You are on page 1of 41

QUY TRÌNH PHỐI HỢP VẬN HÀNH

Trạm điện 110kV không người trực giữa


Công ty Điện lực Tiền Giang
&
Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam
&
Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam

Ký hiệu: QT – ĐĐTG, CTMN & ĐĐMN - 03/2018

Biên
ĐĐTG, CTMN & ĐĐMN
soạn

Phê
duyệt

Nguyễn Điền Khoán Lâm Anh Tuấn Nguyễn Minh Ngọc


Phó Giám đốc Giám đốc Giám đốc
Công ty Điện lực Công ty Lưới điện Trung tâm Điều độ
Tiền Giang cao thế miền Nam HTĐ miền Nam
Ban hành Tháng 03 năm 2018

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG.....................................................................................3

CHƯƠNG II .................................................................................................................... 3

TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN TRẠM ĐIỆN..................................................................3

CHƯƠNG III.................................................................................................................... 4

ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH....................................................................................................4

Mục 1 Phân cấp quyền điều khiển, kiểm tra, nắm thông tin...................................4

Mục 2 Tổ chức điều độ vận hành...............................................................................4

Mục 3 Nhiệm vụ của nhân viên vận hành.................................................................4

Mục 4 Chế độ báo cáo vận hành...............................................................................5

Mục 5 Điều khiển phụ tải...........................................................................................5

Mục 6 Điều khiển điện áp...........................................................................................5

Mục 7 Lập phương thức vận hành............................................................................6

CHƯƠNG IV ................................................................................................................... 6

THAO TÁC VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ.....................................................................................6

Mục 1 Tổ chức thao tác và thực hiện thao tác..........................................................6

Mục 2 Xử lý sự cố đường dây 110kV.........................................................................6

Mục 3 Xử lý sự cố MBA 110kV.................................................................................6

Mục 4 Xử lý sự cố mất điện toàn trạm điện 110kV..................................................7

Mục 5 Khôi phục hệ thống điện phân phối...............................................................7

CHƯƠNG V..................................................................................................................... 7

TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................................................................7

PHỤ LỤC

2
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


1. Quy trình này quy định về việc phối hợp vận hành, điều độ, thao tác, xử lý
sự cố nhóm trạm điện 110kV không người trực giữa Trung tâm Điều độ hệ thống
điện miền Nam, Công ty Điện lực Tiền Giang và Công ty lưới điện Cao thế miền
Nam.
2. Những quy định về vận hành, điều độ, thao tác, xử lý sự cố, khôi phục
lưới điện 110kV, quản lý vận hành hệ thống SCADA không được đề cập trong quy
trình này được thực hiện theo các Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống
điện quốc gia, Thông tư quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia,
Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia, Thông tư
quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương
ban hành, Quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống SCADA do
Cục Điều tiết điện lực ban hành, Quy trình xử lý sự cố kênh truyền SCADA do
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng


Quy trình này áp dụng đối với các chức danh sau đây:
1. Điều độ viên miền tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam;
2. Điều độ viên phân phối Công ty Điện lực Tiền Giang;
3. Trưởng kíp Trung tâm điều khiển nhóm trạm điện 110kV không người trực
Tiền Giang;
4. Trực ban Công ty Lưới điện cao thế miền Nam;
5. Nhân viên vận hành lưu động nhóm trạm điện 110kV;
6. Kỹ sư phương thức của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, Công
ty Điện lực Tiền Giang;
7. Kỹ sư SCADA của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, Công ty
Điện lực Tiền Giang.

Điều 3. Giải thích từ ngữ


Trong Quy trình này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. A2 Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam
2. PCTG Công ty Điện lực Tiền Giang
3. ĐĐTG Điều độ phân phối Tiền Giang, có chức năng chỉ huy điều
khiển hệ thống điện phân phối trong phạm vi tỉnh Tiền

3
Giang và vận hành Trung tâm điều khiển nhóm trạm điện
110kV không người trực.
4. TTĐK Trung tâm điều khiển nhóm trạm điện 110kV không
người trực.
5. SGC Công ty Lưới điện cao thế miền Nam
6. ĐĐV A0 Điều đô ̣ viên Quốc gia
7. ĐĐV A2 Điều đô ̣ viên miền Nam
8. ĐĐVTG Điều độ viên phân phối Công ty Điện lực Tiền Giang
9. CTMN Trực ban Công ty Lưới điện cao thế miền Nam
10. Trưởng kíp Là nhân viên vận hành Trung tâm điều khiển đã được cấp
TTĐK CNVH và sát hạch công nhận chức danh Trưởng kíp
TTĐK.
11. KSPT Kỹ sư phương thức của Trung tâm Điều độ hệ thống điện
miền Nam, Công ty Điện lực Tiền Giang
12. KS SCADA Kỹ sư SCADA của Trung tâm Điều độ hệ thống điện
miền Nam, Công ty Điện lực Tiền Giang
13. Tổ TTLĐ Tổ thao tác lưu động thuộc Chi nhánh điện cao thế Tiền
Giang - Công ty Lưới điện cao thế miền Nam
14. NVVHLĐ Nhân viên vận hành lưu động
15. SCADA (viết tắt theo tiếng Anh: Supervisory Control And Data
Acquisition) là hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc
giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện
16. TTX Thao tác xa
17. HTĐ Hệ thống điện
18. TBA KNT Trạm biến áp không người trực
19. NMĐ Nhà máy điện
20. TBĐ Thiết bị điện
21. TBA Trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù.
22. MBA Máy biến áp
23. MC Máy cắt
24. DCL Dao cách ly
25. DTĐ Dao tiếp địa
26. DCS Distributed Control System - Hệ thống điều khiển phân
tán
27. TC Thanh cái
28. TU Máy biến điện áp
4
29. TI Máy biến dòng điện
30. FR Ghi sự cố (Fault Recoder)
31. FL Định vị sự cố (Fault Locator)
32. VTDR Mạng viễn thông dùng riêng
33. GATEWAY Cổng giao tiếp giữa hệ thống điều khiển máy tính tại trạm
với hệ thống SCADA trung tâm.
34. RTU Thiết bị giao tiếp đầu cuối (Remote Terminal Unit)
35. HMI Giao diện người – máy (Human Machine Interface)

Chương II
TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN TRẠM ĐIỆN

Điều 1. Giới thiệu chung về Trung tâm điều khiển Tiền Giang
TTĐK Tiền Giang được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về
kỹ thuật quy định tại Điều 42 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của
Bộ Công Thương Quy định hệ thống điện phân phối.
TTĐK Tiền Giang sử dụng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn (bao gồm mạng
LAN nội bộ và mạng SCADA IP) với SGC để kết nối đến các TBA 110kV, trạm
ngắt, thiết bị trung thế và trung tâm khác theo các giao thức truyền tin sau:
- Kết nối TTĐK với các trung tâm khác: ICCP hoặc IEC 60870-5-104.
- Kết nối TTĐK với các TBA 110kV: IEC 60870-5-101 hoặc IEC 60870-5-
104.
- Kết nối TTĐK với thiết bị đóng cắt có chức năng SCADA trên lưới điện
trung thế: IEC 60870-5-104, IEC 60870-5-101.
Toàn bộ thông tin cần thiết cho việc thao tác điều khiển từ xa các thiết bị sẽ
được hệ thống SCADA/DMS trung tâm thu thập, xử lý và kết hợp với các chương
trình, ứng dụng liên quan để các ĐĐV có đầy đủ các thông tin cần thiết để giám sát
và điều khiển cụ thể như:
- Thu thập, giám sát và điều khiển đóng cắt thiết bị từ xa;
- Xử lý cảnh báo và sự kiện xảy ra trong hệ thống;
- Lưu trữ dữ liệu thời gian thực để phục vụ cho công tác xử lý, phân tích;
- Hiển thị giao diện đồ họa trực quan: bản đồ, sơ đồ lưới điện;
- Quản lý điều hành và lập báo cáo;
- Chức năng phân tích chế độ vận hành lưới điện:
5
Xác định và cô lập nhanh khu vực mất điện, đề xuất các bước thực hiện để
khôi phục cung cấp điện cho khu vực không bị ảnh hưởng.
Nguồn cung cấp cho hệ thống SCADA và thông tin liên lạc tại TTĐK Tiền
Giang được lấy từ nguồn UPS bố trí tại chổ.

Điều 2. Điều kiện đảm bảo điều khiển xa từ TTĐK trạm điện
1. Hệ thống giám sát, điều khiển, thông tin viễn thông và thu thập tín hiệu
phải được định kỳ thí nghiệm, kiểm tra để đảm bảo thao tác xa hoạt động đúng và
tin cậy, tuân thủ quy định tại Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công
Thương ban hành.
2. Hệ thống kênh truyền dữ liệu liên kết Trung tâm điều khiển trạm điện với
trạm điện 110kV phải đảm bảo hoạt động chính xác và tin cậy.
3. Hệ thống thiết bị đầu cuối (RTU/GW) tại trạm điện 110kV hoạt động tốt.
4. Trạng thái khoá điều khiển tại tủ điều khiển thiết bị để vị trí điều khiển từ
xa.
5. Trạng thái khoá điều khiển tại trạm điện 110kV để vị trí thao tác từ xa (từ
TTĐK).
6. Hệ thống điều khiển tại TTĐK hoạt động tốt.

Điều 3. Các điều khiển, giám sát và truy xuất số liệu từ xa có thể thực
hiện được từ TTĐK trạm điện
1. Thao tác đóng/cắt máy cắt 110kV, 22kV;
2. Thao tác đóng/cắt dao cách ly 110kV, 22kV;
3. Thao tác chuyển nấc phân áp máy biến áp 110kV;
4. Giám sát và thu thập tín hiệu trạng thái, đo lường, bảo vệ của TBA 110kV
KNT.

Điều 4. Các hạng mục phải thực hiện tại trạm điện 110kV
1. Thao tác đóng/cắt dao tiếp địa;
2. Di chuyển MC hợp bộ ra khỏi vị trí vận hành, đưa vào vị trí vận hành;
3. Thao tác đóng/cắt FCO, LBS;
4. Thao tác đóng/cắt aptomat nhị thứ TU, aptomat điều khiển máy cắt.

Điều 5. Kết nối SCADA giữa Trung tâm điều khiển trạm điện và Trung
tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam
1. Thủ tục truyền tin (Protocol): Kết nối điều khiển giữa trung tâm điều
khiển trạm điện 110KV và Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam được thực
hiện theo giao thức IEC 60870-5-104 hoặc giao thức ICCP.

