You are on page 1of 53

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

BÀI GIẢNG MÔN HỌC


CƠ HỌC CÔNG TRÌNH
Ngành Kiến trúc công trình

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... 1


Chương 1 ........................................................................................................................................ 4
LỰC VÀ HỆ LỰC ......................................................................................................................... 4
1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ HỌC TĨNH ......................................................................... 4
1.1.1. Mục đích, nội dung nghiên cứu của cơ học tĩnh ................................................... 4
1.1.2. Sự cân bằng của vật thể ......................................................................................... 4
1.1.3. Lực, hệ lực và các tiên đề về lực ........................................................................... 4
1.1.3.1. Lực ......................................................................................................................... 4
1.1.3.2. Hệ lực .................................................................................................................... 5
1.1.3.3. Các tiên đề về lực .................................................................................................. 6
1.1.4. Liên kết và phản lực .............................................................................................. 7
1.1.4.1. Định nghĩa ............................................................................................................. 7
1.1.4.2. Một số liên kết cơ bản ........................................................................................... 8
1.1.4.3. Tiên đề về liên kết .................................................................................................. 9
1.1.5. Điều kiện cân bằng của hệ phẳng bất kỳ ............................................................... 9
1.2. KHÁI NIỆM VỀ TĨNH LỰC HỌC ..................................................................................... 10
1.2.1. Các loại gối tựa ................................................................................................... 10
1.2.1.1. Gối tựa khớp di động (gối di động) ..................................................................... 10
1.2.1.2. Gối tựa khớp cố định (gối cố định) ..................................................................... 10
1.2.1.3. Gối tựa ngàm (liên kết ngàm) ............................................................................. 11
1.2.2. Hệ tĩnh định và hệ siêu tĩnh ................................................................................. 11
1.2.3. Các bài toán tĩnh học ........................................................................................... 12
Chương 2 ...................................................................................................................................... 13
NỘI LỰC, ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG ................................................................................ 13
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG ......................................................................................................... 13
2.1.1. Sức bền vật liệu ................................................................................................... 13
2.1.2. Hình dạng của vật thể .......................................................................................... 13
2.1.2.1. Thanh ................................................................................................................... 13
2.1.2.2. Khối ..................................................................................................................... 14
2.1.2.3. Tấm và vỏ ............................................................................................................ 14
2.1.3. Các loại biến dạng ............................................................................................... 14
2.2. NỘI LỰC ............................................................................................................................. 15
2.2.1. Phương pháp mặt cắt ........................................................................................... 15
2.2.2. Các thành phần nội lực ........................................................................................ 16
2.2.3. Biểu đồ nội lực của bài toán phẳng ..................................................................... 17
2.3. ỨNG SUẤT ......................................................................................................................... 18
2.3.1. Khái niệm ............................................................................................................ 18
2.3.2. Các loại ứng suất ................................................................................................. 18
2.3.3. Đặc trưng cơ học của vật liệu .............................................................................. 19
Chương 3 ...................................................................................................................................... 21
CÁC TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN ................................................................ 21
3.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................................ 21
3.2. ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG ...................................................... 21
1
3.2.1. Mô men tĩnh ........................................................................................................ 21
3.2.2. Mô men quán tính ............................................................................................... 22
3.2.2.1. Mô men quán tính đối với một trục (mô men quán tính) ..................................... 22
3.2.2.2. Mô men quán tính độc cực .................................................................................. 23
3.2.2.3. Mô men quán tính ly tâm ..................................................................................... 23
3.2.2.4. Mô men quán tính ................................................................................................ 24
3.3. CÁC TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CƠ BẢN CỦA CẤU KIỆN .......................................... 24
3.3.1. Cấu kiện chịu uốn, cắt (uốn ngang phẳng) .......................................................... 24
3.3.2. Cấu kiện chịu xoắn, uốn xoắn ............................................................................. 26
3.3.2.1. Xoắn thuần túy .................................................................................................... 26
3.3.2.2. Uốn và xoắn đồng thời ........................................................................................ 28
3.3.3. Cấu kiện chịu lực trục (kéo, nén đúng tâm) ........................................................ 29
3.3.3.1. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang ...................................................................... 29
3.3.3.2. Biến dạng - Hệ số Poát-xông .............................................................................. 30
3.3.3.3. Ứng suất pháp trên mặt cắt nghiêng ................................................................... 31
3.3.4. Cấu kiện chịu nén uốn hoặc kéo uốn (nén xiên hoặc kéo xiên) .......................... 32
Chương 4 ...................................................................................................................................... 34
CẤU TẠO HÌNH HỌC CỦA HỆ KẾT CẤU ........................................................................... 34
4.1. SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN CỦA HỆ KẾT CẤU ......................................................................... 34
4.2. PHÂN LOẠI HỆ KẾT CẤU ............................................................................................... 35
4.2.1. Theo tính chất làm việc của hệ kết cấu ............................................................... 35
4.2.2. Theo phương pháp cấu tạo hình học ................................................................... 36
4.2.3. Theo quan hệ kích thước trong 3 phương ........................................................... 36
4.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỘI LỰC TRONG HỆ KẾT CẤU ....................................... 37
4.3.1. Tải trọng .............................................................................................................. 37
4.3.2. Sự thay đổi nhiệt độ ............................................................................................ 37
4.3.3. Chuyển vị của các liên kết gối tựa hay sự không chính xác khi chế tạo, lắp ráp 38
Chương 5 ...................................................................................................................................... 39
HỆ KẾT CẤU PHẲNG............................................................................................................... 39
5.1. KHÁI NIỆM ........................................................................................................................ 39
5.1.1. Hệ bất biến hình, biến hình và biến hình tức thời ................................................................ 39
5.1.2. Miếng cứng .......................................................................................................................... 40
5.1.3. Bậc tự do .............................................................................................................................. 40
5.1.4. Liên kết ................................................................................................................................ 40
5.1.4.1. Liên kết đơn giản ........................................................................................................ 40
5.1.4.2. Liên kết phức tạp ........................................................................................................ 41
5.1.5. Cách nối 2 miếng cứng thành một hệ phẳng bất biến hình .................................................. 42
5.1.6. Hệ tĩnh định - Hệ siêu tĩnh ................................................................................................... 42
5.2. DẦM .................................................................................................................................... 43
5.2.1. Dầm tĩnh định ...................................................................................................................... 43
5.2.1.1. Dầm đơn giản ............................................................................................................. 43
5.2.1.2. Dầm có mắt truyền lực ............................................................................................... 43
5.2.1.3. Dầm tĩnh định nhiều nhịp (hệ ghép) ........................................................................... 44
5.2.2. Dầm siêu tĩnh ....................................................................................................................... 45
5.3. KHUNG ............................................................................................................................... 46

2
5.3.1. Khung tĩnh định ................................................................................................................... 46
5.3.1.1. Khung đơn giản .......................................................................................................... 46
5.3.1.2. Khung 3 khớp ............................................................................................................. 46
5.3.1.3. Khung ghép................................................................................................................. 46
5.3.2. Khung siêu tĩnh .................................................................................................................... 47
5.4. DÀN .................................................................................................................................... 47
5.4.1. Dàn tĩnh định ....................................................................................................................... 47
5.4.1.1. Phân loại dàn .............................................................................................................. 48
5.4.1.2. Giả thiết tính toán ....................................................................................................... 48
5.4.1.3. Phân tích hình dạng của dàn ....................................................................................... 49
5.4.1.4. Dàn phân nhỏ .............................................................................................................. 49
5.4.2. Dàn siêu tĩnh ........................................................................................................................ 50
5.5. VÒM .................................................................................................................................... 50
5.5.1. Vòm 3 khớp ......................................................................................................................... 50
5.5.2. Vòm 2 khớp ......................................................................................................................... 51
5.5.3. Vòm 1 khớp ......................................................................................................................... 51
5.5.4. Vòm không khớp ................................................................................................................. 51
5.6. CÁC LOẠI KẾT CẤU LIÊN HỢP ..................................................................................... 51
5.6.1. Hệ liên hợp tĩnh định ........................................................................................................... 51
5.6.2. Hệ liên hợp siêu tĩnh ............................................................................................................ 52

3
Chương 1
LỰC VÀ HỆ LỰC

1.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CƠ HỌC TĨNH


1.1.1. Mục đích, nội dung nghiên cứu của cơ học tĩnh
Cơ học tĩnh là phần cơ học trình bày lý thuyết tổng quát về hệ lực và nghiên cứu
các điều kiện cân bằng của vật thể (công trình, cấu kiện,…) dưới tác dụng của hệ lực.
Cơ học tĩnh chỉ xét sự cân bằng của các vật thể được xem là rắn tuyệt đối. Thực ra,
khi có lực tác động, vật thể ít nhiều bị biến dạng. Độ biến dạng phụ thuộc vào vật liệu,
hình dạng, kích thước và vị trí tác động trên vật thể. Môn Sức bền vật liệu (SBVL) mới
xét tới các biến dạng của vật thể.
Cơ học tĩnh xem xét 2 vấn đề cơ bản:
+ Hợp lực: tổng hợp các lực tác dụng lên vật thể về dạng tối giản.
+ Xác định điều kiện cân bằng của hệ lực tác dụng lên vật thể.
1.1.2. Sự cân bằng của vật thể
Sự cân bằng của vật thể là trạng thái đứng yên của vật thể mà ta đang xem xét so
với các vật thể khác. Lấy Trái Đất là vật thể làm chuẩn không có chuyển động. Sự cân
bằng của vật thể so với Trái Đất là cân bằng tuyệt đối. Một vật rắn được xem là cân bằng
khi chịu lực phải thỏa mãn các điều kiện cân bằng về lực.
Ví dụ: Nếu lấy Trái đất làm vật thể chuẩn không chuyển động, thì cái bàn trong
phòng học ở trạng thái đứng yên: trạng thái cân bằng. 2 người dùng tay đẩy cái bàn, nếu
2 lực này bằng nhau về giá trị nhưng ngược chiều thì cái bàn sẽ đứng yên.
Vật thể tự do: là vật thể không bị ràng buộc với các vật thể khác và có thể thực
hiện mọi dịch chuyển trong không gian. (Một tòa nhà có phải là vật thể tự do?)
Vật thể không tự do: là vật thể bị các vật thể khác cản trở sự dịch chuyển trong
không gian.
1.1.3. Lực, hệ lực và các tiên đề về lực
1.1.3.1. Lực
Một vật thể ở trạng thái cân bằng hay chuyển động phụ thuộc vào sự tác động
tương hỗ về mặt cơ học giữa vật thể đó với các vật thể khác. Đại lượng đặc trưng cho sự
tương tác cơ học đó được gọi là lực.
Lực: là đại lượng vectơ, được xác định bởi 3 yếu tố: trị số hay cường độ, phương
chiều và điểm đặt.
Đơn vị đo cường độ của lực là Newton (kí hiệu là N). Người ta biểu diễn lực bằng
véc tơ.

