You are on page 1of 83

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BỘ MÔN HỆ THỐNG ĐIỆN

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

LƯỚI ĐIỆN
(Phần I)

Biên soạn: TS. Vũ Văn Thắng


Theo chương trình 150 TC, Số tín chỉ 04
(Bản thảo, lưu hành nội bộ)

Thái Nguyên, năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................ 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN ..................................................................... 5


1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN ................................................................................. 5
1.1.1 Lịch sử HTĐ [1] ............................................................................................................................. 5
1.1.2 Vai trò của HTĐ trong hệ thống năng lượng.................................................................................. 6
1.1.2.1 Hệ thống năng lượng [1][2] .......................................................................................................................6
1.1.2.2 Hệ thống điện .............................................................................................................................................7
1.1.2.3 Các thông số và chế độ của HTĐ ..............................................................................................................7
1.1.3 Đặc điểm của HTĐ......................................................................................................................... 8
1.1.4 Hướng phát triển của HTĐ trong tương lai.................................................................................... 9
1.1.4.1 Thị trường điện...........................................................................................................................................9
1.1.4.2 Nguồn điện phân tán ..................................................................................................................................9
1.1.4.3 Hệ thống tích trữ năng lượng.....................................................................................................................9
1.1.4.4 Công cụ tính toán .....................................................................................................................................10
1.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HTĐ......................................................................................................... 10
1.2.1 Mở đầu.......................................................................................................................................... 10
1.2.2 Nguồn điện.................................................................................................................................... 11
1.2.2.1 Nhà máy nhiệt điện ..................................................................................................................................12
1.2.2.2 Nhà máy thuỷ điện ...................................................................................................................................13
1.2.2.3 Nhà máy điện nguyên tử..........................................................................................................................14
1.2.2.4 Nguồn điện phân tán ................................................................................................................................15
1.2.3 Phụ tải điện................................................................................................................................... 16
1.2.3.1 Khái niệm về phụ tải điện ........................................................................................................................16
1.2.3.2 Phân loại hộ phụ tải..................................................................................................................................16
1.2.4 Lưới điện....................................................................................................................................... 17
1.2.4.1 Khái niệm về lưới điện.............................................................................................................................17
1.2.4.2 Phân loại lưới điện ...................................................................................................................................17
1.2.4.3 Cấu trúc của đường dây trên không ........................................................................................................18
1.2.4.4 Cấu trúc của đường cáp ngầm .................................................................................................................22
1.3 ĐIỆN ÁP CỦA LƯỚI ĐIỆN ................................................................................................................. 24
1.3.1 Điện áp định mức của lưới điện và thiết bị điện........................................................................... 24
1.3.2 Xác định điện áp định mức của lưới điện..................................................................................... 25
1.3.2.1 Dùng đường cong.....................................................................................................................................25
1.3.2.2 Phương pháp giải tích ..............................................................................................................................26
1.4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH TRONG HTĐ........................................................ 26
1.4.1 Trung tính cách điện..................................................................................................................... 26
1.4.1.1 Dòng và áp của lưới điện khi làm việc bình thường..............................................................................26
1.4.1.2 Điện áp khi chạm đất ...............................................................................................................................27
1.4.1.3 Dòng điện chạm đất. ................................................................................................................................28
1.4.1.4 Dòng điện và điện áp thứ tự không khi chạm đất ..................................................................................28
1.4.2 Trung tính trực tiếp nối đất .......................................................................................................... 29
1.5 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG................................................ 30
1.5.1 Điện áp ......................................................................................................................................... 30
1.5.2 Tần số ........................................................................................................................................... 30
1.5.3 Sóng hài........................................................................................................................................ 30
1.5.4 Sự nhấp nháy điện áp ................................................................................................................... 31
1.6 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ .................................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA CÁC PHẦN TỬ ............................................................ 33
2.1 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG...................................................... 33
2.1.1 Mở đầu.......................................................................................................................................... 33
2.1.2 Đường dây ngắn........................................................................................................................... 33
2.1.2.1 Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................................33
2.1.2.2 Thông số của đường dây..........................................................................................................................33

2
2.1.3 Đường dây trung bình .................................................................................................................. 35
2.1.3.1 Hoán vị và phân pha.................................................................................................................................35
2.1.3.2 Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................................36
2.1.3.3 Thông số của đường dây..........................................................................................................................36
2.1.4 Đường dây dài.............................................................................................................................. 38
2.1.4.1 Khái niệm về đường dây dài....................................................................................................................38
2.1.4.2 Sơ đồ thay thế và thông số.......................................................................................................................38
2.2 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA CÁP NGẦM ................................................................................... 38
2.2.1 Đường cáp ngắn ........................................................................................................................... 38
2.2.2 Đường cáp trung bình .................................................................................................................. 39
2.3 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA MÁY BIẾN ÁP............................................................................... 40
2.3.1 MBA lý tưởng và MBA 1 pha........................................................................................................ 40
2.3.2 MBA 3 pha 2 cuộn dây ................................................................................................................. 42
2.3.2.1 Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................................42
2.3.2.2 Tham số của MBA ...................................................................................................................................42
2.3.3 MBA 3 pha 3 cuộn dây ................................................................................................................. 44
2.3.3.1 Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................................44
2.3.3.2 Tham số của MBA ...................................................................................................................................44
2.3.4 MBA tự ngẫu................................................................................................................................. 45
2.3.4.1 Đặc điểm của MBA tự ngẫu ....................................................................................................................45
2.3.4.2 Sơ đồ thay thế...........................................................................................................................................47
2.3.4.3 Tham số của MBA tự ngẫu......................................................................................................................47

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN................................................................ 49


3.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỔN THẤT TRONG HTĐ......................................................................... 49
3.1.1 Ảnh hưởng của tổn thất công suất và tổn thất điện năng ............................................................. 49
3.1.2 Ảnh hưởng của tổn thất điện áp.................................................................................................... 49
3.2 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRÊN ĐƯỜNG DÂY................................................................................. 50
3.2.1 Đường dây và cáp ngầm ngắn...................................................................................................... 50
3.2.1.1 Tổn thất điện áp ........................................................................................................................................50
3.2.1.2 Tổn thất công suất ....................................................................................................................................51
3.2.1.3 Tổn thất điện năng....................................................................................................................................51
3.2.1.4 Trường hợp đặc biệt .................................................................................................................................52
3.2.2 Đường dây và cáp ngầm trung bình ............................................................................................. 55
3.2.2.1 Tổn thất công suất ....................................................................................................................................55
3.2.2.2 Tổn thất điện áp ........................................................................................................................................57
3.2.2.3 Tổn thất điện năng....................................................................................................................................57
3.2.3 Đường dây dài.............................................................................................................................. 57
3.2.3.1 Phương trình dòng và áp của đường dây dài..........................................................................................57
3.2.3.2 Tổn thất công suất và điện áp ..................................................................................................................59
3.2.3.3 Đường dây không tổn thất .......................................................................................................................59
3.2.3.4 Các chế độ vận hành của đặc biệt ...........................................................................................................60
3.2.3.5 Bù trong đường dây dài ...........................................................................................................................62
3.3 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG MBA ............................................................................................ 66
3.3.1 Tổn thất công suất và điện MBA 3 pha 2 cuộn dây ...................................................................... 66
3.3.2 Tổn thất công suất và điện MBA 3 pha 3 cuộn dây, MBA tự ngẫu............................................... 67
3.3.3 Tổn thất điện năng........................................................................................................................ 68
3.3.3.1 Tổn thất điện năng trong MBA ...............................................................................................................68
3.3.3.2 TBA có nhiều MBA vận hành song song với nhau ...............................................................................68
3.4 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN CÓ NHIỀU CẤP ĐIỆN ÁP ..................................... 69
3.5 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN KÍN ĐƠN GIẢN ..................................................... 70
3.5.1 Đặc điểm lưới điện kín ................................................................................................................. 70
3.5.2 Phân công suất trong lưới điện kín............................................................................................... 70
3.5.3 Tổn thất công suất và điện áp....................................................................................................... 71
CHƯƠNG 4: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN PHỨC TẠP......................................... 72
4.1 KHÁI NIỆM CHUNG .......................................................................................................................... 72
4.1.1 Đặc điểm của lưới điện phức tạp.................................................................................................. 72
4.1.2 Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính và phi tuyến ......................................................... 72

3
4.1.2.1 Phương pháp Gass­Seidel [8][1] .............................................................................................................72
4.1.2.2 Phương pháp Newton­Raphson [8][1] ....................................................................................................73
4.2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN................................................................................... 75
4.2.1 Hệ phương trình cân bằng công suất nút ..................................................................................... 75
4.2.2 Phương pháp số giải tích lưới điện .............................................................................................. 78
4.2.2.1 Tính toán phân bố công suất bằng phương pháp Gauss­Seidel.............................................................78
4.2.2.2 Tính toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton­Raphson .....................................................78
4.2.3 Tính toán tổn thất ......................................................................................................................... 80
4.3 GIỚI THIỆU POWERWORLD............................................................................................................ 81
PHỤ LỤC........................................................................................................................................................ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................. 83

4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN
Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về hệ
thống năng lượng, lịch sử và vai trò của hệ
thống điện trong hệ thống năng lượng, các
khái niệm và thông số cơ bản của hệ thống
điện.
1. CHUONG 1

1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN


1.1.1 Lịch sử HTĐ [1]
Năm 1882, HTĐ đầu tiên được phát minh và xây dựng bởi Thomas A. Edison tại
Mỹ với điện áp 110V­DC, công suất 30kW, cung cấp cho 59 phụ tải chiếu sáng trải
rộng trong một khu vực khoảng 2.5km2. Tuy nhiên, những hạn chế do tổn thất, khoảng
cách truyền tải đã dẫn đến những khó khăn khi phát triển trên qui mô lớn và HTĐ có
điện áp AC đã được phát triển đầu tiên vào năm 1889 bởi William Stanley với điện áp
4kV, chiều dài truyền tải 21km. Sau đó, HTĐ xoay chiều 3 pha được xây dựng lần đầu
tiên tại Đức năm 1891, điện áp 12kV dài 179km và được phát triển rộng rãi trên toàn
cầu cho đến ngày nay.
Điện áp của các đường dây truyền tải không ngừng được tăng lên nhằm tăng
khoảng cách và công suất truyền tải, giảm tổn thất điện áp và công suất, giảm chi phí
vận hành. Hiện nay, điện áp truyền tải lớn nhất tại Mỹ là 765kV và tại Việt Nam là
500kV. Tuy nhiên, khi điện áp truyền tải lớn lại gặp phải một số vấn đề phát sinh, cần
giải quyết như: hệ thống bảo vệ và máy cắt tốc độ cao; khả năng ổn định của hệ thống;
khả năng đồng bộ giữa các khu vực kết nối; khả năng cách điện và phát sinh vầng
quang; hệ thống điều khiển và vận hành... Do đó, năm 1957 đường dây DC điện áp cao
hiện đại (HVDC) đã được xây dựng ở Thụy Điển với điện áp 110kV­DC và khoảng
cách truyền tải 100km. Các hệ thống HVDC đang được phát triển mạnh trên thế giới
với điện áp tới 600kV bởi có khả năng kết nối giữa các khu vực không đồng bộ, giảm
dòng sự cố, tăng độ tin cậy cung cấp điện...
Trong quá trình phát triển, các HTĐ với điện áp AC sử dụng nhiều tần số khác nhau
và hiện nay sử dụng phổ biến hai tần số là 50Hz và 60Hz. Tần số 60Hz được sử dụng
ở Bắc Mỹ, Nhật Bản... còn phần lớn các nước trên thế giới sử dụng tần số 50Hz. Hệ
thống tần số 60Hz có ưu điểm là kích thước thiết bị nhỏ hơn khi cùng công suất với hệ
thống 50Hz nhưng trở kháng lớn hơn nên tổn thất sẽ lớn hơn.
Trong quá trình phát triển, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp đã được sử dụng để
chuyển hóa thành điện năng. Máy phát điện chạy bằng động cơ hơi nước hoặc tuabin
nước được phát minh năm 1893, sau đó công nghệ tuabin hơi, tuabin khí được phát
triển và trở thành công nghệ chính để phát điện cho đến ngày nay. Năm 1957, nhà máy
điện hạt nhân đầu tiên được giới thiệu với công suất 90MW và đã được phát triển rất
mạnh mẽ trong những năm cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên, những vấn đề về an toàn, ô
nhiễm môi trường khi xảy ra sự cố đã dẫn đến những hạn chế và có xu hướng giảm sử
dụng nguồn này trong những năm gần đây. Trước sức ép về ô nhiễm môi trường và sự
cạn kiệt của các nguồn năng lượng hóa thạch, các nguồn năng lượng có khả năng tái
5
tạo với qui mô phân tán đã được tập trung phát triển trong những năm đầu của thế kỷ
XXI như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển, địa nhiệt...
1.1.2 Vai trò của HTĐ trong hệ thống năng lượng
1.1.2.1 Hệ thống năng lượng [1][2]
Hệ thống năng lượng bao gồm các khâu sản xuất, phân phối và biến đổi năng lượng
toàn phần hoặc biến đổi thành điện năng như H. 1­1. Phần điện của hệ thống đó được
gọi là HTĐ.
DẦU KHÍ TỰ THAN THAN URAN THUỶ NĂNG ĐỊA NHIỆT NĂNG LƯỢNG
NGUỒN NHIÊN BÙN NĂNG LƯỢNG GIÓ CHẤT THẢI MẶT TRỜI

LỌC CN KHÍ CHẾ BIẾN


DẦU ĐỐT THAN

BIẾN
ĐỔI,
SẢN NHÀ MÁY ĐIỆN
XUẤT

PHÂN NHIÊN KHÍ THAN ĐÁ
PHỐI LIỆU ĐỐT THAN GẦY

ĐIỆN NĂNG

SỨC KÉO

GIAO THÔNG SỬ DỤNG CÔNG NGHIỆP


(Ô TÔ, MÁY VẬT LIỆU NHIỆT ĐỘ CAO
SỬ BAY, TÀU SƠ CẤP VÀ THẤP
DỤNG THUỶ…)
NỘI TRỢ DỊCH GIAO THÔNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN PHÂN, ÁNH
VỤ ĐƯỜNG SẮT ĐIỆN TRONG CN SÁNG, ĐỒ ĐIỆN KHÁC

H. 1­1: Hệ thống năng lượng quốc gia


Năng lượng sơ cấp tồn tại dưới các dạng sau:
­ Hoá năng: Nhiên liệu trong lòng đất, than đá, dầu, khí đốt tự nhiên,... nhiên liệu
sinh khối, gỗ, chất thải nông nghiệp...
­ Thế năng (thuỷ năng): nước của các dòng thác, các dòng sông ở một độ dốc nhất
định, thuỷ triều…
­ Động năng: Năng lượng gió, năng lượng sóng biển, địa nhiệt…
­ Năng lượng hạt nhân: Năng lượng của lò phản ứng hạt nhân
­ Cơ năng: Sức kéo động vật và sức cơ bắp của con người
Năng lượng sơ cấp sau khi khai thác qua các công đoạn biến đổi (nhà máy điện, nhà
máy lọc dầu, nhà máy chế biến than...) chuyển thành năng lượng thứ cấp như: Điện

6
năng, nhiệt năng, xăng, dầu, khí đốt... Năng lượng thứ cấp được phân phối đến các hộ
tiêu thụ. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng cuối tạo thành năng lượng hữu ích.
Từ H. 1­1 cho thấy, HTĐ có vai trò to lớn trong hệ thống năng lượng bởi điện năng
có thể được chuyển hóa từ tất cả các dạng năng lượng sơ cấp đồng thời có thể chuyển
hóa thành tất cả các dạng năng lượng sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào.
1.1.2.2 Hệ thống điện
HTĐ bao gồm các nhà máy điện, trạm phân phối, trạm biến áp, các đường dây
truyền tải, phân phối và các thiết bị khác (điều khiển, bảo vệ rơle…) tạo thành hệ
thống làm nhiệm vụ sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.
Mỗi thiết bị cấu thành HTĐ được gọi là phần tử của HTĐ và chia thành:
­ Phần tử trực tiếp sản xuất, biến đổi, truyền tải và tiêu thụ điện năng như: Máy
phát điện, MBA, biến dòng điện, biến điện áp, dây dẫn, thanh cái...
­ Phần tử giữ nhiệm vụ điều khiển và bảo vệ quá trình sản xuất, phân phối điện
năng như: Tự động điều chỉnh kích từ, bảo vệ rơle, điều chỉnh điện áp, máy cắt
điện, cầu dao…
1.1.2.3 Các thông số và chế độ của HTĐ
HTĐ bao gồm thông số hệ thống và thông số chế độ:
­ Thông số hệ thống là thông số của các phần tử mà ít (không) phụ thuộc vào chế
độ làm việc như: Tổng trở và tổng dẫn của đường dây, MBA; hệ số biến áp, hệ
số khuếch đại của thiết bị điều chỉnh, kích từ…
­ Thông số chế độ là các thông số xác định trạng thái làm việc của HTĐ trong
một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nào đó như: CSTD và CSPK, điện
áp, dòng điện, tần số, góc lệch pha giữa các véc tơ sức điện động...
Các thông số chế độ có quan hệ nhân quả đối với nhau, xác định lẫn nhau thông qua
U2 P2  Q2
các thông số hệ thống như U = I.R, P = , P = .R . Như vậy, các thông số
R U2
hệ thống và thông số chế độ quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.
Mỗi trạng thái làm việc của HTĐ được gọi là một chế độ, bao gồm:
­ Chế độ xác lập là chế độ trong đó các thông số chế độ không (thực tế là ít) thay
đổi theo thời gian, bao gồm chế độ xác lập bình thường và chế độ xác lập sau
sự cố. Đối với chế độ xác lập bình thường là chế độ làm việc thường xuyên của
HTĐ nên yêu cầu phải đảm bảo độ tin cậy, chất lượng điện năng và các chỉ tiêu
kinh tế. Đối với các chế độ xác lập sau sự cố các yêu cầu trên được giảm đi,
song chế độ này không được kéo dài mà phải nhanh chóng chuyển về chế độ
xác lập bình thường.
­ Chế độ quá độ là chế độ trong đó các thông số chế độ biến thiên mạnh theo thời
gian (ngắn mạch, dao động công suất của các máy phát....). Đối với các chế độ
quá độ, yêu cầu phải kết thúc nhanh bằng các chế độ xác lập và các thông số
chế độ biến thiên trong giới hạn cho phép.

7
Như vậy, độ tin cậy cung cấp điện, chất lượng điện năng, tính kinh tế là các chỉ tiêu
cơ bản để đánh giá chế độ làm việc cũng như cấu trúc của HTĐ trong chế độ làm việc
bình thường. Còn thời gian quá độ và biên độ của các thông số chế độ là chỉ tiêu chủ
yếu để đánh giá các chế độ quá độ.
1.1.3 Đặc điểm của HTĐ
HTĐ có những đặc điểm riêng biệt như:
­ Điện năng nói chung khó có khả năng tích luỹ với công suất lớn và chi phí cho
các hệ thống tích trữ rất lớn nên nhu cầu của phụ tải thường được đáp ứng đồng
thời bởi quá trình sản xuất và truyền tải. Vì vậy, quá trình sản xuất, truyền tải,
phân phối và sử dụng điện năng xảy ra đồng thời. Trong quá trình sản xuất,
truyền tải và tiêu thụ một phần điện năng bị mất mát do phát nóng dây dẫn, rò
điện và vầng quang… được gọi là tổn thất.
­ Sự cân bằng công suất giữa nguồn điện và hộ tiêu thụ được thực hiện một cách
tự nhiên. Khi công suất của nguồn điện giảm đi thì công suất tiêu thụ của phụ
tải cũng tự động giảm theo và ngược lại, nhưng khi đó chất lượng điện năng là
điện áp và tần số bị thay đổi.
­ CSTD của nguồn điện cung cấp cho phụ tải được xem là đủ khi tần số của HTĐ
bằng định mức (50Hz hoặc 60Hz), còn CSPK được xem là đủ khi điện áp của
HTĐ nằm trong giới hạn cho phép. Khi thiếu công suất, tần số và điện áp giảm
xuống, chất lượng điện năng bị xấu đi. Để đảm bảo chất lượng điện năng của
HTĐ và có thể điều chỉnh đòi hỏi trong HTĐ luôn luôn có đủ CSTD và phản
kháng. Vì vậy, luôn phải có một lượng công suất dự trữ.
­ Các quá trình trong HTĐ xảy ra rất nhanh vì vậy cần phải có các thiết bị tự
động tác động nhanh để điều khiển và bảo vệ HTĐ.
­ HTĐ cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân nên HTĐ phải
phát triển trước một bước so với sự phát triển của các ngành kinh tế khác…
HTĐ ngày càng được phát triển trên qui mô lớn và liên kết thành HTĐ khu vực,
HTĐ quốc gia bởi các HTĐ này mang lại những lợi ích như sau:
­ Tăng cường độ tin cậy cho các phụ tải do các phụ tải lớn và quan trọng có thể
nhận điện từ nhiều nhà máy điện khác nhau.
­ Có thể sử dụng tối ưu các nguồn năng lượng sơ cấp (than đá, thuỷ năng, dầu
mỏ, năng lượng nguyên tử...) bằng cách phân bố kinh tế công suất cho các nhà
máy điện.
­ Giảm được công suất dự trữ trong HTĐ, cho phép xây dựng trong HTĐ các tổ
máy công suất lớn có các đặc tính kinh tế cao.
­ Cho phép sử dụng cao hơn công suất đặt của các nhà máy điện do đồ thị phụ tải
của HTĐ được san bằng hơn so với đồ thị phụ tải của từng phụ tải riêng rẽ…
Từ phân tích trên cho thấy, HTĐ là hệ thống đa chỉ tiêu, vận hành dưới tác động của
các yếu tố ngẫu nhiên và phát triển trong điều kiện bất định. Do đó, việc xây dựng
được một cấu trúc của HTĐ có tính thích nghi cao, tìm được phương pháp và phương
tiện điều khiển đáp ứng được yêu cầu của phụ tải rất khó khăn, phức tạp.
8
1.1.4 Hướng phát triển của HTĐ trong tương lai
1.1.4.1 Thị trường điện
Từ khi xây dựng và phát triển ngành điện, mô hình quản lý liên kết dọc đã được sử
dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong mô hình này, quá trình sản xuất,
truyền tải và phân phối điện năng đến khách hàng được thực hiện bởi một công ty độc
quyền với nhiều ưu điểm như:
­ Điều khiển, vận hành tập trung nên dễ dàng và nhanh chóng
­ Chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh
­ Được nhà nước hỗ trợ bằng cách bù giá với chính sách giá thống nhất, ổn định
trong thời gian dài...
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, tốc độ tăng cao của nhu cầu điện
đòi hỏi vốn đầu tư lớn để phát triển các công trình điện. Độc quyền dẫn đến bộ máy
quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý lớn và không hiệu quả nên mô hình liên kết dọc đã
không còn phù hợp và dần chuyển sang thị trường điện cạnh tranh. Mô hình này tạo
động lực cho sự đổi mới, cạnh tranh nên sẽ giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
của HTĐ và cải thiện dịch vụ khách hàng.
1.1.4.2 Nguồn điện phân tán
Nguồn điện phân tán có tác động rất tích cực đến chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của LĐPP
do sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, thời gian xây dựng
ngắn và không gian chiếm dụng nhỏ. Tuy nhiên, nguồn này có qui mô nhỏ lẻ, chi phí
đầu tư rất lớn, công suất phát không ổn định mà phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên
chưa thực sự được quan tâm phát triển và ứng dụng.
Một số thay đổi lớn về chính sách và khoa học công nghệ trong những năm đầu của
thế kỷ XXI đã tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn điện phân tán trong HTĐ như:
­ Sự hình thành và phát triển thị trường điện đã tạo điều kiện về cơ chế thúc đẩy
phát triển nguồn điện phân tán trong kinh doanh điện năng
­ Công nghệ phát điện phát triển nên chỉ tiêu kinh tế của nguồn điện phân tán
ngày càng được cải thiện đồng thời đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật
­ Phát triển hệ thống truyền tải mới gặp nhiều hạn chế về không gian xây dựng
và chi phí đầu tư đồng thời chi phí truyền tải, phân phối ngày càng tăng
­ Chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện được yêu cầu ngày càng cao
trong môi trường cạnh tranh
­ Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng được quan tâm với những yêu cầu về ô
nhiễm khí thải ngày càng cao…
1.1.4.3 Hệ thống tích trữ năng lượng
Sự phát triển của công nghệ đã khắc phục được một nhược điểm lớn của HTĐ là
không có khả năng tích trữ trực tiếp điện năng ngoài tích trữ năng lượng sơ cấp bằng
nhà máy thủy điện tích năng. Nhiều công nghệ tích trữ điện năng đã được giới thiệu và
có khả năng ứng dụng trong HTĐ với công suất tới 20MW và dung lượng đạt
9
150MWh như ắc qui lead­acid, ắc qui sodium­sulphur (NaS), ắc qui dòng chảy (VRB,
ZnBr), ắc qui lithium­ion (Li­ion)…
1.1.4.4 Công cụ tính toán
HTĐ có qui mô và số lượng phần tử rất lớn, làm việc theo thời gian thực với nhiều
bài toán trong lĩnh vực qui hoạch, vận hành và điều khiển. Do đó, việc tính toán phải
được thực hiện và hỗ trợ bằng các chương trình tính toán trên máy tính điện tử. Hiện
nay, nhiều chương trình tính toán trong HTĐ đã được xây dựng và ứng dụng trong
thực tiễn với qui mô hệ thống tới 10000 nút và 150000 đường dây như chương trình
tính toán luồng công suất, tính toán ngắn mạch, tính toán ổn định, tính toán qui hoạch
HTĐ… Ví dụ như phần mềm PowerWorld, phần mềm PSS/E, phần mềm WASP…
1.2 CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA HTĐ
1.2.1 Mở đầu
Cấu trúc cơ bản của HTĐ bao gồm các phụ tải và các nhà máy điện được liên kết
bởi các đường dây, các TBA và thiết bị đóng cắt như H. 1­2. Điện năng phát ra từ nhà
máy điện được tăng áp và truyền tải tới các phụ tải, điện áp được giảm tới giá trị phù
hợp bằng các TBA hạ áp.

