You are on page 1of 274

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt
là công nghệ kỹ thuật điện tử đã mang lại nhiều thay đổi to lớn và sâu sắc trong đời
sống, trở thành công cụ quan trọng của cuộc cách mạng kỹ thuật ở trình độ cao. Các hệ
thống thông tin, đo lường, điều khiển tự động,…ngày một phát triển hơn và là tập hợp
của các mạch điện tử chức năng nhằm thực hiện một số nhiệm vụ kỹ thuật nhất định.
Tập bài giảng Thực hành điện tử cơ bản ra đời, đáp ứng một phần yêu cầu nói
trên, mà trước hết đáp ứng yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành, nâng cao kỹ năng
nghề cho sinh viên. Mặt khác là để thống nhất nội dung giảng dạy thực hành, có tài
liệu nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên học thực hành học phần tương tự và số.
Tập bài giảng gồm :
PHẦN 1: THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ
Bài 1: Hàn nối và tháo lắp linh kiện (1ca)
Bài 2: Lắp mạch nguồn một chiều (1ca)
Bài 3: Lắp mạch khuếch đại công suất (1ca)
Bài 4: Lắp mạch ứng dụng dùng opam (1ca)
Bài 5: Lắp mạch dao động và tạo xung (1ca)
Bài 6: Lắp mạch điều khiển điện áp và mạch tự động khống chế (1ca)
PHẦN 2: THỰC HÀNH KỸ THUẬT SỐ
Bài 7: Lắp mạch ứng dụng dùng IC cổng logic (1ca)
Bài 8: Lắp mạch ứng dụng dùng IC flip flop (1ca)
Bài 9: Lắp mạch ứng dụng dùng IC ghi dịch (1ca)
Bài 10: Lắp mạch ứng dụng dùng IC đếm, IC giải mã (2ca)
Bài 11: Lắp mạch ứng dụng dùng IC chuyển đổi ADC và DAC (1ca)
Nội dung các bài cung cấp các kiến thức cơ bản về kỹ năng lắp ráp và hiệu chỉnh
các mạch tương tự và mạch số, kỹ năng sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra các
thông số của mạch và vận dụng các mạch điện tử vào thực tế.
Cuối mỗi bài đều có phiếu báo cáo thực hành giúp sinh viên ôn tập và hệ thống
hóa kiến thức và kỹ năng.
Trong quá trình biên soạn nhóm chúng tôi đã bám sát chương trình môn học được
nhà trường ban hành, đã cố gắng thể hiện nội dung cơ bản, hiện đại gắn với công nghệ.
Tuy nhiên do khả năng có hạn, hạn chế về thời gian nên không tránh khỏi sai sót. Rất
mong nhận được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp và bạn đọc để tập bài giảng
ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm tác giả:
Nghiêm Thị Thuý Nga (chủ biên)
Nguyễn Thị Hoà
Trần Thanh Sơn

i
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ i
PHẦN 1: THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ....................................................... 1
Bài 1: HÀN NỐI VÀ THÁO LẮP LINH KIỆN ......................................................... 1
I. MỤC TIÊU ............................................................................................................. 1
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH .......................................... 1
1. Giới thiệu thiết bị thực tập và phương pháp sử dụng: ............................................. 1
2. Hàn nối .................................................................................................................... 5
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ..................................................................... 6
IV. THỰC HÀNH ....................................................................................................... 7
1. Hướng dẫn hàn nối dây ........................................................................................... 7
2. Hướng dẫn hàn linh kiện trên Board vạn năng và Board mạch in .......................... 8
3. Hướng dẫn cắm linh kiện trên Board cắm ............................................................ 11
4. Hướng dẫn tháo linh kiện trên Board mạch in ...................................................... 12
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ....................................................................... 13
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ .................................................................................... 14
Bài 2: LẮP MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU ............................................................. 17
I. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 17
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ........................................ 17
1. Mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ 78XX -79XX ...................................... 17
2. Mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ LM317 – LM337 ................................ 19
3. Mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor .............................................................. 20
III.THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH .................................................................... 21
IV. THỰC HÀNH ..................................................................................................... 22
1. Công tác chuẩn bị .................................................................................................. 22
2. Hướng dẫn thực hành ............................................................................................ 22
2.1 Lắp ráp mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ 78XX -79XX: ...................... 22
2.2 Lắp ráp mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ LM317 –LM337 .................. 26
3.3 Lắp ráp mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor khác loại ............................... 29
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ....................................................................... 32
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ .................................................................................... 35
Bài 3: LẮP MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM TẦN ................................. 36
I. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 36
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ........................................ 36
1. Mạch khuếch đại công suất nối tiếp dùng 3 transistor .......................................... 37
2. Mạch khuếch đại công suất dùng IC ..................................................................... 38
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ................................................................... 40

ii
IV. THỰC HÀNH .....................................................................................................41
1. Công tác chuẩn bị ..................................................................................................41
2. Hướng dẫn thực hành ............................................................................................ 41
2.1 Lắp ráp mạch khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp dùng 3 transistor: ............41
2.2. Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng IC LA4440: ..........................44
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH .......................................................................48
1. Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng 3 tzt..........................................48
2. Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng LA4440 ...................................49
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ....................................................................................50
Bài 4: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG OPAM .....................................................51
I. MỤC TIÊU .............................................................................................................51
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ........................................51
1. Mạch khuếch đại đảo ............................................................................................. 51
2. Mạch khuếch đại không đảo ..................................................................................52
3. Mạch cộng tín hiệu tương tự ................................................................................52
4. Mạch trừ ................................................................................................................53
5. Mạch tích phân ......................................................................................................54
6. Mạch vi phân .........................................................................................................54
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ...................................................................55
IV. THỰC HÀNH .....................................................................................................56
1. Công tác chuẩn bị ..................................................................................................56
2. Hướng dẫn thực hành ............................................................................................ 56
2.1 Lắp ráp mạch khuếch đại đảo..............................................................................56
2.2 Lắp ráp mạch khuếch đại không đảo ..................................................................58
2.3 Lắp ráp mạch cộng tín hiệu tương tự. .................................................................60
2.4 Lắp ráp mạch tích phân .......................................................................................62
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH .......................................................................64
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ....................................................................................67
Bài 5: LẮP MẠCH DAO ĐỘNG VÀ TẠO XUNG ..................................................68
I. MỤC TIÊU .............................................................................................................68
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ........................................68
1. Mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741 ......................................................68
2. Mạch dao động tạo xung vuông dùng transistor ...................................................70
3. Mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741 .......................................................71
4. Mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555 .......................................................71
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ...................................................................72
IV. THỰC HÀNH .....................................................................................................73

iii
1. Công tác chuẩn bị .................................................................................................. 73
2. Hướng dẫn thực hành ............................................................................................ 73
2.1 Lắp ráp mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741 ...................................... 73
2.2. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng transistor ......................................... 75
2.3 Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741 .............................................. 78
2.4. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555 ............................................. 80
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ....................................................................... 83
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ .................................................................................... 86
Bài 6: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP VÀ MẠCH TỰ ĐỘNG KHỐNG
CHẾ .............................................................................................................................. 87
I. MỤC TIÊU ............................................................................................................ 87
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ........................................ 87
1. Mạch điều khiển điện áp ra dùng 2 SCR ............................................................... 88
2. Mạch điều khiển điện áp dùng triac ...................................................................... 89
3. Mạch tự động khống chế theo ánh sáng................................................................93
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ................................................................... 92
IV. THỰC HÀNH ..................................................................................................... 92
1. Công tác chuẩn bị .................................................................................................. 92
2. Hướng dẫn thực hành ............................................................................................ 93
2.1 Lắp mạch điều khiển đèn bàn dùng 2 SCR trên Board hàn ................................ 93
2.2 Lắp ráp mạch điều khiển điện áp dùng triac ....................................................... 95
2.3 Lắp ráp mạch tự động khống chế theo ánh sáng ................................................. 98
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ..................................................................... 102
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ .................................................................................. 103
PHẦN 2: THỰC HÀNH KỸ THUẬT SỐ ............................................................... 104
BÀI 7: LẮP CÁC MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC CỔNG LOGIC .................... 104
I. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 104
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ...................................... 104
1. IC cổng NOT (IC 7404) ...................................................................................... 104
2. IC cổng OR (IC 7432) ......................................................................................... 106
3. IC cổng AND (IC 7408) ...................................................................................... 107
4. IC cổng NAND (IC 7400) ................................................................................... 107
5. IC cổng NOR (IC 7402) ...................................................................................... 108
6. IC cổng EXOR (IC 7486).................................................................................... 109
7. IC cổng EXNOR ( IC 74266) .............................................................................. 110
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ................................................................. 109
IV. THỰC HÀNH ................................................................................................... 110

iv
1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................110
2. Hướng dẫn thực hành ..........................................................................................110
2.1 Tra cứu các loại IC cổng logic ..........................................................................110
2.2 Khảo sát IC cổng logic ......................................................................................111
2.3 Lắp các mạch ứng dụng dùng cổng logic..........................................................122
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục ......................................................130
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH .....................................................................131
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ..................................................................................135
BÀI 8: LẮP CÁC MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC FLIP FLOP ..........................136
I. MỤC TIÊU ...........................................................................................................136
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ......................................136
1. Flip flop ...............................................................................................................144
2. Mạch ứng dụng FF ..............................................................................................139
2.1 Mạch đếm ..........................................................................................................139
2.2 Mạch ghi dịch ....................................................................................................143
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH .................................................................144
IV. THỰC HÀNH ...................................................................................................145
1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................145
2. Hướng dẫn thực hành ..........................................................................................145
2.1 Tra cứu các loại IC FF ......................................................................................145
2.2 Khảo sát IC FF ..................................................................................................145
2.3 Lắp các mạch ứng dụng dùng FF ......................................................................151
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục ......................................................164
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH .....................................................................164
V. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ....................................................................................173
BÀI 9: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC GHI DỊCH .....................................174
I. MỤC TIÊU ...........................................................................................................174
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ......................................174
1. IC ghi dịch 74164: ...............................................................................................174
2. IC ghi dịch 74194 ................................................................................................176
3. IC ghi dịch 74LS95 .............................................................................................177
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH .................................................................178
IV. THỰC HÀNH ...................................................................................................179
1. Công tác chuẩn bị: ...............................................................................................179
2. Hướng dẫn thực hành ..........................................................................................179
2.1 Tra cứu các loại IC ghi dịch ..............................................................................179
2.2 Khảo sát IC ghi dịch ..........................................................................................179

v
2.3 Lắp ráp mạch ứng dụng .................................................................................... 185
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục ...................................................... 191
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ..................................................................... 191
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ................................................................................... 198
BÀI 10: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC ĐẾM VÀ IC GIẢI MÃ ............... 199
I. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 199
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ...................................... 199
1. Giới thiệu IC 7490 ............................................................................................... 199
2. Giới thiệu IC 4029 ............................................................................................... 201
3. Giới thiệu IC 4520 ............................................................................................... 202
4. Mạch giải mã ....................................................................................................... 203
4.1 Mạch giải mã led 7 thanh .................................................................................. 204
4.2 Giới thiệu IC giải mã 7447 ............................................................................... 205
5. Sơ đồ ghép nối bộ đếm, giải mã, hiển thị ............................................................ 206
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ................................................................. 206
IV. THỰC HÀNH ................................................................................................... 207
1. Công tác chuẩn bị ................................................................................................ 207
2. Hướng dẫn thực hành .......................................................................................... 207
2.1 Tra cứu các loại IC đếm .................................................................................... 207
2.2 Khảo sát IC đếm................................................................................................ 207
2.3 Lắp các mạch ứng dụng .................................................................................... 218
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục ...................................................... 225
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH ..................................................................... 226
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ................................................................................... 229
BÀI 11: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC CHUYỂN ĐỔI ADC VÀ DAC .. 230
I. MỤC TIÊU .......................................................................................................... 230
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH ...................................... 230
1. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số: ......................................................................... 230
2. Mạch chuyển đổi số -tương tự (DAC) ................................................................ 230
2.1 Tổng quan về mạch chuyển đổi DAC ............................................................... 230
2.2 Giới thiệu IC DAC 0808 ................................................................................... 232
3. Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC) ............................................................... 232
3.1 Tổng quan mạch chuyển đổi ADC ................................................................... 232
3.2 Giới thiệu IC ADC 0809 ................................................................................... 233
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH ................................................................. 235
IV. THỰC HÀNH ................................................................................................... 236
1. Công tác chuẩn bị: ............................................................................................... 236

vi
2. Hướng dẫn thực hành ..........................................................................................236
2.1 Tra cứu chuyển đổi ADC-DAC ........................................................................236
2.2 Khảo sát vi mạch ...............................................................................................236
2.3 Lắp ráp mạch ứng dụng .....................................................................................242
2.4 Các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục .............................................247
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH .....................................................................247
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ...................................................................................249
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................250
Phụ lục. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG CÁC MẠCH TÍCH HỢP SỐ .......261

vii
PHẦN 1: THỰC HÀNH ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ

Bài 1: HÀN NỐI VÀ THÁO LẮP LINH KIỆN

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Trình bày được các bước thực hành hàn dây đồng, các bước hàn và tháo linh kiện
trên Board hàn, trên Board mạch in và các bước cắm linh kiện trên Board cắm.
- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị thực tập, thiết bị đo.
2. Kỹ năng
- Nhận biết và kiểm tra được tình trạng các thiết bị thực tập, thiết bị đo.
- Thực hành hàn dây đồng, thực hành hàn và tháo linh kiện trên Board hàn, trên
Board mạch in và thực hành cắm linh kiện trên Board cắm đúng trình tự đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập.
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. Giới thiệu thiết bị thực tập và phương pháp sử dụng
1.1 Board nguồn
Board nguồn được sử dụng cung cấp nguồn một chiều, nguồn xoay chiều, cung
cấp xung cho các mạch điện tử.
Board nguồn có dạng như hình 1.1 bao gồm các chức năng:
1. Hệ thống cung cấp nguồn (DC ADJ POWER SUPPLY, DC POWER
SUPPLY, AC POWER SUPPLY).
2. Hệ thống đèn led giao tiếp mạch số (8 bit logic display).
3. Hệ thống điều khiển led 7 đoạn có giải mã (4 bộ giải mã led 7 thanh).
4. Hệ thống các chuyển mạch (8 SW).
5. Hệ thống xung điều khiển có điều khiển được tần số (CLOCK GENERATOR)
7. Thiết bị loa (SPEAKER).
8. ĐHVN (MULTIMETER).

1
Hình 1.1: Board thực tập vạn năng
1.2 Board hàn, Board cắm, Board mạch in
1.2.1 Board hàn
Được dùng lắp các mạch điện tử tương tự. Trên Board gồm các chấu hàn đã
được tráng thiếc và liên kết với nhau. Các chân linh kiện sẽ được hàn vào chấu.

Hình 1.2: Board hàn


1.2.2 Board cắm
Được dùng lắp các mạch điện tử số. Trên Board gồm các lỗ liên kết với nhau
như hình 1.3b. Các linh kiện sẽ được cắm trực tiếp vào lỗ cắm.

2
a: Mặt trước board b: Mặt sau board
Hình 1.3: Board cắm số
1.2.3 Board mạch in
Board mạch in là Board mạch được thiết kế cho một mạch nguyên lý duy nhất.
Các linh kiện sẽ được cắm vào mặt trên của Board và sẽ hàn thiếc ở mặt dưới Board
để tạo sự liên kết.

Hình 1.4: Board mạch in


1.3 Mỏ hàn
- Các mỏ hàn thường được chế tạo có công suất 50W  750W. Để hàn các linh
kiện điện tử thường sử dụng các mỏ hàn có công suất thấp.
- Có hai loại mỏ hàn hay dùng: Mỏ hàn sợi đốt (P  40 W)
Mỏ hàn xung
1.3.1 Mỏ hàn xung
- Không sử dụng mỏ hàn khi chưa đủ độ
nóng.
- Phải bấm nhả công tắc với thời gian từ
10s ÷15s/1lần.

Hình 1.5a: Mỏ hàn xung

3
1.3.2 Mỏ hàn nung
- Khi mỏ hàn
nóng quá độ
nóng cho
phép thay đổi
chiều dài đầu
hàn để thay
đổi nhiệt độ.
Hình 1.5b: Mỏ hàn nung
1.4 Thiết bị đo: máy hiện sóng, máy phát sóng, ĐHVN
1.4.1 Máy hiện sóng (đọc phần hướng dẫn sử dụng trong tài liệu môn đo lường)

Hình 1.6: Máy hiện sóng


1.4.2 Máy phát sóng âm tần (đọc phần hướng dẫn sử dụng trong tài liệu môn đo lường)

Hình 1.7: Máy phát sóng âm tần


1.4.3 ĐHVN (đọc phần hướng dẫn sử dụng trong tài liệu môn đo lường)

Hình 1.8: ĐHVN

4
1.5 Các dụng cụ khác: panh kẹp, kìm cắt, kìm uốn, kéo, dụng cụ hút thiếc...

Hình 1.9: Kìm cắt – Kìm uốn

Hình 1.10: Kéo – Panh


Cách sử dụng ống hút thiếc:
Bước 1: Chuẩn bị ống hút, nhấn
cần hút về vị trí hãm.
Bước 2: Dùng mỏ hàn làm chảy
mối hàn.
Bước 3: Đưa ống hút lại gần mối
hàn, giải phóng cần hút

Hình 1.11: Hút thiếc


2. Hàn nối
2.1 Các kiến thức cơ bản về mối hàn
- Mối hàn là sự kết nối giữa những vật liệu bằng kim loại với nhau bằng một kim
loại khác mà nhiệt độ nóng chảy của nó nhỏ hơn các kim loại cần liên kết như chì
hàn, que hàn.
- Điều kiện đối với mối hàn tốt là điểm hàn phải cùng một kim loại, sạch sẽ
không có lớp ôxi hoá.
- Để tạo ra một mối hàn thì chất hàn sẽ được nóng chảy qua việc cung cấp nhiệt
độ. Tuỳ theo nhiệt độ cần thiết mà ta phân biệt được hàn mềm (0  4500) hay hàn
cứng (t  4500).
2.2 Các quy tắc hàn
- Rửa sạch bề mặt kim loại cần hàn bằng chất xúc tác sau khi đã làm sạch sơ bộ
bằng giấy giáp, dũa hoặc dao.

5
- Làm sạch đầu mỏ hàn trước khi hàn, dùng dẻ sạch tẩm cồn lau sạch lớp dầu, mỡ
bám trên bề mặt mỏ hàn (đối với mỏ hàn mới), bụi bẩn, vẩy kim loại (đối với mỏ hàn
đã sử dụng) mạ đầu mỏ hàn một lớp thiếc mỏng.
- Mỏ hàn phải đạt đến nhiệt độ làm việc của nó (nhiệt độ làm chảy được thiếc
hàn) thì mới tiến hành hàn.
- Quá trình hàn trải qua ba giai đoạn: Nung nóng mỏ hàn, làm chảy thiếc hàn và
làm nguội mối hàn: Thiếc hàn cần được đưa sát vào điểm hàn ngay khi thiếc hàn
chảy thì dây hàn và đầu mỏ hàn ở điểm hàn cần phải lấy ngay ra tức khắc. Tiếp theo
là quá trình làm nguội, trong quá trình này không được làm lung lay điểm hàn.
 Chú ý:
- Trường hợp đấu nối cáp với lõi đồng thì lõi đồng cần được tráng thiếc trước.
- Với các kim loại bán dẫn nhiệt độ hàn không được phép quá nóng, về thời gian
không được quá lâu.
 Yêu cầu của một mối hàn:
- Chất hàn (thiếc hàn) tại tất cả các điểm phải nối mạng và nối mạng tất cả các
phía.
- Không được cho quá nhiều thiếc vào điểm hàn nếu không sẽ xảy ra trường hợp
mối hàn bị sôi .
- Mặt phẳng trên của lớp hàn phải nhẵn bóng, đều và phẳng có màu bạc.
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ SỐ ĐƠN VỊ GHI CHÚ
THUẬT LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
Board TT
1 Board nguồn 01 Cái
tương tự, số
2 Board hàn 01 Cái
3 Board cắm 01 Cái
4 ĐHVN 01 Cái
5 Máy hiện sóng 01 Bộ
6 Panh kẹp 01 Cái
7 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
8 Kìm uốn 01 Cái
9 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 Linh kiện cũ các loại 04 Con
2 Dây đồng 1 lõi Dây emay 02 Con
3 Nhựa thông 0,1 kg
4 Thiếc Thiếc thanh 1 Cuộn

6
IV. THỰC HÀNH
1. Hàn nối dây
1.1 Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
1.2 Trình tự hàn nối dây
Các bước Dụng cụ,
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Vuốt hoặc kéo thẳng các dây - Dây dẫn phải thẳng Vuốt
Làm cần hàn không có nếp gấp. bằng
thẳng tay
dây.
Bước 2: - Cạo lớp men cách điện trên bề - Lớp men sạch, dây Dao
Làm mặt dây. phải thẳng đều không có
sạch dây. vết cắt của dao.
- Vuốt sạch lại bằng giấy nháp - Dây phải bóng sáng. Giấy
nháp
Bước 3: - Đặt dây hàn vừa làm sạch - Mỏ hàn phải được làm Dây dẫn,
Láng xuống bàn hàn (có nhựa thông) nóng, dây phải được nhựa
nhựa rồi dùng mỏ hàn đã nóng cho bám một lớp nhựa thông thông, mỏ
thông. nhựa thông chảy ra và vuốt nhựa mỏng, đều trên bề mặt hàn.
thông lên dây. của dây hàn. Nhựa thông
vừa mang tính chất rửa
sạch dây dẫn, vừa làm
chất xúc tác trong quá
trình hàn.
Bước 4: - Dùng mỏ hàn đã nóng đặt lên - Láng đều trên bề mặt Dây dẫn,
Láng dây cùng với thiếc. Tay cầm mỏ dây trong môi trường nhựa
thiếc hàn di đều trên bề mặt dây. nhựa thông. Yêu cầu thiếc thông, mỏ
không tạo thành gai, cục hàn.
trên bề mặt của dây.
Bước 5: - Đặt dây như hình vẽ. - Mối hàn phải đều, tròn,
Hàn nối: bóng.

7
- Hàn dây - Thao tác hàn nhanh
thành mắt gọn.
lưới - Mối hàn phải ngấu,
bóng, đều.

- Đầu mỏ hàn đặt vào vị trí cần


hàn.
- Hàn nối - Tiến hành làm các bước như
dây xoắn trên đã nêu ở trên nhưng trước
khi kết thúc mối hàn ta đặt đầu
mỏ hàn phía dưới mối hàn xoắn
để hút hết các phần thiếc thừa
xuống đầu mỏ hàn.
2. Hàn linh kiện trên Board vạn năng và Board mạch in
2.1 Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2.2 Trình tự hàn linh kiện trên Board vạn năng và Board mạch in
2.2.1 Hàn linh kiện trên Board vạn năng:
Các bước Dụng cụ,
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Xác định vị trí Board - Đảm bảo mỗi chân linh kiện Board
Vẽ sơ đồ mạch phù hợp. một chấu hàn. hàn, sách,
lắp ráp - Xác định vị trí cho - Đường dương (+) đặt trên, bút...
theo vị trí đường cấp nguồn. đường âm (-) đặt dưới.
Board - Xác định vị trí lắp các - Phải đúng hướng đặt linh kiện
hàn đã linh kiện tích cực: như để gắn tấm toả nhiệt.
chọn. transistor, IC.
(hình - Xác định vị trí lắp các - Chọn vị trí dễ quan sát.
1.12) linh kiện hiển thị: như đèn
led đơn, led đôi, phần tử
cảm biến.
- Xác định vị trí lắp các - Chọn vị trí phù hợp cho thao
linh kiện điều khiển: như tác điều chỉnh.
triết áp, biến trở.

8
- Các linh kiện dễ hỏng - Chọn vị trí phù hợp thao tác
hoặc cần phải cân chỉnh sửa chữa.
thay thế.
- Các dây liên kết mạch - Các dây nối không chồng sát
lên nhau, không được nối vắt
qua linh kiện.
Sơ đồ lắp ráp: là loại sơ đồ được vẽ tuân thủ theo sơ đồ nguyên lý nhưng nó phải thể
hiện được vị trí của linh kiện.
TP3
(+)

C1 TP4
D2 D3

LM317
TP5 1

2
3
TP3

R1
LED1 R2

TP1
VR

1
U2 TP2
2
3

D1 D4

(-)

Hình 1.12: Sơ đồ lắp ráp mạch trên Board hàn


Bước 2: - Chọn linh kiện cần hàn - Chọn đúng linh kiện, đo Linh kiện,
Hàn linh và kiểm tra xác định cực kiểm tra chính xác. ĐHVN,
kiện trên tính, chất lượng. Kìm, panh,
Board - Làm sạch chân linh kiện - Uốn nắn thẳng, láng thiếc. mỏ hàn,...
hàn (đối với linh kiện cũ). - Chân linh kiện không được
- Uốn chân phù hợp với uốn sát vào thân dễ bị đứt
vị trí lắp ráp: (1) ngầm bên trong và không
1 được uốn vuông góc quá sẽ
2 nhanh bị gãy.
3
- Bẻ chân phù hợp với hướng
- Bẻ chân linh kiện lùa chấu hàn (2).
vào chấu (3) - Mỗi linh kiện một chấu hàn.
- Các linh kiện phải được - Các linh kiện hàn đúng vị trí
đưa vào trong chấu hàn. tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.

9
2.2.2 Hàn linh kiện bán dẫn trên Board mạch in (Panel)
Các bước Dụng cụ,
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Làm sạch Board mạch đặc - Đảm bảo mối hàn dính Board
Chuẩn bị biệt là điểm hàn. thiếc đúng tỉ lệ diện tích bề mạch in,
hàn. mặt hàn. Mỏ hàn
- Làm sạch đầu mỏ hàn bằng - Không để thiếc bám nhiều xung
tấm xốp thấm nước và tráng vào mỏ hàn. (mỏ hàn
thiếc đầu mỏ hàn. nung),
- Chọn linh kiện cần hàn. - Chọn đúng loại, đo kiểm Linh
tra chất lượng. kiện,
- Bẻ gập chân linh kiện vừa - Cắm linh kiện vào đúng vị Kìm cắt..
theo khoảng cách của 2 lỗ trí trên panel. Chú ý uốn
hàn (với điện trở). chân cho vừa với khoảng
- Cắm linh kiện vào lỗ hàn. cách các lỗ cắm chân đã
khoan, mặt ghi thông số
được quay lên trên.
- Bẻ nghiêng chân linh kiện - Để linh kiện bám vào bản
phía bên mặt hàn. mạch in tránh trường hợp
linh kiện bị rơi ra khi hàn,
ngoài ra việc bẻ nghiêng
chân linh kiện cũng có tác
dụng tăng độ bền vật lý cho
linh kiện trong quá trình sử
dụng.
- Cắt ngắn chân linh kiện. - Cắt chân linh kiện nên
được thưc hiện trước khi hàn
để mối hàn đẹp hơn mà còn
tránh được những rủi ro do
sốc cơ khí làm hỏng lá đồng
của bản mạch in.
Bước 2: - Hàn chân linh kiện vào - Hàn đảm bảo mối hàn chắc, Mỏ hàn,
Hàn linh panel. Đưa thiếc hàn và mỏ thiếc bám đều xung quanh thiếc, panel
kiện hàn đồng thời vào điểm hàn chân linh kiện và bóng. gắn linh
không được đưa thiếc hàn vào kiện.
đầu mỏ hàn để cho chảy rồi
sau đó mới đưa vào điểm hàn.
Khi thiếc hàn bắt đầu chảy
vào điểm hàn cần di chuyển
mỏ hàn quanh điểm hàn (chân

10
linh kiện). Sau đó rút nhanh
mỏ hàn ra khỏi điểm hàn. Quá
trình hàn thường chỉ xảy ra
trong vài giây.
Bước 3: - Dùng chổi lông, cồn lau - Không để thiếc dính gây Chổi lông,
Làm sạch sạch các vết dây xung quanh chập mạch. cồn công
mối hàn mối hàn. Trường hợp có nghiệp,
thiếc bám chắc ngoài mối panel gắn
hàn có thể dùng mỏ hàn để linh kiện.
lấy thiếc đi.
Bước 4: Trong thời gian thiếc hàn ở điểm hàn chưa nguội, tuyệt đối không được
Chú ý dùng kìm hoặc dụng cụ khác cắt hoặc lay chân linh kiện ở phần mặt hàn.
Với các mối hàn gần nhau (như IC) khi hàn rất dễ bị dính thiếc hàn tạo
thành cầu nối không mong muốn giữa các linh kiện. Do đó chỉ nên sử
dụng ít thiếc hàn và kiểm tra kỹ lưỡng từng mối hàn, hàn chéo chân tránh
tập chung nhiệt độ.
3. Cắm linh kiện trên Board cắm
3.1 Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
3.2 Trình tự cắm linh kiện trên Board cắm
Các bước Dụng cụ,
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Xác định vị trí Board mạch - Đảm bảo mỗi chân linh Board
phù hợp. kiện một lỗ cắm. hàn, sách,
Vẽ sơ đồ - Xác định vị trí cho đường - Đường dương(+) đặt trên, bút...
lắp ráp cấp nguồn. đường âm(-) đặt dưới.
theo vị trí - Xác định vị trí lắp các linh - Phải đúng hướng đặt linh
Board kiện tích cực: như transistor, IC. kiện để gắn tấm toả nhiệt.
cắm đã - Xác định vị trí lắp các linh
chọn. kiện hiển thị: như đèn led đơn, - Chọn vị trí dễ quan sát.
(hình led đôi, phần tử cảm biến.
1.13) - Xác định vị trí lắp các linh - Chọn vị trí phù hợp cho
kiện điều khiển: như triết áp, thao tác điều chỉnh.
biến trở.

11
Hình 1.13: Sơ đồ lắp ráp mạch trên Board cắm
Bước 2: - Chọn linh kiện cần cắm - Chọn đúng linh kiện, đo Linh kiện,
Cắm linh và kiểm tra xác định cực kiểm tra chính xác. ĐHVN,
kiện trên tính, chất lượng. Kìm, Panh,
Board - Làm sạch chân linh kiện - Uốn nắn thẳng chân linh
cắm (hình (đối với linh kiện cũ). kiện.
1.13) - Uốn chân phù hợp với vị - Chân linh kiện không được
trí lắp ráp (1), phù hợp uốn sát vào thân dễ bị đứt
với hướng cắm thẳng vào ngầm bên trong và không
lỗ cắm (2). được uốn vuông góc quá sẽ
nhanh bị gãy.
1
- Các linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board cắm
2

đúng vị trí xác định.


- Mỗi chân linh kiện một lỗ
cắm.
- Các linh kiện cắm đúng vị
trí tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.

4. Tháo linh kiện trên Board mạch in


4.1 Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
4.2 Trình tự tháo linh kiện trên Board mạch in
Các bước Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,

12
công việc thiết bị
Bước 1: - Làm sạch panel - Panel được vệ sinh Chổi lông,
Chuẩn bị sạch sẽ. cồn.
- Xác định vị trí linh kiện cần - Xác định đúng linh
tháo. kiện trên panel.
Bước 2: - Hút thiếc ở chân linh kiện cần - Hút hết thiếc tại mối Mỏ hàn, ống
Tháo linh tháo bằng cách dùng hút thiếc: hàn linh kiện. hút thiếc,
kiện Đưa mỏ hàn vào chân linh kiện panh, thiếc,
để làm chảy được thiếc hàn sau nhựa thông.
đó dùng hút thiếc đã được
chuẩn bị đưa lại gần chân linh
kiện và bấm nút.
- Nhấc linh kiện ra khỏi panel. - Đảm bảo sự nguyên
vẹn của linh kiện.
- Làm sạch vị trí linh kiện trên - Sạch không Board
panel và sạch chân linh kiện mạch in.
đã tháo (nếu sử dụng được).

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:
1. Thực hành nối dây đồng thành mắt lưới như hình 1.14

Hình 1.14: Sơ đồ hàn dây đồng thành mắt lưới


2. Cho mạch điện hình 1.15 hãy vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn

13
TP1 +
12V-AC

R1
470
C1
1000uF/
D1 D2 LED1
25V
0V TP3
0V
D4 D3
R2
470
C2
1000uF/
12V-AC 25V LED2
-
2

TP2

Hình 1.15: Sơ đồ nguyên lý mạch chỉnh lưu cầu một pha nguồn đối xứng
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trong phụ lục 1
3. Cho mạch điện hình 1.15 hãy vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board cắm
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trong phụ lục 7

14
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
ĐIỂM
Điểm trừ
Ghi
STT Tiêu chí đánh giá Điểm (trừ đến hết Điểm
chú
chuẩn điểm của đánh giá
tiêu chí)
1 Kỹ năng sử dụng dụng cụ 20
thiết bị thực hành:
- Kỹ năng sử dụng mỏ hàn,
ống hút thiếc (Sử dụng thành
thạo, đúng kỹ thuật để các
linh kiện được hàn, tháo
không bị hỏng trong quá
trình luyện tập).
- Kỹ năng sử dụng các dụng
cụ thiết bị khác (sử dụng
thành thạo và đúng mục
đích).
2 Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp ráp 20
+ Trên Board hàn: 10
- Đúng sơ đồ nguyên lý
- Sắp xếp linh kiện phù hợp
đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật. (Đúng loại linh kiện,
đúng ký hiệu linh kiện, đúng
vị trí đặt linh kiện, đúng vị
trí đường nguồn cấp, đường
tín hiệu….)
+ Trên Board cắm: 10
- Đúng sơ đồ nguyên lý
- Sắp xếp linh kiện phù hợp

15
đúng yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật. (Đúng loại linh kiện,
đúng ký hiệu linh kiện, đúng
vị trí đặt linh kiện, đúng vị
trí đường nguồn cấp, đường
tín hiệu….)
3 Kỹ năng hàn: 60
- Kỹ năng hàn các loại dây 15
dẫn. (đúng thao tác, đúng
trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật)
- Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp ráp 15
(sắp xếp linh kiện đúng yêu
cầu kỹ thuật, mỹ thuật)
- Kỹ năng hàn, tháo linh 15
kiện trên panel (đúng thao
tác, đúng trình tự, đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật)
- Kỹ năng hàn linh kiện 15
trên Board hàn, cắm linh
kiện trên Board cắm (đúng
thao tác, đúng trình tự, đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật)

16
Bài 2: LẮP MẠCH NGUỒN MỘT CHIỀU
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch nguồn một
chiều.
- Trình bày được trình tự lắp ráp mạch
2. Kỹ năng
- Nhận biết và kiểm tra được tình trạng các linh kiện trong mạch
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
Mạch cung cấp nguồn một chiều (DC) có vai trò quan trọng trong các thiết bị
điện tử. Mạch bao gồm các khối:
u( t )
u AC ( t ) u DC ( t ) u DC ( t )

0 0 0 0 t
t t t
Mạch u * uDC( oån )
u AC u DC Mạch DC Mạch ổn
u AC Biến áp chỉnh
lọc áp
220V lưu
50HZ

Hình 2.1: Sơ đồ khối bộ nguồn một chiều


1. Mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ 78XX -79XX
1.1 Sơ đồ nguyên lý
TP3 IC1 TP5
TP1 7805 +5V
1 2
VI VO
GND

3 R1
C1 C5 470
C3
TR 2200uF/ 220uF/16V
D1 D2 102 LED1
25V
TP7 0V

D4 D3
R2
470
C2 C4 C6
2200uF/ 102 220uF/16V
25V 1 LED2
-5V
GND

2 VI VO
3
IC2
TP2 TP4 TP6
7905

Hình 2.2: Mạch nguồn ổn áp 5V

17
1.2 Tác dụng linh kiện
- TR: biến áp nguồn.
- D1 ÷ D4: diode chỉnh lưu
- C1, C2: tụ lọc nguồn sau chỉnh lưu
- C3, C4: tụ lọc nhiễu
- C5 , C6: tụ lọc nguồn sau ổn áp.
- 7805, 7905: IC ổn áp 5V.
- R1, R2: trở hạn dòng cho led.
- LED1, LED2 báo nguồn.
1.3 Nguyên lý làm việc
- Giả sử 1/2 chu kỳ đầu điện áp thứ cấp biến áp có chiều dương trên âm dưới D1, D3
khóa; D2, D4 dẫn có dòng qua tải như sau: Từ + nguồn (TP1)  D2  IC 7805 thực
hiện ổn áp (+)  R1, LED1(mass)  R2, LED2  IC 7905 thực hiện ổn áp (-) D4
 - nguồn (TP2).
- Đến 1/2 chu kỳ sau điện áp thứ cấp biến áp có chiều âm trên dương dưới D4, D2
khoá; D1, D3 dẫn có dòng qua tải như sau: Từ + nguồn (TP2)  D3  IC 7805 thực
hiện ổn áp (+)  R1, LED1 (mass) R2, LED2  IC 7905 thực hiện ổn áp (-) 
D1  (-) nguồn (TP1). Do đó tại đầu ra ta lấy được điện áp đối xứng 5V.
1.4 Giới thiệu linh kiện

Thông số kỹ thuật của IC họ 78XX


Thông số 7805 7809 7810 7812 7815 7824
V0(V) 05 09 10 12 15 24
%Vo (V) 0,2 0,35 0,4  ,5 0,6 1
Iomax(A) 1 1 1 1 1 1
Vin min(V) 7 11,5 12,5 14,5 17,5 27
Vin max(V) 20 24 25 27 30 38
Tương tự cho họ 79XX (điện áp có giá trị âm)

18
2. Mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ LM317 – LM337
2.1 Sơ đồ nguyên lý
TP3 IC3 TP5
TP1 LM317T
3
VI VO
2 Ur

ADJ
TR
R4
1 R3
D1 D2 1k
U2 C1 C3 270
102
2200uF/
D4 D3 50V VR LED1
10k

43%
TP2
TP4

Hình 2.3: Mạch nguồn điều chỉnh ổn áp dương


TP1
IC4
TP3 TP5
LM337T Ur
2 3
TR VI VO

ADJ
D1 LED
D2 1
U2 R3

C1 270
D4 D3 C3
2200uF/ 102 VR
50V R4
11%

10k 1k

TP4
TP2

Hình 2.4: Mạch nguồn điều chỉnh ổn áp âm


2.2 Tác dụng linh kiện
- TR: biến áp nguồn.
- D1 ÷ D4: diode chỉnh lưu.
- C1: tụ lọc nguồn sau chỉnh lưu.
- C3: tụ lọc nhiễu tần số cao.
- LM317: IC ổn áp điều chỉnh điện áp dương từ +1,25V đến +37V, có khả năng
bảo vệ quá dòng.
- LM337: IC ổn áp điều chỉnh điện áp âm từ -1,25V đến -37V, có khả năng bảo vệ
quá dòng.
- R4 hạn dòng cho led; LED báo nguồn.
- VR, R3 điều chỉnh điện áp ra.
2.3 Nguyên lý làm việc
- Với sơ đồ trên ta có thể điều chỉnh điện áp đầu ra bằng điện trở R3 và VR. Dòng
điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100A. Điện áp đầu ra được tính xấp xỉ bằng:

19
 VR 
U r  1,25.1  
 R3 
- Giá trị R3 được chọn sao cho dòng điện qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100A
và sự kết nối giữa điện trở R3 và VR coi như là một cầu phân áp khi đó điện áp giữa
chân điều chỉnh và chân ra phải có một điện áp nhất định bằng 1,25V (hằng số này
không đổi).
- Điện áp đầu ra luôn nhỏ hơn điện áp đầu vào IC ít nhất là 3V. Như vậy muốn có
điện áp điều chỉnh từ 1,25V đến 10V thì điện áp đầu vào IC phải là UV ≥ 13V.
2.4 Giới thiệu linh kiện
+ A (Adjust) là chân điều khiển
+ O (output) là chân lấy điện áp ra
+ I (Input) là chân đưa điện áp vào

* Thông số của LM317: * Thông số của LM337:


+ Điện áp đầu vào Vi = 40V + Điện áp đầu vào Vi = - 40V
+ Nhiệt độ vận hành t = 00C  1250C + Nhiệt độ vận hành t = 00C  1250C
+ Công suất tiêu thụ lớn nhất là 20W + Công suất tiêu thụ lớn nhất là 20W
+ Dòng điện đầu ra lớn nhất Imax = 1,5A + Dòng điện đầu ra lớn nhất Imax = 1,5A
+ Đảm bảo thông số Vi - Vo >= 3V + Đảm bảo thông số Vi - Vo >= 3V
3. Mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor khác loại
3.1 Sơ đồ nguyên lý
R

TP1 22/2W
Udc TP2

UV Q1 Ur
R1 A671

4.7k R3
2.7k
TP6

DZ
5V

TP4
Q2 VR Rt
50 %

C1815 10k

TP3

R2 Um R4
120 1k

TP5

Hình 2.5: Mạch ổn áp bù nối tiếp 2 transistor khác loại

20
3.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 8.
3.3 Nguyên lý làm việc
U  ( R  VR)
Ta cã: U m  r 4
( R3  R4  VR)
MÆt kh¸c Um  U R2  U BE2
( R3  R4  VR)
Suy ra: U r  (U R2  UBE2 )
( R4  VR)
( Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 8)
3.4 Giới thiệu các linh kiện

A671 A671

68
D4

E C B

III.THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH


(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/2SV)
SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ THUẬT GHI CHÚ
LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board nguồn Board TT số, tương tự 01 Cái
2 Board hàn 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp, điện trở 01 Cái

21
4 Máy hiện sóng Tần số 20 MHZ 01 Bộ
5 Panh kẹp 01 Cái
6 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
7 Kìm uốn 01 Cái
8 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 D1 D4 1N4007 (2A) 12 Con
2 C1, C2 2200F/50V 04 Con
3 C5, C6 220F/25V 02 Con
4 C3, C4 102 04 Con
5 IC1 7805 (hoặc7809, …) 01 Con
6 IC2 7905(hoặc 7909, …) 01 Con
7 IC3 LM317 01 Con
8 IC4 LM337 01 Con
9 Q1 A671(hoặc B633) 01 Con
10 Q2 C1815, C828 (D468) 01 Con
11 DZ Zener 5V 01 Con
12 VR 10k 03 Con
13 R Trở CS 22/2W 01 Con
14 Điện trở màu 120, 470, 1k, 2,7k, 4,7k 08 Con
15 Led Led đơn 04 Con
16 Rt Motor DC 12V 01 Cái
17 Dây nối Cáp điện thoại 0,2 kg
18 Nhựa thông 0,1 kg
19 Thiếc thiếc dây 1 Cuộn

IV. THỰC HÀNH


1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Lắp ráp mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ 78XX -79XX
2.1.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 2.2 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp

22
TP3

C1 TP7 C3
D2 D3 C5 1

7805
2
TP5 3

LED1 R1

7905
TP1
C4 TP6
2
3
U21

U22 C6
TP2 LED2
R2

D1 D4
C2

TP4

Hình 2.6: Sơ đồ lắp ráp mạch nguồn đối xứng 5V


2. Trình tự lắp ráp:
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh định cực tính. kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện.
kiện đã + Xác định thứ tự chân: Đặt lượng.
chọn. IC xuôi chữ đọc từ trái qua
phải thứ tự chân là 1, 2, 3.
+ Kiểm tra chất lượng IC ổn
áp: Dùng ĐHVN để thang đo
điện trở (1 hoặc x10), đo
điện áp giữa chân vào và chân
ra phải có giá trị điện trở khác
nhau. Sau đó đặt que đo cố
định vào chân mass que còn
lại đo lần lượt vào 2 chân kia
phải có hai giá trị điện trở
bằng nhau.

