You are on page 1of 134

CHƯƠNG 1: CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU........................................................

v
1.1. CẤU TẠO VẬT LIỆU..................................................................................................v
1.1.1. Cấu tạo nguyên tử..................................................................................................v
1.1.2. Cấu tạo phân tử.....................................................................................................vi
1.2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU............................................................................................vii
1.2.1. Lý thuyết phân vùng năng lượng trong chất rắn.................................................vii
1.2.2. Phân loại theo khả năng dẫn điện........................................................................vii
1.2.3. Phân loại vật liệu theo từ tính.............................................................................viii
CHƯƠNG 2: TÍNH DẪN ĐIỆN VÀ SỰ PHÂN CỰC CỦA ĐIỆN MÔI............................ix
2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐIỆN MÔI KHI ĐẶT VÀO ĐIỆN TRƯỜNG.ix
2.2. TÍNH DẪN ĐIỆN, ĐIỆN DẪN CỦA ĐIỆN MÔI......................................................x
2.2.1. Khái niệm chung về tính dẫn điện của điện môi...................................................x
2.2.2. Điện dẫn của điện môi..........................................................................................xi
2.2.3. Điện trở của điện môi............................................................................................xi
2.2.4. Điện trở suất khối và điện trở suất mặt.................................................................xi
2.2.5. Điện dẫn suất khối γV và điện dẫn suất mặt γS..................................................xii
2.3. ĐIỆN DẪN CỦA ĐIỆN MÔI KHÍ, LỎNG VÀ RẮN..............................................xii
2.3.1. Điện dẫn của điện môi khí...................................................................................xii
2.3.2. Điện dẫn của điện môi lỏng................................................................................xiv
2.3.3. Điện dẫn của điện môi rắn...................................................................................xv
2.4. SỰ PHÂN CỰC TRONG ĐIỆN MÔI VÀ HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI..........................xv
2.4.1. Khái niệm về sự phân cực....................................................................................xv
2.4.2. Hằng số điện môi (ε)...........................................................................................xvi
2.5. CÁC DẠNG PHÂN CỰC XẢY RA TRONG ĐIỆN MÔI......................................xvi
2.5.1. Phân cực nhanh...................................................................................................xvi
2.5.2. Phân cực chậm...................................................................................................xvii
2.5.3. Phân loại điện môi theo các dạng phân cực......................................................xvii
CHƯƠNG 3: TỔN HAO ĐIỆN MÔI VÀ QUÁ TRÌNH PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN
MÔI...................................................................................................................................................xix
3.1. KHÁI NIỆM VỀ TỔN HAO ĐIỆN MÔI.................................................................xix
3.2. CÁC DẠNG TỔN HAO XẢY RA TRONG ĐIỆN MÔI.........................................xxi
i
3.2.1. Tổn hao điện môi do dòng điện rò......................................................................xxi
3.2.2. Tổn hao điện môi do phân cực...........................................................................xxi
3.2.3. Tổn hao điện môi do ion hoá.............................................................................xxii
3.2.4. Tổn hao điện môi do cấu tạo không đồng nhất.................................................xxii
3.3. TÍNH TOÁN TỔN HAO ĐIỆN MÔI.....................................................................xxiii
3.3.1. Tính toán công suất tổn hao lớn (sơ đồ song song).........................................xxiv
3.3.2. Tính toán công suất tổn hao nhỏ(sơ đồ nối tiếp)...............................................xxv
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔN HAO ĐIỆN MÔI................................xxvi
3.4.1. Tổn hao điện môi của chất khí..........................................................................xxvi
3.4.2. Tổn hao điện môi của chất lỏng......................................................................xxvii
3.4.3. Tổn hao điện môi của chất rắn.......................................................................xxviii
3.5. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI.xxviii
3.6. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI KHÍ........................................................xxix
3.6.1. Các yêu cầu chung của chất khí dùng làm chất khí cách điện.........................xxix
3.6.2. Các dạng ion hoá xảy ra trong chất khí.............................................................xxx
3.6.3. Quá trình hình thành thác điện tử và sự phóng điện trong điện môi khí.........xxxi
3.6.4. Phóng điện trong trường đồng nhất và không đồng nhất...............................xxxvi
3.7. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI LỎNG VÀ RẮN..................................xxxix
3.7.1. Sự phóng điện trong điện môi lỏng................................................................xxxix
3.7.2. Sự phóng điện trong điện môi rắn.......................................................................xli
CHƯƠNG 4: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN...............................................................................xlv
4.1. TÍNH CHẤT CƠ, LÝ, HÓA CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN.................................xlv
4.1.1. Đặc tính vật lý của điện môi...............................................................................xlv
4.1.2. Đặc tính cơ giới của điện môi..........................................................................xlvii
4.1.3. Đặc tính hóa học của điện môi..........................................................................xlix
4.2. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ........................................................................xlix
4.2.1. Không khí...........................................................................................................xlix
4.2.2. Khí SF6 (Hecxanflorit hay êlêgaz)........................................................................li
4.2.3. Khí Hydro (H2)......................................................................................................li
4.3. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ LỎNG.......................................................................lii
4.3.1. Dầu máy biến áp...................................................................................................lii
ii
4.3.2. Dầu tụ điện, dầu cáp điện....................................................................................liv
4.3.3. Điện môi lỏng tổng hợp.......................................................................................liv
4.4. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ RẮN..........................................................................lv
4.4.1. Điện môi hữu cơ cao phân tử................................................................................lv
4.4.2. Điện môi vô cơ.....................................................................................................lix
4.4.3. Vật liệu cách điện dạng sợi.................................................................................lxii
4.4.4. Mica....................................................................................................................lxii
4.5. CÁC LOẠI CÁCH ĐIỆN CHO CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN.........................................lxiii
4.5.1. Nhóm cách điện cơ bản.....................................................................................lxiii
4.5.2. Cách điện của MBA............................................................................................lxx
4.5.3. Cách điện của máy điện...................................................................................lxxiv
4.5.4. Cách điện khí cụ điện....................................................................................lxxviii
CHƯƠNG 5: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN............................................................................lxxxiv
5.1. PHÂN LOẠI VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN lxxxiv
5.1.1. Định nghĩa......................................................................................................lxxxiv
5.1.2. Phân loại.........................................................................................................lxxxiv
5.1.3. Các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện.....................................................lxxxv
5.2. VẬT LIỆU CÓ ĐIỆN DẪN CAO.....................................................................lxxxviii
5.2.1. Đồng(Cu).....................................................................................................lxxxviii
5.2.2. Nhôm(Al)...........................................................................................................xcii
5.2.3. Sắt (Fe)..............................................................................................................xciii
i. Các sợi cấu thành......................................................................................................xcv
5.2.4. Một số kim loại khác.........................................................................................xcvi
5.3. LƯỠNG KIM LOẠI..............................................................................................xcviii
5.3.1. Định nghĩa.......................................................................................................xcviii
5.3.2. Phân loại và ứng dụng:...................................................................................xcviii
5.4. VẬT LIỆU DÙNG LÀM DÂY DẪN ĐIỆN, ĐIỆN TRỞ VÀ TIẾP ĐIỂM ĐIỆN
.....................................................................................................................................................xcix
5.4.1. Khái quát và phân loại......................................................................................xcix
5.4.2. Kim loại tinh khiết dùng làm điện trở..............................................................xcix
5.4.3. Hợp kim dùng làm điện trở....................................................................................c
iii
5.4.4. Vật liệu làm tiếp điểm điện....................................................................................c
CHƯƠNG 6: VẬT LIỆU BÁN DẪN..................................................................................ciii
6.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬT LIỆU BÁN DẪN..................................................ciii
6.1.1. Khái niệm chung về vật liệu bán dẫn.................................................................ciii
6.1.2. Phân loại bán dẫn.................................................................................................cv
6.2. CÁC CHẤT BÁN DẪN CHÍNH DÙNG TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN..................cvi
6.2.1. Cacbon(Than)......................................................................................................cvi
6.2.2. Gecmani (Ge).....................................................................................................cvii
6.2.3. Silic (Si)............................................................................................................cviii
6.2.4. Sêlen (Se)............................................................................................................cix
6.3. CÁC LOẠI VẬT LIỆU BÁN DẪN KHÁC...............................................................cx
6.3.1. Vật liệu bán dẫn có tạp chất.................................................................................cx
6.3.2. Vật liệu bán dẫn ghép........................................................................................cxii
6.3.3. Vật liệu bán dẫn ghép có tạp chất.....................................................................cxiii
6.4. QUÁ TRÌNH DẪN ĐIỆN TRONG VẬT LIỆU BÁN DẪN.................................cxiv
6.4.1. Quá trình dẫn điện trong Vật liệu bán dẫn (VLBD).........................................cxiv
6.4.2. Dòng điện trong VLBD.....................................................................................cxvi
6.5. TIẾP GIÁP P – N.....................................................................................................cxix
6.5.1. Cách để chế tạo lớp p-n.....................................................................................cxix
6.5.2. Tiếp giáp p-n......................................................................................................cxx
CHƯƠNG 7: VẬT LIỆU TỪ...........................................................................................cxxvi
7.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA VẬT LIỆU TỪ TÍNH.........cxxvi
7.2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ CHÍNH...................................................................cxxviii
7.2.1. Vật liệu từ mềm............................................................................................cxxviii
7.2.2. Vật liệu từ cứng................................................................................................cxxx
7.2.3. Những vật liệu từ đặc biệt..............................................................................cxxxii
7.3. MẠCH TỪ VÀ TÍNH TOÁN MẠCH TỪ...........................................................cxxxii
7.4. NAM CHÂM ĐIỆN.............................................................................................cxxxiv

iv
CHƯƠNG 1: CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI VẬT LIỆU
1.1. CẤU TẠO VẬT LIỆU
Để hiểu được bản chất dẫn điện và cách điện của vật liệu, chúng ta cần có khái niệm về cấu
tạo vật liệu cũng như sự hình thành các phân tử mang điện trong vật liệu.
1.1.1. Cấu tạo nguyên tử
Mọi vật chất được cấu tạo từ nguyên tử và
phân tử. Nguyên tử là phần tử cơ bản nhất của vật
chất. Theo mô hình nguyên tử Borh, nguyên tử được
cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và các
điện tử (electron) mang điện tích âm. Các điện tử này
chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo nhất
định. Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ các hạt
proton va nơtron. Nơtron là hạt không mang điện,
còn proton mang điện tích dương. Điện tích của các
Hình 1 - : Mô hình nguyên tử Borh
nơtron là Z.q
Trong đó :
Z- số lượng điện tử của nguyên tử, đồng thời là số thứ tự của nguyên tố nguyên tử trong
bảng tuần hoàn Mendeleep.
q- điện tích của điện tử e (qe= -1,601.10-19C)
Protôn có khối lượng bằng mp=1,67.10-27kg, còn khối lượng của một điện tử bằng
me=9,1.10-31kg.
Ở trạng thái bình thường, nguyên tử trung hoà về điện, tức là tổng các điện tích dương của
hạt nhân bằng tổng các điện tích âm của điện tử. Nếu vì lý do nào đó mà nguyên tử mất đi một
hay nhiều điện tử thì sẽ mang điện tích dương, thường gọi là ion dương. Ngược lại, nếu nguyên tử
trung hòa nhận thêm điện tử thì mang điện tích âm, trở thành ion âm.
Trong nguyên tử, điện tử chuyển động trên những quỹ đạo xác định tương ứng với một
mức năng lượng nhất định
Khi điện tử chuyển động trên quỹ đạo tròn bán kính r xung quanh hạt nhân thì điện tử sẽ
chịu lực hút của hạt nhân f1 và được xác định bởi công thức :
q2
f1 = (1- 0)
r2
Lực hút f1 sẽ được cân bằng với lực ly tâm của chuyển động f2
mv 2
f2 = (1- 0)
r
Trong đó: m – khối lượng của điện tử
v
v – vận tốc chuyển động của điện tử
Từ (1- 0) và (1- 0) ta có f1 = f2, hay
q2
mv 2 = (1- 0)
r
mv 2 q2
Trong quá trình chuyển động điện tử có một động năng T = và một thế năng U = ,
2 r
nên năng lượng của điện tử sẽ bằng
mv 2 q 2 q2
W =T+U = − =− (1- 0)
2 r 2r
Điều này chứng tỏ mỗi điện tử của nguyên tử có một mức năng lượng nhất định, tỉ lệ
nghịch với bán kính quỹ đạo của chuyển động. Năng lượng tối thiểu cung cấp cho điện tử để nó
tách rời khỏi nguyên tử trở thành điện tử tự do gọi là năng lượng ion hoá(W i). Khi đó nguyên tử
trở thành ion dương.Nếu biến nguyên tử trung hoà thành ion dương và điện tử tự do gọi là quá
trình ion hoá. Ngược lại nếu nguyên tử nhận thêm điện tử, nó trở thành ion âm. Năng lượng của
các lớp điện tử khác nhau cũng khác nhau. Các điện tử hóa trị ở ngoài có mức năng lượng ion hóa
thấp nhất vì chúng cách xa hạt nhân.
Trong thực tế, năng lượng ion hoá và kích thích do nhiều nguồn năng lượng khác nhau như
: nhiệt năng, quang năng, điện năng hay năng lượng của các tia bức xạ α, β, γ...
1.1.2. Cấu tạo phân tử
Phân tử được tạo nên từ nhữn nguyên tử thông qua các liên kết phân tử. Trong vật chất tồn
tại bốn loại liên kết sau
1. Liên kết đồng hoá trị
Liên kết đồng hóa trị được đặc trưng bởi sự dùng chung những điện tử trong phân tử. Khi
đó, mật độ đám mây điện tử giữa các hạt nhân trở thành bão hòa, liên kết phân tử bền vững. Ví
dụ: O2; H2 hay Cl2. Tùy thuộc cấu trúc đối xứng hay không mà liên kết đồng hoá trị được chia làm
hai loại như sau:
a. Liên kết trung tính
Là loại liên kết đồng hoá trị có tâm của các điện tích dương trùng với tâm của điện tích âm,
ví dụ: Cl2..
b. Liên kết cực tính (lưỡng cực)
Là liên kết có tâm điện tích dương và tâm điện tích âm không trùng nhau, cách nhau một
khoảng cách a nào đó, ví dụ: HCl...
2. Liên kết ion

vi
Liên kết ion là liên kết được xác lập do lực hút giữa các ion dương và các ion âm trong
phân tử. Loại liên kết này khá bền vững, do đó vật rắn có cấu tao ion này thường có độ bền cơ học
và nhiệt độ nóng chảy cao. Ví dụ điển hình là các muối halogen của các kim loại kiềm, như NaCl.
3. Liên kết kim loại
Thường gặp trong các mạng tinh thể kim loại (chất rắn), sự liên kết này là do lực hút giữa
các ion dương của mạng tinh thể với các điện tử tự do của kim loại. Lực hút này tạo nên tính
nguyên khối của kim loại, do vậy liên kết kim loại khá bền vững. Kim loại có đọ bền cơ học và
nhiệt độ nóng chảy cao. Do sự tồn tại của các điện tử tự do làm cho kim loại có tính ánh kim, tính
dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
4. Liên kết Vandec-Vanx
Đay là dạng liên kết yếu, cấu trúc mạng tinh thể không vững chắc nên chúng có độ nóng
chảy và độ bền cơ thấp, ví dụ như sáp(parafin)...
1.2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU
1.2.1. Lý thuyết phân vùng năng lượng trong chất rắn
Có thể sử dụng lý thuyết phân vùng năng lượng để giải thích, phân loại vật liệu thành các
nhóm vật liệu dẫn điện, bán dẫnvà cách điện(điện môi).

Trong đó:
1: - Vùng đầy điện tử
2: - Vùng cấm
3: - Vùng các mức năng
lượng tự do

Vật dẫn Bán dẫn Điện môi


Hình 1 - : Sơ đồ phân bố vùng năng lượng của chất rắn ở 0oK
Khi nguyên tử ở trạng thái bình thường không bị kích thích, một số trong các mức năng
lượng được các điện tử lấp đầy, còn các mức năng lượng khác điện tử chỉ có thể có mặt khi
nguyên tử nhận được năng lượng từ bên ngoài tác động (trạng thái kích thích). Vùng năng lượng
bình thường của nguyên tử ở vị trí thấp nhất được gọi là vùng hoá trị (vùng đầy). Những điện tử
tự do có mức năng lượng hoạt tính cao hơn tập hợp thành vùng tự do (vùng điện dẫn) ở phần trên
cùng của sơ đồ phân bố vùng năng lượng. Giữa vùng tự do và vùng đầy tồn tại vùng năng lượng
được gọi là vùng cấm hay vùng trống. Tùy theo chiều rộng của vùng cấm (ΔW) mà vật liệu phân
thành vật liệu dẫn điện, vật liệu bán dẫn và vật liệu cách điện (điện môi).
1.2.2. Phân loại theo khả năng dẫn điện
1. Cách điện (điện môi)

vii
Điện môi là chất có vùng cấm lớn đến mức ở điều kiện bình thường sự dẫn điện bằng điện
tử không xảy ra. Các điện tử hoá trị tuy được cung cấp thêm năng lượng của chuyển động nhiệt
vẫn không thể di chuyển tới vùng tự do để tham gia vào dòng điện dẫn. Chiều rộng vùng cấm của
điện môi ∆W nằm trong khoảng 1,5 đến vài điện tử vôn (eV).
2. Bán dẫn
Bán dẫn là chất có vùng cấm hẹp hơn so với điện môi, vùng này có thể thay đổi nhờ tác
dộng từ năng lượng bên ngoài. Chiều rộng vùng cấm chất bán dẫn bé (∆W=0,2÷1,5eV), do đó ở
nhiệt độ bình thường một số điện tử hoá trị ở trong vùng đầy được tiếp sức của chuyển động nhiệt
có thể di chuyển tới vùng tự do để tham gia vào dòng điện dẫn.
3. Vật dẫn
Vật dẫn là chất có vùng tự do nằm sát với vùng đầy thậm chí có thể chồng lên vùng đầy
(∆W≤0,2eV). Vật dẫn điện có số lượng điện tử tự do rất lớn, ở nhiệt độ bình thường các điện tử
hoá trị trong vùng đầy có thể chuyển sang vùng tự do rất dễ dàng, dưới tác dụng của lực điện
trường các điện tử này tham gia vào dòng điện dẫn. Chính vì vậy vật dẫn có tính dẫn điện tốt.
1.2.3. Phân loại vật liệu theo từ tính
Theo từ tính, người ta phân vật liệu thành nghịch từ, thuận từ và dẫn từ.
1. Nghịch từ
Nghịch từ là những chất có độ từ thẩm µ < 0 và không phụ thuộc vào cường độ từ trường
bên ngoài. Loại này gồm có Hydro, các khí hiếm, đa số các hợp chất hữu cơ, một số các kim loại
như đồng, kẽm, bạc, vàng, thủy ngân,…
2. Thuận từ
Thuận từ là những chất có độ từ thẩm µ > 1 và cũng không phụ thuộc vào cường độ từ
trường bên ngoài. Loại này gồm có Oxy, ni tơ oxit, muối đất hiếm, muối sắt, các muối Coban và
Niken, kim loại kiềm, nhôm, bạch kim…
Chất nghịch từ và thuận từ thường có độ từ thẩm xấp xỉ bằng 1
3. Chất dẫn từ
Chất dẫn từ là các chất có độ từ thẩm µ >> 1 và phụ thuộc vào cường độ từ trường bên
ngoài. Loại này gồm có sắt, Niken và Coban và các hợp kim của chúng, hợp kim Crom và
Mangan, Gadoloit, Pherit…

viii
CHƯƠNG 2: TÍNH DẪN ĐIỆN VÀ SỰ PHÂN CỰC CỦA ĐIỆN
MÔI

2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐIỆN MÔI KHI ĐẶT VÀO ĐIỆN TRƯỜNG

Khi đặt điện môi vào trong điện trường E, điện môi sẽ chịu lực tác dụng của cường độ điện
trường. Tuỳ theo dạng của cường độ điện trường và thời gian tác dụng mà trong điện môi xảy ra
những hiện tượng với các đặc điểm khác nhau. Dưới tác dụng của điện trường, trong điện môi có
thể xảy ra hai hiện tượng cơ bản đó là hiện tượng dẫn điện và phân cực điện môi.
Hiện tượng dẫn điện: Dưới tác dụng của lực điện trường, các điện tích dương chuyển
động theo chiều của điện trường, các điện tích âm (bao gồm cả điện tử tự do) chuyển động theo
chiều ngược lại, chúng tạo nên một dòng điện đi trong điện môi. Như vậy điện dẫn của điện môi
được xác định bởi sự chuyển động có hướng của các điện tích dưới tác dụng của điện trường bên
ngoài. Số lượng điện tích tự do của các điện môi không nhiều, do đó dòng điện này có trị số nhỏ.
Hiện tượng phân cực: Phân cực là sự chuyển dịch có giới hạn của các điện tích liên kết
hay sự định hướng của các phần tử lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường. Trong quá trình
phân cực cũng tạo nên dòng điện phân cực.
Do có dòng điện dẫn và sự phân cực mà một phần năng lượng điện bị tiêu hao và tỏa ra
dưới dạng nhiệt năng làm cho điện môi nóng lên. Phần năng lượng tiêu hao đó gọi là tổn hao điện
môi. Dựa vào trị số tổn hao điện môi mà người ta đánh giá chất lượng vật liệu cách điện.
Mỗi loại điện môi với chiều dày nhất định chỉ chịu được điện áp giới hạn nhất định. Khi
điện áp cao hơn trị số giới hạn sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện làm hỏng điện môi. Độ bền của
vật liệu là khả năng vật liệu chịu điện áp mà không bị phá huỷ. Độ bền điện được đặc trưng bởi trị
U dt
số cường độ điện trường đánh thủng E dt = [ kV / mm] .
h
Trong quá trình vận hành, điện môi phải chịu tác động của môi trường và điện trường. Sau
một thời gian tính chất cơ học, lý, hoá, điện....của điện môi sẽ bị thay đổi khác với tính chất ban
đầu, khi đó điện môi bị lão hoá dần dần mất dần tính chất cách điện.
Các chương dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu từng hiện tượng xảy ra trong điện môi.

ix
2.2. TÍNH DẪN ĐIỆN, ĐIỆN DẪN CỦA ĐIỆN MÔI
2.2.1. Khái niệm chung về tính dẫn điện của điện môi
Điện môi là một loại vật liệu được dùng để chế tạo cách điện nhưng thực tế không là một
vật liệu cách điện hoàn toàn vì trong điện môi cũng có một số tuy không nhiều, các điện tích tự do
và các tạp chất (không đồng nhất). Do vậy sẽ có dưới tác dụng của lực điện trường vẫn có dòng
điện đi qua. Tuỳ theo nguyên nhân sinh ra dòng điện mà người ta phân ra dòng điện chạy trong
điện môi ra như sau :
- Dòng điện chuyển dịch : Do tác dụng của cường độ điện trường E làm cho điện tích
trong điện môi chuyển dịch có hướng. Các điện tích đó sẽ chuyển dịch từ trạng thái cân bằng này
sang trạng thái cân bằng khác, nói cách khác đó là sự chuyển dịch năng lượng và nó biến thiên
trong khoảng thời gian rất ngắn.
- Dòng điện hấp thụ : Là thành phần do phân cực chậm gây lên, dưới tác dụng của một
điện áp đặt vào điện môi thì các phân tử lưỡng cực sẽ xoay hướng và tạo nên dòng điện hấp thụ.
Sự phân cực này phụ thuộc vào loại điện áp tác dụng. Nếu là điện áp một chiều thì dòng điện chỉ
xuất hiện khi đóng cắt mạch, còn nếu là điện áp xoay chiều thì dòng điện này tồn tại trong suốt
thời gian đóng mạch
- Dòng điện rò : Nguyên nhân sinh ra là do các điện tích tự do như bụi bẩn bám trên bề
mặt của điện môi hoặc là có ở bên trong chất điện môi. Dưới tác dụng của điện trường các điện
tích tự do có thể dịch chuyển theo hướng của điện trường, trị số dòng điện rò này rất nhỏ.

Hình 2 - : Quan hệ giữa dòng điện với điện áp và thời gian


Khi đặt điện môi trong điện trường E, điện áp U và đo trị số dòng điện đi qua điện môi
ta thấy dòng điện biến thiên theo thời gian và được biểu điễn như Hình 2 - . Dòng điện đi trong
điện môi gồm hai thành phần là dòng điện rò (Irò) và dòng điện phân cực (Iph.c)
Ở điện áp một chiều, dòng điện phân cực chỉ tồn tại trong một thời gian quá trình quá độ
khi đóng hay cắt mạch điện.Đối với điện áp xoay chiều, dòng điện phân cực tồn tại trong suốt thời
gian đặt điện áp.

x
I = Ipc +Irò
Ipc= Icd +Iht
I = Irò +Icd +Iht
Vậy bất kỳ một chất điện môi nào khi có tác dụng của một điện trường thì nó cũng gồm hai
thành phần I= Ipc +Irò. Dưới tác dụng của điện áp một chiều thì sau khi sự phân cực hoàn thành thì
trong chất điện môi chỉ còn thành phần dòng điện Irò.
2.2.2. Điện dẫn của điện môi
Trong vật liệu KTĐ có nhiều loại điện tích tự do khác nhau tham gia vào quá trình dẫn
điện. Dựa vào thành phần của dòng điện dẫn người ta chia điện dẫn thành ba loại sau đây:
- Điện dẫn điện tử: thành phần của loại điện dẫn này chỉ là các điện tử tự do chứa trong
điện môi.
- Điện dẫn ion: thành phần của loại điện dẫn này là các ion dương và âm.Các ion sẽ
chuyển động đến điện cực khi có điện trường tác động, tại điện cực các ion sẽ trung hoà về điện
và tích luỹ dần trên bề mặt điện cực giống như quá trình điện phân.Vì vậy, nó còn được gọi là
điện dẫn điện phân.
- Điện dẫn điện di (môliôn):bao gồm các nhóm phân tử hay tạp chất được tích điện tồn tại
trong điện môi, chúng được tạo nên bởi ma sát trong quá trình chuyển động nhiệt.
2.2.3. Điện trở của điện môi
Điện trở của điện môi được xác định bằng định luật Ohm. Nếu là điện áp một chiều thì
dòng điện trong điện môi chủ yếu là dòng điện rò Irò. Khi đó:
U
I= ;[ Ω] (2 - )
I rò
Nếu điện áp đặt vào là xoay chiều thì điện trở điện môi R đm còn phụ thuộc vào dòng điện
chuyển dịch Icd và dòng điện hấp thụ Iht :
U
I= ; [ Ω] (2 - )
I rò + I cd + I ht
2.2.4. Điện trở suất khối và điện trở suất mặt
1. Điệntrở suất khối ρV
Điện trở suất khối ρV có trị số bằng điện trở của khối lập phương chiều dài mỗi cạch 1cm,
được tưởng tượng cắt ra từ vật liệu nghiên cứu, khi dòng điện chạy qua vuông góc hai mặt đối
diện của khối đó.
Với mẫu vật liệu phẳng và điện trường đồng nhất, điện trở suất khối được tính theo công
thức:

xi
S
ρV = R V ; [ Ω.cm ] (2 - )
h
Trong đó :
RV : Điện trở khối của mẫu(Ω)
S: Điện tích của điện cực(cm2)
h: chiều dài của khối mẫu(cm)
2. Điện trở suất mặt
Điện trở suất mặt có trị số bằng điện trở của một hình vuông(kích thước bất kỳ) được tách
ra một cách tưởng tượng trên bề mặt của vật dẫn khi dòng điện chạy qua vuông góc hai cạnh đối
diện của hình vuông đó.
d
ρS = R S ; [ Ω] (2 - )
L
Trong đó :
RS : Điện trở mặt của mẫu(Ω)
d: Chiều rộng của hai điện cực song song (cm)
L: khoảng cách giữa hai điện cực(cm)
2.2.5. Điện dẫn suất khối γV và điện dẫn suất mặt γS
Điện dẫn suất khối γV và điện dẫn suất mặt γS của mẫu vật liệu bằng nghịch đảo của điện
trở suất khối và điện trở suất mặt của mẫu vật liệu đó.
1
γV = ;[1/ Ω.cm] (2 - )
ρV
1
γS = ;[1 / Ω] (2 - )
ρS
Điện dẫn toàn phần tương ứng với điện trở cách điện R cđ của điệm môi rắn bằng tổng các
điện dẫn khối và mặt. Điện trở cách điện của khối điện môi Rcđ
U
R cd =
I rò

Trong đó U là điện áp một chiều [V]


2.3. ĐIỆN DẪN CỦA ĐIỆN MÔI KHÍ, LỎNG VÀ RẮN
2.3.1. Điện dẫn của điện môi khí
Trong điện môi khí luôn xảy ra quá trình ion hoá tự nhiên, khi điều kiện môi trường
không thay đổi trong các chất khí bao giờ cũng tồn tại một số lượng điện tích tự do nhất định.
Dưới tác dụng của điện trường bé, các điện tích được sinh ra bởi quá trình ion hoá tự nhiên sẽ

xii
chuyển động và tạo nên dòng điện dẫn trong điện môi khí. Dòng điện dẫn này được gọi là “điện
dẫn không tự duy trì”.
Khi cường độ điện trường đặt lên điện môi khí đủ lớn, những điện tích có trong điện môi sẽ
nhận được năng lượng và tăng tốc độ chuyển động, khi va chạm với các phân tử trung hòa sẽ gây
lên ion hóa (ion hóa do va chạm). Số lượng điện tích được tạo nên bởi quá trình ion hóa do va
chạm sẽ tăng theo hàm số mũ làm cho dòng điện dẫn tăng. Điện dẫn của chất khí trong trường
hợp này được gọi là điện dẫn tự duy trì.

Hình 2 - : Quan hệ giữa dòng điện và điện áp đối với chất khí
Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp của chất khí hay còn gọi là đặc tính Vôn-Ampe(V-
A) được thể hiện trên Hình 2 - . Có thể thấy đặc tính chia thành 3 vùng riêng biệt.
Vùng I: Đoạn đầu của đường cong, điện áp tăng từ 0 cho đến U A tương ứng với miền của
định luật Ohm, trong chất khí có thể xem số lượng ion dương và âm(n 0) không đổi. Khi điện áp
đặt lên hai điện cực tăng, thì cường độ điện trường E sẽ tăng lên. Lực điện trường tác dụng lên các
điện tích tăng(F=q.E)do đó tốc độ chuyển động của các điện tích sẽ tăng, mật độ dòng điện tăng
và dòng điện sẽ tăng tuyến tính với điện áp tuân theo định luật Ohm.
Vùng II: Ứng với khu vực điện trường cong dòng điện bão hòa. Khi điện áp tăng cao,
cường độ trường đủ lớn, tốc độ chuyển động của các điện tích lớn các ion chưa kịp tái hợp đã bị
kéo đến các điện cực. Điều đó có nghĩa là: có bao nhiêu điện tích sinh ra thì có bấy nhiêu điện tích
đi về các điện cực trung hoà. Nhưng số lượng điện tích sinh ra bởi ion hoá tự nhiên không đổi
cho nên dòng điện đạt tới trị số bão hoà, mặc dù điện áp vẫn tăng lên nhưng không làm cho dòng
điện tăng-ứng với phần gần nằm ngang của đồ thị.
Đối với không khí ở điều kiện bình thường với khoảng cách giữa các điện cực là 10mm và
cường độ trường khoảng 0,0006V/mm thì dòng điện đạt trị số bão hoà với mật độ dòng điện
khoảng 10-21A/mm2.Vì vậy có thể xem không khí là điện môi tốt khi chưa kề đến các điều kiện
đưa đến ion hoá va chạm.
xiii
Vùng III: ứng với khu vực có cường độ trường mạnh. Ở khu vực này dòng điện bắt đầu
tăng nhanh không tuân theo định luật Ohm. Điều này được hiểu trên cơ sở hiện tượng ion hoá va
chạm khi cường độ điện trường đặt lên điện môi có trị số lớn. Khi mật độ điện tích lớn sẽ gây nên
phóng điện tạo thành dòng điện tử(Plasma) nối liền giữa hai điện cực, chất khí trở thành vật dẫn
điện, dòng điện tăng theo hàm số mũ. Song theo định luật bảo toàn năng lượng và do công suất
nguồn hạn chế, để duy trì dòng điện phóng điện, điện áp sẽ không tăng mà giảm tới điện áp tự duy
trì(UTDT).
2.3.2. Điện dẫn của điện môi lỏng
Trong điện môi lỏng tồn tại hai loại điện dẫn đó là điện dẫn ion và điện dẫn điện di.
1. Điện dẫn ion của điện môi lỏng
Trong điện môi lỏng các điện tích tự do xuất hiện không chỉ do ion hoá tự nhiên mà còn do
quá trình phân ly các phân tử của chính bản thân chất lỏng và tạp chất.
Trên Hình 2 - là quan hệ giữa U và I. Đường cong a là đặc tính Von-Ampe của điện môi
lỏng có chứa tạp chất.Trên đồ thị này không thấy phần dòng điện bão hoà, dòng điện tăng tuyến
tính với điện áp đến giá trị U th (điện áp tới hạn) sau đó xuất hiện quá trình ion hoá va chạm, điện
tích tăng lên theo hàm số mũ, dòng điện cũng tăng nhanh và dẫn tới phóng điện trong điện môi
lỏng. Đối với các điện môi lỏng tinh khiết đường đặc tính Von-Ampe có xuất hiện một đoạn nhỏ
giống như đoạn bão hoà của điện môi khí (đường cong b). Điện dẫn ion của điện môi lỏng phụ
thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng trong điện môi lỏng có sự dãn nở nhiệt, lực liên kết
giữa các phân tử giảm đi, độ nhớt giảm làm tăng điện dẫn điện môi lỏng,ví dụ: dầu máy biến áp,
độ dẫn điện được xác định bởi chuyển động của các ion tạp chất, mức độ phân ly các ion này tăng
theo nhiệt độ vì thể tích của dầu cũng tăng theo nhiệt độ.

xiv
Hình 2 - : Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong điện môi lỏng
2. Điện dẫn điện di của điện môi lỏng
Điện dẫn điện di còn được gọi là điện dẫn môliôn được tạo ra bởi sự chuyển động có
hướng của các phân tử mang điện tích dưới tác dụng của điện trường bên ngoài. Điện môi lỏng
thường chứa các tạp chất: bọt khí, bụi bẩn...dưới tác dụng của điện trường các khối điện tích
dương và âm của tạp chất sẽ chuyển động: khối điện tích dương đi về cực âm, khối điện tích
dương đi về cực âm, khối điện tích âm đi về cực dương chúng tạo nên dòng điện dẫn điện di.
2.3.3. Điện dẫn của điện môi rắn
Điện môi rắn có nhiều loại, chúng đa dạng về cấu trúc, thành phần hoá học, nguồn gốc và
mức độ lẫn các tạp chất bụi bẩn...do vậy điện dẫn của điện môi rắn rất phức tạp. Điện dẫn của nó
được tạo nên là do sự chuyển dịch các ion của bản thân điện môi rắn cũng như của các loại tạp
chất dưới tác dụng của điện trường. Để đánh giá chất lượng của điện môi rắn người ta thường
đánh giá thông qua điện dẫn suất khối (γ V) hay điện trở suất khối (ρ V).
Khi bề mặt điện môi bị ẩm thì điện dẫn mặt (γ S) thay đổi, sự hấp thụ hơi ẩm trên bề mặt
điện môi có quan hệ chặt chẽ với độ ẩm tương đối của môi trường xung quanh, nó sẽ giảm rõ rệt
khi độ ẩm tương đối cao hơn (60-80)% đặc biệt khi bề mặt điện môi càng sạch và nhẵn.
2.4. SỰ PHÂN CỰC TRONG ĐIỆN MÔI VÀ HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI
2.4.1. Khái niệm về sự phân cực

Hình 2 - : Sự phân bố điện tích trong chất điện môi phân cực
Một hiện tượng phát sinh trong môi chất khi đặt nó trong điện trường gọi là hiện tượng
phân cực. Dưới tác dụng của điện trường E, các điện tích liên kết của điện môi xoay theo hướng
của lực tác dụng vào nó. Nếu cường độ điện trường càng mạnh, điện tích chuyển hướng càng
mạnh, các điện tích dương chuyển dịch theo hướng của điện trường tác dụng còn điện tích âm thì
dịch chuyển theo chiều ngược lại, còn khi không còn điện trường tác dụng nữa thì các điện tích lại
quay trở về trạng thái ban đầu. Chính vì vậy chúng ta định nghĩa về sự phân cực như sau:
Phân cực được xác định bởi sự chuyển dịch có giới hạn của các điện tích ràng buộc hoặc
sự định hướng của các phân tử lưỡng cực dưới tác dụng của điện trường. Như vậy điện môi sẽ
xv
tạo thành một tụ điện với điện dung là C, điện tích của tụ điện có trị số tỷ lệ với điện áp đặt lên tụ
điện và được tính bởi công thức sau:
Q = CU (2 - )
Trong đó:
C; U- điện dung, điện áp của tụ điện.
Điện tích Q bao gồm hai thành phần:
Q0-là điện tích có ở điện cực nếu như giữa các điện cực là chân không và Q’-điện tích tạo
nên bởi sự phân cực của điện môi
Q = Qo + Q ' (2 - )
2.4.2. Hằng số điện môi (ε)
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của điện môi và có ý nghĩa đặc biệt đối với kỹ
thuật điện là hằng số điện môi tương đối ε( hằng số điện môi). Nó là một đại lượng đánh giá sự
phân cực mạnh hay yếu của chất điện môi. Đại lượng này là tỷ số giữa điện tích Q của tụ điện chế
tạo từ loại điện môi khi điện áp đặt vào có một giá trị nào đó với Q 0-điện tích của tụ điện cùng
kích thước đặt dưới điện áp cùng trị số giữa các điện cực là chân không:
Q Q '+ Q0 Q '
ε= = = +1 (2 - )
Q0 Q0 Q0
Trong đó:
Q0- Điện tích có ở điện cực khi giữa các cực là chân không.
Q’-Điện tích tạo lên bởi sự phân cực điện môi giữa các điện cực.
Từ công thức trên ta thấy bất kỳ chất nào cũng có hằng số điện môi tương đối ε ≥ 1 và chỉ
bằng 1 khi điện môi là chân không. Hằng số điện môi của chân không - εo phụ thuộc vào hệ đơn
vị. Trong hệ CGSE nó bằng 1 còn trong hệ SI thì
1
εo = [ F / m]
36.π.109
2.5. CÁC DẠNG PHÂN CỰC XẢY RA TRONG ĐIỆN MÔI
Trong thực tế, tuỳ theo kết cấu của điện môi mà người ta chia sự phân cực điện môi thành
hai loại cơ bản sau :
2.5.1. Phân cực nhanh
Đặc điểm của phân cực nhanh là chỉ xảy ra trong một thời gian rát ngắn khi điện môi chịu
tác dụng của điện trường ngoài (t=10-12-10-15giây). Nó phụ thuộc vào điện áp, nhiệt độ t0 và áp suất
p. Loại phân cực này không sinh ra tổn hao điện môi. Sự phân cực tức thời điện tử xảy ra trong
tất cả các môi chất còn sự phân cực tức thời ion chỉ xảy ra trong các điện môi có kết cấu như
thạch anh, mica...Trong kỹ thuật điện, phân cực nhanh được biểu diễn bằng một tụ điện C.
xvi
2.5.2. Phân cực chậm
Dạng phân cực này xảy ra một cách chậm chạm vì quá trình xoay hướng phải thắng lực ma
sát, với thời gian lớn (t≥10-10giây thậm chí đến hàng giờ). Loại phân cực này chỉ xảy ra trong điện
môi có kết cấu lưỡng cực hay có cực tính, nó phụ thuộc vào t 0,p và điện áp, có phát sinh tổn hao
điện môi. Sơ đồ thay thế điện môi bằng một điện dung C mắc nối tiếp với một điện trở.Trong
phân cực chậm có 5 loại phân cực chính: phân cực lưỡng cực, phân cực điện tử chậm, phân cực
ion chậm, phân cực kết cấu và phân cực tự phát.
2.5.3. Phân loại điện môi theo các dạng phân cực
1. Nhóm một
Bao gồm các điện môi chủ yếu chỉ có loại phân cực điện tử nhanh. Trong nhóm này có các
chất trung tính ở trạng thái khí, lỏng và rắn, ngoài ra còn có một số chất cực tính yếu có cấu trúc
tinh thể, vô định hình như: farafin, polistirol, dầu máy biến áp, dầu tụ điện...
2. Nhóm hai
Bao gồm các điện môi có loại phân cực điện tử nhanh và phân cực lưỡng cực chậm. Loại
này gồm các chất hữu cơ cực tính ở trạng thái lỏng, nửa lỏng và rắn như các hydrocacbon bị clo
hoá, xenlulô...
3. Nhóm ba
Gồm các điện môi rắn vô cơ có phân cực điện tử và ion nhanh như thạch anh, mica, kim
cương...Phân cực điện tử và ion chậm như thuỷ tinh vô cơ, vật liệu sứ...
4. Nhóm bốn
Gồm các điện môi xécnhét đặc trưng bởi sự phân cực tự phát, điện tử, ion nhanh và phân
cực điện tử chậm như các chất có từ tính...
Bảng 2 - : Hằng số điện môi của một số môi chất
Chất điện môi Tên các chất ε(ở 200C,f=50Hz)
Hêli 1,00007
Hydro 1.00027
Chất khí
Oxy 1,00055
Nito 1,0006
Benzen 2,218
Tetraclorua cacbon 2,294
Chất lỏng
Dầu Xôvôn 5,0
Dầu Xốptôn 3,2
Chất rắn Parafin 1,9÷2,2
Polistirol 2,4÷2,6
Thạch anh nóng chảy 4,5

xvii
Nhựa PVC 4,5
Xenlulô 6,5
Nhựa epocxi 3÷4

Bảng 2 - : Hằng số điện môi biến đổi với nhiệt độ ở tần số 50Hz
Nhiệt độ 0C 20 100 200
Sứ 5,9 7,8 50
Xteatit 5,7 6,5 12
Thạch anh 3,25 3,25 3,3
Thuỷ tinh thạch anh 4,0 4,0 4,05
Giấy ép với nhựa tổng hợp 4,1 5,3 6,2
Giấy bìa 5,0 5,0 5,0
Ống giấy bằng bìa 4,3 4,3 4,32
Mica 3,3 3,7÷4,2 4,3÷4,9
Mica tổng hợp 4,2 12,0 3,4÷4,2

