You are on page 1of 13

Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

Chương 2. Đo Lường Và Điều Khiển Áp Suất

1. Các vấn đề chung về áp suất

- Định nghĩa: áp suất là lực tác dụng trên một đơn vị diện tích.

- Kí hiệu: P (Pressure)

P = F/S

- Đơn vị: Hệ SI: Pa (Pascal); 1Pa = 1N/1m2; 1Pa = 14,5 psi.


Hệ Anh, Mỹ: psi (pound per square inch); 1 psi = 1 pound/1 inch2.

Ngoài ra còn có rất nhiều các đơn vị đo áp suất khác nhau. Mỗi đơn vị đo áp dụng cho
một phạm vi đo và ứng dụng riêng. (Xem bảng qui đổi các đơn vị đo áp suất).
Ví dụ: Đo chênh áp giữa hai mặt của tấm orifice, đơn vị đo thường là mmH 2O hoặc
in.H2O, vì chênh áp là nhỏ. Áp suất của đường ống, bể chứa thường dùng đơn vị đo là kg/cm 2,
bar, atm… Pa là đơn vị đo áp suất nhỏ nhất.

- Áp suất tương đối:


Áp suất tương đối là áp suất so với áp suất không khí (trừ đi áp suất không khí).
Áp suất tương đối thường có chữ “g” hoặc không có chữ “g” phía sau đơn vị đo áp suất.
Ví dụ: psi, hoặc psig.
g = gage hoặc gauge.

- Áp suất tuyệt đối: Là áp suất được tính từ giá trị áp suất điểm 0 tuyệt đối.
Giá trị áp suất tuyệt đối phải có chữ “a” đi kèm phía sau đơn vị đo áp suất.
a = absolute.

- Áp suất không khí: Là số lượng lực sinh ra bởi trọng lượng của không khí trái đất tác dụng lên
bề mặt trái đất (cột không khí cao 300km sinh ra 1 atm).
1 atm = 760mmHg = 14,7 psia.

- Chuyển đổi giữa áp suất tương đối và áp suất tuyệt đối:


VD: một đường ống có áp suất tương đối là 20 psi, hỏi áp suất tuyệt đối của đường ống là bao
nhiêu?
Áp suất tuyệt đối của đường ống = 20 + 14,7 = 34,7 (psia). 14,7 psia là áp suất không khí.
Trong thực tế tại nhà máy và ngoài hiện trường hầu hết các áp kế đều cho số đo áp suất tương
đối.

- Chân không: là áp suất nhỏ hơn áp suất không khí.


Đơn vị đo chân không thường là mmHg.

- Áp suất thủy tĩnh: là áp suất sinh ra do trọng lượng của cột chất lỏng.
Ptt = h.
Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.1
Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân
Trong đó: ptt là áp suất thủy tĩnh.
h là chiều cao cột chất lỏng
 là khối lượng riêng của chất lỏng.

h
100 in.

psi

- Chênh áp: là sự chênh lệch áp suất giữa hai điểm. Đơn vị đo của nó thường có chữ “D” ở sau.
Ví dụ: PSID

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.2


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

BẢNG QUI ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ ĐO ÁP SUẤT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

STT ĐƠN VỊ kPa Kg/cm2 Atm Bar mmH20 mmHg InchH2O ichHg Psi Torr

1 Psi 6.894 0.07 0.068 0.069 703.069 51.715 27.707 2.036 1 51.715

2 kPa 1 0.01 0.0098 0.01 101.971 7.5 4.018 0.295 0.145 7.5

3 Kg/cm2 98.066 1 0.968 0.981 10 000 735.559 394.094 28.959 14.223 735.56

4 Atm 101.33 1.0332 1 1.013 10332.274 760 407.189 29.921 14.696 760

5 Bar 100 1.02 0.987 1 10197.162 750.062 401.864 29.53 14.504 750.06

6 mmH20 0.0098 0.0001 9.68E-05 9.81E-05 1 0.0735 0.039 0.0029 0.0014 0.073
mmHg =
1 Torr
7 0.133 0.0014 0.0013 0.0013 13.595 1 0.536 0.039 0.0193 1

8 InchH2O 0.249 0.0025 0.00245 0.0025 25.375 1.866 1 0.073 0.036 1.866

9 ichHg 3.386 0.034 0.0334 0.034 34531549 25.4 13.608 1 0.491 25.4
Torr =
1mmHg
10 0.133 0.0014 0.0013 0.0013 13.595 1 0.536 0.039 0.0193 1

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.3


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

2. Các lọai áp kế:


2.1. Áp kế lò xo.