23
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. mỏ hàn,
mạch. chân linh kiện (đối với linh Board
kiện cũ). mạch,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa Panh kẹp,
hàn. các chấu hàn theo quy định.
kìm và
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
kéo.
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
linh kiện nguồn. và mỹ thuật.
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự: - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
Lắp ráp- Hàn lần lượt 4 diode. chấu hàn. panh,
linh kiện - Hàn IC ổn áp 7805 và 7905. - Mối hàn chắc chắn, thao Board
trên Board - Hàn linh kiện phụ trợ C1, tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
hàn. C2; C3, C4; C5, C6 và R1, Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện
LED1; R2, LED2. tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
- Hàn dây liên kết mạch. Các dây nối tối ưu, không
- Hàn dây cấp nguồn. chồng chéo nhau.
Các chân linh kiện phải được - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
đưa vào trong chấu hàn khi đã vẽ.
mỏ hàn đã được nung nóng
làm chảy thiếc hàn ở chấu
hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN,
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng Board
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính. mạch
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
(1 hoặc x10) đo kiểm tra nhau.
hai đầu nguồn cấp và đảo cực
tính que đo.

24
Bước 4: - Cấp nguồn lần lượt 12V AC, - Đảm bảo cấp đúng nguồn, Board
Cấp 0V, 12V AC từ Board nguồn đúng vị trí trên Board mạch. nguồn,
nguồn cho vào mạch lắp ráp tại vị trí - Hai đèn hiển thị phải sáng ĐHVN.
mạch. TP1, TP7, TP2. đủ dòng.
- Quan sát sự hoạt động của
mạch.
2.1.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điện áp sau
Điện xoay chiều Điện áp sau ổn áp
chỉnh lưu
Điểm đo
Có tụ Không có Nguồn Nguồn
U21 U22
lọc tụ lọc (+) (-)
Đo điện áp tại
12VAC
TP1 với TP7:
Đo điện áp tại
12VAC
TP2 với TP7:
Đo điện áp tại
+17V +11V
TP3với TP7:
Đo điện áp tại
-17V -11V
TP4 với TP7:
Đo điện áp tại
+5V
TP5 với TP7:
Đo điện áp tại
-5V
TP6 với TP7:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ vẽ lại dạng
sóng, ghi kết quả đo.
- Đo tại TP1 – TP7
- Đo tại TP3 – TP7
- Đo tại TP3 – TP7
- Đo tại TP5 – TP7
- Đo tại TP2 – TP7
- Đo tại TP4 – TP7
- Đo tại TP4 – TP7
- Đo tại TP6 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo sóng trong phụ lục 3
2.1.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
1. Hiệu chỉnh mạch
- Điện áp vào IC ổn áp Uin = Uout + 3V là tốt nhất. Nếu không thỏa mãn biểu thức này
thì điện áp ra không ổn áp đúng giá trị. Nếu điện áp vào lớn thì điện áp ra vẫn ổn áp
nhưng công suất chịu đựng của IC sẽ giảm làm cho IC nóng.
- Khi sử dụng IC ổn áp nên gắn tấm tản nhiệt cho IC để nâng cao công suất cung cấp
cho tải

25
2. Hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Không có điện áp - Do nguồn cấp đầu - Đo kiểm tra nguồn cấp đầu
ra, led hiển thị vào vào, nếu đảm bảo đúng yêu cầu,
không sáng. kiểm tra LED hiển thị lắp đúng
yêu cầu, mà vẫn không có điện
áp ra
- Do mạch chỉnh lưu - Đo kiểm tra liên kết mạch
đúng yêu cầu
- Đo kiểm tra hoạt động Diode
- Do mạch ổn áp - Đo kiểm tra liên kết IC đúng
yêu cầu
- Đo kiểm tra hoạt động IC, nếu
có điện áp vào, các linh kiện phụ
trợ quanh IC tốt mà đầu ra
không có điện áp thì do IC ổn áp
hỏng  thay IC ổn áp
Pan 2 Mạch hoạt động - Do nguồn vào IC ổn - Kiểm tra nguồn vào IC.
Led sáng điện áp áp không đủ.
ra không đúng
nguồn 5V.
2.2 Lắp ráp mạch nguồn một chiều dùng IC ổn áp họ LM317 –LM337
2.2.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 2.3 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
TP3
(+)

C1 TP4
D2 D3
LM317

1
TP5
2
3
TP3

R3
LED1 R4

TP1
VR

1
U2 TP2
2
3

D1 D4

(-)

Hình 2.7: Sơ đồ lắp ráp mạch nguồn điều chỉnh điện áp dương dùng IC LM317

26
2. Trình tự lắp ráp:
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh định cực tính. kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện.
kiện đã + Xác định thứ tự chân: Đặt lượng.
chọn. IC xuôi chữ đọc từ trái qua
phải thứ tự chân là 1, 2, 3
+ Kiểm tra chất lượng IC ổn
áp (tương tự IC ổn áp họ
78,79)
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. Board
mạch. chân linh kiện (đối với linh mạch
kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa kìm và
hàn. các chấu hàn theo quy định. kéo.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
linh kiện nguồn. và mỹ thuật.
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự: - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
Lắp ráp - Hàn lần lượt 4 diode. chấu hàn. panh,
linh kiện - Hàn IC ổn áp LM317. Board
trên Board - Hàn triết áp (cán điều chỉnh - Mối hàn chắc chắn, thao hàn và
hàn. phải quay ra ngoài). tác hàn nhanh, gọn gàng. linh kiện.
- Hàn linh kiện phụ trợ C1, Các linh kiện hàn đúng vị trí
C3; và R3, R4, LED. tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
- Hàn dây liên kết mạch. Các dây nối tối ưu, không
- Hàn dây cấp nguồn. chồng chéo nhau.

27
Các chân linh kiện phải được - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
đưa vào trong chấu hàn khi đã vẽ.
mỏ hàn đã được nung nóng
làm chảy thiếc hàn ở chấu
hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
(1 hoặc x10) đo kiểm tra nhau.
hai đầu nguồn cấp và đảo cực
tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V AC, 0V từ - Đảm bảo cấp đúng nguồn, Board
Cấp nguồn Board nguồn vào mạch lắp đúng vị trí trên Board mạch. nguồn,
cho mạch. ráp tại vị trí TP1, TP2. - LED hiển thị phải sáng và ĐHVN.
- Quan sát sự hoạt động của thay đổi độ sáng khi điều
mạch. chỉnh VR.
2.2.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điện áp xoay Điện áp
Điện áp sau chỉnh lưu
Điểm đo chiều sau ổn áp
U2 Có tụ lọc Không có tụ lọc Urmin ÷ Urmax
Đo điện áp tại
12VAC
TP1 với TP2:
Đo điện áp tại
+17V +11V
TP3 với TP4:
Đo điện áp tại
TP5với TP4, (1,5V14V)
điều chỉnh VR:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ vẽ lại dạng
sóng, ghi kết quả đo.
- Đo tại TP1 – TP2
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP5 – TP4
Sinh viên sử dụng phiếu đo sóng trong phụ lục 3

28
2.2.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
1. Hiệu chỉnh mạch
- Điện áp vào IC ổn áp Uin = Uout + 3V là tốt nhất.
- Chọn giá trị R3 sao cho dòng qua chân điều chỉnh phải nhỏ hơn 100A và điện áp
giữa chân ra và chân điều chỉnh bằng 1,25V
- Nếu điện áp vào lớn thì điện áp ra vẫn ổn áp nhưng công suất chịu đựng của IC sẽ
giảm làm cho IC nóng.
- Khi sử dụng IC ổn áp nên gắn tấm tản nhiệt cho IC để nâng cao công suất cung cấp
cho tải.
2. Hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục (tham khảo mục 2.1.3)
3.3 Lắp ráp mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor khác loại
3.3.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 2.5 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
TP1

TP2

TP2 Rt R

Q1
EB 1

C
R1
BE

DZ

Q2 B
TP4
C B 1
R2
B
1
C
E
TP3

R3
VR
1
R4
2
3

GND

Hình 2.8: Sơ đồ lắp ráp mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor khác loại
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị

29
Bước 1:
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN, linh
bị các định cực tính. kiện, linh kiện đảm bảo chất kiện.
linh kiện lượng.
đã chọn.
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
tra Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. Board hàn
mạch. chân linh kiện (đối với linh Panh kẹp,
kiện cũ). kìm và
- Đo sự liên kết giữa các chấu- Đảm bảo sự liên kết giữa kéo.
hàn. các chấu hàn theo quy định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
hàn. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
Lắp ráp - Hàn TZT Q1, Q2 (chú ý đúng - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện chân). chấu hàn. panh,
trên - Hàn triết áp (cán điều chỉnh - Mối hàn chắc chắn, thao Board hàn
Board phải quay ra ngoài). tác hàn nhanh, gọn gàng. và linh
hàn. - Hàn các linh kiện phụ trợ R, Các linh kiện hàn đúng vị trí kiện
DZ . tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
- Hàn nối dây liên kết mạch. Các dây nối tối ưu không
- Hàn nối tải (là motor DC) và chồng chéo nhau.
dây cung cấp nguồn. - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
Các chân linh kiện phải được đã vẽ.
đưa vào trong chấu hàn khi
mỏ hàn đã được nung nóng
làm chảy thiếc hàn ở chấu
hàn.

30
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại.
Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
(1 hoặc x10) đo kiểm tra nhau.
hai đầu nguồn cấp và đảo cực
tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn +12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn ráp tại vị trí TP1, TP5. Board mạch. ĐHVN.
cho - Quan sát sự hoạt động của - Tải motor quay và thay đổi
mạch. mạch. tốc độ khi điều chỉnh VR.

3.3.2 Đo kiểm tra các thông số mạch


- Khi cho điện áp vào +17V điện áp ra 10V. Nếu tăng điện áp vào lên 19V thì điện
áp ra 10V + 0,2V. Nếu giảm điện áp đầu vào xuống 13V thì điện áp ra còn 10V -
0,2V. Mạch đã thực hiện ổn áp. (It =1A)
- Điều chỉnh VR điện áp đầu ra thay đổi một dải điện áp.
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điểm đo Điểm đo Điểm đo Điểm đo
TP3 với TP4 với TP6 với TP4 với TP2 với
Thay đổi điện áp vào
TP5 TP3 TP1 TP5 TP5
UDZ UBE2 UBE1 Um Ur
Cấp nguồn tại TP1
4,8V 0,6V -0,6V
với TP5: +13V 5,6V 10V-0,2V
Cấp nguồn tại TP1
5V 0,6V -0,6V
với TP5: +16V 5,8V 10V
Cấp nguồn tại TP1
5V 0,6V -0,6V 5,8V 10V+0,2V
với TP5: + 19V
3.3.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
1. Hiệu chỉnh mạch
- Chọn diode ổn áp DZ có UDZ  1/2Ur(ổn); dòng qua diode ổn áp IZ > (23)IEQ2
- Chọn transistor QA671 có dòng IC lớn hơn dòng tải (phụ thuộc tải), công suất tiêu
tán nhỏ nhất.
- IP qua cầu phân áp có trị số nhỏ so với dòng tải: IP = It/100.

31
- Chọn Q2 có dòng IBQ2 << IP để không ảnh hưởng cầu phân áp IBQ2 = IP/100
- Chọn Uv = (1,5 – 2)Ur(ổn)
( R  R  VR)
U r  (U R2  UBE2 ) 3 4
( R4  VR)
2. Các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sai hỏng
STT Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
thường gặp
Pan 1 Mạch không có - Do nguồn đầu - Đo kiểm tra nguồn vào, nếu nguồn
điện áp ra vào vào đảm bảo yêu cầu vẫn không có
(motor không điện áp ra
quay) - Do liên kết mạch - Kiểm tra liên kết mạch, nếu liên kết
mạch tốt vẫn không có điện áp ra.
- Do Q1, Q2 - Kiểm tra hoạt động của Q1, Q2: Đo
điện áp UBE1, UBE2, đã có để đảm bảo
dẫn chưa
- Kiểm tra hoạt động điều chỉnh của
VR, hoạt động DZ
Pan 2 Điện áp ra xấp - Do Q1 dẫn bão - Kiểm tra hoạt động Q1: Đo UBE1,
xỉ điện áp vào, hòa, hoặc chập UCE1, đúng Q1 dẫn bão hòa
điều chỉnh VR tiếp giáp CE - Kiểm tra hoạt động Q2: Đo kiểm tra
không tác dụng UBE2
- Do Q2 dẫn bão - Kiểm tra hoạt động DZ, R4
hòa
- DZ đứt tiếp giáp, - Kiểm tra hoạt động điều chỉnh của
đứt R4 VR
Pan 3 Điện áp ra rất - Do Q1 khóa, - Kiểm tra hoạt động Q1: Đo UBE1,
nhỏ(3V4V), hoặc đứt tiếp giáp UCE1, đúng Q1 khóa
điều chỉnh VR BE - Kiểm tra hoạt động Q2: Đo kiểm tra
không tác dụng - Do Q2 khóa UBE2
- Kiểm tra hoạt động DZ, R3
- DZ lắp sai cực - Kiểm tra hoạt động điều chỉnh của
tính, hoặc bị chập, VR
đứt R3
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH
- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:

32
1. Lắp ráp mạch ổn áp có nguồn ra đối xứng
1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 2.2
1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 2.6)
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trong phụ lục 1
1.3 Đo kiểm tra thông số mạch ghi kết quả theo bảng
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng
Điện áp Điện áp sau
Điện áp sau ổn áp
xoay chiều chỉnh lưu
Điểm đo
Có tụ Không có Nguồn Nguồn
U21 U22
lọc tụ lọc (+) (-)
Đo điện áp tại
TP1 với TP7:
Đo điện áp tại
TP2 với TP7:
Đo điện áp tại
TP3với TP7:
Đo điện áp tại
TP4 với TP7:
Đo điện áp tại
TP5 với TP7:
Đo điện áp tại
TP6 với TP7:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ vẽ lại dạng
sóng và ghi kết quả đo.
- Đo tại TP1 – TP7
- Đo tại TP3 – TP7
- Đo tại TP3 – TP7
- Đo tại TP5 – TP7
- Đo tại TP2 – TP7
- Đo tại TP4 – TP7
- Đo tại TP4 – TP7
- Đo tại TP6 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
1.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2. Lắp ráp mạch ổn áp có điều chỉnh điện áp ra dùng IC LM317
2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 2.3
2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1

33
2.3 Đo kiểm tra các thông số mạch ghi kết quả vào bảng
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điện áp Điện áp sau
Điện áp sau ổn áp
Điểm đo xoay chiều chỉnh lưu
U2 Có tụ lọc Không có tụ lọc Urmin ÷ Urmax
Đo điện áp tại
TP1 với TP2:
Đo điện áp tại
TP3 với TP4:
Đo điện áp tại
TP5với TP4:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ vẽ lại dạng
sóng và ghi kết quả đo.
- Đo tại TP1 – TP2
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP5 – TP4
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
3. Lắp ráp mạch ổn áp có điều chỉnh điện áp ra dùng IC LM337
3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 2.4
3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
3.3 Đo kiểm tra các thông số mạch ghi kết quả vào bảng
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điện áp Điện áp sau
Điện áp sau ổn áp
Điểm đo xoay chiều chỉnh lưu
U2 Có tụ lọc Không có tụ lọc Urmin ÷ Urmax
Đo điện áp tại
TP1 với TP2:
Đo điện áp tại
TP3 với TP4:
Đo điện áp tại
TP5với TP4:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ vẽ lại dạng
sóng và ghi kết quả đo.

34
- Đo tại TP1 – TP2
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP3 – TP4
- Đo tại TP5 – TP4
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
3.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
4. Lắp ráp mạch ổn áp bù nối tiếp dùng 2 transistor khác loại
4.1 Sơ đồ nguyên lý hình 2.5
4.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
4.3 Đo kiểm tra các thông số mạch ghi kết quả vào bảng
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điểm đo Điểm đo Điểm đo Điểm đo
TP3 với TP4 với TP6 với TP4 với TP2 với
Thay đổi điện áp vào
TP5 TP3 TP1 TP5 TP5
UDZ UBE2 UBE1 Um Ur
Cấp nguồn tại TP1
với TP5: +13V
Cấp nguồn tại TP1
với TP5: +16V
Cấp nguồn tại TP1
với TP5: + 19V
4.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 4

35
Bài 3: LẮP MẠCH KHUẾCH ĐẠI CÔNG SUẤT ÂM TẦN

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc khuếch đại công suất âm tần.
- Trình bày được trình tự lắp ráp mạch.
2. Kỹ năng
- Nhận biết và kiểm tra được tình trạng các linh kiện trong mạch công suất
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập.
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.

II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH


Mạch khuếch đại công suất có nhiệm vụ tạo ra một công suất đủ lớn đưa ra
tải. Công suất ra có thể từ vài trăm mW đến vài trăm W. Công suất ra tải dưới dạng
điện áp hoặc dòng điện có biên độ lớn.
Mạch khuếch đại công suất làm việc ở chế độ tín hiệu vào lớn do vậy các
transistor công suất làm việc cả ở miền cong của đặc tuyến, nên gây ra méo tín
hiệu. Do vậy khi nghiên cứu tầng khuếch đại công suất cần phải quan tâm đến các
thông số như: Công suất ra, công suất tiêu tán, độ méo (méo phi tuyến), tạp âm,...
Trong thực tế có rất nhiều kiểu mạch khuếch đại công suất âm tần như:
+ Mạch khuếch đại công suất mắc đẩy kéo song song.
+ Mạch khuếch đại công suất mắc đẩy kéo nối tiếp.
Các loại mạch này dùng xuất bằng tụ, xuất biến áp hoặc xuất trực tiếp.
+ Hoặc mạch khuếch đại dùng các IC công suất chuyên dùng rất tiện lợi như
IC LA4440, HA1392, AN 5265….

36
1. Mạch khuếch đại công suất nối tiếp dùng 3 transistor
1.1 Sơ đồ nguyên lý
+EC
+12V

TP6
R3
2,7k

TP5 Q2
C2383
C2
TP3 1000uF/
VR D1
4007 25V
54% VA

100k
D2 Rt
4007
TP2 Q3
A1013
R1 Ur
TP4 2,2k
C1 TP1 Q1
C1815
UV 1uF
R2 TP7
6.8k

Hình 3.1: Mạch khuếch đại công suất đẩy kéo dùng 3 transistor
1.2 Tác dụng linh kiện
Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 4.
1.3 Nguyên lý làm việc
Cần chú ý các tham số của mạch điện
U BE  U EB  0,4V
2 3

U BE1  0,5V
 EC
VA 
2
Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 4.

37
2. Mạch khuếch đại công suất dùng IC
2.1 Sơ đồ nguyên lý
Audio muting
C6
IN C1 TP1 TP7 + 100uF
1uF 3
VR1 14 TP2
+ 2 4
10k 13
R2 C2
1k 102 12
C7
1
IC1 224
+
C3
47uF LA4440
R3
C4 6 4.7
+

.022 '
C4 10
R1
47uF 9
100 7 TP3
11 +
8
5 TP6 +12 V
C’6
+
+

C5 C8 100uF
220uF 1000uF

Hình 3.2: Mạch khuếch đại công suất dùng IC LA4440 (MONO)

Audio
muting C6
IN1 C1 TP1 100mF
TP7 +
1mF 3
VR1 + 14 C9
10k 2 4 1000m TP2
R2 C2 13
F +
680 102 12
OUT1 104C7
1 Rt1
IC1 8W
+

IN2 C,1 C3 R3
4,7
1mF TP4 LA4440 W
VR2 +
10k 6 C9,
C,2 1000m TP3
R,2
680 102 C4 F+
+

C 3' 10 ,
103
R1 7 9 OUT2 C 7 Rt2
11 104
8W
+
100 8
5 TP6 +12V '
R ,3
4,7
C6
C5
+

C8 W
+

100mF
220mF 1000mF

Hình 3.3: Mạch khuếch đại công suất dùng IC LA4440 (STEREO)
2.2 Tác dụng linh kiện
VR1, VR2: Volum điều chỉnh tín hiệu vào
C1, C1, : Dẫn tín hiệu xoay chiều đầu vào
C2, R2, C2, R2, : Thoát mass nhiễu cao tần đầu vào
C5: Lọc nguồn cho tầng tiền khuếch đại
C3, C3' : Tụ hồi tiếp âm
C6, C6' : Tụ Board otstrap - tụ tăng cường biên độ tín hiệu ra (biên dương)

38
C7, R3, C7, , R3, : Dập Robel (khi tắt máy thì cuộn dây của tải sinh ra suất điện
động tự cảm, nên C7, R3 dập)
C8: Tụ lọc nguồn
C9, C9, : Tụ xuất tín hiệu ra loa
2.3 Giới thiệu IC LA4440
2.3.1 Kích thước, hình dáng

Hình 3.4: Hình dạng IC LA4440


2.3.2 Các tham số làm việc

Bảng 3.1: C¸c tham sè giíi h¹n lµm viÖc cña IC LA4440
Nhìn vào bảng tham số cho trên bảng 3.1 ta thấy một số tham số cơ bản:
Điện áp nguồn cấp: 13,2V(điều kiện hoạt động bìnhthường)
Dòng IC0 (dòng khi chưa có tín hiệu vào): 100mA, giá trị lớn nhất 200mA
Độ khuếch đại điện áp: 51,5 dB, giá trị lớn nhất 53,5 dB
Công suất ra: 6W(chế độ Stereo)19W(chế độ Bridge)
Điên trở vào: 30K
Tạp âm đầu ra: 0,6mV(Rg = 0); 1,0 (Rg = 10 K)

39
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ THUẬT GHI CHÚ
LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board nguồn Board TT số, tương tự 01 Cái
2 Board hàn 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp 01 Cái
4 Máy hiện sóng Tần số 20 MHZ 01 Bộ
5 Panh kẹp 01 Cái
6 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
7 Kìm uốn 01 Cái
8 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 D1, D2 1N4007 (2A) 02 Con
2 C2, C8, C9, C9, 1000F/50V 05 Con

3 Q1 C828(C1815) 01 Con
4 Q2 C2383 (D468, H1061, 01 Con
D613…)
Cặp đẩy kéo
5 Q3 A1013 (B562, A671, 01 Con
B633…)
6 IC1 LA4440 02 Con
7 VR 100K 01 Con
8 VR1, VR2 10K 02 Con
9 C1, C1, 1F 03 Con

10 C3, C3, 47F 04 Con

C6, C6, 100F 04 Con

C5 220F 02 Con
C2, C2, 102 02 Con

C7, C7, 104 03 Con

C4 103 02 Con
11 Điện trở màu 100, 4,7, 1k, 2,7k, 10 Con
6,8k, 2,2k
12 Dây nối cáp điện thoại 0,2 kg
13 Nhựa thông 0,1 kg
14 Thiếc 1 Cuộn

40
IV. THỰC HÀNH
1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Lắp ráp mạch khuếch đại công suất đẩy kéo nối tiếp dùng 3 transistor
2.1.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 3.1 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
+ 12V

R3

B1

D1
C Q2
TP3 E

GND D2

Q1 E Q3
TP
C 2 B 1
1
B R1 C

VR R2
E

3
2

1 C1 C2

TP1

Hình 3.5: Sơ đồ lắp ráp mạch khuếch đại công suất dùng 3 tzt
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Xác định đúng chân linh ĐHVN
- Kiểm tra chất lượng và xác
bị các kiện, linh kiện đảm bảo chất
định cực tính.
linh kiện lượng.
đã chọn.

41
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng Board
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng. mạch,
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa kìm và
hàn. các chấu hàn theo quy định. kéo.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
hàn. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn lần lượt các TZT Q1, Q2, - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện Q3 chấu hàn. panh,
trên - Hàn VR (cán điều chỉnh phải - Mối hàn chắc chắn, thao Board
Board quay ra ngoài). tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
hàn. - Hàn linh kiện theo thứ tự từ Các linh kiện hàn đúng vị trí
linh kiện
tầng cuối đến tầng đầu. tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
- Hàn C2; R3; D1 , D2 Các dây nối tối ưu, không
- Hàn R1, R2, VR, C1. chồng chéo nhau.
- Hàn dây liên kết mạch. - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
- Hàn dây nối tín hiệu và nối đã vẽ.
tải.
- Hàn dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ
hàn đã được nung nóng làm
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sơ đồ nguyên lý và ngược lại. cực tính.
- Kiểm tra an toàn: Dùng
ĐHVN để thang đo điện trở - Phải đảm bảo giá trị điện
(1 hoặc x10) đo kiểm tra trở thuận, ngược cách xa
hai đầu nguồn cấp và đảo cực nhau.
tính que đo.

42
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp ráp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn tại vị trí TP6, TP7 Board mạch. ĐHVN
cho - Quan sát sự hoạt động của - Kích vào chân tụ C1 có
mạch. mạch. tiếng đáp ở loa.
2.1.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Giá trị điện áp một chiều
Điểm đo
+EC UBEQ1 UBEQ2 UBEQ3 VA
Đo điện áp tại TP6
+12V
với TP7:
Đo điện áp tại TP3
với TP7: +6V
(Điều chỉnh VR)
Đo điện áp tại
0,5V
TP1với TP7:
Đo điện áp tại
0,4
TP5với TP3:
Đo điện áp tại
-0,4
TP2với TP3:
+ Cấp tín hiệu từ máy phát sóng có biên độ 0,1V và tần số f =1KHZ tới đầu vào (UV).
Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Vẽ lại dạng sóng và
xác định công suất ra.
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP3 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
- Giữ nguyên biên độ tín hiệu phát chỉnh tần số phát sóng. Dùng máy hiện sóng
đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định băng thông (được xác định theo sự
khác biệt giữa tần số thấp nhất và tần số cao nhất ở điểm mà hệ số khuếch đại giảm
còn 1/2- thông thường băng thông -3dB).
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
+ Sau đó cấp tín hiệu âm tần từ đầu máy VCD. Điều chỉnh volume để chọn mức
tín hiệu vào phù hợp. Cấp tín hiệu ở đầu đĩa CD vào mạch với cường độ nhỏ

43
(100mV): ở loa phải có tín hiệu lớn hơn nghe rõ lời, tiếng trong, trung thực  mạch
đã hoạt động tốt. Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ.
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP3 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.1.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
1. Hiệu chỉnh mạch
- Muốn đảm bảo an toàn cho transistor và tuổi thọ cho các đèn ở tầng công suất khi
làm việc các tham số sau không được vượt quá giá trị giới hạn :
+ Dòng ICm
+ Điện áp UCEm
+ Công suất tiêu tán cho phép lớn nhất (Ptt)
- Nếu chọn đúng chế độ làm việc cho Q1 thì Q2, Q3 cũng được phân cực đúng chế độ
AB và chọn điểm giữa VA = +1/2EC.
2. Các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch bị tự kích: Khi Do các nhiễu ký sinh - Lắp thêm các tụ hồi tiếp
chưa có tín hiệu ở tần số cao tác động âm tần số cao tại cực CB
đầu vào thì đã có vào. của TZT KĐ hoặc lắp các
tiếng rú ở đầu ra. mạch thoát tần số cao.
Pan 2 - Tín hiệu bị xén cả Do tín hiệu vào quá lớn - Giảm biên độ tín hiệu
2 biên. làm cho Q1 rơi vào đầu vào
trạng thái bão hoà.
Pan 3 -Tín hiệu xén biên Chọn điểm công tác - Định thiên lại cho TZT Q1
trên hoặc biên dưới của Q1 không đúng

2.2 Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng IC LA4440
2.2.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 3.2 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp

44
TP7
0V
C3 C2
VR C1
1 1
R2 TP1
2 2
IN
3 3
A. muting
C5 4
5
C3, 6
7
8
, 9
C 6 TP 3 Rt
+12 10
C8 TP V 6
11
TP 2

C6 R3 12
13
C7 14
R1

C4

Hình 3.6: Sơ đồ lắp ráp mạch khuếch đại công suất dùng IC LA4440
2. Trình tự lắp ráp:
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh kiện định thứ tự chân IC. kiện, linh kiện đảm bảo Board
đã chọn. chất lượng. mạch,
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng Panh kẹp,
Board mạch. cách láng thiếc mỏng vào bóng. kìm và
chân linh kiện (đối với linh kéo.
kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa
hàn. các chấu hàn theo quy
- Uốn nắn chấu hàn. định.
- Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng
bóng thiếc.

45
- Xác định - Xác định vị trí đặt IC vào đế - Vị trí đặt linh kiện phải
vị trí đặt trên Board mạch, vị trí đặt phù hợp đảm bảo đúng kỹ
linh kiện linh kiện, các đường nối dây, thuật và mỹ thuật.
trên Board đường cấp nguồn. - Chân linh kiện không
hàn. - Uốn nắn chân linh kiện cho được uốn sát vào thân và
phù hợp vị trí lắp ráp. không được uốn vuông
góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn linh kiện theo thứ tự từ - Mỗi chân linh kiện một - Mỏ hàn,
linh kiện đầu ra trở lại đầu vào. chấu hàn. panh,
trên Board - Hàn dây liên kết mạch. - Mối hàn chắc chắn, thao Board
hàn. - Hàn dây nối tín hiệu. tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
- Hàn dây cấp nguồn. Các linh kiện hàn đúng vị linh kiện
- Cắm IC vào đế IC trên trí tiếp xúc tốt, tạo dáng
Board mạch. đẹp. Các dây nối tối ưu,
Các chân linh kiện phải được không chồng chéo nhau.
đưa vào trong chấu hàn khi - Hàn đúng như sơ đồ lắp
mỏ hàn đã được nung nóng ráp đã vẽ.
làm chảy thiếc hàn ở chấu
hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm tra Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện
nguội. sang sơ đồ nguyên lý và đúng cực tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
(1 hoặc x10) đo kiểm tra nhau.
hai đầu nguồn cấp và đảo cực
tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn +12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng - Board
Cấp nguồn Board nguồn vào mạch lắp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
cho mạch. ráp tại vị trí TP6, TP7. Board mạch. ĐHVN.
- Quan sát sự hoạt động của - Kích vào chân tụ C1 có
mạch. tiếng đáp ở loa.
2.2.3 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ đạt được thông số như sau:
Điểm đo Giá trị điện áp một chiều đo được
Đo điện áp tại TP6 với TP7: +EC = +12V
Đo điện áp tại TP2 với TP7: +6V

46
Đo điện áp tại TP3 với TP7: +6V
Đo điện áp tại chân (9) so với Bằng nhau và lớn hơn +6V
mass, chân (13) so với mass
Đo điện áp tại chân (1) so với Bằng nhau
mass, chân (7) so với mass
Đo điện áp chân (5) so với mass Nhỏ hơn nguồn cấp
+ Cấp tín hiệu từ máy phát sóng có biên độ 0,1V và tần số thấp tới đầu vào (UV).
Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định công suất ra.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
- Giữ nguyên biên độ tín hiệu phát chỉnh tần số phát. Dùng máy hiện sóng đo
dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định băng thông.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
+ Sau đó cấp tín hiệu âm tần từ đầu máy VCD. Điều chỉnh volume để chọn mức
tín hiệu vào phù hợp. Cấp tín hiệu ở đầu đĩa CD vào mạch với cường độ nhỏ
(100mV): ở loa phải có tín hiệu lớn hơn nghe rõ lời, tiếng trong, trung thực  mạch
đã hoạt động tốt. Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.2.4 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
1. Hiệu chỉnh mạch
- IC phải được gắn tản nhiệt
2. Các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Nếu chân (12) - Do cấp nguồn IC - Kiểm tra cấp nguồn: đo điện áp
và (10) so với chân (11), chân (5). Nếu nguồn
mass không có cấp được đảm bảo vẫn không có
điện áp điện áp ra, kiểm tra liên kết mạch,
các linh kiện phụ trợ quanh IC tốt,
- Do IC hỏng tầng lắp đúng yêu cầu.
công suất -Thay IC
Pan 2 + Nếu điện áp - Do cấp nguồn IC - Kiểm tra cấp nguồn IC, nếu
chân (9) và (13) nguồn cấp đảm bảo
mất điện áp - Do IC hỏng - Thay IC

47
Pan 3 Điện áp chân (5) - Do cấp nguồn IC - Kiểm tra cấp nguồn IC, nếu
bằng 0 nguồn cấp đảm bảo.
- Do IC hỏng bộ cấp - Thay IC
nguồn cho tầng tiền
khuếch đại.

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:
1. Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng 3 tzt
1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 3.1
1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
1.3 Đo kiểm tra các thông số mạch và ghi kết quả vào bảng.
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Giá trị điện áp một chiều
Điểm đo
+EC UBEQ1 UBEQ2 UBEQ3 VA
Đo điện áp tại TP6 với TP7:
Đo điện áp tại TP3 với TP7:
(Điều chỉnh VR)
Đo điện áp tại TP1với TP7:
Đo điện áp tại TP5với TP3:
Đo điện áp tại TP2với TP3:
+ Cấp tín hiệu từ máy phát sóng có điện áp và tần số f tới đầu vào (UV). Dùng máy
hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định công suất ra.
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP7
- Đo tại điểm TP3 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
+ Giữ nguyên biên độ tín hiệu phát chỉnh tần số phát. Dùng máy hiện sóng đo dạng
sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định băng thông.
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP3 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

48
+ Sau đó cấp tín hiệu âm tần từ đầu máy VCD. Điều chỉnh volume để chọn mức
tín hiệu vào phù hợp. Cấp tín hiệu ở đầu đĩa CD vào mạch với cường độ nhỏ
(100mV): ở loa phải có tín hiệu lớn hơn nghe rõ lời, tiếng trong, trung thực  mạch
đã hoạt động tốt. Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ.
- Đo tại điểm TP4 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP7
- Đo tại điểm TP3 – TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
1.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2. Lắp ráp mạch khuếch đại công suất âm tần dùng LA4440
2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 3.2
2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
2.3 Lắp ráp, đo kiểm tra các thông số mạch và ghi kết quả vào bảng:
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ được thông số như sau:
Điểm đo Giá trị điện áp một chiều đo được
Đo điện áp tại TP6 với TP7:
Đo điện áp tại TP2 với TP7:
Đo điện áp tại TP3 với TP7:
Đo điện áp tại chân (9) so với mass,
chân (13) so với mass
Đo điện áp tại chân (1) so với mass,
chân (7) so với mass
Đo điện áp chân (5) so với mass
+ Cấp tín hiệu từ máy phát sóng có điện áp và tần số f tới đầu vào (UV). Dùng máy
hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định công suất ra.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
- Giữ nguyên biên độ tín hiệu phát chỉnh tần số phát. Dùng máy hiện sóng đo
dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ. Xác định băng thông, đáp tuyến biên tần.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

49
+ Sau đó cấp tín hiệu âm tần từ đầu máy VCD. Điều chỉnh volume để chọn mức
tín hiệu vào phù hợp. Cấp tín hiệu ở đầu đĩa CD vào mạch với cường độ nhỏ
(100mV): ở loa phải có tín hiệu lớn hơn nghe rõ lời, tiếng trong, trung thực  mạch
đã hoạt động tốt. Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng tại các điểm đo trên sơ đồ.
- Đo tại điểm TP1 – TP7
- Đo tại điểm TP2 – TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 4

50
Bài 4: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG OPAM

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được tác dụng linh kiện và đưa ra biểu thức toán cho mạch khuếch đại,
mạch cộng, mạch trừ, mạch tích phân, mạch vi phân.
- Trình bày được trình tự lắp ráp mạch.
2. Kỹ năng
- Nhận biết IC và kiểm tra được tình trạng các linh kiện trong mạch OPAM.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
Bộ khuếch đại thuật toán (OPAM- Operational Aplifier) được ứng dụng để
thiết kế mạch thực hiện các phép toán như: cộng, trừ, tích phân, vi phân …, ngoài ra
bộ khuếch đại thuật toán còn được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật điện tử để thiết
kế mạch điều khiển, mạch tạo xung, mạch ổn áp, mạch lọc tích cực…
1. Mạch khuếch đại đảo
1.1 Sơ đồ nguyên lý
VR 10K
R2
50%
1K
+12V
TP4
IC
TP1 8 TL082 TP2
If 3 A
R1 I1 1
2 B
+
N I0 TP5 Ur C
Uv 1K 4
TP3 D
AM FM -
-12V

Hình 4.1: Mạch khuếch đại đảo


1.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
1.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.

