You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


🙞···☼···🙜

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: PRESSURE SENSOR
Giảng viên hướng dẫn: TRẦN NGỌC HUY

STT Họ và tên Mã số sinh viên


1 Ngô Gia Khảm 2113734
2 Nguyễn Phú Khánh 2110258
3 Trần Kim Khánh 2113717
4 Nguyễn Đăng Khoa 2111529
5 Trần Nguyễn Đăng Khoa 2111544

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

1
CHƯƠNG 1: CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ

1.1 Cấu tạo cảm biến nhiệt độ

Cảm biến đo nhiệt độ có cấu tạo chính là 2 dây kim loại khác nhau được gắn vào
đầu nóng và đầu lạnh.

Ngoài ra, nó còn được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác, cụ thể :

Bộ phận cảm biến: là bộ phận quan trọng nhất. Được đặt bên trong vỏ bảo vệ sau
khi đã kết nối với đầu nối.

Dây kết nối: các bộ phận cảm biến có thể được kết nối bằng 2,3 hoặc 4 dây kết nối.
Trong đó, vật liệu dây sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện sử dụng đầu đo.

Chất cách điện gốm: bộ phận này với nhiệm vụ là làm chất cách điện ngừa đoản
mạch, thực hiện cách điện giữa các dây kế nối với vỏ bảo vệ.

Vỏ bảo vệ: Dùng để bảo vệ bộ phận cảm biến và dây kết nối.

Đầu kết nối: Bộ phận này được làm bằng vật liệu cách điện (gốm), chứa các bảng
mạch, cho phép kết nối của điện trở.

2
1.2 Nguyên Lý Hoạt Động

Nguyên lí làm việc của cảm biến nhiệt chủ yếu dựa trên mối quan hệ giữa vật liệu
kim loại và nhiệt độ.

Hoạt động dựa trên cơ sở sự thay đổi điện trở của kim loại so với sự thay đổi nhiệt
độ vượt trội.

Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và lạnh thì có một sức điện động E
được phát sinh tại đầu lạnh. Nhiệt độ ở đầu lạnh phải ổn định và đo được và nó phụ
thuộc vào chất liệu.

⇒ Có sự xuất hiện của các loại cặp nhiệt độ và mỗi loại cho ra một sức điện động
khác nhau: E, J, K, R, S, T.

1.3 Phân loại

Bốn loại cảm biến nhiệt độ phổ biến được sử dụng trên thị trường hiện nay:

Điện trở nhiệt hệ số nhiệt độ âm (NTC)

Máy dò nhiệt độ điện trở RTD

Cặp nhiệt điện.

Cảm biến nhiệt độ bán dẫn.

3
Trong điện trở nhiệt NTC (Hệ số nhiệt độ âm), điện trở giảm khi nhiệt độ tăng.
NTC thường được sử dụng làm bộ hạn chế dòng điện “kích động”.

Với nhiệt điện trở PTC (Hệ số nhiệt độ dương), điện trở tăng khi nhiệt độ tăng.
Điện trở nhiệt PTC thường được sử dụng làm “bảo vệ quá dòng” .

Cặp nhiệt điện bao gồm một vài dây cụ thể khác nhau được nối với nhau, tạo
thành “điểm cảm biến” hoặc “điểm nối”.

“Cảm biến nhiệt độ bán dẫn” dựa trên thực tế là điện áp tiếp giáp trên tổ hợp
p-n của chất bán dẫn, giống như điểm nối diode hoặc điểm nối “cực phát cực gốc” của
bóng bán dẫn .

1.4 Ứng dụng

Một số ứng dụng của cảm biến nhiệt độ:

Thiết bị công nghiệp ,hầu hết các máy trong thiết bị công nghiệp sẽ có cảm
biến nhiệt độ vì lý do an toàn , CB nhiệt độ được sử dụng trong môi trường này có độ
bền cao và có khả năng chống bụi bẩn , độ ẩm .

Công nghiệp thực phẩm và đồ uống ,nhiệt độ được sử dụng trong môi trường
này như một phần của tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo thực phẩm được giữ ở
nhiệt độ chính xác.

4
Đua xe thể thao và các loại xe khác, trong đua xe thể thao có nhiều ứng dụng
cảm biến nhiệt độ . Bao gồm đảm bảo động cơ không bị quá nóng , nhiệt độ khí thải ,
nhiệt độ dầu, v.v.

Thiết bị gia dụng và hàng gia dụng – nhiều thiết bị trong nhà có cảm biến nhiệt
độ: lò nướng, máy nướng bánh mì, ấm đun nước, máy giặt, máy pha cà phê, máy rửa
chén, bộ tản nhiệt điện, nồi hơi.