Bảng 2 - : Hằng số điện môi, hệ số tổn hao , góc tổn hao biến đổi với nhiệt độ ở tần số 50Hz của một số vật liệu
cách điện
Εδ tgδ ε.tgδ
Vật liệu 0 0 0 0 0
100 C 200 C 100 C 200 C 100 C 2000C
Sứ 8,0 50 0,29 2,9 2,32 145
Xteatit 6,5 12 0,08 1,4 0,52 17
Thạch anh 3,2 3,3 0,001 0,018 0,003 0,06

xviii
CHƯƠNG 3: TỔN HAO ĐIỆN MÔI VÀ QUÁ TRÌNH PHÓNG
ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI

3.1. KHÁI NIỆM VỀ TỔN HAO ĐIỆN MÔI


Khi điện môi đặt trong điện trường, trong điện môi xảy ra quá trình dịch chuyển các điện
tích tự do và điện tích ràng buộc. Như vậy trong điện môi tồn tại dòng điện dẫn và dòng điện phân
cực. Chúng tác động đến điện môi và làm cho điện môi nóng lên. Đã có sự biến đổi điện năng
thành nhiệt năng. Lượng điện năng tổn hao chuyển thành nhiệt năng làm nóng điện môi gọi là tổn
hao điện môi.
Tổn hao điện môi là phần năng lượng phát sinh ra trong điện môi, trong một đơn vị thời
gian làm cho điện môi nóng lên khi có điện trường ngoài tác động.
Để đánh giá tổn hao điện môi người ta dùng góc tổn hao δ nhưng thực tế hay dùng dạng
hàm tgδ. Góc δ là góc phụ của góc lệch pha φ giữa dòng điện và điện áp.
- Nếu là điện áp một chiều tác dụng thì tổn hao điện môi chủ yếu là do thành phần ròng
điện rò (Irò) gây ra. Công thức tính tổn hao điện môi
U2
P = RI 2 = (3- 0)
R
Trong đó: R - Điện trở, đo bằng ôm (Ω)
I – Dòng điện, đo bằng Ampe (A)
U – Điện áp, đo bằng Vôn (V)
- Nếu là điện áp xoay chiều tác dụng thì tổn hao điện môi ngoài thành phần I rò còn do thành
phần dòng điện phân cực chậm(Ipcc) gây ra.
Nếu tổn hao điện môi càng lớn thì nhiệt phát ra trong chất điện môi đó càng lớn, nếu vượt
quá giới hạn thì chất điện môi sẽ bị phân huỷ do nhiệt.

xix
Ta xét một tụ điện mà môi trường giữa hai
điện cực là cách điện, có hằng số điện môi. Ta đặt
điện áp xoay chiều vào tụ, dòng điện tích điện cho
tụ It có hai thành phần :
- Dòng điện IC sớm pha hơn 900 so với điện
áp, mang tính chất điện dung
I = CUω; [ A ] (3- 0)
Hình 3 - : Góc tổn hao điện môi

Trong đó : ω = 2πf với f - tần số dao động (1/s) của điện áp.
C- Điện dung của tụ (F)
U- Điện áp đặt vào tụ (V)
- Dòng điện IR gây tổn hao, làm nóng điện môi, đồng pha với điện áp U
- Dòng tích điện It là dòng tổng hợp của hai thành phần vuông góc với nhau :
It = I C2 + I R2 (3- 0)

Trong đó :
IC=It.cosδ: dòng điện điện dung (dòng phản kháng)
IR=It.cosδ: dòng điện gây tổn hao(dòng tác dụng)
Tỷ lệ của hai thành phần :
IR
tgδ = (3- 0)
IC
Như vậy tổn hao điện môi được tính như sau :
Pd = UIR = ωCU 2 tgδ (3- 0)

với I R = I C tgδ = ωCUtgδ


Mặt khác, C = ε.C0
Với C0 là điện dung của tụ điện với cách điện là không khí. Khi thay thế không khí bằng
điện môi có hằng số điện môi δ thì điện dung của tụ tăng lên δ’ lần. Từ đó tổn hao điện môi :
Pd = UIR = ωCo U 2 εtgδ; [ W ] (3- 0)
Hằng số điện môi ε sẽ dùng để so sánh những vật liệu điện môi về phương diện tác dụng
nâng cao trị số điện dung. Hệ số tổn hao tgδ chỉ có thể dùng so sánh những điện môi về phương
diện tổn hao trong trường hợp hằng số điện môi của chúng bằng nhau. Hệ số tổn hao điện môi

xx
(ε.tgδ) cho ta khái niệm chính xác hơn khả năng phát nhiệt của điện môi so với tgδ, vì nó cho biết
khả năng phân cực của điện mội (ε) và giá trị tổn hao điện môi(tgδ).
3.2. CÁC DẠNG TỔN HAO XẢY RA TRONG ĐIỆN MÔI
Theo đặc điểm và bản chất vật lý có thể chia tổn hao điện môi thành bốn dạng chính.
3.2.1. Tổn hao điện môi do dòng điện rò
Trong điện môi bao giò cũng chứa các điện tích và điện tử tự do. Dưới tác dụng của điện
trường E các điện tích kể trên sẽ tham gia vào dòng điện dẫn và dòng điện rò.Trong điện môi rắn
có dòng điện rò đi trên bề mặt và trong khối điện môi, còn điện môi khí và lỏng chỉ có dòng điện
khối. Nếu dòng rò lớn thì tổn hao điện môi lớn, trị số tgδ của góc tổn hao điện môi trong trường
hợp này có thể tính theo công thức sau:
1,8.1012
tgδ = (3- 0)
ε . f .ρ
Trong đó : f - tần số của điện trường đo bằng [Hz]
ρ - điện trở suất[Ω.cm]
Khi nhiệt độ tăng lên, điện dẫn của điện môi sẽ tăng theo quy luật hàm mũ nên tổn hao
cũng tăng theo quy luật này:
Pt = P0 e αt (3-4)
Trong đó:
Pt - tổn hao công suất ở nhiệt độ t0C
P0 - tổn thất ở nhiệt độ 200C
α - hằng số mũ của vật liệu
t - nhiệt độ,0C
3.2.2. Tổn hao điện môi do phân cực
Dạng này thường thấy rõ ở các chất có phân cực chậm, chất có cấu tạo lưỡng cực.
Tổn hao do phân cực chậm chúng gây ra bởi sự phá huỷ chuyển động nhiệt của các phân tử
dưới tác động của cường độ điện trường, sự phân huỷ này làm phát sinh năng lượng tiêu tán và
điện môi bị phát nóng. Tổn hao trong các điện môi cực tính phụ thuộc vào tần số của điện áp đặt
lên điện môi, biểu hiện rõ rệt nhất ở tần số vô tuyến và tần số siêu cao do đó tổn hao điện môi có
trị số lớn tới mức phá huỷ vật liệu.
Trong các loại điện môi có tổn hao do phân cực cần phải kể đến hiện tượng gọi là tổn hao
cộng hưởng biểu hiện ở tần số ánh sáng. Dạng tổn hao này thấy rõ trong một số chất khí khi ở một
tần số xác định có sự hấp thụ năng lượng điện trường.Tổn hao này cũng có thể xảy ra ở chất rắn

xxi
khi tần số dao động cưỡng bức do điện trường gây nên trùng với tần số dao động riêng của các hạt
chất rắn.
3.2.3. Tổn hao điện môi do ion hoá
Thường xảy ra đối với các điện môi khí, nó thường xuất hiện trong các điện trường không
đồng nhất khi cường độ điện trường cao hơn trị số bắt đầu ion hoá của loại khí đó.Ví dụ không
khí xung quanh dây dẫn của các đường dây tải điện trên không điện áp cao, đầu cực của các thiết
bị cao áp hay các bọt khí trong các điện môi rắn, lỏng khi chịu điện áp cao...Tổn hao ion hoá được
tính theo công thức sau:
Pi = Af (U − U o )3 (3- 0)
Trong đó:
A - hằng số
f - tần số của điện trường [Hz]
U - điện áp đặt lên điện môi [V]
U0 - Điện áp tương ứng với điểm bắt đầu ion hoá[V]
Quá trình ion hoá các phân tử khí sẽ tiếp nhận một năng lượng điện trường làm cho nhiệt
độ điện môi khí tăng lên và sinh ra tổn hao hoá. Lúc này trong chất khí có thêm nhiều điện tích và
điện tử tự do làm cho điện dẫn chất khí tăng lên, chúng góp phần tạo nên tổn hao điện môi lớn.
Đặc biệt trong không khí có chứa oxy (O2)khi bị ion hoá nó biến thành O3 (ozôn) kết hợp với
nước, khí nitơ thành axit nitơric (HNO3). Nếu quá trình ion hoá liên tục thì nồng độ axit sẽ tăng
lên có thể gây nên sự ăn mòn hoá học của vật liệu và làm cho tuổi thọ của vật liệu giảm đi.
3.2.4. Tổn hao điện môi do cấu tạo không đồng nhất
Loại tổn hao này có rất nhiều ý nghĩa trong thực tế, vì vật liệu cách điện của các thiết bị
điện thường có cấu trúc không đồng nhất.Do tính chất đa dạng về cấu trúc và thành phần của vật
liệu cách điện nên không thể có một công thức chung để tính toán tổn hao điện môi này.Trường
hợp đơn giản nhất có thể hình dung điện môi không đồng nhất dưới dạng hai lớp nối tiếp nhau.

Hình 3 - : Sơ đồ điện môi mắc nối tiếp và sơ đồ đẳng trị thay thế

xxii
Trị số điện dung tương đương C1và C2 phụ thuộc vào hằng số điện môi của các lớp này và
kích thước hình học của chúng. Điện trở R 1 và R2 được xác định bởi điện trở suất và kích thước
hình học điện môi các lớp. Trị số tgδ được xác định bởi công thức sau:
ω2 n + m
tgδ = f (ω) = (3- 0)
ω M + ω2 N
Trong đó :
m = R1+R2
n = C12R12R2+ C22R22R1
M= C1R12+ C2R22
N= C12R12R22C2+ C22R22R12C1

Trường hợp R1, R2, C1, C2 không phụ


thuộc vào tần số tổn hao do điện dẫn gây ra, ta
lấy đạo hàm theo tần số và cho nó bằng 0 để
giải. Từ đó thấy rõ ràng tgδ có cực tiểu và cực
đại trong quan hệ của tgδ vào ω
Mn − 3 Nm + ∆
Cực đại ở tần số ω 2 =
2 Nn

Mn − 3 Nm − ∆
Cực tiểu ở tần số ω1 =
2 Nn
Trong đó ∆ = (Mn - 3Nm)2-4MNmn
Hình 3 - : Quan hệ tgδ=f(ω)

Khi điện môi nhiều lớp mắc nối tiếp có thể tính sơ đồ bằng công thức sau:
N

∑ C tgδ i i
tgδ = i =2
N
(3- 0)
∑Ci =1
i

Trong đó: tgδi - tang góc tổn hao điện môi các lớp tương ứng với tần số đã cho.
3.3. TÍNH TOÁN TỔN HAO ĐIỆN MÔI
Khi đặt điện áp lên điện môi, trong nó xuất hiện ba thành phần dòng điện: dòng chuyển
dịch do phân cực nhanh(Icd);dòng hấp thụ do phân cực chậm(Iht) và dòng điện rò(Irò), Như vậy:
I = Icd + I pc + I rò

xxiii
Khi điện áp đặt một chiều thì dòng điện phân cực chỉ xảy ra khi đóng, cắt nguồn điện do đó
tổn hao chủ yếu do dòng rò (Irò) gây ra. Nếu điện áp đặt xoay chiều, dòng phân cực và dòng rò có
suốt trong thời gian đặt điện áp, tổn hao lúc này do cả dòng rò và dòng phân cực gây ra.

Hình 3 - : Sơ đồ thay thế điện môi và biểu đồ vector giữa điện áp và dòng điện
Dựa vào tính chất trên trong tính toán tổn hao điện môi ta có thể thay thế bằng các sơ đồ
đẳng trị mắc điện trở và điện dung nối tiếp hoặc song song.
Trong sơ đồ thay thế (Hình 3 - ) ta thấy:
- Nhánh có điện dung C cd đặc trưng cho sự phân cực tức thời và dòng điện này không tiêu
hao năng lượng nên không có thành phần Rcd.
- Nhánh có điện dung Cht và Rht đặc trưng cho dòng điện phân cực chậm và tổn hao năng
lượng do dòng này gây lên.
- Nhánh có điện trở cách điện(R cđ) đặc trưng cho dòng điện rò I rò, dòng này không do sự
phân cực trong điện môi nên không có điện dung.
3.3.1. Tính toán công suất tổn hao lớn (sơ đồ song song)
Trong thực tế khi có điện áp cần phải tính dòng điện I R và IC ta dùng sơ đồ song song. Các
sơ đồ thay thế phải thoả mãn điều kiện sau:
- Công suất tổn hao trong sơ đồ phải bằng công suất tiêu hao trong điện môi.
- Góc lệch pha giữa dòng và áp của sơ đồ phải bằng góc lệch pha trong thực tế khi có cùng
điện áp và tần số đặt: tgδsơđồ= tgδthựctế

xxiv
Hình 3 - : Sơ đồ mắc song song R// và C//
Ta có công suất tổn hao trong điện môi là:
P/ / = UIcosϕ = UI R = UIC tgδ (3- 0)
U
P// = U tgδ = U 2 .ω.C // .tgδ
X C // (3- 0)
1
Với X C // =
ω.C //

Trong đó:
U - Trị số điện áp tác dụng xoay chiều[V]
ω=2πf - tần số góc của mạch
C// - điện dung đẳng trị song song đặc trưng cho sự phân cực điện môi [µF]
R// - điện trở đẳng trị song song đặc trưng cho tổn hao của điện môi [Ω]
3.3.2. Tính toán công suất tổn hao nhỏ(sơ đồ nối tiếp)
Khi có dòng điện cần phải tính điện áp URvà UC ta dùng sơ đồ nối tiếp

Hình 3 - : Sơ đồ mắc nối tiếp Rnt và Cnt


Khi đó
UR R
tgδ = = ωC nt R nt = nt (3- 0)
UC X nt

xxv
1
Với X nt =
ωC nt

Công suất tổn hao trơng sơ đồ này được tính:


Pnt = U 2 ωCnt tgδ = I2 R nt (3- 0)

Từ điều kiện tương đương của hai sơ đồ P//=Pnt=P và tgδsơđồ= tgδthựctế khi cần chuyển đổi sơ
đồ nối tiếp sang sơ đồ song song hay ngược lại thì các tham số điện dung và điện trở được tính
bằng công thức chuyển đổi sau:
C nt
C // =
1 + tg 2 δ
(3- 0)
 1 
R // = Rnt 1 + 2 
 tg δ 
Tóm lại dùng sơ đồ thay thế sẽ cho phép giải thích các quá trình xảy ra trong điện môi (tổn
hao, phân cực...), đồng thời còn mô hình hoá điện môi trên các sơ đồ điện. Việc chọn sơ đồ tính
toán phụ thuộc vào bài toán cụ thể cần giải quyết.
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔN HAO ĐIỆN MÔI
Trong thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổn hao điện môi, trong đó có 4 yếu tố quan
trọng nhất là:
- Tần số của điện trường ω=2πf
- Nhiệt độ làm việc của điện môi
- Độ ẩm của điện môi và môi trường
- Trị số điện áp hay cường độ trường tác dụng lên điên môi
3.4.1. Tổn hao điện môi của chất khí
Nguyên nhân gây nên tổn hao điện môi của các chất khí chủ yếu do dòng điện dẫn gây nên.
Điện dẫn của các chất khí có trị số bé, do đó tổn hao điện môi sẽ thấp không đáng kể, đặc biệt ở
tần số cao.Ví dụ điện dẫn của không khí vào khoảng 10 -18(Ωcm)-1; hằng số điện môi ε≈1 khi ở tần
số f=50Hz có tgδ≤4.10-8.
Khi ở điện áp cao và điện trường không đồng nhất khi cường độ điện trường vượt quá trị
số tới hạn, các phân tử khí sẽ bị ion hoá trong chất khí xuất hiện tổn hao do ion hoá. Năng lượng
tổn hao do ion hoá được tính bằng công thức sau:
Pi=A.f.(U-Ui)3
Trong đó : A-hằng số; f-tần số
Ui-điện áp bắt đầu gây ion hoá[V]
U-điện áp đặt lên điện môi[V]

xxvi
Quan hệ giữa tổn hao điện môi với điện áp được biểu diễn theo quan hệ tgδ=f(U) như sau:

Hình 3 - : Quan hệ tgδ=f(U)


Theo đó ta thấy tổn hao điện môi khi điện áp tăng, khi điện áp U>U B các phân tử chất khí
đã được ion hoá khi đó không cần tiêu tốn năng lượng cho quá trình ion hoá nữa nên tg δ có trị số
giảm.
Khi ở tần số cao hiện tượng ion hoá và tổn thất năng lượng trong chất khí tăng lên đáng kể
đến mức làm cho các vật liệu cách điện bị cháy và phá huỷ. Khi bị ion hoá ôxy của không khí
biến thành ôzôn(O3) chúng kết hợp với khí Nitơ(N 2) và tạo thành axit nitơric(HNO 3). Axit HNO3
sẽ gây nên sự phân huỷ hoá học các chất cách điện hữu cơ khi tiếp xúc với khí. Các đường dây tải
điện trên không điện áp cao gây nên phóng điện vầng quang(ion hoá)chất khí xung quanh dây dẫn
và tổn hao năng lượng làm giảm hiệu suất đường dây. Để giảm tổn hao vầng quang trong thực tế
cần phải thay đổi điện trường bằng cách tăng tiết diện dây dẫn hay phân dây thành các sợi nhỏ nối
với nhau tạo nên đường kính lớn (phân pha).
3.4.2. Tổn hao điện môi của chất lỏng
Trong chất lỏng trung tính, tổn hao điện môi chỉ dòng điện dẫn gây nên còn trong các điện
môi lỏng cực tính tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và tần số ngoài tổn hao do dòng điện dẫn còn có tổn
hao do phân cực lưỡng cực gây nên, nó phụ thuộc nhiều vào tần số và nhiệt độ.
Các điện môi lỏng dùng trong kỹ thuật điện thường là hỗn hợp các chất trung tính và cực
tính ví dụ như: dầu nhựa thông, dầu xôvôn, dầu máy biến áp...Tổn hao điện môi còn phụ thuộc
vào độ nhớt của chất điện môi đó, mặt khác độ nhớt và điện dẫn lại phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu
độ nhớt của chất lỏng đủ lớn để các phân tử không kịp xoay theo sự biến đổi của điện trường và
sự phân cực mất đi do đó tổn hao nhỏ, khi độ nhớt có trị số trung bình tổn hao có thể có trị số
đáng kể và đạt trị số cực đại ở một độ nhớt nào đó.
Độ nhớt (η) thường được xác định bằng phương pháp Engler, theo phương pháp này thì độ
nhớt của chất lỏng xác định bằng tỷ số giữa thời gian chảy của 200ml chất lỏng ở nhiệt độ

xxvii
500C(tA) qua một lỗ nhỏ có đường kính xác định với thời gian chảy của 200ml nước cất ở nhiệt độ
tA
200C(tB) cũng qua lỗ nhỏ ấy với thời gian ≈ (50÷52) sec,η =
tB
3.4.3. Tổn hao điện môi của chất rắn
Điện môi rắn có nhiều loại, đa dạng về cấu trúc và các thành phần do đó trong điện môi rắn
có tất cả các loại tổn hao điện môi.
Tổn hao điện môi trong các điện môi có cấu tạo phân tử phụ thuộc vào loại phân tử: các
phân tử trung tính không có tạp chất thì tổn hao chỉ do dòng điện rò gây nên ví dụ nhựa
PE,PVC,farafin.., các phân tử cực tính tổn hao phụ thuộc vào tần số và nhiệt độ ví dụ như: thuỷ
tinh hữu cơ, cao su, nhựa bakêlit...
Tổn hao điện môi của chất rẵn có cấu tạo ion liên quan tới các đặc điểm sắp xếp ion trong
mạng tinh thế bao gồm các chất như: gốm, sứ, thuỷ tinh.. dùng trong kỹ thuật điện. Chúng phụ
thuộc vào nhiệt độ và tần số.
Tổn hao điện môi của chất rắn có cấu tạo không đồng nhất :gồm các vật liệu mà trong
thành phần của nó chứa không ít hơn hai chất ví dụ như: chất dẻo, chất độn, các lớp cách điện
khác nhau trong cáp và thiết bị điện..do chúng thường chứa các bọt khí bên trong do vậy tổn hao
thường do các bọt khí này bị ion hoá dưới tác dụng của điện áp, điện trường tác dụng...
3.5. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI
Thực nghiệm cho ta thấy khi cường độ điện trường đặt lên điện môi vượt qua một giới hạn
nào đó sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện chọc thủng điện môi khi đó điện môi bị mất hoàn toàn
tính chất cách điện, phá huỷ độ bền điện của điện môi.
Trị số điện áp mà ở đó xảy ra đánh thủng điện môi, được gọi là điện áp đánh thủng (U đt),trị
số tương ứng của cường độ điện trường là cường độ đánh thủng hay cường độ điện trường cách
điện của điện môi(Eđt).
U dt
E dt = ; [ kV / mm ] (3- 0)
h
Trong đó: h - chiều dày của điện môi.[mm]
Cường độ trường cách điện của điện môi chính là điện áp đánh thủng điện môi trên một
milimét chiều dầy điện môi.Trong tính toán chiều dầy điện môi cách điện của thiết bị điện ta phải
nhân thêm hệ số làm việc an toàn K.
U dm
h=K ; [ mm ] (3- 0)
E dt
Trong thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cách điện của điện môi như:dạng
điện trường, điện áp, thời gian tác dụng điện áp, nhiệt độ, độ ẩm... Các chất khí,lỏng hay rắn có cơ

xxviii
cấu và diễn biến quá trình phóng điện khác nhau, do đó khi nghiên cứu sự phóng điện cần phải xét
riêng cho từng trường hợp cụ thể.
3.6. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI KHÍ
3.6.1. Các yêu cầu chung của chất khí dùng làm chất khí cách điện
Các chất khí, chủ yếu là không khí thường được dùng làm chất cách điện của các thiết bị
điện làm việc trong không khí và của đường dây tải điện trên không. Nó phối hợp với các điện
môi khác hoặc đơn độc làm nhiệm vụ cách điện giữa các pha hoặc giữa pha với vỏ máy. Do đó
tính chất cách điện của chất khí có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ thuật điện cao áp. Khi chúng
mất khả năng cách điện sẽ gây hiện tượng ngắn mạch và dẫn đến sự cố trong các thiết bị điện và
hệ thống điện.Trong điện môi rắn và lỏng thường tồn tại các bọt khí nên khi chúng bị hư hỏng
thường bắt nguồn từ các quá trình phóng điện của bọt khí.Vì vậy nghiên cứu quá trình phóng điện
trong điện môi khí với mục đích khắc phục và loại trừ sự cố trong thiết bị và hệ thống điện.
Các chất khí dùng làm cách điện phải đạt được các yêu cầu sau đây:
- Phải là loại khí trơ, nghĩa là không gây ra phản ứng hoá học với các chất cách điện khác
trong cùng kết cấu cách điện hoặc với các kim loại của thiết bị điện
- Có cường độ cách điện cao vì sử dụng các chất khí có cường độ cách điện cao sẽ giảm
được kích thước của kết cấu cách điện và của thiết bị
- Nhiệt độ hoá lỏng thấp để có thể sử dụng chúng ở trạng thái áp suất cao
- Tản nhiệt tốt, dẫn nhiệt tốt
- Dễ chế tạo, tìm kiếm và rẻ tiền
Ngoài nhiệm vụ cách điện, chất khí còn có nhiệm vụ làm mát (trong máy điện). Không khí
là chất dễ kiếm và rẻ tiền nhưng nó thường phát sinh các chất như ôzôn, ôxitnitơ.. kết hợp với
nước thành axit nitơric sẽ ăn mòn kim loại và các bộ phận cách điện khác,cường độ cách điện chỉ
bằng 1/10 so với dầu biến áp... Các hạn chế này làm cho kết cấu và thiết bị dùng không khí làm
cách điện trở nên kồng kềnh và phức tạp. Hiện nay người ta thường sử dụng các chất khí có
cường độ cách điện cao như SF6 (êlêgaz), frêôn…
Bảng 3 - : Đặc tính của một số chất khí cách điện
Tên chất khí Thành phần hoá học Cường độ cách điện tương đối Nhiệt độ hoá lỏng 0C
so với không khí
Không khí 1
Êlêgaz SF6 2,5 -62
Frêôn CCl2F2 2,5 -30
Têtracloruacacbon CCl4 6,3 +76

xxix
3.6.2. Các dạng ion hoá xảy ra trong chất khí
Trong chất khí bao giờ cũng chứa một số ion và điện tử tự do. Bình thường chúng luôn
trong trạng thái chuyển động nhiệt. Khi có điện trường bên ngoài tác dụng chúng sẽ chuyển động
theo phương của điện trường và tạo nên điện dẫn trong điện môi.
Quá trình ion hoá là quá trình biến đổi một phân tử trung hoà thành ion dương và điện tử tự
do, năng lượng cung cấp cho quá trình này được gọi là năng lượng ion hoá(W i). Ngược lại với quá
trình ion hoá là quá trình kết hợp giữa các ion dương với điện tử hay ion âm để trở thành phân tử
trung hoà. Năng lượng ion hoá phân tử của các chất khí khác nhau thì cũng khác nhau, nó phụ
thuộc vào năng lượng liên kết giữa hạt nhân và điện tử của phân tử các chất khí đó. Năng lượng
dùng để ion hoá sẽ được trả lại dưới dạng bức xạ với độ dài sóng xác định theo công thức sau :
hν = Wi + ∆W (3- 0)
Với h=6,5.10-27 là hằng số Plank
∆Wk - sự chênh lệch tổng năng lượng của phân tử trước và sau khi va chạm
Tuỳ thuộc vào dạng năng lượng cung cấp cho điện tử trong quá trình ion hoá, có thể có các
dạng sau đây:
1. Ion hoá va chạm
Khi các phân tử chuyển đang chuyển động va chạm nhau, động năng của chúng sẽ chuyển
cho nhau và do đó có thể xảy ra ion hoá nếu:
mv 2
W= ≥ Wi (3- 0)
2
Với m - khối lượng phân tử
v - tốc độ chuyển động của phân tử.
2. Ion hoá quang
Năng lượng cần thiết để ion hoá có thể lấy bức xạ của sóng ngắn với điều kiện
W = hν ≥ Wi (3- 0)
ch
hoặc λ≤ (3- 0)
Wi
 c
với λ - độ dài sóng của sóng ngắn  λ = ÷
 ν 
ν - tần số bức xạ của sóng ngắn
c - tốc độ ánh sáng(3.108m/s)
3. Ion hoá nhiệt
Khi ở nhiệt độ cao có thể phát sinh các quá trình sau:
xxx
- Ion hoá va chạm giữa các phân tử do các phân tử chuyển động nhiệt với tốc độ lớn
- Ion hoá do bức xạ nhiệt của khí bị nung nóng
- Ion hoá va chạm giữa những phân tử và điện tử hình thành do hai quá trình trên
Nhiệt độ càng cao thì khả năng ion hoá càng lớn, năng lượng nhiệt và nhiệt độ cần thiết để
xảy ra quá trình ion hoá được xác định theo công thức:
3
W= kT ≥ Wi (3- 0)
2
Với T - nhiệt độ tuyệt đối của chất khí
k = 1,37.10-16e/K - hằng số Bolzman.
4. Ion hoá bề mặt
Ba dạng ion hoá trên xảy ra trong chất khí còn dạng ion hoá bề mặt xảy ra ngay trên bề mặt
điện cực kim loại (cathod). Để giải thoát ra khỏi bề mặt điện cực cũng cần một năng lượng nhất
định, năng lượng này gọi là công thoát điện tử. Có thể dùng các biện pháp sau đây để tăng cường
ion hoá bề mặt:
- Nung nóng âm cực: do cực được nung nóng,điện tử sẽ chuyển động mạnh và có khả năng
thoát ra khỏi bề mặt điện cực
- Bắn phá bề mặt âm cực bằng các phân tử có động năng lớn(ion dương)
- Dùng sóng ngắn chiếu lên bề mặt điện cực(tia γ,α,β...)
- Tác dụng bằng điện trường cực mạnh hay còn gọi bức xạ nguội, thường xảy ra khi cường
độ điện trường khoảng 1000kV/cm
Bảng 3 - : Trị số công thoát của kim loại
Tên kim loại Công thoát (eV)
Nhôm(Al) 1,8
Đồng(Cu) 3,9
Sắt(Fe) 3,9
3.6.3. Quá trình hình thành thác điện tử và sự phóng điện trong điện môi khí
1. Quá trình hình thành thác điện tử :
Ta xét khe hở không khí giữa hai điện cực, giả thiết do một nguyên nhân nào đó (do các
nhân tố bên ngoài như: điện trường, nhiệt độ, điện áp, áp suất, tia bức xạ...) ở gần cực âm có một
điện tử tự do (e) xuất hiện. Nếu điện trường trong khe hở đủ lớn thì e sẽ nhận một năng lượng
We = Eqλ ≥ Wi thì nó di chuyển về phía cực dương và gây ra sự ion hoá chất khí.
- Lần va chạm thứ nhất với phân tử khí, điện tử tự do thứ nhất nói trên sẽ gây ion hoá
phân tử khí và tạo thêm một điện tử mới.
- Điện tử mới sinh ra đó cùng với điện tử thứ nhất tiếp tục chuyển động về phía điện
cực dương. Lần va chạm thứ hai, hai điện tử này sẽ gây ra sự ion hoá và tạo thêm 2 điện tử mới
nữa, tổng số điện tử tự do lúc này là 4. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy, lần va chạm thứ ba, số điện

xxxi
tử tự do tăng lên 8. Nghĩa là số điện tử tự do và ion dương lần lượt tăng thao cấp số nhân. Dòng
điện tử (dòng plasma) tăng theo cấp số nhân đó gọi là thác điện tử.

Hình 3 - : Quá trình hình thành thác điện tử trong điện môi khí
Do các điện tử nhẹ sẽ chuyển động nhanh về phía dương cực nên tập trung ở đầu thác còn
ở các ion dương nặng sẽ chuyển động chậm về phía âm cực nên tập trung ở cuối thác. Trong quá
trình chuyển động sẽ tiếp tục gây ra sự ion hoá, các ion dương sẽ phát ra một năng lượng phôtôn ở
xung quanh các điện tử khi đó những phôtôn này lại tiếp tục gây ra ion hoá và hình thành thác
điện tử mới.
Các điện tử thì tập trung ở đầu thác còn các ion dương tập trung ở cuối thác do đó hai khối
điện tích này sẽ gây ra một điện trường phụ làm biến dạng điện trường chính. Do ở đầu thác điện
trường phụ E’ do khối điện tử gây ra sẽ cùng chiều với điện trường chính làm cho điện trường
chính tăng, còn ở cuối thác điện trường phụ E’’ do khối ion dương gây ra sẽ cùng chiều với điện
trường chính sẽ làm cho điện trường chính tăng lên. Lúc này ở giữa cho danh giới giữa hai khối
điện tử và ion dương thì điện trường phụ E’’’ sẽ ngược chiều với điện trường chính do vậy sẽ làm
giảm điện trường chính. Như vậy thác điện tử đã làm cho điện trường chính ở đầu thác và cuối
thác tăng vọt lên còn ở giữa thác giảm đi, các điện tử càng chuyển động gần cực dương thì sự biến
dạng của điện trường càng mạnh và càng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phóng điện của chất
khí.
2. Quá trình phóng điện trong điện môi khí:
Khi nghiên cứu về sự dẫn điện của điện môi khí ta đã biết quan hệ giữa mật độ dòng điện
trong điện môi khí(j) với cường độ điện trường tác dụng (E).

xxxii
- Khi E< E2 thì dòng điện trong điện môi
khí không tự duy trì
- Khi E=E2 trong điện môi khí bắt đầu xảy
ra hiện tượng ion hoá do va chạm , dòng
điện trong chất khí tự duy trì, dòng điện
tăng rất nhanh. Do đó chất khí sẽ mất
dần tính chất cách điện(chất khí cách
điện bị chọc thủng).