51
R2  VR
Điện áp ra: U r  Uv (4.1)
R1
Ur R  VR
Hệ số khuếch đại đảo (KD): KKD   2
UV R1 (4.2)
Hệ số KD phụ thuộc vào giá trị các điện trở R1, R2, VR.
2. Mạch khuếch đại không đảo
2.1 Sơ đồ nguyên lý
VR 10K
R2
50%
1K
+12V
TP1 TP4 IC
8 TL082 TP2
+
+
3 A
1
Uv 2 B
TP5 Ur C
AM FM - 4
TP3 R1 D
1K
-12V

Hình 4.2: Mạch khuếch đại không đảo


2.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
2.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
R  R  VR
Điện áp ra: Ur  Uv 1 2 (4.3)
R1
U R  R  VR R  VR
Hệ số khuếch đại không đảo (KD): KKD  r  1 2  1 2 (4.4)
Uv R1 R1
Ta thấy rằng Ur đồng pha với Uv, hệ số KKD phụ thuộc vào các điện trở R1, R2, VR.
3. Mạch cộng tín hiệu tương tự
3.1 Mạch cộng đảo
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý
Rf 10k
TP1
TP5 +12V
+
Uv1 8 IC TP4
R1 If +
AM FM - 3 TL082 A
TP2 1k I1 I0 2 B
1 Ur
N TP C
+
I2
3 4 TP6 D
R2
Uv2 1k
- -12V
AM FM

Hình 4.3: Mạch cộng đảo


3.1.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.

52
3.1.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
U U
có điện áp ra: U r  ( v1  v2 ).R f
R1 R 2
Nếu chọn R1  R2  R
Rf
Thì điện áp ra:
Ur   Uv1  Uv 2 
R (4.5)
Ta thấy điện áp ra tỷ lệ với tổng của các tín hiệu vào.
3.2 Mạch cộng không đảo
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý
Rf 10k
TP1

+ TP5 +12V
Uv1 IC
AM FM - R1 8 TL082 TP2
TP2 1k I1 I0 +
3 A
P 1
+ 2 B
R2 I2 TP6 Ur C
Uv2 1k 4
AM FM -
TP3 R3 D
1K
-12V

Hình 4.4: Mạch cộng không đảo


3.2.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
3.2.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5
R f U v1R2  U v 2 R1
ta có: U r  (1  )
R3 R1  R2 (4.6)
Ta thấy điện áp ra tỷ lệ với tổng của các tín hiệu vào.
4. Mạch trừ
4.1 Sơ đồ nguyên lý
R3 10k
TP1

+ TP5 +12V
Uv1 IC
AM FM - R1 8 TL082 TP4
TP2 1k +
3 A
P 1
+ R2 2 B
N
Uv2 TP6 Ur C
- 2k R 4
AM FM
4 TP3 D
5k
-12V

Hình 4.5: Mạch trừ


4.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.

53
4.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5 .
Đặt: R4 = R1; R3=R2; α=5
Từ mạch điện ta có:  Ur  (Uv2  Uv1 ). (4.7)
Ta thấy điện áp ra tỷ lệ theo  với hiệu của hai tín hiệu vào.
5. Mạch tích phân
5.1 Sơ đồ nguyên lý
C 103

TP4 +12V
IC
TP1 8 TL082 TP2
iC 3 A
R iR 1
B
+
2
N i0 TP5 Ur C
Uv 1K 4
TP3 D
AM FM -
-12V

Hình 4.6: Mạch tích phân (biến đổi xung vuông thành xung tam giác)
5.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
5.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5 .
1 t
RC 0
 Ur   U v dt  U c (0)
(4.8)
6. Mạch vi phân
6.1 Sơ đồ nguyên lý
R2 1K

TP4 +12V
IC
TP1 C 8 TL082 TP2
103 iR2 3 A
R1 iC 1
2 B
+
i0 TP5 Ur C
Uv 5K 4
TP3 D
-
AM FM
-12V

Hình 4.7: Mạch vi phân


6.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.

54
6.3 Nguyên lý làm việc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5
dUv
có: U r  R 2C
dt (4.9)
Ta thấy điện áp ra tỷ lệ với đạo hàm của điện áp vào.
7. Giới thiệu linh kiện

Ký hiệu Tham số Giá trị Đơn vị


Vcc Điện áp nguồn 18 V
VI Điện áp vào 15 V
Ptot Công suất 680 mW
tiêu tán
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ THUẬT GHI CHÚ
LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board nguồn Board TT số, tương tự 01 Cái
2 Board hàn 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp 01 Cái
4 Máy hiện sóng Tần số 20 MHZ 01 Bộ
5 Panh kẹp 01 Cái
6 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
7 Kìm uốn 01 Cái
8 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 IC1 TL082 (741) 02 Con
2 C1 , C 104 02 Con
3 Điện trở màu 100, 1k, 10k, 22k, 47k 06 Con
4 Dây nối cáp điện thoại 0,2 kg
5 Nhựa thông 0,1 kg
6 Thiếc 1 Cuộn

55
IV. THỰC HÀNH
1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Lắp ráp mạch khuếch đại đảo
2.1.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 4.1 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
+12V TP4
-12V
TP5
TP2
TP1
1 8
R1 2 7
TP3
3 6
0V R2
4 5
VR
1

2
3
TL082

Hình 4.8: Sơ đồ lắp ráp mạch khuếch đại đảo


2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
- Kiểm tra chất lượng và xác
các linh kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện.
định thứ tự chân IC.
kiện đã lượng.
chọn.

56
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. Board
mạch. chân linh kiện (đối với linh mạch
kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa kìm và
hàn. các chấu hàn theo quy định. kéo.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí cắm IC vào - Vị trí đặt linh kiện phải phù
vị trí đặt đế trên Board hàn, vị trí đặt hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
linh kiện linh kiện, các đường nối dây, và mỹ thuật.
trên Board đường cấp nguồn. - Chân linh kiện không được
hàn. - Uốn nắn chân linh kiện cho uốn sát vào thân và không
phù hợp vị trí lắp ráp. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn linh kiện phụ trợ R1, R2
- Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn dây liên kết mạch. chấu hàn. panh,
trên Board - Hàn dây cấp nguồn. - Mối hàn chắc chắn, thao Board
hàn. - Gắn IC TL082 lên đế cắm tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
(chú ý thứ tự chân) Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện
Các chân linh kiện phải được
tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
đưa vào trong chấu hàn khi Các dây nối tối ưu, không
mỏ hàn đã được nung nóng chồng chéo nhau.
làm chảy thiếc hàn ở chấu - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
hàn. đã vẽ.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch:
- Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắpkết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại. - Phải đảm bảo giá trị điện
- Kiểm tra an toàn: trở thuận, ngược cách xa
nhau..
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng - Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp ráp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn cho tại vị trí +12V, -12V và GND. Board mạch. ĐHVN.
mạch. - Cấp tín hiệu từ máy phát
sóng âm tần đưa tới.
- Quan sát sự hoạt động của
mạch.

57
2.1.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Khi cấp tín hiệu tới đầu vào dạng sin biết UV = 1V; tần số f =100Hz.
 Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ tại điểm
- Đo TP1 - TP3
- Đo TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
- Xác định hệ số khuếch đại (KKD): áp dụng công thức 4.2 tính hệ số khuếch đại
sau đó so sánh với kết quả hiển thị trên máy hiện sóng.
- Xác định pha giữa điện áp ra và điện áp vào: áp dụng công thức 4.1.
+ Thay đổi điện trở R2 để có độ khuếch đại điện áp theo yêu cầu hoặc điều chỉnh VR
để điều chỉnh hệ số khuếch đại.
 Dùng ĐHVN (thang AC) đo điện áp tại các điểm đo và so sánh với công thức
tính điện áp ra.
Điểm đo Kết quả đo
Đo nguồn cấp IC VCC = 12V
Đo điện áp vào TP1-TP3 UV = 1V
Đo điện áp ra TP2 - TP3 Ur  -15V
2.1.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch được cấp - Do tín hiệu vào - Đo kiểm tra tín hiệu vào
nguồn, đo không có - Do liên kết mạch. - Đo lại kiểm tra lại liên kết
tín hiệu ở đầu ra. mạch, nếu linh kiện phụ trợ tốt
mà vẫn không có tín hiệu ra
- Do IC - Kiểm tra thay IC
Pan 2 Mạch được cấp - Do chọn - Chọn lại giá trị R1, R2
nguồn, đo có tín hiệu R2  R1
đầu ra nhưng không
khuếch đại.
2.2 Lắp ráp mạch khuếch đại không đảo
2.2.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 4.2 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
bị các định thứ tự chân IC . kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện
linh kiện lượng. điện tử,
đã chọn. mỏ hàn

58
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng.
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa Board
hàn. các chấu hàn theo quy định. mạch
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay Panh kẹp,
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng kìm và
thiếc. kéo.
- Xác - Xác định vị trí gắn IC, vị trí - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí đặt linh kiện, các đường nối hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh dây, đường cấp nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
hàn. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự: - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
- Lắp ráp - Hàn linh kiện phụ trợ R1, R2 chấu hàn. panh,
linh kiện - Hàn dây liên kết mạch. - Mối hàn chắc chắn, thao Board
trên - Hàn dây cấp nguồn. tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
Board - Gắn IC TL082 lên đế cắm Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện
vạn năng. (chú ý thứ tự chân) tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
Các chân linh kiện phải được Các dây nối tối ưu, không
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ chồng chéo nhau.
hàn đã được nung nóng làm - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
chảy thiếc hàn ở chấu hàn. đã vẽ.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sơ đồ nguyên lý và ngược lại. cực tính.
- Kiểm tra an toàn: - Phải đảm bảo giá trị điện
trở thuận, ngược cách xa
nhau.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng
Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp ráp cực tính, đúng vị trí trên
nguồn,
nguồn tại vị trí +12V, -12V và GND. Board mạch. ĐHVN.
cho - Cấp tín hiệu từ máy phát sóng
mạch. âm tần đưa tới.
- Quan sát sự hoạt động của
mạch.
2.2.2 Đo kiểm tra thông số mạch điện
+ Dùng ĐHVN (thang AC) đo điện áp tại các điểm đo TP2 với GND và so sánh
với công thức tính điện áp ra.

59
+ Khi cấp tín hiệu tới đầu vào Uv có biên độ 500mV có tần số f = 1khz dùng máy hiện
sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định hệ số khuếch đại và pha giữa
điện áp ra, điện áp vào.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, hệ số khuếch
đại theo yêu cầu.
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm sau:
- Đo tại TP1 - TP3
- Đo tại TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.3 Lắp ráp mạch cộng tín hiệu tương tự
2.3.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 4.3 trên Board hàn
1. Sơ đồ lắp ráp
TP
+12V
TP 6
5 -12V
TP
4 1 8

2 7
GN
3 6
D
4 5

Rf R2
R1
TP
TL082

TP1

Hình 4.9: Sơ đồ lắp ráp mạch cộng tín hiệu tương tự


2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh xác định cực tính, xác kiện, linh kiện đảm bảo linh kiện
kiện đã định thứ tự chân IC . chất lượng.
chọn.

60
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board Bằng cách láng thiếc bóng. Board
mạch. mỏng vào chân linh kiện mạch
(đối với linh kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các - Đảm bảo sự liên kết giữa kìm và
chấu hàn. các chấu hàn theo quy kéo.
định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng
bóng thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí IC, vị trí - Vị trí đặt linh kiện phải
vị trí đặt đặt linh kiện, các đường phù hợp đảm bảo đúng kỹ
linh kiện nối dây, đường cấp thuật và mỹ thuật.
trên Board nguồn.
hàn. - Uốn nắn chân linh kiện - Chân linh kiện không được
cho phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn linh kiện phụ trợ Mỗi linh kiện một chấu Mỏ hàn,
linh kiện R1, R2, Rf hàn. panh,
trên Board - Hàn dây liên kết mạch. - Mối hàn chắc chắn, thao Board hàn
hàn. - Hàn dây cấp nguồn. tác hàn nhanh, gọn gàng. và linh
- Gắn IC TL082 lên đế Các linh kiện hàn đúng vị kiện
cắm (chú ý thứ tự chân) trí tiếp xúc tốt, tạo dáng
Các chân linh kiện phải đẹp. Các dây nối tối ưu,
được đưa vào trong chấu không chồng chéo nhau.
hàn khi mỏ hàn đã được - Hàn đúng như sơ đồ lắp
nung nóng làm chảy thiếc ráp đã vẽ.
hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm mạch: Dò lại mạch từ sơ kết đúng, các linh kiện
tra nguội. đồ đã lắp sang sơ đồ đúng cực tính.
nguyên lý và ngược lại. - Phải đảm bảo giá trị điện trở
- Kiểm tra an toàn: thuận, ngược cách xa nhau.

61
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp 0V từ Board nguồn vào cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn cho mạch lắp ráp tại vị trí Board mạch. ĐHVN
mạch. +12V, -12V và GND.
- Cấp tín hiệu từ máy phát
sóng đưa tới.
- Quan sát sự hoạt động
của mạch.
2.3.2 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 1 với UV1 có biên độ 500mV, tần
số fv1 = 1khz. Cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 2 với UV2 có biên độ
500mV, tần số fv2 = 1khz.
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện
áp ra.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, ổn định điện áp
ra theo yêu cầu.
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm đo sau:
- Đo tại TP1- TP3
- Đo tại TP2- TP3
- Đo tại TP4 -TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4 Lắp ráp mạch tích phân
2.4.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 4.6 trên Board hàn
1. Sơ đồ lắp ráp
TP4
TP5 +12V
-12V

TP2 1 8

GND
4
R
C

1 8
2
TL082

7
TP1 3
4
6
5

Hình 4.10: Sơ đồ lắp ráp mạch tích phân

62
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh định thứ tự chân IC . kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện.
kiện đã lượng.
chọn.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. Board
mạch. chân linh kiện (đối với linh mạch
kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa kìm và
hàn. các chấu hàn theo quy định. kéo.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí IC, vị trí đặt - Vị trí đặt linh kiện phải phù Board
vị trí đặt linh kiện, các đường nối dây, hợp đảm bảo đúng kỹ thuật mạch
linh kiện đường cấp nguồn. và mỹ thuật. Panh kẹp,
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được kìm và
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kéo
được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp -Hàn linh kiện phụ trợ R, C. - Mỗi chân linh kiện một - Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn dây liên kết mạch. chấu hàn. panh,
trên Board - Hàn dây cấp nguồn. - Mối hàn chắc chắn, thao Board
hàn. Gắn IC TL082 lên đế cắm tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
(chú ý thứ tự chân) Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện
Các chân linh kiện phải được tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
đưa vào trong chấu hàn khi Các dây nối tối ưu, không
mỏ hàn đã được nung nóng chồng chéo nhau.
làm chảy thiếc hàn ở chấu - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
hàn. đã vẽ.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên - ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn - Phải đảm bảo giá trị điện trở
thuận, ngược cách xa nhau.

63
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp ráp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn cho tại vị trí +12V, -12V và GND. Board mạch. ĐHVN.
mạch. - Cấp tín hiệu từ máy phát
sóng âm tần đưa tới.
- Quan sát sự hoạt động của
mạch.
2.4.2 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu dạng xung vuông tới đầu vào biết Uv = 1V, tần số f =50Hz dùng
máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện áp ra.
+ Thay đổi tụ C hoặc thay đổi tần số tín hiệu vào để có dạng sóng điện áp ra theo
yêu cầu.
+ Vẽ dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
- Đo tại TP1 - TP3
- Đo tại TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch không có - Do nguồn cấp, tín hiệu vào - Kiểm tra cấp nguồn và
tín hiệu ra. tín hiệu vào
- Do liên kết mạch. - Kiểm tra lại liên kết
- Nguồn vào IC không có mạch, liên kết đúng yêu
cầu, đo có nguồn, có tín
hiệu vào, các linh kiện phụ
trợ tốt
- Do IC - Kiểm tra thay thế IC
Pan 2 Tín hiệu ra có - Trị số R chưa phù hợp. - Chọn lại giá trị R
nhưng chưa
đúng yêu cầu.
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH
- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:

64
1. Lắp mạch khuếch đại đảo
1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.1
1.2 Sơ đồ lắp ráp hình 4.8
1.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu tới đầu vào dạng sin biết UV = 1V; tần số f =100Hz.
- Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ tại điểm:
- Đo TP1 - TP3
- Đo TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
- Xác định hệ số khuếch đại (KD).
- Xác định pha giữa điện áp ra và điện áp vào.
+ Thay đổi điện trở R2 để có độ khuếch đại điện áp theo yêu cầu hoặc điều chỉnh VR
để điều chỉnh hệ số khuếch đại.
+ Dùng ĐHVN (thang AC) đo điện áp tại các điểm đo TP2 với GND và so sánh với
công thức tính điện áp ra.
2. Lắp mạch khuếch đại không đảo
2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.2
2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
2.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Dùng ĐHVN (thang AC) đo điện áp tại các điểm đo TP 2 với GND và so sánh
với công thức tính điện áp ra.
+ Khi cấp tín hiệu tới đầu vào Uv có biên độ 500mV có tần số f = 1khz dùng máy hiện
sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định hệ số khuếch đại và pha giữa
điện áp ra, điện áp vào.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, hệ số khuếch
đại theo yêu cầu.
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm sau:
- Đo tại TP1 - TP3
- Đo tại TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
3. Lắp mạch cộng tín hiệu
3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.3
3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
3.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 1 với UV1 có biên độ 500mV, tần

65
số fv1 = 1khz. Cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 2 với UV2 có biên độ
500mV, tần số fv2 = 1khz.
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện áp ra.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, ổn định điện áp
ra theo yêu cầu.
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm đo sau:
- Đo tại TP1- TP3
- Đo tại TP2 - TP3
- Đo tại TP4 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
4. Lắp mạch cộng không đảo
4.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.4
4.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
4.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 1 với UV1 có biên độ 500mV, tần
số fv1 = 1khz. Cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 2 với UV2 có biên độ
500mV, tần số fv2 = 1khz.
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện áp ra.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, ổn định điện áp
ra theo yêu cầu.
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm đo sau:
- Đo tại TP1- TP3
- Đo tại TP2 - TP3
- Đo tại TP4 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
5. Lắp mạch trừ tín hiệu
5.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.5
5.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
5.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 1 với UV1 có biên độ 500mV, tần
số fv1 = 1khz. Cấp tín hiệu có dạng tam giác tới đầu vào 2 với UV2 có biên độ
500mV, tần số fv2 = 1khz.
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện
áp ra.
+ Thay đổi điện trở hồi tiếp âm để có độ ổn định chế độ công tác, ổn định điện áp
ra theo yêu cầu.

66
Đo dạng sóng tại TP1, TP2 với GND và vẽ lại dạng sóng tại các điểm đo sau:
- Đo tại TP1- TP3
- Đo tại TP2 - TP3
- Đo tại TP4 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
6. Lắp ráp mạch tích phân
6.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.6
6.2 Sơ đồ lắp ráp hình 4.10
6.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu dạng xung vuông tới đầu vào biết Uv = 1V, tần số f =50Hz dùng
máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện áp ra.
+ Thay đổi tụ C hoặc thay đổi tần số tín hiệu vào để có dạng sóng điện áp ra theo
yêu cầu.
+ Vẽ dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
- Đo tại TP1 - TP3
- Đo tại TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
7. Lắp ráp mạch vi phân
7.1 Sơ đồ nguyên lý hình 4.7
7.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
7.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Khi cấp tín hiệu dạng xung vuông tới đầu vào biết Uv = 1V, tần số f =50Hz dùng
máy hiện sóng đo dạng sóng vào ra trên cùng trục toạ độ. Xác định điện áp ra.
+ Thay đổi tụ C hoặc thay đổi tần số tín hiệu vào để có dạng sóng điện áp ra theo
yêu cầu.
+ Vẽ dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
- Đo tại TP1 - TP3
- Đo tại TP2 - TP3
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Sinh viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 4

67
Bài 5: LẮP MẠCH DAO ĐỘNG VÀ TẠO XUNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được tác dụng linh kiện, điều kiện tạo dao động và nguyên lý làm việc
của mạch tạo dao động hình sin, mạch tạo xung vuông.
- Trình bày được trình tự lắp ráp mạch.
2. Kỹ năng
- Nhận biết IC và kiểm tra được tình trạng các linh kiện trong mạch dao động.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập.
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. Mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741
1.1 Sơ đồ nguyên lý

VR
100k
72%

+12V
TP5

R5
7

22k TP4
C1 C2 C3 IC1 Ur
TP1 TP2 TP3 R4 3
104 104 104 74 6
1k
2
1
4
1
5 TP6

R2 R3
R1
5,6k 5,6k 5,6k
TP7
-12V

Hình 5.1: Sơ đồ nguyên lý mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741
1.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 6
1.3 Phân tích điều kiện dao động
+/ Điều kiện cân bằng pha:
K    n  2

68
+/ Điều kiện cân bằng biên độ:
Có K    1
1 1
Ta có:  , với  
1  5  j (6   )
2 2
 RC
1

(1  5 )   2 (6   2 )2
2

 ( 2  6)
  acrtg
1  5 2
 ( 2  6)
  acrtg
1  5 2
1
Với mạch di pha này      2  6     K  29 . Với  2  6  tần
29
1
số dao động f dd 
2 6RC
Với   6 mạch dao động dạng sin biên độ ổn định, tần số bằng
2

1
f dd 
2 6RC
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 6.

1.4 Giới thiệu linh kiện

UA741

Ký hiệu Tham số Giá trị Đơn vị


Vcc Điện áp nguồn 18 V
VI Điện áp vào 15 V
Ptot Công suất tiêu tán 500 mW
T Khoảng nhiệt độ -65 125 0
C

69
2. Mạch dao động tạo xung vuông dùng transistor
2.1 Sơ đồ nguyên lý
+12V

TP5

RC1 RB2 RB1 RC2


100k 100k 680
680

LED1
C1 C2 LED2
TP2 104 TP1 TP3 104 TP4

Ur1 Ur2

Q1
Q2
C828 C828

TP6

Hình 5.2: Sơ đồ nguyên lý mạch dao động tạo xung vuông dùng Transistor
2.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5. Ub1
Ube

2.3 Nguyên lý làm việc -EC

Ur1
Ta chọn: +EC

IC0.RC

RB1  RB 2  RB ; RC  RC  RC ; C1  C2  C
1 2
t1 t2 t
Ub2

Tần số xung: t
1 1
f   -EC

2ln 2 RB  C 1,4 RB  C
Ur2

  RB  C +EC

- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5. t

2.4 Giới thiệu linh kiện

70
3. Mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741
3.1 Sơ đồ nguyên lý
R1
22k

+12V

TP5

7
IC1 TP2
3 Ur
TP1 6
2 741

R2

4
1
5
C1 10k
R4
104 TP6 220
TP7 -12V

LED
R3
47k

Hình 5.3: Sơ đồ nguyên lý mạch dao động tạo xung vuông dùng IC741
3.2 Tác dụng linh kiện
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
3.3 Nguyên lý hoạt động
- Tần số xung:
1
f 
2R
2R1C1 ln(1  3 )
R2
1 1
Nếu R1  R2  f  
2R1C1 ln3 2,2R1C1
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5.
4. Mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555
4.1 Sơ đồ nguyên lý
+12V +12V
R1
1,5k TP5
R1 8 4
7
R
R3
U3 TP2 R2 5 2/3Vcc
8

220 T
4 3
VCC

R Q COMP 1
R2 6
7 LED
10k
IC2
DC
R
R Q
R
5
CV 555 LED 2 3
S Q
COMP 2 OUT
TP1 1/3Vcc
C1 R, S - FF
GND

2 6
TR TH
R
C2
1

C1
104 104
1
TP6

(a) (b)
Hình 5.4: Sơ đồ nguyên lý mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555

71
4.2 Tác dụng linh kiện
Uc
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5. +2/3VCC
4.3 Nguyên lý làm việc
+1/3VCC
- Tần số xung
0 t
Ur
1
f 
( R1  2R2 )  C1 ln 2
- Đọc tài liệu bài giảng điện tử cơ bản 2 chương 5. 0 t1 t2 t

4.4 Giới thiệu linh kiện Hình 5.4c: Đồ thị dạng sóng

0V +3-15V

trigger discharge

output threshold

reset control voltage

+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 :


LM555, NE555, NE7555..)
+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất lớn nhất là : 600mW

III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH


(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/2SV)
SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ THUẬT GHI CHÚ
LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board nguồn Board TT số, tương tự 01 Cái
2 Board hàn 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp 01 Cái
4 Máy hiện sóng Tần số 20 MHz 01 Bộ
5 Panh kẹp 01 Cái
6 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
7 Kìm uốn 01 Cái
8 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 IC1 741 (0,5W) 01 Con
2 C1, C2, C3 104 08 Con
3 VR 100k, 10k 03 Con
4 IC2 555 555 01 Con

72
5 Q1, Q2 C828 (C1815, C2383) 02 Con
6 Điện trở màu 100, 220, 680, 5,6k, 1k, 20 Con
10k,100k, 22k, 47k…
7 Led Led đơn 04 Con
8 Dây nối Cáp điện thoại 0,2 kg
9 Nhựa thông 0,1 kg
10 Thiếc 1 Cuộn

IV. THỰC HÀNH


1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt gọn gàng đúng vị trí
dễ thao tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Lắp ráp mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741
2.1.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 5.1 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
-12V TP6 +12V TP5

R6
2
3

VR
1

TP7
1 8
0V R5 R7
2 7 TP4
3 6
4 5
R3 R4

TP3
R2
C3
TP2
R1
C2
TP1
C1

Hình 5.5: Sơ đồ lắp ráp mạch dao động di pha 3 mắt RC

73
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh định cực tính, xác định thứ tự kiện, linh kiện đảm bảo chất linh kiện.
kiện đã chân IC . lượng.
chọn.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng. Board
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). mạch
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa Panh kẹp,
hàn. các chấu hàn theo quy định. kìm và
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay kéo.
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác định - Xác định vị trí IC, vị trí đặt - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
vị trí đặt linh kiện, các đường nối dây, hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và Board
linh kiện đường cấp nguồn. mỹ thuật. mạch
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được Panh kẹp,
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kìm và
được uốn vuông góc. kéo.
Bước 2: Hàn theo trình tự: - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
- Lắp ráp - Hàn chiết áp, các trở R4, R5 chấu hàn. panh,
linh kiện - Hàn các tụ C1, C2, C3, các trở - Mối hàn chắc chắn, thao tác Board hàn
trên Board R1, R2, R3. hàn nhanh, gọn gàng. Các và linh
hàn. - Hàn dây liên kết mạch. linh kiện hàn đúng vị trí tiếp kiện
- Hàn dây cấp nguồn xúc tốt, tạo dáng đẹp. Các dây
- Lắp IC 741 vào đế vị trí đã xác nối ít chồng chéo nhau.
định. - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
Các chân linh kiện phải được đã vẽ.
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ
hàn đã được nung nóng làm
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.

74
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên kết ĐHVN
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang sơ đúng, các linh kiện đúng cực
tra nguội. đồ nguyên lý và ngược lại. tính.
- Kiểm tra an toàn: - Phải đảm bảo giá trị điện trở
thuận, ngược cách xa nhau.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào mạch lắp ráp tại vị trí cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn cho TP5, TP6, TP7 Board mạch. ĐHVN.
mạch. - Quan sát sự hoạt động của - Led báo sáng và nhấp nháy.
mạch.
2.1.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP7: +12V
Đo điện áp tại TP6 với TP7: -12V
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
- Đo dạng sóng tại TP1 - TP7
- Đo dạng sóng tại TP4 - TP7
- Đo dạng sóng tại TP2 - TP7
- Đo dạng sóng tại TP4 - TP7
- Đo dạng sóng tại TP3 - TP7
- Đo dạng sóng tại TP4 - TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.1.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch được cấp - Do nguồn cấp - Đo kiểm tra cấp nguồn
nguồn, đo không - Do liên kết mạch mà - Đo lại kiểm tra lại liên
có xung sin ở đầu điều kiện dao động chưa kết mạch
ra đảm bảo. - Điều chỉnh VR để đạt
điều kiện tạo dao động
Pan 2 Mạch được cấp - Nếu mạch di pha hoạt - Kiểm tra thay IC
nguồn, đo đầu ra động tốt, các linh kiện
không có xung Sin, phụ trợ tốt thì do IC
đo TP1, TP2, TP3 so
với TP7 có xung
2.2. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng transistor
2.2.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 5.2

75
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
+12
TP5
V
TP6
0V
RC2 RC1 RB1 RB2

E
TP2

Q1
C
LED1

B
C1 TP 1 C2

Q2
C
LED2 TP3 TP4

Hình 5.6: Sơ đồ lắp ráp mạch dao động đa hài dùng tzt
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh kiện, ĐHVN,
các linh định cực tính linh kiện linh kiện đảm bảo chất lượng. linh kiện.
kiện đã
chọn.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. Board
mạch. chân linh kiện (đối với linh - Đảm bảo sự liên kết giữa các mạch
kiện cũ). chấu hàn theo quy định. Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Các chấu hàn phải ngay ngắn, kìm và
hàn. thẳng hàng, sáng bóng thiếc. kéo.
- Uốn nắn chấu hàn.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù Board
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và mạch,
linh kiện nguồn. mỹ thuật. Panh kẹp,
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được kìm và
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kéo.
được uốn vuông góc.

76
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn 2 Transistor, tụ C1,C2 - Mỗi chân linh kiện một chấu Mỏ hàn,
linh kiện trở RB1, RB2, hàn. panh,
trên Board - Hàn RC1, RC2, Led1, Led2 - Mối hàn chắc chắn, thao tác Board hàn
hàn. - Hàn dây liên kết mạch. hàn nhanh, gọn gàng. Các linh và linh
- Hàn dây cấp nguồn. kiện hàn đúng vị trí tiếp xúc kiện
Các chân linh kiện phải được tốt, tạo dáng đẹp. Các dây nối
đưa vào trong chấu hàn khi ít chồng chéo nhau.
mỏ hàn đã được nung nóng - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
làm chảy thiếc hàn ở chấu đã vẽ.
hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên kết ĐHVN
Đo kiểm tra Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp đúng, các linh kiện đúng cực
nguội. sang sơ đồ nguyên lý và tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn - Phải đảm bảo giá trị điện trở
thuận, ngược cách xa nhau.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn Board nguồn vào mạch lắp tính, đúng vị trí trên Board nguồn,
cho mạch. ráp tại vị trí TP5, TP6, TP7 mạch. ĐHVN.
- Quan sát sự hoạt động của - Led báo sáng và nhấp nháy.
mạch.

2.2.2. Đo kiểm tra các thông số mạch


+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP6: +12V
Ube1 Ube2
Đo điện áp 0,7V 0V
0V 0,7V
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ:
Đo dạng sóng tại TP1 với TP6
tại TP4 với TP6
Đo dạng sóng tại TP3 với TP6
tại TP2 với TP6
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

77
2.2.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch được cấp - Do Q1, Q2 chưa dẫn - Đo kiểm tra cấp nguồn,
nguồn, đo không có - Do liên kết mạch mà điều đo UBE1, UBE2
xung vuông ở đầu ra kiện dao động chưa đảm - Đo lại kiểm tra lại liên
(2 LED không sáng) bảo kết mạch
- Do 2 tụ chập hoặc (khô), - Kiểm tra thay thế tụ
mất phản hồi, không có
dao động
Pan 2 Mạch được cấp -Một trong 2 Transistor - Kiểm tra phân cực cho
nguồn, đo không có mất phân cực Transistor: Đo UBE1, UBE2
xung vuông ở đầu ra - Một trong 2 tụ chập - Kiểm tra thay thế tụ
( đầu ra 1 Led sáng,
1 Led tắt)
Pan 3 Có xung, xung ra - Do tích trễ RC lớn -Sửa cạnh xung (dùng
tròn cạnh (chưa Diode để tạo đường nạp
vuông) nhanh, xả chậm)
2.3 Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741
2.3.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 5.3 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp

TP5
TP6
R1
1 8
TP1 2 7
R2
3 6 TP2
4 5
C1
R3 R6

GND

LED

Hình 5.7: Sơ đồ lắp ráp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741

78
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN
bị các định cực tính, xác định thứ tự kiện, linh kiện đảm bảo chất Board
linh kiện chân IC . lượng. mạch
đã chọn. Panh kẹp,
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng kìm và
tra Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. kéo.
mạch. chân linh kiện (đối với linh
kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa
hàn. các chấu hàn theo quy định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
hàn. được uốn vuông góc.
Bước 2:
- Lắp ráp Hàn theo trình tự: - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn tụ C1 trở R1, R2, R3 chấu hàn. panh,
trên - Hàn trở R4, R5, R6, Led - Mối hàn chắc chắn, thao Board
Board - Hàn dây liên kết mạch. tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
hàn. - Hàn dây cấp nguồn Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện
- Lắp IC 741 vào đế IC đã xác tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
định vị trí. Các dây nối ít chồng chéo
Các chân linh kiện phải được nhau.
đưa vào trong chấu hàn khi - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
mỏ hàn đã được nung nóng đã vẽ.
làm chảy thiếc hàn ở chấu
hàn.

79
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn. - Phải đảm bảo giá trị điện
trở thuận, ngược cách xa
nhau.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn ráp tại vị trí TP5, TP6, TP7 Board mạch. ĐHVN.
cho - Quan sát sự hoạt động của - Led báo sáng và nhấp
mạch. mạch. nháy.

2.3.2 Đo kiểm tra các thông số mạch


+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP7: +12V
Đo điện áp tại TP6 với TP7: -12V
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ:
Đo dạng sóng tại TP1 với TP7
tại TP2 với TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.3.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1 Mạch được - Do liên kết mạch - Đo lại kiểm tra lại liên kết mạch.
cấp nguồn, mà điều kiện dao Mạch liên kết tốt, kiểm tra các linh
đo không có động chưa đảm bảo kiện phụ trợ tốt, mạch vẫn không
xung vuông hoạt động theo yêu cầu.
ở đầu ra - Do IC - Kiểm tra thay thế IC

2.4 Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555
2.4.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 5.4 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp

80
+12V TP5
0V TP6
C1 R1
LED
1 8
R3 TP1 C2
TP2
2 7
3 6
R2
4 5

NE55
5

Hình 5.8: Sơ đồ lắp ráp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh định cực tính, xác định thứ tự kiện, linh kiện đảm bảo chất Board
kiện đã chân IC . lượng. mạch
chọn. Panh kẹp,
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng
kìm và
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng.
kéo.
mạch. chân linh kiện (đối với linh
kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa
hàn. các chấu hàn theo quy định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.

81
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
linh kiện nguồn. và mỹ thuật.
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
hàn. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Hàn tụ C1 trở R1, R2 - Mỗi linh kiện một chấu Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn trở R3, R4, Led hàn. panh,
trên Board - Hàn dây liên kết mạch. - Mối hàn chắc chắn, thao tác Board
hàn. - Hàn dây cấp nguồn hàn nhanh, gọn gàng. Các linh hàn và
- Lắp IC 555 vào đế IC đã xác kiện hàn đúng vị trí tiếp xúc linh kiện
định vị trí. tốt, tạo dáng đẹp. Các dây nối
Các chân linh kiện phải được ít chồng chéo nhau.
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
hàn đã được nung nóng làm đã vẽ.
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn. - Phải đảm bảo giá trị điện
trở thuận, ngược cách xa
nhau.
Bước 4: - Cấp nguồn +12V DC, 0V từ - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp Board nguồn vào mạch lắp cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn cho ráp tại vị trí TP5, TP6 Board mạch. ĐHVN.
mạch. - Cấp tín hiệu từ máy phát - Hai LED sáng
sóng âm tần đưa tới.
- Quan sát sự hoạt động của
mạch.
2.4.2 Đo kiểm tra các thông số mạch
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP6: +12V
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ:
Đo dạng sóng tại TP1 với TP6
tại TP2 với TP6
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

82
2.4.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sai hỏng
STT Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
thường gặp
Pan 1 Mạch được cấp - Do nguồn cấp - Đo kiểm tra cấp nguồn
nguồn,đo không - Do liên kết mạch mà - Đo lại kiểm tra lại liên kết
có xung vuông điều kiện dao động mạch. Mạch liên kết tốt, kiểm
ở đầu ra chưa đảm bảo tra các linh kiện phụ trợ tốt,
mạch vẫn không hoạt động
theo yêu cầu.
- Do IC - Kiểm tra thay thế IC

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:
1. Lắp ráp mạch dao động di pha 3 mắt RC dùng IC 741
1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 5.1
1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 5.5)
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
1.3 Đo kiểm tra các thông số mạch điện
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP7:
Đo điện áp tại TP6 với TP7:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
Đo dạng sóng tại TP1 với TP7, TP4 với TP7
Đo dạng sóng tại TP2 với TP7, TP4 với TP7
Đo dạng sóng tại TP3 với TP7, TP4 với TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

2. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng transistor


2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 5.2
2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ 5.6)
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1

83
2.3 Đo kiểm tra các tham số kỹ thuật
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP6: +12V
Ube1 Ube2
Đo điện áp

+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ:
Đo dạng sóng tại TP1 với TP6, TP4 với TP6
Đo dạng sóng tại TP3 với TP6, TP2 với TP6
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4 Cho sơ đồ nguyên lý hình 5.9
+12V +12V
TP5 TP5

VR
VR 10k
5 0 %

RC1 10k RC2 5 0 %


680 680
RC1 RC2
680 680
RB2 RB1
LED2 RB2 RB1
LED1 100k 100k
C1 C2 100k 100k LED2
LED1
TP2 104 TP1 TP3 104 TP4 C1 C2
TP2 104 TP1 TP3 104 TP4

Ur1 Ur2
Ur1 Ur2
Q1
Q2
C828 Q1
C828 Q2
C828 C828
TP6
TP6

a. Mạch thay đổi tần số xung b. Mạch thay đổi độ rộng xung
Hình 5.9: Sơ đồ mạch dao động tạo xung vuông dùng Transistor
thay đổi tần số, độ rộng xung
2.4.1 Phân tích nguyên lý
2.4.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
2.4.3 Lắp ráp mạch (thực hiện theo trình tự)
2.4.4 Đo kiểm tra dạng sóng đầu ra khi điều chỉnh VR từ 0K đển 10K
Đo dạng sóng tại TP1 với TP6, TP4 với TP6:
Đo dạng sóng tại TP3 với TP6, TP2 với TP6:
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
3. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741
3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 5.3
3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 5.7)
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1

84
3.3 Đo kiểm tra các thông số kỹ thuật
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP7:
Đo điện áp tại TP6 với TP7:
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ
Đo dạng sóng tại TP1 với TP7, TP2 với TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
3.4 Cho sơ đồ nguyên lý hình 5.10
VR D1
R1 R1
1N4007
22k 10k 22k
VR
5 0 %
10k
+12V D2

5 0 %
R7
TP4 22k 1N4007
7

+12V
741 TP2
3 Ur TP7
TP1
6

7
2 741
741 TP2
3 Ur
TP1
6
R2 2 741
4
1
5

10k -12V
R6 R2
TP6

4
1
5
C1 220 10k
R6
104 -12V
TP7 C1 TP6 220
104
TP7 -12V

LED
R3 LED
R3
47k
47k

a. Mạch thay đổi tần số xung b. Mạch thay đổi độ rộng xung
Hình 5.10: Sơ đồ mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 741 thay đổi tần số, độ rộng xung
3.4.1 Phân tích nguyên lý
3.4.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
3.4.3 Lắp ráp mạch (thực hiện theo trình tự)
3.4.4 Đo kiểm tra dạng sóng đầu ra khi điều chỉnh VR từ 0K đển 10K
Đo dạng sóng tại TP1 với TP7, TP2 với TP7
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
4. Lắp mạch dao động tạo xung vuông dùng IC 555
4.1 Vẽ sơ đồ nguyên lý hình 5.4
4.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ 5.8)
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
4.3 Đo kiểm tra thông số mạch điện
+ Dùng ĐHVN đo điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ ghi kết quả vào bảng:
Điểm đo Điện áp một chiều
Đo điện áp tại TP5 với TP6:

85
+ Dùng máy hiện sóng đo dạng sóng điện áp tại các điểm đo trên sơ đồ:
Đo dạng sóng tại TP1 với TP6, TP2 với TP6
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu kiểm tra đánh giá trong phụ lục 4

86
Bài 6: LẮP MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN ÁP VÀ
MẠCH TỰ ĐỘNG KHỐNG CHẾ

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được tác dụng linh kiện và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển
điện áp, mạch tự động khống chế
- Trình bày được trình tự lắp ráp mạch
2. Kỹ năng
- Nhận biết và kiểm tra được tình trạng các linh kiện trong mạch
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
- Trong lĩnh vực điện tử có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong sản xuất cũng
như đời sống hàng ngày như đóng cắt mạch điện, điều khiển thời gian điều chỉnh ánh
sáng, nhiệt độ, điều khiển tốc độ động cơ và tự động đóng cắt mạch điện, khống chế
thời gian khống chế điện áp và các mạch bảo vệ.
- Trong bài học này sẽ nghiên cứu mạch điều khiển điện áp theo phương pháp
điều khiển theo pha ngang được ứng dụng điều chỉnh tốc độ động cơ, điều chỉnh ánh
sáng và mạch tự động khống chế theo ánh sáng, khống chế theo thời gian, khống chế
theo điện áp được ứng dụng đóng cắt đèn chiếu sáng, mạch hẹn giờ, mạch bảo vệ
tải…

87
1. Mạch điều khiển điện áp ra dùng 2 SCR
1.1 Sơ đồ nguyên lý
TP1 Rt TP2

D1
C1 4007 R3
224
2.2k
R1
TP3
100
R DIAC1
1k
SCR1
2P4M
VR
UAC 250k SCR2
2P4M
62%
220V

DIAC2
R2
TP4
100
C2 D2
224 R4
4007 2.2k

TP
5

Hình 6.1: Mạch điều khiển đèn bàn dùng 2 SCR


1.2 Tác dụng linh kiện
SCR1, SCR2: Phần tử điều khiển tải
D1, R, VR, C2: mạch di pha thứ hai, thay đổi thời điểm xuất hiện xung kích mở
cho SCR2.
D2, VR, R,C1:mạch di pha thứ nhất, thay đổi thời điểm xuất hiện xung kích mở
cho SCR1.
Diac1, R1: tạo xung kích mở SCR1.
Diac2, R2: tạo xung kích mở SCR2.
1.3 Nguyên lý làm việc.
+/ 1/2 chu kỳ đầu của điện áp vào (UAC > 0) D1 phân cực thuận dẫn, C1 ngắn mạch
D2 phân cực ngược khóa, C2 nạp điện
Đường nạp C2: Từ pha dương UAC qua Rt qua D1 qua R, qua VR, qua C2 khép
kín nguồn. Tụ C2 nạp, điện áp trên C2 tăng dần đến ngưỡng mở Diac2 (VBO=32V)
Diac 2 thông có xung dương kích vào G của SCR2, đồng thời SCR2 được phân cực
thuận, suy ra SCR2 dẫn, có dòng qua tải theo chiều: Từ + nguồn (TP1) qua Rt qua
AK SCR2 về âm nguồn (TP5).
+/ 1/2 chu kỳ sau của điện áp vào (UAC < 0) D1 phân cực ngược khóa, C1 nạp điện
D2 phân cực thuận dẫn, C2 ngắn mạch
Đường nạp C1: Từ UAC qua TP5 qua D2, qua VR, qua R qua C1 khép kín nguồn. Tụ
C1 nạp điện áp trên C1 tăng dần đến ngưỡng mở Diac 1 (VBO=32V) Diac1 thông có xung
dương kích vào G của SCR1, đồng thời SCR1 được phân cực thuận, suy ra SCR1 dẫn, có
dòng qua tải theo chiều ngược lại: Từ TP5 qua AK SCR1 qua Rt về TP1.
Điều chỉnh VR thay đổi góc mở cho SCR chính là thay đổi tốc độ của tải.

