You are on page 1of 125

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ

---------------------------------------------

GIÁO TRÌNH

TỔNG QUAN NHÀ MÁY


NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN
(TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ)

Vũng Tàu, 2019


Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................... 1


I. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 4
I.1 Giới thiệu một số loại nhà máy điện......................................................................... 4
I.1.1 Nhà máy nhiệt điện ...................................................................................................... 4
I.1.2 Nhà máy thủy điện ....................................................................................................... 6
I.1.3 Nhà máy phong điện .................................................................................................... 6
I.1.4 Nhà máy điện mặt trời ................................................................................................. 7
I.2 Hệ thống điện và nguồn điện việt nam..................................................................... 8
II. SƠ ĐỒ NHIỆT NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN .......................................... 17
III. HỆ THỐNG TIẾP NHẬN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU THAN ...................... 22
III.1 Mô tả chung hệ thống ................................................................................................. 22
III.2 Cảng than .................................................................................................................... 23
III.3 Trạm bốc dỡ than đường sắt ( quang lật toa )............................................................. 24
III.4 Hệ thống băng tải than ................................................................................................ 24
III.5 Kho chứa than ............................................................................................................. 25
III.6 Máy dánh đống, máy phá đống .................................................................................. 26
IV. HỆ THỐNG LÒ HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ ............................................................. 30
IV.1 Bản thể lò hơi ............................................................................................................. 30
IV.2 Buồng đốt ................................................................................................................... 32
IV.3 Hệ thống vòi đốt ......................................................................................................... 33
IV.4 Hệ thống khói gió ....................................................................................................... 34
IV.5 Hệ thống nghiền than ................................................................................................. 34
IV.6 Hệ thống thải tro, xỉ.................................................................................................... 36
IV.7 Hệ thống lọc bụi tĩnh điện .......................................................................................... 36
V. HỆ THỐNG TUA BIN HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ .................................................... 39
V.1 Tua bin ......................................................................................................................... 39
V.2 Hệ thống nước ngưng (bình ngưng) ............................................................................ 42
V.3 Hệ thống nước cấp ....................................................................................................... 44
V.4 Hệ thống nước tuần hoàn ............................................................................................. 44
V.5 Hệ thống bình gia nhiệt cao áp và hạ áp ...................................................................... 44
V.6 Thiết bị khử khí (Bình khử khí)................................................................................... 45
V.7 Hệ thống dầu bôi trơn, dầu chèn tua bin...................................................................... 45
V.8 Hệ thống dầu thuỷ lực................................................................................................. 46
V.9 Hệ thống hơi chèn tua bin, hệ thống hơi tự dùng ........................................................ 46
V.10 Thiết bị trở trục .......................................................................................................... 46

1
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

V.11 Hệ thống van điều chỉnh, van stop ............................................................................ 47


VI. PHẦN ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN ................................................................ 48
VI.1 Hệ thống điện tự dùng ............................................................................................... 48
VI.2 Máy phát điện ............................................................................................................ 52
VI.3 Trạm biến áp và thiết bị phân phối điện .................................................................... 56
VII.CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG NƯỚC, XỬ LÝ HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG .. 60
VII.1 Hệ thống nước làm mát.............................................................................................. 60
VII.2 Hệ thống xử lý nước .................................................................................................. 61
VII.3 Hệ thống xử lý nước thải ........................................................................................... 73
VII.4 Hệ thống khử lưu huỳnh ............................................................................................ 79
VIII.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN QUAN TÂM TRONG VẬN HÀNH NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN .............................................................................................................. 80
VIII.1 Độ khả dụng .......................................................................................................... 80
VIII.2 Độ tin cậy cung cấp điện ....................................................................................... 80
VIII.3 Hiệu quả kinh tế nhiệt ........................................................................................... 80
VIII.4 Hiệu suất thô .......................................................................................................... 81
VIII.5 Hiệu suất của lò hơi ............................................................................................... 81
VIII.6 Công suất điện sinh ra trên các cực của máy phát là:............................................ 82
VIII.7 Suất tiêu hao hơi của tuốc bin ............................................................................... 82
VIII.8 Suất tiêu hao nhiệt của tua bin............................................................................... 82
VIII.9 Suất tiêu hao nhiệt của nhà máy ............................................................................ 82
VIII.10 Suất tiêu hao nhiên liệu của nhà máy .................................................................... 82
VIII.11 Hơi quá nhiệt ......................................................................................................... 83
IX. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN SÔNG HẬU 1 ................................ 84
IX.1 Tổng quan .................................................................................................................. 84
IX.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 ................................................. 85
IX.3 Tổng quan về công nghệ - thiết bị nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.......................... 88
IX.3.1. Tua bin và thiết bị phụ ........................................................................................... 88
IX.3.2. Lò hơi và thiết bị phụ ............................................................................................ 88
IX.3.3. Hệ thống khử SOx trong khói thải ........................................................................ 90
IX.3.4. Hệ thống cung cấp và tồn trữ than ........................................................................ 91
IX.3.5. Hệ thống nước làm mát ......................................................................................... 94
IX.3.6. Hệ thống Chlor hoá nước làm mát (chlorination system) ..................................... 95
IX.3.7. Hệ thống cung cấp nước ngọt và xử lý nước......................................................... 95
IX.3.8. Hệ thống thải nước tuần hoàn ............................................................................... 97
IX.3.9. Hệ thống phòng cháy chữa cháy ........................................................................... 98
IX.3.10.Hệ thống khí nén ................................................................................................... 98
IX.3.11.Hệ thống sản xuất hyđrô........................................................................................ 99

2
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

IX.3.12.Hệ thống xử lý tro xỉ ............................................................................................. 99


IX.3.13.Đấu nối với hệ thống điện quốc gia .................................................................... 100
IX.3.14.Hệ thống điện ...................................................................................................... 100
IX.3.15.Hệ thống đo lường điều khiển ............................................................................. 117
IX.3.16.Hệ thống SCADA................................................................................................ 117
X. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC HỆ THỐNG MÃ KKS .............................................. 118
XI.1 Tổng quát về hệ thống KKS trong các Nhà Máy Điện: ........................................... 118
XI.2 Hướng dẫn đọc bảng mã KKS ................................................................................. 118

3
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

I. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM
I.1 Giới thiệu một số loại nhà máy điện
I.1.1 Nhà máy nhiệt điện
Trong nhà máy nhiệt điện, cơ năng được tạo ra bởi động cơ nhiệt. Động cơ nhiệt
tạo ra cơ năng bằng nhiệt được lấy bằng cách đốt nhiên liệu. Cơ năng ở đây được lưu trữ
dưới dạng động năng quay của tuabin. Khoảng 80% các nhà máy điện dùng tuabin hơi
nước, tức là dùng sử dụng hơi nước đã được làm bốc hơi bởi nhiệt để quay tuabin. Theo
định luật hai nhiệt động lực học, nhiệt năng không thể chuyển hết thành cơ năng. Do đó
luôn có mất mát nhiệt ra môi trường. Lượng nhiệt mất mát này có thể được sử dụng vào
các mục đích khác như sưởi ấm, khử muối của nước...
Nhiệt điện đốt than ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất điện
năng. Ưu thế cơ bản của nhiệt điện đốt than là giá than ổn định và có thể cạnh tranh với
các nguồn nhiên liệu khác. Ở Việt Nam, than có trữ lượng khá lớn với hai loại chủ yếu là
than antraxit Quảng Ninh và than nâu vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hiện nay, than antraxit đang được khai thác với quy mô lớn và đáp ứng hầu hết
nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nguồn than nâu được dự báo là có trữ lượng rất lớn
nhưng nằm sâu trong lòng đất, khó khai thác. Loại than này chưa được khai thác, nhưng
trong tương lai, đây sẽ là nguồn nhiên liệu quan trọng. Một trong những phương án cung
cấp cho ngành Điện là nhập khẩu than bitum từ các nước lân cận như Indonesia và Úc.
Than nhập khẩu có thể đốt riêng hoặc trộn với than trong nước nhằm tận dụng nguồn than
khó cháy trong nước và giảm chi phí nhập khẩu. Như vậy, trong tương lai, Việt Nam sẽ
sử dụng ba nguồn than chính là than antraxit, than nâu và than bitum nhập khẩu. Ba loại
than này sẽ là cơ sở xem xét khi lựa chọn công nghệ cho nhà máy nhiệt điện.
Công nghệ trong tương lai phải đáp ứng yêu cầu cơ bản là hiệu suất cao, thân thiện
với môi trường và có chi phí đầu tư hợp lý. Hiệu suất cao một mặt làm giảm tiêu hao
nhiên liệu, mặt khác làm giảm lượng phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường. Vấn đề
môi trường đang đòi hỏi các nhà máy điện đốt than phải áp dụng các kỹ thuật và thiết bị
hạn chế các chất phát thải độc hại như NOX, SO2, bụi và thu giữ CO2.
Lựa chọn công suất tổ máy cho tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công
nghệ, suất đầu tư, mặt bằng, trình độ vận hành, tính phổ biến của tổ máy, hệ thống điện
quốc gia và khu vực... Công suất tổ máy đối với công nghệ đốt than phun hiện nay đang
nằm trong dải rộng 50 - 1300 MW. Công suất lò hơi ở nước ta hiện đang phổ biến ở mức
300 MW, một số nhà máy đang xây dựng có công suất 500 -700 MW. Trong tương lai,
công suất tổ máy ở Việt Nam sẽ tiến đến mức 1000MW.
Công nghệ khí hóa than trên thế giới hiện đang có các tổ máy công suất 300 MW.
Các tổ máy công suất 500 - 650 MW sẽ đi vào vận hành sau năm 2015. Loại nhà máy này
sẽ phổ biến hơn khi các tiêu chuẩn môi trường trở nên khắt khe hơn và nhận được sự
khuyến khích và ưu đãi từ phía chính phủ.
Các nhà máy nhiệt điện đốt than phun phổ biến với thông số cận tới hạn và thông
số trên tới hạn. Thông số hơi sẽ quyết định hiệu suất sản xuất điện năng của nhà máy.
Nhiệt độ và áp suất hơi càng cao thì hiệu suất nhà máy càng cao. Do đó, hiệu suất của nhà
máy đốt than dưới tới hạn sẽ không thể nâng cao hơn nữa ngoại trừ các cải tiến nhằm
hoàn thiện quá trình chuyển hóa năng lượng. Xu hướng áp dụng thông số hơi trên tới hạn
đang chiếm ưu thế vì có thể nâng cao nhiệt độ và áp suất hơi nhờ những tiến bộ trong
công nghệ vật liệu. Vấn đề cơ bản là khi tăng nhiệt độ và áp suất, lò hơi phải sử dụng kim

4
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

loại chịu nhiệt đặc biệt có chi phí cao. Trong tương lai, sự phát triển của ngành luyện kim
sẽ cho phép thông số hơi tăng hơn nữa đồng thời giá thành cũng sẽ giảm, tạo điều kiện
thuận lợi để nâng cao hiệu suất các nhà máy điện.
Dự kiến năm 2020, nhiệt độ hơi có thể lên tới 7750C và hiệu suất phát điện có thể
đạt 50-53%. Nếu lựa chọn các tổ máy 1000 MW trong tương lai, thông số hơi dưới và
trên tới hạn đều có thể nhưng phương án trên tới hạn sẽ chiếm ưu thế nhờ hiệu suất vượt
hơn hẳn phương án dưới tới hạn.
Như vậy, để nâng cao hiệu suất nhà máy, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đảm bảo các
tiêu chuẩn môi trường ngày càng nghiêm ngặt, lò hơi đốt than phun vẫn sẽ là lựa chọn
hiệu quả khi xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than ở Việt Nam. Công suất tổ máy sẽ
trong khoảng 500 - 1000 MW với thông số trên tới hạn. Đây là xu hướng chung của các
nhà đầu tư trong thời gian từ nay đến năm 2020. Bên cạnh đó, công nghệ tầng sôi tuần
hoàn cũng là giải pháp tận dụng các nguồn than xấu, than có hàm lượng lưu huỳnh cao.
Công suất tổ máy tiếp tục được nâng lên và ổn định ở mức 200 - 300 MW. Trong những
năm tới, chúng ta có thể triển khai thí điểm một nhà máy điện áp dụng công nghệ khí hóa
than, nhằm kiểm chứng công nghệ, lợi ích kinh tế để nhân rộng công nghệ này trong thời
gian tiếp theo.
Nhà máy nhiệt điện có thể được phân loại dựa trên hai tiêu chí: loại nhiên liệu được sử
dụng và phương pháp tạo ra động năng quay.
- Dựa vào loại nhiên liệu
 Nhà máy điện hạt nhân dùng nhiệt tạo bởi phản ứng hạt nhân để quay tuabin hơi.
 Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch (khí đồng hành, dầu diesel...) có
thể dùng tuabin khí (khi dùng khí đồng hành) hoặc hơi (khi dùng dầu).
 Nhà máy địa nhiệt lấy sức nóng từ những tầng sâu của trái đất.
 Nhà máy năng lượng tái tạo lấy nhiệt bằng cách đốt bã mía, rác thải, khí biogas...
 Nhà máy điện lấy nhiệt dư thừa từ các khu công nghiệp (nhà máy thép), sức nóng
của người và động vật, lò sửi. Tuy nhiên các nhà máy này có công suất thấp.
- Dựa vào phương pháp tạo động năng quay
 Nhà máy tuabin hơi: làm sôi nước và dùng áp suất do hơi phát ra làm quay cánh
tuabin.
 Nhà máy tuabin khí: dùng áp suất do dòng khí di chuyển qua cánh tuabin làm quay
tuabin. Do nó làm cho tuabin khởi động nhanh nên nó có thể được dùng cho việc
tạo động năng đầu cho tuabin trong các nhà máy điện mặc dù tốn kém hơn.
 Nhà máy tua bin kết hợp hơi - khí: kết hợp ưu điểm của hai loại tuabin trên.
- Một số nhà máy nhiệt điện lớn tại Việt Nam
 Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ
 Nhà máy nhiệt điện Cà Mau
 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 1
 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2
 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
 Nhà máy nhiệt điện Uông Bí
 Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh
 Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng
 Nhà máy nhiệt điện Mông Dương
5
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

 Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng


 Nhà máy điện Vĩnh Tân
 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
I.1.2 Nhà máy thủy điện
Nhà máy thủy điện là nơi chuyển đổi sức nước (thủy năng) thành điện năng. Nước
được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn, năng lượng
dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với máy phát
điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượng điện trên toàn
thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy
điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho
đường dây điện cao thế 500 kv Bắc-Nam.
Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch
vì không thải các khí có hại cho môi trường như các nhà máy điện khác.
- Cách thức hoạt động :
Nước được tụ lại từ các đập nước với một thế năng lớn. Qua một hệ thống ống dẫn,
năng lượng dòng chảy của nước được truyền tới tua-bin nước, tua-bin nước được nối với
máy phát điện, nơi chúng được chuyển thành năng lượng điện.
- Các nhà máy thủy điện lớn tại Việt Nam:
 Nhà máy thủy điện Sơn La
 Nhà máy thủy điện Hòa Bình
 Nhà máy thuỷ điện Yaly
 Nhà máy thủy điện Trị An
 Nhà máy thủy điện Sông Hinh
 Nhà máy thủy điện Thác Bà
 Nhà máy thủy điện Thác Mơ
 Nhà máy thủy điện Đa Nhim
 Nhà máy thủy điện Sông Bung 2
 Nhà máy thủy điện Sông Bung 4
 Nhà máy thủy điện Bắc Hà
 Nhà máy thủy điện Cửa Đạt
 Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp
 Nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah
 Nhà máy thủy điện Srêpok 3

I.1.3 Nhà máy phong điện


Với lợi thế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chiều dài bờ biển trên
3.000km, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng gió rất lớn, với tổng tiềm năng đạt
513.360MW, gấp 200 lần công suất Nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần Tổng công
suất dự báo của ngành điện Việt Nam vào năm 2020.
Đó là kết quả khảo sát chương trình đánh giá về năng lượng cho Châu Á của Ngân hàng
Thế giới, Để phát huy được tiềm năng này Bình thuận là tỉnh đầu tiên được phép của
Chính phủ xây dựng nhà máy Phong điện tại Việt Nam.

6
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Điện gió được xếp vào dạng năng lượng tái tạo, là năng lượng sạch, thân thiện và không
gây nhiễm bụi môi trường, khả năng vô tận và ổn định, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn
năng lượng, nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu máy ngày càng trở nên cạn kiệt.
Sau hơn 3 tháng khởi công xây dựng và lắp đặt, ngày 21 tháng 8 năm 2009, tuabin
điện gió đầu tiên công suất 1,5MW tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận đã khởi động an toàn và phát điện.
Đây là dự án phong điện có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, do Công ty cổ phần năng
lượng tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Dự án nhà máy phong điện của REVN
có tổng công suất là 120 MW với 80 tuabin sẽ hoàn thành vào năm 2011, được thực hiện
theo nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1 gồm 20 tuabin chiều cao cột 85m, đường kính cánh quạt 77m, công suất
1,5MW, tổng trọng lượng tuabin là 89,4 tấn, cột tháp là 165 tấn.
Toàn bộ thiết bị hiện đại của nhà máy do Fuhrlaender, một hãng chế tạo thiết bị phong
điện nổi tiếng thế giới của CHLB Đức cung cấp và được cán bộ, kỹ sư và chuyên gia của
Công ty cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam lắp đặt, tổng mức đầu tư giai đoạn 1
lớn tới 816 tỷ đồng.
Khi cả 20 tổ máy đi vào hoạt động ổn định, ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam sẽ
tăng thêm một sản lượng điện khoảng 100 triệu KWh/năm. Đây không phải là một con số
lớn, thậm chí chưa đáng kể trong tổng năng lượng điện Việt Nam, nhưng lại vô cùng có ý
nghĩa, nó mở đầu cho ngành công nghiệp điện gió Việt Nam, để nâng dần tỷ lệ của mình
trong cơ cấu năng lượng quốc gia, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Trong giai đoạn 2 và 3, Nhà máy phong điện 1 được mở rộng, xây dựng thêm 80 tuabin,
nâng tổng công suất dự án lên 120 MW và hoàn thành vào năm 2011 với vốn đầu tư hơn
2.000 tỷ đồng. Trong thời gian từ 10 năm tới, khi các dự án nhà máy điện đi vào hoạt
động thì Việt Nam vẫn trong tình trạng thiếu điện, vì vậy các dự án phát triển điện gió
càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng quốc gia.
I.1.4 Nhà máy điện mặt trời
Trong khi các dự án nguồn thủy điện lớn đã được khai thác tối đa, các dự án nhiệt
điện than phải đối mặt với áp lực về môi trường thì việc phát triển các nguồn năng lượng
tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời, đang là hướng đi mới tại Việt Nam.
Theo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có ánh
nắng mặt trời nhiều nhất trong biểu đồ bức xạ mặt trời thế giới.
Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số giờ nắng đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm.
Bức xạ mặt trời trung bình 150 kcal/m2, chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm.
Dự án điện mặt trời được nối lưới đầu tiên là Nhà máy quang năng An Hội (Côn Đảo, Bà
Rịa - Vũng Tàu). Dự án được triển khai từ giữa tháng 3/2014 và hoàn thành việc xây
dựng lắp đặt và đấu nối vào lưới điện của Điện lực Côn Đảo vào đầu tháng 12/2014 với
công suất 36 kWp, điện lượng hơn 50 MWh.
Ngày 19/8/2016, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính
phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án
điện mặt trời tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Công

7
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Thương về việc ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát triển điện mặt trời tại
Việt nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã giao cho các bộ ngành hữu quan xây dựng cơ chế hỗ trợ
phát triển các dự án điện mặt trời như biểu giá điện kèm các ưu đãi về thuế.
Trong Quy hoạch điện VII (điều chỉnh) cũng nêu rõ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án
nguồn điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời bao gồm cả
nguồn năng lượng tập trung lắp đặt trên mặt đất và các nguồn riêng lẻ lắp đặt trên nóc
nhà.
Mục tiêu nhằm góp phần nâng công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể như
hiện nay lên khoảng 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng
12.000 MW đến năm 2030.
Như vậy, theo lộ trình này, từ nay đến năm 2020, mỗi năm chúng ta phải xây dựng
các dự án điện mặt trời với công suất hơn 200 MW; từ năm 2020 - 2025, mỗi năm phải
lắp đặt hơn 600 MW và 5 năm tiếp theo, mỗi năm phải lắp đặt 1.600 MW mới đạt kế
hoạch đề ra.
Hiện nay cả nước có khoảng 30 nhà đầu tư bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời có
công suất từ 20 đến trên 300 MW tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở khu vực
miền Trung. Trong đó đáng chú ý là 2 dự án của Công ty Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân
(tại tỉnh Quảng Ngãi và Ninh Thuận) và dự án Tuy Phong do Công ty TNHH DooSung
Vina (Hàn Quốc) đầu tư với quy mô 66 triệu USD, công suất 30 MW tại tỉnh Bình Thuận.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang dự định triển khai nghiên cứu phát triển 2 dự án
trên đất liền tại thủy điện Trị An (tỉnh Đồng Nai) và dự án nổi trên mặt nước tại hồ thủy
điện Đa Mi (tỉnh Bình Thuận).
Ngoài ra EVN cũng vừa đề xuất với tỉnh Ninh Thuận về việc đầu tư dự án điện mặt trời
với tổng vốn đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng, công suất 200 MW trên diện tích 400 ha tại xã
Phước Thái, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Dự kiến dự án này được tiến hành khởi
công trong năm 2018.
I.2 Hệ thống điện và nguồn điện việt nam
I.2.1 Hệ thống điện việt nam
Hệ thống điện Việt Nam gồm có các nhà máy điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ
được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện 4 quá trình sản xuất, truyền tải,
phân phối và tiêu thụ điện năng trong lãnh thổ Việt Nam. Được chia thành các khu vực
miền Bắc, miền Trung, miền Nam, dữ liệu bao gồm:
- Các dạng nguồn điện: các dạng nguồn điện chủ yếu trong hệ thống điện Việt Nam là
nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, thủy điện. Dự kiến đến năm 2028-2030,
sẽ có thêm nhà máy điện hạt nhân tham gia vào hệ thống điện Việt Nam.
- Các hộ tiêu dùng điện được phân thành 5 nhóm: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại
dịch vụ, quản lý – tiêu dùng dân cư và các hoạt động khác. Trong các nhóm trên, nhóm
hộ tiêu dùng công nghiệp và tiêu dùng dân cư có tỷ trọng cao trong cơ cấu tiêu thụ điện
của Việt Nam. Hộ tiêu dùng nông nghiệp có tỷ trọng nhỏ và tăng giảm theo điều kiện
thời tiết. Các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại có mức độ tăng trưởng
bình quân khá tốt..
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ điện:

8
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

o Năm 2018, nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hơn so với kế hoạch 2,4 tỷ kWh, tại
miền Nam thiếu hụt nguồn cấp trầm trọng; trong khi đó, nguồn cấp khí đã bị suy
giảm, vận hành không ổn định nên sản lượng khí cấp thấp hơn so với kế hoạch gần
450 triệu m3 (tương ứng 2,5 tỷ kWh); việc cấp than trong nước cũng không đáp
ứng được nhu cầu sản xuất điện, đặc biệt trong 3 tháng cuối năm. Đồng thời lưu
lượng nước về các hồ thủy điện cuối năm ít, đặc biệt các hồ thủy điện miền Trung.
Do vậy, để đảm bảo cung cấp điện ổn định, EVN đã phải tăng huy động các nhà
máy thủy điện, làm giảm mức nước dự trữ để cấp điện năm 2019, tương đương với
2,56 tỷ kWh.
o Tình hình thiên tai, lũ lụt phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, cung cấp
điện và gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện, ước thiệt hại gần 250 tỷ đồng.
o Cùng với đó, chi phí đầu vào tăng cao như: giá than nhập khẩu, dầu, biến động tỷ
giá... làm chi phí mua điện của Tập đoàn tăng 7.011 tỷ đồng và chênh lệch tỷ giá
đánh giá lại cuối kỳ tăng trên 4.000 tỷ đồng; thu xếp vốn đầu tư các dự án điện gặp
khó khăn, đặc biệt nguồn vốn ODA và vốn vay nước ngoài.
o Sản lượng điện sản xuất và mua năm 2018 đạt 212,9 tỷ kWh, vượt kế hoạch 2,4 tỷ
kWh và tăng 10,36% so với năm 2017. Điện thương phẩm đạt 192,93 tỷ kWh vượt
1,25% kế hoạch và tăng 10,47% so với kế hoạch năm 2017.
o Các nhà máy thủy điện đã đảm bảo phát điện và đáp ứng nhu cầu nước cho sản
xuất nông nghiệp và dân sinh, trong đó đã cấp 5,74 tỷ m3 nước phục vụ gieo cấy
lúa vụ Đông Xuân cho đồng bằng và trung du Bắc Bộ...
o Chỉ tiêu tiếp cận điện năng tăng 37 bậc, vươn lên vị trí thứ 27 trong 190 quốc gia,
nền kinh tế trên thế giới và đạt mục tiêu vào nhóm ASEAN 4 trước 2 năm theo yêu
cầu của Chính phủ; dịch vụ khách hàng đạt cấp độ 4 về dịch vụ một cửa trực tuyến
quốc gia. Từ tháng 12/2018, EVN cung cấp dịch vụ điện cấp độ 4 đáp ứng mọi
dịch vụ khách hàng từ khâu đăng ký, nhận kết quả đến thanh toán 100% thông qua
trực tuyến.
o Trong năm 2018, EVN được Fitch Ratings đánh giá và xếp hạng tín nhiệm quốc tế
ở mức BB, đây là mức tín nhiệm tích cực đảm bảo EVN có thể thu hút các nhà đầu
tư và huy động vốn để đầu tư các dự án điện; được Hội đồng Doanh nghiệp vì sự
phát triển bền vững Việt Nam đánh giá là Doanh nghiệp bền vững Việt Nam năm
2018; được Tổ chức Hướng tới minh bạch đánh giá là một trong các doanh nghiệp
nhà nước hàng đầu về minh bạch thông tin.
o Năm 2018 sản xuất kinh doanh của Tập đoàn có lãi, hoàn thành vượt mức các chỉ
tiêu hiệu quả, một số chỉ tiêu hoàn thành trước 1-2 năm so với lộ trình kế hoạch 5
năm
o Cụ thể, tổng doanh thu toàn Tập đoàn năm 2018 ước đạt 340.500 tỷ đồng, tăng
15% so với năm 2017, trong đó doanh thu bán điện đạt gần 333.000 tỷ đồng (tăng
14,6%). Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 20.170 tỷ đồng.
o Độ tin cậy cung cấp điện năm 2018 tốt hơn năm 2017, trong đó tổng thời gian mất
điện của khách hàng bình quân (SAIDI) là 723 phút, giảm 30% so với năm 2017,
chỉ số SAIDI của các đơn vị giảm từ 18 - 39,5% so với năm 2017.

9
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

o Tổn thất điện năng năm 2018 toàn Tập đoàn ước đạt 6,9%, tốt hơn 0,3% so với kế
hoạch và vượt trước 1 năm so với lộ trình của kế hoạch 5 năm được Thủ tướng
Chính phủ giao. Tất cả các Tổng công ty Điện lực thực hiện tốt hơn so với kế
hoạch phấn đấu.
o Cung cấp điện 100% xã và trên 99% số hộ dân nông thôn, đạt mục tiêu hầu hết số
hộ dân nông thôn có điện theo Nghị quyết của Đảng; EVN đã đảm nhận cấp điện
cho 11/12 huyện đạo (trừ huyện đạo Hoàng Sa)
- Hệ thống truyền tải điện: Hệ thống truyền tải gồm các cấp điện áp 500kV, 220kV và
110kV. Lưới truyền tải vận hành ổn định và luôn truyền tải công suất cao từ Bắc vào
Nam. Nhiều công trình mới được đưa vào vận hành đã cải thiện đáng kể chất lượng
điện áp, giảm tổn thất điện áp, nâng cao độ ổn định vận hành hệ thống.
I.2.2 Quy hoạch hệ thống điện việt nam
- Ngày 21 tháng 7 năm 2011, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 1208/QĐ-TTg
về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét
đến năm 2030
- Ngày 18 tháng 03 năm 2016, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 428/QĐ-TTg
về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 –
2020 có xét đến năm 2030, với các nội dung chính sau đây:
1. Quan Điểm phát triển:
a) Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.
b) Sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp trong nước, kết hợp với nhập khẩu điện,
nhập khẩu nhiên liệu hợp lý nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất
điện. Ưu tiên phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo, tạo đột phá trong việc đảm
bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu tác
động tiêu cực tới môi trường trong sản xuất điện.
c) Phát triển đồng bộ nguồn và lưới điện trên cơ sở các nguồn lực và nhu cầu phát triển
kinh tế, xã hội; thực hiện đầu tư cân đối giữa phát triển nguồn điện và nhu cầu điện giữa
các vùng, miền trên cơ sở sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng sơ
cấp của mỗi vùng, miền.
d) Phát triển lưới truyền tải 220 kV, 500 kV trong hệ thống điện quốc gia nhằm bảo đảm
truyền tải điện từ các trung tâm điện lực tới các trung tâm phụ tải một cách an toàn, tin
cậy và kinh tế; đồng thời chú trọng phát triển các nguồn điện nhỏ sử dụng năng lượng tái
tạo đấu nối với lưới điện phân phối, góp phần giảm tổn thất điện năng.
đ) Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng
ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư
phát triển ngành điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.
e) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương
thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm
bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.
2. Mục tiêu:

10
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

a) Mục tiêu tổng quát:


Huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển điện lực để bảo đảm cung
cấp đủ điện với chất lượng ngày càng cao, giá điện hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước; sử dụng đa dạng, hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp cho sản xuất điện;
đẩy mạnh phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, từng
bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm giảm nhẹ
sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ than nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền
vững; hình thành và phát triển hệ thống điện thông minh, có khả năng tích hợp với nguồn
năng lượng tái tạo có tỷ lệ cao.
b) Mục tiêu cụ thể:
Cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân Khoảng 7,0%/năm trong giai đoạn 2016
- 2030:
+ Điện thương phẩm: Năm 2020 Khoảng 235 - 245 tỷ kWh; năm 2025 Khoảng
352 - 379 tỷ kWh; năm 2030 Khoảng 506 - 559 tỷ kWh.
+ Điện sản xuất và nhập khẩu: Năm 2020 Khoảng 265 - 278 tỷ kWh; năm 2025
Khoảng 400 - 431 tỷ kWh và năm 2030 Khoảng 572 - 632 tỷ kWh.
- Ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng
sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không kể nguồn thủy điện lớn và vừa,
thủy điện tích năng) đạt Khoảng 7% năm 2020 và trên 10% năm 2030.
- Xây dựng hệ thống lưới điện vận hành linh hoạt, khả năng tự động hóa cao từ khâu
truyền tải đến khâu phân phối; thực hiện phát triển các trạm biến áp không người
trực và bán người trực để nâng cao năng suất lao động ngành điện.
- Đẩy nhanh chương trình điện khí hóa nông thôn, miền núi, đảm bảo đến năm 2020
hầu hết số hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng điện.
3. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia:
a) Quy hoạch phát triển nguồn điện:
- Định hướng phát triển:
- Phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung và Nam, đảm bảo
độ tin cậy cung cấp điện trên từng hệ thống điện miền nhằm giảm tổn thất truyền
tải, chia sẻ công suất nguồn dự trữ và khai thác hiệu quả các nhà máy thủy điện
trong mùa mưa và mùa khô.
- Phát triển hợp lý các trung tâm điện lực, kết hợp với phát triển các nguồn điện vừa
và nhỏ tại các vùng, miền trong cả nước nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện
tại chỗ và giảm tổn thất trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế
của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.
- Phát triển nguồn điện mới đi đối với đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ các nhà
máy điện đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện
đại đối với các nhà máy điện mới.

11
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư phát triển nguồn điện nhằm tăng cường cạnh
tranh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
 Quy hoạch phát triển nguồn điện:
- Đẩy nhanh phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện
mặt trời, điện sinh khối v.v...), từng bước gia tăng tỷ trọng của điện năng sản xuất
từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện:
- Ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp (chống
lũ, cấp nước, sản xuất điện); nghiên cứu đưa nhà máy thủy điện tích năng vào vận
hành phù hợp với phát triển của hệ thống điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả
vận hành của hệ thống điện. Tổng công suất các nguồn thủy điện (bao gồm cả thủy
điện vừa và nhỏ, thủy điện tích năng) từ gần 17.000 MW hiện nay lên Khoảng
21.600 MW vào năm 2020, Khoảng 24.600 MW vào năm 2025 (thủy
điện tíchnăng 1.200 MW) và Khoảng 27.800 MW vào năm 2030 (thủy
điện tích năng 2.400 MW). Điện năng sản xuất từ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng
Khoảng 29,5% vào năm 2020, Khoảng 20,5% vào năm 2025 và Khoảng 15,5%
vào năm 2030.
- Đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức 140 MW hiện nay lên Khoảng 800 MW
vào năm 2020, Khoảng 2.000 MW vào năm 2025 và Khoảng 6.000 MW vào năm
2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng Khoảng 0,8% vào năm
2020, Khoảng 1% vào năm 2025 và Khoảng 2,1% vào năm 2030.
- Phát triển điện sử dụng nguồn năng lượng sinh khối: Đồng phát điện tại các nhà
máy đường, nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm; thực hiện đồng đốt nhiên
liệu sinh khối với than tại các nhà máy điện than; phát điện từ chất thải rắn v.v...
Tỷ trọng điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối đạt Khoảng 1% vào
năm 2020, Khoảng 1,2% vào năm 2025 và Khoảng 2,1% vào năm 2030.
- Đẩy nhanh phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mặt trời, bao gồm cả nguồn
tập trung lắp đặt trên mặt đất và nguồn phân tán lắp đặt trên mái nhà: Đưa tổng
công suất nguồn điện mặt trời từ mức không đáng kể hiện nay lên Khoảng 850
MW vào năm 2020, Khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và Khoảng 12.000 MW vào
năm 2030. Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm tỷ trọng Khoảng 0,5%
năm 2020, Khoảng 1,6% vào năm 2025 và Khoảng 3,3% vào năm 2030.
- Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung
cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:
- Nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG): Đến năm
2020, tổng công suất Khoảng 9.000 MW, sản xuất Khoảng 44 tỷ kWh điện, chiếm
16,6% sản lượng điện sản xuất; năm 2025, tổng công suất Khoảng 15.000 MW,
sản xuất Khoảng 76 tỷ kWh điện, chiếm 19% sản lượng điện sản xuất; năm
2030, tổng công suất Khoảng 19.000 MW, sản xuất Khoảng 96 tỷ kWh điện,
chiếm 16,8% sản lượng điện sản xuất.
- Khu vực Đông Nam bộ: Bảo đảm nguồn khí ổn định cung cấp cho các nhà máy
điện tại: Phú Mỹ, Bà Rịa và Nhơn Trạch.

12
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Khu vực miền Tây Nam Bộ: Khẩn trương đưa khí từ Lô B vào bờ từ năm 2020 để
cung cấp cho các nhà máy điện tại các trung tâm điện lực: Kiên Giang và Ô Môn
với tổng công suất Khoảng 4.500 MW.
- Khu vực miền Trung: Dự kiến sau năm 2020 sẽ phát triển các nhà máy điện với
tổng công suất Khoảng 3.000 MW - 4.000 MW, tiêu thụ Khoảng 3,0 đến 4,0 tỷ
m3 khí/năm.
- Phát triển hệ thống kho, cảng nhập khẩu LNG tại Sơn Mỹ (Bình Thuận) để bổ sung
khí cho các trung tâm điện lực: Phú Mỹ, Nhơn Trạch khi nguồn khí thiên nhiên tại
khu vực miền Đông suy giảm; nghiên cứu phương án cung cấp khí bổ sung cho các
trung tâm điện lực: Cà Mau, Ô Môn qua đường ống khí liên kết các hệ thống khí
khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ.
- Nhiệt điện than: Khai thác tối đa nguồn than trong nước cho phát triển các nhà máy
nhiệt điện, ưu tiên sử dụng than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện khu vực
miền Bắc. Đến năm 2020, tổng công suất Khoảng 26.000 MW, sản xuất Khoảng
131 tỷ kWh điện, chiếm Khoảng 49,3% điện sản xuất, tiêu thụ Khoảng 63 triệu tấn
than; năm 2025, tổng công suất Khoảng 47.600 MW, sản xuất Khoảng 220 tỷ kWh
điện, chiếm Khoảng 55% điện sản xuất, tiêu thụ Khoảng 95 triệu tấn than; năm
2030, tổng công suất Khoảng 55.300 MW, sản xuất Khoảng 304 tỷ kWh, chiếm
Khoảng 53,2% điện sản xuất, tiêu thụ Khoảng 129 triệu tấn than. Do nguồn than
sản xuất trong nước hạn chế, cần xây dựng một số nhà máy nhiệt điện tại các trung
tâm điện lực: Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Long An v.v... sử dụng nguồn than
nhập khẩu.
- Phát triển các nhà máy điện hạt nhân nhằm bảo đảm ổn định cung cấp điện trong
tương lai khi nguồn năng lượng sơ cấp trong nước bị cạn kiệt: Đưa tổ máy điện hạt
nhân đầu tiên vào vận hành năm 2028; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công
suất 4.600 MW, sản xuất Khoảng 32,5 tỷ kWh chiếm 5,7% sản lượng điện sản
xuất.
- Xuất, nhập khẩu điện: Thực hiện trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong
khu vực, bảo đảm lợi ích của các bên, tăng cường trao đổi để đảm bảo an toàn hệ
thống điện, đẩy mạnh nhập khẩu tại các vùng có tiềm năng về thủy điện, trước hết
là với các quốc gia khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mê Kông
(GMS).
 Cơ cấu nguồn điện:
+ Năm 2020:
- Tổng công suất các nhà máy điện Khoảng 60.000 MW, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 30,1%; nhiệt điện than Khoảng 42,7%; nhiệt
điện khí (kể cả LNG) 14,9%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy
điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 9,9%; nhập khẩu điện 2,4%.
- Điện năng sản xuất và nhập khẩu Khoảng 265 tỷ kWh, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 25,2%; nhiệt điện than Khoảng 49,3%; nhiệt
điện khí (kể cả LNG) 16,6%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy
điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 6,5%; nhập khẩu điện 2,4%.

