You are on page 1of 23

z

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN ĐIỆN
BỘ MÔN TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP

***

BÁO CÁO ĐỒ ÁN II
ĐỀ TÀI

THIẾT KẾ NGUỒN NGHỊCH LƯU 400HZ CHO MÁY BAY

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Kiên Trung


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Phương Hạnh
MSSV : 20166062
Lớp : CN ĐK & TĐH 01 K61

HÀ NỘI – 6/2019
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật bán dẫn công suất lớn, các thiết bị
biến đổi điện năng dùng các linh kiện bán dẫn công suất đã được sử dụng nhiều trong công
nghiệp và đời sống nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Trong thực tế sử
dụng điện năng ta cần thay đổi tần số của nguồn cung cấp, các bộ biến tần được sử dụng
rộng rãi trong truyền động điện, trong các thiết bị đốt nóng bằng cảm ứng, trong thiết bị
chiếu sáng... Bộ nghịch lưu là bộ biến tần gián tiếp biến đổi một chiều thành xoay chiều có
ứng dụng rất lớn trong thực tế như trong các hệ truyền động máy bay, tầu thuỷ, xe lửa....
Thực tiễn hiện nay của ngành hàng không Việt Nam
• Nhu cầu đi lại và vận chuyển lớn và không ngừng phát triển, hơn nữa ở thời điểm
hiện tại hàng không là loại vận tải hiệu quả và an toàn nhất
• Hàng không quân sự là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia
• Việt Nam đang sở hữu một số lượng máy bay khá lớn nhưng phần lớn số máy bay
này tuổi thọ đã cao cần được bảo trì vào bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an
toàn bay
 Nhu cầu cung cấp nguồn cho máy bay tại sân đỗ
Hiểu được tính cấp thiết, cũng như ứng dụng của mạch nghịch lưu để cung cấp nguồn
cho máy bay tại sân đỗ nhóm chúng em sẽ thực hiện đề tài “Thiết kế nguồn nghịch lưu
400 Hz cho máy bay”
Dưới sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy Nguyễn Kiên Trung cùng với sự cố
gắng nỗ lực của các thành viên trong nhóm chúng em đã hoàn thành xong đồ án của mình.
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót khi thực
hiện đồ án này. Vì vậy em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đánh giá, góp ý của thầy cô
giáo đề tài được hoàn thiện hơn.

2
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGUỒN PHỤ MẶT ĐẤT CHO MÁY BAY
(GPU)

1.1. Nguồn phụ mặt đất cho máy bay (gpu)


Khi đậu trên mặt đất một chiếc máy bay không thể sử dụng bình thường 50Hz (hoặc
60Hz ở Mỹ) mà nó cần nguồn điện với tần số 400Hz. Do đó một sân bay cần thiết bị chuyên
dụng hỗ trợ mặt đất còn được gọi là các đơn vị nguồn mặt đất - GPU (Ground Power Unit)
là thiết bị cung cấp năng lượng để cho phép máy bay hoạt động trong khi ở mặt đất.
GPU kích thước nhỏ gọn tương đương biến tần có thể được cố định vào giàn của
một cây cầu tải hành khách hoặc có thể được treo bên dưới đường đi bộ hoặc chỉ đơn giản
là cố định vào một vị trí thuận tiện gần máy bay.

Hình 1. 1.Nguồn phụ GPU

Chức năng
• Cung cấp năng lượng khi máy bay đậu dưới mặt đất và động cơ không hoạt
động.
• Cung cấp năng lượng cho các quy trình sàng lọc và bảo dưỡng máy (các hệ
thống điện tử và thủy lực của máy bay)
• Hỗ trợ khởi động máy bay