6
2. Dữ liệu trao đổi: Danh sách các tín hiệu SCADA thu thập tại TTĐK kết
nối Trung tâm điều độ hệ thống điện miền Nam thực hiện theo quy định hiện hành
(căn cứ Quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 04/03/2016 về việc ban hành “Quy định
hệ thống điều khiển TBA 500 kV, 220 kV, 110 kV trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam”).
3. Xử lý mất kết nối: Trường hợp mất kết nối giữa TTĐK và Trung tâm
Điều độ hệ thống điện miền Nam, Trưởng kíp TTĐK thông báo cho ĐĐV A2, kỹ
sư SCADA tại TTĐK để phối hợp với các đơn vị xử lý theo nguyên tắc “sự cố xảy
ra do thiết bị hoặc dịch vụ của đơn vị nào quản lý/cung cấp thì đơn vị đó chịu trách
nhiệm xử lý”, cụ thể:
a) Nếu sự cố do lỗi của hệ thống SCADA của TTĐK thì trách nhiệm xử lý
thuộc Kỹ sư SCADA tại TTĐK;
b) Nếu sự cố xảy ra đối với hệ thống thiết bị truyền dẫn, kênh truyền dữ liệu:
Kỹ sư SCADA tại TTĐK có trách nhiệm phối hợp với tổ trực VTDR của Tổng
Công ty Điện lực miền Nam và PCTG để xử lý theo “Quy định quản lý, khai thác
hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông dùng riêng” của Tổng Công ty Điện
lực miền Nam;
c) Nếu sự cố do lỗi của hệ thống SCADA của A2 thì trách nhiệm xử lý thuộc
Kỹ sư SCADA A2.

Chương III
ĐIỀU ĐỘ VẬN HÀNH

Mục 1. Phân cấp quyền điều khiển, kiểm tra, nắm thông tin tại trạm
điện 110kV không người trực

Điều 1. Phân cấp quyền điều khiển


1. Quyền điều khiển của ĐĐV A2:
a) Các thiết bị có cấp điện áp 110kV;
b) Các MC tổng, DCL, DTĐ, máy biến điện áp (TU); máy biến dòng điện
(TI), chống sét van, cầu chì, thanh dẫn đi kèm ở các phía còn lại của MBA 110kV;
2. Quyền điều khiển của ĐĐVTG: Các thiết bị trung áp trừ các thiết bị thuộc
quyền điều khiển của A2 và Trưởng kíp TTĐK.
3. Quyền điều khiển của Trưởng kíp TTĐK:
a) Hệ thống điện tự dùng (bao gồm cả thiết bị đóng cắt phía MBA tự dùng);
b) Các thiết bị phụ trợ, thiết bị điện của trạm điện không nối hệ thống điện
quốc gia;
c) Các "khóa" chuyển chế độ điều khiển từ xa/tại chỗ để điều khiển thiết bị từ
7
TTĐK.

Điều 2. Phân cấp quyền kiểm tra của A2


1. Các xuất tuyến trung áp có nối nguồn điện thuộc quyền điều khiển của
ĐĐTG (nếu có).
2. Các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐTG mà sự thay đổi chế độ vận
hành thiết bị làm ảnh hưởng đến chế độ vận hành các thiết bị thuộc quyền điều
khiển của A2.
3. Hệ thống điện tự dùng ảnh hưởng đến chế độ làm việc các thiết bị thuộc
quyền điều khiển của A2.

Điều 3. Phân cấp quyền nắm thông tin của ĐĐVTG, CTMN
1. ĐĐVTG có quyền nắm thông tin về sự cố, hiện tượng bất thường của hệ
thống điện, thiết bị điện không thuộc quyền điều khiển, quyền kiểm tra nhưng ảnh
hưởng đến chế độ vận hành các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐVTG tại
trạm điện không người trực.
2. CTMN có quyền nắm thông tin về sự cố, hiện tượng bất thường của hệ
thống điện, thiết bị điện không thuộc phạm vi quản lý vận hành nhưng ảnh hưởng
đến chế độ vận hành các thiết bị thuộc phạm vi quản lý vận hành tại trạm điện
không người trực.

Mục 2. Tổ chức điều độ vận hành

Điều 4. Trực ban Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam
1. Trực ban CTMN có nhiệm vụ:
a) Trực ban CTMN chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ lãnh đạo SGC;
b) Nắm chắc sơ đồ kết dây vận hành hiện tại ở trạm điện, nắm vững yêu cầu
kiểm tra, thí nghiệm và sửa chữa của SGC để đăng ký công tác với A2, PCTG;
c) Đại điện cho SGC trong việc giao và nhận thiết bị đưa ra sửa chữa và đưa
vào vận hành với ĐĐV A2, ĐĐVTG, Trưởng kíp TTĐK.
d) Tổ chức, chỉ huy, điều động nhân viên Tổ TTLĐ đến TBA để thực hiện các
thao tác tại chỗ đối với các thiết bị không điều khiển từ xa được theo lệnh điều độ
của các cấp điều độ có quyền điều khiển trong trường hợp thao tác có kế hoạch và
sự cố;
e) Làm đầu mối tiếp nhận thông tin vận hành, giao và nhận thiết bị với các
cấp điều độ có quyền điều khiển và các đơn vị quản lý vận hành khi có công tác
trên lưới;
f) Đầu mối tiếp nhận thông tin về tình trạng thiết bị trong TBA từ Tổ

8
TTLĐ/đơn vị quản lý vận hành TBA; báo cáo các điều độ có quyền điều khiển khi
phát hiện bất thường, có khả năng gây sự cố;
g) Báo cáo tình hình sự cố, hiện tượng bất thường của thiết bị cho điều độ cấp
trên để cùng phối hợp phân tích tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp phòng ngừa
sự cố.
h) Giám sát an ninh và thiết bị trong trạm điện thông qua hệ thống camera
quan sát, tín hiệu báo cháy từ xa, các hệ thống giám sát online, truy xuất rơ le,
công tơ tại chỗ hoặc từ xa;
i) Khi phát hiện những cảnh báo bất thường, cháy nổ qua hệ thống camera
hoặc hệ thống PCCC, nhân viên Trực ban CTMN có trách nhiệm báo ĐĐV A2,
Trưởng kíp TTĐK và Lãnh đạo SGC để kịp thời xử lý, đồng thời cử Tổ TTLĐ đến
trạm điện có cảnh báo trong thời gian ngắn nhất để xử lý sự cố. Trực ban CTMN
có trách nhiệm thông báo chính xác phạm vi thiết bị điện cần cô lập cho Trưởng
kíp TTĐK để thực hiện chỉ huy thao tác cô lập phần tử sự cố.
2. Vị trí trực vận hành:
Phòng Trực ban Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam đặt tại
……………………………………………..
3. Phương tiện thông tin liên lạc:
a) Hotline
b) Số điện thoại; điện thoại di động (dự phòng):
- Số điện thoại cố định: ……………………
- Số điện thoại dự phòng: ………………………
c) Fax: ………………………
d) E-mail: ………………………

Điều 5. Trực ca vận hành lưu động


1. Căn cứ hiện trạng thực tế ở Chi nhánh điện Cao thế Tiền Giang, SGC thành
lập các tổ TTLĐ và được bố trí theo từng cụm trạm điện. SGC có trách nhiệm
thông báo bằng văn bản đến A2, PCTG quyết định thành lập tổ TTLĐ, thể hiện các
nội dung:
a) Tên trạm điện mà Tổ TTLĐ phụ trách;
b) Vị trí trực vận hành của tổ TTLĐ;
c) Phương tiện liên lạc;
d) Khoảng cách từ vị trí trực vận hành của tổ TTLĐ đến từng trạm điện quản
lý, dự kiến thời gian di chuyển đến trạm.
2. Tổ TTLĐ có nhiệm vụ:

9
a) Thực hiện thao tác tất cả các dao tiếp địa, các thao tác không thực hiện
được từ xa trong chế độ vận hành bình thường và xảy ra sự cố theo lệnh của
Trưởng kíp TTĐK;
b) Trong trường hợp thao tác có kế hoạch có các thiết bị không thực hiện
được thao tác xa từ TTĐK, NVVHLĐ phải đến trạm điện trước thời điểm dự kiến
thao tác ít nhất 45 phút để chuẩn bị phiếu thao tác thực hiện các thao tác tại chỗ các
thiết bị không thể thực hiện thao tác từ xa từ Trưởng kíp TTĐK (như dao tiếp địa,
đóng cắt aptomat nhị thứ, các thao tác mạch nhị thứ...). NVVHLĐ sẽ nhận lệnh
điều độ trực tiếp từ Trưởng kíp TTĐK khi có mặt tại trạm điện;
c) Xử lý các sự cố, tham gia công tác phòng cháy chữa cháy; công tác phòng
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; trong những trường hợp cần thiết, Tổ TTLĐ
có thể được huy động hỗ trợ cho các Tổ TTLĐ khác;
d) Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật trong các trạm điện như ghi chép cập
nhật theo dõi quá trình vận hành thiết bị (khiếm khuyết, kết quả xử lý, sửa chữa,
bảo dưỡng…)
e) Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp và kiểm tra định kỳ các thiết bị
trong trạm điện;
f) Lập phiếu công tác và thực hiện các biện pháp an toàn và giao nhận hiện
trường cho các nhóm công tác tại trạm điện, giám sát tại hiện trường trong thời
gian có công tác.
3. Mỗi kíp trực vận hành của tổ TTLĐ được bố trí ít nhất 02 người, trong đó
có ít nhất 01 người đảm nhận chức danh Trưởng kíp TBA. Trưởng kíp TBA được
cấp có thẩm quyền cấp CNVH và được công nhận chức danh Trưởng kíp trạm điện
theo quy định. Trường hợp có sự cố xảy ra đồng thời tại nhiều trạm điện, Tổ TTLĐ
có thể bố trí thêm NVVHLĐ để đảm bảo thực hiện nhanh chóng nhiệm vụ thao tác
và xử lý sự cố.
4. Các trường hợp NVVHLĐ phải đến trực ở trạm điện.
a) Thực hiện các thao tác có kế hoạch hoặc đột xuất;
b) Giám sát định kỳ tình trạng vận hành thiết bị theo quy định của CTMN;
c) Giám sát tình trạng vận hành thiết bị theo yêu cầu của ĐĐV A2 hoặc trực
ban CTMN trong trường hợp thiết bị có hiện tường bất thường;
d) Xử lý sự cố;
e) Điều khiển xa từ TTĐK đến trạm điện không người trực không đáp ứng;
f) Các trường hợp khác do CTMN quy định. (ví dụ các trường hợp mưa bão
hoặc các sự kiện văn hóa, chính trị quan trọng)

Điều 6. Trực ca vận hành tại TTĐK trạm điện


1. Tùy theo quy mô của hệ thống điện phân phối, mức độ trang bị công nghệ
10
điều khiển, Cấp điều độ phân phối quy định cụ thể số lượng Điều độ viên phân
phối kiêm nhiệm chức danh Trưởng kíp TTĐK nhóm trạm điện trong một ca trực,
nhưng không được ít hơn 02 người, trong đó phải có 01 Điều độ viên đảm nhận
phụ trách ca trực.
2. Vị trí trực vận hành: Phòng Điều độ, Công ty Điện lực Tiền Giang
Số 04 Bis, Trương Định, Phường 1, Tp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
3. Phương tiện thông tin liên lạc:
a) Hotline: (0273) 2.210.201;
b) Số điện thoại; điện thoại di động:
- (0273) 39. 79.929
c) Số fax: (0273) 3.881.972
d) Gmail: dieudotg@gmail.com

Điều 7. Chỉ huy điều độ vận hành


1. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên miền là Điều độ
viên phân phối, Trưởng kíp TTĐK.
2. Nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Điều độ viên phân phối phụ
trách là Điều độ viên phân phối và Trưởng kíp TTĐK (trường hợp Điều độ viên
phân phối phụ trách không kiêm nhiệm Trưởng kíp TTĐK).
3. NVVHLĐ là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của Trưởng kíp TTĐK.
4. NVVHLĐ là nhân viên vận hành cấp dưới trực tiếp của ĐĐV A2, ĐĐVTG
trong trường hợp trạm điện được chuyển sang vận hành ở chế độ có người trực.
5. Điều độ viên miền ra lệnh chỉ huy điều độ trực tiếp đến Điều độ viên phân
phối phụ trách, Trưởng kíp Trung tâm điều khiển.
6. Trưởng kíp Trung tâm điều khiển ra lệnh trực tiếp đến NVVHLĐ.
7. Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Điều độ viên miền
về tình hình vận hành, sự cố, bất thường thiết bị điện tại trạm điện 110kV thuộc
quyền điều khiển của Điều độ viên miền.