- Cấu tạo: như hình vẽ. Bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Phần tử áp suất, cảm biến áp suất và
biến đổi sang chuyển động cơ học, đó là ống Bourdon; tay đòn, bánh răng, kim chỉ thị và thang
đo.

Hình dáng bề ngoài của áp kế lò xo Cấu tạo của áp kế lò xo

- Nguyên lý làm việc: Khi áp suất tác động vào ống Bourdon, ống này sẽ bị duỗi ra một lượng
tương ứng với độ lớn của áp suất, hệ thống tay đòn, bánh răng sẽ biến chuyển động của ống
thành chuyển động quay của kim chỉ thị trên thang đo. Nhìn vào vị trí của kim chỉ thị trên
thang đo ta sẽ biết được giá trị của áp suất cần đo.

- Ứng dụng: Áp kế lò xo cho số đo áp suất tương đối. Nó là thiết bị chỉ báo cho ta biết số đo áp
suất của một đối tượng. Do đó trong bản vẽ P&ID (bản vẽ thiết bị và đường ống) nó được ký
hiệu là PI hoặc PG. Nó là thiết bị chỉ báo chứ không tạo ra tín hiệu được. Nó được sử dụng
rộng rãi trong đo lường áp suất đường ống, bể chứa…

- Ghi chú: Áp kế lò xo có thể bị hỏng nếu đo áp suất quá phạm vi cho phép đo của nó, ngòai ra
còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới độ bền của áp kế lò xo là nhiệt độ, độ rung, độ dao động
của đối tượng đo vượt quá phạm vi qui định và môi trường có tính ăn mòn.

- Lưu ý: Do hiện tượng thị sai khi đọc số đo áp suất trên áp kế lò xo có thể cho kết quả đo sai.
Để đọc đúng phải nhìn thẳng, vuông góc với mặt đồng hồ.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.4


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

2.2. Manometer

- Cấu tạo: như hình vẽ, gồm một ống chữ U trong suốt, một thang đo (thường là mmH 2O,
mmHg, inchH2O, inchHg) và chất lỏng ở trong ống. Nước, thủy ngân, dầu glixêrin, hoặc dầu
silicôn hiện nay là các vật liệu mới có tỷ trọng cao đang có xu hướng được sử dụng ngày càng
nhiều.

- Nguyên lý làm việc: Manometer là đồng hồ đo chênh áp. Khi áp suất P1, P2 tác dụng vào hai
đầu của thiết bị (giả sử P1>P2) thì chất lỏng tại một đầu ống sẽ thấp hơn mức chất lỏng ở đầu
ống kia. Lấy chênh lệch mức chất lỏng giữa hai ống sẽ cho số đo chênh áp.

Lưu ý: do lực căng mặt ngoài và hiện tượng dính ướt nên ta phải đọc số đo ở điểm võng nhất
hoặc lồi nhất.

- Ứng dụng: Manometer là thiết bị đo cực kỳ chính xác, thường được dùng trong các phòng thí
nghiệm. Nó được sử dụng để cân chỉnh các thiết bị đo áp suất khác.
Nhược điểm: Phạm vi đo hẹp và nhỏ.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.5


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

Manometer chữ U Cách đo áp dùng manometer

Manometer được nối vào thiết bị công nghệ

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.6


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

2.3. Các Manometer khác.

Kiểu đứng Kiểu nghiêng

Các thiết bị này cũng được dùng để đo chênh áp. Đầu áp cao phải nối vào chân có đường kính
lớn hơn. Do đường kính hai ống chênh nhau, do đó mức dâng của chất lỏng tại ống nhỏ sẽ cao
hơn, đặc biệt với kiểu nghiêng sẽ được kéo dài hơn nữa.

