You are on page 1of 12

Câu 1: Sink và Source ngõ vào và ra là gì?

- Sink và Source được mô tả là cách mà ngõ vào và ra của PLC được


kết nối với thiết bị ngoại vi.( xác định việc định hướng dòng một chiều đi
qua tải)
- Kiểu Sink: cung cấp kết nối với tải với đất hoặc âm nguồn
- Kiểu Source: cung cấp kết nối với tải với dương nguồn
- Ngõ vào:
o Sink: lấy dòng điện từ nguồn PLC ra
o Source : cung cấp dòng điện hoặc nguồn dương đến ngõ vào
của PLC
- Ngõ ra:
o Sink: dòng điện chạy đến nguồn
o Source: cung cấp nguồn điện hoặc dòng điện đến thiết bị ngoại vi
Câu 2: Sink và Source được lưu ý trong những trường hợp nào?
- Sink và Source ta quan tâm đến chiều dòng điện DC qua tải. Nên đối
với các thiết bị ngoại vi, ta nên lưu ý đối với transistor( vì cần phân biệt
chiều dòng điện)
o Transistor loại NPN: dòng điện chỉ chạy từ cực C qua cực E. Ta
phải đấu nối theo kiểu Sink
o Transistor loại PNP: dòng điện chạy từ cực E sang cực C. Ta
phải đấu nối theo kiểu Source
Câu 3: làm thế nào để bộ điều khiển nhận biết được trạng thái của thiết
bị dạng số
- Để bộ điều khiển nhận biết được trạng thái của một thiết bị dạng số thì
ta phải kết nối đúng thiết bị dạng số này với bộ điều khiển. Đấu nối
đúng với các cổng đầu vào ra số với thiết bị dạng số. Để PLC có thể
đọc và xử lí tín hiệu
- Ở các thiết bị dạng số này thường là các công tắc, rơ le và cảm biến.
Riêng đối với cảm biến thì ta nên lưu ý đấu nối theo kiểu sink hay
source. Còn công tắc và rơ le không quan tâm đến chiều dòng điện
- Các trạng thái của thiết bị dạng số:
o ở mức cao: 1(high)
o ở mức thấp: 0(low)
Câu 4: Nút nhấn NO và NC cấp tín hiệu vào 1 bit nào đó thì ta cần lưu ý
gì khi lập trình ?
- Nút nhấn NO: là nút nhấn thường hở. Tức là trạng thái ban đầu ( mức
logic 0 ):OFF là trạng thái hở mạch, không cho dòng điện đi qua . Khi ở
mức logic 1:ON, mạch sẽ kín và cho dòng điện đi qua.
- Nút nhấn NC: là nút nhấn thường kín. Tức là trạng thái ban đầu ( mức
logic 0 ):OFF là trạng thái kín mạch, cho dòng điện đi qua. Khi ở mức
logic 1: ON, mạch sẽ hở và không cho dòng điện đi qua
- Thường ta sẽ sử dụng nút nhấn NC cho nút dừng Stop và nút nhấn NO
cho các nút khởi động. Ta cần lưu ý trạng thái của các nút nhấn để lập
trình cho đúng với mạch điều khiển
Câu 5: Nút nhấn và công tắc khác nhau điều gì?
- Nút nhấn: là thiết bị vào. Nút nhấn không có khả năng tự giữ, trở về
trạng thái ban đầu khi nhả ra do có kết cấu của lò xo
- Công tắc: có thể là thiết bị vào hoặc ra. Có 3 bộ phận là tiếp điểm tĩnh,
tiếp điểm động và cuộn hút. Trong PLC ta chỉ quan tâm đến tiếp điểm
tĩnh và cuộn hút để điều khiển đóng cắt. Công tắc có khả năng tự giữ.
Tức là duy trì trạng thái của nó khi ta đóng cắt nó. Khác với nút nhấn do
nó không có cơ cấu lò xo như nút nhấn.
Câu 6: chỉ ra chiều dòng điện đối với tín hiệu dạng số trong trường
hợp giao diện sink và source
- Giao diện sink:
o Vào số: chiều dòng điện I đi từ dương nguồn qua chân S/S
( chân chung ) hoặc là COM của nhóm kênh vào số trong bộ điều
khiển, đến tải L, qua khóa K và về âm nguồn. Khóa K có nhiệm
vụ nối tải với âm nguồn
o Ra số: chiều dòng điện I đi từ dương nguồn qua tải L, tiếp tục đi
qua khóa K và đến chân COM( chân của ngõ ra số ) sau đó về
âm nguồn.