4
Ví dụ: lực F biểu diễn bằng véc tơ AB . Phương, chiều của véc tơ biểu diễn
phương chiều của lực F , độ dài của véc tơ theo tỷ lệ đã chọn biểu diễn trị số của lực, gốc
véc tơ biểu diễn điểm đặt và giá của véc tơ biểu diễn phương tác dụng của lực.

Hình 1.1 Ví dụ về lực


Những ví dụ về lực trong thực tế:
- Một người đang đẩy 1 chiếc xe, thì người đã tác dụng lên xe 1 lực;
- Bàn ghế đặt trên sàn đã tác dụng lên sàn 1 lực;
- Một công trình bị gió tác dụng.
Ngoại lực: là lực từ bên ngoài tác dụng vào vật thể.
Nội lực: là lực do các phần tử cấu tạo nên vật thể tác dụng lẫn nhau.
Lực tập trung: là lực tác dụng lên một điểm của vật thể.
Lực phân bố: là lực tác dụng lên tất cả các điểm trong thể tích hay trên một phần
bề mặt của vật thể.
Ví dụ: 1 em bé dùng tay đẩy 1 cái bàn nặng, cài bàn sẽ không dịch chuyển. Vì khi
đó giữa các phần tử cấu tạo nên bàn có lực liên kết, chúng gia tăng chống lại ngoại lực.
Độ gia tăng này gọi là nội lực. Nếu dùng 1 lực lớn hơn đủ thắng nội lực thì cái bàn sẽ
dịch chuyển.
1.1.3.2. Hệ lực
Hệ lực: là tập hợp các lực tác dụng lên một vật thể nào đó.

Hình 1.2 Ví dụ về hệ lực


Hệ lực cân bằng: là hệ lực tác dụng vào một vật thể tự do mà vẫn làm cho nó ở
trạng thái đứng yên.
Hợp lực: là một lực tương đương với một hệ lực, có thể thay thế cho cả hệ lực tác
dụng lên vật thể. Cần chú ý phân biệt khái niệm về tổng các lực và hợp lực.
Lực cân bằng: là lực có trị số của hợp lực, tác dụng trên cùng hướng nhưng
ngược chiều với hợp lực.

5
1.1.3.3. Các tiên đề về lực
Tiên đề 1: Nếu trên một vật thể tự do có 2 lực tác dụng, thì vật thể đó chỉ có thể
cân bằng khi và chỉ khi các lực này có trị số bằng nhau, cùng hướng nhưng ngược chiều
nhau.

Hình 1.3 Minh họa tiên đề 1

Trên hình 3, vật rắn chịu tác dụng bởi hai lực F1 và F2 cân bằng nhau.

Ta ký hiệu: ( F1 , F2 ) ~ 0; đó là điều kiện cân bằng đơn giản cho một hệ có 2 lực.
Ví dụ: Với ngẫu lực → vật thể có cân bằng không?
Tiên đề 2: Tác dụng của hệ lực lên vật thể không bị thay đổi nếu thêm vào hoặc
bớt đi một hệ lực cân bằng.
Theo tiên đền này, hai hệ lực chỉ khác nhau một hệ lực cân bằng thì chu1nh hoàn
toàn tương đương nhau.
Từ hai tiên đề trên ta có hệ quả:
Hệ quả trượt lực: Tác dụng của một hệ lực lên một vật rắn không thay đổi khi ta
dời điểm đặt của lực trên phương tác dụng của nó.
Chứng minh: Giả sử ta có lực tác dụng lên vật rắn đặt tại điểm A (hình 1.4). Trên
phương tác dụng của lực F ta lấy một điểm B và đặt vào đó hai lực F1 và F2 cân bằng
nhau, có véc tơ như trên hình vẽ và trị số bằng F.

Theo tiên đề 2 thì: F ~ ( F , F1 , F2 )

Nhưng theo tiên đề 1 thì: ( F1 , F2 ) ~ 0, do đó ta có thể bỏ đi. Như vậy, ta có:

F ~ ( F , F1 , F2 ) ~ F1
Điều đó chứng tỏ lực đã trượt từ A đến B mà tác dụng của lực không đổi. Hệ quả
đã được chứng minh.

Hình 1.4 Hình 1.5


Chú ý: Hai tiên đề trên và hệ quả chỉ đúng với vật rắn tuyệt đối, còn đối với vật
rắn biến dạng các tiên đề và hệ quả trên không đúng nữa. Chẳng hạn với thanh mềm AB
6
(hình 1.5), chịu lực F1 , F2 sẽ tác dụng không cân bằng do thanh bị biến dạng, còn khi
trượt lực, thì thanh từ chịu kéo sẽ chuyển sang chịu nén.
Tiên đề 3: Hai lực tác dụng vào một điểm trên vật thể có hợp lực đặt tại cùng
điểm và được biểu diễn bằng đường chéo hình bình hành mà các cạnh chính là các lực
đó.

Hình 1.6 Minh họa tiên đề 3

Hai lực F1 và F2 có gốc (điểm đặt) tại 0, có hợp lực là R (hình 1.6), nghĩa là véc
tơ R bằng tổng hình học của các véc tơ F1 , F2 :

R = F1 + F2
Tứ giác 0ABC gọi là hình bình hành lực; Về trị số:

R = F12 + F22 + 2F1F2 cosα

Trong đó α là góc hợp bởi F1 và F2 .


Tiên đề 4 (Tiên đề tác dụng và phản tác dụng): Ứng với mỗi tác dụng của vật thể
này lên vật thể khác bao giờ cũng có phản lực tác dụng với cùng trị số nhưng ngược
chiều.

Hình 1.7 Minh họa tiên đề 4

Giả sử một vật B tác dụng lên vật A một lực F thì ngược lại vật A tác dụng lên vật
B lực F = - F . Hai lực này có trị số bằng nhau, ngược chiều nhau nhưng không cân bằng
vì chúng đặt lên hai vật khác nhau (hình 1.7).

1.1.4. Liên kết và phản lực


1.1.4.1. Định nghĩa
Liên kết: là các vật thể có tác dụng khống chế sự di chuyển của vật đang xét trong
không gian.
Vật có liên kết, khi chuyển động dưới tác dụng của lực sẽ tác dụng lên liên kết
những lực nào đó và ngược lại (tiên đề 4), liên kết cũng tác dụng lên vật một lực cùng trị
số nhưng ngược chiều, lực đó gọi là phản lực liên kết.
Phản lực liên kết: là lực hướng ngược với chiều mà liên kết cản trở vật di chuyển.

7
1.1.4.2. Một số liên kết cơ bản
Gối tựa nhẵn (liên kết tựa): là một mặt phẳng hoặc một mặt cong nếu xem như
không có ma sát đối với vật thể đặt trên nó. Phản lực N của gối tựa nhẵn hướng theo pháp
tuyến của mặt tiếp xúc tại tiếp điểm.

Hình 1.8 Liên kết tựa


Dây treo (liên kết dây mềm, thẳng): Phản lực T của dây treo dướng dọc theo dây
về phía điểm treo. Điểm đặt ở chỗ buộc dây và hướng ra ngoài vật khảo sát. Phản lực liên
kết của dây còn được gọi là sức căng.

Hình 1.9 Liên kết dây treo


Khớp trụ (khớp): Liên kết này cho phép vật quay xung quanh trục khớp nhưng
không thể di chuyển vuông góc với trục khớp. Phản lực R của khớp trụ có chiều, hướng
bất kì trên mặt phẳng vuông góc với trục khớp.
Ví dụ: 2 vật liên kết với nhau bằng bu lông xuyên qua các lỗ khoan của chúng.
Đường trục bu lông gọi là trục khớp.

Hình 1.10 Liên kết khớp


Khớp cầu - Khớp ống trụ: Phản lực R của khớp cầu và khớp ống trụ có hướng và
chiều bất kỳ trong không gian.
8
Hình 1.11 Liên kết khớp cầu – khớp ống trụ
Thanh: Dầm AB chịu liên kết thanh CD với bản lề C và D, Trên thanh CD không
có lực tác dụng và bỏ qua trọng lượng thanh thì phản lực của thanh hướng dọc thanh
(hình 1.11).
Tách thanh CD ra khảo sát và áp dụng tiên đề 1 thì phản lực phải qua bản lề D.
Đối với thanh cong cứng tuyệt đối, coi như một thanh thằng đi qua hai điểm C và D.

Hình 1.12 Liên kết thanh


1.1.4.3. Tiên đề về liên kết
Mọi vật không tự do có thể xem như vật tự do nếu vứt bỏ các liên kết và thay thế
tác dụng của chúng bằng các phản lực liên kết.

Hình 1.13
1.1.5. Điều kiện cân bằng của hệ phẳng bất kỳ
Một vật thể chịu tác dụng bởi một hệ lực phẳng bất kì cân bằng khi thỏa mãn 1
trong 3 điều kiện:
- Tổng hình chiếu của tất cả các lực lên 2 trục tọa độ và tổng các mô men của
chúng đối với bất kì điểm nào nằm trên mặt phẳng tác dụng của các lực, bằng 0.
 Fk ( x ) = 0

 Fk ( y) = 0

 mi( Fk ) = 0

9
- Tổng mô men của tất cả các lực đối với 2 điểm A và B nào đó và tổng hình chiếu
của chúng lên trục nào đó (không vuông góc với đường thẳng AB), bằng 0.
 m A ( F ) = 0
 k
 m B( Fk ) = 0

 F k ( x , y) = 0
- Tổng mô men của tất cả các lực đối với 3 điểm bất kì A, B và C nào đó không
nằm trên cùng 1 đường thẳng, bằng 0.
 m A ( F ) = 0
 k
 m B( Fk ) = 0

 m C( Fk ) = 0

1.2. KHÁI NIỆM VỀ TĨNH LỰC HỌC


1.2.1. Các loại gối tựa
Trong các bài toán tĩnh học thường phải xác định phản lực ở các gối tựa của dầm,
dàn và các loại kết cấu khác. Trong tính toán kết cấu thường gặp 3 loại gối tựa:
1.2.1.1. Gối tựa khớp di động (gối di động)
Kí hiệu:

Hình 1.14 Gối di động


Phản lực hướng theo pháp tuyến của mặt phẳng đỡ con lăn của gối di động.
1.2.1.2. Gối tựa khớp cố định (gối cố định)
Kí hiệu:

Hình 1.15 Gối cố định

Phản lực có hướng bất kì trong mặt phẳng kết cấu. R = H 2 + V 2

Dầm đơn giản có 1 gối di động và gối cố định:

10
Hình 1.16 Dầm đơn giản
1.2.1.3. Gối tựa ngàm (liên kết ngàm)
Hai vật có liên kết ngàm khi chúng được gắn cứng với nhau.
Kí hiệu:

Hình 1.17 Liên kết ngàm


Gối tựa ngàm có 3 loại phản lực: lực dọc theo trục, lực vuông góc với trục (còn
gọi là lực cắt) và mômen.
+ Ngàm phẳng:

Hình 1.18 Liên kết ngàm phẳng


+ Ngàm không gian:

Hình 1.19 Liên kết ngàm không gian

1.2.2. Hệ tĩnh định và hệ siêu tĩnh


Hệ tĩnh định: là hệ chỉ có thể giải được khi số phản lực tại các gối tựa không
nhiều quá số phương trình cân bằng chứa các phản lực đó.

