You are on page 1of 27

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT………………………………....4
1.1 Triac…………………..………………….................................4
1.1.1 Cấu tạo………………………………………………………...4
1.1.2 Đặc tính vôn ampe…………………………………………….4
1.1.3 Đóng ngắt Triac……………………………………………….5
1.1.4 Các thông sô cơ bản…………………………………………...6
1.1.5 Ứng dụng……………………………………………………...6
1.2 Bộ biến đổi AC - AC………………………………………….7
12.1 Tổng quan……………………………………………………...7
1.2.2 Bộ biến đổi xoay chiều xoay chiều 1 pha…………………….8
CHƯƠNG 2 MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI AC – AC BẰNG MATLAB
SIMULINK…………………………………………………………12
2.1 Matlab simulink…………………………………………………12
2.1.1 Giới thiệu chung…………………………………………........12
2.1.2 Khởi động simulink…………………………………………...12
2.2 Mô phỏng bộ biến đổi AC –AC…………………………………13
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN…………………...……20
3.1 Sơ đồ khối……………………………………………………….20
3.2 Mạch lực……………………………………………………….20
3.3 Mạch điều khiển………………………………………………22
Kết luận……………………………………………………………...27
Tài liệu khảo…………………………………………………………27

2
MỞ ĐẦU

Ngày nay , trên tất cả các nước trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng ở đó các
thiết bị bán dẫn đã và đang thâm nhập vào các ngành công nghiệp , nông nghiệp và
cả trong lĩnh vực sinh hoạt . Các nhà máy , xí nghiệp đã ứng dụng ngày càng nhiều
những thành tựu của công nghiệp điện tử công suất . Ứng dụng Điện tử công suất
trong truyền động điện – điều khiển tốc độ động cơ điện là lĩnh vực quan trọng và
ngày càng phát triển. Các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các sản phẩm và công
nghệ mới về các phần tử bán dẫn công suất và các thiết bị điều khiển đi kèm . Là
những sinh viên Tự Động Hoá được thầy giáo giao cho đồ án với đề tài “Bộ biến đổi
xoay chiều xoay chiều sử dụng Triac” , chúng em đã cố gắng tìm hiểu kĩ về các
phương án công nghệ sao cho bản thiết kế vừa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật , vừa đảm
bảo yêu cầu kinh tế . Với hy vọng đồ án điện tử công suất này là một bản thiết kế kĩ
thuật có thể áp dụng được trong thực tế nên chúng em đã cố gắng mô tả cụ thể , tỉ mỉ
và tính toán cụ thể các thông số em nhiều hơn của các sơ đồ mạch.

Mặc dù chúng em đã rất nỗ lực và cố gắng làm việc với tinh thần học hỏi và
quyết tâm cao nhất tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng em làm đồ án, và đặc biệt do
nhận thức về thực tế của chúng em còn nhiều hạn chế nên chúng em không thể
tránh khỏi những sai sót, chúng em mong nhận được sự phê bình góp ý của các thầy
để giúp chúng em hiểu rõ hơn các vấn đề trong đồ án cũng như những ứng dụng
thực tế của nó để bản đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn . Trong quá trình
làm đồ án chúng em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo trong bộ môn và
đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy Phan Văn Dư đã giúp chúng em hoàn thành
đồ án này . Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và hi vọng thầy sẽ giúp đỡ chúng
nữa trong việc học tập của chúng em sau này.

Nhóm sinh viên thực hiện

Lê Công Tuấn

Trần Đình Tài

3
Trần Văn khuyên

CHƯƠNG1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. TRIAC

1.1. Cấu tạo


Triac là một linh kiện bán dẫn có ba cực năm lớp, làm việc như 2 Thyristor mắc song
song ngược chiều, có thể dẫn điện theo hai chiều.

Hình 1.1 Cấu tạo triac và ký hiệu

Triac có bốn tổ hợp điện thế có thể mở cho dòng chảy qua:

1.2. Đặc tuyến vôn ampe


4
Đặc tuyến Volt – Ampe gồm hai phần đối xứng nhau qua gốc O, mỗi phần tương tự
đặc tuyến thuận của Thyristor.