- Giao diện source:


o Vào số: chiều dòng điện I đi từ dương nguồn qua khóa K, qua tải
L sau đó đến chân S/S và về âm nguồn. Khóa K nối tải L với
dương nguồn.
o Ra số: cung cấp kết nối tải L với dương nguồn. Chiều dòng điện I
đi từ dương nguồn đến chân COM sau đó qua khóa K, qua tải L
và về âm nguồn. Khóa K có nhiệm vụ nối tải L với dương nguồn.

Câu 7: vẽ sơ đồ Transmister dạng số ngõ vào:


Câu 8: hãy phân biệt điểm khác nhau, điểm mạnh yếu của 3 kiểu giao
diện ra là rơ le, transistor, triac
Rơ le Transistor Triac

Điểm mạnh - Cho phép đóng cắt - tần số đáp ứng -thích hợp cho các
tải sử dụng nguồn nhanh tải AC
AC và DC - tiêu thụ ít năng -linh hoạt trong điều
- Độ tin cậy cao và lượng chỉnh công suất đầu
tuổi thọ lâu dài - độ tin cậy cao ra
- khả năng chịu dòng - tiết kiệm chi phí, - độ tin cậy cao và
lớn nhỏ gọn tuổi thọ lâu dài
- dễ kiểm soát và sử - tiết kiệm không
dụng gian và chi phí
- khả năng chịu
nhiễu và môi trường
khắc nhiệt
- tương thích với
nhiều loại tải
Điểm yếu -tần số đáp ứng -chỉ cho phép đóng -chỉ cho phép đóng
chậm cắt tải sử dụng cắt tải sử dụng
- cần lưu ý điện áp nguồn 12- nguồn AC
và dòng điện phía tải 24VDC(giới hạn về - cần chú ý đến
không vượt qúa giới dòng và điện áp) nhiễu điện từ
hạn - cần quan tâm đến -khả năng chịu
- kích thước lớn cấu hình theo kiểu dòng điện có giới
- tiêu thụ năng lượng sink hay source hạn
cao - độ tin cậy thấp -độ chính xác
- số lần kích hoạt có trong môi trường không cao trong
thể bị giới hạn khắc nhiệt điều khiển công
- dễ chịu tác động suất đầu ra
của nhiễu từ môi
trường

Khác nhau Đóng cắt tải AC và Đóng cắt tải DC Đóng cắt tải AC
DC
Câu 9: cơ sở nào để lựa chọn kênh ra số cho mỗi thiết bị ngõ ra dạng số
- yêu cầu của thiết bị ngõ ra:
o số lượng thiết bị cần điều khiển
o loại tải AC hay DC
o về tần số đáp ứng và độ chính xác của điều khiển( tần số cao mà
AC thì chọn triac, tần số cao DC chọn Transistor và đòi hỏi tần số
không cao chọn rơ le)
- loại tải và công suất tải( trong phạm vi điện áp và dòng mà có thể chịu
được)
- tổng số kênh cần thiết ( có thể kết hợp nhiều thiết bị ngõ ra dạng số vào
1 kênh)
- thiết bị ngõ ra phải tương thức với kênh ra về cấu tạo cổng ra( rơ le,
triac hay là transistor), dòng điện, điện áp.
- riêng đối với Transistor thì phải lưu ý đến cấu hình theo kiểu sink hay
source
- chọn đúng kênh ra dạng số ( vì thiết bị ngõ ra dạng số)