13
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

+ Năm 2025:
- Tổng công suất các nhà máy điện Khoảng 96.500 MW, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 21,1%; nhiệt điện than Khoảng 49,3%; nhiệt
điện khí (kể cả LNG) 15,6%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo) (gồm: thủy
điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 12,5%; nhập khẩu điện 1,5%.
- Điện năng sản xuất và nhập khẩu Khoảng 400 tỷ kWh, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 17,4%; nhiệt điện than Khoảng 55%; nhiệt điện
khí (kể cả LNG) 19,1%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy điện
nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 6,9%; nhập khẩu điện 1,6%.
+ Năm 2030:
- Tổng công suất các nhà máy điện Khoảng 129.500 MW, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 16,9%; nhiệt điện than Khoảng 42,6%; nhiệt
điện khí (kể cả LNG) 14,7%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy
điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 21%; điện hạt nhân 3,6%; nhập
khẩu điện 1,2%.
- Điện năng sản xuất và nhập khẩu Khoảng 572 tỷ kWh, trong đó: Thủy điện lớn,
vừa và thủy điệntích năng Khoảng 12,4%; nhiệt điện than Khoảng 53,2%; nhiệt
điện khí (kể cả LNG) 16,8%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo (gồm: thủy
điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) 10,7%; điện hạt nhân 5,7%; nhập
khẩu điện 1,2%.
- Danh Mục và tiến độ đưa vào vận hành các dự án nguồn điện tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Quyết định này.
b) Quy hoạch phát triển lưới điện:
- Định hướng phát triển:
+ Xây dựng và nâng cấp lưới điện, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của
lưới điện truyền tải; đến năm 2020, lưới điện truyền tải đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-
1 cho các thiết bị chính và bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy
định.
+ Khắc phục được tình trạng quá tải, nghẽn mạch, chất lượng điện áp thấp của lưới
điện truyền tải; bảo đảm cung ứng điện với độ tin cậy được nâng cao cho các trung
tâm phụ tải.
+ Lưới điện truyền tải 500 kV được xây dựng để truyền tải điện năng từ các trung
tâm điện lực lớn về trung tâm phụ tải, liên kết các hệ thống điện miền và trao đổi
điện năng với các nước trong khu vực.
+ Lưới điện truyền tải 220 kV được đầu tư xây dựng theo cấu trúc mạch vòng kép,
các trạm biến áp trong khu vực có mật độ phụ tải cao cần đảm bảo thiết kế theo sơ
đồ hợp lý để đảm bảo có thể vận hành linh hoạt. Nghiên cứu xây dựng các trạm
biến áp GIS, trạm biến áp 220/22 kV, trạm ngầm, trạm biến áp không người trực
tại các trung tâm phụ tải. Ứng dụng công nghệ lưới điện thông minh trong truyền
tải điện.
- Khối lượng lưới điện truyền tải xây dựng theo từng giai đoạn trong Bảng 1.1 sau:

14
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bảng 1.1- Khối lượng lưới điện truyền tải dự kiến xây dựng đến năm 2030

Hạng Mục Đơn vị 2016 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030

Trạm 500 kV MVA 26.700 26.400 23.550

Trạm 220 kV MVA 34.966 33.888 32.750

Đường dây 500 kV km 2.746 3.592 3.714

Đường dây 220 kV km 7.488 4.076 3.435

- Các công trình lưới điện quan trọng giai đoạn 2016 - 2020 cần đảm bảo tiến độ đáp
ứng yêu cầu cung ứng điện cho các tỉnh phía Nam gồm:
+ Các công trình 500 kV: Nâng cấp các dàn tụ bù 500 kV trên toàn tuyến đường
dây 500 kV Bắc - Trung - Nam; xây dựng các đường dây 500 kV: Vĩnh Tân - Rẽ
Sông Mây - Tân Uyên, Duyên Hải - Mỹ Tho - Đức Hòa, Long Phú - Ô Môn, Sông
Hậu - Đức Hòa; xây dựng trạm biến áp 500 kV Pleiku 2 (vận hành năm 2016).
+ Các công trình đường đây 220 kV: Hà Tĩnh - Đà Nẵng (vận hành năm 2017);
Bình Long - Tây Ninh (2016 - 2017); Vĩnh Tân - Tháp Chàm - Nha Trang và Vĩnh
Tân - Phan Thiết - Hàm Tân - Tân Thành.
c) Liên kết lưới điện với các nước trong khu vực:
- Tiếp tục nghiên cứu hợp tác, liên kết lưới điện với các nước trong khu vực ASEAN
và GMS.
- Thực hiện liên kết lưới điện với Lào bằng các tuyến đường dây 220 kV để nhập
khẩu điện từ các nhà máy thủy điện tại Nam Lào và Trung Lào.
- Duy trì liên kết lưới điện với Campuchia qua tuyến đường dây 220 kV hiện có;
nghiên cứu khả năng tăng cường liên kết lưới điện giữa Việt Nam với Campuchia
thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương.
- Duy trì liên kết mua bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các cấp điện áp
220 kV, 110 kV hiện có; nghiên cứu giải pháp hòa không đồng bộ giữa các hệ
thống điện bằng trạm chuyển đổi một chiều - xoay chiều. Tiếp tục nghiên cứu khả
năng trao đổi điện năng với Trung Quốc qua lưới điện liên kết với cấp điện áp 500
kV.
d) Về cung cấp điện cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo:
- Tiếp tục thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo theo
Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện cung cấp điện từ lưới
điện quốc gia, kết hợp với việc cung cấp điện từ nguồn năng lượng mới cho khu
vực nông thôn, miền núi, hải đảo; đảm bảo thực hiện được Mục tiêu đến năm 2020
hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.
đ) Tổng nhu cầu vốn đầu tư:

15
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Tổng vốn đầu tư của phát triển nguồn và lưới điện (không tính các nguồn điện
được đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT) giai đoạn 2016 - 2030 Khoảng
3.206.652 tỷ đồng (tương đương 148 tỷ USD), phân chia theo các giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn 2016 - 2020: Khoảng 858.660 tỷ đồng (tương đương gần 40 tỷ USD,
trung bình 7,9 tỷ USD/năm). Trong đó 75% cho đầu tư phát triển nguồn điện; 25%
cho đầu tư phát triển lưới điện.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Khoảng 2.347.989 tỷ đồng (tương đương 108 tỷ USD,
trung bình hơn 10,8 tỷ USD/năm). Trong đó 74% cho đầu tư phát triển nguồn điện;
26% cho đầu tư phát triển lưới điện.

Hình 1.1 – Cơ cấu nguồn điện việt nam

16
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

II. SƠ ĐỒ NHIỆT NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN


II.1 Sơ đồ khối công nghệ thiết bị nhà máy nhiệt điện đốt than
Có thể chia thành 04 cụm:
- Thiết bị cung cấp nhiên liệu
- Lò máy ( lò hơi, tua bin)
- Chức năng điện ( máy phát, trạm biến áp)
- Hóa môi trường

17
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

SƠ ĐỒ KHỐI CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN ĐỐT THAN

NHIÊN LIỆU
THAN, DẦU
Lưới
điện
Nước
khử
khoáng
Nước
sông XỬ LÝ NƯỚC TUA BIN MÁY PHÁT ĐIỆN TRẠM BIẾN ÁP
LÒ HƠI

Nước
thải XỬ LÝ NƯỚC THẢI LỌC BỤI THẢI TRO, XỈ
sinh
hoạt

Hồ xỉ KHỬ
LƯU HUỲNH
thải ra
môi
trườn

Khói thải
thải ra môi trường

Hình 2.1 – Sơ đồ khối công nghệ thiết bị nhà máy nhiệt điện than

18
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

II.2 Sơ đồ nhiệt nguyên lý vận hành nhà máy nhiệt điện đốt than

Hình 2.2 – Sơ đồ nhiệt nguyên lý vận hành nhà máy nhiệt điện đốt than
19
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Chú thích:
1. Lò hơi
2. Bộ quá nhiệt
3. Tua bin
4. Bộ quá nhiệt trung gian
5. Máy phát điện
6. Bình ngưng
7. Bơm nước ngưng
8. Bình làm mát Ejector
9. Bình làm mát hơi chèn
10. Bình làm mát nước đọng
11,12,13 Các bình gia nhiệt hạ áp
14. Bình khử khí
15. Bơm nước cấp
16,17,18 Các bình gia nhiệt cao áp
19,20 Nước tuần hoàn làm mát vào ra.
Giải thích quá trình sản xuất điện
Than từ cảng được các thiết bị bốc dỡ đưa vào kho than bằng các máy đánh đống,
hệ thống băng và các tháp chuyển tiếp. Than từ các kho được vận chuyển vào các kho
than nguyên bằng máy phá đánh cùng các hệ thống băng tải và các tháp chuyển tiếp.
Than từ các kho than nguyên được đưa qua hệ thống chế biến than bột sau đó đưa
về kho than bột trung gian, từ đây than được đưa tới vòi đốt của lò hơi bằng các máy cấp
than bột và hệ thống gió cấp 1. Để đốt cháy than bột trong lò sử dụng gió nóng cấp 2.
Hơi nước sinh ra từ lò sau khi ra khỏi bao hơi là hơi bảo hoà được đưa qua các bộ
quá nhiệt tới thông số yêu cầu sau đó đưa vào để quay tua bin, hơi trước hết vào tua bin
cao áp, sau khi ra khỏi tua bin cao áp hơi này được đưa tới bộ quá nhiệt trung gian và gia
nhiệt tới thông số hơi yêu cầu lại được đưa vào tua bin trung áp, sau khi ra khỏi tua bin
trung áp hơi này lại tiếp tục vào tua bin hạ áp, sau khi ra khỏi tua bin hạ áp hơi được
ngưng tụ tại bình ngưng nhờ hệ thống nước tuần hoàn. Nước ngưng từ bình ngưng được
các bơm ngưng bơm qua các bình gia nhiệt hạ áp tới bình khử khí, nước từ bình khử khí
được các bơm nước cấp bơm qua các bình gia nhiệt cao sau đó vào bộ hâm và vào bao
hơi kết thúc một chu trình nhiệt khép kín.
Khói sau khi qua các bộ quá nhiệt, bộ hâm, bộ sấy không khí được đưa tới bộ lọc
bụi tĩnh điện, sau khi ra khỏi bộ lọc bụi tĩnh điện nồng độ bụi trong khói đảm bảo <
100mg/m3TC được tưa tới bộ khử lưu huỳnh nhờ quạt khói, sau khi khói đi qua bộ khử
lưu huỳnh thì nồng độ lưu huỳnh Trong khói < 500mg/m3TC và tới ống khói, thải ra môi
trường.
20
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Tro bay ở đáy phểu bộ sấy không khí và bộ lọc bụi tĩnh điện được vận chuyển về
các Silo dự trữ tro nhờ hệ thống vận chuyển bằng chân không. Tro ở silo có thể được bán
và vận chuyển bằng ôtô hoặc được đưa tới trạm bơm thải xỉ bằng hệ thống nước.
Xỉ đáy lò được hệ thống bơm thải xỉ chuyển về trạm bơm thải xỉ khoảng 8giờ/lần.
Thạch cao từ hệ thống khử lưu huỳnh được bán cho các hộ tiêu thụ trường hợp không
bán được được xả về trạm bơm thải xỉ.
Tro, xỉ và thạch cao từ trạm bơm được bơm tới hồ thải xỉ, nước từ hồ thải xỉ sau
khi lắng trong và trung hoà được đưa trở lại trạm bơm thải xỉ qua hệ thống bơm nước
hồi.
Khi hơi vào tua bin thì giãn nở sinh công quay tua bin kéo theo máy phát cũng quay theo
và máy phát đã chuyển từ cơ năng thành điện năng. Điện năng đầu cực máy phát được
dẫn tới máy biến áp và đưa tới trạm phân phối.
Để có nước khử khử khoáng cung cấp cho chu trình nhiệt Nhà máy được trang bị
hệ thống xử lý nước (sẽ được trình bày ở phần xử lý nước).
Khi Nhà máy đưa vào vận hành cũng là lúc thải ra các chất thải công nghiệp để thải
ra được môi trường xung quanh Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng trang bị một hệ thống xử
lý nước thải bao gồm xử lý nước thải công nghiệp, nước thải nhiễm dầu và nước thải
sinh hoạt. Nước thải từ các khu vực sau khi được xử lý đều được đưa tới trạm bơm thải
xỉ.

21
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

III. HỆ THỐNG TIẾP NHẬN VÀ CUNG CẤP NHIÊN LIỆU THAN


III.1 Mô tả chung hệ thống
Hệ thống than có chức năng bốc dỡ than từ đường sông, đường sắt và trộn than lấy
từ các mỏ khác nhau theo tỷ lệ nhất định để được than trộn có chất lượng phù hợp cung
cấp cho lò hơi.
Thành phần chủ yếu của hệ thống bao gồm:
- Cảng than có các cầu trục bốc than
- Trạm bốc dỡ than đường sắt
- Hệ thống kho bãi chứa than.
- Hệ thống băng tải có nhiều tuyến băng
Than từ cảng được các thiết bị bốc dỡ đưa vào kho than bằng các máy đánh đống,
hệ thống băng tải và các tháp chuyển tiếp. Than từ các kho được vận chuyển vào kho than
nguyên bằng máy phá đống cùng các hệ thống băng tải và các tháp chuyển tiếp.

Hình 3.1 – Sơ đồ tổng quan hệ thống cung cấp nhiên liệu

22
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

III.2 Cảng than


- Năng suất bốc dỡ lớn nhất: (1,7 – 2) triệu tấn / năm.
Cảng than có chiều dài (400 – 600) m có thể bốc dỡ đồng thời (3- 5) xà lan, được
trang bị (4- 6) cầu trục với năng suất bốc dỡ trung bình (270 – 300) tấn/h/cầu trục. Cầu
trục di chuyển trên 2 đường ray đặt dọc theo cảng, mỗi một cầu trục được phân công một
vùng làm việc cụ thể, khi vận hành bình thường thì có các cầu trục làm việc và một chiếc
dự phòng.
Cầu trục bốc dỡ than từ xà lan bằng gầu ngoạm đổ vào phễu nhận than. Bên dưới
phễu nhận than có máy cấp than đưa than xuống băng tải để chuyển thẳng vào trộn trong
kho than khô hoặc đưa vào dự trữ trong bãi chứa ngoài trời.
- Cấu tạo của cầu trục gồm các bộ phận sau:

Hình 3.2 – Cơ cấu cầu trục bốc dỡ than từ xà lan bằng gầu ngoạm
1.Cơ cấu di chuyển dọc
2.Cơ cấu cuốn cáp điện và cáp nước dập bụi
3.Phễu chứa than
4. Máy cấp kiểu rung
23
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

5.Cơ cấu nâng hạ cửa phễu trước


6. Cửa chắn gió phải trái
7.Hệ thống dập bụi bằng nước
8.Ca bin điều khiển
9.Cơ cấu di chuyển xe con
10.Dây cáp nâng hạ đóng mở
11.Gầu ngoạn bốc than
12.Đường ray di chuyển dọc
13.Phòng điện
14. 15 .Băng tải
III.3 Trạm bốc dỡ than đường sắt ( quang lật toa )
Quang lật toa được trang bị cơ cấu lật toa , có khả năng bốc dỡ một đoàn tàu than
20 toa x 50 tấn/ toa trong thời gian 2 giờ. Vận tốc lật 0,86V/ phút, 1 chu trình lật 300 giây.
Năng suất 600 tấn/h ,gồm 3 máy cấp 200 tấn/h, trọng lượng QLT = 190.900 kg.
Năng suất bốc dỡ lớn nhất: (1-1,5) triệu tấn/ năm.
Quang lật toa hoạt động như sau: từng toa tàu một được cơ cấu định vị nạp vào cơ
cấu lật toa, cơ cấu này quay toa tàu một góc gần 1800 để đổ than xuống phễu nhận than
đặt ở cốt âm. Đáy phễu có máy cấp để đưa than xuống băng tải chuyển vào trong kho
than.
Toa rỗng sau đó được đưa ra khỏi thiết bị lật toa bằng thiết bị chuyển toa rồi được
đưa sang đường toa rỗng.
III.4 Hệ thống băng tải than
Băng tải nhận than từ các cầu trục bốc than ngoài cảng để đưa vào trộn trong kho
than khô hoặc đưa vào chứa trong kho chứa ngoài trời
Băng tải nhận than từ quang lật toa để đưa vào trộn trong kho than khô hoặc đưa vào chứa
trong kho chứa ngoài trời.
Băng tải nhận than từ kho than khô hoặc kho chứa than ngoài trời để cấp vào lò hơi.
Hệ thống than được thiết kế với các thiết bị kiểm tra như sau:
- Máy đo độ ẩm của than
- Cân than điện tử độ chính xác cao  0,25%
- Cân than điện tử độ chính xác trung bình  1%: trang bị cho các băng tải trên cần của
máy đánh đống và máy đánh/ phá đống liên hợp.
- Hệ thống lấy mẫu than tự động : Các băng tải được nối tiếp với nhau qua các tháp
chuyển tiếp có các cơ cấu chuyển tải, và các thiết bị phụ trợ để giúp cho băng tải vận
hành ổn định, an toàn trong hệ thống.

24
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hệ thống băng tải được trang bị tự động hoá cao, giảm tối thiểu số người yêu cầu
vận hành. Chế độ chạy tự động là chế độ vận hành được sử dụng thường xuyên. Trong
chế độ này ,người vận hành chọn chế độ vận hành đã được yêu cầu khi vận chuyển than.
Một chế độ vận hành bằng tay mà người vận hành chọn đúng giá trị (tuần tự) cũng
được trang bị sẵn cho hệ thống băng tải.
Việc giám sát số lượng và chất lượng của than trong hệ thống băng tải được thực
hiện qua thiết bị cân than, giám sát độ ẩm, hệ thống lấy mẫu than. Hơn nữa,hệ thống được
trang bị thiết bị nhặt sắt (tách sắt) và thiết bị phát hiện kim loại. Các máy cấp kiểu rung
được đặt ở vị trí thích hợp trong hệ thống vận chuyển than.
Một hệ thống nước vệ sinh cũng được trang bị để làm sạch các băng tải, nước sau khi vệ
sinh được thải vào hệ thống nước thải bẩn.
Những phương tiện sử dụng cho bảo dưỡng, sửa chữa băng tải cũng được trang bị như tời
(pa lăng), cầu trục và được lắp đặt ở mỗi tháp chuyển tiếp. Các băng tải trong nhà được
lắp đặt theo tuyến đơn hoặc kép.
Việc vận hành các băng tải được thực hiện tuần tự theo các tuyến vận chuyển than, có 3
chế độ vận hành cho băng tải.
+ Chế độ vận hành tại chỗ.
+ Chế độ vận hành đơn lẻ.
+ Chế độ vận hành tự động, theo tuần tự.
Để cấp điện cho các tuyến băng tải, theo thiết kế Nhà máy lắp đặt các trạm 6/0,4 cấp điện
cho các băng tải và thiết bị phụ.
III.5 Kho chứa than
Bao gồm các kho sau:
- Kho chứa than ngoài trời
- Các kho than khô
- Kho chứa than dự phòng
- Kho chứa than ngoài trời. Dùng để chứa than chưa trộn theo các đống riêng cho
từng mỏ.
Than bốc dỡ từ cảng than và từ quang lật toa nếu không đưa thẳng vào trộn trong kho
than khô sẽ được đưa vào dự trữ trong kho than này.
Việc đưa than vào/ lấy than ra khỏi kho được thực hiện nhờ máy đánh đống/ phá đống
liên hợp. Than lấy ra có thể đưa thẳng vào lò hơi để đốt hoặc đưa sang trộn ở kho than
khô rồi sau đó mới được cấp vào lò.
Việc đưa than vào trộn trong các kho than khô được thực hiện bằng các máy đánh đống.
Việc lấy than ra khỏi kho để cấp vào lò hơi được thực hiện bằng các máy phá đống.
- Kho chứa than trộn dự phòng khẩn cấp.

25
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Việc đưa than vào/ lấy than ra khỏi các đống được thực hiện bởi các máy đánh đống và
phá đống chung với các kho than khô.
III.6 Máy dánh đống, máy phá đống
III.6.1. Máy đánh đống
- Máy đánh đống được thiết kế và dùng để đánh đống than từ tuyến băng tải nhận từ
ngoài cảng than và quang lật toa vào kho than đưa vào kho than kín. Máy đánh đống
làm việc dựa theo “Phương pháp côn” và “phương pháp chữ V” với năng suất (1600-
1800) tấn/h.
Năng suất và số lượng than đánh đống được đo bằng cân trên băng tải cần của máy.
- Máy đánh đống cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:

Hình 3.3 – Cơ cấu máy đánh đống


1.Tạ đối trọng
2.Động cơ dẫn động băng tải cần
3.Hộp chất tải lên băng tải cần
4.Băng tải cần
26
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

5.Cơ cấu nâng hạ cần


6.Cơ cấu cuốn cáp điện
7. Tủ MCC
8.Cơ cấu dẫn động di chuyển dọc
9.Đường ray
10.Cơ cấu căng băng tải cần
11.Cơ cấu đầu dò mức
- Nguyên lý làm việc của máy đánh đống
Trước khi đưa vào vận hành người vận hành phải xác định mức cần bằng cách nâng,
hạ cần cho đầu dò tác động và nâng cần lên cho đến khi tách đầu dò. Rồi xác định chiều
dài kho than cần đánh rồi xác định đầu đống và hướng đánh đống, sau đó khởi động băng
tải cần. Khi băng tải cần chạy nó sẽ chạy hướng từ tâm cần đến đầu cần. Khi than từ băng
tải cung cấp đổ xuống băng tải cần, băng tải cần sẽ vận chuyển than từ tâm cần đến đầu
cần rồi đổ xuống kho than, khi đó cơ cấu di chuyển dọc sẽ chạy dọc trên đường ray và
than sẽ được đổ dải dọc thành từng lớp đều theo kho than.
III.6.2. Máy phá đống
Các máy phá đống được sử dụng để phá đống than chủ yếu ở trong nhà kho , nhưng
cũng có một phần ngoài nhà kho, và để cung cấp than lên các băng tải rồi vận tải than tới
các băng tải khác và từ đó tới các bunke của các lò hơi.
Các máy phá đống là loại máy kiểu cào hầu như giống nhau trừ các bàn chịu tải va
đập. Chúng chịu tải từ các hướng khác nhau.
Máy phá đống là loại máy kiểu cầu với khẩu độ đường ray là 46,5mét (khoảng cách
tâm ray) và có năng suất phá đống lớn nhất là 600 tấn than/ giờ. Xích và gầu của máy cào
được đặt dưới gầm cầu. Máy phá đống có 2 cái bừa để cho việc phá đống có thể được tiến
hành khi máy di chuyển theo mỗi hướng.
Khi di chuyển trên đường ray về phía nào đó của đống than, mỗi máy phá đống thu
được than từ đống than bằng cách quét cái bừa qua lại bề mặt đống than. Than bị đánh bật
ra khỏi vị trí bằng các răng bừa và các thanh, sau đó từ từ chảy xuống đáy. Tại đó, than
được kéo ngang đống than bằng gầu của máy cào dạng xích tải. Tại đầu xả , than được
nâng lên qua một máng, vào ống chuyển tải, và sau đó vào bàn chịu tải va đập và hộp chất
tải rồi tới băng tải.
Máy cào kiểu cầu trộn than phá đống, vì nó làm việc trên toàn bộ tiết diện đống than
khi nó di chuyển dọc. Sau những động tác tinh chỉnh, máy phá đống sẽ thu được than từ
vùng di chuyển dọc do nhân viên vận hành xác định trong một thao tác tự động hoàn toàn
Các khoá liên động được kết hợp với bộ điều khiển logic để bảo vệ khi vận hành ở
chế độ tự động hoàn toàn.

27
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Máy phá đống kiểu cầu được sử dụng để phá đống than từ đống than và đưa than vào
băng tải. Để thực hiện được chức năng này, máy cần được lắp các thiết bị dẫn động sau:
- Cơ cấu dẫn động xích tải.
- Cơ cấu dẫn động hành trình của bừa.
- Cơ cấu dẫn động di chuyển dọc.
- Cơ cấu dẫn động cuộn cáp.
Để cảnh báo nhân viên vận hành và bất kỳ người nào ở gần máy phá đống biết
rằng cơ cấu dẫn động xích tải sắp khởi động, người ta lắp thiết bị cảnh báo âm thanh
trước khi khởi động. Khi nhân viên vận hành định khởi động cơ cấu xích tải, chuông báo
phát ra 15 giây trước khi khởi động.
Cơ cấu dẫn động hành trình của bừa làm cho 1 trong 2 cái bừa được quét qua lại bề mặt
đống than và buộc than di chuyển xuống máy cào phía dưới.
Máy được lắp các cơ cấu dẫn động di chuyển dọc để nó có thể di chuyển dọc đống than.
Máy di chuyển ở tốc độ cao khi chuyển chỗ và ở tốc độ rất thấp khi phá đống.
Máy có thể được vận hành theo chế độ bằng tay hoặc tự động, nhưng dự kiến chế
độ tự động sẽ là chế độ vận hành bình thường.
Chế độ bằng tay sẽ được sử dụng để sửa sang đống than mới cho đến khi bề mặt
đống than song song với bừa và than có thể được phá đống an toàn theo chế độ tự động.
Sau đó máy phá đống sẽ ở chế độ di chuyển dọc đúng để bắt đầu được vận hành tự động.
Ở chế độ tự động, nhân viên vận hành sẽ chọn hướng di chuyển và vùng di chuyển dọc
đống than để phá đống than.
Sau đó, hệ thống điều khiển máy tiến hành qua các bước sau đây:
- Kiểm tra khoá liên động băng tải ( băng tải đang chạy).
- Khởi động cơ cấu dẫn động xích tải.
- Khởi động cơ cấu dẫn động bừa về phía phù hợp với hướng di chuyển.
- Bắt đầu di chuyển dọc.
- Tiếp tục cho đến cuối vùng di chuyển đã đặt.
- Tại cuối vùng, dừng hành trình di chuyển dọc, dừng cơ cấu dẫn động bừa ,
dừng cơ cấu dẫn động xích tải sau một thời gian trễ rồi thông báo máy phá đống
đã dừng.
Năng suất phá đống lớn nhất chỉ đạt được khi bừa đang vận hành trên bề mặt đống than
cao nhất.

28
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hình 3.4 – Cơ cấu máy phá đống


1. Khung dầm máy
2.Động cơ dẫn động băng tải xích
3.Khớp nối thuỷ lực
4.Thanh răng bừa cào
5.Hộp giảm tốc dẫn động cơ cấu bừa cào
6.Hộp chất tải lên băng tải
7. Băng tải
8.Đường ray
9.Hộp giảm tốc chính cơ cấu di chuyển dọc
10.Băng tải xích cào
11.Tang bị động của băng tải xích
12.bánh xe di chuyển dọc
13.Động cơ di chuyển tốc độ cao
14.bánh xe di chuyển bừa cào
15.Máng chịu va đập
16.Khung bừa cào
17.Động cơ di chuyển tốc độ thấp di chuyển dọc
18.Xi lanh dẫn động cơ cấu bừa cào

29
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

IV. HỆ THỐNG LÒ HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ


IV.1 Bản thể lò hơi
- Giới thiệu
Lò hơi nhà máy điện đốt than hiện nay đang áp dụng các công nghệ sau: Đốt than
phun, đốt than tầng sôi tuần hoàn, đốt than tầng sôi áp lực, khí hóa than.
Lò hơi đốt than phun là công nghệ đã rất phát triển và đang là nguồn sản xuất điện
năng chủ yếu trên thế giới. Than được nghiền mịn và được đốt cháy trong buồng lửa lò
hơi. Nhiệt từ quá trình đốt cháy sẽ gia nhiệt cho nước và hơi trong các dàn ống và thiết bị
bố trí trong lò hơi. Công nghệ này trong tương lai vẫn sẽ là một lựa chọn ưu thế cho các
nhà máy điện. Hiệu suất phát điện dự kiến khoảng 50-53% vào năm 2020 và 55% vào
năm 2050.
Lò hơi tầng sôi tuần hoàn được phát triển từ những năm 70 của thế kỷ trước. Công
nghệ này gần như công nghệ đốt than phun. Sự khác biệt là than đốt trong lò tầng sôi có
kích thước lớn hơn và được đốt cùng chất hấp thụ lưu huỳnh (đá vôi) trong buồng lửa, hạt
than được tuần hoàn trong buồng lửa cho tới khi đủ nhỏ. Công nghệ này cho phép đốt các
nhiên liệu xấu có chất lượng thay đổi trong khoảng rộng, nhiên liệu có hàm lượng lưu
huỳnh cao. Các lò hơi tầng sôi tuần hoàn hiện nay có công suất dưới 300 MW. Than
antraxit sau sàng tuyển có phụ phẩm chất lượng xấu, tính thương mại thấp, nhưng hoàn
toàn có thể sử dụng trong lò hơi tuần hoàn tầng sôi. Do vậy, với lò hơi loại này, sẽ tận
dụng được các phụ phẩm cấp thấp cho cung cấp điện, mà vẫn đảm bảo các yếu tố môi
trường.
Công nghệ tầng sôi áp lực cũng là một công nghệ mới. Về mặt cấu tạo, loại lò hơi này
phức tạp hơn hai loại lò hơi trên. Quá trình cháy cũng giống như lò hơi tầng sôi tuần
hoàn, nhiệt độ buồng đốt vào khoảng 800 – 8500C, áp suất 12-16 bar. Khói nóng được
làm sạch và đưa vào sinh công tuabin khí sau đó cấp nhiệt cho nước - hơi trong lò thu hồi
nhiệt để chạy tuabin hơi. Lò hơi tầng sôi áp lực được kiến nghị áp dụng khi nhiên liệu
cháy có độ ẩm cao như than nâu. Hiệu suất cao, ít phát thải, chi phí vận hành thấp là
những ưu điểm của công nghệ này. Tuy nhiên, cho đến nay tính thương mại của công
nghệ này chưa cao.
Công nghệ khí hóa than là công nghệ triển vọng trong tương lai. Than được khí hóa
trong thiết bị khí hóa để sinh hỗn hợp khí trong đó chủ yếu là CO và H2 và N2, nhiệt trị
cao của hỗn hợp này khoảng 1150 kcal/m3N. Nhiệt độ hỗn hợp sau thiết bị khí hóa sẽ
khoảng 540-14300C. Khí được làm sạch và cháy trong chu trình tuabin khí sau đó gia
nhiệt cho nước-hơi trong lò thu hồi nhiệt. Ưu điểm cơ bản là hiệu suất rất cao, phát thải
SO2 và NOX rất thấp và đặc biệt là có khả năng lưu giữ CO2. Nhược điểm là kết cấu
phức tạp, vận hành kém linh hoạt, và suất đầu tư cao. Do có những ưu điểm vượt trội nên
công nghệ này sẽ rất phát triển trong tương lai. Hiệu suất phát điện dự kiến vào năm 2020
khoảng 53 - 56%.

30
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hình 4.1 – Tổng quan một trong các lò hơi đốt than phun

- Cấu hình lò hơi


Lò hơi đốt than phun thường gồm các bộ phận chính sau;
1. bao hơi; 2. van hơi chính; 3. đường nước cấp; 4. vòi phun nhiên liệu
5. buồng lửa là không gian để đốt cháy tất cả nhiên liệu phun vào lò
6. phễu tro lạnh để làm nguội các hạt tro xỉ trước khi thải ra ngoài trong trường hợp thải
xỉ khô;
7. giếng xỉ để hứng tất cả các xỉ thải ra ngoài ;
8. bơm nước cấp ; 9. ống khói; 10. bộ sấy không khí ;
11. quạt gió; 12. quạt khói;
13. bộ hâm nước; 14. dàn ống nước xuống ;
15. dàn ống nước lên ;
18. bộ quá nhiệt.
Như hình vẽ 4.2

31
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hình 4.2 – Cấu trúc lò hơi đốt than phun


- Phần hơi và nước
Vị trí : bao hơi, các bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, ống hơi, ống nước xuống, hệ thống
nước cấp, hệ thống xả
- Phần khói, gió
Vị trí : quạt khói, quạt gió chính (gió cấp 2), quạt gió cấp 1, bộ sấy không khí kiểu
hồi nhiệt, bộ lọc bụi tĩnh điện, quạt tăng áp đầu vào hệ thống khử lưu huỳnh trong khói.
- Hệ thống nghiền than
Vị trí: máy nghiền, phân ly thô, phân ly mịn, quạt tải than bột, kho than bột, kho than
nguyên, máy cấp than nguyên, máy cấp than bột, các vòi đốt than bột, vòi đốt dầu.
- Hệ thống vòi thổi bụi
Vị trí : Các vòi thổi bụi, các quạt gió chèn vòi thổi bụi, các quạt gió thông thổi vòi
đốt.
- Hệ thống thải xỉ đáy lò
Vị trí : thuyền xỉ, các ejector thủy lực, vv..
IV.2 Buồng đốt
Buồng đốt được cấu tạo từ các dàn ống sinh hơi. Các ống sinh hơi được hàn với
nhau bằng các thanh thép dẹt (màng ống) dọc theo 2 bên vách ống tạo thành các dàn ống
kín. Các dàn ống sinh hơi tường Trước và tường sau ở giữa tạo thành vai lò, phía dưới
32
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

tạo thành các phễu lạnh. Phía trên buồng đốt, các dàn ống sinh hơi tường sau phía trên tạo
thành phần lồi khí động gọi l mũi lò. Trên bề mặt ống sinh hơi vùng rộng của buồng đốt
từ dưới vai lò tới đầu phễu lạnh được gắn gạch chịu nhiệt tạo thành vùng đai đốt nhằm
mục đích nâng cao nhiệt độ trung tâm buồng đốt, tăng cường sự bắt lửa khi phun than vào
lò giúp cho hạt than được cháy kiệt.
IV.3 Hệ thống vòi đốt
Hệ thống vòi đốt của mỗi lò hơi bao gồm:
Vòi đốt dầu khởi động bố trí ở tường trước phía trên phễu lạnh. Các vòi này chỉ sử
dụng khi khởi động lò hơi từ trạnh thái lạnh, bao gồm 4 vòi khởi động.
Vòi dầu kèm, bao gồm 16 vòi bố trí xen kẽ với các vòi đốt than bột trên các vai lò,
8 vòi phía Trước và 8 vòi phía sau. Chúng được sử dụng để bắt cháy các vòi đốt than bột
khi khởi động máy nghiền, hỗ trợ khi lò cháy kém, khi ngừng lò bình thường và khởi
động lò hơi từ các trạng thái ấm, nóng và rất nóng.
Bộ vòi đốt than bột loại đặt chúc xuống (Downshot) bố trí đều trên các vai lò trước
và sau, chúng bao gồm 16 bộ phân ly dạng cyclone, phân ly hỗn hợp than bột - gió cấp 1.
Phần lớn dòng than bột được phân ly xuống dưới tới 32 vòi đốt chính phía trong vai lò,
còn lại dòng hỗn hợp than bột quá mịn thoát ra khỏi bộ phân ly phía trên sẽ tới 32 vòi đốt
phụ phía ngoài vai lò.

Hình 4.3 – Vòi phun than

33
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hình 4.4 - Đốt cháy theo phương tiếp tuyến ở nhiên liệu phun

IV.4 Hệ thống khói gió


IV.1.1. Mô tả hệ thống
Hệ thống khói gió của lò hơi thường là hệ thống thông gió cân bằng. Hệ thống bao
gồm 2 nhánh khói gió làm việc song song với nhau, mỗi nhánh có thể đáp ứng cho lò vận
hành ở tải bằng 60% phụ tải định mức.
Mỗi một nhánh khói gió bao gồm một quạt gió chính, quạt gió cấp 1, bộ sấy không
khí kiểu quay, bọ lọc bụi tĩnh điện. Mỗi nhánh làm việc sẽ đáp ứng được cho 2 máy
nghiền làm việc. Khi lò đang vận hành bình thường mà một nhánh khói gió bị tách ra thì
tải của lò cũng giảm đi một lượng tương ứng- về 60% tải định mức.
IV.1.2. Nhiệm vụ của hệ thống
Nhiệm vụ của hệ thống gió chính là cung gió cho hệ thống gió cấp 1 và cấp 2, tham
gia vào quá trình điều chỉnh áp lực buồng lửa. Hệ thống gió chính cung cấp toàn bộ nhu
cầu gió của lò hơi.
Hệ thống gió cấp 1 có nhiệm vụ cung cấp gió nóng để sấy và vận chuyển than bột
cung cấp cho các cụm vòi đốt của lò hơi. Ngoài ra gió cấp 1 còn tham gia vào quá trình
điều khiển tải máy nghiền, tải lò hơi.
Hệ thống gió cấp 2 cung cấp gió nóng cấp cho các vòi đốt than của từng máy nghiền
để duy trì quá trình cháy. Lượng gió cấp 2 được tính toán để cung cấp đủ ôxy cho quá
trình cháy đó và đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Hệ thống khói có nhiệm vụ vận chuyển khói và tro bụi ra khỏi buồng đốt, cấp nhiệt
cho hệ thống gió cấp 1 và cấp 2, điều chỉnh áp lực buồng lửa ở giá trị âm theo thiết kế.
Ngoài ra nó còn tham gia vào quá trình điều chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt trung gian.
IV.5 Hệ thống nghiền than
Hệ thống nghiền than là một trong những hệ thống quan trọng nhất của lò hơi. Nó
quyết định một phần hiệu suất của lò hơi và khả năng tải của tổ máy. Sự thay đổi phương
thức vận hành của các máy nghiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức vận hành của
34
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

tổ máy. Vì vậy người vận hành cần phải tìm hiểu nắm chắc quy trình vận hành và xử lý sự
cố của hệ thống này.
Cấu trúc của hệ thống nghiền than bao gồm : máy nghiền, phân ly thô, phân ly mịn,
quạt tải than bột, kho than bột, kho than nguyên, máy cấp than nguyên, máy cấp than bột,
các vòi đốt than bột, vòi đốt dầu.
Than từ các máy cấp vào máy nghiền cùng với gió cấp 1 từ hai nửa của các đầu máy
nghiền. Hỗn hợp gió than đã được sấy và nghiền trong thùng nghiền bi được đẩy ra nửa
còn lại tương ứng của các đầu máy nghiền, vào các phân riêng tương ứng đặt tại hai đầu
máy nghiền, tại đây hỗn hợp than mịn đủ kích thước và gió cấp 1 được đưa lên các cụm
vòi đốt than, còn than to quá kích thước trở về thùng nghiền để nghiền lại theo đường tái
tuần của các phân ly thô. Hỗn hợp gió và than bột lên đến vòi đốt được tách ra bởi các
phân ly mịn, than mịn xuống vòi đốt còn gió được xả qua đường tách gió của các vòi đốt
và vào các vòi đốt phụ đặt gần tường trước và sau lò. Lượng gió cấp 1 cùng với than vào
vòi đốt chính khoảng 30%, còn lại vào các vòi đốt phụ (70% gió còn lại).
Máy nghiền có thể được vận hành ở chế độ một đầu hoặc hai đầu, trước khi khởi
động hoặc trong khi vận hành máy nghiền tuỳ theo yêu cầu người vận hành có thể lựa
chọn chế độ làm việc của máy nghiền là một đầu hay 2 đầu.
Máy nghiền than được trang bị hệ thống dầu bôi trơn các gối đỡ máy nghiền. Hệ
thống nước làm mát vào gối đỡ máy nghiền, hộp giảm tốc và bình làm mát dầu bôi trơn.
Hệ thống phun mỡ bôi trơn bánh răng chủ máy nghiền, khớp ly hợp bằng khí nén. Hệ
thống bổ sung bi vào máy nghiền. Hệ thống vần trục máy nghiền. Hệ thống hơi dập lửa
máy nghiền.

