You are on page 1of 68

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

VIỆN NĂNG LƯỢNG

ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐO CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
TRONG KHẢO SÁT ĐIỆN TRƯỜNG HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI
ĐIỆN CAO ÁP VÀ SIÊU CAO ÁP

Trưởng phòng : KS. Lê Văn Khánh


Thực hiện: KS. Lê Công Doanh
Nguyễn Đức Hoàng

Hà nội - 2006
Mục lục

Đặt vấn đề ............................................................................................................1


Chương I ..............................................................................................................3
Tổng quan ............................................................................................................3
I.1 Lý thuyết chung về điện trường đường dây cao áp và siêu cao áp.................. 3
I.1.1 Điện trường .................................................................................................... 3
I.1.2 Một số định luật cơ bản trong lý thuyết trường điện từ................................. 4
I.1.3 Bài Toán tính cường độ điện trường dưới đường dây siêu cao áp ................ 6
I.1.3.1 Phương pháp 1:Tính trực tiếp cường độ ĐT E ở mặt đất dưới đường
dây SCA ............................................................................................................... 6
I.1.3.2 Phương pháp 2: Tính gián tiếp cường độ điện trường qua hàm thế ϕ . 9
I.1.4 Giá trị cường độ điện trường dưới đường dây SCA của một số nu.............15
I.2 Đặc điểm phân bố điện trường dưới đường dây cao áp và siêu cao áp ........16
I.3 Ảnh hưởng của hiện tượng cảm ứng tới vật dẫn điện trong điện trường.....18
I.3.1 Cảm ứng tĩnh điện........................................................................................18
I.3.2 Cảm ứng điện từ...........................................................................................19
I.3.3 Nhiễu của trường điện từ và vầng quang đến các thiết bị khác...................19
I.4 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường.....................................................20
I.4.1 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường ở các nước...............................20
I.4.2 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường ở Việt nam ..............................22
I.4.2.1 Tiêu chuẩn ngành Điện, 1994 “Mức cho phép của cường độ điện
trường tần số công nghiệp quy định và việc kiểm tra ở chỗ làm việc”: ...........22
I.4.2.2 Quy định thực hiện các biện pháp an toàn phòng tránh ảnh hưởng
nguy hiểm điện trường của đường dây điện trên không và trạm điện áp cao” -
Bộ Năng lượng, 1993 (áp dụng cho cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV)..........23
Chương II...........................................................................................................24
Nguyên lý đo và vận hành máy đo điện trường hệthống truyền tải điện cao
áp và siêu cao áp................................................................................................24
II.1 Nguyên lý và thủ tục đo cường độ điện trường ...............................................24
II.1.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp đo cường độ điện trường .......................24
II.1.2 Các thủ tục thực hiện phép đo cường độ điện trường theo tiêu chuẩn Std
646 – 1994 của IEEE ..............................................................................................25
II.1.2.1 Thủ tục cho phép đo gần đường dây ...................................................25
II.1.2.2 Phép đo mặt bên ..................................................................................26

i
II.1.2.3 Phép đo dọc theo đường dây ...............................................................26
II.2 Máy đo cường độ điện trường HI - 3604..........................................................28
II.2.1 Lựa chọn loại máy đo cho quy trình đo cường độ điện trường ...................28
II.2.2 Đặc tính kỹ thuật của máy đo HI–3604 .......................................................29
II.2.3 Vận hành máy đo HI – 3604 và HI – 3616..................................................31
II.2.3.1 Chức năng các phím ............................................................................31
II.2.3.2 Sử dụng điều khiển từ xa loại HI-3616................................................36
II.2.3.3 Phương pháp và cách thức đo máy đo HI 3604 ..................................37
II.2.4 Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị .......................................................................38
II.3 Các thiết bị hỗ trợ trong việc đo cường độ điện trường .................................38
II.3.1 Máy đo độ ẩm tương đối..............................................................................38
II.3.2 Máy đo độ cao dây và nhiệt độ ....................................................................41
II.3.3 Thước dây ....................................................................................................44
Chương III .........................................................................................................45
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo cường độ điện trường ......45
III.1 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan: nhiệt độ và độ ẩm ..................................45
III.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan lên kết quả đo .......................................45
III.2.1 Ảnh hưởng của khoảng cách từ người đến máy đo .....................................46
III.2.2 Ảnh hưởng của việc đo bằng cần nối với các thao tác khác nhau ...............49
III.2.3 Ảnh hưởng của hướng máy đo so với đường dây........................................51
III.3 Kết luận ...............................................................................................................52
Chương IV .........................................................................................................53
Quy trình đo cường độ điện trường ................................................................53
Phần I: Các bước chuẩn bị trước khi đo ..................................................................53
Phần II. Khảo sát khu vực đo và lựa chọn vị trí đo ................................................56
Phần III: Tiến hành đo cường độ điện trường ........................................................58
Phần IV: Tháo dỡ máy và tiến hành bảo quản........................................................61
Phần V: Lập báo cáo kết quả đo ...............................................................................61
Chương V Phụ lục........................................................................................63
V.1 Biên bản đo .........................................................................................................63
V.2 Kết quả đo cường độ điện trường tại nhà dân ................................................64
Tài liệu tham khảo ............................................................................................65

ii
Đặt vấn đề
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của hệ thống điện Việt Nam nói chung và
hệ thống truyền tải điện siêu cao áp 500kV nói riêng, các vấn đề liên quan đến tác
động của điện trường xung quanh các hệ thống siêu cao áp đến môi trường sống của
người dân đang ngày càng được các thành phần xã hội quan tâm. Ở dọc theo tuyến
đường dây siêu cao áp 500kV Bắc – Nam mạch 2 mới đưa vào sử dụng có khá nhiều
hộ dân nằm gần hoặc nằm giữa hai đường dây đã có nhiều đơn thư kiện cáo.
Các công ty truyền tải và EVN đã tiến hành đo đạc khảo sát cường độ điện
trường dưới đường dây và các khu vực sinh sống của người dân như Quảng Nam,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Trị. Tuy nhiên do sự hiểu biết và vận
hành máy đo của các cán bộ kỹ thuật các đơn vị quản lý vận hành chưa thống nhất đã
làm cho việc thực hiện phương pháp đo và bảo quản máy đo chưa đúng. Điều này dẫn
đến hậu quả là các kết quả đo rất khác nhau không phản ánh đúng giá trị cường độ
điện trường thực tế.
Để thống nhất phương pháp đo và bảo quản vận hành máy đo cường độ điện
trường trong toàn EVN. Tổng công ty đã quan tâm và giao nhiệm vụ cho Viện Năng
lượng theo công văn số 923/CV-EVN-KHCN&MT-KTAT về việc nghiên cứu và dự
thảo quy trình sử dụng máy đo cường độ điện trường.
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát, quy trình đã được hoàn
thành với các nội dung chính chia làm 4 chương như sau:
o Chương I nghiên cứu biên soạn phần lý thuyết chung và tính toán về điện
trường đường dây cao áp và siêu cao áp, ảnh hưởng của cảm ứng điện trường.
Tiếp đó đề cập đến các giá trị tiêu chuẩn cường độ điện trường của một số nước
trên thế giới và một số tiêu chuẩn của Viêt Nam. Mục đích của chương này là
giúp cho người sử dụng có các cơ sở khoa học và nắm bắt được thông tin về
vấn đề này.
o Chương II trình bày nguyên lý đo cường độ điện trường, các thủ tục đo đã được
ban hành của IEEE ( Institute of Electrical and Electronics Engineers) năm
1994, lựa chọn loại máy đo làm máy đo tiêu chuẩn để xây dựng quy trình và
giới thiệu các đặc tính kỹ thuật, cách vận hành và phương pháp sử dụng hợp bộ
máy đo HI – 3604.
o Chương III tập trung vào việc phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan có
thể ảnh hưởng đến giá trị đo cường độ điện trường. Việc phân tích các yếu tố

1
này là cơ sở cho quá trình xây dựng quy trình đo, giúp nắm bắt và loại bỏ được
tối đa các sai số không đáng có của phép đo.
o Chương IV là quy trình đo cường độ điện trường gồm 4 phần chính, trong mỗi
phần có từng bước cụ thể giúp cho người sử dụng dễ dàng nắm bắt được các
thao tác và trình tự tiến hành đo. Các bước tiến hành đều được dựa trên các cơ
sở lý thuyết và thực tiễn được phân tích trong các chương trên. Khi người sử
dụng có thắc mắc hay cần làm rõ một bước nào đó thì có thể tham khảo lại ở
phần trên để nắm bắt lại vấn đề.
o Ngoài 4 chương chính ra còn có thêm phần phụ lục để giúp cho người sử dụng
có các mẫu về cách lập biên bản đo, cách vẽ sơ đồ mặt bằng, thu thập kết quả
đo. Tuy nhiên các mẫu này là không bắt buộc và chỉ có tính tham khảo, tùy
theo từng trường hợp cụ thể sẽ có các biên bản đo riêng.

2
Chương I
Tổng quan

I.1 Lý thuyết chung về điện trường đường dây cao áp và siêu cao
áp

I.1.1 Điện trường


Trong không gian xung quanh các thiết bị và dây dẫn điện tần số công nghiệp
luôn luôn tồn tại trường điện từ biến đổi với tần số bằng tần số của dòng điện (60 Hz ở
Mỹ và 50 Hz ở Việt Nam). Người ta phân loại các trường điện từ theo tần số hay theo
bước sóng của chúng.
Phân loại theo tần số:
Trường điện từ được phân làm 5 loại theo tần số của nó:
Loại ELF (tần số cực thấp, extremely low frequencies) - các thiết bị điện gia
dụng, đường dây điện.
Loại HF và LF (tần số cao [high frequencies] và tần số thấp [low frequencies]-
sóng radio AM
Loại VLF (tần số rất thấp, very low frequencies) - tivi và video
Loại VHF (tần số rất cao, very high frequencies) sóng tivi và radio FM
Loại SHF ( siêu tần số; super high frequencies) tần số của microwave
Như phân loại ở trên đường dây truyền tải điện cao áp và siêu cao áp thuộc loại
Trường điện từ có tần số cực thấp ELF (Extremely low frequencies) và được định
nghĩa như bảng 1.1 sau.

Số TT Tổ chức, quốc gia Tần số [Hz] Bước sóng [km]

1 WHO/ IRPA 0 ÷ 300 ∞ ÷ 1.000

2 Các nước Châu Âu 30 ÷ 300 10.000 ÷1.000

3 Mỹ 0 ÷ 100 ∞ ÷ 3.000

4 Pháp (INRS), 1995 0 ÷ 10.000 ∞ ÷ 30

Bảng I.1. Định nghĩa trường điện từ tần số cực thấp của một số nước và tổ chức

3
Như vậy, dù theo cách phân loại nào thì trường điện từ của các nguồn điện tần
số công nghiệp, trong đó có hệ thống truyền tải điện 500, 220, và 110 kV đều thuộc
trường điện từ tần số cực thấp. Do bước sóng quá dài, tại mọi điểm của không gian
xung quanh nguồn phát xạ, trường điện từ tần số cực thấp được xem xét riêng biệt
Điện trường (E) và Từ trường (H). Điện trường và từ trường đều được biểu diễn bằng
các véc tơ theo 3 chiều không gian. Cường độ Điên trường đo bằng [V/m] hoặc [
kV/m], cường độ Từ trường đo bằng [T] (Tesla) trong hệ SI hoặc [G] (Gauss) trong hệ
CGSM. Giữa chúng có quan hệ: 1 T = 1 Vs/ m2 = 104 G.

I.1.2 Một số định luật cơ bản trong lý thuyết trường điện từ


+ Định luật Culông: “Hai điện tích điểm đứng yên ở hai điểm M1, M2 trong một
hệ quy chiếu quán tính đặt trong chân không ‘‘xem hình I.1’’ tác dụng lực tĩnh điện
với nhau (điện tích nọ tác dụng với trường của điện tích kia)” theo luật:
q2 q1
F1 = q 1 r12 F2 = q 2 r
4 π .ε 0 .r122 4 π.ε 0 .r21
2 21
(1.1)
Trong đó:
F1 - Lực tác dụng của điện tích q lên điện tích q .
1 2

F2 - Lực tác dụng của điện tích q lên điện tích q .


2 1

q1, q2 - Giá trị đại số của hai điện tích điểm.

r12, r12 - Khoảng cách và vectơ đơn vị chỉ phương của điểm M1 so với điểm M2
chọn làm gốc.

r21, r21 - Khoảng cách và vectơ đơn vị chỉ phương của điểm M2 so với điểm M1
chọn làm gốc.
1
ε0 =
ε0 - Hằng số điện môi tuyệt đối, 4π.9.10 9 [F/m]
r12 = r21 =1

F 2 M 1 r12 M 2 F 1 M 1 F 2 r21 F 1 M 2

q 1 q 2 q 1 q 2

a)

M 1 F 2 r12 M 2 F 1

q 1
b) q 2

Hình I.1: Lực tĩnh điện giữa 2 điện tích điểm


a)-Hai điện tích cùng dấu ; b)-Hai điện tích trái dấu

4
Ta nhận thấy các lực tương tác F1, F2 bằng và ngược chiều nhau. Vậy tác dụng
lực tĩnh điện giữa hai điện tích cũng tuân theo luật cân bằng tác dụng và phản tác dụng
(định luật Niutơn 3).
Từ định luật Culông, suy ra mấy hệ luận sau:
Hệ luận1: Trong chân không cường độ điện trường tĩnh điện ở M2 ứng với một
điện tích điểm q1 đặt yên ở M1 bằng:
q1
E (M 2 ) = r 21
4 π .ε 0 .r 21
2
(1.2)
Khi đã quy ước rõ cách xác định véc tơ vị trí, ta có:
q
E (M ) =
4 π .ε 0 .r 2 (1.3)
Ta thấy rằng điện trường gắn với điện tích điểm có tính chất đối xứng xuyên tâm,
có độ lớn chỉ phụ thuộc khoảng cách r và:

+ Nếu q1 là điện tích dương (q1 > 0) thì véc tơ cường độ điện trường E do nó gây

ra cùng hướng với véc tơ r12 , nghĩa là E hướng ra xa điện tích q1.

+ Nếu q1 là điện tích âm (q1 < 0) véc tơ cường độ điện trường E do nó gây ra

ngược hướng với véc tơ r12 , nghĩa là E hướng vào điện tích q1.
Hệ luận 2: Riêng đối với một môi trường tuyến tính theo nguyên tắc xếp chồng,
cường độ điện trường ứng với một số điện tích điểm q1, q2, qn bằng sự xếp chồng các
thành phần ứng với mỗi điện tích:
n
1 q k rk 2
E (M ) =
4 π.ε 0
∑r 2
k =1 k . rk 2 (1.4)

+ Định luật Gaux :“Thông lượng véc tơ cường độ điện trường E đi ra khỏi mặt
kín S trong một môi trường bằng tổng các điện tích (tự do và ràng buộc) bọc trong mặt
đó chia cho ε”:
n

∑q td

∫ EdS =
1

ε
S (1.5)
Hoặc “Thông lượng vectơ cảm ứng điện D đi ra khỏi một mặt kín bọc những điện
môi bất kỳ bằng tổng các điện tích tự do qtd bọc trong mặt đó”:

5
n

∫ DdS = ∫ ε.E.dS = ∑q td
S S 1
(1.6)

I.1.3 Bài Toán tính cường độ điện trường dưới đường dây siêu cao áp

I.1.3.1 Phương pháp 1:Tính trực tiếp cường độ ĐT E ở mặt đất dưới đường dây SCA
Để xác định cường độ Điện trường ở mặt đất trước hết phải xét trường hợp đơn
giản của hệ hai trục mang điện và từ kết quả nhận được sẽ mở rộng cho trường hợp
đường dây ba pha.
a). Điện trường của hệ hai trục mang điện
Cho hai trục mang điện khác dấu với mật độ điện tích trên đơn vị dài là ± q và
đặt cách nhau một khoảng 2 h như trên Hình 1.2

y
E1
M

E
a1 a2
E2
β1 β2
+q -q x
O

Hình I.2. Điện trường gây ra bởi hệ hai trục mang điện khác dấu
Từ định luật Gaux sẽ xác định được các thành phần ĐT tại điểm M ứng với các
trục mang điện tích + q (E+) và điện tích - q (E-) :
q
E+ =
2.π.ε 0 .a1
q
E− =
2.π.ε 0 .a 2 (1.7)
Chiều của các ĐT này được biểu thị như trên hình vẽ. Điện trường tổng hợp
E được xác định bởi biểu thức sau:

E = E+ + E− (1.8)
Khi biểu thị theo các thành phần chiếu trên các trục tọa độ sẽ được:

6
[ ( )] [ (
E = E1 cos β1 − E cos 180 0 − β 2 .i + E1 sin β1 − E sin 180 0 − β 2 )]

q ⎡⎛ cos β1 cos β 2 ⎞ ⎛ sin β1 sin β 2 ⎞ ⎤


E= ⎢⎜⎜ + ⎟⎟.i + ⎜⎜ − ⎟⎟. j⎥
2.π.ε 0 ⎣⎝ a1 a2 ⎠ ⎝ a1 a2 ⎠ ⎦ (1.9)
với i, j là các vectơ đơn vị trên các trục x, y . Ta có trị số của ĐT tổng được xác
định như sau:
⎡ 2 2 ⎤
q ⎢ ⎛ cos β1 cos β 2 ⎞ ⎛ sin β1 sin β 2 ⎞ ⎥
E= ⎜ + ⎟⎟ + ⎜⎜ − ⎟⎟
2.π.ε 0 ⎢ ⎜⎝ a1 a2 ⎠ ⎝ a1 a2 ⎠ ⎥
⎣ ⎦
q h
E= .
π.ε 0 a1.a 2 (1.10)
b). Điện trường ở mặt đất bên dưới đường dây SCA
Xét trường hợp khi dây dẫn các pha được bố trí trên mặt phẳng ngang với
khoảng cách pha d và ở độ treo cao trung bình h như trên Hình 1.3. Trên các pha này
có các điện tích qA, qB, qC (ứng với đơn vị chiều dài) và trên ảnh của chúng sẽ có các
điện tích - qA , - qB , - qC .
Trước hết hãy xét đến pha giữa (pha B). Tại điểm M trên mặt đất cách tâm
đường dây khoảng cách x sẽ có cường độ ĐT là vectơ EB vuông góc với mặt đất.
Vectơ này có độ lớn bằng:
qB h
EB = .
π.ε 0 a1.a 2
qB h
EB =
(
. 2
π.ε 0 x + h 2 ) (1.10)
Tương tự cường độ ĐT tại M gây nên bởi các pha A, C lần lượt là:
qA h
EA = .
π.ε 0 (x + d)2 + h 2
(1.11)
qC h
EC = .
π.ε 0 (x − d)2 + h 2
(1.12)

7
y

A
+qB B C
+qA
+qC
h a1
M
0 x
EA
d d a2 EB
-qC Ec
A’ -qA’ -qB
B’ C’

Hình I.3 Điện trường dưới mặt đất gây ra bởi hệ ba dây dẫn
→ → →
Do các vectơ A EB E C đều cùng vuông góc với mặt đất nên vectơ tổng
E
→ → → →
E
sẽ có độ lớn bằng tổng đại số các độ lớn của A E B E C :
E

E =E +E +E
A B C

h ⎡ qA q qC ⎤
E= ⎢ + 2 B 2 + ⎥
π.ε 0 ⎣⎢ (x + d) + h
2 2
x +h (x − d) + h ⎦⎥
2 2
(1.13)
Các điện tích qA, qB, qC được xác định từ điện áp tức thời ở các pha có xét đến
khi điện áp lưới tăng 10% :

q A = C 0 .u A = 1,1.
2
3
(
.C 0 .U. sin ω.t + 120 0 )
2
qB = C 0 .uB = 1,1. .C 0 .U. sin ω.t
3

.u C = 1,1.
2
3
(
.C 0 .U. sin ω.t − 120 0 )
(1.14)
trong đó: U - điện áp định mức của đường dây.
C0 - điện dung thứ tự thuận của đường dây.
Biểu thức của cường độ ĐT ở mặt đất được viết dưới dạng:

E(t ) = 1,1. . ⎢
(
2 C 0 .h.U ⎡ sin ω.t + 120 0
+
)
sin ω.t sin ω.t − 120 0 ⎤
+
(⎥
)
3 π.ε 0 ⎣⎢ (x + d)2 + h 2 x 2 + h2 (x − d)2 + h 2 ⎦⎥ (1.15)

8
Như vậy, cường độ ĐT ở mặt đất cũng là hàm hình sin có tần số ω và gía trị
hiệu dụng bằng:

. (A 1 + A 2 + A 3 ) + (B1 + B 2 + B 3 )
1,1.C 0 .h.U
E=
2 2

3.ω 0 .π
(1.16)
với:
0,5
A1 =
(x + d)2 + h2
1
A2 =
x + h2
2

0,5
A3 =
(x − d)2 + h2
3 2
B1 =
(x + d)2 + h 2
B2 = 0
3 2
B3 =
(x − d)2 + h 2
Công thức trên cho phân bố của cường độ ĐT ở mặt đất theo khoảng cách x
tính từ tâm đường dây đến điểm cần xét.
Từ phương pháp xác định cường độ ĐT ở mặt đất (y = 0) bên dưới đường dây
SCA, ta có thể xác định được phân bố của cường độ ĐT trong không gian bên dưới
đường dây ở độ cao bất kỳ.

I.1.3.2 Phương pháp 2: Tính gián tiếp cường độ điện trường qua hàm thế ϕ
Trước hết ta xét bài toán ĐT của hai trục dài thẳng song song mang điện và từ
kết quả nhận được sẽ mở rộng cho trường hợp đường dây 3 pha.
a). Điện trường của hai trục dài thẳng song song mang điện
Xét hai trục dài thẳng song song mang điện trái dấu, đặt cách nhau một khoảng
cách 2 h như trên Hình 1.4

9
y
E1
M

E
a1 a2
E2
β1 β2
+q -q x
O
`
Hình 1.4 Điện trường của hai trục dài thẳng song song mang điện

Tách ra mỗi trục riêng rẽ, ta có bài toán đối xứng qua trục và có thể dùng định luật
Gaux. Giả sử điện tích phân bố đều trên các trục với mật độ đường ± τ và giả sử môi
trường tuyến tính, đồng nhất, đẳng hướng với ε = const. Vì ở mọi mặt cắt ngang z =
const các điều kiện đều như nhau nên ĐT không phụ thuộc tọa độ z0 tức phân bố
giống nhau trên mọi mặt phẳng ngang. Trên một mặt cắt ngang ta chọn hệ tọa độ
Đecactơ có trục x trùng với đường nối -τ, +τ và trục y trùng với trung trực đoạn -τ, +τ.
Ta vận dụng kết quả bài toán ĐT đối xứng xuyên trục để tìm thế ở điểm M(r, r’) bất
kỳ. Khi chỉ có riêng rẽ trục +τ hoặc trục -τ , giá trị thế thứ tự bằng:

+τ r+
ϕ (+ τ ) = ln . 0+
2.π.ε r (1.17)

− τ r0−
ϕ (− τ ) = ln
2.π.ε r − (1.18)
trong đó: r’0 , r0 là những tọa độ các điểm mốc có thế bằng 0. Xếp chồng lại ta
có thế ở M(r’, r) :

τ ⎛ r0+ r− ⎞ τ ⎛ r− r+ ⎞
ϕ M(r + ,r − ) = ⎜ ln + − ln 0− ⎟= ⎜ ln + + ln 0− ⎟
2.π.ε ⎜⎝ r r ⎟ 2.π.ε ⎜ r
⎠ ⎝ r0 ⎟
⎠ (1.19)
Cũng chú ý tính đối xứng của đường dây, dễ thấy mặt phẳng đối xứng Oy, tức
tập những điểm có r+ = r- , đi qua gốc và đi ra xa đến vô cùng, là một mặt đẳng thế.
Chọn thế trên mặt đó bằng 0, suy ra ta phải chọn tỷ số r+0 / r-0 = 1 và do đó có:

τ ⎛ r− ⎞
ϕ M(r + ,r − ) = ⎜ ln ⎟⎟
2.π.ε ⎜⎝ r + ⎠ (1.20)

10
Những điểm ở phía phải mặt phẳng ấy về phía điện tích dương có thế dương và
những điểm ở phía kia có thế âm. Thế cao nhất, tức ln(r-/r+) lớn nhất ở lân cận trục
điện dương và thế thấp nhất ở lân cận trục điện âm.
b). Điện trường bên dưới đường dây SCA một mạch
Xét đường dây một mạch trường hợp khi dây dẫn các pha được bố trí trên mặt
phẳng ngang với khoảng cách pha d và ở độ treo cao trung hình H như trên hìnhh 1.5.
Trên các pha này có các điện tích τA, τB, τC (ứng với đơn vị chiều dài) và trên ảnh của
chúng sẽ có các điện tích -τA, -τB, -τC.

A D B C
A
DB
DC
P
d d
H

hp
D’A D’C
D’B

A’ B’
C’

Hình 1.5. Sơ đồ tính điện thế cho cột một mạch tại độ cao hP

Tại điểm P (giả sử điểm người đứng) cách tâm đường dây một khoảng x, thế do
pha A gây nên là:

τA D'A
ϕA = .ln
2.π.ε DA [A] (1.21)

trong đó: τA = C.UA

với: τA - điện tích trên một đơn vị độ dài dây pha, [Culông/m].

ε - hằng số điện môi của không khí, ε ≈ ε0 – 8,85.1012, [F/m].


DA, D’A - khoảng cách điểm người đứng đến dây dẫn pha A và ảnh của nó
[m], (xem hình 1.5).
C- điện dung thứ tự thuận trên đơn vị dài của đường dây ba pha, [F/m].
UA - điện áp pha của pha A, [kV].
Tương tự như trên, ta có điện thế do pha B và pha C gây nên tại điểm người
đứng là:

11
τB D'
ϕB = . ln B
2.π.ε D B [V] (1.22)

τC D'
ϕC = . ln C
2.π.ε D C [V] (1.23)
Thế tác dụng lên người tại điểm P là tổng hình học của thế do ba pha A, B, C
gây nên:

ϕP = ϕA + ϕB + ϕC (1.24)
Trong các công thức ở trên, ta có:
UA = U1
UB = a2.U1 (1-25)
UC =a.U1
Với: U1 - giá trị điện áp pha của đường dây.

1 3
a=− +j = −0,5 + j 0,866
a - toán tử pha 2 2

Thay thế vào công thức (1-24), ta nhận được biểu thức của điện thế tác động lên
người ở độ cao hP :

C.U1 ⎛ D 'A D B' D 'C ⎞


ϕP = ⎜ ln + a 2
. ln + a. ln ⎟
2.π.ε ⎜⎝ D A DB DC ⎟
⎠ (1-25)
Sau khi biến đổi ta có:

C.U1 ⎛⎜ D 'A D B .D C D B' .D C ⎞



ϕP = ln − j.0,866.ln
2.π.ε ⎜⎝ D A D B' .D 'C D B .D 'C ⎟
⎠ (1-27)
Các khoảng cách DA, D’A, DB, D’B, DC, D’C được xác định theo các biểu thức
sau:

12
DA = (H − hP )2 + (d + x )2
D 'A = (H + hP )2 + (d + x )2
DB = (H − hP )2 + x 2
D B' = (H + hP )2 + x 2
DC = (H − hP )2 + (x − d)2
D 'C = (H + hP )2 + (x − d)2
trong đó: H - độ cao treo dây trung bình so với mặt đất:
2 1
H = Hsu − .fmax = Hmin + .fmax
3 3 (1-28)
Hsứ - Độ cao treo dây trên cột, [m].
Hmin - Độ cao dây tại chỗ võng nhất, [m].
fma x - Độ võng lớn nhất của dây dẫn ở trong khoảng vượt, [m].
hP - Độ cao của người ở vị trí đang xét, [m].
x - Khoảng cách từ tâm đường dây đến điểm xét, [m].
d - Khoảng cách pha, [m].
Vì thế tại mặt đất bằng không (0), ta có giá trị cường độ ĐT tại điểm người
đứng ở độ cao hP là:
ϕP
EP =
hP (1 -29)
c). Điện trường bên dưới đường dây SCA hai mạch
Trong trường hợp đường dây hai mạch, ta phải xác định thế do từng mạch gây
nên tại điểm người đứng, sau đó tính thế tổng do hai mạch gây nên theo phép cộng
vectơ:

ϕ P = ϕ1 + ϕ 2 (1-30)

với ϕ1, ϕ2 lần lượt là vectơ thế do mạch 1 và 2 gây nên tại điểm người đứng.
Xét một đường dây hai mạch với sơ đồ cột có ba tầng xà. Dây dẫn các pha của
mỗi mạch được bố trí ở một phía của cột. Khoảng cách pha của một mạch là d và độ
treo cao trung bình của pha thấp nhất (pha A) là H (hình 1.6). Khoảng cách từ tim
đường dây mỗi mạch đến tim cột là dx . Khi đó, theo (1-24) ta sẽ có:

13
ϕ1 = ϕ A1 + ϕ B1 + ϕ C1 (1-31)
ϕ 2 = ϕ A 2 + ϕ B2 + ϕ C 2 (1-32)

với: ϕA1, ϕB1, ϕC1 lần lượt là vectơ thế do các pha A, B, C của mạch 1 gây ra tại
điểm người đứng và được tính như các công thức (1-21), (1-22), (1-23).

ϕA2, ϕB2, ϕC2 lần lượt là vectơ thế do các pha A, B, C của mạch 2 gây ra tại
điểm người đứng và được tính như các công thức (1-21), (1-22), (1-23).
Công thức (1-24) trở thành:
ϕP = (ϕ A1 + ϕ A 2 ) + (ϕ B1 + ϕ B2 ) + (ϕ C1 + ϕ C 2 ) (1-33)
Trong đó các khoảng cách D từ điểm người đứng đến dây dẫn các pha và ảnh
của chúng được xác định như sau:

D A1 = (H − hP )2 + x 22
D 'A1 = (H + hP )2 + x 22
D B1 = (H + d − hP )2 + x 22
D B' 1 = (H + d + hP )2 + x 22
D C1 = (H + 2d − hP )2 + x 22
D 'C1 = (H + 2d + hP )2 + x 22
DA2 = (H − hP )2 + x 12
D 'A 2 = (H + hP )2 + x 12
DB2 = (H + d − hP )2 + x 12
D B' 2 = (H + d + hP )2 + x 12
DC2 = (H + 2d − hP )2 + x 12
D 'C1 = (H + 2d + hP )2 + x 12
Vì thế tại mặt đất bằng không (0), ta có giá trị cường độ ĐT tại điểm người
ϕP
EP =
đứng ở độ cao hP là: hP (1-34)

14
C1 C2

d
D C1 DC 2
B2
B1

DB 1 DB2

d
A1 DA1 A2
DA2
dx dx
H
P
x1

hp
x2
D’A1
D’A
A’2
D’B 1
B’2
D’B 2
D’C 1

C’1 C’2
D’C 2

Hình I.6 Sơ đồ tính điện thế cho cột hai mạch tại độ cao hP

I.1.4 Giá trị cường độ điện trường dưới đường dây SCA của một số nu

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả về cường độ ĐT dưới đường dây SCA được
thể hiện trong Bảng 1.2

Điện áp Điện trường


Tác giả Ghi chú
[kV] [kV/m]

Dưới 1 Độ cao dây 20 m


Zaffanela, Deno, 1978 750
12 Độ cao dây 13 m

Dumenxki, 1981 Trên 500 5 ÷ 10


INRS, Pháp, 1995 400 7 ÷ 10

Bridges, 1975 6,5 ÷ 10 Cách dây biên dưới 15 m


765
WHO, 1984 5 Cách dây biên dưới 20 m

7 ÷ 10 Trong hành lang


315
Công trình NC ở Hydro 2 Cách 30 – 45 m
Quebec, Canada, 1991 8 ÷ 10 Trong hành lang
735
2 Cách 80 m

Gershengorn, 1992 1050 12 Trong hành lang

15
Gary, 1976 1000 12,5
Giá trị cao nhất
WHO, 1984 765 8÷9
Bảng I.2. Cường độ Điện Trường dưới đường dây SCA

I.2 Đặc điểm phân bố điện trường dưới đường dây cao áp và siêu
cao áp

Điện trường cũng như từ trường dưới đường dây được hợp thành từ 3 thành
phần vuông góc với nhau:
1 Vuông góc với mặt đất, vuông góc với dây dẫn(vertical, được ký hiệu là
Ez và Hz)
2 Song song với mặt đất, vuông góc với dây dẫn (Horizonta perpendicular,
được ký hiệu là Ey và Hy)
3 Song song với mặt đất, song song với dây dẫn (Horizotal parallet, được ký
hiệu là Ex và Hx)
Phía dưới đường dây, điện trường có hai thành phần nằm ngang (Ey, Ex) và
một thẳng đứng (Ez), trong đó thành phần thẳng đứng có giá trị lớn hơn hẳn các thành
phần nằm ngang. Riêng điện trường theo phương song song với dây dẫn Ex hầu như
bằng 0 tại mọi điểm. Thành phần Ey (nằm ngang) bằng khoảng 20% Ez (phương
thẳng đứng) trong vùng gần đường dây (Poznaiak và CS, 1974) và chỉ bằng 10% ở
khoảng cách 15m tính từ dây dẫn ngoài cùng (Zaffanela và Deno, 1978). Do đó trong
thực tế người ta chỉ quan tâm xác định thành phần điện trường thẳng đứng Ez. Một
đặc điểm cần lưu ý là điện trường dưới tuyến đường dây thường do 3 pha gây ra. Biên
độ trường là số trung bình nhân của giá trị các pha. ở khoảng cách từ 15m trở ra kể từ
dây biên điện trường của hệ thống thực tế coi như được sinh ra bởi một pha đơn.
Giá trị điện trường dưới đường dây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điện áp
truyền tải, độ cao đường dây, khoảng cách và độ cao điểm đo, đặc điểm địa hình, địa
chất, phương pháp đo...
Đường phân bố điện trường dưới đường dây truyền tải trong trường hợp mặt
bằng địa hình lý tưởng là một đường đối xứng, có hình yên ngựa. Giá trị cực đại đạt
được không nằm trùng vào điểm tâm tuyến hoặc điểm chiếu vuông góc của các dây
dẫn.(hình 1.7)

16
E
10,0 (kV/m) Chi?u cao
dây 15m

7,5

5,0

2,5

00
60 50 40 30 20 10 0 10 20 30 40 50 60

Hình 1.7 Cường độ điện trường cực đại dưới đường dây
Giá trị của trường điện từ tần số cực thấp được biểu thị qua 2 khái niệm khác
nhau là trường tự do (Unperturbed field) và trường bị nhiễu (Perturbed field).