câu 10: vẽ sơ đồ 3 thiết bị


Câu 11: Analog lựa chọn cảm biến
- chuẩn tín hiệu analog trong thiết bị công nghiệp:
o có 2 kiểu cơ bản của mô đun AI và AO đó là tín hiệu dạng điện
áp hoặc dạng dòng điện. VD: là một mô đun AI chuẩn điện áp sẽ
chấp nhận tất cả tín hiệu vào analog ở các kênh vào của nó ở
dạng điện áp và tương tự với mô đun AO.
o Chuẩn điện áp và dòng điện này tiếp tục chia ra làm 2 kiểu dựa
vào dấu của tín hiệu: tín hiệu không đảo dấu(unbipolar) và tín
hiệu có đảo dấu(bipolar)
+ dấu của tín hiệu: nếu tín hiệu không đảo dấu thì ta chọn
unbipolar và ngược lại
+ dải của tín hiệu: cần phải biết loại tín hiệu và phạm vi X min và
Xmax của thiết bị analog. Cụ thể là phạm vi vi X min - Xmax phải nằm
trong và gần nhất với các dải chuẩn điện áp và dòng điện của
các mô đun Analog của PLC
+ Độ phân giải: phụ thuộc vào yêu cầu của phép đo cần độ chính
xác như thế nào
- Cấp nguồn:
o Đối với dòng PLC cấp nhỏ ( compact ): các hãng sẽ tích hợp
môđun nguồn vào mô đun CPU. Khi cần thì có thể mở rộng them
mô đun nguồn
o Đối với những dòng cấp cao và trung thì tách mô đun nguồn ra
khỏi mô đun CPU
o Để cấp nguồn cho cảm biến, thường là
 Nguồn DC từ nguồn ngoài
 Nguồn DC từ mô đun nguồn PLC hoặc hệ thống điều khiển
 Nguồn AC chuyển đổi: cảm biến sử dụng nguồn AC
chuyển đổi thành DC
- Chọn dây dẫn:
o Tiết diện: dây cáp điện cấp nguồn và dây dẫn tín hiệu analog cho
đo lường và điều khiển, đầu cốt, quy cách bấm đầu cốt, lực siết
ốc.. phải tuân thủ theo sách kỹ thuật của nhà cung cấp. thông
thường cáp nguồn để lấy từ bộ nguồn chính của hệ thống PLC
cấp cho mô đun AI hoặc AO là cáp đồng, tiết diện 0.2mm 2
(AWG24), còn cáp dẫn từ các thiết bị analog ở ngõ vào đến các
mô đun AI hoặc từ mô đun AO đến thiết bị ra analog là cáp đồng (
lõi đơn hoặc bệnh ), thường có tiết diện từ 0.3mm 2-0.5mm2
(AWG22 đến 20).
o Kiểu dây: thường sẽ chọn cáp dẫn với đôi dây vặn xoắn.( 2 dây
được xoắn điều đặn và tạo thành các vòng nhỏ vì nó Làm triệt
tiêu dòng điện cảm ứng sau mỗi hai vòng xoắn). Bước xoắn của
cáp thường được chọn là 1 inch hoặc bé hơn.Ngoài ra phải lưu ý
chọn lớp bọc kim cho dây dẫn nhằm giảm ảnh hưởng của nhiễu
o Khoảng cách tối đa: chiều dài tối đa của cáp phụ thuộc vào loại
tín hiệu analog( điện áp hay dòng điện ), kiểu và chất lượng của
cáp, những vần đề của môi trường.
 Loại tín hiệu không được khuếch đại mV/V: không được
dung để truyền tải ở khoảng cách dài, nó sẽ bị giới hạn ở
khoảng cách là 20m( có thể là 15m)
 Loại tín hiệu được khuếch đại: ( 0-5V. 0-10V…): được
khuyến cáo chiều dài tối đa là 50m
 Tín hiệu analog dạng dòng điện (4-10mA): tín hiệu dòng
điện không nhạy cảm với nhiễu như tín hiệu dạng điện áp,
do đó có thể truyền đi vài trăm mét, thậm chí vài km
o Chống nhiễu:
 ảnh hưởng của từ trường sẽ tạo ra những điện áp
không mong muốn, những điện áp này có thể làm
thay đổi giá trị của tín hiệu đo lường hoặc điều
khiển.Nên sử dụng các lớp bọc kim( lớp Shielded) và
cần kết nối lớp này với hệ thống tiếp địa của nhà
máy.
 cáp dẫn với đôi dây vặn xoắn.( 2 dây được xoắn điều đặn
và tạo thành các vòng nhỏ vì nó Làm triệt tiêu dòng điện
cảm ứng sau mỗi hai vòng xoắn). Bước xoắn của cáp
thường được chọn là 1 inch
- Nối đất:
o Nối đất kết nối vỏ bọc của cáp dẫn với hệ thống nối đất chính
thông qua đầu cốt.Nối đất kiểu này gọi là nối đất cách ly hoặc nối
đất làm việc ( điện trở nối đất không quá 100 ), hệ thống nối
đất này phải cách ly với hệ thống nối đất của mạch điện động lực
và các thiết bị khác của nhà máy
o Lớp vỏ bọc kim chỉ nên nối đất một đầu ( bên phía vào của AI
hoặc nối đất một đầu bên phía tải AO) của lớp vỏ bọc cáp để
tránh tạo mạch vòng của nhiễu
o Không đi chung hoặc bó các dây analog chung với dây của nguồn
điện chính của nhà máy( nguồn 1 pha 220VAC, 3 pha 0.4VAC…)
để ngăn ngừa nhiễu điện từ và chống sét lan truyền. Nên tạo ra
khoảng cách tối thiểu là 100mm so với các hệ thống điện chính
cũng như vách tường, vách ngăn.
- Kết nối cảm biến với kênh analog
o Đầu vào là analog dạng điện áp: dễ đi dây vì thường có 2 dây
dẫn.gồm 2 cực:
 AGND (analog ground): đất hoặc tham chiếu với đất
 AIN(analog input): đầu vào input