4
Thông số kỹ thuật cho một GPU tiêu chuẩn
Bảng 1. 1.Thống số tiêu chuẩn của GPU

Thông số về điện áp đầu ra

Điện áp ra Có cosφ=0.8

Tần số 200V hoặc 115V

Dạng song điện áp 400Hz ±0.01%

Độ méo song hài (với tải tuyến tính ) Sin chuẩn

Dải ổn định điện áp 3%

Điện áp quá độ khi tải thay đổi ±1%

Thời gian phục hồi ±8%

Khả năng chịu quá tải trong 10 phút 1.25 lần đầy tải

Khả năng chịu quá tải trong 1 phút 1.5 lần đầy tải

Thông số hệ thống

Kích thước (rộng×sâu×cao) 600×800×1200 mm

Cân nặng 100 kg

Hiệu suất >93%

Độ ồn <65 dBA

Nhiệt dộ làm việc -10°C đến +45°C

Độ ẩm 100% không ngưng tự

Hoạt động trên độ cao không giảm tải 1000 m msl

5
Cấp bảo vệ IP20

Làm mát Cưỡng bức bằng không khí

Các phép đo ,hiển thị các nút chỉ thị

Aptomat bảo vệ đầu vào

Tiếp điểm đầu ra

Nút ON/OF

EPO: Nút dừng khẩn cấp

Đo và hiển thị màn hình cảm ứng Điện áp ra


Dòng đầu ra
Tần số đầu ra
Công suất thực
Công suất phản kháng
Công suất biểu kiến
Cosφ
THD
Dạng sóng

6
CHƯƠNG 2: NGHỊCH LƯU NGUỒN ÁP 1 PHA

2.1. Ngịch lưu


Bộ nghịch lưu là bộ biến đổi tĩnh đảm bảo biến đổi một chiều thành xoay chiều.
Nguồn cung cấp là một chiều, nhờ các khóa chuyển mạch làm thay đổi cách nối đầu vào
và đầu ra một cách chu kì để tạo nên đầu ra xoay chiều. Khác với bộ biến tần việc chuyển
mạch được thực hiện nhờ lưới điện xoay chiều, còn trong bộ nghịch lưu hoặc trong bộ điều
áp một chiều hoạt động của chúng phụ thuộc vào loại nguồn và tải.
Các bộ nghịch lưu phân ra làm 2 loại:
• Bộ nghịch lưu làm việc ở chế độ phụ thuộc vào lưới điện xoay chiều
• Bộ nghịch lưu độc lập (với các nguồn độc lập như acquy, máy phát điện…)
Nghịch lưu phụ thuộc có sơ đồ nguyên lý giống như chỉnh lưu có điều khiển. Mạch
nghịch lưu phụ thuộc là mạch chỉnh lưu trong đó có nguồn một chiều được đổi dấu so với
chỉnh lưu và góc mở  của các tiristo thỏa mãn điều kiện (/2 <  < ) lúc đó công suất
của máy phát điện một chiều trả về lưới xoay chiều. Tần số và điện áp nghịch lưu này phụ
thuộc vào tần số điện áp lưới xoay chiều

Nghịch lưu độc lập làm nhiệm vụ biến đổi điện áp một chiều từ các nguồn độc lập
(không phụ thuộc vào lưới xoay chiều) thành xoay chiều với tần số pha tùy ý. Tần số và
điện áp nghịch lưu nói chung có thể điều chỉnh được.

2.2. IGBT (Insulated Gate Bipolar Transistor)


2.2.1. Cấu trúc và ký hiệu
Về cấu trúc bán dẫn, IGBT rất giống với MOSFET, điểm khác nhau là có thêm lớp
nối với collector tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emitter (tương tự cực gốc) với
collector (tương tự với cực máng), mà không phải là n-n như ở MOSFET. Vì thế có thể coi
IGBT tương đương với một transistor p-n-p với dòng base được điều khiển bởi một
MOSFET.
Dưới tác dụng của áp điều khiển Uge>0, kênh dẫn với các hạt mang điện là các điện
tử được hình thành, giống như ở cấu trúc MOSFET.Các điện tử di chuyển về phía collector

7
vượt qua lớp tiếp giáp n-p như ở cấu trúc giữa base và collector ở transistor thường, tạo
nên dòng collector