Pha A Pha B Pha C


Từ trường không
nhiễu bởi cơ thể
con người

Điện trường bị
nhiễu bởi sự hiện
diện của người
dưới đường dây và
làm tăng lên ở đầu
Vùng cường
độ điện
trường giảm
không đáng kể

Hình I.8 biểu diễn hiện tượng bị nhiễu xung quanh cơ thể con người.

17
Do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện khi có con người, động thực vật hoặc các vật
dẫn, điện trường khu vực xung quanh không còn đồng đều mà bị nhiễu loạn. Tại đây
do sự tập trung cao hơn của các đường sức, cường độ điện trường tăng một cách cục
bộ ở điểm cao nhất của cơ thể hoặc vật dẫn. Mức độ tăng lên của điện trường phụ
thuộc vào hình dạng, kích thước của vật.
Như vậy khi xác định cường độ điện trường có 2 tình huống khác nhau xảy ra
và dựa vào đó người ta phân thành hai phương pháp đo đạc:
1 Đo tại điểm tự do với cơ thể (Free Body Probes-Bracken, 1976), cho ta số
liệu về trường tự do.
Đo khi máy được tiếp đất (Ground reference instruments, Miller, 1967), cho ta số liệu
về trường bị nhiễu. Như vậy trường tự do là trường được đo trong điều kiện máy đo
cách điện hoàn toàn với mặt đất. Trường bị nhiễu là trường được đo khi máy đặt gần
cơ thể người hoặc một vật dẫn điện bất kỳ. Theo quy định của các tiêu chuẩn vệ sinh
việc đánh giá mức độ ô nhiễm trường điện từ Tần số cực thấp khu vực đường dây và
trạm phải dựa vào giá trị trường tự do.

I.3 Ảnh hưởng của hiện tượng cảm ứng tới vật dẫn điện trong
điện trường

I.3.1 Cảm ứng tĩnh điện


Khi một vật dẫn cách điện với mặt đất, (ví dụ các đường dây thông tin, các
đường dây dẫn điện trung thế, hạ thế, các loại cáp, các kết cấu kim loại) nằm gần
đường dây hoặc thiết bị siêu cao áp thì trên vật đó sẽ xuất hiện một điện thế. Hiện
tượng đó gọi là cảm ứng tĩnh điện, xảy ra ở chế độ làm việc bình thường. Giá trị của
sức điện động cảm ứng tĩnh điện phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và khoảng cách
của vật tới thiết bị và đường dây siêu cao áp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sức
điện động cảm ứng trên một đoạn dây đi gần đường dây điện 500kV có thể đạt được
giá trị từ hàng trăm V đến hàng kV, thậm chí hàng chục kV, còn trên các kết cấu kim
loại trong trạm có thể từ 5 đến 10kV và gây phóng điện nguy hiểm, cần áp dụng các
biện pháp dự phòng(Dolin P.A., Manoilov V.E, Văn Đình An. 1994). Đối với con
người cũng có hiện tượng cảm ứng (Hình 1.9)

18
DC AC

(a) (b)
Hình 1.9 Hiện tượng cảm ứng tĩnh điện đối với dòng 1 chiều (a) và xoay chiều (b).

I.3.2 Cảm ứng điện từ


Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện khi trên đường dây hay trạm biến áp xảy
ra ngắn mạch. Trong mạng điện 500kV, do dây trung tính nối đất trực tiếp, điện trở
bé, công suất truyền tải lớn nên dòng điện ngắn mạch sẽ rất lớn tới 40kA(Xmirnov,
1991). Dòng ngắn mạch lớn gây nên sức điện động cảm ứng lớn. Ngoài ra sức điện
động còn phụ thuộc vào độ dài đoạn cáp hay đường dây đi gần. Ví dụ trên một đoạn
cáp dài 1km đi gần đường dây 500kV, sức điện động cảm ứng đạt hàng chục tới hàng
trăm Vôn (14V, 830V, Văn Đình An, 1993).
Để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm do cảm ứng điện từ nói trên các công trình
và con người cần phải ở xa đường dây tải điện 500kV một khoảng cách đủ để giảm
mức cảm ứng, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ như che chắn,nối đất tốt các kết cấu
kim loại của công trình, đặt thiết bị, biển cảnh báo.v.v...

I.3.3 Nhiễu của trường điện từ và vầng quang đến các thiết bị khác
Hiện tượng phóng điện vầng quang, phóng điện qua các khe hở, phóng điện do
tĩnh điện, do cảm ứng điện từ là nguyên nhân gây nhiễu cho các thiết bị vô tuyến điện
tử, các thiết bị điều khiển, đo lường, tín hiệu tính toán dùng trong trạm hoặc gần
đường dây 500kV.
Theo trích dẫn của Văn Đình an( 1993), nhiễu vầng quang ở mức cao nhất là
60-65dB, thường ở tần số 30MHz. Nhiễu do phóng điện tĩnh điện ở các thiết bị 400-
500kV trung bình là 40-50dB, cao nhất là 100dB, ở tần số 0,15-1000MHz. Nhiễu do
phóng điện qua các khe hở khoảng 60-65dB. Tuy nhiên theo Xmirnov (1991) đường

19
dây 500kV ở Brazil trong mọi thời tiết đều không gây nhiễu đáng kể cho máy thu vô
tuyến (khoảng 34-36 dB) ở khoảng cách 35-50m từ trục đường dây.
Con người khi tới quá gần đường dây cao áp hoặc thanh cái trong trạm sẽ bị
phóng điện vào cơ thể, ở điều kiện môi trường không khí bình thường chỉ tiêu phóng
điện là 30kV/cm.

I.4 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường

I.4.1 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường ở các nước

Lý do làm cơ
E
Tên nước Vị trí của tiêu chuẩn hóa sở cho tiêu
[kV/m]
chuẩn

A, C
10 Những nơi có nhà, bệnh viện, trường
A, C
1 học.
Ba Lan
20 Những vùng khó lui tới
A, C
15 Các vùng không có dân cư
A, C
10 Các điểm giao với đường ô tô A, C
5 Các vùng dân cư A, C
Liên Xô (cũ)
1 Các vùng đã có nhà ở A, C
0,5 Bên trong nhà ở A, C
8 Các điểm giao với đường ô tô
8 Ngoài vùng cảm giác ở các vùng dân
Mỹ (các bang):
7 cư
Dacotta
1 Ngoài vùng cảm giác B
Minecotta
3 C
Montana
11,8 Trên các đường ô tô A, C
11 riêng biệt B
New Jercy
7 Trên các đường giao thông công B
New York
cộng B
1,6 Ngoài vùng cảm giác C
15 Các điểm giao với đường ô tô cấp 1 -
Tiệp Khắc (cũ) 10 và 2 -
1 Ngoài vùng cảm giác -
Tại những khu vực người đi lại với ô
Nhật Bản 3 -
che
Bảng I.3. Cường độ điện trường dưới đường dây SCA

Ghi chú: A - Loại trừ những cảm giác khó chịu khi có phóng điện tích.
B - Tránh dòng phóng điện tích lớn hơn dòng cho phép.
C - Tránh những ảnh hưởng của trường khi ở trong khu vực lâu dài.

20
Đến nay trên thế giới, một số nước và tổ chức quốc tế đã có các quy định tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn. Đặc điểm chung là hầu như chỉ quy định cho ĐT và có sự khác
nhau về giới hạn cho phép. Cụ thể như sau:
1. Liên Xô (cũ): GOST 12.1.002.84 (1984), được khối XEV áp dụng:

50
T[gio] = −2
E[kV / m]

Điện trường <5 10 15 20 > 25


[kV/m]
Thời gian > 8 giờ 180 phút 90 phút 10 phút 0

Bảng I.4. Thời gian làm việc cho phép trong 1 ngày đêm dưới ĐT cường độ E

2. Đức: VDE-DIN 01848 CHLB Đức, 1989: E < 10 kV/m - an toàn.


TGL 30060 CHDC Đức, 1979: E < 10 kV/m - an toàn.

3. Anh: NRPB, 1982: E = 10 ÷ 30 kV/m - có hại; E < 10 kV/m - an toàn.


4. Nhật: Bộ Thương mại và Công nghiệp, 1976: độ cao dây qua khu dân cư

13 ÷14 m; E < 3 kV/m ở độ cao 1 m trên mặt đất.

5. Ba Lan, 1980: E > 10 kV/m - vùng cấm; E = 1 ÷ 10 kV/m - không được xây
dựng nhà ở, bệnh viện, trường học, nhà trẻ.
6. Mỹ: các bang quy định riêng:
- Minnesota, 1979: 8 kV/m in Row.
- Montana, 1983: 1 kV/m in Row.
- New Jersey, 1982: 3 kV/m Edge Row.
- New York, 1978: 7 kV/m in Row; 1 kV/m Edge Row.
- North Dakota, 1979: 9 kV/m in Row.
- Oregon, 1979: 9 kV/m in Row.
7. Australia: các bang quy định riêng:
- South Wales: 2 kV/m Edge Row.
- Victoria: 10 kV/m in Row; 2 kV/m Edge Row.
8. Tổ chức ATBX quốc tế (IRPA, 1990): E [kV/m] x T [giờ] < 80
E < 10 kV/m - cả ngày; E > 30 kV/m - thời gian ngắn.

21
H < 5 G - cả ngày; H < 50 G - 2 giờ/ ngày.
9. Tổ chức SECV, 1995:

E < 5 kV/m - cả ngày; 5 ÷ 10 kV/m - 4 giờ/ ngày.

10 ÷ 15 kV/m - 2 giờ/ ngày; E > 20 kV/m - cấm.

I.4.2 Giá trị tiêu chuẩn về cường độ điện trường ở Việt nam

I.4.2.1 Tiêu chuẩn ngành Điện, 1994 “Mức cho phép của cường độ điện trường tần
số công nghiệp quy định và việc kiểm tra ở chỗ làm việc”:
Điều 1.1. Cường độ ĐT tác dụng trực tiếp lên người không được lớn hơn 25
kV/m.
Điều 1.2. Mức cho phép của cường độ ĐT (E) phụ thuộc vào thời gian (T) mà
con người chịu tác động trực tiếp của ĐT được quy định theo biểu thức sau:
0 , khi E > 25

T= 1/6 , khi 20 < E ≤ 25

50/E - 2 , khi 5 ≤ E ≤ 20
Không hạn chế , khi E <5
trong đó: E - cường độ ĐT tại chỗ làm việc, [kV/m]
T - thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm dưới điện trường

có cường độ E, [giờ]

Điều 1.4. Nếu làm việc ở nhiều nơi có cường độ ĐT khác nhau thì thời gian làm
việc dưới ĐT trong một ngày đêm được tính theo:

⎛t t t ⎞
Ttd = 8⎜⎜ E1 + E2 + ... + En ⎟⎟
⎝ TE1 TE2 TEn ⎠

trong đó: Ttđ [giờ] - thời gian làm việc chịu hiệu quả sinh học tương đương với
thời gian làm việc trong trường có cường độ khác nhau, gọi tắt là thời gian tương
đương.
tE1, tE2, tEn [giờ] - thời gian làm việc thực tế ở những nơi có cường độ
ĐT E1, E2, En.
TE1, TE2, TEn [giờ] - thời gian cho phép làm việc ở những nơi có
cường độ ĐT tương ứng.

22
Thời gian tương đương không được vượt quá 8 giờ trong một ngày đêm làm
việc.

I.4.2.2 Quy định thực hiện các biện pháp an toàn phòng tránh ảnh hưởng nguy hiểm
điện trường của đường dây điện trên không và trạm điện áp cao” - Bộ Năng
lượng, 1993 (áp dụng cho cấp điện áp từ 220 kV đến 500 kV)
Điều 1.9. Khi làm việc trong trạm hay trên ĐDK 500 kV, thời gian làm việc
dưới ĐT trong một ngày đêm không được vượt quá quy định theo bảng sau:

Cường độ
<5 5 8 10 15 18 20 > 20
ĐT [kV/m]
Thời gian không
8 4,25 3 1,33 0,8 0,5 10 phút
cho phép [h] hạn chế
Bảng I.5. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm dưới ĐT

Điều đó có nghĩa là nếu người nhân viên đã làm việc 10 phút trong trường có
cường độ 20 kV/m thì 7 h 50’ còn lại người đó cần ở trong trường có cường độ không
lớn hơn 5 kV/m.
Không được phép làm việc ở những nơi có cường độ ĐT lớn hơn 25 kV/m nếu không
có phương tiện bảo vệ.

23
Chương II
Nguyên lý đo và vận hành máy đo điện trường hệthống
truyền tải điện cao áp và siêu cao áp
II.1 Nguyên lý và thủ tục đo cường độ điện trường

II.1.1 Cơ sở lý thuyết của phương pháp đo cường độ điện trường


Nguyên lý vận hành của thiết bị đo điện trường có được hiểu một cách đơn giản
là khối thanh dẫn tự do khung mang điện tích gồm 2 phần rời nhau được đặt trong một
trường đồng nhất E. Điện tích cảm ứng xuất hiện trên 1 phần thanh dẫn được tính theo
công thức:
v v
Q= ∫ D.dA
S/2 (II.1)
v v
Với D là vectơ dịch chuyển điện và dA là phần bề mặt trên một nửa thanh dẫn
với diện tích mặt S. Trong trường hợp dạng cầu (hình 2.1a) ta có :

Q = 3πa 2 ε 0 E (II.2)

Trong đó a là bán kính và ε0 là điện môi không khí tuyệt đối


Đối với các dạng hình học khác kém đối xứng hơn thì ta có thể tính bằng biểu
thức:
Q = kε 0 E (II.3)
Với k là hằng số phụ thuộc vào dạng hình học. Điện cực dò trong máy đo có
cấu tạo giống như trong hình 2.1b gồm 1 khối lập phương giữa 2 bản cực song song.
Nếu cường độ điện trường là điều hoà hình sin, E0sinωt, lúc đó các điện tích sẽ dao
động giữa 2 bản cực và sinh ra một dòng điện được tính theo công thức sau:
dQ
I= = kωε 0 E 0 cos ωt
dt (II.4)
Cần lưu ý rằng hướng của trường đồng nhất phải cùng trên một trục với trường
của que đo và trong quá trình đo thì trục này phải thẳng hàng với thành phần trường
cần đo. Hằng số k có thể được coi như là hằng số của máy đo cường độ trường và vì
thế nó được xác định trong quá trình đặc tính hoá thiết bị đo. Để cho kết quả được
chính xác hơn, người ta thường thêm vào phương trình trên một biểu thức do có sự tồn
tại của cán cách điện cho người đo cầm vào. Sự ảnh hưởng của chi tiết này, gây ra
tổng trở dò, và nhiễu gây ra bởi người đo được bỏ qua trong các phương trình trên.