Mục 3. Nhiệm vụ của nhân viên vận hành

Điều 8. Nhiệm vụ của Điều độ viên A2


1. Chấp hành sự chỉ huy vận hành của ĐĐV quốc gia.
2. Chỉ huy điều độ hệ thống điện miền Nam nhằm mục đích cung cấp điện an
toàn, tin cậy, đảm bảo chất lượng điện năng và kinh tế trong điều kiện vận hành
thực tế của hệ thống điện miền.

11
3. Thực hiện phương thức đã được duyệt tại trạm điện không người trực.
4. Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình
trạng làm việc bình thường thiết bị tại trạm điện không người trực, hạn chế đến
mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện;
5. Điều khiển điện áp tại trạm điện không người trực.
6. Phối hợp với ĐĐVTG, Trưởng kíp TTĐK, trực ban CTMN để tách thiết bị
ra bảo dưỡng, sửa chữa trong trường hợp thiết bị vận hành không bình thường.

Điều 9. Nhiệm vụ của Điều độ viên phân phối, Trưởng kíp TTĐK
1. Chấp hành sự chỉ huy điều độ, vận hành của ĐĐV A2.
2. Chỉ huy điều độ hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển đảm bảo
cung cấp điện an toàn, tin cậy, đảm bảo chất lượng và kinh tế.
3. Thực hiện phương thức đã được duyệt tại trạm điện không người trực.
4. Chỉ huy thao tác lưới điện phân phối thuộc quyền điều khiển.
5. Chỉ huy xử lý sự cố và hiện tượng bất thường, nhanh chóng khôi phục tình
trạng làm việc bình thường của thiết bị thuộc quyền điều khiển tại trạm điện không
người trực, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian ngừng cung cấp điện.
6. Phối hợp với ĐĐV A2, trực ban CTMN để tách thiết bị ra bảo dưỡng, sửa
chữa trong trường hợp thiết bị vận hành không bình thường.

Điều 10. Nhiệm vụ của NVVHLĐ


1. Di chuyển từ vị trí trực lưu động đến trạm điện nhanh nhất có thể và không
muộn hơn thời gian cho phép theo quy định của đơn vị khi nhận được thông báo từ
CTMN.
2. Nhận và thực hiện các lệnh điều độ từ Trưởng kíp TTĐK trong thời gian có
mặt tại trạm điện.
3. Trường hợp thao tác theo kế hoạch, phải có mặt tại trạm điện ít nhất 45
phút trước thời gian dự kiến bắt đầu thao tác.
4. Khi phát hiện bất thường trên thiết bị tại trạm điện phải xử lý theo Quy
trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị do SGC ban hành, đồng thời báo cáo cho
Trưởng kíp TTĐK, trực ban CTMN.
5. Khi mất giám sát, điều khiển từ xa từ TTĐK, NVVHLĐ trực tiếp điều
khiển, thao tác và xử lý sự cố các thiết bị trạm theo lệnh điều độ từ Trưởng kíp
TTĐK.
6. Thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào làm việc và tiếp nhận nơi làm
việc khi kết thúc công tác theo đúng quy định hướng dẫn thực hiện Phiếu công tác,
Quy trình an toàn điện.

12
7. Cập nhật các số liệu vận hành hàng giờ, hàng ngày (thực hiện trong trường
hợp mất SCADA), cập nhật đầy đủ nhật ký vận hành và tổng kết tình hình vận
hành thiết bị trạm theo quy định của đơn vị.
8. Cung cấp các số liệu chính xác và kịp thời cho Trưởng kíp TTĐK và ĐĐV
A2 khi có yêu cầu trong thời gian trực tại trạm.
9. Trong các trường hợp đặc biệt (hệ thống SCADA TTĐK hư hỏng, mất điện
diện rộng, tan rã lưới điện ...), nhận và thực hiện các lệnh điều độ trực tiếp từ ĐĐV
A2 trong thời gian tái lập ca trực vận hành.

Mục 4. Chế độ báo cáo vận hành

Điều 11. Quy định về chế độ báo cáo cung cấp số liệu
1. Trước 05h30 hàng ngày, ĐĐVTG, Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm gửi
báo cáo ngày hôm trước cho ĐĐV A2. Cấp điều độ miền quy định chi tiết về biểu
mẫu báo cáo ngày, hình thức gửi báo cáo ngày theo yêu cầu của công tác điều độ,
ít nhất gồm những thông số sau:
a) Biểu đồ phụ tải 24h;
b) Điện áp TC 110kV theo từng giờ;
c) Sản lượng điện năng trong ngày.
Cấp điều độ miền quy định chi tiết về biểu mẫu báo cáo ngày, hình thức gửi
báo cáo ngày theo yêu cầu của công tác điều độ.

Điều 12. Quy định lập và báo cáo sự cố thiết bị tại trạm điện 110kV
1. Ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận
hành không bình thường tại trạm điện không người trực, Trưởng kíp TTĐK có
trách nhiệm lập Báo cáo nhanh sự cố theo mẫu quy định tại Thông tư quy định quy
trình xử lý sự cố trong HTĐ quốc gia và gửi Báo cáo nhanh sự cố cho ĐĐV A2.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, SGC có trách nhiệm gửi Báo
cáo sự cố cho A2 theo quy định tại Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong
HTĐ quốc gia.
3. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, A2 có trách nhiệm gửi Báo
cáo sự cố cho A0 đối với các sự cố thiết bị tại trạm điện 110kV không người trực
thuộc quyền kiểm tra của A0 theo mẫu quy định tại Thông tư quy định quy trình
xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
4. Sau khi khắc phục sự cố, SGC và PCTG có trách nhiệm phối hợp lập và
gửi Báo cáo phân tích sự cố (khi có yêu cầu) tại trạm điện không người trực cho
A2 theo quy định tại Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện
quốc gia.

13
Mục 5. Điều khiển phụ tải

Điều 13. Lệnh điều độ về khống chế mức công suất sử dụng
1. Sau khi nhận được thông tin dự báo phụ tải HTĐ có thể lớn hơn công suất
khả dụng nguồn điện hoặc công suất khả dụng nguồn điện thấp hơn so với thông
báo theo kế hoạch phụ tải từ ĐĐV A0, đồng thời nhận lệnh điều độ của ĐĐV A0
khống chế công suất sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, ĐĐV A2 phải thông báo
cho ĐĐVTG về công suất khả dụng nguồn điện thực tế và ra lệnh cho ĐĐVTG
khống chế công suất sử dụng theo mức thực tế.
2. Sau khi nhận được lệnh từ ĐĐV A2 về việc khống chế công suất sử dụng
của PCTG, ĐĐVTG có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào bảng phân bổ công suất sử dụng mà PCTG quy định theo khả
dụng nguồn điện, chuẩn bị sẵn phương án cắt tải và thông báo trước cho Tổ trực
thao tác – xử lý sự cố của các Điện lực quận, huyện và bộ phận được giao nhiệm
vụ thông báo trực tiếp cho các khách hàng sử dụng điện về việc ngừng, giảm mức
cung cấp điện khẩn cấp;
b) Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực
hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
3. Việc khống chế công suất sử dụng khi thiếu nguồn điện chỉ kết thúc khi đã
nhận được thông báo từ ĐĐV A2.

Điều 14. Cắt tải sự cố do thiếu nguồn điện theo lệnh điều độ
1. Sau khi nhận được thông tin từ ĐĐV A0 dự báo công suất khả dụng nguồn
điện thấp hơn nhu cầu phụ tải và khả năng tần số có thể thấp hơn 49,5 Hz, đồng
thời nhận lệnh điều độ của ĐĐV A0 thực hiện cắt tải sự cố, ĐĐV A2 ra lệnh điều
độ cho ĐĐVTG thực hiện cắt tải sự cố theo mức phân bổ đã được phê duyệt theo
quy định.
2. Sau khi thực hiện lệnh cắt tải theo yêu cầu của ĐĐV A2, ĐĐVTG có trách
nhiệm thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên
thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực
hiện cắt tải.
3. Việc khôi phục phụ tải chỉ được thực hiện khi được sự cho phép của ĐĐV
A2.

14
Mục 6. Điều khiển điện áp

Điều 15. Quy định về điều chỉnh điện áp


1. A2 có trách nhiệm tính toán và ban hành biểu đồ điện áp tại các nút 110kV
của trạm điện không người trực, kết quả tính toán điện áp tối ưu hệ thống điện
miền Nam được đăng tải tại website smov.vn, Trưởng kíp TTĐK tải về hàng tuần
để chủ động thực hiện.
2. Căn cứ vào mức điện áp tại thanh cái 110kV trạm điện không người trực do
A2 ban hành, PCTG có trách nhiệm tính toán và ban hành biểu đồ điện áp tại các
nút 22kV của trạm điện không người trực quy định cụ thể tại Phương thức vận
hành tuần của PCTG.
3. ĐĐV A2, ĐĐVTG có nhiệm vụ duy trì điện áp lưới 110kV và lưới 22kV ở
giới hạn quy định nhằm đảm bảo vận hành ổn định HTĐ. Điện áp tại thanh cái
trạm điện 110kV cần được điều chỉnh để tránh gây nguy hiểm do quá điện áp hay
kém điện áp cho các thiết bị của HTĐ. Trưởng kíp TTĐK có nhiệm vụ thường
xuyên theo dõi điện áp ở các thanh cái tại trạm điện 110kV không người trực.
4. Khi điện áp vượt ra ngoài dải điện áp đã được tính toán xác định hoặc dải
điện áp mà biểu đồ điện áp quy định, thực hiện điều chỉnh theo trình tự sau:
a) ĐĐVTG đóng cắt các tụ bù ngang, thay đổi nguồn công suất phản kháng
của máy phát điện (nếu có) theo thứ tự từ gần đến xa điểm cần điều chỉnh điện áp
phía lưới điện trung áp;
b) Trưởng kíp TTĐK tự điều chỉnh nấc phân áp các MBA 110kV tại trạm
điện không người trực để thực hiện điều chỉnh điện áp các thanh cái 22kV theo
biểu đồ điện áp do PCTG quy định. Trong trường hợp đã thực hiện việc điều chỉnh
điện áp nhưng không đưa được điện áp về dải mà biểu đồ điện áp đã quy định,
Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm báo cáo ĐĐV A2 để có biện pháp điều chỉnh
điện áp khác phù hợp. Trưởng kíp TTĐK không thực hiện biểu đồ điện áp khi có
sự cố tại TBA không người trực, các trường hợp này Trưởng kíp TTĐK phải báo
cáo ĐĐV A2 để có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
c) Trường hợp điện áp thanh cái phía 110kV vượt quá giới hạn cho phép,
Trưởng kíp TTĐK phải báo cáo cho ĐĐV A2, ĐĐV A2 áp dụng các biện pháp
theo quy định để đưa điện áp về mức cho phép.