Hình 2. 1: a) Cấu trúc IGBT

b) Sơ đồ tương đương của IGBT

2.2.2. Nguyên lý làm việc.


Phân cực cho IGBT sao UCE >0, sau đó vào cực G một điện áp điều khiển Uge>0
với một giá trị đủ lớn. Khi đó hình thành một kênh dẫn với các hạt là điện từ giống như
MOSFET các hạt điện tử di chuyển về phía cực C, vượt qua lớp tiếp giáp P-N tạo nên
dòng Colector
Thời gian đóng cắt của IGBT nhanh hơn transistor thường, trễ khi mở khoảng
0,15ms, trễ khi khóa khoảng 1ms. Công suất điều khiển IGBT rất nhỏ thường mở dưới
dạng điện áp điều khiển là +-15V. Để mở thường cấp tín hiệu +15V, khóa cấp tín hiệu -
15V
2.2.3. Vùng làm việc an toàn (Safe Operating Area)
Vùng làm việc an toàn được thể hiện dưới dạng đồ thị quan hệ giữa điện áp và giá
trị dòng điện lớn nhất mà phần tử có thể hoạt động được trong mọi chế độ khi dẫn và

8
khóa cũng nhu trong quá trình đóng cắt
Khi điện áp đặt lên cực điều khiển và emitor là dương và hình thư hai thì điện áp
này là âm. Khi điện áp điều khiển dương, SOA có dạng hình chữ nhật với góc hạn chế ở
phía trên, bên phải, tương ứng với chế độ dòng điện và điện áp lớn. Điều này có nghĩa là
khi chu kì đóng cắt càng ngắn, ứng với tần số làm việc càng cao thì khả năng đóng cắt
công suất càng suy giảm. Khi đặt điện áp điều khiển âm lên cực điều khiển và emitor,
SOA lại bị giới hạn ở vùng công suất lớn do tốc độ tăng điện áp quá lớn sẽ dẫn đến xuất
hiện dòng điện lớn đưa vào vùng p của cực điều khiển, tác dụng giống như dòng điều
khiển làm IGBT mở trở lại như tác dụng đối với cấu trúc của thyristor. Tuy nhiên khả năng
chịu đựng tốc độ tăng áp ở IGBT lớn hơn nhiều so với ở các phần tử bán dẫn công suất
khác. Giá trị lớn nhất của dòng cho phép collector cho phép Icm được chọn sao cho tránh
được hiện tượng chốt giữ dòng, không khóa lại được, giống như ở thyristor. Hơn nữa,
điện áp điều khiển lớn nhất Uge cũng phài được chọn để có thể giới hạn được dòng điện
Ice trong giới hạn lớn nhất cho phép này trong điều kiện sự có ngắn mạch bằng cách chuyển
đổi bắt buộc từ chế độ bão hòa sang chế độ tuyến tính. Khi đó dòng Ice được giới hạn
không đổi, không phụ thuộc vào điện áp Uce lúc đó. Tiếp theo IGBT phải được khóa lại
trong điều kiện đó, càng nhanh càng tốt để tránh phát nhiệt quá mạnh. Tránh được hiện
tượng chốt giữ dòng bằng cách liên tục theo dõi dòng collector là điều cần thiết khi thiết
kế IGBT.

2.3. Ngịch lưu nguồn áp 1 pha


2.3.1. Sơ đồ nguyên lý
Nghịch lưu nguồn áp là thiết bị biến đổi nguồn áp một chiều thành nguồn áp xoay
chiều ba pha với tần số tùy ý

9
Hình 2. 2.Nghịch lưu áp cầu 1 pha

Trong đó:
• T1, T2, T3, T4: Là các IGBT có nhiệm vụ để đóng cắt hoặc điều chỉnh thay đổi
điện áp xoay chiều ra tải.
• Zt: là phụ tải.
• D1, D2, D3, D4: Là các diode dẫn dòng khi tải trả công suất phản kháng của tải
về lưới.
• it: là dòng nguồn xoay chiều dạng răng cưa.
- Khi 𝑖𝑡 >0 thì nguồn cung cấp năng lượng cho tải ( các thyristor dẫn
dòng).
- Khi 𝑖𝑡 <0 thì tải trả năng lượng về nguồn nuôi (các diode dẫn dòng).
• C: Tụ điện có nhiệm vụ san phẳng điện áp đầu vào, dự trũ năng lượng dưới dạng
điện trường và đảm bảo cho nguồn đầu vào là hai chiều.
2.3.2. Nguyên lý làm việc.
Ở nửa chu kỳ đầu tiên (0÷θ2), cặp van T1, T2 dẫn điện, phụ tải được đấu vào nguồn.
Do nguồn là nguồn áp nên điện áp trên tải là U1=E (hướng dòng điện là đường nét đậm).
Tại thời điểm 0= θ2, T1 và T2 bị khóa, đồng thời T3 và T4 mở ra. Tải sẽ được đấu vào
nguồn theo chiều ngược lại tức là dấu điện áp trên tải sẽ đảo chiều và U1=-E, tại thời điểm
θ2. Do tải mang tính trở cảm nên dòng vẫn giữ nguyên hướng cũ (đường nét đậm), T1 và