24
E E E

(a) (b)

Hình II.1. Các dạng hình học của đầu đo trường E

II.1.2 Các thủ tục thực hiện phép đo cường độ điện trường theo tiêu
chuẩn Std 646 – 1994 của IEEE

II.1.2.1 Thủ tục cho phép đo gần đường dây


Cường độ điện trường dưới đường dây cao áp có thể được đo tại độ cao 1 mét
so với mặt đất. Các phép đo cần thiết ở các độ cao khác cũng sẽ được chỉ ra rõ ràng.
Đầu đo nên được cố định để ghi giá trị trên mặt phẳng đứng của cường độ điện trường
bởi vì giá trị này thường được sử dụng để phân tích tác động cảm ứng của điện trường
lên những vật gần dưới đất.
Khoảng cách giữa máy đo và người đo nên cách xa tối thiểu là 2,5m. Khoảng
cách này sẽ làm giảm hiệu ứng gần (che điện trường cần đo) của chiều cao người đo
do tiếp đất và sai số sẽ được giảm đi từ 1.5 đến 3%. Trong trường hợp mà hiệu ứng
gần này được chấp nhận thì khoảng cách giữa người và máy đo có thể giảm nhưng
khoảng cách này phải được ghi chú rõ ràng trong biên bản. Người ta nhận thấy rằng
hiệu ứng gần giảm 5% khi khoảng cách giữa người vận hành và máy tăng từ 1.8m lên
2.1m. Giá trị thực sự của phép đo như vậy sẽ phụ thuộc vào hình dạng phối hợp giữa
người - máy đo - đường dây. Vì người đo thường đứng gần vùng cần đo nên hiệu ứng
gần được chỉ ra ở trên có thể xem như là đặc trưng của phép đo. Do đó người đo sẽ
gây ra những nhiễu ở mức độ nhỏ hơn khi đứng trong vùng có cường độ điện trường
nhỏ nhất trong lúc tiến hành đo.
Sự bất đối xứng trong thiết kế đầu đo của máy đo cường độ điện trường có thể
thay đổi hướng của đường điện so với trục biểu kiến mặt đứng. Các phép đo được tiến
hành với thiết bị này có thể ít nhiều loại trừ được ảnh hưởng của người đo. Trong
những trường hợp như thế này, ảnh hưởng của người đo sẽ được định lượng trước khi

25
máy đo được dùng để đo cường độ điện trường. Hiệu ứng gần lớn hơn những giá trị
đo trên sẽ được ghi lại vào biên bản.
Để cung cấp đầy đủ hơn sự phân bố của cường độ điện trường tại những điểm
cần đo, các phép đo trường lớn nhất và nhỏ nhất, cả hai mặt của trường elíp có thể
được thực hiện. Dưới các điều kiện lý tưởng là đường dây nằm ngang ở trên và mặt
đất phẳng ở phía dưới, mặt của elíp là vuông góc với hướng của dây dẫn. Điều này là
gần đúng trong trường hợp gần đường dây không có các chướng ngại vật và mặt đất
không quá gồ ghề. Để thực hiện các phép đo trong mặt phẳng elíp, đường thẳng nối
giữa người và máy đo phải song song với đường dây. Và khi quay máy đo xung quanh
đường này, trùng với tay cầm, sẽ cho phép xác định thành phần lớn nhất và nhỏ nhất
đồng thời cả hướng của trường.
Khoảng cách giữa máy đo và các vật không cố định ở xung quanh phải lớn hơn
3 lần chiều cao vật để cho phép đo giá trị trường không bị nhiễu. Khoảng cách tối
thiểu giữa máy đo và vật cố định là 1m để đảm bảo độ chính xác tương đối của trường
bị nhiễu do môi trường.

II.1.2.2 Phép đo mặt bên


Mặt bên (hình 2.2) và (hình 2.3) của cường độ điện trường tại điểm cần đo dọc
theo đường dây cần phải được đo tại một số điểm cách đều nhau theo hướng thông
thường tới dây với máy đo cách đất 1m. Các phép đo mặt bên nên bắt đầu từ giữa nhịp
cần đo và khoảng cách từ máy đo đến đường dây ngoài cùng tính theo mặt bên là
30m. Cần phải chú ý là đường cong phân bố trường được vẽ trong trường để xác định
xem kết quả chi tiết vừa thu được có phù hợp hay không. Các phép đo mặt nghiêng
hoàn chỉnh nên được bắt đầu trong vùng cần đo ở bên ngoài đường dây và tiến dần
dần sang mặt bên kia của đường dây. Một vài phép đo cuối lặp lại tại một số điểm
trung gian sẽ cung cấp một vài chỉ dẫn về những thay đổi có thể xảy ra với chiều cao
dây, tải hoặc điện áp trong quá trình đo. Giờ địa phương tại nơi đo đạc nên cần được
ghi lại trong dữ liệu trong lúc đo để thuận tiện cho việc kiểm tra lại dữ liệu với các dữ
liệu phụ tải và điện áp được ghi lại trong các trạm.

II.1.2.3 Phép đo dọc theo đường dây


Mặt dọc theo cường độ trường cần được đo ở nơi mà điện trường là lớn nhất tại
điểm võng đường dây hoặc các điểm cần đo khác, mà được xác định từ các phép đo
mặt bên, song song với đường dây và cách mặt đất 1m.

26
E (kVrms/m)

8.0
S0
G1 G2
h0
1 2 3
S12 S23
4.0
h1
h2
h3

0 40 m
40 20 0 20

Hình II.2 Một ví dụ về mặt bên của cường độ điện trường tại mặt đứng ở điểm
võng của đường dây.

Các phép đo dọc theo đường dây phải được thực hiện ít nhất là tại 5 điểm có
khoảng cách bằng nhau từ điểm võng của đường dây theo cả hai hướng.

Nhà gỗ
Đường dây điện khác

Mặt dọc theo đường dây

Dây dẫn
Bụng dây h = 18m
Mặt ngang
đường dây

h = 11m

Cây cối

Hình II.3 Một sơ đồ điển hình với các địa vật xung quanh điểm cần đo.

27
II.2 Máy đo cường độ điện trường HI - 3604

II.2.1 Lựa chọn loại máy đo cho quy trình đo cường độ điện trường
Hiện nay, ở nước ta đã có một vài loại máy đo được các cơ quan khác nhau sử
dụng. Các số liệu công bố cho thấy, với cùng các điều kiện tương tự, chỉ số của các
máy chênh lệch nhau quá lớn. Một số máy không được các nhà chế tạo ghi rõ quy
trình sử dụng và quy cách kiểm định.
Để có cơ sở lựa chọn chủng loại thiết bị đo, cần thiết phải tiến hành kiểm tra
các loại máy đo trên. Theo kết quả kiểm định 3 loại máy đo tại phòng thí nghiệm của
Viện KHKT Bảo hộ lao động và tại TBA 500 kV Hòa Bình, kết quả kiểm định và loại
máy được kiểm định thể hiện trong bảng 4.1 sau.

Số TT Chỉ số PZ - 1M Chỉ số HI - 3604 Chỉ số FMG - 9000

1 5,0 6,2 6,3


2 10 11,2 11,5
3 15 16,2 16
4 20 23 23
5 22 22 22,5
6 50 72 70
7 10 14,5 14

Bảng II.1. So sánh chỉ số của các máy đo tại thực địa.

Với cùng một điều kiện đo, ta thấy chỉ số của máy PZ - 1M (Liên Xô) thấp hơn
máy HI - 3604 (Mỹ) trung bình 25%, máy FMG - 9000 bằng 26%. Điều này phù hợp
với kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Tỷ lệ này ở mọi giá trị của bảng khắc
vạch đều tương tự như nhau.
Như vậy, có thể kết luận hai máy sau cho độ chính xác cao hơn máy PZ – 1M
của Liên Xô cũ và có thể sử dụng một trong hai loại máy này để xây dựng quy trình
đo cường độ điện trường. Tuy nhiên, máy HI – 3604 so với máy FMG - 9000 thì có
những ưu điểm hơn như sau:
1 Là loại máy đo tiên tiến có trang bị thêm thiết bị điều khiển từ xa bằng cáp
quang HI – 3616 nên có thể giảm thiểu tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến độ
chính xác của giá trị đo.
2 Đã được trang bị trong các đơn vị thành viên của Tổng công ty như Viện Năng
lượng, các đơn vị truyền tải 1,2 3 và 4.

28
3 Các kết quả đo trong phòng thí nghiệm trên thế giới và ở VN cho thấy máy đo
cho kết quả chính xác nhất.
Vì vậy, máy đo HI – 3604 sẽ được lựa chọn làm máy đo tiêu chuẩn ở Việt Nam
và quy trình đo cường độ điện trường sẽ được xây dựng trên cơ sở sử dụng loại máy
đo này. Các thông số kỹ thuật, nguyên lý vận hành và cách sử dụng máy đo này sẽ
được trình bày chi tiết trong phần sau.

II.2.2 Đặc tính kỹ thuật của máy đo HI–3604

Máy đo HI – 3604 được trang bị kèm theo gồm một bộ điều khiển từ xa bằng
cáp quang HI – 3616 và một chân đế bằng nhựa cách điện (hình II.4).

Hình II.4. Các bộ phận chính của máy đo cường độ điện trường HI – 3604 : a) máy đo,
b)điều khiển từ xa và dây cáp quang, c) chân đế cách điện.

Các đặc tính kỹ thuật của máy đo HI – 3604:


1 Bộ cảm biến
- Đĩa đặc cảm biến điện trường
- ống dây cảm biến từ trường có đường kính 6,5 inch(16,5cm)
- Có thể chuyển chế độ đo điện trường và từ trường
2 Phạm vi đo
- Điện trường 1V/m - 199 kV/m
- từ trường 0,1mG - 20G
3 Đặc trưng

29
- Tất cả các chức năng và phạm vi đo, được sử dụng và thay đổi bằng
một bàn phím mềm trên bảng phía trước. Cho phép tự động điều chỉnh phạm vi đo cả
khi đo điện trường cũng như từ trường.
- Đặc tính lưu trữ giá trị lớn nhất
4 Đường đặc trưng biên độ
- Detector RMS cho phép đo đạc chính xác cường độ trường của bước
sóng không phải dạng hình Sin.
5 Đặc trưng phân cực
- Bộ cảm biến điện dịch và bộ cảm biến từ trường được thiết kế cho 1
trường có thành phần phân cực.
6 Năng lượng
- 2 Pin Alkaline 9 V (loại NEDA 1604 A, DuraceU MN 1604...)
7 Thể hiện kết quả (đầu ra)
- Màn hình tinh thể lỏng, bộ khuyếch đại đầu ra thông qua jack âm (ký hiệu
số từ bộ cảm biến/khuyếch đại đến 1mV (mA/m), ký hiệu số sợi cáp quang (cho
hai điều khiển xa là HI-3616).
8 Đặc trưng tần số

(dB) (dB)
2 2

0 0
-1 -1
-2 -2

-4 -4

-6 -6

-8 -8

-10 -10
60 100 1000 10000
60 100 1000 10000
Tần số (Hz) Tần số (Hz)

Hình II.5. Đường đặc trưng cường độ điện từ trường.


a) Cường độ từ trường, b) cường độ điện trường.
Máy đo cường độ trường xoay chiều HI 3604 bao gồm cảm biến, Pin, hộp đựng
và hướng dẫn sử dụng.
Máy đo được hiệu chỉnh với từ trường tiêu chuẩn, sử dụng 1 bộ vòng dây
Helmblotz có đường kính 1m để tạo ra cường độ từ trường và 1 cặp đĩa nhôm có
đường kính 1 m đặt song song cách nhau 30 cm để tạo ra điện trường tiêu chuẩn. Khi
vòng Helmboltz có dòng điện hình sin chạy qua sẽ xuất hiện từ trường, dựa vào kích

30
thước vòng dây, người ta tính được cường độ từ trường, đơn vị miliGause (mG). Đối
với điện trường, khi đặt hiệu điện thế hình sin vào 2 đĩa song song sẽ xuất hiện điện
trường, tính cường độ điện trường bằng cách chia điện thế cho khoảng cách hai đĩa
cường độ điện trường tính theo đơn vị V/m. Trong mỗi trường hợp, cả dòng điện và
hiệu điện thế tiêu chuẩn đều được xác định bởi detector RMS.
Thiết bị HI-3604 được sử dụng để chỉ ra cường độ trường bằng các đơn vị
(mG/G: mA/A)/m, hay nano micro Tesla (xem phần vận hành để biết chi tiết). Thiết bị
HI-3604 chỉ ra từ trường biến động theo đơn vị mG hay G. Tất cả các báo cáo của
ELF từ trường được tính theo đơn vị Tesla (T).
Việc đo từ trường của ELF thường chỉ thị kết quả theo đơn vị micro tesla
(microT) hay nano tesla (nT). Các kết quả đo từ trường có thể được chuyển đổi giữa
các đơn vị theo công thức sau:

1mG = 1000 μG = 80mA/m


1T = 10.000 G

1mT = 1000 μT = 800 A/m


Hình vẽ 2.4 và 2.5 minh hoạ đặc tính tần số tiêu biểu cho điện trường và từ
trường. Thiết bị HI-3604 được thiết kế có đường đặc tính thẳng trong phạm vi tần số
50-60 Hz của đường dây tải điện và một vài sóng điều hoà đầu tiên, đặc điểm tần số
thấp đường đặc tính giảm mạnh. Khi bộ cảm biến di chuyển trong từ trường trái đất,
đường đặc tính từ trường không bị thay đổi.
Độ rộng dải tần của Detector RMS là một chức năng của biên độ trường. Độ
rộng dải tần của thiết bị HI-3604 cũng liên quan đến việc lựa chọn phạm vi đo. Do
vậy, khi đo chính xác, độ rộng dải tần lớn nhất đạt được khi chọn phạm vi hẹp nhất và
cho phép đọc được trên thiết bị.
Thiết bị HI - 3604 cũng cho phép điều chỉnh bước sóng từ bộ cảm biến trong
modun. Dấu hiệu đó xuất hiện trên bảng điều khiển ở đáy thiết bị. Nối dao động ký
với bảng điều khiển này có thể đọc được kết quả trên.

II.2.3 Vận hành máy đo HI – 3604 và HI – 3616

II.2.3.1 Chức năng các phím


Bảng phím mềm được dùng để điều khiển thiết bị HI-3604 và HI – 3616. Các
phím bấm hoạt động khi ấn nhẹ vào giữa phím. Không dùng các vật nhọn hay cứng để
ấn vào phím.

31
ấn phím ON, chế độ đo đặt trước là đo cường độ từ trường. Màn hình LCD
thể hiện đơn vị đo và giá trị đo được. Màn hình khí áp kế thể hiện ở phía trên màn
hình LCD. Màn hình này chỉ số đo xấp xỉ của các giá trị thể hiện bằng tỷ số % của
phạm vi đầy đủ. Các giá trị của khí áp kế không được thể hiện bằng đường đặc trưng
khi nghiên cứu trường.
Các giá trị đặc trưng sẽ được thể hiện trong quá trình vận hành. Nó sẽ thay đổi
nhanh chóng khi đo các trường khác nhau. Trong vài trường hợp đo, nó có thể hữu
hiệu khi làm tăng sự hưởng ứng của màn hính số, ví dụ làm giảm thời gian hưởng
ứng. Tất cả điều đó xảy ra khi bật thiết bị lên. Đọc phần KEYPAD MATRIX và phần
giới thiệu các phím E/H để biết thêm chi tiết.

Hình 2-6: Đầu đo HI-3604 Hình 2-7: Hình ảnh thể hiện các đơn vị đo

Đường đặc trưng trên màn hình giá trị đặt trước là F-2 (Đọc phần KEYPAD
MATRIX). Thiết bị thường được cung cấp từ nhà máy với các giá trị này. Đường đặc
trưng màn hình, giá trị đặt trước lưu giữ trong bộ nhớ động của thiết bị và nếu giá trị
đặt trước thay đổi thì giá trị đó sẽ được ghị lại và trở thành giá trị đặt mới, trong
trường hợp này, chúng tôi đề nghị kiểm tra sự hưởng ứng của màn hình khi mới nhận
được thiết bị hay khi thay pin. Giá trị đặt (mặc định) này không ảnh hưởng tới sự
chính xác của thiết bị.
Tình trạng pin được chỉ định ở biểu tượng pin dưới góc trái màn hình. Khi điện
thế pin giảm, biểu tượng này sẽ mờ dần. Nếu điện thế pin giảm xuống dưới mức cho
phép, màn hình sẽ biến thành đen.
Màn hình kỹ thuật số.
Thiết bị HI-3604 sử dụng màn hình tinh thể lỏng để cung cấp các thông tin về
thiết bị cũng như các giá trị đo được.
Lựa chọn chế độ đo điện trường-từ trường.