Mục 7. Lập phương thức vận hành

Điều 16. Lập sơ đồ kết dây cơ bản HTĐ phân phối


1. Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm, PCTG có trách nhiệm lập và gửi dự kiến
sơ đồ kết dây cơ bản hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển năm tới cho
A2.

15
2. Sau khi nhận được sơ đồ kết dây cơ bản của hệ thống điện miền đã được
phê duyệt, trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, PCTG có trách nhiệm hoàn thiện và
công bố sơ đồ kết dây cơ bản của hệ thống điện phân phối cho Cấp điều độ phân
phối quận, huyện sau khi được lãnh đạo Đơn vị phê duyệt để áp dụng từ ngày 01
tháng 01 năm tới.
3. Trong quá trình vận hành, khi xét thấy sơ đồ kết dây cơ bản không còn phù
hợp, PCTG lập sơ đồ kết dây mới của hệ thống điện thuộc quyền điều khiển gửi
cho A2 để xem xét và có ý kiến.

Điều 17. Dự báo phụ tải HTĐ phân phối


1. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối là dự báo cho toàn bộ
phụ tải điện được cung cấp điện từ hệ thống điện phân phối, trừ các phụ tải có
nguồn cung cấp điện riêng. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối là
cơ sở để lập kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm, kế hoạch
vận hành hệ thống điện phân phối, kế hoạch vận hành hệ thống điện quốc gia và kế
hoạch vận hành thị trường điện. Dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân
phối bao gồm dự báo nhu cầu phụ tải điện năm, tháng và tuần.
2. Trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối:
a) PCTG có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải điện của hệ thống điện phân
phối trong phạm vi quản lý bao gồm cả dự báo nhu cầu phụ tải điện tại các điểm
đấu nối với lưới điện truyền tải;
b) Tổng công ty Điện lực miền Nam có trách nhiệm dự báo nhu cầu phụ tải
điện của hệ thống điện phân phối trong phạm vi quản lý bao gồm cả dự báo nhu
cầu phụ tải điện tại tất cả các điểm đấu nối với lưới điện truyền tải trên cơ sở kết
quả dự báo nhu cầu phụ tải điện của các Công ty Điện lực tỉnh trực thuộc và Khách
hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối.
c) Tổng công ty Điện lực miền Nam có trách nhiệm thực hiện nghiên cứu phụ
tải phục vụ dự báo nhu cầu phụ tải điện và tính toán giá bán lẻ điện theo Quy định
nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công
Thương ban hành.

Điều 18. Đánh giá an ninh HTĐ phân phối


1. Hệ thống điện thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ nào thì do cấp điều
độ đó tính toán đánh giá an ninh hệ thống điện.
2. PCTG có trách nhiệm thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện thuộc
quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công
Thương ban hành, Quy trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn và
ngắn hạn do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
3. Trong quá trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện thuộc quyền điều
khiển, A2 có trách nhiệm phối hợp cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho
PCTG, PCTG có trách nhiệm gửi kết quả đánh giá an ninh hệ thống điện thuộc
quyền điều khiển và các kiến nghị liên quan cho A2.
16
Điều 19. Kế hoạch đưa công trình trạm điện 110kV mới vào vận hành
1. Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Tổng công ty Điện lực miền Nam cung
cấp cho A2 dự kiến kế hoạch đưa công trình mới vào vận hành của năm hiện tại và
trong hai năm tiếp theo. Trường hợp không có sự thay đổi nào trong tiến độ đưa
công trình mới vào vận hành đã được cung cấp từ trước, Tổng công ty Điện lực
miền Nam có trách nhiệm thông báo lại cho A2.
2. Trình tự, thủ tục và điều kiện đóng điện công trình trạm điện 110kV mới
tuân thủ theo Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
3. Đánh số thiết bị:
a) Các thiết bị trước khi được đưa vào vận hành đều phải được đặt tên, đánh
số theo Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành;
b) Tổng công ty Điện lực miền Nam và các đơn vị có liên quan có trách
nhiệm thực hiện các quy định liên quan đến đánh số thiết bị theo Quy định quy
trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
4. Thiết lập hệ thống SCADA và thông tin liên lạc: Các công trình chuẩn bị
đưa vào vận hành phải đáp ứng tất cả các điều kiện về kết nối hệ thống thông tin và
hệ thống SCADA với cấp điều độ có quyền điều khiển tuân thủ theo Quy định hệ
thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành và Quy định yêu cầu kỹ thuật
và quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS và SCADA/DMS do Cục Điều tiết
điện lực ban hành.
5. Thiết lập và tính toán chỉnh định hệ thống rơ le bảo vệ và tự động hóa:
a) A2, Tổng công ty Điện lực miền Nam và Đơn vị quản lý vận hành liên
quan phải có trách nhiệm thực hiện thiết lập, kiểm tra và tính toán chỉnh định hệ
thống rơ le bảo vệ và tự động hóa theo quy định tại Thông tư quy định quy trình
điều độ HTĐ quốc gia, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban
hành và Quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống bảo vệ rơ le và tự động hóa
trong nhà máy điện và trạm điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành;
b) Tổng công ty Điện lực miền Nam có trách nhiệm hoàn tất và xác nhận việc
cài đặt các trị số chỉnh định rơle bảo vệ theo yêu cầu của cấp điều độ có quyền điều
khiển trước khi đóng điện công trình trạm điện 110kV mới;
c) Trong quá trình vận hành, mọi sự thay đổi về các trị số chỉnh định rơ le bảo
vệ và tự động phải được sự đồng ý của cấp điều độ có quyền điều khiển;
d) Các cấp điều độ có trách nhiệm phối hợp trong quá trình tính toán, chỉnh
định rơ le bảo vệ và tự động hóa để đảm bảo tính chọn lọc, nhanh nhạy của rơ le
bảo vệ và tự động trong hệ thống điện quốc gia.
6. Cập nhật thông số trước khi đóng điện công trình mới
A2 có trách nhiệm phối hợp với CTMN, PCTG để cập nhật phương thức vận
hành hệ thống điện tháng thuộc quyền điều khiển có xét đến kế hoạch đóng điện
của các công trình điện mới;

17
7. Phương thức đóng điện nghiệm thu, chương trình thí nghiệm nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng ký phương thức đóng điện nghiệm thu,
chương trình thí nghiệm nghiệm thu công trình mới với cấp điều độ có quyền điều
khiển tuân thủ theo Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban
hành;
b) A2 lập phương thức đóng điện nghiệm thu công trình mới căn cứ đăng ký
của CTMN. Trong trường hợp phương thức đóng điện nghiệm thu thay đổi so với
đăng ký, A2 phải thông báo cho CTMN;
c) A2 có quyền yêu cầu cho CTMN thực hiện những thí nghiệm khác ngoài
chương trình đăng ký phù hợp Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công
Thương ban hành;
d) Kế hoạch đóng điện hoặc thí nghiệm nghiệm thu khi đã được phê duyệt chỉ
được thực hiện khi có lệnh của ĐĐV A2. ĐĐV A2 có quyền không cho phép tiến
hành đóng điện hoặc thí nghiệm nghiệm thu nếu không đúng với đăng ký đã được
duyệt trước đó hoặc ảnh hưởng đến vận hành an toàn, tin cậy hệ thống điện. Mọi
thay đổi phương thức đóng điện hoặc thí nghiệm nghiệm thu đều phải đăng ký lại
và được A2 phê duyệt trước khi thực hiện.

Điều 20. Lập, đăng ký, phê duyệt kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện
110kV
1. Trước khi tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa, CTMN có trách nhiệm gửi
đăng ký kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa và Phiếu đăng ký công tác đến A2.
2. Việc đăng ký tách thiết bị để bảo dưỡng, sửa chữa được phân loại như sau:
a) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để bảo
dưỡng, sửa chữa trên cơ sở kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được A2 lập và công
bố, bao gồm:
- Các công tác được A2 bố trí cho thực hiện theo kế hoạch tháng;
- Các công tác đã đăng ký và không được A2 bố trí cho thực hiện theo kế
hoạch tháng nhưng được thực hiện theo kế hoạch tuần khi các điều kiện về an ninh
hệ thống được đáp ứng;
b) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa ngoài kế hoạch là đăng ký tách thiết bị để
bảo dưỡng, sửa chữa không theo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa đã được A2 lập và
công bố quy định tại điểm a khoản 2 Điều 28 Quy trình này;
c) Đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất là đăng ký tách thiết bị đang vận
hành trong tình trạng có nguy cơ dẫn đến sự cố để sữa chữa.
3. Phiếu đăng ký công tác được thực hiện thông qua smov.vn (trang thông tin
điện tử quản lý giải quyết đăng ký công tác nguồn điện và lưới điện) hoặc bằng
một trong các hình thức e-mail, fax, công văn (chỉ thực hiện trong trường hợp
không thực hiện đăng ký được qua smov.vn).

18
Điều 21. Phối hợp kiểm soát và chỉnh định rơ le bảo vệ
A2, PCTG, CTMN có trách nhiệm trong việc phối hợp ban hành, thực hiện
phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ cũng như kiểm soát việc gửi yêu cầu/ra mệnh lệnh,
thực hiện, đáp ứng các yêu cầu/mệnh lệnh đó và gửi các thông tin phản hồi (nếu
có). Các yếu tố kiểm soát và phối hợp tổ chức thực hiện, bao gồm:
- Thời hạn ban hành phiếu/giá trị chỉnh định;
- Thời hạn thực hiện phiếu/giá trị chỉnh định;
- Chuẩn bị thực hiện phiếu/giá trị chỉnh định;
- Xác nhận hoàn thành việc chỉnh định và các thông tin phản hồi.
1. Cách thức kiểm soát và phối hợp tổ chức thực hiện
a) Việc kiểm soát quá trình thực hiện các phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ đã ban
hành được tiến hành thông qua lệnh điều độ của ĐĐV A2.
b) Địa chỉ lưu trữ và gửi dữ liệu tại Cấp điều độ A2.
Email: chinhdinhrole.A2@gmail.com, chinhdinhrole.A2@evn.com.vn
Số fax: 02839307341
2. Thời hạn ban hành phiếu chỉnh định
a) Khi yêu cầu ban hành phiếu chỉnh định xuất phát từ phía A2, PCTG (ví dụ
để phục vụ việc thay đổi phương thức vận hành), A2, PCTG tự xác định thời hạn.
b) Đối với việc chỉnh định rơle xuất phát từ nhu cầu của CTMN, CTMN có
trách nhiệm gửi văn bản thông báo với A2, PCTG thời điểm dự kiến thực hiện
chỉnh định. Nếu không có yêu cầu khác từ A2, PCTG thời hạn thông báo chỉnh
định bằng văn bản của A2, PCTG căn cứ theo văn bản này.
3. Thời hạn thực hiện phiếu chỉnh định
a) Sau khi nhận được phiếu chỉnh định, CTMN đăng ký công tác với A2 để
thực hiện chỉnh định (đăng ký công tác trên thiết bị nhị thứ).
b) Thời hạn chính thức thực hiện phiếu sẽ do A2 xác định khi giải quyết phiếu
đăng ký công tác.
4. Kiểm soát việc chuẩn bị thực hiện chỉnh định
Việc tiến hành chỉnh định theo phiếu chỉnh định phải được tiến hành theo
trình tự sau:
a) SGC cử NVVHLĐ đến trạm điện để thực hiện chỉnh định hoặc giám sát
việc chỉnh định của Đơn vị được giao nhiệm vụ chỉnh định rơle bảo vệ. Khi có mặt
tại trạm điện, NVVHLĐ phải báo cáo họ tên và xác nhận đã sẵn sàng đảm nhận
nhiệm vụ trực ca vận hành tại TBA cho Trưởng kíp TTĐK và CTMN;
b) NVVHLĐ có mặt tại trạm điện khẳng định với Trưởng kíp TTĐK đã chuẩn