Điện áp ứng với trường hợp này gọi là điện áp chọc thủng chất khí và cường độ điện
trường chọc thủng là :
U CT
E CT = ; [ kV / cm ] (3- 0)
d
Trong đó :
ECT – Cường độ điện trường chọc thủng(kV)
UCT - Điện áp chọc thủng chất khí(kV)
d - Bề dày điện môi chỗ chọc thủng(cm)
Khi chất khí bị chọc thủng thì nó trở thành chất dẫn điện, có số điện tử tự do và số ion lớn
gọi là Plasma (plasma có điện dẫn lớn). Như vậy,quá trình phóng điện trong chất khí là quá trình
hình thành dòng plasma trong toàn bộ hay một phần không gian giữa hai điện cực, sự phóng điện
đó phụ thuộc vào dạng của điện trường, áp suất, công suất nguồn, quá trình hình thành dòng
plasma có khác nhau và đưa đến các dạng phóng điện sau:
- Phóng điện toả sáng: là dạng phóng điện xảy ra trong khe hở không khí có áp suất thấp,
dòng plasma không có điện dẫn lớn. Phóng điện toả sáng thường chiếm toàn bộ không gian
giữa các điện cực và được ứng dụng làm đèn nêon, đèn quảng cáo, trang trí và ống phát
sáng...
- Phóng điện tia lửa: là dạng phóng điện xảy ra trong khe hở không khí có áp suất lớn,
plasma không chiếm hết toàn bộ không gian mà chỉ một tia dòng nhỏ nối giữa các điện
cực. Mật độ điện tích trong dòng plasma rất lớn nên có thể dẫn được dòng điện lớn nhưng
không quá lớn vì bị giới hạn bởi công suất nguồn ví dụ như phóng điện sét, phóng điện trên
đường dây tải điện...thực tế nó được ứng dụng làm thiết bị đốt lò gaz và dầu, hệ thống đánh
lửa buzi xe máy và ôtô, thử nghiệm cường độ trường cách điện của điện môi.
- Phóng điện hồ quang: Là giai đoạn tiếp theo của phóng điện tia lửa khi công suất của
nguồn lớn và thời gian tác dụng lâu dài. Dòng điện hồ quang lớn đốt nóng dòng plasma
làm cho điện dẫn của nó tăng thêm, dòng hồ quang càng tăng cho tới mức ổn định khi có
sự cân bằng giữa phát nóng và toả nhiệt của khe hồ quang. Dòng hồ quang có nhiệt độ cao
nên thực tế áp dụng làm điện cực hồ quang, hàn hồ quang....
xxxiii
- Phóng điện vầng quang: Là dạng phóng điện đặc biệt chỉ xảy ra trong điện trường không đồng
nhất và xuất hiện trong khu vực xung quanh các điện cực. Dạng phóng điện này là dạng phóng
điện không hoàn toàn vì dòng plasma không nối liền giữa hai điện cực do vậy nó không có dòng
điện lớn. Phóng điện vầng quang chưa làm mất hẳn tính chất cách điện của chất khí nhưng cũng
không nên để phát sinh vầng quang vì nó cũng gây nhiều tác hại đặc biệt là đối với các đường dây
truyền tải điện cao áp, nó gây nên tổn thất năng lượng trên đường dây. Do vậy để giảm phóng điện
kiểu này bằng cách tăng tiết diện dây dẫn, dùng dây dẫn có bề mặt nhẵn bóng, phân dây pha làm
các dây nhỏ nối liền với nhau để có đường kính lớn. Có thể nói phóng điện vầng quang chính là sự
ion hoá chất khí và quá trình kết hợp giữa các ion trái dấu để trở lại trạng thái bình thường cả hai
quá trình này đều trả lại năng lượng dưới dạng quang năng. Thực tế trong công nghiệp phóng điện
vầng quang được sử dụng để sơn tĩnh điện, lọc bụi tĩnh điện để bảo vệ môi trường...
Bảng 3 - : Tính chất hoá, lý của một số chất khí dùng trong kỹ thuật điện

Điện Tác
Trọng
áp dụng
lượng Điểm Năng Hoạt
Mật Tác Có thể ăn Tác dụng
phân sôi ở lượng đánh tính
Chất khí độ dụng bốc mòn ăn mòn đối
tử 3
1.at ion hoá thủng hoá
g/dm độc hại cháy đối với với chì
(g/phân (0C) (eV) (KV) học
đồng
tử) (1) và thép
Không 28,96 1,251 -194,5 - 32 + - - - -
khí
H2 2,02 0,0869 -253 15,43 19 + - + - -
N2 28,02 1,210 -195,8 14,48 33 - - - - -
O2 32,00 1,381 -183 12,50 29 + - - + +
CO2 44,01 1,912 -78,5 14,40 29 - - - - +
He 4,00 0,1727 -269 24,48 10 - - - - -
Ne 20,18 0,871 -216 21,47 2,9 - - - - -
H2O 18,02 0,779 +100 12,70 ≈30 - - - - -
SF6 146,10 6,390 -63,8 19,30 ≈80 x X - x X
CF4 88,01 3,812 -126 17,8 ≈40 x + - + X
CCI4 153,84 6,65 +76 23,4 220 x + - x -
(1): Đo trong trường đồng nhất, khoảng cách điện cực 1 cm
(+) : Có
(-): Không có
(x): Có, với các chất phát sinh do tác dụng phân huỷ của hồ quang

xxxiv
Hình 3 - : Độ bền cách điện và điện áp đánh thủng của không khí, trong hàm số của khoảng cách điện cực
Trên đồ thị trên chỉ sự biến thiên của độ bền cách điện (E) và điện áp đánh thủng(U đt) của
không khí với khoảng cách điện cực (Hình 3 - )

Hình 3 - : Độ bền cách điện của không khí trong điện của không khí trong điện trường hình trụ, trong hàm số của
bán kính trụ nhỏ
Trên Hình 3 - là đồ thị cho thấy quan hệ giữa độ bền cách điện với không khí đối với bán
kính của điện cực, theo biểu thức sau( Công thức Peeck):
E = 21 + 7 r; [ kV / cm ] (3- 0)

Trong đó thì r là bán kính của điện cực; [cm]


Điện áp đánh thủng xác định như sau: Trường hợp điện cực nhọn đối với điện cực mặt
phẳng là trường hợp phân bố rất không đồng nhất, điện áp đánh thủng tính theo biểu thức sau :
U= 3,5d +10 kV, đối với điện áp xoay chiều
U= 5d +40 kV, đối với điện áp xung 1/50

xxxv
Trong đó:
d - là khoảng cách các điện cực (cm) và các công thức trên chỉ ứng với d >10 cm.
Trong thực tế , có thể dùng quy tắc như sau: đối với điện áp xoay chiêù tần số 50Hz, cứ
1cm khoảng cách không khí có thể chịu được (3,2-3,5) kV. Khoảng cách điện cực d cần thiết để
khỏi bị đánh thủng là:
U(kV)
d≥ ; [ cm ] (3- 0)
3, 2

Hình 3 - : Điện áp đánh thủng của không khí trong mội trường đồng nhất theo hàm số của tích (pd)
3.6.4. Phóng điện trong trường đồng nhất và không đồng nhất
1. Phóng điện trong trường đồng nhất
a. Quá trình hình thành và đặc điểm
Điện trường đồng nhất (đều) trường hợp lý tưởng, trị số điện trường tại mọi điển bằng nhau
và bằng hằng số, ví dụ điện trường trong tụ điện phẳng... Nguyên nhân để hình thành sự phóng
điện trong điện trường đều khi phát sinh thác điện tử đầu tiên nối liền khe hở không khí giữa hai
điện cực sau đó lại xảy ra quá trình ion hoá tiếp và hình thành các thác điện tử và liên tục duy trì
dòng điện thì sẽ gây ra phóng điện.
Đặc điểm chính của quá trình phóng điện này là xảy ra trong thời gian ngắn(tức thời), trị số
điện áp phụ thuộc vào khoảng cách phóng điện, áp suất chất khí và nhiệt độ.
Quá trình phóng điện được bắt đầu từ phóng điện tia lửa, nếu công suất nguồn tăng thì nó
sẽ phát sinh thành phóng điện hồ quang.
b. Quá trình phóng điện trong trường đều
- Khi áp suất thấp

xxxvi
Mật độ khí loãng các phân tử khí xa nhau để sản sinh ra các điện tử tự do và hình thành
thác điện tử thì phải dựa vào ion hoá bề mặt, tức là các ion dương và phôtông bay đến bề mặt âm
cực dễ dàng không bị ngăn cản giải phóng các điện tử tự do. Do chúng có động năng tích lũy lớn
như vậy các điện tử giải thoát tiếp tục gây ion hoá hình thành các thác điện tử tiếp theo. Do đó ở
áp suất thấp điều kiện phóng điện tự duy trì là toàn bộ số ion dương khi đập vào âm cực phải giải
thoát ít nhất một điện tử tự do.
- Khi ở áp suất cao(từ áp suất khí quyển trở lên)
Nguồn sinh ra điện tử chủ yếu là do ion hoá quang, lúc này mật độ điện tử phân tử khí lớn
nên số điện tử và ion sinh ra làm biến dạng điện trường chính. Trong khe hở khí sẽ phát sinh ra
các tia sóng ngắn có năng lượng lớn gây ion hoá quang. Như vậy ở áp suất cao điều kiện phóng
điện tự duy trì là phải có sự phát triển mãnh liệt của các ion hoá quang khối khí tức là thác điện tử
phải có một lượng điện tích lớn để có thể làm biến dạng điện trường chính.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phóng điện
Nếu ở áp suất không đổi thì khoảng cách giữa các điện cực càng nhỏ thì E pđ lớn, khi d tăng
điện trường trở lên không đồng nhất sẽ khó xảy ra phóng điện hơn.
Nếu khoảng cách giữa các điện cực không đổi, áp suất càng lớn tức là mật độ chất khí tăng
thì điện áp phóng điện càng tăng ngược lại nếu giảm áp suất đến một giới hạn nào đó nhỏ hơn áp
suất khí quyển thì độ loãng phân tử khí cao thì điện áp phóng điện lại bắt đầu tăng. Do đó trong
thực tế để nâng cao điện áp phóng điện của chất khí trong trường đều người ta sẽ tăng áp suất
lên(nén khí) hoặc giảm áp suất đi rất nhỏ được ứng dụng trong các bộ tụ cao áp hoặc cáp cao áp
2. Phóng điện trong trường không đồng nhất
a. Quá trình hình thành và đặc điểm
- Điện trường không đều được tạo ra bởi các điện cực có cấu tạo như: hai mũi nhọn, mũi
nhọn với điện cực phẳng, giữa hai quả cầu có bán kính nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách
giữa chúng hoặc giữa hai dây dẫn có điện áp khác nhau.
- Đặc điểm chính của dạng phóng điện này là xảy ra trong khoảng thời gian ngắn, điện áp
đánh thủng phụ thuộc vào cực tính của điện cực. Quá trình phóng điện bắt đầu từ phóng
điện vầng quang đến phóng điện tia lửa được chia làm ba giai đoạn:
+ Hình thành thác điện tử đầu tiên
+ Phóng điện mở đường
+ Phóng điện chính
b. Quá trình phóng điện trong điện trường không đồng nhất
Trường hợp 1: Khi mũi nhọn dương cực bản âm
- Giai đoạn hình thành thác điện tử đầu tiên
Giả sử trước mũi nhọn có 1 số điện tử tự do dưới tác dụng của điện trường nó sẽ gây ion
hoá va chạm. Nếu cường độ điện trường lớn nó sẽ tạo ra thác điện tử đầu tiên.

xxxvii
- Giai đoạn phóng điện mở đường
Do có thác điện tử trước mũi nhọn hình thành khối ion âm và điện tử khi đến khối ion
dương nó sẽ tạo nên các điện trường phụ. Điện trường phụ E’ giữa khối ion âm với mũi nhọn
cùng chiều với điện trường chính làm cho điện trường chính tăng. Giữa khối ion âm và ion dương
sinh ra E” ngược chiều với điện trường chính làm cho điện trường chính giảm. Điện trường đầu
thác với cực bản E”’ cùng chiều với điện trường chính làm điện trường chính tăng làm phía cực
bản âm tiếp tục bị ion hoá thác điện tử mới được hình thành. Các điện tử mới đi vào vùng ion
dương tạo nên một vùng chứa đầy dòng điện tử(dòng plasma).
Đầu dòng plasma tồn tại một đám ion âm mới nó lại làm biến dạng điện trường chính...Quá
trình đó cứ tiếp diễn điện trường chính tăng dòng plasma kéo dài về điện cực âm.

(a) (b)
Hình 3 - : Quá trình phóng điện trong trường không đồng nhất
(a) - Khi mũi nhọn mang cực tính âm; (b) - Khi mũi nhọn mang cực tính dương
- Giai đoạn phóng điện chính
Nếu điện áp giữa các điện cực không đổi, điện trường ở đầu thác điện tử giảm tới mức
không tạo ra thác điện tử thì sự phóng điện sẽ dừng lại ở phóng điện vầng quang. Nếu điện áp tiếp
tục tăng điện tử mới phát triển mạnh về phía cực bản âm. Dòng plasma phát triển tương đương

xxxviii
với sự kéo dài mũi nhọn với tốc độ cao nối liền hai điện cực thì khe hở bị chọc thủng hoàn toàn,
giai đoạn này được gọi là giai đoạn phóng điện chính.
Khi mũi nhọn âm cực bản dương
- Giai đoạn hình thành thác điện tử đầu tiên
Giả sử trước mũi nhọn có một số điện tử di chuyển nhanh về phía cực bản còn các ion
dương trước mũi nhọn, dưới tác dụng của điện trường nó sẽ gây ion hoá va chạm tạo ra thác điện
tử đầu tiên
- Giai đoạn phóng điện mở đường
Sự tồn tại đám ion dương trước mũi nhọn làm cho E chính ở phía mũi nhọn tăng tạo điều
kiện ion hoá mãnh liệt. Thác điện tử mới xuất hiện khối ion dương với mũi nhọn tạo nên điện
trường phụ E’ cùng chiều với E chính làm tăng E chính. Giữa khối ion dương và khối ion âm sinh
ra E’’ ngược chiều E chính làm E chính giảm. Điện trường phía mũi nhọn tăng làm nhiều thác
điện tử phát triển về phía cực bản các điện tử đi vào vùng ion dương nên dòng plasma phân bố
rộng phát triển về phía cực bản tiếp tục tăng điện áp sự ion hoá tiếp tục xảy ra dòng plasma phát
triển về phía cực bản dương
- Giai đoạn phóng điện chính
Nếu tiếp tục tăng điện áp dòng plasma kéo về cực bản dương lúc đó sẽ có dòng phóng điện
ngược trở lại với tốc độ lớn nối liền giữa hai điện cực khe hở sẽ bị chọc thủng hoàn toàn
3. Nhận xét chung
Qua phân tích các giai đoạn phóng điện của chất khí trong điện trường không đồng nhất ta
thấy:
- Quá trình phóng điện bao giờ cũng bắt đầu từ mũi nhọn, giai đoạn này không phụ thuộc
vào cực tính. Sau khi hình thành thác điện tử thứ nhất trước mũi nhọn đều tồn tại một đám
ion dương.
- Quá trình phóng điện mở đường phụ thuộc rất nhiều vào cực tính. Nếu điện trường tạo bởi
mũi nhọn dương thì quá trình phóng điện xảy ra liên tục và dễ dàng, điện áp phóng điện
trong trường hợp này nhỏ. Nếu mũi nhọn âm thì quá trình phóng điện xảy ra gián đoạn và
khó khăn, điện áp phóng điện trong trường hợp này lớn hơn nhiều so với trường hợp mũi
nhọn dương.
- Quá trình phóng điện ngược không phụ thuộc vào cực tính nghĩa là sự ion hoá mãnh liệt
xảy ra ở phía cực bản để tạo ra một lớp plasma phát triển ngược trở lại phía mũi nhọn và
khi nó nối liền giữa hai điện cực thì khe hở bị chọc thủng hoàn toàn.
3.7. SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG ĐIỆN MÔI LỎNG VÀ RẮN
3.7.1. Sự phóng điện trong điện môi lỏng
Ở điều kiện bình thường điện môi lỏng có cường độ điện trường cách điện cao hơn nhiều
so với điện môi khí. Hiện tượng phóng điện trong điện môi lỏng phức tạp hơn nhiều so với điện
xxxix
môi khí ngay cả khi điện môi lỏng tinh khiết và sau mỗi lần phóng điện sẽ sinh ra các tạp chất là
muội khói do chất lỏng bị đốt cháy. Trong các chất lỏng thường chứa các tạp chất: nước, bọt khí,
bụi bẩn,xơ…lơ lửng ở bên trong. Sự tồn tại các tạp chất này làm cho hiện tượng phóng điện đánh
thủng điện môi lỏng phức tạp hơn nhiều gây khó khăn cho việc thành lập lý thuyết chính xác về
phóng điện trong điện môi lỏng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phóng điện, diễn biến quá
trình phóng điện..để giải thích cơ cấu của sự phóng điện chất lỏng, người ta đưa ra một số lý
thuyết cơ bản sau đây:
1. Lý thuyết về nhiệt
Lý thuyết này áp dụng đối với các điện môi lỏng kỹ thuật, trong nó thường chứa các tạp
chất như bọt khí, nước và tạp chất cơ học, các chất dẫn điện, bán dẫn...ở đây sự phóng điện không
phải là do ion hoá va chạm mà do sự phát nóng cục bộ và sự sôi cục bộ ở bên trong chất lỏng ở
những nơi có chứa nhiều tạp chất sẽ đến sự hình thành một cầu dẫn điện giữa hai cực. Theo lý
thuyết này khi điện áp tác dụng tăng lên thì lúc đầu sẽ có sự ion hoá trong các bọt khí, ở phần bọt
khí có nhiệt độ và độ dẫn điện tăng dưới tác dụng của điện trường nó sẽ bị kéo dài ra và gây nên
phóng điện giữa hai cực.
2. Lý thuyết ion hoá
Đối với các điện môi lỏng đã được lọc sạch các tạp chất người ta giải thích sự phóng điện
như sự ion hoá đối với chất khí. Song mật độ phân tử lớn hơn nhiều so với chất khí nên đoạn
đường chuyển động tự do của điện tử bé và năng lượng tích luỹ trên quãng đường này có trị số bé,
khó gây nên ion hoá lớn. Chính vì vậy mà chất lỏng có cường độ cách điện cao hơn nhiều so với
chất khí.
3. Lý thuyết phóng điện do điện thuần tuý
Sự phóng điện trong trường hợp này là do các điện tử thoát ra từ mặt điện cực bằng kim
loại dưới tác dụng của cường độ điện trường mạnh đồng thời sự phân huỷ bản thân phân tử chất
lỏng.
Như vậy, để giải thích sự phóng điện của điện môi lỏng người ta phối hợp cả ba lý thuyết
trên và cường độ cách điện của chất lỏng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bọt khí, bụi bẩn, nhiệt
độ, áp suất và thời gian đặt điện áp tác dụng...

xl
Hình 3 - : Quan hệ Eđt=f(τgiờ)
Ví dụ xét sự phóng điện của dầu máy biến áp: Dầu máy biến áp không sạch thì
Eđt=4kV/mm sau khi lọc sạch thì độ bền điện có thể tăng Eđt=(20-25)kV.
Độ bền điện của điện môi lỏng càng giảm khi thời gian tác dụng của điện áp càng tăng.
Chất lỏng có nhiều tạp chất thì có mức độ suy giảm mạnh. Khi thời gian tác dụng điện áp bé
(τ≤10-4giây) các phân tử tạp chất không kịp chuyển dịch trên khoảng cách giữa các cực nên không
làm ảnh hưởng tới cường độ cách điện, độ bền điện càng cao khi thời gian càng nhỏ giống như
điện áp xung (vùng I đồ thị). Vùng II của đồ thị là thời gian làm việc ổn định của điện môi lỏng.
Dưới tác dụng của điện áp cao và thời gian tác dụng lớn, điện môi lỏng có thể bị phân huỷ, biến
tính tức là điện môi bị biến già, màu của chúng thay đổi sẫm màu và cường độ cách điện bị suy
giảm (vùng III của đồ thị). Thực tế cho thấy trong quá trình vận hành dưới tác dụng của điện
trường, nhiệt độ và ôxy của không khí...dầu máy biến áp sẽ mất dần tính chất cách điện ban đầu,
nó biến đổi màu, nồng độ axit sẽ tăng. Do vậy cần phải định kỳ kiểm tra dầu máy biến áp để dánh
giá chất lượng dầu và có biện pháp sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu thiết bị, vận hành thiết bị an toàn.
Khi dầu MBA vận hành và nhiệt độ càng cao thì khả năng lão hoá càng mạnh. Mặt khác
cường độ trường cách điện giảm khi số lần phóng điện tăng, vì sau mỗi lần phóng điện sẽ sinh ra
tạp chất là muội khói trong mẫu thử. Dựa vào quan hệ giữa độ bền điện với số lần phóng điện ta
có thể đánh giá tuổi thọ của dầu và phát hiện ra dầu mới hay dầu tái sinh.
3.7.2. Sự phóng điện trong điện môi rắn
Khi nghiên cứu về sự phóng điện trong chất rắn ta thấy có hai khả năng đó là:
- Phóng điện đánh thủng
- Phóng điện bề mặt
1. Phóng điện đánh thủng
Sự phóng điện trong chất rắn sẽ khác phức tạp hơn nhiều so với chất lỏng và khí vì lý do
sau đây:
- Điện môi rắn sau khi bị phóng điện sẽ mất hoàn toàn tính chất cách điện tính chất này
không thể khôi phục được tức là không có tính chất thuận nghịch như chất khí và lỏng.
- Điện môi rắn thường có cấu tạo không đồng nhất ở các vị trí khác nhau.
xli
- Điện môi rắn khác nhau về loại phân tử, kết cấu phân tử, lượng tạp chất, công nghệ gia
công chế tạo..v.v

Hình 3 - : Quan hệ Eđt=f(t0)


Khi xét quan hệ cường độ trường với quan hệ nhiệt độ ta thấy: Khi ở nhiệt độ thấp cường
độ điện trường ít phụ thuộc vào nhiệt độ (vùng I) gọi là phóng điện do điện gây nên. Khi ở vùng
II cường độ điện trường giảm nhiều khi nhiệt độ tăng, gọi là phóng điện do nhiệt gây ra. Phóng
điện do điện và nhiệt gây ra có một số đặc điểm khác nhau.
- Phóng điện do điện gây nên xuất hiện khi cường độ điện trường lớn với thời gian ngắn 10 -7
đến 10-8giây, còn phóng điện do nhiệt gây ra trong một thời gian dài để có thời gian làm
tăng nhiệt độ.
- Cường độ cách điện do điện gây nên không phụ thuộc vào chiều dày điện môi; còn phóng
điện do nhiệt lại phụ thuộc vào chiều dày của điện môi; E đt giảm khi chiều dày tăng vì
thường cách điện đi đôi với cách nhiệt.
- Phóng điện do nhiệt gây nên xảy ra ở nơi nào trong điện môi có sự phát nhiệt lớn nhất, sự
truyền nhiệt và làm mát kém nhất; còn phóng điện do điện gây nên chỉ xảy ra ở nơi yếu
nhất và có cường độ điện trường lớn nhất...
Người ta phân biệt thành bốn dạng đánh thủng điện môi rắn :
- Sự đánh thủng do điện các điện môi rắn đồng nhất vi mô
- Sự đánh thủng do điện các điện môi rắn không đồng nhất
- Sự đánh thủng do điện- hoá gây nên
- Sự đánh thủng do nhiệt gây nên.
Bảng 3-4. Trị số Eđt của một số điện môi điện môi rắn

Tên vật liệu Đồ bền điện trong trường đồng nhất Đặc điểm cấu tạo
tần số 50Hz; Eđt kV/mm
Thuỷ tinh 100÷300
Muối nhỏ 100÷150
Điện môi đồng nhất và nhiều lớp
Mica 100÷300 nếu trường vuông góc với các
lớp
Giấy tẩm 100÷300
Polistirol 90÷120
Gốm 10÷30 Điện môi không đồng nhất và có
xlii
Micalếch 10÷15 ống nhở nối thông với nhau(mao
mạch)
Chất xơ có độ(chất dẻo 10÷15
amin,phenolfocmandehit)
Đá hoa 4÷5
Gốm xốp 1,5÷5
Gỗ 4÷2,6
Giấy cáp không tẩm 7÷10

2. Phóng điện bề mặt điện môi rắn


Khi điện môi rắn đặt trong môi trường khí hay dầu MBA như: sứ cách điện đường dây, sứ
đầu ra của MBA, thuỷ tinh cách điện thì quá trình phóng điện xảy ra men theo mặt ngoài của điện
môi với trị số điện áp phóng điện bé hơn nhiều so với trị số điện áp chọc thủng của khe hở khí hay
dầu cũng như bản thân của điện môi rắn. Hiện tượng này rất phổ biến trong cách điện thiết bị
điện, cách điện đường dây điện áp cao, các phóng điện này thường không làm hư hỏng cách điện
nhưng có thể dẫn đến các sự cố ngắn mạch trong hệ thống điện, do đó cần hạn chế không để xảy
ra.
Tuỳ theo quá trình diễn biến phóng điện với các đặc điểm khác nhau của điện trường, có
thể phân ra thành ba trường hợp sau đây:
- Điện môi đặt trong điện trường đồng nhất (Hình 3 - - a)
- Điện môi đặt trong trường không đồng nhất có thành phần trường dọc theo bề mặt
(thành phần tiếp tuyến) lớn (Hình 3 - - b)
- Điện môi đặt trong trường không đồng nhất có thành phần pháp tuyến lớn (Hình 3 -
- c)

a b c
Hình 3 - : Các trường hợp phóng điện dọc theo bề mặt cách điện
Thực nghiệm cho ta thấy khi đặt điện môi trong điện trường đồng nhất, trị số điện áp
phóng điện xảy ra men theo mặt ngoài của điện môi bé hơn điện áp chọc thủng của khe hở khí từ
hai lần trở lên, sự chọc thủng trong nội bộ chất rắn càng khó xảy ra vì cường độ cách điện của nó
lớn hơn nhiều so với không khí.
xliii
Trị số điện áp phóng điện mặt ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
- Độ ẩm của không khí, nó có ảnh hưởng rất lớn tới trị số điện áp phóng điện. Khi trị số độ
ẩm tương đối từ (60÷70)% trở xuống, trị số điện áp phóng điện bề mặt tương đối ổn định
nhưng khi độ ẩm cao hơn gây nên sự ngưng tụ khí ẩm trên bề mặt điện môi làm cho điện
áp phóng điện giảm nhiều.
- Do tốc độ di chuyển của các ion trên bề mặt điện môi bé nên tích tụ điện tích cùng dấu ở
các điện cực diễn ra tương đối chậm và cần có thời gian khiến cho điện áp phóng điện phụ
thuộc vào thời gian tác dụng của điện áp.
- Tính hút ẩm của điện môi: khi điện môi cực tính có sự hút ẩm mạnh có điện áp phóng điện
thấp. Parafin có tính hút ẩm bé nên có điện áp phóng điện cao
- Khi điện môi đặt trong điện trường không đồng nhất có thành phần tiếp tuyến lớn, trị số
điện áp phóng điện còn giảm thấp hơn so với khi đặt trong trường đồng nhất với nguyên
nhân chính là do mặt ngoài bị ẩm và trường không đồng nhất.
Để nâng cao trị số điện áp phóng điện bề mặt người ta thường sử dụng các biện pháp sau
đây:
- Tăng chiều dài phóng điện theo bề mặt, ví dụ đối với các đường dây tải điện trên không
trong các vùng bụi phải dùng loại cách điện có chiều dài phóng điện lớn hơn so với loại
thông thường hoặc tăng cường số cách điện trong chuỗi sứ cách điện
- Cải thiện sự phân bố trường bằng cách đặt cực ngầm, trường sẽ tập trung ở đầu cực ngầm
do đó làm tăng điện áp phóng điện bề mặt ngoài
Trong vận hành để giữ cho điện môi không bị bàm bụi có thể tiến hành vệ sinh theo định
kỳ hoặc phủ lên điện môi lớp men hay vật liệu cách điện khác có tính chất chống bám bụi và hơi
ẩm.

xliv
CHƯƠNG 4: VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN

4.1. TÍNH CHẤT CƠ, LÝ, HÓA CỦA VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN
Khi chọn và sử dụng vật liệu điện không những phải chú ý đến những tính điện của nó
trong điều kiện bình thường mà còn xét đến những đặc tính cơ, lý và hoá của điện môi. Trong quá
trình nghiên cứu thiết kế, xây dựng công nghệ chế tạo máy điện và các thết bị điện đòi hỏi có sự
hiểu biết các tính chất vật lý như: bụi bẩn, tiếng ồn, nhiệt độ... Các tính chất cơ như: uốn, kéo, đàn
hồi, va đập... Các tính chất hoá học như: ôxy hoá…
4.1.1. Đặc tính vật lý của điện môi
1. Tính hút ẩm
Các vật liệu cách điện nói chung ở mức độ nhiều hay ít đều hút ẩm vào bên trong từ môi
trường xung quanh hay thấm ẩm tức là cho hơi nước xuyên qua chúng làm cho bề mặt ngưng tụ
một lớp ẩm làm cho dòng rò bề mặt tăng, điện áp phóng điện dọc theo bề mặt giảm và có thể gây
nên sự cố cho các thiết bị điện.
a. Độ ẩm của không khí
Trong không khí luôn chứa một lượng hơi nước nhất định, độ ẩm của nó được đánh giá qua
lượng hơi nước chứa trong nó.
- Độ ẩm tuyệt đối của không khí
Được đánh giá bằng khối lượng (mg) của hơi nước chứa trong một đơn vị thể tích không
3
khí (m ). Như vậy ứng với mỗi một nhiệt độ sẽ có một lượng hơi nước bão hoà nhất định. Khi
nhiệt độ càng cao lượng hơi nước bão hoà càng cao nhưng không thể vượt qua một trị số nhất
định vì hơi nước sẽ rơi xuống dưới dạng sương.
- Độ ẩm tương đối φ%
Được tính bằng tỷ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối với độ ẩm tuyệt đối tối đa
m
ϕ% = .100% (4 - )
m max
Ở nhiệt độ bình thường 200±50C độ ẩm của không khí được lấy bằng 60-70% (thường là
65%) tương đương với độ ẩm tuyệt đối là m=11g/m3
b. Độ ẩm của của vật liệu

xlv
Khi vật liệu cách điện làm việc trong môi trường không khí với độ ẩm φ% và nhiệt độ t 0C
nào đó thì sau một thời gian nhất định độ ẩm của vật liệu φ vl sẽ đạt tới trạng thái cân bằng φ cb
tương ứng với độ ẩm của môi trường không khí
Nếu vật liệu khô đặt trong không khí ẩm thì nó sẽ hút ẩm sau một thời gian độ ẩm của vật
liệu tăng đến φcb. Ngược lại nếu độ ẩm trong vật liệu lớn đặt trong không khí với độ ẩm φ kk thì sau
một thời gian độ ẩm của nó giảm tới φ cb. Giá trị φcb phụ thuộc vào loại vật liệu, nhiệt độ và độ ẩm
của môi trường.
Việc xác định độ ẩm của vật liệu cách điện có ý nghĩa quan trọng vì dựa vào đó người ta có
thể đánh giá được chất lượng của điện môi, thường xác định độ ẩm của vật liệu bằng cách xác
định lượng hơi nước thấm vào hay thoát ra khỏi vật liệu bằng số phần trăm.
Việc xác định độ ẩm của vật liệu cách điện có ý nghĩa quan trọng vì dựa vào đó người ta có
thể đánh giá được chất lượng của điện môi, thường xác định độ ẩm của vật liệu bằng cách xác
định lượng hơi nước thấm vào hay thoát ra khỏi vật liệu bằng số phần trăm (%)
M 2 − M1
ϕ vl = .100% (4 - )
M1
Với M1; M2- trọng lượng của mẫu vật liệu trước và sau khi bị ẩm.

Hình 4 - : Sự biến đổi đô ẩm φvl khi hút ẩm (a) và sấy khô(b)


Với các vật liệu xốp có chứa các chất hoà tan trong nước khi bị hơi ẩm ngấm vào bên trong
sẽ làm cho điện trở suất của khối vật liệu giảm đi rõ rệt nhất là khi vật liệu ở nhiệt độ cao. Khi ở
điện áp xoay chiều, tham số thay đổi nhiều nhất là tgδ và hằng số điện môi ε của vật liệu khi độ
ẩm thay đổi. Vì vậy trong nhiều trường hợp người ta đo trị số điện dung để xác định vật liệu có bị
ngấm ẩm hay không.
c. Tính hấp thụ (thấm ẩm)
Những chất điện môi không hút ẩm chúng sẽ tạo ra trên bề mặt điện môi một màng ẩm, khi
đặt điện môi vào không khí ẩm nó sẽ ngưng tụ hơi nước trên bề mặt để tạo ra màng ẩm.Quá trình
này người ta gọi là tính thấm ẩm của điện môi. Phần lớn các vật liệu đều thấm ẩm qua lỗ xốp rất
nhỏ và có độ ẩm đo được song cũng có một số vật liệu như: thuỷ tinh, gốm kỹ thuật, nhựa PE...
không thấm ẩm và có độ ẩm bằng không. Nói chung độ ẩm của môi trường càng lớn thì độ dày
xlvi
màng ẩm càng tăng, để hạn chế sự hút ẩm của vật liệu cách điện người ta thường sơn tẩm trong
chân không hoặc ngâm vật liệu bằng dung môi có tính thấm nước trước khi sử dụng.

2. Đặc tính nhiệt của điện môi


Là khả năng chịu được nhiệt độ cao trong thời gian ngắn hoặc lâu dài khi nhiệt độ thay
đổi đột ngột không bị hư hỏng. Tiêu chuẩn về tính chịu nhiệt được xác định tuỳ theo loại điện
môi, công nghệ chế tạo nó. Dựa vào tính chịu nhiệt của điện môi người ta phân loại điện môi theo
cấp chịu nhiệt và nhiệt độ làm việc cho phép lớn nhất của chúng theo bảng sau :
Bảng 4 - : Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện
Cấp cách Nhiệt độ cho
Các vật liệu cách điện chủ yếu
điện phép 0C
Y 90 Bao gồm : giấy, vải sợi, lụa, cao su, gỗ và các vật liệu tương tự mà không
ngâm, tẩm trong chất lỏng. Các loại nhựa polietilen, PVC, anilin,
polistirol,cacbamit
A 105 Giấy, vải sợi, lụa ngâm trong dầu, nhựa polieste, cao su nhân tạo, các loại
sơn cách điện có dầu làm khô
E 120 Nhựa tráng poliviny
lphocman, poliamit, epoxi, nhựa bakelit, vải có thấm poliamit
B 130 Nhựa polyeste, amiăng, thuỷ tinh có chất độn. Sơn cách điện có dầu làm
khô dùng ở các bộ phận không tiếp xúc với không khí, sơn cách điện akít
hoặc sơn cách điện từ nhựa phenol. Các loại sản phẩm mica tổng hợp,
nhựa epoxi, sợi thuỷ tinh, nhựa melamin focmandehit...
F 155 Sợi amiăng, sợi thuỷ tinh có kết chất dính
H 180 Xilicon, sợi thuỷ tinh và mica có chất kết dính
C Trên 180 Mica tổng hợp, thuỷ tinh, sứ chịu nhiệt

3. Điểm chớp cháy, điểm cháy


a. Điểm chớp cháy
Đây là đặc tính riêng của chất lỏng, là nhiệt độ mà khi nung nóng chất lỏng tới nhiệt độ đó
sẽ làm cho hỗn hợp của hơi lỏng với không khí bùng cháy với ngọn lửa bé trong thời gian ngắn.
b. Điểm cháy
Là nhiệt độ mà khi tiếp xúc với ngọn lửa thì chất lỏng đó bốc cháy
Nhiệt độ điểm cháy cao hơn điểm chớp cháy, ví dụ với dầu máy biến áp thì điểm chớp
cháy quy định phải ≥+1350C còn điểm cháy là +1650C.
4.1.2. Đặc tính cơ giới của điện môi
1. Sức bền chịu kéo, chịu nén và uốn

xlvii
Trị số của độ bền chịu kéo (σk), chịu nén (σn) và uốn (σu) được đo bằng kG/cm2 hoặc trong
hệ SI bằng N/m2 (1N/m2≈10-5kG/cm2). Các vật liệu có kết cấu không đẳng hướng (nhiều lớp,
sợi...) thì độ bền cơ học phụ thuộc vào phương tác dụng của tải trọng, theo các hướng không gian
khác nhau thí có trị số độ bền khác nhau. Đối với các vật liệu như thuỷ tinh, sứ, chất dẻo v.v..độ
bền uốn có trị số bé. Ngoài ra độ bền cơ của nhiều điện môi phụ thuộc vào diện tích tiết diện
ngang của mẫu, nhiệt độ...
2. Độ cứng
Là khả năng của bề mặt vật liệu chống lại biến dạng gây nên bởi lực nén truyền từ vật có
kích thước nhỏ vào nó. Cách xác dịnh độ cứng thường dùng là phương pháp Brinel

Hình 4 - : Phương pháp đo độ cứng Brinel


Đặt mẫu thử là một viên bi thép có đường kính D, ép lên đó 1 lực P trên mặt vật liệu sẽ có
một vết lõm có độ sâu h thì độ cứng theo Brinel là
P
TB = ;[kg / mm 2 ] (4 - )
π.D.h
3. Độ nhớt
Đây là một đặc tính quan trọng của chất lỏng, mỗi chất lỏng có một độ nhớt nhất định, độ
nhớt này được xác định bằng phương pháp Engler (Chương 3)
Độ nhớt động lực học η* hay còn gọi là hệ số ma sát bên trong của chất lỏng. Tốc độ
chuyển động của hòn bi sắt bán kính r trong môi trường không giới hạn có độ nhớt động lực học
η* dưới sự ảnh hưởng của lực F không lớn tác động liên tục lên hòn bi là không đổi và có trị số
xác định theo định luật Stock
1 F
ν= (4 - )
η 6πr
Độ nhớt động học η** bằng tỷ số độ nhớt động lực học của chất lỏng và mật độ của nó
η
ν= (4 - )
ρ
Thông thường quy luật biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ tương ứng với phương trình hàm số
mũ:

xlviii
W
η** = A.e KT (4 - )

6.K .T
với A =
f .l 3
Trong đó : A-hằng số đặc trưng cho chất lỏng đang xét
f - tần số dao động nhiệt của phân tử,bằng 1012 đến 1013 lần/giây;
l - khoảng cách giữa các phân tử
K - hằng số Bolzman
T- nhiệt độ(0K)
4.1.3. Đặc tính hóa học của điện môi
Việc nghiên cứu tính chất hoá học của điện môi vì hai nguyên nhân:
- Độ tin cậy của vật liệu phải được đảm bảo khi làm việc lâu dài nghĩa là không bị phân huỷ
để giải thoát ra các sản phẩm phụ và không ăn mòn kim loại tiếp xúc nó, không phản ứng
với các chất khác.
- Không có tác dụng hoá học lên các môi trường khác như khí, nước, axit, bazơ, dung dịch
muối..và trong quá trình làm việc lâu dài không bị ảnh hưởng của phóng xạ có tia năng
lượng cao và cần phải ổn định khi chịu tác dụng của những tia đó.
Khi sản suất các chi tiết có thể gia công vật liệu bằng những phương pháp hoá công khác
nhau, phải dính được và hoà tan trong dung dịch tạo thành muối.
4.2. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ KHÍ
4.2.1. Không khí
Trong số các vật liệu cách điện thể khí đầu tiên phải nói đến không khí. Không khí được sử
dụng rộng rãi để làm cách điện chủ yếu của đường dây tải điện trên không, cách điện của các thiết
bị điện khác làm việc trong không khí hoặc phối hợp với các chất cách điện rắn và lỏng như : máy
cắt điện dùng không khí với áp suất cao để thổi tắt hồ quang... Cường độ cách điện của không khí
sẽ tăng nếu độ chân không của không khí cao, không khí có ưu điểm lớn là giá thành thấp nhưng
nếu bị ion hoá lại tạo nên ôzôn, ôxit.. mà những chất này ăn mòn rất mạnh những bộ phận bằng
kim loại của các thiết bị điện và oxy hoá các chất cách điện hữu cơ làm cho tính cách điện của
chúng giảm dần. Đối với cách điện của máy điện, cáp điện, máy biến áp tụ điện..nếu quá trình tẩm
không được cẩn thận sẽ còn có những bọt khí bên trong, chúng sẽ làm giảm chất lượng cách điện
vì khi làm việc dưới điện áp cao hay điện trường lớn bọt khí sẽ thành ổ phát sinh vầng quang, phát
sinh nhiệt.
Với cùng một điều kiện thí nghiệm như nhau (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, dạng cực, khoảng
cách giữa các cực..) các chất khí khác nhau có cường độ điện trường cách điện khác nhau. Nếu

xlix
lấy cường độ cách điện của một số chất khí thường dùng trong kỹ thuật điện được cho dưới bảng
sau

l
Bảng 4 - : Đặc tính của không khí với các chất khí khác
Các đặc tính tương Không khí Nitơ(N2) Cacbônic(CO2) Hyđrô(H2)
đối
Tỷ trọng 1 0,97 1,52 0,07
Nhiệt dẫn suất 1 1,08 0,64 6,69
Tỷ nhiệt 1 1,05 0,85 14,35
Hệ số toả nhiệt từ vật
1 1,03 1,13 1,61
rắn sang khí
Độ bền điện 1 1,00 0,9 0,60

