truyền thông công nghiệp thông dụng và cách sử dụng một số phần
mềm SCADA thông dụng để thiết kế giao diện giám sát trạng thái. Sau khi học xong người học có khả
năng thiết kế một hệ thống mạng truyền thông phục vụ việc tự động hóa hệ thống sản xuất tự động trong
công nghiệp và đời sống

26. Xử lý tín hiệu số


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử các khái niệm căn bản và kiến
thức trong lĩnh vực xử lý tín hiệu số như tín hiệu tương tự, tín hiệu số, khoảng tần số của chúng và mối
quan hệ giữa chúng. Phép biến đổi z và ứng dụng. Phép biến đổi Fourier rời rạc (DFT). Thuật toán biến
đổi Fourier nhanh FFT. Đặc tính tần số và đáp ứng xung của các mạch lọc rời rạc lý tưởng. Các chỉ tiêu
kỹ thuật của mạch lọc thực tế. Tổng hợp lọc FIR bằng phương pháp cửa sổ. Giới thiệu tổng hợp lọc FIR
tối ưu theo định lí Chebyshev và thuật toán Remez, giới thiệu phương pháp lấy mẫu tần số. Giới thiệu
tổng hợp lọc IIR bằng phương pháp bất biến đặc tính xung và phương pháp song tuyến tính.

27. Trí tuệ nhân tạo


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử kiến thức cơ bản về trí tuệ
nhân tạo, vai trò của trí tuệ nhân tạo trong nghiên cứu khoa học, cũng như sự cần thiết của việc ứng
dụng trí tuệ nhân tạo sản xuất và đời sống. Môn học cung cấp cho sinh viên cách giải quyết vấn đề bằng
các thuật toán tìm kiếm, biểu diễn tri thức và lập luận (kiến thức và kĩ năng để biểu diễn tri thức, xây
dựng một hệ chuyên gia), máy học (kiến thức tổng quan để xây dựng những hệ thống tự động rút trích
tri thức từ dữ liệu). Đồng thời, sinh viên cũng được tiếp cận các ứng dụng và thực nghiệm các kiến thức
đã được học từ lý thuyết từ đó áp dụng vào thực tiễn

28. Lập trình nhúng

208
Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử những kiến thức cơ bản về
các hệ thống nhúng, thiết kế phần cứng hoặc phát triển phần cứng và phát triển phần mềm (trên các hệ
điều hành Linux hoặc Android) cho các hệ thống nhúng. Ngoài ra, sinh viên cũng được tiếp cận các ứng
dụng và thực nghiệm các kiến thức đã được học từ lý thuyết từ đó áp dụng vào thực tiễn.

29. Đồ án môn học Hệ thống cơ điện tử


Cấu trúc học phần:1(1:0:2)
Mô tả học phần:
Học phần này giúp người học củng cố những kiến thức cơ bản về điều khiển tự động, tự động hóa quá
trình sản xuất. Biết cách thiết kế lựa chọn thiết bị điều khiển trong những hệ thống cơ – điện. Cách mô
phỏng và triển khai hệ thống cơ khí, hệ thống điều khiển để phục vục việc tự động hóa cho các hệ thống
cơ – điện tử. Đồng thời giúp cho sinh viên biết cách trình bày, viết thuyết minh một đồ án môn học, một
dự án trong hệ thống cơ – điện tử.

30. Công nghệ CAD/CAM-CNC


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Học phần giới thiệu các kiến thức về:
+ Các nội dung cơ bản của giải pháp CAD/CAM
+ Các kỹ năng cơ bản như: chọn thứ tự nguyên công, chọn dụng cắt, lập trình gia công trên
máy CNC
+ Cách khai thác các phần mềm theo các thành phần của công nghệ CAD/CAM

31. IoT trong lĩnh vực Cơ Điện Tử


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Môn học này để triển khai mô hình đào tạo liên kết với doanh Mục đích của khóa học này là truyền đạt
kiến thức về Internet of Things (IoT) liên quan đến , kiến trúc của he thống, các thiết bị và thành phần
để phát triển hệ thống IoT như cảm biến, đám mây, mạng truyền truyền thông, lập trình nhúng, . quản
lý, phân tích dữ liệu, bảo mật và ứng dụng IoT trong dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, v.v. .

32. Nhập môn dữ liệu lớn


Cấu trúc học phần:3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Mục tiêu chính của môn học này là giúp sinh viên làm quen với hầu hết các công nghệ thông tin quan
trọng được sử dụng trong việc thao tác, lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn, các công cụ cơ bản để phân tích
thống kê, R và Python và một số thuật toán học máy. Trọng tâm của khóa học sẽ là làm chủ Spark 2. 0,
209
nổi lên như là khung xử lý dữ liệu lớn quan trọng nhất tìm hiểu về cơ sở dữ liệu lưu trú bộ nhớ (VoltDB,
SciDB) và cơ sở dữ liệu đồ thị (Ne4J). Học sinh sẽ có được khả năng khởi tạo và thiết kế các hệ thống
có khả năng mở rộng cao, có thể chấp nhận, lưu trữ và phân tích khối lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc
trong chế độ hàng loạt và / hoặc thời gian thực. Hầu hết các bài giảng sẽ được trình bày bằng các ngôn
ngữ lập trình dễ hiểu. Bài giảng trình bày các khía cạnh lý thuyết và tính toán khác nhau của một loạt
các phương pháp tối ưu hóa để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong kỹ thuật và robot.

33. Chuyên đề Doanh nghiệp


Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học này để triển khai mô hình đào tạo liên kết với doanh nghiệp, cập nhật công nghệ mới từ
chuyên gia và tư tưởng “Sáng tạo và khởi nghiệp”. Môn học sẽ được triển khai linh hoạt, phân bố nhiều
đợt theo các hình thức sau:
- Tập trung (5 tiết/1 buổi, 3 buổi = 1 tín chỉ): Khoa và bộ môn sẽ mời chuyên gia từ các doanh nghiệp
đến báo cáo và sinh viên đăng ký tham gia.
- Gửi sinh viên đến doanh nghiệp để tham dự một chuyên đề, tìm hiểu công nghệ mới. Sau mỗi buổi
tham dự tại trường hoặc tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ viết báo cáo, khoa xác nhận và cử giảng viên
chấm điểm.

34. Thực tập nguội


Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong công nghệ gia công cơ khí với
dụng cụ cầm tay và một số thiết bị gia công đơn giản: vạch dấu, đục, dũa, cưa, uốn nắn, khoan khoét
doa, cắt ren, cao, ... ; đo các kích thước bằng tay, bằng các dụng cụ cầm tay: thước cặp, thước vuông,
pan-me, ca líp …

35. Thực tập đo lường cơ khí


Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ Học phần này giúp cho sinh viên có khả
năng giải quyết bài toán đo kiểm về độ chính xác của các chi tiết máy trên cơ sở các yêu cầu kỹ thuật
của chi tiết máy hay bộ phận máy. Từ đó sinh viên sẽ vận dụng các kiến thức trong học phần này để giải
quyết các vấn đề về thiết kế máy khi thực hiện đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.

36. Thực tập thiết kế mạch


Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Mô tả học phần:

210
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về khí cụ điện, linh kiện điện tử cơ bản. Kỹ
năng sử dụng và chọn lựa khí cụ điện cơ bản. Kỹ năng thiết kế mạch điện tử. Kỹ năng lắp và đo đạc các
thông số mạch điện tử cơ bản.

37. Thực tập Tự động hóa


Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Mô tả học phần:
Học phần này giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môn học lý thuyết Tự động hóa quá trình sản xuất. Cách
sử dụng các phần tử, thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động như: sensor, động cơ, van khí nén thủy
lực. Hiểu được nguyên lý làm việc, cách thiết kế mạch điện cho các phần tử điều khiển tự động hóa. Lắp
đặt và lập trình vân hành hệ thống sản xuất tự động với PLC. Cách giao tiếp PLC với ngoại vi, cách khai
báo với các module mở rộng. Cách soạn thảo và viết chương trình cho PLC với các ngôn ngữ lập trình
LAD, STL, SCL, GRAPH. Ưng dụng điều khiển một số mô hình ứng dụng

38. Thực tập Vi xử lý


Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Mô tả học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức về hệ thống số, các phần tử cơ bản trong trong hệ
thống số, phương pháp thiết kế hệ thống số, hình thành kỹ năng thiết kế và lập trình hệt thống số, ứng
dụng hệ thống số giải quyết một số bài toán điều khiển trong thực tế, thiết lập những ngoại vi cơ bản
trong vi điều khiển, vi xử lý như: xuất nhập I/O port, ADC, Timer, PWM, UART...

39. Thực tập Kỹ thuật điều khiển tự động


Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Môn học giúp sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử hiểu rõ hơn những vấn đề đã học ở môn lý
thuyết Điều khiển tự động và Điều khiển quá trình. Qua môn học này sinh viên biết thiết kế, thực thi bộ
điều khiển đã học trên lý thuyết vào các đối tượng thực tế sử dụng các công cụ phần mềm học thuật,
Matlab, cũng như các thiết bị lập trình ứng dụng, PLC Siemens. Bên cạnh đó, sinh viên cũng biết cách
sử dụng các thiết bị thường dùng trong các quá trình công nghiệp như các thiết bị đo mức. lưu lượng, áp
suất, nhiệt độ, các cơ cấu chấp hành như van điều khiển, bộ công suất gia nhiệt. Với sự hỗ trợ của phần
mềm sinh viên có thể giám sát và phân tích ảnh hưởng các thông số của bộ điều khiển lên đáp ứng của
hệ thống.

40. Thực tập Servo


Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Mô tả học phần:

211
Học phần này trang bị cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử những kỹ năng về điều khiển
các hệ thống Servo trong công nghiệp. Ứng dụng lý thuyết điều khiển, thiết bị trong các hệ thống Servo
(bao gồm: Cảm biến, cơ cấu chấp hành, thiết bị điều khiển) và các phần mềm chuyên dụng để điều
khiển các hệ thống Servo.

41. Thực tập cảm biến và robot


Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Mô tả học phần:
Học phần cung cấp các thông tin cơ bản nhất về Robot công nghiệp như các vấn đề về động học, động
lực học, điều khiển và lập trình Robot công nghiệp, ứng dụng của Robot công nghiệp trong thực tế. Học
phần cũng cũng cấp các kiến thức cơ bản, kỹ thuật phân tích, thiết kế và lắp đặt các cảm biến công
nghiệp.

42. Khóa luận tốt nghiệp


Cấu trúc học phần:7(7:0:14)
Mô tả học phần:
Khóa luận tốt nghiệp là các đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết một vấn đề công nghệ kỹ thuật cụ thể
mang tính thực tế liên quan đến ngành học do sinh viên tự chọn hoặc theo gợi ý của giáo viên hướng dẫn.
Khóa luận tốt nghiệp nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng vận dụng những kiến thức đã học để
giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế. Nội dung bao gồm tổng hợp các kiến thức đã học làm cơ sở
để giải quyết vấn đề; phân tích lựa chọn phương án và cách thức giải quyết vấn đề; đánh giá kết quả và
bảo vệ thành quả đã thực hiện.

212
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT NHIỆT
Trưởng ngành

Đặng Hùng Sơn

213
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:

TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 EHQT130137 Anh văn 1 3
2 INTE130132 Nhập môn Công nghệ Kỹ thuật (2+1) 3
3 MATH132401 Toán 1 3
4 GCHE130603 Hóa đại cương 3
5 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
6 LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
7 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
8 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
Tổng 19
Học kỳ 2:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước
1 EHQT130237 Anh văn 2 3
2 IPRM131585 Lập trình Matlab 3
3 MATH132501 Toán 2 3
4 PHYS130902 Vật lý 1 3
5 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
6 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
7 LLCT220514 Lịch sử Đảng CSVN 2
8 Tự chọn Đại cương 1 2
9 Tự chọn Toán học và KHTN 1 3
Tổng 22
Học kỳ 3:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 EHQT230337 Anh văn 3 3
2 MATH132601 Toán 3 3
3 Tự chọn Đại cương 2 2
4 Tự chọn Toán học và KHTN 2 3
5 ENDR130123 Vẽ kỹ thuật 1 3
6 THME230721 Cơ lý thuyết 3
7 THER230232 Nhiệt động lực học kỹ thuật 3
8 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2

214
Tổng 22

Học kỳ 4:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 FLUI220132 Cơ học lưu chất ứng dụng 2
2 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3
3 EEEN234062 Kỹ thuật điện – điện tử 3
4 EHQT230437 Anh văn 4 3
5 STMA230521 Sức bền vật liệu 3
6 AMTE223532 Toán ứng dụng – Nhiệt 2
7 HEAT230332 Truyền nhiệt 3
8 Tự chọn cơ sở ngành 1 2
Tổng 21
Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 EHQT230437 Anh văn 5 3
2 Tự chọn cơ sở ngành 2 2
MEMD23032 Nguyên lý - chi tiết máy 3
3
3
4 REEN230532 Kỹ thuật lạnh 3
5 BOIT330632 Lò hơi 3
6 PFCO330232 Bơm, Quạt và Máy nén 3
7 DRYT331132 Kỹ thuật Sấy và Chưng Cất 3
8 Tự chọn liên ngành 1 2
Tổng 22
Học kỳ 6:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 Tự chọn liên ngành 2 2
2 Tự chọn liên ngành 3 2
3 COMP330732 Máy nén và thiết bị lạnh 3
4 ACSY340932 Điều hòa không khí 4
5 THPP331032 Nhà máy nhiệt điện 3
6 Tự chọn chuyên ngành 1 2
7 RETP322132 Thực tập điện lạnh 1 2
8 RETP332232 Thực tập điện lạnh 2 3
215
9 RETP332332 Thực tập điện lạnh 3 3
Tổng 24

Học kỳ 7:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 BOIP322732 Thực tập Lò hơi 2
2 RETP322432 Thực tập điện lạnh 4 2
3 DRYP322932 Thực tập Sấy 2
4 Tự chọn chuyên ngành 2 1
5 ENSE320932 Chuyên đề Doanh Nghiệp (CNKT Nhiệt) 2
6 UNPR443032 Thực tập tốt nghiệp 4
Tổng 13
Học kỳ 8:
TT Mã MH Tên MH Số TC
1 UNTH472832 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7
PHẦN TỰ CHỌN
Tổng số tín chỉ tự chọn: 10 TC
Toán học và KHTN (chọn 2 trong 4 môn) 6 Ghi chú
1 MATH133101 Toán cao cấp dành cho kỹ sư 1 3
2 MATH133201 Toán cao cấp dành cho kỹ sư 2 3
3 MATH133501 Đại số tuyến tính 3
4 PHYS131002 Vật lý 2 3
Khoa học xã hội nhân văn (chọn 2 trong 12 môn) 4 Ghi chú
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hóa Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2 Chọn 2 môn
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi
11 WOPS120390 2
trường kỹ thuật
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
13 BPLA121808 Kế hoạch khởi nghiệp 2
Tổng 10
216
Khối kiến thức tự chọn ngành và chuyên ngành 13
I. Cơ sở ngành và ngành 4
1 THMA221332 Vật liệu nhiệt lạnh 2
2 METE320126 Công nghệ kim loại 2
3 OPTI423129 Tối ưu hóa 2
4 THME221432 Đo lường nhiệt 2 Chọn 2 môn
5 PICE220130 Nguyên lý động cơ đốt trong 2
6 PHEQ220332 Máy thủy lực và khí nén 2
7 AMIC320133 Vi điều khiển ứng dụng 2
II. Chuyên Ngành 3
1 HEEX321532 Thiết bị trao đổi nhiệt 2
2 PTPA321632 Nguyên lý tự động hóa quá trình nhiệt 2
3 ENEC320832 Kinh tế năng lượng 2 Chọn 1 môn 2
4 STRT321732 Chuyên đề lạnh 2 TC và 1 môn 1
5 STTT321832 Chuyên đề nhiệt 2 TC
6 STRE321932 Chuyên đề năng lượng tái tạo 2
7 REPR310132 Đồ án lạnh 1
8 THPR310232 Đồ án nhiệt 1
III. Liên Ngành Chọn 3
(Sinh viên nên tham khảo ý kiến của trưởng ngành để có sự chọn 6 môn
lựa phù hợp, chú ý không trùng với môn chuyên ngành đã học)
1 PLCT220146 PLC(khoa điện) 2
2 HEEX321532 Thiết bị trao đổi nhiệt 2
3 PTPA321632 Nguyên lý tự động hóa quá trình nhiệt 2
4 ENEC320832 Kinh tế năng lượng 2
5 STRT321732 Chuyên đề lạnh 2
6 STTT321832 Chuyên đề nhiệt 2
7 STRE321932 Chuyên đề năng lượng tái tạo 2
8 IMAS320525 Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp 2
9 AUMP323525 Tự động hoá quá trình sản xuất 2
10 ERMA326032 Năng lượng và quản lý năng lượng 2

Danh mục các môn học MOOCs (Massive Open Online Courses)
Nhằm tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, SV có thể tự
chọn các khóa học online đề xuất trong bảng sau để xét tương đương với các môn học có trong chương
trình đào tạo:
Môn học được xét tương đương
TT Mã môn học Tên môn học TC
(link đăng ký)
ASU, 2 credits, 16 weeks,
3
1 INTE130132 Nhập môn ngành công nghệ kỹ thuật https://gfa.asu.edu/courses/online-
(2+1)
engineering-course
2 THER230232 Nhiệt động học kỹ thuật 3 University of Michigan, 8 weeks,
https://www.mooc-list.com/course/
introduction-thermodynamics-

217
transferring-energy-here-there-coursera
https://www.mooc-list.com/course/fluid-
3 FLUI220132 Cơ học lưu chất ứng dụng 2
mechanics-saylororg
https://www.mooc-list.com/course/wind-
4 STRE321932 Chuyên đề năng lượng tái tạo 2 waves-and-tides-alternative-energy-
systems-coursera
ASU, 4 credits, 8 weeks,
5 ERMA626032 Năng lượng và quản lý năng lượng 2 https://gfa.asu.edu/courses/introductio
n-solar-systems-astronomy

Kiến thức bổ trợ tự do


Các khóa bên ngoài đào tạo
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Ghi chú
Tư vấn thiết kế và giám sát hệ thống Bên ngoài đào
1 CDST424032 2
nhiệt lạnh tạo
Bên ngoài đào
2 SIMA424132 Mô phỏng và quản lý năng lượng 2
tạo
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC

Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

Các học phần bắt buộc

1. Nhập môn ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt 3TC

Cấu trúc học phần: 03(2/1/6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt được học về lịch sữ phát triển của Trường, Khoa, Bộ môn;
được học về chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt; được học về
các ứng dụng của ngành Công nghệ Kỹ thuật Nhiệt trong công nghiệp và dân dụng; được tìm hiểu thực
tế các máy móc và thiết bị trong lĩnh vực Nhiệt Điện Lạnh. Đây là học phần cơ bản của ngành, giúp
người học định hướng nghề nghiệp, trang bị cơ bản các kỹ năng mềm cũng như nền tảng đạo đức nghề
nghiệp.

2. Toán ứng dụng – Nhiệt

Cấu trúc học phần: 02(2/0/4)


Môn học trước: Toán 1, Toán 2
Tóm tắt nội dung học phần:

218
Học phần này cung cấp cho sinh viên các phương trình toán học trong lĩnh vực nhiệt – lưu chất, phương
pháp rời rạc các phương trình vi phân - tích phân, các kiến thức cơ bản về phương pháp số, các lời giải
trong các phương pháp số. Bên cạnh đó, sinh viên còn được giới thiệu các phần mềm ứng dụng để
giải/mô phỏng số các bài toán về nhiệt – lưu chất ở mức độ đơn giản.

KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

Học phần bắt buộc

01. Hình họa - Vẽ kỹ thuật

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phầncung cấp cho sinh viên những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật bao gồm: Các tiêu
chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các kỹ thuật cơ bản của hình học hoạ hình, các nguyên tắc biểu diễn
không gian hình học, các phép biến đổi, sự hình thành giao tiếp của các mặt, ..., các yếu tố cơ bản của
bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt, các loại bản vẽ chi tiết, vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động
trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và quốc tế.

02. Cơ lý thuyết

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác
của lĩnh vực cơ khí, nội dung học phần bao gồm các học phần:

Tĩnh học: Các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ: phẳng,
không gian, ngẫu lực và momen, lực ma sát.

Động học: các đặc trưng chuyển động của điểm và vật thể, chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay,
chuyển động song phẳng và hợp các chuyển động.

Động lực học: các định luật, định lý cơ bản của động lực học, nguyên lý d,Alambert, phương trình
Lagrange loại II, nguyên lý di chuyển khả dĩ và hiện tượng va chạm trong thực tế kỹ thuật.

03. Sức bền vật liệu

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Tóm tắt nội dung học phần:

219
Học phần cung cấp kiến thức về: Tính toán sức chịu tải của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật: các điều
kiện và khả năng chịu lực và biến dạng trong miền đàn hồi của các chi tiết máy và kết cấu kỹ thuật, bao
gồm: các khái niệm cơ bản về nội lực và ngoại lực, ứng suất và chuyển vị, các thuyết bền, các trạng thái
chịu lực phẳng và không gian: tính toán về ổn định và tải trọng động. Một số bài toán siêu tĩnh thường
gặp trong thực tế kỹ thuật.

04. Nguyên lý - chi tiết máy

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phầnnghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động
lực học của cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng
trong cơ khí. Sau khi học, sinh viên có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế
các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế và chi tiết máy trong thực tế kỹ
thuật sau.

05. Cơ học lưu chất ứng dụng

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Toán cao cấp, Vật lý A1, Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các tính chất của lưu chất. Nghiên cứu
qui luật cân bằng của chất lỏng tĩnh, tính toán áp lực thủy tĩnh, nghiên cứu qui luật chuyển động của lưu
chất và các thông số đặc trưng cho nó mà không quan tâm đến lực, nghiên cứu lực tác dụng trong môi
trường lưu chất chuyển động và những qui luật tương tác về lực giữa ḍng lưu chất với các vật rắn. Tìm
hiểu đặc trưng chuyển động một chiều của chất lỏng, dòng chảy qua lỗ vòi. Học phần còn cung cấp cho
người học kiến thức và kỹ năng tính toán, thiết kế, phân tích, đánh giá và tư vấn các ưu, nhược điểm của
các hệ thống thủy lực cho các công trình.

06. Kỹ thuật điện – điện tử

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Toán 1&2, Vật lý 1&2
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần dành cho sinh viên không chuyên ngành điện, nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về máy
điện, mạch điện, cách tính toán mạch điện, nguyên lý cấu tạo, tính năng và ứng dụng các loại máy điện

220
cơ bản; cung cấp khái quát về đo lường các đại lượng điện. Trên cơ sở đó có thể hiểu được các máy
điện, khí cụ điện thường gặp trong sản xuất và đời sống.

07. Nhiệt động lực học kỹ thuật

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Toán 1 & 2, Vật lý 1&2, Hoá học cho kỹ thuật
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về nhiệt, nội dung định luật nhiệt 1 và 2, kiến thức về
các quá trình biến đổi năng lượng, sự biến đổi giữa nhiệt và công, giữa công và nhiệt trong các chu trình
thuận và ngược chiều, cũng như đặc tính nhiệt của các chất giúp cho quá trình biến đổi đó nhằm áp dụng
hiệu quả trong thực tế. Đây là học phần cơ sở của chuyên ngành, nó giúp người học hiểu nguyên lý
chuyển hóa qua lại giữa nhiệt năng và cơ năng thông qua các động cơ nhiệt.

08. Truyền nhiệt

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước: Nhiệt động lực học kỹ thuật
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu và bức
xạ). Đây là học phần cơ sở của chuyên ngành, nó cung cấp cho người học các phương pháp tính toán để
có thể giải quyết bài toán liên quan đến truyền nhiệt cho các môn chuyên ngành.

Học phần tự chọn

01. Vật liệu nhiệt lạnh

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Kỹ thuật lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về vật liệu chế tạo máy và thiết bị lạnh, lò
hơi, vật liệu cách nhiệt, vật liệu chịu lửa và mối quan hệ nhiều thành phần trong hệ thống lạnh. Đây là
học phần chuyên sâu về vật liệu giúp người học có cái nhìn chung và phân tích được sự tương quan
trong mối quan hệ nhiều thành phần trong hệ thống nhiệt – lạnh.

02. Công nghệ kim loại

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
221
Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về phương pháp gia công, thiết bị và công nghệ để gia công kim
loại như đúc, gia công áp lực và hàn kim loại, gia công cắt gọt kim loại; giới thiệu công dụng và khả
năng công nghệ của máy; các chuyển động cơ bản của máy; sơ đồ kết cấu động học và sơ đồ động của
máy; các vấn đề cơ bản về điều chỉnh máy để thực hiện các công việc gia công.

