You are on page 1of 20

Phần 1: Relay trung gian 8 chân tròn

1.1 Khái niệm relay trung gian


Relay trung gian có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển hoặc làm nhiệm vụ
khuếch đại. Trong sơ đồ điều khiển, relay trung gian thông thường được lắp đặt ở vị trí
trung gian. Cụ thể là nằm giữa những thiết bị điều khiển công suất nhỏ và những thiết bị
có công suất lớn hơn.
1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của rơle trung gian
– Cấu tạo của rơ le trung gian: bao gồm 2 phần chính là cuộn hút
(nam châm điện) và mạch tiếp điểm (mạch lực).
+ Nam châm điện : Bao gồm lõi thép động, lõi thép tĩnh và cuộn
dây. Cuộn dây được dùng để cuộn cường độ, điện áp hoặc cuộn
cả điện áp lẫn cường độ. Trong đó, lõi thép động được định vị
bằng vít điều chỉnh găng bởi lò xo.
+ Tiếp điểm: Bao gồm tiếp điểm nghịch có vai trò đóng cắt tín hiệu
thiết bị tải với dòng nhỏ được cách ly với cuộn hút.

Trong đó: 1: cuộn dây; 2: lõi thép tĩnh; 3: lõi thép động; 4, 5: vít ốc điều chỉnh; 6, 7: tiếp
điểm thường mở; 8, 12: lò xo; 9: giá cách điện; 10, 11: tiếp điểm thường đóng;
Theo sơ đồ trên: lõi thép động ở vị trí số 3 được định vị bởi vít điều chỉnh số 4 và găng
bởi lò xo ở vị trí 12. Độ găng của lò xo điều chỉnh được nhờ ốc vít số 5. Cuộn dây ở vị trí
số 1 có thể là 1 trong những vật liệu sau: cuộn điện áp, cuộn cường độ hoặc cả cuộn
điện và cuộn cường độ.
Thông thường hệ thống tiếp điểm thường mở 6,7 là tiếp điểm thuận, tiếp điểm 10, 11 là
tiếp điểm nghịch.
– Nguyên lý hoạt động:
+ Để tạo ra được từ trường hút, thì dòng điện cần chạy qua rơ le trung gian, sau đó
dòng điện chạy qua cuộn dây tạo thành từ trường hút. Giúp tạo đòn bẩy làm đóng hoặc
mở tiếp điểm điện và làm thay đổi trạng thái của rơ le trung gian. Tùy vào thiết kế mà số
tiếp điểm điện sẽ thay đổi khác nhau.
+ Rơ le trung gian có 2 mạch hoạt động là: mạch điều khiển cuộn dây cho dòng chạy qua
hay không và mạch điều khiển dòng điện có qua rơ le hay không.
1.3 Ký hiệu rơ le trung gian
Ký hiệu rơ le trung gian DPDT (Double Pole Double Throw) nghĩa của nó là rơ le có 2 cặp
tiếp điểm. Mỗi cặp sẽ có tiếp điểm thường đóng và hở và cũng có một đầu chung.
SPST: được viết tắt của cụm từ Single Pole Single Throw. Chúng có nghĩa là rơ le có một
tiếp điểm thường hở.

DPST: viết tắt của cụm từ Double Pole Single Throw và có nghĩa là rơ le có 2 tiếp điểm
thường hở.
1.4 Chức năng của rơle trung gian
-Chức năng của Rơle trung gian là “trung gian” giúp chuyển tiếp mạch điện cho một
thiết bị khác.
-Giống như bộ bảo vệ tủ lạnh thì khi điện yếu thì rơ le sẽ tự động ngắt điện, nhưng khi
điện ổn định thì nó sẽ cấp điện lại bình thường. Hoặc bộ ắc quy cho ô tô hay xe máy máy
phát điện khỏe thì rơ le trung gian sẽ đóng mạch nạp của ắc quy.
1.5 Các loại rơ le phổ biến
+ Rơ le trung gian theo ᴠôn nghĩa là dựa theo ѕố ᴠôn. Hiện naу có các loại như rơ le
trung gian 12ᴠ, 24v, 220ᴠ, 380ᴠ,…
+ Rơ le trung gian theo chân: ví dụ rơ le trung gian 8 chân, 11 chân, 14 chân,...
Phần 2: Thực tập cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay trung gian 8 chân
tròn