Hình 4.5 – Bên trong máy nghiền than

35
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hình 4.6 – Cấu trúc máy nghiền than


IV.6 Hệ thống thải tro, xỉ
Hệ thống thiết bị thải tro xỉ bao gồm: Hệ thống thoát xỉ đáy lò, hệ thống hút tro
bay, hệ thống thải tro silo, hệ thống trạm bơm thải xỉ. Mỗi lò hơi có một hệ thống thoát xỉ
đáy lò, hệ thống hút tro bay và hệ thống thải tro silo riêng biệt và tương tự nhau. Trạm
bơm thải xỉ được thiết kế chung để thải toàn bộ tro, xỉ từ các lò hơi.
Toàn bộ sự điều khiển cơ bản của hệ thống thải tro, xỉ được thực hiện thông qua bộ
diều khiển logic có khả năng lập trình (PLC). Mọi sự giám sát, điều khiển vận hành thiết
bị được thực hiện thông qua giao diện người - máy (MMI) tại phòng điều khiển (PLC
Room) ở trạm bơm thải xỉ, hoặc hệ thống điều khiển phân phối cấp (DCS) tại phòng điều
khiển trung tâm.
Tro bay trong lò theo khói ra khỏi lò hơi được thu lại bởi hệ thống lọc bụi tĩnh điện
và rơi xuống ở các phễu thu tro bay của bộ lọc bụi tĩnh điện và các phễu thu tro bay của
bộ sấy không khí hồi nhiệt.
Tại các phễu thu tro bay của bộ lọc bụi tĩnh điện có hệ thống sấy tro trong phễu
bằng hơi tự dùng mục đích để bảo quản tro trong phễu luôn khô và nóng tránh cho tro bị
vón cục, tảng trong phễu tro.
Dưới đáy mỗi phễu tro bay được bố trí 1 van tay cách ly cho mục đích sửa chữa và
bảo dưỡng và một van tự động chặn đáy phễu vận hành bằng khí nén.
IV.7 Hệ thống lọc bụi tĩnh điện
36
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Chức năng hệ thống


Nhà máy nhiệt điện sử dụng lò hơi đốt than bột, sản phẩm rắn sau khi cháy là xỉ đáy
lò và tro bay theo khói. Lượng tro bay theo khói chiếm khoảng 70-90% tổng sản lượng
sản phẩm cchays dạng rắn sinh ra. Hàm lượng bụi trong khói của một lò hơi đốt than nói
chung vào khoảng 0,1 đến 0,5 g/Nm3 với kích thước hạt bụi khoảng 20- 30μm và nhỏ
hơn. Để khắc phục bụi có trong khói thải trên đường khói có lắp đặt một thiết bị lọc bụi
tĩnh điện.
Bộ lọc bụi tĩnh điện có chức năng lọc bụi để khói sau khi đi qua bộ lọc có nồng độ ≤
100 mg/Nm3.
- Vỏ và cấu trúc của lọc bụi tĩnh điện : Vỏ bằng thộp, kín gió, được bảo ôn cách nhiệt
và được hàn các thanh tăng cứng. Vỏ có độ dày tối thiểu là 6mm. Cửa ra vào được trang
bị ở đầu ra, lối vào các phần trung gian sẽ thuộc loại đóng bằng bản lề. Vỏ được thiết kế
để chịu được áp lực của quạt gió và lực hút của quạt khói. Cửa ra vào và các lối đi bộ
được trang bị giữa các trường.
Mỗi phểu tro có khả năng chứa tro trong 5 giờ vận hành. Các phểu có thiết bị chỉ thị mức
tro trong phểu. Để chống tắc tro, ở các đáy phểu còn trang bị hệ thống sấy bằng hơi tự
dùng. Xung quanh các đầu ra của phểu còn trang bị các lỗ gạt và các tấm để gõ búa (khi
bị tắc).
Hệ thống gõ rung: hệ thống gõ rung cơ khí được trang bị để tạo ra những gia tốc đủ mạnh
trên các tấm cực lắng để làm rới các bám tích tụ, khoảng thời gian gõ sẽ dược điều chỉnh
theo thực tế.
Các điểm giản nở: Các điểm giản nở sẽ được làm bằng vật liệu không nhiểm từ để chịu
được sự thay đổi nhiệt độ và sự giãn nỡ về nhiệt. Chúng được chèn ở bên trong để ngăng
ngừa tích tụ tro.
Các tời nâng: Các tời nâng được trang bị để nâng các thiết bị nặng lên trần của ESP
Các thiết bị điện và đo lường điều khiển: Các thiết bị này được thiết kế để bộ lọc bụi tĩnh
điện vận hành an toàn tin cậy và kinh tế.
Việc cấp điện cho các trường lọc bụi được cấp từ ngồn tự dùng qua bộ nắn điều khiển
THYRISTOR cấp cho máy tăng áp kiểu xung, tăng áp lên tới 78,5kV qua bộ nắn điện
thành nguồn một chiều cấp cho cực phóng của từng bộ lọc bụi.
Quá trình lọc bụi được tính hiệu suất sau mỗi trường lọc 75% lượng bụi có trong khói.
Hiệu suất sau 4 trường đạt tới 99%.
Hiệu suất của bộ lọc bụi cơ bản phụ thuộc vào những điều kiện cơ bản sau:
- Tình trạng hoàn hảo của tất cả các thiết bị trong hệ thống lọc bụi.
- Nhiệt độ khói vào các trường lọc bụi.
- Tốc độ chuyển động của khói (có nằm trong giớ hạn quy định hay không).
- Độ sạch các điện cực (được duy trì bằng các cơ cấu rung làm việc định kỳ hoặc phụ
thuộc vào độ sạch sau mỗi lần bảo dưỡng).
- Việc căn tâm chính xác các điện cực.
- Tự động duy trì liên tục trị số điện áp giới hạn ở thiết bị cấp điện cho các trường lọc
bụi tĩnh điện.
37
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Việc thải tro từng silo tro phải thực hiện chính xác và đảm bảo mức tro ở các silo tro
không bị đầy.
- Duy trì độ kín của đường khói và vỏ các bộ lọc bụi tĩnh điện.
- Độ sạch độ ẩm trên bề mặt sứ cách điện.
- Chế độ rung phải thực hiện đúng như trong hướng dẫn vận hành.

38
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

V. HỆ THỐNG TUA BIN HƠI VÀ THIẾT BỊ PHỤ


V.1 Tua bin

Hình 5.1 – Hình ảnh bên ngoài tua bin hơi

- Tuabin hơi nước dùng để trực tiếp quay máy phát điện và được làm mát bằng khí
hydro với thiết bị kích thích tĩnh.
- Cấu tạo tuabin gồm 3 phần: cao áp, trung áp và hạ áp. Phần cao áp gồm các tầng
cánh cao áp, trung áp: các tầng cánh trung áp và hạ áp: các tầng cánh kép đối xứng về 2
phía (mỗi phía có số tầng cánh như nhau). Phần cao áp và trung áp được chế tạo chung
một thân, rô to cao áp và trung áp được thiết kế chung một trục. Rô to và thân tuabin phần
hạ áp được chế tạo riêng. Rô to phần trung áp và hạ áp được nối với nhau bằng khớp nối
cứng.
- Các tầng cao áp được đặt ở vùng có kết cấu thân kép mà ứng lực và ứng suất nhiệt
trong vùng này là nhỏ nhất. Phần thân bên ngoài tuabin cao - trung áp được đúc liền khối
bằng thép hợp kim chịu nhiệt. Thân tuabin được đỡ tại đường tâm nằm ngang của nó để
tránh sự lệch tâm giữa thân và rô to khi thân tuabin được sấy nóng và giãn nở. Thân
tuabin được chốt tại 2 đầu theo đường tâm thẳng đứng để định tâm theo phương hướng
kính.
Thân phía trong phần cao - trung áp được đỡ trong phần thân ngoài trên 4 tấm đệm và
được định vị dọc trục bằng cách lắp mộng. Các nêm chèn được sử dụng trên các tấm đệm
đỡ để đảm bảo sự căn chỉnh chính xác theo phương thẳng đứng và có bề mặt cứng để loại
trừ sự mài mòn gây ra do sự di chuyển tương đối của thân bên trong khi nó giãn nở hoặc
39
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

co lại. Thân bên trong được chốt với thân bên ngoài theo các đường tâm thẳng đứng phía
trên và phía dưới để định vị nó theo phương hướng kính.
- Vỏ bọc hơi thoát phần hạ áp được chế tạo bằng thép kết cấu dùng phương pháp
hàn. Vỏ hơi thoát bên trong tách riêng với vỏ bên ngoài và được đỡ trong vỏ bọc bên
ngoài bằng 4 tấm đệm đỡ. Vỏ bên trong được chốt với vỏ bọc bên ngoài để định vị hướng
trục và hướng tâm. Tuy nhiên nó có thể giãn nở tự do khi có sự thay đổi nhiệt. Vỏ bọc
phần hơi thoát được định vị với nền gần tâm cửa thoát để tránh di chuyển dọc trục và
hướng kính.
Vỏ bọc phần hơi thoát gồm gối đỡ 2,3,4, nối giữa rô to cao và hạ áp, nối giữa rô to hạ
áp và máy phát có kèm theo thiết bị quay trục. Ống liên thông giữa phần trung áp và hạ áp
gồm các mối nối giãn nở để hấp thụ sự giãn nở nhiệt của đường ống, tránh gây ra các ứng
lực trên các bộ phận của tuabin.
- Tuabin có 2 rô to (cao - trung áp và hạ áp), mỗi rô to được đỡ bởi 2 ổ đỡ cổ trục
riêng. Hai rô to được nối với nhau bằng khớp nối cứng bắt bằng bu lông và được định vị
dọc trục bởi ổ đỡ chặn đặt ở bệ đỡ trước của tuabin (gối 1).

Hình 5.2 – Trục rotor tua bin hạ áp

Bệ đỡ trước được dẫn hướng theo đường tâm trên tấm bệ của nó sao cho nó được cố
định theo phương hướng kính nhưng có thể trượt tự do theo hướng dọc trục.
Thân rô to được chế tạo bằng thép hợp kim dùng phương pháp rèn. Nó được gia công
để tạo thành một khối gồm trục, đĩa động, cổ trục và bích khớp nối.
- Các cánh động tuabin được chế tạo từ thép cán (hợp kim sắt-crôm) để chống lại sự
ăn mòn và mài mòn của dòng hơi. Các cánh động được lắp chặt bằng mộng đuôi én được

40
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

gia công trên đĩa động. Đai bảo vệ bằng kim loại được sử dụng để nối giằng các đầu cánh
với nhau bằng cách ghép mộng trên đỉnh cánh.
Trên các cánh tầng cuối cùng, các cánh động được trang bị lớp bảo vệ cứng để chống
mài mòn do hơi ẩm. Các vách ngăn vòi phun được chế tạo từ thép hợp kim sắt - crôm và
được lắp ráp thành cánh tĩnh bằng cách hàn hoặc đúc.
- Tuabin có hệ thống phân phối hơi gồm 4 cụm vòi phun, 4 van điều khiển phần cao
áp. Hai van đặt ở nửa trên và hai van đặt ở nửa dưới thân ngoài tuabin cao áp. Cách bố trí
này tạo ra việc sấy thân tuabin được đồng đều hơn và giảm thiểu sự biến dạng nhiệt.
Đầu vào van điều khiển được trang bị các mối nối giãn nở kiểu vòng trượt để cho phép
chuyển động tương đối theo bất kỳ hướng nào mà vẫn duy trì được độ kín khít. Đầu vào
phần trung áp có 2 van tái nhiệt kết hợp được đặt ở phần thân phía dưới tuabin trung áp
(van stop và van chặn chung một thân van).
- Hơi áp suất cao từ lò đi qua 2 van stop chính và 4 van điều khiển vào tuabin cao áp
và chảy dọc về phía đầu tuabin của tổ máy. Sau khi sinh công ở phần cáo áp, dòng hơi
được đưa qua hệ thống tái nhiệt lạnh tới bộ quá nhiệt trung gian của lò hơi. Hơi được quá
nhiệt trung gian qua hệ thống tái nhiệt nóng và 2 van tái nhiệt kết hợp đi vào phần tuabin
trung áp và chảy dọc hướng về phía máy phát. Sau khi qua tuabin trung áp, dòng hơi đi
qua ống chuyển tiếp đơn tới tuabin hạ áp, ở đây dòng hơi được chia làm hai phần: một
nửa chảy dọc về phía máy phát và nửa còn lại chảy dọc về phía đầu tuabin của tổ máy,
sau đó đi vào bình ngưng kiểu bề mặt được đặt ở ngay dưới tuabin hạ áp.
Việc bố trí hướng của dòng hơi trong tuabin đi ngược chiều nhau mục đích là để khử
lực dọc trục rô to do dòng hơi gây ra.
- Tuabin được tính toán để làm việc với các thông số định mức sau:
 Áp lực hơi mới trước van stop chính
 Nhiệt độ hơi mới trước van stop chính
 Lưu lượng hơi mới
 Áp lực hơi trước van stop tái nhiệt
 Nhiệt độ hơi trước van stop tái nhiệt
 Lưu lượng hơi tái nhiệt
 Áp lực hơi thoát
- Mỗi tổ máy có một hệ thống hơi chính tương tự như nhau để cung cấp hơi cho
tuabin. Hệ thống hơi chính đưa hơi quá nhiệt từ lò hơi tới 2 van stop chính, sau đó qua các
van điều chỉnh vào tuabin cao áp.
Hệ thống hơi chính còn cho phép đi tắt tới 60% lưu lượng hơi chính (hệ thống đi
tắt cao áp có kèm theo thiết bị giảm ôn) tới hệ thống tái nhiệt lạnh ở điều kiện mở hết
các van tuabin (van stop và van điều chỉnh) khi sa thải phụ tải, ngừng sự cố tuabin
hoặc khởi động và dừng tổ máy.
Ngoài ra, hệ thống hơi chính còn cung cấp hơi dự phòng cho hệ thống hơi tự dùng.
41
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Mỗi tổ máy có một hệ thống tái nhiệt lạnh tương tự như nhau để cung cấp hơi cho
bộ quá nhiệt trung gian của lò hơi. Hệ thống tái nhiệt lạnh dẫn hơi trực tiếp từ đầu ra của
tuabin cao áp tới đầu vào bộ quá nhiệt trung gian. Nó cũng trực tiếp đưa hơi cao áp đi tắt
từ hệ thống hơi chính tới bộ quá nhiệt trung gian. Hệ thống tái nhiệt lạnh có bố trí thiết bị
giảm ôn hơi để điểu chỉnh nhiệt độ hơi đầu ra bộ quá nhiệt trung gian. Hệ thống tái nhiệt
lạnh còn cung cấp hơi cho cho bình gia nhiệt cao áp và hệ thống hơi tự dùng.
- Mỗi tổ máy có một hệ thống tái nhiệt nóng tương tự nhau để cung cấp hơi cho
phần tuabin trung áp. Hệ thống tái nhiệt nóng dẫn hơi từ đầu ra bộ quá nhiệt trung gian
qua 2 van tái nhiệt kết hợp tới tuabin trung áp.
Hệ thống tái nhiệt nóng còn cho phép hơi đi tắt 60% lưu lượng hơi tái nhiệt (hệ thống
đi tắt hạ áp có kèm theo thiết bị giảm ôn) qua tuabin trung áp tới bình ngưng ở điều kiện
mở hết các van tuabin khi sa thải phụ tải, ngừng sự cố tuabin hoặc khởi động và dừng tổ
máy.
- Mỗi tổ máy có một hệ thống hơi trích tương tự như nhau để cung cấp hơi trích từ
tuabin cho các bình gia nhiệt. Hệ thống hơi trích cung cấp hơi từ các cửa trích tuabin và từ
hệ thống tái nhiệt lạnh cho các bình gia nhiệt để làm tăng nhiệt độ nước cấp cho lò hơi,
làm tăng hiệu suất chu trình nhiệt.
- Tuabin được trang bị hệ thống dầu bôi trơn/dầu chèn và dầu thuỷ lực (có quy trình
riêng). Hệ thống dầu bôi trơn/dầu chèn để cung cấp dầu bôi trơn cho các gối đỡ tuabin-
máy phát và để chèn khí hydro trong thân máy phát khỏi phì ra ngoài. Hệ thống dầu thuỷ
lực cung cấp dầu áp suất cao kết hợp với hệ thống điều khiển điện-thuỷ lực để điều khiển
sự vận hành của tuabin.
- Rô to của tuabin quay theo chiều ngược kim đồng hồ nếu nhìn từ phía bệ đỡ trước
(gối 1).
- Tuabin được thiết kế các hộp hơi chèn trục rô to với vỏ tuabin. Mục đích của nó là
để hạn chế dòng hơi lọt qua khe hở giữa trục và vỏ tuabin, và để chèn các khe hở này
ngăn ngừa sự rò rỉ hơi từ phần cao áp ra khí quyển và tránh không khí lọt vào phần hạ áp
tuabin.
Hộp chèn là thiết bị tiết lưu hơi bao gồm các răng tĩnh và động được bố trí đồng tâm
với các khe hở hướng kính nhỏ. Hộp chèn làm việc bằng nguồn hơi chèn lấy từ hệ thống
hơi tự dùng của tổ máy. Các thông số của hơi chèn như sau: áp suất: 0,25 kg/cm2, nhiệt
độ: 150-260 oC.
Ngoài ra, để phục vụ cho vận hành tuabin còn có các hệ thống thiết bị phụ
V.2 Hệ thống nước ngưng (bình ngưng)
Hệ thống nước ngưng bao gồm 02 bơm nước ngưng (1 làm việc, 1 dự phòng) mỗi
bơm có CS 100%. 3 bộ gia nhiệt hạ và 01 bình làm mát hơi chèn. Bơm nước ngưng thuộc
loại bơm trục đứng.
- Bình ngưng

42
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Phía dưới tuabin hạ áp có bố trí bình ngưng hơi kiểu bề mặt. Mục đích chính của nó là
để tạo áp suất thấp tầng cuối tuabin, làm tăng hiệu suất chu trình nhiệt và ngưng đọng
lượng hơi thoát tạo ra nước ngưng sạch cung cấp cho lũ hơi, tạo thành chu trình kín.
Bình ngưng còn có chức năng dự trữ lượng nước ngưng để cung cấp cho các bơm
nước ngưng. Bình ngưng cũng là thiết bị trao đổi nhiệt để tận dụng lượng nhiệt của hơi
thoát. Bình ngưng thu lượng nước khi ngừng khối và khi mới khởi động và bổ sung nước
ngưng hoặc nước ngưng sạch vào bình ngưng.
- Hệ thống bổ sung nước ngưng
Bể dự trữ nước ngưng được sử dụng để bổ sung nước ngưng cho bình ngưng và nhận
nước ngưng từ bình ngưng khi mực nước ngưng cao. Nước cấp cho bình dự trữ là nước
khử khoáng cấp từ hệ thống xử lý nước.
- Hệ thống rút khí bình ngưng
Chức năng của hệ thống: tạo chân không ban đầu trong bình ngưng khi khởi động tổ
máy và loại bỏ các khí không ngưng trong khoang hơi bình ngưng khi vận hành bình
thường.
Phá chân không bình ngưng khi ngừng khẩn cấp tổ máy.
- Mất chân không bình ngưng
1. Bơm chân không làm việc không hiệu quả
2. Mất hơi chèn
3. Giảm chân không khi ngừng bơm ngưng
4. Đầy nước bình ngưng bịt kín ống hút không khí
5. Giảm chân không do lọt khí vào hệ thống chân không
6. Giảm chân không vì không đủ lưu lượng nước tuần hoàn
7. Bơm ngưng làm việc không ổn định
8. Lọt nước tuần hoàn vào hệ thống chân không
9. Nhiệt độ nước tuần hoàn tăng cao.
10. ống titan bình ngưng bị bẩn.
11. Mất xy phông tuần hoàn
- Hệ thống làm sạch ống bình ngưng
Hệ thống làm sạch ống bình ngưng có chức năng làm sạch bề mặt bên trong của ống
ti tan bình ngưng để tăng khả năng trao hhổi nhiệt bề mặt giữa nước tuần hoàn và hơi
thoát của tua bin hạ áp.
Mỗi bình ngưng được trang bị một hệ thống làm sạch ống bằng bi cao su.
Hệ thống sẽ bao gồm một bơm cấp bi liên tục vào đường nước làm mát (đường
nước tuần hoàn), sau khi đi qua các ống bình ngưng có thiết bị thu bi vào bình chứa bi và
từ đây bi lại được bơm đi tạo thành một vòng lưu chuyển kín.

43
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Trong quá trình làm sạch bi sẽ được mài mòn và thất thoát do đó trong vận hành
phải lập lịch định kỳ bổ sung bi cho hệ thống.
V.3 Hệ thống nước cấp
- Chức năng hệ thống:
Lấy nước từ bình chứa nước tháp khử khí, cấp đến bộ hâm nước lò hơi qua bộ van
điều chỉnh và các bình gia nhiệt cao áp.
Sự làm việc ổn định và tin cậy của bơm nước cấp có tính chất quyết định đến sự vận hành
của toàn bộ hệ thống.
Hệ thống nước cấp cũng cung cấp nước cho bộ giảm ôn để điều chỉnh nhiệt độ hơi quá
nhiệt và quá nhiệt trung gian, mặt khác nó còn cung cấp nước cho các bộ giảm ôn hệ
thống hơi thổi bụi và hệ thống hơi đi tắt cao áp (HP BYPASS).
- Mô tả hệ thống nước cấp:
Mỗi tổ máy, hệ thống nước cấp gồm có 3 tổ bơm cấp công suất mỗi tổ bơm 50% (3
nhóm bơm cấp) A,B,C. Mỗi tổ bơm cấp có 2 bơm (bơm tăng áp và bơm cấp nước chính).
Đầu hút của bơm tăng áp đấu vào bể dự trữ nước khử khí, đầu đẩy của bơm tăng áp đấu
vào đầu hút bơm cấp chính. Bơm cấp chính được dẫn động bằng động cơ thông qua bộ
bánh răng tăng tốc và khớp nối thuỷ lực có khả năng thay đổi tốc độ. Khớp nối thuỷ lực
điều khiển tốc độ bơm thông qua áp lực dầu. Bơm tăng áp được nối với động cơ qua khớp
nối cứng.
Mỗi bộ bơm cấp bao gồm bơm nước cấp, khớp nối thủy lực, động cơ, bơm tăng áp. Tốc
độ của bơm được điều khiển bằng khớp nối thuỷ lực khi vận hành bình thường. Khi khởi
động công suất từ 6-30% BMCR vân điều chỉnh được sử dụng để điều khiển.
Lưu lượng nước cấp được điều khiển bởi 3 xung (mức nước bao hơi, lưu lượng hơi và lưu
lượng nước cấp). Trong thời gian khởi động và vận hành ở phụ tải thấp nước cấp chỉ được
điều khiển bởi 1 xung là mức nước bao hơi.
V.4 Hệ thống nước tuần hoàn
- Chức năng của hệ thống:
Cung cấp nước làm mát 2 bình ngưng của 2 tổ máy.
Cung cấp nước làm mát cho các bình làm mát nước làm mát công nghiệp (tự dùng) của 2
tổ máy
- Mô tả hệ thống, thông số kỹ thuật
 Nước tuần hoàn là nước lợ từ sông, nhiệt độ tính toán trung bình hàng năm 24,30C.
 Độ tăng nhiệt độ nước tuần hoàn qua bình ngưng cho phép: 80C.
 Lưu lượng nước tuần hoàn tính toán cho một tổ máy trong điều kiện định mức (có
tính cả lưu lượng dự phòng 10% cấp cho nhu cầu làm mát nước làm mát tự dùng)
V.5 Hệ thống bình gia nhiệt cao áp và hạ áp

44
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bình gia nhiệt có chức năng làm tăng nhiệt độ của nước ngưng và nước cấp cho mục
đích tăng hiệu suất chu trình nhiệt.
Gồm có các bình gia nhiệt hạ áp và các bình gia nhiệt cao áp.
V.6 Thiết bị khử khí (Bình khử khí)
- Chức năng của bình khử khí
Bình khử khí có chức năng loại bỏ các khí không ngưng: O2, CO2 tự do và hoà tan ra
khỏi nước ngưng. Gia nhiệt cho nước cấp lò hơi. Tạo lượng nước cấp dự phòng cho lò và
điều hoà lưu lượng nước cấp vào lò và lượng nước ngưng chính. Thu hồi nước đọng từ
các bình gia nhiệt cao áp.
- Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của bình khử khí là dựa trên quy luật hoà tan của các khí trong
chất lỏng, dùng năng lượng của hơi để tách khí ra khỏi nước. Khi nhiệt độ chất lỏng tăng
lên thì áp suất riêng phần của khí trên bề mặt chất lỏng đó giảm xuống. Hơi vào bình khử
khí làm tăng nhiệt độ chất lỏng tới nhiệt độ hơi bão hoà tại áp suất này suất riêng phần
của khí ôxy, cacbonic trong hơi rất thấp làm độ hoà tan của các khí trong nước giảm đi và
chúng sẽ được tách ra khỏi nước.
Để tạo ra chế độ khử khí tốt cần phải có các điều kiện sau:
 Nhiệt độ nước tại tháp khử khí phải bằng nhiệt độ bão hoà của hơi tại áp suất vận
hành.
 Tạo được bề mặt tiếp xúc giữa nước và hơi càng lớn càng tốt bằng cách để nước
chảy thành tia và màng.
 Đảm bảo thời gian tiếp xúc cần thiết giữa hơi và nước để tách hết khí ra khỏi nước.
 Khí không ngưng phải được xả liên tục ra khỏi bình khử khí.
Quá trình khử khí nước ngưng xảy ra như sau:
Nước ngưng vào bình khử khí được phun thành những màng mỏng bởi các van phun
có miệng lỗ thay đổi, được phân tán qua các khay và được trộn lẫn với dòng hơi nóng đi
từ dưới lên, vùng bề mặt tiếp xúc giữa nước và hơi tăng lên rõ rệt. Nước ngưng được gia
nhiệt tới nhiệt độ hơi bão hoà và các khí hoà tan được tách ra khỏi nước sau đó được đưa
ra ngoài khí quyển qua đường thoát khí.
Phần lớn hơi sấy bị ngưng tụ khi gia nhiệt cho nước ngưng, phần còn lại cùng với các
loại khí vừa tách ra được đưa ra ngoài. Nước đã được khử khí đi xuống bình chứa, ở đây
các bọt khí chưa kịp tách ra ở tháp khử khí hoặc bị các tia nước cuốn theo được tiếp tục
tách ra.
V.7 Hệ thống dầu bôi trơn, dầu chèn tua bin
Dầu bôi trơn có chức năng cung cấp dòng dầu bôi trơn liên tục, ổn định với thông số
áp suất và nhiệt độ phù hợp đến các ổ đỡ tua bin máy phát. Cung cấp dầu bôi trơn cho cơ
cấu quay trục tua bin. Cung cấp dầu cho hệ thống dầu chèn hyđro máy phát qua một bộ
van điều chỉnh áp suất để ngăn rò rỉ hydro từ thân máy phát.
45
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

V.8 Hệ thống dầu thuỷ lực


Hệ thống dầu thuỷ lực có chức năng cung cấp dầu có áp suất cao cho hệ thống điều
khiển điện/thuỷ lực để điều khiển sự làm việc của tua bin.
V.9 Hệ thống hơi chèn tua bin, hệ thống hơi tự dùng
- Hệ thống hơi chèn tua bin
Chức năng của hệ thống hơi chèn là: chèn kín chống rò rỉ hơi ra ngoài tại các vị trí
trục của tua bin cao áp, trung áp và ngăn ngừa khí lọt theo trục vào xi lanh hạ áp.
Do yêu cầu của áp suất hơi chèn tại mỗi bộ chèn trục khác nhau nên áp suất hơi chèn ở
từng đường ống hơi chèn cụ thể cũng khác nhau để hạn chế tối đa lượng hơi rò rỉ trong
các chế độ vận hành.
Hơi sau khi chèn trục được đưa về hệ thống hút hơi chèn nhờ các quạt hút. Hệ thống
chèn trục tuabin được thiết kế có khả năng tự chèn ở tải 50%.
- Hệ thống hơi tự dùng
Chức năng của hệ thống hơi tự dùng: Để khởi động tổ máy cũng như trong vận hành
bình thường cần thiết phải có thông số hơi phù hợp để cung cấp cho các nhu cầu tự dùng
cho Nhà máy như:
Cung cấp hơi cho bình khử khí.
Bổ sung hơi cho hệ thống hơi chèn tua bin.
Cung cấp hơi cho hệ thống hơi thổi bụi bộ sấy không khí khi khởi động.
Cung cấp hơi cho hệ thống dập lửa hệ thống nghiền than.
Cung cấp hơi gia nhiệt dầu và đường ống dầu.
Cung cấp hơi cho bộ gia nhiệt không khí bằng hơi.
Cung cấp hơi để sấy phểu tro của bộ lọc bụi tĩnh điện.
Cung cấp hơi cho hệ thống điều hoà không khí.
Hơi tự dùng được cung cấp từ đường ống hơi chính, đường ống hơi tái nhiệt, hệ thống
hơi trích.
Sử dụng để sấy dầu FO (ở bể dầu, đường ống dầu, tại hệ thống dầu bốc dỡ, tại thiết bị
sấy dầu ở hệ thống dầu đốt lò), chèn trục tua bin, hoá mù dầu đốt lò, khử khí nước ngưng,
gia nhiệt bộ sấy không khí, thổi bụi bộ sấy không khí (khi khởi động), cấp cho xử lý
nước, sấy phểu tro bay.
V.10 Thiết bị trở trục
Tuabin được trang bị thiết bị quay trục dùng để quay chậm rô to tuabin với tốc độ (1,5
-8 vòng/phút tùy hãng chế tạo) khi sấy hoặc làm nguội tuabin trong quá trình khởi động
hoặc ngừng máy, để tránh cong trục rô to tuabin.
Thiết bị quay trục được bố trí tại gối đỡ 4 của tuabin, bao gồm hộp giảm tốc, cơ cấu cài
khớp điện- khí nén, một mô tơ dẫn động chính đặt thẳng đứng và một mô tơ cài khớp đặt
46
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

trên đỉnh mô tơ chính và được nối đồng trục. Dầu bôi trơn cho thiết bị quay trục được cấp
từ hệ thống dầu bôi trơn tuabin.
Thiết bị quay trục có thể được cài khớp bằng tay hoặc thông qua cơ cấu cài khớp từ xa
bằng điện- khí nén. Thiết bị quay trục luôn vận hành ở chế độ được cài khớp hoàn toàn
trước khi mô tơ chính làm việc (mô tơ cài khớp chạy trước, sau 10 giây mô tơ chính sẽ
chạy và ngừng mô tơ cài khớp).
V.11 Hệ thống van điều chỉnh, van stop
- Tuabin có hệ thống phân phối hơi gồm 4 cụm vòi phun, 4 van điều khiển phần cao
áp. Hai van đặt ở nửa trên và hai van đặt ở nửa dưới thân ngoài tuabin cao áp. Cách bố trí
này tạo ra việc sấy thân tuabin được đồng đều hơn và giảm thiểu sự biến dạng nhiệt.
Đầu vào van điều khiển được trang bị các mối nối giãn nở kiểu vòng trượt để cho phép
chuyển động tương đối theo bất kỳ hướng nào mà vẫn duy trì được độ kín khít. Đầu vào
phần trung áp có 2 van tái nhiệt kết hợp được đặt ở phần thân phía dưới tuabin trung áp
(van stop và van chặn chung một thân van).
- Hơi áp suất cao từ lò đi qua 2 van stop chính và 4 van điều khiển vào tuabin cao áp
và chảy dọc về phía đầu tuabin của tổ máy.

47
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VI. PHẦN ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN


VI.1 Hệ thống điện tự dùng
VI.1.1 Khái niệm chung:
Trong nhà máy điện ngoài các thiết bị chính như lò hơi, Turbine, máy phát, . . . còn
có nhiều loại cơ cấu khác nhau để phục vụ hay tự động hoá quá trình công tác của các tổ
máy. Tất cả những cơ cấu này cùng với các động cơ điện kéo chúng, mạng điện, phân
phối điện
Tất cả những cơ cấu này cùng với các động cơ điện kéo chúng, mang điện, thiết bị
phân phối, máy biến áp giảm áp, nguồn năng lượng độc lập, hệ thống điều khiển, tín hiêu,
thắp sáng . . . tao thành hê thống tự dùng của nhà máy.
Nhà máy điện chỉ có thể làm việc bình thường trong điều kiện hệ thống tự dùng
làm việc tin cậy. Như vậy yêu cầu cơ bản đối với hệ thống điện tự dùng là độ tin cậy cao,
nhưng yêu cầu vế kinh tế cũng không kém phần quan trọng.
Trong nhà máy nhiệt điện thành phần máy công tác của hệ thống tự dùng và công
suất của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại nhiên liệu, công suất tổ máy và nhà
máy, loại turbine, thông số hơi ban đầu, hệ thống cung cấp nước vv…
Máy công tác và động cơ tương ứng có thể chia thành hai loại:
- Những máy công tác đảm bảo làm việc của lò hơi, turbine như máy nghiền than, hút
khói, quạt gió cấp một, bơm cung cấp, bơm tuần hoàn, bơm ngưng tụ, bơm dầu hệ thống
bôi trơn và điều chỉnh turbine, máy bơm và quạt gió hệ thống làm mát máy phát, biến áp
tăng áp .
- Những máy công tác có nhiệm vụ chung, các máy này không liên quan đến lò hơi và
turbine nhưng cần thiết cho hoạt động nhà máy như cần trục, máy vận chuyển than, bơm
của hệ thống xử lý nước, bơm của hệ thống khử bụi bằng nước, máy nén khí của máy cắt
vv… ngoài ra còn thiết bị nạp ắc quy, thông gió, thắp sáng nhà máy, các phân xưởng và
thắp sáng bên ngoài cũng phục vụ cho mục đích chung. Phụ tải chính của hệ thống tự
dùng là động cơ điện truỵền động các máy công tác của lò hơi và turbine. Phần phụ tải
chung không lớn so với tổng phụ tải tự dùng nhà máy dưới đây giới thiệu những nguyên
tắc xây dựng sơ đồ cung cấp điện tự dùng của nhà máy.
VI.1.2 Nguồn cung cấp điện tự dùng
Chọn nguồn cung cấp điện tự dùng tin cậy và kinh tế đối với nhà máy điện là một
vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Để cung cấp điện tự dùng cho nhà máy nhiệt điện trước đây người ta đặt một hoặc
hai tổ turbine độc lập được cung cấp hơi từ lò hơi cung cấp cho máy phát điện chính
Turbine này nối với máy phát điện và điện năng phát ra được truyền đến thanh góp tự
dùng 3kV và 6kV.
Trong điều kiện làm việc bình thường thanh góp tự dùng không có liên hệ với
thanh góp chính nhà máy điện. Nguồn điện dự trữ được cung cấp từ hệ thống qua máy
biến áp dự trữ. Các động cơ điện làm việc trong hệ thống tự dùng không bị ảnh hưởng khi
có hiện tượng giảm áp do ngắn mạch hoặc giảm tần số trong mạng điện chính
Trong một số nhà máy điện ngừơi ta còn đặt máy phát điện phụ cùng trục với máy
phát chính. Sơ đồ này có hiệu suất của turbine chính cao hơn.

48
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Ngoài nguồn điện xoay chiều, trong nhà máy điện còn đặt các bộ ắc quy là nguồn
độc lập để cung cấp dòng một chiều (trong điều kiện bất kỳ) cho hệ thống điều khiển, bảo
vệ Relay, tự động hóa , tín hiệu và liện lạc dung lựơng của bộ ắc quy được chọn xuất phát
từ việc tính toán gián đoạn cung cấp điện xoay chiều của hệ thống tự dùng trong nửa giờ.
Tăng thêm dung lựơng bộ ắc quy là không cần thiết.
Vì vậy trong các nhà máy nhiệt điện lớn ngừời ta đặt máy phát – diezel dòng điện
xoay chiều, công suất không lớn lắm để nhanh chóng khởi động trong điều kiện sự cố.
VI.1.3 Điện áp của hệ thống điện tự dùng:
Để cung cấp cho các động cơ tự dùng có thể dùng điện áp 0,4kV, 0,50kV, 3 kV và 6
kV
Nhà máy điện công suất nhỏ, điện áp máy phát 6,3 kV trở lại thường dùng một cấp
điện áp tự dùng 0,4KV. Máy biến áp có điện áp thứ cấp 380/220V dùng để cung cấp cho
thắp sáng và các động cơ
Nhà máy công suất lớn và trung bình điện áp máy phát 6,3 kV có thể dùng hai cấp
0,4kV và 6,3kV . Với điện áp 6,3kV để cung cấp cho các đông cơ cơ lớn công suất
200kW trở lên.
VI.1.4 Các cơ cấu tự dùng
a. Nguồn tự dùng chính:
Điện áp tự dùng được sử dụng chủ yếu là cấp 6,3 KV và 0,4 KV ( 380 V/220V).
Cấp 6,3KV được dùng để cấp cho các động cơ công suất lớn hơn 200KW, cấp 0,4 KV
cấp cho động cơ công suất bé hơn, thắp sáng, tín hiệu,…
Cấp điện áp 3 KV không dùng vì giá thành động cơ 3KV và 6 KV không lệch nhau
nhiều nhưng phí tổn kim lọai màu và tổn thất trong mạng 3 KV lớn hơn rất nhiều so với
cấp 6, KV. Hơn nữa dùng cấp 6,3KV còn có ưu điểm là:
- Tăng được công suất đơn vị của các động cơ.
- Tăng được công suất của MBA chính nên có thể chọn só lượng MBA ít hơn.
- Điều khiển tự mở máy tốt hơn.

a) b) c)
Hình 6.1 – Các cách lấy nguồn điện tự dùng

Nguồn điện tự dùng thường lấy trực tiếp từ bản thân nhà máy. Nếu ở nhà máy điện
có xây dựng thiết bị phân phối (TBPP TD) cấp điện máy phát thì điện tự dùng được lấy

49
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

ngay từ thanh góp đầu ra máy phát qua máy biến áp tự dùng (BTD) hoặc kháng điện ,
ngược lại phải lấy qua máy biến áp tự dùng( Hình 6.1a) .
Trong nhà máy điện sử dụng sơ đồ bộ MF-MBA, thì điện tự dùng có thể trích từ
đầu cực máy phát hoặc lấy từ thiết bị phân phối điện áp cao như hình (Hình 6.1.b,c).
Tất cả nguồn điện tự dùng theo phương án trên cũng không thể tuyệt đối đảm bảo
tin cậy cung cấp điện cho tự dùng được. Vì khi sự cố trên trong máy phát hay trên thanh
góp UF hay trong phần thiết bị phân phối tự dùng thì nguồn tự dùng cũng bị mất.
Vì vậy ngòai nguồn tự dùng làm việc, còn phải có nguồn tự dùng dư trữ. Đó có thể
là MBA nối với thanh góp đáp cao có liên lạc với hệ thống. Trong trường hợp này nếu cả
NMD bị mất điện thì vẫn còn điện tự dùng dự trữ lấy từ hệ thống về. Nhưng trường hợp
sư cố NMD trùng với sự cố hệ thống thì mất tòan bộ điện tự dùng. Vì vậy trong NMD còn
phải đặt thêm các nguồn độc lập như ắc quy, máy phát điện, Turbine khí .

b. Nguồn điện dự phòng:


Như đã trình bày ở trên, để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho tự dùng ngoài tự
dùng chính còn phải có nguồn điện tự dùng dự trữ. Trong nhà máy nhiệt điện trích hơi có
thiết bị phân phối ở cấp UF , máy biến áp tự dùng làm việc được nối với thanh góp cấp UF
có liên hệ với hệ thống qua biến áp liên lạc B1( Hình 6.2)
Trong trường hợp máy phát F1 bị cắt ra thì tự dùng vẫn được cung cấp qua máy
biến áp dự trữ (BATD). Khi BATD bị sự cố thì hai máy cắt MC2 và MC3 cắt ra, sau đó
tự động đóng nguồn tự dùng dự trữ (TĐD) đưa tín hiệu đóng MC6 và MC4, BATD dự trữ
được đưa vào làm việc để cung cấp điện cho tự dùng. Khi ngắn mạch trên thanh góp cấp
UF thì MC1 và MC7 bị cắt ra , lúc này bảo vệ Relay điện áp thấp sẽ cắt MC3, MC2, sau
đó TĐD đưa tín hiệu đóng MC6 và MC4.