88
1.4 Giới thiệu linh kiện

Triết áp có công tắc

2. Mạch điều khiển điện áp dùng triac


2.1 Sơ đồ nguyên lý
TP1 Rt
TP2

R
1k

VR Triac
UAC220V BT137
62%

250k
DIAC
R
TP3
100

C
224

TP4

Hình 6.2: Mạch điều khiển đèn bàn dùng triac


2.2 Tác dụng linh kiện
BT137: Phần tử điều khiển tải
R, VR, C: Mạch di pha
Diac2, R: tạo xung kích mở BT137

89
2.3 Nguyên lý làm việc
+/ 1/2 chu kỳ đầu của điện áp vào (pha dương đặt vào TP1), tụ C nạp: Từ U AC
qua Rt, qua R, qua VR qua C, khép kín nguồn. Khi đó điện áp trên tụ dương dần đạt
đến ngưỡng mở dương của Diac (VBO =+32V), Diac thông, có xung dương kích vào
G của BT137, đồng thời BT137 được phân cực T2(+), T1(-), nên có dòng qua tải từ
TP1, qua Rt, qua T2T1, khép kín nguồn.
Hết 1/2 chu kỳ đầu tụ xả nhanh qua GT1, để tiếp tục 1/2 chu kỳ tiếp theo.
+/ 1/2 chu kỳ sau của điện áp vào (pha âm đặt vào TP1), tụ C nạp: Từ U AC qua
Rt, qua R, qua VR qua C, khép kín nguồn. Khi đó điện áp trên tụ âm dần đạt đến
ngưỡng mở âm của Diac (VBO = -32V), Diac thông, có xung dương kích vào G của
BT137, đồng thời BT137 được phân cực T2(-), T1(+), nên có dòng qua tải từ TP4,
qua T1T2, qua Rt, khép kín nguồn.
Hết 1/2 chu kỳ sau tụ xả nhanh qua GT1, để tiếp tục 1/2 chu kỳ tiếp theo.
2.4 Giới thiệu linh kiện

BT
1
60 37
0E

Các linh kiện khác chọn như mạch trên


3. Mạch tự động khống chế theo ánh sáng
3.1 Sơ đồ nguyên lý
+12V TP4

R1 R4
10k 1.2k
R2 Q1
10k Rt
A1013
VR
IC1 R5
250k 7
63%

3
741 1.2k RL1
12V
6
TP2 TP1 2 D1
TP3
5
1

400 220V- AC
CDS 4 7
R6
R3 100k
10k
TP5

Hình 6.3: Mạch tự động đóng cắt đèn chiếu sáng

90
3.2 Tác dụng linh kiện
R2, R3: cầu phân áp tạo điện áp ngưỡng so sánh tại đầu vào không đảo.
R1, VR, CdS: cầu phân áp tạo điện áp thay đổi theo ánh sáng đưa vào đầu vào đảo
OPAM: Khuếch đại so sánh
R5 Hạn dòng; R6 Điện trở hồi tiếp dương.
R4; R5 Định thiên Q1
Q1: điều khiển đóng mở Relay
D1: bảo vệ tiếp giáp CE của transistor khi mất nguồn đột ngột
3.3 Nguyên lý làm việc
Khi trời sáng (chiếu sáng mạnh cho CdS-quang thông lớn) thì RCdS giảm (có
giá trị nhỏ dưới 100), dẫn đến UCdS giảm suy ra V2 < V3 suy ra V6 >0, VB tăng suy
ra Q1 khóa, không có dòng qua cuộn dây Rơ le, Rơ le không tác động, suy ra tải
không được cấp nguồn (đèn tắt)
Khi trời tối (che tối cho CDS-quang thông nhỏ) thì RCDS tăng (có giá trị lớn
trên M), dẫn đến UCDS tăng suy ra V2 > V3 suy ra V6 <0, VB giảm suy ra Q1dẫn, có
dòng qua cuộn dây Rơ le, Rơ le tác động, suy ra tải được cấp nguồn (đèn sáng).
3.4 Giới thiệu linh kiện

UA741

91
III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/2SV)
SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ MÔ TẢ KỸ THUẬT GHI CHÚ
LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board nguồn Board TT số, tương tự 01 Cái
2 Board hàn 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp, điện trở 01 Cái
4 Máy hiện sóng Tần số 20 MHZ 01 Bộ
5 Panh kẹp 01 Cái
6 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
7 Kìm uốn 01 Cái
8 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 SCR1, SCR2 2P4M (BT151) 02 Con
2 Triac BT137 (BT136) 01 Con
3 Diac DB3 03 Con
4 C, C1, C2 224 03 Con
5 IC1 741 01 Con
6 Cds Cảm biến quang 01 Con
7 D1, D2 4007 (2A) 03 Con
8 Q1 A1013(B562) 01 Con
9 Rơ le 12V DC 01 Cái
10 VR 250k 03 Con
11 Điện trở màu 100, 1k, 10k, 22k, 10 Con
12 Led Led đơn 01 Con
13 Rt Bóng điện 220V/40W Cái
14 Dây nối Cáp điện thoại 0,2 kg
15 Nhựa thông 0,1 kg
16 Thiếc 1 Cuộn

IV. THỰC HÀNH


1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, tình trạng tốt.
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: các thiết bị Boardard nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng
làm việc bình thường. Boardard hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.

92
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Lắp mạch điều khiển đèn bàn dùng 2 SCR trên Board hàn
2.1.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 6.1 trên Board hàn
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
TP1 Rt
AC220
TP2

D1
C1

TP3
DIAC1 R3 2P4M
R1 K
A
R
G

VR
3
2

1
R4
AC220 TP5
K
A

D2 R2 G
C2
2P4M

TP4

DIAC2

Hình 6.4: Sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển điện áp dùng triac
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
bị các định cực tính linh kiện. kiện, linh kiện đảm bảo chất Board
linh kiện lượng. mạch
đã chọn. Panh kẹp,
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng kìm và
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng. kéo.
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu
hàn. - Đảm bảo sự liên kết giữa
- Uốn nắn chấu hàn. các chấu hàn theo quy định.
- Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.

93
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
hàn. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Xác định vị trí Board mạch, - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn 2SCR (chú ý cực tính), chấu hàn. panh,
trên VR (chú ý hướng trục điều - Mối hàn chắc chắn, thao Board
Board khiển) tác hàn nhanh, gọn gàng. hàn và
hàn. - Hàn linh kiện phụ trợ R, C, Các linh kiện hàn đúng vị trí linh kiện.
Diode, Diac tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp.
- Hàn dây liên kết mạch Các dây nối ít chồng chéo
- Hàn tải nhau.
- Hàn dây cấp nguồn. - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
Các chân linh kiện phải được đã vẽ.
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ
hàn đã được nung nóng làm
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên - ĐHVN
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sơ đồ nguyên lý và ngược lại. cực tính.
- Đo kiểm tra chạm chập. - Kiểm tra các chân linh kiện
không chạm chập
Bước 4: - Cấp nguồn 220VAC vào - Đảm bảo cấp nguồn đúng - Board
Cấp mạch lắp ráp tại vị trí TP1, TP5 điện áp, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn (hai vị trí này phải được nối Board mạch. ĐHVN.
cho bằng dây nguồn có phích cắm
mạch. và cắm thẳng vào nguồn 220V)
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn sáng và có sự thay đổi
mạch đồng thời điều chỉnh VR. cường độ sáng khi điều
chỉnh VR.
2.1.2 Đo kiểm tra thông số mạch
 Dùng ĐHVN: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
Điểm đo Điện áp
Điểm TP1 với TP5 Uv = 220V
Điểm TP1 với TP2 Utải  220V
Điểm TP2 với TP5 UAK  0V

94
đồng thời điều chỉnh VR (VR có giá trị nhỏ nhất - tạo góc điều khiển nhỏ nhất) để tải
sáng nhất.
 Dùng máy hiện sóng: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
+ Bật nguồn máy hiện sóng.
+ Thử qua đo sau đó: - Đặt núm chỉnh Volt/div có giới hạn đo lớn nhất
- Que đặt ở vị trí suy hao nhân 10
+ Lần lượt các phép đo:
- Kẹp mass vào TP5 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.5a (điện áp vào)
- Kẹp mass vào TP2 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.5b (điện áp tải)
- Kẹp mass vào TP5 đặt que đo vào TP2 ta được dạng sóng hình 6.5c (điện áp trên
van SCR)
TP1-
TP5

0 
TP1- a
TP2

0 
b
TP2-
TP5

c
Hình 6.5: Đồ thị dạng sóng điện áp trên tải và trên
van
2.1.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
- Tính toán thời gian nạp của tụ:  = C.(R + VR)
- Chọn mạch di pha để có phạm vi điều chỉnh thích hợp.
- Trong quá trình hàn, đo và kiểm tra tuyệt đối không để chạm chập chân SCR, tải.
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc
phục
1 - M¹ch kh«ng ®iÒu - Do VR không có tác - Kiểm tra VR
chØnh ®-îc (®Ìn s¸ng dụng điều chỉnh.
b×nh th-êng) - Do SCR ngắn mạch - Kiểm tra SCR.
2 - M¹ch ®iÒu chØnh - Do hằng số thời gia - Thay thế và điều
®Ìn kh«ng t¾t (ph¹m RC chưa phù hợp. chỉnh R,C.
vi ®iÒu chØnh hÑp)
3 - R1 khi ®-îc - cÊp - Do VR chập. - Đo kiểm tra VR
nguån ch¸y ngay.
2.2 Lắp ráp mạch điều khiển điện áp dùng triac
2.2.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 6.2 trên Board hàn

95
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
TP1 Rt

AC220

TP2

DIAC
3
2 TP R1

BT137
A1
1
3 A2
G

AC220 TP4

Hình 6.6: Sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển điện áp dùng triac
2. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
- Kiểm tra chất lượng và xác
bị các kiện, linh kiện đảm bảo chất Board
định cực tính, xác định thứ tự
linh kiện lượng. mạch
chân IC .
đã chọn. Panh kẹp,
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng kìm và
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng. kéo.
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa
hàn. các chấu hàn theo quy định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay
ngắn, thẳng hàng, sáng bóng
thiếc.

96
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật
đặt linh nguồn. và mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
vạn năng. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Xác định vị trí Board mạch, - Mỗi chân linh kiện một Mỏ hàn,
linh kiện - Hàn VR, triac BT137 (chú ý chấu hàn. panh,
trên cực tính) - Mối hàn chắc chắn, thao Board
Board - Hàn linh kiện phụ trợ R, tác hàn nhanh, gọn gàng. vạn năng
vạn năng. - Hàn dây liên kết mạch Các linh kiện hàn đúng vị trí và linh
- Hàn tải tiếp xúc tốt, tạo dáng đẹp. kiện
- Hàn dây cấp nguồn. Các dây nối ít chồng chéo
Các chân linh kiện phải được nhau.
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
hàn đã được nung nóng làm đã vẽ.
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên ĐHVN
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang kết đúng, các linh kiện đúng
tra nguội. sơ đồ nguyên lý và ngược lại. cực tính.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo cách điện có
ĐHVN để thang đo điện trở đo giá trị lớn.
kiểm tra hai đầu nguồn cấp.
Bước 4: - Cấp nguồn 220VAC vào - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp mạch lắp ráp tại vị trí TP1, TP4 điện áp, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn (hai vị trí này phải được nối Board mạch. ĐHVN.
cho bằng dây nguồn có phích cắm
mạch. và cắm thẳng vào nguồn 220V)
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn sáng và có sự thay đổi
mạch đồng thời điều chỉnh VR. cường độ sáng khi điều
chỉnh VR.
2.2.2 Đo kiểm tra thông số mạch
 Dùng ĐHVN: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
Điểm đo Điện áp
Điểm TP1 với TP4 Uv = 220V
Điểm TP1 với TP2 Utải  220V
Điểm TP2 với TP4 UT2T1 = 0V

97
đồng thời điều chỉnh VR (VR có giá trị nhỏ nhất - tạo góc điều khiển nhỏ nhất) để tải
sáng nhất.
 Dùng máy hiện sóng: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
+ Bật nguồn máy hiện sóng.
+ Thử qua đo sau đó: - Đặt núm chỉnh Volt/div có giới hạn đo lớn nhất
- Que đặt ở vị trí suy hao nhân 10
+ Lần lượt các phép đo:
+ Kẹp mass vào TP4 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.7a (điện áp vào)
+ Kẹp mass vào TP2 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.7b (điện áp tải)
+ Kẹp mass vào TP4 đặt que đo vào TP2 ta được dạng sóng hình 6.7c (điện áp trên
van triac)
TP1-
TP4 a

0 
TP1-
TP2 b

0 

TP2-
TP4 c

Hình 6.7: Đồ thị dạng sóng điện áp trên tải và trên
van
2.2.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
- Tính toán thời gian nạp của tụ:  = C.(R + VR)
- Chọn mạch di pha để có phạm vi điều chỉnh thích hợp.
- Trong quá trình hàn, đo và kiểm tra tuyệt đối không để chạm chập chân SCR, tải.
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 - M¹ch kh«ng ®iÒu - Do VR - Kiểm tra triết áp xem có tác
chØnh ®-îc (®Ìn s¸ng dụng điều chỉnh không.
b×nh th-êng) - Do van SCR - Kiểm tra SCR.
- Do tụ C - Đo tụ C có giá trị R là bị hỏng.
2 - M¹ch ®iÒu chØnh - Do mạch di - Thay VR, R để có phạm vi
®Ìn kh«ng t¾t (ph¹m pha điều chỉnh phù hợp.
vi ®iÒu chØnh hÑp)
3 - R1 khi ®-îc cÊp - Do VR chập - Thay VR
nguån ch¸y ngay.
2.3 Lắp ráp mạch tự động khống chế theo ánh sáng
2.3.1 Lắp mạch theo sơ đồ hình 6.3 trên Board hàn

98
1. Vẽ sơ đồ lắp ráp
TP4 12V

R1 R2 R4
1 8
TP1 R6 R5
VR 2 7
TP 3 6
3
2 TP3
2 4 5 B1
1 R3 C

E
Q1
CdS
TP5 GND
D1

RL1
12V

Rt

220VAC

Hình 6.8: Sơ đồ lắp ráp mạch tự động khống chế


2. Trình tự lắp ráp:
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
- Kiểm tra chất lượng và xác
bị các kiện, linh kiện đảm bảo chất Board
định cực tính, xác định thứ tự
linh kiện lượng. mạch
chân IC .
đã chọn. Panh kẹp,
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng kìm và
tra Board cách láng thiếc mỏng vào bóng. kéo.
mạch. chân linh kiện (đối với linh
kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các chấu - Đảm bảo sự liên kết giữa các
hàn. chấu hàn theo quy định.
- Uốn nắn chấu hàn. - Các chấu hàn phải ngay ngắn,
thẳng hàng, sáng bóng thiếc.

99
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và
đặt linh nguồn. mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không
vạn năng. được uốn vuông góc.
Bước 2: Hàn theo trình tự:
- Lắp ráp - Gắn IC 741 lên đế cắm (chú - Mỗi chân linh kiện một chấu
linh kiện ý thứ tự chân). hàn. Mỏ hàn,
trên - Hàn VR, R1, Cds. - Mối hàn chắc chắn, thao tác panh,
Board - Hàn R2, R3 hàn nhanh, gọn gàng. Các linh Board
hàn. - Hàn Q1 (chú ý cực tính đèn), kiện hàn đúng vị trí tiếp xúc vạn năng
R4, R5, D1. tốt, tạo dáng đẹp. Các dây nối và linh
- Hàn dây liên kết từ mạch lắp ít chồng chéo nhau. kiện.
ráp với cuộn hút của rơ le. - Hàn đúng như sơ đồ lắp ráp
mạch. đã vẽ.
- Hàn dây liên kết tiếp điểm
của rơ le (chọn tiếp điểm
thường hở) với tải bóng đèn
và hàn với dây nguồn có
phích cắm.
- Hàn dây cấp nguồn DC.
Các chân linh kiện phải được
đưa vào trong chấu hàn khi mỏ
hàn đã được nung nóng làm
chảy thiếc hàn ở chấu hàn.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên kết ĐHVN,
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp đúng, các linh kiện đúng cực Board
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và tính. mạch
ngược lại. - Phải đảm bảo cách điện có
- Kiểm tra an toàn: Dùng giá trị lớn.
ĐHVN để thang đo điện trở đo
kiểm tra hai đầu nguồn cấp.
Bước 4: - Cấp nguồn 12V DC vào vị - Đảm bảo cấp nguồn đúng - Board
Cấp trí TP4, TP5 trên Board mạch. cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn - Cắm đầu phích cắm vào Board mạch. ĐHVN.
cho nguồn 220VAC.
mạch. - Quan sát sự hoạt động của - Đèn sẽ tắt sau đó bật sáng
mạch đồng thời che chắn ánh khi che CdS.
sáng vào CdS.

100
2.3.2 Đo thông số mạch điện
 Dùng ĐHVN: (chú ý vùng đo và cực tính que đo)
Điểm đo Điện áp
+ Khi có ánh sáng chiếu vào CdS
Điểm TP1 với TP5 V3 = 6V
Điểm TP2 với TP5 V2 < 6V
Điểm TP3 với TP5 V6 12V
+ Khi che ánh sáng chiếu vào CdS (khi trời tối)
Điểm TP1 với TP5 V3 = 6V
Điểm TP2 với TP5 V2 > 6V
Điểm TP3 với TP5 V6  0V

2.3.3 Hiệu chỉnh mạch, các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
- Khi hiệu chỉnh mạch cần lưu ý cầu phân áp R2, R3 chia đôi điện áp nguồn đưa vào
chân 3 tạo điện áp chuẩn để so sánh với chân 2.
- Cân chỉnh mạch có độ nhạy cao nhất.
- Chú ý cách tính chọn CdS
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Rơ le không - Điện áp đầu ra IC 741 - Đo kiểm tra điện áp đầu vào
tác động không thay đổi trạng thái. IC 741.
- Do transistor không dẫn - Kiểm tra transistor
- Do rơ le - Kiểm tra rơ le: cấp nguồn 1
chiều vào cuộn dây rơ le kiểm
tra sự đóng ngắt tiếp điểm.
Mạch tác - Do ngưỡng so sánh và do - Kiểm tra mức điện áp so sánh
2 động không điện áp trên cảm biến đưa và điện áp thay đổi trên cảm
dứt khoát. vào IC không ổn định. biến CdS, thay đổi R6.

101
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH
- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:
1. Lắp ráp mạch điều khiển dùng 2 SCR
1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 6.1
1.2 Sơ đồ lắp ráp tham khảo sơ đồ hình 6.4
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
1.3 Đo kiểm tra thông số mạch
 Dùng ĐHVN: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
Điểm đo Điện áp
Điểm TP1 với TP5 Uv = …….
Điểm TP1 với TP2 Utải =…....
Điểm TP2 với TP5 UAK =…….
đồng thời điều chỉnh VR (VR có giá trị nhỏ nhất - tạo góc điều khiển nhỏ nhất) để tải
sáng nhất.
 Dùng máy hiện sóng: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
+ Lần lượt thực hiện các phép đo:
- Kẹp mass vào TP5 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.5a (điện áp vào)
- Kẹp mass vào TP2 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.5b (điện áp tải)
- Kẹp mass vào TP5 đặt que đo vào TP2 ta được dạng sóng hình 6.5c (điện áp trên
van SCR).
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
1.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2. Lắp ráp mạch điều khiển điện áp dùng triac
2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 6.2
2.2 Sơ đồ lắp ráp tham khảo sơ đồ hình 6.6
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn trong phụ lục 1
2.3 Đo kiểm tra thông số mạch
 Dùng ĐHVN: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
Điểm đo Điện áp
Điểm TP1 với TP4 Uv ………..
Điểm TP1 với TP2 Utải ………
Điểm TP2 với TP4 UT2T1 …….

102
đồng thời điều chỉnh VR (VR có giá trị nhỏ nhất - tạo góc điều khiển nhỏ nhất) để tải
sáng nhất.
 Dùng máy hiện sóng: (chú ý chọn vùng đo - đo điện áp AC lớn)
+ Lần lượt thực hiện các phép đo:
+ Kẹp mass vào TP4 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.7a (điện áp vào)
+ Kẹp mass vào TP2 đặt que đo vào TP1 ta được dạng sóng hình 6.7b (điện áp tải)
+ Kẹp mass vào TP4 đặt que đo vào TP2 ta được dạng sóng hình 6.7c (điện áp trên
van triac)
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
2.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
3. Lắp ráp mạch tự động khống chế
3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 6.3
3.2 Sơ đồ lắp ráp tham khảo sơ đồ hình 6.8
Sinh viên sử dụng phiếu vẽ sơ đồ lắp trong phụ lục 1
3.3 Đo thông số của mạch điện và hiệu chỉnh mạch
 Dùng ĐHVN: (chú ý vùng đo và cực tính que đo)
Điểm đo Điện áp
+ Khi có ánh sáng chiếu vào CdS
Điểm TP1 với TP5 V3 = 6V
Điểm TP2 với TP5 V2 < 6V
Điểm TP3 với TP5 V6 12V
+ Khi che ánh sáng chiếu vào CdS (khi trời tối)
Điểm TP1 với TP5 V3 = 6V
Điểm TP2 với TP5 V2 > 6V
Điểm TP3 với TP5 V6  0V
3.4 Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu kiểm tra đánh giá trong phụ lục 4

103
PHẦN 2: THỰC HÀNH KỸ THUẬT SỐ

BÀI 7: LẮP CÁC MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC CỔNG LOGIC

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích nguyên lý làm việc của các cổng logic và mạch ứng dụng cổng logic
tạo mạch dao động, mạch so sánh, mạch số học, mạch điều khiển nhiều vị trí.
- Biết được phương pháp tra cứu, khảo sát IC cổng logic và trình bày được trình
tự lắp ráp mạch ứng dụng.
2. Kỹ năng
- Tra cứu và khảo sát được nguyên lý hoạt động của các IC cổng logic.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. IC cổng NOT (IC 7404)
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng
04 E4
LS K
N
74 CQ
SN CF
18

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


NOT YA A Y
A Y
0 1
1 0

104
Giản đồ xung

A 0 1 0 1 0 1

1 0 1 0 1 0

Bảng 7.1: Bảng tra cứu IC 7404


2. IC cổng OR (IC 7432)
Sơ đồ chân Hình dạng

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


OR
A
Y AB Đầu vào Đầu ra
Y
B A B Y
0 0 0
1 0 1
0 1 1
1 1 1
Giản đồ xung

A 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1

1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.2: Bảng tra cứu IC 7432

105
3. IC cổng AND (IC 7408)
Sơ đồ chân Hình dạng

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


AND
A
Y  A* B Đầu vào Đầu ra
Y
B A B Y
0 0 0
1 0 0
0 1 0
1 1 1
Giản đồ xung

A 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1

1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.3: Bảng tra cứu IC 7408


4. IC cổng NAND (IC 7400)
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng

106
Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái
NAND
A
Y  A* B Đầu vào Đầu ra
Y

B A B Y
0 0 1
1 0 1
0 1 1
1 1
Giản đồ xung

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1
A

1 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.4: Bảng tra cứu IC 7400


5. IC cổng NOR (IC 7402)

Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


NOR
Y  AB Đầu vào Đầu ra
A

Y A B Y
B
0 1
0
1 0
1 1 0

107
Giản đồ xung

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1
A

0 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.5: Bảng tra cứu IC 7402


6. IC cổng EX-OR (IC 7486)
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


EX-OR
Y  AB Đầu vào Đầu ra
A
Y A Y
B
0 0 0
1 0 1
0 1 1
1 1 0
Giản đồ xung

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1
A

1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.6: Bảng tra cứu IC 7486

108
7. IC cổng EX-NOR (IC 74266)
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng

4
KE N
Q 66
FC 2
8 C 4 LS
1 N7
S

Ký hiệu Hàm logic Bảng trạng thái


Ex-NOR Y  AB Đầu vào Đầu ra
A
Y
A B Y
B 0 0 1
1 0 0
0 1 0
1 1 1
Giản đồ xung

0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1 1
A

1 0 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1

Bảng 7.7: Bảng tra cứu IC 74266


III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
MÔ TẢ KỸ SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ GHI CHÚ
THUẬT LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
Board TT số,
1 Board nguồn 01 Cái
tương tự
2 Board cắm số 01 Cái
Đo dòng, áp, đo
3 ĐHVN 01 Cái
điện trở
4 Panh kẹp 01 Cái

109
5 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
6 Kìm uốn 01 Cái
7 Mỏ hàn xung 01 Cái mỏ hàn nung
B Vật tư, linh kiện
1 IC U1: 7400 01 Con
2 IC U2: 7408 01 con
3 IC U3: 7432 01 Con
4 IC U4: 7486 01 Con
5 IC U5: 7404 01 Con
6 IC U6: 7402 01 Con
7 IC U7: 74266 01 Con
8 Điện trở R=R1=R2 470 03 Con
9 Điện trở R3=R4 22k 02 Con
10 Tụ C1 = C2 102 02 Con
11 Dây nối Cáp điện thoại 0,3 kg
12 Thiếc dây 1/2 Cuộn

IV. THỰC HÀNH


1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board cắm có lỗ cắm phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Tra cứu các loại IC cổng logic
2.1.1 Cổng NOT - IC 7404(74LS04)
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Vẽ sơ đồ chân IC 7404 xác Vẽ đúng sơ đồ chân, hiểu Tài liệu
định chức năng nhiệm vụ từng được chức năng nhiệm vụ tra cứu,
chân IC từng chân IC. giấy, bút
Bước 2: Viết hàm logic và bảng trạng Viết đúng và hiểu được hàm
thái logic, bảng trạng thái của IC
Bước 3: Vẽ giản đồ xung cổng NOT Vẽ chính xác giản đồ xung
Bảng 7.8: Bảng hướng dẫn tra cứu IC cổng logic

110
2.1.2 Cổng OR - IC 7432(74LS32).
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Vẽ sơ đồ chân IC 7432 xác Vẽ đúng sơ đồ chân, hiểu Tài liệu
định chức năng nhiệm vụ từng được chức năng nhiệm vụ tra cứu,
chân IC từng chân IC. giấy, bút
Bước 2: Viết hàm logic và bảng trạng Viết đúng và hiểu được hàm
thái logic, bảng trạng thái của IC
Bước 3: Vẽ giản đồ xung cổng OR Vẽ chính xác giản đồ xung
Bảng 7.9: Bảng hướng dẫn tra cứu IC cổng logic
2.1.3 Cổng AND - IC 7408(74LS08).
2.1.4 Cổng NAND - IC 7400(74LS00).
2.1.5 Cổng NOR - IC 7402(74LS02).
2.1.6 Cổng EXOR - IC 7486(74LS86).
2.1.7 Cổng EXNOR - IC 74266(74LS86).
Thực hiện tra cứu tương tự với các IC cổng logic trên như trong bảng 7.8
2.2 Khảo sát IC cổng logic
2.2.1 Khảo sát cổng NAND - IC 7400(74LS00)
1. Sơ đồ khảo sát cổng NAND
SW1

74LS00

1
3
U1:A
2

SW2 R
470

LED

Hình 7.1a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC cổng NAND (7400)


2. Sơ đồ lắp ráp

111
LED
7400

SW1 SW2

Hình 7.1b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát cổng IC cổng NAND(7400)
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Xác định thứ tự chân IC - Xác định đúng chân linh kiện. ĐHVN,
bị các 7400. - Các linh kiện phải đảm bảo
Board
linh kiện. - Kiểm tra chất lượng và chất lượng, xác định đúng cực
cắm,
xác định cực tính đèn led. tính. Panh kẹp,
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện. - Chân linh kiện phải sáng bóng, Kìm và
tra Board thẳng hàng. kéo.
mạch. - Đo sự liên kết giữa các lỗ - Đảm bảo sự liên kết giữa các lỗ
cắm trên Board. cắm và chặt chẽ theo quy định.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh - Vị trí đặt linh kiện phải phù
định vị trí kiện, các đường nối dây, hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và
đặt linh đường cấp nguồn. mỹ thuật.
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện - Chân linh kiện không được uốn
Board cho phù hợp vị trí lắp ráp. sát vào thân và không được uốn
cắm vuông góc.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình - Đúng thứ tự chân IC.
Lắp ráp tự: (dựa vào sơ đồ lắp ráp - Nối chính xác chân nguồn,
linh kiện hình 7.1b) đúng cực tính.
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ cắm
Board trên Board.
cắm

112
- Nối chân VCC, GND của - Các linh kiện cắm đúng vị trí Board
IC lên đường dương nguồn, tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng đẹp. cắm,
đường mass được xác định Các dây nối ít chồng chéo nhau. Board
trên Board cắm. - Nối chính xác các chân linh nguồn,
- Kết nối chuyển mạch kiện theo sơ đồ lắp ráp. Linh
(SW) từ Board nguồn vào kiện,
mạch. Panh,
- Kết nối R, LED. Kéo.
Các chân linh kiện phải
được cắm thẳng xuống
Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết - Mạch điện đảm bảo liên kết Board
Kiểm tra mạch: Dò lại mạch từ sơ đồ đúng, các linh kiện đúng cực mạch,
nguội đã lắp sang sơ đồ nguyên lý tính. ĐHVN.
và ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện trở
ĐHVN để thang đo điện thuận, ngược cách xa nhau.
trở (1 hoặc x10) đo kiểm
tra hai đầu nguồn cấp và
đảo cực tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board cắm,
nguồn nguồn và đường mass trên mạch. ĐHVN,
cho Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
mạch. - Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn hiển thị (LED) phải sáng.
mạch.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh bảng trạng thái đã được tra trạng thái dưới đây: (đèn sáng mạch.
và đánh cứu. mức 1, đèn tắt mức 0).
giá kết
Input Output
quả.
SW1 SW2 LED
0 0 1

Bước 6: Lần lượt chuyển đổi SW Mạch hoạt động đúng bảng Board
Chuyển theo mức logic trong bảng trạng thái IC cổng NAND (bảng mạch,
đổi SW. và ghi kết quả vào bảng 7.1). Board
trạng thái. nguồn.

113
Đầu vào Đầu ra
SW1 SW2 LED
1 0 1
0 1 1
1 1 0
Bước 7: - Thực hiện theo các bước Đúng trình tự các bước đảm bảo Board
Khảo sát từ 1 đến 6 với các cổng đúng yêu cầu kỹ thuật. nguồn,
các cổng logic còn lại. STT Board
còn lại. - So sánh kết quả thu được 1 2 3 4 cắm,
cổng
với lý thuyết đã học và đưa ĐHVN.
Tốt
ra kết luận về IC điền vào
Hỏng
bảng bên:
2.2.2 Khảo sát cổng AND - IC 7408(74LS08)
1. Sơ đồ khảo sát cổng AND
SW1
74LS08
1
U2:A 3
2

SW2
R
470

LED

Hình 7.2a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC cổng AND (7408)


3. Sơ đồ lắp ráp

LED
7408

SW1 SW2

Hình 7.2b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC cổng AND (7408)
3. Trình tự lắp ráp

114
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn bị các linh kiện. Board
- Kiểm tra Board mạch. cắm,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Panh kẹp,
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như Kìm và
mục 2.2.1 phần 3. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
linh kiện 7.2b) đúng cực tính. Board
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi linh kiện một lỗ cắm nguồn,
Board - Nối chân VCC, GND của IC lên trên Board. Linh
cắm. đường dương nguồn, đường mass - Các linh kiện cắm đúng vị kiện,
được xác định trên Board cắm. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo Panh,
- Kết nối chuyển mạch (SW) từ dáng đẹp. Các dây nối ít Kéo.
Board nguồn vào mạch. chồng chéo nhau.
- Kết nối với R, LED - Nối chính xác các chân
Các chân linh kiện phải được linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp vào đường dương nguồn và cực tính, đúng vị trí trên cắm,
nguồn đường mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN
cho mạch - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Quan sát sự hoạt động của logic như sơ đồ khảo sát. nguồn
mạch. - Đèn hiển thị (LED) tắt. vạn năng
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh trạng thái đã được tra cứu. trạng thái dưới đây: (đèn mạch.
và đánh sáng mức 1, đèn tắt mức 0).
giá kết Input Output
quả SW1 SW2 LED
0 0 0

115
Bước 6: Lần lượt thay đổi mức logic Mạch hoạt động đúng bảng Board
Chuyển như trong bảng và ghi kết quả trạng thái IC cổng NAND. mạch,
đổi SW . vào bảng trạng thái. Đầu vào Đầu ra Board
SW1 SW2 LED nguồn.
1 0 0
0 1 0
1 1 1
Bước 7: - Thực hiện theo các bước từ 1 Đúng trình tự các bước đảm Board
Khảo sát đến 6 với các cổng logic còn bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. mạch,
các cổng lại. STT Board
còn lại. - So sánh kết quả thu được với 1 2 3 4 nguồn.
cổng
lý thuyết đã học và đưa ra kết
Tốt
luận về IC điền vào bảng bên:
Hỏng
2.2.3 Khảo sát cổng OR - IC 7432 (74LS32)
1. Sơ đồ khảo sát cổng OR
SW1 74LS32
1
3
2 U3:A

SW2
R
470

LED

Hình 7.3a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC cổng OR (7432)


1. Sơ đồ lắp ráp

LED
7432

SW1 SW2

Hình 7.3b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC cổng OR (7432)

116
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn bị các linh kiện. Board
- Kiểm tra Board mạch. cắm,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Panh kẹp,
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như Kìm và
mục 2.2.1 phần 3. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
linh kiện 7.3b) đúng cực tính. Board
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn,
Board - Nối chân VCC, GND của IC cắm trên Board. Linh
cắm. lên đường dương nguồn, - Các linh kiện cắm đúng vị trí kiện,
đường mass được xác định tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng Panh,
trên Board cắm. đẹp. Các dây nối ít chồng Kéo.
- Kết nối chuyển mạch (SW) chéo nhau.
từ Board nguồn mạch. - Nối chính xác các chân linh
-Kết nối với R, LED. kiện theo sơ đồ lắp ráp.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp vào đường dương nguồn và cực tính, đúng vị trí trên cắm,
nguồn đường mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN,
cho mạch - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Quan sát sự hoạt động của logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
mạch. - Đèn hiển thị (LED) sáng.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh trạng thái đã được tra cứu. trạng thái dưới đây: (đèn mạch.
và đánh sáng mức 1, đèn tắt mức 0).
giá kết
Input Output
quả
SW1 SW2 LED
0 0 0

117
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi các mức Mạch hoạt động đúng bảng Board
Chuyển logic như trong bảng và ghi kết trạng thái IC cổng NAND. mạch,
đổi SW. quả vào bảng trạng thái. Đầu vào Đầu ra Board
SW1 SW2 LED nguồn.
1 0 1
0 1 1
1 1 1
Bước 7: - Thực hiện theo các bước từ 1 Đúng trình tự các bước đảm Board
Khảo sát đến 6 với các cổng logic còn lại. bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. nguồn,
các cổng - So sánh kết quả thu được với STT Board
còn lại. 1 2 3 4
lý thuyết đã học và đưa ra kết cổng cắm,
luận về IC điền vào bảng bên: Tốt ĐHVN
Hỏng
2.2.4 Khảo sát cổng EX0R - IC 7486(74LS86)
1. Sơ đồ khảo sát cổng EXOR

SW1 74LS86
1
U4:A 3
2

SW2
R
470

LED

Hình 7.4a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC cổng EX-OR (7486)


2. Sơ đồ lắp ráp

LED
7486

SW1 SW2

Hình 7.4b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC cổng EX-OR (7486)

118
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.2.1 phần 3. Board cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board cắm,
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, Board
linh kiện 7.4b) đúng cực tính. nguồn,
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ Linh kiện,
Board - Nối chân VCC, GND của IC cắm trên Board. Panh, Kéo.
cắm. lên đường dương nguồn, - Các linh kiện cắm đúng vị
đường mass được xác định trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
trên Board cắm. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Kết nối chuyển mạch (SW) chồng chéo nhau.
từ Board nguồn vào mạch. - Nối chính xác các chân
- Kết nối R, LED. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board cắm,
Cấp nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên ĐHVN,
nguồn nguồn và đường mass trên Board mạch. Board
cho mạch Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái nguồn.
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của mạch. - Đèn hiển thị phải sáng.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh bảng trạng thái đã được tra trạng thái dưới đây: (đèn mạch.
và đánh cứu. sáng mức 1, đèn tắt mức 0).
giá kết
Input Output
quả
SW1 SW2 LED
0 0 0

119
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi mức Mạch hoạt động đúng bảng Board
Chuyển logic như trong bảng và ghi trạng thái IC cổng NAND. mạch,
đổi SW. kết quả vào bảng trạng thái. Đầu vào Đầu ra Board
SW1 SW2 LED nguồn.
1 0 1
0 1 1
1 1 0
Bước 7: - Thực hiện theo các bước từ 1 Đúng trình tự các bước đảm Board
Khảo sát đến 6 với các cổng logic còn lại. bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. nguồn,
các cổng - So sánh kết quả thu được với STT Board cắm,
còn lại. lý thuyết đã học và đưa ra kết 1 2 3 4 ĐHVN
cổng
luận về IC điền vào bảng sau:
Tốt
Hỏng
2.2.5 Khảo sát cổng NOT - IC 7404(74LS04)
1. Sơ đồ khảo sát cổng NOT
74LS04
SW1
U5:A
1 2

R
470

LED

Hình 7.5a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC cổng NOT (7404)


2. Sơ đồ lắp ráp

LED

7404

SW1

Hình 7.5b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC cổng NOT (7404)

120
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.2.1 phần 3. Board cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình - Đúng thứ tự chân IC. Board cắm,
Lắp ráp tự: (dựa vào sơ đồ lắp ráp - Nối chính xác chân nguồn, Board
linh kiện hình 7.5b) đúng cực tính. nguồn,
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ Linh kiện,
Board - Nối chân VCC, GND của cắm trên Board. Panh, Kéo.
cắm. IC lên đường dương nguồn, - Các linh kiện cắm đúng vị trí
đường mass được xác định tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng
trên Board cắm. đẹp. Các dây nối ít chồng chéo
- Kết nối chuyển mạch nhau.
(SW) từ Board nguồn vào - Nối chính xác các chân linh
mạch. kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Kết nối R, LED.
Các chân linh kiện phải
được cắm thẳng xuống
Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board cắm,
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên ĐHVN,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. Board
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng nguồn.
- Điều khiển SW. thái logic như sơ đồ khảo
- Quan sát sự hoạt động của sát.
mạch. - Đèn hiển thị phải sáng.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả Board
So sánh và bảng trạng thái đã được tra bảng trạng thái dưới đây: mạch.
đánh giá cứu. (đèn sáng mức 1, đèn tắt
kết quả mức 0).