03. Tối ưu hóa

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tối ưu tổng quát và ứng dụng; phương
pháp đơn hình giải bài toán quy hoạch tuyến tính; bài toán đối ngẫu và một số ứng dụng; quy hoạch
nguyên; một số phương pháp quy hoạch phi tuyến.

04. Đo lường nhiệt

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Nhiệt động lực học Kỹ thuật, Truyền nhiệt
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp cơ bản để đo các
thông số đặc trưng của quá trình nhiệt, nguyên lý và cấu tạo của một số loại thiết bị đo như: nhiệt độ, áp
suất, lưu lượng, mức chất lỏng, độ ẩm,…

Ngoài ra, học phần này còn trang bị cho người học những kỹ năng về sử dụng các dụng cụ đo trên.

05. Nguyên lý động cơ đốt trong

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học tiên quyết:Nhiệt động lực học Kỹ thuật, Truyền nhiệt,
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức về: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong
kiểu piston; Nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo của các hệ thống và các chi tiết trên động cơ.

06. Máy thủy lực và khí nén

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy thủy lực và khí nén, cấu tạo,
nguyên lý hoạt động, đặc tính, phạm vi sử dụng, các hư hỏng thường gặp, phương thức sữa chửa, bảo
trì, bảo dưỡng cho các loại máy thủy lực và khí nén như: máy bơm cánh dẫn, bơm thể tích, quạt ly tâm,
222
quạt hướng trục, các loại máy nén khí. Đồng thời học phần cũng cung cấp cho người học khả năng thiết
kế, thi công, lắp đặt hệ thống thủy lực khí nén hoàn chỉnh. Người học có khả năng vận hạnh các loại
máy thủy lực, hệ thống thủy lực một cách an toàn hiệu quả.

07. Vi điều khiển ứng dụng

Cấu trúc học phần: 2(1/1/4)


Môn học trước:Tin học căn bản, Kỹ thuật điện – điện tử trong hệ thống Nhiệt – lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học bao gồm các kiến thức về cấu tạo phần cứng của Vi điều khiển (các bộ nhớ bên trong, bộ định
thời, các chức năng đặc biệt hỗ trợ khi sử dụng như tạo ngắt), cách lập trình cho Vi điều khiển và các tập
lệnh của nó để có thể áp dụng vào thực tế. Cụ thể: Hiểu được cấu trúc một hệ thống xử lý điều khiển ;
Thiết kế mạch ứng dụng Vi điều khiển; Lập trình cho Vi điều khiển để xử lý và điều khiển thiết bị ngoại vi.

KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

Học phần bắt buộc

01. Kỹ thuật lạnh

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, truyền nhiệt
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về nhiệt động của máy lạnh; môi chất làm
lạnh, môi chất tải lạnh, dầu bôi trơn; máy lạnh nhiều cấp, nhiều tầng; máy lạnh hấp thụ và máy lạnh
Ejector; máy lạnh Cryo căn bản. Học phần này còn cung cấp cho người học các kỹ năng về tính toán các
chu trình máy lạnh (như trên), giúp người học nhận thức và ý thức được việc bảo vệ môi trường trong
việc sử dụng các môi chất lạnh.

02. Lò hơi

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thiết kế các bộ
phận của lò hơi; giúp cho sinh viên nắm vững bản chất các hiện tượng xảy ra trong lò hơi. Đây là học
phần chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng tính toán thiết kế các thiết bị nhiệt trong lò hơi.

03. Bơm, Quạt và Máy nén


223
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học trước:Cơ học lưu chất ứng dụng
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về máy thủy lực, cấu tạo, nguyên lý hoạt
động, đặc tính, phạm vi sử dụng, các hư hỏng thường gặp, phương thức sữa chửa, bảo trì, bảo dưỡng
cho các loại máy thủy lực như: máy bơm cánh dẫn, bơm thể tích, quạt ly tâm, quạt hướng trục, các loại
máy nén. Đây là học phần chuyên môn do đó học phần còn cung cấp cho người học các kỹ năng tính
toán, thiết kế, thi công lắp đặt, phân tích, đánh giá và tư vấn các ưu, nhược điểm của các hệ thống thủy
lực cho các công trình.

04. Máy nén và thiết bị lạnh

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Kỹ thuật lạnh,
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học các kiến thức cơ bản chu trình thực của máy lạnh 1 cấp, 2 cấp;
máy nén lạnh; các thiết bị trao đổi nhiệt và thiết bị phụ của máy lạnh; thiết bị tự động máy nén lạnh;
cách nhiệt, cách ẩm cho hệ thống lạnh; thử nghiệm, vận hành và chuẩn đoán hệ thống lạnh. Ngoài ra,
học phần này cũng trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong công
nghiệp. Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng tính toán thiết kế và chọn máy
nén và thiết bị lạnh.

05. Điều hòa không khí

Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)


Môn học trước:Kỹ thuật lạnh, Máy nén và Thiết bị lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các hệ thống điều hòa không khí, các
quá trình và thiết bị xử lý không khí, tính toán cân bằng nhiệt và ẩm trong phòng, tính toán các sơ đồ
điều hòa không khí, các phương pháp lọc bụi và tiêu âm. Đây là học phần chuyên môn sâu về điều hòa
không khí, do đó học phần còn cung cấp cho người học các kỹ năng tính toán, phân tích, đánh giá và tư
vấn các ưu và nhược điểm của các hệ thống điều hòa không khí cho các công trình.

06. Nhà máy nhiệt điện

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước: Lò hơi
224
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn Nhà máy nhiệt điện cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về: năng lượng và các nguồn
năng lượng, các phương pháp đánh giá và nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng năng lượng; nguyên lý
nhiệt động học của chu trình động lực hơi nước và tuabin khí; các thiết bị chính của NMNĐ như lò hơi,
tua bin, thiết bị trao đổi nhiệt; cấu tạo, phân loại và phương pháp tính toán tuabin hơi nước; kinh tế và
định mức tiêu hao của NMNĐ; lựa chọn các thiết bị chính; cung cấp và xử lý nước; cung cấp và xử lý
nhiên liệu; các vấn đề môi trường của NMNĐ và các công nghệ xử lý; các chế độ vận hành nhà máy
điện. Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng tính toán một số thiết bị nhiệt
trong nhà máy nhiệt điện.

07. Kỹ thuật Sấy và Chưng Cất

Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt.
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về vật liệu ẩm, không khí ẩm, cơ sở lý thuyết về sấy vào tính
toán, thiết kế một số hệ thống sấy thường gặp. Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có
khả năng tính toán thiết kế một số hệ thống sấy cơ bản.

Học phần tự chọn chuyên ngành và liên ngành

01. Thiết bị trao đổi nhiệt

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Truyền nhiệt
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý làm việc, cấu tạo và phương
pháp tính toán các thiết bị trao đổi nhiệt đặc trưng. Đây là học phần chuyên sâu về truyền nhiệt, giúp
người học có thể tính toán thiết kế và kiểm tra các thiết bị trao đổi nhiệt và áp dụng vào thực tế sản xuất.

02. Nguyên lý tự động hóa quá trình nhiệt

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Máy nén và Thiết bị lạnh, Lò hơi, Đo lường nhiệt
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về lý thuyết tự động điều chỉnh và điều
khiển nói chung và quá trình nhiệt nói riêng. Giúp người học hiểu được nguyên lý hoạt động và cấu tạo

225
của các hệ thống và thiết bị tự động trong điều khiển hệ thống nhiệt – lạnh như nồi hơi, tuabin, hệ thống
lạnh. Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng đọc hiểu nguyên lý cũng như thiết
kế một số hệ thống điều khiển tự động hệ thống nhiệt lạnh cơ bản.

03. Kinh tế năng lượng

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế - kỹ thuật; về phân tích lựa chọn các
dự án đầu tư; về các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong các hệ thống Nhiệt – Điện lạnh. Đây là học phần
chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng đưa ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng và phân tích dự
án đầu tư.

04. PLC

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ sở của PLC, cấu trúc phần cứng PLC, tập lệnh,
ngôn ngữ lập trình và một số bài toán ứng dụng. Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có
khả năng thiết kế được một mạch điều khiển đơn giản sử dụng PLC.

05. Chuyên đề Lạnh

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Thực tập điện lạnh 1,2 & 3, kỹ thuật lạnh, máy nén thiết bị lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức nâng cao về vận hành, chẩn đoán và sửa chữa các
hỏng hóc của hệ thống lạnh, phương pháp tự động điều khiển hệ thống lạnh và kỹ thuật lạnh nâng cao.
Trang bị cho người học các kỹ năng về phân tích nguyên nhân và khắc phục các sự cố trên hệ thống lạnh.

06. Chuyên đề Nhiệt

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:Lò hơi, Nhà máy nhiệt điện
Tóm tắt nội dung học phần:

226
Môn chuyên đề nhiệt cung cấp cho sinh viên những chuyên đề về thiết kế, chế tạo, vận hành và bảo
dưỡng các thiết bị nhiệt như các bộ trao đổi nhiệt dạng tấm, thiết bị sử dụng năng lượng nhiệt mặt trời.
Đây là học phần chuyên ngành, sinh viên học xong có khả năng sử dụng hiệu quả những thiết bị nhiệt này.

07. Chuyên đề năng lượng tái tạo

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Môn học trước:nhiệt động học kỹ thuật, Truyền nhiệt,
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về các nguồn năng lượng tái tạo (năng
lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng gió). Giúp người học có cái nhìn tổng quan, có sự hiểu biết cơ bản
về tầm quan trọng các nguồn năng lượng trên thế giới. Đồng thời, người học biết cách khai thác và sử
dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo để bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

08. Đồ án lạnh

Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt, Kỹ thuật lạnh, Máy nén và Thiết bị
lạnh, Điều hòa không khí.
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giúp người học tổng hợp các kiến thức chuyên môn đã học ở các môn học trước đó để
giải quyết một bài toán lớn (tính toán thiết kế một số hệ thống lạnh). Thông qua đó cung cấp cho người
học kỹ năng tính toán thiết kế hệ thống lạnh, kỹ năng tra cứu tài liệu, kỹ năng vẽ một bảng thiết kế, kỹ
năng giao tiếp.

09. Đồ án nhiệt

Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt, Lò hơi, Kỹ thuật sấy.
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giúp người học tổng hợp các kiến thức chuyên môn đã học ở các môn học trước đó để
giải quyết một bài toán lớn (tính toán thiết kế một số hệ thống nhiệt). Thông qua đó cung cấp cho người
học kỹ năng tính toán thiết kế hệ thống nhiệt, kỹ năng tra cứu tài liệu, kỹ năng vẽ một bảng thiết kế, kỹ
năng giao tiếp.

10. Bảo trì và bảo dưỡng công nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)

227
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những chức năng cơ
bản của hoạt động quản trị, sự tác động của các yếu tố môi trường tổng quát nhất đối với hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp, những hướng dẫn cơ bản nhất về quản trị chi phí kinh doanh, tuyển
dụng và quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, và quản trị rủi ro nhằm giúp nhà quản trị nhận
diện và đưa ra những giải pháp để đối phó kịp thời.

11. Tự động hóa quá trình sản xuất

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những chức năng cơ
bản của hoạt động quản trị, sự tác động của các yếu tố môi trường tổng quát nhất đối với hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp, những hướng dẫn cơ bản nhất về quản trị chi phí kinh doanh, tuyển
dụng và quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, và quản trị rủi ro nhằm giúp nhà quản trị nhận
diện và đưa ra những giải pháp để đối phó kịp thời.

12. Quản trị kinh doanh

Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)


Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những chức năng cơ
bản của hoạt động quản trị, sự tác động của các yếu tố môi trường tổng quát nhất đối với hoạt động
kinh doanh của một doanh nghiệp, những hướng dẫn cơ bản nhất về quản trị chi phí kinh doanh, tuyển
dụng và quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, và quản trị rủi ro nhằm giúp nhà quản trị nhận
diện và đưa ra những giải pháp để đối phó kịp thời.

Học phần thực hành xưởng, thực tập tốt nghiệp

01. Thực tập điện lạnh 1

Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)


Môn học trước:Thực tập nguội, Kỹ thuật lạnh, Máy và thiết bị lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế về nguyên lý và cấu tạo một số loại máy
nén lạnh và thiết bị lạnh như: Phần máy nén: máy nén piston loại nửa kín và loại hở (gồm cả 1 cấp và 2

228
cấp nén), máy nén trục vít; Phần thiết bị phụ: Bình trung gian, bình chứa cao áp, bình tách dầu, thiết bị
ngưng tụ, thiết bị bay hơi, một số loại van; Kỹ năng về tháo lắp và sửa chữa máy nén và thiết bị lạnh.

02. Thực tập điện lạnh 2

Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)


Môn học trước:Thực tập nguội, Kỹ thuật lạnh, Máy và thiết bị lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế về máy nén kín loại Piston, Roto; các
phương pháp gia công đường ống; các phương pháp sử dụng thiết bị đo; cấu tạo, vận hành và kiểm tra
thiết bị điều khiển tự động; phương pháp sử dụng máy nạp gas/thu hồi gas; lắp ráp cân chỉnh và vận
hành máy lạnh 1 cục, 2 cục; kỹ năng về hàn điện, hàn hơi; hút chân không, nạp và thu hồi gas; kiểm tra
máy nén, quạt.

03. Thực tập điện lạnh 3

Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)


Môn học trước:Máy nén và Thiết bị lạnh, Điều hòa không khí.
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế về nguyên lý và cấu tạo của các thiết bị
điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ của hệ thống lạnh công nghiệp. Đây là học phần chuyên sâu về phần
điện điều khiển giúp người học có khả năng thiết kế và thi công các mạch điện để vận hành hệ thống
lạnh. Cung cấp cho người học các kỹ năng về kiểm tra và cài đặt các thiết bị điều khiển và bảo vệ, kỹ
năng về thiết kế và thi công các mạch điện cho hệ thống điều khiển này.

04. Thực tập điện lạnh 4

Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)


Môn học trước:Máy nén và Thiết bị lạnh
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế về vận hành, kiểm tra, chẩn đoán và sửa
chữa các hư hỏng thường gặp cho các hệ thống lạnh công nghiệp như hệ thống trữ đông, hệ thống cấp
đông, hệ thống điều hòa không khí water chiller, bể đá cây,…
Học phần này sẽ trang bị cho người học các kỹ năng về vận hành, kiểm tra, chuẩn đoán và sửa chữa các
hệ thống lạnh công nghiệp.

05. Thực tập Lò hơi

229
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt, Lò hơi
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế và kỹ năng về vận hành, kiểm tra, chẩn
đoán và sửa chữa các hư hỏng thường gặp cho Lò hơi.

06. Thực tập Sấy

Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)


Môn học trước:Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt, Kỹ thuật Sấy.
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức thực tế và kỹ năng về vận hành, kiểm tra, chẩn đoán
và sửa chữa các hư hỏng thường gặp cho các hệ thống sấy như sấy tầng sôi, sấy thùng quay, sấy tháp.

07. Thực tập tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(0/2/3)


Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức thực tế và kỹ năng về: Giám sát, thi công, lắp đặt hệ thống nhiệt,
lạnh tại các công trình; Vận hành các hệ thống nhiệt, lạnh; Tính toán, thiết kế các hệ thống nhiệt, lạnh
bằng các phần mềm ứng dụng hiện nay.

08. Khoá luận tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 6 (0/6/12)


Môn học trước:các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.
Tóm tắt nội dung học phần:
Khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên hệ thống hóa, tổng hợp các kiến thức, những kỹ năng và vận dụng
chúng một cách khoa học và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tế. Qua đó, sinh viên
có thể rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề một cách độc lập và
sáng tạo.

230
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT IN
Trưởng ngành

Trần Thanh Hà

231
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 MATH13240 Toán 1 3
1
2 GCHE130603 Hóa đại cương 3
3 LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác – Lênin 2
4 LLCT130105 Triết học Mác – Lênin 3
5 INPR130155 Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật In 3(2+1)
6 GEPR230255 Đại cương về sản xuất in 3(2+1)
7 ENDR130123 Vẽ kỹ thuật 1 3
8 CONE230156 Máy tính & Mạng máy tính 3
9 EHQT130137 Anh văn 1 3
10 GELA220405 Pháp luật đại cương 2
11 PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
Tổng 28
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 MATH132501 Toán 2 3 MATH132401
2 PHYS130902 Vật lý 1 3 MATH132401
3 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1 MATH132401
4 PRMA230257 Vật liệu in 3(2+1) GEPR230255
5 LAPM210357 Thực hành - Thí nghiệm vật liệu in 1 GEPR230255
6 CTRE230256 LT màu và phục chế trong ngành in 3 GEPR230255
7 PRIP310956 TT Xử lý ảnh 1 GEPR230255
8 PRCG311056 TT Đồ hoạ 1 GEPR230255
9 EHQT130237 Anh văn 2 3 EHQT130137
10 LLCT120205;
LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
LLCT130105
11 LLCT120205;
LLCT220514 Lịch sử Đảng CSVN 2
LLCT130105
12 PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
Tổng 23

232
Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PHCH130157 Hóa lý in 3 GCHE130603
2 PHYS131002 Vật lý 2 3 PHYS130902
3 GRDE330456 Nghệ thuật trình bày ấn phẩm 3 PRIP310956
4 Tự chọn KHXHNV 1 2
5 PLMA330756 Công nghệ Chế tạo khuôn in 3(2+1) GEPR230255
6 PRLT311156 TT Dàn trang 1 GEPR230255
7 PRDI311356 TT Bình trang điện tử 1 GEPR230255
8 PDPF310857 TT TK cấu trúc bao bì và định hình hộp 1 GEPR230255
9 EHQT230337 Anh văn 3 3 EHQT130237
LLCT120205;
LLCT130105
10 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
LLCT120405
LLCT220514
11 PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(1)
Tổng 22
Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 OCHE226903 Hóa hữu cơ 2 GCHE130603
2 DIIM330656 Công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số 3(2+1) GEPR230255
3 ENGR330356 Anh văn chuyên ngành in 3 GEPR230255
4 PRTE330555 Công nghệ in 3 GEPR230255
5 POPR330457 Công nghệ gia công sau in 3 GEPR230255
6 PRGD310556 Đồ án Nghệ thuật trình bày ấn phẩm 1 GRDE330456
7 PRPA311256 TT Kiểm tra và xử lý file 1 GEPR230255
8 PRPM311456 TT Chế tạo khuôn In 1 GEPR230255
9 EHQT130437 Anh văn 4 3 EHQT130337
Tổng 20

233
Học kỳ 5:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 Tự chọn chuyên ngành (Lý thuyết) 1 3
2 Tự chọn chuyên ngành (Lý thuyết) 2 3
3 PRPR310856 ĐA chế bản 1 DIIM330656
4 PRJP310655 ĐA Công nghệ in 1 PRTE330555
5 PRPO310457 ĐA Công nghệ gia công sau in 1 POPR330457
6 MEPR230455 Cơ điện tử trong ngành in 3 PRTE330555
7 Tự chọn KHXHNV 2 2
8 PROP321055 TT In 2 PRTE330555
9 PRPP320957 TT Thành phẩm 2 POPR330457
10 COOP422355 Chuyên đề doanh nghiệp (Công nghệ In) 2
11 EHQT130537 Anh văn 5 3 EHQT130437
Tổng 23
Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 PRQM330855 Quản lý chất lượng sản phẩm in 3 PRTE330555
2 SEMM330755 An toàn lao động và QL bảo trì thiết bị 3
3 PRMA330657 Kinh tế & Tổ chức sản xuất in 3(2+1) GEPR230255
4 Tự chọn hướng TTCN 1 3
5 Tự chọn hướng TTCN 2 3
6 MPRE130156 Ứng dụng Matlab trong Công nghệ in 3(2+1) GEPR230255
7 MATH132901 Xác suất - Thống kê ứng dụng 3 MATH132501
8 BLCE422355 Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật 0 (2)
Tổng 21
Học kỳ 7:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. Thực tập tốt nghiệp (theo CN tự chọn) 4
2. PRPM310757 ĐA Kinh tế & Tổ chức sản xuất in 1 PRMA330657
3. PPQM310955 ĐA Quản lý chất lượng sản phẩm in 1 PRQM330855
Tổng 6
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 THES471955 Đồ án tốt nghiệp 7
Tổng 7

234
PHẦN TỰ CHỌN
Kiến thức giáo dục đại cương
ST Mã MH trước,
Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
T MH tiên quyết
1 MPRE130156 Ứng dụng Matlab trong Công nghệ in 3(2+1) MATH132401
2 OCHE226903 Hóa hữu cơ 2 GCHE130603
3 PHCH130157 Hóa lý in 3 GCHE130603
Tổng 8

Khối kiến thức các học phần thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn: 4TC (SV chọn 2
trong các học phần sau):

Mã MH trước,
STT Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 GEEC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
11 WOPS120390 KN làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Sinh viên chọn 6TC trong các học phần sau)
ST Mã MH trước,
Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
T MH tiên quyết
1 DPRF431556 Kiểm tra và xử lý dữ liệu 3 DIIM330656
2 COMA431756 Quản trị màu 3 CTRE230256
3 OFPR431255 Các công nghệ In đặc biệt 3 PRTE330555
4 PAPR431355 Công nghệ In bao bì 3 PRTE330555
5 CDPF431257 TK cấu trúc và thành phẩm bao bì 3 POPR330457
6 VAAD421057 CN TP sách và gia tăng giá trị tờ in 3 POPR330457

235
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên chọn 1trong 3 hướng thực tập – 10TC)

ST Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ Mã MH trước,


T MH tiên quyết
1. MPPP431856 Thực tập chuyên ngành Trước In 1 3 DPRF431556
2. MPPP431956 Thực tập chuyên ngành Trước In 2 3 COMA431756
3. WSPP442156 Thực tập tốt nghiệp Trước In 4 DPRF431556
4. MPPR431555 Thực tập theo chuyên ngành In 1 3 PAPR431355
5. MPPR431655 Thực tập theo chuyên ngành In 2 3 OFPR431255
6. WSPR441855 Thực tập tốt nghiệp In 4 PAPR431355
7. MPPO431357 Thực tập chuyên ngành Sau In 1 3 CDPF431257
8. MPPO431457 Thực tập chuyên ngành Sau In 2 3 VAAD421057
9. WSPO441657 Thực tập tốt nghiệp Sau In 4 CDPF431257

Kiến thức liên ngành:


- Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành (trong khoa hoặc trong trường) để thay thế cho các
học phần chuyên ngành trong phần tự chọn:
- Xem danh sách các học phần được đề xuất bên dưới, hoặc Sinh viên có thể tự chọn các học
phần nằm ngoài danh sách được đề xuất trên tinh thần các học phần hỗ trợ hướng phát triển nghề
nghiệp sau này. SV nên nhờ tư vấn thêm từ Ban tư vấn để có sự lựa chọn phù hợp.
ST
Mã học phần Tên học phần Số tín chỉ
T
20. BRDE434056 Thiết kế 3 (TK AP nhận diện thương hiệu) 3(1+2)
21. PADE434156 Thiết kế 5 (Thiết kế bao bì nhãn hiệu) 3(1+2)
22. ETDR336429 Truyền động điện 3
23. AUCO330329 Điều khiển tự động 3
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ,
trong đó có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]
01. Nhập môn ngành Công nghệ Kỹ thuật in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học hiểu biết cơ bản về: ngành công nghiệp in ; vai trò vị trí của ngành in
trong đời sống xã hội, thị trường lao động ngành in ; các cơ hội nghề nghiệp của các kỹ sư in. Học phần cung
cấp cho người học các hiểu biết cơ bản về chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ in, các kỹ năng cần thiết
cho quá trình học tập, như chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo công nghệ in, các phân ngành đào tạo,
236
hướng phát triển sau khi ra trường ; các phương pháp tìm kiếm, phân loại và xử lý thông tin chuyên môn ;
cách thức nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành in ; cách thức xác lập và thực hiện các thực nghiệm
chuyên ngành ; cách thức làm các báo cáo khoa học (viết và trình bày) liên quan đến ngành nghề ; quản lý
hiệu quả thời gian và nguồn lực bản thân. Trong quá trình học tập sinh viên được hướng dẫn tham quan các
mô hình doanh nghiệp in, thực hiện 1 bài tập về thiết kế và sản xuất 1 sản phẩm in đơn giản.
02. Đại cương về sản xuất in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp in như: lịch sử phát triển ngành in và vai trò
ngành in trong đời sống xã hội ; các sản phẩm in, phân loại các sản phẩm in ; cơ sở lý thuyết và nguyên lý
của quá trình tách màu và tram hóa hình ảnh ứng dụng trong phục chế hình ảnh truyền thống và kỹ thuật số;
các nguyên lý, quy trình,các đặc điểm công nghệ chính và thiết bị của các công nghệ chế bản, công nghệ in
từ truyền thống đến hiện đại cũng như các đặc điểm công nghệ, thiết bị thành phẩm cho các dạng sản phẩm
khác nhau.
03. Vẽ kỹ thuật 1
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản về: Các quy tắc, quy định của
tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật; Phương pháp các hình chiếu vuông góc, các loại hình biểu diễn
sử dụng trong vẽ kỹ thuật; Kỹ năng đọc, hiểu và biết cách thiết lập các bản vẽ kỹ thuật sử dụng trong
lĩnh vực kỹ thuật; Sử dụng CAD trong vẽ kỹ thuật; Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, tính cẩn
thận, ý thức tổ chức kỷ luật của người làm công tác kỹ thuật.
04. Máy tính & Mạng máy tính
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp kiến thức về máy tính và mạng máy tính, bao gồm: các đặc điểm cơ bản của các thành
phần phần cứng máy tính; đặc điểm cơ bản của các hệ điều hành máy tính; kiến thức về Internet, Email; khai
thác Internet và các dịch vụ trên nền điện toán đám mây; kiến thức căn bản về mạng, thiết bị mạng LAN,
giao thức mạng.
05. Vật liệu in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về các loại vật liệu chính sử dụng trong ngành in (giấy, mực,
keo, màng, carton gợn sóng, nhũ nóng và nhũ lạnh…). Các kiến thức cung cấp bao gồm: thành phần cấu
tạo, tính chất cơ lý, tính chất công nghệ, phân loại… Học phần cũng cung cấp thêm các kiến thức giúp sinh
viên lựa chọn vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh tế.
06. Thực hành - Thí nghiệm vật liệu in
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)