H. 1­2: Cấu trúc cơ bản của HTĐ


Trong các HTĐ lớn, điện năng sản xuất từ các nhà máy điện (nguồn điện) được
truyền tải và phân phối bởi lưới điện phức tạp với nhiều cấp điện áp, nhiều mạch vòng
10
nhằm nâng cao hiệu quả của HTĐ như H. 1­3. Lưới điện thường được chia thành lưới
truyền tải, lưới truyền tải phụ và lưới phân phối với điện áp phụ thuộc vào từng quốc
gia và tiêu chuẩn sử dụng.
­ Lưới truyền tải được sử dụng để kết nối và truyền tải điện năng từ các nhà máy
điện tới các trung tâm phụ tải lớn, thường sử dụng các cấp điện áp cao nhất với
cấp điện áp từ 220kV. Các TPP và TBA trong lưới điện này được gọi là trạm
truyền tải.
­ Lưới truyền tải phụ sử dụng cấp điện áp thấp hơn, khoảng cách truyền tải nhỏ
hơn lưới truyền tải và làm nhiệm vụ truyền tải điện năng từ các TBA truyền tải
tới các TBA phân phối
­ Lưới phân phối cung cấp điện trực tiếp cho các phụ tải, sử dụng cấp điện áp
trung áp (từ 3kV đến 35kV) làm nhiệm vụ phân phối và cung cấp điện cho các
phụ tải công nghiệp hoặc các TBA phân phối. Từ TBA phân phối, cấp điện áp
hạ áp (0.4kV) được sử dụng để cung cấp điện trực tiếp cho phụ tải dân dụng và
thương mại có công suất nhỏ.

Lưới truyền tải

Lưới truyền tải phụ

Lưới phân phối

H. 1­3: Cấu trúc của HTĐ lớn


1.2.2 Nguồn điện
Điện năng được sản xuất tập chung tại các nhà máy điện và cung cấp cho các phụ
tải qua lưới điện. Hiện nay, các nhà máy điện lớn đều phát dòng điện xoay chiều ba
pha do những hạn chế về truyền tải, sử dụng của dòng điện 1 pha AC và dòng điện
DC. Khi cần dùng năng lượng dòng điện DC thì sử dụng các thiết bị biến đổi để biến
đổi năng lượng dòng điện AC thành dòng điện DC.

11
Nói chung, các dạng năng lượng sơ cấp khác nhau muốn chuyển thành điện năng
đều phải biến đổi qua một cấp trung gian là cơ năng truyền động trên trục của động cơ
sơ cấp làm quay máy phát điện để biến thành điện năng. Nguồn năng lượng chủ yếu
hiện nay là năng lượng hóa thạch và năng lượng nước. Từ năm 1954, nhà máy điện
dùng năng lượng nguyên tử được bắt đầu sử dụng và hiện nay các nguồn năng lượng
tái tạo (gió, năng lượng mặt trời) là các nguồn được quan tâm chính.
1.2.2.1 Nhà máy nhiệt điện
Đây là một dạng nguồn điện kinh điển nhưng đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi. Đối
với các nhà máy nhiệt điện, động cơ sơ cấp của máy phát điện có thể là tuabin hơi,
tuabin khí, máy hơi nước hoặc động cơ diesel. Ở các nhà máy nhiệt điện lớn thường sử
dụng động cơ sơ cấp là tuabin hơi và tuabin khí.
Quá trình biến đổi năng lượng trong nhà máy nhiệt điện được mô tả như (1.1) và sơ
đồ nguyên lý công nghệ của quá trình sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện được
tóm tắt trên H. 1­4.
Nhiệt năng → Cơ năng → Điện năng (1.1)
Nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt 1 nhằm đun sôi nước ở bao hơi 2 với
nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 5000C và 40 at ­ ) được dẫn đến làm quay cánh tuabin
3 với tốc độ rất lớn (khoảng 3000 vòng/phút). Trục của tuabin gắn với trục của máy
phát điện 4 vì vậy khi tuabin quay dẫn đến quay máy phát điện. Nhiên liệu sau khi sinh
nhiệt năng ở buồng đốt trở thành xỉ và khói thải ra ngoài. Hơi nước sau khi sinh công
ở tuabin trở thành nước nhờ sự trao đổi nhiệt ở bình ngưng 5, sau đó lại được bơm trở
về tạo thành chu kỳ kín. Tuy nhiên do tổn thất nên luôn luôn phải bổ sung vào bao hơi
một lượng nước đã được xử lý.
Hơi nước

4
2
3 ~ Điện

Than Nước làm lạnh


6 5
1

Xỉ
Nước

H. 1­4: Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện


Nhà máy nhiệt điện có công suất càng lớn thì hiệu suất càng cao. Hiện nay, công suất
của những nhà máy nhiệt điện tới hàng nghìn MW với công suất mỗi tổ máy tới 600MW.
Nhà máy điện diesel có hiệu suất cao (khoảng 38%), thời gian lắp đặt và khởi động
rất nhanh nhưng nhiên liệu có giá thành cao, công suất nhỏ dưới 1MW. Hiện nay, nhà
máy điện diesel chỉ dùng ở những khu vực không kết nối được tới HTĐ, dùng làm
nguồn điện dự phòng hoặc cần cấp điện với thời gian ngắn.
* Ưu điểm của nhà máy nhiệt điện:
­ Không bị hạn chế về vị trí xây dựng do có khả năng vận chuyển nhiên liệu sơ
cấp.
12
­ Khả năng phát điện không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết do chủ động được
nhiên liệu.
­ Thời gian xây dựng ngắn, vốn đầu tư xây dựng nhỏ.
­ Không gây thiệt hại lớn cho vùng xây dựng do không gian xây dựng nhỏ.
* Nhược điểm của nhà máy nhiệt điện:
­ Dùng nhiên liệu hóa thạch nên trữ lượng bị giới hạn.
­ Hiệu suất thấp (0.30.6), thời gian mở máy lớn (45)h và thời gian dừng máy kéo dài
(612)h.
­ Thiết bị phức tạp nên khó tự động hoá, kém an toàn, chi phí vận hành và quản lý cao (cao
hơn thuỷ điện gấp khoảng 13 lần).
­ Công suất tự dùng của nhà máy cao, chiếm (8­13)% và giá thành điện năng cao, cao hơn
thuỷ điện (510) lần.
1.2.2.2 Nhà máy thuỷ điện
Nhà máy thuỷ điện sử dụng năng lượng dòng chảy làm quay tuabin nước dẫn đến
quay máy phát điện, quá trình biến đổi năng lượng được thực hiện như trên (1.2). Động cơ
sơ cấp của nhà máy thủy điện là tuabin nước, biến thế năng và động năng của nước
thành cơ năng.
Thuỷ năng → Cơ năng → Điện năng (1.2)
Nhà máy thuỷ điện thường xây dựng ở những dòng chảy (sông) mà những dòng
chảy lớn thường có lưu lượng nước lớn và độ dốc ít. Do đó, đập xây chắn ngang qua
song được sử dụng để tạo chênh lệch giữa 2 mức nước (thượng lưu và hạ lưu) và tạo ra
năng lượng của dòng chảy như H. 1­5. Ngoài ra, lưu lượng nước của sông thường thay
đổi theo các mùa trong năm, hơn nữa phụ tải điện lại luôn thay đổi trong ngày. Do đó
để bảo đảm nhà máy có thể hoạt động trong mùa khô và có thể điều chỉnh được công
suất phát ra trong một ngày thường xây dựng hồ chứa nước lớn để điều tiết.

Đường dây

Thượng lưu
Gian máy
MBA tăng áp
Cửa nước

Máy phát

Hạ lưu
Ống áp lực

Tuabin Ống hút

13
H. 1­5: Sơ đồ nguyên lý nhà máy thủy điện
Hiện nay, trên thế giới đã có những nhà máy thuỷ điện có công suất lên tới hang
chục nghìn MW (Thủy điện Tam Hiệp ­ Trung Quốc, công suất 22.500MW). Tại Việt
Nam, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có công suất 1920MW, nhà máy thủy điện Sơn La
công suất 2400MW.
* Ưu điểm của nhà máy thuỷ điện:
­ Dùng năng lượng nước với đặc tính tái tạo, không ô nhiễm môi trường.
­ Hiệu suất cao (0.80.9), thời gian mở và ngừng máy nhỏ (< 2 phút).
­ Thiết bị đơn giản nên dễ tự động hoá, an toàn, chi phí vận hành và quản lý nhỏ.
­ Công suất tự dùng của nhà máy nhỏ, khoảng (0.51)% và giá thành điện năng thấp hơn
so với nhiệt điện.
* Nhược điểm của nhà máy thuỷ điện:
­ Không có khả năng vận chuyển nhiên liệu sơ cấp nên chỉ xây dựng được ở nơi có nguồn
nước.
­ Sản lượng điện năng phụ thuộc vào lưu lượng của dòng chảy mà nguồn này phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết nên việc vận hành đảm bảo yêu cầu của HTĐ rất phức tạp.
­ Thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư xây dựng lớn.
­ Trường hợp phải xây dựng hồ chứa nước có thể tạo vùng ngập lớn…
Với những đặc điểm trên, nhiệt điện và thuỷ điện thường được sử dụng bổ trợ cho
nhau. Nhiệt điện thường được sử dụng gần trung tâm phụ tải với yêu cầu thời gian xây
dựng nhanh. Thủy điện được sử dụng ở những nơi có nguồn nước và kết hợp với mục
đích thuỷ lợi.
1.2.2.3 Nhà máy điện nguyên tử
Năng lượng nguyên tử được sử dụng qua nhiệt năng thu được khi phá vỡ liên kết
hạt nhân nguyên tử trong lò phản ứng hạt nhân. Vì vậy, đối với nhà máy điện nguyên
tử, quá trình biến đổi năng lượng cũng được thực hiện như ở nhà máy nhiệt điện.
Sơ đồ nguyên lý công nghệ của quá trình sản xuất điện ở nhà máy điện nguyên tử
được mô tả trên H. 1­6 tương tự như một nhà máy nhiệt điện nhưng lò hơi được thay
bằng lò phản ứng hạt nhân.
Hơi nước Hơi nước

10
4
8 ~ Điện
11 5

Nước làm lạnh


9
6 11
7

Nước Nước

H. 1­6: Sơ đồ nguyên lý nhà máy điện nguyên tử

14
Để tránh ảnh hưởng có hại của các tia phóng xạ tới công nhân làm việc ở gian máy,
nhà máy điện nguyên tử có hai hệ thống nước chảy tuần hoàn theo hai đường vòng
khép kín. Vòng thứ nhất gồm lò phản ứng hạt nhân 1 và các ống 5 đặt trong bộ trao đổi
nhiệt 4. Nhờ bơm 6 nên nước có áp suất 100 at sẽ tuần hoàn chạy qua các ống của lò
phản ứng và được đốt nóng lên tới 2700C. Nhiệt năng từ lò được chuyển qua các ống 5
của bộ phận trao đổi nhiệt. Bộ lọc 7 dùng để lọc các hạt rắn có trong nước trước khi đi
vào lò. Vòng thứ hai gồm bộ trao đổi nhiệt 4, tuabin 8 và bình ngưng 9. Nước lạnh qua bộ
trao đổi nhiệt 4 sẽ hấp thụ nhiệt và biến thành hơi có áp suất 12.5at, nhiệt độ 2600C. Hơi
này sẽ qua tuabin làm quay tuabin và máy phát 10, sau đó ngưng tụ lại thành nước ở bình
ngưng 9 và được bơm 11 đưa trở lại bộ trao đổi nhiệt.
Hiệu suất của nhà máy điện nguyên tử hiện nay khoảng (2530)%. Nhà máy điện
nguyên tử tuy có vốn đầu tư ban đầu cao (cao hơn nhiệt điện và thuỷ điện) nhưng có thể
xây dựng gần trung tâm phụ tải, độ tin cậy cung cấp điện tương đối cao. Trữ lượng than
đá, thuỷ năng đang cạn kiệt nên nhà máy điện nguyên tử được tập trung phát triển rất
mạnh trong những năm cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, do một số sự cố và vấn đề ô nhiễm
môi trường khi sự cố đã dẫn đến hạn chế sử dụng nguồn này trong những năm gần đây.
1.2.2.4 Nguồn điện phân tán
Nguồn điện phân tán (DG) là nguồn điện được kết nối trực tiếp với LĐPP hoặc
cung cấp trực tiếp cho khách hàng, thường sử dụng công nghệ mới như điện mặt trời,
thủy điện nhỏ, điện gió, điện địa nhiệt, máy phát tuabin khí nhỏ, pin nhiên liệu hay nhà
máy điện­nhiệt kết hợp...
DG có công suất nhỏ thường được chế tạo theo dạng modul nên thời gian và không
gian xây dựng nhỏ, có thể dễ dàng bổ sung trong HTĐ. Hơn nữa, nguồn này được lắp
đặt gần nơi tiêu thụ nên loại trừ được chi phí truyền tải và phân phối, tăng cường linh
hoạt và độ tin cậy của LĐPP, giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng, cải thiện
độ lệch điện áp nút và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, DG thường làm tăng tính
phức tạp trong đo lường, bảo vệ và vận hành hệ thống đồng thời vốn đầu tư thường lớn
theo từng công nghệ nên những nguồn này chưa được sử dụng rộng rãi.
*) Thủy điện nhỏ
Thủy điện nhỏ đã được phát triển và ứng dụng rất rộng rãi do không tạo khí thải gây
ô nhiễm môi trường, không sử dụng hồ chứa nên không gây ngập lụt, không làm thay
đổi hệ sinh thái… Tuy nhiên, do không có khả năng điều tiết nên công suất phát phụ
thuộc vào thời tiết, rất khó khăn trong việc đảm bảo vận hành HTĐ khi tỷ lệ nguồn này
tham gia lớn.
*) Điện gió
Nhà máy điện gió biến đổi động năng của dòng không khí thành điện năng qua
tuabin gió và máy phát. Điện gió không tiêu tốn nhiên liệu, không gây ô nhiễm môi
trường, có thể đặt gần nơi tiêu thụ nên tránh được chi phí cho việc xây dựng đường
dây tải điện, có thể đặt ở những địa điểm và vị trí khác nhau với những giải pháp rất
linh hoạt và phong phú. Tuy nhiên, gió là dạng năng lượng mang tính bất định cao, chi
phí xây dựng lớn nên nguồn này chưa thực sự cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay.

15
*) Điện mặt trời
Năng lượng của tia bức xạ mặt trời có thể được chuyển đổi thành điện năng theo
phương thức nhà máy điện mặt trời hay trực tiếp qua pin mặt trời. Nguồn này không
làm ô nhiễm môi trường, có thể thiết lập ngay tại khu dân cư nên khả năng ứng dụng
cao. Tuy vậy, chi phí xây dựng cao là một rào cản lớn nên cần có những chính sách hỗ
trợ phát triển nguồn năng lượng này trong tương lai.
*) Tuabin khí nhỏ và CHP
Tuabin khí nhỏ hay máy phát điện nhiệt kết hợp (Combined, Heat and Power­CHP)
sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhưng với công nghệ mới đã nâng cao được hiệu suất,
giảm giá thành và giảm được nồng độ khí thải NOx, CO2. Ngoài ra, nguồn này được
chế tạo dưới dạng modul, kích thước nhỏ, thời gian xây dựng ngắn, không chịu tính
bất định tự nhiên của nguồn năng lượng sơ cấp rất thuận lợi trong qui hoạch LĐPP.
Ngoài ra, một số công nghệ cũng được quan tâm phát triển trong thời gian gần đây
như điện địa nhiệt, nhiên liệu sinh khối, pin nhiên liệu…
1.2.3 Phụ tải điện
1.2.3.1 Khái niệm về phụ tải điện
Phụ tải điện là một hàm biến đổi theo thời gian và không theo một quy luật nhất
định. Do đó, việc xác định chính xác phụ tải điện là rất khó khăn nhưng đồng thời là
một việc hết sức quan trọng.
Phụ tải điện là số liệu dùng làm căn cứ để chọn các thiết bị điện trong hệ thống cung
cấp điện. Nếu phụ tải tính toán nhỏ hơn phụ tải thực tế thì sẽ dẫn đến làm giảm tuổi
thọ của các thiết bị điện, có thể gây cháy, nổ các thiết bị điện. Nếu phụ tải tính toán lớn
hơn phụ tải thực tế nhiều thì các thiết bị chọn sẽ quá lớn so với yêu cầu dẫn tới lãng
phí. Do đó, nhiều phương pháp xác định phụ tải tính toán đã được giới thiệu nhưng
chưa có một phương pháp nào hoàn thiện.
1.2.3.2 Phân loại hộ phụ tải
Các hộ tiêu thụ điện được chia ra làm 3 loại như sau:
* Hộ loại I
Phụ tải này không cho phép mất điện, nếu mất điện sẽ gây tác hại lớn về chính trị,
gây nguy hại đến tính mạng con người, gây thiệt hại lớn về kinh tế như làm rối loạn
quá trình sản xuất, làm hư hỏng nhiều thiết bị, gây ra phế phẩm hàng loạt dẫn đến thiệt
hại lớn cho nền kinh tế quốc dân. Với hộ phụ tải loại I, yêu cầu phải bảo đảm liên tục
cung cấp điện rất cao ngay cả khi làm việc bình thường cũng như khi sự cố cho nên
không cho phép ngừng cung cấp điện.
Hộ loại I: thường phải được cung cấp ít nhất từ hai nguồn độc lập hoặc có nguồn dự
phòng, nhằm giảm thời gian mất điện. Thời gian mất điện đối với hộ loại I thường cho
bằng thời gian tự động đóng nguồn dự phòng.
* Hộ loại II
Nếu ngừng cung cấp điện cũng gây tác hại về kinh tế ảnh hưởng lớn đến sản lượng
hoặc gây ra nhiều phế phẩm, ngừng trệ sự vận chuyển trong xí nghiệp, có thể có hư

16
hỏng thiết bị nhưng ở mức độ nhẹ hơn trường hợp trên, lãng phí lao động, ảnh hưởng
đến hoàn thành kế hoạch sản xuất như các nhà máy sợi, nhà máy dệt... Như vậy, đối
với hộ loại II nếu ngừng cung cấp điện chỉ dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Có thể cho
phép mất điện trong một thời gian ngắn để thay thế các thiết bị hư hỏng.
Với hộ phụ tải loại II, việc quyết định dùng một hoặc hai nguồn cung cấp, đường
dây đơn hoặc đường dây kép, có nguồn dự phòng hoặc không phải dựa trên kết quả so
sánh kinh tế giữa khoản tiền phải đầu tư thêm khi có đặt thiết bị dự phòng với thiệt hại
khi sản xuất bị ngừng trệ do mất điện vì không có thiết bị dự phòng.
* Hộ loại III
Hộ loại III gồm các thiết bị còn lại như chiếu sáng dân dụng, kho bãi hoặc những
phân xưởng phụ…
Với hộ phụ tải loại III, chỉ cần một nguồn cung cấp điện và cho phép mất điện trong
một thời gian để sửa chữa, thay thế các thiết bị khi cần thiết. Tuy nhiên, cần xây dựng
các phương án vận hành và sửa chữa sao cho thời gian mất điện là ngắn nhất.
* Chú ý: Việc phân chia các loại hộ phụ tải chỉ là tương đối.
1.2.4 Lưới điện
1.2.4.1 Khái niệm về lưới điện
Lưới điện bao gồm các đường dây và trạm phân phối làm nhiệm vụ truyền tải và
phân phối điện năng với các yêu cầu sau:
­ Đảm bảo độ tin cậy hay liên tục cung cấp điện theo yêu cầu của từng loại hộ
dùng điện như trình bày trong phần 1.2.3.2
­ Bảo đảm chất lượng điện năng như điện áp, tần số, sóng hài… (sẽ trình bày
trong phần 1.5)
­ Có chỉ tiêu kinh tế cao (sẽ trình bày trong phần 1.6)
­ An toàn đối với con người và thiết bị…
1.2.4.2 Phân loại lưới điện
Hiện nay, đang tồn tại nhiều tiêu chuẩn để phân loại lưới điện phụ thuộc vào yêu
cầu của từng bài toán cụ thể.
*) Theo nhiệm vụ của lưới điện
+ Lưới điện truyền tải: làm nhiệm vụ liên kết và truyền tải điện năng từ nguồn đến
các trạm truyền tải và TPP. Khi HTĐ có qui mô lớn có thể phân thành lưới truyền tải
và lưới truyền tải phụ trong đó lưới truyền tải phụ làm việc ở những cấp điện áp thấp
hơn với nhiệm vụ truyền tải điện từ các trạm truyền tải tới các TPP.
+ Lưới điện phân phối: làm nhiệm vụ phân phối điện trực tiếp cho các hộ tiêu thụ.
*) Theo cấp điện áp của lưới điện [5]
+ Lưới điện hạ áp, có điện áp < 1kV
+ Lưới điện trung áp, có điện áp (1­35)kV
+ Lưới điện cao áp, có điện áp > 35kV
+ Lưới điện siêu cao áp, có điện áp  500kV
17
*) Theo hình dáng của lưới điện
+ Lưới điện hở: Các hộ tiêu thụ được cung cấp điện chỉ từ một phía như H. 1­7a với
ưu điểm vận hành đơn giản, dễ tính toán nhưng mức bảo đảm liên tục CCĐ thấp.
+ Lưới điện kín: Các hộ tiêu thụ có thể nhận điện ít nhất từ hai phía như H. 1­7b với
nhược điểm là tính toán khó khăn, vận hành phức tạp nhưng mức bảo đảm liên tục
cung cấp điện cao.

~
~
a) Lưới điện hở

~ ~
~

b) Lưới điện kín

H. 1­7: Hình dáng của lưới điện


*) Theo chế độ trung tính của lưới điện
+ Lưới điện ba pha trung tính cách điện đối với đất hoặc nối đất qua cuộn dập hồ
quang còn gọi là lưới điện có dòng chạm đất nhỏ.
+ Lưới điện ba pha trung tính nối đất trực tiếp.
*) Theo phạm vi quản lý
+ Lưới điện khu vực: Cung cấp và phân phối điện cho một khu vực rộng lớn theo
phạm vi quản lý hành chính (ví dụ như một tỉnh), thường sử dụng cấp điện áp cao và
siêu cao áp (> 35kV).
+ Lưới điện địa phương hay LĐPP: Cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ trong phạm
vi hẹp theo phạm vi quản lý hành chính như các khu công nghiệp, thành phố, huyện...
với điện áp trung và hạ áp ( 35kV).
*) Theo cấu trúc của lưới điện
Ngoài ra có thể phân lưới điện thành các đường dây trên không và cáp, lưới điện
xoay chiều và một chiều...
1.2.4.3 Cấu trúc của đường dây trên không
Đường dây trên không là đường dây cách điện với đất bởi cột, xà, sứ như H. 1­8 và
bao gồm các phần tử sau: dây dẫn, cách điện, cột, xà, móng và các bộ phận kim khí
khác... Đường dây trên không có ưu đểm là chi phí xây dựng thấp (so với cáp ngầm)
và dễ sửa chữa nhưng không an toàn, dễ bị hư hỏng do ảnh hưởng của thiên nhiên và
kém mỹ quan.