121
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi mức Mạch hoạt động đúng bảng Board
Chuyển đổi logic như trong bảng và ghi trạng thái IC cổng NAND. mạch,
SW. kết quả vào bảng trạng thái Board
Input Output
sau: nguồn.
SW1 LED
1 1
0 1
Bước 7: - Thực hiện theo Đúng trình tự các bước đảm bảo các Board
- Khảo sát các bước từ 1 đến đúng yêu cầu kỹ thuật. nguồn,
các cổng 6 với các cổng Board cắm,
STT
còn lại. logic còn lại. 1 2 3 4 5 6 ĐHVN..
cổng
- So sánh kết quả
Tốt
thu được với lý
thuyết đã học và Hỏng
đưa ra kết luận về
IC điền vào bảng
sau:
2.2.6 Khảo sát cổng N0R - IC 7402 (74LS02)
Tương tự như mục 2.2.1 hãy khảo sát IC 7402.
Sinh viên sử dụng phiếu khảo sát IC cổng logic trong phụ lục 6
2.2.7 Khảo sát cổng EX-N0R - IC 74266 (74LS266)
Tương tự như mục 2.2.1 hãy khảo sát IC 74266.
Sinh viên sử dụng phiếu khảo sát IC cổng logic trong phụ lục 6
2.3 Lắp các mạch ứng dụng dùng cổng logic
2.3.1 Lắp ráp mạch dao động tạo xung vuông dùng cổng NAND (IC 7400)
1. Sơ đồ nguyên lý
R3
22k

74LS00
1 R1
U1:A 3
2
470 LED1
C1
A

10uF B

C2 C

10uF D

9 R2
U1:B 8
10
470
LED2

R4

22k

Hình 7.6a: Mạch dao động đa hài dùng cổng NAND

122
2. Sơ đồ lắp ráp

C2

R4 LED2 LED1

R2

7400 R3

R1

C1

Hình 7.6b: Sơ đồ lắp ráp mạch dao động đa hài dùng cổng NAND
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác định - Các linh kiện phải đảm Board
bị các cực tính, xác định đúng chân các bảo chất lượng, xác định cắm, linh
linh kiện. linh kiện. đúng cực tính, đúng chân. kiện.
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng, thẳng hàng. Board
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). cắm,
- Đo sự liên kết giữa các lỗ cắm - Đảm bảo sự liên kết Panh kẹp,
trên Board. giữa các lỗ cắm và chân Kìm và
cắm chặt chẽ theo quy kéo.
định.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, các - Vị trí đặt linh kiện phải ĐHVN,
định vị trí đường nối dây, đường cấp nguồn. phù hợp đảm bảo đúng kỹ Board
đặt linh - Uốn nắn chân linh kiện cho phù thuật và mỹ thuật. cắm
kiện trên hợp vị trí lắp ráp. - Chân linh kiện không Panh kẹp,
Board được uốn sát vào thân và kìm và
cắm không được uốn vuông kéo.
góc.

123
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân cắm,
linh kiện 7.6b) nguồn, đúng cực tính. Board
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một nguồn,
Board - Nối chân VCC, GND của IC lên lỗ cắm trên Board. Linh
cắm. đường dương nguồn, đường mass - Các linh kiện cắm đúng kiện,
được xác định trên Board cắm. vị trí tiếp xúc chắc chắn, Panh,
- Kết nối mạch R1, C1; R2, C2. tạo dáng đẹp. Các dây nối Kéo.
- Kết nối mạch tải R, LED. ít chồng chéo nhau.
Các chân linh kiện phải được cắm - Nối chính xác các chân
thẳng xuống Board. linh kiện theo sơ đồ lắp
ráp..
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên - Board
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang sơ kết đúng, các linh kiện mạch,
tra nguội. đồ nguyên lý và ngược lại. đúng cực tính. ĐHVN.
- Kiểm tra an toàn: Dùng ĐHVN - Phải đảm bảo giá trị điện
để thang đo điện trở X1(hoặc trở thuận, ngược cách xa
X10) đo kiểm tra hai đầu nguồn nhau.
cấp và đảo cực tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn Board
Cấp vào đường dương nguồn và đường đúng cực tính, đúng vị trí mạch,
nguồn mass trên Board mạch. trên Board mạch. ĐHVN,
cho mạch - Quan sát sự hoạt động của mạch.- Đèn hiển thị sáng và Board
nhấp nháy. nguồn.
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo nguồn cấp và - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra các mức điện áp vào ra của mạch. đúng nguồn cấp. mạch,
mạch - Dùng máy hiện sóng đo dạng - Vẽ đúng dạng sóng ĐHVN,
điện sóng đầu ra. xung vuông đối nhau ở Máy hiện
đầu ra. sóng.
2.3.2 Lắp mạch so sánh độ lớn
1. Sơ đồ nguyên lý
7404
SW1(A) U5:A 7402
8 9 8 LED1
10 R1
9 U6:A
Y1 470

SW2(B) U5:B
3 4 5 R2 LED2
U6:B 4 Y2
6 470

Hình 7.7a: Mạch so sánh độ lớn 1 bít


Mạch điện thực hiện theo hàm logic: Y1  A  B;Y2  A  B

124
2. Sơ đồ lắp ráp

LED1 LED2

R1

7404 7402

R2

SW2(A) SW2(B)

Hình 7.7b: Sơ đồ lắp ráp mạch so sánh độ lớn 1bít


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật ĐHVN,
như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC.
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, - Board
linh kiện 7.7b) đúng cực tính. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC lên cắm trên Board. nguồn và
đường dương nguồn, đường - Các linh kiện cắm đúng vị trí vật liệu,
mass được xác định trên Board tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng linh kiện.
cắm. đẹp. Các dây nối ít chồng chéo
- Kết nối mạch liên kết giữa các nhau.
chân IC.
- Kết nối SW từ Board nguồn - Nối chính xác các chân linh
vào đầu vào IC 7404. kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Kết nối R, LED.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.

125
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. - Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch: mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như mục
2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp vào đường dương nguồn và đường cực tính, đúng vị trí trên mạch,
nguồn cho mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN
mạch - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng Board
thái logic như sơ đồ nguyên nguồn .
lý.
- Quan sát sự hoạt động của mạch. - Hai đèn hiển thị sáng (giá
trị nhị phân bằng nhau).
Bước 5: Dùng ĐHVN đo nguồn cấp và các - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra mức điện áp vào ra của mạch. đúng nguồn cấp. mạch,
mạch điện. ĐHVN.
Bước 6: Lần lượt thay đổi mức logic ghi Thực hiện đúng thao tác, Board
Chuyển trong bảng và so sánh đánh giá kết đánh giá chính xác kết quả. mạch,
đổi SW. quả. Board
SW1 SW2 LED1 LED2 nguồn.
KQ
(A) (B) (Y1) (Y2)
0 0 0 0 A=B
0 1 0 1 A<B
1 0 1 0 A>B
1 1 0 0 A=B
2.3.3 Lắp mạch số học
1. Sơ đồ nguyên lý mạch cộng toàn phần
SW1(A)

74LS86
SW2(B) 1 LED1
2 U4:A 3 4 S R1
U4:B 6
5 470
SW3(CI)
74LS32
4 6 4 R2 LED2
5 U2:B U3:B 6
1 5
U3:A 3 Co 470
2

74LS08
1
3
2 U2:A

Hình 7.8a: Mạch cộng hai số nhị phân 1 bit


Mạch điện thực hiện theo hàm logic: S  A  B  C; Co  AB  CI .A  B

126
2. Sơ đồ lắp ráp
Tương tự hãy vẽ sơ đồ lắp ráp trên mô hình lắp ráp sau:

LED1 LED2

R1

7486 7432 7408 R2

SW

Hình 7.8b: Sơ đồ lắp ráp mạch cộng toàn phần


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật ĐHVN,
như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình Board
linh kiện 7.8b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC lên đúng cực tính. nguồn và
đường dương nguồn, đường mass - Mỗi chân linh kiện một lỗ vật liệu,
được xác định trên Board cắm. cắm trên Board. linh kiện.
- Kết nối mạch liên kết giữa các - Các linh kiện cắm đúng vị
chân IC. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
- Kết nối SW từ Board nguồn vào dáng đẹp. Các dây nối ít
đầu vào IC 7486. chồng chéo nhau.
- Kết nối R, LED. - Nối chính xác các chân linh
Các chân linh kiện phải được cắm kiện theo sơ đồ lắp ráp.
thẳng xuống Board.

127
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như mục
2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương nguồn và đường cực tính, đúng vị trí trên mạch,
cho mạch mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng Board
thái logic. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của mạch. - Hai đèn hiển thị sáng.
Bước 5: Dùng ĐHVN đo nguồn cấp và các - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra mức điện áp vào ra của mạch. đúng nguồn cấp. mạch,
mạch điện. ĐHVN.
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi trạng thái mức Thực hiện đúng thao tác, Board
Chuyển logic như trong bảng và so sánh đánh giá chính xác kết quả. mạch,
đổi SW. đánh giá kết quả. Board
SW1 SW2 SW3 LED1( LED2 nguồn.
(A) (B) (CI) S) (C0)
0 0 0 0 0
0 0 1 1 0
0 1 0 1 0
0 1 1 0 1
1 0 0 1 0
1 0 1 0 1
1 1 0 0 1
1 1 1 1 1
2.3.4 Lắp mạch điều khiển đèn 3 vị trí
1. Sơ đồ nguyên lý
SW1 (A)
R LED
4
U4:A 6
5
Y 470
SW2(B) 74LS86
1
U4:A 3
2

SW3(C)

Hình 7.9a: Mạch điều khiển 3 vị trí


Mạch thực hiện theo hàm logic: Y  A  B  C

128
2. Sơ đồ lắp ráp

LED
7486
R

SW2
SW1

SW3

Hình 7.9b: Sơ đồ lắp ráp mạch điều khiển ba vị trí


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC.
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình -Nối chính xác chân nguồn, Board
linh kiện 7.9b) đúng cực tính. cắm,
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ Board
Board - Nối chân VCC, GND của IC lên cắm trên Board. nguồn,
cắm. đường dương nguồn, đường - Các linh kiện cắm đúng vị Linh
mass được xác định trên Board trí tiếp xúc chắc chắn, tạo kiện,
cắm. dáng đẹp. Các dây nối ít Panh,
- Kết nối mạch liên kết giữa các chồng chéo nhau. Kéo.
chân IC. - Nối chính xác các chân
- Kết nối SW từ Board nguồn linh kiện theo sơ đồ nguyên
vào đầu vào IC 7486. lý.
- Kết nối mạch tải R, LED đầu
ra. Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.

129
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên mạch,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW . logic như sơ đồ nguyên lý. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn hiển thị sáng (giá trị
mạch. nhị phân bằng nhau).
Bước 5: Dùng ĐHVN đo nguồn cấp - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra và các mức điện áp vào ra của đúng nguồn cấp. mạch,
mạch điện. mạch. ĐHVN.
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi trạng thái Thực hiện đúng thao tác, Board
Chuyển mức logic như trong bảng và đánh giá chính xác kết quả. mạch,
đổi SW. so sánh đánh giá kết quả. Board
SW1 SW2 SW3 LED nguồn.
(A) (B) (C) (Y)
0 0 0
0 0 1
0 1 0
0 1 1
1 0 0
1 0 1
1 1 0
1 1 1
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mạch không làm - Nguồn cấp không đủ. - Đo kiểm tra nguồn cấp.
việc, các đầu ra - Dây cấp nguồn đứt - Kiểm tra dây cấp nguồn
không có tín hiệu - Lắp sai mạch - Kiểm tra mạch điện
2 Mạch làm việc không - Nguồn cấp không ổn - Cấp ngồn ổn định và
ổn định (lúc đúng, định. đúng mức.
lúc sai) - Dây nối tín hiệu tiếp - Nối dây cho tiếp xúc tốt.
xúc kém. - Dò tìm chân cắm Board
- Chân cắm Board mạch và đổi vị trí cắm.
tiếp xúc không tốt

130
3 Mạch làm việc không - Vẽ sơ đồ sai. - Kiểm tra kỹ sơ đồ
đúng nguyên lý - Lắp mạch sai. - Kiểm tra và lắp đúng
- Chân cắm Board mạch mạch theo sơ đồ.
tiếp xúc không tốt hoặc - Dò tìm chân cắm Board
không tiếp xúc. và đổi vị trí cắm.

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:
1. Tra cứu IC cổng logic
Sinh viên sử dụng phiếu tra cứu IC trong phụ lục 5
2. Khảo sát IC cổng logic
2.1 IC 7400
2.1.1 Lắp ráp mạch điện hình 7.1a
2.1.2 Đo kiểm tra thông số
Kết nối mạch trên Boardard cắm và đo kiểm tra ghi kết quả vào bảng:
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4
SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1

Thông kê cổng logic:


STT cổng 1 2 3 4
Tốt
Hỏng
2.2 IC 7486
2.2.1 Lắp ráp mạch điện hình 7.2a
2.2.2 Đo kiểm tra thông số
Kết nối mạch trên Boardard cắm và đo kiểm tra ghi kết quả vào bảng:
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4
SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1

131
Thông kê cổng logic:
STT cổng 1 2 3 4
Tốt
Hỏng
2.3 IC 7408
2.3.1 Lắp ráp mạch điện hình 7.3a
2.3.2 Đo kiểm tra thông số
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4
SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1

Thông kê cổng logic:


STT cổng 1 2 3 4
Tốt
Hỏng
2.4 IC 7432
2.4.1 Lắp ráp mạch điện hình 7.4a
2.4.2 Đo kiểm tra thông số
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4
SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1

Thông kê cổng logic:


STT cổng 1 2 3 4
Tốt
Hỏng

2.5 IC 7404
2.5.1 Lắp ráp mạch điện hình 7.5a
2.5.2 Đo kiểm tra thông số

132
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4 Cổng 5 Cổng 6
SW1 LED1 SW1 LED1 SW1 LED1 SW1 LED1 SW1 LED1 SW1 LED1

Thông kê cổng logic:


STT cổng 1 2 3 4 5 6
Tốt
Hỏng

2.6 IC 7402
Sinh viên sử dụng phiếu khảo sát IC cổng logic trong phụ lục 6
2.7 IC 74266
Sinh viên sử dụng phiếu khảo sát IC cổng logic trong phụ lục 6
3. Lắp ráp mạch ứng dụng
3.1 Lắp mạch dao động tạo xung vuông
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 7.6a
Tính tần số dao động
3.1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 7.6b)
3.1.3 Lắp ráp mạch trên Board cắm, kiểm tra mạch và ghi kết quả vào bảng trạng thái
Dùng máy hiện sóng đo kiểm tra dạng sóng đầu ra, vẽ lại dạng sóng đầu ra và
so sánh với kết quả lý thuyết.
Sinh viên sử dụng phiếu đo dạng sóng trong phụ lục 2
3.2 Lắp mạch so sánh độ lớn
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 7.7a
- Lập hàm logic với biến vào SW1(A); SW2(B) và hàm ra Led1(Y1), Led2(Y2).
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board cắm (tham khảo sơ đồ hình 7.7b)
3.2.3 Lắp ráp mạch trên Board cắm, kiểm tra mạch và ghi kết quả vào bảng trạng thái
SW1 SW2
LED1 LED2 KQ
(A) (B)
0 0 A=B
0 1 A<B
1 0 A>B
1 1 A=B

133
- So sánh và đánh giá kết quả.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.3 Lắp mạch cộng hai số nhị phân 1 bit
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 7.8a
- Lập hàm logic với biến vào SW1(A); SW2(B); SW3(CI) và hàm ra Led1(S),
Led2(C0).
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board cắm sau

LED1 LED2

R1

7486 7432 7408 R2

SW

Hình 7.10: Sơ đồ lắp ráp mạch cộng toàn phần


3.3.3 Lắp ráp mạch trên Board cắm, kiểm tra mạch và ghi kết quả vào bảng trạng thái
SW1 SW2 SW3 LED1 LED2
(A) (B) (CI) (S) (C0)
0 0 0
0 0 1
0 1 0
0 1 1
1 0 0
1 0 1
1 1 0
1 1 1

134
- So sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.4 Lắp mạch điều khiển đèn 3 vị trí
3.4.1 Sơ đồ nguyên lý hình 7.9a
- Lập hàm logic với biến vào SW1(A); SW2(B); SW3(C) và hàm ra Led (Y).
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3.4.2 Lắp ráp mạch trên Board cắm, kiểm tra mạch và ghi kết quả vào bảng trạng thái
SW1 SW2 SW3 LED
(A) (B) (C) (Y)
0 0 0
0 0 1
0 1 0
0 1 1
1 0 0
1 0 1
1 1 0
1 1 1
- So sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 8

135
BÀI 8: LẮP CÁC MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC FLIP FLOP

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý làm việc của các flip flop và các mạch ứng dụng flip
flop làm mạch đếm, mạch ghi dịch.
- Biết được phương pháp tra cứu, khảo sát IC flip flop và trình bày được trình tự
lắp ráp các mạch ứng dụng.
2. Kỹ năng
- Tra cứu và khảo sát được nguyên lý hoạt động của các IC flip flop.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. Flip Flop
Mạch Flip - Flop (FF) là phần tử có khả năng lưu trữ (nhớ) 1 trong 2 trạng thái
0 hay 1, FF là phần tử cơ bản để xây dựng lên các bộ nhớ, bộ đếm, ghi dịch ... và
rất nhiều các ứng dụng khác.
FF có ký hiệu như hình vẽ:

Hình 8.1: Ký hiệu flip flop


+ Các đầu vào điều khiển bao gồm:
- Các đầu vào dữ liệu có tên phụ thuộc vào từng loại FF cụ thể.
- Đầu vào xung đồng hồ hay còn gọi là xung nhịp có ký hiệu là Ck hoặc Cp.
- Các đầu vào điều khiển: đầu vào đặt trạng thái ký hiệu là S (Set) hoặc Pr ( Preset)
và đầu vào xoá ký hiệu là R( Reset) hoặc Cl( Clear)
+ FF có 2 đầu ra ký hiệu bằng chữ Q và Q (với Q là đảo của Q)
 Flip – flop được phân loại như sau:
+ Theo chức năng làm việc của các đầu vào dự liệu có các loại: D-Flip Flop,
T-Flip Flop, RS-Flip Flop, JK-Flip Flop...

136
+ Theo cách làm việc trong mạch điện ta có: Flip- Flop đồng bộ (Synchronous
fllip- flop) và không đồng bộ (asynchronous flip-flop).
 Ký hiệu và tính tích cực trong FF:

Xung tích cực ở sườn dương

Mức cao (H)

Sườn dương
Xung tích cực ở sườn âm

Xung tích cực ở mức cao


(H)
Sườn âm

Mức cao (L)

Xung tích cực ở mức thấp


(L)

Hình 8.2: Ký hiệu tính tích cực trong flip flop


Preset, Clear tác dụng mức cao Preset, Clear tác dụng mức thấp

Preset tác dụng mức cao, Clear tác Preset tác dụng mức cao, Clear tác
dụng mức thấp dụng mức thấp

Bảng 8.1: Bảng ký hiệu mức tác động chân PRESET, CLEAR của FF
2. Giới thiệu IC flip flop
2.1 Giới thiệu IC FF JK ( IC 74112)
Tra cứu sơ đồ chân Ký hiệu Hình dạng

J PR Q

CLK

K CLR Q

S
J Q

CLK

K R Q

137
Bảng trạng thái

Điều kiện hoạt động

Bảng 8.2: Bảng tra cứu IC 74112

2.2 Giới thiệu IC FF D (IC 7474)


Tra cứu sơ đồ chân Ký hiệu Hình dạng:

D PR Q

CLK

CLR Q

D SD Q

CLK

CD Q

138
Bảng trạng thái

Điều kiện hoạt động

Bảng 8.3: Bảng tra cứu IC 7474


2. Mạch ứng dụng FF
2.1 Mạch đếm
2.1.1 Mạch đếm không đồng bộ
1. Đặc điểm
- Được tạo thành từ các FF –JK hoặc FF-T;
- Các đầu vào T hoặc JK của các FF luôn bằng 1;
- Xung đếm CK chỉ tác động vào đầu vào CK của FF đầu tiên (FF có đầu ra là bit có
trọng số thấp nhất), đầu vào xung CK của các FF khác được lấy từ đầu ra Q hoặc
Q của FF đứng trước nó.
- Để thay đổi trạng thái đầu ra của mạch đếm ta phải tác động vào xung CK của các FF.
- Mạch đếm modul 2n tự động quay về trạng thái ban đầu vì thế các đầu vào R, S
của các FF để mức không tích cực.
- Mạch đếm modul M bất kỳ được thiết kế từ mạch đếm modul 2 n và loại đi N trạng
thái dư (N=2n-M) vì thế đầu vào S của các FF được tích cực khi đặt trạng thái ban
đầu của mạch đếm xuống, đầu vào R của các FF được tích cực khi xoá trạng thái cuối
cùng của mạch đếm lên.

139
2. Phương pháp thiết kế
- Bước 1: Chọn loại FF sử dụng để thiết kế
- Bước 2: Lập bảng trạng thái
- Bước 3: Viết các hàm quan hệ (rút gọn nếu có)
- Bước 4: Vẽ mạch điện
- Bước 5: Kiểm tra nguyên lý mạch (mô phỏng nếu có)
3. Mạch đếm lên không đồng bộ mod 16 (dùng FF JK 74LS112)
- Bước 1: chọn FF JK 74LS112 có R = S = 0, xung ck tác động cạnh xuống, số FF
n=4
- Bước 2: Lập bảng trạng thái
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân (LED3) (LED2) (LED1) (LED0)
0 0 0 0 0
1 0 0 0 1
2 0 0 1 0
3 0 0 1 1
4 0 1 0 0
5 0 1 0 1
6 0 1 1 0
7 0 1 1 1
8 1 0 0 0
9 1 0 0 1
10 1 0 1 0
11 1 0 1 1
12 1 0 1 0
13 1 0 1 1
14 1 1 1 0
15 1 1 1 1
16 0 0 0 0

Bảng 8.4: Bảng trạng thái mạch đếm lên không đồng bộ mod 16
- Bước 3: Viết hàm quan hệ
Từ bảng trạng thái ta thấy đầu ra:
Q0 thay đổi trạng thái sau mỗi xung đồng bộ: CK1 = Q0
Q1 thay đổi trạng thái khi Q0 chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 vậy CK2 = Q1
Q2 thay đổi trạng thái khi Q1 chuyển trạng thái từ 1 xuống 0 vậy CK3 = Q2
- Bước 4: Vẽ mạch điện

140
R
470
LED3 LED2 LED1 LED0
SW1

SW2
4 U1:A 10 U1:B 4 U1:C 10 U1:B
3 5 Q0 11 9 Q1 5 11 9
3

S
J Q J Q J Q Q2 J Q
1 13 1 13 Q3
CLK CLK CLK CLK
2 6 12 7 2 6 12 7
K Q K Q K Q K Q

R
SW3 15 74LS112 14 15 74LS112 14

Hình 8.3: Sơ đồ nguyên lý mạch đếm lên không đồng bộ Mod16


2.1.2 Mạch đếm đồng bộ
1. Đặc điểm chung
- Được tạo thành từ các FF –JK hoặc FF-T;
- Xung đếm Ck được tác động vào đồng thời tới tất cả các FF của mạch đếm.
- Các đầu vào T hoặc J, K của các FF được lấy từ các đầu ra của các FF qua các
mạch vòng hồi tiếp.
- Để thay đổi trạng thái đầu ra của mạch đếm ta phải tác động vào xung Ck.
- Mạch đếm modul 2n hay modul M bất kỳ đều tự động quay về trạng thái ban đầu,
vì thế các đầu vào R, S của các FF để mức không tích cực.
2. Phương pháp thiết kế
- Bước 1: Chọn loại FF sử dụng để thiết kế, xây dựng bảng chuyển trạng thái Q n sang
trạng thái Qn+1 để tìm các đầu vào kích.
- Bước 2: Từ bảng chuyển trạng thái của FF xây dựng được bảng trạng thái của
mạch.
- Bước 3: Viết các hàm quan hệ ( rút gọn nếu có)
- Bước 4: Vẽ mạch điện
- Bước 5: Kiểm tra nguyên lý mạch ( mô phỏng nếu có)
3. Mạch đếm lên đồng bộ Mod 16
- Bước 1: chọn FF JK 74LS112 có R = S = 0, xung ck tác động cạnh xuống. Từ bảng
trạng thái của FF JK ta xây dựng bảng chuyển trạng thái Qn sang trạng thái Qn+1 để
tìm các đầu vào kích như sau:
Qn Qn+1 J K

0 0 0 x
0 1 1 x
1 0 x 1
1 1 x 0

Bảng 8.5: Bảng chuyển trạng thái của FF JK

141
- Bước 2: Từ bảng chuyển trạng thái của FF xây dựng được bảng trạng thái của
mạch.
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK J3 K3 J2 K2 J1 K1 J0 K0
phân (LED3) (LED2) (LED1) (LED0)
0 0 0 0 0 0X 0X 0X 1X
1 0 0 0 1 0X 0X 1X X1
2 0 0 1 0 0X 0X X0 1X
3 0 0 1 1 0X 1X X1 X1
4 0 1 0 0 0X X0 0X 1X
5 0 1 0 1 0X X0 1X X1
6 0 1 1 0 0X X0 X0 1X
7 0 1 1 1 1X X1 X1 X1
8 1 0 0 0 X0 0X 0X 1X
9 1 0 0 1 X0 0X 1X X1
10 1 0 1 0 X0 0X X0 1X
11 1 0 1 1 X0 1X X1 X1
12 1 0 1 0 X0 X0 0X 1X
13 1 0 1 1 X0 X0 1X X1
14 1 1 1 0 X0 X0 X0 1X
15 1 1 1 1 X1 X1 X1 X1
16 0 0 0 0 X1 X1 X1 X1

Bảng 8.6: Bảng trạng thái mạch đếm lên đồng bộ mod 16
- Bước 3: Viết các hàm quan hệ (rút gọn nếu có)
Từ bảng trạng thái lập bìa các nô rút gọn hàm được phương trình hàm kích của FF:
J0 = K0 = 1 ; J 2 = K2 = Q2 Q 1
J1 = K1 = Q1 ; J3 = K3 = Q3 Q2 Q1
- Bước 4: Vẽ mạch điện
R
470

LED3 LED2 LED1 LED0


1
3 4
2 U3:A 6
SW 5 U3:B
1 74LS08

SW
2
4 U1:A 10 U1:B 4 U1:C 10 U1:D
3 5 11 9 3 5 11 9
S

J Q J Q J Q
1 Q0 13 Q1 1 Q2 13
J Q
Q3
CLK CLK CLK CLK
2 6 12 7 2 6 12 7
K Q K Q K Q
R

K Q
R

SW 15 14 15 14
3
74LS112 74LS112

Hình 8.4: Sơ đồ nguyên lý mạch đếm lên đồng bộ Mod16

142
2.2 Mạch ghi dịch
2.2.1 Mạch ghi dịch
Mạch ghi dịch là mạch điện thực hiện nhiệm vụ ghi và dịch theo xung nhịp.
Ta đã biết mỗi một FF có khả năng nhớ một bit. Như vậy thanh ghi dịch n bit
được tạo thành từ n FF. Cấu trúc thanh ghi dịch gồm có đầu vào dữ liệu D, xung xoá
RS (hoặc CL), xung nhịp Ck và các đầu ra là đầu ra Q của các FF.
Một thanh ghi dịch có thể dịch trái hay dịch phải là tùy thuộc vào cách thiết lập
mạch điện.
Dữ liệu đầu ra có thể lấy đồng thời từ các đầu ra Q của các FF (ra song song) hay
lấy lần lượt từ một đầu ra Q của FF cuối cùng (ra nối tiếp).
Các thanh ghi dịch hay được ứng dụng đó là ghi dịch loại D.
Phương pháp thiết kế:
- Bước 1: Chọn loại mạch cần thiết kế, xác định đồ hình chuyển trạng thái
- Bước 2: Lập bảng trạng thái
- Bước 3: Viết các hàm quan hệ ( rút gọn nếu có)
- Bước 4: Vẽ mạch điện
- Bước 5: Kiểm tra nguyên lý mạch ( mô phỏng nếu có)
2.2.2 Mạch ghi dịch 4 bít dịch phải dùng IC 7474
- Bước 1: Chọn mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song. Giả sử cho 4 bít dữ liệu vào
A3 A2 A1A0. Ta xác định đồ hình chuyển trạng thái như sau:

F0 F1 F2 F3

CK1 A0

CK2 A1 A0

CK3 A2 A1 A0

CK4 A3 A2 A1 A0

Hình 8.5: Đồ hình chuyển trạng thái


- Bước 2: Lập bảng trạng thái

143
Q0 Q1 Q2 Q3
CK RS D0 D1 D2 D3
( LED0) ( LED1) ( LED2) ( LED 3)
X 0 0 0 0 0 A0 0 0 0
1 A0 0 0 0 A1 A0 0 0
1 A1 A0 0 0 A2 A1 A0 0
1 A2 A1 A0 0 A3 A2 A1 A0
1 A3 A2 A1 A0 A0 A3 A2 A1
1 A0 A3 A2 A1 A1 A0 A3 A2
1 A1 A0 A3 A2 A2 A1 A0 A3
1 A2 A1 A0 A3 A3 A2 A1 A0
1 A3 A2 A1 A0 A1

Bảng 8.7: Bảng trạng thái mạch ghi dịch phải 4 bit
- Bước 3: Viết các hàm quan hệ (rút gọn nếu có)
Từ bảng trạng thái dùng bảng các nô rút gọn hàm.
D1 = Q0 ; D2 = Q1; D3 = Q2
- Bước 4: Vẽ mạch điện
R
470

LED0 LED1 LED2 LED3


SW1

4
U2:A 10
U2:B U2:C 10 U2:D
4
2 5 12 9 2 5 12 9
S

D Q D Q D Q D Q
3 Q0 11 Q1 3 Q2 11 Q3
CLK CLK CLK CLK
6 8 6 8
Q Q Q Q
R

1 13 1 13
SW2
74LS74 74LS74

Hình 8.6: Sơ đồ nguyên lý mạch ghi dịch phải 4 bit


III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
MÔ TẢ KỸ SỐ ĐƠN VỊ
STT TÊN THIẾT BỊ GHI CHÚ
THUẬT LƯỢNG TÍNH
A Thiết bị, dụng cụ
Board TT số,
1 Board nguồn 01 Cái
tương tự
2 Board cắm số 01 Cái
3 ĐHVN Đo dòng, áp, 01 Cái
điện trở
4 Panh kẹp 01 Cái
5 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
6 Kìm uốn 01 Cái
7 Mỏ hàn xung 01 Cái Mỏ hàn nung

144
B Vật tư, linh kiện
1 IC U1: 74112 02 Con IC thay thế
7476, 4027
2 IC U2: 7474 02 Con IC thay thế
4013
3 IC U3: 7408 01 Con
4 IC U4: 7400 01 Con
5 Điện trở R=R1=R2 470 04 Con
6 LED1=LED2=LED3= Led đơn 04 Con
LED4
7 Dây nối cáp điện thoại 0,3 kg
8 Thiếc Loại thiếc dây ½ Cuộn
IV. THỰC HÀNH
1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board cắm có lỗ cắm phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Tra cứu các loại IC FF
2.1.1 Tra cứu IC 74112
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Vẽ sơ đồ chân IC 74112, lập Vẽ đúng sơ đồ chân, bảng Tài liệu
bảng trạng thái. trạng thái. tra cứu,
giấy, bút
Bước 2: Giải thích chức năng IC, chức Giải thích đầy đủ, chính xác
năng từng chân IC và giải thích chức năng và bảng trạng
bảng trạng thái. thái.
Bảng 8.8: Bảng hướng dẫn tra cứu IC flip flop
2.1.2 Tra cứu IC 7474
Thực hiện tra cứu tương tự với các IC flip flop trên như trong bảng 8.8
2.2 Khảo sát IC FF
2.2.1 Khảo sát FF JK (IC 74LS112)
1. Sơ đồ nguyên lý mạch khảo sát IC JK 74112

145
SW3

SW1 74LS112

4
R1
3 5

S
J Q
1 470
CLK
6 R2
2 K Q

R
SW2 470

15
LED2 LED1
SW4

Hình 8.7a: Sơ đồ khảo sát hoạt động IC JK (74112)


3. Sơ đồ lắp ráp

LED1 LED2
74112
R1
R2

SW4 SW2 SW3

SW1

Hình 8.7b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC JK 74112


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn - Xác định thứ tự chân IC - Xác định đúng chân linh Board
bị các 74112. kiện. cắm,
linh kiện. - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm bảo Panh kẹp,
định cực tính đèn led. chất lượng, xác định đúng Kìm và
cực tính. kéo.

146
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng
tra Board cách láng thiếc mỏng vào bóng, thẳng hàng.
mạch. chân linh kiện (đối với linh
kiện cũ).
- Đo sự liên kết giữa các lỗ - Đảm bảo sự liên kết giữa
cắm trên Board. các lỗ cắm và chân cắm chặt
chẽ theo quy định.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật Board
đặt linh nguồn. và mỹ thuật. cắm,
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được Panh kẹp,
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không Kìm và
cắm được uốn vuông góc. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC.
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, Board
linh kiện 8.7b) đúng cực tính. cắm,
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ Board
Board - Nối chân VCC của IC lên cắm trên Board. nguồn,
cắm. dương nguồn, nối chân GND - Các linh kiện cắm đúng vị Linh
của IC xuống mass. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo kiện,
- Kết nối chuyển mạch (SW) dáng đẹp. Các dây nối ít Panh,
từ Board nguồn vào mạch. chồng chéo nhau. Kéo.
- Kết nối R, LED. - Nối chính xác các chân
- Cắm dây liên kết mạch. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên Board
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng mạch,
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính. ĐHVN
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
X1(hoặc X10) đo kiểm tra hai nhau.
đường nguồn cấp trên
Boardard mạch và đảo cực
tính que đo.

147
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên mạch,
nguồn nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
cho mạch Boardard mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn hiển thị LED1 tắt,
mạch. LED2 sáng và ngược lại.
Bước 5: Dùng ĐHVN đo nguồn cấp - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra và các mức điện áp vào ra của đúng nguồn cấp. mạch,
mạch mạch. ĐHVN.
điện.
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi trạng thái Thực hiện đúng thao tác, Board
Chuyển mức logic như trong bảng và đánh giá chính xác kết quả. mạch,
đổi SW. so sánh đánh giá kết quả. Board
nguồn.

S ( PRE ) R ( CLR )
CLK
J K Q Q
(SW3) (SW4) (SW1) (SW2) (LED1) (LED2)
L H X X X tắt sáng
H L X X X sáng tắt
L L X X X sáng sáng
H H  L L
H H  H L
H H  L H
H H  H H
H H H X X

Bước 7: - Thực hiện theo các bước từ Đúng trình tự các bước đảm ĐHVN,
Khảo 1 đến 6 với các FF còn lại. bảo các đúng yêu cầu kỹ thuật. Board
sát các - So sánh kết quả thu được FF 1 2 cắm,
FF còn với lý thuyết đã học và đưa Tốt Board
lại. ra kết luận về IC điền vào Hỏng nguồn.
bảng.

2.2.2 Khảo sát FF D (IC 74LS74)


1. Sơ đồ nguyên lý

148
SW2
SW1 74LS74
4 U2:A
2 5 R1

S
D Q
470
3 CLK
6 R2
Q

R
470
1 LED2 LED1

SW3

Hình 8.8a: Sơ đồ khảo sát FF D 7474


2. Sơ đồ lắp ráp

LED2
LED1
7474
R2

R1

SW3 SW1

SW2

Hình 8.8b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 7474


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.2.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.

149
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
linh kiện 8.8b) đúng cực tính. Board
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn và
Board - Nối chân VCC của IC lên cắm trên Board. vật liệu,
cắm. dương nguồn, nối chân GND - Các linh kiện cắm đúng vị linh kiện.
của IC xuống mass. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
- Kết nối chuyển mạch (SW) dáng đẹp. Các dây nối ít
từ Board nguồn vào mạch. chồng chéo nhau.
- Kết nối R, LED - Nối chính xác các chân
- Cắm dây liên kết mạch. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên mạch,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Đèn hiển thị LED1 sáng,
mạch. LED2 tắt.
Bước 5: Dùng ĐHVN đo nguồn cấp - Đo chính xác, đảm bảo Board
Kiểm tra và các mức điện áp vào ra đúng nguồn cấp. mạch,
mạch điện. của mạch. ĐHVN.
Bước 6: Lần lượt chuyển đổi trạng Thực hiện đúng thao tác, Board
Chuyển thái mức logic như trong đánh giá chính xác kết quả. mạch,
đổi SW. bảng và so sánh đánh giá kết Board
quả. nguồn.
Input Output
S (PR) R (CLR) D Q Q
CLK
(SW2) (SW3) (SW1) (L1) (L2)
L H X X
H L X X
L L X X

150
H H  H
H H  L
H H L X
Bước 7: - Thực hiện theo các bước từ Đúng trình tự các bước đảm ĐHVN,
Khảo 1 đến 6 với các FF còn lại. bảo các đúng yêu cầu kỹ thuật. Board
sát các - So sánh kết quả thu được FF 1 2 cắm
FF còn với lý thuyết đã học và đưa Tốt mạch,
lại. ra kết luận về IC điền vào Hỏng Board
bảng sau: nguồn…

2.3 Lắp các mạch ứng dụng dùng FF


2.3.1 Lắp mạch đếm lên không đồng bộ mod 16 (IC 74112)
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.3
2. Sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

74112 U1A,B 74112 U1C,D R

SW2 SW3 SW1

Hình 8.9: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm lên không đồng bộ mod 16 dùng IC 74112
3. Trình tự lắp ráp:
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và - Các linh kiện phải đảm bảo Board
các linh xác định cực tính, xác định chất lượng, xác định đúng cực cắm,
kiện. chân các linh kiện. tính, đúng chân. Panh kẹp,
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: - Chân linh kiện phải sáng Kìm và
Board Bằng cách láng thiếc mỏng bóng, thẳng hàng. kéo.
mạch. vào chân linh kiện (đối với
linh kiện cũ).

