You are on page 1of 115

CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

PHÂN XƯỞNG VẬN HÀNH 2

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO

VẬN HÀNH THIẾT BỊ PHỤ TUABIN

BIÊN SOẠN: ĐINH VĂN CHỜ

Phả lại, Năm 2011


HỆ THỐNG NƯỚC CẤP

I. MÔ TẢ HỆ THỐNG NƯỚC CẤP VÀ


THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG.

1.1. Chức năng hệ thống:


Mỗi tổ máy có một hệ thống nước cấp giống nhau để cấp nước cho lò
hơi.
Hệ thống nước cấp nhận nước ngưng được gia nhiệt từ bình khử khí.
Các bơm nước cấp vận chuyển nước cấp đi qua các bình gia nhiệt cao áp để
gia nhiệt cho nước cấp, sau đó cấp nước cho lò hơi.
Hệ thống nước cấp điều khiển tự động mức nước trong bao hơi khi vận
hành bình thường.
Hệ thống nước cấp cũng cung cấp nước cho bộ giảm ôn để điều chỉnh
nhiệt độ hơi quá nhiệt và quá nhiệt trung gian, mặt khác nó còn cung cấp
nước cho các bộ giảm ôn hệ thống hơi thổi bụi và hệ thống hơi đi tắt cao áp
(HP BYPASS).

1.2. Mô tả hệ thống:
Trong mỗi một tổ máy, hệ thống nước cấp có 3 tổ bơm nước cấp (3
nhóm bơm nước cấp) A, B, C. Mỗi tổ bơm nước cấp có 2 bơm (bơm tăng áp
và bơm nước cấp chính).
Đầu hút của bơm tăng áp đấu vào bể dự trữ nước khử khí, đầu đẩy của
bơm tăng áp đấu vào đầu hút bơm nước cấp chính. Bơm nước cấp chính được
dẫn động bằng động cơ thông qua bộ bánh răng tăng tốc và khớp nối thuỷ lực
có khả năng thay đổi tốc độ. Khớp nối thuỷ lực điều khiển tốc độ bơm thông
qua vị trí của ống phun Scoop Tube (thuộc phạm vi điều tốc đã được thiết
kế). Bơm tăng áp được nối với động cơ qua khớp nối cứng.
Khi khối làm việc bình thường thì 2 bơm nước cấp làm việc, một bơm
dự phòng. Mỗi một bơm nước cấp sẽ đáp ứng được 50% công suất cộng với
độ dự phòng.
Trên đường đầu đẩy có bố trí lắp đặt van một chiều để ngăn ngừa dòng
ngược qua bơm dự phòng khi van đầu đẩy bơm mở. Đặc biệt đường đầu đẩy
có bố trí lắp đặt đường ống van đi tắt qua van một chiều và van đầu đẩy của
bơm với mục đích để sấy bơm trong khi nó ở chế độ dự phòng. Trên đường
sấy bơm (89 mm) có lắp van chặn, van một chiều và thiết bị tiết lưu (đảm bảo
lưu lượng cần thiết). Để bảo vệ cho bơm người ta có lắp đường ống tái tuần
1
hoàn (107mm) trước van một chiều đầu đẩy, van tái tuần hoàn (FWS -FV106)
sẽ mở duy trì lưu lượng nước cấp tối thiểu qua bơm (nó sẽ được đóng mở theo
liên động về lưu lượng nước cấp qua bơm).
Mỗi khối bơm nước cấp có bố trí các van đầu hút, đầu đẩy để đảm bảo
thuận tiện cho việc tách bơm sửa chữa. Tại đầu hút mỗi bơm có trang bị một
van an toàn áp suất.
Dòng nước cấp từ ống góp đầu đẩy của các bơm nước cấp qua cụm các
van điều chỉnh (FWS-FV114-1, FWS-FV114-2) cấp tới các bình gia nhiệt cao
số 5, 6, 7 và tới bộ hâm nước.
Hai van điều chỉnh nước cấp công suất 60%, cả 2 van đều dùng cho vận
hành bình thường. Trong chế độ tải thấp hoặc khi khởi động chỉ 1 van vận
hành.
Các bình gia nhiệt cao áp 5, 6, 7 có các van chặn đầu vào, đầu ra và các
van đi tắt được thao tác đóng mở bằng động cơ điện, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc tách chúng ra sửa chữa hoặc bảo dưỡng. Bình gia nhiệt cao số 7 bình
thường cho khoảng 25% lượng nước cấp đi qua, lượng nước cấp còn lại được
đi tắt qua bình gia nhiệt 7 để điều chỉnh nhiệt độ hơi trích cấp cho bình gia
nhiệt cao số 5.
Van điều khiển nước cấp được thay đổi vị trí độ mở một cách tự động
bằng tín hiệu từ hệ thống điêù khiển nước cấp (DCS). Van điều khiển nước
cấp duy trì mức nước trong bao hơi trong trạng thái vận hành ổn định và vận
hành tạm thời. Tốc độ bơm nước cấp được thay đổi để duy trì độ chênh áp
giữa đầu đẩy bơm và bao hơi.

1.3. Thông số kỹ thuật của hệ thống.


1. Bơm nước cấp chính:
Nhà chế tạo: WEIR PUMPS LTD.
Serial Nos: AB00015-001/006.
Kiểu bơm: FK 5D 32
Lưu lượng: 525 m3/h.
Áp suất đầu đẩy: 221,35 bar.
Áp suất đầu hút: 16,39 bar.
Chênh cột áp: 2327,3 m
Nhiệt độ đầu hút: 1700C.
Hiệu suất bơm: 82%.
Công suất bơm: 3 645 kW
Số tầng cánh: 5.
2
Tốc độ bơm bình thường: 5.535 vòng/phút.
2. Bơm tăng áp đầu hút:
Nhà chế tạo: WEIR ENVIROTECH PUMPSYSTEMS
Serinal Nos: M8400530-1/6.
Kiểm bơm: PA 505-12/10.
Lưu lượng: 525 m3/h.
Áp suất đầu đẩy: 17,05 bar.
Áp suất đầu hút: 10 bar.
Chênh cột áp: 80 m.
Hiệu suất: 79,4 %.
Công suất: 129,3 kW
Tốc độ bơm: 1491 v/p.
3. Động cơ điện kéo bơm nước cấp:
Nhà chế tạo: SIEMENS AG
Nguồn điện: 6,6 kV, 3 pha, 50 Hz.
Công suất: 4 500 kW
Dòng điện định mức: 450 A
Hệ số Cos: 0,9
Tốc độ quay: 1491 v/p
Số cực từ: 4.
Hiệu suất: 97,4%.
Cấp cách điện F.
4. Khớp nối thuỷ lực:
Nhà chế tạo: Voith Turbo GmbH
Model: R 15 K 500 M-API
Serial Nos: 1 054 736 - 1 054 741
Công suất định mức: 3 645 kW
Khoảng điều chỉnh: 4:1 trở xuống
Tốc độ: - Trục vào: 1 491 vòng/phút
- Trục ra: 5 535 vòng/phút
- Hệ số trượt: 4,3 %
5. Bình làm mát dầu thuỷ lực:
3
Kiểu: Trao đổi nhiệt bề mặt.
Lưu lượng dầu: 36,1 m3/h.
Nhiệt độ dầu vào/ra: 98/60 oC.
Lưu lượng nước làm mát: 60 m3/h
Nhiệt độ nước làm mát vào/ra: 35/45 oC
5. Bình làm mát dầu bôi trơn:
Kiểu: Trao đổi nhiệt bề mặt.
Lưu lượng dầu: 21,7 m3/h.
Nhiệt độ dầu vào/ra: 60/50 oC.
Lưu lượng nước làm mát: 30 m3/h.
Nhiệt độ nước làm mát vào/ra: 35/38 oC
6. Bơm điền dầu: (dầu thuỷ lực & dầu bôi trơn)
Nhà chế tạo: Voith Turbo GmbH
Kiểu bơm dầu thuỷ lực: KP 144
Kiểu bơm dầu bôi trơn: MZP 450
7. Bơm dầu bôi trơn khởi động:
Nhà chế tạo: Rickmeier GmbH
Kiểu bơm: R 69/315 FL-Z-SO
Lưu lượng: 25,8 m3/h.
Áp suất: 5 bar.
Tốc độ: 1460 v/p.
8. Động cơ điện bơm dầu bôi trơn khởi động:
Nguồn điện: 380 - 420 V, 1 pha, 50 Hz.
Công suất: 11 kW.
Tốc độ: 1465 v/p
9. Phin lọc dầu bôi trơn:
Kiểu kép.
Kích thước lỗ phin lọc: 25 m.
Độ chênh áp suất qua phin lọc: < 0,6 bar.

4
II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG NƯỚC CẤP

2.1. Chuẩn bị khởi động hệ thống.


2.1.1. Kiểm tra thiết bị bơm nước cấp và toàn hệ thống nước cấp, khẳng
định công việc sửa chữa đã kết thúc, nơi làm việc đã được thu dọn sạch sẽ và
ánh sáng đầy đủ. Người đã rút hết phiếu công tác đã kết thúc và đã khoá
phiếu.
2.1.2. Kiểm tra toàn bộ hệ thống đo lường giám sát của hệ thống hoàn hảo
và sẵn sàng làm việc.
2.1.3. Kiểm tra sự tiếp đất của các động cơ điện.
2.1.4. Khẳng định trạng thái hoàn chỉnh của các van trên hệ thống và
chúng đã được thao tác thử tốt và sẵn sàng đưa vào làm việc.
2.1.5. Hệ thống ngưng tụ đã và đang làm việc tốt, mức nước khử khí đã ở
mức bình thường.
2.1.6. Đóng điện cho toàn bộ các van trên hệ thống, đưa các thiết bị đo
lường giám sát vào làm việc.
2.2. Chuẩn bị khởi động bơm nước cấp.
2.2.1. Kiểm tra mức độ sẵn sàng khởi động ở tổ máy bơm nước cấp.
a) Kiểm tra sự hoàn thiện của bơm và động cơ điện:
- Khẳng định mọi công việc kiểm tra theo 2.1.1 đã tốt.
- Kiểm tra mức độ xiết chặt các êcu trên bơm, trên các mối nối bích
của đường ống và van và các rắc co nối ống.
- Khẳng định công việc kiểm tra theo 2.1.3 đã tốt.
- Đảm bảo nơi làm việc đã sạch sẽ và được chiếu sáng đầy đủ.
- Kiểm tra sự sạch sẽ của các phần tử trên bơm.
- Khẳng định rằng bơm đúng chiều quay.
b) Kiểm tra sự hoàn chỉnh của tất cả các thiết bị đo lường giám sát của
bơm.
c) Kiểm tra và thử các bảo vệ và liên động của hệ thống bơm nước cấp,
khẳng định rằng chúng làm việc tốt.
d) Kiểm tra mức dầu trong bể ở mức làm việc bình thường (so sánh
giữa việc kiểm tra tại chỗ và thiết bị đo lường chỉ thị). Kiểm tra chất lượng
dầu đảm bảo đúng yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết phải bổ xung thêm
dầu mới đến mức vận hành bình thường.

5
e) Kiểm tra nước làm mát cho tổ máy bơm đã đảm bảo cả về áp lực,
lưu lượng và nhiệt độ.
f) Đưa chế độ điều khiển bơm về chế độ điều khiển bằng tay. Yêu cầu
đóng điện nguồn lực cho động cơ bơm nước cấp và bơm dầu của nó.
g) Khẳng định công tác kiểm tra 2.1.5 đã được đáp ứng.
h) Kiểm tra khẳng định phần quay của bơm là trơn trượt, không bị kẹt.
i) Kiểm tra sự làm việc của các van và cho đóng tất cả các van của
bơm.
2.2.2. Mở van đầu hút của bơm và các van nước chèn bơm:
Chú ý:
+ Khởi động bơm không có nước sẽ làm hỏng bơm.
+ Khi bơm ở trạng thái dự phòng nóng thì phải được sấy nóng sẵn.
+ Trước lúc khởi động phải kiểm tra những điều kiện cho phép khởi
động bơm và phải tuân thủ chặt chẽ và phải đáp ứng hoàn tất các điều kiện
đó.
2.2.3. Khẳng định rằng động cơ bơm nước cấp và động cơ bơm dầu đã
được đóng điện.
2.2.4. Khởi động bơm dầu bôi trơn:
a) Mở tất cả các van trong hệ thống dầu bôi trơn. Đặt vị trí ống gom
dầu khớp nối thuỷ lực ở vị trí nhỏ nhất.
b) Chạy bơm dầu bôi trơn khẳng định nó đã làm việc tốt.
c) Khẳng định rằng bơm đã tạo được áp lực trong hệ thống dầu bôi trơn
từ 2,2 kg/cm2.
d) Qua kính kiểm tra khẳng định rằng dầu đã chảy bình thường qua tất
cả các gối đỡ bơm.
e) Khẳng định rằng không có hiện tượng chảy dầu trong hệ thống dầu.
f) Khẳng định dầu đã đi qua bình mát dầu và không có hiện tượng rò
dầu ở bình mát dầu.
2.2.5. Xả không khí và nạp nước làm mát cho các bình mát dầu. Cụ thể là
mở van nước vào bộ làm mát dầu. Đóng van nước ra, mở thoát khí. Sau khi
nạp đầy nước cho bộ làm mát dầu thì đóng van thoát khí và mở van nước ra.
2.2.6. Mở van nước vào/ra bộ làm mát động cơ bơm nước cấp.
2.2.7. Khẳng định rằng các tín hiệu cho phép khởi động bơm sau đây đã
thoả mãn (theo logic điều khiển) và không có báo động lỗi.
a) Nguồn điều khiển tốt.
b) Không có bảo vệ nào tách ra.
6
c) Máy cắt đã đưa vào (đã đóng nguồn lực cho bơm).
d) Đã được lựa chọn tại phòng điều khiển.
e) Không có bảo vệ tác động ngừng sự cố bơm nước cấp làm việc.
Ngoài việc thoả mãn 5 điều kiện trên còn phải thoả mãn 4 điều kiện liên
động bắt buộc sau:
 Logic điều khiển đã sẵn sàng.
 Van tái tuần hoàn mở.
 Vị trí ống phun khớp nối thuỷ lực ở vị trí nhỏ nhất.
 Mức nước khử khí ở mức bình thường.
2.2.8. Khẳng định rằng sơ đồ cấp nước lò đã chuẩn bị xong.
2.2.9. Xem xét kỹ càng bơm và động cơ điện và khẳng định rằng tất cả đã
ở tình trạng hoàn toàn sẵn sàng khởi động.
2.3. Khởi động tổ máy bơm nước cấp:
2.3.1. Nạp đầy nước cho tuyến nước cấp đến tận sau van đầu đẩy và trước
các van điều chỉnh cấp nước. (FWS-FV114-1; FWS- FV114-2)
- Mở van đầu hút, đầu đẩy của bơm nước cấp. Chú ý trước đó phải mở
các van thoát khí trên tuyến nước cấp (tại các điểm trước van 1 chiều, sau 2
van FWS-V15, FWS-V17.
- Sau khi đã đẩy hết không khí ra và đã nạp đầy nước vào tuyến ống
cho đóng các van thoát khí và van đầu đẩy của bơm lại.
2.3.2. Chọn chế độ khởi động tổ máy bơm trên màn hình điều khiển
(HIS):
- Chế độ khởi động tự động (Auto Start)
- Chế độ khởi động bằng tay (Manual Start)
a) Chế độ khởi động tự động:
- Chọn chế độ tự động khởi động bằng việc đưa bơm về vị trí tự động
(Auto).
- Ấn vào nút Start Up.
- Bơm sẽ được tự động khởi động theo trình tự khởi động theo chương
trình logic điều khiển đã được cài đặt (Xem hình vẽ trình tự khởi động bơm
nước cấp).
b) Chế độ khởi động bằng tay:
- Đưa chế độ khởi động bơm về vị trí bằng tay (Manual)
Ấn vào nút “Start” trên trang màn hình điều khiển thì bơm nước cấp sẽ
được khởi động.
7
Ngoài ra bơm nước cấp còn có thể khởi động trực tiếp khi ấn vào
“Hard wired push Bottom”- Nút khởi động nối trực tiếp không thông qua
chương trình phần mềm của LOGIC điều khiển.

TRÌNH TỰ KHỞI ĐỘNG BƠM CẤP


Cho phép Đợi
Bước 0 600 giây
Khởi động bơm nước cấp
Kiểm tra nhiệt độ dầu làm
1
việc tốt
Xác định dầu làm việc đã tốt

2 Kiểm tra hệ thống nước làm


mát làm việc
Xác định hệ thống nước làm
mát đã làm việc

3 Khởi động bơm dầu bôi trơn


bơm nước cấp
Áp lực dầu bôi trơn tăng
Đưa ống phun khớp nối thuỷ
lực về vị trí nhỏ nhất (Min)
ống phun khớp nối thuỷ 4
lực về vị trí nhỏ nhất đạt giá trị nhỏ nhất
A Mở van tái tuần hoàn đầu đẩy
N
Van tái tuần hoàn
mở 100% D
5 Khởi động động cơ bơm nước

Thời gian trễ sau khi động cơ cấp


bơm nước cấp làm việc A
Ống phun đưa vào Ngừng
N
6 làm việc bơm dầu
D

Bơm dầu bôi trơn bơm nước Áp lực dầu bôi


cấp trơn tốt

đã ngừng 7 Ống phun khớp nối thuỷ


lực về vị trí tự động.

Hoàn thành
trình tự

2.3.3. Lắng nghe sự làm việc của động cơ điện và của bơm, khẳng định
rằng chúng đã làm việc bình thường. Không có tiếng gõ, kêu và rung bất
thường.

8
2.3.4. Kiểm tra chỉ số các thiết bị kiểm tra đo lường khẳng định rằng áp
suất đầu đẩy bơm và độ mở van tái tuần hoàn là phù hợp với trị số của nhà
chế tạo.
2.3.5. Dựa vào kính xem dầu để khẳng định rằng dầu đã chảy qua gối đỡ
của tổ máy bơm bình thường.
Chú ý: Trong trường hợp cần kiểm tra hệ thống dầu bôi trơn, có thể khởi
động bơm dầu bôi trơn ở chế độ bằng tay.
2.3.6. Kiểm tra hệ thống dầu khớp nối thuỷ lực của bơm đã vào làm việc
và đảm bảo mọi trị số của nhà chế tạo.
2.3.7. Kiểm tra bơm dầu bôi trơn đã ngừng sau một thời gian trễ, sau khi
bơm nước cấp chạy.
2.3.8. Cho bơm nước cấp và hệ thống nước cấp vào làm việc khi áp lực
bao hơi trung bình đạt đến 2 bar và tiến hành thực hiện các bước hoạt động
sau đây:
a) Kiểm tra và mở van nước cấp đi tắt bình gia nhiệt cao số 5:
FWS-MOV151.
b) Kiểm tra các van nước cấp vào/ ra bình gia nhiệt cao số 5 đã đóng:
FWS -MOV150, FWS-MOV152
c) Kiểm tra và mở van nước cấp đi tắt bình gia nhiệt cao số 6:
FWS -MOV159.
d) Kiểm tra các van nước cấp vào/ ra bình gia nhiệt cao số 6 đã đóng:
FWS-MOV191; FWS-MOV160.
e) Kiểm tra và mở van nước cấp đi tắt bình gia nhiệt cao số 7:
FWS-MOV190.
f) Kiểm tra các van nước cấp vào/ra bình gia nhiệt cao số 7 đã đóng:
FWS -MOV153; FWS-MOV155.
g) Mở van đi tắt đầu vào bộ hâm nước: MBS-MOV0101-1.
h) Mở van đầu vào bộ hâm nước: MBS-MOV0101.
i) Đóng van đi tắt đầu vào bộ hâm: MBS-MOV0101-1.
j) Mở van đi tắt đầu đẩy bơm nước cấp FWS-MOV112A-1, (hoặc FWS-
MOV112B -1; FWS-MOV112C -1). Mở van đầu đẩy bơm nước cấp
FWS-MOV112A; (hoặc FWS-MOV112B; FWS-MOV112C) và đóng
van đi tắt của nó.
k) Duy trì mức nước bao hơi dựa trên điều khiển một phần tử thông qua
các van: FWS-FV114-1 hoặc FWS-FV114-2.
9
l) Đưa vị trí ống phun khớp nối thuỷ lực bơm nước cấp vào chế độ tự
động.
m) Kiểm tra điều khiển mức nước bao hơi một phần tử duy trì mức bao hơi
bình thường.
2.4. Khởi động tự động bơm từ trạng thái dự phòng:
2.4.1. Để đảm bảo cấp nước liên tục cho lò cần phải có dự phòng một
bơm nước cấp-Bơm ở trạng thái dự phòng phải sẵn sàng khởi động: van đầu
hút phải mở, van tái tuần hoàn, van đầu đẩy của bơm phải sẵn sàng mở, bơm
phải được sấy nóng, bơm phải ở chế độ dự phòng “STANBY” và chế độ khởi
động tự động “AUTO”.
Mọi điều kiện cho phép khởi động bơm nước cấp như ở mục 2.2.7 phải
được hoàn tất.
2.4.2. Sau khi bơm chạy do tác động liên động cần phải:
- Khẳng định rằng bơm làm việc bình thường.
- Chuyển bơm về vị trí làm việc “DUTY”.
- Chuẩn bị khởi động và đưa bơm vừa ngừng vào trạng thái dự phòng
theo mục 2.2.
2.5. Kiểm tra quá trình vận hành bơm nước cấp và hệ thống:
2.5.1. Trong thời gian làm việc của bơm nước cấp cần phải:
a) Chú ý theo dõi các chỉ số của các thiết bị kiểm tra đo lường được hiển
thị.
 Áp suất đầu hút bơm.
 Áp suất đầu đẩy bơm.
 Nhiệt độ nước cấp ở đầu hút bơm.
 Áp suất dầu bôi trơn.
 Nhiệt độ các gối đỡ của tổ máy bơm.
 Nhiệt độ không khí làm mát động cơ.
 Nhiệt độ cuộn dây động cơ.
 Nhiệt độ dầu xả và dầu vào gối đỡ.
 Độ rung các gối đỡ tổ máy bơm.
 Công tắc báo độ chênh áp phin lọc dầu bôi trơn cao (FWS-PDIS
247)
 Công tắc báo quay ngược (FWS_M255)
 Công tắc báo mức dầu bôi trơn thấp (FWS-LS251)-Vị trí ống dầu
khớp nối thuỷ lực (FWS-ZT113).

10
 Tốc độ bơm nước cấp (FWS-ST 255).
 Công tắc áp lực dầu bôi trơn (để khởi động bơm dầu bôi trơn FWS-
PS244).
 Công tắc áp lực dầu bôi trơn (để ngừng bơm dầu bôi trơn) FWS-
PS245.
 Công tắc áp lực dầu bôi trơn (để cho phép khởi động bơm nước cấp)
FWS-PS246.
 Công tắc áp lực dầu bôi trơn dùng để tác động ngừng sự cố bơm
nước cấp FWS-PS285.
 Chênh áp giữa ống góp đầu đẩy với đầu vào bộ hâm.
 Cường độ dòng điện động cơ bơm.
 Lưu lượng nước cấp (qua bộ đo lưu lượng FWS-FE106 A (B,C)).
 Khi bơm làm việc bình thường, các thông số phải như sau:
+ Áp suất đầu hút phải cao hơn áp suất bão hoà ứng với nhiệt độ nước
cấp khi vào bơm ít nhất là 1,1 kg/cm2.
+ Áp suất đầu đẩy của bơm phải đạt.........kg/cm2.
+ Cường độ dòng điện của động cơ không được vượt quá trị số giới hạn
cho phép (450 A). Nhiệt độ dầu bôi trơn và thuỷ lực sau bình làm mát dầu
khoảng 35-55 oC và 35-75 oC, khi nhiệt độ dầu tăng cao quá trị số nêu trên thì
phải tăng lưu lượng nước làm mát qua bộ làm mát dâù dể hạ nhiệt độ dầu
xuống.
+ Hiệu suất nhiệt độ tối đa cho phép của không khí nóng và không khí
lạnh không được vượt quá trị số cho phép (..... oC) khi hiệu nhiệt độ không khí
nóng và không khí lạnh vượt quá trị số cho phép đã định thì phải tăng lưu
lượng nước làm mát không khí của động cơ.
+ Áp suất dầu bôi trơn của tổ máy phải nằm trong giới hạn cho phép:
1,8bar-2,5 bar.
2.5.2. Theo dõi sự làm việc bình thường của bơm (không có tiếng gõ tiếng
ồn và không bị rung).
2.5.3. Theo dõi sự làm việc của khớp nối thuỷ lực của bơm nước cấp.
2.5.4. Theo dõi sự làm việc bình thường của các thiết bị kiểm tra đo lường
và các thiết bị tự động.
2.5.5. Khi bơm làm việc phải chú ý theo dõi sự phù hợp của lưu lượng
nước cấp và áp suất đầu đẩy. Khi áp suất không thay đổi mà lưu lượng nước
giảm chứng tỏ rằng trạng thái của rô to xấu đi hoặc van tái tuần hoàn đóng
không kín.

11
2.5.6. Định kỳ kiểm tra trạng thái dầu trong bể dầu, tiến hành phân tích
dầu, và bổ xung dầu đến mức cần thiết. Việc thay thế hoàn toàn dầu khi có kết
luận của phòng thí nghiệm hoá về chất lượng dầu không đạt yêu cầu.
2.5.7. Kiểm tra định kỳ độ chênh áp suất qua phin lọc dầu. (< 0,6 bar).
2.5.8. Ít nhất 15 ngày/1lần phải chạy thử bơm nước cấp dự phòng với
năng suất tối đa có thể được.
2.5.9. Phải đặt đúng chế độ thực tế của bơm.
-Bơm đang làm việc ở chế độ "DUTY”-làm việc.
-Bơm dự phòng liên động để ở chế độ “STANDBY”- dự phòng.
Chú ý: Khi đó cả 2 bơm đều để ở chế độ khởi động tự động “AUTO-
START”.
2.5.10. Mọi sự thay đổi trong chế độ làm việc của tổ máy bơm và tất cả
những hiện tượng hư hỏng sẽ được báo lỗi.
2.6. Ngừng nhóm bơm nước cấp.
2.6.1. Có hai chế độ ngừng nhóm bơm nước cấp:
- Ngừng bằng tay “MANUAL STOP”
- Ngừng tự động “AUTO STOP”.
Ngoài ra còn có thể ngừng bơm nước cấp khi ấn vào nút ngừng
“HARDWIRED PUSHBUTTON”- Nút ấn ngừng sự cố được nối cứng không
qua phần mềm LOGIC điều khiển.
a) Ngừng bằng tay “MANUAL STOP”.
- Đưa chế độ bơm nước cấp trên màn hình điều khiển (HIS) về chế độ
bằng tay “MANUAL”.
- Ấn nút “STOP”: - Bơm nước cấp sẽ ngừng.
b) Ngừng tự động:
- Đưa chế độ điều khiển bơm nước cấp trên màn hình điều khiển
(HIS) về chế độ tự động “AUTO”.
- Ấn vào “SHUTDOWN” Bơm nước cấp sẽ tự động ngừng do tuần tự
logic điều khiển đã được cài đặt (Xem bản vẽ trình tự ngừng bơm nước cấp
như hình vẽ sau).

12
TRÌNH TỰ NGỪNG BƠM NƯỚC CẤP
(A hoặc B hoặc C)

Đợi
Cho phép Bước 0 600 giây
Ngừng nhóm bơm nước cấp
Ngừng động cơ bơm nước cấp
Áp lực dầu bôi trơn thấp 1

ống dầu thuỷ lực chuyển về


AND vị trí min
Động cơ đã ngừng
Khởiđạt giábộ
động trị đếm
nhỏ nhất
thời gian
2
Bộ đếm thời gian giảm giảm số vòng quay
số vòng quay Khởi động bơm dầu bôi trơn
AND
ống dầu thuỷ lực chuyển về vị bơm nước cấp
trí min Ngừng bơm dầu bôi trơn
3
Bơm dầu bôi trơn bơm nước bơm nước cấp
cấp
đã ngừng Hoàn thành
trình tự

BẢO VỆ BƠM NƯỚC CẤP KHI BỊ QUAY NGƯỢC LÚC NGỪNG

Bộ đếm thời gian


bơm nước cấp ngừng Khởi động bơm dầu bôi trơn
AND bơm nước cấp
Thiết bị phát hiện bơm nước
cấp quay ngược ống dầu thuỷ lực chuyển về vị
1
trí max
Không quay ngược Đóng van đầu đẩy

2 Khởi động bộ thời gian trễ


Thời gian trễ....Giây
ống dầu khớp nối thuỷ lực về
3
vị trí min
ống dầu khớp nối thuỷ lực
bơm nước cấp ở vị trí nhỏ nhất
Ngừng bơm dầu bôi trơn
4 bơm nước cấp
Bơm dầu đã ngừng

Hoàn thành
trình tự

13
2.6.2. Khi ngừng bằng tay phải theo dõi khi van đầu đẩy đóng dần lại và
lưu lượng qua bơm nước cấp giảm xuống còn......m 3/h thì có liên động tự
động mở van tái tuần hoàn không? Nếu van tái tuần hoàn không tự động mở
thì phải mở van tái tuần hoàn bằng tay “MANUAL”.
2.6.3. Đình chỉ cấp nước làm mát cho các bình làm mát dầu và làm mát
động cơ bơm nước cấp.
2.6.4. Sau khi rô to bơm nước cấp ngừng quay, bộ đếm thời gian 600 giây
đã hoàn thành thì ngừng bơm dầu bôi trơn.
2.6.5. Trong thời gian ngừng bơm làm việc lâu, phải khắc phục mọi
khiếm khuyết đã phát hiện trong thời gian làm việc.
2.7. Đưa nhóm bơm nước cấp ra sửa chữa.
2.7.1. Thực hiện tất cả các biện pháp an toàn cần thiết khi sửa chữa bơm
như:
Cắt điện động cơ bơm nước cấp và các bơm dầu của nó.
2.7.2. Thực hiện mọi thao tác tách bơm ra sửa chữa:
 Đóng van tái tuần hoàn (FWS-FV106...) và cắt điện van cấp khí thao
tác cho van tái tuần hoàn.
 Đóng van trên đường sấy bơm nước cấp.
 Đóng van đầu hút của bơm, khi đóng van đầu hút của bơm phải chú ý
áp lực của nước trong thân bơm. Nếu áp lực thân bơm tăng lên thì phải
mở van đầu hút ngay và việc đưa bơm ra sửa chữa chỉ tiến hành được
tiến hành khi dừng khối.
 Xả hết nước trong thân bơm, cắt điện các động cơ van (các van thao
tác bằng khí thì cắt điện van cấp khí thao tác). Treo biển báo an toàn
và lấy xích khoá van lại.
 Tiến hành phân tích dầu để xác định dầu có đủ chất lượng để tiếp tục
vận hành không.

Khi các chế độ làm việc bình thường của bơm nước cấp vi phạm có
báo động lỗi nhưng chưa đòi hỏi phải ngừng bơm ngay lập tức thì người
vận hành phải tìm mọi biện pháp xử lý báo lỗi để khôi phục lại chế độ làm
việc bình thường của bơm.

14
III. CÁC CHỈ DẪN AN TOÀN.

1. Việc trông coi hệ thống bơm nước cấp phải giao cho những nhân viên
trực phụ tua bin đã được học tập và kiểm tra chức danh đạt yêu cầu.
2. Khi đang xử lý sự cố cấm giao nhận ca, phải chờ đến lúc khôi phục lại
sự làm việc bình thường của thiết bị hoặc được sự đồng ý của lãnh đạo nhà
máy mới được phép giao nhận ca.
3. Khi có sự cố ở hệ thống bơm nước cấp, nhân viên trực ban phải tìm
mọi biện pháp để loại trừ sự cố, đồng thời phải báo cáo ngay cho trưởng kíp
lò máy hoặc trưởng ca biết.
4. Việc khắc phục sự cố ở hệ thống bơm nước cấp phải tuân thủ theo quy
trình xử lý sự cố, đồng thời phải thực hiện các mệnh lệnh của trưởng kíp lò
máy và trưởng ca nếu có.
5. Khi xuất hiện cháy ở khu vực bơm nước cấp, nhân viên trực phụ tua
bin phải tìm mọi biện pháp dập lửa (theo quy trình phòng cháy, chữa cháy)
sao cho không làm làm hư hỏng các thiết bị lân cận đang vận hành và báo cáo
ngay cho trưởng kíp lò máy và trưởng ca biết.
6. Sau khi đã khắc phục được sự cố, phải ghi chép tỉ mỉ vào sổ nhật ký
vận hành về sự xuất hiện sự cố, quá trình diễn biến sự cố, các thao tác khắc
phục sự cố, thời gian từng giai đoạn, các thao tác chuyển đổi, các mệnh lệnh
nhận được từ cấp trên và cách thực hiện.
7. Nhân viên trực phụ tua bin phải bẻ khoá ngừng bơm nước cấp sự cố
tại chỗ khi bơm đang vận hành (để bơm dự phòng chạy liên động) trong các
trường hợp sau:
- Khi có người bị tai nạn ở bơm đang làm việc.
- Khi bơm bị rung mạnh đột ngột.
- Khi có tiếng cọ sát, va đập của kim loại trong thân bơm, trong động
cơ điện và khớp nối thuỷ lực.
- Khi xuất hiện xung kích đột ngột trong thân bơm.
- Khi có khói bốc ra từ gối đỡ hoặc vành chèn.
- Khi có khói hoặc lửa bốc ra từ động cơ điện.
- Khi tốc độ quay giảm nhiều kèm theo tiếng gừ trong động cơ và
động cơ bị nóng nhiều và nhanh chóng.
8. Phải chạy bơm nước cấp dự phòng tại phòng điều khiển trung tâm (từ
DCS) hoặc tại chỗ sau đó ngừng bơm đang làm việc trong các trường hợp
sau:
- Cường độ dòng điện động cơ cao hơn trị số định mức.
15
- Các mặt bích, mối nối, tét chèn bị xì hở lớn.
- Bơm làm việc không ổn định.
- Hệ thống dầu bôi trơn, thuỷ lực bị rò rỉ nhiều.
- Nhiệt độ cuộn dây Stator bị nóng lên nhanh chóng.
- Có báo lỗi trong tổ máy nhưng không khắc phục và giải trừ được.
9. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ phòng chống cháy nổ đã được ban
hành.
10. Thực hiện biện pháp an toàn khi làm việc với thiết bị có áp lực và nhệt
độ cao (theo qui phạm an toàn).
11. Ánh sáng và vị trí làm việc phải đảm bảo tốt, vệ sinh sạch sẽ.
12. Khi đưa hệ thống nước cấp vào làm việc phải tuân thủ các qui trình
vận hành của các thiết bị trong hệ thống (Ví dụ: qui trình vận hành bơm nước
cấp, qui trình vận hành hệ thống gia nhiệt cao, qui trình nước cấp lò..)