32
Thiết bị HI-3604 đo được cả điện trường E và từ trường H thay đổi chế độ đo E
và H bằng phím bấm trên bảng điều khiển. Đơn vị đo được thể hiện trên màn hình
LCD.
Phím điều khiển.
ON/OFF, ấn phím ON để bật thiết bị, ấn lần nữa để tắt thiết bị. Vì thiết bị
không tự động tắt, nên khi làm xong phải tắt thiết bị đi. Không cần khởi động thiết bị
trước khi đo ZERO không có chức năng ZERO trong thiết bị. Thiết bị sẽ thể hiện ngay
lập tức giá trị đo được.
Ma trận phím
Để đạt được sự thuận tiện tối đa khi vận hành thiết bị HI-3604 có 3 phím ma
trận ở bảng điều khiển mềm. Chức năng của 3 phím này có thể thay đổi dựa trên vị trí
của con trỏ trên màn hình LCD. Con trỏ là một khối hình chữ nhật màu đen nằm tại
cạnh đáy của màn hình. Khi bật lên, con trỏ nằm ở phía trên bên trái 3 cột chức năng
trên bảng điều khiển. Trong chức năng này có 3 phím sau:
a. SCALE (phạm vi)
b. MAX (tối đa)
c. E/H (điện trường/ từ trường)
MODE SELECT (chọn chế độ đo)
ấn phím để di chuyển con trỏ sang bên phải mỗi lần ấn phím dịch con trỏ sang
1 vị trí. Từ vị trí thứ 3 hay bên phải, con trỏ di chuyển xung quanh vị trí thứ nhất.
Như vậy cho phép chúng ta lựa chọn 9 chức năng với 3 phím này.
Phím MODE SELECT còn dùng để thay đổi chế độ hiển thị màn hình cũng
như các đơn vị đo tên trường. Khi bật thiết bị, một chế độ tự kiểm tra được bắt đầu,
trong phần kiểm tra này, mỗi phần trên màn hình thể hiện lên trong khoảng 2 giây. Để
thay đổi chế độ hiển thị hay đơn vị đo, ấn và giữ phím MODE SELECT cho đến khi
tất cả các phần đều hiện lên, ở chế độ này có 2 phần có thể thay đổi, ấn phím E/H sẽ
đi qua chế độ hiển thị, ấn phím MAX sẽ đi qua các đơn vị đo điện trường. (Đọc phần
E/H và MAX) khi đạt được các giá trị như ý muốn, ấn phím MODE SELECT lần nữa
để bỏ qua chế độ khởi động và bắt đầu đo.
Các chức năng khi đo được thể hiện như sau:
SCALE (phạm vi)
Phím SCALE thay đổi phạm vi đo của thiết bị. Khi bật lên trên, thiết bị ở chế
độ tự động lựa chọn phạm vi. Đơn vị này quyết định phạm vi đúng nhất trong khi đo

33
trường (E hay H) tuỳ theo mức độ trường. Khi trường đang đo tăng lên hay giảm
xuống, phạm vi được tự động điều chỉnh để đo được chính xác nhất.
Trong vài trường hợp, cần thiết phải thay đổi phạm vi đo, ấn phím SCALE 1
lần sẽ chuyển sang phạm vi hiện thời (mặc định). Cứ mỗi lần ấn tiếp theo sẽ chuyển
phạm vi đo sang giá trị thấp hơn. Khi đạt được giá trị thấp nhất thì con trỏ sẽ lại nhảy
đến giá trị cao nhất rồi lại tiếp tục.
ấn và giữ phím SCALE cho đến khi chữ AUTO xuất hiện để trở lại chế độ tự
động.
MAX
Khi đo trường, bộ vi xử lý liên tục lưu lại các giá trị đo cao nhất. Để hiển thị
các giá trị đó, ấn phím MAX, giá trị đó hiện lên và giữ lại khi giữ phím MAX và thể
hiện ở gần cạnh bên phải màn hình khi nhả phím MAX gía trị đó sẽ nằm lại khoảng 2
giây, sau đó bộ nhớ sẽ bị xoá và giá trị mới sẽ được lưu lại. Khi thiết bị chuyển chế
độ đo điện - từ trường, bộ nhớ MAX sẽ bị xoá.
Phím MAX còn dùng để thay đổi các đơn vị đo điện trường. Điều này có thể
thực hiện khi bật máy. Trong quá trình tự kiểm tra, màn hình sẽ thể hiện tất cả các
phần, khi đó, ấn và giữ phím MODE SELECT cho đến khi màn hình hiện lên chữ
“E/H” và đơn vị đo từ trường hiện thời, ấn phím MAX để lần lượt nhảy qua các đơn vị
đo. Khi đến đơn vị đo cần dùng, ấn phím MODE SELECT để ghi lại đơn vị đó và bắt
đầu đo.
E/H
Nút gạt E/H biểu thị chế độ đo điện - từ trường. Đơn vị đo hiện thời hiện lên ở
bên phải màn hình.
Nút E/H cũng dùng để chuyển thời gian hưởng ứng. Khi bật máy, trong quá
trình tự kiểm tra, màn hình sẽ hiện tất cả các phần. ấn và giữ MODE SELECT cho đến
khi xuất hiện chữ “E/H” và đơn vị đo từ trường hiện thời. ấn phím E/H để không quá
4 chế độ hiển thị E-4 là chế độ hiển thị thời gian nhanh nhất tức là thời gian trễ ngắn
nhất. E-1 là chế độ hiển thị thời gian muộn nhất, tức là thời gian trễ dài nhất. Đầu tiên
hãy thử các chế độ để xem chế độ nào là thích hợp nhất. Khi đạt được chế độ mong
muốn, ấn phím MODE SELECT để thử lại giá trị hiện thời và bắt đâu đo.
Thiết bị khi xuất xưởng được đặt thời gian tương ứng là E-2 giá trị này được
lưu trong bộ nhớ động, khi thay đổi giá trị mới sẽ được lưu lại và trở thành giá trị
(mặc định) đặt mới.

34
Đề nghị các bạn hãy kiểm tra giá trị này khi nhận được máy hoặc khi thay pin...
Các giá trị này không ảnh hưởng tới sự chính xác của thiết bị.
BATT
Phím BATT thể hiện điện thế của Pin với biểu tượng hình quả pin. Khi điện
thế U ≥7,5 V, biểu tượng này sẽ chớp sáng, khi điện thế tụt xuống dưới 7,25 V, màn
hình sẽ trở thành đen, chỉ còn biểu tượng pin và khi đó phải thay pin.
DISP 3/4
ấn phím DISP để chuyển từ chế độ hiển thị 3 số sang 4 số và ngược lại. Trong
vài trường hợp, khi cường độ trường giao động bất thường, chế độ 3 số sẽ dễ đọc hơn.
CLEAR DATA
Xoá các giá trị lưu trong bộ nhớ. ấn phím này sẽ xoá tất cả dữ liệu trong bộ nhớ.
Khi ấn phím sẽ xuất hiện chữ “CIR” trên màn hình giữ phím cho đến khi hiện lên số
“000” sẽ xoá toàn bộ bộ nhớ.
LOG
ấn phím LOG sẽ lưu lại giá trị hiện thời, khi ấn phím LOG số liệu giá trị (1-
112) được hiển thị trong khoảng 1 giây theo bởi giá trị lưu giữ. Ngay lập tức ở trên
nhả phím ra. Lên tới giá trị 112 có thể được lưu giữ trong bộ nhớ này. khi bộ nhớ đã
đầy, vận hành thành công của phím LOG sẽ được lưu trữ hầu hết số liệu trong bộ nhớ
vị trí 112.
PREV
ấn phím prev sẽ hiệnlên giá trị ghi trước đó. Khi ấn phím này, số liệu giá trị ghi
hiện lên khoảng 1 giây sau đó là giá trị ghi. Giá trị này hiển khi giữ phím PREV và sẽ
tồn tại khoảng 2 giây sau khi nhả phím. ấn tiếp phím này sẽ lần lượt hiển thị các giá trị
từ trên xuống dưới. Khi đến giá trị cuối cùng, thì sẽ nhảy lên giá trị cao nhất và tiếp
tục.
NEXT
ấn phím NEXT sẽ hiện lên giá trị ghi sau. Khi hiển thị đến giá trị cuối cùng sẽ
nhảy xuống giá trị thấp nhất và tiếp tục.
Khi giá trị hiển thị đạt dưới 5% phạm vi đo hiện thời, mũi tên ở bên trái sẽ hiển
thị. Khi đó độ chính xác có thể không tuyệt đối (có dung sai) lúc đó hãy thay đổi phạm
vi đo. Tương tự như vậy khi hiển thị mũi tên bên phải có nghĩa là phạm vi rộng quá,
thì phải thay đổi phạm vi đo.

35
II.2.3.2 Sử dụng điều khiển từ xa loại HI-3616
Các giá trị đo cường độ điện trường bằng máy HI-3604 thường đòi hỏi người
sử dụng thiết bị phải đứng cách xa khỏi thiết bị để tránh tình trạng không ổn định của
trường bao quanh. Điều này là rất quan trọng đối với thành phần điện trường. Trong
các tình huống khác, máy đo có thể cần được định hướng dù rằng sẽ rất khó để quan
sát được màn hình tình thể lỏng (LCD) phía trước của máy đo. Trong các trường hợp
này, hệ thống điều khiển từ xa bằng cáp quang HI-3616 là ứng dụng tốt nhất để đọc
được từ xa các giá trị hiển thị của máy đo HI-3604.
Thực hiện quy trình đo khi sử dụng HI-3616
Để duy trì thời gian sử dụng của pin, máy đo HI-3604 không phát ra chùm
quang học cần thiết để vận hành bộ điều khiển từ xa HI-3616. Máy đo HI-3604
thường ở chế độ “nghe”. Nó nhận các tín hiệu hoặc các lệnh từ HI-3616. Theo cách
này, HI – 3604 tiết kiệm được năng lượng bởi không phải sử dụng máy phát tín hiệu
cáp quang trừ khi thực sự truyền thông tin đến HI-3616. Khi đang vận hành, HI-3616
được lập trình để gửi đi các lệnh thông tin điều khiển. Khi máy đo nhận HI-3604 nhận
được lệnh đó nó sẽ đáp ứng yêu cầu và gửi lại dữ liệu.
Sự liên kết giữa HI - 3604 và HI-3616 là 2 chiều trực tiếp, tức là các lệnh và
thông tin được chuyển theo 2 chiều. Hãy cẩn thận khi nối dây dẫn quang học với máy
(dây vàng với dây vàng, dây trắng với dây trắng..)
Thiết bị HI-3616 có thể kiểm soát mọi hoạt động của thiết bị HI-3604 và HI-
3616 từ bảng điều khiển và hiển thị các giá trị đo được.
Thiết bị HI-3604 và HI-3616 được nối với nhau bằng sợi quang học vỏ nhựa,
khi nối dây, hãy cẩn thận đừng để chạm vào vật sắc cạnh và để dây thẳng (đừng cuốn
dây). Vì thông tin được truyền qua sợi quang học, đầu mối của dây phải sạch và
không bị xước. Khi không dùng thì phải lấy vỏ nhựa bọc vào dây
Với thiết bị HI -3616 máy đo có thể đặt tại nơi cần thiết để đo và dữ liệu được
truyền đến máy HI -3616. Thiết bị này có thể đặt tại đâu cũng được, không sợ bị ảnh
hưởng bởi nguồn đo.
Khi không dùng hãy tắt HI - 3616 và nhớ tháo pin khi không dùng trong thời
gian dài.
Dùng bảng đọc dữ liệu
Thiết bị HI - 3616 bao gồm bảng đọc 3,5mm, đặt tại đáy thiết bị, dùng để đọc
dữ liệu. Ký hiệu này là điện thế DC, xác nhận giá trị trường. Nó là ký hiệu 0-5VDC

36
với mức độ 5V trong trường hợp đo ở phạm vi đầy đủ. Giá trị trường thể hiện tuỳ
thuộc vào chế độ đo ở phạm vi nào. Nó có trở kháng đến 5000 ôm hay lớn hơn.

II.2.3.3 Phương pháp và cách thức đo máy đo HI 3604


Theo như tài liệu hướng dẫn sử dụng của máy đo HI – 3604 chỉ dẫn thì phương
pháp đo và cách thức đo dựa trên các thủ tục đo trong tiêu chuẩn Std 646 – 1994 của
IEEE và thêm một số lưu ý sau:
- Đo cường độ điện trường dưới đường dây điện hay gần nguồn phát điện trường
bằng thiết bị HI-3604 trên giá 3 chân không dẫn điện. Cẩn thận hướng phần
trên bộ cảm biến tới nguồn phát trường. Người sử dụng không được giữ thiết bị
trong quá trình đo, bởi vì thế có thể dẫn đến những kết quả sai lầm. Thiết bị
được cung cấp với màn hình phía trên, trong vị trí đó, cường độ điện trường sẽ
hướng trực tiếp xuống dưới đất và do đó tạo nên những kết quả chính xác, vì bộ
cảm biến hướng thẳng vào điện trường. Do tính không đối xứng vật lý của bộ
cảm biến nên bắt buộc mặt trên của bộ cảm biến phải hướng vào nguồn phát
trường.
- Đo cường độ điện trường dưới dây dẫn điện cũng có thể thực hiện bằng cách
đặt thiết bị HI-3604 nằm ngửa trực tiếp trên mặt đất, hướng đĩa cảm biến lên
trên. ở vị trí này, thành phần điện trường thẳng đứng sẽ đo được. Khi tiến hành
đo đạc với thiết bị trên mặt đất, có thể tin rằng cây cỏ sẽ không làm ảnh hưởng
tới kết quả đo đạc hiện tượng nêu trên. Trong mỗi trường hợp đó khi thiết bị
nằm trên giá 3 chân, hay trên mặt đất, thiết bị HI-3604 phải được đặt sao cho
trục dài của thiết bị song song với dây dẫn. Vị trí này là cần thiết để giảm bớt
mọi sự hưởng ứng với thành phần nằm ngang của điện trường gây ra bởi hình
dạng không đối xứng của thiết bị.

Dây dẫn A
Dây dẫn B
Dây dẫn C

Hình II.9. Minh hoạ vị trí chính xác của thiết bị so với đường dây điện

37
II.2.4 Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị
- Bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, mát mẻ
Các thiết bị đo cần được bảo quản trong các phòng khô ráo và mát mẻ, tránh độ
ẩm xâm nhập vào thiết bị, thường xuyên kiểm tra máy móc theo thời gian nhất định để
phát hiện những hư hỏng, kịp thời sửa chữa.
Không để pin ở trong máy thường xuyên, chỉ lắp pin khi thực hiện việc đo đạc
và sau khi quá trình đo kết thúc thì tháo ngay pin ra khỏi máy.
- Giữ cho thiết bị luôn sạch sẽ
Các thiết bị đo sau khi đo đạc cần lau chùi sạch sẽ bằng các miếng mút mềm,
nhất là vào những ngày ẩm ướt hoặc mây mù, đặc biệt là chú ý đến các đầu cáp quang
khi không sử dụng phải đậy núm nhựa tránh bụi bẩn tiếp xúc.
Dây cáp quang truyền tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa và đầu đo phải chú ý khi
đo xong được quấn theo vòng tròn và đựng trong hộp tránh không được gấp.
Không được mở máy để điều chỉnh hoặc tháo lắp mà không theo sự hướng dẫn
sử dụng của nhà sản xuất.
Máy đo phải được đựng trong hộp chuyên dụng không được để trần bên ngoài
khi không làm việc.

II.3 Các thiết bị hỗ trợ trong việc đo cường độ điện trường

II.3.1 Máy đo độ ẩm tương đối


Trong thực tế có rất nhiều loại máy đo của các hãng sản xuất khác nhau nhưng
chúng có cùng chức năng là đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối của môi trường như:
RH-20-F: Dụng cụ đo Nhiệt độ và độ ẩm cầm tay có điện cực tách rời, độ F
RH-20-C: Dụng cụ đo Nhiệt độ và độ ẩm cầm tay có điện cực tách rời, độ C
ở dưới đây được mô tả một thiết bị đo nhiệt độ và độ ẩm hay dùng:

38
Mô tả máy đo
1. Cảm biến Độ ẩm/Nhiệt độ
2. Nút nguồn ON/OFF
3. Nút giữ số liệu HOLD
4. Nút ghi nhớ giá trị nhỏ nhất và lớn nhất MIN/MAX
5. Nút lựa chọn đơn vị và định cỡ
6. Nút đặt lại bộ nhớ
7. Hiển thị độ ẩm
8. Hiển thị nhiệt độ
9. Hiển thị các chức năng
Hình II.8. Máy đo độ ẩm tương đối.