10
T2 đã bị khóa nên dòng phải kép mạch qua D3 và D4. Suất điện động trên tải sẽ trở thành
nguồn trả năng lượng thông qua D3, D4 về tụ C (theo đường nét đứt)
Tương tự như vậy khi khóa cặp T3, T4 dòng tải sẽ kép mạch qua D1 và D2

Hình 2. 3.Đồ thị nghịch lưu áp cầu 1 pha

2.4. Điều chế xung PWM


Phương pháp điều chế hai cực (Bipolar Voltage Switching): Hai cặp van V1/V4 và V2/V3
được điều khiển bởi 2 tín hiệu có trạng thái lôgic phủ định nhau. Cách điều khiển này dẫn
đến: Trong mọi chu kỳ của điện áp cần tạo, phụ tải (ở đây là cuộn sơ cấp của biến thế) luôn
nhận điện áp ngược dấu UDC hoặc –UDC (do đó có tên hai cực). Nếu

11
thực hiện bằng kỹ thuật Analog, có thể tạo hai tín hiệu lôgic bằng các so sánh tín hiệu
điều khiển Uc với chuỗi xung răng cưa U∆
Sóng cơ bản của điện áp điều chế uTrafo có biên độ nằm trong phạm vị 0÷UDC, cho
phép tận dụng tốt dải biên độ điện áp do máy phát cung cấp, vốn có giá trị nhỏ khi gió
yếu

Hình 2. 4.Phương pháp điều chế xung PWM hai cực

Ưu điểm:
- Điện áp có biên độ lớn, biên độ của điện áp điều biến là Ud.
- Có khả năng điều khiển điện áp nhỏ.
- Có khả năng đáp ứng được nhu cầu cao về sự ổn định dòng cũng như tần số.
Nhược điểm:
- Phức tạp trong mạch điều khiển do phải phối hợp đóng cắt các van bán dẫn

12
 Phương pháp điều chế đơn cực (Unipolar Voltage Switching): Nếu phương pháp hai
cực chỉ dùng 1 tín hiệu điều khiển Uc để điều khiển hai cặp van V1/V4 và V2/V3, thì
phương pháp đơn cực lại dùng 2 tín hiệu ngược dấu nhau Uc và – Uc chỉ để điều khiển
cặp van phía trên V1/V2. Còn hai van phía dưới được điều khiển hoàn toàn phụ thuộc
2 van đó: V3 nhận trạng thái lôgic phủ định của V1, còn V4 nhận trạng thái lôgic phủ
định của V2. Dễ dàng nhận thấy: Trong phạm vi nửa chu kỳ của điện áp cần tạo, phụ
tải (ở đây là cuộn sơ cấp của biến thế) chỉ nhận điện áp một dấu (do đó có tên đơn cực).
Ví dụ: Xét nửa chu kỳ dương ở hình 4 ta sẽ thấy, cuộn dây biến áp nhận điện áp UDC
(V1 dẫn, V2 không dẫn → V4 dẫn) hoặc 0 (V1 và V2 cùng dẫn → 2 cực cuộn dây sơ
cấp biến áp cùng nối với thế năng +).