IV. CÁC BẢO VỆ, LIÊN ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

4.1. Bảo vệ khối bơm nước cấp:


Các bảo vệ và báo động:
Đơn Báo Tác động
Stt Mô tả
vị động ngừng
o
1 Nhiệt độ gối đỡ đầu không dẫn động bơm C 70 75
tăng áp.
o
2 Nhiệt độ gối đỡ đầu dẫn động bơm tăng C 70 75
áp.
o
3 Nhiệt độ gối đỡ động cơ phía bơm tăng áp. C 90 95
o
4 Nhiệt độ gối đỡ động cơ phía khớp nối C 90 95
thuỷ lực.
o
5 Nhiệt độ cuộn dây động cơ. C 135 140
o
6 Nhiệt độ gối đỡ trục đầu vào khớp nối C 95 100
thuỷ lực.
o
7 Nhiệt độ gối chặn trục sơ cấp khớp nối C 95 100
thuỷ lực.
o
8 Nhiệt độ gối đỡ trục sơ cấp khớp nối thuỷ C 95 100
lực.

16
Đơn Báo Tác động
Stt Mô tả
vị động ngừng
o
9 Nhiệt độ gối đỡ trục đầu ra khớp nối thuỷ C 95 100
lực.
o
10 Nhiệt độ dầu bôi trơn khớp nối thuỷ lực C 55 60
sau bộ làm mát.
o
11 Nhiệt độ dầu thuỷ lực trước bộ làm mát. C 110 130
o
12 Nhiệt độ gối đỡ đầu dẫn động bơm chính. C 85 90
o
13 Nhiệt độ gối chặn bơm chính. C 95 100
o
14 Nhiệt độ vỏ bơm chính phía trên. C 85 90
o
14 Nhiệt độ vỏ bơm chính phía dưới. C 85 90
15 Độ rung đầu không dẫn động bơm. mm/s 2,8
16 Độ rung đầu dẫn động bơm. mm/s 2,8
17 Độ rung gối đỡ động cơ phía bơm tăng áp. mm/s 4,5
18 Độ rung gối đỡ động cơ phía khớp nối mm/s 4,5
thuỷ lực.
19 Độ rung trục đầu vào khớp nối thuỷ lực. m 117 169
20 Độ rung trục đầu ra khớp nối thuỷ lực. m 86 125
21 Độ rung đầu dẫn động bơm. m 100 120
22 Độ rung đầu không dẫn động bơm. m 100 120
23 Độ di trục đầu không dẫn động bơm. mm +0,12/- +0,25/-
0,52 0,65
24 Áp suất dầu bôi trơn. kg/cm2 <1,5 <0,8
25 Độ chênh áp suất dầu qua phin lọc. kg/cm2 > 0,6
26 Mức dầu Min
o
27 Nhiệt độ gối chặn trục sơ cấp khớp nối C 95 100
thuỷ lực.
o
28 Nhiệt độ gối chặn trục đầu ra khớp nối C 95 100
thuỷ lực.
Ngoài ra bơm nước cấp còn có các bảo vệ phần động cơ điện (xem quy
trình vận hành động cơ điện) và bảo vệ mức nước khử khí thấp/ thấp.

4.2. Liên động hệ thống bơm nước cấp


17
Hệ thống bơm nước cấp được trang bị các thiết bị giám sát, đo lường
điều khiển với kỹ thuật tiên tiến (như đã liệt kê ở bảng trên)
Hệ thống nước cấp có các liên động sau:
1. Liên động chạy bơm dầu bôi trơn dự phòng khi áp lực dầu bôi trơn
giảm tới 1,8 bar và ngừng khi áp suất dầu đạt 2,2 bar.
Liên động chạy bơm dầu bôi trơn khi bộ phát hiện bơm quay ngược khi
ngừng bơm (tự động ngừng bơm dầu bôi trơn khi bơm không quay ngược) –
Theo LOGIC trình tự ngừng bơm nước cấp.
Liên động chạy bơm dầu bôi trơn khi sự cố lưới (Nguồn được cấp từ
thanh cái thiết yếu 0.4 kV sau 5 giây khi máy phát diezen làm việc).
2. Liên động thao tác van tái tuần hoàn trong các trường hợp sau:
a) Liên động mở van tái tuần hoàn khi lưu lượng nước cấp qua bơm
giảm xuống......... kg/s (m3/h).
b) Liên động đóng van tái tuần hoàn khi lưu lượng nước cấp qua bơm
tăng lên......... kg/s (m3/h).
3. Các điều kiện cho phép khởi động bơm nước cấp: (Như đã trình bày ở
mục 2.2.7).
4. Tự động điều chỉnh tốc độ bơm nước cấp thông qua hệ thống điều
khiển cấp nước (hệ thống DCS).
5. Liên động giữa bơm nước cấp và van đầy đẩy của bơm:
- Van đầy đẩy tự động đóng khi bơm nước cấp ngừng sự cố.
- Tự động mở khi khởi động bơm nước cấp.
6. Liên động cấm mở van nước ngưng bổ xung vào hệ thống nước cấp
(FWS-MOV189) khi có một trong các bơm nước cấp làm việc.
Van (FWS-MOV189) chỉ mở được khi thoả mãn đồng thời 02 điều
kiện sau:
- Tất cả các bơm nước cấp đều ngừng.
- Áp lực bao hơi < 2 kg/cm2.
7. Các liên động khối gia nhiệt cao áp và khử khí (như đã trình bày trong
qui trình vận hành 02 hệ thống đó).

BẢN VẼ THAM KHẢO:


1, PL2- BP- SW- AO- J- 100034-1
2, PL2- BP- SW- AO- J- 100035-1

18
3, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000107-A
4, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000108-A
5, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000109-A
6, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000110-A
7, PL2- CI- SW- A2– L- 1000111-A
8, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000112-A
9, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000113-A
10, PL2- CI- SW- A2 – L- 1000114-A

V. HƯỚNG DẪN THAO TÁC


TRÊN MÀN HÌNH ĐIỀU KHIỂN (HIS)

Để vào được màn hình điều khiển hệ thống nước cấp ta có thể có nhiều
cách truy cập, xin đưa ra cách truy cập sau đây:
1. Ấn vào phím “ FEEDWATER “ trên bàn phím để gọi ra sơ đồ tổng
quan hệ thống nước cấp (hình 5-1).
Từ sơ đồ tổng quan đó ta có thể gọi được toàn bộ các cửa sổ điều khiển
của các thiết bị trong hệ thống nước cấp: ví dụ Thiết bị khử khí, Hệ thống gia
nhiệt cao, Bơm nước cấp, Trình tự khởi động hệ thống nước cấp...
2. Kích chuột vào “ BFP1A “ trên màn hình sơ đồ tổng quan để gọi ra sơ
đồ bơm nước cấp A.
3. Kích chuột vào “M” (ký hiệu của động cơ điện) trên sơ đồ bơm nước
cấp A để gọi ra cửa sổ điều khiển bơm nước cấp.
4. Từ cửa sổ điều khiển động cơ ta có thể kiểm tra hiện trạng thực tế các
điều kiện cho phép việc khơỉ động động cơ.
5. Tương tự các van trong toàn hệ thống cũng truy cập như vậy để dễ
dàng cho việc kiểm tra giám sát và điều khiển.
6. Chọn chế độ làm việc của bơm (Làm việc/ Dự phòng)
Trên sơ đồ điều khiển của bơm kích chuột vào để gọi ra cửa sổ chế độ
làm việc của bơm: Bơm làm việc chọn chế độ DUTY- làm việc; Bơm dự
phòng chọn chế độ STANDBY – Dự phòng (Chú ý khi đó các bơm đều phải
đặt ở chế độ tự động).
- Để chuyển từ chế độ bằng tay sang chế độ tự động hãy kích chuột
vào “ MAN” sẽ xuất hiện cửa sổ:
19

Kích chuột vào
Sau đó xuất hiện cửa sổ nhắc ta kích chuột vào để chuyển từ điều
khiển bằng tay sang tự động.
- Ngược lại chuyển từ tự động về bằng tay


Kích chuột vào
Sau đó xuất hiện cửa sổ nhắc ta kích chuột vào để chuyển từ điều khiển
tự động sang bằng tay.
7. Thao tác chuyển đổi cho phép khởi động bơm tại chỗ (Bằng khoá lắp
ở khu vực bơm)
Trên cửa sổ điều chỉnh bơm kích chuột vào LOCAL START
ENABLED sẽ xuất hiện cửa sổ điều khiển để thao tác:
- Nếu kích vào nút ON (đèn ON sáng) thì cho phép khởi động tại chỗ.
- Nếu kích vào nút OFF thì không cho phép khởi động tại chỗ.
Chú ý: Việc chạy bơm tại chỗ chỉ áp dụng trong trường hợp để chạy thử cục
bộ.
8. Trên cửa sổ điều chỉnh thiết bị có các nút chức năng sau:
- GRAPHIC: Nếu kích chuột vào đây thì trở lại sơ đồ hệ thống chứa
thiết bị.
- DRAWING: Kích chuột vào đây thì sẽ xuất hiện sơ đồ khối LOGIC
các thiết bị trong hệ thống.
- TUNING: Kích chuột vào thì sẽ xuất hiện biểu đồ (đồ thị) làm việc
của thiết bị.
Trên sơ đồ các khối LOGIC ta có thể kiểm tra các LOGIC:
- LOGIC về trình tự khởi động và ngừng bơm nước cấp: kích chuột
vào khối 1FWS-SQ07-LC1 (LC64).
- Các khối trình tự điều kiện trong trình tự khởi động và ngừng bơm
nước cấp: 1FWS-SQ07 (ST16), 1FWS-SQ57 (ST16).
- Tương tự như vậy ta có thể khiểm tra các LOGIC của bơm nước cấp
và các thiết bị phụ của nó trong các khối LOGIC.
9. Khởi động bơm bằng tay cần phải thực hiện các bước sau:
20
- Mở cửa sổ điều khiển như mục 3
- Chuyển điều khiển về bằng tay như mục 6.
- Chạy bơm dầu bôi trơn bằng tay (khi chạy xong thì chuyển trạng
thái điều khiển của nó về tự động).
- Đưa bộ điều khiển tốc độ bơm về chế độ tự động ở dạng CAS.
- Mở van tái tuần hoàn bơm nước cấp bằng tay sau đó chuyển điều
khiển của nó về chế độ tự động ở dạng CAS.
- Van đầu đẩy bơm nước cấp để ở chế độ tự động AUT.
- Kích chuột vào nút RUN trên cửa sổ điều khiển để khởi động bơm.
Chú ý: Khi bơm chạy thì đèn “ RUN” sáng.
Khi bơm ngừng thì đèn “ STOP” sáng.
- Khởi động bơm nước cấp tự động theo trình tự khởi động bằng
LOGIC điều khiển đã được lập trình. Để chạy tự động được phải kiểm tra
bơm và hệ thống hoàn hảo theo các điều kiện cho phép khởi động bơm đã
được cài đặt trong phần mềm LOGIC điều khiển.
10. Một số lưu ý khi theo dõi trên màn hình điều khiển-HIS.
- Khi thiết bị đang tiến hành khởi động hoặc ngừng (các van đang mở
hoặc đóng) thì trên động cơ (hoặc van) sẽ nhấp nháy.
- Khi động cơ đang chạy (hoặc van đang mở hết) thì hiển thị màu đỏ.
- Khi động cơ đang ngừng (hoặc van đang đóng hết) thì hiển thị màu
xanh.
- Khi van mở (đóng) chưa hết thì hiển thị màu nâu.
- Khi kiểm tra trên các cửa sổ điều khiển thiết bị ta có thể nhận biết
hiện trạng cho phép của thiết bị qua các ô dấu ở đầu các điều kiện:
Ví dụ: STARTUP PERMIT (cho phép khởi động). Nếu hiện lên màu
trắng ở ô vuông thì điều kiện cho phép khởi động đã thoả mãn. Ngược lại nếu
hiện màu tím trên ô vuông thì điều kiện cho phép khởi động không thoả mãn.

21
HỆ THỐNG NƯỚC NGƯNG

I. MÔ TẢ HỆ THỐNG VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT.

Mỗi tổ máy có một hệ thống nước ngưng giống nhau.


Hệ thống nước ngưng có nhiệm vụ: Duy trì áp suất thấp ở tầng cuối của
tuabin tạo điều kiện cho hơi thoát khỏi tuabin dễ dàng; Ngưng đọng hơi thoát;
Vận chuyển nước ngưng từ bình ngưng qua các bình gia nhiệt hạ áp, sau đó
cấp vào bình khử khí; Bổ sung nước ngưng cho chu trình nhiệt.
Ngoài ra hệ thống nước ngưng còn cung cấp nước cho hệ thống xử lý
nước lò hơi; Cung cấp nước giảm ôn cho: hơi đi tắt hạ áp (LP BYPASS), hơi
thoát tuabin hạ áp, hơi tự dùng, hơi xả van VV và van BLOWDOWN, ống
góp xả số 6 và hơi chèn xả về bình làm mát hơi chèn.

Các thiết bị chính của hệ thống nước ngưng:


- Bình ngưng.
- Hai bơm nước ngưng.
- Các Ejector.

1.1. Bình ngưng


Bình ngưng do hãng Holtec chế tạo, là thiết bị trao đổi nhiệt kiểu bề
mặt. Mục đích là để tạo ra áp suất thấp sau tầng cuối cùng của tua bin và để
ngưng đọng lượng hơi thoát tạo ra nước ngưng sạch cấp cho lò hơi. Ngoài ra
trong bình ngưng còn xảy ra quá trình khử khí bằng nhiệt cho nước ngưng.
Bình ngưng thu lượng nước khi ngừng khối và khi mới khởi động và bổ xung
nước ngưng hoặc nước ngưng sạch vào bình ngưng. Ở bình ngưng tận dụng
nguồn xả có nhiệt hàm thấp.
Bình ngưng được chia làm 2 nửa riêng rẽ về phần nước làm mát gọi là
nửa A và nửa B. Có 2 tuyến đi của nước tuần hoàn. Các đường ống dẫn vào ra
được bố trí phía dưới các khoang chứa nước. Mỗi bình ngưng có hệ thống dẫn
nước làm mát vào ra riêng biệt.
Khoang nước làm mát có có nắp đậy tháo ra được, trên nắp đậy có bố
trí các cửa người chui để vào trong khoang nước. Trên phần thân bình có lỗ
người chui để quan sát bề mặt bình ngưng. Trong phần thoát hơi của bình
ngưng có đặt bình gia nhiệt hạ.

22
Hệ thống ống bình ngưng được vệ sinh liên tục bằng hệ thống vệ sinh
bằng bi (theo qui trình vận hành vệ sinh bằng bi).
Thông số kỹ thuật của bình ngưng:
Diện tích trao đổi nhiệt hiệu dụng: 12 089m2.
Năng suất trao đổi nhiệt: 1 280.106 kJ/h.
Tốc độ trao đổi nhiệt: 10 098,48 kJ/h.m2.oC.
Áp suất hơi thoát: 51,3 mmHg.
Lưu lượng hơi thoát: 583,43 kg/h.
Lưu lượng nước tuần hoàn: 34 074 kg/h.
Nhiệt độ hơi thoát: 38,6 oC.
Nhiệt độ nước tuần hoàn vào ra: 23/32 oC.
Tốc độ nước tuần hoàn: 2 m/s.
Hàm lượng O2 tự do Max trong nước ngưng: 7 PPB (7/109).
Áp suất thiết kế /thử phần ống: 6,33/9,5 kg/cm2.
Dung tích rốn bình ngưng: 35,4 m3.
Tổng số lượng ống trong bình ngưng: 16 252 ống.
- Vùng ngưng hơi: 14 667 ống.
- Vùng không khí lạnh: 812 ống.
- Vùng ngoại vi: 773 ống.
Kích thước ống của bình ngưng:
- Đường kính ống: 28,6 mm.
- Chiều dài ống: 8382mm
- Độ dày: 0,7 mm.
Thể tích chứa nước: 35,4 m3.
Độ dầy vỏ bình: 19,05 mm.

1.2. Bơm nước ngưng:


Bơm nước ngưng là bơm li tâm trục đứng truyền động bằng động cơ
điện. Mỗi bơm đảm bảo vận hành với công suất 100% công suất yêu cầu của
tổ máy. Trong vận hành bình thường 1 bơm làm việc, 1 bơm dự phòng liên
động. Đầu hút của bơm nước ngưng được nối với đáy bình ngưng.

23
Bơm nước ngưng được dùng để bơm nước ngưng từ bình ngưng qua
các bình làm mát Ejector, làm mát hơi chèn, làm mát nước đọng, các bình gia
nhiệt hạ 1, 2, 3 và vào bình khử khí.

Thông số kỹ thuật của bơm nước ngưng:


Nhà chế tạo: WEIR PUMPS LTD.
Serial Nos: AB00015-018/021
Kiểu bơm: EN 5J40-D
Kiểu trục đứng, khớp nối cứng.
Số tầng: 5.
Nhiệt độ đầu hút: 20-60 oC.
Năng suất: 820 m3/h (min 250 m3/h).
Áp lực đầu đẩy (Max): 30 bar.
Độ chênh cột áp: 220 mH2O.
Hiệu suất: 80%.
Công suất: 604 kW
Số vòng quay: 1 490 v/p.
Thông số kỹ thuật động cơ bơm nước ngưng:
Nhà chế tạo: SIEMENS.
Kiểu cảm ứng lồng sóc.
Cấp cách điện: F.
Công suất: 700 kW.
Nguồn điện: 6,6 kV, 3 pha, 50 Hz.
Dòng điện đầy tải: 75A.
Số cực từ: 4.
Số vòng quay: 1 486 vg/ph.
Hiệu suất: 96,4%.
Hệ số công suất: 0,85.
Làm mát bằng không khí.
Bộ sấy động cơ:
Công suất: 288-343 W
Điện áp: 220-240 V.

24
Bơm có 5 tầng cánh, các bộ phận chính của bơm là: thân trong, thân
ngoài của rô to và các gối đỡ. Rô to của bơm gồm trục, trên trục có lắp 5 bánh
công tác, các vòng lót bảo vệ, then và êcu để kéo căng và bắt chặt các chi tiết
trên rô to. Rô được định vị bằng các gối đỡ bằng cao su, bôi trơn bằng nước.
Việc định vị Rôto theo hướng dọc trục nhờ gối chặn ở đầu trục động cơ điện.
Nhiệt độ gối đỡ động cơ được quản lý và giám sát bằng các sen sơ, từ đó hiển
thị vào trong màn hình giao diện người máy HIS.

1.3. Các Ejector:


Đảm bảo hút không khí và những chất khí không ngưng khác ra khỏi
bình ngưng và tạo thuận lợi cho hơi thoát từ Tuabin xuống bình ngưng một
cách dễ dàng. Nguồn hơi cấp cho Ejector lấy từ hệ thống hơi tự dùng của
khối.
Công suất của Ejector chính là:.........
Lưu lượng hơi khi áp suất bình thường (thiết kế) là:.........
Nước ngưng chính của tua bin dùng làm môi chất làm mát cho các bộ
làm mát Ejector. Đường xả đọng của Ejector được đưa về bình xả đọng.
Ngoài Ejector chính người ta còn dùng Ejector khởi động loại:..... Ejector
khởi động dùng để nhanh chóng hút một lượng không khí lớn ra khỏi khoang
hơi của bình ngưng tạo chân không cho bình ngưng khi khởi động Tua bin.
Ejector khởi động được tính toán để tạo ra độ chân không đến 580  640
mmHg và chỉ dùng để làm việc trong thời gian ngắn phục vụ cho quá trình
khởi động.

II. VẬN HÀNH HỆ THỐNG THIẾT BỊ.

1. Chuẩn bị khởi động thiết bị ngưng tụ.


1. 1. Kiểm tra thiết bị ngưng tụ:
- Khẳng định công việc sửa chữa đã kết thúc, nơi làm việc đã được thu
dọn sạch sẽ, ánh sáng đầy đủ, đội công tác đã rút hết, phiếu công tác đã khoá.
- Kiểm tra sự tiếp đất của động cơ và cáp điện.
- Khẳng định trạng thái hoàn chỉnh của các van trên hệ thống nước
ngưng.
- Kiểm tra sự hoàn hảo và sẵn sàng hoạt động của các thiết bị kiểm tra
đo lường và liên động bảo vệ của các van và các thiết bị thuộc hệ thống nước
ngưng.
25
- Các bộ đo lường giám sát đang ở vị trí làm việc.
- Đóng điện cho tất cả các van, bộ điều chỉnh mức nước của thiết bị
ngưng tụ.
1. 2. Chuẩn bị sơ đồ bơm nước ngưng chính vào bình khử khí.
- Kiểm tra các cửa khoang hơi của bình ngưng đã đóng.
- Mở van phá hoại chân không.
- Mở van rút khí của mỗi bình ngưng tới các Ejector.
- Bắt đầu nạp nước ngưng sạch vào bình ngưng, mở các van đầu hút và
các van rút khí từ thân bơm nước ngưng, quan sát việc nạp nước vào thân
bơm nước ngưng.
- Chuẩn bị sơ đồ nước ngưng chính nhờ bơm nước ngưng qua bộ làm
mát Ejector chính, bộ làm mát hơi chèn và các gia nhiệt hạ áp vào bình khử
khí.
1. 3. Kiểm tra sự làm việc của van điều chỉnh mức nước bình ngưng.
1. 4. Chuẩn bị khởi động các bơm nước ngưng theo các điều 5.1.1 
5.1.15 mục II.
1. 5. Chuẩn bị khởi động Ejector chính.
1. 6. Khẳng định việc sẵn sàng khởi động của Ejector khởi động.
1. 7. Bắt đầu sấy ống dẫn hơi tự dùng cấp đến Ejector theo trình tự.

2. Khởi động thiết bị ngưng tụ.


2.1. Những qui định chung về khởi động bơm.
1. Khởi động bơm nước ngưng sau khi ngừng dự phòng đó là công việc
của công nhân vận hành thực hiện khi có sự cho phép của trưởng kíp lò máy.
Sau khi trực phụ tua bin đã chuẩn bị sơ đồ và thiết bị xong báo cáo trưởng kíp
và trưởng ca biết.
2. Khi chạy động cơ điện của bơm, từ HIS máy trưởng cần chú ý:
+ Theo dõi tín hiệu dòng điện và đèn báo bơm chạy đã sáng (đèn RUN
sáng) chứng tỏ rằng động cơ đã chạy.
+ Thực hiện nghiêm ngặt trình tự khởi động bơm đã được hiển thị trên
màn hình điều khiển HIS.
3. Khi khởi động bơm trực phụ tua bin phải ở cạnh khoá điều khiển tại
chỗ và theo dõi quá trình tăng tốc của bơm. Nếu trong thời gian khởi động
xuất hiện rung mạnh, có tiếng kêu, khói và mùi cháy hoặc động cơ điện gầm
gừ nhưng không quay được hoặc chạy không đủ tốc độ thì trực ban phải
ngừng bằng khoá điều khiển tại chỗ ngay và báo cáo máy trưởng, hoặc trưởng

26
kíp biết sự việc xảy ra. Trong trường hợp này chỉ được khởi động lại khi được
phép của trưởng kíp điện.
4. Ngay sau khi bơm quay đạt tốc độ định mức phải kiểm tra độ rung,
sự làm việc của bơm. Máy trưởng theo dõi trên màn hình điều khiển các
thông số của bơm. Nếu thấy hiện tượng bất bình thường phải tìm cách khắc
phục, nếu không khắc phục được phải xin phép chuyển sang bơm dự phòng.
5. Sau khi khẳng định bơm làm việc bình thường trực ban báo cáo cho
máy trưởng biết.
2.2. Khởi động thiết bị ngưng tụ.
1. Khẳng định rằng hệ thống nước tuần hoàn đã làm việc, đã nạp nước
tuần hoàn bình ngưng. (Theo qui trình vận hành hệ thống nước tuần hoàn)
2. Lần lượt cho 2 bơm nước ngưng làm việc, khẳng định chúng làm
việc bình thường mọi thông số áp lực, lưu lượng đúng với yêu cầu của hệ
thống. Cấm khởi động bơm khi chưa nạp nước. Cấm để bơm làm việc không
tải quá 1 phút.
3. Thử liên động chạy bơm dự phòng khi áp lực giảm và khi ngừng
động cơ bơm đang làm việc. Việc thử được tiến hành trên màn hình điều
khiển HIS, bằng cả việc đưa tín hiệu đầu vào (setpoint) và cả bằng thực tế
trên đồng hồ đo áp lực có tiếp điểm điện.
4. Kiểm tra tự động đóng dự phòng khi ngừng sự cố theo trình tự:
a) Khẳng định rằng khi làm việc bơm giữ áp suất bình thường
b) Đặt bơm dự phòng vào vị trí AUTO-STANDBY. Khoá điều khiển
bơm tại chỗ để ở AUTO.
c) Chuyển điều khiển bơm làm việc về vị trí MAN, sau đó nhấn vào nút
STOP trên giao diện vận hành.
d) Khẳng định bơm dự phòng đã vào làm việc, đèn RUN đã sáng,
chuyển bơm về vị trí DUTY. Bơm vừa ngừng về vị trí AUTO- STANDBY.
e) Tương tự như trên kiểm tra liên động bơm thứ 2.
5. Kiểm tra liên động khi giảm áp lực tiến hành như sau:
a) Chọn chế độ điều khiển của bơm dự phòng vào chế độ khởi động tự
động AUTO và chọn vị trí dự phòng STANDBY.
b) Giảm áp lực đầu đẩy bằng việc tác động giảm áp lực giả trên đồng
hồ đo áp lực đầu đẩy có đặt giới hạn liên động áp lực tác động chạy bơm dự
phòng (việc này cũng có thể thực hiện trên logic điều khiển DCS của thiết bị
bơm).
c) Khẳng định bơm dự phòng đã làm việc đưa về vị trí làm việc DUTY.
d) Tương tự thử liên động giảm áp bơm thứ 2.
27
6. Sau khi thử liên động xong để 1 bơm làm việc theo lịch chạy thiết bị,
một bơm để dự phòng AUTO-STANDBY.
7. Trước khi bắt đầu tạo chân không trong bình ngưng cần phải:
a) Khẳng định rằng hệ thống dầu bôi trơn và dầu chèn đã làm việc.
b) Thiết bị quay trục đang làm việc.
c) Đường ống cấp hơi từ hệ thống hơi tự dùng đến Ejector và hệ thống
hơi chèn đã hoàn thành.
d) Mở van hút hỗn hợp hơi nước và không khí từ bình ngưng đến
Ejector khởi động, đóng van phá hoại chân không bình ngưng.
8. Đưa hệ thống nước ngưng vào làm việc theo trình tự sau:
a) Cấp nước vào bình ngưng tới mức bình thường bằng van điều chỉnh
nước bổ xung CNS-LV100-1.
b) Mở van tái tuần hoàn nước ngưng: CNM-FV119.
c) Khởi động bơm nước ngưng A: CNM-P1A
d) Mở van đầu đẩy bơm nước ngưng A: CNM-MOV107A.
e) Đưa van tái tuần hoàn nước ngưng CNM-FV119 về chế độ tự động.
f) Mở van nước ngưng vào/ ra bình gia nhiệt hơi chèn.
g) Mở van nước ngưng vào/ ra bộ gia nhiệt nước đọng.
h) Kiểm tra mở van nước ngưng đi tắt bình gia nhiệt hạ 1: CNM-
MOV180.
i) Đưa nước ngưng đi gia nhiệt hạ 1:
- Mở van nước ngưng vào bình gia nhiệt hạ 1: CNM-MOV179.
- Mở van nước ngưng ra bình gia nhiệt hạ 1: CNM-MOV181.
- Đóng van nước ngưng đi tắt bình gia nhiệt hạ 1: CNM-MOV180.
j) Kiểm tra mở van đi tắt gia nhiệt hạ 2: CNM-MOV199.
k) Đưa nước ngưng đi qua gia nhiệt hạ 2:
- Mở van nước ngưng vào bình gia nhiệt hạ 2: CNM-MOV198.
- Mở van nước ngưng ra bình gia nhiệt hạ 2: CNM-MOV200.
- Đóng van nước ngưng đi tắt bình gia nhiệt hạ 2: CNM-MOV199.
l) Kiểm tra mở van đi tắt gia nhiệt hạ 3: CNM-MOV202.
m) Đưa nước ngưng đi qua gia nhiệt hạ 3:
- Mở van nước ngưng vào bình gia nhiệt hạ 3: CNM-MOV201.
- Mở van nước ngưng ra bình gia nhiệt hạ 3: CNM-MOV203.

28
- Đóng van nước ngưng đi tắt bình gia nhiệt hạ 3: CNM-MOV202.
n) Mở van chặn đầu vào bộ điều chỉnh mức nước bình khử khí: CNM-
MOV156.
o) Nạp nước khử khí tới mức làm việc bằng việc mở van CNM-
LV158A.
p) Khởi động bơm khử khí sơ bộ: CNM-P2.
q) Mở van hơi tự dùng tới khử khí: ASF-PV117.
- Đưa van điều chỉnh áp lực hơi tự dùng vào khử khí ASF-PV117 về
chế độ tự động.
- Kiểm tra các yêu cầu gia nhiệt khử khí.
r) Kiểm tra các bộ tự động sau đưa về chế độ tự động:
- Điều khiển mức nước khử khí: CNM-LV158A/B.
- Điều khiển mức nước xã bình ngưng: CNM-LV100-2.
- Điều khiển mức nước bình ngưng: CNM-LV100-1.
- Điều khiển mức nước bình ngưng: CNM- FV119.
9. Đưa hệ thống hơi chèn và Ejector vào làm việc theo các bước sau:
a) Khẳng định rằng hệ thống hơi tự dùng đã được sấy tới thông số qui
định p =14 kg/cm2 và t = 240 oC. Tiến hành đưa hệ thống hơi chèn và Ejector
vào làm việc.
b) Chọn quạt hút hơi chèn 1 và 2 ở chế độ tự động. Khởi động quạt hút
hơi chèn TME-FN1.
c) Mở van cấp hơi chèn: TME-MOVS1 (TME-AOV222).
d) Đưa van điều chỉnh cấp hơi chèn từ hệ thống hơi tự dùng TME-
AOV222 vào chế độ tự động.
e) Mở van nước đọng hơi chèn về bình ngưng.
f) Kiểm tra van nước đọng hơi chèn ở cửa trích.
g) Đưa van xả đọng hơi chèn AOV-SSDV vào chế độ tự động.
h) Kiểm tra áp lực hơi chèn được khởi động bắt đầu duy trì tại giá trị
yêu cầu.
i) Mở van hơi tới các Ejector: TME-V009; ARC-V15
j) Mở van rút khí bình ngưng: ARC-V09/ V10/ V13.
k) Mở van cấp hơi tới Ejector khởi động: ARC-V16.
l) Mở van rút khí vào Ejector khởi động: ARC-V14.
m) Tăng chân không lớn hơn 540 mmHg.
29
n) Mở van hơi vào Ejector chính: ARC-V7 và ARC-V8.
o) Mở van rút khí vào Ejector chính: ARC-V3 và ARC-V4.
p) Tăng chân không lớn hơn 600mmHg.
q) Đóng van rút khí vào Ejector khởi động: ARC- V14.
r) Đóng van hơi vào Ejector khởi động: ARC- V16.
s) Tăng chân không lớn hơn 620 mmHg.
CHÚ Ý: Việc tạo chân không và cấp hơi chèn được tiến hành khi:
+ Hệ thống nước tuần hoàn bình ngưng đã làm việc tốt.
+ Bộ quay trục tua bin đang làm việc tốt.
10. Khi chân không bình ngưng đã đạt tới giá trị bình thường và độ lọt
khí không vượt quá giá trị cho phép thì ngừng 1 Ejector chính đi chỉ để 1
Ejector chính làm việc, còn cái kia dự phòng. Khẳng định khi ngừng 1 Ejector
chính đi thì chân không bình ngưng không xấu đi.