151
- Đo sự liên kết giữa các lỗ - Đảm bảo sự liên kết giữa các
cắm trên Board. lỗ cắm và chân cắm chặt chẽ
theo quy định.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh - Vị trí đặt linh kiện phải phù
vị trí đặt kiện, các đường nối dây, hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và
linh kiện đường cấp nguồn. mỹ thuật.
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện - Chân linh kiện không được
cắm cho phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không được
uốn vuông góc.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình
Lắp ráp tự (dựa vào sơ đồ lắp ráp - Board
linh kiện hình 8.9) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của đúng cực tính. nguồn và
IC lên đường dương nguồn, - Mỗi chân linh kiện một lỗ vật liệu,
đường mass được xác định cắm trên Board. linh kiện.
trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị trí
- Nối lần lượt chân (PR). tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng
- Nối lần lượt chân (CLR). đẹp. Các dây nối ít chồng chéo
- Nối lần lượt chân (J,K). nhau.
- Nối xung từ Board nguồn - Nối chính xác các chân linh
vào đúng chân CLK của FF kiện theo sơ đồ lắp ráp
đầu tiên.
- Đầu ra Q của từng FF nối
với led đồng thời làm xung
cho FF tiếp theo.
Các chân linh kiện phải
được cắm thẳng xuống
Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết - Mạch điện đảm bảo liên kết Board
Kiểm tra mạch: Dò lại mạch từ sơ đồ đúng, các linh kiện đúng cực cắm,
nguội đã lắp sang sơ đồ nguyên lý tính. ĐHVN.
và ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện trở
ĐHVN để thang đo điện thuận, ngược cách xa nhau.
trở đo kiểm tra hai đầu
nguồn cấp.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực
Cấp nguồn nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board
cho mạch nguồn và đường mass trên mạch.
Board mạch.

152
- Cấp xung đồng bộ. - Xung đồng bộ có tần số phù Board
hợp để dễ quan sát trạng thái. mạch,
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái ĐHVN
logic như sơ đồ khảo sát. Board
- Quan sát sự hoạt động của - Bốn đèn hiển thị sáng, tắt nguồn.
mạch. theo tổ hợp mã nhị phân xem
bảng trạng thái (Bảng 8.4). Led
sáng mức 1; led tắt mức 0.
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào/ điện áp ra giá trị. mạch,
mạch điện. chân IC. ĐHVN.
- Ghi lại kết quả vào bảng - Quan sát kỹ ghi chính xác.
trạng thái dưới đây:
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Bước 6: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả Board
So sánh và trạng thái đã lập (bảng 8.4) trong bảng trạng thái. mạch
đánh giá
kết quả

2.3.2 Lắp mạch đếm lên đồng bộ mod 16 (IC 74112)


1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.4
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

153
Vẽ tiếp sơ đồ lắp ráp trên mô hình lắp ráp dưới đây:

Hình 8.10: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm lên đồng bộ mod 16 dùng IC 74112
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự (dựa - Đúng thứ tự chân
Lắp ráp theo sơ đồ lắp ráp hình 8.10) IC. Board
linh kiện - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân cắm,
trên - Nối chân VCC, GND của IC lên nguồn, đúng cực tính. Board
Board đường dương nguồn, đường mass - Mỗi chân linh kiện nguồn,
cắm. được xác định trên Board cắm. một lỗ cắm trên Linh
- Nối lần lượt chân (PR) Board. kiện,
- Nối lần lượt chân (CLR) - Các linh kiện cắm Panh,
- Nối lần lượt chân (CLK) đúng vị trí tiếp xúc Kéo.
- FF đầu tiên JK nối SW chọn mức 1. chắc chắn, tạo dáng
Đầu ra FF đầu tiên nối điều khiển JK đẹp. Các dây nối ít
FF 2. Nối IC 7408 tạo mức điều khiển chồng chéo nhau.
JK cho FF 3, FF4.

154
- Đầu ra Q của từng FF nối với led, R - Nối chính xác các
và mass. chân linh kiện theo sơ
- Cắm dây liên kết mạch. đồ lắp ráp.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được cắm
thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board mạch,
nguồn nguồn và đường mass trên mạch. ĐHVN
cho mạch Board mạch. - Xung đồng bộ có tần số phù Board
- Cấp xung đồng bộ. hợp để dễ quan sát trạng thái. nguồn.
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái
logic như sơ đồ khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của - Bốn đèn hiển thị sáng, tắt
mạch. theo tổ hợp mã nhị phân như
bảng trạng thái (bảng 8.6) Led
sáng mức 1; led tắt mức 0.
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị. mạch,
mạch áp ra chân IC. ĐHVN
điện. - Ghi lại kết quả vào bảng - Quan sát kỹ ghi chính xác.
trạng thái dưới đây:

155
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Bước 6: - Kiểm tra và so sánh với bảng trạng - Phải đúng với kết Bảng
So sánh thái đã lập (bảng 8.6). quả trong bảng trạng trạng thái
và đánh thái. của mạch.
giá kết
quả

2.3.3 Lắp mạch đếm lên không đồng bộ mod bất kỳ


1. Sơ đồ nguyên lý mạch đếm mod 10 dùng IC 74112
R
470

LED3 LED2 LED1 LED0


U4:A
1
SW1 3
2

74LS00
SW2

U1:A U1:B U1:C U2:D


10
10
4

3 5 11 9 3 5 11 9
S

J Q J Q J Q J Q
1 13 1 13
CLK CLK CLK CLK
2 6 12 7 2 6 12 7
K Q K Q K Q K Q
R

74LS112
14
14
15

15

74LS112

Hình 8.11a: Sơ đồ mạch đếm lên Mod 10 không đồng bộ

156
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1 0 0 0 1
2 0 0 1 0
3 0 0 1 1
4 0 1 0 0
5 0 1 0 1
6 0 1 1 0
7 0 1 1 1
8 1 0 0 0
9 1 0 0 1
10 0 0 0 0

Bảng 8.9: Bảng trạng thái mạch đếm lên KĐB mod 10 dùng IC 74112
2. Sơ đồ lắp ráp
Vẽ tiếp sơ đồ lắp ráp trên mô hình lắp ráp dưới đây:

LED3 LED0

74112 74112 7400 R

SW2 SW1

Hình 8.11b: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm lên KĐB Mod 10


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.3.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.

157
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 8.11b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân Board
Board - Nối chân VCC, GND của IC lên nguồn, đúng cực tính. nguồn và
cắm. đường dương nguồn, đường mass - Mỗi chân linh kiện một lỗ vật liệu,
được xác định trên Board cắm. cắm trên Board. linh kiện.
- Nối lần lượt chân (PR) - Các linh kiện cắm đúng vị
- Nối lần lượt chân (CLR) trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
- Nối chân CK của FF. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Đầu ra Q của từng FF nối với chồng chéo nhau.
led. - Nối chính xác các chân
- Cắm dây liên kết mạch. linh kiện theo sơ đồ lắp
- Cắm dây cấp nguồn. ráp.
Các chân linh kiện phải được cắm
thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board mạch,
nguồn nguồn và đường mass trên mạch. ĐHVN
cho Board mạch. - Xung đồng bộ có tần số phù Board
mạch - Cấp xung đồng bộ. hợp để dễ quan sát trạng thái. nguồn.
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái
logic như sơ đồ khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của - Bốn đèn hiển thị sáng, tắt theo
mạch. tổ hợp mã nhị phân (bảng 8.13).
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị. mạch,
mạch áp ra chân IC. ĐHVN.
điện. - Ghi lại kết quả vào bảng - Quan sát kỹ ghi chính xác.
trạng thái dưới đây:

158
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Bước 6: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả trong Bảng
So sánh trạng thái đã lập. (bảng 8.10) bảng trạng thái. trạng thái
và đánh của IC,
giá kết Board
quả mạch.
2.3.4 Lắp ráp mạch mạch ghi dịch phải 4 bít (sáng dần - tắt dần) dùng IC 7474
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.6
2. Sơ đồ lắp ráp

LED0

7474 7474
R

SW2 SW1

Hình 8.12: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch phải 4 bít dùng IC 7474
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị

159
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự (dựa
Lắp ráp vào sơ đồ lắp ráp hình 8.12) - - Board
linh kiện - Gắn IC vào Board cắm. - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên - Nối chân VCC, GND của IC lên - Nối chính xác chân Board
Board đường dương nguồn, đường mass nguồn, đúng cực tính. nguồn và
cắm. được xác định trên Board cắm. - Mỗi chân linh kiện vật liệu,
- Nối lần lượt chân (PR) hoặc (S) - một lỗ cắm trên Board. linh kiện.
Nối lần lượt chân (CLR hoặc R) - Các linh kiện cắm
- Nối lần lượt chân (CLK) đúng vị trí tiếp xúc
- Đầu vào D của FF đầu tiên nối đầu chắc chắn, tạo dáng
ra Q của FF 4. đẹp. Các dây nối ít
- Đầu ra Q của từng FF nối với led chồng chéo nhau.
và là dữ liệu cho FF tiếp theo. - Nối chính xác các
- Cắm dây liên kết mạch. chân linh kiện theo sơ
- Cắm dây cấp nguồn. đồ lắp ráp.
Các chân linh kiện phải được cắm
thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương nguồn cực tính, đúng vị trí trên mạch,
nguồn và đường mass trên Board Board mạch. ĐHVN
cho mạch mạch. - Xung đồng bộ có tần số Board
- Cấp xung đồng bộ. phù hợp để dễ quan sát trạng nguồn.
thái.
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái
logic như sơ đồ khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của - Bốn đèn hiển thị lần lượt
mạch. sáng sau mỗi xung đồng hồ
như bảng trạng thái 8.12.

160
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức điện - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra áp vào chân IC và điện áp ra đúng giá trị. mạch,
mạch chân IC. ĐHVN,
điện. - Ghi lại kết quả vào bảng trạng - Quan sát kỹ ghi chính xác.
thái dưới đây:
Q0 Q1 Q2 Q3
CK D
( LED0) ( LED1) ( LED2) ( LED 3
X 0 0 0 0 0
1 1 0 0 0
1
1
1
1
1
1
1

Bước 6: - Kiểm tra và so sánh với bảng trạng - Phải đúng với kết quả Board
So sánh thái đã lập (bảng 8.7) trong bảng trạng thái. mạch.
và đánh
giá kết
quả

2.2.5 Mạch ghi dịch trái 4 bít (sáng dần - tắt dần)
1. Sơ đồ nguyên lý
R
220
LED0 LED1 LED2 LED3

SW1

U1:A U1:B U2:A U2:B


10

10
4

2 5 12 9 2 5 12 9
S

D Q D Q D Q D Q
3 CLK
11 CLK
3 11
CLK CLK
6 8 6 8
Q Q
R

Q Q
R

R
13
1

13
1

SW2

74LS74 74LS74

Hình 8.13a: Mạch ghi dịch trái 4 bit dùng IC 7474

161
Q3 Q2 Q1 Q0
CK RS D3 D2 D1 D0
( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
X 0 0 0 0 0 A0 0 0 0
1 A0 0 0 0 A1 A0 0 0
1 A1 A0 0 0 A2 A1 A0 0
1 A2 A1 A0 0 A3 A2 A1 A0
1 A3 A2 A1 A0 A0 A3 A2 A1
1 A0 A3 A2 A1 A1 A0 A3 A2
1 A1 A0 A3 A2 A2 A1 A0 A3
1 A2 A1 A0 A3 A3 A2 A1 A0
1 A3 A2 A1 A0 A1

Bảng 8.10: Bảng trạng thái mạch ghi dịch trái 4 bít dùng IC 7474
2. Sơ đồ lắp ráp
Vẽ tiếp sơ đồ lắp ráp trên mô hình lắp ráp dưới đây:

LED3 LED0

7474 7474 R

SW2 SW1

Hình 8.13b: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch trái 4 bít dùng IC 7474
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân
Lắp ráp - Gắn IC vào Board cắm. IC.
linh kiện - Nối chân VCC, GND của IC lên - Nối chính xác chân
trên Board đường dương nguồn, đường mass nguồn, đúng cực tính.
cắm. được xác định trên Board cắm.

162
- Nối lần lượt chân (PR hoặc S) - Mỗi chân linh kiện Board
- Nối lần lượt chân (CLR hoặc R) một lỗ cắm trên cắm,
- Nối lần lượt chân (CLK) Board. Board
- FF 4 đầu vào D nối đầu ra Q FF 1. - Các linh kiện cắm nguồn và
- Cắm dây liên kết mạch. đúng vị trí tiếp xúc vật liệu,
- Cắm dây cấp nguồn. chắc chắn, tạo dáng linh kiện.
Các chân linh kiện phải được cắm đẹp. Các dây nối ít
thẳng xuống Board. chồng chéo nhau.
- Nối chính xác các
chân linh kiện theo sơ
đồ lắp ráp.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên cắm,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
Board mạch. - Xung đồng bộ có tần số phù Board
- Cấp xung đồng bộ. hợp để dễ quan sát trạng thái. nguồn.
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái
logic như sơ đồ khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của - Bốn đèn hiển thị lần lượt
mạch. sáng sau mỗi xung đồng hồ
(bảng 8.10). Led sáng mức 1;
Led tắt mức 0.
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị. mạch,
mạch điện. áp ra chân IC. ĐHVN,
- Ghi lại kết quả vào bảng - Quan sát kỹ ghi chính xác.
trạng thái dưới đây:
Q3 Q2 Q1 Q0
CK D
( LED0) ( LED1) ( LED2) ( LED 3
X 0 0 0 0 0
1 1 0 0 0
1
1
1
1
1
1
1

163
Bước 6: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả trong Bảng
So sánh và bảng trạng thái đã lập (bảng bảng trạng thái. trạng thái
đánh giá 8.10). của IC,
kết quả Board
mạch.
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mạch không làm - Không có nguồn cấp. - Đo kiểm tra nguồn cấp.
việc, các đầu ra - Dây cấp nguồn đứt - Kiểm tra dây cấp nguồn
không có tín hiệu (led - Lắp mạch sai - Kiểm tra kỹ mạch lắp ráp.
không sáng).
2 Mạch làm việc đúng - Nguồn cấp không ổn - Cấp nguồn ổn định và
nguyên lý nhưng định. đúng giá trị.
không ổn định (lúc - Dây nối tín hiệu tiếp - Nối dây cho tiếp xúc tốt.
đúng, lúc sai) xúc kém.
- Chân cắm Board - Dò tìm chân cắm Board và
mạch tiếp xúc không đổi vị trí cắm.
tốt

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ………………………………………………………………
- Nội dung báo cáo:
1. Tra cứu
1.1 Tra cứu IC 74112
1.2 Tra cứu IC 7474
1.3 Tra cứu IC 7476
1.4 Tra cứu IC 4013
Sinh viên sử dụng phiếu tra cứu IC trong phụ lục 5
2. Khảo sát IC
2.1 Khảo sát IC 74112
2.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 8.7a
2.1.2 Lắp ráp mạch, đo kiểm tra và ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
FF 1:
Input Output
S ( PRE ) R ( CLR ) CLK
J K Q Q
(SW3) (SW4) (SW1) (SW2) (L1) (L2)
L H X X X

164
H L X X X
L L X X X
H H  L L
H H  H L
H H  L H
H H  H H
H H H X X
Bảng 8.12a: Bảng trạng thái FF JK
FF 2:
Input Output
S ( PRE ) R ( CLR ) CLK
J K Q Q
(SW3) (SW4) (SW1) (SW2) (L1) (L2)
L H X X X
H L X X X
L L X X X
H H  L L
H H  H L
H H  L H
H H  H H
H H H X X
Bảng 8.12b: Bảng trạng thái FF JK
- So sánh kết quả thu được với lý thuyết đã học và đưa ra kết luận điền vào bảng sau:
FF 1 1
Tốt
Hỏng
Bảng 8.12c: Bảng đánh giá chất lượng IC 74112
2.2 Khảo sát IC 7474
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 8.8a
2.2.2 Đo kiểm tra và ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
FF 1:
Input Output
S (PR) R (CLR) D Q Q
CLK
(SW2) (SW3) (SW1) (L1) (L2)
L H X X
H L X X
L L X X
H H  H
H H  L
H H L X
Bảng 8.13a: Bảng trạng thái FF D

165
FF 2:
Input Output
S (PR) R (CLR) D Q Q
CLK
(SW2) (SW3) (SW1) (L1) (L2)
L H X X
H L X X
L L X X
H H  H
H H  L
H H L X
Bảng 8.13b: Bảng trạng thái FF D
- So sánh kết quả thu được với lý thuyết đã học và đưa ra kết luận điền vào bảng sau:
FF 1 1
Tốt
Hỏng

Bảng 8.13c: Bảng đánh giá chất lượng IC 7474


2.3 Lắp ráp mạch
2.3.1 Mạch đếm lên không đồng bộ Mod 16 dùng IC 74112
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.3
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

74112 74112 R

SW2 SW1

Hình 8.14: Sơ đồ lắp ráp mach đếm lên không đồng bộ mod 16 dùng IC 74112
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng:

166
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

4. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2.3.2 Mạch đếm xuống Mod 16 không đồng bộ
1. Xây dựng sơ đồ nguyên lý (thực hiện theo các bước thiết kế phần 2.1.1)
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

74112 74112 R

SW2 SW1

Hình 8.15: Sơ đồ lắp ráp mach đếm xuống không đồng bộ mod 16 dùng IC 74112
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng

167
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
15
14
13

12
11

10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0

2.3.3 Mạch đếm lên Mod 16 đồng bộ


1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.4
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

74112 74112 7400 R

SW2 SW1

Hình 8.16: Sơ đồ lắp ráp mach đếm lên đồng bộ mod 16 dùng IC 74112

168
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng:
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

4. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2.3.4 Mạch đếm lên đồng bộ mod 8
1. Xây dựng mạch nguyên lý (thực hiện theo bước thiết kế phần 2.1.2)
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

74112 74112 7408 R

SW3 SW2 SW1

Hình 8.17: Sơ đồ lắp ráp mach đếm lên không đồng bộ mod 8 dùng IC 74112

169
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng
STT CLK LED 2 LED 1 LED 0
0 0
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
11 
2.3.5 Mạch đếm lên mod bất kỳ không đồng bộ (mod 10):
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.11a
2. Vẽ sơ đồ lắp

LED3 LED0

74112 74112 7400 R

SW2 SW1

Hình 8.18: Sơ đồ lắp ráp mach đếm lên không đồng bộ mod 8 dùng IC 74112
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng

170
Số thập Q3 Q2 Q1 Q0
CK
phân ( LED3) ( LED2) ( LED1) ( LED0)
0 0 0 0 0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

4. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2.3.6 Mạch ghi dịch phải dùng IC 7474
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.6
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

7474 7474 R

SW2 SW1

Hình 8.19: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch phải 4 bit dùng IC 7474
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng
- So sánh và đánh giá kết quả ghi vào bảng

171
Q0 Q1 Q2 Q3
CK D
( LED0) ( LED1) ( LED2) ( LED 3
X 0 0 0 0 0
1 1 0 0 0
1
1
1
1
1
1
1

4. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
2.3.7 Mạch ghi dịch trái dùng IC 7474
1. Sơ đồ nguyên lý hình 8.13a
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

LED3 LED0

7474 7474 R

SW2 SW1

Hình 8.20: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch phải 4 bit dùng IC 7474
3. Lắp ráp và đánh giá kết quả ghi vào bảng
- So sánh và đánh giá kết quả ghi vào bảng

172
Q0 Q1 Q2 Q3
CK D
( LED0) ( LED1) ( LED2) ( LED 3
X 0 0 0 0 0
1 1 0 0 0
1
1
1
1
1
1
1

- Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục đã gặp
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 8

173
BÀI 9: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC GHI DỊCH

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý làm việc của IC ghi dịch và mạch ứng dụng IC ghi
dịch làm mạch đèn quảng cáo.
- Biết được phương pháp tra cứu, khảo sát IC ghi dịch và trình bày được trình tự
lắp ráp mạch ứng dụng.
2. Kỹ năng
- Tra cứu và khảo sát được nguyên lý hoạt động của các IC ghi dịch.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập.
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. IC ghi dịch 74164:
IC 74164 là một thanh ghi 8 bít vào nối tiếp ra song song (Serial-in Parlel-
out), làm việc được ở tần số cao nhờ sử dụng diode schotky bên trong. Dữ liệu nối
tiếp được nhập vào thông qua cổng AND ngõ vào, việc nhập này đồng bộ với cạnh
lên xung CK.
Chân Clear (CLR) tác động không đồng bộ với xung CK khi chân này tác
động thì thanh ghi dịch sẽ bị xoá, tất cả các ngõ ra của nó sẽ bị kéo xuống mức thấp.
Sơ đồ mô tả hoạt động bên trong của IC 74164.

Hình 9.1: Cấu trúc IC 74164

174
Sơ đồ chân, hình dạng và bảng trạng thái:
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

HD
74
LS
16
4P
8D
46

Bảng trạng thái

Điều kiện hoạt động

Bảng 9.1: Bảng tra cứu IC 74164

175
2. IC ghi dịch 74194

IC 74LS194 là IC tích hợp của thanh ghi dịch hai chiều 4 bít. Thanh ghi dịch
hai chiều này được thiết kế để hợp nhất hầu như tất cả đặc tính các ngõ vào song
song, các ngõ ra song song, các ngõ vào dịch phải và dịch trái tuần tự, các ngõ vào
hoạt động kiểu điều khiển và toàn bộ lĩnh vực quan trọng trực tiếp. Bộ ghi dịch có 4
chế độ hoạt động khác biệt, là: tải song song đồng bộ, dịch phải (từ QA hướng về
QD), dịch trái (từ QD hướng về QA), cấm xung nhịp (không làm gì).
Sơ đồ mô tả hoạt động bên trong của IC 74194.

Hình 9.2: Cấu trúc IC 74194


Sơ đồ chân, hình dạng, bảng trạng thái :
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

Bảng trạng thái:

176
Điều kiện hoạt động

Bảng 9.2: Bảng tra cứu IC 74194


3. IC ghi dịch 74LS95
IC 74LS95 là thanh ghi 4 bit, vào song song/nối tiếp; ra song song; dịch chuyển
trái phải.
Sơ đồ logic:

Hình 9.3: Cấu trúc IC 7495

177
- Sơ đồ chân, hình dạng và bảng trạng thái :
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

Bảng 9.3: Bảng tra cứu IC 7495

III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH


(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
MÔ TẢ KỸ SỐ ĐƠN VỊ GHI
STT TÊN THIẾT BỊ
THUẬT LƯỢNG TÍNH CHÚ
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board TT số, 01 Cái
Board nguồn
tương tự
2 Board cắm số 01 Cái
3 ĐHVN 01 Cái
4 Panh kẹp 01 Cái
5 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
6 Kìm uốn 01 Cái
7 Mỏ hàn xung 01 Cái

178
B Vật tư, linh kiện
1 IC U1 74164 01 Con
2 IC U2 74194 02 Con
3 IC U3 7495 01 Con
4 IC U4 7404 01 Con
5 IC U5 7400 01 Con
6 Điện trở 470 16 Con
7 Led Led đơn 16 Con
8 Dây nối Cáp điện thoại 0,4 kg
IV. THỰC HÀNH
1. Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board cắm có lỗ cắm phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Tra cứu các loại IC ghi dịch
2.1.1 Tra cứu IC 74164
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Vẽ sơ đồ chân IC 74164 , bảng Vẽ đúng sơ đồ chân, viết Tài liệu
trạng thái. đúng bảng trạng thái. tra cứu,
giấy, bút
Bước 2: Giải thích chức năng IC, chức Giải thích đúng chức năng
năng từng chân IC và giải và bảng trạng thái .
thích bảng trạng thái.
Bảng 9.4: Bảng hướng dẫn tra cứu IC ghi dịch 74164
2.1.2 Tra cứu IC 74194
2.1.3 Tra cứu IC 7495
Thực hiện tra cứu tương tự với các IC ghi dịch trên như trong bảng 9.4
2.2 Khảo sát IC ghi dịch
2.2.1 Khảo sát IC ghi dịch 74164
1. Sơ đồ nguyên lý mạch khảo sát IC ghi dịch 74164

179
U1
SW2 74LS164
9 SRG8
R
8
C1/->

1 D1
3
SW1 & 1D
2 4
D2
5 D3
6 D4 R
10 D5
470
11
12
D6
13
D7
D8

Hình 9.4a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 74164


2. Sơ đồ lắp ráp

D1 D8

74164
R

SW1 SW2

Hình 9.4b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 74164


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Xác định thứ tự chân IC - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh 74164. kiện. Board
kiện. - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm bảo cắm, linh
định cực tính các linh kiện còn chất lượng, xác định đúng cực kiện.
lại. tính.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng, thẳng hàng. Board
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). cắm,

180
- Đo sự liên kết giữa các lỗ cắm - Đảm bảo sự liên kết giữa Panh kẹp,
trên Board. các lỗ cắm và chân cắm chặt Kìm và
chẽ theo quy định. kéo.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và Board cắm
linh kiện nguồn. mỹ thuật. Panh kẹp,
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được kìm và
cắm phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kéo.
được uốn vuông góc.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 9.4b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC lên đúng cực tính. nguồn và
đường dương nguồn, đường - Mỗi chân linh kiện một lỗ vật liệu,
mass được xác định trên Board cắm trên Board. linh kiện.
cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị
- Kết nối chuyển mạch (SW) từ trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
Board nguồn mạch. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Nối xung đồng bộ từ Board chồng chéo nhau.
nguồn vào mạch. - Nối chính xác các chân linh
- Kết nối LED, R. kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên kết Board
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang sơ đúng, các linh kiện đúng cực mạch,
tra nguội. đồ nguyên lý và ngược lại. tính. ĐHVN.
- Kiểm tra an toàn: Dùng ĐHVN
để thang đo điện trở X1(hoặc - Phải đảm bảo giá trị điện trở
X10) đo kiểm tra hai đường thuận, ngược cách xa nhau.
nguồn cấp trên Boardard mạch
và đảo cực tính que đo.

181
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương nguồn và cực tính, đúng vị trí trên mạch,
cho mạch đường mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Quan sát sự hoạt động của logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
mạch. - 8 đèn hiển thị sáng dần sau
mỗi xung và dừng lại.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả trong Board
So sánh và trạng thái sau bảng trạng thái. mạch.
đánh giá
kết quả
Input Output
R A,B QA QB QC QD QE QF QG QH
CLK
(SW2) (SW1) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
1 x 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 1 0 0 0 0 0
1  1 1 1 1 1 0 0 0 0
1  1 1 1 1 1 1 0 0 0
1  1 1 1 1 1 1 1 0 0
1  1 1 1 1 1 1 1 1 0
1  1 1 1 1 1 1 1 1 1
Kết luận Sáng dần 8 led và dừng lại
Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả vào bảng :
Input Output
R A,B QA QB QC QD QE QF QG QH
CLK
(SW2) (SW1) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0  0
1  1
0  1
1  1
2.2.2 Khảo sát IC ghi dịch 74194
1. Sơ đồ nguyên lý

182
3 D0 Q0 15
4 14
SW1 5
D1
D2
Q1
Q2 13
6 D3 Q3 12
2
D1 D2 D3 D4
SR
7 SL
11 CLK
9 S0
SW2 10
1
S1
MR
SW3
74LS194 R
470
SW4

SW5

Hình 9.5a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 74194


2. Sơ đồ lắp ráp

D1

74164
R

SW3
SW5 SW1 SW2

SW4

Hình 9.5b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 74194


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.2.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.

183
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 9.5b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC nguồn, đúng cực tính. nguồn và
lên đường dương nguồn, - Mỗi chân linh kiện một lỗ linh kiện,
đường mass được xác định cắm trên Board. Panh,
trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị kéo.
- Kết nối chuyển mạch (SW) trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
từ Board nguồn vào mạch. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Nối xung đồng bộ từ Board chồng chéo nhau.
nguồn vào chân CLK. - Nối chính xác các chân
- Kết nối LED, R. linh kiện theo sơ đồ lắp
- Cắm dây liên kết mạch. ráp.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên cắm,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- 4 đèn hiển thị sáng dần từ
- Quan sát sự hoạt động của Q3 ÷Q0 và dừng lại.
mạch.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh và bảng trạng thái sau. trạng thái. mạch.
đánh giá
kết quả
INPUT OUTPUT
Operating
mode MR S1 S0 SR SL
CLK Q0 Q1 Q2 Q3
(SW5) (SW4) (SW3) (SW1) (SW2)
Dịch lần lượt các led
SHIFT
H  H L H H từ D1 sáng dần và
left dừng lại.
Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái làm việc đèn led và so sánh kết
quả trong bảng sau:

184
INPUT OUTPUT
Operating
mode MR S1 S0 SR SL
CLK Q0 Q1 Q2 Q3
(SW5) (SW4) (SW3) (SW1) (SW2)
RESET
(CLEAR)
L  X X X X 0 0 0 0
Hold (do
Nothing)
H  L L H H 0 0 0 0
Dịch lần lượt các led
SHIFT right H  L H H H từ D1 sáng dần và
dừng lại.
Parallel load H  H H H H 1 1 1 1
2.3 Lắp ráp mạch ứng dụng
2.3.1 Lắp mạch ứng dụng IC 74LS164
1. Sơ đồ nguyên lý mạch ghi dịch sáng dần tắt dần dùng IC 74164
SW1

U1
74LS164
9 SRG8
R
8
C1/->
D1
1 3
2 & 1D
D2
4

6 D3 R
47
D5 D4
10 0
11

12 D6
13 D7
D8
U4:A
74LS04
2 1

Hình 9.6a: Mạch ghi dịch sáng dần tắt dần dùng IC 74164
Input Output
R QA QB QC QD QE QF QG QH
STT CLK A,B
(SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
2  1 1 1 1 0 0 0 0 0 0
3  1 1 1 1 1 0 0 0 0 0
4  1 1 1 1 1 1 0 0 0 0
5  1 1 1 1 1 1 1 0 0 0
6  1 1 1 1 1 1 1 1 0 0
7  1 1 1 1 1 1 1 1 1 0
8  1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
9  1 0 0 1 1 1 1 1 1 1

185
10  1 0 0 0 1 1 1 1 1 1
11  1 0 0 0 0 1 1 1 1 1
12  1 0 0 0 0 0 1 1 1 1
13  1 0 0 0 0 0 0 1 1 1
14  1 0 0 0 0 0 0 0 1 1
15  1 0 0 0 0 0 0 0 0 1
16  1 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 9.4: Bảng trạng thái nguyên lý làm việc mạch ghi dịch sáng dần tắt dần dùng IC 74164
2. Sơ đồ lắp ráp

D1 D5

74164 7404
R

SW1

Hình 9.6b: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch sáng dần tắt dần
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn bị - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm bảo Board
các linh định cực tính, xác định đúng chất lượng, xác định đúng cực cắm, linh
kiện. chân các linh kiện. tính, đúng chân. kiện.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
Board Bằng cách láng thiếc mỏng bóng, thẳng hàng. Board
mạch. vào chân linh kiện (đối với cắm,
linh kiện cũ). Panh kẹp,
- Đo sự liên kết giữa các lỗ - Đảm bảo sự liên kết giữa các Kìm và
cắm trên Board. lỗ cắm và chân cắm chặt chẽ kéo.
theo quy định.

186
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
vị trí đặt kiện, các đường nối dây, hợp đảm bảo đúng kỹ thuật và Board
linh kiện đường cấp nguồn. mỹ thuật. cắm
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được Panh kẹp,
cắm phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kìm và
được uốn vuông góc. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình
Lắp ráptự: (dựa theo sơ đồ lắp ráp - Board
linh kiện hình 9.6b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. -Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC đúng cực tính. nguồn và
lên đường dương nguồn, - Mỗi chân linh kiện một lỗ linh kiện,
đường mass được xác định cắm trên Board. Panh,
trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị trí kéo.
- Nối lần lượt đầu ra của IC tiếp xúc chắc chắn, tạo dáng
74164 với 8 led. đẹp. Các dây nối ít chồng
- Nối chân (MR) chéo nhau.
- Nối mạch IC 7404. - Nối chính xác các chân linh
- Nối xung CLK của IC kiện theo sơ đồ lắp ráp.
74164
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên kết - Board
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp đúng, các linh kiện đúng cực mạch,
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và tính. ĐHVN.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện trở
ĐHVN để thang đo điện trở thuận, ngược cách xa nhau.
X1(hoặc X10) đo kiểm tra
hai đầu nguồn cấp và đảo
cực tính que đo.

187
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên mạch,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
Board mạch. Board
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái nguồn
- Quan sát sự hoạt động của logic như sơ đồ khảo sát. vạn năng
mạch. - 8 Đèn hiển thị sáng dần sau
mỗi xung và sau đó tắt
dần.(xem bảng trạng thái 9.4).
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị. mạch,
mạch điện. áp ra chân IC. ĐHVN.
- Quan sát ghi kết quả vào - Ghi chính xác kết quả và so
bảng trạng thái. sánh với kết quả trong bảng
9.4
Input Output
R QA QB QC QD QE QF QG QH
STT CLK A,B
(SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0 0 1 1
1  1 1
2  1 1
3  1 1
4  1 1
5  1 1
6  1 1
7  1 1
8  1 1
9  1 0
10  1 0
11  1 0
12  1 0
13  1 0
14  1 0
15  1 0
16  1 0
1  1 1
2.3.2 Lắp mạch ứng dụng IC 74LS194
1. Sơ đồ nguyên lý mạch ghi dịch trái sáng dần tắt dần dùng IC 74194

188
2 1
U4:A
74LS04

3 15
D0 Q0
4 14
D1 Q1
5 13
SW2 6
D2 Q2
12
D3 Q3
D1
2
SR D2 D3 D4
7
SL
11
CLK
9
S0
10
S1
1
MR
SW3
U2 R
74LS194 470
SW4

SW5

Hình 9.7a: Mạch ghi dịch vào nối tiếp ra song song (điều khiển sáng dần tắt dần)

CK Q0 Q1 Q2 Q3 SL

 0 0 0 1 1

 0 0 1 1 1

 0 1 1 1 1

 1 1 1 1 1

 1 1 1 0 0

 1 1 0 0 0

 1 0 0 0 0

 0 0 0 0 0

 0 0 0 1 1

Bảng 9.5: Bảng trạng thái mạch ghi dịch trái 4 bít
2. Sơ đồ lắp ráp

D1

74164 7404
R

SW4 SW5

SW3 SW2

Hình 9.7b: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch trái 4 bít

189
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như mục 2.3.1 phần 3. Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp 9.7b) - Đúng thứ tự chân IC. Board
linh kiện - Gắn IC vào Board cắm. -Nối chính xác chân nguồn, cắm,
trên - Nối chân VCC, GND của IC đúng cực tính. Board
Board lên đường dương nguồn, đường - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn,
cắm. mass được xác định trên Board cắm trên Board. Linh
cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị kiện,
- Nối chân (MR, SL, S0,S1) với trí tiếp xúc chắc chắn, tạo Panh,
SW . dáng đẹp. Các dây nối ít Kéo .
- Nối R, led. chồng chéo nhau.
- Nối mạch IC 7404 - Nối chính xác các chân
- Nối xung vào chân CLK linh kiện theo sơ đồ lắp ráp
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp vào đường dương nguồn và cực tính, đúng vị trí trên mạch,
nguồn đường mass trên Board mạch. Board mạch. ĐHVN,
cho - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
mạch. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng dần sau vạn năng
mạch. mỗi xung và sau đó tắt
dần.(xem bảng trạng thái 9.5).

190
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức điện - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra áp vào chân IC và điện áp ra đúng giá trị. mạch,
mạch chân IC. ĐHVN.
điện. - Quan sát ghi kết quả vào bảng - Ghi chính xác kết quả và
trạng thái. so sánh với kết quả trong
bảng 9.5
INPUT OUTPUT
Operating
mode MR S1 S0 SR SL
CLK Q0 Q1 Q2 Q3
(SW5) (SW4) (SW3) (SW1) (SW2)

SHIFT
H  H L H H
left

2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục


STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mạch không làm việc, - Nguồn cấp không đủ. - Đo kiểm tra nguồn
các đầu ra không có tín cấp.
hiệu - Dây cấp nguồn đứt - Kiểm tra dây cấp
nguồn
- Lắp mạch sai - Kiểm tra kỹ mạch
2 Mạch làm việc đúng - Nguồn cấp không ổn - Cấp nguồn ổn định và
nguyên lý nhưng không định. đúng mức.
ổn định (lúc đúng, lúc - Dây nối tín hiệu tiếp - Nối dây cho tiếp xúc
sai) xúc kém. tốt.
- Chân cắm Board mạch - Dò tìm chân cắm
tiếp xúc không tốt Board và đổi vị trí cắm.
3 Mạch làm việc không - Mạch lắp sai. - Kiểm tra kỹ lại mạch.
đúng nguyên lý. - Xung đếm chưa đến - Nối đầu vào xung đếm
được IC ghi dịch đó. của IC ghi dịch chưa
tiếp xúc.