2.4. Barometer
Là dụng cụ để đo áp suất không khí.
- Cấu tạo: như hình vẽ.

Barometer thủy ngân

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.7


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân
- Nguyên lý làm việc: Do khoảng trống phía trên ống là chân không do đó áp suất không khí sẽ
ép thủy ngân dâng lên trong ống ở một độ cao H nào đó. Thủy ngân không dâng lên trong ống
nữa khi áp suất không khí cân bằng với áp suất thủy tĩnh của cột thủy ngân. Xác định áp suất
thủy tĩnh của cột thủy ngân ta sẽ tính được áp suất không khí. Bằng thực nghiệm người ta đã
xác định được áp suất không khí tại mực nước biển là 760mmHg.

3. Các bộ cảm biến áp suất.


- Bộ cảm biến là thiết bị lấy thông tin về một đối tượng và tạo ra tín hiệu phản ánh giá trị của
đối tượng đó để gửi tới các thiết bị khác.

3.1. Kiểu hộp xếp


- Cấu tạo: Như hình vẽ.

Cấu tạo của hộp xếp

- Nguyên lý:
Khi áp suất công nghệ đi vào hộp xếp nó sẽ làm hộp xếp dãn ra một lượng tương ứng với độ
lớn của áp suất công nghệ.
Như vậy hộp xếp đã biến đổi áp suất sang chuyển động cơ học, đó là chuyển động của tấm
chắn. Khi áp suất công nghệ tăng tấm chắn tiến lại gần vòi hãm hơn do đó lượng khí nén xì ra
vòi hãm giảm nên áp suất tín hiệu ra tăng tương ứng với áp suất công nghệ. Tín hiệu áp suất ra
này sẽ được gửi tới bộ điều khiển áp suất để điều khiển áp suất công nghệ.

3.2 Kiểu màng căng


Bộ cảm biến áp suất kiểu màng căng là một trong những thiết bị được sử dụng rộng rãi nhất để
đo lường và điều khiển áp suất. Chúng là một ví dụ về bộ cảm biến áp suất mà biến đổi những
thay đổi áp suất sang tín hiệu điện, tín hiệu điện đó được sử dụng bởi vòng điều khiển để điều
khiển áp suất công nghệ trong hệ thống.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.8


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

- Cấu tạo:

Bộ cảm biến áp suất kiểu màng căng điện trở

Cấu tạo gồm hai phần chính là phần màng căng sẽ bị biến dạng do áp suất tác động vào nó và
dán trên màng căng là màng dây điện trở mỏng sẽ thay đổi điện trở tương ứng với độ biến dạng
của màng căng.

- Nguyên lý làm việc:Khi bộ cảm biến này được nối với áp suất, áp suất tác động làm màng
căng phồng ra, làm màng dây điện trở biến dạng theo sao cho chiều dài dây tăng, tiết diện dây
giảm do đó điện trở dây tăng tương ứng với giá trị áp suất.

Rdây = .l/s

Cấp cho màng dây điện trở một điện áp cố định thì khi điện trở thay đổi dòng điện sẽ thay đổi
tương ứng với áp suất.

- Lưu ý: Khi nhiệt độ thay đổi thì điện trở của dây cũng thay đổi theo, để khử sự thay đổi của
điện trở theo nhiệt độ của bộ cảm biến, người ta mắc thêm phần tử bù nhiệt.
Bộ cảm biến này có ưu điểm là giá thành thấp, kích thước nhỏ, thời gian đáp ứng nhanh.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.9


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

3.3. Bộ Cảm Biến Áp Suất Kiểu Điện Dung


Điện dung của một vật là khả năng giữ lại các hạt điện tích của vật đó.

Tụ điện là thiết bị có khả năng giữ lại nhiều điện tích.


- Cấu tạo của tụ điện: như hình vẽ
S .
C ; [F- fara]
d
Trong đó: C = Điện dung của tụ điện,
S = diện tích của bản tụ
D = khoảng cách giữa hai bản tụ d S
 = hằng số điện môi.
Điện dung của tụ điện tăng khi:
Khoảng cách hai bản tụ giảm
Hằng số điện môi tăng
Diện tích hai bản tụ tăng Tụ điện

- Cấu tạo: Như hình vẽ.