3. Vận hành thiết bị ngưng tụ:


3.1. Khi vận hành thiết bị ngưng tụ phải tiến hành:
1. Kiểm tra độ bám bẩn của các ống làm mát và sự làm việc của hệ
thống làm sạch ống bình ngưng bằng bi, duy trì nhiệt áp bình thường trong
bình ngưng.
2. Kiểm tra lưu lượng nước tuần hoàn vào bình ngưng duy trì lưu lượng
theo nhiệt độ nước tuần hoàn và phụ tải của tua bin.
3. Kiểm tra định kỳ theo lịch độ kín của hệ thống chân không khi phụ
tải thay đổi trong phạm vi từ 40% 100% thì độ lọt khí không được vượt quá
15 kg/h.
4. Kiểm tra độ kín nước ngưng bằng cách phân tích hoá học nước
ngưng. Độ cứng chung nước ngưng không vượt quá 1mg/kg.
5. Kiểm tra hàm lượng oxy sau bơm nước ngưng không lớn hơn 7PPB
9
(7/10 ).
3.2. Theo dõi mức nước ngưng trong bình ngưng bằng việc so sánh chỉ thị
đo trên màn hình điều khiển và tại chỗ ít nhất mỗi ca 2 lần.
3.3. Giữ cho áp lực hơi trước Ejector chính ổn định không được để dao động
lớn.
3.4. Thường xuyên kiểm tra sự hoạt động của bộ điều chỉnh mức nước
ngưng theo các thiết bị đo lường. Tiến hành kiểm tra tại chỗ bộ điều chỉnh để
phát hiện những hư hỏng và hiện tượng không bình thường.

30
3.5. Kiểm tra sự làm việc của các bơm bằng cách quan sát và nghe ngóng
chú ý theo dõi.
1. Độ rung cho phép của gối đỡ bơm cũng như đông cơ điện không
được vượt quá 20 mm/s.
2. Sự làm việc của động cơ điện phù hợp vơí qui trình vận hành động
cơ điện.
3. Không có rò rỉ hoặc lọt khí ở các bề mặt phân chia của bơm ở các
ống nối và các van.
4. Chiếu sáng vị trí làm việc phải đầy đủ thiết bị và sàn phục vụ nơi
làm việc phải sạch sẽ.
5. Nếu có hiện tượng xì hở trên bơm đang làm việc mà không thể khắc
phục ngay được vì phạm vi kỹ thuật an toàn thì phải chạy bơm dự phòng.
Ngừng bơm đang làm việc và khắc phục khiếm khuyết.
3.6. Khi chuyển từ bơm đang làm việc sang bơm dự phòng cần phải:
1. Chạy bơm dự phòng từ màn hình DCS.
2. Đóng van đầu đẩy của bơm sẽ ngừng và theo dõi áp lực nước ở
đường ống đầu đẩy chung không để cho áp lực nước giảm thấp hơn trị số cho
phép sau đó ngừng bơm.
3. Sau khi ngừng bơm từ từ mở van đầu đẩy và theo dõi xem áp lực ở
ống đầu đẩy chung có bị giảm không và bơm đã ngừng có quay ngược không.
4. Đóng van rút khí của bơm đang làm việc và mở van của bơm dự
phòng.
5. Đưa chế độ làm việc của bơm làm việc về chế độ làm việc DUTY và
bơm dự phòng về vị trí STANBY nhưng khi đó 2 bơm đều phải ở trạng thái
tự động AUTO.
3.7. Trong quá trình vận hành phải tuân thủ lịch chuyển đổi thiết bị đang làm
việc sang dự phòng đồng thời thử liên động (Theo lịch nhà máy phê duyệt).
Để loại trừ việc vi phạm chế độ vận hành khi khối đang chạy chỉ được thử
liên động do áp lực theo mục 3.2.5. Trước khi khởi động khối thì phải thử liên
động cả do áp lực và do ngừng bơm.
3.8. Khi thay đổi hạn thử liên động trưởng kíp lò máy phải ghi vào sổ nhật
ký vận hành nguyên nhân vi phạm lịch thử liên động, người cho phép thay
đổi.
3.9. Theo dõi sự hoàn hảo của thiết bị đo lường kiểm tra.
3.10. Theo dõi các bơm có đặt ở chế độ dự phòng liên động, các bơm này cần
phải:
1. Đã đóng điện cho động cơ bơm, van đầu hút phải mở hoàn toàn.

31
2. Mở sẵn các van hút không khí.
3. Đưa van điều chỉnh áp lực nước chèn vào làm việc AUTO.
4. Các thiết bị đo lường hoàn chỉnh.
3.11. Tiến hành theo dõi các thông số:
1. Chân không trong bình ngưng.
2. Nhiệt độ của nước ngưng.
3. Độ chênh nhiệt độ nước tuần hoàn vào ra  10 oC.
4. Nhiệt độ hơi thoát của tua bin.
5. Lưu lượng nước ngưng sau bình gia nhiệt hạ áp số 3.
6. Áp lực nước tuần hoàn vào bình ngưng và độ xy phông của nước
tuần hoàn vào ra.
7. Áp lực hơi đến các ổ chèn tua bin p = 0,22 kg/cm2.
8. Chân không trong bình gia nhiệt hơi chèn. Chân không qúa lớn có
thể hút hơi dầu từ gối đỡ vào gia nhiệt hơi chèn làm cho dầu lọt vào tuyến
nước ngưng-còn nếu chân không quá thấp trong gia nhiệt hơi chèn có thể làm
cho dầu lẫn nước do bộ chèn cuối lọt vào.
3.12. Tiến hành kiểm tra độ cứng nước ngưng.
1. Trong trường hợp xuất hiện độ cứng trong nước ngưng phải lần lượt
tách từng bình ngưng theo mục 6.11.2 để xác định và khắc phục chỗ thủng.
2. Phải đảm bảo độ chân không kinh tế, không làm mát nước ngưng quá
mức. Không để cho độ lọt không khí vào hệ thống chân không tăng quá mức
và đảm bảo chế độ làm việc bình thường của hệ thống tuần hoàn, nguyên
nhân làm giảm chân không có thể là:
a) Áp lực hơi cấp cho Ejector không đủ hoặc mất hơi cấp cho Ejector.
b) Có rỉ sắt rơi vào vòi phun của Ejector.
c) Hơi chèn phía hạ áp không đủ.
d) Mất xyphông ở đường nước tuần hoàn ra.
e) Lưu lượng nước tuần hoàn vào bình ngưng giảm hoặc bơm nước
tuần hoàn ngừng hoạt động.
f) Mặt sàng và các ống bình ngưng bám bẩn.
g) Mức nước bình ngưng cao.
h) Độ lọt không khí vào hệ thống chân không tăng cao.
i) Nhiệt độ nước tuần hoàn tăng lên.

32
3.13. Kiểm tra hàm lượng Oxy trong nước ngưng của tua bin, khi hàm lượng
Oxy tăng lên cao quá trị số cho phép thì cần phải tiến hành tìm chỗ lọt khí và
khắc phục chỗ rò vào hệ thống nước ngưng.
3.14. Việc tìm kiếm điểm lọt khí vào tuyến nước ngưng phải tiến hành rất cẩn
thận, chỉ một lỗ nhỏ cũng làm cho hàm lượng Oxy tăng lên rõ rệt (Lỗ phi 3
mm làm cho hàm lượng Oxy tăng lên 0,8 đến 0,9 mg/kg).
3.15. Mỗi ca đều tiến hành lau chùi thiết bị sạch sẽ.
3.16. Theo dõi tình trạng làm việc của các thiết bị trong hệ thống. Khi phát
hiện khiếm khuyết hoặc hư hỏng của thiết bị phải báo ngay lập tức cho máy
trưởng và ghi vào sổ khiếm khuyết.

4. Ngừng thiết bị ngưng tụ


4.1. Khi phụ tải giảm dần theo mức nước trong bình ngưng và sự làm việc
của bộ điều chỉnh mức nước bình ngưng.
4.2. Khi rô to của tua bin giảm tới 2000 vg/ph thì mở van phá hoại chân
không bình ngưng ARV- AOV108, và ngừng hệ thống rút khí bình ngưng.
4.3. Ngừng cấp hơi chèn trục và quạt hút hơi chèn trục Tuabin khi chân
không giảm xuống dưới 300 mmHg.
4.4. Kiểm tra việc đóng các van xả về các ống góp xả đặt ở bình ngưng.

5. Vận hành các bơm nước ngưng.


5.1. Chạy bơm nước ngưng sau khi sửa chữa:
1. Kiểm tra bơm và động cơ điện, khẳng định rằng mọi công việc đã
xong, phiếu công tác đã khoá, dụng cụ sửa chữa và phụ tùng đã dọn hết, các
thiết bị kiểm tra đo lường đã đưa vào làm việc, cáp động cơ đã nối đất, vỏ
động cơ đã tiếp đất, nơi làm việc đã được chiếu sáng.
2. Quay thử rô to của bơm có quay nhẹ nhàng không.
3. Khi chưa nối trục đóng điện và chạy riêng động cơ xem chiều quay
có đúng không.
4. Cắt điện của động cơ bơm.
5. Nối bán khớp của động cơ bơm.
6. Nén kiểm tra bơm để khẳng định không có chỗ rò.
7. Mở hoàn toàn các van đầu hút của bơm.
8. Hé mở đường rút khí của bơm.
9. Đóng điện động cơ bơm.

33
10. Khởi động bơm, kiểm tra theo áp kế áp suất đầu đẩy của bơm.
11. Kiểm tra sự mở van đầu đẩy của bơm trên DCS, kiểm tra phụ tải
của bơm. Cấm để bơm làm việc ở chế độ đóng van đầu đẩy quá 1 phút.
12. Kiểm tra các bộ phận của bơm khi mang tải.
13. Đưa bơm về chế độ làm việc DUTY-AUTO.
5.2. Ngừng bơm nước ngưng để sửa chữa:
1. Chạy bơm dự phòng và khẳng định bơm đã làm việc bình thường,
ngừng bơm đang làm việc.
2. Kiểm tra đóng van đầu đẩy của bơm ngừng, đặt chế độ của nó về vị
trí cắt.
3. Cắt điện động cơ bơm.
4. Đóng van trên đầu hút và theo dõi áp lực ở thân bơm.
5. Đóng đường rút khí ra khỏi thân bơm.
6. Thử độ kín của bơm bằng áp lực 5 kg/cm2.
7. Kiểm tra bơm xem có chỗ rò không, khẳng định van đầu hút và van
rút khí đều kín sau đó hạ áp lực trong thân bơm xuống 0 kg/cm2.
8. Khẳng định các van đầu hút, đầu đẩy, rút khí, nước làm mát đóng
chặt, dùng xích khoá các van lại và treo biển báo an toàn.
9. Tiếp đất cáp động cơ và động cơ hoặc tháo đầu cốt và nối đất.
10. Nếu các van đầu hút và van rút khí ra khỏi thân bơm không kín thì
không cho phép đưa bơm của khối đang làm việc ra sửa chữa.
5.3. Thử độ kín của bơm nước ngưng.
1. Thử độ kín trên bơm nước ngưng đã ngừng làm việc với mục đích:
a) Phát hiện ra chỗ hở khi thấy hàm lượng Oxy trong nước ngưng tăng
lên.
b) Xác định các chỗ không kín và khả năng đưa bơm ra sửa chữa.
c) Xác định các chỗ không kín và khả năng đưa bơm ra dự phòng.
d) Xác định chỗ không kín khi ngừng bơm hoặc chạy bơm nếu bơm
không mang tải.
2. Đóng van đầu đẩy của bơm và van nhánh của nó.
3. Cắt điện động cơ bơm.
4. Đóng van đầu hút của bơm, kiểm tra áp lực trong thân bơm theo dõi
áp kế. Nếu bơm còn áp lực chứng tỏ van đầu đẩy không kín. Trong trường
hợp này không được đóng hoàn toàn.
5. Đóng đường rút khí ra khỏi thân bơm.

34
6. Khẳng định rằng áp lực trong thân bơm không tăng lên.
7. Khi thử độ kín của bơm để đưa bơm từ sửa chữa vào dự phòng thì bộ
phận hút khí ra khỏi bơm cần hé mở để hút hết khí ra, ngăn ngừa không khí
lọt vào đầu hút của bơm đang làm việc và gây gián đoạn khi mở van đầu hút.
8. Mở hé van đầu đẩy của bơm. Mở van nứơc ngưng đi chèn nâng áp
lực trong thân bơm lên 5 kg/cm2.
9. Đóng van nước ngưng đi chèn.
10. Kiểm tra bơm, ống dẫn và van trong phạm vi bơm, ổ bạc chèn để
phát hiện những chỗ không kín và khắc phục.
11. Áp lực trong bơm giảm khi không có chỗ rò chứng tỏ rằng van đầu
hút hoặc van rút khí không kín. Trong trường hợp này không cho phép đưa
bơm ra sửa chữa khi khối đang làm việc.
5.4. Chạy, ngừng và vận hành bơm nước ngưng khi khối đang làm việc.
1. Bơm nước ngưng dự phòng phải ở trạng thái luôn sẵn sàng khởi
động.
2. Van đầu hút và van đầu đẩy phải luôn mở sẵn.
3. Van nước làm mát gối đỡ phải mở sẵn.
4. Đường rút khí phải mở sẵn.
5. Bơm dự phòng phải được chọn chế độ điều khiển là tự động và đặt
vào vị trí dự phòng STANBY.
6. Khi chạy bơm nước ngưng theo kế hoạch cần phải:
a) Kiểm tra bơm sắp chạy khẳng định đã hoàn thành thao tác theo mục
6.4.2  6.4.5 của qui định này.
b) Đóng van đầu đẩy của bơm.
c) Chạy bơm và khẳng định rằng bơm tạo được áp lực bình thườn.
d) Mở van đầu đẩy và theo dõi thông số của động cơ bơm để khẳng
định nó mang tải.
e) Đưa bơm về chế độ làm việc.
f) Đóng đường rút không khí từ bơm ra.
g) Quan sát và lắng nghe để khẳng định rằng bơm làm việc bình
thường.
7. Trong trường hợp sự cố theo tác động của liên động, bơm dự phòng
chạy khi van đầu đẩy mở sẵn. Sau khi bơm chạy cần phải:
a) Theo dõi các thông số động cơ điện của bơm để khẳng định bơm đã
mang tải bình thường.

35
b) Đưa chế độ của bơm về chế độ làm việc DUTY.
c) Đóng đường rút khí ra khỏi bơm.
d) Khẳng định bơm đã làm việc bình thường.
8. Khi ngừng bơm đưa vào dự phòng theo kế hoạch phải:
a) Đóng van đầu đẩy và van đi tắt của nó.
b) Ngừng bơm.
c) Mở van đầu đẩy. Khẳng định rằng van một chiều kín (Roto của bơm
không chạy ngược).
d) Chuyển chế độ của bơm về dự phòng liên động STANBY.
e) Hé mở đường hút khí ra khỏi thân bơm.
9. Trong trường hợp sự cố bơm nước ngưng ngừng khi van đầu đẩy mở
sau đó phải kiểm tra độ kín của van một chiều.
10. Khi đổi bơm làm việc thì phải:
a) Chạy bơm dự phòng theo mục 6.4.7 của qui trình này.
b) Ngừng bơm đang làm việc theo mục 6.4.9 hay theo chương 6.2 của
qui trình này.
11. Khi vận hành bơm nước ngưng cần theo dõi:
a) Không bị lọt khí.
b) Không có tiếng kêu, tiếng gõ không bình trong bơm và trong động
cơ.
c) Động cơ và gối đỡ không nóng quá..........
d) Phụ tải và áp lực của bơm làm việc........
e) Độ rung của đông cơ bơm không quá 0,1 mm.
f) Khả năng làm việc của bơn dự phòng.
g) Sự sạch sẽ khu vực của tổ máy.
12. Phải ngừng sự cố bơm nước ngưng từ màn hình điều khiển hoặc
nút ấn sự cố trong các trường hợp sau:
a) Xảy ra hoả hoạn cho con người.
b) Khi có khói ở gối đỡ của bơm hoặc động cơ điện.
c) Khi có khói, ngọn lửa hay tia lửa ở đông cơ.
d) Khi có các va chạm hoặc tiếng kêu kim loại trong bơm hay trong
động cơ.
e) Khi đột nhiên xảy ra rung động mạnh.
f) Khi nhiệt độ của gối đỡ tăng lên quá giá trị cho phép.

36
g) Khi tốc độ của động cơ giảm đáng kể có tiếng gõ và động cơ rất
nóng.
h) Khi cường độ dòng điện của động cơ lớn hơn bình thường rõ rệt.
i) Khi bơm làm việc gián đoạn hoặc bốc hơi.

IV. CÁC LIÊN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NGƯNG TỤ.

5.1. Hai bơm nước ngưng A và B có liên động với nhau theo 2 tín hiệu:
1. Liên động điện.
2. Liên động áp lực đường ống đầu đẩy.
5.2. Liên động đóng mở van tái tuần hoàn nước ngưng (CNM-FV119) theo
lưu lượng nước ngưng nhỏ nhất sau bình làm mát hơi chèn.
1. Van tái tuần hoàn mở khi lưu lượng nước ngưng sau làm mát hơi
chèn xuống còn nhỏ hơn 250 kg/s.
2. Van tái tuần hoàn đóng khi lưu lượng nước ngưng sau bình làm mát
hơi chèn tăng lên......... kg/s
5.3. Liên động mở van nước phun làm mát cổ thoát hơi bình ngưng (CNM-
TV226) khi nhiệt độ hơi thoát tăng tới 51OC (Do hệ thống điều khiển
MARK-V thực hiện).
5.4. Liên động mở van (CNS-LV100-2) xả nước ngưng về bể dự trữ nước
ngưng khi mức nước trong bình ngưng đạt mức cao cao (1050 mm).
5.5. Liên động mở van nước ngưng bổ xung (CNS-LV100-1) vào bình ngưng
khi mức nước ngưng trong bình ngưng thấp (950 mm)
5.6. Trong hệ thống đo lường giám sát và điều khiển về độ chân không bình
ngưng ở 03 mức cụ thể:
1. Mức báo động: Khi chân không bình ngưng giảm xuống tới 62
mmHg.
2. Mức tự động giảm tải: Khi chân không bình ngưng giảm xuống tới
127 mmHg.
3. Mức tác động ngừng sự cố Tuabin: Khi chân không bình ngưng
giảm xuống tới 191 mmHg.
5.7. Liên động bảo vệ khối gia nhiệt hạ áp.
5.8. Liên động bảo vệ khử khí.

37
BẢN VẼ THAM KHẢO:
1, PL2- BP-SW-AO- J- 100049-1
2, PL2- BP-SW-AO- J- 100050-1
3, PL2- BP-SW-AO- J- 100053-1
4, PL2- CI-SW-A2- L- 100201-A
5, PL2- CI-SW-A2- L- 100202-A
6, PL2- CI-SW-A2- L- 100203-A
7, PL2- CI-SW-A2- L- 100204-A
8, PL2- CI-SW-A2- L- 100199-A
9, PL2- CI-SW-A2- L- 100200-A
10,PL2- BP-SW-AO- J- 000103-1
11,PL2- BP-SW-AO- J- 000104-1
12,PL2- BP-SW-AO- J- 100060-1
13,PL2- BP-SW-AO- J- 100061-1

V. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ


TRÊN MÀN HÌNH ĐIỀU KHIỂN (HIS)

Để vào được màn hình điều khiển hệ thống nước ngưng, ta có thể có
nhiều cách truy cập. Để tiện cho người vận hành quy trình đưa ra cách truy
cập sau đây:
1. Ấn vào phím "CONDENSATE" trên bàn phím để gọi ra sơ đồ tổng
quan hệ thống nước ngưng.
Từ sơ đồ tổng quan đó ta có thể gọi được toàn bộ các cửa sổ điều khiển
của các thiết bị trong hệ thống nước ngưng: ví dụ Thiết bị khử khí, Hệ thống
gia nhiệt hạ, Bơm nước ngưng, Trình tự khởi động hệ thống nước ngưng, Các
thông số bình ngưng,...
2. Kích chuột vào "CNDS1A" trên màn hình sơ đồ tổng quan để gọi ra
sơ đồ bơm nước ngưng A & B.
3. Kích chuột vào “M” trên sơ đồ để gọi ra cửa sổ điều khiển bơm
nước ngưng.
4. Từ cửa sổ điều khiển động cơ ta có thể kiểm tra hiện trạng thực tế
các điều kiện cho phép việc khơỉ động động cơ.

38
5. Kiểm tra mức nước bình ngưng kích chuột vào “CONDENSER
LEVEL” trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ báo mức bình ngưng với 3 điểm
đo.
6. Kiểm tra áp suất trong bình ngưng) kích chuột vào “CONDENSER
HOTWELL” để xuất hiện cửa sổ báo áp suất bình ngưng với 3 điểm đo.
7. Đưa van điều chỉnh áp lực nước chèn vào làm việc:
Trên màn hình các bơm nước ngưng kích chuột vào van đ/c nước chèn
để xuất hiện cửa sổ điều khiển van, ở cửa sổ này ta có thể kiểm tra được tình
trạng của van.
8. Tương tự các van trong toàn hệ thống cũng truy cập như vậy.
9. Chọn chế độ làm việc của bơm (Làm việc/ Dự phòng)
Trên sơ đồ điều khiển của bơm kích chuột vào “DUTY/STANDBY” để
gọi ra cửa sổ chế độ làm việc của bơm.
- Để chuyển từ chế độ bằng tay sang chế độ tự động hãy kích chuột
vào “ MAN” sẽ xuất hiện cửa sổ:


Kích chuột vào
Sau đó xuất hiện cửa sổ nhắc ta kích chuột vào để chuyển từ điều khiển
bằng tay sang tự động.
- Ngược lại chuyển từ tự động về bằng tay


Kích chuột vào
Sau đó xuất hiện cửa sổ nhắc ta kích chuột vào để chuyển từ điều khiển
tự động sang bằng tay.
10. Trên cửa sổ điều chỉnh thiết bị có các nút chức năng sau:
- GRAPHIC: Nếu kích chuột vào đây thì trở lại sơ đồ hệ thống chứa
thiết bị.
- DRAWING: Kích chuột vào đây thì sẽ xuất hiện sơ đồ khối LOGIC
các thiết bị trong hệ thống.
- TUNING: Kích chuột vào thì sẽ xuất hiện biểu đồ (đồ thị) làm việc
của thiết bị.
11. Trên sơ đồ các khối LOGIC ta có thể kiểm tra các LOGIC:
39
- LOGIC làm việc/ dự phòng. Kích chuột vào các khối LC64.
- Trình tự liên động bơm nước ngưng 1A. Kích chuột vào các khối
ST16
- Trình tự liên động bơm nước ngưng 1B. Kích chuột vào các khối
ST16
- Trình tự liên động khử khí sơ bộ. Kích chuột vào các khối ST 16
- Nếu kích chuột vào khối “ MC-3” thì xuất hiện cửa sổ khởi động
thiết bị.
12. Tương tự ta cũng có thể kiểm tra LOGIC của các van liên động, ví
dụ như van tái tuần hoàn nước ngưng.
13. Khởi động bơm bằng tay
- Mở cửa sổ điều khiển như mục 3 (hình 5-3)
- Chuyển điều khiển về bằng tay như mục 9.
- Kích chuột vào nút RUN thì bơm sẽ được khởi động (Khi bơm đã
chạy thì đèn RUN sáng).
- Tương tự khi muốn ngừng bằng tay ta kích chuột vào nút STOP (Khi
bơm đã ngừng thì đèn STOP sáng).
14. Đặt chế độ khởi động tại chỗ (LOCAL) dưới khu vực bơm.
- Kích chuột vào "LOCAL START ENABLED" xuất hiện cửa sổ để
chuyển đổi vị trí cho phép khởi động bơm tại chỗ:
+ Kích chuột vào "ON"-Cho phép khởi động tại chỗ (Với điều kiện
đèn ON phải sáng).
+ Kích chuột vào "OFF"-Không cho phép khởi động tại chỗ (Với
điều kiện đèn OFF phải sáng).
Chú ý: Khi bơm chạy thì đèn “ RUN” sáng.
Khi bơm ngừng thì đèn “ STOP” sáng.
15. Khởi động bơm nước ngưng tự động theo trình tự khởi động bằng
LOGIC điều khiển đã được lập trình.
Để chạy tự động được phải kiểm tra bơm và hệ thống hoàn hảo theo
các điều kiện cho phép.

40
HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN.

I. TỔNG QUAN

Mỗi tổ máy có một hệ thống nước tuần hoàn tương tự như nhau.
Chức năng của hệ thống nước tuần hoàn là để cung cấp nước làm mát
cho bình ngưng chính kiểu bề mặt và xả nước nóng ra sông Thương (34.074
m3/h).
Ngoài ra hệ thống còn cung cấp nước cho các hệ thống sau:
- Cấp nước làm mát cho các bình trao đổi nhiệt nước làm mát kín các
thiết bị (1979 m3/h).
- Cấp nước cho hệ thống nước thô và xử lý nước (619 m3/h).
- Cấp nước cho hệ thống Clo hoá (32 m3/h).
- Cấp nước cho các bộ làm mát dầu bôi trơn và thuỷ lực bơm nước
tuần hoàn (25,2 m3/h).
- Cấp nước cho hệ thống rửa lưới (130 m3/h).

II. MÔ TẢ CHUNG HỆ THỐNG

2.1. Hệ thống nước tuần hoàn gồm có các thiết bị sau: các bơm nước tuần
hoàn, các van cách ly và đường ống, kênh thải hở, các cánh phai đầu hút,
khung chắn rác kiểu thanh, lưới chắn rác kiểu quay và hệ thống rửa lưới, hệ
thống dầu bôi trơn và thuỷ lực, hệ thống Clo hoá, các phin lọc tinh, hệ thống
làm sạch ống bình ngưng bằng bi, hệ thống mồi chân không, các thiết bị đo
lường điều khiển khác...
2.2. Trạm bơm nước tuần hoàn đặt ở phía tây của nhà máy chính, bao gồm 5
bơm nước tuần hoàn ly tâm, tầng đơn, trục đứng kiểu Weir Type CW 1R 97
(hai bơm vận hành cho một tổ máy, một bơm dự phòng chung).
Mỗi bơm được trang bị một bộ điều tốc thuỷ lực Voith Turbo để điều
khiển tốc độ bơm tuỳ theo mức nước sông và lưu lượng yêu cầu.
Mỗi bơm có hệ thống dầu bôi trơn, thuỷ lực riêng (có kèm theo các thiết
bị làm mát dầu) để bôi trơn các gối trục và cấp dầu công tác cho khớp nối
thuỷ lực và điều khiển van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn. Thiết bị làm mát dầu
được cấp nước làm mát từ đầu đẩy bơm nước tuần hoàn qua một bộ lọc.
41
Mỗi bơm có một kênh đầu hút riêng bao gồm 1 cánh phai, 2 khung chắn
rác kiểu thanh, 1 lưới chắn rác kiểu quay. Độ sâu lớn nhất của nước trong
kênh khi mức nước sông cao là 13 m.

Các thông số kỹ thuật chính của bơm nước tuần hoàn:


1. Động cơ điện:
- Nhà chế tạo Siemens Germany.
- Điện áp: 6,6 kV.
- Tần số: 50 Hz.
- Dòng điện định mức: 128A.
- Công suất: 1.200 kW.
- Hệ số cos: 0,84.
- Cấp cách điện: F.
- Số cực từ: 4.
- Tốc độ quay: 1.494 vòng/phút.
- Hiệu suất: 96,8 %.
- Bộ sấy động cơ: công suất: 288-343W, điện áp: 220-240V.
2. Bơm: ly tâm, tầng đơn, trục đứng
- Nhà chế tạo: Weir Pump Ltd Scotland UK
- Serial Nos: AB00015-013/017
- Kiểu bơm: CW 1R 97.
- Công suất: 1 020 kW.
- Lưu lượng: 19 368 m3/h (min 12 600 m3/h).
- Độ chênh cột áp: 17,2 mH2O.
- Nhiệt độ nước: min 50C, max 350C.
- Tốc độ bơm: 435 vòng/phút.
- Trọng lượng: 29.400.
- Áp suất đầu đẩy: 3,5 bar.
- Hiệu suất: 89%.
3. Khớp nối thuỷ lực:
- Nhà chế tạo: Voith Turbo GmbH.
- Kiểu khớp nối tốc độ thay đổi với hộp giảm tốc kiểu hành tinh.
- Công suất định mức: 1020 kW.
42
- Phạm vi điều chỉnh: 85-100%.
- Tốc độ đầu vào /ra: 1491/ 489 vòng/phút.
- Độ trượt: 2,8 %.
4. Hộp giảm tốc:
- Nhà chế tạo: ASUG.
- Kiểu hành tinh.
- Số tầng: 1.
- Tỷ số truyền: 2,961.
5. Hệ thống dầu:
- 1 bể dầu dung tích: 550 lít
- 2 bơm dầu (1 làm việc, 1 dự phòng):
+ Kiểu: MP65300-R65/250FL-2-DB.
+ Công suất: 355 m3/h.
+ Áp suất: 4,5 bar.
+ Tốc độ: 1445 vòng/phút.
- Mô tơ kiểu lồng sóc.
+ Công suất: 7,5 kW.
+ Điện áp: 380 V, tần số 50 Hz.
+ Cấp cách điện F.
- 2 bình làm mát dầu (1 cho dầu bôi trơn, 1 cho dầu thuỷ lực):
+ Nhà chế tạo: Voith Turbo GmbH.
+ Kiểu: ống/vỏ.
+ Lưu lượng dầu thuỷ lực/bôi trơn: 12/5,3m3/h.
+ Nhiệt độ dầu thuỷ lực và bôi trơn vào/ra: 95/63 oC và 63/45 oC.
+ Lưu lượng nước làm mát dầu thuỷ lực/bôi trơn: 15,2/10m3/h.
+ Nhiệt độ nước làm mát vào /ra bình làm mát dầu thuỷ lực và
bôi trơn: 30/41 oC và 30/33 oC.
- 2 phin lọc dầu đặt ở đầu ra bình mát dầu bôi trơn:
+ Nhà chế tạo: Voith Turbo GmbH.
+ Kiểu kép.
+ Kích thước lỗ phin lọc: 25 m.
+ Độ chênh áp suất (dầu sạch): < 0,3 bar.
43
+ Độ chênh áp suất (dầu bẩn): 0,6 bar.
- 1 bộ sấy dầu bằng điện: công suất 2 kW, điện áp 230 V.
- 1 quạt hút khí bể dầu.
- 1 bộ lọc nước làm mát.
2.3. Mỗi tổ máy có một đường ống riêng dẫn nước từ trạm tuần hoàn tới gian
tua bin ( 2.226 mm dài xấp xỉ 1.260m), tại đây mỗi đường ống tuần hoàn lại
chia làm 2 nhánh (1.676mm) vào các bình ngưng của tổ máy và nước nóng
được xả ra kênh thải hở qua đường ống  = 2.286 mm.
2.4. Ngay tại đầu đẩy của mỗi bơm có một đường trích để cấp nước cho hệ
thống Clo hoá và hệ thống rửa lưới. Tại các đường nhánh vào mỗi bình ngưng
(ở gian tua bin) có các đường ống trích cấp nước cho các bơm tăng áp nước
sông để làm mát nước làm mát tự dùng và bơm nước cấp thô cho hệ thống
nước thô và xử lý nước.
2.5. Các đường ống đầu đẩy của mỗi bơm nước tuần hoàn có van đầu đẩy
được điều khiển bằng dầu thuỷ lực. Các van đầu vào/ ra bình ngưng được vận
hành bằng mô tơ.
2.6. Tại đầu vào mỗi kênh đầu hút của bơm có bố trí 1 cánh phai mục đích là
để cách ly hố bơm nước tuần hoàn và các đường ống khi sửa chữa hoặc bảo
dưỡng bơm.
2.7. Tại kênh đầu vào của mỗi bơm nước tuần hoàn có 2 khung chắn rác kiểu
thanh (để loại bỏ các mảng rác lớn) đặt nghiêng 75o so với phương nằm ngang
sau cánh phai, cho phép nước đi qua 5 m3/s, kích thước thanh 120 x 10 mm,
các thanh được chế tạo bằng thép không gỉ SS 304.
2.8. Sau các khung chắn rác kiểu thanh là lưới chắn rác kiểu quay cho mỗi
bơm để loại bỏ các tạp vật nhỏ hơn trong dòng nước và tự động thải nó bằng
hệ thống bơm rửa lưới. Hệ thống rửa lưới gồm có 4 bơm rửa lưới, 2 bơm làm
việc phục vụ cho một tổ máy (khi 2 bơm nước tuần hoàn làm việc).
Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống lưới quay:
Lưới quay: đặt thẳng đứng, truyền động bằng đai.
- Kích thước lỗ: 10 mm.
- Trục bằng thép các bon.
- Lưới bằng thép không gỉ SS 304.
- Chiều cao lưới: 15m.
- Chiều rộng lưới: 4m.
- Cho phép nước đi qua: 5 m3/s.
- Mỗi lưới quay có 1 bộ chỉ thị chênh áp.
- Lưới quay có 2 tốc độ: 3 m/phút và 6 m/phút.
44
Động cơ lưới quay:........
Bơm rửa lưới:
- Công suất: 130 m3/h.
- Cột áp: 66 mH2O.
- Tốc độ: 2.671 vòng/phút.
- Truyền động bằng dây đai.
Động cơ bơm rửa lưới:
- Điện áp: 400 V.
- Công suất: 37 kW.
- Hệ số cos : 0,84.
- Tốc độ: 1.480 vòng/phút.
2.9. Hệ thống Clo hoá được thiết kế để dùng chung cho cả hai tổ máy. Hệ
thống phun Clo vào dòng nước đầu vào bơm nước tuần hoàn (phía trước
khung chắn rác kiểu thanh) để khống chế sự phát triển của các vi sinh vật
trong hệ thống nước tuần hoàn mà chúng có thể gây ra bám bẩn hoặc tắc hệ
thống.
Hệ thống bao gồm 28 thùng chứa Clo lỏng, mỗi thùng dung tích 1 tấn,
có khả năng cung cấp Clo trong 1 tháng trong vận hành bình thường (4 thùng
làm việc và 24 thùng dự trữ).
Hệ thống có 3 bộ bốc hơi để chuyển Clo lỏng thành khí, năng suất
2.722 kg/ngày, mỗi bộ cho 1 tổ máy, một bộ dự phòng. Mỗi bộ bốc hơi có 1
van an toàn áp suất, 1 bộ điều chỉnh nhiệt độ và 2 phin lọc (1 làm việc, 1 dự
phòng). Các bộ bốc hơi là kiểu thiết bị trao đổi nhiệt được nhúng ngập trong
bể nước được sấy bằng điện. Nước cấp cho bể được lấy từ đường ống đầu đẩy
bơm nước tuần hoàn và được lọc trước khi sử dụng.
Hệ thống có bố trí các bình giãn nở để đề phòng Clo lỏng tích tụ trong
đường cung cấp trước khi vào các bộ bốc hơi.
Hệ thống có 3 bộ Clo hoá năng suất 1 814 kg/ngày (một cho mỗi tổ
máy, một dự phòng) để đo chính xác lượng Clo khí tới injector, khi cần. Mỗi
bộ Clo hoá có 1 van giảm áp suất đầu vào, 1van an toàn, 1 van điều chỉnh.
Mỗi bộ có tốc độ cấp Clo có thể điều chỉnh được bởi DCS hoặc tại chỗ.
Hệ thống còn có 2 Injector để tạo ra chân không yêu cầu cho vận hành
bộ Clo hoá. Chân không cho phép khí Clo hoà tan trong nước ở Injector.
Nước cung cấp cho hệ thống Clo hoá được được lấy từ đầu đẩy bơm
nước tuần hoàn và được cấp tới Injector qua 3 bơm tăng áp ly tâm nằm ngang
năng suất 587 lít/phút (một bơm cho mỗi tổ máy và một bơm dự phòng).