2.1 Xác định điện trở cuộn hút:


+Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ vạn năng kim về thang đo
điện trở. Nếu điện trở nhỏ thì để thang đo x1 ohm hoặc x10 ohm,
nếu bạn đo điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm sau đó
chập hai que đo và vặn núm điều chỉnh để kim đồng hồ vạn năng
chuyển về vị trí giá trị 0.
+Bước 2: Đặt que đo vào hai đầu cuộn hút ở chân 2 và 7 và ghi lại chỉ

số trên thang do.


2.2 Xác định điện áp đặt vào cuộn hút
+Cấp nguồn 220V vào chân 2 và chân 7 của relay
Bước 1:Chèn dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và màu
đen vào chân Com của vạn năng.
Bước 2:Di chuyển ním vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù
hợp, nên để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào chân 2 và chân 7 của relay.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
2.3 Kiểm tra trạng thái tiếp điểm
+Bước 1: Đầu tiên, cần xoay núm vặn của thang đo sang chế độ đo
thông mạch, ký hiệu ( ))))). Lưu ý, thang đo này thường sẽ nằm trong khu vực thang đo
điện trở, ký hiệu (Ω) hoặc chung với chức năng đo đi-ốt. Lưu ý, màn hình của đồng hồ
vạn năng lúc này sẽ hiển thị thông báo (OL).

+Bước 2: Bạn cắm dây đo màu đen vào giắc COM. Sau đó, bạn cắm dây đo màu đỏ vào

giắc VΩ.
+Bước 3: Đặt hai đầu đo vào hai đầu chân 1 và chân 4 cần đo vì thường đóng nó sẽ kêu,
khi chuyển một que đo sang chân 3 vì thường mở nên sẽ không kêu. Tương tự cho cặp
chân 8-5 sẽ kêu vì thường đóng, 8-6 sẽ không kêu vì thường mở. Nếu mạch thông, đồng
hồ sẽ kêu tiếng "bíp", nếu mạch không thông đồng hồ đo điện sẽ không kêu.
+Bước 4: Kết thúc đo, bạn cần lưu ý trình tự rút dây sau khi hoàn thành đo là dây đo
màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho
pin.
2.4 Phân biệt các chi tiết
2.5 Bảng trạng thái hút nhả thực tế
  Trạng thái hút Trạng thái nhả
thực tế thực tế

Uđm= 220V 0V 

U hút thực tế 0>220V 0V

U nhả thực tế  

Trạng thái tiếp 1 x3 1x4


điểm NC
8x6 8x5

Trạng thái tiếp 1-3 1-4


điểm NO
8-6 8-5

2.6 Chọn thiết bị:


a. Rơ le trung gian Omron MKS2P
Mã sản phẩm: MKS2P AC220
Thương hiệu: Omron
Điện áp ngõ vào: 220V
Số chân: 8 Chân
b. Đế PF083A-E OMRON 8 chân tròn
Kích thước L*W*H(mm): 52 x 41 x 21
Khối lượng đế cắm: 38g
Chất liệu vỏ: Nhựa
c. Đèn báo nguồn 220V AD16-22DS
Điện áp: 220V
Kích thước: 22mm
Màu sắc: xanh lá
c. Dây điện cadivi CVV 2×1.5 mm2
Mã SP: CVV 2×1.5 mm2
Nhà sản xuất: CADIVI
d. Tủ điện 400x200x150
- Chất liệu: Tủ điện được làm bằng tôn 1 ly, sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện dảm bảo tủ
điện bền, đẹp và chắc chắn.
- Kích thước: 400x300x100mm.
- Độ dày: 1mm.
- Màu sắc: Ghi sáng.
2.7 Sơ đồ lắp đặt:

2.8 Sơ đồ đấu nối


2.9 Mô hình thực tế
Phần 1: Relay thời gian 8 chân tròn
1.1 Khái niệm
Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị
dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời
gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.
Rơ le thời gian là một loại khí cụ điện được sử dụng nhiều trong điều khiển
tự động. Với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo
thời gian định trước.
Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi không sử
dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần thiết. Được ứng dụng
trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự
động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh theo chu kỳ…
Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy theo ứng
dụng thực tế.
1.2 Cấu tạo của rơle thời gian
Cấu tạo của rơ le thời gian bao gồm: mạch từ của nam châm điện; bộ định thời gian làm
bằng linh kiện điện tử; hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A); vỏ bảo vệ các chân
ra tiếp điểm.

– Nam châm điện đóng vai trò nhận điện áp từ nguồn điện thao tác, tức là nguồn cấp
cho mạch điện, bao gồm: cuộn dây điện áp 12, mạch từ tĩnh 11, lõi thép động 10 và lò
xo 9.
– Cơ cấu thời gian có: bánh răng dẫn động 23 nối cứng với thanh hãm 4. Đây là bánh
răng đảm nhiệm chức năng truyền động nhờ lò xo 18, đòng thời truyền chuyển động
cho bánh rặng 22 để làm quay tiếp điểm động 21.
– Bộ phận chính của cơ cấu thời gian là hệ thống bánh răng 16, 15, 13 nối tới trục quay
tiếp điểm động bởi bánh ma sát 17. Cùng đó là quay bánh răng 3 để truyền chuyển động
tới cơ cấu con lắc gồm bánh cóc 14, móc 1 và quả rung 2. Cơ cấu con lắc sẽ giúp giữ cho
tốc độ quay của tiếp điểm động đều, tương tự như ở cơ cấu đồng hồ.
– Tiếp điểm chính: tiếp điểm này gồm có đầu tiếp xúc tĩnh 22, và đầu tiếp xúc động 21
và còn hai tiếp điểm phụ đóng, cắt không thời gian: tiếp điểm thuận 5 – 8 và tiếp điểm
nghịch 5 – 7.
1.3 Phân loại rơle thời gian
Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời gian ON
Delay và OFF Delay.
Ngoài ra còn có rơ le thời gian 24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị theo các giờ
trong ngày như đèn chiếu sáng hay máy bơm.
– Đặc điểm chung:
+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian được ghi
trên nhãn, thông thường là 110V, 220V.
+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử đếm thời
gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.
a. Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:
Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp điểm tức thời
thay đổi trạng thái ngay lập tức.
Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái và duy
trì ở trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các tiếp điểm trở về
trạng thái ban đầu.
b. Ký hiệu rơ le thời gian OFF Delay
Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF Delay:
Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm thay đổi trạng thái
ngay lập tức. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái
ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái. Sau một khoảng thời gian
đặt trước, tiếp điểm định thời trở về vị trí ban đầu.
Phần 2: Thực tập cấu tạo và nguyên lý hoạt động của relay thời gian 8 chân tròn