o Đầu vào là dạng analog dạng dòng điện :chuẩn tín hiệu hầu hết
đều sử dụng là loại 4 – 20mA
 Đầu vào tương tự 2 dây
 Đầu vào tương tự 3 dây
 Đầu vào tương tự 4 dây
o Đầu ra là analog dạng điện áp: dễ dàng nối dây, cần 2 dây như
đấu đầu vào analog và được nối đất đầu phía bên tải.
 Cần lưu ý đến trở kháng tải (giao động trong khoảng
500-1000) để tránh hiện tượng đoản mạch
o Đầu ra là analog dạng dòng điện: hoạt động gần giống với
transmitter 3 dây. Cần lưu ý them dây nguồn ở bên trong mô đun
AO, nguồn này đóng vai trò cấp dòng điện cho mạch vòng tín
hiệu ở mỗi kênh. Lưu ý: trở kháng tải tối đa của mô đun AO
khoảng 300 đến 500
Ví Dụ:
a) Cảm biến nhiệt độ nước TEAT LU-450
- Chuẩn tín hiệu: điện áp từ 0-10V
- Nguồn cấp 24VDC: có thể sử dụng nguồn của PLC hoặc nguồn rời
- Sử dụng dây cáp chống nhiễu:
- Khoảng cách yêu cầu ngắn (<50m) vì vấn đề trở kháng
- Tiết diện dây: là cáp đồng, tiết diện 0.2mm2 (AWG24)
- Nối dây:
b) Biến tần:

You might also like