45
Clo lỏng bị biến thành khí Clo khi qua bộ bốc hơi tới bộ điều chỉnh
chân không, sau đó qua phin lọc và vào ống góp chung. Khí Clo từ ống góp
chung được phun vào tại 2 điểm ở ống góp đầu đẩy bơm tăng áp. Dung dịch
Clo từ ống góp đầu đẩy bơm tăng áp được cấp tới dòng nước tuần hoàn qua
các ống khuếch tán. Mỗi kênh đầu hút của bơm nước tuần hoàn có ống
khuếch tán riêng và các van cách ly vận hành bằng mô tơ.
Các bình giãn nở, các bộ bốc hơi, các bộ Clo hoá, các bơm tăng áp
được đặt bên trong nhà Clo (cạnh nhà bơm nước tuần hoàn) trên một bệ
chung.
2.10. Mỗi tổ máy gồm có 2 phin lọc tinh được đặt trong nhà tua bin trên mỗi
nhánh đầu vào hộp nước A,B của bình ngưng (phía trước bộ phun bi). Chức
năng của chúng là để loại bỏ các hạt tạp vật nhỏ lọt qua lưới quay. Phin lọc
tinh có dạng hình trống với một lưới tròn có thể quay xuôi và ngược để dễ
dàng làm sạch. Việc làm sạch được thực hiện bằng việc phun rửa lưới lọc qua
một van riêng.
2.11. Mỗi tổ máy có 2 hệ thống vệ sinh ống bình ngưng bằng bi giống nhau,
làm việc song song phục vụ cho hộp nước bình ngưng A và B. Hệ thống phun
bi tự động vào dòng nước đầu vào bình ngưng (phía sau phin lọc tinh), thu
gom chúng từ dòng nước đầu ra bình ngưng (qua bộ lọc bi) và tái sử dụng
chúng (qua bộ gom bi). Hệ thống được nạp bi với tốc độ trung bình khoảng
một bi qua mỗi ống trong 5 phút.
Mỗi hệ thống vệ sinh bình ngưng gồm có:
- 1 bơm tái tuần hoàn bi (bơm bi): vỏ bằng gang, cánh động và trục
bằng thép không gỉ SS 304, công suất 45 m3/h.
- 1 bộ gom bi bằng thép các bon  400 mm, các bộ phận bên trong
bằng thép không gỉ SS 304.
- 1 bộ lọc bi.
- 1 phin lọc tinh.
- 1 bộ chỉ thị chênh áp.
- Bi cao su  1,125 inch (28,575 mm).
- Các đường ống và các van có liên quan.
2.12. Hệ thống mồi chân không được thiết kế để phục vụ chung cho cả hai tổ
máy. Mục đích là để rút không khí ra khỏi khoang nước tuần hoàn của bình
ngưng, đảm bảo cho các ống bình ngưng luôn đầy nước. Hệ thống làm việc
liên tục khi tổ máy vận hành.
Hệ thống bao gồm:
- 2 bơm mồi chân không (dùng chung cho 2 tổ máy, một bơm làm
việc một bơm dự phòng) có kèm theo bộ làm mát và bộ tách/giảm
âm.
46
- 2 bình chân không (mỗi bình cho một tổ máy).
- 4 bộ tách nước và khí (2 bộ cho mỗi tổ máy, mỗi bộ tới hộp nước
đầu ra A,B).

THAM KHẢO CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:


- PL2-BP-SW-A0-J- 100007-1.
- PL2-BP-SW-A0-J- 100008-1.
- PL2-BP-SW-A0-J- 000103-C.
- PL2-BP-SW-A0-J- 000104-B.

III. CÁC CHỈ DẪN AN TOÀN

3.1. Việc trông coi trạm bơm nước tuần hoàn phải giao cho những nhân viên
trực trạm bơm nước tuần hoàn đã được học tập và kiểm tra chức danh đạt yêu
cầu.
3.2. Khi đang xử lý sự cố cấm giao nhận ca, phải chờ đến lúc khôi phục lại sự
làm việc bình thường của thiết bị hoặc được sự đồng ý của lãnh đạo nhà máy
mới được phép giao nhận ca.
3.3. Khi có sự cố ở trạm bơm nước tuần hoàn, nhân viên trực ban phải tìm
mọi biện pháp để loại trừ sự cố, đồng thời phải báo cáo ngay cho trưởng kíp
lò máy hoặc trưởng ca biết.
3.4. Việc khắc phục sự cố ở trạm bơm nước tuần hoàn phải tuân thủ theo quy
trình xử lý sự cố, đồng thời phải thực hiện các mệnh lệnh của trưởng kíp lò
máy và trưởng ca nếu có.
3.5. Khi xuất hiện cháy ở trạm bơm nước tuần hoàn, nhân viên trực trạm bơm
phải tìm mọi biện pháp dập lửa (theo quy trình phòng cháy, chữa cháy) sao
cho không làm làm hư hỏng các thiết bị lân cận đang vận hành và báo cáo
ngay cho trưởng kíp lò máy và trưởng ca biết.
3.6. Sau khi đã khắc phục được sự cố, phải ghi chép tỉ mỉ vào sổ nhật ký vận
hành về sự xuất hiện sự cố, quá trình diễn biến sự cố, các thao tác khắc phục
sự cố, thời gian từng giai đoạn, các thao tác chuyển đổi, các mệnh lệnh nhận
được từ cấp trên và cách thực hiện.

47
3.7. Nhân viên trực bơm phải bẻ khoá ngừng bơm nước tuần hoàn sự cố tại
chỗ khi bơm đang vận hành (để bơm dự phòng chạy liên động) trong các
trường hợp sau:
- Khi có người bị tai nạn ở bơm đang làm việc.
- Khi bơm bị rung mạnh đột ngột.
- Khi có tiếng cọ sát, va đập của kim loại do gẫy vỡ trong thân bơm.
- Khi có khói bốc ra từ gối đỡ hoặc vành chèn.
- Khi có khói hoặc lửa bốc ra từ động cơ điện.
- Khi có tiếng kêu không bình thường trong động cơ điện.
- Khi tốc độ quay giảm nhiều kèm theo tiếng gừ trong động cơ và
động cơ bị nóng nhiều và nhanh chóng.
3.8. Phải chạy bơm nước tuần hoàn dự phòng tại phòng điều khiển trung tâm
(từ DCS) hoặc tại chỗ sau đó ngừng bơm đang làm việc trong các trường hợp
sau:
- Cường độ dòng điện động cơ cao hơn trị số định mức.
- Các mặt bích, mối nối tét chèn bị xì hở lớn.
- Hệ thống dầu bôi trơn, thuỷ lực bị rò rỉ nhiều.
- Nhiệt độ cuộn dây Stator bị nóng lên nhanh chóng.

IV. CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA, ĐO LƯỜNG, TÍN HIỆU, BẢO VỆ,
LIÊN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN:

4.1. Bơm nước tuần hoàn:


Bơm nước tuần hoàn được trang bị các thiết bị kiểm tra và đo lường
sau:
- Áp kế đầu đẩy bơm và bộ chuyển đổi áp suất.
- Các nhiệt kế đo nhiệt độ gối đỡ, cuộn dây stator động cơ, khớp nối
thuỷ lực.
- Thiết bị đo độ rung các gối đỡ bơm, động cơ, khớp nối thuỷ lực.
- Đồng hồ đo dòng điện và công suất động cơ.
- Bộ chỉ thị và chuyển đổi tốc độ quay.
- Chỉ thị độ mở van đầu đẩy.
- Bộ giám sát quay ngược.

48
Hệ thống dầu được trang bị các thiết bị kiểm tra đo lường sau:
- Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn.
- Cặp nhiệt sau bình làm mát dầu.
- Kính xem mức dầu.
- Công tắc mức dầu.
- Đồng hồ chênh áp phin lọc dầu.
- Công tắc chênh áp phin lọc dầu.
- Công tắc áp suất dầu bôi trơn.
- Đồng hồ áp suất dầu bôi trơn bánh răng hành tinh.
- Khoá điều khiển bơm dầu tại chỗ.
- Van an toàn áp suất dầu.
Các bảo vệ, liên động, tín hiệu của bơm nước tuần hoàn:
- Bảo vệ động cơ điện (xem quy trình vận hành động cơ điện) tác
động ngừng bơm.
- Bảo vệ nhiệt độ cuộn dây động cơ: 140 oC ngừng bơm, 135 oC báo
động trên màn hình.
- Bảo vệ áp suất dầu bôi trơn: <1,3 bar ngừng bơm nước tuần hoàn,
<1,8 bar báo động.
- Bảo vệ nhiệt độ dầu bôi trơn sau bình làm mát dầu: 60 oC ngừng
bơm, 50 oC báo động.
- Bảo vệ nhiệt độ dầu phía sau khớp nối thuỷ lực: 110 oC ngừng bơm,
100 oC báo động.
- Bảo vệ mức dầu bôi trơn: mức dầu dưới mức min 20mm sẽ ngừng
bơm dầu và bơm nước tuần hoàn tương ứng.
- Bảo vệ nhiệt độ gối đỡ mô tơ đầu dẫn động và không dẫn
động:....báo động,......ngừng bơm.
- Bảo vệ độ rung gối đỡ mô tơ đầu dẫn động và không dẫn
động:.....báo động,......ngừng bơm.
- Bảo vệ nhiệt độ gối đỡ khớp nối thuỷ lực: 105 oC ngừng bơm, 95 oC
báo động.
- Bảo vệ nhiệt độ gối đỡ đầu vào bánh răng hành tinh khớp nối thuỷ
lực: 105 oC ngừng bơm, 95 oC báo động.
- Bảo vệ nhiệt độ gối đỡ đầu ra bánh răng hành tinh khớp nối thuỷ lực:
105 oC ngừng bơm, 95 oC báo động.

49
- Bảo vệ nhiệt độ gối đỡ chặn bánh răng hành tinh khớp nối thuỷ lực:
105 oC ngừng bơm, 95 oC báo động.
- Độ chênh áp suất dầu qua phin lọc tới 0,6 kg/cm2 sẽ báo động.
- Độ rung cơ cấu hành tinh khớp nối thuỷ lực tới 150 m sẽ báo động
và >200 m tác động ngừng bơm nước tuần hoàn.
- Độ rung trục đầu ra bánh răng hành tinh khớp nối thuỷ lực tới 150
m sẽ báo động và > 200 m tác động ngừng bơm nước tuần hoàn.
- Khi một bơm nước tuần hoàn đang làm việc bị nhảy do sự cố hoặc
áp lực đầu đẩy bơm nước tuần hoàn giảm tới.... sẽ liên động chạy
bơm dự phòng.
- Khi một bơm dầu bôi trơn đang vận hành bị nhảy sự cố hoặc áp suất
đầu đẩy giảm xuống 1,8 bar sẽ liên động chạy bơm dự phòng.
- Khi khởi động hoặc ngừng bơm nước tuần hoàn, van đầu đẩy sẽ tự
động mở hoặc đóng lại bởi mạch liên động.
- Khi độ chênh mức nước qua lưới quay cao/ cao sẽ không khởi động
được bơm hoặc nhảy bơm nếu đang chạy.
- Khi nhiệt độ dầu trong bể <10 oC tự động đóng sấy, khi >15 oC tự
động cắt sấy.
Bơm nước tuần hoàn được khởi động và ngừng bằng khoá tại chỗ hoặc
bằng lệnh trực tiếp từ DCS. Lệnh khởi động bơm trước tiên đi mở van đầu
đẩy bằng việc gửi một lệnh mở tới panel điều khiển thuỷ lực. Khi van đầu đẩy
mở được ít nhất 10%, tín hiệu khởi động sẽ gửi tới bơm và van đầu đẩy tiếp
tục mở. Bơm được phép khởi động chỉ khi độ chênh mức nước qua lưới quay
trong giới hạn cho phép và ống phun ở vị trí nhỏ nhất. Khi khởi động bơm,
một lệnh mở sẽ gửi qua “ MCC I/O” từ DCS tới cả hai van đầu vào phin lọc
tinh và van đầu ra bộ lọc bi (đầu ra bình ngưng). Lệnh ngừng bơm sẽ bắt đầu
đi đóng van đầu đẩy, khi đóng được 90% bơm sẽ ngừng.
4.2. Hệ thống rửa lưới và lưới quay
Hệ thống được trang bị các thiết bị kiểm tra và đo lường sau:
- Đo mức nước sau lưới quay.
- Độ chênh áp suất qua lưới quay (4 mức).
- Dòng điện động cơ rửa lưới.
- Dòng điện động cơ quay lưới.
Hệ thống rửa lưới và lưới quay được vận hành ở chế độ từ xa từ DCS ở
phòng điều khiển trung tâm hoặc từ LCC và MCC trong nhà bơm.
Có 3 chế độ vận hành hệ thống này:

50
- Chế độ vận hành tự động: được chọn từ DCS hoặc từ LCC. Hệ thống
rửa lưới và lưới quay được khởi động hoặc ngừng tự động tuỳ theo
độ chênh mức nước qua lưới quay hoặc theo trình tự thời gian đã
được đặt trước.
- Chế độ vận hành bằng tay: Có thể được đặt và điều khiển từ DCS
hoặc LCC. Ở chế độ này, hệ thống rửa lưới và lưới quay được điều
khiển bằng tay. Chế độ vận hành được sử dụng cho vận hành liên
tục.
- Chế độ vận hành bảo dưỡng: Được chọn từ LCC với các nút ấn được
đặt trên LCB (hộp điều khiển tại chỗ) ở gần lưới quay để khởi động
và ngừng lưới quay mà không liên động tới các bộ phận khác.
4.3. Phin lọc tinh
Phin lọc tinh được trang bị các thiết bị kiểm tra và đo lường sau:
- Áp suất trước và sau phin lọc tinh.
- Độ chênh áp suất trước và sau phin lọc.
Chu trình làm sạch phin lọc tinh bao gồm việc quay lưới lọc và việc mở
van phun rửa được vận hành bằng mô tơ. Mô tơ với bộ khởi động mô tơ, van
phun rửa được đặt trong LCC của phin lọc tinh.
Chu trình làm sạch tự động bao gồm:
- Một bộ thời gian: chu kỳ 2 lần/ 24 giờ.
- Khởi động tự động khi tổn thất áp suất qua phin lọc.
- Nút ấn khởi động chu trình.
- Tín hiệu từ việc khởi động bơm nước tuần hoàn.
Chu trình làm sạch là 90 giây, tuy nhiên chu trình làm sạch vẫn tiếp tục
khi độ chênh áp suất vẫn còn cao. Trong trường hợp mô tơ quay lưới lọc nhạy
cảm với mô men cao, bộ giới hạn mô men sẽ làm đảo chiều quay của lưới lọc
để xả rác ra (có báo động âm thanh ở phòng điều khiển trung tâm).
Phin lọc tinh được điều khiển từ DCS hoặc LCC.
Có 3 chế độ vận hành hệ thống này:
- Chế độ vận hành tự động: được chọn từ DCS hoặc LCC, để khởi
động hoặc ngừng tự động tuỳ theo độ chênh áp suất qua phin lọc
hoặc theo trình tự thời gian đặt trước.
- Chế độ vận hành bằng tay: được thực hiện từ DCS hoặc LCC để
khởi động hoặc ngừng bằng tay cho vận hành liên tục.
- Chế độ vận hành bảo dưỡng: được chọn từ LCC với các nút ấn được
đặt tại chỗ, để khởi động hoặc ngừng mô tơ mà không liên động tới
các bộ phận khác.
51
4.4. Hệ thống vệ sinh ống bình ngưng bằng bi
Hệ thống được trang bị các thiết bị kiểm tra và đo lường sau:
- Dòng điện động cơ bơm bi.
- Độ chênh áp suất qua bộ lọc bi.
Hệ thống được điều khiển từ DCS hoặc LCC. Lô gic điều khiển cho hệ
thống rửa ngược bộ lọc bi có từ DCS. Chế độ tự động được chọn bởi người
vận hành. Lô gic điều khiển mô tơ của hệ thống này thông qua DCS với bộ
khởi động được đặt trên MCC. Khi độ chênh áp suất được đo qua bộ lọc bi ở
mức cao sẽ khởi động chu trình rửa ngược. Một chu trình rửa ngược sẽ thu
gom bi trong 2 giờ bằng việc đóng van đầu ra bộ gom bi. Bộ thời gian bên
trong LCC sẽ báo cho DCS để ngừng bơm bi và quay lưới lọc tới vị trí rửa
ngược. Bộ thời gian sẽ báo cho DCS để khôi phục lại vị trí ban đầu của lưới
lọc, mở van đầu ra bộ gom bi và khởi động lại bơm bi. Khi xuất hiện độ
chênh áp suất cao/cao qua lưới lọc sẽ có báo động âm thanh ở phòng điều
khiển trung tâm. Sự lựa chọn vị trí từ xa trên bộ chọn chính tại LCC được sử
dụng khi bảo dưỡng thiết bị. Các liên động lô gic được cắt trong chế độ này.
4.5. Hệ thống mồi chân không:
Hệ thống được trang bị các thiết bị kiểm tra và đo lường sau:
- Đo mức nước trong bình chân không.
- Đo mức nước trong bộ tách/giảm âm.
- Van an toàn chân không tại đầu hút của bơm.
- Đo chân không đầu hút bơm.
- Nhiệt độ nước chèn bơm.
- Lưu lượng nước làm mát.
- Nhiệt độ nước làm mát.
- Áp suất nước làm mát.
- Chân không trong bình chân không.
Hệ thống gồm 2 bơm chân không, một bơm làm việc, một bơm dự
phòng được lựa chọn bởi người vận hành.
Bơm dự phòng sẽ tự động chạy khi bơm đang vận hành nhảy hoặc chân
không trong bình chân không thấp/thấp (450 mmHg). Khi chân không cao
(650 mmHg) sẽ ngừng cả hai bơm. Các chức năng tự động nữa là:
- Mức nước cao.... trong bình chân không sẽ nhảy cả 2 bơm chân
không.
- Nhiệt độ nước chèn cao.... sẽ nhảy bơm tương ứng.

52
- Lưu lượng nước làm mát thấp.... tới bộ làm lạnh nước chèn sẽ nhảy
bơm tương ứng.
- Nhảy bơm sẽ đóng van điện từ SOV cung cấp nước chèn tới bơm
chân không.
- Mức nước trong bộ tách/giảm âm được duy trì tự động bởi công tắc
mức mà nó điều khiển van để nạp nước bổ xung cho bộ tách/giảm
âm từ hệ thống nước phục vụ.
- Van phá vỡ chân không, khi các bơm nước tuần hoàn của tổ máy
ngừng, sẽ mở trong 2 phút sau đó đóng lại.
- Khi chạy bơm chân không, van điện từ tương ứng sẽ mở để cung
cấp nước chèn cho bơm.

V. CHUẨN BỊ KHỞI ĐỘNG


HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN

5.1. Kiểm tra để khẳng định chắc chắn rằng mức nước trong kênh đầu hút của
bơm nước tuần hoàn nằm trong giới hạn tính toán: 0,5  8m.
5.2. Kiểm tra tất cả các thiết bị chính phụ của hệ thống đủ điều kiện vận hành
(che chắn, tiếp địa tốt, thiết bị sạch sẽ, chiếu sáng đầy đủ...).
5.3. Kiểm tra các hệ thống sau đã sẵn sàng làm việc:
- Hệ thống dầu bôi trơn và thuỷ lực của bơm sẽ vận hành.
- Hệ thống rửa lưới và lưới quay.
- Hệ thống mồi chân không.
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng bằng bi.
- Hệ thống Clo hoá.
- Khớp nối thuỷ lực.
5.4. Đưa tất cả các thiết bị C&I vào làm việc.
5.5. Kiểm tra, thử nghiệm các bảo vệ, liên động, tín hiệu của hệ thống để chắc
chắn rằng chúng làm việc tốt và báo tín hiệu đúng (có chương trình riêng
trong phần C&I).
5.6. Kiểm tra số lượng, chất lượng dầu trong bể dầu.
5.7. Đóng điện các van và các động cơ thiết bị chính phụ của hệ thống.
5.8. Kiểm tra van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn đã đóng.

53
5.9. Mở các van vào/ra nước làm mát bình mát dầu bôi trơn và thuỷ lực.

VI. KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN


(HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN U5)

6.1. Các điều kiện cho phép khởi động hệ thống nước tuần hoàn:
- Van đầu ra bình chân không 1 ở vị trí AUTO.
- Hệ thống lưới quay ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp lưới quay OK.
- Phin lọc tinh 1A (1CWA-FTR1A) ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp phin lọc tinh 1A OK.
- Phin lọc tinh 1B ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp phin lọc tinh 1B OK.
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1A được chọn từ PCR.
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1B được chọn từ PCR.
- Trình tự khởi động hệ thống Clo hoá ở ATR.
- Trình tự khởi động bơm nước tuần hoàn 1A ở ATR.
- Hoặc, Trình tự khởi động bơm nước tuần hoàn 1B ở ATR.
- Hoặc, -Trình tự KĐ bơm nước tuần hoàn dự phòng P1 ở ATR.
- Mở van đổi hướng tới tổ máy 1.
- Van đầu ra bộ lọc bi 1A mở.
- Van đầu vào phin lọc tinh 1A mở.
- Van đầu ra bộ lọc bi 1B mở.
- Van đầu vào phin lọc tinh 1B mở.
6.2. Tiến hành tạo chân không hộp nước bình ngưng (từ DCS).
Các điều kiện cho phép khởi động bơm mồi chân không:
- Đưa van đầu ra bình chân không: 1VPS-MOV117 về chế độ tự động.
- Khởi động bơm mồi chân không hộp nước bình ngưng A: 0VPS-
P1A (từ FDT).
- Kiểm tra chân không trong bình chân không: 1VPS-PI100 (trên màn
hình).

54
- Mở các van mồi hộp nước bình ngưng: VACPOWBOX A&B,
VACPRWBOX A&B (từ FDT).
6.3. Chuẩn bị nạp nước hệ thống nước tuần hoàn:
- Mở van cách ly đầu vào phin lọc tinh A: 1CWS-MOV114A.
- Mở van cách ly đầu vào phin lọc tinh B: 1CWS-MOV114B.
- Mở van cách ly đầu ra bộ lọc bi A: 1CWS-MOV126A.
- Mở van cách ly đầu ra bộ lọc bi B: 1CWS-MOV126B.
6.4. Chọn bơm nước tuần hoàn A (1CWS-P1A) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để làm việc (từ DCS).
Chọn bơm dầu bôi trơn 2A (1CWS-P2A) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để làm việc.
Chọn bơm dầu bôi trơn 3A (1CWS-P3A) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để dự phòng.
Đưa van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn A: 1CWS-HYV106A về chế độ
tự động.
Đưa phin lọc tinh 1A,1B về chế độ tự động.
Khởi động trình tự hệ thống nước tuần hoàn 1CWS-SQ03
Kiểm tra trình tự khởi động nhóm bơm nước tuần hoàn A (xem sơ đồ
trình tự khởi động): 1CWS-SQ01 được khởi động và quan sát như sau:
- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn (1CWS-P2A) đã được khởi động.
- Kiểm tra quạt hút khí bể dầu (1CWS-P4A) đã được khởi động.
- Kiểm tra ống phun (1CWS-SY115A) được đặt ở vị trí nhỏ nhất.
- Kiểm tra van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn (1CWS-HYV106A) bắt
đầu mở.
- Kiểm tra rằng khi van đầu đẩy mở > 10% sau một thời gian trễ bơm
nước tuần hoàn A: 1CWS-P1A được khởi động.
- Kiểm tra rằng trình tự khởi động nhóm bơm nước tuần hoàn A:
1CWS-SQ01 đã hoàn thành.
- Kiểm tra rằng hệ thống rửa lưới được chọn vào vị trí tự động.
6.5. Chọn bơm nước tuần hoàn B (1CWS-P1B) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để làm việc (từ DCS).
Chọn bơm dầu bôi trơn 2B (1CWS-P2B) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để làm việc.
Chọn bơm dầu bôi trơn 3B (1CWS-P3B) ở chế độ tự động và kiểm tra
rằng nó được lựa chọn để dự phòng.
55
Đưa van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn B: 1CWS-HYV106B về chế độ
tự động.
Trình tự khởi động nhóm bơm nước tuần hoàn B (xem sơ đồ trang
bên): 1CWS-SQ02 và quan sát như sau:
- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn (1CWS-P2B) đã được khởi động.
- Kiểm tra bộ tách ẩm (1CWS-P4B) đã được khởi động.
- Kiểm tra ống phun (1CWS-SY115B) được đặt ở vị trí nhỏ nhất.
- Kiểm tra van đầu đẩy bơm nước tuần hoàn (1CWS-HYV106B) bắt
đầu mở.
- Kiểm tra rằng khi van đầu đẩy mở > 10% sau một thời gian trễ bơm
nước tuần hoàn B: 1CWS-P1B được khởi động.
- Kiểm tra rằng trình tự khởi động nhóm bơm nước tuần hoàn B:
1CWS-SQ02 đã hoàn thành.
6.6. Đưa hệ thống vệ sinh ống bình ngưng vào chế độ tự động (từ DCS).
(Trình tự khởi động hệ thống vệ sinh ống bình ngưng: Tham khảo trên
DCS).
6.7. Mở các van đầu vào/ra bình trao đổi nhiệt nước làm mát tự dùng phần
nước thô: 1MWS-V1, 1MWS-V3.
6.8. Chọn bơm tăng áp nước thô A: 1MWS-P1A ở chế độ tự động (từ DCS).
Khởi động bơm tăng áp nước thô A: 1MWS-P1A.
Chọn bơm tăng áp nước thô B: 1MWS-P1A ở chế độ tự động liên
động.
6.9. Kiểm tra để chắc chắn rằng bơm nước tuần hoàn đang làm việc bình
thường:
- Cường độ dòng điện động cơ không vượt quá giá trị định mức 128A.
- Áp suất đầu đẩy bơm nước tuần hoàn nằm trong giới hạn cho phép
3,5 bar.
- Áp suất đầu đẩy bơm dầu nằm trong giới hạn cho phép 2-4 bar.
- Độ chênh áp suất dầu qua phin lọc < 0,3 bar.
- Nhiệt độ dầu sau bình mát dầu < 45 oC.
- Nhiệt độ dầu sau ống phun <100 oC.
- Không có tiếng kêu gõ bất bình thường trong thân bơm và động cơ
điện, bơm không bị rung, độ rung <150 m.
- Nhiệt độ gối đỡ nằm trong giới hạn cho phép < 95 oC.
- Mức dầu trong bể dầu nằm giữa vạch min và max.

56
- Không có rò rỉ qua mặt bích, tét chèn ty van, trục bơm...
6.10. Đặt bơm nước tuần hoàn dự phòng chung 0CWS-P1 về chế độ tự động
liên động (từ DCS).
(Trình tự khởi động và ngừng tự động: xem sơ đồ)

VII. NGỪNG HỆ THỐNG NƯỚC TUẦN HOÀN


KHI NGỪNG KHỐI

7.1. Các điều kiện cho phép ngừng hệ thống nước tuần hoàn:
- Hệ thống nước tuần hoàn chỉ được phép ngừng sau khi ngừng tổ
máy.
- Van đầu ra bình chân không 1 ở vị AUTO.
- Hệ thống lưới quay ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp lưới quay OK.
- Phin lọc tinh 1A ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp phin lọc tinh 1A OK.
- Phin lọc tinh 1B ở chế độ điều khiển DCS.
- Ngừng khẩn cấp phin lọc tinh 1B OK.
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1A chọn AUTO.
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1B chọn AUTO.
- Trình tự ngừng hệ thống Clo ở ATR.
- Trình tự ngừng bơm nước tuần hoàn 1A ở ATR.
- Trình tự ngừng bơm nước tuần hoàn 1B ở ATR.
- Trình tự ngừng bơm nước tuần hoàn 1 ở ATR.
- Trình tự ngừng hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1A ở ATR.
- Trình tự ngừng hệ thống làm sạch ống bình ngưng 1B ở ATR.

7.2. Trình tự ngừng hệ thống nước tuần hoàn trên DCS


- Ngừng hệ thống vệ sinh ống bình ngưng 1A.
- Ngừng hệ thống vệ sinh ống bình ngưng 1B.
- Ngừng hệ thống Clo hoá.

57
- Ngừng nhóm bơm nước tuần hoàn 1A.
- Ngừng nhóm bơm nước tuần hoàn 1B.
- Ngừng nhóm bơm nước tuần hoàn 1 (nếu đang chạy).
- Đóng van đầu ra bình chân không.
- Ngừng hệ thống mồi chân không.
- Đưa phin lọc tinh 1A về chế độ dự phòng Ngừng phin lọc tinh 1A.
- Đưa phin lọc tinh 1B về chế độ dự phòng Ngừng phin lọc tinh 1B.
- Đưa hệ thống lưới quay về chế độ dự phòngNgừng hệ thống lưới
quay.
Trình tự ngừng đã hoàn thành.
7.3. Ngừng hệ thống nước tuần hoàn để sửa chữa
Nếu ngừng hệ thống nước tuần hoàn của tổ máy để đưa ra sửa chữa thì
phải thao tác tiếp các mục sau:
- Cắt điện động cơ bơm nước tuần hoàn A, B. Treo biển cấm đóng
điện.
- Đóng chặt van đầu đẩy của bơm ngừng.
- Đóng cánh phai đầu hút của bơm ngừng.
- Đóng các van phun Clo.
- Cắt điện động cơ lưới quay.
- Đóng van nước rửa lưới.
- Cắt điện các bơm dầu, bơm bi, các mô tơ phin lọc tinh, bộ lọc bi.
- Đóng và cắt điện van đầu vào/ra bình ngưng.
- Tiến hành bơm xả cạn đường ống nếu cần.

58
HỆ THỐNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP.

I. TỔNG QUAN

1.1. Nhóm các bình gia nhiệt hạ áp trong sơ đồ khối bao gồm các bình gia
nhiệt hạ áp 1, 2, 3 do hãng Holtec International chế tạo, dùng để sấy nóng liên
tiếp nước ngưng sau bình ngưng từ nhiệt độ 44 oC đến 143 oC.
1.2. Hơi sấy cấp cho các bình gia nhiệt hạ áp được lấy từ các cửa trích của tua
bin hạ áp.
- Bình gia nhiệt hạ áp số 3 lấy hơi sấy từ 2 cửa trích số 1 của Tua bin
hạ áp.
- Bình gia nhiệt hạ áp số 2 lấy hơi sấy từ 2 cửa trích số 2 của Tua bin
hạ áp.
- Bình gia nhiệt hạ áp số 1 được đặt trong cổ bình ngưng lấy hơi từ 4
cửa trích riêng rẽ có áp suất thấp nhất của tua bin hạ áp.
1.3. Mã hiệu của các bình gia nhiệt hạ áp 1,2,3 là CNM-E1,2,3. Chúng có kết
cấu tương đối giống nhau và chỉ khác nhau ở điều kiện làm việc.
1.4. Để làm việc an toàn và không có sự cố xảy ra, các bình gia nhiệt hạ áp
được trang bị các thiết bị điều khiển, bảo vệ để tránh tăng mức nước trong
thân bình, tránh tăng áp lực nước trong hệ thống ống và tăng áp suất trong
thân bình gia nhiệt.