237
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp cho SV những kỹ năng : xác định các tính chất cơ học (độ dày, định lượng, hướng sớ
giấy), xác định tính chất quang học (độ trắng, màu, hướng ngã màu) của giấy, các tính chất này là cơ sở
giúp sinh viên lựa chọn loại giấy in phù hợp với các quá trình in, thành phẩm; xác định được các đặc tính của
mực in như (độ nhớt, độ mịn của mực, thông số màu của mực); sử dụng thành thạo các thiết bị đo trong
phòng thí nghiệm, để đo lường và đánh giá các tính chất của vật liệu in làm cơ sở cho việc đánh giá chất
lượng sản phẩm in, canh chỉnh thông số thiết bị tương ứng với tính chất của vật liệu trong quá trình chế bản,
in, thành phẩm.
07. Lý thuyết màu và phục chế trong ngành in
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về màu sắc và ứng dụng của màu sắc trong công nghệ in ;
kiến thức về các phương pháp phục chế trong ngành in từ bài mẫu cho đến sản phẩm in, chú trọng đến phục
chế theo phương pháp kỹ thuật số.
08. Thực tập xử lý ảnh
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật xử lý hình ảnh như: thực hiện được các
lệnh cơ bản trong phần mềm xử lý ảnh; chọn hình ảnh và vùng hình ảnh để xử lý; cắt ghép hình ảnh; chỉnh
sửa hình ảnh, chỉnh sửa màu sắc hình ảnh, thay đổi hệ màu của hình ảnh cho phù hợp với công nghệ in; xác
lập kích thước; độ phân giải hình ảnh phù hợp cho từng công nghệ in; kiểm tra tổng quát chất lượng tài liệu
trước khi in; in tài liệu.
09. Thực tập đồ họa
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật đồ họa: thực hiện được các lệnh cơ bản
trong phần mềm đồ họa; vẽ được các hình cơ bản; xử lý chữ trong phần mềm đồ họa; chọn được các đối
tượng để thực hiện các thao tác xử lý; kết hợp các hình cơ bản thành các hình phức tạp; nhập hình ảnh và thu
phóng hình ảnh; kỹ năng cơ bản khi pha màu và tô màu trong các phần mềm đồ họa; kiểm tra tổng quát chất
lượng tài liệu trước khi in; in tài liệu.
10. Hóa lý In
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Học phần trước: Hóa đạ cương, Hóa hữu cơ, Vật lý đại cương
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Hóa lý In trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Hệ keo và vai trò của hệ keo trong kỹ
thuật nói chung và trong ngành in nói riêng (Khái niệm cơ bản về hệ keo: hệ phân tán, bề mặt dị thể, bề mặt
riêng và độ phân tán; Các tính chất của dung dịch keo: tính chất quang, tính động học, tính chất bề mặt và
tính chất điện của hệ keo; Các phương pháp điều chế keo và làm bền hệ keo; Các hệ bán keo và phân tán
thô). Hóa lý màu sắc: các khái niệm cơ bản về ánh sáng, các đại lượng đo ánh sáng và đo bức xạ, các nguyên
238
nhân gây ra màu sắc, sự tương tác giữa ánh sáng với vật chất và các đặc tính của các chất tạo màu dye và
pigment. Đại cương về polymer và vai trò của polymer với ngành in, bao bì (Khái niệm về polymer, các loại
nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn, các chất đàn hồi, một số loại nhựa nhiệt dẻo). Các tính chất của polymer
(tính chất cơ học – liên quan đế ứng suất, độ biến dạng của polymer; tính chất về nhiệt – liên quan đến sự kết
tinh, nóng chảy và chuyển hóa thủy tinh của polymer, Các phương pháp tổng hợp và gia công polymer ứng
dụng trong sản xuất mực in, vecni, keo dán và bao bì mềm).
11. Nghệ thuật trình bày ấn phẩm
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về nghệ thuật trình bày ấn phẩm: màu mỹ thuật, pha màu mỹ
thuật, cảm nhận cường độ màu, sắc độ của màu, nghệ thuật chữ, bố cục, nguyên tắc thị giác. Cách thức xây
dựng những mô-tip trang trí dựa trên các đối tượng thật. Phương pháp trình bày ấn phẩm bằng cách vẽ tay,
phác hình bằng nét và các phần mềm máy tính nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị của ấn phẩm.
12. Công nghệ chế tạo khuôn in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức căn bản về công nghệ chế tạo khuôn in của các phương pháp in khác
nhau (offset, typô, ống đồng, flexo, in lưới). Các kiến thức cung cấp bao gồm (cho cả công nghệ Analog và
Digital): cấu trúc vật liệu làm khuôn; quy trình công nghệ làm khuôn in; các thiết bị chính dùng trong quá
trình làm khuôn in; phương pháp kiểm tra chất lượng khuôn in… Ngoài ra, học phần còn cung cấp phần kiến
thức mang tính chuyên sâu giúp sinh viên biết cách làm khuôn in đúng và phù hợp điều kiện in (cách in, vật
liệu in) và cách làm thành phẩm.
13. Thực tập dàn trang
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về kỹ thuật dàn trang sách, báo, tạp chí: kỹ năng
nhập dữ liệu, kỹ năng làm việc với chữ, đoạn văn bản, khoảng cách dòng, khoảng cách giữa các từ, các ký
tự…; kỹ năng nhập hình ảnh, thu phóng hình ảnh. Kỹ năng cơ bản khi pha màu và tô màu trong các phần
mềm dàn trang; kỹ năng cơ bản khi làm việc với tài liệu có nhiều trang: trang chủ, đánh số trang tự động;
kiểm tra tổng quát chất lượng tài liệu trước khi in, in tài liệu.
14. Thực tập bình trang điện tử
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần nhằm rèn luyện các kỹ năng cơ bản về bình trang điện tử phục vụ cho in ấn như: tạo các loại
Template (Plate template, Scheme template, Job template…); qui trình bình sách, báo, tạp chí; qui trình bình
bao bì, nhãn hàng; thiết lập các giá trị bù trừ trong bình trang: bù trừ xén, vào bìa, gấp…
15. Thực tập thiết kế cấu trúc bao bì và định hình hộp
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)

239
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giúp người học hình thành các kỹ năng cơ bản về thiết kế cấu trúc cho hộp gấp và thành phẩm
định hình hộp.
Về mảng thiết kế cấu trúc cho hộp gấp học phần giúp người học: xác định các yêu cầu về câu trúc hộp cho 1
sản phẩm; xác lập các thông số chính về cấu trúc hộp ( kiểu dáng; kích thước; và vật liệu) phù hợp với yêu
cầu của sản phẩm ; thiết lập công thức cho sơ đồ bế hộp cho 1 số hộp cơ bản ; dựng các sơ đồ bế hộp từ các
thư viện mẫu hoặc tự thiết lập sơ đồ bế hộp sử dụng phần mềm chuyên dụng; thiết lập và quản lý các bộ thư
viện mẫu cá nhân; thiết lập sơ đồ tờ in hộp; xuất dữ liệu về sơ đồ bế hộp.
Mảng khác học phần cung cấp cho người học những kỹ năng: thực hiện các công việc định hình các sản
phẩm hộp (cắt; cấn bế hộp; gấp dán hộp; gia công cửa sổ, quai xách…) bao gồm các công việc thủ công
cũng như vận hành, canh chỉnh thiết bị.
16. Công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp kiến thức về các thiết bị đọc và ghi dữ liệu kỹ thuật số: cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của máy quét, máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy ghi phim, ghi bản; cách thức thiết lập thông số cho máy quét,
máy ảnh kỹ thuật số, nhận dạng ký tự… ; thiết lập thông số cho quá trình xử lý dữ liệu: định dạng dữ liệu, xử
lý dữ liệu, quá trình tách màu, trame hoá…; kiến thức về Postscript, lỗi Postscript. Kiến thức về RIP, PDF và
quản trị màu; các kiến thức cơ bản về phòng tránh lỗi trong chế bản.
17. Anh văn chuyên ngành In
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng anh văn chuyên ngành bằng cách thông qua các bài
đọc chọn lọc có nội dung liên quan đến các công đoạn sản xuất in, sinh viên được hướng dẫn cách thức xử lý
một đoạn văn như: đọc lướt để nắm ý chung của đoạn văn. Phân tích cấu trúc các câu để hiểu rõ, hoàn toàn
chính xác nội dung các câu chủ đề. Đoán ý nghĩa các từ không biết nhờ cấu tạo từ và ngữ cảnh. Tra từ điển
các từ chính yếu trong câu. Tóm tắt ý chính đoạn văn. Hiểu chính xác ý nghĩa và phát âm chuẩn một số từ
chuyên môn thường gặp trong ngành in.
18. Công nghệ in
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này giúp sinh viên khái quát hóa các vấn đề : phân loại các kỹ thuật in theo quan điểm hiện đại;
khái quát đặc điểm, nguyên lý và ứng dụng của một số các kỹ thuật in truyền thống và các kỹ thuật in không
dùng bản in; cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị của kỹ thuật in truyền thống và hiện đại; trang
bị kiến thức về qui trình in, chuẩn bị vật tư cho quá trình sản xuất…; cấu hình tiêu chuẩn của hệ thống in
truyền thống, in kỹ thuật số và sự kết hợp của chúng; đặc tính và ứng dụng của công nghệ in trong sản xuất
thực tế; các kỹ thuật in chuyên dụng, những sản phẩm in đặc biệt.
19. Công nghệ gia công sau in

240
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho SV kiến thức về quá trình gia công sau in bao gồm các công đoạn gia tăng giá trị tờ
in lẫn các công đoạn định hình sản phẩm in, cụ thể các kiến thức về: các dạng sản phẩm in; quy trình gia
công sau in cho các dạng sản phẩm in (báo, tạp chí, sách bìa mềm, bìa cứng, bao bì các loại, nhãn hàng, văn
hóa phẩm); công nghệ, thiết bị, các vật tư sử dụng và các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng các công
đoạn trong quá trình gia công sau in (cắt, gấp, bắt cuốn, đóng kim, khâu chỉ, vào bìa keo, đóng sách bìa
cứng, tráng phủ, dán ghép màng, ép nhũ, cấn bế hộp, dán ghép hộp, định hình túi bao bì mềm ); các mối liên
hệ giữa khâu thành phẩm với khâu chế bản, in và ứng dụng trong việc chuẩn bị và khâu sau in
20. Đồ án nghệ thuật trình bày ấn phẩm
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Học phần trước: Nghệ thuật trình bày ấn phẩm
Tóm tắt nội dung học phần:
Người học ứng dụng các kiến thức đã học ở các học phần trước như: phối màu, bố cục, trang trí, cách điệu,
các nguyên lý thiết kế, kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế.... để tạo ra sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao
kỹ năng thiết kế ấn phẩm. Các sản phẩm thiết kế bao gồm: logo, danh thiếp, giấy tiêu đề, bao thư, tờ gấp,
poster quảng cáo sản phẩm, poster quảng cáo thương hiệu, bao bì sản phẩm, túi xách...
21. Thực tập Kiểm tra và xử lý file
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần nhằm rèn luyện các kỹ năng cơ bản về kiểm tra và xử lý dữ liệu đồ họa để có được dữ liệu “sạch”
trước khi tiến hành chế tạo khuôn in hoặc in. Các kỹ năng rèn luyện bao gồm: Kiểm tra, xử lý được sự phù
hợp của nội dung, bố cục so với bài mẫu. Kiểm tra, xử lý được hình ảnh bị lỗi, đáp ứng được yêu cầu chế tạo
khuôn in hoặc in tương ứng. Kiểm tra, xử lý được Font chữ bị lỗi. Kiểm tra, xử lý được màu sắc bị lỗi. Kiểm
tra, xử lý được các lỗi về Trapping, Overprint, Hairline…
22. Thực tập chế tạo khuôn in
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện cho người học những kỹ năng cơ bản về chế tạo khuôn in theo công nghệ truyền thống
và công nghệ CTP, bao gồm:
Kiểm tra phim, bản trước khi phơi. Vận hành thiết bị phơi bản. Kiểm tra thời gian chiếu sáng, chiếu sáng.
Xác lập các thông số khi phơi bản. Kiểm tra dung dịch hiện hình, dung dịch bảo vệ khuôn in. Kiểm tra chất
lượng khuôn in sau khi hoàn tất.
Kiểm tra bản trước khi ghi. Vận hành thiết bị ghi bản: máy ghi, máy hiện. Kiểm tra tốc độ và cường độ ghi.
Xác lập đường dẫn cho file PDF, file mô tả quá trình RIP, file mô tả vật tư, file mô tả thiết bi… Thực hiện
qui trình ghi bản. Kiểm tra dung dịch hiện hình, dung dịch bảo vệ khuôn in CTP. Kỹ năng cơ bản để kiểm
tra chất lượng khuôn in CTP sau khi hoàn tất.
23. Kiểm tra và xử lý dữ liệu

241
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kiểm tra và xử lý dữ liệu phù hợp với từng điều kiện in
trong từng công nghệ in (Offset, Ống đồng, Flexo, In lưới và in Kỹ thuật số). Các kiến thức cung cấp bao
gồm: Các điều kiện in theo tiêu chuẩn ISO; Yêu cầu về chuyển đổi dữ liệu; Các quy trình chuẩn tạo, kiểm
tra và chỉnh sửa file PDF chất lượng cao. Học phần cũng cung cấp thêm các kiến thức về các kỹ thuật phụ
trợ để xử lý file: Trapping, overprint…
24. Quản trị màu
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức về quản trị màu, các thông số liên quan đến quản trị màu, cách
thức vận hành và tạo hồ sơ màu cho thiết bị nhập hình ảnh, thiết bị xử lý hình ảnh và thiết bị xuất hình ảnh;
sinh viên có khả năng thiết lập và vận hành lưu đồ quản trị màu.
25. Công nghệ in offset
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị kiến thức kỹ thuật chuyên môn về công nghệ in offset. Cụ thể: qui trình sản xuất in;
các đặc thù của in offset; vai trò của in offset trong dây chuyền phục chế và mối liên hệ của kỹ thuật in này
với các công đoạn trước in và sau in; vật liệu in, xử lý vật liệu trước in , ảnh hưởng vật liệu trong quá trình
in; các kỹ thuật canh chỉnh: kỹ thuật canh chỉnh chồng màu, canh chỉnh màu sắc…; kỹ thuật vận hành điều
khiển các thiết bị trên hệ thống máy in offset tờ rời và in cuộn; quản lý và kiểm tra chất lượng In
26. Công nghệ in bao bì
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung câp kiến thức về các công nghệ in bao bì bao gồm hai kỹ thuật phổ biến là in Flexo và in
lõm. Nội dung gồm có: đặc điểm công nghệ của 2 phương pháp In ; cấu trúc thiết bị ; các thành phần hỗ trợ ;
quy trình vận hành; đặc điểm và ứng dụng tương ứng với các loại vật liệu và dòng sản phẩm ; phương pháp
kiểm tra chất lượng bản in; phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm in; xây dựng quy trình sản xuất và
kiểm tra chất lượng ; các ứng dụng trong thực tế.
27. Công nghệ thành phẩm sách và Gia tăng giá trị tờ in
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức chuyên sâu về định hình một số ấn phẩm thông dụng như:
sách bìa mềm, sách bìa cứng, sổ đóng lò xo, sổ ghi chú, sách bồi, lịch...Bên cạnh đó, học phần cũng cung
cấp cho người học kiến thức về các hiệu ứng gia tăng giá trị tờ in và các phương pháp tạo ra các hiệu ứng,
các phương án, phương pháp gia công cho từng hiệu ứng (tráng phủ,dán màng, ép nhũ,dập chìm nổi, cán
gân..); công nghệ, thiết bị sử dụng, vật tư thích hợp, cách lựa chọn vật tư, xác lập thông số thiết bị, tiêu chuẩn
kiểm tra chất lượng cho từng phương án gia công; ưu và nhược điểm của từng phương án; ảnh hưởng của

242
các công đoạn gia tăng giá trị tờ in đến việc gia công các công đoạn sau, biện pháp hạn chế và khắc phục các
ảnh hưởng.
28. Thiết kế cấu trúc và thành phẩm bao bì
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học cung cấp những kiến thức về cấu trúc, thiết kế cấu trúc bao bì và công nghệ thành phẩm các dạng
bao bì (bao bì mềm, bao bì hộp gấp, bao bì cacton dợn sóng, các dạng túi giấy, nhãn hàng và các dạng bao bì
khác).
Để giúp người học có các kiến thức và kỹ năng thiết kế cấu trúc bao bì học phần giới thiệu về: cấu trúc và
công năng sử dụng của các dạng bao bì mềm, bao bì hộp gấp, bao bì cacton dợn sóng,các dạng túi giấy,nhãn
hàng và các dạng bao bì khác; đưa ra các bước tiến hành thiết kế cấu trúc hệ thống bao bì cho 1 sản phẩm;
ứng dụng của các phần mềm CAD trong thiết kế cấu trúc bao bì.
Về mảng thành phẩm bao bì và nhãn hàng, học phần trình bày từ uy trình thành phẩm các loại bao bì (hộp
giấy, bao bì mềm dạng túi,cuộn, nhãn hàng ), các phương pháp gia công công đoạn ( cấn bế, dán hộp, cắt bế
nhãn, dán cửa sồ, định hình bao bì mềm..) đến các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất : cấu tạo ,
nguyên lý vận hành, quy trình vận hành thiết bị, cách lựa chọn vật tư; xác định các thông số thiết bị phù hợp
với đặc điểm sản phẩm và điều kiện sản xuất và cuôi cùng là các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất
lượng sản phẩm như: yếu tố ảnh hưởng, các lỗi thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục, mối liên hệ
giữa các công đoạn trong quá trình thành phẩm, tiêu chuẩn và phương pháp kiểm tra cho từng công đoạn,
xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng, tiêu chí kiểm tra, đánh giá cho từng dòng sản phẩm.
29. Đồ án chế bản
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên chọn một sản phẩm cụ thể để thực hiện những công việc sau: xác định phương pháp in của sản
phẩm để chọn phương pháp chế bản tương ứng; xác định các thông số liên quan đến vật liệu, màu sắc, cách
thức thành phẩm; lập quy trình chế bản cho sản phẩm (lựa chọn thiết bị, phần mềm, cách thức kiểm tra chất
lượng); thiết lập các thông số cho quá trình chế bản; lập quy trình kiểm tra chất lượng; viết phiếu yêu cầu chế
bản cho sản phẩm trên.
30. Đồ án Công nghệ in
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên tự lựa chọn một sản phẩm in thực tế với sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và: xác định loại sản
phẩm và vật liệu sử dụng; lập quy trình công nghệ in cho một sản phẩm in trên bao gồm: các đặc điểm về
công nghệ, quy trình sản xuất, trang thiết bị, quy trình kiểm tra và phương thức đánh giá chất lượng sản
phẩm phù hợp  với đặc điểm sản phẩm; thiết lập thông số cho quá trình sản xuất; lựa chọn phương thức in
phù hợp  thông số của thiết bị; thiết lập quy trình kiểm tra, viết phiếu hướng dẫn sản xuất cho sản phẩm đã
lựa chọn trên.
31. Đồ án Công nghệ gia công sau in

243
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên tự lựa chọn một sản phẩm in thực tế với sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và: phân tích cấu trúc
sản phẩm in cụ thể là xác định kiểu dáng, kích thước, vật liệu sản phẩm in phù hợp với các yêu cầu và chức
năng của sản phẩm; lập quy trình công nghệ sau in cho sản phẩm in đã chọn; trình bày các mối liên hệ giữa
khâu thành phẩm vớiø các khâu chế bản; phân tích và lựa chọn  được giải pháp công nghệ  khả thi, thích hợp
với đặc điểm sản phẩm cho từng công đoạn trong quá trình thành phẩm sản phẩm trên (chọn phương pháp
gia công từng công đoạn, thiết bị, các thông số kỹ thuật cần thiết lập,vật tư, quy trình kiểm tra, tiêu chí và
tiêu chuẩn kiểm tra); viết phiếu hướng dẫn sản xuất.
32. Cơ điện tử trong ngành in
Cấu trúc học phần: 3 (3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho SV kiến thức về: các thiết bị điện, điện tử thường dùng trong các thiết bị sản xuất in;
các nguyên tắc, hệ thống hóa quá trình phân tích, xử lý thông tin trong quá trình làm việc của hệ thống tự
động; qui trình hoạt động của các thiết bị tự động hóa trong các lọai máy dùng trong công đọan chế bản, in
và thành phẩm.
33. Thực tập in offset
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần thực hành in offset tờ rời giúp cho SV có thể trực tiếp tìm hiểu thực tế về máy in offset tờ rời đã
được học lý thuyết trong môn Đại cương in và Công nghệ in offset cũng như tìm hiểu một số các thiết bị về
tự động hóa đã được học ở môn An toàn và bảo trì, Cơ điện tử trong ngành in. Điều này đặc biệt quan trọng
đối với những SV có định hướng sẽ theo chuyên ngành In, còn đối với những SV sẽ theo học chuyên ngành
trước in và sau in thì học phần này sẽ giúp SV có thể xác định được vài trò và tầm quan trọng của quá trình
in trong toàn bộ quy trình sản xuất in, bao gồm: quy trình vận hành máy in; cấu trúc máy in và nguyên lý vận
hành của các bộ phận. Mặt khác học phần cung cấp cho SV các kỹ năng cơ bản: vận hành và kiểm soát hệ
thống cấp mực, cấp ẩm; kiểm soát vật liệu trong quá trình in; thiết lập thông số mực, kiểm soát chồng màu,
màu sắc; cách thức kiểm tra trong quá trình in; vệ sinh công nghiệp.
34. Thực tập thành phẩm
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần củng cố kiến thức về quy trinh thành phẩm cho người học đồng thời rèn luyện cho người học
những kỹ năng cơ bản về thành phẩm sản phẩm in từ các kỹ năng chuẩn bị quá trình sản xuất như lập quy
trình thành phẩm cho một sản phẩm cơ bản (sách bìa cứng, sách bìa mềm cà gáy keo, sách khâu chỉ, sách
đóng ghim, nhãn hàng,bao bì hộp gấp); đến các kỹ năng về vận hành bao gồm việc thiết lập những thông số
kỹ thuật cho các thiết bị thành phẩm (ép nhũ,cắt, gấp, khâu chỉ, vào bìa keo….), vận hành các thiết bị thành
phẩm như: máy ép nhũ,cắt, máy gấp, máy đóng ghim, máy vào bìa keo, máy khâu chỉ, tinh toán kích thước
vật tư và thực hiện các công việc làm sách bìa cứng thủ công và cuối cùng là các kỹ năng kiểm tra chất
lượng tờ in và bán thành phẩm trong các công đoạn thành phẩm.