Hình 6.2 – Nguồn điện tự dùng dự trữ

50
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Ở các trung tâm nhiệt điện có sử dụng thiết bị phân phối cấp UF, khi số biến áp tự
dùng làm việc nhỏ hơn hoặc bằng 6 máy BA thì chỉ cần đặt một máy biến áp tự dùng dự
trữ (MBATD), còn nếu lớn hơn 6 máy BA thì chọn 2 MBATD
Ở trung tâm nhiệt điện dự trữ cho cấp 0,4 KV cũng được lấy qua máy biến áp
6,3/0.4KV. Số lượng máy biến áp được chọn theo nguyên tắc trên.
Trong các nhả máy nhiệt điện nối bộ, thì máy biến áp tự dùng dự trữ được nối vào
thanh góp điện áp cao (Hình 6.3).

Hình 6.3 – Máy biến áp tự dùng dự trữ được nối vào thanh góp điện áp cao

Máy biến áp tự dùng dự trữ BTDdt phải thay hế được bất kỳ một máy biến áp làm
việc nào khi cần sửa chữa . Ví dụ nếu máy biến áp tự dùng 1 (BTD1) bị cắt ra thì điện tự
dùng tổ máy số 1 (PD1 ) được cung cấp từ thanh góp dự trữ.
Tình trạng làm việc này có thể kéo dài trong suốt thời gian sửa chữa BTD1, trong
lúc này nếu xảy ra sự cố một bộ khác, chẵn hạn sự cố tổ máy B2, để đảm bảo cho bộ này
ngừng làm việc thì đảm bảo cung cấp điện cho hàng loạt các cơ cấu tự dùng của bộ này.
Do đó MBATD dự trữ phải tải thêm lượng công suất này. Sau khi bộ số 2 ngừng , phải
khởi động tổ máy khác đang nghỉ , chẳng hạn B3, để khởi động B3 thì phải lấy điện tự
dùng từ BATD dự trữ. Vì vậy MBA này không chỉ làm nhiệm vụ dự trữ cho MBA tự
dùng làm việc mà còn phải đảm bảo cấp điện tự dùng khi dừng hay khởi động một tổ máy
khác, nên nó còn được gọi là máy biến áp tự dùng dự trữ khởi động.
Để đảm bảo điều kiện này, công suất BATD dự trữ phải chọn lớn hơn hoặc bằng
1,5 lần công suất phụ tải cực đại tự dùng làm việc, và phải chú ý đến khả năng quá tải
bình thường của biến áp tự dùng dự trữ vì nó thường nghỉ hoặc non tải.
Ngòai ra còn phải chú ý đến điều kiện khởi động các động cơ tự dùng.
Khi BATD làm việc bị cắt ra ( khi đó các động cơ vẫn còn nối vào phân đọan tự dùng) tốc
độ động cơ giảm dần, thời gian tự dùng mất điện thường từ ( 1- 2,5)s. Khi nguồn tự dùng
dự trữ được đóng vào dưới tác dụng của thiết bị tự động đóng nguồn dự phòng TĐD
(ABP) thì các động cơ không bị cắt ra đồng thời tăng tốc độ. Hiện tượng này được gọi là
51
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

hiện tượng tự khởi động của các động cơ. Dòng khởi động của các động cơ không đồng
bộ rất lớn dẫn đến tăng tổn thất điện áp trong cuộn dây của máy biến áp tự dùng dự trữ,
do vậy điện áp trên phân đọan tự dùng giảm nhiều so với định mức có thể làm các động
cơ không tự khởi động được, dẫn đến việc phải dừng cả bộ. Để đảm bảo điều kiện tự khởi
động của các động cơ cần phải giảm ngắn thời gian mất điện, khi cắt BATD chỉ cho phép
còn đóng một số động cơ của các cơ cấu tự dùng quan trọng, còn những động cơ không
quan trọng phải cắt ra và cần phải giảm điệnkháng của máy biến áp tự dùng dự trữ.
Nhưng điều này lại mâu thuẫn với việc hạn chế dòng ngăn mạch, và vì vậy chỉ dùng các
biến áp tự dùng có Un% lớn hơn hoặc bằng 13%.
c. Nguồn điện khẩn cấp DC:
Khi xảy ra sự cố mất điện, gây ra Trip máy làm cho máy ngừng đột ngột. Để đảm
bảo dừng máy được an toàn , không gây ra hư hỏng các bợ trục do mất nhớt,…nguồn điện
khẩn DC 125 V được đưa vào để chạy bơm nhớt khẩn cung cấp nhớt làm mát và bôi trơn
cho các ổ trục
Có hai phương án sử dụng nguồn điện khẩn:
- Sử dụng ắc quy.
- Sử dụng máy phát điện dự phòng.
Nguồn điện khẩn DC được sử dụng khi vận hành các thiết bị phụ cho tới khi máy
phát điện dự phòng họat động.
Nguồn điện DC được chia thành nguồn điều khiển và nguồn điện khẩn gồm có ắc
quy, bộ sạc và tủ phân phối điện 220VDC
d. Nguồn UPS:
UPS hay bộ lưu điện nhằm cung cấp nguồn điện 230VAC liên tục và ổn định cho
hệ thống máy tính điều khiển và một số phụ tải quan trọng. Và dự phòng khẩn cấp khi bị
sự cố mất điện đột ngột.
VI.2 Máy phát điện
VI.2.1 Giới thiệu
Thiết bị điện chiếm vị trí quan trọng nhất trong các nhà máy điện là máy phát điện.
Các máy phát điện biến đổi cơ năng thành điện năng, đây là khâu chính của quá trình sản
xuất năng lượng điện.
Ngoài ra, máy phát điện với khả năng điều chỉnh công suất của mình, giữ vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng điện năng (điều chỉnh tần số và điện áp của hệ thống
điện). Do ý nghĩa quan trọng như vậy, trong các nhà máy điện các máy phát điện được
chế tạo có hiệu suất cao, làm việc tin cậy và sử dụng được lâu dài. Các máy phát điện
dùng trong các nhà máy điện chủ yếu là các máy phát điện đồng bộ 3 pha. Chúng có công
suất lên đến hàng nghin MW, điện áp định mức tới 25 kV. Xu hướng hiện nay là chế tạo
các máy phát điện với công suất định mức ngày càng lớn. Khi làm việc các máy phát điện
không thể tách rời các thiết bị phụ (như hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống
kích từ,…), bởi vì chính hệ thống các thiết bị phụ này quyết định khả năng làm việc của
máy phát điện và do đó cũng đòi hỏi độ tin cậy cao. Ngoài ra, đặc điểm và các thông số
của máy phát điện phải phù hợp với điều kiện của hệ thống điện mà nhà máy điện đang
tham gia vận hành.
52
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VI.2.2 Bản thể máy phát


VII.2.1. Khung Stator và giá đỡ:
Khung Stator bao gồm vỏ bọc hình trụ kín có cấu trúc các tấm thép hàn kín, được gia cố
chịu lực bên trong. Lõi thép Stator được treo trong khung bằng các thanh chốt. Khung
Stator được đặt trên bệ đỡ, các thiết bị cân bằng được đặt giữa bệ và chân khung để cách
ly dao động của Stator và bệ đỡ. Khung máy phát có nhiệm vụ đỡ Sta tor và các thiết bị
bộ làm mát máy phát, tất cả các nắp chắn, lỗ quan sát được bịt kín để tránh rò rỉ khí
Hyđrô khỏi máy phát.
VII.2.2. Stator:
Gồm nhiều lá tôn Silic chất lượng cao được ghép đồng hướng, cách điện với nhau, phân
thành từng bó đặt cách nhau để tạo thành khe hở thông gió và và tạo rãnh quấn dây.
Những bó thép này được ép chặt vào lõi trụ cứng bằng lực ép của vành đệm gang dẻo
được xiết chặt bằng bulông, thanh chốt và nên chặt băng các tấm đệm không từ tính đặt
dưới vành đệm.
VII.2.3. Vành chắn từ thông:
Một vành chắn hình chảo bằng đồng được đặt trên vành đệm tại hai đầu lõi stator. Vành
đồng này làm giảm từ thông tản hai đầu lõi stator đến vành đai trên roto cắt ngang qua
đầu dây quấn Stator đẻ giảm tổn thất ổ đầu dây quấn stator.
VII.2.4. Dây quấn STATOR:
Gồm các thanh dẫn cách điện đặt trong rãnh Stator, nối với nhau tại hai đầu lõi thép tạo
thành các cuộn dây, các pha tương ứng được nối với nhau bằng vành góp. Thanh dẫn
được giữ trong trong rãnh nhờ nêm chèn Textolite. Hệ thống cách điện bao gồm nhiều lớp
Mica chịu nhiệt và sơn bán dẫn. Các đầu bối dây được quấn lớp băng cách điện, sau đó
phun sơn Epoxy, đầu vòng của dây quấn stator được bảo vệ bằng các lớp sợi thuỷ tinh,
dây buộc thuỷ tinh, các liên kết khác bằng vật liệu nhựa chịu nhiệt.
VII.2.5. Cảm biến nhiệt điện trở:
RTD được đặt ở giữa các lõi thép từng pha của cuộn dây để đo nhiệt độ tại điểm có nhiệt
độ cao nhất. Cảm biến nhiệt độ khí được đặt tại đầu vào và ra của bốn bộ làm mát để giám
sát nhiệt độ khí Hyđrô.
VII.2.6. Đầu ra của máy phát:
Đầu ra của cuộn dây Stator được đưa ra ngoài ở dưới bụng máy phát qua thiết bị đấu nối
là vật liêu không từ tính. Giữa khung máy phát và thiết bị đấu nối có các gioăng chèn khí
Hyđrô.
VII.2.7. Sứ xuyên cao áp và máy biến dòng:
Thanh dẫn stator được đưa ra ngoài bằng sứ xuyên cao áp, máy biến dòng được đặt trong
sứ xuyên.
VII.2.8. Hệ thống làm mát máy phát:

53
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Trong thân máy phát được chứa đầy khí Hyđrô áp suất định mức là 4,2 kg/cm2. Bốn
bộ nước làm mát được đặt ở bốn góc của máy phát. Hai đầu Rôto có gắn quạt tạo gió
hướng trục, khi máy phát quay quạt rôto sẽ thổi khí hyđrô lạnh vào các khe rãnh stator,
rôto, cuộn dây lấy nhiệt của các thiết bị này, khí hyđrô nóng được chuyển trực tiếp tới các
bộ làm mát, tại đây nước làm mát tuần hoàn trong các ống làm mát sẽ nhận nhiệt của
hyđrô thành hyđrô lạnh quay trở lại làm mát máy phát. Trong máy phát tạo thành 4 vòng
tuần hoàn chính khép kín của khí Hyđrô. Lưu lượng nước làm mát đi qua 4 bộ làm mát
được điều chỉnh chung bằng một van tự động theo điểm đặt nhiệt độ Hyđrô và bằng van
tay tại đầu vào và ra của từng bộ làm mát.
VII.2.9. Rôto:
Được chế tạo từ khối thép luyện kim hình trụ, thoả mãn các yêu cầu về cơ khí và kỹ thuật
luyện kim. Thân Rôto được phay rãnh dọc theo thân để quấn cuộn dây kích từ máy phát
và các rãnh phụ để tạo khe làm mát, cuộn dây Rôto được giữ bằng các thanh nêm loại từ
tính và không từ tính để đảm bảo sự phân bố từ thông theo mang muốn. Hai đầu Rôto có
gắn 02 quạt để tạo gió làm mát máy phát.
VII.2.10. Dây quấn Rôto và Băng đa:
Dây quấn Rôto là loại thanh đồng tiết diện hình chữ nhật được quấn đồng tâm trong các
rãnh rôto tạo thành một cặp cực. Những vòng dây được cách điện với lõi thép Rôto bằng
đệm lót rãnh, cách điện hai đầu giữa cuộn dây và băng đa bằng nhựa Epoxy thuỷ tinh đúc.
Phía đầu nối của dây quấn được cố định chống lại lực ly tâm bằng các vòng đai (Băng đa)
chế tạo từ thép luyện hợp kim được chụp vào đầu rôto theo phương pháp gia nhiệt.
VII.2.11. Hệ thống chổi than cổ góp máy phát:
Dòng điện kích từ được đưa vào dây quấn kích từ thông qua hệ thống chổi than vành góp
được đặt tại gối số 6 của Tuabin –Máy phát, Hai vành góp cực dương và âm được nối với
dây quấn kích từ qua các thanh nối bằng đồng được cách điện luồn trong trục Rôto có
gioăng nhựa đàn hồi đẻ chèn chống rò rỉ Hyđrô. Chổi than được bố trí theo từng cụm 4
cái, mỗi cực có 7 cum phân bố tỳ đều lên cổ góp bằng lực của lò so. Đầu trục máy phát có
gắn quạt để làm mát hộp chổi than cổ góp máy phát.
VII.2.12. Nắp chặn đầu và Gối đỡ máy phát:
Gối đỡ Rôto máy phát, vành chèn khí Hyđrô và hệ thống dầu chèn được lắp ở hai đầu trục
máy phát phía ngoài nắp chắn bảo vệ hai đầu. Nắp chặn gồm hai nửa có thể tháo lắp được
và được lắp khít với khung máy phát. Gối trục máy phát là loại cho phép điều chỉnh độ
chính xác giữa gối đỡ với ngõng trục Rôto. Sự rò rỉ của khí Hyđrô trong thân qua trục
máy phát được ngăn chặn bằng vành chèn Hyđrô. Gối đỡ và vành chèn tại gối số 6 (gối
phía cổ góp) của máy phát được cách điện với khung vỏ máy phát.
VII.2.13. Hệ thống trung tính máy phát:
Hộp đầu ra trung tính đấu sao của máy phát nằm ở phía trên máy phát có các sứ xuyên
cho từng pha, các máy biến dòng trung tính được đặt tại đây. Cáp trung tính trước khi nối
đất được đấu qua một dao cách ly và máy biến áp trung tính.
VI.2.3 Các hệ thống phụ trợ máy phát
54
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

a. Hệ thống dầu bôi trơn:


Các gối đỡ của máy phát được cấp dầu bôi trơn và làm mát để tránh phát sự nóng do
ma sát gây nên.
b. Hệ thống dầu chèn:
Để ngăn Hyđrô trong thân máy phát rò rỉ ra ngoài người ta dùng dầu có áp lực bơm
vào khoang và các khe hở giữa của vành chèn Hyđrô, hai vòng chèn luôn được ép nhờ
một lò so lá để khe hở của vòng chèn và trục là nhỏ nhất và có chứa một lớp màng dầu ở
giữa. Áp suất dầu chèn được điều chỉnh bằng van tự động theo áp lực Hyđrô sao cho áp
suất dầu luôn lớn hơn áp suất Hyđrô 0,5 kg/cm2.
c. Hệ thống điều khiển khí máy phát: Bao gồm các thiết bị chính sau
- Hệ thống đường ống, van cấp khí: được chia làm 3 phần.
 Hệ thống đường ống cấp khí H2 từ trạm sản xuất hyđrô đến đầu van điều khiển áp
suất khí đài cấp khí, đường ống cấp khí CO2 từ hệ thống các bình - ống góp CO2
chung cho hai khối đến đài cấp khí.đường ống không khí lấy từ hệ thống khí đo
lường.
 Hệ thống đường ống máy phát bao gồm đường ống từ van điều khiển áp suất khí
tới máy phát và từ máy phát đến Cabinet điều khiển khí máy phát, bộ làm khô khí
máy phát, bộ giám sát khí máy phát, các đường ống xả đáy máy phát.
 Hệ thống xả khí: Bao gồm đường ống từ đài cấp khí và các thiết bị nối ra bên
ngoài trời có nhiệm vụ xả khí ra môi trường.
- Hệ thống cấp khí Hyđrô và CO2:
 Khí H2 được cấp từ trạm sản xuất Hyđrô đến đầu van điều khiển áp suất khí trong
thân máy phát của từng máy phát.
 Khí CO2 được cấp từ các chai CO2 thông qua hệ thống Ống góp- Van đặt tại tầng 1
trong gian Tuabin cấp chung cho cả hai khối.
 Bộ đo tổng lưu lượng khí Hyđrô cấp cho máy phát đặt trên đường ống cấp khí
Hyđrô vào máy phát (FE-2950)
- Hệ thống van điều khiển khí cấp:
 Bao gồm tổ hợp các van tự động điều chỉnh áp suất PCV – 2935, hai van 3 ngả
HV-2952; HV-2955, các van tay, van an toàn, van một chiều, các đồng hồ đo áp
suất để thực hiện quá trình thông thổi máy phát và duy trì áp lực trong thân máy
phát trong quá trình vận hành.
d. Hệ thống giám sát khí máy phát:
- Panel điều khiển: Được lắp tại phòng FCS được dùng để điều khiển và giám sát
từ xa bộ giám sát lõi máy phát và bộ tự động lấy mẫu khí máy phát.

55
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Bộ giám sát lõi máy phát (Core monitor):Bộ giám sát khí máy phát được dùng
để phát hiện hiện tượng quá nhiệt (phóng điện, cháy) của cách điện trong thân
máy phát. Nó tương tự như một bộ báo khói.
- Bộ tự động lấy mẫu khí máy phát (Pyrolysate Collector): Dùng để tự động lấy
mẫu các sản phẩm sinh ra bởi quá nhiệt trong cách điện của phần cảm và phần ứng
máy phát khi có báo động từ bộ giám sát lõi máy phát.
VI.2.4 Khí Hyđrô làm mát máy phát:
a. Ưu điểm của việc dùng khí Hyđrô làm mát máy phát:
- Tỷ trọng H2 xấp xỉ bằng ¼ tỷ trọng không khí và nhỏ hơn tất cả các chất khí khác
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, do đó dùng Hyđrô làm mát sẽ giảm được các
tổn thất do ma sát khi nó đi qua các khe hở của máy phát khi quay.
- Hyđrô có độ dẫn nhiệt gấp 7 lần so với không khí, khả năng truyền nhiệt trong đối
lưu cưỡng bức gấp 1.5 lần không khí, do đó khả năng làm mát được tăng lên.
- Dùng Hyđrô làm mát có thể giảm được 20% khối lượng vật liệu chế tạo kết cấu
máy phát ở cùng một công suất và mức phát nhiệt trong cuộn dây.
- Máy phát được đặt trong vỏ kín cho phép ngăn ngừa bụi bẩn và hơi ẩm vào các
cuộn dây và lõi thép. Mặt khác sử dụng Hyđrô làm mát giảm được hư hỏng vệ
cách điện của lõi máy phát do hiện tượng vầng quang điện, do đó tuổi thọ của máy
phát được tăng lên.
b. Nhược điểm:
- Hyđrô là chất dễ cháy nổ, hỗn hợp từ 4.1% đến 74,2% khí Hyđrô trong không khí
theo thể tích có thể gây nổ.
- Khí hyđrô nguyên chất không có sẵn trong tự nhiên.
c. Thông thổi - nạp khí máy phát
 Quá trình thông thổi máy phát nhằm mục đích ngăn ngừa sự cháy nổ do khí hyđrô
pha trộn với không khí băng cách dùng một khí trơ trung gian (Nitơ hoặc CO2)
trong quá trình thông thổi; Áp suất trong thân máy phát luôn được duy trì cao hơn
áp suất khí quyển để ngăn ngừa không khí lọt vào bên trong máy phát.
 Quá trình thông thổi được thực hiện bằmg tay tại đài cấp khí máy phát và theo
trình tự sau:
VI.3 Trạm biến áp và thiết bị phân phối điện
VI.3.1 Trạm biến áp
Để dẫn điện từ các trạm phát điện đến nơi tiêu thụ cần phải có đường dây tải điện.
Nếu khoảng cách giữa nơi sản xuất điện và nơi tiêu thụ lớn, vì vậy cần được giải quyết là
truyền tải điện năng đi xa làm sao cho kinh tế nhất.
Nếu cùng một công suất truyền tải trên đường dây, nếu điện áp được tăng cao thì
dòng điện chạy trên đường dây sẽ giảm xuống, như vậy có thể làm tiết kiệm dây nhỏ đi,

56
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn sẽ giảm xuống, đồng thời tổn hao năng lượng trên
đường dây cũng giảm xuống.
Vì thế muốn truyền tải công suất lớn đi xa, ít tổn hao và tiết kiệm kim loại màu, trên
đường dây người ta dùng điện áp cao 35, 110, 220, 500KV Nhưng trên thực tế các máy
phát điện ít có khả năng phát ra những điện áp cao như vậy, do đó phải có thiết bị để tăng
áp ở đầu đường dây lên.
Mặt khác các nơi tiêu thụ thường yêu cầu điện áp thấp, từ 0,4 đến 6,6KV do đó khi truyền
tải tới đây phải có thiết bị giảm áp xuống.
Những thiết bị dùng để tăng áp hay giảm áp thì gọi là các máy biến áp. Và một hệ thống
bao gồm máy biến áp truyền tải và các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và điều khiển điện gọi
chung là trạm biến áp.
Nghĩa là máy biến áp để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp cao xuống
điện áp thấp, hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp cao, ta dùng máy biến áp.
Ngày nay do việc sử dụng điện năng phát triển rất rộng rãi, nên có những loại máy
biến áp khác nhau; máy biến áp một pha, hai dây quấn, ba dây quấn vv… nhưng chúng
dựa trên cùng một nguyên lý, đó là nguyên lý cảm ứng điện từ.

Nguồn
Tải
Máy biến áp Đường dây Máy biến áp hạ
tăng áp tải điện áp

Hình 6.4 – Truyền tải điện năng

VI.3.2 Máy cắt:


a. Chức năng:
Máy cắt là thiết bị đóng ngắt cơ khí , có khả năng đóng dẫn liên tục và ngắt dòng
điện trong điều kiện vận hành bình thường và cả trong thời gian giới hạn khi xảy ra điều
kiện bất thường trong mạch ( ví dụ ngắn mạch ).
Máy cắt điện cao áp là thiết bị dùng để đóng cắt mạch điện có điện áp từ 1000V trở
lên ở mọi chế độ vận hành: chế độ không tải, chế độ tải định mức, chế độ sự cố. Trong đó
chế độ đóng cắt dòng điện ngắn mạch là chế độ làm việc nặng nề nhất .
b. Các yêu cầu đối với máy cắt
-Độ tin cậy cao cho mọi chế độ làm việc
-Thời gian khi đóng và cắt nhanh
-Khi đóng cắt không gây nổ hoặc cháy
-Dễ bảo dưỡng kiểm tra và thay thế.
-Kích thước nhỏ gọn , tuổi thọ cao , có thể dùng cho chế độ đóng cắt lặp lại theo
chu trình.
c. Các thông số chính
Điện áp định mức Uđm : là điện áp dây hiệu dụng lớn nhất mà máy cắt có thể làm
việc bình thường và tin cậy trong thời gian dài.

57
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Dòng điện định mức Idm : là trị số hiệu dụng của dòng điện chạy qua máy cắt trong
thời gian dài mà máy cắt không bị hỏng hóc.
Dòng xung kích Ixk : là dòng ổn định điện động , là trị số lớn nhất của dòng điện mà
lực điện động do nó sinh ra không làm hỏng hóc thiết bị .
Dòng ổn định nhiệt tương ứng với thời gian ổn định định mức Inhđm : là trị số hiệu
dụng của dòng điện ngắn mạch chạy qua máy cắt trong khoảng thời gian ngắn mạch chịu
được mà nhiệt độ của mạch vòng dẫn điện không vượt quá nhiệt độ cho phép ở chế độ
làm việc ngắn hạn.
Dòng điện cắt định mức Icđm : là dòng ngắn mạch ba pha hiệu dụng tòan phần lớn
nhất máy cắt có thể cắt được mà không bị hư hỏng. Icdm được xác định từ thực nghiệm .
Điện áp chịu xung sét định mức : là là giá trị đỉnh của điện áp xung sét tiêu chuẩn
1,2/50µs mà cách điện của thiết bị phải chịu đựng .
Điện áp nội bộ 1 phút : điện áp chịu tần số nguồn định mức , là trị số hiệu dụng điện
áp xoay chiều hình sin ở tần số hệ thống mà cách điện của thiết bị phải chịu đựng trong
thời gian 1 phút ở các điều kiện thử nghiệm quy định .
d. Phân loại
Máy cắt gồm có 2 phần: cơ cấu truyền động và buồng dập hồ quang.
Dựa vào môi trường dập hồ quang người ta phân lọai máy cắt như sau:
 Máy cắt nhiều dầu: dầu vừa là chất cách điện đồng thời sinh khí để dập hồ quang .
 Máy cắt ít dầu: lượng dầu ít chỉ đủ sinh khí dập tắt hồ quang , còn cách điện là chất
rắn.
 Máy cắt không khí: dùng khí nén để dập tắt hồ quang .
 Máy cắt tự sinh khí: dùng vật liệu cách điện có khả năng tự sinh khí dưới tác dụng
nhiệt độ cao của hồ quang, khí tự sinh ra có áp suất cao dập tắt hồ quang.
 Máy cắt điện từ: hồ quang được dập trong khe hẹp bằng vật liệu rắn chịu được hồ
quang , lực điện từ đẩy hồ quang vào khe hẹp.
 Máy cắt chân không : hồ quang được dập trong môi trường chân không .
 Máy cắt SF6 : dùng khí SF6 để dập hồ quang .
VI.3.3 Dao cách ly
Dao cách ly là một loại khí cụ điện cao áp, được sử dụng để đóng cắt mạch điện cao
áp khi không có điện, tạo ra một khoảng cách cách điện an toàn trông thấy được giữa các
bộ phận mang điện và bộ phận đã cắt điện, để án động đưa thiết bị ra kiểm tra sửa chữa.
Trong điều kiện nhất định có thể dùng dao cách ly đóng cắt đường dây hoặc máy biến
áp không mang tải công suất nhỏ, hoặc đóng cắt mạch điện đẳng thế để để đổi nối phương
thức kết dây của sơ đồ. Vì dao cách ly không có bộ phận dập tắt hồ quang cho nên
nghiêm cấm dùng dao cách ly đóng cắt mạch điện đang mang tải. Dao cách ly là thiết bị
không đóng cắt được mạch điện khi có tải, nhiệm vụ chính dùng để cắt cách ly mạch điện
tạo khoảng cách trông thấy được .
Cơ cấu truyền động: dao cách ly được truyền động bằng động cơ để điều khiển từ xa hoặc
cần quay tay với khóa liên động cơ khí và điện để tránh thao tác nhầm.
VI.3.4 Dao nối đất
Dao nối đất an toàn: dùng để nối đất an toàn cho con người khi công tác trên thiết bị .
Chỉ được phép thao tác dao nối đất an toàn khi thiết bị cần nối đất đã được cô lập
hoàn toàn ra khỏi lưới điện. Dao nối đất an toàn được lắp đặt cùng với dao cách ly, có các
58
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

khóa liện động cơ khí , điện để tránh thao tác nhầm. Khi thao tác dao nối đất phải làm
theo phiếu thao tác để dảm bảo an toàn.
Dao nối dất làm việc: dùng để nối đất trung tính máy biến áp trong trạm, trong vận
hành bình thường luôn luôn đóng. Chỉ được phép thao tác dao nối đất làm việc theo yêu
cầu của điều độ lưới điện.
VI.3.5 Cuộn kháng điện
Kháng điện là một loại khí cụ điện cao áp được sử dụng để hạn chế dòng điện ngắn
mạch trong hệ thống điện , giảm bớt tình trạng làm việc nặng nề của các thiết bị điện khi
có sự cố ngắn mạch hay hạn chế dòng điện mở máy động cơ cao áp công suất lớn ,đảm
bảo điện áp trên thanh góp đỡ giảm sút quá mức khi xảy ra ngắn mạch hoặc khi khởi động
các động cơ cao áp.
VI.3.6 Máy biến dòng điện BI
Biến dòng điện dùng để biến đổi dòng điện từ trị số lớn xuống trị số thích hợp với các
dụng cụ đo và Relay tự động hóa (thường là 5A, trường hợp đặc biệt là 1A hay 10A ).
Cuộn sơ cấp của biến dòng có số vòng rất nhỏ, chỉ một vài vòng ,còn cuộn thứ cấp có số
vòng nhiều hơn và luôn luôn được nối đất đề phòng khi cách điện giữa cuộn sơ cấp và thứ
cấp bị chọc thủng thì không nguy hiểm cho dụng cụ phía thứ cấp và cho con người.
Phụ tải thứ cấp của biến dòng điện rất nhỏ vì vậy có thể coi biến dòng luôn làm việc ở
trang thái ngắn mạch. Trong trường hợp không có tải phải nối đất cuộn thứ cấp để tránh
quá điện áp .
VI.3.7 Máy biến điện áp đo lường BU
Biến áp đo lường dùng để biến đổi điện áp từ trị số lớn xuống trị số thích hợp để cung
cấp cho các dụng cụ đo lường , Relay và tự động hóa.
Các dụng cụ thứ cấp được tách ra khỏi mạng điện cao áp nên rất an toàn cho con người.
Một trong các đầu ra cuộn dây thứ cấp được nối đất .
Các dụng cụ phía thứ cấp của BU có điện trở rất lớn nên có thể coi BU làm việc ở chế độ
không tải .
VI.3.8 Thiết bị chống sét
Là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện, tránh hỏng hóc cách điện do quá điện áp
cao từ khí quyển (sét) tác động vào.
VI.3.9 Chống sét van
Thiết bị chống sét là thiết bị nối song song với thiết bị điện dùng để bảo vệ chống quá
điện áp khí quyển.

VI.3.10 Bẩy sóng


Bẩy sóng là tổ hợp 2 phần tử gồm cuộn kháng và tụ điện đấu song song với nhau nhằm
lọc ra các tín hiệu có tần số cao hơn tần số công nghiệp (50 Hz ) được truyền trên đường
dây liên tục.

59
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VII. CÁC THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG NƯỚC, XỬ LÝ HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG


VII.1 Hệ thống nước làm mát
VII.1.1. Giới thiệu
Hệ tống này bao gồm tất cả các thiết bị có quan hệ đến việc cung cấp nước làm mát.
Thiết bị tua bin- máy phát cần làm mát được cung cấp bằng nước làm mát với các đường
ống dẫn nước với một áp suất xấp xỉ 3.0 bar và nước này được đưa đi nhờ việc bơm và
được làm mát trong tháp làm mát dạng mưa (rót nước từ trên xuống) trước khi được đưa
đi trao đổi nhiệt cho các khối thiết bị.
Thiết bị chuyên biệt được dùng với việc lắp đặt van cô lập cho cả đường đi và về của
hệ thống trao đổi nhiệt ở vị trí cần thiết. Các thiết bị như là đồng hồ hiển thị nhiệt độ tại
chỗ cho các khối thiết bị được lắp đặt ở nơi có thể dễ dàng giám sát nhiệt độ.
Việc cấp nước thêm sẽ là cần thiết để bù lại lượng nước bay hơi trong qúa trình trao
đổi nhiệt. Việc cung cấp này được thực hiện nhờ việc lấy nước từ bồn nước thô (raw
water tanks) qua các bơm nước cấp (make up pump).
Hệ thống nước làm mát bao gồm các phần sau đây:
o Hai bơm nước tuần hoàn làm mát với 200% lưu lượng cho một tổ máy. Bình
thường chí có một bơm hoạt động, bơm kia được đặt ở trạng thái dự phòng.
o Một tháp làm mát (cooling tower).
o Các bộ làm mát cho từng khối thiết bị cụ thể.
o Hai bơm cấp thêm nước tuần hoàn cho hệ thống với lưu lượng 100% cho mỗi bơm.
Bình thường một bơm vận hành và một bơm dự phòng.
VII.1.2. Các khối thiết bị được làm mát:
Nước làm mát tua bin khí được cung cấp đến mỗi bộ làm mát như sau:
o Bộ làm mát dầu bôi trơn tua bin hơi
o Bộ làm mát dầu điều khiển tua bin hơi
o Bộ làm mát khí H2 máy phát điện tua bin hơi
o Bộ làm mát dầu chèn tua bin hơi
o Bộ làm mát cho gió purge
o Bộ làm mát cho dầu bôi trơn của gió purge
VII.1.3. Các bơm tuần hoàn nước làm mát
Hai bơm nước tuần hoàn làm mát với 200% lưu lượng cho một tổ máy. Bình thường
chí có một bơm hoạt động, bơm kia được đặt ở trạng thái dự phòng. Bơm tuần hoàn nước
làm mát đưa nước làm mát mà nước này đã được làm nguội (giảm nhiệt độ) bởi tháp làm
mát tới các bộ làm mát.

60
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hệ thống nước làm mát này tuần hoàn hở, nước sau khi đi làm mát sẽ được thu hồi về
nhờ đường ống rồi đưa lên phía trên của tháp sau đó phun vào trong tháp và tuần hoàn
qúa trình này nhờ bơm.
- Trước mỗi bơm có 1 bộ lọc để loại đi các chất bẩn không cần thiết.
- Một đồng hồ hiển thị sai biệt áp suất được đặt ở hai đầu của bộ lọc nhằm giúp
người vận hành viên dễ dàng biết được độ bẩn của nước làm mát.
- Một công tắc áp suất nhằm đưa tín hiện để chạy bơm dự phòng khi có sự cố ở bơm
đang vận hành.
- Một đồng hồ hiển thị áp suất đặt ở đầu hút của bơm.nhằm hiển thị áp suất đầu hút
của bơm nước làm mát tuần hoàn.
- Một đồng hồ hiển thị áp suất đặt ở đầu thoát của bơm nhằm hiển thị áp suất đầu
thoát của bơm nước làm mát tuần hoàn.
Sau khi qua bơm nước sẽ được đưa đi làm mát và trở về tháp nhờ áp lực còn lại trong
đường ống.
Tuy nhiên trên đường nước làm mát tuần hoàn trở về còn có một bộ phát hiện rỏ rỉ khí H2.
VII.1.4. Chức năng của hệ thống
Như chúng ta biết các hệ thống trong nhà máy nhiệt điện hầu như hoạt động liên tục.
Trong đó có những thiết bị, hệ thống vận hành ở cường độ cao với một qúa trình tuần
hoàn kín. Điều này làm cho nhiệt độ của chúng tăng cao.
Chính vì thế hệ thống nước làm mát được sử dụng ở đây với chức năng là làm giảm
nhiệt độ của các thiết bị, hệ thống xuống một giá trị cho phép nhằm đảm bảo qúa trình
vận hành lâu dài và ổn định.
VII.2 Hệ thống xử lý nước
Nguồn tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng trong các nhà máy nhiệt điện. Để đảm
bảo chất lượng nước cung cấp cho chu trình nhiệt và các hệ thống khác trong dây chuyền,
các nhà máy nhiệt điện thường phải áp dụng các công nghệ xử lý nước hiện đại như: keo
tụ, lắng lọc, khử khoáng, xử lý nước bằng hoá chất,… Ngoài các công nghệ xử lý nước
truyền thống, hiện nay trên thế giới đã phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ xử lý tiên
tiến, với các công nghệ xử lý hiện đại.

VII.2.1. Sự cần thiết của xử lý nước.(Necessity of water treatment)


Nguồn nước tự nhiên đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người
cũng như các loài sinh vật. Hầu hết các các xã hội cổ đại trên thế giới đều được xây dựng
và phát triển bên cạnh các bờ sông lớn. Ngày nay, nguồn nước tự nhiên vẫn đóng vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo sức khoẻ của con người. Hàng ngày, con người vẫn phải
đối mặt với các vấn đề liên quan đến nước như: thiếu nước sạch, sự ô nhiễm nguồn nước,
nước cho công nghiệp,….Để giải quyết các vấn đề đó, chúng ta cần thiết phải có những
hiểu biết đúng đắn về bản chất của nguồn nước, về các công nghệ xử lý nước cững như
các kiến thức khoa học cơ bản về hoá học, vật lý học, sinh học,….Công nghệ xử lý nước
nói chung được chia làm 3 nhóm chính là phương pháp hoá học, phương pháp cơ học và
phuong pháp sinh học. Trong tài liệu này chúng tôi chỉ đi sâu vào xử lý nước bằng

61
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

phương pháp hoá học và đặc biệt là công nghệ xử lý nước trong các nhà máy nhiệt điện
cao và siêu cao áp.
Các nguồn nước tự nhiên thường có các tạp chất tạp chất. Các tạp chất này ở dạng các
chất rắn không hoà tan lơ lửng trong nước, các chất rắn hoà tan (ions), các chất hữu cơ và
các khí hoà tan. Các tạp chất này gây ra rất nhiều các vấn đề nghiểm trong cho việc sử
dụng các nguồn nước này. Cho dù cùng nguồn nước, nhưng việc sử dụng khác nhau sẽ
dấn đến các vấn đề hư hại khác nhau. Do đó, với các mục đích sử dụng khác nhau thì cần
thiết phải lựa chọn một công nghệ xử lý nước phù hợp và kinh tế nhất.