19
bị các yếu tố cần thiết để tiến hành chỉnh định. Trưởng kíp TTĐK khẳng định với
ĐĐV A2 đã đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành chỉnh định;
c) ĐĐV A2 & ĐĐVTG lệnh cho NVVHLĐ tại trạm điện thực hiện chỉnh định
hoặc giám sát việc chỉnh định thông qua Trưởng kíp TTĐK;
d) NVVHLĐ có mặt tại trạm điện thực hiện chỉnh định hoặc yêu cầu Đơn vị
thực hiện chỉnh định thực hiện theo phiếu chỉnh định.
5. Kiểm soát việc xác nhận hoàn thành chỉnh định
Trình tự công việc phải thực hiện sau khi hoàn tất việc chỉnh định theo phiếu
chỉnh định như sau:
a) Đơn vị thực hiện chỉnh định, NVVHLĐ tại trạm điện ký xác nhận vào
trang bìa phiếu chỉnh định và gửi e-mail hoặc fax tới CTMN, ĐĐVTG và ĐĐV
A2.
b) ĐĐV A2 và ĐĐVTG ghi nhận việc hoàn thành chỉnh định vào sổ nhật ký
vận hành khi nhận được bản fax hoặc email (có kèm trang bìa) có chữ ký;
c) Bản fax hoặc bản sao được ĐĐV A2 và ĐĐVTG chuyển cho bộ phận tính
toán rơle bảo vệ của A2 và PCTG và lưu trữ để theo dõi tình trạng thay đổi chỉnh
định rơ le bảo vệ;
d) Việc xác nhận hoàn thành chỉnh định các thông số rơ le bảo vệ thiết bị căn
cứ vào văn bản thông báo Đơn vị thực hiện chỉnh định gửi về A2, PCTG nhưng
không muộn hơn thời điểm đăng ký đóng điện thiết bị liên quan tới các chỉnh định
bảo vệ đó.
6. Kiểm soát việc xác nhận hoàn thành chỉnh định
a) Trường hợp có các thông tin phản hồi về giá trị chỉnh định trong Phiếu
chỉnh định, NVVHLĐ tại trạm điện ghi lại các thông tin phản hồi vào mục “Ý kiến
của Đơn vị quản lý vận hành” và gửi e-mail hoặc fax tới A2, PCTG, CTMN;
b) Phòng Phương Thức A2, PCTG có trách nhiệm xem xét các ý kiến phản
hồi trên thông qua e-mail gửi đến bộ phận trực ban CTMN hoặc A2, PCTG sẽ
phúc đáp bằng văn bản tới SGC (nếu cần thiết).

Điều 22. Kế hoạch huy động nguồn nhỏ đấu nối lưới trung áp
1. PCTG lập kế hoạch huy động nguồn điện thuộc quyền điều khiển căn cứ
theo Quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban
hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ đấu nối lưới
trung áp do Bộ Công Thương ban hành có xét đến các ràng buộc lưới điện thuộc
quyền điều khiển, đánh giá an ninh hệ thống điện từ Cấp điều độ miền.
2. A2 và Tổng công ty Điện lực miền Nam có trách nhiệm xem xét các ràng
buộc an ninh hệ thống điện khi lập kế hoạch huy động nguồn điện để đảm
bảo chế độ vận hành của hệ thống điện không vượt quá giới hạn ổn định cho
phép.
20
Chương IV
THAO TÁC VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

Mục 1. Tổ chức thao tác và thực hiện thao tác

Điều 1. Lệnh thao tác


1. Lệnh thao tác tuân thủ theo quy định về yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ
bằng lời nói, tín hiệu hoặc chữ viết tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện
quốc gia và Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công
Thương ban hành.
2. Đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐVTG tại trạm điện
110kV không người trực có thể thực hiện bằng thao tác xa, ĐĐVTG trực tiếp thực
hiện lệnh điều độ thay đổi chế độ vận hành các thiết bị này bằng tín hiệu điều
khiển tại TTĐK;
3. Đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐVTG tại trạm điện
110kV không người trực mà không thực hiện thao tác xa được, Trưởng kíp TTĐK
yêu cầu NVVHLĐ thực hiện thao tác bằng lời nói theo hình thức lệnh điều độ;
4. Đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐV A2 tại trạm điện
110kV không người trực có thể thực hiện bằng thao tác xa, Trưởng kíp TTĐK trực
tiếp thực hiện thao tác thay đổi chế độ vận hành các thiết bị này bằng tín hiệu điều
khiển tại TTĐK khi có lệnh điều độ từ ĐĐV A2.
5. Đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐV A2 tại trạm điện
110kV không người trực mà không thực hiện thao tác xa được, Trưởng kíp TTĐK
yêu cầu NVVHLĐ thực hiện thao tác theo hình thức lệnh điều độ bằng lời nói khi
có lệnh điều độ từ ĐĐV A2.
6. Sau khi thực hiện thao tác, NVVHLĐ có trách nhiệm báo cáo cho Trưởng
kíp TTĐK biết kết quả đã thực hiện và Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm báo cáo
cho ĐĐV A2 (đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển của A2) biết kết quả đã
thực hiện.

Điều 2. Phiếu thao tác


1. A2 có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện phiếu thao tác có kế
hoạch và đột xuất đối với các thiết bị thuộc quyền điều khiển không thuộc phạm vi
nội bộ tại trạm điện 110kV không người trực.
2. Trung tâm điều khiển có trách nhiệm viết phiếu, duyệt phiếu và thực hiện
phiếu thao tác có kế hoạch và đột xuất đối với các thiết bị nội bộ trạm điện 110kV
không người trực thuộc quyền điều khiển của A2, trước khi thực hiện thao tác phải
được sự cho phép của ĐĐV A2.
3. Trường hợp mất kết nối điều khiển từ TTĐK đến trạm điện 110kV dẫn đến
NVVHLĐ phải trực dài hạn tại trạm điện, NVVHLĐ có trách nhiệm viết, duyệt

21
phiếu thao tác theo Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ
Công Thương ban hành.
4. Đối với các phiếu thao tác cần bổ sung các hạng mục nhị thứ, chuyển khóa
điều khiển, NVVHLĐ phải chép lại các hạng mục thao tác từ phiếu thao tác do
Cấp điều độ có quyền điều khiển lập vào phiếu thao tác mới (số phiếu ghi theo số
phiếu của cấp điều độ có quyền điều khiển) và ghi thêm các thao tác bổ sung, phản
hồi tới Trưởng kíp TTĐK trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác ít nhất 20
phút để thuận tiện cho việc phối hợp thao tác.
5. Thời gian chuyển phiếu thao tác
a) Đối với phiếu thao tác có kế hoạch:
- ĐĐV A2 có trách nhiệm chuyển phiếu thao tác cho Trưởng kíp TTĐK
trước thời điểm dự kiến thực hiện thao tác ít nhất 120 phút;
- Đối với phiếu thao tác cần có sự phối hợp của NVVHLĐ, Trưởng kíp
TTĐK có trách nhiệm chuyển phiếu thao tác cho NVVHLĐ trước thời điểm dự
kiến thực hiện thao tác ít nhất 90 phút;
- NVVHLĐ phải có mặt tại trạm điện 110kV không người trực trước thời
gian dự kiến thao tác ít nhất 45 phút để phối hợp thao tác với Trưởng kíp TTĐK
đúng kế hoạch công tác.
b) Đối với phiếu thao tác đột xuất:
- Đối với phiếu thao tác cần có sự phối hợp của NVVHLĐ, ĐĐV A2 có
trách nhiệm thông báo với CTMN cử NVVHLĐ đến trạm điện 110kV không
người trực để phối hợp thao tác, có lưu ý đến thời gian dự kiến thao tác;
- Sau khi chuẩn bị xong phiếu thao tác, ĐĐV A2 có trách nhiệm chuyển
ngay phiếu thao tác cho Trưởng kíp TTĐK. Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm
chuyển ngay phiếu thao tác cho NVVHLĐ;
- NVVHLĐ di chuyển từ vị trí trực lưu động đến trạm điện nhanh nhất có
thể và không muộn hơn thời gian cho phép theo quy định của đơn vị khi nhận được
thông báo từ CTMN. Khi có mặt tại trạm điện, NVVHLĐ phải báo cáo ngay họ và
tên, chức danh cho Trưởng kíp TTĐK và bộ phận trực ban CTMN.
6. Hình thức chuyển phiếu thao tác tuân thủ Quy định quy trình thao tác trong
hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.

Điều 3. Thực hiện thao tác xa tại TTĐK


1. Trưởng kíp TTĐK thực hiện thao tác xa thiết bị qua hệ thống SCADA,
kiểm tra trạng thái thiết bị trên màn hình HMI và màn hình hệ thống camera giám
sát. Yêu cầu NVVHLĐ kiểm tra trạng thái tại chỗ thiết bị trong trường hợp cần
thiết.
2. Trong trường hợp không thể thao tác thiết bị từ xa qua hệ thống SCADA,
22
Trưởng kíp TTĐK ra lệnh thao tác trực tiếp cho NVVHLĐ thực hiện.
3. Trưởng kíp TTĐK báo cho ĐĐV A2 kết quả thực hiện thao tác.
4. Một số trường hợp phối hợp thao tác xa:
a) Trường hợp 1: Phối hợp thao tác xa trong điều kiện bình thường đối với
các thiết bị thuộc quyền điều khiển của A2

1
ĐĐVA2 Trưởng kíp 2 TBA 110kV
TTĐK KNT
3

Trình tự phối hợp như sau:


(1): ĐĐV A2 ra lệnh cho Trưởng kíp TTĐK thao tác xa thiết bị.
(2): Trưởng kíp TTĐK tiến hành thao tác xa và kiểm tra trạng thái thiết bị trên
màn hình HMI và màn hình hệ thống camera giám sát.
(3): Trưởng kíp TTĐK báo cáo kết quả thao tác cho ĐĐV A2.
b) Trường hợp 2: Phối hợp thao tác xa trong điều kiện bình thường đối với
các thiết bị thuộc quyền điều khiển của ĐĐVTG

ĐĐVTG/ 1 TBA 110kV KNT


Trưởng kíp TTĐK

Trình tự phối hợp như sau:


(1): ĐĐVTG/Trưởng kíp TTĐK tiến hành thao tác xa và kiểm tra trạng thái
thiết bị trên màn hình HMI và màn hình hệ thống camera giám sát.
c) Trường hợp 3: Phối hợp thao tác xa đối với các thiết bị thuộc quyền điều
khiển của A2 trong trường hợp có hiện tượng bất thường xảy ra (có sự khác biệt về
trạng thái các thiết bị tại TBA 110kV không người trực và trên màn hình HMI tại
TTĐK, lệnh thao tác xa không đáp ứng, mất kết nối đường truyền thông tin, lỗi hệ
thống Gateway, điều khiển máy tính tại TBA 110kV …).
1 2
ĐĐV A2 Trưởng kíp NVVHLĐ
TTĐK
4 3

Trình tự phối hợp như sau:


(1): ĐĐV A2 ra lệnh cho Trưởng kíp TTĐK thao tác xa thiết bị.
(2): Trưởng kíp TTĐK ra lệnh cho NVVHLĐ thao tác thiết bị tại chỗ.
(3): NVVHLĐ tiến hành trả các khóa về vị trí để thao tác thiết bị tại chỗ, sau
đó thao tác thiết bị tại chổ theo lệnh của Trưởng kíp TTĐK và báo cáo kết quả thao
tác cho Trưởng kíp TTĐK.
(4): Trưởng kíp TTĐK báo cáo kết quả thao tác cho ĐĐV A2.
23
d) Trường hợp 4: Phối hợp thao tác xa đối với các thiết bị thuộc quyền điều
khiển của ĐĐVTG trong trường hợp có hiện tượng bất thường xảy ra (có sự khác
biệt về trạng thái các thiết bị tại TBA 110kV không người trực và trên màn hình
HMI tại TTĐK, lệnh thao tác xa không đáp ứng, mất kết nối đường truyền thông
tin, lỗi hệ thống Gateway, điều khiển máy tính tại TBA 110kV …).

1
ĐĐVTG/
Trưởng kíp TTĐK NVVHLĐ
2

Trình tự phối hợp như sau:


(1): ĐĐVTG/Trưởng kíp TTĐK ra lệnh cho NVVHLĐ để thao tác thiết bị tại
chỗ thông qua CTMN.
(2): NVVHLĐ tiến hành trả các khóa về vị trí để thao tác thiết bị tại chỗ, sau
đó thao tác thiết bị tại chỗ theo lệnh của Trưởng kíp TTĐK và báo cáo kết quả thao
tác cho Trưởng kíp TTĐK/ĐĐVTG.
e) Trường hợp 5: Phối hợp thao tác xa đối với các thiết bị thuộc quyền điều
khiển của A2 trong trường hợp quy định tại Điều 17 Mục 9 Quy trình này
1
ĐĐV A2
NVVHLĐ
2

Trình tự phối hợp như sau:


(1): ĐĐV A2 ra lệnh trực tiếp cho NVVHLĐ thao tác thiết bị.
(2): NVVHLĐ tiến hành trả các khóa về vị trí để thao tác thiết bị tại chỗ, sau
đó thao tác thiết bị tại chỗ theo lệnh của ĐĐV A2 và báo cáo kết quả thao tác cho
ĐĐV A2.

Mục 2. Xử lý sự cố đường dây 110kV

Điều 4. Xử lý quá tải đường dây 110kV


1. Mức giới hạn truyền tải đường dây trên không cấp điện áp 110kV được xác
định theo Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia
do Bộ Công thương ban hành.
2. Trưởng kíp TTĐK tại Trung tâm điều khiển có trách nhiệm theo dõi mức
mang tải của các đường dây 110kV đấu nối tại các trạm 110kV do Trung tâm điều
khiển thao tác xa và phải báo cáo ngay ĐĐV A2 khi truyền tải trên đường dây vượt
mức giới hạn cho phép.

24
3. Khi truyền tải trên đường dây 110kV vượt mức giới hạn cho phép, ĐĐV
A2 phải xử lý sự cố theo chế độ cực kỳ khẩn cấp theo Thông tư Quy định quy trình
xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 5. Xử lý của Trưởng kíp TTĐK khi đường dây 110kV nhảy sự cố
1. Khi máy cắt đường dây 110kV nhảy, Trưởng kíp TTĐK có đường dây đấu
nối bị sự cố phải báo cáo ngay cho ĐĐV A2 các thông tin sau:
a) Thời điểm sự cố, tên đường dây và máy cắt nhảy, tín hiệu rơ le bảo vệ tác
động;
b) Đường dây hoặc thiết bị điện đang vận hành bị quá tải, quá áp, thấp áp (nếu
xuất hiện do sự cố), thời tiết tại khu vực đường dây đi qua;
c) Các thông tin khác có liên quan.
2. Yêu cầu CTMN cử NVVHLĐ đến trạm để thu thập thêm thông tin sự cố,
thực hiện các thao tác xử lý sự cố (nếu cần thiết);
3. Trong trường hợp đường dây bị sự cố kéo dài và phải cô lập đường dây để
Đơn vị quản lý vận hành kiểm tra sửa chữa, Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm yêu
cầu NVVHLĐ thông qua CTMN đến trạm để thực hiện các thao tác các thiết bị
không thể thực hiện thao tác xa, thực hiện các thủ tục và biện pháp an toàn theo
quy chuẩn, quy trình an toàn và quy định khác có liên quan, thực hiện bàn giao
thiết bị.
4. Trong trường hợp sự cố, Trưởng kíp TTĐK có trách nhiệm thông báo cho
Đơn vị quản lý vận hành để kiểm tra khắc phục thiết bị sự cố trong thời gian sớm
nhất.
5. Ngay sau khi xử lý sự cố xong, Trưởng kíp TTĐK phải gửi Báo cáo nhanh
sự cố cho A2 theo quy định của Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ
thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 6. Xử lý của Điều độ viên miền khi đường dây 110kV nhảy sự cố
1. Trường hợp rơ le bảo vệ tự động đóng lại thành công, ĐĐV A2 phải thực
hiện các công việc sau:
a) Thu thập thông tin sự cố ghi nhận được từ hệ thống SCADA A2 để phục vụ
xử lý sự cố;
b) Xử lý sự cố tuân thủ Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong HTĐ
quốc gia do Bộ Công thương ban hành;
c) Yêu cầu CTMN cử NVVHLĐ đến trạm để thu thập thêm thông tin sự cố,
thực hiện các thao tác xử lý sự cố (nếu cần thiết);
d) Yêu cầu Nhân viên vận hành tại trạm điện, nhà máy điện hoặc trung tâm

25
điều khiển kiểm tra tình trạng của máy cắt, thiết bị bảo vệ và tự động liên quan đến
đường dây 110kV nhảy sự cố;
e) Thông báo với CTMN đường dây có sự cố thoáng qua và điểm nghi ngờ sự
cố yêu cầu CTMN cho kiểm tra bằng mắt với lưu ý đường dây đang mang điện;
f) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo quy định trong Thông tư Quy định quy trình
xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.
2. Trường hợp rơ le bảo vệ tự động đóng lại không thành công, ĐĐV A2 phải
thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố mở rộng (quá tải đường dây
hoặc thiết bị điện, điện áp nằm ngoài giá trị cho phép). Sau khi hệ thống điện miền
ổn định, phân tích nhanh sự cố để khôi phục lại đường dây bị sự cố và hoàn thành
báo cáo sự cố theo Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện
Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 7. Xử lý của NVVHLĐ khi đường dây 110kV nhảy sự cố


Nhanh chóng di chuyển đến trạm trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu của
ĐĐV A2, Trưởng kíp TTĐK thông qua CTMN để thực hiện các thao tác không thể
thực hiện thao tác xa; thực hiện các thủ tục và biện pháp an toàn theo quy chuẩn,
quy trình an toàn và quy định khác có liên quan; thực hiện bàn giao thiết bị; kiểm
tra sơ bộ tình hình thiết bị nối với đường dây đó trong phạm vi hàng rào trạm điện.

Điều 8. Khôi phục đường dây 110kV sau sự cố


1. Khi sự cố đường dây có cấp điện áp 110kV, cho phép đóng lại đường dây
không quá 02 (hai) lần, kể cả lần tự động đóng lại không thành công. Đối với các
đường dây đi qua khu vực tập trung đông người và khu dân cư, chỉ cho phép đóng
lại đường dây lần thứ 2 sau khi SGC kiểm tra, xác nhận đường dây đủ tiêu chuẩn
vận hành và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị điện.
2. Không cho phép đóng lại đường dây khi đang trong thời gian thực hiện sửa
chữa nóng.
3. Không cho phép đóng điện đường dây trong trường hợp máy cắt đường dây
nhảy khi có gió cấp 06 trở lên, lũ lụt dẫn đến mức nước cao dẫn tới giảm khoảng
cách an toàn so với thiết kế của đường dây đe dọa mất an toàn, hỏa hoạn ở những
vùng đường dây đi qua hoặc các thiết bị không đủ tiêu chuẩn vận hành.
4. Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây đã xuất hiện sự cố thoáng qua sau
03 (ba) lần đóng lại tốt (kể cả lần tự động đóng lại), Trưởng kíp TTĐK phải yêu
cầu NVVHLĐ thông qua CTMN đến trạm để khoá mạch rơ le tự đóng lại. Nếu sau
08 giờ tiếp theo không xuất hiện lại sự cố thì đưa rơ le tự đóng lại vào làm việc.
Nếu trong 08 giờ tiếp theo lại xuất hiện sự cố, Trưởng kíp TTĐK phải báo cáo cho
ĐĐV A2 để thực hiện:
a) Cô lập đường dây và bàn giao cho SGC kiểm tra sửa chữa thông qua
26
CTMN;
b) Nếu đường dây có phân đoạn, tiến hành phân đoạn để đóng lại các đoạn
đường dây, xác định đoạn sự cố và làm biện pháp an toàn, giao cho SGC kiểm tra
sửa chữa thông qua CTMN.
5. Đối với những đường dây có nhiều nhánh rẽ, trước lúc đóng điện toàn
tuyến (không kể lần tự đóng lại) phải cắt hết các máy cắt tổng của máy biến áp rẽ
nhánh trên đường dây. Trước khi khôi phục lại máy biến áp rẽ nhánh, phải kiểm tra
và điều chỉnh nấc của máy biến áp có bộ điều áp dưới tải về vị trí thích hợp với
điện áp đường dây.
Sau khi SGC hoàn tất sửa chữa, xác nhận thiết bị đủ tiêu chuẩn vận hành, sẵn
sang nhận điện và giao trả vận hành ĐĐV A2 phải căn cứ chế độ vận hành thực tế
để chỉ huy thao tác đưa thiết bị, đường dây vào vận hành.

Mục 3. Xử lý sự cố MBA 110kV

Điều 9. Xử lý quá tải MBA 110kV


1. Trưởng kíp TTĐK xử lý quá tải máy biến áp theo trình tự sau:
a) Báo cáo ĐĐV A2 các thông tin sau:
- Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định
mức;
- Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo ngay
khi có sự thay đổi);
- Thời gian cho phép quá tải theo quy định.
b) Kiểm tra hoặc yêu cầu NVVHLĐ thông qua CTMN đến trạm kiểm tra tình
trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý theo Quy trình vận hành
và xử lý sự cố máy biến áp do SGC ban hành.
2. ĐĐV A2 xử lý quá tải máy biến áp thuộc quyền điều khiển ở các chế độ
cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp tuân thủ Thông tư Quy định quy trình xử lý
sự cố trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 10. Xử lý quá áp MBA 110kV


1. Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức
của đầu phân áp tương ứng, Trưởng kíp TTĐK phải thực hiện tách ngay máy biến
áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng.
2. Trưởng kíp TTĐK xử lý quá áp máy biến áp theo trình tự sau:

27
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp
để máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy, sau đó báo cáo ĐĐV A2
(trong trường hợp không vận hành tự động bộ đổi nấc MBA);
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho
ĐĐV A2 nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. ĐĐV A2 điều khiển điện áp theo quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị
quá điện áp cho phép.