Ứng dụng y tế – Cảm biến nhiệt độ được sử dụng để theo dõi bệnh nhân cũng
như trong máy móc và thiết bị cho một loạt các quy trình y tế.

Máy tính và thiết bị – cảm biến nhiệt độ được sử dụng trong máy tính và các
thiết bị khác để đảm bảo chúng không quá nóng và trở nên nguy hiểm….

Temperature sensor in Refrigerators/freezers

Để bảo quản thực phẩm và đồ dễ hỏng. Điện trở nhiệt của tủ lạnh là một bộ
phận rất quan trọng, đóng vai trò như bộ não cùng với hệ thống điều khiển điện tử.

Trong buồng làm mát, cảm biến sẽ gửi tín hiệu khi nhiệt độ tăng lên trên hoặc
xuống dưới điểm cài đặt và kích hoạt/dừng máy nén. Trong thiết bị bay hơi, cảm biến
được sử dụng để cảm nhận lại điểm đặt tại đó chu kỳ rã đông bắt đầu, từ đó kiểm soát
sự xuất hiện của băng đóng trên cuộn dây.

Vì vậy, cảm biến nhiệt độ (nhiệt điện trở NTC) đóng một vai trò quan trọng
trong hiệu suất tổng thể của tủ lạnh/tủ đông; Nó phải chính xác, đáng tin cậy và phản
hồi nhanh và đó là lý do tại sao nhiệt điện trở NTC là ưu tiên hàng đầu của các nhà
sản xuất.

5
Các tính năng chính của cảm biến tủ lạnh bao gồm:

Nhiệt kế NTC có vỏ nhựa để đo nhiệt độ chính xác.

Cách nhiệt cao với độ ẩm và nước.

Dung sai cho điện trở và giá trị B là 1%.

Độ ổn định và độ tin cậy của sản phẩm cao.

Phản hồi nhanh trong vòng 10 giây.-

Hiệu suất ổn định trong phạm vi hoạt động từ -40 đến 85°C.

Cảm biến nhiệt độ trong xe ô tô :

Là bộ phận có nhiệm vụ đo nhiệt độ nước làm mát, giúp hệ thống xử lý trung


tâm tính toán thời gian đánh lửa thích hợp, phun nhiên liệu, chạy quạt làm mát
động cơ,…

6
Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm: Khi nhiệt độ bên trong động cơ thấp, ECU sẽ
hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm. Khi nhiệt độ động cơ cao thì ECU sẽ hiệu chỉnh
nhằm giảm góc đánh lửa sớm.

Điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu: Nhiệt độ bên trong động cơ thấp thì ECU
sẽ tăng thời gian phun nhiên liệu để làm đậm. Ngược lại, khi nhiệt độ bên trong động
cơ cao thì ECU sẽ giảm thời gian phun nhiên liệu lại.

Điều chỉnh hệ thống quạt làm mát: Trường hợp nhiệt độ nước làm mát đạt mức
80-87 thì ECU sẽ điều khiển hệ thống quạt làm mát động cơ quay với tốc độ thấp (
Quay chậm). Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ đạt ngưỡng 95-98 thì ECU sẽ hiệu
chỉnh quạt làm mát quay nhanh hơn ( Tốc độ cao).

1.5 Đặc tính kỹ thuật

Temperature sensor USI-TEMP-1,5M-V312:

7
Kích Thước Temperature sensor USI-TEMP-1,5M-V312:

8
Thông số kĩ thuật Temperature sensor USI-TEMP-1,5M-V312:

Temperature sensor USI-TEMP-1,5M-V312


Loại : Cảm biến nhiệt độ
Điện trở đo Điện trở NTC 4,7 kΩ ở 25 °C
Giá trị B (B25/100) = 3980 K ±3%
Cáp di chuyển ở nhiệt độ môi trường xung quanh: -25 ... 80 ° C
Cáp cố định: -40 ... 80 ° C
Nhiệt độ bảo quản -40 ... 85 ° C
Loại kết nối : Cáp cố định có phích cắm
Đường kính vỏ : 6,5 mm ; Đường kính cáp 5mm
Vỏ : TPU ; Số lượng chân : 6
Chất liệu : PUR
Màu đen , Khối lượng 22 g
Chiều dài 1,5 m ± tối đa. 40 mm

9
CHƯƠNG 2: CẢM BIẾN ÁP SUẤT

Cảm biến áp suất Pressure Sensor (hay còn gọi là Pressure Transmitter hoặc
Pressure Tranducer) là một thiết bị cơ điện tử được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ
biến trong các ứng dụng công nghiệp với mục đích đo lường và kiểm soát giá trị áp
suất, nhằm đảm bảo an toàn của hệ thống hoặc thiết bị.