VII.2.2.Những kiến thức cơ bản về xử lý nước.(Basic chemistry for water treatment)


a. Nồng độ dung dịch (Units of solute concentration).
 Nồng độ phần trăm (%).
1% = 10000ppm
ppm : part per million; ppb : part per billion; ppt : part per trillion
1ppm =1000ppb=1000000ppt
Với các dung dịch vô cùng loãng, ta có thể coi tỷ trọng bằng 1. Khi đó ta có mối quan
hệ sau.
1ppm = 1mg/l
1ppb = 1µg/l
 Nồng độ M (Mol/lít)
 Nồng độ N (đương lượng/lít) – Equivalent concentration
Nồng độ đương lượng N (Normality) biểu thị số đương lượng gam của chất tan có
trong 1 lít dung dịch.
 Nồng độ đương lượng Cacbonat Canxi (mg CaCO3 /l)
Nồng độ đương lượng Canxi Cacbonat thường được xử dụng trong công nghệ xử lý
nước. Công thức tinh như sau:
ECal
CCal  C.
ES
Trong đó: CCal là nồng độ đương lượng Caxi ccbonat (mgCaCO3/l)
C nồng độ dung dịch cần chuyển đổi (mg/l)
ECal đương lượng gam của CaCO3 : 50g
Es đương lượng gam của chất tan trong dung dịch (g)
Ví dụ, dung dịch có nồng độ các ion Na+ là 46g/l và Cl- 71 g/l
chuyển sang nồng độ đương lượng Caxi ccbonat (mgCaCO3/l) sẽ là

62
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

50
Na+ : = 46. = 100 mgCaCO3/l
23
50
CL- : = 71. =100mgCaCO3/l
35.5
Như vậy, nồng độ Na và Cl đã được quy đổi tương đương sang nồng độ CaCO3.
b. Độ dẫn điện – Electrical conductivity
Độ dẫn điện của một chất là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất của chất đó.
Khi một chất điện ly hoà tan trong nước, độ dẫn của dung dịch tạo thành sẽ tăng lên. Do
đó, ta có thể nói, độ dẫn điện của dung dịch sẽ tỷ lệ thuận với nồng độ của dung dịch. Đơn
vị của độ dẫn là S/cm.
1 S/cm = 1/1
1 S/cm.= 10-6 S/cm = 1/106 = 1/1M
Độ dẫn của dung dịch cũng như của một chất chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi nhiệt độ của
môi trường. Khi nhiệt độ tăng, điện trở của dung dịch sẽ giảm và do đó độ dẫn của dung
dịch sẽ tăng. Và thường khi đo độ dẫn, người ta thường quy về độ dẫn ở 25oC.
Khi một chất điện ly hoà tan vào nước, độ dẫn của dung dịch có thể tính bằng công thức
sau:
EC = (C+.o+ + C-.o-).103
Trong đó: EC -Độ dẫn của dung dịch (S/cm),
C+, C- -Nồng độ đương lượng (N) của các cation và Anion
phân ly ra (mol đl/l),
o+ , o- -Độ dẫn riêng đương lượng của các ion (S.cm2/mol đddl.
Ví dụ: Nước tinh khiết ở pH = 7 thì nồng độ [H+] =[OH] = 10-7 mol/l
Độ dẫn riêng của H+ ở 25oC là 350 S.cm2/mol
Độ dẫn riêng của OH- ở 25oC là 198 S.cm2/mol
Độ dẫn của nước tinh khiết ở 25oC là:
EC = (10-7 .350 +10-7 .198).103 = 0,0548 (S/cm),
Bảng dưới cho ta biết Độ dẫn riêng đương lượng của các ion

63
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bảng 7.1: Độ dẫn riêng các Ion thông dụng

Cation 0° C 18° C 25° C 100° C Anion 0° C 18° C 25° C 100° C

H+ 225 315 350 630 OH– 105 171 198 450

Li+ 19.4 32.8 38.7 115 F- — 47.3 55.4 —

Na+ 26.5 42.8 50.1 145 Cl– 41.0 66.0 76.4 212

1/2
K+ 40.7 63.9 73.5 195 41 68.4 80.0 260
SO42–

NH4 + 40.2 63.9 73.6 180 SCN– 41.7 56.6 66.5 —

1/2 Mg2+ 28.9 44.9 53.1 165 NO2 – 44 59 72 —

1/2 Ca2+ 31.2 50.7 59.5 180 NO3 – 40.0 62.3 71.5 195

1/3 Al3+ 29 — 63 — H2PO4 – — — 57 —

1/2 Fe2+ 28 44.5 53.5 — HCO3 – — — 44.5 —

1/2
1/3 Fe3+ — — 68 — 36 60.5 72 —
CO32–

1/2 Cu2+ 28 45.3 56 — CN– — — 78 —

CH3COO
1/2 Zn2+ 28 45.0 53.5 — 20.1 35 40.9 —

c. Độ kiềm – Alkality
Độ kiềm của dung dịch khả năng trung hoà bằng axits của dung dịch đó. Có rất nhiều
ion gây ra độ kiềm trong nước (có khả năng phản ứng với H+), tuy nhiên trong thực tế ta
thường gặp các ion sau: OH_, CO3, HCO3-, trong hoá xử lý nước lò còn có các nấc phân ly
của ion phốt phát PO43-, Các ion này sẽ tạo ra một trạng thái cân bằng và cho ta giá trị
xác định độ kiềm hay pH. Trong công nghệ xử lý nước thường dung độ kiềm PP (pH ở
8,3) và độ kiềm hỗn hợp Mo (pH ở 4,3).
Đơn vị thường dung là mili đương lượng / lít (mE/lli); Micro đl/lít (E/l).
Dung dịch có độ kiềm Mo là 0,5 mE/l tức là cần 0,5 mili đương lượng axit để trung hoà
1lit dung dịch về pH = 4,3.
Trong công nghệ xử lý nước tự nhiên, nước tự nhiên thường chỉ có các ion gây ra độ kiềm
l à OH_, CO3, HCO3-, các Ion nà sẽ hình thành cân bằng động của dung dịch và ấn định
pH của dung dịch. Mối quan hệ giữa pH và độ kiềm thể hiện qua (Hình 7.1).

64
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hinh 7.1- Mối quan hệ giữa pH và độ kiềm


Nói chung ta có thể mô tả quan hệ đó như sau:
P = [OH] + 1/2[CO32- ]
M = [OH] + [CO32- ] + [HCO-3]
Nếu 2P < M thì [OH] = 0 và
[HCO-3] = M-2P
[CO32- ] = P
Nếu 2P = M thì [OH] = [HCO-3] = 0
[CO32- ] = P
N ếu 2P > M thì [CO32- ] = 0
2P – M = [OH]
Nếu P=0 thì độ kiềm tổng Mo là toàn bộ [HCO-3]
Nếu P =M thì toàn bộ độ kiềm là OH
Đối với nước lò hơi, do có thêm phốt phát và Amonia (NH4.OH) nên công thức độ
kiềm như sau:
P = [OH] + 1/2[CO32- ] + 1/3 [PO43- ]
M = [OH] + [CO32- ] + [HCO-3] + 2/3.[PO43- ]
(Kiềm do NH3 phân ly ra thể hiện trong [OH] )

65
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VII.2.3.Xử lý nước sơ bộ (raw water treatment)


a. Giới thiệu về quá trình xử lý nước bằng phương pháp keo tụ
Trong các nguồn nước tự nhiên, các tạp chất thường được phân làm hai loại chính là
các chất hoà tan ở dạng các Ion và các tạp chất không hoà tan tồn tại trong nguồn nước
dưới dạng các hạt keo hoặc huyền phù. Các tạp chất không hoà tan có kính thước càng
nhỏ càng khó lắng và thời gian lắng có thể kéo dài (xem bảng 7.2). Nguyên nhân khó lắng
là do sự điện ly hoặc sự hấp phụ xảy ra ngay trên bề mặt rắn của các hạt chất rắn không
hoà tan dẫn đến trên bề mặt các hạt rắn lơ lửng có tích điện cùng dấu, và do đó các hạt
keo sẽ đẩy nhau bằng lực đẩy tĩnh điện. Lực đẩy tĩnh điện sẽ thắng lực Van Der Waals
của các hạt keo dẫn đến các hạt keo rất khó tiến lại gần nhau để tạo thành hạt to hơn, có
khối lượng và tỷ trong lớn hơn dễ dàng cho quá trình lắng. Đặc trưng cho sự chênh lệch
điện tích của của bề mặt hạt keo và dung dịch này người ta gọi là thế Zeta. Tùy thuộc vào
mức độ lớn nhỏ của thế Zeta mà dung dịch keo sẽ ổn định (khó lắng), thế Zeta càng lớn,
các hạt keo càng nhỏ rất khó lắng.
Bảng 7.2- Mối quan hệ giữa đường kính hat keo và thời gian lắng

Đường kính
10-10 - 10-9 10-9 - 10-7 >10-7
hạt (m)

Phân loại dung dịch thực dung dịch keo vật huyền phù

Thời gian lắng 755 ngày 180 giờ


không lắng
(1 m chiều cao) ÷200 năm ÷ 2 năm

kết tủa
Phương pháp Keo tụ
Trao đổi ion tự nhiên, lọc
xử lý
lắng + lọc

Tuỳ thuộc vào yêu cầu chất lượng nước mà người ta cần phải lựa chon các công nghệ
xử lý nước phù hợp như: lắng sơ bộ, tuyển nổi, lọc, điều chỉnh pH, keo tụ, oxi hoá khử,
hấp phụ, trao đổi Ion,…Phương pháp keo tụ là phương pháp hoá học sử dụng các hoá chất
keo tụ và chất trợ lắng nhằm mục đích kết hợp các hạt keo, huyền phù lại thành các hạt có
kích thước lớn hơn dễ dàng cho quá trình lắng. Thông thường người ta sử dụng các muối
Fe3+ hay Al3+ làm chất keo tụ, chất trợ lắng là hợp chất cao phân tử tổng hợp. Các chất
keo tụ sẽ trung hoà điện tích bề mặt của các hạt keo, huyền phù trong nước làm phá vỡ thế
cân bằng cũ và hình thành hệ cân bằng mới. Kết quả các hạt có thể tiến lại gần nhau và
kết hợp lại với nhau tạo thành các bông bùn nhỏ (Microfloc). Chất chợ lắng sẽ kết hợp
các bông bùn nhỏ để hình thành các bông bùn lớn (Macrofloc) hơn dễ dàng cho quá trình
lắng, lọc.
Đối với nhà máy nhiệt điện công suất cao, nước dùng cho chu trình nhiệt là nước khử
khoáng đã qua các cột trao đổi Ion. Điều kiện bắt buộc đối với nguồn nước đầu vào của
66
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

hệ thống khử khoáng là phải loại bỏ được các tạp chất không hoà tan ở dạng các hạt keo
hay huyền phù (hoặc nước có độ đục ≤ 2NTU). Điều kiện này nhằm đảm bảo các hạt keo
không bít các lỗ mao quản có kích thước rất nhỏ của các hạt trao đổi Ion, làm cản trở quá
trình vận chuyển các Ion và phản ững trao đổi Ion xả ra bên trong hạt trao đổi. Chính vì lý
do đó, trong hệ thống xử lý của nhà máy nhiệt điện, hệ thống xử lý nước keo tụ, lắng lọc
phải đặt trước hệ thống khử khoáng.
b.Nguyên lý cấu tạo của hạt keo
Như trên đã trình bày, nguồn nước tự nhiên có rất nhiều các tạp chất không hoà tan có
kích thước khác nhau. Chiếm tỷ lệ lớn trong đó và cũng rất khó tách bỏ đó chính là các
hạt keo và vật huyền phù (từ đây gọi chung là các hạt keo). Thông thường các nhân keo
trong nước tự nhiên tích điện âm trên bề mặt. Nguyên nhân tích điện trên bề mặt của các
hạt keo là do quá trình điện ly của chính vật chất cấu tạo lên hạt keo hoặc do quá trình hấp
phụ các hydroxide kim loại lên trên bề mặt hạt keo. Điện tích âm trên bề mặt hạt keo sẽ
hút các Cation và đẩy các Anion có trong môi trường nước. Kêt quả là hình thành lớp
điện tích kép từ a đến d – electrical double layer- bao quanh các hạt keo (như hình vẽ).
Như vậy, các hạt keo trong môi trường nước (hay còn gọi là các Mixen keo) gồm 2 phần
là nhân keo và lớp điện tích kép trên bề mặt như hình vẽ.

Hinh 7.2 - Cấu trúc của lớp điện tích kép trên bề mặt hạt rắn trong nước
c. Hấp phụ trung hoà điện tích (Adsorption for neutralization of charge)
Khi một lượng đủ chất keo tụ được hoà trộn vào nước, như các ion Al3+, Fe3+, các Ion
này ngay lập tực sẽ bị thuỷ phân và hình thành các hydroxit kim loại như theo các phương
trình:
Me3+ + H2O ↔ Me(OH)2+ + H+ K1
Me(OH)2+ + H2O ↔ Me(OH)21+ + H+ K2
67
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Me(OH)21+ + H2O ↔ Me(OH)3 + H+ K3


Me(OH)3 + H2O ↔ Me(OH)4- + H+ K4
Đối với các Al (III) và Fe(III), hydroxide Me(OH)3 có độ hoà tan rất thấp trong môi
trường nước và chúng kết tủa trong một dải pH nhất định. Các kết tủa này đóng một vai
trò quan trọng trong quá trình keo tụ. Hằng số cân bằng của các kết tủa Me(OH)3 (hay
còn gọi tích số hoà tan) tính theo phương trình sau:
Me(OH)3 (s) ↔ Me3+ + 3 OH- Ks
Ks = [Me3+].[OH-]3
Các hằng số cân bằng của các Hydroxide Al(III) và Fe(III) ở 25oC như sau:
Bảng 7.3 - Hằng số cân bằng của các Hydroxide Al(III) và Fe(III) ở 25oC

pK1 pK2 pK3 pK4 pKs

AL3+ 4,95 5,6 6,7 5,6 31,8

Fe3+ 2,20 3,5 6,0 10 38

d.Tạo bông phèn liên kết các hạt keo tự nhiên (Colloid Entrapment):
Đây là một lý thuyết được ứng dụng rộng rãi trước đây. Khi một lượng dư chất keo tụ
như phèn nhôm, phèn sắt đưa vào trong môi trường nước. Lượng chất keo tụ vượt xa mức
cần thiết cho trung hoà điện tích trên bề mặt hạt keo. Một lượng nhỏ chất keo tụ vẫn tham
gia vào quá trình trung hoà điện tích bề mặt các hạt keo tự nhiên. Tuy nhiên, lượng lớn
các chất keo tụ Al3+; Fe3 sẽ nhanh chóng hình thành các kết tủa hydroxide có kích thước
lớn hay còn gọi là bông phèn, bông nhôm (như Al(OH)3 (s) ; Fe(OH)3 (S); … ). Khi đó, các
bông phèn sẽ kéo theo các các hạt keo tự nhiên hoặc các tạp vật có trong môi trường nước
tạo thành các bông bùn lớn hơn.
Dõ ràng phương pháp này sẽ tiêu tốn một lượng lớn chất keo tụ hơn so với phương
pháp trung hoà điện bề mặt hạt keo. Đây chính là cơ sở cho việc định lượng phèn một
cách tối ưu cho vận hành hệ thống lắng lọc. Trong thực tế vận hành bể lắng, chỉ cần đảm
bảo môi trường pH, lượng dư phèn nhôm đưa vào vẫn đảm bảo cho bể lắng đạt các yêu
cầu về độ trong, lắng lọc. Ưu điểm nổi bật của phương pháp tạo bông phèn để keo tụ
chính là không phụ thuộc vào bản chất nguồn nước cần sử lý. Tạp chất cần loại bỏ có thể
là hạt keo, vi sinh vật, các tạp chất hữu cơ,…Chính vì lý do đó, phương pháp này vẫn
được áp dụng rộng rãi trong công nghệ xử lý nước thải bẩn, đặc biệt là đối với các nguồn
nước thải có nhiều tạp chất hữu cơ.
e. Tạo cầu nối các hạt keo (Bridging):
Trong công nghệ xử lý nước những năm gần đây, việc nghiên cứu và ứng dụng các
chất keo tụ và trợ lắng có nguồn gốc là những chất Polymer hữu cơ đang ngày càng phát
triển. Trong lý thuyết này (Bridging theory), các chất keo tụ hữu cơ không những đóng
vai trò trung hoà điện tích của các hạt keo tự nhiên trong nước mà còn tạo cầu nối giữa
các hạt keo, liên kết chúng lại với nhau. Do vậy, việc hấp phụ các Polymer nên bề mặt
68
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

của các hạt keo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong công nghệ này. Các hợp chất keo tụ
Polymer thường là các các hợp chất cao phân tử khối lượng thấp (từ vài nghìn đến vài
trăm nghìn đvc). Các nhóm chức năng điện tích dương thường là nhóm Amin hoặc
ammonium cloride (-NH3Cl).
Chất keo tụ Polymer có hiệu quả hơn hẳn các chất keo tụ vô cơ. Do khả năng tích
điện (hoá trị) rất cao nên khả năng trung hoà điện cũng cao hơn hẳn các chất keo tụ vô cơ.
Người ta có thể kết hợp sử dụng chất keo tụ vô cơ và hữu cơ để làm tăng hiệu quả keo tụ.
Chúng có thể được bơm vào cùng một thời điểm mà không gây ra các ảnh hưởng cản trở
lẫn nhau.

Hinh 7.3 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thô


f. Thiết bị bể lắng trong
Thiết bị chính trong trong hệ thống sử lý sơ bộ là bể lắng. Toàn bộ quá trình keo tụ,
điều chỉnh pH, lắng tách bùn xảy ra trên bể lắng. Bể lắng sẽ được thiết kế để đảm bảo về
thời gian lưu của nước và đường đi của dòng nước thuận lợi cho quá trình lắng. Trong bể
lắng, tốc độ quá trình lắng phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như kích thước bông bùn, tỷ
trọng các bông bùn, độ nhớt của nguồn nước. Việc sử dụng chất keo tụ sẽ làm tăng quá
trình lắng bằng cách tăng kích thước của bông bùn. Bên trong bể lắng, đường đi của nước
sẽ được thiết kế làm sao đảm bảo thuận lợi cho quá trình phân tách bông bùn và nước,
đồng thời một lượng bùn nhất định được tái tuần hoàn hoà trộn với nguồn nước vào làm
mầm phát triển bùn. Đối với các bể lắng dạng dòng nước đi từ dưới lên thì trong khoang
lắng trong hình thành lớp bùn loãng có tác dụng như lớp màng lọc giữ các bông bùn tự
trong khoang phân ly đưa ra. Hoá chất keo tụ phèn nhôm, kiềm được bơm vào đầu dòng
nước vào nhằm mục đích khuấy trộn mạnh thúc đẩy các quá trình hấp phụ, trung hoà và
hình thành các bông bùn nhỏ (hoặc có thể được thiết kế hệ thống keo tụ riêng, trước khi đi
69
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

vào bể lắng). Chất trợ lắng được bơm vào khoang phản ứng, nơi có tốc độ khuấy trộn vừa
phải để hình thành các bong bùn lớn hơn.
g. Thiết bị lọc
Nước sau sử lý keo tụ và lắng tuy đã loại bỏ được phần lớn các chất rắn lơ lưng, phần
ngoại dạng trong suất, nhưng vẫn còn các bông bùn kéo theo (huyền phù). Các bông bùn
này sẽ làm bẩn hệ thống khử khoáng sau đó, giảm hiệu suất làm việc của tháp khử
khoáng. Do đó, người ta thường thiết kế bể lọc sau bể lắng để loại bỏ các bông bùn tàn dư
đó.
Quá trình lọc là tổng hợp của hai quá trình quá trình hấp phụ giữa các bề mặt vật rắn và
quá trình ngăn giữ cơ giới. Trong quá trình nước đi từ trên xuống, chảy qua các khe hở
giữa các hạt vật liệu lọc, các bông bùn sẽ bị giữ lại dưới tác dụng của quá trình hấp phụ và
ngăn cản cơ giới. Các lớp bùn sẽ dần dần hình thành cả trên bề mặt và bên trong nội tại
khối hạt lọc làm giảm kích thước các khe lọc dẫn đến chất lượng nước lọc theo thời gian
sẽ tăng lên. Quá trình đó cũng sẽ làm tăng độ chênh áp P (hay còn gọi là tổn thất cột
nước) giữa đầu vào và đầu ra của bể lọc và do đó làm giảm hiệu lực làm việc của bể bể
lọc. Chính vì lý do đó, sau một thời gian làm việc, bể lọc cần được rửa ngược nhằm tách
bỏ các bông bùn bám trên vật liệu lọc, phục hồi khả năng làm việc của bể lọc.

VII.2.4.Xử lý nước khử khoáng (demineralizer water)


Nguyên liệu nước cho các nhà máy điện thường là các nguồn nước tự nhiên. Các
nguồn nước tự nhiên thường có các tạp chất là: chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan, chất
hữu cơ, các khí hòa tan...Việc sử dụng các nguồn nước này mà không qua sử lý, hoặc xử
lý không tốt sẽ gây ra một số nguy hại cho việc vân hành an toàn các thiết bị nhiệt và làm
giảm hiệu suất của lò hơi. Một số hiện tựợng thường gặp tại các nhà máy nhiệt điện khi
chất lượng nước không tốt như sau:
Bảng 7.4

Hiện tượng Hậu quả Nguyên nhân

- Làm giảm hiệu suất lò hơi do - Do độ cứng, silica từ nước khử


đóng cáu (độ cứng, silica, oxit khoáng, hoặc các nguồn khác mang
kim loai) bám trên bề mặt ống vào lò.
Đóng cáu truyền nhiệt. - Do sản phẩm ăn mòn kim loại xảy
- Gây dãn nở hoặc nổ đường ra trên đường ống, thiết bị nhiệt.
ống sinh hơi. - Áp dụng chế độ xử lý nước lò,
nước cấp không đúng.

-Gây ăn mòn đường ống, thiết - Do O2; CO2 và các tạp chất ăn mòn
bị nhiệt do sự có mặt của khác từ nước khử khoáng, hoặc các
Ăn mòn O2/CO2. nguồn khác mang vào.
- Sản phẩm của quá trình ăn - Do thiết bị khử khí vận hành không
mòn sẽ đóng cáu trên đường
70
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

ống trao đổi nhiệt ống sinh hơi. đúng chế độ.
- Do áp dụng chế độ xử lý nước lò,
nước cấp không đúng dẫn đến pH
giảm

Làm giảm chất lượng hơi, gây - Do hiện tượng sôi bồng trong bao
Hơi cuốn đóng cáu silica trên cánh hơi.
(bẩn hơi nước) turbine hoặc đường ống quá - Do nồng độ muối trong bao hơi
nhiệt. cao, chất lượng nước lò vi phạm.

Sau khi sử lý sơ bộ loại bỏ các hạt rắn không hòa tàn, trong nước vẫn còn nhiều tạp
chất ở dạng hòa tan. Các tạp chất hòa tan này sẽ phân ly trong nước tạo thành các Cation
và Anion quyết định đến tính chất dẫn điện của nước. Do đó độ dẫn điện của nước sẽ cho
biết độ sạch của nước, độ dẫn điện càng thấp thì độ sạch của nước càng cao. Để loại bỏ
các tạp chất hòa tan ở dạng ion người ta thường dùng phương pháp trao đổi ion. Phưong
pháp này có thể khử ngần như triệt để các tạp chất ở dạng ion trong nước, độ bền vững
của hạt nhựa cao và có khả năng tái sinh, tái sử dụng. Chính vì lý do đó phương pháp trao
đổi ion là rất cần thiết để xử lý nước cấp cholò hơi nhà máy điện.

Hinh 7.4 - Sơ đồ nguyên lý hệ thống khử khoáng

VII.2.5.Xử lý nước trong lò (boiler water treatment)


Nước là nguyên liệu chủ yếu trong nhà máy nhiệt điện để tạo ra hơi nước. Nước sau
khi vào lò hơi được hấp thụ nhiệt năng của nhiên liệu do đốt cháy toả ra biến thành hơi
nước. Hơi nước sinh ra trong lò hơi đi qua bộ quá nhiệt để nâng cao nhiệt độ và được dẫn
vào tua bin. Tại đây thực hiện việc chuyển biến nhiệt năng thành cơ năng làm quay tua
bin. Máy phát điện có vai trò biến cơ năng thành điện năng. Thiết bị chính của nhà máy
nhiệt điện là lò hơi và turbine. Để đảm bảo thiết bị vận hành an toàn, kinh tế, yêu cầu chất
lượng nước dùng cho lò hơi phải rất chặt chẽ và đạt các chỉ tiêu quy định của nhà chế tạo.
71
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

a. Xử lý nước trong lò
Tuy nước cung cấp cho lò hơi là nước khử khoáng nhưng cũng không thể loại bỏ hết
các tạp chất hóa học. Các tạp chất hóa học này sau một thời gian vận hành sẽ tích tụ đến
một nồng độ đủ lớn. Đồng thời, ở điều kiện nhiệt độ, áp suất cao, các tạp chất hóa hoc này
có thể gây nên hiện tượng ăn mòn và đóng cáu cặn. Để hạn chế tối thiểu các hiện tượng
nguy hại này người ta sử dụng các hóa chất hợp lý các tạp chất trong môi trường nước,
bao gồm xử lý nước lò, nước ngưng, nước cấp. Các hợp chất hóa học này sẽ có một số
tính năng chính sau:
 Chuyển đổi những chất dễ đóng cáu sang dạng cấn nước(hạt kết tuả ở dạng bùn nhão,
lơ lửng trong nước lò, không kết tinh, dễ dàng thải ra ngoài khi Blowdown).
 Điều chỉnh pH nước lò trong một dải nhất định để giữ cho Silica, Mg tồn tại ở dạng
hòa tan trong nước, không tồn tại ở dạng dễ đóng cáu.
 Tách oxy hòa tan trong nước ngưng, nước cấp.
 Điều chỉnh pH của nước ngưng, nước cấp trong dải nhất định, ngăn chặn quá trình ăn
mòn thiết bị do Oxy và CO2 hòa tan trong nước.
 Ngăn chặn hiện tượng hơi cuốn, làm bẩn hơi nước.
b. Xử lý nước bao hơi (Boiler Water Treatment)
Trong bao hơi, hiện tượng nguy hại chính là hiện tượng đóng cáu và ăn mòn. Khi
không có hợp chất xử lý nước lò, các tạp chất độ cứng, hợp chất Silica dễ dàng đóng cáu,
pH của nước lò thấp gây hiện tượng ăn mòn (như ta đã biết ở phần trên). Để xử lý các vấn
đề này người ta người ta sử dụng hợp chất xử lý nước lò (boiler compound), hóa chất này
có hai chức năng chínhsau:
 Ngăn chặn sự đóng cáu xảy ra trong bao hơi và đường ống sinh hơi.
 Điều chỉnh pH của nước lò hạn chế quá trình ăn mòn và đóng cáu.
Đối với lò cao áp và trung áp, hợp chất xử dụng để xử lý nước lò thường là Trisodium
phosphate (Na3PO4). Khi không có hợp chất xử lý nước lò, các hợp chất độ cứng, hợp
chất silica sẽ đóng cáu cứng bám chắc trên bề mặt thiết bị là CaCO3; CaSiO3; MgSiO3.
Khi có mặt hợp chất xử lý nước lò, các ion này sẽ chuyển về dạng các hợp chất cấn nước,
tồn tại ở dạng các hạt bùn nhão lơ lửng trong nước bao hơi, không gây đóng cáu bám. Với
Caxi phản ứng như sau:
10.Ca2+ + 6.PO43- + 2.OH- -> [Ca3(PO4)2]3.Ca(OH)2 (Hydroxyapatide)
Với ion Mg2+, do tích số hòa tan khác nhau, ion Mg2+ không phản ứng tạo kết tủa với
ion phốt phát mà phản ứng với ion OH- và ion silicat tạo ra kết tủa Mg(OH)2 , MgSiO3 ở
dạng cấn nước lơ lửng trong nước, phản ứng như sau:
Mg2+ + 2.OH- -> Mg(OH)2
Mg2+ + HSiO3- + OH- -> MgSiO3 + H2O

72
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Riêng với cáu MgSiO3, ở pH thấp sẽ có xu hướng kết tủa thành cáu cứng bám trên bề mặt
thiết bị, nhưng ở pH cao cáu này sẽ tồn tại ở dạng lơ lửng trong nước, dễ dàng xả bỏ ra
ngoài.
Với silic, thường được đưa vào lò dưới dạng HSiO3-, khi ở pH thấp sẽ dễ dàng tạo cáu
bám dạng SiO2 do H2SiO3 nhiệt phân tạo thành, theo phản ứng:
HSiO3 + H+ -> H2SiO3 -> H2O + SiO2
Nhưng ở pH cao hơn, silic sẽ tồn tại ở dạng SiO3-, hòa tan trong nước ở dạng Na2SiO3:
HSO3- + OH- -> SiO32- + H2O
Tuy nhiên ở pH quá cao, cộng thêm nhiệt độ cao trên 300oC, nước lò sẽ gây ăn mòn kim
loại do tính kiềm. Do vậy, cần phải khống chế pH nước lò trong một dải nhất định, theo
tiêu chuẩn, pH nước lò thường khống chế trong khoảng 8,5 -9,8.
Về tác dụng điều chỉnh pH, phosphate trong nước lò sẽ thủy phân một phần làm tăng trị
số pH của nước lò theo phương trình:
PO43- + H2O  HPO42- + OH-

VII.2.6.Xử lý nước ngưng - nước cấp (Feedwater Treatment)


Vấn đề thường gặp đối với tuyến nước ngưng và nước cấp đó là hiện tượng ăn mòn
kim loại. Có hai yếu tố gây ăn mòn kim loại đó là yếu tố cơ học và hóa học. Yếu tố cơ
học là kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dòng nước có lưu lượng cao bào mòn dần bề
mặt kim loại theo thời gian vận hành. Yếu tố hóa học là kim loại bị ăn mòn hóa học khi
tiếp xúc với môi trường nước, tốc độ ăn mòn hóa học càng cao khi trong môi trường nước
có mặt khí hòa tan là oxi và CO2 , như đã trình bày ở phần trên. Hai quá trình ăn mòn này
sẽ tác động kết hợp làm tăng tốc độ ăn mòn kim loại. Để hạn chế quá trình ăn mòn trong
lò hơi và tuyến nước ngưng, nước cấp người ta dùng các biện pháp hóa, lý nhằm loại bỏ
các khí hòa tan oxy, CO2.
VII.3 Hệ thống xử lý nước thải

VII.3.1 Mục đích, ý nghĩa.


Trong các nhà máy nhiệt điện, thường có một lượng nước thải đáng kể hàng ngày thải
ra. Nguồn nước thải này có thể bị nhiễm bẩn cả về tạp chất cơ học, hoá học, các tạp chất
này có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Chính vì lý do đó, cần thiết phải xử lý
các nguồn nước thải của nhà máy, tránh gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng
đến đời sống, sức khoẻ và sản xuất của nhân dân địa phương xung quanh khu vực nhà
máy.
Nguồn nước thải của nhà máy do nhiều nguồn khác nhau. Việc xử lý các nguồn
nước này cũng cần xử dụng các công nghệ hợp lý khác nhau để có thể xử lý một cách
triệt để các nguồn nước thải đó. Trong nhà máy, các nguồn nước thải được phân loại và
xử lý theo 3 hệ thống chính là Hệ thống nước thải chính; Hệ thống nước thải nhiễm dầu;
hệ thống nước thải vệ sinh.

73
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VII.3.2 Hệ thống nước thải chính


Hệ thống nước thải chính chủ yếu xử lý nguồn nước thải từ khu vực lò hơi, bao gồm
nước xả lò hơi(blowdown), nước thải từ khu vực FGD (khử lưu huỳnh), ngoài ra còn có
nước thải từ hệ thống xử lý nước sơ bộ (là nguồn nước rửa ngược bể loc). Nguồn nước
thải này có đặc điểm có pH không ổn định, lượng tạp vật cơ học nhiều và lưu lưọng về
không ổn định. Toàn bộ nguồn nước thải chính được bơm về hệ thống sử lý nước thải và
được chứa vào hai bể tiền lưu (Pre-retention Tank, dung tích khoảng 2000 m3), và bể lưu
trữ (Retention Tank, dung tích khoảng 1000m3). Hai bể có dung tích lớn nhằm mục đích
làm bước đệm ổn định cho việc vận hành hệ thống sau đó. Tại hai bể, có hệ thống bơm
hóa chất HCl, NaOH để điều chỉnh pH và hệ thống xục khí để khuấy trộn tránh hiện
tượng tích bùn trong hai bể này. Nước thải từ hai bể lưu trữ tiếp tục được bơm tiếp sang
một bể chứa để điều chỉnh pH lần cuối cùng trước khi chảy tràn sang bể lắng Clarifier.
Trong bể lắng, phèn nhôm và chất trợ lắng Polymer được bơm vào bể cho mục đich keo
tụ các tạp chất lưo lửng nhằm tạo bông bùn có kích thước lớn thuận lợi cho quá trình tách
các chất rắn lơ lửng. Phần nước trong, từ bể lắng, chảy tràn sang bể chứa nước trong và
hòa cùng với phần nước trong sau xử lý của các hệ thống nước thải nhiễm dầu và nước
thải vệ sinh để tiếp tục được bơm qua hệ thống lọc. Phần bùn tách ra từ đáy bể lắng được
bơm qua bể tích bùn để một lần nữa tách bùn triệt, thải bùn ra ngoài qua hệ thống thải xỉ,
phần nước trong sẽ chảy tràn về bể chứa nước trong.
Phần nước trong chung từ 3 hệ thống nước thải chính, hệ thống nước thải nhiễm dầu,
hệ thống nươớc thải vệ sinh sẽ được tập trung tại bể chứa nước trong. Từ đây, nước trong
được bơm qua hệ thống bình lọc áp lực than-cát, và bình lọc chứa than hoạt tính. Bình
lọc áp lực than-cát nhằm mục đích tách các bông bùn nhỏ, không tách trong quá trình
lắng. Nước từ bình lọc than-cát tiếp tục chạy sang bình lọc than hoạt tính. Do tính chất
hấp phụ cao của than hoạt tính, đặc biệt là than hoạt tính có ái lực cao với các chất hữu
cơ, các kim loại nặng nên một số các tạp chất độc hại sẽ bị hấp phụ và bị giữ lại như: các
tạp chất hữu cơ gây màu, mùi, các hạt keo, các ion kim loại nặng, các anion bán kính
lớn....Phần nước trong sau xử lý lắng, lọc đạt yêu cầu các chỉ chất lượng nước thải theo
các tiêu chuẩn quy định (thông thường là chất lượng nước thải loại A) sẽ được bơm thải
ra ngoài môi trường.

VII.3.3 Hệ thống nước thải nhiễm dầu.


Hệ thống nước thải nhiễm dầu xử lý toàn bộ nguồn nước thải có nhiễm dầu của nhà
máy như: từ khu vực lò hơi, khu vực máy nghiền, khu vục trạm biến thế, khu vực bể dầu
FO. Đặc điểm của nguồn nước này là có nhiều tạp vật là các chất dầu, mỡ công nghiệp.
Toàn bộ nguồn nước thải này được bơm về bể tách dầu nổi (API : ) của trạm xử lý nước.
Tại đây, bể tách dầu nổi có dung tích 1000m3 ổn định dòng nước và tách phần dầu nổi
qua hệ thống máng gạt dầu nổi. Phần nước sau bể API còn lẫn dầu trong nước được bơm
qua bình tách dầu tinh (CPI: corrugated plate interceptor). Tại đây, nước nhiễm dầu chảy
qua các tấm nhựa cong ríc zắc với lưu lượng thấp, do tiếp xúc ma sát, phần dầu lẫn trong
nước sẽ dần tích tụ thành kích thước lớn nhẹ hơn nước và nổi lên trên, tách ra khỏi dòng
nước và chảy tràn ra bể chứa dầu thải. Phần nước trong sau bộ tách dầu tinh sẽ chảy về
tập chung ở bể chứa nước trong để chuẩn bị cho quá trình lọc tiếp theo như mô tả ở trên.
74
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VII.3.4 Hệ thống nước thải vệ sinh


Hệ thống nước thải vệ sinh xử lý toàn bộ nguồn nước thải vệ sinh khu vực nhà máy.
Nguồn nước thải này có đặc điểm lẫn nhiều các tạp chất hữu cơ chưa phân huỷ. Nguồn
nước thải này chảy tự nhiên về bể chứa và được loại bỏ các tạp vật qua hệ thống lưới chắn
rác và hệ thống cào rác. Phần nước thải sẽ được bơm qua bể xục khí, tại đây các chất hữu
cơ có trong nước thải sẽ bị oxy hóa nhờ các vi sinh vật sẵn có. Quá trình này được tăng
tốc nhờ hệ thống quạt xục khí cung cấp không khí cho quá trình oxy hoá tạp chất hữu cơ
nhờ các vi sinh vật. Phần nước trong từ bể này sẽ chảy tràn sang bể lắng, tại đây xảy ra
quá trình lắng tách bùn. Phần bùn được bơm trở lại bể xục khí làm tăng quá trình khuấy
trộn và tiếp xúc, thúc đẩy qúa trình oxy hoá tạp chất hữu cơ. Nước trong chảy tràn sang
bình chứa để tiếp tục quá trình xử lý lọc sau đó. Hệ thống lọc than hoạt tính đảm bảo quá
trình tách các tạp chất hữu cơ một cách triệt để.

75
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hinh 7.5 - Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

76
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VII.3.5 Hệ thống giám sát chất lượng vận hành hệ thống


Việc giám sát chất lượng và thông số vận hành được thực hiện hàng ngày trong ca vận
hành. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống vận hành ổn định và an toàn, tránh những sự cố
và khyếm khuyết chủ quan. Việc giám sát thông số được tiến hành qua hai hình thức.
a. Giám sát tự động
Quá trình giám sát thông số tự động được các thiết bị phân tích lắp trên dây chuyền hệ
thống thực hiện liên tục. Kết quả phân tích được chuyển về máy tính giám sát và hiển thị
dưới dạng các đồ thị đặc tuyến theo thời gian. Thông thường đây là các thông số quan
trọng nhưng có phương pháp đo đơn giản như: pH; độ dẫn; silica; nồng độ,…
b. Thí nghiệm mẫu
Đây là quá trình lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Các mẫu được lấy
tại các điểm lấy mẫu được thiết kế trong dây chuyền công nghệ. Đây là các mẫu gián
đoạn, thực hiện bằng tay, nên có độ trễ về thời gian. Do vậy, thông số này dùng mục đích
kiểm tra, đánh giá các thông số có tầm ảnh hưởng nhỏ đến dây chuyền, đặc biệt là đánh
giá mức độ tin cậy của các thông số tự động.
Để tiến hành làm các mẫu thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoá thì cần thiết phải có
kiến thức cơ bản về hoá học phân tích. Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi không
trình bày các phần lý thuyết hoá học phân tích cơ bản. Các phương pháp phân tích xác
định các thông số, xác định hàm lượng các chất được tiêu chuẩn hoá trong các bộ tiêu
chuẩn. Bạn đọc có thể tham khảo các tài liệu tiêu chuẩn phân tích như TCVN; ASTM;
ISO; JIS;….
Dưới đây là một số các thông số quan trọng và các phương pháp phân tích, dụng cụ và
thiết bị phân tích thường được dùng trong các hệ thống xử lý nước các nhà máy nhiệt
điện.