Đặc tính kỹ thuật


Cảm biến độ ẩm tương đốí Kiểu xác định

Thang nhiệt độ 14 ÷122o F (-10 ÷50oC)

Thang độ ẩm tương đối 10÷90% độ ẩm


Độ phân giải Nhiệt độ 0,1o; độ ẩm 0,1%

Chính xác Nhiệt độ ±1,80 F(±1,0o); độ ẩm ±5%


Nguồn một chiều Pin nuôi 2032 (kéo dài đến 150 giờ)
Thời gian khôi phục 102 giây
Kích thước 175 x 42 x 16 mm

Cách đo
ấn nút ON/OFF để mở nguồn thiết bị, sau 5 giây khởi tạo, thông số độ ẩm sẽ
xuất hiện ở bên trên bề mặt và thông số nhiệt độ sẽ hiện thị ở bên dưới. Cho phép thời
gian đọc của phép đo ổn định khi rời thiết bị từ một vị trí này tới vị trí khác.

Báo lỗi
Một tín hiệu báo lỗi xuất hiện trên màn hình nếu như thiết bị đo lỗi do một
chiệu trứng thử nghiệm bên trong.
E2: Lỗi do định cỡ phép đo, Cần phải xác định lại
E5: Lỗi do cảm biến độ ẩm. Sửa chữa /thay thế là cần thiết

39
Lưu dữ liệu
1. ấn nút HOLD để dừng hiển thị số ghi. Hiển thị biểu tượng HLD là đã giữ số
ghi sẽ hiển thị
2. Quay lại thiết bị đo được vận hành ở chế độ bình thường, ấn và giữ nút
RESET đến khi biểu tượng HLD tắt.

Gọi lại bộ nhớ MIN/MAX


1. ấn và giữ nút MIN /MAX đến khi MIN xuất hiện trên hiển thị, số ghi lúc
đó sẽ mô tả độ ẩm thấp nhất và phép đo nhiệt độ được ghi lại từ khi thiết bị đo được
bật lên hoặc thiết lập lại
2. ấn và giữ nút MIN/MAX đến khi MAX xuất hiện trên hiển thị. Số ghi
lúc đó sẽ mô tả độ ẩm cao nhất và phép đo nhiệt độ được ghi lại từ khi thiết bị đo
được bật lên hoặc thiết lập lại
3. ấn phím MIN/MAX lại để quay lại chế độ vận hành bình thường
Đặt lại bộ nhớ MIN/MAX
Đặt lại ( xoá) bộ nhớ MIN/MAX, ấn và giữ nút RESET đên lúc ’88.8’ xuất hiện
trên hiển thị
Tự động tắt nguồn (chế độ nghỉ)
T.bị đo sẽ tự động tắt nguồn sau một thời gian xấp xỉ 20 phút. để huỷ bỏ chế độ
này, ấn và giữ nút MIN/MAX trong lúc bật nguồn. Nhả nút ON/OFF sau khi khởi tạo
hiển thị. ‘n’ sẽ xuất hiện trên hiển thị để chỉ rõ đó là chế độ không nghỉ đã được kích
hoạt. Tuy nhiên chế độ nghỉ sẽ kích hoạt lại khi thiết bị đo đã tắt nguồn.
Thiết lập đơn vị đo nhiệt độ ( C hay F)
- Chắc chắn rằng thiết bị đã tắt
- ấn và giữ thụt vào nút F/C ( sử dụng mẩu giấy hoặc vật tương tự) và sau đó
ấn nhút ON/OFF. đơn vị đo sẽ cấp nguồn lên và hiển thị loé lên một lần.
Khi chỉ có biểu tượng ‘F” và ‘C’ xuất hiện cùng trong hiển thị, nhả nút F/C
- hiển thị sẽ được xem sau đó hoặc độ ‘C’ hoặc độ “F” , ấn phím MIN/MAX
để lựa chọn độ C hoặc độ F. Hiển thị sẽ phản chiếu sự thay đổi đó.
- ấn thụt vào nút F/C để lưu giữ dữ liệu chọn. ‘S’ sẽ xuất hiện trong hiển thị.
- Hiển thị sẽ xem sau đó ‘%MIN’. Tắt thiết bị để hoàn thành việc đo.

40
II.3.2 Máy đo độ cao dây và nhiệt độ
Máy đo chiều cao dây dẫn SupaRule plc
SupaRule plc dùng đo độ cao dây dẫn trên 13 m thiết thực cho nghành điện và
rộng rãi cho những khách hàng khác. Đặc tính mới của dòng 600 giống như dòng 300
nhưng thêm một số tính năng sau:
o Đo khoảng trống và khoảng cách lên tới 6 dây
o Xác định - kiểm tra đặc tính theo việc sự dụng để dễ dàng kiểm tra độ chính
xác của thiết bị
o Có thể sử dụng đo kích cỡ phòng, khoảng cách các cọc, máy biến áp và
những thiết bị khác.
o Vận hành với nút ấn đơn giản
o Cải thiện được tiếng ồn và loại bỏ tín hiệu rải rác cho phép vận hành dễ
dàng hơn
Đặc tính kỹ thuật
( Nhiệt độ trung bình = 200 C) 600E 600
- Thang đo 3-23m 3 -15m
(Cấp bé nhất là 25mm)
- Thang đo 3- 15m 3-15m
(Cấp bé nhất là 12mm)
- Thang đo ---------- 12m
(Cấp bé nhất là 5.5mm)
- Thang đo ---------- 10m
(Cấp bé nhất là 2.5mm)
- Nhiệt độ vận hành
Thang: -10o C tới 40 0C 10 0 C tới 40 0C
- Phân giải phép đo
(thang <10m) 5mm 5mm
- Phân giải phép đo
(thang >10m) 10mm 10mm
- Độ chính xác phép đo 0,5% + 2 0,5% + 2

41
- Khoảng cách bé nhất giữa 2 dây 150mm 150mm
- BTM mode: đo khoảng cách tới 6 dây thấp nhất
- TOP mode: đo khoảng cách tới 6 dây cao nhất
- CAL mode: Cho phép kiểm tra xác định phản xạ tường hoặc mục tiêu tương
tự
- CAL mode: cho phép đo tới đối tượng lớn - kích thước phòng v.v...
Tuổi thọ của pin Alkaline - xấp xỉ 50.000 phép đo
Tự động tắt nguồn sau 3 phút
Hiển thị biểu tượng cảnh báo Pin yếu ở 6V
Hiển thị phép đo ở đơn vị Mét hoặc Feet/inches
Màn hình tinh thể lỏng hiển thị nhiệt độ môi trường
Bao gồm phép đo độ sâu của dụng cụ
Cung cấp với một quai và bao đựng bằng da chất lượng cao
được bảo hành trong 2 năm.
Hướng dẫn sử dụng
Lắp Pin
Đưa thiết bị ra khỏi hộp đựng, nới đinh ốc giữ bulông và đưa dụng cụ từ hộp
đựng ra đường vào ngăn pin được chứa đựng bởi nắp trượt lùi ở vị trí tay trái của thiết
bị. Điều quan trọng đảm bảo rằng cực tính chính xác xem ký hiệu ‘ + và - “ những ký
hiệu bên trong ngăn và hướng pin theo sự lắp đặt trước đó.
Đặt lại nắp và kiểm tra sự phù hợp bởi nút ấn “MEASURE” và kích hoạt hiển
thị. nếu không, thay thế pin mới.
Cảnh báo về điện áp pin yếu
Khi điện áp pin dưới 6 vôn, biểu tượng pin sẽ tự động hiển thị ở trên giữa của
màn hình. Nó khuyên bảo rằng pin cần thay thế khi biểu tượng cảnh báo pin hiển thị
để tránh xa phép đo không tin cậy và có thể không tốt tới máy đo bởi rò rỉ pin
Chuyển đổi hệ thống đo lường Anh / mét
Chuyển đổi giữa hệ thống đo lường Anh và mét được thực hiện sử dụng khoá
đóng cắt tại bên dưới dụng cụ. phép đo hệ thống đo lường Anh được hiển thị bởi feet
và inches cho khoảng cách và độ Fa-ren-het cho nhiệt độ. Đơn vị đo mét được hiển thị
mét cho khoảng cách và nhiệt độ bách phân cho nhiệt độ.

42
Đóng ngắt ON/OFF
ấn nút “ON” để khởi động máy đo. Máy đo sẽ tự động tắt xấp xỉ 3 phút sau khi
ấn nút đã được ấn.
Đưa ra một phép đo
Vị trí bản thân bạn trực tiếp bên dưới dây cáp để đo với nón hướng âm gần như
song song tới dây cáp có thể được xác định. Chú ý dụng cụ và bản thân bạn sắp hàng
theo chiều dọc với dây cáp.
ấn và giữ nút “MEASURE” và theo dõi phép đo đang được hiển thị và làm tươi
xấp xỉ một lần trên giây. Vị trí cuối cùng của máy đo và thu được một số liệu chính
xác và ổn định được thực hiện bởi:
a) Đảm bảo rằng máy đo được sắp hàng theo chiều dọc với dây cáp.
b) Sự nghiêng và đung đưa máy đo đến khi “mục tiêu biến mất” ( -.-) đồng hồ
báo cho biết là tối thiểu hoặc loại trừ và số liệu đo là cân bằng trong khoảng +/-3 cm
(1 inche). Những giá trị này là thích đáng gây ra bởi gió di chuyển dây cáp.
Máy đo thấp hơn chiều thẳng đứng tới mặt đất đảm bảo không phần nào của cơ
thể bạn hoặc tay (bao gồm cả mũi) nhô vào sóng âm đường dẫn từ hình nón. ấn và giữ
nút “MEASURE”.
Do không đồng đều độ dốc của mặt đất, hoặc độ rung không đáng kể, độ
nghiêng máy đo cần điều chỉnh cho đạt để thu được phép đo chiều cao cuối cùng. Nhả
nút “MEASURE” ổn định việc hiển thị kết quả đo chiều cao dây.
Đo độ võng đường dây
ấn và giữ nút “MEASURE” kết quả đo đạt được xấp xỉ một lần trong nhiều giây
với khoảng cách thấp nhất của dây dẫn đã được hiển thị. Đo độ võng đường dây theo
chiều dọc bên dưới đường dây với việc ấn nút “MEASURE” độ võng có thể được ước
lượng bởi dấu hiệu thay đổi ở phép đo chiều cao dây dẫn thấp nhất.
Đo khoảng cách nhiều dây dẫn
Thiết bị dòng 600 và 600E có thể khác biệt với đo khoảng cách giữa 6 dây dẫn
thấp nhất và cao nhất.
1. Xác định yêu cầu đo một trong hai khoảng cách giữa (a) các dây thấp nhất
hoặc (b) các dây cao nhất
2. Nếu (a) đảm bảo chuyển đổi BTM/TOP là ở vị trí BTM. Nếu (b) sau đó đảm
bảo chuyển đổi BTM/TOP là ở vị trí TOP

43
3. Nắm được phép đo một cách thông thường. Như trước đó khoảng cách tới
dây thấp nhất hoặc cao nhất đã được hiển thị. Hơn nữa, khoảng cách giữa 6 dây thấp
nhất hoặc cao nhất đã được lưu giữ trong bộ nhớ.
4. Xem dữ liệu một cách đơn giãn bằng cách ấn nút ‘READ’, dữ liệu lưu giữ sẽ
được hiển thị ra theo vòng tròn. vị trí dây dẫn chỉ rõ bằng hiển thị từ 1 qua tới 6.
5. Xoá chế độ lưu giữ dữ liệu, ấn nút ‘READ’ và ‘MEASURE’ đồng thời.
Chú ý rằng dây dẫn phải đặt riêng ở khoảng cách tối thiểu là 150mm giữa
chúng để phép đo được tách biệt.
CAL MODE - Đo bên trong nhà và kiểm tra chỉnh định
Thiết bị dòng 600 đo chiều cao dây dẫn đưa ra một cách dễ dàng để kiểm tra
thiết bị có giữ nguyên hay không trong chỉnh định từ khi dữ liệu xoá.
Chuyển đổi nút ‘CAL’ thay đổi đầu ra của thiết bị chuyển đổi siêu âm như là
một cách để cho phép thiết bị thường sử dụng bên trong nhà với khoảng cách đo bé
nhất là 1 mét.
Điều này có nghĩa rằng thiết bị dòng 600 đo chiều cao dây dẫn có thể sử dụng
để đo kích thước phòng hoặc cho những thứ khác khác bên trong nhà.

II.3.3 Thước dây


Lựa chọn thước dây có chiều dài tối thiểu 30m, trong quá trình đo cần thiết để
xác định kích thước khoảng cách địa hình cho việc tính toán điện trường dưới đường
dây CA và SCA.

44
Chương III
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo cường độ
điện trường
III.1 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan: nhiệt độ và độ ẩm

Điều kiện môi trường cũng là một yếu tố có khả năng gây sai số đối với phép
đo cường độ ĐT cũng như làm thay đổi bản thân ĐT, đã được các nhà nghiên cứu
theo dõi. Số liệu được lấy cách nhau 1 giờ, trong suốt ngày đêm:
Máy đo PZ - 1M được gắn vào đầu cần cách điện chuyên dùng, đầu còn lại của
cần được gắn cố định trên một giá 3 chân bằng vật liệu cách điện, cao 1,2 m. Vị trí
máy đo được giữ cố định trong suốt thời gian thí nghiệm. Từ các kết quả thu được các
nhà nghiên cứu đẫ đưa ra nhận xét sau:
- Mối liên hệ giữa cường độ điện trường với yếu tố nhiệt độ không khí là không
rõ ràng.
- Có sự thay đổi đồng biến giữa cường độ điện trường và độ ẩm không khí..
Đây là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất tới kết quả phép đo cường độ điện trường. Khi độ
ẩm tăng, số đo cường độ điện trường cũng tăng theo. Điều này có thể giải thích như
sau: luôn luôn có một lượng hơi nước nhất định bám trên bề mặt các kết cấu cách điện
là cần nối và giá đỡ. Độ ẩm càng cao, lượng hơi nước bám càng nhiều và máy được
cách điện với đất càng kém hơn. Do đó độ “bị nhiễu” của trường tăng lên và chỉ số
của máy tăng lên.
Điều này cũng được thể hiện rõ ở thí nghiệm trong phần III.2.2 khi người đo
chạm nhẹ tay vào máy thì giá trị đo đã đột ngột tăng lên. Động tác chạm tay của người
đo vào giá đỡ làm tăng nối đất của máy

III.2 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan lên kết quả đo

Như đã trình bày trong phần đầu chương 2 về thủ tục đo cường độ điện trường
theo tiêu chuẩn Std 646 IEEE 1994 và hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi tiến hành
phép đo cường độ điện trường dưới đường dây siêu cao áp, máy đo cần phải được đặt
song song với đường dây, nằm cách mặt đất 1m và khoảng cách từ người đến máy đo
tối thiểu là 2.5m.
Trong chương này, những yếu tổ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả đo như thao
tác đo, vị trí đo, chướng ngại vật, hướng và độ cao của máy đo sẽ được nghiên cứu
trong điều kiện thực tế cụ thể để từ đó có thể đưa ra quy trình đo tối ưu.

45
Những phân tích này được thực hiện dưới đường dây 500 kV mạch hai tại
Thường Tín – Hà tây dưới điều kiện môi trường khách quan như sau:

• Vị trí đo nằm thẳng dưới dây dẫn ngoài cùng.

• Địa hình tiến hành đo là trên ruộng nên tương đối bằng phẳng và
không có chướng ngại vật.

• Độ cao dây tại thời điểm đo là 15.40m.

• Nhiệt độ khi đo là 38.5 °C.

• Các phép đo được thực hiện tại duy nhất 1 vị trí


Những phân tích được tiến hành đối với phép đo là tính đến ảnh hưởng của các
yếu tố sau:

• Khoảng cách từ người đến máy đo.

• Đo bằng cách cầm vào tay nối với máy

• Độ cao của máy đo so với mặt đất.

• Hướng của máy đo so với đường dây.


Từng yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo sẽ được trình bày cụ thể.