4.2.2. Khí SF6 (Hecxanflorit hay êlêgaz)


Khí SF6 nặng hơn không khí gấp 5 lần, có nhiệt độ sôi ở áp suất thường là -64 0C (2090K)
và có thể nén tới 20at vẫn không hoá lỏng, cường độ cách điện gấp 2,5 lần so với cách điện của
không khí. Khí SF6 là khí trơ, có tính ổn định hoá học cao nhưng khi bị ion hoá sẽ sinh ra các chất
hoá học có tác dụng ăn mòn kim loại, nhiệt độ hoá lỏng của chúng thấp nên cho phép sử dụng
chúng ở áp suất cao khoảng 20 at. Khi ở áp suất cao thì cường độ cách điện tăng lên rất nhiều. Khí
êlêgaz không độc, chịu được tác dụng hoá học, không phân huỷ khi đốt nóng tới 800 0C, có thể sử
dụng được sử dụng rộng rãi trong các máy cắt điện, tụ điện cao áp và trong các máy phát điện tĩnh
ở các cấp điện áp khác nhau...đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Khí CCl2F2 (frêôn) có độ bền điện gần bằng khí elêgaz nhưng nhiệt độ sôi của nó bằng
0
-28 C ở nhiệt độ bình thường có thể chịu nén tới 6at. Tuy vậy, khí frêôn ăn mòn một số vật liệu
hữu cơ rắn, đây là điều cần lưu ý khi dùng loại khí này.
Thực tế những khí trơ có tính ổn định hoá học cao nhưng bị ion hoá thì sinh ra các tạp chất
có tác dụng ăn mòn hoá học kim loại và độc..tuy vậy khi được nén với áp suất cao cường độ cách
điện của chúng tăng cao rất nhiều. Do công nghệ chế tạo, thu nạp khí phức tạp nên giá thành cao.
4.2.3. Khí Hydro (H2)
Khí hidro là một chất có nhiều tính năng đặc biệt, nó rất nhẹ và có hệ số tản nhiệt lớn nên
hay được dùng để làm lạnh máy điện thay thế cho không khí. Mặt khác dùng H 2 để làm lạnh máy
điện sẽ giảm được tổn hao công suất do ma sát giữa trục roto với khí (vì tổn hao này tỉ lệ thuận
với mật độ khí) do đó năng cao được hiệu suất máy, giảm tốc độ già cỗi của vật liệu cách điện
hữu cơ và chống được sự cố cháy cuộn dây khi có ngắn mạch bên trong máy điện. Làm mát còn
hiệu quả hơn khi dùng hidro lỏng chạy trong lòng của dây dẫn của cuộn dây rotor máy phát. Tuy
vậy, nếu như lượng oxy lớn sẽ gây ra cháy nổ do vậy luôn phải giữ áp suất của H 2 trong máy điện
cao hơn áp suất khí quyển để cho không khí không lọt vào, để chống cháy nổ thì khí hidro phải
làm việc trong chu trình kín. Khí H 2 có độ bền thấp hơn không khí nó chỉ bằng 40% độ bền điện
của không khí.
li
4.3. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ LỎNG
4.3.1. Dầu máy biến áp
Trong số các vật liệu cách điện thể lỏng thì dầu máy biến áp (MBA) được ứng dụng nhiều
nhất trong kỹ thuật điện. Dầu MBA vừa có tác dụng lấp đầy các lỗ xốp trong vật liệu cách điện
gốc sợi và khoảng trống giữa các dây dẫn của cuộn dây, giữa cuộn dây với vỏ máy làm tăng độ
bền cách điện của các lớp cách điện lên rất nhiều đồng thời có nhiệm vụ làm mát, tăng cường sự
thoát nhiệt do tổn hao công suất trong dây quấn và lõi thép MBA sinh ra.
Dầu MBA được chế biến từ dầu mỏ, dưới dạng chất lỏng có màu vàng sậm, thành phần
hoá học là hỗn hợp của cácbuahydro. Dầu MBA có độ bền cách điện cao (khoảng 25kV/mm),
nhiệt độ đông đặc của dầu -45 0C, nhiệt độ chớp cháy của dầu +135 0C và điểm cháy là 1650C, trị
số tgδ ở tần số 50Hz ≤0,003 ở 200C và ≤0,025 ở nhiệt độ 750C, εdầuMBA = 2,2-2,3. Nó có đặc điểm
sau khi đánh thủng, nó khả năng cách điện của dầu phục hồi trở lại, mặc dù sau nhiều lần bị đánh
thủng một phần dầu bị cháy khi hơi dầu bốc lên hoà lẫn với không khí làm hỗn hợp nổ, rất nguy
hiểm hoặc bị phân huỷ về hoá học.
Độ bền điện của dầu rất nhạy cảm đối với tạp chất nước, chỉ một lượng nhỏ nước lẫn vào
dầu dưới dạng nhũ tương cũng làm cho độ bền điện của dầu giảm đi nhiều. Điều này được giải
thích như sau vì εnước≈ 80 lớn hơn nhiều so với dầu ε dầu≈ 2,2 dưới tác dụng của điện trường các hạt
nước dạng nhũ tương trong dầu bị hút vào những nơi có cường độ điện trường lớn và tại đó sự
phóng điện bắt đầu phát triển. Độ bền điện của dầu còn giảm nhiều hơn nếu như trong dầu còn có
chứa những sợi tạp chất, chúng sẽ làm cầu nối cho sự phóng điện sớm. Khi làm việc ở nhiệt độ
cao có sự thay đổi về hoá học có hại và tạo bọt trong dầu, làm cho độ nhớt giảm dẫn tới làm tắc
các khe hở trong cuộn dây và các bộ phận khác, tức là tính năng cách điện và làm mát của dầu
giảm sút.
Nước có thể xâm nhập vào dầu trong lúc vận chuyển, bảo quản, rót dầu vào thùng hay thiết
bị khi không được sấy khô. Để sấy khô người ta thường dùng một vài phương pháp như: ép dầu
qua lớp giấy lọc, xử lý bằng các chất hấp phụ...Những chỉ số của độ bền điện tối thiểu của dầu
MBA được cho dưới bảng sau, thí nghiệm tiến hành đánh thủng mẫu dầu ở giữa hai điện cực kim
loại hình đĩa có mép uốn tròn, đường kính cực D=25mm, khoảng cách giữa các cực là 2,5mm,
điện áp thử nghiệm xoay chiều tần số 50 Hz.
Bảng 4 - : Tiêu chuẩn về cường độ cách điện của dầu MBA theo bảng sau
Cường độ cách điện( Ecđ ≥ kV/2,5mm)
Cấp điện áp(kV)
Dầu mới Dầu cũ
≤6 25 20
10-35 30 25
110-220 40 35
≥ 330 50 45

lii
Bảng 4 - : Tính chất của vật liệu cách điện thể lỏng
Tác
Già
Hằng Độ bền Sản dụng có
Trọng Điểm Nhiệt Điện trở hoá do
Độ nhớt ở Điểm nổ số điện cách phẩm hại đối
Vật liệu lượng đông đặc lượng suất tác
0
20 C 0
0
C môi điện phân với
riêng C riêng Ω.cm động
(ε) V/cm huỷ cách
của O2
điện
Dầu biến -10 Hidro,
50
thế 0,85 -0,92 15-50 -30 130-180 1,9 14
2,2-2,5 10 -10 16
bồ hóng, + -
÷300
-45 axetilen

Dầu cáp axetilen,


120
điện loãng 0,86 -0,89 28-35 -30 150-170 1,9 2,0-2,3 1012-1016 hidro, bồ + -
÷300
hóng
Dầu cáp Hidro,
100
điện đặc 0,90 -0,95 2.102-3.104 - 150-220 2 2,1-2,5 1012-1016 bồ hóng, + -
÷200
axetilen
Dầu lanh 0,93 -0,95 30-3.104 -20÷+15 - 1,2 3-3,5 1013-1014 - - - +
Dầu 100
0,76 -0,97 0,6-3.104 -50÷+86 150-300 1,5 2,3-2,8 1012-1016 Hidro - -
xilicon ÷200

Một lĩnh vực ứng dụng quan trọng khác của dầu MBA là sử dụng làm cách điện và dập tắt
hồ quang điện giữa các đầu cực trong các máy cắt dầu điện áp cao, nó tạo điều kiện làm nguội
dòng hồ quang và dập tắt hồ quang nhanh. Người ta còn dùng dầu MBA làm cách điện và làm mát
trong một số kháng điện, biến trở và các thiết bị điện khác.
Để xác định điện áp đánh thủng trong dầu người ta xác định bằng công thức kinh nghiệm
Với điện trường đồng nhất hoặc gần đồng nhất
U đt = 40d + 25; [ kV ] (4 - )

Trong đó
d- khoảng cách điện cực(cm)
Uđt- điện áp đánh thủng(kV)
Với điện trường không đồng nhất:
U đt = 40 3 d 2 ;[kV] (4 - )
Bảng 4 - : Điện áp đánh thủng
d(cm) 2 3 4 5 6 8 10 15 20
Uđt(kV) 26 38 48 58 68 87 105 145 180

liii
Trong thực tế kể từ khi bắt đầu vận hành dầu đã bị xấu đi do sự già hoá của dầu làm tăng
độ axit trong dầu lên, sự tản nhiệt kém đi và cách điện của dầu bị giảm, các chất nhựa hoà tan hay
bị lắng động xuống đáy thùng sẽ phá huỷ cách điện của dây quấn và ăn mòn kim loại thùng dầu.
Do đó cần phải tách được những thành phần gây già hoá dầu gây ra bằng biện pháp tái sinh dầu
dùng các chất hấp phụ hoặc lắp bộ xiphông nhiệt. Đây là bộ lọc làm việc được nhở có sự đối lưu
dầu: do trong thời gian vận hành dầu MBA bị đốt nóng và giảm tỷ trọng, dầu sẽ nổi lên phần trên
của thùng và chảy vào ống dẫn của xiphông nhiệt. Tại đây dầu nguội dần và tăng tỷ trọng nên
chảy xuống dưới thùng MBA và ta dễ dàng tháo bộ lọc ra để thay thế chất hấp phụ.
4.3.2. Dầu tụ điện, dầu cáp điện
2.1. Dầu tụ điện:
Dùng để tẩm tụ điện giấy nhất là tụ điện động lực dùng để bù công suất trong hệ thống
điện. Khi giấy cách điện của tụ được tẩm dầu thì độ bền điện sẽ tăng lên do đó giảm được kích
thước, trọng lượng và giá thành của tụ điện. Do cũng được điều chế từ dầu mỏ nên các đặc tính
của dầu tụ điện rất giống với dầu MBA nhưng dầu tụ điện tinh khiết hơn, độ bền điện của nó
trong chân không có trị số lớn hơn 20kV/mm.
2.2. Dầu cáp điện
Dùng trong việc sản suất cáp điện lực để tẩm lớp giấy cách điện của cáp làm cho độ bền
điện của nó tăng lên. Dầu cáp cũng dùng làm cách điện trong các cáp điện cao áp 110kV; 220kV
người ta dùng dầu có độ nhớt thấp đã loại hết các khí đã hoà tan trong dầu, dầu trong cáp luôn
được lưu thông và duy trì ở mức độ nhất định (1÷3) at do đó loại trừ được khả năng hình thành
bọt khí trong trong dầu. Với các loại cáp ≤35kV dùng dầu có độ nhớt cao, áp suất khoảng 15at
trong ống thép. Tiêu chuẩn dầu cáp có áp suất cao phải có độ nhớt động học(η **) như sau:ở 00C
không quá 5.105cm2/giây, ở 200C không quá 8.104cm2/giây, ở 500C không quá 5.103cm2/s, ở 1000C
không quá 100cm2/s. Lượng tro trong dầu không quá 0,001%, nhiệt độ chớp cháy không thấp hơn
1800C, độ bền điện không nhỏ hơn 20kV/mm, tgδ≥0,003 ở tần số 50Hz và nhiệt độ 1000C.
4.3.3. Điện môi lỏng tổng hợp
Đối với các loại dầu mỏ nói chung để dùng làm chất cách điện trong kỹ thuật điện có ưu
điểm là : rẻ tiền, sản xuất được nhiều, nếu làm sạch tốt thì tổn hao điện môi bé, cường độ cách
điện cao. Nhưng nhược điểm của chúng là dễ cháy, dễ nổ, ít ổn định hoá học khi nhiệt độ cao và
tiếp xúc với không khí, phạm vi làm việc bị giới hạn bởi nhiệt độ, gây nên sự già cỗi cũng như do
điện trường tác dụng. Chính vì lý do này, người ta đã nghiên cứu các loại dầu tổng hợp có một số
đặc tính tốt hơn dầu mỏ, nguyên tắc để tạo ra dầu mỏ tổng hợp là sự Clo hoá các loại
hydrocacbua
- Dầu xôvôn (C12H5Cl5): Trong suốt, không màu, nhiệt độ làm việc cao hơn dầu MBA
thông thường. Trong điện trường lớn dầu xôvôn ổn định hơn dầu mỏ và không bị cháy, nó thường

liv
được dùng để tẩm giấy cho các tụ điện vì nó có độ nhớt cao, làm mát kém và đắt tiền nên ít dùng
cho MBA.
- Dầu Xốp tôn (C6H3Cl3): Dầu không cháy nhưng không dùng cho máy cắt điện vì
chúng sinh ra nhiều cặn và ăn mòn kim loại và rất độc.
- Chất lỏng Silic và Flor hữu cơ: Đều có trị số tgδ thấp, chịu nhiệt cao, độ bền điện
lớn và không hút ẩm nhưng có nhược điểm là giá thành cao.
Ngoài ra các loại dầu mỏ và dầu tổng hợp thường gặp nói trên thì còn có những loại dầu
thực vật lấy từ hạt của một số loại cây như: dầu gai, dầu thầu dầu...
4.4. VẬT LIỆU CÁCH ĐIỆN THỂ RẮN
Vật liệu cách điện thể rắn đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật cách điện, có rất nhiều
chủng loại vật liệu cách điện thể rắn với cấu tạo lý, hoá khác nhau cũng như các thông số và tính
chất cách điện khác nhau.
4.4.1. Điện môi hữu cơ cao phân tử
Đây là các hợp chất của cácbon (C) với các nguyên tố khác. Dựa theo nguồn gốc của các
vật liệu cao phân tử người ta có thể phân chúng thành hai loại:
- Loại 1: là những vật liệu nhân tạo được sản suất ra bằng cách chế biến hoá học
những chất cao phân tử có sẵn trong thiên nhiên
- Loại 2: là vật liệu cao phân tử tổng hợp được sản xuất bằng cách tổng hợp từ các
chất thấp phân tử được sử dụng nhiều trong kỹ thuật cách điện.
Tính chất của chúng phụ thuộc vào thành phần hoá học, thực chất nhựa là hỗn hợp phức
tạp của các loại cao phân tử hữu cơ có độ trùng hợp khác nhau.
Nhựa dùng trong KTĐ là loại không hoà tan trong nước, ít hút ẩm nhưng dễ hoà tan trong
các dung môi hữu cơ tương ứng. Tuỳ theo nguồn gốc mà ta có thể chia nhựa ra làm hai loại:
- Nhựa tổng hợp (nhân tạo)
- Nhựa thiên nhiên
1. Nhựa tổng hợp
a. Nhựa Polyetylen(PE)
Được dùng cho cáp điện tần số cao và cáp điện lực cao áp. Nhìn chung nó có đặc tính cơ
tốt nhưng khi bị đốt nóng độ bền cơ giảm và có hiện tượng oxy hoá nếu có không khí lọt vào.
b. Nhựa Polistirol
Được sản xuất bằng cách trùng hợp stirol, được dùng làm điện môi trong kỹ thuật cao tần,
siêu cao tần, vỏ bọc cuộn dây, làm sơn, màng mỏng chế tạo tụ điện...nhưng có nhược điểm là độ
bền cơ thấp, chịu nhiệt kém (hoá dẻo khoảng 800C).
c. Nhựa bakêlít

lv
Là một trong những loại cách điện quan trọng nhất, sử dụng rộng rãi trong KTĐ được chế
tạo từ phenol (C6H5OH và phocmandehyt HCOH). Loại nhựa này có tính chống lại sự tạo vết và
có khả năng bám dính cao nên chúng được dùng vào việc sản suất chất dẻo, sơn và keo...
d. Nhựa melamin
Chế tạo từ melomin và phocmandehyt dùng làm keo dán rất tốt. Nếu trộn thêm với amiăng,
sợi thuỷ tinh, dùng làm chi tiết chịu nhiệt, như buồng dập hồ quang của máy cắt điện.
e. Nhựa êpôxi
Đây là một chất lỏng nhớt có thể hoà tan trong axêtôn và trong các dung môi thích hợp
khác. Đặc điểm nổi bật của nhựa epoxi là khi hoá cứng ở áp suất cao có khả năng bám dính cao
trên các vật liệu khác nhau như chất dẻo, thuỷ tinh, kim loại... thành chất cách điện có độ bền cơ
cao, khả năng chịu nhiệt tốt. Nó được ứng dụng để sản xuất keo dán, sơn, hợp chất để đổ rót vào
máy biến áp nhỏ hay các đầu nối thiết bị, hộp nối đầu cáp điện lực...
f. Nhựa silicon
Có lịch sử chế tạo từ năm 1944, có công dụng rất quan trọng. Nhựa silicon được chế tạo từ
nguyên tố Si hoặc thạch anh (SiO2). Sản phẩm xilicon chia làm 5 nhóm: dầu silicon, mỡ silicon,
cao su silicon, nhựa và sơn tẩm silicon và nhựa chống bám nước
Dầu silicon: Không màu, không mùi, không bị oxy hoá và không tan trong nước hay cồn.
Phạm vi sử dụng rất rộng, dùng làm dầu bôi trơn bôi lên kim loại và sứ cách điện để chống nước
và dùng làm dầu cách điện.
Mỡ silicon: Chịu được axit, xút, không bị oxy hoá, không ăn mòn cao su và nhựa nhân tạo.
Dùng rộng rãi trên máy bay để bảo vệ cáp, những chi tiết của thiết bị vô tuyến.
Nhựa và sơn tẩm silicon: có tính chống nước, chịu nhiệt cao, có độ bám và đàn hồi. Dùng
để bọc cách điện dây dẫn, hoặc dùng làm chất cách điện cho các máy biến áp khô, công suất nhỏ
hoặc các thiết bị khác có thể làm việc dài hạn ở 180 0C. Lụa thuỷ tinh tẩm sơn xilicon có thể đạt
chất lượng cách điện rất cao mà cách điện loại khác không thể đạt được.
Cao su xilicon: mềm và đàn hồi như cao su tự nhiên, chịu được axit và sút, chậm già hoá.
Dùng để cách điện dây dẫn và cáp điện, bọc những chi tiết thuỷ tinh hay kim loại.
2. Nhựa thiên nhiên
Chúng có nguồn gốc từ động vật hay thực vật.
a. Nhựa cách kiến
Do một loại côn trùng sống ở vùng nhiệt đới sinh ra, chúng có màu nâu đỏ, thành phần của
nó là các axit hữu cơ có kết cấu phức tạp. Nó thường ít sử dụng để làm chất cách điện, chỉ sử
dụng để chế tạo sơn dán.
b. Nhựa thông (colofan)

lvi
Được chế tạo bằng cách chưng cất dầu thông, có mầu vàng hay nâu đen. Thành phần cơ
bản của nó là axit hữu cơ, nó có thể hoà tan nhiều dung môi khác như dầu mỏ, rượu, dầu thảo
mộc...
Bảng 4 - : Tính năng của nhựa thiên nhiên
Điện trở Hệ số 104tgδ Cường độ điện Nhiệt độ nóng chảy
Loại suất Ω.cm điện môi trường chọc thủng 0
C
ε Ect;kV/mm
Nhựa cách kiến 1015-1016 3,5 30-100 20-20 >60
Nhựa thông 1014-1015 2,73 10-30 10-15 >70
Bảng 4 - : Đặc tính của một số loại Nhựa
Thời gian làm việc Nhựa dầu Nhựa gliptal Nhựa xilicon Nhựa teflon
Dài hạn liên tục 1200C 1400C 1800C 2000C
Ngắn hạn 1400C 2000C 3000C 2500C

3. Sơn
Căn cứ vào công dụng người ta chia thành 3 loại sơn
a. Sơn tẩm
Dùng để tẩm các vật liệu cách điện rắn, xốp hay sợi.. Sau khi tẩm, sơn sẽ lấp kín các lỗ xốp
nên nâng cao được cường độ cách điện, giảm tính hút ẩm nâng cao được sức bền cơ giới và tăng
nhiệt dẫn của vật liệu cách điện. Nó được dùng làm chất cách điện ở dây quấn máy điện, thiết bị
điện…
b. Sơn bảo vệ
Loại này dùng để tạo ra một lớp màng sơn chắc, láng bóng phủ lên bề mặt vật liệu sau khi
đã được tẩm nhằm tiếp tục nâng cao điện trở suất mặt và điện áp phóng điện mặt ngoài dẫn đến
tính hút ẩm giảm và giảm được tính bám bụi, đồng thời làm cho bề mặt ngoài đẹp hơn. Nó được
dùng làm cách điện dây emay, lá tôn silíc của máy điện và thiết bị điện.
Trong loại sơn bảo vệ có các loại sau:
- Sơn men có màu: màu là bột mịn vô cơ có màu nhất định, nó làm tăng độ bền cơ, độ dẫn
nhiệt và độ bám dính được cải thiện hơn.
- Sơn men bán dẫn: là một loại men đặc biệt trong đó có sắc tố là cácbon, dùng để sơn phần
bên trong và ngoài rãnh của dây quấn máy điện cao áp nhằm đạt được sự phân bố điện
trường cấn thiết.
c. Sơn dán
Dùng để dán các vật liệu cách điện rắn với nhau hoặc dán vật rắn với kim loại. Loại sơn
này có tính chất cách điện cao, hút ẩm ít và có độ dính cao.
d. Giấy và các chế phẩm từ giấy
lvii
Loại giấy cách điện bao gồm giấy xenlulô và các loại giấy cứng như phíp, giấy amiăng,
giấy ép tẩm nhựa.
Bảng 4 - : Tính năng của các loại giấy
Độ Độ bền Hàm Nhiệt độ
Bề dày Khối lượng Tỉ trọng Độ dãn
Vật liệu xốp kéo lượng cho phép
(mm) (g/cm2) (g/cm3) đứt(%)
(%) (kG/cm2) tro(%) 0
C
Giấy tụ
0,005-0,04 10-50 1,2 10-30 600-1000 1,6-2,5 1 90
điện
Giấy cáp 0,01-0,05 10-50 0,8 13-30 100-600 2,5-4,0 1,5 90
Giấy biến
0,06-0,12 50-100 0,6 10-30 250-400 2,5-4,0 1,5 90
thế
Bìa 0,1-0,25 60-150 0,5-0,9 13-56 160-250 1,6-4,0 1,5 90
Triafol 0,06-0,3 30-200 0,5-1,4 13-56 160-600 0,4-2,5 1 90
Phíp 0,2-10 200-13000 1,2-1,4 <10 1000-1200 1,6-6,3 90
Giấy
0,05-0,2 50-200 0,9 23-56 63-400 0,4-1,6 70-100 130-150
amiăng
Amiăng
1-10 1000-14000 1-1,5 13-23 62-400 0,4-2,5 70-100 130-150
tấm

4. Cao su
Đặc điểm nổi bật của cao su là tính đàn hồi, dùng làm cách điện có yêu cầu kín nước,
chống ẩm và dễ uốn như : dây dẫn điện, dây cáp điện đặt dưới đất....
Cao su tự nhiên do ngưng tụ từ mủ cây cao su và được khử tạp chất. Loại này nung đến
0
50 C thì bị mềm và trở lên dính vì vậy không được dùng để chế tạo cách điện.
Cao su tổng hợp là cao su tự nhiên đã được lưu hoá , nghĩa là được đun nóng sau đó cho
thêm lưu huỳnh vào (S), tuỳ theo tỷ lệ lưu huỳnh trong cao su mà có các loại cao su khác nhau
Bảng 4 - : Tính năng của cao su tự nhiên, cao su tổng hợp
Tên gọi Khối Độ bền 104tgδ Độ bền Độ giãn Giới hạn Tính Tính hút
vật liệu lượng cách kéo đứt (%) t0cp (0C) cháy nước
riêng điện (kG/cm2) (%)
(g/cm3) (kV/cm)
Cao su
1,4-1,8 250-500 100-1000 80-200 300-500 -45 Dễ cháy 0,4-1,6
tự nhiên
Butadien
1,4-1,8 250-400 100-1000 60-120 350-500 -45 Dễ cháy 0,4-1,6
stiren
Butadien 1,3-1,6 100-160 >1000 60-120 >500 -20 Dễ cháy >25
acrila

lviii
nitril
Polyclor Khó
1,5-1,7 250-500 300-1000 60-120 >500 -35 2,0-20
open cháy
Polyizop
1,4-1,7 250-500 100-300 50-100 >500 -40 Dễ cháy 0,2-0,4
utilen
Cao su Khó
1,3-1,5 100-160 100-1000 40-100 200-400 -60 0,5-3
xilicon cháy

Butadien có tính năng gần giống cao su tự nhiên được chế tạo từ còn khoai tây. Butadien
acrilonnitril được chế tạo từ axetilen có tính chịu nhiệt và dầu tốt. Nó được dùng đệm kín ở máy
biến áp dầu và những thiết bị khác...
Polycloriopen được chế tạo từ axetilen có tính chịu nhiệt, oxy, cơ học, chịu ẩm và bức xạ
mặt trời. Nó được ứng dụng làm đệm khí, vỏ bọc dây cáp điện.
Polyzobutilen là một loại nhựa nhân tạo có tính năng như cao su, chịu nhiệt tốt trên 110 0C,
chịu được axit và bazơ, chịu nước hoàn toàn... Nó có thể được dùng để thay cho vỏ chì bọc dây
cáp.
4.4.2. Điện môi vô cơ
1. Thuỷ tinh
Thuỷ tinh là loại vật liệu vô định hình, thành phần của thuỷ tinh là một hỗn hợp phức tạp
của các loại oxit trong đó chủ yếu là SiO2, chúng được làm cách điện như sứ. Tính năng của
chúng như bảng sau :
Bảng 4 - : Tính năng của thuỷ tinh
Tính năng Thuỷ tinh Thuỷ tinh thạch anh
Khối lượng riêng;kg/dm3 2,2-2,6 2,21
Độ bền nén,kG/cm2 6000-10000 19000
Độ bền kéo, kG/cm2 400-800 700
Độ bền uốn, kG/cm2 1000-2500 700
0 -6
Hệ số dãn nở 1/ C (8-9,4).10 0,55.10-6
Hằng số điện môi ở 50Hz 3-12 4,9
Độ cứng Mohs 6-8 4,9
Điện trở cách điện ở 200C,Ω.cm 1011-1017 4.1019
Độ bền cách điện ở 50Hz,kV/cm 16-45 35-40

Dựa vào công dụng người ta phân ra thành các loại thuỷ tinh như sau:
- Thuỷ tinh tụ điện: dùng làm môi chất trong tụ điện, các bộ lọc cao thế

lix
- Thuỷ tinh dùng trong thiết bị điện: dùng để chế tạo các chi tiết định hình, sứ cách
điện, các chi tiết trong các dụng cụ đo lường
- Thuỷ tinh làm bóng đèn: dùng làm bóng đèn và trong các dụng cụ điện tử
- Men thuỷ tinh: dùng để bọc các sản phẩm
- Sợi thuỷ tinh, vải thuỷ tinh: thuỷ tinh được kéo thành sợi mềm để chế tạo vật liệu
như vải thuỷ tinh, chúng được làm cách điện cho cuộn dây của máy phát điện
Các đặc điểm của thủy tinh:
- Tính chịu nhiệt cao, cuộn dây cách điện bằng thuỷ tinh có thể chịu nhiệt độ trên 1000C.
- Có khả năng chịu dầu, axit và xút trừ axit flohidric (HF) và H3PO4 nóng.
- Sợi thuỷ tinh không hút ẩm, không bị mục, nấm hay mốc và đặc biệt không bị già hoá.
Dùng ở khí hậu nóng ẩm hoặc cách điện cho dây điện đặt dưới đất.
- Độ bền cách điện cao.
Nhược điểm duy nhất của thủy tinh nếu ma sát nhiều sẽ hoá bụi nhưng có thể hạn chế
nhược điểm này bằng cách bôi dầu hoặc tẩm sơn. Nó được sử dụng cho cách điện stator máy phát,
máy biến áp hàn....
2. Vật liệu Gốm - Sứ
Vật liệu gốm là vật liệu vô cơ dùng để chế tạo các chi tiết có hình dạng khác nhau. Sứ được
chế tạo từ nguyên liệu gồm cao lanh (Al 2O3.2.SiO2.2H2O) fenspat (Al2O3.6.SiO2.K2O)
hoặc(Al2O3.6.SiO2.Na2O) và thạch anh (SiO2). Chất cao lanh chịu nhiệt, fensfat đảm bảo độ bền
cách điện và thạch anh đảm bảo tính cơ. Chúng được nghiền nhỏ khử hết tạp chất sau đó đem trộn
với nước để tạo thành chất dẻo. Tiếp theo nó được khử nước rồi đổ vào khuôn, đem đi tráng men
và nung cứng.
Vật liệu cách điện bằng sứ rất đa dạng, bao gồm:
- Sứ đường dây gồm có sứ treo dùng cho điện áp cao hơn 35kV; sứ đỡ dùng cho các thiết bị
điện áp thấp hơn.
- Sứ trong các trạm biến áp là sứ đỡ và sứ xuyên.
- Sứ tham gia vào kết cấu của các thiết bị như máy biến áp, máy cắt dầu, dao cách ly và
chống sét van.
- Sứ định vị gồm có các sứ puli; những linh kiện ở đui đèn trong công tắc, cầu chì, cầu dao,
phích cắm, sứ thông tin...
Các loại gốm sứ đặc biệt, chia làm ba nhóm
- Nhóm có hằng số điện môi ε=6 và tổn hao điện môi nhỏ: gọi chung là xteatit có độ bền
cách điện 45-55kV/mm
- Nhóm có tổn hao điện môi nhỏ và hằng số điện môi lớn: thành phần chính là TiO2, tổn
hao điện môi tương đối nhỏ
- Nhóm có tính năng điện kém hơn nhưng có hệ số giãn nở nhỏ hơn: có thành phần chính là
manhezi-alumino-silicat(2MnO.2Al2O3.5SiO2) và các phụ gia. Điểm nổi bật của loại này
lx
là hệ số giãn nở nhỏ, chúng được ứng dụng để chế tạo các chi tiết cách điện, hộp buồng
dập hồ quang và các chi tiết chịu nhiệt. Nhờ có lớp men bên ngoài nhẵn bóng nên giảm
được tính hút ẩm của sứ làm cho sứ có thể chịu được ẩm của không khí từ đó nâng cao
được điện áp phóng điện mặt ngoài và hạn chế được dòng dò.
a. Sứ cách điện đường dây
- Cách điện của đường dây phải chịu được tác dụng của phần lớn các loại quá điện áp nội
bộ, trên cơ sở đó sẽ tiến hành chọn cách điện của đường dây.
- Đối với quá điện áp khí quyển, chọn sứ phải hợp lý về kinh tế-kỹ thuật. Đối với đường
dây 110kV yêu cầu này dễ dàng thoả mãn bằng cách chọn các sơ đồ chống sét hợp lý là
đàm bảo đường dây chịu được mức sét cao. Ngược lại, với đường dây từ 35kV trở xuống
để thoả mãn yêu cầu này khó khăn phải kết hợp với một số biện pháp để hạn chế sự cố do
sét gây ra như: nối đất cột điện, dùng cuộn dập hồ quang...
b. Sứ treo
Dùng cho đường dây tải điện đạt tới mức cao nhất, người ta nối tiếp nhiều sứ, treo riêng
biệt thành từng chuỗi và treo ngay dây dẫn vào đó. Việc ghép các đĩa thành chuỗi được tiến hành
bằng cách cho thanh kim loại của đĩa này khớp vào mũ của đĩa khác và dùng chốt hãm. Số lượng
bát sứ trong một chuỗi sứ được xác định theo điện áp làm việc của đường dây tải điện. Ví dụ
đường dây 110kV có 7 bát sứ, đường dây 220kV có 12 đến 13 bát sứ…
Bảng 4 - : Tính toán chọn cách điện đường dây có điện áp từ 35 kV trở lên
Điện áp định mức của đường dây, kV 35 110 150 220 330
Trị số quá điện áp nội bộ tính toán,kV 77 204 260 381 510
Số bội quá điện áp nội bộ(trị số tính toán) 3,8 3,2 3 3 2,7
Số lượng đĩa sứ trong chuỗi 3 7 9 13 16
Điện áp phóng điện ướt của chuỗi sứ,kV 110 256 330 475 585
Điện áp phóng điện xung kích bé nhất(U50%) của
380 660 840 1140 1440
chuỗi sứ
Khoảng cách không khí chọn theo sự phối hợp
45 115 150 210 255
cách điện với chuỗi sứ,cm

c. Sứ đỡ
Loại đặt trong nhà dùng cho cấp điện áp tới 35 kV có đế và mũ bằng gang gắn với thân sứ
bằng ximăng, loại đặt ngoài trời cho tới cấp điện áp tới 110kV bằng việc ghép nối tiếp 3 phần tử
35 kV có đai kim loại ở đầu sứ bắt với dây dẫn.
d. Sứ xuyên
Được dùng để luồn dây dẫn có điện áp cao đi xuyên qua tường, sàn nhà, xuyên qua các
vách ngăn khác nhau và sứ đầu ra của máy biến áp.
e. Sứ định vị

lxi
Dùng trong các chi tiết của ổ cắm và phích cắm, cầu chì bằng sứ...chúng được sản xuất
hàng loạt trong các nhà máy theo phương pháp dùng khuôn nén để ép vật liệu gốm tương đối khô
thành sản phẩm.
4.4.3. Vật liệu cách điện dạng sợi
Các loại sợi tẩm thì tính chất của chúng do tính chất của chất tẩm của chúng quyết định
- Sợi bông axetanhidrit (Cotopa) được chế tạo bằng cách ngâm sợi bông vào dung
dịch axit axetic và axetanhidrit có pha chất hút nước. Nó được dùng làm cách điện cho cuộn dây
của MBA, MFĐ...
- Sợi Poliamit có hai loại: sợi nylon và sợi perlon. Sợi poliamit chịu axit và bazơ và
không bị oxy hoá, có thể chịu nhiệt đến (120-150) 0C nhưng thường được dùng đến 100 0C. Nó có
tính cơ tốt, dẻo, chịu ma sát và thường được dùng ở cáp điện.
- Sợi thuỷ tinh có đường kính rất nhỏ, thường thì sợi càng nhỏ thì giãn dài càng tốt và
độ bền càng cao. Sợi thuỷ tinh được bện thành dây hoặc dệt thành băng thuỷ tinh chúng được gắn
chặt vào mặt được cách điện bằng nhựa, đó là nhựa dầu, nhựa gliptal, nhựa xilicon, nhựa teflon…
tuỳ theo yêu cầu nhiệt độ cho phép.
4.4.4. Mica
Là vật liệu cách điện vô cơ thuộc loại khoáng sản (gốc là quặng) có một vai trò quan trọng
trong kỹ thuật điện. Mica có đặc tính tốt như: cường độ cơ giới và cách điện cao, độ uốn lớn, chịu
nhiệt và chịu ẩm cao do đó mica thường được dùng làm cách điện trong các thiết bị quan trọng
đặc biệt là làm cách điện cổ góp và cách điện cuộn dây các MĐ có điện áp cao, công suất lớn và
làm điện môi của tụ điện.
Bảng 4 - :Mica để cách điện cổ góp là mica trắng, cứng và màu sáng bạc, điện áp đánh thủng trong một phú:
Bề dầy(mm) 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 1,5 2,0
Điện áp đánh thủng (kV) 12,8 15,5 18,5 20,6 21,3 24,5 35 42,3
Bảng 4 - : Mica làm vành cổ góp là mica nâu điện áp đánh thủng trong một phút
Bề dầy(mm) 0,1 0,2 0,3 0,5 1,0 >1,0
Điện áp đánh thủng(kV) 3,8 7,0 11,6 17,5 27,0 30,0

Màng mỏng mica còn gọi là màng lạp-xan (samica), mỏng 0,01-0,1mm, có ưu điểm hơn
loại mica trắng ở chỗ là nhẹ hơn, chịu nén tốt hơn, độ bền cách điện lớn hơn và dễ gia công.
Bảng 4 - : Điện áp đánh thủng của màng Samica trong một phút
Bề dầy(mm) 0,2 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0
Điện áp đánh thủng(kV) 12 15 20 24 32 34

Ngoài ra còn có micalex làm từ bột cánh kiến trộn với bột thuỷ tinh và được ép với áp lực
lớn trong khuôn thép. Nó được dùng làm buồng dập hồ quang trong máy cắt, các tấm đệm chịu
được dao động

lxii
Bảng 4 - : Tính năng của Mica
Tính năng Mica Micalex
Trọng lượng riêng; g/cm3 2,4-2,6 3,3
Hệ số dẫn nhiệt;W/m0C 0,12 0,57
Độ bền cách điện, kV/cm 200-250 150
Hằng số điện môi,ε 3,5-5 8
Điện trỏ suất;Ω.cm 10 8

4.5. CÁC LOẠI CÁCH ĐIỆN CHO CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN


4.5.1. Nhóm cách điện cơ bản
Có 4 nhóm cách điện cơ bản sau:
- Cách điện có điện cực cấy vào cách điện
- Cách điện đỡ
- Cách điện xuyên
- Cách điện hỗn hợp
1. Nhóm cách điện có điện cực cấy vào cách điện:
Một số cách điện thuộc nhóm này như :
- Hai điện cực phẳng, giữa là một lớp cách điện
- Hai điện cực hình trụ song song với nhau, giữa là một lớp cách điện
- Hai điện cực hình trụ đồng trục, giữa là một lớp cách điện...
Có thể nói khái quát rằng nhóm cách điện có điện cực cấy là nhóm cách điện mà một điện
cực chỉ tiếp xúc với một loại cách điện
Việc thiết kế cách điện tiến hành theo các bước sau đây
a. Xác định điện áp U[kV]
b. Chọn vật liệu cách điện và hệ số an toàn; xác định điện trường cho phép E cp
c. Thế các trị số U, Ecp vào các biểu thức thích hợp trong bảng trên, từ đó xác định bề dày cần

thiết của vật liệu cách điện


d. Kiểm tra về phương diện điện áp đánh thủng (áp dụng cho vật liệu cách điện thể rắn)

Độ chênh lệch nhiệt do tổn hao điện môi của mặt trong so với mặt ngoài được kiểm tra
theo biểu thức
1,188
θtr = + θ ng ;  0 C  (4 - )
K1
Tổn hao cách điện trong môt thể tích V ở nhiệt độ θ là :
W = V.k 2 .ε.f.E 2 .e K1 ( θ−θ0 ) (4 - )
Trong đó:

lxiii
θtr: Nhiệt độ ở mặt trong[θtr≥40], 0C
θng: Nhiệt độ mặt ngoài, là mặt toả nhiệt, 0C
E : Cường độ điện trường tác dụng(kV);
V: Thể tích vật liệu cách điện;
K1, K2: Có trị số cho dưới Bảng 4 - dưới đây
Bảng 4 - : Một số thông số của một số vật liệu cách điện
Pd W/cm3
Vật liệu θ θ (0C) K1 K2
400C 900C
Tấm và ống bakelit 5 40 3,4.10-2 2,8.10-8 7.10-6 38.10-6
Giấy tấm dầu 4,5 40 2,9.10-2 0,7.10-8 1,6.10-6 6,8.10-6
Giấy tụ điện tẩm dầu 3,5 40 2,4.10-2 0,1.10-8 0,17.10-6 0,56.10-6
Prespan tẩm dầu 5 40 2,4.10-2 4,3.10-8 10,8.10-6 35.10-6
Sứ 5,5 40 1,3.10-2 0,9.10-8 3,3.10-6 6,5.10-6

Điện áp đánh thủng cho phép lớn nhất, tính theo công thức (công thức Fisher):
U dt = K 3 3 d 2 (4 - )

Trong đó :
Uđt: điện áp đánh thủng điện môi
d: Bề dày của lớp cách điện[cm];
K3: có trị số tra từ bảng 5-15 dưới đây:
Bảng 4 - : Một số thông số của một số vật liệu cách điện
K3 Bề dày cách điện(d) Điện áp cho phép
Vật liệu
200C 900C [cm] 200C 900C
Sứ 120 70 0,5-3 110 30
Xteatit 100 70 0,5-3 100 60
Sứ đặc biệt 100 40 - - -
Thuỷ tinh - 60 <1 - -
Thuỷ tinh thạch anh 120 100 <1 120 100
Thạch anh khối 45 55 <1 45 35
Bìa cứng 120 85 0,5-1,5 50 30
Ống giấy cứng 150 130 0,5-1,5 80 65
Cao su cứng 120 - <3 - -
Parafin 75 - <3 - -

lxiv
Gỗ tẩm dầu 40 30 <3 - -
Vải cách điện 110 - < 0,3 - -
Mica 120 80 < 0,4 80 25

2. Cách điện đỡ
Đặc điểm của loại cách điện đỡ là mỗi điện cực tiếp xúc với ít nhất hai cách điện và bề mặt
của cách điện. Các loại bố trí như hình vẽ dưới đây:

Hình 4 - : Các loại cách điện đỡ


a - Điện trường đồng nhất
b - Điện trường hình trụ
c - Điện cực xuyên qua cách điện lớp
Ở loại cách điện đỡ, hiện tượng đánh thủng còn gọi là hiện tượng phóng điện xuyên dọc-
xảy ra ở cách điện có độ bền cách điện nhỏ hơn, dọc theo bề mặt tiếp giáp. Ở bề mặt tiếp giáp, các
đường sức gần song song với nhau và là ngắn nhất. Bề mặt tiếp giáp là nơi tích tụ chất bẩn, đó là
nguyên nhân của hiện tượng phóng điện. Điện áp phóng điện xuyên dọc tính theo biểu thức
sau(công thức Mihailop)
U 50 = 3.5L z + 10; [ kV ] (4 - )

U1/50 = 5L z + 40; [ kV ] (4 - )

Ở đó :
U50: điện áp xoay chiều ở tần số 50 Hz
U1/50: điện áp xung kích 1/50 với cực tính dương
LZ; cm: khoảng cách phóng điện ngắn nhất giữa điện cực này sang điện cực kia,
xác định như hình vẽ.
Trường hợp điện áp phóng điện trong dầu được tính
U 50 = 3.9 − L0.725
z ; [ kV ] (4 - )

với LZ - tính bằng mm


Chiều dài L cần thiết được tính theo biểu thức:
lxv
U 50 − 10
L = 1,1 ;[cm] (4 - )
3,5
với hệ số tính toán an toàn k = 1,1

Hình 4 - : Cách xác định khoảng cách phóng điện trên cách điện đỡ (Sứ)
Ví dụ : Điện áp vận hành định mức 35 kV; điện áp thử 95 kV; điện áp phóng điện 104,5
kV( theo tiêu chuẩn, điện áp thử phóng điện không nhỏ hơn 110% điện áp thử)
Chiều dài cần thiết:
104,5 − 1
l = 1,1 = 1,1.27 = 29 ≈ 30; [cm]
3,5
Kiểm tra với điện áp xung kích 1/50 cực tính dương
Điện áp thử xung kích 1/50 qui định bằng 190 kV(trị số đỉnh)
190 − 40
l= = 30; cm
3,5
3. Cách điện xuyên
Đặc điểm của loại cách điện xuyên là ít nhất có một điện cực tiếp xúc với ít nhất hai loại
cách điện và đường sức ở bề mặt tiếp giáp bị gãy, góc gãy đến 90 0 (pháp tuyến). Cách điện xuyên
có sắp xếp đơn giản nhất như trên. Có 4 điện cực : một điện cực 1, một điện cực 2 và 2 hai điện
cực 3. Điện cực 2 và 3 nối kim loại với nhau.

lxvi
Hình 4 - : Cách điện xuyên, sắp xếp đơn giản nhất có 4 điện cực: 1, 2 và 3. Điện cực 2,3 nối kim loại với nhau
Điện cực 1 và 2 cách điện với nhau bằng cách điện rắn với điện môi ε 2; cách điện ε1 giữa
điện cực 1 và 3 là cách điện khí hoặc cách điện lỏng. Điện cực 1 tiếp xúc với cách điện ε 1 và ε2.
Ngoài hiện tượng đánh thủng cách điện ε 2 giữa điện cực 1 và 2, còn có thể hiện tượng phóng điện
giữa điện cực 1 và 3, dọc theo bề mặt tiếp giáp giữa cách điện ε 1 và ε2.