Bảng 7.1 - Các chỉ tiêu giám sát vạn hành hệ thống

Dụng cụ và thiết bị,


STT Thông số giám sát hệ thống
phương pháp phân tích

1 Hệ thống xử lý nước thô

1.1 Kiểm tra độ đục nước nguồn Máy đo độ đục

1.2 Kiểm tra độ kiềm nước nguồn; nước trong Phương pháp chuẩn độ
khoang phản ứng; nước ra bể lắng thể tích

1.3 Kiểm tra thế Zeta của nước vào ra bể lắng Máy đo thế Zeta

1.4 Kiểm tra độ pH nước vào, ra bể lắng Máy đo pH

2. Hệ thống khử khoáng

77
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

2.1 Kiểm tra độ cứng các điểm: nước đầu vào; vết Phương pháp chuẩn độ
độ cứng nước ra khử khoáng thể tích

2.3 Kiểm tra hàm lượng Silica nước ra hệ thống Phương pháp so màu
2B3T; sau khử khoáng quang phổ

2.4 Kiểm tra pH nước sau khử khoáng Máy đo pH

2.5 Kiểm tra độ kiềm: nước đầu vào; nước ra sau Phương pháp chuẩn độ
tháp Anion; nước ra sau hỗn hợp thể tích

2.6 Kiểm tra độ Axit nước ra tháp Cation, sau tháp Phương pháp chuẩn độ
khử khí. thể tích

2.7 Kiểm tra nồng độ Axit (%) hoàn nguyên tháp Phương pháp chuẩn độ
Cation và hỗn hợp. thể tích

2.8 Kiểm tra nồng độ kiềm (%) hoàn nguyên tháp Phương pháp chuẩn độ
Anion và hỗn hợp. thể tích

3 Hệ thống xử lý nước lò

3.1 Kiểm tra độ pH các điểm: nước ngưng; đầu vào Máy đo pH
khử khí; ra khử khí; vào bộ hâm; trong bao hơi

3.2 Kiểm tra độ dẫn tổng các điểm: Đầu vào khử Máy đo độ dẫn
khí; ra khử khí; vào bộ hâm; trong bao hơi

3.3 Kiểm tra độ dẫn Cation các điểm: hơi bão hoà; Máy đo độ dẫn
hơi quá nhiệt; nước ngưng

3.4 Kiểm tra hàm lượng phốt phát bao hơi Phương pháp so màu
quang phổ

3.5 Kiểm tra nồng độ Oxy hoà tan: vào khử khí; ra Phương pháp so màu
khử khí; vào bộ hâm quang phổ

3.6 Kiểm tra hàm lượng Amonia các điểm: Nước Phương pháp so màu
ngưng; vào khử khí; ra khử khí quang phổ

3.7 Kiểm tra hàm lượng Hydrazine các điểm: vào Phương pháp so màu
khử khí; ra khử khí; ra bộ hâm quang phổ

3.8 Kiểm tra vết độ cứng các điểm: nước ngưng; Phương pháp chuẩn độ
nước bao hơi, thể tích

78
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

4 Hệ thống nước thải

4.1 Kiểm tra pH các điểm: bể TK2; TK3; bể điều Máy đo pH


chỉnh pH; bể lắng; nước sau xử lý

4.2 Kiểm tra độ đục: nước vào bể lắng; ra bể lắng Máy đo độ đục

4.3 Kiểm tra hàm lượng COD nước ra. Phương pháp chuẩn độ
thể tích

VII.4 Hệ thống khử lưu huỳnh


Hệ thống FGD được lắp đặt tại nhà máy với nhiệm vụ hấp thụ lượng SOx trong khói
trước khi thải ra môi trường. Khói sau khi được hấp thụ và thải ra môi trường có nồng độ
SO2 nhỏ hơn 500 mg/m3N. Với nồng độ này nhằm đảm bảo môi trường sống và sức khoẻ
con người.
a. Hệ thống có thể được chia làm ba khu vực chính :
- Khu vực nghiền thô và nghiền tinh
- Khu vực tháp hấp thụ
- Khu vực thải thạch cao
b. Nguyên lý hấp thụ
Trước khi đưa tháp hấp thụ vào vận hành lần đầu tiên, lượng bùn trong tháp nên đạt
15%. Khi vận hành bình thường, bùn trong tháp sẽ được các bơm tuần hoàn phun dạng
sương mù ngược chiều với khói đi vào tháp.
Trong thời gian khói gặp bùn , trong tháp hấp thụ xảy ra một số phản ứng sau :
SO2 + H2O → H2SO3
CaCO3 + H2SO3 → Ca(HSO3)2 + CO2 + H2O
Ca(HSO3)2 + O2 + H2O →CaSO4.2H2O + H2SO4
CaCO3 + H2SO4 + H2O → CaSO4.2H2O + CO2.
Trong đó CaSO4.2H2O chính là sản phẩm thạch cao do đá vôi hấp thụ SOX trong khói.
Trong điều kiện bình thường tháp sẽ hấp thụ tối đa 82% lượng khói thải ra từ lò hơi,
lượng khói còn lại sẽ được đi tắt đến ống khói

79
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

VIII. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN QUAN TÂM TRONG VẬN HÀNH NHÀ MÁY
NHIỆT ĐIỆN
VIII.1 Độ khả dụng
Công suất của các tổ máy vận hành theo đúng phương thức ngày do trung tâm
điều độ quốc gia (Ao) huy động và đáp ứng công suất phân bố ngày.
VIII.2 Độ tin cậy cung cấp điện
Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống điện la cung cấp cho các hộ dùng điện đủ số lượng
và chatas lượng, tuy nhiên, do hàng loạt nguyên nhân khác nhau, việc cung cấp điện hoặc
bị giảm về số lượng, hoặc bị giảm về chất lượng. Điều đó phụ thuộc vào độ tin cậy của hệ
thống điện
Độ tin cậy cung cấp điện là khả năng hệ thống có thể đảm bảo cung cấp điện liên
tục và chất lượng cho các hộ dùng điện. Độ tin cậy trong chừng mực nhất địn có thể coi là
xác suất bảo toàn cung cấp điện của hệ thống khi xảy ra các hiện tượng khác nhau ảnh
hưởng đến tính liên tục và chất lượng cung cấp điện.
Độ tin cậy cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu quan trọng của hệ thống
điện, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
VIII.3 Hiệu quả kinh tế nhiệt
Hiệu quả kinh tế nhiệt của nhà máy điện được biểu thị bằng hiệu suất nhiệt ηnm là
tỉ số giữa năng lượng điện nhận được và lượng nhiệt tiêu hao:
Nd Nd
 nm
th
  (8.1)
Qcc Btt Qtlv
Nd : Công suất điện của nhà máy, (KW)
Btt : Lượng nhiên liệu tiêu hao trong một giây, (kg/s)
Qtlv : Nhiệt trị nhiên liệu (kj/kg),

 nm
th
: Hiệu suất thô của nhà máy điện (khi chưa kể đến lượng điện tự dùng),
Mức độ kinh tế của của nhà máy phụ thuộc vào hiệu suất của chu trình nhiệt, hiệu suất
các thiết bị trong nhà máy như: lò hơi, tuốc bin, bình ngưng và một số thiết bị phụ. Trong
quá trình biến đổi từ nhiệt năng thành điện năng luôn có các tổn thất sau:
- Tổn thất nhiệt ở lò hơi
- Tổn thất nhiệt trong tuốc bin
- Tổn thất nhiệt trong bình ngưng
- Tổn thất cơ của tuốc bin-máy phát do ma sát,
- Tổn thất nhiệt dọc các đường ống, gọi là tổn thất truyền tải nhiệt.
Biến đổi công thức (8.1) ta có:

80
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Nd N d N co N iT QvT Qqn
 nm
th
  (8.2)
Btt Qtlv N co N iT QvT Qqn Qcc

Trong đó: Nd : Công suất điện của nhà máy


Nco : Công suất cơ trên trục máy phát
N iT : Công suất trong thực tế của tuốc bin

QvT : Lượng nhiệt cung cấp cho tuốc bin


Qqn = Gqn (iqn- inc) : Nhiệt lượng hơi quá nhiệt
Qcc =Btt Qtlv : Lượng nhiệt do nhiên liệu mang vào
Gqn : Lượng hơi tiêu hao trong một giây
Từ (8.2) ta thấy:
Nd
 mp  : Là hiệu suất của máy phát
N co
N co
 mp  : Là hiệu suất cơ khí
N iT

N iT
 tdTB  : Là hiệu suất trong tương đối của tuốc bin
QvT

QvT
 tt  : Là hiệu suất của quá trình truyền tải nhiệt năng
Qqn

Qqn
 lo  : Là hiệu suất của lò hơi
Qcc
VIII.4 Hiệu suất thô
Hiệu suất thô của nhà máy có thể viết:
Nd
 nm
tho
   mp co tt tđTB lo (8.3)
Qqn

VIII.5 Hiệu suất của lò hơi


Hiệu suất của lò là tỉ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được (hay còn gọi là
lượng nhiệt có ích) với lượng nhiệt cung cấp và cho lò. Hiệu suất của lò ký hiệu bằng
η=

D iqn  i , hn  (8.4)
lv
BQt

Trong đó:
D : là sản lượng hơi, (kg/h)
iqn : là entanpi của hơi quá nhiệt, (Kj/kg)
i’hn : là entanpi của nước đi vào bộ hâm nước, (Kj/kg)
81
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

B : là lượng nhiên liệu tiêu hao trong một giờ, (kg/h)


Qtlv : Nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu, (Kj/kg).

VIII.6 Công suất điện sinh ra trên các cực của máy phát là:
N  GH o mp tđTB co (8.5)

Ở đây G : Là lưu lượng hơi vào tuốc bin, (kg/s),


Ho: Là nhiệt dáng lý thuyết của tuốc bin,
VIII.7 Suất tiêu hao hơi của tuốc bin
Suất tiêu hao hơi của tuốc bin là lượng hơi tiêu hao để sản xuất ra 1Kwh điện,
bằng:
G 1
dd   , (kg/Kj); (8.6)
N d H o tđ  co mp
TB

G 3600
dd   , (kg/Kwh); (8.7)
N d H o tđTB co mp

VIII.8 Suất tiêu hao nhiệt của tua bin


Suất tiêu hao nhiệt của tua bin là lượng nhiệt tiêu hao để sản xuất ra 1Kwh điện,
bằng:
Qd G (i1  i2 )
qd    d d (i1  i2 ) , (kj/Kwh) (8.8)
Nd Nd
VIII.9 Suất tiêu hao nhiệt của nhà máy
Suất tiêu hao nhiệt của nhà máy là lượng nhiệt tiêu hao để sản xuất ra 1Kwh
điện có kể đến tổn thất trong lò và tổn thất truyền dẫn hơi đi bằng:
Qqn Qd qd
q nm    , (kj/Kwh)
Nd N d lo tt  lo tt
d d (i1  i2 ) i1  i2
q nm   , (kj/Kwh)
 lo tt H o lo tt tđTB co mp

1
q nm  , (kj/Kwh) (8.9)
 lo tt  co mp
TB

VIII.10 Suất tiêu hao nhiên liệu của nhà máy


Suất tiêu hao nhiên liệu của nhà máy là lượng nhiên liệu tiêu hao để sản xuất ra
1Kwh điện, bằng:
B Qqn q 1
b   nmlv  , (kg/Kwh) (8.10)
N d N d Qth Qth  nm Qthlv
lv

Suất tiêu hao nhiên liệu tiêu chuẩn:


82
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

1 0.123
b  , (kg/Kwh) (8.11)
29330 nm  nm
VIII.11 Hơi quá nhiệt
- Hơi quá nhiệt là hơi được gia nhiệt trên nhiệt độ bão hòa tương ứng tại áp suất
bão hòa. Điều này có nghĩa là hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao hơn trạng thái bão hòa, không
chứa hơi ẩm và không ngưng tụ cho đến khi nhiệt độ của nó thấp hơn hơi bão hòa cùng áp
suất.
- Hơi quá nhiệt có ba ưu điểm so với hơi bão hòa:
 Có thể di chuyển dọc theo đường ống mà không có ngưng tụ hoặc ngưng tụ ít.
 Tránh gây thiệt hại cho cánh tuabin hơi đo nước ngưng tụ.
 Gia tăng hiệu suất nhiệt của chu trình hơi nước.

83
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

IX. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN SÔNG HẬU 1


IX.1 Tổng quan
Cơ quan chịu trách nhiệm về dự án: NMNĐ Sông Hậu 1 sẽ do Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Trước mắt, Tập đoàn sử dụng mô hình Ban quản lý
dự án, giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Long Phú – Sông Hậu
trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị thay mặt Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
trực tiếp quản lý đầu tư xây dựng trong các giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng công
trình.
Địa điểm: Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 nằm trong TTĐL Sông Hậu thuộc xã Phú
Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Quy mô NMNĐ Sông Hậu 1: NMNĐ Sông Hậu 1 sẽ gồm 2 tổ máy 600MW.
- Diện tích đất sử dụng cho NMNĐ Sông Hậu 1: Khoảng 115,2ha.
- Lưu lượng nước làm mát (sử dụng nước sông Hậu): 50m3/s
- Tổng lượng nước thô yêu cầu cho trạm xử lý nước: 15.000m3/ngày
- Lượng than tiêu thụ (Bituminous hoặc Subbituminous): 3,250 triệu tấn (ar)/năm
(tương đương khoảng 2,8 triệu tấn (adb)/năm).
- Mức tiêu thụ đá vôi: 48.000 – 76.000 tấn/năm
- Lượng dầu DO tiêu thụ: 6.000 tấn/năm
- Khối lượng tro xỉ thải: 370.000 tấn/năm
- Đấu nối 2 tổ máy: Cấp điện áp 220kV
- Cao độ san nền của nhà máy chính: +3,20m (HD)
Số liệu kỹ thuật và chỉ tiêu của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1
- Công suất đặt của nhà máy: 1.200MW
- Số tổ máy: 02
- Cấu hình một tổ máy: 01 lò hơi + 01 tuabin + 01 máy phát
- Số giờ sử dụng công suất cực đại (Tmax): 6.500 giờ
- Điện năng sản xuất: 7.800GWh/năm*
- Tỉ lệ điện tự dùng nhà máy: 10,0%/6,4%**
- Điện năng thương phẩm hàng năm: 7.020/7.301 GWh/năm*
- Hiệu suất nhà máy (HHV)
- Hiệu suất thô: ≥ 40,61 %
- Hiệu suất tinh: ≥ 37,93 %
Công nghệ: nhiệt điện ngưng hơi, thông số hơi siêu tới hạn có đặc tính kỹ thuật
như sau:
- Áp suất hơi: 250 bar – 280 bar (abs)
- Nhiệt độ hơi chính: 540oC – 600oC
- Nhiệt độ hơi tái sấy: 560oC – 600oC
- Nhiên liệu thiết kế (Designed coal): than High volatile C Bituminous
- Nhiệt trị cao (HHV, adb): 5.500 – 6.100 kCal/kg
- Độ ẩm tự có (IM): 10 - 14% (adb)
- Độ tro: 10 - 15% (adb)
- Chất bốc: 25 – 42%
- Lưu huỳnh: 0,5 – 0,8%
84
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Độ dễ nghiền: 45 – 50 HGI.
- Nhiên liệu mồi lò và đốt hổ trợ: dầu DO
- Công suất lò tối thiểu đốt than không đốt dầu hỗ trợ: 40%
- Công suất tối đa của lò khi đốt dầu: 30%
IX.2 Cơ cấu tổ chức của nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
Theo mô hình tổ chức chung của các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam, NMNĐ Sông
Hậu 1 sẽ được tổ chức thành bốn (4) khối:
 Khối Vận hành: bao gồm các phân xưởng vận hành do do Phó giám đốc vận hành phụ
trách.
 Khối Bảo dưỡng: bao gồm các phân xưởng sửa chữa Cơ nhiệt, Điện, Đo lường và Điều
khiển, quản lý trực tiếp bởi Phó giám đốc Bảo dưỡng.
 Khối Kỹ thuật tổng hợp: bao gồm các phòng Kế hoạch, Vật tư, Kỹ thuật - An toàn, báo
cáo trực tiếp Giám đốc.
 Khối Hành chính tổng hợp: Bao gồm các bộ phận Tài chính - Kế toán, Vật tư, Lao
động - Tiền lương, Tổ chức nhân sự - Đào tạo, Bảo vệ, Văn phòng. Khối này cũng báo
cáo trực tiếp Giám đốc nhà máy.

85
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

BAN LÃNH ĐẠO


Bao gồm Giám đốc các Phó Giám đốc, thư
ký và trợ lý giám đốc, quản đốc các phân
xưởng và phòng ban.

KHỐI VẬN HÀNH KHỐI BẢO DƯỠNG KHỐI KỸ THUẬT KHỐI HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP TỔNG HỢP

Khối Khối Phòng Vận Bảo Bảo Gia Bảo Kỹ Kế Vật Tài Khối Nhân Bảo Lễ
hỗ hỗ trợ thí hành dưỡng dưỡng công dưỡng thuật- hoạch chính hành sự -
tư vệ, tân,
trợ bão nghiệm cơ khí điện cơ khí thiết Đào kế chính Lao
vận dưỡng
trực lái
và bị đo tạo- toán tổng động- cứu
hành dịch
xe,
lường An hợp Tiền
vụ bảo
hỏa lao
và toàn lương
dưỡng điều công,
khiển phục
vụ

Vận Vận Vận Vận Nhóm Các


hành hành hành hành tiếp khu
chính xử lý thải tro xưởng nhiên vực
nước xỉ than liệu khác

nước
thải

Hình 9.1 – Cơ cấu tổ chức nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
87
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

IX.3 Tổng quan về công nghệ - thiết bị nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1
IX.3.1. Tua bin và thiết bị phụ
Kiểu turbine ngưng hơi, đa thân đồng trục, có tái sấy hơi , 4 dòng hơi hạ áp, gia nhiệt
hồi nhiệt nước cấp (tandem compound, reheat, 4 flow LP, regenerative and
condensing type turbine).
Các đặc điểm chủ yếu về cấu tạo như sau: thân máy bao gồm 3 phần riêng biệt:
phần turbine HP đơn dòng, phần turbine trung áp IP dòng đôi và 02 turbine hạ áp
LP dòng đôi.
Turbine cao áp HP được thiết kế đơn dòng, 2 vỏ (double shell casing). Hơi chính đi
vào turbine qua 2 van kết hợp: van ngừng (stop valve) và van điều khiển (control
valve). Hơi nước thoát ra khỏi turbine HP được đưa đến đường ống hơi tái sấy
nguội (cold reheat line).
Turbine trung áp IP được thiết kế dòng đôi, 2 vỏ. Hơi tái sấy từ lò hơi tới turbine qua 2
van kết hợp: van ngừng và van điều khiển, hơi đi vào phần giữa của vỏ turbine.
Hơi thoát ra từ turbine IP được đấu nối bằng ống bên ngoài vỏ máy và được dẫn
đến phần turbine hạ áp LP.
Turbine LP được thiết kế 4 dòng, 2 dòng cho mỗi turbine. Turbine LP nhận hơi từ đầu
ra turbine IP và hơi thoát được đưa về bộ ngưng hơi qua 4 dòng hơi. Turbine hạ áp
được thiết kế với vỏ trong có 2 lớp (double shell inner casing) và nó có thể dịch
chuyển theo trục nhờ 1 thanh đẩy (thrust rod).
Rotor HP, IP, LP và máy phát được kết nối cứng bằng bộ kết nối dãn nở kiểu ống
(integral expansion sleeve couplings).
Bệ gối đỡ lắp đặt trực tiếp trên móng bằng bù long neo. Giữa 2 turbine chỉ có 1 gối
trục.
Các thông số kỹ thuật chính của turbine như sau:
Kiểu turbine ngưng hơi, đa thân đồng trục, có tái sấy hơi, 4 dòng hơi hạ áp, gia nhiệt
hồi nhiệt nước cấp (tandem compound, reheat, 4 flow LP, regenerative and
condensing type turbine). Thông số hơi lựa chọn phù hợp tương ứng với thông số
hơi của thiết kế lò hơi. Các thông số kỹ thuật chính của turbine như sau:
o Số lượng : 02
o Công suất định mức : 600MW
o Tốc độ quay : 3.000 v/p
o Áp suất hơi chính : 250 - 280 bar (abs)
o Nhiệt độ hơi chính : 540 – 600 oC
o Áp suất hơi IP : 55 - 60 bar (abs)
o Nhiệt độ hơi IP : 560 - 600oC
o Áp suất hơi xả : 0,074 bar (abs) (55,5 mmHg)
o Số cửa trích hơi : 7 (hoặc 8)
o Nhiệt độ nước làm mát condenser: 30oC
o Độ chênh nhiệt độ vào ra bộ condenser: 7oC
IX.3.2. Lò hơi và thiết bị phụ

88
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Lò hơi tổ máy nhiệt điện Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 được chọn là kiểu lò than
phun, thông số hơi được chọn là áp suất siêu tới hạn. Lò được thiết kế để sử dụng
than lò hơi Bituminous nhập khẩu từ Indonesia hoặc Australia.
Đối với tổ máy có công suất định mức 600MW, Thông số hơi được chọn trong các dải
thông số hơi siêu tới hạn phổ biến hiện nay:
Kiểu lò: trực lưu, 02 đường khói, áp suất hơi siêu tới hạn, đốt than phun, có tái sấy hơi
(Supercritical pressure, 02 pass, pulverized coal firing, reheat, Once – through
boiler)
Số lượng: 02
Hệ thống hơi cao áp HP
o Lưu lượng hơi định mức: khoảng 1750T/h -1900 T/h
o Lưu lượng hơi trực lưu tối thiểu (minimum once through flow): 25%
o Áp suất hơi quá nhiệt: 250 bar -280 bar (abs)
o Nhiệt độ hơi quá nhiệt: 540oC- 600oC
o Nhiệt độ nước vào bộ hâm nước: 275oC - 318oC
Hệ thống hơi tái sấy (Reheat System)
o Lưu lượng hơi định mức: khoảng 1500T/h-1590 T/h
o Áp suất hơi quá nhiệt tái sấy: 55-60 bar (abs)
o Nhiệt độ hơi tái sấy: 560-600oC

Công nghệ đốt than


Công nghệ đốt than được chọn là công nghệ đốt than phun (Pulverized Coal Fire
Boiler). Trong công nghệ này than được sấy khô nghiền mịn sau đó được phun vào
buồng đốt của lò hơi. Nhiệt độ trong buồng đốt của lò than phun tương đối cao trên
1.000oC.
Lò được thiết kế hệ thống đốt than phun bao gồm vòi đốt NOx thấp và máy nghiền
than kiểu chén tốc độ trung bình (medium speed bowl mills). Hệ thống đốt than
được thiết kế cho một dải nhiên liệu xác định với lề đủ rộng và bảo đảm phát sinh
NOx thấp cũng như tổn thất lò thấp do carbon cháy không hết. Vòi đốt than/dầu
lắp đặt ở phần dưới buồng đốt và bố trí theo dạng đốt đối diện (opposite firing).

Phương pháp đốt than


Than sử dụng là than có chất bốc trung bình hoặc cao nên hệ thống đốt nhiên liệu
được chọn là hệ thống đốt trực tiếp (direct firing system) do tính linh hoạt và chi
phí đầu tư thấp.Trong phương pháp đốt trực tiếp, than được cấp từ bunke than qua
bộ cấp than tới máy nghiền than. Từ máy nghiền than, than được dẫn thẳng đến vòi
đốt mà không qua bunke trung gian như hệ thống đốt gián tiếp (indirect firing
system).
Hệ thống đốt nhiên liệu có khả năng cung cấp nhiệt cho lò ở chế độ Công suất lò tối
đa liên tục (BMCR) khi đốt than và ở 30% công suất lò định mức trong chế độ
khởi động và vận hành ở tải thấp.
89
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hệ thống đốt nhiên liệu bao gồm:


Bunke than và bộ cấp than (coal bunkers & feeders)
o Máy nghiền than (mills)
o Hệ thống ống dẫn hỗn hợp bột than/gió (pulverized coal/air)
o Vòi đốt than (coal burners)
o Hệ thống dầu mồi lò (oil ignition system)
IX.3.3. Hệ thống khử SOx trong khói thải
Tổng quan
Hàm lượng SOx trong khí thải của lò đốt than cao. Đối với than thiết kế với hàm
lượng Sulfur khoảng 0,61%, hàm lượng SOx trong khí thải có thể lên tới
1.440mg/N-m3 (đối với than xấu với hàm lượng Sulfur khoảng 0,86%, hàm lượng
SOx trong khí thải có thể lên tới 1.980mg/N-m3). Trị số này vượt quá tiêu chuẩn
cho phép của QCVN 22:2009/BTNMT (Cmax=Ctc*Kp*Kv) với Kv=1,2; Kp=0,85
thì trị số cho phép là 510 mg/N-m3. Do đó cần thiết phải lắp đặt bộ khử lưu huỳnh
FGD (Flue Gas Desulfurization) cho mỗi lò hơi.
Công nghệ khử SOx phương pháp ướt dùng dá vôi
Phương pháp ướt rất phổ biến trên thế giới và đã được kiểm nghiệm qua chế tạo và
vận hành. Trong phương pháp này khói thải từ lò hơi có mang theo SOx được đưa
qua tháp hấp thụ kiểu ướt. Tại đây SOx được bùn đá vôi hấp thụ và trở thành
Calcisulfit và Calciumsulfate theo phản ứng sau:
CaCO3 + SO2 +1/2H2O = CaSO3.½H2O + CO2
CaSO3.½H2O + ½ O2 + 3/2H2O = CaSO4.2H2O
Phương pháp này có hiệu suất cao trên 95% và cho phụ phẩm thạch cao có giá trị
thương mại. Tuy nhiên trong phương pháp này chất hấp thụ chỉ dùng một lần và
thải bỏ. Bộ khử SOx lắp đặt sau bộ lọc bụi ESP.
Các thiết bị công nghệ chính
Hệ thống khử SOx của nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 công suất 2x600MW bao gồm
các công trình và thiết bị chính sau đây cho 02 tổ máy:
02 x 50% băng tải đá vôi để vận chuyển từ bến vào silo,
02 silo đá vôi có mức dự trữ 14 ngày,
02 x 100% dây chuyền nghiền và cấp bùn vôi, mỗi dây chuyền có thể cung cấp cho 2
tổ máy,
02 tháp hấp thu SOx (absorber modules), mỗi tháp cho 1 tổ máy,
03 x 50% dây chuyền khử nước thạch cao bằng chân không (vaccum belt filter trains).
Mỗi dây chuyền cho 01 FGD và 01 dây chuyền dự phòng,
Hệ thống ống dẫn và van cho hệ thống khói thải,
Bộ trao đổi nhiệt khói thải GGH cho mỗi tổ máy,
Kho thạch cao và băng tải vận chuyển thạch cao ra bến cảng,
Bể trữ nước bổ sung cho FGD.
Các công trình và thiết bị sau đây được thiết kế chung cho 3 Nhà máy Nhiệt điện trong
Trung tâm điện lực Sông Hậu:
Bến cảng và phương tiện bốc dỡ đá vôi từ xà lan tới phễu đá vôi của mỗi nhà máy,
90
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bến cảng và phương tiện rót thạch cao cho xà lan.


Các thông số thiết kế:
Bảng 9.2:
Hạng mục Đơn vị Than xấu Than thiết kế
0,86% BA-59, 0,61%
Sulfur Sulfur
Khối lượng khói thải Mf Kg/h 2.285.200 2.286.500
Nhiệt độ khói thải vào bộ FGD oC 134,4 122,5
Nhiệt độ khói thải ra bộ FGD oC 54,27 53,47
SOx trong khói thải vào bộ FGD mg/ N- 1.980 1.440
m3
SOx trong khói thải sau khi qua mg/ N- 510 510
bộ khử lưu huỳnh FGD theo m3
Quy chuẩn QCVN 22:2009/
BTNMT.
Hiệu suất khử SOx yêu cầu: η % 72,24 64,58
Hàm lượng SOx sau khi qua bộ mg/ N- 396 396
FGD đạt QCVN 05:2009/ m3
BTNMT.
Hiệu suất khử SOx yêu cầu: η % 80 72,5
Chọn hiệu suất khử SOx: η % 80
IX.3.4. Hệ thống cung cấp và tồn trữ than
Than cung cấp cho Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 là than Bituminous nhập khẩu. Than
được tiếp nhận bằng tàu 10.000DWT tại cảng chuyên dùng bên bờ sông Hậu cách kho
than nhà máy khoảng 200m. Hệ thống cung cấp than bao gồm:
o Thiết bị bốc dỡ than lắp đặt tại bến cảng than
o Hệ thống băng tải than vận chuyển than từ bến cảng vào kho than,
o Kho than có mức dự trữ cho 30 ngày đầy tải
o Các thiết bị đánh đống và thu gom
o Hệ thống băng tải than vận chuyển than từ kho than đến gian bunke của lò hơi
Đặc tính kỹ thuật và cá thông số vận hành của hệ thống được sơ bộ dự kiến như sau:
Công suất bốc dỡ than tại cảng được thiết kế trên cơ sở than có nhiệt trị HHV 5.500
Kcal/kg như sau:
o Khối lượng than tiêu thụ hàng năm (6500 h): 3,25 triệu tấn/năm (ar) (tương đương
khoảng 2,8 triệu tấn (adb)/năm)
o Khối lượng than dự phòng (30 ngày đầy tải): 350.000 Tấn (ar)
o Tổng số lượng than phải bốc dỡ hàng năm : 3,6 triệu tấn/ năm (ar)
o Số bến: 1 bến cho tàu 10.000DWT
o Hệ số chất tải của tầu : 0,9
o Hệ số sử dụng cảng chuyên dùng của nhà máy dự kiến là 67 %
o Hệ số ảnh hưởng do điều kiện khí tượng : 0,8
o Tổng số ngày bốc dỡ trong năm = 365 x 0,8 = 292 ngày
91
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

o Yêu cầu khả năng bốc dỡ bình quân thấp nhất của cảng là :
o 3,6 triệu tấn/năm/(16h x 292 ngày x 0,67x 0,9) = 1.277 T/h
o Hiệu suất bốc dỡ của thiết bị : 75%
o Công suất thiết bị bốc dỡ được dự kiến như sau : 1.277T/h / 0,75 = 1.700 T/h
o Chọn phương án thiết bị bốc dỡ 2 x 850 T/h
o Hệ thống bốc dỡ than tại cảng bao gồm:
o 02 thiết bị bốc dỡ công suất 850 T/h có khả năng bốc dỡ tàu 10.000 DWT
o Trạm cung cấp điện,
o Tủ điều khiển và bảo vệ.
Thiết bị bốc dỡ than
o Thiết bị bốc dỡ than tại cảng có thể chọn trong các thiết bị sau:
o Thiết bị bốc dỡ kiểu gầu ngoạm (Grab unloader)
o Thiết bị bốc dỡ liên tục kiểu gầu xích (Continuous ship unloader chain bucket
type)
o Thiết bị bốc dỡ liên tục kiểu vít xoắn (Continuous ship unloader screw type)
Thiết bị bốc dỡ kiểu gầu ngoạm: Thiết bị bao gồm dàn cẩu trục di chuyển trên đường
ray dọc bến, dàn cẩu được lắp một gầu ngoạm có dung tích khoảng từ 2,5m3 đến 5m3 hay
hơn. Gầu ngoạm được thả xuống hầm tầu để lấy than và di chuyển vào trong bến để nhả
than vào phễu than. Từ phễu than, than được rót cho 1 trong 2 băng tải than để vận
chuyển vào nhà máy.
Ưu, nhước điểm:
o Chi phí thiết bị tương đối cao, hệ điều khiển, vận hành rất đồ sộ
o Khó bảo trì.
o Hiệu suất trung bình tương đối thấp (trên thực tế đạt dưới 60% công suất thiết kế)
o Phải xây đường ray trên cảng để thiết bị hoạt động, nên sẽ tăng chi phí xây, gia cố
cầu cảng, đường ray.
o Tiêu thụ điện tương đối thấp
o Nếu theo thiết kế, chỉ đạt được công suất dưới 3,000,000T/năm, không đảm bảo
mức tiêu thụ của nhà máy.
Thiết bị bốc dỡ liên tục kiểu gầu xích: Thiết bị bao gồm một cần xoay đặt trên một dàn
đỡ có khả năng di chuyển dọc bến. Đầu cần xoay mang một gầu xích (2 dây xích có gắn
các gầu xúc nhỏ), gầu sẽ liên tục xúc than, làm việc như một băng tải nâng và vận chuyển
than theo cần xoay để rót xuống 1 trong 2 băng tải than nằm dưới dàn đỡ để vận chuyển
than vào nhà máy.
Ưu, nhược điểm:
o Năng suất bốc dỡ cao, hiệu suất bốc dỡ trung bình đạt 75% công suất thiết kế.
o Công suất thiết kế có giải rộng từ 250 T/h đến 2.500 T/h phù hợp với các loại tầu
vận chuyển than từ 5.000 DWT đến 150.000 DWT
o Bảo vệ môi trường tốt (ít rơi rớt than)
o Đã được kiểm nghiệm qua thực tế về năng suất và độ tin cậy
o Chỉ phù hợp với các loại vật liệu có kích thước nhỏ và đồng đều như : than, quặng
bauxit v.v…

92
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Thiết bị bốc dỡ liên tục kiểu trục vít:Thiết bị tương tự như thiết bị bốc dỡ kiểu gầu
xích, nhưng gầu xích được thay thế bằng thiết bị trục vít. Trục vít liên tục đùn ép than
theo một đường ống dẫn để tới băng tải than đặt phía dưới dàn đỡ.
Ưu, nhược điểm:
o Chi phí thiết bị tương đối thấp, giảm được chi phí làm chân đế
o Chi phí bảo trì thiết bị tương đối thấp, dễ dàng
o Năng suất bốc dỡ cao,
o Chi phí xây cầu cảng thấp, không cần chân đế di chuyển do tầm với của thiết bị
rộng, linh hoạt
o Tiêu thụ điện cao hơn so với loại bốc liên tục bằng gầu múc liên tục.
o Đảm bảo được mức than tiêu thụ cho nhà máy một cách an toàn (khoảng
4,380,000T/năm)
o Phạm vi hoạt động tương đối rộng, có thể phủ cả xà lan nên không cần phải di
chuyển trên gantry
o Đặc biệt thân thiện với môi trường, không thất thoát than.
o Có kết hợp để có thể cẩu xe ủi xuống xà lan (không cần phải có thêm cẩu đưa
xuống).
Hệ thống băng tải than: Tuyến băng tải than được thiết kế riêng cho Nhà máy Nhiệt điện
Sông Hậu 1. Băng tải thiết kế theo Tiêu chuẩn ISO 5048. Hệ thống băng tải than phải
được thiết kế phù hợp với công suất bốc dỡ tối đa của thiết bị bốc dỡ hoặc cấp than nhằm
tránh ùn tắc. Hệ thống băng tải than bao gồm:
o Băng tải than từ bến cảng vào bãi than: 2 băng tải 1.200 mm, vận tốc 2,9m/s, công
suất 1.700T/h cho mỗi băng tải (BC-2A/B, BC-3A/B),
o Băng tải than vào/ra cho stacker/reclaimer của 3 kho than ngoài trời: 2 băng tải
1.200mm, vận tốc 2,9 m/s, công suất 1.700T/h /850T/h (BC-4, BC-5),
o Băng tải than từ kho than vào gian bunke : 2 băng tải 1.000mm/ 850T/h (BC -
6A/B, 7A/B, 8A/B, 9A/B) và bộ nhả than
o Than bốc dỡ từ cảng khi tới tháp chuyển tiếp TT2có thể đi tới kho than hoặc đi
thẳng đến gian lò thông qua tháp chuyển tiếp TT5.
o Trừ băng tải trong kho than, các băng tải than ngoài trời đều là loại kín chống bụi.
o 06 tháp chuyển tiếp (transfer tower): được bố trí tại đầu cuối các băng tải.

Tháp chuyển tiếp: Trong các tháp chuyển tiếp tùy theo yêu cầu, được thiết kế các bộ
chuyển luồng rót than 2 hoặc 3 luồng (two-way / three-way transfer chute) để chuyển
luồng rót than từ băng tải trên xuống băng tải dưới. Bộ chuyển luồng còn có khả năng
phân chia dòng than theo tỷ lệ qua các tín hiệu từ thiết bị cân băng tải của băng tải
phía hạ lưu. Bộ chuyển luồng vận hành nhờ động cơ điện.

93
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bộ nhả than (travelling trippers): Băng tải than gian bunke được lắp đặt bộ nhả than tự
đảo chiều (self-reversing unloading trippers). Bộ nhả than có khả năng tự động di chuyển
và nhả than. Bộ nhả than được thiết kế thiết bị chèn kín sử dụng bộ chèn bằng cao su, tựa
trên bánh xe và lắp trên miệng rót than. Bộ chèn có công dụng ngăn bụi than thoát ra
ngoài môi trường.
Ngoài ra một hệ thống thu gom bụi (dust collection system) trang bị bộ lọc túi (bag
filter) được lắp ở miệng rót than của bộ nhả than.
Mỗi bunke than của gian lò đều được lắp các thiết bị chỉ thị mức than trong bunke.
Khi mức than đạt chiều cao tối đa ấn định, bộ nhả than và băng tải sẽ di chuyển
đến bunke khác.
Hệ thống kiểm tra và điều khiển băng tải than
Hệ thống kiểm tra và điều khiển băng tải than được thiết kế để có thể vận hành theo
các chế độ sau:
Vận hành từ xa theo trình tự (remote sequential operating mode),
Vận hành từ xa theo từng công đoạn (remode individual operating mode),
Vận hành tại chỗ (local operating mode).
Kho than:
Thông thường theo điều kiện thời tiết mưa nhiều tại Việt Nam, mức dự trữ của kho
than khô dự kiến khoảng 15 ngày (Phả Lại 2: 600 MW). Tuy nhiên đối với Nhà máy
Nhiệt điện công suất lớn như Sông Hậu 1 (1200 MW) việc đầu tư kho than khô 15 ngày
rất tốn kém. Do đó để tiết kiệm chi phí đầu tư, kho than có mái che có mức dự trữ 7 ngày
được đề xuất. Kho than có mái che được vận hành trên nguyên tắc than ướt có thể tự thoát
nước khi chứa trong kho than có mái che trong khoảng 3 ngày. Do đó bằng việc bổ sung
than vào kho hàng ngày vào mùa mưa để than kịp khô trước khi vận chuyển than vào lò,
kho than khô có mức dự trữ 7 ngày có thể đáp ứng.
IX.3.5. Hệ thống nước làm mát
Hệ thống dẫn nước làm mát bao gồm các công trình và thiết bị sau:
 Cửa lấy nước làm mát.
 Trạm bơm nước làm mát.
 Đường ống cấp nước làm mát.
 Hệ thống thải nước làm mát.
Hệ thống cấp nước làm mát: Nước làm mát cho Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ sử
dụng bằng nước từ Sông Hậu, nước được lấy từ khu vực cảng than thông qua cửa lấy
nước và trạm bơm nước làm mát và được bơm tới khu vực các nhà máy chính thông qua
ống áp lực bằng thép.
Lưu lượng nước làm mát cho NMNĐ Sông Hậu 1 – 2x600MW ước tính vào khoảng
50m3/s.
Hệ thống dẫn nước làm mát bao gồm các công trình và thiết bị sau:
 Cửa lấy nước và kênh dẫn nước làm mát.
 Trạm bơm nước làm mát.
 Hệ thống chlor hóa nước làm mát
94
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

 Đường ống cấp nước làm mát.