Hình 1.20 Ví dụ về hệ tĩnh định


Hệ siêu tĩnh: là hệ có số phản lực gối tựa nhiều hơn số phương trình cân bằng
chứa các phản lực đó.

11
Hình 1.21 Ví dụ về hệ siêu tĩnh

1.2.3. Các bài toán tĩnh học


Bài toán 1: Cho biết trước toàn bộ hoặc một phần các lực tác dụng lên vật thể,
yêu cầu xác định xem vật cân bằng khi ở vị trí nào hoặc với những hệ thức nào giữa các
lực tác dụng.
Bài toán 2: Vật thể đang xét ở trạng thái cân bằng, cần xác định toàn bộ hoặc một
số lực tác dụng lên vật đó.
Trong hai loại bài toán trên ta đều chưa biết phản lực liên kết.
Quá trình giải các bài toán tĩnh học theo trình tự sau đây:
- Chọn bộ phận cần khảo sát sự cân bằng;
- Giải phóng bộ phận đó khỏi các liên kết, đặt các lực đã cho và các phản lực liên
kết trên bộ phận đang xét;
- Lập các điều kiện cân bằng;
- Xác định các đại lượng cần tìm bằng phương pháp giải tích hoặc phương pháp
hình học.

12
Chương 2
NỘI LỰC, ỨNG SUẤT VÀ BIẾN DẠNG

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG


2.1.1. Sức bền vật liệu
Vật thể chịu tác dụng của ngoại lực bao gồm các lực và phản lực. Cần xem xét sự
chịu lực của vật liệu tạo ra vật thể đó, và đưa ra phương pháp tính toán độ bền, độ cứng
và sự ổn định của vật thể, của công trình.
Yêu cầu về độ bền: là vật liệu không bị vỡ, nứt,… dưới tác dụng của lực.
Yêu cầu về độ cứng: là kích thước vật liệu đủ lớn và hợp lý sao cho biến dạng
không làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của cấu kiện và công trình.
Yêu cầu về độ ổn định: là vật thể không mất hình dạng ban đầu hoặc di chuyển
khỏi vị trí ban đầu.
Ở đây nghiên cứu vật rắn thực (không phải vật rắn tuyệt đối), tức là có kể đến biến
dạng khi có lực tác dụng. Khi lực đặt vào chưa lớn, vật thể biến dạng rất nhỏ. Nếu bỏ lực
đi thì các biến dạng đó cũng mất đi. Nhưng nếu đặt lực với giá trị lớn, vật thể sẽ mất tính
đàn hồi, nên khi bỏ lực đi, vật thể vẫn tồn tại một biến dạng nào đó, gọi là biến dạng dẻo
(hay biến dạng dư).
Ở phần này, vật liệu được xem như có tính liên tục, đồng chất và đẳng hướng (tính
chất cơ lý trong mọi phương như nhau), có tính đàn hồi tuyệt đối và biến dạng do ngoại
lực gây nên coi như là bé so với kích thước của vật thể.

2.1.2. Hình dạng của vật thể


2.1.2.1. Thanh
Thanh là vật thể có kích thước theo một phương khá lớn so với kích thước hai
phương kia.
Các loại thanh:
+ Thanh thẳng, cong: trục thanh thẳng, cong.
+ Hệ thanh: thanh gãy khúc (phẳng hay không gian).

Hình 2.1 Thanh:


a. Thanh thẳng
b. Thanh cong
c. Thanh gẫy khúc

13
Hình 2.2 Thanh thẳng với tiết điện vuông, tròn
2.1.2.2. Khối
Khối là vật thể có kích thước theo 3 phương có kích thước tương đương nhau
(hình 2.3).

a. Khối cầu a. Khối lăng trụ a. Khối phức tạp


Hình 2.3 Khối
2.1.2.3. Tấm và vỏ
Tấm và vỏ là vật thể có kích thước theo 2 phương khá lớn so với kích thước của
phương thứ 3 (hình 2.4).

Hình 2.4 Tấm và vỏ


2.1.3. Các loại biến dạng
Thanh chịu nén (hoặc kéo): khi thanh chịu tác dụng của những lực dọc theo trục.
Thanh sẽ bị co lại (hoặc dãn ra). Trong quá trình biến dạng, trục thanh vẫn thẳng (hình
2.5).

Hình 2.5 Thanh chịu kéo và nén


Thanh chịu uốn: khi thanh chịu tác dụng của những lực vuông góc với trục thanh.
Trục thanh sẽ bị cong.

14
Hình 2.6 Thanh chịu uốn
Thanh chịu xoắn: khi thanh chịu tác dụng của những lực nằm trong các mặt
phẳng vuông góc với trục thanh và tạo nên các ngẫu lực trong những mặt phẳng đó (hình
2.7).

Hình 2.7 Thanh chịu xoắn


Thanh chịu cắt: khi dưới tác dụng của lực, một phần này của thanh có xu hướng
trượt đối với phần khác (hình 2.8).

Hình 2.8 Thanh chịu cắt

2.2. NỘI LỰC


2.2.1. Phương pháp mặt cắt
Trong vật thể, giữa các phần tử có các lực liên kết để giữ cho vật thể có hình dạng
nhất định. Khi có ngoại lực tác dụng, lực liên kết đó sẽ tăng lên để chống lại biến dạng do
ngoại lực gây ra. Độ tăng đó của lực liên kết được gọi là nội lực.
Để tìm trị số của nội lực tại một điểm nào đó trong vật thể, ta dùng phương pháp
mặt cắt. Giả sử muốn tìm nội lực tại điểm C, ta tưởng tượng 1 mặt cắt S nào đó đi qua C.
Phần A được cân bằng vì có hệ nội lực của phần B tác dụng lên A cân bằng với các ngoại
lực P4, P5, P6. Hệ nội lực đó phân bố trên toàn diện tích mặt cắt. Tổng hợp lực của nội lực
phải cân bằng với tổng hợp lực của ngoại lực (hình 2.9).

15
Hình 2.9

2.2.2. Các thành phần nội lực


Thu gọn hợp lực của hệ nội lực về trọng tâm mặt cắt, ta có: một lực P và một mô
men M.
Lực P được phân tích thành 3 thành phần: lực dọc (Nz), lực cắt (Qx, Qy).
Mô men M cũng được phân tích thành 3 thành phần quay xung quanh 3 trục: mô
men uốn (Mx, My), mô men xoắn (Mz).
Trong trường hợp tổng quát, trên mặt cắt ngang của thanh chịu tác dụng của ngoại
lực có 6 thành phần nội lực:

Hình 2.10 Các thành phần nội lực


Có thể biểu diễn nội lực bằng cường độ phân tố của nó là ứng suất hay bằng hợp
lực của nó là các thành phần nội lực.
Khi các ngoại lực đều cùng nằm trong một mặt phẳng đi qua trục z, thì chỉ có 3
thành phần nội lực Nz, Qy và Mx, ta có bài toán phẳng.

Hình 2.11
Qui ước dấu:
+ Lực dọc Nz dương khi có chiều đi ra khỏi mặt cắt.
+ Lực cắt Qy dương khi quay pháp tuyến ngoài của mặt cắt một góc 900 thuận
chiều kim đồng hồ, chiều của lực cắt Qy trùng với chiều của pháp tuyến.

16
+ Mô men Mx dương khi nó làm cho các thớ dưới bị căng.

Hình 2.12 Quy ước về dấu các thành phần nội lực

2.2.3. Biểu đồ nội lực của bài toán phẳng


Biểu đồ nội lực là biểu đồ biểu diễn sự biến thiên của nội lực theo vị trí, từ đó có
thể suy ra mặt cắt nguy hiểm là mặt cắt mà tại đó trị số của nội lực là lớn nhất. Giá trị này
sẽ được dùng trong tính toán.
Để vẽ biểu đồ nội lực, ta dùng phương pháp mặt cắt để viết các biểu thức biểu diễn
sự biến thiên của nội lực theo vị trí của các mặt cắt.
Ví dụ 2.1: Vẽ biểu đồ nội lực cho dầm như hình vẽ.
q 1

1
VA
z VB
L
q
Mx
z
Nz
z Qy
VA

Hình 2.13

+ Tính phản lực liên kết: Vì tính chất đối xứng của tải trọng nên: VA = VB = ql
2
+ Biểu thức của nội lực:
Dùng mặt cắt 1-1 và xét phần bên trái của dầm. Đặt các nội lực trên mặt cắt 1-1
theo chiều dương. Các phương trình cân bằng:
Nz = 0
ql l 
Qy = − qz = q − z 
2 2 
ql qz 2 qz
Mx = z − = (l − z )
2 2 2
Cho z biến thiên từ 0 → l, ta vẽ được các biểu đồ nội lực. Với biểu đồ lực cắt,
tung độ dương được vẽ về phía trên trục hoành. Với biểu đồ mômen, tung độ dương được
vẽ về phía thớ bị căng (phía dưới trục hoành).
17
Hình 2.14 Biểu đồ mô men, lực cắt theo ví dụ 2.1
Biểu đồ mô men cho hình ảnh đường biến dạng của thanh bị võng xuống, tạo thớ
căng bên dưới.
Ghi chú:
- Nơi nào lực cắt bằng 0, mô men đạt cực trị.
- Nơi nào có lực tập trung, biểu đồ lực cắt tại nơi đó có bước nhảy, trị số của bước
nhảy bằng trị số của lực tập trung.
- Nơi nào có mô men tập trung, biểu đồ mô men uốn tại nơi đó có bước nhảy, trị
số của bước nhảy bằng trị số của mô men tập trung.

2.3. ỨNG SUẤT


2.3.1. Khái niệm
Giả thiết một vật thể đàn hồi chịu lực như hình vẽ. Dùng một mặt cắt đi qua C cắt
vật thể thành 2 phần và xét riêng phần A. Tại điểm C lấy một diện tích nhỏ F. Hợp lực
của nội lực tác dụng lên F là P.

Ứng suất trung bình tại C: Ptb = P


F

 P 
Ứng suất thực tại C: p = lim   (đơn vị: N/m2, daN/m2, kG/m2, T/m2, …)

F→0 F 

Hình 2.15
2.3.2. Các loại ứng suất
Phân ứng suất p ra 2 thành phần:
18
+ Ứng suất pháp σ: là thành phần theo phương pháp tuyến với mặt cắt. Nếu có
chiều hướng ra ngoài thì được xem là dương. Ứng suất pháp chỉ gây ra biến dạng dài.
+ Ứng suất tiếp τ: là thành phần nằm trong mặt cắt. Được xem là dương khi quay
pháp tuyến ngoài của mặt cắt một góc 900 thuận chiều kim đồng hồ, chiều của ứng suất
tiếp trùng với chiều của pháp tuyến. Ứng suất tiếp chỉ gây ra biến dạng góc.
Về trị số:
P2 = σ2 + τ2

Hình 2.16 Các thành phần ứng suất


Hình dung tách 1 phân tố hình hộp tại C bằng các mặt cắt song song với các mặt
tọa độ. Phân tố đó có các thành phần ứng suất được biểu diễn một cách tổng quát như
sau:

Hình 2.17 Biểu diễn các thành phần ứng suất


Kí hiệu:
+ σx: ứng suất pháp theo phương song song với trục x.
+ τxy: ứng suất tiếp nằm trong mặt phẳng có pháp tuyến theo phương x và có
phương theo trục y.