III.2.1 Ảnh hưởng của khoảng cách từ người đến máy đo


Trong thí nghiệm này, phương pháp đo được thực hiện qua cáp quang điều
khiển từ xa, máy đo đặt cách mặt đất 1m và ảnh hưởng của con người trong trường
hợp này đóng vai trò như một chướng ngại vật nằm gần máy đo.
Trong phép đo đầu tiên khoảng cách từ người đến máy đo là 4m ở phía sau bộ
cảm biến, sau đó giảm dần ở các phép đo sau với hệ số là 1m (Hình III.1).
rong thí nghiệm này, phương pháp đo được thực hiện qua cáp quang điều khiển
từ xa, máy đo đặt cách mặt đất 1m và ảnh hưởng của con người trong trường hợp này
đóng vai trò như một chướng ngại vật nằm gần máy đo.
Trong phép đo đầu tiên khoảng cách từ người đến máy đo là 4m ở phía sau bộ
cảm biến, sau đó giảm dần ở các phép đo sau với hệ số là 1m (Hình III.1).
Tuy nhiên trong trường hợp người đứng ngay cạnh máy đo thì cần phải chia ra
làm 3 trường hợp là đứng sau mặt cảm biến, cạnh mặt cảm biến và trước mặt cảm
biến. Các kết quả được trình bày trong bảng sau (III.1):

46
a) b)

c) d)
Hình III.1. Khoảng cách từ người đến máy đo: a) 3m, b) 2m, c) 1m, d) 0m.
STT Vị trí của người so với máy đo Giá trị cường độ điện trường (kV/m)

1 4m sau mặt cảm biến 7.87

2 3m sau mặt cảm biến 7.78

3 2m sau mặt cảm biến 7.65

4 1m sau mặt cảm biến 7.41

5 0m sau mặt cảm biến 5.96

6 0m cạnh mặt cảm biến 4.33

7 0m trước mặt cảm biến 3.85

8 1m phía trước mặt cảm biến 6.9

Bảng III.1. Giá trị cường độ điện trường với các khoảng cách biến thiên từ người đến
máy đo

47
Như trong bảng này có thể thấy rằng sự có mặt của con người nói riêng hay
chướng ngại vật nói chung làm giảm giá trị cường độ điện trường đo được và sự suy
giảm giá trị đo này càng tăng khi khoảng cách giữa người và máy đo càng gần. Nói
cách khác là sai số tăng lên khi có người hay chướng ngại vật đứng cạnh máy đo. Có
thể dễ dàng tính được rằng khi khoảng cách từ người đến máy đo giảm từ 4m xuống
1m thì điện trường suy giảm hơn 6%. Kết quả này phù hợp với khuyến cáo trong tiêu
chuẩn đo của IEEE trình bày trong chương II.
Trong trường hợp đứng ngay cạnh máy đo, với mỗi vị trí khác nhau xung quanh
máy đo thì kết quả đo được khác nhau rất lớn như trong bảng III.1 đã chỉ ra. Điều này
có nghĩa là càng gần mặt cảm biến của máy đo thì sai số của kết quả đo càng lớn và
kết quả này do đó không còn tin cậy được nữa.
Bên cạnh đó cũng có thể nhận thấy trong bảng III.1 là cùng với một khoảng
cách với máy đo nhưng trường hợp người đứng trước máy đo làm cho sai số của kết
quả đo lớn hơn so với trường hợp nguời đứng sau.
Từ kết quả thu được ở trên về độ nhạy cao của máy đo khi có chướng ngại vật ở
gần, việc xét đến sự ảnh hưởng của chướng ngại vật phía trên và dưới máy đo là trở
nên cần thiết (Hình III.2).

a) b)
Hình III.2. Anh hưởng của người (chướng ngại vật) lên kết quả đo: a) người ngồi ngay
phía dưới máy đo, b) đặt tay cách mặt cảm biến 10cm.
Trong trường hợp người ngồi ngay dưới mặt cảm biến, giá trị cường độ điện
trường tăng lên đến 9.35kV với mũ cách điện. Điều này chứng tỏ rằng khi có chướng
ngại vật ở ngay dưới mặt cảm biến sẽ làm tăng cường độ điện trường trên bề mặt cảm
biến.
Trong trường hợp tay áp lên mặt cảm biến thì giá trị cường độ điện trường còn
tăng cao hơn nữa, lên đến 49kV/m và khi cách mặt cảm biến 10cm thì giá trị cường độ
điện trường tuy có giảm đi nhưng vẫn cao hơn bình thường, ở mức 10kV/m.

48
Dựa vào các kết quả này và các kết quả thu được ở bảng trên, chúng ta có thể
nhận thấy là khi có người hay chướng ngại vật ở ngay gần máy đo thì tùy theo các
trường hợp khác nhau mà nó có thể làm cho điện trường tăng lên hay giảm đi. Nói
cách khác là sai số của phép đo trở nên rất lớn dẫn đến kết quả đo trở nên không tin
cậy. Vì vậy trong khi thực hiện phép đo, điều quan trọng là phải làm sao tăng được tối
đa khoảng cách từ chướng ngại vật đến máy đo để sai số của phép đo là thấp nhất.

III.2.2 Ảnh hưởng của việc đo bằng cần nối với các thao tác khác nhau
Trong một số trường hợp đi đo cường độ điện trường từ trước đến nay, người
đo không sử dụng điều khiển từ xa bằng cáp quang mà sử dụng cần nối. Do đó trong
phần này, các phép đo thực hiện bằng cần nối được tiến hành và so sánh với kết quả
đo bằng cáp quang ở trên để từ đó rút ra được kết luận về tầm ảnh hưởng của việc sử
dụng cần nối lên kết quả đo cường độ điện trường.

a) b)

c) d)
Hình III.3. Các vị trí có thể xảy ra của máy đo khi dùng cần nối: a) Máy đo song song
với đường dây, b) máy đo vuông góc với đường dây, c) máy đo tạo với đường dây một
góc 45°C, d) trường hợp thường thấy khi sử dụng cần đo.
Do khi đo cường độ điện trường bằng cần nối, người đo không kiểm soát hay
định vị chính xác được độ cao của mặt cảm biến so với đất đồng thời khó định vị cho

49
máy đo song với đường dây. Vì thế trong phần này, các tham số được tính đến khi sử
dụng cần nối là khoảng cách từ tay cầm đến mặt cảm biến, độ cao mặt cảm biến và
hướng của mặt cảm biến. Hình III.3 mô tả các cách hướng máy đo khi dùng cần nối.
Bảng III.2 trình bày các kết quả đo được với sự biến thiên của các tham số trên.
Từ bảng này có thể nhận thấy rằng trong trường hợp một số trường hợp, kết quả đo
gần với trường hợp đo bằng điều khiển từ xa với khoảng cách 3m. Tuy nhiên, một
điều dễ dàng nhận thấy là các kết quả đo thay đổi rất nhanh theo độ cao của máy đo,
hướng của máy đo. Có thể hình dung ra rằng với những người tiến hành đo có chiều
cao khác nhau, có cách cầm cần nối khác nhau thì sẽ cho những kết quả đo khác nhau.
Thậm chí với cùng một người đo cũng có thể cho các kết quả khác nhau do khó khăn
trong việc định vị và kiểm soát chính xác độ cao và hướng của máy đo hay chính là
mặt cảm biến. Ngoài ra việc lấy giá trị mã của phép đo sẽ trở nên khó khăn và có thể
việc chạm vào máy đo làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo.

Khoảng cách so Cường độ điện


Cách cầm máy
với đất trường (kV/m)

Cách đất 1m 7.5


Tay cầm cách máy 20 cm và song song với
Cách đất 1.2m 9.0
đường dây
Cách đất 1.4m 10.4

Cách đất 1m 7.6


Tay cầm cách máy 1m và song song với
Cách đất 1.2m 8.9
đường dây
Cách đất 1.4m 10.7

Tay cầm cách máy 20 cm và dựng vuông góc


Cách đất 1.6m 11,44
với đường dây

Tay cầm cách máy 20 cm và hướng vào


Cách đất 1.5m 7.5
đường dây một góc 45° so với đất

Trường hợp sử dụng tự nhiên theo thói quen Cách đất 1.3m 7.6
Bảng III.2. Giá trị cường độ điện trường với sự thay đổi đọ dài cần nối và các thao tác
đo khác nhau khi sử dụng cần nối.
Trong một số trường hợp đã từng xảy ra là máy đo được đặt trên giá cố định
nhưng không có điều khiển từ xa bằng cáp quang. Người đo thực hiện phép đo bằng

50
cách để cho máy trên giá đo và đứng cách máy đo trong khoảng thời gian đo. Tuy
nhiên khi tiến hành đọc kết quả đo thì người đo lại gần máy và ấn vào máy để lấy giá
trị lớn nhất (max).
Tình huống này đã được thực hiện lại và cho thấy rằng khi người đứng cạnh
máy đo thì giá trị cường độ điện trường sẽ giảm đi (giống như phần trên đã trình bày)
từ 7.87kV/m xuống 7.25kV/m nhưng khi tay chạm vào máy đo để lấy giá trị max thì
giá trị đo bỗng tăng lên đột ngột tới 18.9kV/m. Khi đó việc lấy giá trị max sẽ không
còn được chính xác nữa và đây là một điểm cần lưu ý trong quá trình tiến hành đo
cường độ điện trường.

III.2.3 Ảnh hưởng của hướng máy đo so với đường dây


Theo thủ tục đo cường độ điện trường của IEEE và hướng dẫn sử dụng máy đo
HI -3604 của nhà sản xuất đã trình bày trong chương II, hướng của máy đo phải được
đặt song song với đường dây trong trường hợp thực hiện phép đo cường độ điện
trường. Tuy nhiên, trong phần này vẫn xét đến ảnh hưởng của hướng nằm ngang của
máy đo (trục của máy đo vẫn song song với mặt đất) lên kết quả đo cường độ điện
trường.
Các tình huống đã được xét đến là máy đo vuông góc với đường dây theo
hướng ra ngoài, máy đo vuông góc với đường dây theo hướng vào trong, máy và
đường dây làm thành 1 góc 45° vào trong và ra ngoài. Các kết quả đo với các tình
huống này được trình bày trong bảng sau:

Hướng của máy đo so với đường dây Giá trị cường độ điện trường (kV/m)

Song song với đường dây 7.87

Vuông góc hướng ra ngoài 7.83

Vuông góc hướng vào trong 7.25

45° hướng ra ngoài 7.66

45° hướng vào trong 7.3

Bảng III.3. Giá trị cường độ điện trường với sự thay đổi hướng nằm ngang của máy đo
so với đường dây(máy đo vẫn song song với mặt đất)
Dựa vào các kết quả đưa ra trong bảng trên có thể thấy rằng với các hướng khác
nhau sẽ cho những kết quả khác nhau nhưng sự thay đổi này là không đáng kể (lớn
nhất là khoảng 5%). Tuy nhiên, vị trí đo này được đặt thẳng dưới đường dây ngoài

51
cùng nên có thể vì như thế mà ảnh hưởng về hướng của máy đo lên kết quả đo trở nên
không rõ ràng. Vì thế, để tránh những sai số không đáng có, máy đo vẫn cần phải để
song song với đường dây theo cả trục nằm ngang và trục thẳng đứng như khuyến cáo
của nhà sản xuất và tiêu chuẩn đo của IEEE.

III.3 Kết luận

Qua những kết quả phân tích đã được tiến hành ở trên, chúng ta có thể nhận có
rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo như yếu tố khách: nhiệt độ, độ ẩm
và yếu tố chủ quan của người đo: khoảng cách, cách thức tiến hành, thao tác thực
hiện. Đặc biệt là các yếu tố chủ quan của người đo làm tăng đáng kể sai số của phép
đo. Vì vậy, để kết quả đo được chính xác và hạn chế được tối đa các sai số thì người
tiến hành đo cần phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn của Std 646 – 1994 IEEE và của
nhà sản xuất máy đo HI – 3604 Holaday sau:

• Máy đo được gắn trên chân đế cách điện và cách mặt đất 1m

• Khoảng cách tối thiểu từ người đến máy đo là 2,5m và sử dụng thiết bị điều
khiển từ xa để đọc số liệu, không dùng cần nối và không chạm tay vào máy
đo để lấy giá trị max

• Mặt nằm ngang của máy đo phải song song với mặt đất và đường dây đồng
thời hướng của máy đo cung phải song song với đường dây.

• Chọn vị trí đo bằng phẳng và cách các chướng ngại vật cố định xa nhất có
thể. Tuy nhiên, trong trường hợp đo trong nhà dân thì quan tâm đến những
nơi có cường độ sịnh hoạt cao hơn là vị trí đo ít có chướng ngại vật.

52
Chương IV
Quy trình đo cường độ điện trường
Sau khi giới thiệu nguyên lý đo, tiêu chuẩn đo và cách vận hành máy đo cường
độ điện trường HI – 3604 trong chương II, đồng thời tiến hành phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến kết quả đo cường độ điện trường bằng các thí nghiệm thực tế trong
chương III. Một quy trình đo cường độ điện trường tiêu chuẩn sẽ được xây dựng dựa
trên các cơ sở lý thuyết và thực nghiệm trên.
Quy trình này bao gồm 5 phần chính sau:
Phần I. Các bước chuẩn bị trước khi đo.
Phần II. Khảo sát khu vực đo và lựa chọn vị trí đo
Phần III. Tiến hành đo cường độ điện trường
Phần IV. Kết thúc quá trình đo
Phần V. Lập báo cáo kết quả đo

Phần I: Các bước chuẩn bị trước khi đo

Bước I.1: Số lượng người cần thiết để đi đo là tối thiểu 3 người


Việc tiến hành đo cường độ điện trường đòi hỏi sự phối hợp của ít nhất 3 người.
Hai người sủ dụng máy đo cường độ điện trường bao gồm một người phục trách máy
đo và một người phụ trách thiết bị điều khiển và ghi chép số liệu. Ngoài ra còn cần
thêm ít nhất một người phụ trách các thiết bị phụ trợ để tiến hành đo đạc các thông số
khác như vị trí đo, độ cao dây, nhiệt độ và độ ẩm.
Bước I.2: Hợp bộ máy đo HI – 3604
Hợp bộ của máy đo cường độ điện trường HI – 3604 bao gồm:
- Máy đo HI – 3604
- Thiết bị điều khiển từ xa HI – 3616 cùng dây cáp quang nối giữa máy đo và
bộ điều khiển từ xa
- Chân đế cách điện
- Pin cho thiết bị đo: 2 cặp cho 2 máy và ít nhất là thêm 2 cặp dự phòng
Bước I.3: Các thiết bị phụ trợ kèm theo
- Máy đo độ ẩm

53
- Máy đo nhiệt độ và độ cao dây dẫn
- Thước dây
- Các dụng cụ bảo hộ trong quá trình đo đạc: mũ bảo hộ cách điện, quần áo
cách điện trong trường hợp đo trong trạm biến áp.
- Các dụng cụ tháo lắp vít của máy đo.

Hình IV.1: Các thiết bị cần thiết khi đo cường độ điện trường
Bước I.4: Lắp pin cho hợp bộ thiết bị đo HI – 3604 và các thiết bị phụ trợ
- - Tháo 2 ốc nằm ở phía đuôi của máy (và thêm vít ở 2 dầu dây cáp quang
đối với HI – 3604) ở tấm panel đáy modun đọc trong thiết bị (Hình IV.2).
Đặt 2 pin loại 9V dc (NEDA 1604A, Duracell MN1604 hoặc loại tương
đương) theo đúng sơ đồ nằm dưới đáy hộp pin. Sau đó bắt vít lại như cũ.
Làm lại các thao tác tương tự với bộ điều khiển từ xa HI – 3616
- Kiểm tra xem dung lượng pin bằng cách ấn vào nút BATT. Khi điện thế U
≥7,5 V, biểu tượng này sẽ chớp sáng, khi điện thế tụt xuống dưới 7,25 V,
màn hình sẽ trở thành đen, chỉ còn biểu tượng pin và khi đó phải thay pin.
- Lắp pin cho các máy đo độ ẩm, máy đo độ cao dây và nhiệt độ.

Hình IV.2: Vị trí lắp pin của máy đo HI – 3604 và 3616

54
Bước I.5: Lắp rắp các bộ phận của máy đo HI – 3604
- - Lắp đặt chân giá đỡ máy đo điện trường cho độ cao 1m tính từ nền đất lên
(Hình IV.3a)
- - Gắn máy đo vào phần trên của chân giá đỡ và được vít chặt để giữ ổn định
đầu đo (Hình IV.3b). Cần chú ý lắp đặt và điều chỉnh các chân giá đỡ để
cảm biến ở vị trí song song với đất. ở những nơi đất gồ ghề cần điều chỉnh 1
hoặc 2 trong 3 chân giá đỡ để làm cân bằng cho máy đo.
- - Nối thiết bị điều khiển từ xa với đầu đo bằng dây cáp quang. Chú ý lắp các
đầu dây cáp quang theo mầu (dây vàng với jack vàng, dây trắng với jack
trắng) được ghi chú trên thiết bị (Hình IV.4).

a) b)
Hình IV.3: a) Lắp đặt chân đế, b) Gắn máy đo vào phần trên chân đế bằng vít

a) b)
Hình IV.4: Nối dây cáp quang giữa máy đo và thiết bị điều khiển từ xa: a) Đầu
lắp dây cáp quang trước khi lắp được bịt nút nhựa để giữ vệ sinh, b) Dây cáp quang
được nối đúng theo các màu với nhau

Bước I.6: Kiểm tra hoạt động của các thiết bị đo

55
- - Kiểm tra xem máy đo và thiết bị điều khiển từ xa có hoạt động hay không
bằng cách ấn nút ON/OFF trên bảng phím điều khiển
- Kiểm tra xem chúng có hiển thị cùng thông số hay không
- Kiểm tra dung lượng của pin còn nhiều hay không (ấn phím BATT để xem
điện thế của Pin). Khi điện thế U ≥7,5 V, biểu tượng này sẽ chớp sáng, khi
điện thế tụt xuống dưới 7,25 V, màn hình sẽ trở thành đen, chỉ còn biểu
tượng pin và khi đó phải thay pin.