 Hệ thống thải nước làm mát.
 Hệ thống nước làm mát phụ
IX.3.6. Hệ thống Chlor hoá nước làm mát (chlorination system)
Hệ thống được xây dựng gần trạm bơm nước làm mát và bao gồm:
Nhà chứa các bình chlor lỏng.
Thiết bị cung cấp Chlor tự động và hệ thống tủ điều khiển.
Bơm tăng áp nước phun (booster pump).
Các vòi phun bố trí tại trạm bơm tuần hoàn.
Palan cho nhà chứa chlor.
Các thiết bị an toàn và bảo vệ như: hệ thống thông gió, các cảm biến phát hiện rò rỉ
chlor, các thiết bị và trang bị an toàn và bảo hộ lao động.
Nồng độ và phân lượng chlor sẽ được xác định qua các thử nghiệm chất lượng nước
làm mát.
IX.3.7. Hệ thống cung cấp nước ngọt và xử lý nước
Nguồn nước ngọt
Nguồn nước ngọt là nguồn nước sông Hậu, địa điểm TTĐL Sông Hậu nằm ở thượng
lưu cửa kênh Cái Con, nơi được xác định có nguồn nước ngọt quanh năm. Do đó
nước sông Hậu tại địa điểm có thể dùng làm nguồn nước ngọt cho các Nhà máy
Nhiệt điện của TTĐL Sông Hậu mà không cần phải khử mặn .
Yêu cầu nước ngọt
Yêu cầu về nước kỹ thuật và sinh hoạt của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 (2 x 600
MW) như sau:
Nước thô sông Hậu qua lắng cát: Nước dùng thải xỉ : 3.000 m3/ ngày
Nước qua tạo keo tụ và lắng ( Clarified water):Nước dùng cho FGD: 4.522 m3/ngày,
Nước qua lọc ( Filtered water:
Nước dùng cho hệ thống vận chuyển than: 2.409 m3/ ngày.
Nước dịch vụ (General Service): 1.200 m3/ngày,
Nước sinh hoạt (Potable): 300 m3/ngày,
Nước cung cấp cho hệ thống nước khử khoáng: 1.698 m3/ngày.
Nguồn nước thô yêu cầu cho trạm xử lý nước của nhà máy Sông Hậu 1: 14.827 m3/
ngày (lấy tròn 15.000 m3/ngày).
Hệ thống cung cấp nước và xử lý nước
Để đáp ứng yêu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho Nhà máy Nhiệt điện
Sông Hậu 1, hệ thống cung cấp và xử lý nước phải bao gồm các công đoạn sau
đây:
Công đoạn lắng cát
Công đoạn xử lý tạo bông cặn, lọc đa tầng
Công đoạn khử khoáng cho nước cấp lò hơi.
Hệ thống xử lý nước của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1:
Do nguồn nước sông Hậu có độ đục cao và lượng Ca2+ không cao nên công nghệ xử lý
sơ bộ cho hệ thống xử nước được chọn là công nghệ lắng lọc đa tầng (media-
filtration).Ngoài ra nước sông Hậu vào mùa nước có độ đục cao, nước sông Hậu
95
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

phải được qua công đoạn lắng cát trước khi được xử lý lắng lọc sơ bộ. Công nghệ
xử lý lắng lọc đa tầng bao gồm:
Lắng cát ( Sand sedimentation)
Tạo keo tụ (coagulation, flocculation),
Lắng cặn (sedimentation) ,
Lọc đa tầng bằng than, cát, sỏi (media filtration).
Hệ thống xử lý nước bao gồm các công trình chính sau đây:
Trạm bơm nước thô: (3 x 50%): 3 x 310 m3/ giờ
Bể lắng cát : 2 x 50% ( 2 x1.500 m3 )
Hệ thống lắng lọc sơ bộ (pre-treatment): (2 x50%)
Bơm nước lọc: 2 x100 %
Bồn nước lọc: 2 x 7.500 m3
Hệ thống nước sinh hoạt
Hệ thống nước khử khoáng: 2 x 50%
Bể nước khử khoáng: 2 x 4.000 m3
Hệ thống nước khử khoáng
Hệ thống nước khử khoáng được thiết kế để cung cấp nước bổ sung nồi hơi cho 2 tổ
máy 2 x 600 MW. Nước từ bể nước ngọt (TDS< 500 mg/l) sẽ được cung cấp cho
đầu vào của hệ thống khử khoáng. Công nghệ khử khoáng được sử dụng là hệ
thống lọc thẩm thấu ngược (RO) kết hợp với hệ thống trao đổi ion hỗn hợp (mixed
bed) hoặc kết hợp với hệ thống khử ion bằng dòng điện EDI (electro deionization).
Thông số thiết kế
Lưu lượng nước yêu cầu: 1.698 m3/ngày
Chất lượng nước đầu vào: TDS < 500 mg/l
Chất lượng nước đầu ra: Theo bảng đặc tính nước cấp lò hơi
Hệ số thu hồi: 72%
Thiết kế cơ sở
Số dây chuyền thiết kế: 2 x 50% = 2 x 40 m3/h
Công suất mỗi dây chuyền: 40 m3/h
Đặc tính mỗi dây chuyền như sau:
Lọc sơ bộ đầu vào (catridge filtration): 1 micron,
Lọc khử khoáng:
 Mođun lọc RO kiểu xoắn (Spiral wound element),
 Thông lượng (flux) thiết kế mỗi mođun lọc: 16 – 18 GFD (Gallon /Feet/day),
 Số mođun lọc mỗi bình lọc: 4,
 Số tầng lọc: 2 hoặc 3
 Chất lượng nước đầu vào: TDS < 500 mg/l
 Chất lượng nước đầu ra: TDS < 25 mg/l
 Hệ số thu hồi: 80%
Bộ khử EDI
 Chất lượng nước đầu vào: TDS <25 mg/l
 Số lượng cụm khử ion (stack) trong bộ khử EDI: 15 x 3,4 m3/h
 Lưu lượng đầu ra: 34,1-68,1 m3/h
 Hệ số thu hồi 90 %
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
96
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Trong hệ thống xử lý nước, nước sinh hoạt được cấp từ bể nước đã lọc bằng 02 bơm
chuyển tiếp. Hệ thống xử lý nước sinh hoạt bao gồm:
02 bộ lọc cacbon.
01 bộ khử chlor.
01 Bể chứa nước sinh hoạt 120m3.
Hệ thống nước chữa cháy
Hệ thống nước chữa cháy được cấp từ 2 bể nước lọc 7.500m3.
IX.3.8. Hệ thống thải nước tuần hoàn
Nước thải từ hệ thống nước làm mát được thiết kế xả sâu xuống đáy sông nhằm tăng
khả năng trao đổi nhiệt và hạn chế tác động hồi nhiệt tại cửa lấy nước do ảnh
hưởng bởi thủy triều.
02 phương án được đề xuất:
Phương án1: kênh thải chung
Phương án 2: Thải riêng từng nhà máy bằng cống hộp
Phương án 1:
Nước thoát từ bình ngưng được dẫn ra hố xiphông (siphon pit) bằng 02 đường ống
thép D 3600 mm dài lần lượt 59m và 102m. Từ hố siphong nước được dẫn đến
kênh thải chung bằng cống hộp 2 x 2,6 m x2,6 m dài lần lượt L’1: 510m và
L’2:712m. Kênh thải chung được thiết kế cho toàn bộ TTĐL (5.200 MW) với lưu
lượng 235m3/s có chiều dài 1.055m. Nước từ kênh thải chung được dẫn tới bể xả
trước khi theo 2 đường ống thép D3.300 mm dài khoảng 130 m (mỗi ống) xã sâu
xuống đáy sông. Đầu kênh nơi nối với cống thải của từng nhà máy được thiết kế
ngưỡng tràn (seal weir) và có cửa van phay (stop log).Trong giai đoạn xây dựng
NMNĐ Sông Hậu 1, kênh thải chung phải xây dựng các đầu chờ đấu nối cho các
nhà máy Sông Hậu 2 và Sông Hậu 3 tại 2 đầu kênh.
Phương án 2:
Sự khác biệt của phương án 2 so với phương án 1 là : thay vì nước thải làm mát của
các nhà máy được dẫn tới kênh thải chung trước khi thải ra sông Hậu, các nhà máy
nhà máy trong TTĐL thải trực tiếp ra sông Hậu bằng cống hộp mà không qua kênh
thải chung.
Đối với nhà máy sông Hậu 1, phương án bao gồm kể từ hố siphong: 2 đường cống hộp
đôi 2 x 2,6m x2,6 m dài lần lượt 1.510m và 1.712 m dẫn nước từ hố siphong đến
bể xả trên bờ sông Hậu. Từ bể xả nước được xả sâu xuống đáy sông bằng 02
đường ống thép D 4.400 m dài khoảng 120 m .
Lựa chọn phương án thải nước tuần hoàn
Ưu và khuyết của 2 phương án như sau:
Phương án 1:
Ưu: Suất đầu tư cho mỗi MW công suất điện thấp khi xây dựng toàn bộ TTĐL cùng 1
thời điểm.
Khuyết : Do các nhà máy Sông Hậu 2 &3 xây dựng sau Sông Hậu 1 nhiều năm nên
phải đầu tư xây dựng sớm phần kênh chung .
97
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Phương án 2:
Ưu: Các nhà máy đầu tư riêng nên tránh được khuyết điểm của phương án 1
Khuyết: Suất đầu tư cho mỗi MW cao so với phương án 1 khi các nhà máy xây dựng
cùng thời điểm
IX.3.9. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
Việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho công trình Nhà máy nhiệt điện là
một trong những vấn đề hết sức quan trọng, chi phối hầu hết các hạng mục công
trình. Việc phòng chống cháy cho công trình bao gồm các hạng mục sau đây:
Hệ thống dò báo cháy
Hệ thống bơm chữa cháy
Hệ thống trụ nước ngoài trời
Hệ thống trụ nước trong nhà
Hệ thống chữa cháy tự động phun sương
Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Hệ thống chữa cháy bọt hoà không khí
Hệ thống chữa cháy bằng khí trơ
Hệ thống đèn báo thoát hiểm
Bình chữa cháy ban đầu dạng xách tay và xe đẩy
Hệ thống PCCC được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế mới nhất.
Hệ thống được lắp đặt nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và con người, tránh được các
nguy cơ cháy nổ. Hệ thống có khả năng cung cấp nước chữa cháy, bọt chữa cháy và
chất chữa cháy thường xuyên, báo động sớm và dập lửa ngay từ ban đầu. Do đó sự
thiệt hại có thể được giảm đến mức tối thiểu. Hệ thống có khả năng đáp ứng cho nhu
cầu mở rộng của nhà máy trong tương lai.
IX.3.10. Hệ thống khí nén
Hệ thống khí nén đo lường và điều khiển
Hệ thống được thiết kế chung cho 2 tổ máy và bao gồm:
02 tổ máy nén khí công suất 2x100%,
02 thiết bị làm khô bằng phương pháp lạnh (air refrigerated dryers) công suất 2x100%,
02 bình chứa khí nén chung cho nhà máy (station compressed air receivers) dung
lượng 2x100%,
Hệ thống ống dẫn và van phân phối đến các tổ máy,
04 bình chứa khí nén cho các tổ máy (unit compressed air receiver): dung lượng
2x100% cho mỗi tổ. Các bình chứa khí nén này được lắp đặt tại các tổ máy,
Hệ thống khí nén đo lường và điều khiển có thể được hổ trợ 100% công suất từ Hệ
thống khí nén dịch vụ nhờ đoạn ống nối giữa 2 hệ thống.
Hệ thống khí nén dịch vụ
Hệ thống được thiết kế chung cho 2 tổ máy và bao gồm:
02 tổ máy nén khí công suất 2x100%,
02 bình chứa khí nén chung cho nhà máy (station compressed air receivers) dung
lượng 2x100%,
Hệ thống ống dẫn và van phân phối đến các tổ máy,
98
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

02 bình chứa khí nén cho các tổ máy (unit compressed air receiver): dung lượng
1x100% cho mỗi tổ. Các bình chứa khí nén này được lắp đặt tại các tổ máy,
Hệ thống khí nén dịch vụ có thể được hổ trợ 100% công suất từ Hệ thống khí nén đo
lường và điều khiển nhờ đoạn ống nối giữa 2 hệ thống.
IX.3.11. Hệ thống sản xuất hyđrô
Hệ thống sản xuất Hydro nhằm cung cấp môi chất làm mát cho máy phát điện. Chu
trình sản xuất, tồn trữ và phân phối hydro như sau:
Hydro được điều chế theo phương pháp điện phân NaOH và KOH bởi 3 đơn vị điện
phân công suất 3x50%.
Khí hydro từ bộ điện phân được thu gom vào 01 bình chứa khí đẳng áp (constant
pressure gasholder) làm việc ở áp suất khí quyển.
Khí từ bình chứa khí đẳng áp được làm khô bởi 02 bộ xấy khô kiểu lạnh (refrigeration
dryer), sau đó được nén lên áp suất trung gian khoảng 9 bar. Khí trung gian sau khi
được làm khô qua 02 bộ hút ẩm (absortion dryer) được tồn trữ trong 01 bình áp lực
trung gian 9-10 bar.
Khí từ bình áp lực trung gian có thể cung cấp thẳng cho các máy phát điện qua van
giảm áp hoặc được nén lên áp suất cao khoảng 13,8 bar để tồn trữ lâu dài bằng 02
tổ bơm công suất 2x100%.
Khí hydro cao áp 13,8 bar được chứa trong 02 dãy bình đặt trên giá đỡ. Bình cao áp có
dạng tiêu chuẩn và được lắp đặt các van và đầu nối để dễ dàng tháo lắp. Số bình
cao áp dự kiến khoảng 6 – 8 bình. Mỗi dãy bình được nối vào 1 ống góp riêng. Các
dãy bình cũng được thiết kế các đầu nối để có thể cung cấp cho các bình di động
khác hoặc nhận khí từ nguồn ngoài.
Hệ thống hydro được lắp đặt thiết bị đo lường và phân tích độ tinh sạch của khí.
Một hệ thống rút chân không được lắp đặt để rút không khí hay khí Nitrogen ra khỏi
các bình chứa và ống dẫn.
Khí hydro được cung cấp cho các tổ máy dưới áp suất 4 bar.
Qui mô công suất của trạm và hệ thống phân phối khí hydro tùy thuộc vào độ rò rỉ khí
của máy phát điện. Nhà chế tạo và cung cấp thiết bị máy phát điện sẽ cung cấp các
thông số chính xác.
IX.3.12. Hệ thống xử lý tro xỉ
Tro bay từ các phễu tro của khử bụi tĩnh điện được vận chuyển bằng quạt hút chân
không về các silô tro bay, từ đây được xả xuống hố bơm thải xỉ để bơm lên bãi thải
hoặc xả xuống xe tải mang đi tiêu thụ (nếu có nhu cầu).
Xỉ đáy lò được đẩy bằng thuỷ lực về hố bơm thải xỉ để bơm lên bãi thải.
Thông số chính của bãi thải:
- Diện tích chiếm đất (kể cả bờ bao) : ~105 ha
- Sức chứa : ~ 14 triệu m3
Ngoài tro xỉ, chất thải thạch cao của hệ thống FGD, nước thải kho than, bùn thải của
hệ thống xử lý nước đều được thải ra bãi xỉ qua trạm bơm thải xỉ.
Thải tro xỉ từ trạm bơm ra bãi xỉ dùng 02 đường ống (1 làm việc, 1 dự phòng),
đường kính 500mm, dài 2,5km.

99
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Thu hồi nước lắng trong từ bãi tải đưa về nhà máy tái sử dụng cho hệ thống thải tro
xỉ bằng hai (2) đường ống 300mm, một làm việc, một dự phòng.
Trạm bơm thải tro xỉ gồm ba (3) tổ bơm cấp 1 + cấp 2 năng suất 100% (1 bơm làm
việc, 1 bơm dự phòng và 01 bơm sửa chữa).
Các thông số chính
- Silô tro bay : Hai (2) x 4.800m3
- Bơm thải xỉ cấp 1 : Ba (3) x 1..544m3/h
- Bơm thải xỉ cấp 2 : Ba (3) x 1..544m3/h
- Bơm nước lắng trong : Ba (3) x 441m3/h
IX.3.13. Đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Theo Quyết định số 6949/QĐ – BCT ngày 30/12/2010 phê duyệt Quy hoạch đấu nối các
trung tâm Điện lực vào Hệ thống điện quốc gia thì Trung tâm điện lực Sông Hậu
5200MW đấu nối lên hệ thống điện quốc gia như sau:
NMNĐ Sông Hậu 1 (2x600MW) đấu nối lên cấp điện áp 220kV
NMNĐ Sông Hậu 2 (2x1000MW) đấu nối lên cấp điện áp 500kV
NMNĐ Sông Hậu 3 (2x1000MW) đấu nối lên cấp điện áp 500kV
Các công trình đồng bộ với NMNĐ Sông Hậu 1 công suất 2x600MW:
Đường dây 220kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1 – TBA 220kV Cần Thơ, chiều dài
18km, phân pha 3, tiết diện không nhỏ hơn 3x400mm2.
Đường dây 220kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu 1 – đấu nối vào đường dây Cai Lậy –
Cao Lãnh, chiều dài khoảng 40km, phân pha 3, tiết diện không nhỏ hơn 400mm2.
Cải tạo đường dây 220kV mạch đơn Thốt Nốt – Cao Lãnh thành đường dây mạch kép,
chiều dài 35km, tiết diện không nhỏ hơn 3x400mm2.
Công trình đồng bộ với NMNĐ Sông Hậu 2 công suất 2x1000MW
Đường dây 500kV mạch kép NMNĐ Sông Hậu – Mỹ Tho, chiều dài 75km, phân pha
6 hoặc 8, tiết diện tổng không nhỏ hơn 2400mm2.
Đồng bộ với NMNĐ Sông Hậu 3 công suất 2x1000MW
Đường dây 500kV mạch kép Mỹ Tho – Đức Hòa, chiều dài 60km, phân pha 6 hoặc 8,
tiết diện tổng không nhỏ hơn 2400mm2 (trong trường hợp NMNĐ Sông Hậu 3 vào
trước năm 2020).
Máy biến áp liên lạc 500/220kV công suất 1x450MW được đầu tư trên cơ sở cân đối
nhu cầu phụ tải khu vực.
Dự phòng 1 ngăn lộ 500kV đấu nối các Trung tâm điện lực khu vực để tăng cường độ
tin cậy và được làm rõ trong giai đoạn lập dự án đầu tư NMNĐ Sông Hậu 3.
IX.3.14. Hệ thống điện
1. Sơ Sơ đồ đấu nối điện chính và các yêu cầu vận hành cơ bản
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 với qui mô công suất 2x600MW sẽ là một nguồn điện
quan trọng của hệ thống điện Quốc gia nói chung và khu vực nói riêng. Điện năng sẽ
được cung cấp lên lưới điện Quốc gia ở cấp điện áp 220kV thông qua hệ thống 02 thanh
góp với 03 máy cắt cho 02 ngăn lộ (sơ đồ một rưỡi). Với sơ đồ trên sẽ đảm bảo tính liên
tục trong quá trình phát điện lên hệ thống điện quốc gia.

100
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Sơ đồ nối điện chính


Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 là nguồn điện rất quan trọng tại khu vực và lưới điện
Quốc gia nên lựa chọn sơ đồ nối điện sao cho hạn chế dừng máy đến mức thấp
nhất.
Sơ đồ nối điện chính của tổ máy là sơ đồ khối máy phát được nối với máy biến áp tăng
áp, máy biến áp tự dùng tổ máy thông qua ống thanh cái pha cách điện. Máy cắt
đầu cực máy phát được lắp đặt giữa máy phát và nhánh rẽ vào máy biến áp tự dùng
tổ máy. Máy biến áp tự dùng tổ máy là loại 3 cuộn dây, phía sơ cấp được nối vào
ống thanh cái pha cách điện. Sơ đồ này cho phép hệ thống tự dùng được cung cấp
điện từ lưới điện khi máy phát không hoạt động.
Sử dụng máy cắt đầu cực máy phát có các ưu điểm sau:
Trong suốt quá trình khởi động hay dừng máy phát chỉ thao tác đóng cắt 1 máy cắt
giúp đơn giản trong vận hành.
Giảm chuyển mạch nguồn tự dùng đồng thời nâng cao độ tin cậy nguồn cấp điện cho
tự dùng trong trường hợp khởi động, dừng bình thường và cắt khi sự cố máy phát
điện, tuabine, lò hơi.
Cải thiện bảo vệ cho máy phát và máy biến áp chính – máy biến áp tự dùng:
- Phân vùng bảo vệ cho bảo vệ so lệch của máy phát, máy biến áp chính – máy biến
áp tự dùng được bố trí tối ưu nhất.
- Rút ngắn thời gian cắt điện và làm tăng mức bảo vệ máy phát và máy biến áp chính
khi có sự cố.
Việc lựa chọn có GCB đáp ứng yêu cầu độ sẵn sàng và độ tin cậy cao của một nhà
máy công suất lớn. Với trường hợp như NMNĐ Sông Hậu 1 – 2x600MW số giờ
vận hành Tmax = 6.500 giờ, phương án có GCB là cần thiết.
Cấp điện áp truyền tải điện (220kV)
Theo quyết định số 6949/QĐ-BCT ngày 30/12/2010 của Bộ Công Thương về việc phê
duyệt Quy hoạch đấu nối các Trung tâm điện lực vào hệ thống điện Quốc gia, Nhà
máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 sẽ phát điện lên lưới điện quốc gia ở cấp điện áp
220kV. Hệ thống có trung tính máy biến áp trực tiếp nối đất.
Cấp điện áp máy phát (21kV hoặc theo điện áp nhà chế tạo)
Mỗi máy phát được nối với máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng tổ máy thông
qua ống thanh cái pha cách điện với điện áp định mức 21kV.
Hệ thống điện trung áp (10kV)
Các cuộn thứ cấp của các máy biến áp tự dùng tổ máy và tự dùng nhà máy sẽ được nối
vào thanh cái phân phối 10kV cung cấp cho các động cơ công suất lớn và hệ thống
tự dùng hạ áp (0,4V) toàn nhà máy thông qua các máy biến áp tự dùng hạ áp
(10kV/0,4kV).
Hệ thống điện hạ áp (690V; 400V)
Cuộn thứ cấp của các máy biến áp tự dùng hạ áp (10kV/0,69kV; 10kV/0,4kV) sẽ nối
vào các thanh cái tự dùng 0,69kV và 0,4kV cấp cho trung tâm điều khiển động cơ
và các tải khác (BOP, chiếu sáng, HVAC,...)
101
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Hệ thống nguồn khẩn cấp AC


Trang bị mỗi máy phát Diesel khẩn cấp cho từng tổ máy để cấp nguồn AC cho các tải
khẩn cấp khi nguồn AC chính bị sự cố. Các máy phát Diesel có công suất khoảng
1500kW sẽ được nối với các thanh cái khẩn cấp 0,4kV.
Hệ thống DC/UPS
Hệ thống DC/UPS bao gồm các hệ thống sau: 220VDC, 24VDC, 230VAC.
Hai hệ thống 220VDC cấp nguồn cho điều khiển, bộ chuyển đổi, các bơm dầu khẩn
cấp, … Hệ thống 220VDC cho mỗi tổ máy bao gồm 2x100% bộ nạp ắc quy đảm
bảo cung cấp tải DC khẩn cấp trong 1 giờ. Một bộ nạp ắcquy sẽ được lấy nguồn từ
hệ thống AC khẩn cấp.
Hệ thống 24VDC được lấy nguồn từ 220VDC thông qua các bộ chuyển đổi
220/24VDC (2x100%) và chủ yếu cấp nguồn cho hệ thống I&C.
Hệ thống 230VAC được cung cấp từ nguồn 220VDC thông qua bộ chuyển đổi để cấp
nguồn cho hệ thống máy tính, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp,...

2. Các chế độ vận hành


Khởi động
Để khởi động, hệ thống được lấy nguồn từ trạm 220kV thông qua các máy biến áp chính
và các máy biến áp tự dùng tổ máy và nhà máy, khi đó máy cắt đầu cực máy phát đang ở
trạng thái mở. Sau khi khởi động, máy phát sẽ được hòa lưới thông qua máy cắt đầu cực
máy phát khi đủ điều kiện hòa lưới.
Hòa lưới
Việc hòa lưới sẽ được thực hiện tại máy cắt đầu cực máy phát hoặc có thể hòa lưới tại các
máy cắt phía trạm phân phối 220kV ở cả hai chế độ tự động và bằng tay.
Vận hành phụ tải bình thường
Trong suốt quá trình nhà máy vận hành bình thường, hệ thống tự dùng sẽ được cung cấp
từ máy phát thông qua các máy biến áp tự dùng tổ máy. Tải chung nhà máy có thể nối với
tự dùng các tổ máy.
Các chế độ vận hành bất thường
Ngắn mạch thanh cái 220kV.
Trong trường hợp máy phát hoà lưới, thời gian cho phép lớn nhất của ngắn mạch 3
pha tại thanh cái 220kV là 0,1s. Nếu thời gian này kéo dài, phải cách ly máy phát ra
khỏi lưới.
Sa thải tải:
Hệ thống cho phép sa thải tải tại thời điểm bất kỳ và phải đảm bảo trong suốt quá trình
sa tải không gây ảnh hưởng bất lợi đến việc vận hành của hệ thống tuabin máy phát và
hệ thống tự dùng.
Quá tải:

102
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Ngoài chế độ vận hành ở chế độ phụ tải bình thường, máy phát tuabin cho phép hoạt
động ở chế độ quá tải. Vì vậy, máy phát và các thiết bị điện được thiết kế có khả năng
vận hành ở chế độ quá tải (dòng, nhiệt độ, … tăng).
Chế độ quá tải của máy phát phụ thuộc vào chế độ vận hành tối đa liên tục của tuabin
ở chế độ van mở lớn nhất VWO (Valve wide open), giá trị tham khảo 5%.
Giới hạn tăng nhiệt độ cấp B, theo tiêu chuẩn IEC 60034-1
Nhiệt độ môi trường tăng cao:
Tương tự trong chế độ vận hành trong chế độ quá tải, tuabin máy phát có khả năng
vận hành trong điều kiện nhiệt độ môi trường hoặc/và độ ẩm tăng cao.
Dừng máy
Dừng máy phát tuabin bằng cách giảm từ từ lượng hơi và các thông số hơi đồng thời cho
hơi đi tắt qua bình ngưng và giảm công suất tải máy phát, cách ly máy phát với lưới điện
được thực hiện bằng cách ngắt máy cắt đầu cực máy phát và điều khiển bằng hệ thống
DCS. Trong suốt quá trình dừng máy phải đảm bảo nguồn cấp cho hệ thống tự dùng được
cấp từ lưới cao áp phải không bi gián đoạn.
Dừng khẩn cấp
Trong trường hợp dừng khẩn cấp do bị sự cố, để đảm bảo dừng máy an toàn nguồn cấp
cho hệ thống tự dùng được cấp từ hệ thống ắc quy và các máy diesel khẩn cấp.

3. Các thiết bị điện chính


a) Máy phát và thiết bị phụ
Máy phát điện là loại máy phát nằm ngang, ba pha, đồng bộ được làm mát bằng
hydro, bọc kín hoàn toàn và hydro được làm mát bằng nước.
Công suất định mức của máy phát sẽ được chọn dựa trên cơ sở:
Công suất tương ứng của tuabin ở chế độ vận hành tối đa liên tục (MCR).
Điều kiện công suất cao nhất của Tuabin (nhiệt độ không khí và nước làm mát thấp
nhất)
Khoảng dung sai thiết kế và an toàn
Máy phát được thiết kế để vận hành trong giới hạn tăng nhiệt độ cấp B theo tiêu chuẩn
IEC trong dải công suất vận hành cho phép. Toàn bộ các hệ thống cách điện máy
phát bao gồm cả kích từ được áp dụng theo vật liệu cách điện cấp F.
Các thông số định mức của máy phát:
- Loại: Từ trường quay, hai cực, Rô-to hình trụ, máy phát đồng bộ, được bao che
hoàn toàn.
- Công suất định mức: 600MW.
- Điện áp định mức: 21kV (hoặc theo điên áp nhà chế tạo), 3 pha
- Cuộn dây Stator nối sao
- Tần số định mức: 50Hz.
- Dòng định mức:  21kA
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 50kV.
103
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Mức chịu đựng điện áp xung sét 125kV.


Dải điện áp và tần số: Các tổ máy phát điện phải có khả năng tham gia vào việc điều
khiển tần số và điều khiển điện áp trong hệ thống điện thông qua việc điều khiển
liên tục công suất tác dụng và công suất phản kháng của máy phát.
Các tổ máy phát điện phải có khả năng liên tục phát công suất tác dụng danh định
trong dải tần số từ 49,5Hz đến 50,5Hz. Trong dải tần số 47 đến 49,5Hz, mức giảm công
suất không được vượt quá giá trị tính theo tỷ lệ yêu cầu của mức giảm tần số hệ thống,
phù hợp với đặc tuyến quan hệ giữa công suất tác dụng và tần số của tổ máy.
Máy phát phải có khả năng duy trì vận hành và phát công suất khi tần số dao động trong
khoảng từ 47Hz đến 52Hz, Trường hợp đặc biệt, đơn vị điều độ hệ thống điện có thể cho
phép rơ le tần số hoặc rơ le tốc độ thay đổi tần số cắt tổ máy phát đang hoạt động trong
dải tần số này khi có lý do kỹ thuật xác đáng. Trong trường hợp tần số vượt ra khỏi giới
hạn 47- 52Hz, Nhà máy Nhiệt điện có quyền quyết định tiến hành khẩn cấp các biện pháp
cần thiết để đảm bảo an toàn cho trang thiết bị và các nhân viên vận hành.
Máy phát phải có khả năng làm việc liên tục ở các chế độ sau:
- Vượt tốc tới 10%
- Tải không cân bằng giữa 3 pha từ 5-10%
- Hệ số đáp ứng của kích từ lớn hơn 0,5%
- Dòng điện thứ tự nghịch nhỏ hơn 5%
- Hệ số công suất định mức:
- Lagging 0,85
- Leading 0.9
- Cấp cách điện: F
- Giới hạn tăng nhiệt độ cấp B.
- Tỷ số ngắn mạch: theo theo tiêu chuẩn IEEE Std C50.13-2005: 0.35 đến 0.58, hoặc
theo tiêu chuẩn IEC 60034 lớn hơn hoặc bằng 0,4
- Vận tốc định mức: 3000 vòng/phút tương ứng với tần số 50Hz
- Điện kháng siêu quá độ  19%
Làm mát:
- Rotor và lõi thép: bằng Hydrogen.
- Stator: bằng Hydrogen hoặc nước.
Hệ thống kích từ: kích từ tĩnh.
Nối đất trung tính máy phát: thông qua điện trở nối đất hoặc máy biến áp nối đất tổng
trở cao, tuỳ thuộc theo tiêu chuẩn nhà chế tạo và sơ đồ bảo vệ.
Số lượng: 2 bộ
Các thiết bị hợp bộ với máy phát:
- Máy phát bao gồm nhưng không hạn chế các thiết bị đồng bộ sau đây:
- Hệ thống kích từ, máy biến áp kích từ.
- Hệ thống điều chỉnh điện áp tự động (AVR).
- Hệ thống giám sát điều hành trực tuyến.
- Máy cắt đầu cực máy phát và các thiết bị hợp bộ.
- Tủ trung tính máy phát.
- Chống sét van.
- Các tấm đặt máy phát (và các thiết bị khác).
104
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Thiết bị làm mát máy phát gồm cả các bộ lọc và thiết bị giảm ồn đến mức chỉ định.
- Toàn bộ các cáp đấu nối.
- Nối dây nội bộ bao gồm nối dây đến giữa hàng kẹp tương ứng với toàn bộ các
bảng cung cấp.
- Các đầu cực của cuộn dây đấu nối với các lộ ra bằng các thanh cái ống cách điện
theo pha.
- Các máy biến dòng và máy biến điện áp dùng cho đo đếm, công tơ điện đo đếm
phải đạt cấp chính xác tuân theo Quy định về các yêu cầu kỹ thuật trang bị thiết bị
đo đếm điện năng đối với các Nhà máy Nhiệt điện, theo tiêu chuẩn IEC 60044,
IEC 62053 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
- Thiết bị bảo vệ máy phát
- Thiết bị tự dùng.
- Thiết bị khởi động, động cơ khởi động kết hợp với các thiết bị được yêu cầu để
chạy máy phát đến tốc độ khởi động.
- Các máy biến dòng và biến thế đo lường, bộ chỉnh lưu, hệ thống đồng hồ đo, cáp
và các thiết bị tương ứng để thoả mãn yêu cầu vận hành của nhà máy.
- Các bộ cảm biến nhiệt dùng cảm biến nhiệt độ máy phát.
- Các bộ cảm biến phát hiện rung của các đầu cuộn dây và gối đỡ.
- Hệ thống giám sát phóng điện cục bộ.
- Các bộ sấy máy phát.
- Trạm điều chế hydro với hệ thống làm khô, hệ thống đường ống và các bộ phận
đấu nối với máy phát.
- Bộ dầu chèn.
- Thiết bị hòa đồng bộ tự động và bằng tay.
- Các thiết bị bảo vệ máy phát và đo lường tại chỗ.
- Toàn bộ các thiết bị điện khác để đảm bảo cho việc vận hành máy phát.
b) Thanh cái pha cách điện (IPB)
Mỗi hệ thống thanh cái pha cách điện gồm có các thanh dẫn và các thiết bị đồng bộ
được cách điện, bọc kín và riêng rẽ cho 3 pha. Tất cả được tách riêng rẽ bởi các khoảng
không không khí. Vỏ thanh cái làm bằng hợp kim nhôm phải được cách điện hoàn toàn
với thanh dẫn và phải được nối đất để không gây nguy hiểm cho con người khi tiếp xúc.
Các sự cố xảy ra trong hộp kín không gây nguy hiểm cho người ở bên ngoài. Độ kín phải
đảm bảo để không bị bụi, nước thâm nhập, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Không gian
xung quanh hộp thanh cái cách điện có thể được sử dụng để bố trí các thiết bị khác. Thanh
cái pha cách điện được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà chế tạo, cấu trúc đơn giản gồm thanh
dẫn điện bằng nhôm dạng ống, sứ cách điện và vỏ hộp bảo vệ. Riêng các mối nối rẽ nhánh
cho phép thực hiện tại công trường.
Thanh cái pha cách điện phải kết nối với các thành phần sau:
- Nối máy phát với trung tính máy phát
- Nối máy phát và máy biến áp chính thông qua máy cắt đầu cực máy phát, dao cách
ly và có rẽ nhánh đến máy biến áp tự dùng chính nhà máy.
- Các nhánh nối vào máy biến áp kích từ và tủ VT’s.
- Nối với các thiết bị đóng cắt như: máy cắt đầu cực, dao cách ly, chống sét van, dao
tiếp đất và tụ chống quá điện áp.
105
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Nối với các biến điện áp.


- Các điểm nối từ thanh cái IPB đến đầu sứ máy biến áp chính và máy biến áp tự
dùng, đầu sứ đầu cực máy phát, đầu sứ trung tính máy phát, đầu sứ máy biến áp
kích từ, đầu sứ tủ VT’s, các nhánh rẽ đến tủ VT’s, các nhánh rẽ đến máy biến áp
kích từ và các nhánh rẽ đến máy biến áp tự dùng được dùng kết nối mềm.
Đặc tính kỹ thuật
- Điện áp danh định: 21kV (hoặc theo điện áp nhà chế tạo).
- Điện áp làm việc cực đại: điện áp máy phát +10%.
- Dòng điện định mức: 21kA
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 50kV.
- Mức chịu đựng điện áp xung sét 125kV.
- Điện áp kiểm tra tần số tới đất 50kV
- Làm mát bằng không khí.
- Số lượng: 2 bộ
c) Máy cắt đầu cực máy phát và thiết bị hợp bộ:
Máy cắt đầu cực máy phát và thiết bị hợp bộ tối thiểu bao gồm: máy cắt đầu cực máy
phát, dao cách ly, dao tiếp đất, biến dòng, biến điện áp, chống sét van, tụ chống
quá điện áp, bộ hoạt động cơ, các thiết bị điều khiển, đo đếm và cấu trúc giá đỡ.
Máy cắt phải có khả năng cắt sự cố cũng như làm việc tốt trong các chế độ sau:
- Sự cố bên trong tuabin, máy phát hoặc giữa máy phát và máy cắt đầu cực máy
phát. Máy cắt phải cách ly máy phát để đảm bảo lấy nguồn liên tục từ trạm biến áp
220kV cho hệ thống tự dùng thông qua máy biến áp chính.
- Sự cố bên trong máy biến áp hoặc giữa máy biến áp và máy cắt đầu cực máy phát.
- Sự cố ở trạm biến áp 220kV
- Sự cố bên trong máy biến áp tự dùng, máy biến áp kích từ hoặc giữa máy biến áp
tự dùng, máy biến áp kích từ và máy cắt đầu cực máy phát.
- Hòa lưới.
Đặc tính kỹ thuật
 Máy cắt: Loại: SF6, lắp đặt trong nhà
- Vỏ bao che bằng kim loại.
- Điện áp định mức: 1,05 lần điện áp định mức máy phát.
- Tần số: 50Hz.
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp: 60kV.
- Mức chịu đựng điện áp xung sét: 125kV.
- Kiểm tra toàn sóng ngang: 145kV.
- Dòng điện định mức: > 21kA.
- Dòng cắt 3 pha không đối xứng tuân theo tiêu chuẩn IEEE
- Loại 3 cực.
- Chu trình thao tác: CO 30 min - CO
- Số lượng: 2 bộ
 Dao cách ly:
- Điện áp định mức: 1,05 lần điện áp định mức máy phát..
- Tần số: 50Hz.
- Điện áp chịu đựng ở tần số công nghiệp 60kV.
106
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Mức chịu đựng điện áp xung sét 125kV.