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
- Nội dung báo cáo:

191
1. Tra cứu
1.1 Tra cứu IC 74164
1.2 Tra cứu IC 74194
1.3 Tra cứu IC 7495
Sinh viên sử dụng phiếu tra cứu IC trong phụ lục 5
2. Khảo sát IC
2.1 Khảo sát IC 74164
2.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 9.4a
2.1.2 Lắp ráp và đo kiểm tra ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
Input Output
A,B R CLK QA QB QC QD QE QF QG QH
(SW1) (SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
1 1  0 0 0 0 0 0 0 0
1 1  1

Kết luận Sáng dần 8 led và dừng lại


2.1.3 Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả vào bảng :
Input Output
A,B R QA QB QC QD QE QF QG QH
CLK
(SW1) (SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
L H 
H L 
L L 
H H 
2.2 Khảo sát IC 74194
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 9.5a
2.2.2 Lắp ráp và đo kiểm tra ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
INPUT OUTPUT
Operating
mode MR S1 S0 SR SL
CLK Q0 Q1 Q2 Q3
(SW5) (SW4) (SW3) (SW1) (SW2)
SHIFT
H  H L H H
left

192
2.2.3 Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả vào bảng :
INPUT OUTPUT
Operating
mode MR S1 S0 SR SL
CLK Q0 Q1 Q2 Q3
(SW5) (SW4) (SW3) (SW1) (SW2)
RESET
L  X X X X
(CLEAR)
Hold (do
H  L L H H
Nothing)
SHIFT
H  L H H H
right
Parallel
H  H H H H
load

3. Lắp ráp mạch


3.1 Lắp mạch ghi dịch sáng dần tắt dần dùng IC 74164
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 9.6a
3.1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp

Hình 9.8: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch 8 bit sáng dần – tắt dần
3.1.3 Lắp ráp và ghi kết quả vào bảng sau
Input Output
R QA QB QC QD QE QF QG QH
STT CLK A,B
(SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
2  1 1
3  1 1
4  1 1
5  1 1
6  1 1

193
7  1 1
8  1 1
9  1 0
10  1 0
11  1 0
12  1 0
13  1 0
14  1 0
15  1 0
16  1 0
1  1 1
- So sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3.2 Thiết kế mạch ghi dịch xen kẽ 2 sáng – 1 tối
3.2.1 Lập bảng trạng thái
Input Output
R QA QB QC QD QE QF QG QH
STT CLK A,B
(SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
2  1 1 1 1 0 0 0 0 0 0
3  1 0 0 1 1 0 0 0 0 0
4  1 1 1 0 1 1 0 0 0 0
5  1 1 1 1 0 1 1 0 0 0
6  1 0 0 1 1 0 1 1 0 0
7  1 1 1 0 1 1 0 1 1 0
8  1 1 1 1 0 1 1 0 1 1
9  1 0 0 1 1 0 1 1 0 1
10  1 1 1 0 1 1 0 1 1 0
11  1 1 1 1 0 1 1 0 1 1
13  1 0 0 1 1 0 1 1 0 1
3.2.2 Tìm hàm điều khiển: đầu vào A, B  QA .QB
3.2.3 Vẽ sơ đồ nguyên lý

194
74LS00 1
3
U5:A 2

SW2

U1
74LS164
9 SRG8
R
8
C1/->
D1
1 3
A
2
B & 1D
D2
4

5
D3 R
6

10 D5 D4 470

11

12 D6
13 D7
D8

Hình 9.9: Sơ đồ nguyên lý mạch sáng xen kẽ 2 sáng một tối


3.2.3 Lắp ráp, so sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3.3 Lắp ráp ghi dịch xen kẽ 1 sáng 1 tối.
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý
U4:A
2 1
SW2
74LS04

U1
74LS164
9 R
SRG8

8 C1/->

D1
1 3
2 & 1D
D2
4
5 D3
D4 R
6
47
10 D5
0
11
12 D6

13 D7
D8

Hình 9.10: Sơ đồ nguyên lý mạch sáng xen kẽ một sáng một tối
3.3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp

195
Hình 9.11: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch một sáng – một tối
3.3.3 Lắp ráp mạch và ghi kết quả lắp ráp vào bảng trạng thái
Input Output
R QA QB QC QD QE QF QG QH
STT CLK A,B
(SW2) (D1) (D2) (D3) (D4) (D5) (D6) (D7) (D8)
0 0 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0
1  1 1 1 0 0 0 0 0 0 0
2  1
3  1
4  1
5  1
6  1
7  1
8  1
9  1
10  1
1  1
3.4 Lắp ráp mạch ghi dịch 4 bít dịch trái dùng IC 74194
3.4.1 Sơ đồ nguyên lý hình 9.7a
3.4.2 Sơ đồ lắp ráp tham khảo sơ đồ 9.7b

Hình 9.12: Sơ đồ lắp ráp mạch ghi dịch trái dùng IC 74194

196
3.4.3 Lắp ráp mạch và ghi kết quả vào bảng sau

CK Q0 Q1 Q2 Q3 SL









 0 0 0 1 1

3.5 Lắp ráp mạch ghi dịch 4 bít dịch phải dùng IC 74194
3.5.1 Sơ đồ nguyên lý
U4:A
74LS04
2 1

74LS19
4
3
D0 U2 Q0 15
4 14
D1 Q1
5 13
SW2 6
D2 Q2
12
D3 Q3
2
SR D1 D2 D3 D4
7
SL
11
CLK
9
S0
10
S1
1
MR
SW3
R
470
SW4

SW5

Hình 9.13: Mạch ghi dịch 4 bít dịch phải


3.5.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp

Hình 9.14: Sơ đồ nguyên lý mạch ghi dịch 4 bít dịch phải

197
3.5.3 Lắp ráp mạch và ghi kết quả vào bảng sau

CK SR Q0 Q1 Q2 Q3

 0

 0

 0

 1

 1

 1

 1

 0

 0

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 8

198
BÀI 10: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC ĐẾM VÀ IC GIẢI MÃ

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý làm việc của các IC đếm, IC giải mã và các mạch ứng
dụng IC đếm trong mạch đếm có giải mã.
- Biết được phương pháp tra cứu, khảo sát IC đếm và trình bày được trình tự lắp
ráp các mạch ứng dụng.
2. Kỹ năng
- Tra cứu và khảo sát được nguyên lý hoạt động của các IC đếm
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và
thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch và
khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. Giới thiệu IC 7490
Các IC 74LS90 là một bộ đếm đơn giản, tức là nó có thể đếm 0-9 chu kỳ trong chế độ
tự nhiên của nó. Nó đếm xung đầu vào và đầu ra nhận được một số nhị phân 4-bit qua chân
QA, QB, QC và QD.
Sơ đồ logic:

Hình 10.1: Cấu trúc IC 7490

199
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

Điều kiện hoạt động

200
Bảng 10.1: Bảng tra cứu IC 7490
2. Giới thiệu IC 4029
IC 4029 là IC đếm lên/xuống và có hoạt động ở chế độ nhị phân hoặc thập phân tuỳ
thuộc mức tác động của các chân (B/D).
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

Điều kiện hoạt động:

201
Bảng 10.2: Bảng tra cứu IC 4029
3. Giới thiệu IC 4520
IC đếm 4520 gồm 2 bộ đếm nhị phân đồng bộ. Mỗi bộ đếm có hai mức tích cực CP 0 và
CP1 . Đầu ra tại 4 vị trí Q1, QB, QC, QD và đầu vào điều khiển đồng bộ tích cực mức cao MR
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

202
Bảng 10.3: Bảng tra cứu IC 4520
4. Mạch giải mã
Một mạch giải mã có nhiệm vụ chuyển đổi từ 1 mã nhị phân ngõ vào (khi chúng
tác động đồng thời tới các ngõ vào) thành một tín hiệu logic duy nhất ở một ngõ ra
nào đó tương ứng với mã nhị phân tác động. Như vậy sẽ có n ngõ vào có thể có (có
thể nhận giá trị 0 hay 1) sẽ có 2n tổ hợp ngõ ra. Vậy có tổng số đầu ra (N đầu ra=2n),
trong một thời điểm có một tổ hợp mã ở đầu vào chỉ có duy nhất một đầu ra tương
ứng được hoạt động .
Sơ đồ chung tổng quát của một mạch giải mã có n bit đầu vào (I0, I1….In-1) , và
N đầu ra (Q0, Q1 ….QN-1) và các ngõ vào điều khiển (E1, E2,E3).

I0 Q0
Ngõ vào
I1 Q1
Q2
Ngõ ra

In-1
Ngõ
điều E1 Q
m-1
khiển E2
E3

Hình 10.2: Sơ đồ khối bộ giải mã


Các loại mạch giải mã: Mạch giải mã nhị phân, Mạch giải mã BCD, Mạch giải mã
dùng LED 7 đoạn

203
4.1 Mạch giải mã led 7 thanh
a
A
b a
B c b
f g
Giải mã 4 ® 7 d
C e
e c
D f
g d

Hình 10.3: Sơ đồ khối mạch giải mã led 7 thanh


Trong kỹ thuật, để thực hiện việc hiển thị các số từ (09) hoặc chữ cái từ
(AZ) người ta sử dụng tập hợp của 7 thanh (7 đoạn) phát sáng, gọi là đèn LED 7
đoạn.

Hình 10.4: Led 7 thanh loại anot chung, loại katot chung
- Bảng trạng thái cho quá trình điều khiển sáng theo mức 0 như bảng sau:

Bảng 10.4: Bảng trạng thái điều khiển led 7 thanh sáng
- Led 7 đoạn và các số tương ứng.

204
Hình 10.5: Hình dạng led 7 thanh và các số tương ứng
4.2 Giới thiệu IC giải mã 7447
Tra cứu sơ đồ chân Hình dạng:

205
Bảng 10.5: Bảng tra cứu IC 7447
5. Sơ đồ ghép nối bộ đếm, giải mã, hiển thị
Ck a
A
Q0 b a
Bộ đếm c
B f b
thập- nhị
Q1 Giải mã 4 ®7 d g
phân C e
Q2 e c
D f
Q3 g d

Hình 10.6: Sơ đồ khối bộ đếm có giải mã


III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
MÔ TẢ SỐ ĐƠN VỊ GHI
STT TÊN THIẾT BỊ
KỸ THUẬT LƯỢNG TÍNH CHÚ
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board TT số, 01 Cái
Board nguồn
tương tự
2 Board cắm số 01 Cái
3 ĐHVN 01 Cái
4 Panh kẹp 01 Cái
5 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
6 Kìm uốn 01 Cái
7 Mỏ hàn xung 01 Cái

206
B Vật tư, linh kiện
1 IC U1 7490 01 Con
2 IC U2 4029 01 Con
3 IC U3 4520 01 Con
4 IC U4 7408 01 Con
5 IC U5 7447 01 Con
6 Điện trở R 470 01 Con
7 LED1÷LED4 Led đơn 04 Con
8 SEG Led 7 thanh 02 Con
Anot chung
9 Dây nối Cáp điện thoại 0,3 kg

IV. THỰC HÀNH


1. Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board hàn có chấu hàn phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Tra cứu các loại IC đếm
2.1.1 Tra cứu IC 74LS90
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Vẽ sơ đồ chân IC 7490 , bảng Vẽ đúng sơ đồ chân, viết Tài liệu
trạng thái. đúng bảng trạng thái. tra cứu,
Bước 2: Giải thích chức năng IC, chức Giải thích đúng chức năng giấy, bút
năng từng chân IC và giải thích và bảng trạng thái .
bảng trạng thái
Bảng 10.6: Bảng hướng dẫn tra cứu IC
2.1.2 Tra cứu IC 4029
2.1.3 Tra cứu IC 4520
Thực hiện tra cứu tương tự với các IC đếm trên như trong bảng 10.6
2.2 Khảo sát IC đếm
2.2.1 Khảo sát IC đếm 7490
1. Sơ đồ nguyên lý

207
U1
74LS90
14 12
1 CKA Q0 9
SW1 CKB Q1 8
Q2 11
2 Q3
R0(1)
3 LED3 LED2 LED1 LED0
6
R0(2)
R9(1)
7
SW2 R9(2)

R
470

Hình 10.7a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 7490


2. Sơ đồ lắp ráp

LED0

7490 R

SW2 SW1

Hình 10.7b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 7490


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn bị - Xác định thứ tự chân IC - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
các linh 7490. kiện. Board
kiện. - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm bảo cắm, linh
định cực tính các linh kiện chất lượng, xác định đúng kiện.
còn lại. cực tính.
- Kiểm tra - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng
Board cách láng thiếc mỏng vào bóng, thẳng hàng.
mạch. chân linh kiện (đối với linh
kiện cũ).

208
- Đo sự liên kết giữa các lỗ - Đảm bảo sự liên kết giữa
cắm trên Board. các lỗ cắm và chặt chẽ theo
quy định.
- Xác định - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
vị trí đặt các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật Board
linh kiện nguồn. và mỹ thuật. cắm
trên Board - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được Panh kẹp,
cắm. phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kìm và
được uốn vuông góc. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 10.7b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC đúng cực tính. nguồn và
lên đường dương nguồn, - Mỗi chân linh kiện một lỗ linh kiện,
đường mass được xác định cắm trên Board. Panh,
trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị kéo.
- Kết nối chuyển mạch (SW) trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
từ Board nguồn vào mạch. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Nối xung đồng bộ từ Board chồng chéo nhau.
nguồn. - Nối chính xác các chân
- Kết nối LED, R. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: - Mạch điện đảm bảo liên - Board
Đo kiểm Dò lại mạch từ sơ đồ đã lắp kết đúng, các linh kiện đúng mạch,
tra nguội. sang sơ đồ nguyên lý và cực tính. ĐHVN.
ngược lại.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
X1(hoặc X10) đo kiểm tra hai nhau.
đường nguồn cấp trên Board
mạch và đảo cực tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch.
Board mạch.

209
- Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Quan sát sự hoạt động của logic như sơ đồ khảo sát. cắm,
mạch. - 4 Đèn hiển thị sáng tắt theo Board
tổ hợp mã nhị phân 4 bit. nguồn.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh và bảng trạng thái sau. trạng thái. mạch.
đánh giá
kết quả.
Reset/set input Output
MR1 MR2 MS1 MS2
Q3 Q2 Q1 Q0
(SW2) (SW2) (SW1) (SW1)
0 0 0 0 BCD up counter
Đầu ra Q0 nối với CKB 00000001…..10010000
Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả
vào bảng : (so sánh với bảng trạng thái của IC 7490)
Reset/set input Output
MR1 MR2 MS1 MS2
Q3 Q2 Q1 Q0
(SW2) (SW2) (SW1) (SW1)
0 0 0 0
1 1 0 0
0 0 1 1
0 0 0 0
Đầu ra Q3 nối với CKA
2.2.2 Khảo sát IC đếm 4029
1. Sơ đồ nguyên lý

SW4
U2
4029
4 6
12 A QA 11
B QB
13 14
3
C QC 2
D QD
5 7
15
CI CO
CLK
1 LED3 LED2 LED1 LED0
PE
9
B/D
10
U/D

SW1
R
470
SW2

SW3

Hình 10.8a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 4029

210
2. Sơ đồ lắp ráp

LED0

4029 R

SW1 SW4 SW3 SW2

Hình 10.8b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 4029


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.2.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Đúng thứ tự chân IC. Board
linh kiện 10.8b) - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. đúng cực tính. Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn và
lên đường dương nguồn, cắm trên Board. linh kiện,
đường mass được xác định - Các linh kiện cắm đúng vị Panh,
trên Board cắm. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo kéo.
- Kết nối chuyển mạch (SW) dáng đẹp. Các dây nối ít
từ Board nguồn vào mạch. chồng chéo nhau.
- Nối xung đồng bộ từ Board - Nối chính xác các chân
nguồn. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Đầu ra của IC nối với LED,
R và nối xuống mass.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.

211
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Boardard
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên cắm,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Boardard
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng tắt theo vạn năng
mạch. tổ hợp mã nhị phân 4 bit.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Board
So sánh và bảng trạng thái sau. trạng thái. mạch.
đánh giá
kết quả
Input Output
CLK CL PE B/D U/D QD QC QB QA
(SW1) (SW2 (SW3) (SW4) (LED3) (LED2) (LED1) (LED0)
0 0 0 0 1 0 0 0 0
 0 0 0 1 0 0 0 1
 0 0 0 1 0 0 1 0
 0 0 0 1 0 0 1 1
 0 0 0 1 0 1 0 0
 0 0 0 1 0 1 0 1
 0 0 0 1 0 1 1 0
 0 0 0 1 0 1 1 1
 0 0 0 1 1 0 0 0
 0 0 0 1 1 0 0 1
 0 0 0 1 0 0 0 0
Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và so sánh kết quả với bảng
trạng thái sau (so sánh với bảng trạng thái của IC 4029)

212
2.2.3 Khảo sát IC 4520
1. Sơ đồ nguyên lý
U3:A 4520
1 3
CLK Q0
2 4
E Q1
5
Q2
7 6
MR Q3
SW1 D4 D3 D2 D1

SW2
R
470

Hình 10.9a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 4520


2. Sơ đồ lắp ráp

LED0

4029
R

SW1 SW2

Hình 10.9b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 4520

213
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.2.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình Board
linh kiện 10.9b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân nguồn, Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC đúng cực tính. nguồn,
lên đường dương nguồn, - Mỗi chân linh kiện một lỗ Linh
đường mass được xác định cắm trên Board. kiện,
trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị Panh,
- Kết nối chuyển mạch (SW) trí tiếp xúc chắc chắn, tạo Kéo.
từ Board nguồn vào chân E, dáng đẹp. Các dây nối ít
MR(chân 10,15). chồng chéo nhau.
- Nối xung đồng bộ từ Board - Nối chính xác các chân
nguồn. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Đầu ra của IC nối với LED,
R và nối xuống mass.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. - Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.

214
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương nguồn cực tính, đúng vị trí trên cắm,
nguồn và đường mass trên Boardard Board mạch. ĐHVN,
cho mạch mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng tắt theo
mạch. tổ hợp mã nhị phân 4 bit.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với bảng - Phải đúng với kết quả bảng Bảng
So sánh trạng thái sau. trạng thái. trạng thái
và đánh của IC,
giá kết Board
quả mạch.
Reset/set input Output
CLK E (SW1) MR (SW2) Q3 Q2 Q1 Q0

 1 0 Đếm từ 0000 đến 1111


Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả vào bảng (so
sánh với bảng trạng thái của IC 4520)
Reset/set input Output
CLK E(SW1) MR(SW2) Q3 Q2 Q1 Q0
Binary up counter
 1 0
00000001…..11110000
0  0 Binary up counter
00000001…..11110000
 0 0 Bộ đếm dừng đếm
 1 1 Xoá bộ đếm
Bước 7: Thực hiện tương tự như trên khảo sát bộ đếm thứ 2 trong IC
2.2.4 Khảo sát IC giải mã
1. Sơ đồ nguyên lý

SW1 R
470
U5
74LS47
SW2 7 13
A QA
1 12
B QB
2 11
C QC
6 10
D QD
4 9
BI/RBO QE 15
5
SW3 3
RBI QF 14
LT QG

SW4

Hình 10.10a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý IC 7447

215
2. Sơ đồ lắp ráp

7447 LED

SW3 SW
SW2
1
SW
4

Hình 10.10b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 7447


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.2.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 10.10b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC vào Board cắm. - Nối chính xác chân Board
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC lên nguồn, đúng cực tính. nguồn và
đường dương nguồn, đường mass - Mỗi chân linh kiện linh kiện,
được xác định trên Board cắm. một lỗ cắm trên Board. Panh,
- Kết nối chuyển mạch (SW) - Các linh kiện cắm kéo.
- Nối xung đồng bộ từ Board đúng vị trí tiếp xúc
nguồn. chắc chắn, tạo dáng
- Nối LED, R đẹp. Các dây nối ít
- Cắm dây liên kết mạch. chồng chéo nhau.
- Cắm dây cấp nguồn. - Nối chính xác các
Các chân linh kiện phải được cắm chân linh kiện theo sơ
thẳng xuống Board. đồ lắp ráp.

216
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.2.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn nguồn vào đường dương cực tính, đúng vị trí trên cắm,
cho mạch nguồn và đường mass trên Board mạch. ĐHVN,
Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng tắt theo
mạch. tổ hợp mã nhị phân 4 bit.
Bước 5: - Kiểm tra và so sánh với - Phải đúng với kết quả bảng Bảng
So sánh và bảng trạng thái sau. trạng thái. trạng thái
đánh giá của IC,
kết quả Boardard
mạch.
Input Output Số
SW4 SW3 SW2 SW1 a b c d e f g đếm

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

Bước 6: Điều khiển các SW, quan sát trạng thái đèn led và ghi kết quả vào bảng
(so sánh bảng trạng thái IC 7447)

Input Output Số
SW4 SW3 SW2 SW1 a b c d e f g đếm

0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 1

0 0 0 1

0 0 1 0

217
0 0 1 1

0 1 0 0
0 1 0 1
0 1 1 0
0 1 1 1

1 0 0 0

1 0 0 1

2.3 Lắp các mạch ứng dụng


2.3.1 Lắp mạch đếm Mod 6 dùng IC 7490-7447
1. Sơ đồ nguyên lý

7408 1
3
U4:A 2
R
470
U1 U5
74LS90 74LS47 SEG
14 12 13
CKA Q0 7 A QA
1 CKB Q1
9 1 B QB
12
Q2 8 2 C QC 11
11 6 10
2 Q3
4
D QD 9
3 R0(1) BI/RBO QE 15
R0(2) 5 RBI QF
6 3 14
SW 7 R9(1)
R9(2)
LT QG

Hình 10.11a: Sơ đồ nguyên lý mach đếm mod 6

2. Trình tự lắp ráp

7408 7490 7447

SW1

Hình 10.11b: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm Mod 6

218
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: ĐHVN,
- Chuẩn - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm Board
bị các định cực tính, xác định đúng bảo chất lượng, xác định cắm, linh
linh kiện. chân các linh kiện. đúng cực tính, đúng chân. kiện.
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng, thẳng hàng. Board
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). cắm,
- Đo sự liên kết giữa các lỗ cắm - Đảm bảo sự liên kết giữa Panh kẹp,
trên Board. các lỗ cắm và chặt chẽ theo Kìm và
quy định. kéo.

- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải ĐHVN,
định vị trí các đường nối dây, đường cấp phù hợp đảm bảo đúng kỹ Board
đặt linh nguồn. thuật và mỹ thuật. cắm
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không Panh kẹp,
Board phù hợp vị trí lắp ráp. được uốn sát vào thân và kìm và
cắm không được uốn vuông kéo.
góc.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 10.11b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên - Gắn IC vào Board cắm. -Nối chính xác chân nguồn, Board
Board - Nối chân VCC, GND của IC lên đúng cực tính. nguồn và
cắm. đường dương nguồn, đường - Mỗi chân linh kiện một lỗ linh kiện,
mass được xác định trên Board cắm trên Board. Panh,
cắm. - Các linh kiện cắm đúng vị kéo.
- Nối lần IC 7490, IC 7447 và IC trí tiếp xúc chắc chắn, tạo
7408. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Nối đầu ra 7447 lần lượt vào chồng chéo nhau.
các thanh của led 7 thanh. - Nối chính xác các chân
- Nối lần lượt chân (MS) với SW linh kiện theo sơ đồ lắp
từ Board nguồn vào. ráp.
- Nối xung từ Board nguồn.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.

219
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên - Board
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang sơ kết đúng, các linh kiện mạch,
tra nguội. đồ nguyên lý và ngược lại. đúng cực tính. ĐHVN
- Kiểm tra an toàn: Dùng ĐHVN - Phải đảm bảo giá trị điện
để thang đo điện trở X1(hoặc trở thuận, ngược cách xa
X10) đo kiểm tra hai đầu nguồn nhau.
cấp và đảo cực tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn
- Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp vào đường dương nguồn và cực tính, đúng vị trí trên cắm,
nguồn đường mass trên Board mạch.
Board mạch. ĐHVN,
cho mạch - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng dần sau
mạch. mỗi xung và sau đó tắt
dần.(xem bảng trạng thái
dưới).
Bước 5: - Dùng ĐHVN đo các mức điện - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra áp vào chân IC và điện áp ra đúng giá trị. cắm,
mạch chân IC. ĐHVN,
điện: Board
nguồn.

2.3.3 Lắp mạch đếm bất kỳ dùng IC 4029-7447


1. Sơ đồ nguyên lý

220
7408
1
3
U4:A 2
R
SW1 U5 470
U2 SEG
4029 74LS47
4 6 7 13
A QA A QA
12
B QB
11 1 B QB
12
13 14 2 11
C QC C QC
3 D QD 2 6 D QD
10
4 9
5 7 5
BI/RBO QE
15
15
CI CO D4 D3 D2 D1 3
RBI QF
14
CLK LT QG
1
SW2 9 PE
B/D
10
U/D

SW3 R
470

Hình 10.12a: Mạch đếm lên mod 6 dùng IC 4029


2. Sơ đồ lắp ráp

7408 4029 7447 D1

SW3 SW1 SW2

Hình 10.12b: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm Mod 6 dùng IC 4029


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
ĐHVN,
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ Board
thuật như mục 2.3.1 phần 3. cắm,
- Chuẩn bị các linh kiện. Panh kẹp,
- Kiểm tra Board mạch. Kìm và
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm kéo.

221
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 10.12b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên - Gắn IC 4029, 7447, led 7 thanh - Nối chính xác chân Board
Board vào Board cắm. nguồn, đúng cực tính. nguồn và
cắm. - Nối chân VCC, GND của IC lên - Mỗi chân linh kiện một linh kiện,
đường dương nguồn, đường mass lỗ cắm trên Board. Panh,
được xác định trên Board cắm. - Các linh kiện cắm đúng kéo.
- Nối lần lượt IC 4029, IC 7447, vị trí tiếp xúc chắc chắn,
IC 7408. Đầu ra nối với đầu vào tạo dáng đẹp. Các dây nối
PE IC 4029. ít chồng chéo nhau.
- Nối đầu ra 7447 lần lượt vào các - Nối chính xác các chân
thanh của led 7 thanh (dùng linh kiện theo sơ đồ lắp
ĐHVN đo xác định các thanh). ráp.
- Kết nối SW vào Board mạch.
- Nối xung từ Board nguồn vào
đúng chân CLK của IC 4029.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được cắm
thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board cắm,
nguồn nguồn và đường mass trên mạch. ĐHVN,
cho mạch Boardard mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - 4 Đèn hiển thị sáng dần sau
mạch. mỗi xung và sau đó tắt
dần.(xem bảng trạng thái dưới).

222
Bước 5: + Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị. mạch,
mạch áp ra chân IC. ĐHVN
điện.

2.3.2 Lắp mạch đếm từ 00 - 40 dùng IC 4520-7447


1. Sơ đồ nguyên lý
74LS08
1
3 U4:A
SW2
2 R
470
4520 74LS47
U3:A SEG SEG
1 3
U4
7 13
CLK Q0 4 A QA
2 E Q1
1 B QB
12
Q2
5 2 C QC 11
7 MR Q3
6 6 D QD
10
4 9
74LS32 5
BI/RBO
RBI
QE
QF 15
3 14
1 LT QG
3 4
2 6
U4:B 5
4520 74LS47
U3:B 11
U4
9 CLK Q0
7 A QA
13
10 E Q1
12 1 B QB
12
Q2
13 2 C QC
11
15 14 6 10
MR Q3 D QD
4 BI/RBO QE
9
5 RBI QF
15
3 LT QG 14

Hình 10.13a: Sơ đồ nguyên lý mạch đếm từ 00 đến 40


2. Sơ đồ lắp ráp
Tương tự vẽ sơ đồ lắp ráp trên mô hình sau:

223
7447 7447

SW1

7432 4520 7408

Hình 10.13b: Sơ đồ lắp ráp mạch đếm Mod 40


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như phần trước (mục 2.3.1). Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 10.13b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,
trên Board - Gắn IC 4520, 7447, led 7 thanh -Nối chính xác chân Board
cắm. vào Board cắm. nguồn, đúng cực tính. nguồn và
- Nối chân VCC của IC lên dương - Mỗi chân linh kiện một lỗ linh kiện,
nguồn, nối chân GND của IC cắm trên Board. Panh, kéo.
xuống mass. - Các linh kiện cắm đúng
- Nối lần lượt đầu ra của IC 4520 vị trí tiếp xúc chắc chắn,
vào đầu vào IC 7447. tạo dáng đẹp. Các dây nối
- Nối đầu ra 7447 lần lượt vào các ít chồng chéo nhau.
thanh của led 7 thanh.

224
- Nối mạch điều khiển 7432, 7408 - Nối chính xác các chân
vào IC 4520 và với SW từ Board linh kiện theo sơ đồ lắp
nguồn. ráp.
- Nối xung từ Board nguồn vào
đúng chân CLK của IC 4520.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được cắm
thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch mạch,
- Kiểm tra an toàn ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
mục 2.3.1 phần 3.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng cực Board
Cấp nguồn vào đường dương tính, đúng vị trí trên Board cắm,
nguồn cho nguồn và đường mass trên mạch. ĐHVN,
mạch Board mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Led 7 thanh hiển thị số đếm
mạch. tương ứng từ 00 đến 40 sau
mỗi xung đồng bộ.
Bước 5: Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, xác định đúng Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện giá trị yêu cầu. cắm,
mạch điện. áp ra chân IC. ĐHVN,
Board
nguồn.
2.4 Các dạng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mạch không làm việc, - Nguồn cấp không đủ. - Đo kiểm tra nguồn cấp
các đầu ra không có - Dây cấp nguồn đứt - Kiểm tra dây cấp nguồn
tín hiệu - Lắp mạch sai - Kiểm tra kỹ mạch lắp
ráp.
2 Mạch làm việc đúng - Nguồn cấp không ổn - Cấp nguồn ổn định và
nguyên lý nhưng định. đúng mức.
không ổn định (lúc - Dây nối tín hiệu tiếp - Nối dây cho tiếp xúc tốt.
đúng, lúc sai) xúc kém. - Dò tìm chân cắm Board
- Chân cắm Board và đổi vị trí cắm.
mạch tiếp xúc không
tốt.

225
3 Mạch làm việc không - Mạch lắp sai. - Kiểm tra kỹ lại mạch.
đúng nguyên lý. - Xung đếm chưa đến - Nối đầu vào xung đếm
được IC đếm đó. của IC đếm cho tiếp xúc.

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ………………………………………………………………
- Nội dung báo cáo:
1. Tra cứu
1.1 Tra cứu IC 7490
1.2 Tra cứu IC 4029
1.3 Tra cứu IC 4520
1.3 Tra cứu IC 7447
Sinh viên sử dụng phiếu tra cứu IC trong phụ lục 5
2. Khảo sát IC
2.1 Khảo sát IC 7490
2.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 10.7a
2.1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 10.7b)
2.1.3 Lắp ráp mạch và ghi kết quả
- Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
Input Output
MS1 MS2
CLK Q3 Q2 Q1 Q0
(SW1) (SW1)
 0 0 0 0 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0
 0 0

226
2.1.4 So sánh với bảng sau:
RESET/SET INPUT Trình tự đếm BCD
MR1 MR2 MS1 MS2 CKA Q3 Q2 Q1 Q0
0 0 0 0  0 0 0 0
0 0 0 0  0 0 0 1
0 0 0 0  0 0 1 0
0 0 0 0  0 0 1 1
0 0 0 0  0 1 0 0
0 0 0 0  0 1 0 1
0 0 0 0  0 1 1 0
0 0 0 0  0 1 1 1
0 0 0 0  1 0 0 0
0 0 0 0  1 0 0 1
0 0 0 0  0 0 0 0
2.2 Khảo sát IC 4029
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 10.8a
2.1.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 10.8b)
2.2.3 Lắp ráp mạch và ghi kết quả
- Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
Input Output
B/ D U/ D CI ( CE ) PE
CLK Q3 Q2 Q1 Q0
(SW2) (SW3) (SW4) (SW1)
 0 1 0 0
 0 1 0 0
 0 1 0
 0 1 0
 0 1 0 0
 0 1 0 0
 0 1 0
 0 1 0
 0 1 0
 0 1 0
3. Lắp ráp mạch
3.1 Lắp đếm mod 6 dùng IC 7490
3.1.1 Sơ đồ nguyên lý hình 10.11a
3.1.2 Lắp ráp mạch
- Đo kiểm tra thông số mạch
CKA Q3 Q2 Q1 Q0




227





- So sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập.


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3.2 Mạch đếm lên Mod 6 dùng IC 4029
3.2.1 Sơ đồ nguyên lý hình 10.12a
3.2.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp (tham khảo sơ đồ hình 10.12b)

7408 7429 7447

Hình 10.14: Kết cấu Board hàn vẽ sơ đồ lắp ráp mạch đếm Mod6 IC 4029
3.2.3 Lắp ráp và đo kiểm tra thông số mạch
CKA Q3 Q2 Q1 Q0











- So sánh và đánh giá kết quả với bảng chân lý đã lập.

228
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
3.3 Mạch đếm lên Mod 00-40 dùng 4520
3.3.1 Sơ đồ nguyên lý hình 10.13a
3.3.2 Vẽ sơ đồ lắp ráp

7447 7447

SW1

7432 4520 7408

Hình 10.15: Kết cấu Board hàn vẽ sơ đồ lắp ráp mạch đếm 00- đến 40 dùng IC 4520
3.3.3 Lắp ráp mạch
Quan sát hoạt động.
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 8

229
BÀI 11: LẮP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG IC CHUYỂN ĐỔI
ADC VÀ DAC

I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1. Kiến thức
- Phân tích được nguyên lý làm việc mạch chuyển đổi ADC, DAC dùng IC 0809,
0808.
- Biết được phương pháp tra cứu, khảo sát IC ADC, DAC và trình bày được trình
tự lắp ráp mạch ứng dụng.
2. Kỹ năng
- Tra cứu và khảo sát được nguyên lý hoạt động của các IC ADC, DAC.
- Vẽ sơ đồ lắp ráp, lắp ráp được mạch đúng trình tự đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật
và thời gian.
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm tra thông số đúng kỹ thuật, hiệu chỉnh mạch
và khắc phục các hiện tượng sai hỏng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc học tập, tích cực luyện tập.
- Thao tác cẩn thận chính xác, sắp xếp vị trí thực hành gọn gàng, ngăn nắp.
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
II. KIẾN THỨC LIÊN QUAN CHO BÀI THỰC HÀNH
1. Sơ đồ khối thiết bị chuyển đổi ADC-DAC

Thiết bị Thiết bị Thiết bị


ADC DAC
tương tự số tương tự

Hình 11.1: Sơ đồ khối thiết bị chuyển đổi ADC-DAC


2. Mạch chuyển đổi số -tương tự (DAC)
2.1 Mạch chuyển đổi DAC
Mạch chuyển đổi số - tương tự (Digital-Analog Converter: DAC) là một mạch
dùng để chuyển đổi các tín hiệu số thành tín hiệu tương tự. Nói cách khác mạch DAC
là bộ chuyển đổi số - tương tự tiếp nhận một mã số n bit song song ở nối vào và biến
đổi ra dòng điện hoặc điện áp tương ứng ở nối ra. Dòng điện hoặc điện áp ra từ DAC
là hàm số của mã số đầu vào và có biến thiên phù hợp với sự biến thiên của mã số này.
Với một mã nhị phân tự nhiên ở nối vào một DAC ta có nối ra:
Vout = VREF (B1.2-1 +B2.2-2 +… +Bn.2-n).

230
Trong đó: B1 là bit cao nhất, Bn là bit thấp nhất, VREF là điện áp chuẩn.
VCC VREF

D0 Vout
Điện thế
Mã số D1
đầu ra
nhị D2
DAC tương ứng
phân
vào
Dn

Hình 11.2a: Sơ đồ khối mạch chuyển đổi DAC

Hình 11.2b: Bảng trạng thái và biểu đồ dạng sóng ngõ ra DAC 3 bit
- Sử dụng 3 phương pháp chính trong các mạch DAC là:
+ Phương pháp tạo ra điện thế.
+ Phương pháp tạo ra dòng điện.
+ Phương pháp nhân.
Trong đó DAC chế tạo theo phương pháp tạo ra điện thế có hai dạng: Dạng mạch
với điện trở có trọng số khác nhau (weighted resistor D/A converter). Dạng mạch với
điện trở hình thang (R-2R ladder DAC).
 Dạng mạch với điện trở hình thang (R-2R ladder DAC).
RF

R R R

Ur
2R 2R 2R
2R 2R

S0 S1 S2 S3

ERFF

Hình 11.3: Mạch chuyển đổi DAC dùng mạng điện trở hình thang

231
2.2 Giới thiệu IC DAC 0808
DAC 0808 là bộ chuyển đổi dựa trên nguyên tắc R-2R
Sơ đồ chân Hình dạng:

Chức năng các chân IC Ứng dụng điển hình


A1-A8 : 8 bit ®Çu vµo.
COMP : bï ®iÖn ¸p, cã thÓ nèi ®Êt
hoÆc kh«ng nèi.
VR+ : nèi lªn 5V.
VR- : nèi ®Êt.
IOUT :nèi ®Êt.
IOUT : Dßng ra

Bảng 11.1: Bảng tra trứu IC DAC0808


3. Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC)
3.1 Tổng quan mạch chuyển đổi ADC
- Mạch dùng để chuyển đổi các tín hiệu tương tự thành các tín hiệu số tương
ứng (dưới dạng nhị phân hay BCD) gọi là mạch chuyển đổi tương tự - số (Analog-
Digital converter:ADC)
CK VREF

Tín hiệu VA D0
tương tự
D1
ADC D2 Mã số nhị
phân n bit

Dn

Hình 11.4a: Sơ đồ khối mạch chuyển đổi ADC

232
Hình 11.4b: Bảng trạng thái và biểu đồ dạng sóng vào ra của ADC
+ CK chuỗi xung đồng hồ có tần số xác định.
+ VREF điện thế tham chiếu phục vụ cho chuyển đổi ADC.
Có nhiều phương pháp để thực hiện một mạch ADC:
- Biến đổi song song.
- Biến đổi nối tiếp mã nhị phân.
- Biến đổi nối tiếp theo mã đếm.
- Biến đổi song song - nối tiếp kết hợp.
- ADC có các dạng mạch sau:
- Mạch ADC gần đúng lấy liên tiếp.
- Mạch ADC dùng điện thế tham chiếu nấc thang
- Mạch ADC chuyển đổi song song

Hình 11.5: Mạch chuyển đổi ADC gần đúng lấy liên tiếp
3.2 Giới thiệu IC ADC 0809
Bộ ADC 0809 là thiết bị CMOS tích hợp với một bộ chuyển đổi từ tương tự
sang số 8 bit, bộ chọn 8 kênh và bộ logic điều khiển tương thích. Bộ chuyển đổi ADC
8 bit dùng phương pháp chuyển đổi xấp xỉ liên tiếp. Bộ chọn kênh có thể truy xuất
bất kỳ kênh nào trong các ngõ vào tương tự một cách độc lập. IC này loại trừ khả
năng cần thiết điều chỉnh điểm 0 bên ngoài và khả năng điều chỉnh tỉ số làm tròn. IC
ADC 0809 dễ dàng giao tiếp với các bộ vi xử lý.

233
Sơ đồ chân Hình dạng

- IN0-IN7: ngõ vào tương tự


- A, B, C giải mã chọn 1 trong 8 ngõ
vào
- 2-1  2-8(D0D7): Ngõ ra song song
8 bit
- ALE cho phép chốt địa chỉ
- Start: xung bắt đầu chuyển đổi
- Clock: xung đồng bộ
- VREF(+) điện áp tham chiếu dương
- VREF(-) điện áp tham chiếu âm
- Vcc nguồn cấp.
 Đặc điểm kỹ thuật
+ Độ phân giải 8 bit. (8 đường dữ liệu ra xếp theo các bit từ MSB đến lsb là : 21, 20,
19, 18, 8, 15, 14, 17 ).
+ Không cần điều chỉnh đòi hỏi điểm 0.
+ Quyết động 8 kênh bằng logic điều khiển.
+ Giải tín hiệu nối vào Alanog theo điện áp nguồn nuôi là +5v.
+ Tất cả tín hiệu tương thích TTL.
+ Thời gian chuyển đổi 100s với tần số 640Khz.
+ Nguồn cấp5V.
+ Điện áp từ 0V đến 5V là giới hạn đầu vào analog.
+ Nguồn điện tiêu thụ thấp 0,3 mA.
+ Có chốt 3 trạng thái ở đầu ra (Các chân 23, 24, 25).
+ Giới hạn nhiệt độ từ -400C đến +850C hoặc từ -550C đến +1250C.
+ Xung clock: 10KHz-1MHz (vào chân số 10).
Các ngõ vào được chọn bằng cách giải mã chọn 1 trong 8 ngõ vào tương tự nhờ chân
A, B, C như bảng trạng thái sau:

234
Địa chỉ vào Chọn
C B A kênh
0 0 0 IN0
0 0 1 IN1
0 1 0 IN2
0 1 1 IN3
1 0 0 IN4
1 0 1 IN5
1 1 0 IN6
1 1 1 IN7
1

Bảng 11.2: Bảng tra cứu IC ADC 0809


III. THIẾT BỊ, VẬT TƯ THỰC HÀNH
(Thiết bị, vật tư cho một bàn thực tập/ 2SV)
MÔ TẢ KỸ SỐ ĐƠN VỊ GHI
STT TÊN THIẾT BỊ
THUẬT LƯỢNG TÍNH CHÚ
A Thiết bị, dụng cụ
1 Board TT số, tương 01 Cái
Board nguồn
tự
2 Board cắm số 01 Cái
3 ĐHVN 01 Cái
4 Panh kẹp 01 Cái
5 Kìm cắt (hoặc kéo) 01 Cái
6 Kìm uốn 01 Cái
7 Mỏ hàn xung 01 Cái
B Vật tư, linh kiện
1 IC U1 ADC0809 01 Con
2 IC U2 DAC0808 01 Con
3 IC U3 7414 01 Con
4 IC U4 741 01 Con
5 IC U5 LM324 01 Con
6 IC U6 7447
7 IC U7 4520 01 Con
8 U8 Cảm biến nhiệt 01 Con
LM35
9 VR 10K 02 Con
10 Điện trở 470; 1k; 4,7k; 07 Con
11 Tụ 0,1uF 03 Con
12 Nút bấm Nhấn nhả 01 Con
13 Led Led đơn 10 Con
14 SEG Led 7thanh anot
chung
15 Dây nối cáp điện thoại 0,4 kg

235
IV. THỰC HÀNH
1. Công tác chuẩn bị:
- Kiểm tra vật tư: Vật tư phải đầy đủ, đúng chủng loại yêu cầu.
- Kiểm tra tình trạng dụng cụ: Đầy đủ, đúng yêu cầu kỹ thuật
- Kiểm tra tình trạng thiết bị: Các thiết bị Board nguồn, ĐHVN, máy hiện sóng làm
việc bình thường. Board cắm có lỗ cắm phải chắc chắn đảm bảo tiếp xúc.
- Kiểm tra vị trí nơi làm việc: Đảm bảo các thiết bị, dụng cụ đặt đúng vị trí dễ thao
tác, an toàn, vệ sinh công nghiệp.
2. Hướng dẫn thực hành
2.1 Tra cứu chuyển đổi ADC-DAC
2.1.1 Tra cứu IC 0809
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Vẽ sơ đồ chân IC 0809. - Vẽ đúng sơ đồ chân. Tài liệu
Bước 2: - Giải thích chức năng từng - Giải thích đúng chức tra cứu,
chân IC. năng từng chân IC. giấy, bút.
- Nêu đặc điểm và trình bày - Nêu đúng, đầy đủ đặc
nguyên lý làm việc của IC. điểm và trình bày chính
xác nguyên lý làm việc.
2.1.2 Tra cứu IC 0808
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: - Vẽ sơ đồ chân IC 0808. - Vẽ đúng sơ đồ chân. Tài liệu
Bước 2: - Giải thích chức năng từng - Giải thích đúng chức tra cứu,
chân IC. năng từng chân IC. giấy, bút.
- Nêu đặc điểm và trình bày - Nêu đúng, đầy đủ đặc
nguyên lý làm việc của IC. điểm và trình bày chính
xác nguyên lý làm việc.