244
35. Quản lý chất lượng sản phẩm in
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Trong học phần này SV được cung cấp kiến thức và kỹ năng giải quyết các vấn đề về chất lượng in, tiêu
chuẩn hóa quá trình sản xuất in nhằm mục đích hạn chế tối đa lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất. Các kiến
thức bao gồm: các đặc tính của quy trình chế bản ảnh hưởng đến thuộc tính bản in; kiểm tra bản in, tờ in
thông qua thang đo; mối liên hệ giữa các thông số đo và các đặc tính in (chất lượng); các quy trình kiểm tra,
tiêu chuẩn hóa trong quá trình sản xuất in; các chuẩn đo lường trong ngành in; các vấn đề làm giảm chất
lượng khi xây dựng quy trình sản xuất cho mỗi kỹ thuật in; đặc trưng của các phương pháp và kỹ thuật in tác
động đến chất lượng; ảnh hưởng của vật liệu in đến chất lượng và quá trình in.
36. An toàn lao động và quản lý bảo trì thiết bị
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần đề cập đến: các quy tắc an toàn lao động; vệ sinh công nghiệp đối với ngành in;các loại hóa chất
sử dụng trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng của chúng đến người sử dụng; các yếu tố ảnh hưởng của
chúng môi trường cũng như cách xử lý chất thải. Song song đó học phần này cũng cung cấp cho SV kiến
thức về vai trò và mục tiêu của công tác vệ sinh bảo trì cũng như phân tích và lựa chọn giải pháp bảo trì thích
hợp trong sản xuất. Học phần cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công việc bảo trì thiết bị trong hoạt
động sản xuất, môi trường sản xuất, phương tiện bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc
37. Kinh tế & tổ chức sản xuất in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, cách tổ chức và quản lý quá trình sản xuất in, hoạch định
giá thành ngành in; các kiến thức cơ bản về tổ chức sản xuất các sản phẩm in cụ thể từ công đoạn nhận hàng
đến chuẩn bị sản xuất, định giá, hoạch định lịch trình và theo dõi tiến độ sản xuất đến quản lý chất lượng sản
phẩm cho đơn hàng in nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra học phần còn giới thiệu các kiến thức về luật xuất bản và các phương pháp tổ chức sản xuất và
quản lý chất lượng hiện đại như : ISO; 5S; Sản xuất tinh gọn; quản lý chất lượng toàn diện.
38. 55. Thực tập chuyên ngành Trước In 1
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp những kiến thức nâng cao trong việc thiết kế một số ấn phẩm như bao bì hộp giấy, túi
giấy, brochure. Bên cạnh đó, học phần còn giúp sinh viên tổng hợp các kiến thức về thiết kế mỹ thuật, kết
hợp với kỹ năng xử lý file để cho ra các sản phẩm thiết kế có giá trị thẩm mỹ và phù hợp với kỹ thuật in ấn.
Ngoài ra, học phần còn hướng dẫn sinh viên cách trình bày một bộ hồ sơ xin việc (Portfolio) với phong cách
riêng của từng cá nhân, giúp các em có thể diễn đạt trước công ty tiềm năng các kỹ năng của mình bằng hình
ảnh trong suốt bốn năm nghiên cứu ở bậc đại học.
39. Thực tập chuyên ngành In 1

245
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là quá trình rèn luyện kỹ năng điều khiển, vận hành hệ thống máy in offset tờ rời. Bao gồm: thực hành
các thao tác từ cơ bản như gắn bản in, vỗ giấy; kiểm tra và định vị dẫn truyền vật liệu; kiểm soát cân bằng
mực nước; canh chỉnh chồng nhiều màu; canh chỉnh màu sắc theo yêu cầu;vận hành in sản lượng. Qua học
phần này, người học hiểu rõ cấu trúc của thiết bị in tờ rời, các nguyên tắc vận hành hệ thống, an toàn lao
động. Canh chỉnh thiết bị, điều chỉnh và kiểm soát trong quá trình in.
40. 57. Thực tập chuyên ngành Sau In 1
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học các kỹ năng chuyên sâu về thiết kế cấu trúc hệ thống bao bì và định hình
bao bì. Về mảng thiết kế cấu trúc cho bao bì học phần giúp người học: xác định các yêu cầu về câu trúc hệ
thồng bao bì từ cấp 1 đến cấp 3 cho 1 sản phẩm; sử dung công cụ thiết kế 3D xác lập các thông số chính về
cấu trúc từng cấp bao bì (kiểu dáng; kích thước; và vật liệu) phù hợp với yêu cầu của sản phẩm ; sử dụng
phần mềm thiết kế chuyên dụng ArtiosCAD để thiết lập thông số về kích thước và sơ đồ dàn trang bao bì
các cấp; tạo và quản lý bộ thư viên điện tử mẫu hộp cá nhân ; thiết kế các mẫu mới và thiết lập công thức để
có thể tái sử dụng; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về vật liệu; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu các báo
cáo sản xuất (report tự động).
Mảng khác học phần cung cấp cho người học những kỹ năng chuyên sâu về ứng dụng các công cụ sản xuất
của ArtiosCad vào việc: sắp xếp và chon phương án bố trí hộp tối ưu trên tờ in; sử dụng ArtosCAD, plug-in
của ArtiosCAD trong IA và phần mềm bình trang điện tử để dàn trang và bình bản trong sản xuất bao bì
hộp; tạo file khuôn cấn bế và các khuôn gia công tráng phủ, khuôn xé rìa tự động, chỉ bế thông minh; tạo file
cho việc xử lý dao ; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về sản xuất (máy In, máy bế).
41. Thực tập chuyên ngành Trước In 2
Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện cho người học những kỹ năng chuyên sâu về quản lý màu và chế tạo khuôn in theo công
nghệ Computer to Plate (CTP), bao gồm:
Xây dựng qui trình quản lý màu. Định chuẩn thiết bị. Tuyến tính thuyết bị. Xây dựng hồ sơ màu thiết bị.
Đánh giá qui trình quản lý màu.
Vận hành lưu đồ chế bản kỹ thuật số. Vận hành thành thạo thiết bị ghi bản, hiện bản, thiết bị đo. Bảo dưỡng
thiết bị chế bản. Xác lập cường độ, tốc độ ghi phù hợp cho từng loại bản. Sử dụng thành thạo các phần mềm
liên quan đến quá trình RIP. Kiểm tra chất lượng khuôn in. Canh chỉnh, định chuẩn thiết bị, phát hiện và xử
lý các lỗi xảy ra trong quá trình chế tạo khuôn in theo công nghệ CTP.
42. Thực tập chuyên ngành In 2
Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)
Tóm tắt nội dung học phần:

246
Học phần này là phần thực tập nâng cao, nhằm hoàn thiện các kỹ năng đã học trong học phần TT chuyên
ngành I. Trong học phần này SV tham gia trực tiếp Sản xuất thực tế. Bao gồm: vận hành máy in, sản xuất
sản phẩm in hoàn chỉnh (offset, Flexo, in lõm);đặc tính của các loại vật liệu trong các kỹ thuật in khác nhau
(offset, Flexo, in lõm); hệ thống hóa quá trình làm việc thực tế; canh chỉnh và hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát
và giữ ổn định sản phẩm In.
43. Thực tập chuyên ngành Sau In 2
Cấu trúc học phần: 3(0/3/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về các phương pháp gia công nhằm gia
tăng giá trị tờ in và các phương án thành phẩm một số ấn phẩm thông dụng như : sách bìa mềm, sách bìa
cứng, sổ đóng lò xo, sổ ghi chú, sách bồi, lịch, bao bì hộp giấy...Người học vận dụng các kiến thức, kỹ năng
đã học để phân tích đặc điểm ấn phẩm, nhận dạng các hiệu ứng có trên ấn phẩm từ đó đề xuất các phương án
sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế, lựa chọn các nguyên vật liệu phù hợp, vận hành các thiết bị
thành phẩm để sản xuất các ấn phẩm, phân tích được những nguyên nhân gây ra sai hỏng trong quá trình
thực hiện, cách khắc phục sai hỏng.
44. Ứng dụng Matlab trong Công nghệ in
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần Ứng dụng Matlab trong Công nghệ in cung cấp các kiến thức mô phỏng bằng máy tính cho các kỹ
sư chuyên ngành in, cụ thể là sử dụng phần mềm Matlab để mô hình hóa màu sắc và xử lý ảnh số, là học
phần nền tảng thuộc nhóm cơ sở ngành, là một công cụ trợ giúp tính toán cho việc học các môn chuyên
ngành in sau này.
45. Xác suất - Thống kê ứng dụng
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này bao gồm thống kê mô tả, xác suất sơ cấp, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất, các số
đặc trưng của biến ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, tương quan và hồi qui tuyến tính.
46. Thực tập tốt nghiệp
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần rèn luyện sinh viên những kỹ năng nâng cao đối với chuyên ngành sinh viên đã chọn. Học phần
trang bị những kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể ứng dụng thực tế sau khi tốt nghiệp.
47. Đồ án Kinh tế & tổ chức sản xuất in
Cấu trúc học phần: 1 (1/0/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên tự lựa chọn một sản phẩm in thực tế, và phương án công nghệ và thiết bị của 1 nhà máy in với sự
đồng ý của giáo viên hướng dẫn và xác định các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm; lập quy trình thực hiện cho
sản phẩm in trên từ chê bản, in đến thành phẩm ; lựa chọn phương án công nghệ, thiết bị cho sản phẩm in
247
trên phù hợp với đặc điểm của sản phẩm cùng phương án công nghệ, thiết bị của nhà máy; lựa chọn và dự
trù vật tư; tính toán khối lượng công việc phải thực hiện cho từng công đoạn; ước lượng giá thành cho sản
phẩm in; tính toán thời gian sản xuất và hoạch định lịch trình sản xuất; thiết lập quy trình kiểm tra
48. Đồ án Quản lý chất lượng sản phẩm in
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Tóm tắt nội dung học phần:
Chất lượng là yếu tố phù hợp với yêu cầu, mỗi sản phẩm có yêu cầu về chất lượng khác nhau. Tương tự như
vậy mỗi công đoạn trong quá trình sản xuất in đều phải được kiểm tra để tránh sai sót cho công đoạn sau. Đồ
án này giúp cho sinh viên xây dựng tiêu chuẩn hóa quá trình trong từng công đoạn của quá trình sản xuất in.
Một số nội dung chính:
- Thiết bị đo và ứng dụng.
- Thông số và cách xây dựng thông số kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế.
- Sử dụng thang đo phù hợp với tiêu chuẩn đo kiểm.
- Testform và hiệu chỉnh thiết bị.
- Xây dựng quy trình kiểm tra.
- Tiêu chuẩn hóa quá trình.
49. Khóa luận tốt nghiệp
Cấu trúc học phần: 7(0/7/14)
Học phần này giúp hệ thống lại/nâng cao những kiến thức đã học trong chương trình.

248
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Trưởng ngành

Lê Trung Kiên

249
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. MATH132401 Toán 1 3

2. ICET130117 Nhập môn ngành CNKTCTXD 3

3. DGED125716 Hình họa - Vẽ kỹ thuật xây dựng 2

4. VBPR131085 Lập trình Visual Basic 3

5. GCHE130603 Hóa đại cương 3

6. PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0 (1)

7. EHQT130137 Anh văn 1 3

8. LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3

9. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2

Tổng 22

Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 MATH132501 Toán 2 3 HT_(MATH132401)

2 MATH132901 Xác suất thống kê ứng dụng 3 HT_(MATH132401)

3 PHYS130902 Vật lý 1 3 HT_(MATH132401)


SS_(MATH132501)
4 FUME130221 Cơ học cơ sở 3
SS_(PHYS130902)
5 ARCH230216 Kiến trúc 3 HT_(DGED121023)

6 ENDP114617 TT. Vẽ kỹ thuật trong xây dựng 1 HT_(DGED121023)

7 Môn tự chọn KHXH_NV 1 2


8  EHQT130137
EHQT130237 Anh văn 2 3
9 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2 TQ_(LLCT120205)
TQ_(LLCT130105)
10 LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
HT_(LLCT120314)

250
Tổng 25

Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 AMCO131421 Toán ứng dụng trong XD 3 HT_(MATH132501)
HT_(MATH132401)
2 MATH132601 Toán 3 3
HT_(MATH132501)
HT_(PHYS130902)
3 PHYS131002 Vật lý 2 3 HT_(MATH132401)
HT_(MATH132501)
HT_(MATH132401)
4 PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1
HT_(PHYS130902)
HT_(MATH132501)
5 STMA240121 Sức bền vật liệu 4
TQ_(FUME130221)
6 COMA220717 Vật liệu xây dựng 2
7 Môn tự chọn KHXH_NV 2 2
8 EHQT230337 Anh văn 3 3 EHQT130237
9 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 TQ_(LLCT130105)
Tổng 23

Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 COEC321119 Kinh tế xây dựng 2
2 SURP222819 TT Trắc địa 2
3 SOME240118C Cơ học đất 4 SS_(SOIT220218)
4 SOIT220218 Khảo sát và thí nghiệm đất 2 SS_(SOME240118)
TQ_(FUME130221)
5 STME240517C Cơ học kết cấu 4
HT_(STMA240121)
6 METE210321 Thí nghiệm cơ học 1 HT_(STMA240121)
TQ_(STMA240121)
7 RCST240617C Kết cấu bê tông cốt thép 4
HT_(COMA220717)
8 COMP211117 TT Vật liệu xây dựng 1 HT_(COMA220717)
9  EHQT230437 Anh văn 4 3 EHQT230337
Tổng 23
Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước,
251
MH tiên quyết
HT_(STME240517)
1 RCBS320817C Kết cấu công trình BTCT 2
HT_(RCST240617)
HT_(STMA240121)
2 COTE340319 Kỹ thuật thi công 4 HT_(RCST240617)
HT_(SOME240118)
3 STST240917C 4 TQ_(STMA240121)
Kết cấu thép
FOEN330318 TQ_(SOME240118)
4 Nền móng 3
C HT_(RCST240617)
TQ_(SOME240118)
5 FENP310418 Đồ án nền móng 1 HT_(RCST240617)
SS_(FOEN330318)
HT_(RCST240617)
6 RCSP211017 Đồ án kết cấu BTCT 1
SS_(RCBS320817)
TQ_(STME240517)
7 ITCP421417 TT Ứng dụng tin học trong XD 2 HT_(RCST240617)
SS_(STST240917)
8 Môn tự chọn chuyên ngành 1 2
9 EHQT230437
  EHQT330537 Anh văn 5 3
Tổng 22

Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
HT_(COMA220717)
HT_(RCST240617)
1 COIP424717 TT Kiểm định công trình 2
HT_(STST240917)
HT_(FOEN330518)
ORCO320519 HT_(COTE340319)
2 Tổ chức thi công 2
C
TQ_(STME240517)
3 SBST321617C Kết cấu công trình thép 2
HT_(STST240917)
TQ_(STST240917)
4 SSTP311717 Đồ án kết cấu thép 1 HT_(ITCP421417)
SS_(SBST321617)
HT_(COMA220717)
5 COTP320519 TT. Kỹ thuật nghề xây dựng 2
HT_(COTE340319)
TQ_(RCST240617)
6 RCBP311817 Đồ án kết cấu công trình BTCT 1 HT_(RCBS320817)
HT_(ITCP421417)
TQ_(RCST240617)
7 HRBS431217C Kết cấu nhà cao tầng 3 HT_(RCBS320817)
HT_(ITCP421417)
8 BIMP323019 TT BIM trong xây dựng 2 HT_(ENDP114617)
HT_(RCST240617)

252
HT_(COTE340319)
HT_(STST240917)
SS_(ORCO320519)
9 Môn tự chọn chuyên ngành 2 2
10 Môn tự chọn chuyên ngành 3 2
Kinh doanh trong kỹ thuật (CNKT
11 BLIE324019 0
CTXD)
12 REPR325517C Dự án nghiên cứu 2
Tổng 21

Học kỳ 7:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
HT_(ORCO320519)
1 TMCP310619 Đồ án kỹ thuật và tổ chức thi công 1
HT_(COTE340319)
Chuyên đề Doanh nghiệp
2 SCIC424517 2
(CNKTCTXD)
3 ENGP442017 TT Tốt nghiệp (CNKTCTXD) 4
Tổng 7

Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 THES472117 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 7

Phần tự chọn:
Kiến thứcKhoa học xã hội – nhân văn
Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm KH XHNV (SV chọn 4 tín chỉ trong các môn học sau):
ST Mã MH trước,
Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
T MH tiên quyết
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2

253
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi trường
11 WOPS120390 2
kỹ thuật
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Tổng 4
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên chọn 6 tín chỉ)
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên học phần Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 FHRB420518 Nền móng nhà cao tầng 2 HT_(FOEN330318)
2 SOIM420618 Công trình trên nền đất yếu 2 TQ_(SOME240118)
Thiết kế kết cấu BTCT theo TQ_(STMA240121)
3 DCEA424917 2
ACI&EUROCODE HT_(RCST240617)
TQ_(STMA240121)
4 DFRC425017 Thiết kế kết cấu bê tông cốt sợi 2
HT_(COMA220717)
TQ_(STMA240121)
5 DPSS425117 Kết cấu thép ứng suất trước 2
HT_(STST240917)
6 SUCO323219 Tư vấn giám sát 2 HT_(COTE340319)
Bảo dưỡng sửa chữa & nâng cấp
7 CMRU421319 2 HT_(COTE340319)
công trình
8 SUCO423917 Xây dựng bền vững 2
9 WSSE221317 Cấp thoát nước 2
Tổng 6

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong đó
có [5 tín chỉ Lý thuyết /0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]
01. Nhập môn ngành CNKTCTXD
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Giới thiệu về ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, mục tiêu học tập, các chuẩn cần đạt và định
hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Bước đầu trau dồi các kiến thức tổng quát về các kỹ năng cần có cũng như
thái độ về nghề nghiệp sau này.
02. Lập trình ứng dụng trong xây dựng
Cấu trúc học phần: 3(2/1/6)

254
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp các kiến thức mở đầu, cơ bản về lập trình để giải một số bài toán trong lĩnh vực xây dựng
03. Toán ứng dụng trong XD
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp kiến thức các phương pháp tính toán áp dụng cho các bài toán kỹ thuật (xây dựng).
04. Kinh tế xây dựng
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về đặc điểm kinh tế của ngành xây dựng, cung cấp
phương pháp xác định chi phí xây dựng cũng như những cơ sở lý luận về kinh tế, kỹ thuật nhằm đánh giá, so
sánh, lựa chọn phương án kỹ thuật, các dự án đầu tư cũng như các giải pháp thiết kế tốt nhất. Ngoài ra còn
giúp cho sinh viên thấy được sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội lên các dự án xây dựng.
05. Hình họa - vẽ kỹ thuật Xây dựng
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp các kiến thức cơ bản về phương pháp các hình chiếu vuông góc, quy định trình bày bản vẽ kỹ
thuật cũng như rèn luyện tính kỷ luật, kỹ năng tư duy sáng tạo.
06. Cơ học cơ sở
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học trước: toán 1, toán 2.
Môn học song hành: Toán 2, Vật lý 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Cơ học cơ sở là môn học nằm trong ngành cơ học vật rắn biến dạng. Môn học cung cấp kiến thức cơ sở cho
các môn kỹ thuật cơ sở (sức bền vật liệu, nguyên lý máy, cơ kết cấu…), cũng như các môn học chuyên
ngành khác.
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát để nghiên cứu tĩnh học, động học và động lực
học của các hệ cơ học vật rắn tuyệt đối.
Phần tĩnh học nghiên cứu trạng thái cân bằng của vật rắn tuyệt đối dưới tác dụng của các lực. Hai vấn đề
chính được nghiên cứu trong tĩnh học là thu gọn hệ lực và thiết lập phương trình cân bằng của hệ lực.
Động học nghiên cứu chuyển động về mặt hình học và các đặc trưng của chuyển động (phương trình chuyển
động, vận tốc, gia tốc) của chất điểm và vật rắn.
Động lực học nghiên cứu các quy luật chuyển động cơ học của các vật thể dưới tác dụng của lực. Động lực
học thiết lập mối quan hệ có tính chất quy luật giữa các đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật thể và các
đại lượng đặc trưng cho chuyển động của vật thể.
255
07. Sức bền vật liệu
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học trước: Toán 2
Môn học tiên quyết: Cơ học cơ sở
Tóm tắt nội dung học phần:
Sức bền vật liệu là một trong những nhánh chính của cơ học kỹ thuật. Môn học liên quan đến các phương
pháp giải tích xác định cường độ, độ cứng (các đặc tính biến dạng), và ổn định của các phần tử khác nhau
trong hệ kết cấu. Ứng xử của phần tử của hệ không những phụ thuộc vào các định luật cơ bản thiết lập nên
phương trình cân bằng lực, mà còn phụ thuộc vào các đặc tính cơ học của vật liệu. Các đặc tính cơ học này
được xác định từ phòng thí nghiệm. Môn học còn giới thiệu cho sinh viên các nguyên tắc và phương pháp
cơ bản của cơ học trong kết cấu. Các bài tập thiết kế được sử dụng sẽ khuyến khích học viên chủ động sáng
tạo và tuy duy hệ thống. Chủ đề bao gồm: cân bằng tĩnh, hợp lực, liên kết và phản lực liên kết, phân tích kết
cấu phẳng (dầm, thanh, khung), ứng suất và biến dạng trong các phần tử kết cấu, trạng thái ứng suất (trượt,
uốn, xoắn), hệ siêu tĩnh, chuyển vị và biến dạng.
08. Cơ học đất
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học song hành: Khảo sát và Thí nghiệm đất
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về cơ học đất. Cung cấp cho người học
các nguyên lý và các kiến thức về bản chất của đất, các giả thuyết lý thuyết và thực nghiệm, các quá trình cơ
học xảy ra trong đất khi chịu tác động bên ngoài và bên trong. Đưa người học tiếp cận với các vấn đề ứng
dụng và là cơ sở để hình thành tố chất người Kỹ sư xây dựng. Đây là học phần cơ sở ngành trong khối kiến
thức chuyên ngành kỹ thuật xây dựng, giúp người học vận dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc
sử dụng các tính chất cơ lý của đất trong tính toán thiết kế.
09. Cơ học kết cấu
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học trước: Sức bền vật liệu
Môn học tiên quyết: Cơ học cơ sở
Tóm tắt nội dung học phần:
Là học phần cơ bản thuộc nhóm môn học kỹ thuật cơ sở nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng tính toán nội
lực, chuyển vị trong kết cấu xây dựng. Trang bị khả năng tính toán các hệ tĩnh định và siêu tĩnh là cơ sở để
thiết kế các kết cấu bằng các vật liệu khác nhau. Ngoài ra, môn học cung cấp kiến thức cơ sở của phương
pháp Phần tử hữu hạn, giúp tăng cường khả năng sử dụng, phân tích và xử lý kết quả trong ứng dụng các
phần mềm tính toán kết cấu (ETABS, SAP2000, SAFE…).
10. Kết cấu bê tông cốt thép
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học trước: Vật liệu xây dựng
256
Môn học tiên quyết: Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Là học phần cơ bản thuộc nhóm môn học về kết cấu bê tông cốt thép nhằm cung cấp kiến thức về vật liệu bê
tông cốt thép, tính toán và thiết kế các cấu kiện cơ bản (cấu kiện chịu uốn, chịu nén, chịu kéo…) trong kết
cấu xây dựng. Ngoài ra, môn học còn cung cấp kiến thức cơ bản về bê tông ứng lực trước. Bên cạnh đó còn
giúp cho sinh viên tăng cường khả năng phân tích và thiết kế các cấu kiện bê tông cốt thép và bê tông ứng
lực trước cơ bản.
11. Đồ án kết cấu BTCT
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Môn học trước: Kết cấu bê tông cốt thép
Môn học song hành: Kết cấu công trình BTCT
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần ứng dụng của nhóm môn học kết cấu bê tông cốt thép, nhằm giúp cho sinh viên làm quen
với những kiến thức thực tế về việc thiết kế các cấu kiện bê tông cốt thép. Môn học tổng hợp lại các kiến
thức chuyên ngành liên quan đến môn học kết cấu BTCT. Ngoài ra, kĩ năng phân tích để lựa chọn phương
án thiết kế hợp lí cũng là mục đích quan trọng của học phần.
12. Vật liệu xây dựng
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học vật liệu xây dựng là môn kỹ thuật cơ sở nhằm giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
đặc trưng cơ lý, các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của các loại vật liệu xây
dựng phổ biến dùng trong xây dựng.
13. Kết cấu thép
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học tiên quyết: Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Là học phần cơ bản thuộc nhóm môn học về kết cấu thép nhằm cung cấp kiến thức về vật liệu thép trong kết
cấu xây dựng, tính toán liên kết đơn giản (hàn, bulông, đinh tán) và thiết kế các cấu kiện cơ bản (dầm, cột,
dàn) bằng thép hình hay thép tổ hợp. Ngoài ra, môn học cung cấp kiến thức cơ bản kết cấu liên hợp thép –
bêtông cốt thép trong xây dựng. Môn học giúp tăng cường khả năng phân tích và tự tin trong công tác thiết
kế cấu kiện thép và cấu kiện liên hợp.
14. Nền móng
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học trước: Kết cấu bê tông cốt thép
Môn học tiên quyết: Cơ học đất
Tóm tắt nội dung học phần:

257
Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về nền móng. Cung cấp cho người học
các nguyên lý và các phương pháp tính toán nền móng trong công trình dân dụng và công nghiệp. Đưa người
học tiếp cận với các vấn đề ứng dụng và là cơ sở để hình thành tố chất người Kỹ sư Xây dựng. Đây là học
phần chuyên ngành nền tảng trong khối kiến thức chuyên ngành công nghệ và kỹ thuật xây dựng, giúp người
học phân tích và lựa cho được phương án móng hợp lý.
15. Đồ án nền móng
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Môn học trước: Kết cấu bê tông cốt thép
Môn học tiên quyết: Cơ học đất
Môn học song hành: Nền móng
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, nền tảng về nền móng. Giúp người học hệ
thống thức các môn học cơ học đất, nền móng và áp dụng vào tính toán thiết kế nền móng cho công trình
thực tế. Đưa người học tiếp cận với các vấn đề ứng dụng và là cơ sở để hình thành tố chất người Kỹ sư Xây
dựng. Đây là học phần chuyên ngành nền tảng trong khối kiến thức chuyên ngành công nghệ và kỹ thuật xây
dựng, giúp người học tính toán được các phương án móng khác nhau.
16. Kiến trúc
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học trước: Hình họa, vẽ kỹ thuật
Tóm tắt nội dung học phần: Môn học cung cấp kiến thức cơ bản gồm 3 phần:
Phần căn bản: Trình bày các khái niệm, phương châm thiết kế, phân loại trong thiết kế xây dựng công trình,
các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp thiết kế công trình.
Phần thiết kế kiến trúc: Trình bày các trình tự xây dựng công trình, nội dung và các tiêu chuẩn và yêu cầu
thành lập bản vẽ thiết kế. Trình bày các nguyên tắc, cơ sở lý luận để thiết kế kiến trúc công trình.
Phần thiết kế cấu tạo: Trình bày các vấn đề cơ bản của cấu tạo kiến trúc và phân tích thiết kế chi tiết các bộ
phận của công trình: từ phần thấp nhất đến phần cao nhất của công trình.
17. Kết cấu công trình BTCT
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Cơ học kết cấu, Kết cấu bê tông cốt thép
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần mở rộng và nâng cao của nhóm môn học kết cấu bê tông cốt thép, nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức chuyên ngành về kĩ thuật công trình. Môn học cung cấp những kiến thức về việc mô
hình và tính toán các bộ phận kết cấu công trình. Ngoài ra, kĩ năng phân tích để lựa chọn phương án kết cấu
thích hợp cũng là mục đích quan trọng của môn học.
18. Đồ án kết cấu công trình BTCT
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
258
Môn học trước: Kết cấu công trình BTCT, TT ứng dụng tin học trong xây dựng
Môn học tiên quyết: Kết cấu bê tông cốt thép
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần ứng dụng của nhóm môn học kết cấu bê tông cốt thép, nhằm cung cấp cho sinh viên làm
quen với những kiến thức thực tế về việc thiết kế công trình. Môn học tổng hợp lại các kiến thức chuyên
ngành liên quan đến môn học kết cấu công trình BTCT. Ngoài ra, kĩ năng phân tích để lựa chọn phương án
thiết kế hợp lí cũng là mục đích quan trọng của học phần.
19. Kỹ thuật thi công
Cấu trúc học phần: 4(4/0/8)
Môn học trước: Sức bền vật liệu, Kết cấu bê tông cốt thép, Cơ học đất
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về kĩ thuật thi công các hạng mục của công trình: phần
ngầm, phần thân, hoàn thiện và kĩ thuật thi công lắp ghép. Học phần cũng giới thiêu cho sinh viên các loại
máy móc và thiết bị phục vụ cho các công tác thi công và nguyên lí hoạt động của chúng.
20. Tổ chức thi công
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kỹ thuật thi công
Tóm tắt nội dung học phần:
Sau khi đã được học những biện pháp kỹ thuật thi công, sinh viên sẽ được hướng dẫn nghiên cứu về tổ chức
thi công công trình xây dựng, như: lập tiến độ (ngang, dây chuyền, sơ đồ mạng), thiết kế tổng bình đồ công
trình, tổ chức cung ứng vật tư, bố trí kho bãi, điện nước, lán trại phục vụ thi công. Một số vấn đề về an toàn
trong thi công xây dựng cũng được đề cập trong học phần này.
21. Đồ án kỹ thuật & tổ chức thi công
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Môn học trước: Kỹ thuật thi công, Tổ chức thi công
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng về kỹ thuật thi công, tổ chức thi công và máy
xây dựng vào việc giải quyết những công trình dân dụng và công nghiệp thực tế cụ thể. Học phần đưa ra
công việc mà một kĩ sư thi công cần phải làm trong những trường hợp cụ thể.
22. Kết cấu công trình thép
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kết cấu thép
Môn học tiên quyết: Cơ học kết cấu
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần mở rộng và nâng cao của môn học kết cấu thép, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến
thức chuyên ngành về kết cấu công trình thép (nhà công nghiệp một tầng, nhà nhịp lớn, nhà cao tầng, kết cấu
259
thép bản, kết cấu tháp trụ). Môn học cung cấp những kiến thức về nguyên lý tính toán, cấu tạo kết cấu các
công trình thép, các kĩ năng phân tích để lựa chọn phương án kết cấu thích hợp cho công trình.
23. Đồ án kết cấu thép
Cấu trúc học phần: 1(1/0/2)
Môn học trước: TT ứng dụng tin học trong xây dựng
Môn học tiên quyết: Kết cấu thép
Môn học song hành: Kết cấu công trình thép
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần giúp cho sinh viên vận dụng các kiến thức lý thuyết đã được học về kết cấu thép và kết cấu
thép nhà công nghiệp một tầng vào việc tính toán thiết kế chi tiết nhà công nghiệp một tầng một nhịp.
24. Kết cấu nhà cao tầng
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Môn học trước: Kết cấu công trình BTCT, TT ứng dụng tin học trong xây dựng
Môn học tiên quyết: Kết cấu bê tông cốt thép
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần mở rộng và nâng cao của nhóm môn học kết cấu bê tông cốt thép, nhằm cung cấp cho sinh
viên những kiến thức chuyên ngành về kĩ thuật công trình cao tầng BTCT. Môn học cung cấp những kiến
thức về tính toán kết cấu công trình cao tầng chịu tác dụng của các tải trọng đặc biệt. Ngoài ra, kĩ năng phân
tích để lựa chọn phương án kết cấu thích hợp cũng là mục đích quan trọng của môn học.
25. Chuyên đề doanh nghiệp (CNKT CTXD)
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần: Đây là học phần xây dựng khả năng sáng tạo trong khởi nghiệp liên
quan đến ngành xây dựng, giúp cho sinh viên hình thành ý tưởng mới mang tính đột phá.
26. Lãnh đạo và kinh doanh trong kỹ thuật (CNKT CTXD)
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Cung cấp cho sinh viên kến thức tổng hợp về phương pháp quản lý và kinh doanh trong kỹ thuật.
27. Dự án nghiên cứu
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần ứng dụng nhằm giúp cho sinh viên làm quen với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa
học. Môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng để phát hiện, giải quyết các vấn đề khoa học trong lĩnh vực
xây dựng. Ngoài ra, môn học phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm cho sinh viên.
28. TT Vẽ kỹ thuật trong xây dựng
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
260
Môn học trước: Hình họa, vẽ kỹ thuật
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về việc đọc các bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật
trong xây dựng, trang bị cho người học khả năng thể hiện các bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật bằng phần mềm
đồ họa (CAD). Ngoài ra môn học giới thiệu về các thuật ngữ cơ bản trong ngành xây dựng (tên các cấu kiện,
các bộ phận công trình, tên gọi các loại bản vẽ kỹ thuật trong xây dựng…), giới thiệu cấu tạo và cách thể
hiện bản vẽ của một số cấu kiện cơ bản trong lĩnh vực xây dựng (Kết cấu bê tông cốt thép: Móng, cột, dầm,
sàn, cầu thang, bể nước…; Kết cấu thép: cột, vì kèo, hệ giằng, các chi tiết liên kết).
29. TT Trắc địa
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này kết hợp và vận dụng các kiến thức của môn trắc địa đại cương để từ đó thực hành các thao tác
đo đạc và bố trí cơ bản bằng máy kinh vĩ và máy thủy bình. Gồm: Làm quen với máy kinh vĩ quang học; Đo
góc bằng theo phương pháp cung và toàn vòng; Đo góc đứng bằng máy kinh vĩ; Đo dài trực tiếp bằng thước
dây và đo dài gián tiếp bằng máy kinh vĩ và mia; Đo cao lượng giác; Hướng dẫn sử dụng máy thủy bình; Đo
chênh cao từ giữa bằng máy thủy bình (đo cao kỹ thuật); Lập lưới đường chuyền tọa độ và độ cao.
30. Khảo sát và thí nghiệm đất
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học song hành: Cơ học đất
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này cung cấp cho người học kiến thức về khoan khảo sát địa chất cho các công trình vàcác phương
pháp thí nghiệm trong phòng nhằm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất. Trang bị cho người học về phuơng
pháp thu thập và xử lý số liệu thí nghiệm để lập báo cáo khảo sát địa chất phục vụ cho công tác tính toán -
thiết kế nền móng công trình.
31. Thí nghiệm cơ học
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Môn học trước: Sức Bền Vật Liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Nội dung môn học bao gồm các bài thí nghiệm. Tìm ứng xử của mẫu thép và gang bằng các thí nghiệm kéo
và nén. Áp dụng các kiến thức của Sức bền vật liệu và Cơ học cơ sở để thí nghiệm trên các mô hình tương
ứng. Xác định cơ tính của vật liệu (kim loại) dưới tác dụng của tải trọng tĩnh; Sử dụng máy kéo nén để xác
định cơ tính của thép; Xác định mođun đàn hồi E, môđun đàn hồi trượt G của vật liệu.
32. TT Vật liệu xây dựng
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Môn học trước: Vật liệu xây dựng
Tóm tắt nội dung học phần:

261
Môn học nhằm trang bị các kiến thức rộng để làm các thí nghiệm về tính chất cơ lý của một số vật liệu xây
dựng cơ bản như: gạch đất sét nung, gạch không nung, cát, đá, xi măng, bê tông.
33. TT Ứng dụng tin học trong XD
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học trước: Kết cấu bê tông cốt thép
Môn học tiên quyết: Cơ học kết cấu
Môn học song hành: Kết cấu thép
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này hệ thống lại cho người học những kiến thức cơ bản của chuyên ngành: sức bền vật liệu, cơ kết
cấu, kết cấu BTCT, kết cấu thép…; đồng thời trang bị cho người học các kỹ năng cơ bản khi sử dụng các
phần mềm tính toán chuyên ngành (ETABS, SAFE) để mô hình và xử lý các kết quả tính toán các hệ kết cấu
từ đơn giản đến phức tạp.
34. TT Kiểm định công trình
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học trước: Vật liệu xây dựng, Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép, Nền móng
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bảnvề thí nghiệm và kiểm định công trình, bao gồm:
phương pháp khảo sát, nghiên cứu và sử dụng các thiết bị thí nghiệm, cách thức đánh giá kiểm tra chất lượng
công trình về vật liệu, khả năng chịu lực và tuổi thọ công trình; cách thức trình tự thực hiện thí nghiệm dàn
thép, dầm bê tông cốt thép để kiểm chứng lý thuyết; đồng thời củng cố hệ thống các quy phạm, quy trình, kỹ
năng thực hành, thực hiện được các công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình.
35. TT Kỹ thuật nghề xây dựng
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học trước: Vật liệu xây dựng, Kỹ thuật thi công
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực tế tại công trường. Môn học có 2 tín chỉ bao
gồm 1 tín chỉ lý thuyết (tương đương 15 tiết học) và 1 tín chỉ thực hành (tương đương 45 tiết học). Phần thực
hành sẽ được thực tập thực tế tại công trường, kết thúc phần thực hành sinh viên sẽ nộp báo cáo thực tập và
thuyết trình báo cáo tại lớp.
36. TT BIM trong xây dựng
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Môn học trước: TT Vẽ kỹ thuật trong xây dựng,Kết cấu bê tông cốt thép, Kỹ thuật thi công, Kết
cấu thép
Môn học song hành: Tổ chức thi công
Tóm tắt nội dung học phần:

262
Đây là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên một quy trình liên quan đến việc tạo lập và quản lý những
thông tin kỹ thuật trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành công trình nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm:
Revit, Tekla...
37. TT Tốt nghiệp
Cấu trúc học phần: 2(0/2/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Sau khi đã được trang bị những kiến thức lý thuyết, sinh viên được đưa tới các đơn vị (Viện thiết kế, Sở Xây
Dựng, Công Ty Tư Vấn Khảo Sát Thiết Kế, các Công Ty Xây Dựng công trình dân dụng và công nghiệp
…) học tập thực tế, liên hệ giữa lý thuyết đã học với thực tiễn nhằm hoàn thiện kiến thức trước khi tốt
nghiệp. Tại các đơn vị thực tập, sinh viên sẽ tìm hiểu các tài liệu, thu thập các số liệu để chuẩn bị cho việc
làm báo cáo thực tập.
38. Nền móng nhà cao tầng
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Nền móng
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho người học những kiến thức nâng cao về nền móng cho nhà cao tầng. Cung cấp cho
người học các nguyên lý, các phương pháp đánh gía lựa chọn phương án móng hợp lý trong tính toán nền
móng nhà cao tầng. Đưa người học tổng hợp các kiến thức nền tảng của nền móng, tiếp cận với các vấn đề
ứng dụng và là cơ sở để hình thành tố chất người Kỹ sư Xây dựng. Đây là học phần chuyên ngành nâng cao
trong khối kiến thức chuyên ngành công nghệ và kỹ thuật xây dựng, giúp người học phân tích và lựa cho
được giải pháp nền móng hợp lý cho các công trình cao tầng.
39. Công trình trên nền đất yếu
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học tiên quyết: Cơ học đất
Tóm tắt nội dung học phần:
Trang bị cho sinh viên kiến thức về đất yếu, các loại và tính chất của đất yếu, đặc điểm biến dạng và sức chịu
tải của nền đất yếu dưới tải trọng công trình, các phương pháp cơ bản để xử lý nền đất yếu. Học phần có sự
liên hệ chặt chẽ với các học phần khác như Địa chất công trình, Cơ học đất, Nền và Móng. Học phần Công
trình trên nền đất yếu có tính thực tiễn cao.
40. Thiết kế kết cấu BTCT theo ACI&EUROCODE
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kết cấu bê tông cốt thép
Môn học tiên quyết: Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:

263
Đây là học phần giúp cho sinh viên làm quen với việc thiết kế kết cấu bê tông cốt thép, các nguyên tắc cấu
tạo cũng như các giả thiết và nguyên lý tính toán các cấu kiện cơ bản trong kết cấu xây dựng theo Tiêu
chuẩn nước ngoài (Mỹ và Châu Âu).
41. Thiết kế kết cấu bê tông cốt sợi
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Vật liệu xây dựng
Môn học tiên quyết: Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần giúp cho sinh viên làm quen với việc thiết kế cấu kiện bê tông đặc biệt, đó là bê tông được
gia cường bằng các sợi thuỷ tính, các-bon, polyme... nhằm tăng cường tính năng chịu kéo, giảm độ co ngót
và tăng khả năng chịu uốn cho kết cấu, chống chịu tốt với môi trường khắc nghiệt... Ngoài ra đây còn là học
phần chuyên sâu về vật liệu bê tông trong ngành xây dựng.
42. Kết cấu thép ứng suất trước
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kết cấu thép
Môn học tiên quyết: Sức bền vật liệu
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần nâng cao của nhóm môn học liên quan đến kết cấu thép, sử dụng ứng suất trước nhằm tạo
nên các biến dạng ngược với biến dạng của tải trọng tại thời điểm kết cấu chịu lực. Nhờ đó kết cấu chịu tải
trọng lớn hơn, vượt nhịp tốt hơn so với kết cấu thép thông thường nhằm đảm bảo yêu cầu thiết kế.
43. Tư vấn giám sát
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kỹ thuật thi công
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học giới thiệu về công tác tư vấn giám sát, tiêu chuẩn ISO 9000 cho các tổ chức xây lắp. Các biện pháp
kiểm tra chất lượng và nghiệm thu công trình từ lúc khởi công đến lúc hoàn thiện một công trình xây dựng.
44. Bảo dưỡng sửa chữa & nâng cấp công trình
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Môn học trước: Kỹ thuật thi công
Tóm tắt nội dung học phần:
Là học phần nâng cao thuộc nhóm môn học chuyên ngành kỹ thuật xây dựng nhằm hệ thống kiến thức và kỹ
năng chuyên môn, trang bị khả năng đánh giá các khuyết tật, sự cố trong kết cấu công trình, phân tích
nguyên nhân và đề ra giải pháp sửa chữa gia cường, đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu công trình trước
và sau khi gia cường.
45. Xây dựng bền vững

264
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Là học phần liên quan đến vấn đề phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm: cơ sở hạ tầng, công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, môi trường sống… có tính chất ổn định, lâu dài không ảnh hưởng
tiêu cực đến thế hệ tương lai. Khoá học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thống kỹ thuật
bền vững trong ngành xây dựng. Chủ đề bao gồm: luật môi trường, các quy định và vấn đề phát triển bền
vững; tính toán chi phí, đánh giá vòng đời và những rủi ro của việc gây ô nhiễm môi truờng.
46. Cấp thoát nước
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần cơ bản của lĩnh vực Cấp Thoát Nước, nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
nhất về cơ học chất lỏng như lưu lượng, áp suất, vận tốc dòng chảy. Bên cạnh đó là các nguyên tắc, phương
pháp giải quyết, xác định vị trí, quy mô và mối quan hệ giữa các bộ phận của hệ thống cấp thoát nước trong
công trình xây dựng cũng như mối liên hệ giữa hệ thống cấp thoát nước bên trong và hệ thống cấp thoát
nước bên ngoài (đô thị). Môn học còn giúp sinh viên có khả năng thiết kế về mặt cơ bản hệ thống cấp thoát
nước bên ngoài cũng như bên trong công trình xây dựng.
47. Dự án nghiên cứu
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Đây là học phần ứng dụng nhằm giúp cho sinh viên làm quen với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa
học. Môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng để phát hiện, giải quyết các vấn đề khoa học trong lĩnh vực
xây dựng. Ngoài ra, môn học phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm cho sinh viên.
48. Khóa luận tốt nghiệp
Cấu trúc học phần: 7(7/0/14)
Môn học tiên quyết: Đạt kỳ thi kiểm tra năng lực “Qualified exam”
Tóm tắt nội dung học phần:
Đồ án tốt nghiệp trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về việc thiết kế một công trình thực tế. Môn
đồ án tốt nghiệp kiểm tra việc nắm vững toàn bộ những kiến thức, kỹ năng tích lũy trong suốt quá trình học,
và vận dụng vào: lựa chọn sử dụng vật liệu, lên sơ đồ phân tích sơ bộ, tính toán thiết kế kích thước và vật
liệu cho một công trình theo một nhiệm vụ thiết kế định trước, sao cho đảm bảo các yêu cầu về kinh tế và kỹ
thuật.. Đồ án dưới dạng một công trình có kích thước và điều kiện hoàn toàn thực tế, yêu cầu (nhiệm vụ thiết
kế) đặt ra cho thí sinh phải thực hiện những công việc tính toán cụ thể tối thiểu như sau:
Liệt kê tải trọng và tác động. Các tổ hợp tải trọng, lập bảng tổ hợp. Cách sử dụng hệ số kể đến sự gia
tăng độ lớn của tải trọng, giảm thiểu cường độ của vật liệu và hệ số xét đến xác suất xuất hiện không
đồng thời của các tải trọng;
Chọn vật liệu thích hợp với yêu cầu sử dụng khai thác, không gian (nguyên lý kiến trúc) tính chất và
độ lớn của tải trọng;
265
Trình bày sơ đồ tính và tính toán tải trọng áp đặt lên công trình. Các tổ hợp nội lực theo quy phạm,
tiêu chuẩn;
Tính toán nội lực và từ nội lực thiết kế cho từng cấu kiện. Nội dung tính toán gồm độ bền, độ cứng
và độ vững chắc của cấu kiện, kết cấu, công trình;
Đánh giá sự phù hợp của sơ đồ tính theo các tiêu chuẩn về độ bền, độ cứng và độ vững chắc yêu cầu
của công trình;
Thiết kế các phương án móng cho công trình;
Trình bày bản vẽ kỹ thuật thi công cho các phần tính toán.