- Kiểm tra toàn sóng ngang: 145kV
- Dòng điện định mức: > 21kA.
- Dòng cắt 3 pha không đối xứng tuân theo tiêu chuẩn IEEE
- Loại 3 cực.
- Số lượng: 2 bộ
Cơ cấu vận hành
Máy cắt sẽ được vận hành bằng một trong các phương pháp sau: cơ cấu vận hành bằng
lò xo hoặc lò xo thủy lực.
Máy cắt có thể vận hành ở cả hai chế độ: tại chỗ và điều khiển từ xa từ phòng điều
khiển (DCS).
Các biến dòng điện
Các máy biến dòng (CT’s) được cung cấp nhằm phục vụ cho đo lường và bảo vệ rơ le.
Các CT được đặt trong vỏ bao che riêng rẽ.
CT’s tuân theo tiêu chuẩn IEC 60044-1. Các CT phải có độ chính xác cao.
Các biến điện áp đo lường
Các máy biến điện áp đo lường (VT’s) được cung cấp nhằm phục vụ cho đo lường và
bảo vệ rơ le . Các VT được đặt và cố định trong vỏ bao che máy cắt đầu cực máy phát.
VT’s tuân theo tiêu chuẩn IEC 60044-5. Các VT phải có độ chính xác cao.
Tủ điều khiển.
Tủ điều khiển được thiết kế chống thấm phù hợp với điều kiện thời tiết, tủ phải có khoảng
không rộng phù hợp cho cơ cấu vận hành, rơ le và các thiết bị khác bên trong tủ.
d) Máy biến áp chính
Máy biến áp chính dùng để nâng điện áp máy phát lên đến điện áp thanh cái của
trạm biến áp (220kV) Sông Hậu. Với sơ đồ khối máy phát – máy biến áp được lựa chọn,
mỗi máy phát được nối với 1 máy biến áp chính hai cuộn dây thông qua ống thanh cái
cách điện.
Mỗi máy biến áp phải được trang bị hệ thống giám sát phóng điện/phát nóng cục bộ và
phân tích dầu máy biến áp. Hệ thống này phải bao gồm tối thiểu các thiết bị và các tính
năng sau:
Toàn bộ tín hiệu đầu ra phải được chuyển đổi về tín hiệu chuẩn 4-20mA.
Thiết bị phải có khả năng không bị ảnh hưởng bởi nhiễu và đảm bảo tính chính xác
của các tín hiệu đầu vào.
Hệ thống phải có khả năng hiển thị và báo động các tình trạng phóng điện/phát nóng
cục bộ máy biến áp theo hai mức: Cảnh báo tình trạng bất thường và báo động sự
cố (dự báo trước khi xảy ra sự cố và báo động khi xảy ra sự cố).
Hệ thống phải có khả năng phân tích chất lượng dầu, các thành phần dầu máy biến áp
và đưa ra các mức cảnh báo về độ nhiễm bẩn của dầu, độ cách điện của dầu…
Dễ dàng cài đặt chương trình thông qua các phím điều khiển và màn hình hiển thị.
Các cổng thông tin để giao tiếp tại chỗ và từ xa.
Bộ phân tích tại chỗ cho từng máy biến áp. Tất cả các bộ phân tích của từng máy biến
áp phải được nối chung với nhau (nối mạng vòng) có một màn hình hiển thị và một
máy in nhật ký và nó phải được nối với hệ thống DCS nhà máy để truyền và hiển
thị toàn bộ các tín hiệu về phòng điều khiển trung tâm.
107
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Bộ phân tích phải có sẵn phần mềm hướng dẫn để người vận hành cài đặt được các
yêu cầu cần thiết và nhà cung cấp thiết bị phải hướng dẫn chi tiết cho nhân viên
vận hành.
Hệ thống giám sát phóng điện cục bộ.
Tất cả các thông tin về tình trạng thiết bị và các cảnh báo/báo động phải có thể xem
được tại chỗ tại màn hình và từ xa tại phòng điều khiển trung tâm.
Lưu trữ dữ liệu phải được thực hiện dưới dạng ma trận mà nó phải thuận tiện cho yêu cầu
lấy mẫu thường xuyên và thời gian lưu trữ phải phù hợp cho việc phân tích dữ liệu quá
khứ.
Thông số chính của máy biến áp 220kV/21kV
Loại: 3 pha, 2 cuộn dây, 50Hz, ngâm dầu, ngoài trời, loại nâng áp
Tổ đấu dây: YNd11
Công suất: 1x705MVA (hoặc 3x235MVA).
Tần số định mức: 50Hz
Số cuộn dây: 2
Tỷ số biến áp: 21kV/220kV
Điện áp làm việc cực đại:
- Phía cao áp: 245kV
- Phía hạ áp: 1,05x21kV
Phía cao áp:
- Điện áp chịu đựng xung sét 1050kV
- Tần số công nghiệp 460kV
- Trung tính (Tần số công nghiệp)38 kV
Phía trung áp:
- Điện áp chịu đựng xung sét 125 kV
- Tần số công nghiệp 50 kV
Bộ đổi nấc: ±10 x 1% - Tự động điều chỉnh điện áp dưới tải phía cao áp OLTC.
Phạm vi điều chỉnh phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Điện áp vận hành bình thường: 220kV  10%.
- Từ không đến đầy tải trong cả hai chế độ tự động/bằng tay.
- Điện áp máy phát thay đổi  5%.
Làm mát: ONAN/ONAF/ODAF (50%/70%/100%)
Tổng trở ngắn mạch ≥ 17%
Nối đất: Nối đất trực tiếp điểm trung tính phía cao áp
Độ ồn: theo IEC 60551 và TCVN
Số lượng 02 bộ.
e) Máy biến áp tự dùng
Máy biến áp tự dùng tổ máy
Tiêu chuẩn: IEC - 60076
Loại: 3 pha, 50Hz, ngâm dầu, máy biến thế giảm áp
Tổ đấu dây: Dyn1yn1
Công suất: 60/40-40MVA
Chế độ làm mát: ONAN/ONAF (70%/100%)
Điện áp định mức: 21kV/10kV/10kV
108
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Điện áp làm việc cực đại của thiết bị: 36/12kV


Mức cách điện xung: 125kV/75kV
Mức cách điện ở tần số công nghiệp: 50kV/28kV
Thử nghiệm theo tần số công nghiệp: theo IEC 60076
Điều áp không tải: bộ đổi nấc ± 5% với các nấc đổi áp ± 2x2,5%,
Nối đất: nối đất điểm trung tính phía hạ áp (10kV) qua điện trở
Độ ồn: theo IEC – 60554, TCVN
Số lượng: 02
Máy biến áp tự dùng tổ máy:
Tiêu chuẩn: IEC - 60076
Loại: 3 pha, 50Hz, ngâm dầu, máy biến thế giảm áp
Tổ đấu dây: Dyn1
Công suất: 30MVA
Chế độ làm mát: ONAN/ONAF (70%/100%)
Điện áp định mức: 21kV/10kV
Điện áp làm việc cực đại của thiết bị: 36/12kV
Mức cách điện xung: 125kV/75kV
Mức cách điện ở tần số công nghiệp: 50kV/28kV
Thử nghiệm theo tần số công nghiệp: theo IEC 60076
Điều áp không tải: bộ đổi nấc ± 5% với các nấc đổi áp ± 2x2,5%,
Nối đất: nối đất điểm trung tính phía hạ áp (10kV) qua điện trở
Độ ồn: theo IEC – 60554, TCVN
Số lượng: 02
Máy biến áp tự dùng hạ áp (10kV/0,69kV; 10kV/0,4kV)
Tiêu chuẩn IEC - 60076
Loại: 3 pha, 50Hz, loại giảm áp.
Kiểu: Máy biến áp khô, trong nhà.
Tổ đấu dây: Dyn1.
Công suất:
10kV/0,69kV: 3,5MVA.
10kV/0,4kV: 2,0MVA
Chế độ làm mát: AN.
Mức cách điện xung phía 10kV: 75kV.
Thử nghiệm tần số công nghiệp (HV/LV/LV trung tính): 28kV/3kV/3kV.
Điều áp không tải: bộ đổi nấc ± 5% với các nấc đổi áp ± 2x2,5%,
Nối đất: nối đất trực tiếp điểm trung tính phía hạ áp.
Độ ồn: theo IEC - 60551, TCVN
Số lượng: 12 máy 3,15MVA; 12 máy 2,0MVA

4. Hệ thống điện tự dùng


Để sản xuất điện năng, nhà máy phải tiêu tốn một phần điện năng để đảm bảo hoạt động
của các cơ cấu tự dùng phần cơ và phần điện như tự dùng cấp nhiên liệu, bơm cấp nước,
bơm nước tuần hoàn, bơm ngưng tụ, quạt gió, chiếu sáng, điều khiển và thông tin liên
lạc,…
109
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Với phương án lựa chọn sơ đồ nối điện chính của nhà máy là sơ đồ khối máy phát – máy
biến áp có sử dụng máy cắt đầu cực máy phát cho các tổ máy, nguồn điện tự dùng của
toàn bộ nhà máy sẽ được cung cấp từ hai máy biến áp tự dùng lắp đặt tại đầu cực máy
phát.
Tự dùng xoay chiều
Hệ thống tự dùng xoay chiều được thiết kế bao gồm:
Hệ thống tự dùng 10kV có trung tính nối đất qua điện trở, cấp nguồn cho các động cơ
công suất P ≥ 400W và các máy biến áp tự dùng hạ áp .
Hệ thống tự dùng 690V có trung tính nối đất trực tiếp, cấp nguồn cho các động cơ
công suất P < 400W và các phụ tải hạ áp khác.
Hệ thống tự dùng 400V có trung tính nối đất trực, cấp nguồn cho các động cơ công
suất P ≤ 200W và các phụ tải hạ áp khác.
Hai hệ thống điện 400V khẩn cấp được trang bị cho hai tổ máy để đảm bảo cho việc
bảo vệ lò hơi/tuabine máy phát và duy trì dòng điện cần thiết cho cho vận hành
trong trường hợp mất nguồn tự dùng xoay chiều 400V bình thường. Mỗi nguồn
điện khẩn cấp được lấy từ hai máy biến áp 10kV/0,4V – 2MVA và một máy phát
Diesel khẩn cấp với công suất 1500kW.
Phụ tải tự dùng
Việc lựa chọn máy biến áp tự dùng được dựa vào tổng công suất phụ tải của các tổ máy
và nhà máy:
Bảng 9.3

Bơm nước cấp được dẫn động bằng động cơ điện


Đơn Số Công suất tiêu
STT Thiết bị vị lượng thụ
I. Tự dùng cho 1 tổ máy
1 PAF KW 2 1184,2
2 SAF KW 2 1920,1
3 IDF KW 2 7846,2
Hệ thống vận chuyển nhiên liệu vào vòi
4 phun KW 1 4351,9
5 SCR KW 3 90,2
6 ESP KW 1 321,4
7 WFGD KW 1 1049
8 Bơm nước làm mát KW 2 3209,4
9 Bơm nước làm mát (kín) KW 2 104
10 Bơm nước làm mát (hở) KW 2 104
11 Bơm nước ngưng KW 2 1152,7
12 Bơm chân không bình ngưng KW 2 119,32
13 Bơm nước cấp lò hơi KW 2 22629,8
14 Bơm tăng áp nước cấp lò hơi KW 2 533,6
15 Bơm xả bình gia nhiệt nước cấp KW 3 89,4
110
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

16 Tải phụ trợ tuabin hơi KW 1 4854,6


17 Phụ trợ nhà máy KW 2 1500,3
18 Tải máy biến thế KW 1500,3
Tổng tự dùng và tổn thất máy biến thế KW 52560,42
II, Tự dùng các hệ thống trong nhà máy
1 Hệ thống vận chuyển than + Đá vôi
Băng tải nhận + Bốc dỡ từ tàu + Đánh
đống KW 2 5285,4
Băng tải cấp + Reclaimers KW 2 3804,6
2 Hệ thống vận chuyển tro xỉ + Thạch cao
Vận chuyển tro bay KW 2 420
Vận chuyển xỉ KW 2 1778
Hệ thống thải xỉ KW 2 800
3 Hệ thống khí nén KW 8 1790
4 Hệ thống xử lý nước KW 1 666,95
5 Hệ thống xử lý nước thải KW 1 400
6 Nhà Hydrogen KW 2 480
Tổng tiêu thụ năng lượng KW 15424,95
III, Tổng tự dùng toàn nhà máy
1 Tổng tự dùng tổ máy KW 2 105120,84
Tổng tự dùng các hệ thống trong nhà
2 máy KW 1 15424,95
3 Tổng tự dùng toàn nhà máy KW 120545,79
4 Tỉ lệ điện tự dùng toàn nhà máy 10,0%

Bơm nước cấp được dẫn động bằng tuabin hơi


Đơn Số Công suất tiêu
STT Thiết bị vị lượng thụ
I, Tự dùng cho 1 tổ máy
1 PAF KW 2 1228,8
2 SAF KW 2 1992,5
3 IDF KW 2 8143,4
Hệ thống vận chuyển nhiên liệu vào vòi
4 phun KW 1 4516
5 SCR KW 3 93,6
6 ESP KW 1 333,5
7 WFGD KW 1 1092,3
8 Bơm nước làm mát KW 2 3275,3
9 Bơm nước làm mát (kín) KW 2 104
10 Bơm nước làm mát (hở) KW 2 104
11 Bơm nước ngưng KW 2 1194,4
12 Bơm chân không bình ngưng KW 2 119,32
13 Bơm nước cấp lò hơi KW 2 0
111
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

14 Bơm tăng áp nước cấp lò hơi KW 2 553,4


15 Bơm xả bình gia nhiệt nước cấp KW 3 89,4
16 Tải phụ trợ tuabin hơi KW 1 4855,4
17 Phụ trợ nhà máy KW 2 1500,6
18 Tải máy biến thế KW 1500,6
Tổng tự dùng và tổn thất máy biến thế KW 30696,52
II, Tự dùng các hệ thống trong nhà máy
1 Hệ thống vận chuyển than + Đá vôi
Băng tải nhận + Bốc dỡ từ tàu + Đánh
đống KW 2 5285,4
Băng tải cấp + Reclaimers KW 2 3804,6
2 Hệ thống vận chuyển tro xỉ + Thạch cao
Vận chuyển tro bay KW 2 420
Vận chuyển xỉ KW 2 1778
Hệ thống thải xỉ KW 2 800
3 Hệ thống khí nén KW 8 1790
4 Hệ thống xử lý nước KW 1 666,95
5 Hệ thống xử lý nước thải KW 1 400
6 Nhà Hydrogen KW 2 480
Tổng tiêu thụ năng lượng KW 15424,95
III, Tổng tự dùng toàn nhà máy
1 Tổng tự dùng tổ máy KW 2 61393,04
Tổng tự dùng các hệ thống trong nhà
2 máy KW 1 15424,95
3 Tổng tự dùng toàn nhà máy KW 76817,99
4 Tỉ lệ điện tự dùng toàn nhà máy 6,40%

Hệ thống phân phối tự dùng 10kV


Hệ thống phân phối tự dùng 10kV được cấp nguồn từ hai máy biến áp tự dùng tổ máy từ
cấp điện áp máy phát 21kV xuống cấp điện áp 10kV.
Hệ thống phân phối 10kV cấp nguồn cho các thiết bị sau:
Các động cơ có công suất trên 400kW như động cơ bơm nước cấp nước lò hơi, bơm
cấp nước làm mát, bơm dầu, các quạt gió, máy nghiền, …
Các máy biến áp tự dùng 10kV/0,4kV của nhà máy
Những yêu cầu kỹ thuật và thông số định mức của máy cắt và thiết bị đóng cắt:
Thiết bị đóng cắt 10kV được bọc kim loại, kiểu kín và tự dập hồ quang. Máy cắt hợp bộ
và thiết bị cắt hợp bộ (contactor nối tiếp cầu chì) là kiểu nằm ngang có thể rút ra và cơ
cấu của chúng được vận hành bằng điện. Công nghệ ngắt sử dụng hai loại thông dụng là
loại chân không và khí SF6 trong đó dùng công nghệ khí SF6 được kiến nghị sử dụng.
Thông số chính của máy cắt 10kV:
- Điện áp định mức: 10kV
- Pha: 3 pha trung tính cách điện
- Tần số: 50Hz
112
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- Dòng định mức: được tính theo công suất tải (tải động cơ  200A)
- Điện áp điều khiển 220VDC
- Mức cách điện:
- Cách điện xung: 75kV
- Tần số công nghiệp: 28kV
- Thông số chính của thiết bị cắt hợp bộ (contactor nối tiếp cầu chì):
- Điện áp định mức: 10kV
- Pha: 3 pha trung tính cách điện
- Tần số: 50Hz
- Dòng định mức cầu chì: được tính theo tải (tải động cơ < 200A)
- Dòng định mức của Contactor: 400A
- Điện áp điều khiển 220VDC
- Mức cách điện:
- Cách điện xung: 75kV
- Tần số công nghiệp: 28kV
Hệ thống phân phối tự dùng hạ áp 690V
Hệ thống tự dùng hạ áp 690V được cấp nguồn từ hệ thống tự dùng 10kV thông qua các
máy biến áp tự dùng 10kV/0,69kV.
Hệ thống phân phối 690V cấp nguồn cho các thiết bị sau:
Các động cơ công suất: P ≤ 400kW.
Các bảng phân phối hạ áp.
Những yêu cầu kỹ thuật và thông số định mức của máy cắt và thiết bị dóng cắt:
Điện áp định mức: 690V
Pha: 3 pha trung tính cách điện
Tần số: 50Hz
Dòng định mức: được tính từ theo tải
Điện áp điều khiển 220VDC
Mức cách điện: IEC 60439
Hệ thống phân phối tự dùng hạ áp 400V
Hệ thống tự dùng hạ áp 400V được cấp nguồn từ hệ thống tự dùng 10kV thông qua các
máy biến áp tự dùng 10kV/0,4kV.
Hệ thống phân phối 0,4kV cấp nguồn cho các thiết bị sau:
Các động cơ công suất nhỏ hơn 200kW.
Các bảng phân phối hạ áp.
Các thiết bị BOP, thiết bị điều khiển sân trạm.
Các động cơ máy cắt, hệ thống tự dùng chung như chiếu sáng, điều hoà không khí, ổ
cắm cấp nguồn nhỏ,…
Những yêu cầu kỹ thuật và thông số định mức của máy cắt và thiết bị dóng cắt:
- Điện áp định mức: 400V
- Pha: 3 pha trung tính cách điện
- Tần số: 50Hz
- Dòng định mức: được tính từ theo tải
- Điện áp điều khiển 220VDC
- Mức cách điện: IEC 60439

113
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Các bộ ATS
Để đảm bảo vận hành nhà máy tin cậy, các bộ ATS được trang bị cho hệ thống tự dùng
10kV, 690V và 400V với các chức năng như: fast transfer, Re-transfer and slow transfer
Tự dùng một chiều và hệ thống UPS
Nguồn điện một chiều được dùng để điều khiển, giám sát và cấp điện cho các động cơ
một chiều. Ở trạng thái vận hành bình thường, các phụ tải một chiều được cấp điện thông
qua bộ chỉnh lưu. Ắc qui đóng vai trò khắc phục sự gián đoạn cấp điện AC, đặc biệt giúp
cho các tổ máy xuống máy an toàn khi có sự cố. Nguồn tự dùng một chiều của nhà máy
được chọn theo cấp điện áp là 220VDC và 24VDC. Phạm vi áp dụng từng cấp điện áp
như sau:
Cấp điện áp 220VDC cấp nguồn cho vận hành trạm biến áp, các động cơ điện một
chiều, thiết bị hoà, các nguồn điều khiển thiết bị, hệ thống rơ le bảo vệ và đo lường.
Cấp điện áp 24VDC sử dụng bộ biến đổi DC/DC lấy nguồn từ thanh cái 220VDC cấp
điện cho hệ thống DCS, các trang thiết bị điện tử đo lường, chỉ thị, hệ thống thông tin
SCADA, hệ thống báo cháy và các mạch máy tính.
Cấp điện áp 230VAC – 50Hz.
Một hệ thống ắc qui axít chì hoặc Ni-Cadmium 220VDC với 2 bộ nạp 100% (2x100%) để
sử dụng cho nhà máy Sông Hậu 1.
Máy phát Diesel dự phòng
Máy phát Diesel là một phần trong hệ thống cấp nguồn khẩn cấp với mục đích bảo vệ
khối lò hơi/ tuabine - máy phát và duy trì chúng và các hệ thống cần thiết đồng thời đảm
bảo cho người vận hành khi có sự cố nguồn tự dùng xoay chiều.
Trang bị hai bộ máy phát Diesel có công suất 1500kW cho hai tổ máy. Cả hai là loại máy
phát Diesel công nghiệp được đặt trong nhà Diesel. Bồn chứa nhiên liệu D.O, tháp giải
nhiệt và hệ thống giảm âm khí thải phải phù hợp với loại thiết bị ngoài trời.
Các máy Diesel sẽ được nối vào thanh cái khẩn cấp 400V có khả năng điều khiển tại chỗ
và từ xa (từ phòng điều khiển trung tâm).
Mỗi bộ máy phát có công suất đủ để duy trì tổ máy tuabine – lò hơi, các thiết bị phụ trợ
có liên quan và đồng thời hai bộ phải có đủ khả năng cấp điện an toàn trong điều kiện
dừng máy khẩn cấp với mức độ dự phòng 10%.
Mỗi máy phát Diesel phải có khả năng thực hiện được đầy đủ các chức năng của mình
cũng như máy phát còn lại trong trường hợp một máy ngừng hoạt động.
Các máy phát diesel cung cấp nguồn tối thiểu cho các tải sau:
Cơ cấu quay trục tuabine xoay chiều
Bơm dầu cho cơ cấu quay trục tuabine xoay chiều
Bơm dầu chèn hydro xoay chiều
Bộ trích hơi của bể dầu tuabine xoay chiều
Bơm dầu chính xoay chiều
Một số bộ truyền động xoay chiều được yêu cầu để đảm bảo dừng máy an toàn
Quạt làm mát cho bộ kiểm tra ngọn lửa.
Các bộ nạp ắc quy
Các thiết bị phụ của máy phát Diesel
Chiếu sáng phòng điều khiển (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
Chiếu sáng phòng thiết bị điều khiển (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
114
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Chiếu sáng khẩn cấp tại các khu vực xa nhà máy (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
Chiếu sáng sự tắt nghẽn hệ thống ống khói (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
Hệ thống C&I (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
Hệ thống bảo vệ rơ le (thông qua bộ nạp ắc quy/UPS)
Các thang máy
Các phụ tải cần thiết khác.

5. Trạm biến áp ngoài trời 220kV


Trạm phân phối ngoài trời 220kV bao gồm hệ thống thanh cái và các thiết bị đóng ngắt để
đấu nối khối máy phát - máy nâng áp vào lưới truyền tải 220kV.
Trạm phân phối 220kV Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu có sơ đồ 02 thanh cái với 03 máy
cắt cho 02 ngăn lộ. Đây là sơ đồ nối điện có độ tin cậy cao, đảm bảo cấp điện liên tục khi
phải sữa chữa bất kỳ máy cắt nào.
Mô tả sơ đồ nối điện chính
Bố trí các ngăn lộ của trạm phân phối 220kV Sông Hậu như sau:
01 ngăn máy nâng áp tổ máy 01 Sông Hậu 1.
01 ngăn máy nâng áp tổ máy 02 Sông Hậu 1.
02 ngăn lộ đi trạm 220kV Cần Thơ.
02 ngăn lộ cho đường dây mạch kép đấu nối vào đường dây Cai Lậy – Cao Lãnh.
Thiết bị chính
Máy cắt
 Loại: máy cắt khí SF6, 3 x 1pha, loại đặt ngoài trời.
 Tiêu chuẩn: IEC-60056
 Điện áp định mức: 245kV
 Dòng định mức 2500A
 Tần số 50Hz
 Dạng nối đất Trực tiếp
 Dòng chịu đựng ngắn mạch 50kA
 Thời gian chịu dòng ngắn mạch 1s
 Truyền động: lò xo hoặc thủy lực, từng pha
 Mức cách điện:
- Điện áp xung sét 1050kV (p)
- Điện áp tần số công nghiệp 460kV (r.m.s)
 Trình tự vận hành: loại cho phép tự đóng lại: O – 0.3sec – CO – 3min. – CO
 Khoảng cách rò điện 31mm/kV
 Số lượng: 09 bộ
Dao cách ly
 Loại: 03 pha, đặt ngoài trời
 Điện áp định mức: 245kV
 Tần số 50Hz
 Dạng nối đất Trực tiếp
 Dòng điện định mức: 2500 A
 Thời gian chịu dòng ngắn mạch 1s
115
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

 Dòng chịu đựng ngắn mạch 50kA


 Truyền động: bằng motor và bằng tay.
 Mức cách điện:
- Điện áp xung sét 1050kV(p)
- Điện áp tần số công nghiệp 460kV(r.m.s)
 Khoảng cách rò điện 31mm/kV
 Số lượng: 24 bộ
 Trọn bộ và liên động khoá với các lưỡi tiếp đất một phía hoặc hai phía.
Biến dòng điện
 Loại: 1 pha, đặt ngoài trời.
 Điện áp định mức: 245kV
 Tần số 50Hz
 Dạng nối đất Trực tiếp
 Thời gian chịu dòng ngắn mạch 1s
 Dòng chịu đựng ngắn mạch 50kA
 Mức cách điện:
- Điện áp xung sét 1050kV(p)
- Điện áp tần số công nghiệp 460kV(r.m.s)
 Khoảng cách rò điện: 31mm/kV
 Tỉ số: 400-800-1600-2000/1-1-1-1-1-1 A
 Cấp chính xác: cl0.5; cl0.5; 5P20; 5P20; 5P20; 5P20
 Số lượng: 27 bộ
Biến điện áp kiểu tụ 220kV
 Loại: 1 pha, đặt ngoài trời.
 Điện áp định mức: 245kV
 Tần số 50Hz
 Dạng nối đất Trực tiếp
 Mức cách điện:
- Điện áp xung sét 1050kV(p)
- Điện áp tần số công nghiệp 460kV(r.m.s)
 Khoảng cách rò điện: 31mm/kV
 Dòng chịu đựng ngắn mạch (1s): 50kA
 Tỉ số: (220kV:sqrt3)/(110V:sqrt3)/(110V)
 Cấp chính xác: cl0,2 – 3p
 Số lượng: 18 bộ
Chống sét van 192kV và bộ đếm sét
 Loại: Oxít kim loại, 1pha, đặt ngoài trời.
 Điện áp định mức (Ur): 192kV
 Tần số 50Hz
 Mức cách điện:
- Điện áp xung sét 1050kV(p)
- Điện áp tần số công nghiệp 460kV(r.m.s)
 Dòng xả định mức: 10kA
116
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

 Khoảng cách rò điện: 31mm/kV


 Số lượng: 18 bộ.

IX.3.15. Hệ thống đo lường điều khiển


Mỗi tổ máy phát được trang bị hai bộ thiết bị đo lường (một chính và một dự
phòng) hoàn toàn độc lập và có độ chính xác cao. Các công tơ đo đếm điện năng có cấp
chính xác theo tiêu chuẩn IEC 62053, các thiết bị CT và VT có cấp chính xác theo tiêu
chuẩn IEC 60044 và tuân thủ theo Thông tư số 27/2009/TT-BCT ngày 25/9/2009 của Bộ
Công Thương.
IX.3.16. Hệ thống SCADA
Việc xây dựng hệ thống SCADA nhằm mục đích tự động hóa việc thu thập dữ liệu
có nhiệm vụ trợ giúp cho các nhân viên vận hành Nhà máy Nhiệt điện và lưới điện, điều
độ lưới điện cải thiện chất lượng điện năng và giảm thiểu thời gian sự cố Nhà máy Nhiệt
điện và lưới điện.
Hệ thống SCADA có chức năng thu thập dữ liệu, điều khiển giám sát chế độ vận hành của
các Nhà máy Nhiệt điện và lưới điện, giao tiếp người máy, xử lý cảnh báo và biến cố, ghi
nhận trình tự biến cố, khôi phục và lưu trữ dữ liệu quá khứ, tính toán, phân tích dữ liệu sự
cố, lập báo cáo, phân tích kết dây và trạng thái hệ thống.
Hệ thống SCADA/EMS tại các Trung tâm Điều độ HTĐ của EVN được thiết kế để thu
thập các thông số I, U, P,Q … các trạng thái của máy cắt, dao cách ly, rơle bảo vệ… điều
khiển đóng/cắt máy cắt, tăng/giảm bộ đổi nấc máy biến áp … thông qua việc thiết lập
trung tâm điều khiển và các thiết bị đầu cuối (RTU) hoặc các thiết bị Gateway phù hợp
đặt tại các nhà máy và các trạm biến áp để gởi/nhận thông tin với các Trung tâm điều độ
thông qua các đường truyền viễn thông tuân theo giao thức (protocol): IEC-60870-5-101.

117
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

X. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC HỆ THỐNG MÃ KKS


X.1 Tổng quát về hệ thống KKS trong các Nhà Máy Điện:
Hệ thống KKS dùng để chỉ rõ các thiết bị trong tất cả các nhà máy điện. Chỉ cần sử
dụng một vài chữ cái và số, nó xác định chính xác từng thiết bị, hệ thống và vị trí của
chúng trong nhà máy. Hệ thống này được hội đồng kỹ thuật nói tiếng Đức sử dụng ở châu
Âu từ những năm 1970. KKS là chữ viết tắt từ tiếng Đức là Kraftwerk
Kennzeichensystem (Hệ Thống Gọi Tên trong Nhà Máy Điện).
Khi thiết kế, xây dựng và vận hành các tổ hợp kỹ thuật phức tạp cần phải có một hệ
thống phân loại đủ để xác định rõ ràng và ổn định dùng để gọi tên các phần tử riêng biệt
nhằm tránh sự trùng lắp khi gọi tên. Hệ thống KKS chính là hệ thống này; nó đã được
chứng minh là có khả năng áp dụng cho tất cả các nhà máy điện công nghiệp đốt than, hạt
nhân và các nhà máy thủy điện khi vận hành bằng khí, hơi và chu trình hỗn hợp. KKS
cũng là hệ thống được dùng để gọi tên tất cả các máy móc, hệ thống và thiết bị Trong quá
trình làm việc bạn thường xuyên sử dựng tới kiểu gọi tên liên quan đến chu trình, và
chúng tối chỉ nói đến kiểu này thôi.
X.2 Hướng dẫn đọc bảng mã KKS
- Nêu tên 4 cấp xác định dùng trong mỗi dạng KKS.
 Mã của cấp nhóm thiết bị chính.
 Mã của toàn nhà máy
 Mã của nhóm thiết bị chính.
 Mã của nhóm chức năng
Bảng 10.1- Các kiểu gọi tên theo mã KKS : Mã KKS có 3 kiểu gọi tên
Kiểu Để xác định

1 Liên quan đến chu trình Hệ thống máy và thiết bị dựa trên nhiệm vụ của
chúng phải thực hiện trong chu trình của nhà máy
điện
2 Điểm lắp đặt Nơi thiết bị được lắp như trong tủ, bảng..

3 Vị trí Phòng, tầng hoặc nơi khác mà thiết bị hay hệ thống


được lắp

Thông thường bảng mã bao gồm một dãy ký tự sau: L N LLL NN LL NNN LL
NN : L: chữ cái từ A-Z ; N: số thứ tự từ 0-9

Bảng 10.2
118
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3


Toàn nhà máy Số thứ Cấp Trình Thiết Số Hạng Số thứ
tự hệ thống tự bị thứ mục tự
tự
L N LLL NN LL NNN LL NN
A: Tua bine 1, 2 ,3 nếu Hệ thống Chuẩn bị Bộ lọc Động
hơi có 3 tổ dầu dầu dầu, bơm cơ,bơm,
B: Turbinekhí máy Hệ thống Cấp dầu dầu… khớp
gas… Xả dầu… nối…
Tra bảng 1 Tra bảng 2 Tra bảng 3

 BẢNG 1: Thiết bị cơ khí


- MBA : TB, MNG, Trụ + vỏ. chung.
- MBB : Vỏ TB và trục
- MBC : Vỏ MNG và trục
- MBD : Bợ đỡ
- MBH : HT làm mát và chèn (gió )
- MBJ : Starting Device
- MBK : Hộp truyền động ( TB – MF ) : nếu có bộ trở trục
- MBL : Đường nạp khí và HT khí lạnh ( chu trình đơn )
- MBM : Buồng đốt ( Bộ sấy khí, buồng đốt )
- MBN : Oil fuel supply
- MBP : Gas purl supply
- MBQ : HT nhiên liệu mồi
- MBR : HT khí xả ( chu trình đơn )
- MBS : HT kho chứa
- MBV : HT dầu bôi trơn
- MBW : HT dầu chèn
- MBX : T/B ĐK, BV không dòng điện.
- MBY : K, BV dòng điện

 BẢNG 2:
Chữ cái đầu :
A, B : Thiết bị cơ
C : Thiết bị đo : trực tiếp
D : ĐK vòng kín
E : Tín hiệu A & D
F : Thiết bị đo gián tiếp
G : Thiết bị điện
H : Kết cấu phụ của máy chính và máy hạng nặng

119
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

 BẢNG 2: A – B ( cơ khí )
- AA : Van, chống rung, bộ khởi động, đĩa chặn
- AB : Thiết bị cách li, chốt khí
- AC : Thiết bị trao đổi nhiệt
- AE : Thiết bị dẫn động, tay quay
- AF : Băng tải, thang máy
- AH : Bộ sấy, làm mát
- AJ : Thiết bị giảm kích thước dung trong chu trình
- AM : Máy trộn, khuấy
- AN : Máy nén, quạt
- AP : Bơm
- AT : Làm sạch lọc tách
- AU : Hãm, khớp nối, hộp bánh răng
- AV : Lò đốt
- AX : Thiết bị thử nghiệm, quan sát trong công tác bảo dưỡng.
- BB : Thiết bị lưu trữ.
- BF : Nền móng
- BN : Bơm phun, vòi phun, kim phun
- BP : Bộ giới hạn
- BQ : Giá đỡ, móc treo
- BR : Ống, ống khói máy
- BS : Giảm âm
- BT : Bộ chuyển đổi khí đốt
- BU : Bảo ôn

 BẢNG 2 – C : Đo điếm trực tiếp


CD : Đo mật độ
CE : U, I P, Q
CF : Llưu lượng
CG : Đo khoảng cách, chiều quay
CH : Thông số cài đặt cho cảm biến, báo cháy
CH : Đếm thời gian
CL : Đo mực
CM : Độ ẩm, bụi
CP : Áp suất
CS : Đo tốc độ tần số, tăng tốc ( cơ khí )
CT : Nhiệt độ
CW : Đo dao động, giản nở

 BẢNG 2 – D : Điều khiển vòng kín


DD : Tỷ trọng
DE : Thông số điện
DF : Lưu lượng
DG : Khoảng cách
120
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

DK : Thời gian
DL : Mức
DM : Bụi và độ ẩm
DP : Áp suất
DS : Tốc độ tần số ( cơ khí )
DT : Nhiệt độ
DU : Tổ hợp thông số
DV : Độ dẻo
DW : Trọng lượng
DY : Dao động & giản nở

 BẢNG 2 – E : ( Tín hiệu nhị phân )


- EA đến EE : Mạch điều khiển hở
- EG đến EK : Tín hiệu báo động
- EM đến EQ : Chu trình vận hành và giám sát bằng máy tính
- EV : Tín hiệu D´ và A
- EW đến EZ : Bảo vệ

 BẢNG 2 – F : ( Mạch đo gián tiếp )


- FD : Tỉ trọng
- FE : Thông số
- FF : Lưu lượng
- FG : Khoảng cách
- FK : Thời gian
- FL : Đo mức
- FM : Bụi, ẩm
- FP : Áp suất
- FS : Tốc độ, tần số cơ khí và tăng tốc
- FT : Nhiệt độ
- FU : Tổ hợp thông số và tần số khác
- FV : Độ dẻo
- FW : Trọng lượng
- FY : Dao động, giản nở

 BẢNG 2 – G : (Thiết bị điện)


- GA  GG : Hộp đấu nối cable, thanh cái.
- GH : Hộp và tủ lắp điện
- GK : Hiển thị thông tin, điều khiển vận hành cho hệ thống máy tính và tự
động.
- GM : Hộp đấu nối dòng nhỏ - ví dụ : điện thoại
- GP : Hộp đấu HT chiếu sáng
- GQ : Ổ cắm
- GR : Máy một chiều, Accu
- GS : Thiết bị đóng cắt không phải trong chu trình
121
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

- GT : MBT
- GV : Bộ biến đổi, bộ nạp.
- GW : Tủ cấp nguồn
- GX : Thiết bị khởi động cho các thiết bị điện.
- GZ : Giá đỡ cho các thiết bị điện và đo đếm
- GV : Đấu nối cho các thiết bị dòng điện nhỏ khác với hệ thống điện quốc gia

 BẢNG 2 – H : (Máy cỡ lớn, hạng nặng)


HD : Bộ đỡ
HB : Máy quay
HA : Máy tĩnh

 BẢNG 3: Hạng mục


K, M : Cơ khí
Q : C & I : đo lường và điều khiển
_ : Điện
X : Tín hiệu gốc
Y : Tín hiệu cổng
Z : Tín hiệu sử dụng

 BẢNG 3: -K
KA : Van, vòi, đóng chặn, lỗ định cớ
KB : Cổng, cửa
KC : Trao đổi nhiệt, làm mát
KD : Bình áp lực, tích áp
KE : Bánh răng quay, dẫn động
KF : Băng tải
KJ : Máy giảm kích thước
KM : Máy trộn, khuấy
KN : Máy nén, quạt
KP : Bơm
KT : Sấy, lọc
KW : Máy gia công
MB : Hãm
MF : Nền móng
MG : Hộp bánh răng
MK : Ly hợp, khớp nối
MR : Đường ống, ống khói
MS : Chỉ vị trí không phải bằng điện
MT : Turbine
MU : Bánh răng truyền

 BẢNG 3: Thiết bị điện


122
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

A : Thiết bị hoàn chỉnh


B : Chuyển đổi từ đại lượng không điện sang và ngược lại
C : Tụ điện
D : Thiết bị nhị phân, trì hoãn, nhớ
E : Thiết bị đặc biệt
F : Bảo vệ
G : MF, bộ cấp nguồn
H : Phát tín hiệu
R : Relay kích động từ
L : Bộ cảm ứng
M : Động cơ
N : Khuyếch đại & điều khiển
P : Đo, thử nghiệm
Q : Cống tắc nguồn
R : Điện trở
S : Switch chuyển mạch
T : MBT
U : Bộ chuyển đổi
X : Ổ cấm, đầu cấm
Y : Chỉ thị vị trí bằng điện (96)
Z : Thiết bị đầu cuối

 BẢNG 3 X, Y, Z : dùng cho phần điều khiển ADVANT


- M : Turbine khí
- MBQ : Cung cấp nhiên liệu đánh lửa
- MBR : Ống khói
- MBP : Gas fuel system- hệ thống nhiên liệu gas
- MBN : Cung cấp dầu
- MBH : Cooling & sealing- chèn và làm mát
- MBA / MBD : Khối turbine khí
- MBM : Khối buồng đốt
- MBH / MBP / MBV / MBX : Hệ thống thiết bị hổ trợ cho turbine
- MBD / MBV / MBX : Khối bánh răng
- MBV / MBX/ MBF : Khối làm mát
- MBL : Đường dẫn khí
- MKA / MKB : Khối máy phát
- MBU : additive system: phụ gia,

 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH CỦA TURBINE HƠI:


MAA : Turbine cao áp
MBA : Turbine trung áp
MAC : Turbine hạ áp
MKA : Máy phát điện
MKC : Máy kích từ
HA : Lò hơi
123
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

LAD : Hệ thống nước cấp cao áp


LCC : Hệ thống nước cấp hạ áp
MAG : Bình ngưng

 BẢNG 1: CHO CÁC THIẾT BỊ KHÁC


A, B : Hệ thống điện
C : Đo lường và điều khiển
E : Fuel supply- cung cấp nhiên liệu
G : Water supply- cấp nước
H : Heat generation- thu hồi nhiệt
P : Cooling warter system- hệ thống nước làm mát
Q : Aux
AB : 550 KV
AD : 220 KV
AE : 110 KV
AJ : 22 KV
AL : 6.6 KV
AN : Hạ thế
AQ : Đo đếm
TA : Thiết bị
BAA : MF
BAC : Máy cắt hoà
BAT : MBT đầu cực máy phát
BAU : Chống sét
BBA + BBS : điện áp, trung áp
BBT : MBT tự dùng
BEY : Thiết bị bảo vệ
CW : Control Room- phòng điều khiển
CX : Local Control Station- trạm điều khiển
CY : Communication - truyền thông
CYC : Alarm system - hệ thống báo động
CYE : Fire Alarm - báo cháy
CYG : Remote control system
EAC : Hệ thống tiếp nhận nhiên liệu
EG : Hệ thống dầu
EGA : Đo lường, cảm biến
EGB : Bồn chứa
EGC : Bơm
EGD : Đường ống
EGT : Sấy
ERX : Tín hiệu đo lường và bảo vệ
EGY : Thiết bị đo lường và bảo vệ
EK : Hệ thống nhiên liệu gas
EKA : Thiết bị tiếp nhận
EKB : Tách ẩm
124
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện đốt than PVMTC

EKC : Sấy
EKD : Lược
EKY : Điều khiển và bảo vệ
EKG : Đường ống

 HỆ THỐNG NƯỚC: G
GAD : Bồn chứa
GAF : Bơm
GAV : Hệ thống cung cấp dầu bôi trơn
GAX : Tín hiệu điều khiển và bảo vệ
GBB : Lược
GBJ : Pre heat, Cooling - tiền gia nhiệt,giải nhiệt
GBP : Regeneration- tái sinh nhiệt
GBT : Heating / Cooling- gia nhiệt / giải nhiệt
HT : Gia nhiệt ( H )
HAA / HAB : Cung cấp nhiệt
HAC : Bộ tiết nhiệt
HAD : Sinh hơi
HAG : Hệ thống tuần hoàn
HAH : Quá nhiệt ( siêu nhiệt )
HAJ : Reheat- tái sấy.
HAY : Control and protection-điều khiên và bảo vệ.

125

You might also like