You are on page 1of 7

A.

Rơ le thời gian

1.Rơ le thời gian là gì

Rơ le (relay) thời gian hay còn được gọi là Timer (bộ định thời) là thiết bị
dùng để tạo thời gian trễ, bằng cách dùng bộ mạch điện tử điều khiển thời
gian đóng, cắt của các tiếp điểm rơ le.Rơ le thời gian là một loại khí cụ
điện được sử dụng nhiều trong điều khiển tự động. Với vai trò điều khiển
trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định trước.

Rơ le thời gian có nhiệm vụ đóng tắt các thiết bị điện có trong hệ thống khi
không sử dụng nữa để tránh lãng phí nguồn năng lượng điện không cần
thiết. Được ứng dụng trong việc điều khiển tắt mở: ánh sáng, quạt thông
gió, tưới nước, máy, sưởi ấm, cửa tự động và tạo tín hiệu âm thanh hình ảnh
theo chu kỳ…
Thời gian trễ của rơ le thời gian có thể cài đặt từ vài giây đến hàng giờ tùy
theo ứng dụng thực tế.
2.Cấu tạo và nguyên lí hoạt động

Trong mạch điều khiển tự động, người ta thường sử dụng hai loại rơ le thời
gian ON Delay và OFF Delay (hình trên). Ngoài ra còn có rơ le thời gian
24h, thường sử dụng để bật, tắt thiết bị theo các giờ trong ngày như đèn
chiếu sáng hay máy bơm.– Đặc điểm chung:
+ Cuộn dây rơ le thời gian: Điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây relay thời gian
được ghi trên nhãn, thông thường là 110V, 220V.
+ Cấu tạo của một Timer gồm: mạch từ của nam châm điện, mạch điện tử
đếm thời gian, hệ thống tiếp điểm, vỏ bảo vệ, đế Timer.
3.Rơ le thời gian on delay

Ký hiệu rơ le thời gian ON Delay

Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian ON Delay:


Khi cấp nguồn vào cuộn dây (chân 2-7) của Timer ON Delay. Các tiếp
điểm tức thời thay đổi trạng thái ngay lập tức.
Sau khoảng thời gian đặt trước, các tiếp điểm định thời sẽ chuyển trạng thái
và duy trì ở trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tất cả các
tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.
4.Rơ le thời gian off delay

Tuy không đa dạng như Timer ON nhưng Timer OFF Delay cũng là một
thiết bị không thể thiếu trong lĩnh vực tự động.
Ký hiệu rơ le thời gian OFF Delay.

Nguyên lý hoạt động của rơ le thời gian OFF Delay


Khi cấp nguồn vào cuộn dây của Timer OFF Delay, các tiếp điểm thay đổi
trạng thái ngay lập tức.
Khi ngưng cấp nguồn vào cuộn dây, tiếp điểm tức thời trở về trạng thái
ban đầu. Nhưng tiếp điểm định thời vẫn duy trì trạng thái.
Sau một khoảng thời gian đặt trước, tiếp điểm định thời trở về vị trí ban
đầu.

Sơ đồ đấu dây rơ le thời gian

5.Thông số kĩ thuật

– Dải thời gian : 60S, 60M


– Điện áp nguồn: AC220V 50Hz/60Hz
– Kiểu chỉnh thời gian: Chiết áp

– Độ chễ: ≤10%

– Số tiếp điểm: 1

– Thông số tiếp điểm: 5A 220V

– Tuổi thọ đóng ngắt điện:1×10⁵

– Tuổi thọ đóng ngắt cơ khí: 1×10⁶

– Nhiệt độ làm việc: -5ºC ÷ 40ºC

B.Nút nhấn

1.Giới thiệu về nút bấm


Nút nhấn (nút ấn) là một loại khí cụ dùng để ngắt đóng từ xa các máy móc,
thiết bị điện hoặc một số loại quá trình trong điều khiển.

Nút nhấn (nút ấn) thường đặt ở tủ điện, trên bảng điều khiển, trên hộp nút
nhấn… Khi thao tác với nút nhấn cần dứt khoát để đóng hoặc mở mạch
điện.

Hầu hết, các nút nhấn (nút ấn) là kim loại hoặc nhựa. Hình dạng của nút ấn
có thể phù hợp với bàn tay hoặc ngón tay để sử dụng dễ dàng. Tất cả phụ
thuộc vào thiết kế của cá nhân.

Nút nhấn được thiết kế và sản xuất dựa theo tiêu chuẩn cao, có kiểu dáng
đẹp, kết cấu chắc chắn, chất lượng, dễ dàng thay thế và lắp đặt.

Công tắc nút nhấn sử dụng nhiều trong các ứng dụng khác nhau như điện
thoại, máy tính, nút nhấn và rất nhiều thiết bị gia dụng. Bạn có thể nhìn thấy
chúng trong văn phòng, nhà và trong các ứng dụng công nghiệp ngày nay.
Chúng có thể tắt, bật máy hoặc làm cho thiết bị thực hiện các hoạt động cụ
thể, như trường hợp với máy tính. Trong một số trường hợp, các nút nhấn
có thể được kết nối thông qua liên kết cơ học, điều khiển một nút nhấn khác
hoạt động

Đa số, các nút sẽ có màu sắc cụ thể để hiển thị mục đích của chúng. Ví dụ
như nút nhấn màu đỏ thường được sử dụng để tắt thiết bị, nút nhấn màu
xanh để bật thiết bị. Điều này tránh gây ra một số nhầm lẫn. Nút dừng khẩn
cấp thường sẽ là các nút ấn lớn, thường có màu đỏ và có đầu nút lớn hơn để
sử dụng dễ dàng hơn.

2.Cấu tạo

Nút nhấn gồm hệ thống các tiếp điểm thường đóng – thường hở, hệ thống lò
xo và vỏ bảo vệ. Khi có tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm sẽ chuyển
trạng thái, khi không còn tác động, các tiếp điểm sẽ trở về trạng thái ban
đầu.

3.Thông số kĩ thuật
– Uđm là điện áp định mức

– Iđm là dòng điện định mức

– Tuổi thọ cơ khí của nút nhấn

– Ucđ là Điện áp cách điện

4.Nguyên lí hoạt động

Nút nhấn có ba phần: Các tiếp điểm cố định, bộ truyền động và các rãnh.
Bộ truyền động sẽ đi qua toàn bộ công tắc và vào một xy lanh mỏng ở phía
bên dưới. Bên trong là lò xo và một tiếp điểm động. Khi nhấn nút, nó chạm
vào các tiếp điểm tĩnh làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm. Trong một số
trường hợp, người dùng cần nhấn liên tục hoặc giữ nút để thiết bị hoạt
động. Với các loại nút nhấn khác, chốt sẽ giữ nút bật cho đến khi người sử
dụng nhấn nút lần nữa.

You might also like