2.3.3. Đặc trưng cơ học của vật liệu


Thí nghiệm kéo 1 thanh thép cho đến lúc bị phá hoại, lập tương quan giữa biến
dạng dọc l và lực kéo P.

19
Hình 2.18 Các biểu đồ quan hệ từ thí nghiệm kéo thép
Quá trình chịu lực của vật liệu được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đàn hồi: Vật liệu làm việc tuân theo định luật Húc. Quan hệ giữa l
và P là quan hệ bậc nhất.
- Giai đoạn chảy: Quan hệ giữa l và P là một đường nằm ngang, lực kéo không
tăng nhưng biến dạng vẫn tiếp tục tăng.
- Giai đoạn củng cố: Quan hệ giữa l và P là một đường cong (lực tăng, biến
dạng tăng).
Ptl
Giới hạn tỉ lệ (ứng suất tỉ lệ):  tl =
F0
Pch
Giới hạn chảy:  ch = (bỏ qua sự giảm diện tích tiết diện thanh)
F0
PB
Giới hạn bền: B =
F0

Trong đó:
Ptl: lực lớn nhất trong giai đoạn tỉ lệ
Pch: lực tương ứng ở giai đoạn chảy
PB: lực lớn nhất trong giai đoạn bền
F0: diện tích mặt cắt ngang ban đầu khi mẫu chưa bị biến dạng.
Dựa vào tính chất làm việc và biến dạng, phân vật liệu thành 2 loại:
- Vật liệu dòn: là vật liệu bị phá hoại ngay khi biến dạng còn rất bé. Ví dụ: gang,
đá, bê tông,…
- Vật liệu dẻo: là vật liệu có biến dạng khá lớn mới bị phá hoại.
Khi thí nghiệm với vật liệu dòn, chỉ có giới hạn bền. So với vật liệu dẻo, trị số giới
hạn bền của vật liệu dòn rất thấp. Biến dạng của mẫu khi bị phá hoại thường rất nhỏ.

20
Chương 3
CÁC TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CỦA CẤU KIỆN

3.1. KHÁI NIỆM


Mỗi một cấu kiện chịu lực trong công trình được làm từ các vật liệu cụ thể như
thép, bê tông cốt thép, gỗ,… và có nội lực phát sinh tại tiết diện do cấu kiện chịu lực như
kéo, nén, uốn, cắt, xoắn,… hoặc chịu lực phức tạp.
Xét 2 trường hợp chịu uốn giống nhau về vật liệu, tiết diện và tải trọng, chỉ khác
về cách bố trí phương của tiết diện (1 tiết diện để đứng và 1 tiết diện nằm ngang). Ta
nhận thấy, ở trường hợp 1, thanh có khả năng chịu lực lớn hơn, nghĩa là phương tác dụng
của lực đối với mặt cắt có ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cấu kiện.

Hình 3.1 Ví dụ về thanh chịu uốn


Tóm lại: Khả năng chịu lực của cấu kiện phụ thuộc vào: loại vật liệu, hình dạng
của mặt cắt ngang và phương tác dụng của tải trọng đối với mặt cắt ngang.
Ứng suất tại tiết diện của cấu kiện phụ thuộc vào độ lớn của nội lực và đặc trưng
hình học của mặt cắt ngang (như: kích thước tiết diện, cách bố trí tiết diện theo các
phương,…).

3.2. ĐẶC TRƯNG HÌNH HỌC CỦA MẶT CẮT NGANG


3.2.1. Mô men tĩnh
Mô men tĩnh của diện tích F đối với trục x hay trục y:
S x =  ydF S y =  xdF
F F

Mô men tĩnh có trị số âm hoặc dương; đơn vị: cm3, dm3, m3,…
Khi mômen tĩnh của diện tích F đối với 1 trục nào đó bằng không thì trục đó gọi là
trục trung tâm. Giao điểm của 2 trục trung tâm là trọng tâm của mặt cắt.

21
Sy
xc =
Tọa độ trọng tâm C của diện tích F đối với hệ trục Oxy: F
S
yc = x
F

Hình 3.2 Xác định mô men tĩnh

Hình 3.3

3.2.2. Mô men quán tính


3.2.2.1. Mô men quán tính đối với một trục (mô men quán tính)
Mô men quán tính của diện tích F đối với trục x hay trục y:
J x =  y 2 dF J y =  x 2 dF
F F
Mô men quán tính luôn dương; đơn vị: cm4, dm4, m4,… Được dùng để đánh giá về
độ cứng của tiết diện cấu kiện.
Với mặt cắt ngang là hình chữ nhật có bề rộng b, chiều cao h:

bh 3 hb 3
Jx = Jy =
12 12
y
h

O x

b
Hình 3.4

22
3.2.2.2. Mô men quán tính độc cực
Là mô men quán tính đối với 1 điểm, dùng khi tính cấu kiện chịu xoắn.
J  =   2 dF
F

Hình 3.5 Minh họa tính toán mô men quán tính độc cực
Mô men quán tính độc cực luôn dương; đơn vị: cm4, dm4, m4,…
Với mặt cắt ngang hình tròn: J  0,1D4
Với mặt cắt ngang hình vành khăn: J  0,1D4(1-η4) (η = d/D)

Hình 3.6
3.2.2.3. Mô men quán tính ly tâm
Mô men quán tính ly tâm của diện tích F đối với hệ trục Oxy:
J xy =  xydF
F

Hình 3.7 Minh họa tính toán mô men quán tính ly tâm
Mômen quán tính li tâm có thể dương hoặc âm; đơn vị: cm4, dm4, m4, …
Khi mô men quán tính li tâm của diện tích F đối với một hệ trục nào đó bằng
không thì hệ trục đó là hệ trục quán tính chính. Hệ trục quán tính chính có gốc tọa độ tại
trọng tâm của mặt cắt gọi hệ trục quán tính chính trung tâm.

23
3.2.2.4. Mô men quán tính
Mô men quán tính của diện tích F đối với hệ trục OXY (song song với hệ trục
Oxy). Nếu Oxy là hệ trục trung tâm thì:
J X = J x + b2F
J Y = J y + a 2F
J XY = J xy + abF

Hình 3.8 Minh họa tính toán mô men quán tính

3.3. CÁC TRẠNG THÁI LÀM VIỆC CƠ BẢN CỦA CẤU KIỆN
3.3.1. Cấu kiện chịu uốn, cắt (uốn ngang phẳng)
Dầm là bộ phận chịu lực thường gặp trong các công trình như: dầm cầu, dầm sàn,
dầm mái, dầm khung,… Dưới tác dụng của ngoại lực (lực tập trung, lực phân bố hay mô
men) nằm trong mặt phẳng chứa trục dầm, dầm chịu uốn và có trục là 1 đường cong nằm
trong mặt phẳng quán tính chính trung tâm. Sự uốn đó gọi là uốn phẳng hay uốn đơn.
Khi dầm chịu uốn, các thớ phía trên bị co lại, các thớ phía dưới bị giãn ra, 2 vùng
co giãn phân cách nhau bằng mặt trung hòa, trong mặt cắt ngang ranh giới đó là đường
trung hòa.

Hình 3.9 Cấu kiện chịu uốn


Một dầm được gọi là uốn ngang phẳng khi trên các mặt cắt ngang có thành phần
mô men uốn Mx và lực cắt Qy nằm trong mặt phẳng đối xứng của dầm.

24
Hình 3.10 Ví dụ về biểu đồ mô men, lực cắt dầm chịu uốn ngang phẳng
Ứng suất pháp và ứng suất tiếp trên mặt cắt ngang:
Mx
= y
Jx

Q yScx
 zy =
J x bc
Trong đó:
Qy: lực cắt tại mặt cắt đang xét
Sxc: mô men tĩnh của diện tích Fc đối với trục trung hòa Ox
Jx: mô men quán tính của tiết diện đối với trục x
bc: chiều rộng của mặt cắt ngang tại điểm muốn tính ứng suất
y: tung độ của điểm cần tính.

-
h

y O x
+

y
b
Hình 3.11 Minh họa các thành phần ứng suất trên mặt cắt ngang dầm chịu uốn
Đối với mặt cắt ngang là hình chữ nhật có kích thước b x h:
Mx k M h M
 max = .y max = x . = x (tại mép mặt cắt : y = h/2)
Jx J x 2 Wx
Mx n M h M
min = − .y max = − x . = − x (tại mép mặt cắt : y = - h/2)
Jx Jx 2 Wx

3 Qy
 max = . (tại vị trí: y = 0)
2 F

25
min = 0 (tại mép mặt cắt : y =  h/2)

bh 2
Wx =
6
Wx: là mô men chống uốn của mặt cắt ngang, biểu thị ảnh hưởng của hình dáng và
kích thước mặt cắt ngang đối với độ bền của dầm khi uốn.
Tại điểm mép A, B: chỉ có σ, không có τ → A, B chịu trạng thái ứng suất đơn.
Tại điểm O : σ = 0, τmax → O chịu trạng thái trượt thuần túy.
Tại các điểm C, D: có cả σ và τ → C, D chịu trạng thái ứng suất phẳng.
Với vật liệu dẻo cần kiểm tra:
+ Nếu là trạng thái ứng suất đơn: max   

τ max 
σ
+ Nếu là trạng thái trượt thuần túy:
2
+ Nếu là trạng thái ứng suất phẳng: σ 2 + 4τ 2  σ 
Với: [σ] là ứng suất pháp cho phép.

3.3.2. Cấu kiện chịu xoắn, uốn xoắn


3.3.2.1. Xoắn thuần túy
Là cấu kiện mà trên mặt cắt ngang chỉ có 1 thành phần nội lực là mô men xoắn
Mz.
Ngoại lực làm cho cấu kiện chịu xoắn là những mô men tập trung hoặc mô men
phân bố tác động trong những mặt phẳng vuông góc với trục thanh.

Hình 3.12 Minh họa về cấu kiện chịu xoắn


Qui ước: Nếu đứng nhìn vào mặt cắt mà thấy chiều của Mz cùng chiều quay kim
đồng hồ thì Mz dương.

26
Hình 3.13 Xoắn thanh tiết diện chữ nhật
Với tiết diện hình tròn:
Ứng suất tiếp lớn nhất đạt được ở các điểm trên chu vi mặt cắt:
Mz M
τ max = R= z
Jρ Wρ

+ J : mômen quán tính độc cực


+ W : mô men chống xoắn của mặt cắt ngang. W  0,2D3
τ cùng chiều quay với Mz.