Cấu tạo của bộ cảm biến kiểu điện dung

- Nguyên lý làm việc: Khi áp suất tác dụng lên màng kim loại, màng này sẽ tiến lại gần bản tụ
cố định hơn làm điện dung của bộ cảm biến tăng một lượng tương ứng với giá trị áp suất. Nối
hai bản tụ với mạch điện ngoài sẽ tạo ra tín hiệu đầu ra (điện áp hoặc dòng điện) thay đổi tương
ứng với áp suất. Tín hiệu điện đầu ra đó sẽ được dùng để điều khiển, theo dõi, đo, chỉ báo áp
suất.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.10


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân
3.4. Bộ cảm biến áp suất kiểu chênh áp.
- Cấu tạo: Như hình vẽ.

Bộ cảm biến chênh áp

- Nguyên lý làm việc: Khi áp suất


1 lớn hơn áp suất 2, màng chắn
động CD di chuyển sang bên phải
thì khoảng cách giữa màng chắn 1
và màng chắn CD tăng, do đó điện
dung C1 giảm. Khoảng cách giữa
màng chắn 2 và màng chắn CD
giảm suy ra C2 tăng. Đo sự chênh
lệch giữa điện dung của tụ C1 và
C2 ta suy ra mức chênh áp của hai
điểm công nghệ.
Khi áp suất 1 nhỏ hơn áp suất 2,
màng chắn CD chuyển động sang
trái, C1 tăng, C2 giảm. Khi áp suất
1 bằng áp suất 2 màng chắn CD
đứng yên, C1 = C2.

- Ứng dụng: để đo chênh áp, đo


lưu lượng, đo mức chất lỏng, hoặc
để phát hiện tắc nghẽn của các
thiết bị lọc trên đường ống.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.11


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân

4. Sơ đồ đo lường-điều khiển áp suất bồn chứa.

SV

PV
MAN/AUT
PIC PT
PE
4 tới
MV 20mA BỒN ÁP
SUẤT
Nguồn khí I
P
nén 20 psi
3 tới 15
psi

PCV

PE: pressure element - sensor áp suất.


PT: pressure transmitter - bộ truyền phát tín hiệu áp suất.
PIC: pressure indicating controller - bộ điều khiển áp suất có đồng hồ hiển thị
PCV: pressure control valve – van điều khiển áp suất.
I/P: bộ chuyển đổi tín hiệu điện sang khí nén.
SV: giá trị setpoint.
MV: biến thao tác hay tín hiệu ra của bộ điều khiển.
PV: biến quá trình hay tín hiệu vào bộ điều khiển.

Quá trình vận hành của sơ đồ:


- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):
Người vận hành đặt bộ điều khiển PIC ở chế độ vận hành bằng tay (MAN) rồi theo ý mình
chỉnh tín hiệu ra MV tới van điều khiển PCV để đóng hoặc mở van điều khiển lưu lượng dòng
vào bồn từ đó điều khiển áp suất trong bồn theo chủ ý của họ.

- Ở chế độ vận hành bằng tay (MAN):


Người vận hành chuyển bộ điều khiển PIC sang chế độ tự động (AUT), đặt setpoint SV cho nó.
Khi đó PIC sẽ tự động giữ áp suất trong bồn theo quá trình sau:
+ Nếu áp suất thực tế cao hơn gía trị SV, thì PE sẽ cảm biến áp suất này rồi gửi tín hiệu đo
được tới PT, PT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới PIC. PIC so sánh nó

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.12


Chương 2 Đo Lường và Điều Khiển Áp Suất Đỗ Mạnh Tuân
với SV, thấy cao hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van PCV để đóng
bớt van lại giảm dòng vào làm hạ áp suất trong bồn xuống SV.

+ Nếu áp suất thực tế thấp hơn gía trị SV, thì PE sẽ cảm biến áp suất này rồi gửi tín hiệu đo
được tới PT, PT biến đổi tín hiệu này sang tín hiệu điện chuẩn gửi tiếp tới PIC. PIC so sánh nó
với SV, thấy thấp hơn liền tính toán tiếp để gửi tín hiệu ra MV hợp lý gửi tới van PCV để mở
thêm van ra, tăng dòng vào để tăng áp suất trong bồn lên SV.

+ Khi áp suất đạt SV, PIC không thay đổi tín hiệu ra MV gửi tới van PCV để chỉnh lưu lượng
dòng vào làm thay đổi áp suất trong bồn nữa.

Thiết Bị Đo Lường - Tự Động Hóa Trang 2.13

You might also like