Hình 1.2 Đặc tuyến của TRIAC

1.1.3. Đóng ngắt Triac

- Đóng:

+ Iđk = 0, tăng U > Uch (không sử dụng)

+ Cấp Iđk = Iđkz => xung dương có dòng đi vào G. Ở xung âm có dòng đi
qua G (ít sử dụng).

- Ngắt:

5
+ Iđk = 0, giảm dòng điện I qua triac, giảm Iđt bằng cách giảm điện áp
hoặc tăng điện trở

1.1.4. Các thông số cơ bản

Uđm là điện áp để triac làm việc bình thường theo cả 2 chiểu

Iđk min là dòng điện tối thiểu để kích mở Triac

∆U là điện áp ngưỡng

1.1.5. Ứng dụng

Hình 1.3 Mạch điều khiển dòng điện tải dùng triac

Đây là mạch điều khiển dòng điện qua tải dùng triac, diac kết hợp với quang trở Cds
để tác động theo ánh sáng. Khi Cds được chiếu sáng sẽ có trị số điện trở nhỏ làm điện
thế nạp được trên tụ C thấp và diac không dẫn điện, triac không được kích nên không
có dòng qua tải. Khi Cds bị che tối sẽ có trị số điện trở lớn làm điện thế trên tụ C tăng
đến mức đủ để triac dẫn điện và triac được kích dẫn điện cho dòng điện qua tải. Tải ở
đây có thể là các loại đèn chiếu sáng lối đi hay chiếu sáng bảo vệ, khi trời tối thì đèn
tự động sáng.

Chú ý khi sử dụng: Những dụng cụ điện tải thuần trở làm việc tốt với các giá trị
trung bình nhờ tác dụng san làm đồng đều. Nhưng các dụng cụ điện tải điện kháng sẽ
bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ động cơ sẽ bị phát nóng hơn mức bình thường, tiêu tốn
năng lượng cao hơn.

6
Kết luận: Triac có ưu điểm trong mọi vấn đề như gọn nhẹ, rẻ tiền … Dùng Triac làm
biến dạng sin là nhược điểm chính trong sử dụng.

1.2. Bộ biến đổi AC – AC


1.2.1. Tổng quan

*Định Nghĩa
Bộ biến đổi xung áp xoay chiêu là thiết bị dùng để điều chỉnh điện áp xoay chiều
ra tải từ một nguồn áp xoay chiều.

Để thay đổi giá trị của điện áp xoay chiều, ngoài phương pháp cổ điển là máy biến áp,
người ta có thể dùng các bộ tiristo đấu song song mắc ngược. Nhờ biện pháp này việc
điều chỉnh điện áp được linh hoạt hơn( vô cấp,nhanh, dễ tạo các mạnh vòng tự động
điều chỉnh). Kích thước của bộ biến đổi gọn, nhẹ và có giá thành hạ hơn nhiều so với
sử dụng máy biến áp. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là chất lượng điện áp
không được tốt và cần phải sử dụng thêm bộ lọc xoay chiều để khắc phục nhược điểm
này

Việc điều khiển thời điểm đóng mở của tiristo sẽ tạo ra những xung điện áp trên tải
nên bộ biến đổi được gọi là bộ điều chỉnh xung áp xoay chiều.

*Phân loại
Điều áp xoay chiều được phân loại theo một số cách sau đây:
-Phân loại theo số pha nguồn cấp cho mạch van:
+Điều áp xoay chiều một pha
+Điều áp xoay chiều hai pha
+Điều áp xoay chiều ba pha
-Phân loại theo van bán dẫn trong mạch
+Mạch dùng thyristor, gọi là chỉnh lưu điều khiên
+Mạch dùng triac
+Mạch dùng thyristor và diot, gọi là chỉnh lưu bán điều khiển

* Ứng dụng
Điều áp xoa chiều ứng dụng tương đối hạn chế trong thực do có nhược điểm là
trong toàn giải điều chỉnh có dạng điện áp và dòng điện không sin. Vì vậy chủ yếu
được
sử dụng với các tải mang tính thuần trở. Chủ yếu sủ dụng để điều khiển công suất tiêu
7
thụ của cá tải như lò nướng điện trở, bếp điện, điều khiển chiếu sáng cho sân khấu
quảng
cáo, điều khiển vận tốc động cơ không đồng bộ công suất vừa và nhỏ ( máy quạt gió,

máy bơm, máy xay), điều khiển động cơ vạn năng (dụng cụ điện cầm tay, máy trộn,
máy
sấy). bộ biến đổi xoay chiều còn được dùng trong các hệ thông bù nhuyễn công suất
phản kháng