18
H. 1­8: Cấu trúc đường dây trên không
a) Dây dẫn

*) Ký hiệu dây dẫn


Các loại dây dẫn được ký hiệu bằng những chữ cái và chữ số:
­ Chữ cái để chỉ vật liệu chế tạo dây đó nhưng mỗi tiêu chuẩn sẽ có ký hiệu khác
nhau. Theo TCVN (Liên Xô cũ) thì M ­ Dây đồng, A­ Dây nhôm, C­ Dây thép, AC­
Dây nhôm lõi thép, ACY hoặc ACK­ Dây nhôm lõi thép tăng cường... Theo tiêu chuẩn
IEC thì AC (Aluminum Conductor) hoặc AAC (Aluminum Alloy Conductors)­ Dây
nhôm, ACSR (Aluminum Conductors Steel Reinforced) hoặc AACSR­ Dây nhôm lõi
thép, C hoặc Cu ­ Dây đồng, S­ Dây thép... và các chỉ số tăng cường LZ, MZ, HZ
­ Chữ số để chỉ tiết diện của dây, đơn vị mm2. Ví dụ như dây A­150 là dây nhôm có
tiết diện định mức là 150mm2.
*) Vật liệu chế tạo dây dẫn
Nhiều vật liệu đã được sử dụng để chế tạo dây dẫn điện. Đồng là chất dẫn điện được
sử dụng phổ biến đầu tiên và quan trọng nhất trong chế tạo dây dẫn do khả năng dẫn
điện rất tốt, điện trở suất của đồng 18mm2/km. Đồng có khả năng chịu được thay đổi
của thời tiết và sức kéo tốt, khoảng (1822)kg/mm2, tuy nhiên có giá thành cao.
Nhôm dẫn điện kém hơn đồng, điện trở suất của nhôm là 29.5mm2/km, nhôm
nguyên chất có thể chịu được những thay đổi thời tiết tốt, nhôm nhẹ và rẻ tiền nên dây
nhôm được dùng rất rộng rãi. Tuy nhiên, dây nhôm có nhược điểm rất lớn là hiện
tượng ăn mòn khi tiếp xúc với các cực máy phát điện, rất khó hàn và mối hàn không
chắc chắn. Do sức bền kém, chỉ khoảng (816)kg/mm2, nên dây nhôm chỉ được dùng
cho những khoảng vượt nhỏ(100125)m trong các LĐPP, khi sử dụng trong những
khoảng vượt lớn cần phải dùng dây phức hợp.
19
Thép dẫn điện kém hơn đồng và nhôm, điện trở suất lớn (khoảng 98mm2/km) và
phi tuyến nên khi truyền tải dòng điện xoay chiều, do hiệu ứng mặt ngoài và tổn hao từ
trễ làm cho điện trở của dây thép tăng lên (56)lần. Tuy nhiên, sức bền cơ học của
thép rất lớn, khoảng 120kg/mm2 nên thường được sử dụng kết hợp cùng với nhôm để
trở thành dây phức hợp.
*) Cấu tạo của dây dẫn điện
Dây dẫn đơn giản nhất là dây dẫn đơn gồm 1 sợi cấu tạo nên như H. 1­9a. Loại dây
này dễ chế tạo nhưng dễ bị đứt do hiện tượng mỏi của vật liệu, uốn cong khó nên
không chế tạo được tiết diện lớn. Thường chỉ chế tạo dây dẫn đơn có tiết diện nhỏ hơn
10mm2.
C

a) b) c) d)

a ­ Dây đơn, b­ Dây vặn xoắn, c ­ Dây phức hợp, d ­ Dây rỗng ruột

H. 1­9: Kết cấu một số loại dây


Dây vặn xoắn gồm nhiều sợi dây đơn vặn chéo với nhau theo nhiều lớp và mỗi lớp
lại xoắn theo chiều ngược nhau để tăng độ bền cơ học như H. 1­9b. Dây vặn xoắn bền
hơn dây đơn, khó bị đứt, uốn cong dễ dàng nên thường sử dụng với tiết diện lớn.
Tuy nhiên, do nhôm hay đồng đều có độ bền kém nên thường sử dụng kết hợp với
thép để nâng cao độ bền cơ học được gọi là dây phức hợp. Dây phức hợp được dùng
nhiều nhất là dây nhôm lõi thép như H. 1­9c với cấu tạo bên trong có lõi thép để tăng
cường sức bền, bên ngoài có những lớp dây nhôm vặn xoắn để dẫn điện. Theo TCVN
thường có các loại dây nhôm lõi thép sau:
­ AC là dây nhôm lõi thép, tỷ số tiết diện nhôm và thép là (5.56).
­ ACO là dây nhôm lõi thép tăng cường nhôm, tỷ số tiết diện nhôm/thép là
(7.58) và ACY là dây nhôm lõi thép tăng cường thép, tỷ số tiết diện
nhôm/thép nhỏ hơn 4.5.
­ Để bảo vệ cho dây nhôm lõi thép không bị ăn mòn do hơi muối mặn hay hoá
chất, có các loại dây nhôm lõi thép đặc biệt như ACKC là dây nhôm lõi thép
nhưng phần lõi được phủ đầy mỡ trung tính chịu nhiệt, ACK là dây nhôm lõi
thép nhưng toàn bộ phần nhôm và phần thép được phủ đầy mỡ trung tính chịu
nhiệt và ACK là loại dây ACKC nhưng lõi thép còn được bọc 2 lớp bằng nhựa
Polyetylen...
Hiện nay, dây AC được sử dụng ở tất cả các đường dây trên không cao áp và siêu
cao áp tới 500kV do dây AC kinh tế hơn dây đồng.

20
Một số vị trí có yêu cầu đường kính của dây dẫn lớn nhằm giảm phát sinh vầng
quang điện và tổn thất điện năng nhưng đường kính của dây dẫn quá lớn sẽ gây lãng
phí vì vậy có thể sử dụng dây rỗng như H. 1­9d hoặc dùng dây dẫn phân pha.
b) Cách điện
Cách điện được sử dụng nhiều vật liệu như sứ, thủy tinh, nhựa polymer hay
composit và được phân loại như sau:
­ Cách điện đứng dùng ở các đường dây có điện áp nhỏ hơn 35kV và chế tạo
theo cấp điện áp như H. 1­10a.
­ Cách điện treo hay cách điện chuỗi sử dụng vật liệu là thủy tinh hay sứ có cấu
tạo như H. 1­10b, mỗi chuỗi gồm nhiều bát, thường dùng ở đường dây có điện
áp lớn hơn 35kV. Ngoài ra, khi sử dụng vật liệu polymer hay composit được
chế tạo theo chuỗi với mỗi cấp điện áp.
Ngoài ra còn có các loại cách điện như: cách điện MBA, cách điện cầu dao...

a)
b)

H. 1­10: Cách điện dùng cho đường dây trên không

c) Cột điện
Cột điện có thể được phân loại theo vị trí sử dụng như cột đỡ, cột néo, cột góc, cột
đỡ vượt... Vật liệu để làm cột gồm có gỗ, thép, bê tông cốt thép...
Cột gỗ ở nước ta ít được sử dụng vì độ ẩm cao, dễ mục, nhiều mối. Cột gỗ có giá
thành rẻ, nhẹ nên dễ vận chuyển. Nếu gỗ được xử lý hoá học tốt (hấp gỗ, quét hắc in,
tẩm dầu, tẩm chất hoá học...) thì có thể dùng tới 10 năm. Ở các nước cột gỗ thường
dùng là cột gỗ thông và dùng cho những lưới điện phân phối.
Cột thép rất tốt, sức bền cơ học cao, dễ vận chuyển (lắp ghép) tuy nhiên cột thép có
chi phí đầu tư và quản lý cao. Cột thép gồm có cột thép hình và cột lắp ghép không
gian. Do đó, ở những đường dây có điện áp cao (lớn hơn 110kV) và khoảng vượt lớn
thường phải dùng cột thép thì mới bảo đảm được yêu cầu về độ bền cơ học.
Cột bê tông cốt thép khá rẻ tiền, không phải bảo quản khi vận hành nhưng thi công
khó khăn và khó chế tạo được những cột có chiều cao và độ bền cơ lớn. Do đó, cột này
sử dụng phù hợp trong LĐPP với khoảng vượt nhỏ và chiều cao cột thấp. Hiện nay,
cột bê tông cốt thép thường được chế tạo thành các cột tiêu chuẩn với chiều cao là 7.5,
8.0, 9.0... đến 20m, bao gồm cột đơn và cột ghép đôi. Về cấu tạo, cột bê tông gồm 3
loại là cột H (8.212)m như H. 1­11a, cột K (8.218)m như H. 1­11b và cột ly tâm
21
(1620)m như H. 1­11c. Cột bê tông kiểu H dễ thi công nhưng chịu lực yếu. Cột bê
tông kiểu K chịu lực khoẻ hơn cột H. Cột bê tông ly tâm hiện nay được dùng khá phổ
biến do có độ bền cao, có thể cơ giới hóa trong chế tạo và thi công.

a ­ Cột H
b ­ Cột K
c ­ Cột ly tâm

a) b) c)

H. 1­11: Một số loại cột điện bê tông cốt thép


d) Xà
Xà có nhiệm vụ tạo khoảng cách giữa các pha và với các phần tử không mang điện
với vốn đầu tư chiếm khoảng (15)% tổng số vốn đầu tư đường dây. Vật liệu để làm
xà có thể là sắt, gỗ, bê tông cốt sắt.
Xà sắt rất tiện lợi, nhẹ, dễ chế tạo, thi công nhanh, độ bền cơ học tốt, thường dùng
sắt chữ L hay chữ U để làm xà. Tuy nhiên, do sắt bị ôxi hóa nên cần phải mạ kẽm hoặc
phải sơn chống rỉ hàng năm.
Xà gỗ làm bằng gỗ nên độ bền cơ học kém nhưng cách điện rất tốt, tránh được hiện
tượng rò điện và có khả năng tăng cường khả năng chống sét. Nếu gỗ được sử lý bằng
các phương pháp tiên tiến thì có ý nghĩa kinh tế rất lớn vì có tác dụng phục vụ tích cực
và rộng rãi cho việc phát triển lưới điện nông thôn. Xà bê tông cốt thép được coi là ưu
việt hơn cả, vì xà bê tông chịu lực rất tốt, bền, quản lý vận hành dễ dàng, nhưng có
khuyết điểm là nặng, chế tạo và thi công khó. Do đó, hiện nay không được sử dụng
phổ biến.
Ngoài ra trên đường dây trên không còn có thể trang bị thêm các thiết bị phụ khác
như quả tạ chống rung, thiết bị chống xoắn (đối với đường dây dùng dây phân pha),
khe hở chống sét...
1.2.4.4 Cấu trúc của đường cáp ngầm
Cáp được chế tạo chắc chắn, cách điện tốt và chôn trong đất nên không bị sét đánh
dẫn đến làm việc với độ tin cậy cao hơn đường dây trên không. Điện kháng của cáp rất
nhỏ nên tổn thất công suất và điện năng cũng như tổn thất điện áp trên cáp nhỏ hơn
nhiều so với đường dây trên không cùng loại. Cáp được chôn dưới đất nên ít cản trở
giao thông và đảm bảo mỹ quan hơn đường dây trên không.
Tuy vậy, cáp ngầm có nhược điểm là giá thành đắt, thi công khó khăn. Thường giá
thành của đường cáp gấp (23) lần giá thành của đường dây trên không cùng loại đối

22
với cấp điện áp nhỏ hơn 35kV, gấp (58) lần đối với cấp điện áp 110kV. Ngoài ra, khi
xẩy ra sự cố rất khó phát hiện chính xác vị trí xẩy ra sự cố.
a) Cấu tạo của cáp ngầm
Cáp chế tạo phức tạp vì phải bảo đảm cách điện giữa các pha và cách điện với đất,
cấu tạo của cáp gồm có phần lõi dẫn điện, các màn chắn và phần cách điện như H.
1­12. Vật liệu chế tạo cáp ngầm thường dùng là đồng hoặc nhôm nhưng đồng có ưu
thế hơn do tổn thất nhỏ, sinh nhiệt ít và công suất truyền tải lớn. Trong lưới điện 3 pha
thường sử dụng cáp 3 lõi hoặc 4 lõi (trong đó lõi thứ tư dùng làm dây trung tính trong
lưới điện hạ áp) để tránh làm vỏ cáp bị nóng do dòng Foucault.

a) Cáp 1 pha b) Cáp 2 pha b) Cáp 3 pha b) Cáp 3 pha 4 lõi

H. 1­12: Cấu tạo của cáp ngầm


Cáp ngầm có thể được chôn trực tiếp trong đất trong những khu vực đã ổn định về
xây dựng, khoảng cách truyền tải lớn nhằm giảm chi phí đầu tư nhưng rất khó khăn
trong xử lý sự cố hay bổ sung các lộ cáp mới. Khi đó, có thể sử dụng phương thức đặt
trong hào cáp như H. 1­13 với ưu điểm dễ bảo dưỡng, xử lý sự cố và qui hoạch phát
triển thêm khi nhu cầu phụ tải tăng trong tương lai. Tuy nhiên, phương thức này có
vốn đầu tư rất lớn chỉ phù hợp trong những khoảng cách truyền tải ngắn, tập trung mật
độ phụ tải lớn (như khu công nghiệp, trong nhà máy...)

a) Cáp chôn trực tiếp b) Hào cáp

H. 1­13: Cấu trúc của đường cáp ngầm

23
Việc rẽ nhánh hay đấu nối cáp ngầm thực hiện rất khó khăn và chính tại nơi rẽ
nhánh thường hay xẩy ra sự cố nên chỉ những vị trí thực sự cần thiết mới rẽ nhánh.
Việc đấu nối với đường dây trên không hay ngầm đều phải dùng những thiết bị chuyên
dùng như đầu nối cáp hay hộp nối cáp như H. 1­14. Vì vậy, lựa chọn đường dây trên
không hay cáp ngầm phải thông qua so sánh kinh tế kỹ thuật.

a) Đầu nối cáp b) Hộp nối cáp

H. 1­14: Phương thức đấu nối cáp ngầm


1.3 ĐIỆN ÁP CỦA LƯỚI ĐIỆN
1.3.1 Điện áp định mức của lưới điện và thiết bị điện
Biến thiên điện áp trên H. 1­15 cho thấy, do tổn thất điện áp trên các thiết bị nên
điện áp ở đầu đường dây thường cao hơn điện áp ở cuối đường dây. Khi đó, chế tạo
thiết bị điện với cấp điện áp bất kỳ là không hợp lý vì không thể chế tạo các thiết bị
hàng loạt dẫn đến giá thành đắt. Do đó, điện áp định mức của thiết bị tiêu thụ điện
năng sẽ là trung bình của điện áp trên đường dây và được gọi là điện áp định mức của
lưới điện như B. 1­1. Hiện nay tại Việt Nam, sử dụng các cấp điện áp tiêu chuẩn: 0.22;
0.4; 0.66; 3; 6; 10; 22; 35; 110; 220 và 500kV.
U'1 U"1

Udm

U'2 U"2

B1 B2
a b c d

1 2 3

B3 B4

H. 1­15: Biến thiên của điện áp trong lưới điện


Theo tiêu chuẩn [4], độ lệch điện áp trong điều kiện làm việc bình thường của lưới
điện không nên vượt quá 10% điện áp định mức. Như vậy, tổn thất điện áp trên
đường dây có một cấp điện áp thường không được vượt quá 20% điện áp định mức.
Các máy phát điện hoặc cuộn thứ cấp của MBA sẽ cung cấp điện áp ở đầu đường
dây nên điện áp định mức của các thiết bị này thường cao điện áp định mức của lưới

24
điện (5­10)%. Cuộn sơ cấp của MBA làm việc như một thiết bị tiêu thụ điện nên điện
áp định mức là điện áp định mức của lưới điện.
B. 1­1: Điện áp định mức của lưới điện ba pha
Điện áp định mức Điện áp làm
Lưới điện và MBA việc lớn nhất
Máy phát của thiết bị, kV
thiết bị tiêu thụ Điện áp cuộn sơ Điện áp cuộn
điện, kV
điện, kV cấp, kV thứ cấp, kV
0.220 0.23 0.220 0.23 ­
0.380 0.40 0.380 0.4 ­
3 3.15 3 và 3.15 3.15 và 3.3 3.6
6 6.3 6 và 6.3 6.3 và 6.6 7.2
10 10.5 10 và 10.5 10.5 và 11 12
20 21 20 và 21 21 và 22 24
35 ­ 35 38.5 40.5
110 ­ 110 121 123
220 ­ 220 242 245
330 ­ 330 347 362
500 ­ 500 525 550
750 ­ 750 787 800

1.3.2 Xác định điện áp định mức của lưới điện


Điện áp là chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu KT­KT của lưới điện. Từ biểu
thức (1.3) cho thấy khi điện áp càng cao thì dòng điện chạy qua dây dẫn càng nhỏ, tổn
thất điện áp U, tổn thất công suất P, tổn thất điện năng A và chi phí kim loại mầu
càng giảm. Do đó, khoảng cách tải điện năng càng xa, công suất truyền tải càng lớn thì
điện áp càng cao càng có lợi. Tuy nhiên, khi điện áp càng cao thì vốn đầu tư xây dựng
lưới điện cũng như chi phí vận hành lưới điện cũng tăng theo nên cần lựa chọn điện áp
tối ưu để tổng chi phí đầu tư xây dựng, tổn thất và vận hành nhỏ nhất.
S P.R  Q.X P2  Q2
I= , U  , P  .R (1.3)
3U U U2
Như vậy, với một công suất và khoảng cách tải điện nhất định, để chọn được điện
áp tải điện tối ưu phải tính toán so sánh KT­KT của nhiều phương án. Hiện nay,
thường sử dụng một số phương pháp sau đây.
1.3.2.1 Dùng đường cong
Qua kinh nghiệm thiết kế và quản lý vận hành đã vẽ được những đường cong giới
hạn chọn điện áp định mức của lưới điện như H. 1­16, điện áp định mức được lựa chọn
phụ thuộc vào khoảng cách và công suất truyền tải.

25
P, MW
200

180

160
220kV
120
154kV
80 110kV
40
40 60 80 120 180 200 240 280 900 1000 l , km

H. 1­16: Đồ thị xác định điện áp định mức của lươi điện
1.3.2.2 Phương pháp giải tích
Điện áp định mức được lựa chọn phụ thuộc vào khoảng cách và công suất truyền tải
còn gọi là điện áp kinh tế. Hiện nay, sử dụng phổ biến các biểu thức sau:
+ Với trường hợp công suất truyền tải nhỏ hơn 60MW, chiều dài truyền tải nhỏ hơn
250km dùng biểu thức Still (Mỹ).
Ukt = 4.43 l  16 P kV (1.4)
+ Với trường hợp công suất của tải lớn, khoảng cách truyền tải xa khoảng 1000km
dùng biểu thức Zaleski (Nga):
Ukt = 100  15 l .P kV (1.5)
Ngoài ra, biểu thức Inapuonop (Nga) cũng được giới thiệu như trong (1.6) và biểu
thức Vaykert (Đức) như trong (1.7).
1000
U kt  kV (1.6)
500 2500

l P
U kt  3 S  0.5.l kV (1.7)
Trong đó: l là chiều dài đường dây, km; P và S là công suất truyền tải, MW, MVA.
Khi xác định được điện áp kinh tế cần so sánh với các cấp điện áp tiêu chuẩn, chọn
cấp điện áp tiêu chuẩn gần nhất làm cấp điện áp kinh tế.
1.4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA ĐIỂM TRUNG TÍNH TRONG HTĐ
Trung tính của lưới điện được chia thành trung tính nối đất trực tiếp và trung tính
các điện hay nối đất qua tổng trở (cuộn dập hồ quang) [6].
1.4.1 Trung tính cách điện
Chạm đất một pha trong mạng này không tạo nên ngắn mạch và do đó không làm
cho điện áp dây bị giảm cũng như không gây ra dòng điện tăng cao.
1.4.1.1 Dòng và áp của lưới điện khi làm việc bình thường
Xét lưới điện 3 pha như trên H. 1­17, để đơn giản coi lưới điện làm việc không tải.
Trong điều kiện bình thường điện áp các pha A, B, C so với đất bằng các điện áp pha

26
tương ứng UA, UB, UC và điện áp giữa các pha là UAB, UBC, UAC. Các điện áp này bằng
các suất điện động EA, EB, EC vì giả thiết mạng không tải. Các véc tơ điện áp pha lập
thành hình sao đối xứng, tổng các véc tơ này bằng không vì vậy điện áp của điểm
trung tính UTT = 0 như H. 1­18a.

H. 1­17: Dòng và điện áp khi chạm đất trong lưới có trung tính cách điện
Các điện áp này tạo nên các dòng điện tương ứng qua điện dung của pha so với đất
nên dòng điện dung vượt trước các điện áp tương ứng một góc 900.
UA UB U
I A (C )  ; I B(C )  ; IC ( C )  C (1.8)
 jX c  jX c  jX c
Vì tổng các điện áp pha đối xứng nên tổng các dòng điện dung bằng 0, không có I0.
1.4.1.2 Điện áp khi chạm đất
Khi chạm đất một pha, ví dụ pha A, điện áp pha này so với đất giảm tới không (UA
= 0) như H. 1­17. Điện áp của điểm trung tính UTT so với đất khi đó bằng điện áp giữa
hai điểm N và TT và bằng UTT = UN­TT = ­EA. Điện áp các pha B và C so với đất tăng
bằng giá trị điện áp dây là U'B và U'C.

UA=E A IB(C)
A A
Id =­(IB(C)+IC(C) )
IB (C) IB(C)+IC(C)
600
900
IA (C) TT 900 0 IC (C)
UTT 60
U'C=UCA U'B=UBA
UC=EC 900 UB=EB
C TT B
C IC (C) B

a)

b)
UCA+UBA=3UTT=­3EA

H. 1­18: Đồ thị véc tơ dòng và điện áp trong mạng có trung điểm cách điện a) Chế độ bình
thường. b) Chạm đất pha A.
Từ hình H. 1­18b cho thấy:
U'B = UTT + EB = EB – EA = UAB và U'C = UTT+ EC = ­EA + EC = UCA (1.9)

27
Do đó: UA + UB + UC = U'B + U'C = ­3.EA = 3.UTT
Vậy, điện áp tại điểm trung tính bằng điện áp pha, điện áp dây giữa các pha vẫn giữ
nguyên giá trị cũ, điện áp pha và đất là điện áp dây, điện áp tại điểm chạm đất bằng 0.
1.4.1.3 Dòng điện chạm đất.
Tại điểm chạm đất có dòng Id, dòng này chạy qua điện dung của các pha không hư
hỏng. Vì UA = 0 nên IA(C) = 0 còn trong các pha khác có điện áp đã tạo ra các dòng
điện dung lệch pha với điện áp một góc 900.
U BA U
I A( C )  0; I B (C )  j ; IC (C )  j CA ; (1.10)
XC XC

Khi đó, dòng điện tại điểm chạm đất là: Id    IB (C )  IC (C ) 


U BA U CA U  U CA
Thay (1.10) vào xác định được: Id   j (  )   j ( BA )
XC XC XC
Từ H. 1­18b có U BA  U CA  3E A nên:
3E A 3U
Id  j  j p (1.11)
XC XC
Vậy, dòng I d bằng 3 lần dòng điện dung của pha trong chế độ bình thường ( I C =
Up/XC), dòng Id chậm pha sau UTT một góc 900. Điện dung một pha là XC = 1/C nên
dòng điện chạm đất có thể xác định như biểu thức (1.12).
UP
I d  3I C  3  3U P ..C0 . .106 (1.12)
XC
Trong đó: l là chiều dài của một pha, C0 là điện dung đơn vị của pha so với đất trên
chiều dài 1km.
1.4.1.4 Dòng điện và điện áp thứ tự không khi chạm đất
Khi chạm đất, do có các dòng điện dung và điện áp pha bị mất đối xứng nên thành
phần thứ tự không xuất hiện.
1
U 0  (U 'A  U 'B  U C )
3
(1.13)
1
I0  ( I 'A  I 'B  I 'C )
3
Biết rằng UA = 0 nên:
1 1
U 0  (U 'B  U 'C )  (U BA  UCA ) (1.14)
3 3
Vì U BA  U CA  3 EA  3UTT nên U 0   E A  UTT .
Như vậy, điện áp thứ tự không bằng và ngược chiều với điện áp pha sự cố. Bỏ qua
điện trở của dây dẫn (rất nhỏ so với XC), điện áp thứ tự không của mỗi điểm trong lưới
đều bằng nhau và bằng U0 = UTT.
Dưới tác dụng của điện áp U0, dòng I0 đi qua điện dung các pha tại điểm chạm đất
như (1.15) với Up là điện áp pha khi làm việc bình thường.