II. MÔ TẢ CHUNG VỀ CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP

2.1. Các bình gia nhiệt hạ áp thiết kế kiểu ống chữ U đặt nằm ngang, có một
đầu hình elip được hàn với thân bình và một đầu phẳng có lỗ cửa người chui
được bắt bằng bu lông để phục vụ cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các bình
gia nhiệt.
2.2. Hơi sấy được đưa vào phần trên của bình gia nhiệt và hơi bao bọc xung
quanh các ống chữ U.
2.3. Thân bình gia nhiệt hạ áp được chế tạo bằng phương pháp hàn.
2.4. Phần đầu phẳng bằng thép được hàn với mặt sàng bằng thép, ở bên trong
có vách ngăn để ngăn cách giữa nước ngưng đầu vào và đầu ra.

59
2.5. Phần thân bình gia nhiệt hạ áp và phần đầu phẳng được nối với nhau
bằng phương pháp hàn.
2.6. Trên thân các bình gia nhiệt hạ áp có bố trí các đường rút khí, xả đọng,
các van an toàn, các điểm lắp thiết bị đo lường, điều khiển...
2.7. Các ống của bình gia nhiệt hạ áp được lắp vào mặt sàng bằng phương
pháp núc thuỷ lực. Dọc theo chiều dài toàn bộ chùm ống có các tấm đỡ ống
và vách ngăn để đỡ chùm ống và dẫn hướng dòng hơi ngoặt 90o.
2.8. Các bình gia nhiệt hạ áp còn bố trí các tấm chống va đập bằng thép
không gỉ để tránh va đập trực tiếp của nước và hơi lên các ống, đề phòng mài
mòn. Các tấm này được đặt trước mỗi vòi phun hơi và đường xả đọng vào
thân bình gia nhiệt.
2.9. Các bình gia nhiệt hạ áp có một giá đỡ cố định và một giá đỡ trượt (kiểu
tấm trượt) lắp trên phần thân để cho phép giãn nở thân bình và tháo lắp khi
lắp đặt và sửa chữa.
2.10. Bình gia nhiệt hạ áp số 3 có đường xả nước đọng sang bình gia nhiệt
hạ áp số 2, bình gia nhiệt hạ áp số 2 có đường xả đọng sang bình làm mát
nước đọng. Ngoài ra, các bình gia nhiệt hạ áp 2,3 còn bố trí các đường xả
đọng sự cố trực tiếp về bình ngưng khi mức nước cao xuất hiện trong thân
bình. Riêng bình gia nhiệt hạ áp số 1 chỉ có một đường xả nước đọng trực tiếp
về bình ngưng qua một vòng chèn.
2.11. Mỗi bình gia nhiệt hạ áp được bố trí các van cách ly đầu vào và ra
phần nước ngưng và van đi tắt qua nó. Các bình gia nhiệt hạ áp cho phép đi
tắt qua 100% lưu lượng nước ngưng khi bình gia nhiệt được tách ra.
2.12. Bình gia nhiệt hạ áp số 1:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước ngưng sau bình làm mát nước đọng.
- Bốn đường hơi trích từ tua bin hạ áp.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước ngưng đi ra (vào bình gia nhiệt hạ áp số 2).
- Đường xả nước đọng tới bình ngưng.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
2.13. Bình gia nhiệt hạ áp số 2:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước ngưng ra khỏi bình gia nhiệt áp số 1.

60
- Đường hơi sấy từ cửa trích số 2 tua bin hạ áp.
- Đường nước đọng từ bình gia nhiệt hạ áp số 3.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước ngưng đi ra (vào bình gia nhiệt hạ áp số 3).
- Đường xả nước đọng tới bình ngưng.
- Đường xả nước đọng tới bình làm mát nước đọng.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
- Đường xả van an toàn (khi van tác động).
2.14. Bình gia nhiệt cao áp số 3:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước ngưng ra khỏi bình gia nhiệt hạ áp số 2.
- Đường hơi sấy từ cửa trích số 1 tua bin hạ áp.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước ngưng đi ra tới bình khử khí.
- Đường xả nước đọng tới bình ngưng.
- Đường xả nước đọng tới bình gia nhiệt hạ áp số 2.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
- Đường xả van an toàn (khi van tác động).
2.15. Các thông số kỹ thuật chính:
GNH số GNH số GNH số
Stt Nội dung Đơn vị
1 2 3

1 Lưu lượng hơi. kg/s 13,3 6,744 13,3

2 Lưu lượng nước ngưng kg/s 196,44 196,44 196,44

3 Áp suất hơi vận hành kg/cm2 0,6 1,273 4,35


o
4 Nhiệt độ hơi C 84,5 124 244,6

5 Áp suất nước ngưng kg/cm2

61
GNH số GNH số GNH số
Stt Nội dung Đơn vị
1 2 3
o
6 Nhiệt độ nước ngưng vào C 43,9 82,6 103,2
o
7 Nhiệt độ nước ngưng ra C 82,6 103,2 143,1

8 Bề mặt hiệu dụng m2 560 369.2 491

9 Áp suất thiết kế phần vỏ kg/cm2 3,52 3,52 5,3

10 Áp suất thiết kế phần ống kg/cm2 37 37 37

11 Áp suất thử phần vỏ kg/cm2 5,28 5,28 7,95

12 Áp suất thử phần ống kg/cm2 55,5 55,5 55,5


o
13 Nhiệt độ thiết kế phần ống C 274 274 285
o
14 Nhiệt độ thiết kế phần vỏ C 149 149 185

15 Số lượng ống ống 486 486 486

16 Đường kính ngoài ống mm 15,875 15,875 15,875

17 Độ dày ống mm 0,889 0,889 0,889

18 Chiều dài ống mm 10,97 9,114 10,97

19 Bước ống mm 20,63 20,63 20,63

20 Đường kính vỏ trong mm 1048 1048 1048

21 Đường kính vỏ ngoài max mm 1067 1067 1067

22 Độ dày vỏ mm 12,7 12,7 12,7

23 Trọng lượng vận hành. kg 15.855 14.949 16.308

24 Trọng lượng chùm ống kg 9.100 8.750 9.125

Áp suất đặt van an toàn phần


25 kg/cm2 37 37 37
ống

Áp suất đặt van an toàn phần


26 kg/cm2 3,52 5,3
vỏ.

62
THAM KHẢO CÁC BẢN VẼ P&ID:
- PL2-BP-SW-A0-J-100021-B.
- PL2-BP-SW-A0-J- 000044-1.
- PL2-BP-SW-A0-J-100049-B.
- PL2-BP-SW-A0-J-100050-B.
- PL2-BP-SW-A0-J-100053-B.

III. CÁC BẢO VỆ, LIÊN ĐỘNG VÀ TÍN HIỆU


CỦA CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP.

3.1. Các bình gia nhiệt hạ áp được trang bị các thiết bị đo lường sau:
- Nhiệt độ, áp suất nước ngưng sau bình gia nhiệt hạ áp số 3.
- Nhiệt độ nước ngưng vào/ra mỗi bình gia nhiệt hạ áp.
- Nhiệt độ, áp suất hơi sấy.
- Nhiệt độ, mức nước đọng.
- Độ mở van hơi sấy và van xả đọng.
3.2. Bình gia nhiệt hạ áp số 2 và 3 được trang bị thiết bị điều chỉnh tự động
mức nước đọng trong thân bình. Thiết bị duy trì mức nước bình thường là....
mm, đồng thời xả nước đọng từ bình gia nhiệt hạ áp số 3 sang bình gia nhiệt
hạ áp số 2 (qua van HDL-LV100-A) rồi sang bình làm mát nước đọng. Đối
với bình gia nhiệt hạ áp số 1 không có bộ điều chỉnh mức nước đọng.
3.3. Các đường xả bình thường và sự cố của các bình gia nhiệt hạ áp 2, 3
được trang bị các van điều chỉnh vận hành bằng mô tơ mà chúng hoạt động
dựa vào các tín hiệu từ các bộ chuyển đổi mức dư trên mỗi bình gia nhiệt.
Van điều chỉnh mức bình thường là kiểu điều khiển tích phân tỷ lệ, còn van
xả đọng sự cố là kiểu điều khiển tỷ lệ.
3.4. Bình gia nhiệt hạ áp số 1 không có đường xả bình thường mà nó xả nước
đọng trực tiếp về bình ngưng qua một vòng chèn.
3.5. Bảo vệ mức nước cao:
Khi xuất hiện mức nước đọng cao.... mm trong bình gia nhiệt hạ áp số 2
hoặc 3, các van xả đọng sự cố (HDL-LV107B hoặc HDL-LV100B) sẽ tự
động mở để đưa nước đọng trực tiếp về bình ngưng cho đến khi mức nước trở
lại bình thường [trong trường hợp này các van nước đọng dồn cấp giữa các
bình (HDL-LV107A hoặc HDL-LV100A) ở vị trí mở hoàn toàn].

63
3.6. Bảo vệ mức nước cao/cao:
Khi xuất hiện mức nước đọng cao/cao.... mm trong các bình gia nhiệt
hạ áp 2 hoặc 3, các van xả đọng sự cố (HDL-LV107B hoặc HDL-LV100B)
sẽ mở hoàn toàn bằng mạch liên động trực tiếp và bình gia nhiệt được tự động
tách ra:
- Đóng các van hơi trích (van chặn và van 1 chiều) vào bình gia nhiệt
hạ áp số 2 hoặc 3: ESS-NRV138A&B, ESS-MOV137 hoặc ESS-
NRV-131A&B, ESS-MOV130.
- Mở các van xả đường hơi trích tới bình gia nhiệt hạ áp 2 hoặc 3:
ESS-AOV158A&B hoặc ESS-AOV156A&B.
- Mở van đi tắt nước ngưng của bình gia nhiệt hạ áp 2 hoặc 3: CNM-
MOV 199 hoặc CNM-MOV 202.
- Đóng các van đầu vào/ ra nước ngưng của bình gia nhiệt hạ áp 2
hoặc 3: CNM-MOV198, CNM-MOV200 hoặc CNM-MOV201,
CNM-MOV203.
- Đóng van xả đọng từ bình gia nhiệt hạ áp số 3 sang 2 (HDL-
LV100A) khi xuất hiện mức cao/cao trong bình gia nhiệt hạ áp số 2.
Khi xuất hiện mức nước cao/cao... mm trong các bình gia nhiệt hạ áp số
1, nó sẽ được tự động tách ra phần nước ngưng: mở van đi tắt nước ngưng
(CNM-MOV180), đóng các van đầu vào/ra nước ngưng (CNM-MOV179,
CNM-MOV181) (không tách phần hơi).
3.7. Bảo vệ áp lực cao trong thân bình gia nhiệt hạ áp được trang bị các van
an toàn đặt ở phần trên của thân bình (riêng bình gia nhiệt hạ áp số 1 không
có van an toàn phần vỏ). Các van được chỉnh định để tác động ở trị số: đối với
các bình gia nhiệt hạ áp số 2, 3 là 3,52 và 5,3 kg/cm2.
3.8. Bảo vệ áp lực cao trong hệ thống ống của các bình gia nhiệt hạ áp được
trang bị các van an toàn đặt ở đường nước ngưng đầu ra với trị số tác động
được đặt giống nhau 37 kg/cm2.
3.9. Các tín hiệu báo động nhấp nháy trên màn hình và bàn phím (kèm theo
âm thanh) ở phòng điều khiển trung tâm khi xuất hiện mức cao, cao/cao trong
thân bình.

IV. KHỞI ĐỘNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP


KHI KHỞI ĐỘNG KHỐI.

4.1. Kiểm tra tất cả các thiết bị chính phụ của hệ thống gia nhiệt hạ áp để
khẳng định chắc chắn rằng chúng đã đủ điều kiện sẵn sàng làm việc.
64
- Đóng điện các van chặn, van điều chỉnh, các bộ điều chỉnh nước
đọng, các thiết bị C & I...
- Kiểm tra sự làm việc tốt của các bộ điều chỉnh xả đọng (tham khảo
chỉ dẫn về các bộ điều chỉnh).
- Kiểm tra, thử nghiệm các bảo vệ, liên động, tín hiệu của các bình gia
nhiệt hạ áp để khẳng định chắc chắn rằng chúng làm việc tốt... (có
chương trình riêng trong phần C & I).
4.2. Sau khi bơm nước ngưng làm việc liên tục, mở các van thoát khí trên
không gian nước và hơi của các bình gia nhiệt hạ áp tương ứng. Đồng thời
đóng các van xả đáy phần hơi và nước của chúng lại (thao tác bằng tay).
4.3. Bắt đầu nạp nước vào từng bình gia nhiệt hạ áp lần lượt từ 1 -2 -3 bằng
cách mở từ từ van đầu vào nước ngưng của mỗi bình gia nhiệt: CNM-
MOV179, CNM-MOV198, CNM-MOV201. (điều khiển bởi DCS).
4.4. Khi đẩy hết không khí ra khỏi hệ thống ống của các bình gia nhiệt hạ áp
thì đóng các van thoát khí phần ống lại (thao tác bằng tay).
4.5. Nếu cần thiết phải thử độ kín phần ống của bình gia nhiệt hạ áp. Trong
trường hợp phát hiện rò rỉ hệ thống ống thì phải dừng thao tác khởi động các
bình gia nhiệt hạ áp và báo cáo lãnh đạo phân xưởng biết để có biện pháp
khắc phục.
4.6. Tiếp tục khởi động lưu lượng nước ngưng qua các bình gia nhiệt hạ áp
bằng cách mở từ từ van đầu ra nước ngưng: CNM-MOV181, CNM-
MOV200, CNM-MOV203 (điều khiển bởi DCS).
4.7. Đóng van tắt các bình gia nhiệt hạ áp phần nước ngưng: CNM-
MOV180, CNM-MOV199, CNM-MOV202 (điều khiển bởi DCS).
4.8. Kiểm tra độ mở các van xả trên đường hơi trích tới bình gia nhiệt hạ áp 2,
3: ESS-AOV158A&B và ESS-AOV156A&B (trên màn hình hoặc tại chỗ).
4.9. Mở các van chặn đầu ra các đường xả đọng của các bình gia nhiệt hạ áp
2, 3 (điều khiển bởi DCS):
- Đặt van xả đọng bình làm mát nước đọng về bình ngưng ở chế độ tự
động: HDL-LV107A.
- Đặt các van xả đọng sự cố bình gia nhiệt hạ áp 2,3 về bình ngưng ở
chế độ tự động: HDL-LV107B, HDL-LV100B.
- Đặt van xả đọng từ bình gia nhiệt hạ áp số 3 tới bình gia nhiệt hạ áp
số 2 ở chế độ tự động: HDL-LV100A.
4.10. Khi công suất của tua bin đạt tới.....MW, thì bắt đầu lần lượt nạp hơi
vào thân các bình gia nhiệt hạ áp số 2, 3 để sấy bằng cách mở từ từ các van
hơi đầu vào bình gia nhiệt: ESS-MOV137, ESS-MOV130 (điều khiển bởi
DCS).
65
4.11. Đưa các bộ điều chỉnh mức nước đọng của bình gia nhiệt hạ áp 2,3 vào
làm việc (từ DCS).
4.12. Khi xuất hiện dòng hơi đậm đặc thoát ra từ đường thoát khí phần vỏ,
hãy đóng các van thoát khí này lại (thao tác bằng tay).
4.13. Mở các đường rút khí vận hành phần vỏ tới bình ngưng kể cả van tắt
(thao tác bằng tay).
4.14. Sau khi các bình gia nhiệt hạ áp đạt tới nhiệt độ vận hành, đóng van tắt
đường thoát khí vận hành lại (thao tác bằng tay). Kiểm tra để chắc chắn rằng
các tấm lỗ thoát khí vận hành làm việc tốt để thoát các khí không ngưng về
bình ngưng.
4.15. Kiểm tra độ mở hoàn toàn của các van hơi và van một chiều của các
đường hơi trích tới các bình gia nhiệt hạ áp 2,3: ESS-MOV137, ESS-
NRV138A&B và ESS-MOV130, ESS-NRV131A&B (trên màn hình hoặc
tại chỗ).
4.16. Kiểm tra việc đóng các van xả trên các đường hơi trích tới bình gia
nhiệt hạ áp 2,3: ESS-AOV158A&B và ESS-AOV156A&B (trên màn hình
hoặc tại chỗ).
4.17. Trong quá trình tăng tải tua bin, theo dõi sự làm việc của bộ điều chỉnh
mức nước đọng và độ sấy nóng nước ngưng trong các bình gia nhiệt (trên
màn hình).
4.18. Khi các bình gia nhiệt hạ áp đạt tới nhiệt độ vận hành và sau khi nó ổn
định tại nhiệt độ vận hành, hãy kiểm tra chân giá đỡ để chắc chắn rằng chúng
không bị kẹt và tự do giãn nở (tại chỗ).
4.19. Trình tự khởi động tự động các bình gia nhiệt hạ áp từ DCS ở phòng
điều khiển trung tâm theo các bước sau: (minh hoạ cho bình gia nhiệt hạ áp
E2)

V. TRÔNG COI CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP


KHI ĐANG LÀM VIỆC

5.1. Các bình gia nhiệt hạ áp sẽ đảm bảo hiệu suất khi nhiệt độ vận hành của
hơi, nước và mức nước đọng được duy trì theo thiết kế, đồng thời các đường
thoát khí không ngưng phải làm việc tốt.
5.2. Theo dõi sự làm việc bình thường của ống thuỷ tại chỗ, phải có đủ ánh
sáng.
5.3. Duy trì mức nước đọng ổn định trong các bình gia nhiệt hạ áp 2,3: ...
mm.
66
(Theo dõi trên màn hình).
5.4. Kiểm tra sự làm việc của các bộ điều chỉnh mức nước, khi cần phải gọi
trực ban C & I đến xem xét.
5.5. Đảm bảo đúng sơ đồ thoát nước đọng từ bình gia nhiệt hạ áp số 3 tới 2
sang bình làm mát nước đọng rồi về bình ngưng (sơ đồ trên màn hình).
5.6. Mỗi khi đưa các bình gia nhiệt hạ áp vào làm việc phải tiến hành thử các
bảo vệ, liên động, tín hiệu nhằm xác định độ tin cậy, đúng đắn và thời gian tác
động của bảo vệ (có chương trình riêng trong phần C&I).
5.7. Các van an toàn của phần ống và phần vỏ phải được kiểm tra định kỳ
theo lịch.
5.8. Kiểm tra độ sấy nóng nước ngưng trong các bình gia nhiệt hạ áp (trên
màn hình). Nhiệt độ nước ngưng ra khỏi bình gia nhiệt hạ áp số 3 phải đạt
143 oC ở 100% tải (300 MW).
5.9. Khi nước ngưng không đạt được nhiệt độ yêu cầu phải kiểm tra:
- Mức nước đọng và áp suất hơi trong các bình gia nhiệt hạ áp 2, 3
(trên màn hình hoặc tại chỗ).
- Độ mở của các van hơi trích tới bình gia nhiệt hạ áp 2,3: ESS-
MOV137, ESS-MOV130 (trên màn hình hoặc tại chỗ).
- Độ mở của các đường rút khí của các bình gia nhiệt hạ áp tới bình
ngưng (tại chỗ).
- Độ đóng kín của các van tắt bình gia nhiệt hạ áp 1, 2, 3: CNM-
MOV180, CNM-MOV199, CNM-MOV202 (trên màn hình hoặc
tại chỗ).
5.10. Khi mức nước ở một trong các bình gia nhiệt hạ áp tăng quá mức bình
thường phải kiểm tra:
- Sự làm việc của các bộ điều chỉnh xả đọng (vận hành không đúng
hoặc bị hư hỏng), do nhân viên vận hành C&I thực hiện.
- Trạng thái làm việc của các van điều chỉnh mức nước (trên màn hình
hoặc tại chỗ).
- Độ chênh áp suất giữa các đường hơi trích trong bình gia nhiệt 3,2 (
độ mở các van hơi của các đường hơi trích...) (trên màn hình).
- So sánh mức nước (trên màn hình) với ống thuỷ tại chỗ.
Phải có các biện pháp khắc phục các khuyết tật đã phát hiện được để
giảm mức nước đọng trong thân bình gia nhiệt.
5.11. Phải tách các bình gia nhiệt hạ áp trong các trường hợp sau:
- Khi thấy rõ ràng có rò rỉ của hệ thống ống trong các bình gia nhiệt.

67
- Khi có thuỷ kích trong thân các bình gia nhiệt hạ áp, trong các
đường ống dẫn hơi, trong các đường xả đọng mà không thể khắc
phục được.
- Khi bị xì hơi ở các mặt bích của các đường ống hơi.
- Khi xuất hiện các vết nứt trên thân bình, trên các đường nước ngưng,
đường hơi, đường nước đọng của các bình gia nhiệt.
- Khi các bảo vệ của các bình gia nhiệt hạ áp mất khả năng làm việc
kể cả các van an toàn.
Chú ý: Khi tách một hoặc vài bình gia nhiệt hạ áp, phải giảm áp lực
bình khử khí, đồng thời phải giảm phụ tải lò hơi, tua bin tương ứng theo
chỉ dẫn của nhà chế tạo, để tránh thuỷ kích bình khử khí do nhiệt độ nước
ngưng thấp.
5.12. Trong suốt quá trình khởi động hoặc vận hành bình thường nếu phát
hiện ra rằng các tấm lỗ thoát khí bị lệch, đường ống và lỗ bị tắc, lỗ bị ăn mòn
hoặc các hư hỏng khác, phương pháp tạm thời sau đây có thể được thực hiện
để tạo ra sự vận hành ổn định cho đến khi nó được sửa chữa hoặc thay thế:
mở van tắt tấm lỗ để cho phép hơi thoát ra từ đường thoát khí tới bình ngưng.
5.13. Vỏ các bình gia nhiệt hạ áp, các đường ống dẫn, các mối nối, các van
của chúng được bọc bảo ôn. Những chỗ bảo ôn bị hư hại phải kịp thời khắc
phục ngay.
5.14. Các sàn thao tác của các bình gia nhiệt hạ áp phải sạch sẽ khô ráo,
không bị các tạp vật cản trở, phải đầy đủ ánh sáng.

VI. NGỪNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT HẠ ÁP


KHI NGỪNG KHỐI.

6.1. Ngay trước lúc dừng tua bin thì phải tách các bình gia nhiệt hạ áp theo
đường hơi. Đóng từ từ van hơi đầu vào bình gia nhiệt hạ áp 2, 3: ESS-
MOV137, ESS-MOV130 (điều khiển bởi DCS).
6.2. Khi các van hơi được đóng, đóng các van rút khí của các bình gia nhiệt
hạ áp tới bình ngưng (thao tác bằng tay).
6.3. Đóng các van đầu ra đường xả đọng của các bình gia nhiệt hạ áp (điều
khiển bởi DCS).
6.4. Ngừng các bộ điều chỉnh xả đọng của các bình gia nhiệt hạ áp 2, 3 (điều
khiển bởi DCS).

68
6.5. Sau khi ngừng các bơm nước ngưng, đóng van đầu vào và đầu ra nước
ngưng của các bình gia nhiệt 1,2,3: CNM-MOV179/181; CNM-
MOV198/200; CNM-MOV201/203 (điều khiển bởi DCS).
6.6. Mở xả đường thoát khí từ thân bình, nếu cần (thao tác bằng tay).
6.7. Mở xả nước ngưng thân bình, nếu cần (thao tác bằng tay).
6.8. Nếu chu kỳ ngừng kéo dài thì phần vỏ và ống phải được bảo vệ:
- Phần vỏ được nạp khí ni tơ khô.
- Phần ống, khi thiết bị đang giảm tải, tăng nồng độ hydrazin trong các
bình gia nhiệt cao áp tới 200 PPM (0,2 mg/kg) và điều chỉnh độ
pH=10 bằng cách bổ xung thêm amoniac.
6.9. Trình tự ngừng tự động các bình gia nhiệt hạ áp từ DCS ở phòng điều
khiển trung tâm theo các bước sau: (minh hoạ cho bình gia nhiệt hạ áp E2).

69
HỆ THỐNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP.

I. TỔNG QUAN

1.1. Nhóm các bình gia nhiệt cao áp trong sơ đồ khối bao gồm các bình gia
nhiệt cao áp 5, 6, 7 do hãng Foster Wheeler - Canada chế tạo, dùng để sấy
nóng liên tiếp nước cấp sau bình khử khí từ nhiệt độ 172 oC đến 273 oC.
1.2. Hơi sấy cấp cho bình gia nhiệt cao áp số 6 được lấy từ hệ thống tái nhiệt
lạnh (đầu ra của Tua bin cao áp). Bình gia nhiệt cao áp số 7 lấy hơi sấy từ cửa
trích số 1 của Tua bin trung áp, hơi trích này tiếp tục cấp cho bình gia nhiệt
cao áp số 5 sau khi ra khỏi bình gia nhiệt cao áp số 7.
1.3. Mã hiệu của các bình gia nhiệt cao áp 5, 6, 7 là FWS-E5, FWS-E6 và
FWS-DESH 1. Chúng có kết cấu tương đối giống nhau và chỉ khác nhau ở
điều kiện làm việc của phần hơi (đối với bình gia nhiệt cao áp số 7).
1.4. Để làm việc an toàn và không có sự cố xảy ra, các bình gia nhiệt cao áp
được trang bị các thiết bị điều khiển, bảo vệ để tránh tăng mức nước trong
thân bình, tránh tăng áp lực nước trong hệ thống ống và tăng áp suất trong
thân bình gia nhiệt.

II. MÔ TẢ CHUNG VỀ CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP

2.1. Các bình gia nhiệt cao áp thiết kế kiểu ống chữ U đặt nằm ngang, có một
đầu hình bán cầu được hàn với mặt sàng và một đầu hình elip. Các bình gia
nhiệt cao áp có bố trí lỗ cửa người chui được bắt bu lông bên ngoài phần đầu
hình bán cầu để phục vụ cho việc kiểm tra và bảo dưỡng các bình gia nhiệt.
2.2. Các bình gia nhiệt cao áp số 5, 6 có 3 vùng chính: vùng giảm nhiệt, vùng
ngưng hơi và vùng làm mát nước đọng. Vùng giảm nhiệt là vùng tại đầu vào
của dòng hơi, tiếp theo là vùng ngưng hơi và vùng làm mát nước đọng là phần
dưới cùng của thân bình gia nhiệt có chứa nước đọng.
2.3. Bình gia nhiệt cao áp số 7 chỉ có vùng giảm nhiệt, hơi trích qua bình gia
nhiệt này chỉ giảm nhiệt độ mà không ngưng, nghĩa là không có nước đọng
trong thân bình trong khi vận hành bình thường.
2.4. Nước cấp lần lượt đi qua các vùng này của hệ thống ống: vùng làm mát
nước đọng, vùng ngưng hơi và vùng giảm nhiệt.

70
2.5. Hơi sấy được đưa vào phần trên của bình gia nhiệt (đối với bình gia nhiệt
cao áp số 7, hơi sấy được đưa vào bên sườn của thân bình) và hơi bao bọc
xung quanh các ống chữ U.
2.6. Thân bình gia nhiệt cao áp được chế tạo bằng phương pháp hàn.
2.7. Phần đầu chỏm cầu gồm đầu hình bán cầu bằng thép được hàn với mặt
sàng bằng thép (chế tạo bằng phương pháp rèn), ở bên trong có vách ngăn để
ngăn cách giữa nước cấp đầu vào và đầu ra.
2.8. Phần thân bình gia nhiệt cao áp và phần chỏm cầu được nối với nhau
bằng phương pháp hàn.
2.9. Trên thân các bình gia nhiệt cao áp có bố trí các đường rút khí, xả đọng,
các van an toàn, các điểm lắp thiết bị đo lường điều khiển...
2.10. Các ống của bình gia nhiệt cao áp được lắp vào mặt sàng bằng phương
pháp núc thuỷ lực. Dọc theo chiều dài toàn bộ chùm ống có các tấm đỡ ống
và vách ngăn để đỡ chùm ống và dẫn hướng dòng hơi ngoặt 90o.
2.11. Các bình gia nhiệt cao áp còn bố trí các tấm chống va đập bằng thép
không gỉ để tránh va đập trực tiếp của nước và hơi lên các ống, đề phòng mài
mòn. Các tấm này được đặt trước mỗi vòi phun hơi và đường xả đọng vào
thân bình gia nhiệt.
2.12. Các bình gia nhiệt cao áp có một giá đỡ cố định được lắp tại phần
chỏm cầu và một giá đỡ trượt (kiểu con lăn) lắp trên phần thân để cho phép
giãn nở thân bình và tháo lắp khi lắp đặt và sửa chữa.
2.13. Bình gia nhiệt cao áp số 6 có đường xả nước đọng sang bình gia nhiệt
cao áp số 5, bình gia nhiệt cao áp số 5 có đường xả đọng lên bình khử khí.
Ngoài ra, các bình gia nhiệt cao áp 5, 6, 7 còn bố trí các đường xả đọng sự cố
trực tiếp về bình ngưng khi mức nước cao xuất hiện trong thân bình.
2.14. Mỗi bình gia nhiệt cao áp được bố trí các van cách ly đầu vào và ra
phần nước cấp và van đi tắt qua nó. Bình gia nhiệt cao áp số 5, 6 cho phép đi
tắt qua 100% lưu lượng nước cấp khi bình gia nhiệt được tách ra. Riêng bình
gia nhiệt cao áp số 7 khi làm việc bình thường cho qua khoảng 25% tổng lưu
lượng nước cấp, lượng nước cấp còn lại đi tắt qua bình gia nhiệt.
2.15. Bình gia nhiệt cao áp số 5:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước cấp từ đầu đẩy bơm nước cấp.
- Đường hơi từ bình gia nhiệt cao áp số 7.
- Đường xả nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 6.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước cấp đi ra (vào bình gia nhiệt cao áp số 6).

71
- Đường xả nước đọng tới bình khử khí.
- Đường xả nước đọng tới bình ngưng.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
- Đường xả van an toàn (khi van tác động).
2.16. Bình gia nhiệt cao áp số 6:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước cấp ra khỏi bình gia nhiệt cao áp số 5.
- Đường hơi sấy từ hệ thống tái nhiệt lạnh.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước cấp đi ra (vào bình gia nhiệt cao áp số 7).
- Đường xả nước đọng tới bình ngưng.
- Đường xả nước đọng tới bình gia nhiệt cao áp số 5.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
- Đường xả van an toàn (khi van tác động).
2.17. Bình gia nhiệt cao áp số 7:
Có các đường nước và hơi đi vào sau đây:
- Đường nước cấp ra khỏi bình gia nhiệt cao áp số 6.
- Đường hơi sấy từ cửa trích số 1 của tua bin trung áp.
Có các đường đi ra sau đây:
- Đường nước cấp đi ra (tới bộ hâm).
- Đường hơi tới bình gia nhiệt cao áp số 5.
- Đường xả sự cố tới bình ngưng.
- Đường rút khí tới bình ngưng.
- Đường thoát khí ra khí quyển.
- Đường xả cạn thân bình.
- Đường xả van an toàn (khi van tác động).
2.18. Các thông số kỹ thuật chính:

72
BGNC BGNC BGNC
Stt Nội dung Đơn vị
số 5 số 6 số 7

1 Lưu lượng hơi kg/s 17,61 20,87 17,65

2 Lưu lượng nước cấp kg/s 239,72 239,72 239,72

3 Áp suất hơi vận hành kg/cm2 20,02 42,94 20,64


0
4 Nhiệt độ hơi C 279,3 342 438,23

5 Áp suất nước cấp v/h kg/cm2 228 228 228


0
6 Nhiệt độ nước cấp vào C 172,22 212,56 253,39
0
7 Nhiệt độ nước cấp ra C 212,56 253,39 273,6

8 Tổng bề mặt hiệu dụng m2 1339,3 891,9 248,2

9 Diện tích vùng giảm nhiệt m2 105,3 83 248,2

10 Diện tích vùng ngưng hơi m2 1054,5 713 -

Diện tích vùng làm mát nước


11 m2 179,5 95,9 -
đọng

12 Áp suất thiết kế phần vỏ kg/cm2 25 53,1 25

13 Áp suất thiết kế phần ống kg/cm2 305 305 305

14 Áp suất thử phần vỏ kg/cm2 37,5 80 37,5

15 Áp suất thử phần ống kg/cm2 458 458 458


0
16 Nhiệt độ thiết kế phần vỏ C 250 294 475
0
17 Nhiệt độ thiết kế phần ống C 250 294 343

18 Số lượng ống ống 1194 1270 475

19 Đường kính ngoài ống mm 15,875 15,875 15,875

20 Độ dày ống mm 1,6764 1,6764 1,6764

21 Chiều dài ống m 11,24 7,65 5,09

22 Bước ống mm 21,43 21,43 26,987

73
BGNC BGNC BGNC
Stt Nội dung Đơn vị
số 5 số 6 số 7

23 Đường kính vỏ trong mm 1390 1397 1334

24 Đường kính vỏ ngoài max mm 1429 1467 1372

25 Độ dày vỏ mm 19,05 31,75 19,05

26 Trọng lượng Vận hành kg 46.161 38.850 22.799

27 Trọng lượng Vỏ kg 6.577 7.257 3.175

28 Trọng lượng Chùm ống kg 31.891 25.117 16.651

29 Áp suất đặt van an toàn Phần vỏ kg/cm2 25 53 25

Áp suất đặt van an toàn Phần


30 kg/cm2 305 305 305
ống

THAM KHẢO CÁC BẢN VẼ P&ID:


- PL2-BP-SW-A0-J-100020-B.
- PL2-BP-SW-A0-J-100035-B.
- PL2-BP-SW-A0-J 000041-1.