Phần II. Khảo sát khu vực đo và lựa chọn vị trí đo

Bước II.1: Vẽ mặt bằng sơ đồ khu vực cần đo


Để thuận tiện cho việc ghi chép cập nhật các giá trị khi tiến hành đo đạc, cần
phải khảo sát trước mặt bằng khu vực cần đo.
Sau đó tiến hành vẽ lại mặt bằng với đầy đủ các vật có trên mặt bằng có thể gây
ảnh hưởng đến phép đo như công trình, cây cối. Khi tiến hành đo ở vị trí nào thì chỉ
cần đánh dấu vị trí đấy trên bản đồ và ghi lại khoảng cách từ điểm đó đến đường dây
ngoài cùng (Hình IV.5).

Hình IV.5: Ví dụ về sơ đồ mặt bằng của khu vực đo cường độ điện trường

Đối với khu vực nhà dân cần ghi thêm các thông tin về: Tên hộ gia đình, sơ đồ
mặt bằng nhà ở so với đường dây CA và SCA đi qua :kích thước nhà, khoảng cách từ

56
nhà tới pha biên đường dây đi qua, ghi chép các thông tin về nối đất cho các vật dẫn
điện, tình trạng nối đất, khoảng cột, cấp điện áp đường dây....
Bước II.2: Tiến hành đo đạc và thu thập các thông số liên quan
Thực hiện phép đo độ cao dây ở khu vực cần đo để xác định chiều cao của dây
dẫn. Sau đó tiến hành đo nhiệt độ và độ ẩm tại đây.
Lưu ý là các kết quả đo đều quy đổi về đơn vị như sau:
- Nhiệt độ ( 0C)
- Độ ẩm (%)
- Chiều cao dây dẫn (m)
Bước II.3: Chọn các vị trí để đo trong khu vực khảo sát
Khi tiến hành xác định các điểm đo trong khu vực cần đo, đối với từng đối
tượng và mục đích đo khác nhau mà sẽ có các điểm đo khác nhau. Ở đây có thể chia
ra thành 2 trường hợp:
- Một là xác định giá trị cường độ điện trường dưới đường dây hoặc trong
TBA để xác định các thông số phục vụ mục đích nghiên cứu hay xây dụng
quy trình quy phạm.
- Hai là xác định giá trị cường độ điện trương trong các hộ dân nằm gần khu
vực có đường dây đi qua nhằm xác định mức độ ảnh hưởng đến người dân
sinh sống tại đó.
Ứng với mỗi trường hợp trên sẽ có cách chọn vị trí đo khác nhau. Do đó cần
xây dựng cho từng trường hợp một cách chọn vị trí khác nhau:
Bước II.3a: Chọn các vị trí đo dưới đường dây và trong TBA
Trong trường hợp này, việc chọn vị trí đo hoàn toàn tuân theo tiêu chuẩn và
khuyến cáo của IEEE đề ra. Đó là chọn những khu vực đo tối ưu về địa hình (bằng
phẳng nhất có thể), tối đa hóa về khoảng cách với các chướng ngại vật xung quanh
như nhà cửa, cây cối (càng xa càng tốt) và loại bỏ những chướng ngại vật có thể di
chuyển được như rác, cây khô (Hình IV.6).
Khi đã xác định được khu vực đo thì tiến hành chọn các điểm đo theo tiêu
chuẩn của IEEE như sau:
Đối với đường dây : khu vực đo là từ điểm chính giữa đường dây sang hai bên
với chiều dài mỗi bên là 30m và các điểm đo phải cách đều nhau và số điểm đo tối
thiểu là 5 điểm.

57
Đối với TBA : các điểm đo được phân bố đều trong trạm và có số lượng đủ lớn
để từ đó có thể vẽ được sơ đồ phân bố điện trường.

Hình IV.6: Loại bỏ các chướng ngại vật có thể di chuyển được

Bước II.3b: Chọn các vị trí đo trong khu vực nhà dân
Trong trường hợp này, việc chọn vị trí đo tuân theo tiêu chuẩn của IEEE đề ra
là khó vì những vị trí đó không có hoặc không nhiều do sự có mặt của nhà cửa, cây
cối. Ngoài ra mục đích đo ở đây là xem xét khả năng ảnh hưởng của giá trị điện
trường lên cuộc sống hàng ngày của người dân. Vì thế các vị trị đo trong trường hợp
này nên là các vị trí người dân thường sinh hoạt (trong nhà, bếp, sân, vườn...). Các yếu
tố cố định ảnh hưởng đến giá trị điện trường không cần loại bỏ vì người dân hàng
ngày sinh hoạt trong điều kiện có các chướng ngại vật như thế.

Phần III: Tiến hành đo cường độ điện trường

Sau khi đã xác định được các điểm cần đo thì có thể bắt đầu tiến hành đo từ
điểm đầu tiên.
Với mỗi điểm đo thì cần tiến hành lần lượt các bước sau trong phần này và sau
đó lặp lại cho đến khi thực hiện hết các điểm cần đo.
Bước III.1: Đặt máy đo vào vị trí đo
- Đặt máy đo và chân đế đã được lắp ở bước I.5 vào vị trí đo.
- Điều chỉnh hướng của máy đo sao cho song song với đường dây.
- Hướng mặt đĩa cảm biến lên trên.
Bước III.2: Đo khoảng cách từ điểm đo đến mép dây dẫn ngoài cùng

58
Sau khi đã định vị máy đo ở bước trên thì xác định khoảng cách từ điểm đó đến
mép dây dẫn ngoài cùng bằng thước dây.

Hình IV.7: Thao tác thực hiện đúng khi đo: hướng máy đo, khoảng cách và vị trí
của người đo

Hình IV.8: Cácphím chức năng trên máy đo HI – 3604 và HI – 3616.

59
Bước III.3: Khởi động máy đo và giữ khoảng cách đến máy đo tối thiểu 2.5m
- Khởi động máy đo bằng cách ấn vào nút ON/OFF.
- Lùi ra xa máy đo về phía sau mặt cảm biến cho đến khi khoảng cách từ
người đến máy đo tối thiểu là 2.5m.
- Từ lúc này máy đo sẽ được điều khiển bằng bộ điều khiển từ xa HI – 3616.
Bước III.4: Ấn phím ON/OFF để bật máy điều khiển từ xa HI – 3616
Sau khi bật máy điều khiển HI – 3616 thì máy đo HI -3604 sẽ được điều khiển
hoàn toàn bằng HI – 3616. Các thao tác lúc này chỉ cần thực hiện trên máy HI – 3616.
Bước III.5: Ấn phím 3 (tương ứng với nút E/H) để chuyển sang chế độ đo điện
trường (HìnhIV.8)
Chế độ mặc định của máy sau khi bật là chế độ đo từ truờng. Vì thế cần phải
thực hiện việc chuyển sang chế độ đo điện trường bằng cách ấn phím 3 (Hình IV.8).
Bước III.6: Chọn thang đo cường độ điện trường
Thang đo điện trường mặc định của máy sau khi bật là chế độ chuyển thang đo
tự động (Auto). Nếu muốn chuyển thang đo sang chế độ đo bằng tay (Manual) thì ấn
vào phím 1. Với mỗi lần ấn phím thang đo sẽ nhảy lần lượt từng bậc từ giải đo thấp
nhất 19.9V đến giải đo cao nhất 199kV. Nếu muốn quay lại chế độ tự động (Auto) thì
giữ phím 1 trong khoảng thời gian 3 giây.
Bước III.7: Xác định giá trị điện trường tại điểm đo
Lúc này có thể xác định được giá trị điện trường tại điểm đo bằng các thao tác
như sau:
- Để máy đo đo giá trị điện trường trong một khoảng thời gian cho đến khi
thấy giá trị đo ổn định thì ấn vào phím số 2 (tương ứng với giá trị max) để
đọc giá trị lớn nhất.
- Ghi giá trị đo được vào sổ và đánh dấu điểm vừa đo vào sơ đồ mặt bằng
đồng thời ghi chú khoảng cách từ điểm đo đến đường dây gần nhất. Ghi lại
thời gian tại thời điểm đo.
Lưu ý là tất cả các giá trị đo được đều quy về KV/m
Bước III.8: Xóa dữ liệu đã lưu trong máy
Sau mỗi lần đo và lấy giá trị max, dữ liệu sẽ được lưu lại vào trong máy. Vì thế
cần phải xóa dữ liệu khi tiến hành 1 phép đo mới. Để xóa dữ liệu cần phải có các thao
tác sau:

60
- Ấn phím MODE SELECT một lần để chuyển con trỏ trên màn hình hiện
thị chuyển sang cột bên cạnh
- Ấn phím 3 (lúc này tương ứng với nút CLEAR DATA) để xóa giá trị điện
trường cũ.
- Ấn phím MODE SELECT hai lần để chuyển con trỏ quay về cột đầu tiên
trên màn hình hiển thị cho các phép đo tiếp theo
Bước III.9: Thực hiện các điểm đo khác
Lặp lại các bước từ III.1 đến III.8 để thực hiện đo tại các điểm đo khác cho đến
khi hoàn thành quá trình đo.

Phần IV: Kết thúc quá trình đo

Bước IV.1:Tháo máy và pin trong máy


- Khi quá trình đo đạc đã kết thúc, cần phải tiến hành ngay việc tháo dỡ các
bộ phận của máy: tháo dây cáp quang, tháo máy đo ra khỏi chân đế, gấp
chân đế lại.
- Sau đó tiến hành tháo pin ra khỏi máy bằng cách tháo các vít như ở bước
I.4, tháo xong lắp lại các vít như ban đầu.
Bước IV.2:Bảo quản thiết bị
- Lau chùi sạch sẽ các bộ phận bằng vật liệu mềm như mút,
- Bọc các đầu nối cáp quang bằng nút bảo vệ,
- Xếp ngay ngắn các thiết bị vào trong hộp bảo vệ chuyên dụng (chú ý là dây
cáp quang phải được quấn theo vòng tròn chứ không được gấp).
- Ngoài việc bảo quản máy ngay sau khi đo còn phải tiến hành bảo dương
định kỳ 6 tháng 1 lần (xem kỹ phần II.2.4)

Phần V: Lập báo cáo kết quả đo

Bước V.1:Hoàn chỉnh quá trình đo


Tiến hành ghi lại đầy đủ các thông số liên quan (độ cao dây, nhiệt độ, độ ẩm)
các kết quả đo tại từng vị trí đo cụ thể trên sơ đồ mặt bằng (tham khảo mẫu V.2) trong
phần phụ lục.
Bước V.2:Lập biên bản kết quả đo

61
Thành lập biên bản đo (theo mẫu V.1 trong phần phụ lục) kèm theo sơ đồ mặt
bằng, giá trị,vi trí các điểm đo và các thông số liên quan để hoàn tất hồ sơ kiểm tra
cường độ điện trường.
Lưu ý là mẫu biên bản đo chỉ mang tính tham khảo, không bắt buộc, tùy theo
từng trường hợp cụ thể sẽ có các biên bản đo riêng
Bước V.3:Lấy chữ ký của các bên liên quan
Lấy chữ ký xác nhận kết quả đo của các bên liên quan: Đại diện chính quyền
hay cơ quan chủ quản, người đại diện tại khu vực đo, người chịu trách nhiệm đo…

62
Chương V Phụ lục

V.1 Biên bản đo

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---***---
Biên bản đo cường độ điện trường

Thực hiện theo công văn số (hoặc định kỳ):


Hôm nay ngày ..... tháng ...... năm ...... chúng tôi gồm:
1. Ông Trần Văn A - Đơn vị: …..
2. Ông Trần Văn P - Đơn vị: …...
3... ...
Cùng tiến hành đo Cường độ điện trường ĐZ 500 kV (220, 110 kV...) tại các vị
trí sau:
* Khoảng cột số ........ ĐZ ....... kV từ ...... đi ...... (mạch đơn/ kép)
* Các điểm trong và ngoài nhà gia đình Ông(bà): ... sống gần hành lang bảo vệ
an toàn của đường dây dẫn điện trên không ... kV cung đoạn ... (mạch đơn/kép),
khoảng cột số: ......... thuộc địa phận Thôn, Xã, Huyện, Tỉnh.
* ...
* ...
Các điểm đo, số liệu đo và các thông số liên quan được ghi trong các bản vẽ
kèm theo. Máy đo cường độ điện trường loại .........., và được thực hiện đo theo đúng
quy trình đo của máy đo.
Biên bản được lập vào hồi ..... giờ, ngày.... tháng...... năm........và đọc cho tất cả
thành viên trong đoàn cùng nghe.

...., ngày.......tháng.......năm......
Các thành viên tham gia khảo sát đo đạc:

Họ tên Chữ ký
Ông Trần Văn A
Ông Trần Văn P
.....................

63
V.2 Kết quả đo cường độ điện trường tại nhà dân

Địa chỉ: Ông Bùi Tiến Lên


Xóm Cả, Xã Yên Lạc, Huyện Yên Thuỷ, Tỉnh Hoà Bình
Nhiệt độ: 30oC
Độ ẩm: 65%
Thời gian : 17h0’
Ngày: 20/6/06
Điện áp đường dây: 220 kV, khoảng cách cột 270-271, hướng Hoà Bình - Nho Quan

Giếng nước
Vườn
15
13

2 6 7 8 14

Sân Trước 16
1 3
Vườn 9
5
Bếp
10 11
12
Nhà
Ngõ vào
4 17
Bụi cây
18

Hướng tuyến dây Đường liên thôn


Hoà Bình –Nho quan

STT Cường độ điện Khoảng cách đến STT Cường độ điện Khoảng cách đến
trường (kV/m) dây gần nhất trường (kV/m) dây gần nhất
1 1,85 3m 10 0,0079 15m
2 3,43 3m 11 0,0012 18m
3 3,19 4m 12 0,0082 9m
4 0,15 6m 13 0,0002 14m
5 1,04 7m 14 0,0429 27m
6 1,51 9m 15 0,0088 33m
7 0,79 12m 16 0,0027 24m
8 0,39 15m 17 0,0007 14m
9 0,0053 14m 18 0,58 7m

64
Tài liệu tham khảo

[1]. IEEE Standard Procedures for Measurement of Power Frequency Electric and
Magnetic Fields From AC Power Lines – IEEE Std 644 -1994
[2]. EMF Exposure Standards Applicable in Europe and Elsewhere – Ref 2003-
450-0007
[3]. IEEE Standard for Safety Levels with Respect to Human Exposure to
Electromagnetic Fields, 0-3 kHz – IEEE Std C95.6TM - 2002
[4]. Interim Guidelines on limits of Exposure to 50-60Hz Electric and Magnetic
Fields (1989)
[5]. Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp tổng thể bảo vệ hệ thống truyền tải điện Cao
áp và Siêu cao áp; đồng thời giảm thiểu các tác động đến môi trường trong quá
trình vận hành hệ thống điện (Đề tài nghiên cứu KH cấp bộ 2001-2005 của
Viện Năng lượng)
[6]. Hướng dẫn sử dụng máy đo Điện từ trường HI-3604
[7]. Nghị định số 54/1999/ NĐ –CP
[8]. Báo cáo tổng quan của CIGRE 1984
[9]. Cơ sở lý thuyết trường điện từ. Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Trần Quân, Lê
Văn Bảng. (NXB ĐH Và THCN - Hà Nội 1970).
[10]. Văn Đình An. ảnh hưởng điện từ trường đường dây 500kV đến con người, môi
trường và kiến nghị các biện pháp phòng ngừa.(Viên BHLĐ 1/1993).
[11]. Nghiên cứu sự phân bố của điện trường tần số cực thấp và các yếu tố khác tạii
các trạm biến áp và một số đoạn đường dây hệ thống 500kV Bắc Nam. (Học
Viện Quân Y.1988).

65

You might also like