28
U0 U E U
I0( A )  I0( B )  I0(C )  j 0  j A  j p (1.15)
 jX C XC XC XC
I0=0

TT EC I0(C)
EB N I0(C)

EA 3I0 I0(C)
UTT =U0 U0=­EA I0(C) I0(C) I0(C)

Hình 1.1 Đường đi của dòng thứ tự không khi có chạm đất.
Thay (1.15) vào (1.11) xác định được Id = 3I0. Dòng I0 và dòng Id trùng pha và chậm
so với U0 một góc 900. Dòng I0 trong cuộn dây stato máy phát bằng không vì trung
tính của nó cách điện.
Vậy, lưới điện có trung tính cách điện khi xảy ra chạm đất một pha:
­ Điện áp của pha chạm đất bằng không, điện áp của hai pha còn lại tăng lên 3
lần (bằng điện áp dây).
­ Điện áp dây của lưới điện không thay đổi, điện áp của điểm trung tính tăng từ 0
đến điện áp pha.
­ Dòng điện dung của các pha không bị chạm đất tăng 3 lần, dòng điện dung
tại điểm chạm đất tăng lên 3 lần so với trước khi chạm đất.
Vì điện áp dây không thay đổi và dòng điện dung chạm đất rất nhỏ so với dòng điện
phụ tải nên lưới điện vẫn làm việc bình thường khi chạm đất một pha. Tuy vậy, đối với
lưới điện này không cho phép làm việc lâu dài khi một pha chạm đất vì:
­ Khi chạm đất, điện áp hai pha còn lại tăng 3 lần nên có thể làm hư hỏng cách
điện giữa các pha. Để khắc phục nhược điểm này cách điện pha của lưới điện
và các thiết bị điện phải thiết kế theo điện áp dây dẫn đến giá thành tăng.
­ Dòng điện dung sẽ phát sinh hồ quang, có thể đốt cháy cách điện tại chỗ chạm
đất và dẫn đến ngắn mạch giữa các pha.
­ Khi phát sinh hồ quang, lưới điện là một mạch vòng dao động R­L­C dẫn đến
cộng hưởng làm tăng điện áp, có thể tới (2.53) lần điện áp định mức, làm hư
hỏng cách điện. Để tránh hiện tượng này có thể nối trung tính qua cuộn kháng
(cuộn dập hồ quang), khi đó dòng qua cuộn kháng sẽ triệt tiêu dòng chạm đất
do ngược pha.
1.4.2 Trung tính trực tiếp nối đất
Lưới điện từ 110kV trở lên đều sử dụng trung tính trực tiếp nối đất do:
­ Dòng điện dung của rất lớn do điện áp cao và chiều dài đường dây lớn dẫn đến
dòng điện chạm đất rất lớn ( có thể tương đương với dòng điện ngắn mạch).
­ Tăng cường cách điện đối với lưới điện 110kV trở lên sẽ làm tăng chi phí đầu
tư rất lớn do chi phí cách điện rất đắt tiền.
29
Tuy nhiên, trung tính trực tiếp nối đất sẽ dẫn đến những nhược điểm sau:
­ Chạm đất một pha là ngắn mạch, dòng điện rất lớn, rơle sẽ tác động cắt đường
dây bị sự cố, hộ tiêu thụ mất điện, độ tin cậy CCĐ giảm.
­ Dòng điện chạm đất là ngắn mạch một pha nên rất lớn, thiết bị nối đất phức tạp
và đắt tiền.
­ Dòng chạm đất một pha có thể lớn hơn dòng ngắn mạch ba pha. Để hạn chế nó
phải tăng điện kháng thứ tự không bằng cách không nối đất trung điểm một vài
MBA của hệ thống hay nối đất trung tính qua điện kháng nhỏ.
Gần đây, lưới điện trung áp 22kV, sử dụng trong các khu công nghiệp và đô thị,
trung tính nối đất nhằm giảm thời gian tồn tại điện áp bước và điện áp tiếp xúc có thể
gây nguy hiểm cho người đồng thời trong khu vực này ít xảy ra sự cố chạm đất nên
cũng không làm giảm độ tin cậy CCĐ.
Ngoài ra, lưới điện hạ áp sử dụng trung tính trực tiếp nối đất nhằm đảm bảo an toàn
cho người khi tiếp xúc sẽ sinh ra dòng ngắn mạch lớn để các thiết bị bảo vệ có thể làm
việc với thời gian ngắn.
1.5 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG
Theo tiêu chuẩn [4][6], để đánh giá chất lượng điện năng gồm các chỉ tiêu sau đây.
1.5.1 Điện áp
Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối
được phép dao động so với điện áp định mức như sau:
­ Tại điểm đấu nối với khách hàng sử dụng điện là ±5%
­ Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là +10% tới ­5%
Trong chế độ sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ±10% so với
điện áp định mức.
Điện áp tăng cao sẽ uy hiếp cách điện đồng thời làm giảm tuổi thọ của các thiết bị
(ví dụ điện áp tăng lên 5% thì tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị giảm đi 50%). Ngược lại,
điện áp giảm sẽ làm giảm công suất và gây ra hiện tượng quá nhiệt của thiết (ví dụ
điện áp giảm 5% thì quang thông của đèn giảm tới 18%, công suất động cơ giảm và
tốc độ quay giảm…).
1.5.2 Tần số
Trong chế độ vận hành bình thường, tần số được phép dao động từ 49.8Hz đến
50.2Hz tương đương ±0.4%. Trong trường hợp sự cố cho phép dao động từ 49.5Hz
đến 50.5Hz tương đương ±1%.
1.5.3 Sóng hài
Tổng độ méo sóng hài điện áp (THD) được xác định là tỷ số giữa điện áp hiệu dụng
của sóng hài và giá trị hiệu dụng của điện áp cơ bản, biểu diễn bằng phần trăm như
(1.16). Trong đó, Ui là thành phần điện áp của sóng hài bậc i, U1 là thành phần điện áp
của tần số cơ bản (50Hz).

30
2

THD 
U i
.100 % (1.16)
U12
Tổng độ méo sóng hài của điện áp ở điểm nối bất kỳ không được vượt quá những
giá trị giới hạn cho trong bảng B. 1­2.
B. 1­2: Độ biến dạng sóng hài điện áp
TT Cấp điện áp Tổng độ méo sóng hài (%) Độ méo riêng lẻ (%)
1 (110­500)kV 3 1.5
2 Đến 35kV 6.5 3
1.5.4 Sự nhấp nháy điện áp
Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) được xác định bằng phương pháp đo sử dụng
thiết bị đo chuyên dùng trong khoảng thời gian là 10 phút. Pst95% là ngưỡng giá trị của
Pst sao cho trong khoảng 95% thời gian đo và 95% số vị trí đo Pst không vượt quá giá
trị này. Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) được xác định từ 12 kết quả đo Pst liên tục
(trong khoảng thời gian 2 giờ) theo biểu thức sau:
1 12 3
Plt  3  Pst. j
2 j 1
(1.17)

Trong điều kiện bình thường, giá trị độ nhấp nháy điện áp tại điểm đấu nối bất kỳ
không được vượt quá giá trị giới hạn cho trong bảng sau:
B. 1­3: Giới hạn độ nhấp nháy điện áp
TT Điện áp Mức nhấp nháy cho phép
1 (110­500)kV Pst95% = 0.80; Plt95% = 0.60
2 Đến 35kV Pst95% = 1.00; Plt95% = 0.80

1.6 CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ


Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một phương án đầu tư hay vận hành thường sử
dụng các chỉ tiêu kinh tế hay tài chính. Hiện nay, thường sử dụng 4 chỉ tiêu để đánh
giá hiệu quả đầu tư của các dự án nói chung như sau:
­ Chỉ tiêu giá trị hiện tại của lãi ròng (NPV) cho biết lợi nhuận tuyệt đối của
phương án và tính đến toàn bộ thời gian hoạt động của phương án đầu tư, ảnh
hưởng của trượt giá, lạm phát. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không toàn diện, việc
xác định lợi nhuận tối thiểu rất phức tạp và mang tính chủ quan, không thực tế.
Ngoài ra, khi vòng đời của phương án đầu tư khác nhau thì việc áp dụng chỉ
tiêu này gặp nhiều khó khăn.
­ Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) có ưu điểm là xác định theo trị số tương
đối và so sánh với một đại lượng chuẩn. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng việc
xác định lợi nhuận tối thiểu rất khó khăn đồng thời đã giả định suất thu lợi khi
tái đầu tư bằng chính suất thu lợi tối thiểu đang cần tìm, điều này không phù
hợp với thực tế. Hơn nữa, khi các phương án đầu tư có vòng đời hay thời gian
thực hiện khác nhau thì chỉ tiêu này có thể cho quyết định sai.

31
­ Chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận/chi phí (B/C) cũng được sử dụng để đánh giá hiệu quả
của các phương án đầu tư nhưng khi so sánh những phương án có mức đầu tư
chênh lệch nhau lớn, kết quả xếp hạng theo chỉ tiêu này không chính xác.
­ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (Tp) cho phép đảm bảo tính an toàn của phương án
đầu tư, tránh được rủi ro khi biến động kinh tế lớn thông qua việc thu hồi vốn.
Tuy vậy, chỉ tiêu này chỉ phù hợp trong những phương án ngắn hạn và không
phản ánh được mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận

32
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA CÁC PHẦN TỬ

Mỗi phần tử trong HTĐ luôn có tổn thất, gây


ra bởi tổng trở và tổng dẫn nên hiệu suất
truyền tải luôn nhỏ hơn 100%. Chương này
trình bày các mô hình, sơ đồ thay thế và thông
số của từng phần tử trong HTĐ như đường
dây trên không, cáp ngầm, MBA...
2. CHUONG 2

2.1 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG


2.1.1 Mở đầu
Đường dây trên không được sử dụng ở tất cả các cấp điện áp, khoảng cách truyền
tải có thể rất lớn và điện áp có thể rất cao. Mỗi đường dây với điện áp và khoảng cách
truyền tải khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng được phân thành:
­ Đường dây ngắn là đường dây có chiều dài nhỏ hơn 100km thường dùng cho
cấp điện áp  35kV.
­ Đường dây trung bình có chiều dài khoảng (100­300)km với cấp điện áp
thường dùng là (110­220)kV.
­ Đường dây dài có chiều dài lớn hơn 300km với cấp điện áp lớn hơn 330kV.
Mỗi đường dây sẽ có mô hình, sơ đồ thay thế và thông số hệ thống riêng như trình
bày sau đây [1].
2.1.2 Đường dây ngắn
2.1.2.1 Sơ đồ thay thế
Mỗi đường dây được thay thế bởi một điện trở (R) và điện kháng (X) tập trung như
H. 2­1 nhằm đơn giản trong tính toán mà sai số nhỏ có thể chấp nhận được mặc dù các
thông số R, X phân bố đều đặn dọc theo đường dây. Tổng trở (Z) của đường dây
đường định nghĩa như biểu thức sau:
Z  R  jX  Z  () (2.1)

R X Z

H. 2­1: Sơ đồ đẳng trị của đường dây ngắn


2.1.2.2 Thông số của đường dây
a) Điện trở
Điện trở của dây dẫn tính theo biểu thức sau:
 
R  () (2.2)
F F

33
Trong đó:  là điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn (mm2/km), đối với đồng là
18.8mm2/km, đối với nhôm là 31.5mm2/km, đối với thép là 140mm2/km;  là
điện dẫn suất của vật liệu làm dây dẫn (m/mm2), đối với đồng là 53m/mm2, đối với
nhôm là 31.7m/mm2 và nhôm là 7.1m/mm2; l là chiều dài (km) và F là tiết diện
(mm2) của đường dây.
Ngoài ra, có thể tính R theo biểu thức (2.3) với r0 là điện trở của một đơn vị chiều
dài dây dẫn (/km), r0 có thể tính theo biểu thức r0   / F  1/  F hoặc tra bảng theo
giá trị của nhà sản xuất.
R  r0 . () (2.3)
Điện trở tính toán theo (2.2) và (2.3) có thể không hoàn toàn giống nhau bởi:
­ Hiệu ứng mặt ngoài của dòng điện xoay chiều khiến dòng điện phân bố dày
hơn ở quanh mặt ngoài của dây dẫn chứ không đều đặn trên khắp tiết diện của
dây dẫn như trường hợp dòng điện một chiều.
­ Nhiều dây dẫn mang phụ tải lớn đặt gần nhau và ảnh hưởng lẫn nhau nên mật
độ dòng điện phân bố trong dây dẫn không đồng đều.
­ Phần lớn các loại dây đều là dây vặn xoắn nên chiều dài thực tế thường lớn hơn
khoảng (23)%.
­ Tiết diện của dây vặn xoắn lớn hơn tổng tiết diện của các sợi dây nhỏ cấu tạo
nên dây đó.
­ Nhiệt độ thay đổi làm điện trở của dây dẫn cũng khác nhau...
Giá trị tiêu chuẩn của dây dẫn trong các bảng tra thường xác định trong điều kiện
tiêu chuẩn, nhiệt độ 200C và dòng điện DC. Thực tế, điện trở ít chịu ảnh hưởng của tần
số nên điện trở của dòng AC được tính tương đương như với dòng DC nhưng cần hiệu
chỉnh theo nhiệt độ làm việc như biểu thức sau:
r0.t  r0 [1   (t  20)] (km) (2.4)
Trong đó: t là nhiệt độ tính toán, oC;  là hệ số nhiệt của điện trở, với đồng và nhôm
có thể lấy bằng 0.004(1/oC).
Ngoài ra, do thép có hệ số từ thẩm  rất lớn (  1) và biến thiên theo dòng điện
chạy trong dây dẫn nên điện trở của dây thép không phải là hằng số.
b) Điện kháng
Điện kháng trên đường dây xác định theo biểu thức:
X  x0 . () (2.5)
Trong đó: x0 có thể tính theo biểu thức (2.8) hoặc tra bảng có sẵn phụ thuộc vào 2
thông số sau:
­ Khoảng cách trung bình hình học giữa các pha, ký hiệu là Dtbhh, phụ thuộc vào
bố trí các pha trên cột. Dây dẫn bố trí đối xứng trên ba đỉnh của một tam giác
đều thì D = Dtbhh, khi bố trí trên tam giác lệch như H. 2­2b thì Dtbhh xác định
như biểu thức (2.6) và khi bố trí trên mặt phẳng như như H. 2­2c thì Dtbhh xác
định như biểu thức (2.7).
34
Dtbhh = 3 D12 .D23 .D31 (2.6)
Dtbhh = 3 2.D.D.D  1.26 D (2.7)

D12
D31
D12 D23
D D D31
D D23

(a) (b) (c)

H. 2­2: Bố trí dây dẫn trên cột


­ Đường kính d hay bán kính r của dây dẫn thường xác định theo bảng tra.
Khi đó, điện kháng của đường dây được xác định như sau:
Dtbhh
x0 =  (4.6log + 0.5) 104 (/km)
r
Trong đó,  là hệ số từ thẩm tương đối gây nên điện kháng trong của dây dẫn có giá
trị khá nhỏ, với dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz, dây dẫn là kim loại màu thì  1
nên điện kháng được tính như biểu thức (2.8).
Dtbhh
x0 = 0.144log + 0.016 (/km) (2.8)
r
Trong đó: D là khoảng cách giữa các dây dẫn; r là bán kính của dây dẫn.
Điện kháng x0 trên một km đường dây chỉ biến thiên trong khoảng (0.30.46)/km.
2.1.3 Đường dây trung bình
2.1.3.1 Hoán vị và phân pha
Đường dây trung bình có khoảng cách và điện áp truyền tải lớn nên để giảm điện
kháng và tránh mất cân bằng điện kháng giữa các pha thường sử dụng giải pháp sau:
­ Hoán vị giữa các pha như H. 2­3, điện kháng của một km đường dây đã hoán vị
vẫn tính bằng biểu thức (2.8). Tuy nhiên, do Dtbhh giữa các pha tác động đến
nhau là đồng nhất nên điện kháng giữa các pha cũng đồng nhất. Ví dụ, với
đường dây (110­220)kV thì một chu kỳ hoán vị thường khoảng 300km, tức là l có
độ dài là 100km.
A
B
C

l/3 l/3 l/3

H. 2­3: Sơ đồ hoán vị dây dẫn

35
­ Sử dụng đường dây phân pha như H. 2­4, thường phân làm 2, 3 hoặc 4 dây. Khi
đó, điện kháng khi phân thành 2 dây có thể giảm tới 19%, làm 3 dây giảm tới
28% và phân làm 4 dây có thể giảm tới 32.5%.

a
a rdt
a

a) b) c)

H. 2­4: Sơ đồ phân pha dây dẫn


Khi đó, bán kính đẳng trị của đường dây rdt xác định theo biểu thức (2.9) với n là số
dây phân pha, r là bán kính thực của 1 dây dẫn phân pha và a là khoảng cách giữa các
dây phân pha.
rdt  n r.a n 1 (2.9)

2.1.3.2 Sơ đồ thay thế


Với khoảng cách và điện áp truyền tải của đường dây trung bình thì điện dung của
đường dây có trị số lớn nên không thể bỏ qua bởi sẽ có sai số lớn. Do đó, mỗi đường
dây được thay thế bởi một sơ đồ hình  tập trung gồm 4 phần tử điện trở (R), điện
kháng (X), điện dẫn tác dụng (G) và phản kháng (B) được phân đều ra hai đầu đường
dây nhằm giảm sai số như H. 2­5.

R X Z

G/2 B/2 G/2 B/2 Y/2 Y/2

H. 2­5: Sơ đồ đẳng trị của đường dây trung bình


2.1.3.3 Thông số của đường dây
a) Điện trở và điện kháng
Điện trở và điện kháng của đường dây khi không phân pha tính toán như đường dây
ngắn. Tuy nhiên, khi đường dây phân thành n dây mỗi pha (dây phân nhỏ) thì điện trở
và điện kháng đơn vị được xác định theo các biểu thức sau:
r0' Dtbhh 0.016
r0  ; x0  0.144 lg  (/km) (2.10)
n rdt n
Trong đó: r0' là điện trở đơn vị của 1 dây dẫn phân pha.
b) Điện dẫn tác dụng và phản kháng
Khi điện áp cao sẽ xuất hiện hiện tường rò điện trên mặt cách điện xuống đất và sự ion
hoá không khí gây ra hiện tượng vầng quang điện. Tổn thất CSTD do dòng điện rò sinh ra
bởi bề mặt cách điện không nhẵn, bẩn hoặc cường độ điện trường phân bố không đều...
Tuy nhiên, thành phần này rất nhỏ nên thường bỏ qua.

36
Dưới tác dụng của cường độ điện trường đủ lớn, tầng không khí xung quanh dây
dẫn bị ion hoá và trở thành dẫn điện gây nên hiện tượng vầng quang. Hiện tượng này
xuất hiện khi cường độ điện trường E trên mặt ngoài của dây dẫn vượt quá
(1719)kV/cm hoặc trị số điện áp U của đường dây lớn hơn Uth. Khi đó, năng lượng sẽ
bị tiêu hao và gây tổn thất điện năng. Để giảm hiện tượng vầng quang điện thường sử
dụng dây phân pha vì làm giảm được cường độ điện trường xung quanh dây dẫn.
Uth là điện áp tới hạn phát sinh vầng quang điện, điện áp tới hạn phát sinh vầng
quang điện tính theo biểu thức sau:
Dtbhh
Uth = (6570).r.lg (kV) (2.11)
r
Trong đó: r là bán kính của dây dẫn, cm; Dtbhh là khoảng cách trung bình hình học
giữa các dây dẫn, cm.
Tổn thất CSTD do vầng quang điện được phản ánh trên sơ đồ thay thế bằng trị số
điện dẫn tác dụng của đường dây (G) và được tính theo (2.12), (2.13).
2
Pvq
Pgo = Pvq = U dm g0  g 0  2
(1/.km) (2.12)
U dm
G  g 0 . (1/) (2.13)
Trong đó: Pvq là tổn thất CSTD do vầng quang điện của 3 pha trên 1km đường
dây, dữ liệu tra trong bảng tra; U là điện áp định mức của đường dây, kV; g0 là điện
dẫn tác dụng trên 1km đường dây, 1/.km.
Ngoài ra, điện dung tương hỗ giữa các dây dẫn với nhau và giữa các dây với đất tạo
ra điện dẫn phản kháng (còn gọi là dung kháng) của đường dây. Điện dung của 1km
đường dây trên không, tải điện xoay chiều ba pha có thể tính được theo biểu thức sau:
0.024
C0  .106 (F/km) (2.14)
D
lg tbhh
r
Nếu tần số 50Hz thì điện dẫn phản kháng (dung kháng) trên 1km đường dây là:
7.58
b0 = c0   b0 = .10 6 (1/.km) (2.15)
Dtbhh
lg
r
Trong đó: Dtbhh là khoảng cách trung bình hình học giữa các dây dẫn, mm; r là bán
kính dây dẫn, mm.
Giá trị của b0 có thể tính theo biểu thức trên hoặc tra trong các bảng tra khi đó điện
dẫn phản kháng trên đường dây là:
B  bo . (1/) (2.16)
Khi đó, tổng dẫn của đường dây được xác định theo biểu thức sau:
Y  G  jB  Y  (1/) (2.17)
Chú ý: Khi đường dây phân pha, bán kính dây dẫn là bán kính đẳng trị rdt.

37
2.1.4 Đường dây dài
2.1.4.1 Khái niệm về đường dây dài
Khi khoảng cách truyền tải lớn, tính toán thông số của đường dây theo thông số tập
trung như trên sẽ gặp sai số lớn. Do đó, mô hình và thông số của đường dây này được
tính toán theo phương pháp thông số rải.
Đường dây dài là đường dây có chiều dài so sánh được với chiều dài bước sóng của
dòng điện xoay chiều, thường được xác định khi chiều dài của đường dây lớn hơn
1/10 chiều dài bước sóng. Bước sóng của tần số công nghiệp xác định theo biểu thức:
  v.T (2.18)
Trong đó: v là vận tốc ánh sáng (300000km/s), T là chu kỳ của dòng điện xoay
chiều với tần số của lưới điện công nghiệp là 50Hz thì T được xác định là 0.02s
(T=1/f=1/50),  được xác định là   300000 x0.02  6000 km.
Do đó, với những đường dây có chiều dài lớn hơn 600km phải tính toán theo
phương pháp thông số rải. Thực tế, để đảm bảo tính chính xác và khi đường dây làm
việc với điện áp siêu cao áp thì đường dây có chiều dài lớn hơn 300km, điện áp 500kV
được tính toán theo phương pháp thông số rải.
2.1.4.2 Sơ đồ thay thế và thông số
Giả thiết một đường dây có chiều dài là x, tức là cách điểm nhận điện năng là x, xét
một đoạn đường dây có chiều dài x ở cuối đường dây thì sơ đồ thay thế như H. 2­6.
I(x+x) r0x x0x I(x)

U(x+x) g0x b0x U(x)

x+x x

H. 2­6: Sơ đồ thay thế đường dây dài


Trong đó: r0, x0 là điện trở và điện kháng đơn vị () và g0, b0 là điện dẫn tác dụng
và phản kháng đơn vị (1/) của đường dây được tính toán tương tự như đường dây
trung bình và ngắn.
2.2 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA CÁP NGẦM
Cáp ngầm là giải pháp truyền tải điện năng có độ tin cậy cao, có thể thiết lập trên
không, trong hào cáp hay chôn trực tiếp trong đất. Cáp ngầm cũng bao gồm các điện
trở, điện kháng và điện dẫn như đường dây trên không nhưng sơ đồ và trị số có những
đặc điểm riêng phụ thuộc kết cấu của cáp.
2.2.1 Đường cáp ngắn
Với những đường cáp ngắn (thường < 1km)[8] thường chỉ xét đến điện trở và điện
kháng với sơ đồ tương tự như đường dây ngắn, trong đó:
­ Điện trở của cáp do chịu ảnh hưởng của dòng điện xoáy trong vỏ cáp nên được
tính toán theo biểu thức (2.19) với r0 là điện trở thí nghiệm một chiều (tra bảng

38
tra) và k là hệ số kể đến ảnh hưởng của dòng điện xoáy trong vỏ cáp. Khi cáp
làm việc ở nhiệt độ khác tiêu chuẩn, cần hiệu chỉnh theo biểu thức (2.4).
R  k .r0 . (2.19)
­ Điện kháng được tính toán như biểu thức (2.5) với x0 là điện kháng đơn vị được
xác định trong bảng tra.
2.2.2 Đường cáp trung bình và dài
Điện dung trong đường cáp khi chiều dài lớn có trị số tương đối lớn, nếu bỏ qua sẽ
gây sai số nên thường sử dụng sơ đồ hình  như H. 2­7 với R và X tương tự như
đường cáp ngắn.