Hình 4 - : Cách điện xuyên với hai điện cực


Hình 4 - là một kiểu cách điện xuyên có hai điện cực. Điện cực 1 tiếp xúc với cách điện ε 1
và cách điện ε2(thể rắn). Cách điện ε2 chịu tác dụng của điện áp đánh thủng. Cần đặc biệt chú ý tới
các hiện tượng xảy ra ở mép điện cực 1.

Hình 4 - : Phóng đại của cách điện xuyên hai điện cực
Trên Hình 4 - là một phần của cách điện được phóng đại, mô tả đường sức ở mép góc
của điện cực 1. Giữa điện cực 1 và 2 có một phần có điện trường đồng nhất, các đường sức 1 song
song với nhau. Phần này chịu tác dụng của điện áp đánh thủng. Điện áp này được tính như ở cách
điện cấy. Mép góc điện cực 1 trên thực tế để chế tạo vê tròn. Đường 2 và 3 đi xuyên qua hai cách
điện ε1 và ε2. Trong phần cách điện rắn ε2 giữa điện cực 1 và 2, có điện trường E2.
lxvii
Ở mép góc điện trường E1 trong cách điện ε1 (không khí hoặc dầu) là:
E 2ε2
E1 =
ε1
Vì ε2> ε1nên E1>E2; trong lúc đó điện trường cho phép của cách điện ε 2 lớn hơn điện trường
cho phép của cách điện ε1. Độ bền cách điện của lớp mỏng không khí lại rất lớn. Vì vậy hiện
tượng phóng điện không xảy ra ở ngay chỗ có đường sức 2, mà lại xảy ra ở chỗ cách xa hơn, về
phía đường sức 3.

Hình 4 - : Phóng điện chọc thủng


Trên Hình 4 - , ở góc điện cực 1, điện trường tập trung, vượt lên độ bền cách điện của chất
khí và chất lỏng, thậm chí tuy điện áp còn nhỏ, vẫn làm phát sinh phóng điện ở dạng phóng điện
có vầng quang.
Điện áp ngưỡng của phóng điện :
U ng = K1 / C0.45 ; [ kV ] (4 - )

Công thức này gọi là Công thức TOEPLER


Trong đó:
C: là điện dung trên cm2 bề mặt; (F/cm2);
K1: hằng số phụ thuộc vào tính chất cách điện đối với không khí; K 1=1,06.10-5,
dầu....Mặt khác ta có, C= d/ε 0ε 2, thay thế vào công thức trên có:
0,45
d
U ng = K 2  ÷ ;[kV] (4 - )
ε
Ở đó :
K2=8,1 với không khí
K2=25,0; với dầu
d: bề dầy của cách điện;[cm]
lxviii
ε: Hằng số điện môi chất cách điện
Như vậy, điện áp ngưỡng để có phóng điện với trường hợp điện cực mặt phẳng:
- Trong không khí
0,45
d
U ng = 8,1 ÷ ;[kV] (4 - )
ε
- Trong dầu
0,45
d
U ng = 25  ÷ ;[kV] (4 - )
ε
Từ đó khoảng cách điện cực d bằng :
- Trong không khí
2,2
 1, 2.U 
d = ε ÷ ;[cm] (4 - )
 8,1 
- Trong dầu
2,2
 1, 2.U 
dε=  ÷;[cm] (4 - )
 24,3 
Ở trên, d được tính với 1,2U
Với độ bền cách điện cho phép của cách điện E, có a=E/U; bằng với hoặc lớn hơn a tính ở
trên đây, vậy:
45,5
U≤ đối với không khí (4 - )
(E.ε)0,82
332
U≤ đối với dầu (4 - )
(E.ε)0,82
4. Cách điện hỗn hợp
Cách điện thuộc nhóm này thường có hai loại cách điện, đường sức không song song với
bề mặt tiếp giáp. Sứ đỡ có gân thuộc nhóm cách điện này.
Trên Hình 4 - ta thấy điện trường bị biến dạng rõ rệt. Sự phân bố điện áp trên bề mặt cách
điện trở nên không đồng đều: điện áp ở chỗ rãnh lớn hơn điện áp trên gân. Hiện tượng phóng điện
có vầng quang bắt đầu trước ở rãnh và mức độ phóng điện ở đó mạnh hơn ở trên gân. Bề mặt cách
điện không thể tránh khỏi những lỗ rỗ và những lốm đốm li ti. Cách điện không khí ở trong các lỗ
rỗ bị đánh thủng, điện áp tập trung vào những lốm đốm nổi, khi có điện áp tăng thì hiện tượng
phóng điện bề mặt phát sinh. Bề mặt tiếp giáp giữa cách điện không khí và cách điện rắn là nơi
nguy hiểm cho cách điện, điều này đòi hỏi bề mặt và sống của cách điện phải trơn láng hết mức

lxix
có thể và phải giữ được như thế trong quá trình vận hành. Yêu cầu này đương nhiên cũng phải chú
ý cả đối với cách điện có bề mặt phẳng không có gân.

Hình 4 - : Sự hình thành điện trường trên sứ có gân


4.5.2. Cách điện của MBA
Cách điện của MBA có những đặc điểm sau đây:
- Điện áp làm việc lớn, cuộn dây có số vòng lớn, tiết diện dây nhỏ.
- Chênh lệch lớn giữa nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp trong cách điện, do cuộn dây
không thể làm mát được bằng không khí do quạt gió mà chủ yếu bằng dầu.
- Máy biến áp thường nối với dây dẫn trên không nên phải chịu tác dụng của quá điện
áp khí quyển(do sét đánh)
- Cách điện của MBA chủ yếu là cách điện vòng dây và cách điện lớp cuộn dây. Sơ
đồ nguyên lý sắp xếp cách điện trong MBA như Hình 4 -

Hình 4 - : Bố trí cách điện Máy biến áp


lxx
Cuộn dây có thể cuốn liên tiếp thành cuộn hoặc có thể chia thành nhiều đoạn nối tiếp nhau,
mỗi đoạn được gọi là đĩa cuộn dây (Hình 4 - a-các bối dây trong cùng cuộn dây)
Trên Hình 4 - (a), ở vị trí 1 và 2 , cách điện phải chịu hai lần điện áp lớn(điện áp lớn bằng
điện áp làm việc cuộn dây chia với số lớp dây) trong lúc đó ở các vị trí quá độ chuyển từ lớp này
sang lớp kia kế tiếp, điện áp bằng không. Theo lý thuyết thì chiều dày của lớp cách điện ở vị trí 1
và 2 phải dầy hơn vị trí 3 và 4. Thực tế chiều dày của cách điện lớp chỉ có thể đồng đều với chiều
dầy ứng với cách điện lớp. Như vậy hệ số sử dụng cách điện thấp hơn trường hợp quấn dây liên
tục thành một cuộn nguyên như Hình 4 - (a) Ở trường hợp cuộn dây chia thành các đĩa cuộn dây
như Hình 4 - (b) có cách điện lớp giữa các lớp dây trong đĩa và cách điện giữa các đĩa gọi là cách
điện đĩa cuộn dây(5). Điện áp lớp trong mỗi đĩa nhỏ hơn điện áp lớp trong trường hợp cuộn dây
nguyên. Ở cạnh ngoài của cách điện đĩa như Hình 4 - (c) có thể có phóng điện bề mặt, điện áp
trên mỗi đĩa cách điện không đồng đều. Cách điện vòng dây thuộc nhóm cách điện có điện cực
cấy vào cách điện, cách điện lớp cũng vậy, mặc dầu phải coi đó là cách điện xuyên nếu cách điện
lớp có đầu dôi ra giữa hai lớp dây. Hai đầu của mỗi đĩa cuộn dây có cạnh tròn như Hình 4 - (c),
thuộc trường hợp điện cực góc- mặt phẳng.

Hình 4 - : Cách sắp xếp cách điện cuộn dây


a, Cuộn dây hình trụ, nguyên, với cách điện lớp
b, Cuộn dây có nhiều đĩa với cách điện lớp và cách điện đĩa
c, Cách điện giữa giữa hai cuộn dây kế nhau

Hình 4 - : Cách điện cuộn dây có cách điện góc

lxxi
1 - Cách điện trên và dưới cuộn dây
2 - Cách điện góc
Trong trường hợp cuộn dây có điện áp cao, người ta dùng cách điện góc như Hình 4 - để
ngăn chặn phóng điện rò, nhưng có bất lợi là cách điện góc cũng hạn chế khả năng toả nhiệt của
cuộn dây.

Hình 4 - : Các cách bố trí cách điện góc


a,Cách bố trí đúng
b,Cách bố trí sai
c,Cuộn dây tiếp xúc trực tiếp với ống cách điện
d,Cách điện góc bọc cuộn dây
e,Cách điện góc có tác dụng như vách ngăn
Bố trí cách điện góc đúng thì có thể tránh được sự phóng điện rò ở góc như Hình 4 - (a).
Bố trí sai như trên Hình 4 - (b) thì sự phóng điện rò sinh ra ở góc có khoanh tròn. Cách bố trí này
không khác nào cách điện góc và phóng điện rò sinh ra ở góc có khoanh tròn. Còn có thể bố trí
như Hình 4 - (c) và (d) ở cả hai trường hợp này đều không có phóng điện rò. Trong trường hợp
(d) thì cách điện góc đóng vai trò cách điện bọc cuộn dây, còn trường hợp(e) thì đóng vai trò vách
ngăn.
Ống cách điện và cách điện trên đây và dưới cuộn dây có thể cùng làm bằng một vật
liệu(giấy cách điện) làm cho cách điện có kết cấu đơn giản hơn. Nhưng có nhược điểm là rãnh
đầu giữa cuộn dây điện áp lớn (CA) và cuộn điện áp nhỏ(HA) bị hẹp, hạn chế sự toả nhiệt của
cuộn dây máy biến áp.
lxxii
Hình 4 - : Cuộn dây hình đĩa
HA - Cuộn dây điện áp nhỏ
CA - Cuộn dây điện áp lớn
Trường hợp MBA có công suất lớn, điện áp cao, người ta bố trí cuộn dây điện áp lớn(CA)
và cuộn dây điện áp nhỏ (HA) xen kẽ như Hình 4 - . Các cuộn dây có dạng hình đĩa, đường kính
bằng nhau, không có hình trụ đồng tâm. Do đó có tên gọi là cuộn dây hình đĩa. Cách bố trí này
nhằm làm đồng đều hơn sự phân bố điện áp xung kích. Cần đặt cách điện không những trên và
dưới cuộn dây chung mà phải đặt ở giữa cuộn dây CA và cuộn dây HA
Bảng 4 - : Cách điện chính và cách điện giữa hai pha cạch nhau ở MBA có điện áp đến 35kV
Điện áp Điện áp
Bề dầy
định thử tần Công Bề dày tấm cách
Các khoảng cách ống cách Đầu dôi
mức số công suất điện
điện
nghiêp
Un Uth Pn SCAHA SCAG SHAG SCACA Ä ÄCACA ÄCAG I
kV kV kVA mm mm mm mm mm mm mm mm
3 18 6-100 8,5 20,0 12,5 10,0 2,5 2,0 - 10,0
6 25 6-100 8,5 20,0 12,5 10,0 2,5 2,0 - 10,0
10 35 6-100 12,0 30,0 30,0 14,0 3,0 2,0 - 16,0
15 45 135-560 15,0 40,0 40,0 17,0 3,5 2,0 - 22,0
20 55 135-560 18,0 50,0 50,0 20,0 4,0 3,0 20 30,0
35 85 135-560 27,0 70,0 70,0 30,0 5,0 3,0 20 50,0
35 85 750-5600 27,0 70,0 70,0 30,0 5,0 3,0 20 50,0

lxxiii
4.5.3. Cách điện của máy điện
1. Cách điện của máy điện xoay chiều hạ thế
Điện áp làm việc là 380V, 550V, điện áp thử là 2000-2500V. Kích thước của cách điện
được xác định chủ yếu do những yêu cầu cơ tính hơn là do những tác dụng về điện. Máy điện
xoay chiều phần lớn là máy điện đồng bộ. Cách điện của dây là emay, emay-vải; cách điện vòng
dây bằng hai lần bề dày của cách điện dây; cách điện lớp không cần thiết vì điện áp vòng dây
nhỏ. Cách điện cuộn dây gồm có cách điện rãnh và cách điện đầu bối dây. Cách điện rãnh thuộc
nhóm cách điện có điện cực cấy trong cách điện, còn cách điện đầu bối dây có tính chất của nhóm
cách điện xuyên
Sau đây chúng ta khảo sát chi tiết từng loại cách điện trong máy điện đã nêu ở trên:
Cách điện vòng dây: Dây có tiết diện tròn đường kính đến 3mm có thể dùng cho máy điện
công suất nhỏ. Dây có đường kính đến 1,5-2mm thì bọc bằng cách điện emay. Nếu đường kính
lớn hơn >0,3mm thì dùng cách điện tăng cường bằng emay. Điện áp vòng dây chỉ đến 400V, do
đó dùng cách điện tăng cường thì rất an toàn. Cách điện của dây cuốn là emay, thêm lụa, vải hoặc
giấy- độ an toàn được tăng lên, nhưng cách điện chiếm nhiều chỗ hơn. Đối với dây có tiết diện lớn
cách điện bằng emay chế tạo từ nhựa tổng hợp đặc biệt, có cơ tính tốt, có thể chịu va đập mạnh,
chịu nhiệt tốt, ngang với cách điện cấp B – Dây lớn thường có tiết diện chữ nhật, cách điện là
cách điện vải 2 lớp hoặc một lớp vải và lớp giấy hoặc vải tẩm nhựa.
Cách điện lớp : ở máy điện hạ áp, thường không dùng cách điện lớp, vì cách điện vòng
dây đủ sức chịu đựng được những tác dụng về điện giữa các lớp – với dây có cách điện cấp B, có
thể quấn ngoài bằng sợi thuỷ tinh, băng vải thuỷ tinh, băng lụa mica.
Cách điện của dây: Cách điện pha giữa các bối dây được thực hiện tương đối dễ vì có chỗ
để đặt cách điện. Cách điện này có thể làm bằng prespan, vải tẩm sơn dầu hoặc các chất khác.
Phần cách điện lót giữa các đầu bối dây cần được buộc hoặc dán vào đầu bối dây để khỏi rơi văng
ra. Bề dày cách điện chủ yếu do cơ tính quyết định. Nếu dùng vải thì vải có sợi dệt chéo có thể
kéo căng quấn chặt.
Đối với cách điện rãnh, cần phải xem xét độ bền cơ học và độ bền điện ở góc rãnh, điều
này rất quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy rằng trong quá trình kiểm tra cách điện ở giữa các công
đoạn sản suất, ngắn mạch xảy ra nhiều nhất ở phần tử bị uốn của hai đầu cách điện rãnh. Có thể
tiến hành kiểm tra trong rãnh, ở trạng thái vận hành bình thường, cách điện chịu tác dụng của điện
áp pha, hệ số an toàn bằng 7 với điện áp 380V; bằng 4 trong trường hợp ngắn mạch chạm đất ở
lưới điện trung tính không nối đất.
Cách điện cuộn dây rôto cũng như ở stato. Tuy nhiên cần phải chú ý rằng điện áp rôto có
trường hợp có thể lớn hơn của stato và khi đảo chiều rôto thì ở đó có điện áp tăng lên gấp đôi.

lxxiv
Ngoài ra cần phải chú ý hoặc buộc các đầu dây thép , dưới dây thép phải lót cách điện, cách điện
này phải có khả năng chịu nén bề mặt, làm bằng prespan hoặc thuỷ tinh đã tẩm hoặc tấm mica.
2. Cách điện của máy điện một chiều
Cách điện vòng dây: Dây nhỏ thì bọc cách điện bằng hai lớp vải được tẩm bằng emay gốc
nhựa tổng hợp, hoặc bằng sợi thuỷ tinh đã tẩm, dây lớn hơn hoặc dây có tiết diện chữ nhật thì bọc
bằng sợi đã tẩm hoặc thuỷ tinh hoặc giấy mica. Trường hợp dây có tiết diện lớn hơn thì thường
phối hợp cách điện vòng dây và cách điện rãnh. Trong một rãnh thường có 2 cạnh bên của cuộn
dây do đó giữa cũng phải lót tấm cách điện đã tẩm nhựa dày ít nhất 0,8mm. Trường hợp dùng dây
có cấp cách điện B, thì lót bằng mica hoặc thuỷ tinh đã tẩm hoặc bằng vật liệu tương tự. Bề dày từ
1 đến 2mm tuỳ theo cỡ máy, trường hợp máy rất lớn thì có thể dày đến 3 mm.
Cách điện bối dây: Cách điện rãnh ở máy điện trung bình và lớn hơn một ít thường dùng
mica hoặc vải thuỷ tinh. Cách điện rãnh phải dôi ra ở hai đầu rãnh ít nhất 10mm mỗi đầu. Rãnh
của máy điện một chiều thường có miệng hở do đó bối dây có thể tẩm hoặc sấy. Sau khi đặt bối
dây vào rãnh rôto thì người ta còn tẩm và sấy rôto, để làm kín các lỗ hổng giữa bối dây và lõi thép
đồng thời có thêm một lớp cách điện bọc chung ở ngoài. Máy điện một chiều thường được chế tạo
kiểu hở do đó cần áp dụng công nghệ trên.
Cách điện cuộn dây cực từ chính: Trong máy điện kích thích song song, với số cực ít hơn
4, thì thường dây có tiết diện tròn. Cách điện của dây hoặc hai lớp vải hoặc emay và thường
thường bọc một lớp sợi vải. Ở máy có công suất lớn và trung bình, thường thường dùng dây tiết
diện hình chữ nhật, cách điện của dây là sợi vải hoặc lụa thuỷ tinh.
Ở máy kích thích song song, công suất nhỏ cuộn dây có ống lót. Cuộn dây được quấn trên
khuôn mẫu. Sau khi tháo khuôn ra, thì người ta cuốn cách điện lên ngoài cuộn dây bằng vải tẩm
dầu, băng cách điện được quấn chồng lên nhau một nửa bề rộng của băng. Bề dày của lớp vải này
khoảng 1mm. Cuộn dây có thể nguyên hoặc chia ra thành nhiều phần.
Cuộn dây bù (Compensating) ở những máy lớn là những thanh dẫn trần không có cách
điện, đặt ở trong rãnh của cực chính. Ở máy nhỏ nếu có cuộn dây bù thì cực chính được chế tạo
thành hai nửa, trong đó có rãnh. Cuộn dây bù có nhiều vòng, được cuốn sẵn, quấn cách điện ở
ngoài và đặt vào rãnh. Ở máy trung bình, cuộn dây bù đã được cuốn sẵn và đặt vào trong rãnh hở.
Trên mỗi cực chính có hai rãnh, trong mỗi rãnh có hai lớp dây, mỗi lớp có 10 vòng. Cách điện
vòng dây là một lớp vải đã tẩm. Bọc cuộn dây là lớp vải đã tẩm và giấy dày (0,6÷1)mm.
Cách điện cuộn dây cực từ phụ: Cuộn dây cực từ phụ phần lớn thường là cuộn dây có
khung dây. Kích thước của dây đồng và cách điện của dây cũng giống như ở cuộn dây chính.
Trường hợp dòng điện lớn, dây có tiết diện hình chữ nhật, dây cuốn trên cạnh nhỏ, giữa hai vòng
dây có cuốn dây gai dày 1-2mm để giữ khoảng cách giữa các vòng dây. Vòng dây thứ nhất và
vòng dây cuối cùng được cuốn bằng vải đã tẩm, quấn chồng lên nhau một nửa bề rộng của băng

lxxv
vải, quấn một lớp. Còn các vòng dây khác thì quét sơn tẩm. Trên và dưới cuộn dây có tấm bakêlit
dày khoảng (15÷25)mm. Các đầu dây ra được quấn một lớp băng vải tẩm sơn và băng vải.

3. Cách điện máy điện xoay chiều cao áp


Về phương diện cách điện, máy điện cao thế có thể phân thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là các máy phát có tuabin
- Nhóm thứ hai là các loại máy không thuộc nhóm 1
a. Cách điện trong máy điện cao áp trừ máy phát tuabin
Ở máy điện hạ áp, kích thước của cách điện được xác định chủ yếu về yêu cầu cơ tính hơn
là về điện. Ở máy điện cao áp thì cách điện phải được thiết kế từ yêu cầu cơ tính và phần khác do
yêu cầu về điện
Bảng 4 - : Bảng quy định kích thước cách điện
Ống Mica Khoảng cách nhỏ
Điện áp Bề dày cách điện
Bề dày nhỏ Đoạn dôi ra nhỏ nhất nhất với lõi thép
(kV) đầu dây ra,(mm)
nhất A,[cm] B,(mm) C,(mm) D, (mm)

0÷1,0 1 25 15 10 2
1,001÷2,5 1,4 35 25 15 2
2,501÷3, 6 1,6 43 33 20 3
3,601÷5,0 2 55 45 25 4
5,001÷6,6 2,5 67 57 32 5
6,601÷8,0 3 75 62 36 6
8,0÷11,0 4 90 75 44 7
11,0÷13,0 4,5 100 88 50 8

Động cơ điện cao thế được chế tạo với điện áp 3-6kV, phần nhiều có công suất lớn. Nếu
dùng cách điện cấp A thì cách điện dây là vải, cách điện lớp trên là prespan, còn cách điện rãnh
thì bằng mica. Rõ ràng cấu tạo cách điện này không đồng đều về cấp chịu nhiệt của cách điện,
mica thuộc loại cấp B. Nhưng nếu cần thiết phải dùng làm cách điện rãnh, nếu dùng cách điện cấp
B hoặc F thì cách điện dây bằng vải thuỷ tinh, cách điện vòng dây hoặc cách điện lớp thì bằng vải
thuỷ tinh hoặc mica hoặc lụa thuỷ tinh-mica
Thực tế với cách điện của các bộ phận chính trong máy quy định như sau:
Cách điện vòng dây : Nếu dùng vật liệu cấp B thì dùng băng thuỷ tinh hoặc băng giấy
mica. Ở giữa vòng dây thì lót bằng những miếng mica nhỏ.
Cách điện cuộn dây: Luôn là mica được cuốn kín quanh cuộn dây. Tốt nhất là cách điện
rãnh và cách điện đầu dây giống nhau.
lxxvi
Cuộn dây quấn ngoài rãnh thích hợp với cuộn dây rãnh hở. Trường hợp rãnh nửa kín, thì
phải đưa dây từ một phía đầu rãnh và phải nối các đầu dây lại. Phải cách điện thật cẩn thận ở các
mối nối, các chỗ này là những điểm yếu của cách điện cuộn dây.
Cách điện rôto: Ở động cơ cảm ứng cách điện rôto về cơ bản có thể giống như cách điện
stato. Thông thường ở rôto điện áp thấp, do đó cách điện có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên, máy
điện cao thế thường có công suất lớn, do đó cách điện rôto cũng chế tạo giống như cách điện stato
nhưng khoảng cách cách điện thì nhỏ hơn.
Cách điện của cuộn dây kích từ của máy điện đồng bộ: Cũng giống như cuộn dây kích từ
trong máy điện một chiều. Điều khác là ở đây cuộn dây kích từ đặt ở rôto, chịu tác dụng của lực ly
tâm, do vậy cách điện phải có độ bền cơ phù hợp.
b. Cách điện của máy phát tuabin
Cách điện stato : Cách điện của stato rất đơn giản nếu cách điện vòng dây và cách điện
cuộn dây giống nhau, ít nhất là trong rãnh. Trên Hình 4 - minh họa

Hình 4 - : . Cách điện rãnh stato, máy phát dòng điện xoay chiều 6,6kV và 11kV

Hình 4 - : Cách điện rãnh ro to

lxxvii
Dây dẫn mỏng bằng đồng bện kết thành thanh dẫn; dùng màng mica quấn lên thanh dẫn và
ép nóng thành ống mica. Bên ngoài ống mica có bọc một lớp kim loại mỏng hoặc giấy để bảo vệ
ống mica khỏi bị xây xát. Sau khi thanh dẫn được bọc cách điện như trên thì được luồn vào rãnh
nửa kín. Các đầu dây được bọc cách điện bằng vải tẩm nhựa.
Cách điện rôto: Dây dẫn đặt trong rãnh được cách điện với nhau bằng phiên nhỏ mica
hoặc giấy mica. Cách điện rãnh bằng ống mica hở ở phía trên. Phía ngoài mica còn có một tấm
thép mỏng uốn thành rãnh, phía trên hở miệng, tấm thép này dùng để bảo vệ mica chống không
khí thổi vào, có thể thay lớp này bằng mica dễ uốn.
c. Cách điện động cơ công suất nhỏ
Cách điện dây dẫn bằng lụa, emay, vải emay...Cuộn dây được cuốn ở ngoài và sau đó lồng
vào rãnh, hoặc được quấn thẳng vào rãnh. Trong trường hợp sau, cách điện dây dãn bằng vải sợi,
emay có thể chịu được ma sát khi lồng vào rãnh.
4.5.4. Cách điện khí cụ điện
Bao gồm các khí cụ điện sau đây :
- Khí cụ điện đóng cắt
- Cuộn kháng điện
- Tụ điện
- Các thiết bị trong mạng điện gia dụng và các dụng cụ khác
1. Các khí cụ điện đóng cắt
Ở khí cụ điện đóng cắt (cầu dao, máy cắt..) phụ tải quyết định kích thước của khí cụ điện là
phụ tải cơ học. Cách điện thông thường là cơ khí, khoảng cách cách điện trong không khí là thông
số phải chọn để khỏi bị đánh thủng. Để tăng cường độ an toàn, người ta thường dùng thêm vách
ngăn. Trên bề mặt cách điện thường bị ẩm ướt, có bụi bám lên..Do đó thông số quan trọng nữa là
khoảng cách điện rò. Để tăng thêm độ an toàn, người ta thường tăng khoảng cách điện rò hoặc
dùng loại vật liệu điện có bề mặt không thấm nước. Thông thường hiện tượng phóng điện bề mặt
hay xảy ra hơn hiện tượng đánh thủng.
a. Cách điện của cầu dao
Tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động phải được cách điện với nhau và cách điện với đất. Các
bộ phận phải cách điện trên mỗi cực là: cách điện đỡ, khoảng cách hở cũa lưỡi dao mở và cần
đóng mở lưỡi dao là a
Mỗi cực của dao cắt bằng tay có hai đầu tiếp xúc 1 và 2 lắp trên giá cách điện 3 và dao
đóng 4 xoay xung quanh trục 5 lắp trên đầu tiếp xúc 2 ở dưới.
Trên hình vẽ vị trí đóng của dao 4 được biểu thị bằng các đường nét đứt. Tay nắm 6 dùng
để đóng và cắt dao cắt. Khi cắt mạch dưới tác dụng của dòng điện giữa dao đóng 4 và đầu tiếp
xúc tĩnh 1 sẽ xuất hiện hồ quang 7 được dập tắt trong không khí.
Khoảng cách hở a phải chịu được điện áp thử tần số 50Hz và điện áp xung 1/50
lxxviii
U 50 = 10 + 3.5a (4 - )
U1/50 = 40 + 5a (4 - )
Ở đó khoảng cách hở a tính bằng cm

Hình 4 - : Cách điện của cầu dao


Một nguyên tắc quan trọng là điện áp đánh thủng khoảng cách hở giữa hai tiếp điểm đang
mở phải lớn hơn điện áp phóng điện trên sứ đỡ. Không bao giờ để xảy ra phóng điện giữa lưỡi
dao đang mở. Điện áp thử khoảng cách hở a phải lớn hơn điện áp thử phóng điện qua sứ đỡ, ít
nhất là 15% . Cấu tạo của cầu dao phải ngăn cản việc thay sứ đỡ có điện áp phóng điện lớn hơn
Khoảng cách pha phải đảm bảo không để xảy ra hiện tượng đánh thủng, cũng như đối với
khoảng cách hở. Trong trường hợp không thể có kích thước lớn thoả mãn yêu cầu này, thì dùng
vách ngăn, nhưng vẫn đảm bảo điện áp đánh thủng khoảng cách pha phải lớn hơn điện áp phóng
điện trên sứ đỡ.
Cầu dao có thể cắt mạch có dòng điện nhưng không có chức năng cắt dòng điện ngắn
mạch. Cần mở lưới dao phải chuyển động nhanh, như vậy nó phải chịu tác dụng cơ học lớn hơn.
Ngoài những bộ phận phải thiết kế cách điện như ở cầu dao cách ly, còn phải thiết kế cách điện
của buồng dập hồ quang.
b. Cách điện của máy cắt
Bộ phận chủ yếu là sứ, Hình 4 - minh hoạ. Các bộ phận tiếp điểm phải chuyển động
nhanh, cách điện phải chịu lực cơ học lớn. Một bộ phận quan trọng nữa là cách điện của buồng
dập hồ quang. Có nhiều loại buồng dập hồ quang khác nhau, ở đây chỉ nêu một ví dụ như trên là

lxxix
mặt cắt của máy cắt có ít dầu. Cách điện bao quanh là sứ đỡ và ống cách điện bên trong nó thuộc
về bộ phận làm chuyển động tiếp điểm cũng là cách điện đỡ

Hình 4 - : Máy cắt điện ít dầy không có buồng dập hồ quang


2. Cách điện tụ điện, kháng điện
Làm cách điện tụ điện là một công việc đòi hỏi rất kỹ lưỡng, chính xác. Đối với tụ điện hạ
thế cũng cần phải nhận thức rằng thực tế đó là một khí cụ điện cao thế, vì điện trường tác dụng là
10kV/mm tức là 100kV/cm, thuộc phạm vi điện trường lớn nhất trong kỹ thuật điện.
Tuổi thọ của tụ chỉ có thể bảo đảm tốt việc thực hiện kỹ lưỡng nhất công nghệ chế tạo,
trường hợp dùng giấy để làm cách điện thì phải đặc biệt chú ý không để cho giấy cũng như các
tấm kim loại mỏng làm điện cực bị nhăn, bởi vì nếp nhăn chứa không khí và sẽ sinh ra hiện tượng
ion hoá ở đó. Khi quấn tụ, phải chú ý lực sinh ra khi quấn tấm kim loại và cách điện, từ đó có ứng
suất kéo trong vật liệu và ứng suất này không được vượt quá ứng suất cho phép. Khi quấn tụ còn
phải chú ý làm cho lớp kim loại và cách điện không bị xô lệch
Công suất của tụ xác định bằng biểu thức :
Ptu = U 2 .C (4 - )
Tụ có điện dung lớn, cách điện là chất rắn, có thể xem như là tụ phẳng. Điện dung của mỗi
lớp tụ là:
ε.ε 0 .V
C= (4 - )
a
Trong đó:
lxxx
V: Thể tích của cách điện(cm3)
1
ε: Hằng số điện môi ; của chân không ε 0 = [ F / m]
4π .9.10 9
a: Bề dày của cách điện [mm]
a. Tụ điện
Ví dụ: Tụ hạ thế, dưới 1kV
Bề dày của cách điện a, chọn theo độ bền cách điện cho phép 10-12 kV/mm. Giấy cách
điện dày 0,01mm, toàn bộ bề dày cách điện là:
1.kV
a= = 0,1mm
10kV / mm
Vậy cần dùng là 10 lớp giấy cách điện
Điện áp ngưỡng của phóng điện bề mặt :
- Trong dầu
0,45
a
U ng = 24,3  ÷ (4 - )
ε
Với ε=4; a=0,1mm=0,01cm. Ta có:
0,45
 0, 01 
U ng = 24,3  ÷ = 1,52kV > 1kV
 4 
Điện áp ngưỡng lớn hơn điện áp làm việc 1kV, vậy sẽ không xảy ra phóng điện
Ví dụ : Tụ cao thế, trên 10kV
Việc tính toán cũng tiến hành như trên. Thường ghép nối tiếp nhiều phần tử tụ với nhau,
giới hạn trên của điện áp trên 1phần tử tụ là:
332
U ng =
(E.ε)0,82
Với E=100kV/cm và ε = 4 thì:
332
U ng = = 2,45kV
(100.4) 0,82
Đây là giới hạn trên nên chọn số phần tử sao cho U=(1÷1,5) kV, không nên lớn hơn. Điện
áp thử bằng 1,3:1,5 điện áp làm việc; trường hợp thử với hệ số 1,5 thì U thử =1,5.1,5= 2,25kV như
vậy nếu chọn lớn hơn 1,5 kV thì điện áp thử sẽ lớn hơn 2,45kV là giới hạn trên.
Ví dụ : Tụ dòng một chiều

lxxxi
Ví dụ tụ tạo dòng điện áp xung, độ bền cách điện cho phép với giấy dùng trong tụ điện một
chiều là 40-45kV/mm, khoảng gấp 4 lần trị số cho phép đối với tụ dòng điện xoay chiều. Không
có hiện tượng phóng điện bề mặt. Chỉ cần chú ý mép của tấm điện cực không được quá sắc. Trong
mõi lớp giữa hai điện cực có tối đa 8 lớp giấy, loại dày 10-12 μm, như vậy bề dày tối đa là 100μ
=0,01cm.
Bảng 4 - : Điện áp đánh thủng tụ
Điện áp định mức, kV Điện áp thử giữa các cực, kV Điện áp thử giữa tụ với vỏ, kV
0,5 3 2,5
3,0 9 11
6 18 20
10 23 32

Thời gian thử là 1 phút


b. Cách điện của cuộn kháng hạn chế dòng ngắn mạch
Cuộn kháng điện hạn chế dòng ngắn mạch không có lõi thép; ngoài ra cũng có loại đặt
trong dầu có lõi thép hoặc không có lõi thép. Khi ngắn mạch thì toàn bộ điện áp pha tác dụng lên
ở các góc của cuộn kháng. Điện áp vòng dây tăng lên đến hàng trăm volt, tương đương hơn 10 lần
điện áp vòng dây trong MBA. Tác dụng khác khi có ngắn mạch là tác dụng điện động và tác
dụng nhiệt đối với toàn bộ cách điện. Ở cuộn kháng thì những chỗ cách điện quan trọng là: cách
điện vòng dây, cách điện phần cuộn dây, cách điện giữa các cuộn dây thuộc các pha các nhau,
cách điện đối với đất và cách điện với trần nhà. Để dễ làm mát bằng không khí, cuộn dây được
chia làm nhiều phần và gắn chặt lại bằng gân bêtông. Nhưng bêtông không phải có tính chất cách
điện hoàn toàn, do đó phải lót cách điện giữa cuộn dây và gân bêtông. Cách điện giữa các vòng
dây với nhau bao gồm cách điện dây dẫn , không khí và nêm. Cách điện dây bằng giấy hoặc vải,
nếu bằng thuỷ tinh thì tốt hơn vì nó bền và chịu nhiệt tốt hơn. Cách điện vòng dây có thể là giấy
bakêlit, prespan, amiăng hoặc vải, thuỷ tinh
Cách điện cho cuộn kháng: Có hai cuộn kháng, xét về cấu tạo: một loại gọi là cuộn kháng
bêtông và loại kia gọi là kháng không có gân bêtông
Ở cuộn kháng bê tông, cách điện của dây dẫn thường là giấy, với các đệm bằng bakêlit ở
những đoạn có gân bêtông bọc cuộn dây thì phải lót cách điện giữa cuônj dây và bêtông. Cách
điện này phải chịu được trị số điện áp dây vì không được coi bêtông là cách điện. Cách điện dây
tốt hơn bằng vải thuỷ tinh có tẩm sơn cách điện.
Đối với các cuộn kháng điện không có gân bêtông để đảm bảo độ cứng vững như loại
kháng bêtông thì yêu cầu đối với cách điện thấp hơn. Không cần phải bọc cách điện toàn cuộn
dây. Thậm chí nếu các vòng dây không tiếp xúc nhau thì có thể dùng dây trần và các đệm bằng sứ
hoặc bằng chất cách điện hữu cơ, như bakêlit, nêm giữa mỗi hai vòng dây.

lxxxii
Cuộn kháng hạ áp có thể cuốn dây sát nhau, giữa có lót phiến cách điện nhỏ và có kích
thước vừa với dây. Với kháng điện chỗ nguy hiểm nhất là chỗ tiếp xúc giữa cuộn dây với chi tiết
làm chặt, do đó ở chỗ này phải lót cách điện chịu được tác dụng điện và tác dụng cơ học.