III. CÁC BẢO VỆ, LIÊN ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG TÍN HIỆU


CỦA CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP

3.1. Các bình gia nhiệt cao áp được trang bị các thiết bị đo lường sau:
- Nhiệt độ, áp suất nước cấp sau bình gia nhiệt cao áp số 7.
- Nhiệt độ nước cấp vào/ra mỗi bình gia nhiệt cao áp.
- Nhiệt độ áp suất hơi sấy.
- Nhiệt độ, mức nước đọng.
- Độ mở van hơi sấy và van xả đọng.
- Độ mở van nước cấp bình gia nhiệt cao áp số 7.
3.2. Bình gia nhiệt cao áp số 5 và 6 được trang bị thiết bị điều chỉnh tự động
mức nước đọng trong thân bình. Thiết bị duy trì mức nước bình thường (là....

74
mm), đồng thời xả nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 6 sang bình gia nhiệt
cao áp số 5 rồi lên bình khử khí (qua các van HDH-LV100A, HDH-
LV107A). Đối với bình gia nhiệt cao áp số 7 không có bộ điều chỉnh mức
nước đọng.
3.3. Các đường xả bình thường và sự cố của các bình gia nhiệt cao áp được
trang bị các van điều chỉnh vận hành bằng mô tơ mà chúng hoạt động dựa vào
các tín hiệu từ các bộ chuyển đổi mức dư trên mỗi bình gia nhiệt. Van điều
chỉnh mức bình thường là kiểu điều khiển tích phân tỷ lệ, còn van xả đọng sự
cố là kiểu điều khiển tỷ lệ.
3.4. Bình gia nhiệt cao áp số 7 không có đường xả bình thường (dồn cấp) vì
nó không có nước đọng trong vận hành bình thường. Tuy nhiên nó cũng có
một đường xả đọng sự cố để xả nước về bình ngưng khi phát hiện có mức
nước trong thân bình.
3.5. Bảo vệ mức nước cao:
Khi xuất hiện mức nước đọng cao:.... mm trong bình gia nhiệt cao áp số
5 hoặc 6 hoặc khi phát hiện có mức nước trong bình gia nhiệt cao áp số 7, các
van xả đọng sự cố (HDH-LV107B, HDH-LV100B, HDH-LV114) sẽ tự
động mở để đưa nước đọng trực tiếp về bình ngưng cho đến khi mức nước trở
lại bình thường (trong trường hợp này các van nước đọng dồn cấp giữa các
bình: HDH-LV107A, HDH-LV100A ở vị trí mở hoàn toàn).
3.6. Bảo vệ mức nước cao/cao:
Khi xuất hiện mức nước cao/cao:... mm trong các bình gia nhiệt cao áp
5, 6, 7, các van xả đọng sự cố (HDH-LV107B, HDH-LV100B, HDH-
LV114) sẽ mở hoàn toàn bằng mạch liên động trực tiếp và bình gia nhiệt
được tự động tách ra:
- Đóng các van hơi trích (van chặn và van 1 chiều) vào bình gia nhiệt
cao áp số 6, 7: ESS-MOV100; ESS-NRV108/169; ESS-MOV107.
- Mở các van xả đường hơi trích tới bình gia nhiệt cao áp 6, 7: ESS-
AOV150A/B; ESS-AOV152A/B.
- Mở van đi tắt nước cấp các bình gia nhiệt cao áp 5, 6, 7: FWS-
MOV151; FWS-MOV159; FWS-MOV190.
- Đóng các van đầu vào/ra nước cấp các bình gia nhiệt cao áp 5,6,7:
FWS-MOV150/152; FWS-MOV191/160; FWS-MOV153/155.
- Đóng van xả đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 6 sang 5 (HDH-
LV100A) khi xuất hiện mức nước cao/cao trong bình gia nhiệt cao
áp số 5.
3.7. Bảo vệ áp lực cao trong thân bình gia nhiệt cao áp được trang bị các van
an toàn đặt ở phần trên của thân bình. Các van được chỉnh định để tác động ở
trị số: đối với các bình gia nhiệt cao áp số 5/6/7 là 25/53/25 kg/cm2.
75
3.8. Bảo vệ áp lực cao trong hệ thống ống của các bình gia nhiệt cao áp được
trang bị các van an toàn đặt ở đường nước cấp đầu ra với trị số tác động được
đặt giống nhau 305 kg/cm2.
3.9. Khi nhiệt độ hơi trích trong bình gia nhiệt cao áp số 7 gần đạt tới bão hoà
thì van điều khiển đi tắt phần nước cấp sẽ mở thêm để cho lưu lượng nước
cấp đi qua nhiều hơn, mục đích để làm tăng nhiệt độ hơi tới bình gia nhiệt cao
áp số 5.
3.10. Các tín hiệu báo động nhấp nháy trên màn hình và bàn phím (kèm theo
âm thanh) ở phòng điều khiển trung tâm khi xuất hiện mức nước đọng cao,
cao/ cao trong thân bình.

IV. KHỞI ĐỘNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP


KHI KHỞI ĐỘNG KHỐI.

4.1. Kiểm tra tất cả các thiết bị chính phụ của hệ thống gia nhiệt cao áp để
khẳng định chắc chắn rằng chúng đã đủ điều kiện sẵn sàng làm việc.
- Đóng điện các van chặn, van điều chỉnh, các bộ điều chỉnh nước
đọng, các thiết bị C & I...
- Kiểm tra sự làm việc tốt của các bộ điều chỉnh xả đọng (tham khảo
chỉ dẫn về các bộ điều chỉnh).
- Kiểm tra, thử nghiệm các bảo vệ, liên động, tín hiệu của các bình gia
nhiệt cao áp để khẳng định chắc chắn rằng chúng làm việc tốt... (có
chương trình riêng trong phần C & I).
4.2. Sau khi bơm nước cấp làm việc liên tục, mở các van thoát khí trên không
gian nước và hơi của các bình gia nhiệt cao áp tương ứng, đồng thời đóng các
van xả đáy phần hơi và nước của chúng lại (thao tác bằng tay).
4.3. Bắt đầu nạp nước vào từng bình gia nhiệt cao áp lần lượt từ 5 -6 -7 bằng
cách mở từ từ van tắt đầu vào nước cấp: FWS-MOV150-1; FWS-MOV191-
1; FWS-MOV153-1. Tốc độ nạp nước phụ thuộc vào nhiệt độ nước đầu vào
và tốc độ thay đổi nhiệt độ không vượt quá 56 0C/ giờ (điều khiển bởi DCS).
4.4. Khi đẩy hết không khí ra khỏi hệ thống ống của các bình gia nhiệt cao áp
thì đóng các van thoát khí phần ống lại (thao tác bằng tay).
4.5. Nếu cần thiết phải thử độ kín phần ống của bình gia nhiệt cao áp. Trong
trường hợp phát hiện rò rỉ hệ thống ống thì phải dừng thao tác khởi động các
bình gia nhiệt cao áp và báo cáo lãnh đạo phân xưởng biết để có biện pháp
khắc phục.

76
4.6. Khi áp suất trong phần ống của các bình gia nhiệt cao áp bằng áp suất
trong đường ống nước cấp chính thì mở van đầu vào nước cấp: FWS-
MOV150; FWS-MOV191; FWS-MOV153 và đóng van tắt của nó lại (điều
khiển bởi DCS).
4.7. Tiếp tục khởi động từ từ lưu lượng nước cấp qua các bình gia nhiệt cao
áp bằng cách mở van tắt đầu ra nước cấp: FWS-MOV152-1; FWS-
MOV160-1 cho đến khi áp suất cân bằng sau đó mở van đầu ra nước cấp:
FWS-MOV152; FWS-MOV160 và đóng van tắt của nó lại. Riêng bình gia
nhiệt cao áp số 7 mở trực tiếp van nước cấp đầu ra: FWS-MOV155 một cách
từ từ vì nó không có van tắt đầu ra (điều khiển bởi DCS).
4.8. Đóng van tắt các bình gia nhiệt cao áp phần nước cấp 5,6: FWS-
MOV151; FWS-MOV159, riêng bình gia nhiệt cao áp số 7 duy trì độ mở
van tắt: FWS-MOV190 thích hợp theo chỉ dẫn (điều khiển bởi DCS).
4.9. Kiểm tra độ mở các van xả trên đường hơi trích tới bình gia nhiệt cao áp
6,7: ESS-AOV150A&B; ESS-AOV152A&B (trên màn hình hoặc tại chỗ).
4.10. Mở các van chặn đầu ra các đường xả đọng của các bình gia nhiệt cao
áp (điều khiển bởi DCS).
- Đặt các van xả đọng sự cố bình gia nhiệt cao áp 5,6,7 về bình ngưng
ở chế độ tự động: HDH-LV107B; HDH-LV100B; HDH-LV114.
- Đặt van xả đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 5 và lên bình khử khí ở
chế độ tự động: HDH-LV107A.
- Đặt van xả đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 6 tới bình gia nhiệt cao
áp số 5 ở chế độ tự động: HDH-LV100A.
4.11. Khi công suất của tua bin đạt tới...... MW, bắt đầu lần lượt nạp hơi vào
thân các bình gia nhiệt cao áp số 6,7 bằng cách mở từ từ các van hơi đầu vào
bình gia nhiệt: ESS-MOV100; ESS-MOV107. Cho phép nhiệt độ bình gia
nhiệt tăng theo tốc độ đã được quy định không quá 56 0C/ giờ cho đến khi đạt
tới nhiệt độ vận hành (điều khiển bởi DCS).
4.12. Đưa các bộ điều chỉnh mức nước đọng của bình gia nhiệt cao áp 5,6
vào làm việc (từ DCS).
4.13. Khi xuất hiện dòng hơi đậm đặc thoát ra từ đường thoát khí phần vỏ,
hãy đóng các van thoát khí này lại (thao tác bằng tay).
4.14. Mở các đường rút khí vận hành phần vỏ của các bình gia nhiệt cao áp
tới bình ngưng kể cả van tắt (thao tác bằng tay).
4.15. Sau khi các bình gia nhiệt cao áp đạt tới nhiệt độ vận hành, đóng van
tắt đường thoát khí vận hành lại. Kiểm tra để chắc chắn rằng các tấm lỗ thoát
khí vận hành làm việc tốt để thoát các khí không ngưng về bình ngưng (thao
tác bằng tay).

77
4.16. Kiểm tra độ mở hoàn toàn của các van hơi và van một chiều của các
đường hơi trích tới bình gia nhiệt cao áp 6,7: ESS-MOV100; ESS-MOV107;
ESS-NRV108/169 (trên màn hình hoặc tại chỗ).
4.17. Kiểm tra việc đóng các van xả trên các đường hơi trích tới bình gia
nhiệt cao áp 6,7: ESS-AOV150A&B; ESS-AOV152A&B (trên màn hình
hoặc tại chỗ).
4.18. Trong quá trình tăng tải tua bin, theo dõi sự làm việc của bộ điều chỉnh
mức nước đọng và độ sấy nóng nước cấp trong các bình gia nhiệt (trên màn
hình).
4.19. Khi các bình gia nhiệt cao áp đạt tới nhiệt độ vận hành và sau khi nó
ổn định tại nhiệt độ vận hành, hãy kiểm tra con lăn chân giá đỡ, rãnh dẫn
hướng để chắc chắn rằng chúng không bị kẹt và tự do giãn nở. Cũng kiểm tra
xem các con lăn có bị kênh khỏi nền hoặc bề mặt giá đỡ hay không (tại chỗ).
4.20. Trình tự khởi động tự động các bình gia nhiệt cao áp từ DCS ở phòng
điều khiển trung tâm theo các bước sau: (minh hoạ cho bình gia nhiệt cao áp
E6).

V. TRÔNG COI CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP


KHI ĐANG LÀM VIỆC

5.1. Các bình gia nhiệt cao áp sẽ đảm bảo hiệu suất khi nhiệt độ vận hành của
hơi, nước và mức nước đọng được duy trì theo thiết kế, đồng thời các đường
thoát khí không ngưng phải làm việc tốt.
5.2. Theo dõi sự làm việc bình thường của ống thuỷ tại chỗ, phải có đủ ánh
sáng.
5.3. Duy trì mức nước đọng ổn định trong các bình gia nhiệt cao áp 5, 6:
....mm. (theo dõi trên màn hình).
5.4. Kiểm tra sự làm việc của các bộ điều chỉnh mức nước, khi cần phải gọi
trực ban C & I đến xem xét (tại chỗ).
5.5. Đảm bảo đúng sơ đồ thoát nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 6 tới 5
lên bình khử khí (sơ đồ trên màn hình).
5.6. Mỗi khi đưa các bình gia nhiệt cao áp vào làm việc phải tiến hành thử các
bảo vệ, liên động, tín hiệu nhằm xác định độ tin cậy, đúng đắn và thời gian tác
động của bảo vệ ( có chương trình riêng trong phần C&I).
5.7. Các van an toàn của phần ống và phần vỏ phải được kiểm tra định kỳ
theo lịch.

78
5.8. Kiểm tra độ sấy nóng nước cấp trong các bình gia nhiệt cao áp (trên màn
hình). Nhiệt độ nước cấp ra khỏi bình gia nhiệt cao áp số 7 phải đạt 273,6 oC ở
100% tải (300 MW), 257 oC ở 75% tải (225 MW) và 246 oC ở 60% tải (180
MW).
5.9. Khi nước cấp không đạt được nhiệt độ yêu cầu phải kiểm tra:
- Mức nước và áp suất hơi trong các bình gia nhiệt cao áp (trên màn
hình hoặc tại chỗ).
- Độ mở của các van hơi trích tới bình gia nhiệt cao áp 6,7 (van điều
chỉnh và van một chiều): ESS-MOV100; ESS-MOV107; ESS-
NRV108; ESS-NRV169 (trên màn hình hoặc tại chỗ).
- Độ mở của các đường rút khí của các bình gia nhiệt cao áp tới bình
ngưng (tại chỗ).
- Độ đóng kín của các van tắt bình gia nhiệt cao áp 5, 6: FWS-
MOV151; FWS-MOV159 (độ mở thích hợp của van tắt bình gia
nhiệt cao áp số 7: FWS-MOV190) (trên màn hình hoặc tại chỗ).
5.10. Khi mức nước ở một trong các bình gia nhiệt cao áp tăng quá mức
bình thường phải kiểm tra:
- Sự làm việc của các bộ điều chỉnh xả đọng (vận hành không đúng
hoặc bị hư hỏng), do trực ban C&I thực hiện.
- Trạng thái làm việc của các van điều chỉnh mức nước (trên màn hình
hoặc tại chỗ).
- Độ chênh áp suất giữa các đường hơi trích trong bình gia nhiệt 6,5
và bình khử khí ( độ mở các van hơi, van một chiều của các đường
hơi trích...) (trên màn hình).
- So sánh mức nước (trên màn hình) với ống thuỷ tại chỗ.
Phải có các biện pháp khắc phục các khuyết tật đã phát hiện được để
giảm mức nước đọng trong thân bình gia nhiệt.
5.11. Phải tách các bình gia nhiệt cao áp trong các trường hợp sau:
- Khi thấy rõ ràng có rò rỉ của hệ thống ống trong các bình gia nhiệt.
- Khi có thuỷ kích trong thân các bình gia nhiệt cao áp, trong các
đường ống dẫn hơi, trong các đường xả đọng mà không thể khắc
phục được.
- Khi bị xì hơi ở các mặt bích của các đường ống hơi.
- Khi xuất hiện các vết nứt trên thân bình, trên các đường nước cấp,
đường hơi, đường nước đọng của các bình gia nhiệt.
- Khi các bảo vệ của các bình gia nhiệt cao áp mất khả năng làm việc
kể cả các van an toàn.
79
Chú ý: Khi tách một hoặc vài bình gia nhiệt cao áp, phải giảm phụ tải lò
hơi, tuabin tương ứng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
5.12. Dưới chế độ vận hành bình thường, các giới hạn sau đây được duy trì
tại đầu vào hệ thống bình gia nhiệt cao áp :
- Hàm lượng ôxy không quá 0,005 mg/kg.
- Độ pH không nhỏ hơn 9,6.
5.13. Trong suốt quá trình khởi động hoặc vận hành bình thường nếu phát
hiện ra rằng các tấm lỗ thoát khí bị lệch, đường ống và lỗ bị tắc, lỗ bị ăn mòn
hoặc các hư hỏng khác, phương pháp tạm thời sau đây có thể được thực hiện
để tạo ra sự vận hành ổn định cho đến khi nó được sửa chữa hoặc thay thế:
mở van tắt tấm lỗ để cho phép hơi thoát ra từ đường thoát khí tới bình ngưng.
5.14. Vỏ các bình gia nhiệt cao áp, các đường ống dẫn, các mối nối, các van
của chúng được bọc bảo ôn. Những chỗ bảo ôn bị hư hại phải kịp thời khắc
phục ngay.
5.15. Các sàn thao tác của các bình gia nhiệt cao áp phải sạch sẽ khô ráo,
không bị các tạp vật cản trở.

VI. NGỪNG CÁC BÌNH GIA NHIỆT CAO ÁP


KHI NGỪNG KHỐI

6.1. Khi đưa các bình gia nhiệt cao áp ngừng làm việc, tốc độ giảm nhiệt độ
không được vượt quá 56 oC/giờ. Tốc độ giảm nhiệt độ này được thiết lập để
đề phòng sốc nhiệt trong các bình gia nhiệt.
6.2. Ngay trước lúc dừng tua bin thì phải tách các bình gia nhiệt cao áp theo
đường hơi. Đóng từ từ van hơi đầu vào bình gia nhiệt cao áp 6, 7: ESS-
MOV100; ESS-MOV107 theo tốc giảm nhiệt độ đã được quy định (điều
khiển bởi DCS).
6.3. Khi các van hơi được đóng, đóng các van rút khí của các bình gia nhiệt
cao áp tới bình ngưng (thao tác bằng tay).
6.4. Đóng các van đầu ra đường xả đọng của các bình gia nhiệt cao áp (điều
khiển bởi DCS).
6.5. Ngừng các bộ điều chỉnh xả đọng của các bình gia nhiệt cao áp 5, 6 (từ
DCS).
6.6. Sau khi ngừng các bơm nước cấp, đóng van đầu vào và đầu ra nước cấp
của các bình gia nhiệt cao áp 5, 6, 7: FWS-MOV150; FWS-MOV152;

80
FWS-MOV191; FWS-MOV160; FWS-MOV153; FWS-MOV155 (từ
DCS).
6.7. Mở xả đường thoát khí từ thân bình, nếu cần (thao tác bằng tay).
6.8. Mở xả nước ngưng thân bình, nếu cần (thao tác bằng tay).
6.9. Nếu chu kỳ ngừng kéo dài thì phần vỏ và ống phải được bảo vệ:
- Phần vỏ được nạp khí ni tơ khô.
- Phần ống, khi thiết bị đang giảm tải, tăng nồng độ hydrazin trong các
bình gia nhiệt cao áp tới 200 PPM (0,2 mg/kg) và điều chỉnh độ pH
10 bằng cách bổ xung thêm amoniac.
6.10. Trình tự ngừng tự động các bình gia nhiệt cao áp từ DCS ở phòng điều
khiển trung tâm theo các bước sau: (minh hoạ cho bình gia nhiệt cao áp E6).

81
BÌNH KHỬ KHÍ

I. TỔNG QUAN

1.1. Chức năng:


- Chức năng của bình khử khí là để loại bỏ các khí không ngưng: O 2,
CO2 tự do và hoà tan ra khỏi nước ngưng.
- Gia nhiệt cho nước cấp lò hơi.
- Tạo lượng nước cấp dự phòng cho lò và điều hoà lưu lượng nước
cấp vào lò và lượng nước ngưng chính.
- Thu hồi nước đọng từ các bình gia nhiệt cao áp 5, 6 và nước ngưng
từ bộ sấy không khí bằng hơi.
1.2. Nước sau khi đã khử khí không được có khí cacbonic tự do và lượng ôxy
không được vượt quá 0,005 mg/kg.
1.3. Nguyên lý làm việc của bình khử khí là dựa trên quy luật hoà tan của các
khí trong chất lỏng, dùng năng lượng của hơi để tách khí ra khỏi nước. Số
lượng khí hoà tan trong chất lỏng sẽ giảm xuống khi nhiệt độ chất lỏng tăng
lên và áp suất riêng phần của khí trên bề mặt chất lỏng đó giảm xuống. Hơi
vào bình khử khí làm tăng nhiệt độ chất lỏng tới nhiệt độ hơi bão hoà tại áp
suất vận hành và áp suất riêng phần của khí ôxy, cacbonic trong hơi rất thấp
làm độ hoà tan của các khí trong nước giảm đi và chúng sẽ được tách ra khỏi
nước.
1.4. Để tạo ra chế độ khử khí tốt cần phải có các điều kiện sau:
- Nhiệt độ nước sau tháp khử khí phải bằng nhiệt độ bão hoà của hơi
tại áp suất vận hành.
- Áp suất riêng phần của các loại khí trong hơi càng nhỏ càng tốt.
- Tạo được bề mặt tiếp xúc giữa nước và hơi càng lớn càng tốt bằng
cách để nước chảy thành tia và màng.
- Đảm bảo thời gian tiếp xúc cần thiết giữa hơi và nước để tách hết khí
ra khỏi nước.
- Khí không ngưng phải được xả liên tục ra khỏi bình khử khí.
1.5. Quá trình khử khí nước ngưng xảy ra như sau:
Nước ngưng vào bình khử khí được phun thành những màng mỏng bởi
các van phun có miệng lỗ thay đổi, được phân tán qua các khay và được hỗn
hợp mạnh với dòng hơi nóng đi từ dưới lên, vùng bề mặt tiếp xúc giữa nước

82
và hơi tăng lên rõ rệt. Nước ngưng được gia nhiệt tới nhiệt độ hơi bão hoà và
các khí hoà tan được tách ra khỏi nước và được đưa ra ngoài khí quyển qua
đường thoát khí.
Phần lớn hơi sấy bị ngưng tụ khi gia nhiệt cho nước ngưng, phần còn
lại cùng với các loại khí vừa tách ra được đưa ra ngoài. Nước đã được khử khí
đi xuống bình chứa, ở đây các bọt khí chưa kịp tách ra ở tháp khử khí hoặc bị
các tia nước cuốn theo được tiếp tục tách ra.

II. MÔ TẢ CHUNG VỀ BÌNH KHỬ KHÍ

2.1. Bình khử khí do hãng Kansas City Deaerator Company chế tạo. Nó gồm
một tháp khử khí nằm ngang đặt trên bình chứa nằm ngang.
Bình khử khí gồm có các bộ phận sau:
- Tháp khử khí.
- Bình chứa.
- Các van an toàn.
- Các van phun.
- Các khay.
- Bộ điều chỉnh mức nước khử khí và mức tràn.
- Bộ điều chỉnh áp suất hơi sấy.
- Các van điều chỉnh và đường ống.
- Các thiết bị C&I.
- Thiết bị thử nghiệm ôxy.
Tháp khử khí là loại kiểu khay, vỏ được chế tạo bằng thép A-516-70.
Các khay được chế tạo bằng thép không gỉ, chúng được xếp cao 8 tầng so le
nhau bên trong tháp khử khí.
Tháp khử khí được đặt trên bình chứa nằm ngang và được nối với nhau
bằng các đường ống.
Thiết bị phân phối nước nằm ở trên tháp khử khí gồm các van phun
được sử dụng để phân phối nước qua bề mặt của các khay (để tạo màng). Hơi
sấy chính được đưa vào phần dưới của tháp khử khí qua bộ phận phân phối
hơi.
Bình khử khí được đỡ bằng thép kết cấu trên 2 đế đỡ hình yên ngựa,
gồm 1 đế đỡ cố định và 1 đế đỡ trượt để cho phép thân bình giãn nở hay co lại
tuỳ theo trạng thái nhiệt trong vận hành.
83
Để làm việc an toàn bình khử khí được trang bị các thiết bị bảo vệ
nhằm ngăn ngừa áp suất trong thân bình tăng quá trị số cho phép và đề phòng
bình chứa bị ngập.
2.2. Các thông số kỹ thuật chính của bình khử khí:
- Áp suất vận hành: 6,89 bar.
- Nhiệt độ vận hành: 170 oC.
- Lưu lượng hơi max: 65.688 kg/h.
- Áp suất thiết kế: 8,83 bar.
- Nhiệt độ thiết kế tháp khử khí/ bình chứa: 343/205 oC.
- Áp suất thử thuỷ lực: 13,24 bar.
- Thể tích bình chứa: 215 m3.
2.3. Các đường nước, hơi vào, ra bình khử khí:
1. Vào tháp khử khí có các đường sau:
- Nước ngưng chính sau bình gia nhiệt hạ áp 3.
- Nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp số 5.
- Hơi sấy (hơi trích hoặc hơi tự dùng).
- Hơi rò cổ trục tua bin.
- Nước đọng từ bộ sấy không khí bằng hơi.
- Đầu đẩy bơm tái tuần hoàn khử khí.
2. Từ tháp khử khí đi ra có các đường sau:
- Hơi xả ra khí quyển qua van thoát khí.
- Hơi xả qua van an toàn (khi van tác động).
- Nước ngưng vào bình chứa.
3. Vào bình chứa có các đường sau:
- Nước ngưng từ tháp khử khí.
- Đường tái tuần hoàn 3 bơm nước cấp.
- Đường cấp hydrazin, amoniac.
4. Từ bình chứa đi ra có các đường sau:
- Đầu hút các bơm nước cấp.
- Đường xả sự cố.
- Đầu hút bơm tái tuần hoàn khử khí.
2.4. Tuỳ theo phương thức làm việc của khối, hơi sấy có thể lấy từ các nguồn
sau:

84
- Cửa trích số 2 tua bin trung áp (Trong vận hành bình thường).
- Hệ thống hơi tự dùng (Khi khởi động khối).

THAM KHẢO CÁC BẢN VẼ P&ID:


- PL2-BP-SW-A0-J-100020-B.
- PL2-BP-SW-A0-J-100026-B.
- PL2-BP-SW-A0-J 100050-B.

III. CÁC BẢO VỆ, LIÊN ĐỘNG, TÍN HIỆU


CỦA BÌNH KHỬ KHÍ.

3.1. Bình khử khí được trang bị các đồng hồ kiểm nhiệt để đo các đại lượng
sau:
- Áp suất khử khí.
- Mức nước trong bình chứa.
- Nhiệt độ nước khử khí sau bể chứa.
- Nhiệt độ nước ngưng trước khử khí.
- Thiết bị phân tích ôxy.
- Áp lực hơi trước và sau van điều chỉnh áp suất.
3.2. Các thông số sau đây được điều chỉnh tự động:
- Áp lực hơi vào bình khử khí.
- Mức nước bình thường trong bình chứa.
3.3. Bình khử khí có các bảo vệ sau:
- Để đề phòng áp suất tăng quá trị số cho phép có lắp 2 van an toàn
đặt trị số tác động mở ở 8,8 bar và đóng khi áp lực giảm xuống....
bar.
- Để đảm bảo bình khử khí không bị đầy nước, bình chứa có thiết bị
tự động mở xả sự cố (qua van FWS-MOV158) về bình ngưng khi
mức nước cao quá trị số... (mm) và đóng xả khi mức nước giảm
xuống... (mm) (Đường xả sự cố trích từ đầu hút bơm nước cấp A).
- Khi mức nước bình chứa giảm thấp đến mức sự cố.... (mm), tự động
nhảy các bơm nước cấp.

85
3.4. Liên động giữa các nguồn hơi sấy: Trong vận hành bình thường, bình
khử khí lấy hơi sấy từ cửa trích số 2 tua bin trung áp (qua van ESS-
MOV122). Khi áp suất hơi sấy từ nguồn hơi trích giảm xuống đến....
(kg/cm2), tự động mở van hơi sấy từ nguồn hơi tự dùng (qua van ASF-
PV117).
3.5. Các tín hiệu báo động nhấp nháy trên màn hình và bàn phím (kèm theo
âm thanh) ở phòng điều khiển trung tâm khi xuất hiện mức nước cao, cao/
cao, thấp, thấp/ thấp trong bình chứa.

IV. KHỞI ĐỘNG BÌNH KHỬ KHÍ KHI BÌNH CHỨA


KHÔNG CÓ NƯỚC VÀ KHÔNG CÓ ÁP LỰC

4.1. Kiểm tra bình khử khí ở tình trạng tốt, các công việc sửa chữa, lắp đặt đã
kết thúc, các phiếu công tác đã khoá hết, các cửa đã đóng kín, các vị trí công
tác đã thu dọn sạch sẽ, có đủ ánh sáng.
4.2. Đóng điện các van chặn, van điều chỉnh, các bộ điều chỉnh, các thiết bị
C&I, bơm tái tuần hoàn khử khí...
4.3. Đóng các van sau:
- Van chặn và van điều chỉnh hơi sấy từ cửa trích và hơi tự dùng:
ESS-MOV122; ASF-PV117.
- Van xả sự cố: FWS-MOV158.
- Van dồn nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp 5 lên bình khử khí:
HDH-LV107A.
- Van hơi rò cổ trục tua bin.
- Van đầu hút và đầu đẩy bơm khử khí sơ bộ.
- Van nước ngưng từ bộ sấy không khí bằng hơi.
4.4. Mở các van sau:
- Van hơi thoát từ tháp khử khí ra khí quyển.
- Van xung đồng hồ các thiết bị đo lường.
4.5. Kiểm tra để khẳng định rằng hơi tự dùng đã sẵn sàng để cấp cho khử khí.
4.6. Kiểm tra van an toàn, van xả sự cố làm việc tốt.
4.7. Kiểm tra các thiết bị C&I, các bộ điều chỉnh để chắc chắn rằng chúng vận
hành và báo tín hiệu đúng.
4.8. Nạp nước vào bình chứa tới mức bình thường từ hệ thống nước ngưng
hoặc từ hệ thống bổ xung nước ngưng (điều khiển bởi DCS).
86
4.9. Mở van chặn trước, sau bơm tái tuần hoàn khử khí (bơm khử khí sơ bộ).
4.10. Khởi động bơm tái tuần hoàn khử khí: CNM-P1 (điều khiển bởi DCS).
4.11. Sấy đường ống cấp hơi từ hệ thống hơi tự dùng đến bình khử khí bằng
cách mở van xả đọng đoạn ống này và hé mở van chặn và van điều chỉnh:
ASF-PV117 (điều khiển bởi DCS).
4.12. Mở van chặn trước, sau van điều chỉnh hơi tự dùng tới bình khử khí
(điều khiển bởi DCS).
4.13. Đưa van điều chỉnh áp suất hơi tự dùng vào khử khí về chế độ tự động:
ASF-PV117 (để nạp hơi từ từ vào khử khí) (điều khiển bởi DCS).
4.14. Đưa van điều chỉnh mức nước khử khí về chế độ tự động: CNM-
LV158A (điều khiển bởi DCS).
4.15. Thử nghiệm hàm lượng ôxy của nước ngưng sau bình khử khí, nếu 
0,005 mg/kg là đạt yêu cầu. Ngừng bơm tái tuần hoàn khử khí (điều khiển bởi
DCS).
4.16. Chạy bơm nước ngưng, bơm nước cấp cấp nước cho lò (điều khiển bởi
DCS).
4.17. Khi áp suất tầng đầu tiên của tua bin đạt...kg/cm2, mở van cấp hơi cho
khử khí từ cửa trích số 2 tua bin trung áp: ESS-MOV122, đóng van hơi từ hệ
thống hơi tự dùng: ASF-PV117 (điều khiển bởi DCS).
4.18. Mở van hơi rò cổ trục tua bin lên khử khí (điều khiển bởi DCS).
4.19. Điều chỉnh van thoát khí và kiểm tra hàm lượng ôxy hàng giờ cho đến
khi đạt chỉ số ôxy thích hợp (điều khiển bởi DCS).
4.20. Kiểm soát nhiệt độ nước ngưng đến khi đạt được nhiệt độ bão hoà tại
áp suất khử khí (trên màn hình).
4.21. Trình tự khởi động tự động bình khử khí từ DCS ở phòng điều khiển
trung tâm theo các bước sau: (Tham khảo trên DCS)

V. KHỞI ĐỘNG BÌNH KHỬ KHÍ KHI BÌNH CHỨA


CÓ NƯỚC VÀ KHÔNG CÓ ÁP LỰC

5.1. Thực hiện các bước theo mục IV 17.


5.2. Khi khởi động bình khử khí mà bình chứa có nước thì phải dùng chu
trình khử khí sơ bộ.

87
5.3. Kiểm tra mức nước trong bình chứa, nếu mức nước thấp thì phải bổ xung
nước tới mức vận hành bình thường từ hệ thống nước ngưng hoặc từ hệ thống
bổ xung nứơc ngưng.
5.4. Thực hiện các bước theo mục IV 921.