R X
XC/2 XC/2

H. 2­7: Sơ đồ đẳng trị của đường cáp dài


XC là điện dung của đường cáp phụ thuộc vào cấu tạo của cáp:
­ Nếu cáp 1 lõi như H. 2­8a thì điện kháng XC được xác định theo biểu thức
(2.20) với  là hằng số từ thẩm tương đối (thường chọn bằng 4), r là bán kính
của lõi cáp và R là bán kính của cả lớp cách điện.
 0.0242
XC  (/km) và C (F/km) (2.20)
C RT
lg
r
­ Nếu cáp 3 lõi như H. 2­8b thì điện kháng XC được xác định theo biểu thức:
 0.0298
XC  (/km) và C (F/km) (2.21)
C  T t t t2 
lg 1  (3.84  1.7  0.52 2 ) 
 d T T 
Trong đó: t là độ dầy của lớp màn chắn, T là khoảng cách giữ các lõi cáp và d là
đường kính của lõi cáp.

Cách điện
RT T
r
Lõi cáp t d

a)

b)

H. 2­8: Sơ đồ cấu tạo cáp

39
2.3 MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ CỦA MÁY BIẾN ÁP
2.3.1 MBA lý tưởng và MBA 1 pha
Xét MBA một pha hai dây quấn lý tưởng như H. 2­9 với giả thiết bỏ qua điện trở và
thành phần từ hóa, MBA không tổn thất, khi đó từ định luật Ôm có:
n 
n1. I1  n2 . I2 hay I1   2  .I 2 (2.22)
 n1 
Tương tự, từ định luật Faraday với MBA lý tưởng xác định được:
E1  n1 .( j ). C và E2  n2 .( j ).C (2.23)
Từ (2.23) xác định được:
E1 n1 E1 E2
 hay  (2.24)
E2 n2 n1 n2
Khi đó, tỷ số biến đổi sức điện động (điện áp) của MBA được xác định thông qua tỷ
số vòng dây giữa 2 cuộn, ký hiệu là k.
E1 n1
k  (2.25)
E2 n2
Thông số giữa hai cuộn dây của MBA thường được biểu diễn liên hệ với nhau
thông qua hệ số biến đổi k như dòng điện và điện áp (2.26) hay công suất của MBA .
n1
E1  .E2  k .E2
n2
(2.26)
n I
I1  2 . I2  2
n1 k
*
I 
S1  E1. I1* hay S1  E1. I1*  (k .E2 )  2   E2 . I2*  S 2 (2.27)
k
Mạch từ

Từ trường

n1 n2
Cuộn 2 n1
Cuộn 1 n2 vòng k
N1 vòng n2
a) b)

H. 2­9: MBA lý tưởng


Nếu có tổng trở Z2 kết nối với cuộn dây 2 của MBA, tổng trở này có thể biểu diễn
qua dòng điện và điện áp như sau:
E2
Z2  (2.28)
I2
Khi đó, tổng trở này đo được ở cuộn 1 là:

40
E1 k .E2 E
Z 2'    k 2 . 2  k 2 Z2 (2.29)
I1 I2 / k I2
Như vậy, tổng trở ở cuộn 2 qui đổi về cuộn 1 được biểu diễn thông qua hệ số là
bình phương của tỷ số biến đổi MBA.
Thực tế, khả năng từ hóa là hữu hạn và các cuộn dây luôn có tổng trở nên sơ đồ
thay thế của MBA như H. 2­10 với:
­ Điện trở, điện kháng của các cuộn dây 1 là R1, X1 và cuộn dây 2 là R2, X2
­ Một MBA lý tưởng kết nối cuộn dây 1 và 2
­ Thành phần tổn thất không tải (Ikt) gồm: dòng điện từ hóa lõi thép (I0) gây ra
tổn thất Q0 và có thể thay thế bằng điện dẫn phản kháng Bm; dòng tổn thất của
lõi thép (Ig) gây ra tổn thất không tải P0 và được thay thế bởi điện dẫn tác
dụng là Gc.
Từ H. 2­10 có thể xác định được dòng điện và điện áp của MBA như sau:
I1  I2 / k  Ikt và Ikt  I g  jI 0 (2.30)
U1  k .U 2 (2.31)

I1 I2/k MBA LT I2

Ikt
Ig I0
U1 U2

n1 n2
H. 2­10: Sơ đồ thay thế MBA 1 pha
Qui đổi thông số của cuộn dây 2 theo thông số của cuộn dây 1 sẽ được sơ đồ thay
thế của MBA như H. 2­11, trong đó:
­ Điện áp và dòng điện cuộn 2 qui đổi về cuộn 1 như biểu thức sau:
U 2'  k .U 2 và I 2'  I 2 / k (2.32)
­ Điện trở và điện kháng cuộn 2 qui đổi về cuộn 1 như biểu thức (2.33).
R2'  k 2 .R2 và X 2'  k 2 . X 2 (2.33)

41
MBA LT
X'2 R'2
I'2
Ikt
Ig I0
U1 U2

a)
n1 n2

I1 X'2 R'2 I'2

Ikt
Ig I0
U1 U'2

b)

H. 2­11: Sơ đồ thay thế rút gọn của MBA 1 pha


2.3.2 MBA 3 pha 2 cuộn dây
2.3.2.1 Sơ đồ thay thế
Trong tính toán thường bỏ qua ảnh hưởng của dòng điện không tải chạy trong cuộn
sơ cấp (do sai số nhỏ) nên sơ đồ thay thế của MBA như H. 2­12. Trong đó: RB và XB
là điện trở và điện kháng tổng của MBA; S0 là tổn thất công suất không tải
U1
RB XB RB XB

Ikt
S0
Gc Bm

b) c)
a) U2

H. 2­12: Sơ đồ thay thế của MBA 3 pha 2 cuộn


2.3.2.2 Tham số của MBA
Nhà chế tạo thường cung cấp 4 tham số: PN là tổn thất công suất trên cuộn dây của
MBA khi thí nghiệm ngắn mạch cũng chính là tổn thất khi MBA làm việc với công
suất định mức (IN = Idm); UN% là điện áp ngắn mạch phần trăm so với điện áp định
UN
mức UN% = .100 ; I0% là dòng điện từ hóa phần trăm (dòng điện gây từ) so
U dm / 3
I0
với dòng điện định mức Idm, I0% = 100 ; P0 là tổn thất CSTD trong lõi thép ở chế
I dm
độ không tải.

42
*) Tổn thất không tải của MBA.
Tổn thất CSTD không tải gây ra trên mạch từ MBA được xác định theo biểu thức
sau với P0 được cung cấp bởi nhà sản xuất:
P0 = U2dm.Gc
Do đó, điện dẫn tác dụng được xác định theo (2.34).
P0
Gc  2
(2.34)
U dm
P0
Nếu P0 ­ kW, Udm ­ kV thì Gc  2
.103 (1/)
U dm
Tương tự, tổn thất CSPK do từ hóa lõi thép của MBA được xác định theo biểu thức:
Q0 = Bm. U2dm
Do đó, điện dẫn tác dụng được xác định theo biểu thức sau:
Q0
Bm  2
(2.35)
U dm
Trong đó, dòng điện từ hóa gây ra tổn thất CSPK được xác định theo biểu thức:
I0 S dm I0 S
I0 %  .100 và I dm  nên I 0 %  .100  0 .100
I dm 3U dm (S dm / 3U dm ) Sdm
Vì Q0 lớn hơn rất nhiều so với P0, gần đúng có thể bỏ qua coi P0 và coi S0 bằng
Q0
Q0 nên I 0 %  .100 . Khi đó, tổn thất CSPK có thể được xác định.
S dm
I 0 %.S dm
Q0 = (2.36)
100
Q0
Nếu Q0 ­ kVAr, Udm ­ kV thì Bm  2
.10 3 (1/).
U dm
*) Điện trở của MBA, RB.
Tổn thất công suất trên cuộn dây của MBA được xác định theo biểu thức:
PN = 3.I2dm RB
Do đó, điện trở của MBA xác định theo biểu thức (2.37):
2 2
PN PN .U dm PN .U dm
RB  2
 2 2
 2
(2.37)
3.I dm 3.I dm .U dm S dm
2
PN .U dm
­ Nếu PN ­ kW, Udm ­ kV, Sdm ­ MVA thì RB = 2
.103 
S dm
2
PN .U dm
­ Nếu PN ­ kW, Udm ­ kV, Sdm ­ kVA thì RB = 2
.103 
S dm
*) Điện kháng của MBA, XB.
Điện áp ngắn mạch được xác định theo biểu thức:

43
UN I dm Z B I dm X B
UN% = .100 = .100 = .100
U dm / 3 U dm / 3 U dm / 3
Trong MBA công suất lớn, do XB lớn hơn rất nhiều lần RB nên có thể bỏ qua RB mà
không gặp sai số lớn, khi đó điện kháng MBA được xác định theo biểu thức:
2
U N %.U dm U %.U dm .U dm U N %.U dm
XB   N  (2.38)
3.I dm .100 3.I dm .100.U dm 100 Sdm
2
U N %.U dm
­ Nếu Udm ­ kV, Sdm ­ MVA thì X B  
100 Sdm
2
U N %.U dm
­ Nếu Udm ­ kV, Sdm ­ kVA thì X B  .103 
100 S dm

2.3.3 MBA 3 pha 3 cuộn dây


2.3.3.1 Sơ đồ thay thế
MBA 3 pha 3 cuộn dây có sơ đồ thay thế như H. 2­13.
U1 RB.2 XB.2

U2 RB.1 XB.1

RB.3 XB.3
S0
a) U3 b)

H. 2­13: Sơ đồ thay thế của MBA 3 pha 3 cuộn dây


2.3.3.2 Tham số của MBA
*) Tổn thất không tải của MBA.
Tương tự như của MBA 3 pha 2 cuộn dây.
*) Điện trở của MBA, RB.
MBA 3 pha 3 cuộn dây có ba loại:
­ Loại 1: Ba cuộn dây có công suất bằng công suất định mức (100/100/100%).
Khi đó, điện trở của ba cuộn dây bằng nhau (RB.1 = RB.2 = RB.3 = RB[100]) và tổn
thất trong cuộn dây tính ở trường hợp bất lợi nhất (một cuộn dây không làm
việc, còn lại hai cuộn dây làm việc với phụ tải định mức) nên MBA giống như
MBA 3 pha 2 cuộn dây, do đó:
PN .U2dm
RB.1 = RB.2 = RB.3 = RB[100]= () (2.39)
2.S2dm
­ Loại 2: Công suất 3 cuộn dây là 100/100/66.7%, cuộn dây có công suất nhỏ thì
tiết diện dây quấn nhỏ nên điện trở lớn. Vì vậy, điện trở dây quấn tỷ lệ nghịch
với công suất như (2.40).
RB100 .100
RB[66.7] = = 1.5RB[100] () (2.40)
66.7
Do đó, RB.1 = RB.2 = RB[100], RB.3 = 1.5RB[100].
44
­ Loại 3: Công suất 3 cuộn dây là 100/66.7/66.7%. Tương tự như trên, RB.1 =
RB[100] và RB.2 = RB.3 = 1.5RB[100]. Tổn thất trong cuộn dây sẽ lớn nhất khi cuộn
2 1
1 có Idm đi qua, cuộn 2 có Idm đi qua và cuộn 3 có Idm đi qua, do đó:
3 3
2 2
 2 2  1  
P  3  I dm .RB.1   I dm  .RB.2   I dm  .RB.3 
 3  3  
2 2
 2 2  1  
  I dm .RB .1   I dm  1.5RB .2   I dm  1.5RB .3 
 3  3  
2
PN .U dm
 RB .1  2
() (2.41)
1.83S dm
*) Điện kháng của MBA, XB.
Trong MBA 3 pha 3 cuộn dây, nhà chế tạo cung cấp UN% giữa các cuộn dây là
UN(1­2)%, UN(2­1)%, UN(1­3)%. Trong đó: UN(1­2)% là điện áp thí nghiệm ngắn mạch so
với điện áp định mức khi ngắn mạch cuộn 2, hở mạch cuộn 3 và cuộn 1 đặt vào một
điện áp sao cho dòng trong cuộn 1 và 2 là định mức. Tương tự, UN(2­3)% là điện áp thí
nghiệm ngắn mạch so với điện áp định mức giữa cuộn 2 và 3, UN(1­3)% là điện áp thí
nghiệm ngắn mạch so với điện áp định mức khi ngắn mạch giữa cuộn 1 và 3.
MBA 3 pha 3 cuộn dây thường có công suất lớn nên khi tính toán điện kháng có thể
bỏ qua R trong điện áp giáng khi ngắn mạch do đó điện áp giáng trên điện kháng của
MBA có thể lấy bằng điện áp thí nghiệm ngắn mạch, do đó:
UN (1­2)% = UN(1)% + UN(2)%;
UN (2­3)% = UN(2)% + UN(3)%;
UN (1­3)% = UN(1)% + UN(3)%.
Suy ra:

U N .1 %  0.5 U N 1 2  %  U N 13 %  U N  23 % 
U N .2 %  0.5 U N 1 2
%  U N  23 %  U N 13  % (2.42)

U N .3 %  0.5 U N 13
%  U N  23 %  U N 1 2  %

Từ đó, xác định được XB của từng cuộn dây như sau:
2 2 2
U N .1 %.U dm U %.U dm U %.U dm
X B .1  ; X B .2  N .2 ; X B .3  N .3 (2.43)
100.Sdm 100.S dm 100.S dm

2.3.4 MBA tự ngẫu


2.3.4.1 Đặc điểm của MBA tự ngẫu
Sơ đồ một pha MBA tự ngẫu như trên H. 2­15b, điện áp của cuộn 2 được lấy từ một phần
cuộn dây 1, gọi là cuộn chung và phần còn lại được gọi là cuộn nối tiếp.

45
I1
Cuộn
nối tiếp
Int
Cuộn
I2 chung U1
U1 U2
U2 Ich
a) b)

H. 2­14: Sơ đồ nguyên lý của MBA tự ngẫu


Nếu tải một công suất là Sdm từ cuộn 1 sang cuộn 2 thì dòng điện đi qua cuộn nối
tiếp là Idm1. Khi đó, công suất của cuộn 1 được xác định như (2.44).
Sdm1  3U1 I1  Sdm (2.44)
và công suất của cuộn nối tiếp như sau:
 U   1
Snt = 3 I1.(U1 ­ U2) = 3 I1.U1  1  2  = Sdm 1   (2.45)
 U1   k
Trong đó: k là tỷ số điện áp của U1 với U2 và gọi là tỷ số biến đổi của MBA tự
U1
ngẫu, k = .
U2
Đồng thời, trong cuộn chung cũng có dòng điện Ich đi qua (Ich = I2 – I1) và công suất
của cuộn chung là:
 I   1
Sch= 3 .Ich.U2 = 3 (I2 ­ I1) U2 = 3 I2U2.  1  1  = Sdm 1   (2.46)
 I2   k

 1   U U2 
Đặt  1     1    , khi đó công suất của cuộn chung bằng công suất của
 k  U1 
cuộn nối tiếp và được gọi là công suất tiêu chuẩn hay công suất mẫu:
Sch  S nt  Stc   .S dm (2.47)
Như vậy, công suất trong các cuộn dây của MBA tự ngẫu là Stc luôn nhỏ hơn công
suất định mức của MBA một đại lượng là  tương ứng MBA tự ngẫu chỉ phải thiết kế
với công suất Stc. Do đó, kích thước, trọng lượng và giá thành sẽ nhỏ hơn nên  được
gọi là hệ số "có lợi" của MBA tự ngẫu so với MBA cảm ứng.  càng nhỏ tương ứng tỷ
số biến áp k càng nhỏ thì việc sử dụng MBA tự ngẫu càng có lợi.
Công suất của cuộn 2 được xác định theo biểu thức (2.48) và bằng công suất định mức.
Sdm 2  3U 2 I 2  3U 2 ( I1  Ich )  Sdm (2.48)
Ví dụ 1:
MBA tự ngẫu công suất 450MVA, điện áp của cuộn 1 là 500kV và cuộn 2 là 220kV, xác
định dòng điện và công suất trong các cuộn dây.
Dòng điện trong cuộn nối tiếp chính là dòng đi vào cuộn 1 và bằng:
S dm 450000
I nt  I dm1    927.9 A
3.(U 1  U 2 ) 3.(500  220)
Công suất trong cuộn nối tiếp và cuộn chung:

46
 U U 2  500  220
Snt  S ch   .Sdm   1  .S dm  .450  252MVA
 U1  500
Dòng điện trong cuộn chung:
S 252000
I ch  ch   661.3 A
3.U 2 3.220
Dòng điện và công suất trong cuộn 2:
I 2  I ch  I1  661.3  927.9  1180.9 A
và Sdm 2  3U 2 .I 2  3 * 220 *1180.9  450000kVA  450 MVA

Từ phân tích trên cho thấy, MBA tự ngẫu có những đặc điểm sau:
­ Công suất các cuộn dây nhỏ hơn  lần so với MBA cảm ứng nên chi phí đầu tư
rẻ, trọng lượng và kích thước nhỏ, tổn thất CSTD và phản kháng nhỏ. Tuy
nhiên, do điện kháng nhỏ nên làm tăng dòng điện ngắn mạch đồng thời do có
liên hệ về điện nên quá điện áp (khí quyển hoặc nội bộ) có thể truyền từ cuộn 1
sang cuộn 2 gây quá áp.
­ Trung tính của cả 2 cuộn nối đất nên chỉ sử dụng trong các lưới điện có trung
tính trực tiếp nối đất. Do đó, để nâng cao khả năng ứng dụng trong thực tiễn
MBA tự ngẫu thường sử dụng 3 cuộn dây như H. 2­15 với cuộn 1 và 2 là tự
ngẫu, cuộn 3 được chế tạo theo nguyên lý cảm ứng với công suất thường lựa
chọn bằng công suất tiêu chuẩn hoặc nhỏ hơn theo hệ số 3 = 0.25; 0.4; 0.5…
Sdm 3   3 S dm (2.49)
1 I1
Int
3 I3
I2
U1
U3 I3 Ich
2 U2

H. 2­15: Sơ đồ của MBA tự ngẫu 3 cuộn dây


2.3.4.2 Sơ đồ thay thế
Tương tự như MBA 3 pha 3 cuộn dây trên H. 2­13.
2.3.4.3 Tham số của MBA tự ngẫu
*) Tổn thất không tải của MBA.
Tương tự như của MBA 3 pha 3 cuộn dây.
*) Điện trở của MBA, RB.
Với MBA tự ngẫu nhà sản xuất thường cung cấp các thông số tổn thất công suất khi
ngắn mạch giữa các cuộn dây PN(1­2), P'N(1­3), P'N(2­3). Trong đó, PN(1­2) được tính
theo công suất định mức, còn P'N(1­3) và P'N(2­3) tính theo công suất tiêu chuẩn của
MBA tự ngẫu. Do đó, điện trở của các nhánh đẳng trị phải tính theo cùng một công
suất nên P'N(1­3), P'N(2­3) phải được tính đổi theo công suất định mức như sau:

47
2
S  P 'N 13
PN (13)  P 'N (13)  dm  
 Stc  2
2
(2.50)
S  P 'N  23
PN (2 3)  P 'N (2 3)  dm  
 Stc  2
Khi đó, tính toán PN .1 , PN .2 , PN .3 như biểu thức sau:
PN .1  0.5  PN (1 2)  PN (13)  PN (2 3) 
PN .2  0.5  PN (12)  PN (2 3)  PN (13)  (2.51)
PN .3  0.5  PN (13)  PN (23)  PN (1 2) 

Xác định điện trở của các cuộn dây là:


2 2 2
PN .1 .U dm PN .2 .U dm PN .3 .U dm
RB.1  2
; RB.2  2
; RB.3  2
(2.52)
S dm Sdm Sdm
*) Điện kháng của MBA, XB.
Tương tự, với MBA tự ngẫu nhà sản xuất cung cấp các điện áp ngắn mạch UN(1­2)%,
U'N(1­3)%, U'N(2­3)% với UN(1­2)% được tính theo công suất định mức Sdm của MBA tự
ngẫu, còn U'N(1­3)% và U'N(2­3)% tính theo công suất tiêu chuẩn Stc. Do đó, phải tính đổi
U'N(1­3)% và U'N(2­3)% theo công suất định mức của MBA tự ngẫu, do đó:
S  U' %
U N (13) %  U 'N (1 3) %  dm   N (13)
 Stc  
(2.53)
S  U' %
U N (2 3) %  U 'N (2 3) %  dm   N (2 3)
 Stc  
Khi đó, U N .1 %,U N .2 %,U N .3 % tính toán tương tự như trong MBA 3 pha 3 cuộn dây và
xác định được điện kháng của từng cuộn dây là:
2 2 2
U N .1 %.U dm U N .2 %.U dm U N .3 %.U dm
X B .1  ; X B .2  ; X B .3  (2.54)
S dm S dm S dm
Ví dụ:

48
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN
Chương này giới thiệu phương pháp tính toán
tổn thất trong lưới điện đơn giản. Tổn thất
công suất, tổn thất điện năng và tổn thất điện
áp trên mỗi phần tử như đường dây hay MBA
với cấp điện áp bất kỳ được xác định.
3. CHUONG 3

3.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỔN THẤT TRONG HTĐ


3.1.1 Ảnh hưởng của tổn thất công suất và tổn thất điện năng
Khi có dòng điện chạy qua các phần tử của lưới điện sẽ gây nên tổn thất CSTD (P)
và CSPK (Q) trên điện trở và điện kháng. Dẫn đến, tăng công suất máy phát cũng
như các thiết bị truyền tải và gây tổn thất nguồn năng lượng sơ cấp.
Vì vậy, việc tính toán tổn thất công suất và tổn thất điện năng nhằm đảm bảo khả
năng làm việc, cung cấp điện của lưới điện cũng như tìm các biện pháp làm giảm tổn
thất nhằm nâng cao hiệu quả của lưới điện luôn được thực hiện.
3.1.2 Ảnh hưởng của tổn thất điện áp
Tương tự tổn thất công suất, tổn thất điện áp luôn xảy ra khi có dòng điện chạy qua
các phần tử nên điện áp ở từng điểm trên lưới điện là khác nhau. Điện áp có ảnh hưởng
rất lớn tới hiệu qủa làm việc của các thiết bị điện. Ví dụ:
­ Nếu điện áp giảm 5% so với điện áp định mức thì quang thông của đèn sợi đốt
giảm tới 18%, nếu điện áp giảm 10% so với điện áp định mức thì quang thông
giảm tới 30%. Nếu điện áp tăng lên 5% thì tuổi thọ của bóng đèn giảm đi 50%.
­ Mômen quay của các động cơ không đồng bộ tỷ lệ với bình phương điện áp vào
đầu cực của chúng. Nếu điện áp giảm 10% so với điện áp định mức thì mômen
quay giảm 19% và khi đầy tải mà điện áp trên đầu cực của các động cơ giảm
10% trong thời gian dài thì tuổi thọ của động cơ giảm 50%.
Do đó, điện áp trở thành một chỉ tiêu kỹ thuật rất quan trọng nhằm đảm bảo chất
lượng điện năng. Thực tế không thể giữ được điện áp tại các hộ tiêu thụ cố định bằng
điện áp định mức, mà chỉ có thể đảm bảo trị số điện áp thay đổi trong phạm vi cho phép.
Điện áp tại mỗi nút trong HTĐ thường được xác định trong hệ đơn vị tương đối định
mức như biểu thức (3.1) hoặc phần trăm so với điện áp định mức như biểu thức (3.2).
Ui
Ui  (pu) (3.1)
U dm
U i  U dm
Ui  .100 (%) (3.2)
U dm

49
3.2 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRÊN ĐƯỜNG DÂY
3.2.1 Đường dây và cáp ngầm ngắn
3.2.1.1 Tổn thất điện áp
Giả thiết đường dây có một phụ tải ở cuối đường dây với điện áp Up2 và dòng điện
là I2 như H. 3­1, biểu thức xác định điện áp và dòng điện ở đầu đường dây (Up1, I1)
như biểu thức sau:
U p1  U p 2  Z .I2 U p1  U p 2  U p
hay (3.3)
I1  I2 I1  I2
Biểu diễn dưới dạng thông số của một mạng 2 cửa và dưới dạng ma trận xác định
được biểu thức như (3.4).
U p1  AU
. 2  B. I2 U p1   A B  U p 2 
hay     (3.4)
I1  C.U 2  D.I2  I1  C D   I2 