lxxxiii
CHƯƠNG 5: VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN

5.1. PHÂN LOẠI VÀ CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU DẪN ĐIỆN
5.1.1. Định nghĩa
Vật liệu đẫn điện(VLDĐ) là vật chất mà ở trạng thái bình thường có các điện tích tự do.
Nếu đặt những vật liệu này vào trong một điện trường, các điện tích tự do sẽ chuyển động theo
hướng nhất định của trường và tạo thành dòng điện, người ta gọi vật liệu có tính dẫn điện. Thông
thường VLDĐ ở thể rắn có thể là kim loại và các hợp kim, chất lỏng(Hg) và trong một số điều
kiện phù hợp có thể là chất khí
- Thể rắn : Đồng, Nhôm, Sắt...
- Thể lỏng: Các kim loại nóng chảy và dung dịch điện phân thuộc loại vật dẫn ở thể lỏng.
Vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại cao, ngoại trừ Thuỷ ngân(Hg) là kim loại có nhiệt độ nóng
chảy là -390C,do đó ở nhiệt độ thường chỉ có thuỷ ngân là kim loại lỏng được sử dụng trong thực
tế.
- Thể khí: Là tất cả các khí khi đặt trong cường độ điện trường vượt quá trị số giới hạn nào
đó đủ gây ion hóa quang và ion hóa va chạm thì chất khí đó trở thành vật dẫn điện có điện dẫn ion
và điện tử.
5.1.2. Phân loại
Vật liệu dẫn điện chia thành hai loại:
- Vật liệu dẫn điện tử hay vật dẫn loại 1 (Vật dẫn kim loại)
- Vật liệu dẫn ion hay vật dẫn loại 2 (Vật dẫn điện phân)
1. Vật dẫn với tính dẫn điện tử
Là vật chất mà sự hoạt động của các điện tích không làm biến đổi thực thể đã làm nên vật
liệu đó, bao gồm những kim loại ở trạng thái rắn hay lỏng, hợp kim và một số chất không phải là
kim loại (như than...). Vật dẫn kim loại được chia thành hai loại: loại có điện dẫn cao và loại có
điện trở cao. Kim loại có điện dẫn cao dùng làm dây dẫn điện, cáp điện, dây quấn máy biến áp,
máy điện…Các kim loại và hợp kim có điện trở cao dùng trong các dụng cụ đốt nóng bằng điện,
đèn thắp sáng, biến trở, điện trở mẫu…
2. Vật dẫn với tính dẫn ion
Là vật chất mà dòng điện đi qua sẽ tạo nên sự biến đổi hoá học, bao gồm các dạng dung
dịch axit, kiềm và muối.Cơ cấu của sự dẫn điện loại này là do sự chuyển dịch của các phần tử
mang điện(ion) dưới tác dụng của điện trường, do đó thành phần dung dịch sẽ thay đổi dần dần và

lxxxiv
trên các điện cực sẽ xuất hiện các sản phẩm điện phân. Các tinh thể ion ở trạng thái lỏng cũng
thuộc vật dẫn loại hai.
Tất cả các chất khí và hơi, kể cả hơi kim loại, nếu cường độ điện trường ngoài thấp sẽ
không phải là vật dẫn (cách điện). Nhưng nếu cường độ điện trường vượt quá một giá trị giới hạn
nào đó đủ gây ion hoá quang và ion hoá va chạm thì chất khí đó trở thành vật dẫn có điện dẫn ion
và điện tử. Khi bị ion hoá mạnh sẽ có một số điện tử và ion dương bằng nhau sinh ra trong một
đơn vị thể tích là môi trường dẫn điện đặc biệt gọi là plasma.
5.1.3. Các tính chất cơ bản của vật liệu dẫn điện
Khi nghiên cứu các đặc tính dẫn điện của vật liệu, ta cần quan tâm tới các tính chất cơ bản
sau đây:
1. Điện trở R, điện dẫn G
Điện trở quan hệ giữa hiệu điện thế không đổi đặt ở hai đầu của dây dẫn và cường độ dòng
điện một chiều tạo nên trong dây dẫn đó. Được tính theo công thức sau:
l
R = ρ ; [ Ω] (5 - )
s
Trong đó :
R - Điện trở(Ω);
ρ- Điện trở suất (Ω.m; Ω.mm2/m);
l - Chiều dài dây dẫn(m);
S: Tiết diện dây dẫn(m2);
Điện dẫn G của một dây dẫn là đại lượng nghịch đảo của điện trở :
1
G= ; [ 1/ Ω] (5 - )
R
2. Điện trở suất ρ, điện dẫn suất γ
Điện trở suất là điện trở của dây dẫn có chiều dài là một đơn vị chiều dài và tiết diện là một
đơn vị diện tích (đơn vị tính theo Ω.m)
Điện dẫn suất là đại lượng nghịch đảo của điện trở suất
1
γ= (5 - )
ρ
Cường độ dòng điện trong vật dẫn có thể viết dưới dạng :
I = n o q eSv tb (5 - )
Trong đó : n0 - Mật độ điện tử tự do của vật dẫn
qe - điện tích điện tử

lxxxv
S-tiết diện của dây dẫn
vtb-tốc độ chuyển động trung bình của điện tử dưới tác dụng của điện
trường E
3. Hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ(αρ)
Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ theo quy luật sau:
ρt = ρ0 ( 1 + αt + βt 2 + γt 3 + ....) (5 - )

Ở nhiệt độ sử dụng t2 điện trở suất sẽ được tính toán xuất phát từ nhiệt độ t1 theo công thức:
ρt 2 = ρt1 1 + α ( t 2 − t1 )  (5 - )

Hình 5 - : Quan hệ ρ=f(t)


Trong đó, α là hệ số thay đổi điện trở suất theo nhiệt độ đối với vật liệu tương ứng và ứng
với những khoảng nhiệt độ được nghiên cứu. Hệ số α gần giống nhau đối với kim loại tinh khiết
và có trị số gần đúng bằng 4.10-3[1/0C]
Đối với khoảng chênh lệch nhiệt độ(t2-t1) thì hệ số α trung bình sẽ là:
ρt 2 + ρt 1
α= (5 - )
ρt 1 ( t 2 − t 1 )
Bảng 5 - : Điện trở suất và hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ đối với những kim loai được dùng trong
kỹ thuật điện.
Kim Loại Điện trở suất Hệ số thay đổi Kim Loại Điện trở suất ρ ở Hệ số thay đổi
ρ ở 200C của ρ theo 200C Ω.mm2/m của ρ theo nhiệt
Ω.mm2/m nhiệt độ α độ α (1/0C)
(1/0C)
Bạc 0,0160-0,0165 0,0034-0,00429 Kẽm 0,0525-0,0630 0,0035-0,0042
Đồng 0,0168-0,0182 0,00392-0,0045 Niken 0,0614-0,138 0.0044-0,007
Vàng 0,0220-0,0240 0,0035-0,00398 Thép 0,091-1,150 0,0045-0,0066
Nhôm 0,0262-0,0400 0,0040-0,0049 Platin 0,0866-0,116 0,0025-0,004
Manhê 0,0446-0,0460 0,00390-0,0046 Thiếc 0,113-0,143 0.0042-0,0047

lxxxvi
Molipđen 0,0476-0,0570 0,0033-0,00512 Chì 0,205-0,222 0,0038-0,0043
Wônfam 0,0530-0,0612 0,0040-0,0052 Hg 0,952-0,959 0,0009-0,0009
4. Hệ số thay đổi của điện trở suất theo áp suất
Khi kéo hoặc nén đàn hồi, điện trở suất của kim loại biến đổi theo công thức :
ρ = ρ0 ( 1 ± kσ) (5 - )
Dấu + ứng với khi biến dạng do kéo, dấu – do nén
σ - ứng suất cơ khí của mẫu, đơn vị kG/mm2
k - hệ số cho ở Bảng 5 -
Bảng 5 - : Hệ số thay đổi của điện trở suất theo áp suất
Hệ số thay đổi của điện trở suất
Kim Loại Nhận xét
theo áp suất : k
Nhôm Tương ứng nhiệt độ từ 00C-100oC và áp suất đến
Từ 3,815.10-6 đến 3,766.10-6
12000kG/cm2
Vônfram Từ -1,346.10-6đến -1,368.10-6 Tương ứng nhiệt độ từ 00C-100oC
Thiếc -9,79.10-6 Ở 00C-100oC và áp suất đến 12000kG/cm2
Magiê -3,9.10-6 Ở 0oC và áp suất từ 0 đến 12000kG/cm2

5. Hiệu điện thế tiếp xúc và sức nhiệt điện động


Khi tiếp giáp 2 kim loại khác nhau với nhau thì giữa chúng sẽ sinh ra hiệu điện thế gọi là
hiệu điện thế tiếp xúc
KT n oA
U tx = U AB = U B -U A + ln (5 - )
e n oB
Trong đó:
UA;UB: Điện thế tiếp xúc của thanh dẫn kim loại Avà B
K=1,38.10-23J/oK- Hằng số Bolzman
T : Nhiệt độ tiếp xúc
e = 1,6.10-19C
n0A,n0B: Mật độ điện tích của kim loại A và B
Hiệu điện thế tiếp xúc giữa các cặp kim loại dao động trong phạm vi từ vài phần mười vôn,
nếu nhiệt độ của cặp bằng nhau, tổng hiệu điện thế trong mạch kín bằng không. Nhưng khi một
phần tử của cặp có nhiệt độ T1 còn phần kia là T2 (Hình 5 - ) thì trong trường hợp này sẽ phát sinh
sức nhiệt điện động. Sự xuất hiện hiệu điện thế đóng vai trò quan trọng ở hiện tượng ăn mòn điện
hoá và được ứng dụng trong một số khí cụ đo lường.

lxxxvii
Nguyên nhân gây ra hiệu điện thế tiếp xúc là do công thoát điện tử của các kim loại khác
nhau. Điện tử của thanh kim loại có công thoát bé sẽ khuyếch tán qua chỗ tiếp xúc sang thanh kim
loại có công thoát lớn và tạo ra hiệu điện thế giữa hai thanh.
Như vậy
KT1 noA KT2 noB
U tx = U AB + U BA = U B − U A + ln +U A −UB + ln
e noB e noA

K n
Từ đó ta có: U tx = (T1 − T2 ) ln oA = A(T1 − T2 )
e noB

Hình 5 - : Cấu tạo cặp nhiệt điện


Từ biểu thức này ta thấy sức nhiệt điện động là hàm số của hiệu nhiệt độ. Nhiệt độ càng
cao thì điện tử khuyếch tán sang nhau càng nhiều và hiệu điện thế tiếp xúc càng lớn. Đo hiệu điện
thế tiếp xúc có thể xác định được nhiệt độ chỗ tiếp xúc. Như vậy, chỗ tiếp xúc giữa hai thanh kim
loại khác nhau là một nguồn điện mà sức điện động của nguồn này phụ thuộc vào nhiệt độ nên gọi
là sức nhiệt điện động.
5.2. VẬT LIỆU CÓ ĐIỆN DẪN CAO
5.2.1. Đồng(Cu)
Đồng là loại vật liệu quan trọng nhất trong tất cả những vật liệu dẫn điện được dùng trong
kỹ thuật điện. Nó có điện dẫn suất lớn (điện trở suất nhỏ ρ =0,0172 Ω.mm2/m) và chỉ đứng sau
bạc. Nó có sức bền cơ khí lớn, chống được sự ăn mòn của khí quyển, tính đàn hồi cao và đặc biệt
tính dẫn điện cao đã làm cho đồng trở thành vật liệu quan trọng để sản xuất các thiết bị điện.
Đồng được sử dụng trong công nghiệp là loại đồng tinh chế; nó được phân loại trên cơ sở
các tạp chất lẫn vào trong đồng tức là mức độ tinh khiết và không tinh khiết theo Bảng 5 - .
Trong Kỹ thuật điện (KTĐ), người ta sử dụng đồng điện phân Cu E và Cu 9. Một loại đồng
điện phân đặc biệt là đồng khử oxy hoá(O 2<0,02 %) với điện dẫn suất cao. Nhiều loại đồng khác

lxxxviii
được sử dụng trong KTĐ dưới dạng hợp kim của đồng bằng việc thêm vào các chất như: As, P,
Ni, Mn, Mg, Si...sẽ cải thiện được đặc tính cơ khí của đồng trong những điều kiện nhất định.
Đồng được tìm thấy trong thiên nhiên không nhiều, chủ yếu lấy từ các mỏ quặng như:
Cancozin(Cu2S), Covelit(CuS), bocnit(3Cu2SFe2S3)...Từ các mỏ trên, người ta thu được Sunfua và
xỉ thông qua phương pháp nấu chảy trong lò. Tuỳ theo tỉ lệ %Cu và tạp chất đồng được phân làm
2 loại sau :
- Loại A: Với %Cu tối đa là 98 % được dùng để chế tạo loại CuO, Cu5, Cu9 và CuE
- Loại B: Với %Cu tối thiểu là 97,5 %Cu được sử dụng dưới dạng các điện cực dương để
tinh luyện theo phương pháp điện phân và để nhận được Cu điện phân để chế tạo đồng Sunfat và
dùng tinh luyện một số loại đồng thanh.
Bảng 5 - : Đồng tinh chế
Ký hiệu Cu, %(tối thiểu) Hướng dẫn sử dụng
Cu E 99,95 Đồng điện phân, đồng dẫn điện và hợp kim nguyên chất mịn
Dây đẫn điện, hợp kim mịn dễ dát mỏng, bán thành phẩm với những
Cu 9 99,90
yêu cầu đặc biệt .
Bán thành phẩm như: tấm, ống, thanh. Chế tạo đồng thau với tỷ lệ
Cu 5 99,5
chứa dưới 60%Cu
Hợp kim tỉ lệ chứa dưới 60%Cu dùng để dát mỏng và rót. Những chi
Cu 0 99,0
tiết chế tạo được đúc từ đồng
Bảng 5 - : Giới thiệu các tính chất vật lý, hoá học chính của đồng
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
0 3
Trọng lượng riêng ở 20 C kg/dm 8,90
Điện trở suất ở 200C Ωmm2/m
.Dây mềm - 0,01748
.Dây cứng - 0,01786
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo 1/0C 0,00393
nhiệt độ(ở 00C - 1500C)
Nhiệt dẫn suất W/cm 3,92
o
Nhiệt độ nóng chảy C 1083
0
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 25 C KCal/kg 0,0918
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2325
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 16,42.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 200
2
Modul đàn hồi, E kG/mm 13000
Sức bền đứt khi kéo kG/mm2
.Dây mềm - 21

lxxxix
.Dây cứng - 45
Kéo dài(riêng) ngang khi đứt % 50(mềm)
2(cứng)
Độ cứng Brinell kG/mm2
.Mềm 35(mềm)
.Cứng 95(cứng
Điện thế so với H V +0,34
1. Phân loại đồng
Các bán thành phẩm từ đồng được sử dụng trong KTĐ được chia ra làm 4 loại như sau:
- Đồng mềm (ủ nhiệt)
- Hơi cứng
- Nửa cứng
- Cứng
Đồng cứng được sử dụng để chế tạo những dây dẫn không cách điện của các đường dây
chuyền tải trên không, thanh cái trong các nhà máy điện hoặc những thanh cho các cổ góp của
máy điện...
Đồng mềm được sử dụng khi chế tạo các dây dẫn của các cáp điện và các dây quấn máy
điện.
2. Các bán thành phẩm của đồng
Trong KTĐ người ta sử dụng đồng đúc, đồng lá hay đồng kéo sợi. Những loại đồng dát
mỏng và tích chất cơ và điện của nó được giới thiệu dưới bảng sau
Bảng 5 - : Tính chất cơ và điện của đồng

Bán thành Mức độ tôi làm Sức bền kéo đứt Độ dài tương đối Điện trở suất ở 200C
phẩm từ đồng rắn kG/mm2 khi kéo,% Ωmm2/m
Thanh tròn
d=5÷28 mm 1/2 cứng 25 10 0,01786
d ≥....30mm 1/2 cứng,mềm 24 10 0,01786
20 38 0,01786
Thanh chữ nhật 1/2 cứng 25 8 0,01786
1/2 cứng mềm 24 8 0,01786
20 38 0,01786
Thanh hình 1/2 cứng mềm 25 10 0,01786
vuông 20 38 0,01786
Thanh 6 cạnh 1/2 cứng mềm 25 10 0,01786
20 38 0,01786

xc
Ống tròn mềm 22 28 0,01786
1/2 cứng 26 10 0,01786
cứng 24 15 0,01786
32 3 0,01786

Người ta tẩy sạch Cu trong dung dịch của acid Sulfuric(H 2SO4) được pha loãng để loại
CuO ra khỏi bề mặt của chúng. Sau đó người ta kéo thành sợi với tiết diện từ 1,5 ÷2mm
Do các đặc tính cơ và điện đặc biệt của đồng nên nó được sử dụng rất phổ biến trong KTĐ,
trong các kết cấu máy điện và MBA, làm dây dẫn cho đường dây trên không, trong các khí cụ
điện, thiết bị vô tuyến viễn thông....
3. Các hợp kim của đồng
Hợp kim của đồng có đặc điểm là sức bền cơ khí lớn, độ cứng cao, có độ dai tốt, màu đẹp
và dễ nóng chảy. Hợp kim của đồng có thể đúc thành các hình thù phức tạp với độ chính xác cao
và dễ dàng gia công trên máy công cụ. Những hợp kim chính của đồng được sử dụng trong KTĐ
là:
- Đồng thanh
- Đồng thau
- Các hợp kim dùng làm điện trở
a. Đồng thanh
Đồng thanh là 1hợp kim của Đồng có thêm một số kim loại khác để tăng cường độ cứng,
tăng sức bền và dễ nóng chảy. Tuỳ theo các vật liệu thêm vào mà người ta chia ra các loại sau:
- Đồng thanh với thiếc
- Đồng thanh với thiếc và kẽm
- Đồng thanh với chì hoặc với chì và thiếc
- Đồng thanh không có thiếc
Đồng thanh được sử dụng trong chế tạo máy và khí cụ điện, để gia công các chi tiết dùng
để nối dây dẫn, dùng để giữ dây, vòng đầu dây, móc T và các ốc vít, đai ốc cho hệ thống nối đất..
Đối với những kết cấu khí cụ điện và máy điện phải chịu được quá tải và sức bền cơ lớn nên
người ta dùng đồng thanh có tỷ lệ (0,3÷1,0)%Cr và 0,1%Ag còn đối với chổi cổ góp động cơ điện,
gối đỡ người ta sử dụng đồng thanh graphít được chế tạo từ bụi đồng được trộn lẫn với (2÷6)%
bụi graphít. Ngoài ra đồng thanh còn được sử dụng cho việc chế tạo các dây dẫn với
(99÷99,95)%Cu còn lại là Zn, Si, MN..
b. Đồng thau
Đây là một hợp kim đồng với kẽm, trong đó kẽm không vượt quá 60%. Tuỳ theo thành
phần và việc sử dụng hợp kim đồng kẽm, người ta phân thành:
- Đồng thau để đúc
- Đồng thau để cán mỏng
xci
- Đồng thau dùng để hàn gắn
Đồng thau được dùng trong KTĐ để gia công các chi tiết dẫn dòng điện như: các đầu cực ở
các bảng phân phối, các đầu đến hệ thống nối đất...
5.2.2. Nhôm(Al)
Nhôm là kim loại có màu trắng bạc, có đặc điểm là dẽ dát mỏng nên gia công dẽ dàng.
Nhôm là vật liệu quan trong thứ hai được sử dụng trong KTĐ sau đồng, nhôm có điện dẫn xuất
cao, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện. Nhược điểm của Al là sức bền cơ khí tương
đối bé và gặp khó khăn trong việc thực hiện tiếp xúc điện tốt khi nối với nhau.
So sánh với đồng, nhôm có tính chất cơ và điện ít thuận lợi hơn. Khi tiết diện và chiều dài
bằng nhau, điện trở của một dây dẫn nhôm sẽ tăng gấp 1,68 lần lớn hơn so với điện trở của dây
dẫn đồng. Như vậy, để có một dây nhôm có cùng chiều dài, điện trở như dây đồng thì phải có tiết
diện gấp 1,68 lần so với dây đồng tức là đường kính dây gấp 1,68 =1,3 lần so với dây đồng.
Bảng 5 - : Các hằng số vật lý và hoá học chính của dây nhôm(Al)
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
Trọng lượng riêng ở 200C kg/dm3 2,7
Điện trở suất ở 200C Ω.cm.10-6 2,941
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ(ở 200C ) 1/0C 0,004
0
Nhiệt dẫn suất ở 20 C W/cm 2,1
o
Nhiệt độ nóng chảy C 657
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,2259
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2270
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/oC 23,810.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 250-300
Modul đàn hồi, E kG/mm2 7200
Sức bền đứt khi kéo kG/mm2
.Dây mềm - 9(mềm)
.Dây cứng - 17(cứng)
Kéo dài(riêng) ngang khi đứt % 45(mềm)
80(cứng)
Độ cứng Brinell kG/mm2 22

Do tính cơ và điện như trên, nên nhôm được sử dụng phổ biến trong KTĐ để chế tạo:
- Dây đẫn điện, dây trên không, dây cáp
- Thanh góp và chi tiết cho thiết bị điện
- Các lá nhôm để làm tụ điện, máy biến áp

xcii
- Các roto của động cơ điện không đồng bộ
1. Phân loại nhôm(Al)
Theo tiêu chuẩn thì nhôm được sử dụng làm dây dẫn điện phải gồm:
- Nhôm tinh khiết, tối thiểu 99,5%
- Sắt và Silic, tối đa 0,45%
- Đồng và kẽm cùng với nhau, tối đa 0,05%
Thông thường, người ta sản xuất nhôm theo 2 cách sau đây:
- Nhôm tinh khiết, tách từ quặng bauxit để được oxit nhôm khan Al2O3
- Tách kim loại nhôm thông qua điện phân oxit hoà tan thành criolit nóng chảy ở t 0=
900- 9500C
2. Các bán thành phẩm từ nhôm (Al)
Trong KTĐ người ta sử dụng nhôm đúc dưới dạng hợp kim , nhôm dát mỏng và nhôm kéo
sợi
Nhôm đúc: Không sử dụng ở trạng thái tinh khiết vì nó bị co nhiều khi đúc, bị rỗ...đồng
thời tính chất cơ cũng bị giới hạn (độ cứng Brinell từ 24-32kG/mm 2, sức bền đứt 9-12kG/mm2).
Do đó, để chế tạo các roto lồng sóc cho động cơ thì phải sử dụng hợp kim với mangan để đảm bảo
sự ổn định của điện trở của roto trong thời gian làm việc (ổn định đến nhiệt độ quá 200 0C).
Nhôm dát mỏng : được chế tạo dưới dạng tấm, thanh và ống từ nhôm tinh khiết. Nhôm dát
mỏng thành lá được dùng thay thế cho chì ở lớp vỏ bọc bảo vệ của cáp điện
Nhôm kéo thành sợi: kéo thành sợi, việc kéo sợi thực hiện theo cách ủ nhiệt liên tiếp và
kéo sợi nhỏ dần.
3. Các hợp kim của nhôm (Al)
Nhôm có nhiều hợp kim dùng để đúc và kéo dây dẫn điện. Để tăng cường độ bền cơ khí
của dây nhôm, người ta chế tạo những dây dẫn tổng hợp từ hợp kim của nhôm. Nó có phần lõi
thép gồm một hay nhiều sợi và một lớp hay nhiều lớp dây nhôm nằm xung quanh phần lõi thép
này. Dây dẫn bằng thép - nhôm có nhược điểm là : bị cứng, phần thép và phần nhôm phải được
cố định riêng lẻ bởi vì hệ số giãn nở nhiệt khác nhau giữa nhôm và thép.Tuy vậy nó có ưu điểm là
khi tải điện áp cao thì tổn thất khi truyền tải giảm, thông qua hiệu ứng mặt ngoài ở bề mặt dây dẫn
điện.
Hợp kim được dùng phổ biến để chế tạo dây dẫn mang tên là ”Aldrey”, chúng là hợp kim
của nhôm với Mg(0,3÷0,5%), Si(0,4÷0,7%),Fe(0,2÷0,3%) làm tăng tính dẫn điện lên đồng thời
tăng sức bền của dây vì vậy khoảng cách giữa các cột của đường dây tăng lên.
5.2.3. Sắt (Fe)
1. Cấu tạo:

xciii
Sắt được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng quặng từ : Fe 2O3(Hêmatit), Limônit
(2Fe2O3.3H2O), FeS2 (Pirit)....Sắt được chế tạo bằng phương pháp nhiệt luyện các loại quặng trên.
Từ lò cao, chúng ta nhận được gang thô: gang trắng dùng để sản xuất thép hay gang xám dùng để
đúc. Thép được chế tạo từ gang bằng cách loại bỏ một phần cacbon thông qua oxit hoá và loại ra
những tạp chất khác (một phần hay toàn bộ), phương pháp này được gọi là tinh luyện gang. Thép
kỹ thuật là hợp kim chứa cácbon với một số nguyên tố hoá học khác (Si, Mn, S, P, Mo...), trên cơ
sở của tỷ lệ cácbon chứa trong sắt mà sắt công nghiệp được phân thành:
- Gang với khá nhiều cacbon: 1,7%C
- Thép chứa tỉ lệ giữa 0,5 và 1,7%C
- Sắt rèn được với tỉ lệ ít hơn: 0,5%C
Mỗi loại trên bao gồm rất nhiều dạng, sắt tinh khiết (99,7-99,9%Fe)sẽ thu được thông qua
điện phân nhưng thực tế không được sử dụng trong kỹ thuật. Thép dùng để chế tạo dây dẫn hay
thanh cái cho dòng một chiều cần phải có ít tạp chất (Armco-iron) vì tạp chất sẽ làm tăng điện trở
suất. Đối với dòng xoay chiều, tỷ lệ %C cần phải tăng hơn(0,1÷0,15%) để làm giảm tổn thất thông
qua hiệu ứng mặt ngoài trên bề mặt kim loại
Bảng 5 - : Hằng số vật lý và hoá học chính của sắt tinh khiết
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
Trọng lượng riêng ở 200C kg/dm3 7,86
Điện trở suất ở 200C : Ω.cm.10-6 10
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo 1/0C 0,00675
0 0
nhiệt độ(ở 0 C-100 C )
Nhiệt dẫn suất ở 200C W/cm 0,75
o
Nhiệt độ nóng chảy C 1535
0
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 25 C KCal/kg 0,111
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2740
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 12,3.10-6
0
Nhiệt độ kết tinh lại C 250-300
2
Modul đàn hồi, E kG/mm 21070
2
Sức bền đứt khi kéo kG/mm 22
Kéo dài(riêng)ngang khi đứt % 50
Độ cứng Brinell kG/mm2 60
Thế điện hoá so với H V +0,44

2. Phân loại và ứng dụng Sắt(Fe)


Dây dẫn thép: Thép kỹ thuật - là loại thép mềm với hàm lượng cácbon ít, vì vậy nó có
điện trở suất gấp 7÷8 lần so với đồng. Thép có sức bền cơ khí lớn gấp 2÷2,5 so với đồng nên dây
xciv
dẫn bằng thép có thể được dùng ở những khoảng cột lớn từ (1500÷1900)m để vượt sông, núi…
Mặt khác, dây dẫn bằng thép mắc với độ võng bé hơn các dây dẫn khác, do vậy cột có thể thấp
hơn nhưng khoẻ hơn vì lực căng đối với dây thép cho phép lớn hơn. Dây thép được dùng để chế
tạo các loại dây dẫn và thiết bị sau đây:
- Làm dây chống sét
- Làm dây tiếp đất
- Làm điện cực tiếp đất
- Làm dây chịu lực của các đường dây tải điện trên không(ĐDK)
- Các chi tiết ngoài (không dẫn điện ) của MBA, động cơ...
Đối với đường dây truyền tải công suất lớn, người ta sử dụng dây dẫn thép nhiều sợi(bện
thành chão) tuỳ theo sức bền cơ khí những dây dẫn này được phân làm 2 loại: A và B theo Bảng 5
-
Bảng 5 - : Tính chất của dây bện thành chão bằng thép dùng cho đường dây trên không
i.
Các
sợ
Tiết diện bện i
Đường Lực kéo đứt tối
thành chão Trọng cấ Điện trở của dây
2 kính được thiểu
mm lượng lý u bện thành chão ở
bện thành th
thuyết 200C Ω/km
chão àn
kg/km (max)
(mm2) h
Đường
Danh Thực Bố trí các Số lượng
kính A(kg) B(kg)
định tế lớp (kG)
(mm)
10 10,0 4,0 80 7 1,35 1130 1310 25
16 15,9 5,1 128 7 1,70 1790 2090 16
25 24,2 6,3 194 1+6 7 2,10 2730 3180 10
35 34,4 7,5 275 7 2,50 3880 4520 7,4
50 49,5 9,0 396 7 3,00 5580 6510 5,2
50 48,3 9,0 389 19 1,80 5440 6340 5,2
70 65,8 10,5 528 19 2,10 7420 8620 3,8
95 93,3 12,5 751 1+6+12 19 2,50 10520 12270 2,7
120 117,0 14,0 941 19 2,80 13230 15400 2,2
95 94 12,6 759 37 1,80 10600 12340 2,7
120 116,2 14,7 936 1+6+12+18 37 2,00 13100 15230 2,2
150 147,1 15,8 1178 37 2,25 16590 19370 2,7
185 181,6 17,5 1465 37 2,50 20480 24270 1,4

xcv
Thanh bằng thép: thép được dùng làm dây dẫn điện dưới dạng thanh góp. Với dòng một
chiều thì dùng sắt tinh luyện còn với dòng xoay chiều do hiệu ứng mặt ngoài nên độ dày không
nên lớn hơn (2÷3)mm.
Khi dòng điện lớn, người ta có thể ghép nhiều thanh với nhau có chiều dày tối đa 3mm, các
thanh này đặt cách nhau với khoảng cách bằng chiều dày của thanh. Vật liệu dùng làm các thanh
thường là thép cácbon dát mỏng (C=0,74%, Mn=0,71%, S=0,002%, Si=0,25%, P=0,03%) và có
điện trở suất 0,135 Ω.mm2/m. Đối với các thanh dẹt bằng thép, thông thường người ta cho phép
ghép với tỷ lệ l/b=16 (l- chiều dài của bề mặt tiếp xúc, b- chiều rộng của thanh)
Các dây dẫn điện khác: Dùng để chế tạo các điện trở phát nóng(t 0=300÷5000C), biến trở
khởi động và điều chỉnh hoặc có thể dùng ở vòng cổ góp của máy điện để thay thế cho các vòng
bằng đồng thanh hay gang
5.2.4. Một số kim loại khác
1. Kẽm (Zn)
Kẽm là kim loại có màu tro xám hơi ngả vàng trắng, có cấu trúc tinh thể dễ dất mỏng ở
t =100÷1500C. Nó có điện dẫn suất đứng sau đồng và nhôm vì vậy ít được dùng phổ biến làm dây
0

dẫn điện. Những ứng dụng chính của kẽm trong KTĐ là:
Phối hợp với đồng hoặc nhôm và có thế thay thế cho dây đồng hoặc dây nhôm
-
- Các thanh góp bằng kẽm cho phép áp suất (20÷50) kG/cm2
- Các điện cực dùng cho các phần tử Galvani
- Các lá kẽm dùng làm cầu chì nóng chảy được sản suất theo phương pháp điện
phân(99,95%Zn) hoặc dùng để bọc các bản, dây thép.
2. Bạc(Ag)
Bạc là kim loại có màu trắng và chiếu sáng. Bạc là kim loại mềm dễ uốn cong và là kim
loại có điện dẫn suất lớn. Trong KTĐ bạc có các ứng dụng sau đây:
- Làm dây dẫn dùng trong tần số cao, dây chảy trong cầu chì và làm khung cho tụ
điện...
- Dùng làm các tiếp điểm điện đối với dòng điện nhỏ trong thông tin viễn thông. Tuy
nhiên vì bạc tinh khiết dễ ăn mòn và hàn chặt nên người ta thường chế tạo dưới dạng hợp kim:
bạc-paladi, bạc- vàng, bạc- vàng-platin
- Chế tạo các chi tiết nhỏ: đinh tán, đinh vít, các đầu cực... dùng trong dụng cụ đo
lường điện. Ngoài ra bạc còn được dùng để sản suất các màn ở các bóng catốt và các tế bào
quang điện”Sésium”, hoặc thêm (0,1÷0,15%)Ag vào hợp kim chì đối với ắc quy điện có các
tấm bản chì để ngăn cản sự ăn mòn anốt và do vậy làm tăng tuổi thọ ắc quy
3. Vàng(Au)
Vàng là kim loại có màu vàng đặc trưng, không bị oxit hoá ở nhiệt độ cao. Vàng có điện
dẫn suất cao, chịu ăn mòn trong KTĐ vàng được gia công với các hợp kim để làm tiếp điểm, chế
tạo dây dẫn dùng trong các điện trở ở các điện kế…
xcvi
4. Chì(Pb)
Chì là kim loại có màu tro sáng ngả hơi xanh da trời, có tính mềm, dễ uốn cong và dễ cắt
gọt. Chì được sử dụng trong KTĐ dùng để làm lớp vỏ bảo vệ ở cáp điện nhằm chống lại ẩm ướt,
chế tạo các ắc quy điện có các tấm bản chì...
Chì có điện trở suất cao, có thể chuyển sang trạng thái siêu dẫn.Chì và các hợp kim của nó
thường dùng làm vỏ bọc bảo vệ cách điện của cáp để chống ẩm, dùng để sản xuất cầu chì, phiến
chì của các ắc quy.Ngoài ra nó còn được dùng làm vật liệu hấp thụ tia rơnghen
5. Thiếc(Sn)
Thiếc là kim loại có màu trắng – bạc, sáng và được sử dụng trong KTĐ để chế tạo đồng
thanh, tẩm thiếc dây dẫn đồng bọc cao su, dây chảy, có mặt trong các tụ điện giấy hay mica...Lá
thiếc mỏng(6÷8)μm dùng để sản xuất các loại tụ điện thường, lá thiếc dày dùng để làm bản cực
trong các tụ điện mica.
6. Wonfram(W)
Wonfram là một kim loại rất cứng, có màu tro chiếu sáng, không thay đổi nhiệt độ thông
thường dù có hơi nước. Nó được dùng để chế tạo sợi tóc trong bóng đèn dây tóc, các điện trở phát
nóng cho các lò điện, các phần tử nhiệt...Ngoài ra Wonfram còn được dùng để chế tạo tiếp điểm
điện, chế tạo các điện cực catốt (cực âm) bằng Wonfram. Tiếp điểm Vonfram có ưu điểm là:
- Ổn định lúc làm việc, độ mài mòn nhỏ do có độ cứng cao
- Có khả năng chống tác dụng của hồ quang, không làm dính tiếp điểm do khó nóng
chảy.
Nhược điểm của vonfram khi làm vật liệu tiếp xúc:
- Khó gia công chế tạo
- Ở điều kiện khí quyển tạo thành ôxit.
- Cần có áp lực tiếp xúc lớn để có trị số điện trở tiếp xúc nhỏ.
7. Niken (Ni)
Niken là kim loại có màu trắng- xám tro, không bị oxit hoá trong không khí và nước.
Niken có nhiều ứng dụng trong KTĐ như:
- Trong kỹ thuật chân không: dạng thanh, dây dẫn để đỡ các dây tóc của bóng đèn
nung sáng và của bóng đèn điện tử
- Dùng để chế tạo các nhiệt ngẫu Ni-Fe và Ni- Cr ở nhiệt độ rất cao (12000C)
- Chế tạo tiếp điểm điện cho cấp điện áp cao, điện trở phát nóng đến nhiệt độ 9000C
- Chế tạo các điện cực dương anốt cho các ắc quy kiềm....

xcvii
5.3. LƯỠNG KIM LOẠI
5.3.1. Định nghĩa
Những sản phẩm được chế tạo bằng nhiều cách để tạo thành khối liên hệ chặt chẽ của hai
kim loại là lưỡng kim loại. Hai kim loại gắn chặt và liên tục với nhau trên suốt bề mặt của chúng.
Thường sử dụng lưỡng kim thép – đồng.
Có hai phương pháp sản xuất lưỡng kim. Trong phương pháp nóng, người ta đặt thỏi thép
vào trong khuôn rồi rót đồng nóng chảy và khe giữa thép và khuôn, sau đó làm lạnh và đem cán
kéo. Phương pháp nguội hay điện phân thường là phủ đồng lên dây théo bằng điện phân khi dây
thép đi qua bể điện phân có dung dịch đồng sunfat. Phương pháp nguội đảm bảo lớp đồng bọc đều
hơn nhưng tiêu phí điện năng lớn, ngoài ra sức bám của đồng với thép không bền bằng phương
pháp nóng.
5.3.2. Phân loại và ứng dụng:
1. Dây dẫn và thanh cái bằng lưỡng kim thép- đồng
Ở những đường dây thông tin liên lạc dùng dòng điện có tần số rất cao (2000÷8000) Hz do
hiệu ứng mặt ngoài: dòng điện chạy qua lớp mặt ngoài có chiều dầy (0,5÷0,6) mm còn lõi hầu như
không dẫn điện. Kết quả cho thấy: lõi của dây nên làm bằng thép như vậy sẽ tiết kiệm được đồng
mà không ảnh hưởng điện trở dòng xoay chiều, ngoài ra còn tăng sức bền cơ khí của dây đồng
thời lớp đồng bên ngoài bảo vệ rất tốt đối với sự ăn mòn.
Do vậy, người ta đã chế tạo dây dẫn bằng vật liệu lưỡng kim loại cho các đường dây thông
tin liên lạc. Việc bọc lõi thép của dây dẫn có thể thực hiện theo các phương pháp sau đây:
- Phương pháp dát mỏng khi nóng
- Phương pháp điện phân
Bảng 5 - : Số liệu so sánh giữa điện trở của dây dẫn bằng đồng, thép- đồng và dây mạ kẽm ở 20 0C
Điện trở(Ω/km)
Đường kính dây dẫn (mm)
Đồng Thép - đồng Thép mạ kẽm
1 7,3 64 69
2 5,7 16 45
3 2,55 7 20
4 1,42 4 12
5 0,91 2 7,5

2. Dây dẫn lưỡng kim đồng- nhôm


Tổ hợp lưỡng kim đồng- nhôm được chế tạo đặc biệt dưới dạng các tấm có một mặt hoặc
cả hai mặt dùng trong cấu trúc phản chiếu, lò sưởi điện hoặc các chi tiết dùng để nối. Ngoài ra nó

xcviii
còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong thiết bị thu và phát thanh như dây anten, bộ cảm
biến...
3. Nhiệt lưỡng kim
Là sự ghép nối từ hai dải băng hẹp có chiều dày bằng những kim loại hay hợp kim có hệ số
giãn nở theo chiều dài rất khác nhau. Chúng được chế tạo bằng phương pháp dát mỏng khi nóng,
tỷ lệ giữa trọng lượng của các lớp là 1: 1
Khi nung nóng, lưỡng kim loại sẽ cong và do đó sẽ tác động lên các chi tiết để mở rơle
nhiệt hay thiết bị tự động... Việc uốn cong tấm lưỡng kim phụ thộc vào chiều dày của thanh và
độc lập với chiều rộng của thanh. Để tránh ứng suất cục bộ thì phải sử lý nhiệt trước. Nếu hợp
kim có hệ số giãn nở theo chiều dài ít, người ta dùng hợp kim của Niken (36÷46)% còn đối với
hợp kim có hệ số dãn nở theo chiều dài nhiều, người ta dùng hợp kim đồng – kẽm hoặc thép hợp
kim với crôm và niken.
5.4. VẬT LIỆU DÙNG LÀM DÂY DẪN ĐIỆN, ĐIỆN TRỞ VÀ TIẾP ĐIỂM ĐIỆN
5.4.1. Khái quát và phân loại
Vật liệu dùng để chế tạo các điện trở phải có điện dẫn suất lớn và hệ số biến đổi của điện
trở suất theo nhiệt độ phải nhỏ để đảm bảo sự ổn định của điện trở đối với sự biến đổi của nhiệt
độ. Theo mục đích sử dụng, người ta phân loại:
- Vật liệu dùng làm điện trở chính xác, sử dụng ở cho các dụng cụ đo lường và điện trở
mẫu.
- Vật liệu làm bộ biến trở khởi động.
- Vật liệu được sử dụng ở những khí cụ điện sưởi nóng và đun nóng.
Theo bản chất của vật liệu, người ta phân biệt:
- - Kim loại tinh khiết dùng làm điện trở
- - Hợp kim dùng làm điện trở
5.4.2. Kim loại tinh khiết dùng làm điện trở
Những kim loại tinh khiết hay ít hợp kim có giới hạn trong việc sử dụng vì điện trở suất
thường nhỏ hơn hợp kim của chúng, hệ số biến đổi của điện trở suất theo nhiệt độ nhiều hơn rất
nhiều so với hợp kim của chúng đồng thời nó bị ăn mòn ở nhiệt độ cao.
Tốc độ oxit hoá trong không khí tuỳ theo nhiệt độ, quá trình nung nóng đến 500 0C kim loại
tinh khiết sẽ tăng điện trở lên (2÷3) lần, tức là tạo nên sự điều chỉnh điện thế đối với khí cụ nung
nóng rất khó khăn

xcix
Bảng 5 - : Kim loại được sử dụng làm điện trở
Kim loại Lĩnh vực và điều kiện sử dụng
Nhôm Dây dẫn bị oxit hoá bề mặt ở nhiệt độ đến 5000C
Sắt Dùng làm biến trở khởi động, dây được mạ kẽm hay tráng thiếc có thể nung nóng đến từ
3000C đến 5000C
Gang Điện trở cho biến trở với nhiệt độ dưới 4000C để không tạo nên xỉ
Niken Quấn thành các vòng dùng cho lò điện đến 9000C
Wonfram Quấn thành các vòng dùng cho lò chân không, hydro hay hơi cồn đến 1800 0C
Molipden Quấn thành các vòng dùng cho lò chân không, hydro hay hơi cồn đến 1400 0C
Platin Quấn thành các vòng và băng dùng cho lò trong không khí đến 13500C