VI. TRÔNG COI BÌNH KHỬ KHÍ KHI ĐANG VẬN HÀNH.

6.1. Máy trưởng hoặc trưởng kíp lò máy có thể điều khiển sự làm việc bình
khử khí tại phòng điều khiển trung tâm.
6.2. Phải kiểm tra theo dõi nhiệt độ, áp lực hơi sấy, mức nước trong bình chứa
và nhiệt độ nước đã được khử khí (trên màn hình), ở điều kiện bình thường áp
lực hơi trong bình khử khí phải được duy trì  7 bar ứng với nhiệt độ nước
ngưng 170 oC. Mức nước trong bình chứa phải được duy trì .... mm.
6.3. Nếu áp suất trong khử khí thay đổi thì phải kiểm tra sự làm việc của bộ
điều chỉnh áp lực hơi (do nhân viên vận hành C&I đảm nhiệm). Nếu bộ điều
chỉnh bị hỏng phải chuyển sang điều khiển từ xa. Khi áp suất trong bình khử
khí lấy hơi từ cửa trích giảm xuống.... kg/cm 2 mạch liên động sẽ tự động
chuyển lấy hơi từ hệ thống hơi tự dùng.
6.4. Nếu mức nước trong bình khử khí thay đổi thì phải kiểm tra sự làm việc
của bộ điều chỉnh mức, nếu hỏng chuyển sang điều khiển từ xa.
6.5. Phải kiểm tra, theo dõi độ gia nhiệt nước ngưng trong tháp khử khí. Nếu
thấy có hiện tượng thuỷ kích trong tháp khử khí, khử khí bị quá tải hoặc bị
rung động do nhiệt độ nước ngưng trước khử khí quá thấp thì phải giảm áp
lực khử khí xuống.
6.6. Kiểm tra các van an toàn, van xả sự cố không bị hở (tại chỗ).
6.7. Kiểm tra, theo dõi các thiết bị C&I, nếu có khiếm khuyết phải tìm nguyên
nhân và khắc phục (do nhân viên vận hành C&I thực hiện).
6.8. Khi bình khử khí đang làm việc thì phải:
- Phân tích hàm lượng ôxy trong nước khử khí theo chu kỳ. Hàm
lượng ôxy trong nước cấp phải  0.005 mg/kg.
- Định kỳ kiểm tra các bộ điều chỉnh, van xả sự cố xem có bị kẹt hay
không.
- Định kỳ kiểm tra sự làm việc của các van an toàn theo lịch.
- Kiểm tra độ mở van thoát khí ra ngoài trời phù hợp, duy trì dòng hơi
thoát dài 3 5 feet từ miệng thoát khí.

88
6.9. Thân bình khử khí, các đường ống dẫn, các mối nối, các van của chúng
được bọc bảo ôn. Những chỗ bảo ôn bị hư hại phải kịp thời khắc phục ngay.
6.10. Các sàn thao tác của các bình khử khí phải sạch sẽ khô ráo, không bị
các tạp vật cản trở.
6.11. Khi tách một hoặc vài bình gia nhiệt hạ áp, phải giảm áp lực bình khử
khí tương ứng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo để tránh thuỷ kích bình khử khí do
nhiệt độ nước ngưng thấp.
6.12. Trong khi khối đang vận hành, bình khử khí có thể giảm áp lực về 0
khi cần thiết để phục vụ sửa chữa bằng cách đóng từ từ các van hơi trích và
hơi tự dùng vào bình khử khí, khi đó phải giảm phụ tải lò theo chỉ dẫn của
nhà chế tạo.

VII. NGỪNG BÌNH KHỬ KHÍ.

7.1. Chỉ sau khi ngừng bơm nước cấp mới được ngừng bình khử khí.
7.2. Khi giảm phụ tải khối phải chuyển khử khí lấy hơi từ hệ thống hơi tự
dùng (điều khiển bởi DCS).
7.3. Sau khi ngừng bơm nước cấp thì phải cắt tự động độ điều chỉnh áp lực
trong khử khí, đóng van điều chỉnh, van chặn trước và sau bộ điều chỉnh trên
đường hơi trích và hơi tự dùng tới khử khí (điều khiển bởi DCS).
7.4. Cắt tự động bộ điều chỉnh mức nước khử khí, đóng van đường nước
ngưng vào khử khí (điều khiển bởi DCS).
7.5. Mở thêm van thoát khí ra ngoài trời (điều khiển bởi DCS).
7.6. Nếu ngừng khối trong thời gian ngắn có thể cứ để bình khử khí làm việc
bằng cách chạy bơm tái tuần hoàn khử khí và dùng hơi từ hệ thống hơi tự
dùng để sấy nước khử khí.
7.7. Nếu đưa bình khử khí ra sửa chữa, thực hiện các công việc sau (bình khử
khí chỉ có thể đưa ra sửa chữa khi ngừng khối) (điều khiển bởi DCS).
- Đóng các van hơi tới bình khử khí từ đường hơi trích và hơi tự dùng:
ESS-MOV122; ASF-PV117..
- Đóng van hơi rò cổ trục tua bin tới khử khí.
- Đóng van xả nước đọng từ bình gia nhiệt cao áp 5 lên khử khí:
HDH-LV107A.
- Đóng các van nước ngưng chính đến khử khí: CNM-LV158A&B;
CNM- MOV157.

89
- Đóng các van tái tuần hoàn bơm nước cấp: FWS-FV106A,B,C.
- Đóng van bổ xung nước ngưng lên khử khí.
- Đóng các van cấp amoniac, hydrazin vào khử khí.
- Đóng van nước ngưng từ bộ sấy không khí bằng hơi.
- Đóng van đầu hút các bơm nước cấp.
- Đóng van đầu hút và đầu đẩy bơm khử khí sơ bộ.
- Mở hết van thoát khí đưa áp lực thân bình về 0.
- Cắt điện các bơm nước cấp và bơm tái tuần hoàn khử khí.
- Mở van xả cạn bình khử khí, sau đó đóng lại.
- Cắt điện các van trên, treo biển báo an toàn.

90
HỆ THỐNG DẦU BÔI TRƠN-DẦU CHÈN

I. MÔ TẢ HỆ THỐNG THIẾT BỊ

1.1 Hệ thống dầu bôi trơn và dầu chèn được thiết kế để đáp ứng với mọi chế
độ vận hành của tổ máy tua bin-máy phát, hệ thống cung cấp dầu tới các ổ đỡ
của tua bin và xả dầu từ ổ đỡ quay về bể dầu bôi trơn tua bin. Hệ thống cũng
cung cấp dầu chèn trục máy phát để bảo đảm khí H2 được chèn bên trong
máy phát.
1.2 Hệ thống cung cấp dầu bôi trơn tới các ổ đỡ tua bin-máy phát và thu gom
dầu về bể chứa dầu bôi trơn trong các chế độ vận hành. Hệ thống cũng cấp
dầu bôi trơn cho bộ vần trục và dầu hồi cũng quay về bể chứa dầu bôi trơn.
Hệ thống cũng gửi dầu tới bể chứa dầu bẩn, tới bộ lọc dầu và dầu chèn H 2 từ
máng dầu bôi trơn tua bin. Hệ thống cũng cung cấp dầu bôi trơn tua bin từ bộ
lọc dầu. Hệ thống này là hệ thống áp suất thấp.
1.3 Hệ thống dầu bôi trơn và dầu chèn và hệ thống lọc dầu được giám sát
bằng bộ điều khiển Mark V. Những mô tơ của hệ thống dầu bôi trơn được
điều khiển từ DCS, còn mô tơ của bộ lọc dầu /tách nước được điều khiển tại
chỗ.
1.4 Các bơm dầu chèn và dầu bôi trơn xoay chiều (AC) BPM-1 và BPM-2
(TML-P1/P2) được điều khiển bằng DCS và được giám sát bằng Mark V. Các
công tắc áp suất (TML-PS 265A/B) được đặt để báo động và khởi động bơm
dự phòng khi áp suất ống góp đầu đẩy thấp. Công tắc áp suất (TML-PS266)
được đặt phía sau bộ làm mát dầu, bộ lọc và được đặt để báo động khi áp suất
thấp và khởi động bơm dầu bôi trơn khẩn cấp với lượng dầu đi tắt bộ làm mát
và bộ lọc của nó. Bơm dầu bôi trơn khẩn cấp 1 chiều (DC) EBPM (TML-P3)
được giám sát bằng DCS qua Modbus của GE, tuy nhiên việc điều khiển
Start/ stop được thông qua bộ khởi động mô tơ DC được cung cấp bởi GE.
1.5 Các bơm chuyển dầu bôi trơn (LOS-P1A, P1B) được giám sát bằng DCS
và chỉ được điều khiển tại chỗ qua các công tắc được đấu cứng.
1.6 Bơm chuyển dầu bôi trơn LOS-P1A được dùng để đưa dầu từ bể chứa
dầu bẩn (OLOS-TK-1) vào xe tải. Bơm chuyển dầu bôi trơn LOS-P1B được
dùng để chuyển dầu từ bể chứa dầu sạch (OLOS-TK-2) tới bộ lọc dầu. Bơm
cũng được dùng chuyển dầu từ xe tải vào bể dầu sạch. Ngoài ra có bơm dầu
bẩn 1LOS-P1 đưa dầu bẩn từ bể xả dầu bẩn (1LOS-TK-1) tới bể chứa dầu bẩn
(OLOS-TK-1). Nhiệt độ dầu bôi trơn được điều chỉnh tự động bằng việc điều
chỉnh lượng nước qua bộ làm mát dầu. Có 3 sen sơ đo nhiệt độ trên ống góp
dầu chính (LOS-TE101-1,2,3) được nối tới DCS để điều khiển lượng nước
91
làm mát qua bộ làm mát dầu bôi trơn bằng một van điều khiển bằng nhiệt độ
được vận hành bằng mô tơ điều biến. (1LOS-TV101).
1.7 Bơm chuyển dầu bẩn (1LOS-P1) được điều khiển tại chỗ bằng công tắc
lựa chọn bằng tay 3 vị trí start/stop/dự phòng. Bơm chuyển dầu bẩn (khi được
khởi động bằng tay) sẽ bơm dầu bẩn từ bể xả dầu bẩn tới bể chứa dầu bẩn. ở
vị trí dự phòng, bơm sẽ được khởi động tự động khi công tắc bảo vệ mức cao
(1LOS-LSH108) tác động và sẽ dừng khi công tắc báo mức thấp (1LOS-
LSL107) tác động
1.8 Quạt hút khí (1TML-BLW-1M) cho bể dầu bôi trơn được điều khiển
bằng DCS, nhưng được giám sát qua Mark V. Quạt hút khí được vận hành
liên tục để duy trì một áp suất âm nhỏ trên bể dầu bôi trơn để loại bỏ hơi dầu,
độ ẩm và một chút H2.
1.9 Hệ thống dầu bôi trơn và dầu chèn được yêu cầu để phục vụ mọi thời
điểm. Khi vận hành bình thường, nó cung cấp dầu bôi trơn tới các ổ đỡ của
máy phát-tua bin và quay về bể dầu bôi trơn. Dầu cũng được gửi tới đường
dầu chèn H2, tới bộ lọc dầu/tách nước, tới bể chứa dầu bẩn dựa trên cơ sở
những yêu cầu vận hành của hệ thống được trang bị. Hệ thống dầu bôi trơn
cũng đưa dầu tới bể dầu bôi trơn từ bộ lọc dầu/tách nước. Các ổ đỡ của bộ vần
trục cũng được bôi trơn bởi hệ thống dầu bôi trơn tua bin và dầu được quay về
bể dầu bôi trơn sau khi đã sử dụng. Hệ thống dầu bôi trơn cũng tác động như
là nguồn dự phòng cho hệ thống dầu chèn để bảo đảm chắc chắn khi H 2 được
chèn kín bên trong máy phát.

NHỮNG BẢN VẼ THAM KHẢO.


- P & ID No.PL2-.BP-.SW-.AO-.J-.100067 (dầu bôi trơn tua bin)
- P & ID No.PL2-BP-.SW-.AO.-J.-100068 (dầu bôi trơn tua bin)
- P & ID No.PL2-BP-.SW-.AO.-J.-100110 (dầu chèn cho máy phát)
- Bản vẽ: 112E 8592 (1,2,3,4,5,6)
- Bản vẽ: 110E 7489 (1,2)

NHỮNG THIẾT BỊ HỆ THỐNG DẦU BÔI TRƠN - DẦU CHÈN


1. Thiết bị của hệ thống dầu bôi trơn
Hệ thống dầu bôi trơn bao gồm: các van một chiều CV- 1,2,3 và van
lựa chọn FV-19, van đi tắt FV-23, các bộ làm mát/bộ lọc, các van một chiều
CV-5,6,7,8, van chặn FV-18, các van điều chỉnh áp suất bằng khí FV-17, và
các dụng cụ chỉ thị, giám sát, báo động khác.
2. Thiết bị của hệ thống chèn H2

92
Hệ thống dầu chèn bao gồm: một van một chiều CV-13, van đi tắt FV-
54 bằng tay, các van điều chỉnh áp suất bằng khí FV-52, và các dụng cụ chỉ
thị, giám sát, báo động khác. Van điều chỉnh được đặt trên đỉnh của bể dầu
cung cấp dầu tới các hộp chèn H 2 của máy phát.
3. Các bộ làm mát dầu và bộ lọc dầu kép
Hai bộ làm mát dầu và bộ lọc dầu kép được bố trí làm việc theo từng
cặp nhất định. Chúng đủ khả năng duy trì nhiệt độ dầu < 520C (1250F) khi tua
bin vận hành liên tục để cung cấp dầu cho ổ đỡ tua bin và các hộp chèn của
máy phát. Bộ làm mát và bộ lọc dầu kép được lựa chọn để làm việc hoặc để
dự phòng bằng cách dùng van lựa chọn (FV-19). Núm lựa chọn cho van này
được lắp trên đỉnh của bể dầu. Hệ thống được trang bị với bộ trao đổi nhiệt
kiểu khung và tấm, có các đường xả và đường thoát khí phía nước
4. Van lựa chọn bộ lọc/bộ làm mát (FV-19)
Van lựa chọn (FV-19) được dùng để chuyển dòng dầu từ một bộ làm
mát/ bộ lọc dầu này tới bộ làm mát/ bộ lọc dầu khác. Đó là van kiểu chốt mà
cho phép dòng dầu qua hoàn toàn khi xoay để cho việc cấp dầu bôi trơn
không cần phải ngừng để chuyển bộ lọc/bộ làm mát.
5. Van làm sạch bộ lọc/ bộ làm mát (FV-23)
Van bi 1/2 in (1,27cm) này được đặt phía trên của bể dầu là được đặt
song song với (FV-19) để cho phép dầu tới làm sạch khí trong bộ lọc/bộ làm
mát dự phòng trước khi (FV-19) được dùng để chuyển dòng dầu.
6. Van điều chỉnh áp suất dầu bôi trơn ổ đỡ (FV-17)
Van này điều chỉnh dòng dầu cao hơn dòng nhỏ nhất yêu cầu từ ổ đỡ.
Nó có tấm đục lỗ bên trong mở một cách thường xuyên để cung cấp lượng
dầu tối thiểu khi van được đóng. Một đường ống phản hồi đường kính 1/2 in
(1,27 cm) của áp suất dầu đầu ra cung cấp cho điều khiển.
7. Van điều chỉnh độ chênh áp của dầu chèn (FV-52)
Van này điều chỉnh lượng dầu chèn yêu cầu tới máy phát bằng việc sử
dụng độ chênh áp giữa áp suất khí H2 của máy phát và áp suất dầu chèn. Van
đi tắt bằng tay (FV-54) được lắp song song với (FV-52) để cấp liên tục dầu
chèn trong trường hợp sai sót van điều chỉnh FV-52.
8. Quạt hút khí cho bể dầu
Quạt hút khí là quạt li tâm được lắp đặt trên đỉnh của bể dầu. Độ chân
không đạt tới 20 in (51 cm) cột H 2O, nó tạo ra trong bể sự di chuyển các chất
khí không mong muốn từ các đường ống xả dầu.
9. Các van xả của quạt hút khí cho bể dầu
Những van tay này điều chỉnh lượng chân không tạo ra trong bể bằng
quạt hút khí.
93
10. Bộ tách hơi nước của bể dầu
Bộ tách này được đặt trước quạt hút khí và hoạt động để tách hơi nước
đưa ra di chuyển qua nó bởi quạt hút khí và xả nước ngưng ra ngoài.
11. Bộ lọc dầu /tách nước
Bộ lọc dầu /tách nước dùng để tách nước trong dầu khi tái tuần hoàn
dầu.

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

2.1. Thông số kỹ thuật của các mô tơ trong hệ thống.


Công Điện Dòng
Tần số Tốc độ
Stt Thiết bị suất áp điện
(kW) (V) (A) (Hz) (vg/ph)
Mô tơ bơm dầu xoay
1 94 400 157 50 2 790
chiều TML-P1/P2
Mô tơ bơm dầu một chiều
2 45 200 2 500
TML-P3
Mô tơ quạt hút khí bể dầu
3 3,75 400 50
TML-P4
Mô tơ bơm thải dầu bẩn
4 4 400 8,2 50 1 440
0LOS-P1A
Mô tơ bơm chuyển dầu
5 4 400 8,2 50 1 440
sạch 0LOS-P1B
Mô tơ bơm thu dầu bẩn
6 2,2 400 4,9 50 1 440
LOS-P1
Mô tơ bơm lọc dầu/ tách
7 7,5 380 7,6 50 1 770
ẩm

2.2 Thông số kỹ thuật dầu bôi trơn-dầu chèn.

Dầu mới.
Độ nhớt @, 100 0 F (37,8 0 C)
Saybolt 140-170 SUS

94
Engler 213-257 s
Kinematic (Độ nhớt động học) 29,6-36,3 { (m2/s)}
Độ nhớt @, 210 0 F (98,9 0 C)
Saybolt 43-45 SUS
Engler 70,6-73,6 s
Kinematic (Độ nhớt động học) 5,09-5,74{ (m2/s)}
Điểm chớp cháy, min 3750F (1910C)
Độ pH, max 0,20 mg KOH/g
Lượng nước 0,01% max
(ASTM-D943) >2000 giờ
Sự oxy hoá hoặc (ASTM-D2272) >250 phút

Dầu vận hành.


Độ nhớt @, 100 0 F (37,8 0 C)
Saybolt 140-170 SUS
Engler 213-257 s
Kinematic (Độ nhớt động học) 29,6-36,3 { (m2/s)}
Độ nhớt @, 210 0 F (98,9 0 C)
Saybolt 43-45 SUS
Engler 70,6-73,6 s
Kinematic (Độ nhớt động học) 5,09-5,74{ (m2/s)}
Điểm chớp cháy, min 3750F (1910C)
Độ pH, max 0,50 mg KOH/g
Lượng nước 0,1% max
(ASTM-D943) >360 giờ
Sự oxy hoá hoặc (ASTM-D2272) >50 phút

2.3 Tín hiệu, liên động, bảo vệ.


Hệ thống dầu bôi trơn và dầu chèn bao gồm một số tín hiệu đo lường,
các điểm đặt cho liên động và bảo vệ sau đây:
1. Đồng hồ đo áp suất
Các đồng hồ áp suất sau đây, được đặt cạnh tủ điều khiển:
95
- PI-267A: Áp suất đầu đẩy bơm dầu 1 (BPM-1) (AC). TML-P1.
- PI-267B: Áp suất đầu đẩy bơm dầu 2 (BPM-2) (AC). TML-P2.
- PI-268: Áp suất đầu đẩy bơm dầu (EBPM) (DC). TML-P3.
- PI-271A: Độ chênh áp của bộ lọc 1.
- PI-271B: Độ chênh áp của bộ lọc 2.
- PI-285A: Độ chênh áp dầu chèn.
2. Các công tắc áp suất:
Các công tắc áp suất sau đây được đặt cạnh tủ điều khiển:
- PS-265A: Khởi động bơm dầu 1 (BPM-1) (AC). TML-P1.
- PS-265B: Khởi động bơm dầu 2 (BPM-2) (AC). TML-P2.
- PS-266: Khởi động bơm dầu (EBPM) (DC). TML-P3.
- PS-267A: Chạy bơm dầu 1 (BPM-1) (AC). TML-P1.
- PS-267B: Chạy bơm dầu 2 (BPM-2) (AC). TML-P2.
- PS-268: Khởi động bơm dầu (EBPM) (DC). TML-P3.
- PS-270A: Báo động khi áp suất thấp của ống góp dầu bôi trơn.
- PS-270B: Ngắt khi áp suất thấp dầu bôi trơn.
- PS-270C: Ngắt khi áp suất thấp dầu bôi trơn.
- PS-270D: Ngắt khi áp suất thấp dầu bôi trơn.
- PS-271A: Báo động độ chênh áp của bộ lọc 1.
- PS-271B: Báo động độ chênh áp của bộ lọc 2.
- PS-271G: Chân không thấp của bể dầu bôi trơn.
- PS-285A: Báo động độ chênh áp thấp/thấp của dầu chèn.
- PS-285B: Báo động độ chênh áp thấp của dầu chèn.
3. Công tắc nhiệt độ
Công tắc nhiệt độ được đặt trong tủ điều khiển:
- TS-260: Bộ điều chỉnh nhiệt độ của bộ gia nhiệt nhúng trong bể dầu.
4. Đồng hồ đo nhiệt độ
Nhiệt độ dầu đầu vào/ ra của bộ làm mát được giám sát với các đồng hồ
sau đây:
- TI-260A: Đồng hồ đo nhiệt độ đầu vào bộ làm mát.
- TI-260B: Đồng hồ đo nhiệt độ đầu ra bộ làm mát.
5. Sen sơ đo nhiệt độ

96
Hệ thống có thể dùng nhiệt điện trở (RTD) hoặc cặp nhiệt.
- TE-260A: phần tử đo nhiệt độ đầu vào bộ làm mát.
- TE-260B: phần tử đo nhiệt độ đầu ra bộ làm mát.
- TE-260H: phần tử đo nhiệt độ cao của bể chứa dầu bôi trơn.
6. Công tắc mức
Các công tắc mức sau đây được lắp cạnh bể dầu:
- LS-260A: báo động mức cao bể dầu bôi trơn.
- LS-260B: báo động mức thấp bể dầu bôi trơn.
- LS-260C: Ngắt mức dầu thấp bể dầu bôi trơn.
- LS-260D: Ngắt mức dầu thấp bể dầu bôi trơn.
- LS-260E: Ngắt mức dầu thấp bể dầu bôi trơn.
Báo động mức cao được đặt tại 6,35 cm (2,5 in) bằng (LS-260A) và
mức thấp 6,35cm (2,5 in) bằng (LS-260B) so với mức dầu vận hành bình
thường.
Việc ngắt mức dầu thấp bằng (LS-260C; LS-260D; LS-260E) hoạt
động khi mức dầu của bể hạ tới 20,3 cm (8 in) thấp hơn so với mức bình
thường, vì vậy trang bị việc kiểm tra dự phòng nhân 3 đề phòng mức dầu thấp
của bể.
7. Hộp kiểm tra bơm từ xa
Hệ thống có hộp kiểm tra bơm từ xa bao gồm các van kiểm tra bằng
van điện từ (Solenoid). Các van này mô phỏng sự sai sót cuả bơm đang hoạt
động bằng việc giảm áp suất dầu tới công tắc áp suất của bơm đang chạy.
- FY-265: Bơm (AC) 1 và 2 (BPM-1 và BPM-2). TML-P1/P2.
- FY-266: Bơm (DC) (EBPM), TML-P3.
8. Hộp giám sát bơm từ xa
Hệ thống có hộp giám sát bơm từ xa bao gồm các công tắc áp suất.
Mỗi một công tắc áp suất được ấn định cho một trong các bơm và bơm
tác động sẽ được chỉ thị với một tín hiệu từ xa.
- PS-267A: Chạy bơm dầu (AC) 1 (BPM-1). TML-P1.
- PS-267B: Chạy bơm dầu (AC) 2 (BPM-2). TML-P2.
- PS-268: Chạy bơm dầu (DC) (EBPM). TML-P3.
9. Bộ biến đổi áp suất ống góp dầu bôi trơn ổ đỡ
Hệ thống có trang bị bộ biến đổi áp suất ống góp dầu bôi trơn ổ đỡ. Nó
được hiệu chỉnh tín hiệu ra trong khoảng 4-20 mA. Chức năng của nó là để
giám sát áp suất đầu ra của hệ thống dầu bôi trơn sau van FV-17.
97
- PT-270: Bộ biến đổi áp suất ống góp dầu ổ đỡ.
10. Hộp giám sát từ xa của bộ làm mát dầu bôi trơn
Hệ thống có bộ giám sát từ xa bộ làm mát dầu bôi trơn bao gồm cặp
nhiệt hoặc là nhiệt điện trở (RTD). Chúng cho phép đo nhiệt độ từ xa đầu
vào/ra của bộ làm mát đang hoạt động. Việc đo nhiệt độ dầu cấp cho ổ đỡ và
nhiệt độ bể dầu và cả sự đánh giá hoạt động bộ làm mát là tạo ra khả năng
trên cơ sở từ xa.
- TE-260A: Phần tử đo nhiệt độ đầu vào bộ làm mát.
- TE-260B: Phần tử đo nhiệt độ đầu ra bộ làm mát.
11. Hộp điều khiển của bộ gia nhiệt nhúng trong bể dầu
Hệ thống có hộp điều khiển của bộ gia nhiệt nhúng bao gồm nguồn
cung cấp điện và điều khiển để vận hành 10 bộ gia nhiệt nhúng. Bộ gia nhiệt
chấp nhận khởi động ở thời tiết lạnh, thiết bị bao hàm như sau:
- TS-260: Bộ điều chỉnh nhiệt độ của bộ gia nhiệt nhúng.
- TE-260B: Báo động nhiệt độ cao của dầu bôi trơn.
12. Bộ chỉ thị dòng dầu quan sát bằng mắt của bộ làm mát
Đó là đường ống chuyển dầu từ lỗ thoát dầu trên bộ làm mát dầu và bộ
lọc quay về bể dầu. Khi dòng dầu được nhìn thấy qua bộ chỉ thị quan sát qua
kính, mà bộ làm mát, bộ lọc được hoạt động có thể thấy sự rò khí tự do bởi
van đi tắt (FV-23) hoặc không có khí và đã sẵn sàng cho vận hành chưa.
13. Bộ biến đổi độ chênh áp của dầu chèn
Hệ thống có bộ biến đổi độ chênh áp của dầu chèn. Nó được hiệu chỉnh
với tín hiệu đầu ra là 4-20mA. Chức năng của nó để giám sát độ chênh áp dầu
chèn của hệ thống.
- PT-286: Bộ biến đổi độ chênh áp của dầu chèn.

III. VẬN HÀNH HỆ THỐNG.

3.1. Chuẩn bị vận hành hệ thống.


Kiểm tra khởi động ban đầu hoặc sau khi sửa chữa lớn.
3.1.1. Công việc kiểm tra trước khi khởi động:
a) Kiểm tra những phần liên kết của thiết bị, sự méo mó hoặc hư hại
của các bộ phận mà có thể xuất hiện khi vận chuyển, lắp đặt,sửa chữa.
b) Kiểm tra ống dẫn và đầu nối được tạo ra khi lắp đặt để bảo đảm rằng
chúng được nối chính xác.
98
c) Bảo đảm rằng bể dầu bôi trơn và bộ lọc dầu bôi trơn chính được
hoàn tất các đường xả và làm sạch, và các phần tử của bộ lọc đã được lắp đặt.
d) Bảo đảm rằng tất cả các đầu nối của bể dầu là bảo đảm và các đầu
nối bên ngoài là được lắp chặt chẽ.
e) Bộ làm mát được thiết kế theo kiểu khung và tấm, không có sự lỏng
lẻo của đừơng ống nối tắt khi vận chuyển với hệ thống. Những đường ống nối
tắt này được lắp đặt tại đường vào/ra với bể. Đường nối tắt sẽ cho phép loại
bỏ bộ làm mát dầu trong khi làm sạch toàn bộ hệ thống dầu bôi trơn để tránh
ô nhiễm bộ làm mát.
f) Bảo đảm rằng tất cả các điểm xả và thoát khí của bể có các van được
lắp đặt
g) Kiểm tra sự hoàn thiện của bộ chỉ thị dòng dầu quan sát bằng mắt.
Kính nhìn không bị vỡ hoặc rạn nứt. Các bộ chỉ thị dòng dầu quan sát bằng
mắt được đặt trên đường thoát khí của mỗi một bộ làm mát và mỗi một bộ
lọc.
h) Bảo đảm chắc chắn những van làm sạch, (FV-23) và (FV-67) là ở vị
trí được đóng.
i) Xoay van (FV-19) của bộ lựa chọn bộ lọc/ bộ làm mát bằng tay hoặc
phía phải hoặc phía trái để cho một bộ lọc/ bộ làm mát là làm việc hoàn toàn.
j) Kiểm tra các van cách li (FV-1, FV-2, FV- 3) của đồng hồ áp suất đã
được mở.
k) Đối với hệ thống được làm mát bằng H 2, bảo đảm chắc chắn van đi
tắt (FV- 54) đã được đóng.
l) Kiểm tra chiều quay chính xác của bơm, chiều quay phải phù hợp
với mũi tên trên hộp bơm. Nếu chiều quay sai, thì phải thay đổi đầu dây của
mô tơ tương ứng với sơ đồ đấu dây.
3.1.2. Điền đầy bể dầu:
a) Loại bỏ bất kỳ tạp vật khỏi bể dầu.
b) Dùng giẻ để làm sạch bể.
c) Nạp dầu vào bể khoảng 11,4 cm (4,5 in) cao hơn mức vận hành bình
thường. Lượng dầu vượt quá để bù cho những đường ống nội bộ mà phải
được điền đầy khi vận hành hệ thống dầu chèn và dầu bôi trơn. Đồng hồ của
tủ điều khiển của bể là đồng hồ chỉ thị mức dầu LS-260A và LS-260B, mà
kim đồng hồ sẽ ở điểm thẳng đứng khi vận hành bình thường.
3.1.3. Giới hạn nhiệt độ dầu:
Trước khi khởi động mô tơ bơm dầu, nhiệt độ dầu trong bể tối thiểu
phải đạt là 21 oC (70 oF).