2.1 Nguyên lý hoạt động

Cảm biến áp suất đo áp suất thông qua đầu dò cơ học, sau đó thực hiện chuyển
đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện bằng vi xử lý và truyền tín hiệu điện về thiết bị
hiển thị hoặc thiết bị điều khiển, PLC thông qua dây cáp điện. Tín hiệu ngõ ra của cảm
biến áp analog (0-5V, 0-10V, 2-10V, 0,5-4.5V, 4-20mA, 0-20mA …).

10
2.2 Phân loại

Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, cảm biến áp lực được chia thành nhiều loại
khác nhau. Có 3 loại cảm biến áp suất phổ biến

Cảm biến áp suất tuyệt đối (Absolute Pressure Sensor)

Là loại cảm biến được dùng để đo áp suất so với độ không tuyệt đối. Loại cảm
biến này hoạt động dựa trên nguyên lý trong cảm biến được nén 1 bar vào cảm biến.
Khi đặt cảm biến ở môi trường khí quyển thì áp suất tương đương đang đo được là 1
bar. Ưu điểm của loại sensor áp lực này là luôn đo theo cùng một áp suất chuẩn (áp
suất chân không), do đó chúng không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi áp suất khí quyển
và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ.

Ví dụ: Khi được đặt trong môi trường không khí và có 1 lực tác động với đại
lượng là 1 bar thì giá trị đo được của cảm biến áp suất tuyệt đối là 2 bar.

Cảm biến áp suất tương đối (Relative Pressure Sensor)

Là loại cảm biến hoạt động dựa trên nguyên lý so sánh áp suất đo với áp suất
khí quyển hiện tại. Khi đặt cảm biến đo áp suất tại môi trường khí quyển thì áp suất
tương đương đang đo được là 0 bar. Được sử dụng phổ biến nhất để đo đạc áp suất khí
nén, áp suất gas, áp suất nước,..

Ví dụ: Khi áp suất tương đối bằng 1 bar thì tương đương áp suất tại vị trí đo
đang lớn hơn áp suất khí quyển một đại lượng áp suất là 1 bar.

Cảm biến áp suất chênh áp (Differential Pressure Sensor)

Được sử dụng để đo sự chênh lệch giữa hai áp suất khác vị trí đo, một áp suất
được kết nối với mỗi bên của cảm biến. Cảm biến chênh lệch áp suất được sử dụng để
đo nhiều đặc tính, chẳng hạn như giảm áp suất trên bộ lọc dầu hoặc bộ lọc khí, mức
chất lỏng (bằng cách so sánh áp suất trên và dưới chất lỏng) hoặc tốc độ dòng chảy
(bằng cách đo sự thay đổi áp suất qua một giới hạn).

Hầu hết các cảm biến áp suất thực chất đều là cảm biến chênh lệch.

11
2.3 Một số tiêu chí cần thiết khi lựa chọn Pressure Transducer

Lưu chất cần đo: Người dùng cần xác định xem môi chất mình sẽ sử dụng, ví
dụ như đo áp suất cho nước, hơi, dầu, hóa chất, lưu chất có độ nhớt hay cặn gì hay
không… Từ đây xác định được vật liệu và loại cảm biến phù hợp.

Dải đo: Người dùng cần xác định được áp suất tối đa bao nhiêu, từ đó lựa chọn
dãy áp suất cho phù hợp. Về cơ bản, người dùng nên chọn dải đo cao hơn 30% áp suất
hoạt động tối đa để đảm bảo cảm biến có độ bền cao, tránh các trường hợp quá áp làm
hỏng cảm biến.

Đơn vị đo: đơn vị đo của cảm biến áp lực thường dùng là bar, kgf/cm2, psi,
mH2O,… Người dùng nên xác định đơn vị đo phù hợp để thuận tiện cho việc quan
sát, theo dõi.

Kiểu kết nối: Người dùng cần xác định được kiểu kết nối cho phù hợp với
đường ống/hệ thống/thiết bị lắp cảm biến. Ba loại kết nối phổ biến là kết nối dạng ren,
kết nối dạng mặt bích hoặc kết nối dạng clamp.

Sai số cho phép: Người dùng cần xác định được sai số cho phép, khả năng chịu
quá áp.