266
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Trưởng ngành

Nguyễn Mỹ Linh

267
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. MATH132401 Toán 1 3
2. GCHE130603 Hóa đại cương 3
3. ITET130110 Nhập môn ngành CNKT Môi trường 3(2+1)
4. ADMO138685 Tin học văn phòng nâng cao 3(2+1)
5. TEDG130120 Vẽ kỹ thuật 1 3(2+1)
6. EHQT130137 Anh văn 1 3
7. GELA220405 Pháp luật đại cương 2
8. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
9. LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
10. GEEN12021 Giáo dục thể chất 1 0(1)
Tổng 25
Học kỳ 2:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 MATH132501 Toán 2 3
2 PHYS130902 Vật lý 1 3
3 EHQT130237 Anh văn 2 3
4 ENAC220310 Hóa phân tích môi trường 2
5 EEAC414110 Thí nghiệm hóa phân tích môi
1
trường
6 ACHE220303 Hóa phân tích 2
7 EACH210503 Thí nghiệm Hóa phân tích 1
8 GEEN120210 Môi trường đại cương 2
9 ELEN220144 Kỹ thuật điện 2
10 LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
11 LLCT220514 Lịch sử Đảng CSVN 2
Khoa học xã hội & nhân văn (chọn
4
2 trong 4 học phần )
GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường
2
kỹ thuật
EPNS130406 Khởi sự kinh doanh 2

268
Tổng 24

Học kỳ 3:
Mã MH
trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên
quyết
1 MATH132601 Toán 3 3
2 THER230232 Nhiệt động lực học kỹ thuật 2
3 EHQT230337 Anh văn 3 3
4 ENEC220410 Hóa kỹ thuật môi trường 2
5 EEEC424210 Thí nghiệm Hóa kỹ thuật môi trường 2
6 FLME230610 Cơ lưu chất 2
7 PPET220910 Quá trình cơ học 2
8 ENMI231010 Vi sinh kỹ thuật môi trường 3
9 PEMI414610 Thực tập Vi sinh kỹ thuật môi trường 1
10 ENRD220510 Thiết kế nghiên cứu môi trường 2
11 LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
Tổng 24
Học kỳ 4:
Mã MH
trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên
quyết
1. ESSO231110 Thống kê và tối ưu trong hệ thống môi trường 3
2. EENT220810 Anh văn cho Kỹ sư môi trường 2
3. AAES220710 AutoCAD trong lĩnh vực môi trường 2
4 SPRT321710 Ô nhiễm đất và kỹ thuật xử lý 2
5. OHSM322110 Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp 2
6. SWTR331610 Kỹ thuật xử lý nước cấp 3
7. PSWT414310 Thực tập xử lý nước cấp 1
8. DSWT414810 Đồ án xử lý nước cấp 1
9. PETE221210 Quá trình thiết bị môi trường 2
10. EHQT230437 Anh văn 4 3
Tổng 21
Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH
trước,

269
MH tiên
quyết
1. SHWM321810 Quản lý chất thải rắn và nguy hại 3
2 VSNC322810 Kỹ thuật thông gió và xử lý tiếng ồn 2
3. WWTR331910 Kỹ thuật xử lý nước thải 3
4. PWWT414410 Thực tập xử lý nước thải 1
5. DWWT414910 Đồ án xử lý nước thải 1
6. CLCH428010 Biến đổi khí hậu 2
7. ENMA332410 Quản lý môi trường 3
8. EHQT330537 Anh văn 5 3
Môn học liên ngành (SV chọn 3 trong các môn dưới nếu chọn
Liên ngành Môi Trường). Nếu chọn liên ngành khác, lựa chọn 6
trong phần tự chọn khối kiến thức liên ngành)
10. ENMO323410 Quan trắc môi trường 2
11. ENEC323310 Kinh tế môi trường 2
12. ENHY323610 Thủy văn môi trường 2
13. GEIS323710 Hệ thống thông tin địa lý 2
14. ENSM323810 Mô hình hóa môi trường 2
Tổng 24
Học kỳ 6:
Mã MH
trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên
quyết
1. WSDN322210 Mạng lưới cấp thoát nước 2
2. PWSD414710 Thực tập mạng lưới cấp thoát nước 1
3. APCT332310 Kỹ thuật xử lý khí thải 3
4. PAPT414510 Thực tập xử lý khí thải 1
5. DAPT415010 Đồ án xử lý khí thải 1
6. AWVI415110 Thực tập tham quan nhận thức 1
7. CPDS322010 Sản xuất sạch hơn và Thiết kế bền vững 2
8 ADWT327110 Xử lý nước nâng cao 2
9 ENMO323410 Quan trắc môi trường 2
Tổng 15

Học kỳ 7:
Mã MH
trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên
quyết

270
1. ENCO322610 Chuyên đề doanh nghiệp 2
2. GRPR445210 Thực tập tốt nghiệp 4
3. DPEM415310 Đồ án quản lý môi trường 1
Tổng 7
* Môn học Liên hệ doanh nghiệp sẽ được triển khai theo hình thức thời gian tập trung (5 tiết/buổi, 3
buổi/1TC) và linh hoạt, phân bố nhiều đợt tùy theo sự bố trí của khoa. SV tham gia đầy đủ 6 buổi, viết
báo cáo và nộp bài cho Giảng viên phụ trách chấm điểm, có xác nhận của Khoa.
Học kỳ 8:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1 SPPR332610 Chuyên đề tốt nghiệp 3
1 GRTH374010 Khóa luận tốt nghiệp 7
Tổng 10
Phần tự chọn:
Kiến thức giáo dục đại cương
Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn (SV chọn 2 trong các môn học
sau):
Số
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên học phần tín
MH tiên quyết
chỉ
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
4 WOPS120390 Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật 2
5 EPNS130406 Khởi sự kinh doanh 2

Kiến thức liên ngành:


Sinh viên có thể chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần tự
chọn:
Xem danh sách các môn học liên ngành được đề xuất bên dưới, hoặc
Sinh viên có thể tự chọn các môn học nằm ngoài danh sách được đề xuất trên tinh thần các môn học hỗ
trợ hướng phát triển nghề nghiệp sau này. SV nên nhờ tư vấn thêm từ Ban tư vấn để có sự lựa chọn phù
hợp.
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
Option 1 (Khối ngành Môi trường) 6
1 ENMO323410 Quan trắc môi trường 2

271
Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
2 ENEC323310 Kinh tế môi trường 2
3 ENHY323610 Thủy văn môi trường 2
4 GEIS323710 Hệ thống thông tin địa lý 2
5 ENSM323810 Mô hình hóa môi trường 2
Option 2 (Khối ngành Xây dựng) 6
1 QMSC420919 Quản lý chất lượng và Tư vấn giám sát 2
2 COMA220717 Vật liệu xây dựng 2
3 RCBS320817 Kết cấu công trình bê tông cốt thép 2
Option 3 (Khối ngành Điện) 6
1 ACSY330346 Hệ thống điều khiển tự động 3
2 BAEL 340662 Kỹ thuật điện công nghiệp 3
Option 4 (Khối ngành Hóa) 6
1 Vật liệu học 2
2 Công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ 2
3 Hóa học Polymer 2
Option 5 (Khối ngành An toàn lao động) 6
1 Kỹ thuật an toàn trong xây dựng 2
2 Kỹ thuật an toàn điện 2
3 Kỹ thuật an toàn hóa chất 2
Option 6 (Khối ngành Kinh tế) 6
1 BAMA231209 Makerting cơ bản 3
2 TEMA321406 Quản trị công nghệ 3
Option 7 (Khối ngành cơ khí) 6
1 MMAT451525 Công nghệ chế tạo máy 3
2 MEDI330823 Thiết kế cơ khí 3
Tổng 6

MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC


Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mục Cấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Nhiệt động lực học


Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Điều kiện tiên quyết: Vật lý đại cương A1
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức vật lý cơ bản về lý thuyết tương đối Einstein, quang học, vật lý
lượng tử, nhằm mục đích ứng dụng trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành sau này.

272
02. Hóa đại cương A1

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên về kiến thức hóa học cơ bản như: cấu tạo nguyên tử, phân tử, các loại phản ứng
hóa học, cân bằng hóa học, các quá trình nhiệt động xảy ra trong các phản ứng hóa học, điện phân, điện
hóa, phân ly, …. Nhằm nâng cao kiến thức hóa học làm nền tảng cho việc nghiên cứu các chuyên đề sâu
của ngành công nghệ kỹ thuật môi trường.

03. Hóa phân tích

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học này giúp cho sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản trong hóa phân tích, các phương pháp
phân tích định tính, phương pháp phân tích định lương: gồm phương pháp phân tích khối lượng và
phương pháp phân tích thể tích và phương pháp phân tích công cụ.

04.  Kỹ thuật điện

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học này giúp sinh viên có các kiến thức cơ bản về mạch điện, các thiết bị điện, cấu tạo và các đặc
tính làm việc của chúng để có thể vận hành được trong thực tế.

05. Nhập môn Công nghệ kỹ thuật môi trường

Cấu trúc học phần:3(2:1:6)


Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực Công nghệ môi trường. Tổ
chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề môi trường cũng như những buổi sinh hoạt học thuật,
trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa các chuyên gia trong lĩnh vực và sinh viên chuyên ngành

Tổ chức cho sinh viên tham quan các hệ thống xử lý chất thải, giúp sinh viên có thêm kiến thức về lĩnh
vực chuyên ngành bằng những bài học ngoài thực tế đầy lý thú. Thông qua môn học này, sinh viên sẽ
định hướng được khối kiến thức cần phải đạt được trong chương trình đào tạo cũng như vị trí công tác
sau khi ra trường

06. Tin học dành cho kỹ sư (Midrosoft Office nâng cao)

Cấu trúc học phần:3(2:1:6)

273
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về tin học văn phòng nâng cao, giúp hoàn chỉnh kiến thức chuyên
sâu về các kiến thức tin học văn phòng với các phần mềm, các ứng dụng mới.

07. Vẽ kỹ thuật 1

Cấu trúc học phần:3(2:1:6)


Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về phép chiếu, các tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ kỹ thuật,
phương pháp lập và đọc các bản vẽ kỹ thuật.Trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản trên lĩnh
vực công nghệ CAD, rèn luyện kỹ năng lập và đọc bản vẽ. Bước đầu làm quen với việc thiết kế trên
máy tính (vẽ các bản vẽ kỹ thuật) trong không gian hai chiều (2D).

08. Môi trường đại cương

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:

Môn học đề cập tới một số kiến thức về khoa học môi trường và quan hệ giữa con người và môi trường
ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật cũng như mối quan hệ
giữa sinh vật với môi trường sống của nó, cân bằng sinh thái và tác động của con người trong qúa trình
gia tăng dân số, lao động sản xuất ảnh hưởng đến môi trường sinh thái như thế nào.

09. Thống kê và tối ưu trong hệ thống môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên về phương pháp phân tích và tiếp cận đối tượng công nghệ trong lỉnh vực công
nghệ môi trường, phân tích các yếu tố đầu vào, xác định các đại lượng đầu ra nhằm mô hình hóa quá
trình của đối tượng công nghệ. Xây dựng các phương án thực nghiệm, mô tả toán học cho đối tượng
công nghệ, trên cơ sở đó tối ưu hóa quá trình công nghệ để tìm kiếm chế độ công nghệ thích hợp.

10. Hóa kỹ thuật môi trường

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến các vấn đề cân bằng hóa học, vận tốc phản ứng, cân bằng pha, các hiện tượng hấp
thụ, hấp phụ, hóa keo cũng như tính chất của một số chất ô nhiễm trong môi trường.

11. Cơ lưu chất

274
Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)
Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến các vấn đề về Thủy tĩnh học: phương trình cơ bản, áp lực lên đáy và thành bình.
Thủy động học: phương trình Euler, Navie – Stockes, phương trình Bernoulli và ứng dụng, sức cản thủy
lực và phương pháp tính. Phương pháp thực nghiệm và bán thực nghiệm nghiên cứu thủy lực. các kiến
thức thủy lực trong các hệ thống công nghệ kín và hở như: trở lực lớp hạt, thủy lực dòng nhiều pha của
các thiết bị chuyển khối, dòng chảy đều và không đều trong kênh hở, dòng chảy qua đập tràn, cống,
nước nhảy và phương pháp tiêu năng ở hạ lưu công trình, thiết kế kênh…

12. Quá trình cơ học

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về bơm quạt máy nén van…nhằm ứng dụng trong thiết
kế, tính toán cho các công trình xử lý môi trường.

13. Quá trình thiết bị môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về các quá trình khuếch tán trong các hệ thống công
nghệ: Bản chất các quá trình và Những công thức áp dụng trong tính tóan các quá trình hấp thụ, hấp
phụ, chưng luyện, trích ly. Phương pháp chọn lựa quá trình và thiết bị thích hợp cho việc xử lý các dạng
ô nhiễm mà thực tế đòi hỏi.

13. Hóa phân tích môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến các kiến thức lý thuyết về các định nghĩa và phương pháp phân tích các chỉ tiêu
môi trường nhằm phục vụ cho việc đo đạc.

14. Anh văn cho kỹ sư Môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Học phần cung cấp và trang bị những kiến thức, kỹ năng căn bản nhất về ngôn ngữ ( Anh văn )kỹ thuật
chuyên ngành công nghệ kỹ thuật môi trường

15. Vi sinh vật kỹ thuật môi trường


275
Cấu trúc học phần:3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Môn học cung cấp các kiến thức về vi sinh vật và đời sống của chúng trong các điều kiện môi trường
khác nhau (Hiếu khí, kỵ khí, quang tự dưỡng…) , sự tham gia của VSV vào việc phân hủy một số chất,
một số thiết bị sử dụng vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm.

16. CAD trong lĩnh vực môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Học phần cung cấp và trang bị những kiến thức, kỹ năng nâng cao trong việc ứng dụng Auto CAD để
thực hiện các bản vẽ kỹ thuật nhằm xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi,…

17. Thiết kế nghiên cứu kỹ thuật môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành một nghiên
cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Sinh viên sẽ được giới thiệu về các bước thực hiện
một nghiên cứu, từ đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, thu thập thông tin, cho đến hoàn thành và báo cáo đề
án nghiên cứu để có thể tự mình áp dụng vào các đề án nghiên cứu của mình sau này

18. Kỹ thuật xử lý nước cấp

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật xử lý nước mặt, nước ngầm
cho mục đích sử dụng sinh họat và phục vụ công nghiệp

19. Kỹ thuật xử lý nước thải

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật xử lý nước thải sinh họat
và công nghiệp. Các bước tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải.

20. Kỹ thuật xử lý khí thải

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:

276
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức kỹ thuật cần thiết trong việc thiết kế các hệ thống xử lý
ô nhiễm không khí như lọc bụi, xử lý khí ô nhiễm, điều hoà không khí…Môn học đề cập đến các kiến
thức vật lý về âm học, tiếng ồn, tác hại của tiếng ồn, phương thức truyền âm, tác dụng cản âm, hấp thụ
âm thanh, kỹ thuật giảm âm, cản âm và vật liệu tiêu âm, phương pháp thiết kế các hệ thống, thiết bị
giảm âm và chống ồn, các giải pháp kỹ thuật cần chọn lựa trong việc giảm âm, chống ồn.

21. Quản lý môi trường

Cấu trúc học phần:3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến các kiến thức quản lý môi trường, phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn môi
trường, các công cụ quản lý giám sát chất lượng môi trường cũng như các tiêu chuẩn môi trường quốc tế

22. Ô nhiễm đất và kỹ thuật xử lý

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến các kiến thức về cấu trúc địa chất, sinh thái môi trường đất, các tác nhân gây ô
nhiễm đất, quá trình tự làm sạch của MT đất và giới hạn của nó, kỹ thuật ngăn ngừa, phòng trừ, lọai bỏ
ô nhiễm đất.

23. Quản lý và xử lý chất thải rắn

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ thuật xử lý và biện pháp quản lý các chất thải rắn,
kỹ thuật tái chế nguyên vật liệu và năng lượng từ rác thải công nghiệp và đô thị.

24. Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến công tác an toàn lao động, hệ thống pháp luật hiện hành và các yếu tố nguy hiểm,
có hại trong sản xuất công nghiệp. Những biện pháp kỹ thuật về an toàn thiết bị, hóa chất, môi trường
vệ sinh lao động, biện pháp quản lý để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở sản
xuất.

25. Mạng lưới cấp thoát nước

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)

277
Mô tả học phần:
Môn học gồm hai phần: tính toán mạng lưới cấp nước và tính toán mạng lưới thoát nước. Các công cụ
cần thiết để thiết kế tối ưu hệ thống và cách thức thiết kế mạng lưới cấp thoát nước

26. Quan trắc môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp những kiến thức cơ bản giúp xác định các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi
trường; các phương pháp, quy trình quan trắc môi trường đảm bảo theo quy định; các cơ sở khoa học để
xây dựng mạng lưới quan trắc.

27. Chuyên đề doanh nghiệp

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học này cung cấp những kiến thức, công nghệ, thiết bị mớithông qua những chia sẽ của các Doanh
nghiệp

28. Đánh giá tác động môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đưa ra các phương pháp đánh giá tác động hiện hành trên thế giới hiện nay, hệ thống quản lý
và thẩm định, quy trình thẩm định các báo cáo ĐTM ở Việt Nam.

29. Sản xuất sạch hơn và thiết kế bền vững

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến phương pháp luận và phương pháp triển khai thực tế cho công nghệ sản xuất sạch
hơn, sản xuất sạch và công nghệ bền vững, đặc biệt là các biện pháp kỹ thuật, quản lý và kinh tế của
công nghệ sản xuất sạch hơn, đề phòng ngăn ngừa và tận giảm chất thải gây ô nhiễm môi trường.

30. Quản lý dự án môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:

278
Môn học đề cập đến kiến thức cơ bản về quản lý dự án. Sinh viên sẽ được chia theo nhóm để hình thành
ý tưởng kinh doanh hoặc tổ chức một số sự kiện có quy mô của 1 dự án quy mô vừa/nhỏ, lập kế họach
đề án (project proposal) và tiến hành thực hiện dự án của mình trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng.

31. Kinh tế môi trường

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:
Môn học đề cập đến những kiến thức quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế trong cơ chế thị trường
để phát triển bền vững. Ứng dụng các kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên…

32. Thí nghiệm hóa phân tích môi trường

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hiện các phương pháp phân tích hóa
học: chuẩn độ, xác định khối lượng, tạo phức, tạo tủa, sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

33. Thí nghiệm Hóa kỹ thuật Môi trường

Cấu trúc học phần: 2(0:2:4)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về lý hóa
trong nước: pH, COD, BOD, sắt, Nito, phospho, sulfate, độ cứng, độ kiềm, độ acid, độ màu, độ đục,
chất rắn, chloride, DO, ….

34. Thực tập xử lý nước cấp

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng vận hành các quy trình xử lý nước cấp: khử
sắt, keo tụ tạo bông, lắng, hấp phụ, trao đổi ion, khử trùng,…

35. Thực tập xử lý nước thải

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Điều kiện tiên quyết: Hóa kỹ thuật môi trường
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng vận hành các quy trình xử lý nước thải: bùn
hoạt tính, hấp phụ màu, SBR, MBR, lắng, …
279
36. Thực tập Xử lý khí thải

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đo đạc và xác định các chỉ tiêu ô nhiễm
không khí. Sinh viên vận hành các thiết bị xử lý khí thải.

37. Thực tập Vi sinh kỹ thuật môi trường

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng, thao tác nuôi cấy phân lập các chủng vi
sinh vật và phân tích các chỉ tiêu vi sinh trong môi trường nước: E.coli. Coliform, Feca.Coli,…

38. Thực tập mạng lưới cấp thoát nước

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng xây dựng mạng lưới cấp nước và thoát nước
bên trong và ngoài công trình

39. Thực tập Tham quan nhận thức

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Học phần này cung cấp cho Sinh viên kiến tập một vài khu sinh thái, khu xử lý nước cấp, xử lý nước
thải để hình dung được các công tác của mình trong tương lai

40. Đồ án xử lý nước cấp 1

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Môn học trước: Thủy lực và thủy văn, thủy lực công trình, Quá trình thiết bị trong môi trường
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về phương pháp tính toán thiết kế hệ thống
cấp nước. Phân tích các chỉ tiêu và đưa ra được các quy trình xử lý đạt tiêu chuẩn.

41. Đồ án xử lý nước thải

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Điều kiện tiên quyết: Hóa kỹ thuật môi trường
Mô tả học phần:

280
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng lựa chọn quy trình công nghệ. Tính toán
thiết kế trạm xử lý nước thải sinh họat và công nghiệp.

42. Đồ án xử lý không khí

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Điều kiện tiên quyết: Ô nhiễm không khí, thuỷ lực và thuỷ văn môi trường, quá trình thiết bị
Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích đánh giá các số liệu và từ đó đưa ra được quy
trình xử lý, tính toán thiết bị lọc bụi, xử lý khí ô nhiễm, điều hoà không khí…

43. Thực tập tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về môi trường xảy ra trên thực tế. Mục đích của đợt thực tập tốt
nghiệp là giúp sinh viên tìm hiểu một quy trình hay một dự án quản lý tài nguyên và môi trường, sinh
viên có thể lý giải nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, giúp sinh viên có khả
năng độc lập nghiên cứu khoa học, đồng thời tự tin đủ năng lực chọn đề tài làm khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời qua đợt thực tập, sinh viên sẽ làm quen với vai trò của người kỹ sư trong việc điều hành và
quản lý các vấn đề về tài nguyên và môi trường

44. Đồ án quản lý môi trường

Cấu trúc học phần: 1(0:1:2)


Mô tả học phần:
Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng phân tích đánh giá các số liệu và từ đó đưa ra được quy
trình quản lý môi trường cho doanh nghiệp.
45. Chuyên đề tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)


Mô tả học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kỹ năng, kiến thức phục vụ cho việc thực hiện khóa luận
tốt nghiệp. Môn học sẽ là tiền đề cho khóa luận tốt nghiệp.

46. Biến đổi khí hậu

Cấu trúc học phần: 2(2:0:4)


Mô tả học phần:

281
Môn học biến đổi khí hậu cung cấp nhưng kiến thức cập nhật hiện thời và áp dụng các mô hình dự báo
sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường.

47. Khóa luận tốt nghiệp

Cấu trúc học phần: 7(0:7:14)


Mô tả học phần:
Để sinh viên độc lập ứng dụng kiến thức đã học (lý thuyết và thực hành) vào giải quyết trọn vẹn một
vấn đề nào đó đang nảy sinh trong thực tế ở các góc độ: quản lý, đánh giá, biện pháp kỹ thuật … trong
đó, phải xây dựng được phương pháp luận, cách tiếp cận vấn đề, phải xây dựng được mục tiêu, phương
pháp và nội dung nghiên cứu rõ ràng, có cơ sở khoa học. Tuần tự biết giải quyết vấn đề: nêu được tính
bức xúc, tổng quan tài liệu, nêu được hướng giải quyết, khảo sát tính toán để có cơ sở khoa học cho biện
pháp giải quyết; xây dựng biện pháp và kết luận.

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA


Trưởng ngành

Nguyễn Trần Minh Nguyệt

282
KẾ HOẠCH HỌC TẬP
Học kỳ 1:
T Mã MH trước,
Mã MH Tên MH Số TC
T MH tiên quyết
1. EHQT130137 Anh Văn 1 3
2. IEAC130046 Nhập môn ngành CNKTĐK và TĐH 3
3. LLCT130105 Triết học Mác - Lênin 3
4. LLCT120205 Kinh tế chính trị Mác - Lênin 2
5. MATH132401 Toán 1 3
6. PHYS130902 Vật lý 1 3
7. GCHE130603 Hoá học đại cương 3
8. GELA220405 Pháp luật đại cương 2
9. PHED110513 Giáo dục thể chất 1 0(1)
Tổng 22

Học kỳ 2:
T Mã MH trước,
Mã MH Tên MH Số TC
T MH tiên quyết
1. EHQT130237 Anh Văn 2 3
2. MATH132501 Toán 2 3 MATH132401
3. AMEE142044 Toán ứng dụng cho kỹ sư 4 MATH132401
4. PHYS111202 Thí nghiệm vật lý 1 1 PHYS130902
5. PHYS131002 Vật lý 2 3 PHYS130902
6. ELCI140144 Mạch điện 4 MATH132401
7. PHED110613 Giáo dục thể chất 2 0(1)
8. LLCT120405 Chủ nghĩa xã hội khoa học 2
9. LLCT120314 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2
Tổng 22

Học kỳ 3:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. Tự chọn Cơ sở ngành 1 3
ELFI 230344 Trường điện từ 3 Chọn 1 trong 3
283
EMSE232244 Đo lường và cảm biến 3 môn
SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3
2. EHQT230337 Anh Văn 3 3 PHYS130902
3. ELPR210644 TT Điện 1 MATH132401
4. LLCT220514 Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
5. MATH13260 Toán 3 3 MATH132501
1
6. BAEL340662 Điện tử cơ bản 4 ELCI140144
7. PHYS111302 Thí nghiệm vật lý 2 1 PHYS131002
8. CPRL130064 Ngôn ngữ lập trình C 3
9. PHED130715 Giáo dục thể chất 3 0(3)
Tổng 20

Học kỳ 4:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
1. EHQT 230437 Anh Văn 4 3
2. Tự chọn KH XHNV 1 2
GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2 Chọn 1 trong 3
IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2 môn

INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2


3. MATH13290 3
Xác suất thống kê ứng dụng
1
4. ELPR320762 TT Điện tử 2 BAEL340662
5. DIGI330163 Kỹ thuật số 3 BAEL340662
ELCI140144
6. ELMA230344 Máy điện 3
AMEE142044
7. POEL330262 Điện tử công suất 3 BAEL340662
8. ACSY330346 HT Điều khiển tự động 3 AMEE142044
9. Tự chọn Cơ sở ngành 2 3
Tổng 25

Học kỳ 5:
TT Mã MH Tên MH Số TC Mã MH trước,

284
MH tiên quyết
1. EHQT230537 Anh Văn 5 3
2. Tự chọn KH XHNV 2 2
DIGI330163
3. PRDI310263 TT Kỹ thuật số 1
ELPR320762
4. PREM310744 TT Máy điện 1 ELMA230344
POEL330262
5. POEL320262 TT Điện tử công suất 2
ELPR320762
ACSY330346
6. PACS321446 TT Điều khiển tự động 2
CPRL130064
DIGI330163
7. MICR330363 Vi xử lý 3
CPRL130064
DIGI330163
8. PLCS330846 Điều khiển lập trình 3
ELMA230344
9. EEQU333746 Trang bị điện và Khí nén 3 ELMA230344
10. ARPR310746 Đồ án Điều khiển tự động 1 ACSY330346
11. Tự chọn Chuyên ngành 1 3
Tổng 24

Học kỳ 6:
Mã MH trước,
TT Mã MH Tên MH Số TC
MH tiên quyết
MICR330363
1. PRMI320463 TT Vi xử lý 2 PRDI310263
CPRL130064
1 EEQU333746
2. PMEM310846 TT Trang bị điện – Khí nén
PPLC321346
3. PPLC321346 TT Điều khiển lập trình 2 PLCS330846
MICR330363
4. ROBO330246 Kỹ thuật robot 3
CPRL130064
5. IASC323346 Nhận dạng và điều khiển hệ thống 2 ACSY330346
6. INCO321546 Điều khiển thông minh 2 ACSY330346
7. PLCR311146 Đồ án Điều khiển lập trình 1 PLCS330846
8. Tự chọn Chuyên ngành 2 3
9. Tự chọn Chuyên ngành 3 3

285
Tổng 19

Học kỳ 7:
T Mã MH trước,
Mã MH Tên MH Số TC
T MH tiên quyết
ROBO330246
1. ROPR311246 TT Kỹ thuật Robot 1
PRMI320463
2. RBPR310846 Đồ án Kỹ thuật Robot 1 ROBO330246
PLCS330846
3. SCDA430946 Hệ thống SCADA 3
PPLC321346
4. ININ442346 TT Tốt nghiệp 4
Liên hệ doanh nghiệp ngành CNKT
5. ERAC423446 2
ĐK và TĐH
Tổng 11