1.2.2. Bộ biến đổi xoay chiều xoay chiều 1 pha

Sơ đồ bộ biến đổi 1 pha gồm 1 bộ tiristo đấu song song ngược(T1, T2) và được mắc nối
tiếp với tải. Đối với bộ biến đổi công suất nhỏ và trung bình( khoảng vài kW) thì có
thể thay thế bộ tiristo bằng triac.

Sơ đồ:

Hình 1.4 Bộ điều chỉnh xung áp xoay chiều dùng 2 thyristor mắc song song

8
Hình 1.5 Đồ thị dòng điện và điện áp khi tải thuần trở

Hình 1.6 Đồ thị dòng điện và điện áp khi tải trở cảm

Các tiristo T1 và T2 sẽ được mở ra trong từng nửa chu kỳ khi có xung điều khiển ứng
với các thời điểm t1 (T1 mở) và t2 (T2 mở).Đò thị dạng dòng điện và điện áp trên tải
trong trường hợp tải thuần trở và trở cảm tương ứng

9
Xét trường hợp ở hình 3.32a, ta có giá trị hiệu dụng của điện áp trên tải bằng:

1 2𝜋 1 2𝜋
U1 = √ ∫ u21 dθ = √2𝜋 ∫0 (√2U1 sinθ)2 dθ
2𝜋 0

𝑠𝑖𝑛2𝛼
2𝑈 2 1 𝜋−𝛼+
=√ (1 − 𝑐𝑜𝑠2𝜃)𝑑𝜃 = U1√ 2
= f(𝛼)
2𝜋 𝜋

Như vậy, bằng cách thay đổi góc điều khiển 𝛼(góc mở của tiristo). Giá trị hiệu
dụng của điện áp trên tải sẽ được thay đổi tương ứng.

Công suất tiêu thụ tích cực là:


𝑃 𝑠𝑖𝑛2𝛼
𝑃𝛼 = (n – 𝛼 + )
𝜋 2

P là công suất tiêu thụ khi 𝛼 = 0.

Công suất phản kháng là:


𝑠𝑖𝑛2 𝛼
𝑄𝛼 = 𝑃
𝜋

Giá trị trung bình của dòng qua van:


1 𝜋 𝑈𝑚 𝑈𝑚
It = ∫𝛼 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑑𝜃 = (1 + cos𝛼)
𝜋 𝑅 𝜋𝑅

Giá trị hiệu dụng của dòng tải là:

1 𝜋 𝑈𝑚 2 𝑈𝑚 𝑠𝑖𝑛2𝛼
I = √ ∫𝛼 ( ) 𝑠𝑖𝑛2 𝜃𝑑𝜃 = √𝜋 − 𝛼 +
𝜋 𝑅 √2𝜋𝑅 2

Giá trị điện áp ngược lớn nhất đặt lên tiristo là √2U2

Khi tính tải trở cảm(hình 3.32b), dạng dòng điện và điện áp trên tải sẽ khác nhau.

Phương trình mô tả quá trình thay đổi điện dòng điện khi tiristo dẫn điện trong khoảng
( 𝛼 ≤ 𝜆 ≤ 𝛼 + 𝜋) như sau:
𝑑𝑖
Umsin𝜃 = L.R + 𝜔.L
𝑑𝜃

𝜆 Là khoảng dẫn điện của tiristo.


10
Giải phương trình 3.72 ta tìm được:
𝜃−𝛼
𝑈𝑚
i(𝜃) = sin(𝜃 – 𝜑) + A.𝑒 𝑡𝑔𝜑
𝑍

𝜔.𝐿
Trong đó Z = √𝑅2 + (𝜔𝐿)2 ; 𝜑 = arctg
𝑅

A là hằng số tích phân, được tính từ điều kiện 𝜃 = 𝛼 thì I = 0.