Tín hiệu ngõ ra: Người dùng cần xác định được tín hiệu ngõ ra phù hợp với nhu
cầu của mình. Một số loại tín hiệu ngõ ra phổ biến bao gồm tín hiệu 4-20mA hay
0-10V, 0-5V,…

12
Nhiệt độ làm việc: Người dùng cần xác định được nhiệt độ làm việc của môi
chất, từ đó xác định được loại cảm biến có nhiệt độ thiết kế phù hợp. Thông thường,
trong một số ứng dụng có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thiết kế của cảm biến thì ta cần
dùng đến phụ kiện giảm nhiệt cho sensor áp lực như ống syphon để bảo vệ cảm biến
không bị hỏng do nhiệt độ cao hơn mức cho phép.

Những câu hỏi cần đặt ra khi mua là:

Dãy đo áp suất của cảm biến là bao nhiêu?

Nguồn ra của cảm biến là loại nào 0 – 10v hay 4 – 20mA,..

Môi trường muốn sử dụng cảm biến áp suất là loại nào? Có tính ăn mòn cao
hay không?

Khả năng chịu quá áp của thiết bị cảm biến là bao nhiêu?

Độ sai số của cảm biến là bao nhiêu?

Nhiệt độ mà thiết bị cảm biến có thể chịu được ở mức nào?

2.4 Ứng dụng phổ biến

Cảm biến áp suất đo đạc trong lò hơi

Sử dụng trong các trạm bơm nước, máy bơm nước

Sử dụng cảm biến áp suất trên các ben thủy lực ở xe cẩu để giám sát lực kéo
của ben

Sử dụng cảm biến áp suất đo đạc mức trong các tank chứa nước

Cảm biến áp suất trong các máy nén khí để giám sát giới hạn áp suất đầu ra,
giảm thiểu hư hỏng, cháy nổ khi sử dụng

Dùng đo đạc các áp suất khí, áp suất gas, áp suất chất lỏng, ...

13
CHƯƠNG 3: CẢM BIẾN LƯU LƯỢNG

Cảm biến lưu lượng (thường được gọi là “Flow meter”) là một loại cảm biến được
sử dụng để đo lường lưu lượng của chất lỏng hoặc khí trong các hệ thống công nghiệp
và quản lý tài nguyên nước. Cảm biến lưu lượng cung cấp thông tin về tốc độ chảy
của chất lỏng hoặc khí, giúp người dùng theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất và
tiêu thụ.

Cảm biến lưu lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường và kiểm soát quá
trình sản xuất, giúp tối ưu hóa hoạt động của hệ thống và giảm thiểu chi phí. Ngoài ra,
cảm biến lưu lượng cũng được sử dụng trong các hệ thống quản lý tài nguyên nước,
giúp đo lường lưu lượng nước và kiểm soát sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

3.1 Phân loại và nguyên lý hoạt động

Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, cảm biến áp lực được chia thành nhiều loại khác
nhau. Có 3 loại cảm biến áp suất phổ biến
Cảm biến lưu lượng Magnetic
Đây là cảm biến sử dụng định luật cảm ứng điện từ của Faraday. Theo định luật
Faraday: Một điện áp sẽ được tạo ra trên bất kỳ dây dẫn nào khi nó chuyển động
vuông góc với các đường sức từ và điện áp đó tỷ lệ thuận với vận tốc của dây dẫn đó.
Dựa theo định luật Faraday, đầu tiên cảm biến tạo một từ trường không đổi có
hướng như hình bên dưới

14
Chất lỏng sẽ đi qua các đường sức từ này một góc 90 độ hay vuông góc với các
đường sức từ. Dòng chất lỏng bây giờ sẽ đóng vai trò như dây dẫn theo định luật
Faraday. Cảm biến lưu lượng từ tính lúc này sẽ chuyển đổi vận tốc của chất lỏng
đang chảy thành tín hiệu điện (hay điện áp) có thể đo được. Tín hiệu điện này tỷ lệ
thuận với tốc độ dòng chảy dựa theo công thức bên dưới:

E: là điện áp tạo ra trong chất lỏng

K: là hằng số riêng của cảm biến:

B: là cường độ từ trường

V: là vận tốc của chất lỏng

D: là khoảng cách giữa các điện cực của máy đo từ tính

Ưu điểm của máy đo lưu lượng từ trường là có độ chính xác cao, không bị ảnh
hưởng bởi áp suất, nhiệt độ, độ nhớt và trạng thái của chất lỏng. Ngoài ra, nó cũng
không gây mất áp và không có chi phí bảo trì cao.