2.2 Khảo sát vi mạch


2.2.1 Khảo sát IC 0809
1. Sơ đồ nguyên lý

236
R1
1k
U3:B U3:A
+5V
3 4 1 2
74LS14
C1 +5V BUTTON
0.1uF
U1
R2
VR2 ADC0809
10
10k 26 1k
IN0 CLOCK
27 IN1 START 6
D1
28 IN2 R3
1 IN3 EOC 7
2 IN4 330
3 IN5 OUT1 21
4 IN6 OUT2 20
5 IN7 OUT3 19
+5V OUT4
18 +5V
25 ADD A OUT5 8
+5V 24 ADD B OUT6 15
SW1 23 ADD C OUT7 14
22 ALE OUT8 17
SW2
12 VREF(+)
+5V 16 VREF(-) OE 9

VR1
10k

D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9

R4
470

Hình 11.6a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý mạch ADC 0809


2. Sơ đồ lắp ráp

VR2
VR1

D9

D1 C1
ADC0809 7414
R4

R3 R2

SW2 SW1

Hình 11.6b: Sơ đồ lắp ráp mạch điện khảo sát IC ADC 0809

237
3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1:
- Chuẩn - Xác định thứ tự chân IC ADC - Xác định đúng chân linh ĐHVN,
bị các 0809. kiện. Board
linh kiện. - Kiểm tra chất lượng và xác - Các linh kiện phải đảm bảo cắm, linh
định cực tính các linh kiện còn chất lượng, xác định đúng kiện.
lại. cực tính.
- Kiểm - Làm vệ sinh linh kiện: Bằng - Chân linh kiện phải sáng ĐHVN,
tra Board cách láng thiếc mỏng vào chân bóng, thẳng hàng. Board
mạch. linh kiện (đối với linh kiện cũ). cắm,
- Đo sự liên kết giữa các lỗ cắm - Đảm bảo sự liên kết giữa Panh kẹp,
trên Board. các lỗ cắm và chặt chẽ theo Kìm và
quy định. kéo.
- Xác - Xác định vị trí đặt linh kiện, - Vị trí đặt linh kiện phải phù ĐHVN,
định vị trí các đường nối dây, đường cấp hợp đảm bảo đúng kỹ thuật Board
đặt linh nguồn. và mỹ thuật. cắm
kiện trên - Uốn nắn chân linh kiện cho - Chân linh kiện không được Panh kẹp,
Board phù hợp vị trí lắp ráp. uốn sát vào thân và không kìm và
cắm được uốn vuông góc. kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa vào sơ đồ lắp ráp hình
linh kiện 11.6b) - Đúng thứ tự chân IC. Board
trên - Cắm lần lượt hai IC 0809, - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
Board 74LS14. đúng cực tính. Board
cắm. - Nối chân VCC của IC lên - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn và
dương nguồn, nối chân GND cắm trên Board. linh kiện,
của IC xuống mass. - Các linh kiện cắm đúng vị Panh,
- Cắm triết áp. trí tiếp xúc chắc chắn, tạo kéo.
- Cắm LED hiển thị. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Cắm linh kiện phụ trợ kết hợp chồng chéo nhau.
IC 7414, kết hợp IC 0809. - Nối chính xác các chân
- Nối SW từ Board nguồn vào linh kiện theo sơ đồ lắp ráp
chân IC 0809.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.

238
Bước 3: - Đo kiểm tra liên kết mạch: Dò - Mạch điện đảm bảo liên Board
Đo kiểm lại mạch từ sơ đồ đã lắp sang kết đúng, các linh kiện đúng mạch,
tra nguội. sơ đồ nguyên lý và ngược lại. cực tính. ĐHVN.
- Kiểm tra an toàn: Dùng - Phải đảm bảo giá trị điện
ĐHVN để thang đo điện trở trở thuận, ngược cách xa
X1(hoặc X10) đo kiểm tra hai nhau.
đường nguồn cấp trên Board
mạch và đảo cực tính que đo.
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường dương nguồn cực tính, đúng vị trí trên nguồn,
nguồn và đường mass trên Board Board mạch. Board
cho mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái mạch,
mạch. - Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. ĐHVN.
- Quan sát sự hoạt động của - Mạch sẽ làm việc theo
mạch. nguyên lý sau:
Khi có tín hiệu chọn cổng tương tự thì xung ALE sẽ chốt
giá trị địa chỉ chọn cổng này. Sau khi có xung START thì quá
trình chuyển đổi tương tự – số sẽ bắt đầu, trong quá trình
chuyển đổi EOC ở mức low. Sau một khoảng thời gian cỡ
100s, quá trình chuyển đổi hoàn tất thì ADC0809 sẽ phát ra
một xung ở chân EOC (EOC ở mức high) báo quá trình
chuyển đổi đã xong. Muốn đọc dữ liệu từ ADC phải gửi một
xung (ở mức cao) vào chân ENABLE (chân 9). Khi đó dữ liệu
đặt trong buffer sẽ được đưa ra ngoài.
Để cho ADC chuyển đổi đúng thì phải luôn có một điện áp
chuẩn làm cơ sở cho việc lấy mẫu đặt vào các chân 16 (Ref(-)
nối đất) và chân 12 (Ref(+) nối + 5V).
Bước 5: Dùng ĐHVN đo các mức - Đo chính xác, Board nguồn, Board
Kiểm tra điện áp vào chân IC và điện xác định đúng giá mạch, ĐHVN.
mạch áp ra chân IC. trị.
điện.
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:

ALE OE IN1 VREF+


CLK VREF- EOC OUT1 OUT2 OUT3 OUT4 OUT5 OUT6 OUT7 OUT8
(SW1) (SW2) (RV2) (RV1)

239
2.2.2 Khảo sát IC DAC 0808
1. Sơ đồ nguyên lý
+5v +5v

SW1 R3
U2 R1
DAC0808 4.7k
SW2 4.7k
5 14

7
6 A1 VREF+
R2 U4 741
7 A2 15
SW3 8 A3 VREF-
3
6
Uo
9 A4 4 1k 2
A
A5 IOUT
10 A6 16 B
11
SW4
A7 COMP R4

4
1
5
12 A8 VEE
3 C
470
D

SW5 C1
0.1uF -5v LED
- 5v
SW6

SW7

SW8

Hình 11.7a: Sơ đồ khảo sát nguyên lý mạch DAC 0808


1
Dòng ra I = - UV(A1.2-1 +A2.2-2 +… +A8.2-8).
R1
UV = 5V
Uo = -I.R3 = UV(A1.2-1 +A2.2-2 +…. +A8.2-8).

2. Sơ đồ lắp ráp

C1

LED
R1

R4
R2
DAC0808 741

R3

SW1 SW8

Hình 11.7b: Sơ đồ lắp ráp mạch khảo sát IC 0808


3. Trình tự lắp ráp

240
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ ĐHVN,
thuật như phần trên (mục 2.2.1). Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự: - Đúng thứ tự chân IC. Board
Lắp ráp - Cắm lần lượt hai IC 0808, 741. - Nối chính xác chân cắm,
linh kiện - Nối chân VCC của IC lên dương nguồn, đúng cực tính. Board
trên nguồn, nối chân GND của IC - Mỗi chân linh kiện một nguồn và
Board xuống mass. lỗ cắm trên Board. linh kiện,
cắm. - Cắm linh kiện phụ trợ kết hợp IC - Các linh kiện cắm Panh, kéo.
741, kết hợp IC 0808. đúng vị trí tiếp xúc chắc
- Nối SW từ Board nguồn vào chắn, tạo dáng đẹp. Các
chân IC 0809. dây nối ít chồng chéo
- Cắm dây liên kết mạch. nhau.
- Cắm dây cấp nguồn. - Nối chính xác các chân
Các chân linh kiện phải được cắm linh kiện theo sơ đồ lắp
thẳng xuống Board. ráp.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch. mạch,
- Kiểm tra an toàn. ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
phần trước (mục 2.2.1).
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board nguồn - Đảm bảo cấp nguồn Board
Cấp vào đường dương nguồn và đường đúng cực tính, đúng vị nguồn,
nguồn mass trên Board mạch. trí trên Board mạch. Board
cho - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng mạch,
mạch. thái logic như sơ đồ ĐHVN.
khảo sát.
- Quan sát sự hoạt động của mạch. - Mạch sẽ làm việc theo
nguyên lý sau:

241
Quá trình chuyển đổi được bắt đầu khi ta đưa dữ liệu số vào
các chân A1 đến A8 (Điều khiển SW). IC căn cứ vào dữ liệu
nhận được và mức điện áp chuẩn để xuất dòng điện tương tự
ở chân Iout. Ta dùng 1 opamp LM741 để chuyển tín hiệu dòng
điện thành điện áp ngõ ra.
Bước 5: Dùng ĐHVN đo các mức điện áp - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra vào chân IC và điện áp ra chân IC. đúng giá trị điện áp ra nguồn,
mạch tại các chân IC 741. Board
điện. mạch,
ĐHVN.
2.3 Lắp ráp mạch ứng dụng
2.3.1 Lắp mạch ứng dụng IC 0809
1. Sơ đồ nguyên lý
R1
74LS14
1k
1 2 SEG
3 4
U3:B
R2
U3:A a
C1 b
c
ADC0809 1k d
0.1uF e
f
U2 g
26
IN0 CLOCK 10
27 6
28 IN1
IN2
START
R5 D1 U6
1 7
2 IN3 EOC 74LS47
3 IN4
IN5 OUT1 21 100 7 A QA 13 a
4 IN6 OUT2 20 1 B QB 12 b
5 19 2 11 c
+5V IN7 OUT3
OUT4 18 6
C
D
QC
QD 10 d
25 8 4 9 e
SW2 ADD A OUT5 BI/RBO QE
24 ADD B OUT6 15 5 RBI QF 15 f
23 ADD C OUT7 14 3 LT QG 14 g
22 ALE OUT8 17
12
VREF(+)
16 9
+5V VREF(-) OE

SW1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 D8 D9

+5V
R6
U5:A 1 470
LM324 4
3 U8
1
2
2
LM35
11 VOUT
R4
3
1k R3
-5V 1k

Hình 11.8a: Sơ đồ nguyên lý mạch đo nhiệt độ

242
2. Sơ đồ lắp ráp
SV hãy vẽ tiếp sơ đồ lắp ráp trên Board cắm sau:

Chan 1(LM324)

D1
C1
ADC0809 7414

R1 R6

R5
R2

SW
SW1
2

LM35

LM324 LM324

Chan 26
(0809)

Hình 11.8b: Sơ đồ lắp ráp mạch đo nhiệt độ


3. Trình tự lắp ráp
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ - ĐHVN,
thuật như phần trước (mục 2.2.1). Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp (dựa theo sơ đồ lắp ráp hình - Board
linh kiện 11.8b) - Đúng thứ tự chân IC. cắm,

243
trên Board - Cắm lần lượt hai IC 0809, - Nối chính xác chân Board
cắm. 74LS14, LM324, LM35 nguồn, đúng cực tính. nguồn,
- Nối chân VCC của IC lên - Mỗi chân linh kiện một linh kiện,
dương nguồn, nối chân GND lỗ cắm trên Board. Panh,
của IC xuống mass. - Các linh kiện cắm đúng kéo.
- Cắm triết áp, LED hiển thị. vị trí tiếp xúc chắc chắn,
- Cắm linh kiện phụ trợ kết hợp tạo dáng đẹp. Các dây nối
IC 7414, kết hợp IC 0809. ít chồng chéo nhau.
- Nối SW từ Board nguồn vào - Nối chính xác các chân
chân IC 0809. linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. - Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch. mạch,
- Kiểm tra an toàn. ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
phần trước (mục 2.2.1).
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn - Board
Cấp nguồn vào đường + nguồn và đúng cực tính, đúng vị trí nguồn,
nguồn cho đường mass trên Board mạch. trên Board mạch. Board
mạch. - Điều khiển SW. - Các SW đặt đúng trạng mạch,
thái logic như sơ đồ khảo sát. ĐHVN.
- Mạch sẽ làm việc theo
- Quan sát sự hoạt động của mạch. nguyên lý sau:
Cảm biến LM35 báo giá trị nhiệt độ đưa qua mạch opam
chuyển thành tín hiệu tương tự dạng điện áp đưa vào chân
26 IC.
Khi có tín hiệu chọn cổng tương tự thì xung ALE sẽ
chốt giá trị địa chỉ chọn cổng này. Sau khi có xung START
thì quá trình chuyển đổi tương tự – số sẽ bắt đầu, trong quá
trình chuyển đổi EOC ở mức low. Sau một khoảng thời gian
cỡ 100s, quá trình chuyển đổi hoàn tất thì ADC0809 sẽ phát
ra một xung ở chân EOC (EOC ở mức high) báo quá trình
chuyển đổi đã xong. Muốn đọc dữ liệu từ ADC phải gửi
một xung (ở mức cao) vào chân ENABLE (chân 9). Khi đó
dữ liệu đặt trong buffer sẽ được đưa ra ngoài.
Để cho ADC chuyển đổi đúng thì phải luôn có một điện áp
chuẩn làm cơ sở cho việc lấy mẫu đặt vào các chân 16
(Ref(-) nối đất) và chân 12 (Ref(+) nối + 5V).

244
Bước 5: Dùng ĐHVN đo các mức điện - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra áp vào chân IC và điện áp ra đúng giá trị. nguồn,
mạch điện. chân IC. Board
mạch,
ĐHVN
Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái:
ALE OE IN1 VREF+
CLK VREF- EOC OUT1 OUT2 OUT3 OUT4 OUT5 OUT6 OUT7 OUT8
(SW1) (SW2) (RV2) (RV1)

2.3.2 Lắp ráp mạch chuyển đổi số tương tự sử dụng vi mạch DAC 0808
1. Sơ đồ nguyên lý
8 bit logic display +5v +5v
?
?
?
?
?
?
?
?
R3
R1
5.6k
DAC0808 4.7k
4520 U2 7
U4 R4(1)
U7:A 5 14 3
1 3 6
A1 VREF+ 6
CLK Q0 A2 R2
2 E Q1 4 7
A3 VREF-
15 2
5 8
7 Q2
6 9
A4
4 1k 1 5
MR Q3 A5 IOUT
SW1 10
11
A6
16
4 R4
A7 COMP
12
A8 VEE
3 741 470
C1
U7:B 0.1uF
SW2
9
CLK Q0 11 -5v LED
10
E Q1
12
Q2 13
15
MR Q3 14
-5v

Hình 11.9a: Mạch chuyển đổi tín hiệu số 8 bit sang tín hiệu tương tự
2. Sơ đồ lắp ráp
Sinh viên hãy vẽ sơ đồ lắp ráp trên Boardard cắm:

Hình 11.9b: Sơ đồ lắp ráp mạch chuyển đổi tín hiệu DAC

3. Trình tự lắp ráp

245
Các bước Dụng cụ
Thao tác thực hành Yêu cầu kỹ thuật
công việc thiết bị
Bước 1: Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ - ĐHVN,
thuật như phần trước (mục 2.2.1). Board
- Chuẩn bị các linh kiện. cắm,
- Kiểm tra Board mạch. Panh kẹp,
- Xác định vị trí đặt linh kiện trên Board cắm Kìm và
kéo.
Bước 2: Cắm linh kiện theo trình tự:
Lắp ráp - Cắm lần lượt hai IC 0808, - Đúng thứ tự chân IC. - Board
linh kiện 4520. - Nối chính xác chân nguồn, cắm,
trên Board - Nối chân VCC của IC lên đúng cực tính. Board
cắm. dương nguồn, nối chân GND - Mỗi chân linh kiện một lỗ nguồn và
của IC xuống mass. cắm trên Board. linh kiện,
- Cắm linh kiện phụ trợ kết - Các linh kiện cắm đúng vị Panh,
hợp IC 741, kết hợp IC 0808, trí tiếp xúc chắc chắn, tạo kéo.
4520. dáng đẹp. Các dây nối ít
- Nối SW từ Board nguồn vào chồng chéo nhau.
chân IC 0808. - Nối chính xác các chân
- Nối xung từ Board nguồn linh kiện theo sơ đồ lắp ráp.
vào IC 0808.
- Cắm dây liên kết mạch.
- Cắm dây cấp nguồn.
Các chân linh kiện phải được
cắm thẳng xuống Board.
Bước 3: Đo kiểm tra nguội. Board
- Đo kiểm tra liên kết mạch. mạch,
- Kiểm tra an toàn. ĐHVN.
Thực hiện các thao tác thực hành và đạt được các yêu cầu kỹ thuật như
phần trước (mục 2.2.1).
Bước 4: - Cấp nguồn 5V từ Board - Đảm bảo cấp nguồn đúng Board
Cấp nguồn vào đường (+) nguồn cực tính, đúng vị trí trên cắm,
nguồn cho và đường mass trên Board Board mạch. ĐHVN,
mạch. mạch. - Các SW đặt đúng trạng thái Board
- Điều khiển SW. logic như sơ đồ khảo sát. nguồn.
- Quan sát sự hoạt động của - Mạch sẽ làm việc theo
mạch. dạng sóng sau:

246
VA

Din

Bước 5: Dùng ĐHVN đo các mức điện - Đo chính xác, xác định Board
Kiểm tra áp vào chân IC và điện áp ra đúng giá trị. nguồn,
mạch điện. chân IC. Board
Dùng máy hiện sóng do dạng mạch,
sóng đầu ra IC 741 ĐHVN
2.4 Các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Mạch ADC, DAC - Không có nguồn cấp - Kiểm tra nguồn và
không làm việc. đường cấp nguồn
2 Tín hiệu đưa vào có - Mạch chuyển đổi bị - Kiểm tra IC chức
thay đổi tín hiệu ra hỏng. năng.
không đổi. - Kiểm tra và đấu
- Đấu mạch sai đúng vị trí tín hiệu.
3 Mạch làm việc không Nguồn cung cấp yếu. - Cấp nguồn đủ.
ổn định Dây cấp nguồn và dây - Nối các dây tiếp xúc
cấp tín hiệu tiếp xúc tốt.
kém.

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: …………………………………………………………….
- Nội dung báo cáo:
1. Tra cứu
1.1 Tra cứu IC 0809
1.2 Tra cứu IC 0808
Sinh viên sử dụng phiếu tra cứu IC trong phụ lục 5
2. Khảo sát IC
2.1 IC ADC 0809
1. Lắp ráp mạch điện hình 11.6a
2. Đo thông số mạch điện ghi vào bảng

247
ALE OE IN1 VREF+
CLK VREF- EOC OUT1 OUT2 OUT3 OUT4 OUT5 OUT6 OUT7 OUT8
(SW1) (SW2) (RV2) (RV1)

- So sánh với bảng trạng thái của IC và đưa ra kết luận


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2.2 IC DAC 0808
1. Lắp mạch điện hình 11.7a
2. Đo kiểm tra thông số mạch
Vẽ dạng tín hiệu ra tại chân 6 IC 741 so với mass:

Time/Div:

CH1: ..........
CH2:...........

Volt/Div:
CH1:..........
CH2:...........

3. Lắp ráp mạch


3.1 Lắp mạch ứng dụng IC 0809
1. Lắp mạch điện hình 11.8a
- Vẽ sơ đồ lắp ráp và lắp ráp mạch
2. Đo kiểm tra thông số mạch điện
- Dùng ĐHVN đo điện áp:
+ Chân (26) IC ADC0809:
+ Đo điện áp tham chiếu chân (12) IC 0809:
+ Kiểm tra LM35 để biết được giá trị nhiệt độ.
3. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3
3.2 Mạch chuyển đổi tín hiệu số 8 bit sang tín hiệu tương tự
1. Lắp mạch theo sơ đồ hình 11.9a
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

248
Hình 11.10: Sơ đồ lắp ráp mạch chuyển đổi tín hiệu số 8 bit sang tín hiệu tương tự
3.2.3 Đo kiểm tra thông số mạch
- Dùng đồng hồ đo: + Nguồn cấp cho IC: ………..
+ Các mức điện áp vào ra IC DAC0808 và IC 741: …….
- Dùng máy hiện sóng đo và vẽ dạng sóng đầu ra IC 741: tại điểm chân (6)

Time/Div:

CH1: ..........
CH2:...........

Volt/Div:
CH1:..........
CH2:...........

4. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục
Sinh viên sử dụng phiếu báo cáo xử lý hiện tượng sai hỏng trong phụ lục 3

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Giáo viên sử dụng phiếu đánh giá kết quả trong phụ lục 8

249
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Giáo trình, tài liệu chính:
[1]. Tài liệu thực hành điện tử cơ bản 1,2
Trường Đại học SPKT Thủ Đức tp HCM.
[2]. Hệ thống thí nghiệm điện tử cơ bản
Trường Đại học SPKT Thủ Đức tp HCM.
3. Chu Khắc Huy- Giáo trình Thực hành Kỹ thuật số - NXB Hà Nội - 2007.
4. Nghiêm Thị Thuý Nga (chủ biên) - Bài giảng thực tập điện tử cơ bản
- Trường Đại học SPKT Nam Định.
5. Chu Khắc Huy- Giáo trình Thực hành Điện tử công nghiệp - NXB Hà Nội - 2007.
6. Nguyễn Thị Hoà – Bài giảng Điện tử cơ bản 2 – Trường ĐHSPKT Nam Định.
7. Trần Văn Hào- Giáo trình Kỹ thuật số - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2003.

+ Tài liệu tham khảo:


8. Đinh Gia Huân - Bài giảng Kỹ thuật điện tử
Trường Đại học SPKT Nam Định.
9. Vương Khánh Hưng - IC khuếch đại công suất
10. Cẩm nang ECG - cẩm nang tra cứu linh kiện điện tử.
11. Trần Thanh Mai - Giáo trình Vi mạch số
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 1998
12. Vũ Đức Thọ - Cơ sở kỹ thuật điện tử số- (tài liệu dịch)
- NXB Giáo dục - 1996
13. Nguyễn Thuý Vân - Thiết kế logic số - NXB Khoa học và kỹ thuật - 2000

+ Các phần mềm trang web:


1. Phần mềm Proteus 7 Professional
2. Phần mềm VBB – Virtual BreadBoard
3. Phần mềm Microsoft Office Visio 2003
4. Trang Web: www.alldatasheet.com

250
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 - Phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp trên Board hàn

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
1. Cho sơ đồ nguyên lý ………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp cho mạch điện trên Board hàn có kết cấu như hình sau:

251
Phụ lục 2 - Phiếu đo dạng sóng

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: …………………………………………………………………………….
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
1. Cho sơ đồ nguyên lý :…………………………………………………….................
………………………………………………………………………………………….
2. Vẽ dạng sóng tại các điểm đo:
Điểm đo TP….
Điểm đo TP….
Time/Div:

CH1: ..........
CH2:...........

Volt/Div:
CH1:..........
CH2:...........

Time/Div:

CH1: ..........
CH2:...........

Volt/Div:
CH1:..........
CH2:...........

Time/Div:

CH1: ..........
CH2:...........

Volt/Div:
CH1:..........
CH2:...........

252
Phụ lục 3 - Phiếu báo cáo xử lý các hiện tượng sai hỏng

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: …………………………………………………………………………….
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
1. Cho sơ đồ nguyên lý :…………………………………………………….................
………………………………………………………………………………………….
2. Nêu các hiện tượng sai hỏng và biện pháp khắc phục và bảng sau:
STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
Pan 1

Pan 2

253
Phụ lục 4 - Phiếu đánh giá kết quả thực hành phần điện tử tương tự

VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ


Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên bài:
Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
ĐIỂM
Điểm trừ
Điểm Ghi
STT Tiêu chí đánh giá Điểm (trừ đến hết
đánh chú
chuẩn điểm của
giá
tiêu chí)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, linh 05
kiện
- Đúng chủng loại
- Phù hợp yêu cầu luyện tập
- Vị trí thực tập gọn gàng ngắn
nắp, an toàn, vệ sinh.
2 Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp ráp trên 10
Board hàn
- Đúng sơ đồ nguyên lý
- Sắp xếp linh kiện phù hợp đúng
yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
(Đúng loại linh kiện, đúng ký
hiệu linh kiện, đúng vị trí đặt linh
kiện, đúng vị trí đường nguồn
cấp, đường tín hiệu….)
3 Kỹ năng lắp ráp mạch 40
- Đúng trình tự lắp ráp: Chọn,
kiểm tra, vệ sinh chân linh kiện,
uốn chân linh kiện và hàn theo
trình tự.
- Đấu nối mạch chính xác theo
sơ đồ lắp ráp (vị trí linh kiện, vị
trí của các đường dẫn nguồn vào,
nguồn ra).

254
- Các chân linh kiện hàn đúng
yêu cầu kỹ thuật, thao tác nhanh
gọn. Mối hàn đảm bảo chắc chắn,
tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra an toàn mạch sau lắp
ráp bằng quan sát và bằng dụng
cụ thiết bị đo.
4 Cấp nguồn cho mạch đo kiểm tra 10
mạch điện
- Vận hành cho mạch làm việc
đúng nguyên lý (biết thay đổi các
mức tín hiệu ở đầu vào một cách
phù hợp; đo kiểm tra, xác định tín
hiệu ở các đầu ra một cách chính
xác. Giải thích hoạt động của
mạch).
- Đo kiểm tra được các thông số
theo yêu cầu và ghi chép đầy đủ.
5 Xử lý các tình huống trong quá 10
trình lắp ráp
- Kiểm tra, xác định được lỗi
- Khắc phục được hiện tượng và
vận hành cho mạch làm việc.
(Lắp sai vị trí, linh kiện bị hỏng,
dây dẫn bị đứt ngầm, nguồn nuôi
không chuẩn…).
6 Thời gian thực hiện 3,5g (chỉ 15
đánh giá khi nội dung thực hành
hoàn chỉnh).
- Hoàn thành trước hoặc đúng
thời gian quy định.
- Quá giờ
7 Báo cáo thực hành 10
- Đầy đủ nội dung thực hành.
- Kết quả báo cáo chính xác.
Tổng điểm 100

255
Phụ lục 5 - Phiếu báo cáo tra cứu IC số

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
Tra cứu IC cổng logic: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Sơ đồ chân Ký hiệu Bảng trạng thái

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
Tra cứu IC cổng logic: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Sơ đồ chân Ký hiệu Bảng trạng thái

256
Phụ lục 6 - Phiếu báo cáo khảo sát IC cổng logic
V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH
- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
Khảo sát IC cổng ………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
1. Vẽ sơ đồ khảo sát

2. Vẽ sơ đồ lắp ráp

3. Lắp ráp mạch và kiểm tra thông số


Ghi chính xác kết quả vào bảng trạng thái
Cổng 1 Cổng 2 Cổng 3 Cổng 4
SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1 SW1 SW2 LED1

Thông kê cổng logic:


STT cổng 1 2 3 4
Tốt
Hỏng

257
Phụ lục 7 - Phiếu vẽ sơ đồ lắp ráp mạch điện trên Board cắm

V. PHIẾU BÁO CÁO THỰC HÀNH


- Tên bài: ……………………………………………………………………………
- Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
- Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
- Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………. .
- Nội dung báo cáo:
1. Cho sơ đồ nguyên lý ……………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
2. Vẽ sơ đồ lắp ráp cho mạch điện trên Board cắm có kết cấu như hình sau:

258
Phụ lục 8 - Phiếu đánh giá kết quả phần thực hành số
VI. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra đánh giá kết quả thực hành được tiến hành theo phiếu đánh giá sau đây:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Tên bài:
Họ và tên học sinh:……………………………………. Mã SV: …………………
Lớp: ………………………….. Ngày thực hiện: …………………………………
Giáo viên hướng dẫn: ……………………………………………………………..
ĐIỂM
Điểm trừ
Điểm Ghi
STT Tiêu chí đánh giá Điểm (trừ đến hết
đánh chú
chuẩn điểm của
giá
tiêu chí)
1 Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, linh kiện 05
- Đúng chủng loại
- Phù hợp yêu cầu luyện tập
- Vị trí thực tập gọn gàng ngăn
nắp, an toàn, vệ sinh.
2 Kỹ năng vẽ sơ đồ lắp ráp trên 05
Board cắm
- Đúng sơ đồ nguyên lý
- Sắp xếp linh kiện phù hợp đúng
yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật.
(Đúng loại linh kiện, đúng ký hiệu
linh kiện, đúng vị trí đặt linh kiện,
đúng vị trí đường nguồn cấp, đường
tín hiệu….)
3 Kỹ năng tra cứu và khảo sát IC 10
- Đúng chủng loại
- Hiểu được chức năng IC
- Đúng chế độ làm việc của IC.
4 Kỹ năng lắp ráp mạch 40
- Đúng trình tự lắp ráp: Chọn, kiểm
tra, vệ sinh chân linh kiện, uốn
chân linh kiện và cắm theo trình tự.
- Đấu nối mạch chính xác theo sơ đồ
lắp ráp (vị trí linh kiện, vị trí của các
đường dẫn nguồn vào, nguồn ra).

259
- Các chân linh kiện cắm đúng yêu
cầu kỹ thuật, thao tác nhanh gọn.
Chân linh kiện được cắm đảm bảo
chắc chắn, tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra an toàn mạch sau lắp ráp
bằng quan sát và bằng dụng cụ thiết
bị đo.
5 Cấp nguồn cho mạch đo kiểm tra 10
mạch điện
- Vận hành cho mạch làm việc
đúng nguyên lý (biết thay đổi các
mức tín hiệu ở đầu vào một cách
phù hợp; đo kiểm tra, xác định tín
hiệu ở các đầu ra một cách chính
xác. Giải thích hoạt động của
mạch).
- Đo kiểm tra được các thông số
theo yêu cầu và ghi chép đầy đủ.
6 Xử lý các tình huống trong quá 10
trình lắp ráp
- Kiểm tra, xác định được lỗi
- Khắc phục được hiện tượng và
vận hành cho mạch làm việc.
(Lắp sai vị trí, linh kiện bị hỏng,
dây dẫn bị đứt ngầm, nguồn nuôi
không chuẩn…).
7 Thời gian thực hiện 3,5g (chỉ đánh 15
giá khi nội dung thực hành hoàn
chỉnh).
- Hoàn thành trước hoặc đúng thời
gian quy định.
- Quá giờ
8 Báo cáo thực hành 10
- Đầy đủ nội dung thực hành.
- Kết quả báo cáo chính xác.
Tổng điểm 100

260
Phụ lục 9

MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG CÁC MẠCH TÍCH HỢP SỐ


* Đặc điểm:
IC số được cấu tạo từ các điện trở, diode, transistor, các linh kiện này được đặt
trên một lớp bán dẫn nền.
Để tránh tác động cơ học, hoá học, IC được đóng trong những vỏ silicon hoặc
plastic.
* Dạng cơ bản của IC số:
- Dạng hai hàng chân song song:

- Dạng vỏ hộp:

- Để thuận tiện trong quá trình gá lắp thường sử dụng đế cắm IC

261
* IC tích hợp:

* Phân loại: IC số được phân thành 2 loại


- IC bipolar là những IC được tạo thành từ những transistor BJT (PNP hoặc NPN)
còn được gọi là IC TTL
- IC unipolar được tạo thành từ những transistor hiệu ứng trường (mosfet) được gọi là
Tha Họ TTL Họ CMOS
m số

hiệu

Mức
điện
áp

Mức
nhiễu

* Các lỗi hỏng IC:


+ Ngõ vào hoặc ra bị hở mạch + Ngắn mạch giữa hai chân:

262
+ Ngõ vào hoặc ra bị nối mass hoặc nguồn:

* Đặc tính kỹ thuật của các IC logic:


+ Các định trị tối đa tuyệt đối: đây là các trị tối đa mà ta không vượt qua vì sẽ làm
hỏng IC.
+ Các điều kiện hoạt động khuyến cáo: thường chỉ liên quan đến điện thế cấp VCC
, điện thế ra mức cao (VOH), điện thế ra mức thấp (VOL), khoảng nhiệt độ làm việc.
Đây là các trị số mà ta không nên vượt qua vì sẽ không bảo đảm hoạt động logic
bình thường cho các IC.
+ Các đặc tính điện: trong khoảng nhiệt độ cho phép nhiều đặc tính điện cần cho
việc sử dụng thiết kế mạch logic.
+ Các đặc tính chuyển mạch: thường phát biểu ở điện thế cấp điện VCC = 5V và
nhiệt độ phòng 200C. Đây là các đặc tính liên quan đến các trì hoãn cũng như các
thời tăng, thời giảm khi chuyển mạch. Các thông số này phụ thuộc vào tải ở ngõ
ra nhất là điện dung của tải.
 + Các điều kiện hoạt động khuyến cáo:
Loạt 74 Loạt 74LS
Th«ng sè kü thuËt Đ. vị
Min Nom Max Min Nom Max
Điện thế cung cấp VCC 4,75 5 5,25 4,75 5 5,25 V
Dòng ra mức cao IOH -400 -400 A
Dòng ra mức thấp IOL 16 6 mA
Khoảng nhiệt độ hoạt động TA 0 70 0 70 0
C
* Chó ý khi tra cøu:
+ Chữ viết tắt trong bảng sự thật:

263
Kí hiệu ý nghĩa
L LOW : Mức Thấp
H HIGH : Mức Cao
X Trạng thái không có nghĩa
Xung dương chuyển từ mức logic thấp sang mức logic cao ở những

ngã vào của xung đồng bộ
 Xung âm chuyển từ mức logic cao sang mức logic thấp ở ngõ vào của
xung đồng bộ
Sườn dương
Mức cao (H)
Xung dương, mức logic cao

Xung âm, mức logic thấp


Mức thấp (L)

J, K, Tên ngõ vào của các FF


S, R, D
Toggle Cả 2 ngõ ra của một FF thay đổi mức logic sau mỗi xung đồng bộ hay
mỗi chuyển đổi tích cực của xung đồng bộ
Q, Qn Những ngã ra của bộ nhớ, bộ đệm...
Qo, Qno Mức logic của Q, Qn trước khi trạng thái ổn định được liên kết trong
bảng sự thật của những ngã vào được thành lập.
+ Chữ viết tắt trong sơ đồ chân:
Kí hiệu ý nghĩa
NC No Internal Connection: Chân IC không có nối với mạch điện
bên trong IC
CK, CLK, CP Clock: Xung đồng bộ
CLR, R; RD Clear: Xung xoá
PR, S; SD Preset: Thiết lập
+ Chữ viết tắt đặc trưng kỹ thuật :
Kí hiệu ý nghĩa Tham số
Vcc Điện áp nguồn
VI Input Voltage: Điện áp vào
VIL Điện áp vào ở trạng thái thấp 0,8V
VIH Điện áp vào ở trạng thái cao 2V
VO Output Voltage: Điện áp ra
VOL, VOH Điện áp ra ở trạng thái thấp, trạng thái cao 0,4V(74); 2,4V(74)
GND Ground: Đất
* Thiết kế mạch họ IC 74XXX cần chú ý :
+ Nguồn nuôi: Để tổng trở của nguồn nuôi được giữ thấp, cần phải có những tụ

264
điện mắc giữa 2 cực. Đó là những tụ gốm có trị số 1F  100 F . Để các tụ đạt
hiệu quả cao nên nối gần mạch in. Cứ 4  6 IC cần 1 tụ, các tụ này cần có tính cao
tần tốt, góc hao của tụ khá lớn để các dao động được hình thành bởi các tụ và độ tự
cảm của mạch in được suy giảm mạnh.
+ Tải điện dung: Không được vượt quá 100 pF, mục đích để những ngã ra không
quá tải với dòng nạp và phóng điện, các mức logic được đảm bảo.
+ Diode khoá ở ngã vào (Input Clamping Diode): ở ngã vào cổng TTL đều có
Diode khoá trừ loại 74L. Mục đích triệt tiêu bớt các điện áp âm từ các tín hiệu phản
hồi, do đó nhiễu của hệ thống logic được ngăn chặn
+ Cách nối song song các ngả ra: Để biết chính xác sự phân bố dòng điện chỉ nên
nối 2 cổng song song với nhau khi cả 2 cổng ở trong cùng một IC.
+ Dây đất: Để tránh sụt áp trên dây đất mạch điện phải được thiết kế sao cho
mạch đất có điện trở bé và độ tự cảm bé. Mạch đất và mạch nối điện áp nguồn (Vcc)
phải có độ rộng ít nhất 2,5mm để sự ảnh hưởng của sự hiệu ứng ngoài da được giữ
thật thấp.
+ Những ngã vào không dùng tới :
 Những ngã vào của cổng AND và cổng NAND nên nối vơi Vcc qua một điện
trở R = 1 K
 Những ngã vào của cổng OR và cổng NOR nên nối với đất ( GND )
 Những ngã vào của các cổng logic khác FF bộ đệm... nên nối với đất.
* IC số CMOS do hãng RCA (mỹ) sản xuất:
+ Loạt đầu tiên mang tên CD4000 (CD4000A)
+ Loạt công nghiệp tên CD4000B có thêm tầng đệm ra
+ Loạt CD4500 và CD4700
- Hãng Motorola sản xuất: MC14000, MC14000B, MC14500
- Loạt 74HC và 74HCT loại Cmos tốc độ cao có khả năng thay thế tương đương
loạt TTL 74, 74LS (74HC có tốc độ giống loạt 74LS).
- Đặc tính điện của CMOS: gồm các đặc tính giống loại TTL:
+ Điện thế cấp điện VDD của các loạt rất khác nhau:
Loạt CMOS Điện thế VDD
CD4000A, B, CD4500 3v đến 15V(max 18V)
MC14000A,B, MC14500 3v đến 15V(max 18V)
74HC 2V đến 6V
74HCT 4,5 đến 5,5V
Sử dụng điện thế 5V các loạt IC cmos.
+ Điện thế logic ngõ vào VI:
Thông số 4000B 74HC 74HCT

265
VIH(min) 3,5 3,5 2
VIL(max 1,5 1 0,8
VOH(min) 4,95 4,9 4,9
VOL(max) 0,05 0,1 0,1
+ Điện thế ngõ ra: V0
+ Dòng điện vào và dòng ra:
+ Công suất tiêu tán
+ CMOS chống nhiễu tốt hay tính miễn nhiễu: là khả năng của mạch logic
không bị nhầm lẫn logic khi điện thế ngõ vào của mạch có lẫn nhiễu.
+ Khoảng nhiệt độ làm việc: - 400C  + 850C
- 550C  + 1250C
* Những chú ý khi sử dụng CMOS:
+ IC COMS chưa dùng nên để trong ống nhựa hay bọc trong ống nhôm. Không
để nơi ẩm ướt.
+ Mỏ hàn nên dùng có nối đất
+ Bàn làm việc, người làm việc nên được nối đất qua một điện trở 1M để đảm
bảo an toàn lao động.
+ Không nên tháo và ráp IC vào mạch điện đang có điện áp. Không đụng tay
vào chân IC. Cắm ngay vào mạch khi lấy ra khỏi bao bảo vệ.
+ Những ngả vào không dùng tới nên nối với VSS hoặc VDD hay ngả ra của một
mạch logic.
+ Nên dùng nguồn cung cấp điện < 12V nếu có thể được giảm tỉ số IC CMOS
bị hư hỏng. Không áp tín hiệu ở ngõ vào lớn hơn điện thế cấp điện.

266

You might also like