𝜃−𝛼
𝑈𝑚
Tính A và thay vào biểu thức i(𝜃) = sin(𝜃 – 𝜑) + A.𝑒 𝑡𝑔𝜑 biểu thức dòng tải sẽ có
𝑍
dạng :
𝜆
𝑈𝑚 −
i(𝜃) = [sin(𝜃 – 𝜑) - sin(𝛼 – 𝜑) 𝑒 𝑡𝑔𝜑
𝑍

phương trình trên dùng để xác định thời gian dẫn điện của tiristo(𝜆)

khi 𝛼 > 𝜑, dòng tải mang tính gián đoạn: còn khi 𝛼 < 𝜑, dòng sẽ lien tục và điện áp
trên tải sẽ không thay đổi . Như vậy khả năng điều chỉnh điện áp chỉ có thể xảy ra khi
góc dẫn của tiristo nằm trong khoảng 𝜑 ≤ 𝛼 ≤ 𝜋.

11
CHƯƠNG 2 MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI XOAY CHIỀU XOAY
CHIỀU BẰNG MALAB SIMULINK

2.1.Matlab Smulink
2.1.1 Giới thiệu chung

Simulink là một công cụ trong Matlab dùng để mô hình, mô phỏng và phân tích các
hệ thống động với môi trường giao diện sử dụng bằng đồ họa. Việc xây dựng mô hình
được đơn giản hóa bằng các hoạt động nhấp chuột và kéo thả. Simulink bao gồm một
bộ thư viện khối với các hộp công cụ toàn diện cho cả việc phân tích tuyến tính và phi
tuyến. Simulink là một phần quan trọng của Matlab và có thể dễ dàng chuyển đổi qua
lại trong quá trình phân tích, và vì vậy người dùng có thể tận dụng được ưu thế của cả
hai môi trường.

2.1.2 Khởi động của Simulink

Chương trình Simulink có thể được khởi tạo bằng lệnh simulink hoặc lệnh
open_system(‘simulink.mld’) trong cửa số lệnh MATLAB.Sau khi thực hiện một cửa
sổ trình duyệt thư viện các khối chức năng sẵn có trong Simulink cái thường được
hiển thị ở dạng biểu tượng

Hình 2.1 Cửa sổ simulink library browser

12
2.2. Mô phỏng bộ biến đổi xoay chiều xoay chiều
2.2.1 Mở thư viện powerlib – simulink

Mở thư viện powerlib bằng cách gõ lệnh >>powerlib trên màn hình matlab

Hình 2.2 Cửa sổ thư viện powerlib

2.2. Các phần tử để mô phỏng mạch chỉnh lưu 1 pha nữa chu kỳ có điều khiển tải
RL.

Lấy các phần tử từ thư viện powerlib:

1. Nguồn áp

Hình 2.3 Nguồn áp và các thông số của nguồn áp

13
2. Thyristor.

Hình 2.4 thyristor và các tham số của thyristor

3. Bộ tạo xung

Hình 2.5 Bộ tạo xung và các thông số của bộ tạo xung

14
5. Tải R

Hình 2.6 Tải R và các tham số tải R

6. Hộp Scope.

Tín hiệu lấy từ các phần tử đo áp và dòng của mạch lực và các tín hiệu khác trong
phần điều khiển được đưa đến khối này để hiển thị đồ thị của chúng theo thời gian khảo
sát.

Hình 2.7 scope và các thông số trong scope

15
7. Các bộ đo áp và đo dòng

Đo áp (V)

Đo dòng (A)

2.3. Sơ đồ khối điều khiển và kết quả mô phỏng

Hình 2.8 Sơ đồ khối điều khiển

16
Với góc mở 𝛼 = 30°

 Thông số bộ tạo xung

Hình 2.9 Thông số bộ tạo xung

Kết quả mô phỏng:

Hình 2.10. Xung điều khiển và tín hiệu điều khiển với góc mở 30°

17
Hình 2.11 Dạng sóng điện áp đầu vào, điện áp và dòng ra tải hiệu dụng với góc mở 30°

-Với góc mở 𝛼 = 120°:

=>Thông số bộ tạo xung

Hình 2.12 Thông số bộ tạo xung

18
Hình 2.13 Xung điều khiển và tín hiệu điều khiển với góc mở 120°

Hình 2.14 Dạng sóng điện áp đầu vào, điện áp và dòng ra tải hiệu dụng với góc mở 120°