Nhược điểm của máy đo lưu lượng từ trường là giá thành đắt, yêu cầu nguồn
điện liên tục và không thể sử dụng cho các chất lỏng dẫn điện kém.

15
Cảm biến lưu lượng Ultrasonic
Cảm biến gồm ít nhất một cặp cảm biến, với mỗi cảm biến đều có thể thu hoặc
phát. Khi ở chế độ phát dòng điện dao động tạo ra sóng siêu âm truyền qua chất lỏng
đang chảy.

Cảm biến ở chế độ phát

Khi ở chế độ thu, sóng siêu âm sẽ truyền qua chất lỏng sẽ tạo ra rung động lên
cảm biến và tạo ra xung điện

Cảm biến ở chế độ thu

16
Thời gian thu và phát giữa 2 cảm biến sẽ có một sự chênh lệch nhất định về
mặt thời gian do tốc độ của dòng chảy và chúng tỷ lệ thuận với tốc độ dòng chảy. Từ
việc đo khoảng thời gian chênh lệch chúng ta có thể tính được lưu lượng của dòng
chảy.

Ưu điểm của máy đo lưu lượng Ultrasonic là không gây mất áp suất, không bị
ảnh hưởng bởi tính chất của chất lỏng.

Nhược điểm của nó là giá thành đắt hơn so với các loại máy đo lưu lượng khác,
khả năng đo bị ảnh hưởng bởi các tạp chất trong chất lỏng.

Cảm biến lưu lượng Vortex

Cảm biến này hoạt động trên nguyên lý Von Karman, nguyên lý này phát biểu
rằng: Khi một chất chảy xung quanh một vật cản (một vật có dạng dốc đứng thì sẽ có
các dòng xoáy được tạo ra phía sau vật đó). Với tần số tạo dòng xoáy tỷ lệ thuận với
vật tốc chất lỏng

Cảm biến Vortex sử dụng một vật cản có tên là Shedder Bar để tạo ra các xoáy
nước

Những xoáy nước với chênh lệch áp xuất xen kẽ sẽ khiến cho một thiết bị cảm
biến nhỏ dao động.
17
Tần số dao động của cảm biến sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ của dòng chất lỏng. Từ
đây chúng ta sẽ tính được lưu lương của dòng chất lỏng

Đồng hồ đo dòng xoáy (vortex flow meter) có ưu điểm là đo lưu lượng chính
xác, không bị ảnh hưởng bởi các tạp chất trong chất lỏng, có khả năng đo lưu lượng
trong các điều kiện áp suất và nhiệt độ cao.

Tuy nhiên, nhược điểm của nó là giá thành đắt hơn so với các loại đồng hồ
khác, cần được cân chỉnh và hiệu chỉnh thường xuyên để đảm bảo độ chính xác và yêu
cầu một mức độ kiến thức kỹ thuật cao để vận hành và bảo trì.

3.2 Phạm vi ứng dụng

Cảm biến lưu lượng là một trong những loại cảm biến quan trọng nhất trong
các ứng dụng công nghiệp và môi trường. Cảm biến này được sử dụng để đo lượng
chất lỏng và khí chảy qua một đường ống hoặc một kênh. Thông qua việc đo lường
chính xác lưu lượng, cảm biến lưu lượng giúp kiểm soát và quản lý các quy trình công
nghiệp, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu và đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của cảm biến lưu lượng:

Quy trình xử lý nước thải: Cảm biến lưu lượng được sử dụng để đo lượng nước
thải đầu vào và đầu ra trong các nhà máy xử lý nước thải. Thông qua việc theo dõi lưu

18
lượng, cảm biến giúp kiểm soát hiệu quả quá trình xử lý nước thải và đảm bảo tuân
thủ các tiêu chuẩn môi trường.

Giám sát rò rỉ nước: Cảm biến lưu lượng có thể được sử dụng để phát hiện và
giám sát rò rỉ nước trong các hệ thống cấp nước và thoát nước. Bằng cách theo dõi sự
thay đổi trong lưu lượng, cảm biến giúp phát hiện sớm các vấn đề như rò rỉ ống, giúp
tiết kiệm nước và ngăn chặn hậu quả tiềm ẩn.

19
Mạng lưới phân phối nước: Cảm biến lưu lượng được sử dụng để giám sát và
điều khiển các hệ thống phân phối nước. Thông qua việc theo dõi lưu lượng, các hệ
thống này có thể được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân và
các doanh nghiệp.

Xử lý khí sinh học: Cảm biến lưu lượng được sử dụng trong các quy trình xử lý
khí sinh học, bao gồm quá trình xử lý chất thải và sản xuất khí sinh học. Thông qua
việc đo lượng khí, cảm biến giúp kiểm soát và điều chỉnh quá trình xử lý, đảm bảo
hiệu suất hoạt động tối ưu.