Hình 3.14 Xoắn thanh tiết diện hình tròn


Với tiết diện chữ nhật: ứng suất tiếp lớn nhất trên mặt cắt là ứng suất tại điểm
giữa của cạnh dài h.
Mz
τ max =
αhb 2

Hình 3.15 Các thành phần ứng suất của thanh xoắn thanh tiết diện chữ nhật

27
Ứng suất tiếp tại điểm giữa cạnh ngắn b có trị số lớn thứ 2:
1 = γmax
+ , α: hệ số tra bảng, phụ thuộc h/b. (h/b = 1÷2 → α = 0,208 ÷ 0,246;  = 1 ÷
0,795)
Kiểm tra điều kiện bền: τ max  τ
3.3.2.2. Uốn và xoắn đồng thời
Cấu kiện chịu uốn và xoắn đồng thời là cấu kiện mà trên các mặt cắt ngang, ngoài
mô men uốn Mu còn có mô men xoắn Mz.
Trong các công trình xây dựng hầu như ít gặp hiện tượng xoắn thuần túy mà
thường gặp trạng thái chịu lực xoắn kết hợp với uốn. Ví dụ: Dầm liên kết cứng với cột và
có bản ở 1 phía, tải trọng trên bản gây ra xoắn cho dầm; bản cầu thang xoắn ốc; dầm sàn
trong hệ giao thoa,…

Hình 3.16 Thanh chịu uốn và xoắn đồng thời


Xét tiết diện thường gặp là tiết diện chữ nhật. Với chiều mô men như hình vẽ, ứng
suất tại điểm góc B đạt cực đại, tại điểm góc D đạt cực tiểu:
Mx My
 max = +
Wx Wy
Mx My
 min = − −
Wx Wy
Trên mặt cắt còn có ứng suất tiếp do xoắn gây ra:

28
Mz
 max = (tại A)
2
hb
1 = .max (tại C)
Trong các điểm A, B, C khó xác định được điểm nào nguy hiểm nhất, nên phải
kiểm tra bền ở cả 3 điểm:
My
 
M
• Tại B:  max = x +
Wx Wy
2
 My 
• Tại A: A =   + 4 2max ≤ 
 Wy 
 
2
M 
• Tại C: C =  x  + 412 ≤ 
 Wx 

3.3.3. Cấu kiện chịu lực trục (kéo, nén đúng tâm)
Xét trường hợp chịu lực đơn giản nhất của thanh là một thanh chịu kéo hoặc nén
đúng tâm. Trên mọi mặt cắt ngang chỉ có 1 thành phần nội lực Nz, nên trên mặt cắt chỉ có
ứng suất pháp.

Hình 3.17 Thanh chịu kéo dọc trục


Ta thường gặp các cấu kiện chịu kéo hoặc nén đúng tâm như: dây cáp nâng vật của
cần cẩu, các thanh trong dàn,…

Hình 3.18
3.3.3.1. Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang
Xét một thanh thẳng có mặt cắt ngang là hình chữ nhật chịu kéo đúng tâm.
Giả thiết:
- Mặt cắt ngang ban đầu là phẳng và thẳng góc với trục thanh. Sau khi biến dạng,
mặt cắt ngang đó vẫn phẳng và thẳng góc với trục thanh.
- Trong quá trình biến dạng, các thớ dọc không ép lên nhau và cũng không đẩy
nhau.

29
- Tương quan giữa biến dạng và ứng suất là tương quan bậc nhất (định luật Húc).
Với các giả thiết trên, suy ra trên các mặt cắt ngang chỉ có ứng suất pháp σz.
Tổng nội lực trên toàn diện tích mặt cắt ngang : N z =   z dF
F

Hình 3.19 Ứng suất pháp trên mặt cắt ngang


Lực kéo Nz làm cho thanh bị biến dạng dài, và biến dạng của các thớ dọc như nhau
nên độ dãn dài tương đối của các thớ dọc là:
l
z = = const
l
z
Theo định luật Húc: z =
E
+ l : độ dãn dài sau khi có lực tác dụng
+ l : độ dài ban đầu của thanh
+ E: là hằng số tỉ lệ, và được gọi là mô đun đàn hồi khi kéo (hoặc nén). E dùng để
đánh giá khả năng chịu lực của vật liệu. Đơn vị: MPa (N/mm2), daN/cm2, kG/cm2,
T/m2,…

  z = E z = const (nghĩa là σz phân bố đều trên mặt cắt ngang)


N
 N z =  z  dF  z = z
F F

z N z
Vậy:  z = = . EF được gọi là độ cứng của thanh khi kéo (hoặc nén).
E EF
3.3.3.2. Biến dạng - Hệ số Poát-xông
Biến dạng dọc của thanh khi chịu kéo (hoặc nén):
N zl
l =
EF
Theo phương ngang, thanh cũng có biến dạng (nhưng co lại):
b h
x = ; y =
b h
 x =  y = − z

30
b

h
h
O x

y
b

Hình 3.20 Biến dạng của thanh


: hệ số Poát-xông, là hằng số tỉ lệ, phụ thuộc vào từng loại vật liệu.  = 0 ÷ 0,5.
Ví dụ: Bê tông :  = 0,08 ÷ 0,18; Thép:  = 0,25 ÷ 0,33.
Dấu - trong công thức trên có nghĩa: Nếu thanh chịu kéo, εz dương, thì theo
phương ngang, thanh bị co lại (εx, εy âm).

3.3.3.3. Ứng suất pháp trên mặt cắt nghiêng


Xét một thanh chịu kéo như hình vẽ. Ứng suất trên một mặt cắt nghiêng bất kì có
pháp tuyến nghiêng so với trục thanh 1 góc α.
 u =  z cos 2 

 uv = z sìn 2
2

Hình 3.21 Ứng suất pháp trên mặt cắt nghiêng

31
Các trị số ứng suất cực đại:
max = z (khi α = 0)

max = z (khi α = 450)
2
Xét ứng suất pháp và ứng suất tiếp trên mặt cắt pq ⊥ mn :
u +  v = z = const
vu = −uv (định luật đối ứng)

Hình 3.22

3.3.4. Cấu kiện chịu nén uốn hoặc kéo uốn (nén xiên hoặc kéo xiên)
Trong thực tế thường gặp những cấu kiện chịu nén uốn hoặc kéo uốn đồng thời, đó
là những cấu kiện mà trên mọi mặt cắt ngang có các thành phần nội lực là mô men uốn
Mu và lực dọc Nz. Ví dụ: ống khói, tường chắn, cột khung,…

Hình 3.23 Cấu kiện chịu nén uốn

a) Tiết diện bị kéo lệch tâm


b) Dời lực về tâm tiết diện
Hình 3.24

32
Nếu Mu không nằm trong mặt phẳng quán tính chính trung tâm nào, thì ta phân Mu
thành 2 thành phần Mx và My nằm trong 2 mặt phẳng quán tính chính.
Ứng suất pháp tại 1 điểm A (x,y):

Nz Mx My
z =   y x
F Jx Jy
Dấu + hay – phụ thuộc: lực Nz là kéo hay nén và chiều của Mx và My.
 z max  k
Kiểm tra bền:
 z min  n

33
Chương 4
CẤU TẠO HÌNH HỌC CỦA HỆ KẾT CẤU

4.1. SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN CỦA HỆ KẾT CẤU


Một hệ thống kết cấu bao gồm nhiều cấu kiện riêng lẻ liên kết với nhau. Nếu xét
tất cả các yếu tố (hình học, vật liệu,…) thì bài toán xác định nội lực sẽ rất phức tạp. Vì
vậy, muốn tính toán một công trình thực tế, cần phải đơn giản hóa, lược bớt một số yếu tố
không quan trọng, biến công trình đó thành một sơ đồ tính toán của hệ kết cấu.
Sơ đồ tính toán của hệ kết cấu là hình ảnh của công trình thể hiện bằng các
đường trục cấu kiện liên kết với nhau và liên kết tại các gối tựa.
Sơ đồ tính phải bảo đảm sát với hệ kết cấu thực, đơn giản hơn nhưng bảo đảm an
toàn, và phù hợp với khả năng tính toán của người thiết kế.

Khung thực Sơ đồ tính của khung


Hình 4.1
Trong một số trường hợp, sơ đồ công trình đưa về chưa phù hợp với khả năng tính
toán, ta cần phải loại bỏ những yếu tố thứ yếu để đơn giản bài toán và đưa về sơ đồ tính
có thể tính được.

Sơ đồ công trình Sơ đồ tính


Hình 4.2 Ví dụ về xác định sơ đồ tính của dàn
Sơ đồ tính dàn được chọn dựa trên nguyên tắc:

34
- Thay các cấu kiện thanh bằng đường trục của nó.
- Lý tưởng hóa liên kết giữa dàn và khung bằng một gối di động và một gối cố
định.
- Đưa tải trọng về thành các tải tập trung tác dụng tại mắt dàn.
- Lý tưởng hóa các mối nối trong dàn bằng liên kết khớp.
Giả thiết khi sử dụng sơ đồ tính:
+ Vật liệu đàn hồi tuyệt đối (quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là quan hệ tuyến
tính).
+ Biến dạng, chuyển vị trong công trình rất nhỏ (khi tính toán, xem như công
trình không có biến dạng)
+ Có thể áp dụng nguyên lý cộng tác dụng (đại lượng S: nội lực, phản lực, chuyển
vị,… do một số các nguyên nhân đồng thời tác dụng gây ra sẽ bằng tổng đại số hay tổng
hình học của đại lượng S do từng nguyên nhân tác dụng riêng rẽ gây ra).

4.2. PHÂN LOẠI HỆ KẾT CẤU


4.2.1. Theo tính chất làm việc của hệ kết cấu
• Hệ phẳng: Là hệ mà tất cả các cấu kiện đều nằm trong một mặt phẳng và tải
trọng cũng chỉ tác dụng trong mặt phẳng đó. Khi đưa sơ đồ tính về dạng hệ phẳng, việc
tính toán sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Hệ phẳng gồm các dạng kết cấu: dầm, dàn,
vòm, khung, hệ liên hợp,…

Dầm 1 nhịp Dầm liên tục


Hình 4.3

Dàn tam giác Dàn chữ nhật

Vòm không khớp Vòm 2 khớp Vòm 3 khớp

35
Khung 1 nhịp 1 tầng Khung nhiều nhịp nhiều tầng

Hệ liên hợp
Hình 4.4 Ví dụ về các hệ kết cấu phẳng
• Hệ không gian: Là hệ mà các cấu kiện của hệ không nằm trong cùng một mặt
phẳng hay tải trọng tác dụng ngoài mặt phẳng của công trình. Ví dụ: hệ dầm trực giao,
dàn không gian, khung không gian, tấm (bản), vỏ,…

Hình 4.5 Ví dụ về các hệ kết cấu không gian

4.2.2. Theo phương pháp cấu tạo hình học


• Hệ tĩnh định (statically determinate): là hệ chỉ cần sử dụng các phương trình
cân bằng tĩnh học là đủ xác định nội lực và các phản lực phát sinh trong hệ.
• Hệ siêu tĩnh (statically indeterminate): là hệ phải bổ sung điều kiện động học
(chuyển vị, biến dạng) để xác định nội lực.