2.1 Xác định điện trở cuộn hút:


+Bước 1: Chuyển thang đo của đồng hồ vạn năng kim về thang đo
điện trở. Nếu điện trở nhỏ thì để thang đo x1 ohm hoặc x10 ohm,
nếu bạn đo điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm sau đó
chập hai que đo và vặn núm điều chỉnh để kim đồng hồ vạn năng
chuyển về vị trí giá trị 0.
+Bước 2: Đặt que đo vào hai đầu cuộn hút ở chân 2 và 7 và ghi lại chỉ
số trên thang do.
2.2 Xác định điện áp đặt vào cuộn hút
+Cấp nguồn 220V vào chân 2 và chân 7 của relay
Bước 1: Chèn dây dẫn màu đỏ vào cực dương của thiết bị và màu
đen vào chân Com của vạn năng.
Bước 2: Di chuyển ním vặn đến thang đo điện áp AC và ở dải đo phù
hợp. Bạn có thể để thang AC cao hơn điện áp cần đo 1 nấc.
Bước 3: Đặt 2 que đo vào chân 2 và chân 7 của relay.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
2.3 Kiểm tra trạng thái tiếp điểm
+Bước 1:Đầu tiên, bạn cần xoay núm vặn của thang đo sang chế độ đo thông mạch, ký
hiệu ( ))))). Lưu ý, thang đo này thường sẽ nằm trong khu vực thang đo điện trở, ký hiệu
(Ω) hoặc chung với chức năng đo đi-ốt. Lưu ý, màn hình của đồng hồ vạn năng lúc này sẽ
hiển thị thông báo (OL).

+Bước 2: Bạn cắm dây đo màu đen vào giắc COM. Sau đó, bạn cắm dây đo màu đỏ vào

giắc VΩ.
+Bước 3: Đặt hai đầu đo vào hai đầu chân 1 và chân 4 cần đo vì thường đóng nó sẽ kêu,
khi chuyển một que đo sang chân 3 vì thường mở nên sẽ không kêu. Tương tự cho cặp
chân 8-5 sẽ kêu vì thường đóng, 8-6 sẽ không kêu vì thường mở. Nếu các tiếp điểm
thông, đồng hồ sẽ kêu tiếng "bíp", nếu các tiếp điểm không thông đồng hồ đo điện sẽ
không kêu.
+Bước 4: Kết thúc đo, bạn cần lưu ý trình tự rút dây sau khi hoàn thành đo là dây đo
màu đỏ trước và dây màu đen sau. Sau đó tắt đồng hồ vạn năng để duy trì tuổi thọ cho
pin.
2.4 Phân biệt các chi tiết

– Chân 7 và 2 là chân cấp nguồn cho cuộn dây bên trong relay; chân 7 là chân dương (+), chân 2 là chân âm (-).

– Chân 8 và 1 là các chân chung cho hai bộ tiếp điểm.

– Chân 3 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường mở.

– Chân 4 kết nối với chân 1 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

– Chân 6 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường mở.

– Chân 5 kết nối với chân 8 tạo thành tiếp điểm thường đóng.

2.5 Bảng trạng thái hút nhả thực tế

  Trạng thái hút Trạng thái nhả


thực tế thực tế

Uđm=  220V  0V

U hút thực tế  0>220V 0

U nhả thực tế  

Trạng thái tiếp 1 -4 1-3


điểm NC
8-5 8-6

Trạng thái tiếp 1-3 1-4


điểm NO
8-6 8-5
2.6 Chọn thiết bị
a. Relay thời gian AH3-3 kèm đế 8 chân
-Thương hiệu: CIKACHI

- Rơle thời gian loại On delay

- Dải thời gian : 0S-30S

- Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz

- Số tiếp điểm: 1 Delay + 1 Relay ON-OFF

- Thông số tiếp điểm: 5A 220V

b. Đèn báo nguồn 220V AD16-22DS


Điện áp: 220V
Kích thước: 22mm
Màu sắc: xanh lá
c. Dây điện cadivi CVV 2×1.5 mm2
Mã SP: CVV 2×1.5 mm2
Nhà sản xuất: CADIVI
d. Tủ điện 400x200x150
- Chất liệu: Tủ điện được làm bằng tôn 1 ly, sử dụng công nghệ sơn tĩnh
điện dảm bảo tủ điện bền, đẹp và chắc chắn.
- Kích thước: 400x300x100mm.
- Độ dày: 1mm.
- Màu sắc: Ghi sáng.
2.7 Sơ đồ lắp đặt

2.8 Sơ đồ đấu nối:


2.9 Mô hình thực tế:
2.10 Một số mô hình khác

You might also like