5.4.3. Hợp kim dùng làm điện trở


Người ta sử dụng những hợp kim của kim loại khó nóng chảy như Cu, Ni, Mn, Fe, Cr
chúng là chất rắn có điện trở suất lớn hơn các phần tử hợp thành và hệ số biến đổi của điện trở
suất rất bé so với các phần tử hợp thành, những hợp kim này rất bền đối với sự ăn mòn ở nhiệt độ
cao so với những kim loại hợp thành
1. Hợp kim dùng làm điện trở chính xác và dùng làm bộ biến trở
Bao gồm các loại sau như:
Hợp kim loại Maganin: (86%Cu, 2%Ni, 12%Mn ) có màu cà phê-đỏ nhạt , dễ kéo
-

thành băng
- Hợp kim loại constantan và niken: hợp kim loại này được dùng để chế tạo biến trở
khởi động và điều chỉnh cho động cơ điện.
- Hợp kim trên cơ sở kim loại quý
- Hợp kim đồng – kẽm và đồng- niken- kẽm
2. Hợp kim dùng làm điện trở sưởi nóng và nung nóng
- Hợp kim niken và crôm: Có sức bền tốt với nhiệt độ cao, điện trở suất lớn và hệ số
biến đổi của điện trở suất theo nhiệt độ nhỏ dùng để chế tạo dây dẫn chịu nhiệt
- Hợp kim niken-sắt và crôm
- Hợp kim sắt- crôm và nhôm
5.4.4. Vật liệu làm tiếp điểm điện
Vật liệu được dùng làm các tiếp điểm điện cần phải thoả mãn những điều kiện sau đây:
- Có sức bền cơ khí và độ rắn tốt
- Có điện dẫn suất và dẫn nhiệt tốt để không nung nóng quá nhiệt độ cho phép khi những
tiếp điểm này có dòng điện định mức lâu dài đi qua
- Có sức bền đối với sự ăn mòn do tác nhân bên ngoài
- Có nhiệt độ nóng chảy và hoá hơi cao
c
- Oxít của nó phải có điện dẫn suất lớn
- Có thể gia công dễ dàng, giá thành hạ
Bên cạnh đó nó còn phải thoả mãn những điều kiện khác nữa tuỳ thuộc vào dạng tiếp điểm.
a. Đối với các tiếp điểm cố định
- Phải có sức bền khi nén để có thể chịu áp suất ép lớn
- Phải có điện trở ổn định trong thời gian làm việc lâu dài
b. Đối với các tiếp điểm di động
Bao gồm các cặp tiếp điểm đóng mở của máy cắt điện, công tắc tơ, rơle...
- Phải có sức bền đối với sự ăn mòn, do tác động cơ khí hoặc va chạm khi đóng mở
- Phải có sức bền đối với sự tác động của hồ quang điện
c. Đối với các tiếp điểm trượt
Đối với máy cắt, dao cắt, vòng cổ góp ở máy điện
- Phải có sức bền đối với sự mài mòn cơ khí do ma sát
1. Vật liệu làm tiếp điểm cố định
Sử dụng hợp kim bao gồm : đồng, nhôm, thép và kẽm
- Đồng có thêm Phốt pho được sử dụng ở điện áp nhỏ ở điều kiện bình thường. Để tăng sức
bền, chống ăn mòn người ta mạ niken hoặc tẩm thiếc hay bọc bạc
- Nhôm do sức bền cơ học thấp , điện trở suất lớn do vậy người ta không dùng ở những chỗ
chịu dòng ngắn mạch lớn.
- Thép có tổn thất lớn trong dòng điện xoay chiều vì vậy người ta sử dụng ở công suất bé
và dòng điện nhỏ.
2. Vật liệu dùng cho các tiếp điểm cắt
- Platin: Có tính ổn định cao đối với sự ăn mòn trong không khí, không tạo màng oxit nên
đảm bảo được sự ổn định điện của tiếp điểm
- Rođi: rất thông dụng để làm các tiếp điểm có yêu cầu chính xác, độ cứng và nhiệt độ
nóng chảy, điện dẫn suất và dẫn nhiệt cao
- Bạc : Tiếp điểm bằng hợp kim bạc với đồng có độ cứng cao và sự ăn mòn thấp hơn so với
bạc tinh khiết. Nó được sử dụng để chế tạo những tiếp điểm chịu áp suất lớn, hợp kim
giữa bạc và cađimi dùng cho các tiếp điểm có công suất lớn vì ôxit cađimi giúp dập tắt hồ
quang giảm bớt nguy hại nóng chảy tiếp điểm
Hợp kim Wonfram và Môlipđen: Có độ cứng cao, sự ăn mòn bé song có điện trở suất lớn.
Nó dễ bị oxit hoá dễ dàng trong không khí vì vậy nó thường được dùng cho các máy cắt chân
không hay máy cắt dùng khí trơ (SF6)
Ngoài ra trong thực tế người ta còn dùng các chất như : Parađi, Vàng, Wonfram, Molpđen,
hợp kim đồng-niken và cacbon để chế tạo loại tiếp điểm này.

ci
3. Vật liệu dùng làm tiếp điểm động(trượt)
Đối với tiếp điểm động(trượt), người ta dùng:
- Đồng : ở cổ góp máy điện và những tiếp điểm của máy cắt điện, dao cách ly...Để có sức
bền cơ khí cao, người ta tạo hợp kim với cadmi hoặc mạ bạc
- Các hợp kim của đồng: đồng thanh, đồng thanh-antimon, đồng với cađmi.. được dùng
làm vòng tiếp xúc hay cổ góp. Chúng có sức bền cơ khí cao, chịu mài mòn và ăn mòn
- Cacbon điện Graphít được dùng trong khí cụ điện có ưu điểm là không mài mòn, dùng
làm dây dẫn truyền tải điện và nó có tuổi thọ cao
4. Vật liệu tổng hợp dùng làm những tiếp điểm có công suất lớn
Dành cho tiếp điểm có công suất lớn, sử dụng kim loại gốm tạo nên từ hỗn hợp kim loại
dẫn điện tốt, một loại kim loại có điện dẫn suất lớn, còn loại kia có sức bền cơ khí lớn. Những vật
liệu tổng hợp hay dùng nhất gồm các loại sau : Bạc- wonfram,bạc-molipđen, bạc-niken, đồng-
wonfram và đồng - môlipđen. Chúng được gia công bằng các phương pháp kim loại gốm sau đây:
- Sự kết hạch hỗn hợp của bụi kim loại.
- Sự thấm tẩm phối hợp giữa thành phần khó nóng chảy với thành phần dễ nóng chảy.
Chúng được sử dụng ở những tiếp điểm yêu cầu có công suất lớn, độ cứng cao, độ bền
nhiệt lớn

cii
CHƯƠNG 6: VẬT LIỆU BÁN DẪN

6.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VẬT LIỆU BÁN DẪN


6.1.1. Khái niệm chung về vật liệu bán dẫn
Chất bán dẫn chiếm vị trí trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, điện trở suất
nằm trong khoảng (10-6÷108)Ωm. Hiện nay, chất bán dẫn hay dùng nhất là bán dẫn Silic, trong tự
nhiên silic chiếm 28% trong lớp vỏ quả đất nhưng kỹ thuật để sản suất Silic tinh khiết rất phức
tạp. Chính vì vậy sử dụng chất bán dẫn Silic rất đắt so với việc sử dụng chất bán dẫn Giecmani dù
đây là nguyên tố quý hiếm

(a) (b)
Hình 6 - : Liên kết mạng tinh thể Silic
Hình 6 - trình bày mối liên kết bởi các điện tử đồng hoá trị của nguyên tử Si với các
nguyên tố khác. Nguyên tử Gecmani cũng có lớp ngoài cùng gồm 4 điện tử hoá trị.
Nguyên tử Silic có ba lớp điện tử, lớp ngoài cùng có 4 điện tử hoá trị các điện tử hoá trị sẽ
tác động tương hỗ giữa các nguyên tử, chúng tạo thành tinh thể Silic hay các phân tử hợp chất hoá
học của Silic với các chất khác.
Chất bán dẫn là một nhóm các vật chất có trị số điện trở suất ở nhiệt độ bình thường nằm
giữa giá trị điện trở suất của vật dẫn và điện môi. Điện dẫn của vật liệu bán dẫn phụ thuộc nhiều
vào năng lượng tác động bên ngoài, cũng như các tạp chất khác nhau. Với một lượng tạp chất cực
nhỏ trong chất bán dẫn cũng đã làm thay đổi điện dẫn của chất này. Mặt khác điện dẫn của chất
bán dẫn có thể thay đổi bằng sự tác động của nhiệt độ, độ chiếu sáng, điện trường, lực cơ học…Vì
vậy tính chất điều khiển được điện dẫn là cơ sở nguyên lý làm việc các nhiệt điện trở, quang điện
trở, điện trở phi tuyến (varistor), điện trở cảm biến. Chất bán dẫn có 2 loại điện dẫn, đó là :
ciii
- Điện dẫn điện tử (n)
- Điện dẫn điện tử - lỗ(p)
Cho nên có thể tạo ra các sản phẩm bán dẫn với tiếp giáp p-n. Khi có lớp tiếp giáp p-n
trong lớp bán dẫn sẽ xuất hiện lớp chắn gây hiệu ứng nắn đối với dòng điện xoay chiều. Nếu có
hai lớp tiếp giáp ghép lại với nhau sẽ tạo ra được hệ thống điều khiển gọi là tranzito.
Bảng 6 - : Điện trở suất của các loại vật liệu kỹ thuật điện ở 200C, điện áp một chiều
Loại vật liệu Ρ,Ω.cm Số bậc trị số của ρ Dấu αρ trong khoảng nhiệt độ rộng Loại điện dẫn
Dẫn điện 10-6 ÷ 10-3 3 Dương Điện tử
-4 +10
Bán dẫn 10 ÷ 10 14 Âm Điện tử
+9 +18
Điện môi 10 ÷ 10 9 Âm Điện tử và ion

Khả năng sử dụng lớp tiếp giáp p-n là cơ sở để áp dụng chất bán dẫn trong kỹ thuật điện.
Nó được dùng làm chỉnh lưu công suất lớn cũng như công suất nhỏ, khuyếch đại và phát sóng.
Các hệ thống bán dẫn có thể dùng để biến đổi các dạng năng lượng điện với hiệu suất tương
đương, đôi khi cao hơn các loại biến đổi khác như pin mặt trời, máy phát nhiệt điện...
Dùng các chất bán dẫn có thể làm lạnh môi trường xuống vài chục độ. Gần đâymột phát
minh mới có giá trị đặc biệt là lớp sáng tái hợp ở điện áp thấp một chiều của mặt tiếp giáp điện tử-
lỗ tạo ra nguồn sáng tín hiệu.
Ngoài những ứng dụng kể trên, bán dẫn còn được dùng làm sợi nung nóng(thanh Silic),
dùng để kích thích điểm catôt trong đèn hinitron, để đo cường độ điện trường (hiệu ứng Holl), nó
có thể làm bộ chỉ báo phóng xạ…Tất cả các loại bán dẫn đơn giản cho trong . Các chất Gecmani,
Silic, Selen có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kỹ thuật hiện đại. Bán dẫn hợp chất hoá học là
hợp chất của nguyên tố thuộc nhóm khác nhau trong bảng tuần hoàn Mendeleep tương ứng với
dạng tổng quát AIVBIV(SiC; AIIIBV (InSb,GaAs..); AIIBVI(CdS,ZnSe..) và một vài oxit (CuO) và
một số chất có thành phần phức tạp.
Vật liệu bán dẫn nhiều pha gồm các vật liệu có pha bán dẫn hay dẫn từ cácbit silic, grafit …
có liên kết kiểu gốm hoặc kiểu khác như tirit, silit…
Các dụng cụ chế tạo bằng vật liệu bán dẫn có các ưu điểm sau:
- Thời gian làm việc lâu dài;
- Kích thước và trọng lượng nhỏ;
- Cấu trúc đơn giản và chắc chắn, độ bền cơ tốt(chịu đựng được chấn động và va đập)
- Chỉnh lưu bằng bán dẫn thay thế đèn điện tử, không cần máy biến áp đốt, công suất tiêu
thụ ít và có quán tính nhỏ
- Có thể sản xuất hàng loạt theo dây truyền tự động hoá, đem lại hiệu quả kinh tế cao
Theo lý thuyết phân vùng năng lượng của vật chất, bề rộng vùng cấm của các chất bán dẫn
có trị số khoảng (1÷3)eV

civ
Bảng 6 - : Các nguyên tố bán dẫn và bề rộng vùng cấm
Nguyên tố Thuộc nhóm(Bảng tuần hoàn Mendeleep) Bề rộng vùng cấm,eV
Bo III 1,1
Silic IV 1,12
Gecmani IV 0,72
Photpho V 1,5
Asen V 1,2
Lưu huỳnh VI 2,5
Sêlen VI 1,7
Telua VI 0,36
Iốt VII 1,25

6.1.2. Phân loại bán dẫn


Vật liệu bán dẫn có thể được phân loại theo sơ đồ sau :

Nhóm vật liệu bán dẫn vô cơ có thể cấu tạo từ hai hay ba số lượng liên kết, ví dụ InSb,
Bi2Te3, ZnSiAs2, CuAs2, CuGeP3...Cấu trúc tinh thể của rất nhiều liên kết có dạng hình chóp giống
cv
như lưới tinh thể kim cương và nó còn được gọi là bán dẫn tương tự kim cương. Những liên kết
có ý nghĩa thực tế quan trọng là liên kết thuộc nhóm A IIIBV và AIIBIV. Tính chất của bán dẫn
không định hình, bán dẫn hữu cơ và bán dẫn từ tính vẫn chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh.
Cơ cấu dẫn điện của bán dẫn không định hình, vô cơ, tinh thể có những nét đặc thù chung và
riêng, một số bán dẫn hữu cơ có tính dẻo.
Sự hình thành bán dẫn rắn là nguyên tử bán dẫn độc lập nó không chỉ kéo các điện tử ở lớp
ngoài giống như kim loại và nhờ vậy các điện tử nằm trong nguyên tử của mình trong bán dẫn
không hình thành khí điện tử. Để điện tử có thể bứt khỏi nguyên tử và trở thành điện tử dẫn điện
cần phải có một năng lượng bổ xung mà nguồn năng lượng có thể dao động nhiệt của lưới tinh thể
nguyên tử, sóng điện từ, các hạt mang vận tốc lớn, điện trường cao. Chính vì vậy tính chất của
bán dẫn phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động năng lượng bên ngoài.
Tính chất đặc biệt của bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật. Chúng được sản xuất
thành các diod, diod quang, bán dẫn lazer....Sử dụng chất bán dẫn đã làm thay đổi tận gốc kỹ thuật
phát thanh, tự động hoá, điều khiển từ xa và các thiết bị điện tử có kích thước cực nhỏ.
6.2. CÁC CHẤT BÁN DẪN CHÍNH DÙNG TRONG KỸ THUẬT ĐIỆN
Đó là : cácbon(than), gécmani(Gi), silic(Si), sêlen(Se), ngoài ra có một số vật chất tổ hợp
như galen, Spirit, sunfua bạc, oxit mangan, cácbua silic....
6.2.1. Cacbon(Than)
1. Sản xuất và chế tạo
Cácbon có 3 loại thù hình là: kim cương, graphit, cacbon vô định hình. Kim cương và
graphit được khai thác từ các mỏ tự nhiên, graphit có thể sản xuất từ antraxit hay than cốc còn
cacbon vô định hình có thể sản xuất theo các phương pháp khác nhau( than đất, than cốc...)
- Graphit gồm các dạng sau: graphít thô và graphít cô đặc. Tuỳ theo độ tinh khiết mà
graphít cô đặc được phân ra làm các loại sau: A, B, C, loại C gồm các loại bụi và loại hạt
- Cacbon vô định hình được sử dụng trong KTĐ có những dạng sau đây: antrocit (sản xuất
từ các mỏ), than cốc (thu được thông qua phương pháp chưng cất khô than đá trong lò hay
cất từ dầu mỏ), cacbon của lò cất, đen của khói (thu được qua sự đốt cháy không hoàn
toàn của dầu mazút hay các sản phẩm có trong dầu mỏ nặng)
2. Hằng số vật lý, hoá học:
Hằng số vật lý và hoá học chính của Cacbon được giới thiệu ở Bảng 6 - :
Bảng 6 - : Các hằng số vật lý chính của Cacbon (Than)

Đơn vị đo Chỉ tiêu


Tính chất
lường Kim cương Graphít Cacbon vô định hình
0 3
Trọng lượng riêng ở 20 C kg/dm 3,514 2,216 1,22-1,92
Điện trở suất ở 200C : Ω.cm 4,74.1014 0,00263 4

cvi
Nhiệt dẫn suất ở 200C W/cm. 1,379 0,049 0,00169
o
Nhiệt độ nóng chảy C - 3540 -
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ C - 4000 -
ngân
0
Điểm đốt với oxy C 800 650 100
3. Ứng dụng
Cácbon dùng để chế tạo số lượng khá lớn các sản phẩm trong kỹ thuật điện như:
- Điện cực cácbon: có rất nhiều ứng dụng như được dùng làm các điện cực trong công
nghệ điện phân, lò điện hồ quang, lò điện trở, cho đèn hồ quang, đèn chiếu hay ở các phần
tử ganvanic.
- Chổi than: Dùng cho máy điện tạo thành tiếp xúc động giữa phần cố định và phần quay
của máy điện. Theo cách chế tạo từ các thành phần: Chổi than cacbon cứng, chổi than
điện-graphít, chổi than graphít, chổi than kim loại-graphít.
- Tiếp điểm điện bằng cacbon: Cácbon được dùng làm tiếp điểm điện vì có tính dẻo khá
lớn, có sức bền cơ khí cao, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt và những tiếp điểm bằng cacbon có
thể trượt được.
- Dây tóc bằng cacbon ở các đèn chiếu sáng: hiện nay những dây tóc loại này không được
dùng vì nó bay hơi, dây tóc bằng cacbon phải làm rất mảnh do đó dễ đứt
- Điện trở bằng cacbon cho các bộ phận đốt nóng bằng điện: dạng thanh ống và được sử
dụng ở nhiệt độ đến 30000C
- Điện trở bằng Cacbua-silic
Bảng 6 - : Các điện cực được chế tạo bằng Cácbon
Phẩm chất Điện trở suất Ω.mm2/m Sức bền đứt kG/mm2
Cứng 50 300
Graphít - điện 15-30 220÷450
Với nhiều đồng 4 400

6.2.2. Gecmani (Ge)


1. Sản xuất và chế tạo:
Gemani là một kim loai có màu tro sáng, không bị oxit hoá trong không khí và không bị
phân huỷ bởi nước. Được tìm thấy trong thiên nhiên dưới dạng quặng Canfindit (4Ag 2GeSnS2),
gecmani (Cu3GeS). Nó được tìm thấy với một lượng rất ít trong một số mỏ kẽm, đồng thời trong
tro và trong chất cặn bã của hắc-ín (nhựa đường)
2. Tính chất vật lý, hoá học
Các tính chất vật lý và hóa học của Gecmani được giới thiệu trong Bảng 6 - .

cvii
Bảng 6 - : Các hằng số vật lý và hoá học chính Gecmani
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
Trọng lượng riêng ở 200C kg/dm3 5,36
Điện trở suất ở 200C Ω.cm 0,01178
Điện dẫn suất ở 200C 1/ Ω.cm 85
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ(ở 200C ) 1/0C 0,0014
o
Nhiệt độ nóng chảy C 958,5
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,0727
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C >2700
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 6.10-6
Độ cứng Brinell kG/mm2 190

Ta nhận thấy rằng trong một khoảng nhiệt độ nhất định thì hệ số biến đổi của điện trở của
Gecmani theo nhiệt độ là âm. Nó được ứng dụng để chế tạo các bộ tách sóng, các bộ chỉnh lưu,
các transitor và các bộ khuyếch đại...
6.2.3. Silic (Si)
1. Sản xuất và chế tạo
Silic là một trong những nguyên tố phổ biến trong thiên nhiên, để thu được Silic người ta
luyện trong lò điện một hỗn hợp cát thạch anh và than cốc hoặc cát và cacbua canxi (CaC 2) hoặc
được điều chế bằng cách khử têtraclorua silic bằng hơi kẽm ở nhiệt độ 1000 0C trong môi trường
kín. Quá trình gia công tiếp theo silic giống như gecmani, nhưng gặp khó khăn hơn vì nhiệt độ
của silic cao hơn nhiều so với gecmanivà gần với nhiệt độ hoá mềm của thuỷ tinh thạch anh.
2. Tính chất vật lý và hoá học:
Dạng tinh thể có màu tro xám giống như thép, khó bị oxit hoá trong không khí song dễ
dàng cháy ở 7000C÷8000C
Bảng 6 - : Các hằng số vật lý và hoá học chính Silic
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
Trọng lượng riêng ở 200C kg/dm3 2,37
Điện trở suất ở 200C Ω.cm 102
Điện dẫn suất ở 200C 1/ Ω.cm 102-107
Nhiệt dẫn suất W/cm.0C 0,836
Hệ số thay đổi của điện trở suất theo nhiệt độ(ở 200C ) 1/0C -1,8÷+1,7
o
Nhiệt độ nóng chảy C 1415

cviii
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,171
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 2360
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 7,8.10-6
Môđun đàn hồi kG/mm2 1500

Silic trong hợp kim với sắt được dùng dưới dạng các thép tấm làm máy biến áp (4%Si) với
mục đích làm giảm tổn thất trong lõi thép hoặc chế tạo các hợp kim khác của sắt để làm vật liệu
chịu lửa... Silic tinh thể được dùng làm chất bán dẫn để sản xuất các loại linh kiện cho các máy
tách sóng, máy khuyếch đại…
6.2.4. Sêlen (Se)
1. Sản xuất và chế tạo
Selen là nguyên tố ở nhóm VI, được điều chế trong nhà máy sản xuất axit sunfuric khi làm
sạch đồng bằng điện phân. Sêlen có các dạng khác nhau: vô định hình, tinh thể, màu sắc khác
nhau. Sêlen tinh thể màu xám cấu tạo sáu cạch. Sêlen thu được từ bùn cặn của việc sản xuất axit
sulfuaric và từ cặn của tinh thể đồng. Selen kỹ thuật có độ tinh khiết 90% được luyện theo phương
pháp thăng hoa.
2. Tính chất vật lý và hoá học
Selen có các dạng thù hình như: dạng định hình, dạng tan được, dạng tinh thể màu đỏ, dạng
trong suốt...
Bảng 6 - : Các hằng số vật lý và hoá học chính Selen
Đặc tính Đơn vị đo lường Chỉ tiêu
Trọng lượng riêng ở 200C kg/dm3 4,807
0
Điện trở suất ở 20 C Ω.cm 12
Điện dẫn suất ở 200C 1/ Ω.cm 0,083
Nhiệt dẫn suất W/cm0C 0,0024
o
Nhiệt độ nóng chảy C 217
Nhiệt lượng riêng trung bình ở 250C KCal/kg 0,078
0
Điểm sôi ở 760mm cột thuỷ ngân C 688
Hệ số dãn nở dài trung bình ở 200C 1/0C 49.10-6
Môđun đàn hồi kG/mm2 5500
Độ cứng Briell kG/mm2 75

Selen được ứng dụng trong kỹ thuật điện để chế tạo tế bào quang điện, chỉnh lưu khô, điốt
Selen để tách dòng điện có tần số cao...

cix
6.3. CÁC LOẠI VẬT LIỆU BÁN DẪN KHÁC
6.3.1. Vật liệu bán dẫn có tạp chất
Để tăng điện dẫn suất của Si va Ge người ta thêm vào các nguyên tố có hoá trị III hoặc V
khác - nguyên tố này gọi là tạp chất hay chất kích thích với số lượng tạp chất nhỏ. Tuỳ theo loại
điện tích nào(+ hay -), chiếm ưu thế hơn... mà VLBD có tạp chất được phân làm loại n hoặc p.
1. Vật liệu bán dẫn(VLBD) loại n
Giécmani và Silic là các nguyên tố thuộc nhóm IV trong bảng tuần hoàn, có cấu trúc kim
cương, mỗi nguyên tử được bao quanh bởi bốn nguyên tử lân cận; cấu trúc có liên kết cộng hoá
trị.

Hình 6 - Mô hình cấu trúc nguyên tử của tạp chất loại n


Sự thay thế của một nguyên tử tạp chất loại n vào trong mạng tinh thể của Si hoặc Ge
bằng cách trao đổi cho các nguyên tử Si 4 electron như vậy còn dư 1electron.
Nếu cho vào Si hoặc Ge một số lượng nguyên tố hoá trị V như: phốtpho (P), asen (As),
Antimon thì trong mạng tinh thể Ge, Si sẽ có nhiều electron hơn. Điện tử này dễ bứt khỏi nguyên
tử tạo thành các ion kích thước nhỏ hơn. Điện tử tự do này di chuyển dễ dàng vào vùng dẫn góp
phần tạo nên dòng điện- được gọi dòng điện dẫn loại n, vật liệu này được gọi là VLBD loại n
Trong chất bán dẫn loại n điện tử là hạt mang điện cơ bản, lỗ trống không mang điện cơ
bản bằng cách trao đổi cho các nguyên tử Si 4 electron như vậy còn dư 1electron. Electron này
gần như được tự do, chuyển động chung quanh nhân của nguyên tử antimon, bán kính của quỹ
đạo tương đối lớn, một số nút mạng lọt vào bên trong quỹ đạo của nó, nó chuyển động trong môi
trường được coi như là cách điện với hằng số điện môi ε
cx
Do năng lượng liên kết quá nhỏ cho nên ngay cả ở nhiệt độ thường electron dư của tạp chất
gần như được tự do, chỉ cần do tác động nhiệt cũng có thể chuyển lên vùng dẫn. Electron này vào
vùng dẫn góp phần vào việc tạo dòng điện. Điều quan trọng cần phải thấy rằng electron này
không tạo ra lỗ trống. Số hạt điện âm nhiều hơn, trội hơn, do đó tạp chất gọi là tạp chất “cho” hay
còn gọi là tạp chất n
Mức năng lượng Wd ở sát ngay dưới mức Wc cho nên tạp chất “cho” đã tạo ra mức năng
lượng cho phép ở trong vùng cấm và ở nửa trên của vùng cấm. Mỗi nguyên tử tạp chất “cho” cho
thêm một hạt mang điện, mặc dầu có nồng độ thấp nhưng làm tăng mật độ hạt mang điện, từ đó
làm tăng điện dẫn suất với mức độ tăng lớn.
2. Vật liệu bán dẫn loại p
Nếu cho vào Silic hoặc Ge tinh khiết tạp chất có hoá trị III như Bo, Nhôm, Gali hoặc Indi
thì sẽ tạo ra VLBD loại p, các điện tử tự do chiếm diện tích của nguyên tử bán dẫn, tạp chất hoá
trị III gọi là tạp chất nhận.Vật liệu bán dẫn loại p là VLBD có mật độ hạt mang điện dương, tức là
mật độ lỗ trống trội hơn, chiếm đa số. Trong bán dẫn loại p thì hạt dẫn điện cơ bản là lỗ trống, hạt
không cơ bản là điện tử.

Hình 6 - : Sơ đồ cấu trúc các vùng năng lượng của VLBD loại
a - Nhiệt độ T=0oK
b - Nhiệt độ T>0oK
Một nguyên tử Bo liên kết với 4 nguyên tử Ge, nhưng nguyên tử Bo thiếu một electron để
hoàn chỉnh sự liên kết với Ge. Sự thiếu một e tạo một lỗ trống. ở nhiệt độ trên 0K, một electron
của nguyên tử bên cạnh có thể có đủ năng lượng để di chuyển và điền vào lỗ trống đó, đồng thời
tạo ra lỗ trống mới. Nếu có điện trường thì có dòng chảy của lỗ trống theo chiều của điện trường
và tạo ra dòng điện. Lỗ trống có điện tích dương và có thể coi lỗ trống chuyển động chung quanh
một điện tích âm cố định, trên một quỹ đạo có bán kính lớn hơn.
Tạp chất hoá trị III gọi là tạp chất “nhận” vì nó nhận electron để tạo ra sự dẫn điện bằng lỗ
trống. Tạp chất tạo ra mức “nhận” nằm sát trên bờ trên của vùng hoá trị như hình trên. Vì W a nhỏ
hơn nhiệt năng của electron cho nên hầu hết mức “nhận” đều được điền đầy và mỗi nguyên tử
cxi
“nhận” tạo ra một lỗ trống trong vùng hoá trị. Ta nhận thấy rằng mỗi nguyên tử tạp chất nhận có
thể tạo ra một điện tích dương và làm tăng điện tích dương so với VLBD tinh khiết, mặc dù mật
độ tạp chất đưa vào nhỏ. Hạt mang điện tích dương trội hơn, vì vật VLBD có tạp chất “nhận” gọi
là VLBD loại p.

Hình 6 - : a - Sơ đồ cấu trúc nguyên tử tạp chất p, hoá trị III


b - Nguyên tử tạp chất p thay thế nguyên tử Si trong mạng tinh thể Si
c - Ô cơ bản của tinh thể Si với nguyên tử tạp chất Bo, hoá trị IV
6.3.2. Vật liệu bán dẫn ghép
Si, Ge là những VLBD đơn, GaAs, AlAs, InAs, InP là những vật liệu ghép. Tinh thể bán
dẫn có thể được tạo thành bằng những nguyên tử của nguyên tố hoá trị III và nguyên tố hoá trị V;
kí hiệu là AIIIBV, thông dụng nhất là GaAs- liên kết bởi Gali và Asen(liên kết ion), electron dư của
Asen hoá trị V điền vào lỗ trống của nguyên tử Gali hoá trị III, do đó tinh thể GaAs có những tính
chất như VLBD tinh khiết, do những nguyên tử hoá trị IV tạo nên. Nó có cấu trúc tinh thể gọi là
tinh thể sfalerit (còn gọi là bendơ kẽm).

Hình 6 - : Cấu trúc phân tử GaAs

cxii
Ô cơ bản hai nguyên tử, 1 Ga và 1 As. Bốn nguyên tử Asen bao quanh 1 nguyên tử Gali và
bốn nguyên tử Gali bao quanh 1 nguyên tử As
So với Si hoặc Ge, GaAs có những ưu điểm sau đây:
- Độ linh động của e của GaAs lớn hơn độ linh động của Si với tỷ lệ gần 10 lần. Nếu điện
trường bằng nhau thì e trong GaAs chuyển động nhanh hơn, thời gian chuyển mạch ngắn
hơn. Giới hạn tần số trên của tranzitor tỷ lệ thuận với độ linh động. Do đó tranzito làm
bằng GaAs thì có thể làm việc với tần số cao hơn
- Tính chất cách điện của GaAs tinh khiết ở nhiệt độ bình thường tốt hơn Si, Ge. Nhờ đó có
thể dùng GaAs trong việc chế tạo những vi mạch chất lượng cao.
- Electron chuyển động từ vùng dẫn trở về vùng hoá trị trong tinh thể GaAs có thể phát ánh
sáng, trái lại ở Si và Ge thì phát ra nhiệt. Do đó có thể dùng GaAs linh kiện hiển thị điện
áp thấp.
6.3.3. Vật liệu bán dẫn ghép có tạp chất
Từ GaAs có thể tạo loại p nếu đưa vào GaAs tạp chất là nguyên tố hoá trị II, các nguyên tử
này thay thế các nguyên tử Gali hoá trị III và tạo ra lỗ trống dư ngoài ra nhận e dư của nguyên tử
As gần đó. Có thể tạo ra loại n từ GaAs bằng cách cho vào GaAs tạp chất là nguyên tố có hoá trị
VI, các nguyên tử này thay thế các nguyên tử As và tạo ra e dư tự do thêm vào đó là kích thích
một e chiếm lỗ trống ở nguyên tử Gali gần đó

Hình 6 - : a - GaAs với ion Si được cấy vào


b - Sau khi ủ nhiệt, nguyên tử Si thay thế nguyên tử Ga và GaAs có tính chất loại n
Tính dẫn của GaAs là loại n hay p không chỉ phụ thuộc vào tạp chất mà còn phụ thuộc vào
vị trí của nó trong tinh thể GaAs. Ví dụ cho tạp chất Silic vào GaAs có 3 e hoá trị thì sẽ dư một e
từ Si, nó có thể ion hoá do nhiệt và chuyển đến vùng dẫn, vật Si là tạp chất loại n. Mặt khác nếu
các nguyên tử Si thay thế As thì Si thiếu một e tạo ra lỗ trống như vậy Si là tạp chất loại p. Việc
đưa tạp chất vào tinh thể GaAs thực hiện bằng công nghệ cấy ion.

cxiii
Chùm tia ion Silic có động năng lớn, các ion Silic được bắn vào tinh thể GaAs phá vỡ tinh
thể này và Si xen vào trong tinh thể GaAs.
6.4. QUÁ TRÌNH DẪN ĐIỆN TRONG VẬT LIỆU BÁN DẪN
6.4.1. Quá trình dẫn điện trong Vật liệu bán dẫn (VLBD)
Quá trình dẫn điện trong vật liệu bán dẫn là sự di chuyển của điện tử từ vùng hoá trị vượt
qua vùng cấm vào vùng dẫn dưới tác dụng của năng lượng bên ngoài như : nhiệt độ, cường độ
trường tác dụng….Năng lượng cung cấp cho điện tử tự do phải lớn hơn năng lượng vùng cấm W G.
Khi có một điện tử chuyển động từ vùng hoá trị sang vùng dẫn thì vùng hoá trị hình thành lỗ trống
mang điện tích dương, các điện tử ở vùng hoá trị gần đó sẽ lấp vào lỗ trống. Như vậy trong vùng
hoá trị hình thành dòng chảy lỗ trống cùng chiều trường tác dụng. Quá trình này xảy ra đồng thời
với quá trình chuyển động của điện tử tự do trong vùng dẫn làm cho cả hai đều tạo ra dòng điện
nhưng sự chuyển động của điện tử tự do trong miền dẫn dễ dàng hơn sự chuyển động của lỗ trống
trong vùng hoá trị làm cho tính linh động tốt hơn.

Hình 6 - : Cấu trúc các vùng năng lượng trong VLBD


Vùng hoá trị và vùng dẫn bị cách nhau bởi vùng cấm; năng lượng vùng cấm, kí hiệu là W G.
Ở vùng 0oK vùng hoá trị được hoàn toàn điền đầy, vùng dẫn còn trống thì VLBD có tính chất
cách điện. Ở nhiệt độ cao hơn e có thể rời bỏ vùng hoá trị, vượt qua vùng cấm và vào vùng dẫn
như vậy VLBD có tính dẫn điện.
Trong trường hợp không có tác dộng nhiệt(T=0 oK) và không có tác động nào bên ngoài thì
vùng hoá trị VLBD được hoàn toàn điền đầy và vùng dẫn thì trống hoàn toàn. Tất cả những
electron hoá trị đều có liên kết đồng hoá trị và không có một điện tử nào chuyển động qua tinh
thể.
Nếu muốn trở thành dẫn điện thì những e hoá trị phải có năng lượng lớn hơn - năng lượng
cung cấp thêm cho e phải đủ tức là phải lớn hơn năng lượng vùng cấm W G.
Có nhiều cách cung cấp năng lượng phá vỡ sự liên kết đồng hoá trị. Một cách đơn giản là
nâng nhiệt độ của tinh thể lên trên O0K. Một phần của năng lượng dao động của tinh thể được trao
cxiv
cho hoá trị. Khi nhiệt độ gia tăng thì có năng lượng đủ để trao cho e sự phá vỡ liên kết, để e trở
thành tự do.
Điện trường cũng làm cho e chuyển động, phá vỡ sự liên kết. Khi có một e chuyển động từ
vùng hoá trị lên vùng dẫn thì trong vùng hoá trị hình thành lỗ trống mang điện tích dương. E ở
trong vùng hoá trị ở gần lỗ trống sẽ chuyển động đến lỗ trống đó và điền vào lỗ trống. Trong vùng
hoá trị hình thành dòng chảy lỗ trống, cùng chiều với điện trường và dòng điện sinh ra. Quá trình
này xảy ra đồng thời với quá trình chuyển động của e tự do trong miền dẫn. Sự chuyển động của e
tự do trong vùng dẫn và sự chuyển động của lỗ trống trong vùng hoá trị cũng tạo ra dòng điện.
Nhưng sự chuyển động của e tự do trong miền dẫn dễ dàng hơn sự chuyển động của lỗ trống trong
vùng hoá trị. Nói cách khác: tính linh động của e trong vùng dẫn lớn hơn tính linh động của lỗ
trống trong vùng hoá trị.