Trong đó: A = D = 1; B = Z; C = 0
Giải hệ phương trình trên xác định được dòng điện, điện áp tại đầu và cuối đường
dây từ đó xác định được tổn thất điện áp trên đường dây U p  U p1  U p 2 .
I1 I2 U1 jI2.X
U1
R X U U
Up1 Up2 I2
jI2.X I2.R
U2 I2.R
a) b) I2 c) U2

H. 3­1: Sơ đồ và vectơ điện áp của đường dây ngắn


Ngoài ra, có thể xác định theo công suất của phụ tải và điện áp dây của lưới điện khi
nhân 2 vế của phương trình điện áp trong (3.3) với 3 xác định được điện áp dây ở
đầu đường dây (U1) theo điện áp cuối đường dây (U2) như biểu thức sau:
U1  U 2  U (3.5)
Trong đó, U là tổn thất điện áp được xác định theo (3.6) và phụ thuộc vào tải
mang tính cảm hay tính dung mà điện áp ở cuối đường dây có thể nhỏ hơn hay lớn hơn
điện áp đầu đường dây như H. 3­1b,c.
* S2* * P  jQ2
U  3Z .I  3( R  jX ).I 
2 ( R  jX )  2
2 ( R  jX )
U2 U2
(3.6)
P .R  Q2 . X P . X  Q2 .R
 U  2 j 2  u  j u
U2 U2
P2 . X  Q2 .R
Trong đường dây này, thành phần  u  khá nhỏ và thường bỏ qua nên
U2
tổn thất điện áp được xác định như biểu thức sau:
P2 .R  Q2 . X
U  u  (3.7)
U2
Trong đó: R, X ­ ; P ­ kW; Q ­ kVAr; U ­ kV; U ­ V.
50
3.2.1.2 Tổn thất công suất
Công suất ở đầu và cuối đường dây được xác định theo điện áp, dòng điện như sau:
S2  3U p 2 . I2  3U 2 . I2
(3.8)
S1  3U p1. I1  3U 1. I1
Từ (3.3) và (3.8) xác định được tổn thất công suất S  S1  S 2 hay:
S1  3(U p 2  Z .I2 ). I2  3U p 2 .I2  3 I22 Z  S2  S (3.9)
Trong đó, tổn thất công suất xác định theo công suất phụ tải như biểu thức (3.10):
2
 S  P 2  Q2
S  3  2   R  jX   2 2 2  R  jX 
 3U  U2
 2 
(3.10)
P22  Q22 P22  Q22
 R j X  P  jQ
U 22 U 22
Trong đó: R, X ­ ; P ­ kW; Q ­ kVAr; U ­ kV; P ­ W, Q ­ VAr.
3.2.1.3 Tổn thất điện năng
Trong thời gian t nếu phụ tải của lưới điện không thay đổi thì tổn thất điện năng sẽ
bằng A = P.t. Tuy nhiên, phụ tải của đường dây luôn luôn thay đổi theo thời gian, vì
vậy để tính chính xác phải dùng phương pháp tích phân như biểu thức sau:
t
A =  P.dt (3.11)
0

P là một hàm số phức tạp của thời gian t biến thiên bất định rất khó để viết dưới
dạng hàm giải tích. Do đó, thường sử dụng phương pháp xác định tổn thất điện năng
theo thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất ký hiệu là  và định nghĩa như sau đây.
*) Thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất, 
Thời gian tổn thất công suất lớn nhất  là thời gian giả thiết lưới điện liên tục truyền
tải công suất lớn nhất Pmax (hay Imax) thì sẽ gây một lượng tổn thất điện năng trong lưới
điện đúng bằng tổn thất điện năng trên thực tế của lưới điện sau thời gian vận hành là 1
năm (8760 h).
 phụ thuộc vào thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax và được xác định theo
đường cong biểu diễn  = f (Tmax, cos) như H. 3­2 hoặc xác định theo biểu thức giải
tích (3.12).
  (0.124  Tmax .104 )2 .8760 (3.12)

51
(h) 
8000

7000

6000
cos = 0,6
5000

4000
3000
2000 cos = 0,8
8 cos = 1
1000 Tmax
0
1 2 3 4 5 6 7 8 8.76 x 103 (h)

H. 3­2: Quan hệ giữa , T max với cos


*) Thời gian sử dụng công suất lớn nhất, Tmax
Thời gian sử dụng công suất lớn nhất Tmax là thời gian giả thiết tất cả các phụ tải
đều sử dụng công suất lớn nhất Pmax thì điện năng truyền tải trong lưới điện đúng bằng
lượng điện năng được truyền tải trong thực tế sau thời gian vận hành là 1 năm, tức
8760 giờ. Những phụ tải thuộc cùng một loại đều có Tmax tương tự như nhau và có thể
tham khảo theo bảng B. 3­1.
B. 3­1: Trị số T max của một số loại hộ dùng điện
Loại hộ dùng điện Tmax (h/năm)
Phụ tải sinh hoạt của thành phố và khu công nhân 20003000
Các xí nghiệp công nghiệp làm việc theo 1 ca 15002200
Các xí nghiệp công nghiệp làm việc theo 2 ca 30004500
Các xí nghiệp công nghiệp làm việc theo 3 ca 50007000
Khi đó, tổn thất điện năng được xác định theo biểu thức sau:
A = Pmax (3.13)
Nếu Pmax ­ kW,  ­ h thì A có đơn vị là kWh.
3.2.1.4 Trường hợp đặc biệt
a) Tính toán gần đúng
Đường dây ngắn thường được sử dụng trong lưới điện phân phối với nhiều phụ tải,
điện áp  35kV, tổn thất trong mỗi đoạn nhỏ. Vì vậy, trong tính toán tổn thất thường
bỏ qua ảnh hưởng của tổn thất trong các đoạn sau tới tổn thất của đoạn trước nên trong
các biểu thức tính toán luôn nhận điện áp định mức và công suất tải:
P.R  Q. X
U  (3.14)
U dm
P2  Q2 P2  Q2
S  P  jQ  2
R  j 2
X (3.15)
U dm U dm
b) Đường dây có nhiều phụ tải
Giả thiết đường đường dây có n phụ tải như H. 3­3, việc tính toán tổn thất được
thực hiện theo nguyên tắc từ đoạn cuối về đoạn đầu của đường dây.

52
R1 + jX1 1 R2 + jX2 2 Ri + jXi j Rn + jXn n
N
Pi + jQi
PT1 + jQT1 PT2 + jQT2 PTj + jQTj PTn + jQTn

H. 3­3: Sơ đồ lưới điện phân phối


*) Tổn thất công suất
Tổn thất công suất trong đoạn đường dây i được xác định theo biểu thức (3.16) và
tổng thất công suất trong toàn lưới điện được xác định theo biểu thức (3.17).
Pi 2  Qi2 Pi 2  Qi2
Si  Pi  jQi  2
Ri  j 2
Xi (3.16)
U dm U dm
n n
S    Si   (Pi  j Qi )  P  j Q (3.17)
i 1 i 1

Trong đó:
­ Pi, Qi là công suất chạy trên đoạn i được xác định theo biểu thức:
n n
Pi   PTj ; Qi   QTj (3.18)
j i j i

­ Ri, Xi là điện trở và điện kháng của đoạn i.


Ví dụ:
*) Tổn thất điện áp
Tổn thất điện áp của lưới điện xác định theo biểu thức (3.19) với Pi và Qi được xác
định theo (3.18).
n n

 Pi .Ri   Qi .X i
i 1 i 1
U   (3.19)
U dm
*) Tổn thất điện năng
Khi các phụ tải có cos và Tmax như nhau thì A tính toán tương tự như đường dây
có 1 phụ tải. Tuy nhiên, trong lưới điện phân phối thì số phụ tải thường rất lớn và có
cos, Tmax khác nhau khi đó sử dụng phương pháp trị số trung bình của Tmax,  và
dùng ký hiệu Ttb và tb.
Hệ số công suất trung bình của các phụ tải trên lưới điện và thời gian làm việc với
công suất cực đại trung bình xác định theo biểu thức (3.20).
n n

 STj .cos j
j 1
 P .T
j 1
Tj maxj

Costb  n
và Tmax tb  n
(3.20)
S
j 1
Tj P j 1
Tj

Khi đó, xác định được tb theo costb và Ttb.

53
c) Đường dây có phụ tải phân bố đều
*) Tổn thất công suất
Trường hợp lưới điện phân phối có nhiều phụ tải và được phân bố đồng đều trên
đường dây (khu đô thị, chiếu sáng đường giao thông…). Gần đúng, có thể coi như là
dòng điện biến thiên tuyến tính theo chiều dài đường dây như H. 3­4.
N B dl
C
I0 (P0+jQ0)

I IB

l
L

H. 3­4: Đường dây có phụ tải phân bố đều


Lấy 1 vi phân chiều dài dl tại điểm B có tổng trở là dZ = Z0.dl, tương ứng tại đó có
I
dòng điện IB là IB = . Tổn thất công suất trong một vi phân dl là dS = 3I2B dZ.
L
Gọi Z0 là tổng trở của một đơn vị chiều dài đường dây thì dZ = Z0dl, do đó:
2
 I 
d S  3.I B2 dZ  3   .Z 0 d 
L
Toàn bộ tổn thất công suất dọc đường dây từ N tới C là:
L 2
 I .  I2 3
 .Z 0 .d   3. 2 .L Z 0  I .Z 0 L  I Z
2 2
S   3  (3.21)
0 
L  3L
2
 S  1  P 2  Q2 P2  Q2 
Hay S    ( R  jX )  3  U 2 R  j U 2 X   P  j Q (3.22)
 3U   
Trong đó, P = p0.L, Q = q0.L là phụ tải tập trung tương đương với phụ tải phân bố
đều đặt ở cuối đoạn đường dây.
Từ biểu thức (3.10) và (3.22) cho thấy, tổn thất công suất trong đường dây này chỉ
bằng 1/3 tổn thất trên đường dây có phụ tải tương đương tập trung đặt cuối đường dây.
*) Tổn thất điện áp
Tương tự như tổn thất công suất, xét một vi phân chiều dài đường dây dl có phụ tải
phân bố đều như H. 3­4 với giả thiết phụ tải có hệ số công suất cos là 1 (giả thiết này
cũng gần với thực tế vì đường dây phân phối thường cung cấp cho phụ tải sinh hoạt).
Công suất trên trên dl sẽ là dP = P0dl và đặt cách điểm N một khoảng là l sẽ gây nên
dP.r0  P0 d .r0 
một tổn thất điện áp là d U  
U dm U dm
Khi đó, tổn thất điện áp trên toàn lưới điện:

54
L L P0 d .r0 P0 .r0 L P0 .r0 L2
U   d U     .d   .
0 0 U dm U dm 0 U dm 2
(3.23)
P .r  1 P.R
 U  0 0 
2.U dm 2 U dm
Từ biểu thức (3.14) và (3.23) cho thấy, tổn thất điện áp trong đường dây này chỉ
bằng 1/2 tổn thất trên đường dây có phụ tải tương đương tập trung đặt cuối đường dây.
d) Đường dây một pha và một chiều
Cách tính tổn thất tương tự như trên xác định được tổn thất công suất trên đường
dây 1 pha như biểu thức (3.24) với S là công suất pha, Up là điện áp pha và Z tổng trở
mỗi dây pha.
P 2  Q2 P 2  Q2 P2  Q2
S  2.I 2 Z  2. ( R  jX )  2 R  j 2 X  P  j Q (3.24)
U p2 U p2 U p2
Đường dây 1 pha thường sử dụng điện áp thấp, tiết diện dây dẫn nhỏ nên Q, X có trị
số nhỏ và thường được bỏ qua mà không gây sai số lớn. Do đó, tổn thất điện áp được
xác định theo biểu thức sau:
2.PR
U  (3.25)
Up
Tương tự, đường dây 1 chiều có tổn thất điện áp như biểu thức (3.25) và tổn thất
công suất được xác định như biểu thức sau:
2P 2 R
P  (3.26)
U2

3.2.2 Đường dây và cáp ngầm trung bình


3.2.2.1 Tổn thất công suất
Sơ đồ thay thế và thông số của đường dây trung bình như trên H. 3­5, biểu thức xác
định điện áp và dòng điện tại nút 1 theo nút 2 như sau:
 U .Y   Y .Z 
U p1  U p 2  Z  I2  p 2    1   U p 2  ZI2 (3.27)
 2   2 
U p 2Y U p1Y
I1  I2   (3.28)
2 2
Từ các biểu thức trên, xác định được:
U p 2Y  Y .Z  Y  Y .Z   Y .Z 
I1  I2    1   U p 2  ZI2   Y  1   U p 2  1   I2 (3.29)
2  2  2  4   2 
I1 I2 S1 S' S" S2
Z S'y/2 Z S''y/2
Up1 Y/2 Y/2 Up2 U1 Y/2 Y/2 U2

a) b)

H. 3­5: Sơ đồ xác định tổn thất của đường dây trung bình
55
Từ (3.27) và (3.29) xác định được thông số của mạng 2 cửa hoặc biểu diễn dưới
dưới dạng ma trận như sau:
U p1   A B  U p 2 
    (3.30)
 I1  C D   I2 

Y .Z  Y .Z 
Trong đó: A = D = 1  ; B = Z; C = Y  1  
2  4 
Giải hệ phương trình (3.30) xác định được dòng điện, điện áp ở đầu và cuối đường
dây từ đó xác định được công suất như (3.8) và tổn thất công suất theo biểu thức sau:
S  S1  S 2  P  j Q (3.31)
Ngoài ra, có thể xác định tổn thất công suất theo công suất tải như H. 3­5b cho thấy
công suất chạy qua tổng trở Z là:
S "  S 2  S "y / 2  P " jQ " (3.32)
Trong đó: S "y / 2 là tổn thất công suất trong tổng dẫn ở cuối đường dây được xác
định theo biểu thức (3.33).
S "y U 22G U 2 B P" QB"
 j 2  Gj (3.33)
2 2 2 2 2
Tổn thất công suất trên tổng trở Z được xác định theo (3.10) là:
P "2  Q "2 P "2  Q "2
S  P  j Q  R  j X (3.34)
U 22 U 22
Khi đó S '  S " S  P ' j Q ' và S1  S ' S 'y / 2
Trong đó: S y' / 2 là tổn thất công suất trong tổng dẫn ở đầu đường dây được xác
định theo biểu thức sau:
S 'y U 12G U 2 B P' QB'
 j 1  Gj (3.35)
2 2 2 2 2
Vậy, tổng tổn thất công suất trên đường dây có thể xác định theo biểu thức:
S   P  jQ  S1  S2 (3.36)
S "y S y'
Hay S   P  j Q   S  (3.37)
2 2
Ghi chú:
­ Trường hợp chỉ biết điện áp tại đầu đường dây thì có thể tính toán gần đúng tổn
thất công suất theo điện áp định mức.
­ Nếu đường dây có nhiều đoạn thì tính toán cho từng đoạn từ cuối về đầu đường
dây

56
3.2.2.2 Tổn thất điện áp
Tương tự, giải hệ phương trình (3.30) xác định được tổn thất điện áp của đường dây
là U  U p1  U p 2 . Ngoài ra, có thể xác định tổn thất điện áp theo công suất tải khi biết
công suất truyền tải qua tổng trở Z (xác định ở phần tổn thất công suất).
Tương tự như (3.6), tổn thất điện áp xác định như biểu thức sau:
P ".R  Q ". X P ". X  Q ". R
U "  j  u " j u " (3.38)
U2 U2
Khi đó, điện áp tại đầu đường dây được xác định như (3.39) với điện áp cuối đường dây
thường lựa chọn có góc lệch bằng 0, U 2  U 2 00 .

U1  U 2  U " hay U1  (U 2  u ")2   u "2 (3.39)


Ghi chú: Trường hợp biết điện áp đầu đường dây (U1) và công suất tải ở cuối đường dây
cần xác định được công suất ở đầu đường dây là S' bằng cách tính toán gần đúng tổn thất công
suất theo điện áp định mức như phần tính tổn thất công suất. Khi đó, tổn thất điện áp được xác
định theo (3.40) và điện áp ở cuối đường dây xác định theo (3.41) với điện ở đầu
đường dây giả thiết là U1  U100 .
P '.R  Q '. X P '. X  Q '.R
U '  j  u ' j u ' (3.40)
U1 U1

U 2  U1  U ' hay U 2  (U1  u ')2   u '2 (3.41)

3.2.2.3 Tổn thất điện năng


Tương tự như đường dây ngắn.
3.2.3 Đường dây dài
3.2.3.1 Phương trình dòng và áp của đường dây dài
Từ sơ đồ thay thế trên H. 2­6, viết Kirchof II cho mạch vòng xác định được:
U ( x   x)  U ( x)
U ( x  x)  U ( x )  (Z 0 x). I ( x ) hay  Z0. I ( x) (3.42)
x
Khi x tiệm cận về 0, xác định được phương trình vi phân sau:
dU ( x)
 Z 0 . I ( x) (3.43)
dx
Tương tự, viết Kirchof I cho nút xác định được biểu thức sau:
I ( x   x)  I ( x )
I ( x  x )  I ( x )  (Y0 x ).U ( x  x) hay  Y0 .U ( x) (3.44)
x
Khi x tiệm cận về 0, xác định được phương trình vi phân:
dI ( x)
 Y0 .U ( x ) (3.45)
dx
Đạo hàm 2 vế của (3.43) và thay (3.45) vào sẽ được biểu thức sau:
d 2U ( x ) dI ( x) d 2U ( x )
2
 Z0  Z 0Y0 .U ( x ) hay  Z 0Y0 .U ( x)  0 (3.46)
dx dx dx 2

57
Phương trình trên có nghiệm tổng quát của điện áp như (3.47) với  được gọi là hệ số
truyền sóng và xác định theo (3.48).
U ( x )  A1e x  A2 e  x (3.47)
 = Z 0Y0    j (1/m) (3.48)
Thay (3.47) vào (3.43) có:
dU ( x) x  x
  A1e   A2 e  Z 0 . I ( x) (3.49)
dx
Từ đó, xác định được dòng điện theo biểu thức (3.50) với ZC là tổng trở sóng được
xác định theo biểu thức (3.51).
x  x
A1e  A2 e
I ( x)  (3.50)
ZC

ZC = Z 0 / Y0  Z C  () (3.51)
Như vậy,  và ZC là hai thông số đặc trưng của đường dây dài và A1, A2 được xác
định từ điều kiện biên.
Tại điểm x = 0, ở cuối đường dây, điện áp và dòng điện là:
U 2  U (0) và I2  I (0)
Khi đó, điện áp và dòng điện theo biểu thức (3.47) và (3.50) trở thành:
U 2  A1  A2

 A1  A2 (3.52)
 I2  Z
 C

Giải hệ phương trình trên có:


U 2  Z C I2
A1 
2 (3.53)
U  Z C I2
A2  2
2
Thay biểu thức của A1 và A2 vào (3.47) và (3.50) có:
 U  ZC I 2   x  U 2  ZC I 2    x
U ( x)   2 e   e
 2   2 
(3.54)
 U  Z C I2   x  U 2  Z C I2   x
I ( x)   2 e   e
 2ZC   2 ZC 
 e x  e   x   e x  e   x 
U ( x)   U
 2  Z .
C   I2
 2   2 
Hay x  x
(3.55)
1 e e   e x  e   x 
I ( x)   U 
 2   I2
ZC  2   2 
x  x x  x
e e e e
Chuyển về dạng lượng giác hyperbol với ch  x  và sh x  có:
2 2

58
U ( x )  ch( x)U 2  Z C sh( x ) I2
1 (3.56)
I ( x)  sh( x )U 2  ch( x ) I2
ZC
Xác định được thông số của mạng 2 cửa hoặc biểu diễn dưới dưới dạng ma trận như
biểu thức sau:
U ( x )  A( x ) B( x)  U 2 
 I ( x )   C ( x ) (3.57)
   D( x )   I2 
1
Trong đó: A( x )  D( x )  ch ( x ); B( x )  Z C sh ( x ); C ( x )  sh( x)
ZC

3.2.3.2 Tổn thất công suất và điện áp


Từ biểu thức (3.57), nếu tính cho đầu đường dây, khi đó x = l, xác định được dòng
điện và điện áp theo biểu thức sau:
U1   A B  U 2 
 I   C (3.58)
1  D   I2 
1
Trong đó: A  D  ch( l ); B  Z C sh( l ); C  sh( l )
ZC
Khi đó, tổn thất điện áp được xác định:
U  U1  U 2  u  j u (3.59)
Tương tự, xác định được tổn thất công suất và tổn thất điện năng như đường dây
ngắn trong các biểu thức (3.8), (3.13).
3.2.3.3 Đường dây không tổn thất
Thực tế các đường dây tải điện đi xa điện áp cao, sử dụng dây dẫn tiết diện lớn và
cách điện hoàn hảo nên các giá trị của r0 và g0 nhỏ hơn nhiều so với x0 và b0, do đó có
thể coi r0  0 và g0  0.
Khi đó, tổng trở sóng có giá trị thực và được xác định theo biểu thức sau:
Z0 j L L
ZC     Z C 0 () (3.60)
Y0 jC C
Tương tự, hệ số truyền sóng có hệ số suy giảm  = 0, chỉ tồn tại hệ số pha  như
biểu thức sau:
  Z 0Y0  j L. jC  0  j LC  0  j (1/m) (3.61)
Các hàm hypebol có thể biểu diễn theo hàm lượng giác:
ch( l )  ch( j l )  cos( l )
(3.62)
sh( l )  sh( j l )  j sin( l )
Tham số ABCD trên (3.58) được xác định theo hàm lượng giác như biểu thức sau:
1
A  D  cos l ; B  jZ C sin  l ; C j sin  l (3.63)
ZC

59
3.2.3.4 Các chế độ vận hành đặc biệt
a) Chế độ vận hành với công suất tự nhiên và hiện tượng tự bù
Đối với đường dây không tổn thất khi tổng trở của phụ tải ở cuối đường dây bằng
U2
tổng sóng ZC được gọi là chế độ làm việc với công suất tự nhiên, tức là Z pt   ZC ,
I2
do đó:
U ( x )  cos( x )U 2  jZ C sin( x ) I2
U 
 cos( x)U 2  jZ C sin( x )  2 
 ZC  hay U ( x)  U 2 (3.64)
 [cos( x)  j sin( x )]U 2
 e j xU 2
Vậy, điện áp tại mọi điểm trên đường dây luôn bằng nhau.
Tương tự, xác định được dòng điện trong chế độ này theo biểu thức:
sin( x ) U
I ( x)  j U 2  cos( x). 2
ZC ZC
U2
 [cos( x )  j sin( x )] (3.65)
ZC
U2
 e j x
ZC
Từ đó, công suất truyền tải trên đường dây được xác định theo biểu thức (3.66) luôn
là hằng số và chỉ truyền tải công suất tác dụng.
S ( x )  P ( x )  jQ( x )  U ( x). I * ( x )
 U  U 22 (3.66)
 e j xU 2  e  j x 2   j0
 ZC  ZC
Thực tế, công suất tự nhiên trên các đường dây được xác định theo B. 3­2.
B. 3­2: Công suất tự nhiên của đường dây tải điện
Điện áp định mức, kV 60 110 220 400 500 650 750 1000
Đường Tổng trở sóng,  380 300 400 290 290 280 280 270
dây trên
không Công suất tự nhiên, MW 10 30 120 550 850 1380 2190 4000
Đường Tổng trở sóng,  40 40 40 40
dây cáp Công suất tự nhiên, MW 100 300 1200 5500

Khi Zpt = ZC sẽ xảy ra hiện tượng tự bù trên đường dây tải điện, khi đó không cần
có dòng điện từ nguồn để sinh ra các trường. Ở chế độ này dòng điện và điện áp luôn
là hằng số và trùng pha với nhau được sinh ra do sự cân bằng năng lượng giữa từ
trường và điện trường trên từng phần tử của đường dây. Năng lượng sinh ra điện
C0 .U 2 L .I 2
trường là và sinh ra từ trường là 0 . Năng lượng điện trường gần như không
2 2

60
đổi vì điện áp U thay đổi ít còn năng lượng từ trường phụ thuộc vào dòng điện phụ tải
I. Ở trạng thái cân bằng xác định theo biểu thức:
C0 .U 2 L0 .I 2 U L0
    ZC (3.67)
2 2 I C0
U
Tỷ số chính là tổng trở của phụ tải ở cuối đường dây tải điện Zpt.
I
Trong chế độ này, do đặc tính san bằng điện áp và hiệu suất cao nên chế độ vận
hành với công suất tự nhiên là chế độ rất thuận lợi, công suất tự nhiên được coi là
thông số đặc trưng cho khả năng tải của đường dây dài.
b) Chế độ không tải
Giả thiết đường dây làm việc ở chế độ không tải (đóng đường dây hoặc khi cắt
tải...). Khi đó, biểu thức xác định điện áp là:
U1  cos( )U 2 (3.68)
Với   X 0 B0  1.07.103 (rad / km )  0.061(o / km) (vì 3.14rad = 1800) tính toán cho
đường dây dài, điện áp (330750)kV. Khi đó, hệ số sụt áp trên đường dây như (3.69)
với góc lệch của vector điện áp giả thiết bằng 0.
U2 1 1
  (3.69)
U1 cos( ) cos(0.061)
Từ biểu thức trên thấy rằng, điện áp ở cuối đường dây khi không tải luôn cao hơn
điện áp ở đầu đường dây và phụ thuộc vào độ dài đường dây. Độ tăng cao điện áp ở
bất kỳ điểm nào trên đường dây được xác định theo biểu thức:
U x cos (  x )
 với x = 0,1,..,  (3.70)
U1 cos 
Theo tính toán từ (3.70), điện áp cuối đường dây có thể tăng 16% khi l = 500km,
36% khi l =700km, 106% khi l=1000km và bằng 246% khi l=1200km...
Để khắc phục hiện tượng điện áp tăng cao có thể đặt các thiết bị bù ngang để giảm
CSPK thừa (giảm B) hoặc bù dọc để giảm điện kháng trên đường dây dẫn (giảm X)
đến giảm .
Ngoài ra, khi đường dây làm việc không tải công suất điện dung của đường dây sinh
ra có thể tính gần đúng theo biểu thức :
1.07*103 U2
2
QC  U dm  hoặc QC  1 tg  (3.71)
ZC ZC
U 22 .cos 2 ( ) sin( ) U 22
Hay QC  .  sin(2 ) (3.72)
ZC cos( ) 2Z C
QC rất lớn khép mạch qua máy phát và gây quá tải máy phát, để khắc phục phải đặt
các thiết bị bù nhằm giảm công suất phản kháng sinh ra trên đường dây.

