You are on page 1of 6

KHỞI ĐỘNG TỪ (CONTACTOR)

GIỚI THIỆU THIẾT BỊ

Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp,
thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor là
thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có
thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông
qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ
cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại
contactor điện từ. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến contactor (công tắc
tơ) đóng ngắt theo cơ chế điện từ.

ỨNG DỤNG CỦA CONTACTOR

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó
được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các
động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự
động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những
quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính
chất phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên
phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất
tiên tiến. Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và
cả dân dụng:
- Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực
tiếp. Contactor được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho
động cơ.
- Contactor khởi động sao - tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động
cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận
hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.
- Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công
suất phản kháng. Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động được điều
khiển bằng Bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với
tải.
- Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng rơ
le thời gian hoặc PLC để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt
đèn theo giờ quy định.
- Contactor kết hợp bảo vệ pha: Tiếp điểm cảnh báo của Rơ le bảo vệ
pha (mất pha, quá áp, thấp áp, lệch pha, mất trung tính,...) kết nối với cuộn
hút của Contactor cho phép ngắt contactor khi gặp các sự cố về pha. Khi
contactor nhả ra thì hệ thống/thiết bị đằng sau sẽ mất nguồn điện phải dừng
hoạt động do đó bảo vệ an toàn cho thiết bị.
THÔNG SỐ ĐỊNH MỨC

- Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của
contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch
dẫn điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.
- Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính
của contactor.
- Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà
contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần
giá trị dòng điện định mức.
- Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt,
mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện.
Thường giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.
- Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống
tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem
như bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có
độ bền cơ từ 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.
- Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại
thường có độ bền điện vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt.
VD:Contactor Schneider LC1E0910M5 9A 1NO 220V
Thương hiệu Schneider

Xuất xứ Ấn Độ

Thời gian bảo hành 1 Năm

Dòng điện 9A

Điện áp điều khiển 220V

Công suất 4kW

Tiếp điểm 1NO

Series Schneider LC1E

Kích thước 74x45x80mm(HxWxD)

Khối lượng 0.3kg

You might also like