You are on page 1of 13

Relay: nhận diện các loại relay và phân loại đo kiểm, mắc các mạch ứng dụng

I. Relay là gì

Relay (hay còn gọi là rơ-le) là công tắc điện tử có khả năng bật tắt một dòng có cường độ lớn hơn nhiều
so với dòng đang vận hành. Có thể hiểu đơn giản, relay như một đòn bẩy điện, có tác dụng chuyển
mạch. Relay được bật vận hành bằng 1 dòng điện có cường độ nhỏ nhưng có khả năng bật giúp các thiết
bị khác sử dụng dòng có cường độ lớn hơn nhiều so với dòng hiện hành.

Nhiệm vụ của relay trong mạch điện là thu hẹp khoảng cách về cường độ dòng điện, cho phép dòng điện
nhỏ kích hoạt dòng có cường độ lớn hơn. Công tắc relay cho phép thiết bị hay bộ máy lớn có thể sử
dụng dòng điện lớn hơn với cường độ dòng ban đầu khá nhỏ.

Chức năng của relay khá đa dạng, có thể kể đến như:

- Relay hoạt động như một thiết bị bảo vệ, phát hiện dòng quá tải, hay dưới dòng… Bảo vệ thiết bị
điện trong trạng thái an toàn khỏi sự biến động đột ngột của cường độ dòng điện.
- Relay được sử dụng để làm nóng các phần tử, chuyển đổi tín hiệu âm thanh, điều khiển đèn hay
cảnh báo âm thanh.
II. Cấu tạo của relay

Bản chất của relay là 1 nam châm điện và hệ thống các tiếp điểm đóng cắt, được thiết kế theo kiểu
modem dễ dàng lắp đặt sử dụng. Cấu tạo cơ bản của relay sẽ bao gồm 3 khối cơ bản:

- Khối tiếp thu - Nơi tiếp nhận tín hiệu đầu vào và chuyển đổi chúng thành đại lượng cần thiết,
cung cấp tín hiệu cho khối trung gian.
- Khối trung gian - Cơ cấu tiếp nhận tín hiệu thông tin từ khối tiếp thu và biến chúng thành đại
lượng cần thiết cho relay tác động
- Khối chấp hành - Khối thực hiện nhiệm vụ được cấp từ khối trung gian, phát tín hiệu cho mạch
điều khiển.

Cấu tạo relay gồm: cuộn dây, tiếp điểm thường mở (NO), tiếp điểm thường đóng (NC), lõi thép
động, lõi thép tĩnh, lò xo, giá cách điện, vít và ốc điều chỉnh.

III. Nguyên lý hoạt động của relay

Khi dòng điện công suất nhỏ chạy qua mạch điện thứ nhất ( cuộn dây ), cuộn dây sẽ biến thành nam
châm điện tạo ra từ trường, tín hiệu. Từ trường này sẽ thu hút 1 tiếp điểm để kích hoạt mạch điện
thứ 2 làm tiếp điểm đóng lại cho phép thiết bị kết nối sử dụng dòng có cường độ lớn hơn rất nhiều.
Khi dòng điện bị ngắt, nam châm ngừng hoạt động, không tạo ra thị trường. Lúc này, tiếp điểm sẽ bị
lực kéo của lò xo ban đầu kéo về vị trí cũ, tương ứng với mạch điện thứ 2 bị ngắt.