Học kỳ 8:
T Mã MH trước,
Mã MH Tên MH Số TC
T MH tiên quyết
Đạt kỳ thi kiểm tra
1. FIPR472546 Khóa luận tốt nghiệp 7 năng lực “Qualified
Exam”
Tổng 07

Môn học tự chọn


Khối kiến thức các môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội – nhân văn (SV chọn 2 môn học
trong các môn học sau):

Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học Số tín chỉ
MH tiên quyết
1 GEFC220105 Kinh tế học đại cương 2
2 IQMA220205 Nhập môn quản trị chất lượng 2
3 INMA220305 Nhập môn Quản trị học 2
4 INLO220405 Nhập môn Logic học 2
5 IVNC320905 Cơ sở văn hoá Việt Nam 2
6 INSO321005 Nhập môn Xã hội học 2
7 ENPS220591 Tâm lý học kỹ sư 2
8 SYTH220491 Tư duy hệ thống 2

286
9 LESK120190 Kỹ năng học tập đại học 2
10 PLSK120290 Kỹ năng xây dựng kế hoạch 2
Kỹ năng làm việc trong môi trường
11 WOPS120390 2
kỹ thuật
12 REME320690 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2
Kiến thức cơ sở ngành (Sinh viên chọn 2 môn học trong các môn sau)
ST Số tín Mã MH trước,
Mã môn học Tên môn học
T chỉ MH tiên quyết
PHYS130902
1 ELFI 230344 Trường điện từ 3
AMEE342944
2 EEMA320544 Vật liệu điện - điện tử 3 BAEL430662
ELMA230344
3 ELPS330345 Cung cấp điện 3
ELCI140144
4 SISY330164 Tín hiệu và hệ thống 3 ELCI140144
ELCI140144
5 EMSE232244 Đo lường và cảm biến 3
BAEL430662
Kiến thức chuyên ngành (Sinh viên chọn 3 môn học theo chuyên ngành của mình)
Số tín Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học
chỉ MH tiên quyết
MATH132901
1 IMPR331646 Xử lý ảnh 3 AMEE342944
CPRL130064
2 CADA331646 CAD trong CNKT ĐK và TĐH 3 DIGI330163
3 PRCO332146 Điều khiển quá trình 3 ACSY330346
ACSY330346
4 FMCI 431746 Hệ thống sản xuất tích hợp 3
MICR330363
Đo lường và điều khiển bằng máy EMIN330244
5 MCCO 332246 3
tính CPRL130064
6 EMEC331746 Hệ thống cơ điện tử 3 MICR330363
Kiến thức liên ngành:
Sinh viên chọn 6 tín chỉ liên ngành để thay thế cho các môn học chuyên ngành trong phần tự
chọn:
 Xem danh sách các môn học được đề xuất trong bảng, hoặc
 Sinh viên có thể tự chọn các môn học nằm ngoài danh sách được đề xuất trên tinh thần
các môn học hỗ trợ hướng phát triển nghề nghiệp sau này.
Số tín Mã MH trước,
STT Mã môn học Tên môn học
chỉ MH tiên quyết
1 RENE331745 Năng lượng tái tạo 3 ELPS330345
MICR330363
2 EMSY435664 Hệ thống nhúng 3
CPRL130064
DIGI330163
3 DSIC330563 Thiết kế mạch số với HDL 3
CPRL130064

287
ELMA230344
4 ELDR330545 Truyền động điện tự động 3
ELMA230344
EMSY435664
5 ITFA336064 Cơ sở và ứng dụng IoTs 3
CPRL130064
MÔ TẢ VẮN TẮT MÔN HỌC
Lưu ý: Trong phần Mô tả vắn tắt môn học, mụcCấu trúc học phần: 5(5/0/10) có nghĩa: 5 Tín chỉ, trong
đó có [5 tín chỉ Lý thuyết / 0 tín chỉ Thực hành / 10 tín chỉ Tự học, tự nghiên cứu]

01. Toán ứng dụng cho kỹ sư


Cấu trúc học phần: 4(4:0:8)
Điều kiện môn học trước: Toán 1, 2
Mô tả học phần:
Giới thiệu và cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và công cụ toán học cơ sở cần thiết cho các
lĩnh vực trong các ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Điện Tử - Truyền
Thông, Công nghệ Kỹ Thuật Điện Tự Động, Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Máy Tính và Công Nghệ
Kỹ Thuật Môi trường nhằm giải tích mạch điện, xử lý tín hiệu, hệ thống điều khiển tự động.

02. Ngôn ngữ C


Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các cấu trúc dữ liệu, cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ C. Môn
học cũng cung cấp cho sinh viên kỹ năng thiết kế, lập trình và gỡ rối các chương trình ứng dụng dùng
ngôn ngữ C.
03. Nhập môn ngành CNKT ĐK&TĐH
Cấu trúc học phần: 3(2:1:6)
Mô tả học phần:
Giới thiệu cho sinh viên năm nhất khái niệm về kỹ sư điện, trang bị cho kỹ sư về vai trò trách nhiệm,
đạo đức của người kỹ sư, các khái niệm căn bản về thiết kế kỹ thuật, trang bị cho sinh viên những kỹ
năng mềm cần thiết (kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày…) giúp sinh viên có phương pháp
học tập tốt trong khi còn trong nhà trường và chuẩn bị tốt tác phong thái độ để sau khi tốt nghiệp ra
trường các kỹ sư tương lai có thể có đủ các kiến thức và có cơ hội tốt nhận được việc làm.
04. Mạch điện
Cấu trúc học phần: 4(4:0:8)
Điều kiện môn học trước: Toán ứng dụng cho kỹ sư
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hai định luật Kirchhoff 1,2. Các phương pháp phân tích mạch:
biến đổi tương đương, phương pháp thế nút, phương pháp dòng mắt lưới. Các định lý về mạch: định lý
Thevenin-Norton, định lý cân bằng công suất, định lý xếp chồng. Áp dụng số phức để giải bài toán xác

288
lập điều hòa. Mạch hỗ cảm, mạch chứa khuếch đại thuật toán, Mạch ba pha đối xứng và không đối
xứng, Mạng hai cửa, Phân tích mạch trong miền thời gian, phân tích mạch trong miền tần số, giản đồ
bode, Mạch phi tuyến.
05. Điện tử cơ bản
Cấu trúc học phần: 4(4:0:8)
Điều kiện môn học trước: Mạch điện
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu chế tạo linh kiện điện tử. Trình bày cấu trúc,
đặc trưng và ứng dụng của các linh kiện điện tử cơ bản như Diode, Transistor, SCR, TRIAC, DIAC,
OP-AMP và các linh kiện 4 lớp bán dẫn, linh kiện quang điện tử. Hướng dẫn sinh viên cách phân tích,
tính toán các thông số và thiết kế các mạch điện tử cơ bản như: mạch chỉnh lưu, mạch xén, mạch nguồn
DC, mạch khuếch đại tín hiệu nhỏ, mạch khuếch đại công suất, mạch transistor ngắt dẫn, mạch dao
động, các mạch điều khiển dùng SCR, TRAC, DIAC, quang trở, op-to và các mạch điện tử ứng dụng
trong thực tế.
06. Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viênkiến thức về các hệ thống số, các cổng logic cơ bản, các định lý cơ bản của đại
số Boole. Sinh viên còn được học cấu trúc hoạt động các vi mạch số cơ bản TTL và CMOS, các thông
số đặc tính của vi mạch số, phân loại các họ vi mạch, nguyên lý chuyển đổi giữa tín hiệu tương tự và tín
hiệu số, cấu trúc hoạt động và ứng dụng của bộ nhớ, nguyên lý các mạch dao động số. Sau cùng, môn
học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về tính toán, nhận biết các mạch tổ hợp, mạch tuần tự, đề ra
và giải quyết những vấn đề mạch số, và rồi thiết kế những hệ thống số.
07. Vi xử lý
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Kỹ thuật số
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học các nội dung về vai trò chức năng của vi xử lý, hệ thống vi xử lý, sự ra đời của
vi điều khiển. Cấu trúc bên trong vi điều khiển 8 bit, nguyên lý hoạt động của vi điều khiển 8 bit. Cấu
trúc và nguyên lý hoạt động các thiết bị ngoại vi của vi điều khiển như timer/counter, chuyển đổi tương
tự sang số, ngắt, điều chế độ rộng xung, truyền dữ liệu UART, SPI, I2C. Các kiến thức cơ bản về ngôn
ngữ lập trình hợp ngữ và kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ C để lập trình cho các ứng dụng điều khiển
của vi điều khiển, các mạch ứng dụng dùng vi điều khiển.
08. Máy điện
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Vật lý 2, Mạch điện
Mô tả học phần:

289
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng cơ bản về các loại máy điện trong hệ thống điện điện
công nghiệp, bao gồm kết cấu, nguyên lý làm việc, các chế độ làm việc, ứng dụng của máy điện trong
công nghiệp.
09. Điện tử công suất
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viêncác kiến thức về các linh kiện điện tử công suất cơ bản, về các mạch biến đổi
điện năng như: Các mạch đổi điện xoay chiều sang một chiều không điều chỉnh điện áp; Các mạch đổi
điện xoay chiều sang một chiều có điều chỉnh điện áp; Các mạch điều chỉnh, đóng ngắt điện áp xoay
chiều; Các mạch biến đổi điện áp một chiều sang một chiều; Các mạch nghịch lưu, biến tần vv… Ngoài
ra học phần còn cung cấp các phương pháp phân tích, thiết kế và tính toán các thông số của các mạch
biến đổi điện tử công suất, các nguyên tắc tạo xung điều khiển đồng bộ cho SCR và phần mềm chuyên
dùng để mô phỏng các mạch ĐTCS.
10. Điều khiển lập trình
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Máy điện, Vi xử lý, Kỹ thuật số
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viêncác nội dung về các phương pháp xác định ngõ ra của cảm biến, cách tính toán
giá trị ngõ ra theo yêu cầu, các kiểu kết nối các loại cảm biến và cơ cấu chấp hành với bộ điều khiển
PLC, chức năng và nguyên lý hoạt động của PLC và ứng dụng tập lệnh.
11. Hệ thống điều khiển tự động
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Toán ứng dụng cho kỹ sư, Mạch điện, Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viêncác nội dung về các thành phần của một hệ thống điều khiển tự động tuyến tính
liên tục, các phương pháp xây dựng mô hình toán học của hệ thống điều khiển tự động bao gồm: hàm
truyền đạt, grapth tín hiệu và phương trình trạng thái, vấn đề điều khiển được và quan sát được, các
phương pháp khảo sát ổn định của hệ thống điều khiển tự động, các phương pháp đánh giá chất lượng
của hệ thống điều khiển: độ chính xác, miền thời gian, miền tần số và các phương pháp thiết kế hệ thống
điều khiển tự động sao cho hệ ổn định và đạt được các chỉ tiêu chất lượng đề ra.
12. Kỹ thuật Robot
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Hệ thống điều khiển tự động, Vi xử lý
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viênkiến thức cơ bản về động học và động lực học tay máy, các phép chuyển đổi hệ
tọa độ dùng trong tính toán động học thuận, động học nghịch tay máy, tính toán động lực học robot, giải
bài toán động học thuận & động học nghịch cánh tay robot, thiết kế được mô hình 3D cánh tay robot
bằng phần mềm thiết kế cơ khí Solidworks và sau đó lập trình mô phỏng động học thuận và động học
nghịch cánh tay robot trên phần mềm Matlab.
290
13. Trang bị điện và Khí nén
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: TT Điện, Điện tử công suất, Máy điện
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkiến thức về các phần tử của thiết bị điện, điện tử, khí nén, biến tần. Các mạch
điều khiển dùng tiếp điểm, điều khiển khí nén, cách điều khiển biến tần, các mạch điều khiển máy công
cụ.
14. Hệ thống SCADA
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Điều khiển lập trình
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkiến thức về cấu trúc, phân loại , ứng dụng của hệ thống thu thập dữ liệu, điều
khiển và giám sát, các chuẩn truyền, bus truyền, các thành phần trong mạng truyền thông công nghiệp.
Cách ghép nối PC và PLC trong mạng truyền thông. Truyền thông qua các mạng phổ biến như
Devicenet, Controlnet, Modbus, ASI, Profibus, Ethernet IP… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến
thức về hệ SCADA và các phần mềm SCADA.
15. Điều khiển thông minh
Cấu trúc học phần: 3(3:0:6)
Điều kiện môn học trước: Hệ thống diều khiển tự động
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viênkiến thứccơ bản về phương pháp thiết kế các bộ điều khiển thông minh cho hệ
thống điều khiển tự động.
16. Nhận dạng và điều khiển hệ thống
Cấu trúc học phần:2(2:0:4)
Điều kiện môn học trước: Hệ thống diều khiển tự động
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkiến thứccơ bản về các phương pháp nhận dạng mô hình không tham số: phân
tích đáp ứng quá độ, phân tích tương quan, phân tích đáp ứng tần số, phân tích Fourier và phân tích phổ;
cấu trúc mô hình có tham số và các phương pháp nhận dạng mô hình có tham số như phương pháp bình
phương tối thiểu tuyến tính, phương pháp sai số dự báo, phương pháp biến công cụ, hệ thống điều khiển
tự động tuyến tính bất biến rời rạc, hệ thống điều khiển đa biến tuyến tính và hệ thống phi tuyến. Mô
hình toán học, các phương pháp xét tính ổn định, thiết kế hệ thống được khảo sát và ứng dụng phần
mềm để phân tích, tổng hợp hệ thống…
17. ĐAMH Điều khiển tự động
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Hệ thống diều khiển tự động
Mô tả học phần:

291
Trang bị cho sinh viênkỹ năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành Điều Khiển Tự Động vào thực tế
thông qua việc thực hiện một đề tài cụ thể, tăng cường kiến thức, khả năng ứng dụng các môn học lý
thuyết vào thực tế. Học phần còn giúp sinh viên tăng cường kỹ năng nghiên cứu khoa học, biết cách
tổng hợp tài liệu, lập trình mô phỏng, và điều khiển, thiết kế và thi công một sản phẩm điện tử thực tế,
viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu.
18. ĐAMH Kỹ thuật Robot
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Kỹ thuật Robot
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkỹ năngứng dụng kiến thức chuyên ngành Kỹ Thuật Robot vào thực tế thông qua
việc thực hiện một đề tài cụ thể, tăng cường kiến thức, khả năng ứng dụng các môn học lý thuyết vào
thực tế. Học phần còn giúp sinh viên tăng cường kỹ năng nghiên cứu khoa học, biết cách tổng hợp tài
liệu, lập trình mô phỏng, và điều khiển, thiết kế và thi công một sản phẩm thực tế, viết báo cáo và trình
bày kết quả nghiên cứu trước hội đồng.
19. ĐAMH Điều khiển lập trình
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Điều khiển lập trình
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkiến thức về cảm biến, cơ cấu chấp hành, lập trình PLC cùng với kỹ năng thiết kế
và lập trình cho một ứng dụng của PLC trong thực tế. Ngoài ra sinh viên còn có kỹ năng phân tích đưa
ra ý tưởng và chọn thiết bị, thi công một hệ thống thực tế, có kiến thức về hệ SCADA công nghiệp và kỹ
năng thiết kế hệ SCADA công nghiệp.
20. TT Điện
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Vật lý 2
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viêncác kiến thức và kỹ năng về sử dụng dụng cụ người thợ điện, hướng dẫn sinh
viên thực hành các công nghệ lắp đặt điện cơ bản, phương pháp tính toán thi công, lắp đặt mạng điện
chiếu sáng 1 pha trong sinh hoạt và vận hành các máy điện thông dụng.
21. TT Máy điện
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Máy điện
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viêncác kiến thức chung về thực hành thí nghiệm máy điện nhằm xác định thông số
và đặc tính làm việc các loại máy điện, kiến thức công nghệ về lắp ráp, vận hành, sửa chữa máy điện.
Biết, hiểu, thực hiện các thí nghiệm xác định thông số và đặc tính làm việc của các loại máy điện 1
chiều, xoay chiều, máy biến áp và các loại máy điện đặc biệt như động cơ DC brusless, động cơ bước
(stepper) trong công nghiệp. Hình thành kỹ năng kiểm tra, vận hành, sửa chữa, quấn dây, lắp ráp máy
điện.
22. TT Điện tử
292
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Điện tử cơ bản
Mô tả học phần:
Thực hiện các nội dung về cách sử dụng các thiết bị đo trong kỹ thuật điện tử; Cách nhận dạng các linh
kiện điện tử cơ bản như: R, L, C, diode, BJT, FET, OPAMP; Kiểm chứng các mạch ứng dụng cơ bản
của các linh kiện điện tử giữa lý thuyết và thực tế, từ đó phân tích họat động của mạch trên thực tế; Vận
dụng các mạch ứng dụng vào thực tế, phân tích họat động các mạch điện tử cơ bản trong thực tế.
23. TT Điện tử công suất
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Điện tử công suất, Thực tập điện tử
Mô tả học phần:
Thực hiện các nội dung về lắp ráp các mạch, phân tích quá trình hoạt động, vẽ dạng sóng, đo kiểm các
thông số cơ bản của các mạch chỉnh lưu, mạch điều chỉnh, đóng ngắt điện áp xoay chiều, mạch nghịch
lưu, mạch biến đổi điện áp DC – DC; Xác định sự cố, khắc phục và sửa chữa các mạch thực tập tại
xưởng và trong thực tế; Tính toán thiết kế các mạch tạo xung điều khiển đồng bộ, các mạch điều chế…
24. TT Kỹ thuật số
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Kỹ thuật số
Mô tả học phần:
Thực hành các mạch điện tử số như cổng logic, flip flop, mạch đếm, thanh ghi, thiết kế mạch tổ hợp và
mạch tuần tự, bộ nhớ, ADC, DAC và các mạch ứng dụng trong thực tế.
25. TT Vi xử lý
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Vi xử lý
Mô tả học phần:
Trang bị cho người học các bài thực hành lập trình dùng vi điều khiển để điều khiển các đối tượng để
báo hiệu trạng thái hiển thị thông tin như led đơn, led 7 đoạn theo phương pháp trực tiếp, led 7 đoạn
theo phương pháp quét, LCD, GLCD, led ma trận. Các đối tượng ngõ vào như nút nhấn, bàn phím ma
trận, các cảm biến số, cảm biến tương tự kết hợp ADC như cảm biến nhiệt độ, cảm biến đo khoảng cách,
cảm biến chuyển động. Giao tiếp các thiết bị theo chuẩn I2C như đồng hồ thời gian thực, bộ nhớ
Eeprom nối tiếp, ADC/DAC. Các ứng dụng counter dùng để đếm xung ngoại, các ứng dụng timer dùng
để định thời điều khiển. Điều khiển động cơ bước và động cơ DC cùng với điều chế độ rộng xung
PWM.
26. TT Hệ thống điều khiển tự động
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Hệ thống điều khiển tự động
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên khả năng vận lý thuyết môn hệ thống điều khiển tự động và điều khiển thông
minh trong việc khảo sát, phân tích và điều khiển các hệ thống trong thực tế. Thông qua môn học này,
293
sinh viên có khả năng phân tích, thiết kế phần cứng cho các hệ thống tuyến tính và phi tuyến đơn giản
đồng thời điều khiển các hệ thống này bằng các phương pháp đơn giản và hiện đại.
27. TT Kỹ thuật Robot
Cấu trúc học phần:1(0:1:2)
Điều kiện môn học trước: Kỹ thuật Robot
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viênkiến thức về thiết kế một mô hình cánh tay robot công nghiệp thực tế bằng phần
mềm thiết kế cơ khí 3D chuyên dụng Solidworks, kiến thức về lập trình điều khiển các loại động cơ sử
dụng trong truyền động cơ khí cho cánh tay robot như động cơ DC/DC Servo, RC Servo, động cơ bước
(step motor), xylanh khí nén,... Học phần cũng trang bị cho sinh viên các kiến thức về lập trình điều
khiển robot với các KIT Arduino, KIT STM (ARM),... Sinh viên sẽ được học thực hành lập trình điều
khiển động học thuận và động học nghịch tay máy robot trên cả hệ thống robot công nghiệp thực tế lẫn
mô hình cánh tay robot sinh viên tự thiết kế. Sinh viên cũng được trang bị kiến thức về lập trình điều
khiển cánh tay robot công nghiệp với các ngôn ngữ lập trình Matlab, C#.NET,... Ngoài ra, sinh viên
cũng được học thiết kế và lập trình điều khiển cho các mô hình robot khác như robot nhện 4 chân, robot
hai bánh tự cân bằng, robot CNC 3 bậc tự do.
28. TT Điều khiển lập trình
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Điều khiển lập trình
Mô tả học phần:
Trang bị cho sinh viên kỹ năng về kết nối các loại cảm biến vào bộ điều khiển; tính toán và lựa chọn
thiết bị lập trình phù hợp theo yêu cầu và lập trình điều khiển cho hệ thống công nghiệp theo yêu cầu.
29. TT Trang bị điện và Khí nén
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Trang bị điện và Khí nén
Mô tả học phần:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về các thiết bị điện điện tử, khí nén; kỹ năng thiết kế lắp ráp mạch
điều khiển tiếp điểm, mạch điện khí nén. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức và kỹ năng cài
đặt, vận hành các biến tần công nghiệp, kỹ năng kết nối và lập trình PLC điều khiển biến tần.
30. Thực tập tốt nghiệp
Cấu trúc học phần:2(0:2:4)
Điều kiện môn học trước: Thực tập điều khiển lập trình, Thực tập vi xử lý
Mô tả học phần:
Sinh viên được giới thiệu đến các công ty trong nước và nước ngoài, các đơn vị sản xuất trong ngành
công nghiệp chuyên về điện tử để tập sự, làm các công việc thực tế của một kỹ sư điều khiển và tự động
hóa tương lai dưới sự hướng dẫn và điều động của đơn vị tiếp nhận thực tập.
31. Khóa luận tốt nghiệp
Cấu trúc học phần:7(0:0:14)
Điều kiện tiên quyết: tích lũy đủ số tín chỉ theo qui định
294
Điều kiện môn học trước: Các môn học chuyên ngành
Mô tả học phần:
Giúp cho sinh viên ứng dụng các kiến thức đã học trong việc thiết kế, thi công một hệ thống điều khiển
nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra. Qua đó thể hiện khả năng tự tìm tài liệu, khả năng viết báo cáo, khả
năng lên kế hoạch, khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng trình bày. Ngoài ra, còn giúp cho sinh
viên nâng cao khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

295
MÔ TẢ TÓM TẮT CÁC MÔN HỌC CHUNG

296
CÁC MÔN TOÁN HỌC, VẬT LÝ, HÓA HỌC
1. Toán 1
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học Toán 1 cung cấp các kiến thức cơ bản về giới hạn, tính liên tục và phép tính vi tích phân của
hàm một biến.

2. Toán 2
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Toán 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học Toán 2 cung cấp các kiến thức cơ bản về phép tính tích phân của hàm một biến, chuỗi số,
chuỗi lũy thừa, véctơ trong mặt phẳng và trong không gian.

3. Toán 3
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Toán 1, Toán 2.
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về hàm vectơ, hàm nhiều biến, đạo hàm riêng, tích phân
bội, tích phân đường, tích phân mặt và giải tích vectơ. Ứng dụng và định hướng giải quyết trong một số
mô hình bài toán thực tế.

4. Toán kinh tế 1
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này bao gồm các kiến thức về ma trận, định thức, hệ phương trình tuyến tính, không gian vectơ

n , dạng toàn phương, phép tính vi phân hàm một biến, phép tính vi phân hàm nhiều biến và một số
ứng dụng vào trong kinh tế.

5. Toán kinh tế 2
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: TOÁN KINH TẾ 1
297
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này bao gồm các kiến thức về vi phân toàn phần, tích phân hàm một biến, phương trình sai
phân, phương trình vi phân và một số ứng dụng vào trong kinh tế.
6. Xác suất thống kê ứng dụng
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Toán 2 hoặc Toán Kinh tế 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này bao gồm thống kê mô tả, xác suất sơ cấp, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác suất, các
số đặc trưng của biến ngẫu nhiên, ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết, tương quan và hồi qui tuyến
tính.

07. Đại số tuyến tính và cấu trúc đại số


Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này bao gồm các kiến thức: Tập hợp, ánh xạ, quan hệ tương đương, quy nạp toán học; ma trận,
định thức, hệ phương trình tuyến tính; không gian vectơ, không gian Euclide, ánh xạ tuyến tính, chéo
hóa ma trận, dạng toàn phương; lý thuyết về một số cấu trúc đại số như nhóm, vành, trường; và một số
ứng dụng như các mô hình tuyến tính, đồ họa máy tính, mã hóa, mật mã,….