4.2.3. Theo quan hệ kích thước trong 3 phương


• Hệ thanh: là hệ được tổ hợp bởi nhiều cấu kiện dạng thanh, liên kết lại với
nhau sao cho hệ bất biến hình. Đây là dạng kết cấu phổ biến thường gặp.
• Hệ tấm: Khi chiều dày của kết cấu nhỏ hơn nhiều lần so với các kích thước
khác của nó, ta có dạng kết cấu tấm hay bản mỏng. Tổ hợp của một lượng hữu hạn các
bản mỏng ta có: bản gấp nếp, tường cứng, lõi cứng,…
• Hệ khối: là hệ kết cấu có kích thước theo 3 phương xấp xỉ nhau. Ví dụ: tường
chắn, đập, kim tự tháp,…
36
Hình 4.6

4.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỘI LỰC TRONG HỆ KẾT CẤU


4.3.1. Tải trọng
Tải trọng là những lực tác động gây ra nội lực, biến dạng và chuyển vị cho hệ kết
cấu. Tải trọng có ảnh hưởng lớn đến sự làm việc của công trình, nên cần hiểu rõ về cách
phân loại tải trọng:
• Theo thời gian tác dụng:
+ Tải trọng tác dụng dài hạn: trọng lượng kết cấu,…
+ Tải trọng tác dụng ngắn hạn: gió, người, hoạt động của máy móc,…
• Theo vị trí tác dụng:
+ Tải trọng không di động (bất động): trọng lượng kết cấu, trọng lượng thiết bị,…
+ Tải trọng di động: xe cộ, người,…
• Theo tính chất tác dụng:
+ Tĩnh tải (tải trọng thường xuyên): là các tải trọng có tác dụng không thay đổi
trong suốt quá trình sử dụng như: trọng lượng kết cấu, các vách ngăn cố định, trọng
lượng thiết bị và hệ thống lắp đặt cố định trên hệ,…
+ Hoạt tải (tải trọng tạm thời): là các tải trọng có thể thay đổi về điểm đặt, giá trị,
phương chiều. Ví dụ: tải trọng do người và các đồ vật trên sàn, tải trọng do gió, do sóng,
do các phương tiện giao thông,… Để xác định, cần dựa vào các tiêu chuẩn về tải trọng.
Hoạt tải được chia ra: hoạt tải tĩnh (khi tính toán bỏ qua lực quán tính tác dụng lên
hệ) và hoạt tải động (gây ra lực quán tính trên hệ) như: tải trọng của đoàn xe tác dụng lên
mặt cầu, gió động,…
+ Tải trọng đặc biệt: là tải trọng rất ít khi xảy ra như động đất, cháy nổ, bom
đạn,…
• Theo hình dạng tải trọng:
+ Tải trọng tập trung
+ Tải trọng phân bố (theo chiều dài, theo bề mặt, theo thể tích).

4.3.2. Sự thay đổi nhiệt độ


Trong quá trình sử dụng, sự thay đổi nhiệt độ bản thân kết cấu hoặc nhiệt độ môi
trường (so với lúc chế tạo ra nó) cũng như sự chênh lệch nhiệt độ giữa kết cấu với môi
trường,… sẽ làm phát sinh nội lực cho hệ siêu tĩnh, và gây ra biến dạng, chuyển vị cho
mọi hệ.

37
4.3.3. Chuyển vị của các liên kết gối tựa hay sự không chính xác khi chế tạo, lắp
ráp
Nguyên nhân này cũng gây ra biến dạng, chuyển vị cho mọi hệ, và gây ra nội lực
cho hệ siêu tĩnh. Gối tựa có chuyển vị cưỡng bức (hiện tượng lún, nghiêng thường xảy ra
với kết cấu móng) hoặc do thi công chế tạo lắp ráp không chính xác dẫn đến thừa, thiếu
kích thước, nhưng đơn vị thi công vẫn thực hiện các liên kết một cách cưỡng bức nhằm
đảm bảo kích thước hình học chung của cả hệ như thiết kế, việc đó sẽ tạo ra ứng suất
cưỡng bức trong hệ kết cấu.

38
Chương 5
HỆ KẾT CẤU PHẲNG

5.1. KHÁI NIỆM


Hệ kết cấu phẳng: Là hệ mà tất cả các cấu kiện trong công trình đều nằm trong
một mặt phẳng và tải trọng cũng chỉ tác dụng trong mặt phẳng đó.
Một yêu cầu rất quan trọng của công trình là dưới tác dụng của tải trọng, công
trình phải giữ nguyên được hình dạng ban đầu và không bị sụp đổ. Do đó, trước khi tính
toán hệ kết cấu phẳng, cần phải nắm được các nguyên tắc cơ bản cấu tạo hệ kết cấu sao
cho hệ bền vững và có khả năng chịu được tải trọng.
5.1.1. Hệ bất biến hình, biến hình và biến hình tức thời
Kết cấu bất biến hình: Là kết cấu khi chịu tải trọng vẫn giữ nguyên được hình
dạng hình học ban đầu của nó (nếu xem các cấu kiện của hệ là tuyệt đối cứng). Đây là hệ
được sử dụng để làm hệ chịu lực cho các kết cấu xây dựng.

Hình 5.1 Ví dụ về hệ bất biến hình


Khi chịu tác dụng của tải trọng P, nếu xem các thanh là tuyệt đối cứng nghĩa là
chiều dài các thanh không thay đổi thì hệ sẽ giữ nguyên hình dạng hình học như ban đầu.
Hệ tam giác khớp (hình c) là 1 trong những dạng cơ bản của hệ BBH.
Kết cấu biến hình: Là kết cấu khi chịu tải trọng sẽ thay đổi hình dạng hình học
một cách hữu hạn mặc dù xem các cấu kiện của nó là tuyệt đối cứng. Kết cấu biến hình
không có khả năng chịu tải trọng, nên không được sử dụng để làm các kết cấu chịu lực.

Hình 5.2 Ví dụ về hệ biến hình


Khi chịu tác dụng của tải trọng P, mặc dù xem các thanh là tuyệt đối cứng (chiều
dài các thanh không thay đổi) nhưng hệ vẫn thay đổi hình dạng hình học so với ban đầu
theo đường nét đứt và có thể dẫn đến sụp đổ.
Kết cấu biến hình tức thời: Là kết cấu khi chịu tải trọng sẽ thay đổi hình dạng
hình học vô cùng bé mặc dù xem các cấu kiện của nó là tuyệt đối cứng.
Không nên sử dụng hệ kết cấu BHTT làm hệ chịu lực cho công trình vì nội lực
phát sinh trong hệ này rất lớn, gây bất lợi cho kết cấu.

39
Hình 5.3 Ví dụ về hệ biến hình tức thời
Khi chịu tác dụng của tải trọng P, khớp giữa có xu hướng chuyển dịch 1 đoạn  vô
cùng bé, vì nếu  đủ lớn thì trái với giả thiết là thanh tuyệt đối cứng.
5.1.2. Miếng cứng
Một miếng cứng (rigid body) là một hệ phẳng bất biến hình, có nhiều hình dạng
khác nhau nhưng cùng chung một tính chất là dưới tác dụng của tải trọng vẫn giữ nguyên
hình dạng hình học ban đầu.
Các cấu kiện đơn giản như: thanh thẳng, thanh cong, thanh gãy khúc, thanh
chữ T, tam giác khớp là các dạng miếng cứng phẳng cơ bản thường gặp.

Hình 5.4 Kí hiệu miếng cứng


5.1.3. Bậc tự do
Bậc tự do của một hệ là số thông số độc lập đủ để xác định vị trí của hệ đối với
một hệ khác được xem là bất động.
Đối với một hệ trục tọa độ bất động trong mặt phẳng, 1 điểm có 2 bậc tự do (là
tung độ và hoành độ của điểm đó, nó cũng biểu thị cho 2 khả năng chuyển động tịnh tiến
của điểm đó theo 2 phương bất kỳ) ; và 1 miếng cứng có 3 bậc tự do (2 chuyển động tịnh
tiến và 1 chuyển động quay).

Hình 5.5
5.1.4. Liên kết
5.1.4.1. Liên kết đơn giản
Là liên kết nối 2 miếng cứng với nhau. Có 3 loại:

40
- Liên kết thanh: Cấu tạo từ 1 thanh có khớp ở 2 đầu. Liên kết thanh khử được 1
bậc tự do (do ngăn cản chuyển vị theo phương dọc trục thanh). Trong thanh xuất hiện 1
thành phần phản lực dọc trục thanh.

Hình 5.6 Liên kết thanh


Liên kết thanh không bắt buộc là 1 thanh thẳng mà có thể là 1 miếng cứng bất kì
có 2 đầu là khớp. Liên kết tương đương với 1 thanh thẳng đi qua 2 khớp.
- Liên kết khớp: Cấu tạo là 1 khớp lý tưởng, cho phép xoay không phát sinh lực
ma sát. Tương đương với 2 liên kết thanh. Liên kết khớp khử được 2 bậc tự do (do ngăn
cản các chuyển vị thẳng) và phát sinh 2 thành phần phản lực đi qua khớp.

Hình 5.7 Liên kết khớp


- Liên kết hàn: Có tác dụng liên kết cứng các cấu kiện lại với nhau.
Tương đương với 3 liên kết thanh (không song song và không đồng quy) hay
tương đương với 1 thanh và 1 khớp (liên kết thanh có phương không đi qua khớp).
Liên kết hàn khử được 3 bậc tự do (do ngăn cản toàn bộ các chuyển vị) và tại liên
kết xuất hiện 3 thành phần phản lực (1 mômen và 2 thành phần phản lực theo 2 phương
vuông góc với nhau).

Hình 5.8 Liên kết hàn


5.1.4.2. Liên kết phức tạp
Là liên kết nối nhiều miếng cứng với nhau (số miếng cứng > 2).
Các liên kết phức tạp thường được quy đổi về liên kết đơn giản cùng loại tương
đương.

a. Liên kết khớp phức tạp b. Liên kết hàn phức tạp
Hình 5.9 Liên kết phức tạp
41
Liên kết cần thiết: Là liên kết nếu bỏ chúng đi thì hệ sẽ trở thành biến hình hoặc
biến hình tức thời.
Liên kết thừa: Là liên kết nếu bỏ chúng đi thì hệ vẫn bất biến hình. Tuy là liên
kết thừa nhưng vẫn có tác dụng chịu lực.
5.1.5. Cách nối 2 miếng cứng thành một hệ phẳng bất biến hình
Nếu giả thiết một trong 2 miếng cứng là bất động thì miếng cứng kia hoàn toàn tự
do. Muốn nối 2 miếng cứng với nhau để được 1 hệ bất biến hình thì cần khử 3 bậc tự do,
nghĩa là cần dùng ít nhất 3 thanh, hoặc 1 khớp và 1 thanh hoặc 1 mối hàn với điều
kiện:
- 3 thanh không đồng quy hoặc không song song
- 1 khớp và 1 thanh không đi qua khớp.

Hình 5.10 Nối các miếng cứng – hệ bất biến hình


Nếu không thỏa các điều kiện trên thì vẫn không tạo ra được hệ kết cấu BBH.