19
CHƯƠNG 3 THẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN

3.1. Sơ đồ khối

Nguồn Mạch van


Tải
220v Dùng triac

MẠCH ĐIỀU
KHIỂN

3.2.Mạch lực

Hình 3.1 Mạch lực

20
Mạch gồm có triac , điện trở R2 và bóng đèn L1

Lựa chọn van:

Điện áp ngược lên van: Ung = U2√2 = 220√2 (v)

Giá trị trung bình của dòng qua van:


1 𝜋 𝑈𝑚 𝑈𝑚 220√2
It = ∫𝛼 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑑𝜃 = (1 + cos𝛼) = (1 + cos0) = 66 (A)
𝜋 𝑅 𝜋𝑅 3𝜋

=>Ta lựa chọn van sao cho:

Uđm van > 220√2 (v)

Iđm van < 66 (A)

Vì vậy ta có thể chọn triac BT137 làm van điều khiển.

Triac BT137

Hình 3.2 Datasheet triac BT137

21
Hình 3.3 triac BT137

Điện áp kíchmở triac (BT137) la 1,5V.

Dòng điện kich mở cổng G triac (BT137) là 25mA

Dòng điện định mức của BT137 là 8.0 A

Điện áp định mức của BT137 là 500 V

3.2 Mạchđiềukhiển

Hình 3.4 Mạch điều khiển

Gồm biếntrở R, điệntrở R, tụ C vàdiac

22
- Diac

Diac là một diode AC chuyển đổi hoạt động như một bộ chuyển mạch bán dẫn hai
chiều, lấy tên từ “diode AC chuyển đổi”

Nguyên lí làm việc


– Điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt
vào hai cực. Điac không dẫn điện cho đến khi điện áp được nâng cao đến mức nhất
định, thường được gọi là điện áp breakover có giá trị khoảng 30V

– Khi MT2 có điện thế dương so với MT1 thì điac mở. Lúc này, MT2 đóng vai trò
anode, MT1 đóng vai trò cathode. Dòng điện chạy từ MT2 sang MT1.
– Khi MT2 có điện thế âm so với MT1 thì điac mở. Lúc này, MT1 đóng vai trò

23
anode, MT2 đóng vai trò cathode. Dòng điện chạy từ MT1 sang MT2.
– Trong các ứng dụng ở mạch điện xoay chiều AC, điac được kích hoạt mỗi nửa
chu kỳ của AC điện, và sau đó tắt ở cuối nửa chu kỳ khi dòng điện áp đảo ngược
cực.
Biếntrở 500k

Biếntrở dung để tăng giảmđiệntrở.

Tụ C:

Tụcó 2200pF=2,2nF

Điệnáphoạtđộngtốiđa 100V

Saisố 5%

24
Tụcó thong số: C= 100000pF = 100nF = 0.1𝜇𝐹

Điệnáphoạtđộngtốiđa 100V

Saisố 5%

- Điệntrở 10kΩ

Điệntrở R = 11 x 1003 = 10kΩ

25
Vẽ mạch như hình:

Hình 3.5 Mạch điều khiển AC – AC sử dụng van triac tải đèn

Hình ảnh mạch thật:

Tải đèn 220v – 40w Mạch điều khiển


26
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực hiện đồ án với đề tài “Bộ biến đổi xoay chiều xoay chiều dùng
Triac” đã giúp em nắm vững hơn thực tế chuyên môn, nhằm củng cố kiến thức đã học
ở trường.

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Phan Văn Dư và các thầy cô và các bạn chúng
em đã hiểu được nguyên lý hoạt động của bộ biến đổi xoay chiều xoay chiều dùng
triac. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Điện tử công suất - Võ Minh Chính, Phạm Quốc Hải, Trần Trọng Minh – Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật
2. Phân tích và giải mạch điện tử công suất – Phạm Văn Hải, Dương Văn Nghi-
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật,Hà Nội,1997
3. Bài giảng điện tử công suất.Trần Trọng Minh. Nhà xuất bản giáo dục, 2002
4. Thristor and Triac control 61 – series Modules. N. V. Philip. Publication
Department Eindhoven, 1973

27

You might also like