20
Hệ thống chiết rót làm sạch trong các nhà máy: Cảm biến lưu lượng được sử
dụng trong các quy trình chiết rót làm sạch trong các nhà máy sản xuất. Thông qua
việc đo lượng chất hoá học và dung môi, cảm biến giúp kiểm soát tỷ lệ pha trộn và
đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Ngoài ra, cảm biến lưu lượng cũng được sử dụng trong các ứng dụng khác như:
kiểm soát tỷ lệ pha trộn trong quá trình sản xuất, giám sát và kiểm soát các quy trình
công nghiệp, giám sát và điều khiển các hệ thống HVAC (heating, ventilation and air
conditioning), giám sát và điều khiển các hệ thống tưới cây tự động, và nhiều ứng
dụng khác.

3.3. Đặc tính kỹ thuật

Proline Promag H 100

Measuring range (Phạm vi đo lường): 0.06 dm³/min to 600 m³/h.

Max. measurement error (Sai số tối đa): ±0.5 % hoặc ±1 mm/s (0.04 in/s)

Medium temperature range (Phạm vi nhiệt độ trung bình): -20 đến 150 độ C.

Ambient temperature range (Phạm vi nhiệt độ môi trường): -40 đến +60 độ C

21
Power supply: 20 – 30 VDC

Output: 4‐20 mA

22
CHƯƠNG 4: CẢM BIẾN ĐO MỨC

4.1 Phân loại theo kiểu đo và phân loại theo tiếp xúc

Được phân rõ làm 2 loại, bao gồm:

Single-Point Level Measurement ( Cảm biến điểm đơn )

Continuous Level Measurement ( Cảm biến liên tục / trực tiếp )

Hoặc theo tiếp xúc thì được phân rõ làm 2 loại, bao gồm:

Contact Level Measurement ( Cảm biến có tiếp xúc )

Non - Contact Level Measurement ( Cảm biến không tiếp xúc )

Single-Point Level Measurement ( Cảm biến điểm đơn )

Nguyên lý hoạt động của Single-Point Level Measurement (đo mức đơn điểm)
là sử dụng một cảm biến hoặc thiết bị để xác định mức của chất lỏng hoặc chất rắn
trong một bể, thùng chứa, hay hệ thống nào đó tại một điểm cụ thể

Float Switch (Bộ điều khiển bằng nút bật/tắt) ( Contact )

Cảm Biến Điện Dẫn (Conductive Level Sensors) ( Contact )

Cảm Biến Áp Suất Một Mức (Pressure One Level Sensors) ( Contact )

23
Cảm Biến Nĩa (Tuning Fork Level Switch) ( Contact )

Cảm Biến Làm Mờ Quang Học (Optical Level Sensors) ( Non - Contact )

Continuous Level Measurement ( Cảm biến liên tục / trực tiếp )

Nguyên tắc hoạt động của Continuous Level Measurement (đo mức liên tục) là
sử dụng các thiết bị hoặc cảm biến để liên tục và chính xác đo lường và theo dõi mức
chất lỏng hoặc chất rắn trong một bể, thùng chứa, hoặc hệ thống nào đó

Cảm biến sóng âm ( Ultrasonic Level Sensor ) ( Contact )

Cảm biến Rada ( Radar Level Sensor ) ( Contact )

Cảm biến điện dẫn ( Conductivity Level Sensor ) ( Contact )

4.2 Đặc tính kỹ thuật của một sản phẩm chi tiết :

Continuous Level Measurement : Uftrasonic Sensor UC2000-30GM-IUR2-V15

Phạm vi cảm biến (Sensing Range): Đây là khoảng cách tối thiểu và tối đa mà
cảm biến có thể đo được mà không gặp vấn đề

Phạm vi điều chỉnh (Adjustment Range): Đây là khoảng cách mà bạn có thể
điều chỉnh cảm biến để nó đo được ở một khoảng cách ∆x cụ thể mà bạn muốn. Ví dụ,
tôi chỉ muốn đo ở khoảng cách từ 1000 – 2000 mm

24
Băng tần chết (Dead Band): Đây là khoảng cách tối thiểu mà cảm biến không
thể đo được. Trong trường hợp này, băng tần chết là từ 0 mm đến 80 mm. Điều này có
nghĩa rằng nếu khoảng cách từ cảm biến đến vật thể là nhỏ hơn 80 mm, cảm biến sẽ
không thể đo được và có thể hiểu là khoảng cách bằng 0 mm.