Điều 11. Xử lý của Trưởng kíp TTĐK khi MBA 110kV nhảy sự cố
1. Báo cáo ngay cho ĐĐV A2 các thông tin sau:
- Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động;
- Các ảnh hưởng của sự cố máy biến áp.
2. Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố MBA do
SGC ban hành.
3. Yêu cầu NVVHLĐ thông qua CTMN đến trạm để thực hiện các thao tác
không thể thực hiện thao tác xa, chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự
phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp, kiểm tra tình trạng
bên ngoài MBA (trong trường hợp không thể kiểm tra từ xa được), giao nhận thiết
bị;
4. Hoàn thành báo cáo nhanh sự cố theo Thông tư quy định quy trình xử lý sự
cố trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 12. Xử lý của Điều độ viên miền khi MBA 110kV nhảy sự cố
1. Thu thập thông tin sự cố ghi nhận được từ hệ thống SCADA A2 để phục vụ
xử lý sự cố.
2. Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do
sự cố máy biến áp tuân thủ Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống
điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.
3. Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định tại
Điều 44 Quy trình này.
4. Hoàn thành báo cáo sự cố theo quy định trong Thông tư quy định quy trình
xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 13. Xử lý của NVVHLĐ khi MBA 110kV nhảy sự cố


Nhanh chóng di chuyển đến trạm trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu của
ĐĐV A2, Trưởng kíp TTĐK thông qua CTMN để thực hiện các thao tác không thể
thực hiện thao tác xa, chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng
28
khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp, kiểm tra tình trạng bên
ngoài MBA, giao nhận thiết bị.

Điều 14. Khôi phục MBA 110kV sau sự cố


1. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi,
dòng dầu, áp lực dầu, ĐĐV A2 chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành sau khi
Trưởng kíp TTĐK xác nhận tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện
có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm.
2. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do tác động của hai mạch bảo vệ nội
bộ máy biến áp là so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu), ĐĐV A2 chỉ huy
đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi đủ các điều kiện sau:
a) SGC đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích
mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện;
b) SGC có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành gửi A2.
3. Trường hợp chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, ĐĐV A2
chỉ huy thao tác cô lập máy biến áp và giao máy biến áp cho Công ty Lưới điện
cao thế miền Nam tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp.
ĐĐV A2 chỉ huy được đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi:
a) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động là do
hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục;
b) Qua kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ và không phát hiện hư hỏng, SGC đã
thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện một
khu vực lớn, ĐĐV A2 chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều
kiện sau:
a) Trưởng kíp TTĐK, CTMN xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do
một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài
chứng tỏ máy biến áp hư hỏng;
b) CTMN thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo SGC đồng ý đưa trở lại
vận hành.

Mục 4. Xử lý sự cố mất điện toàn trạm điện 110kV

Điều 15. Xử lý của Trưởng kíp TTĐK khi sự cố mất điện toàn trạm điện
1. Thực hiện xử lý sự cố tuân thủ Quy trình vận hành và xử lý sự cố do PCTG
và Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam ban hành.

29
2. Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt
do các yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt phải có quy định
riêng để phù hợp.
3. Yêu cầu NVVHLĐ thông qua CTMN đến trạm điện kiểm tra tình trạng các
thiết bị trong trạm điện, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng
cần thiết cho trạm điện, thực hiện các thao tác không thể thực hiện thao tác xa.
4. Báo cáo ngay về ĐĐV A2 trạng thái của các máy cắt.
5. Căn cứ vào kết quả kiểm tra toàn bộ trạm điện của NVVHLĐ để quyết định
cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp sự cố không xảy ra trong trạm điện, đảm bảo các thiết bị đủ
điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo ĐĐV A2 để cho phép được
đóng điện trở lại;
b) Trường hợp sự cố xảy ra trong trạm điện, đề nghị ĐĐV A2 tiến hành thao
tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.

Điều 16. Xử lý của ĐĐV A2 khi sự cố mất điện toàn trạm điện
1. Thu thập thông tin sự cố ghi nhận được từ hệ thống SCADA A2 để phục
vụ xử lý sự cố;
2. Thực hiện các biện pháp điều khiển để ngăn chặn sự cố mở rộng.
3. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện
hoặc nhà máy điện.
4. Lệnh thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện toàn trạm điện
hoặc nhà máy điện.
5. Lệnh khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi
sự cố.
6. Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố
trong hệ thống điện Quốc gia do Bộ Công thương ban hành.

Điều 17. Xử lý của của NVVHLĐ khi sự cố mất điện toàn trạm điện
Nhanh chóng di chuyển đến trạm trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu của
ĐĐV A2, Trưởng kíp TTĐK thông qua CTMN để thực hiện các thao tác không thể
thực hiện thao tác xa, chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng
khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố, kiểm tra tình trạng các thiết bị, giao
nhận thiết bị.

Mục 5. Khôi phục hệ thống điện phân phối

Điều 18. Quy định khôi phục HTĐ phân phối


30
1. Nhân viên vận hành phải áp dụng các biện pháp phù hợp để khôi phục hệ
thống điện miền Nam hoặc một phần hệ thống điện miền Nam trong thời gian ngắn
nhất.
2. Điều khiển tần số và điện áp trong khoảng giới hạn cho phép trong quá
trình khôi phục hệ thống điện, đảm bảo điều kiện hoà điện hoặc khép mạch vòng
theo Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương
ban hành, tránh rã lưới trở lại hoặc gây hư hỏng thiết bị điện trong quá trình khôi
phục hệ thống điện.
3. Nhanh chóng khôi phục việc cung cấp điện cho hệ thống tự dùng của các
nhà máy điện, trạm điện bị mất điện và khách hàng sử dụng điện.
4. Trong quá trình xử lý sự cố rã lưới và khôi phục hệ thống điện phải tuân
thủ đúng quy định tại quy trình, các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật điện, quy định
khác của pháp luật và tiêu chuẩn vận hành an toàn của thiết bị điện do PCTG và
SGC quy định.

Điều 19. Nhiệm vụ của ĐĐV A2 trong quá trình khôi phục HTĐ phân
phối
1. Chỉ huy điều chỉnh tần số, điện áp hệ thống điện miền Nam (hoặc một phần
hệ thống điện miền Nam) trong trường hợp hệ thống điện miền Nam (hoặc một
phần hệ thống điện miền Nam) tách khỏi hệ thống điện quốc gia.
2. Chỉ huy khởi động đen và khôi phục hệ thống điện miền Nam.

Điều 20. Nhiệm vụ của Trưởng kíp TTĐK trong quá trình khôi phục
HTĐ phân phối
1. Xử lý sự cố mất điện toàn trạm điện theo quy trình xử lý sự cố của đơn vị
và theo Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia.
2. Yêu cầu NVVHLĐ khởi động nguồn điện diesel dự phòng (nếu được trang
bị), chuyển đổi hệ thống tự dùng sang nhận từ nguồn điện diesel dự phòng để cung
cấp điện cho các thiết bị điện quan trọng theo quy trình do PCTG ban hành.
3. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đưa các thiết bị của trạm điện vào vận
hành theo lệnh của ĐĐV A2.

Điều 21. Nhiệm vụ của NVVHLĐ trong quá trình khôi phục HTĐ phân
phối
1. Nhanh chóng di chuyển đến trạm trong thời gian ngắn nhất theo yêu cầu
của ĐĐV A2, Trưởng kíp TTĐK thông qua CTMN để thực hiện các thao tác
không thể thực hiện thao tác xa, chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự
phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố, kiểm tra tình trạng các thiết bị,
giao nhận thiết bị.
2. Đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để đưa các thiết bị của trạm điện vào vận

31
hành theo lệnh của ĐĐV A2 thông qua Trưởng kíp TTĐK.
3. Đảm bảo số lượng nhân viên tại các trạm trong trường hợp nhiều trạm
thuộc phạm vi quản lý, giám sát cần phải có nhóm TTLĐ.

Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 1. Tổ chức thực hiện


A2, SGC, ĐĐTG có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
thực hiện đúng Quy trình này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành


1. Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện Quy trình này, nếu gặp các vướng mắc hoặc phát
hiện các thiếu sót, bất cập cần hoàn thiện hoặc theo đề nghị của các bên có liên
quan: A2, SGC, PCTG cùng phối hợp hiệu chỉnh và bổ sung nếu thấy cần thiết.

32
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các cán bộ liên quan đến công tác vận hành:
1. Công ty Điện lực Tiền Giang:

Ban / Chức vụ / Liên hệ


Họ và tên
Phòng Bộ phận Điện thoại/Fax Di động
Giám đốc Ban

Giám đốc Ô. Lưu Thanh Nam (0273) 2.210.321 0919.55.56.57

Phó Giám đốc KT Ô. Nguyễn Điền Khoán (0273) 3.603.403 0919.55.88.99

0963.24.69.69
Trưởng phòng Ô. Trần Hoàng Dũng (0273) 2.216.626
0916.16.22.79
0963.200.968
Phó trưởng phòng Ô. Nguyễn Hồng Quân (0273) 3.976.968
0944.45.49.68
Bộ phận Phương Ô. Trần Văn Hòa (0273) 2.221.201 0904.250.737
thức ngắn hạn Ô. Nguyễn Công Hoan Fax: (0273) 0917.486.587
(giải quyết các 3.881.972
Phòng Điều độ

đăng ký công tác)

Bộ phận Trực ban Ô. Phan Phúc Hải (0273) 2.210.201 0169.738.71.74


điều độ hệ thống Ô. Phạm Hữu Toàn (0273) 39.79.929 0914.34.48.48
điện Ô. Nguyễn Hải Nam Fax: (0273) 0913.79.22.68
Ô. Hồ Khắc Châu 3.881.972 096.33.66.111
Ô. Mai Hữu Tân 0919.98.00.37
Ô. Trần Văn Hòa 0904.250.737
Ô. Nguyễn Công Hoan 0917.486.587
Ô. Trần Nguyễn Khánh Duy 0906.749.749
Ô. Trương Hồ Bảo Long 0945.647.208
Bộ phận Trực ban Ô. Phan Phúc Hải Điê ̣n thoại IP: 7310 0169.738.71.74
SCADA Ô. Phạm Hữu Toàn Fax: (0273) 0914.34.48.48
Ô. Nguyễn Hải Nam 3.881.972 0913.79.22.68
(chưa rõ)
Ô. Hồ Khắc Châu 096.33.66.111
Ô. Mai Hữu Tân 0919.98.00.37
Ô. Trần Văn Hòa 0904.250.737
Ô. Nguyễn Công Hoan 0917.486.587
Ô. Trần Nguyễn Khánh Duy 0906.749.749
Ô. Trương Hồ Bảo Long 0945.647.208