61
3.2.3.5 Bù trong đường dây dài
a) Ghép nối sơ đồ thay thế mạng 2 của (ma trận ABCD)
Khi thông số của các đoạn đường dây không đồng nhất, có đặt thiết bị bù hoặc xét
đến cả MBA... thì phải sử dụng sơ đồ ghép. Trong đó, mỗi đoạn đường dây đồng nhất,
MBA hay thiết bị bù được thay thế bằng một sơ đồ thay thế với các thông số Ai, Bi, Ci,
Di riêng và kết quả như trình bày trên B. 3­3:
B. 3­3: Sơ đồ ghép nối và thông số của ma trận ABCD
Sơ đồ A B C D

A1 B1 A2 B2
C1 D1
A1.A2+B1.C2 A1.B2 +B1.D2 C1.A2 +D1.C2 D1.D2 +C1.B2
C2 D2

A B
C D A B C+ Y.A D+ Y.B
Y

A B
C D
Y A+ Y.D B C + Y.D D

A B
C + Y1.A
C D A+ Y2.B B D + Y1.B
Y Y
+ Y2D + Y1Y2B

A1B2+ B1.D2 A2C1+ C2.D1 B2C1+ D1.D2


A1 B1 A2 B2 A1 A2+ B1.C2
+ A1D2Z + C1C2Z + C1D2Z
C1 D1 z C2 D2 + A1C2Z

A1 B1 A2 B2
C1 D1 C2 D2 A1 A2+ B1.C2 A1B2+ B1.D2 A2C1+ C2.D1 B2C1+ D1.D2
Y
+ A1B1Y + B 1 B 2Y + A2D1Y + B2D1Y

b) Bù ngang bằng kháng điện


Kháng điện bù ngang có khả năng tiêu thụ công suất phản kháng, giảm điện dung, giảm
nhân tạo chiều dài đẳng trị của đường dây dẫn đến nâng cao giới hạn truyền tải, giảm hiện
tượng tăng áp và quá tải máy phát khi không tải. Tuy nhiên, khi đường dây làm việc đầy tải
có thể gây thiết hụt CSPK và phải truyền tải từ máy phát làm tăng tổn thất trên hệ thống.
Giả thiết có thiết bị bù ngang bằng kháng điện đặt ở cuối đường dây như H. 3­6a. Điện
áp tại đầu đường dây khi không bù (I2 = 0) như trên biểu thức (3.73).
U1  AU 2 (3.73)

62
U1 U2
A1 B1
YK
C1 D1
XK
a)
b)

H. 3­6: Sơ đồ bù ngang trên đường dây dài


Gần đúng coi đường dây không tổn thất đã có thông số ABCD như (3.74) và điện
kháng đặc trưng bởi tổng dẫn YK có thông số ABCD như biểu thức (3.75).
cos  0  jZ C sin  0 
A1 B1
 1 (3.74)
C1 D1 j sin  0  cos 0 
ZC

A2 B2 1 0
 (3.75)
C2 D2  jYK 0

Theo B. 3­3 xác định được:


A  A1 A2  B1C2  cos  0   jZ C sin  0. jYK  cos  0   Z C YK sin  0  (3.76)

Khi đó, biểu thức xác định điện áp là:


U1  (cos  0   Z C YK sin  0 )U 2 (3.77)
Kháng điện lựa chọn theo điều kiện giữ điện áp ở cuối đường dây nằm trong phạm
vi cho phép (U2  [U]) và góc lệch của điện áp U2 bằng 0 (2 = 0), do đó:
U1  U   cos    YK .Z C .sin   

 YK 
U / U   cos  
1
(3.78)
Z C .sin  
Từ biểu thức trên xác định được điện kháng cần bù và CSPK cần bù theo biểu thức
(3.79) với U ­ kV, XK ­  và QK ­ MVAr.
2
1 U dm 2
XK  và QK   U dm .YK (3.79)
YK XK
c) Sơ đồ bù dọc bằng tụ điện
Tụ điện bù dọc làm giảm tổng trở và chiều dài nhân tạo đẳng trị của đường dây dẫn
đến nâng cao khả năng tải, giảm tổn thất khi đầy tải và giảm hiện tượng tăng cao điện
áp khi không tải nên được sử dụng rộng rãi trong lưới điện cao áp và siêu cao áp. Tuy
nhiên, điện áp trên tụ tăng cao khi ngắn mạch và làm thay đổi đặc tính tổng trở của
đường dây làm tăng tính phức tạp trong thực hiện bảo vệ rơle.
Giả thiết đường dây có đặt tụ bù dọc với dung kháng Xc ở giữa đường dây như H.
3­6b. Tương tự như với kháng điện, biểu thức xác định điện áp như trên (3.73) với A
là hệ số trong ma trận mạng 2 cửa ABCD.

63
U1 XC U2 A1 B1 A1 B1
XC
C1 D1 C1 D1

a) b)
H. 3­7: Sơ đồ bù dọc trên đường dây dài
Thông số ABCD của đường dây khi bỏ qua tổn thất như sau:
cos( 0  / 2) jZ C sin( 0 / 2)
A1 B1 A2 B2
  1 (3.80)
C1 D1 C2 D2 j sin( 0 / 2) cos( 0  / 2)
ZC

Từ B. 3­3 xác định được hệ số A của ma trận như sau:


A  A1 A2  B1C2  A1 B1Z
j sin( 0  / 2) j sin( 0  / 2)
 cos 2 ( 0  / 2)  j sin( 0  / 2).  cos( 0  / 2). .( jX C )
ZC ZC
XC (3.81)
 cos 2 ( 0  / 2)  sin 2 ( 0  / 2)  sin( 0 )
2.Z C
XC
 cos  0   sin  0
2.Z C

Tương tự như phần b, với yêu cầu giữ điện áp ở cuối đường dây nằm trong phạm vi
cho phép, khi đó:
 X 
U1  U   cos  0  C sin  0  
 2.Z C 
(3.82)
 X C  2.Z C
U / U   cos  
1 0

sin  0 

Trong đó: U ­kV, XK ­ [] thì QK ­ [MVAr]


* Chú ý: Trong thực tiễn để thuận lợi trong vận hành thường sử dụng tụ bù ở 2 đầu
đường dây và được tính toán gần đúng như trên với dung lượng bù được chia đều ra
hai đầu đường dây.
d) Bù ngang bằng tụ điện
Tụ điện bù ngang phát CSPK vào lưới để duy trì điện áp cần thiết và giảm tổn thất
công suất khi đường dây mang tải lớn đồng thời có khả năng kéo dài nhân tạo đẳng trị
đường dây. Tuy nhiên, khi đường dây non hoặc không tải sẽ gây hiện tượng thừa
CSPK, quá tải máy phát nên thực tế với đường dây cao áp và siêu cao áp không dùng
tụ điện bù ngang để điều chỉnh kéo dài đường dây.
e) Bù dọc bằng kháng điện
Kháng bù dọc có thể nâng cao khả năng tải bằng cách tăng nhân tạo đẳng trị chiều
dài đường dây, hạn chế tăng cao điện áp trong chế độ không và non tải... Tuy nhiên,
khi đường dây mang tải lớn sẽ gây tổn thất lớn nên thực tế với đường dây cao áp và
siêu cao áp không dùng kháng điện bù dọc để điều chỉnh điện áp và nâng cao khả năng
tải của đường dây.
64
g) Kết hợp bù dọc bằng tụ điện và bù ngang bằng kháng điện
Sử dụng phương pháp này sẽ tận dụng được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của tụ
điện bù dọc và kháng điện bù ngang nên trong thực tế giải pháp này được sử dụng phổ
biến trong đường dây siêu cao áp.
Giả thiết đường dây có sơ đồ sử dụng thiết bị bù như H. 3­8 với công suất giới hạn
của đường dây là Pgh. Cần tính toán toán thông số của thiết bị bù sao cho đảm bảo
được khả năng tải yêu cầu Pgh.yc và giới hạn điện áp khi đường dây làm việc ở chế độ
không tải.
U1 XC XC U2
l, ZC

XK XK

H. 3­8: Sơ đồ bù hỗn hợp trên đường dây dài


Công suất giới hạn tự nhiên của đường dây được xác định theo biểu thức sau:
2

Pgh 
U  (3.83)
Z C sin  0
Từ (3.83) thông số của đường dây được xác định:
2
U   U 2 
sin  0     0   ar sin    X L BL
ZC Pgh  Z C Pgh 
 
2 (3.84)
  U 2 
 X L BL   ar sin  
  Z C Pgh 
 
Trong đó: XL và BL là điện kháng và điện dung của đường dây.
Khi có thiết bị bù và yêu cầu nâng cao khả năng tải, thông số của đường dây là:
2
  U 2  
( X L  X T ).( BL  YK )   ar sin   (3.85)
  Z C Pgh. yc  
 
X T YK
Đặt hệ số kb gọi là hệ số bù, kb   , biểu thức (3.85) trở thành:
X L BL
2

2
  U 2 
X L BL (1  kb )   ar sin  
  Z C Pgh. yc 
 
 U 2   U 2  (3.86)
ar sin   ar sin  
 Z C Pgh . yc   Z C Pgh. yc 
1  k b      
X L BL  0
Do đó, xác định được:

65
 U 2 
ar sin  
 Z S .0 Pgh. yc 
kb  1    (3.87)
 0
Khi xác định được kb, thông số của kháng điện và tụ điện được xác định theo
biểu thức sau:
1
XK  và X T  kb .X L (3.88)
kb BL

3.3 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG MBA


MBA có sơ đồ thay thế (chương 2) với thành phần tổn thất không tải đã được xác
định là S 0 = P0 +j Q0 và các tổng trở cuộn dây Z. Khi đó, tính toán tổn thất công
suất và tổn thất điện năng được tính toán tương tự như đường dây ngắn.
Ngoài ra, tính toán tổn thất công suất có thể xác định thông qua thông số định mức
và hệ số phụ tải của MBA.
3.3.1 Tổn thất công suất và điện MBA 3 pha 2 cuộn dây

S RB XB
S' S"
U1 U'2

S0

H. 3­9: Sơ đồ tính toán tổn thất của MBA 3 pha 2 cuộn


Từ sơ đồ thay thế xác định được tổn thất công suất trên cuộn dây MBA:
P"2  Q"2 P"2  Q"2
S  P  j Q  2
RB  j 2
XB (3.89)
U dm U dm
Khi đó, tổng tổn thất là:
S   P  jQ  S0  S (3.90)
Ngoài ra, tổn thất công suất trên cuộn dây của MBA có thể được xác định theo hệ
số tải như sau:
S  PN kt2  j QN kt2  P  j Q (3.91)
Trong đó: kt2 là hệ số phụ tải như (3.92) với ST là tổng công suất tải và Sdm là công
suất định mức của MBA. QN là tổn thất CSPK khi thí nghiệm ngắn mạch và xác định
theo (3.93).
ST
kt  (3.92)
S dm
U N %.S dm
QN  (3.93)
100
Tương tự, tổn thất điện áp cũng được xác định như biểu thức sau:

66
P" RB  Q" X B P ' RB  Q' X B
U  u "  hoặc U  u '  (3.94)
U dm U dm
Khi đó, điện áp nút 1 được xác định như biểu thức (3.95) với góc lệch điện áp của
nút 2 giả thiết là 0, tương tự điện áp nút 2 được xác định khi biết điện áp nút 1.
U1  U 2'  U hay U1  U 2  u "
(3.95)
U 2'  U1  U hay U 2  U1  u '

3.3.2 Tổn thất công suất và điện áp trong MBA 3 pha 3 cuộn dây, MBA tự
ngẫu
S' 2 RB.2 XB.2 S"2
U'2
S RB.1 XB.1
U1 U'0
S' 1 S"1 RB.3 XB.3 S"3
S' 3
S0 U'3

H. 3­10: Sơ đồ tính toán tổn thất MBA 3 pha 3 cuộn dây và tự ngẫu
Tương tự như MBA 3 pha 2 cuộn dây, tính toán tổn thất được thực hiện trên từng
cuộn dây và từ cuối (cuộn 2 và 3) về đầu (cuộn 1). Tổn thất công suất trong từng cuộn
dây xác định theo biểu thức:
P3"2  Q3"2 P3"2  Q3"2
S3  P3  jQ3  2
RB .3  j 2
X B3
U dm U dm
P2"2  Q2"2 P2"2  Q2"2
S 2  P2  j Q2  2
RB.2  j 2
X B2 (3.96)
U dm U dm
P1"2  Q1"2 P1"2  Q1"2
S1  P1  j Q1  2
RB .1  j 2
X B1
U dm U dm
Tổng tổn thất trong MBA là:
S   S0  S1  S 2  S3 (3.97)
Ngoài ra, tổn thất công suất trên các cuộn dây của MBA có thể được xác định theo
hệ số tải như sau:
S1  PN 1kt2.1  j QN 1kt2.1
S 2  PN 2 kt2.2  jQN 2 kt2.2 (3.98)
S 3  PN 3 kt2.3  jQN 3 kt2.3
Trong đó, hệ số tải và công suất phản kháng thí nghiệm ngắn mạch như sau:
ST 3 ST 2 ST 2  ST 1
kt .3  ; kt .2  ; kt .1  (3.99)
S dm S dm S dm
U N 1 %.S dm U N 2 %.S dm U N 3 %.S dm
QN 1  ; QN 2  ; QN 3  (3.100)
100 100 100
Tổn thất điện áp được xác định như biểu thức sau:
U1  U 3'  U 3  U1 hoặc U1  U 2'  U 2  U1 (3.101)
67
Trong đó, tổn thất điện áp trong các cuộn dây được xác định:
P3" RB.3  Q3" X B .3 P2" RB.2  Q2" X B .2 P1" RB.1  Q1" X B.1
U 3  ; U 2  ; U1  (3.102)
U dm U dm U dm

3.3.3 Tổn thất điện năng


3.3.3.1 Tổn thất điện năng trong MBA
Tổn thất điện năng của MBA xác định gần đúng theo thời gian chịu tổn thất công
suất lớn như biểu thức sau:
A = P0.t +Pmax. (3.103)
Trong đó: t là thời gian MBA vận hành, nếu là suốt năm thì t = 8760h;  là thời gian
chịu tổn thất công suất lớn nhất; Pmax là tổn thất trong MBA khi phụ tải là cực đại.
Nếu có đồ thị phụ tải hàng năm như H. 3­11 thì tổn thất điện năng của MBA được
tính toán cho từng chế độ làm việc của phụ tải như sau:
n
A   (P0  Pi ).ti (3.104)
i 1

Trong đó: Pi là tổn thất công suất trong cuộn dây khi phụ tải của MBA là Si và ti là
thời gian mà MBA mang phụ tải là Si.
S
S1

S2

Sn
h

t1 t2 t2 tn

H. 3­11: Đồ thị phụ tải trong một năm


3.3.3.2 TBA có nhiều MBA vận hành song song với nhau
Giả thiết TBA có n MBA làm việc song song với thông số bất kỳ (đảm bảo điều
kiện vận hành song song), công suất tải truyền tải qua MBA tỷ lệ với công suất định
mức theo biểu thức sau:
sdm.i
Si  ST . n
(3.105)
S
i 1
dm.i

Trong đó, ST là tổng công suất của TBA, Sdm.i là công suất định mức của từng MBA.
Khi biết công suất truyền tải qua từng MBA, tính toán tổn thất công suất và tổn thất
điện năng cho từng MBA như đã giới thiệu trên đây.
Trường hợp, n MBA có thông số giống nhau thì tổn thất điện năng A của trạm
được xác định theo biểu thức:

68
2
P  S  (3.106)
A  nP0  N  T  
n  Sdm 

3.4 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN CÓ NHIỀU CẤP
ĐIỆN ÁP
Khi lưới điện có nhiều cấp điện áp cần quy đổi đẳng trị tất cả các tham số của lưới
điện về cùng một cấp điện áp tính toán chung (thường lấy cấp điện áp cao nhất của
lưới điện đang xét làm điện áp tính toán). Khi đó, tính toán tổn thất cho từng phần tử
theo nguyên tắc từ tải về nguồn.
Từ chương 2 xác định được biểu thức qui đổi tổng trở và tổng dẫn ở điện áp bất kỳ
về cấp điện áp tính toán như (3.107) và qui đổi điện áp ở cấp bất kỳ về cấp tính toán
được xác định theo biểu thức (3.108):
R '  R( ki )2 X '  X (  ki ) 2
(3.107)
G '  G / ( ki )2 B '  B / ( ki )2
U '  U ( ki ) (3.108)
Trong đó: k là tỷ số đổi điện áp của biến áp.
* Chú ý: Tỷ số k phải là tỷ số biến áp thực tế của MBA khi không tải tuy nhiên trong
tính toán thiết kế, tỉ số k thường được thay thế bằng tỉ số các điện áp định mức bên cao
áp và hạ áp của lưới điện.
Giả thiết có sơ đồ lưới điện như H. 3­12a, chọn cấp điện áp tính toán là điện áp của
đường dây 1. Khi đó, sơ đồ thay thế và qui đổi các phần tử như H. 3­12b.
1 B 2 3
l1 l2
N PT3+jQT3
UN U1
U2 U3
a) PT1+jQT1 PT2+jQT2

UN U1 U'2 U'3
S S'1 R1 X1 S"
1 S'B RB XB S'2 R'2 X'2 S"2
S"B ST3
S'y1/2 S'y1/2 S0
Y1/2 Y1/2 S ST2
T1

b)

H. 3­12: Sơ đồ lưới điện có nhiều cấp điện áp và sơ đồ thay thế


Trong đó:
U 3'  U 3k ; U 2'  U 2 k
R2'  R2 k 2 ; X 2'  X 2 k 2
Kết qủa tính toán phải được qui đổi lại về cấp điện áp làm việc của thiết bị.

69
3.5 TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN KÍN ĐƠN GIẢN
3.5.1 Đặc điểm lưới điện kín
Lưới điện kín cung cấp điện năng cho hộ tiêu thụ từ hai phía như đã giới thiệu trong
chương 1. Do đó, công suất truyền tải trên các đoạn đường dây phụ thuộc vào thông số
của lưới điện nên phải dùng phương pháp tính toán riêng.
Lưới điện kín có nhiều ưu điểm như đảm bảo tính liên tục cung cấp điện cho các hộ
tiêu thụ, có thể vận hành tối ưu nhằm giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng,
tính linh hoạt cao và thích ứng tốt với các trạng thái làm việc khác nhau của lưới điện,
điện áp nút thay đổi nhỏ khi phụ tải có sự thay đổi lớn.
Tuy nhiên, lưới điện này có nhược điểm là chi phí xây dựng lớn, vận hành và bảo
vệ rơ le, tự động hoá lưới điện phức tạp và khó khăn.
3.5.2 Phân công suất trong lưới điện kín
Xác định trào lưu công suất chính xác trong lưới điện kín là một vấn đề rất khó
khăn. Vì vậy, thường dùng phương pháp tính toán gần đúng khi giả thiết bỏ qua ảnh
hưởng của tổng dẫn nên sơ đồ thay thế của các phần tử chỉ gồm điện trở, điện kháng
và tổn thất công suất trong các đường dây của lưới điện kín.
Tổn thất công suất trong từng đoạn đường dây của lưới điện kín được xác định
trong bước thứ hai của tính toán, xuất phát từ phân công suất khi không tính tổn thất
công suất.

1 2 3
N1 S1 Z1 S2 Z2 Z3 S3 S4 Z4
N2

ST1 ­ ST2 ST3

H. 3­13: Sơ đồ lưới điện kín đơn giản


Giả thiết có lưới điện kính như H. 3­13, điện áp của nguồn cung cấp N1 là UN1 và
điện áp của nguồn N2 là UN2, tổng trở các đoạn đường dây là Z1, Z2, Z3 và Z4. Chiều
truyền tải của công suất trên từng đoạn đường dây giả thiết như trên sơ đồ. Theo luật
Kirechoff có:
U  U N 1  U N 2  U1  U 2  U 3  U 4
(3.109)
 U N 1  U N 2  I1.Z1  I2 .Z 2  I3 .Z 3  I4 .Z 4

Bỏ qua tổn thất nên điện áp ở các điểm khác nhau đều bằng Udm, xác định được:
S1* S2* S3* S4*
U N1 U N 2  Z1  Z2  Z3  Z4
3U dm 3U dm 3U dm 3U dm (3.110)
 3U dm (U N 1  U N 2 )  S1 Z1*  S 2 Z 2*  S 3 Z3*  S 4 Z 4*

Từ sơ đồ, xác định được:


S2  S1  ST 1
S3  S 2  ( ST 2 )  S1  ST 1  ST 2 (3.111)
S4  ST 3  S3  ST 3  S1  ST 1  ST 2

70
Thay vào (3.110) có:
3U dm (U N 1  U N 2 )  S1Z1*  (S1  ST 1 ) Z 2*  (S1  ST 1  ST 2 ) Z3*  (ST 3  S1  ST 1  ST 2 ) Z 4*

Từ đó, xác định được công suất trên các đoạn đường dây như (3.112) và (3.111):
3U dm (U N 1  U N 2 ) ST 1 ( Z 2*  Z 3*  Z 4* )  ST 2 ( Z3*  Z 4* )  ST 3 Z 4*
S1  S N 1   (3.112)
Z1*  Z 2*  Z 3*  Z 4* Z1*  Z 2*  Z3*  Z 4*

Tương tự, có thể xác định được công suất ở nguồn N2 như biểu thức sau:
3U dm (U N 2  U N 1 ) ST 3 ( Z1*  Z 2*  Z 3* )  ST 2 ( Z1*  Z 2* )  ST 1Z1*
S4  S N 2  *  (3.113)
Z1  Z 2*  Z 3*  Z 4* Z1*  Z 2*  Z 3*  Z 4*

Như vậy, công suất cung cấp từ nguồn trong lưới điện kín phụ thuộc vào thông số
của lưới điện, giả thiết lưới điện có n phụ tải thì:
n2 n1

3U dm (U N 1  U N 2 )  Si Z i*
i 1 3U dm (U N 2  U N 1 ) 
Si Z i*
SN1   ; SN 2   i 1 * (3.114)
Z * Z * Z*
Z

Trong đó: n1, n2 là số đoạn đường dây từ phụ tải i tới nguồn 1 hay nguồn 2; Z * là
tổng trở của các đoạn đường dây từ N1 đến N2.
Trường hợp đặc biệt khi điện áp tại 2 nguồn bằng nhau, UN1 = UN2, công suất từ các
nguồn xác định theo biểu thức sau:
n2 n1

 Si Zi*
i 1
S Z
i 1
i
*
i
SN1  *
và SN 2  (3.115)
Z  Z *
Tại nút phụ tải nhận công suất từ hai phía gọi là điểm phân công suất và biểu thị
trên sơ đồ lưới điện bằng ký hiệu . Điểm này có điện áp thấp nhất trên toàn bộ đường
dây. Trường hợp có hai điểm phân công suất là điểm phân CSTD và điểm phân công
CSPK, dùng ký hiệu để chỉ điểm phân CSTD và ký hiệu  để chỉ điểm phân CSPK.
3.5.3 Tổn thất công suất và điện áp
Tại điểm phân công suất, phụ tải nhận công suất từ 2 nguồn, khi xét đến tổn thất thì
công suất cung cấp cho phụ tải này không đổi. Khi đó, tách lưới điện kín thành 2 lưới
điện hở tại điểm phân công suất.
Từ đây, tính toán tổn thất cho từng lưới điện hở đã biết trong mục 3.2

71
CHƯƠNG 4: TRÀO LƯU CÔNG SUẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN
PHỨC TẠP
Chương này giới thiệu phương pháp tính toán
trào lưu công suất trong lưới điện phức tạp
với hai phương pháp cơ bản Gauss-Seidel và
Newton-Raphson. Phần mềm PowerWorld
được giới thiệu nhằm tính toán trào lưu công
suất, tổn thất cho những lưới điện phức tạp.
4. Chương 4

4.1 KHÁI NIỆM CHUNG


4.1.1 Đặc điểm của lưới điện phức tạp
Lưới điện phức tạp có số nguồn tham gia lớn với nhiều cấp điện áp, nhiều mạch
vòng nên việc tính toán theo phương pháp sơ đồ thay thế cho từng phần tử rất khó thực
hiện. Do đó, phương pháp số được áp dụng để tính toán cho những lưới điện phức tạp
cho phép xác định được giá trị điện áp, góc pha tại mỗi nút trong chế độ xác lập. Từ
đó, xác định được trào lưu công suất, tổn thất công suất và tổn thất điện năng trong
mỗi phần tử cũng như toàn hệ thống.
Vì vậy, tính toán trào lưu công suất (power flow hay load flow) là bài toán quan
trọng trong qui hoạch, thiết kế và vận hành HTĐ phức tạp.
4.1.2 Phương pháp giải hệ phương trình tuyến tính và phi tuyến
4.1.2.1 Phương pháp Gauss-Seidel [8][1]
Giả thiết có n phương trình tuyến tính với n ẩn số (x1, x2,…, xn) với các hệ số aij và
các biến phụ thuộc yi đã biết trước như biểu thức sau:
a11 x1  a12 x2  a13 x3  ...  a1n xn  y1
a x  a x  a x  ...  a x  y
 21 1 22 2 23 3 2n n 2
 (4.1)
..........................................
an1 x1  an 2 x2  an 3 x3  ...  ann xn  yn

Hệ phương trình trên có thể được viết dưới dạng ma trận như biểu thức (4.2):
 a11 a12 ... a1n   x1   y1 
 a a ... a   x   y 
 21 22 2n   2 
  2  hoặc [A].[X]=[Y] (4.2)
......................  ...  ... 
    
 an1 an 2 ... ann   xn   yn 

72
 1
 x1  a  y1  a12 x2  a13 x3  ...  a1n xn 
11

 1
 x2   y2  a21 x1  a23 x3  ...  a2 n xn 
Hay  a22 (4.3)
.............................................................