Hình 6 - : Sơ đồ mô tả sự dẫn điện của lỗ trống trong vùng hoá trị


Trên cơ sở định nghĩa điện dẫn suất, điện dẫn suất của VLBD được xác định như sau:
1 
γ = n c .e.μn + nh .e.μp ;  cm (6 - )
Ω 
Trong đó : nC : mật độ e; 1/cm3
nh : mật độ lỗ trống; 1/cm3
e : điện tích electron; C
μn : độ linh động của electron; cm2/Vs
μp : độ linh động của lỗ trống; cm2/Vs
Vì có bao nhiêu e thì có bấy nhiêu lỗ trống, nên :
nc = nh=ni;[1/cm3]

cxv
Trong đó
ni - mật độ hạt mang điện trong VLBD tinh khiết
Vậy điện dẫn suất của VLBD tinh khiết là:
1
γ = n i .e.(μ n + μ p );[ cm] (6 - )

Như vậy trong VLBD tinh khiết có bao nhiêu e tự do thì có bấy nhiêu lỗ trống, do vậy như
đã trình bày ở trên ta có :
nc= nh = ni
Hay nói cách khác trong điều kiện cân bằng nhiệt, thì mật độ electron dẫn cũng như mật độ
lỗ trống đều giữ không đổi. Qua nghiên cứu, người ta thấy rằng khi nhiệt độ tăng thì mật độ mang
điện (electron và lỗ trống) tăng nhanh. Khác với kim loại, điện dẫn suất của VLBD tăng khi nhiệt
độ tăng, tính chất này được ứng dụng vào việc dùng VLBD để chế tạo các cảm biến nhiệt dùng để
đo nhiệt và khống chế nhiệt.
Bảng 6 - . Năng lượng vùng cấm, độ linh động của electron, của lỗ trống của một số VLBD ở nhiệt độ phòng
Độ linh động của Độ linh động của lỗ
Vật liệu Năng lượng vùng cấm
electron;m2/(Vs) trống;m2/(Vs)
GaSb 0,72 0,50 0,085
GaAs 1,58 0,85 0,04
GaP 2,26 0,011 0,0075
InSb 0,17 0,80 0,125
InAs 0,36 3,30 0,046
InP 1,35 0,46 0,015

6.4.2. Dòng điện trong VLBD


Trong VLBD có tạp chất, không chỉ có lỗ trống và điện tử tự do mang điện mà còn có
nguyên tử của tạp chất đã bị ion hoá cũng mang điện. Sự phân bố của electron và lỗ trống có trạng
thái năng lượng cho phép phụ thuộc vào vị trí của mức Fermi (Trong VLBD tinh khiết mức Fermi
nằm giữa vùng dẫn và vùng hoá trị). Nếu xác định được vị trí mức Fermi thì có thể xác định dễ
dàng số hạt mang điện có thể có cho sự dẫn điện.
Trong VLBD có tạp chất, không những chỉ có lỗ trống và electron là những hạt mang điện
mà còn có những nguyên tử của tạp chất đã bị ion hoá cũng mang điện. Điều kiện để vật liệu trở
nên trung tính là :
p+Nd+ =n+Na-
Trong đó :
Nd+: Mật độ nguyên tử tạp chất “cho” đã bị ion hoá

cxvi
Na-: Mật độ nguyên tử tạp chất “nhận” đã bị ion hoá
Điện dẫn suất của vật liệu loại n theo :
1
γ = e.N dμn ;[ cm] (6 - )

Điện dẫn suất của vật liệu loại p theo :
1 
γ = e.N aμp ;  cm  (6 - )
Ω 
Khi VLBD không có điện trường đặt lên cũng có thể có dòng điện chảy trong vật liệu, do
gradien nồng độ hạt mang điện trong tinh thể. Dòng điện khuếch tán do sự phân bố không đồng
đều của hạt mang điện.
Sự khuyếch tán của hạt mang điện do sự chênh lệch, đại lượng bởi áp suất P

Hình 6 - : Sự khuyếch tán của hạt do chênh lệch mật độ hạt


Theo phương của x, mật độ của hạt mang điện có sự biến thiên theo đồ thị trên, ta có P(x)
là áp suất tại x. Áp suất tại điểm x+δx được xác định là
dP
P+ δx
dx
Chênh lệch áp suất là :
  dP  dP
 P( x) −  P( x) + dx δx  A = − dx δx. A
  
Gọi N là mật độ hạt mang điện. Thể tích của khối có bề mặt A dày δx là Aδx, tổng số hạt
trong khối đó là NAδx. Lực tác dụng lên một hạt là :
1 dP
FD = −
N dx
Lực FD làm cho hạt mang điện chuyển động có gia tốc tương tự như tác dụng của điện
trường. Hạt mang điện chuyển động ngược với Gradien mật độ

cxvii
Trong quá trình chuyển động, xảy ra sự va chạm nhưng các hạt có vận tốc định hướng kí
hiệu vD. Khi khảo sát vận tốc định hướng v D của electron dưới tác dụng của điện trường, chúng ta
có :
τ
VD = e.E; [ m / s ] (6 - )
m
1 dP
Thay lực tác dụng của điện trường F= e.E bằng lực FD = − sẽ xác định vận tốc vD
N dx
như sau :
τ dP
VD = − ;[ m / s] (6 - )
mN dx
Trong đó :
τ - thời gian giữa hai lần va đập
m - khối lượng của hạt
Biết rằng áp suất P tỷ lệ với mật độ N và nhiệt độ T như sau:
P= N.k.T thay vào trên ta có:
τ.k.T dN
VD = − ;[ m / s] (6 - )
mN dx
Gọi D là hệ số khuyếch tán
τ.k.T
D=− ; m 2 / s  (6 - )
nN
1 dN
và có : VD = D
N dx
1 dn
VDn = −D n
n dx
Mật độ của dòng điện khuyếch tán của electron là:
dn
J pn = −n.e.v.D n = e.D n (6 - )
dx
đối với lỗ trống:

dp
J Dp = −e.D P (6 - )
dx
Trong đó thì Dn; DP là hệ số khuyếch tán của điện tử và lỗ trống; m2/s
Ví dụ :Ở Gecmani Dn=0,0093m2/s, Dp=0,004m2/s
Hệ số khuyếch tán nói lên khả năng hạt điện chuyển động qua tinh thể, tương tự như độ
linh động nói lên khả năng chuyển động hạt mang điện. Độ linh động

cxviii
e.τ m m
µ= so sánh với (6 - ) ta thấy rằng τ = µ =D
m e kT
kT
Vậy : D = µ
e
Đối với electron
 kT 
Dn =  µ n (6 - )
 e 
Đối với lỗ trống:
 kT 
Dp =  µ p (6 - )
 e 
Từ đó thấy rằng ở một nhiệt độ đã cho, hệ số khuyếch tán và độ linh hoạt và độ linh động
không phải độc lập với nhau, mà có quan hệ với nhau như sau :
kT D n D p
= = ;[ V] (6 - )
e µn µp
Phương trình (6 - ) gọi là phương trình Einstein
6.5. TIẾP GIÁP P – N
Trong đơn tinh thể Ge hoặc Si có thể tạo ra hai phần vật liệu thuộc loại n và loại p tiếp giáp
với nhau, giữa hai phần có lớp tiếp giáp p-n rất mỏng, cỡ 1µm Lớp tiếp giáp này có những tính
chất vật lý quan trọng làm cơ sở để chế tạo loại điốt và tranzito. Lý thuyết về lớp tiếp giáp p-n
giúp chúng ta hiểu được quá trình vật lý trong tranzitor
6.5.1. Cách để chế tạo lớp p-n
Có nhiều cách để chế tạo lớp tiếp giáp p-n
1. Cách 1
Lớp tiếp giáp p-n được tạo ra trong quá trình kéo đơn tinh thể Ge hoặc Si từ các khối Ge và
Si nóng chảy. Nếu trong khối lỏng đã có tạp chất cho thì tinh thể có tính chất loại n. Trong quá
trình kéo đơn tinh thể ở một thời điểm nhất định nếu đưa tạp chất nhận vào thì phần tinh thể được
kéo thêm có tính chất loại p. Mật độ tạp chất nhận phải đủ để trội hơn tạp chất cho
2. Cách 2
Lớp tiếp giáp p-n có thể chế tạo bằng cách đặt lên tinh thể Ge loại n một viên nhỏ bằng vật
liệu hoá trị III, ví dụ Indi và nung nóng. Viên Indi nóng chảy và hoà tan một ít Ge. trong quá trình
được làm nguội tiếp theo số lượng Ge hòa tan sẽ phát triển trong tinh thể, có tỷ lệ tạp chất Indi
cao và nhờ vậy lớp p được sinh ra.
3. Cách 3

cxix
Lớp tiếp giáp p-n có thể tạo ra bằng cách điều chỉnh vận tốc kéo tinh thể. Ví dụ với tạp chất
antimon (Sb) hoá trị V, nếu vận tốc kéo lớn thì mức độ hoà tan của Sb trong Ge rắn sẽ càng lớn,
mật độ Sb lớn thì vật liệu có tính chất loại n; nếu vận tốc kéo nhỏ thì tạp chất”nhận” đóng vai trò
chủ đạo và vật liệu có tính chất loại p. Như vậy nếu điều chỉnh vận tốc kéo khác nhau thì có thể
tạo ra những lớp n, lớp p trên cùng một tinh thể Ge
4. Cách 4
Có thể dùng phương pháp khuyếch tán để tạo lớp p-n. Làm bốc hơi vật liệu tạp chất”cho”
hoặc “nhận” và hơi tạp chất sẽ khuyếch tán vào tinh thể . Pin mặt trời bằng Si được tạo lớp p-n
bằng phương pháp khuyếch tán
5. Cách 5
Công nghệ Epitaxi(Lớp phủ trên)
Hoà tan chất khí có chứa Si trong khí H 2 và PH3(Phêtphin) và dẫn vào lò phản ứng, trong
đó tấm vật liệu nền đã được đốt nóng. Tấm nền phải được đốt nóng đều (vật liệu nền loại p, ví dụ
Si loại p) đến 12000C. Hơi Silic Clorua được khử clo bằng hidro và lớp đơn tinh thể Si được hình
thành trên tấm nền. Những nguyên tử Phốt pho làm cho lớp Silic vừa được hình thành có tính chất
n. Nồng độ Phốt pho khoảng 1022/m3

Hình 6 - : : Sơ đồ cấu tạo lò phản ứng dùng trong công nghệ epitaxi
Tiếp sau đây, chúng ta khảo sát lớp tiếp giáp p-n trong ba trường hợp sau đây:
- Tiếp giáp p-n không đặt điện áp phân cực
- Tiếp giáp p-n với điện áp phân cực thuận
- Tiếp giáp p-n với điện áp phân cực nghịch
6.5.2. Tiếp giáp p-n
1. Tiếp giáp p-n không đặt điện áp phân cực

cxx
Giả sử có hai phần vật liệu Ge loại p và loại n tiếp xúc với nhau. Giới hạn giữa các vùng p
và n là lớp tiếp giáp p-n. Trong thực tế nồng độ tạp chất phía p và n không bằng nhau. Giả thiết
mật độ Na lớn hơn mật độ Nd (hình vẽ cho thấy mật độ điện tích đa số và điện tích thiểu số). Ở
phía p, pP là mật độ điện tích và nP là mật độ lỗ trống thiểu số. Sau đây chúng ta xét sự chuyển
dịch chuyển mức năng lượng.
Khi vật liệu p và vật liệu n tiếp xúc với nhau thì những điện tích đa số khuyếch tán từ phía
này sang phía kia qua bề mặt tiếp giáp. Lỗ trống phía p khuyếch tán sang n và điện tử phía n sang
phía p cụ thể là phía p có lớp điện tích âm và phía n có lớp điện tích dương. Khi có sự chuyển
động điện tích phía n, e khuyếch tán sang p tạo thành dòng điện khuyếch tán do hạt e, các e này
trung hoà với lỗ trống phía p. Ở phía p có những cặp điện tử-lỗ trống sinh do nhiệt kích thích mà
điện tử những cặp này bị điện trường đẩy về phía n, tạo thành dòng điện dịch do hạt thiểu số (lỗ
trống). Dòng khuyếch tán và chuyển dịch ngược chiều nhau và triệt tiêu nhau. Các lỗ trống trong
p trung hoà với điện tử khuyếch tán từ n sang p. Dòng điện do lỗ trống tạo ra cũng hình thành như
vậy.

Hình 6 - : a - Tiếp giáp p-n


b - Mật độ tạp chất
c - Mật độ điện tích

cxxi
Hình 6 - : Sơ đồ cấu trúc các vùng năng lượng
a./ Ngay khi p và n tiếp xúc nhau
b./ Khi trạng thái cân bằng được thiết lập

Những lỗ trống ở phía p khuyếch tán sang phía n và những e từ phía n khuyếch tán sang
phía p. Hai bên của mặt tiếp giáp hình thành hai lớp điện tích không gian ngược dấu nhau, cụ thể
là phía p có lớp điện tích âm và phía n có lớp điện tích dương.
Như vậy, dòng khuyếch tán do hạt đa số (điện tử và lỗ trống phía p ) phụ thuộc vào điện áp
đặt lên tiếp giáp p-n (điện áp phân cực), còn dòng dịch chuyển do các hạt thiểu số (điện tử và lỗ
trống phía n) không phụ thuộc vào điện áp phân cực, còn gọi là dòng điện bão hoà.

cxxii
Hình 6 - : Sơ đồ mức năng lượng của hai kim loại tiếp xúc nhau
a – Trước khi tiếp xúc
b – Ngay sau khi tiếp xúc nhau
c – Trạng thái cân bằng
Như ta đã biết, mức Fermi ở vật liệu loại p ở sát trên bờ trên của vùng hoá trị, ký hiệu W F.
Ở trạng thái cân bằng, hai mức Fermi phải bằng nhau, W Fp=WFn. Do đó mức năng lượng của e ở
phía n hạ thấp xuống còn ở phía p thì nâng lên. Đây là sự dịch chuyển mức năng lượng. Có thể
giải thích các mức Fermi phải bằng nhau bằng cách giải thích hiện tượng tiếp xúc của hai kim loại
A và B có mức Fermi khác nhau được mô tả như Hình 6 - .
Trong đó ΦA, ΦB là công thoát của e. Sơ đồ Hình 6 - mô tả ba thời điểm trong quá trình
tiếp xúc của hai kim loại:
- Trước khi tiếp xúc
- Ngay khi tiếp xúc
- Trạng thái cân bằng

cxxiii
Ngay khi hai kim loại tiếp xúc nhau, e trong kim loại A tràn qua kim loại B. Do vậy kim
loại B có điện tích âm hơn và kim loại A có điện tích dương hơn. Quá trình tích điện này làm thay
đổi thế năng trong B so với A và tất cả các mức năng lượng của e trong A, kể cả mức Fermi W FA
đều hạ thấp xuống, còn ở B thì tăng lên. Quá trình này tiếp diễn cho đến khi hai mức Fermi W FA
và WFB bằng nhau và khi đó e ngừng di chuyển.
Tiếp theo đây chúng ta khảo sát dòng điện bằng cách khảo sát sự di chuyển của điện tích.
Từ phía n, electron khuyếch tán sang p, tạo thành dòng điện do hạt đa số (e). Các electron này
trung hoà với lỗ trống phía p. Ở trong p, có những cặp electron - lỗ trống sinh do nhiệt kích thích,
mà điện tử trong những cặp này bị điện trường đẩy về phía n, tạo thành dòng điện dịch chuyển do
hạt thiểu số. Dòng điện khuyếch tán và dòng điện chuyển chảy ngược chiều và bằng nhau và triệt
tiêu nhau. Các lỗ trống trong p trung hoà với e khuyếch tán từ n sang p. Dòng điện do lỗ trống tạo
ra cũng hình thành tương tự, nghĩa là từ phía p, lỗ trống (hạt đa số) khuyếch tán sang phía n, tạo
thành dòng điện khuyếch tán của hạt đa số. Lỗ trống khuyếch tán sang n sẽ trung hoà với e sinh ra
do nhiệt, ở trong n. Lỗ trống thiểu số do nhiệt sinh ra ở trong n sẽ bị điện trường đẩy về phía p, tạo
thành dòng điện dịch chuyển của lỗ trống thiểu số từ n sang p. Cũng như dòng điện của electron,
dòng khuyếch tán và dòng điện dịch chuyển của lỗ trống triệt tiêu nhau.
Như vậy, chúng ta sẽ thấy dòng điện khuyếch tán do hạt đa số (bao gồm cả electron ở phía
n và cả lỗ trống ở phía p) phụ thuộc vào điện áp đặt lên tiếp giáp p-n (điện áp phân cực), còn dòng
dịch chuyển do hạt thiểu số (bao gồm cả e ở phía p và cả lỗ trống ở phía n) thì không phụ thuộc
vào điện áp phân cực, do đó dòng điện dịch chuyển do hạt thiểu số còn lại là dòng điện bão hoà.
2. Tiếp giáp p-n có điện áp phân cực thuận

Hình 6 - : Tiếp giáp p-n phân cực thuận


Trong trường hợp điện áp phân cực bằng không, chúng ta thấy rằng ở trạng thái cân bằng
thì không có dòng điện chạy qua lớp tiếp giáp. Đó là vì ở vùng tiếp giáp đã hình thành thế (gọi là
rào chắn điện thế dày cỡ 10-5cm). Nó ngăn cản những điện tích đa số tiếp tục khuyếch tán sang
vùng trống. Muốn có dòng điện thì phải phá vỡ trạng thái cân bằng này bằng cách hạ thấp rào
chắn điện thế; muốn được như vậy phải đặt điện áp ngoài lên tiếp giáp p-n. Điện áp này được gọi
là điện áp phân cực, ký hiệu là Upc.

cxxiv
Nếu nối cực dương của nguồn điện áp Upc vào phía p và nối cực âm vào phía n, như mô tả
trên Hình 6 - thì tiếp giáp p-n được gọi là phân cực thuận và Upc là điện áp phân cực thuận.
Với điện áp phân cực thuận, điện thế phía p ít âm hơn và điện thế phía n ít dương hơn làm
cho chiều cao của rào điện thế giảm, tạo điều kiện cho sự khuyếch tán của điện tích đa số. Hiệu
điện thế phía p và phía n là U0-U, hiệu điện thế giảm tạo điều kiện cho sự khuyếch tán của điện
tích : lỗ trống khuyếch tán từ phía p sang phía n và e từ phía n sang phía p do đó có dòng điện.
3. Tiếp giáp p-n có điện áp phân cực nghịch
Trường hợp cực âm của điện áp nối vào phía p và cực dương nối vào phía n, chúng ta nói
rằng tiếp giáp p-n được phân cực nghịch. Điện áp trên tiếp giáp p-n tăng lên so với trạng thái cân
bằng, vì điện áp ở phía p âm hơn và phía n dương hơn so với trạng thái cân bằng. Rào chắn điện
thế được nâng cao, ngăn cản sự khuyếch tán của điện tích

Hình 6 - : Sơ đồ cấu trúc các vùng năng lượng và điện thế giữa p và n
a - Điện áp phân cực bằng không, trạng thái cân bằng
b - Điện áp phân cực thuận
c - Điện áp phân cực nghịch
Dòng điện do lỗ trống khuyếch tán từ phía p sang phía n bằng không cũng như dòng điện
do e đa số khuyếch tán từ phía n sang phía p bằng không. Dòng điện do điện tích thiểu số không
chịu ảnh hưởng của điện áp phân cực nên vẫn tồn tại. Như vậy xuất hiện dòng điện khi có điện áp
nghịch với giả thiết rằng dòng điện dương đi từ phía p sang phía n như trước đây.

cxxv
CHƯƠNG 7: VẬT LIỆU TỪ

7.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA VẬT LIỆU TỪ TÍNH
Vật liệu từ tính như các chất sắt từ và hợp chất hoá học ferit là loại có giá trị lớn trong kỹ
thuật điện. Nguyên nhân chủ yếu gây nên từ tính của vật liệu là do các điện tích luôn luôn chuyển
động ngầm theo các quỹ đạo kín tạo nên những dòng điện vòng. Cụ thể hơn đó là sự quay của các
điện tử xung quanh các trục của chúng-spin điện tử và sự quay theo quỹ đạo của các điện tử trong
nguyên tử.

Hình 7 - : Hướng từ hóa trong một số mạng tinh thể


Vật liệu từ tính quan trọng nhất được sử dụng trong kỹ thuật điện và điện tử là các sắt từ và
các hợp chất từ sắt từ. Tính chất từ của vật liệu bắt nguồn từ những hình thức chuyển động bên
trong của các điện tích tạo thành những dòng chuyển động xoay tròn nguyên tố, các điện tử quay
xung quanh trục của nó gọi là Spin điện từ và chuyển động xung quanh hạt nhân.
Sự từ hoá vật liệu sắt từ phụ thuộc vào kết cấu của vật liệu và phụ thuộc vào phương từ hoá
đối với vật liệu sắt từ đó. Ví dụ : đối với tinh thể sắt thì
- Từ hoá theo các cạnh của khối thì dễ dàng hơn so với theo chiều dương chéo của khối
- Từ hoá theo chiều đường chéo của bề mặt trung bình
Quá trình từ hoá vật liệu sắt từ có thể tóm tắt như sau : Dưới tác dụng của điện trường
ngoài sẽ làm cho các mômen từ xoay theo phương của từ trường ngoài. Hiện tượng bão hoà từ

cxxvi
trong vật liệu sắt từ xảy ra khi các miền từ hoá không còn phụ thuộc vào từ trường ngoài và các
mômen từ của tất cả các miền đều đã xoay theo hướng của từ trường ngoài
Quá trình từ hoá của vật liệu từ được đánh giá bằng đường cong từ hoá B=f(H)- Với H là
cường độ từ trường
- Đường 1 : ứng với loại sắt đặc biệt hay sắt nguyên chất
- Đường 2 : ứng với sắt chiếm 99,98% là sắt
- Đường 3 : ứng với loại có 99,92% là sắt
Qua đường cong từ hoá người ta xác định được độ thẩm từ µ. Độ từ thẩm là tỷ số của cảm
ứng từ B và cường độ từ trường H
B
µ= (7 - )
H

Hình 7 - : Đường cong từ hóa B=f(H)


Nếu từ hoá với từ trường xoay chiều ta sẽ được chu trình từ trễ. Trên chu trình từ trễ có
những điểm đáng chú ý :
- Điểm 1 có H=0, B = B0
- Điểm 2 có B=0, H= HC (HC- gọi là lực khử từ)
Khi từ hoá với từ trường xoay chiều, vật liệu sắt từ có tổn hao do từ hoá gồm hai phần: tổn
hao do từ trễ và tổn hao do dòng điện xoáy.

Hình 7 - : Vòng từ trễ giới hạn của vật liệu sắt từ

cxxvii
Như trên: Tổn hao từ trễ do khi vật liệu sắt từ, từ hoá ở trong trường xoay chiều sẽ có tổn
hao từ trễ và tổn hao động. Tổn hao động chủ yếu là do dòng xoay chiều gây nên bởi sự cảm ứng
trong vật liệu sắt từ. Đối với loại vật liệu mà tổn hao do dòng điện xoáy thì phụ thuộc vào điện trở
suất, nếu điện trở suất của vật liệu sắt từ càng cao thì dòng điện xoáy càng nhỏ.
7.2. CÁC LOẠI VẬT LIỆU TỪ CHÍNH
7.2.1. Vật liệu từ mềm
Độ thấm từ cao, lực kháng từ nhỏ, tổn thất trễ của các vật liệu này nhỏ làm cho chúng thích
ứng với các lõi thép của máy biến áp, nam châm điện, các thiết bị đo lường và một số ứng dụng
khác. Ở vị trí mà nó được yêu cầu đạt đến cảm ứng từ cao nhất với tổn thất công suất thấp nhất.
Để giảm tổn thất dòng xoáy trong các mạch từ MBA, các lõi thường được phủ chồng lên một lớp
vật liệu từ mềm mỏng có sơn vecni cách điện nhằm làm tăng điện trở suất
1. Sắt (thép cácbon thấp)
Nhìn chung sắt thỏi chứa một lượng nhỏ tạp chất, như là : Cacbon, sulfua, mangan, silic và
nhũng nguyên tố khác làm yếu đi những tính chất từ tính của nó. Thép điện carbon thấp hoặc tấm
điện là một trong những loại khác nhau của sắt thỏi, độ dày của tấm từ 0,2 đến 4mm, không chứa
trên 0,04% carbon và không vượt quá 0,6% của các nguyên tố khác. Độ từ thẩm cao nhất đối với
những loại thép khác nhau không trên mức 3500-4500, lực kháng từ tương ứng không cao hơn
100-62Am
- Sắt đặc biệt thuần khiết: được sản suất bằng cách điện phân trong dung dịch điện phân của
sulful sắt hay clorua sắt. Nó chứa dưới 0,05% tạp chất, những thanh sắt đúc có chức năng
giống như những anốt và những thanh mềm hoặc hình trụ lõm có vai trò như những catốt.
Dòng kết tủa hầu như ở trên catốt(dày từ 4 đến 6 mm), sắt lắng đọng bị loại đi sau khi đãi
qua, nghiền thành bột trong máy nghiền, sắt hạt, ủ chân không hoặc nấu chảy lại và cán
thành nhiều tấm.
Bảng 7 - : Các thành phần hoá học và các tính chất từ của một vài loại sắt
Các tính chất từ
Tạp chất(%)
Độ từ thẩm
Vật liệu Lực kháng từ
Ban đầu Lớn nhất HC(A/m)
C O2
μmin μmax
Sắt thỏi 0,02 0,06 250 7000 64
Sắt điện phân 0,02 0,01 600 15000 28
Sắt Cacbonyl 0,005 0,005 3300 21000 6,4
Sắt điện phân nóng
0,01 - - 61000 7,2
chảy(chân không)
Sắt tinh chế trong H2 0,005 0,003 6000 200000 3,2

cxxviii
Sắt tinh chế cao trong H2 - - 20000 340000 2,4
Tinh thể đơn của sắt tinh
- - - 1.430000 0,8
khiết được ủ trong H2

2. Thép điện
Là vật liệu từ mềm chính, được sản suất có nhiều loại khác nhau. Sự thêm vào của silic
nhằm tăng điện trở suất của nó, giảm được tổn thất dòng xoáy Phucô cũng như góp phần vào việc
khử gần như hoàn toàn oxit của thép. Điều này làm tăng độ từ thẩm ban đầu và giảm lực kháng từ
và tổn thất năng lượng do từ trễ. Tuy nhiên Silic cũng gây bất lợi đối với những tính chất cơ học
của thép vì nếu lượng Si >5% nó trở nên giòn
Bảng 7 - : Mật độ và điện trở suất của thép phụ thuộc vào thành phần Si

Số đầu tiên trong ký Mức độ hợp kim Mật độ Điện trở


Thành phần Si
hiệu cấp độ thép thép với Si (Mg/m ) 3 suất(µΩ.m)
1 Hợp kim thấp 0,8-1,8 7,80 0,25
2 Hợp kim vừa 1,8-2,8 7,75 0,40
3 Hợp kim cao 2,8-3,8 7,65 0,50
4 Hợp kim cực cao 3,8-4,8 7,55 0,60

3. Những hợp kim có độ thẩm từ cao


Tên chung cho những hợp kim sắt - niken. Hợp kim Niken cao chứa 72 đến 80% Ni và
những hợp kim Niken thấp chứa từ 40 đến 50% Ni. Chúng được ứng dụng để chế tạo các lõi thép
của các MBA nhỏ, các cuộn kháng, rơle và các phần tử mạch từ. Những lõi này đã chú trọng vào
hoạt động ở mật độ dòng từ tăng, có hoặc không có từ hoá được xếp chồng lên( Loại 45H và 50
H)
Bảng 7 - : Các đặc tính của hợp kim sắt, Ni sau khi xử lý nhiệt
BmaxT, ρ,µΩm,
Kiểu sản Chiều dày hay µmin µmax HC,A/
Nhóm loại không không
suất đường kính (103) (103) m,
dưới dưới
Thép lá
45H cuốn tròn 0,02-2,5
Ni thấp, lạnh
không 50H Thép lá
cuốn tròn 3-22 1,7-3,0 16-35 32-10 1,5 0,45
có phụ
gia nóng

Dạng que 8-10

Ni thấp, 50HXC Thép lá 0,02-1,0 1,5-3,2 15-30 20-8 1,0 0,9


có phụ cuốn tròn

cxxix
gia lạnh
Thép lá
79HM cuốn tròn 0,02-2,5
lạnh
Ni cao
Thép lá
có phụ 16-35 50-220 5,2-1,0 0,65 0,55
80HXC cuốn tròn 3-22
gia
nóng
76HX-∆
Dạng que 8-10
79HM-Y
Siêu
- - - 100 1500 0,3 0,8 0,66
hợp kim
Hợp kim loại 50HXC được dùng làm lõi của các MBA xung và những thiết bị âm thanh và
tần số cao. Những ứng dụng của các loại 79HM,80HXC và 76HX-∆ dùng để làm lõi cho các
MBA cỡ nhỏ, rơle và những tấm chắn từ. Những dải băng này được dát mỏng với độ dày 0,02
mm được dùng trong những MBA xung, những bộ khuyếch đại từ và các rơle không tiếp điểm
7.2.2. Vật liệu từ cứng
Xuất phát từ thành phần, trạng thái và kỹ thuật sản xuất các vật liệu này được chia thành:
- Thép hợp kim được tôi cứng thành các loại mactensit
- Hợp kim đúc
- Nam châm dạng bột
- Ferit từ cứng
- Những hợp kim biến dạng đàn hồi và các băng từ
1. Thép hợp kim được tôi cứng thành các loại mactensit
Thép này là vật liệu đơn giản nhất và có sẵn để sản xuất nam châm vĩnh cửu. Chúng là hỗn
hợp gồm : tungsten, crôm, môlipđen và côbát. Chúng dễ gia công và giá thành hạ, tuy nhiên hiện
nay ít được dùng vì tính chất từ thấp.
Bảng 7 - : Thành phần và tính chất của thép macténit nam châm vĩnh cửu

Thành phần hoá học %(còn lại là Fe) Từ tính(không dưới)


Loại
C Cr W Co Mo Br,(T) Hc,(kA/m)

EX 0,95-1,10 1,30-1,60 - - - 0,9 4,6

EX3 0,90-1,10 2,80-3,60 - - - 0,95 4,8

E7B6 0,68-0,78 0,30-0,50 5,20-6,20 - - 1 5

EX5K5 0,90-1,05 5,50-6,50 - 5,50-6,50 - 0,85 8

EX9K15M 0,90-1,05 8,0-10,0 - 13,5-16,5 1,2-1,7 0,8 13,6

cxxx
2. Hợp kim nam châm cứng
Hợp kim 3 nguyên tố Al-Ni-Fe, được gọi là alni, chúng có một năng lượng từ lớn. Coban
và Silic được thêm vào những hợp kim này nhằm cải thiện tính chất từ tính. Thêm Si vào hợp kim
alni tạo thành alnisi, thêm coban tạo thành alnico, và alnico với lượng coban tối đa tạo thành
magnico....Tính chất từ tính của vật liệu từ cứng phụ thuộc vào những kết cấu tinh thể và kết cấu
từ. Trong tất cả các vật liệu từ cứng, tính chất từ tính tốt nhất đã đạt với mức độ méo khá lớn của
lưới tinh thể. Với năng lượng từ giống nhau, nam châm magnico nhẹ hơn nam châm alni 4 lần và
nhẹ hơn nam châm được làm từ thép crôm đơn giản gấp 22 lần. Hợp kim alni, alnico, magnico có
khuyết điểm là giòn và cứng vì thế không thể gia công cơ khí được. Những sản phẩm này đúc
thành hình dạng và chỉ có thể hoàn chỉnh bằng cách mài mòn.
3. Nam châm bột
Vì nó không thể đạt yêu cầu chặt chẽ về dung sai(những chi tiết có kích cỡ đặc biệt nhỏ) từ
những hợp kim đúc Fe-Ni-Al tạo nên từ kỹ thuật luyện kim bột. Nó cho phép sản xuất các nam
châm vĩnh cửu có hoặc không có chất kết dính. Nam châm đầu tiên có chất kết dính được gọi là
nam châm gốm kim loại còn loại thứ hai không có chất kết dính gọi là nam châm nhựa kim loại.
Qui trình thực hiện trong sản xuất luyện kim bột, đầu tiên là liên kết bột lại, bao gồm hợp
kim từ cứng bị nghiền phân tán nhuyễn, sau đó thiêu kết mẫu vật ở nhiệt độ cao theo cách tương
tự với quá trình nung gốm. Kỹ thuật này có thể giúp cho việc sản suất của các mẫu kích cỡ nhỏ đủ
chính xác theo kích thước mà nó đòi hỏi xử lý nhiệt cao. Việc sản suất nam châm nhựa kim loại
cũng tương tự, kỹ thuật nhựa kim loại làm cho nó có thể chế tạo được các nam châm gia cường.
Bảng 7 - : Tính chất cơ bản của bột nam châm

Thành phần hoá học của hợp Br, HC, Wmax


Loại vật liệu Kcon
kim %(còn lại là Fe) (T) (kA/m) (kJ/m3)
Gốm kim loại, nền
8Al; 15Ni; 24Co; 3Cu 1 50 0,47 11,7
magnico
Nhựa kim loại, nền
15Al; 24Ni; 4Cu 0,3 38 0,28 1,62
hợp kim

4. Ferit nam châm cứng


Bao gồm các ferit bari, côban và vài loại khác, phổ biến nhất là ferit bari BaO.6Fe 2O3. Kỹ
thuật chế tạo loại nam châm này tương tự như kỹ thuật chế tạo các sản phẩm ferit từ mềm. Các
nam châm Bari có thể được làm thành dạng tấm và các đĩa mỏng, chúng cho tính ổn định cao đối
với từ trường ngoài và đề kháng tốt với rung và sốc. Mật độ ferit bari là 4,4 đến 4,9 g/cm 3. Điện
trở suất cao gấp hàng triệu lần so với các hợp kim từ cứng. Nó có thể dùng cho các công việc ở
tần số cao. Nhược điểm của nó là dòn, tính từ phụ thuộc vào nhiệt độ.
5. Băng từ và các hợp kim biến dạng dẻo

cxxxi
Các thép nam châm cứng và các hợp kim có thể được sử dụng để chế tạo các băng từ sao
chép và các băng ghi âm thanh, các dây kim loại, các băng lưỡng kim bao gồm nền kim loại và
một lớp hợp kim(tấm chắn âm thanh) được đặt trên nền kim loại này hoặc khi hợp kim không thể
kéo thành băng hay sợi kim loại. Nó cũng tạo ra các băng chất dẻo và băng xenlulô giống như bột
được đặt trên bề mặt của chúng hay đưa vào một số lớn băng này như chất độn từ.
7.2.3. Những vật liệu từ đặc biệt
1. Các sắt từ được sử dụng đặc biệt
Nhóm vật liệu này có các ứng dụng đặc biệt đối với những tích chất đặc trưng về từ của
chúng. Chúng có thể được chia thành các nhóm như
- Những hợp kim thể hiện sự biến đổi không đáng kể và độ thấm từ ở sự biến đổi của
cường độ trường
- Những hợp kim mà độ từ thẩm của nó phụ thuộc vào nhiệt độ
- Những hợp kim có hiện tượng từ giảo cao
- Những hợp kim thể hiện cảm ứng bão hoà cực cao
2. Ferit
Là gốm sắt từ hoặc các nam châm gốm, có tính dẫn điện thấp, điện trở suất hầu như không
chịu ảnh hưởng dòng xoáy ở tần số cao. Do vì ferit là gốm nên chúng được sản suất bằng những
kỹ thuật luyện kim bột. Như đã đề cập trước đây các ferit cứng, giòn và không thể gia công cơ
khí. Người ta chia thành các loại như sau:
- Ferit nam châm mềm: Có hằng số điện môi tương đối cao tuỳ thuộc vào hỗn hợp ferit và
tần số. Nó được ứng dụng trong lãnh vực tần số âm thanh, siêu âm và tần số vô tuyến thấp
- Ferit với các vòng trễ hình chữ nhật: Được ứng dụng để chế tạo một số chi tiết trong thiết
bị chuyển mạch, bộ nhớ trong máy vi tính tốc độ cao.
- Ferit từ giảo: Được dùng trong những ứng dụng tần số cao
- Ferit tần số siêu cao: Dùng trong công nghệ nguyên tử
3. Chất điện môi từ
Là một trong nhiều loại vật liệu từ, chúng được sử dụng cho các ứng dụng ở tần số cao vì
chúng có điện trở suất lớn. Chất điện môi- từ được mô tả bởi độ thấm từ hiệu quả, độ thấm từ này
phải luôn luôn thấp hơn độ thấm từ của sắt từ mà nó tạo thành vật liệu cơ bản của chất điện môi từ
đã cho. Do hai nguyên nhân: chất kết dính được dùng là vật liệu không nhiễm từ và việc đo độ từ
thẩm thường được thực hiện trên những lõi sắt.
7.3. MẠCH TỪ VÀ TÍNH TOÁN MẠCH TỪ
Mạch từ là gồm lõi sắt từ có hay không có các khe hở không khí và từ thông sẽ đóng kín
qua chúng. Việc sử dụng vật liệu sắt từ nhằm mục đích thu được từ trở cực tiểu, đối với từ trở
này, sức từ động cần thiết để đảm bảo cảm ứng từ hay từ thông mong muốn có giá trị của nó nhỏ
nhất.

cxxxii
Mạch từ rất đơn giản bao gồm bởi lõi cuộn
dây hình xuyến (Hình 7 - ). Người ta dùng các
mạch từ nối, nối tiếp hay rẽ nhánh mà các đoạn có
thể thực hiện bằng các vật liệu khác nhau hay vật
liệu cùng một bản chất.
Tính toán một mạch từ chỉ là xác định sức
từ động theo các giá trị của từ thông đã cho, các
kích thước của mạch và bản chất của các vật liệu
được dùng.
Hình 7 - : Cuộn dây hình xuyến

Để thực hiện điều này, mạch từ chia nhỏ thành các đoạn l 1,l2,....có cùng một tiết diện trên
toàn bộ chiều dài của nó, tức là phải chịu một từ trường giống hệt nhau. Kế tiếp, ta xác định cảm
ứng từ B =Φ/S trên mỗi đoạn và ta tìm cường độ tương ứng của từ trường theo các đường cong từ
hoá tự nhiên (Hình 7 - )

Hình 7 - : (a): Các chu trình từ trễ và đường cong tự hoá tự nhiên A’3 A’2 A’1 A1 A2 A3
(b): Vòng từ trễ (mắc từ trễ) ở một giá trị giới hạn khác nhau của lực từ
Cường độ của từ trường trong khe hở hay trong vật liệu không từ sẽ được tính nhờ công
thức :
H0 = B0/μ0
Ở đây H0 - được xác định bằng[A/m]
B0 – bằng Tesla
hay H0 = μoB0, nếu H0 được xác định bằng A/cm và B0 bằng Gauss
Theo lý thuyết của Ampe, tổng số của các từ áp trên tất cả các đoạn của mạch là bằng với
dòng tổng
H1l1+ H2l2+H0l0+.....= Iω
cxxxiii
7.4. NAM CHÂM ĐIỆN
Khi một lõi thép được đặt trong một cuộn dây có dòng điện chaỵ qua (mạch từ hở) thì lõi
thép sẽ trở thành nam châm và hút, dưới tác động của lực điện từ ở bên trong cuộn dây.
Do vậy, nam châm điện là một thiết bị gồm có cuộn dây từ hoá và một mạch từ phần động
2 được gọi là nêm từ, được kéo bởi phần chính của mạch từ 1 với một lực được cho bởi công thức
gần đúng sau đây:
F≈ 4.105.B2.S
Ở đây, F là lực được xác định bằng N, cảm ứng từ B được tính bằng T và điện tích các cực
là S, tính bằng m2
Trong trường hợp mạch từ của một nam châm điện làm việc ở trạng thái không bão hoà, sự
biến đổi của dòng điện cho phép làm thay đổi cảm ứng từ và do đó làm biến đổi lực kéo F của
nam châm điện
Nam châm điện được dùng rộng rãi, ví dụ để cố định các chi tiết gia công trong máy công
cụ, trong các ATM điện, các Relay, cơ cấu phanh....

a b
Hình 7 - : Mạch từ nam châm điện: a – Mạch từ hở và b – Mạch từ kín
Bài tập ví dụ :
Xác định lực kéo F của nam châm điện, nếu cảm ứng B= 1,2T và tiết diện các cực bằng
200 cm2(0,02m2)
Bài giải :
Lực kéo sẽ là : F≈ 4.105.B2.S = 4.105.1,22.0,02 =1,15.104N

cxxxiv

You might also like