Trưởng phòng Ô. Lê Hữu Đức (0273) 3.874.320 0919.5555.45

33
Phòng kỹ thuật
0963.963.139
Phó trưởng phòng Ô. Nguyễn Minh Tâm (0273) 3.884.351
0913.182.880

Phó trưởng phòng Ô. Nguyễn Hải Phong 096.666.8679

2. Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam:

Ban / Chức vụ / Liên hệ


Họ và tên
Phòng Bộ phận Điện thoại/Fax Di động
Giám đốc Ban

Giám đốc

Phó Giám đốc

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Bộ phận Phương
thức ngắn hạn
Phòng Điều độ

(giải quyết các


đăng ký công tác)

Bộ phận Trực ban


điều độ hệ thống
điện

Bộ phận Trực ban


SCADA

Trưởng phòng
Phòng kỹ thuật

Phó trưởng phòng

34
Phó trưởng phòng

35
3. Trung tâm Điều độ HTĐ miền Nam:

Ban / Chức vụ / Liên hệ


Họ và tên
Phòng Bộ phận Điện thoại/Fax Di động
Giám đốcBan

Giám đốc Ô. Nguyễn Minh Ngọc 028.22210216 091.3418988

Phó Giám đốc Ô. Lê Đăng Đài 028.22210206 096.3928513

Trưởng phòng Ô. Nguyễn Viết Đại Thành 028.39309143 096.2206644

Phó trưởng phòng Ô. Nguyễn Văn Hạnh 028.22210219 096.3031025

Phó trưởng phòng Ô. Võ Trường Thạnh 028.39300376 091.3112209

Bộ phận Phương Ô. Võ Văn Lợi 42022, 42427 097.6728040


thức ngắn hạn Ô. Nguyễn Hùng Chương 42423, 42001 091.3604648
(giải quyết các Ô. Đỗ Chí Nghĩa 42478 0903.999195
đăng ký công tác) Ô. Vũ Văn Vạn Fax: 091.8291695
Ô. Phạm Minh 028.22210220 090.3937905
Phòng Điều độ

Bộ phận Trực ban Ô. Nguyễn Trí Dung 42239, 42424


điều độ hệ thống Ô. Lê Trọng Tri 028.39307111
điện Ô. Nguyễn Trọng Kim 028.39307630
Ô. Nguyễn Văn Yên 028.22210223
Ô. Võ Chánh Anh Minh 028.22210224
Ô. Lê Toàn Thư 42904, 42006
Ô. Lâm Lê Huy 42550, 42560
Ô. Đỗ Thảo Bách 42570
Ô. Nguyễn Khắc Duy Fax:
Ô. Phạm Anh Tuấn 028.39307341
Ô. Nguyễn Văn Tuấn 028.22210222
Ô. Võ Hải Đăng
Ô. Lê Hiếu Minh
Ô. Đỗ Gia Tiệp
Phòng Phương

Trưởng phòng Ô. Bùi Đức Thắng 096.3031043


thức

Ô. Lê Đặng Xuân Tân 028.22210211 091.8031061


Phó trưởng phòng
Ô. Ngô Thành Mạnh 42007; 42417

36
Phụ lục 2. Các biểu mẫu cần phối hợp
1. Mẫu Phiếu đăng ký công tác:

Từ: ĐƠN VỊ QUẢN LÝ Tới: TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HTĐ


VẬN HÀNH MIỀN NAM
Tel: Fax: Tel: 08.22210221 Fax: 08.22210220

PHIẾU ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC


Số phiếu:
Tên nhà máy điện, Trạm biến áp, đường dây:
-

Tên thiết bị, đoạn đường dây:

Lý do công tác: [ ] Theo kế hoạch [ ] Ngoài kế hoạch [ ] Nguy cơ sự cố


-
Nội dung công việc chính: [ ] Sửa chữa [ ] Thí nghiệm [ ] Đóng điện
-
Thời gian công tác:
Từ ngày tháng năm [ ] Liên tục trong thời gian đăng ký
Đến ngày tháng năm [ ] Hằng ngày từ ……đến……….

Các yêu cầu có liên quan đến công tác:


[ ] Cần cắt điện [ ] Tiếp địa [ ] Không cắt điện
-

Ghi chú:
-
Người đăng ký:

Họ và tên: Chữ ký: ………………… Ngày:


Chức vụ:

GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM
[ ] Đồng ý như đăng ký [ ] Hoãn nếu không đảm bảo an ninh HTĐ
[ ] Thay đổi thời gian [ ] Tiếp tục thực hiện theo Phiếu đăng ký số:
………………
Từ …… ngày …… tháng …… năm …… [ ] Liên tục trong thời gian đăng ký
Đến …… ngày …… tháng …… năm …… [ ] Hằng ngày từ ……… đến …………
Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Người giải quyết:

Họ và tên: ………………………Chữ ký:………………….. Ngày: ……………………….


Chức vụ: …………………………………

37
2. Mẫu Quyết định đánh số thiết bị trạm điện/ nhà máy điện:

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ
HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM

Số: /QĐ-ĐĐMN Tp. Hồ Chí Minh, ngày __ tháng __ năm ____

QUYẾT ĐỊNH
V/v Ban hành sơ đồ nhất thứ trạm ( NMĐ ) ………………

GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN NAM

Căn cứ Thông tư 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ Công Thương quy định
Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia;
Căn cứ Thông tư 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ Công Thương quy định
Quy trình thao tác trong hệ thống điện Quốc gia;
Theo đề nghị của ……………………….

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Sơ đồ nhất thứ trạm ( NMĐ ) ………” số
…… ngày .…….
Điều 2. Phân cấp điều khiển, quyền kiểm tra các thiết bị trạm (nhà máy).. như sau:
-
-
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày hoàn tất đấu nối và đánh số thiết bị
thuộc trạm ( NMĐ ) ………được thể hiện trên sơ đồ.

Điều 4. Các ông ……………………………………thi hành quyết định này.

Nơi nhận : GIÁM ĐỐC


-Như Điều 4.
-Lưu VT, P.ĐĐ

38
3. Mẫu báo cáo nhanh sự cố:

TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO NHANH SỰ CỐ


Thời điểm sự cố: ………… giờ ………… phút, ngày ……….… tháng ……….… năm
Phần tử sự cố: [ ] Thanh cái: ……..……… [ ] Đường dây: ……… [ ] Máy phát:
[ ] .............Máy biến áp: ………..… [ ] Thiết bị ……………
1. Chế độ vận hành trước sự cố:
Kết dây trạm (nhà máy điện): [ ] Cơ bản [ ] Có sửa chữa, dự phòng
Phần tử sửa chữa:………………………………………………….........................................
Phần tử dự phòng: …………………………………...............................................................
Công tác, thao tác: [ ] Không [ ] Có: …………………………..........................................
Thời tiết:[ ] Không mưa [ ] Mưa, giông [ ] Bão, lụt
Thông số vận hành:
Tên đường dây, thiết bị P (MW) Q (MVar) U (kV) I (A)
Đường dây
Máy biến áp
Máy phát
Nguồn tự dùng: [ ] TD… [ ] TD… [ ] Địa phương
2. Diễn biến sự cố
Thời gian Máy cắt nhảy Bảo vệ tác động
……giờ …...... phút
……giờ …...... phút
……giờ …….. phút
Kết quả kiểm tra sơ bộ: [ ] Bình thường [ ] Bất thường: ......
Thao tác xử lý sự cố: …………………………………………………………………………
Phân tích sơ bộ sự cố:
Đường dây: [ ] Thoáng qua [ ] Kéo dài, vĩnh cửu [ ] Do nhị thứ, thí nghiệm, công tác
Máy biến áp: [ ] Nội bộ [ ] Bên ngoài [ ] Do nhị thứ, thí nghiệm, công tác
Thanh cái: [ ] Nội bộ [ ] Bên ngoài [ ] Do nhị thứ, thí nghiệm, công tác
Máy phát: [ ] Nội bộ [ ] Bên ngoài [ ] Do nhị thứ, thí nghiệm, công tác
Khả năng đưa trở lại vận hành: [ ] Ngay [ ] Chờ thí nghiệm

Nơi nhận: ................., ngày...............tháng…..........năm ..........


- Cấp điều độ có quyền điều khiển; (Chức danh vận hành)
- Lưu:… (Ký, ghi rõ họ tên)

39
4. Mẫu báo cáo phân tích sự cố:
ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …. ... ngày .... tháng ... năm ...
BÁO CÁO
Về việc Phân tích sự cố (tên đường dây, thiết bị tại trạm, nhà máy điện …) 
Thời điểm xuất hiện sự cố:….ngày… tháng… năm ...
Phần tử bị sự cố:
1. Chế độ vận hành trước khi sự cố
Mô tả các thông tin đã được kiểm chứng liên quan đến phần tử bị sự cố:
- Cấu hình lưới điện;
- Chế độ vận hành, thông số vận hành của thiết bị trước sự cố (trào lưu công suất, điện áp, dòng
điện, góc pha...);
- Các công tác, thao tác trước sự cố;
- Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiện trường… trước sự cố;
2. Diễn biến sự cố
- Mô tả trình tự sự cố dựa trên kết quả tổng hợp và kiểm chứng các thông tin từ trực ca vận hành,
bản ghi truy xuất từ các thiết bị ghi nhận...,
- Kết quả kiểm tra tình trạng thiết bị liên quan đến sự cố;
- Các thao tác (nếu có) trong quá trình diễn biến sự cố.
3. Phân tích sự cố
- Các công tác điều tra nguyên nhân sự cố đã thực hiện, kết quả điều tra;
- Đưa ra phỏng đoán nguyên nhân sự cố phù hợp nhất với trình tự đã xảy ra trên cơ sở đối chiếu
với chỉnh định rơ le được cài đặt trên thực tế;
- Đánh giá mức độ hợp lý trong thao tác vận hành, hoạt động của các thiết bị rơ le, tự động;
- Phân tích các hoạt động không hợp lý (nếu có), đánh giá nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
4. Kết luận và kiến nghị
- Nhận xét tổng thể quá trình thao tác vận hành, nêu các nguyên nhân khách quan và chủ quan
(nếu có) dẫn đến sự cố;
- Đánh giá công tác cài đặt chỉnh định, quản lý vận hành các thiết bị rơ le, tự động;
- Đề xuất giải pháp khắc phục hoặc giảm bớt nguy cơ tái lặp lại sự cố (nếu có thể).
5. Các phụ lục
- Đính kèm các bản sao sổ nhật ký vận hành trong ngày xảy ra sự cố, biên bản điều
tra sự cố,bản ghi truy xuất từ các thiết bị ghi nhận, chỉnh định rơ le được cài đặt
trên thực tế trong các rơ le đã tác động / khởi động khi sự cố.
Nơi nhận: LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
- Đơn vị quản lý cấp trên; (Ký tên, đóng dấu)
- Cấp điều độ có quyền điều khiển;
- Lưu: ….
 

40
Phụ lục 3. Danh sách đường dây 110kV qua khu vực đông dân cư
(Cập nhật theo văn bản của Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam)

Phụ lục 4. Danh sách đường cáp, đường cáp ngắn 110kV
(Cập nhật theo văn bản của Công ty Lưới điện Cao thế miền Nam)

41

You might also like