Hình 5.11 Nối các miếng cứng – hệ biến hình


5.1.6. Hệ tĩnh định - Hệ siêu tĩnh
Hệ tĩnh định: Là hệ kết cấu phẳng bất biến hình vừa đủ liên kết, phản lực gối tựa
và nội lực được xác định bằng các phương trình cân bằng tĩnh học.

Hình 5.12 Hệ kết cấu tĩnh định

42
Dưới tác dụng của nhiệt độ thay đổi và chuyển vị cưỡng bức thì kết cấu tĩnh định
chỉ bị biến dạng mà không phát sinh nội lực.

Hình 5.13
Hệ siêu tĩnh: Là hệ kết cấu bất biến hình có các liên kết thừa. Nếu chỉ dùng các
phương trình cân bằng tĩnh học thì không đủ để xác định tất cả các phản lực liên kết và
nội lực, mà cần phải thiết lập thêm các phương trình biến dạng bổ sung.

5.2. DẦM
5.2.1. Dầm tĩnh định
5.2.1.1. Dầm đơn giản
Là dầm tĩnh định một nhịp có số liên kết tương đương với 3 thanh sao cho hệ trở
thành bất biến hình.
Gồm các loại: dầm đơn giản không có đầu thừa (công xôn), dầm đơn giản có đầu
thừa, dầm công xôn (dầm đơn giản có đầu ngàm).

Hình 5.14 Các dạng dầm đơn giản


Dùng phương pháp mặt cắt để xác định và vẽ biểu đồ nội lực (mômen, lực cắt, lực
dọc) cho dầm. Tải trọng tác dụng lên dầm thường là các lực vuông góc với trục dầm, nên
thành phần nội lực trong dầm thường là mômen uốn M và lực cắt Q (thường không có
thành phần lực dọc Nz = 0).
5.2.1.2. Dầm có mắt truyền lực
Là dầm có tải trọng không tác dụng trực tiếp lên dầm mà truyền áp lực qua một hệ
thống dầm phụ khác. Những gối tựa của dầm dọc phụ đặt trên dầm chính này gọi là các
mắt truyền lực.
Trong thực tế, hệ dầm này được sử dụng nhiều cho các bộ phận: sàn nhà, kết cấu
mặt cầu, mái nhà,… Hệ thống xà gồ, cầu phong, litô của mái ngói cũng thuộc loại dầm
này.

Hình 5.15 Dầm có mắt truyền lực

43
Ưu điểm:
+ Cố định vị trí đặt tải trọng lên hệ chính.
+ Giúp người thiết kế có thể bố trí vị trí đặt tải hợp lý lên hệ chính.
+ Bảo vệ hệ kết cấu chính dưới tác động xấu của môi trường và ngoại lực tác
dụng.
Để tính loại dầm này, ta cần phải xác định phản lực tại các mắt truyền lực, sau đó
đặt các lực có trị số bằng phản lực nhưng ngược chiều lên dầm. Và tính như dầm đơn
giản chịu tác dụng của các lực tập trung.
5.2.1.3. Dầm tĩnh định nhiều nhịp (hệ ghép)
Là 1 hệ gồm nhiều dầm ghép lại với nhau bằng những khớp và đặt trên nhiều gối
tựa sao cho hệ là bất biến hình và vừa đủ liên kết.
Muốn xác định nội lực trong dầm thì cần phải phân tích được sự cấu tạo của dầm.
Ta phân tích thành các dầm đơn giản và xác định các phản lực gối tựa. Cần chú ý xem
dầm nào là chính và dầm nào là phụ căn cứ vào các điều kiện BBH. Dầm chính là dầm
mà nếu loại bỏ những hệ lân cận thì nó vẫn BBH. Dầm phụ là dầm mà nếu loại bỏ những
hệ lân cận thì nó bị BH. Hệ trung gian là hệ phụ nhưng là hệ chính của hệ khác.
Khi tải trọng tác dụng lên dầm chính thì chỉ gây ra nội lực trong dầm chính mà
không gây ra nội lực trong dầm phụ. Khi tải trọng tác dụng lên dầm phụ thì cả dầm phụ
và dầm chính cùng phát sinh nội lực. Tải trọng truyền áp lực của dầm phụ vào dầm chính
qua những liên kết nối giữa dầm chính và dầm phụ.

Hình 5.16 Dầm tĩnh định nhiều nhịp


Nhận xét:
- ABC là bộ phận chính
- CDE là bộ phận phụ của ABC
- EF là bộ phận phụ của CDE
44
- Nếu chỉ có lực P1 thì bộ phận CDE vả EF không có lực
- Nếu chỉ có lực P2 thì cả bộ phận CDE và ABC có nội lực, còn EF không có nội
lực
- Nếu chỉ có lực P3 thì cả 3 bộ phận EF, CDE và ABC có nội lực.
Biểu đồ nội lực: Xác định theo trình tự:
+ Phân tích xem dầm nào là dầm chính, dầm nào là dầm phụ.
+ Tính các phản lực của các đoạn dầm phụ trước, rồi truyền phản lực đó xuống
dầm chính thông qua các liên kết trung gian (khớp hoặc liên kết đơn).
+ Tính các phản lực trên dầm chính.
+ Vẽ các biểu đồ nội lực cho từng đoạn dầm riêng lẻ. Sau đó ghép các biểu đồ đó
lại với nhau, ta được biểu đồ nội lực của toàn dầm.

5.2.2. Dầm siêu tĩnh


Trong thực tế, thường gặp những dầm mà nếu chỉ sử dụng các phương trình cân
bằng tĩnh học thì không đủ để xác định các phản lực và nội lực, mà ta cần phải thiết lập
thêm các phương trình biến dạng bổ sung. Dầm đó được gọi là dầm siêu tĩnh. Đây là dầm
BBH có các liên kết thừa (không cần thiết cho sự cân bằng của hệ nhưng vẫn cần thiết
cho sự làm việc của công trình).
Tính chất của dầm siêu tĩnh:
- Chuyển vị, biến dạng, nội lực nhỏ hơn trong dầm tĩnh định có cùng kích thước và
tải trọng. Nên ưu điểm của dầm siêu tĩnh là tiết kiệm vật liệu hơn so với dầm tĩnh định.
- Có thể xuất hiện các nội lực do thay đổi nhiệt độ, chuyển vị các gối tựa và do chế
tạo, lắp ráp không chính xác gây ra.
- Nội lực trong dầm siêu tĩnh phụ thuộc vào kích thước của tiết diện trong các cấu
kiện. Vì muốn tính dầm siêu tĩnh phải dựa vào các điều kiện biến dạng mà biến dạng lại
phụ thuộc vào các độ cứng EJ, EF, …
Tính dầm siêu tĩnh thường phức tạp hơn tính dầm tĩnh định rất nhiều. Có nhiều
phương pháp tính, tất cả các phương pháp tính đều dựa trên cơ sở cách tính chuyển vị của
hệ thanh. Có 2 phương pháp tính cơ bản nhất là:
+ Phương pháp lực
+ Phương pháp chuyển vị.
Thực tế thường gặp các loại dầm siêu tĩnh 1 nhịp và dầm liên tục.
DẦM LIÊN TỤC: Là dầm chỉ có 1 thanh thẳng đặt trên nhiều gối tựa, trong đó số
gối tựa phải lớn hơn 2. Dầm liên tục là một kết cấu siêu tĩnh. Khi thiết kế dầm liên tục ta
phải xác định kích thước của tiết diện ngang theo những giá trị lớn nhất và bé nhất của
mô men và lực cắt tại tất cả các tiết diện của dầm do tải trọng gây ra.

Hình 5.17 Dầm siêu tĩnh

45
5.3. KHUNG
5.3.1. Khung tĩnh định
5.3.1.1. Khung đơn giản
Là hệ kết cấu khung BBH được cấu tạo bởi 1 thanh gãy khúc có các liên kết tương
đương với 3 liên kết loại một.
Thường chia các cấu kiện của khung ra 2 loại: cấu kiện dầm là các thanh đặt theo
phương ngang, cấu kiện cột là các thanh đặt theo phương đứng.
Xác định các thành phần phản lực và biểu đồ nội lực tương tự như với trường hợp
dầm đơn giản. Nội lực phát sinh trong khung gồm 3 thành phần: mô men (M x), lực cắt
(Qy) và lực dọc (Nz).

Hình 5.18 Hệ siêu tĩnh

5.3.1.2. Khung 3 khớp


Là khung được cấu tạo bởi 2 thanh được nối với nhau bằng 1 khớp và đặt trên 2
gối tựa là 2 khớp cố định.

Hình 5.19 Các dạng khung 3 khớp


5.3.1.3. Khung ghép
Là khung được cấu tạo bởi nhiều bộ phận trong đó có bộ phận chính và bộ phận
phụ.
Cách tính tương tự như các hệ dầm tĩnh định nhiều nhịp. Ta cần phải phân tích cấu
tạo hình học của hệ, quan niệm hệ gồm nhiều khung tĩnh định đơn giản ghép lại và tính
bắt đầu từ hệ phụ.
Dùng phương pháp mặt cắt để xác định và vẽ biểu đồ nội lực (mô men, lực cắt, lực
dọc).

46
Hình 5.20 Các dạng khung ghép
5.3.2. Khung siêu tĩnh
Là hệ kết cấu khung bất biến hình có các liên kết thừa. Hầu hết các loại khung
dùng trong thực tế đều là khung siêu tĩnh. Đây là hệ kết cấu thường gặp, có nhiều ưu
điểm hơn so với khung tĩnh định nhưng việc tính toán khá phức tạp.

5.4. DÀN
Dàn là một hệ gồm nhiều thanh thẳng nối với nhau để tạo thành hệ BBH. Các
thanh dàn chỉ chịu kéo hoặc nén, nghĩa là nội lực trong thanh dàn chỉ có duy nhất thành
phần lực dọc N mà không có mô men uốn M và lực cắt Q.
Ưu điểm của dàn:
- Là dạng kết cấu nhẹ.
- Tiết kiệm vật liệu vì có thể tận dụng hết khả năng làm việc của vật liệu do các
thanh dàn chỉ là cấu kiện chịu kéo hoặc nén đúng tâm.
- Có khả năng vượt được nhịp lớn nên được sử dụng phổ biến trong các kết cấu
nhịp lớn như: kết cấu mái, nhà công nghiệp, dàn cầu, ...

5.4.1. Dàn tĩnh định


Là một hệ gồm nhiều thanh thẳng nối với nhau bằng các khớp. Với dàn phẳng tĩnh
định thì các trục thanh đều nằm trong mặt phẳng và có vừa đủ số liên kết cần thiết.
Khoảng cách giữa các gối tựa của dàn gọi là nhịp. Giao điểm giữa các thanh gọi là
mắt dàn (nút). Khoảng cách giữa các mắt thuộc cùng một đường biên (thanh cánh thượng
hoặc thanh cánh hạ) gọi là đốt (khoảng cách mắt). Các thanh đứng và thanh xiên nối
thanh cánh thượng và thanh cánh hạ gọi chung là thanh bụng.