Hình 2. 5. Phương pháp điều chế xung PWM đơn cực

13
2.5. Điều chế PWM cho nghịch lưu
Vấn đề đặt ra đối với NLNA:

 Làm thế nào để có thể điều chỉnh được điện áp cũng như tần số của điện áp ra?
 Dạng điện áp ra dạng xung chữ nhật, nếu phân tích ra chuỗi Fourier chứa nhiều
thành phần sóng hài bậc cao.

sin(2𝑘 − 1) 𝑤𝑡
𝑈 (𝑡 ) = ∑ ( )
2𝑘 − 1
𝑘=1
 Làm thế nào để giảm được sóng hài bậc cao?
 Dùng mạch lọc. Tuy nhiên tác dụng của lọc phụ thuộc tải.
Điều chế PWM: điều khiển ở mức thấp nhất.

Hình 2. 6: Điều chế PWM cho nghịch lưu nguồn áp

 C(t) răng cưa, gọi là sóng mang


 Cpk biên độ răng cưa
 m(t) tín hiệu chuẩn mong muốn, gọi là sóng điều chế
 Ts chu kỳ điều chế, còn gọi là chu kỳ trích mẫu.

14
- Trong mỗi chu kỳ đóng cắt điện áp đầu ra có giá trị trung bình, gọi là trung bình
trượt:
𝑡+𝑇𝑠
1
𝑣 (𝑡 ) = ∫ 𝑣 (𝑡 )𝑑(𝑡)
𝑇𝑠
𝑡

- Giá trị trung bình của điện áp đầu ra nghịch lưu PWM:
1
𝑉𝑜𝑐(𝑡 ) = . [𝑉𝑑𝑐. 𝑇𝑠𝑑 (𝑡 ) − 𝑉𝑑𝑐. 𝑇𝑠(1 − 𝑑 (𝑡 ))] = 𝑉𝑑𝑐(2𝑑 (𝑡 ) − 1)
𝑇𝑠

- Từ sơ đồ mạch điện tương đương có thể thấy quan hệ hàm truyền đạt giữa điện
áp ra nghịch lưu và dòng đầu ra là mạch lọc tần thấp bậc nhất

Hình 2. 7: Đồ thị điều chế PWM cho nghich lưu nguồn áp

- Trong mỗi chu kỳ Ts điện áp ra VOC sẽ phản ứng lập tức với tín hiệu mong muốn
ngay trong chu kỳ điều chế.
- Nếu hằng số thời gian Ls/Rs>> Ts dòng điện sẽ uốn theo dạng của tín hiệu m(t).

15
- Các chỉ số đánh giá hiệu năng của PWM
 Hệ số điều chế, tỷ số giữa biên độ sóng điều chế m(t)so với biên độ sóng
răng cưa
𝑈𝑟𝑚
𝜇= ;0 ≤ 𝜇 ≤ 1
𝑈𝑐𝑚
Với Urm: Biên độ song mang
Ucm: Biên độ sóng rang cưa

 Hệ số méo tổng:
√𝑈0 2 − 𝑈1 2
𝑇𝐷𝐻 =
𝑈1
o THD chính là tỷ số giữa tổng giá trị hiệu dụng của các thành phần
sóng hài bậc cao so với giá trị hiệu dụng của sóng cơ bản ra mong
muốn.
• Hệ số tần số: kf = fs/f1, tỷ số giữa tần số của sóng mang so với tần số sóng
ra mong muốn.
o Thông thường để có hệ số méo tổng THD trong phạm vi cho phép
cần có kf ≥ 20. Với công suất lớn fs cỡ 2 –4 kHz, trong khi đó ở
dải công suất nhỏ hơn thường phải chọn fs từ 10 - 20 kHz.
o Điều này cũng là vì để đảm bảo độ đập mạch dòng ra trong phạm
vi cho phép thì với dòng càng nhỏ điện cảm Ls càng phải lớn. Tuy
nhiên nếu Lslớn thì sụt áp ở tần số cơ bản cũng lớn. Để thỏa hiệp,
do đó phải chọn fs lớn.