08. Đại số tuyến tính


Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này bao gồm các kiến thức: Tập hợp, ánh xạ, quan hệ tương đương, quy nạp toán học; ma trận,
định thức, hệ phương trình tuyến tính; không gian vectơ, không gian Euclide, ánh xạ tuyến tính, chéo
hóa ma trận, dạng toàn phương; và một số ứng dụng như các mô hình tuyến tính, đồ họa máy tính,…

09. Toán cao cấp cho kỹ sư 1


Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Toán 1, 2. 3
Tóm tắt nội dung học phần:

298
Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về phương trình vi phân cấp một; Mô hình với phương trình
vi phân cấp một; phương trình vi phân cấp cao; Mô hình với phương trình vi phân cấp cao; Phép biến
đổi Laplace; Nghiệm chuỗi của phương trình vi phân tuyến tính.

10. Toán cao cấp cho kỹ sư 2


Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Toán cao cấp cho kỹ sư I
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về đại số tuyến tính, hệ phương trình vi phân, chuỗi Fourier
và nghiệm của bài toán biên đối với phương trình đạo hàm riêng.

11. Toán cho kỹ sư


Phân bổ thời gian học tập: 4(4/0/8)
Môn học trước: Toán 1, 2. 3
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về phương trình vi phân cấp một; Mô hình với phương trình
vi phân cấp một; phương trình vi phân cấp cao; Mô hình với phương trình vi phân cấp cao; Phép biến
đổi Laplace; Đại số tuyến tính, và Chuỗi Fourier.
12. Vật lý 1
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Môn học trước: Không
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cơ học cổ điển, dao động và sóng cơ học,
nhiệt học để khảo sát chuyển động, năng lượng và các hiện tượng vật lý liên quan đến các đối tượng có
kích thước từ phân tử đến cỡ hành tinh, làm cơ sở cho việc học tập các môn học chuyên ngành trình độ
đại học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp sinh viên hiểu cách
xây dựng các mô hình toán học dựa trên các kết quả thực nghiệm, biết cách ghi nhận, trình bày, phân tích
số liệu và phát triển một mô hình dựa trên các dữ liệu và có thể sử dụng mô hình này để phán đoán kết
quả của các thí nghiệm khác.

Nội dung của học phần gồm các chương từ 1 đến 22 trong sách Physics for Scientists and Engineers
with Modern Physics, 9th Edition của các tác giả R.A. Serway và J.W. Jewett.
13. Vật lý 2
299
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Các môn học trước: Vật lý 1, Thí nghiệm vật lý
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về điện trường, từ trường, các mạch điện, điện
từ trường, các định luật quang hình học và quang học sóng, làm cơ sở cho việc học tập các môn chuyên
ngành trình độ đại học các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, học phần cũng giúp sinh
viên hiểu cách xây dựng các mô hình toán học dựa trên các kết quả thực nghiệm, biết cách ghi nhận, trình
bày, phân tích số liệu và phát triển một mô hình dựa trên các dữ liệu và có thể sử dụng mô hình này để
phán đoán kết quả của các thí nghiệm khác.

Nội dung của học phần gồm các chương từ 23 đến 38 trong sách Physics for Scientists and Engineers
with Modern Physics, 9th Edition của các tác giả R.A. Serway và J.W. Jewett.

14. Vật lý 3
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Các môn học trước: Vật lý 1, Vật lý 2, Thí nghiệm vật lý 1, Thí nghiệm vật lý 2
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của vật lý hiện đại, bao gồm các phần:
thuyết tương đối, cơ học lượng tử, vật lý nguyên tử, phân tử và chất rắn, cấu trúc hạt nhân, và vật lý hạt.
Học phần vật lý 3 làm cơ sở cho việc tiếp cận với các môn học chuyên ngành trình độ đại học các ngành
khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về các hiện tượng trong thế
giới tự nhiên và ứng dụng những kiến thức đó trong nghiên cứu khoa học, trong phát triển kỹ thuật và
công nghệ hiện đại.
Nội dung của học phần gồm các chương từ 39 đến 46 trong sách Physics for Scientists and Engineers
with Modern Physics, 9th Edition của các tác giả R.A. Serway và J.W. Jewett.
15. Thí nghiệm vật lý 1
Phân bổ thời gian học tập: 1(0/1/6)
Môn học trước: Vật lý 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần thí nghiệm vật lý 1 gồm có 9 bài thí nghiệm về động học, động lực học chất điểm, động lực
học vật rắn và nhiệt học. Môn học bổ sung cho sinh viên những kiến thức về bản chất các hiện tượng vật
lý xảy ra trong tự nhiên, kiểm nghiệm lại các lý thuyết vật lý đã được học trong chương trình vật lý 1
nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, đo đạc và tính toán, phân tích, xử
lý số liệu.

300
16. Thí nghiệm vật lý 2
Phân bổ thời gian học tập: 1(0/1/6)
Các môn học trước: Vật lý 1, Vật lý 2, Thí nghiệm vật lý 1
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần thí nghiệm vật lý 2 gồm có 9 bài thí nghiệm về điện từ học và quang học. Học phần này bổ
sung cho sinh viên những kiến thức về bản chất các hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên, kiểm
nghiệm lại các lý thuyết vật lý đã được học trong chương trình vật lý 2 nhằm rèn luyện cho sinh viên kỹ
năng quan sát, tiến hành thí nghiệm, đo đạc và tính toán, phân tích, xử lý số liệu.
17. Hóa hữu cơ
Cấu trúc học phần: 2(2/0/4)
Học phần trước: Hóa học cho kỹ thuật
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần Hóa hữu cơ là học phần thuộc nhóm cơ sở ngành nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức
cơ sở về danh pháp, đồng phân, cấu trúc, hóa lập thể, tính chất và tổng hợp các nhóm hợp chất hữu cơ, bao
gồm Hydrocarbon, Alcohol, Aldehyde, Ketone, Carboxylic acid và các dẫn xuất của chúng.
18. Hoá học đại cương
Cấu trúc học phần: (3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hóa học nhằm đặt nền tảng cho sinh viên khả
năng đọc hiểu các tài liệu trong các những lĩnh vực khoa học, kỹ thuật có liên quan đến hóa học. Học phần
này giúp sinh viên (i) hiểu được bản chất nguyên tử và phân tử, từ đó giải thích các tính chất của vật chất; (ii)
phát triển khả năng giải quyết vấn đề định lượng cơ bản liên quan đến nhiệt động lực học, động học phản
ứng, cân bằng hóa học, tính chất dung dịch và các quá trình điện hóa. Học phần này là nền tảng để sinh viên
có những hiểu biết cần thiết về thế giới vật chất xung quanh, nhận thức mối liên hệ giữa hóa học và các
ngành kỹ thuật. Bên cạnh đó, học phần này còn đáp ứng cho khả năng học tập của sinh viên ở trình độ cao
hơn hoặc đại học văn bằng hai.
19. Hóa học cho kỹ thuật
Phân bố thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về hóa học nhằm đặt nền tảng cho sinh viên theo học
các hướng sâu hơn trong các những lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.
Học phần này giúp sinh viên hiểu được bản chất phân tử, phát triển khả năng giải quyết vấn đề định lượng
cơ bản liên quan đến nhiệt động lực học, động học phản ứng, cân bằng hóa học, tính chất dung dịch và pin
điện hóa. Đây chính là nền tảng để sinh viên tiếp thu các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành liên quan

301
và cung cấp kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên nhằm đáp ứng cho khả năng học tập ở trình độ cao hơn
hoặc đại học văn bằng hai.

302
CÁC MÔN TIẾNG ANH
01. Anh văn 1
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần được thiết kế cho học kỳ I năm thứ nhất bậc đại học-Khoa Đào tạo Chất lượng cao ở tất cả các
ngành nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ mà sinh viên đã được h ọc ở b ậc PTTH.
Ngoài ra, học phần hướng đến việc phát triển khả n ăng sử d ụng tiếng Anh trong giao tiếp c ủa sinh viên
ở trình độ sơ cấp (elementary); hình thành nhận thức về vai trò quan trọng của tiếng Anh trong vi ệc phát
triển nghề nghiệp tương lai và trong xã hội; bước đầu xây dựng ý thức tự h ọc và các chi ến l ược h ọc t ập
môn tiếng Anh một cách chủ động, tích cực.
Giáo trình chính:
Hughes, J., Stephenson, H., & Dummett, P. (2015). Life A1-A2. National Geographic Learning &
Cengage Learning.
Tài liệu tham khảo:
Richards, J.(2011). Four Corners: 3A (Student’s book).Cambridge University Press. Richards, J.
&Bohlke, D. (2011). Four Corners: 3A(Workbook). Cambridge University Press
02. Anh văn 2
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần Anh văn 1
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này được thiết kế cho sinh viên không chuyên ngữ b ậc đại h ọc -Khoa Đào t ạo Ch ất l ượng cao
nhằm đạt được trình độ ngôn ng ữ A2+-CEFR. Sau khi h ọc xong h ọc ph ần này, sinh viên có kh ả n ăng
vận dụng các kiến thức ngôn ngữ vào việc đọc, viết, nghe và nói v ề nh ững n ội dung đơn gi ản trong giao
tiếp thông thường như gia đình, nhà trường, bạn bè, sở thích, h ọc tập... ở trình độ A2+-CEFR. Ngoài ra,
học phần này còn giúp nâng cao khả n ăng tự h ọc của sinh viên thông qua việc các em được h ướng d ẫn
sử dụng phần mềm học tiếng Anh online cũng như thông qua vi ệc kiểm tra, đánh giá th ường xuyên c ủa
giáo viên trên lớp
Giáo trình chính:
John Hughes, Life: A2-B1 (Student’s book), Cengage Learning, 2015.
John Hughes, Life: A2-B1 (Online Workbook), Cengage Learning, 2015.
Tài liệu tham khảo (TLTK):
www.ngllife.com
03. Anh văn 3
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần Anh văn 2
Tóm tắt nội dung học phần:
303
Học phần này được thiết kế cho sinh viên không chuyên ngữ b ậc đại h ọc -Khoa Đào t ạo Ch ất l ượng cao
nhằm đạt được trình độ ngôn ngữ B1-CEFR. Sau khi h ọc xong học ph ần này, sinh viên có kh ả n ăng v ận
dụng các kiến thức ngôn ngữ vào việc đọc, viết, nghe và nói v ề nh ững n ội dung đơn gi ản trong giao ti ếp
thông thường như gia đình, nhà trường, bạn bè, sở thích, h ọc tập... ở trình độ B1+-CEFR. Ngoài ra, h ọc
phần này còn giúp nâng cao khả n ăng tự h ọc của sinh viên thông qua vi ệc các em được h ướng d ẫn s ử
dụng phần mềm học tiếng Anh online cũng như thông qua vi ệc kiểm tra, đánh giá th ường xuyên c ủa
giáo viên trên lớp
Giáo trình chính:
John Hughes, Life: A2-B1 (Student’s book), Cengage Learning, 2015.
John Hughes, Life: A2-B1 (Online Workbook), Cengage Learning, 2015.
Tài liệu tham khảo (TLTK):
www.ngllife.com
04. Anh văn 4
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần Anh văn 1, 2, 3
Tóm tắt nội dung học phần:

Học phần này được thiết kế cho h ọc kỳ II n ăm thứ 2 c ủa bậc đại h ọc trong ch ương trình đào t ạo c ủa
Khoa Đào tạo Chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ c ủa sinh viên đã hoàn thành học ph ần
Anh văn 3 đồng thời cung cấp các kiến thức và kỹ n ăng cần thiết để các em có th ể làm bài thi TOEIC.
Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên vẫn duy trì khả n ăng đọc, nghe và nói trong giao ti ếp thông
thường ở trình độ ti ền trung cấp, có kiến thức về bài thi TOEIC và k ỹ n ăng làm bài c ơ b ản v ề bài thi
TOEIC để chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần với hình th ức và n ội dung t ương t ự bài thi TOEIC. Các
em được kỳ v ọng đạt khoảng TOEIC 500 (tương đương trình độ B1+ theo khung n ăng l ực ngôn ng ữ
CEFR) sau khi học xong học phần này.
Giáo trình chính:
Miles Craven, Pass the TOEIC Test – Introductory course, First Press ELT, 2014
Tài liệu tham khảo:
Edmunds, P. and Taylor, A, Developing skills for the TOEIC test, Compass Publishing, 2007.
Soyeong, K. & P. Won, Big Step TOEIC 2, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. HCM, 2009.
http://www.toeic-test.org/
http://www.toeic-online-test.com
http://www.toeic-training.com/
05. Anh văn 5
Cấu trúc học phần: 3(3/0/6)
Điều kiện tiên quyết: Đã hoàn thành học phần Anh văn 1, 2, 3
Tóm tắt nội dung học phần:

304
Học phần được thiết kế cho h ọc kỳ I n ăm thứ 3 c ủa bậc đại h ọc trong ch ương trình đào t ạo c ủa Khoa
Đào tạo Chất lượng cao nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ c ủa sinh viên đã hoàn thành h ọc ph ần Anh
văn 4 đồng thời nâng cao các kiến thức và kỹ n ăng cần thi ết cho bài thi TOEIC. Sau khi hoàn thành h ọc
phần, sinh viên vẫn duy trì khả năng đọc, nghe và nói trong giao tiếp thông th ường ở trình độ ti ền trung
cấp, có kiến thức tương đối sâu về bài thi TOEIC và k ỹ n ăng làm bài thi TOEIC khá nhu ần nhuy ễn để
chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần với hình thức và nội dung tương tự bài thi TOEIC. Sinh viên được
kỳ vọng đạt khoảng TOEIC 550 (tương đương trình độ - B2 theo khung n ăng lực ngôn ng ữ CEFR) sau
khi học xong học phần.

Giáo trình chính:


Miles Craven, Pass the TOEIC Test – Intermediate course, First Press ELT, 2014
Tài liệu tham khảo:
Bagnell, B. at all. Practical Guide to the New Toeic Test (New edition). Chih-Ivy Publication. 2007
Soyeong, K. & P. Won, Big Step TOEIC 2, Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. HCM, 2009.
http://www.toeic-test.org/
http://www.toeic-online-test.com
http://www.toeic-training.com/

305
CÁC MÔN TỰ CHỌN ĐẠI CƯƠNG
01. Kinh tế học đại cương
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên: Những kiến thức cơ bản về kinh tế; Phát triển tư duy kinh tế;
Giúp người học làm quen với phương pháp phân tích và lập luận trong kinh tế; Có cái nhìn năng động
về các hoạt động kinh tế trong thực tiễn và trên thị trường và vận dụng các nguyên lý, các quy luật kinh
tế để xử lý tình huống cụ thể.
02. Nhập môn quản trị chất lượng
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng, các
phương pháp đánh giá chất lượng và sử dụng kỹ thuật và công cụ QLCL nhằm giúp sinh viên có nền
tảng cơ bản để có thể tiếp cận cách xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống QTCL.
Giới thiệu về vị trí của chất lượng trong xu thế cạnh tranh toàn cầu; tình trạng quản trị chất lượng tại các
nước đang phát triển và tại Việt Nam. Đồng thời nêu ra một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất
lượng trong tổ chức, hướng dẫn sinh viên sử dụng một số phương pháp, kỹ thuật và công cụ cơ bản để
quản lý chất lượng.
03. Nhập môn quản trị học
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên: Những kiến thức cơ bản về quản trị, bao gồm những yếu tố môi
trường tổng quát nhất tác động đến doanh nghiệp, tổ chức; Cách phân tích môi trường cơ bản nhất, tổng
hợp các yếu tố môi trường để từ đó định hướng cho tổ chức; Vận dụng các nguyên lý, các quy luật kinh
tế để xử lý tình huống cụ thể, hình thành được kỹ năng phân tích vấn đề và phát triển tư duy quản lý.
04. Nhập môn logic học
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: Khái quát về logic học; Cấu trúc của tư duy
con người đồng thời giúp sinh viên tìm hiểu các phương pháp suy luận và ứng dụng trong đời sống,
trong học tập nghiên cứu. Qua đó, sinh viên sẽ nhận thức được chức năng, vị trí của logic học trong đời
sống của con người, nhất là trong thời kỳ hiện đại.
05. Cơ sở văn hóa Việt Nam
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:

306
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên: Cấu trúc văn hóa đa tộc người và các vùng văn hóa Việt
Nam; Văn hóa Việt Nam – cách nhìn và cách tri nhận; Giúp sinh viên tham khảo và nghiên cứu các tiêu
chí hình thành các vùng văn hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, sinh viên nhận diện được nền văn hóa dân tộc.
06. Nhập môn xã hội học
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên về hệ thống lý thuyết cơ bản của môn xã hội học: Đối tượng,
chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học; Lược khảo lịch sử ra đời và phát triển của xã hội học;
Phương pháp nghiên cứu của xã hội học; Thế nào là: cá nhân và xã hội. Những khái niệm và phạm trù
cơ bản của xã hội học; Di động xã hội và biến đổi xã hội; Văn hóa xã hội; Dư luận xã hội và thông tin
đại chúng; Xã hội học nông thôn; Xã hội học đô thị; Xã hội học gia đình.
07. Tâm ký học kỹ sư
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Để tạo nên sự tương tác giữa công nghệ và con người, sinh viên các ngành kỹ thuật công nghệ cần hiểu
được đặc điểm tâm lý cơ bản của con người. Học phần Tâm lý học kỹ sư sẽ cung cấp cho sinh viên các
ngành kỹ thuật công nghệ các kiến thức về tâm lý con người và ứng dụng các kiến thức này vào thiết kế
hệ thống kỹ thuật phù hợp với con người.
08. Tư duy hệ thống
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức: Tổng quan về hệ thống; Tư duy để sống, học
tập và làm việc hiệu quả hơn; Phương pháp luận tư duy hệ thống; Các phương pháp tư duy và tìm kiếm
giải pháp sáng tạo.
09. Kỹ năng học tập đại học
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này nhằm giúp sinh viên xác định những kiến thức cơ bản về: Nguồn lực trong học tập ở
trường Đại học; Mục tiêu học tập và quản lý thời gian học tập; Các phương pháp học tập và những yếu
tố quyết định thành công trong học tập.
10. Kỹ năng xây dựng kế hoạch
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học này giúp sinh viên: Xác định các yếu tố cơ bản của một kế hoạch; Xác định trình tự xây dựng
một kế hoạch và lập bảng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; Phương pháp quản lý thời gian và

307
thay đổi bản thân để thực hiện kế hoạch.
11. Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Môn học Kỹ năng làm việc trong môi trường kỹ thuật thuộc nhóm môn học tự chọn của khối ngành kỹ
thuật công nghệ. Môn học này nhằm hình thành cho sinh viên một số kỹ năng làm việc cơ bản trong môi
trường kỹ thuật, đặc biệt là các kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, hiện đại, có sự thay đổi
nhanh chóng về công nghệ.
12. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phân bố thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Trong quá trình đào tạo ở trường Đại học, sinh viên không chỉ lĩnh hội tri thức từ phía giáo viên, mà học
còn phải tự học và tự nghiên cứu. Từ tự giác, tích cực và sáng tạo, sinh viên sẽ tìm ra cái mới nhằm giải
thích sâu sắc hay có lời giải phù hợp đó chính là sinh viên đã nghiên cứu khoa học. Học phần Phương
pháp nghiên cứu khoa học bao gồm những nội dung về các khái niệm, qui trình và cấu trúc... Để từ đó
sinh viên định hướng được việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, soạn được đề cương và áp dụng được các
phương pháp nghiên cứu trong khi thu thập và xử lý thông tin hợp lý trong khi tiến hành công trình
nghiên cứu khoa học. Sinh viên sẽ chủ động trong việc đang ký thực hiện đề tài nghiên cứu cấp trường
cũng như tiến hành luận văn tốt nghiệp hay đồ án tốt nghiệp một cách khoa học và thành công.

308
CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
01. Triết học Mác - Lênin
Phân bổ thời gian học tập: 3(3/0/6)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 3 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức: Chương 1 trình bày những nét khái quát
nhất về triết học, triết học Mác - Lênin, và vai trò của triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội.
Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, gồm vấn đề vật chất và ý
thức; phép biện chứng duy vật; lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 3 trình bày
những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, gồm vấn đề hình thái kinh tế xã hội; giai cấp và
dân tộc; nhà nước và cách mạng xã hội; ý thức xã hội; triết học về con người.
02. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Phân bổ thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức: Chương 1 trình bày về đối tượng, phương
pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin. Từ chương 2 đến chương 6 trình bày
nội dung cốt lõi của kinh tế chính trị Mác - Lênin theo mục tiêu của môn học. Cụ thể các vấn đề như:
Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam; Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
03. Chủ nghĩa xã hội khoa học
Phân bổ thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 7 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức: Chương 1, trình bày những vấn đề cơ bản có
tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội
khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học
theo mục tiêu môn học.
04. Tư tưởng hồ chí minh
Phân bổ thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên kiến thức: Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên
cứu và ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh về: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế;
Văn hóa, con người; Đạo đức.
05. Lịch sử đảng cộng sản việt nam
Phân bổ thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 3 chương, cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết về đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phương
pháp nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng và những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời
của Đảng (1920-1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), lãnh
đạo hai cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước (1945-1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc
đổi mới (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh
nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với
Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
06. Pháp luật đại cương
Phân bổ thời gian học tập: 2(2/0/4)
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật, bao gồm: lý luận
chung về nhà nước và pháp luật (nguồn gốc, bản chất, chức năng, đặc trưng cơ bản của nhà nước; nguồn
gốc, hình thức, khái niệm, thuộc tính của pháp luật); hệ thống pháp luật và quan hệ pháp luật, vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lý; các chế định luật cơ bản của một số ngành luật quan trọng.

1
CÁC MÔN GIẤO DỤC THỂ CHẤT
01. Giáo dục thể chất 1
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Học phần trước: Không
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải có sức khỏe bình thường, những trường hợp đặc biệt phải có hồ
sơ bệnh án và giấy xác nhận của y tế.
Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức khái quát về lịch sử phát triển thể thao và phong trào Olimpic, lợi
ích của việc tập luyện TDTT và các nguyên tắc, phương pháp tập luyện TDTT. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ưỡn
thân và chạy cự ly trung bình. Các bài test kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định của Bộ Giáo
dục đào tạo.
02. Giáo dục thể chất 2
Cấu trúc học phần: 1(0/1/2)
Học phần trước: Không
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có sức khỏe bình thường, những trường hợp đặc biệt phải có hồ sơ
bệnh án và giấy xác nhận của y tế
Tóm tắt nội dung học phần:
Khái quát lịch sử phát triển, đặc điểm, tác dụng, luật thi đấu môn bóng chuyền. Kỹ thuật di chuyển, đệm
bóng (chuyền bóng thấp tay), chuyền bóng cao tay trước mặt, phát bóng cao tay và thấp tay, kỹ thuật đập
bóng, chắn bóng, đội hình thi đấu.
03. Giáo dục thể chất 3
Cấu trúc học phần: 3(1/2/6)
Học phần trước: Không
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên có sức khỏe bình thường, những trường hợp đặc biệt phải có hồ sơ
bệnh án và giấy xác nhận của y tế.
Tóm tắt nội dung học phần:
Sinh viên được quyền chọn 1 trong 4 nội dung sau:
Bóng đá:
Giúp sinh viên nắm được những điều luật cơ bản, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài và các nguyên lý kỹ
thuật cơ bản của môn bóng đá
Có khả năng thực hiện những kỹ thuật cơ bản và kỹ năng vận động của môn bóng đá. Có thể tự rèn luyện để
tham gia thi đấu giải thể thao cấp cơ sở.
Cầu lông:
Khái quát lịch sử phát triển môn cầu lông, đặc điểm, tác dụng của tập luyện cầu lông đối với người tập, luật
thi đấu môn cầu lông, công tác tổ chức thi thi đấu, trọng tài.
Các nguyên lý kỹ thuật cơ bản: Kỹ thuật di chuyển, cách cầm vợt, cầm cầu, kỹ thuật phát cầu, đánh cầu bổng
cao tay, kỹ thuật đập cầu, bỏ nhỏ, chiến thuật. luật thi đấu.
Karatedo:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn võ Karatedo. Ý nghĩa, tác dụng, lịch sử phát
triển, những nghi thức, thuật ngữ kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật, quyền thuật, đối luyện, các kỹ thuật tự vệ và
luật thi đấu môn Karatedo.
Taekwondo:
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môn võ Taekwondo. Ý nghĩa, tác dụng, lịch sử
phát triển, những nghi thức, thuật ngữ kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật, quyền thuật, đối luyện, các kỹ thuật tự vệ
và luật thi đấu môn Taekwondo.

You might also like