47
Hình 5.21 Dàn tĩnh định
5.4.1.1. Phân loại dàn
• Theo hình dạng của đường biên
- Dàn có đường biên song song
- Dàn có đường biên tam giác
- Dàn có đường biên đa giác
- Dàn có đường biên parabôn
• Theo nhiệm vụ
- Dàn làm mái nhà
- Dàn làm thành cầu
- Dàn làm cần trục, cột điện, …

Hình 5.22 Các dạng dàn


5.4.1.2. Giả thiết tính toán
- Mắt dàn phải nằm tại giao điểm các trục thanh và là khớp lý tưởng.
- Tải trọng chỉ đặt tại mắt dàn
- Tải trọng bản thân của các thanh dàn không đáng kể so với các tải trọng khác nên
không làm uốn thanh dàn.
Do đó, khi cấu tạo dàn cần bố trí các thanh sao cho trục của chúng đồng quy ở mắt
dàn, và bố trí hệ thống dầm có mắt truyền lực để sao cho ở bất kì vị trí nào, tải trọng cũng
chỉ truyền vào dàn qua mắt dàn.

48
5.4.1.3. Phân tích hình dạng của dàn
Dàn có đường biên song song: Sự phân phối nội lực trong các thanh biên không
đều nhau. Nếu thiết kế tiết diện các thanh biên không đều nhau trong từng đốt để tiết
kiệm vật liệu thì việc chế tạo các mối nối sẽ phức tạp. Nếu thiết kế tiết diện các thanh
biên đều nhau thì dễ dàng chế tạo nhưng không tiết kiệm vật liệu. Dàn này thường dùng
với các nhịp nhỏ 10 - 15 m trong xây dựng nhà cửa và 40 - 50 m trong xây dựng cầu.
Dàn có đường biên parabôn: Nội lực trong các thanh biên phân bố tương đối
đều, nên có thể thiết kế tiết diện như nhau. Các thanh bụng có thể thiết kế nhẹ nhàng vì
nội lực nhỏ. Tuy nhiên, tại các điểm gãy khúc trên các thanh cánh thượng cong phải chế
tạo mối nối sao cho hạn chế sự lệch trục và thay đổi hướng trục thanh. Do đó, có thể thay
dàn có đường biên parabôn bằng dàn đa giác trong đó chỉ có một số điểm mắt nằm trên
đường parabôn. Dàn này thường dùng để vượt nhịp lớn như kết cấu mái nhà xưởng, chợ,
nhà công nghiệp, nhà triển lãm,… ( L = 18, 24, 30, 36 m,…). Trong xây dựng cầu, L =
100, 150 m.
Dàn tam giác: Nội lực trong các thanh phân bố không đều và có trị số lớn nên
không tiết kiệm vật liệu bằng các loại dàn trên. Cấu tạo mắt dàn tại gối tựa khó khăn vì
các thanh quy tụ vào mắt này tạo ra các góc nhọn và nội lực trong các thanh lớn. Do đó,
người ta thường sử dụng dàn hình thang.

Hình 5.23 Dàn tam giác


5.4.1.4. Dàn phân nhỏ
Muốn cho dàn vượt được nhịp lớn và có khả năng chịu tải tăng lên, đồng thời đảm
bảo lực dọc trong các thanh biên không lớn quá, người ta thường tăng chiều cao của dàn.
Như vậy, khoảng cách các đốt cũng lớn theo và các dầm nhỏ đặt trên mắt truyền lực cũng
phải lớn và nặng nề theo. Để khắc phục, ta cần cấu tạo các đốt thuộc đường biên chịu tải
trọng có chiều dài ngắn, bằng cách đặt thêm những dàn nhỏ giữa những mắt thuộc đường
biên chịu tải trọng của dàn ban đầu.
Vậy: Dàn phân nhỏ là dàn được gia cường bằng những dàn nhỏ để giảm các
khoảng cách giữa các mắt thuộc đường biên chịu tải.

Dàn cơ bản Dàn phân nhỏ


Hình 5.24
Dàn ban đầu chưa được gia cường gọi là dàn cơ bản. Những thanh vừa thuộc dàn
cơ bản vừa thuộc dàn nhỏ gọi là thanh tiếp giáp.
Khi xác định nội lực trong các thanh phân nhỏ, có thể xem dàn nhỏ như một dàn
độc lập có gối tựa là những mắt của dàn cơ bản.
49
Khi tính nội lực trong các thanh cơ bản, chỉ cần xét riêng dàn cơ bản mà không kể
ảnh hưởng của dàn nhỏ.
Nội lực trong các thanh tiếp giáp bằng tổng nội lực trong thanh đó thuộc dàn cơ
bản và nội lực trong thanh đó thuộc dàn nhỏ.

5.4.2. Dàn siêu tĩnh


Hầu hết các loại dàn dùng trong thực tế đều là dàn siêu tĩnh vì các mắt dàn đều là
mắt cứng, không phải là khớp lý tưởng như đã giả thiết trong phần dàn tĩnh định. Để đơn
giản hóa ta vẫn xem các mắt dàn là khớp lý tưởng và quan niệm dàn siêu tĩnh là những
dàn có liên kết thừa.
Tính chất của dàn siêu tĩnh:
- Biến dạng, chuyển vị và nội lực trong dàn siêu tĩnh nhỏ hơn trong dàn tĩnh định
với cùng một điều kiện làm việc như nhau.
- Có khả năng xuất hiện những nội lực phụ do các nguyên nhân như chế tạo không
chính xác, do nhiệt độ hay do gối tựa chuyển vị.
Để tính toán, cần thiết lập hệ cơ bản bằng cách loại bỏ liên kết thừa hoặc cắt các
thanh thừa.

5.5. VÒM
Hiện nay, kết cấu vòm được áp dụng khá rộng rãi với nhiều loại vật liệu khác nhau
trong các công trình xây dựng như: giao thông, thủy lợi và đã vượt được những khẩu độ
khá lớn.
Vòm có thể đối xứng hoặc không đối xứng. Khi thiết kế vòm, cần quan tâm đến
vấn đề chọn hình dạng vòm sao cho hợp lý. Trục vòm hợp lý là các cung parabôn bậc 2
hoặc cung tròn. Tiết diện vòm cần chọn sao cho phù hợp với sự phân phối nội lực trong
vòm đồng thời có thể thực hiện tính toán dễ dàng.
5.5.1. Vòm 3 khớp
Là loại vòm tĩnh định. Đây là hệ kết cấu bất biến hình vừa đủ liên kết. Hệ cấu tạo
bởi 2 miếng cứng nối với nhau bằng 1 khớp và đặt trên 2 gối tựa là 2 khớp cố định.
Dưới tác dụng của ngoại lực, hệ phát sinh 4 thành phần phản lực tại 2 gối cố định.
Hệ luôn tồn tại các thành phần phản lực theo phương ngang ngay khi hệ chịu tải trọng
thẳng đứng. Thành phần này còn được gọi là lực xô ngang. Hệ này được dùng khá rộng
rãi vì có nhiều ưu điểm.
Ưu điểm:
+ Các bộ phận của hệ chịu nén khá lớn nên giảm bớt phần chịu uốn.
+ Có thể vươn được nhịp lớn hơn so với dầm, dàn.
+ Có khả năng dùng lắp ghép.
Nhược điểm:
+ Khó thi công

50
+ Kết cấu móng phức tạp vì trong hệ luôn tồn tại lực xô ngang. Để khắc phục, có
thể sử dụng vòm 3 khớp có thanh căng.
5.5.2. Vòm 2 khớp
Là loại vòm siêu tĩnh, có 1 bậc siêu tĩnh. Thực tế thường gặp loại vòm này. Chính
các khớp làm cho mômen uốn trong vòm phân phối không đều dọc theo chiều dài của
vòm (nội lực ở giữa nhịp thường lớn hơn ở phía gối tựa). Nên tiết diện của vòm cũng cần
phải tăng dần từ gối tựa vào giữa nhịp. Hệ có các thành phần phản lực theo phương
ngang tại gối tựa vì ở đó có tồn tại các khớp. Có thể bố trí thêm thanh căng để tiếp thu
lực xô ngang này.
5.5.3. Vòm 1 khớp
Là loại vòm siêu tĩnh, có 2 bậc siêu tĩnh. Thực tế rất ít dùng vòm 1 khớp vì khớp ở
đỉnh vòm dễ hình thành góc gãy.
5.5.4. Vòm không khớp
Là loại vòm siêu tĩnh, có 3 bậc siêu tĩnh. Là loại vòm thường gặp trong thực tế.
Trong vòm không khớp, mômen uốn phân phối tương đối đều hơn. Về mặt phân phối nội
lực thì vòm không khớp có ưu điểm hơn so với vòm 2 khớp. Tiết diện phù hợp với sự
phân phối nội lực của vòm là tiết diện tăng dần từ đỉnh đến chân vòm.

Hình 5.25 Các dạng vòm

5.6. CÁC LOẠI KẾT CẤU LIÊN HỢP


Hệ liên hợp là một hệ bất biến hình gồm 2 hay nhiều hệ có tính chất làm việc khác
nhau được nối với nhau bằng các liên kết. Hệ liên hợp có thể vượt được các nhịp rất lớn.
5.6.1. Hệ liên hợp tĩnh định
Gồm 2 hay nhiều hệ (như dầm tĩnh định nhiều nhịp, dàn đơn giản, vòm, dàn vòm,
dây cáp), được nối với nhau bằng số liên kết vừa đủ để cùng tham gia chịu lực.
Hệ thường gồm 2 loại: các cấu kiện chỉ có lực dọc (như cấu kiện thanh hoặc dây
xích) và các cấu kiện chịu uốn (như dầm) hoặc vừa chịu uốn, vừa chịu kéo hoặc nén (như
dầm - cột).
Các cấu kiện tạo thành đường cong lõm xuống dưới chịu kéo nên thường làm bằng
vật liệu chịu kéo tốt như dây cáp. Các cấu kiện tạo thành đường cong hay đường đa giác
hướng lên trên đều chịu nén nên thường được làm bằng vật liệu chịu nén tốt.
Hệ dầm hoặc hệ dàn chịu uốn gọi là dầm cứng. Dầm cứng được gia cường bằng hệ
treo (các thanh chịu kéo hoặc nén). Dầm cứng chịu mômen uốn nếu thanh treo không neo
vào dầm cứng.

51
Hình 5.26 Các loại kết cấu liên hợp tĩnh định

5.6.2. Hệ liên hợp siêu tĩnh


Gồm 2 hay nhiều hệ (như dầm, dàn, vòm, khung hay dây cáp), được nối với nhau
bằng các liên kết phụ. Tính toán hệ liên hợp siêu tĩnh rất phức tạp.
Một trong những biện pháp gia cố công trình thường được áp dụng trong thực tế là
dùng hình thức hệ liên hợp. Ví dụ: Muốn gia cố dầm để tăng khả năng chịu lực, có thể
liên kết thêm vào dầm một hệ thống dây cáp có khớp, dầm sẽ trở thành hệ liên hợp.

Hình 5.27 Các loại kết cấu liên hợp siêu tĩnh

52

You might also like