16
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MẠCH NGHỊCH LƯU ÁP 1
PHA
3.1. Tính toán thiết kế, chọn IGBT

Yêu cầu bài toán Uom=115.√2=163(V); f1 =400Hz; Iom=110.√2=156(A); cos𝜑 =


0,8(Yêu cầu công nghệ)
 P0=U.I.cos(𝜑)=10.1kW
• Điện áp 1 chiều yêu cầu: UDC
- Để dự phòng ta chọn điện áp 1 chiều thay đổi trong phạm vi +/- 10%
UDC=Uom/0,9=181(V)
- Trong mạch thường có mạch lọc LC để tạo điện áp hình sin. Dự phòng sụt áp
trên cuộn cảm lọc Ls cỡ 10%
UDC =1,1.181=200(V)
• Biên độ dòng đầu ra yêu cầu

Iom=110√2=156(A)
• Tần số đóng cắt
- Với công suất nhỏ ta chọn tần số đóng cắt fs =20 kHz, Ts =0,5.10-4
• Tính toán dòng trung bình qua van và Diot
- Dòng trung bình qua van:
1 𝜋 1+cos⁡(𝜑)
𝐼𝑉 = ∫ 𝐼 . sin(𝜃 − 𝜑) 𝑑𝜃 =
2𝜋 𝜑 𝑜𝑚 2𝜋
. 𝐼𝑜𝑚 =44,7(A)

- Dòng trung bình đi qua Diot:


1 𝜑 1−cos⁡(𝜑)
𝐼𝐷 = ∫ 𝐼 . sin(𝜃 − 𝜑) 𝑑𝜃 =
2𝜋 0 𝑜𝑚 2𝜋
. 𝐼𝑜𝑚 =5(A)

• Xác định giá trị điện cảm Ls


- Lấy sụt áp tại tần số cơ bản bằng 10% U0
ULS=I0.XLs=0,1U0=0,1.115=11.5(V)

 XLs=0,104(Ω)

 Ls=0.0416(mH) chọn L=120(µH) cho độ đập mạch <30%

17
- Độ đập mạch của dòng tải:
𝑇𝑠 ∆𝑈0,𝑚𝑎𝑥
∆𝐼0,𝑚𝑎𝑥 ≈ . ≈ 𝑈𝐷𝐶 . 𝑇𝑠 /2𝐿𝑠 =37.7(A)
4 𝐿𝑠

• Tính toán tụ C của mạch lọc LC


1 1 1 1
𝐶= . = . = 0.0527(𝑚𝐹 )
𝐿 𝜔𝐶𝐿 120. 10−6 (12.5664.103)^2
- Ta chọn 𝜔𝐶𝐿 =0,1𝜔𝑠 =12.5664.103(rad/s) , với ws là tần số PWM
Có thể chọn tụ C lớn hơn giá trịnh tính toán để bù vào công suất phản kháng của tải.
Chọn C sao cho Zc gấp 30 ZL

18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ MẠCH CHẠY MÔ PHỎNG
4.1. Sơ đồ mạch mô phỏng trên psim
4.1.1. Mô phỏng, tìm bộ điều khiển PID

Hình 4. 1:Mạch mô phỏng khi chưa có bộ điều khiển PID

Hình 4. 2: Đồ thị bode của hàm truyền

19
Hình 4. 3: Bộ điều khiển PID

4.1.2.

Hình 4. 4:Mạch mô phỏng khi có bộ điều khiển PID

20
Hình 4. 5: Đồ thị điện áp ra

Hình 4. 6: Giá trị điện áp ra và độ méo song hài

21
Tài liệu tham khảo
1. Lê Văn Doanh: Điện tử công suất, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2009.
2. Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh: Điện tử công suất, NXB Khoa
học và Kỹ Thuật, 2005.
3. Trần Trọng Minh: Điện tử công suất, NXB Giáo Dục, 2004.
4. Trần Trọng Minh, Vũ Hoàng Phương: Thiết kế điều khiển cho các bộ biến đổi
điện tử công suất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2014
5. Slide Điện tử công suất
https://www.dropbox.com/sh/rpvikwnt4w2a921/AACH1jR2Hp2z0WAFNw-
C_lABa?dl=0&fbclid=IwAR3oF3TOq2OOVV1GHpEY-gG1Cxo2TlPrAI-
Ywkec870xqrdz8RvrX3N2rbs
6.

22
1.2

23

You might also like