Tần số máy dò ( Transducer frequency): Đây là tần số của sóng siêu âm mà


cảm biến sử dụng để thực hiện đo đạc. Trong trường hợp này, tần số máy dò là khoảng
180 kHz, tức là cảm biến tạo ra sóng siêu âm với tần số này để gửi và nhận tín hiệu.

Thời gian phản hồi (Response delay): Đây là thời gian mà cảm biến cần để
phản hồi và cung cấp kết quả sau khi nhận tín hiệu siêu âm. Trong trường hợp này,
thời gian phản hồi tối thiểu là 65 ms, và cài đặt nhà máy là 195 ms

Điện áp hoạt động (Operating Voltage): Hoạt động từ 10 V DC đến 30 V DC


và có thể chấp nhận dao động trong khoảng 10% của giá trị "SS" (Supply Voltage).

Công suất tiêu thụ (Power Consumption): tiêu thụ công suất không lớn hơn 900
mW (miliwatt).

25
Thời gian trễ trước khi sẵn sàng (Time dalay before availability): Đây là thời
gian cần cho cảm biến để chuẩn bị và trở nên sẵn sàng sau khi được bật. Trong trường
hợp này, thời gian trễ không lớn hơn 500 ms (mili giây).

Loại giao diện (Interface Type): Đây là cách mà cảm biến giao tiếp với các
thiết bị khác như máy tính hoặc bộ điều khiển. Trong trường hợp này, cảm biến sử
dụng giao diện RS 232 với tốc độ truyền dữ liệu là 9600 Bit/s, không chẵn lẻ (parity
none), 8 bit dữ liệu, và 1 bit dừng.

Loại đầu ra (Output Type): Đây là các loại tín hiệu mà cảm biến cung cấp sau
khi thực hiện đo đạc. Trong trường hợp này, cảm biến có hai loại đầu ra khác nhau:

1 đầu ra dòng điện 4 … 20 mA: Đây là tín hiệu dòng điện tuyến tính và có thể
thay đổi từ 4 mA đến 20 mA tùy thuộc vào giá trị đo đạc. Điều này thường được sử
dụng trong các ứng dụng trong đó tín hiệu dòng điện được sử dụng để truyền thông tin
đo đạc.

1 đầu ra điện áp 0 … 10 V: Đây là tín hiệu điện áp có thể thay đổi từ 0 V đến
10 V tùy thuộc vào giá trị đo đạc. Điều này thường được sử dụng trong các ứng dụng
sử dụng tín hiệu điện áp để truyền thông tin đo đạc.

Độ phân giải (Resolution): Độ phân giải là phạm vi đánh giá [mm] chia cho
4000, nhưng không thấp hơn 0.35 mm. Điều này có nghĩa rằng cảm biến có thể phân

26
biệt giữa các giá trị đo khác nhau và hiển thị chúng với độ chính xác cao, với độ phân
giải tối thiểu là 0.35 mm.

Sai số của đường cong đặc tính (Linearity Error): Cảm biến sẽ hiển thị giá trị
đo đạc với sai số không lớn hơn 0.2% so với giá trị thực tế.

Độ chính xác lặp lại (Repeatability Accuracy): Có nghĩa rằng nếu bạn đo cùng
một khoảng cách nhiều lần trong điều kiện giống nhau, sai số giữa các kết quả đo sẽ
không lớn hơn 0.1% của giá trị toàn phần.

Trở kháng tải (Load Resistance): Đây là giới hạn về trở kháng của thiết bị nối
đến đầu ra của cảm biến. Trong trường hợp này:

Đầu ra dòng điện: Trở kháng tải không lớn hơn 500 Ohm. Có nghĩa rằng có thể
kết nối đầu ra dòng điện của cảm biến với một tải có trở kháng không lớn hơn 500
Ohm.

27
Đầu ra điện áp: Trở kháng tải không nhỏ hơn 1000 Ohm. Có nghĩa có thể kết
nối đầu ra điện áp của cảm biến với một tải có trở kháng không nhỏ hơn 1000 Ohm.

Độ chính xác lặp lại (Repeatability Accuracy): Có nghĩa rằng nếu bạn đo cùng
một khoảng cách nhiều lần trong điều kiện giống nhau, sai số giữa các kết quả đo sẽ
không lớn hơn 0.1% của giá trị toàn phần.