99
Khi vận hành bộ vần trục, nhiệt độ dầu đầu vào ổ đỡ phải ở trong
khoảng: (10 oC  32 oC )  (50 oF  90 oF).
3.1.4. Những điều kiện báo động:
Thận trọng kiểm tra các điều kiện báo động có trước khi chạy các bơm
dầu chèn và bơm dầu bôi trơn xoay chiều (AC) chính.
3.1.5. Đặt cho các van:
Kiểm tra van (FV-19) của bộ lựa chọn được xoay về vị trí STOP của nó
và bộ tác động ở vị trí khoá. Van làm sạch FV-23 được đóng. Các van cách ly
đồng hồ áp suất: (FV-1, FV-2, FV-3) được mở. Đối với hệ thống được làm
mát bằng H2 van đi tắt FV-54 phải được đóng.
3.1.6. Điều kiện về nhiệt độ và nước:
Lưu lượng nước và nhiệt độ nước làm mát thích hợp tới bộ làm mát dầu
bôi trơn phải được xác lập trước khi khởi động thiết bị.
3.1.7. Kiểm tra bơm:
Tất cả các thiết bị điện liên quan tới các bơm, như nguồn điện lực, điện
điều khiển, hệ thống đo lường điều khiển, bảo vệ... phải được kiểm tra.
3.1.8. Khởi động bơm dự phòng:
a) Bơm dầu xoay chiều (AC) BPM-1, BPM-2 (TML-P1/2) dự phòng ở
chế độ khởi động tự động, nó sẽ tự động khởi động khi áp suất dầu giảm thấp,
nhưng được thiết kế không dừng tự động khi áp suất được phục hồi. Công tắc
tơ sẽ luôn được đóng và chỉ được đóng/ ngắt bằng sự hoạt động của công tắc
điều khiển, điều này nhằm mục đích để ngăn ngừa sự cố của hệ thống.
b) Bơm dầu một chiều (DC) EBPM (TML-P3) được khởi động khi các
bơm xoay chiều (AC) sự cố, hoặc khi áp suất dầu giảm thấp. Điều này giảm
thiểu độ giảm áp suất dầu chèn và áp suất dầu bôi trơn ổ đỡ và làm tăng độ tin
cậy.
c) Các rơ le nhiệt (bảo vệ quá tải) cho các mô tơ bơm dầu khác nhau
hoạt động như sau:
+ BPM-1, BPM-2 (TML-P1/2), có rơ le nhiệt được nối tới phần báo
động.
+ EBPM (TML-P3) được đưa vào vận hành chỉ khi BPM-1 và BPM-2
(TML-P1/2) có sai sót. Độ tin cậy của việc cung cấp dầu là rất quan
trọng hơn việc bảo vệ một động cơ liên quan. Vì lý do này, các rơ le
bảo vệ quá tải mô tơ không được tác động để ngừng bơm, mà chỉ báo
tín hiệu báo động bằng âm thanh.
3.1.9. Áp suất dầu ổ đỡ:
Áp suất dầu ống góp ổ đỡ chỉ thị trên đồng hồ được lắp trên tua bin. Áp
suất dầu ổ đỡ được điều khiển tự động bằng bộ điều chỉnh áp suất dầu ổ đỡ

100
(FV-17) mà nó là phần tử cuối cùng trên đường dầu trước khi vào ổ đỡ. Bộ
điều chỉnh áp suất dầu ổ đỡ có thể được đặt bằng cách dùng vít điều chỉnh
được đặt trong bộ tác động. Bộ điều chỉnh áp suất dầu ổ đỡ được đặt do nhà
chế tạo ở trị số 25 psig (1,76 kg/cm 2g) tại bệ đỡ phía trước, tuy nhiên việc
điều chỉnh thường được yêu cầu để nhận được 25  3 psig (25 psig  1,76
kg/cm2g).
3.1.10. Nhiệt độ dầu trong bể chứa và nhiệt độ dầu ổ đỡ:
Trước khi khởi động tua bin- máy phát, nhiệt độ dầu trong bể chứa tối
thiểu là 35 oC (95 oF) và nhiệt độ dầu vào ổ đỡ xấp xỉ nhưng không vượt quá
32 oC (90 oF). nhiệt độ dầu vào ổ đỡ sẽ là 38 oC (100 oF) khi tua bin đạt 3 000
v/p.
Nhiệt độ dầu sẽ được giữ trong khoảng (43 oC  52 oC ) (110 oF  125
o
F) khi tua bin -máy phát vận hành liên tục.
3.1.11. Áp suất dầu chèn:
Độ chênh áp dầu chèn được chỉ thị trên đồng hồ được lắp trên bể dầu.
Độ chênh áp được điều khiển tự động bằng bộ điều chỉnh độ chênh áp (FV-
52). Bộ điều chỉnh chênh áp được đặt do nhà chế tạo ở một áp suất là 8 psig
(0,56 kg/cm2g) cao hơn áp suất khí H2 của máy phát.
3.1.12. Vận hành bộ làm mát dầu:
Nước làm mát qua bộ làm mát dầu phải được điều chỉnh để cho nhiệt
độ dầu vào ổ đỡ là trong phạm vi thích hợp.
3.1.13. Việc chuyển đổi bộ lọc/bộ làm mát dầu:
Khi vận hành bình thường có thể cần thiết phải chuyển từ bộ lọc/bộ làm
mát chính tới bộ lọc/bộ làm mát dự phòng.
3.1.14. Dừng hệ thống xả chèn:
Nếu hệ thống xả hơi chèn bị sự cố phải dừng một vài phút trong khi tổ
máy tua bin- máy phát là đang chạy, thì dầu bôi trơn phải được kiểm tra hàm
lượng nước. Trong chu kỳ này sẽ có lượng hơi rò rỉ vào khoang tua bin và
một lượng nhỏ hơi sẽ di chuyển qua bộ phát hiện dầu và đi vào hộp ổ đỡ. Do
đó hệ thống lọc dầu /tách nước sẽ được vận hành liên tục trong lúc vận hành
sự cố này để loại bỏ nước.
Một vài chất hãm được dùng trong dầu tua bin là hoà tan trong nước và
số lượng nhỏ chất hãm có thể được loại cùng với nước. Việc kiểm tra một
cách chu kỳ có thể được yêu cầu để duy trì hàm lượng của chất hãm một cách
chính xác.
3.1.15. Kiểm tra trước khi khởi động đối với hệ thống dầu bôi trơn-dầu
chèn.
1-Những tên gọi liên quan đến bể dầu.
101
- BP-1 và BP-2: Những bơm dầu bôi trơn và dầu chèn.
- BPM-1 và BPM-2 (TML-P1/2): Các mô tơ bơm dầu bôi trơn và dầu
chèn (AC).
- EBP: Bơm dầu bôi trơn và chèn khẩn cấp.
- EBPM (TML-P3): Mô tơ bơm dầu bôi trơn và chèn khẩn cấp (DC).
2- Kiểm tra những bơm dầu bôi trơn và dầu chèn riêng rẽ.
A. Dùng công tắc khởi động mô tơ bơm, khởi động BPM-1 (TML-P1)
và khoá hai mô tơ khác.
1. Đèn trên tủ điều khiển sẽ chỉ thị rằng mô tơ của BPM-1 (TML-P1) là
đang chạy.
2. Đồng hồ của tủ điều khiển trên thùng dầu sẽ chỉ thị rằng bơm BP-1
là đang chạy.
3. Áp suất dầu ổ đỡ tại bệ máy phía trước sẽ chỉ thị khoảng 25 psig
(1,76 kg/cm2g)
4. Nhiệt độ dầu tới các ổ đỡ sẽ vào khoảng: 100-125 oF (37,8-51,7 oC ).
Khi nhiệt độ dầu đạt tới 110 oF (43,3 oC ) sẽ mở van nước tới các bộ
làm mát dầu.
5. Dòng dầu ổ đỡ qua kính quan sát sẽ chỉ thị dòng dầu trong khi kiểm
tra.
B. Tương tự như bước (A), kiểm tra bơm dầu BP-2.
C. Tương tự như bước (A), kiểm tra bơm dầu EBP.
3. Kiểm tra trình tự khởi động liên động các bơm dầu bôi trơn và chèn.
A. Các công tắc của mô tơ BPM-2 (TML-P2) và EBPM (TML-P3)
được khoá. Khởi động mô tơ bơm BPM-1 (TML-P1). Sau khi áp lực của bơm
ổn định, xoay các công tắc của mô tơ EBPM (TML-P3) và BPM-2 (TML-P2)
tới vị trí tự động/ dự phòng.
B. Dừng mô tô bơm BPM-1 (TML-P1). Mô tơ bơm BPM-2 (TML-P2)
sẽ khởi động và đồng hồ của tủ điều khiển trên thùng dầu sẽ chỉ thị rằng bơm
BP-2 là đang chạy.
C. BPM-1 (TML-P1) trong vị trí tự động/ dự phòng, dừng mô tơ bơm
BPM-2 (TML-P2). Mô tơ bơm BPM-1 (TML-P1) sẽ khởi động và đồng hồ
trên thùng dầu sẽ chỉ thị rằng bơm BP-1 là đang chạy.
D. Khoá công tắc mô tơ BPM-2 (TML-P2). Dừng mô tơ bơm BPM-1
(TML-P1). Mô tơ bơm EBPM (TML-P3) sẽ khởi động và đồng hồ trên thùng
dầu sẽ chỉ thị rằng bơm EPB là đang chạy.

102
E. Khi vận hành bình thường, hoặc là: BPM-1 (TML-P1), hoặc BPM-2
(TML-P2) sẽ chạy còn các mô tơ của các bơm khác, BPM và EBPM ở vị trí
dự phòng liên động.
3.2. Vận hành và ngừng hệ thống.
Việc vận hành và ngừng hệ thống dầu bôi trơn-dầu chèn cho tua bin-
máy phát sẽ nằm trong quy trình vận hành tự động của tua bin từ hệ thống
điều khiển DCS của phòng điều khiển trung tâm.
3.3. Trông coi hệ thống đang vận hành.
Định kỳ kiểm tra và ghi lại các thông số vận hành của hệ thống chỉ thị
trên các đồng hồ sau đây:
- LI-260: mức dầu trong bể.
- TI-260A: nhiệt độ dầu đầu vào bộ làm mát.
- TI-260B: nhiệt độ dầu đầu ra bộ lọc.
- PI- 267A/B/ hoặc PI- 268: áp suất hệ thống trên đồng hồ.
- PI-271A/B: độ chênh áp của bộ lọc.
- Kiểm tra tình trạng các đường ống và thiết bị.

103
HỆ THỐNG DẦU THUỶ LỰC

I. MÔ TẢ HỆ THỐNG THIẾT BỊ.

Hệ thống dầu thuỷ lực (HPU) dùng để cung cấp dầu có áp suất cao cho
hệ thống điều khiển điện/thuỷ lực (EHC) để điều khiển sự vận hành của tua
bin.
Hệ thống có hai hệ thống phụ trợ là:
- Hệ thống lọc phụ (AFS).
- Hệ thống làm mát/sấy nóng dầu.
1.1 Hệ thống dầu thuỷ lực (HPU).
1. Hệ thống HPU kết hợp hai hệ thống bơm giống nhau Avà B bố trí
đối xứng, A dùng cho hệ thống bơm phía trái và B cho phía phải. Như vậy các
phần tử chính đặt phía trái của HPU có chữ A và phía phải có chữ B.
2. Mặc dù hai hệ thống bơm độc lập được mô tả, chỉ một hệ thống
bơm bình thường là được dùng khi vận hành tua bin. Nhưng hệ thống cấp dầu
thuỷ lực được thiết kế để hai hệ thống bơm chạy xen kẽ với chu kỳ thời gian
như nhau. Việc sử dụng hệ thống bơm theo cách này bảo đảm độ tin cậy, thiết
bị dự phòng được kiểm tra. Nếu hệ thống bơm đang chạy bị sai sót trong khi
vận hành, thì công tắc điều khiển bằng áp suất sẽ tự động khởi động hệ thống
bơm dự phòng.
3. Hai hệ thống bơm điều khiển độc lập và song song được lắp trên
cùng một đế và được cấp từ một bể trung tâm (1). Mỗi một hệ thống bơm độc
lập bao gồm một bộ lọc đầu hút (2A hoặc B) 10 mesh (10 lỗ/cm 2 được đặt
phía trong bể,) cung cấp dầu tới bơm pit tông hướng trục.
4. Bơm pit tông hướng trục (7A hoặc B) duy trì một áp suất đặt trước
trong suốt phạm vi lưu chuyển dầu của nó. Khi yêu cầu của hệ thống thay đổi,
bơm tự động điều chỉnh đầu ra của nó để đáp ứng yêu cầu về lưu lượng và áp
suất của hệ thống.
5. ống góp cung cấp (15) được đặt phía trước của bể; trên đó lắp đặt
các đường ống thuỷ lực bao gồm các phần tử và các cửa cần thiết để cấp dầu
tới hệ thống điện/thuỷ lực.
6. Đầu ra của 2 bơm được nối với ống góp cung cấp, đường áp suất
qua mạch điều khiển bơm bao gồm van xả khí tự động, một van an toàn quá
áp, bộ lọc áp suất cao 6 micrô và van một chiều của bơm. Mạch điều khiển

104
bơm cũng bao gồm những đồng hồ áp suất của bơm và các cửa đặt công tắc
áp suất chạy và liên động khởi động bơm dự phòng.
7. Van xả khí tự động (17A hoặc B) cho phép bơm đạt tới tốc độ dưới
một tải nhỏ, việc làm sạch hệ thống bằng khí trước khi nó đóng kín và xác lập
áp suất hệ thống đầy đủ. Van an toàn quá áp (16A hoặc B) sử lý áp suất tức
thời trong chu trình và quy định giới hạn áp suất lớn nhất cho bộ bù áp suất.
Các đồng hồ áp suất (26A hoặc B) chỉ thị áp suất hệ thống trong mạch bơm
đang sử dụng (đang chạy).
8. Mỗi một đầu ra áp suất của hệ thống độc lập từ mạch điều khiển
bơm trực tiếp qua bộ lọc áp suất cao 6 micro (19A hoặc B). Mỗi một bộ lọc
được trang bị với một công tắc chênh áp. Khi độ chênh áp cao, công tắc chênh
áp tác động và gây ra báo động. Những phần tử của bộ lọc là loại ống dùng
xong vứt đi. Lưu lượng đầu ra từ các bộ lọc áp suất cấp tới ống góp cung cấp
qua các van một chiều (18A hoặc B).
9. Đường ống dẫn lưu lượng hệ thống tới bộ điều áp (22). Và tới các
cửa đầu ra của hệ thống điện/thuỷ lực.
10. Bộ điều áp cung cấp nguồn dầu có áp suất ngay tức thời để thoả
mãn bất kỳ những yêu cầu đột biến của các bộ tác động van và duy trì áp suất
hệ thống khi khởi động khẩn cấp hệ thống bơm dự phòng. Các van cách ly
(23) của bộ điều áp, phục vụ cho việc cách ly vùng phục vụ cho phép của bộ
điều áp mà không cần ngắt nguồn điện. Việc mở những van xả (24) của bộ
điều áp, khi bộ điều áp được cách ly, cho phép bất kỳ áp suất dầu dư của bộ
điều áp là được xả về bể chứa dầu.
11. Van đi tắt hệ thống (20) nối hộp áp lực trực tiếp tới bể để dễ dàng
cho khởi động ban đầu và cung cấp sự trợ giúp khi hiệu chỉnh hoặc tiến hành
bảo dưỡng.
12. Van điện từ (Sonenoid) (21) kiểm tra bơm từ xa được đặt trên đỉnh
của ống góp cung cấp, xác định chức năng của các công tắc áp suất khởi động
bơm tự động (PS-281B hoặc C). Việc kiểm tra có thể được thực hiện từ xa
(trong phòng điều khiển) hoặc tại chỗ. Việc kiểm tra tại chỗ được thực hiện
bằng việc tác động bằng tay vào một chốt được đặt ở tâm của cuộn dây của
van.
13. Đầu nối áp suất phụ từ hộp áp lực bao gồm đầu trích áp suất
(PTOs) cho các công tắc điều khiển áp suất và các ống dẫn tới các đồng hồ.
14. Bộ làm khô khí (47) được làm bằng thép không gỉ bao gồm chất
hút ẩm được đóng gói để loại hơi ẩm trong đường khí vào được yêu cầu bằng
HPU và bộ chỉ thị độ ẩm chỉ ra chất lượng của chất hút ẩm. Chất hút ẩm được
tiếp xúc với khí trong bể ở mọi thời điểm. Thang đo của bộ chỉ thị độ ẩm
dạng % với khoảng đo 40% 60%. Nó chỉ thị độ ẩm (%) bằng sự thay đổi
màu từ màu xanh sang màu hồng. Chất hút ẩm phải thay thế tại độ ẩm 60%

105
15. Bể dầu trang bị công tắc mức (45). Công tắc mức dầu dùng lực của
nam châm vĩnh cửu khi liên hệ giữa phao và phần tử công tắc. Khi phao
chuyển dịch theo sự thay đổi mức của dầu, nó chuyển dịch một ống nam
châm đi vào hoặc đi ra vùng tác động của công tắc, nam châm gây ra sự hoạt
động của công tắc. Sự tác động của công tắc được điều khiển bằng vị trí của
công tắc mang thiết bị trên cần lắp đặt của công tắc trong sự quan hệ với sự
hoạt động của nam châm được đặt bên trong của cần lắp công tắc.
16. Tất cả các chức năng của mức dầu được kết hợp vào một thiết bị
công tắc (bộ công tắc) bao gồm: công tắc báo động mức cao LS-280A và báo
động mức thấp LS-280B. Các công tắc dễ dàng nhận ra bằng cách tháo vỏ
công tắc. LS-280A luôn luôn là công tắc trên đỉnh và LS-280B luôn luôn là
công tắc dưới đáy.
17. ống góp cung cấp (15), ống góp đồng hồ (25), ống góp công tắc áp
suất (23), ống góp của hệ thống lọc phụ AFS (200) và ống góp của hệ thống
làm mát và hệ thống sấy (49) được kết hợp với hệ thống thuỷ lực.
- Ống góp cung cấp (15).
Các phần tử sau đây được đặt trên ống góp cung cấp (15): các van an
toàn (16A và B), các van xả khí tự động (17A và B), bộ lọc áp suất cao (19A
và B), những van một chiều (18A và B) và van đi tắt hệ thống (20). Thêm vào
đó ống góp cung cấp có các cửa vào/ ra để nối tất cả các chức năng khác của
HPU.
- Ống góp của các đồng hồ (25): bao gồm các cửa hiệu chỉnh cho
những đồng hồ áp suất (26A, B và C) của hệ thống và các van cách li (30) của
các đồng hồ áp suất tương ứng.
- Ống góp của các công tắc áp suất (28): bao gồm 10 cửa hiệu chỉnh
cho công tắc áp suất và các van cách li (30) cùng bộ của chúng.
- Ống góp của AFS (200): bao gồm van một chiều (203) van an toàn
(202) và các van cách li (208) để vận hành hệ thống lọc phụ.
- Ống góp của hệ thống làm mát, sấy nóng dầu (49): gồm các van an
toàn (40) cho phần làm mát, và van an toàn (39) cho phần sấy nóng, các van
cách li (27) cho đồng hồ áp suất của chúng và các cửa hiệu chỉnh.

CÁC BẢN VẼ THAM KHẢO.


- P&ID-112E8593 (1,2,3,4,5,6).
- P&ID-109E7550 (1,2).

Các thiết bị chính trong hệ thống HPU. Bảng B1.

106
Stt Ký hiệu Mô tả Ghi chú
1 1 Bể dầu

2 2A/B Bộ lọc dầu


3 7A/B Bơm dầu pít tông áp suất cao
4 12A/B Mô tơ bơm dầu pít tông áp suất cao
5 15 ống góp dầu cung cấp
6 16A/B Van an toàn
7 17A/B Van xả khí tự động
8 18A/B Van một chiều
9 19A/B Bộ lọc áp suất cao
10 20 Van đi tắt hệ thống
11 21 Van điện từ (Solenoid)
12 22 Bộ điều áp suất
13 23 Van cách ly của bộ điều áp suất
14 24 Van xả của bộ điều áp suất
15 25 Ống góp cho các đồng hồ áp suất
16 26A/B Đồng hồ chỉ thị áp suất hệ thống
17 27 Van cách ly
18 28 Ống góp cho các công tắc áp suất
19 29A/B Công tắc cho bơm dầu áp suất cao
20 30 Van cách ly
21 45 Công tắc mức dầu của bể
22 46 Đồng hồ chỉ thị mức dầu của bể
23 47 Bộ làm khô khí
24 53 Nam châm vĩnh cửu của bể dầu
25 51 Đồng hồ chỉ thị nhiệt độ của dầu
trong bể

1.2 Hệ thống lọc phụ (AFS).

107
Mục đích của hệ thống lọc phụ AFS là để làm sạch và xử lý dầu thuỷ
lực (TPE). Để hoàn thiện hai chức năng của việc sử lý và lọc dầu hệ thống, hệ
thống lọc phụ riêng rẽ được dùng. Hệ thống AFS bao gồm bơm bánh răng
được chuyền động bằng điện. Một bộ lọc tinh (1 micro) và bộ lọc thô được
nối nối tiếp. Sơ đồ AFS chỉ ra vị trí và chủng loại của các phần tử cần thiết để
cách li và hướng của dầu trong mỗi một chế độ vận hành của nó.
Chức năng của AFS bao gồm:
1. Nạp dầu vào bể chính bằng bơm từ téc dầu vào hệ thống qua cửa nạp
riêng rẽ để bảo đảm ban đầu và tiếp sau là dầu sạch; thời gian nạp là khoảng 1
giờ 30 phút cho 208 lít.
2. Bơm phải ở ngoài bể dầu chính để dễ dàng cho việc bảo dưỡng bể.
3. Cho phép lấy mẫu dầu của hệ thống theo chu kì qua các cửa lấy mẫu
được quản lý.
4. Trang bị một mạch lọc liên tục qua bộ lọc thô và được nối tiếp với
bộ lọc tinh (1 micro).
5. Trong chế độ đi tắt, hệ thống cho phép bộ lọc tinh (1 micro) làm việc
liên tục trong khi bộ lọc thô đang bảo dưỡng mà không cần dừng hệ thống
AFS.
6. Trong chế độ xả, nó có khả năng làm rỗng hộp của bộ lọc thô bằng
cách dùng van xả (PV-80) và bơm TAFM để bơm dầu quay về bể chính.

1.3 Hệ thống làm mát/sấy nóng dầu.


Mục đích của hệ thống làm mát/ sấy nóng là để điều khiển nhiệt độ dầu
thuỷ lực trong vòng phân li (tách ẩm) từ dòng dầu chính. Bơm /mô tơ hoạt
động cho cả 2 chức năng làm mát/ sấy nóng, trong khi mô tơ quạt hoạt động
chỉ để làm mát, bơm hút dầu từ bể qua màng lọc đầu hút và tới van điều khiển
bằng nhiệt độ mà hướng cho dầu hoặc là sấy nóng hoặc là làm mát như yêu
cầu. Van điều khiển bằng nhiệt độ là không có khả năng điều chỉnh, nó được
đặt do nhà chế tạo ở 38 oC  2,8 oC (100 oF 5 oF).
Việc tuần hoàn dầu trong vòng được trang bị một bơm bánh răng (33)
nối với mô tơ điện (HCCM). Mô tơ/ bơm tuần hoàn dầu được điều khiển bằng
công tắc nhiệt độ kép có khả năng điều chỉnh (TS-280) được đặt tại mặt trước
phía trái của thiết bị. Công tắc này được đặt do nhà chế tạo để mô tơ được
khởi động trong khoảng nhiệt độ (4  36 oC) (40  97 oF) cho việc sấy nóng và
dừng mô tơ ở 36 oC (97 oF). Công tắc này cũng được đặt để khởi động mô tơ
khi nhiệt độ  49 oC (120 oF) và dừng mô tơ khi nhiệt độ  43 oC (110 oF) cho
việc làm mát.

108
Công tắc nhiệt độ (TS-280B) dùng để khởi động mô tơ (CCFM) để
quay quạt (41) khi nhiệt độ>49 oC (120 oF) và dừng mô tơ khi nhiệt độ<43 oC
(110 oF).
Hệ thống sấy nóng lưu chuyển dầu qua toàn bộ van an toàn (39) có khả
năng điều chỉnh, van này được đặt do nhà chế tạo ở (14 kg/cm 2) (200 psi). Hệ
thống này sẽ sấy nóng bể dầu với tốc độ sấy khoảng 2,8 oC/giờ (5 oF/giờ).
Hệ thống làm mát có van an toàn (40) có khả năng điều chỉnh mà sẽ
dẫn dòng dầu quay về bể trong trường hợp tắc đường hồi hoặc bộ làm mát
khí. Van này được đặt do nhà chế tạo để xả tại áp suất là 1,76 kg/cm2 (25 psi).

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT.

2.1 Thông số kỹ thuật của các mô tơ trong hệ thống.


*. Thông số kỹ thuật mô tơ HFPM của bơm áp suất cao. Bảng 2.

Công Điện Dòng


Tần số Tốc độ
Stt Thiết bị suất áp điện
(kW) (V) (A) (Hz) (vg/ph)
Mô tơ bơm dầu áp suất
1 45 400 84 50 1475
cao TME-P1A/1B
Mô tơ bơm bánh răng lọc 110/ 0,64/
2 0,25 50 1425
dầu phụ TAFM 220 0,34
Mô tơ bơm làm mát/ sấy
3 2,25 400 5,2 50 1450
nóng HCCM
Mô tơ quạt làm mát dầu 220/
4 1,13 3,2/2,6 50 1425
CCFM 400

2.2 Thông số kỹ thuật dầu thuỷ lực.


*. Dầu mới.
Màu 1,5
Trọng lượng riêng 1.12
Độ nhớt 3A, SUS, 100 oF (37,8 oC) 200-230
Độ nhớt 3A, SUS, 210 oF (98,9 oC) 42,5

109
Độ nhớt động học: { (m2/s)}, 100 oF (37,8 oC) 43, 2- 49,7
Độ nhớt động học: { (m2/s)},210 oF (98,9 oC) min 4,97
Điểm đông đặc, nhiệt độ max 0 oF (-17,8 oC)
Lượng nước, (thể tích) % max 0,1
Độ pH, max. 0,1 mg KOH/g.
Lượng Clo1, ppm, max. 100
Điểm chớp cháy, min. 455 oF (235 oC)
Điểm cháy, min 665 oF (566 oC)
Nhiệt độ tự cháy của dầu, min. 1050 oF (566 oC)
Điện trở xuất 2, min, ở 20 oC. 5-107 . m
Độ dẫn điện 2, max, ở 20 oC. 1-10-9 S/cm
Độ nhiễm bẩn:
Kích thước hạt ( m) Số lượng hạt trên 100 ml dầu
5  10 128.000
10  25 42.000
25  50 6.500
50  100 1.000
> 100 92

*. Dầu vận hành.


Màu, ASTM, max 1,5
Trọng lượng riêng, 60 oF, (15,6 oC) 1.12
Độ nhớt 3A, SUS, 100 oF (37,8 oC) 200-230
Độ nhớt 3A, SUS, 210 oF (98,9 oC) 42,5
Độ nhớt động học: { (m2/s)}, 100 oF (37,8 oC) 43, 2- 49,7
Độ nhớt động học: { (m2/s)},210 oF (98,9 oC) min 4,97
Điểm đông đặc, nhiệt độ max 0 oF (-17,8 oC)
Lượng nước, (thể tích) % max 0,2
Độ pH, max. 0,2 mg KOH/g.
Lượng Clo1, ppm, max. 100.
Điểm chớp cháy, min. 455 oF (235 oC)

110
Điểm cháy, min. 665 oF (566 oC)
Nhiệt độ tự cháy của dầu, min. 1050 oF (566 oC)
Điện trở xuất 2, min, ở 20 oC. 5-107 . m
Độ dẫn điện 2, max, ở 20 oC. 1-10-9 S/cm

Độ nhiễm bẩn:

Kích thước hạt ( m) Số lượng hạt trên 100 ml dầu

5  10 24.000

10  25 5.360

25  50 780

50  100 110

> 100 11

 Chú ý:
1. Việc kiểm tra bằng tia X hoặc bằng tia micro culon.
2. Dầu chỉ cần đáp ứng hoặc điện trở xuất hoặc độ dẫn.
3. Giới hạn độ sạch của mẫu dầu tương ứng sẽ không vượt quá
giới hạn nhiễm bẩn lớn nhất được liệt kê.

2.3. Tín hiệu, liên động, bảo vệ.


Hệ thống dầu thuỷ lực bao gồm một số tín hiệu đo lường, các điểm đặt
cho liên động và bảo vệ sau đây:

Stt Ký hiệu Mô tả Khoảng đo Đơn vị


1 Đo mức dầu của bể (46). %
o
2 TI-280 Đo nhiệt độ dầu trong bể (51). C
3 PI-280A Đo áp suất dầu của bơm A kg/cm2
(26).
4 PI-280B Đo áp suất dầu của bơm B kg/cm2
(26).

111
Stt Ký hiệu Mô tả Khoảng đo Đơn vị
5 PI-280C Đo áp suất dầu hệ thốngC (26). kg/cm2
6 PT-281 Bộ biến đổi tín hiệu áp suất kg/cm2
dầu hệ thống (71).
7 PI-222A Đo áp suất vào bộ lọc thô. kg/cm2
8 PI-222B Đo áp suất vào bộ lọc tinh. kg/cm2
9 PI-230A Đo áp suất ra của bơm HCCM. Kg/cm2
10 PI-230B Đo áp suất của dầu tuần hoàn. Kg/cm2

Côngtắc Chức năng Điểm đặt


PS-280A Bơm A chạy 98,5 kg/cm2//1400 psi
PS-280B Bơm B chạy 98,5 kg/cm2//1400 psi
PS-281A Báo động áp suất dầu thấp 91,4 kg/cm2//1300 psi
PS-281B Khởi động tư động bơm A 91,4 kg/cm2//1300 psi
PS-281C Khởi động tự động bơm B 91,4 kg/cm2//1300 psi
PS-281D Ngắt áp suất dầu thấp 77,4 kg/cm2//1100 psi
PS-281E Ngắt áp suất dầu thấp 77,4 kg/cm2//1100 psi
PS 281F Ngắt áp suất dầu thấp 77,4 kg/cm2//1100 psi
PV-34 Van an toàn/sấy nóng 14 kg/cm2//200 psi
PV-33 Van an toàn/làm mát 1,76 kg/cm2//25 psi
TS-280A Chạy bơm HCCM/sấy nóng, 4 oC
nhiệt độ = 4 - 36 oC
Dừng bơm HCCM/sấy nóng, 36 oC
nhiệt độ = 36 oC
Chạy bơm HCCM/làm mát, nhiệt 49 oC
độ > 49 oC
Dừng bơm HCCM/làm mát, 43 oC
nhiệt độ < 43 oC
TS-280B Chạy quạt làm mát CCFM > 49 49 oC
o
C
Dừng quạt làm mát CCFM <43 43 oC
o
C
LS-280A Báo động mức dầu cao.

112
Côngtắc Chức năng Điểm đặt
LS-280B Báo động mức dầu thấp.

III. VẬN HÀNH HỆ THỐNG.

3.1. Chuẩn bị vận hành hệ thống.


3.1.1. Kiểm tra khởi động ban đầu hoặc sau khi sửa chữa lớn.
1. Nhiệt độ của dầu thuỷ lực chỉ ra trên đồng hồ nhiệt độ (51) phải
trong khoảng (18  44 oC)  (65  110 oF) trước khi khởi động bơm dầu áp
suất cao.
2. Mở hoàn toàn van đi tắt hệ thống (20) (ngược chiều kim đồng hồ-
CCW) để nối đầu ra của bơm với đường quay về bể dầu tại áp suất thấp.
3. Mở van cách li (23) của bộ điều áp.
4. Đóng van xả (24) của bộ điều áp.
5. Xoay một công tắc bơm servo tới vị trí RUN và để kiểm tra chiều
quay trùng với mũi tên trên hộp ở trên trục mô tơ điện.
6. Nếu chiều quay của bơm là không đúng, phải kiểm tra đấu dây cho
mô tơ.
7. Sau khi chạy bơm khoảng 1 phút để lưu chuyển dầu về bể, mở van
chặn (30) tới đồng hồ áp suất (26C) và đóng một phần van đi tắt (20) của hệ
thống để xác lập 14,1 kg/cm2 (200 psig). Đồng hồ (26A hoặc B) sẽ chỉ thị áp
suất gia tăng trên bơm phía van một chiều (18A hoặc B) của hệ thống.
8. Kiểm tra độ rò rỉ dầu ra ngoài tại áp suất thấp này. Nếu không có rò
rỉ, đóng hoàn toàn van đi tắt (20). Nếu có rò rỉ hệ thống thì mở van đi tắt (20),
dừng thiết bị.
9. Việc điều khiển bù áp trên các bơm (8A hoặc B) được đặt do nhà
chế tạo ở trị số 35,3 kg/cm2 (500 psig), và các van an toàn (16A hoặc B) đã
được đặt chính xác cho thiết bị này. Khi bơm đang chạy ở áp suất thấp, nới
lỏng ốc hãm ở bộ bù và xoay núm điều chỉnh bộ bù theo chiều thuận kim
đồng hồ (CW). Áp suất sẽ được tăng tới 70,3 kg/cm 2 (1000 psi), áp suất khí
nitơ nạp trước trong bộ điều áp khi đạt tới điểm này, thì tỉ lệ tăng áp sẽ thay
đổi chậm như là dầu đang nạp cho bộ điều áp và nén khí nitơ. Việc điều chỉnh
bộ bù áp trong khoảng tăng 1/2 vòng vít điều chỉnh và đợi sự hồi dầu để cho
phép đạt ổn định. Tiếp tục điều chỉnh bộ bù cho đến khi đồng hồ áp suất hệ
thống (26C) đạt tới 112,5 kg/cm 2 (1600 Psi). Hoàn tất các việc trên, vặn chặt
đai ốc hãm của bộ bù áp. Trục trặc thường xẩy ra ở giai đoạn này.
113
10. Mở van đi tắt (20) của hệ thống, dừng bơm vừa được kiểm tra và
lặp lại trình tự từ bước 5 đến bước 9 cho bơm thứ 2.

3.1.2. Thử liên động tự động các bơm dầu của hệ thống dầu thuỷ lực
HPU.
1. Với một bơm đang chạy, xoay công tắc của bơm dự phòng tới vị trí
khởi động tự động (AUTO START).
2. Hé mở van đi tắt (20) để mô phỏng tải của hệ thống dầu thuỷ lực.
3. Xoay công tắc của bơm đang chạy tới vị trí ngắt (OFF). Bơm dự
phòng sẽ khởi động tự động khi áp suất hệ thống giảm tới điểm đặt của công
tắc áp suất khởi động bơm.
4. Lặp lại việc kiểm tra đối với bơm thứ 2, sau đó đóng van đi tắt (20).
Vận hành hệ thống với một bơm mà công tắc của nó ở vị trí chạy (RUN) và
một bơm dự phòng với công tắc của nó ở vị trí khởi động tự động (AUTO
START).
5. Kiểm tra nhiệt độ của dầu thuỷ lực trong thùng, nhiệt độ đó khoảng
90 F (32,2 oC) hoặc cao hơn trước khi tua bin được khởi động.
o

3.2 Vận hành và ngừng hệ thống.


Việc vận hành và ngừng hệ thống dầu thuỷ lực sẽ nằm trong quy trình
vận hành tự động của tua bin từ hệ thống điều khiển DCS của phòng điều
khiển trung tâm.

3.3 Trông coi hệ thống đang vận hành.


Kiểm tra và ghi lại các thông số chỉ thị trên các đồng hồ sau đây:
- Chỉ thị mức dầu trong bể.
- Chỉ thị nhiệt độ dầu trong bể.
- Chỉ thị áp suất hệ thống trên đồng hồ 26A/B/C.
- Chỉ thị độ chênh áp của bộ lọc áp suất cao.
- Chỉ thị độ chênh áp bộ lọc của AFS.
- Kiểm tra tình trạng các đường ống và thiết bị.

114

You might also like