 1
 xn  a  yn  an1 x1  an 2 x2  ...  ann 1 xn 1 
 nn

Gán cho mỗi biến x một giá trị ban đầu, ký hiệu ( x1(0) , x2(0) ,..., xn(0) ) , thường lựa chọn
theo biểu thức:
y1 (0) y2 y
x1(0)  ; x2  ;...; xn(0)  n (4.4)
a11 a22 ann
Thay vào biểu thức (4.3) xác định được nghiệm của bước tính 1 như biểu thức (4.5)
với giá trị của biến x1(1) được sử dụng để tính giá trị của x2(1) và tương tự đến xn(1) .
 (1) 1 (0) (0) (0)
 x1  a  y1  a12 x2  a13 x3  ...  a1n xn 
11

 (1) 1
 x2   y2  a21 x1(1)  a23 x3(0)  ...  a2 n xn(0) 
 a 22 (4.5)
.............................................................

 (1) 1 (1) (1) (1)
 xn  a  yn  an1 x1  an 2 x2  ...  ann1 xn 1 
 nn

Quá trình tiếp tục như trên với bước tính k được biểu diễn như biểu thức (4.6) sao
cho sai số của các biến giữa bước tính k và k­1 | xn( k 1) ­xn( k 1) | nhỏ hơn trị số  cho trước.
 (k ) 1 ( k 1) ( k 1) ( k 1)
 x1  a  y1  a12 x2  a13 x3  ...  a1n xn 
11

 (k ) 1
 x2   y 2  a21 x1( k )  a23 x3( k 1)  ...  a2 n xn( k 1) 
 a22 (4.6)
.............................................................

 (k ) 1 (k ) (k ) (k )
 xn  a  yn  an1 x1  an 2 x2  ...  ann 1 xn 1 
 nn

Tổng quát có biểu thức như sau:


i 1 n
1  
xi( k )   i  ij j
y  a x (k )
  aij x (jk 1)  (4.7)
aii  j 1 j  i 1 
Điều kiện để bài toán hội tụ là các hệ số aii lớn hơn aij với i  j.
Ví dụ:
4.1.2.2 Phương pháp Newton-Raphson [8][1]
Giả thiết có hệ n phương trình phi tuyến với n ẩn số (x1, x2,…, xn) như biểu thức:

73
 f1 ( x1 , x2 ,..., xn )  y1  y1  f1 ( x1 , x2 ,..., xn )  0
 f ( x , x ,..., x )  y  y  f ( x , x ,..., x )  0
 2 1 2 n 2  2 2 1 2 n
 hay  (4.8)
.............................. ..............................
 f n ( x1 , x2 ,..., xn )  yn  yn  fn ( x1 , x2 ,..., xn )  0

Biểu diễn các phương trình theo chuỗi Taylor và bỏ qua thành phần bậc cao, (4.8)
có thể triển khai theo biểu thức sau với X = (x1, x2,…, xn):
 f1 ( X ) f1 ( X ) f1 ( X )
 y1  f1 ( X )   x1   x 2  ...  xn
x1 x2 xn

 f 2 ( X ) f ( X ) f ( X )
 y2  f 2 ( X )  x1  2 x2  ...  2 xn
 x1 x2 xn (4.9)
........................................................................................

 fn ( X ) f n ( X ) f n ( X )
 yn  f n ( X )  x x1  x x2  ...   x xn
 1 2 n

Gán cho mỗi biến xi một giá trị ban đầu, ký hiệu X (0)  ( x1(0) , x2(0) ,..., xn(0) ) , thay vào
(4.9) có biểu thức sau:
 (0) f1 ( X (0) ) (0) f1 ( X (0) ) (0) f1 ( X (0) ) (0)
y
 1 1 f ( X )   x1   x2  ...  xn
  x1  x 2  xn
 (0) f 2 ( X (0) ) (0) f 2 ( X (0) ) (0) f 2 ( X (0) ) (0)
y
 2 2  f ( X )   x 1   x 2  ...  xn
 x1 x2 xn (4.10)
..............................................................................................................

 (0) fn ( X (0) ) (0) f n ( X (0) ) (0) f n ( X (0) ) (0)
y
 n  f n ( X )   x 1   x 2  ...  xn
 x1 x2 xn
Hệ phương trình phi tuyến ban đầu đã được biểu diễn thành hệ phương trình tuyến
tính, giải hệ phương trình này xác định được biến số x1(0) , x2(0) ,..., xn(0) trong bước lặp
lần thứ nhất. Khi đó, giá trị của biến ban đầu trong bước lặp thứ 2
X (1)  ( x1(1) , x2(1) ,..., xn(1) ) được xác định theo biểu thức:
x1(1)  x1(0)  x1(0) ; x2(1)  x2(0)  x2(0) ;...; xn(1)  xn(0)  xn(0) (4.11)
Thay (4.11) vào (4.10) và quá trình lặp được tiếp tục sao cho giá trị của các xi( k )
trong bước tính toán k đủ nhỏ xi( k )  xi( k )  xi( k 1)   . Khi đó, biểu thức tổng quát trong
bước tính k là:
fi ( X ( k ) ) ( k ) fi ( X ( k ) ) ( k ) f ( X ( k ) ) ( k )
yi  f i ( X ( k ) )  x1  x2  ...  i xn i  1.n (4.12)
x1 x2 xn
Biểu thức (4.10), (4.12) có thể biểu diễn dưới dạng ma trận như sau:

74
 f1 ( X ( k ) ) f1 ( X ( k ) ) f1 ( X ( k ) ) 
 ... 
x1 x2 xn 
 y1  f1 ( X ( k ) )    x1( k ) 
 (k )
  f 2 ( X )( k )
f 2 ( X )( k )
f 2 ( X )   ( k ) 
( k )

 y2  f 2 ( X )    x ...  x
.....................   1 x2 xn   2  (4.13)
........
  ............................................................................  
 yn  f n ( X ( k ) )     x ( k ) 
 fn ( X ( k ) ) f n ( X ( k ) ) f n ( X ( k ) )   n 
 x ...
 1 x2 xn 
Trong đó: ma trận xác định theo (4.14) được gọi là ma trận Jacobi.
 f1 f1 f1 
 x ...
x2 xn 
 1 
 f 2 f2 f2 
df ...
J (k )    x1 x2 xn 
 (4.14)
dx X  X (k )
.......................................... 
 
 f n f n
...
f n 
 x1 x2 xn  X  X ( k )

 y1  f1 ( X ( k ) )   y1( k ) 
   
 y2  f2 ( X ( k ) )   y2( k ) 
Đặt   hay y ( k )  y  f ( X ( k ) ) (4.15)
.....................  ........ 
   
 yn  f n ( X ( k ) )   yn( k ) 
Khi đó, hệ phương trình phi tuyến trở thành:
y ( k )  J (k ).x ( k ) (4.16)
Từ đây, trong mỗi vòng lặp thực hiện 4 bước sau:
- Bước 1, tính ma trận y ( k ) như (4.15)
- Bước 2, tính ma trận Jacobi như (4.14)
- Bước 3, từ (4.16) tính ma trận x ( k )
- Bước 4, xác định được các ẩn số ở bước tính k là là x ( k ) theo (4.11).
Ví dụ:
4.2 PHÂN BỐ CÔNG SUẤT TRONG LƯỚI ĐIỆN
4.2.1 Hệ phương trình cân bằng công suất nút
Giả thiết lưới điện có n nút độc lập, hệ phương trình cân bằng dòng nút được biểu
diễn như biểu thức sau:
Y11 .U1  Y12 .U 2  ...  Y1n .U n  I1
Y .U  Y .U  ...  Y .U  I
 21 1 22 2 2n n 2
 (4.17)
 .............................................
Yn1 .U1  Yn 2 .U 2  ...  Ynn .U n  In
hay dưới dạng ma trận:
75
Y11 Y12 ... Y1n  U1   I1 
Y Y22 ... Y2 n  U 2   I2 
 21 .  hay là [Y].[U]=[I] (4.18)
...................................  ...  ... 
     
Yn1 Yn 2 ... Ynn  U n   In 
Trong đó: [I] là ma trận cột dòng điện (vào) nút, [U] là ma trận cột điện áp nút, [Y] là
ma trận tổng dẫn nút.
Đối với một nút i bất kỳ, biểu thức cân bằng dòng viết cho nút i có dạng như (4.19).
N
Ii   Yij .U j (4.19)
j 1

Trong đó: U j là điện áp tại nút j, Ii là dòng điện vào nút i và Yij (j = 1.n) là các phần
tử tổng dẫn phức trên hàng i trong [Y].
Khi đó, biểu diễn theo công suất của nút xác định được như (4.20), đây là hệ
phương trình tuyến tính và giải hệ phương trình này có thể sử dụng trong phương pháp
lặp Gauss­Seidel.
Si  Pi  jQi  U i Ii* (4.20)
Thay (4.19) vào (4.20) có biểu thức sau:
*
N 
Pi  jQi  U i   Yij .U j  i  1.n (4.21)
 j 1 
Trong đó:
­ Điện áp tại các nút, U i  U i e j i

­ Ma trận tổng dẫn gồm tổng dẫn nhánh giữa nút i với nút j như (4.22) và tổng
dẫn nút i được xác định như biểu thức (4.23).
j ij
Yij  Yij e  Gij  jBij i j (4.22)
n
Yii   Yij  Yii e j  Gii  jBii
ii
ji (4.23)
j 1

Tại mỗi nút có thể bao gồm công suất của máy phát và phụ tải như biểu diễn trên H.
4­1 nên biểu thức cân bằng công suất nút như (4.24) với tổng công suất của nút biểu
diễn như biểu thức (4.25).
N N
j (  i  j  ij )
Si  U i . Yij* .U *j  Pi  jQi   Yij .U i .U j .e (4.24)
j 1 j 1

Pi  PG.i  PL.i ; Qi  QG.i  QL .i (4.25)


Trong đó: PG.i, QG.i là tổng công suất của nguồn cung cấp tại nút i; PL.i, QL.i là tổng
công suất của tải tại nút i (ra khỏi nút i).
Triển khai theo phần thực và ảo, biểu thức cân bằng công suất nút AC của hệ thống
như biểu thức sau:

76
N
Pi   Y .U .U .cos(
j 1
ij i j i   j  ij )
N
(4.26)
Qi   Yij .U i .U j .sin( i   j   ij )
j 1

Tổng dẫn có thể biểu diễn theo dạng đại số, khi đó biểu thức cân bằng công suất nút
có thể được xác định như sau:
N
Pi  U i  U j  Gij cos( i   j )  Bij sin( i   j ) 
j 1
N
(4.27)
Qi  U i U j Gij sin( i   j )  Bij cos( i   j )
j 1

Trong đó:
- Ui, i là modul và góc lệch của điện áp tại nút i
- Yij,  ij là modul và góc lệch của các thành phần tổng dẫn trong [Y]
Biểu thức (4.26) hay (4.27) là các hệ phương trình phi tuyến nên để giải hệ phương
trình này có thể sử dụng phương pháp Newton–Raphson.
Bài toán tính toán trào lưu công suất thường xác định modul điện áp (Ui) và góc pha
(i) tại mỗi nút của hệ thống trong chế độ xác lập. Từ đó, xác định được dòng điện hay
công suất tác dụng, phản kháng truyền tải trong các đường dây, MBA và các thiết bị
khác…
Tại một nút bất kỳ, 4 biến số được tính toán gồm modul điện áp Ui, góc pha điện áp
i, CSTD nút Pi và CSPK nút Qi như H. 4­1. Ở mỗi nút, 2 thông số luôn được cho
trước và 2 thông số còn lại là biến số.

F PG.i, QG.i

Nút
Pi, Qi Đến nút
khác
Tải
Ui i
PL.i, QL.i

H. 4­1: Sơ đồ thay thế nút i


Mỗi nút thường là 1 trong 3 loại sau:
- Nút cân bằng, nút này có điện áp cố định và luôn xác định trước được sử dụng
làm thông số đầu vào, thường chọn giá trị chuẩn là 1.000. Kết quả tính toán sẽ
xác định được công suất của nút Pi và Qi.
- Nút tải hay còn gọi là nút (P, Q) bởi thông số đầu vào của nút này là công suất
của tải PL.i và QL.i, phần lớn trong lưới điện là nút tải, kết quả xác định được là
giá trị điện áp của các nút Ui và i.
- Nút điều khiển điện áp hay còn lại là nút (P, U), nút này sử dụng cho những nút
kết nối với máy phát không làm nhiệm vụ cân bằng công suất hay thiết bị bù.
77
Công suất phát Pi và điện áp nút Ui được xác định trước theo thông số của thiết
bị, công suất phản kháng được tính toán trong giới hạn cho trước (Qmax, Qmin)
nhằm đảm bảo được điện áp nút đã xác định trước.
Ghi chú:
- Nếu nút không có máy phát hay phụ tải thì coi như nút tải với giá trị Pi = Qi = 0.
- Tại mỗi nút, nếu không có máy phát hay thiết bị bù thì công suất của tải luôn
mang giá trị âm (­PLi và ­QL.i).
- Sơ đồ thay thế của các phần tử như đã trình bày trong chương 2.
4.2.2 Phương pháp số giải tích lưới điện
4.2.2.1 Tính toán phân bố công suất bằng phương pháp Gauss-Seidel
Từ biểu thức cân bằng dòng điện nút của lưới điện (4.18) thấy rằng đây là các biểu
thức tuyến tính và tương tự như phương trình ma trận trong phương pháp Gauss­Seidel
ở (4.2). Hơn nữa, dữ liệu xác định trước tại các nút tải gồm có Pi và Qi, tại các nút điều
khiển điện áp (hay nút máy phát) là Pi và Ui.
Khi đó, tại nút tải có thể biểu diễn được dòng điện theo biểu thức:
P  jQ
Ii  i * i (4.28)
Ui
Áp dụng biểu thức xác định giá trị biến ở bước thứ k như trong (4.7) cho hệ phương
trình cân bằng dòng điện xác định được:
1  P  jQ i 1 n 
U ik   i *( k 1) i   YijU (j k )   YijU (j k 1)  (4.29)
Yii  U i j 1 j  i 1 
Tại các nút điều khiển điện áp, công suất Qi chưa biết và được xác định từ (4.26)
theo biểu thức sau:
N
Qi  U i( k 1)  Yij .U j .sin( i( k 1)   j( k 1)   ij ) (4.30)
j 1

Do đó, công suất của máy phát tại nút là:


QG .i  Qi  QL .i (4.31)
Tại nút này, điện áp tại bước tính k, U ik  ik , đã biết trước từ thông số đầu vào giá
trị của modul U ik  cons tan nên chỉ phải tính giá trị của góc lệch điện áp ik .
Tại nút cân bằng, giá trị của điện áp đã cho trước và không đổi nên xác định được P i
và Qi theo các biểu thức (4.26) và (4.27).
Ví dụ:

4.2.2.2 Tính toán phân bố công suất bằng phương pháp Newton-Raphson
Từ biểu thức cân bằng công suất nút trên (4.26) hay (4.27) biểu diễn theo biểu thức
(4.8) có các biểu thức sau:

78
 
X     1 ,  2 ,...,  n ;U  U1 ,U 2 ,...,U n
U 
P
y  P  P1 , P2 ,..., Pn ; Q  Q1 , Q2 ,..., Qn
Q  (4.32)

 P( X )  P( X )  P1 ( X ), P2 ( X ),..., Pn ( X )
f (X )   
Q ( X )  Q( X )  Q1 ( X ), Q2 ( X ),..., Qn ( X )

Trong đó, theo (4.26) xác định được biểu thức cân bằng công suất các nút trong
bước tính k là:
N
yi  Pi ( X )  U i  Yij .U j .cos( i   j  ij )
j 1
N
(4.33)
yi  n  Qi ( X )  U i  Yij .U j .sin( i   j   ij )
j 1

Tại nút cân bằng, thường lựa chọn là nút 1, các biến U1 và 1 luôn là hằng số và đã
được cho trước (1 và 00). Do đó, ma trận J trở thành:
J J
 1 2

 P
 2 ...  P 2  P 2 P2 
...
  2  n  U 2 U n 
 
 ........................... ........................... 
 Pn P2 Pn P2 
 ... ... 
     U  U
J   
2 n 2 n
(4.34)
Q2 Q2 Q2 Q2 
 ... ... 
 2    n
 U 2
U n 
........................... ........................... 
 
 Qn Q2 Qn Q2 
  ... ...
2  n U 2 U n 
 J 3 J 4

Trong mỗi vòng lặp k, 4 bước được tính toán như sau đây với ma trận biến số
(k )
 ( k )  0
X   ( k )  ở giá trị đầu đã cho trước, thường chọn (0 và 1).
U 
- Bước 1, tính ma trận y ( k )

(k )
 P ( k )   P  P ( X ( k ) ) 
y   (k )    (k ) 
i  2.n (4.35)
 Q   Q  Q( X ) 
- Bước 2, tính ma trận Jacobi như (4.34)
  ( k ) 
- Bước 3, tính ma trận x ( k )   (k ) 
từ biểu thức sau:
 U 

79
 J1( k ) J 2( k )    ( k )   P ( k ) 
 (k )    i  2.n (4.36)
 J 3 J 4( k )   U ( k )   Q ( k ) 

- Bước 4, xác định được điện áp các nút ở bước tính k theo biểu thức:
(k )
 ( k )   ( k 1)    ( k ) 
X   ( k )    ( k 1)    (k ) 
i  2.n (4.37)
U  U   U 
Tại nút cân bằng và nút điều khiển điện áp, giá trị của điện áp và công suất phản
kháng được tính toán tương tự như trong phần 4.2.2.1
Ví dụ:

4.2.3 Tính toán tổn thất


Khi bài toán phân bố công suất hội tụ, điện áp tại các nút được xác định. Từ sơ đồ
thay thế trên H. 4­2 xác định được tổn thất điện áp trên đường dây theo biểu thức
(4.38), độ lệch điện áp tại các nút cũng được xác định như biểu thức (4.39).
U ij  U i  U j  u  j u (4.38)
Ui
Ui  ( pu ) (4.39)
U dm
Tương tự, dòng điện trên các đoạn đường dây ij xác định theo biểu thức sau:
Yy .ij
Iij  Iij'  I y.i  (U i  U j )Yij  U i (4.40)
2
Trong đó: Yy .ij là tổng dẫn ngang của đường dây (do dòng rò và điện dung) và tổng
dẫn của đường dây ij là Yij  1/ Zij .
Chú ý: với đường dây ngắn và MBA thì Yy .ij  0 nên Iij  (U i  U j )Yij .
Khi đó, công suất đi vào đường dây ij là:
 Y 
Sij  U i Iij*  S ij*  Ui* Iij  U i* (U i  U j )Yij  U i y .ij  (4.41)
 2 
Iij I'ij I'ji Iji

Iy.i Z Iy.j
Ui Y/2 Y/2 Uj

H. 4­2: Sơ đồ thay thế hình 


Tương tự, công suất đi vào đường dây ji là:
 Y 
S ji  U j I ji*  S *ji  U *j I ji  U *j  (U j  U i )Yji  U j y . ji  (4.42)
 2 
Tổn thất công suất trên đường dây bao gồm cả trên tổng trở và tổng dẫn ngang như
(4.43) và tổng tổn thất công suất trên toàn lưới điện như (4.44).
80
Sij  Sij  S ji  Pij  j Qij (4.43)
n n
S    Sij  P  j Q i j (4.44)
i 1 j 1

Ví dụ:

4.3 GIỚI THIỆU POWERWORLD


PowerWorld Simulator là phần mềm mô phỏng hệ thống điện được phát triển bởi
hãng PTI [9]. Phần mềm cung cấp các công cụ mô phỏng hiệu quả và quan trọng cho
phép khảo sát các đối tượng và các chế độ của HTĐ với nhiều ưu điểm như:
- Tính toán hệ thống điện lớn lên đến 60000nút.
- Cho phép hiển thị và mô phỏng đầy đủ sơ đồ nguyên lý của hệ thống điện
- Cho phép mô phỏng vận hành trực tuyến (online) từng thiết bị cũng như cả hệ
thống điện
- Cho phép thay đổi và sửa chữa linh hoạt các phần tử của hệ thống điện…
PowerWorld Simulator được thiết kế để mô phỏng hoạt động của hệ thống điện lớn
với điện cao áp, qui mô lớn với các tính năng sau:
- Trong chế độ chuẩn Simulator giải bài toán tính trào lưu công suất bằng thuật
toán Newton – Raphson hoặc Gauss­Seidel.
- Ngoài ra, tính toán tối ưu trào lưu công suất cũng được cung cấp (OPF) với mục
tiêu xác định cực tiểu hàm mục tiêu chi phí của hệ thống.
- Một tính năng quan trọng của phần mềm này là khả năng tính toán giá thành điện
năng và hiển thị trực tiếp trên sơ đồ của hệ thống.
- Tính toán ngắn mạch và ổn định của hệ thống…

81
PHỤ LỤC

82
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] J. Duncan Glover, Mulukutla S. Sarma, and Thomas J. Overbye, “Power System
Analysis and Design”, Cengage Learning, USA 2012
[2] Nguyễn Xuân Phú, “Mạng truyền tải và phân phối điện”, Nhà xuất bản KH&KT, Hà
nội, 2001
[3] Nguyễn Văn Đạm, “Mạng lưới điện” , Nhà xuất bản KH&KT, Hà nội, 2001
[4] TCVN 7995: 2009, IEC 60038: 2002
[5] Thông tư 12/2010/TT­BCT, Quy định hệ thống điện truyền tải.
[6] QCVN: 2015/BCT, QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KỸ THUẬT ĐIỆN
[7] Alan L. Sheldrake, Handbook of Electrical Engineering, John Wiley & Sons Ltd 2003
[8] Hồ Văn Hiên, “Hệ thống truyền tải và phân phối điện”, NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ
Chí Minh, 2005
[9] PowerWorld Simulator, http://www.powerworld.com

83

You might also like