IV. Nhận diện các loại Relay


- Cách cơ bản nhất để xác định và phân loại relay đó là thông qua số chân của relay, ví dụ như
Relay có các loại như Relay 3 chân, 4 chân, 5 chân, 6 chân,…., hoặc phân loại kí tự mã số có sẵn
để tra theo nhà sản xuất
- Phân loại relay theo trạng thái phân cực:
 Relay không phân cực - Cuộn dây cấu tạo relay không có bất kỳ cực tính nào. Relay vẫn
hoạt động kể cả khi cực tính đầu vào thay đổi.
 Relay phân cực - relay cấu tạo từ nam châm vĩnh cửu và nam châm điện, chuyển động
phần ứng dựa trên cực đầu vào. Ứng dụng trong mục đích điện báo.
- Phân loại relay theo nguyên lý hoạt động:
 Relay nhiệt điện - 2 kim loại khác nhau kết hợp với nhau thành dải kim loại lưỡng tính.
Khi dải kim loại được cấp nhiệt, 2 kim loại với nhiệt độ nóng chảy khác nhau sẽ bị uốn
cong phá vỡ các kết nối hoặc kết nối.
 Relay điện cơ - Các thiết bị cơ khí khác nhau kết nối dựa trên cơ sở nam châm điện, khi
đó, tiếp điểm sẽ được kết nối thiết lập.
 Relay trạng thái rắn - Cấu tạo relay được tạo ra từ chất bán dẫn, đảm bảo tính hiệu lực,
cho phép các chuyển đổi nhanh hơn và độ bền cao hơn.
 Relay hỗn hợp - là relay kết hợp của 2 loại relay trạng thái rắn và điện cơ
V. Cách thức đo kiểm
- Với Relay trên hình là Relay 4 chân, ta có thể nhận biết theo kinh nghiệm thường 2 dây nhỏ là 2
đầu cuộn dây, chúng sẽ thông nhau. Ta lấy đồng hồ đo chỉnh chế độ thông mạch đo 2 đầu sẽ
thấy đồng hồ báo thông mạch tít tít có hiện Ohm, còn 2 đầu dây to là 2 đầu tiếp điểm. Với 2 đầu
dây tiếp điểm khi đo bằng đồng hồ ở chế độ thông mạch đồng hồ sẽ không kêu tít tít hoặc không
hiện Ohm. Nếu đo thấy cuộn dây nằm trong 5-30K Ohm thì cuộn dây còn tốt.

- Tương tư Relay 4 chân thì Relay 5 chân cách thức tương tự, theo kinh nghiệm ta nhận diện 2 dây
nhỏ là 2 đầu cuộn dây ( do nguyên lý của Relay là lấy dòng nhỏ điều khiển dòng lớn để bảo vệ được
tiếp điểm lâu hư ). Chỉnh đồng hồ ở chế độ thông mạch đo 2 dây nhỏ sẽ hiện Ohm. 3 dây còn lại
theo sơ đồ sẽ là chân chung C, chân tiếp điểm thường đóng NC, chân tiếp điểm thường mở NO
- Ta đo 2 trong 3 chân để xác định được chân thường mở NO, sau đó ta cấp nguồn cho cuộn dây
và đo thông mạch để xác định chân chung C

Sơ đồ Relay 14 chân:

Relay 14 chân có tổng 4 cặp tiếp điểm. Trong đó:

Chân 1 2 3 4 là NC (thường đóng)

Chân 5 6 7 8 là NO (thường mở)

Chân 9 10 11 12 là COM.

Chân 13 14 là chân cấp điện áp cho Coil ( 2 đầu cuộn dây )

Có 3 loại rơ le trung gian thường được sử dụng là: Rơ le trung gian 8 chân, 12 chân và 14 chân. Với
điện thế có thể là 5V, 12V, 24V.

Ngoài rơ le trung gian, còn có Relay đồng trục, Công tắc tơ, Relay máy công cụ, Rơ le thủy ngân,
Relay đa điện áp, Rơ le bảo vệ quá tải, Rơ le phân cực, Rơ le an toàn, Rơ le trạng thái rắn, Rơ le tĩnh,
Relay chân không…
Một số Relay đặt biệt

Mạch Relay bơm xăng của Toyota:

Relay bơm xăng của Toyota có 2 cuộn dây: 1 cuộn dây hút chính và 1 cuộn dây trợ giúp để tránh sự
sụt áp ở các đầu dây ra thiết bị phía sau, 1 Tụ 1 điện trở giúp giảm xung trên mạch

Mạch tổng thể :


VI. Các mạch ứng dụng cơ bản

Mạch ứng dụng Relay để điều khiển motor lock unlock cửa trên ô tô

You might also like