Trở kháng tải (Load Resistance): Đây là giới hạn về trở kháng của thiết bị nối
đến đầu ra của cảm biến. Trong trường hợp này:

Đầu ra dòng điện: Trở kháng tải không lớn hơn 500 Ohm. Có nghĩa rằng có thể
kết nối đầu ra dòng điện của cảm biến với một tải có trở kháng không lớn hơn 500
Ohm.

Đầu ra điện áp: Trở kháng tải không nhỏ hơn 1000 Ohm. Có nghĩa có thể kết
nối đầu ra điện áp của cảm biến với một tải có trở kháng không nhỏ hơn 1000 Ohm.

Ảnh hưởng của nhiệt độ (Temperature Influence): Đây là khả năng của cảm
biến để duy trì độ chính xác khi có thay đổi về nhiệt độ. Trong trường hợp này:

Với bù nhiệt (With Temperature Compensation): Có nghĩa rằng với sự bù nhiệt,


cảm biến có thể giữ độ chính xác tốt hơn trong môi trường có biến đổi nhiệt độ.

Không bù nhiệt (Without Temperature Compensation): Sai số do nhiệt độ


không lớn hơn 0.2% trên mỗi độ Kelvin (K). Điều này có nghĩa rằng trong trường hợp

28
không có sự bù nhiệt, cảm biến có thể bị ảnh hưởng bởi biến đổi nhiệt độ và sai số sẽ
tăng lên theo mức 0.2% trên mỗi độ K.

4.3. Ưu điểm và nhược điểm của Cảm biến siêu âm


UC2000-30GM-IUR2-V15

Ưu điểm :

Giao diện tùy chỉnh: Cảm biến có giao diện tùy chỉnh cho việc điều chỉnh cài
đặt cảm biến theo ứng dụng cụ thể thông qua chương trình dịch vụ ULTRA 3000.

Tự làm sạch : Gần như là tự làm sạch đầu truyền do rung động từ các sóng âm

Đầu ra analog: Cảm biến cung cấp đầu ra dòng điện và điện áp analog, cho
phép nó tương thích với nhiều hệ thống khác nhau

Sử dụng sóng âm để đo lường: Điều này giúp cảm biến hoạt động hiệu quả
trong các ứng dụng khó khăn, bề mặt phức tạp mà các thiết bị quang điện không thể
giải quyết
29
Nhược điểm :

Chỉ có 1 đầu truyền sóng: Việc thu và phát chỉ với 1 đầu truyền khiến thiết bị
có độ chậm nhất định

Vật liệu : Các vật liệu mềm hoặc dẻo, như vải hoặc cao su, có thể không phản
xạ sóng siêu âm hiệu quả, làm giảm độ chính xác của cảm biến.m

Gía thành cao

Ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường : Điều này giúp cảm biến hoạt động hiệu
quả trong các ứng dụng khó khăn, bề mặt phức tạp mà các thiết bị quang điện không
thể giải quyết

Chỉ chịu được nhiệt độ và áp suất nhất định ( kém hơn só với sử dụng cảm biến
radar )

4.4. Phạm vi ứng dụng

Phạm vi ứng dụng tham khảo khác

Kiểm soát mức chất lỏng và chất rắn: Cảm biến siêu âm thường được sử dụng
để kiểm soát mức chất lỏng hoặc chất rắn trong các bồn chứa, silo, hoặc hệ thống cung
cấp. Điều này có thể áp dụng trong các ngành công nghiệp như hóa chất, thực phẩm
và đồ uống, xử lý nước, và nhiều ứng dụng khác.

30
Phát hiện vật liệu: Cảm biến siêu âm có thể phát hiện sự hiện diện hoặc vắng
mặt của vật liệu trong các ứng dụng như kiểm tra tồn tại sản phẩm trong quy trình sản
xuất hoặc phân loại đối tượng.

Phát hiện web: Trong ngành công nghiệp in ấn và chế biến, cảm biến siêu âm
có thể được sử dụng để phát hiện sự hiện diện của các loại web như giấy, băng tải,
hoặc vật liệu dạng cuộn khác.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cảm biến siêu âm có thể được sử dụng để kiểm
tra chất lượng sản phẩm bằng cách đo đạc kích thước hoặc tính chất của sản phẩm
trong quy trình sản xuất.

Ứng dụng trong điều khiển tự động và tự động hóa: Cảm biến siêu âm có thể
tích hợp vào các hệ thống điều khiển tự động để kiểm soát quá trình sản xuất hoặc quy
trình tự động hóa khác.

Ứng dụng trong ô tô: Cảm biến siêu âm cũng được sử dụng trong xe ô tô để hỗ
trợ các tính năng như cảnh báo va chạm hoặc đỗ xe tự động.

31

You might also like